Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 14 Tháng Năm, 2024, 07:53:09 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Kissinger-Những biên bản hội đàm tuyệt mật chưa công bố  (Đọc 148580 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #150 vào lúc: 24 Tháng Mười Hai, 2009, 03:38:44 pm »

TUYỆT MẬT. KHÔNG ĐƯỢC TIẾT LỘ.
CHỈ ĐỂ THAM KHẢO

Biên bản ghi nhớ hội đàm

Ngày tháng: Ngày 18 tháng 3 năm 1974

Thời gian: 11giờ40 sáng

Địa điểm: Phòng làm việc Quốc vụ khanh

Chủ đề: Chuyến thăm Liên Xô của Quốc vụ khanh

Người tham gia: Quốc vụ khanh; Sô-ne-phe-tơ, Bộ trưởng Cố vấn Quốc vụ khanh; Hát-man, Thư ký trợ lý phụ trách công việc châu Âu; Uy-li-am Hi-lát, Giám đốc Sở nghiên cứu tình báo; Lau-ra E-gơ-bơ-gơ, trợ lý điều hành của Quốc vụ khanh; Bu-ren Sư-can-khơ-rốp, nhân viên Nhà Trắng; Giậm Lo-đa, nhân viên Nhà Trắng; Cơ-li-tơ, nhân viên Nhà Trắng
 
(Bản photo của bản tin do Bộ Ngoại giao phân phát theo yêu cầu của "Luật Tự do thông tin", photo từ Cục hồ sơ An ninh quốc gia (NSA).)

(Sô-ne-phe-tơ, Hát-man, Hi-lát và Sư-can-khơ-rốp bước vào phòng làm việc của Quốc vụ khanh)

Quốc vụ khanh: Hat-man, tôi muốn cho những người châu Âu hiểu rằng, Tổng thống tuyệt đối không sang châu Âu trong tháng 4 này. Hoàn toàn không thể. Dù họ có dùng chiếc khay mạ vàng đựng bản tuyên bố Cộng đồng châu Âu chết tiệt đó cho chúng ta, Tổng thống cũng không thể sang châu Âu.

(Sau khi trao đổi kỹ hơn về tuyên bố Cộng đồng châu Âu, câu chuyện của họ chuyển sang cuộc "Đàm phán về giải trừ quân bị nhằm cân bằng quân lực hai bên" và đàm phán về "Hội nghị An ninh và hợp tác châu Âu.)

Quốc vụ khanh: Hát-man, ông đã từng nghe nói đến cuộc hội đàm cấp cao về "Đàm phán giải trừ quân bị nhằm cân bằng quân lực hai bên" chưa? Sự riễu cợt của Bộ Quốc phòng chết tiệt đó đối với "Đàm phán giải trừ quân bị nhằm cân bằng quân lực hai bên" giống như đối với "Hiệp ước hạn chế vũ khí chiến lược". Chúng ta đã cắt giảm 29000 quân lực không kèm theo trang bị, còn họ đã cắt giảm 68000 quân lực kèm theo cả trang bị TLF. Vì vậy chúng ta đã quy đạt được định giới hạn cao nhất về trang bị, nhưng chúng ta không bị trừng phạt chút nào, còn họ thì bị phạt.

Điều quan trọng nhất là, vì Ri-pho-gơ không liên quan gì đến "Đàm phán giải trừ quân bị nhằm cân bằng quân lực hai bên", chúng ta sẽ có quyền mỗi năm cử ra một đội quân gồm 50000 người đóng quân tại châu Âu trong thời gian 4 tháng, vì vậy trong khi chúng ta rút 29000 binh lính khác, chúng ta lại có khả năng bố trí 28000 binh lính, chúng ta còn có thể cử riêng 31000 người đóng tại đó trong thời gian không phải chỉ mùa đông, còn lúc này là lúc có thể dễ xảy ra chiến tranh nhất. Ông cho rằng có thực tế tình hình này có thể tiến hành hiệp thương hay không? Tôi muốn thử xem, nhưng tôi không cho rằng có thời cơ lớn.

Hát-man: Một việc quan trọng là phải gắn giải trừ quân bị Mỹ-Xô giai đoạn I với giai đoạn II.

Sô-ne-phe-tơ: Kết quả chúng ta thu được trong giai đoạn I là giải trừ quân bị của hai bên Mỹ-Xô, đây là một cam kết có tính nguyên tắc phổ thông bình đẳng, cũng là một cam kết vượt quá giới hạn trần của phạm vi quân đội Mỹ-Xô đặt ra.

Quốc vụ khanh: Đợi một chút. Để tôi trực tiếp miêu tả tình hình. Trong giai đoạn I, quân đội Mỹ-Xô đã cắt giảm 10 - 15% quân lực, những nước tham gia khác cũng đặt ra một giới hạn trần, còn giai đoạn II cũng đạt được một giới hạn chung cao nhất, nhưng về quân đội xe tăng Nga đáng ghét, chúng ta phải đối phó ra sao?
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #151 vào lúc: 24 Tháng Mười Hai, 2009, 03:39:42 pm »

Sô-ne-phe-tơ: Sợ rằng việc này không biết bắt tay từ đâu. Trừ phi chúng ta muốn đàm phán về vấn đề vũ khí hạt nhân, ngược lại người Nga sẽ từ chối đàm phán với chúng ta về vấn đề rút quân đội xe tăng. Vì vậy cần phải kéo dài và không thay đổi quyết sách về vũ khí hạt nhân cho đến trước khi có thể thu được lợi ích trong "Hiệp ước về hạn chế vũ khí chiến lược". Hi-lát, ông đồng ý chứ?

Hi-lát: Đúng vậy.

Quốc vụ khanh: Vậy thì phản ứng của các nước Đông minh ra sao?

Hi-lát: Họ đã đồng ý rồi. Một ưu thế của chúng ta trong "Đàm phán giải trừ quân bị nhằm cân bằng quân lực hai bên" là chúng ta đã nhận được sự đồng ý nhất trí của các nước Đồng minh một cách thận trọng, vì vậy chúng ta không có lý gì để làm hỏng mọi việc.

Quốc vụ khanh: Đợi sau khi chúng ta đạt được một thoả thuận với người Liên Xô hãy nói. Tôi muốn ông và Hát-man sang NATO sau khi chúng tôi đã đi Mát-xcơ-va. Có lẽ ông muốn đi Luân Đôn trước, nhưng tôi hy vọng các ông sang NATO sẽ tốt hơn, điều này không còn nghi ngờ gì nữa.

Sô-ne-phe-tơ: Trước đây ông luôn quan tâm đến ai?

Quốc vụ khanh: ông và Hát-man, tôi đã đọc qua bị vong lục về "Hội nghị An ninh và Hợp tác châu Âu-, trừ phi lại ra một tập mới.

Sô-ne-phe-tơ: Đã ra một tập mới rồi.

Quốc vụ khanh: Vậy thì tôi chưa được đọc.

Sô-ne-phe-tơ: Cuộc hội đàm cấp cao với người Nga về "Hội nghị An ninh và Hợp tác châu Âu” lần này, chúng ta phải cảnh giác và thận trọng khi làm việc.

Quốc vụ khanh: Tôi đồng ý quan điểm của ông.

Hát-man: Tuần trước, tôi đã trao đổi với phía Anh tại Luân Đôn, chúng tôi lại đề nghị không nên ràng buộc thật chặt bản thân chúng ta vào vấn đề hói đàm cấp cao về "Hội nghị An ninh và Hợp tác châu Âu”. Nhà lãnh đạo chính trị của chúng ta có thể sẽ quyết định họ muốn ký kết cái gì vào giờ phút cuối cùng.

Sô-ne-phe-tơ: Và chúng ta có thể sử dụng nó làm của hối lộ cho "Hiệp ước hạn chế vũ khí chiến lược".

Quốc vụ khanh: Nhưng rất có thể ông Bộ trưởng Bran của Đức sẽ tự đề cử nó.

Sô-ne-phe-tơ: Điều này còn phụ thuộc vào kế hoạch “Giỏ III" sẽ sản sinh trong tình hình nào. Hiện nay họ đang trao đổi những chi tiết cụ thể về liên lạc bằng con người tại Giơ-ne-vơ. Tất cả những người châu Âu khiến chúng ta gia nhập Hội nghị này đều đang bàn luận rằng, họ phải được một chút gì đó trong việc liên lạc bằng con người, vì Hội nghị của họ, vì bản thân người châu Âu hiện nay đang rơi vào một hoàn cảnh khó khăn, những gì họ đòi hỏi thì người Nga thật sự không thể đáp ứng, họ cũng đã nhắc lại điều này với tôi khi tôi còn ở NATO. Nhưng cuộc tranh luận về kế hoạch "Giỏ II" đã được rút ngắn về một mức độ nào đó.

Hát-man: Đề nghị của chúng ta.

Quốc vụ khanh: Đề nghị của chúng ta là gì?
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #152 vào lúc: 24 Tháng Mười Hai, 2009, 03:40:34 pm »

Hát-man: Đưa ra một số đề nghị tham khảo, liên quan đến nguyên tắc pháp luật và điều lệ, tránh đưa ra đề nghị đối với những gì theo thói quen, đồng thời xen vào một đề nghị lồng ghép trong lời mở đầu của kế hoạch "Giỏ III” do vậy khiến nó gắn liền với những nguyên tắc.

Sô-ne-phe-tơ: Nhưng kế hoạch "Giỏ III" chỉ là một đĩa thức ăn nhỏ như Brê-giơ-nhép đã nói với Stê-sen. Trên thực tế điều quan trọng nhất đối với người Nga là tính chất không được đảo ngược của vấn đề nguyên tắc biên giới. Tuy nhiên tôi cho rằng, chúng ta sẽ buộc phải để cho người châu Âu tự hy sinh mình về việc này.

Quốc vụ khanh: Trong vấn đề này, có nhân viên nào đứng về phía người Đức chống lại người Nga không?

Hát-man: Tất cả người châu Âu đều ủng hộ cách làm của người Đức.

Hi-lát: Tôi cho rằng chỉ cần tầm quan trọng của vấn đề này không giống như vấn đề về biên giới, người Nga sẽ mua chuộc một số người với một số đề nghị và đưa ra những thay đổi nhỏ.

Sô-ne-phe-tơ: Đây mới là những vấn đề người Đức phải đối mặt trong thực tế. Chúng ta không nên nhúng tay vào việc của họ.

Quốc vụ khanh: Hát-man này, phải chăng chúng ta có thể báo cho Bran qua con đường bí mật rằng, chúng ta muốn rút ngắn cuộc hội đàm với ông ta tại Mát-xcơ-va vì lý do hành trình của chúng ta. Nên chăng chúng ta chính thức hỏi thăm Sta-den, xem lập trường của người Đức hiện nay có trước sau như một không?

Sô-ne-phe-tơ: Chúng ta đã nắm được một số báo cáo về tình hình chuyến thăm Mát-xcơ-va của Bran. Nhưng số báo cáo này không cụ thể lắm và cũng không gíup được gì nhiều.

Quốc vụ khanh: (Đang đọc bị vong lục "Hội nghị An ninh và Hợp tác châu Âu”) Chẳng lẽ chúng ta không thể có được một bản dự thảo của Liên Xô ư? Hai bên chúng ta đều phải đưa ra dự thảo.

Sô-ne-phe-tơ: Hoàn toàn hợp lý.

Quốc vụ khanh: Nhưng điều khiến tôi đau đầu nhất của tất cả những thứ này là người Liên Xô chẳng được gì trong việc hoà hoãn quan hệ châu Âu. Chúng ta đã buộc họ phải xuất kích khắp nơi, vậy tôi sẽ có thể nói gì khi ở Mát-xcơ-va?

Sô-ne-phe-tơ: Hoàn cảnh của chúng ta bất lợi.

Quốc vụ khanh: Tại sao lại nói vậy? Ý của ông là gì?

Sô-ne-phe-tơ: Chúng ta sẽ không thể đạt được thoả thuận, kế hoạch của chúng ta sẽ thất bại triệt để trong vấn đề tín dụng xuất nhập khẩu.

Quốc vụ khanh: Vậy thì mặc xác nó, chúng ta sẽ cãi nhau công khai với họ. Họ đã đuổi chúng ta ra khỏi Việt Nam, đồng thời còn nói chúng ta hoà trộn công việc nội bộ của Bắc Việt là mất đạo đức. Bây giờ lại hòng phá hoại kế hoạch hoà hoãn của chúng ta, còn rêu rao rằng thay đổi chính sách trong nước của Liên Xô là trách nhiệm đạo đức nghĩa vụ của chúng ta.
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #153 vào lúc: 24 Tháng Mười Hai, 2009, 03:41:26 pm »

Sô-ne-phe-tơ: Lần này ông có được những thông tin gì từ chỗ Giắc-xơn (nghị sĩ) và Ri-bi-cốt (nghị sĩ)?

Quốc vụ khanh: Chẳng được gì cả. Không biết ai có thể đưa cho tôi báo cáo của Giắc-xơn. Mỗi khi tôi cần họ đưa báo cáo thì báo cáo đều nằm ở Nhà Trắng.

Sô-ne-phe-tơ: Bản báo cáo của Giắc-xơn ở Nhà Trắng ư? Trừ phi có một bản báo cáo khác nhau, ông hãy giao việc này cho tôi xử lý. (đưa cho Quốc vụ khanh xem bi vong lục của ông). Ý của ông có phải vậy không?

Quốc vụ khanh: Có người cho rằng giữ báo cáo của tôi tại Nhà Trắng là nghĩa vụ của họ. Mỗi khi tôi cần bản báo cáo đều phái đến đó.

Sô-ne-phe-tơ: Theo cá nhân tôi, hiện nay chúng ta chẳng làm gì được Giắc-xơn.

Quốc vụ khanh: Điều ông nói hoàn toàn đúng. Giắc-xơn chắc chắn cho rằng tôi là một quốc vụ khanh không hữu hảo. Trước khi tôi sang Mát-xcơ-va, trong vấn đề di cư ông ta không chịu giảm số người xuống dưới 100000, vì ông ta tin chắc rằng không thể làm thoả mãn ông ta. Nếu tôi không đạt được thoả thuận số người là 100000, có lẽ ông ta sẽ chấp nhận một con số nhỏ hơn.

Sô-ne-phe-tơ: ông sẽ buộc phải tiến hành một cuộc hội đàm với Đô-brư-nin, từ đó lấy được một bản báo cáo bao gồm sự cam kết về vấn đề tín dụng.

Quốc vụ khanh: Chẳng lẽ ông chưa được nghe những lời nói gần đây của Giắc-xơn ư? ông ta tuyên bố, nếu chúng ta có thể cung cấp tất cả những tư liệu liên quan đến vấn đề di cư, ông ta sẽ cung cấp cho chúng ta bản báo cáo liên quan đến quy chế tối huệ quốc, đồng thời sẽ cố gắng hết sức trong vấn đề tín dụng, nhưng bản thân ông ta cũng không tin chắc trong vấn đề này. Họ muốn làm gì vấn đề tín dụng xuất nhập khẩu? Mục đích của họ là gì?

Sô-ne-phe-tơ: Họ nói chúng ta đã bỏ ra hàng trăm triệu đô la Mỹ để cung cấp tín dụng cho người Liên Xô, cuối cùng thì cách làm này sẽ tăng thêm dự toán ngân sách phòng ngự của họ và làm suy yếu an ninh quốc gia của chúng ta.

Hi-lát: Tranh luận về chống lại việc làm ăn với cộng sản kiểu này là cách nói lỗi thời của thời kỳ chiến tranh lạnh.

Quốc vụ khanh: Cách nói này chỉ có thể là ủng hộ quan điểm của người Liên Xô, nghĩa là trên thực tế Liên Xô không thể giao dịch với người Mỹ một cách thiết thực có hiệu quả. Xét về chế độ của họ, họ đã cố gắng đạt được công bằng hợp lý trong toàn quốc. Các ông không thể tìm được một điểm nào đó chứng tỏ họ thật sự muốn gây cho chúng ta một số rắc rối lớn. ở Trung Đông, họ cũng chưa hề thật sự muốn ăn miếng trả miếng với chúng ta, khi sách lược chính trị của chúng ta khiến họ rơi vào một cục diện cực kỳ bị động. Sách lược của họ không thể nói là tuyệt đối hoàn mỹ, nhưng sách lược của họ cũng không phải là có tính phá hoại đặc biệt.

Sô-ne-phe-tơ: Tôi cho rằng Đô-brư-nin muốn sử dụng chiếc máy bay này trở lại Oa-sinh-tơn. Đây sẽ là một chuyến bay chở đầy hành khách vui vẻ.

Quốc vụ khanh: Tôi có thể đưa hai đứa con của tôi đi cùng.

Sô-ne-phe-tơ: Vậy thì tốt quá. Điều này sẽ làm cho tâm trạng ông rất vui vẻ. (Cơ-li-tơ và Lốt bước vào)
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #154 vào lúc: 25 Tháng Mười Hai, 2009, 04:37:51 pm »

Quốc vụ khanh: Chúng ta hãy nói về "Hiệp ước hạn chế vũ khí chiến lược". Jiêm, tôi đã đọc bản báo cáo của ông và tôi rất thích.

Sô-ne-phe-tơ: Trong báo cáo gửi cho Đô-brư-nin, ông đã sửa đổi chút ít trong bảng A.

Quốc vụ khanh: (đọc bị vong lục) Tôi chẳng phát hiện gì trong bảng A cả.

Sô-ne-phe-tơ: Điều chúng tôi nói là bản báo cáo sai lầm đó. Đó là bị vong lục về "Hội nghị an ninh và Hợp tác châu Âu” do Hát-man viết. Lý thuyết này là muốn cố gắng khiến người Nga đưa ra một số phản ứng trong vấn đề liên quan đến MIRV. (trong văn bản ghi chép, nội dung trao đổi về "Hội nghị An ninh và Hợp tác châu Âu” chiếm một phần rất lớn, khoảng 105 dòng.)

Quốc vụ khanh: Nhưng bọn ác ôn trên đó phớt lờ sự thật đã từng có 400 người Do Thái trốn khỏi Liên Xô năm 1969, còn hiện nay họ lại rêu rao, mỗi năm có 3000 người rời khỏi Liên Xô là quá ít.

Sô-ne-phe-tơ: Tất nhiên họ sẽ giải thích rằng áp lực buộc họ phải tăng số người lên 4000, nếu chúng ta bỏ mặc việc này, người Nga sẽ còn biến con số này thành con số lớn hơn .

Quốc vụ khanh: Để tôi và Lic-dơ Ben hội đàm về việc này, xem ý hay này của ai? Điều này đã từng được nhắc đến trong bị vong lục là của ai?

Sô-ne-phe-tơ: Bị vong lục nào?

Quốc vụ khanh: Tôi không bao giờ đàm phán với bọn tiểu nhân đó.

Sô-ne-phe-tơ: Vậy cuối cùng thì bị vong lục do ai viết?

Sư-can-khơ-rốp: Do Pi-tơ Rô-đi-man viết.

Sô-ne-phe-tơ: Bị vong lục quanh ta thật là tràn lan khắp nơi.

Quốc vụ khanh: Tôi cho rằng bị vong lục về "Hiệp ước hạn chế vũ khí chiến lược" viết khá lắm. Chúng ta không thể sang Liên Xô với những đề nghị vừa cụ thể lại đầy ý tứ châm biếm hết cái này đến cái nọ. Chúng ta phải dành cho họ một số gì đó thực "tại", nhưng tôi cho rằng báo cáo trong bảng A đề cập đến quá nhiều con số.

Sô-ne-phe-tơ: Henry, đây là "Bị vong lục quyết sách An ninh quốc gia" thật sự.

Quốc vụ khanh: Tôi hiểu, nhưng tôi không oán trách gì nhiều "Bị vong lục quyết sách quốc gia".

Sô-ne-phe-tơ: Tôi cho rằng chúng ta không thể không cùng với người Liên Xô cố gắng một lần nữa trong vấn đề cân bằng phương tiện chở nhiều đầu đạn chia nhiều hướng bay trong khí quyển.

Quốc vụ khanh: Tôi đồng ý cách nói của ông, nhưng tôi chỉ muốn dùng một câu nói để tổng kết lập trường của chúng ta khi ở Giơ-ne-vơ, tôi không cần tất cả chi tiết.

Sô-ne-phe-tơ: Đó là một phương thức khác để hoàn thành mục đích này.

Quốc vụ khanh: Tôi cho rằng đó là phương thức tốt nhất. Về những khâu dùng dấu ngoặc này, tôi muốn có một hình thức khác gồm cả quá trình cụ thể.

Lốt: Chúng tôi có thể cho ông đọc bất cứ hình thức nào.

Sô-ne-phe-tơ: ông đang bàn luận những vấn đề của bảng A chứ?
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #155 vào lúc: 25 Tháng Mười Hai, 2009, 04:38:33 pm »

Quốc vụ khanh: Đúng vậy. Những gì tôi muốn cho người Nga là những thứ có thể khiến cho tiến trình "Hiệp ước hạn chế vũ khí chiến lược "bắt đầu tiến triển cân bằng. Tôi không muốn cho họ biết lập trường cuối cùng của chúng ta, tuy nhiên nói với họ rằng: một là các ông chấp nhận, hai là các ông đi đi, giao dịch như vậy không hay. "Hiệp ước hạn chế vũ khí chiến lược" không thể tiến hành mãi như thế này được. Tôi còn muốn nói đây là ý kiến của chúng tôi, chúng tôi khẩn thiết muốn nghe quan điểm của các ông. Dù thế nào, bất luận chúng ta làm thế nào, các Bộ trưởng (Hội đồng Liên quân) và Giắc-xơn đều sẽ làm chúng ta rối tung lên, vì vậy tốt nhất chung ta cứ làm những việc hợp lý. Bin, ông viết một bản bị vong lục về tình hình Liên Xô được chứ?

Sô-ne-phe-tơ: ông muốn đưa cho Đô-brư-nin một bản báo cáo về vấn đề "Hiệp ước hạn chế vũ khí chiến lược" trước khi chúng ta khởi hành?

Quốc vụ khanh: Tôi cho là như vậy. Gần như là thế. Trước ngày thứ tư. Cơ-li-tơ, hiện nay ông nói qua xem thoả thuận của hai bên sẽ gặp những vấn đề gì?

(Cuộc thảo luận chuyển sang một số thoả thuận cụ thể, những thoả thuận này có thể coi là cao trào của cuộc toạ đàm này, nó bao gồm thoả thuận về hạn chế thử nghiệm có giới hạn vũ khí chiến lược, thoả thuận giao lưu kinh tế lâu dài, thoả thuận hợp tác trên không và thoả thuận về bảo vệ năng lượng. Khi Kít-sinh-gơ biết được thoả thuận về năng lượng bị kéo dài, ông gào lên rằng: Tôi không muốn thấy bất kỳ sự kéo dài nào của bọn chủ nghĩa quan liêu đáng chết. Tôi muốn có những đề án cụ thể cho người Liên Xô, chứ không phải những quyết định kéo dài đáng chết đó.)

Cơ li tơ: Một lĩnh vực hợp tác khác là không gian. Tiến sĩ Giậm Phơ-lát-chơ ở Cục an ninh hàng không và Du hành vũ trụ quốc gia rất quan tâm đến sự phối hợp hoạt động không gian lần thứ hai giữa Mỹ-Xô. Hợp tác này sẽ mang lại lợi ích thiết thực cho Mỹ, vì nó mang lại sức sống cho Cục An ninh hàng không và du hành vũ trụ quốc gia trong giai đoạn này.

Quốc vụ khanh: Tôi sẽ trao đổi với Brê-giơ-nhép về vấn đề này, ông ta là con người thông minh, ông ta cũng sẽ thích đề nghị này, Họ vẫn muốn để Tổng thống sang Nga nữa chứ?

Sô-ne-phe-tơ: Về vấn đề này, chừng mực nào đó Ni-cô-lai Pa-tô-li-chép từng úp úp mở mở nhắc đến nó trong chuyến thăm Mỹ.

Quốc vụ khanh: Nếu Tổng thống bị luận tội, người Nga vẫn sẽ giữ suy nghĩ này chứ?

Hi-lát: Tôi cho rằng nếu Tổng thống quyết định sang Nga, họ vẫn sẽ hoan nghênh.

Quốc vụ khanh: Cơ-li-tơ, đề nghị của Bộ Phát triển nhà ở và Đô thị ra sao?

Cơ li tơ: Trong vấn đề hợp tác chung này, tư tưởng còn hơi bảo thủ.

Quốc vụ khanh: Việc gì cũng rối thế. Bọn chủ nghĩa quan liêu đáng chết của thành phố này luôn giữ thái độ bảo thủ trong lĩnh vực hợp tác với Liên Xô. Điều tôi muốn hỏi hiện nay là họ có thể làm những gì.

(Tiếp theo là trao đổi kỹ hơn về thoả thuận bảo vệ năng lượng, trong đó phát biểu của Thứ trưởng Bộ Tài chính Cha-lơ Cốp-pơ chiếm phần lớn thời gian)
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #156 vào lúc: 25 Tháng Mười Hai, 2009, 04:39:05 pm »

Quốc vụ khanh: Brê-giơ-nhép cần một số gì đó báo cáo lên Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Liên xô. Tôi cần phải cho ông ấy một số phân tích tóm tắt về khả năng hợp tác trong lĩnh vực này. Nhưng ông ấy còn hoàn toàn chưa đủ tư cách bàn về vấn đề chi tiết với chúng ta. Nếu tôi báo cho ông Si-mon: sẽ hội đàm với I-sô-kốp (đúng nguyên văn) hoặc người đó tên là gì đi nữa, ông ta nhất định sẽ nhảy lên và chạy quanh nhà mà trách móc, như vậy chúng ta cũng sẽ không đạt được thoả thuận gì. Phương thức giao thiệp như vậy đối với ông ta là một phương thức sai lầm. Cống hiến của Brê-giơ-nhép sẽ là trình những kết quả lên Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô. Ý kiến của tôi là phải giải thích cho ông ta biết, vì sao thoả thuận này vừa phù hợp với lợi ích lớn nhất của chúng ta, lại phù hợp với lợi ích lớn nhất của người Liên Xô.

Sô-ne-phe-tơ: Đó cũng là việc ông Cốp-pơ chuẩn bị làm cho ông.

Cơ li tơ: Viết lại bản bị vong lục của tôi cũng không phải là việc khó lắm.

Quốc vụ khanh: Nếu bị vong lục nhằm viết cho cuộc đối thoại với Brê-giơ-nhép, thì sẽ không giúp được bao nhiêu. Cái tôi cần là một báo cáo sẽ trình bày rõ những gì chúng ta cần thật sự, chỉ nói trong vòng khoảng 10 phút

Sô-ne-phe-tơ: ông cũng biết ông ấy sẽ nói gì.

Quốc vụ khanh: Đây là một công trình lớn. Lý do quan trọng nhất là cho ông ta một báo cáo phân tích, sau đó khiến ông ta tin rằng họ sẽ thu được những lợi ích gì đó qua những công trình nhỏ này. Bây giờ tôi sợ rằng sẽ trở thành vị Quốc vụ khanh râu xồm đầu tiên của Bộ Ngoại giao Mỹ.

Sô-ne-phe-tơ: Sợ rằng không phải người đầu tiên, năm 1900, I-van Hu-xơ là Quốc vụ khanh, mặt ông ta cũng đầy râu.
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #157 vào lúc: 25 Tháng Mười Hai, 2009, 04:39:55 pm »

Lời dẫn:

Hồi ký của Kít-sinh-gơ đã cung cấp cho chúng ta những ghi chép hợp lý và toàn diện về cuộc hội đàm giữa ông và Brê-giơ-nhép trong tháng 3 năm 1974. Những ghi chép đàm thoại này cho thấy, ông cố tình né tránh sự căm ghét mạnh mẽ của Brê-giơ-nhép đối với một số vấn đề, thí dụ: Mỹ triển khai "hệ thống căn cứ tiền tiêu” hạt nhân tại châu Âu và vùng ven bờ biển trong phạm vị của tổ chức NATO. Brê-giơ-nhép đưa ra câu hỏi: "Những thứ này nhằm vào ai?", ông còn oán trách rằng: Ngoài nước Nga nằm trong phạm vi châu Âu, Oa-sinh-tơn còn có thể trực tiếp đánh vào các mục tiêu này (Ba-ku, thủ đô của A-zéc-bai-gian, Tat-sken, thủ đô của U-giơ-bê-ki-xtan), vì triển khai tên lửa đạn đạo phóng từ vệ tinh ở khu vực Địa Trung Hải.

Trong quá trình cố gắng thuyết phục Brê-giơ-nhép, Kít-sinh-gơ nói rằng "tất cả chính sách của Mỹ đều xây dựng trên cơ sở không có bên nào (có thể) giành được ưu thế quân sự mạnh hơn bên kia". Từ đó làm dịu tâm lý xúc động của Brê-giơ-nhép, trong khi đó, Kít-sinh-gơ lại nói trong những trường hợp khác rằng, Chính phủ Mỹ nắm ưu thế tuyệt đối về mặt quân sự.

Sau này Kít-sinh-gơ nói với một quan chức trong NATO rằng, nếu tính đến con số chính xác của đầu đạn và tên lửa, "Sự phân tích đối với kết quả lần công kích quân sự đầu tiên sẽ cho thấy, nếu ông buộc phải lựa chọn trong sự đối đầu của hai khối quân sự lớn, tất nhiên ông sẽ không đứng về phía Liên Xô."

Hàng ngày lao đầu vào sự vụ đàm phán Trung Đông nên Kít-sinh-gơ không có thời gian nghiên cứu kỹ phương án dự phòng về kiểm soát vũ khí, vì vậy ông kiên trì cố giữ đàm phán về "Hiệp ước hạn chế vũ khí chiến lược" nhằm tránh sự công kích của những nhà phê bình. Ông đã phủ quyết cái gọi là đề nghị cắt giảm FBS (FBS: Hệ thống tương lai. Hệ thống phóng và thả vũ khí hạt nhân của Mỹ, Anh, Pháp tại khu vực Tây Âu và Địa Trung Hải.) do phía Liên Xô đưa ra và đặt trọng tâm vào MIRV. Có lẽ một phần nguyên nhân khiến ông làm như vậy là nhằm làm dịu quan hệ với nghị sĩ Giắc-xơn.

Giắc-xơn là một người phê phán gay gắt sự không bình đẳng của "Hiệp ước hạn chế vũ khí chiến lược” giai đoạn I chính vì vậy điều Kít-sinh-gơ mưu cầu là cho phép một thoả thuận "bình đẳng cao độ" trong hệ thống vận chuyển vũ khí hạt nhân chiến lược (tên lửa đạn đạo vượt đại dương, tên lửa đạn đạo phóng từ vệ tinh và máy bay ném bom tầm xa).

Vấn đề là những đề nghị này còn chưa được thực thi: Đề nghị này đánh dấu ưu thế chiến lược của Mỹ về phương tiện chở nhiều đầu đạn chia nhiều hướng. Vì vậy Kit-sinh-gơ đã không lựa chọn việc từ bỏ một "đề nghị nghiệt ngã chua cay" khác và thâm tâm ông đã có một kế hoạch khác có thể khiến cho các cuộc đàm phán "tiến triển thuận lợi".

Đề án mới này là "trung hòa sự không cân bằng về thế lực" xây dựng trên cơ sở ưu thế của mỗi bên Mỹ-Xô. Như vậy Liên Xô giữ được vai trò lãnh đạo trên phương diện tên lửa đạn đạo vượt đại dương, đồng thời cũng duy trì được ưu thế của Mỹ trong lĩnh vực MIRV. Kít-sinh-gơ còn yêu cầu quy định một giới hạn trần cụ thể cho tên lửa đạn đạo vượt đại dương hạng nặng và phương tiện bay chở nhiều đầu đạn chia nhiều hướng, qua đó luôn luôn theo dõi tình hình phát triển MIRV của Liên Xô.

Kít-sinh-gơ đã từng tiết lộ trong một cuộc họp báo rằng: Tồn tại một khả năng mang tính "đột phá", khiến đàm phán có thể tiếp tục, nhưng đã không xảy ra tình hình như vậy, thậm chí không xảy ra một ý nghĩa thoả hiệp khả thi giữa hai bên.

Tạm thời chúng ta không bàn về bình luận của Kít-sinh-gơ đối với năng lực của Brê-giơ-nhép. Qua biên bản trao đổi cho thấy, từ đầu đến cuối vị tướng quân này đều liên quan đến hội đàm "Hiệp ước hạn chế vũ khí chiến lược", đồng thời còn đề cập đến từng chi tiết nhỏ trong hội đàm. Không những thế, phạm vi của một số bất đồng đã được rút ngắn trong cuộc khẩu chiến.

Rõ ràng trong việc xem xét cho phép phương tiện bay chở nhiều đầu đạn chia nhiều hướng của Mỹ có ưu thế hơn chút ít so với tên lửa vượt đại dương của Liên Xô. Brê-giơ-nhép đã thật sự bị thuyết phục, nghĩa là tỷ lệ của số lượng là 1100:1000.

Những biên bản này còn cho thấy, Kít-sinh-gơ luôn quan tâm đến đề nghị này, mãi đến khi nổ ra một cuộc "phản loạn nhẹ nhàng" trong thuộc hạ của ông, ông mới chịu xem xét lại sự việc này. Trong hồi ký của Kít-sinh-gơ không hề đề cập đến những nội dung này, trong cuộc hội đàm với Brê-giơ-nhép, Kít-sinh-gơ cũng không đề nghị biến số người thành 1100 người.
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #158 vào lúc: 25 Tháng Mười Hai, 2009, 04:41:05 pm »

Nhà Trắng
TUYỆT MẬT. CẤM PHÂN PHÁT.
BỊ VONG LỤC HỘI ĐÀM

Brê-giơ-nhép, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô; Grô-mư-cô, Uỷ viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô; Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Đô-brư-nin; Cô-ni-ên-cô, thành viên đoàn cao cấp Bộ Ngoại giao Liên Xô, Vụ trưởng Vụ Vấn đề Mỹ Vích-to Sư-cô-dơ-rây, thành viên Vụ Vấn đề Mỹ NFA (kiêm phiên dịch); Kít-sinh-gơ, Quốc vụ khanh và cố vấn An ninh quốc gia của Tổng thống Mỹ; Oa-tơ Xơ-tê, Đại sứ Mỹ tại Liên Xô; Sô-ne-phe-tơ, Cố vấn Ban Sự Vụ quốc gia; Hát-man Hát-man, vụ phó Vụ Châu Âu: Uy-li-am Hi-lát, Cục trưởng Cục Nghiên cứu tình báo; Giêm Lốt, nhân viên cao cấp của Uỷ ban an ninh quốc gia; Pi-tơ Rô-đơ man nhân viên Uỷ ban an ninh quốc gia.

Ngày tháng: Thứ hai, ngày 25 tháng 3 năm 1974

Thời gian: 11giờ05 -13giờ57

Địa điểm: Điện Crem-li, phòng làm việc của Brê-giơ-nhép

Chủ đề: Quan hệ Mỹ-Xô, "Hiệp ước hạn chế vũ khí chiến lược", những vấn đề khác về kiểm soát vũ khí . 

(B1: Theo luật tự do thông tin Bộ Ngoại giao Mỹ, bản photo.)

(Quốc vụ khanh và những người cùng đi, đến nơi vào 11 giờ sáng và được hoan nghênh nhiệt liệt tại phòng làm việc của Tổng Bí thư. Có mặt nhiều cơ quan báo chí và phóng viên nhiếp ảnh. Một thời gian ngắn cho chụp ảnh và nói chuyện hài hước)

Quan hệ Mỹ-Xô
.

Brê-giơ-nhép: Tiến sĩ Kít-sinh-gơ, tôi hy vọng chúng ta cố gắng không mất nhiều thời gian cho những việc chúng ta đã đạt được thoả thuận, nên nhanh chóng đi thẳng vào chủ đề. Nhưng lúc này tôi thật sự không thể nén nổi biểu lộ niềm vui của tôi về việc các Ngài một lần nữa đến Liên Xô chúng tôi. Tôi nghĩ đây sẽ là lần hội đàm bổ ích cho cả hai bên. Tôi tin rằng không những tiền nhiệm của các ông, mà cả chuyến thăm lần này của các ông, đều sẽ tạo sự tốt đẹp cho nhân dân và dân tộc chúng tôi.

Tôi cho rằng hiện nay chúng ta đang đứng trước một tình hình thuận lợi hơn trước nhiều, trên thực tế không phải lần đầu tiên chúng ta tiến hành đàm phán. Chúng ta đã có một số kinh nghiệm qua lần đàm phán trước, và đây không phải là bước đi đầu tiên của chúng ta, đây là sự phát triển của tất cả các cuộc đàm phán đã được tiến hành kể từ năm 1972 và 1973.

Tuy nhiên cũng có một ít thay đổi: Lần đàm phán trước đây giữa tôi và Tiến sĩ Kít-sinh-gơ, ông chỉ có một chức, còn bây giờ ông có hai chức, tôi thì vẫn chỉ có một chức như trước đây. Tôi nói đúng chứ?

Grô-mư-cô: Chỉ có một chức! (tiếng cười)

Kít-sinh-gơ: Chúng tôi dành sự quan tâm đặc biệt về việc này.

Brê-giơ-nhép: Chúng ta hãy dành ít thời giàn thảo luận qua về sự phát triển quan hệ hai nước chúng ta trong thời gian gần đây.

Kít-sinh-gơ: Với tư cách cá nhân và thay mặt các đồng sự của tôi, tôi xin bày tỏ niềm vui và cảm ơn sự đón tiếp nhiệt tình của Ngài, đặc biệt là Ngài đã cho tôi đưa con tôi đi cùng. Hai bên chúng ta đều cho rằng, chúng ta đã cùng hợp tác trong những năm qua, vậy chúng ta đã có những cơ sở tốt cho sự hợp tác trong tương lai.
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #159 vào lúc: 25 Tháng Mười Hai, 2009, 04:42:11 pm »

Brê-giơ-nhép: Thật sự như vậy. Hai bên chúng ta đã tạo dựng được một nền móng tốt, bây giờ tôi cũng không muốn phát biểu bình luận về những người hòng lay chuyển hoặc phá hoại nền móng này. Tôi cũng tin rằng, sau khi tư tưởng của những người này trở nên hiểu biết đúng đắn hơn, họ sẽ biết xin lỗi nhân dân của nước họ về những tổn hại mà họ đã từng gây ra.

Trước đây chúng tôi luôn luôn và hiện nay vẫn kiên trì giữ thái độ hữu nghị đối với người của chúng tôi. Nhưng tôi cũng muốn nhân dịp này hy vọng các vị có mặt tại đây quan tâm tới mặt khác của hội đàm giữa chúng ta: Tôi hy vọng hội đàm lần này của chúng ta sẽ giúp ích cho việc đón tiếp chuyến thăm Mát-xcơ-va sắp tới của Tổng thống Ních-xơn. Chúng tôi không chuẩn bị tiến hành trao đổi bằng một phương thức hoàn toàn chính thức, nhưng chúng tôi sẽ ký thoả thuận và qua đó tạo dựng một cơ sở mới.

Chúng ta nên tránh bàn những điều siêu thực, nhưng những chi tiết không quan trọng lắm không nên bàn nhiều, nên dành nhiều thời gian cho vấn đề chính sách thật sự quan trọng.

Kít-sinh-gơ: Tôi đồng ý với ý kiến phát biểu của Ngài.

Brê-giơ-nhép: Không những vậy, nếu xuất phát từ lập trường trên để xem xét quan hệ giữa hai nước chúng ta được xây dựng trong những năm gần đây, thì chúng ta nên từ bỏ những mặt không quan trọng lắm và xem xét nó trên một ý nghĩa rộng lớn hơn. Đồng thời tôi cũng không biết có tồn tại một số vấn đề nội bộ quan trọng không nhưng nói chung, chúng ta có thể nói nó đang phát triển tích cực. (Kít-sinh-gơ gật đầu tán đồng)

Thừa nhận tình hình đầy khó khăn phức tạp chúng ta đã trải qua không phải không phù hợp với lợi ích tốt nhất của hai nước chúng ta. Nhưng các thành tựu chúng ta giành được trong vấn đề quan hệ hai nước Mỹ-Xô trong thời gian qua đã trải qua những thử thách của thời gian và tình thế phức tạp. Vì vậy tôi muốn nhấn mạnh lại điểm này, chúng ta vẫn có những lý do nhiều hơn trước để nhấn mạnh cuộc hội đàm giữa chúng tôi và Tổng thống Ních-xơn có ý nghĩa quan trọng tuyệt đối và thoả thuận cùng sự thông cảm đạt được trong hội đàm lần này cũng sẽ mang những ý nghĩa quan trọng.

Tôi muốn nhấn mạnh và tôi còn nhấn mạnh lại nhiều lần, cả khối lãnh đạo của Liên Xô chúng tôi luôn luôn và hôm nay vẫn xây dựng trên những nguyên tắc đó. Những nguyên tắc này chúng tôi đã trình bày chi tiết trong văn kiện gửi cho Tổng thống Ních-xơn và trong các cuộc gặp trước đây giữa chúng ta. Đối với những sự việc xảy ra ở trong nước Mỹ, quý quốc chưa lưu ý nhiều về các vấn đề chi tiết, chúng tôi đã nghe và đọc rất nhiều bình luận về việc này, chúng tôi hiểu Ngài Tổng thống Ních-xơn đã thể hiện một lập trường kiên định và quyết định tiếp tục tiến lên trong sự nghiệp chúng ta đã đạt được, đưa quan hệ hai nước Mỹ và Liên Xô phát triển, đi lên theo chiều sâu.

Sau khi nói xong những vấn đề này, tôi buộc phải nói hàng loạt khó khăn và trở ngại khiến chúng ta không thể không khắc phục. Những vấn đề này lại không thể tách rời và liên quan mật thiết đến việc cải thiện quan hệ hai nước chúng ta và cải thiện tình hình chính trị thế giới. Sự thật này rất có thể trở thành một khó khăn lớn trước mặt chúng ta. Nhưng tôi tin chắc rằng, trên cơ sở không đi ngược những nguyên tắc chúng ta cùng thoả thuận trước đây, với những kinh nghiệm chúng ta tích luỹ được trong quá khứ, sẽ giúp chúng ta tìm được biện pháp giải quyết đúng đắn.

(Brê-giơ-nhép lật đi lật lại một chiếc hộp đồng thau có nắp tròn đặt trên bàn của ông và mở nắp ra. Trong hộp hiện ra sáu thanh đồng thau thẳng đứng hình ống tròn giống như thùng thuốc súng, ông lấy ra một chiếc nắp của hình ống tròn, trong đó hiện ra sáu điếu xì gà.)
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM