Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 13 Tháng Năm, 2024, 12:00:16 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Vui vẻ chết như cày xong thửa ruộng - Phần II: nhật ký&hồi ức đồng đội  (Đọc 189748 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
pb47vp
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1890


« Trả lời #250 vào lúc: 22 Tháng Mười Một, 2012, 10:01:14 am »

Nói đến cái anh 2w thì nhiều chuyện lắm (thối tai.. tội nhiều). Nếu trận đánh thắng lợi thì trong bản tổng kết cùng lắm cũng chỉ được khoảng 1 dòng rưỡi là cùng: TT liên lạc đã đảm bảo thông suất trong mọi tình huống chấm hết. Nếu ko thành công, hoặc có vấn đề gì liên quan đến chỉ huy thì luôn phải để cốc nước đá bên cạnh để hạ hỏa?người ta đâu có để ý đến nỗi thống khổ của anh HT khi đứt dây, khi VT bị phá sóng hoặc vào vùng sóng chết ko LL được
Logged
xuanxoan
Thành viên
*
Bài viết: 954


« Trả lời #251 vào lúc: 22 Tháng Mười Một, 2012, 09:16:03 pm »



      Sân bay Xalavan chụp toàn cảnh: im ắng giống như một con đường rộng dài thẳng tắp dải đá dăm, một con bò gặm cỏ...  nhưng 40 năm trước nơi đây, máu và nước mắt của người lính tình nguyện Việt Nam sư đoàn 968 đã đổ xuống để gìn giũ từng mét đất sân bay trước ngày đình chiến 1973. Trong cánh rừng khộp xa xa, nơi cây cối xanh tươi hoặc ụ mối đâu đó đùn lên bao bọc xác đồng đội tôi mất tích đã nằm xuống trong các trận chiến không tên; đánh và đánh không nghỉ cho tới ngày đình chiến...giờ nghĩ lại Tiểu đoàn tôi tổn thất nhiều quá.
Logged
xuanxoan
Thành viên
*
Bài viết: 954


« Trả lời #252 vào lúc: 23 Tháng Mười Một, 2012, 01:28:49 pm »

                 


                                                                      Đi ngược về lối xưa, với hình ảnh mới (tiếp)
                                                                                       Chuyện cực ngắn


          Cuối tháng 12 /1972, càng gần tới thời điểm ký kết hiệp đinh đình chiến, đơn vị chúng tôi càng gia tăng tác chiến giành giật với địch từng bản làng , những tọa độ, điểm cao quan trọng; cả Tiểu đoàn hành quân liên miên đánh, chốt, giữ không kể ngày đêm, tổn thất càng lớn khi anh em đói ăn, đói ngủ, suy kiệt cơ thể. Nhiều đêm hành quân đi băng qua, vào cả vị trí tạm dừng của địch; rồi tin đồng đội mất tích hay lạc đơn vị khi hành quân vì quá mệt mỏi, lính mình vừa đi vừa ngủ, cứ thẳng tiến mà đi; nhiều đồng đội vài ngày sau mới tìm về đơn vị đã trở thành cơm bữa và là chuyện hàng ngày của chúng tôi.


        Trường hợp như đại đội 2 - có lần đơn vị hành quân chập tối, khu vực gần sân bay Xalavan, anh em hành quân như mộng du, không biết rằng mình đang đi qua một đội hình lính Thái Lan -  họ cũng quá mệt mỏi vì phải ứng chiến liên tục với bọn tôi; khi không tác chiển là họ ngủ bù lấy lại sức; vì vậy, khi được nghỉ giải lao, họ ngủ ngay, ngủ gà ngủ gật, ngủ năn lóc ở bìa rừng… khi nghe  tiếng bước chân và thấy đội hình  ta hành quân qua… trời lúc đó cũng chập choạng tối, lính địch cũng mắt nhắm mắt  mở, thấy bước chân hành quân cứ tưởng đơn vị chúng hành quân, lính tráng  cũng vội ngồi dậy, đeo ba lô vội vã hành quân bám theo đuôi ta cho kịp…

       Đội hình hành quân của ta lúc này…như tuổi thơ ta đùa chơi…”cùng rồng rắn lên mây, có con xúc sắc…” cả ta và địch đều bám đuôi nhau mà đi theo mộng du…. bỗng. có tên lính sử dụng máy ARC25 (máy vô tuyến của địch) vừa đi vừa truyền tin – đi cuối đội hình đơn vị  lúc này của đại đội 2 là Ngọc “thiu thiu” rồi đến Cường “mấu cầu” răng vẩu và Thắng người Diễn Châu là người đi cuối cùng…, bỗng nghe tiếng Thắng kêu á..á…Ngọc quay lại thấy tốp cuối cùng của  lính Thái Lan đang lố nhố đứng dậy hành quân theo đội hình đơn vị mình; vì hai đồng đội đang đi sau, súng lại quàng vai không thể bắn trực diện được địch, Ngọc phải nhảy sang một bên lia đại một băng AK để trấn áp tinh thần, nhằm xua đuổi địch; lính địch nhào xuống suối cạn tản ra chạy mất; không biết có diệt được thằng nào không, phía trước đơn vị được báo có địch hành quân bám đuôi đơn vị; lệnh rút - chạy vận động đề phòng bị tấn công, vẫn theo hướng hành quân,  không tiến hành truy kính địch.

       Giờ mới nghĩ ra, hồi đó lính Tiểu đoàn 3 Tình nguyện của xuanxoan đã tiên đoán trước, thực hiện trước, tình hữu nghị của các nước ASEAN – Lính tình nguyện Việt Nam hành quân đi trước, theo sau lính đặc nhiệm Thái Lan cũng hành quân cùng….nay 40 năm sau mới có cảnh cùng hành quân chung…vui thật.
« Sửa lần cuối: 23 Tháng Mười Một, 2012, 02:52:46 pm gửi bởi xuanxoan » Logged
behienQYV7C
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1482


« Trả lời #253 vào lúc: 23 Tháng Mười Một, 2012, 02:39:39 pm »

Đọc chuyện này của anh xuanxoan vừa thương mấy chú bộ đội vừa buồn cười , đúng là cười ra nước mắt , BH đọc mà tưởng tượng cả đoàn quân của mình đang đi rồi bỗng lóp ngóp có mấy lính Thái đứng dậy đi theo , nếu không phải người trong cuộc kể mà nghe qua người khác có khi lại nghĩ là chuyện tiếu thôi , đúng là chiến tranh trăm kiểu khổ , chỉ sướng mấy kẻ bán vũ khí .
« Sửa lần cuối: 23 Tháng Mười Một, 2012, 03:19:48 pm gửi bởi behienQYV7C » Logged

Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy ta có thêm ngày nữa để yêu thương
quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #254 vào lúc: 23 Tháng Mười Một, 2012, 04:07:30 pm »

....  Sân bay Xalavan chụp toàn cảnh: im ắng giống như một con đường rộng dài thẳng tắp dải đá dăm, một con bò gặm cỏ...  nhưng 40 năm trước nơi đây, máu và nước mắt của người lính tình nguyện Việt Nam sư đoàn 968 đã đổ xuống để gìn giũ từng mét đất sân bay trước ngày đình chiến 1973. Trong cánh rừng khộp xa xa, nơi cây cối xanh tươi hoặc ụ mối đâu đó đùn lên bao bọc xác đồng đội tôi mất tích đã nằm xuống trong các trận chiến không tên; đánh và đánh không nghỉ cho tới ngày đình chiến...giờ nghĩ lại Tiểu đoàn tôi tổn thất nhiều quá.

Ngày xưa ơi!

Logged

huonghn76
Thành viên
*
Bài viết: 1166


WWW
« Trả lời #255 vào lúc: 23 Tháng Mười Một, 2012, 05:02:34 pm »

....  Sân bay Xalavan chụp toàn cảnh: im ắng giống như một con đường rộng dài thẳng tắp dải đá dăm, một con bò gặm cỏ...  nhưng 40 năm trước nơi đây, máu và nước mắt của người lính tình nguyện Việt Nam sư đoàn 968 đã đổ xuống để gìn giũ từng mét đất sân bay trước ngày đình chiến 1973. Trong cánh rừng khộp xa xa, nơi cây cối xanh tươi hoặc ụ mối đâu đó đùn lên bao bọc xác đồng đội tôi mất tích đã nằm xuống trong các trận chiến không tên; đánh và đánh không nghỉ cho tới ngày đình chiến...giờ nghĩ lại Tiểu đoàn tôi tổn thất nhiều quá.

Ngày xưa ơi
                  Chiến tranh mà bác Xoan , Có một lần em xem truyền hình ,đại tá đặc công -nhà văn Chu Lai trả lời các bạn trẻ về khốc liệt của chiến tranh nó như thế nào .Ông nói từ vùng ven ,nơi đơn vị ông chú quân vào đến Sài Gòn chỉ có mấy chục ki lô mét thôi. Nhưng các bạn cứ hình dung như thế này. Cứ tiến thêm được một mét ,thì lại có thêm một người lính của chúng tôi nằm xuống
                   Chiến tranh nó tàn khốc như vậy đấy.
Logged
xuanxoan
Thành viên
*
Bài viết: 954


« Trả lời #256 vào lúc: 24 Tháng Mười Một, 2012, 08:39:55 am »



     Cám ơn sự đồng cảm của Quang Can, Huong HN76 và Behien luôn động viên anh em trên trang này.

     Chiến tranh qua đi, nỗi đau chỉ còn ở lại trong mỗi gia đình có người đã chết trong chiến tranh, còn hiện diện trên những khuôn mặt mẹ già nhăn nheo, tóc bạc phơ, mặc áo nâu hàng ngày vẫn vịn cửa, thẫn thờ chờ con trở về; nỗi đau đó còn ở trong nỗi thống khổ, quằn quại trong nghèo khó của những gia đinh đình là nạn nhân chất độc gia cam; nỗi đau đó là sự hiện diện của mâu thuẫn xã hội giờ vẫn chưa được giải quyết mà hàng ngày hàng giờ người ta vô tình hay cố ý làm méo mó tinh thần đoàn kết thống nhất và tính thượng võ của người Việt Nam chúng ta. Tại sao đất nước đã thống nhất gần 40 năm rồi mà mâu thuẫn xã hội cứ tồn tại dai dẳng vậy Huh, phải chăng trong công tác tuyên truyền của ta có vấn đề  Huh; ta cứ lấy ngày 30 tháng tư năm 1975 là làm ngày thống nhất 2 miền Nam - Bắc đi; ta cứ lấy ngày 30 tháng tư năm 1975 là ngày hòa hợp dân tộc đi, ta những người còn sống sót sau cuộc chiến vừa qua hãy cùng nắm tay nhau đi tiếp chặng đường mới đi.

    Hôm nay trên trang "một thời máu và hoa" này, ta viết lại quá khứ của bản thân đã có mặt trong cuộc chiến tranh để phản ánh sự trung thực hình ảnh người lính nơi chiến trường; để con cháu sau này hiểu đúng hơn bản chất nhân dân của cuộc chiến tranh dựng nước và giũ nước của dân tộc ta thời kỳ này - đúng ra là máu và nước mắt, nhưng những người đề xuất trang mạng này dùng "máu và hoa" mang tính triết lý của triết học và tính nhân văn của dân tộc ta: sau đau khổ, sau máu xương đổ ra của dan tộc ta trong chiến tranh này, thế hệ mai sau phải tạo dựng một nước Việt Nam mới đầy hoa tươi của hạnh phúc. Khi ta viết ở đây, cũng đừng bao giờ tách rời ý nghĩa của nó - Máu và Hoa.
   
Logged
vt738@yahoo.com
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 403



« Trả lời #257 vào lúc: 24 Tháng Mười Một, 2012, 10:03:53 am »

   Thưa bác XX ! Như vậy năm 1973 bác vẫn đang cùng đơn vị chiển đấu ở bên Lào.Vậy cái tin:" Hiệp định Pa ri về chấm dứt chiến tranh ở Việt nam" các bác có biết được sớm không ? tâm trạng của các bác thế nào khi biết rằng tác nhân của cuộc chiến :Người Mỹ, phải rút hết trong thời gian tới
   Còn đối phương của chúng ta,trong cơn giãy chết ấy chúng có biểu hiện gì không bác...?
Logged
Trinhsat
Thành viên
*
Bài viết: 397


« Trả lời #258 vào lúc: 24 Tháng Mười Một, 2012, 10:54:17 am »

Tin về Hiệp định Pari tới chiến trường Lào đây này, bác vt738@yahoo.com :

 ..." Ngày 26/1 chúng tôi được ăn tết Quý Sửu sớm. Gọi là ăn Tết vì hôm đó cả tiểu đoàn được nghỉ cùi cõng và được ăn xôi kèm thịt lợn. Chè thuốc vẫn chưa có gì. Đoạn này là tùy sự tháo vát của lính tráng thôi.  Anh Dũng (người Nghệ An, B trưởng B5 từ lúc ở bản Khăm Thà Lạt) dẫn lính mò đi rất xa tìm bản dân đổi chác xin xỏ gì đó nên tối hôm ấy sau khi cơm nước xong, cả B tập trung hút thuốc rê và uống cà phê. Cà phê bột cho vào túi dù rồi bỏ vào xoong 6 đun lên, mỗi lính được một bát B52 đầy. Khu vực này trống trải, xa dân nên nói cười thoải mái.

   Từ hôm sau lại đi lót đạn bình thường. Tối 28/1 chúng tôi tập trung cả C nghe CTV phổ biến Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam vừa mới ký. Không có đài nên thông tin phải phổ biến từ trên xuống. Nội dung cụ thể thì cũng không rõ lắm, nhưng mừng là chiến tranh ở Việt Nam đã chấm dứt. Lúc này chưa có phổ biến gì về âm mưu thủ đoạn tiếp theo của địch. Chúng tôi chỉ biết là đất nước đã hòa bình. Bây giờ lại thương cho chính mình đang ở trên đất bạn, vẫn còn chiến tranh và vẫn phải đánh nhau, chả biết đến bao giờ mới hết.

   Có lẽ phấn khởi vì kết quả của Hiệp định Pari và cũng có thêm điều kiện nên Trung đoàn cho chúng tôi ăn Tết lần nữa. Ngày 31/1 có tới một nửa quân số đơn vị không phải đi cùi đạn mà tập trung đi nhận nhu yếu phấm và thịt lợn cũng như kiếm thêm cái gì đó để cải thiện. Nhiều B còn vẽ vời kiếm ít hoa rừng buộc thành tùm treo trong lán cho có không khí Tết. Thế là được ăn Tết 2 lần. Ăn thì vẫn chỉ xôi với thịt lợn, không có rau, dù chỉ là vài nắm rau tàu bay. Một ít nõn chuối sát gốc thái nhỏ bóp muối cũng chỉ tạo được cảm giác man mát một chút. Hậu cần của đoàn 559 chuyển vào được cho chúng tôi cứ 4 người được một hộp mứt tết 250 gram, mỗi người 6 điếu truốc lá Trường Sơn. Mỗi trung đội được một gói chè Ba Đình loại 30 gram. Tuy không thể sánh được với thuốc lá đầu lọc hay cà phê cao nguyên, nhưng như thế là quá tuyệt vì đây là hương vị miền Bắc, lại đúng vào lúc chúng tôi chẳng còn gì. "Biết sống đến mai mà để củ khoai đến sáng", thế là tối đó cả đại đội liên hoan bằng hết. Vài miếng mứt tết như mứt bí, mứt gừng hay cà rốt nhấm nháp với nước chè lại gợi lên cảm giác nhớ nhà. Đây là cái tết đầu tiên trong lính của tôi vì tết trước chúng tôi được về phép ăn tết với gia đình. Thực ra vật chất thế này cũng tạm ổn vì ở nhà (ngoài Bắc) tiêu chuẩn Tết mua theo tem phiếu cũng chả có bao nhiêu. Chỉ hơn ở nồi măng, đĩa rau, miếng bánh chưng và nhất là không khí gia đình. Gia đình tôi có 5 khẩu cũng chỉ có một hộp mứt 500 Gram và một gói kẹo mềm (nhưng rất cứng, gói giấy) độ vài lạng gì đó thôi. Khi thưởng thức cũng phải chờ buổi tối quây quần cả gia đình mới mở ra nhấm nháp.

   Đêm 30 Tết cả đại đội xuất quân, tiến sâu hơn vào Thị trấn Pak soong chừng hai chục cây số làm nơi tập kết mới. Ngày 01 Tết phổ biến nhiệm vụ và làm công tác chuẩn bị chiến đấu. Cả trung đoàn 9B tập trung đánh căn cứ của tiểu đoàn Thái 4001 nằm ở phía Tây Bắc thị trấn Pak soong. E19 tập trung đánh các đơn vị cả Thái và Lào ở phía Nam thị trấn dọc xuống đường 23. Trận đánh của E9 sẽ là trận chính. Suốt cả chiều 30 và ngày mồng 1 tết, chúng tôi tập trung làm công tác chuẩn bị y như những lần đánh công kiên trước đó. Súng đạn chuẩn bị theo cơ số (cối 60: 50 trái, B40 và 41 mỗi khẩu 7 quả. M79 40 trái, xung lực AK 250 viên). Tất nhiên vẫn phải chặt gỗ để vác theo làm hầm. Bao cát không có nhiều nên phải vào các khu hầm cũ của cả ta và địch quanh đó để tìm kiếm, gạn lọc và rọc ra thành tấm để lót."


http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,6323.520.html

Logged
xuanxoan
Thành viên
*
Bài viết: 954


« Trả lời #259 vào lúc: 24 Tháng Mười Một, 2012, 01:43:08 pm »

       

       Trinh sát thân mến!

       Cám ơn "Trinh sát" đã đưa ra một dẫn chứng rất hay về câu hỏi của VT738 mà tôi quên không nhớ Trọng C6 đã viết về vấn đề này. nhưng với tôi lại có một ý khác nữa cơ - đồng đội thấy tôi vừa viết một số truyện nhỏ đã thể hiện một phần câu hỏi rồi, tôi sẽ viết trả lời cách đặt vấn đề của VT738 sau.

       Một bài toán số học chỉ có một đáp số như 1+ 1= 2, một câu hỏi về xã hội và chiến tranh sẽ có rất nhiều ý trả lời và có thể câu trả lời nào cũng đúng. Trinh sát đã trả lời đúng cho câu hỏi của VT738 - đây cũng là 1 trong 2 ý tôi sẽ trả lời, nhưng cụ thể hơn bằng bài viết của Trong C6 đồng đội cùng nhập ngũ ở Hà Nội với tôi; cùng đánh một chiến trường, cùng sư đoàn nhưng khác trung đoàn – trong C6 ở Trung đoàn 9 Anh Hùng, còn tôi ở trung đoàn 19 mới hợp nhất từ 3 tiểu đoàn tình nguyện và ngay cùng Trung đoàn 19 bọn tôi nhưng khác Tiểu đoàn cũng có câu trả lời khác nhau về câu hỏi của VT738 rồi.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM