Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 13 Tháng Năm, 2024, 10:51:25 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Bạn biết gì về cộng đồng các dân tộc Việt Nam và Thế giới ?  (Đọc 166393 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
Lính tình nguyện
Thành viên
*
Bài viết: 51


« Trả lời #420 vào lúc: 01 Tháng Năm, 2010, 06:45:30 am »







Logged
Lính tình nguyện
Thành viên
*
Bài viết: 51


« Trả lời #421 vào lúc: 01 Tháng Năm, 2010, 06:58:43 am »





Lavaux, 1 trong những vùng làm rượu nổi tiếng ở Thuỵ sĩ và lớn nhất bang Vaud được UNESCO công nhận là di tích văn hoá thế giới.

http://www.lavaux.ch/SRC/2010/index.html

http://www.google.ch/images?hl=fr&q=lavaux&um=1&ie=UTF-8&source=univ&ei=gm7bS8qvIKi80gSQstWCBg&sa=X&oi=image_result_group&ct=title&resnum=1&ved=0CBQQsAQwAA



Logged
Lính tình nguyện
Thành viên
*
Bài viết: 51


« Trả lời #422 vào lúc: 09 Tháng Năm, 2010, 09:52:19 pm »







Logged
Lính tình nguyện
Thành viên
*
Bài viết: 51


« Trả lời #423 vào lúc: 09 Tháng Năm, 2010, 10:05:38 pm »







Logged
5tan
Thành viên
*
Bài viết: 230


Đoàn kết hay là chết !


« Trả lời #424 vào lúc: 20 Tháng Bảy, 2010, 12:26:46 pm »

Tin mới + nóng đây các Bác !
Tạp chí điện tử Làng Việt chính thức ra mắt độc giả
[/b]

(TCTG) - Tạp chí điện tử Làng Việt đã chính thức đi vào hoạt động ngày 19/7 tại địa chỉ http://www.langvietonline.vn.
Là ấn phẩm của Làng văn hóa-du lịch các dân tộc Việt Nam (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch),  www.langvietonline.vn ra mắt đúng vào thời điểm cả nước thiết thực hướng tới Đại lễ 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội, 65 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9.
Tạp chí điện tử Làng Việt có nhiệm vụ tuyên truyền, quảng bá hình ảnh đất nước, con người và những giá trị lịch sử, văn hóa đặc sắc của 54 dân tộc Việt Nam.

www.langvietonline.vn  có tám chuyên mục chính: Chính trị - xã hội, văn hóa - nghệ thuật, làng phố, 54 dân tộc, khám phá và bí quyết, du lịch, giải trí, video clip... đặc biệt, có chuyên mục giới thiệu các đoạn phim, ảnh; giới thiệu thông tin, hình ảnh sống động về sắc thái bản làng, nét đẹp văn hóa các vùng miền trong nước và thế giới. Các chuyên mục của tạp chí Làng Việt điện tử sẽ góp phần bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc, củng cố khối đại đoàn kết các dân tộc.

Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam tiếp tục được xây dựng thành một trung tâm văn hóa quốc gia, nơi tái hiện, gìn giữ, phát huy và khai thác các di sản văn hóa truyền thống của 54 dân tộc anh em, giới thiệu rộng rãi với nhân dân trong nước, bạn bè quốc tế.
Dự kiến, Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam  sẽ được khai trương vào tháng 9/2010./.

http://www.tuyengiao.vn/Home/tutuong/baochixuatban/2010/7/22095.aspx
Logged

”Mau lên hỡi bạn xe thồ-Đường lên mặt trận vui mô cho bằng - Qua đèo rồi lại qua sông - Xe thồ đè bẹp xe tăng quân thù” - Tố Hữu
altus
Moderator
*
Bài viết: 1782



« Trả lời #425 vào lúc: 26 Tháng Bảy, 2010, 07:18:07 am »

Gửi các bác chùm ảnh nội dung như tiêu đề.  Cheesy



\









Logged
altus
Moderator
*
Bài viết: 1782



« Trả lời #426 vào lúc: 15 Tháng Giêng, 2011, 08:08:15 am »

Hôm nay được mấy bác cộng đồng bát xê cho vụ này:
====

Ngày Việt Nam - Ngày của cô bé Lili.

Cháu Vân Linh con gái của anh Hùng chị Vân - Ở lớp,  các cô và các bạn gọi cháu bằng cái tên thân mật: cô bé Lili. Lili đang học tại lớp 5 tuổi „Miminek”, trường Mẫu giáo số 100 trên phố Czestochowska 16/20, quận Ochota, Warszawa. Bé Lili là học sinh Việt Nam duy nhất trong lớp.

 

Tuy các cô giáo coi các cháu trong lớp như nhau, nhưng cô chủ nhiệm Hanna Stojewska nhận thấy rằng, đôi khi Lili tách ra chơi một mình với vẻ mặt không vui. Cô liền nẩy ra ý định tổ chức một „Ngày Việt Nam” trong lớp, tạo cho các cháu hòa nhập với nhau hơn và Lili không cảm thấy cô đơn. Ý định của cô đã được bà hiệu trưởng trường và phòng Giáo dục quận Ochota hoan nghênh. Vậy là công việc chuẩn bị cho „Ngày Việt Nam” đã được tiến hành trước một tháng. Cả gia đình cô chủ nhiệm đều bận bịu với công việc này. Từ việc tìm thông tin trên mạng, tham khảo sách báo và hỏi han những người quen về những vấn đề liên quan đến Việt Nam: địa lý, lịch sử, cờ, quốc huy, phong cảnh, con người, trang phục dân tộc, món ăn, cho tới múa rối nước, múa lân, nhảy sạp, ca nhạc...

 

Tất cả những cái đó, cần biên tập, diễn đạt thế nào để các cháu dễ hiểu, dễ nhớ. Chẳng hạn diện tích Việt Nam và Ba Lan tương đối bằng nhau, tuy nhiên hình dáng Việt Nam thì kéo dài, hình chữ S, Ba Lan giống như hình vuông. Ở Việt Nam thông thường là núi sát biển, còn Ba Lan thì biển rồi đồng bằng và mãi tận ở biên giới phía nam mới có núi…Tất nhiên, có sự hỗ trợ đắc lực trong việc chuẩn bị của chị Vân, anh Hùng.

 

Vào giữa tháng 11. 2010, „Ngày Việt Nam” được bắt đầu. Tới dự, ngoài giáo viên của trường còn có thanh tra giáo dục quận Ochota, chuyên gia tâm lí học quận, bà giáo sư về hội nhập trường Đại học Tổng hợp Łódź và nhiều hiệu trưởng, giáo viên các trường khác. Xung quanh tường có treo các bức tranh được các họa sĩ trẻ vẽ hoặc cắt gián về phong cảnh, trang phục và sinh hoạt của Việt Nam.



Các cháu đang tưởng tượng: ngồi trên chuyến máy bay của hãng LOT từ Ba Lan bay sang Việt Nam (cháu mặc áo dài đỏ ngồi giữa là Vân Linh – Lili)



Thi thiết kế trang phục dân tộc Việt Nam



Điệu múa sạp với sự tham gia của cả các cháu học sinh và bố mẹ.

Buổi gặp mặt bắt đầu bằng lời tuyên bố khai mạc „Ngày Việt Nam – Ngày của cô bé Lili” của cô chủ nhiệm. Lili hôm đó mặc áo dài màu đỏ, trông ra dáng một thiếu nữ xinh tươi. Các bạn bắt tay chúc mừng cô bé và ngồi xung quanh nghe người dẫn chương trình giới thiệu về Việt Nam với hình ảnh và lời lẽ đơn giản. Tiếp theo, các cháu tập cắt, dán quốc kỳ Việt Nam – lá cờ đỏ có ngôi sao vàng năm cánh ở giữa.. Các cháu cùng nhau hát bài „Tập tẩm vông” nhộn nhịp, rồi thử mặc các bộ áo dài, đội nón lá, đội khăn xếp, trông thật ngộ nghĩnh, dí dỏm. Đặc biệt cậu bé Marcin to béo cứ nằng nặc đòi bằng được áo dài của Lili để mặc. Mọi người  được giới thiệu ẩm thực Việt Nam. Cùng nhau thưởng thức món nem, cơm và hoa quả vùng Đông Nam Á do anh chị Hùng Vân chuẩn bị. Tuy một số người đã ăn nem và cơm Việt Nam, nhưng hôm ấy ai cũng ăn nhiều và khen ngon miệng.

Khoảng hai tuần sau, nhà trường lại tổ chức một buổi gặp mặt nữa. Lần này có sự tham gia của phụ huynh học sinh. Nhiều gia đình, cả nhà đều đến dự. Các tiết mục được lập lại và có thêm điệu múa sạp, với cây sạp được làm bằng các thanh gỗ thông bào tròn, dài khoảng 3 m. Trò chơi thiết kế áo dài với sự hỗ trợ của bố mẹ, nhiều bé đã cắt được những chiếc áo điệu đàng, màu sắc hài hòa và những cành hoa tươi tắn. Cả các cháu và phụ huynh đều đều hòa mình vào các trò chơi, không khí thật là náo nhiệt, vui vẻ. Các vị phụ huynh liên tục hỏi chị Vân cách làm nem, nấu phở, cơm, tình hình Việt Nam, phong tục tập quán của người Việt cho tới cuộc sống của họ ở Ba Lan…



Bộ sưu tập trang phục Việt Nam



Những bức tranh về Việt Nam do các họa sĩ trẻ vẽ được treo quanh lớp học



Các cô bé Ba Lan trong trang phục dân tộc Việt Nam xinh xắn.

Sau những buổi gặp mặt thú vị này, cô bé Lili tự tin hơn rất nhiều, cùng bạn bè tham gia hoạt động trong lớp một cách tự nhiên và thân mật hơn. Các bạn trong lớp và phụ huynh biết nhiều về đất nước Việt Nam xa xôi và những người Việt Nam là hàng xóm của họ ở Warszawa.

Bà thanh tra giáo dục quận Ochota đề nghị trường Mẫu giáo số 100 làm thêm một „Ngày Việt Nam” như thế nữa để các trường mẫu giáo khác trong quận đến tham quan, học tập. Bởi vì trong quận Ochota có rất nhiều người Việt Nam và người nước ngoài khác sinh sống. Con cháu họ hầu như có mặt trong các lớp mẫu giáo. Cần giáo dục và tạo điều kiện cho các cháu trong vấn đề hòa nhập.



Thi cắt và dán quốc kỳ Việt Nam



Món nem nổi tiếng quả là tuyệt vời.



Phụ huynh giúp các cháu vẽ về Việt Nam

=====

Mới nhớ lại năm ngoái đọc blog của một cô sinh viên Ba Lan đang học tiếng Việt ở Hà Nội, đi xe buýt giơ vé tháng ra, thế là bị lơ xe lầu bầu chửi luôn là phò, mua kẹo lạc trả đúng giá ghi trên lọ bị bà hàng nước xéo là con mặt l..., buồn quá muốn bỏ học về nước. Thôi thì có gì cũng chung quy chỉ tại Vua Hùng vậy.  Cry
Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #427 vào lúc: 15 Tháng Giêng, 2011, 08:32:14 pm »

=====

Mới nhớ lại năm ngoái đọc blog của một cô sinh viên Ba Lan đang học tiếng Việt ở Hà Nội, đi xe buýt giơ vé tháng ra, thế là bị lơ xe lầu bầu chửi luôn là phò, mua kẹo lạc trả đúng giá ghi trên lọ bị bà hàng nước xéo là con mặt l..., buồn quá muốn bỏ học về nước. Thôi thì có gì cũng chung quy chỉ tại Vua Hùng vậy.  Cry
Hề hề... lỗi này tại vợ vua Hùng thôi cụ ơi, tại cấp dưới thôi, vua là vô can đấy.
Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #428 vào lúc: 15 Tháng Giêng, 2011, 09:59:02 pm »

Bức thư chân thành
Nguồn: nhat-nam.ru và
http://kalmykov.us/publ/1-1-0-4

Bắt đầu là những dòng tâm sự ngắn ngủi từ năm 2007 của một cựu quân nhân Xô viết có nick shin100 trên diễn đàn của những cựu quân nhân trung đoàn không quân 169 từng phục vụ tại Cam Ranh thập kỷ 80 thế kỷ trước (sẽ chuyển ngữ sau đây), sau đó tác giả đã kể lại câu chuyện của mình trên trang mạng nhat-nam.ru dưới hình thức một bức thư gửi người điều hành trang trên (cũng là một quân nhân binh chủng tên lửa phòng không Xô viết đã tham gia chiến tranh Việt Nam cùng chúng ta). Nhận thấy đây là một câu chuyện rất bình thường, giản dị, nhưng đậm chất nhân văn và thấm đẫm tình người của tất cả những nhân vật  trong cuộc, xin chuyển lại các bác câu chuyện trên.

19/10/2007 [20:05:36]

 shin100:

Синь цяо корефаны ! Той хай нам ламвиет 1984-1986 г Кам Рань в ПМТО. Про службу вспоминаю все эти годы чуть ли не со слезами. В июне этого года душа не выдержала съездил в Кам Рань. Поездка была длиною в 22 года. Дело в том, что во время службы я подружился с вьетнамской девушкой по имени Чанг. В те времена глухого социализма не приветствовались отнощения между вьетнамцами и лен со или как сейчас говорят нгя. Мы встречались девять месяцев, скрывали наши отношения, но видимо информация дошла до командования и нас разлучили причем представив ей все таким образом как-будто бы я инициировал разрыв наших отношений. Объясниться тогда не было возможности и я ее тогда больше не увидел. 22 года я жил с чувством вины, хотя и без вины виноватый. В июне этого года я ездил во вьетнам с целью посещения бывшего место расположения базы в Кам Рани. Ностальгия знаете-ли. Слишком много воспоминаний связанных с этими местами. На встречу с ней я и не надеялся, так как не полного имени, не ее адреса у меня не было.
Я понимал что 4-й морской район СРВ закрыт для посещения и в течении года пытался получить разрешение министерства обороны Вьетнама на посещение базы в Кам Рани. Но безуспешно поэтому на свой страх и риск рещил съездить туда. После двух дней пребывания в Ханое я вылетел в Нячанг. Я был автономен, везде у меня был свой гид-переводчик и автомобиль с водителем. В Ня Чанге у меня было только три дня. В течении первых двух дней я безуспешно пытался получит разрешение у местных властей на посещение базы, не дождавшись, я самостоятельно поехал на базу. Во время посещеения бывшего место расположения ПМТО, меня задержал военный патруль. Один из офицеров патруля служил в 1985 г.
Когда я перечислил всех своих командиров и кого знал из сикванов ВНА таким образом продемонстрировав что я здесь действительно служил, ко мне отнеслись более менее благосклонно У меня были со мной фотографии тех времен. И он вспомнил мою девушку. Но тоже не знал не фамилии ни где ее сейчас можно искать. Но вспомнил что девушка она из местной деревни. И возможно там знают как ее найти. Мы сели в машину и поехали туда?!?!?!?! Спустя два часа я нашел ее родителей!!!!!!!!! Мы связались с ней по телефону, она живет с мужем в провинции Ка Мау это на самом юге. Она не верила в то, что это я. Короче на следующий день утром я вылетел в Сайгон с ее братом, который взялся выступить в роли проводника. После 4-х часов поиска автомобиля и переводчика мы выехали в Ка Мау и спустя 10 часов дороги нас встретил ее муж, потом еще час плыли на лодке. И мы с ней наконец-то встретились спустя 22 года. Ну радость от встречи я вам здесь не смогу описать, это слезы, разговоры, воспоминания всю ночь, бесконечная череда, гостей-соседей, родственников и т.д. Я вернулся потрясенный отсвоего путеществия в прошлое. Есть и фото и видео даже ТВ-передача. На радиостации Голос Вьетанма тоже готовится передача про нашу встречу. Рад встретить здесь своих сослуживцев. Той ию Вьетнам. Там биет.


Xin chào "những người Việt Nam" (Синь цяо корефаны)! Tôi hai năm làm việc (Той хай нам ламвиет) tại Cam Ranh từ 1984 đến1986 trong căn cứ bảo đảm hậu cần-kỹ thuật (ПМТО). Nhớ về những năm tháng làm nghĩa vụ quân sự đấy mà mắt tôi muốn trào lệ. Tháng sáu năm nay, không nén nổi lòng mình tôi đã quay lại Cam Ranh. Một chuyến đi kéo dài suốt 22 năm. Chuyện là trong thời gian phục vụ, tôi đã kết bạn với một thiếu nữ Việt Nam tên là Trang. Trong thời kỳ đình đốn của chủ nghĩa xã hội kia, người ta không mặn mà với quan hệ giữa những người phụ nữ Việt Nam và người Liên Xô (лен со) hay như bây giờ người ta gọi là Nga (нгя). Chúng tôi gặp gỡ nhau thường xuyên trong chín tháng trời, che giấu mối quan hệ của mình, nhưng có lẽ tin đồn đã đến tai ban chỉ huy, và họ đã chia lìa chúng tôi, sau khi làm cho cô ấy tưởng rằng tôi là người chủ động đầu tiên cắt đứt mối quan hệ giữa hai người. Lúc đó tôi không có khả năng giải thích và từ đấy tôi không còn thấy cô ấy nữa. Đã 22 năm tôi sống với cảm giác có tội, dù rằng tôi hoàn toàn vô tội. Tháng sáu năm nay tôi đã đến Việt Nam với mục đích thăm lại nơi đặt căn cứ hồi trước tại Cam Ranh. Nỗi sầu nhớ, các bạn có biết chăng. Có biết bao hồi ức gắn với những nơi này. Tôi chẳng hy vọng gì gặp lại cô ấy, bởi vì ngay cả họ tên đầy đủ và địa chỉ của cô ấy tôi cũng không có.
Tôi hiểu rằng khu vực vùng 4 hải quân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam không cho phép vào thăm sau một năm tôi cố gắng xin phép Bộ quốc phòng Việt Nam để vào thăm căn cứ cũ tại Cam Ranh. Nhưng điều đó là vô ích và tự gánh lấy mọi trách nhiệm về mình, tôi đã quyết định đến đấy. Sau hai ngày ở Hà Nội, tôi bay đến Nha Trang. Tôi hoàn toàn tự thân tự tại, ở đâu tôi cũng có được hướng dẫn viên-phiên dịch và xe ô tô có người lái xe. Tại Nha Trang tôi chỉ có thời gian 3 ngày. Trong hai ngày đầu tiên tôi đã cố gắng vô ích để xin phép chính quyền địa phương được vào thăm căn cứ, không chờ nữa, tôi tự tiện đi đến đó. Trong lúc thăm lại nơi trước đây đặt khu căn cứ hậu cần (PMTO), một đội tuần tra quân sự đã giữ tôi lại. Một trong những sỹ quan của đội tuần tra này đã phục vụ ở đây năm 1985.
Sau khi đã kể ra tất cả những chỉ huy của mình và người tôi biết trong số những sỹ quan (сикванов) QĐND Việt Nam (từng phục vụ ở đây), thì điều đó chứng tỏ rằng quả thật tôi đã từng phục vụ ở đây và người ta đã đối xử với tôi rộng lượng hơn. Tôi vẫn còn những bức ảnh của thời ấy. Và người sỹ quan này đã nhớ ra cô thiếu nữ của tôi. Nhưng anh cũng không biết họ của cô và cũng không biết tìm cô ấy ở đâu bây giờ. Tuy nhiên anh nhớ rằng cô quê ở một làng tại địa phương. Và có thể ở đó người ta sẽ biết cách tìm ra cô ấy. Chúng tôi lên ô tô và đi đến đó?!?!? Sau hai tiếng đồng hồ tôi đã tìm ra bố mẹ cô ấy!!!!!! Chúng tôi liên lạc với cô qua điện thoại. Cô sống với chồng tại tỉnh Cà Mau tận cực nam. Cô ấy không tin rằng đó chính là tôi. Tóm lại, ngay sáng hôm sau tôi bay vào Sài Gòn, cùng với em trai cô, nay đóng vai trò người dẫn đường. Sau 4 giờ tìm kiếm ô tô và người phiên dịch, chúng tôi lên đường đi Cà Mau, tiếp sau 10 tiếng đi đường, chồng cô ấy đã đón được chúng tôi, và một giờ đi xuồng nữa. Cuối cùng thì chúng tôi, tôi và cô ấy, đã gặp được nhau sau 22 năm. Nỗi mừng vui của cuộc gặp gỡ này, tôi không sao tả nổi ra đây cùng các bạn, đó là nước mắt, những cuộc chuyện trò, những hồi ức, suốt đêm, luân phiên tưởng vô tận, hết khách đến chủ, rồi những người thân và v.v...Tôi trở về mà lòng xao động bởi cuộc du hành của mình vào dĩ vãng. Có ảnh, có video và cả tường thuật của truyền hình. Trên Đài Tiếng nói Việt Nam cũng sắp tường thuật về cuộc gặp gỡ của chúng tôi. Tôi vui mừng vì đã gặp được những đồng nghiệp của mình ở đây. Tôi yêu Việt Nam (Той ию Вьетнам). Tạm biệt (Там биет).

........

« Sửa lần cuối: 16 Tháng Giêng, 2011, 01:01:23 am gửi bởi qtdc » Logged
ledvu
Thành viên
*
Bài viết: 212



« Trả lời #429 vào lúc: 01 Tháng Sáu, 2011, 12:46:31 pm »

Một hình ảnh đang càng ngày mai một.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM