Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 14 Tháng Năm, 2024, 01:51:31 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Chuyện của một thời  (Đọc 284481 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
sauchinbaymot
Thành viên
*
Bài viết: 628


Nhớ Rừng!


« Trả lời #460 vào lúc: 12 Tháng Mười Một, 2011, 01:22:25 pm »

.
                  Họ và tên           Ngày hy sinh        

     1     Hoàng Văn Siu          02/8/1972
     2     Vũ Duy Phớt             02/8/1972
     3                  Lừng           02/8/1972
     4     Nguyễn Văn Đằng     04/8/1972
     5     Nguyễn Văn An         04/8/1972
     6     Nguyễn Văn Tiến       04/8/1972
     7     Hoàng Văn Hiếu         04/8/1972
     8     Đỗ Văn Triệu                     1972
     9                   Đàm                    1972
   10     Nguyễn Văn Độ                 1972
   11     Lê Quang Dự                    1972
   12     Nguyễn Văn Cương           1972
   13     Hồ Viết Dung                    1972
   14     Cao Xuân Ngạc          08/1/1974
   15     Quách Ngọc Sơn               1974
   16                    Điển                   1974
   17     Đinh Văn Tư              06/2/1975
   18     Phạm Xuân Sự           22/3/1975
   19     Nguyễn Thế Dân        22/4/1975
   20     Ngô Thanh Nhật        22/4/1975
   21     Hồng Vinh                       7/1975


Cập nhật: Liệt sỹ Tạ Đăng Điển/ 1974
Logged

Nhật ký Viết lại
Trinhsat
Thành viên
*
Bài viết: 397


« Trả lời #461 vào lúc: 12 Tháng Mười Một, 2011, 03:03:52 pm »

Bác 6971:

Biết là bác bận bịu quá, nên chỉ dám chờ đợi.

Bác có mở tiếp "Nhật ký viết lại" phần 2 để kể nốt về viên 3 không ạ?

Chuyện đang hay và không kém phần hóm hỉnh, hồi hộp.

Chúc bác luôn vui khỏe.
Logged
TichTuongNhuLe
Thành viên
*
Bài viết: 1310



« Trả lời #462 vào lúc: 12 Tháng Mười Một, 2011, 04:34:46 pm »

Cập nhật: Liệt sỹ Tạ Đăng Điển/ 1974

     Đã cập nhật !
Logged

sauchinbaymot
Thành viên
*
Bài viết: 628


Nhớ Rừng!


« Trả lời #463 vào lúc: 12 Tháng Mười Một, 2011, 06:06:24 pm »

Bác 6971:

Biết là bác bận bịu quá, nên chỉ dám chờ đợi.

Bác có mở tiếp "Nhật ký viết lại" phần 2 để kể nốt về viên 3 không ạ?

Chuyện đang hay và không kém phần hóm hỉnh, hồi hộp.

Chúc bác luôn vui khỏe.

Cám ơn bác Trinhsat đã quan tâm và nhắc nhở. Đúng là đang bận quá. Chắc phải "ra Giêng", không thì cuối năm sau, nhận sổ xong thì "liên thanh" một thể.
Logged

Nhật ký Viết lại
sauchinbaymot
Thành viên
*
Bài viết: 628


Nhớ Rừng!


« Trả lời #464 vào lúc: 18 Tháng Mười Một, 2011, 12:03:23 pm »

Bác Tanvinh ơi, nhà cũ của tôi thì bị niêm phong, nhà mới thì chưa có kinh phí, có việc "hot", bức xúc mà chẳng biết mời mọi người đến đâu, nên đành nhờ nhà bác vậy. Cái việc nóng này nó liên quan tới nghề Y, mà nhà bác Tanvinh hay thấy thấy thấp thoáng bóng áo blu của mấy bác sỹ, nên nhờ bác.

Chuyện này liên quan tới bệnh Tay Chân Miệng, đang là chuyện nóng.

Thường vẫn có người đưa mẫu máu đến phân tích ở chỗ 6971. Thực ra việc đó phải làm ở bệnh viện mới đúng. Nhưng có một vụ tình cờ từ mấy năm trước đâm ra mấy tay bác sỹ quen đôi khi lại gửi mẫu sang đây. Bên bệnh viện họ phân tích các chỉ tiêu sinh hóa đặc thù khác, còn ở chỗ 6971 là cơ quan khoa học, bảo phân tích chất gì thì phân tích chất đó, nhanh và chính xác, nhưng mù tịt về Y. Thường thì yêu cầu đo chì (Pb) trong máu, tỷ lệ cỡ 10 micro g/100ml là OK.

Gần đây thấy rộ lên, có ngày 4-5 mẫu gửi từ bên BV gửi sang. Phần lớn do người nhà bệnh nhân nghe đồn đại, mách bảo mà trực tiếp mang mẫu sang. Đo tháyphaanff lớn các trường hợp nồng độ Pb đều cao hơn cỡ 10-15 lần cho phép. Có nhà gửi máu của mẹ và 3 con, đều cao!

Hỏi ra thì biết, gần đây, do dịch Tay chân miệng bùng phát, bệnh viện có khi bó tay, cha mẹ về gặp gì chữa nấy. Các trường hợp cao Pb đưa đến đây phân tích máu đều do bôi các loại thuốc nam kháng khuẩn mà thành phần chủ yếu là Pb. Bôi thẳng vào lưỡi trẻ em!!! Bôi vài ngày là triệu chứng Chân tay miệng giảm rõ rệt ngay. Nhưng rồi các cháu chuyển sang mê man. Như sáng nay, một bệnh án cháu bé 7 tháng chuyển đến đây ghi chẩn đoán của bệnh viện tỉnh là: "Mê man do viêm não siêu vi trùng chưa xác định tên". Đo thấy Pb cao gấp 18 lần cho phép. Chắc chắn ngộ độc Pb cấp.

Pb nhiễm vào máu gây hụt hồng cầu nhanh, gây thiếu máu. Thiếu máu gây nên thiếu oxy cho não, dẫn đến mê man. Đâu có virus gì.

Biết căn nguyên là ngộ độc Pb thì rất đơn giản. Dược có thuốc thải Pb rất hiệu nghiệm và nhanh. Uống vào, Pb thải ra theo nước tiểu, trẻ trở lại tình táo. Không biết mà chữa theo hướng khác thì khả năng tử vong khá lớn.

Chuyện này chẳng dính gì tới VMH, nhưng bức xúc quá. Chẳng có cách nào lên TV thuyết trình để cảnh báo rộng rãi, nên đành chia sẻ ở đây. Mình thì ngoài nghề, nói ai tin.   

 
« Sửa lần cuối: 18 Tháng Mười Một, 2011, 01:31:49 pm gửi bởi sauchinbaymot » Logged

Nhật ký Viết lại
TANVINHprc25
Thành viên
*
Bài viết: 539


« Trả lời #465 vào lúc: 18 Tháng Mười Một, 2011, 01:47:16 pm »

Bác Tanvinh ơi, nhà cũ của tôi thì bị niêm phong, nhà mới thì chưa có kinh phí, có việc "hot", bức xúc mà chẳng biết mời mọi người đến đâu, nên đành nhờ nhà bác vậy. Cái việc nóng này nó liên quan tới nghề Y, mà nhà bác Tanvinh hay thấy thấy thấp thoáng bóng áo blu của mấy bác sỹ, nên nhờ bác.

Chuyện này liên quan tới bệnh Tay Chân Miệng, đang là chuyện nóng.

Thường vẫn có người đưa mẫu máu đến phân tích ở chỗ 6971. Thực ra việc đó phải làm ở bệnh viện mới đúng. Nhưng có một vụ tình cờ từ mấy năm trước đâm ra mấy tay bác sỹ quen đôi khi lại gửi mẫu sang đây. Bên bệnh viện họ phân tích các chỉ tiêu sinh hóa đặc thù khác, còn ở chỗ 6971 là cơ quan khoa học, bảo phân tích chất gì thì phân tích chất đó, nhanh và chính xác, nhưng mù tịt về Y. Thường thì yêu cầu đo chì (Pb) trong máu, tỷ lệ cỡ 10 micro g/100ml là OK.

Gần đây thấy rộ lên, có ngày 4-5 mẫu gửi từ bên BV gửi sang. Phần lớn do người nhà bệnh nhân nghe đồn đại, mách bảo mà trực tiếp mang mẫu sang. Đo tháyphaanff lớn các trường hợp nồng độ Pb đều cao hơn cỡ 10-15 lần cho phép. Có nhà gửi máu của mẹ và 3 con, đều cao!

Hỏi ra thì biết, gần đây, do dịch Tay chân miệng bùng phát, bệnh viện có khi bó tay, cha mẹ về gặp gì chữa nấy. Các trường hợp cao Pb đưa đến đây phân tích máu đều do bôi các loại thuốc nam kháng khuẩn mà thành phần chủ yếu là Pb. Bôi thẳng vào lưỡi trẻ em!!! Bôi vài ngày là triệu chứng Chân tay miệng giảm rõ rệt ngay. Nhưng rồi các cháu chuyển sang mê man. Như sáng nay, một bệnh án cháu bé 7 tháng chuyển đến đây ghi chẩn đoán của bệnh viện tỉnh là: "Mê man do viêm não siêu vi trùng chưa xác định tên". Đo thấy Pb cao gấp 18 lần cho phép. Chắc chắn ngộ độc Pb cấp.

Pb nhiễm vào máu gây hụt hồng cầu nhanh, gây thiếu máu. Thiếu máu gây nên thiếu oxy cho não, dẫn đến mê man. Đâu có virus gì.

Biết căn nguyên là ngộ độc Pb thì rất đơn giản. Dược có thuốc thải Pb rất hiệu nghiệm và nhanh. Uống vào, Pb thải ra theo nước tiểu, trẻ trở lại tình táo. Không biết mà chữa theo hướng khác thì khả năng tử vong khá lớn.

Chuyện này chẳng dính gì tới VMH, nhưng bức xúc quá. Chẳng có cách nào lên TV thuyết trình để cảnh báo rộng rãi, nên đành chia sẻ ở đây. Mình thì ngoài nghề, nói ai tin.   

 

Chào 6971,

Chuyện nóng bỏng như thế bác vào nhà ai để thông báo, chia sẻ đều được hoan nghênh cả.
Tôi nghĩ bác ở một viện đầu ngành của nhà nước, phòng ban của bác thấy có vấn đề có cơ sở khoa học liên quan đến vấn đề bệnh chân tay miệng đang rất nguy hiểm với trẻ em hiện nay, một mặt có thể viết bài đăng báo nào đó để mọi người biết, một mặt có thể làm kiến nghị với lãnh đạo Viện cung cấp thông tin hoặc làm việc trao đổi trực tiếp với đơn vị liên quan của Bộ Y Tế.
Bác trao đổi trên VMH cũng là tốt nhưng phạm vi thông báo hẹp quá.
Cảm ơn bác đã chia sẻ.
Logged
haanh
Thượng tá
*
Bài viết: 5795


HOT nhất forum


« Trả lời #466 vào lúc: 19 Tháng Mười Một, 2011, 09:57:07 am »

Vấn đề nghiêm trọng vậy sao bác 6971 không nhờ các báo mạng cảnh báo ? người ta cũng đang rất quan tâm đến chuyện "ông già ozon " đấy nên đâu cần gì phải hoạt động trong ngành y mới lên tiếng được ?
Logged

NAM QUỐC SƠN HÀ NAM ĐẾ CƯ .
binhyen1960
Trung tá
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #467 vào lúc: 19 Tháng Mười Một, 2011, 10:54:32 am »


Chuyện này chẳng dính gì tới VMH, nhưng bức xúc quá. Chẳng có cách nào lên TV thuyết trình để cảnh báo rộng rãi, nên đành chia sẻ ở đây. Mình thì ngoài nghề, nói ai tin.   

 Không sao đâu bác ạ vì ở đó là bài học rất bổ ích cho tất cả mọi người đang quan tâm đến vấn đề sức khỏe cộng đồng.
Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
sauchinbaymot
Thành viên
*
Bài viết: 628


Nhớ Rừng!


« Trả lời #468 vào lúc: 19 Tháng Mười Một, 2011, 07:39:04 pm »

Một ngày


Nhà tôi gần cơ quan. Sáng đi làm, hôm thì xe đạp, hôm thì xe máy. Trưa nào cũng về nhà, quanh quanh chó mèo và một khắc ngủ trưa. Chiều lại thế, hôm xe đạp, hôm xe máy. Ngày ngày đơn điệu, "sáng cắp ô đi, tối cắp ô về", chẳng có gì đáng nói. Một ngày túi bụi, đầy cảm xúc như hôm nay là hy hữu.

Sáng sớm, theo kế hoạch tôi ra bến xe đón một chị bạn từ Hương Canh về, rủ cùng nhau sang thăm thầy giáo cũ bên Gia Lâm. Dắt xe ra cổng, gặp cậu thanh niên láng giềng đang săn sóc chiếc ôtô bóng nhoáng. Cậu ấy là giáo viên một trường cao đẳng ở HN, vợ chồng thuê nhà sát nhà tôi.
- Thứ Bảy chú cũng đi làm ạ?
- Không, 20-11, chú sang chúc mừng thầy giáo chú.
- Ơ, thầy giáo chú á?
- Ừ, thầy giáo. Chú cũng phải có thầy giáo chứ.

Cậu ấy cười cười, nửa ngỡ ngàng, nửa ngượng. Nhớ có lần, cậu ấy bảo tôi: "Ui, thầy giáo cháu bảo thầy có học chú". Thế thì tôi là thầy giáo của thầy giáo cậu ấy. Có lẽ vì thế, cậu ấy chỉ nghĩ tôi là Thầy, chứ chẳng nghĩ tôi cũng là Trò. Thực ra, tùy theo nghề, trên đời có người là Thầy, có Trò, có người không, nhưng chẳng có ai trong đời lại không ít nhất một lần là Trò, chẳng có ai lại không có Thầy.

Như mọi người, tôi có rất nhiều Thầy Cô. Ngày 20.11, nhớ ơn các Thầy Cô, nhưng nhớ ơn trong lòng, chứ làm sao đi hết được cả trăm Thầy Cô. Riêng thầy Thiết, thầy Ngô Huy Thiết, là ưu tiên số Một, năm nào tôi cũng đến thăm Thầy, có khi đi với bạn bè, có khi đi mình, trừ khi bất khả kháng. Thầy dạy tôi môn Toán, 2 năm, lớp 8 và lớp 10 (lớp 12 bây giờ). Thầy là người soi đèn cho tôi rẽ vào con đường ngổn ngang Công thức, Toán lý. Nhưng lý do tôi ưu tiên đến Thầy còn là điều khác nữa.

Khi tôi lên đại học rồi đi bộ đội thì Thầy rời trường cấp III trung du quê tôi, về Bộ Đại học, làm chuyên viên. Vài ba năm, ngày 20-11, tôi đến chúc mừng Thầy. Năm 1986, khi ở nước ngoài về phép, tôi đến chào Thầy. Thầy đang dạy thêm ở một căn phòng nhỏ trên phố Gia Lâm. Nhưng vài năm sau, khi tôi về hẳn thì Thầy không còn dạy nữa. Thầy bị bệnh teo não ngay ít tháng sau lần tôi gặp thầy khi về phép.

Y học ngày ấy còn chưa tốt, không chữa được ngay khi bệnh mới phát, nhất là bệnh não, nên tình trạng ngày càng nặng. Thoáng đã 25 năm thầy chỉ nằm, cử động duy nhất là cái cổ và ngón tay, miệng ua ua, chỉ vợ con hiểu, phiên dịch lại cho khách khứa. Bây giờ, những điều Thầy nói, Cô phiên dịch lại  cho tôi hiểu không phải là các bài học Toán nữa mà là bài học về Cuộc đời. Vài năm trước, một lần sang thăm Thầy, Cô bảo tôi: Thầy nói là "Em xem trên giá sách xem có quyển nào có ích cho em thì mang về, kẻo phí". Toàn là sách Toán, tiếng Nga, bậc phổ thông. Năm trước kể cho Thầy nghe chuyện tôi vừa đi thăm chiến trường xưa về, Thầy ua ua nói gì đấy rồi thấy cô kê ghế lấy trên nóc tủ xuống một cái hộp cáctông cũ kỹ, bụi bậm. Mở ra trong toàn những chiếc phong bì và thư pôluya đã bạc màu thời gian. Cô bảo: "Đây là thư của các học sinh cũ của thầy, học dở dang, đi bộ đội gửi về. Thầy bảo đưa em xem có tình cờ biết ai không". Tôi xem qua các lá thư. Chủ yếu là thư của 2 anh, học trên tôi 1 lớp, đi bộ đội năm 1969. Thư được xếp xuôi theo thời gian, dọc theo chiều Bắc - Nam của tổ quốc. Ngày tháng cuối cùng là hè 1970, địa danh cuối cùng là Cự Nẫm. Tôi bảo Cô: Chiến trường rộng lắm, em không biết 2 anh này. Cô bảo: Ừ, cả 2 cậu ấy đều hy sinh rồi.

Tôi đem câu chuyện những lá thư của 2 liệt sỹ quê vùng Phúc Yên kể với các bạn cùng lớp. Bạn HC bảo tôi: Sang năm, 20-11 sang thầy Thiết, gọi tớ đi với, vừa thăm thầy, vừa xem có phải là thư của người quen không. Vì thế, hôm nay tôi đón HC cùng sang thăm thầy.

HC đón xe khách đi từ trên quê xuống. Hẹn 9 giờ mà mãi gần 10 giờ mới đến. Hóa ra tắc đường ghê quá. HC bảo tôi: "Khiếp, HN bây giờ người xe cứ như nêm cối. Thôi hưu về quê ở với bọn tớ đi". HC kể: "Bây giờ Phúc Yên cũng nhiều xe, nhưng không nhiều như HN. Nhớ hồi con cái đứa đi nước ngoài, đứa về HN học, ông xã tớ cũng đi suốt. Tối nào cũng đứng cửa ngóng ông ấy về. Đứng từ 9 giờ, cứ đếm đủ 100 xe máy đi qua trước cửa thì tắt đèn đi ngủ trước. Hôm nào nhiều xe thì 11 giờ là tròn trăm. Bây giờ mà đếm thì có mà chỉ 5 phút". Tôi hỏi đùa: Bây giờ vẫn đếm xe chờ chồng à? Chắc là không. Thời xe máy thưa thớt cùng với những chuyện sóng gió của vợ chồng HC đã qua rồi.    

Nhà Thầy Thiết ở trong một ngõ hẻm của thị trấn Gia Lâm. Khi chúng tôi đến, cửa nhà đóng khóa. Bác láng giềng cởi mở báo cho biết:
- Hôm nay bác gái về Nam Định có việc, gọi đứa con gái ở cuối phố lên trông coi bố. Chẳng biết nó chạy đi đâu mà cửa khóa thế không biết. Thôi mời hai bác sang tạm nhà em chơi.

Đợi một lúc, bác hàng xóm khuyên:
-Hai bác mà đợi thì chẳng biết bao giờ nó về đâu, có khi đến tận trưa ấy. Em bảo này, 2 bác lên tầng 2 nhà em, trèo qua cửa ngách sang ban công là nhìn được vào giường chỗ ông ấy nằm.

Kể thì cũng hơi ái ngại, nhưng rồi 2 đứa cũng làm theo: Lên tầng 2, đi dọc theo ban công rồi chui sang ban công nhà Thầy. Hóa ra đây là giải pháp được sử dụng nhiều lần rồi. Bà láng giềng mở cánh cửa số ban công nhà thầy, gọi:
- Ông Thiết ơi, có học sinh đến thăm ông này.

Giường thầy nằm sát ngay cửa sổ. Thầy đang nằm xem TV. Nghe gọi, Thầy quay cổ nhìn ra. Sau thoáng ngơ ngác, nhận ra tôi, thầy ua ua, ua ua, nhưng không có ai phiên dịch. Thò tay qua cửa số cũng không đến được chỗ thầy nằm. Hai đứa chào thầy, chúc thầy. Thầy ua ua trả lời. Bên trong, bên ngoài nước mắt đầm đìa, một lúc rồi HC bảo tôi: "Chào thầy rồi về thôi, chứ đứng khóc thế này thì khổ cả Thầy, cả Trò". Hai đứa loay hoay tìm được sợi dây, buộc lẵng hoa lên khung sắt cửa sổ, vẫy vẫy Thầy rồi chui qua cửa ngách về ban công nhà bác láng giềng. Nghe tiếng bác láng giềng nói với trên gác 3 xuống: "Hai bác cứ xuống, rồi khép cổng giúp em. Em đang dở tay tý". 

Đấy mới là nửa ngày. Buổi chiều ra quán càphê ngồi nhâm nhi chuyện cũ với TTNL và Tralientay, rồi thông luôn sang bia bọt ồn ào lính ở 19C Ngọc Hà và tối về xem ta đá bóng thua Indo. Một ngày hiếm hoi ăm ắp cảm xúc.


 
« Sửa lần cuối: 21 Tháng Mười Một, 2011, 08:54:17 am gửi bởi sauchinbaymot » Logged

Nhật ký Viết lại
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #469 vào lúc: 21 Tháng Mười Một, 2011, 07:33:30 am »

Bác 6971 có câu chuyện về tình thầy trò cảm động quá. Em nhớ hồi 67-68 gì đó có một cuốn sách các anh chị lớp trên hay đọc - MÁI TRƯỜNG THÂN YÊU và bọn em cũng được đọc ké. Tác giả là một nhà giáo - LÊ KHẮC HOAN. Sách viết theo phong trào vận động sáng tác "Vì mái trường thân yêu" nửa đầu những năm 196x và đoạt giải nhất nhì gì đó. Bối cảnh của sách là một trường phổ thông cấp 2 ở nông thôn Miền Bắc những năm đầu xây dựng hòa bình trên Miền Bắc sau KCCP. Đó là một cuốn sách hay, viết sinh động và đúng tâm lý học sinh thời đó, nhất là học sinh nông thôn.

Em còn nhớ cảnh cuối cùng 2 cậu học sinh cấp 2 chuẩn bị lên cấp 3, trong đó có một cậu tên San tục gọi "San đốt lều vịt", ngồi ở bờ ao hợp tác chăn đàn vịt lấy công điểm (ở chỗ đó bây giờ là Khách sạn Ngàn Sao và đàn vịt trong sân khách sạn có lẽ không kêu quạc quạc mà kêu Mẹc Mẹc hoặc Tô zô tá-Tô zô tà) và thả hồn nghĩ về 20 năm nữa mình sẽ như thế nào, học ngành gì, kỹ sư bác sỹ hay nhà nông học, lên vũ trụ thì lên đến đâu...he...he.

Việc thực tế nhất hai cậu học trò này bàn tới là lên cấp 3 phải đi trọ học vì cả huyện hoặc vài huyện mới có một trường cấp 3. Em chắc lứa các bác còn nhớ cuốn sách này. Có lẽ lứa học sinh thành phố bây giờ không thể nào hình dung được nông thôn thanh bình hồi đó nó thế nào "Cọ xòe ô che nắng râm mát đường em đi" chẳng hạn, trừ phi chúng nó được xem phim tài liệu và ngẫm ra chưa chắc biết thế hệ nào sướng hơn thế hệ nào.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM