Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 14 Tháng Năm, 2024, 08:41:07 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: HÀ GIANG -Ký ức của chúng tôi và đồng đội !  (Đọc 196880 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
ngocquyen C6
Thành viên
*
Bài viết: 891


« Trả lời #200 vào lúc: 25 Tháng Bảy, 2013, 08:47:59 pm »

Em cảm ơn bác LAOS ! các vị trí bác nói em đã biết và cũng rất vinh dự có 2 lần vào hầm bê tông 8m trên đỉnh cóc nghè.Em đang tranh luận với 1 bác cùng quê và em chỉ biết làm hầm bằng gỗ đinh nó năgj không kém thanh kẹo lạc là mấy thậm trí có cây đinh còn năgj hơn nhiều lần.em muốn hỏi bác và anh em ai biết chỉ giúp em có bao giờ ta làm hầm bê tông ở các mạn :đồi chuối, đồi cô ích, đồi đài ,300,400,4 hầm ,685,772,600,800,900,1100 không ạ ? Em vừa gửi lên đã được anh THAI60 trả lời giúp một phần em mong các bác giúp em. vì em là lính đúng nghĩa là lính chiến suốt thời gian quân ngũ (Trừ lùi về sâu tuyến sau nhận thêm quân và huấn luyên thêm thời gian rất ngắn) còn không bước qua nổi suối thanh thủy sang bờ nam
« Sửa lần cuối: 25 Tháng Bảy, 2013, 08:57:00 pm gửi bởi ngocquyen C6 » Logged
thai60
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 833


« Trả lời #201 vào lúc: 25 Tháng Bảy, 2013, 08:55:31 pm »


    ÔI bác quyên 6,em vừa gửi bài được 5 giây thì bác xuất hiện và hỏi.Vậy em cũng xin nói lại cho rõ là bài em viết chỉ là dựa trên ký ức và sự hiểu biết của em,chưa đủ để làm câu trả lời cho bác quyen 6 đâu.Vậy mong các bác khác tiếp tục giải đáp cho bác quyen và cả em nữa.
Logged
laoshan1234
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1474



« Trả lời #202 vào lúc: 25 Tháng Bảy, 2013, 09:54:15 pm »

  Em lại viết tiếp theo lời kể của bác Triệu văn Lại,nguyên là trung đội trưởng thông tin.Năm 84-87 nằm trên dọc đỉnh Cóc nghè để đảm bảo thong tin chỉ huy,bác này vừa lên thăm lại chiến trường Vị Xuyên và có cả ảnh chụp em sẽ tải lên

  Bản Cóc nghè ngày nay dân cư,đường xá phát triển nhiều chỗ không nhận ra.Tuy là chưa có điện lưới,nhưng suối ở đây chảy mạnh.Nên nhà nào cũng có thủy điện nhỏ.Đoàn CCB lên thăm Cóc nghè,vào nhà tìm cụ Tạo mà thời chiến tranh đã ở nhờ.Nhưng cụ đã mất vài năm nay,anh Chiu con cụ,thời năm 83-84 mới hơn mười tuổi nay đã trung niên .Khi được hỏi:hồi ấy nhà mình đi sơ tán ở đâu,thì anh nói đi vào Bắc mê.,đến năm 95 mới dám về quê.Rồi anh kể:khi về quê nhà thì trước khi đi,bố cho bộ đội dỡ xuống làm hầm.Nên khi về phải làm lại hết,nhiều nhà xa chỗ bộ đội ở,pháo bắn cháy tan tành.Sau này do ảnh hưởng chiến tranh,nhiều người chết và bị thương do mìn,đạn pháo các loại còn nằm trong rừng khắp nơi.Anh ta cho biết:có chỗ tìm thấy hàng trăm quả đạn,hòm gỗ đựng mục nát mà đạn còn mới nguyên

Một ngôi nhà sàn trên đỉnh Cóc nghè

  Sau 30 năm,những người dân ngày ấy từng sống với bộ đội,họ còn nhớ mãi những anh Hải,anh Chi,anh Ngọc.Người ở đơn vị pháo,người là lính công binh.Họ nhắc đên và luân hỏi xem trong đoàn có ai biết các anh đó không.Nhưng họ biết đâu rằng:Trong chiến tranh,bộ đội với tiểu đoàn,trung đoàn đâu phải như trong làng quê mà có thể biết được,người miền núi thường rất thật thà như vậy

  Nhưng cũng thấy bản vùng cao này,nay đã thay đổi nhiều rồi.Nhà nước đã quan tâm đến nơi khi xưa trong chiến tranh ác liệt,rồi đây đường sẽ bê tông hóa,điện sẽ về với người dân vốn đã thiệt thòi trong chiến tranh

 
Ngôi trường do Bộ tư lệnh Quân khu 2 tặng

Cờ Tổ quốc bay trên đỉnh Cóc nghè
Logged
phaphai
Thành viên
*
Bài viết: 330


« Trả lời #203 vào lúc: 25 Tháng Bảy, 2013, 10:06:44 pm »

             Thai60 xin phép các bác nói thêm một chút cho rõ ý của bác laoshan.
Như vậy,để lập các điểm chốt ngay bên cạnh địch ấy,các đơn vị đã phải lợi dụng địa hình,địa vật,tận dụng nguyên vật liệu tại chỗ để xây dựng hầm hào.
   Thai60 cùng đơn vị VT của mình đã nhiều lần phải vận chuyển gỗ,bao cát...đến các khu vực đó.Có những đêm,khi chuyển gỗ vào,bọn em phải đi luồn bên dưới vách đá mà phía trên có bọn địch đang nói chuyện xủng xoảng.Ngay cái chỗ tập kết gỗ cũng nằm trong tầm lựu đạn của chúng,cũng may là chỗ đó chúng không quan sát hoặc bắn thẳng được.Nhưng nếu lúc đó mà có pháo sáng,bọn bên 1030 mà phát hiện thì chắc là ...hết gỗ...

Không chỉ sau những chiến dịch lớn, mà cả bình thường tụi em vẫn phải mang thanh gỗ gắn, bao cát vào cho anh em đơn củng cố lại hầm.
Nhưng trên 685 có cái dở là bao cát toàn nhuộm xanh, sau khi gác cây, xếp bao cát ở trên ấy họ còn phải xếp đá bên ngoài để ngụy trang che mầu bao cát. Có những cái hầm ban ngày do pháo bắn đá rơi mất để lộ bao cát liền bị DK tầu bắn vỡ!
Logged
laoshan1234
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1474



« Trả lời #204 vào lúc: 25 Tháng Bảy, 2013, 10:28:14 pm »

   Các anh không về-Nhân kỷ niệm ngày thương binh liệt sỹ,nhớ đồng đội ta còn đang nằm lại nơi chiến trường xa


   Liệt sỹ E 122-F313

   Liệt sỹ E 818-F314

   Liệt sỹ E 457-F313

   Liệt sỹ E 153-F356

   Liệt sỹ E 866-F31

   Liệt sỹ E14
Logged
nguyentrongluan
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1246


« Trả lời #205 vào lúc: 25 Tháng Bảy, 2013, 11:31:25 pm »


có một bài hát về các chiến sĩ BGPB trở lại chiến trường xưa . Tôi tải lên kính các bác nghe

http://www.nhaccuatui.com/bai-hat/phach-nhip-cua-rung-dang-cap-nhat.mSMqFIjUmB.html
Logged
thai60
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 833


« Trả lời #206 vào lúc: 26 Tháng Bảy, 2013, 12:04:33 am »

Không chỉ sau những chiến dịch lớn, mà cả bình thường tụi em vẫn phải mang thanh gỗ gắn, bao cát vào cho anh em đơn củng cố lại hầm.
Nhưng trên 685 có cái dở là bao cát toàn nhuộm xanh, sau khi gác cây, xếp bao cát ở trên ấy họ còn phải xếp đá bên ngoài để ngụy trang che mầu bao cát. Có những cái hầm ban ngày do pháo bắn đá rơi mất để lộ bao cát liền bị DK tầu bắn vỡ!
[/quote]
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

  Chào bác phaphai.Chào các bác và anh em.
  Anh em mình cùng có nhiều công việc giống nhau như thế mà ít giao lưu quá bác phaphai nhỉ.
  Đúng như bác nhận xét,các bao cát màu xanh ấy thực ra là những túi dứa nylon,có kích cỡ khi chưa đựng cát khoảng 40 x 80 cm,nếu đựng cát và phủ lên hầm hào màu đất đỏ thì nguy hiểm vô cùng,cho nên anh em phải dùng đá hộc chèn lên để ngụy trang đi,đồng thời để hạn chế mảnh đạn phá rách.
  Em còn nhớ,khoảng tháng 1/1987,em được phép ra TX Hà giang một hôm,về đến km 6,qua chỗ cứ cũ của đơn vị lấy bộ quần áo dài để mặc ,vì không thể diện cái quần đùi lính rộng thùng thình lại bẩn thỉu để ra phố.Và cũng mong kiếm xem còn cái gì bán được như bánh xà phòng hay cái áo may ô thì lấy mang đi bán.
  Nhưng khi giở hòm ra thì quần áo  đã bị mục hết,trong hòm cũng chẳng có cái gì,mấy ông ốm yếu trông cứ thì còn "yếu "hơn mình,đành phải chấp nhận đi tay không với bộ trang phuc "gợi cảm "như vậy ra TX.
  Nhưng không dám đi như thế qua chỗ mấy ông vệ binh ở km 4 và dốc Mã tim,đành rình một chiếc xe tải chạy từ trong ra,trèo lên thùng,nằm ẹp xuống.Trên thùng xe có một đống bao cát,vậy là em chôm ngay một cuộn,chưa biết để làm gì nhưng cũng cứ lấy.
  Ra đến TX,trời đã tối hẳn,em mò vào Bưu điện TX,xin gọi điện nhờ về nhà.Ở bưu điện Hà giang ngày ấy em có quen một chị tên là Mai làm tổng đài.Biết em đi lính từ Bưu điện Hà sơn bình nên các anh chị ấy cũng thông cảm cho gọi nhờ mấy phút,vì mình không có tiền để ra quầy giao dịch gọi cho đàng hoàng,hơn nữa cũng đã muộn rồi ,quầy giao dịch đã đóng cửa.
  Đêm hôm ấy ,sau khi nói chuyện với bố mẹ ở nhà ,thương các cụ nghèo quá,mình lại đã 27 tuổi rồi mà chưa bao giờ có cái gì biếu bố mẹ và cho em gái còn bé tí cả...thế là em đã gửi cuộn bao cát kia về biếu bố mẹ nhân dịp Têt sắp đến,xuân sắp sang,để mọi người ở nhà cảm nhận được chút hơi hướng và tình cảm của thằng con đang ở nơi chiến trận dành cho quê nhà.
  Và...các bác có biết thế nào không...chị nhân viên Bưu điện kia đã khóc nghẹn ngào khi thấy em lấy giấy báo cẩn thận ,nâng niu bọc lại
 để không bị phát hiện,bị thu mất,...và cũng như để vun vén,gói ghém tất cả những gì mình có...để gửi về.
  Và ...cho đến nửa năm sau,khi em đã xuất ngũ về nhà,có một hôm em đã tìm thấy bó bao cát ấy trong một cái hòm mà bố mẹ em dành để những thứ giấy tờ quan trọng và một số kỷ vật của các cụ....
  Và ...em đã lặng người đi khi thấy những lá thư của em và của em trai em (cũng là lính nhưng thuộc f 355 ở Lào cai ) gửi về đều bị nhòe nhoẹt đi,chắc là do nước mắt của mẹ...(chắc là của mẹ thôi ,vì bố cứng rắn lắm )...
  ....Hơn 11 năm sau...khi thai60 em đã trở về nhà sau bấy nhiêu năm tha hương cầu thực nơi đất khách quê người,bó bao cát kia vẫn còn nằm lặng lẽ trong cái hòm kỷ vật của cha mẹ từ ngày ấy...

  Chợt thấy đau nhói trong lòng khi nghĩ về những người mẹ,người cha trên đất nước này đã vĩnh viễn mất đi những đứa con yêu dấu nơi chiến trường xa...
  Chợt thấy mình còn mắc nợ nhiều lắm với mẹ cha,với cuộc đời này...

  Vâng ...kỷ niệm về những chiếc bao cát đã ùa về trong em qua mấy câu ngắn ngủi của bác phaphai như thế này đây...
  Xin cám ơn bác phaphai,xin cám ơn các đồng đội.../
« Sửa lần cuối: 26 Tháng Bảy, 2013, 12:48:10 am gửi bởi thai60 » Logged
huonghn76
Thành viên
*
Bài viết: 1166


WWW
« Trả lời #207 vào lúc: 26 Tháng Bảy, 2013, 02:05:13 am »




             Chào bác Thái và anh en đồng đội Hà giang .

         Chuyện của bác Thái và của anh em hay quá làm H.hn76 cảm động dậy gõ máy tặng bác Thái và anh em máy câu .Xin  phép các bác gõ luôn trực tiếp không soạn thảo vì 2 giờ sáng rồi


                                    VỎ BAO ĐỰNG CÁT .


                         Chuyện về những người lính .
                         Trong cuộc chiến tranh vừa qua .
                         Quà gửi cho cha mẹ ở nhà .
                         Là vỏ bao ni lông đựng cát .
                         Thế mà cha mẹ quý hơn vàng bạc,
                         Vì đó là tình cảm gia đình ...
                         Và những bao cát mang bóng hình
                         Của người con trai là ...LÍNH .
                         Đang chiến đấu vì Tổ Quốc quên mình .
                         Trên trận tuyến kẻ thù nhiều bom đạn .
                         Những bao đựng cát kia giữ tính mạng.
                         Cho con mình nên cha mẹ nâng niu .
                         Cũng vì người lính tiền bạc không nhiều .
                         QUÀ gửi về gia đình chỉ là vỏ bao đựng cát .


                                         Huonghn76 
                           


   
Logged
hagiangnho
Thành viên
*
Bài viết: 79


« Trả lời #208 vào lúc: 26 Tháng Bảy, 2013, 05:30:02 am »

  Thời chiên tranh các bác là những người lính cầm súng,những người lính đánh cho mĩ phải cút như thế hê bác nguyentrongluan và những người bảo vê tô quôc như thế hệ của em.Vậy mà nay,tuy tuổi đã cao mà các bác vẫn còn nguyên tâm hồn người linh.Bác vẫn yêu nhạc,bác giỏi làm thơ còn bác thì chỉ chốc lát thôi là viết ra môt bài văn mơi
  Cựu chiến binh,khi tuổi xuân quả cảm nơi chiến trường.Lúc về già,là tấm gương soi cho con cho cháu.Chúc cho các bác mãi trong tâm hồn là tuôit thanh xuân,viết mãi những bài ca hùng tráng
Logged
laoshan1234
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1474



« Trả lời #209 vào lúc: 26 Tháng Bảy, 2013, 05:50:03 am »

Những người lính đã trở về
Vẫn mải miết,đi tìm ký ức
Bởi đồng đội anh,vẫn nằm nơi đất lạnh
Ba mươi năm,họ vẫn chẳng thể về

Người lính bây giờ,tóc đã hoa râm
Anh đi ngược dòng sông,tìm thời trai trẻ
Ở nơi đó,ngày nào tiếng súng
Đã cướp đi,đồng đội của mình...

Tặng các bác CCB,vừa thăm lại chiến trường xưa Thanh thủy-Vị Xuyên (1979-1989)
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM