Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 15 Tháng Năm, 2024, 05:19:47 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Kissinger-Những biên bản hội đàm tuyệt mật chưa công bố  (Đọc 148586 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #340 vào lúc: 02 Tháng Hai, 2010, 08:33:51 am »

Lời dẫn

Trong cuộc gặp sáng hôm sau, Kít-sinh-gơ và Grô-mư-cô đã bàn lại mấy vấn đề nóng bỏng trong quan hệ Mỹ Xô như vấn đề Trung Đông, Ăng-gô-la, Trung Quốc và Nhật Bản. Grô-mư-cô không hề nhắc đến sự kiện Ăng-gô-la. Cuộc trao đổi giữa họ cho thấy, mặc dù sự hoà hoãn trong quan hệ quốc tế đã đi vào "đường một làn xe" như Ri-gân tuyên bố, nhưng nhìn chung trong lĩnh vực then chốt liên quan đến lợi ích của phương Tây như vấn đề Đông Á và Trung Đông, vai trò của Liên Xô không lớn.

Trong cuộc khủng hoảng Ả-rập - Ít-xra-en, thành tựu mới của chính sách ngoại giao con thoi Kít-sinh-gơ dành được là đạt được Hiệp định thứ hai cho sự kiện Si-nai. Điều này liên quan đến nhiều vấn đề như giải trừ quân bị của Ít-xra-en, vai trò kinh tế của Mỹ trong Hiệp định và viện trợ kinh tế giá trị hàng trăm triệu cho Ít-xra-en, v.v...

Mỹ cũng tỏ thái độ rằng, Mỹ chỉ công nhận Tổ chức giải phóng Pa-le-stin và đàm phán với PLO (Tổ chức Giải phóng Pa-le-stin) khi PLO công nhận Ít-xra-en. Hiệp định này đã nhanh chóng gây ra sự bất hoà trong thế giới Ai-cập (Tổng thống Xi-ri A-xát lên án Tổng thống Ai-cập Xa-đát đã khuất phục Ít-xra-en), đồng thời cũng xuất hiện thành quả mới, nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của Liên Xô, Liên Xô cam kết công nhận Pa-le-stin. Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc cũng bắt đầu thảo luận khủng hoảng Ả-rập - Ít-xra-en vào ngày 12 tháng 1 năm 1976.

Trong tình hình này, Kít-sinh-gơ kiên trì nói với Grô-mư-cô rằng, có thể họp lại Hội nghị Giơ-ne-vơ nếu PLO công nhận Ít-xra-en. Grô-mư-cô tỏ ra khó chấp nhận việc này và nói lại rằng, chí ít Ít-xra-en và PLO phải đồng thời chủ động bày tỏ thái độ.

Cuộc trao đổi đã bộc lộ những điểm mù quáng của Kít-sinh-gơ trong vấn đề Pa-le-stin: ông ta không giải quyết trực tiếp vấn đề bằng cách khuyên bảo Ít-xra-en áp dụng phương thức linh hoạt, ngược lại hy vọng tìm cách làm cho tiếng nói của Pa-le-stin yếu đi và kỳ vọng xuất hiện biện pháp giải quyết ổn thoả hơn. Mặt khác, ông ta còn gạt Liên Xô ra khỏi tiến trình hoà bình nhằm duy trì ưu thế đặc biệt của Mỹ.

Grô-mư-cô giới thiệu vắn tắt cuộc gặp giữa ông và các nhà lãnh đạo Nhật Bản tại Tô-ky-ô và có lẽ Kít-sinh-gơ đã nhận được chút ít an ủi qua việc này. Tháng 12, Grô-mư-cô gặp Thủ tướng Nhật Ta-kei Mi-ki, mục đích nhằm thúc đẩy sự phát triển quan hệ hai bên, đồng thời cũng muốn ngăn cản Nhật Bản công nhận thêm điều khoản chống bá quyền khi ký kết Hiệp ước hoà bình hữu nghị với Trung Quốc. Lúc đó Nhật Bản và Trung Quốc đang tiến hành đàm phán. Tuy nhiên cuộc trao đổi giữa Liên Xô và Trung Quốc không đạt được kết quả vì Liên Xô từ chối tiến hành đàm phán về vấn đề "lãnh thổ phương bắc" do Nhật Bản nêu ra.

Ngày 13 tháng 1, Thủ tướng Ta-kei Mi-ki bày tỏ "khuynh hướng thân Bắc Kinh rõ ràng hơn” và ông tuyên bố ủng hộ việc đưa thêm điều khoản chống bá quyền trong Hiệp ước. Như Hát-man đã báo cáo với Kít-sinh-gơ, tình hình phát triển này "khiến Brê-giơ-nhép cảnh giác sự đe doạ vũ lực tiềm tàng từ phía châu Á"

Tình hình Trung Quốc rất phức tạp. Nhưng cuộc trao đổi giữa Brê-giơ-nhép và Grô-mư-cô cho thấy, tình hình vẫn có lợi cho phía Mỹ. Cố vấn của Kít-sinh-gơ nói với ông rằng, Liên Xô coi Trung Quốc là mối "đe doạ chính lâu dài" và từ chối cải thiện quan hệ với Trung Quốc, tình trạng này đang dần dần phá hoại cán cân trong quan hệ Trung-Mỹ.

Mặt khác, việc Chu Ân Lai qua đời và Mao Trạch Đông sắp đi xa cũng nói lên "khả năng sản sinh những ảnh hưởng bất lợi cho quan hệ Trung-Mỹ sẽ lớn hơn" ở các nhà lãnh đạo kế nhiệm của Trung Quốc, thậm chí khiến quan hệ Trung-Mỹ còn tồi tệ hơn quan hệ Xô Trung hiện nay.

Tuy nhiên, cuộc đối thoại Trung-Nhật và ý kiến cá nhân của Kít-sinh-gơ tán thành việc Anh bán động cơ máy bay cho Trung Quốc, đã đặt nền móng cho Trung Quốc tiếp cận kỹ thuật quân sự tiên tiến của phương Tây và chứng tỏ cho Liên Xô rằng, Trung Quốc có lòng tin đuổi kịp đối thủ cạnh tranh của họ.
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #341 vào lúc: 02 Tháng Hai, 2010, 08:34:55 am »

CƠ MẬT TỐI CAO. CẤM PHÂN PHÁT.
BIÊN BẢN HỘI ĐÀM

Người tham gia :

Về phía Liên Xô.

Grô-mư-cô, Uỷ viên Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô, Bộ trưởng Ngoại giao Liên Xô.

Kun-ni-sốp Thứ trưởng Bộ Ngoại giao.

Cô-ni-en-cô Thứ trưởng Bộ Ngoại giao.

Đô-brư-nin, Đại sứ Liên Xô tại Mỹ.

Mắc-khơ-rốp, trưởng đoàn Đoàn Cố vấn Bộ trưởng Bộ Ngoại giao...

Com-phai-tô, Giám đốc điều hành Vụ vấn đề Mỹ, Bộ Ngoại giao.

Xô-khô-lép Giám đốc Sở nghiên cứu khủng hoảng Ảrập, Ít-xra-en, Bộ Ngoại giao.

Xu khô-đlép: Cố vấn Vụ Châu Âu 2, Bộ Ngoại giao.

Về phía Mỹ:

Tiến sĩ Kít-sinh-gơ, Quốc vụ khanh;

Ca-tơ Xô-tê, Đại sứ Mỹ tại Liên Xô

Sô-ne-phe-tơ, Cố vấn Bộ Ngoại giao;

Uy-li-am Hi-lát, Phó trợ lý Cục trưởng Cục Bảo mật quốc gia;

Pit-tơ Rô-đơ-man, thành viên Hội đồng An ninh quốc gia.

Ngày tháng thời gian: 9giờ34 – 11giờ45 sáng thứ 6 ngày 23-1-1976

Chủ đề. Khủng hoảng Ả-rập, Ít-xra-en, Ăng-gô-la. Nhật Bản, Trung Quốc hạn chế vũ khí huỷ diệt quy mô lớn, đàm phán PNE.

(Ghi chú: Bộ Tự do thông tin Bộ Ngoại giao: bản sao NSA)

Grô-mư-cô: Chúng ta hãy cứ bàn về khủng hoảng Ả-rập, Ít-xra-en đã, vì đến nay còn chưa trao đổi vấn đề này, còn vấn đề Ăng-gô-la đã trao đổi rồi. Trừ phi Ngài không còn gì để nói về vấn đề Ả-rập - Ít-xra-en, vậy...

Kít-sinh-gơ: Tôi có chuyện phải nói. Nhưng muốn Tôi chỉ vấn đề Ăng-gô-la, nhà lãnh đạo cao cấp của các Ngài có khuynh hướng không muốn trả lời, đây là tình huống mới xuất hiện trong quan hệ hai nước chúng ta.

Grô-mư-cô: Ngài có đề nghị gì? Kít-sinh-gơ: Ngài đề nghị bàn về khủng hoảng Ả-rập – Ít-xra-en, tôi đề nghị bàn Ăng-gô-la, chúng ta có thể trung hòa, trao đối qua vấn đề hoà bình và thử vũ khí hạt nhân (cười phá lên)

Grô-mư-cô: Được? vậy ta trao đổi khủng hoảng Ả-rập – Ít-xra-en trước. Tôi chỉ muốn bày tỏ lập trường của chúng tôi trong vấn đề Ăng-gô-la, chúng tôi còn muốn nghe câu trả lời về một số vấn đề.

Grô-mư-cô: Ngài đã nói rồi. (người phục vụ mang cà phê và điểm tâm đến) Khó mà trao đổi các vấn đề như khủng hoảng Ả-rập - Ít-xra-en, Ăng-gô-la và hoà bình về thử vũ khí hạt nhân khi không có cà phê. Khủng hoảng A-rập Ít-xra-en

(Kít-sinh-gơ chủ trương phải họp lại Hội nghị Gơ-ne-vơ sau khi Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc kết thúc cuộc trao đổi về khủng hoảng Ả-rập Ít-xra-en, nhưng không cần đợi đến khi Pa-le-stin tìm được "tư cách" tham gia Hội nghị này dù nó có mang tính chất dự bị hay không. Kít-sinh-gơ phản đối Pa-le-stin tham gia Hội nghị ngay từ đầu)
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #342 vào lúc: 02 Tháng Hai, 2010, 08:36:10 am »

Grô-mư-cô: Đồi với các Ngài, hiện nay không thể tham gia hội đàm đa phương với sự có mặt của Pa-le-stin, còn đối với chúng tôi và một số nước khác, không thể tham gia hội đàm đa phương trong tình hình vắng mặt Pa-le-stin.

Tất nhiên, có thể chấp nhận khi tất cả các bên đều nhất trí và đồng ý triệu tập Hội nghị Giơ-ne-vơ. Hội nghị có thể tổ chức trong tình hình vắng mặt Pa-le-stin. Trên thực tế, Pa-le-stin có thể tham gia thảo luận ngay khi Hội nghị bắt đầu. Tôi muốn nhấn mạnh một điều rằng sự nhất trí của các bên tất nhiên là cần thiết, nhưng cũng phải trao đổi qua với Pa-le-stin.

Kít-sinh-gơ: Chúng tôi cho rằng điều kiện còn chưa chín muồi. Chúng tôi đã từng nói chúng tôi không thể để Ít-xra-en di đàm phán với một chính đảng chưa được công nhận. Mặt khác cũng không phù hợp nghị quyết số 242 và 338

Grô-mư-cô: Chúng tôi biết lập trường của Ít-xra-en trong sự kiện này, chúng tôi cũng biết Mỹ ủng hộ lập trường của họ. Nhưng dù sao Ít-xra-en vẫn chưa hề có thái độ rõ ràng trong vấn đề đảm bảo quyền lực hợp pháp của Pa-le-stin, đặc biệt là đối với yêu cầu hợp pháp của Pa-le-stin về thành lập một nhà nước nhân dân của riêng họ. Trong tình hình này, Ít-xra-en làm sao có thể yêu cầu họ công nhận Ít-xra-en được. Nếu Ít-xra-en muốn thấy Pa-le- stin có lập trường như họ mong muốn, thì nhất định Ít-xra-en phải có sự thay đổi như tôi đã nói.

Không còn nghi ngờ gì, việc quyết định ai sẽ có bước thay đổi đầu tiên là rất khó, ai sẽ nói "A”. Khi đã sắp xếp được một bên nói "A” thì phía bên kia dễ dàng nói "B". Đây chính là mục đích của ngoại giao. Khi vấn đề thực chất được giải quyết thì những vấn đề khác trở nên thứ yếu. Chúng tôi có một không gian đầy đủ để trí tưởng tượng tự do bay bổng. Có lẽ Ngài còn nhớ tôi đã từng nói với Ngài những điều này khi ở Mỹ. Trên thực tế, với Ngoại trưởng Ít-xra-en A-lơn, tôi cũng nói như vậy.

Kít-sinh-gơ: Tôi ở đây không phải để nói thay cho Ít-xra-en. Trong một số vấn đề, quan điểm của chúng tôi nhất trí với họ, nhưng cũng bất đồng quan điểm một số vấn đề. Bất kỳ tiến triển nào đều phụ thuộc vào tác động của Mỹ đối với Ít-xra-en. Đúng vậy. Chúng tôi đang chuẩn bị làm như vậy. Mỹ xin nhắc lại, chỉ giải quyết vấn đề Pa-le-stin sau khi Pa-le-stin đã thừa nhận Ít-xra-en và Nghị quyết số 242 và 338 của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Ngay sau đó Mỹ sẽ đưa ra chính sách tương ứng nếu Pa-le-stin làm được điều này.

Grô-mư-cô: Nhưng Pa-le-stin nêu rõ, họ chỉ làm như vậy khi nào Ít-xra-en đã công nhận quyền hợp pháp của họ, đặc biệt là quyền thành lập một nhà nước nhân dân Pa-le-stin độc lập. Chúng tôi hiểu rất rõ điều này. Không hiểu các Ngài có rõ hay không, còn chúng tôi thì biết rõ. Tất nhiên, vấn đề tôi vừa nêu, rốt cuộc ai sẽ nói "A” trước; là trở ngại đối với việc chúng ta muốn có tiến triển. Vì vậy tôi mới hỏi mục đích của ngoại giao là gì? Nếu ngay cả vấn đề ai nói "A” cũng không thể giải quyết được thì xin cho biết, Mục đích của ngoại giao là gì?

Kít-sinh-gơ: Đây là đề nghị của tôi. Pa-le-stin phải nói "A”.

Grô-mư-cô: Vấn đề phải được giải quyết với điều kiện uy tín của hai bên không bị tổn hại. Nếu chỉ có một trở ngại, Mỹ và Liên Xô sẽ có thể sắp xếp để hai bên cùng nói "A". Tất nhiên cũng không thể có những trở ngại hoàn toàn không thể khắc phục

(Cô-ni-en-cô đưa cho Grô-mư-cô một bài phát biểu).

Kít-sinh-gơ: Cô-ni-en-cô lại gây rắc rối ư?

Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #343 vào lúc: 02 Tháng Hai, 2010, 08:37:06 am »

Cô-ni-en-cô: Dùng hai "A” thay cho một "A” và một "B"

Kít-sinh-gơ: Tôi đã nói mà, nếu ngài hiểu bóng đá kiểu Mỹ thì chúng ta sẽ dùng Sô-ne-phe-tơ để đổi lấy Cô-ni-en-cô.

Grô-mư-cô: Hai "A".

Kít-sinh-gơ: Hai vấn đề này là những vấn đề độc lập với nhau, một là vấn đề thái độ của Ít-xra-en đối với Pa-le-stin, một là vấn đề của Mỹ đối với Pa-le-stin. Thái độ của Ít-xra-en đối với Pa-le-stin tụt hậu so với thái độ của Mỹ đối với Pa-le-stin là không thể tránh khỏi trong tình hình nội bộ phức tạp của họ. Tất nhiên tình hình trong nước của chúng tôi không phức tạp. Bản thân sự tồn tại của Pa-le-stin chính là một sự thật quan trọng dù Pa-le-stin không chịu công nhận Ít-xra-en trong thời gian dài. Nhưng tôi vẫn luôn luôn nhấn mạnh, Mỹ không coi nhẹ tuyên bố của Pa-le-stin.

(Kết quả trao đổi không đạt được thoả thuận gì ngoại trừ việc Mỹ-Xô cần phải có sự "ngăn chặn” tại khu vực này).

Ăng-gô-la

Kít-sinh-gơ: Bây giờ tôi muốn trình bày quan điểm của chúng tôi về vấn đề Ăng-gô-la, chúng tôi biết Liên Xô luôn luôn ủng hộ MPLA, chúng tôi cũng biết một số sự việc của Ăng-gô-la có nguồn gốc lịch sử của nó và những nguyên nhân khác có thể hiểu được. Trong những tháng qua, chúng tôi luôn kêu gọi sự chú ý của Chính phủ Liên Xô đối với những vấn đề chúng tôi quan tâm và đã cố gắng nhiều lần nhằm ngăn cản sự can thiệp của nước ngoài. Thậm chí chúng tôi còn nói phải lôi kéo quân đội khác rút quân thông qua tác động của việc quân đội Nam Phi rút quân.

Nhưng sự thật trước mắt chúng tôi là: Vẫn chưa có câu trả lời sau vài tháng trôi qua.

Chúng tôi không thể chấp nhận đội quân viễn chinh 10000 người do máy bay Liên Xô đưa đến và trang bị quân sự của họ cũng do Liên Xô cung cấp. Vì vậy chúng tôi phải ra tuyên bố phản đối. Điều đáng buồn là, số người chủ trương áp dụng chính sách hoà hoãn đối với Liên Xô trước đây trong chúng tôi, đã chuyển sang lập trường công kích chính sách này ngày một đông.

Chúng tôi cho rằng phải có biện pháp về vấn đề này nhằm tránh gây ra những tổn thất không sao hàn gắn nổi trong thời gian tới. Chúng tôi đã đưa ra những đề nghị cụ thể trong mấy tuần qua. Đây là thái độ của chúng tôi và chúng tôi không thể từ bỏ.
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #344 vào lúc: 02 Tháng Hai, 2010, 08:37:52 am »

Grô-mư-cô: Đầu tiên tôi muốn nói về những nguyên tắc cơ bản nhất của phía chúng tôi trong vấn đề Ăng-gô-la. Tổng Bí thư Brê-giơ-nhép đã trình bày rõ với Ngài khi Ngài mới đến đất nước này.

Bình luận của các Ngài về Cu Ba và dù Cu Ba có những hành động gì, tôi đều không muốn bàn luận. Chính phủ Cu Ba không uỷ quyền cho chúng tôi nói thay cho họ. Nhưng chúng tôi biết đích xác viện trợ cho Ăng-gô-la theo yêu cầu của Chính phủ hợp pháp Ăng-gô-la, điều chúng tôi nói nhất định khác với điều Mỹ nói, đó là việc giữa Cu Ba và Chính phủ hợp pháp Ăng-gô-la.

Vừa rồi là nói về Cu Ba. Còn về Liên Xô, sẽ nói như thế nào?.

Đầu tiên, chúng tôi chú ý đến, không phải chỉ có Liên Xô phần lớn các Quốc gia đều chú ý đến, Ăng-gô-la đã trở thành vật hy sinh của
sự can thiệp của nước ngoài đã từ lâu Quân đội của Chính phủ Nam Phi tiến vào Ăng-gô-la chẳng phải là một minh chứng rõ ràng hay sao? Có người muốn nhắm mắt lờ đi, nhưng thực tế chúng tôi đã nhìn thấy và những người khác cũng nhìn thấy vì sự việc thật sự đã xảy ra. Còn có người nói họ đang trong quá trình rút lui. Nhưng nếu báo cáo mà chúng tôi đọc hàng ngày đều nói rằng quân số Nam Phi đang tăng lên, vậy thì sự thật này nên giải thích thế nào?

Vì vậy việc thứ nhất là miệng nói phải loại trừ thế lực can thiệp bên ngoài, nhưng sự thật là Nam Phi đang xâm lược Ăng-gô-la.

Đây là điều thứ nhất. Còn điều thứ hai.

Liên Xô ủng hộ cuộc đấu tranh chống thực dân của MPLA nhằm giành lại độc lập dân tộc. Về điểm này chúng tôi tuyệt đối không giữ bí mật và đã nói công khai. Sau khi giải phóng, chúng tôi đã lập quan hệ ngoại giao với Chính phủ hợp pháp mới thành lập. Chúng tôi coi Ăng-gô-la là một quốc gia độc lập có chủ quyền trên cơ sở Chính phủ và hành động thực tiễn phù hợp. Trước đây Tổng Bí thư Brê-giơ-nhép đã nói với các ngài số lượng vũ khí bán đi tôi cảm thấy như muối bỏ bể. Tiện thể xin nói, nhiều thông tin cho thấy, Mỹ chưa hề ngừng cung cấp tiền bạc cho bọn ly khai Ăng-gô-la. Bọn ly khai có kẻ đứng sau rất mạnh. Mọi người đều biết, Mỹ viện trợ cho chúng rất nhiều.

Điểm thứ ba, nếu tồn tại một ấn tượng: Ngoài việc liên minh với một số quốc gia tiến hành đối thoại tiếp xúc với Ăng-gô-la và ngăn cản bất cứ hình thức xâm lược, Liên Xô không việc gì phải làm và cũng chẳng làm gì cả thì quan điểm này thật là sai lầm. Chúng tôi chưa hề tỏ thái độ tán thành hoặc phản đối những cuộc tiếp xúc và hội đàm đó. Chúng tôi cho rằng đó là việc riêng của Chính phủ Ăng-gô-la có chủ quyền.

Đây chính là câu trả lời cho cái gọi là đề nghị của Ngài. Liên Xô đã đưa ra ý kiến phản đối vấn đề này chưa? Tất nhiên là không.

Điểm thứ tư, cũng là quan điểm cuối cùng là:

Sự tiến triển có thể xuất hiện ở Ăng-gô-la ngược lại sẽ dẫn đến tác động xấu đến quan hệ Mỹ-Xô như ông ám thị. Nếu Mỹ thật sự muốn làm như vậy thì ắt sẽ bất lợi cho những thành quả đã đạt được, sẽ vượt qua những lo lắng hoặc tình hình xuất hiện tạm thời ở Ăng-gô-la. Vì vậy khách quan mà nói, không có lý do gì việc xảy ra ở Ăng-gô-la lại tác động xấu đến quan hệ Xô-Mỹ.
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #345 vào lúc: 02 Tháng Hai, 2010, 08:38:47 am »

Kít-sinh-gơ: Thưa Ngài Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, tôi có mấy ý kiến.

Điều Ngài nói Mỹ ủng hộ bọn ly khai Ăng-gô-la không phải là sự thật. Mỹ chỉ cung cấp viện trợ quân sự cho đội quân đó sau khi Liên Xô đã viện trợ rất nhiều cho MPLA. Kỳ thực Mỹ đã từ bỏ nhiều cơ hội có thể cung cấp viện trợ vào năm 1974, vì chúng tôi không muốn có quá nhiều thế lực chống đối ở châu Phi. Thậm chí chúng tôi còn đề nghị các Ngài đừng nhúng tay vào Ăng-gô-la khi Liên Xô đã bắt đầu cung cấp viện trợ.

Không phải chúng tôi chống lại MPLA, chỉ vì chúng tôi không thể thừa nhận một Chính phủ chưa được nửa số quốc gia châu Phi công nhận và có tác động chống lại nghị quyết của Tổ chức Thống nhất châu Phi là một Chính phủ hợp pháp.

Vì vậy chúng tôi cho rằng có nhiều cơ hội có thể thực hiện trách nhiệm của chúng tôi đối với việc loại trừ chạy đua vũ trang quy mô lớn. Chúng tôi sử dụng ảnh hưởng của mình để quân đội Nam Phi rút quân. Chúng tôi chỉ cần quân đội nước ngoài khác cũng cam kết rút quân.

Trong một tuần, máy bay của Liên Xô đã 20 lần bay từ Cu Ba sang Ăng-gô-la. Chính phủ Liên Xô luôn nói điều này chẳng liên quan gì đến Liên Xô và chẳng có tác dụng gì cả. Vậy Liên Xô nghĩ sao nếu Mỹ đưa quân đội của mình đến nước khác?

Vì vậy vấn đề chính là nhiều sự thật trái với nguyên tắc mà chúng ta ký hồi tháng 6 năm 1972.

Mặt khác, bình luận của Bộ trưởng Ngoại giao không chú ý đến tình hình trong nước Mỹ là nguyên nhân xảy ra những bi kịch này. Ở trong nước, thông qua công kích vấn đề này, những người bảo thủ tìm đủ mọi cách để phá hoại chính sách của chúng tôi, chúng tôi không có cách nào để phản bác lại việc này. Thậm tệ hơn là họ phản đối làm như vậy ở Ăng-gô-la và đề nghị không cần phải nhằm vào Ăng-gô-la, ngược lại nên có hành động trực tiếp đối với Liên Xô.

Điều đáng buồn là Liên Xô chẳng được gì ở Ăng-gô-la và chúng tôi cũng vậy, chẳng được gì ở Ăng-gô-la. Với tư cách là người bảo vệ quan hệ Mỹ-Xô, tôi mới nói như vậy.

Grô-mư-cô: Tôi hoàn toàn đồng ý với quan điểm trong đó: Liên Xô không muốn được gì ở Ăng-gô-la và cũng không theo đuổi một cách phiến diện điều gì. Chúng tôi chỉ muốn nhìn thấy Ăng-gô-la trở thành một quốc gia độc lập có chủ quyền, chỉ có vậy thôi...

Kít-sinh-gơ: Họ khó mà giành được độc lập và chủ quyền nếu ở đó còn 10000 quân đội nước ngoài. Đối mặt với 8000 quân đội Bồ Đào Nha là một cuộc chiến tranh du kích, tôi sẽ không cảm thấy lạ nếu nói rằng đối mặt với 10000 quân đội Cu Ba là một cuộc chiến tranh lâu dài.

Grô-mư-cô: Đối với một quốc gia độc lập có chủ quyền, tôi cảm thấy việc khó xử lý nhất là trong nước có những hoạt động chống Chính phủ hợp pháp do quân xâm lược có trang bị tốt tiến hành. Đây thật sự là những khó khăn cho một quốc gia độc lập có chủ quyền. Ngài nói chúng tôi chưa trả lời đề nghị của Ngài. Tôi chưa rõ điểm này. Chung quy Ngài muốn câu trả lời như thế nào? Tổng Bí thư Brê-giơ-nhép đã đưa ra tuyên bố và trả lời. Ngài còn muốn nghe thêm điều gì nữa?
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #346 vào lúc: 02 Tháng Hai, 2010, 08:39:39 am »

Kít-sinh-gơ: Nếu quân đội Nam Phi rút lui, vấn đề quân đội Cu Ba sẽ được giải quyết bằng "phương thức tự nhiên" đây là điểm cuối cùng chúng tôi biết được qua Tổng Bí thư Brê-giơ-nhép. Chúng tôi muốn biết ý của cái gọi là "phương thức tự nhiên" của các Ngài là gì, nó sẽ tiến hành như thế nào. Nhưng đã hơn hai tuần, các Ngài vẫn chưa cho chúng tôi câu trả lời.

Grô-mư-cô: Tôi đã nói ngay từ đầu, chúng tôi không thể đại diện cho Cu Ba để nói chuyện, chúng tôi cũng không có quyền nói thay họ. Vì vậy câu hỏi của Ngài là một vấn đề mang tính giả thiết, sẽ xảy ra điều gì nếu Cu Ba rút quân. Tôi không có gì để nói về việc này. Còn việc rút lui của quân đội Nam Phi, khả năng Chính phủ hợp pháp của Ăng-gô-la sẽ là người đầu tiên đưa ra phản ứng quan trọng. Nhưng đây chỉ là giả thiết vì quân đội Nam Phi đâu có rút.

Kít-sinh-gơ: Qua Tổng Bí thư chúng tôi được biết, những vấn đề khác sẽ được giải quyết bằng "phương thức tự nhiên" nếu Nam Phi rút quân. Xin hỏi rốt cuộc đây là ý gì?

Grô-mư-cô: Chính là ý như vậy. Nhưng việc Ngài trao đổi bây giờ thuần tuý chỉ là một vấn đề giả thiết. Nam Phi đâu có rút quân.

Kít-sinh-gơ: Tôi muốn hỏi là sẽ xảy ra chuyện gì nếu Nam Phi rút quân. Rất rõ ràng, nhất định quân đội Nam Phi đâu có rút quân trước.

Grô-mư-cô: Chính phủ nước Cộng hoà Nhân dân Ăng-gô-la sẽ đưa ra phản ứng sau khi Nam Phi rút quân. Liên Xô không phải là Chính phủ của các nước Cộng hoà nhân dân Ăng-gô-la. Chúng ta cần phải nhìn nhận vấn đề này một cách nghiêm túc như Ngài Tổng Bí thư nói ngay từ đầu. Trong vấn đề đó, những gì cần nói tôi đã nói hết, tiếp theo chỉ có thể nhắc đi nhắc lại những gì tôi vừa nói.

Kít-sinh-gơ: Tôi muốn nói hai việc: Chính phủ Cu Ba hoàn toàn ỷ lại vào Liên Xô, hoàn toàn ỷ lại viện trợ hậu cần của Liên Xô, nếu chúng tôi bỏ qua Liên Xô, trực tiếp giải quyết việc này với Cu Ba thì các Ngài sẽ không nói như vậy. Mặt khác, các Ngài không thể nói chẳng khác nhau là bao khi can thiệp của Cu Ba có chấm dứt hay không, họ được máy bay và tàu thuỷ của Liên Xô đưa sang bên đó. Huống chi là tình hình này đến nay vẫn chưa chấm dứt, chúng ta cũng không nên nói như vậy. Thật đáng tiếc, nhiều cơ hội có thể giúp hai bên giải quyết vấn đề này xuất phát từ lợi ích lâu dài đã bị bỏ qua.

Grô-mư-cô: Thật đáng tiếc Ngài đã rút ra một kết luận như vậy. Không có gì phải bổ xung vào tuyên bố của phía chúng tôi. Những tuyên bố này đại diện cho quan điểm của chúng tôi, nhưng khác với lý giải của Ngài.

Kít-sinh-gơ: Cuối cùng thì sự việc không ai giải thích nổi đã gây ra những hậu quả to lớn, sự việc này không phải lần đầu xảy ra trong lịch sử.

Grô-mư-cô: Chúng tôi cho rằng không ai có thể hiểu lập trường và quan điểm của chúng tôi ngoài bản thân chúng tôi. Thử lý giải hành vi của nó bằng phương thức sai lầm bất kỳ khi nào cũng chỉ có thể khiến người ta cảm thấy đáng tiếc.

Sau khi trở về Mỹ, nếu Ngài thổi phồng vấn đề này và làm cho nó xấu đi, thì chúng tôi không chịu bất cứ trách nhiệm gì về những hậu quả mà nó gây ra, trách nhiệm sẽ hoàn toàn thuộc về phía Mỹ. Tôi cho rằng như thế sẽ bất lợi cho tình hình trên toàn thế giới.

Kít-sinh-gơ: Được, tôi cũng đã trình bày quan điểm của tôi, tôi cho rằng không cần thiết phải nhắc lại.

Grô-mư-cô: Vậy thì tốt, chúng ta trao đổi vấn đề tiếp theo.

Kít-sinh-gơ: Vấn đề vừa rồi do tôi nêu ra, tiếp theo là Ngài.
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #347 vào lúc: 02 Tháng Hai, 2010, 08:41:11 am »

NHẬT BẢN

Grô-mư-cô: Vấn đề Viễn Đông được chứ? Quan điểm và ý kiến của các Ngài về vấn đề này thế nào? Các Ngài cho rằng sẽ xảy ra chuyện gì bất ngờ? ở đó các Ngài có rất nhiều bạn, những bạn ấy của các Ngài không hữu hảo với chúng tôi.

Kít-sinh-gơ: Thời gian gần đây Ngài ở Viễn Đông khá nhiều. Vì sao Ngài không trình bày trước quan điểm của Ngài?

Grô-mư-cô: (cười) Không sao. Có thể nói vài câu. Sau khi đến Nhật Bản, tôi đã nói rõ lập trường của phía tôi về quan hệ Xô-Nhật. Hội đàm lần này có lợi cho việc thúc đẩy hơn nữa bình thường hóa quan hệ hai bên, có lợi cho hoà bình thế giới và hoà hoãn trong quan hệ quốc tế. Nói tóm lại chúng tôi tuân thủ nguyên tắc được nhấn mạnh trong quan hệ Mỹ-Xô và các thoả thuận Mỹ-Xô đã ký kết.

Có một vấn đề chính trị của Nhật Bản cũng nằm trong phạm vi xem xét của chúng tôi, đó là khả năng ký kết Hiệp ước Trung-Nhật. Phía tôi đã trình bày quan điểm về việc Trung Quốc muốn thêm điều khoản trực tiếp nhằm vào Liên Xô trong Hiệp ước, ông hiểu ý tôi muốn nói gì chứ. Sau khi đánh giá tình hình, phía Nhật Bản nói, đối với yêu cầu do Trung Quốc nêu ra, tiêu chuẩn so sánh của họ áp dụng hơi khác với chúng tôi.

Trên thực tế họ đã đánh giá quá thấp ý đồ của Trung Quốc về mặt này. Nhưng phía Nhật lại hoàn toàn hiểu rõ lập trường của chúng tôi. Chúng tôi cũng biết đàm phán hiện nay còn chưa kết thúc. Chúng tôi tin người Nhật phải hiểu vấn đề này, giống như họ biết tầm quan trọng của quan hệ Xô- Nhật vậy.

Chúng tôi nêu ra việc phải xây dựng quan hệ kinh tế song phương, nhưng còn chưa ký kết hiệp định cụ thể. Mặt khác chúng tôi còn đề cập đến những vấn đề song phương thuần tuý, như quyền đánh bắt cá v.. v... nhưng không nhiều lắm, đối với những việc đại loại như thế này, chúng tôi đã thành lập các uỷ ban chuyên môn về những vấn đề thuộc phạm vi quản lý của họ.

Ngài cũng biết, người Nhật thường xuyên nhắc đến cái gọi là vấn đề lãnh thổ phương bắc. Trong chuyến thăm này vấn đề lãnh thổ cũng đã được đề cập, và đều được chính thức trao đổi trong mấy lần hội đàm nhưng lập trường và quan điểm của hai bên hoàn toàn khác nhau.

Giống như ở nơi khác, khi ở Nhật, tôi cũng không muốn ký kết những Hiệp ước vi phạm lợi ích quốc gia của nước khác, trong đó có Mỹ. Ngài có thể xác nhận điều này qua người Nhật. Dù trong trường hợp công khai hay hội đàm riêng, tôi đều nói như vậy.

Phải chăng Ngài rất thất vọng?

Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #348 vào lúc: 02 Tháng Hai, 2010, 08:41:20 am »

Kít-sinh-gơ: Chúng tôi biết các Ngài không giành được những lợi ích đơn phương ở Nhật Bản, đây chính là linh hồn của quan hệ hai bên giữa chúng ta. Rất cảm ơn lời trình bày của Ngài. Tôi cho rằng, dù ở đâu, những nguyên tắc mang tính ràng buộc này đều phải phát huy vai trò giám sát đôn đốc đối với chúng ta, nó là cơ sở của quan hệ hai nước Mỹ-Xô.

Nguồn tin từ phía Nhật giống như Bộ trưởng đã nói. Việc làm của Bộ trưởng Ngoại giao hoàn toàn phù hợp lợi ích của hai bên chúng ta, chúng tôi không nghe thấy những gì đối lập cả.

Grô-mư-cô: Tôi có thể nêu vấn đề chứ?

Kít-sinh-gơ: Được.

Grô-mư-cô: Nhiều ấn phẩm xuất bản đều nói đến việc Mỹ-Nhật sẽ chuẩn bị thành lập một tổ chức hoặc cơ quan về thoả thuận xử lý vấn đề vũ khí và quân đội. Ngài có thể cung cấp một ít thông tin về việc này chứ? Về biện pháp bảo vệ động vật và loài chim hoang dã do người Nhật đưa ra, chúng tôi không lo. Chúng tôi còn có thể hợp tác với họ trong lĩnh vực này. Nhưng khi nghe đến chuyện quân vũ trang thì chúng tôi lại lo, chuyện này không phải không có cơ sở .

Kít-sinh-gơ: Chúng tôi chỉ biết có một Hiệp định như vậy: Giữa Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản và Quốc vụ khanh Mỹ mỗi năm gặp nhau hai lần. Trên thực tế chúng tôi không cần thiết phải sắp xếp cuộc gặp đặc biệt gì, vì chúng tôi thường xuyên gặp nhau trong các Hội nghị quốc tế. Tôi biết rõ không có cái gọi là Hiệp định về vấn đề vũ khí. Tuy nhiên, trên cơ sở có thể có dù ở cấp cao không có. Tôi sẽ báo cho Đô-brư-nin sau khi xác minh lại.

Grô-mư-cô: Nhất định là phía quân đội không báo cho Bộ Ngoại giao.

Kít-sinh-gơ: Các Ngài nhận được nguồn tin này từ đâu? Nhật-Mỹ là Đồng minh, tôi không biết giữa hai nước có cơ quan mới thành lập. Tuyệt đối không thể thành lập cơ quan mới khi chưa được sự đồng ý của chúng tôi. Để tránh hiểu nhầm, tôi vẫn cứ phải xác minh lại. Các Ngài nhận được nguồn tin từ đâu?

Cô-ni-en-cô: Tin này có từ cuối tháng 12.

Grô-mư-cô: Từ báo chí. Tôi đã đọc được điều này trước khi đi Nhật Bản.

Kít-sinh-gơ: Tuyệt đối không có chuyện thành lập một tổ chức gì đó để xử lý vấn đề quân sự. Nhưng tôi sẽ xác minh rõ và báo cho Đô-brư-nin.
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #349 vào lúc: 03 Tháng Hai, 2010, 09:08:26 pm »

TRUNG QUỐC

Grô-mư-cô: Bây giờ chúng ta tập trung tinh thần trao đổi vấn đề Trung Quốc. Đối với các Ngài thì rất đáng tin cậy vì Ngài đã trực tiếp sang Trung Quốc. Nhưng tình hình lại phức tạp hơn nhiều đối với chúng tôi. Có thể Ngài sẽ hỏi tiếp, quan điểm của tôi rất cuộc ra sao, điều đó hoàn toàn hợp lý.

Quan hệ hai bên của chúng tôi trong những tháng gần đây không có gì thay đổi.

Kít-sinh-gơ: Trung Quốc? Ngài muốn nói về Trung Quốc với tôi?

Grô-mư-cô: Đúng vậy! Về quan hệ hai bên chúng tôi trong những tháng gần đây không có gì thay đổi.

Về chính sách ngoại giao Trung Quốc, hoàn toàn nhằm vào chúng tôi, trên thực tế cũng hoàn toàn nhằm vào những chính sách nêu trong Hiệp định chung Mỹ-Xô. Quan điểm của họ là nhìn nhận sự việc càng tồi tệ càng tốt, thời gian gần đây Ngài ở đó, Ngài đã buộc phải kiên nhẫn nghe các bản báo cáo.

Thấy những lúc Ngài buộc phải chịu đựng những thứ này, tôi cứ nghĩ, nếu nhìn thấy mặt Tiến sĩ Kít-sinh-gơ ngay lúc ấy thì hay biết bao, không biết cảm giác của Ngài khi ấy ra sao.

Kít-sinh-gơ: Tất nhiên các Ngài có những điều kiện thuận lợi, các Ngài có Đại sứ ở Bắc Kinh, còn chúng tôi chỉ có một giám đốc phòng liên lạc. Vì vậy, chúng tôi không được mời dự nhiều cuộc họp ngoại giao, ít ra thì số lần được bố trí không bằng Đại sứ của các Ngài.

Người Trung Quốc đã nói ra quan điểm của họ đối với quan hệ với chúng tôi, họ cho rằng quan hệ tương đối tốt. Thật sự mà nói, so với trước đây là đáng mừng. Trên thực tế quan hệ (với Trung Quốc) song phương của chúng tôi đang không ngừng phát triển theo hướng bình thường hóa. Sự phát triển này đã được chứng minh trong thời gian Tổng thống Pho thăm Trung Quốc.

Grô-mư-cô: Tôi cần nêu một vấn đề, tất nhiên, trả lời hay không là quyền của Ngài.

Kít-sinh-gơ: Nếu không phải quyền của tôi, Ngài buộc tôi trả lời ư (cười phá lên)?

Grô-mư-cô: Ngài biết rất rõ đường lối chính trị chung của Trung Quốc và chính sách đối với các khu vực khác nhau trên thế giới, gồm chính sách đối với Liên Xô, Châu Âu và châu Á. Ngài cũng biết chính sách của họ hoàn toàn trái ngược với những mô tả của chúng ta trong Hiệp định và đường lối của chúng ta trao đổi trong thời gian gần đây.

Nhưng các nhà lãnh đạo cấp cao Mỹ, gồm Tổng thống và Quốc vụ khanh cố tình không bình luận gì về đường lối hoàn toàn chống lại hòa hoãn, thậm chí tổn hại đến quan hệ Xô-Mỹ đó. Các nhà lãnh đạo Liên Xô rất muốn biết, cuối cùng thì lý do gì đã khiến các Ngài mất đi chủ kiến, giữ được lòng kiên nhẫn và chấp nhận đường lối đó. Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo Liên Xô vẫn thực hiện chính sách hoà bình và hoà hoãn.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM