Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 14 Tháng Năm, 2024, 12:51:10 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Thảo luận thuật ngữ tiếng Anh  (Đọc 212162 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
codo
Thành viên
*
Bài viết: 95


« Trả lời #180 vào lúc: 18 Tháng Bảy, 2010, 07:10:40 am »


1. "Những chặng đường" mang ý "những giai đoạn", không phải "những con đường". Dịch "roads" là không chuẩn. Nên dịch là "stages".
2. Tương tự, từ "fighting" sử dụng trong ngữ cảnh (context) này khôgn chuẩn mặc dù khôgn sai. Nếu là tôi tôi sẽ chọn thuật ngữ quân sự "combat" sẽ rõ nghĩa hơn.

3. "Fighting" trong chính câu của anh dịch nó không phải là danh động từ (verbal noun hay gerủnd) mà đơn thuần là tính từ (adjective) anh dùng bổ nghĩa cho danh từ "roads" đứng sau. Gerủnd bản thân nó là một danh từ, nó không cần đứng với bất cứ danh từ nào nữa để thành danh từ ghép như anh nói. Ví dụ: "swimming is good for you" (Bơi lội tốt cho sức khỏe của bạn).

Swimming Pool (Hồ Bơi) (Noun)
Bác nhầm gerund và adjective. Trong trường hợp của bác swwimming là tính từ. Trong trường hợp đnag bàn cãi là danh từ. Mặc dù chỉ có vỏn vẹn một từ nhưng nó thuộc hai nhóm khác nhau, tùy vào cách sử dụng.
Logged
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #181 vào lúc: 18 Tháng Bảy, 2010, 07:41:42 am »

- Thu dung: Bộ phận đi sau đội hình hành quân. Nhiệm vụ: sửa chữa các trường hợp hỏng hóc xe, máy. Cứu chữa các trường hợp ốm đau, bị thương trên đường hành quân rồi trả họ về đơn vị hoặc gửi lại tuyến quân y cấp trên. Gom các trường hợp đi lạc, đào, bỏ ngũ,... để động viên, tái trang bị rồi gửi trả họ về đơn vị. Biên chế thường gồm các bộ phận của cơ quan hậu cần, kỹ thuật trực thuộc đơn vị tổ chức hành quân. Trong hành quân đường dài, nhiều chặng: thường tổ chức các trạm thu dung tại các vị trí nghỉ ngắn, nghỉ dài.

- Không có biên chế trung đoàn thu dung. Straggler recovery and replacemen regiment có thể dịch là Trạm thu dung.

- QĐNDVN không có khái niệm nào tương tự "lao công đào binh" của VNCH. Thành viên Bí Bếp nên đọc, học nhiều hơn trước khi phát biểu nhé!


Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
nkp
Thành viên
*
Bài viết: 80


« Trả lời #182 vào lúc: 18 Tháng Bảy, 2010, 09:18:13 am »

Các bác cho em hỏi thêm, từ này dịch là gì? (Văn bản phía Mỹ ghi tên đơn vị QD ND Việt Nam nhé, năm 1967)

Straggler recovery and replacemen regiment.


Đây là một đơn vị (trong câu này là một trung đoàn) phụ trách đi "thâu lượm" những cán binh
đi lạc, và đồng thời bổ xung những đơn vị thiếu quân (quân đào ngủ, bệnh, đi lạc ...).
(stranggler = người đi lạc). Theo đoạn văn trên, có lẽ đây là một trung đoàn đóng theo những binh trạm
trên đường HCM, để thâu góp, tìm kiếm những lạc đường, và đồng thời bỗ sung (replacement) cho những đơn vị
thiếu quân. NKP.
 
Logged
Bí Bếp
Thành viên
*
Bài viết: 157


Chết vì "xứ mưa"


« Trả lời #183 vào lúc: 19 Tháng Bảy, 2010, 12:12:10 am »

- Thu dung: Bộ phận đi sau đội hình hành quân. Nhiệm vụ: sửa chữa các trường hợp hỏng hóc xe, máy. Cứu chữa các trường hợp ốm đau, bị thương trên đường hành quân rồi trả họ về đơn vị hoặc gửi lại tuyến quân y cấp trên. Gom các trường hợp đi lạc, đào, bỏ ngũ,... để động viên, tái trang bị rồi gửi trả họ về đơn vị. Biên chế thường gồm các bộ phận của cơ quan hậu cần, kỹ thuật trực thuộc đơn vị tổ chức hành quân. Trong hành quân đường dài, nhiều chặng: thường tổ chức các trạm thu dung tại các vị trí nghỉ ngắn, nghỉ dài.

- Không có biên chế trung đoàn thu dung. Straggler recovery and replacemen regiment có thể dịch là Trạm thu dung.

- QĐNDVN không có khái niệm nào tương tự "lao công đào binh" của VNCH. Thành viên Bí Bếp nên đọc, học nhiều hơn trước khi phát biểu nhé!


Cám ơn sự nhắc nhở của dongadoan!  Bí Bếp đã không rõ đó là sự trích đoạn cho cả cụm từ nên Bí Bếp mới chuyển dịch thành hai phần vì có trục trặc với chính tả ở chữ replacemen (thiếu chữ t) và chữ regiment vì trong thuật ngữ quân đội Mỹ, họ cũng thường dùng từ replacement regimen(s) để viết về những qui chế thay nước, khoáng chất, thức ăn,  hoặc y tế v.v. mà người lính cần ghi nhớ theo sự hướng dẫn. Chỉ vài sự chia sẻ để học hỏi và dĩ nhiên Bí Bếp rất nể phục một số chuyên gia diễn dịch về các thuật ngữ quân sự ở diễn đàn nầy.

Logged

Thiên đàng nầy mơ ước bao lâu...
rongxanh
Thành viên
*
Bài viết: 2085

Mơ về nơi xa lắm.


« Trả lời #184 vào lúc: 19 Tháng Bảy, 2010, 07:54:15 am »

Đúng là em viết thiếu 1 chữ "t" trong từ "replacemen".

Em hiểu đây là đơn vị thu dung và dự bị có đúng không nhỉ?

Tại vì có những lúc, phía Mỹ dùng như "replacement battalion"  --> tiểu đoàn dự bị ?

Ví dụ như tại đây:
http://www.quansuvn.net/index.php?PHPSESSID=c0b59b8a8bedd6b51c0cda0594a69645&topic=113.msg82249#msg82249

Trích dẫn

V.   Tỉnh Quảng Ngãi

*   Bộ chỉ huy Quân khu 5   500

*   Tiểu đoàn 1 dự bị? (Replacement), QK5   100
*   Tiểu đoàn 2 dự bị? (Replacement), QK5   100


Cám ơn các bác đã giải đáp  Cheesy
« Sửa lần cuối: 19 Tháng Bảy, 2010, 11:51:23 am gửi bởi rongxanh » Logged
trinhlenam_89
Thành viên
*
Bài viết: 155


« Trả lời #185 vào lúc: 20 Tháng Bảy, 2010, 03:12:16 pm »

"Expeditionary Tank" - xe tăng hành trình.

Xin hỏi, từ dịch như trên đúng chưa ạ. Nếu đúng thì xe tăng hành trình là loại xe tăng nào, hạng trung hay hạng nhẹ, tại sao lại có cách gọi như vậy  Grin
Logged

trên đe dưới búa, bầm dập chả lụa, méo mó bánh bao
altus
Trung tá
*
Bài viết: 1782



« Trả lời #186 vào lúc: 20 Tháng Bảy, 2010, 03:46:02 pm »

Chắc chắn là chưa đúng. Phải dịch là "xe tăng viễn chinh". Mà xăng giờ thì đắt nên không thể là hạng trung được.
Logged
tientt82
Thành viên
*
Bài viết: 290


30/4 | 7/5 | 9/5


« Trả lời #187 vào lúc: 20 Tháng Bảy, 2010, 03:50:30 pm »

Em nghĩ tăng hành trình thì phải là cruiser tank hay cavalry tank hoặc fast tank thì hợp hơn
Theo ý kiến của em thì nên dịch như bác altus mới sát nghĩa
Logged

Chúng ta sẽ không lùi ; vì đằng sau là Mátxcơva ...
trinhlenam_89
Thành viên
*
Bài viết: 155


« Trả lời #188 vào lúc: 20 Tháng Bảy, 2010, 04:08:55 pm »

Chắc chắn là chưa đúng. Phải dịch là "xe tăng viễn chinh". Mà xăng giờ thì đắt nên không thể là hạng trung được.

Không phải hạng trung vậy nó là hạng nhẹ ạ, và tại sao lại có cách gọi như vậy?
Logged

trên đe dưới búa, bầm dập chả lụa, méo mó bánh bao
daibangden
Moderator
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #189 vào lúc: 20 Tháng Bảy, 2010, 07:12:32 pm »

Chắc chắn là chưa đúng. Phải dịch là "xe tăng viễn chinh". Mà xăng giờ thì đắt nên không thể là hạng trung được.

Không phải hạng trung vậy nó là hạng nhẹ ạ, và tại sao lại có cách gọi như vậy?
Bạn hỏi về loại xe tăng nào thế?

Dựa theo cách phân loại xe tăng của Anh và Mỹ:

Xe tăng kết hợp:  nó có tốc độ cao như một xe tăng kị binh, giáp dày và súng lớn như xe tăng bộ binh:

_ Xe tăng bộ binh có tốc độ chậm, giáp dày, dùng để hỗ trợ bộ binh tấn công

_ Xe tăng kị binh có tác dụng tương tự như kị binh, dùng để thọc sâu, chia cắt đội hình đối phương, sau đó tấn công từ phía sau, trong lúc đó xe tăng bộ binh cùng bộ binh tùng thiết sẽ tấn công các toán quân đã bị chia cắt nhỏ

Xe tăng chủ lực: hỗ trợ bộ binh và các phương tiện kỹ thuật khác trong các đơn vị binh chủng hợp thành trong các trận đánh hiệp đồng binh chủng, chọc thủng các tuyến phòng ngự vững chắc, được gia cố của đối phương, tiêu diệt các hỏa điểm, phuơng tiện kỹ thuật và bộ binh kẻ thù, nhanh chóng tổ chức các tuyến phòng ngự.

Còn Liên Xô cũ phân loại xe tăng theo khối lượng:

- Dưới 20 tấn: Xe hạng nhẹ.

- Từ 20 đến 40 tấn: Xe hạng trung.

- Trên 40 tấn: Xe hạng nặng.

 và cách phân loại này tồn tại cho đến khi T-64 ra đời.

(nguồn: topic "Xe tăng": http://www.quansuvn.net/index.php/topic,694.550.htmlhttp://www.quansuvn.net/index.php/topic,694.460.html ngay trong diễn đàn Grin)
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM