Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 13 Tháng Năm, 2024, 01:12:53 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Bạn biết gì về cộng đồng các dân tộc Việt Nam và Thế giới ?  (Đọc 166377 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
MUCTAU
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 534


« Trả lời #280 vào lúc: 03 Tháng Hai, 2010, 11:34:39 pm »

  Phong tục đón Tết nguyên đán của người Việt đồng bằng Bắc bộ.
 

Bài này của bác MT hay thế mà dừng lại giữa chừng ạ ?  Wink
Cảm ơn bác. Cho em nợ mấy hôm nữa.
 Chùm ảnh về nhà thờ đạo Hồi của SIMON đẹp quá. Hãy nói về đạo Hồi đi. Ở HN có '' Nhà thờ Tây đen'' nhỏ bé và vắng vẻ. Không biết mình có  được vào không!
Logged
binhyen1960
Moderator
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #281 vào lúc: 04 Tháng Hai, 2010, 12:05:34 am »

 Cám ơn Simon về những tấm ảnh của nhà thờ Hồi giáo , xem những bức ảnh này làm binhyen nhớ lại cái sân bay Ả Rập Xê út năm xưa và cái thủ đô Istambul của Thổ nhĩ kỳ , chẳng biết Simon đã chụp ở nước Hồi giáo nào nhưng nét kiến trúc cũng từa tựa .
 Ngày đó binhyen xuống sân bay Ả Rập Xê út mái nhà cũng vòm như vậy , khoảng 5 6h địa phương và theo đồng hồ thời gian của VN cũng 9h tối xong bên đó thì trời còn nắng lắm , bước xuống sân bay mà nóng hừng hực như gần lò lửa , vào bên trong nhà kính , những gian hàng bày la liệt không có người bán hàng , mua bán tự giác khi ra ngoài nhà kính mới tính tiền , bọn mình thấy lạ lắm , thế rồi đúng 6h tối thấy tất cả nhân viên sân bay và chỉ là đàn ông thôi họ ra quỳ xuống góc có cái biểu tượng tròn tròn rồi úp mặt sát đất cầu kinh , mọi chuyện buôn bán hay cửa ra khỏi sân bay bỏ ngỏ ai muốn vào cũng được , điều đó chứng tỏ họ rất sùng đạo Hồi cứ đến giờ cầu kinh là bỏ hết . Buồn cười bọn VN mình lớ ngớ không biết , thế là vượt qua vạch đỏ biên giới tại sân bay đi chơi loanh quanh khắp nơi .
 Theo luật ngoại giao như vậy là xâm phạm lãnh thổ của Ả Rập trái phép , nhưng khi họ cầu kinh xong biết người VN mình đã vượt qua vạch đỏ đó trái phép , họ cũng chỉ cười rồi chỉ đường gọi chúng tôi quay lại . Kỷ niệm đó về người Hồi giáo làm tôi chẳng thể quên .
Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
Simon
Thành viên
*
Bài viết: 96


« Trả lời #282 vào lúc: 04 Tháng Hai, 2010, 05:49:58 pm »

Cám ơn Simon về những tấm ảnh của nhà thờ Hồi giáo , xem những bức ảnh này làm binhyen nhớ lại cái sân bay Ả Rập Xê út năm xưa và cái thủ đô Istambul của Thổ nhĩ kỳ , chẳng biết Simon đã chụp ở nước Hồi giáo nào nhưng nét kiến trúc cũng từa tựa .
 

Em đang ở Kuala Lumpur mà bác Binhyen! Grin Nhà thờ Hồi giáo này là ở Kuala Lumpur, đây là Nhà thờ của riêng bang Kuala Lumpur (Malaysia có 13 bang tất cả).  Em mới chụp ở phía bên ngoài Nhà thờ, vì hôm đó cũng vô tình đi qua, thấy đẹp quá thì vào chụp và chưa chuẩn bị tinh thần để vào bên trong, chắc bên trong thì đẹp lắm bác ạ. Mặc dù bữa đó, lúc em đang lang thang trên sân để chụp ảnh, thì có một "anh" (chết em nói thế này, thế nào bạn Su lại phê bình mất, cứ vào chùa vào đền gọi tuốt bằng anh thế này, Grin nhưng suy cho cùng "anh" là để chỉ giống đực Su ạ, còn "chị" là chỉ giống cái nhá! Grin Grin Grin Tongue), anh ấy giới thiệu là người quản lý  Nhà thờ đó  và hỏi thăm là người của nước nào và nói rằng anh ấy có thể chụp hộ ảnh nếu mình muốn và có thể giới thiệu qua về Nhà thờ và cho phép mình vào trong để thăm quan và lễ, nếu không có anh ấy thì họ không cho vào. Nhưng lúc đó muộn quá rồi và đành hẹn với anh ấy vào Chủ nhật tới. Em cũng rất muốn thăm quan bên trong và chứng kiến việc họ lễ như thế nào, chắc Chủ Nhật tới em sẽ thu xếp vào đó để tìm hiểu vậy và về sẽ kể các bác nghe (bác MT chịu khó đợi nhá)! Grin

Cái biểu tượng hình tròn mà bác Bình yen nhìn thấy đấy chính là Mặt trời đấy bác ạ, họ luôn luôn phải hướng về phía mặt trời, còn cách lễ thì tùy từng dòng thì phải, có dòng họ phải cúi gập người xuống, nhưng hôm vừa rồi, anh này lại hướng dẫn là để tay như vậy thì không thể cúi mặt xuống đất được phải không nhỉ? Huh Tuần tới em sẽ thực hành và sẽ "báo cáo". Grin
« Sửa lần cuối: 04 Tháng Hai, 2010, 05:57:37 pm gửi bởi Simon » Logged
nguoichiensi
Thành viên
*
Bài viết: 26



« Trả lời #283 vào lúc: 04 Tháng Hai, 2010, 08:28:45 pm »

                Một số phong tục tập quán của người H'Mông ở Hà Giang.

     Thú thật với các bác là mặc dù đã từng đi HG rất nhiều chuyến, đã từng 4 cùng : Cùng ăn - cùng ở -cùng làm - cùng nói tiếng dân tộc với đồng bào các dân tộc tỉnh HG đặc biệt là dân tộc H'Mông, nhưng mà bảo nhớ và ghi chép lại thì em chưa có thời gian ạ. Hôm nay nhân dịp mới đi HG về được vài hôm, em mạo muội post lên đây coi như 1 cái tổng kết những gì em được biết. Trong bài viết có sử dụng tiếng H'Mông nhưng chỉ là cách phát âm, còn chữ viết chính xác thì chính người HM cũng không biết viết vì ngày xưa và cho đến bây giờ vẫn rất nhiều người mù chữ. Em nhớ được từ nào chính xác thì sẽ viết kèm vào ngay sau từ tiếng Việt ạ Cheesy

Đôi điều về dân tộc H'Mông (HM) :

     Dân tộc HM hay còn gọi là dân tộc Mông hay Mèo, đây là một dân tộc chiếm số đông dân trong cộng đồng các dân tộc tỉnh Hà Giang, họ sống chủ yếu ở các huyện vùng cao Đồng Văn, Mèo Vạc, Quản Bạ, Yên Minh và 2 huyện Hoàng Su Phì, Xín Mần ở phía Tây tỉnh Hà Giang.

   Người Kinh hay gọi người dân tộc HM là dân tộc Mèo, nhưng họ thì lại rất ghét khi chúng ta gọi như vậy, chính vì thế trong mỗi phiên chợ nếu gặp 1 người dân tộc HM bế (bồng) trên tay 1 con mèo, chúng ta không khó để bắt gặp những câu hội thoại như này :

- Mày đi bán con gì đấy? Nỉ vi pan sư sẩn ma? (lên giọng ở cuối câu )
- Tao đi bán con Kinh  Grin Chử vi pan sư Xính á.

    Họ rất tinh khôn và sẽ không bao giờ trả lời thẳng là : Tao đi bán con Mèo  Wink

Lễ cưới xin.

       Cũng như người Kinh, người dân tộc HM có tục cưới xin trải qua 3 bước :

- Lễ dạm ngõ.
- Lễ ăn hỏi
- Lễ cưới.

         Chàng trai khi ưng cô gái nào đó và muốn lấy làm vợ thì họ tự đi tìm 2 ông mối (mai) - mênh jếnh. 2 người này phải thuộc mọi phép tắc, các bài hát của dân tộc HM trong cưới xin. Sau khi thầy cúng chọn được ngày thì gia đình 2 bên tiến hành lễ ăn hỏi, lễ này thường thì họ làm rất nhẹ nhàng và đơn giản ở nhà chú rể. Gia đình chuẩn bị một con gà rừng, một mâm xôi ngũ sắc, hai ly rượu rót đầy và thầy cúng gọi tên cô dâu chú rể, lúc này cô dâu chưa được phép sang nhà chồng.

       Tiếp theo là lễ cưới, đoàn đón dâu đi lẻ và về chẵn, trong đám cưới bắt buộc phải có phù rể thay cô dâu quỳ lạy tổ tiên nhà gái trước khi về nhà chồng. Anh trai và em trai của cô dâu sẽ dắt tay cô dâu ra cửa để trao cho chú rể. Trên đường từ nhà cô dâu về, dù đoạn đường ngắn hay dài thì đoàn cũng phải dừng lại để cúng thổ thần. Lễ cúng gồm một con gà luộc, một gói cơm, một chai rượu. Đoàn đón dâu về phải dừng trước cửa nhà, chủ nhà mang gà trống (chư thử pe)  ra làm lễ nhập môn (mính chư ) xong thì mọi người mới được vào nhà. Việc của 2 ông mối là bàn giao lại kết quả tốt đẹp khi đã đón được cô dâu về và bàn giao cả của hồi môn của cô dâu cho bố chồng cô ấy. Nhà trai tổ chức hát hò ( hây khơ via khê ) thâu đêm.

     Trường hợp anh trai mà chết đi, em trai được phép lấy chị dâu để chăm sóc gia đình. Nếu chồng cô dâu không có em trai hoặc giả sử người em trai không muốn lấy chị dâu thì người phụ nữ ấy được tái giá với người khác nhưng phải để lại toàn bộ tài sản cho gia đình chồng (đặc biệt nếu có con trai ). Nếu con còn nhỏ là con gái thì được phép dắt nó theo, nhưng phải đổi họ.

    Sinh con


     Trong cuộc sống hôn nhân sau cưới xin, có con là mong muốn rất đỗi bình thường của tất cả các cặp vợ chồng. Chính vì vậy, người HM cũng rất coi trọng việc này, người phụ nữ mang thai không được đi xa, không qua suối và không được bước qua dây ngựa, phải ăn kiêng tất cả những món gì mà dòng họ kiêng.
Khi sinh con, nếu là con trai thì rau thai (mí pà ni ) được chôn ở cột chính trong nhà - ý nghĩa tương lai con sẽ là người đàn ông trụ cột trong gia đình, nếu là con gái thì rau thai được chôn ở chân giường - ý nghĩa là tương lai con gái sẽ là người giữ của, mang lại sự đầm ấm cho gia đình.

    Khi mới sinh con trong vòng một tháng, người phụ nữ tuyệt đối không đi qua cửa chính, không sang nhà người khác. Con gài không được sinh con ở nhà bố mẹ đẻ mặc dù người HM có phong tục ở rể, nhưng khi chuẩn bị sinh là họ được dựng lều và ở riêng chỗ khác.

Vòng đời của người HM

     Vòng 1 : Đứa trẻ sinh ra được 3 ngày sau khi được gọi hồn thì mới được đặt tên và có tên khai sinh. Người gọi hồn thường là bố hoặc chú ruột. Đồ gọi hồn là 1 con gà mái - chư thử pí (con trai ) 1 con gà trống (con gái ) và một quả trứng (xị thừ )

      Vòng 2 : Khi tròn 1 tháng đến tháng thứ 2 cha mẹ sẽ gọi hồn cho đứa trẻ ( hủ pít pư hờ li )
       Vòng 3 : Khi đứa trẻ tròn 1 năm ( hủ pít pư sổng )
       Vòng 4 : Từ 1 đến 9 tuổi ( nhẩu rấu nì )
       Vòng 5 : Từ 10 đến 18 tuổi ( tu hờ lâu nì )
       Vòng 6 : Từ 18 đến 25 tuổi ( tia hờ lâu nì )
       Vòng 7 : Từ 25 đến 35 tuổi ( hờ lâu nì chư xi )

    Những vòng trên không gọi hồn nữa mà chỉ có lễ đặt tên đệm, lễ ngày bắt buộc phải làm trước khi hóninh con đầu lòng. Người đàn ông phải trải qua lễ này mới được coi là trưởng thành.

     Vòng cuối : 40 tuổi trở lên. (hờ lâu nênh ) người HM lấy mốc 40 tuổi là được chúc thọ (pơ xính ) và họ coi nếu ai sống được trọn 1 vòng đời là 120 tuổi sẽ được thượng thọ. Nhưng đó là tuổi rất hiếm, chính vì vậy nếu ai chết từ 40 tuổi trở lên được coi là 120 tuổi, trong đám tang không nói chính xác tuổi mà chỉ dùng số 120 để chia buồn.

(còn nữa )
Logged

Là người chiến sĩ giản dị đẹp biết bao.
Một chiếc ba lô,một khẩu súng trường,một ngôi sao trên mũ...
Majin Buu
Thành viên
*
Bài viết: 26


Faithful and Hope


« Trả lời #284 vào lúc: 04 Tháng Hai, 2010, 08:55:07 pm »

Chùm ảnh về nhà thờ đạo Hồi của SIMON đẹp quá. Hãy nói về đạo Hồi đi.

Vài năm trước, trong chuyến đi Ấn Độ, em cũng đã có dịp tiếp xúc với nhiều người Hồi giáo, qua đó hiểu thêm được một số nét văn hóa của họ. Đặc biệt thời gian đó cũng bao gồm cả tháng Ramadan, họ không ăn, không uống từ lúc Mặt Trời mọc cho đến khi Mặt Trời lặn, ngày cầu nguyện 5 lần. Mấy người bạn em trong giai đoạn này hầu như chỉ ngồi một chỗ làm việc, ít đi lại, nói năng.

Em thấy một trong những ý nghĩa hay nhất của tháng Ramadan, đó là khiến cho người giàu cũng phải biết đến nỗi khổ khi thiếu ăn, thiếu uống của người nghèo.

Bên Pháp, trong nhà ăn của trường, mấy món ăn trong đó có thịt lợn đều phải có bảng thông báo ghi rõ giúp cho những người theo đạo Hồi không chọn nhầm.
Logged

Đâu hay mùa thu gió,
Đêm qua mặc thêm áo,
Tay em lạnh mùa đông ngoài phố.
Đêm xin bình yên nhé,
Con đường vàng ánh trăng,
Đèn dầu khuya quán quen chờ sáng ...
MUCTAU
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 534


« Trả lời #285 vào lúc: 04 Tháng Hai, 2010, 09:30:21 pm »

      Cũng như người Kinh, người dân tộc HM có tục cưới xin trải qua 3 bước :- Lễ dạm ngõ.
- Lễ ăn hỏi
- Lễ cưới.

         Chàng trai khi ưng cô gái nào đó và muốn lấy làm vợ thì họ tự đi tìm 2 ông mối (mai) - mênh jếnh. 2 người này phải thuộc mọi phép tắc, các bài hát của dân tộc HM trong cưới xin. Sau khi thầy cúng chọn được ngày thì gia đình 2 bên tiến hành lễ ăn hỏi, lễ này thường thì họ làm rất nhẹ nhàng và đơn giản ở nhà chú rể. Gia đình chuẩn bị một con gà rừng, một mâm xôi ngũ sắc, hai ly rượu rót đầy và thầy cúng gọi tên cô dâu chú rể, lúc này cô dâu chưa được phép sang nhà chồng.

       Tiếp theo là lễ cưới, .................................
 cửa nhà, chủ nhà mang gà trống (chư thử pe) ra làm lễ nhập môn (mính chư ) ...........................
============================================================
 Cảm ơn bạn NGUOICHIENSI.
 Tôi không hiểu nhiều về phong tục người HMông. Thấy bạn có vài chỗ chưa rõ :
 1- phong tục cưới cheo của người Kinh có 5 lễ chứ không phải 3
 2- Bạn mới nói 2 lễ : Ăn hỏi và cưới.
 3 - " Vào cửa (nhà )'' từ Hán - Việt là '' lâm môn ''chứ không phải  nhập môn" tức là nhập học.
 4- Người HMông thường ở nhà đất, đá nền đất. Cũng có khi họ ở nhà sàn. Vậy họ chôn '' nhau '' ở đâu ?
  Tôi được biết, đàn bà Hmông khi đẻ phải vượt cạn một mình ngoài lều như đàn bà một số dân tộc khác ( Tục cũ.Bạn xem bài '' lều nương'' của tôi. Có khác một chút là đàn bà HMông đẻ xong tự nuốt một viên thuốc phiện.
 Nếu biết, bạn nói chuyện tục '' cướp vợ'' của họ đi.
 Tôi biết 2 nhánh người HMông :  Mặc váy đỏ và xanh. Có còn nhánh nào nữa không?
 
« Sửa lần cuối: 04 Tháng Hai, 2010, 09:57:28 pm gửi bởi MUCTAU » Logged
SukhoiSu-47Berkut
Thành viên
*
Bài viết: 354


Vọng mãi đến ngàn năm, vần thơ Nam quốc sơn hà!


« Trả lời #286 vào lúc: 04 Tháng Hai, 2010, 11:03:27 pm »

... Mặc dù bữa đó, lúc em đang lang thang trên sân để chụp ảnh, thì có một "anh" (chết em nói thế này, thế nào bạn Su lại phê bình mất, cứ vào chùa vào đền gọi tuốt bằng anh thế này, Grin nhưng suy cho cùng "anh" là để chỉ giống đực Su ạ, còn "chị" là chỉ giống cái nhá! Grin Grin Grin Tongue),
...

Lang thang? vâng, lang thang cũng có nhiều kiểu lang thang lắm. Còn tui ý thức rõ quyền tự do phát ngôn của đồng chí, ai dám phê phẹt gì mà cứ nâng quan điểm nghe oan uống, chỉ dám bình là...giống đực có nhiều cách gọi: cụ,ông, bác, quý ông bla bla...trong đó, "anh" là...tỉnh cảm nhất đới...hé hé.
Logged

Bóng ai như tôi đi qua cánh đồng...
Bóng ai như tôi đi qua cuộc đời....!
Simon
Thành viên
*
Bài viết: 96


« Trả lời #287 vào lúc: 05 Tháng Hai, 2010, 01:14:16 pm »

...

Lang thang? vâng, lang thang cũng có nhiều kiểu lang thang lắm. Còn tui ý thức rõ quyền tự do phát ngôn của đồng chí, ai dám phê phẹt gì mà cứ nâng quan điểm nghe oan uống, chỉ dám bình là...giống đực có nhiều cách gọi: cụ,ông, bác, quý ông bla bla...trong đó, "anh" là...tỉnh cảm nhất đới...hé hé.

Đ/c có chắc chắn là "anh" là tình cảm nhất hay không? Huh Thế cách xưng hô "Ông" và "Em" của Jane Eyre với Rochester trong tiểu thuyết Jane Eyre thì có tình cảm không hả đ/c bạn? Huh Tongue Tongue Tongue Grin Grin Grin


Thôi tặng đ/c thêm một số công trình kiến trúc của Mã để đ/c có thiện cảm hơn với đất nước Hồi giáo này nhá! Grin Grin Grin

Thực ra là vì cái Tòa nhà này mà SM mới biết được Nhà thờ trên, vì trên đường đi chơi SM phát hiện ra có một cái "cổng thành", vì nhìn xa nó rất giống cái cổng và hỏi dò mãi mấy tháng nay mới có được câu trả lời đúng, đó là Tòa nhà "Xúc tiến thương mại - MATRADE" của Mã!

[]

[]


[]

[]

[]
« Sửa lần cuối: 05 Tháng Hai, 2010, 02:46:46 pm gửi bởi Simon » Logged
Simon
Thành viên
*
Bài viết: 96


« Trả lời #288 vào lúc: 05 Tháng Hai, 2010, 01:51:31 pm »

Petronas Tower!


[]


[]


[]


[]


[]

Petronas Tower buổi tối!
[]


[]
Logged
lonesome
Moderator
*
Bài viết: 1244


« Trả lời #289 vào lúc: 05 Tháng Hai, 2010, 01:59:33 pm »

@Diệu Linh: tục cưới xin của người Việt / Kinh có nhiều hơn 3 lễ đấy. Cọp mà thiếu kiến thức thì nhầm, sai sót là phải.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM