Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 13 Tháng Năm, 2024, 07:03:11 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Chuyện của một thời  (Đọc 284478 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
TANVINHprc25
Thành viên
*
Bài viết: 539


« Trả lời #150 vào lúc: 09 Tháng Bảy, 2011, 08:31:46 pm »


3.   Mưa Quảng Trị

Mưa trắng trời, mưa sao lâu thế
Mưa liên miên  rơi mãi u sầu
Quần áo ẩm, hầm hào nhão nhoét
Che lửa nấu cơm củi ướt  một chiều.

Thương đồng đội đang ngoài chiến địa
Mưa sũng người, đói lạnh ngày đêm
Mưa Quảng Trị , ơi thương người lính
Đồng đội ơi, tay súng vững vàng !

QT 7/72
Logged
chienc3.1972
Thành viên
*
Bài viết: 861


« Trả lời #151 vào lúc: 09 Tháng Bảy, 2011, 09:38:51 pm »

Chào bác tanvinhprc25. Hoan nghênh bác, cứ đến hẹn lại lên. Trưa nay tôi cùng LXT, LVC, Trung sứt, Phạm Trọng Quang, Thu râu tới thắp hương cho Thông mù (K14 DHXDHN, nhập ngũ 12/1970), thương binh nặng, đã mất cách đây 2 năm (giỗ thứ hai). Tôi có dùng ĐTDĐ chụp ảnh bàn thờ của Thông, về nhà mở ra mới biết bạn đã có bằng TQGC. Chiều nay hỏi LXT anh em mới đoán rằng do Thông là thương binh nặng nên khi mất được hưởng chế độ LS. Cũng mừng cho gia đình bạn mình. 



Logged
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #152 vào lúc: 09 Tháng Bảy, 2011, 09:46:16 pm »

@TANVINHprc25: bái phục bác lại có thi hứng trong quãng đời làm lính. Ngày xưa, trong KCCP, ông Huỳnh Văn Nghệ được mệnh danh cọp xám miền Đông, nghe danh ông giặc Pháp rất khiếp sợ nhưng ông lại là người sáng tác những vần thơ khích lệ đồng bào, chiến sĩ mang đậm mầu sắc của anh hùng nghĩa hiệp. Bài thơ Nhớ Bắc của ông sáng tác năm 1946 tại chiến khu Đ đã được nhiều thế hệ người VN truyền tụng:
  
    Ai về Bắc ta đi với
    Thăm lại non sông giống Lạc Hồng
    Từ thuở mang gươm đi mở cõi
    Trời Nam thương nhớ đất Thăng Long.


Với những bài thơ của ông đặc biệt với 4 câu thơ trên ông xứng danh tên gọi THI TƯỚNG.

Còn đối với TANVINHprc25, bác cho phép tôi được gọi bác là thi lính nhé Cheesy Cheesy Cheesy
« Sửa lần cuối: 10 Tháng Bảy, 2011, 09:24:21 am gửi bởi lexuantuong1972 » Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #153 vào lúc: 09 Tháng Bảy, 2011, 10:05:10 pm »

Chào bác tanvinhprc25. Hoan nghênh bác, cứ đến hẹn lại lên. Trưa nay tôi cùng LXT, LVC, Trung sứt, Phạm Trọng Quang, Thu râu tới thắp hương cho Thông mù (K14 DHXDHN, nhập ngũ 12/1970), thương binh nặng, đã mất cách đây 2 năm (giỗ thứ hai). Tôi có dùng ĐTDĐ chụp ảnh bàn thờ của Thông, về nhà mở ra mới biết bạn đã có bằng TQGC. Chiều nay hỏi LXT anh em mới đoán rằng do Thông là thương binh nặng nên khi mất được hưởng chế độ LS. Cũng mừng cho gia đình bạn mình.  





Nguyễn Đình Thông nguyên là SV cầu đường K14 DHXD, nhập ngũ tháng 9/1970. Anh là lính của lữ đoàn công binh 219/QD2. Anh bị thương gần mù 2 mắt trong khi rà phá mìn tại bến trao trả tù binh bờ Bắc Thach Hãn đầu năm 1973.

Sau những ngày nằm tại trại thương binh nặng, anh xin về với gia đình bươn chải để kiếm sống. Anh là người tập hợp anh em TB nặng mở các tổ hợp sản xuất, các công ty để giải quyết công ăn việc làm cho anh em TB. Anh lâm bệnh nặng và không qua khỏi để lại những dự định giang dở và niềm thương tiếc vô hạn cho người thân và đồng đội. Hình ảnh 1 người TB cụt cả 2 chân tới gần hết đùi, di chuyển bằng ghế đẩu nghẹn ngào khóc nấc trước linh cữu của Thông đã làm tôi nhớ mãi.

Nguyễn Đình Thông là bạn rất thân với Lê Tấn Hổ (nguyên trinh sát của e95/f325). Hai người này học cấp 3 Trần Phú B. Thông vào DHXD, Hổ vào ĐHSPNN. Hai bà vợ cùng là bạn học cùng lớp. Có 1 điều gì đó ở 2 người bạn thân này: họ cùng mắc 1 trọng bệnh, Hổ đi tháng 6/2010 thì Thông ra đi sau đó 1 tháng.

Thông là thương binh hạng đặc biệt nên sau khi mất được nhà nước truy phong Liệt sĩ.
« Sửa lần cuối: 10 Tháng Bảy, 2011, 08:41:41 pm gửi bởi lexuantuong1972 » Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
chienc3.1972
Thành viên
*
Bài viết: 861


« Trả lời #154 vào lúc: 09 Tháng Bảy, 2011, 10:11:16 pm »

Bác LXT đúng là trên thông thiên văn, dưới tường địa lý. Bái phục, bái phục. Xin đưa thêm thông tin về thi tướng Huỳnh Văn Nghệ
Thân thế:
Huỳnh Văn Nghệ sinh ngày 2 tháng 2 năm 1914 tại làng Tân Tịch, tổng Chánh Mỹ Hạ, tỉnh Biên Hòa (nay thuộc xã Thường Tân, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương), trong một gia đình nghèo.

Trước khi sinh ra ông, gia đình ông từng sống du cư bằng ghe trên sông Bao Ngược (Một đoạn sông Vàm Cỏ, hợp lưu với kinh Chợ Gạo từ Mỹ Tho chảy xuống hợp với sông Tra từ Gò Công sang, nổi tiếng nguy hiểm cho tàu bè). Năm 1903, gia đình ông gặp một trận bão lớn cuốn hết cả gia tài và hai người con đầu.

Sau trận bão đó, gia đình ông lưu lạc lên lập nghiệp ở vùng Tân Uyên. Thân phụ của ông là ông Huỳnh Văn Tờn, từng học võ và biết chữ Nho, sống bằng nghề đi săn, nhưng có lúc phải đi làm mướn (cưa gỗ) để sinh kế. Là một người khẳng khái, mặc dù chính quyền thực dân cấm, ông Tờn vẫn lén lút dạy võ cho thanh niên trong làng và từng được hương chức làng mời ra làm hương tuần nhưng ông Tờn không nhận. Thân mẫu ông là bà Đoàn Thị Hiển, sinh năm Canh Thìn (1880), làm nghề gánh hàng bán cau khô, vải, nước mắm, thường đi chợ Tân Uyên để mua hàng về bán cho các làng lân cận như Tân Hòa, Mỹ Lộc...

Huỳnh Văn Nghệ là con thứ 7 trong gia đình nên còn gọi là Tám Nghệ. Trừ 2 người đầu mất tích do bão lũ năm 1903, và người thứ ba và thứ sáu mất sớm, ông có một người anh thứ tư (Năm Thọ) và người chị thứ năm (Sáu Yển) và 2 người em út (Chín Lưỡng và Mười Mẫn). Như thông tục thời bấy giờ, ông còn được cha mẹ gọi là Ngộ hoặc Ngãi.

Tuy nhà nghèo, nhưng ông được hưởng một nền giáo dục rất tốt, được cha dạy dỗ về căn bản cả văn lẫn võ. Tuy nhà nghèo, nhưng ông được gia đình chăm lo ăn học đến nơi đến chốn. Ông được cho đi học bậc tiểu học tại làng Mỹ Lộc, quận Tân Uyên và học rất giỏi. Nhờ đó, năm 1928, sau khi tốt nghiệp bậc tiểu học, ông đã giành được học bổng bậc trung học của Trường Petrus Ký. Sau khi ông lên Sài Gòn học ít lâu thì cha ông tử nạn bởi bị rắn độc cắn. Toàn bộ gia đình ông trông nhờ vào người mẹ buôn bán nhỏ và người anh làm thầy giáo ở quê nhà.

Bước đầu hoạt động cách mạng:

Từ nhỏ, ông chịu ảnh hưởng tinh thần yêu nước của gia đình. Khi học bậc trung học tại trường Petrus Ký tại Sài Gòn, ông thường xuyên có thái độ bài Pháp thực dân và có thể đã có những tiếp xúc đầu tiên với những người Cộng sản[6].

Sau khi tốt nghiệp với bằng Thành chung vào năm 1932, ông vào làm công chức tại Sở Hỏa xa Đông Dương (Sài Gòn). Thời gian này, ông được các cán bộ Cộng sản vận động, tham gia phong trào Đông Dương Đại hội vào năm 1936, một phong trào vận động thu thập dân nguyện đề nghị cải cách với chính quyền thực dân Pháp, bắt đầu hoạt động làm thơ, viết báo (tiếng Việt, tiếng Pháp) đăng trên các báo ở Sài Gòn. Năm 1937, ông được bí mật kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương lần thứ nhất.

Năm 1940, Khởi nghĩa Nam Kỳ nổ ra và bị chính quyền thực dân đàn áp khốc liệt. Vì là một đảng viên bí mật hoạt động công khai, nên thân phận của ông không bị bại lộ. Nhưng do việc thường xuyên tiếp tế cho một bộ phận nghĩa quân rút về lập căn cứ ở Tân Uyên, năm 1942, ông bị phát hiện và bị truy bắt. May mắn là ông kịp đào thoát sang Thái Lan. Tại đây, ông hoạt động trong phong trào Việt kiều yêu nước, tổ chức xuất bản tờ báo Hồn cố hương, kêu gọi Việt kiều bào hướng về Tổ quốc, ủng hộ cách mạng.

Hoạt động quân sự:

Năm 1944, ông trở về nước bắt liên lạc với Trần Văn Giàu, Bí thư Xứ ủy Nam Kỳ và được giao lập khu nghĩa quân Đất Cuốc tại quê hương Tân Uyên, Biên Hòa. Tháng 7 năm 1945, lần thứ hai ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương và tham gia Tổng khởi nghĩa tháng Tám, trực tiếp chỉ huy bắt sống tỉnh trưởng và cảnh sát trưởng tỉnh Biên Hòa. Ông được giao nhiệm vụ chỉ huy trưởng lực lượng Giải phóng quân Biên Hòa, cố vấn cho Ủy ban kháng chiến miền Đông. Chính quyền cách mạng giao cho ông trọng trách mang hơn 10 vạn đồng (tiền Đông Dương) qua Campuchia mua vũ khí về phục vụ cách mạng nhưng hai kẻ môi giới cầm tiền đã bỏ trốn, khiến ông không hoàn thành nhiệm vụ. Sau này hai kẻ môi giới lừa bịp đã bị bắt.

Cuối tháng 9 năm 1945, Sài Gòn bị Pháp chiếm, trạng sư Dương Văn Giáo, “lãnh tụ” Việt Nam phục quốc đồng minh hội, đứng ra thành lập chính phủ “Nam Kỳ Cộng hòa quốc” phục vụ cho thực dân Pháp. Huỳnh Văn Nghệ đã trực tiếp tham gia bắt sống Dương Văn Giáo.

Tháng 5 năm 1946, Tư lệnh Nam Bộ Nguyễn Bình phong cho Chi đội trưởng Chi đội (tương đương trung đoàn) 10 Huỳnh Văn Nghệ làm Khu bộ phó Khu 7(lúc này, Bảy Viễn là khu bộ trưởng khu 7, miền Đông Nam Bộ, một trong 3 khu quân sự-hành chính ở Nam Bộ). Sau này ông được thăng chức Khu trưởng Khu 7 kiêm Tư lệnh Bộ Tư lệnh Khu 7(Bảy Viễn được thăng chức lớn, nhưng không nhận, và gia nhập hàng ngũ tay sai của Pháp). Ông đã chỉ huy nhiều trận đánh nổi tiếng với bí danh Tám Nghệ.

Năm 1953, ông được cử ra Bắc học tập và tiếp tục công tác trong Quân đội với hàm Thượng tá, chức vụ Phó Cục trưởng Cục Quân huấn thuộc Bộ Tổng Tham mưu Quân đội Nhân dân Việt Nam.

Chuyển sang ngạch dân sự:

Rời quân đội, Huỳnh Văn Nghệ chuyển sang làm Tổng cục phó Tổng cục Lâm nghiệp. Năm 1965, ông về miền Nam tham gia chống Mỹ, làm Phó ban Kinh tài Trung ương Cục miền Nam.

Sau khi đất nước thống nhất, ông là Thứ trưởng Bộ Lâm nghiệp (về sau hợp nhất vào Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn). Ông lâm bệnh và mất tại Thành phố Hồ Chí Minh ngày 5 tháng 3 năm 1977.

"Thi tướng":

Không chỉ là một chỉ huy quân sự tài ba, ông còn là một nhà thơ có những vần thơ in đậm trong tâm trí người đọc. Đồng đội và nhân dân miền Nam gọi ông là "Thi tướng rừng xanh".

Ở Huỳnh Văn Nghệ nhiệm vụ chiến sĩ và sứ mệnh thi sĩ đã hoà quyện với nhau, như chính lời ông viết:

Tôi là người lăn lóc giữa đường trần,
Không phân biệt lúc mài gươm múa bút.
Đời chiến sĩ máu hoà lệ, mực
Còn yêu thương là chiến đấu không thôi
Suốt một đời gươm chẳng ráo mồ hôi
Thì không lẽ bút phải chờ kiếp khác.
Trên lưng ngựa múa gươm và ca hát,
Lòng ta say chiến trận đến thành thơ…
Thơ của ông giản dị mà gần gũi, đầy cảm hứng mà sâu sắc, hồn nhiên mà xúc động. Bài thơ Nhớ Bắc của ông làm tại Chiến khu Đ năm 1946 với 4 câu tuyệt bút mở đầu đã được nhiều thế hệ người Việt Nam truyền tụng:

Ai về Bắc ta đi với
Thăm lại non sông giống Lạc Hồng
Từ độ mang gươm đi mở cõi
Trời Nam thương nhớ đất Thăng Long.
(Câu cuối có một số bản chép là "Ngàn năm thương nhớ đất Thăng Long". Tuy nhiên sau này đã được đính chính lại đúng nguyên tác là "trời Nam").

Bài thơ kết thúc bằng 4 câu mang nặng tình với đất nước:

Ai đi về Bắc xin thăm hỏi
Hồn cũ anh hùng đất Cổ Loa
Hoàn Kiếm hồ xưa Linh Quy hỡi
Bao giờ mang trả kiếm dân ta.
Gần 50 bài thơ của ông đã được chọn in trong tập Thơ văn Huỳnh Văn Nghệ, NXB Đồng Nai, 1998. Ngoài ra ông còn viết truyện ký, tự truyện được tập hợp trong hai tập sách Quê hương rừng thẳm sông dài và Những ngày sóng gió.

Tháng 12 năm 2006, các tập thơ Chiến khu xanh, Bên bờ sông xanh, Rừng thẳm sông dài được tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật.

Đầu năm 2007, tỉnh Bình Dương phối hợp với tỉnh Đồng Nai và Đài truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức hội thảo khoa học Huỳnh văn nghệ - Cuộc đời và sự nghiệp tại Nhà Lưu niệm Huỳnh Văn Nghệ, thuộc xã Thường Tân, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương.

Tại thị xã Thủ Dầu Một, có một con đường mang tên Huỳnh Văn Nghệ. Và cũng để tưởng nhớ công lao của một vị tướng - một nhà thơ và ở thành phố Biên Hòa cũng có con đương mang tên ông, tỉnh Bình Dương đã quyết định thành lập Giải thưởng văn học nghệ thuật Huỳnh Văn Nghệ của tỉnh Bình Dương.

Cuộc đời ông cũng được hãng TFS dựng thành phim truyền hình 37 tập "Vó ngựa trời Nam", do Nghệ sĩ ưu tú Lê Cung Bắc làm đạo diễn và các diễn viên Huỳnh Đông vai Huỳnh Văn Nghệ, Lê Phương vai Nhàn, Bé Cường vai Huỳnh Văn Nghệ lúc nhỏ, Tấn Hưng vai Tám Phát, Thạch Kim Long vai Chín Quỳ. Phim được dàn dựng từ năm 2007 và công chiếu vào tháng 3 năm 2010, nhận được một số lời khen ngợi.

Không lâu sau đó, ngày 17 tháng 4 năm 2010, ông được nhà nước Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

Gia đình:

Ông lấy vợ tên là Đoàn Thị Nhạn (1915-1988), có tất cả 9 người con. Hai người con đầu mất sớm. Người thứ ba là bà Huỳnh Xuân Lan, mất năm 2007, nguyên là Phó TGĐ Tổng Công ty xây dựng số 1. Người thứ tư là bà Huỳnh Thu Cúc, giảng viên đại học Bách Khoa. Người thứ năm là bà Huỳnh Thu Nguyệt, nguyên là kế toán trưởng. Người thứ sáu là ông Huỳnh Văn Nam, TGĐ Đài Truyền Hình TP.HCM (8/2002-3/2011/). Người thứ bảy mất sớm. Người thứ tám là bà Huỳnh Thị Sông Bé. Người con út là bà Huỳnh Thị Thành, hiện là trưởng khoa Vật lý Đo lường, Viện Kiểm Nghiệm Thuốc TP.HCM.
« Sửa lần cuối: 10 Tháng Bảy, 2011, 12:34:18 pm gửi bởi chienc3.1972 » Logged
TANVINHprc25
Thành viên
*
Bài viết: 539


« Trả lời #155 vào lúc: 09 Tháng Bảy, 2011, 10:12:21 pm »

Ấy bác LXT ơi, bác quá lời thế làm em ngượng chết. những ghi chép thời ấy để khuây khỏa cũng chỉ mình mình biết thôi có dám cho ai xem đâu, bây giờ mấy chục năm rồi giờ giữ lại làm gì nữa, giao lưu vui vẻ với anh em cùng nhau nhớ lại thời xưa, "thoát xác" cùng anh em nên con tằm nhả tơ với nhau ý mà.
Bác gọi em là lĩnh mã thám, giờ lại là thi lính nữa, bác ưu ái em quá, cảm ơn bác.

Bác ChienC3 ảnh chụp bằng điện thoại mà được đấy nhỉ.
Logged
TANVINHprc25
Thành viên
*
Bài viết: 539


« Trả lời #156 vào lúc: 09 Tháng Bảy, 2011, 10:52:04 pm »



Nguyễn Đình Thông là bạn rất thân với Lê Tấn Hổ (nguyên trinh sát của e95/f325. Hai người này học cấp 3 Trần Phú B. Thông vào DHXD, Hổ vào ĐHSPNN. Hai bà vợ cùng là bạn học cùng lớp. Có 1 điều gì đó ở 2 người bạn thân này: họ cùng mắc 1 trọng bệnh, Hổ đi tháng 6/2010 thì Thông ra đi sau đó 1 tháng.



Bác nhắc tới Hổ, xin góp đôi lời về người bạn thân thiết của ae lính TS chúng tôi. Hổ cũng lính 6/9/71 cùng trường với Duyên SPNN khoa Anh, ae chúng tôi cùng C3 huấn luyện Hà Bắc, ở C20 E95 cùng với với thằng bạn thân của tôi nên ae càng gần gũi. Sau 30/4 Hổ tiếp tục phục vụ quân đội cho đến lúc trọng bệnh và mất, là Đại Tá, Trưởng phòng Quân báo QK5. Nhiều lần chúng tôi đi ĐN hoặc Hổ ra HN họp anh em hay gặp nhau. Tên là Hổ nhưng bạn rất hiền và rất nhiệt tình với bạn bè. Anh em đồng đội lính TS chúng tôi rất quí mến và thương tiếc Hổ.
Logged
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #157 vào lúc: 10 Tháng Bảy, 2011, 09:49:00 am »



Nguyễn Đình Thông là bạn rất thân với Lê Tấn Hổ (nguyên trinh sát của e95/f325. Hai người này học cấp 3 Trần Phú B. Thông vào DHXD, Hổ vào ĐHSPNN. Hai bà vợ cùng là bạn học cùng lớp. Có 1 điều gì đó ở 2 người bạn thân này: họ cùng mắc 1 trọng bệnh, Hổ đi tháng 6/2010 thì Thông ra đi sau đó 1 tháng.



Bác nhắc tới Hổ, xin góp đôi lời về người bạn thân thiết của ae lính TS chúng tôi. Hổ cũng lính 6/9/71 cùng trường với Duyên SPNN khoa Anh, ae chúng tôi cùng C3 huấn luyện Hà Bắc, ở C20 E95 cùng với với thằng bạn thân của tôi nên ae càng gần gũi. Sau 30/4 Hổ tiếp tục phục vụ quân đội cho đến lúc trọng bệnh và mất, là Đại Tá, Trưởng phòng Quân báo QK5. Nhiều lần chúng tôi đi ĐN hoặc Hổ ra HN họp anh em hay gặp nhau. Tên là Hổ nhưng bạn rất hiền và rất nhiệt tình với bạn bè. Anh em đồng đội lính TS chúng tôi rất quí mến và thương tiếc Hổ.

Dịp tháng 3/2010 đoàn Cựu SV - CS Thành cổ QT trên đường vào Ban Mê Thuột dự lễ kỷ niệm 35 năm chiến thắng BMT, mặc dù bệnh đã nặng lắm rồi nhưng Hổ vẫn ra tận ga Đà Nẵng để chào đón anh em của e95 đi tầu vào Diêu Trì. Mấy hôm sau, trên đường ra, tốp đi ô-tô nghỉ đêm tại Đà Nẵng, tôi cùng Ngọ tây, Tần, Lộc, Minh điếc cùng ở e95  đã vào nhà riêng để thăm Hổ. Thấy bạn bè cũ vào thăm,  Hổ vui lắm, ngồi dậy nói chuyện ngày xưa giữa những nhịp thở đứt quãng...

Đang khỏe mạnh như thế, ăn mỗi bữa 7 bát cơm sau khi chơi xà. Chỉ có kém ăn đi 1 chút, quân y QK5 phát hiện ra khối u và cho Hổ ra 108 để kiểm tra và chỉ định mổ nhưng Hổ đã xác định sống chung với nó vì biết chẳng giải quyết được gì. QK5 ý định cho Hổ nghỉ để làm chế độ, nhưng vị bác sĩ chủ nhiệm quân y của QK có ý kiến cứ để anh ấy làm việc cho đến lúc nào anh ấy không làm việc được nữa thì thôi, con người ấy nếu không được làm việc mà phải xa rời đồng đội, bạn bè thì chắc anh ấy sẽ buồn và ra đi sớm. Quả thật Hổ vẫn cứ tiếp tục làm việc cho đến khi bệnh nặng quá phải nghỉ tại nhà. Sự sống của Hổ kéo dài hơn 2 năm nữa...

Bác TTNL, 6971, TMH pot ảnh Hổ cùng chụp với chúng ta hôm 27/7/2009 để bạn bè, đồng đội được biết hình ảnh 1 người đồng đội quả cảm, chân thực, tận tình với bạn bè đến giờ phút cuối cùng.    
« Sửa lần cuối: 10 Tháng Bảy, 2011, 10:46:46 am gửi bởi lexuantuong1972 » Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
chienc3.1972
Thành viên
*
Bài viết: 861


« Trả lời #158 vào lúc: 10 Tháng Bảy, 2011, 10:29:52 am »

@tanvinhprc25, lexuantuong:
- Cuối năm 2006 bọn tôi (chienc3 và Thái Hồng Sơn) đang thi công công trình Nhà máy sữa Đà Nẵng, theo giới thiệu của LXT tôi có gọi điện thoại cho Lê Tấn Hổ. Chỉ 15 phút sau đã thấy xe tới. Hổ mặc quân phục Đại tá, người thấp đậm, rắn chắc, tính tình rất sôi nổi. Hổ kể chuyện vừa đi một vòng Tây Nguyên về (thời gian đó có vụ người Thượng bị lôi kéo vượt biên). Mà toàn đi bằng xe máy mới kinh chứ. Sang năm 2007 thấy Bình K8 thông báo Hổ bị trọng bệnh. Bọn tôi lúc đó đang ở ĐN, đã sắp xếp để đi thăm thì lại có thông tin Hổ đã về làm việc bình thường rồi. Thế mà...nay đã thành người thiên cổ. Đúng là trời kêu ai người nấy dạ thôi các bác nhỉ. Tiếc thương người bạn rất đáng quý trọng, tuy mới chỉ gặp nhau vài chục phút nhưng đã để lại trong tôi những ấn tượng tốt đẹp.
- Bác tanvinhprc25 quá khen. Tuy "nhà không có điều kiện" nhưng tính hơi "tháo vát", có gì dùng vậy, được cái kịp thời.
« Sửa lần cuối: 10 Tháng Bảy, 2011, 03:03:55 pm gửi bởi chienc3.1972 » Logged
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #159 vào lúc: 10 Tháng Bảy, 2011, 11:42:18 am »

@tanvinhprc25, lexuantuong: cuối năm 2006 bọn tôi (chienc3 và Thái Hồng Sơn) đang thi công công trình Nhà máy sữa Đà Nẵng, theo giới thiệu của LXT tôi có gọi điện thoại cho Lê Tấn Hổ. Chỉ 15 phút sau đã thấy xe tới. Hổ mặc quân phục Đại tá, người thấp đậm, rắn chắc, tính tình rất sôi nổi. Hổ kể chuyện vừa đi một vòng Tây Nguyên về (thời gian đó có vụ người Thượng bị lôi kéo vượt biên). Mà toàn đi bằng xe máy mới kinh chứ. Sang năm 2007 thấy Bình K8 thông báo Hổ bị trọng bệnh. Bọn tôi lúc đó đang ở ĐN, đã sắp xếp để đi thăm thì lại có thông tin Hổ đã về làm việc bình thường rồi. Thế mà...nay đã thành người thiên cổ. Đúng là trời kêu ai người nấy dạ thôi các bác nhỉ. Tiếc thương người bạn rất đáng quý trọng, tuy mới chỉ gặp nhau vài chục phút nhưng đã để lại trong tôi những ấn tượng tốt đẹp.
Bác tanvinhprc25 quá khen. Tuy "nhà không có điều kiện" nhưng tính hơi "tháo vát", có gì dùng vậy, được cái kịp thời.

Tháng 7/2005, cơ quan tôi tổ chức cho những anh chị em lớn tuổi đi Xuyên Việt bằng 2 xe (1 xe 16 chỗ và 1 xe 4 chỗ) với gần hai chục người. Đoàn do 1 PGĐ của cơ quan làm trưởng đoàn và giao cho tôi lập lộ trình cho chuyến đi. Khi đi vào chúng tôi từ Đồng Hới lên đường HCM theo đường 9 qua cầu ĐakRong vào đường 14 (đường HCM) để vào Thừa Thiên. Đây là lần đầu tiên tôi đi 1 chuyến vào Tây Nguyên theo trục đường này nên tôi đã liên lạc trước với Hổ để biết được tình hình đường xá cũng như những cung chặng hợp lý để cho đoàn ăn nghỉ dọc đường. Hổ đã cung cấp cho tôi rất chi tiết chặng đường từ Quảng Nam cho đến Tây Nguyên và có hứa sẽ đón đoàn chúng tôi tại đất Tây Giang địa đầu của Quảng Nam trên trục đường HCM. Hổ còn nói với tôi: sau khi ra khỏi hầm A Ròang 2 sẽ xuống đèo A Tép và Hổ sẽ đợi tôi ở chân đèo nơi có ngã ba đường sang Lào. Tôi hỏi Hổ:" Ông đi bằng xe gì ?" - Một thằng Honda 250 mầu đen mà cả Tây Nguyên có 1 chiếc - đó là tôi. Công việc của Hổ là như vậy, với cương vị của 4// trưởng Phòng quân báo QK5, anh thường xuyên một mình dong duổi trên con ngựa sắt khắp các nẻo đường của QK5 và đặc biệt là những vùng nóng của Tây Nguyên để nắm bắt tình hình cũng như chỉ đạo các đơn vị làm nhiệm vụ trấn giữ 1 vùng rộng lớn của Tây Trường Sơn, vì bình yên của Tổ quốc.

Nhưng rồi kế hoạc giữa Hổ và chúng tôi hơi bị lệch 1 chút nên không thể chiêm ngưỡng người chiến binh với con ngựa sắt giữa núi rừng Trường Sơn. Anh đi trước tôi 1 ngày, tới đâu anh đều gọi điện cho tôii biết đường xá như thế nào, nơi nào ăn nghỉ tốt, anh còn cho tôi biết có 1 địa danh trên đường là 1 con thác nhỏ, đây là nơi đoàn tháp tùng vợ chồng Ông hoàng Xi-ha-núc về KPC đầu năm 1973 nghỉ tại đây. Tôi cũng đã được xem tấm ảnh chụp Bà hoàng Mô-nic ngồi chải tóc bên 1 con thác nhỏ với những người tùy tùng (không biết có phải con thác này hay không).

Chúng tôi theo chỉ dẫn của Hổ nghỉ đêm tại Khâm Đức để hôm sau vào Tây Nguyên. Quả thực Khâm Đức là 1 thị trấn khá lớn ở miền tây Quảng Nam, và đêm đó chúng tôi nghỉ tại nhà khách của huyện. Mọi chi phí ăn nghỉ ở đây đều rất hợp lý. Những đoạn đường hiểm trở nhất trên cung đường HCM là Tây Quảng Nam và Kon Tum chúng tôi rất yên tâm được Hổ chỉ dẫn tận tình và hẹn Hổ đợi chúng tôi tại Pleiku để gặp gỡ và giao lưu với anh chị em trong đoàn cùng với CN NHCT của Gia Lai, nhưng Hổ không thể đợi chúng tôi được vì rất nhiều công việc đang chờ đợi anh.

Anh chia tay chúng tôi qua điện thoại và có căn dặn từ Gia Lai đi tiếp vào Đăk Lăk đường đi rất thuận lợi nếu như có gì trục trặc gọi điện cho anh sẽ có người đến trợ giúp.

Ấy thế sự việc trên đã 6 năm trôi qua. Cho đến bây giờ cơ quan tôi chưa thể tổ chức 1 chuyến đi nào như thế. Rất nhiều người trong đoàn đã nghỉ hưu. Hàng năm vào dịp tháng 7 các thành viên của đoàn ngày ấy có 1 buổi gặp gỡ và trong ngày đó những câu chuyện của chuyến đi đều được nhắc lại và bao giờ cũng nói đến anh bạn của anh T chỉ dẫn rất tận tình trên chặng đường Trường Sơn hiểm trở...
« Sửa lần cuối: 10 Tháng Bảy, 2011, 08:48:34 pm gửi bởi lexuantuong1972 » Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM