Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 13 Tháng Năm, 2024, 11:18:32 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Bạn biết gì về cộng đồng các dân tộc Việt Nam và Thế giới ?  (Đọc 166394 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
MUCTAU
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 534


« Trả lời #270 vào lúc: 13 Tháng Giêng, 2010, 10:35:20 pm »

  Phong tục đón Tết nguyên đán của người Việt đồng bằng Bắc bộ.
 Vừa ngồi buôn với mấy mụ sồn sồn cỡ mẹ già bà non. Tưởng các mụ này hay đi lễ bái chùa chiền miếu mạo thì biết nhiều về phong tục , cúng giỗ Tết nhất. Hóa ra cũng chỉ đú đởn theo mấy đám đồng cốt lên ngàn xuống bể cho bớt mỡ chứ chẳng hiểu gì về lễ bái tổ tiên cả.(Em không đả phá đạo Lão dâu nhá! Em cũng có máu đồng bóng. Có lần vào giá Đức Ông bắt ‘’cô’’ chủ nhang làm Bạch hổ cưỡi chơi).Vì chủ nhà chỉ có ‘’ phong tục tập quá…’’ mà không có ‘’tín ngưỡng ‘’ nên em không lạm bàn.
 Quay lại tục đón Tết người Việt. Em chưa hiểu thấu đáo lắm. Viết lên đây mời các bác cùng tham luận, bổ sung để kịp đón Tết Ông Hổ.
 Để chuẩn bị cho ngày đầu năm mới. Ngay từ những ngày cuối tháng Chạp người ta sửa sang dọn dẹp nhà cửa. Bỏ bớt đồ dùng cũ, hỏng. Quýet vôi các gốc cây, chân tường, chuồng trại. Thậm chí cả ngõ đi để trừ tà ma.Rấp cành gai lên lối đi ngang tắt, lối vào chuồng trại.Trước đây còn dựng cây nêu bằng tre.Theo tích cổ,trên cây nêu người ta treo các hình dụng cụ nhà nông,các hình vẽ, hình nộm những sản phẩm, đồ dùng, vật nuôi mà người dân mong muốn bội thu trong năm mới. Chân cây nêu vẽ một cây cung giương sẵn tên hướng đúng phía Đông để chặn lũ quỷ phương Đông tới. Đình làng cũng dựng một cây nêu. Vì là của làng nên cây nêu cửa đình bao giờ cũng cao,to. Trang trí đẹp hơn các cây nêu khác trong làng. Đàn bà lo rửa , ép lá dong, lá chuối. Bóc lạt để gói bánh chưng,bó giò. Đàn ông tính toán đụng lợn, đụng trâu với hàng xóm.Lau dọn bàn thờ gia tiên. Dán tranh ảnh câu đối. Người đi xa về mang theo quà Tết thường là bánh kẹo, mứt, rượu… cũng được bày lên bàn thờ như muốn bày tỏ tấm lòng tri ân tiền bối.Bọn trẻ hớn hở ướm quần áo mới. Tranh nhau khoe với lũ bạn, mình có cái này, cái kia mới lạ đón Tết. Các bà còn phải ra chùa, điện thờ ‘’ trả lễ’’ ( giờ quyen gọi là ‘’cảm ơn’’)Phật, Thánh đã cho gia đình họ một năm an lành như lời cầu cúng đầu năm.Vào ngày giáp năm, già trẻ ra nghĩa trang. Thắp hương ông Quản đất, sửa mộ, mời những người đã khuất về đón năm mới với gia đình.
 Ngày xưa, vào sáng ngày cuối năm. Các bậc chức sắc cùng các đinh trong làng tổ chức lễ Thành hoàng. Một cụ (thường là tiên chỉ) đọc sớ tâu với Thành hoàng những thành tích đạt được cũng như ‘’một vài tồn tại ở một vài cá nhân’’. Đặc biệt có làng còn khen thưởng cá nhân, dòng họ có thành tích văn hóa,kinh tế đem niềm vinh dự cho làng. Phê phán dòng họ có người mang tiếng xấu cho làng. Tất nhiên, sau buổi ‘’ báo cáo tổng kết cuối năm’’ là…đánh chén. Đánh chén xong, mỗi người ra về được chia phần thịt, xôi. Nhiều ít tùy theo vai vế, tùy theo ‘’kinh phí’’từng năm.( Vụ ‘’báo cáo tổng kết’’ này qkTđ có học tập và thực hiện vào ngày 19/12 vừa rồi nhưng tinh thần kém xa các cụ)
 Bữa cơm cúng tạ gia tiên chiều cuối năm là bữa cơm đầy đủ, ấm cúng nhất trong năm.Bữa cơm sau những ngày tất bật sắm Tết. Bữa cơm đón người đi xa cuối cùng đã về kịp Tết.Hương cúng trên bàn thờ đã cháy quá nửa. Ông chủ lầm rầm khấn khứa xin thừa lộc.Ngoài sân, một băng pháo tép lẹt đẹt nổ, tàn giấy vàng mã lửng lơ tiễn năm cũ.Mâm bát bê xuống. Cả nhà quây quần ăn uống vui vẻ trong mùi trầm của hương, mùi hăng hăng thuốc pháo.
 Đêm trừ tịch. Đúng giáp canh. Tiếng pháo nổ râm ran khắp làng. Chủ nhà ra giữa sân thắp hương cúng đất trời. Một cái bàn nhỏ. Trên bày mân cỗ đơn sơ. Nếu không có thủ lợn, con gà thì chỉ cần miếng thịt luộc, đĩa xôi be rượu. Một lọ hoa be bé. Một thiếp tiền vàng.Đây là lễ nhỏ đãi quan mới nhâm trị, quan cũ hết nhiệm kì về Trời nghỉ ngơi. Vì là quan nhà Trời nên thủ tục bàn giao rất nhanh. Nhất là khi các quan ghét nhau như quan Sửu với quan Dần sắp tới.( Năm Dần giáp trước. Có người cúng miếng thịt sống cho Quan Hổ vì ngài thích thịt sống. Không biết những năm khác họ cúng gì ?) Sau đó chủ nhà mới cúng gia tiên trong nhà. Cúng giao thừa. Chủ nhà xin gia tiên phù hộ cho gia đình được an khang thịnh vượng.Người già thì khỏe mạnh trường thọ. Người đi xa thì thuận buồm xuôi gió. Buôn bán phát tài. Trẻ con được khai tâm sửa tính học một biết mười, chăm ngoan hiếu lễ….Lễ tổ xong. Chủ nhà ra lễ chúng sinh. Trước sân gần ngõ là mâm cỗ chúng sinh. Mâm cỗ có khi là cái mẹt rải lá chuối. Trên có gạo, muối, cháo bồ đài,bỏng rang ….Không thiếu được là quần áo giấy và ít tiền vàng.
 Chủ nhà cầu khấn những vong linh cầu bất cầu bơ không người cúng giỗ. Đặc biệt lễ này không đợi tàn nhang. Chủ nhà khấn xong là đốt vàng mã, vãi đồ cúng ra khỏi đất nhà mình. Cháo bồ đài cài ngoài bụi cây gốc duối để ‘’ tống tiễn ma đói ma khát khỏi quấy nhiễu’’.
 Phải ông trưởng tộc, trưởng chi. Đêm cuối năm không được ở nhà mà ra từ đường cúng tế. Chuẩn bị đón người trong họ đến cúng Tổ. Cũng là dịp gặp gỡ chúc Tết đầu năm.
 ( còn nữa)
  MT mạnh dạn gửi bài này mong được các thành viên bổ sung góp ý.Vì bài viết không có tính liệt kê hướng dẫn.Có gì thắc mắc xin các bác cứ nêu. MT biết đến đâu xin trao đổi đến đấy.
 Xin các bác một bài về mâm ngũ quả và mâm cỗ cúng gia tiên ngày Tết.MT đang bí cái này.
 Bác nào ‘’ vai vế’’ cho xin bài hướng dẫn sắp xếp đồ thờ khí trên bàn thờ gia tiên. (bài vị,ảnh thờ ,bát hương,lư hương, mâm bồng, cây nến, lọ hoa v.v.)


« Sửa lần cuối: 13 Tháng Giêng, 2010, 10:54:18 pm gửi bởi MUCTAU » Logged
GiangNH
Thành viên
*
Bài viết: 1146


« Trả lời #271 vào lúc: 13 Tháng Giêng, 2010, 11:05:43 pm »

xóa
« Sửa lần cuối: 13 Tháng Giêng, 2010, 11:12:25 pm gửi bởi Giang.K17 » Logged
Simon
Thành viên
*
Bài viết: 96


« Trả lời #272 vào lúc: 03 Tháng Hai, 2010, 04:28:52 pm »

Lâu lắm rồi, không thấy bác KH và bác MT có bài về Cộng đồng các dân tộc VN  và thế giới, SM có vài tấm hình về kiến trúc và văn hóa của Mã! Grin Xin tặng các bác! Grin

Không biết các bác thấy thế nào về kiến trúc của Mã, nhưng em thấy kiến trúc của Mã cũng có nét đặc trưng cho dân tộc họ, rất rõ nét, so với một số nước châu Á khác (đ/c Su đừng ném đá tui nhá! Grin tôi biết là đ/c không thích mấy nước mà tui đã và đang tạm trú! Tongue Grin)

Đây là Nhà thờ Hồi giáo của bang Kuala Lupur!

[]

[]

[]

[]
Logged
SukhoiSu-47Berkut
Thành viên
*
Bài viết: 354


Vọng mãi đến ngàn năm, vần thơ Nam quốc sơn hà!


« Trả lời #273 vào lúc: 03 Tháng Hai, 2010, 04:35:01 pm »

...Không biết các bác thấy thế nào về kiến trúc của Mã, nhưng em thấy kiến trúc của Mã cũng có nét đặc trưng cho dân tộc họ, rất rõ nét, so với một số nước châu Á khác (đ/c Su đừng ném đá tui nhá! Grin tôi biết là đ/c không thích mấy nước mà tui đã và đang tạm trú! Tongue Grin)
...

Đừng có chụp mũ tui như rứa, chưa bao giờ tui có quan điểm phủ nhận sạch trơn như rứa. Khu Putrajaya của họ ngó cũng được đấy chứ.
Logged

Bóng ai như tôi đi qua cánh đồng...
Bóng ai như tôi đi qua cuộc đời....!
Simon
Thành viên
*
Bài viết: 96


« Trả lời #274 vào lúc: 03 Tháng Hai, 2010, 04:40:51 pm »

[]

[]


[]

[]

[]

[]

[]
Logged
Simon
Thành viên
*
Bài viết: 96


« Trả lời #275 vào lúc: 03 Tháng Hai, 2010, 04:53:06 pm »

[]


[]


[]
Logged
smilingmen
Thành viên
*
Bài viết: 363


« Trả lời #276 vào lúc: 03 Tháng Hai, 2010, 04:57:54 pm »

  Phong tục đón Tết nguyên đán của người Việt đồng bằng Bắc bộ.
 

Bài này của bác MT hay thế mà dừng lại giữa chừng ạ ?  Wink
Logged
Simon
Thành viên
*
Bài viết: 96


« Trả lời #277 vào lúc: 03 Tháng Hai, 2010, 05:05:47 pm »

[]


[]


[]
Logged
Simon
Thành viên
*
Bài viết: 96


« Trả lời #278 vào lúc: 03 Tháng Hai, 2010, 05:16:13 pm »

[]


[]


Khi bạn vào nhà thờ Hồi giáo, thì phụ nữ phải mặc như vậy (đối với khách đến thăm, còn bản thận phụ nữ Hồi giáo thì lúc nào họ cũng phải chùm khăn kín rồi), còn nam giới thì ăn mặc bình thường (chỉ không được mặc quần soóc thôi) và khi bạn muốn xin Thánh Ala cho bạn một điều gì đó, bạn phải để hai bàn tay khum khum trước ngực và khấn!

[]
Logged
SukhoiSu-47Berkut
Thành viên
*
Bài viết: 354


Vọng mãi đến ngàn năm, vần thơ Nam quốc sơn hà!


« Trả lời #279 vào lúc: 03 Tháng Hai, 2010, 10:49:35 pm »

Khi bạn vào nhà thờ Hồi giáo, thì phụ nữ phải mặc như vậy (đối với khách đến thăm, còn bản thận phụ nữ Hồi giáo thì lúc nào họ cũng phải chùm khăn kín rồi), còn nam giới thì ăn mặc bình thường (chỉ không được mặc quần soóc thôi) và khi bạn muốn xin Thánh Ala cho bạn một điều gì đó, bạn phải để hai bàn tay khum khum trước ngực và khấn!

[]

À lúi...Đc Simon đấy ư? miềng tưởng có nhiều dòng đạo, quy định ăn mặc cũng khác nhau chứ, có kiểu kín mít, có kiểu khá đơn giản.
Hì hì, trước khi làm việc gì quan trọng, khai mạc họp hành...đều lầm rầm khấn và khum hai tay như thế. Hồi đi máy bay của hàng không Brunei, trước khi cất cánh, phi công cũng...khấn.
Logged

Bóng ai như tôi đi qua cánh đồng...
Bóng ai như tôi đi qua cuộc đời....!
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM