Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 14 Tháng Năm, 2024, 06:03:59 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Topic dành cho hỏi đáp, yêu cầu, thắc mắc nhỏ.... về các vấn đề quân sự  (Đọc 377726 lần)
0 Thành viên và 4 Khách đang xem chủ đề.
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #580 vào lúc: 07 Tháng Mười Hai, 2008, 05:43:42 pm »

Liệu có phải công nhân QP?
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
thoky
Thành viên
*
Bài viết: 40


« Trả lời #581 vào lúc: 15 Tháng Mười Hai, 2008, 04:27:38 pm »

Bác nào cho em hỏi :

1. cái súng khai hậu (mà các sách lich sử đều viết là ta hay dùng trước CM tháng Cool trông nó thế nào ạ ?

2. Thời các cụ nhà ta đánh nhau với anh Ngạc Nhe, anh Hăng ri Rivie, ...  quân ta dùng súng gì  trước khi cụ Cao Thắng nhà ta copy súng của Tây >? Loại flintlock hay percusion ?
Logged
danhthanh
Thành viên
*
Bài viết: 708


« Trả lời #582 vào lúc: 15 Tháng Mười Hai, 2008, 05:29:47 pm »

đề nghị các bác cho em biết chức vụ cao nhất  mà d/c võ nguyên giáp giữ dc ko

Đề nghị viết đúng chính tả tiếng Việt
« Sửa lần cuối: 15 Tháng Mười Hai, 2008, 05:42:54 pm gửi bởi DepTraiDeu » Logged
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #583 vào lúc: 15 Tháng Mười Hai, 2008, 05:51:15 pm »

Bác nào cho em hỏi :

1. cái súng khai hậu (mà các sách lich sử đều viết là ta hay dùng trước CM tháng Cool trông nó thế nào ạ ?

2. Thời các cụ nhà ta đánh nhau với anh Ngạc Nhe, anh Hăng ri Rivie, ...  quân ta dùng súng gì  trước khi cụ Cao Thắng nhà ta copy súng của Tây >? Loại flintlock hay percusion ?

"Khai hậu" em nghĩ là khẩu Gras model 1874.



Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
thoky
Thành viên
*
Bài viết: 40


« Trả lời #584 vào lúc: 16 Tháng Mười Hai, 2008, 08:53:02 am »

báo cáo bác, theo em chưa chắc là nó đâu ạ. Nó là thằng hiện đại nhất lúc Pháp xâm lược xứ An Nam. So với tên các cụ gọi, có vẻ giống, nhưng cũng lại có vẻ không đúng.

Em thực sự lúng túng về vấn đề này :

1. Sách viết cụ Cao Thắng copy khẩu Gras 1874 (một bác trung tá viết trong cuốn "Lịch sử các nền văn minh thế giới" lại là 1879 ?), nhưng trong bảo tàng lại trưng ra 1 khẩu chả giống tý nào mà ghi là súng do Cao Thắng chế

2. Trong 1 bài viết về cụ Phan đình Phùng, phần viết về Cao Thắng có viết là trước khi copy súng Pháp, cụ C.T. đã sản xuất mấy trăm khẩu kiểu cò máy - hạt nổ (percusion). Nhưng súng trưng bày cũng chả giống tý nào.

Hay là Bảo tàng trưng bày nhầm ?

« Sửa lần cuối: 16 Tháng Mười Hai, 2008, 09:08:56 am gửi bởi thoky » Logged
baoleo
Moderator
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #585 vào lúc: 16 Tháng Mười Hai, 2008, 08:57:17 am »

Liệu có phải công nhân QP?
Chẳng thấy bác dongadoan lên tiếng, thôi thì cựu sỹ quan số lên tiếng vậy.
Đúng là gọi sỹ quan số và không số chỉ là cách gọi vui dân dã. Thực ra chỉ có 5 danh xưng trong QDND VN.
1/ Chiến sỹ: binh nhất, binh nhì
2/ Hạ sỹ quan: hạ sỹ đến thượng sỹ
3/ Công nhân viên quốc phòng: công nhân trong các Z, X, hoặc nhân viên trong các cơ quan chỉ huy. Như bạn chichbong ở đây là CNQP.
4/ Sỹ quan: từ thiếu úy đến đại tướng (thời anh Nguyễn Viết Xuân hy sinh, sỹ quan thấp nhất là chuẩn úy. Khi hy sinh, anh Xuân mang hàm chuẩn úy-chính trị viên phó đại đội-vì mới tốt nghiệp trường sỹ quan chính trị-hy sinh xong mới được phong thiếu úy-ảnh thờ của anh Xuân đeo lon thiếu úy là ảnh chế. Sau 75, cấp sỹ quan chuẩn úy đã bỏ) Trường hợp ngay từ đầu đã là quân nhân chuyên nghiệp như sẽ nói ở dưới, cho dù đang mang hàm thượng tá QNCN, nhưng khi muốn sang ngạch sỹ quan,phải theo học 1 lớp bổ túc chuyển ngạch, hoặc là sỹ quan dự bị, hoặc là ở các trường quân chính quân khu-quân đoàn để được đeo lon thiếu úy đã. Rồi sau đó tùy theo tình hình mà phong dần bác thượng tá QNCN đó lên quân hàm sỹ quan tương ứng (có thể 2 tháng 1 bậc  Grin).
Cho nên,có thể nói, thiếu úy là bậc quan trọng và đinh nhất trong hệ sỹ quan, vì cấp thiếu úy có số hiệu, số hiệu đó là duy nhất và được mang suốt đời đến khi về hưu, ra quân hoặc chết. Trong nhiều bản khai, Quân đội không cần biết tên, mà chỉ cần ghi số hiệu là đủ. Trường hợp là binh nhất ở Hà Tuyên (ví dụ thế), nhưng do đánh nhau liên tục, cán bộ hy sinh hết và đ/c binh nhất đó thực sự có tài và được đề bạt giữ chức tiểu đoàn trưởng, tương đương hàm đại úy. Nhưng khoan hãy nhận lon. Đợi khi có đ/k, đc binh nhất đó học qua 1 lớp bổ túc 3 tháng để đeo lon thiếu úy, nhận số đã. Rồi sau đó lại phong dần lên như trường hợp bác thượng tá QNCN đã nói ở trên.
Nhìn số hiệu là biết đc đó bắt đầu là sỹ quan từ khi nào. ví dụ của baoleo, số là 8002 3727. Bốn số hiệu dầu chỉ ra: baoleo mang lon thiếu úy từ tháng 2 năm 1980.
5/ Quân nhân chuyên nghiệp: tốt nghiệp các loại trường từ sơ cấp đến tiến sỹ. Chỉ làm công tác chuyên môn trong quân đội như lái xe, chạy máy nổ, lái tầu chiến, mã hóa, nghiên cứu bom hạt nhân, v.v... Có cấp hàm từ chuẩn úy đến thượng tá. QNCN có cái dở là không phải ngạch chỉ huy, nên ko chỉ huy lính. Ở các đơn vị lẻ, thiếu người nên QNCN đôi khi trực ban nội vụ- đi kiểm tra lính, nhưng lính ko phục. Ví dụ như thiếu tá QNCN lái xe con, thiếu úy baoleo quát cho bỏ mẹ và tay thiếu tá QNCN kia có nghĩa vụ phải xanh mặt. Tuy nhiên có cái hay là không bị lo chuyển đơn vị bất thình lình, ko bị lo về vườn non. Ví dụ mang lon chuẩn úy-quân y sỹ-QNCN, cứ an tâm ngủ kỹ đến 60 tuổi. Nhưng sỹ quan chỉ huy, mang lon đại úy đến 45 tuổi mà ko leo đc lên nữa, thì a lê hấp.
Có chuyện vui là trước 75, kịch kim của QNCN là chuẩn úy, nên đã có 1 lớp các nhà văn chuẩn úy như Lê Lựu, Nguyễn Khải. Sau 75, mọi chuyện mới như bây giờ và 2 vị đáng kính kia hấp tấp chuyển ngạch để mang lon đại tá như bây giờ.
Logged
lethaitho
Thượng tá
*
Bài viết: 1313



« Trả lời #586 vào lúc: 16 Tháng Mười Hai, 2008, 09:07:16 am »

Vậy xin được hỏi bác Baoleo :
Mấy lão H2, H3 đang uýnh nhau ùng oàng, thấy uýnh nhau hăng, đơn vị liền phong cho thiếu uý, một tháng hai tháng sau lại lên trung úy ( do mấy ông sỹ quan chết nhiều lên cứ tuần tự đôn lên )... Vậy mấy ông SQ đó có phải đi học..thiếu úy không? Mà sao tôi chẳng thấy mấy lão đi học lúc nào cả?
Logged

Ngôi sao như mắt anh, trong những đêm không ngủ
Giáo án em vẫn mở, cho ánh sao bay vào
baoleo
Moderator
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #587 vào lúc: 16 Tháng Mười Hai, 2008, 09:14:27 am »

Vậy xin được hỏi bác Baoleo :
Mấy lão H2, H3 đang uýnh nhau ùng oàng, thấy uýnh nhau hăng, đơn vị liền phong cho thiếu uý, một tháng hai tháng sau lại lên trung úy ( do mấy ông sỹ quan chết nhiều lên cứ tuần tự đôn lên )... Vậy mấy ông SQ đó có phải đi học..thiếu úy không? Mà sao tôi chẳng thấy mấy lão đi học lúc nào cả?
Thực sự không có chuyện đó. Đó chỉ là chuyện nghe kể của lính.
Cấp thiếu úy phải do tư lệnh quân khu-quân đoàn-quân chủng lập danh sách báo lên bộ để lấy số, rồi sau đó mới được phong. Cho nên ko thể có chuyện "đơn vị liền phong" đc . Nhưng khi đã là thiếu úy rồi, thì phong từ thiếu úy lên trung và thượng, cấp tư lệnh QK-QĐ-QC cứ tự phong ko cần hỏi bố con thằng nào (vì đã có số), còn từ thượng úy trở lên thì lại là 1 câu chuyện khác.
Cấp thiếu úy của baoleo do cụ Đặng Vũ Hiệp-thứ trưởng ký.
« Sửa lần cuối: 16 Tháng Mười Hai, 2008, 09:22:23 am gửi bởi baoleo » Logged
lethaitho
Thượng tá
*
Bài viết: 1313



« Trả lời #588 vào lúc: 16 Tháng Mười Hai, 2008, 09:37:59 am »

À, ra vậy! Grin Vậy sẽ khối thằng trong lúc ngồi chờ QĐ phong thiếu úy đã ....nghẻo rồi.
Logged

Ngôi sao như mắt anh, trong những đêm không ngủ
Giáo án em vẫn mở, cho ánh sao bay vào
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #589 vào lúc: 16 Tháng Mười Hai, 2008, 09:43:38 am »

báo cáo bác, theo em chưa chắc là nó đâu ạ. Nó là thằng hiện đại nhất lúc Pháp xâm lược xứ An Nam. So với tên các cụ gọi, có vẻ giống, nhưng cũng lại có vẻ không đúng.

Em thực sự lúng túng về vấn đề này :

1. Sách viết cụ Cao Thắng copy khẩu Gras 1874 (một bác trung tá viết trong cuốn "Lịch sử các nền văn minh thế giới" lại là 1879 ?), nhưng trong bảo tàng lại trưng ra 1 khẩu chả giống tý nào mà ghi là súng do Cao Thắng chế

2. Trong 1 bài viết về cụ Phan đình Phùng, phần viết về Cao Thắng có viết là trước khi copy súng Pháp, cụ C.T. đã sản xuất mấy trăm khẩu kiểu cò máy - hạt nổ (percusion). Nhưng súng trưng bày cũng chả giống tý nào.

Hay là Bảo tàng trưng bày nhầm ?

http://img.photobucket.com/albums/v11/thoky/Ancient%20rifles/Caothang-01.jpg

Em dùng cách loại trừ thôi bác ạ.

Lebel, Berthier hay Anh-đô-si-noa đều dùng kẹp đạn 3 viên trở lên. Chassepot 1866 đạn vỏ giấy thì quá cổ, vả lại trong chuyện của các cụ tự vệ 45-46 cũng không thấy nhắc đến kiểu đạn này bao giờ.
>>>> Chỉ có thể là Gras, hoặc cùng lắm là Chassepot 1866-74, bản cải tiến để bắn chung đạn với Gras.

Chi tiết nữa là bọn Tây có sản xuất ra 1 phiên bản đại liên Hotchkiss 1914 bắn chung đạn 11x59mm với Gras, chuyên trang bị cho lính thuộc địa. Chứng tỏ Gras vẫn còn phổ biến trong khố xanh khố đỏ.

Còn chuyện bảo tàng VN thì... Angry
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM