Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 13 Tháng Năm, 2024, 06:38:31 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Chuyện của một thời  (Đọc 284478 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
sauchinbaymot
Thành viên
*
Bài viết: 628


Nhớ Rừng!


« Trả lời #500 vào lúc: 10 Tháng Giêng, 2012, 10:04:34 pm »

Xin gửi chút tư liệu minh họa cho dòng hồi ức của Tanvinh và Tralientay

Logged

Nhật ký Viết lại
sauchinbaymot
Thành viên
*
Bài viết: 628


Nhớ Rừng!


« Trả lời #501 vào lúc: 10 Tháng Giêng, 2012, 10:20:37 pm »

Ngày 22.1.1972:
   Sa xuống hố.
   Sâu thăm thẳm
   và
   Tối mù mịt.
(Ngày về C20).

* Sau một tháng ở lớp dự khóa bay - Bộ tư lệnh PPKQ, 6 lính bay hụt bị "thải" về f325 và được xếp vào C20. Cảm giác hẫng hụt, chới với.

10.2.1972
Lại đi nữa. Có lẽ sẽ là một chuyến đi xa.
Xin chào xóm Đồng với 20 ngày cắn môi chịu đựng.
Xóm Đồng.

* Sáng 10/2/1972 - sáng 26 tháng Chạp, đơn vị nhận lệnh hành quân. Linh cảm thấy sẽ đi vào chiến trường.

11.2.1972
Nặng quá quá. Chưa bao giờ cái cơ thể bé bỏng này phải chịu đựng tới vậy. Bặm môi mà đi.
Thôn xóm xôn xao, rộn rã ngày Tết đến. Nghĩ mà muốn khóc. Tủi quá. Nhắm mắt mà đi.
Tới Bắc Giang, lên tàu.
Tàu đi. Đi. Đi hoài. Đi dọc theo kim địa bàn. Đi vô phương Nam.
Qua Hà Thành tất tả ngày cuối năm. Qua Nam Hà, Ninh Bình, Thanh Hóa.
Tàu xuyên đêm đi vô xứ Nghệ. Xứ Nghệ "non xanh nước biếc" là đây.
Tàu mệt mỏi phả khói phì phì và dừng lại ga Vinh. Hơn 20 giờ đi tàu.
Lại cắm cổ mà đi.
Đất khu tư, người khu tư là vậy!
Vinh.

* Cô đọng một cảm giác không thể thi vị hóa. Một chút mềm lòng, yếu đuối. Đấy là sự thật.
Logged

Nhật ký Viết lại
Đậu Thanh Sơn
Thành viên
*
Bài viết: 552


1975 - Mãi mãi là người chiến sỹ SĐ Sông Lam


« Trả lời #502 vào lúc: 10 Tháng Giêng, 2012, 11:08:19 pm »

Chào bác TANVINHprc25 và bác Tralientay
Hay quá, tôi vừa đọc xong mấy đoạn ký ức của các các bác viết về chặng đường hành quân từ ngoài bắc đến Khu IV và đến mảnh đất nghèo Hà Tĩnh quê tôi. Qua phà Bến Thủy là đến Nghi Xuân quê hương đại thi hào Tố Như. Thời gian đã trôi qua đi mấy chục năm rồi, thế nhưng trong tâm khảm của các Bác vẫn nhớ như in kỷ niệm về một vùng đất và con người của miền quê nghèo Hà Tĩnh. Bây giờ Kỳ Anh là nợi đang phát triển về công nghiệp khai thác và chế biến quặng sắt, Vũng Áng đang thay da đổi thịt... Quê tôi ở Hương Sơn, trên tuyến đường số 8 sang nước bạn Lào, không biết đã có lần nào đơn vị bác đã hành quân qua đó?
Tôi rất thích bài thơ của bác về cái tết xa nhà. Bác viết hay và xúc động quá. Tôi cũng có cái Tết xa nhà đầu tiên trên đất Vĩnh Chấp (Vĩnh Linh) trước khi hành quân vào chiến trường B2. Tôi cũng đã viết về những cảm nhận lần đầu tiên xa nhà nơi đất khách quê người. Nhưng tôi hạnh phúc hơn các bác là được đón giao thừa trong doanh trại có đầy đủ bánh trái, còn các bác thì có một cái tết như thế... Tôi đã viết về cảm giác đó trong bài "Ký ức sư đoàn" để nhớ về kỷ niệm cái tết đầu tiên trong quân ngũ.
Nhân dịp sang năm mới chúc hai bác luôn mạnh khỏe và chắc tay phím. Gia đình hạnh phúc và thịnh vượng.
Đậu Thanh Sơn F341
« Sửa lần cuối: 11 Tháng Giêng, 2012, 07:16:45 am gửi bởi Đậu Thanh Sơn » Logged
TANVINHprc25
Thành viên
*
Bài viết: 539


« Trả lời #503 vào lúc: 10 Tháng Giêng, 2012, 11:25:35 pm »

6971,
cảm ơn đã cung cấp ghi chép rất quí. Từ ghi chép này, như vậy là:
- ta lên tàu rời ga Bắc Giang ngày 11/2/72 tức 27 Tết.
- xuông ga Vinh (28 Tết, nên nhiều khả năng là không đến Kì Lạc, Kì Anh vào sáng 29 Tết được. Chiều nay tôi phôn hỏi bác K.Tỉnh, bác bảo là đêm 30 tiểu đội tôi còn dừng ngủ ở ngoài đồi ria làng đến sáng mới vào nhà dân, có lẽ thế chăng ? )

Ấy có ghi chép gì tiếp theo và đến Kì Lạc thì cung cấp thêm cho chuẩn chang. Nói có sách, mách có chứng thật không trí nhớ nào bằng.
« Sửa lần cuối: 11 Tháng Giêng, 2012, 12:07:00 am gửi bởi TANVINHprc25 » Logged
TANVINHprc25
Thành viên
*
Bài viết: 539


« Trả lời #504 vào lúc: 10 Tháng Giêng, 2012, 11:46:50 pm »

Chào bác TANVINHprc25 và bác Tralientay
Hay quá, tôi vừa đọc xong mấy đoạn ký ức của các các bác viết về chặng đường hành quân từ ngoài bắc đến Khu IV và đến mảnh đất nghèo Hà Tĩnh quê tôi. Qua phà Bến Thủy là đến Nghi Xuân quê hương đại thi hào Tố Như. Thời gian đã trôi qua đi mấy chục năm rồi, thế nhưng trong tâm khảm của các Bác vẫn nhớ như in kỷ niệm về một vùng đất và con người của miền quê nghèo Hà Tĩnh. Bây giờ Kỳ Anh là nợi đang phát triển về công nghiệp khai thác và chế biến quặng sắt, Vũng Áng đang thay da đổi thịt... Quê tôi ở Hương Sơn, trên tuyến đường số 8 sang nước bạn Lào, không biết đã có lần nào đơn vị bác đã hành quân qua đó?
Tôi rất thích bài thơ của bác về cái tết xa nhà. Bác viết hay và xúc động quá. Tôi cũng có cái Tết xa nhà đầu tiên trên đất Vĩnh Chấp (Vĩnh Linh) trước khi hành quân vào chiến trường B2. Tôi cũng đã viết về những cảm nhận lần đầu tiên xa nhà nơi đất khách quê người. Nhưng tôi hạnh phúc hơn các bác là được đón giao thừa trong doanh trại có đầy đủ bánh trái, còn các bác thì có một cái tế như thế... Tôi đã viết về cảm giác đó trong bài "Ký ức sư đoàn" để nhớ về kỷ niệm cái tết đầu tiên trong quân ngũ.
Nhân dịp sang năm mới chúc hai bác luôn mạnh khỏe và chắc tay phím. Gia đình hạnh phúc và thịnh vượng.
Đậu Thanh Sơn F341

Chào bạn Đậu Thanh Sơn,
Cảm ơn bạn đã chia xẻ. Cũng trong năm 72, chúng tôi cũng có đến huấn luyện hiệp đồng binh chủng ở huyện Hương Sơn một số ngày, tôi còn nhớ vào mùa hè rất nóng,ở khu vực trồng rất nhiều chè, hàng ngày được uống nác chè xanh của đồng bào.Rồi chúng tôi hành quân vào Quảng Bình, khoảng trung tuần tháng 7/72 thì từ trạm quân nhu Cự Nẫm vào Quảng Trị. A trưởng tôi là người Hà Tĩnh, h. Can Lộc đấy.
Những năm 91, 92 tôi thường xuyên vào công tác tại Càng Xuân Hải, huyện Nghi Xuân, làm đại lý tàu biển xếp gỗ thông của Lào đi Nhật. Kể ra cũng có nhiều kỉ niệm với quê hương Hà Tĩnh của bạn.
Logged
tralientay
Thành viên
*
Bài viết: 301


« Trả lời #505 vào lúc: 11 Tháng Giêng, 2012, 01:39:06 pm »

@TANVINHprc25: Lại ké bác chút nhé. Thanks.
---

14/2/1972
Thật ra trong chiến tranh, những người lính thường chỉ biết việc mình phải làm và mọi sự xảy ra quanh mình. Khi những chiến dịch lớn được âm thầm chuẩn bị, chỉ những tình báo hay trinh sát chiến lược lão luyện mới có thể nhận biết những dấu hiệu của chiến dịch, và chỉ các chỉ huy ở cấp rất cao mới biết những gì sắp xảy ra ở chiến trường. Nhiều năm sau khi cuộc chiến tranh đã qua, những người lính binh nhì mới ít nhiều hình dung được mọi sự đã diễn ra thế nào.

Tại cuộc họp ngày 15.8.1971, các thành viên chủ chốt của Bộ chính trị đã quyết định mở một cuộc tấn công lớn vào năm 1972 trên ba hướng chiến lược: Trị Thiên Huế, Bắc Tây Nguyên, và Đông Nam Bộ. Đấy là mùa hè 1971 khi rất nhiều sinh viên và học sinh được động viên tham gia quân đội. Đấy là những sư đoàn chiến đấu mới được thành lập như F325 được chuyển vào Hà Tĩnh, cùng F312 sau khi giải phóng Cánh Đồng Chum bên Lào chuyển về Nghệ An làm lực lượng dự bị cho các sư đoàn thiện chiến đang tiến dần tới sông Bến Hải vào đầu 1972. Những cánh rừng vào Xuân xanh nõn che phủ cho những đoàn quân lặng lẽ tới sát đối phương.

Phán đoán những cuộc tấn công lớn của miền Bắc quanh Tết Mậu Thân, Bộ Tổng tham mưu Quân lực Việt Nam Cộng Hòa đã soạn thảo một kế hoạch sử dụng thủy quân lục chiến và bộ binh đánh vào Quảng Bình, Vĩnh Linh bằng đường biển, với sự yểm trợ của 6 khu trục hạm, 2 tuần dương hạm và các tàu nổi khác [2]. Từ tin tình báo chiến lược, F325 được lệnh chuyển gấp vào Hà Tĩnh để chuẩn bị đánh quân đổ bộ. Tuy nhiên do phía Mỹ phản đối, cuối cùng kế hoạch đổ bộ ra Bắc đã không được thực hiện.

Vừa tới Kỳ Lạc, không chỉ có tôi được đại đội giao ngay nhiệm vụ đi tìm ba trung đội, mà sáng ba mươi Tết, sư trưởng lệnh đại trưởng Hiền trực tiếp tổ chức đi trinh sát thực địa từ vùng núi phía Tây huyện Kỳ Anh  ra đến ven biển. Anh Hiền dẫn theo hai cán bộ trung đội, tôi là liên lạc và hai chiến sĩ hữu tuyến tiểu đoàn thông tin. Sáu người lặn lội từ xóm núi Kỳ Lạc, ngược Kỳ Sơn, Kỳ Thượng, rồi men theo đường dọc dãy Hoành Sơn chừng 15 km ra đến gần Đèo Ngang. Đôi mắt sắc lẹm của người lính kỳ cựu ấy quan sát thực địa rất nhanh, hướng dẫn mọi người đối chiếu địa hình với bản đồ, phân tích những cao điểm có thể làm đài quan sát trong chiến đấu.

Chiều ấy chúng tôi dừng nấu bữa cơm cuối năm dưới chân Hoành Sơn và ngủ lại ven rừng để hôm sau đi tiếp. Lần đầu mắc võng giữa rừng già, vào đêm cuối cùng của một năm, giấc ngủ không dễ đến. Nghĩ đến rất nhiều người, nhớ đến rất nhiều người. Rồi nỗi nhớ cũng chìm vào giấc ngủ sau một ngày dài rong ruổi đường rừng.


Bữa cơm chiều ba mươi Tết


Không hẹn trước mà gặp nhau
Sáu người đi đặt đài quan sát
Dừng lại nấu bữa cơm chiều Tết
Dưới chân Hoành Sơn bồng bềnh mây bay

Các anh là lính thông tin theo đặt đường dây
Trinh sát chúng tôi đi tìm cao điểm
Đơn vị bước vào những ngày dã chiến
Nên bữa cơm này đơn giản thế thôi

Xoong rau má còn nghi ngút hơi
Không có muối ta cho ruốc vậy
Cơm nấu vội mà ngon thế đấy
Ngất nghểu một nồi thật cao

Ngồi vào ăn không biết hết tên nhau
Vẫn vui chuyện về mùa xuân xứ sở
Ngày mai ngày mai khi màu xanh hé nở
Cánh rừng này chỉ còn những người đi tìm tài nguyên

Sau những ngày hành quân liên miên
Ta nghỉ lại ven rừng nấu bữa cơm chiều ba mươi Tết
Quê hương phía sau chiến trường phía trước
Qua mỗi gian lao hiểu hạnh phúc hơn nhiều.

Hoành Sơn, Chiều 30 Tết Âm lịch 1972.

Logged
TANVINHprc25
Thành viên
*
Bài viết: 539


« Trả lời #506 vào lúc: 11 Tháng Giêng, 2012, 07:19:20 pm »

@TANVINHprc25: Lại ké bác chút nhé. Thanks.
---

Tralientay ơi, ở Viêtnam mình bỏ giấy phép con lâu rôi, chỉ cần xin phép 1 lần thôi (! ). Cứ tiếp tục tự nhiên nhé. Tết này không về được hay sao mà có vẻ đã nhớ nhà rồi. Smiley
Logged
Đậu Thanh Sơn
Thành viên
*
Bài viết: 552


1975 - Mãi mãi là người chiến sỹ SĐ Sông Lam


« Trả lời #507 vào lúc: 11 Tháng Giêng, 2012, 07:45:15 pm »

Chào hai bác TANVINHprc25 và Tralientay
Thế là các bác lại tiếp tục cùng nhau hành quân về mảnh đất Hà tĩnh quê tôi, để sẵn sàng chiến đấu. Mảnh đất ngàn năm văn vật, nghèo vật chất nhưng giàu tình cảm cách mạng và tình người.
Đọc bài thơ "Bữa cơm chiều ba mươi tết" của Tralientay làm tôi xúc động quá. Tứ thơ không có gì cao siêu, nhưng lời thơ giản dị mộc mạc rất "lính" lại chứa chan tình cảm đồng đội của những người lính trên đường ra trận. Một cái Tết thật ảm đạm chỉ có cơm với canh rau má nấu bên sườn núi của dãy Hoành Sơn, giữa trời đất giá buốt của chiều 30 Tết, dù không biết tên nhau nhưng anh lính thông tin và anh lính trinh sát đã có một bữa cơm chiều 30 không thịt, không bánh chưng và không rượu, nhưng sao đầy ắp tình đồng đội đến vậy?

"Ngồi vào ăn không biết hết tên nhau
Vẫn vui chuyện về mùa xuân xứ sở
Ngày mai ngày mai khi màu xanh hé nở
Cánh rừng này chỉ còn những người đi tìm tài nguyên"

Bác Tralientay ơi, Kỳ Anh với Khu công nghiệp Vũng Áng đang làm thay da đổi thịt một vùng đất năm xưa bác đến."Cánh rừng này chỉ còn những người đi tìm tài nguyên" thì bây giờ đã là như vậy, Hay quá, một sự tiên đoán của anh lính trẻ năm xưa...

Bây giờ mỗi khi Tết đến, chiều 30 trong nhà đã đầy bánh, đầy thịt, đầy bia Tây rượu ngoại nhưng sao cảm thấy không ấm cúng, không thân thương như bữa cơm đạm bạc chiều 30 của các anh?
Ôi một thời chiến tranh, thế hệ của chúng ta đã phải "xếp bút nghiên theo việc binh đao", giã từ sách vở, lời phê con điểm và những nụ cười vô tư để lên đường ra trận. Bao nhiêu hoài bão, ước mơ của tuổi trẻ phải xếp lại để quàng trên vai ba lô và khẩu súng. Nhiều thế hệ đã ra trận và chúng ta cũng nối tiếp các thế hệ cha anh đi trước và đã đi qua hai cuộc chiến tranh. Bây giờ có những người mở miệng ra nói rằng thế hệ chúng ta đã bị lừa. Sao họ lại dám phũ phàng với quá khứ hào hùng của dân tộc?. Tôi còn nhớ một câu nói nổi tiếng "Nếu anh bắn vào quá khứ bằng súng lục, thì tương lai sẽ bắn vào anh bằng đại bác". Tuổi trẻ của chúng ta đã trải qua những ngày tháng gian khổ hy sinh, mất mát và đau thương qua hai cuộc chiến, không biết hai bác quan niệm thế nào, nhưng đối với tôi đó cũng là một đoạn đời đẹp và có ý nghĩa.
Quá khứ của một thời oanh liệt và những kỷ niệm ghi trong ký ức một cách tự nhiên, để đến bây giờ gần đến tuổi lục tuần ta ngồi với nhau ôn lại những kỷ niệm để mà nhớ mãi. Ký ức của người lính chúng ta có nhiều niềm vui và cũng không ít kỷ niệm buồn đau thương khi những người đồng đội ngã xuống. Chính quá khứ đó bây giờ nó đều tác động tới cuộc sống hiện tại của chúng ta, có thể nó điều chính cách sống hiện tại của chúng ta phải không bác? khi chúng ta nhớ về đồng đội, khi chúng ta nhớ đến những người dân yêu quý ta qua mỗi xóm làng trên đường hành quân ra trận. Không biết các bác có kỷ niệm nào đẹp và nhớ mãi ở mảnh đất Kỳ Lạc hay không?, có em gái nào theo mãi bước chân hành quân của các anh?
Quá khứ một thời máu và hoa ấy của chúng ta nó nâng cao giá trị của con người. Quá khứ ấy, kỷ niệm ấy sẽ thành sức mạnh, niềm tự hào của chúng ta chứ không phải như những kẻ than van và nói "thế hệ chúng ta đã bị lừa".
Bây giờ tôi cũng như các bác ngồi viết lại những sự thật của đời lính đã đi qua cuộc đời chúng ta. Để cùng nhau ôn lại quá khứ, ôn lại những kỷ niệm bi hùng của người lính, để đau đáu nhớ về những đồng đội nằm lại khắp các chiến trường, nhớ về những bà mẹ, những cháu thiếu nhi... của những vùng đất chúng ta đã đi qua trên đường hành quân ra trận. Kỳ Lạc là một địa danh như thế trong ký ức của bác, để bây giờ hoài niệm, để bây giờ trăn trở…

Tôi cũng như các bác không phải là nhà văn viết để lấy tiền nhuận bút, không phải là những tướng lĩnh viết hồi ký. Chúng ta viết cho nhau, cho con cháu chúng ta biết được cha ông của chúng đã có một thời như thế. Có thể văn phong không hay, câu cú không gãy gọn, bố cục thiếu logic... nhưng chúng ta viết thật về chúng ta, về đồng đội của chúng ta.
Hôm nay là ngày 18 tháng chạp rồi đó, chỉ còn 11 ngày nữa là 30 Tết. Đọc bài thơ của Tralientay sao mà nhớ da diết đến vậy? Không biết Tết này các bác có tổ chức được bữa cơm 30 đầy thịt, đầy bia đầy rượu với nhau hay không để rồi ngồi bên nhau ngẫm nghĩ... Tôi thèm ngồi với các bác quá...

Trước khi dừng tay phím, tôi ghi vào bốn câu thơ của Lê Bá Dương viết về đồng đội của anh nằm lại Quảng Trị, để chúng ta nhớ về những đồng đội đã ngã xuống mùa hè đỏ lửa 1972.
"Đò xuôi Thạch Hãn xin chèo nhẹ
Đáy sông còn đó bạn tôi nằm.
Có tuổi hai mươi thành sóng nước
Vỗ yên bờ bãi mãi ngàn năm".


Chúc hai bác vui khỏe và viết khỏe.
Đậu Thanh Sơn F341
« Sửa lần cuối: 12 Tháng Giêng, 2012, 08:16:33 am gửi bởi Đậu Thanh Sơn » Logged
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #508 vào lúc: 12 Tháng Giêng, 2012, 12:08:51 am »

Chào hai bác TANVINHprc25 và Tralientay
Thế là các bác lại tiếp tục cùng nhau hành quân về mảnh đất Hà tĩnh quê tôi, để sẵn sàng chiến đấu. Mảnh đất ngàn năm văn vật, nghèo vật chất nhưng giàu tình cảm cách mạng và tình người.
Đọc bài thơ bữa cơm 30 tết của Tralientay làm tôi xúc động quá. Tứ thơ không có gì cao siêu, nhưng lời thơ giản dị mộc mạc rất "lính" lại chứa chan tình cảm đồng đội của những người lính trên đường ra trận. Một cái Tết thật ảm đạm chỉ có cơm với canh rau má nấu bên sườn núi của dãy Hoành Sơn, giữa trời đất giá buốt của chiều 30 Tết, dù không biết tên nhau nhưng anh lính thông tin và anh lính trinh sát đã có một bữa cơm chiều 30 không thịt, không bánh chưng và không rượu, nhưng sao đầy ắp tình đồng đội đến vậy?

"Ngồi vào ăn không biết hết tên nhau
Vẫn vui chuyện về mùa xuân xứ sở
Ngày mai ngày mai khi màu xanh hé nở
Cánh rừng này chỉ còn những người đi tìm tài nguyên"

Bác Tralientay ơi, Kỳ Anh với Khu công nghiệp Vũng Áng đang làm thay da đổi thịt một vùng đất năm xưa bác đến."Cánh rừng này chỉ còn những người đi tìm tài nguyên" thì bây giờ đã là như vậy, Hay quá, một sự tiên đoán của anh lính trẻ năm xưa...

Bây giờ mỗi khi Tết đến, chiều 30 trong nhà đã đầy bánh, đầy thịt, đầy bia Tây rượu ngoại nhưng sao cảm thấy không ấm cúng, không thân thương như bữa cơm đạm bạc chiều 30 của các anh?
Ôi một thời chiến tranh, thế hệ của chúng ta đã phải "xếp bút nghiên theo việc binh đao", giã từ sách vở, lời phê con điểm và những nụ cười vô tư để lên đường ra trận. Bao nhiêu hoài bão, ước mơ của tuổi trẻ phải xếp lại để quàng trên vai ba lô và khẩu súng. Nhiều thế hệ đã ra trận và chúng ta cũng nối tiếp các thế hệ cha anh đi trước và đã đi qua hai cuộc chiến tranh. Bây giờ có những người mở miệng ra nói rằng thế hệ chúng ta đã bị lừa. Sao họ lại dám phũ phàng với quá khứ hào hùng của dân tộc?. Tôi còn nhớ một câu nói nổi tiếng "Nếu anh bắn vào quá khứ bằng súng lục, thì tương lai sẽ bắn vào anh bằng đại bác". Tuổi trẻ của chúng ta đã trải qua những ngày tháng gian khổ hy sinh, mất mát và đau thương qua hai cuộc chiến, không biết hai bác quan niệm thế nào, nhưng đối với tôi đó cũng là một đoạn đời đẹp và có ý nghĩa.
Quá khứ của một thời oanh liệt và những kỷ niệm ghi trong ký ức một cách tự nhiên, để đến bây giờ gần đến tuổi lục tuần ta ngồi với nhau ôn lại những kỷ niệm để mà nhớ mãi. Ký ức của người lính chúng ta có nhiều niềm vui và cũng không ít kỷ niệm buồn đau thương khi những người đồng đội ngã xuống. Chính quá khứ đó bây giờ nó đều tác động tới cuộc sống hiện tại của chúng ta, có thể nó điều chính cách sống hiện tại của chúng ta phải không bác? khi chúng ta nhớ về đồng đội, khi chúng ta nhớ đến những người dân yêu quý ta qua mỗi xóm làng trên đường hành quân ra trận. Không biết các bác có kỷ niệm nào đẹp và nhớ mãi ở mảnh đất Kỳ Lạc hay không?, có em gái nào theo mãi bước chân hành quân của các anh?
Quá khứ một thời máu và hoa ấy của chúng ta nó nâng cao giá trị của con người. Quá khứ ấy, kỷ niệm ấy sẽ thành sức mạnh, niềm tự hào của chúng ta chứ không phải như những kẻ than van và nói "thế hệ chúng ta đã bị lừa".
Bây giờ tôi cũng như các bác ngồi viết lại những sự thật của đời lính đã đi qua cuộc đời chúng ta. Để cùng nhau ôn lại quá khứ, ôn lại những kỷ niệm bi hùng của người lính, để đau đáu nhớ về những đồng đội nằm lại khắp các chiến trường, nhớ về những bà mẹ, những cháu thiếu nhi... của những vùng đất chúng ta đã đi qua trên đường hành quân ra trận. Kỳ Lạc là một địa danh như thế trong ký ức của bác, để bây giờ hoài niệm, để bây giờ trăn trở…

Tôi cũng như các bác không phải là nhà văn viết để lấy tiền nhuận bút, không phải là những tướng lĩnh viết hồi ký. Chúng ta viết cho nhau, cho con cháu chúng ta biết được cha ông của chúng đã có một thời như thế. Có thể văn phong không hay, câu cú không gãy gọn, bố cục thiếu logic... nhưng chúng ta viết thật về chúng ta, về đồng đội của chúng ta.
Hôm nay là ngày 18 tháng chạp rồi đó, chỉ còn 11 ngày nữa là 30 Tết. Đọc bài thơ của Tralientay sao mà nhớ da diết đến vậy? Không biết Tết này các bác có tổ chức được bữa cơm 30 đầy thịt, đầy bia đầy rượu với nhau hay không để rồi ngồi bên nhau ngẫm nghĩ... Tôi thèm ngồi với các bác quá...

Trước khi dừng tay phím, tôi ghi vào bốn câu thơ của Lê Bá Dương viết về đồng đội của anh nằm lại Quảng Trị, để chúng ta nhớ về những đồng đội đã ngã xuống mùa hè đỏ lửa 1972.
"Đò xuôi Thạch Hãn xin chèo nhẹ
Đáy sông còn đó bạn tôi nằm.
Có tuổi hai mươi thành sóng nước
Vỗ yên bờ bãi mãi ngàn năm".


Chúc hai bác vui khỏe và viết khỏe.
Đậu Thanh Sơn F341

@ Đậu Thanh Sơn F341: Sau HĐ Paris 1973 tại QT chỉ còn 2 f bb chủ lực là f304, f325. Các f308, f312, f320B rút ra bắc làm dự bị chiến lược và thành lập QĐ1. tháng 5/1974 các f bb 304, 325 và 324 nằm trong đội hình của QĐ2 cùng các đơn vị tăng-TG, pháo mặt đất, pháo PK, công binh, thông tin... F bb 304 làm dự bị của QĐ2 đóng tại Cam Lộ, sau đó vào đánh Thượng Phước và nằm tại Đại Lộc cho đến tháng 3/1975 đánh Đà Nẵng từ hướng Tây Nam. F bb 324 nằm tại Tây Huế còn f325 của chúng tôi nắm ở tuyến trước từ Phương Thúy, Đá Đứng dọc theo sông Thạch Hãn qua Nhan Biều, sang Chợ Sãi chếch theo sông Vĩnh Định qua An Tiêm, Nại Cửu, Bích La, Vân Hòa, An Lộng ra Long Quang, Thanh Hội. Thời điểm này tôi biết sau lưng chúng tôi tại Vĩnh Linh có 1 f bb mới thành lập đó là f 341 với mật danh là đoàn Sông Lam. Có phải đây chính là đơn vị của bác không ?

Sau khi kết thúc chiến dịch giải phóng Huế - Đà Nẵng, QĐ2 phải để lại f324 để bảo vệ vùng mới giải phóng, Bộ TTL đã tăng cường cho cánh quân duyên hải của QĐ2 f341 cho tới khi giải phóng SG. f325 lúc ấy có e95 đang đánh Ban Mê Thuột cùng các đơn vị của Tây Nguyên, rồi cùng QĐ4 đánh Xuân Lộc nên e46/f341 được tăng cường cho f325 đánh Long Thành, Nhơn Trạch, Thành Tuy Hạ.

Như vậy, f341 của bác ĐTS đã cùng f325 của chúng tôi sát cánh chiến đấu vào giai đoạn cuối của cuộc chiến giải phóng đất nước. Hiện tại bác đang ở đâu, nếu ở HN mời bác chiều thứ bẩy này đến 19C Ngọc Hà dự Tất niên cùng chúng tôi.     
Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
chienc3.1972
Thành viên
*
Bài viết: 861


« Trả lời #509 vào lúc: 12 Tháng Giêng, 2012, 04:06:37 am »

Cám ơn tanvinhPRC125, tralientay, ĐTS về những bài viết rất ý nghĩa. Cuối năm bận rộn, chuẩn bị một cái Tết trong bối cảnh khó khăn của nền kinh tế cả nước, cả thế giới, các bác vẫn dành tâm sức để cho chúng mình được đọc những bài viết rất hay này. Cám ơn.
@ĐTS: có nhiều bài viết về mấy câu thơ của Lê Bá Dương, lời mấy câu thơ đó, theo tác giả là như thế này:
"Đò lên Thạch Hãn ơi... chèo nhẹ
Đáy sông còn đó bạn tôi nằm.
Có tuổi hai mươi thành sóng nước
Vỗ yên bờ mãi mãi ngàn năm".
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM