Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 14 Tháng Năm, 2024, 03:11:00 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Chuyện của một thời  (Đọc 284484 lần)
0 Thành viên và 3 Khách đang xem chủ đề.
tralientay
Thành viên
*
Bài viết: 301


« Trả lời #20 vào lúc: 13 Tháng Sáu, 2011, 11:46:59 pm »


Chào các bác,

Tôi xin chia sẻ với bạn ntk2991.

Tôi có nhiều dịp gặp những người thuộc cả hai phía trong chiến tranh Việt Nam, gặp ở Việt Nam và cả ở ngoài Việt Nam, nghe những suy nghĩ khác nhau từ nhiều phía về chiến tranh, về số phận của nhiều người Việt. Những điều này không lạ gì với mỗi chúng ta.

Tôi luôn nghĩ rằng hòa giải dân tộc là một điều cốt tử cho tương lai của đất nước.

Trong suy nghĩ ấy, tôi thấy khi kể về chuyện xưa, nếu những người lính cũ có thể sao đó để vẫn kể được hay chuyện của những năm tháng xưa, nhưng không làm dấy thêm những vết đau chiến tranh, mà góp phần hàn gắn chúng, thì tốt biết bao. Thậm chí, nếu có ý thức làm chuyện ấy theo tôi vẫn hơn là vô tư, dù không có ý gì.

Tôi nghĩ không phải mọi người đều cho rằng chuyện trên QSVN luôn được kể với ngôn ngữ của tác phẩm văn học. Tất nhiên ta cũng có thể nêu câu hỏi: kể chuyện xưa bằng cách nói ngày xưa hay bằng một cách nói chọn lọc hơn?

Bây giờ trên các phương tiện truyền thông chính thức của nhà nước, theo tôi thấy các từ "ngụy quân, ngụy quyền", ... đã thay bằng "quân đội Sài Gòn", "chính quyền Sài Gòn", ...



Cháu lớn lên thời bình,thuộc thế hệ 9x.Rất thích nghe các bác kể chuyện đánh giặc.Cháu có bạn học ông nội nó đi lính sài gòn nghe các bác nói 2 thằng tù binh nếu mà ông nội nó nghe được thì phản cảm lắm.Bây giờ nước VN là một,dân tộc VN là một,Bác Võ Văn Kiệt kêu gọi hòa hợp,hòa giải đân tộc rồi,mà còn gọi người Việt mình bằng thằng tù binh.Có những người lính sài gòn giờ làm nên nhiều giá trị cho cuộc sống đấy các bác,các chú ạ.Con xin mạn phép góp ý vậy.

     Bạn nói cũng đúng. Tuy nhiên phải đặt trong ngữ cảnh của chuyện kể lại mới được. Chẳng cứ gì lính VNCH, khi gọi các đồng đội chúng tôi vẫn gọi là thằng nọ thằng kia, quen rồi. Lúc đó gọi thế nào thì bây giờ kể lại thế. Không có ý gì khác đâu.
[/quote]


Logged
trung uy
Thành viên
*
Bài viết: 286



« Trả lời #21 vào lúc: 14 Tháng Sáu, 2011, 12:49:44 am »

@ntk2991: đây là các bác cựu đang kể hồi ức của mình - hồi ức trận mạc của lính chiến chứ không phải sáng tác văn học theo ngôn từ trau chuốt bây giờ - cho nên bạn đừng bắt bẻ câu chữ làm gì... Nâng quan điểm quá đấy Cheesy
Lúc nã AK, ném lựu đạn, đâm lê giáp lá cà... các bác ấy có văng tục, chửi thề và bây giờ kể lại chuyện đó, các bạn cũng đừng có phàn nàn "sao hồi đó bộ đội lại chửi bậy - nhỡ bây giờ có thiếu nhi/phụ nữ vào đây đọc  được thì ... phản cảm lắm"
Logged

"Láng giềng khốn nạn - Cướp đất toàn diện - Lấn biển lâu dài - Thôn tính tương lai"
TANVINHprc25
Thành viên
*
Bài viết: 539


« Trả lời #22 vào lúc: 14 Tháng Sáu, 2011, 02:50:48 pm »

3.   Lính mới vào chiến trường


Thời đó miền Bắc tuy dân đi sơ tán đã về lại thành phố nhưng vẫn là thời chiến đầy khó khăn và gian khổ. Tuổi trẻ chúng tôi yêu đời và lãng mạn theo kiểu bay bổng và thi vị của tuổi mới lớn. Những câu thơ như
“ Nước còn giặc, còn đi đánh giặc
Chiến trường giục giã bước hành quân “
hay như câu khẩu hiệu “ Cuộc đời đẹp nhất là trên trận tuyến chống quân thù “  được chép vào sổ tay, như có cánh, như giục giã chúng tôi.

Những băn khoăn, lo lắng rồi cũng như làn gió nhẹ thoảng qua. Hành trang lên đường nhập ngũ nhẹ tênh, chẳng vướng bận gì. Anh nào cũng mới 18, 19 tuổi chưa vợ, vui vì vô tư và nghịch ngợm ồn ào. Rồi mấy tháng huấn luyện ngoài Bắc cũng ào qua, lại mấy tháng nữa huấn luyên và diễn tập hiệp đồng binh chủng những ngày nắng như đổ lửa đất đồi chè Hương Sơn, những đồi hoa sim Kỳ Anh, những làng chài ven biển Kỳ Lợi, Kỳ Đông , rồi những đài quan sát trên những điểm cao Đèo Ngang, sang Quảng Bình những Phà Ròn, Sông Gianh..., rồi cũng đến Cự Nẫm, nơi nhận quân trang vào B.


Quãng 1 rưỡi chiều 21/7/72 chúng tôi vượt sông Bến Hải. Bến vượt này mãi trên thượng nguồn nên nước nông và lòng sông hẹp. Có dây căng ngang để bám lần sang vì nước chảy rất mạnh. Đặc điểm các sông ở miền Trung là độ dốc nước rất cao và thoát nhanh. Mưa ở thượng nguồn một lúc, khi thấy nước chuyển màu đùng đục thì chỉ sau đó ít phút  nước đã dâng cao và chảy xiết, dù có bám dây cũng không thể qua được nữa. Một lúc thì dây cũng bị ngập chìm sâu dưới nước. Lúc đấy chỉ còn cách chờ nước rút thì mới qua sông được.Sau này cũng trong năm 72 tôi có lần quay lại đây ra Động Nóc bên đất Vĩnh Linh công tác lúc trở về gặp mưa nước lũ cao nên phải mắc võng ngủ, chờ sang hôm sau mới đi được. Còn một lần, khi vượt sông Cam Lộ trên thượng nguồn tôi suýt nữa thì bị nước cuốn trôi. Chả là tôi chủ quan vì thấy nước nông chưa ngập đầu mà mình lại biết bơi nên cứ ào lội qua, mặc dù tay Long, A trưởng người Hà Tĩnh cẩn thận và kinh nghiệm đã nhắc là đi chậm và  ôm chặt túi ba lô, quay lưng hơi gập người xuống ngược với dòng nước. Tôi đi thẳng mặt hướng sang bờ bên kia, nước chảy mạnh đẩy vào người và túi ba lô, đến giữa dòng thì đá cuội làm tôi trượt chân, tôi bị mất lưc trụ bám thế là ngã ra và chìm nghỉm. Lúc trôi tự do mới thấy rõ nước chảy mạnh. Tôi không thể buông túi đựng ba lô và súng.. Tôi trồi sụt một đoạn mới đứng lên được. Phải nói loại túi ni lon này quả là hữu ích cho lính vượt sông. Nó là bao bì lớp ngoài của các bao gạo. Các bao gạo 50 kg có 2 lớp túi ni lon bên ngoài được tàu thả từ ngoài biển rồi trôi theo sóng vào bờ biển dọc Cửa Tùng, cửa Việt tiếp tế cho bộ đội. Khi vượt sông, cho cả ba lô và súng vào gọn trong túi nilon. Sông nông thì chỉ việc lội và đẩy túi đi, sâu ngập đầu thì nó thành cái phao cứ bám vào phao mà vượt sang. Túi màu xanh sẫm như màu nước biển và rất dày. Anh em bộ đội thời ấy ở QT không lạ gì loại túi nilon này.

Qua bến vượt, chúng tôi đặt chân lên đất Quảng Trị. Bây giờ đang là mùa mưa. Trời nhiều mây, âm u,  tôi có cảm giác gai gai người. Chúng tôi được phổ biến cấm nói to và tụ tập ồn ào, đi phải cách nhau một đoạn, ba lô và mũ phải ngụy trang và đặc biệt tránh đốt lửa khói để phòng máy bay địch. Chúng tôi lầm lũi đi giữ cự li đội hình, lâu lâu lại được truyền miệng nghỉ giải lao tại chỗ, rồi lại đi. Cứ theo đường mòn đi mãi, lúc thì ven đồi cỏ tranh lúc thì lội qua suối nhỏ. Chúng tôi đi chếch lên phía Tây, qua hết đất Gio Linh rồi sang đất Cam Lộ, đã thấy mùi chiến tranh nhiểu hơn, rõ hơn. Đã nghe thấy tiếng uỳnh oàng xa xa, trên đường đi cũng đôi lúc nghe thấy tiếng máy bay địch ầm ì trên cao. Tôi cũng đã quen quen, đã tĩnh tâm trở lai sau mấy tiếng đồng hồ hành quân trên đất chiến trường. Tôi bắt đầu quan sát nhiều hơn và nhìn quanh xa hơn. Vẫn là những vạt đồi cỏ tranh nham nhở nhấp nhô, những lối đi qua suối hai bờ nhẵn bước chân lính, ngoằn ngoèo mãi. Khi gần đến điểm tập kết, tôi có ấn tượng mạnh về sự ác liệt của chiến tranh ở vùng đất này. Tôi cứ nhìn mãi những vạt rừng dưới chân điểm cao 544. Những cây to chết khô bởi chất độc hóa học, trơ trui cành và thân nhô cao trông như những bộ xương chết chóc hằn lên trên những mảng xanh của núi rừng. Chúng tôi tập kết dọc theo một con suối cạn dưới chân 544. Đêm đầu tiên trên chiến trường tôi ngủ trong một cái hầm chữ A cũ của bộ đội ta dạo đánh chiếm điểm cao này.

Rồi những ngày sau đó di chuyển vị trí, cũng chẳng nhớ mấy lần nữa, lúc ấy cũng đã quen nhiều với sinh hoạt đi lại của lính ở chiến trường. Lúc này sợ nhất là bom B52 và pháo từ biển bắn vào. Một lần, đang ở bên ngoài hầm đi ra suối thì nghe thấy tiếng bom B52 rền vang rất gần, có cảm nhận đất rung dưới chân. Mấy thằng chúng tôi lao ngay xuống suối ẩn nấp. Suối nông nhưng có một phía bờ thành cao, cây cỏ rậm rạp. Tôi và một thằng nữa lao rúc đầu vào trong đó, người cúi khom. Một lúc thấy im ắng thì nghe tiếng anh T., người nhiều tuổi hơn chúng tôi ngồi nấp ở bờ khô bên này cười gọi  “ lên thôi, hết bom rồi. Nấp như chúng mày rúc đầu vào cỏ mà mông đít thì chổng lên như thế thì  khác gì đà điểu rúc đầu vào cát, có ngày bom nó phạt mất mông ”. Hai thằng lóp ngóp chui đầu ra, cười ngượng ngịu.

Tiểu đội có thằng Q., nó nhanh như sóc nhưng cũng lắm trò. Có lần tôi ở cùng hầm với nó. Dạo này ban đêm hay có pháo kích nên lính cũng sợ. Thằng Q. chẳng biết học được ở đâu, có lần nghe bên ngoài uỳnh oàng tiếng pháo thấy nó cứ lẩm bẩm, tôi hỏi “ mày lẩm bẩm cái gì thế”. Nó bảo nó khấn cho tai qua nạn khỏi. “ Mày khấn thế nào ?”. Nó nói to cho tôi nghe : “ Xin lạy các quan anh, con cắn rơm cắn cỏ xin lạy các quan anh, các quan anh cứ đưa qua đầu cho, xin cứ đưa qua đầu cho. Từ ngày vào chiến trường con chưa bắn giết ai. Xin lạy các quan anh...”. Tôi cười sằng săc. Một lúc sau tôi bảo nó “ nếu đạn pháo nó bắn qua đầu thì thoát rồi nhưng thế nào nó cũng phải rơi xuống đất chứ”. “ Ừ nó rơi xuông chỗ đất trống”, nó cười. “ Thế thì mày phải khấn thêm như thế nhé.

Ngày qua ngày, rồi qua tuần qua tháng chúng tôi dạn dĩ dần với bom đạn, với những di chuyển địa điểm, nào đào hầm, lên rừng chặt cây, đi gùi gạo, làm đài quan sát, làm kĩ thuật trinh sát suốt ngày đêm..., thôi thì “nước sông công lính” cứ thế đi hết cả mùa mưa trên chiến trường Quảng Trị 1972.
Logged
sauchinbaymot
Thành viên
*
Bài viết: 628


Nhớ Rừng!


« Trả lời #23 vào lúc: 14 Tháng Sáu, 2011, 06:30:27 pm »

3.   Lính mới vào chiến trường

...  Nó là bao bì lớp ngoài của các bao gạo. Các bao gạo 50 kg có 2 lớp túi ni lon bên ngoài được tàu thả từ ngoài biển rồi trôi theo sóng vào bờ biển dọc Cửa Tùng, cửa Việt tiếp tế cho bộ đội. Khi vượt sông, cho cả ba lô và súng vào gọn trong túi nilon. Sông nông thì chỉ việc lội và đẩy túi đi, sâu ngập đầu thì nó thành cái phao cứ bám vào phao mà vượt sang. Túi màu xanh sẫm như màu nước biển và rất dày. Anh em bộ đội thời ấy ở QT không lạ gì loại túi nilon này.
...

Đúng là không lạ gì loại túi nilon bao gạo Tàu. Nhiều lúc lính trút cả gạo ra đồi để lấy túi nilon. Hư quá! Tôi vẫn nhớ như in màu xanh gần lá cây, rất dày và bóng, ... Nhưng cụ thể hơn, như: Túi lớp trong có khác túi lớp ngoài không, túi có in chữ gì, chữ ta hay chữ tàu, ... thì quả thực không nhớ. Ae nào nhớ kỹ hay còn lưu giữ được (kể cả nhò bác google) thì chia sẻ với đồng đội.
Logged

Nhật ký Viết lại
ntk2991
Thành viên

Bài viết: 3


« Trả lời #24 vào lúc: 14 Tháng Sáu, 2011, 11:37:19 pm »

  Cháu không có suy nghĩ gì đâu các bác.Thế hệ cháu rất trong sáng.Cháu vừa ôn thi xong thì vào đây,chỉ muốn nói mình là người Việt với nhau..thằng Tây,thằng Tàu thì không sao.Vết thương chiến tranh đã lành lâu lắm rồi.Có viết thì tế nhị một chút,người đọc dễ thông cảm hơn!
  Vd:Hai tù binh VNCH chẳng hạn,Hai người lính Bắc Việt,ai nỡ gọi hai thằng việt cộng phải không mấy bác!Mà bây giờ chẳng ai viết sách để moi gan,móc ruột ngượi Viêt mình nữa.Việt Nam hóa chiến tranh là do thằng Mỹ.Gia đính Bác Kiệt cũng có người ở phía bên kia,báo chí vẫn thường viết thế mà.
« Sửa lần cuối: 12 Tháng Mười, 2011, 05:54:44 pm gửi bởi VMH » Logged
TANVINHprc25
Thành viên
*
Bài viết: 539


« Trả lời #25 vào lúc: 15 Tháng Sáu, 2011, 03:59:00 pm »


4.   Những người lính TSKT

Tôi nói họ là những người lính TSKT thầm lặng theo nghĩa đen của từ này, theo tính chất công việc của họ nói riêng cũng như công việc của các lính trinh sát nói chung.

Chúng tôi hồi đó đều rất trẻ, mới 18 đôi mươi, thích bay nhảy, ồn ào, trong khi chiến trường những ngày tháng đó cứ sôi ùng ục từng ngày thế mà các anh lại làm công việc kín đáo, im ắng, suốt ngày đêm trong hầm với chiếc máy thông tin bộ binh của địch PRC25, nghe và ghi ghi chép chép, rồi dịch mã, rồi khai thác, rồi tra cứu trên bản đồ tác chiến toàn mặt trận, hướng A hướng B hướng C... liên quan, rồi ra tin thông báo tình hình địch gửi cho cấp chỉ huy. Chúng tôi cũng căng thẳng lắm, một loại căng thẳng của tinh thần và đầu óc. Hầu hết anh em chịu được bởi dần quen với công việc và trưởng thành lên rất nhanh, nhưng cũng có anh em sau một thời gian ngắn không thích nghi được sự trầm lặng của công việc nên tâm tư được trở lại đơn vị chiến đấu bay nhảy và cũng được chỉ huy giải quyết, đó là trường hợp của C. lính TS C20 E18; còn một số anh em không theo được thì cũng được điều động đi đơn vị khác.

Hôm mới leo vào đây, bị lão TTNL nhận dạng , đọc vị tôi hay lên điểm cao 58 ở Tân Vĩnh để nghe trộm. Đã nghe trộm thì không phải lúc nào hay ở đâu cũng đem ra kể chuyện nghe trộm được. Đấy lại là chuyện quân sự, quân cơ. Thành ra những người lính TSKT của Sư đoàn thời ấy cứ như những chiến binh trầm lặng vậy.

Nay cuộc chiến đã lùi xa đến 40 năm, gần nửa thế kỷ, hơn nửa đời người rồi còn gì. Bao nhiêu chuyện quân cơ  tối mật cũng đã được kể lại và chia xẻ thì chuyện của mấy anh “nghe trộm” con con kia có gì là ghê gớm đâu nhỉ ? Cũng chỉ là những chuyện của lính chiến trường một thời gian khổ, góp chung tiếng nói với đồng đội đã làm nên chiến thắng cuối cùng của cuộc chiến, chia sẻ với ae và các bạn trên DN-GN những chuyện về công việc của những người lính trinh sát một thời này thì cũng là cái sự bình thường.


Cái tiểu đội trinh sát KT này được hình thành từ đầu năm 72 ở Hà Bắc, khi F325 đang chuận bị khung để cơ động đi chiến trường. Lúc đó Ban TS cũng mới được thành lập, rồi Đại đội TS C20 Sư đoàn. Lúc đó D10 lính sinh viên chúng tôi đang chờ đợi ở Quán Rãnh, Việt Yên, Hà Bắc. Một hôm tôi và a. V được BCH Tiểu đoàn triệu tập lên để nhận nhiệm vụ.

(còn tiếp)
Logged
tralientay
Thành viên
*
Bài viết: 301


« Trả lời #26 vào lúc: 15 Tháng Sáu, 2011, 07:47:15 pm »

---
Nay cuộc chiến đã lùi xa đến 40 năm, gần nửa thế kỷ, hơn nửa đời người rồi còn gì. Bao nhiêu chuyện quân cơ  tối mật cũng đã được kể lại và chia xẻ thì chuyện của mấy anh “nghe trộm” con con kia có gì là ghê gớm đâu nhỉ ? Cũng chỉ là những chuyện của lính chiến trường một thời gian khổ, góp chung tiếng nói với đồng đội đã làm nên chiến thắng cuối cùng của cuộc chiến, chia sẻ với ae và các bạn trên DN-GN những chuyện về công việc của những người lính trinh sát một thời này thì cũng là cái sự bình thường.


Cái tiểu đội trinh sát KT này được hình thành từ đầu năm 72 ở Hà Bắc, khi F325 đang chuận bị khung để cơ động đi chiến trường. Lúc đó Ban TS cũng mới được thành lập, rồi Đại đội TS C20 Sư đoàn. Lúc đó D10 lính sinh viên chúng tôi đang chờ đợi ở Quán Rãnh, Việt Yên, Hà Bắc. Một hôm tôi và a. V được BCH Tiểu đoàn triệu tập lên để nhận nhiệm vụ.
---

Chuyện trinh sát kỹ thuật (TSKT) luôn rất hấp dẫn và ít người biết. Tanvinhprc25 nhớ kể cả lịch sử TSKT trong quân đội ta nhé. TSKT có phổ biến nhiều trước 325 không? Chiến trường kiểu nào thì TSKT phát huy được tác dụng nhiều hơn? Hình như khi đánh nhau dày đặc như QT thì TSKT hiệu quả hơn nơi đánh nhau "túc tắc" phải không? Các f308, 304, ... có tổ chức TSKT như f32 không?

Bọn mình là trinh sát "chui bò nhìn", hồi tập "cao" nhất là nghe trộm điện thoại hữu tuyến của đối phương khi đi địch hậu (chưa làm bao giờ), không phải trinh sát "nghe" như các bạn. Hồi ở Kỳ Lạc Kỳ Anh khi tập bắn cùng  là nể A12 lắm. Hồi ấy hết 2 năm tiếng Anh lúc đầu các bạn nghe bọn Mỹ nói đã ngon lành chưa? ...

Logged
TANVINHprc25
Thành viên
*
Bài viết: 539


« Trả lời #27 vào lúc: 16 Tháng Sáu, 2011, 11:14:46 pm »

BCH D10 thông báo chúng tôi được điều động về Ban TS Sư 325 cách khoảng hơn chục cây số ngược về phía thị xã Bắc Giang. Khi đến nơi gặp anh Tỉnh cùng trường, đi bộ đội cùng đợt và cùng thời gian huấn luyện với nhau nhưng anh vừa mới tốt nghiệp đang chờ phân công công tác thì gặp đợt NVQS. Anh được điều động đến đây trước chúng tôi Anh Tỉnh nói Ban đang thành lập 1 tiểu đội TSKT, là sinh viên biết tiếng Anh thì càng tốt, anh biết chúng tôi nên đã giới thiệu chúng tôi với ông Trưởng Ban lúc đó là  Đại úy Tân. Cũng có Duyên được điều về đây. Duyên khác trường nhưng cũng hết năm thứ 2 ĐH và học tiếng Anh. Ban cũng lấy một tốp ae tân binh quê Vĩnh Lạc,Vĩnh Phú, hoc cấp 3, có một số đã tốt nghiệp, là Hồng, Sáng, Thịnh,Quý, Nghiêm, Quý con và Phi.Rồi lấy một hạ sỹ  khung là anh Long người Can Lộc, Hà tĩnh về làm a trưởng. Chúng tôi đã đủ  quân số1 tiểu đội, có 4 ae sinh viên biết tiếng Anh,  được đưa về sinh hoạt và huấn luyện TS tại C20 của Sư, xem như Ban gửi chúng tôi xuống đó sẽ sử dụng sau này. Chúng tôi có tên là A12, a chót của C20, hoặc được gọi là tiểu đội TSKT, tuy rằng lính chúng tôi chưa ai biết cụ thể TSKT sẽ làm gì và như thế nào, chỉ nghe mang máng là nghe đài thông tin của địch để lấy tin tức. Tiểu đối TSKT của Sư đoàn, hay gọi ngắn là A12, đã ra đời như thế.

Huấn luyện chủ yếu là đội ngũ và hành quân dã ngoại, một thời gian ngắn đến ngày 27 Tết năm 72 thì chúng tôi hành quân vào Hà Tĩnh. Thời gian A12 trong đội hình C20 huấn luyên ở Hà Tĩnh và Quảng Bình là những tháng ngày vất vả nhưng rất vui. Đây là thời gian tập luyện những chuyên môn cơ bản của lính trinh sát như luồn sâu, võ thuật, binh địa sơ lược như xác định hướng , phương vị, mục tiêu khi trinh sát ban đêm, rồi tìm điểm cao lập đài quan sát....thôi thì đủ thứ, tập cả ban đêm, hành quân mang vác ban ngày lại ban đêm. Mệt, nhưng tuổi trẻ vô tư nên 5, 6 tháng cứ vèo vèo trôi qua. Rồi giữa tháng 7 nhận quân trang vào Quảng Trị. Lúc này tiểu đội TSKT về lại Ban TS để vào B trong đội hình của Tham mưu Sư đoàn.

TSKT thực ra nên được hiểu rộng hơn, không chỉ riêng có trinh sát khai thác tin tức qua thông tin của địch. Vào khoảng tháng 4/72 khi đang huấn luyện ở Hà Tĩnh thì có một tốp được cử ra Bắc học bài bản về nghiệp vụ chụp ảnh và binh địa. Chụp ảnh thì có 3 người của tiểu đội TSKT là Duyên, Phi và Nghiêm. Binh địa thì có 2 người của C20 ( 6971 và TTNL) và một số trinh sát của Trung đoàn.
Sau khi vào chiến trường QT được ít ngày thì 5 người gồm a.trưởng, anh Tỉnh, a. Vinh, Quý và tôi được cử đi huấn luyện cấp tốc về TSKT tại đơn vị TSKT của B5 bên tây Vĩnh Linh giáp QT. Mấy anh em còn lại sau khi chúng tôi đi thì thuyên chuyển đi C Vệ binh Sư.
Có lẽ trước đây, Cục 2 chỉ triển khai TSKT ở cấp mặt trận, giờ mới triển khai đến các đơn vị cấp Sư đoàn bộ binh. Anh em TSKT của F312 cũng  có mặt, cùng huấn luyện một lớp với chúng tôi.
Hơn một tháng học cơ bản về lí thuyết, chúng tôi trở lại chiến trường bắt tay ngay vào công việc TSKT thực sự. Những ngày đầu tiên TSKT B5 cử 2 người vào tận nơi trực tiếp làm cùng chúng tôi để hướng dẫn và hỗ trợ thực tế ngay tại chỗ. Đây là 2 TSKT có chuyên môn cứng của họ, a.Quang làm nhận tin và a. Hải làm thông báo ( ra tin).A. Hải trong chiến dịch Q.Trị đầu 72 được thưởng Huân chương CCGP H3 về thành tích khai thác thông báo tin quan trọng kịp thời phục vụ chiến dịch.  
Chúng tôi triển khai chọn điểm cao ở sườn đồi để đặt đài, đặt ăng ten và đào hầm dạng nửa hầm nửa nhà âm đủ rộng để đặt máy và làm việc cho mấy người. Một việc về hậu cần cũng cần phải làm ngay là mở một lối xuống suối và đào bệp, che chắn một cái bếp nhỏ ở ria suối.

Chúng tôi mở 2 máy làm việc theo ca. Anh Tỉnh và tôi làm ra tin thông báo, mấy ae còn lại làm nghe nhận tin. Lúc mới bắt đầu đầy lúng túng, đảo dò các kênh sóng thấy loạn xạ liên lạc của các đơn vị VNCH, không biết đơn vị nào là đơn vị nào, không biết tần số nào là Lữ Thủy quân lục chiến, d147, 258 hay d369, thằng nào là  thuộc Lữ Dù, D mấy, 1,2 hay 3; thằng nào là Biệt Động Quân...Về giọng nói trên mạng, nghe thì thôi đủ kiểu giong từ Quảng Trị, Huế vào miền Trung cho đến Nam Bộ mới đầu nghe còn ù tai chưa hiểu họ nói gì, thì nói gì đến ghi với chép; lại nữa lính thông tin VNCH có lẽ được đào tạo bài bản theo kiểu Mỹ nên khi lên máy trao đổi, họ nói lóng, nói mã nhiều, rồi xen kẽ tiếng Anh không phải dễ gì cho người Bắc mới nghe một vài buổi đầu mà đã có thể hiểu đủ và ghi đủ ra được.Đấy quả là cái khó đầu tiên của bộ phận đeo cáp ghi tin. Rồi bộ phận thông báo cũng lúng túng không biết khai thác thông tin như thê nào cho đúng với những dòng ghi chép của anh em nhận tin. Khó nhất là khai thác ra tin những vị trí đóng quân của địch, các vị trí tọa độ pháo kích, oanh tạc khi chúng đã được mã hóa vào hệ thống mã có khóa mở mã ( key word) tôi sẽ đề cập chi tiết hơn ở những phần sau.
Nhờ có anh Hải giúp thông báo ra tin và anh Quang giúp nhận và ghi tin nên đã rút ngắn được thời gian bỡ ngỡ và khó khăn của chúng tôi lúc đầu. Họ đã và đang làm ở đài TSKT Mặt trận, cũng trên chiến trường này nên họ đã quá quen thuộc với các danh tính và đặc điểm nhận dạng các đợn vị địch trên địa bàn chiến trường QT. Họ như lửa mồi nhóm cho cái bếp còn giá lạnh của chúng tôi. Chúng tôi cũng có thuận lợi khách quan để cọ sát, tập dượt là lúc đó mặt trận Thị xã-Thành cổ đang ác liệt. Các đợn vị địch liên lạc, báo cáo nhiều về điều động quân, vị trí đội hình đơn vị, tiếp vận, pháo kích, đánh bom... nên chúng tôi " có nhiều việc". Chúng tôi quen dần nhanh, tiến bộ nhanh và làm được một cách tự tin sau một thời gian ngắn các anh B5 rút đi.


Xin nói đôi chút về loại máy mà chúng tôi làm phương tiện nghe để khai thác tin tức. Máy PRC25 là máy thông tin của Mỹ, loại máy đàm thoại, công suất đâu 2W gì đấy, được trang bị phổ biến trong quân đội VNCH, phổ biến đến cấp tiểu đoàn và đại đội, rất “nồi đồng cối đá” và hành quân tác chiến rất thuận lợi, nhỏ gọn và nhẹ.

Sử dụng máy PRC25 vào công việc của TSKT, chúng tôi phải thực hiện mấy việc sau:

-   Không bao giờ cắm bộ đàm vào máy. Chỉ nghe ( bằng tai nghe/headphone ) để lấy tin tức qua các đàm thoại liên lạc giữa các máy  thuộc các đơn vị của địch với nhau.

-   Dùng ăng ten dây và đặt đài làm việc ở điểm cao để bắt sóng được xa và tốt. Máy PRC25 phát sóng cực ngắn nên nếu địa hình đồi núi hoặc có vật cao cản trở thì tầm liên lạc sẽ bị hạn chế;  chúng tôi dùng ăng ten dây cho leo lên cây cao hoặc cắm sào như angten TV, tất nhiện phải ngụy trang chứ không thì “toi” với máy bay và pháo địch.
Thông thường thì PRC25 liên lạc bằng an-ten của nó (loại ngắn) chỉ trong phạm vi 6 – 8 km, nếu loại gắn ở xe Zep chỉ huy với an-ten dài hoặc gắn thiết bị khuếch đại công suất thì liên lạc được xa hơn.
Với an-ten dây dã chiến ae ta chế lấy dài chục mét hoặc hơn , đài chúng tôi đặt ở sườn thấp của điểm cao 544m tây Cam Lộ thì bắt thông tin đài PRC25 địch thuận lợi. Có lẽ phải hơn vài chục km  từ đấy tới vùng thành cổ QT và lân cận về phía địch. Sau ngừng bắn 1973, chúng tôi lập đài ở đồi sim Tân Vĩnh chỉ cách vùng giáp ranh trên dưới chục cây số thì bắt sóng rất tốt.

-   Về pin cho máy hoạt đông thì chúng tôi dùng ắc qui của binh chủng thông tin ta, do Ban TT Sư đoàn cấp, loại khô từng bản ép lại thành cục, chúng tôi tách từng bản ra  xếp đấu lại thành từng khối tạo thành số Vôn cần đủ cho máy, rồi lấy dây buộc chặt lại, đấu 2 đầu dây cực vào máy đặt lên thân máy là xong. Với cách này chúng tôi làm việc 24/24 suốt mấy năm mà chẳng bao giờ thiếu ắc qui .

( còn tiếp )

« Sửa lần cuối: 16 Tháng Sáu, 2011, 11:57:46 pm gửi bởi TANVINHprc25 » Logged
haanh
Thượng tá
*
Bài viết: 5795


HOT nhất forum


« Trả lời #28 vào lúc: 17 Tháng Sáu, 2011, 12:01:07 am »

hehe máy PRC25 hồi đó ngon quá , sau này dùng ăng ten dây chỉ được 5-7km là hết mức , ăng ten cần chỉ 1-2 km ( dùng pin con ó của VN ). Cái cắm vào máy để nghe và nói lính thông tin gọi là tổ hợp , không biết tai nghe bác tanvinhprc25 cắm vào cọc nào ?
Vậy là quân đội VNCH có cách liên lạc giống para sau này vừa dùng mật ngữ vừa dùng tiếng Anh .
Logged

NAM QUỐC SƠN HÀ NAM ĐẾ CƯ .
TANVINHprc25
Thành viên
*
Bài viết: 539


« Trả lời #29 vào lúc: 17 Tháng Sáu, 2011, 12:35:47 am »

hehe máy PRC25 hồi đó ngon quá , sau này dùng ăng ten dây chỉ được 5-7km là hết mức , ăng ten cần chỉ 1-2 km ( dùng pin con ó của VN ). Cái cắm vào máy để nghe và nói lính thông tin gọi là tổ hợp , không biết tai nghe bác tanvinhprc25 cắm vào cọc nào ?
Vậy là quân đội VNCH có cách liên lạc giống para sau này vừa dùng mật ngữ vừa dùng tiếng Anh .

@haanh, bạn là b trưởng ts lại dùng máy prc25 thì quá thông thạo về nó rồi. Tôi ngạc nhiên sao dùng anten dây mà liên lạc được ngắn vậy. Năn 74 bọn tôi đi luồn sâu tây TT-Hue mạn sông Bồ, thượng lưu sông Hương có lập đài dã chiến mà vẫn bắt được sóng đài đơn vị VNCH sâu phía dưới mà. Ừ bạn nhắc đúng tên goi cái Tổ hợp, gần 40 năm rồi mà. Nhưng chúng tôi chỉ nghe thôi, cấm nói nên không dung cái tổ hợp mà phải chế để chỉ nghe bằng cáp, chỗ cắm dây cho cáp nghe thì tôi cũng không nhớ nữa, tôi làm ở bộ phận thông báo/ra tin chứ không làm ở bô phận nghe/ghi tin ngồi với máy nhưng giờ nếu có máy mắt nhìn tay sờ chắc la tôi chỉ ra được hoặc tôi sẽ hỏi anh bạn một thời chuyên nghe xem anh ấy nhớ cái đó ntn nha.Bạn dùng pin như thế thì sài được bao lâu thì phải thay pin ? Bạn và tôi cùng là TS nên hoan nghênh góp lời của bạn nhiều.
« Sửa lần cuối: 17 Tháng Sáu, 2011, 12:46:19 am gửi bởi TANVINHprc25 » Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM