Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 13 Tháng Năm, 2024, 07:47:58 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Chuyện của một thời  (Đọc 284479 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
TANVINHprc25
Thành viên
*
Bài viết: 539


« Trả lời #40 vào lúc: 17 Tháng Sáu, 2011, 09:42:57 pm »

   5.         Những trò nghịch dại


Hồi huấn luyện tân binh ở Hà Bắc, hay được tập ở trên đồi bạch đàn. Những cây bạch đàn nhỏ cao vút rất dẻo. Lúc giải lao mà chỉ huy đi đâu đó, mấy thằng nghịch ngợm vít thân cây xuống đu người cho nó đàn hồi nhấc người lên, lấy cảm giác vi vu trên không. Cũng là thư giãn tí, cho đỡ buồn ngủ í mà. Tôi cũng thích trò nghịch này. Mới đầu chưa biết cách nên cũng làm gãy cây. Sau này thì thạo, cây không gày mà lại đu được cao hơn.  Ấy là dạo chuyển về Quán Rãnh tập trung chờ nhiệm vụ. Lính nhiều thời gian học tập chính trị ngồi tập trung ở sân kho hơp tác, nhưng cũng có lúc được ra đồi bạch đàn. Lúc giải lao tôi rủ vài thằng thích nghich ngợm ra sườn đồi vắng. Chọn cây cao, trông thân chắc để có thể có độ đàn hồi khỏe và không gãy, tôi phải trèo lên thân cây một đoạn mới vít nó cong được để đu treo người xuống, rồi hai tay lần tiếp lên cao. Không như mọi lần, lúc thân cây trĩu xuống là mình buông tay tiếp đất ở độ cao khoảng vài mét chẳng có vấn đề gì, nhưng lần này cái cây đến khỏe nó chẳng trĩu xuống mấy thành ra nó đưa tôi lên cao quá, tôi bắt đầu thấy hoảng. Hai thằng đi cùng thấy thế cũng hô lên “ thôi nhảy xuống đi, nó mà gãythì mày cũng gãy chân đấy”. Tôi nhìn xuống thấy phía dưới là bãi đất trơ sỏi không có đá hay cọc, tôi buông tay, nghe huỵch một cái tôi ngã ngồi ra, hai tay tì chống ra phía sau. Ngồi một lúc tôi đứng lên, bàn tay bị sỏi tỳ sượt rớm đỏ còn chân thì hơi đau đau, may mà có giày tất. Tôi đi lại một lúc thấy chân không làm sao, xoa tay cho đỡ rát. May mà không bị làm sao cả.


Vào Hà Tĩnh huấn luyện, tôi vẫn nghịch dại. Có lần xin được 1 thanh bộc phá “tăng gia”loại ném tay,  tôi đem ra một cái suối vắng và xa. Gọi là suối nhưng ở địa hình đồi thâp, ở rìa đồi, như một cái hủng nước thì đúng hơn, nước lặng, đục và  không chảy, có chỗ nông chỗ sâu. Tôi chon được một vũng rộng nhiều nước, hi vọng sẽ có cá. Khi chuẩn bị xong, kíp đã cho vào lỗ bánh thuốc nổ, dây cháy chậm để dài cho an toàn. Chọn vị trí chạy và chỗ nấp xong tôi bảo thằng Sáng. “ lúc nào thấy tao ném xuống là phải chạy nhanh đấy”. Tồi nhìn quanh gần xa không thấy bóng người, rồi giật dây phát hỏa ném vội thanh bộc phá xuống hố nước. Hai thằng cắm cổ chạy một đoan.nấp phủ phục xuống một cái hố sâu.” Quái lạ vẫn chửa thấy nổ, hay là sịt “, thế là hai thằng nhỏm lên, nhìn về phía hố nước thấy nước đang ùng ục “sôi” rồi nghe một tiềng “oành” khàn, nước bắn lên thành cột hất lên cả bùn đất. Chúng tôi lao đến xem. Chẳng thấy con cá nào chết. Hóa ra nước nông quá, bộc phá đánh bật cả bùn và đất lên văng lên cả xung quanh bờ. “ Thật phí cả công và bộc phá. Thôi vêề.. !” Còn thằng Sáng thì cười sằng sặc “ cá chả thấy đâu, lại còn chạy với nấp”.
 
Có lần được làm quân xanh tạo khói lửa bằng bôc phá, tôi và thằng Q. là thằng cũng nghịch ngợm, cài bộc phá ở sườn quả đồi, buộc dây nối vào từng thanh thuốc nổ to hơn bộ tú –lơ-khơ, liên kết chúng với nhau theo hình vòng cung dài khoảng chục mét,  dùng đến khoảng vài chuc bánh bộc phá để tạo tiếng nổ liên hoàn. Sau khi lắp kíp nổ, dây cháy chậm,  rải các bánh thuốc nổ buộc vào dây đóng cọc ghim chắc theo hình vòng cung, tôi và Q. dòng dây lên đỉnh đồi rồi tụt xuống nấp bên sườn đối điện nhưng gần đỉnh đồi hơn để khỏi yếu lực kéo dây và dễ giât dây. Kéo đầu dây và chỉnh cho căng rồi nằm chờ giờ G điểm hỏa. Đến giờ, chúng tôi giật dây . Nghe chuỗi bộc phá nổ liên hoàn, đinh tai nhức óc, những chớp lửa trong đụn khói đen, đất cát bay rào rào văng lên tận đỉnh đồi rơi xuống cả chỗ 2 thằng nằm sườn bên này, vừa sợ nhưng cũng có cảm giác thích thú. Nhìn về phía quả đồi xa thấy anh em “quân đỏ” đang xung phong, đạn giả nổ lẹt đẹt. Xong nhiệm vụ, chúng tôi tụt xuống chân đồi phía sau thao trường giải lao. Hai thằng khoái chí vì đã hoàn thành nhiệm vụ được giao mà lai “tăng gia” được mấy bánh thuốc nổ để nghịch. Thao trường đồi núi rộng, hôm đấy hết giờ không phải tập trung cùng về, nên đên giờ về tôi và thằng Q. nán lại để “đánh” bộc phá “tăng gia”. Gần đấy có một mỏm núi đá thấp, tôi bảo với Q. bó cả mấy bánh thuốc nổ lại rồi nhét vào khe một tảng đá lớn để đánh có tiếng nổ to và đá lở cho thích. Chúng tôi nối dây giật thật dài và chọn chỗ nấp thật an toàn. Để an toàn hơn, chúng tôi để dây cháy chậm dài hơn nữa để sau khi giật thì chạy tiếp xa hơn nữa để nấp, nhưng quả thực khi cái bịch bộc phá ấy nổ mới thấy sợ và thấy nghich dại quá. Tiếng nổ lớn đã đành, nó còn đanh và chát chúa bởi âm  thanh vọng vào vách núi đá cao gần đó, rồi các mảnh đá răm và bụi đá lẫn khói mờ mit bay văng ra tân gần chỗ chúng tôi nấp cách đó phải đến  mấy chục mét. Hai thằng sợ, không dám lại chỗ đánh bộc phá nữa mà đi thẳng về. Sau vụ này, đôi khi nghe anh em lúc đi tập nghỉ giải lao nói chuyện về những tai nạn bộc phá đánh cá, tôi đâm sợ và không dám nghịch dại nữa.

 Giờ nghĩ lại vẫn thấy sợ, sao ngày ấy mình lại nghịch dại thế nhỉ.


« Sửa lần cuối: 17 Tháng Sáu, 2011, 10:55:32 pm gửi bởi TANVINHprc25 » Logged
chientruong
Thành viên
*
Bài viết: 47


« Trả lời #41 vào lúc: 18 Tháng Sáu, 2011, 08:24:37 am »


 Chào bác Lẽ xuan Tuong,
 Mình là SV trưòng Đại học Ngoại Thương,cùng lớp,cùng trường, cùng nhập ngũ và huấn luyện ở Hà Bắc với Mr. Tanvinhprc25.Sau đợt huấn luyện, bon mình mỗi người một đơn vị, Ngưòi thì biên chế vao quân chủng Phong Không (Pháo binh, tên lửa)người thi vào biên chế của F325, mốt số nữa thì được biên chế vào F304 tai Quảng Trị.
Mình có xem qua trang " Dưmg nước-Giữ nước" thấy hầu như không có bài viết, tâm tình của  lính F304 .Phải chăng do điều kiên công tác,do vất vả mưu sinh cho cuốc sống  thương nhật hay khong biết có nhưng trang viết về CS trên mang để tham gia???Ngay như mình đây,  nếu  Mr Tanvinhprc25 khong thông tin thì cũng chả biết mà đọc và  tham gia.Mình cung muốn thông qua việc giao lưu này, co thể biết thêm thong tin về nhưng người bạn, các đồng đội của mình mà gần 40 năm qua vẫn đau đáu mong mỏi.
Mình còn nhớ,khi bổ xung cho D8, Anh H vào C7- Ngay trận đầu đã bị thương,sau đõ chuyển ra Bắc,Mr. T (Đại học Ngoại Ngư) đươc biên chế vào quân nhu của D và mình vào C8. Đã gần 40 năm nay,kể từ ngày rời C8 đi học, minh không nhận được tìn tức nào của T cả.Mong sao có ai biết thông tin gì về Anh T cho mình biết tin. Mình muốn gặp T để nói lời cám ơn vì những sự giúp đõ, đông viên trong thời binh lửa.
Mình cũng đã xem qua chương trinh kỷ niệm 40 năm SV-CS đươc tổ chưc tại Hanoi và Quảng Trị-rất ý nghĩa và hoành tráng-nếu có điều i kiện và thu xếp được thời gian  mình sẽ cung đi với  Mr. . Tanvinhprc25.
Thế nhé , chúc Bác khoẻ, hen gặp lại.
Logged
chientruong
Thành viên
*
Bài viết: 47


« Trả lời #42 vào lúc: 18 Tháng Sáu, 2011, 08:53:48 am »

Chào bác sauchinbaymot,
Rât vui đươc tâm sự với bác. Bac là SV trương nào?? là lính f325 à??.
Sau khi huấn luyên ở xóm Núi, D10 chuyên đến đóng quân ở quán Rãnh.Những ngày ở quán Rãnh vui thật đấy.Anh em minh nếu ai có "bạn gái" cư tối  thứ bẩy là "tút" về trữong .Tối chủ nhật về muộn đã có chiến hữu  ở lại hô 'có' khi đại đội điêm danh hay khi B trương đi kiểm tra quân số.  SV-CS nghĩ mà vui, khối cậu cưa đổ gái quán Rãnh đấy.Đúng là SV kheo mỏ-nhiều em xin chết Đong quân ở đâu là có tình yêu ở đó..Khi đơn vị đi B, mình thấy nhiều gái làng khóc đỏ cả mắt.
Bac còn nhớ Chính trị viên trương của d10 là Mr. Hạp không? Ông ấy dẫn quân (D10 ) vào chiến trương QT và giao quân cho quân lực của F304. Anh em d10 được bổ  xung cho các đơn vị trong Ê66.Cụ thể thế nào mình cũng không biết.đên chia tay nhau mỗi ngừoi mỗi đơn vị cũng chả ai biết nữa là, vì phần lơn là giao quân vào ban đêm.Mình chỉ biết về D8 mình có Anh H cùng lớp cùng trường với minhf và Mr. T về D bộ làm quân nhu.Nhờ có chiên hữu làm quân nhu nên mình thường có thuốc lá và thuốc lào hút.Thậm chí đôi khi còn có ít đườn sữa nữa đấy.
Đôi diều tâm sự để bạn biết thêm vè D10.chúc bác khoẻ, hẹn găp lại.

Logged
sauchinbaymot
Thành viên
*
Bài viết: 628


Nhớ Rừng!


« Trả lời #43 vào lúc: 18 Tháng Sáu, 2011, 11:13:59 am »

Nhân râm ran đề tài Prc25, xin góp chuyện, thực ra là hỏi chuyện:

Cuối 72, tôi trụ ở một đài trinh sát, tại cao điểm 20 (thấp tẹt) ở Ái Tử. Đài có 7-8 người, trong đó có 1 thông tin trinh sát (tất nhiên kèm theo máy, không rõ máy gì), nhưng không phải để "nghe trộm" như công việc của bác tanvinhprc25, mà để liên lạc về C20 và về ban 2. Đài chia làm 4 hầm. Tôi với Tiến "lính mổ" ở 1 hầm. Máy và lính trinh sát thông tin ở cùng với C-trưởng ở hầm khác, cách khoảng 100m.

Tôi không nhớ tên cậu lính thông tin trinh sát hồi ấy ở đài Ái Tử, nhưng nó với Tiến "lính mổ" cứ sớm nắng chiều mưa. Lúc vui, Tiến nằm góc hầm, nghe đài bẳng cách dòng dây (?) từ máy thông tin sang, mặc kệ bên trên, bên ngoài ùng oàng các loại pháo chơm, chụp, khoan, bầy. Có hôm lại thấy nó lầm bầm: "mẹ nó chứ, bố đ. thèm nghe". Tôi hỏi: sao? Nó bảo: "Thằng mất dạy, cứ đến đoạn hay là nó tắt, nếu không thì nó cạo xoẹt xoẹt vào tai, không nghe được, đểu lắm. Từ nay đ. thèm nghe".Tức là hôm đó 2 thằng có vấn đề. Nói thế thôi, vài tiếng sau lại thấy nó gí vào tai, lần được, lần không.

Chỉ nhớ sự kiện như vậy thôi, chứ không nhớ nó nghe bằng cái gì. Hình như có một cái hộp như kiểu galen. Cũng không rõ nó nghe được cái gì, chuyện bộ đàm hay đài ta, đài địch. Và có phải pcr25 không? Các bác!       
Logged

Nhật ký Viết lại
TANVINHprc25
Thành viên
*
Bài viết: 539


« Trả lời #44 vào lúc: 18 Tháng Sáu, 2011, 11:30:47 am »

Ông Chientruong nhớ tên ông D viên trưởng, tôi còn nhớ dạo đó lính tập trung chờ nhận nhiệm vụ về các đơn vị chiến đấu nào nên trong khi chờ đợi hay học tập chính trị lấp chỗ trống để quản lý lính. Khi hướng dẫn thảo luận, D viên trưởng hay nói " tôi khêu gợi một số điểm để các đ/c...Có lần thấy ae hay đùa nghịch, nói chuyện nhiều không tập trung học, D viên trưởng cáu, nói với ae " tôi nói cho các anh biết, các anh không phải là những người lính cuối cùng của cuộc chiến tranh này đâu..."  Undecided
Logged
TANVINHprc25
Thành viên
*
Bài viết: 539


« Trả lời #45 vào lúc: 18 Tháng Sáu, 2011, 11:01:50 pm »

                                            Những người lính Trinh Sát Kĩ Thuật  ( tiếp theo )

Việc nghe máy liên tục ngày đêm, theo ca kíp thì mỗi người cũng phải nghe mười mấy tiếng một ngày đêm, thành ra nghe nhiều thành quen cũng tương tự như ta nghe đài phát thanh nhiều thì nhận biết giọng của các phát thanh viên. Cái đa dạng của giọng nói các địa phương khác nhau cũng là một đặc điểm, là một yếu tố giúp nhận biết khi đài địch chuyển kênh sóng, rồi đặc điểm trong cách nói của mỗi người cũng có cái riêng, anh thì nói nhanh, anh thì nói chậm ề à chẳng hạn, anh hay văng tục, anh nói xen tiếng lóng, tiếng Anh nhiều anh thì ít, rồi cả sự “ ăn nhập” của thông tin trao đổi v.v...cũng giúp chúng tôi thuận lợi. Việc chúng tôi bố trí kíp nghe chuyên một đài, thí dụ đài Lữ đoàn TQLC, hoăc đài Lữ Dù cũng làm cho anh em chuyên sâu hơn, sau này đã vững thì ae nghe có luân chuyển đài cũng không thành vấn đề. Về sau nghe thành thạo đên mức dù đài địch có chuyển kênh sóng liên tục thì chỉ tìm một lúc là thấy, là định vị được.
Nghe là vậy, nhưng nghe được phải ghi ra giấy những điều đã nghe để ae làm bộ phận Thông báo khai thác ra tin tức gửi chỉ huy sử dụng. Ghi chép phải nhanh, đủ và chính xác. Quả là không dễ.chút nào. Thời gian đầu, khi chiến sự còn giao tranh ác liệt, đài địch liên lạc nhiều, nói nhiều nghĩa là nhiều tin tức thì chúng tôi cũng khó khăn không thể đạt hết 3 tiêu chí nói trên được. Nhưng cũng nhanh, từ chỗ loạc choạc bị động, chúng tôi dần “nghề” hơn .Anh em ghi chép nhanh hơn và “tinh” hơn. Trong tiểu đội, kể cả ở những giai đoạn sau, có một số anh em nghe ghi thành “thợ”, anh em làm thông báo ra tin rất nhàn vì nội dung ghi đầy đủ và rõ ràng, còn một số ít thì không được như vậy, còn nhớ có N.là hay ẩu, ae làm Thông báo khai thác tin nhiều lúc phải hỏi lại N. cho rõ vì ghi thiếu và lủng củng, có chỗ như N. sáng tác thêm cho “đủ” !

Làm Thông Báo khai thác tin cũng có cái khó.riêng. Là khâu ra sán phẩm để sử dụng nên cũng lo và chịu áp lực lớn từ chỉ huy. Tựu chung là liệu tin tức mình đưa báo cáo chỉ huy có đúng không, có độ tin cậy và hữu ích cho bộ đội không..
Giải mã nội dung đàm thoại của đài thông tin địch thì không khó, như nói lóng, nói mã từ ngữ chỉ đơn vị, chỉ cập bậc chỉ huy, chỉ phương tiện, quân trang, đạn dược vũ khí, hành động tác chiến, địa danh cho đến khó hơn là tiếng Anh chúng tôi đều mày mò giải được đầy đủ, chính xác, là vì anh em làm Thông Báo luôn cập nhật và nắm chắc diễn biến chiến sư, tình hình địch, ta nên có ngữ cảnh, bối cảnh của nội dung thông tin trao đổi liên lạc của địch. Chúng tôi cũng có một tấm bản đồ mặt trận để làm việc hàng ngày, cập nhật đầy đủ các vị trí địch trên toàn tuyến, nắm rõ các lực lượng đơn vi và những thay đổi của chúng. Thuộc đến mức nhắm mắt cũng có thể nói đơn vị địch nào đang ở đâu.

Cái khó thường gặp là khai thác ra tin các tọa độ vị trí đóng quân của các đơn vị địch, các vị trí địch sẽ pháo kích hoặc không kích khi những vị trí này được đưa vào loại mật mã có chữ khóa để mở ( mã KDC hay chúng tôi cứ gọi là Mã đối chứng). Còn loại mã vị trí theo hình thức đơn giản, gọi là Mã độc biểu thì chúng tôi giải dễ vì nó thường gắn với một câu ngắn tiếng Anh có nghĩa.

Như chúng ta biết, thông tin bằng phương tiện máy PRC25 là loại thông tin trực tiếp bằng ngôn ngữ chứ không phải bằng tín hiệu, nghĩa là ngôn ngữ, chữ và số, dù được mã cũng chỉ là mã giữa chữ và số với nhau mà thôi. Các con số từ 0 đến 9 được dùng ghi tọa độ vị trí sẽ được mã bằng chữ trong bảng chữ cái tiếng Anh a, b, c,...u, w, x, y, z.

( còn tiếp )

« Sửa lần cuối: 18 Tháng Sáu, 2011, 11:09:18 pm gửi bởi TANVINHprc25 » Logged
BS-812
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 818


« Trả lời #46 vào lúc: 18 Tháng Sáu, 2011, 11:45:32 pm »

.....
Chỉ nhớ sự kiện như vậy thôi, chứ không nhớ nó nghe bằng cái gì. Hình như có một cái hộp như kiểu galen. Cũng không rõ nó nghe được cái gì, chuyện bộ đàm hay đài ta, đài địch. Và có phải pcr25 không? Các bác!       
Grin Grin Thấy bác thắc mắc mà chưa có ai trả lời ,vì ngứa nghề nên mạn phép chen ngang .Anh bạn đó đúng là dùng tinh thể galen bán dẫn (cũng có thể dùng diode bán dẫn loại Ge. ) để tách sóng lấy tín hiệu radio và nghe trực tiếp bằng ống nghe có độ nhạy cao (vì không có bộ khuyếch đại ) .Cái radio đơn giản này chỉ dùng để bắt đài địa phương có công sất phát mạnh ,và giải tần chỉ nằm trong băng sóng AM .Đích thị là anh này nghe đài dịch , Grin Grin .
Logged
TANVINHprc25
Thành viên
*
Bài viết: 539


« Trả lời #47 vào lúc: 19 Tháng Sáu, 2011, 03:30:50 pm »

Chào bác sauchinbaymot,
Rât vui đươc tâm sự với bác. Bac là SV trương nào?? là lính f325 à??.
Sau khi huấn luyên ở xóm Núi, D10 chuyên đến đóng quân ở quán Rãnh.Những ngày ở quán Rãnh vui thật đấy.Anh em minh nếu ai có "bạn gái" cư tối  thứ bẩy là "tút" về trữong .Tối chủ nhật về muộn đã có chiến hữu  ở lại hô 'có' khi đại đội điêm danh hay khi B trương đi kiểm tra quân số.  SV-CS nghĩ mà vui, khối cậu cưa đổ gái quán Rãnh đấy.Đúng là SV kheo mỏ-nhiều em xin chết Đong quân ở đâu là có tình yêu ở đó..Khi đơn vị đi B, mình thấy nhiều gái làng khóc đỏ cả mắt.
Bac còn nhớ Chính trị viên trương của d10 là Mr. Hạp không? Ông ấy dẫn quân (D10 ) vào chiến trương QT và giao quân cho quân lực của F304. Anh em d10 được bổ  xung cho các đơn vị trong Ê66.Cụ thể thế nào mình cũng không biết.đên chia tay nhau mỗi ngừoi mỗi đơn vị cũng chả ai biết nữa là, vì phần lơn là giao quân vào ban đêm.Mình chỉ biết về D8 mình có Anh H cùng lớp cùng trường với minhf và Mr. T về D bộ làm quân nhu.Nhờ có chiên hữu làm quân nhu nên mình thường có thuốc lá và thuốc lào hút.Thậm chí đôi khi còn có ít đườn sữa nữa đấy.
Đôi diều tâm sự để bạn biết thêm vè D10.chúc bác khoẻ, hẹn găp lại.




@Chiếntruong à, không thấy lão 6971 trả lời ông, tôi xin mách ông vào đọc topic "Nhật ký viết lại" thì biết 6971 là ai và chân dung cụ thể của lão nhé. Lips sealed
Logged
sauchinbaymot
Thành viên
*
Bài viết: 628


Nhớ Rừng!


« Trả lời #48 vào lúc: 19 Tháng Sáu, 2011, 07:10:09 pm »

  ... Anh bạn đó đúng là dùng tinh thể galen bán dẫn (cũng có thể dùng diode bán dẫn loại Ge. ) để tách sóng lấy tín hiệu radio và nghe trực tiếp bằng ống nghe có độ nhạy cao (vì không có bộ khuyếch đại ) .Cái radio đơn giản này chỉ dùng để bắt đài địa phương có công sất phát mạnh ,và giải tần chỉ nằm trong băng sóng AM .Đích thị là anh này nghe đài dịch.

Cám ơn BS-812 đã giải thích, nhưng có vẻ thiên về kỹ thuật và nguyên lý, nên chưa thật sự thỏa đáng.

Thời những năm 6X, khi còn ở quê trung du, tôi cũng theo ông giáo làng tí toáy căng ăng ten trên ngọn xoan, dòng dây xuống để nghe đài tiếng nói VN bằng galen rồi. Chẳng cần pin hay điện gì, nhưng chỉ lí nhí thôi. Thực ra chỉ là một bộ tách đơn giản, loại phần sóng mang (cao - trung tần) để thu phần âm tần.

Điều thắc mắc là ở chỗ: Tiến "lính mổ" nó nghe bẳng cách dòng dây từ máy phát của trinh sát thông tin sang. Vậy không rõ máy phát loại gì, có phải pcr25 không? Có chức năng gì để nghe được đài không? Các bác thông tin có hay sử dụng máy để nghe đài không?    
« Sửa lần cuối: 19 Tháng Sáu, 2011, 07:27:16 pm gửi bởi sauchinbaymot » Logged

Nhật ký Viết lại
haanh
Thượng tá
*
Bài viết: 5795


HOT nhất forum


« Trả lời #49 vào lúc: 19 Tháng Sáu, 2011, 07:24:39 pm »

hehe theo em thì đấy không phải là PRC25 vì loại này không nghe đài được . Cái máy đó theo em đoán là 71C của TQ hoặc máy P 105 gì đó của LX . Loại máy 71C hồi đó bọn em chỉ dùng để liên lạc với cấp trên với cự ly 60 - 70 km , dò được đủ các loại đài , tuy nhiên chỉ dám nghe hết 1 bài hát là tắt vì sợ hao pin .
Logged

NAM QUỐC SƠN HÀ NAM ĐẾ CƯ .
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM