Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 14 Tháng Năm, 2024, 01:49:07 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Quán nhậu phố rùm (Phần 2)  (Đọc 270900 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
selene0802
Moderator
*
Bài viết: 2783


...áo xanh, nón tai bèo, mưa đầu mùa...


« Trả lời #10 vào lúc: 25 Tháng Hai, 2009, 11:33:03 pm »

Cám ơn bác Lonesome:

Thú thật Bí Bếp cũng rất thích làm lại món cơm tấm (tổng hợp các thứ, có bì, có chả, có sườn nướng); miền bắc có bún chả, miền nam có cơm tấm ... hai thứ đều huề hoà và có mùi vị đặc trưng riêng.  Smiley
Vâng, miền Nam có món cơm tấm "sà bì chường" ngon khó tả - chẳng trách mà dan Nam Bộ có câu "dễ/ngon như cơm sườn" vậy - và cũng như bún chả miền Bắc hoặc hủ tíu, mỗi địa phương, mỗi quán lại có cách chế biến hơi khác nhau 1 tý để tạo đặc trưng. Ở khu gần cổng xe lửa số 6 quận PN hiện nay có quán Ba Ghiền tuy không nổi tiếng bằng các quán như Kiều Giang hay Thuận Kiều nhưng về mức độ ngon thì hơn hẳn. Khi nào bác có dịp ghé Sài Gòn, cháu mong sẽ được mời bác 1 dĩa.
Trên đường vào thị xã Bến Tre, đi từ hướng TPHCM xuống, có 1 quán cơm tấm, nhà gỗ, kêu 1 đĩa đặc biệt, thì được 1 đĩa sâu như cái tô, có đủ cả sườn, bì, chả, trứng....kèm 1 bát canh khoai, giá chừng 12k, ăn hơi ngọt 1 tí nhưng ngon lắm  Grin
Còn quán 3 ghiền thì từ xưa nay nổi tiếng với miếng sườn nướng vừa dầy vừa to, che hết cả cái hộp cơm chứ không như mấy quán nhỏ nhỏ khác, miếng sườn bị đập bẹp mỏng như tờ giấy  Cheesy, hồi còn học Phú Nhuận ở đối diện, tụi em gọi quán 3 Ghiền là Đại học mở bán cơm  Grin
Logged

...thành phố đang nhớ nhung một dáng hình ai...
hanoixanh
Thành viên
*
Bài viết: 56


« Trả lời #11 vào lúc: 03 Tháng Ba, 2009, 09:33:04 am »

Là 1 người thích nhậu và thích nấu ăn từ nhỏ ( là đầu bếp chủ yếu trong nhà từ năm 12 tuổi ) và bây giờ cũng vậy thôi ( Gấu nó " gấu" lắm ! bây giờ lại thêm " những đứa con của gấu mẹ vĩ đại nữa chứ" ). Cám ơn bác Bí bếp đã giới thiệu nhiều món ăn mà bác đã cố gắng học hỏi và thể hiện.Tuy nhiên xét về mức độ thì bác chỉ amateur thôi !nhìn cái bếp của bác còn tệ hại hơn là cái bếp trại tị nạn unterberg Str của thành phố Muynich (münchen ) . Cách trình bày bàn ăn thì thôi rồi lượm ơi ... thiếu hài hòa!(Cái ảnh ưng ý nhất lại là cảnh ăn ở quán tại VN !). Cách chuẩn bị đồ ăn  như ướp,làm sạch (tim,cật ..) thiếu sự cẩn thận.Sushi là thứ bác chưa từng thưởng thức, con dao của bác dùng là con dao Tàu giả Nhật khá lởm . Thời sau này em có bước chân vào học đường tại Đức mấy năm và có đi làm quán Nhật và quán Hy lạp nhiều hơn thời gian học mấy tháng (sáng học, tối đi làm và đêm về lướt lại bài ) nhớ biết bao 2 cô sinh viên Nhật chạy bàn tên là Yorico và Yoshimi đã miệt mài dạy tiếng Nhật để rồi em đem vốn đó đi nói chuyện với cô bé Nhật mới sang.Món sườn cừu nướng bác phải ăn với khoai tây nướng và kem 1 loại củ cải cay tương đương với loại của Nhật hoặc ít ra là bánh mì nướng tỏi thêm vào đó là salat thập cẩm với nước xốt cam .Theo em bát đũa nên ít màu mè và thêm 1 số hoa cà rốt ,hoa củ cải ,hoa vỏ cà chua 1 vài con thiên nga làm từ táo , con gõ kiến làm từ củ cải và lá xanh . Khăn trải bàn thì nên thay bằng vả chứ bác dùng mãi cái khăn nilon xin ở từ thiện thế !
Logged
linh moi
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 669


« Trả lời #12 vào lúc: 03 Tháng Ba, 2009, 02:16:35 pm »

  Vậy thì bác thể hiện mấy món cho anh em QSVN thưởng thức đi! Chứ tôi thấy làm như bác Bí Bếp là  ôkê rồi (tuy cách nấu của mỗi người mỗi khác ). Tôi thấy cách nói của bác không phải là "đóng góp"có tính xây dựng mà có vẻ "ngạo mạn " quá !
Logged
DepTraiDeu
Thành viên
*
Bài viết: 658

Kẻ thù của Đế quốc và CHỊ EM!No prisoner pls!


WWW
« Trả lời #13 vào lúc: 03 Tháng Ba, 2009, 02:43:01 pm »

  Vậy thì bác thể hiện mấy món cho anh em QSVN thưởng thức đi! Chứ tôi thấy làm như bác Bí Bếp là  ôkê rồi (tuy cách nấu của mỗi người mỗi khác ). Tôi thấy cách nói của bác không phải là "đóng góp"có tính xây dựng mà có vẻ "ngạo mạn " quá !

Thôi kệ đi bác, Ớt Đà Lạt í mà!
Logged

BAO CHIẾN SỸ ANH HÙNG! NÀO CÙNG VUNG GƯƠM RA SA TRƯỜNG!
pằng.. chéo! oái nó có súng còn mình có mỗi gươm! Cheesy
hanoixanh
Thành viên
*
Bài viết: 56


« Trả lời #14 vào lúc: 03 Tháng Ba, 2009, 05:12:16 pm »

Báo cáo các bác là em cứ tưởng bác Bibep ở Mĩ thì có điều kiện thể hiện hơn nên em góp í 1 chút cho các món ăn đẹp và chuẩn theo tiêu chuẩn Châu âu  nhưng nếu đây là phố Camphuchia thì em ko dám bàn mà mời các bác mấy món.
Logged
DepTraiDeu
Thành viên
*
Bài viết: 658

Kẻ thù của Đế quốc và CHỊ EM!No prisoner pls!


WWW
« Trả lời #15 vào lúc: 03 Tháng Ba, 2009, 05:14:43 pm »

Báo cáo các bác là em cứ tưởng bác Bibep ở Mĩ thì có điều kiện thể hiện hơn nên em góp í 1 chút cho các món ăn đẹp và chuẩn theo tiêu chuẩn Châu âu  nhưng nếu đây là phố Camphuchia thì em ko dám bàn mà mời các bác mấy món.

Đây là Quán nhậu phố rùm! Đui cũng phải thấy mờ mờ chớ!
Logged

BAO CHIẾN SỸ ANH HÙNG! NÀO CÙNG VUNG GƯƠM RA SA TRƯỜNG!
pằng.. chéo! oái nó có súng còn mình có mỗi gươm! Cheesy
linh moi
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 669


« Trả lời #16 vào lúc: 03 Tháng Ba, 2009, 05:36:28 pm »

 
Trích dẫn
Báo cáo các bác là em cứ tưởng bác Bibep ở Mĩ thì có điều kiện thể hiện hơn nên em góp í 1 chút cho các món ăn đẹp và chuẩn theo tiêu chuẩn Châu âu  nhưng nếu đây là phố Camphuchia thì em ko dám bàn mà mời các bác mấy món.

Đây là nơi nghiêm túc , tham gia vào đây bạn đã được mọi người coi là đồng đội rồi  , mong bạn đọc kỹ nội qui trước khi pót bài ! Bạn có thể góp ý , đóng góp ... Chứ tôi thấy bạn Ăn miếng , trả miếng có vẻ "chợ búa" quá !
Viết thế này tôi đã vi phạm nội qui của QSVN , nên tôi xin chấm dứt tại đây ... Mong bạn nghĩ kỹ trước khi gửi bài .
   Chào bạn !
Logged
hanoixanh
Thành viên
*
Bài viết: 56


« Trả lời #17 vào lúc: 03 Tháng Ba, 2009, 07:06:05 pm »

Bác lính mới lại nóng rồi ! em theo chân bác bibep mới thấy là ở chỗ khác nơi bac bibep gửi bài có giới thiệu phố nhậu Camphuchia nên mới gửi tới vài hình ảnh biết đâu những bác cựu chiến binh biết cách chế biến thì góp cho chủ đề thêm vui .Thêm vào mấy Mê mai cho bác Haanh
Logged
Bí Bếp
Thành viên
*
Bài viết: 157


Chết vì "xứ mưa"


« Trả lời #18 vào lúc: 03 Tháng Ba, 2009, 11:07:00 pm »

Bác lính mới lại nóng rồi ! em theo chân bác bibep mới thấy là ở chỗ khác nơi bac bibep gửi bài có giới thiệu phố nhậu Camphuchia nên mới gửi tới vài hình ảnh biết đâu những bác cựu chiến binh biết cách chế biến thì góp cho chủ đề thêm vui .Thêm vào mấy Mê mai cho bác Haanh

Chào HNX:

Cám ơn sự phê bình của bạn (trước giờ có lẽ bạn là một trong những người đầu tiên đã có sự phê bình theo thể chỉ trích); chuyện gì cũng thế, có hỏi mình mới học được và cái học nó cũng đi đôi với cái hành.   Bạn bảo rằng là Bí Bếp có giới thiệu phố nhậu Campuchia ở đâu đó (?); Bí Bếp nghĩ rằng bạn đã lầm về điều nầy vì trước giờ Bí Bếp chưa từng giới thiệu phố nhậu ở Campuchia.  Bí Bếp biết rằng có một số bài viết của Bí Bếp cũng bị một số người "cắt & dán" ở một số diễn đàn; tuy nhiên, cá nhân Bí Bếp chỉ sinh hoạt ở 4 diễn đàn & QSVN là một trong những nơi mà Bí Bếp còn tham gia.

Bí Bếp cũng xin chia sẻ cùng HNX và các ACE sinh hoạt ở đây rằng Bí Bếp chưa bao giờ sống bằng nghề "khua xoong múa chảo"; tuy nhiên một số bạn của Bí Bếp rất thành công ở lãnh vực nầy.   Chuyện chia sẻ một số khía cạnh của nghệ thuật ăn uống, nhất là cách biến chế thức ăn của xứ mình ở Mỹ và các nơi khác cũng là một kinh nghiệm mà ít nhiều chúng ta có thể thông cảm được.

Có dịp, Bí Bếp mong HNX cũng chia sẻ kinh nghiệm ở chốn "dầu sôi lửa bỏng" của riêng mình mọi người cùng học hỏi; nhất là ở thời đại máy hình số thì chuyện chụp và dán hình không còn mấy khó khăn nữa.

Chúc bình an.
Logged

Thiên đàng nầy mơ ước bao lâu...
Bí Bếp
Thành viên
*
Bài viết: 157


Chết vì "xứ mưa"


« Trả lời #19 vào lúc: 04 Tháng Ba, 2009, 12:58:48 am »

Sushi là thứ bác chưa từng thưởng thức, con dao của bác dùng là con dao Tàu giả Nhật khá lởm ....

Sẵn lúc bác nhắc đến dao, Bí Bếp xin dán lại bài viết về dao mờ Bí Bếp soạn từ 5 năm trước ... nhá  Smiley

--------------------------------------------------------------------------------------
Thưa các bác:

Không hiểu vì lý do nào, Bí Bếp đã thích đao kiếm từ khi còn rất nhỏ, trước khi biết đọc truyện chưởng nữa. Khi còn nhỏ, gần nhà Bí Bếp có một lò rèn, mà Bí Bếp thường sang chơi, ngắm mấy người thợ rèn, người ở trần lực lưởng, mồ hôi nhuễ nhoại, người đứng kéo thổi hai ống bể lên, lên xuống kêu ồ ồ, kẻ đập búa, và oai nhất là ông thợ chính dùng kèm giữ chặt miếng sắt, trui hồng từ lò than, kéo ra đưa lên bệ đập, từng nhát búa chan chát, ánh lửa bắn tung toé như pháo bông, nhưng ông ta vẫn bình tĩnh điều khiển từng nhát búa theo nhịp đập, ông ta lắc qua, lắc lại, xong trui tiếp vào đống lửa, kéo ra cho đập tiếp, nhúng vào nước, kêu cái xèo, có lúc nó sôi ùng ục, xong trui, rồi đập, rồi uốn cong, cho đến lúc nó bắt đầu thành hình đao, rựa, xong mới bào, dũa, cho thành đồ gia dụng, v.v.  

Nhân dịp nghĩ lễ, Bí Bếp xin được tản mạn một chút về đao kiếm trong truyện chưởng, cho đến dao kéo mình dùng trong bếp núc. Tuy truyện chưởng Kim Chung, đa phần mang đầy tính chất huyền thoại nhưng từ từ mình cứ khui ra xem thử cái nào thật, cái nào phóng đại, và phần nào gần gủi với thực tế hơn cả hén!

Ai trong chúng ta đã đọc những bộ truyện chưởng kiếm hiệp của Kim Dung viết, thì mấy ai khó quên những bảo đao, báu kiếm mà huyền thoại ghi là "oai trấn thiên hạ", những bảo đao, báu kiếm nầy có khả năng "chém sắt như bùn", v.v. mà nỗi tiếng hơn cả là Đồ Long đao và Ỷ Thiên kiếm trong bộ truyện chưởng "Cô Gái Đồ Long"!

Bí Bếp xin trích một đoạn về nhân vật trong truyện nói về thanh đao Đồ Long... "Ðồ Long là một thanh đao, tức thanh đao này đây. Còn hai chữ Thiên là chỉ thanh kiếm, sáu câu này là 'Vật Chí tôn trong võ lâm là thanh Ðao Ðồ Long. Ai mà được thanh đao này bất cứ hiệu lệnh gì tất cả các anh hùng hảo hán thiên hạ đều phải theo lịnh mà thì hành. Quí hồ bảo kiếm yêu tinh không xuất hiện thì thanh đao Ðồ Long này là một khí giới sắc bén nhất trong thiên hạ".


Có Phải Đồ Long Đao phỏng theo hình nầy?

Nếu chúng ta dựa theo bối cảnh lịch sử mà tác giả Kim Dung viết theo truyện "Cô Gái Đồ Long" thì câu truyện diễn ra vào trào nhà Tống bên Trung Hoa, cũng tương đương với triều đại Lý-Trần của xứ mình (thế kỹ thứ 12-13); thì kỹ thuật luyện kim đã phát triễn khá xa ở khắp Trung Hoa rồi và các nơi trên thế giới rồi. Thanh Đồ Long đao trong truyện, tác giả viết là nặng cả 120 cân (tương đương bằng 50 kg) thì quả khó cho bất kỳ ai dùng nó hữu hiệu được, ngoại trừ các đại hiệp đủ bao thành công lực, có thể bay nhảy dạng khinh công, v.v.  nếu thật thì bao kỹ lục thế vận đã bị người Hoa chiếm cả!  


Một Đao Thủ Giang Hồ!

Tuy nhiên, dựa theo lịch sử luyện kim, thì loài người đã biết trui luyện đồng thau trước hơn cả (khoảng 6.500 năm về trước) nhưng biết luyện thép thì mất thời gian hơn vì thép tuy cứng hơn thau (bronze), nhưng nó dòn hơn, và khó đúc hơn nếu luyện không đúng cách. Đồng được nung chảy dưới 1,200 độ C, trong lúc thép chỉ chảy ở khoảng 1,500 độ C (lửa trắng), vì thế ông bà chúng ta mất cả gần 3 ngàn năm mới luyện thép đúng độ để dùng sau khi họ biết dùng đồng thau.  Người Trung Hoa đã biết dùng thép để làm vũ khí và ngay cả họ biết dùng thép đúc cầu trước tiên cả! Họ đã biết trui luyện thép từ thời Chiến Quốc (ngót nghét gần 3,000 năm về trước) mà một số nghệ nhân của nghề rèn từ thời Chiến Quốc đã để tên mãi đến ngày nay như Trương Cân, Vũ Ôn, và Long Tĩnh (vâng, cũng trùng tên cùng Long Tĩnh danh trà ạ)!  

Trở về Đồ Long đao & Ỷ Thiên kiếm thì tác giả Kim Dung không viết rõ về xuất xứ của chúng ngoại trừ đặc tính "chém sắt như chém bùn", "chịu đựng được lửa trắng", và "phải kẹp bằng lệnh bài" cũng cùng loại thép đặc chế từ miệt Tân Cương (?) mới chịu nỗi sức nóng của lửa trắng (vì kèm kẹp sắt bình thường sẽ bị nóng chảy) ... nếu dựa trên các dữ kiện trên thì hai bảo đao/kiếm nầy có lẽ có họ cùng thép Damascus (còn gọi là thép Wootz) xuất xứ từ Trung Đông chăng?  

Cũng tròn trèm cùng thời đại với "Cô Gái Đồ Long", bên Âu Châu, đạo quân Thập Tự Giá (The Crusaders) đã mở cuộc chinh phục tiến chiếm lại vùng đất thánh Jesusalem từ tay người Hồi Giáo. Các binh sĩ của đạo quân Thập Tự Giá , thoáng đầu bị thất bại nặng nề và họ có ghi lại sự kinh hoàng của khả năng một loại đao mà kỵ binh Hồi Giáo đã dùng như sau "Kỵ binh của quân Hồi Giáo, dùng một loại đao, lá mỏng nhưng vừa dẻo, vừa cứng, mà rất bén; đao nầy có thể chịu được sức chặt ngang khi chép vào đao khác mà không bị gãy, trong lúc nó bén đến đỗi kỵ binh Hồi Giáo chỉ dùng sức từ một tay mà chặt đôi đối thủ ra làm hai khúc!"  


Đao Của Quân Hồi Giáo

Thép Damascus mà đế quốc Hồi dùng làm đao, gốc bản có lẽ xuất xứ từ Ấn Độ mà ra; nhưng từ đạo Hồi đã làm mưa gió và chủ động cả Trung Đông sang đến mạng Đông Âu lên đến phí nam của nước Nga từ thế kỹ thứ 14 - 18; điển hình là đế quốc Thổ (Ottoman) đã làm bá chủ phần lớn của châu Âu và Trung Đông từ giữa thế kỹ thứ 15 cho đến cuối thế kỹ thứ 19; nhưng theo gót quân viễn chinh của đạo Hồi, thép Wootz của Ấn Độ đã biến thành đao Damascus, đao Kris (mạn Nam Dương, Mã Lai, và lên đến phía nam của Phi Luật Tân); và làm chủ chiến trường gươm giáo ngót nghét cả 5 thế kỷ cho đến khi bị hạ bệ bởi ... súng đạn từ thế kỹ thứ 18 cho đến nay!  

Dân mạn Trung Đông (trước khi đạo Hồi thành hình từ thế kỹ thứ 15th) đã phát triễn kỹ thuật luyện thép khá độc đáo hơn cả 2,000 trước, mà đến nay vẫn còn là bí mật, mặc dù lắm nghệ nhân luyện kim của bao xứ đã đầu tư công sức "bật mí" cả mấy trăm năm nay .. nhưng .. sau bao nỗ lực, thời gian, công sức đã đầu tư, lắm chuyên gia vẫn cho là kỹ thuật luyện thép Damascus chính tông đã bị .. mất theo dòng thời gian và cách thức trui luyện theo bài bản vẫn còn là ... hoàn toàn bí mật!  


Bảo Kiếm của Vua Càn Long

Trở về đao kiếm mà chúng ta quen thuộc nhất, có lẽ là kiếm Nhật; người Nhật cũng biết trui luyện thép để làm kiếm cũng cả 2,000 năm, nhưng kiếm Nhật chỉ nổi tiếng theo phong trào võ sĩ Nhật kể từ khoảng thế kỹ thứ 10 cho đến thế kỹ thứ 19. Kiếm Nhật (Samurai sword), nỗi tiếng nhất là trường kiếm Katana, sau đó là đoản kiếm wakizashi; Trước thế kỹ thứ 10, người Nhật chỉ luyện được kiếm thẳng như kiếm của Trung Hoa, Triều Tiên; sau thế kỹ thứ 10, họ luyện được thép gấp theo kỹ thuật thép Damascus nên hình trường kiếm Katana hơi cong theo hình lưỡi liềm. Một số tài liệu cho thấy rằng, trường kiếm Katana có thể được rèn theo kỹ thuật gấp xong rồi dập (folded) đến ... 2,000 lần; trước khi được đúc thành kiếm vào giai trình sau cùng nhất!  Theo lịch sử samurai của Nhật, thì kiếm sĩ Miyamoto Musashi (1584-1645) có lẽ là người kiếm sĩ có tiếng "vô địch" của họ. Ông Musashi sống trong triều đại Tokugawa (tương đương với đầu thời Trịnh-Nguyễn phân tranh ở xứ ta); ông đã hạ gục hàng trăm kiếm sĩ Samurai khác, và sau nầy ông mở trường dạy kiếm thuật, đồng thời ông cũng viết sách về cách chiêu kiếm bí hiểm theo dạng "binh thư chiến pháp" của Tôn Tử, mà đến nay người Nhật vẫn còn đọc.  


Trường Kiếm Katana

Bí Bếp có một người bạn trà, cô nầy chính dòng Samurai, là cháu ngoại đích tôn của một cựu đại sứ Nhật ở Triều Tiên (tương đương với Thống Đốc vì Nhật từng đô hộ Triều Tiên trước thế chiến thứ hai); Cô Nhật nầy được huấn luyện tất cả các bộ môn văn hóa, nghệ thuật cổ truyền; ông ngoại của cô ta cũng là một chuyên gia nghiên cứu trà cụ; Bí Bếp đã xem được bốn tập sách ông viết bằng tay, có họa hình mà thư pháp quả là "rồng bay phượng múa"!  Người cha chồng của cô Nhật nầy làm một giáo sư kinh tế của trường đại học Washington, mà ông chuyên sưu tập kiếm Samurai trong suốt thời gian ông làm việc ở Nhật sau đệ nhị thế chiến; Bí Bếp đã có dịp chiêm ngưỡng những bộ kiếm vô giá của ông (người đã quá cố; để lại cho vợ chồng cô Nhật nầy); Họ giữ kiếm rất kỹ lưỡng, không bao giờ họ sờ vào lưỡi kiếm bằng tay không, vì mồ hôi từ tay người có chất muối, có thể làm rỉ mặt kiếm, theo thời gian, nếu mình lau không sạch vết tay bẩn!  Bí Bếp chưa có dịp học cả 36 thế kiếm Nhật căn bản, nhưng có một người bạn từ lò Hồng Gia Phái ở Santa Ana có chỉ Bí Bếp 6 thế căn bản; chỉ tập sáu thế đâm, chém, chặt .. nầy mà thành thục, nó cũng sẽ biến hóa không lường đặng!  


Đoản Kiếm Wakazashi

Tản mạn về đao kiếm, mà không nhắc đến đao kiếm của cha ông chúng ta là điều thiếu sót khó bỏ qua đặng! Tổ tiên người Việt cũng đã nắm vững kỹ thuật luyện kim cùng lúc, hay trước cả người Hoa chứ không thua họ. Bằng chứng văn minh Đông Sơn vẫn còn đó!  Nhưng sau cả ngàn năm Bắc Thuộc, tổ tiên chúng ta đã dành được độc lập từ thế kỹ thứ 10, mà bao danh tướng như Lý Thường Kiệt chinh bắc, Trần Hưng Đạo phạt Nguyên, Nguyễn Huệ đuổi quân Thanh, v.v. đã làm vỡ mặt quân thù Bắc Phương bao lần; thắng được hùng binh của họ thì võ thuật, chiến lược, và vũ khí bao gồm đao kiếm của người Việt không thể thua sút họ, mà phải bằng hoặc hơn, mới thắng được giặc!  


Bản Họa Vũ Khí Cổ Bằng Đồng Của Việt Nam Từ Báo Đại Lục!

Suốt triều nhà Lý chuyễn sang nhà Trần, nước Việt có thời gian tương đối yên ổn nhất để bình định và phát triễn đủ phương diện từ kinh tế, văn hóa, xã hội, cho đến quân sự; Vào khoảng thời đại nhà Lý đến nhà Trần (thế kỹ thứ 10 - 15); VN có non 400 năm liền được độc lập hoàn toàn trong lúc chính Trung Hoa (thời nhà Tống đang lúc bị suy đồi và xâm chiếm bởi ngoại Mông); nước Việt cũng là nơi tạm cư cho hàng ngàn quan quân nhà Tống (lánh nạn Mông Cổ), mà sử sách cũng ghi có những đoàn quân Tống đã góp công phần nào trong bao lần đánh bại quân Nguyên.  


Đao Việt Nam


Một Trường Kiếm Của Việt Nam

Theo quá trình lịch sử thì đao kiếm của Việt Nam được trui luyện có sự kết hợp của kỹ thuật từ Trung Hoa và các nước láng giềng như Thái Lan, Chiêm Thành (khi họ chưa bị sát nhập)!  Dựa theo huyền thoại của Việt Sử thì có một người dân chài tên Lê Thân, kéo lên một mẻ lưới khá nặng, trong lưới chả gì ngoài một thanh kiếm có khắc chữ "Kiếm Tri Thiên Mệnh"; ông ta mang biếu thanh bảo kiếm trên tặng Lê Lợi để đánh đuổi quân Minh (?); Sau mười năm khởi nghĩa, Bình Định Vương đã thành công và lên ngôi vua; trong một buổi du thuyền trên hồ ngoài thành Thăng Long, thần kim quy nỗi lên đòi lại bảo kiếm và nhà Vua vâng lời hoàn lại kiếm thần; từ đó huyền thoại Hồ Hoàn Kiếm đã đi vào lịch sử!  


Trường Kiếm Việt Nam


Tây Sơn Kiếm Trước Bàn Thờ Tổ
Logged

Thiên đàng nầy mơ ước bao lâu...
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM