Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 13 Tháng Năm, 2024, 12:33:26 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Vui vẻ chết như cày xong thửa ruộng - Phần II: nhật ký&hồi ức đồng đội  (Đọc 189748 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
xuanxoan
Thành viên
*
Bài viết: 954


« Trả lời #370 vào lúc: 22 Tháng Mười Hai, 2012, 07:12:44 am »



       Ngọc "thiu thiu" lính đại đội 2 tiểu đoàn 4 há miệng ngạc nhiên: Sân bay Đức Cơ đây ư Huh



      Xuanxoan bảo Hoa lính 4971 dân Hàng Bông, nguyên lính Tiểu đoàn 5 - Sân bay Đức cơ đấy, toàn cỏ tranh là cỏ tranh.


                                                                 Đi ngược về lối xưa, với hình ảnh mới (tiếp)


        Đây là sân bay Đức cơ ư…mình hết sức ngạc nhiên; cả khu vực Sân bay Đức Cơ hôm nay, vẫn trần trụi mênh mông, bát ngát cỏ tranh như ngày xưa…chiến tranh; vùng ven ngoài đã có sắn phủ kín, cây sắn đã ra hoa (Ảnh minh họa). Ngày đó… khi mới về Miền Nam bọn mình nghe anh em truyền tai nhau là tập kết ở gần ngã 3 biên giới và hành quân về ẩn mình ở gần sân bay Đức Cơ trước khi thay chốt cho Sư đoàn 320 và Sư đoàn 10. Hàng ngày bọn mình đi vẫn nhổ sắn về ăn độn gạo, bứt ngọn, hái lá sằn về muối dưa nhiều đứa say sắn đến ngất ngư…nơi đây cũng từng chứng kiến cảnh đít quần lính chiến bọn mình đầy dầu mỡ do ăn bánh sắn rán bằng mỡ xe tăng không tiêu…Không biết “nông trường”  trông sắn hồi đó thuộc sư đoàn nào Huh, không biết vườn xoài Lệ Thanh – Lệ Xuân nằm ở đâu, mình chỉ mường tượng nhơ nhớ rằng đã ở đó… có mấy cô gái dân tộc Tây Nguyên hái soài cho xuanxoan hồi đó…” ơ cái của em thấy mặt anh bộ đội giải phóng rồi” giờ không biết em ở đâu, chắc mấy nàng sơn nữ nhí nhảnh này giờ cũng lên chức bà cả rồi…giá được gặp lại đùa với nhau tí chút như 40 năm về trước thì vui biết mấy nhỉ…

        Anh gặp em, lũn cũn đi gùi  măng; hai má ửng hồng, rám nắng cao nguyên; ướt đẫm bờ vai, vẫn tươi nụ cười. Anh nói anh thèm xoài…, em nói em biết trèo; em leo cao, leo cao - tít ngọn xoài trơ trụi; rung rinh, rung rinh chiếc lá rung rinh; chiếc váy rộng xòe, rung rinh…. Anh ngước nhìn lo sợ… em bảo em biết rồi ..ơ…  anh giải phóng ơi; đánh giặc xong về nhé -  em múa điệu cồng chiêng; em mang bầu rượu sắn , có cả lá xoài non… mà anh thèm thuồng đó.

       Mới đấy, đã gần 40 năm, nhanh thật; tất cả đã trôi đi, tôi nhớ lại  …như những thước phim quay chầm chậm ngược thời gian – nhớ quá, lá xoài non.

     

      Bứt một ngọn sắn đã ra hoa mang lên xe để anh em cựu chiến binh 968 nhấm thử xem mùi vị có ngon như món dưa chua lá sắn ăn tết năm 1975  chỉ cơm với sắn, sắn với cơm không Huh.
« Sửa lần cuối: 23 Tháng Mười Hai, 2012, 07:47:26 am gửi bởi xuanxoan » Logged
Đậu Thanh Sơn
Thành viên
*
Bài viết: 552


1975 - Mãi mãi là người chiến sỹ SĐ Sông Lam


« Trả lời #371 vào lúc: 22 Tháng Mười Hai, 2012, 09:27:44 am »

Chào bác xuan xoan

Nhân dịp kỷ niệm 68 năm "Ngày của chúng mình", Thanh Sơn xin chúc bác xuan xoan và các đồng đội chiến trường Lào vui vẻ, mạnh khỏe và hạnh phúc trong cuộc sống.
Logged
xuanxoan
Thành viên
*
Bài viết: 954


« Trả lời #372 vào lúc: 23 Tháng Mười Hai, 2012, 07:17:31 am »


     Cám ơn bác Đậu Thanh Sơn, dạo này bác bận chuẩn  bị tích trữ hàng hóa tết nhất dữ quá hay sao vậy, thấy văng vắng trên diễn dàn...

    Một năm nữa sắp trôi qua, cứ gần đến tết cảm xúc của tôi lại thấy đoi đói...nữa rồi; anh em ngày 22 - 12 thì còn nhớ được bữa cơm đầy đặn hay "miếng thịt" để dành; còn tôi cứ nghĩ đến những ngày này thời gian ở quân đội là đói rồi...chỉ duy nhất một năm được cử đi mua rượu là còn ấn tượng có cái được ăn ngày tết...còn thì cứ đoi đói suốt...giờ cũng vậy, nhiều khi bâng quê nhắc vợ nhớ mua gạo, mì tôm, mắm muối nhiều nhiều...để dự phòng tết còn có ăn, còn đãi bạn bè chứ...vớ vẩn thật...đấy ý nghĩ từ ngày tôi ra quân đến giờ là thế đó...vì mùa này ở trong đời lính của xuanxoan chí có 2 chữ "Đ..." ...đó là - đói và đánh; đồng đội đừng nghĩ chữ "Đ" kia nhé.

                                             Chúc các đồng đội và bạn đọc trên trang mạng "dựng nước và giữ nước" cùng gia đình đón Giáng sinh vui vẻ
Logged
Quocngoaicu
Thành viên
*
Bài viết: 373



« Trả lời #373 vào lúc: 23 Tháng Mười Hai, 2012, 07:35:33 am »

he he, bác xuanxoan viết chuyện đôi lúc tiếu lâm vui phết!  Grin Bây giờ mà bác đòi gặp lá xoài non nữa ư?
Logged
xuanxoan
Thành viên
*
Bài viết: 954


« Trả lời #374 vào lúc: 23 Tháng Mười Hai, 2012, 01:53:05 pm »




                                                                 Đi ngược về lối xưa, với hình ảnh mới (tiếp)


      Đây là bài thơ của chị gái tôi Nguyễn Thị Minh Lý khi nghe tin ta đánh lớn ở Tây nguyên, chị nhớ 3 đứa em trai ở chiến trường.


                                                 Tháng 3 năm 1975

                                                 Súng nổ reo vui ở chiến trường
                                                 Tôi nghe có tiếng súng yêu thương
                                                 Của 3 em tôi trong ấy
                                                 Ba chú giải phóng quân trẻ trung biết mấy

                                                 Như Miền Nam trong mấy ngày qua
                                                 Bỗng lớn lên như ông cha ta Thánh Gióng
                                                 Theo từng ngày, từng phút, từng giây
                                                 Từng tin vui như từng bước nhảy
                                                 Đến với Ba Má ngoài này
                                                 Các em có hay?


                                                 Ba chú giải phóng quân
                                                 Đứa nhỏ nhất đánh vào thành Huế
                                                 Sao em tôi sướng thế
                                                 Được đi trên mảnh đất quê cha
                                                 Sông Hương, núi Ngự mượt mà gấm thêu

                                                 Em ơi! Biết mấy kính yêu
                                                 Quê Ba mình đó, sóng triều đang lên

                                                 Đứa lớn đánh vào Đà Nẵng
                                                 Quê Má hiền hòa Em ấm lòng không
                                                 Như nước sông Hồng, Má vẫn đang mong

                                                 Còn đứa thứ ba
                                                 Là con chung đất nước
                                                 Ba năm trên đất Lào, vừa về Tổ quốc
                                                 Trên đường hành quân, về Buôn Ma Thuộc – Pleiku

                                                 Không biết em giải phóng ở đâu
                                                 Mà tin vui nơi nào cũng có

                                                 Ôi 3 Em, ba bông hồng đỏ
                                                 Trong vườn hồng Tổ quốc Việt Nam
                                                  Chiến đấu gian nam, hy sinh thầm lặng
                                                  Những bông hồng mới nở tặng người thân

                                                  Mai sau trên bước hành quân
                                                  Các em sẽ gặp Ba Má trong ấy
                                                  Ngàn vạn lần tình thương vẫn vậy
                                                  Ấp ủ các em như ngày ấy trong nôi
                                                  Và hôm nay các em lớn lên rồi!


                                                                                         Chị Lý

          Ghi chú của Xuanxoan:

         Chị tôi viết bài thơ này khi cả 3 anh em tôi cuối năm 1974 đều có thư về gia đình và báo chiến trường mình đánh. Em trai tôi Nguyễn Tấn Liên thì đánh ở Thừa Thiên - Huế, quê Ba tôi; anh trai tôi Nguyễn Tấn Lang đánh ở chiến trường khu V – Quảng Đà, Quê Má tôi ở Quảng Nam; còn tôi lá thư tôi viết trên đường dây 559 ngày 22/12/1974 chỉ báo con đã trở về Tổ quốc chiến đấu, không biết chiến đấu ở đâu – miền cực nam Tổ Quốc, nên chị tôi mới viết và cũng dự đoán chiến trường tôi đánh:

          ….Còn đứa thứ ba
         Là con chung đất nước
         Ba năm trên đất Lào, vừa về Tổ quốc
        Trên đường hành quân, về Buôn Ma Thuộc –   Pleiku …


        Không ngờ chị tôi đoán đúng…tôi về tham gia chiến dịch Tây Nguyên đánh  nghị binh ở Pleiku…là con chung đất nước….hì hì..bà chị tôi cũng làm thầy bói được rồi phải không các bạn.
Logged
binhyen1960
Trung tá
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #375 vào lúc: 23 Tháng Mười Hai, 2012, 01:58:43 pm »

Bứt một ngọn sắn đã ra hoa mang lên xe để anh em cựu chiến binh 968 nhấm thử xem mùi vị có ngon như món dưa chua lá sắn ăn tết năm 1975  chỉ cơm với sắn, sắn với cơm không Huh.

 BY em cũng đang ngạc nhiên với cọng lá sắn của xứ Lào đây bác xuanxoan.

 Hình như sắn (cây củ mỳ) ở ta thì không có hoa, chưa từng nghe nói và cũng chưa nhìn thấy sắn có hoa. Sắn (cây củ mỳ) bên Lào lại có hoa và cả có quả thì phải, góc cạnh và khía giống trái khế khi còn nhỏ, hoa thì từng chùm giống hoa Ty gôn, khác là màu trắng.

 Bác có thể giải thích kỹ hơn về giống lá sắn này. Sao năm xưa các bác không dùng dưa chua lá sắn này nấu với món thịt hộp sẽ có món canh chua lá sắn thịt hộp thì tuyệt lắm đấy. Grin
Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
xuanxoan
Thành viên
*
Bài viết: 954


« Trả lời #376 vào lúc: 23 Tháng Mười Hai, 2012, 03:44:58 pm »



     Bình Yên ơi - ảnh này mình chụp tại Sân bay Đức Cơ đấy, chắc là giống sắn mới. Món ăn của Bình yên có đấy...và thường xuyên nữa; nhưng thịt hộp đâu nhiều thế hả bình yên...năm thì mười họa mới được ăn thịt hộp thôi. Cứ ném củ sắn vô nồi là có món canh sắn xì sụp rồi,
Logged
huonghn76
Thành viên
*
Bài viết: 1166


WWW
« Trả lời #377 vào lúc: 23 Tháng Mười Hai, 2012, 04:18:18 pm »

               Bác Xuân Xoan ơi ,bài thơ của bác Nguyễn Thị Minh Lý trên viết rất hay , cô đọng ,giầu cảm súc ,lời thơ bộc lộ tình cảm nội tâm nhắn gửi tới ba người em đang chiến đấu ở chiến trường xa .Dòng thơ cũng gửi theo nỗi mong mỏi các em chiến đấu để giải phóng quê hương.
                                                Mai sau trên bước đường hành quân .
                                                Các em sẽ gặp ba má trong ấy
                                               Ngàn vạn lần tình thương vẫn như vậy
                                                  Ắp ủ các em như những ngày ở trong nôi
                                                   Và hôm nay các em lớn lên rồi ...
                  Em  đọc mà thấy súc động và nghĩ rằng với khả năng viết như vậy ,chị Lý bác ít ra cũng phải là nhà thơ có tên tuổi .Bác viết mau bật mí cho anh em biết nhé.
                 Đọc bài thơ trên mà không cảm nhận thấy cái hay của nó thì có lẽ người đọc chai cứng tâm hồn mất rồi ...
                                                                                          Em chào bác
« Sửa lần cuối: 23 Tháng Mười Hai, 2012, 04:25:46 pm gửi bởi huonghn76 » Logged
xuanxoan
Thành viên
*
Bài viết: 954


« Trả lời #378 vào lúc: 23 Tháng Mười Hai, 2012, 04:43:26 pm »



       Huong HN76...ơi dạo này bay theo chính bông khắp nơi phải không; đôi chân em như chim chích mà; tớ dạo quanh vườn"diễn dàn" thấy toàn hương và dấu chim chích không à. Tớ nói trước nhé...tớ đang chuẩn bị ngay mai hay mốt gì đó móc chuyện xưa ra nói ngược đấy... như những bài trước đã đằng hắng rồi ...đồng đội dám đọc và bình không Huh hay lại như anh Quang Can đợt trước nói tớ ...để cho anh lính già khỏi "lăn tăn"...nay tơ sẽ khơi lại chuyện cũ nhưng góc độ khác...nó vẫn mới toanh - không ngán đâu.

       Đồng đội hoặc đồng đội nào có số điện thoại của ông Dương trung Quốc không hay một nhà sử học nào đáng tin cậy cho tớ số điện thoại để nói chuyện và tham khảo ý kiến dưới góc độ nhà viết sử được không Huh (đừng "chơi khăm" tớ cho số của cái ông "giảo sư" vừa ồn ào đấy nhé).
Logged
xuanxoan
Thành viên
*
Bài viết: 954


« Trả lời #379 vào lúc: 24 Tháng Mười Hai, 2012, 08:25:18 am »

                                                     

                                                     Ngày 01 tháng 3 năm 1975 ngày mở màn Chiến dịch Tây nguyên.
                           
                                                                   Đi ngược về lối xưa, với hình ảnh mới (tiếp)

     

        Sau bài thơ của chị tôi “về tháng 3/1975” tôi sẽ viết độ dài khoảng 6 bài và bài 1 tư liệu về Thuật nghi binh của Bộ tư lênh Mặt trân Tây Nguyên của Cố thượng tướng Hoàng Minh Thảo Tư lệnh trưởng  và Tướng Vũ Lăng nguyên Tư lệnh Mặt trận B3 làm Tư lệnh phó… với lòng  kính trọng của người lính binh nhất xuanxoan; đồng thời đi tìm lời giải đáp - ngày nào là ngày nổ súng đầu tiên của mặt trận Tây Nguyên?; trận nào là trận đầu tiên của chiến dịch Tây Nguyên. Để cho bạn đọc dễ theo dõi bài viết tôi chia làm 3 phần:

       Phần I. Sự kiện

        Mời đồng đội nào đã khẳng định – đã có ngày mở màn chiến dịch Tây nguyên rồi, nói cho tôi rõ đó là ngày nào nhé; những căn cứ khoa học nào để khẳng định ngày ấy là ngày nổ súng đầu tiên của Mặt trận Tây Nguyên năm 1975 để tôi khỏi “lăn tăn”;

        Hoặc Đồng đội nào còn thắc - sao hiện nay báo chí đăng có nhiều ngày mở đầu chiến dịch Tây Nguyên thế Huh; nhiều trận đánh mở màn thế - thì xin vô trao đổi xem thử ngày nào là ngày mở màn trận đánh đáng tin cậy nhất nhé;

        Hay đồng đội nào quan tâm đến ngày mở màn chiến dịch Tây Nguyên là ngày 01/3/1975  của xuanxoan đưa ra -  ta cùng phản biện  trên cơ sở lý luận khoa học lịch sử và  thực tiễn lịch sử đã diễn ra nhé.

        Tới giờ phút này các đồng đội đã thấy có tới 3 ngày khác nhau sau đây được khẳng định là ngày mở màn chiến dịch Tây Nguyên; vẫn đang được báo chí (báo giấy), các báo cáo chính thống cũng như các bài viết bình luận về chiến dịch Tây nguyên và cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975 trích đăng tải:

        1. Ngày 10/3/1975 ngày nổ súng tại Buôn Ma Thuột được coi là ngày mở màn chiến dịch Tây nguyên - sau năm 1975 báo chí và các báo cáo chính thống hay dùng và mặc nhiên coi trận Buôn Ma Thuột là trận mở đầu chiến dịch Tây nguyên ;

       2. Hoặc bài viết “Đại thắng mùa xuân…” của Đại Tướng Văn Tiến Dũng ông sử dụng con số 55 ngày đêm Tổng tiến công và nổi dậy của quân và dân Miền Nam: Từ đó các báo cáo chính thống hay dùng; trên sách giáo khoa đang dùng và báo giấy hay dùng nhưng không xác định được là ngày nào của tháng 3 cả Huh – nếu tính 55 ngày đêm hắt ngược lại từ 30/4/1975  thì sẽ rơi vào khoảng ngày 7/3 /1975 – ngày này không hiểu đơn vị nào được công nhận nổ súng cũng như trận đó là trận nào; địa điểm Huh chưa xác nhận.

       3. Hoặc Ngày 4/3 /1975 là ngày cắt đường của một đơn vị thuộc Trung đoàn 95 Quân Khu V. Ngày này trong những năm gần đây  một số báo giấy đã bắt đầu dùng và coi như ngày mở đầu chiến dịch - Lấy ngày cắt đường 19 là ngày mở màn chiến dịch Tây Nguyên.


       Phần II. Chính kiến của xuanxoan từ thực tế trận đánh đã trực tiếp tham gia và từ ý kiến của thủ trưởng - Tư lệnh trưởng chiến trường Tây Nguyên cố thượng  Tướng Hoàng Minh Thảo:

        Xuanxoan cũng là người từng may mắn được tham gia chiến dịch Tây Nguyên này, sau khi nghiền ngẫm, lý dải từ quan điểm quân sự của Đảng ta, Quân đội ta; từ thực tiến chiến trường; từ các hồ sơ lưu  trữ có được; xuanxoan đi đến khẳng định là 3 (ba) ngày đã nói ở trên không đủ các yếu tố cần và đủ để công nhận là ngày mở màn chiến dịch Tây Nguyên và thấy rằng việc công nhận 3 ngày trên đều là ngày mở màn chiến dịch Tây Nguyên là sự thiếu  tôn trọng lịch sử. Quan điểm của xuanxoan là 3 ngày trên được đưa ra đều là sự lựa chọn tình thế khi không công  nhận ngày mở màn chiến dịch là ngày 01/3/1975 tại Bắc Tây Nguyên.

     Ngày 01/3/1975 không được công nhận ngày mở màn chiến dịch Tây Nguyên vì đơn giản nó đã nổ ra ở Bắc Tây Nguyên thế thôi. Nếu nó nổ ra ở Nam Tây Nguyên, ở Buôn Ma Thuột thì nó đã được công nhận ngay từ năm 1975.

        Việc đưa ra 3 ngày, trọng sự lựa chọn suốt gần 40 năm qua đã không dựa vào lý luận cách mạng của Đảng ta; không căn cứ vào sự kiện lịch sử có thật của quân đội ta; “nó” mang tính chất của chủ nghĩa cá nhân. Việc lựa chọn trận đầu của chiến dịch Tây nguyên cũng như ngày mở màn chiến dịch Tây Nguyên đến bây giờ chưa ngã ngũ chính là biểu hiện sự thiếu minh bạch trong  lịch sử  - việc này sẽ còn làm đau đầu các nhà lý luận quân sự Việt Nam nếu nó vẫn không được thừa nhận một cách khách quan như bản thân trận đánh đang tồn tại một cách khách quan trong lịch sử thế giới - dù chúng ta chưa thừa nhận, nó vẫn tồn tại một cách khách quan ngoài ý muốn chủ quan của chúng ta.

        Sự phản biện về “3 ngày” đó của xuanxoan chỉ mới là phép tính đơn giản về mặt số học, sự kiện có thật chưa đầy đủ; có thể chỉ là những dẫn chứng chưa đầy đủ nhưng cũng đủ sức nói lên ngày nào là ngày mở màn chiến dịch Tây nguyên qua các bài viết tôi sẽ đăng sau này.

     Theo quan điểm của tôi – Nguyễn Tấn Xuân: nguyên binh nhất đã trực tiếp cùng đồng đội của Trung đoàn 19, Sư đoàn 968 đánh trận diệt Đồn Tầm –Chốt Mỹ, điểm cao 605 ở Pleiku - bắc Tây Nguyên vào ngày 01/3/1975 đã đáp ứng các điều kiện sau:

     (1)Cơ sở lý luận để đánh giá theo đúng quan điểm biện chứng duy vật lịch sử (2) Tư liệu chứng minh là tư liệu chính thống của người chỉ huy cao nhất; vị tướng tư lệnh cầm quân trực tiếp chỉ đạo có quyền đánh hay rút tại Mặt trận Tây Nguyên và chỉ có tư liệu của vị tướng này mới có giá trị thực; (3) chứng minh cụ thể “trận mở đầu phải là trận đánh được chuẩn bị chu đáo; có phương án tác chiến; được duyệt ngày giờ cụ thể; nhằm mục đích cụ thể” (4) ngày giờ đánh sớm nhất chiến dịch Tây Nguyên.

      Từ đó xác định:

     a. Thời điểm ngày nổ súng phải sau ngày  thành lập Mặt trân Tây Nguyên và bổ nhiệm Bộ chỉ huy mặt trận Tây Nguyên do Trung tướng Hoàng Minh Thảo làm Tư lệnh trưởng;

     b. Trận mở màn chiến dịch phải đánh theo kế hoạch tác chiến của Bộ chỉ huy Mặt trận Tây Nguyên; quân số đơn vị đánh phải nằm trong quân số trực thuộc hoặc phối thuộc dưới sự chỉ đạo toàn diện của Bộ chỉ huy Mặt trận Tây nguyên của Tướng Hoàng Minh Thảo; đơn vị nhận nhiệm vụ mở màn chiến dịch phải (b1) Xây dựng phương án tác chiến, (b2) Báo cáo  quyết tâm chiến đấu (b3) quyết định ngày giờ nổ súng.

     c. Ý kiến chỉ đạo đánh bằng tư liệu của Bộ chỉ huy mặt trận Tây Nguyên của tướng Hoàng Minh thảo là chính thống; các tư liệu khác của các cấp khác chỉ là để tham khảo, bổ sung, làm sáng tỏ thêm tư liệu gốc của Tư lệnh Mặt trận Tây nguyên Tướng Hoàng Minh Thảo.

    d.  Thời gian nổ súng đánh phải là trận đầu tiên, sớm nhất ở Mặt trận Tây Nguyên nhưng vẫn phải hội đủ yếu tố (a,b,c)


        Phần III. Kết luận:

        Từ cơ sở lý luận trên, từ sự kiện có thật của trận đánh diệt Đồn Tầm – Chốt Mỹ, điểm cao 605 ở Pleiku - bắc Tây Nguyên vào ngày 01/3/1975 theo lệnh của Bộ chỉ huy Mặt trận Tây nguyên đã  thực hiện thành công nhiệm vụ thu hút địch từ Buôn Ma Thuột về Bắc Tây nguyên, biến căn cứ quân sự hùng mạnh của Quân lực Việt Nam Cộng Hòa trên cao nguyên thành một thị xã dân cư  thuần túy; thực hiện đúng ý đồ chiến dịch của Mặt trận Tây Nguyên nên trận đánh diệt Đồn Tầm –Chốt Mỹ, điểm cao 605 ở Pleiku - đã hội đủ điều kiện cần và đủ để công nhận là trận mở màn chiến dịch Tây Nguyên và ngày 01/3/1975 là ngày mở màn chiến dịch Tây Nguyên,

 
        Xuanxoan hy vọng trao đổi cùng đồng đội đã trực tiếp tham gia đánh trên Tây Nguyên năm 1975 và các bạn quan tâm đến việc xác định ngày nào là ngày nổ súng đầu tiên trên Tây Nguyên xuân 1975. Nếu đồng đội nào quen các nhà sử học Việt Nam, đề nghị họ cho ý kiến bình luận thêm. … từ trước ta nghe nói nịnh, nói xuôi chiều quá nhiều, nay ta nói thẳng, nói ngược một lần thử xem nó ra sao nhé – đúng là nói ra sự thực khó nói lắm anh ơi!

       Dù mình biết, loại lính binh bét như mình nói ai thèm nghe; nhưng chỗ dựa cây đa, cây đề của mình chính là lời cố Thượng tướng  Hoàng Minh Thảo Tư lệnh trưởng Mặt trận Tây Nguyên của mình từng viết (...  phải tính từ ngày 1 tháng 3 chứ không phải tính từ ngày 4-3-1975 là ngày đánh cắt đường sau đó. Trích cuốn " Bàn về nghệ thuật quân sự " - NXB Chính trị Quốc gia-2008) .

      Hy vọng lời bàn trên trang “Dựng nước và giữ nước” này sẽ chuyển tải được thông tin của cựu chiến binh Nguyễn Tấn Xuân đến Bộ Trường Phùng Quang Thanh và các học viện Quốc Phòng và báo chí khác như một lời đề nghị .
« Sửa lần cuối: 24 Tháng Mười Hai, 2012, 11:05:31 am gửi bởi xuanxoan » Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM