Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 13 Tháng Năm, 2024, 11:04:47 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Bạn biết gì về cộng đồng các dân tộc Việt Nam và Thế giới ?  (Đọc 166393 lần)
0 Thành viên và 3 Khách đang xem chủ đề.
ThanhBinh
Thành viên
*
Bài viết: 59


« Trả lời #260 vào lúc: 11 Tháng Mười, 2009, 02:59:49 am »

Xin phụ thêm với các bác ở đây một chút về chuyện giáo dục ở nước Đức.
Trường Gymnasium ở Đức là dạng trường phổ thông phân ban, học sinh sau khi học xong lớp 4 đã tiến hành phân loại rồi, các em học lực khá thì vào Gymnasium để sau này học lên đại học, các em học lực yếu hơn thì phải vào các dạng trường phổ thông khác để hướng nghiệp, học nghề. Dĩ nhiên cũng có chuyện từ hệ này chuyển sang hệ khác tùy theo học lực những năm học sau đó.
Học sinh học xong Gymnasium (12 hoặc 13 năm tùy từng tiểu bang) thì thi tốt nghiệp, vượt qua được kỳ thi này thì có thể bước chân vào một trường đại học tùy chọn.

Các bạn ở VN khi nghe nhắc đến trường chuyên mà nghĩ ngay tới Hà Nội - Amsterdam, phổ thông chuyên của Đại học Tổng hợp ở Hà nội hay Lê Hồng Phong ở TPHCM thì sẽ lắc đầu lè lưỡi đặt câu hỏi, vì sao ở Đức có nhiều học sinh giỏi, nhiều trường chuyên thế? Nhưng thực ra so với các trường chuyên Việt Nam thì độ khó của kiến thức ở môn chuyên chắc là không bằng.
Logged
linh moi
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 669


« Trả lời #261 vào lúc: 11 Tháng Mười, 2009, 08:43:49 am »

Hì hì ! bác Lính mới kể về cách dạy tiếng Việt của bác đi  Wink Và trong bài viết em cũng chỉ nói là đa số là những nguyên nhân trên !

   Vâng xin kể ra đây với các bác về quá trình em dạy con tiếng Việt để các bác tham khảo . Em nghĩ cũng không khó lắm đâu , các bác chịu khó và kiên nhẫn 1 chút là được .
Cả 2 đứa nhà em đều đi nhà trẻ từ lúc hơn 2 tuổi nên lúc đó chúng cũng nói được tiếng Việt rồi . Khi chúng đi nhà trẻ rồi thì như em đã kể , thời gian vợ chồng em gặp chúng rất ít , chủ yếu là vào bữa cơm tối . Trong bữa cơm mình hay kể chuyện về VN , về ông bà họ hàng ... rồi về phong tục tập quán ... Rồi dạy chúng biết mời trước bữa ăn , mời ai trước , ai sau rồi biết chào hỏi người lớn , ai thì chào là cô , chú , ai thì chào là bác , ông , bà ...do trẻ nhỏ  rất dễ quên nên ngày nào trước bữa ăn mình cũng nhắc ... Rồi lồng vào trong bữa ăn là những câu tục ngữ cộng với lời giải thích , thí dụ :"Ăn trông nồi , ngồi trông hướng"... Tục ngữ làm trẻ dễ nhớ nhất , đến nay con em biết được khá nhiều tục ngữ và thỉnh thoảng chúng áp dụng khá chính xác ...

  Ngày nghỉ ở nhà thì mua đĩa ca nhạc trẻ con , phim cổ tích VN cho chúng xem và quan trọng nhất là tuyệt đối không cho chúng nói tiếng Đức ở nhà . Và 1 điều không kém phần  quan trọng  là làm sao để anh em chúng nó nói chuyện với nhau bằng tiếng Việt (văn ôn võ luyện mà ) , cả 2 điều trên em đã làm được và bây giò thì "tự động" rồi , không bao giờ em phải nhắc . Nhiều khi ở nhà trẻ về chúng kể lại câu chuyện của các bạn Đức và nhắc lại nguyên văn những câu các bạn nói , dĩ nhiên là bằng tiếng Đức , lúc đó bằng mọi cách bảo chúng dịch ra tiếng Việt . Lúc đầu thì mình phải thường xuyên nhắc và chúng cũng khó khăn trong việc dịch , nhưng dần dần thì quen và mình chả bao giờ phải nhắc nữa . Thỉnh thoảng có những từ tiếng Đức chúng không dịch được ra tiếng Việt thì chúng thường hỏi bố mẹ xem từ ấy tiếng Việt là gì , lúc ấy mình phải dịch cho chúng , nếu không biết thì tra từ điển ... chứ không dấu dốt . Bây giờ thì các cháu cũng tự tra từ điển lấy khi bố mẹ không có nhà , chỉ khi nào từ tiếng Việt chúng cũng không hiểu thì mới phải hỏi bố mẹ .
 
Lúc con em sắp đến tuổi đi học , thấy khả năng của chúng có thể tiếp thu được thì mình mua sách giáo khoa tiếng Việt dành cho lớp 1  dạy chúng học và lớp 2 , lớp xxx ... Tăng dần theo khả năng tiếp thu của chúng . Nói thật với các bác trình độ sư phạm em làm gì có nên cũng hơi khó khăn ... Nhưng cái khó khăn nhất là những từ tiếng Việt trong sách chỉ những thứ mà chỉ ở VN mới có , thế là phải dùng đủ mọi thứ trong mớ kiến thức ít ỏi của mình để giải thích cho chúng hiểu ... 1 cái khó nữa là mình nói 1 đằng , viết 1 nẻo (thí dụ nói dổ , dá nhưng viết lại là rổ , rá ...) .Có cái hay là trong lúc dạy con tiếng Việt em thường lồng ghép dạy chúng về lịch sử VN , thí dụ giao cho chúng tập chép hoặc đọc chính tả cho chúng viết những đoạn trong các quyển sách sử chẳng hạn ... Vì vậy cứ dần dần tự nhiên chúng nhớ và biết rõ các vua trong lịch sử hoặc Bác Hồ là ai , Võ Nguyên Giáp là ai ... Và đất nước ta đã trải qua những cuộc chiến tranh chống ngoại xâm nào , đặc biệt những cuộc CT gần đây ...
 
Đến bây giờ thì 2 cháu đã đọc thông viết thạo tiếng Việt (tuy vẫn hay mắc lỗi chính tả). Đến giờ thỉnh thoảng em lại "nhờ" chúng dịch vài trang trong truyện của Đức sang tiếng Việt và mình kiểm tra thấy chưa được sát nghĩa thì mình giải thích cho chúng ... Có lẽ do em dạy tiếng Việt cho các cháu từ nhỏ nên chúng rất thích và có hứng với tiếng Việt .

 Về ăn uống thì dù bận thế nào đi chăng nữa , vợ chồng em cũng cố gắng nấu đồ ăn VN chứ không bao giờ cho các con ăn đồ Tây ở nhà . Các món ăn thay đổi hàng ngày để chúng dần làm quen với tất cả các món ăn VN , nhất là những món mà bọn Tây nó sợ như mắm tôm , tiết canh .... Đồng thời cũng dạy chúng nó biết ăn cái gì với cái gì thì hợp ... Có những món VN mà thực lòng mình cũng chưa bao giờ ăn vì sợ hoặc không thích nhưng khi có con vì muốn dạy chúng ăn em cũng nấu và"nhắm mắt" ăn cùng con . Vì vậy mà khác với đa số những đứa trẻ VN sinh ra ở đây , các cháu nhà em thích ăn đồ VN chứ không thích đồ Tây . Em mua gà , vịt , cá sống về làm thịt ở nhà thường xuyên để cho các cháu thấy đấy là chuyện bình thường chứ không phải "dã man" (nguyên văn là ihr seid unmenschlich ) như em từng nghe thấy 1 đứa trẻ VN sống ở đây thốt ra với bố nó khi thấy bố nó cắt tiết vịt . 2 cháu nhà em do điều kiện công việc của bố mẹ nên mới chỉ được về VN có 1 lần nhưng với chúng VN mới đích thực là Quê Huơng của chúng , chỉ cần nói 1 câu ."Về Việt Nam" là không 1 giây chần chừ , chúng đi sắp xếp đồ ngay ....

  Viết tỉ mỉ ra thì dài lắm nên em chỉ có vài dòng để các bác tham khảo .
« Sửa lần cuối: 11 Tháng Mười, 2009, 08:50:47 am gửi bởi linh moi » Logged
Muadong
Thành viên

Bài viết: 1


« Trả lời #262 vào lúc: 11 Tháng Mười, 2009, 08:54:23 am »

Cảm ơn các chú các Bác đã giải thích về hệ giáo dục ở Đức, nhưng cho cháu hỏi thêm thế này ạ, trường Gymnasium như bạn của nhà Bác Hanoxianh học đấy ạ, chỉ là tên trường thôi mà không phải học chuyên về "Gym" phải không ạ? vì lúc đầu cháu cứ tưởng trường đó chuyên đào tạo về "Gym", nhưng khi chú Thanhbinh giải thích thì cháu lại nghĩ khác.

Cháu cũng thích cách giáo dục con của Bác Hanoixanh và chú Linh mới, bố mẹ cháu cũng kỹ tính lắm ạ, đôi khi cháu cũng... khó chịu ạ.... Grin Tongue
Logged
khanhhuyen
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1957

Cao điểm 1100/85 E2 F3 SV


« Trả lời #263 vào lúc: 11 Tháng Mười, 2009, 02:24:17 pm »

Gyminasium là trường giỏi của Đức,khi tốt nghiệp trường này,người cầm chứng chỉ được phép chọn học một hay tất cả các trường đại học tùy theo khả năng.
khác với trường chuyên ở VN là học sinh trường này phải  trụ lại và học giỏi các môn bắt buộc như Toán,tiếng mẹ đẻ và một số ngoại ngữ hiểu và đọc viết,ngữ pháp phải như nhau.Ngoài ra học sinh trường này phải học cả tiếng la tinh,đọc,viết,dịch ra được..v...v...những môn không bắt buộc như hội họa,nhạc cụ,ca hát,nhảy,kịch...v..v.. phải trên trung bình.
Trường chuyên ở VN là học chuyên sâu về một môn nào đó,trường đó thì tương ứng với National Gyminasium của Đức,trường này con bạn tôi học rất giỏi ở trường Gyminalsium phổ thông,vào đó học chưa được 01 tuần là bay ra ngoài đường,cháu nói học nhanh gấp mấy chục lần trường phổ thông.01 một học sinh,có 4 đến 5 giáo viên họ dạy và quay,đặc biệt trường này học sinh được trợ cấp của nhà nước,lương nhiều hơn đại đa số bố mẹ có thu nhập ở Đức,chu cấp hàng tháng do nhà nước chi khoảng 2500 €/tháng,ăn ở tại chỗ.
« Sửa lần cuối: 11 Tháng Mười, 2009, 02:52:41 pm gửi bởi khanhhuyen » Logged

TA LÀ CON CỦA BỐ TA,MẸ TA. - H3/85 - CÁC BẠN ĐANG THẢO LUẬN CÙNG KHANHHUYEN,XIN CẢM ƠN.!
NGƯỜI ....CHIẾN SỸ ẤY... AI ĐÃ GẶP ANH... KHÔNG.. THỂ NÀO QUÊN .KHÔNG.. THỂ NÀO....QUÊN...
Muadong
Thành viên

Bài viết: 1


« Trả lời #264 vào lúc: 11 Tháng Mười, 2009, 05:38:08 pm »

Cháu cảm ơn sự giải thích của bác Khanhhuyen ạ, bây giờ cháu đã hiểu đấy chỉ là tên của một trường chuyên của Đức thôi. Chúc mừng các bác  và rất tự hào vì đã có các con em của mình học ở trường chuyên đó! Grin
« Sửa lần cuối: 11 Tháng Mười, 2009, 05:48:39 pm gửi bởi Muadong » Logged
khanhhuyen
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1957

Cao điểm 1100/85 E2 F3 SV


« Trả lời #265 vào lúc: 24 Tháng Mười, 2009, 07:12:32 pm »

Trong bài báo mới nhất đăng trên Bild zeitung "báo tấm gương",đăng ngày hôm nay 23 thang 10 năm 2009.Có bài viết về Philipp Rösler,với tựa đề " Từ đứa trẻ mồ côi trở thành bộ tưởng trẻ nhất " 36 tuổi.
Ông ta đã từ lâu làm bộ trưởng bộ kinh tế,của tiểu bang Niedersächsen,kiêm chủ tịch đảng tự do dân chủ tại tiểu bang này.Hiện nay ông là bộ trưởng trẻ nhất trong liên minh cầm quyền mới thắng cử vừa qua,giữ chức bộ trưởng bộ y tế và chăm sóc sức khỏe của CHLB Đức " liên minh giữa đảng dân chủ thiên chúa giáo của bà Merkel CDU và liên minh dân chủ tự do của ông Westerwelle FPD ".
Philipp sinh ra tại Việt Nam,được một ra đình người Đức đón nhận làm con nuôi từ trại trẻ mồ côi,lúc 9 tháng tuổi.Là bác sĩ,có gia đình và 02 cô con gái sinh đôi.

Logged

TA LÀ CON CỦA BỐ TA,MẸ TA. - H3/85 - CÁC BẠN ĐANG THẢO LUẬN CÙNG KHANHHUYEN,XIN CẢM ƠN.!
NGƯỜI ....CHIẾN SỸ ẤY... AI ĐÃ GẶP ANH... KHÔNG.. THỂ NÀO QUÊN .KHÔNG.. THỂ NÀO....QUÊN...
hanoixanh
Thành viên
*
Bài viết: 56


« Trả lời #266 vào lúc: 16 Tháng Mười Một, 2009, 03:32:23 am »

Philipp Rösler là 1 người may mắn  và  được hưởng 1 nền giáo dục tốt .Có lẽ  nhiều người Việt trẻ ở Đức sẽ theo gương Philipp Rösler .
Ở thành phố Regensburg thì Cafe là thức uống thông dụng thứ 2 sau bia .Chất lượng thì tùy gu từng người nhưng phải nói khá ngon và chẳng rẻ gì . Những quán Cafe thường tụ tập khá nhiều giới trẻ trong thành phố ...(tất nhiên trong quán thì bia rượu hay cola đều có )
Dưới đây là hình quán Cà phê cổ nhất Đức  ! ( Khai trương năm 1686 ) nằm ngay tòa thị chính cũ .
Logged
MUCTAU
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 534


« Trả lời #267 vào lúc: 01 Tháng Giêng, 2010, 03:51:40 am »

Lều nương.
 Với tập tính du canh du cư từ ngàn đời. Nhiều khi nương rấy của bà con dân tộc cách xa làng bản cả ngày đường. Để tiện cho sinh hoạt lao động, người ta làm những căn lều bên nương rẫy. Lều được dựng bằng gỗ rừng chắc chắn với sàn cao. Cầu thang rời, có khi là một cây gỗ đẽo bậc, có khi là thang đôi bằng gỗ nhỏ hay tre luồng để tiện kéo lên sàn tránh thú rừng, chuột, rắn lên trú ngụ. Các cột lều được buộc búi gai hay một cái chụp hình nón để rắn không leo ngược lên được.
 Trong lều, một bếp đun xếp sẵn củi khô. Một giá treo có gạo, muối, nồi niêu ống nước, đá lửa bùi nhùi luôn đầy đủ. Chủ nương khi đi làm chỉ cần kiếm ít rau rừng, vài con chim , thú nhỏ là có bữa cơm ngon lành. Vào vụ đốt rẫy trỉa hạt hay thu hoạch người ta ở lại lều vài chục ngày. Vào năm bội thu.Nông sản không mang về hết, họ treo đầy lều từ lúa, nghô, sắn, bí, kê…Đôi khi cả lâm sản như nấm, mộc nhĩ, măng đã được phơi, sấy khô.
 Người đi rừng bất cứ là ai. Nhỡ nhàng có thể vào tự tiện nấu cơm nước, ngủ nghỉ hoặc tránh mưa gió bão lũ vài ngày. Nếu có gạo, muối hay cá khô thì để lại cho chủ lều tương đương chỗ mình đã dùng. Người không có, ăn hết của chủ cũng chẳng sao. Chỉ có điều tối kị lấy bất cứ thứ gì trong lều mang đi nếu chưa được sự đồng ý của chủ.Phải thật cẩn thận giắt dao của chủ vào đúng chỗ cũ nếu lều nào có dao.
 Những người lính chúng tôi ai cũng HỌC ‘’bài’’ này. Mỗi khi đi thăm nương, thấy có bát gạo hôi, thấy ống muối đầy hơn cùng vài viên đạn AK chủ lều rất vui. Không phải vì vật chất mà vì họ thấy lính tôn trọng niềm tin của họ. Tiếc rằng không phải ai cũng HÀNH như học.
 Đôi khi, lều nương cũng là tổ ấm cho đôi uyên ương tình tự. Để rồi chín tháng sau người con gái nặng nhọc dọn dẹp một góc lều, trải lá khô làm ổ chuẩn bị cho chuyến độc hành vượt cạn.
 Ngày nay. Khi người ta ‘’khôn’’ hơn xưa,’’văn minh’’ hơn xưa. Lều nương không còn là nới chứa nông sản, không còn là nơi giúp đỡ người cơ nhỡ giữa rừng. Nó mất hẳn chức năng nhà hộ sinh. Lều nương bây giờ thực sự là vọng canh-bốt gác sắn sàng nhả đạn vào những kẻ xâm hại hoa màu. Người nhà chủ nương thay nhau vào canh gác. Và lều nương cũng thên chức năng trại gia súc. Chuột, thú , rắn rết chẳng còn mấy nên cái lều nương cũng đơn giản hơn xưa.Ánh lửa bập bùng ấm cúng cùng mùi sắn nướng, ngô rang ngày xưa đã thay bằng ánh đèn ắc-quy xanh  lét lạnh lẽo . Tiếng đài pin lóe chóe át đi tiếng suối róc rách trong đêm. Tìm đâu ra tiếng cười khúc khích noọng ơi!
                    *  *  *
 Bác nào máu lên con WAVE Tàu em dẫn vào lều nương.
 - Ôm chặt vào kẻo ngã!
 - Xuống đi bộ thôi. Đường bị lũ cuốn lở rồi. Xe cứ dúi đấy, ở đây không có thợ nhảy xế đâu. 
« Sửa lần cuối: 01 Tháng Giêng, 2010, 04:16:51 am gửi bởi MUCTAU » Logged
bouzou
Thành viên
*
Bài viết: 99



« Trả lời #268 vào lúc: 02 Tháng Giêng, 2010, 03:23:23 pm »

Chú MUCTAU có bài lều nương này hay quá! Than'k!  Cheesy
Logged

Đợi đến trụi lông chim mới hót
Đang còn công tác cấm luyên thuyên
pain
Thành viên
*
Bài viết: 421



« Trả lời #269 vào lúc: 03 Tháng Giêng, 2010, 12:02:59 am »

Hay quá bác Muctau ạ. Nữa đi anh!
Logged

Tôi chỉ có một ham muốn, một ham muốn tột bậc. Đó là không...ham muốn gì nữa!!!
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM