Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 13 Tháng Năm, 2024, 08:59:16 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Cuộc đời tôi - Một trăm giờ với Fidel Castro  (Đọc 92209 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #60 vào lúc: 05 Tháng Bảy, 2013, 02:36:38 pm »

Ông và các chiến sĩ cửa mình xuất phát từ trang trại lúc mấy giờ?

Khoảng năm giờ kém mười lăm.

Vậy mấy giờ thì cuộc tấn công bắt đầu?

Chính xác là đúng 5 giờ 15 phút chúng tôi phát lệnh tấn công, vì vào giờ đó các binh sĩ trong trại vẫn còn đang ngủ và mọi việc cần được tiến hành trước khi họ thức dậy. Chúng tôi tấn công lúc 5 giờ mười lăm phút. Vào thời điểm đó trời đã hửng sáng để chúng tôi có thể tấn công, trong khi các binh sĩ lại vẫn còn đang ngủ.

Khi ấy trời đã sáng chưa?

Santiago nằm ở phía đông của hòn đảo, và vào mùa hè thì mặt trời ở đây mọc sớm so với Havana khoảng hai mươi phút. Lúc này trời đã đủ sáng để tấn công. Tất cả những yếu tố đó đều đã được tính toán cẩn thận. Nếu trời mà không sáng, làm sao chúng tôi có thể tấn công một cách chính xác và hiệu quả được. Tuy nhiên công việc cũng không hề dễ dàng vì người của chúng tôi đã được huấn luyện theo những nhóm nhỏ nhưng chưa bao giờ có cơ hội làm việc chung - vì theo nguyên tắc bảo đảm bí mật, chúng tôi phải tách rời các nhóm như các mảnh của một trò ghép hình, sau đó phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ phận.

Vậy là cuộc tấn công nổ ra lúc 5 giờ 15 phút. Vậy nó đã diễn ra như thế nào?

Với chiến dịch nhằm vào hai mục tiêu đồng thời này, tôi chỉ huy khoảng 120 chiến sĩ, như tôi nói, trừ những sinh viên đã rút lui, và khoảng 16 chiếc xe. Vậy là mỗi xe chở ít nhất tám người. Chúng tôi phải để lại một xe cho những người rút lui vào phút chót và một chiếc khác bị hỏng giữa đường, có nghĩa là số lượng xe giảm đi hai chiếc. Nhưng chúng tôi vẫn tiếp tục. Chiếc xe đầu tiên, chở hai người có nhiệm vụ phong tỏa nóc bệnh viện, trông sang phía sau Moncada, xuất phát dẫn đầu đoàn, sau đó đến những người được phân công chiếm tòa nhà Audiencia - họ phải đi xa hơn chúng tôi một chút. Nhóm của tôi gồm mười hay mười hai xe gì đó, và đích đến là cổng chính của trại lính Moncada. Tôi đi xe thứ hai, cách xe đầu khoảng gần 100m, đi theo đường quốc lộ từ Siboney tới Santiago. Mặt trời bắt đầu mọc, và chúng tôi dự kiến sẽ hành động thật chóp nhoáng và bất ngờ, trước khi kèn báo thức kịp cất lên. Đó là dịp cuối tháng 7, và mặt trời ở vùng Oriente bao giờ cũng mọc sớm hơn. Vì vậy thực tế là chúng tôi tới nơi đúng vào lúc bình minh. Khi vào thành phố, bao giờ cũng phải đi qua một cây cầu nhỏ và hẹp, chỉ có đúng một lần đường, những chiếc xe chạy thành đoàn dài, chiếc sau bám theo chiếc trước, thành ra chúng tôi đi hơi chậm một chút.

Phía trước tôi khoảng một trăm mét là chiếc xe đầu tiên đang trên đường xuôi xuống Avenida Garzón; nó quặt phải vào một con phố nhỏ hướng vàò cổng chính của trại lính. Tôi bám theo và những chiếc xe phía sau cũng bám theo.

Ngồi trong chiếc xe đầu tiên là người của Ramirito Valdes - Jesus Montané, Renato Guitart và một hai người nữa. Montané đã tình nguyện đảm nhiệm công việc chiếm cổng ra vào. Lúc này tôi ở phía sau họ khoảng gần 80m, khoảng cách phù hợp để tiếp tục với một tốc độ nhất định trong khi họ đang vô hiệu hóa đội lính gác ở cổng và tháo dây xích ngăn không cho xe cộ ra vào bên trong khu trại. (Bên trong trại lính có một khoảnh sân rất rộng).

Chiếc xe đi đầu dừng lại khi tiếp cận đến mục tiêu, những người trong xe nhảy ra khống chế những người lính gác và tước vũ khí của chúng. Đúng lúc đó tôi chợt nhìn thấy, chếch về phía trước bên trái xe tôi khoảng hai mươi mét, một tốp tuần tra gồm hai tên lính có trang bị tiểu liên Thompson đang bước trên vỉa hè. Họ nhận ra ngay có chuyện bất thường ở cổng gác cách mình khoảng gần 60m. Tôi thấy - có thể đó chỉ là do tôi tưởng tượng - là chúng đang chuẩn bị nổ súng vào Ramirito, Montané và những người khác, lúc này cả đội đã khống chế và tước được vũ khí của bọn lính gác.

Chỉ trong tích tắc, hai ý nghĩ thoáng hiện lên trong đầu tôi: khống chế tổ lính tuần tra đang đe dọa những companeros của tôi, và tước vũ khí của hai tên lính đó. Khi tôi nhận ra hai tên lính đang giương súng ngắm về phía cổng, có nghĩa là chúng đang quay lưng về phía tôi, tôi cho xe giảm tốc độ và tấp lại gần chúng, để chuẩn bị khống chế bất ngờ. Vậy là tôi vẫn đang lái xe, tay phải giữ khẩu súng săn, tay trái cầm khẩu súng lục, và tôi ghé xe sát lại gần hai tên lính, cửa xe đã mở hé sẵn. Tôi định làm hai việc cùng một lúc: ngăn không cho chúng nổ súng về phía người của Ramirito và Montané, đồng thời tước ngay hai khẩu tiểu liên Thompson chúng đang cầm.

Thật ra vẫn còn một cách khác để giải quyết chuyện này, nhưng mãi về sau khi có nhiều kiến thức và kinh nghiệm hơn tôi mới ý thức được. Điều mà lẽ ra tôi nên làm khi ấy là mặc kệ hai tên lính và tiếp tục cơ động vào trong. Một khi hai tên lính nhìn thấy hết xe này đến xe khác nói đuôi nhau tăng tốc đi về phía chúng, chắc chắn là không đời nào chúng dám bắn. Nhưng khi ấy tôi đã không làm như vậy - những gì tôi làm là tiếp cận chúng từ phía sau với ý đồ tấn cồng bất ngờ. Nhưng khi tôi chỉ còn cách chúng khoảng hai mét, chắc chắn hai tên lính đã nghe thấy tiếng động cơ xe, vì chúng quay ngoắt lại, nhìn thấy xe của chúng tôi, và theo bản năng chúng đã chĩa thẳng súng vào chúng tôi. Thế là tôi lao thẳng xe vào hai tên và nhảy ra ngoài.

Người của tôi cũng nhảy ra theo. Những người ngồi trong đoàn xe chạy phía sau cũng làm giống hệt. Họ cứ đinh ninh là đã vào đến bên trong trại lính. Nhiệm vụ mà họ được phổ biến là chiếm khu phòng ngủ và lùa những tên lính ra khoảnh sân phía sau - chỉ cho chúng đi chân đất và mặc quẩn áo lót, nhất là khi còn chưa tình ngủ hẳn và lại không có vũ khí, chúng sẽ là tù binh của chúng tôi.

Chính vì sự cố này mà cuộc tấn công đã thất bại?

Sự xuất hiện của tổ tuần tra đó, theo tôi là để tăng cường công tác bảo vệ trong dịp lễ hội, chúng đi đi lại lại giữa cổng vào khu trại lính và phố Avenida Garzon, là điều mà chúng tôi không ngờ tới, và vì chúng đang ở rất gần cổng gác nên kế hoạch của chúng tôi đã bị ảnh hưởng cực kỳ nghiêm trọng. Chính vì tìm cách vô hiệu hóa và khống chế chúng - bằng cách tông thẳng xe vào hai tên lính - mà tất cả người của tôi đã ùa từ trong các xe phía sau ra, vũ khí lăm lăm trên tay. Một người lao ra cùng tôi ngay từ đầu, vì anh ta ngồi ở hàng trên bên cạnh tôi, và anh ta đã nổ súng - phát súng đầu tiên trong cuộc giao tranh bất ngờ đó. Và cứ thế, tiếng súng bắt đầu nổ dồn dập. Tiếng súng cứ thế lan khắp nơi và rồi còi báo động cất lên ầm ĩ - những âm thanh chát chúa, đến chói cả tai, thật không thể nào tin nổi. Tất cả những người ngồi trong đoàn xe phía sau đã đổ hết ra ngoài, theo đúng như kế hoạch, và đổ xô vào trong một dãy nhà tương đối rộng, được xây chẳng khác gì những khu nhà ngủ của trại lính Moncada. Hóa ra đó là Viện Quân y, và người của tôi cứ lao vào, đinh ninh rằng đó là mục tiêu chúng tôi cần đánh chiếm.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #61 vào lúc: 05 Tháng Bảy, 2013, 02:38:46 pm »

Vậy ra đó là tòa nhà không nằm trong danh sách mục tiêu cần tấn công?

Vấn đề là ở chỗ lẽ ra cuộc giao tranh phải được thực hiện ở bên trong khu trại lính chứ không phải bên ngoài. Và vì nhầm lẫn, một số người đã đánh chiếm nhầm mục tiêu. Đến khi chúng tôi nhảy ra khỏi xe thì tổ lính tuần tra đã biến mất. Tôi cũng vội nhảy bổ vào trong tòa nhà Bệnh viện để gọi những người đã quá hăng hái mà tấn công nhầm. Tôi gọi tất cả ra ngoài - vì họ vẫn còn đang ở tầng một. Công việc đó được tôi thực hiện trong thời gian rất ngắn. Thậm chí suýt nữa tôi đã kịp tổ chức lại đoàn xe sáu bảy chiếc đâu vào đấy như cũ, vì cho dù có trục trặc như vậy, nhưng trạm gác ở cổng ra vào đã bị khống chế thành công.

Nhóm của Ramirito và Montané đã chiếm xong bốt gác ở cổng, hạ dây xích xuống và cơ động vào trong một trong những trại lính trong khu tổ hợp đó. Sau đó họ hướng thẳng về phía kho vũ khí. Nhưng khi vào đến nơi họ mới phắt hiện ra kho súng bây giờ được dùng làm khu nhà ngủ cho Ban Quân nhạc của Trung đoàn. Rõ ràng là vũ khí ở đây trước kia đã được chuyển về Trại lính Trung tâm. Ở những trại lính xung quanh, không kịp phản ứng gì trước cuộc tấn công bất ngờ của chúng tôi.

Về phần mình, đội của Abel đã chiếm xong tòa nhà Bệnh viện, còn đội mà Raul tham gia chiếm xong tòa nhà Palacio de Justicia.

Nhưng đến lúc này thì mọi nguời đã nổ súng rồi.

Trong những phút đầu tiên, bọn lính vẫn còn cuống cuồng mặc quần áo - đi giầy tất, chạy tán loạn để tập hợp hàng ngũ và lấy vũ khí - thật ra chỉ có mấy tên lính ở các bốt gác khác là nổ súng thôi - nhưng chủ yếu là để gây tiếng ồn đánh động bọn đang ngủ. Lực lượng Vệ binh Nông thôn cũng ngủ trong một dầy nhà, lẫn với cả Trung đoàn quân đội chính quy. Tất nhiên là các binh lính đều không mang theo vũ khí khi đi ngủ, và trong những phút lộn xộn ban đầu, chúng cũng không có người chỉ huy - một số sĩ quan Trung đoàn còn đang ngủ ở nhà riêng. Không một ai, cả sĩ quan lẫn lính trong trại lính Moncada, biết chuyện gì đang xảy ra.

Cuộc giao tranh đã nổ ra bên ngoài doanh trại, và do vậy lợi thế to lớn nhất, quyết định nhất, là yếu tố bất ngờ đã không còn nữa.

Như tôi đã kể, tôi chạy vào trong tòa nhà Bệnh viện và cố gắng gọi mọi người ra rồi tổ chức lại các chiến sĩ của mình thành các nhóm nhỏ ngồi vào xe như cũ, với ý đồ lái thẳng vào Ban Tham mưu Trung đoàn, thì bất thình lình một chiếc xe từ phía sau lao vụt qua chúng tôi, lái thẳng về phía cổng doanh trại, rồi lùi lại cũng nhanh không kém và tông thẳng vào xe của tôi. Mọi chuyện diễn ra đúng như vậy! Hóa ra là một người trong đội, giữa lúc giao tranh dữ dội như vậy, đã nảy ra ý vọt lên trên để đột kích vào trong, nhưng không hiểu thế nào anh ta lại lùi lại và tông vào xe của tôi. Thế là tôi lại phải ra khỏi xe.

Trong những hoàn cảnh nguy cấp và bất ngờ như vậy, các chiến sĩ của chúng tôi đã chứng tỏ sự kiên cường và lòng dũng cảm. Những sáng kiến anh hùng của từng cá nhân được dịp phát huy, nhưng sẽ vô cùng khó khăn nếu muốn vượt qua được hoàn cảnh mà chúng tôi đã tạo ra. Cuộc giao tranh đã bắt đầu, trong khi tổ chức của chúng tôi đã ít nhiều bị gián đoạn và lộn xộn...

Chúng tôi đã mất liên lạc với nhóm đi trong chiếc xe đầu tiên đánh chiếm cổng gác. Những người của Abel và Raul, chúng tôi không sao liên lạc được, chỉ còn cách nghe tiếng súng nổ mà phổi họp hành động, lúc này tiếng súng từ phía chúng tôi mỗi lúc một yếu dần, trong khi kẻ thù đã nhanh chóng trấn tĩnh và tổ chức lại đội hình và đã bảo vệ được những vị trí của chúng. Đồng chí Gildo Fleitas - mà tôi đã kể qua về anh ấy cho ông - đang đứng rất bình tĩnh ở góc một tòa nhà gần nơi chúng tôi chạm trán với tốp lính tuần tra và quan sát tình hình vô vọng của chúng tôi. Tôi trao đổi với anh ấy trong vài giây. Đó là lần cuối cùng tôi nhìn thấy anh ấy. Ngay từ những giây phút đầu tiên bắt đầu cuộc giao tranh tôi đã nhận ra hoàn toàn không có cách nào cho chúng tôi hoàn thành được mục tiêu đề ra lúc đầu. Anh có thể chiếm một khu trại lính với một nhóm người như vậy nếu bọn lính đang ngủ say, nhưng với một doanh trại hơn 1000 lính đã thức dậy và lại được trang bị đầy đủ vũ khí - thì đừng có nghĩ đến chuyện đó làm gì. Ngoài tiếng súng nổ chát chúa, tôi còn nhớ như in những âm thanh đinh tai, nhức óc của tiếng còi báo động khiến kế hoạch của chúng tôi tan thành mây khói.

Và nó đã trở thành một “điệp vụ bất khả thi”.

Lẽ ra với kế hoạch ban đầu chúng tôi hoàn toàn có thể chiếm được khu trại lính. Giả sử bây giờ cần lên kế hoạch cho một nhiệm vụ tương tự, tôi cũng sẽ vẫn làm giống hệt như cũ. Sự khác biệt duy nhất, theo kinh nghiệm mà chúng tôi rút ra, là đừng có đếm xỉa đến bọn lính tuần tra làm gì. Có những ý nghĩ xuất hiện lướt qua trong đầu chũng ta chỉ trong tích tắc. Khi đó động cơ chính của chúng tôi là phải bảo vệ đồng đội của mình trong cơn nguy hiểm. Còn giả sử như xe của tôi mà cứ chạy vào trong thay vì dừng lại, thì chắc chắn lần lượt từng chiếc, từng chiếc một, tất cả số xe phía sau cũng sẽ chạy vào trong và hai tên lính gác đó chắc hẳn sẽ phải sợ phát khiếp vầ không dám ho he gì - chúng sẽ không đời nào dám nổ súng. Lẽ ra cách tốt nhất để ngăn chúng không dám bắn Ramirito và Montané cùng người của họ là để chúng nhìn thấy một đoàn dài những chiếc xe đang lao vào trong, khiến chúng bị bất ngờ vì cuộc tấn công táo bạo của chúng tôi. Lẽ ra chúng tôi đã có thể chiếm doanh trại đó một cách dễ dàng. Nếu anh từ trong xe lao ra với bộ quân phục của một Hạ sĩ quan, với khẩu súng trên tay và anh quát đanh giọng, “Tất cả nằm úp mặt xuống!” thì chắc chắn anh sẽ chiếm được Sở Chỉ huy của Trung đoàn. Trong khi đó Abel và những người khác hẳn đã chiếm xong mục tiêu được phân công, và sẽ đứng yểm trợ từ phía sau của khu trại lính. Lẽ ra kế hoạch phải là như vậy.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #62 vào lúc: 05 Tháng Bảy, 2013, 02:42:53 pm »

Vậy ông đã quyết định ra lệnh rút lui vào lúc nào?

Tiếng súng vẫn nổ rất rát. Tôi đã giải thích cho ông một cách khá chi tiết về những gì diễn ra rồi đấy. Nhưng giờ đây khi nhớ lại một cách trung thực và hoàn toàn khách quan, tôi nghĩ chắc tất cả chỉ diễn ra trong vòng ba mươi phút là cùng, có lẽ còn không đến, sau đó tôi buộc mình phải chấp nhận thực tế rằng không thể nào hoàn thành được mục tiêu đã đề ra. Tôi biết rõ những chi tiết của kế hoạch hơn bất kỳ ai khác, và tôi biết cần đưa ra quyết định rút lui trong hoàn cảnh nào. Chính tôi đã nghĩ ra và xây dựng tất cả các chi tiết của kế hoạch tấn công.

Cuối cùng cũng đến lúc tôi bắt đầu phát lệnh rút lui. Tôi đã làm gì ư? Tôi đang đứng ngay giữa phố, không cách xa cổng gác là mấy. Trên tay tôi là khẩu súng trường .22, còn trên nóc nhà của một trong những tòa nhà chính trong trại lính là một khẩu súng máy cỡ nòng .50 có khả năng phong tỏa toàn bộ con phố, vì khẩu súng được hướng thẳng về phía này. Một bóng người đang loay hoay trên đó, rõ ràng là hắn ta chỉ có một mình và trông như một con khi đang loay hoay lắp đạn vào khẩu súng máy và khai hỏa. Tôi buộc phải làm gì đó với hắn ta trong lúc người của tôi lên xe và rút lui. Cứ mỗi lần hắn định sử dụng khẩu súng máy, tôi lại bắn cho hắn một phát. Ông có thể hình dung là tôi theo dõi hắn rất sát và bắn rất quyết liệt.

Cuối cùng tôi không còn nhìn thấy ai trong đội của mình nữa, tất cả đều đã lên xe. Tôi trèo lên chiếc xe cuối cùng và trong khi tôi đang ngồi đó, trên băng ghế sau phía bên phải xe, thì đột nhiên một người của tôi xuất hiện - anh ta vừa mới xuất hiện và rõ ràng là anh ta sẽ bị bỏ lại phía sau. Xe đã chật kín người, nhưng tôi đã chui ra và nhường cho anh ấy chỗ của tôi. Và tôi ra lệnh cho chiếc xe nổ máy chạy ngay.

Và rồi tôi đứng đó, chơ vơ giữa phố, hoàn toàn chẳng có ai, đơn độc một mình. Có nhiều chuyện thật khó tin vẫn xảy ra trong những hoàn cảnh trớ trêu như vậy. Tôi đứng đó, hoàn toàn cô độc giữa con phố ngay phía trước cổng ra vào của khu trại lính. Không cần phải nói chắc ông cũng hiểu rằng vào thời khắc đó tôi hoàn toàn không quan tâm đến cái chết... Và cũng rất bất ngờ, tôi lại được cứu bởi một chiếc xe khác. Tôi cũng không biết làm thế nào, và tại sao, nhưng có một chiếc chạy về phía tới, nó dừng ngay sát chỗ tôi đứng và đón tôi lên. Đó là chiếc xe của một trong những thanh niên người Artemisa, cậu ta đang lái một chiếc xe chở vài đồng chí khác trong đó, và cậu ta đã lái xe quay lại cứu tôi. Sau này tôi không bao giờ có cơ hội hỏi cậu ta về chi tiết lần giải cứu đó - đơn giản là vì chẳng lúc nào có dịp. Từ đó đến nay tôi vẫn luôn ước ao được nói chuyện với người đồng chí đó để hỏi tại sao và làm thế nào anh ấy lại quay lại giữa cảnh địa ngục đẩy chết chóc đó để cứu tôi. Nhưng rồi vì bận bịu không biết bao công việc, vả lại ai mà chẳng nghĩ mình sẽ sống đến 100 tuổi, thiếu gì dịp mà hỏi cơ chứ... Vậy mà thật không may là người đồng chí ấy đã qua đời cách đây hơn mười năm.

Ông ấy có ở cùng nhóm với ông không?

Có, cũng là một người cùng nhóm của tôi. Hình như anh ấy đã nhận ra là tôi bị bỏ lại phía sau thế là anh ấy lái xe quay lại cứu. Anh ấy là một trong những người rút ra đầu tiên, nhưng có lẽ đến một lúc nào đó anh ấy chợt nhận ra là tôi vẫn còn bị kẹt, vậy là anh ấy đã quay lại tìm tôi. Phải có người viết một tác phẩm gì đó, một testimonio 1 hoặc cái gì đó về câu chuyện này.

Trước đó đúng là tôi chỉ còn đơn độc một mình... Tôi có một khẩu súng trường .22, tất cả chỉ có vậy, và tôi hoàn toàn không thể biết những gì đang chờ đợi mình phía trước, hoặc kết cục của cuộc đối đầu không cân sức đó sẽ như thế nào... Tất nhiên rất có thể tôi cũng sẽ tìm cách rút lui qua một con hẻm hoặc tìm đường nào đó.

Vậy ông có nổ phát súng nào trong suốt cuộc tấn công không?

Có chứ, tôi bắn mấy phát liền vào một tên lính đang loay hoay sử dụng khẩu súng máy cỡ .50 trên nóc nhà trại lính - hắn không có cơ hội bắn một phát nào.

Vì ông đã ngăn cản hắn?

Đúng vậy. Cứ mỗi lần hắn loay hoay xung quanh và tìm cách sử dụng khẩu súng máy, tôi lại bắn một phát, thế là hắn lại phải tìm chỗ nấp. Rồi vài giây sau hắn lại thò đầu lên tìm cách bắt khẩu súng máy làm việc thì tôi lại bắn phát tiếp theo. Hắn cố gắng tìm cách sử dụng khẩu súng mấy lần liền, nhưng tôi cũng không biết nữa, có thể hắn đã đổi ý và không dám dùng đến nó nữa, vì mọi chuyện xảy ra đúng như tôi vừa kể. Và trong khi tôi đang bận bịu với việc kiềm chế tên lính sử dụng súng máy trên nóc nhà, đoàn xe của chúng tôi bắt đầu rút, với các đồng chí đã tham gia cùng tôi trong cuộc tấn công nhằm đánh chiếm khu trại lính.

Trong những hoàn cảnh nguy ngập như vậy, con người ta thường hành động theo phán đoán của chính mình. Tôi tin rằng chàng thanh niên người Santana đó đã tự quyết định quay lại cứu tôi. Hoàn toàn không có ai ra lệnh cho anh ấy làm như vậy. Anh ấy đã lái xe quay lại, dừng sát ở chỗ tôi đứng và đón tôi lên. Chiếc xe cũng chật cứng, nhưng tôi bảo, “Cứ chạy ra đường El Caney”. Đã có vài chiếc xe khác đang dừng gần con phố gần đó, chờ đón những người ra sau như chúng tôi. Nhưng thật tệ là một hai xe dẫn đầu không biết phố El Caney ở chỗ nào, thế là thay vì chạy thẳng tới phố Avenida Garzon qua Vista Alegre, họ lại rẽ phải, về Siboney. Có ba hay bốn xe gì đó; chiếc quay lại đón tôi là chiếc thứ hai hoặc thứ ba thì phải trong đoàn xe nhỏ hôm ấy.

Tôi biết El Caney rõ như lòng bàn tay - đó là nơi từng diễn ra một trận đánh quan trọng trong Chiến tranh Độc lập năm 1898. Ở đó cũng có một trại lính khá nhỏ. Ý định của tôi là lái thẳng tới đó, tấn công bất ngờ và chiếm lấy trại lính này, nhằm mục đích yểm trợ cho những người ở Bayamo. Tôi hoàn toàn không biết chuyện gì đang xảy ra ở Bayamo. Tôi đinh ninh là họ đã chiếm được căn cứ ở đó. Và đó là mối quan tâm lớn nhất của tôi khi ấy. Nhưng những người của tôi vừa mới chịu một thất bại nặng nề, nên sẽ rất khó thuyết phục họ tiếp tục hành động ngay.


---------------------------------------------------------
1. Cách diễn đạt đặc trưng của khu vực châu Mỹ La-tinh, testimonio là ký ức về một sự kiện hay một thời kỳ đặc biệt nào đó rất ít xảy ra trong cụôc đời và được tác giả - chủ nhân kể lại với quan điểm riêng của mình. Đó là quan điểm của cá nhân về một thời khắc, giai đoạn hay một sự kiện lịch sử nào đó; cách kể chuyện “đi ủng trên đất”, như cách nói tiếng lóng mà giới truyền thông thường dùng.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #63 vào lúc: 05 Tháng Bảy, 2013, 02:47:08 pm »

Vậy những đội khác thì sao?

Về đội đi cùng với tôi lúc đầu thì khi rút lui, chúng tôi không nhìn thấy ai cả. Sau đó chúng tôi mói biết rằng một số người, như Pedro Miret đã ẩn náu đâu đó, nhưng chúng tôi cũng không chắc lắm - hoàn toàn không thể liên lạc được với họ.

Còn nhóm đánh chiếm Palacio de Justicia đã nhận ngay ra tình hình đang diễn ra và người phụ trách đã quyết định rút xuống cùng toàn đội, trong đó có cả Raul. Trên đường họ thoát ra có một tên Hạ sĩ quan chỉ huy một đám lính, và chúng đã bắt họ đầu hàng. Người chỉ huy đội của chúng tôi đã nộp vũ khí, và cả Raul cũng vậy, những người khác cũng làm theo, nhưng đúng lúc đó Raul đã cứu cả bọn, và tự cứu chính mình nữa. Em trai tôi đã hành động rất nhanh, rất rất nhanh là khác - tên Hạ sĩ quan đang chĩa súng ngắn vào họ, nhưng Raul nhận thấy là tay hắn đang run lẩy bẩy, thế là Raul giật lấy khẩu súng và chĩa ngược vào phía bọn lính, vậy là bọn bắt tù binh lại trở thành tù binh! Nếu em trai tôi không hành động dũng cảm và quyết đoán, thì chắc chắn cả đội sẽ phải chịu chung hậu quả như tất cả những người khác trước kia: tra tấn và hành quyết... Khi họ ra khỏi tòa nhà, họ tìm đường thoát - một nơi nào đó để đi, nơi nào đó để thay quần áo, cao chạy xa bay, và sau đó họ giải tán mỗi người một đường.

Các ông có lường trước tình huống đó không?

Không, chúng tôi hoàn toàn không lường trước được chuyện này.

Nhưng giả sử có chuyện trục trặc, phải có phương án rút lui chứ?

Không, không. Trong một chiến dịch táo bạo như vậy, như tôi đã giải thích từ đầu đến giờ, anh làm thế nào mà rút lui được một khi đã vào trong khu trại lính và không khống chế được bọn lính bên trong? Chúng có bốt gác ở bất kỳ lối vào lối ra nào - làm sao mà có thể rút lui được?

Mặc dù vậy, có thể nói chúng tôi đã ít nhiều hoàn thành được một điều quan trọng, đó là tạo ra được yếu tố bất ngờ, mọi việc vẫn diễn ra theo đúng dự kiến trước khi chúng tôi chạm trán tốp lính tuần tra đó, và ở đời có ai học hết được chữ ngờ. Nhưng tôi hoàn toàn không mảy may nghi ngờ rằng tất cả bọn lính trong trại sẽ bị bắt làm tù binh (nếu mọi việc diễn ra theo kế hoạch), có lẽ là chỉ sau vài phút bắt đầu tấn công, như tôi đã nói. Chắc chắn thể nào chúng cũng nhầm lẫn vì chúng tôi đã ngụy trang cẩn thận với những bộ quân phục Hạ sĩ quan.

Vậy khi chứng kiến tình hình như vậy, người của Abel có kịp rút ra không?

Không, họ vẫn ở lại đó, chờ đợi, vì những người trong Bệnh viện tìm cách bảo vệ họ. Tất cả mọi người trong Bệnh viện đều ra sức bảo vệ và ủng hộ họ - họ cải trang cho người của tôi và tìm cách bảo vệ những người này khi biết chắc rằng cuộc tấn công đã thất bại và ai cũng đinh ninh là tất cả chúng tôi đã chết. Thật ra khi ấy tôi rất yên tâm về nhóm này vì Abel nắm kế hoạch tấn công rất chi tiết. Mối quan tâm đầu tiên khi chiếc xe kia quay lại cứu tôi là làm thế nào để yểm trợ cho đội đang đánh chiếm trại lính ở Bayamo.

Chắc ông sẽ phải nói chuyện với Melba, ông ấy còn nhớ mọi chi tiết, vả lại tất cả những chuyện này đã được viết thành sách rồi - rất lâu rồi tôi mới lại nói tới chuyện này. Tên của nhà sử học từng viết về sự kiện này từ những năm đầu. Ông ấy nắm toàn bộ câu chuyện, vì ông ấy hỏi tất cả những người tham gia. Tên ông ấy là gì ấy nhỉ? Cái ông người Pháp viết cuốn sách lịch sử ấy?

Robert Merle. Một tác phẩm tuyệt vời. Nhưng tôi quan tâm đến câu chuyện do chính ông kể cơ, theo trải nghiệm của cá nhân ông.

Đúng, thật ra tôi cũng không có cơ hội kể cho Merle những gì tôi đang kể với ông.

Vậy con số thương vong từ phía người của ông là thế nào?

Có năm người hy sinh trong lúc giao tranh và thêm năm mươi sáu người nữa bị giết hại sau này. Năm người hy sinh ngay hôm ấy là Gildo Fleitas, Flores Betancourt, Carmelo Noa, Renato Guitart và Pedro Marrero. Hầu như tất cả đều đi trong chiếc xe đầu tiên, những người xông vào chiếm tòa nhà đầu tiên trong trại lính sau khi đã khống chế cổng gác. Tuy nhiên cũng có vài người sống sót. Khoan đã... Gildo không ở trong nhóm đầu, vì anh ấy đã ở cùng tôi khi chúng tôi đang tìm cách tập hợp những chiếc xe lại để tiếp tục lao vào trong trại lính.

Chắc hẳn các ông phải rất suy sụp vì tình hình như vậy.

Vào lúc đó tôi chán nản khủng khiếp trước những gì đã xảy ra. Nhưng tôi vẫn quyết tâm tiếp tục cuộc đấu tranh. Tôi nói, “Chắc những đồng đội của chúng ta ở Bayamo đang nóng lòng chờ đợi”, ông biết đấy, tôi cứ đinh ninh là họ đã chiếm được trại lính ở đó rồi  . Vì vậy như tôi đã nói, ý định của tôi là đưa đoàn xe tới trại lính nhỏ ở El Caney và tấn công vào đó, để yểm trợ cho các đồng chí ở Bayamo, để tạo ra tình hình chiến sự căng thẳng ở quanh khu vực Santiago de Cuba. Đúng vậy, ý tưởng của tôi là chạy thẳng theo đường lớn tới El Caney, khi đó chúng tới vẫn còn hai mươi người. Nhưng như tôi đã kể ở trên, chiếc xe đi đầu đi nhầm đường và rẽ phải, thế là những chiếc còn lại cũng đi theo nốt. Không còn cách nào để quay đoàn xe lại và tiến hành cuộc tấn công vào El Caney trước khi địch phát hiện ra những gì vừa xảy ra ở Moncada. Ông thấy đấy, tôi không cầm lái, tôi được một chiếc xe khác đón lên mà.

Khi đó các ông vẫn mặc nguyên quân phục?

Đúng vậy, tất cả chúng tôi.

Vậy các ông còn mang theo vũ khí không?

Tất cả mọi người vẫn còn giữ nguyên vũ khí của mình, đến tận phút cuối cùng, thậm chí cả nhiều ngày sau đó.

Khi đó các ông có quay lại trang trại không?

Có, chúng tôi quay về Siboney để tập hợp lại lực lượng sau cuộc tấn công. Đã có vài chiếc xe quay về đó trước và không khí đang rất lộn xộn - người thì muốn đi tiếp, người thì muốn thay quân phục ra. Một số người đang cất giấu vũ khí, có cả những người bị thương, một số người còn không thể cử động nổi... Một khung cảnh thật đáng buồn.

Tôi về tới nơi và cố tìm cách thuyết phục một nhóm... tính cả tôi là tất cả có mười chín người trốn vào trong vùng núi. Tôi không thể làm gì để yểm trợ cho những đồng đội ở Bayamo. Tôi không sẽ không đời nào chịu bỏ cuộc. Tôi sẽ không bao giờ chịu đầu hàng hay chùn bước - chuyện đó hoàn toàn vô lý, đơn giản là vì trong đầu chúng tôi không hề có ý nghĩ đó, cho dù chúng tôi có thể bị giết đi chăng nữa.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #64 vào lúc: 23 Tháng Bảy, 2013, 04:16:01 pm »

5

NỀN TẢNG CỦA CUỘC CÁCH MẠNG


Bolívar - Chế độ nô lệ và nền độc lập - Những người chủ trương tự trị và thân Mỹ
- Hai cuộc Chiến tranh giành độc lập - Carlos Manuel de Cespedes
- Maximo Gomez - Antonio Maceo - José Marti


Thưa Tư lệnh, năm 2003 không chỉ là kỷ niệm lần thứ 150 ngày sinh José Marti mà còn kỷ niệm lần thứ 50 cuộc tấn công vào trại lính Moncada. Liệu có thể nói rằng ngày 26 tháng 7 năm 1953 đánh dấu sự khởi đầu của Cách mạng Cuba?

Nói như vậy cũng không hoàn toàn chính xác, bởi vì Cách mạng Cuba bắt đầu bằng cuộc Chiến tranh giành độc lập lần thứ nhất năm 1868, nổ ra ở tỉnh Oriente ngày 10 tháng 10 năm đó. Cuộc chiến được chỉ huy bỏi một người Cuba rất dày dạn kinh nghiệm và được học hành bài bản, Carlos Manuel de Cespedes 1. Ở khu vực đó, chế độ nô lệ không còn phổ biến cho lắm. Trong khi đó, chế độ nô lệ vẫn còn hết sức nặng nề ờ khu vực miền tây của đất nước, đó là nơi tập trung những đồn điền cà phê và sau đó là những đồn điền mía khổng lồ. Những đồn điền như vậy ở Cuba đã phát triển rất nhanh sau cuộc nổi dậy của những người nô lệ trong các đồn điền Pháp.

Tức là cuộc nổi dậy của nô lệ ở Haiti 2, năm 1791?

Đúng vậy, chính xác ở ở Haiti. Sau đó rất nhiều chủ đất người Pháp đã chuyển sang Cuba, chủ yếu là ở tỉnh Oriente, nơi rất gần với Haiti - hai hòn đảo chỉ cách nhau có eo biển hẹp tên là Winward, người ta vẫn gọi như vậy.

Từ trước đến nay vẫn có sự giao thương qua lại, thậm chí là từ thời thổ dân bản địa, giữa Cuba và khu vực ngày nay là Haiti, ở mạn phía tây của hòn đảo mà trước kia được người Tây Ban Nha đặt tên là Hispaniola. Những bộ tộc đó, chủ yếu là người Caribê, thiện chiến hơn nhiều so với các nhóm thổ dân khác, đã rất kiên cường chống lại người Tây Ban Nha, và nhiều lần họ đã phải vượt qua eo biển sang phần phía đông của Cuba để rút lui trước sự tấn công của người Tây Ban Nha vào lãnh thổ của mình.

Vì vậy khi quá trình chinh phục và thực dân hóa Cuba bắt đầu, đã có rất nhiều thổ dân ở đây là những người từng vượt biển từ Hispaniola sang, và những người này lại tiến hành đấu tranh vũ trang trong khu vực miền đông đó. Một người có tên là Hatuey. Hatuey là một trong những nhân vật lịch sử lỗi lạc nhất của Cuba, người đầu tiên phát động một cuộc kháng chiến chống sự xâm lược của người Tây Ban Nha, vì về cơ bản các bộ tộc thổ dân bản địa của chúng tôi rất ôn hòa. Những kẻ xâm lược conquistadores Tây Ban Nha đã tới đây với ngựa chiến, gươm thép, nỏ sắt, súng hỏa mai và đủ các loại vũ khí khác, vì vậy nhưng người thổ dân không thể chống cự nổi, nhưng ít nhất thì cũng có nhiều người không chịu khuất phục.

Hồi đó sự chênh lệch về tiến bộ công nghệ là quá lớn.

Người Tây Ban Nha đến đây với lịch sử chiến tranh hơn 800 năm phía sau mình, và họ đổ bộ tràn ngập hòn đảo này, với những chiến binh conquistadores, những kẻ chinh phục. Người Tây Ban Nha từng có kinh nghiệm chiến tranh giành độc lập, chống lại sự chiếm đóng của người A rập.

Ông vừa nhắc đến sự nổi dậy của những người nô lệ ở Haiti.

Năm 1791, khi cuộc khởi nghĩa của nô lệ dưới sự lãnh đạo của Toussaint L'Ouverture nổ ra ở Haiti, tại đó có khoảng 400 nghìn nô lệ. Vài trăm người - có thể là hai hoặc ba nghìn người cũng nên nhưng về sau chỉ có cả thảy vài trăm người - gồm các chủ đồn điền người Pháp và những chủ nô đã bỏ chạy sang Cuba. Một số người còn mang theo những nô lệ cũ của mình, và họ lại định cư ở phần phía đông của hòn đảo (Cuba).

Trong khi ở những vùng khác của Cuba không còn chế độ nô lệ?

Tôi đã khẳng định rằng nơi mà chế độ nô lệ còn thâm căn cố đế nhất chính là ở vùng miền tây. Còn ở tỉnh Oriente (miền Đông) cũ trước kia, cũng có một số nô lệ, nhưng với quy mô nhỏ hơn nhiều, vì nền sản xuất nông nghiệp ở đây chủ yếu tập trung vào chăn nuôi gia súc và canh tác quy mô nhỏ. Chính miền đông Cuba mói là nơi có số lượng chủ đất đơn lẻ đông nhất; đứng thứ hai là Camaguey, với những dải đồng bằng rộng mênh mông, chủ yếu dành cho việc chăn nuôi gia súc, và cũng hầu như không có nô lệ.

Nhưng từ trung tâm hòn đảo hắt về phía tây, rất nhiều đồn điền cà phê và đồn điền mía vẫn còn hoạt động trên cơ sở chế độ sở hữu nô lệ, và ở hai tỉnh Matanzas cũng như Havana trước đây có hàng trăm đồn điền mía nhỏ, hầu hết hoạt động và canh tác bằng sức kéo của gia súc. Cuba trở thành nước sản xuất và xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới (sau cuộc nổi dậy của nô lệ ở Haiti), vì nó chiếm lĩnh nốt thị phân cà phê do Haiti giữ trước kia.

Trong những năm 1840, hai cơn bão khủng khiếp đã quét sạch các đồn điền cà phê, nhưng mía thì có khả năng chịu bão và hạn hán tốt hơn nhiều - nói chung đó là một loại cây trồng an toàn hơn. Một cơn bão có thể giảm 20 đến 25% sản lượng mía, nhưng về cơ bản toàn bộ đồn điền vẫn khõng bị ảnh hưởng gì. Đó là loại cây trồng tốt hơn, nhưng lại cần nhiều, rất nhiều nô lệ.

Vào thời đó, tức là khoảng hai mươi đến ba mươi năm trước khi nổ ra cuộc Chiến tranh giành độc lập lần thứ nhất, năm 1868, có xấp xỉ 300 nghìn nô lệ trên toàn đất nước Cuba.

---------------------------------------------------------
1. Carlos Manuel de Cespedes (1819-1974) sinh ra ở Bayamo, Cuba. Năm 1840, ông bắt đầu học luật ở Tây Ban Nha. Từ 1842 đến 1844 ông chu du châu Âu, Thổ Nhĩ Kỳ, Palestine, Ai Cập. Năm 1944, ông quay lại Mayamo và hành nghề Luật sư. Ông tham gia vào vụ nổi dậy Pozas và bị bắt tù. Ngày 10 tháng 10 năm 1868, trong khu trồng mía La Demajagua của mình, trước lời kêu gọi “Nước Cuba tự do, trường tồn!”, ông cầm súng, giải phóng nô lệ và ký tuyên bố một nước Cuba độc lập. Ngày 20 tháng 10, ông chiếm Bayamo. Ngày 27 tháng 12, ông ký tuyên bố phản đối ché độ nô lệ. Năm 1869, ông được tôn lên làm Tổng thống nước Cộng hoà. Năm 1873, ông bị phế truất sau cuộc họp của các đại diện ở Jijagual. Ông hy sinh trong khi đang chiến đấu vào ngày 27 tháng 2 năm 1874.

2. Năm 1791, trên hòn đảo Hispaniola (ở phía tây, ngưòi Pháp lúc đó gọi là St-Domingue), có khoảng 100.000 người Pháp sở hữu tới 7.800 khu trồng mía và hơn 500.000 nô lệ. Ngày 14 tháng 8, những nô lệ này với tư tưởng của cuộc Cách mạng Pháp bắt đầu một cuộc nổi dậy dưới sự lãnh đạo của Toussaint L”Ouverture, được mệnh danh là “Spartucus da đen”. Cuộc chiến kéo dài 13 năm. Napoleon (lúc đó đã cưói Josephine, con gái của gia đình Creole đén từ đảo Martinique của Pháp) cử một đạo quân gồm 43.000 lính đến trán áp vụ nổi dậy. Ngày 18 tháng 11 năm 1803, trong trận Vertieres, những ngưòi nổi dậy thất bại trước quân Pháp. Cuộc chiến để lại hậu quả thảm khốc: 150.000 nô lệ và 70.000 quân Pháp bị chết. Ngày 1 tháng 1 năm 1804, ở thành phố Gonaives, người Pháp tuyên bố tự do và hòn đảo Hispaniola trở lại với tên cũ của người Anh-điêng là Haiti.


Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #65 vào lúc: 23 Tháng Bảy, 2013, 04:21:23 pm »

Trong tổng dân số là bao nhiêu?

Tôi không thể nói chính xác, nhưng tôi ước tính vào khoảng từ một đến một triệu rưỡi người gì đó, gồm cả những người nô lệ. Những phần còn lại trong dân số Cuba khi đó là con cháu của những người Tây Ban Nha thuộc thời kỳ thực dân hóa đầu tiên, họ được gọi là những người Tây Ban Nha “crillo”, hầu hết đều là chủ đất và sở hữu các đồn điền, tiếp theo là những người mestizo có bố là người Tây Ban Nha, mẹ là người thổ dân, và cuối cùng là những người lai giữa Tây Ban Nha, thổ dân và người da đen. Những người Tây Ban Nha kiểm soát bộ máy chính quyền của hòn đảo, khống chế hoạt động thương mại, duy trì trật tự và bộ máy quốc phòng.

Số lượng nô lệ lớn nhất tập trung ở các đồn điền trồng mía, do các crillo sở hữu. Đây là thực tế có ảnh hưởng rất to lớn, vì sau những cuộc chiến tranh giành độc lập của các nước Nam Mỹ, Tây Ban Nha chỉ còn lại hai thuộc địa là Cuba và Puerto Rico ở bán cầu tây này. Mặc dù có một phong trào độc lập ở Santo Domingo năm 1821, phong trào này còn tuyên bố đoàn kết chiến đấu với Colombia của Simón Bolivar, nhưng Tây Ban Nha vẫn chiếm lại Hispaniola một thời gian trong thế kỷ 19. Nhưng (ở Hispaniola, nay là Cộng hòa Dominica, hồi đó là Santo Domingo), những cuộc chiến tranh chủ yếu nổ ra để chóng lại nước Haiti láng giềng hơn là chống lại sự thống trị của Tây Ban Nha để giành độc lập. Trong khoảng 1850-1860, nói chung là vài năm trước khi cuộc Chiến tranh Độc lập lần thứ nhất của chúng tôi nổ ra, đã có khá nhiều người Dominica di cư sang Cuba. Một số người đã từng phục vụ trong quân đội Tây Ban Nha, nên họ tới Cuba với tư cách là công dân Tây Ban Nha, mặc dù họ sinh ra và lớn lên ở Santo Domingo. Họ có kinh nghiệm quân sự, và sau đó - khi họ trở thành những campesinos, những nông dân - họ tham gia cùng hàng ngũ với những người Cuba yêu nước.

Cuộc Chiến tranh Độc lập lần thứ nhất đã diễn ra như thế nào?

Chiến tranh năm 1868 bắt đầu với một nhóm chủ đất. Họ được học hành đầy đủ, và nói chung là khá am hiểu vẻ tình hình chính trị. Nhiều người trong đó là Luật sư. Họ là những người có tư tưởng tự do, họ muốn độc lập, và phần đông họ đều là những chủ nô nhỏ - một số người sở hữu những đồn điền mía. Còn những đồn điền cà phê lớn nơi tập trung phần lớn nô lệ, chỉ có ở khu vực Guantánamo, ở phía đông, gần Haiti.

Lãnh đạo phong trào cách mạng independentista (độc lập) là một người đặc biệt giỏi giang và xuất chúng, Carlos Manuel de Cespedes như tôi đã nói, ông ấy cũng có một đồn điền mía nhỏ. Âm mưu khỏi nghĩa bắt đầu trước tiên ở tỉnh Camaguey và sau đó lan ra, lôi kéo được hầu hết các chủ đất ở vùng phía đông hòn đảo. Tất nhiên là những âm mưu như vậy không sớm thì muộn bao giờ cũng bị phát hiện, và chính quyền thực dân ban bố lệnh bắt giữ những người liên can, nhưng những người Lãnh đạo cách mạng có bạn bè làm ở bưu điện. Carlos Manuel de Cespedes biết rằng mình sắp bị bắt nên ông đã chuyển ngày khởi nghĩa lên sớm hơn - cuộc khởi nghĩa nổ ra ngày 10 tháng 10 năm 1868 ngay tại đồn điền mía của ông. Ông giải phóng cho những người nô lệ của mình. Cũng không nhiều lắm, nhưng ông đã giải phóng cho họ mà không hề băn khoăn lấy một giây, qua đó bắt đầu cuộc cách mạng nhằm lật đổ chế độ sở hữu nô lệ ở Cuba.

Ngày đó việc giải phóng nô lệ có phổ biến không?

Không, hoàn toàn không, vì vậy phải nói đó là một hành động vĩ đại, có thể nói đó là một sự hào phóng vô tiền khoáng hậu, trái ngược với những gì xảy ra ở Nam Mỹ. Vì ở Nam Mỹ, khi Chiến tranh Độc lập của họ nổ ra năm 1810 - sau sự kiện quân Pháp chiếm đóng Tây Ban Nha và một nền quân chủ mói được thiết lập khi Napoleon đưa em trai mình là Joseph Bonaparte lên ngai vàng Tây Ban Nha - các thuộc địa của Tây Ban Nha đã nổi dậy, không phải là để chống mẫu quốc Tây Ban Nha mà chống lại nền quân chủ do Napoleon áp đặt, đó là lý do tại sao lại hình thành nên những junta (Uỷ ban Hành chính) yêu nước ở Nam Mỹ, tập trung ở những thuộc địa của Tây Ban Nha trước kia.

Một trong những junta đầu tiên như vậy được thành lập ở Venezuela, trong tháng 4 năm 1810, mang tên “Phong trào Bảo hoàng vì Fernando VII” - đó chính là vị vua Tây Ban Nha đã bị Napoleon phế truất. Trước đó đã có tiền thân của phong trào độc lập cho Venezuela, dưới sự lãnh đạo của Francisco de Miranda 1, một nhân vật nổi tiếng.

Miranda thậm chí còn tham gia cả Cách mạng Mỹ, tức là cuộc chiến giành độc lập của chính nước Mỹ từ tay người Anh, vì hồi đó Tây Ban Nha dưới sự trị vì của Charles III đã cử những binh sĩ sinh ra ở Nam Mỹ trong đó có cả những người từ Cuba - người da đen, người lai và người Tây Ban Nha crillo - tham gia chiến đấu vì sự độc lập của các thuộc địa (Bắc Mỹ). Đó là vào năm 1776, trước khi cuộc Cách mạng Pháp thành công mười ba năm sau đó, tức là vào năm 1789. Lafayette, một lãnh đạo tương lai của Cách mạng Pháp, cũng tham gia trong cuộc chiến tranh giành độc lập của Mỹ, cũng rất nhiều người Tây Ban Nha tình nguyện 2. Tất nhiên là sự cạnh tranh giữa Pháp và Anh khi đó là vô cùng khốc liệt, Tây Ban Nha lại đứng về phía Pháp. Vì vậy có cả những người Cuba, tức là những người Tây Ban Nha sinh ra ở Cuba, tham gia chiến đấu cho nền độc lập của nước Mỹ.

Nhìn lại lịch sử chúng ta có thể thấy rất nhiều mối liên hệ kỳ lạ... Miranda, một sĩ quan quân đội Tây Ban Nha, sinh ra và lớn lên ở Venezuela, lại quyết định từ bỏ quân đội thuộc địa khi đang đồn trú ở Cuba, và chính tại Havana này ông đã bắt đầu cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân-đế quốc dẫn dắt ông đến ý tưởng thành lập nên nước Colombia sau này - có nghĩa là ý tưởng giải phóng và thống nhất tất cả dân tộc thuộc địa thành một khối chính trị độc lập. Ông chuyển sang Pháp, trở thành một nhà chỉ huy quân sự tên tuổi bên cạnh những nhà lãnh đạo của Cách mạng Pháp, và chiến đấu chống lại những kẻ đang rắp tâm xâm lược nước Pháp cách mạng - tên tuổi của ông trở nên nổi tiếng. Tuy nhiên có lúc ông cũng bị thất sủng, như rất nhiều trường hợp khác trong cách mạng Pháp, và đã có lúc suýt nữa ông bị đưa lên máy chém. Nhưng rồi Chính quyền cách mạng cũng nhận ra sai lầm của mình. Chính những gì ông cống hiến hết mình để phục vụ nước Pháp đã cứu ông. Ông đã đi khắp châu Âu, đã trở nên nổi tiếng, và chính ông là người đi tiên phong cho phong trào độc lập ở Nam Mỹ. Thậm chí ông còn quay về Venezuela để bắt đầu cuộc đấu tranh; đó là vào tháng 8 năm 1806.

----------------------------------------------------------
1. Từ 1779 đến 1781, Francisco Miranda (Caracas, Venezuela 1750 - Cadiz, Tây Ban Nha, 1816), nhà yêu nước người Tây Ban Nha tham gia quân đội Tây Ban Nha trong cuộc chiến giành độc lập của các nước thuộc địa của Anh, cuộc Cách mạng châu Mỹ từ 1779 đến 1781. Trở thành một vị tướng ở Pháp, ông tham gia các chiến dịch của Napoleon. Năm 1806, ông đưa một đội quân đến Venezuela để giúp nước này tuyên bố nền cộng hoà, và ở Caracas, năm 1811, ông ủng hộ tuyên bố độc lập của Venezuela. Năm 1812, ông bị quân Tây Ban Nha đánh bại và bị đưa về Cadiz, Tây Ban Nha cầm tù, ông chết trong tù.

2. Một trong những người nổi tiếng nhất là Bernardo de Galvez (1746-1786), trong chiến dịch năm 1779, ông đánh chiếm bến cảng Manchac, Baton Rouge và Natchez, ông còn đánh chiếm cả Mobile (1780) và Pensacola (1781), do đó, đã ngăn chặn được quân Anh ở Ca-ri-bê đến tiếp viện cho Cornwallis trong trận Yorktown, nơi diễn ra trận chiến cuối cùng giữa quân Anh và quân Cornwallis.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #66 vào lúc: 23 Tháng Bảy, 2013, 04:29:06 pm »

Chuyện đó xảy ra trước khi Simón Bolivar bắt đầu cuộc đấu tranh giành độc lập cho Nam Mỹ dưới sự thống trị của Tây Ban Nha?

Ồ, xảy ra trước rất lâu là khác. Như tôi đã nói là về sau có những sự kiện nhất định đã xảy ra - nhất là sự kiện Napoleon đưa quân vào Tây Ban Nha và lập nên một nền quân chủ mới - ở Nam Mỹ đã xuất hiện nhiều Uỷ ban Hành chính quân sự thể hiện lòng trung thành với Tây Ban Nha (chống lại Napoleon), mặc dù trong những phong trào này cũng có nhiều người ủng hộ độc lập hoàn toàn. Trong số đó, tiêu biểu nhất chính là Simón Bolivar. Họ đã tạo ra Ủy ban Hành chính Caracas, Ủy ban Hành chính đầu tiên ở Nam Mỹ thuộc Tây Ban Nha tuyên bố độc lập - và trong đó có Bolivar tham gia, khi ấy mới chỉ là một sĩ quan trẻ.

Trước đó Bolivar đã từng tới Italia cùng thầy dạy và người bảo trợ của mình là Simón Rodriguez, và vào ngày 15 tháng 8 năm 1805, trên chiếc tàu Monte Sacro, ông đã có lời thề nổi tiếng trong lịch sử, rằng một ngày nào đó ông sẽ đấu tranh giành độc lập cho Venezuela. Thật không hình dung nổi sự linh cảm phi thường đó.

Những junta đó có chủ trương giải phóng nô lệ không?

Không, họ đều là những người crillo, nên ban đầu họ không hề có ý định giải phóng nô lệ. Vào thòi đó người ta chưa thể có nhận thức lên án chế độ nô lệ như sau này. Jose Tomas Boves 1, một người Asturia khôn ngoan, đã khai thác chính sự mâu thuẫn này. Boves đến với những người llaneros 2, những người lai thổ dân châu Mỹ và người lai mestizo, những ky sĩ đáng sợ, giữa những thảo nguyên mênh mông đầy ngựa hoang, ông ta tập hợp và kêu gọi họ đi theo mình, và tại đây, theo cách riêng của mình, ông ta đã tạo ra một cuộc cải cách ruộng đất: vì đất đai thuộc về những người crillo nổi loạn (chống mẫu quốc Tây Ban Nha), nên ông ta đã tịch thu để phân chia lại, phân chia lại cả các hacienda, rồi biến những người llaneros kia thành người chủ của tất cả những mảnh đất đó, rồi dẫn đầu một lực lượng gồm những người lính ủng hộ mẫu quốc Tây Ban Nha, ông ta băng qua những dải đồng bằng, đốt phá và giết chóc không thương tiếc. Đó là một cuộc đấu tranh giai cấp dữ dội giữa người Venezuela với người Venezuela, do chính những người Tây Ban Nha thực dân giật dây. Sự kiện đó được gọi là Cuộc Nổi loạn của người nghèo năm 1814.

Artuso Uslar Pietri 3, một tác giả người Venezuela rất nổi tiếng, ông này xuất sắc trên cương vị một nhà văn hơn là một chính trị gia, đã có đóng góp rất lớn cho hậu thế bằng cách viết một cuốn tiểu thuyết về thời kỳ này; tên cuốn tiểu thuyết là Las lanzas coloradas, “Những ngọn thương đỏ”. Cuốn tiểu thuyết miêu tả một cách sinh động đến nỗi người đọc có cảm giác như đang nghe thấy tiếng vó ngựa phi rầm rập qua những thảo nguyên. Chính đội quân những người llaneros nghèo khổ đó, chủ yếu là nô lệ và những người dưới đáy xã hội với đội kỵ binh bất khả chiến bại của mình đã đánh bại những người Venezuela independentista và cuối cùng tiến đến tận Caracas. Và đến lúc đó đã diễn ra một sự kiện chưa từng có trong lịch sử các cuộc đấu tranh giành độc lập của lục địa này: toàn bộ người dân Caracas đã rút lui vè phía đông. Trong lịch sử Venezuela sự kiện này được gọi là “cuộc di cư về phía đông”, dưới sự lãnh đạo của Bolívar. Hành trình gian khổ đó đã cướp đi sinh mạng của không biết bao nhiêu phụ nữ, người già và trẻ em. Venezuela đã phải trả một cái giá khủng khiếp cho nền độc lập của mình, vậy mà họ vẫn rất kiên cường và vững vàng trong cuộc đấu tranh gian khổ đó!

Sự kiện này diễn ra sau khi nền Đệ nhị Cộng hòa được thành lập, mà trước đó là một loạt những trận đánh nổi tiếng được biết đến trong lịch sử dưới tên gọi “Chiến dịch Tuyệt vời”. Bolivar đã hành quân từ sông Magdalena, ở New Granada, hiện nay thuộc Colombia, từ cuối năm 1813, và đến tháng 8 năm 1813, ông đã vào đến Caracas, nơi ông được vinh danh là “Người Giải phóng”.

Nhưng trước đó, vào thời điểm tuyên bố thành lập nền Đệ nhất Cộng hòa, năm 1810, Bolívar còn chưa phải là một lãnh tụ chính trị và quân sự; chính Miranda mới được gọi về để lãnh đạo, và cũng là người được sự hậu thuẫn của đông đảo những người tham gia cách mạng. Và Miranda, trước nguy cơ thất bại không tránh khỏi, đã quyết định đình chiến (với Tây Ban Nha), ông ta đang định chiếm một chiếc tàu Anh ở cảng La Guarai thì Bolivar và một nhóm các sĩ quan phẫn nộ với quyết định đình chiến và giảng hòa với Tây Ban Nha của Miranda đã bắt được Miranda. Miranda đã nhiễm rất nhiều thói quen kiểu Pháp - một số nếp sinh hoạt nhất định, kiểu ăn mặc, tắm rửa, trong cuộc sống của giới thượng lưu, quý tộc, đại loại như vậy - và thay vì ngủ ngay trên con tàu Anh thì đêm đó ông ta lại ngủ trên bờ, với lý do là có thể ngủ một cách thoải mái hơn. Và thế là Bolivar cùng những người khác có đủ thời gian và cơ hội tóm được Miranda.

----------------------------------------------------------
1. Jose Tomas Boves (1782-1814) sinh ra ở Oviedo, Tây Ban Nha và trở thành nhà lãnh đạo của Venezuela dưới trướng vua Tây Ban Nha; ông đánh bại Bolivar trong trận La Puerta (1814) và chiếm đóng Caracas.

2. Đây là những cao bồi người Venezuela và Colombia, tương tự như những người chăn bò ở Argentina. Llano trong tiếng Tây Ban Nha có nghĩa là “thảo nguyên”, vì vậy llaneros là những người sống trên thảo nguyên thường đi săn ngựa hoang, nuôi gia súc và sống chủ yếu ngoài trời. Nói về thuật cưỡi ngựa và niềm kiêu hãnh độc lập thì có thể ví họ như những người Mông Cổ của Nam Mỹ. Khi Castro gọi họ là “mestizos” thì nên hiểu họ là những người pha lẫn dòng máu ngưòi Anh-điêng và người Tây Ban Nha. Như trong phần nội dung đã nói sơ qua, những ngưòi illaneros là kẻ thù của các địa chủ và criollos (người Nam Mỹ gốc Tây Ban Nha) quý tộc vốn rất coi thường những người sống trên thảo nguyên hoang sơ; những người ủng hộ Tây Ban Nha lợi dụng lòng căm thù của các illaneros đối với người criollos để dập tắt các cuộc nổi dậy đòi độc lập của họ. Sau đó, Bolivar thuyết phục những người illanos rằng, Tây Ban Nha chứ không phải là những người criollos bản địa mới là kẻ thù thực sự của người illaneros, và với việc này, thái độ của ngưòi illaneros thay đổi và họ trở thành đồng minh trong cuộc chiến giành độc lập của người Bolivia.

3. Arturo Uslar Pietri (1906-2001), tác gia tiểu thuyết lịch sử người Venezuela, tác giả của cuốn Las lanzas coloradas (1931, dịch là Những ngọn thương đỏ, 1963), El camino de El Dorado (1947; “Con đường tù El Dorado”), Oficio de difuntos (1976), Samuel Robinson (1981) và La visita en el tiempo (1990), cũng như rất nhiều sách chính trị xã hội khác.

Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #67 vào lúc: 23 Tháng Bảy, 2013, 04:35:24 pm »

Nhưng rồi quân Tây Ban Nha đã giành lại được chính quyền nhờ cuộc nổi dậy rất không đúng lúc của những người llaneros.

Không, không. Sau này những người llaneros mới nổi dậy cơ mà khi nền độc lập của Venezuela đã được củng cố và nền Đệ nhị Cộng hòa đã được xây dựng xong năm 1813. Những gì tôi vừa kể với ông xảy ra từ trước, khi Miranda ký kết một Hiệp ước hòa bình với Tây Ban Nha. Bolivar và những người bạn của mình phải bỏ trốn, và họ đã cưóp được một chiếc tàu. Miranda bị giao nộp cho viên chỉ huy người Tây Ban Nha, Domingo Monteverde. Bolívar giương buồm về phía Tây bắc, tới hòn đảo Bonaire khi đó là thuộc địa của Hà Lan, sau đó ông đổ bộ xuống vùng đầu nguồn sông Magdalena, ở Venezuela, và từ vùng thượng lưu này, với một nhóm người trung thành, ông đã bắt đầu một cuộc tấn công long trời lở đất - mà sau này vẫn được lịch sử nhắc đến với tên gọi “Chiến dịch Tuyệt vời”.

Khá nhiều binh lính yêu nước (và ủng hộ độc lập) vẫn còn ở trong lãnh thổ New Granada. Khi Bolivar tới đây, ông đã tập hợp họ lại và bắt đầu cuộc chiến. Họ đã chiếm lại được Caracas và tái thiết lập Chính quyền yêu nước. Nhưng lúc này những nô lệ vẫn chưa được giải phóng. Vào thời điểm đó - ngày 26 tháng 3 năm 1812, đúng vào ngày thứ năm trước lễ Phục sinh - một trận động đất đã xảy ra, và Bolívar đã có tuyên bố nổi tiếng trong lịch sử, “Nếu tự nhiên phản đối những gì chúng ta làm, vậy thì hãy chống lại tự nhiên và bắt nó phải tuân lệnh”. Trận động đất khủng khiếp, và câu trả lời của con người cũng đanh thép làm sao!

Sau thất bại của nền Đệ nhị Cộng hòa, Bolivar đã phải rút lui khỏi Venezuela và tới Jamaica. Bằng phép màu nào đó ông đã thoát được một âm mưu ám sát mình. Và chính tại nơi đây ông đã viết tác phẩm Thư từ Jamaica nổi tiếng, và cũng tại đây, năm 1816, ông đã tiếp xúc với Tổng thống Pétion của Haiti 1. Pétion bắt đầu cỏ ảnh hưởng to lớn tới nhận thức của Bolivar về việc phải giải phóng cho những nô lệ; vị Tổng thống này đã giúp ông rất nhiều vũ khí, và Bolivar đã có lời thề hoàn toàn phù hợp với mục tiêu cách mạng của mình: ông quyết tâm xóa bỏ chế độ nô lệ. Ông đã rút ra những bài học lớn từ những gì xảy ra với nền Đệ nhất và Đệ nhị Cộng hòa. Và thế là bắt đầu cuộc đấu tranh cho sự ra đòi của Đệ tam Cộng hòa. Đoàn quân của ông rời khỏi Haiti và đổ bộ xuống lãnh thổ Venezuela, và tại đó, vào ngày 6 tháng 7 năm 1816, ông đã cho ra tác phẩm, “Tuyên ngôn Ocumare”. Một đoạn trong tuyên bố này nhấn mạnh: “Tất cả những người anh em của chúng ta từng phải rên xiết dưới gông cùm nô lệ sẽ được tự do. Tự nhiên, công lý và mọi chính sách đều kêu gọi giải phóng những người nô lệ; từ giờ phút này trở đi, ở Venezuela sẽ chỉ có một giai cấp duy nhất, và tất cả đều là những cồng dân bình đẳng”.

Và từ đảo Margarita, người Giải phóng đã tiến xuống vùng Orinoco, ngày nay là Ciudad Bolivar, và tại đó, ở Angostura, ông đã hình thành nên những ý tưởng cho Hiến pháp năm 1819 và ra sắc lệnh bãi bỏ chế độ nô lệ. Jose Antonio, một người llaneros yêu nước, đã dẫn theo rất nhiều thổ dân châu Mỹ và những người lai mestizos đi theo mình đến quy phục Bolivar và cùng tham gia vào cuộc đấu tranh, từ đó trở đi, chiến thắng đã được bảo đảm chắc chắn. Câu chuyện này có thể cho ông thấy một ví dụ sinh động về mối quan hệ giữa cuộc đấu tranh giành độc lập với việc xóa bỏ chế độ nô lệ.

Ở Cuba Cespedes là nguời đầu tiên chủ trương giải phóng nô lệ?

Đúng vậy - khi Carlos Manuel de Cespedes phát động cuộc Chiến tranh giành độc lập lần thứ nhất. Sắc lệnh bãi bỏ chế độ nô lệ mới chỉ được áp dụng ở hai tỉnh Oriente và Camaguey. Rất nhiều nô lệ được giải phóng đã tham gia vào lực lượng của những người yêu nước. Cuộc chiến tranh kéo dài suốt mười năm. Và trong thời gian đó nhà lãnh đạo xuất chúng gốc Dominica Maxímo Gómez 2, đã xuất hiện. Ngoài ra còn có một lãnh tụ khác cũng nổi bật không kém, một người da đen.

Antonio Maceo?

Chính xác, Maceo, nhà chỉ huy quân sự xuất sắc nhất của chúng tôi, một người da đen, sinh năm 1845 tại Santiago de Cuba, ông mói hai mươi ba tuổi khi cuộc chiến bùng nổ.

Có thông tin cho là một số người crillo đã nổi dậy chống mẫu quốc Tây Ban Nha với hy vọng được sáp nhập vào Mỹ. Điều này có đúng không?

Ý tưởng giành độc lập phải đối mặt với rất nhiều trào lưu tư tưởng trong suốt hai thế kỷ: mười tám và mười chín, trong đó có cả những dòng tư tưởng theo đường lối cải cách, đường lối tự trị, và đường lối sáp nhập.

Chủ nghĩa Thực dân Tây Ban Nha khác với Chủ nghĩa Thực dân kiểu Anh - hai hình thái thực dân này không giống nhau hoàn toàn - trên cơ sở những kiểu người Thực dân khác nhau, nên cách đối xử với nô lệ cũng khác. Một trong những điều tích cực của người Thực dân Tây Ban Nha là ở chỗ: Họ cho phép những nô lệ châu Phi được giữ nguyên các nghi lễ tôn giáo của mình, họ chấp nhận chuyện đó. Xét theo một vài khía cạnh, thì đó là cách để xoa dịu người nô lệ, vì trong điều kiện thời tiết như thế này, với sự bóc lột và hành hạ tàn tệ trong các đồn điền mà người nô lệ phải chịu đựng, chắc chắn sẽ có rất nhiều cuộc nổi loạn; vô số nô lệ đã bỏ trốn và bị truy đuổi gắt gao - nhưng ít nhất họ cũng được duy trì các truyền thống tôn giáo và tập quán sinh hoạt của mình.

Trong khi đó ở Mỹ tình hình lại rất khác, ở Mỹ, các nô lệ đâu có được tự do tôn thờ thần linh theo cách riêng của mình. Tất nhiên là ở Mỹ có nhiều tôn giáo khác - đạo Hồi, đạo Do Thái, đạo Phật - nhưng đó không phải những tín ngưõng nguyên thủy của người dân châu Phi. Trong khi đó ở đây Thiên Chúa giáo vẫn là phổ biến nhất, hầu như không có tôn giáo nào khác ngoài đạo Thiên Chúa, tuy nhiên giữa cộng đồng nô lệ vẫn tồn tại những tín ngưỡng được lưu truyền từ xa xưa, thời tổ tiên họ còn ở châu Phi. Và chính vì sự bao dung và trộn lẫn tôn giáo đó mà nhiều nhân vật và hình mẫu Thiên Chúa giáo lại được sử dụng với những cái tên khác để xuất hiện trong những nghi lễ và tập quán tôn giáo của người nô lệ gốc Phi  , thể hiện như những vị thần trong tín ngưỡng nguyên thủy, chứ không còn là những vị thánh của Thiên Chúa giáo như trước kia. Phải công nhận đây là một sự khác biệt rất lớn.

----------------------------------------------------------
1. Alexandre Petion (1770-1818), vị tướng người Haiti, nhân vật quan trọng trong cuộc chiến đánh bại người Pháp năm 1803, Tổng thống Haiti từ năm 1807 cho đến khi ông qua đời.

2. Maximo Gomez Baez (1836-1905) sinh ra ở Santo Domingo. Năm 1865, ông sang Cuba cùng với quân đội Tây Ban Nha và năm 1868, ông thay đổi lập trường và tham gia cuộc chiến giành độc lập cho hòn đảo. Năm 1895, ông quay lại hòn đảo cùng với Jose Marti với vai trò là một vị tướng trong quân đội giải phóng. Là nhà chiến lược lỗi lạc, Gomez đã tham gia rất nhiều các chiến dịch và các trận chiến, đánh bại đội quân thuộc địa tinh nhuệ nhất; trong số các chiến thắng của ông có chiến thắng ở phía tây Cuba, được nhiều sử gia châu Âu coi là một trong những kỳ công về quân sự trong thế kỷ thứ 19. Ông qua đời ở Havana.

Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #68 vào lúc: 23 Tháng Bảy, 2013, 04:40:57 pm »

Đó có thể là lý do tại sao một sốngười crillo muốn sáp nhập vào Mỹ

Trong số những người yêu nước thời kỳ đó có cả những người mang tư tưởng sáp nhập vào Mỹ, nhưng cũng có nhiều người phản đối vì mói đó chưa lâu, nước Mỹ cũng vẫn còn Chiến tranh ly khai (tức Nội chiến), kéo dài từ năm 1861 đến 1865, trong đó chiến thắng cuối cùng thuộc về miền Bắc và trong giai đoạn này Abraham Lincoln đã nổi lên như một trong những Tổng thống vĩ đại nhất trong lịch sử nước Mỹ.

Nhưng cần nhắc lại là ngay từ đầu thế kỷ thứ 19 trong cộng đồng những người Tây Ban Nha crillo chủ đất và sở hữu nô lệ đã manh nha có tư tưởng sáp nhập vào Mỹ, nhất là ở miền tây của hòn đảo - họ muốn trở thành một phần của nước Mỹ. Trước đó người Anh đã ban bố lệnh cấm buôn bán nô lệ, và những người crillo ở Cuba sợ rằng người Anh sẽ sớm ban sắc lệnh - áp đặt lên toàn bộ vùng Caribê - xóa bỏ hoàn toàn chế độ nô lệ. Điều nước Anh đã làm trước đó là cấm buôn bán và vận chuyển nô lệ - tức là cấm việc đưa nô lệ từ châu Phi sang. Vì vậy khi tư tưởng sáp nhập ở Cuba xuất hiện, và lại được khuyến khích bởi những người Miền Nam nước Mỹ, những người chống lại đường lối của miền Bắc và đang vận động thêm phiếu để vào thượng viện. Nếu như miền Nam tạo ra thêm một bang nô lệ mới, thì miền Bắc lại tạo ra một bang giải phóng nô lệ cho đến khi miền Bắc, với những con người mang tư duy kinh tế nhạy bén và tự do hon và chống lại chế độ nô lệ, giành được đa số. Đó chính là thời điểm nổ ra cuộc Chiến tranh ly khai (của các bang miền Nam ra khỏi nước Mỹ) và sau đó chế độ nô lệ bị xóa bỏ. Đó là năm 1861.

Hình ảnh của Abraham Lincoln, nhà lãnh đạo miền Bắc, đã rất được kính trọng ở khắp mọi nơi, nhưng cho tới lúc đó, ở phần phía tây của Cuba, những chủ nô lệ - đại đa số bọn họ, chứ không phải tất cả, vì bao giờ cũng có ngoại lệ - vẫn muốn sáp nhập vào miền Nam nước Mỹ. Một xu hướng sáp nhập bắt đầu xuất hiện, nhưng như tôi đã nói, xu hướng này chỉ phổ biến ở miền Tây của Cuba chứ hầu như không có tác dụng gì ở miền Đông, nơi bắt nguồn cuộc chiến tranh giành độc lập cho Cuba.

Vậy là họ thục sự muốn tách ra khỏi Tây Ban Nha và sáp nhập vào Mỹ?

Carlos Manuel de Cespedes không muốn, cả đại đa số những người khỏi nghĩa cũng vậy, nhưng ở khu vực tỉnh Camaguey (ở mạn miền Trung của hòn đảo) cũng có ít nhiều ảnh hưởng của những người mang tư tưởng sáp nhập, tôi nghĩ chủ yếu là vì căm thù Tây Ban Nha hơn là thích Mỹ. Vào thời điểm đó, có ít nhiều ảnh hưởng từ thực tế là sau một cuộc nội chiến đẫm máu, chế độ nô lệ ở Mỹ đã bị xóa bỏ và một nhân vật xuất chúng có sức lôi cuốn mạnh mẽ là Abramham Lincoln đã xuất hiện, cho dù sau này ông bị ám sát. Khi cuộc Chiến tranh giành Độc lập lần thứ nhất của chúng tôi nổ ra, thì tư tưởng sáp nhập đó vẫn chưa hoàn toàn bị xóa hết trong tâm trí một số người nhất là những người coi Cespedes như là một caudillo 1.

Trong khi đó, Cespedes thực sự là một con người phi thường - yêu nước nồng nàn, can đảm và hào hiệp, ông đã phát động cuộc đấu tranh giành độc lập ngay trước khi ông có thể bị bắt, ông cũng chính là người giải phóng nô lệ, ông đảm nhiệm cương vị Tổng Tư lệnh của cuộc khởi nghĩa, sau đó ông là người thông qua một lá cờ khác hẳn lá cờ của Mỹ. Phải công nhận những người lãnh đạo cuộc khỏi nghĩa đều rất coi trọng hình thức - ngay giữa lúc cuộc chiến đang diễn ra ác liệt nhất họ vẫn tổ chức một nhóm người phụ trách việc soạn thảo Hiến pháp, và dành rất nhiều công sức thảo luận, thậm chí tranh cãi rất gay gắt cho sự ra đời của một lá cờ. Do có sự kèn cựa gay gắt cũng như thái độ bất mãn của một số người đối với lá cờ của Cespedes, nên cuối cùng là cờ đầu tiên của cuộc khởi nghĩa đã bị bỏ đi.

Cuối cùng, lá cờ được chấp nhận là do Tướng Narcisco López 2 giới thiệu năm 1850, trông rất giống với lá cờ của bang Texas, với một ngôi sao bên trong một tam giác. Trong suốt một thời gian dài, Narciso Lopez được coi như một người Anh hùng ở Cuba, ông từng là một trong những Tướng lĩnh của quân đội Tây Ban Nha tham chiến trong trận đánh Caraboro năm 1821, trận đánh chính thức hoàn thành công cuộc giành độc lập của Venezuela, ba năm sau đó.

Ông ta có chiến đấu bên cạnh Bolivar không?

Ồ không, ngược lại là đằng khác. Narciso Lopez, một sĩ quan cao cấp và xuất sắc trong quân đội Tây Ban Nha, đã chiến đấu chống lại Bolivar, ông ta quay về Tây Ban Nha, sau đó trở lại Cuba, (đổi phe), tham gia cùng những người Cuba yêu nước, rồi sau đó phải bỏ trốn, ông ta bỏ sang Mỹ. Thật lạ lùng là về sau ông ta lại được biết đến như một Anh hùng giải phóng của Cuba, chỉ huy một lực lượng từ Mỹ trở về, nước đế quốc lúc nào cũng chỉ chực ăn tươi nuốt sống hòn đảo này. Narciso Lopez đã tổ chức một đội quân dưới sự hậu thuẫn tài chính của những người chủ nô lệ miền Nam - đó là lý do tại sao ông ta lại có ý tưởng dùng lá cờ ngôi sao nằm trong hình tam giác, giống như lá cờ của bang Texas. Trong hoàn cảnh lịch sử rối rắm như vậy, lá cờ của ông ta được biết tới như lá cờ đầu tiên giương cao chống lại sự cai trị của Thực dân Tây Ban Nha ở Cuba, và mãi về sau nó vẫn được coi là biểu tượng của cuộc chiến tranh giành độc lập, nhưng thực ra đó là cuộc chiến tranh sáp nhập thì đúng hơn.

Về sau các nhà sử học đã phát hiện ra điều đó, nhưng trong suốt một thời gian dài, thậm chí ngay cả sau khi thành lập nước Cộng hòa Cuba độc lập, cuộc chiến tranh của ông ta vẫn được coi là cuộc chiến tranh yêu nước. Rõ ràng là Chính quyền thân đế quốc khi ấy cùng bè lũ tay sai của mình cũng chẳng quan tâm gì tới việc làm rõ sự nhầm lẫn này.

Trong Đại hội Hiệp thương Lập hiến năm 1868 - khi Quốc hội đầu tiên của Cuba được thành lập, một Quốc hội lưu động, giữa lúc cuộc chiến tranh du kích vẫn đang diễn ra ác liệt, ông có thể hình dung là tình hình khi đó khó khăn đến nhường nào - lá cờ của Narciso, chứ không phải lá cờ của Carlos Manuel de Cespedes, đã được thông qua.

---------------------------------------------------------
1. Caudillo, theo nghĩa cơ bản nhất, là một nhà lãnh đạo chính trị hoặc quân sự của châu Mỹ La-tinh, nhưng cách gọi này không thể chuyển tải hết lòng trung thành của cấp dưới dành cho họ, hay sức mạnh quyền lực chính trị và quân sự của họ. Caudillo là những con người khoẻ mạnh, có sức lôi cuốn quần chúng, có thể khơi dậy tình cảm trong nhân dân, vì vậy, họ thường là những nhà lãnh đạo gần gũi với quân chúng chứ không phải những chính khách chỉ biết “lý luận”. Họ không bị chi phối bởi bất kỳ hệ tư tưởng hay triết lý chính trị mà chỉ quan tâm đến sức mạnh. Mặc dù họ hứa là sẽ lật đổ những kẻ “cường quyền”, mang lại công bằng cho ngưòi dân, nhưng cuối cùng bản thân họ cũng lại chính là những tên đầu sỏ mà họ muốn lật đổ. Thế kỷ 19, họ thường xuất thân từ những địa chủ và thường có đủ tiền bạc để xây dựng quân đội cho riêng mình. Họ không chấp nhận kiểu lý luận “logic” của đối thủ, mà thường lãnh đạo bằng chính sách my dân. Họ là những “ông lớn”, những người độc tài nhưng lại được những người đi theo rất tôn sùng. Tất nhiên là họ bị kẻ thù, bị kẻ xấu căm ghét, vì những người này thường bị họ uy hiếp. Họ làm phân hoá rõ nét các thành phần trong một đất nước. Tất cả các nước ở châu Mỹ La-tinh đều có các caudillo. Cần lưu ý rằng, Bolivar là “nhà lãnh đạo”, “ngưòi cha của phong trào độc lập ở châu Mỹ La-tinh”, trong khi đó, Juan Peron của Argentina, hay Juan Manuel de Rosas trước ông là các caudillo - một từ luôn được dùng với nghĩa xấu.

2. Narciso Lopez (1799-1850), sinh ra ở Caracas, Venezuela trong một gia đình người Tây Ban Nha. Là một sĩ quan trong quân đội Tây Ban Nha, Lopez chiến đấu chống lại Bolivar, ở Tây Ban Nha, ông tham gia vào cuộc chiến Carlist thứ nhất. Ông đến Cuba năm 1841, là người trợ giúp cho Thống đốc, nhưng năm 1848, ông đứng về phía những ngưòi Cuba gốc Tây Ban Nha phản đối sự thống trị của Tây Ban Nha và muốn quy thuận về với Mỹ. Ông phải chạy sang New Orleons và ở đó đã tổ chức một vài đạo quân tiến vào Cuba, ông là người thiết ké lá cờ mới của Cuba (lấy một phần lá cờ của Texas), ông bị bắt và bị xử tử bằng hình thức treo cổ ở Havana ngày 19 tháng 5 năm 1850.


Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #69 vào lúc: 23 Tháng Bảy, 2013, 04:45:54 pm »

Tuy nhiên, chính lá cờ có nguồn gốc không rõ ràng đó lại trở thành lá cờ chính thức của Cuba như ngày nay.

Đúng vậy, vì dù sao nó cũng là biểu tượng của chiến thắng và vinh quang. Được thông qua bởi chính Đại hội Hiệp thương Lập hiến năm đó. Dù sao nó cũng tiêu biểu cho những cuộc đấu tranh anh dũng của nhân dân Cuba, và suốt 135 năm đấu tranh giành độc lập tự do liên tục vừa qua nó vẫn là biểu tượng chiến thắng của tất cả người dân hòn đảo cũng như của Chủ nghĩa Xã hội ở Cuba ngày hôm nay. Nguồn gốc ngoại lai của lá cờ đã được gột rửa hàng nghìn lần bằng máu của những người yêu nước chân chính đổ ra trong suốt hơn một thế kỷ đấu tranh gian khổ, mà nhờ đó mới có đất nước Cuba tự do và độc lập như hôm nay, sẵn sàng đương đầu với đế quốc hùng mạnh nhất trong lịch sử loài người. Nó đã trở thành lá cờ tượng trưng cho tinh thần đấu tranh bất diệt của cả đất nước chúng tôi và vẫn luôn tung bay trong mọi cuộc đấu tranh cho đến tận hôm nay.

Nếu tôi không nhầm, khi đó rất nhiều người Cuba crillo (gốc Tây Ban Nha) không hề muốn giành độc lập, mà là chỉ muốn thoát khỏi sự thống trị của Tây Ban Nha để trở thành một bang của nước Mỹ, và nhất là gắn bó với các bang miền Nam, nơi vẫn còn duy trì chế độ nô lệ.

Cuba khi đó vẫn là một xã hội sở hữu nô lệ, trong đó đại đa số những người giầu đều là chủ nô hoặc những người mang tư tưởng sáp nhập với Mỹ, cũng chỉ vì họ lo sợ chế độ nô lệ sẽ bị xóa sổ. Trong khi đó tình hình ở miền đông Cuba lại hoàn toàn khác, ngoại trừ trường hợp của Guantánamo, nơi chế độ sở hữu nô lệ còn hết sức nặng nề. Nên trong những năm đầu tiên của cuộc chiến tranh, Maceo, vị lãnh tụ cách mạng người da đen đang dần có nhiều ảnh hưởng, đã được Maximo Gomez phái đi chiếm Guantánamo, và tại đây ông đã có những trận đánh cực kỳ ác liệt chống lại quân đội Tây Ban Nha trên những đồn điền cà phê để giải phóng cho các nô lệ. Hiện nay ở Santiago de Cuba và toàn bộ khu vực xung quanh vẫn còn rất nhiều người mang họ Pháp, vì trước kia nô lệ được đặt tên theo tên của người chủ đồn điền (những người di cư từ Haiti sang sau cuộc khỏi nghĩa của nô lệ). Đó là lý do tại sao rất nhiều người dân Cuba mang họ Pháp.

Trong cuộc chiến đầu tiên năm 1868, những người yêu nuớc đã thất bại.

Đáng tiếc là đúng vậy, và nguyên nhân chủ yếu là do thiếu sự đoàn kết thống nhất trong giai đoạn cuối cùng của cuộc chiến.

Nhưng mặc dù cuộc chiến đó đã thất bại, ông vẫn coi nó như là bước đánh dấu cho sự khởi đầu của Cách mạng Cuba.

Chúng tôi vẫn coi đó như là sự khởi đầu của Cách mạng. Đối với chúng tôi, cuộc đấu tranh vĩ đại đã bắt đầu từ khi đó, và nó đã kéo dài suốt mười năm! Thật không thể tin nổi là trong ngần ấy năm đã có bao nhiêu trận đánh ác liệt diễn ra để chống lại quân đội Tây Ban Nha những kẻ rất ngoan cố và hùng mạnh, đó là chưa kể chiến đấu bên cạnh chúng còn có một số người Cuba phản đối công cuộc đấu tranh giành độc lập - đó thường là những chủ đồn điền, nên mặc dù nước Mỹ bắt đầu xóa bỏ chế độ nô lệ từ năm 1862, thì ở Cuba phải mãi đến năm 1868 các nô lệ mới được giải phóng. Mặc dù vậy, - cứ mỗi khi quân khởi nghĩa đi tới đâu, suốt một dải từ Oriente tới Mantanzas - hầu như tất cả những nô lệ được giải phóng ở vùng miền đông của hòn đảo đều tham gia cuộc chiến tranh giành độc lập. Tất nhiên, lãnh đạo họ vẫn là những người được học hành đầy đủ và có hiểu biết về quân sự cũng như chính trị. Nhưng cũng có rất nhiều lãnh tụ của cuộc đấu tranh là người da đen. Tôi đã đề cập đến Maceo, một người da đen sinh ra ở Santiago de Cuba, một người ái quốc xuất thân từ tầng lớp thấp nhưng đã thể hiện khả năng lãnh đạo thiên tài, cùng trí thông minh xuất chúng và vốn hiểu biết ít người sánh kịp, cho dù xuất thân của ông rất thấp kém.

Cuộc chiến đó cũng thu hút được sự ủng hộ quốc tế. Rất nhiều người nước ngoài từ rất xa đã tới tham gia vào hàng ngũ những người Cuba yêu nước. Ví dụ, tôi có thể kể trường hợp của Henry Reeve, được những người manbises   gọi là “El Inglesito”, tức là anh chàng người Anh nhỏ bé, mặc dù ông là người Mỹ - sinh và lớn lên ở Brooklyn, New York. Khi còn là thanh niên ông đã tham gia chiến đấu trong hàng ngũ của quân đội miền Bắc chống lại sự ly khai của các bang miền Nam, và sau khi Nội chiến kết thúc ông đã tình nguyện tới Cuba để đấu tranh chống lại những người chủ nô và chủ nghĩa thực dân. Tại đây ông được nhận quân hàm Thiếu tướng, ông đã chiến đấu dưới sự chỉ huy của một trong những anh hùng vĩ đại nhất trong lịch sử Cuba, Tướng Ignacio Agramonte, và sau khi Agramonte qua đời, chỉ huy của ông là Maximo Gomez, người đánh giá rất cao tài năng và sự dũng cảm của Henry Reeve trên cả cương vị chỉ huy và chiến sĩ. Sau bảy năm chiến đấu anh dũng, ông đã hy sinh khi giao tranh với quân Tây Ban Nha năm 1876, khi mới tròn hai mươi sáu tuổi.

Chuyện gì đã xảy ra sau cuộc chiến đó?

Sau cuộc Chiến tranh mười năm đó là một giai đoạn thoái trào của cách mạng. Cả đất nước Cuba bị kiệt quệ. Sau đó xuất hiện cái được gọi là “Guerra Chiquita”, tức Cuộc chiến nhỏ - chỉ là vài cuộc đổ quân và giao tranh lẻ tẻ. Nhưng vì không có đủ lực lượng, trong khi cả đất nước Cuba đều chưa kịp hồi phục sau mười năm chiến tranh tàn phá khủng khiếp, nên phải đến mãi năm 1895, tức là mười bảy năm sau, cuộc chiến tranh thứ hai mới bắt đầu.

Và nhân vật chính của cuộc đấu tranh đó là José Marti.

Vâng, chính là José Marti, ông sinh ra cách đây tròn 150 năm, tháng 1 năm 1853... Khi cuộc Chiến tranh giành độc lập lần thứ nhất bắt đầu năm 1868, ông mói là một cậu bé mười lăm tuổi. Marti là con trai của một sĩ quan quân đội Tây Ban Nha, chính xác là con trai của một Đại úy.

Viên Đại úy đó có tham gia chiến tranh không?

Không. Khi đó ông ta có ở Cuba, ông ta đóng quân trong căn cứ ở Havana, nhưng khi Marti chào đời thì hoàn toàn chẳng có chiến tranh gì cả. Marti sinh năm 1853, nên phải mãi đến khi ồng mười lăm tuổi, cuộc chiến mới bắt đầu.

Ông thể hiện tài năng lỗi lạc của mình từ rất sớm, và ngay từ khi còn rất trẻ, mới chỉ là thiếu niên, ông đã bị tống vào tù; ông phải mang gông cùm và lao động khổ sai trong mỏ đá. Thầy dạy của Marti là một người rất giỏi, mang tư tưởng độc lập rất mạnh mẽ. Marti đúng là một con người phi thường, với tài năng xuất chúng, ông trở thành tù khổ sai trong mỏ đá, vậy mà về sau ông viết lên những tác phẩm để đời: ví dụ như El presidio politico en Cuba, Nhà tù chính trị ở Cuba. Khi ở Tây Ban Nha, ông đã viết La República espanola ante la Revoluticion cubana, “Phản ứng của Cộng hòa Tây Ban Nha trước Cách mạng Cuba”, bởi vì khi đó đã xuất hiện phong trào thiết lập nền Cộng hòa ở Tây Ban Nha, nền Cộng hòa năm 1874, và chính nền Cộng hòa này đã phát động cuộc chiến tranh đẫm máu đàn áp Cuba khi đó đang đấu tranh giành độc lập. Ông bàn đến tất cả những mâu thuẫn: El presidio politico en Cuba và sau đó là La República espanola ante la Revoluticion cubana... những tác phẩm thiên tài được ông hoàn thành khi mới mười sáu và hai mươi tuổi - thật khó tin!
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM