Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 13 Tháng Năm, 2024, 07:15:02 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Vui vẻ chết như cày xong thửa ruộng - Phần II: nhật ký&hồi ức đồng đội  (Đọc 189766 lần)
0 Thành viên và 3 Khách đang xem chủ đề.
xuanxoan
Thành viên
*
Bài viết: 954


« Trả lời #390 vào lúc: 26 Tháng Mười Hai, 2012, 01:53:52 pm »


                                                                Thuật  nghi binh của Bộ tư lệnh Mặt trận Tây Nguyên

                                                                    Đi ngược về lối xưa, với hình ảnh mới (tiếp)

      Để có thời gian đồng đội khẳng định ngày 10 tháng 3 năm 1975 có phải là ngày nổ súng đầu tiên và trận đánh ở Buôn Ma Thuột là trận đầu tiên trong chiến dịch Tây nguyên năm 1975 không, xuanxoan đi tiếp trận chiến 1975.
 

                                                                    Tóm tắt đội hình chiến đấu của Sư đoàn 968
                                                         Đã đánh trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975

        Ngay từ khi về Việt Nam trước trung đoàn 19 chúng tôi, Trung đoàn 9 thuộc Sư 968 được lệnh tách ra, đi trước; nằm lót ổ ở Tây nguyên. Đầu năm 1975 đánh phối thuộc, chịu sự điều động của sư đoàn 320 đánh Buôn Ma Thuột, sau  Trung đoàn được tăng cường về trong đội hình Quân đoàn 2 trong chiến dịch Hồ Chí Minh đánh vô Sài Gòn. Đây là một trong những trung đoàn chủ lực được tổ chức sớm nhất của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Trong kháng chiến chống Pháp, Trung đoàn tham gia nhiều chiến dịch lớn, trong đó có chiến dịch Điện Biên Phủ, trong chiến dịch Hòa Bình tại mặt trận đường số 6 có gương chiến đấu của Anh hùng Cù Chính Lan. Trong chiến tranh chống Mỹ ở chiến trường Trị- Thiên- Huế, Trung đoàn lập công ở trận La Vang- Ái Tử - Ngô Xá Đông. Tại quân cảng Mỹ Thủy - Hải Lăng, Trung đoàn diệt 300 lính thủy quân lục chiến và 80 lính đổ bộ xuống xòm Búng. ( nguyên TBT Lê Khả Phiêu từng là Trung đoàn trưởng) Trung đoàn đươc phong Anh hùng đầu tiên của Sư đoàn 968 – năm 1973.

        Trung đoàn 19 của Sư đoàn 968 từ 3 Tiểu đoàn tình nguyện quân độc lập  hợp thành, các Tiểu đoàn  tình nguyện này có truyền thống đánh vây ép và đánh vận động; chiến trường quen thuộc rừng núi ở Trung Lào và Nam Lào; Về Miền Nam cuối năm 1974; năm 1975  đã đánh các căn cứ Đồn Tầm, Chốt Mỹ, Thanh Bình, Thanh An... trên đường 19 kéo dài đoạn Hàm Rồng - Đức Cơ, chốt giữ trục đường này. Giữ chân trung đoàn 45, các liên đoàn BĐQ Sài Gòn, thực hiện đánh nghi binh trong chiến dịch Tây Nguyên. Giữa tháng 3 năm 1975 tiến vào Pleiku đánh căn cứ Măng Giang, An Khê, Bình Khê (dọc đường 19). Tiến xuống đồng bằng đánh Bình Định, Phù Cát, Quy Nhơn,Cam Ranh.... Năm 1976 Sư đoàn 968 và Trung đoàn 19 cũng như Tiểu đoàn 4 của Xuanxoan được phong Anh Hùng lực lượng vũ trang cùng lúc.

          Đội hình Trung đoàn 29 thuộc Sư 968 năm 1975 thay chốt cho Trung đoàn 2 của Sư đoàn 10, phòng thủ toàn tuyến tỉnh Công tum; ngày 6/3 bắt đầu đánh và ngày 18/3 giải phóng thị xã Công Tum và chốt lại làm quân quản thị xã Buôn Ma Thuột.  Năm 1978 khi sư đoàn 968 sang Lào giúp bạn lần 2 thì Trung đoàn 29 bộ binh của 968 tách ra, được tăng cường cho Sư 307 - Trung đoàn được lệnh cùng với Sư đoàn 307 tấn công quân Pôn Pốt, giải phóng Stungchen, vượt sông Mê Kông giải phóng Xiêm Diệp và tiến đánh về Đền Pretvihia…).Trung đoàn 29 là quân tình nguyện Việt - Lào và đồng thời cũng là Trung đoàn quân tình nguyện Việt Nam – CămphuChia, Có lẽ đây là Trung đoàn quân tình nguyện  từng tham gia chiến đấu  2 nước Lào và CămphuChia duy nhất trong quân đội ta chăng?.

          Trung đoàn 39 của Sư đoàn 968 năm 1975 vẫn nằm lại Lào để bảo vệ vùng giải phóng của bạn, hơn mười năm sau mới quay về Tổ quốc cùng Sư đoàn 968 sau khi hoàn thành nhiệm vụ sang giúp Bạn Lào lần II, từ năm 1977 đến 1987.
 
        Như vậy, đội hình Sư đoàn 968 khi tác chiến năm 1975 được bố trí quân dải  đều ở cả mặt trận Tây Nguyên từ hướng đánh nghi binh Bắc Tây Nguyên mở màn chiến dịch đến tham gia đánh ở Nam Tây Nguyên trận then chốt - Buôn Ma Thuột. Khi Sư đoàn 968 tràn xuống đồng bằng thì trung đoàn 29 được lệnh chốt lại Buôn Ma Thuộc; trung đoàn 19 bọn tôi tạt ngược ra hướng Bắc đánh Sân bay Gò Quánh – Phù Cát, Bình Định, sau đó đánh vào quân cảng Cam Ranh, áp sát sân bay Thành Sơn, đánh chiếm đảo Hòn Tre thuộc quần đảo Trường Sa; còn Trung đoàn 9 theo cánh quân các sư đoàn thọc sâu vô phía Nam, đánh chiếm Đồng dù tiến về Sài Gòn.
Logged
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #391 vào lúc: 26 Tháng Mười Hai, 2012, 02:12:53 pm »


           Bác xx cho Tranphu341 hỏi chị Lý bây giờ đang sống ở đâu? Và cuộc sống thế nào. Tranphu đọc những bài thơ của chị như chị là những nhà thơ lớn nhà thơ CM trong thế hệ HCM.


           Chào bác xuanoaxoan! Tranphu341 dịp này lu bu nhiều việc linh tinh quá nên không theo dõi được thường xuyên bài của bác cùng của anh em.

          Vừa đọc bài cuối của bác, Tranphu thật khâm phục bác viết dẻo dai. Khâm phục bác quyết tìm cho ra ngày naò là ngày mở mà cho : CHIẾN DỊCH TÂY NGUYÊN" Đúng là để cho ra câu trả lời như bác vẫn hằng trăn trở cũng như cách đặt vấn đề câu hỏi nghi binh hay chiến thuật nghi binh lần trước quả cũng không phải dễ.

              Tranphu hôm trước có hỏi bác về chị Lý. Tranphu không hiểu sao không xem được bức hình chị Lý chụp chung với Bà Định Nữ Tướng Tư lênh quân giải phóng Miền Nam NÊN KHÔNG KHẲNG ĐỊNH ĐƯỢC RÕ CHỊ LÝ LÀ AI? Nhưng đêm vừa rồi Tranphu nghĩ phải chăng chị Lý đây là chị Trần Thị Lý mà nhà thơ Tố Hữu đã có bài thơ nổi tiến ca ngợi. " Em là ai? Cô gái hay nàng tiên/ Em có tuổi hay không có tuổi?.."

              Ôi nếu quả đúng như thế thì tuyệt vời quá!

               Chúc bác cùng gia đình luôn có nhiều niềm vui, cùng nhiều sức khỏe trong cuộc sống!
Logged
xuanxoan
Thành viên
*
Bài viết: 954


« Trả lời #392 vào lúc: 26 Tháng Mười Hai, 2012, 02:36:12 pm »


      Ây chết, không phải đâu trần phú ơi...Anh Hùng Trần Thị Lý là bậc đàn chị của chị em chúng tôi; hồi chị Lý anh hùng trong thơ văn nằm ở Việt Xô bọn tôi còn là thiếu nhi mà...Chị này là chị gái Xuanxoan , một người con gái bình thường của xứ Quảng thôi. nhầm lẫn thế là không được rồi. nguy to, tội to lắm anh ơi.

     Chuyện anh hùng sau chiến tranh giai thoại ở Quang Nam - Đà Nẵng hồi xưa nhiều chuyện lắm, sau ngày có dịp kể lại chuyện 2 anh hùng Trần thị Lý và Phan Hành Sơn về đời thường cho đồng đội nghe...thôi tóm tắt thế này để đồng đội nghe công tác hậu phương hồi xưa hồi ... sau chiến tranh của người không cầm súng có hay không...bác mang quyết định phong anh hùng đến tôi mới làm được chính sách chứ... anh hùng phong trên thơ văn đâu có giải quyết được gì...Đồng đội thử tìm ngày tháng năm phong anh hùng của chị Trần thị Lý nói cho xuanxoan nghe nhé
« Sửa lần cuối: 26 Tháng Mười Hai, 2012, 09:26:48 pm gửi bởi xuanxoan » Logged
Quocngoaicu
Thành viên
*
Bài viết: 373



« Trả lời #393 vào lúc: 26 Tháng Mười Hai, 2012, 03:07:35 pm »

Anh hùng Trần thị Lý thì bác XX lên wiki xem, hình như có ngày phong anh hùng đó!


Logged
chiensivodanh
Thành viên
*
Bài viết: 383


MẶT TRẬN DÂN TỘC GIẢI PHÓNG MN-VN


« Trả lời #394 vào lúc: 26 Tháng Mười Hai, 2012, 03:11:33 pm »




      Bức ảnh gửi nhân kỷ niệm ngày 22 -12 về hình bóng người nữ chiến sĩ Quân giải phóng Miền Nam.

      Đây là ảnh của một người nữ chiến sĩ quân giải phòng Miền Nam huyền thoại - một người chị cả của những người lính giải phóng của thế hệ xuanxoan và người bé nhỏ bên cạnh là chị gái của xuanxoan, người có những bài thơ viết về những đứa en trai ở chiến trường Miền Nam.

Thấy bác có biết người này em cũng cố chụp và sưu tầm hình ảnh những gì có liên quan với bà ấy gửi vào đây cho bác xem .

ảnh 1.



Bà Định nay đã mất . mộ phần được an táng chôn cất tại nghĩa trang Thủ Đức - TP.HCM ,nằm cùng hàng với các nguyên thủ quốc gia như : Nguyễn lương Bằng ,NGUYỄN VĂN LINH ,VÕ VĂN KỆT ...vvv....nhưng không hiểu sao ? bà có duy nhất một người con trai , người này khi chết 20 tuổi , và họ đã hoả thiêu người con đem tro cốt chôn chung với mẹ .( tấm bia nhỏ xíu phía trước mộ là của con trai) . Còn người áo trắng cầm bông hoa đứng trước mộ là thành viên L.S của trang  vmh mình đây .

 quê bà định ở Bến tre ,nên tại bến tre cũng có lăng mộ tượng trưng của bà do tỉnh uỷ BẾN TRE chủ trương .


hình 2 :NHÓM thành viên VMH khu vực QK7 thăm lăng bà Định tại bến tre .






vậy có ít tài liệu mới chụp cách nay mấy tháng gửi cho bác coi chơi .
Logged

vt738@yahoo.com
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 403



« Trả lời #395 vào lúc: 26 Tháng Mười Hai, 2012, 03:58:31 pm »

    Thưa bác XX,em thì không có vinh dự như các bác là được tham gia chiến dịch giải phóng miền nam ngay từ chiến dịch Tây nguyên.Nên muốn biết,thì cũng chỉ xem lại trong sử sách và qua lời kể của các bác CCB thôi.Em vừa xem trên Wiki bài:Chiến dịch Tây nguyên,thì thấy thế này:"Chiến dịch Tây nguyên (Từ 4 tháng 3 đến 3 tháng 4 năm 1975) Mật danh chiến dịch 275,là chiến dịch mở đầu cuộc tấn công màu xuân năm 1975 do quân đội nhân dân Việt nam phát động tấn công.Với cuộc tiến công của Quân đội nhân dân Việt nam ngày 10 tháng 3 năm 1975 vào Buôn ma thuật..."   -  Xem :http://vi.wikipedia.org/wiki/Chi%E1%BA%BFn_d%E1%BB%8Bch_T%C3%A2y_Nguy%C3%AAn

  Như vậy,ngày 4 tháng 3 là ngày bắt đầu còn ngày 10 tháng 3 là ngày ta đánh vào Buôn mê thuật phải không bác ? trong bài này ngòai các đơn vị khác còn có cả sư 968 của đơn vị bác...!
  Bác tiếp đi em vẫn đang theo dõi đây !
Logged
xuanxoan
Thành viên
*
Bài viết: 954


« Trả lời #396 vào lúc: 26 Tháng Mười Hai, 2012, 03:58:59 pm »


      Cám ơn CSVD đã gửi một số hình ảnh ngôi mộ bà Nguyễn Thị Định - người nữ anh hùng, niền tự hào của người Nam bộ và của thế hệ chúng tôi.

      Quocngoaicu  thân mến...Mình trích một đoạn ngắn, rất ngắn... Chị Trần Thị Lý mất ngày 20/11/1992 ở tuổi 59, chỉ sau khi chị được phong tặng danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang ít lâu...Cũng may trước khi chị mất chị đã nhận được quyết định phong anh hùng lực lượng vũ trang - nói thế bạn đủ hiểu và đội ngũ y bác sĩ bệnh viện C Đà nẵng chắc chẳng ai quên được chị; nhà chị nằm ngay gần bệnh viện để cho tiện ...chị nằm viện điều trị vết thương bị tra tấn luôn hành hạ chị quanh năm ngày tháng.
Logged
xuanxoan
Thành viên
*
Bài viết: 954


« Trả lời #397 vào lúc: 26 Tháng Mười Hai, 2012, 04:09:02 pm »



      vt738@yahoo.com thân mến!
 
      Đúng là trên báo chí đã đăng tải như vậy. Giờ ta thử bàn sao lại mang mật danh 275 Huh ..nó có ý nghĩa gì không Huh. có lẽ những bài viết sau vào trận mình đưa vấn đề này để anh em cùng trao đổi. Rất may các cụ giờ còn rất nhiều người đang sống có thể giải thích điều này; mình ở xa quá, không đến hỏi và ghi âm cho các đồng đội nghe. Hy vọng trên trang mạng VMH có bạn là con cháu của các vị tướng lĩnh mình thường hay nhắc trong bài viết để hỏi các cụ lịch sử của mật danh 275. Đấy là hy vọng thôi, cũng khó thành hiện thực.
Logged
quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #398 vào lúc: 26 Tháng Mười Hai, 2012, 04:31:17 pm »

     Đúng là trên báo chí đã đăng tải như vậy. Giờ ta thử bàn sao lại mang mật danh 275 Huh ..nó có ý nghĩa gì không Huh. ...

Con số 275 có từ đây:
Trích dẫn
...Ngay sau khi Hội nghị Bộ Chính trị, ngày 9 tháng 1 năm 1975, Thường trực Quân ủy Trung ương họp quán triệt và bàn tổ chức thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị về chiến dịch Tây Nguyên. Tại Hội nghị này, ý định đánh Buôn Ma Thuột hình thành rõ rệt và chiến dịch Tây Nguyên chính thức được quyết định mở với mật danh “Chiến dịch 275"...

Nó có ý nghĩa..... từ sự ghép ngày ghép tháng thôi.
Bắt đầu từ sau Hội nghị này, Cục tác chiến chính thức triển khai toàn bộ các kế hoạch điều động binh lực. Ngoài trừ F968 của bác xuanxoan được điều về nằm ở B3 từ cuối tháng 12/1974 đầu tháng 01/1975 thì các đơn vị tăng cường khác cho B3 mới chính thức nhận lệnh. Tất cả mọi công việc chuẩn bị .... phải hoàn thành xong trong tháng 02/1975.  Grin
Logged

tai_lienson
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1231


« Trả lời #399 vào lúc: 26 Tháng Mười Hai, 2012, 06:35:32 pm »


      Cám ơn CSVD đã gửi một số hình ảnh ngôi mộ bà Nguyễn Thị Định - người nữ anh hùng, niền tự hào của người Nam bộ và của thế hệ chúng tôi.

      Quocngoaicu  thân mến...Mình trích một đoạn ngắn, rất ngắn... Chị Trần Thị Lý mất ngày 20/11/1992 ở tuổi 59, chỉ sau khi chị được phong tặng danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang ít lâu...Cũng may trước khi chị mất chị đã nhận được quyết định phong anh hùng lực lượng vũ trang - nói thế bạn đủ hiểu và đội ngũ y bác sĩ bệnh viện C Đà nẵng chắc chẳng ai quên được chị; nhà chị nằm ngay gần bệnh viện để cho tiện ...chị nằm viện điều trị vết thương bị tra tấn luôn hành hạ chị quanh năm ngày tháng.
  ....... Điện giật dùi nung dao cắt lửa đâm
                      Không giết được em người con gái anh hùng ......
 Chị Lý bị đau bệnh gan, bác Chơn nhờ bọn em lấy thuốc hộ .và bác ấy cho trực thăng chở chị ấy ra lấy thuốc ,nhưng vô phương ...các bác ạ
Logged

Lính trung đoàn tình nguyện quân 866 - qua những miền tây - (một khẩu súng giữ đất trời ba nước, một dấu chân in khắp nẻo Đông Dương)
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM