Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 14 Tháng Năm, 2024, 06:29:29 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: 108 điệp viên và điệp vụ thế giới.  (Đọc 101018 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
maibennhau
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 801



« Trả lời #30 vào lúc: 27 Tháng Sáu, 2008, 07:13:21 pm »

26 - CHARLES LUSETO (mất năm 1932)
sự nghiệp lên trang sách



  Có những điệp viên mà cả cuộc đời là hàng loạt chiến công, mà những cuộc phiêu lưu tình báo của họ có thể viết nên hàng pho truyện. Lại có những người chỉ thực thi có một vụ việc, nhưng tầm quan trọng và ý nghĩa lại đáng được đưa vào biên niên sử của ngành. Một trong những người đó là  Charles Luseto - một người Pháp yêu nước, một sĩ quan trong Thế chiến thứ nhất và là tác giả của nhiều truyện tình báo.

  Là người vùng Andes nhưng trông Charles lại giống người Đức hơn và ông rất thông thạo tiếng Đức. Khi chiến tranh bùng nổ ông đang là kỹ sư và bị động viên vào đội phản gián. Nhưng không bao lâu sau thủ trưởng đã nhận ra tư chất tình báo ở Charles và thế là cuộc đời ông đột ngột ngoặt hướng khác. Thay vì đi bắt bọn điệp viên của đối phương ông lại nhận nhiệm vụ hoạt động trong lòng địch. Ông đóng vai một người Đức được cử tới vùng công nghiệp Rein nghiên cứu về sản xuất đạn dược ở đây. Luseto đã thu thập được những thông tin cụ thể về nhà máy Crupa - một nhà máy lớn ở Essen. Thực chất Essen là một thành phố được bảo vệ cẩn mật vì ở đó sản xuất các vũ khí hạng nặng, đạn trái phá và rất nhiều mặt hàng khác phục vụ chiến tranh. Mọi thông tin dữ liệu, kế hoạch và sơ đồ, Luseto đã chuyển được về Pháp. Và mặc dù nhiệm vụ của ông không liên quan tới nhà máy Anilin ở Baden và nhà máy xút ở Mangey nhưng ông đã kiến tạo được các mối quan hệ hữu hiệu ở đấy để phòng khi cần.

  Ngày 22 tháng 4 năm 1915, đã xảy ra thảm họa bên bờ sông Íp ở Bỉ. Đức thử nghiệm lần đầu vũ khí mới - hơi ngạt. Khí ngạt Clo được xả ra từ các bình chứa bằng kim loại mà đã được bí mật chuyển ra mặt trận. Tuy nhiên, cần lưu ý là việc Đức sử dụng khí độc hẳn sẽ không gây bất ngờ cho quân Đồng minh, vì qua hoạt động tình báo và các nguồn tin khác, họ đã biết về điều này. Thế nhưng, duy nhất tướng Ferry, chỉ huy sư đoàn 11 của Pháp, nhìn nhận nghiêm túc sự việc và cảnh báo về nguy cơ trên cho quân Anh đóng gần nơi thử nghiệm. Trước đó, ngày 13 tháng 4, người ta đã phát hiện loại mặt nạ chống hơi độc đơn giản ở tên lính Đức ra hàng gần Langhemac. Theo lời tên này thì mỗi người lính ra trận đều được trang bị loại mặt nạ đó. Cấp trên đã quở trách tướng Ferry tự ý trực tiếp cảnh báo quân Anh mà không chịu thông qua đại bản doanh tướng Joffre như quy định. Tuy nhiên sau lần tấn công đầu tiên bằng hơi độc thành công tốt đẹp, mà chính Bộ chỉ huy Đức vẫn sợ bị thất bại, tướng Ferry vẫn bị cách chức cho dù ông đúng.

  Trận công kích bằng khí độc đã khiến hai sư đoàn Pháp run sợ rút lui làm quân Canada bị hở sườn. Song quân Canada và Anh vẫn giữ được trận tuyến. Tuy muộn màng nhưng các cánh quân đã được trang bị mặt nạ chống hơi độc đầu tiên. Vì vậy mọi mưu đồ dùng hơi độc tiếp theo lại gây tai hại cho chính quân Đức. Chúng đã không tính đến chuyện gió ở Frandli có hai hướng Tây và Tây-Nam. Gió đột ngột đổi hướng đã đẩy màn mây độc về phía quân Đức làm hàng trăm binh lính tử trận.

  Vậy là Đức sẽ tìm các cách sử dụng hơi độc khác. Luseto lại được ném trở lại vùng hậu địch để tìm hiểu. Ông đến Mangey. Thông qua các mối quan hệ cũ ông đã biết khí độc được sản xuất tại đây, nhưng đóng bình ở nơi khác. Quan sát tuyến đường sắt, Luseto đã xác định được rất nhiều toa xitéc được vận chuyển bằng xe lửa từ các nhà máy hóa chất lớn. Những xitéc đó được chuyển đi đâu, để làm gì? Ông đã tìm hiểu, biết được điểm đến là các nhà máy Crupa ở Essen. Thế là Luseto buộc phải đến Essen, cho dù ông biết rất rõ cơ quan phản gián Đức ở vùng này rất mạnh. Ông lại đóng vai một lính Đức bị thương về nghỉ phép. Ông la cà ở quán cà phê, nơi thợ và cán bộ kỹ thuật ở các nhà máy Louis tới những lúc rảnh rỗi. Ông thường mời bia họ và qua câu chuyện của họ thu lượm được một số tin tức. Ông còn kết bạn với một cảnh sát đứng tuổi làm nhiệm vụ bảo vệ nhà máy. Tay này hàng giờ liền kể chuyện gia đình mình, kể những chuyện phiêu lưu tuổi trẻ cũng như chuyện ngoài mặt trận thật buồn tẻ và chán ngắt. Song Luseto đã chứng tỏ mình là một người tiếp chuyện tuyệt vời, bởi ông chăm chú lắng nghe không ngắt lời. Và Luseto đã gặp may. Một lần tay cảnh sát kể cho ông nghe rằng người ta đang chuẩn bị một thử nghiệm đáng kinh ngạc với những trái phá hơi độc. "Khí độc trong các trái phá? - Luseto sửng sốt. Mà dành cho dã pháo bình thường ư? Không thể có chuyện đó được!" Tay cảnh sát một mực khăng khăng khẳng định là quả đạn trái phá có thể chứa được khí độc. Hắn nói rằng chẳng bao lâu nữa dã pháo sẽ sử dụng các đạn trái phá hơi độc và hắn có thể chứng minh điều đó. Luseto đánh cuộc hai ngàn mark và tay bảo vệ đã cho ông đi theo đến cuộc thử nghiệm. Cả hai tìm cho mình một chỗ khuất nẻo nhưng rất tiện cho việc theo dõi thử nghiệm. Từ chỗ nấp Luseto đã nhìn rõ chiếc xe chở chính đức vua Wilhelm, bộ tham mưu của ông và các nhân vật quan trọng khác tới các vị trí chiến đấu.

  Để thử nghiệm người ta đã chuẩn bị khẩu dã pháo 77mm và khẩu đại bác cỡ nặng dùng trên biển. Đích bắn là đàn cừu đang gặm cỏ cách đó 1200 mét. Khẩu dã pháo bắn đầu tiên. Đạn nổ lốp đốp chứ không vang như bình thường. Sau đó là khẩu đại bác. Không một trái phá nào rơi thẳng vào đàn cừu, nhưng sau mỗi phát lại bốc lên một luồng khói màu xanh vàng được gió thổi thẳng đến đàn cừu. Khi khói tan ở chỗ đó không còn lấy một sinh vật sống. Cả tay cảnh sát lẫn "người lính bị thương" đều thán phục trước sự việc được nhìn thấy. Cả hai đều hi vọng và tin tưởng đế chế Đức sẽ chiến thắng. Đặc biệt tay cảnh sát còn rất vui với món tiền hai ngàn mark được cuộc một cách lương thiện. Tuy vậy Luseto vẫn chưa hài lòng. Ông còn muốn có một mảnh đạn làm vật kỷ niệm. Tay cảnh sát sốt sắng chạy ra bãi thử để lấy cho ông.

  Luseto đã tìm mọi cách một mình vượt qua mặt trận và chỉ ba ngày sau đã đưa được mảnh trái phá về Paris. Ngay lập tức mảnh đạn được gửi tới phòng thí nghiệm của nhà hóa học nổi tiếng Edmon Bali. Ông đã xác định trái phá được bơm đầy các chất hơi ngạt. Vậy là cần phải chế tạo gấp các mặt nạ chống độc hoàn hảo. Đồng thời Anh và Pháp cũng bắt tay vào sản xuất bom và trái phá khí độc.
Luseto còn hoàn thành trót lọt một vài điệp vụ nữa ở hậu phương quân Đức mà không hề bị phát giác. Chiến tranh kết thúc, Luseto bắt đầu viết văn. Ông là tác giả hàng loạt truyện tình báo. Chỉ trong vòng 4 năm từ 1928 đến 1932 ông đã cho xuất bản nhiều cuốn như "Người đẹp điện Cremli", "Nhiệm vụ đặc biệt", "Trung thành với kẻ địch", "Quỷ đen" (truyện phản gián thời chiến ở Bỉ), "Điệp viên của vua Phổ", "Nữ tình báo trong những bàn tay đẫm máu", "Đàn sói".

  Luseto đã hư cấu nhân vật mang tên "Jan giấu mặt" mà nguyên mẫu chính là ông. Tuy có phần hư cấu nghệ thuật song các tác phẩm của Luseto chứa đựng những thông tin cực kỳ chính xác không chỉ về diễn biến của thế chiến mà còn về những điệp vụ của cả Đức và Liên Xô vào những năm 30. Các bức ảnh, bản đồ và sơ đồ tổ chức chính xác đến mức có thể nghĩ đó là tư liệu từ một nguồn rất thông thạo thông tin, đó là cơ quan phản gián. Không phải ngẫu nhiên mà các tác phẩm của ông đều được nhà xuất bản Becgie Luvre ấn hành. Nhà xuất bản này thường chỉ ấn hành hồi ký của các cộng tác viên Phòng nhì (cơ quan tình báo Pháp). Cũng cần nói thêm rằng trong các tác phẩm của mình Luseto có bày tỏ mối quan hệ thân thiết của mình với sếp của tình báo Pháp. Đó chính là Lone, người đứng đầu Phòng nhì những năm từ 1928 đến 1932, chuyên viên tình báo về các vấn đề có liên quan tới Liên Xô.

  Năm 1932, Luseto công bố cuốn "Hồ sơ lưu trữ của Treca" sắp được xuất bản, nhưng không bao lâu sau đó ông đã đột ngột qua đời.
Logged
maibennhau
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 801



« Trả lời #31 vào lúc: 28 Tháng Sáu, 2008, 03:50:06 pm »

27 - LAURENCE XỨ AVARIA (1888 - 1935)
Gương mặt "điệp viên thơ mộng"



  Một trong những gương mặt rực rỡ nhất và thơ mộng nhất trong lịch sử tình báo là ngài Thomas Edvard Laurence. Ông là người thờ ơ với phụ nữ và tiền bạc. Ông chỉ yêu bản thân mình và đế chế Anh. Về bản thân mình ông đã nói: "Nói chung tôi giống như một người qua đường khéo léo trốn tránh những chiếc ô tô chạy trên chính lộ". Người ta đã viết nhiều tiểu thuyết và dựng nhiều phim về ông, nhưng vẫn còn một số sự thật pha trộn với những sai lệch. Tuy nhiên chỉ những sự thật đã có trong đó cũng đủ làm cho nhân cách của ông trở thành anh hùng.

  Ông sinh ngày 15 tháng 8 năm 1888 trong một gia đình Anh-Ireland trung lưu. Ông học trường Oxford. Theo lời ông thì ông "ghét cay ghét đắng nhà trường phổ thông", bởi vì nó làm ông sao nhãng công việc chủ yếu là đọc những cuốn sách về các cuộc thập tự chinh và về khảo cổ. Hai chủ đề này ông biết thật sâu sắc, cũng như tất cả những gì liên quan đến vùng Viễn Đông là điểm đến của lính Thập tự quân và là nơi có nhiều công trình khảo cổ.

  Năm 1910, Laurence về ở miền Đông Ả Rập. Ông đã nghiên cứu cẩn thận đời sống, phong tục và tín ngưỡng của người Ả Rập, ông biết thành thạo tiếng Ả Rập và tiếng nói của nhiều bộ tộc du mục. Có lẽ, trên bán đảo Ả Rập không còn chỗ nào là ông chưa tới. Ông có mối quan hệ quen biết với tất cả thủ lĩnh các bộ tộc. Ông biết rõ các mặt mạnh và yếu của các thủ lĩnh, biết rằng có thể lôi kéo ai và lôi kéo bằng cách nào.  Khi Đại chiến thế giới lần thứ nhất nổ ra Laurence trở thành điệp viên nước Anh, nói chính xác hơn là của MI-4, hoặc là của Văn phòng Ả Rập, là văn phòng có nhiệm vụ theo dõi sự phát triển của phong trào dân tộc chủ nghĩa của những người Ả Rập trên dọc biên giới của đế chế Osman. Lúc bấy giờ tất cả những vùng đất ả Rập và những dân tộc sinh sống trên đó đều nằm dưới quyền của Thổ Nhĩ Kỳ. Khi chiến tranh nổ ra thì đế chế Anh cũng vươn bàn tay của mình tới đó. Nhưng quân đội thường trực của Anh đóng tại các căn cứ của mình không tiện giao chiến với những người Thổ. Cần có những nhóm nhỏ linh hoạt quen với cuộc sống trên hoang mạc khô cằn vắng vẻ, quen đi lại trên đó, có thể dễ dàng thọc sâu vào hậu phương quân địch và tiến hành phá hoại. Ngoài ra, đó còn là khả năng chiến đấu với quân Thổ bằng bàn tay kẻ khác, mà vẫn bảo toàn được lực lượng chủ yếu của mình trên các chiến trường khác. Trong thời gian này các nhà dân tộc chủ nghĩa Ả Rập đã tự bắt đầu cuộc chiến chống người Thổ. Tại miền Nam bán đảo ả Rập lá cờ xanh khởi nghĩa của người ả Rập đã được phất lên bởi Abd el Azid ibn Saud, người đứng đầu giáo phái Vahhabit và là kẻ thù của những người Hasimit. Người đứng đầu tổ chức tôn giáo-chính trị Hasimit là vị giáo chủ ở Mekka Husseyin ibn Ali, năm 1916 ông này đã được xưng tụng là vua Hidzhaza.

  Nên ủng hộ ai đây, Saud hay là Husseyin? Nên ủng hộ những người Vahhabit hay là Hasimit? Cao uỷ Anh ở Cairo, ngài Henri Makmagon và ông sếp tình báo quân sự ở Viễn Đông thiếu tá Aston đã tin vào những người Hasimit và thậm chí đã tuyên bố với ông Husseyin rằng sau khi đế chế Osman sụp đổ người ta sẽ đưa ông và các con trai lên làm thủ lĩnh Liên đoàn Ả Rập tương lai. Cũng lúc này Văn phòng Ấn Độ của tình báo Anh lại ủng hộ những người Vahhabit. Đại diện của Văn phòng ông Saint John Filby, cha của Kim Filby mà sau này rất nổi tiếng, vào năm 1917 đã lên đường tới Er-Riad với một nhiệm vụ hết sức bí mật: thông báo cho Saud biết rằng vua George V có ý định đưa chính ông ta lên làm thủ lĩnh Liên đoàn Ả Rập, liên đoàn này sẽ được hình thành sau khi đế chế Osman sụp đổ. Đến lần này chính sách "Chia để trị" vẫn là phục vụ cho quyền lợi của đế chế Anh.

  Nhưng bây giờ chúng ta hãy trở lại với nhân vật của mình. Laurence đã chiếm được lòng tin của người con cương quyết nhất của Husseyin là Feysal, người đang theo đuổi mục đích tổ chức cả một đạo quân chống lại người Thổ. Tuy nhiên, việc tổ chức một đạo quân thống nhất to lớn vào thời bấy giờ là điều hoàn toàn không hiện thực. Người ta cần có những đơn vị nhỏ cơ động, những đơn vị này giống như một đàn chó sói, chúng lao vào con gấu từ nhiều phía khác nhau, nghĩa là họ có thể tấn công và cấu xé quân đội Thổ hùng mạnh, nhưng không năng động. Thomas Laurence là người thực hiện việc xây dựng lực lượng khởi nghĩa kiểu "người dơi" này. Là một người da trắng, mắt xanh, ông không giống người Ả Rập  chút nào cả. Nhưng khi mặc quần áo chúng, bịt nửa mặt, da phơi nắng ngăm ngăm, nói thành thạo tiếng Ả Rập, thì ông có thể dễ dàng trông giống như một người Ả Rập du mục. Còn ý chí kiên cường, ưa phiêu lưu mạo hiểm, tính kiên trì vươn tới mục đích đã cho phép ông trở thành thủ lĩnh trong bất kỳ cộng đồng nào. Hơn thế nữa, ông lại có nhiều tiền do tình báo Anh cung cấp. Thomas Laurence đã ăn uống, sinh sống như những người Ả Rập. Ông đã khuyên các nhà tình báo khác: "Các ông phải cảm thấy mình là diễn viên, sắm vai suốt ngày suốt đêm trong nhiều tháng liền, không được nghỉ ngơi và phải chịu nhiều rủi ro".

  Đôi khi ông ngồi chơi cả chiều với một thầy tu, sau đó lên lạc đà đi suốt đêm và đến sáng lại gặp gỡ một người khác. Nói chuyện với những người đó không phải lúc nào cũng dễ dàng. Trong những chỉ thị của mình, mà ông gọi là "27 điều", ông viết: "Hãy chiếm lấy lòng tin của người lãnh đạo và hãy giữ gìn lòng tin đó. Nếu có thể thì phải dùng tiền của mình mà củng cố uy tín cho người đó trước mắt những người khác. Không bao giờ được từ chối và đừng làm hỏng những kế hoạch mà người đó có thể đưa ra. Bao giờ cũng phải ủng hộ những kế hoạch đó, rồi sau khi có lời khen ngợi, lại thay đổi chút ít, buộc chính người thủ lĩnh đó phải đưa ra đề nghị cho đến khi những đề nghị này trùng hợp với ý kiến riêng của ông... Mặc dù rất khó có thể bắt một người Ả Rập du mục làm một việc gì, nhưng lại dễ dàng có thể lãnh đạo anh ta, chỉ cần ông biết kiên nhẫn. Sự can thiệp của ông càng ít lộ ra bao nhiêu, thì ảnh hưởng của ông càng to lớn bấy nhiêu. Những người du mục sẽ rất vui lòng tuân theo lời khuyên của ông, thậm chí họ không lường được rằng chính ông hay những người khác biết điều đó. Không nên trá hình... Nhưng khi sống với những người Ả Rập mà ông ăn mặc quần áo như họ, thì ông chiếm được lòng tin và tình bạn tới mức mà nếu mặc quân phục thì không bao giờ ông có thể có được. Tuy nhiên đó là điều khó khăn và nguy hiểm. Chính vì ông đã ăn mặc như những người Ả Rập nên họ sẽ không bao giờ làm điều gì đặc biệt đối với ông cả...

  Đôi khi ông phải tham gia vào những cuộc tranh luận về tôn giáo. Ông hãy thoải mái nói về tín ngưỡng của mình, nhưng tránh đừng phê phán những quan điểm của họ...

  Đừng noi gương những người Ả Rập và hãy tránh những cuộc phiếm đàm về phụ nữ. Vấn đề đó cũng khó như là tôn giáo. Về mặt này những quan điểm của những người Ả Rập khác xa những quan điểm của chúng ta, đến nỗi những nhận xét vu vơ họ cũng coi là không biết kiềm chế, cũng giống như một số những nhận xét của họ, nếu được dịch nguyên văn thì ông cũng coi là thiếu cẩn trọng.

  Toàn bộ bí quyết tiếp xúc với người Ả Rập là phải không ngừng nghiên cứu họ. Luôn luôn phải cảnh giác, không bao giờ được nói thừa, luôn luôn phải theo dõi bản thân mình và các đồng đội. Phải nghe ngóng những gì đang diễn ra, tìm cho thấy những nguyên nhân thật sự. Hãy nghiên cứu tính cách của những người Ả Rập, sở thích và say mê của họ và phải lưu giữ những gì mình phát hiện được... Thành công của ông sẽ tương xứng với số năng lượng trí tuệ mà ông bỏ ra".

  Trong những hồi ký của mình Thomas Laurence tuyên bố mình là người ủng hộ cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của những người Ả Rập. Thực ra, ông chỉ lo lắng đến quyền lợi của nước Anh, là nước đang mưu đồ xâm chiếm thuộc địa mới. Làm sao ta có thể phê phán một người Anh được giáo dục trên những truyền thống của đế chế Anh, người luôn luôn tin rằng "My country is my country, good or bad, but it is my country!" (Đất nước tôi là đất nước tôi, dù tốt hay xấu thì đó cũng là đất nước tôi!)

  Nhờ có hành động khéo léo và cương quyết mà Thomas Laurence đã có thể trở thành sủng thần của Husseyin và người con trai Feysal, đứng đầu nhiều bộ lạc, của ông ta. Ông đã gợi ý cho họ khẩu hiệu: "Đoàn kết người Ả Rập để đấu tranh với Thổ". Nhờ khẩu hiệu này mà có phong trào nghĩa quân và tổ chức được những đơn vị tinh nhuệ, được trang bị bằng súng ống nước Anh. Cuộc khởi nghĩa thực chất là do Thomas Laurence lãnh đạo. Ông được phong chức đại tá và được gọi là "Laurence xứ Avaria". Cái đầu của ông được người Thổ treo giá hai mươi ngàn bảng Anh. Các đơn vị của Feysal - Laurence đã gây ra bao nhiêu tai họa cho quân đội Thổ, khi các đơn vị này hoạt động theo lối du kích trên mọi tuyến đường. Đồng thời họ cũng thu được những thắng lợi đặc trưng cho cuộc chiến tranh "thường trực". Sau cuộc chuyển quân mệt mỏi vượt qua sa mạc tháng 7 năm 1917 các đạo quân dưới sự chỉ huy của Feysal và Laurence bằng một cuộc tấn công thần tốc đã chiếm được cảng Akaba. Tháng 9 năm 1918, Laurence cùng với một đạo quân nhỏ đi lạc đà, lợi dụng lúc quân Thổ rút Louis, đã tiến vào Damask.

  Nhờ kết quả của Đại chiến thế giới I và nhờ hoạt động của Laurence, nước Anh đã có được những thuộc địa mới: Iraq, Palestin, căn cứ dầu mỏ và hải quân ở Hayf, củng cố được quyền thống trị của mình trên bán đảo Ả Rập. Sau Đại chiến II nước Anh mất hết những vùng đất này, nhưng lúc đó thì đấy là chiến công của đế chế Anh và công lao của chính đại tá Laurence. Tuy nhiên, ngay lúc đó chiến công cũng không phải là hoàn hảo. Ngay sau chiến tranh, dưới áp lực của Pháp, người Anh đã phải rút quân ra khỏi Siri, người Pháp chiếm Damask, đuổi người Ả Rập ra khỏi Palestin. "Người bạn" thân quý nhất của Laurence là Feysal đã không hết lời nguyền rủa ông, còn Saud, "người bạn" của Saint John Filby năm 1924 đã đuổi "bạn" của Laurence là Husseyin ra khỏi Mekka, trở thành người sáng lập ra nước Ả Rập Seut.

  Sau chiến tranh Laurence lại làm công việc khác. Năm 1921 theo đề nghị của Winston Churchill, bộ trưởng Bộ Thuộc địa, Laurence trở thành cố vấn chính trị trong ban lãnh đạo mới về Trung Đông. Ông có dịp chuộc lại lỗi lầm xưa đối với Feysal, người bị trục xuất ra khỏi Siri. Chính vì Iraq rơi vào vòng bảo hộ của Anh, cho nên mọi vấn đề quyền lực ở đây được giải quyết trong Bộ Thuộc địa. Tháng 3 năm 1921 tại một hội nghị ở Cairo, Laurence đã thuyết phục được Churchill đưa Feysal lên làm vua Irak. Sau vụ đó Laurence bất ngờ rời bỏ cương vị đầy uy tín của mình và đến tháng 8 năm 1922 ông tham gia với tư cách... binh nhì trong ngành không quân nước Anh mang họ là Ross. Ông làm gì thì không ai biết nhưng sau nửa năm có một sĩ quan xấu chơi với ông từ lâu đã phát hiện ra ông và công khai nêu tên ông trên báo.

  Khi đó ngành tình báo Anh lại giao cho ông một nhiệm vụ mới mà ông phải thực hiện tại Ấn Độ trên biên giới với Afganistan. Tại đó ông xuất hiện với hai khuôn mặt: anh thợ máy Sou khi quan hệ với người Anh, và là thầy tu Pir-Karam khi gặp "người bản xứ". Lúc bấy giờ thủ lĩnh Hồi giáo ở Afganistan là Amanulla có ý định làm cải cách trong nước. Nhưng điều đó không có lợi cho nước Anh, nên người Anh tìm mọi cách để triệt thoái ông, đưa một thủ lĩnh khác lên thay, một người ngoan ngoãn với thực dân Anh. Năm 1927-1928 việc đó do đại tá Laurence đảm nhận.

  Ông đã thu xếp được quan hệ với tên giết người cướp của Bachay Sakao. Tên này nổi tiếng vì đã giết cha đẻ, giết vợ, giết con la, mà không đếm xỉa gì đến hàng mấy chục người xung quanh. Laurence đặt hy vọng vào tên đó. Ông hứa hẹn ngai vàng ở Afganistan cho hắn, nếu hắn giúp loại trừ được Amanulla. Laurence hoạch định và thực hiện một kế hoạch quỉ quái nhằm làm cho toàn dân căm ghét Amanulla, trước hết là những người Hồi giáo cánh hữu. Các nhân viên của Laurence và Sakao bắt đầu tuyên truyền chống Amanulla và những cuộc cải cách của ông: ông ta đang vi phạm các điều luật của Thánh Tiên tri - bỏ khăn xếp, bỏ quần áo Hồi giáo, bắt phụ nữ bỏ che mạng, bắt họ đi học, cho phép nam giới cạo râu ria, muốn mọi người đi bác sĩ chữa bệnh, v.v... Đám dân chúng tăm tối và thất học đã đứng lên chống lại Amanulla. Lửa đổ thêm dầu là việc Laurence thông qua nhân viên của mình mà truyền bá những tấm hình chụp các cô gái ngồi hớ hênh trên đùi nam giới. Những dòng chữ đề dưới những tấm hình ấy cũng là buộc tội Amanulla đã "vi phạm những mệnh lệnh thiêng liêng của Đức Tiên tri và luật Hồi giáo". Sau đó Laurence truyền bá trên khắp đất nước Afganistan một bản tuyên bố nhân danh tất cả những người Hồi giáo cánh hữu, kêu gọi lật đổ Amanulla và công nhận người lãnh đạo mới là Bachay Sakao.

  Bachay Sakao chiếm được Kabul, tự xưng là thủ lĩnh và triển khai hoạt động tích cực chống Xô Viết. Lập căn cứ trên lãnh thổ Afganistan, hai mươi ngàn quân phản động bắt đầu cướp phá các nước cộng hoà Xô Viết Trung Á: Tadzhikistan, Turmeniya, Uzbekistan.
Cho rằng nhiệm vụ đã hoàn thành và biết rằng tên ăn cướp Sakao không thể nào trụ lâu được, vào đầu năm 1929 đại tá Laurence trở về London, tại đây ông trở thành nhân vật của một vụ bê bối ầm ĩ: các đại biểu Công đảng chất vấn trong nghị viện về những hành tung của Laurence ở Afganistan. Thời gian đó những người tham gia cuộc tuần hành do những người cộng sản tổ chức đã đốt hình nộm của Pir-Karam và Laurence. Laurence bốn mươi hai tuổi bị buộc thôi việc và bắt đầu viết hồi ký. Ông đã viết hai cuốn sách: "Khởi nghĩa trên sa mạc" và "Bẩy cây trụ cột thông thái".
 
  Tháng 10 năm 1929, "ông bạn" của Laurence là Bachay Sakao bị lật đổ và bị hành quyết.

  Nhưng bản tính phiêu lưu của "người bị huyền chức" vẫn không thay đổi. Ông có ý đồ gặp Hitler và thiết lập quan hệ với lãnh tụ phát xít Anh là Osvald Mosli. Tuy nhiên, những ý đồ đó may mà không được thực hiện. Ngày 19 tháng 5 năm 1935, ông qua đời trong một tai nạn xe máy. Đại tá Thomas Edvard Laurence được chôn cất tại Nhà thờ Thánh Paul ở London bên cạnh những người anh hùng chiến tranh của nước Anh và các nhà quí tộc danh tiếng.
Logged
maibennhau
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 801



« Trả lời #32 vào lúc: 28 Tháng Sáu, 2008, 07:26:54 pm »

28 - BERT HALL (sinh năm 1888)
Cha đẻ của ngành tình báo hàng không


  Phi công người Mỹ Bert Hall có thể được coi là cha đẻ ngành tình báo hàng không.

  Ông sinh ở bang Kentukki năm 1888. Từ thời thanh niên ông đã say mê núi non. Lúc nhỏ xíu ông đã trèo lên đỉnh núi cao nhất gần nhà, nhìn xuống thung lũng trải dài dưới chân, mơ ước được bay trên đó như cánh đại bàng. Ông cũng yêu thích kỹ thuật và rất say mê tốc độ cao. Thế là ông bắt đầu lái xe đua, coi đó là hạnh phúc tuyệt vời. Ông đã từng chiến thắng, chiến bại, đã từng lộn nhào, đã cận kề cái chết, nhưng không bao giờ bỏ nghề cho tới một ngày nghe thấy trên đầu mình có tiếng động cơ lạ và nhìn thấy một điều kỳ diệu - một người đội mũ sắt, đeo kính, mặc áo da, bay ngang bầu trời như cánh đại bàng. Từ ngày đó cho đến khi nhắm mắt trái tim ông đã thuộc về ngành hàng không. Ông học lái máy bay, sau đó quyết định mang truyền thống xe đua lên trời và trở thành người tiên phong của thể thao máy bay. Nghề này khiến ông kiếm được nhiều tiền, nhưng tiền không bao giờ đủ. "Nếu đã có lính bộ đánh thuê, thì sao lại không có lính phi công đánh thuê?" -  ông nghĩ thế và bắt đầu đi tìm nơi thể hiện tri thức và kinh nghiệm của mình. Và số phận đã mỉm cười với ông.
Năm 1912 bắt đầu chiến tranh Balcan. Những người Xerbi và Bungari chống lại quân Thổ, cùng hợp sức với họ là người Hy Lạp. Bert Hall vội vã sang châu Âu. Bằng số tiền dành dụm được ông mua một chiếc máy bay cánh đơn của Pháp và đến xin làm việc cho người Thổ. Người Thổ mừng quá, cấp cho ông một khoản lương lớn - một trăm đô la vàng mỗi ngày, nhưng phải hoàn thành được công việc. Hàng ngày, cùng với thợ máy, một người Pháp tên là Andrey Pyers, ông phải đi khảo sát. Đôi khi ông bay là là thấp sát mặt đất và phải bật cười khi thấy bọn lính ở những làng mạc xa xôi hẻo lánh lần đầu tiên nhìn thấy máy bay phải quì xuống mà làm dấu thánh.

  Song, mặc dù Bert Hall đã rất cố gắng, quân Thổ vẫn thua, vẫn bị đánh tan ngày 24 tháng 10 tại Kirk-Kilis, năm ngày sau, 29 tháng 10, lại bị đại bại ở Burgas. Quân đội Xerbi-Bungari đã bao vây được thành phố chính và pháo đài của Thổ ở Frakia là Adrianopol, bịt được con đường dẫn tới Stambul (Konstantinopol).

  Người Thổ yêu cầu ông ngoài việc tiến hành do thám phải bỏ bom vào hàng ngũ địch. Nhưng Bert Hall không chịu vì ông không có ý định giết ai cả, nhất là những người theo đạo Thiên chúa như ông. Thế là ông không được trả lương nữa.

  Hall đã tìm được một lối thoát đơn giản. Cùng với anh thợ máy ông lại bay về phía người Bungari. Ông lại được trả khoản lương như của người Thổ, nhưng ông mang lại được nhiều lợi ích hơn, bởi vì ông đã biết rõ hệ thống các công trình phòng ngự của Thổ. Tuy vậy, đối với người Bungari như thế vẫn là ít. Ngoài việc khảo sát họ còn yêu cầu ông làm mật thám nữa. Được thêm tiền, lần đầu tiên ông bay vượt qua phòng tuyến, hạ cánh và thả vào hậu phương quân Thổ một điệp viên Bungari.

  Hall làm việc hết mình, thế nhưng một tháng sau người Bungari chậm trả tiền ông. Ông quyết định rời bỏ họ, nhưng ngay tại máy bay ông đã bị họ bắt, đưa về cảnh sát, tại đây ông bị buộc tội làm gián điệp cho Thổ. Hall không phủ định, nhưng khó chứng minh được rằng ông đã thôi. Ông muốn liên hệ với lãnh sự Mỹ nhưng không được phép. Ông bị đưa ra toà án quân sự. Không ai nghe những lời thanh minh của ông, không chú ý đến những lời giải thích rằng ông bỏ đi vì họ không trả thêm tiền và ông bị kết án xử tử.

  Người cứu ông là anh thợ máy được thả tự do. Anh đem một phần "kho vàng" của mình, tìm đến những cửa cần thiết, và chỉ mấy giờ trước khi hành hình Hall được thả ra. Ông cùng với người thợ máy trở về Pháp. Ít lâu sau nổ ra Đại chiến I. Đến ngày thứ hai của cuộc chiến ông ghi tên vào đoàn quân lê dương, sau 3 tháng ông được chuyển vào đội bay nổi tiếng của Lafayette, các phi công ở đây được gọi là "những con quỉ bay".

  Bây giờ những kinh nghiệm của Hall rất có giá trị. Ông được giao trách nhiệm thả điệp viên vào hậu phương quân Đức. Muốn vậy, cần phải biết bay và thả quân vào ban đêm, nói đúng hơn là vào những giờ rạng sáng, cũng như phải biết hạ cánh xuống những nơi lạ lùng, chưa được chuẩn bị. Cứ mấy hôm ông lại phải bay một lần, lần nào cũng nguy hiểm chết người. Nhưng tài năng và sự chai lỳ của ông bao giờ cũng chiến thắng.

  Một lần ông bị giăng bẫy. Lần ấy ông phải hạ cánh xuống phía bên kia chiến tuyến để đón một điệp viên trở về. Nhưng tên này đã hợp tác với Đức và chúng đã chuẩn bị phục kích. Nhưng trong số lính Đức có kẻ không đủ kiên nhẫn nên đã nổ súng ngay khi máy bay sắp hạ cánh. Ông bị thương nhẹ, nhưng đã kịp vọt lên trời trở về. Nếu ông bị Đức bắt, chắc ông bị tử hình vì tội gián điệp. Lúc bấy giờ còn có những luật lệ hiệp sĩ. Nếu phi công mặc quân phục thì được coi là quân nhân, chứ không phải là gián điệp. Ngày 30 tháng 10 năm 1915 đã có một tiền lệ: toà án Đức đã tha tội gián điệp cho 2 phi công Pháp, vì khi bị bắt họ mặc quân phục. Họ chỉ bị tù có 3 năm thôi.

  Đến cuối chiến tranh trong đội "những con quỉ bay" có hai người sống sót, trong đó có Bert Hall.
Logged
maibennhau
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 801



« Trả lời #33 vào lúc: 28 Tháng Sáu, 2008, 07:35:52 pm »

29 - IAN BERDIN (1889-1938)
Anh hùng quân báo Xô Viết



  Peterits Kudits (tên thật là Ian Carlovic Berdin) sinh trong một gia đình cố nông vùng Klighen Riga. Chàng trai khó khăn lắm mới thi đỗ vào trường sư phạm, nơi học sinh rất ngang bướng và cậu học sinh mới đã cùng một số học sinh nổi loạn khiến trường bị đóng cửa vào tháng 10 năm 1905. Chàng trai phải quay về nhà. Chịu ảnh hưởng của người anh cả, Berdin tham gia tấn công bọn Côdắc, tấn công lâu đài tên nam tước để rồi phải trốn tránh vào rừng trong đội quân "những người anh em của sơn lâm". Bọn Côdắc bắt được Berdin, đánh cho tơi tả bằng que thông nòng súng. Sau vụ đó Peterits thề sẽ đấu tranh đến cùng với nền quân chủ chuyên chế.

  Hồi phục sau trận đòn roi, Berdin quay trở lại với "những người anh em sơn lâm". Họ đã đập tan tòa thị chính địa phương ở Iaunpins, bắn chết tên phản động làm văn thư, tịch thu giấy tờ, thiêu hủy quán trọ và tửu quán, trưng dụng vốn liếng của bọn chủ. Trong lúc hai bên bắn nhau Peterits bị trúng ba viên đạn, một viên nằm trong hộp sọ, may không ảnh hưởng tới não, nhưng anh đã bị bắt đưa ra tòa. Với tội trạng như trên lẽ ra bị tử hình, song Peterits chưa đến tuổi thành niên nên chỉ bị phạt giam. Bốn năm sau, năm 1909, Peterits mới được thả. Khi chia tay giám ngục đã nói:

  - Hy vọng nhà tù đã cho cậu một bài học đích đáng.

  Song ông ta đã lầm. Peterits Kudits đã tiếp tục theo con đường mình đã chọn để trở thành nhà cách mạng chuyên nghiệp. Và rồi lại tòa án, tù giam, thậm chí cả lưu đày. Chính tại những nơi đó chàng thanh niên Peterits đã nhận thức được khoa học đấu tranh cách mạng. Cũng chính tại nơi lưu đày ở Xiberi nhà cách mạng Ian Carlovic Berdin đã ra đời, họ tên này được ghi trên các tư liệu chính trị cách mạng mà các tù nhân bolsevich đưa cho.

  Từ tháng 2 năm 1917, cuộc đời Ian Berdin gắn liền với số phận không chỉ của riêng Latvia, mà còn của cả đất nước Xô Viết. Sau Cách mạng tháng Mười Ian Berdin được cử vào bộ máy chính quyền mới, là trưởng văn phòng Bộ dân ủy chính quyền tự quản địa phương, là thư ký kiêm phó ban kinh tế của Bộ dân ủy Nội vụ. Mùa hè năm 1918, Berdin đã cùng đơn vị Hồng quân đến Iaroslav để trấn áp cuộc nổi loạn của bọn xã hội cách mạng ở đó. Tháng 5 năm 1919 trong khi bảo vệ Riga chống lại quân Bạch vệ, Berdin lại bị trọng thương. Chữa trị vết thương xong Berdin về làm chính ủy sư đoàn bộ binh rồi được điều về Ban đặc trách đấu tranh chống hoạt động phản cách mạng và khủng bố của quân đoàn 15. Ngày 2 tháng 12 năm 1920 chuyển sang ban quân báo. Ngày 27 tháng 12 năm 1921 Pavel Ivanovic Berdin được bổ nhiệm làm phó ban quân báo. Tên Pavel là do ông chọn để tưởng nhớ ông nội của mình, một người lính tham gia bảo vệ Sevatstopon, khi ấy ở làng người ta thường gọi ông cụ là "anh bạn Pavel người Nga". Berdin sớm bạc tóc nên bạn bè đồng chí gọi ông là "cụ già", sau này trở thành biệt danh hoạt động của ông.

  Cảm thấy trình độ còn non kém, Berdin đã thi vào học lớp buổi tối ở trường Đại học Tổng hợp vô sản. Thấy mình chẳng hiểu biết gì về các nước khác, Berdin với tên họ mới là Dvoreski lên đường đi thăm Berlin, Praha và Varsava.

  Ngày 23 tháng 3 năm 1942, Berdin lên làm trưởng ban quân báo. Lần đầu tiên ông ở cương vị này cho đến năm 1935, sau đó được bổ nhiệm chức phó tư lệnh quân đoàn Cờ đỏ đặc nhiệm Viễn Đông, dưới sự chỉ huy của vị anh hùng thời Nội chiến, nguyên soái Vaxili Constatinovich Blukhe. Trước khi đi nhận nhiệm vụ Vorosilov đã nhận xét về ông như sau: "Berdin thực sự là một chiến sĩ bolsevich trung thành, đặc biệt khiêm tốn. Tất cả những ai đã tiếp xúc với đồng chí qua công việc đều yêu mến và tôn trọng đồng chí. Đồng chí Berdin đã hiến dâng toàn bộ sức lực, kinh nghiệm và thời gian của mình cho sự nghiệp khó khăn nhưng quang vinh nhất...".

  Tại sao Berdin lại được đánh giá cao đến vậy? Để giải đáp câu hỏi trên, cần xem lại thời gian và hoàn cảnh làm việc của Berdin khi đó, cũng như tìm hiểu cho dù là lướt qua công việc của Ban phản gián.

  Thời gian từ năm 1921 đến 1937 được coi là "thời đại của những điệp viên ngầm vĩ đại". Tiểu sử của những điệp viên được Ian Berdin đào tạo và tung vào hậu phương địch về thực chất cũng chính là tiểu sử của ông.

  Sau Cách mạng tháng Mười chính quyền Xô Viết không động chạm đến mảng quân báo. Quân báo vẫn tiếp tục hoạt động, nhưng trải qua nhiều tình huống bi đát - phản bội, chạy trốn, chiến sĩ không chịu thực thi nhiệm vụ. Dần dần cho tới đầu năm 1921 bộ máy mới của cơ quan phản gián đã hình thành. Quá nửa cán bộ lãnh đạo ở các vị trí chủ chốt là người Latvia, trong đó có Ian Berdin phụ trách tác chiến. Cùng với sự phát triển của hoạt động phản gián, cơ cấu của nó cũng có sự thay đổi, trách nhiệm của Berdin cũng không cố định. Ông được bổ nhiệm vào vị trí lãnh đạo.

  Đầu những năm 20 đối với hoạt động phản gián thật khó khăn do nhiều lý do: không có kinh nghiệm, thiếu cán bộ, nhưng cơ bản là thiếu tiền. Để có tiền hoạt động buộc phải buôn bán (như lông thú chẳng hạn). Khó khăn còn ở mối quan hệ giữa Ban nước ngoài của Cục Phản gián với Quốc tế cộng sản. Đã nhiều lần được chỉ thị cấm sử dụng đảng viên Đảng Cộng sản các nước vào hoạt động phản gián vì quyền lợi Liên Xô. Song việc có được những điệp viên "trời cho" không phải mất tiền ấy quả là hấp dẫn đến mức các nhà tình báo bỏ qua mọi chỉ thị và lệnh từ trên xuống.

  Dù thế nào thì công việc vẫn được triển khai. Do việc hoạt động "hợp pháp" ("dưới vỏ bọc" sứ quán, đại diện thương mại, hãng buôn...) bị đối phương giám sát nghiêm ngặt, nên phải chuyển sang dựa chủ yếu vào các điệp viên ngầm.
 
  Đức vừa là đồng minh vừa là đối tượng theo dõi của cơ quan quân báo. Từ đầu những năm 1920, Đức quốc xã và quân báo Liên Xô thường xuyên trao đổi thông tin chủ yếu về Ba Lan (Ba Lan là đối thủ chính của cả Đức và Liên Xô) và cả về vùng bán đảo Balcan cũng như các nước châu Á. Từ năm 1925 Berdin trực tiếp điều hành việc trao đổi thông tin. Đầu những năm 1930 điệp viên Xô Viết ở Vienna đã bị bắt giam rồi được thả tự do nhờ tác động của đại tá Ferdinan fon Bredov phụ trách phản gián Đức lúc đó. Sau khi Hitler lên nắm chính quyền mọi tiếp xúc giữa hai Cục Phản gián đã phải ngừng.

  Mọi quan hệ đặc biệt với Đức được sử dụng cho việc điều hành hoạt động phản gián ở các nước châu Âu khác, thậm chí cả ở Mỹ.
Điệp viên ngầm của Liên Xô hoạt động có hiệu quả ở Đức. Một trong số đó là Vladimir Fedorovich Petrov. Sau cuộc nội chiến, Petrov phải sống lưu vong và đã ổn định việc làm ở ban quân sự của sứ quán Nhật tại Berlin. Từ năm 1923 Petrov đã bắt liên lạc được với phản gián Xô Viết và cung cấp cho phía Liên Xô mọi thông tin giá trị, trong đó có việc trao đổi thư từ giữa chính phủ các nước khối Antanta, những báo cáo về kinh tế chính trị ở Đức... Giữa những năm 1920, nhân danh phản gián Nhật, Petrov đã tuyển dụng ba điệp viên: lãnh đạo quân báo Đức, điệp viên Anh Enlis và một giám đốc của "Doiche Verke".

  Đầu những năm 1930, Petrov mở rộng mạng lưới điệp viên của mình, tiếp xúc với tình báo và phản gián Đức, với Bộ Ngoại giao Đức và với giới tài chính công nghiệp ở Berlin. Nhưng ông đã tỏ ra sốt sắng quá. Vì vậy Trung ương đã nghi ngờ mối quan hệ của ông với phản gián một vài nước như Nhật, Anh, Pháp, Đức nên đã ngừng tiếp xúc với ông vào năm 1935. Năm 1937 người ta muốn phục hồi lại nhưng những cuộc trấn áp cản trở chuyện đó.

  Biên chế của cơ sở tình báo ở Berlin cho tới trước năm 1928 lên tới 250 người, trong đó có Constantin Basov (Ian Abontn), chính là người góp ý tuyển dụng Richard George.

  Trong hoạt động phản gián tất nhiên có thắng có bại, có được có mất. Năm 1927, cảnh sát Pháp đã phá tan cơ sở phản gián ở Pháp. Điều đáng buồn nhất là chính Gian Creme, người lãnh đạo mạng lưới điệp viên, không chỉ là đảng viên cộng sản, mà còn là Trung ương ủy viên, thậm chí ủy viên Bộ Chính trị của Đảng Cộng sản Pháp, đã bị tổn hại thanh danh. Ông đã cùng vợ chạy được sang Liên Xô. Tuy nhiên Đảng Cộng sản Pháp cũng như phản gián Liên Xô không tránh được những tổn thất nặng nề mới. Chẳng bao lâu sau phản gián Pháp đã vạch trần hoạt động của "mạng lưới thông tin viên công nhân". Những người này đã viết bài về tình hình ở xí nghiệp mình và gửi đăng báo "Nhân đạo", những bài này đã được phản gián Xô Viết xử lý. Một số tình báo Xô Viết và Pháp đã bị bắt.

  Công việc vẫn tiếp tục đều đều. Một điệp viên ngầm tên là Vinarov được cử sang Pháp tạo dựng mạng lưới tình báo phản gián nhằm vào Tây Ban Nha và đã tổ chức được bốn điểm thu phát tin ở Paris và Toulouse, một hình thức phù hợp với những năm chiến tranh.

  ở Italia cũng có một mạng lưới điệp viên rộng lớn. Một trong số họ là Roberto Bartini. Điệp viên này đã tốt nghiệp trường đào tạo phi công, sau đó vừa theo học trường Bách khoa vừa đi làm ở xưởng sửa chữa máy bay. Do môi trường học tập và làm việc Roberto đã có quan hệ sâu rộng trong giới hàng không. Bản báo cáo tổng kết hoạt động của phản gián những năm 1923 - 1924 đặc biệt nhấn mạnh thành tích ở Italia: "... chúng tôi tiếp cận được với mọi tài liệu bảo mật nhất liên quan tới các đơn đặt hàng và mọi thực nghiệm trong lĩnh vực hàng không. Chúng tôi luôn có được những thông tin đầy đủ về tình hình máy bay, phi công với các thông số khác nhau... "

  Quân báo viên ngầm tên là Lev Manevich hoạt động ở Italia với mật danh "Etienne". Manevich tuyển dụng được nhiều điệp viên giỏi, thành lập cơ sở và gửi về Trung Tâm chủ yếu là những thông tin về kỹ thuật quân sự - các bản vẽ và biên bản thử nghiệm các loại máy bay ném bom, máy bay tiêm kích, tàu ngầm mới, loại đại bác 37mm, thiết bị điều khiển hỏa lực pháo đặt trên tàu chiến, về các khí cụ cho phép thực hiện các chuyến bay đêm, về việc điều khiển máy bay và về các chuyến bay của binh đoàn không quân theo đội hình và trong sương mù. Manevich cũng đã ở Tây Ban Nha và mang về từ đó báo cáo cụ thể về không quân của tướng Franco cũng như mẫu mới nhất của máy bay tiêm kích "Messersmit". Ngày 5 tháng 12 năm 1936, Manevich bị bắt giam do bị phản bội. Ông mất ở trại tập trung của Đức ngày 9 tháng 5 năm 1945.

  Trước năm 1925 quân báo Xô Viết có được những thông tin về Mỹ chỉ qua báo chí và một số tư liệu do các cơ sở phản gián ở châu Âu ngẫu nhiên có được và gửi về. Năm 1925 điệp viên ngầm đầu tiên của quân báo đã được tung sang Mỹ. Đó là điệp viên Vladimir Bogdanovich Carlot, tên thật là Verner Racov nhưng vào Mỹ với tên Kark Felic Wolf. Vốn là ng¬ười vùng Kurlandia, xuất thân gia đình gốc Đức Wolf đã được ăn học ở Đức. Năm 1914, Wolf cùng gia đình về Nga, nhưng đầu Thế chiến thứ nhất đã bị quản thúc. Sau cuộc cách mạng tháng hai ông tích cực tham gia công việc cách mạng, thành lập tổ chức tù binh quân sự lớn nhất ở Xiberi, bản thân ông đã bị thương trong chiến đấu với bọn nổi loạn người Tiệp. Sau cuộc cách mạng ở Đức, ông được tung vào nước này tham gia vào đại hội trù bị của Đảng Cộng sản Đức, tham gia vào việc thành lập nước cộng hòa Xô Viết Bremen cho dù nước cộng hòa này tồn tại không được lâu. Sau đó ông là cơ sở cho quân báo Xô Viết ở vùng Bắc nước Đức và ở Vienna. ở đây ông đã phụ trách đào tạo mạng lưới điệp viên cho vùng Balcan. Năm 1923 Wolf phụ trách bộ máy phản gián của Đảng Cộng sản Đức. Chỉ trong một thời gian ngắn ông đã củng cố thành một tổ chức vững mạnh. Sau này trong suốt nhiều năm đó là nguồn điệp viên cho quân báo Xô Viết. Sau khi cuộc cách mạng ở Đức bị đè bẹp, Wolf được triệu về Moscva để rồi không bao lâu sau được phái sang Mỹ. Là thực tập sinh về triết học và xã hội ở trường Đại học Tổng hợp Côlômbia nên Wolf có điều kiện giao thiệp rộng rãi với cánh tả. Từ đó ông đã tìm được những người thích hợp để sau đó tuyển dụng cho phản gián Xô Viết. Và thật kinh ngạc chỉ trong hơn một năm ông đã tạo dựng được cơ sở tình báo tuy không lớn nhưng tài năng hoàn toàn có thể nắm vững được những thành tựu mới nhất thuộc các lĩnh vực hàng không, lực lượng hải quân và hóa học trong quân sự.
Logged
maibennhau
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 801



« Trả lời #34 vào lúc: 28 Tháng Sáu, 2008, 07:40:59 pm »

  Năm 1924, đích thân Vorosilov và Berdin huấn thị điệp viên Lev Triemen trước lúc điệp viên này ra nước ngoài. Lev Triemen vừa là một nhà khoa học vừa là nhạc công. Năm 1921, ông đã làm ra một nhạc cụ điện tử "Triemenvocs" mang tên ông. Từ năm 1928 Triemen mang nhạc cụ "Triemenvocs" đi biểu diễn ở châu Âu, ở Mỹ và được hoan nghênh nhiệt liệt. Mỹ đã cho phép Triemen thành lập hãng điện tử sản xuất nhạc cụ hàng loạt. Nhưng tất cả những cái đó chỉ là "mặt trên của tảng băng". Khó có thể đánh giá hết giá trị của những thông tin do Triemen cung cấp, chỉ tiếc là đã không được sử dụng đúng tầm của nó. Cũng cần nói thêm rằng trong số những người Triemen tiếp cận và có quan hệ đã có những nhân vật tầm cỡ như tướng Eisenhower (sau này là tổng thống thứ 34 của Mỹ), nhà bác học Einstein, Grofs (sau này là quân hàm tướng, phụ trách dự án nguyên tử "Manhattan") Triemen đã tham gia cùng họ lập ra hệ thống bảo vệ công nghiệp quân sự có một không hai, điều chỉnh liên lạc bằng điện thoại giữa Mỹ với châu Âu và các vùng khác. Ông còn nắm vững tiềm năng quân sự của Mỹ và các dự thảo chiến lược trong chính sách đối ngoại của Mỹ. Thế nhưng cuối năm 1938 khi về đến Liên Xô Triemen lại bị bắt và tuyên án 8 năm tù giam.

  Quân báo hoạt động cả ở Thổ Nhĩ Kỳ, lúc đầu dựa vào các đảng viên cộng sản Thổ Nhĩ Kỳ, thậm chí cả vào các sĩ quan Bạch vệ để giành lấy chính quyền ở Constantinopon và thành lập ở Thổ Nhĩ Kỳ một nước cộng hòa Xô Viết. Ban quân báo còn mở rộng mạng lưới điệp viên ra nhiều phân nhánh (chỉ ở Trapadund đã có tới 200 điệp viên). Song sau thất bại của vụ đảo chính quân sự, Ban quân báo chỉ còn hoạt động bình thường. Đặc biệt các khuôn mặt sáng giá ở cơ sở Ancara đã không còn nữa trừ S.Aralov, cựu lãnh đạo cơ sở. Tuy nhiên Ban quân báo vẫn giữ được quân số tương đối bảo đảm cho việc cải thiện mối quan hệ Liên Xô-Thổ Nhĩ Kỳ. Theo lời mời của phía Thổ Nhĩ Kỳ, bộ trưởng quốc phòng Liên Xô Vorosilov cũng đã sang thăm chính thức đất nước này, một sự kiện chính trị đáng chú ý thời kỳ đó.
Đối tượng được quân báo Xô Viết đặc biệt lưu ý những năm 1920-1930 là Trung Quốc. Tình hình ở đó những năm ấy rất phức tạp và không ổn định: thù trong - cuộc nội chiến giữa các tướng lĩnh quân phiệt, giữa các đảng phái; giặc ngoài - Nhật, Anh, Mỹ can thiệp. Ban ngoại gián thuộc Bộ dân ủy tập trung sinh lực chống Nhật và bọn Bạch vệ ở Cáp Nhĩ Tân, còn Ban quân báo do Berdin lãnh đạo hoạt động chủ yếu ở Thượng Hải, trợ giúp cho quân đội Trung Quốc tham gia vào việc thành lập "các vùng Xô Viết" ở nước này.

  Chính tại Thượng Hải này hai điệp viên ngầm Richard George và Ursula Cutrinxki (Rut Verner), những điệp viên được Berdin "đỡ đầu", đã bắt đầu cuộc đời hoạt động phản gián của mình. Bên cạnh họ còn có rất nhiều điệp viên ngầm ở các cơ sở khác nữa.

  Cuối năm 1932, Ian Berdin nhận được tin về mưu đồ Nhật muốn tách tỉnh Tân Cương ra khỏi Trung Quốc. Tân Cương có vai trò quan trọng đối với Liên Xô: tỉnh giáp giới với Kazastan, dân cư theo đạo Hồi. Trong khi "phía trên cấp cao" thỏa thuận về biện pháp thì ở Tân Cương đã nổi dậy dưới sự lãnh đạo của tướng Mã Dung, người địa phương. Ian Berdin đã đề nghị trấn áp và được Stalin chấp thuận. Trung đoàn 13 của Bộ dân ủy nội vụ được bố trí đóng quân ở Anma Ata đã ăn mặc quần áo dân sự và cất hết giấy tờ rồi đột nhập Tân Cương với tư cách "quân tình nguyện Antai". Quân nổi loạn của tướng Mã đã bị đập tan một cách dễ dàng. Sau đó một nhóm quân báo đã được phái tới Tân Cương để củng cố chiến thắng. Họ đã giúp chính quyền hợp pháp của địa phương thành lập quân đội chính quy và ổn định lại trật tự.

  Tuy nhiên đội quân báo của Berdin không chỉ gặt hái thắng lợi mà còn bị những tổn thất nặng nề.

  Vào cuối những năm 1920 và đầu những năm 1930, sau hàng loạt thất bại và tổn thất, mạng lưới điệp viên ngầm của quân báo thực sự bị xóa sổ ở các nước Rumani, Latvia, Pháp, Phần Lan, Estoni, Italia và chỉ còn tồn tại ở Đức, Ba Lan, Trung Quốc và Mãn Châu thuộc Trung Quốc. Tổn thất quá nhiều và những chuyện ầm ĩ quanh vấn đề này trên báo chí nước ngoài đã khiến Stalin cũng để ý. Ngày 29 tháng 3 năm 1934 ông đã phát biểu "Bàn về chiến cục ở nước ngoài về gián điệp Xô Viết" tại phiên họp của Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản bolsevich. Bộ Chính trị đã giao nhiệm vụ tìm hiểu nguyên nhân tổn thất cho phòng đặc trách của Bộ dân ủy. Kết luận điều tra thật buồn và bi thảm đối với Berdin: "Quá trình tìm hiểu xem xét nguyên nhân các thất bại dẫn tới tổn thất nặng nề, xóa sổ các cơ sở lớn nhất cho thấy đó là hậu quả của việc để lọt bọn phản bội trà trộn vào, việc tuyển chọn điệp viên nước ngoài có quá khứ và các mối quan hệ đáng ngờ, việc không tuân thủ nguyên tắc bảo mật, lãnh đạo không chặt chẽ của chính Ban 4 thuộc Bộ tham mưu tạo điều kiện cho việc để lọt vào một số lớn các thông tin không xác thực làm chúng ta mất hướng". Tất cả mọi nguyên nhân nêu ra đều được xác định bằng những sự kiện thực tế.

  Sau khi đọc báo cáo Stalin quyết định xem xét lại vấn đề một lần nữa ở Bộ Chính trị vào ngày 26 tháng 5 năm 1934. Và ngày này có thể coi là bắt đầu ngày tàn của Berdin.

  Artuzov, điệp viên lão luyện của ngoại gián, đã được chuyển từ Bộ dân ủy sang làm phó ban quân báo. Ông "đem theo" gần ba mươi điệp viên  để phụ trách các tiểu ban.

  Không bao lâu sau vào tháng 2 năm 1935 lại xảy ra một tổn thất trầm trọng nhất ở Đan Mạch. Bốn điệp viên có trọng trách của phản gián Trung ương đã bị bắt tại cơ sở mật mà họ tới đây lại không phải vì công việc: ba trong số họ rẽ qua cơ sở chỉ để thăm bạn bè. Trong báo cáo về vụ việc trên Artuzov đã nhận định: "Rõ ràng là thói quen đi lại thăm hỏi bạn bè như ở quê nhà ở đây khó có thể bài trừ".
Tổn thất này ở Copenhago được gọi là "hội thảo các điệp viên", đã chấm dứt con đường công danh của Berdin ở bên quân báo. Ông đã xin từ chức và được Stalin chấp thuận. Thay thế ông là quân đoàn trưởng Uriski, còn Berdin được cử tới Viễn Đông "lưu đày trong danh dự".

  Tới Khabarovsc ông lập tức bắt tay vào nhiệm vụ ở vị trí trợ lý cho Blukhe, người mà ông học tập được rất nhiều chỉ trong vài tháng ở Viễn Đông. Blukhe truyền cho Berdin không chỉ tri thức quân sự mà cả kinh nghiệm thời ông làm cố vấn ở Trung Quốc với bí danh Galin. Những kinh nghiệm đó rất bổ ích cho Berdin sau này.

  Ngày 18 tháng 7 năm 1936 ở Tây Ban Nha xa xôi trong bản tin thời tiết đã nhắc đi nhắc lại ba lần câu "Trên toàn đất nước trời không mây". Đó chính là tín hiệu cho vụ nổi loạn của bọn phát xít. Quân đội dưới sự lãnh đạo của tướng Franco đã nổi dậy chống lại chế độ cộng hòa, chống lại chính phủ hợp pháp của Mặt trận dân tộc. Để chống lại, khắp thế giới dấy lên một phong trào bảo vệ nước cộng hòa Tây Ban Nha. Trong hai tháng 10 và 11 năm 1936 đã hình thành những đội quân quốc tế thu hút hơn ba mươi lăm ngàn chiến sĩ từ 54 nước, đủ quốc tịch Mỹ, Anh, Đức, Pháp, Do Thái, Hungari, Ba Lan... Liên Xô không đứng ngoài cuộc và cũng đã cử tới Tây Ban Nha những người tình nguyện của mình - những phi công, chiến sĩ xe tăng, bộ binh và các điệp viên.

  Tháng 8 năm 1936, Berdin nhận được lệnh triệu hồi gấp về Moscva và ở đây ông đã nhận được điều mình mơ ước ngay từ lúc mới xảy ra vụ nổi loạn: sang Tây Ban Nha làm trưởng cố vấn quân sự. Ông đã thầm cảm ơn Blukhe về mọi câu chuyện kể trước đây.

  Chỉ sau đó vài ngày tướng Grisin (tên mới của Ian Berdin) đã lên đường đi châu Âu trên con tàu Moscva-Paris.

  Vừa tới nơi Berdin đã bắt tay ngay vào việc, tạo mối quan hệ rất tốt trong công việc với thủ tướng Largo Cabalero, bộ trưởng quốc phòng và các nhà lãnh đạo khác trong chính phủ và quân đội. Nhóm cố vấn quân sự Xô Viết do ông lãnh đạo đều có tên tuổi là các nguyên soái và tướng lĩnh tương lai, các Anh hùng của cuộc Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại sau này như Malinovski, Meretscov, Voronov, Cuznexov, Rodinsev, Batov, Conpacri... Công lao cơ bản của tướng Grisin - Berdin, cố vấn quân sự Liên Xô tại Tây Ban Nha đối với đất nước này là ở chỗ nhờ ý chí, sự kiên trì khéo léo của ông mà vào tháng 11 năm 1936 quân đội Cộng hòa Tây Ban Nha với sự trợ giúp của các đội quân quốc tế đã đánh bại sự tấn công của quân Franco giữ vững Madrid mà số phận lúc đó đã treo trên sợi tóc, thậm chí Franco còn đã ấn định sẽ duyệt binh tại một trong những quảng trường trung tâm thành phố vào ngày 7 tháng 11.
 
  Mùa xuân năm 1937, Berdin bị triệu hồi đột ngột. Vào thời kỳ lộn xộn dữ dội đó, những lệnh triệu hồi bất ngờ ấy chỉ có nghĩa hoặc là bắt giam hoặc là cái chết. Nhưng với Berdin mọi việc lại thật bất ngờ đúng với nghĩa của nó: Ông được tặng thưởng Huân chương Lenin, thăng hàm tướng và thăng chức trưởng ban. Đó là do trước hôm ông nhận thưởng Stalin đã có bài phát biểu tại phiên họp mở rộng của Hội đồng quân sự Bộ Quốc phòng, trong đó Stalin nhấn mạnh "Chúng ta đã đánh tan bọn tư sản ở mọi lĩnh vực, duy trong lĩnh vực tình báo chúng ta lại bị đánh tơi tả như bọn trẻ vậy. Đó chính là điểm yếu của chúng ta. Chúng ta đã không có được mảng phản gián, mảng tình báo thực sự... Nhiệm vụ của chúng ta là phải vực nó dậy. Đó là cặp mắt, là đôi tai của chúng ta."

  Ngày 3 tháng 6 năm 1937, Berdin tiếp nhận bàn giao của cựu trưởng ban Uriski và lại ngồi vào phòng làm việc của mình. Song lần "lên ngôi" thứ hai này của ông kéo dài không lâu. Ông chưa kịp làm gì mà lại phải "chủ tọa" ngồi nhìn những điệp viên xuất sắc của mình lần lượt bị diệt trừ. Ông buộc phải phát biểu tại các cuộc họp Đảng và phiên họp của chi ủy gọi những người đồng chí cùng sát cánh hoạt động bao nhiêu năm, nhưng bây giờ đã bị các cơ quan của Bộ dân ủy nội vụ bắt giam coi là "kẻ thù của nhân dân", là bọn gián điệp và những tên khủng bố. Ông đã nghĩ gì vào những giây phút nặng nề đó? Liệu ông có tin họ thực sự là kẻ thù đã khôn khéo biết che đậy bấy lâu không? Có thể đúng là mọi tổn thất trước nay là do sự phản bội của họ không? Hay ông đã không tin và có băn khoăn thắc mắc tại sao bỗng chốc người ta lại bắt tay vào việc tiêu diệt những Con người trung thực, trung thành với đất nước và sự nghiệp vậy? Ngay tới bây giờ cũng không ai biết được những suy nghĩ của ông.

  Ngày 19 tháng 8 năm 1937, tại cuộc họp những cán bộ cốt cán của Đảng mọi người đã được thông báo rằng "Trưởng ban phản gián Berdin đã bị cách chức cách đây 15 hôm vì liên quan tới những kẻ thù nhân dân đã bị bắt giam là Niconov, Volin, Stenmac".

  "Kẻ thù nhân dân" tiếp tục bị đưa ra ánh sáng và đội ngũ Ban phản gián theo đó cũng ngày càng giảm đi. Về những vụ bắt giam họ đã được tuyên bố tại các cuộc họp ngày 7 tháng 9, ngày 15 tháng 10 và ngày 15 tháng 11. Cuối cùng chi ủy đã tuyên đọc thêm một danh sách hai mươi hai người bị bắt giam nữa. Danh sách không chỉ theo vần, mà còn theo chức vụ và đứng đầu danh sách là Ian Carlovic Berdin.

  Không thể xác định chính xác con số những cán bộ bị bắt giam của Ban phản gián vì rất nhiều người bị bắt với tư cách dân thường, bởi họ đã bị thải hồi từ trước đó vài tháng. Chỉ biết là cả bộ máy lãnh đạo của Ban quân báo và tất cả các trưởng ban đều bị tiêu diệt. Việc trấn áp thanh lọc vẫn tiếp tục cả năm 1938, chỉ trong hai năm cả bộ máy lãnh đạo giỏi giang dày kinh nghiệm của Ban quân báo đã bị xoá sổ hoàn toàn.

  Ngày 29 tháng 7 năm 1938, Ian Berdin đã bị xử bắn. Mãi nhiều năm sau ông mới được minh oan.

  Về Ian Berdin đã có một huyền thoại được viết lại trong cuốn "Lịch sử phản gián thế giới" của hai nhà nghiên cứu người Pháp R. Faligo và R. Coffere: "Ông đã bị bắt giam bị tuyên án "phản cách mạng" và bị xử bắn ngày 29 tháng 7 năm 1938. Nhưng năm 1984, chúng tôi lại có được chứng cớ là ông vẫn còn sống. Dưới cái tên Vaxia, Berdin vẫn tiếp tục hoạt động bí mật cho tới những năm 1960. Cho tới hôm nay thì những thông tin bổ sung khẳng định luận thuyết trên không có. "Và cho dù đó là huyền thoại nhưng ta vẫn muốn tin."
Logged
maibennhau
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 801



« Trả lời #35 vào lúc: 29 Tháng Sáu, 2008, 10:08:54 am »

30 - ARTUR ARTUZOV (1891-1937)
Những thành công và cay đắng



  Artur Artuzov tên thật là Frautri, cha là người Thụy Sỹ lưu vong sang Nga từ năm 1861 làm nghề sản xuất pho mát theo kiểu thủ công, mẹ là người Latvia. Ông sinh năm 1891 tại làng Utstino Casixki, một làng quê hẻo lánh vùng Tverxki và tự coi mình là người Nga lâu đời. Hai bác rể của ông, một là Kedrov, một người bolsevich, một nhà tình báo đã hi sinh vì những vụ trấn áp vô căn cứ, người kia là Podvoixki cũng là đảng viên cộng sản.

  Artur say mê âm nhạc từ nhỏ (ông có giọng nam cao thật ngọt ngào). Vì vậy sau khi tốt nghiệp xuất sắc trường trung học, sau đó là trường đại học Bách khoa Petrograd vào năm 1917, Artur đã mơ ước được học ở nhạc viện. Giáo sư Grum Grưgimailo có lời mời chàng trai mới tốt nghiệp làm việc cho "Văn phòng luyện kim" của mình. Nhưng Artur đã không làm diễn viên cũng chẳng là kỹ sư.

  Tháng 12 năm 1918, giữa lúc cuộc Nội chiến diễn ra ác liệt nhất, Trung ương Đảng Cộng sản bolsevich đã quyết định bổ nhiệm Kedrov phụ trách bộ phận đặc nhiệm của ủy ban khẩn cấp toàn Nga chống bọn phản cách mạng và khủng bố. Artur trở thành thư ký cho ông bác và là một nhân vật có đặc quyền ở bộ phận này.

  Nhiệm vụ đầu tiên Artur hoàn thành độc lập là vụ thâm nhập vào cái gọi là "Trung tâm dân tộc" chống phá bolsevich. Trung tâm bị phát hiện thật tình cờ. Trong một lần vây ráp chợ người ta đã bắt giữ một cô bé mười lăm tuổi đang cố vứt bỏ khẩu súng lục trong người. Cô bé tình cờ đã làm lộ ông bố tên là Biurs và ở chỗ ông ta đã phát hiện được hầm bí mật với các báo cáo tình báo và các địa chỉ liên lạc. Tên Biurs quá khiếp sợ đã khai nhận có tham gia vào việc chuẩn bị nổi loạn ở Petrograd và giữ chân liên lạc cho bộ máy lãnh đạo của "Trung tâm". Cô bé còn khai thêm một "quý cô" nào đó. Cô này đã bị bắt giam và Artur trực tiếp hỏi cung một cách nhẹ nhàng khôn khéo. Cô này khai ra tên cầm đầu, rồi qua tên này phát hiện ra tên điệp viên ngầm của Anh là Ducs. Từ đó khẳng định mối nghi ngờ rằng các tổ chức bí mật ít nhiều có liên quan tới cơ quan phản gián của các nước thuộc khối Antanta. Thành công đã giúp cho Artuzov trưởng thành trong nghiệp vụ và không bao lâu sau ông đã được giao độc lập phụ trách một mảng hoạt động riêng.

  Nội chiến kết thúc, những thế lực chủ yếu chống phá chính quyền Xô Viết là các tổ chức của bọn Bạch vệ lưu vong hoạt động với sự trợ giúp của các tổ chức phản gián các nước khối Antanta. Xuất phát từ tình hình đó Ban nước ngoài (INO) của Cục Đặc nhiệm toàn liên bang đã ra đời. Một trong những người điều hành là Artuzov. INO có nhiệm vụ nghiên cứu theo dõi hoạt động của các tổ chức phản cách mạng lưu vong, tìm hiểu rõ mọi kế hoạch của bọn chúng, việc bố trí các chi nhánh và điệp viên trên khắp lãnh thổ Liên Xô, làm phân hóa từ bên trong các tổ chức của chúng, đập tan mọi phương kế phá hoại, khủng bố của địch. Một trong những thành tích đầu tiên của INO trong năm 1921 là tìm ra mật mã của các tổ chức chống Liên Xô ở London và Paris.

  Đầu năm 1921, Savincov, một kẻ khủng bố, đảng viên xã hội cách mạng nổi tiếng đã đứng ra thành lập ở nước ngoài một tổ chức chiến đấu lấy tên "Liên minh dân tộc bảo vệ đất nước và tự do". Tại Nga người ta đã bắt giam gần 50 hội viên tích cực của "Liên minh", vạch trần mối liên hệ giữa tổ chức của Savincov với các cơ quan phản gián Ba Lan và Pháp, bóc trần mưu đồ chuẩn bị nổi loạn và thâm nhập vào nước Nga. Thấy rõ mức độ nguy hiểm của phong trào Savincov và của chính hắn, INO bắt đầu "trò chơi" dưới tên gọi "Nghiệp đoàn". Họ tung tin rằng một "phân hội" có tên "Các nhà dân chủ tự do" đã ra đời ở nước Nga. Và dường như phân hội này đã sẵn sàng cho những hoạt động quyết liệt chống lại bolsevich và rất cần có một người lãnh đạo dày dạn kinh nghiệm tầm cỡ như Savincov. Bắt đầu tích cực trao đổi thư từ, Savincov đã gửi điệp viên tới Moscva trợ giúp cho phân hội "Các nhà dân chủ tự do". Các điệp viên này hoặc bị bắt giam hoặc được chiêu mộ lại, đôi khi "không bị phát hiện" để những tên này quay trở lại Paris báo cáo một cách khách quan về hoạt động của phân hội. "Trò chơi" kéo dài ba năm và đã được miêu tả cụ thể trong văn học hoặc đã được dựng thành phim. Cùng với trò chơi "Nghiệp đoàn", Artuzov còn cùng một số cán bộ lãnh đạo khác triển khai chiến dịch "Tơrớt" cũng thành công không kém.
 
  Thành công của Artuzov còn trong việc tổ chức hoạt động phản gián bí mật ở nước ngoài. Một trong những điệp viên ngầm tin cậy của ông là Roman Birk, sĩ quan quân đội người Estonia, được tuyển chọn từ lúc triển khai chiến dịch "Tơrớt" và từ đó đã hoàn thành không ít nhiệm vụ. Điệp viên này đã sinh cơ lập nghiệp ở Đức và tạo dựng được nhiều mối quan hệ trong hàng ngũ sĩ quan quân báo và quốc xã Cục Đặc nhiệm Đức cũng như trong giới chức trách thân cận với chính phủ. Thông tin của Birk đều đặn chuyển về cho mãi tới năm 1934 khi ông buộc phải rời khỏi Đức. Một điệp viên khác là Nicolai Crotsco. Hoạt động của ông đóng góp nhiều cho việc phanh phui nhiều mưu đồ xảo trá của địch cũng như việc công nhận Liên Xô về mặt ngoại giao.

  Tháng 1 năm 1930, tại phiên họp của Bộ Chính trị Artuzov đã đọc báo cáo về tình hình hoạt động phản gián, về những thất bại và nguyên nhân của chúng. Sau đó hè năm 1931, thủ trưởng của INO chuyển công tác khác, Artuzov lên thay. Theo chỉ thị của Stalin ông bắt tay vào cải tổ hoạt động ngoại gián mà phạm vi nhiệm vụ đã mở rộng đáng kể.

  Nếu như trước đây mục tiêu là bọn Bạch vệ lưu vong, thì bây giờ hoạt động ngoại gián chú ý cả đến Anh, Pháp, Đức, Nhật và các nước sát biên giới, nhằm thu thập các thông tin về khoa học kỹ thuật cũng như kế hoạch của chính phủ các quốc gia đó.

  Dưới sự điều hành của Artuzov mọi hoạt động cả bí mật cũng như công khai đều được đẩy mạnh. Thời gian này đúng lúc Liên Xô được các nước công nhận nên càng tạo điều kiện cho hoạt động phản gián mở rộng phát triển.

  Vấn đề quan trọng trước mắt đối với lãnh đạo là thái độ của Ba Lan đối với Đức và Liên Xô. Hè năm 1933, hội nghị đại diện Bộ dân ủy ngoại giao, Ban thông tin quốc tế Trung ương Đảng, Cục Phản gián và INO đã được triệu tập tại Cremli. Tất cả mọi người đều báo cáo Stalin là Ba Lan đã ngả về Liên Xô, và chuyện liên minh chỉ là ngày một ngày hai. Riêng mình Artuzov tuyên bố không bao giờ Ba Lan bắt tay với Liên Xô và căn cứ vào những thông tin có được thì khả năng Ba Lan sáp gần với Liên Xô chỉ là bước đi có tính chiến lược nhằm làm ta mất cảnh giác. Khi ấy không một quyết định nào được thông qua, song Stalin đã ghi nhớ lời phát biểu của Artuzov. Và không bao lâu sau những nhận định của Artuzov đã được thực tế chứng minh: Ba Lan đã ký hiệp ước liên minh với Đức.
 
  Công việc cứ tiếp diễn. Đúng lúc Artuzov nắm quyền điều hành INO, một điệp viên ngầm là Arnold Deitch đã đặt cơ sở cho việc thành lập "Bộ ngũ" nổi tiếng của Cambridge: Đó là Kim Filby, Donald Maklean, Guy Burgess, Anthony Blunt, John Caincross và nhiều người vô danh khác nữa. Chính vào thời kỳ Artuzov lãnh đạo là lúc bắt đầu cuộc đời hoạt động phản gián của các nhà tình báo nổi tiếng Zarubin, Corotcov, Bưstroliotov, Rosin.... với vụ bắt cóc tướng Cutepov đã giáng cho bọn Bạch vệ một đòn đích đáng hay như hoạt động của điệp viên xuất sắc nhất, điệp viên "Franchesco" mà cho tới giờ tên thật vẫn còn là bí mật. Điệp viên này đã cung cấp số tư liệu mật về lĩnh vực ngoại giao nhiều đến mức có thể in ra tới vài chục tập.
   
  Tất nhiên có thể coi Artuzov là cha đỡ đầu của "Dàn đồng ca đỏ" ở Berlin. Chính có Artuzov nắm quyền điều hành nên "chuẩn úy" Harro Schulze-Boysen, "anh chàng đảo Corse" Arvit Harnar, "cụ già" Adam Cuckhov và nhiều người khác đã gia nhập hàng ngũ điệp viên Xô Viết.
Thời gian này bên quân báo liên tiếp chịu hàng loạt tổn thất. Stalin phải ra quyết định áp dụng những biện pháp khẩn cấp. Ngày 25 tháng 5 năm 1934, Artuzov được lệnh về Cremli. Lúc 13 giờ 20 phút ông bước vào phòng làm việc của Stalin và đã thấy Vorosilov và nguyên soái Iagoda ngồi chờ. Cuộc trao đổi cụ thể kéo dài sáu tiếng. Artuzov được đề nghị chuyển xuống Cục Phản gián.

  Chuyển sang bộ phận khác, cho dù cùng một loại công việc nhưng chức vụ bị giảm lại không có một bảo đảm tương lai nào thì tất nhiên chẳng ai muốn. Artuzov thừa hiểu rằng vốn là một cán bộ dân sự thì không bao giờ trở thành cán bộ lãnh đạo cơ quan quân báo được. Nhưng trong cuộc trao đổi Stalin đã nói: "Ngay từ thời Lenin Đảng ta đã rất có kỷ luật và một đảng viên cộng sản có nghĩa vụ nhận bất kỳ nhiệm vụ nào được giao phó". Câu ấy không cho phép từ chối công việc với bất kỳ hình thức nào. Là đảng viên, Artuzov làm sao có thể tranh cãi với Tổng Bí thư. Ông chỉ còn nước xin được mang theo nhóm cộng sự mà ông đào tạo được trong quá trình làm ở INO và Stalin đã chấp thuận.

  Thế là cùng chuyển sang công tác mới với Artuzov có hai, ba chục cán bộ đảm nhận những chức vụ cao. Sau này tháng 11 năm 1935, Artuzov, cựu cục trưởng quân báo Radovedup Berdin, cục trưởng đương chức Uriski và các cán bộ khác như Carin, Steinbruc đều được phong là chính ủy quân đoàn (tương đương hàm trung tướng).

  Tháng 6 năm 1934, Artuzov trình lên Stalin và Vorosilov bản báo cáo chi tiết về hoạt động của Cục có phân tích cụ thể những thất bại và khiếm khuyết. Báo cáo có nhận xét là các cơ sở tình báo ngầm về thực chất đã không còn tồn tại ở Rumani, Latvia, Pháp, Phần Lan, Estonia, Italia và chỉ còn ở mỗi Đức, Ba Lan, Trung Quốc và Mãn Châu. Theo Artuzov, sai lầm nghiêm trọng là đã tuyển chọn điệp viên trong số đảng viên cộng sản nước ngoài và những nhân vật có quan hệ với các Đảng Cộng sản. Ông đề nghị tán thành nguyên tắc "Không tuyển chọn điệp viên hoạt động ở một nước nào đó ngay trong số đảng viên cộng sản của chính nước đó." Tiếc là ý kiến của ông đã không được chú ý tới và chỉ còn là trên giấy tờ.

  Artuzov đề xuất hàng loạt đề nghị cải tổ cơ cấu, cụ thể là đề nghị tổ chức theo INO, loại bỏ bộ phận phân tích thông tin. Đó là một sai lầm của Artuzov và đã ảnh hưởng tới việc chuẩn bị cho chiến tranh của bộ phận quân báo.

  Công việc tiến hành đều đều. Tháng 10 năm 1935, điệp viên Sandor Rado, đảng viên Đảng Cộng sản Hungari, đến Moscva và được Artuzov giới thiệu với cục trưởng phản gián. Trong khi trò chuyện trao đổi hai bên đã nảy sinh kế hoạch thành lập cơ sở phản gián mới lấy tên là "Dora". Cơ sở sau này trở nên nổi tiếng. Nhưng không bao lâu sau đã xảy ra vụ bại lộ gọi là "cuộc hội kiến các điệp viên", một thất bại nhục nhã lớn nhất trong lịch sử phản gián Xô Viết. Thủ phạm chính là Ulanovxki phụ trách cơ sở liên lạc ở Đan Mạch, do điệp viên này bất chấp lệnh cấm vẫn tiếp tục tuyển chọn những người cộng sản. Hậu quả dẫn tới sự phản bội, trong hai ngày 19 và 20 tháng 2 năm 1935, cảnh sát Đan Mạch đã bố trí mai phục địa điểm liên lạc và bắt đi bốn cán bộ Trung Tâm và mười điệp viên nước ngoài thuộc Ban quân báo. Những người bị bắt đều không có việc gì cần đến Trung Tâm mà chỉ tiện đường qua Đan Mạch rồi rẽ qua địa điểm liên lạc để "gặp gỡ bạn bè".

  Trong báo cáo gửi Bộ Quốc phòng, Artuzov đã vạch ra: "Rõ ràng là việc bỏ phong tục thăm hỏi bạn bè của quê hương mình là điều thật khó khăn". Vorosilov sau khi đọc xong báo cáo đã kết luận: "Qua bản báo cáo rất mơ hồ và ngây thơ thấy rõ một điều là cơ quan phản gián nước ngoài của ta vẫn còn hoàn toàn què quặt. Và đồng chí Artuzov đóng góp cho chúng ta quá ít trong việc hoàn thiện công việc quan trọng này... "

  Sau vụ việc trên cục trưởng phản gián Berdin đã đệ đơn từ chức và được chuẩn y. Uriski một cán bộ năng động và quyết đoán lên thay. Nhưng cả Berdin, cả Uriski cũng như Artuzov đều không củng cố được ý thức kỷ luật: Họ hoặc không chịu tuân thủ triệt để những yêu cầu sơ đẳng nhất, hoặc không thực thi cặn kẽ thận trọng chỉ thị của cấp trên. Đã thế lại còn có sự chia rẽ nội bộ, có sự phân biệt và ganh ghét nhau giữa người của Berdin, của Artuzov và của Uriski khiến mối quan hệ giữa Artuzov và Uriski có phần rạn nứt. Thủ trưởng mới chuyên quyền và thô bạo đã ra những chỉ thị mang tính nhạo báng, thậm chí không bao lâu sau còn qua mặt không thèm bàn bạc gì với cục phó là Artuzov.

  Rồi năm 1936, vào lúc ở Liên Xô có hàng loạt những vụ bắt giam những người cộng sản nước ngoài, Uriski đã nhân đà nêu lên "những mối ngờ vực về mặt chính trị" không rõ ràng về trợ lý gần gũi của Artuzov là Steinbruc, vốn là người Đức.

  Ngày 11 tháng 1 năm 1937, nguyên soái Vorosilov đã yêu cầu Bộ Chính trị ra quyết định chuyển hai ông về Bộ dân ủy Nội vụ. Artuzov không được phụ trách bộ phận ngoại gián mà chỉ đảm trách một chức vụ nhỏ là điều hành phòng đặc biệt của Bộ nội vụ, nghe thì rất kêu nhưng thực chất chỉ là phòng lưu trữ hồ sơ.

  Artuzov tìm mọi cách gặp và viết thư cho Ezov nhưng không làm được. Vậy là thời gian đối với Artuzov đã được định đoạt chỉ ngày một ngày hai.

  Nhân viên Cục Phản gián bị bắt giam hàng loạt. Các cán bộ lãnh đạo - tất cả cán bộ phụ trách các phòng và rất nhiều nhân viên cấp dưới đều bị loại trừ. Cơ cấu đội ngũ điệp viên có thay đổi về độ tuổi và quốc tịch. Thay thế cho những người Latvia, Ba Lan và Do Thái là người Nga. Thay thế cho các cấp tướng bây giờ là các thiếu tá, những người mới tốt nghiệp học viện quân sự và ở cột khai thành phần xuất thân đều thấy ghi "công nhân", "nông dân". Cần phải thừa nhận là họ đã làm được một điều kỳ diệu. Đội quân phản gián bị đánh tan tác, sống dở chết dở, không có triển vọng chỉ hơn hai năm sau đã hồi sinh và trở thành một trong những lực lượng mạnh nhất thế giới ở Thế chiến thứ hai.

  Còn với riêng Artuzov thì chuyện gì đã xảy ra với ông?

  Ngày 13 tháng 5 năm 1937, tại cuộc họp những đảng viên tích cực của Bộ dân ủy Nội vụ Frinovxki, một cán bộ lãnh đạo của Cục đã tố cáo ông là gián điệp. Lập tức đêm hôm đó Artuzov đã bị bắt ngay tại phòng làm việc của mình. Những tên đao phủ, chiến hữu cùng một tổ chức trước kia đã "làm việc" với ông suốt hai tuần liền. Và đã không uổng công. Không chịu được những cuộc hỏi cung liên miên, con người mạnh mẽ đó đã đầu hàng, sẵn sàng không chỉ nhận mọi lỗi lầm về mình mà còn khai bừa ra những người khác, đặc biệt là Steinbruc. Vụ việc của Artuzov được ghi thành hai biên bản hỏi cung: ngày 27 tháng 5 và ngày 15 tháng 6 năm 1937.

  Ngày 21 tháng 8 năm 1937, Artuzov đã bị tuyên án tử hình và bản án được thi hành ngay hôm đó.

  Mãi năm 1956 ông mới được phục hồi danh dự.
Logged
maibennhau
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 801



« Trả lời #36 vào lúc: 29 Tháng Sáu, 2008, 05:34:10 pm »

31 - KENDZI DOIKHARA (1891-1948)
Âm mưu thuốc phiện hóa Trung Quốc



  Từ xa xưa Nhật Bản đã coi hoạt động tình báo là một công việc vẻ vang tôn quý. Một người Nhật từ nước ngoài về mà không đem theo cho dù một bí mật rất nhỏ của nước sở tại trong một chừng mực nào đó sẽ bị xem như người kỳ quặc. Người Nhật luôn có xu hướng tuyển mộ số lượng khổng lồ điệp viên từ đủ mọi nghề như thợ cắt tóc, nha sĩ, chủ trang trại, doanh nhân, thợ nấu ăn và hàng trăm ngành nghề khác. Ngay cả sĩ quan cấp cao cũng không thấy xấu hổ khi đóng vai đầy tớ hoặc phu xe, miễn là chuyện đó có ích cho Nhật hoàng. Nhiều khi kết quả hoạt động như vậy chẳng được là bao so với nỗ lực đã bỏ ra, nhưng dù sao tích cóp mãi rồi gió cũng thành bão. Tình báo Anh trong hồ sơ về chiến tranh Nga-Nhật đã ghi nhận: "Hệ thống tình báo xuất sắc của Nhật với sách lược riêng của mình góp phần đáng kể cho thắng lợi trên mặt trận của quân đội Nhật".

  Chàng thanh niên Kendzi Doikhara sớm bộc lộ năng khiếu hoạt động tình báo của mình. Nhà nghèo anh vẫn thi đỗ vào Học viện quân sự thuộc Bộ tổng tham mưu và tốt nghiệp hạng ưu. Bạn bè cùng học thán phục tài cải trang, thay hình đổi dạng xuất sắc của anh. Kendzi có thể thay đổi cả dáng đi, gày đi 20 cân trong vòng mấy ngày. Anh rất thích hóa trang thay đổi khuôn mặt như một diễn viên hát kịch "Nô". Doikhara nắm vững hoàn hảo ba phương ngữ Trung Quốc và thông thạo không dưới mười thứ tiếng châu Âu. Một vài người khẳng định chị Kendzi là phi tần của hoàng đế Ioshikhito mới lên ngôi nên chàng sĩ quan trẻ có điều kiện thăng tiến trong binh nghiệp.

  Đầu những năm 20, Kendzi Doikhara làm thư ký cho tham tán quân sự, tướng Hondze Shigeru tại sứ quán Nhật ở Bắc Kinh và đã tháp tùng sếp của mình đi khắp đất nước Trung Quốc, đã nghiên cứu tìm hiểu các thành phố lớn Thượng Hải, Thiên Tân, Nam Kinh. Năm 1925, Doikhara nhận nhiệm vụ tới Mãn Châu Lý. Vùng này chiếm một vị trí đặc biệt trong kế hoạch xâm chiếm của Nhật. Chiếm được hoặc nắm được quyền kiểm soát Mãn Châu Lý sẽ được coi là bàn đạp thôn tính năm tỉnh miền Bắc Trung Quốc. Vì vậy mục tiêu hàng đầu của điệp viên mới vào nghề Doikhara là chuẩn bị cho việc thôn tính vùng này.

  Doikhara từ từ bắt tay vào công việc. Đầu tiên là thiết lập mối quan hệ với tổ chức "Rồng đen", trụ cột của phản gián Nhật. Mục tiêu của "Rồng đen" là khôi phục lại vương triều nhà Thanh của Mãn Châu Lý dưới sự giám hộ và bảo trợ của Nhật. Nhân vật dành cho ngôi vị này đã được Doikhara nhắm ngay từ năm 1924. Đó là Phổ Nghi, khi đó vẫn còn là một cậu bé. Phổ Nghi sinh năm 1906, mới ba tuổi đã lên ngôi kế vị và là hoàng đế cuối cùng bị Cách mạng lật đổ ở Trung Quốc. Doikhara giữ Phổ Nghi trong tầm tay, nuôi dưỡng để chờ thời cơ. Doikhara còn nuôi cả một đội quân Hán gian lớn để thu thập thông tin, thực thi những hoạt động phá hoại, khủng bố và tổ chức những cuộc xung đột huynh đệ tương tàn. Trong khi đó Doikhara không bỏ lỡ Nga Xô. Ông ta đã thành lập các đội tình báo riêng gồm nhiều quân Bạch vệ. Nhóm lớn nhất, nhóm chiến đấu phá hoại ngầm gồm năm ngàn tên tội phạm người Nga bỏ trốn khỏi đất nước cùng với quân Bạch vệ.

  Lần đầu tiên trong lịch sử hiện đại Doikhara điều hành mạng lưới phản gián của mình bằng sức hấp dẫn quyến rũ đến đam mê của thuốc phiện. Ông ta đã biến tất cả những cái gọi là câu lạc bộ ở Trung Quốc thành các phòng tiếp tân ăn chơi sang trọng, thành các sòng bạc, ổ mại dâm trụy lạc và chủ yếu là nơi hút thuốc phiện. Theo đề nghị của ông ta các nhà máy thuốc lá ở Nhật cho sản xuất loại thuốc mới nhãn hiệu "Con dơi vàng". Thuốc chỉ để xuất khẩu, cấm tuyệt đối bán ở nội địa. Mỗi điếu thuốc có tẩm một lượng nhỏ thuốc phiện hoặc hêrôin. Người tiêu thụ không hề nghi ngờ tự nhiên trở thành con nghiện. Cục Phản gián của Doikhara trả lương cho điệp viên lúc đầu một nửa bằng tiền một nửa bằng thuốc phiện, sau đó hoàn toàn bằng thuốc phiện. Và thế là các điệp viên nghiện ngập đã thành vũ khí lợi hại ngoan ngoãn trong tay Doikhara.

  Năm 1926, nhận nhiệm vụ "điệu" Giang Gio Lin, thủ lĩnh quân phiệt Mãn Châu Lý ra khỏi căn cứ của mình, Doikhara đã thuyết phục hắn trả thù Bắc Kinh về những thất bại trước đó. Hắn đã đem quân đi Bắc Kinh và vắng mặt ở Mãn Châu Lý gần hai năm. Song tướng U Sutren tạm thay thế y đã đề nghị hắn về. Con tàu chở hắn đã nổ tung, hắn chết tan xác. Thủ phạm thực của vụ tai nạn đó không rõ là phản gián Nhật hay Liên Xô, bởi cả hai phía đều có lý do quan tâm tới việc loại trừ  Giang.

  Bây giờ cần phải tìm cớ để quân Nhật tiến vào Mãn Châu Lý. Ngày 18 tháng 9 năm 1931, trung úy Cavamoto, người của Doikhara, đã dựng chuyện tai nạn ở đường sắt tạo cớ cho quân Nhật tràn vào Mãn Châu Lý.

  Ngày 10 tháng 11, thêm một vụ khiêu khích nữa ở Thiên Tân: bốn mươi người Trung Quốc được người của Doikhara thuê và cho hút thuốc phiện đã tấn công trụ sở cảnh sát. Doikhara đã lợi dụng sự hỗn loạn đưa Phổ Nghi ra khỏi "Vườn thiên thai", nơi y vẫn bị quản chế lâu nay, rồi đưa thẳng lên tàu chiến Nhật chở về Mãn Châu Lý.

  Ngày 1 tháng 3 năm 1934, Phổ Nghi được đưa lên ngôi hoàng đế của vương triều Mãn Châu bù nhìn.

  Lúc này ảnh hưởng của Doikhara lan rộng đến nhiều thành phố và làng mạc Trung Quốc. Ông ta đã thành lập các tổ chức phản gián ở Bắc Kinh, Thượng Hải, Thiên Tân, khắp vùng Mãn Châu. Cơ sở và Trung Tâm của chúng là những cộng đồng người Nhật đông đúc.
Ngoài phạm vi những cộng đồng ấy các điệp viên của Nhật đã tuyển chọn các nhóm điệp viên từ gái bán hoa Nhật và Triều Tiên. Các cô gái này có nhiệm vụ thu nhặt thông tin chuyển cho người của Doikhara.

  Điệp viên của Doikhara ở vùng Mãn Châu có nhiệm vụ chuẩn bị cơ sở cho chiến tranh xâm lược Liên Xô. Trong khi đó chính Doikhara, "Anh chàng châu Âu" cũng lại nằm trong tầm theo dõi của phản gián Liên Xô.

  Doikhara tích cực góp phần củng cố thắt chặt liên minh hợp tác với quốc xã Đức và các cơ sở phản gián Đức. Năm 1934, Doikhara đã tiếp xúc được với đại úy Eigen Otto, tham tán quân sự Đức với hi vọng đại úy giúp tạo điều kiện củng cố mối giao hảo Nhật - Đức (ông ta không hề biết rằng Otto đã "đi đêm" cung cấp thông tin cho "người bạn tốt nhất của mình" là điệp viên Xô Viết  Richard George).

  Đại tá Hiroshi, tham tán quân sự tại sứ quán Nhật ở Berlin, phụ trách hoạt động tình báo ở châu Âu là bạn của Doikhara. Tháng 8 năm 1935 ông đã ký tắt với Canaris thỏa ước hợp tác phản gián đặt nền móng cho "Hiệp ước chống Quốc tế cộng sản" bi thảm và được ký tháng 11 năm 1936.

  Cũng thời gian này Doikhara mở rộng phạm vi hoạt động của mình. Ông ta trở thành chánh thanh tra hàng không, từ năm 1941 là chỉ huy trưởng quân đoàn số 4 ở Singapore cho tới hàm tướng.

  Tại Singapore, Doikhara đã thành lập đội quân người ấn Độ đưa Sandre Bos thuộc phái dân tộc chủ nghĩa lên làm chỉ huy. Đội quân hoạt động ngầm này đã tham gia hoạt động phá hoại, khủng bố, tuyên truyền trên đài nhằm xâm hại đế quốc Anh.

  Sau năm 1945 phe Đồng minh đã không tha cho Doikhara vì tất cả những hoạt động đó. Ông ta là một trong những nhân vật cấp cao của quân đội Hoàng gia Nhật bị Tòa án quốc tế Tokyo kết án tử hình bằng treo cổ. Án do tướng Mỹ Macartur tuyên và được thực thi vào đêm 22 rạng ngày 23 tháng 12 năm 1948 tại sân nhà tù Sugamo.

  Những lời cuối cùng của Kendzi Doikhara là nói với cha rửa tội: "Tôi cảm thấy cái chết đợi tôi vào lúc nửa đêm đang động đến một người nào khác... vì giữa cái sống và cái chết không có gì là khác nhau cả..."
Logged
maibennhau
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 801



« Trả lời #37 vào lúc: 30 Tháng Sáu, 2008, 07:55:00 pm »

32 - MARTA  RISHE (sinh năm 1891)
Con "sơn ca" lặng lẽ



  Marta Betenfeld sinh ra ở Lotaringa trong một gia đình người Đức. Đầu tiên gia đình làm nghề thợ may ở Paris. Năm 1913, lúc 22 tuổi, cô là một trong những phụ nữ đầu tiên của Pháp có bằng lái máy bay. Marta lái máy bay rất giỏi và là một thách thức đáng kể đối với các bậc mày râu. Cô là người đi đầu trong nghề thể thao hàng không của nữ giới. Năm 1914 cô kết hôn với phi công quân sự Andrey Rishe, ba năm sau anh qua đời ngoài mặt trận. Là một người rất yêu nước, sau khi chồng chết, Marta muốn trả thù bọn Đức bằng mọi giá, nên muốn trở thành phi công quân sự, nhưng không được chấp nhận. Khi đó cô đệ đơn phục vụ cho Phòng Năm - tức cơ quan phản gián Pháp do đại uý Liadu lãnh đạo. Cô được mang biệt danh "Sơn ca".

  Cô đã kinh ngạc khi đại úy Liadu cử cô đi Tây Ban Nha, nhưng cô không thể từ chối được, chẳng bao lâu sau cô đã có mặt trên bãi biển San-Sebastian với một mục đích duy nhất - trở thành "điệp viên Đức". Chỉ mấy ngày nhàn rỗi trên bờ biển bọn Đức đã "cắn mồi". Lợi dụng lúc cô thiếu thốn tiền bạc, chúng đã "chiêu mộ" được cô một cách dễ dàng. Chúng đặt biệt danh cho cô là C-32, trao cho cô nhiệm vụ đầu tiên, cung cấp tiền bạc, chỉ thị và các phương tiện ghi mật tự. Trở về Paris, cô báo cáo lại hết với đại uý Liadu, ông lấy làm vui lắm:

  - Thật là tuyệt. Cô đã tiếp xúc được đúng người chúng ta cần đến ở Tây Ban Nha. Tay này là nam tước fon Cron, tuỳ viên quân sự Đức ở Madrid, là cháu của tướng Ludendorf.

  Đại uý Liadu nói rằng cô phải thể hiện mình không những là một điệp viên, mà còn phải là một người đàn bà.

  - Bằng cách đó cô sẽ cứu được bao nhiêu sinh mạng. Công việc đòi phải như vậy.

  Ba ngày sau Liadu cung cấp cho cô những điều cần biết của Cron. Mọi thông tin đều chính xác, nhưng đã cũ, và là thông tin do các điệp viên hai mang khác cung cấp. Mấy hôm sau Marta quay về Tây Ban Nha, cô thực sự bắt đầu trò chơi hai mặt. Fon Cron tiếp cô ở San- Sebastian, cho cô ở một biệt thự sang trọng, chẳng mấy chốc người thiếu phụ hai mươi sáu tuổi xinh đẹp ấy phải trở thành tình nhân của con người mà cô căm ghét và ghê tởm. "Sau này công việc của tôi thành công thì chủ yếu là nhờ lòng căm thù ghê tởm đó, nó đã cho tôi lòng can đảm, sự tàn bạo và tráo trở".

  Chiếm được lòng tin của fon Cron, Marta đã hành động trong vai "liên lạc" của hắn với bọn chủ mưu, đang chuẩn bị nhờ người Đức tổ chức một cuộc nổi dậy ở Marocco, và cô đã xác định được tọa độ nơi gặp gỡ các tàu ngầm Đức và việc áp tải các tàu chở vũ khí cho phiến quân Marocco. Cuộc nổi dậy ấy đã bị ngăn chặn.

  Theo sáng kiến của Marta, fon Cron giúp cô tổ chức một salon mỹ viện "Gương soi của bầy sơn ca", mà hắn muốn dùng để phục vụ cho những quyền lợi của mình - để nguỵ trang và tô điểm cho những điệp viên được gửi sang Pháp. Khi làm đầu cho họ, Marta đã kịp làm những dấu hiệu để dễ dàng tóm được chúng, khi chúng tới Pháp. Một thời gian sau cô lại phát hiện được một đường đi xuyên qua dãy núi Pirene của tình báo Đức. Muốn thế cô phải dùng đến mưu mẹo thuần tuý đàn bà: thứ nhất, tạo ra một cuộc "theo dõi" từ phía người Pháp, khiến cô không có khả năng công khai về Pháp; thứ hai, tìm cách để có bầu với fon Cron, mà muốn phá thai thì phải sang Pháp. Dù muốn hay không fon Cron cũng phải cho cô đi qua con đường bí mật. Về sau, trên con đường này, một số tên gián điệp nguy hiểm của Đức đã bị bắt.

  Một lần fon Cron và Marta bị tai nạn ô tô. Cô gãy chân và phải nằm hai tháng. Trên báo Pháp xuất hiện một bài đả kích, trong đó nêu ra một câu hỏi: Marta Rishe làm gì ban đêm trên đường cùng với tuỳ viên quân sự Đức? Bài báo mang tựa đề "Điệp viên trong ô tô: fon Cron và bà Rishe". Thế là bên cạnh nỗi đau thể chất lại còn thêm cả nỗi đau tinh thần: cô nhận được một bức thư của mẹ nói rằng cả nhà cô ở Pháp đang bị theo dõi và bị nhục nhã. Nằm dài trong nhà fon Cron, cô nghe được nhiều chuyện của hắn với các điệp viên. Một hôm cô thấy nói đến việc chuẩn bị làm nổ nhà máy thuốc súng Buno gần Bayonna và cô đã kịp thời chuyển thông tin mật đó về Phòng Năm. Nhưng có điều gì đó trục trặc. Nhà máy nổ tung, chết đến chín mươi người.

  Lúc này cô có một kế hoạch mới. Cô gửi kế hoạch cho đại uý Liadu. Vì biết được mật số để mở tủ kín của fon Cron và hy vọng lấy được chìa khoá của hắn, cô dự định tìm cách cho hắn ngủ, lấy giấy tờ trong đó ném ra ngoài cửa sổ để đồng nghiệp của cô nhặt lấy. Theo cô biết thì trong két sắt có hình chụp của các điệp viên, có số liệu về các điểm cung cấp trang bị cho các tàu ngầm ở Địa Trung Hải và Đại Tây Dương, số liệu về những nơi có hàng rào mìn, các mật mã, điện tín, danh sách những người Tây Ban Nha sùng Đức đang hoạt động chống Pháp.

  Khi lành vết thương ở chân cô đến nghỉ ở một nhà an dưỡng bên bờ biển của Tây Ban Nha. Tại đó xảy ra một trường hợp huyền thoại: trong khi bơi thuyền đã có người định dìm chết cô, nhưng nhờ thể trạng tuyệt vời, nhờ công phu luyện tập thể thao mà cô thoát chết. Cô liên hệ với fon Cron và được biết rằng vụ mưu sát ấy là của nhóm điệp viên của fon Kalle, tuỳ viên quân sự Đức, đối thủ của fon Cron.
Nhưng Marta không hề nhận được tin tức gì về chuyện két sắt. Cô sốt ruột quá, nên một hôm bảo với fon Cron rằng cô muốn về Pháp.

  - Tôi là người Pháp, anh hiểu không? Anh phải biết rằng từ ngày tôi ở Tây Ban Nha tôi vẫn làm việc cho Tổ quốc tôi, tôi vẫn theo dõi anh, anh có hiểu không?

  Fon Cron đỏ mặt lên, rồi sau tái đi, hắn nở một nụ cười méo mó:

  - Không thể thế được... Không đúng đâu,- hắn nói nhỏ.- Tôi không tin...

  Đột nhiên hắn điên cuồng tát Marta một cái khiến cô rụng một chiếc răng.

- Anh đã ký vào án tử hình của chính anh rồi đấy,- Marta nói. - Ngài công sứ Đức sẽ biết mọi chuyện. Tôi sẽ chuyển cho ông ấy những bức thư tình của anh.

  - Cô không làm được đâu!- hắn kêu lên.

  Ngày hôm đó một viên cảnh sát đến khách sạn định bắt cô. Nhưng Marta không bối rối. Cô nhấc ống nói và yêu cầu gặp công sứ Đức. Ngài công tước Ratibor đích thân gặp cô.

  - Tôi là tình nhân của fon Cron. Và tôi có đủ bằng chứng nói với Ngài rằng anh ấy đã nuôi tôi bằng số tiền dùng để trả cho các điệp viên của anh ấy.

  Marta chuyển cho ông những bức thư tình, dãy mật số để mở két sắt. Cô không thể lấy hết được những thứ trong tủ, nhưng đã làm huỷ hoại hết giá trị của chúng. Toàn bộ tổ chức của fon Cron phải làm lại từ đầu. Marta về Pháp không có visa. Một thiếu uý cảnh binh nhận ra cô trên biên giới:

  - Xin chào "Sơn ca"!

  Thủ trưởng mới của Phòng Năm, đại tá Guber, người thay thế Liadu, tuyên bố với cô:

  - Thưa bà, sau khi bà đã thất bại chúng tôi không cần đến sự giúp đỡ của bà nữa.

  Bản anh hùng ca "Sơn ca" đã chấm dứt như thế đó. Mười lăm năm sau công lao của Marta Rishe mới được thừa nhận. Ngày 23 tháng 1 năm 1933, chính phủ đã trao tặng cô Bắc đẩu bội tinh.

  Sau khi lấy chồng lần thứ hai cô chuyển sang Anh. Trong thời kỳ chiến tranh cô trở về Pháp tham gia kháng chiến, sau chiến thắng cô được bầu làm tham tán đốc lý toà thị chính Paris. Theo sáng kiến của cô người ta đã thông qua luật cấm các nhà chứa, mà nhân dân gọi là "luật Marta Rishe". Luật này thủ tiêu danh sách gái điếm. Có những kẻ độc miệng nói rằng hồi trẻ chính Marta đã hành nghề mại dâm, vì thế cô đòi thủ tiêu danh sách đó. Nhưng hãy để cho lương tâm họ tự xét những lời nói ấy.
Logged
maibennhau
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 801



« Trả lời #38 vào lúc: 01 Tháng Bảy, 2008, 07:11:03 pm »

33 - MARIA DAKHARTSENCO-SULS (1893 - 1927)
Nữ điệp viên thù hận và khủng bố



  Không phải ngẫu nhiên mà nữ điệp báo Maria Dakhartsenco được mệnh danh là người đàn bà có "lòng hận thù làm mờ cả mắt". Lòng hận thù của người đàn bà này đối với chính quyền Xô Viết ngấm vào xương tủy đến mức bà ta không nhìn thấy những gì mà bất kỳ một người bình thường nào khác cũng có thể nhận ra.

  Maria Vladislavovna Lưsova sinh ngày 3 tháng 12 năm 1893 trong một gia đình quý tộc ở tỉnh Pendenskaia. Bà mẹ qua đời ngay sau khi sinh Maria, còn ông bố bận việc ở công sở đành trao con gái mới sinh vào tay các bà vú nuôi và nữ gia sư. Đứa trẻ lớn lên và học hành giỏi giang, nhưng vốn tính hiếu động cứ giờ học vừa xong là bé Maria lại vùng chạy ra chơi ở chuồng ngựa. Đàn ngựa là niềm đam mê của bé nên sau này không phải ngẫu nhiên Maria đã trở thành lính kỵ binh. Năm 1911, Maria tốt nghiệp Trường Đại học Smolnưi loại ưu với huy chương vàng. Sống một năm ở Lozann sau đó trở về quê. ở quê Maria sắp xếp công việc ở điền trang và lập một trại nuôi ngựa giống. Năm 1913, Maria xuất giá, chồng là đại úy Mikhno đã từng tham gia cuộc chiến tranh Nhật Bản.

  Thế chiến lần thứ nhất bùng nổ đã làm thay đổi hẳn cuộc đời Maria. Chồng Maria bị thương nặng chết ngay trên tay vợ. Ba ngày sau đó Maria sinh con gái. Để lại đứa con còn đang ẵm ngửa cho vú nuôi và cô gia sư, Maria lên đường đi Petrograd. ở Petrograd Maria quyết định lên đường ra mặt trận. Trong môi trường binh lính và giới hạ sĩ quan Maria nhanh chóng tìm thấy một góc riêng cho mình. Trong cư xử với đồng đội Maria tỏ ra kênh kiệu, cô có cái nhìn xấc xược, lạnh như băng, ăn nói cứng rắn nên hầu như không ai muốn gần. Bù lại, bản tính gan dạ đến táo tợn và sức chịu đựng dẻo dai của cô khiến đồng đội phải kính nể. Ngoài ra thái độ thẳng tay đối với kẻ thù và sự tàn bạo lên đến đỉnh điểm của Maria cũng làm cho những đồng đội đã từng trải phải kinh ngạc.

  Maria rất kiên trì để được phiên vào đội trinh sát. Một hôm đi trinh sát cùng với hai binh nhì, Maria rơi vào ổ phục kích của Đức. Đạn bắn ra như mưa trong khoảng cách gần 20- 30 bước. Một binh nhì bị chết ngay tại trận, binh nhì khác bị thương nặng ở bụng, còn Maria chỉ bị thương ở tay nên về được với đồng đội dưới làn đạn xối xả của bọn Đức. Với chiến công này Maria được thưởng Huân chương Georgi. Lần thứ hai Maria được thưởng Huân chương Chữ thập Georgi do công lao trinh sát địa hình gần làng Loknitxa. Tháng 11 năm 1916, Maria tự nguyện đang đêm dẫn đường cho đội trinh sát của trung đoàn vào hậu phương của Đức, đích thân tham gia vào trận đánh giáp lá cà.
Mùa thu năm 1917, mặt trận vỡ. Maria trở về điền trang của mình, lúc này ở địa phương nhiệt tâm cách mạng của quần chúng dâng cao, nông dân và binh lính từ mặt trận trở về trong làng liên kết với nhau phá tan trang ấp, cướp hết súc vật ở trang trại đem chia nhau. Đáp lại, cô đứng ra thành lập đội quân chống lại gồm những sĩ quan trẻ đều là người trong tỉnh Pendenskaia, có cả binh lính từ mặt trận trở về, sinh viên và học sinh trung học. Đem đội quân khá mạnh đi trừng phạt những kẻ đánh chiếm trang ấp, Maria thẳng tay trừng trị dã man dân làng, xử bắn những người cầm đầu cuộc tấn công đánh chiếm trang ấp.

  Trong những ngày rối ren của cuộc cách mạng tháng mười năm 1917, hành động táo bạo của Maria trôi đi không ai để ý điều tra nữa, nhưng Maria cũng phải giải tán đội quân và chuyển ra thành phố Penda.

  Một hôm đêm khuya, Maria nghe tiếng gõ cửa. Maria nhận ra ngay những vị khách: đó là tướng Rolanov, người mới trao huân chương Chữ thập Georgi cho Maria cách đây không lâu và đại tá Dakhartsenko, bạn cũ của chồng Maria vừa mất mấy năm trước đây. Rolanov phải đi ngay với đoàn xe đầu tiên và sau đó trở thành Tham mưu trưởng binh đoàn Koltsac. Còn Dakhartsenko thì vết thương chưa lành nên phải ở lại. Maria chăm sóc người bệnh chu đáo và giữa họ tình yêu đã nảy nở. Sau đó ít lâu họ tổ chức đám cưới. Maria giờ đây mang tên họ là Maria Dakhartsenko - với tên tuổi này cô đã đi vào lịch sử của ngành tình báo.

  Dakhartsenko, chồng Maria, có một thời gian phục vụ tại quân đoàn Ba Tư và ông ta có quan hệ khá tin cậy tại đây. Không rõ bằng cách nào mà Dakhartsenko có được giấy tờ chứng nhận là công dân Ba Tư. Và thế là Maria cũng có quốc tịch Ba Tư.

  Cơ quan an ninh Xô Viết đã tìm ra dấu vết của Maria, vì vậy, họ tìm cách đi khỏi thành phố Penda. Hai vợ chồng Dakhartsenko với vỏ bọc là "Công dân Ba Tư" đi tàu thủy đến Astrankhan. Tại đây bạn bè của đại tá Dakhartsenko đã giúp đỡ họ thu xếp cuộc sống yên ổn. Nhưng Maria thì vẫn nuôi chí hận thù những người đã cướp trang ấp và trại nuôi ngựa giống của cô. Khi còn ở Ba Tư vợ chồng Dakhartsenko đã nghe tin đồn ở miền Nam nước Nga Binh đoàn tình nguyện quân đã được thành lập. Hai vợ chồng liền tìm đường đi đến đó. ở đây đại tá Dakhartsenko nhận chức chỉ huy trung đoàn Kavkaz và Maria trở thành cần vụ của chồng.

  Maria vẫn nấu nung mối hận thù với Hồng quân và sự hằn thù ngày một tăng sau mỗi trận đánh. Toàn bộ thiên bi hùng ca của Binh đoàn tình nguyện quân đã được ghi lại trong cuộc đời Maria: cuộc hành quân đến Moscva, những thắng lợi và những thất bại, thảm họa Novorossick, rồi Crưm, Bắc Tavria và những trận đánh nối đuôi nhau. Nếm mùi gian khổ của trận mạc Maria ngày càng trở nên hung ác hơn. Với mối hận thù điên dại, Maria đích thân xử bắn những chiến sĩ Hồng quân bị bắt làm tù binh, cũng chính Maria đã dùng tiểu liên bắn họ, từ đó cô ta có biệt hiệu là "Con rồ Maria".

  Nhưng tất cả mọi thứ đều có sự kết thúc của nó. Trong một trận tấn công bằng kỵ binh đại tá Dakhartsenko đã bị thương nặng và chết ngay trên tay Maria. Và hầu như từ ngôi mộ của chồng Maria lại đi vào trận đánh như để quên đi cái chết vừa mới xảy ra. Tháng 11 năm 1920, trong một trận đánh cuối cùng Maria bị thương và bị lạc đồng đội của trung đoàn, khó khăn lắm mới đến được Kerch và may mắn lên được chuyến tàu thủy đi Konstantinopol. Sau đó là chuỗi ngày dài thê lương của những kiều dân và sĩ quan Bạch vệ lưu vong mà Maria phải nếm trải. Mùa thu năm 1921, cùng với thê đội kỵ binh Maria đặt chân đến Serbi và đến miền Bắc nước Đức. Tuy còn trẻ nhưng Maria đã góa bụa hai lần. Do quen biết từ  trước, Maria đi lại với thượng uý Georgi Radkovis - cùng là tình báo viên, và hai người thành vợ chồng. Thượng uý Radkovis, cũng như vợ, rất căm ghét chế độ mới ở nước Nga và hoàn toàn chịu ảnh hưởng của Maria. Thời gian này ở Berlin Hội đồng quân chủ tối cao đang hoạt động mạnh. Một hôm Maria mời Nikolai Evghenievich Marcov, người lãnh đạo Hội đồng này đến chơi. Marcov cho biết Hội đồng quân chủ tối cao có một phân hội ở Moscva - đó chính là Tổ chức quân chủ nước Nga Trung ương - Marcov nhấn mạnh với Maria là nhiệm vụ của họ là phải tin tưởng vào những điều kiện hoạt động của Hội đồng và giữ liên lạc thường xuyên với Hội đồng.

  Bây giờ thì ai ai cũng biết Tổ chức quân chủ nước Nga trung ương là một tổ chức huyền thoại do các tình báo viên Treca sáng lập nên và là một bộ phận cấu thành của Tơrớt đặt dưới sự chỉ đạo của Menzinxki và Arturzov, bạn chiến đấu của Dzerzinxki, người đứng đầu Treca. Dzerzinxki còn táo bạo thu hút sang hàng ngũ mình một trong những thành viên tích cực của Hội đồng quân chủ tối cao - đó là Iacusev và giao nhiệm vụ cho ông ta làm thủ lĩnh Tổ chức quân chủ nước Nga Trung ương, có trách nhiệm về tất cả các cuộc tiếp xúc với nước ngoài và nắm cho được tất cả các kênh liên lạc của các thành viên trong nước với nước ngoài.

  Có tin vợ chồng Suls được toàn quyền thay mặt tướng Cutepov đang trên đường đến Moscva. Vợ chồng Suls có nhiệm vụ phải yết kiến Staunis - phó thủ lĩnh phụ trách tài chính và là tình báo viên Treca. Qua sự việc này Arturzov và Staunis thừa hiểu rằng họ đến Moscva với tư cách là những kiểm tra viên nên phải rất cảnh giác với họ. Tuy nhiên đây lại là cơ hội thông qua đôi vợ chồng này thiết lập được liên lạc trực tiếp với tướng Cutepov, hơn nữa còn có thể thâm nhập vào Liên minh quân sự toàn Nga (ở Paris) do Cutepov đứng đầu.
Vợ chồng Suls đến hơi muộn. Trong hồ sơ của Tơrớt vợ chồng Suls có biệt hiệu là Hai người cháu. Họ được đón tiếp niềm nở trong vòng tay ôm hôn của các tình báo viên Treca. Nếu như trước đây khi gặp gỡ tiếp xúc, Maria nói chuyện có phần chủ động thì nay cô chỉ là trò chơi trong tay những người khác. Maria lao vào hoạt động cho những vụ phá hoại, khủng bố. Để ngăn chặn hoạt động của Maria và khống chế Hai người cháu, các tình báo viên Treca đã tìm cho họ một công việc cốt để giữ chân họ ở một nơi cố định: thuê cho họ một quầy hàng nhỏ ở chợ Trung Tâm, ở đây họ buôn đường sacarin đồng thời thực hiện vai trò "hộp thư" tiếp nhận các túi giấy tờ của nhân viên các sứ quán Ba Lan và Estonia gửi tới cho Tơrớt và chuyển giao các túi giấy tờ của Tơrớt gửi đi cho các sứ quán. Ngoài ra, Staunis còn giao cho Maria mật mã hóa thư từ gửi ra nước ngoài. Công việc này ngốn khá nhiều thời gian của Maria, nhưng mục đích của phía các tình báo viên Treca không chỉ vô hiệu hóa hoạt động của Hai người cháu, mà còn bắt đôi vợ chồng này hoạt động đem lại lợi ích cho Tơrớt.

  Đương nhiên mọi việc đã thực thi khiến Hai người cháu đánh giá Tơrớt dưới con mắt họ là một tổ chức hoạt động bí mật khá mạnh, và rõ ràng Tơrớt đã gây được ấn tượng đối với họ. Hai người cháu đã báo cáo về Paris cho tướng Cutepov với nhận xét hài lòng về Tơrớt. Nhưng cũng trong thời gian này đã nảy sinh dấu hiệu đáng lo ngại: Staunis nghe được cuộc chuyện trò của hai vợ chồng Suls bàn bạc rằng họ đang chuẩn bị làm một vụ phá hoại bí mật không cho Tơrớt biết. Còn nhân vật Maria thì mặc dù có gửi báo cáo về Paris cho tướng Cutepov với nhận xét tốt về Tơrớt, nhưng thực bụng lại có ý kiến hơi khác. Maria đã nói với Staunis rằng Tơrớt chỉ tồn tại đến trước khi đảo chính và rằng khi nào đảo chính xảy ra tướng Cutepov sẽ trở về nước Nga lập lại trật tự. Cũng trong thời gian đó ở Paris xảy ra những thay đổi quan trọng. Toàn bộ Liên minh quân sự toàn Nga tập hợp đến 25 nghìn sĩ quan Bạch vệ đều nằm dưới sự điều khiển của Cutepov. Cho nên vai trò của Maria với tư cách là người đại diện chính của Cutepov ở Moscva có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Việc Iacusev và Maria được mời đến Paris để đón Cutepov là một minh chứng. Tháng 7 năm 1925 thông qua "cơ sở" hai người vượt biên giới Ba Lan và đến Paris mà không gặp trở ngại gì. Iacusev đã được đại công tước Nikolai Nikolaievich tiếp kiến. ở Paris trở về Maria được Ban lãnh đạo Tơrớt giao cho nhiệm vụ mới mà không biết mình đang thực thi nhiệm vụ của Arturzov nằm trong tổ chức Treca.

  Số là Ban lãnh đạo Treca toàn Nga và Tổng cục chính trị quốc gia trực thuộc Hội đồng các Uỷ viên nhân dân Liên Xô có thông qua quyết định nhử vào bẫy điệp viên Sidney Reilly vốn là kẻ thù từ lâu của chính quyền Xô Viết, người đã bị kết án xử bắn vì tham gia vào vụ âm mưu lật đổ chính quyền Xô Viết của Robert Lockhard. Yêu cầu đặt ra là phải vô hiệu hóa điệp viên này vì Sidney Reilly đã quyết định sẽ tiến hành những bước đi cụ thể tiến tới hành động khủng bố.

  Maria cùng chồng là Radkovis dưới vỏ bọc là vợ chồng Crasnostanov đi ra nước ngoài một cách hợp pháp. Đến Paris họ gặp Sidney Reilly và giới thiệu với ông ta hoạt động của Tơrớt như chỗ dựa chủ yếu của lực lượng phản cách mạng ở Nga. Reilly rất quan tâm đến điều kiện sử dụng Tơrớt vào mục đích riêng của mình. Tuy nhiên Maria thì lại nói là Tơrớt không hoạt động khủng bố, nhưng Reilly vẫn quyết định cần phải có cơ sở và những người tin cậy để có thể thu hút họ vào việc thực hiện những mục đích do mình đặt ra.

  Từ Paris hai vợ chồng Crasnostanov đi sang Phần Lan. Nhân danh Tơrớt, Maria và chồng liên hệ với cơ quan tình báo Phần Lan và tiến hành hội đàm với phía Phần Lan về việc tổ chức một "cơ sở" ở biên giới Phần Lan - Liên Xô. Cùng thời gian ấy người ta thuyết phục Sidney Reilly đi sang Moscva. Iacusev là người đóng vai trò chính, còn Maria thì đóng vai phụ: cô lấy kinh nghiệm bản thân ra thuyết phục Sidney Reilly rằng vượt qua biên giới Liên Xô là chuyện có thể làm được mà không hề gặp nguy hiểm gì.

  Sự việc Reilly biến mất khiến mọi người kinh hoàng.

  Ngày 29 tháng 9 năm 1925, Maria điện báo cho Staunis: "Bưu kiện bị thất lạc. Chúng tôi chờ sự giải thích". Còn trong thư gửi Iacusev thì cô ta phàn nàn nào là bị nỗi buồn hành hạ, bị hụt hẫng và bị ám ảnh về chuyện chính cô ta đã phản bội và giết Reilly... rồi cuối cùng đề nghị chuyển cô ta sang hoạt động nội bộ.

  Cuối năm 1925, Vaxili Vitalievich Sulghin, một kẻ theo chủ nghĩa quân chủ, nguyên là nghị sĩ Đuma quốc gia Nga và là một trong những người thông qua nghị quyết phế truất Nga hoàng Nicolai Đệ nhị đã quyết định bí mật đến Liên Xô. Mục đích chuyến đi của Sulghin hoàn toàn mang tính chất hòa bình: tìm đứa con trai bị mất tích trong cuộc Nội chiến. Menjinski và Arturzov nhận định rằng chuyến đi của Sulghin dưới sự bảo trợ của Tơrớt sẽ không có phương hại gì, trái lại lợi ích thì rất lớn. Một là, sự tồn tại và thực lực của Tổ chức quân chủ nước Nga trung ương - tức là Tơrớt được khẳng định; hai là, ấn tượng và những suy nghĩ của Sulghin về những gì ông ta tận mắt chứng kiến ở nước Nga trong những năm 1925 - 1926 - giai đoạn hưng thịnh nhất của chính sách kinh tế mới - có thể sẽ làm cho nhiều kiều dân Nga sáng mắt ra trước những đổi thay tích cực diễn ra ở nước Nga.

  Ngày 4 tháng 1 năm 1926, Sulghin đến Moscva và được bố trí ở nhà nghỉ đông của Hai người cháu ở ngoại ô. Trong cuốn sách nói về chuyến đi này được Sulghin viết ngay sau khi từ Nga trở về, Sulghin có thay đổi bối cảnh, họ tên nhân vật và viết: "Tôi được phó thác cho Maria Dakhartsenko - Suls và chồng của cô như là sự bảo trợ đặc biệt. Tôi biết Maria khi cô đã bước sang tuổi 33, nhưng ở cô vẫn còn giữ lại nhiều nét thời xuân sắc... Đó là một phụ nữ có sức chịu đựng dẻo dai, một phụ nữ có nghị lực tuyệt vời. Maria là trợ lý của Iacusev. Ngoài ra cô còn làm những việc dính dáng đến "hóa học", tức là làm hiển thị, in lại những tài liệu giấy tờ mật được viết bằng mực hóa học... Có nhiều lần tôi phải bàn bạc, nói chuyện cởi mở với Maria. Một lần Maria nói với tôi: "Tôi già rồi... Tôi cảm thấy đây là những sức lực cuối cùng của tôi. Tôi đã dốc toàn bộ sức lực của tôi cho Tơrớt, nếu như Tơrớt giữa đường đứt gánh thì tôi làm sao mà sống nổi". Maria than vãn với Sulghin về sự lề mề của Iacusev chứng tỏ Iacusev không muốn tiến hành những hành động khủng bố hoặc những hành động gây "ồn ào" khác. Dần dần trong con mắt của hai vợ chồng Maria có một nhân vật nổi lên thay thế - đó là Staunis.

  Quan hệ của Maria với Iacusev và Potapov ("thủ lĩnh" của phái quân sự thuộc Tổ chức quân sự nước Nga Trung ương - tức là Tơrớt) đã được xác định rõ ràng. Maria coi Iacusev và Potapov là những người không thể làm lãnh đạo Tơrớt được. Bây giờ chỉ có Cutepov ở Paris và Staunis ở Moscva mới là mối quan tâm của Maria, hơn nữa mối quan hệ công việc của cô với Staunis gần đây đã chuyển sang quan hệ tâm tình. Radkovis chồng cô trở nên nhân vật thừa thứ ba trong quan hệ tay ba này.
Logged
maibennhau
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 801



« Trả lời #39 vào lúc: 01 Tháng Bảy, 2008, 07:12:49 pm »

  Tháng 9 năm 1926, Maria lại đến Paris, lần này cô đi cùng với nhà hóa học Vlasov. Vlasov sở dĩ được phái sang Paris vì Cutepov và kẻ theo chủ nghĩa quân chủ và điên cuồng theo chủ nghĩa khủng bố Gusov đã đề nghị phải kiểm tra chất khí gửi đến Paris trước khi sử dụng để khủng bố. Đến Paris, Maria tích cực ủng hộ ý tưởng tiến hành khủng bố và đề xuất kế hoạch: tiến hành đầu độc hàng loạt các đại biểu dự Đại hội các Xô Viết trong thời gian phiên họp diễn ra ở Nhà hát lớn, đồng thời chuẩn bị ở nước ngoài một đội quân gồm 200 cựu sĩ quan để điều ngay đến Moscva chiếm điện Cremli sau khi vụ khủng bố nổ ra. Nhưng... hóa ra chính Cutepov đã bị đánh lừa: không hề có chất khí nào cả. Bù lại Cutepov có dịp bàn với Maria về kế hoạch khủng bố và phái một nhóm những kẻ khủng bố đến nước Nga. Giờ đây Cutepov đặt quan hệ trực tiếp với Staunis thông qua Maria và trông cậy vào Staunis. Sau đó không lâu có ba kẻ khủng bố đến Moscva, nhưng rất may là bọn chúng đều nằm trong tầm kiểm soát của Tơrớt.

  Maria bắt đầu ngờ rằng Iacusev là điệp viên hai mang. Iacusev sợ rằng những hành động khủng bố sẽ để lại dấu vết mà ông ta thì lại muốn ngồi chờ giai đoạn khó khăn này qua đi không có vụ khủng bố nào xảy ra, rồi sau đó sẽ lên nắm chính quyền. Maria thuyết phục bằng được Staunis phải nghĩ đến chuyện chính ông ta phải trở thành thủ lĩnh của Tơrớt. Cũng như Georgi Radkovis chồng Maria, Staunis hoàn toàn bị người đàn bà ghê gớm này chi phối. Maria thú nhận với chồng rằng cô ta đã sống chung với Staunis, nhưng phân bua đó chẳng qua là Staunis cần thiết đối với cô ta trong công việc mà thôi. Anh chồng nghe lời vợ nói mà như nuốt hận nghẹn đắng.
Những sự kiện xảy ra bắt đầu bị đảo lộn. ở Krasnoda, sau thất bại Staunis mới ngã ngửa người ra là "ông bạn" Dubov của mình đã được Iacusev báo trước về thất bại này. Té ra Dubov là tình báo viên Treca? Staunis lên xe tức tốc phóng đến nhà nghỉ của Maria ở ngoại ô Moscva.

  - Maria! - Staunis nói - Cả tôi cả cô, chúng ta chỉ là công cụ của lão Iacusev. Nó là tình báo Treca! Cả Potapov, cả Dubov nữa! - Lướt nhìn Maria, Staunis hốt hoảng thực sự: hai mắt long sòng sọc của người đàn bà điên rồ đang nhìn mình. "Đúng là con mụ phù thủy!" - Staunis nghĩ bụng.

  - Chúng ta phải chuồn ngay lập tức. Bây giờ ta ra thẳng ga xe lửa đi Leningrad, sau đó đi qua "cơ sở" ở biên giới Liên Xô - Phần Lan.
Trước khi tháo chạy, Staunis còn kịp để lại trên bàn mẩu thư chia tay viết rằng Iacusev, Potapov và Dubov đều là những tình báo viên của Treca, còn họ (Staunis và Maria Dakhartsenko) là nằm ngoài thành phần Tổng cục chính trị quốc gia trực thuộc Hội đồng các Uỷ viên nhân dân Liên Xô. Thông qua "cơ sở" ở biên giới Liên Xô - Phần Lan lúc bấy giờ vẫn còn hoạt động đêm 12 rạng ngày 13 tháng 4 năm 1927 Staunis và Maria đã sang được đất Phần Lan. Radkovis chồng Maria đã sang đây từ trước. Tơrớt chấm dứt hoạt động

  Để báo thù, Cutepov ra lệnh phát động hoạt động khủng bố và giết càng nhiều càng tốt tất cả cán bộ Xô Viết. Bắt đầu đợt điều phái những kẻ khủng bố đến Liên Xô. Trong số này có Georgi Radkovis, chồng Maria. Đêm mồng 3 rạng ngày 4 tháng 6 năm 1927, Radkovis cùng với một bạn thợ vượt qua biên giới Phần Lan - Liên Xô. Nhiệm vụ của hai người này là tìm cho được các tình báo viên Treca lãnh đạo chiến dịch Tơrớt để trả thù. Đương nhiên nhiệm vụ này đối với họ là khó có thể giải quyết được. Hai người này cũng không mong là sẽ thực hiện được nhiệm vụ mà chỉ làm được việc gì dễ nhất có thể làm được: đó là vào buổi tối ngày 6 tháng 6 Radkovis đã ném một quả bom vào Văn phòng cấp thẻ ra vào cơ quan Tổng cục chính trị quốc gia. Trong lúc hỗn loạn hai kẻ khủng bố chạy thoát thân, nhưng đến quận Podolsk thì chúng bị rượt đuổi và bị bao vây. Trong thế cùng không lối thoát Radkovis đã tự bắn chết.

  Sau đó Maria, Staunis và một người nữa tên là Voznesenski cũng vượt biên giới vào Liên Xô. Trước chuyến đi đích thân tướng Cutepov và điệp báo viên Anh quốc Boys đến tiễn ba người lên đường và giao nhiệm vụ. Khi chia tay, tướng Cutepov làm dấu thánh giá cho Maria và hôn cô ta ba lần theo phong tục. Như thế là Maria được giao nhiệm vụ làm nhóm trưởng. Và một lần nữa ba tên khủng bố do Maria cầm đầu lại có mặt ở Moscva. Trước đây bọn chúng thường tránh không đi qua khu phố Lubiansk, còn bây giờ Maria lúc nào cũng kè kè súng lục trong túi quần qua lại quận này thường xuyên, thậm chí còn đến căn hộ của Iacusev nhưng không gặp được ông ở Moscva. Sau đó Maria cải trang choàng khăn chéo vuông, ăn mặc tuềnh toàng quyết định đến khu phố Lubiansk quan sát trụ sở Tổng cục chính trị quốc gia trực thuộc Hội đồng các Uỷ viên nhân dân Liên Xô. Không gặp trở ngại nào, Maria lọt vào trong sân của tòa nhà một cách dễ dàng, trong sân không có người bảo vệ và cô ta vui sướng phát hiện thấy gian nhà ngang nối liền với trụ sở của Tổng cục cũng không có người bảo vệ. Maria vội vàng quay trở lại gặp hai người dưới quyền mình đang chờ cô ta ở nhà ga Leningrad. Họ thuê người đánh xe ngựa chất những chiếc va ly nặng lên xe đi đến gần trụ sở Tổng cục thì dừng lại. Maria ngó nhìn vào cổng và tin chắc trong sân toà nhà vẫn như cũ không có ai canh gác bảo vệ. Nhóm ba người Maria lập tức lao nhanh vào trong sân trụ sở Tổng cục. Bây giờ chỉ còn cài đạn trái phá trong gian nhà ngang, dọc theo các góc tường trong nhà thì cài bom cháy, công việc này phải làm nhanh trong vài phút. Sau đó thì đổ xuống nền nhà một can dầu hỏa. Bây giờ chỉ còn đốt dây cháy chậm là xong, nhưng không hiểu vì sao họ còn chần chừ. Đúng lúc đó thì một tiếng quát vang lên:

  - Này, ai đang ở ngoài kia? Đứng lại! Đứng lại! Anh em ơi, mùi dầu hỏa sực lên, tất cả tập hợp nhanh lên!

  Quẹt diêm, diêm không cháy. Một que, hai que... đều gãy. Tiếng quát nghe ngày càng gần hơn...

  Trong khi ngoài sân mọi người loại trừ được khả năng cháy nổ thì bọn khủng bố đã kịp tháo chạy. ở Moscva nhóm Maria không có chỗ trú chân, cho nên bất luận trường hợp nào cũng phải chạy xa. Nhóm khủng bố vội vã ra ga Belarus trong khi Tổng cục chính trị quốc gia chưa kịp giăng lưới vây bắt ngay trong chuyến tàu hỏa đầu tiên đi ra ngoại thành.

  Trên đường tháo chạy Maria và Voznesenski vẫy xe con dừng lại, dùng súng lục đe dọa lái xe lái theo hướng mà họ muốn. Lái xe từ chối liền bị bắn chết ngay. Người phụ xe bị bọn khủng bố bắn bị thương cố lấy hết sức còn lại phá hỏng xe. Lúc bấy giờ hai tên khủng bố đành bỏ xe con và lẩn trốn trong rừng. Người ta phát hiện thấy dấu vết của hai kẻ chạy trốn ở vùng ga xép Dretun. Với sự hỗ trợ tích cực của những người nông dân sở tại một vòng bủa vây đã xiết chặt. Hai tên chạy trốn đi đường rừng vừa xuất hiện ở lò bánh mì một trung đoàn Hồng quân, thì bà Rovnova vợ một sĩ quan phát hiện thấy. Bà Rovnova kêu lên cho các chiến sĩ Hồng quân đồn biên phòng biết liền bị Maria bắn bị thương vào chân. Nhưng đường dây của bọn điệp báo Anh quốc đã bị phá tan. Trong lúc bắn nhau với đội kỵ binh tuần tiễu của Hồng quân, Voznesenski bị bắn chết ngay tại trận. Còn Maria Dakhartsenco - Suls bị thương và chết sau đó vài tiếng đồng hồ.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM