Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 13 Tháng Năm, 2024, 07:09:10 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Vui vẻ chết như cày xong thửa ruộng - Phần II: nhật ký&hồi ức đồng đội  (Đọc 189766 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
xuanv338
Thành viên
*
Bài viết: 1569


muốn xoa bài viét thừ


« Trả lời #380 vào lúc: 24 Tháng Mười Hai, 2012, 11:49:13 am »

    CB chào bác xuanxoan. Chào tất cả các bác. Đã lâu lắm CB không đến nhà thăm bác. Hôm nay nhân dịp chuẩn bị đón lễ Giáng Sinh. em đến thăm và xin Chúa lòng lành vô cùng ban phước lành cho bác cùng gia đình được vui vẻ đón Giáng Sinh an lành. CB chúc cho riêng bác XX được mạnh chân hơn nữa đi ngược về lối xưa để có nhiều hình ảnh mới.

    E..Hèm.... Giờ em mới hỏi thật bác là bác nói xấu gì CB đấy! Em biết bác đang nói gì CB đấy nhé! Nhưng thôi để cho chú em bác đến tiếp truyện với anh trai. Cb chào bác.
« Sửa lần cuối: 24 Tháng Mười Hai, 2012, 05:38:43 pm gửi bởi xuanv338 » Logged
xuanxoan
Thành viên
*
Bài viết: 954


« Trả lời #381 vào lúc: 24 Tháng Mười Hai, 2012, 07:33:50 pm »

        Trích dẫn thêm về ngày 4/3/1975 có rất nhiều trận đánh diễn ra ở Tây nguyên ( bài: 01/3/1975 là ngày nổ súng mở màn chiến dịch Tây Nguyên trang 38):

        Sau đây là trích đoạn hồi ký của Đại tướng Chu Huy Mân.

        Đêm 3 rạng ngày 4 tháng 3, Trung đoàn 95a được lệnh cắt đứt đường 19, nhanh chóng tiêu diệt một số chốt giao thông và làm chủ hoàn toàn đoạn đường dài 20km từ ngã ba Plây Pôn đến ấp Phù Yên. Cùng đêm, một bộ phận của Sư đoàn 320 cắt đường 14 ở đoạn bắc Cẩm Ga. Ngày 4 tháng 3, Sư đoàn 3 Quân khu 5 tuy gặp nhiều khó khăn về quân số và hậu cần cũng đã tích cực phối hợp đánh cắt đường 19 từ đèo Thượng An đến cầu số 13 chiếm 9 chốt giao thông, diệt 2 đại đội và tiểu đoàn bộ tiểu đoàn 1 trung đoàn 47, làm chủ hoàn toàn đoạn đường trên. Tiếp đó, đêm 4 rạng ngày 5 tháng 3, Trung đoàn 25 hoạt động trên đường 21 đoạn Chư Cúc đã đánh chiếm một đoạn đường về phía đông Chư Cúc...

       Như vậy nếu chọn ngày 4/3 là ngày mở màn chiến dịch Tây nguyên là chưa chuẩn, rơi ngay vào khủng hoảng thừa, trở thành ngày đồng loạt nổ súng trên Tây Nguyên.
« Sửa lần cuối: 24 Tháng Mười Hai, 2012, 07:47:01 pm gửi bởi xuanxoan » Logged
xuanxoan
Thành viên
*
Bài viết: 954


« Trả lời #382 vào lúc: 25 Tháng Mười Hai, 2012, 09:02:16 am »

                       


                                                      Thuật  nghi binh của Bộ tư lệnh Mặt trận Tây Nguyên

                                                          Đi ngược về lối xưa, với hình ảnh mới (tiếp)
                         
           Từ giữa tháng 1-1975, Sư đoàn 320 được lệnh bí mật di chuyển từng đơn vị vào phía Nam; Sư đoàn 10 cũng được lệnh rút khỏi phòng tuyến Võ Định bí mật cơ động vào tây Đắc Lắc việc di chuyển quân này được giữ kín cho đến đúng giờ nổ súng đánh trận then chốt Buôn Ma Thuột địch mới hay biết.. Chỉ riêng chuyện chuyển quân của 2 sư đoàn bộ binh cùng lực lượng xe tăng, pháo binh chiến dịch đi khỏi Bắc Tây Nguyên đã là một thành tích mà ngày nay, các nhà cầm quân cũng khó có thể thực hiện được, Đây là thắng lợi đầu tiên của công tác chuẩn bị chiến trường.

          Thay quân tại các điểm chốt của các sư 320 và sư đoàn 10 là các tiểu đoàn 4, tiểu đoàn 5, tiểu đoàn 6 ( các đồng chí ở trung đoàn ghi hồi ký gọi là tiểu đoàn 1, tiểu đoàn 2, tiểu đoàn 3) của Trung đoàn 19 sư 968 lần lượt vào thế các vị trí chiến đấu, chúng tôi được lệnh liên tục tổ chức các hoạt động chuẩn bị tác chiến như làm công sự phòng ngự; các đơn vị công binh của được Mặt trận tăng cường cùng dân quân du kích các Bản bắc cầu, mở đường quân sự, làm gấp đến giáp sân bay Đức Cơ; tăng cường dân công vận chuyển gạo đạn cho chiến dịch…đặc biệt trận chiến trên không – tình báo không trung, các báo vụ mặt trận B3 ( mặt trận Tây Nguyên), các báo vụ các sư đoàn 10, sư 320 để lại cho sư 968 sử dụng; đã hoàn thành nhiệm vụ một cách tuyệt vời -  các tay gõ maníp của ta như những nghệ sĩ dương cầm đương đại đã ru ngủ đối phương, đưa đối phương vào mê hồn trận ảo ảo thật thật - đánh thẳng vào thế mạnh của đối phương thường khoác lác là  tình báo mạng thông tin - lực lượng cực mạnh của CIA và quân lực Việt Nam Cộng Hòa thời đó; có lẽ trận thắng thứ 2 của công tác tác chiến của quân giải phóng Miền Nam năm 1975, chính là trận chiến tình báo không trung này.

          Nhiệm vụ kỳ này của Sư đoàn 968 (thiếu) được Bộ tư lệnh mặt trận Tây nguyên giao nghe thì rất đơn giản là đánh nghi binh - chơi trò ú tim với địch, nhưng lại  vô cùng nặng nề; có tính quyết định thắng hay bại của chiến dịch Tây Nguyên 1975. Tôi viết đây, có thể đồng đội bảo tôi nói quá, vì sau giải phóng hầu như  không có văn kiện nào nói đến tầm quan trọng của trận đánh mở màn chiến dịch Tây nguyện ở những trận nghi binh từ 01/3/1975 đến 9/3/1975 của sư đoàn 968 này (báo chí, tướng lĩnh thời Việt Nam cộng Hòa và nước ngoài lại đề cập nhiều), chỉ nói đến chiến thắng rực rỡ hào quang của trận then chốt Buôn Ma Thuột ngày 10/3/1975 và báo chí, văn kiện gắn “sao” luôn cho nó là trận mở màn chiến dịch Tây nguyên và sau này…thấy chương chướng lại là ngày 4/3 là ngày có rất nhiều trận đánh nhưng ai đó lại chọn trận cắt đường là trận mở màn chiến dịch Tây Nguyên, đồng thời là trận mở màn cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975 - thật hết biết các quân sư thời “hậu chiến” làm tham mưu cho thủ trưởng; bọn tôi – lính Sư 968 đánh từ 01/3  đến ngày 10/3 là ngày nổ ra trận đánh then chốt Buôn Ma Thuột  mà các quân sư “ điều hòa” coi như không có nó, lại chọn trận cắt đường 19 là trận mở màn chiến dịch Tây Nguyên mới khiếp chứ…hết biết.

          Đánh trận mở màn chiến dịch với nhiệm vụ thu hút địch về mình  - Sư đoàn 968 buộc phải đánh bằng những trận đánh nghi binh dài ngày, với số quân ít ỏi; trung đoàn đánh nghi binh của chúng tôi lúc đầu đánh tỷ lệ chọi - bọn tôi ba chọi một địch; sau đổi ngược lại là một chọi  3, càng về sau càng tăng dần có thể đã lên tới đỉnh điểm khi chúng tôi một phải chọi 5 -7 và có thể là một chọi 10 lần hơn,  khi toàn bộ lực lượng biệt động quân và hơn 2/3 sư đoàn 23 của Quân lực Việt Nam Cộng Hòa dồn về oánh nhau với bọn tôi.

         Chúng tôi đánh ở địa bàn hoàn toàn mới lạ, chưa kịp tìm hiểu đối phương tác chiến… khó khăn cứ chồng chất khó khăn đối với sư đoàn quân tình nguyện Việt – Lào từ chiến trường Lào về chiến trường Tây Nguyên. Cái ăn hàng ngày của lính chủ yếu là lương khô và cơm nắm – nắm to tổ bố, giờ không biết là ăn mấy ngày nữa...đi địa hình, chuẩn bị đều  phải có trinh sát dẫn đi - cứ chiếu bản đồ và la bàn chỉ  mà đi;  lính quan, quan lính có biết đất trời Tây Nguyên là gì đâu mà dám ngâm thơ, gẹo nguyệt như mấy anh lính B3 trước đây;  chuyện cải thiện thì không có rồi đấy, có thằng lính lơ ngơ nào dám bước chân vào buôn làng mà đổi chác đâu… cứ cơm nắm chấm muối mà chén ngày này sang ngày khác; năm thì mười họa may chăng chớ có thịt hộp, ruốc bông nấu canh củ sắn…nhưng lính tình nguyện đã nhận nhiệm vụ phải tìm mọi cách để hoàn thành…Cân nhắc đi, cân nhắc lại; tính đi, tính lại;  nhiệm vụ nặng nề và quan trọng này - Bộ tư lệnh Sư đoàn 968 quyết định giao và lệnh cho Trung đoàn 19 chúng tôi đảm nhận hướng tấn công chính, yêu cầu xây dựng phương án tác chiến, lựa chọn địa điểm, thời gian tấn công. Trận đánh trận mở màn chiến dịch phải đầy uy lực, buộc địch phải dồn quân tinh nhuệ về chống trả, bảo vệ pleiku – Bắc Tây Nguyên mà sau này sử sách nước nhà gọi là trận nghị binh Bắc Tây nguyên, tránh gọi là trận mở màn chiến dịch Tây Nguyên.

      Sư đoàn 968 quân tình nguyện đánh Bắc Tây Nguyên, nói cho oai chứ; thực chất  lúc này chỉ có 2 trung đoàn bộ binh 19 và 29; trong toàn bộ phần viết về đánh nghi binh Bắc Tây Nguyên này  tôi chỉ nói chuyện lính trung đoàn 19 đánh thôi, không nói toàn bộ chuyện của cả hướng Bắc Tây Nguyên, vì còn nhiều đơn vị, thành phần tham gia tác chiến để làm nên một trận đánh nghi binh để đời trong lịch sử quân đội nhân dân Việt Nam và được  lịch sử quân sự thế giới ghi nhận.

         Đội hình Trung đoàn 19 bọn tôi nằm trải dài, chiếm giữ ở phía Tây và Bắc đường 19; thông qua hệ thống liên lạc vô tuyến 15 W của Mặt trận; các tiểu đoàn bộ binh chúng tôi được gọi  tăng cấp - thành sư đoàn bộ binh; để giữ được yếu tố bí mật, quá trình phòng ngự tác chiến tại Pleiku, Trung đoàn bố trí Tiểu đoàn 5 thay thế các chốt phòng ngự tiền tiêu của sư 320 (Nam đường 19) và lấy phiên hiệu của sư 320 để nhận chỉ thị tác chiến, Tiểu đoàn 6 bố trí phòng ngự Chưkara – Chư Giong Giang ( Bắc đồn Tần – Chốt Mỹ) thay vị trí của sư đoàn 10 và lấy phiên hiệu sư đoàn 10 khi hành quân tác chiến, còn Tiểu đoàn 4 bọn tôi là lực lượng cơ động đánh địch của trung đoàn. Trung đoàn bộ 19 lấy phiên hiệu Mặt trận Y.

« Sửa lần cuối: 25 Tháng Mười Hai, 2012, 04:43:20 pm gửi bởi xuanxoan » Logged
tuanb5
Thành viên
*
Bài viết: 610


« Trả lời #383 vào lúc: 25 Tháng Mười Hai, 2012, 03:15:11 pm »

        Trích dẫn thêm về ngày 4/3/1975 có rất nhiều trận đánh diễn ra ở Tây nguyên ( bài: 01/3/1975 là ngày nổ súng mở màn chiến dịch Tây Nguyên trang 38):

        Sau đây là trích đoạn hồi ký của Đại tướng Chu Huy Mân.

        Đêm 3 rạng ngày 4 tháng 3, Trung đoàn 95a được lệnh cắt đứt đường 19, nhanh chóng tiêu diệt một số chốt giao thông và làm chủ hoàn toàn đoạn đường dài 20km từ ngã ba Plây Pôn đến ấp Phù Yên. Cùng đêm, một bộ phận của Sư đoàn 320 cắt đường 14 ở đoạn bắc Cẩm Ga. Ngày 4 tháng 3, Sư đoàn 3 Quân khu 5 tuy gặp nhiều khó khăn về quân số và hậu cần cũng đã tích cực phối hợp đánh cắt đường 19 từ đèo Thượng An đến cầu số 13 chiếm 9 chốt giao thông, diệt 2 đại đội và tiểu đoàn bộ tiểu đoàn 1 trung đoàn 47, làm chủ hoàn toàn đoạn đường trên. Tiếp đó, đêm 4 rạng ngày 5 tháng 3, Trung đoàn 25 hoạt động trên đường 21 đoạn Chư Cúc đã đánh chiếm một đoạn đường về phía đông Chư Cúc...

       Như vậy nếu chọn ngày 4/3 là ngày mở màn chiến dịch Tây nguyên là chưa chuẩn, rơi ngay vào khủng hoảng thừa, trở thành ngày đồng loạt nổ súng trên Tây Nguyên.

Chào bác xuanxoan!
Tôi thấy bác vẫn đang miệt mài lần tìm cái ngày mở màn chiến dịch Tây nguyên. Thật khâm phục ý chí quyết tâm của bác, nên cũng ngồi "hóng" chút, bác nhé. Grin
Vói sự hiểu biết rất hạn chế của mình, nhưng tôi cũng băn khoăn 1 điều: Nếu chọn ngày 4-3 nghe chừng chưa hợp lý lắm.
Nhiều tài liệu đã cho biết, để chuẩn bị cho chiến dịch Tây nguyên đảm bảo chắc thắng. Phía ta có sự chuẩn bị hết sức công phu từ chính trị, vật lực cho tới phương án, chiến thuật vv...Ngoài 1 vài sự cố nhỏ xảy ra (ví dụ mất tài liệu, có kẻ phản bội) thì cơ bản, sự chuẩn bị có thể đánh giá là rất tốt.
Đòn đánh hiểm vào Ban mê thuột và bẻ gãy ý đồ tái chiếm của quân đội VNCH thực sự làm sụp đổ quân đoàn 2-quân khu 2 của tướng Phú. Ý nghĩa của trận này đã được đề cập nhiều.
Nhưng "nốt nhạc" đầu tiên của bản hùng ca Tây nguyên tháng 3-1975 là ở đâu? Khi nào? Theo ý cá nhân tôi thì những "nhạc công" của sư 968 là người "chơi" đầu tiên ở chốt Mỹ, đồn Tầm ngày 1-3. Cũng trong ngày này, Sư đoàn 3 Sao Vàng chốt đèo Mang Yang trên quốc lộ 19 nối liền Pleiku với Qui Nhơn và gây áp lực mạnh ở Đông Pleikụ. Điều đó càng làm cho Tướng Phú tin hơn nữa rằng ta sẽ đánh Pleiku. Tướng Phú xin thêm viện binh để giữ mặt nàỵ Liên đoàn 44 Biệt động quân được gởi đến tăng viện Pleikụ.
Sự phối trí của địch bắt đầu rối loạn, hoang mang. Trước khi nhận nhát búa quyết định ở Ban mê thuột.





Logged

Ngàn năm hồ dễ mấy ai quên.
quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #384 vào lúc: 25 Tháng Mười Hai, 2012, 03:33:40 pm »


Nhưng "nốt nhạc" đầu tiên của bản hùng ca Tây nguyên tháng 3-1975 là ở đâu? Khi nào? Theo ý cá nhân tôi thì những "nhạc công" của sư 968 là người "chơi" đầu tiên ở chốt Mỹ, đồn Tầm ngày 1-3. Cũng trong ngày này, Sư đoàn 3 Sao Vàng chốt đèo Mang Yang trên quốc lộ 19 nối liền Pleiku với Qui Nhơn và gây áp lực mạnh ở Đông Pleikụ. ...

F3 nổ súng chính thức sáng ngày 4/3; cùng thời gian Bộ ra lệnh cho E95 Mang Yang hiệp đồng cắt đoạn trên ở đường 19. Grin
Logged

tuanb5
Thành viên
*
Bài viết: 610


« Trả lời #385 vào lúc: 25 Tháng Mười Hai, 2012, 03:58:15 pm »


Nhưng "nốt nhạc" đầu tiên của bản hùng ca Tây nguyên tháng 3-1975 là ở đâu? Khi nào? Theo ý cá nhân tôi thì những "nhạc công" của sư 968 là người "chơi" đầu tiên ở chốt Mỹ, đồn Tầm ngày 1-3. Cũng trong ngày này, Sư đoàn 3 Sao Vàng chốt đèo Mang Yang trên quốc lộ 19 nối liền Pleiku với Qui Nhơn và gây áp lực mạnh ở Đông Pleikụ. ...

F3 nổ súng chính thức sáng ngày 4/3; cùng thời gian Bộ ra lệnh cho E95 Mang Yang hiệp đồng cắt đoạn trên ở đường 19. Grin

Nhất trí đêm 3 rạng ngày 4-3 thì F3 chính thức nổ súng. Grin
Ngày 1-3 E95A nhận lệnh cơ động áp sát đèo Manng Yang.
Logged

Ngàn năm hồ dễ mấy ai quên.
quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #386 vào lúc: 25 Tháng Mười Hai, 2012, 04:08:32 pm »


Nhất trí đêm 3 rạng ngày 4-3 thì F3 chính thức nổ súng. Grin
Ngày 1-3 E95A nhận lệnh cơ động áp sát đèo Manng Yang.

Nếu tính kiểu cơ động hay chuẩn bị thì vô cùng. Hơn nữa E95 thiếu người, B3 bổ sung cho D2 cũ đang hành quân từ tỉnh đội Gia Lai sang thôi nên D1, D4 và D3 phải ém trước - D2 vào là bàn giao thôi; đợi ngày N giờ G là cắt thôi. Chưa kể cơ động áp sát ở đây còn có ý ....lập các trạm, cung tiếp vận cho trung đoàn khi đánh cắt dài ngày.

Em là em cứ tính cái ngày ông chiến sỹ nổ súng đồng loạt. Vậy nên khi đánh A Zun ngày 04/3 là em tính ngày chính thức.
Logged

tuanb5
Thành viên
*
Bài viết: 610


« Trả lời #387 vào lúc: 25 Tháng Mười Hai, 2012, 04:40:55 pm »


Nhất trí đêm 3 rạng ngày 4-3 thì F3 chính thức nổ súng. Grin
Ngày 1-3 E95A nhận lệnh cơ động áp sát đèo Manng Yang.

Nếu tính kiểu cơ động hay chuẩn bị thì vô cùng. Hơn nữa E95 thiếu người, B3 bổ sung cho D2 cũ đang hành quân từ tỉnh đội Gia Lai sang thôi nên D1, D4 và D3 phải ém trước - D2 vào là bàn giao thôi; đợi ngày N giờ G là cắt thôi. Chưa kể cơ động áp sát ở đây còn có ý ....lập các trạm, cung tiếp vận cho trung đoàn khi đánh cắt dài ngày.

Em là em cứ tính cái ngày ông chiến sỹ nổ súng đồng loạt. Vậy nên khi đánh A Zun ngày 04/3 là em tính ngày chính thức.

Có lẽ chỗ này tôi phải nói rõ ý thêm 1 chút. Grin
Khi F968 nổ súng đánh chốt Mỹ, đồn Tầm làm nặng thêm tính "cân não" cho bộ tham mưu của tướng Phú. Trong lúc đón, đòn nghi binh vẫn tiếp tục được các đơn vị thực hiện triệt để. Dĩ nhiên, trong bối cảnh đó, phía địch phải đẩy mạnh công tác trinh sát, kiếm tìm thông tin. Và qua tư liệu họ viết, thì từ 1-3 họ phát hiện ra E95A ở khu vực đó. Họ càng tin tưởng là ta đánh Playku.
Ý định của tôi là muốn nhấn mạnh tình hình chung ngày 1-3 (Khi F968 nổ súng) chứ không đi sâu chi tiết hoạt động cụ thể của các đơn vị khác. Tình hình mà khiến tướng Phú bối rố ;Di.
Logged

Ngàn năm hồ dễ mấy ai quên.
xuanxoan
Thành viên
*
Bài viết: 954


« Trả lời #388 vào lúc: 25 Tháng Mười Hai, 2012, 05:37:47 pm »


      Chào Quang Can, Tuanb5!

      Mình rất mong các đồng đội có tư liệu như Quang can, lính chiến như Tuanb5 tham gia tranh luận, bổ sung, giải thích dưới góc độ người lính từng tham chiến để riêng chúng ta thôi - phía trên là phía trên, phía dưới, lính chiến bàn là chuyện của lính chiến vì ta là người thật, việc thật; ta kể thật trận đánh đó "nó " có rơi đúng vào trận mở màn chiến dịch không - Thời khắc Lịch sử chọn ta chứ ta không thể chọn thời điểm lịch sử để chạy đến được. Vấn đề là người viết sử dựa theo quan điểm nào viết mà thôi.

     Giờ mình tập hợp được tư liệu nào mình tung ra, kết hợp đưa vào trận đánh mình đã tham gia, mong đồng đội có tư liệu cứ phản bác hay bổ sung ủng hộ; hoặc chứng minh ngày đó đơn vị cũng nổ súng với quy mô trận đánh, điểm đánh...để chúng ta cùng tự xác định ngày nào thực đúng là ngày mở màn chiến dịch.

     Những ý kiến của Quang Can và Tuanb5 đưa ra rất hay, mình đang đọc phân tích thêm dữ liệu.
« Sửa lần cuối: 25 Tháng Mười Hai, 2012, 09:15:52 pm gửi bởi xuanxoan » Logged
xuanxoan
Thành viên
*
Bài viết: 954


« Trả lời #389 vào lúc: 26 Tháng Mười Hai, 2012, 08:43:21 am »



                                           Một câu hỏi

        Phải chăng, sau 38 năm những người từng tham chiến tại Tây nguyên, những người viết không phải là những người viết chính sử như chúng ta có thể rút ra kết luận và khẳng định về trận mở màn ở Buôn Ma Thuột được chưa hả đồng đội:

     Ngày 10 tháng 3 năm 1975 không phải là ngày nổ súng đầu tiên và trận đánh ở Buôn Ma Thuột không phải trận đầu tiên trong chiến dịch Tây nguyên năm 1975 Huh  ;

     Nếu Buôn Ma Thuột không phải trận mở màn chiến dịch Tây nguyên thì địa danh nào, ngày nào, đơn vị nào nổ súng mở màn chiến dịch Tây nguyên.

    Cuộc sống ngày càng đòi hỏi sự minh bạch trong lịch sử; không một ai có quyền đánh tráo lịch sử.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM