Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 13 Tháng Năm, 2024, 07:06:10 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Chuyện của một thời  (Đọc 284478 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
TichTuongNhuLe
Thành viên
*
Bài viết: 1310



« Trả lời #250 vào lúc: 10 Tháng Chín, 2011, 12:09:36 am »

.
     Và đây là hai cháu Bình và Thanh sau khi thả hoa đăng. Ảnh chụp khi chúng tôi ra đến cửa bắc của Thành Cổ
Logged

TANVINHprc25
Thành viên
*
Bài viết: 539


« Trả lời #251 vào lúc: 10 Tháng Chín, 2011, 01:48:19 pm »

Nhóm ccb-sv chụp tại NTLS Đường 9, QT sáng 3/9/11
BH rất cảm phục và kính trọng các anh, nhưng các anh thuộc lớp chú của BH rồi, nên chỉ xem thôi chứ cũng không biết và không dám nói gì. BH chúc các anh và gia đình luôn mạnh khỏe và hạnh phúc Smiley

behienQYV7C :
cảm ơn BH. thấy BH tham gia chuyện trò nhiệt tình với các ccb chiến trường K chắc có nhiều kỉ niệm với chiến trường ấy.
Trong số ae ccb thời 72-75 chúng tôi sau này cũng có một số sang K theo QĐ2 ở Trinh sát QĐ. Tuy có thể BH ít tuổi hơn nhưng xem các thông tin về thời ấy của chúng tôi, BH vẫn có thể chia sẻ suy nghĩ và cảm nhận của mình chứ sao lại "không dám nói gì" nhỉ ? Anh em ccb lứa 6/9/71 chúng tôi giờ vẫn nghịch ngợm và vui tính lắm đấy.
Logged
chienc3.1972
Thành viên
*
Bài viết: 861


« Trả lời #252 vào lúc: 11 Tháng Chín, 2011, 11:15:28 am »

@tanvinhPRC25: behienQYV7C chơi ở bên kia nhưng bên đấy hay cãi nhau quá nên thỉnh thoảng lại lang thang sang bên này với anh em mình cho vui mà. Hình như behienQYV7C cùng họ ma với bác wanta hay sao ấy, ma VMH!
Logged
thaiminhhung
Thành viên
*
Bài viết: 760


CHÀO NHÉ MÁI TRƯỜNG ƠI !


« Trả lời #253 vào lúc: 11 Tháng Chín, 2011, 09:04:20 pm »

Đúng như em thông báo GS TSKH Vũ Đình Cự ( cậu ruột của LS Vũ Bình ) mất lễ viếng từ 6h30 đến 9h45 ngày mai 12/9/2011 tại Nhà tang lễ số 5 Trần Thánh Tông Hỏa táng tại đài hóa thân Hoàn Vũ
Logged

Bừng bừng cháy, lửa nhiệt tình đầy niềm tin mơ ước bao la
Ta về đây vui ca vang, bài ca đi dựng xây nước nhà....
TANVINHprc25
Thành viên
*
Bài viết: 539


« Trả lời #254 vào lúc: 15 Tháng Chín, 2011, 02:57:14 pm »

Nghĩa trang Liệt Sĩ Quảng Trị - Những con số và Những mộ Chưa biết tên

Đầu tháng 9 vừa rồi, trong chuyến hành hương về Thành Cổ Quảng Trị - Trái tim Bạn & Tôi, kỉ niệm 40 năm ngày nhập ngũ 6/9/71-6/9/11, anh em cựu SV-CS cùng xe số 1 chúng tôi ngoài buổi thăm viếng và làm lễ viếng cùng cả đoàn lớn tại Nghĩa trang Liệt Sĩ  quốc gia Đường 9 còn nán lại thêm 1 ngày để đi viếng các Nghĩa trang Liệt Sĩ (NTLS). Như vậy chuyến đi này nhóm ccb xe chúng tôi viếng thăm 9 NTLS ở Quảng Trị.

Sáng 4/9,  chúng tôi bắt đầu với NTLS huyện Triệu Phong, Ái Tử, NTLS thị xã Quảng Trị, NTLS xã Hải Phú, Hải Lăng, NTLS huyện Hải Lăng. Rồi xuôi về miền đông, một dải đồng bằng của huyện Triệu Phong ra đến gần Cửa Việt là địa bàn chiến đấu năm 72 của E101 mà có nhiều đồng đội của một số anh em ccb xe chúng tôi đã hi sinh hiện yên nghỉ ở đây – các NTLS xã Triệu Thành, NTLS xã Triệu Long, NTLS xã Triệu Vân, NTLS xã Triệu An.

Mấy ngày này thời tiết Quảng Trị nắng nóng, trời Quảng Trị xanh trong, xe chúng tôi qua các làng, các cánh đồng lúa hai bên đường trĩu hạt sắp vào mùa thu hoạch. Cảnh vật thật thanh bình. Đến mỗi nghĩa trang, chúng tôi thắp hương với các đồ cúng lễ đặt lên đài tưởng niệm, thắp hương mộ đồng đội. Ai cũng trầm tư, nghiêm trang tưởng nhớ tới các đồng đội một thời.

Ảnh NTLS huyện Triệu Phong tại Ái Tử QT:

« Sửa lần cuối: 15 Tháng Chín, 2011, 04:18:08 pm gửi bởi TANVINHprc25 » Logged
TANVINHprc25
Thành viên
*
Bài viết: 539


« Trả lời #255 vào lúc: 15 Tháng Chín, 2011, 03:13:41 pm »


Ảnh chụp Chiến Trường tại NTLS huyện Triệu Phong, Ái Tử QT

Logged
TANVINHprc25
Thành viên
*
Bài viết: 539


« Trả lời #256 vào lúc: 15 Tháng Chín, 2011, 03:22:02 pm »

Nghĩa trang Liệt Sĩ Quảng Trị - Những con số và Những mộ Chưa biết tên  (tiếp)

Khi viếng NTLS xã Hải Phú, Hải Lăng tôi thực sự xúc động khi đứng trước một góc nghĩa trang có trên 300 mộ Liệt sĩ Chưa biết tên.

« Sửa lần cuối: 15 Tháng Chín, 2011, 04:18:28 pm gửi bởi TANVINHprc25 » Logged
TANVINHprc25
Thành viên
*
Bài viết: 539


« Trả lời #257 vào lúc: 15 Tháng Chín, 2011, 03:35:10 pm »

Nghĩa trang Liệt Sĩ Quảng Trị - Những con số và Những mộ Chưa biết tên  (tiếp)

Vào trang web của tỉnh Quảng Trị ( http://www.quangtri.gov.vn ) được biết tỉnh Quảng Trị có 72 NTLS với tổng số mộ là 51.795, trong đó có 18.724 mộ Liệt sĩ Chưa biết tên ( = 36%).
Tại nhiều NTLS, hơn một nửa là  số mộ LS Chưa biết tên, hoặc như NTLS Thị xã QT gần như toàn bộ là mộ LS Chưa biết tên (405 /417 ).
Xem con số tại một số NTLS dưới đây:
 
Tên nghĩa trang                  Địa chỉ            Tổng số Liệt sĩ       T.Số Liệt sĩ Chưa biết tên

NTLS Đường 9                     Đông Hà                 9423                     5404

NTLS thị xã QT                    Phường 1 - QT          417                       405

NTLS huyện Hải Lăng               Hải Lăng              1699                     1219

NTLS huyện Cam Lộ                Cam Lộ                1416                       801

NTLS xã Ba Lòng                    Ba Lòng – ĐaKrông    210                     200

NTLS huyện Hướng Hóa         Khe Sanh-Hướng Hóa   1854                  1117

NTLS huyện Triệu Phong           Ái Tử                        496                   193

NTLS xã Triệu Vân               Triệu Phong                    351                   247
..........

Có lẽ việc tìm hài cốt , tìm mộ liệt sỹ của nhân dân ta suốt mấy chục năm qua sau chiến tranh là một vấn đề đau đáu và nhức nhối không nguôi. Ước gì gần 2 vạn ngôi mộ chưa biết tên tại các NTLS ở Quảng Trị và biết bao ngôi mô chưa biết tên ở các nghĩa trang khác trên đất nước ta có thể bằng cách nào đó để có thể trả lại tên cho các Liệt sĩ, xoa dịu nỗi buồn cho hàng vạn gia đình. Chẳng lẽ các mộ liệt sỹ này mãi mãi không có tên ?  Vừa rồi nước Mỹ sau 10 năm sự kiện 11/9 bằng phương pháp xét nghiệm gien đã xác định được hơn 1000 danh tính của nhiều nghìn những mảnh vụn thi thể nạn nhận thu lượm được trong đống đổ nát của Tòa tháp đôi. Gần đây việc giám định ADN đã được đặt ra trong trường hợp tìm hài cốt liệt sỹ bằng ngoại cảm, thì việc nghĩ tới giám định ADN đối với các mộ LS Chưa biết tên sao lại không nhỉ, cho dù là công việc tốn kém và mất nhiều thời gian.

Về con số Liệt sỹ ở các NTLS tỉnh Quảng Trị là hơn 5 vạn cũng nói lên sự ác liệt của bom đạn tại chiến trường này, chủ yếu trong chiến dịch 1972 trong đó đỉnh điểm là 81 ngày đêm tại Thành Cổ-Thị xã QT. Con số hi sinh của lính Mỹ tại Việt nam trong suốt cả cuộc chiến tranh Việt nam theo như số tên họ được khắc trên Bức Tường Chiến Tranh Việt Nam tại Washington là 5,8 vạn – chỉ nhỉnh hơn tổng số mộ LS tại các NTLS ở riêng tỉnh Quảng Trị.

Về con số LS, cũng không thể không nhắc đến Đền Tưởng Niệm Liệt Sĩ Bến Dược ở Củ Chi mà tôi đã có lần viếng thăm khi đi thăm Địa đạo Củ Chi. Tại đây tên của 44.209 Liệt Sĩ của 2 cuộc KC chống Pháp và Mỹ vùng SG-Chợ Lớn-Gia Định được khắc trên đá hoa cương cũng là một con số ấn tượng về sự hi sinh của chúng ta trong chiến tranh tại địa bàn này.


Chiến tranh đã lùi xa gần một thế hệ, lứa chúng ta lúc lên đường  ra trận những năm 71, 72 tuổi mới đôi mươi nay tóc đã bạc, hầu hết đã đi hết cuộc đời công cán, đã sang sườn dốc của cuộc đời.
Vết thương trên cơ thể bao đồng đội đã liền sẹo từ lâu. Hố bom, hầm hào nơi chiến địa một thời nay đến tìm mãi mới nhận ra vì đất đã lấp đầy, cỏ cây xanh tốt bao trùm theo thời gian. Cả một chiến trường Quảng Trị tan hoang, tiêu điều năm xưa nay đã xanh tươi, dòng Thạch Hãn nước trong xanh uốn lượn, ôm ấp những xóm làng yên ả, thanh bình xuôi về Cửa Việt. Những chuyến đò dọc từ Cam Lộ từ Triệu Phong xuôi ngược về bến Đông Hà nhộn nhịp. Những ngày tháng 9 này, trời trong xanh – một màu xanh Quảng Trị. Ngược lên Đường 9, xuôi về Ái Tử, sang Hải Lăng, vào Thành Cổ, ra dòng Thạch Hãn, xuôi về miền Đông, Cửa Việt, Cửa Tùng mà lòng ta bồi hồi nhớ về một thời hi sinh gian khổ. Mới đó mà đã 39 năm có lẻ.


Đi đến địa danh nào trên chiến trường xưa này, chúng ta đều gặp các Nghĩa Trang Liệt Sỹ. Những tượng đài, những đài hương, những tháp trụ vút cao, những hàng bia mộ có tên và Chưa biết tên đều thẳng tắp, ngang dọc như đội hình quân ngũ...tất cả như những chứng tích của thời gian và lịch sử trường tồn mãi mãi với non sông đất nước này.


Tháng 9 /2011
« Sửa lần cuối: 15 Tháng Chín, 2011, 04:18:57 pm gửi bởi TANVINHprc25 » Logged
TANVINHprc25
Thành viên
*
Bài viết: 539


« Trả lời #258 vào lúc: 19 Tháng Chín, 2011, 11:03:20 pm »

Về thăm làng Trà Liên, Quảng Trị

Tranh thủ khoảng trống giữa hai chương trình buổi sáng và buổi chiều ngày 3/9 tại Thành Cổ QT, anh em ccb C20 về thăm làng Trà Liên là nơi đóng quân của C20 thời gian yên bình của chiến trường QT 73-74. Một sô anh em đã đôi lần về thăm lại nơi này nhưng với tôi đây là lần đầu sau 37 năm.

Từ Thành Cổ ngược ra Đường 1, ngược một đoạn rồi rẽ về Trà Liên chưa đầy chục cây số nhưng nhóm chúng tôi phải mất khoảng 2 giờ mới tới được Trà Liên giữa trưa nắng trong veo của Quảng Trị. Đợi mãi gần tiếng mới thuê được mỗi xe, phải con thoi làm 2 chuyến. Chuyến đầu lúc từ Đường 1 rẽ vào một đoạn thì gặp đường đang thi công nâng cấp bê tông nên xe phải quay ra tìm đường rẽ khác. May mà xe cũng còn quay đầu ra được. Lúc vào đến làng xe lại chạy quá lên mãi trên đoạn Hói Bái nên chúng tôi lại phải đi bộ một đoạn dài để ngược về cái xóm ven sông –Trà Liên Tây. Chuyến xe đầu này có cả lão 6971 là trùm binh địa của C20, nhưng có lẽ ngồi trong xe bây giờ là U60 khác nhiều so với lúc mới đôi mươi cuốc bộ gian khổ của những chuyến đi thực tế trinh sát binh địa miền Tây, miền Đông của lão hơn 30 năm về trước !

Thôn Trà Liên thuộc xã Triệu Giang của huyện Triệu Phong. Triệu Giang vắt cả qua Đường 1 giáp Thị trấn Ái Tử, trải dài xuống tận sông Thạch Hãn nơi dòng sông uốn lượn như một vòng tay ôm gọn làng Trà Liên. Xóm ven sông nơi C20 đóng quân ngày xưa là Trà Liên Tây, bên kia sông là Trà Liên Đông – tôi nghe nói thế, tôi cũng chỉ quen với cái tên Trà Liên Tây, chứ chưa sang bên kia bao giờ. Cuối TLT có bến đò ngang.

Chúng tôi tản bộ trên đường làng, ngắm nhìn cảnh vật, nhà cửa, ruộng lúa, vườn tược như nhâm nhi hồi ức mấy chục năm về trước. Nhà thưa, đường vắng, những ruộng lúa trĩu hạt quanh nhà, chạy dọc hai bên đường làng.  Màu vàng lúa chín như rực rỡ hơn dưới cái nắng chang chang, như đẹp hơn trong cái đan xen dịu êm của màu xanh những vườn cau, vườn chuối tươi tốt. Không gian, cảnh vật làng quê một thời chiến tranh khốc liệt nay thật yên ả và thanh bình làm sao.

Lúc từ ngoài Hói Bái, một dải đất trũng xuống như một con ngòi nước giữa hai xóm nhìn về Trà Liên Tây, hai bên là xóm làng cây cối, vườn tược trù phú, ria làng  là những vạt ruộng lúa đang rộ chín vàng, xa xa có mấy con bò đang găm cỏ, trời nắng trong làm cho không gian khoáng đạt và mênh mông hơn. Sao giống cảnh làng quê miền Bắc thế, tôi thốt lên một mình. Có lẽ vậy mà tuy tôi không ở TLT ngày nào, ngày ấy chỉ C20 ở đây còn tiểu đội A12 chúng tôi đóng quân trên vùng đồi núi Tân Vĩnh cách TLT khoảng chục cây số, nhưng những lần về công tác hoặc chơi ở TLT tôi đều rất thích vì nó có những nét của làng quê thuần nông nghiệp, cũng xóm làng, nhà cửa, ruộng vườn và những con người lao động lam lũ và bình dị. Mỗi lần về TLT thấy như mình được gần gũi với cảnh vật và con người của làng quê ngoài Bắc mình vậy.

Ảnh chụp làng Trà Liên xa xa nhìn từ Hói Bái :
« Sửa lần cuối: 19 Tháng Chín, 2011, 11:20:43 pm gửi bởi TANVINHprc25 » Logged
TANVINHprc25
Thành viên
*
Bài viết: 539


« Trả lời #259 vào lúc: 19 Tháng Chín, 2011, 11:23:40 pm »


Trà Liên Tây phía xa nhìn từ Hói Bái:
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM