Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 13 Tháng Năm, 2024, 06:46:54 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Chuyện của một thời  (Đọc 284470 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Đậu Thanh Sơn
Thành viên
*
Bài viết: 552


1975 - Mãi mãi là người chiến sỹ SĐ Sông Lam


« Trả lời #550 vào lúc: 21 Tháng Giêng, 2012, 11:41:24 pm »

Chào bác TANVINHPrc25
Vì căn nhà của bác đẹp có nhiều anh em lính 71, 72 từng tham chiến ở Quảng Trị ghé thăm nhà bác, nên Thanh Sơn xin mạn phép gửi chương trình VỀ CHIẾN TRƯỜNG XƯA, TRI ÂN ĐỒNG ĐỘI Nhân kỷ niệm 40 năm chiến dịch mùa hè và chiến dịch phòng ngự 1972 (1972 - 2012).

Theo ý anh Trịnh Duy Sơn qua diễn đàn này để anh em từng chiến đấu ở Quảng Trị cùng tham khảo, góp ý xây dựng chương trình và tham gia chương trình để Tri ân đồng đội. Vì chương trình dài đến 40 trang giấy A4, nên Thanh Sơn gửi một số trang nội dung thôi nhé. Xin các bác chịu khó đọc.
Cám ơn bác TANVINH nhé.
Thanh Sơn F341
                      
« Sửa lần cuối: 22 Tháng Giêng, 2012, 11:03:34 pm gửi bởi Đậu Thanh Sơn » Logged
Đậu Thanh Sơn
Thành viên
*
Bài viết: 552


1975 - Mãi mãi là người chiến sỹ SĐ Sông Lam


« Trả lời #551 vào lúc: 21 Tháng Giêng, 2012, 11:44:19 pm »

BAN TỔ CHỨC CHƯƠNG TRÌNH         CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGĨA VIỆT NAM
 KỶ NIỆM 40 NĂM CHIẾN DỊCH                     Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
   QUẢNG TRỊ (1972 – 2012)                             -----------------------------
           Số 08 / QĐ - BTC
                                                                      Hà Nội ngày 12 tháng 01 năm 2012

BAN TỔ CHỨC CHƯƠNG TRÌNH
VỀ CHIẾN TRƯỜNG XƯA, TRI ÂN ĐỒNG ĐỘI

-   Căn cứ vào chương trình giao lưu “VỀ CHIẾN TRƯỜNG XƯA, TRI ÂN ĐỒNG ĐỘI ”, do Ban LLTT Cựu chiến binh Sư đoàm 312 Khởi xướng .
-   Căn cứ vào Công văn chỉ đạo  Số 1843/ CV – TH, ngày 23 tháng 11 năm 2011 về việc thực hiện chương trình của Tổng cục Chính trị.
-   Căn cứ vào Công văn Số 47/ TƯĐTN, ngày 11 tháng 01 năm 2012 V/ v Tham gia ban tổ  chức chương trình  của Đoàn Thanh niên Cộng Sản Hồ Chí Minh.
-   Căn cứ vào Công văn Số 16/THVN, ngày 05 tháng 01 năm 2012 V/ v Tham gia và tuyên truyền chương trình của Đài Truyền hình Việt Nam.
-   Căn cứ vào Công văn Số 720 /VLS, ngày 28 tháng 12 năm 2012 V/ v Tham gia và tuyên truyền chương trình của Viện Lịch sử quân sự Việt Nam
-   Căn cứ vào Công văn Số 215/ CV –BCCB, ngày 02 tháng 12 năm 2011 V/ v Tham gia và tuyên truyền chương trình của Báo Cựu chiến binh thành phố Hồ Chí Minh.
-   Căn cứ vào Biên bản Hội nghị thành lập Ban Tổ chức chương trình giao lưu “Về chiến trường xưa, Tri ân  đồng đội ”.

QUYẾT ĐỊNH

         ĐIỀU I:  Thành lập Ban Chỉ đạo và Ban Tổ chức  chương trình nhân kỷ niệm 40 năm ngày Giải phóng Quảng Tri. Ban Chỉ đạo: gồm 1 Trưởng ban, 4 Phó ban và 12 ủy viên; Ban Tổ chức gồm 1 Trưởng ban 4 Phó ban và 113 ủy viên ( có danh sách kèm theo). Khi có nhu cầu công tác, sẽ bổ sung thêm các ủy viên vào Ban Chỉ Đạo và Ban Tổ chức.
         ĐIỀU II:  Ban Tổ chức chương trình làm việc dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Ban Chỉ đạo và thường xuyên báo cáo Bộ Quốc phòng và Tổng cục Chính trị
         ĐIỀU III :  Ban Tổ chức chương trình có Trụ sở, con dấu vuông và tài khoản riêng, được phép nhận tài trợ của các cơ quan, tổ chức và các nhà hảo tâm để thực hiện chương trình theo đúng quy định của pháp luật.
          ĐIỀU IV : Các đ/c có tên trong Ban Chỉ đạo và Ban Tổ chức chiểu Quyết định thi hành.
         Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký.

                                                                                          BAN TỔ CHỨC


Logged
Đậu Thanh Sơn
Thành viên
*
Bài viết: 552


1975 - Mãi mãi là người chiến sỹ SĐ Sông Lam


« Trả lời #552 vào lúc: 21 Tháng Giêng, 2012, 11:45:10 pm »

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
                                            Độc lập - Tự do -  Hạnh phúc

                                                                                  Hà Nội ngày 07/01/2012

BIÊN BẢN
HỘI NGHỊ THÀNH LẬP BAN TỔ CHỨC CHƯƠNG
TRÌNH VỀ CHIẾN TRƯỜNG XƯA TRI ÂN ĐỒNG ĐỘI

         Căn cứ Dự thảo của Ban Khởi xướng vận động  chương trình giao lưu Về chiến trường xưa, tìm đồng đội cũ, được CCB của 6 sư đoàn 308, 304, 320,  325, 324, 312, Đoàn 559 và Quân chủng PK - KQ, Hải Quân, binh chủng Tăng – Thiết giáp, Công binh, Pháo binh, Đặc công, Hóa học, Thông tin, các đơn vị độc lập, đơn vị địa phương, bộ chỉ huy chiến dịch B5, Thanh niên xung phong trong cả nước và các đơn vị đồng tổ chức gồm Trung ương Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đài Truyền hình Việt Nam, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Báo Cựu chiến binh TP. HCM nhiệt tình tham gia,
       Hôm nay vào hồi 7h30 ngày 07/01/2012 tại Hội trường Bảo tàng Phòng không -  Không quân số 173c đường Trường Chinh quận Thanh Xuân thành phố Hà Nội:
   Thành phần  tham gia Hội nghị  gồm các đồng chí nguyên là cán bộ 6 Sư đoàn 308, 304, 320, 325, 324, 312, Binh đoàn 559 và Quân chủng PK-KQ, Hải Quân, binh chủng Tăng - Thiết giáp, Công binh, Pháo binh, Đặc công, Hóa học, Thông tin, các đơn vị độc lập, đơn vị địa phương, Bộ chỉ huy chiến dịch B5; Đại diện lực lượng Thanh niên xung phong trong cả nước; Đại diện Trung ương Đoàn; Đài Truyền hình Việt Nam; Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Báo CCB Việt Nam, Báo CCB TP. HCM.

Phần 1: Thủ tục và giới thiệu đại biểu

     I, Kiểm tra quân số cấp phát tài liệu cho 118 đại biểu. Giao lưu tình cảm từ 7
         giờ 30 đến 8 giờ 30

     II, Khai mạc
          - Đ/c Đỉnh giới thiệu đại biểu     
          Được sự quan tâm và chỉ đạo của Tổng cục Chính trị, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Báo CCB thành phố Hồ Chí Minh, Trung ương  Hội Truyền thống CCB Đường Hồ Chí Minh, Các vị tướng lĩnh, các anh hùng LLVT nhân dân, các nhà hoạt động nổi tiếng trên nhiều lĩnh vực và sự giúp đỡ của các ngành, các đơn vị, các cá nhân trong cả nước, nay chúng ta họp mặt tại đây để thành lập Ban tổ chức chương trình  “ Về chiến trường xưa tìm đồng đội cũ” mang đầy ý nghĩa nhân văn này. Thay mặt Ban tổ chức tôi xin trân trọng giới thiệu và nhiệt liệt chào mừng.
   - Đồng chí Thượng tướng Anh hùng LLVTND Nguyễn Văn Được, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng
   - Đồng chí Trung tướng AHLLVTND ND Nguyễn Văn Phiệt, nguyên Tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không Quân.
  - Đồng chí Thiếu tướng Nguyễn Xuyên, nguyên Chính ủy Sư đoàn 312
  - Đồng chí Thiếu tướng  Nguyễn Đức Huy, nguyên Tư lệnh Sư đoàn 325.
  - Đồng chí Đại tá Anh hùng LLVTND Nguyễn Thế Thao, Trưởng ban LL truyền thống Sư đoàn 312 Anh hùng
    - Đồng chí Đại tá Chi Phan, Tổng Biên tập Báo CCB Việt Nam
    - Đồng chí Trịnh Duy Sơn Báo Cựu chiến binh TP. Hồ Chí Minh
    - Đồng chí Đại tá Nguyễn Văn Thái Đại diện bộ đội Tăng - Thiết giáp
    - Đồng chí Đại tá Nguyễn Hữu Đạt GĐ Bảo tàng Phòng không - Không quân
   - Đồng chí Đại tá Phạm Hữu Thắng ĐD Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam
   - Đồng chí Đại tá  Doãn Cát Phương  Đại diện Binh đoàn 559 – TƯ Hội đường Hồ Chí Minh
 - Đồng chí Đại tá Chu Văn Đoàn phó Chính ủy Sư đoàn 312
 - Đồng chí Đinh Quốc Thiện Đại diện Trung ương đoàn, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
 - Đồng chí Hữu tài - Trưởng phòng  VTV4  Đài Truyền hình Việt Nam
- Đồng chí Nguyễn Hữu Chung, Trung tâm hướng dẫn Báo chí nước ngoài Bộ Ngoại giao và hai giáo sư trường đại học Indiana – Hoa kỳ
- Đồng chí Vũ Duy Cao đại diện báo Tài Chính
- Đồng chí Nguyễn Quang Vinh đại diện Thời báo Kinh tế
- Đồng chí Nghiêm Gia, phòng Kỹ thuật an toàn, Tổng Công ty thép Việt Nam
- Đồng chí Lê Văn Nhược đại diện Ban LLTT CCBĐoàn tàu không số
- Đồng chí Nguyễn Văn Triện Báo Kinh tế thế giới
- Đồng chí Nguyễn Xuân Hường nguyên Quân báo, thành viên Kỷ niệm 40 năm chiến dịch Điện Biên Phủ (1954 – 1994) phim “ năm làm một Điện Biên”
- Xin trân trọng giới thiệu và nhiệt liệt chào mừng Nhà báo Trần Hồng, bà Ngọc Anh TS Giảng viên Đại học Ngoại ngữ Hà Nội và nhiều đại biểu CCB của các đơn vị tham gia chiến dịch Quảng Trị 1972.

         Phần II: Nội dung

         1, Diễn văn khai mạc  -  Đ/c  Đại tá Anh hùng Nguyễn Thế Thao

     Kính thưa các vị Tướng lĩnh, Anh hùng, các quý vị đại biểu, khách quý.
     Cách đây 40 năm - Chiến dịch mùa hè 1972 và Chiến dịch phòng ngự  Quảng Trị 1972 là chiến dịch kéo dài nhất, ác liệt nhất, mật độ bom đạn cao nhất; Sự kết hợp hài hòa nhất đường lối quân sự trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Từ mặt trận Quảng Trị đến trận “Điện Biên Phủ” trên không và Hội nghị PaRis là bản Anh hùng ca về chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam,  mà thắng lợi của nó đã mở toang khu giới tuyến, cánh cửa ngăn cách hai miền Nam – Bắc, tạo ra cục diện mới hết sức thuận lợi cho trận toàn thắng Mùa Xuân 1975.   
     Thắng lợi thật huy hoàng, nhưng cũng nhiều hy sinh mất mát; Hàng ngàn cán bộ chiến sĩ nằm lại vĩnh viễn trên chiến trường, một sự đau thương vô hạn.
     Đã 40 năm rồi mà cảnh tượng bi hùng ấy ngỡ như ngày hôm qua, những cảm xúc làm cho mỗi người luôn đau đáu trong lòng và tình cảm ấy làm cho người sống trở về, càng gần gũi và giúp đỡ lẫn nhau trong công việc đời thường; Một số vấn đề tồn đọng cần được giải quyết vẫn canh cánh bên lòng của các chiến sĩ năm xưa, như việc quy tập hài cốt Liệt sỹ, giải quyết chính sách cho thương, bệnh binh…,
   Xuất phát từ suy nghĩ ấy Ban Liên lạc truyền thống Sư đoàn 312 Anh hùng đề xướng chương trình “ Về chiến trường xưa tìm đồng đội cũ”
Nơi gian khổ ác liệt nhất là nơi sinh ra nhiều Anh hùng dũng sỹ.
    Tại Hội nghị này, tôi xin nhiệt liệt chào mừng các Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân trưởng thành từ các chiến dịch Quảng Trị 1972 và chiến dịch “ Điện Biên Phủ” trên không: Gồm các BLL truyền thống CCB của 6 Sư đoàn, binh đoàn 559 và  8 Quân, Binh chủng.   
    Nhiệt liệt chào mừng tất cả các đồng chí đã về dự Hội nghị hôm nay.
    Chào mừng các Phóng viên Báo, Đài Trung ương và địa phương tới dự và đưa tin về Hội nghị.
Hôm nay chúng ta họp mặt tại đây nhằm mục đích:
- Thành lập Ban Tổ chức của chương trình “ Về chiến trường xưa tìm đồng đội”   
- Phổ biến Nội dung chương trình.
Đề nghị các đại biểu nêu cao tinh thần trách nhiệm, tập trung trí tuệ tham gia đóng góp và thực hiện tốt chương trình của Hội nghị đề ra.
Trong không khí ấm áp, thắm tình đồng đội hôm nay, với tinh thần Đoàn kết, đổi mới, chung sức đồng lòng thực hiện tốt mục tiêu của Hội nghị, chúc Hội nghị thành công tốt đẹp.
Tôi xin tuyên bố khai mạc Hội nghị chương trình  “ Về chiến trường xưa tìm đồng đội cũ”   năm 2012,

2. Báo cáo nội dung trung tâm

     Đồng chí Trịnh Duy Sơn đại diện Báo Cựu chiến binh TP. Hồ Chí Minh ( có văn kiện kèm theo)
     Nhấn mạnh những nội dung chính như : Tuyên truyền vận động sâu rộng cho các Cựu chiến binh là sỹ quan, hạ sỹ quan, chiến sỹ đã trực tiếp chôn cất đồng đội mà đến nay ít có hy vọng  hài cốt đã được quy tập vào nghĩa trang (vì ngày đó anh em hy sinh ở đâu thì mai táng luôn ở đó, chưa có điều kiện tập trung thành nghĩa trang). Lâu nay chúng ta vẫn canh cánh bên lòng nhưng chưa có điều kiện làm được việc này. Đau lòng lắm!.
     Qua việc gặp gỡ lần này, phát hiện các gia đình Liệt sỹ, thương, bệnh binh, phục viên, chuyển ngành, về hưu ở các địa phương, đến nay còn quá khó khăn, túng thiếu thì chúng ta sẽ đồng tâm hiệp lực giúp đỡ những gia đình đó bớt khó khăn phần nào, đồng thời chúng ta cũng đề nghị Bộ Quốc phòng và Nhà nước giúp đỡ các đồng chí có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, ngoài khả năng của chúng ta.



3. Thảo Luận:
    3.1. Ý kiến chỉ đạo của đồng chí Nguyễn Xuyên Thiếu tướng, nguyên Chính ủy Sư đoàn 312 Anh hùng:
    + Qua nhận tài liệu của Ban khởi xướng chúng tôi rất ủng hộ chương trình này. Đáng lẽ việc này đã phải làm từ lâu, đây là chương trình đầy ý nghĩa. Hoan nghênh các đồng chí đã đề xướng. Nếu không thực hiện nhân dịp kỷ niệm 40 năm chiến dịch Quảng Trị sẽ mất những giá trị vô cùng qúy giá phải mất bao nhiêu xương máu của cán bộ, chiến sĩ và nhân dân mới làm lên trang sử vẻ vang này. Ở tuổi 88, tôi cũng đã cảm thấy không còn được khỏe nên càng mong muốn các đồng chí làm tốt các công việc còn tồn đọng sau chiến tranh càng sớm càng tốt
    + Sáu nội dung đề ra rất lớn, không thể trong một năm mà hoàn thành được, đề nghị có những nội dung phải làm cho kỳ được: Đó là việc bổ sung các tư liệu còn thiếu và chỉnh sửa các tài liệu Lịch sử chiến dịch tấn công và phòng ngự Quảng Trị 1972 còn sai sót; Tìm kiếm hài cốt đồng đội chưa được quy tập vào nghĩa trang Liệt sỹ. Thời gian có thể kéo dài 3-5 năm vẫn phải làm.
   + Những nội dung đề nghị Khen thưởng và giải quyết các chính sách chế độ cho CCB cần phải làm sớm, đề nghị Đảng và Nhà nước, các cơ quan chức năng giải quyết không để anh em thiệt thòi. Đơn vị Sư đoàn 312, hai lần Nhà nước phong Danh hiệu Anh hùng LLVTND và ba Trung đoàn đều được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND nhưng cá nhân đề nghị Khen thưởng còn ít, chưa xứng tầm với thành tích của đơn vị và nhiều cán bộ chiến sỹ đã làm lên.
   + Đây là việc lớn không có tiền không thể làm được. Huy động tiền xã hội không phải là dễ, đề nghị Ban Tổ chức phải tìm người nhiệt huyết và có chuyên môn cao. Đề nghị Nhà nước, Quân đội và các ngành chức năng hỗ trợ một phần kinh phí và kêu gọi các nhà hảo tâm, cơ quan xí nghiệp, doanh nghiệp, các tổ chức xã hội lo cho nhiều đối tượng của chúng ta càng tốt.
   + Phải chú ý bảo đảm anh toàn về người và tài sản huy động, không được để sơ xuất, mất mát, tham ô, lãng phí

    3.2. Ý kiến thảo luận của đồng chí Chi Phan, Tổng biên tập Báo CCB Việt Nam
   + Nhất trí như ý kiến đồng chí Nguyễn Xuyên, đây là việc làm hết sức cần thiết; Vừa rồi mới nói nhiều đến 81 ngày đêm giữ thành cổ Quảng Trị,  nếu chỉ nói có Thành cổ Quảng Trị là chưa đủ, mà đó là sức mạnh tổng hợp của cả 6 Sư đoàn BB, Binh đoàn 559 và 8 Quân Binh chủng;
   +  Tên gọi “ Về chiến trường xưa tìm đồng đội cũ”, chưa bao hàm hết ý nghĩa 6 nội dung Ban khởi xướng đề ra, nên đổi tên ví dụ : “Về chiến trường xưa, tri ân đồng đội” hay một tên nào đó bao hàm hơn,

    3. 3. Đồng chí Doãn Cát Phương  Trung ương Hội Đường HCM ( Binh đoàn 559)
 - Nhất trí với các đồng chí đã phát biểu và nên bỏ từ giao lưu mà dùng Chương trình là đủ: “ Về chiến trường xưa tri ân đồng đội”
 - Đề nghị cử các đồng chí đủ năng lực vào Ban vận động tài trợ và rất cần sự hỗ trợ của Nhà nước để Ban Tổ chức làm việc có hiệu quả ngay từ ban đầu;
 - Phải có Trụ sở làm việc: Tốt nhất là Viện bảo tàng quân sự Việt Nam hoặc Bảo tàng Phòng không – Không quân.

        3. 4. Đồng chí Nguyễn Xuân Hường: Kinh nghiệm chuẩn bị làm phim 40 ngày chiến thắng chiến dịch Điện Biên Phủ chỉ có 6 người, trong điều kiện khó khăn trăm bề còn làm được 5 bộ phim “ Chín năm làm một Điện Biên”, (Mượn câu thơ của Tố Hữu) Sau khi mời Anh Văn xem bộ phim (Bản mộc) Anh Văn đánh giá “Đây là tài liệu độc nhất vô nhị” tháng 7/1994 tại 30 Hoàng Diệu
      Nay với số lượng người tham gia Ban Tổ chức đông, tinh thần nhiệt huyết rất lớn có cả “Thiên thời, Địa lợi, Nhân Hòa”  nhất định chúng ta sẽ làm được những điều vô cùng ý nghĩa này
   Nhưng không thể hoàn thành trong một năm mà có thể phải tổ chức một bộ phận chuyên trách giải quyết các công việc tồn đọng như: Quy tập hài cốt Liệt Sỹ, các chính sách khác và biên tập tài liệu….                                 

4: Thông qua danh sách ban Chỉ đạo, Ban Cố vấn, Ban tổ chức và các tiểu Ban
      chuyên môn (có danh sách kèm theo)

4.1      Ban Chỉ đạo: 17 đ/c
-   Trưởng Ban: Thượng tướng Anh hùng Nguyễn Văn Được
-    Phó Ban:  Trung tướng Anh hùng   Nguyễn Văn Phiệt
-    Phó Ban: thường trực Đại tá Anh hùng  Nguyễn Thế Thao
-    Phó Ban : Thiếu tướng Anh Hùng: Lê Mã Lương
-    Phó Ban : Đại tá Nguyễn Dân Quyền Tổng biên tập báo CCB thành phố HCM
-    Và 12 ủy viên ( có danh sách kèm theo)
4.2. Ban Tổ chức
 -  Trưởng Ban: Đại tá Anh hùng  Nguyễn Thế Thao
 -  Phó Ban Thường trực - Tổng  đạo diễn: Trịnh Duy Sơn, báo CCB.TPHCM
 -  Phó Ban Thiếu tướng Hoàng Anh Tuấn phó Chủ tịch Trung ương hội Đường Hồ Chí Minh

 -   Ban Thường trực: Gồm 7 người .
             + Trịnh Duy Sơn
             +  Nguyễn Nhật Thanh
             + Nguyễn Đình Chi
             + Nguyễn Gia Thắng
             + Hoàng Hữu Thê     
             + Hai nhân viên (Kế toán, Thủ quỹ, Văn thư)







      4.3 Các  tiểu Ban chuyên môn (có danh sách kèm theo)

      Trong quá trình thực hiện Ban Tổ chức sẽ kết nạp thêm các thành viên vào Ban Chỉ đạo, Ban Cố vấn, Ban Tổ chức và các nhân viên phục vụ để bảo đảm cho chương trình thành công rực rỡ.

   Phần III:  Bế mạc
  -  Kết luận: Nhất trí chương trỉnh đã thông qua bổ sung những ý kiến phát biểu...
  -  Thông qua Biên bản  Hội nghị các đại biểu nhất trí 100%
  -  Kết thúc Hội nghị vào hồi 11 h30 cùng ngày.
     Biên bản được ban Tổ chức Hội nghị chỉnh sửa đúng với ý kiến đóng góp của các đại biểu và được lập thành 30  bản có giá trị như nhau, gửi cho các thành viên Ban Chỉ đạo, Ban Cố vấn và Ban tổ chức để thực hiện, 1 bản Lưu văn thư.
         
           Thư ký                                                                      Trưởng Ban Tổ chức




   Nguyễn Nhật Thanh 




Logged
Đậu Thanh Sơn
Thành viên
*
Bài viết: 552


1975 - Mãi mãi là người chiến sỹ SĐ Sông Lam


« Trả lời #553 vào lúc: 21 Tháng Giêng, 2012, 11:47:47 pm »

CHƯƠNG TRÌNH
VỀ CHIẾN TRƯỜNG XƯA TRI ÂN ĐỒNG ĐỘI
Nhân Kỷ niệm 40 chiến dịch mùa hè và phòng ngự Quảng Trị năm 1972
(1972 – 2012)


PHẦN THỨ NHẤT: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

I.   SỰ CẦN THIẾT CỦA CHƯƠNG TRÌNH       

        Cách nay 40 năm - Chiến dịch mùa hè và chiến dịch phòng ngự  Quảng Trị 1972 là chiến dịch kéo dài nhất, ác liệt nhất, mật độ bom đạn cao nhất; Sự kết hợp hài hòa nhất đường lối quân sự trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Từ mặt trận Quảng Trị đến “Điện Biên Phủ trên không” và Hội nghị PaRis là bản Anh hùng ca về chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam,  mà thắng lợi của nó đã mở toang khu giới tuyến (vĩ tuyến 17) - cánh cửa ngăn cách hai miền Nam – Bắc, tạo ra cục diện mới hết sức thuận lợi cho trận toàn thắng Mùa Xuân 1975. 

    Thấm thoát đã 40 năm trôi qua, mỗi khi nhớ về Quảng Trị, những Cựu chiến binh từng tham gia chiến dịch năm ấy không khỏi nhớ về những kỷ niệm của một thời hào hùng, một thời máu lửa khốc liệt, trong thâm tâm họ vẫn khắc khoải khôn nguôi, nhớ thương bao đồng đội đã ngã xuống.
     Nhằm tôn vinh các Cựu chiến binh đã một thời chiến đấu oanh liệt tại chiến trường Quảng Trị năm 1972. Ngày 7 tháng 1 năm 2012, tại Bảo tàng Quân chủng Phòng không – Không quân, Ban tổ chức chương trình “VỀ CHIẾN TRƯỜNG XƯA, TRI ÂN ĐỒNG ĐỘI” đã được thành lập, gồm: đại diện Ban Liên lạc truyền thống CCB các đơn vị đã tham gia chiến dịch Quảng Trị năm 1972 là:

            Sư đoàn 304, 308, 312, 320, 324, 325, Binh đoàn Trường Sơn (559), Quân khu 4 và các Quân, Binh chủng Pháo binh, Phòng không – Không quân, Hải quân, Tăng – Thiết giáp, Công binh, Đặc công, Thông tin, Hóa học, cùng với sự tham gia đồng tổ chức của Trung ương Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đài Truyền hình Việt Nam, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Báo Cựu chiến binh TP. Hồ chí Minh.

     Trước khi thành lập Ban Tổ chức, Ban Khởi xướng chương trình đã gửi công văn báo cáo Bộ Quốc phòng, Tổng cục Chính trị, UBND tỉnh Quảng Trị, Ban LLTT các đơn vị tham gia chiến đấu tại chiến trường Quảng Trị năm 1972, Đài Truyền hình Việt Nam, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Báo Cựu chiến binh TP. Hồ Chí Minh và đã được các cơ quan đơn vị trên chấp thuận và nhiệt liệt hoan nghênh.   
      Ngay sau khi Hiệp định Paris được ký kết có hiệu lực (tháng 1 năm 1973), Đảng, Nhà nước và Quân đội ta đã có chủ chương quy tập mộ Liệt sỹ, đã tổ chức nhiều đơn vị có quy mô hàng Đại đội, Trung đội… chuyên trách về các chiến trường xưa, bất kể núi cao, vực sâu, đồng bằng, hải đảo và sang cả nước bạn để tìm kiếm phần mộ Liệt sĩ quân tình nguyện. Trong các đoàn đi tìm kiếm mộ liệt sĩ đã có nhiều đồng chí cán bộ, chiến sĩ hy sinh hoặc bị thương vì bom mìn địch cài lại, hoặc bị đổ xe…
   Phong trào tìm mộ liệt sỹ đã được phát động trong toàn quân và trên cả nước và bằng mọi biện pháp có thể (kể cả biện pháp tâm linh). Nhờ vậy mà hàng trăm ngàn Liệt sĩ nằm phân tán trên khắp các chiến trường đã được quy tập vào hàng nghìn nghĩa trang Liệt sĩ.
   Song song với việc quy tập mộ Liệt sĩ, Đảng và Nhà nước đã đưa ra nhiều chính sách Xã hội đối với các gia đình Liệt sĩ, Thương, Bệnh binh, người có công với Nước và đã dành một khoản ngân sách lớn chăm lo cho các đối tượng kể trên. Với đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, Các cơ quan, Ban ngành, Đoàn thể, các tổ chức Xã hội và đồng bào ta (kể cả đồng bào đang sinh sống ở nước ngoài) đã bỏ ra bao nhiêu công sức, tiền của  để cưu mang, giúp đỡ các đối tượng chính sách mọi lúc, mọi nơi. Trên khắp đất nước ta từ đồng bằng, đô thị tới miền rừng núi, hải đảo xa xôi, nơi nào cũng nở rộ tinh thần tương thân tương ái và đã tạo thành phong trào của quần chúng như: “Đền ơn đáp nghĩa”, “Nuôi dưỡng Bà mẹ Việt Nam Anh hùng” “Xây nhà tình nghĩa, tình thương” “Trợ vốn làm ăn cho Thương, Bệnh binh”… Đến nay hầu hết các đối tượng chính sách đã có cuộc sống từ mức trung bình trở lên so với khu dân cư đang sống
   Do có khó khăn về nhiều mặt nên việc quy tập hài cốt Liệt sĩ đến nay vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra và chưa đáp ứng được nguyện vọng tha thiết của các gia đình thân nhân Liệt sĩ chưa tìm thấy phần mộ
   Ban tổ chức chương trình nhận định rằng: “Trong chiến tranh chỉ có các cán bộ chiến sĩ trực tiếp chôn đồng đội thì mới nhớ rõ vị trí chôn cất. Đến nay hầu hết những cán bộ chiến sĩ này đã ở độ tuổi trên dưới 60, đã phục viên, nghỉ hưu ở khắp các địa phương trên cả nước. Phần lớn trong số họ kinh tế gia đình còn gặp khó khăn, nếu được Nhà nước hỗ trợ và tổ chức cho họ về tận nơi chôn cất đồng đội năm xưa thì nhất định họ sẽ chỉ đúng vị trí chôn cất”. Vừa qua Ban tổ chức đã làm thí điểm, đưa đồng chí Chung ở Thái Bình (Trực tiếp chôn đồng đội ở động Ông Do) trở lại Quảng Trị. Kết quả đã tìm thấy 4 ngôi mộ đồng đội.
   Nhân kỷ niệm 40 năm Chiến dịch mùa hè và Chiến dịch phòng ngự Quảng Trị 1972 – 2012, Ban Tổ chức mời các CCB tham gia Chiến dịch Quảng Trị năm 1972 về thăm lại chiến trường xưa, gặp gỡ giao lưu với đồng đội cũ và cố gắng cao nhất tìm kiếm phần mộ các đồng chí hy sinh hiện vẫn chưa được quy tập về nghĩa trang…

      Đây là chương trình hiếm có của tất cả các đơn vị, các Cựu chiến binh tham gia chiến đấu tại chiến trường Quảng Trị năm 1972 (gồm các Sư đoàn 308, 320B, 325, 304, 324, 312, Binh đoàn 559, Quân khu 4, Bộ đội địa phương Quảng Trị và các Quân Binh chủng Phòng không - Không quân, Hải quân,  Pháo binh, Tăng – Thiết giáp, Công binh, Đoàn 559 bộ đội Trường Sơn, Thông tin, Đặc công, Hóa học).

II- TÊN GỌI CHƯƠNG TRÌNH :

                    “ VỀ CHIẾN TRƯỜNG XƯA, TRI ÂN ĐỒNG ĐỘI ”

III – QUY MÔ, THỜI GIAN: 

   1.  Quy mô : (Tất cả các đơn vị tham gia các chiến dịch)
-   Chiến dịch mùa hè  Quảng Trị 1972
-   Chiến Dịch Phòng ngự Quảng Trị 1972
-   Chiến Dịch “Điện Biên Phủ trên không” 1972

    2. Thời gian: Trong năm 2012. Sau khi chương trình thực hiện xong, Ban Chỉ đạo và ban Tổ chức sẽ ra Quyết nghị giải thể, chấm dứt nhiệm vụ.
       Tuy nhiên những công việc chưa thể giải quyết được trong năm, Ban tổ chức sẽ thành lập một bộ phận chuyên trách để giải quyết tồn đọng cho đến khi hoàn thành các mục tiêu đã đề ra.

IV.  PHƯƠNG PHÁP
 A. Phương pháp nghiên cứu:

     -  Điều tra, cập nhật thông tin, tuyên truyền vận động CCB phát hiện tìm kiếm…
     - Thống kê, phân tích sử lý thông tin, tổng hợp dữ liệu theo thời gian, không gian chiến dịch.
     -  Kết hợp Hội thảo sự kiện với nhân chứng Lịch sử

   B.  Phương pháp thực hiện   
     1. Phỏng vấn nhân chứng Lịch sử, quay phim, viết bài tuyên truyền trên phương tiện thông tin đại chúng theo giờ nhất định trên Đài Phát thanh, Truyền hình, các Báo Trung ương và địa phương
     2. Do điều kiện đặc thù, thành viên Ban Chỉ đạo và Ban Tổ chức có trên 20 đồng chí ở TP. HCM nên Ban Tổ chức sẽ tổ chức một bộ phận Đại diện của Ban Chỉ đạo và Ban Tổ chức tại TP. HCM để thực hiện chương trình chung.
     3. Các đồng chí trong Ban Tổ chức đại diện của Ban LLTT CCB đơn vị mình liên hệ với đơn vị đương nhiệm, các cấp Ủy Đảng, Chính quyền, Hội CCB  các cấp để được sự giúp đỡ về vật chất và tinh thần, để thực hiện tốt nhiệm vụ như chương trình đã đề ra
    4. Thường xuyên báo cáo về Ban Tổ chức chương trình để phối hợp hoạt động mang lại hiệu quả thiết thực, bảo đảm an toàn về mọi mặt.

V  -   MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG TRÌNH

      1.Về thăm lại chiến trường xưa, trong dịp lễ kỷ niệm 40 giải phóng tỉnh Quảng Trị (1972 – 2012) để anh em được gặp lại đồng chí đồng đội một thời sống chết có nhau, để đền ơn đáp nghĩa đồng chí, đồng bào Quảng trị đã cưu mang đùm bọc mình trong những tháng ngày đầy hy sinh gian khổ (nhất là các du kích dẫn đường cho bộ đội tiếp cận mục tiêu quân địch và anh chị em dân công tải thương, tải đạn, lương thực, thuốc men trong mưa bom bão đạn của quân thù).

      2. Cố gắng bằng mọi cách để tìm các đồng đội chính tay mình chôn cất anh em mà đến nay ít có hy vọng  hài cốt anh em đã được quy tập vào nghĩa trang (vì ngày đó anh em hy sinh ở đâu thì mai táng luôn ở đó, chưa có điều kiện tập trung thành nghĩa trang). Lâu nay chúng ta vẫn canh cánh bên lòng nhưng chưa có điều kiện làm được việc này

       3. Trong chiến đấu giải phóng tỉnh Quảng Trị, Trong chốt giữ Thành cổ Quảng Trị 81 ngày đêm và trong Tiến công và Phòng ngự 8 tháng (240 ngày) bảo vệ vùng giải phóng Quảng Trị, trên phòng tuyến từ Cửa Việt tới Ái Tử, La Vang, Tích Tường, Như Lệ, Khe Trai, động Ông Do, động Tiên…) trên một phòng tuyến dài tới 50 km, biết bao gương chiến đấu kiên cường. Có những Tiểu đội, Trung đội, Đại đội một ngày đẩy lùi hàng chục đợt tấn công của địch. Có đồng chí bắn tỉa diệt hàng trăm tên địch, có đồng chí trong một trận đánh bắn tới 14 quả đạn B40 diệt 32 tên địch, có đồng chí bị thương hai ba lần không rời trận địa. Hàng nghìn đồng chí ngã xuống mảnh đất này, hàng nghìn đồng chí bị thương đi viện về tuyến sau không còn dịp trở lại đơn vị, nay mang thương tật suốt đời; Nhiều đồng chí bị nhiễm chất độc hóa học nay không có khả năng sinh con hoặc sinh ra những đứa con dị tật, gây đau khổ cho cả gia đình, dòng tộc.
     Mọi cán bộ chiến sĩ của các Sư đoàn, Quân, Binh chủng đều kiên quyết giữ vững từng tấc đất đã được giải phóng, quyết không cho địch vượt sang bờ Bắc sông Thạch hãn cho tới ngày Hiệp địch Pari được ký kết có hiệu lực.
     Sau chiến tranh kẻ còn người mất, người ở lại xây dựng đơn vị, người được điều đi đơn vị khác, người phục viên, chuyển ngành, đi học…nhiều khi không còn thời gian để chia tay nhau. Anh em có nguyện vọng nhân dịp gặp gỡ này, mọi người sẽ cùng phát hiện những tập thể, cá nhân có thành tích chiến đấu xuất sắc để báo cáo về đơn vị cũ và cấp trên có hình thức khen thưởng xứng đáng. Đề nghị Quân đội và Nhà nước tặng thưởng từ Huân chương Chiến công hạng ba trở lên cho tất cả các cán bộ chiến sỹ đã hoàn thành nhiệm vụ giải phóng và bảo vệ vùng giải phóng Quảng Trị năm 1972. Đề nghị UBND tỉnh Quảng Trị cấp Kỷ niệm chương cho tất cả các cán bộ chiến sỹ, Dân quân du kích, Thanh niên xung phong, dân công đã từng tham gia chiến đấu và phục vụ chiến đấu tại Mặt trận Quảng Trị năm 1972.

      4. Qua việc gặp gỡ lần này, anh em sẽ phát hiện các gia đình liệt sỹ, các Cựu chiến binh của đơn vị mình là thương bệnh binh, các đồng chí phục viên, chuyển ngành, về hưu ở các địa phương, đến nay hoàn cảnh gia đình còn quá khó khăn, túng thiếu thì chúng ta sẽ đồng tâm hiệp lực giúp đỡ những gia đình đó bớt khó khăn phần nào, đồng thời chúng ta cũng đề nghị Bộ Quốc phòng và Nhà nước giúp đỡ các đồng chí có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, ngoài khả năng của chúng ta.

      5. Từ sau chiến dịch Quảng Trị 1972, nhiều cán bộ, chiến sỹ được cử đi học để xây dựng Quân đội lâu dài, nhiều đồng chí được phục viên để đi học Trung cấp, Đại học …trên nhiều ngành nghề khác nhau. Nhiều đồng chí được chuyển ngành sang các cơ quan Đảng và Nhà nước, nhiều đồng chí về địa phương làm nông nghiệp nhưng vẫn luôn tham gia các mặt công tác ở địa phương.
    Còn phục vụ trong Quân đội có đồng chí đã lên tới cấp Đại tướng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, nhiều đồng chí được phong cấp hàm Thượng tướng, Trung tướng, Thiếu tướng, Đại tá…Phụ trách các Tổng cục, Quân khu, Quân đoàn, Quân, Binh chủng…
    Các đồng chí được chuyển ngành đi học đào tạo nhiều đồng chí là Giáo sư, Tiến sỹ, Bộ Trưởng, Thứ Trưởng, Bí thư, Chủ tịch các tỉnh, thành phố…, Tổng Giám đốc các Tập đoàn, Công ty làm kinh tế….
    Đó là những đồng chí đã phát huy thành tích trong chiến đấu, cố gắng rèn luyện trong học tập và công tác để góp phần tô thắm thêm lá cờ truyền thống Quyết chiến Quyết thắng của quân đội ta, góp phần xây dựng và bảo vệ đất nước tươi đẹp của chúng ta. Qua cuộc gặp gỡ này chúng ta có dịp để tuyên dương và ca ngợi sự cống hiến của họ và đề nghị Nhà nước khen thưởng xứng đáng.

       6. Qua cuộc gặp gỡ lần này, chúng ta sẽ tập trung những bài viết của các cán bộ chiến sĩ của tất cả các CCB tham gia giải phóng và giữ vững vùng Giải phóng tỉnh  Quảng Trị (gồm Truyện ký, Hồi ký, Truyện ngắn, Thơ, Nhạc, Ảnh được chụp tại chiến trường Quảng Trị)  động viên anh em ai nhớ được đến đâu thì viết hoặc kể tới đó. Sau đó chúng ta tập hợp lại để in ra những tập sách truyền thống để lưu truyền cho hôm nay và mai sau.

VI. ĐƠN VỊ  THAM GIA ĐỒNG TỔ CHỨC:

1,  Ban LLTT CCB các đơn vị tham gia chiến đấu tại Quảng Trị năm 1972
2,  Trung ương Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
3,  Đài Truyền hình Việt Nam
4,  Viện Lịch sử quân sự  Việt nam
5,  Báo Cựu chiến binh TP. Hồ Chí Minh .


     (Các đơn vị đồng tổ chức cử người tham gia Ban chỉ đạo và Ban Tổ chức chương trình)




VII.  ĐƠN VỊ THAM GIA HỖ TRỢ CHƯƠNG TRÌNH
                        ( Ban Tổ chức sẽ có thư mời hỗ trợ)

-   Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các tỉnh thành
-   Tỉnh ủy, Ủy Ban Nhân Dân các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương
-   Bộ Quốc phòng và các đơn vị tham gia chiến đấu trại Quảng Trị năm 1972
-   Bộ Công an
-   Bộ Tài chính
-   Ban Tuyên giáo Trung ương
-   Bộ Thông tin – Truyền thông
-   Bộ văn hóa – Thể thao và Du lịch
-   Bộ Lao động – Thương binh và Xã Hội
-   Bộ Công thương
-   Bộ Y tế
-   Bộ Giáo dục và Đào tạo
-   Ủy ban mặt trận Tổ quốc Việt Nam
-   Ủy ban nhân dân TP. Hà Nội
-   Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam và LĐLĐ các tỉnh thánh, Công ty, xí nghiệp
-   Hội Cựu chiến binh Việt Nam và Hội Cựu chiến binh các tỉnh thành
-   Hội Nan nhân chất độc da cam/Dioxin Việt Nam
-   Hội Hỗ trợ gia đình Liệt sỹ
-   Hội Kiên hiệp Phụ nữ Việt Nam
-   Hội Nông dân Việt nam
-   Trung ương Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
-   Đài Truyền hình Việt Nam
-   Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch Hà Nội
-   Viện Lịch sử quân sự Việt Nam
-   Viện Bảo tàng quân sự Việt Nam
-   Nhà xuất bản Quân đội nhân dân
-   Báo Quân đội nhân dân
-   Báo Hà Nội mới
-   Báo Cựu chiến binh Việt Nam và Báo Cựu chiến binh TP. HCM
-   Báo Tuổi trẻ
-   Báo Thanh niên
-   Báo Công an (Bộ Công an) và Báo Công an TP. HCM
-   Các Báo, Đài Trung ương và địa phương khác.
-   Các tập đoàn, Tổng Công ty, Công ty làm kinh tế trong và ngoài Quân đội, các
             Ngân hàng và các Cơ quan, Ban ngành, Đoàn thể, các đơn vị làm kinh tế .


Logged
Đậu Thanh Sơn
Thành viên
*
Bài viết: 552


1975 - Mãi mãi là người chiến sỹ SĐ Sông Lam


« Trả lời #554 vào lúc: 21 Tháng Giêng, 2012, 11:51:16 pm »

CHƯƠNG TRÌNH
VỀ CHIẾN TRƯỜNG XƯA TRI ÂN ĐỒNG ĐỘI
Nhân Kỷ niệm 40 chiến dịch mùa hè và phòng ngự Quảng Trị năm 1972
(1972 – 2012)


PHẦN THỨ NHẤT: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

I.   SỰ CẦN THIẾT CỦA CHƯƠNG TRÌNH       

        Cách nay 40 năm - Chiến dịch mùa hè và chiến dịch phòng ngự  Quảng Trị 1972 là chiến dịch kéo dài nhất, ác liệt nhất, mật độ bom đạn cao nhất; Sự kết hợp hài hòa nhất đường lối quân sự trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Từ mặt trận Quảng Trị đến “Điện Biên Phủ trên không” và Hội nghị PaRis là bản Anh hùng ca về chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam,  mà thắng lợi của nó đã mở toang khu giới tuyến (vĩ tuyến 17) - cánh cửa ngăn cách hai miền Nam – Bắc, tạo ra cục diện mới hết sức thuận lợi cho trận toàn thắng Mùa Xuân 1975. 

    Thấm thoát đã 40 năm trôi qua, mỗi khi nhớ về Quảng Trị, những Cựu chiến binh từng tham gia chiến dịch năm ấy không khỏi nhớ về những kỷ niệm của một thời hào hùng, một thời máu lửa khốc liệt, trong thâm tâm họ vẫn khắc khoải khôn nguôi, nhớ thương bao đồng đội đã ngã xuống.
     Nhằm tôn vinh các Cựu chiến binh đã một thời chiến đấu oanh liệt tại chiến trường Quảng Trị năm 1972. Ngày 7 tháng 1 năm 2012, tại Bảo tàng Quân chủng Phòng không – Không quân, Ban tổ chức chương trình “VỀ CHIẾN TRƯỜNG XƯA, TRI ÂN ĐỒNG ĐỘI” đã được thành lập, gồm: đại diện Ban Liên lạc truyền thống CCB các đơn vị đã tham gia chiến dịch Quảng Trị năm 1972 là:

            Sư đoàn 304, 308, 312, 320, 324, 325, Binh đoàn Trường Sơn (559), Quân khu 4 và các Quân, Binh chủng Pháo binh, Phòng không – Không quân, Hải quân, Tăng – Thiết giáp, Công binh, Đặc công, Thông tin, Hóa học, cùng với sự tham gia đồng tổ chức của Trung ương Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đài Truyền hình Việt Nam, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Báo Cựu chiến binh TP. Hồ chí Minh.

     Trước khi thành lập Ban Tổ chức, Ban Khởi xướng chương trình đã gửi công văn báo cáo Bộ Quốc phòng, Tổng cục Chính trị, UBND tỉnh Quảng Trị, Ban LLTT các đơn vị tham gia chiến đấu tại chiến trường Quảng Trị năm 1972, Đài Truyền hình Việt Nam, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Báo Cựu chiến binh TP. Hồ Chí Minh và đã được các cơ quan đơn vị trên chấp thuận và nhiệt liệt hoan nghênh.   
      Ngay sau khi Hiệp định Paris được ký kết có hiệu lực (tháng 1 năm 1973), Đảng, Nhà nước và Quân đội ta đã có chủ chương quy tập mộ Liệt sỹ, đã tổ chức nhiều đơn vị có quy mô hàng Đại đội, Trung đội… chuyên trách về các chiến trường xưa, bất kể núi cao, vực sâu, đồng bằng, hải đảo và sang cả nước bạn để tìm kiếm phần mộ Liệt sĩ quân tình nguyện. Trong các đoàn đi tìm kiếm mộ liệt sĩ đã có nhiều đồng chí cán bộ, chiến sĩ hy sinh hoặc bị thương vì bom mìn địch cài lại, hoặc bị đổ xe…
   Phong trào tìm mộ liệt sỹ đã được phát động trong toàn quân và trên cả nước và bằng mọi biện pháp có thể (kể cả biện pháp tâm linh). Nhờ vậy mà hàng trăm ngàn Liệt sĩ nằm phân tán trên khắp các chiến trường đã được quy tập vào hàng nghìn nghĩa trang Liệt sĩ.
   Song song với việc quy tập mộ Liệt sĩ, Đảng và Nhà nước đã đưa ra nhiều chính sách Xã hội đối với các gia đình Liệt sĩ, Thương, Bệnh binh, người có công với Nước và đã dành một khoản ngân sách lớn chăm lo cho các đối tượng kể trên. Với đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, Các cơ quan, Ban ngành, Đoàn thể, các tổ chức Xã hội và đồng bào ta (kể cả đồng bào đang sinh sống ở nước ngoài) đã bỏ ra bao nhiêu công sức, tiền của  để cưu mang, giúp đỡ các đối tượng chính sách mọi lúc, mọi nơi. Trên khắp đất nước ta từ đồng bằng, đô thị tới miền rừng núi, hải đảo xa xôi, nơi nào cũng nở rộ tinh thần tương thân tương ái và đã tạo thành phong trào của quần chúng như: “Đền ơn đáp nghĩa”, “Nuôi dưỡng Bà mẹ Việt Nam Anh hùng” “Xây nhà tình nghĩa, tình thương” “Trợ vốn làm ăn cho Thương, Bệnh binh”… Đến nay hầu hết các đối tượng chính sách đã có cuộc sống từ mức trung bình trở lên so với khu dân cư đang sống
   Do có khó khăn về nhiều mặt nên việc quy tập hài cốt Liệt sĩ đến nay vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra và chưa đáp ứng được nguyện vọng tha thiết của các gia đình thân nhân Liệt sĩ chưa tìm thấy phần mộ
   Ban tổ chức chương trình nhận định rằng: “Trong chiến tranh chỉ có các cán bộ chiến sĩ trực tiếp chôn đồng đội thì mới nhớ rõ vị trí chôn cất. Đến nay hầu hết những cán bộ chiến sĩ này đã ở độ tuổi trên dưới 60, đã phục viên, nghỉ hưu ở khắp các địa phương trên cả nước. Phần lớn trong số họ kinh tế gia đình còn gặp khó khăn, nếu được Nhà nước hỗ trợ và tổ chức cho họ về tận nơi chôn cất đồng đội năm xưa thì nhất định họ sẽ chỉ đúng vị trí chôn cất”. Vừa qua Ban tổ chức đã làm thí điểm, đưa đồng chí Chung ở Thái Bình (Trực tiếp chôn đồng đội ở động Ông Do) trở lại Quảng Trị. Kết quả đã tìm thấy 4 ngôi mộ đồng đội.
   Nhân kỷ niệm 40 năm Chiến dịch mùa hè và Chiến dịch phòng ngự Quảng Trị 1972 – 2012, Ban Tổ chức mời các CCB tham gia Chiến dịch Quảng Trị năm 1972 về thăm lại chiến trường xưa, gặp gỡ giao lưu với đồng đội cũ và cố gắng cao nhất tìm kiếm phần mộ các đồng chí hy sinh hiện vẫn chưa được quy tập về nghĩa trang…

      Đây là chương trình hiếm có của tất cả các đơn vị, các Cựu chiến binh tham gia chiến đấu tại chiến trường Quảng Trị năm 1972 (gồm các Sư đoàn 308, 320B, 325, 304, 324, 312, Binh đoàn 559, Quân khu 4, Bộ đội địa phương Quảng Trị và các Quân Binh chủng Phòng không - Không quân, Hải quân,  Pháo binh, Tăng – Thiết giáp, Công binh, Đoàn 559 bộ đội Trường Sơn, Thông tin, Đặc công, Hóa học).

II- TÊN GỌI CHƯƠNG TRÌNH :

                    “ VỀ CHIẾN TRƯỜNG XƯA, TRI ÂN ĐỒNG ĐỘI ”

III – QUY MÔ, THỜI GIAN: 

   1.  Quy mô : (Tất cả các đơn vị tham gia các chiến dịch)
-   Chiến dịch mùa hè  Quảng Trị 1972
-   Chiến Dịch Phòng ngự Quảng Trị 1972
-   Chiến Dịch “Điện Biên Phủ trên không” 1972

    2. Thời gian: Trong năm 2012. Sau khi chương trình thực hiện xong, Ban Chỉ đạo và ban Tổ chức sẽ ra Quyết nghị giải thể, chấm dứt nhiệm vụ.
       Tuy nhiên những công việc chưa thể giải quyết được trong năm, Ban tổ chức sẽ thành lập một bộ phận chuyên trách để giải quyết tồn đọng cho đến khi hoàn thành các mục tiêu đã đề ra.

IV.  PHƯƠNG PHÁP
 A. Phương pháp nghiên cứu:

     -  Điều tra, cập nhật thông tin, tuyên truyền vận động CCB phát hiện tìm kiếm…
     - Thống kê, phân tích sử lý thông tin, tổng hợp dữ liệu theo thời gian, không gian chiến dịch.
     -  Kết hợp Hội thảo sự kiện với nhân chứng Lịch sử

   B.  Phương pháp thực hiện   
     1. Phỏng vấn nhân chứng Lịch sử, quay phim, viết bài tuyên truyền trên phương tiện thông tin đại chúng theo giờ nhất định trên Đài Phát thanh, Truyền hình, các Báo Trung ương và địa phương
     2. Do điều kiện đặc thù, thành viên Ban Chỉ đạo và Ban Tổ chức có trên 20 đồng chí ở TP. HCM nên Ban Tổ chức sẽ tổ chức một bộ phận Đại diện của Ban Chỉ đạo và Ban Tổ chức tại TP. HCM để thực hiện chương trình chung.
     3. Các đồng chí trong Ban Tổ chức đại diện của Ban LLTT CCB đơn vị mình liên hệ với đơn vị đương nhiệm, các cấp Ủy Đảng, Chính quyền, Hội CCB  các cấp để được sự giúp đỡ về vật chất và tinh thần, để thực hiện tốt nhiệm vụ như chương trình đã đề ra
    4. Thường xuyên báo cáo về Ban Tổ chức chương trình để phối hợp hoạt động mang lại hiệu quả thiết thực, bảo đảm an toàn về mọi mặt.

V  -   MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG TRÌNH

      1.Về thăm lại chiến trường xưa, trong dịp lễ kỷ niệm 40 giải phóng tỉnh Quảng Trị (1972 – 2012) để anh em được gặp lại đồng chí đồng đội một thời sống chết có nhau, để đền ơn đáp nghĩa đồng chí, đồng bào Quảng trị đã cưu mang đùm bọc mình trong những tháng ngày đầy hy sinh gian khổ (nhất là các du kích dẫn đường cho bộ đội tiếp cận mục tiêu quân địch và anh chị em dân công tải thương, tải đạn, lương thực, thuốc men trong mưa bom bão đạn của quân thù).

      2. Cố gắng bằng mọi cách để tìm các đồng đội chính tay mình chôn cất anh em mà đến nay ít có hy vọng  hài cốt anh em đã được quy tập vào nghĩa trang (vì ngày đó anh em hy sinh ở đâu thì mai táng luôn ở đó, chưa có điều kiện tập trung thành nghĩa trang). Lâu nay chúng ta vẫn canh cánh bên lòng nhưng chưa có điều kiện làm được việc này

       3. Trong chiến đấu giải phóng tỉnh Quảng Trị, Trong chốt giữ Thành cổ Quảng Trị 81 ngày đêm và trong Tiến công và Phòng ngự 8 tháng (240 ngày) bảo vệ vùng giải phóng Quảng Trị, trên phòng tuyến từ Cửa Việt tới Ái Tử, La Vang, Tích Tường, Như Lệ, Khe Trai, động Ông Do, động Tiên…) trên một phòng tuyến dài tới 50 km, biết bao gương chiến đấu kiên cường. Có những Tiểu đội, Trung đội, Đại đội một ngày đẩy lùi hàng chục đợt tấn công của địch. Có đồng chí bắn tỉa diệt hàng trăm tên địch, có đồng chí trong một trận đánh bắn tới 14 quả đạn B40 diệt 32 tên địch, có đồng chí bị thương hai ba lần không rời trận địa. Hàng nghìn đồng chí ngã xuống mảnh đất này, hàng nghìn đồng chí bị thương đi viện về tuyến sau không còn dịp trở lại đơn vị, nay mang thương tật suốt đời; Nhiều đồng chí bị nhiễm chất độc hóa học nay không có khả năng sinh con hoặc sinh ra những đứa con dị tật, gây đau khổ cho cả gia đình, dòng tộc.
     Mọi cán bộ chiến sĩ của các Sư đoàn, Quân, Binh chủng đều kiên quyết giữ vững từng tấc đất đã được giải phóng, quyết không cho địch vượt sang bờ Bắc sông Thạch hãn cho tới ngày Hiệp địch Pari được ký kết có hiệu lực.
     Sau chiến tranh kẻ còn người mất, người ở lại xây dựng đơn vị, người được điều đi đơn vị khác, người phục viên, chuyển ngành, đi học…nhiều khi không còn thời gian để chia tay nhau. Anh em có nguyện vọng nhân dịp gặp gỡ này, mọi người sẽ cùng phát hiện những tập thể, cá nhân có thành tích chiến đấu xuất sắc để báo cáo về đơn vị cũ và cấp trên có hình thức khen thưởng xứng đáng. Đề nghị Quân đội và Nhà nước tặng thưởng từ Huân chương Chiến công hạng ba trở lên cho tất cả các cán bộ chiến sỹ đã hoàn thành nhiệm vụ giải phóng và bảo vệ vùng giải phóng Quảng Trị năm 1972. Đề nghị UBND tỉnh Quảng Trị cấp Kỷ niệm chương cho tất cả các cán bộ chiến sỹ, Dân quân du kích, Thanh niên xung phong, dân công đã từng tham gia chiến đấu và phục vụ chiến đấu tại Mặt trận Quảng Trị năm 1972.

      4. Qua việc gặp gỡ lần này, anh em sẽ phát hiện các gia đình liệt sỹ, các Cựu chiến binh của đơn vị mình là thương bệnh binh, các đồng chí phục viên, chuyển ngành, về hưu ở các địa phương, đến nay hoàn cảnh gia đình còn quá khó khăn, túng thiếu thì chúng ta sẽ đồng tâm hiệp lực giúp đỡ những gia đình đó bớt khó khăn phần nào, đồng thời chúng ta cũng đề nghị Bộ Quốc phòng và Nhà nước giúp đỡ các đồng chí có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, ngoài khả năng của chúng ta.

      5. Từ sau chiến dịch Quảng Trị 1972, nhiều cán bộ, chiến sỹ được cử đi học để xây dựng Quân đội lâu dài, nhiều đồng chí được phục viên để đi học Trung cấp, Đại học …trên nhiều ngành nghề khác nhau. Nhiều đồng chí được chuyển ngành sang các cơ quan Đảng và Nhà nước, nhiều đồng chí về địa phương làm nông nghiệp nhưng vẫn luôn tham gia các mặt công tác ở địa phương.
    Còn phục vụ trong Quân đội có đồng chí đã lên tới cấp Đại tướng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, nhiều đồng chí được phong cấp hàm Thượng tướng, Trung tướng, Thiếu tướng, Đại tá…Phụ trách các Tổng cục, Quân khu, Quân đoàn, Quân, Binh chủng…
    Các đồng chí được chuyển ngành đi học đào tạo nhiều đồng chí là Giáo sư, Tiến sỹ, Bộ Trưởng, Thứ Trưởng, Bí thư, Chủ tịch các tỉnh, thành phố…, Tổng Giám đốc các Tập đoàn, Công ty làm kinh tế….
    Đó là những đồng chí đã phát huy thành tích trong chiến đấu, cố gắng rèn luyện trong học tập và công tác để góp phần tô thắm thêm lá cờ truyền thống Quyết chiến Quyết thắng của quân đội ta, góp phần xây dựng và bảo vệ đất nước tươi đẹp của chúng ta. Qua cuộc gặp gỡ này chúng ta có dịp để tuyên dương và ca ngợi sự cống hiến của họ và đề nghị Nhà nước khen thưởng xứng đáng.

       6. Qua cuộc gặp gỡ lần này, chúng ta sẽ tập trung những bài viết của các cán bộ chiến sĩ của tất cả các CCB tham gia giải phóng và giữ vững vùng Giải phóng tỉnh  Quảng Trị (gồm Truyện ký, Hồi ký, Truyện ngắn, Thơ, Nhạc, Ảnh được chụp tại chiến trường Quảng Trị)  động viên anh em ai nhớ được đến đâu thì viết hoặc kể tới đó. Sau đó chúng ta tập hợp lại để in ra những tập sách truyền thống để lưu truyền cho hôm nay và mai sau.

VI. ĐƠN VỊ  THAM GIA ĐỒNG TỔ CHỨC:

1,  Ban LLTT CCB các đơn vị tham gia chiến đấu tại Quảng Trị năm 1972
2,  Trung ương Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
3,  Đài Truyền hình Việt Nam
4,  Viện Lịch sử quân sự  Việt nam
5,  Báo Cựu chiến binh TP. Hồ Chí Minh .


     (Các đơn vị đồng tổ chức cử người tham gia Ban chỉ đạo và Ban Tổ chức chương trình)


Logged
Đậu Thanh Sơn
Thành viên
*
Bài viết: 552


1975 - Mãi mãi là người chiến sỹ SĐ Sông Lam


« Trả lời #555 vào lúc: 21 Tháng Giêng, 2012, 11:55:37 pm »

VII.  ĐƠN VỊ THAM GIA HỖ TRỢ CHƯƠNG TRÌNH
                        ( Ban Tổ chức sẽ có thư mời hỗ trợ)

-   Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các tỉnh thành
-   Tỉnh ủy, Ủy Ban Nhân Dân các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương
-   Bộ Quốc phòng và các đơn vị tham gia chiến đấu trại Quảng Trị năm 1972
-   Bộ Công an
-   Bộ Tài chính
-   Ban Tuyên giáo Trung ương
-   Bộ Thông tin – Truyền thông
-   Bộ văn hóa – Thể thao và Du lịch
-   Bộ Lao động – Thương binh và Xã Hội
-   Bộ Công thương
-   Bộ Y tế
-   Bộ Giáo dục và Đào tạo
-   Ủy ban mặt trận Tổ quốc Việt Nam
-   Ủy ban nhân dân TP. Hà Nội
-   Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam và LĐLĐ các tỉnh thánh, Công ty, xí nghiệp
-   Hội Cựu chiến binh Việt Nam và Hội Cựu chiến binh các tỉnh thành
-   Hội Nan nhân chất độc da cam/Dioxin Việt Nam
-   Hội Hỗ trợ gia đình Liệt sỹ
-   Hội Kiên hiệp Phụ nữ Việt Nam
-   Hội Nông dân Việt nam
-   Trung ương Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
-   Đài Truyền hình Việt Nam
-   Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch Hà Nội
-   Viện Lịch sử quân sự Việt Nam
-   Viện Bảo tàng quân sự Việt Nam
-   Nhà xuất bản Quân đội nhân dân
-   Báo Quân đội nhân dân
-   Báo Hà Nội mới
-   Báo Cựu chiến binh Việt Nam và Báo Cựu chiến binh TP. HCM
-   Báo Tuổi trẻ
-   Báo Thanh niên
-   Báo Công an (Bộ Công an) và Báo Công an TP. HCM
-   Các Báo, Đài Trung ương và địa phương khác.
-   Các tập đoàn, Tổng Công ty, Công ty làm kinh tế trong và ngoài Quân đội, các
             Ngân hàng và các Cơ quan, Ban ngành, Đoàn thể, các đơn vị làm kinh tế .




                                                     
                                                     PHẦN THỨ HAI

                                                  NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH                   
                       “ VỀ THĂM CHIẾN TRƯỜNG XƯA TRI ÂN ĐỒNG ĐỘI ”

  I.  MỤC ĐÍCH  Ý NGHĨA
         Đáp ứng nguyện vọng của các Cựu chiến binh về thăm chiến trường xưa tìm đồng đội cũ để tri ân các Liệt sỹ đã anh dũng hy sinh trong các chiến dịch năm 1972. Đi tìm hài cốt Liệt sỹ chưa được quy tập vào nghĩa trang Liệt Sỹ, gặp lại đồng đội để ôn lại kỷ niệm một thời kỳ máu lửa tại mặt trận Quảng Trị. Phát hiện những thành tích và đề nghị Quân đội và Nhà nước khen thưởng xứng đáng. Đề nghị bảo đảm chế độ chính sách cho CCB chưa được hưởng chính sách theo chế độ hiện hành.  Bổ sung những tư liệu còn thiếu, chỉnh sửa những tư liệu còn sai sót, biên tập thành tài liệu Lịch sử, Văn hóa để giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ.


            II.  NỘI DUNG  CHƯƠNG TRÌNH CỤ THỂ

1.   Động viên phát động CCB trực tiếp mang táng đồng đội hy sinh tại Quảng Trị năm 1972 về chiến trường xưa tìm kiếm và quy tập hài cốt Liệt sỹ vào nghĩa trang.
2.   Xây mới và sửa chữa nhà tình nghĩa cho: Các gia đình liệt sỹ, thương binh và CCB tham gia chiến dịch Quảng Trị 1972 còn khó khăn về nhà ở.
3.   Trợ vốn làm ăn cho gia đình Liệt sỹ, thương binh và bệnh binh đã tham gia chiến đấu tại Quảng Trị 1972 gặp khó khăn trong cuộc sống đời thường.
4.   Cấp học bổng cho con em gia đình liệt sỹ, thương binh và bệnh binh đã chiến đấu tại Quảng Trị 1972 gặp khó khăn trong cuộc sống đời thường.
5.   Vận động tài trợ đồ dùng học tập cho con em gia đình liệt sỹ, thương binh và bệnh binh tỉnh Quảng Trị gặp khó khăn trong cuộc sống đời thường thuộc đối tượng chính sách trong chiến dịch Quảng Trị 1972.
6.   Tổ chức đi thăm hỏi, tặng quà cho một số gia đình Liệt sỹ đã hy sinh anh dũng trong các chiến dịch Quảng Trị 1972 ở một số địa phương.
7.   Đưa một số gia đình Liệt sỹ vào thăm chiến trường xưa, nơi  người thân đã trực tiếp tham gia chiến đấu và anh dũng hy sinh, nhân dịp kỷ niệm 40 năm ngày giải phóng tỉnh Quảng Trị lần thứ nhất (1/5/2012) và ngày thương binh Liệt sỹ 27/7/ 2012
8.   Khám bệnh và phát thuốc miễn phí cho con em nhân dân tỉnh Quảng Trị trong dịp kỷ niệm 40 năm giải phóng tỉnh Quảng Trị lần thứ nhất
9.    Tổ chức cho CCB về thăm chiến trường xưa  để tri ân các Liệt sỹ, cám ơn nhân dân tỉnh Quảng Trị đã đùm bọc trong chiến dịch Quảng Trị 1972
10.    Tổ chức giao lưu truyền hình tại Thủ đô Hà Nội với các Cựu chiến binh có thành tích đặc biệt xuất sắc trong chiến đấu và trên cương vị mới hôm nay, Biểu dương các nhà tài trợ,  kết hợp ca múa nhạc.
11.    Tổ chức triển lãm Tranh, Ảnh, Điêu khắc và các tác phẩm Văn học, Lịch sử tại Quảng Trị và Hà Nội
12.    Sưu tầm, sáng tác, biên tập những sự kiện Lịch sử, tác phẩm Văn học - Nghệ thuật về chiến dịch mùa hè  1972 và chiến dịch phòng ngự Quảng Trị, in thành sách và tài liệu lưu giữ để giáo dục Truyền thống…










Logged
Đậu Thanh Sơn
Thành viên
*
Bài viết: 552


1975 - Mãi mãi là người chiến sỹ SĐ Sông Lam


« Trả lời #556 vào lúc: 21 Tháng Giêng, 2012, 11:59:20 pm »

III. TỔ  CHỨC VÀ  KẾ HOẠCH THỜI GIAN THỰC HIỆN

A.   Tổ chức :

1.   Ban Chỉ đạo : Là những người chỉ đạo toàn bộ chương trình theo đúng tinh thần Quyết nghị của Hội nghị toàn thể, có Trưởng ban, các Phó ban là những người đại diện cho các đơn vị tham gia chương trình, có uy tin và trách nhiệm để chỉ đạo chính Ban LLTT CCB của đơn vị mình và góp ý xây dựng, chỉ đạo chương trình chung.
            Số lượng gồm Trưởng ban và 4 Phó ban, phụ trách từng mặt công tác và 12 ủy viên ban Chỉ đạo ( có danh sách kèm theo



STT              Họ và Tên       Danh hiệu       Cấp bậc   Chức Vụ
1   Nguyễn Văn Được
   Anh hùng LLVTND   Thượng tướng    Trưởng ban chỉ đạo
3   Nguyễn Văn Phiệt      Anh hùng
LLVTND   Trung tướng   PK-KQ Phó Ban
4    Nguyễn đức Huy          Thiếu tướng   F 325 Phó Ban
5   Nguyễn Thế Thao
   Anh hùng   Đại tá   Phó Ban thường trực
6   Hoàng Anh Tuấn
   Nguyên TL trưởng   Thiếu tướng   BĐ 559 Phó Ban
7   Chi Phan
   Phó Tổng biên tập   Đại tá   Báo CCB Việt nam
8    Lê Mã Lương
   Anh hùng      Thiếu tướng   F304
9    Nguyễn Xuyên   Nguyên Chính ủy F    Thiếu tướng   F 312
10   Nguyễn Dân Quyền      Nhà báo   Tổng Biên tập   Báo CCB Hồ Chí Minh
11   Nguyễn Quang Phóng
   GĐ   Phim TL và phóng sự,   Đài Truyền hình
Việt Nam
12   Nguyễn Như Hoạt
    Giám đốc   Trung tướng   Học viện Quốc phòng
13   Phạm Hữu Thắng
      Đại tá   Viện Lịch sử quân sự
14
   Nguyễn Văn Tình   Anh hùng   Thiếu tướng    Đặc công
QC Hải Quân
15   Nguyễn Quốc Triệu
      Nguyên Bộ trưởng bộ Y tế, Chủ tịch TP. HN   F325
16
   Mai Ngọc Thoảng
   Anh hùng    Đại Tá   F320
17   Vũ Thanh Lâm
   Nguyên tư lệnh   Thiếu tướng   BC -  PB
     
     2. Ban Tổ chức
 -  Trưởng ban: Đại tá Anh hùng  Nguyễn Thế Thao
 -  Phó ban Thường trực - Tổng  đạo diễn: Trịnh Duy Sơn, Báo CCB.TP. HCM
 -  Phó ban: Thiếu tướng Hoàng Anh Tuấn

   -   Ủy viên Thường trực: (gồm 7 người )
             + Trịnh Duy Sơn
             +  Nguyễn Nhật Thanh
             + Nguyễn Đình Chi             
             + Nguyễn Gia Thắng
             + Hoàng Hữu Thê     
             + Hai chuyên viên chuyên môn (Văn thư, Kế toán, Thủ quỹ)
-   Các ủy viên còn lại làm việc bán chuyên trách.
Logged
Đậu Thanh Sơn
Thành viên
*
Bài viết: 552


1975 - Mãi mãi là người chiến sỹ SĐ Sông Lam


« Trả lời #557 vào lúc: 22 Tháng Giêng, 2012, 12:06:21 am »

Danh sách Ban Tổ chức chương trình


01   Nguyễn Văn Được
   Anh hùng LLVTND   Thượng tướng    Trưởng ban chỉ đạo
02   Nguyễn Văn Phiệt      Anh hùng
LLVTND   Trung tướng   PK-KQ Phó Ban
03   Hoàng Anh Tuấn
      Thiếu tướng   Phó ban
04   Nguyễn Thế Thao
   Anh hùng   Đại Tá   Trưởng ban
05   Trịnh Duy Sơn
   Nhà Báo      Phó ban Thường trực
tổng đạo diễn
06   Nguyễn Văn Tình   Anh hùng   Thiếu tướng    Đặc công
QC Hải Quân
07   Nguyễn Xuân Hường
      Cục phó KL   Quân báo
MT ĐBP
08   Trần Minh Vân
   Anh hùng   Đại tá   BC- PB
09    Đào Chí Thành
      Tiến sỹ   GĐ viện KT
cao    F 325
10    Đặng Đức Quy      Tiến sỹ                                         Đại tá   F 325
11   Nguyễn Như Hoạt   Giám đốc
   Trung tướng    HV. Quốc Phòng
12   Lê Mã Lương
    Anh hùng   Thiếu tướng   F 304
13   Nguyễn Quốc Triệu
      Nguyên Bộ trưởng bộ Y tế, Chủ tịch TP. Hà Nội   F325
14   Hữu Thỉnh
   Nhà văn    Chủ tịch   Hội nhà văn Việt Nam
15   Trần Văn An                                                                                                                                            Họa sỹ, nhạc sỹ      F325
16   Chi Phan   Phó Tổng biên tập   Đại tá   Báo CCB VN
17   Tạ Hữu Yên
   Nhà Văn      Hà Nội
18   Nguyễn Thụy Kha
         BC - Đặc Công
19    Nghiêm Gia
   Phòng kỹ thuật An toàn   91 Láng Hạ   Tổng công ty
  thép VN
20    Nguyễn Ích Loan
   ,      BC – CB
21   Trần Đình  Luân
      Đại tá   BC- TT
22   Phạm Văn Quang
   Phó Bí Thư TT
CT quỹ tấm lòng vàng   Đài Truyền hình VN   F312
23   Trần Thanh Lâm
                          P TL   Thiếu tướng   BC- PB
24   Phan Khác Hy
      Thiếu tướng   Đường Hồ Chí Minh
25    Phùng Huy Thịnh
   Nhà báo   Trưởng ban cuối tuần   Báo Hà Nội ngày nay
26   Ngô Văn Thường (Cường)
      Công ty Truyền thông   Thành phố  HCM

27   Nguyễn Văn Hoạt   Anh hùng
   Đại tá   BC- Đ/C
28   Nguyễn Ngọc Doanh
    Trưởng BLLTT   Thiếu tướng   CCB F312
TP Hồ Chí Minh
29   Đoàn Công Tính    P. viên      PV ảnh Báo QĐND
30   Nguyễn Dân Quyền   Nhà Báo   Đại tá   Tổng BT Báo CCB
Thành phố  HCM
31   Vũ Ngọc Xiêm
   Nhà Báo      Báo CCB Việt Nam
(Thành phố  HCM)
32   Nguyễn Quang Phóng
   Giám đốc   Trung tâm   Phim TL và PV Đài Truyền hình VN
33   Phạm Việt Thu
      Đại tá   BC- PB
34   Phạm Xuân Đỉnh
      Đại tá   F312
35   Nguyễn Nhật Thanh
      Thượng Tá   D5e165
36   Vũ Giang Nam
   Thương binh 87%      QPháp 312
37   Vũ Khiêu   Sở  LĐ TB- XH   GĐ   Thái Bình
38   Đào Văn Sử
   Nhà báo   Trưởng ĐD
 TP HCM   Báo quân đội nhân dân
39   Nguyễn Quang Vinh
   Nhà Báo      f.312
Báo K .tế
40   Nguyễn Trung Sơn
    Họa sỹ      F325
41   Nguyễn Văn Đức
   Chủ tịch hội CCC   QK 5   CCB tàu không số
TP. HCM
42   Đinh Quốc Thiện
   Đoàn TN cơ quan TƯ
Đoàn   Đoàn TN CS   60 bà triệu
43   Hồ Khang   PGS, TS    Đại tá   Viện LS quân sự VN
44   Phạm Hữu Thắng   Chủ nhiệm bộ môn LS Nghệ thuật Quân Sự      Viện LS quân sự VN
45   Nguyễn Duy
   Nhà Thơ      Hội viên hội Nhà văn VN
46   Trần Ngọc Phượng
   C VP      Nguyên CB Sở TN
 TP Hồ Chí Minh
47   Quý Thăng    Nghệ sỹ      TP Hồ Chí Minh
48   Nguyễn Công Vẻ      Thượng tá   TP Hồ Chí Minh
49   Hoàng Quỳnh Anh
    Nhà Báo      Báo CCB  Thành phố  Hồ Chí Minh
50   Hoài Anh
    Nghệ sỹ      TP  Hồ Chí Minh
51   Phan Hồng Lâm               E95 F325
TP  Hồ Chí Minh
52   Trần Xuân Hòe   TS GS   Thiếu tướng   Bộ tư lệnh Đặc công
54   Nguyễn Quang Hào
   Phó TGĐ CT 45-1       E95 F325
55   Trần Hồng
   Nhà báo, nhiếp ảnh      Số 3 Đường thành
56
   Ngô Văn Trầm
   Phó TGĐ      C10 D6 e165
Hải Phòng
57   Vũ Văn Vang
   NN- NT      TT D6 e165
Ninh Bình
58   Nguyễn Xuân Năng
   GĐ Bảo tàng   Đại tá   Bảo Tàng QS VN

59   Nguyễn Văn Tường    Dại diện CCbinh   Ngân Hàng Công thương   E 101
60   Nguyễn Gia Thắng
         PK- KQ
61   Hữu Tài
   Trưởng phòng   VTV4   TT d46  Mặt Trận B5
62   Đinh Quốc Thiện
   Ban khoa G.TƯ. Đoàn   Đ TNCS
Hồ Chí Minh   60,62,64 Bà Triệu
63   Nguyễn Văn  Thaí   Nghiên cứu KHQS   Đại tá   Xe tăng- Thiết Giáp
64   Đỗ Dũng
    GSTS   Đại học Thái Nguyên   F312
65   Nguyễn Xuân Châu
         Mặt trận B5
66   Lương Quốc Dũng       Tổng công ty
Nam sông hồng   F325
67   Hà Nam Linh Gia   Tác giả   KN 40 Điện Biên Phủ       Đường Bưởi
68   Lê Văn Nhược   CCB  Đoàn tàu o số   Cán bộ    QC  Hải quân
69   Trần Văn Hữu   Trưởng ban LLTT      Đoàn tàu o số Hải quân
70   Nguyễn Văn Toán   Phó chủ tịch công đoàn      Bộ công thương
71   Đinh Quý Bảo   Nhà Máy in tiền VN   Chủ tịch HĐQT   F312
72   Nguyễn Duy Chung   Công ty thiết bị PT Truyền hình   GĐ   F312
73   Nguyễn Duy Bao      Cán bộ   Đại học Sư phạm Ngoại ngữ
74   Bà Ngọc Anh      GS , TS   Đại học Sư phạm Ngoại ngữ
75   Đỗ Đức Dân      Đại tá   BTL Hải Quân
76   Bà Hồng Dung      CB   Bộ Công thương
77   Nguyễn Văn Dục      Đại tá   Hưng Yên
78   Phan Văn Nhiên      Trung tá   Hưng Yên
79   Lê Đức Tuân
          Tăng – TG
80   Nguyễn Thế Đoàn         Chi cục thuế Bắc Ninh
81   Trần Thế Tuyển
    Nhà báo   Tổng Biên T   Báo Sài gòn GP
82   Doãn Cát Phương         Đường Hồ Chí Minh
83   Đoàn Danh Bình      Đại tá   Đường Hồ Chí Minh
84   Thái Khắc Thế      Đại tá   Đường Hồ Chí Minh
85   Xuân Thủy   Trưởng ban LLTT      F320
86   Bộ môn   Lịch sử kháng chiến   Chống Mỹ   Viện LS quân sự
87   Hoàng hữu Thê        Đại tá   QK Thủ đô
88   Nguyễn Đình Chi          F312
89   Nguyễn Thanh Liêm      Đại tá   PK-KQ
90   Nguyễn Trọng Khiên      Đại tá   Pháo binh
91   Nguyễn Huy Liệu   Phó tư lệnh   Đại tá   Đặc Công
92   Lê Kim Thơ    Trưởng ban LL bộ đội TS       Quảng Trị
93   Phạm  Quang Thoa`            Đoàn 559
94   Vũ Duy Ca         Báo T/C
95   Nguyễn Văn Triện
          Viện KT thế giới
96   Nguyễn Đình Nay
      GĐ CT tư vấn   Bộ Xây Dựng
97   Vương Tuấn Anh   Nhà Báo      Hà Nội mới
98   Nguyễn  Văn Lởi      Thượng tá   Vĩnh Tuy
99   Vương Tuấn Anh   Nhà báo   Hà Nội ngày nay   Hà Nội mới
100    Hoàng Bản       Bí thư   Mỹ Đình
101    Trần Văn Vinh      Bí thư   Mỹ Đình
102    Mai Hoa
   Phó GĐ      Công ty
Truyền Thông
103    Nguyễn Minh Điệp   Tài chính kế toán   Nhân Viên   Hai Bà Trưng
104   Nguyễn Văn Hoạt
    Anh hùng   Đại tá   BC- Đ/C
105   Nguyễn Trọng Khiêm   
   Đại tá   Học viện Quốc Phòng
106   Nguyễn Xuân Thế
         BC- CB
107   Phạm Huy Hải
      Đại tá   Tăng – TG
108   Nguyễn Gia Hưng
         BC PK – KQ
109   Nguyễn Kim Hiền
         F308,
110    Nguyễn Ích Loan   ,      BC - CB
111   Phạm Việt Thu         B/c PB
112   Trương Văn Sơn       CCB   Hà Nội
113   Nguyễn Thị Hạnh         Hà Nội   

114   Vũ Tuấn Trung         E209
115   Nguyễn Văn luân         F312
116   Nguyễn Đăng Khoa   Nhà báo,
Nghệ sỹ nhiếp ảnh   Phóng viên   Báo Nhân dân
117
   Lê Duy Ứng   Họa sỹ      Vĩnh Tuy
118   Phạm Xuân Chung         Thái bình

Logged
TANVINHprc25
Thành viên
*
Bài viết: 539


« Trả lời #558 vào lúc: 22 Tháng Giêng, 2012, 10:36:31 pm »

Cảm ơn bạn Sơn đã cung cấp thông tin Chương trinh"Về thăm chiến trường xưa-Tri ân đồng đội".
Sắp bước sang năm mới Nhâm Thìn, chúc bạn và gia đình mạnh khỏe và hạnh phúc.
TanVinh
Logged
TANVINHprc25
Thành viên
*
Bài viết: 539


« Trả lời #559 vào lúc: 22 Tháng Giêng, 2012, 11:40:51 pm »

Chỉ còn 20p nữa, năm mới Nhâm Thìn 2012 sẽ đến. Tất cả chúng ta sẽ bước sang một tuổi mới-một mùa xuân mới của cuộc đời.
Tôi có lời chúc sức khỏe và hạnh phúc, thịnh vượng tới tất cả chúng ta - những ccb, những bạn bè đồng đội ccb câu lạc bộ 19cNH, những anh chị BQT trang DN-GN, các thành viên và bạn đọc trang DN-GN.

TanVinhPrc25
11g40 30 Tết
 
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM