Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 13 Tháng Năm, 2024, 08:31:07 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Vui vẻ chết như cày xong thửa ruộng - Phần II: nhật ký&hồi ức đồng đội  (Đọc 189767 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
huonghn76
Thành viên
*
Bài viết: 1166


WWW
« Trả lời #20 vào lúc: 03 Tháng Mười, 2012, 09:25:07 am »

       Chuyện của bác Xuân Xoăn hôm nay mềm mại , và tuyệt vời quá . Xin cảm ơn bác .
Logged
quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #21 vào lúc: 03 Tháng Mười, 2012, 09:26:34 am »

Nói rõ thêm một chút về đơn vị của bác xuanxoan ạ!

Thời điểm 1971 trở về trước, F968 hoạt động theo mô hình đặc thù là các tiểu đoàn trực thuộc sư đoàn, phân bố và kiểm soát một khu vực rộng, phức tạp nên đúng như bác xuanxoan nói, biên chế rất mạnh và đầy đủ; tính năng tác chiến độc lập rất cao.

Gốc đơn vị bác xuanxoan là tiểu đoàn 3/D3 QTN VN chiến đấu ở chiến trường Lào; đơn vị này thành lập ngày 6 tháng 4 năm 1961 tại Xuân Bồ, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Lúc đầu, Tiểu đoàn 3 độc lập trực thuộc Quân khu 4; cuối năm 1963 được đứng trong đội hình Sư đoàn 341 tham gia bảo vệ lũy thép Vĩnh Linh. Tháng 12 năm 1965, Bộ Tư lệnh Quân khu 4 điều Tiểu đoàn 3 tách khỏi đội hình Sư đoàn 341 hành quân sang Hạ Lào, chiến đấu, công tác tại tỉnh Át Ta Pư thuộc Đoàn chuyên gia quân sự Nam Lào.

Tiểu đoàn 3 có sở trường bám trụ, vây ép, đánh cường tập rất kiên cường. Trước thời điểm tiểu đoàn bác xuanxoan sang bổ sung thì đơn vị này có một trận đánh khá nổi tiếng tại Phăng Đen, Mường Cầu, ngoại vi thị xã Át Ta Pư, Lào.

Khi F968 được biên chế lại theo yêu cầu chiến trường và phương thức tác chiến mới thì hình thành nên các trung đoàn trực thuộc. Khi Trung đoàn 19 được thành lập  ngày 26 tháng 4 năm 1972 gồm Tiểu đoàn 2, Tiểu đoàn 3, Tiểu đoàn 10 tình nguyện Mặt trận Y và 8 đại đội binh chủng. Lần lượt đổi tên các đơn vị trên, do đó, tiểu đoàn 3 QTN VN được đổi thành tiểu đoàn 4/D4 trực thuộc E19/trung đoàn 19.

một đặc điểm rất rõ của F968 thời điểm đầu là hầu hết các tiểu đoàn đều kinh qua bảo vệ giới tuyến, gốc biên phòng hoặc CAVT; hầu hết quân ban đầu đều là cán bộ chiên sỹ khu 4,  Grin; không phải ngẫu nhiên đâu ạ!
 
Logged

xuanxoan
Thành viên
*
Bài viết: 954


« Trả lời #22 vào lúc: 03 Tháng Mười, 2012, 03:41:38 pm »




          QuangCan vẫn là Quang Can, thật sự hồi mình mới bổ sung vào đơn vị cũng hỏi lính cũ và anh em cũng chỉ chuyền miệng kiểu dân gian, cũng mơ hồ như mình đã viết. Còn chi tiết cụ thể không rõ như Quang Can đã viết - cám ơn xiều nghe.

          Trận đánh Phăng Đen, Mường Cầu, ngoại vi thị xã Át Ta Pư anh em lính cũ tham dự kể rất hay; hy vọng mình sẽ ghi chép, thu nhập trực tiếp từ anh em  đã đánh để phản ánh lại, phục vụ đồng đội.

          Xuanxoan không ngờ tiểu đoàn mình từng thuộc sư 341, chuyến này anh Thắng, anh Phú 341 chắc ới gọi xuanxoan là .... xuanxoan ơi, tiểu đoàn cậu cũng từ sư đoàn tớ tách ra đấy nhé....sau này tớ có báo họp nhớ đến dự đấy...vui thật.
Logged
huonghn76
Thành viên
*
Bài viết: 1166


WWW
« Trả lời #23 vào lúc: 05 Tháng Mười, 2012, 07:54:44 am »

                                                                                                 Ngày 5  tháng  10 năm  1973
    ... Mấy hôm nay anh Xuân được tiểu đoàn cử mang máy 2w ,đi biệt phái dưới đại đội .
     B thông tin chúng tôi ,toàn lính trẻ ,có tiếng là ồn ào quậy phá nhất tiểu đoàn . Nhưng không khí cũng trầm hẳn .
       Đến bữa vắng anh , thiếu những câu chuyện tếu táo vui vẻ . Anh em ăn uống cũng mất ngon ...
                                                                                                    Trích : nhật  ký đồng đội
Logged
xuanxoan
Thành viên
*
Bài viết: 954


« Trả lời #24 vào lúc: 06 Tháng Mười, 2012, 04:03:08 pm »


                                                   
                                                         Chuyện loanh quanh của lính mới ở chiến trường

          Những ngày đầu về tiểu đội vô tuyến, mình được phân theo Tân người Hà Tĩnh học việc và là máy phụ, thôi thì đủ thứ bà giằng như bê máy ra lau chùi bên ngoài, bê máy vô cất, tháo ăng ten, tập quăng dây trời…thôi thì làn sóng 2W bay vi vu trên trời giống như Tôn hành giả du ngoạn năm châu bốn biển, đến khi gặp ngọn ăng ten đúng tọa độ sóng như con khỉ ( giờ nhớ lại cái anh chàng Tân này cứ mở miệng là …con khỉ) gặp hoa quả sơn thế là hội tụ, ta nghe được tiếng chim kêu vượn hót và tiếng gọi bạn của đồng đội và cuộc sống thường nhật của người lính thông tin là bảng mật mã nếu địch bắt được thì phải thủ tiêu ngay cuốn mật mã trước khi hy sinh… mình đau cả cái đầu vì cái gì cũng quan trọng, cái gì cũng phải sẵn sàng hy sinh để bảo vệ nó…thôi thì đối với người lính 2W cái gì cũng là nhiệm vụ quan trọng cả là được rồi.  Mỗi lần đi dã ngoại, trên vai mình mang đủ thứ từ vũ khí, pin dự trữ, xẻng …. đến lương thực 2 xuất,  theo máy trưởng đi quanh Paksong thật nhiều lần nhưng chưa một lần lên máy. Cứ mỗi lần xin ngồi máy nhận điện là máy trưởng Tân lại quát: không được vào máy, đây là khí tài quan trọng hỏng là chết cả nút, lính mới ngơ ngơ như “ bò đi cợp”…thế là mình lại thụt vòi – chỉ loanh quanh quan sát cách Tân vào máy, sử dụng máy và học thuộc mật mã để dịch điện khi Tân giao nhiệm vụ.

        Trong thời gian này mình dần dần được  tiếp cận với máy 2W thường xuyên,  thực hiện việc làm máy phụ một cách chính xác, Tân máy chính không chê vào đâu được. cậu ta ít dần những lời la hét ban đầu về mình và thỉnh thoảng cho phép mình được lên máy làm việc;

       Những lúc xuống các đại đội, mình tranh thủ chào hỏi làm quen với thủ trướng các đại đội; những khi không phải phiên lên máy, mình là cà xuống các tiểu đội học hỏi cách sống của các cựu binh và ăn ghé các món mà lính bộ binh ca cóng được. Vì là tân binh nên việc đào hầm hố và đi lấy cơm hàng ngày là bổn phận của mình khi đi phối thuộc ở các đại đội -  nhưng thực tế qua lấy cơm ở bếp đại đội mình lại được quen biết anh em rất nhiều và tinh thần của mình qua giao tiếp với đồng đội đã giải tỏa được nỗi nhớ nhà cũng như có chất súc tác giúp mình hòa nhập nhanh  với môi trường sống mới lạ,.cần phải thích nghi.   

       Rồi một hôm, Tân bị lên cơn sốt rét cao, rên hử hử vì đã qua nhiều ngày cơn sốt không hạ được báo cáo về tiểu đoàn, tiểu đoàn cho phép Tân về tiểu đoàn để điều trị và lúc này mình được Tân bàn giao máy…và lần đầu tiên được đeo chiếc đồng hồ Ỏrieng mạ vàng tuyệt đẹp mà ở Hà Nội thời đó bọn mình chỉ ngắm nó ở tay người khác mà mê mẩn – vì ở tiểu đội mình chỉ máy trưởng mới được đeo những chiếc đồng hồ chiến lợi phẩm này khi nhận máy; mình như trẻ thơ được manh áo mới ngày tết thủa đó, hồi hộp, chăm chú nhìn đồng hồ để đến giờ lên máy, cứ tung tăng tung tẩy dịch thuật, lên máy, báo cáo và tối lại xuống các tiểu đội lính chiến đàn đúm cà phê, chè mạn làm kẹo kéo và đánh tú lơ khơ ăn kẹo…sao lúc đó thèm ngọt đến thế, mình chuyên tìm cách đi hết tiểu đội này, sang tiểu đội khác rủ đánh bài ăn kẹo…chơi cũng chẳng khá gì đâu, nhưng toàn dùng thủ đoạn chùi bài đen nên hay thắng và được ăn kẹo của anh em bộ binh…giờ chúng mà biết chắc bị trùm chăn đánh hội đồng quá…hì hì chuyện xưa rồi này mới kể mà…tha thứ đi, đồng đội.
Logged
vanthang341ht
Thành viên
*
Bài viết: 1065

Nhât ky vanthang 341ht


« Trả lời #25 vào lúc: 06 Tháng Mười, 2012, 05:53:08 pm »

Nói rõ thêm một chút về đơn vị của bác xuanxoan ạ!

Gốc đơn vị bác xuanxoan là tiểu đoàn 3/D3 QTN VN chiến đấu ở chiến trường Lào; đơn vị này thành lập ngày 6 tháng 4 năm 1961 tại Xuân Bồ, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Lúc đầu, Tiểu đoàn 3 độc lập trực thuộc Quân khu 4; cuối năm 1963 được đứng trong đội hình Sư đoàn 341 tham gia bảo vệ lũy thép Vĩnh Linh. Tháng 12 năm 1965, Bộ Tư lệnh Quân khu 4 điều Tiểu đoàn 3 tách khỏi đội hình Sư đoàn 341 hành quân sang Hạ Lào, chiến đấu, công tác tại tỉnh Át Ta Pư thuộc Đoàn chuyên gia quân sự Nam Lào.

     Quangcan và Xuanxoan ơi!
     Vấn đề Quangcan nói trên đây là thế này:
     Sau khi hiệp định Giơ ne vơ được ký kết, tại Nghệ An có một tiểu đoàn địa phương 195, quân khu 4 lấy thêm quân ở các nơi như Hà Tĩnh, Quảng Bình... thành lập trung đoàn 270 làm nhiệm vụ bảo vệ giới tuyến tạm thời. Nhưng do sự lật lọng của Mỹ và Nguỵ quyền Sài Gòn, tình hình quân sự vùng giới tuyến trở nên căng thẳng hơn. Năm 1957 trung đoàn 270 được phát triển thành lữ đoàn 341. Đến năm 1962 lữ đoàn 341 nâng lên thành sư đoàn nhẹ 341. Năm 1964 các trung đoàn của sư đoàn nhẹ 341 lần lượt bổ sung đi các chiến trường,( Như vậy trong đó có tiểu đoàn của Xuanxoan?), sư đoàn nhẹ 341 giải thể.
     Ngày 20/10/1970 thành lập lại trung đoàn 270 chiến đấu ở bắc Quảng Trị. Tháng 11 năm 1971 trung đoàn 270 hành quân ra Hà Tĩnh huấn luyện xây dựng. Tháng 8/1972 các tiểu đoàn của trung đoàn 270 lần lượt bổ sung đi chiến đấu ở các chiến trường có cả chiến trường Lào, còn lại khung cán bộ trung đoàn.
    Tháng 11/1972 Bộ quyết định thành lập lại trung đoàn 270 của sư đoàn 341 bây giờ.
    Trung đoàn 270 tính từ 1954 đến cuối năm 1980 đã có 11760 đồng chí là liệt sỹ.
    Lịch sử sư đoàn 341 hiện nay chỉ tính từ ngày thành lập 23/11/1972 chứ không tính thời gian trước đó. nhưng sự hình thành và phát triển đó của sư đoàn thì lịch sử vẫn ghi chú đầy đủ những đơn vị ở giai đoạn tiền thân của sư đoàn, chúng tôi không bao giờ quên. Nhân dịp kỷ niệm 40 năm ngày thành lập, sư đoàn tổ chức tại Thanh Hoá làm hoành tráng lắm, xin kính mời Xuanxoan, Quangcan và các đồng đội tới chung vui cùng anh em, đồng đội chúng tôi. Chân tình đấy, không phải nói lời ngoại giao đâu nhá!
« Sửa lần cuối: 07 Tháng Mười, 2012, 10:35:15 am gửi bởi vanthang341ht » Logged

Các vua Hùng  đã có công dựng nước
Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước
                         Hồ Chí Minh
quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #26 vào lúc: 08 Tháng Mười, 2012, 12:53:47 pm »

Trích dẫn
...Nhân dịp kỷ niệm 40 năm ngày thành lập, sư đoàn tổ chức tại Thanh Hoá làm hoành tráng lắm, xin kính mời Xuanxoan, Quangcan và các đồng đội tới chung vui cùng anh em, đồng đội chúng tôi. Chân tình đấy, không phải nói lời ngoại giao đâu nhá!..

Vâng, em tính sau, nếu thu xếp được thì em đi ạ!
Logged

xuanxoan
Thành viên
*
Bài viết: 954


« Trả lời #27 vào lúc: 10 Tháng Mười, 2012, 06:51:47 pm »

       Mình định viết tiếp, nhưng tiêu đề là nhật ký & hồi ức đồng đội nên tạm chờ đồng đội vào viết tiếp hoặc ủy quyền cho mình viết; mình viết của mình theo suy nghĩ của mình, theo hành văn của mình sẽ mất thú cho người đọc và mất đi cái hay riêng có của hồi ức từng người. Mình mong nhiều người viết sẽ có cái nhìn đa dạng hơn, con người thật của lính chiến hơn (phần 1 như thế là đủ cho cái riêng rồi).

      Mình còn rất nhiều đồng đội có những cuốn nhật ký, những ký ức chiến trường quý như: Mão mèo, Ngọc thiu thiu; Đại Lợi, Hùng nhẩm, Bốn viện kiểm soát....và đồng đội ở Hà Bắc, Vĩnh phú như Tên, Nam Hà, Thanh rỗ trung đội phó thông tin ở Ninh Bình; anh em ở Thanh hóa, Nghệ an, Hà tĩnh, Quảng Bình Quảng Trị và Chương ở Huế nữa; Sơn nhuần ở nước ngoài đâu về nối vòng tay lớn cùng viết về tiểu đoàn 3 tình nguyện và cũng là tiểu đoàn 4 trung đoàn 19, sư 968 của mình chứ nhỉ - một thời, một dâu ấn, nhớ về đồng đội đã hy sinh để cho chúng ta sống đến hôm nay.

      Trong khi chờ đồng đội, mình thả bộ xuống quán nước trước doanh trại tào lao cóc đế với cốc trà mạn, câu chuyện 5 xu đã...
Logged
quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #28 vào lúc: 11 Tháng Mười, 2012, 12:07:44 am »

       
      Mình còn rất nhiều đồng đội có những cuốn nhật ký, những ký ức chiến trường quý như: Mão mèo, Ngọc thiu thiu; Đại Lợi, Hùng nhẩm, Bốn viện kiểm soát....và đồng đội ở Hà Bắc, Vĩnh phú như Tên, Nam Hà, Thanh rỗ trung đội phó thông tin ở Ninh Bình; anh em ở Thanh hóa, Nghệ an, Hà tĩnh, Quảng Bình Quảng Trị và Chương ở Huế nữa; Sơn nhuần ở nước ngoài đâu về nối vòng tay lớn cùng viết về tiểu đoàn 3 tình nguyện và cũng là tiểu đoàn 4 trung đoàn 19, sư 968 của mình chứ nhỉ - một thời, một dâu ấn, nhớ về đồng đội đã hy sinh để cho chúng ta sống đến hôm nay.

Cao hứng phút nhờ thơ:

Đây là tiếng, hỡi "đồng đội" yêu dấu
Của một người bạn nhỏ, trước khi đi
"Đâu phải" lời trăng trối để chia ly
Hãy đón nó, "đồng đội" ơi, đón nó!
Đường tranh đấu không một giờ thoái bộ
Sống đã vì cách mạng, anh em ta
Chết cũng vì cách mạng, chẳng phiền hà!
Vui vẻ chết như cày xong thửa ruộng
Lòng khoẻ nhẹ anh "xuan xoan" sung sướng
Ngửa mình trên liếp cỏ ngủ ngon lành
Và trong mơ thơm ngát lúa đồng xanh
Vui nhẹ đến trên môi cười hy vọng....

Đồng đội ơi muôn phương trời nghe vọng
Về đây cùng chắp bút nhớ chuyện xưa
Những tháng năm gian khổ đến vô bờ
Những giây phút bên trời Lào khô hạn
Những giờ thay quân, những giờ đổi hướng
Tiểu đoàn mình với truyền thống đánh hăng
Trung đoàn ta vẫn có tiếng Anh Hùng
Trong gian khó, gồng mình trong gian khó

Nhật ký năm xưa, "bạn" ơi đừng "xếp xó"
Ký ức năm nào, đồng đội chớ lãng quên
Vào đây cùng kể chuyện, nhớ hàn huyên
Tâm sự trải,  đường đời thôi cô quạnh
Đừng để "đàn em" ngóng chờ trong vô vọng
Chớ làm "lớp trẻ" mất tiếng vọng năm xưa
Ký sự về những người bạn,... nhớ chưa?
Có mất ..., còn.... hay nằm chưa về được
Có giận, có buồn có tiếc thương vô hạn
Phút giây này đã có bạn "ghi danh"...
Logged

huonghn76
Thành viên
*
Bài viết: 1166


WWW
« Trả lời #29 vào lúc: 11 Tháng Mười, 2012, 08:09:30 am »

                 Trời !  Bác quangcan biết vận dụng hoàn cảnh và làm thơ hay quá . Bái phục...bái phục
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM