Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 14 Tháng Năm, 2024, 05:01:39 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Kissinger-Những biên bản hội đàm tuyệt mật chưa công bố  (Đọc 148575 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #250 vào lúc: 14 Tháng Giêng, 2010, 08:43:02 am »

Những nguyên tắc cơ bản tiếp theo đã nhấn mạnh thỏa ước mới này, nghĩa là, đến cuối năm 1985, làm cho số lượng các phương tiện vận tải vũ khí chiến lược của hai bên ngang nhau, con số là 2200 (nhưng rồi bản thân ông ta đã tự chữa lại), con số này là 2400.

Xét về địa lý và những yếu tố khác, Liên Xô có thể được uỷ quyền thi hành những quy định này, thận trọng lựa chọn việc bố trí những phương tiện vận tải này, trên đất liền, trên biển hoặc trang bị cho máy bay ném bom.

Trong cùng thời kỳ, Mỹ cũng sẽ thực hiện các hạng mục hoặc kế hoạch của mình, trên thực tế là có quyền lựa chọn tương đối với 2200 phương tiện vận tải vũ khí chiến lược của hai bên, nhưng theo thoả thuận, đến cuối năm 1985, tổng số phương tiện vận tải chiến lược phải bằng nhau.

Mỹ và Liên Xô đều đồng ý tổng số tên lửa MIRV đến cuối năm 1985 phải bằng nhau, mỗi bên có 1320 chiếc.

Hai bên đồng ý tuân thủ những điều cam kết trong thời hạn thỏa thuận, các bên đều sẽ không vi phạm cam kết trên, bao gồm cả những giao ước về phương tiện vận tải vũ khí chiến lược mới. Nhưng hai bên đều có quyền đẩy mạnh việc hiện đại hóa và việc phát triển tên lửa đạn đạo trên mặt đất, làm cho nó nhất trí với thoả thuận kể trên, giống như đã được nêu trong thoả ước năm 1972.

Brê-giơ-nhép: ông hiểu chứ, ông Sô-ne-phe-tơ?

Kít-sinh-gơ: Chúng tôi hiểu. Chúng tôi kinh ngạc về khả năng phát biểu không cần văn bản của ông.

Brê-giơ-nhép: Ồ, khi mọi việc đã rất rõ ràng thì chẳng cần đến văn bản gì nữa.

Kít-sinh-gơ: Điều này để lại ấn tượng sâu sắc trong tôi

Brê-giơ-nhép: Sau khi những điều nhất trí kể trên đã kết thúc nghĩa là, Mỹ sẽ có thể đóng 10 chiếc tàu ngầm Ty-phoon trước cuối năm 1985. Số lượng tên lửa trên những con tàu ngầm này phải trở thành một bộ phận trong tổng số của thoả ước.

Mỹ có thể chế tạo máy bay ném bom loại B chở phi đạn, có tầm bắn không vượt qua 3000 km. Tổng số tên lửa trên máy bay ném bom này do Mỹ quyết định, nhưng trước cuối năm 1985, nó vẫn là một phần trong tổng số của thỏa ước. Liên Xô có thể được yêu cầu lựa chọn, giữa việc chế tạo một máy bay ném bom có khả năng chở vũ khí hạt nhân, hay là bố trí chức năng vận tải này trên mặt đất hoặc trên tàu ngầm. Những con số này lớn hay nhỏ đều phải phục tùng Hiệp ước kèm theo. Thí dụ, nếu nó không được sử dụng trên máy bay, thì nhất định nó phải được thay thế bằng những bệ phóng trên mặt đất có cơ số giống như vậy với số lượng là 15 hoặc ít hơn một chút.
Hai bên đã đi đến nhất trí, con số phương tiện vận tải được trang bị phi đạn phải bằng nhau, nhưng theo tổng số dự báo nhận được từ nước thứ ba, trước năm 1985 những quốc gia này đều sẽ liên minh với Mỹ.

Sau khi Kít-sinh-gơ và Grô-mư-cô đã ký nháy, thỏa thuận trên còn phải trình Tổng thống Pho và Tổng Bí thư Brê-giơ-nhép ký cuối cùng, (trong kế hoạch của Brê-giơ-nhép thì phải trước khi Nga đưa ra quyết định cuối cùng. Cuộc đối thoại sau đây đã diễn ra).

Brê-giơ-nhép: Sau khi Ngài nghe những điều này xong, chúng ta cần có ít rượu cô nhắc và xúc xích nóng để làm vài chén. Việc này đáng để chúng ta uống vài chén: Tôi đã thúc đẩy được một hoà ước có giá trị hỗ trợ cho cả hai bên như vậy.

Kít-sinh-gơ: Thưa Ngài Tổng Bí thư, không cần phải nghe phiên dịch đâu ạ, các cộng sự của tôi và tôi đã có một ấn tượng sâu sắc về phương pháp của Ngài, đưa toàn bộ các nguyên lý của một lập trường như vậy vào bộ óc của Ngài. Nếu là chúng tôi thì chúng tôi sẽ không thể không vẽ một biểu đồ.

Brê-giơ-nhép: Điều đó dễ thôi. Còn có những việc phức tạp hơn nhiều!
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #251 vào lúc: 14 Tháng Giêng, 2010, 08:44:06 am »

Kít-sinh-gơ: Trước khi tôi nghe phiên dịch...

Brê-giơ-nhép: Tôi không cho rằng chúng ta lại đi tranh luận về một quả tên lửa ở đây, một chiếc Mig 17 ở kia, rồi lại một chất keo ở chỗ nào đó khô nhanh hơn, cái chất keo của Ngài xem ra không thể khô được đâu. Vậy mà tôi tin rằng, bê tông của Ngài hiện nay đã khô cứng rồi. Tôi tin rằng trước khi Ngài trang bị phi đạn mới thì trời cũng chưa mưa đâu?.

Kít-sinh-gơ: Đô-brư-nin, ông ấy đã xem dự toán quốc phòng của chúng tôi rồi và biết rằng chúng tôi không hề tăng thêm phi đạn mới cho hầm phóng phi đạn ở dưới đất.

Brê-giơ-nhép: Đồng chí Đô-brư-nin đã bất đắc dĩ phải viết một bản báo cáo về mạng lưới trên nóc nhà của đồng chí Kít-sinh-gơ mất rồi. Đã xảy ra vấn đề gì, nóc nhà của Ngài bị dột ư?

Kít-sinh-gơ: Vậy là Ngài sẽ phiên dịch hay là tôi phải phát biểu bằng tiếng Nga đây nhỉ?

Brê-giơ-nhép: Chúng ta hãy làm như thế này! (ông ta đưa cho Bộ trưởng Ngoại giao Kít-sinh-gơ một chiếc bút máy).

(Xu khốt-lép đã phiên dịch đề nghị của Brê-giơ-nhép về đàm phán hạn chế vũ khí chiến lược, như đã nêu trong đoạn trên).

Brê-giơ-nhép: Chúng ta có thể nói rằng, các vị tham mưu hải lục quân đều đã đồng ý là trong quá trình hiệp thương sau này của họ, họ sẽ tuân thủ các nguyên tắc trên trong vấn đề này.

Kít sinh-gơ: Tôi xin hỏi mấy vấn đề trước.

Brê-giơ-nhép: Xin mời.

Kít-sinh-gơ: Trước hết, đây là một đề nghị trọng đại, nó cho chúng ta một cơ sở để bàn thảo, và những công việc nhằm tìm hiểu quan điểm của chúng ta như vậy là đã kết thúc. Trong vài phương diện đã có những vấn đề gây khó khăn cho chúng ta. Nhưng chúng đã đem lại cho chúng ta cái khung đàm phán.

(Kít-sinh-gơ đã hỏi về vấn đề tổng số, Brê-giơ-nhép khẳng định rằng không lực lượng của bên nào được vượt quá tổng số trong thời gian từ năm 1977 đến 1985. Kít-sinh-gơ nhắc lại câu hỏi của ông ta: Phải chăng theo thoả thuận Mỹ có thể có từ 2200 bệ phóng trở lên?.)

Brê-giơ-nhép: Vậy nhé, bây giờ Ngài muốn hỏi hết tất cả các vấn đề trước đã, để việc bàn luận được giản tiện hơn, hay là, Ngài muốn hỏi từng vấn đề một?

(Brê-giơ-nhép giơ tay, hình như muốn cởi áo vet-tông)

Kít-sinh-gơ: Không, không. Tôi không sao cả.

(Kít-sinh-gơ nhắc lại câu hỏi của ông ta về vấn đề vượt quá tổng số, và hỏi rằng, ngoài 10 chiếc tàu ngầm Nép-tun ra, phải chăng Mỹ có thể có tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm hiện đại hơn. Mặc dù Brê-giơ-nhép đã nói rồi, Mát-xcơ-va vẫn có thể sẽ triển khai tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm kiểu mới, tức tàu ngầm Ty-phoon, và cả hai bên đều có thể biến tàu ngầm cũ thành đống phế liệu Trong lúc Kít-sinh-gơ đang bối rối, Brê-giơ-nhép trả lời rằng: Những chiếc tàu ngầm ấy sẽ không bị cái mới thay thế, vì trên thực tế chúng nó đã lỗi thời rồi.)
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #252 vào lúc: 14 Tháng Giêng, 2010, 08:45:11 am »

Kít-sinh-gơ: Theo tôi hiểu, mỗi một vị Tham mưu đều có quyền lực tự do tổ hợp vũ khí chiến lược.

Brê-giơ-nhép: Đúng vậy.

Kít-sinh-gơ: Nhưng, nếu Ngài không thể xây dựng dưới những hầm phóng phi đạn dưới đất, nếu như Ngài không thể thay những con tàu ngầm cũ đó đi, thì Ngài sẽ chẳng có sự lựa chọn gì được. Không phải là tôi tranh luận, chỉ là thử lý giải thôi.

Brê-giơ-nhép: Với tinh thần thẳng thắn, tôi xin giải thích vì sao chúng tôi lại yêu cầu tổng số của chúng tôi là 2400, còn của các Ngài là 2000. Ngài sẽ ý thức được rằng trừ phi chúng ta xây dựng những tiêu chuẩn này, nếu không chúng ta sẽ không thể không phá bỏ một số lượng nhất định phi đạn mặt đất.

Kít-sinh-gơ: Tôi hiểu.

Brê-giơ-nhép: Đó chính là nguyên nhân của vấn đề.

Kít-sinh-gơ: Tôi biết...

Brê-giơ-nhép: Cho nên, trên thực tế đó là bình đẳng, dù xem trong văn kiện thì hình như chúng tôi có vẻ có ưu thế hơn các Ngài. Đây chính là nguyên nhân. Nó bày ra trước mặt Ngài không hề che đậy gì.

Kít-sinh-gơ: Một câu hỏi nữa: Tôi không hiểu vấn đề phi đạn trên máy bay ném bom là thế nào. Phi đạn loại gì cũng đều tính cả chứ? Giả dụ có một phi đạn tầm bắn chỉ là 100 km, thì cũng tính chứ?

Brê-giơ-nhép: Được...

(Brê-giơ-nhép trao đổi một lúc với Grô-mư-cô và Co-ni-en-co)

Được tiến sĩ Kít-sinh-gơ, trong thỏa thuận trước đây của chúng ta không nêu vấn đề máy bay ném bom. Cho nên những máy bay ném bom tôi nêu ra hôm nay không phải loại máy bay ném bom kiểu cũ mà là máy bay ném bom chở tên lửa hạt nhân.

Kít-sinh-gơ: Nghĩa là loại B-1?

Brê-giơ-nhép: B-1. Hiện thời các Ngài còn chưa có máy bay ném bom B-1 chở tên lửa hạt nhân.

Kít-sinh-gơ: Trong quy hoạch này Ngài còn chưa bao gồm các máy bay ném bom B-52.

Brê-giơ-nhép: Thông thường mà nói, đây là điểm chúng ta cần xem xét thêm.

(Brê-giơ-nhép lại trao đổi một lúc với Grô-mư-cô, Cô-ni-en-cô, Đô-brư-nin).

Vì vậy, nếu thỏa thuận kể trên còn chưa đề cập đến những vấn đề mới, chúng ta cũng không cần phải phức tạp hóa nó. Ai biết được hoặc giả có khi chúng ta đang còn đi sâu vào phương án này, các Ngài lại muốn phế bỏ phương án của các Ngài đi, cho nên, có thể là chúng ta đều không cần bắt đầu kế hoạch của mình.

Kít-sinh-gơ: Tôi hiểu. Cho tôi được...

Brê-giơ-nhép: Vì vậy, tôi cho rằng, trong thoả thuận lần trước, sở dĩ chúng tôi có ưu thế về con số tên lửa là vì các Ngài có ưu thế về máy bay ném bom.

Kít-sinh-gơ: Phải, tôi hiểu điều đó. Tôi có thể xin được hỏi về câu trả lời cho câu hỏi thứ nhất của tôi không?

Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #253 vào lúc: 14 Tháng Giêng, 2010, 08:46:35 am »

Brê-giơ-nhép: Ngài không có câu hỏi gì khác nữa chứ?

Kít-sinh-gơ: Tôi còn có câu hỏi về nhân viên kỹ thuật, nhưng không có vấn đề gì có thể khiến các Ngài chú ý.

Brê-giơ-nhép: Ngài không có vấn đề gì về MIRV?

Kít-sinh-gơ: Chúng tôi chú ý thấy là Ngài không nói gì đến tên lửa hạng nặng.

Brê-giơ-nhép: Không nên nhắc đến loại tên lửa đó.

Kít-sinh-gơ: Đây là vấn đề chúng ta có thể trao đổi.

Brê-giơ-nhép: Tôi không cho rằng chúng ta cần dùng đến con số 1300 để kết thúc vấn đề này. Các Ngài có thể muốn lắp đặt tên lửa MIRV trên máy bay ném bom của các Ngài. Có thể muốn dùng một quả tên lửa hạng nặng để đổi lấy vài quả tên lửa hạng nhẹ. Để chúng ta xét xem vấn đề này nên xử lý ra sao.

Kít-sinh-gơ: Đừng nên cho rằng những vấn đề tôi chưa hỏi là tôi đã đồng ý. Tôi không thể không trao đổi qua với cộng sự của tôi. Điều này chỉ có nghĩa là tôi đã hiểu, giống như tôi đã nói với Ngài rằng, trong đề nghị của Ngài có rất nhiều thành phần đúng.

Brê-giơ-nhép: Thế thì tốt, vậy bây giờ chúng ta nên kết thúc công việc của chúng ta như thế nào đây?

Kít-sinh-gơ: Trước hết, chúng tôi cần suy tính xem nên ghi lại đề nghị của Ngài hay không?.

Brê-giơ-nhép: Các cộng sự của Ngài đã ghi vào sổ ghi chép của Ngài rồi đấy.

Kít-sinh-gơ: Đó là một việc làm không đáng tin cậy, nhưng chúng tôi vẫn có thể trích lục nó từ sổ ghi chép của chúng tôi.

Grô-mư-cô: Đúng rồi, mà Ngài cũng chưa hề đưa cho chúng tôi một văn bản chính thức nào cả.

Kít-sinh-gơ: Không, chúng tôi đã đưa cho Đô-brư-nin một văn bản.

Grô-mư-cô: Trong phạm vi nào đó, có thể làm.

Kít-sinh-gơ: Nó sẽ khiến cuộc điều tra của chúng ta thêm vất vả hơn, nhưng chúng ta có thể trích nó từ trong sổ ghi chép của chúng tôi rồi đặt vào một chỗ.

Brê-giơ-nhép: Được, Đô-brư-nin sẽ coi đó là một văn bản thực thi.

Kít-sinh-gơ: Tốt quá, một văn bản thực thi.

Brê-giơ-nhép: ông ấy không có quyền sửa đổi một chữ, nhưng ông ấy có thể... Mà tôi có một câu hỏi: ông chuẩn bị đặt bao nhiêu quả tên lửa trên máy bay ném bom B-1S? Tôi hỏi vấn đề này hoàn toàn chỉ xuất phát từ hiếu kỳ, chứ không phải là để quản chế.

Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #254 vào lúc: 14 Tháng Giêng, 2010, 08:47:42 am »

Brê-giơ-nhép: Tất nhiên. Đó là những bệ phóng trên không mà. Sang đây đi.

(Brê-giơ-nhép lấy tay ra hiệu cho Kít-sinh-gơ. Họ cùng đứng dậy, Brê-giơ-nhép đi trước dẫn đường, đến trước một bản đồ thế giới lớn dán trên tường. ông ta chỉ vào Mỹ và Liên Xô).

Những máy bay ấy có thể cất cánh từ lãnh thổ của các Ngài và lãnh thổ các nước Đồng minh của các Ngài. Khi bay đến một mục tiêu chỉ định, chúng phóng tên lửa của các Ngài. Phạm vi tấn công của chúng có thể là một phần nào đó của vùng lãnh thổ này, vì vậy, nó là bệ phóng trên không.

Kít-sinh-gơ: Nhưng cái đó lại không phải là mục đích của máy bay ném bom B-1, vì nếu như vậy, nó sẽ không cần phải được thiết kế thành máy bay ném bom siêu âm làm gì. Nếu như chúng tôi muốn phóng một quả tên lửa có tầm bắn 5000 km, chúng tôi phải ở chỗ này. (ông ta chỉ vào một khu vực nào đó gần Mỹ).

Brê-giơ-nhép: Đó chính là điều tôi muốn nói. Những máy bay ấy chẳng là cái gì cả, chỉ là một loại bệ phóng trên không. Một việc khác nữa là các ông có thể bay qua Ba-lan, cũng giống như chúng tôi vậy, và đây là câu trả lời cho câu hỏi của Ngài.

Kít-sinh-gơ: Tôi không thể giành lấy nó trước khi Sô-ne-phe-tơ lấy được Hot-đót.

Brê-giơ-nhép: Tôi có một câu hỏi: Rốt cuộc vì sao phải ở trên không?

Kít-sinh-gơ: Ngài muốn hỏi, chúng tôi có thể phóng tên lửa ở Mỹ, tại sao lại còn phải phóng ở trên không?

Brê-giơ-nhép: Tại sao phải chế tạo máy bay ném bom

Kít-sinh-gơ: Vấn đề này tôi đã hỏi các vị tướng lĩnh của chúng tôi mấy năm nay rồi.

Brê-giơ-nhép: Đây chính là nguyên nhân tôi có thể nói ngay khi Ngài muốn bắt đầu. Đây chính là nguyên nhân vì sao tôi nói chúng tôi có quyền định ra một con số bình đẳng. Còn một việc khác khiến người ta khó hiểu là: Vì sao phải đặt tên lửa ở Bắc cực, lại còn lấy tuyết phủ kín đi nữa

Kít-sinh-gơ: Chúng tôi có một chiếc máy bay ném bom, bay đến bầu trời nước nào thì mở quốc ca của nước đó. (Họ cùng trở về bên cạnh bàn)

Brê-giơ-nhép: Tiến sĩ Kít-sinh-gơ, sự chất vấn của Ngài cũng thật sự có lý do chính đáng. Các Ngài muốn chúng tôi, chuyển đến các Ngài một văn bản về lập trường của chúng tôi. Tôi nói để Ngài biết là đồng chí Đô-brư-nin của chúng tôi sẽ có một văn bản. Tôi đồng ý rằng, trên một số vấn đề nào đó cần có một văn bản chính thức.

Kít-sinh-gơ: Văn bản ấy không nhất thiết phải ký kết chính thức. Nhưng nó có thể giúp chúng tôi nghiên cứu đề nghị của các Ngài.

Brê-giơ-nhép: Vì vậy, vì vậy, xin đừng cho tôi là con người chỉ biết nói mà không dám làm.

Kít-sinh-gơ: Ngài có thể trả lời câu hỏi thứ nhất một chút được không: Sau năm 1977, có thể các Ngài thật sự sẽ quyết không vượt quá 2400 chứ?

Brê-giơ-nhép: Tiến sĩ Kít-sinh-gơ, đến cuối năm 1985, tổng số của hai bên chúng ta là phải bằng nhau. Chúng ta là bình đẳng. Trong thời kỳ này, tổng số của chúng tôi sẽ không vượt quá 2400, nhưng số tên lửa của phía Ngài còn phải trừ đi số của các nước Đồng minh của Mỹ
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #255 vào lúc: 14 Tháng Giêng, 2010, 08:48:29 am »

Kít-sinh-gơ: Trừ đi thế nào?

Brê-giơ-nhép: Trong tổng số tên lửa.

Kít-sinh-gơ: ở phía nào?

Brê-giơ-nhép: Hai phía. Các nước Đồng minh của chúng tôi vừa không có tên lửa, lại không có tầu ngầm có thể chở vũ khí hạt nhân.

Kít-sinh-gơ: Trung Quốc có.

Brê-giơ-nhép: Hãy gác việc này sang một bên. Nếu chúng ta đụng đến vấn đề này, thì hãy để chúng ta uống một ly rượu, ăn một chút xúc xích để chúc mừng Sô-ne-phe-tơ? (Sô-ne-phe-tơ đã uống ly rượu của ông ta) ông ấy là con người thật thà, còn tất cả những người khác mắt kính đều có lưới hết. (chuyển sang Hy-lát) ông chính là cái anh chàng đã phủ lưới lên tên lửa đấy sao?

Kít-sinh-gơ: Vậy thì có gì bù đắp cho số tên lửa của các nước Đồng minh như các Ngài suy nghĩ?

Brê-giơ-nhép: Không có bù đắp, chúng tôi sẽ tính nó vào tổng số.

Kít-sinh-gơ: (cười to) Của phía Ngài hay phía tôi?

Brê-giơ-nhép: Phía Ngài. Nếu bây giờ ông Wil-sơn đến Liên Xô báo cho tôi biết nước Anh cần gia nhập khối Điều ước Vác sa-va thì chúng tôi sẽ cộng cả số tên lửa của ông ấy vào. .

Kít-sinh-gơ: Như vậy nghĩa là chúng tôi phải trừ đi của Pháp và Anh trong số 2200 hay là chúng tôi đã được trừ đi từ trước rồi?

Brê-giơ-nhép: Không, chúng nằm trong số 2200.

Kít-sinh-gơ: Tôi hiểu. Câu hỏi của tôi là: Trong số 2200 này, là 2200 toàn là của Mỹ hay phải trừ đi con số của Pháp và của Anh?

Đô-brư-nin: 2200 này có thể toàn là của Mỹ.

Brê-giơ-nhép: Chúng tôi coi tổng số tên lửa này toàn là nhằm vào chúng tôi.

Kít-sinh-gơ: 2200 trừ đi 64 của Anh?

Brê-giơ-nhép: Tiến sĩ Kít-sinh-gơ rất không may là, chúng tôi vì không có bất kỳ Đồng minh nào để có thể cộng vào hoặc trừ đi.

Kít-sinh-gơ: Tôi không hiểu Ngài dùng nguyên lý nào giải thích cho ưu thế 200, mà phía tôi lại còn phải trừ đi con số của Anh nữa. (nghỉ 25 phút)

Brê-giơ-nhép: Lần nghỉ này làm chúng ta mất hết mọi niềm vui. Tôi xin được đối chiếu điều chỉnh lại một chút các con số, làm như vậy là để trả lời câu hỏi của Ngài về ý nghĩa của con số 2200 này, nghĩa là, nó có phải toàn là của Mỹ hay không. Xét về nguyên tắc của tính chất bình đẳng, thì 2200 này có thể toàn là của Mỹ.
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #256 vào lúc: 14 Tháng Giêng, 2010, 08:49:33 am »

Kít-sinh-gơ: Tôi hiểu: 2200 trừ đi lực lượng của Anh. Ngài Tổng Bí thư, tôi có thể nêu một đề nghị không? Tôi tin chúng ta có thể làm như vậy. Xin nói thật, tôi tin là Đô-brư-nin sẽ chứng minh cho điều tôi nói là đúng. Nếu chúng tôi đưa đề nghị này vào hệ thống hành chính của chúng ta, nó sẽ dẫn đến một tiến triển bất lợi cho Liên Xô, cũng bất lợi cho hội đàm Vla-đi-vô-stốc.

Tôi đề nghị khi Đại sứ Đô brư-nin đến Oa-sinh-tơn ông sẽ chuẩn bị sẵn một văn bản, chúng ta hoàn toàn có thể tiến hành trao đổi qua con đường này. Như vậy, chúng ta có thể làm cho quan điểm càng cô đọng hơn. Tôi cho rằng trong đề nghị của các Ngài, có những thành phần đáng để chúng tôi nghiêm túc lắng nghe. Mà một số đề nghị của chúng tôi các ông cũng nên nghiêm túc lắng nghe. Trước Hội nghị Vla-đi-vô-stốc, tôi thà dùng phương thức này để xử lý vấn đề.

Tôi đề nghị Đô-brư-nin và tôi sẽ gặp nhau vài lần ở Oa-sinh-tơn, không phải để hiệp thương, mà để làm rõ quan điểm. Sau đó, Ngài và Tổng thống có thể tiến hành hội đàm tại Vla-đi-vô-stốc. Tôi làm như vậy là để nhằm ngăn chặn những người gây rầy rà. Vì tôi tin rằng, ở đây có cùng các bạn đồng sự với tôi trên phương diện chúng ta có thể nghiêm túc lắng nghe. Tôi sẽ chỉ tiến hành công việc này với cộng sự của tôi, tất cả những người có mặt trong gian phòng này.

Nhưng chúng tôi phải nói rằng, các Ngài còn chưa đưa cho tôi một bản kế hoạch chính thức. Cái đó sẽ làm cơ sở căn cứ cho chúng tôi. Nếu không, chúng tôi lại có thể phải đi lắng nghe ý kiến của thượng nghị sĩ Giắc-xơn. Mà Ngài biết điều gì sẽ xảy ra khi chúng tôi nghe ý kiến này, ông ta sẽ mở cuộc họp điều trần.

Brê-giơ-nhép: Tôi đồng ý với quan điểm của Ngài trong một tình huống nhất định, dù Ngài đính chính gì đi nữa, Ngài vẫn không nằm trong đạo lý thông thường của đề nghị mới hoặc nguyên tắc mới. Vì trước hết là tôi không muốn, tiến hành một cuộc tranh luận với Tổng thống.

Kít-sinh-gơ: Nếu có khó khăn, chúng ta có thể gạt nó ra khỏi chương trình nghị sự để tiếp tục trao đổi thêm bước nữa. Sẽ không có bất trắc ở Vla-đi-vô-stốc. Tôi có thể cho Đô-brư-nin biết về suy nghĩ của chúng tôi Còn nếu có khó khăn chúng ta sẽ kéo dài thêm hội đàm. Nhưng chúng tôi không định đưa ra bất cứ đề nghị gì hoàn toàn mới. Tôi nghĩ, trong chuyến thăm này, chúng ta càng thêm gần nhau hơn.

Ý đồ của chúng tôi là rút ngắn chứ không phải mở rộng khoảng cách. Nhưng nếu chúng tôi làm vào hoàn cảnh khó khăn trong quá trình phân tích đề nghị của các Ngài, chúng ta sẽ đẩy lùi đàm phán. Nhưng nguyện vọng của tôi là có thể khiến chúng ta đến gần hơn nữa. Cách nhìn nhận tình hình của chúng tôi hoàn toàn nằm trong vấn đề do tôi phụ trách cho nên đều có thể dự kiến được.

Brê-giơ-nhép: Ngài thật sự hiểu rõ việc tôi nói có liên quan đến máy bay ném bom B-1 chứ?

Kít-sinh-gơ: Vâng, nhưng chúng tôi phải nghiên cứu đã vì tôi còn chưa có đáp án chính xác. Tôi muốn nghiên cứu tầm bắn của tên lửa và một số việc đã. Thí dụ, theo tôi biết, có một số tên lửa của chúng tôi chỉ là dùng cho phòng ngự trên không thôi, và là tầm ngắn. Đây chính là nguyên nhân vì sao tôi phải nghiên cứu cẩn thận trước khi đưa ra câu trả lời. Nhưng tôi hiểu nguyên tắc này.

Brê-giơ-nhép: Ý tôi nói là về máy bay ném bom B-1S, chỉ là về máy bay ném bom chở tên lửa chiến lược thôi.

Kít-sinh-gơ: Tôi hiểu, đó chính là điều tôi đang muốn nghiên cứu.

Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #257 vào lúc: 14 Tháng Giêng, 2010, 08:50:20 am »

Brê-giơ-nhép: Tất nhiên, tôi muốn đến lúc đó sẽ được trực diện hỏi ngay tiến sĩ Kít-sinh-gơ một vấn đề. Còn bây giờ, tôi muốn bày tỏ sự cảm ơn và hài lòng đối với những công việc tích cực và có ích của chúng ta.

Kít-sinh-gơ: Tôi cho rằng, chúng ta làm việc rất nghiêm túc. Chúng ta đã đạt được những tiến triển rõ rệt. Chúng ta sẽ cố gắng xây dựng được một thoả ước trước khi Ngài sang thăm Mỹ vào năm 1975. Chúng tôi sẽ hết sức cố gắng làm cho Hội nghị Vla-đi-vô-stốc thành công, khởi đầu sự hợp tác thân mật giữa Ngài và Tổng thống Pho.

Brê-giơ-nhép: Cảm ơn! Đó chính là điều tôi mong muốn. Xin Ngài không những đừng quên tôn chỉ về vấn đề tên lửa ta bàn bạc lần này, mà còn đừng quên cả sự việc chúng ta đã trao đổi lần đầu tiên. Tôi biết Ngài chưa quên nên tôi không nhắc lại nữa. Tôi đã hết sức cố gắng trình bày thật rõ ràng lập trường của chúng tôi, tôi tin là Ngài không thể không đồng ý.

Kít-sinh-gơ: Tôi sẽ suy nghĩ nghiêm túc. Trong bữa ăn trưa, tôi và Bộ trưởng Ngoại giao của Ngài đã có cuộc trao đổi. Tôi nói với ông ấy rằng nếu có dịp, có thể tuần sau tôi sẽ đi thăm Ăng-gô-la, tôi còn hứa hẹn cho cuộc tiếp xúc lần sau.

Brê-giơ-nhép: Vậy thì tốt quá. Những sửa đổi hết sức thứ yếu của chúng tôi đối với mọi bản thông cáo chỉ là hy vọng, nó sẽ có lợi cho cuộc Hội đàm Vla-đi-vô-stốc.

Kít-sinh-gơ: Tôi đồng ý. Ngài đã hiểu rõ được câu hỏi của chúng tôi trong vấn đề đàm phán cùng nhau tái giảm quân bị ở mức ngang nhau

Brê-gơ-nhép: Chúng tôi có thể chấp nhận.

Kít-sinh-gơ: Chúng tôi cũng vậy. Nếu Ngài còn có những nhượng bộ tương tự, thì sang năm Ngài sẽ có cả A-lát-ska.

(Xu khốt-lép phiên dịch một lần, Grô-mư-cô lại phiên dịch một lần nữa. Brê-giơ-nhép và các đại biểu phía Liên Xô đều cười rộ lên).

(Khi bàn đến từ ngữ trong thông cáo và thời gian công bố, Kít-sinh-gơ và đại diện phía Liên Xô đã có sự tranh chấp về một câu của Hiệp nghị Giơ-ne-vơ. Họ đồng ý biểu tỏ "triệu tập Hội nghị sớm hơn... sẽ phát huy tác dụng có lợi cho việc giải quyết vấn đề Trung Đông").

Brê-giơ-nhép: (Tổng Bí thư đứng dậy, đi đến phía đại diện Mỹ). Chỉ còn việc bắt tay thôi. (ông ta bắt tay các đại diện Mỹ từng người một).

Kít-sinh-gơ: Mong gặp lại vào tháng sau.

Brê-giơ-nhép: Tôi hết sức coi trọng Hội nghị lần ấy, tôi cảm ơn nguyện vọng của Tổng thống muốn tiến hành một Hội nghị có tính chất thi hành hiệp nghị. Đây là một bước tiến lớn về chuyến thăm của tôi đến Oa-sinh-tơn. Tôi tin cuộc gặp lần ấy sẽ có ích phần nào cho tình hình chính trị của Mỹ.

Kít-sinh-gơ: Điều đó đã không còn quan trọng lắm nữa đâu.

Brê-giơ-nhép: Điều quan trọng là Pho và Kít-sinh-gơ không nằm trong khói lửa chiến tranh nữa, mà chỉ còn Sô-nê-phe-tơ?.

(Hội nghị kết thúc vào 10 giờ 20 phút tối, Kít-sinh-gơ và Brê-giơ-nhép lại tiến hành một cuộc đàm thoại riêng nữa).
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #258 vào lúc: 14 Tháng Giêng, 2010, 08:51:11 am »

Lời dẫn

Kít-sinh-gơ lập tức gọi điện thoại cho Pho, báo cho ông ta biết, kế hoạch này là "một bước lớn tiến đến hiệp nghị đàm phán hạn chế vũ khí chiến lược", vì nó giúp Mát-xcơ-va và Oa-sinh-tơn đi đến chấp nhận lẫn nhau trên nguyên tắc về tổng số, về tên lửa MIRV, và "có thể còn có một số vấn đề khác nữa" .

Tuy nhiên, ông ta lo Lầu Năm Góc sẽ "xé vụn" hình thức hiện nay của kế hoạch này. Cho nên ông ta đề nghị Pho: giữ bí mật các vấn đề chi tiết, chỉ cho Bộ trưởng Sle-sinh-gơ biết rằng Liên Xô đã phúc đáp bằng một "phương thức dung hòa".

Kít-sinh-gơ còn nói với Pho rằng: Brê-giơ-nhép muốn tiến hành một cuộc hội đàm tại Vla-đi-vô-stốc, nhằm ủng hộ hướng phát triển đi lên của quan hệ Mỹ-Xô. Ông còn nhắc nhở Tổng thống: "Dấu hiệu cho thấy, phải chăng hai bên đã có quan hệ thích ứng đầy đủ đến mức có thể đưa đàm phán hạn chế vũ khí chiến lược bước vào một khuôn khổ hiệp thương thật sự ?".

Trong vài tuần tiếp sau, Kít-sinh-gơ và Đô-brư-nin đã xác định được cái khung chính xác hơn của hòa ước mà Pho và Brê-giơ-nhép sẽ ký kết tại Vla-đi-vô-stốc. Sự hiểu biết giữa hai bên là về cái khung cho hiệp nghị của đàm phán hạn chế vũ khí chiến lược, trong đó mỗi bên là 2400 phương tiện vận chuyển và tên lửa MVIR, mỗi bên là 1320 quả và sự nhất trí về thực chất đối với quyền lựa chọn chúng.

Đối với phương pháp xử lý có thể chấp nhận được thì cũng đã có quyết định hòm hòm. Nhưng mối lo của Kít-sinh-gơ vẫn cứ trở thành hiện thực: Thái độ cứng rắn của quan chức hai bên trong vấn đề máy bay ném bom Bách-kơ-phai và tên lửa Crui-giơ đã khiến sự việc lâm vào cảnh bế tắc.

Trước khi tình hình hiệp thương về đàm phán hạn chế vũ khí chiến lược trở nên gian nan, sự hòa hoãn kinh tế cũng chưa đạt được. Vào giữa tháng 12, khi Thượng nghị viện Mỹ bắt đầu quyết định đưa dự luật Giắc-xơn Va-ních hòa vào dự luật thương mại, Liên Xô công khai chỉ trích rằng "Bất kỳ mưu đồ nào muốn can thiệp vào công việc trong nước của Liên Xô đều là mối lo của Liên Xô".

Trong khi Kít-sinh-gơ vẫn đang kỳ vọng vào một phương án khả thi thì Đô-brư-nin cho ông biết, nếu Quốc hội Mỹ thông qua dự luật Giắc-xơn Va-nich, hạn chế các khoản cho vay của ngân hàng xuất khẩu và các khu vực Mỹ kiểm soát chỉ trong phạm vi 3 tỷ, thì điều đó nhất định sẽ chẳng khác nào việc đóng thêm vài chiếc đinh lên chiếc quan tài chôn vùi quan hệ Mỹ-Xô.

Vài tuần sau đó, sau khi gặp các thuộc hạ của mình, Kít-sinh-gơ đã thừa nhận rằng, ông ta "không quan tâm đến dự luật cho vay của ngân hàng xuất nhập khẩu”. Bởi lẽ ông đang tập trung toàn bộ tinh thần vào dự luật Giắc-xơn Va-nich. Nhưng ông biết Mát-xcơ-va sẽ không chấp nhận hành động của Thượng viện: 3 tỷ, trên thực tế khác nào không cho vay.

Quốc hội Mỹ vừa thông qua dự luật thương mại, Pho đã ghi ngay nó vào pháp luật trong đầu tháng 1, mặc dù ông ta đã thể hiện một cách hết sức rõ nét đặc trưng của chênh lệch bình đẳng.

Sự đối kháng với Quốc hội mà Kít-sinh-gơ đã hứa hẹn với Brê-giơ-nhép không hề xảy ra. Ngày 10 tháng 1, do hạn chế cho vay và vấn đề khả năng của Quy chế Tối huệ quốc, Liên Xô đã tuyên bố với Mỹ rằng, Hiệp định thương mại năm 1972 là vô dụng. Thất bại của Mỹ trong việc thực hiện Hiệp nghị thương mại năm 1972 sẽ cản trở hòa hoãn Xô-Mỹ, nhưng Brê-giơ-nhép hầu như không để ý, ông ta đã từ chối hòa ước không hề do dự.

Đối với Mát-xcơ-va, thương mại Mỹ-Xô đã không còn quan trọng như vài năm trước đây nữa. Liên Xô đã tìm được rất nhiều bạn hàng thương mại đáng tin cậy, và đã nhận được vài tỷ tiền cho vay từ các đối thủ thương mại của Mỹ ở Tây Âu, đặc biệt là Tây Đức. Do vậy, sau khi xu thế hòa hoãn giữa các siêu cường bị đình trệ, thì sự hợp tác kinh tế giữa Mát-xcơ-va và Tây Âu lại phát triển, một kết quả khiến Kít-sinh-gơ phiền lòng.
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #259 vào lúc: 16 Tháng Giêng, 2010, 10:46:36 pm »

Xu thế phát triển của các loại tình thế trong vài tháng tiếp theo, như sự suy sụp của miền Nam Việt Nam và sự nhạy cảm đối với độ tin cậy của Mỹ xảy ra sau đó, sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa Mỹ-Xô trong thế giới thứ ba và cục diện bế tắc của SALT2, đã khiến cho tiến trình hòa hoãn ngày càng gian nan, dù cho các siêu cường luôn một mực khẳng định những nguyên tắc cơ bản.

Đầu tháng 7 năm 1975, Kít-sinh-gơ đến Giơ-ne-vơ tham gia Hội nghị An ninh và hợp tác châu Âu, thì đó cũng chính là Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao của các quốc gia theo quyết định cuối cùng của Hiệp ước Hen-xin-ki. Các Bộ trưởng đã sắp xếp thời gian để Hội nghị Hen-xin-ki họp vào cuối tháng 7, và thông qua phần chính của dự luật cuối cùng.

"Giỏ I" gồm lập trường về nguyên tắc cơ bản, (như nhân quyền, không can thiệp công việc nội bộ và biên giới lẫn nhau, sự chuyển biến hòa bình bất khả xâm phạm), và còn có cả những quy định đối với biện pháp đánh lừa về mặt quân sự. "Giỏ II" gồm hợp tác kinh tế Đông Tây. Còn "Giỏ III”, thì gồm cả hợp tác nhân đạo, bao gồm xây dựng lại gia đình và tự do truyền bá thông tin.

Hội đàm Hen-xin-ki tiếp theo là thời khắc vĩ đại của hoà hoãn Đông Tây, nhưng trong hội đàm tại Giơ-ne-vơ, Grô-mư-cô và Kít-sinh-gơ vẫn bày tỏ mối lo ngại và hoài nghi lâu dài vốn có trước đây đối với chiến tranh lạnh trong hội đàm. Trong cuộc nói chuyện riêng với Đô-brư-nin, Kít-sinh-gơ đã tỏ ý lo ngại về mối quan hệ Xô-Mỹ: "Chúng ta không nên cạnh tranh vì thế giới thứ ba. Những gì họ làm chỉ là muốn gạt bỏ chúng ta. Chúng tôi không phải là cạnh tranh với các Ngài". Đô-brư-nin không trả lời, Kít-sinh-gơ cũng không giải thích gì về lời nói của ông ta.

Đúng lúc ấy hiệu quả mang kịch tính ở Ăng-gô-la đang bắt đầu diễn ra, khiến những lời tuyên bố của Kít-sinh-gơ về không cạnh tranh ngày càng gần hiện thực. Mấy tháng sau cuộc cách mạng ở Bồ Đào Nha tháng 4 năm 1974, thuộc địa thực dân của nó là Ăng-gô-la đã đi đến độc lập. Toàn bộ lược lượng vũ trang của chủ nghĩa dân tộc chống đối đều đã rời bỏ trung tâm. Người lãnh đạo của Tổ chức giải phóng hoàn toàn Ăng-gô-la là Hô-đơn Rô-bớc-tô đã nhận được tiền viện trợ của CIA từ năm 1960; khi Kít- sinh-gơ phê chuẩn 300 nghìn USD vào tháng 1 năm 1975, sự viện trợ bí mật đã bắt đầu.

Trên thực tế, mãi đến tháng 7 năm 1975, Tổ chức giải phóng hoàn toàn Ăng-gô-la hình như đã muốn thuyết phục đối thủ chính của nó là Tổ chức của Phong trào giải phóng nhân dân Ăng-gô-la. Tổ chức này cho đến mùa xuân năm 1975 luôn được sự viện trợ của Liên Xô và Cu Ba, mặc dù Liên Xô chỉ mới bắt đầu tăng thêm viện trợ và Cuba bắt đầu đưa cố vấn quân sự sang, như đã giúp đỡ cho họ cạnh tranh với Tổ chức giải phóng hoàn toàn Ăng-gô-la.

Vào sáu tháng đầu năm 1975, sự ủng hộ của Liên Xô cho Tổ chức của Phong trào giải phóng nhân dân Ăng-gô-la chưa gây ra lo ngại gì, Kít-sinh-gơ thấy sự cạnh tranh có tiết chế này giống như cạnh tranh kinh tế thường xảy ra trong quá trình hòa hoãn, vả chăng nước theo đuôi Mỹ hiện nay lại đang là kẻ thắng. Tuy nhiên, khi Kít-sinh-gơ gặp Grô-mư-cô tại Giơ-ne-vơ, Tổ chức giải phóng hoàn toàn Ăng-gô-la đã bắt đầu bị đánh bại. Kít-sinh-gơ đã phát hiện ra cái chỗ khiến người ta phiền lòng trong cuộc cạnh tranh này.

Nhìn Ăng-gô-la qua chiến tranh lạnh, ông ta phát hiện, độ tin cậy của Mỹ là cực kỳ quan trọng. ông phản đối những chuyên gia châu Phi mà Bộ Ngoại giao tỏ ra hoài nghi, và yêu cầu CIA trong vòng hai ngày phải đưa ra kế hoạch hành động bí mật cho Ăng-gô-la. Ngày 18 tháng 7, Tổng thống Pho phê chuẩn kế hoạch này: trong vòng hai tuần, Tổ chức giải phóng hoàn toàn Ăng-gô-la có thể nhận được vũ khí do Mỹ tài trợ lắp ráp tại Zaị-ya, điều đó khiến biên giới giữa họ và tổ chức Phong trào giải phóng nhân dân Ăng-gô-la chỉ là tạm thời.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM