Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 16 Tháng Năm, 2024, 10:27:11 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lạc trong đời thường - phần II.  (Đọc 85974 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
china
Thành viên
*
Bài viết: 517


« Trả lời #320 vào lúc: 02 Tháng Tư, 2013, 07:22:31 am »

Thằng trước thì bị cọc nhọn Bạch đằng đâm cho lòi ruột ... Thằng sau thì bị Điện biên phủ - cả dưới đất , cả trên trời dập cho tan tác chim muông ... Vậy mà vẫn không chừa ?
Nhưng tiền của bọn ngoại bang này không xấu đâu các bác nhé . Nhất là loại ngoại tệ mạnh như US $...xoàng ra  Nhân dân tệ cũng xài tốt ...
Hic.
Em thấy ngoại bang hiện tại, tham thì có thừa, nhưng không ngu đâu. Nghĩ lại xứ mình đi, mình ngu hay không so với ngoại bang Huh, còn tham thì ai cũng như ai
Logged
nguyenhongduc
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1076



« Trả lời #321 vào lúc: 02 Tháng Tư, 2013, 08:45:21 am »

Bạn China thân mến , người ta thường hay dùng cụm từ " Khôn - ngoan " để chỉ sự thông thái : ngoan là sự tự kiềm chế , biết tận dụng hoàn cảnh ...biết mình biết người .
Nói về quân sự thì ngoại bang xâm lược nước ta có ngu không khi đế quốc Nguyên  Mông bị đánh tả tơi 2  lần
1238, 1258. Nhưng rất tham , cố đấm ăn xôi 1288 sang xâm lược Đại việt lần nữa . Nhưng chúng có ngu không khi lần thất bại Bạch đằng 938 , không rút ra bài học , lại bị Trần hưng đạo dụ vào trận Bạch đằng thứ 2 - khiến Omanhi cùng hơn trăm chiến thuyền cùng hàng nghìn lính làm mồi cho cá ?
Gần đây thôi nếu không ngu sao ĐQ Mỹ lại mang cả một tấn đôla ( 34 pháo đài bay B52 ) ra Hà nội để làm mồi cho tên lửa Sam ?
Tôi nhớ rằng Kitsinge đã thua trong cuộc đấu trí với cố vấn Lê đức Thọ của ta trên bàn đàm phán .
Chưa hết : về các nhân tài của ta đâu có thua bọn ngoại bang ( những tên ngoại bang luôn nhòm ngó , rình rập ta ) Xưa kia là Mạc đĩnh chi rất tài trí khi đối đáp với sứ đoàn TQ , ngày nay là các nhà ngoại giao kiệt xuất : Phạm văn Đồng , Lê đức Thọ , Nguyễn thị Bình , v.v...ta luôn ở trên thế thắng .
Còn nữa : các tên tuổi như Nguyễn du  Đặng văn Ngữ , Lương định Của, Tôn thất Tùng  , Đặng thái sơn , gần đây nhất là Ngô bảo Châu . Người Việt ta đâu kém gì bọn ngoại bang mắt xanh , mũi lõ ?

 
Logged

Trong như tiếng hạc bay qua
Đục như nước suối mới sa nửa vời.
mig21-58
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 576

binh nhì


« Trả lời #322 vào lúc: 02 Tháng Tư, 2013, 03:21:10 pm »

Bạn China thân mến , người ta thường hay dùng cụm từ " Khôn - ngoan " để chỉ sự thông thái : ngoan là sự tự kiềm chế , biết tận dụng hoàn cảnh ...biết mình biết người .
Nói về quân sự thì ngoại bang xâm lược nước ta có ngu không khi đế quốc Nguyên  Mông bị đánh tả tơi 2  lần
1238, 1258. Nhưng rất tham , cố đấm ăn xôi 1288 sang xâm lược Đại việt lần nữa . Nhưng chúng có ngu không khi lần thất bại Bạch đằng 938 , không rút ra bài học , lại bị Trần hưng đạo dụ vào trận Bạch đằng thứ 2 - khiến Omanhi cùng hơn trăm chiến thuyền cùng hàng nghìn lính làm mồi cho cá ?
Gần đây thôi nếu không ngu sao ĐQ Mỹ lại mang cả một tấn đôla ( 34 pháo đài bay B52 ) ra Hà nội để làm mồi cho tên lửa Sam ?
Tôi nhớ rằng Kitsinge đã thua trong cuộc đấu trí với cố vấn Lê đức Thọ của ta trên bàn đàm phán .
Chưa hết : về các nhân tài của ta đâu có thua bọn ngoại bang ( những tên ngoại bang luôn nhòm ngó , rình rập ta ) Xưa kia là Mạc đĩnh chi rất tài trí khi đối đáp với sứ đoàn TQ , ngày nay là các nhà ngoại giao kiệt xuất : Phạm văn Đồng , Lê đức Thọ , Nguyễn thị Bình , v.v...ta luôn ở trên thế thắng .
Còn nữa : các tên tuổi như Nguyễn du  Đặng văn Ngữ , Lương định Của, Tôn thất Tùng  , Đặng thái sơn , gần đây nhất là Ngô bảo Châu . Người Việt ta đâu kém gì bọn ngoại bang mắt xanh , mũi lõ ?

 
Vâng các ví dụ bác dẫn ra thật là đúng , chả sai tí nào
nhưng em thấy các thống kê gần đây nói rằng , các phát minh sáng chế của người việt ( mang quốc tịch việt)là quá ít và quá kém ... không hiểu là do đâu bác nhỉ ?
Logged
xuanxoan
Thành viên
*
Bài viết: 954


« Trả lời #323 vào lúc: 02 Tháng Tư, 2013, 03:54:38 pm »


       Sau một đêm suy nghĩ, tôi đã quyết định:
 
       1. Nghe theo các bạn không đối thoại, làm căng thẳng trang mạng.

       2. Mình sẽ viết theo chuyên đề: sẽ rất dài, vì vấn đề nhậy cảm nên có trước có sau như có căn cứ, có có cơ sở lý luận và thực tiễn (nếu mình có được thì viết); đồng đội tham gia góp ý thì nghiên cứu, rút kinh nghiệm và không trả lời - ý này mong các đồng nếu có viết mà mình không trả lời đừng trách nhé.

       Sau đây là 1/2 phần bài viết của mình lại từ đầu về đề tài: đền bù trong chiến tranh - lạc trong đời thường mà.
Logged
xuanxoan
Thành viên
*
Bài viết: 954


« Trả lời #324 vào lúc: 02 Tháng Tư, 2013, 04:00:27 pm »



                         Đền bù, hàn gắn vết thương chiến tranh ở Việt Nam sau 1975
                                  được hiểu và phía Mỹ thực hiện như thế nào



                                                        Phần I

      Để hiểu được việc đền bù, hàn gắn vết thương chiến tranh ở Việt nam sau 1975 cho thấu tình đạt lý, cần xem xét “tiền lệ” từng có trên thế giới và Việt nam và hoàn cảnh lịch sử của vấn đề phát sinh:

      A.Trang thông tin điện tử báo Pháp luật TP.HCM ngày 15/10/2010:
                   (Nội dung rút gọn và viết theo dàn câu hỏi là của Xuân xoan)

       1.Đền bù chiến tranh có từ bao giờ???:

       Tháng 11/1918, Chiến tranh thế giới lần thứ nhất tạm thời kết thúc bằng việc ký một Hiệp định đình chiến giữa Hoàng đế Đức với các nước Đồng minh, một năm sau, Hội nghị Hòa bình tổ chức tại Paris đã cho ra đời Hiệp ước Versailles - một thỏa thuận chính thức chấm dứt chiến tranh, đồng thời cũng là thỏa thuận quốc tế đầu tiên ràng buộc nước Đức phải bồi thường chiến tranh.

       2.Ai quyết định giá trị đền bù chiến tranh Huh.

       Nhưng giá trị bồi thường phải tính ra sao, và bao nhiêu thì đủ? Đây là vấn đề lớn, vì những khó khăn như thế nên Ủy ban Bồi thường Quốc tế đã phải làm trong 2 năm để đánh giá các thiệt hại, đồng thời xét đến tương quan thực lực kinh tế nước Đức, sao cho mức giá bồi thường phải nằm trong tầm "vừa túi tiền" của nước Đức.  Cuối cùng Ủy ban Bồi thường đưa ra mức giá bồi thường là 266 đồng Mác vàng (tiền của Đế quốc Đức thời đó), tương đương 63 tỉ USD lúc đó, khoảng 768 tỉ USD ngày nay. Đến ngày chi trả khoản bồi thường đầu tiên trị giá 500 triệu USD vào năm 1921, nước Đức chỉ việc in ra tiền rồi mang đến trả trực tiếp cho Ủy ban Bồi thường.Việc in tiền vô tội vạ bồi thường này đã khiến cho đồng tiền của Đức tuột giá "siêu tốc", đến nỗi người ta phải mang cả bao tải tiền chỉ để mua được một ổ bánh mỳ!?- theo Giáo sư Schuker trong quyển sách "American "Reparations" to Germany, 1919-1933" (tạm dịch: Người Mỹ trả nợ thay cho nước Đức, giai đoạn 1919-1933).

      Đến nước này thì người Mỹ bắt đầu nhúng tay vào - cũng theo quyển sách kể trên của Giáo sư Schuker. Đó là vào năm 1924, một chủ nhà băng Mỹ tên là Charles Dawes đã giúp nước Đức vạch kế hoạch chi trả, sau này được gọi là Kế hoạch Dawes, theo đó các ngân hàng Mỹ, như J.P. Morgan sẽ thay mặt nước Đức đứng ra phát hành trái phiếu ra các nhà đầu tư tư nhân để lấy tiền trả nợ bồi thường chiến tranh, sau đó nước Đức sẽ phải trả nợ lại cho các nhà đầu tư khi trái phiếu đáo hạn.

     Nhờ sáng kiến ra kế hoạch táo bạo này mà ông Dawes được trao Giải Nobel Hòa bình năm 1925. Tuy nhiên, đến khi trái phiếu đáo hạn vào năm 1928, Đức lại "mất khả năng chi trả". Vì thế, năm 1929, một kế hoạch mới ra đời, theo đó các trái phiếu do Mỹ bảo lãnh sẽ được phát hành nhiều hơn, đồng thời giảm phần chi trả nợ của nước Đức xuống còn 28 tỉ USD, được chia ra trả dần trong 59 năm.

     3.Tiền lệ… xù tiền đền bù chiến tranh:

     Sau khi lên làm Quốc trưởng nước Đức Quốc xã vào năm 1933, Adolf Hitler đã tuyên bố "xù" toàn bộ các khoản bồi thường chiến tranh. Toàn bộ số trái phiếu Chính phủ Đức đã phát hành bỗng chốc trở nên vô giá trị, khiến người Mỹ thiệt hại số tiền lớn.

     Thật may, sau khi Chiến tranh thế giới lần thứ hai kết thúc với việc nước Đức Quốc xã của trùm phát xít Hitler và phe Trục đại bại, những khoản bồi thường đó đã được phục hồi nguyên giá trị.

      4. Bồi thường chiến tranh thế giới lần II bằng gì Huh ( phe đồng minh với Đức, chỉ lấy Đức làm ví dụ)

      Sau một hội nghị quốc tế về bồi thường chiến tranh của nước Đức tại London vào năm 1953, Thỏa thuận London đã được ký kết, theo đó Tây Đức chấp nhận chi trả nợ trái phiếu bồi thường chiến tranh nhưng với điều kiện là việc chi trả chỉ bắt đầu sau khi 2 miền Đông và Tây Đức thống nhất. Ngày 3/10/1995, 5 năm sau khi nước Đức tái thống nhất, việc chi trả nợ trái phiếu đã được bắt đầu và kết thúc vào ngày 3/10/2010 vừa qua

      Đức đã phải bồi thường chiến tranh cho Anh, Pháp và Liên Xô, chủ yếu bằng các nhà máy tháo lắp, nhân công giá rẻ và than đá. Mức sống của người dân Đức bị hạ xuống tương đương với mức thời Đại khủng hoảng.

      Ngay sau khi phe Trục đầu hàng, Hoa Kỳ đã bắt đầu chương trình thu lại toàn bộ các phát minh và sáng chế khoa học ở Đức, kéo dài trong suốt 2 năm. John Gimbel đã kết luận chương trình "Bồi thường chất xám" của chính phủ Anh và Mỹ có tổng trị giá 10 tỉ USD, tương đương với 100 tỉ theo thời giá 2006. Chính phủ Mỹ cũng sử dụng chương trình này để ngăn chặn Liên Xô làm điều tương tự với các nhà khoa học Đức. Sau khi đã tìm kiếm và lôi kéo được nhà khoa học Werner Heisenberg, người từng đoạt giải Nobel Vật Lý năm 1932, chính phủ Mỹ đã nói: "... Với chúng tôi, ông ấy còn đáng giá hơn 1/10 dân số Đức. Nếu rơi vào tay Liên Xô, có lẽ ông ấy đã trở thành một chiến lợi phẩm vô giá với họ."
Logged
xuanxoan
Thành viên
*
Bài viết: 954


« Trả lời #325 vào lúc: 02 Tháng Tư, 2013, 04:01:46 pm »



        B.Đền bù chiến tranh thông qua hình thức viện trợ không hoàn lại ở Việt nam

        Lịch sử mối quan hệ giữa Nhật Bản và Việt Nam đã trải qua những bước thăng trầm và đầy biến động, ẩn chứa nhiều điều tế nhị. Cho đến trước khi Chính phủ Nhật Bản và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thiết lập quan hệ chính thức vào năm 1973, Nhật Bản chỉ có quan hệ với chính quyền Việt Nam Cộng hòa (Điểm bạn cần chú ý giai đoạn trước 1973 là Việt nam dân chủ cộng hòa và Nhật không thiết lập quan hệ ngoại giao, nên không có đền bù chiến tranh).

      Theo Điều 14 của Hiệp định Hòa bình San Francisco (1951), Nhật Bản có nghĩa vụ bồi thường chiến tranh cho các nước mà quân đội Nhật đã chiếm đóng và Nhật đã áp dụng nguyên tắc này không những đối với các nước ký hiệp định mà cả đối với các nước đã bình thường hóa quan hệ ngoại giao thông qua những cuộc dàn xếp khác.

       Nhật Bản bắt đầu thương lượng về bồi thường chiến tranh với Chính phủ Bảo Đại sau khi Chính phủ này phê chuẩn Hiệp ước San Francisco. Tháng 9-1953, hai Chính phủ đã ký tắt một Hiệp ước tạm thời về bồi thường chiến tranh liên quan đến việc trục vớt tàu của Nhật bị đắm. Tuy nhiên, chính quyền Việt Nam Cộng hòa sau đó đã vô hiệu hóa hiệp ước này và đưa ra một đòi hỏi mới vào tháng 1-1956. Theo đó, mục tiêu quan trọng của việc bồi thường chiến tranh cho Nam Việt Nam trước hết và chủ yếu xoay quanh vấn đề thỏa thuận xây dựng công trình thủy điện Đa Nhim, nhưng vẫn chưa có hiệp định bồi thường chiến tranh.

      Năm 1956, Kogoro Uemura dẫn đầu phái đoàn đến Sài Gòn, gặp Ngô Đình Diệm và hai bên đã thảo luận cá nhân về bồi thường chiến tranh. Hiệp định bồi thường chiến tranh được ký với chính quyền Sài Gòn ngày 13-5-1959. Hạ Nghị viện Nhật Bản bỏ phiếu thông qua vào sớm ngày 27-11-1959. Hiệp định có hiệu lực từ ngày 12-1-1960.
 
        Bồi thường thiệt hại chiến tranh và viện trợ tương đương của Nhật Bản cho các nước châu Á
Đơn vị: triệu USD
Nước, lãnh thổ   Bồi thường (không hoàn lại)   Viện trợ
(tương đương không hoàn lại)   Tổng cộng   Cho vay (1)   Cho vay (2)   Tổng số
Philippin   550       550   250       850
Miến Điện   200   140   340   50       390
Nam Triều Tiên       300   300       200   500
Indonesia   223,08       223,08   400       623,08
Nam Việt Nam   39       39   16,6       55,6
Nam Thái Lan       26,7   26,7           26,7
Singapore       8,16   8,16       8,16   16,32
Malaisia                       8,16
Các đảo ở Thái
Bình Dương                       5,84
Campuchia                       4,2
Lào                       2,8
Tổng cộng   1.012,08   495,86   1.507,94   716,6   208,16   2.432,7
Nguồn: Văn Ngọc Thành - Phạm Anh (Đăng trên Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số tháng 5 - 2009
       
Logged
xuanxoan
Thành viên
*
Bài viết: 954


« Trả lời #326 vào lúc: 02 Tháng Tư, 2013, 04:03:44 pm »



                                                                       Phần II

                                       Các văn kiện có liên quan về đền bù chiến tranh 1975

        A.Căn cứ :   
                                 
      1.Hiệp định Paris 1973:

       Hiệp định chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam
        (Trích dẫn nguyên văn tư liệu cần thiết):

      Chương IV: việc thực hiện quyền tự quyết của nhân dân Miền Nam Việt Nam

      Điều 9:

      Chính phủ Hoa Kỳ và Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa cam kết tôn trọng những nguyên tắc thực hiện quyền tự quyết của nhân dân miền Nam Việt Nam dưới đây:

      a) Quyền tự quyết của nhân dân miền Nam Việt Nam là thiêng liêng, bất khả xâm phạm và phải được tất cả các nước tôn trọng.

      b) Nhân dân miền Nam Việt Nam tự quyết định tương lai chính trị của miền Nam Việt Nam thông quan tổng tuyển cử thật sự tự do và dân chủ, có giám sát quốc tế.

      c) Các nước ngoài sẽ không được áp đặt bất cứ xu hướng chính trị hoăc cá nhân nào đối với nhân dân miền Nam Việt Nam.

        Chương VIII: Quan hệ giữ Hoa Kỳ và Việt Nam dân chủ cộng hòa

     Điều 21:

     Hoa Kỳ mong rằng Hiệp định này sẽ mang lại một thời kỳ hòa giải với Việt Nam dân chủ cộng hòa cũng như với tất cả các dân tộc ở Đông Dương. Theo chính sách truyền thống của mình, Hoa Kỳ sẽ đóng góp vào việc hàn gắn vết thương chiến tranh và công việc xây dựng sau chiến tranh ở Việt Nam dân chủ cộng hòa và toàn Đông Dương….
Logged
xuanxoan
Thành viên
*
Bài viết: 954


« Trả lời #327 vào lúc: 02 Tháng Tư, 2013, 04:10:09 pm »



       Phần II, mình đã viết, vợ mang máy ảnh đi Hà Nội thăm chùa chiền chưa về nên một só ảnh thực tế mình chưa chụp lại được nên chưa đăng phần II.
Logged
china
Thành viên
*
Bài viết: 517


« Trả lời #328 vào lúc: 02 Tháng Tư, 2013, 08:46:30 pm »

Bạn China thân mến , người ta thường hay dùng cụm từ " Khôn - ngoan " để chỉ sự thông thái : ngoan là sự tự kiềm chế , biết tận dụng hoàn cảnh ...biết mình biết người .
Nói về quân sự thì ngoại bang xâm lược nước ta có ngu không khi đế quốc Nguyên  Mông bị đánh tả tơi 2  lần
1238, 1258. Nhưng rất tham , cố đấm ăn xôi 1288 sang xâm lược Đại việt lần nữa . Nhưng chúng có ngu không khi lần thất bại Bạch đằng 938 , không rút ra bài học , lại bị Trần hưng đạo dụ vào trận Bạch đằng thứ 2 - khiến Omanhi cùng hơn trăm chiến thuyền cùng hàng nghìn lính làm mồi cho cá ?
Gần đây thôi nếu không ngu sao ĐQ Mỹ lại mang cả một tấn đôla ( 34 pháo đài bay B52 ) ra Hà nội để làm mồi cho tên lửa Sam ?
Tôi nhớ rằng Kitsinge đã thua trong cuộc đấu trí với cố vấn Lê đức Thọ của ta trên bàn đàm phán .
Chưa hết : về các nhân tài của ta đâu có thua bọn ngoại bang ( những tên ngoại bang luôn nhòm ngó , rình rập ta ) Xưa kia là Mạc đĩnh chi rất tài trí khi đối đáp với sứ đoàn TQ , ngày nay là các nhà ngoại giao kiệt xuất : Phạm văn Đồng , Lê đức Thọ , Nguyễn thị Bình , v.v...ta luôn ở trên thế thắng .
Còn nữa : các tên tuổi như Nguyễn du  Đặng văn Ngữ , Lương định Của, Tôn thất Tùng  , Đặng thái sơn , gần đây nhất là Ngô bảo Châu . Người Việt ta đâu kém gì bọn ngoại bang mắt xanh , mũi lõ ?

 
Chừng nào Bác mang hàng xuất khẩu qua nước ngoài, cụ thể là Trung Quốc, thì Bác sẽ hiểu, dân mình ngu hay khôn.
Chuyên vĩ mô em không biết, và chỉ nghe nói lại.
Logged
nguyenhongduc
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1076



« Trả lời #329 vào lúc: 02 Tháng Tư, 2013, 09:54:47 pm »

Bạn China thân mến , nói về hàng xuất khẩu thì tôi cũng am hiểu chút xíu thôi , phàm những nước mà giá nhân công rẻ như Trung quốc , Việt nam ,...thì hàng XK là lợi thế của nền kinh tế - vì cùng một nguyên liệu , và công nghệ như nhau , nước nào có giá nhân công rẻ , thì giá thành sản phẩm thấp - cứ cho là chất lượng như nhau .
Do đó các nước phát triển như Nhật , Hàn ,...rất thèm muốn hợp tác , đầu tư vào thị trường VN .
Hồi thập kỷ 198x , các ông bà công nhân xuất khẩu Việt nam khi sang khối Đông Âu , đã mang theo công nghệ làm hàng nhái : quần áo Made in VN 100% nhưng đóng mác Levistral như thật - làm cho dân chơi đất Âu điêu đứng vì hàng VN mang sang đã phá giá thị trường của họ .Điều đó cho thấy ta cũng không kém cạnh Tq về hàng nhái đâu nhé ! Trên thị trường  Mỹ hàng thuỷ  sản của VN còn rẻ hơn cả TQ đấy China ạ ...
Thực  tế bây giờ TQ đã không còn chiếm ưu thế về nhân công giá rẻ nữa rồi - Hiện nay nhiều khách du lịch Tq sang VN , họ tiêu tiền máu hơn cả dân Âu -Mỹ ...Cứ đà này hàng VN sẽ xâm nhập thị trường TQ vì giá rất rẻ .Hic.      Cũng phải thôi - xu thế chung củathời @ : phú quý sinh lễ nghĩa mà :
-khi nghèo thì làm thuê kiếm ăn -đến khi có của ăn của để thì thuê Osin về cho nhàn tấm thân .Vậy không nói ta khôn hay họ khôn được - mà chỉ có thể nói : hoàn cảnh buộc ta phải theo : như câu : Ở bầu - thì tròn
- Ở ống - thì dài .
.....hic.
Logged

Trong như tiếng hạc bay qua
Đục như nước suối mới sa nửa vời.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM