Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 13 Tháng Năm, 2024, 01:51:47 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Bạn biết gì về cộng đồng các dân tộc Việt Nam và Thế giới ?  (Đọc 166388 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Lính tình nguyện
Thành viên
*
Bài viết: 51


« Trả lời #380 vào lúc: 01 Tháng Tư, 2010, 02:09:12 pm »

...tiếp...







Logged
Lính tình nguyện
Thành viên
*
Bài viết: 51


« Trả lời #381 vào lúc: 01 Tháng Tư, 2010, 03:20:24 pm »







Logged
Lính tình nguyện
Thành viên
*
Bài viết: 51


« Trả lời #382 vào lúc: 04 Tháng Tư, 2010, 02:50:15 am »

Hôm nay không có thuyền Cheesy.



Cuối hồ là Montreux, 1 địa điểm du lịch nổi tiếng của Thuỵ sĩ (bờ bên trái là Thuỵ sĩ, bên phải là Pháp).



Evian-Pháp, từ chỗ chụp đến bờ bên kia là 13km.



Thuyền chạy bằng hơi nước của cty CGN (Compagnie Générale de Navigation). phục vụ cho du lịch và người dân 2 bên, có rất nhiều người Pháp đi tàu thuỷ sang Thuỵ sĩ làm việc hàng ngay. Mặc dù những chiếc tàu này có tuổi thọ hơn 100 năm nhưng vẫn được giữ gìn và trùng tu bởi những người hảo tâm. Trên hồ còn có 1 loại tầu nhỏ nữa chạy bằng ánh nắng mặt trời nhưng chúng rất nhỏ, chỉ chở được khoảng 20-30 người và chỉ chạy vào mùa hè.

« Sửa lần cuối: 04 Tháng Tư, 2010, 03:01:45 am gửi bởi Lính tình nguyện » Logged
Lính tình nguyện
Thành viên
*
Bài viết: 51


« Trả lời #383 vào lúc: 04 Tháng Tư, 2010, 03:13:35 am »

An Pơ (Alpes) thuộc Pháp . khoảng 17-18km từ chỗ chụp. Lưu ý, những đỉnh núi này có tuyết 365/365 ngày.



Les dents du Midi, An pơ (Alpes) thuộc Thuỵ sĩ. Theo người bản xứ thì nếu như trong ngày mọi người không nhìn được những đỉnh núi này thì ngày mai sẽ mưa....và đúng là hôm nay bên em mưa. Từ đây đến chỗ chụp khoảng 40 km.



...Pháp..



Logged
Lính tình nguyện
Thành viên
*
Bài viết: 51


« Trả lời #384 vào lúc: 04 Tháng Tư, 2010, 03:37:46 am »

Thành phố nhỏ bên dưới là Montreux, Montreux không những là 1 điểm du lịch nổi tiếng của Thuỵ sĩ mà còn là nơi có Đại nhạc hội Jazz lớn nhất thế giới vào tháng 7 hằng năm. Còn  2 hòn đá to Cheesy bên trên cùng, có 1 hòn rất nổi tiếng không biết có bác nào biết không ạ? Hồi em mới sang thì ở đó năm nào cũng có tuyết, nhưng mấy năm nay do thay đổi khí hậu nên có những năm chẳng còn tuyết nữa và hiện tượng này sảy ra trên toàn Thuỵ sĩ có 40 núi có tuyết quanh năm mà bây giờ chỉ còn 15 đỉnh là còn tuyết vào những tháng nóng nhất của mùa hè.

30km.



Lausanne.




Pháp.





Logged
TQNam
Thành viên
*
Bài viết: 1267


« Trả lời #385 vào lúc: 09 Tháng Tư, 2010, 08:33:48 am »

Bàn thờ Ông Thiên

Đang ngồi nghĩ vẫn vơ thì chợt thấy có ý ngộ ngộ về chút tín ngưỡng của người Việt trời Nam, bèn ghi lại để đọc chơi. Chẳng biết đúng sai thế nào?

Nhớ những khi rong rủi đây đó có thấy trong khỏang sân trước nhà ở làng quê Nam bộ và Nam Trung bộ có trồng một cây cột cao chừng một thước, nếu tròn thì đường kính độ một tấc, nếu vuông thì cạnh cũng cở một tấc. Bên trên cây cột có tấm ván chừng bốn tấc vuông, bày một bát nhang, vài chung nước, nói chung là đơn sơ. Ngày mồng Một , ngày Rầm hay dịp lể Tết, nhà có đám giổ thì có thêm một ít trái cây, mà thường là nải chuối Xiêm, rồi bình bông nhỏ. Người ta gọi đó bà bàn thờ Ông Thiên (?). Hàng chiều, khi đốt cây nhang cúng ông bà ở bàn thờ gia tiên thì người ta cũng ra cấm một cây nhang. Bà con mình ra đốt cây nhang và thành tâm van vái “Trời, Đất” phù hộ cho gia đạo yên vui, tai qua nạn khỏi, con cháu đề huề. Hầu như chẳng ai xin mua may bán đắc, trúng số đề hay cua được con ghệ dưới xóm. Thiên tức là Trời, nhưng trong tâm khảm người Việt thì Ông Trời nầy không gíống Ông Trời – Thượng đế của người Hoa, ông chỉ trông nom mà không cai quản, ông ban phước cho người lành và trừng phạt kẻ xấu, ông giúp mội người trên dương thế sống bình an. Đất tức là Địa, nhưng Đất nầy lại càng khác Thỗ Địa của bên Hoa Hạ. Đất cũng cho con người nguồn sống chứ không cai quản theo địa phận.

Rồi một ngày, người chân quê đến với đất đô hội, vốn chật hẹp (đất hẹp, người đông) cái bàn thờ Ông Thiện nầy không thể mang hình dáng dưới quê. Nó biến đổi theo cách tinh giản đi. Cây cột biến mất vì không có miến đất trước nhà, hay sân quá hẹp nên dành cho sinh họat khác thực dụng hơn. Vậy là người ta đóng dính tấm ván lên vách mặt tiền nhà, song nghi lễ thì không đổi. Rồi thời gian trôi, cuộc sống bề bộn hơn, cái con đường, con hẻm trước nhà không dung chứa nồi cái bàn thờ nầy nữa, người lại tiếp tục giản lược đi chỉ còn cái “bát nhang” là cái lon bơ, lon sữa gì gì đó. Thậm chí người ta còn “công nghiệp hóa” nó bằng cách sản xuất hàng lọat cái bát nhang bằng sắt Tây nhỏ xíu. Vậy đó, đô thị hóa nhà cửa, đô thị hóa người dân nhưng niềm tin tâm linh vẫn còn đó.

Ở đây có hai vấn đề thấy ra ở đây:
1. Cái bàn thờ Ông Thiên nầy từ đâu ra mà rải khắp một vùng rộng lớn của đất nước với hính dáng, nghi lể khá đồng nhất?
2. Cái quan niệm “cầu xin Đất Trời” nầy có phải là dấu vết về một quan niệm Âm-Dưong xưa của người Việt cổ?

(còn tiếp)
« Sửa lần cuối: 09 Tháng Tư, 2010, 08:22:19 pm gửi bởi TQNam » Logged
TQNam
Thành viên
*
Bài viết: 1267


« Trả lời #386 vào lúc: 09 Tháng Tư, 2010, 08:21:44 pm »

Bàn thờ Ông Thiên

Vậy là từ quan sát trực tiếp đã lần lượt nổi lên hai câu hỏi về nguồn gốc và phần ẩn chìm của tính ngưỡng dân gian nầy. Song để gỉai quyết ta, có lẽ, đi ngược lại, tức giải câu hai trước câu một.

Từ thực tế khấn nguyện của bà con trước bàn thờ Ông Thiên, ta thấy hình như đây trước hết là vết tích rỏ nét của tục thờ mặt trời. Tục, tính ngưỡng thờ mặt trời là một hiện tượng phổ biến ở đầu hết các tộc người cổ. Đã sống dưới gầm trời nầy có ai không nhận thức được giá trị sống còn của mặt trời? Không có mặt trời liệu có sinh vật nào có thể tồn tại và sinh sôi, vậy là phải thờ thôi. Có điều, khi “thần hoá” mặt trời thì mỗi tộc nguời lại “trao quyền lực” cho vị thần của mình rất khác nhau, từ tính chất đến phạm vi, rồi từ đó vị thần nầy “có quyền lực” ra sao và thế nào ngược lại với con người. Ông thần-Trời nơi bàn thờ Ông Thiên nầy rất lành, ông chỉ lo an dân là chính, ông chỉ dùng “bạo lực trấn áp” đối với kẻ bất nhân, ông không lạm quyền hay “vi phạm tố tụng”, ông cũng không bao giờ là mối đe dọa ngầm với những tín điều răn đe, tức ông không dung thủ đoạn “khủng bố” để duy trì quyền lực! Trước bàn thờ, người ta ngước lên cao xa và cầu xin đều tốt lành. Sống dưới gầm trời với chân đạp đất, đất là nơi hằng chứa của cải nuôi sống con người. Vậy là “cầu xin Trời Đất”. Có điều, trước bàn thờ Ông Thiên, Đất không thấy được “thần hoá” hoàn toàn!? Trời thì sáng, trắng, nóng, đất thì tối, đen, lạnh; rồi âm-dương rồi đây! Giản đơn thế là cùng.
Khoảng gần mười năm trở lại đây dân Việt ta chứng kiến cảnh nhiều vị lớn tiếng đòi “bản quyền” thuyết Âm-Dương về cho tộc Việt. Trong sô các vị nầy có lẽ tác giả Nguyễn Vũ Anh Tuấn là to tiếng nhất, kỳ công nhất khi ông không chỉ viết bài trên mạng mà còn in sách hẳn hoi. Âm-Dương có cội nguồn khá giản đơn, nó là điều tổng kết từ trực quan sinh động mà bất kỳ tộc người nào cũng có thể nhận ra.  Và thực tế là ngày nay người ta nhận ra dầu vết về một quan niệm âm-dương ở rất nhiều tộc người cổ; nó bàn bạc khắp nhân gian. Song không thể không thừa nhận chính người Trung nguyên đã đúc kết nó thành lý luận với cái tên thuyết Âm Dương, rồi Phái Âm-Dương trong Bách gia Chu tử là đỉnh cao. Quan niệm Âm-Dương không chỉ tồn tại trong hầu hết các triết thuyềt Hoa hạ mà còn là cơ sở của nhiều lĩnh vực hoạt động khác của họ trong mấy nghìn năm, giờ vẫn còn đất sống. Ngược lại ở các tộc khác, do không đúc kết được thành lý luận mà quan niệm âm-dương tàn lụi, giờ nó như hoá thạch.

(còn tiếp)
Logged
TQNam
Thành viên
*
Bài viết: 1267


« Trả lời #387 vào lúc: 09 Tháng Tư, 2010, 10:48:20 pm »

Bàn thờ Ông Thiên

Nhìn quanh, qua các cộng đồng dị tộc lớn về số lượng và mạnh về văn hoá có khả năng ảnh huởng nhiều đến người Việt, thì không thấy có tín ngưỡng và nghi thức thờ cúng tương tự. Nguời Hoa, người Khmer, người Chăm không có bàn thờ trước nhà hay trong sân. Ông Trời của người Hoa là đấng tối cao và toàn quyền sanh sát, ông là “nhà khủng bố tinh thần” vì nếu ai bất kính với ông thì tiêu! Người Hoa có thể cầu xin ông nhiều thứ hơn. Thần Đất của người Hoa thì có nhiệm vụ cai quản theo địa phận. Người Chăm và Khmer thì theo đạo Hồi, Bà-la môn hay Phật giáo tiểu thừa, các tôn giáo và gíao phái nầy không thừa nhận tín ngưỡng dân gian nơi nó đặt chân đến, thế là không có thần Trời hay thần Đất. Người Khmer có lập miếu thờ “Ông Tà” trong phum. Thế nhưng miếu nầy có hình dáng bên ngoài giống miếu “cô hồn” của người Việt, cái khác là trong miếu có thờ một bức tượng, Ông Tà không phài là Thổ công hay Thần hoàng, Thần làng. Vậy bàn thờ ông Thiên là một tín ngưỡng riêng của người Việt? Chưa chắc! Nhìn ra phía bắc, qua phim ảnh, tôi không hề thấy bóng dáng của bàn thờ nầy ở bất cứ ngồi nhà nào ở làng quê Bắc bộ. Không hiểu nổi!
Thế rồi, qua một tài liệu điều tra hồi cố dân tộc học của cố giáo sư Từ Chi về làng Việt cổ truyền ở Bắc bộ, trong phạm vi khảo sát chính từ cuối TK19 đến trước 1945, tôi bắt gặp “cây Hương”. Theo miêu tả của cố giáo sư ta bắt gặp đúng cái hình dáng của bàn thờ Ông Thiên. “Cây hương” cũng chỉ gồm một thân cột cao to chừng ấy, một tấm ván thờ to chừng ấy, bày cúng cũng từng ấy. Hay thật. Vậy nhưng lệ tục và nghi thức thờ cúng lại khác nhiều giữa Bắc-Nam.
Cây hương ngoài Bắc không được tạo dựng ở từng nhà mà chung cho cả ngõ, cả xóm, cây huơng ở đầu ngõ, đầu xóm, tại điếm canh. Phải chăng do người ở đất tổ sống quần cư trong luỹ tre nên thờ cúng chung. Nó vừa là yếu tố tạo nên, vừa là kết quả lập thành giềng mối cộng cảm của ngõ, của xóm như cố GS Từ Chi nhận định. Thế nhưng khi vào phuơng Nam sinh sống, người Việt không còn ở trong luỹ tre làng nữa mà sống dọc các trục lộ giao thông thuỷ hay bộ, họ sống rải rát nên cây hương không còn là của chung nhưng tín ngưỡng còn đó nên mỗi nhà trồng một cây hương cho riêng mình. Vậy là bàn thờ ông Thiên ra đời với đúng dánh hình cây hương.
Từ chổ không còn cây hương chung của ngõ, xóm nên cũng không còn các nghi lễ cúng bái của cộng đồng cộng cư. Ừ, cái cách sống dọc sông rạch nầy không thể quản lý theo giáp, theo ngõ nên cái sổ nhân danh cũng chỉ còn chức năng quản lý số đinh trong phạm vi quản lý đặng mà tính chuyện sưu, thuế cho nhà nước chứ không thể theo sổ mà tổ chức cúng bái chung theo kiểu xoay vòng các chủ hộ đứng ra làm chủ lễ. Cây huơng nhà ta thì ta tự cúng bái vậy.
Vậy là ta đã đi được một bước dài trong việc truy tìm nguồn gốc của bàn thờ nầy. Nhưng cái đau đầu nhất lại là dân ta thờ cúng ai ở đây, có gì khác nhau giũa cây hương và bàn thờ Ông Thiên? Khác lớn lắm. Cây hương là để thờ Thổ thần của ngõ, của xóm. Bàn thờ Ông Thiên lại thờ “Trời-Đất”!  Dường như bí rị vì cái cốt lõi của tín ngưỡng xa nhau vạn dậm. Một đằng rõ ràng là chịu ảnh hưởng của Hán tộc, mà nơi đó là đất tổ, là quê gốc. Còn chốn “đất mới” lại thấy bóng dáng của tính ngưỡng (gần như) nguyên thuỷ với thần Trời, quan niêm Âm-Dương phôi pha. Phạm vi địa lý làng quê mà cố giáo sư khảo sát và điều tra tuy ở quê gốc của tộc Việt, nhưng phạm vi thời gian lại chủ yếu tù cuối TK19 đến trước 1945. Vậy cái yếu tố Hán của cây hương đã bước vào tín ngưỡng nầy là về sau này, trong qúa trình “phong kiến tập quyền” hoá nhà nước Việt, đồng thời cũng là một quá trình xâm nhập mạnh mẽ của Tống nho, một thứ học thuyết chính trị cực đoan mà nhà nước Việt trong các thế kỹ 15-19 cần để củng cố quyền lực trung ương, tăng cường việc xoá tàn dư, ảnh hưởng của làng-công xã nguyên thuỷ Việt? Tống nho vào thì tín ngưỡng dân gian Hán cũng theo chân. Có lẽ vậy chứ không sớm hơn bởi những người rời xa quê vào Nam với bất cứ lý do gì cũng kịp mang theo cái tính ngưỡng gốc của tổ tông ngoài Bắc?
Phải chăng ở đây xuất hiện hiện tượng hoá thạch ngoại biên?

Hết
Logged
Lính tình nguyện
Thành viên
*
Bài viết: 51


« Trả lời #388 vào lúc: 11 Tháng Tư, 2010, 11:18:31 pm »

Đền Mẫu Đồng Đăng.



Động Tam Thanh.



Logged
SukhoiSu-47Berkut
Thành viên
*
Bài viết: 354


Vọng mãi đến ngàn năm, vần thơ Nam quốc sơn hà!


« Trả lời #389 vào lúc: 11 Tháng Tư, 2010, 11:34:37 pm »

Bàn thờ Ông Thiên
...
Cây hương ngoài Bắc không được tạo dựng ở từng nhà mà chung cho cả ngõ, cả xóm, cây huơng ở đầu ngõ, đầu xóm, tại điếm canh. Phải chăng do người ở đất tổ sống quần cư trong luỹ tre nên thờ cúng chung.

Cái này không hẳn đâu bác em ạ. Hồi trước, em thấy ở quê Hà Tây nhà em cũng rất nhiều nhà có kiểu bàn thờ ngoài trời kiểu như thế này. Nhưng phong trào xây nhà mới hiện nay thì ít nhà xây bàn thờ kiểu này nữa, khi cần cúng trời đất thì kê bàn đặt mâm cúng.
Logged

Bóng ai như tôi đi qua cánh đồng...
Bóng ai như tôi đi qua cuộc đời....!
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM