Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 12 Tháng Năm, 2024, 10:13:06 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Bạn biết gì về cộng đồng các dân tộc Việt Nam và Thế giới ?  (Đọc 166374 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
khanhhuyen
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1957

Cao điểm 1100/85 E2 F3 SV


« Trả lời #240 vào lúc: 29 Tháng Tám, 2009, 07:28:21 pm »

Dắt chó đi chơi,mà không có mấy cái túi li lông để đựng sản phẩm của chó.Chỉ tổ trả tiền phạt thôi,chó to phải có thêm cái dọ ở mõm và tất cả các loại chó đều phải có dây xích cổ. Sad
Bận quá nói leo vài câu.
Logged

TA LÀ CON CỦA BỐ TA,MẸ TA. - H3/85 - CÁC BẠN ĐANG THẢO LUẬN CÙNG KHANHHUYEN,XIN CẢM ƠN.!
NGƯỜI ....CHIẾN SỸ ẤY... AI ĐÃ GẶP ANH... KHÔNG.. THỂ NÀO QUÊN .KHÔNG.. THỂ NÀO....QUÊN...
MUCTAU
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 534


« Trả lời #241 vào lúc: 30 Tháng Tám, 2009, 01:15:53 am »

Lão KH than thở tiếc một thời trai . Quả là tiếc thật . Ai cũng vậy thôi . Cái đã qua bao giờ chẳng tiếc . Ngày mai rồi lại tiếc cho hôm nay .
 Đúng là chẳng phải cố ra vẻ đạo đức ( Huh) hay quan điểm quân dân gì . Chẳng qua là chưa trải chưa , quen đấy thôi . Mấy tay có vợ rồi , vào bản thấy noọng cứ như mèo thấy mỡ  Grin
 Lại nói cái búp chè . Nó là búp chè mạn thường thôi . Dân dùng chống ẩm một loại Đông dược . Nó ngấm Đông dược và có tác dụng chống say rượu , làm rã rượu .Mãi sau này MT mới biết .
 Khi về đ/v . MT có tâm sự với anh a trưởng cũ . Anh nói nhà cô Phủ quý MT . Muốn MT làm rể nên cho MT uống say . Đêm sẽ '' ghép MT với Phủ '' . Vì MT ko say nên chuyện ko thành . Còn tại sao lại có người cho MT ăn búp chè giải rượu thì đoán là có ai đó ko muốn MT lấy Phủ nên làm vậy . Anh ấy còn nói người Nùng có tục bắt rể như vậy . Đến giờ MT vẫn chưa biết có thật thế ko !
 
Logged
khanhhuyen
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1957

Cao điểm 1100/85 E2 F3 SV


« Trả lời #242 vào lúc: 01 Tháng Chín, 2009, 12:48:15 am »

Tận dụng 02 ngày vàng ngọc,cưỡi con ngựa đỏ từ từ rời cái làng quê,nép mình bên sườn núi.Nơi có cái hang của đường cực đại siêu cao tốc chui qua,lát nữa mình cũng chui qua đó.Trước khi đi vào hang,một lần nữa lại được ngắm cái làng nhỏ bé,nằm khép mình bên sườn núi.Phía đầu làng nơi tiếp giáp với con đường lớn,cây cầu lớn,có một vài nóc nhà nằm phơi mình cùng đám lúa mì,chỉ còn phơi gốc dạ vàng,đã được máy gặt gom thành hàng óng ả nằm trơ dưới ánh nắng mai của khung trời cuối hạ.Phía đầu làng còn lại,những ngôi nhà nằm lẩn khuất cùng những bóng cây,chỉ còn thấp thoáng những mái ngói rêu mốc cũ kỹ của những căn nhà cổ,le lói màu đỏ tươi của một vài mái ngói,trắng lóa màu sơn tường của những ngôi nhà có tuổi đời còn mới.Tất cả như hòa mình,mất hút vào sườn núi,dặng núi,nơi có con đường cùng như mất dạng vào cái hang trên sườn đèo.
Rời đường làng,nhập theo vòng cung vào đường xuyên quốc gia.60 KM/giờ,70KM/giờ,80KM/giờ,90Km/giờ,bộ giò mới thay của chiếc xe AUDI trị giá tất cả là 1400€uro.Thật là chẳng đắt chút nào,tiếng động cơ chạy dầu,rít nhè nhẹ,chỉ còn nghe tiếng tiếp đất của bộ giò thoang thoảng như gió bay.Vòng cua ngắn,chuẩn bị nhập vào đường lớn.Trước mặt,phía trong cùng là luồng đường dành cho lũ xe tải.Chúng chạy thành 01 hành dài vô tận,như những bước thành cổ la mã biết lăn đi,bò đi.luồng ở giữa lượng xe cũng kha khá,dành cho những người không vội vã,cũng đang vun vút nối đuôi nhau ở tốc độ 130 KM/giờ.Đường ngoài cùng để cho những xe vượt,xe vội,xe ẩu.Có tên phi với tốc độ hơn 300 KM/giờ "khi chạy đường này luôn phải ngó gương hậu,có khi vừ thấy một chấm đen phía xa xa.Vừa nhìn luồng trong để tìm đường chốn cho nó vọt qua,chưa kịp tăng tốc để lách vào.Nó đã bám sát đít,nháy đèn liên tục xin đường,rất vội vã,mịa".
Chuẩn bị nhập,chỉ còn 300 mét để đua trước khi quyết định nhập dòng.Tăng tốc 100KM/giờ,110KM/giờ rồi 120KM/giờ,tiếng ga vi vu ngọt xớt,lách ngọn vào giữa 02 xe tải có khoảng cách chống khoảng 50 mét.Vội ngó bên tay trái,a một thằng cũng AUDI nhưng là A3 còn cách khoảng trên 50 mét tốc độ có lẽ 120 hay 130 KM/giờ,đang đà lao ra,nhấn thêm chút ga bộ giò guồng nhẹ nhàng lên 130KM,140KM chạy băng băng.Cả ba dòng xe chạy như những phi đội săn bắt cướp,những tên cướp là vô định làm cho những kẻ săn tìm luôn luôn phải vội vã,đuổi mãi. Grin

Khoảng 20 phút sau,buông mình bên thành phố cổ,cách nhà khoảng 45 KM.



Đỗ xe bên bãi đậu tự động hoàn toàn,tính tiền giờ bằng thẻ như cái thẻ nhà băng.Ảnh chụp từ cái cầu gỗ,bãi xe bên bờ phải của dòng sông.
Dòng sông,từ phía trên cùng của tấm hình,dòng chảy từ phía bên trên cùn nơi bãi đậu xe,chảy ngang sang phải.Đâm vào sườn núi cao dội ra,tạo thành cái doi đất,dải đất như 01 ngón tay cái,dài khoảng trên 300 mét.Phần dòng nước chảy dội lại,ở phía trên cùng vẫn là 01 dòng,lượn vòng cung hẹp khoảng 20 mét.Dòng nước vòng lại tạo thành cái thác,từ đây lại chia làm 02 dòng nước.Dòng thứ nhất bám sát sườn núi,có lẽ vẫn theo nhịp nước đổ từ thác nhỏ,dòng nước này chảy nhìn rõ sóng.Dòng thứ 02 nằm kẹp giữa hai dòng,thì lại rất lững lờ "tức dòng 01 đổ xuống bên trái và dòng 03 đổ ra bên phải".



Bên tay phải tấm hình này là bãi đậu xe,thẳng phía trước là cái cầu gỗ có mái ngói,dành cho người đi bộ nối vảo dải đất,được đặt trên dòng chảy quay lại.Nơi đó Khanhhuyen đứng chụp hình,tấm hình trên.
bên tay trái là một cái quán khá sầm uất,nơi đây vào năm 2000 vẫn bỏ chống,chưa có người thuê.bên trái tấm hình là tấm hình dưới.



Ở tấm hình này là con đường chạy từ trên xuống,vòng một chiều quanh phố cổ,vào năm 2000 Khanhhuyen đáng lẽ sẽ là chủ nhân của cái nhà màu trắng bên trái có chữ đỏ viết trên tường.



Cây dẻ ngựa này to cỡ 02 người ôm,nằm trước cái cầu gỗ,bên trái là cái quán có nhiều người ngồi ở ngoài trời,tấm hình thứ 02 từ trên xuống.Người ta cưa mất ngọn chỉ cho to phần gốc,nếu lão TS1 thích thì tặng đấy.



Tấm hình này nằm bên tay phải,đối diện cây dẻ ngựa ở đầu cầu gỗ.Người ta vẫn có thể kiếm đâu đó trong,trên thùng giác,ở những nơi có nhiều người đi du lịch như thế này.Những vỏ chai bia,vỏ bia hộp,vỏ nước ngọt và đổi ra tiền.Họ đã thống kê một người đàn ông,vô gia cư đã kiếm được vào ngày cao điểm của mùa hè khoảng 100 €uro,tiền vỏ chai,vỏ hộp. Grin

"mai viết tiếp và phót tiếp hình"
1-đi thẳng qua cái cầu gỗ là vào khuân viên,vườn thượng yển.
2-đi lên con đường có cái nhà,mà Khanhhuyen định làm chủ nhân vào năm 2000 là lên trung tâm phố cổ.
Để ngẫm xem,nên đi hướng nào trước.
« Sửa lần cuối: 01 Tháng Chín, 2009, 01:06:32 am gửi bởi khanhhuyen » Logged

TA LÀ CON CỦA BỐ TA,MẸ TA. - H3/85 - CÁC BẠN ĐANG THẢO LUẬN CÙNG KHANHHUYEN,XIN CẢM ƠN.!
NGƯỜI ....CHIẾN SỸ ẤY... AI ĐÃ GẶP ANH... KHÔNG.. THỂ NÀO QUÊN .KHÔNG.. THỂ NÀO....QUÊN...
MUCTAU
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 534


« Trả lời #243 vào lúc: 02 Tháng Chín, 2009, 12:15:44 am »

Chán lão KH quá . Chẳng thấy giới thiệu tập tục , thói quyen , lễ tết gì cả . Em là em đang định hỏi lão ba cái văn hóa , phong cách , rồi sự khác biệt Đông-Tây bên ấy . Cả chuyện yêu đương thương nhớ nữa . Biết đâu mai mốt có đường cao tốc sang đấy , em cưỡi con wave Tàu sang kiếm nắm râu ngô hãm nước uống cho lợi niêu  Grin.
Logged
MUCTAU
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 534


« Trả lời #244 vào lúc: 02 Tháng Chín, 2009, 01:34:20 pm »


                               Suy nghĩ về lễ Vu Lan .
 
  Ngày xưa bên Tàu có vị Bồ tát Mục Kiều Liên tu luyện được  nhiều phép thần thông . Một hôm ông dùng phép nhìn khắp âm ti . Thấy mẹ mình là bà Thanh Đề . Khi sống , bà Thanh Đề gây nhiều việc ác . Chết bị biến thành Ngạ quỷ . Bị hãm trong cõi a tỳ . Chịu đói khát khổ cực . Ông dùng  phép, mang cơm cho mẹ . Mẹ ông nhận cơm nhưng ko cho các quỷ khác ăn nên cơm biến  thành lửa . Mục Liên tìm Phật  . Thấy Mục Liên hiếu đức . Phật dạy đến ngày rằm tháng Bảy sắm lễ nhờ chư tăng mười phương hợp lực mới cứu đươc bà Thanh Đề thoát cõi tù ngục . Phật còn cho bài kinh Vu Lan Bồn Pháp mà tụng .
 Lễ Vu Lan báo hiếu cha mẹ nơi cõi âm ra đời từ đấy . Thương người như thể thương thân . Trần sao âm vậy . Vong nhà mình có cúng có lễ . Còn bao vong cầu bất cầu bơ . Nhân ngày này người ta cúng chúng sinh với bánh kẹo , hoa quả , cháo bồ đài lá đa , gạo muối vãi khắp bờ bụi gốc cây để bố thí ma đói ma khát . Phóng sinh các con vật .Các chùa làn lễ cầu siêu giả oán .Kinh tụng suốt đêm .
 Lễ Vu Lan ko chỉ là báo hiếu đơn thuần . Mà còn nhắc người ta nên sống tốt để tránh tội lỗi . Muốn báo hiếu cũng phải đức độ như Bồ Tát Mục Kiều Liên .
 Lại nói Kinh Vu Lan Bồn Pháp nhà Phật thì ít người biết . Người Việt có một bài ‘’kinh’’ nhiều người biết đến . ‘’ Văn tế thập loại chúng sinh ‘’ của cụ Nguyễn Du . Văn tế người chết ‘’ Hồn đơn vách chiếc lênh đênh quê người…’’mà như nói cho người sống . MT tôi cảm nhận được mà ko nói lên được . Xin chép lại để cùng suy ngẫm ..

Tiết tháng bảy mưa dầm sùi sụt,
Toát hơi may lạnh buốt xương khô
Não ngườI thay buổi chiều thu,
Ngàn lau nhuốm bạc lá ngô rụng vàng...
Đường bạch dương bóng chiều man mác,
Dịp đường lê lác đác mưa sa
Lòng nào lòng chẳng thiết tha
Cõi dương còn thế nữa là cõi âm.
Trong trường dạ tối tăm trời đất,
Có khôn thiêng phảng phất u minh...
Thương thay thập loại chúng sinh
Hồn đơn phách chiếc lênh đênh quê người
Hương lửa đã không nơi nương tựa
Hồn mồ côi lần lữa bấy niên...
Còn chi ai khá ai hèn
Còn chi mà nói ai hèn ai ngu!
Tiết đầu thu lập đàn giải thoát
Nước tĩnh đàn sái hạt dương chi
Muôn nhờ đức Phật từ bi
Giải oan cứu khổ độ về tây Phương.
Cũng có kẻ tính đường kiêu hãnh
Chí những lăm cất gámh non sông
Nói chi những buổi tranh hùng
Tưởngn khi thế khuất vận cùng mà đau!
Bỗng phút đâu mưa sa ngói lở
Khôn đem mình làm đứa thất phu
Giàu sang càng nặng oán thù
Máu tươi lai láng xương khô rụng rời
Đoàn vô tự lạc loài nheo nhóc,
Quỷ không đầu đứng khóc đêm mưa
Cho hay thành bại là cơ
Mà cô hồn biết bao giờ cho tan.
Cũng có kẻ màn lan trướng huệ
Những cậy mình cung quế Hằng Nga,
Một phen thay đổi sơn hà,
Mảnh thân chiếc lá biết là về đâu?
Trên lầu cao dưới dòng nườc chảy
Phận đã đành trâm gãy bìng rơi
Khi sao đông đúc vui cười
Mà khi nhắm mắt không người nhặt xương.
Đau đớn nhẽ không hương không khói
Hồn ngẩn ngơ dòng suối rừng sim.
Thương thay chân yếu tay mềm
Càng năm càng héo một đêm một dài.
Kìa những kẻ mũ cao áo rộng,
Ngọn bút son thác sống ở tay
Kinh luân găm một túi đầy
Đã đêm Quản Cát lại ngày Y Chu.
Thịnh mãn lắm, oán thù càng lắm,
Trăm loài ma mồ nấm chung quanh
Ngàn vàn khôn đổi được mình
Lầu ca viện hát tan tành còn đâu?
Kẻ thân thích vắng sau vắng trước
Biết lấy ai bát nước nén nhang?
Cô hồn thất thểu dọc ngang
Nặng oan khôn nhẽ tìm đường hóa sinh?
Kìa những kẻ bài binh bố trận
Đổi mình vào cướp ấn nguyên nhung
Gió mưa sấm sét đùng đùng
Phơi thây trăm họ nên công một người.
Khi thất thế tên rơi đạn lạc
Bãi sa trường thịt nát máu rơi
Mênh mông góc bể chân trời
Nắm xương vô chủ biết rơi chốn nào?
Trời thăm thẳm mưa gào gió thét
Khí âm huyền mờ mịt trước sau
Ngàn mây nội cỏ rầu rầu,
Nào đâu điếu tế, nào đâu chưng thường?
Cũng có kẻ tính đường trí phú
Mình làm mình nhịn ngủ kém ăn
Ruột rà khôngkẻ chí thân
Dẫu làm nên để dành phần cho ai?
Khi nằm xuống không người nhắn nhủ
Của phù vân dẫu có như không
Sống thời tiền chảy bạc ròng
Thác không đem được một đồng nào đi.
Khóc ma mướn, thương gì hàng xóm
Hòm gỗ đa bó đóm đưa đêm
Ngẩn ngơ trong quảng đồng chiêm
Nén hương giọt nước biết tìm vào đâu?
Cũng có kẻ rắp cầu chữ qúy
Dẫn mình vào thành thị lân la
Mấy thu lìa cửa lìa nhà
Văn chương đã chắc đâu mà trí thân.
Dọc hàng qúan gặp tuần mưa nắng
Vợ con nào nuôi nấng khem kiêng
Vội vàng liệm sấp chôn nghiêng
Anh em thiên hạ láng giềng người dưng
Bóng phần tử xa chừng hương khúc
Bãi tha ma kẻ dọc người ngang
Cô hồn nhờ gửi tha phương
Gió trăng hiu hắt lửa huơng lạnh lùng.
Cũng có kẻ vào sông ra bể,
Cánh buồm mây chạy xế gió đông
Gặp cơn giông tố giữa dòng
Đem thân chôn rấp vào lòng kình nghê.
Cũng có kẻ đi về buôn bán
Đòn gánh tre chín dạn hai vai
Gặp cơn mưa nắng giữa trời
Hồn đường phách sá lạc loài nơi nao?
Cũng có kẻ mắc vào khóa lính
Bỏ cửa nhà gồng gánh việc quan
Nước khe cơm vắt gian nan
Dãi dầu nghìn dặm lầm than một đời
Buổi chiến trận mạng người như rác
Phận đã đành đạn lạc tên rơi
Lập lòe ngọn lửa ma trơi
Tiếng oan văng vẳng tối trời càng thương!
Cũng có kẻ lỡ làng một kiếp
Liều tuổi xanh buôn nguyệt bán hoa
Ngẩn ngơ khi trở về già
Ai chồng con tá biết là cậy ai?
Sống đã chịu một đời phiền não
Thác lại nhờ hớp cháo lá đạ
Đau đớn thay phận đàn bà,
Kiếp sinh ra thế biết là tại đâu?
Cũng có kẻ nằm cầu gối đất
Dõi tháng ngày hành khất ngược xuôi
Thương thay cũng một kiếp người
Sống nhờ hàng xứ chết vùi đường quan.
Cũng có kẻ mắc oan tù rạc
Gửi mình vào chiếu rách một manh
Nắm xương chôn rấp góc thành
Kiếp nào cỡi được oan tình ấy đi?
Kìa những kẻ tiểu nhi tấm bé
Lỗi giờ sinh lìa mẹ lìa cha
Lấy ai bồng bế xót xa
U ơ tiếng khóc thiết tha nỗi lòng.
Kìa những kẻ chìm sông lạc suối
Cũng có người sẩy cối sa cây
Có người leo giếng đứt dây
Người trôi nước lũ kẻ lây lửa thành.
Người thì mắc sơn tinh thủy quái
Người thì sa nanh sói ngà voi
Có người hay đẻ không nuôi
Có người sa sẩy có người khốn thương.
Gặp phải lúc đi đường lỡ bước
Cầu Nại Hà kẻ trước người sau
Mỗi người một nghiệp khác nhau
Hồn xiêu phách lạc biết đâu bây giờ?
Hoặc là ẩn ngang bờ dọc bụi
Hoặc là nương ngọn suối chân mây
Hoặc là điếm cỏ bóng cây
Hoặc là quán nọ cầu này bơ vơ
Hoặc là nương thần từ Phật tự
Hoặc là nhờ đầu chợ cuối sông
Hoặc là trong quãng đồng không
Hoặc nơi gò đống hoặc vùng lau tre
Sống đã chịu một bề thảm thiết
Ruột héo khô dạ rét căm căm
Dãi dầu trong mấy mươi năm
Thở than dưới đất ăn nằm trên sương
Nghe gà gáy tìm đường lánh ẩn
Tắt mặt trời lẩn thẩn tìm ra
Lôi thôi bồng trẻ dắt già
Có khôn thiêng nhẽ lại mà nghe kinh.
Nhờ phép Phật siêu sinh tịnh độ
Phóng hào quang cứu khổ độ u
Rắp hòa tứ hải quần chu
Não phiền trút sạch oán thù rửa không.
Nhờ đức Phật thần thông quảng đại
Chuyển pháp luân tam giới thập phương
Nhơn nhơn Tiêu Diện đại vương
Linh kỳ một lá dẫn đường chúng sinh.
Nhờ phép Phật uy linh dũng mãnh
Trong giấc mê khua tỉnh chiêm bao
Mười loài là những loài nào?
Gái trai già trẻ đều vào nghe kinh.
Kiếp phù sinh như hình như ảnh
Có chữ rằng:"Vạn cảnh giai không"
Ai ơi lấy Phật làm lòng
Tự nhiên siêu thoát khỏi trong luân hồi.
Đàn chẩn tế vâng lời Phật giáo
Của có khi bát cháo nén nhang
Gọi là manh áo thoi vàng
Giúp cho làm của ăn đường thăng thiên.
Ai đến đây dưới trên ngồi lại
Của làm duyên chớ ngại bao nhiêụ
Phép thiên biến ít thành nhiều
Trên nhờ Tôn Giả chia đều chúng sanh.
Phật hữu tình từ bi phổ độ
Chớ ngại rằng có có không không.
Nam mô chư Phật, Pháp, Tăng
Độ cho nhất thiết siêu thăng thượng đài

Logged
khanhhuyen
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1957

Cao điểm 1100/85 E2 F3 SV


« Trả lời #245 vào lúc: 15 Tháng Chín, 2009, 11:06:43 pm »

chưa có hứng viết tiếp 02 ngày nghỉ vàng ngọc,quí giá.

Phót cho các bác xem quang cảnh một lễ hội,gọi như chú Danngoc là "hội bia",loại hội này vào mùa này,ở đây  các làng thi nhau mở,có hội còn bắn cả pháo hoa.










Chuẩn bị cho lễ hội,còn vài tiếng nữa mới khai mạc.
Logged

TA LÀ CON CỦA BỐ TA,MẸ TA. - H3/85 - CÁC BẠN ĐANG THẢO LUẬN CÙNG KHANHHUYEN,XIN CẢM ƠN.!
NGƯỜI ....CHIẾN SỸ ẤY... AI ĐÃ GẶP ANH... KHÔNG.. THỂ NÀO QUÊN .KHÔNG.. THỂ NÀO....QUÊN...
khanhhuyen
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1957

Cao điểm 1100/85 E2 F3 SV


« Trả lời #246 vào lúc: 15 Tháng Chín, 2009, 11:22:47 pm »



va cái này nữa,đang đứng ở trong tiệm thấy một đoàn len lỏi ầm ầm đi qua.Chẳng biết phót vào đâu nữa. Grin
Logged

TA LÀ CON CỦA BỐ TA,MẸ TA. - H3/85 - CÁC BẠN ĐANG THẢO LUẬN CÙNG KHANHHUYEN,XIN CẢM ƠN.!
NGƯỜI ....CHIẾN SỸ ẤY... AI ĐÃ GẶP ANH... KHÔNG.. THỂ NÀO QUÊN .KHÔNG.. THỂ NÀO....QUÊN...
MUCTAU
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 534


« Trả lời #247 vào lúc: 16 Tháng Chín, 2009, 12:33:28 am »

Bác lặn lâu thế. Em tưởng hội bia do nhà nước hoặc hiệp hội tổ chức. Chắc làng xã tổ chức để quảng bá bia của họ.
 Cái xe gì vậy bác ?
Logged
khanhhuyen
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1957

Cao điểm 1100/85 E2 F3 SV


« Trả lời #248 vào lúc: 16 Tháng Chín, 2009, 04:42:09 pm »

mục đích mở hội làng,là để nhằm kích cầu cho các tiểu thương hay hàng hóa sản xuất tại địa phương.Thường những hội này những hãng bia,hãng giải khát tham gia rất lớn.Cũng là nhằm quảng bá hàng hóa của họ và ngược lại họ cũng tài trợ thông qua khoản được phép kinh doanh quảng bá tại địa phương.
Tất cả mọi cách thức mở hội từ bé tí ti "minimum",đến to to TO TỔ BỐ "Maximum" đều theo luật lệ nhà nước tức thông qua chính quyền địa phương cấp phép,thu tiền chỗ,tiền bãi.Tư nhân ai thấy khả năng và có khả năng tham gia "theo tiêu chuẩn qui định" thì đăng ký và trả tiền chỗ kinh doanh,trả tiền quảng cáo,nếu muốn có thêm nhiều người quan tâm đến hàng khóa,sản phẩn của hãng mình,cơ sở mình.Ngoài ra phải trả tiền thuế,tiền bảo hiểm a...bảo hiểm b...v...v...
sau khi tính toán các khoản thấy có thể làm được thì tham gia,ngoài ra không sợ ai hành mình....vô tư mà làm mà ăn. Grin 
Logged

TA LÀ CON CỦA BỐ TA,MẸ TA. - H3/85 - CÁC BẠN ĐANG THẢO LUẬN CÙNG KHANHHUYEN,XIN CẢM ƠN.!
NGƯỜI ....CHIẾN SỸ ẤY... AI ĐÃ GẶP ANH... KHÔNG.. THỂ NÀO QUÊN .KHÔNG.. THỂ NÀO....QUÊN...
trachvandung
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 747



« Trả lời #249 vào lúc: 18 Tháng Chín, 2009, 03:38:19 pm »

Lang thang trên mạng cọp được 1 chút thông tin về cái lễ hội bia.

Lễ Hội

Lúc còn ở Đức, từ nhà tôi đi bộ ra nơi tổ chức lễ hội bia, Oktoberfest, chừng năm phút. Trưa khai mạc, có nằm nhà cũng biết đã bắt đầu bởi một phát súng đại bác vang lên bầu trời giật bắn cả người, sau đó là ầm vang tiếng người, tiếng ngựa, tiếng kèn, cùng nhiều loại nhạc khí khác từ các đoàn diễn hành.

Và cứ thế, không vui với người dân địa phương cũng không được. Hai tuần lễ, gồm ba cuối tuần, cộng Hoi bia 1thêm một ngày cả nước nghỉ lễ, lễ độc lập của Đức, 3/10, ăn chơi tơi bời khói lửa, ra đường người chật cứng như nêm, trong nhà bật TV lên là tin tức, show tá lả về Wies’n. Ra đến tận nơi, bia đắt hơn bình thường, nếu không muốn nói… cắt cổ, bởi vì là bia ngon nhất, đặc biệt nhất dành cho lễ hội, nhìn cảnh thiên hạ chừng sáu triệu người lũ lượt kéo tới, trừ con nít dưới mười bảy tuổi không được nhấp môi, mà tiêu thụ cỡ hơn năm triệu lít bia cũng đủ hiểu ngoài vụ “tiền là chuyện nhỏ”, ở nơi đó tưng bừng, vui vẻ là thế nào!

Cái công viên tổ chức lễ hội, vào những ngày nắng ấm, đi làm, hai chị em tôi vẫn thường đạp xe chạy dưới con đường cây xanh bóng mát và vắng hoe người như thể dành riêng cho chúng tôi, vậy mà đến khi vòi bia khai mạc được ông thị trưởng thành phố Muenchen (Munich) khui, là kể như không còn chỗ chen chân. Bia ở Đức hàng hà vô số hãng, tuy nhiên là lễ hội của tiểu bang Bavaria nên chỉ có mười hãng của Bavaria được dựng lều. Và lều, vài ba chục cái, mỗi cái chứa vài ba trăm mạng. Lớn, ngon và đông nhất là lều của Augustiner, hãng bia lâu đời nhất xứ sở vốn khoái làm đệ tử lưu linh, được xây dựng từ năm 1326. Tôi thuở ấy, kể ra cũng được coi như là thổ địa, vậy mà có năm từ sáng sớm đã vác xác đến lều của hãng này xếp hàng, nhưng mãi đến gần trưa mới toát mồ hôi hột bê được một vại ra ngoài!

Cái lễ hội, một trong những lễ hội lớn nhất thế giới, khởi đầu từ đám cưới rình rang của ông vua Ludwig đệ nhất năm 1810 khi ông vua chịu chơi này cho mời cả bàn dân thiên hạ tới ăn tiệc, năm sau bà con mang hoa quả, sản phẩm nông nghiệp tới bán, rồi… tới luôn bác tài, biến ra luôn cái lễ hội nhộn nhịp hằng năm này, tính cho đến 19 tháng 9 này là đã 176 lần ăn nhậu.

Tôi thuộc loại… không ăn nhiều cũng chẳng nhậu bao nhiêu, nhưng năm nào cũng hí hửng một đám đàn bà con gái có mặt tại nơi lễ hội này, ngáp ngáp một vại ngất ngư con tàu đi, rồi rủ nhau ngang qua chỗ có các anh Ý Đại Lợi để được… khen trẻ. Một cái không khí năm nào cũng na ná giống như nhau, nhưng khi xa khỏi Muenchen rồi, mới thấy tương tư, thấy nhớ cái không khí tưng bừng, chộn rộn đặc biệt ấy. Nhớ bồi hồi, nhớ rưng rức, nhớ một cách lạ kỳ như nhớ người yêu.

Vì thế đầu tháng chín, có mặt ở South Dakota, nghe con gái tôi rủ đi German Festival là tôi hớn hở đồng ý liền. Thành phố Sioux Falls, nơi con tôi đang định cư, nhiều nơi rất dễ thương, không khí và cảnh vật tương tự như Âu Châu. German Festival thường được tổ chức sớm, lúc thời tiết miền trung nước Mỹ chưa chuyển qua rét buốt, ngay giữa Down Town và bán bia kha khá nhiều. Nhưng năm nay, ông thị trưởng của thành phố chắc có lẽ cần phải được cho qua Đức… cải tạo tư tưởng, vì bỗng dưng ông ra lịnh chuyển chỗ, bắt nhích ra khỏi phố một đoạn, trên một công viên không lớn lắm và chỉ cho phép một quầy bia được dựng lên mà thôi.

Biết chỗ nhỏ, bia không được phép bán nhiều, nhưng chúng tôi, bầu đoàn thê tử vợ chồng con gái tôi, một cặp bạn hôn nhân hợp chủng Đức-Mỹ của hai đứa, và thêm tôi, vẫn lễ mễ mang theo những vại bia bằng sành (1,069 lít)… chôm chĩa từ những mùa hội năm xửa năm xưa ở Muenchen, mặc những trang phục đặc biệt của Bavaria, Dirndl, Lederhosen, cuốc bộ đến dự lễ. Chúng tôi bảo nhau chỉ nói tiếng Đức “để tưởng nhớ mùi hương”. Và cẩn thận ăn chút gì trước khi đi để… đỡ xỉn.

Chuẩn bị, lặn lội, và xếp hàng rồng rắn cả tiếng đồng hồ, để uống một ly… Budweiser, ăn một đĩa “German plate” hầm bà lằng gồm bánh mì Mỹ, sausage chẳng biết của nước nào, Knoedel lai căng giữa khoai tây bào sợi và bột mì chiên dòn, cùng một mớ bắp cải chua mệnh danh sauer kraut cũng chả biết giống ai ngoại trừ cái tên từ tiếng Đức, chúng tôi cứ thẩn thờ, buồn buồn. Lúc ra về, tôi bâng khuâng nghĩ, gần cả cuộc đời lăn qua lăn về sống giữa đủ thứ nước, thâm nhập đủ thứ loại văn hóa, muốn hay không cũng có những lúc nhớ ray rứt một thứ gì đó không còn gần gũi với mình, tôi tự hỏi thầm, có bao giờ tôi cũng đang dần dà biến thành một loại hầm bà lằng như thứ lễ hội “tưởng niệm”, như đĩa thức ăn kỳ kỳ như vậy không?

HOÀNG NGA
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM