Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 14 Tháng Năm, 2024, 12:09:44 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Bạn biết gì về cộng đồng các dân tộc Việt Nam và Thế giới ?  (Đọc 166394 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
MUCTAU
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 534


« Trả lời #10 vào lúc: 01 Tháng Bảy, 2009, 11:40:48 am »

DANNGOC@ : Bác qua bển cho em gửi tới lão KH mỗi nụ hôn!
                  Cảm ơn bác .
Logged
haanh
Thượng tá
*
Bài viết: 5795


HOT nhất forum


« Trả lời #11 vào lúc: 01 Tháng Bảy, 2009, 11:42:44 am »

HAANH@:hehe , gởi cho bác KH ít mắm tôm tỏi , dám mang đi không
========================================================
 Bác thù dai thế . Chắc hồi này lại bị nhắn tin , gọi nhỡ lúc nửa đêm chứ gì !
hehe , bậy nè , bác nói vậy con cháu chúng nó nghĩ em nhọn mỏ , chẳng qua thấy đó là đặc sản quí hiếm nên tính gởi tặng bác KH Grin
À mà không tiếp chuyện đường rừng của bác đi , ở đó tán nhảm hoài  Grin em đang hóng tới khúc sơn nữ đây , chắc thế nào cũng có : nữa đi anh  Grin
Logged

NAM QUỐC SƠN HÀ NAM ĐẾ CƯ .
Simon
Thành viên
*
Bài viết: 96


« Trả lời #12 vào lúc: 01 Tháng Bảy, 2009, 12:06:51 pm »

Gửi bởi: Lizzy 
Bác Simon, ở KL thì chỉ cần tiếng Anh và tiếng Trung là giao tiếp được 90% rồi đúng không bác?


Gần .....đúng Lyzzy ạ! Grin Grin Grin

Dân số Mã vào khoảng 26 triệu dân, bao gồm người Mã gốc, Trung Quốc và Ấn Độ (mỗi dân tộc chiếm khoảng 1/3)

Một điều làm mình rất ấn tượng nữa ở KL là mọi người nói Tiếng Anh rất tốt (so với các nước Châu Á khác), mặc dù tiếng phổ thông dạy trong các trường học của Mã là tiếng Bahasa Malaysia (tiếng Mã), nhưng hầu như ai cũng nói tiếng Anh rất thông thạo và chuẩn (tuy nhiên có một số người Tầu và người Ấn phát âm hơi khó nghe) và hầu như một người dân nào của Mã đều sử dụng được 3 ngôn ngữ, đó là ngôn ngữ của nước Mẹ đẻ, tiếng Mã và tiếng Anh.  Nhưng người Mã nói chung (kể cả Mã gốc, Trung Quốc hay Ấn Độ) khi nói tiếng Anh, họ có thói quen hay đệm theo chữ " lá" đằng sau, ví dụ nhé: Ok, lá; You are beautiful lá.... Grin Grin Grin( chắc khi họ nói tiếng Mã họ đã có thói quen đệm câu này rồi).

Tiện đây kể câu chuyện vui cho Lyzzy nghe, thằng cu nhà mình, nó học lớp 1, nó học trường quốc tế, nhưng trong lớp có mấy bạn người Mã, nó về nhà nói là " con nói giống mấy Bạn người Mã nhé" (nó cũng phát hiện ra là bạn phát âm khác): Faster lá..., quickly lá... (chắc là giờ ra chơi chạy nô đùa với nhau nên hay sử dụng mấy từ này).

Hôm cậu học bài về To be scared of something và of somebody, cậu về hỏi " are you scared of me?", mình nói " yes I am", cậu hỏi tiếp "why"? I am very scared of you, because you speak Malaysian English", thế là cu cậu sướng quá rũ rượi ra cười... Grin Grin Grin. Mình luôn phải dặn cu cậu không được bắt trước bạn thêm chữ lá vào đằng sau. Grin Grin Grin
« Sửa lần cuối: 01 Tháng Bảy, 2009, 08:56:46 pm gửi bởi Simon » Logged
danngoc
Thành viên
*
Bài viết: 948

Đã bị khóa vĩnh viễn


« Trả lời #13 vào lúc: 01 Tháng Bảy, 2009, 12:17:32 pm »

DANNGOC@ : Bác qua bển cho em gửi tới lão KH mỗi nụ hôn!
                  Cảm ơn bác .

Hé hé vậy chiều nay em đi mua 1 nụ hôn đóng gói lão Mực nhé  Grin
Logged

Chết vì ghét người!
MUCTAU
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 534


« Trả lời #14 vào lúc: 01 Tháng Bảy, 2009, 12:38:34 pm »

DANGOC@: Bác chả bảo chỉ nhận hoa và tình cảm thôi là gì . Em chẳng có hoa . Có chút tình cảm nhờ bác thể hiện bằng nụ hôn . Mà hôn phớt thôi nhé . Bác mà kêu '' KHANHHUYEN đâu ra nhận hôn của MT nè '' là em ko chịu trách nhiệm đâu nha .
 HAANH @ Em nói trúng quá còn gì .
  Chuyện sơn nữ gặp sơn tràng hẳn là có . Hết hạn bảo mật rồi . Bác chờ chút , thong thả em kể .
Logged
Bí Bếp
Thành viên
*
Bài viết: 157


Chết vì "xứ mưa"


« Trả lời #15 vào lúc: 01 Tháng Bảy, 2009, 12:39:04 pm »

Trích dẫn
Gửi bởi: Lizzy
Bác Simon, ở KL thì chỉ cần tiếng Anh và tiếng Trung là giao tiếp được 90% rồi đúng không bác?


Xin thêm vài ý cùng bác Simon về câu hỏi của cô chủ Lizzy.

Đa số người Hoa ở Mã họ dùng tiếng Tiều hoặc tiếng Quảng; tiếng Quan Thoại ngó vậy chứ hỏng phổ thông bằng hai thứ tiếng kia.   So với các nước thuộc khối ASEAN, thì dân Mã & Phi dùng tiếng Anh phổ thông nhất (hỏng tính Singapore, vì ở đó tiếng Anh là ngôn ngữ văn phòng từ thửa ban đầu lận).  Tiếng Mã (bahasa Malayu) cũng tương đối dễ học.  Ở mạn đông xứ Mã thì tiếng Mã tương đối phổ thông hơn tiếng Anh hoặc tiếng Quảng & Tiều.  Mèn, Bí Bếp quên bẳng đi ... sự cố học tiếng Cà Ri ở xứ Mã.  Shocked
Logged

Thiên đàng nầy mơ ước bao lâu...
hanoixanh
Thành viên
*
Bài viết: 56


« Trả lời #16 vào lúc: 01 Tháng Bảy, 2009, 02:07:09 pm »

Góp với bác mực tàu cái hình scan
Logged
hanoixanh
Thành viên
*
Bài viết: 56


« Trả lời #17 vào lúc: 01 Tháng Bảy, 2009, 02:30:08 pm »

Thế ngôn ngữ trao đổi hàng ngày của Simon với con là tiếng gì ? Ở Đức không phải gia đình Việt nào cũng dạy trẻ con nói tiếng Việt đâu . Mà nhóc nhà mình học tiếng Hà nội thành ra khi vào Nam du lịch và thăm họ hàng thì cứ ngớ người ra . Mà theo mình nếu mà Việt vẫn là thuộc địa của Pháp thì người Việt bây giờ nói tiếng Pháp chắc là giỏi nhất Đông nam á !
Logged
haanh
Thượng tá
*
Bài viết: 5795


HOT nhất forum


« Trả lời #18 vào lúc: 01 Tháng Bảy, 2009, 05:12:41 pm »

@hanoixanh : sao người Việt mình lại không dạy con nói tiếng Việt vậy bác ? vừa rồi làm việc với 1 cô từ Đức về cũng luôn miệng OK ..OK !!, cô này đi xuất khẩu lao động , nói tiếng Việt cứ ngọng nghịu ,thương ghê  Grin
Logged

NAM QUỐC SƠN HÀ NAM ĐẾ CƯ .
khanhhuyen
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1957

Cao điểm 1100/85 E2 F3 SV


« Trả lời #19 vào lúc: 01 Tháng Bảy, 2009, 06:32:22 pm »

Bởi ở nước Đức người ta rất chú trọng vào phần ngôn ngữ,ngôn ngữ là để giao tiếp hàng ngày trong mọi lĩnh vực.Với xã hội phát triển cao,đâu đâu cũng có nhà máy,cơ sở sản xuất.....Sự tiến hóa của kĩ thuật đưa vào cuộc sống đời thường của mỗi người sinh sống tại đây và trong xã hội luôn luôn mới.Cùng với sự phát triển đó,để mỗi người dân sống trong lòng nước Đức dễ hội nhập.Nhà nước Đức cũng như chính quyền địa phương và các tổ chức phi chính phủ có những lớp học tiếng Đức quanh năm và một số ngôn ngữ khác nữa cùng những lớp học nâng cao trình độ kỹ thuật cần thiết cho cuộc sống..v..v..."cái này tôi chỉ dám bảo đảm 3/4 nước Đức thuộc lãnh thổ bên Tây và 1/4 lãnh thổ bên Đông tôi không dám khẳng định.Bởi hàng năm nhà nước Đức bơm hơn 16 tỉ Euro để thúc đẩy phấn Đông " chưa kể tư nhân đầu tư vào",nhưng nhìn chung hệ thống đường xá bên Đông thua rất xa bên Tây sau 20 năm thống nhất,ít đường khu vực,chỉ có một vài đường loại A biển xanh mạnh ai nấy chạy.Loại đường này nói lên sự phát triển kinh tế của khu vực đó.

Về chính quyền Đức.
1-với trẻ nhỏ,không phân biệt con cái thuộc dân tộc nào,hay xuất sứ của gia đình đứa trẻ.Là trẻ nhỏ khi sống ở Đức,phải có thời gian tối thiểu học và sinh hoạt đầy đủ tại các nhà trẻ,nơi giữ và dậy trẻ nhỏ cách giao tiếp,ngôn ngữ,một số đồ chơi nhằm kính thích trí tuệ của đứa trẻ,như vẽ,xếp chữ hay xếp các hình thù từ dễ cho đến phức tạp...Sau ba năm học ở đây,những đứa trẻ khi chuẩn bị bước chân vào lớp 1.Đều được thông báo đi khám sức khỏe,khả năng nói và hiểu tiếng Đức.Phần tiếng Đức vẫn là quan trọng,bởi phần sức khỏe chỉ để phân loại cho đứa trẻ vào học lớp nào cho phù hợp với bệnh tật của đứa nhỏ.
Nếu ngôn ngữ mà đứa trẻ không đủ hiểu,thì buộc đứa trẻ đó về lại nhà trẻ và họ sẽ có chương trình đặc biệt cho đứa trẻ đó học và hội nhập theo đúng độ tuổi.Thường là họ cho học riêng một lớp trước khi vào lớp 1,tức là thay phải đi nhà trẻ cả ngày,thì đứa trẻ chỉ ở nhà trẻ và sinh hoạt như những đứa trẻ khác nửa buổi,nửa buổi khác đứa trẻ phải vào lớp học như lớp 1.Tiếng Đức gọi là Vorschule phua su lờ hay Kindehört kin đờ hót.
2-với người lớn,chủ yếu với người nước ngoài.
a,có thể tự đăng ký và tự trả tiền cho các buổi học được tổ chức tại địa phương.
b,với ngoại kiều chưa đi làm,có thể đặt đơn cho trung tâm giúp đỡ ngoại kiều hội nhập với nước Đức.Có trụ sở ở miền nam nước Đức là Karlsuhe nơi bác Hanoixanh đã sống."Đơn có thể đặt trực tiếp tại sở ngoại kiều ở địa phương" căn cứ vào,những thông tin mà người đặt đơn cung cấp,cơ quan này sẽ cấp một phần hay toàn phần tiền chi phí học tiếng.
c,với ngoại kiều hưởng trợ cấp thất nghiệp,cơ quan quản lý lao động sẽ chịu toàn bộ học phí.

Bởi ngôn ngữ không những tạo cho con người dễ hội nhập,gần gũi nhau hơn khi có đủ ngôn ngữ để giao tiếp,ít phạm luật hơn khi đọc và hiểu được pháp luật..v..v....

Ví dụ.
01 một người khi ăn quán song,đứng dậy nói không có tiền.Sau một hồi nói qua lại,anh ta rút ra cái thẻ bảo hiểm sức khỏe hết hạn.Vì trên người anh ta không còn gì để lấy,gượng ép đặt tấm thẻ lên bàn,anh ta hứa ngày hôm sau sẽ đem số tiền thiếu là 5 euro đến trả.Sau 7 ngày không thấy người khách quí đem tiền đến trả,người chủ tiệm scan cái card có tấm hình của anh ta ra.Ghi rõ vì không biết anh ta ở đâu,không thể liên lạc với anh nên rất đáng tiếc chúng tôi phải đăng những thông tin này lên trong phạm vi của tiệm,rất mong anh hay ai quen biết nhắn nhủ anh đến làm việc với chúng tôi,trước khi chúng tôi buộc phải nhờ cậy đến pháp luật.

Người chủ cho là đúng,chẳng làm gì sai.Nhưng pháp luật bảo sai.. Grin đơn giản là phải hầu tòa,mất thời gian và mất tiền. Grin

Vì vậy buộc mọi người phải hiểu biết càng nhiều càng tốt với tiếng bản sứ,để tránh phạm luật,để tiện và thuận lợi hơn cho công việc làm ăn,tăng thu nhập...nói ngọng hay nói lẫn là chuyện thường. Grin

« Sửa lần cuối: 01 Tháng Bảy, 2009, 07:32:03 pm gửi bởi khanhhuyen » Logged

TA LÀ CON CỦA BỐ TA,MẸ TA. - H3/85 - CÁC BẠN ĐANG THẢO LUẬN CÙNG KHANHHUYEN,XIN CẢM ƠN.!
NGƯỜI ....CHIẾN SỸ ẤY... AI ĐÃ GẶP ANH... KHÔNG.. THỂ NÀO QUÊN .KHÔNG.. THỂ NÀO....QUÊN...
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM