Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 13 Tháng Năm, 2024, 01:35:02 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Cuộc đời tôi - Một trăm giờ với Fidel Castro  (Đọc 92199 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #230 vào lúc: 12 Tháng Chín, 2013, 09:50:42 am »

24

FIDEL VÀ NƯỚC PHÁP


Một nền giáo dục Pháp - Cách mạng Pháp - Victor Hugo và Những người khốn khổ
- Balzac và Tấn trò đời - Jean-Paul Sartre - Tướng Charles de Gaulle
- Regis Debray - Francois và Danielle Mitterrand - George Marchais - Gerald Depardieu


Ông có nói rằng khi còn là đứa trẻ, ông sống ở nhà một cô giáo Eufrasia Feliu ở Santiago, và ông được hưởng một “nền giáo dục Pháp”. Ông có cho rằng thời kỳ đó đã để lại dấu ấn mãi mãi trong cách ứng xử của ông?

Tất nhiên, chắc chắn là có rồi. Như tôi đã nói với ông, Eufrasia Feliu và gia đình cô ấy xuất thân từ Haiti; bố cô ấy đã có thời gian rất dài sống ở Haiti, hòn đảo láng giềng của chúng tôi và từng là thuộc địa của Pháp, vì vậy, trước cuộc khỏi nghĩa nô lệ năm 1791, đã xuất hiện một tầng lớp tư sản dòng dõi Pháp, và tầng lớp quý tộc nhỏ lớn lên ở đó, không hề pha trộn chút dòng máu Pháp nào. Tôi còn nhớ Josephine Beauharnais cũng là một nhà tư sản, nhưng bà ấy không phải xuất thân từ Haiti - bà ấy xuất thân từ Martinique - và bà ấy đã không cưỡng nổi mong muốn của Napoleon muốn biến bà ấy thành nữ hoàng. Napoleon trở thành hoàng đế đến khi ông ấy trượt xa - ngày càng xa khỏi những tư tưởng của cuộc cách mạng Pháp năm 1789 mặc dù trong con mắt của tầng lớp quý tộc mới nổi của châu Âu ông ấy chỉ là kẻ mạo danh.

Cả cô giáo và hai người em gái của cô ấy, một người là giáo viên dạy nhạc còn một người là bác sỹ, đều đã từng đến Pháp học, hoặc đến Haiti gì đó, họ tiếp thu được nền giáo dục rất nghiêm khắc của Pháp. Họ tôn trọng những nghi lễ và quy định của nền giáo dục đó và tuân thủ rất nghiêm ngặt. Tất cả đều nói chuyện tiếng Pháp với nhau. Và một phần của thứ ngôn ngữ đó đã ngấm vào tôi, bởi vì ở độ tuổi đó, trẻ con học ngoại ngữ rất nhanh. Cho đến bây giờ tôi vẫn còn nhớ một số từ học được từ thời đó - có lẽ tôi sẽ không bao giờ quên được: bonjour, bonsoir, fourchette, merci beaucoup... (xin chào, chúc ngủ ngon, cái dĩa, xin cảm ơn). Sau này khi đi học, tôi lại học tiếng Pháp, và tôi rất ngưỡng mộ cuộc cách mạng Pháp, vì vậy tôi đã học những khẩu hiệu chính trị mà những người cách mạng của năm 1789 đã nói với thế giới: Liberté, egalité, fraternité (Tự do, bình đẳng, bác ái). Lần đầu tiên trong lịch sử, cuộc đấu tranh giai cấp được các nhà triết lý, các nhà trí thức tiên đoán và khái quát hóa, và đó cũng là lần đầu tiên người ta nhắc đến ba khái niệm rất hoa mỹ và cách mạng đó. Người ta coi ba từ đó là lý tưởng mà loài người khao khát vươn tới. Không ai dám tranh cãi gì về chuyện này. Tuy nhiên, các nhà lý luận thì lại không nhận ra rằng, sự phát triển khách quan của xã hội mói sẽ không cho phép áp dụng ba nguyên lý đó.

Ngoài mấy từ đó, ông có cho rằng “nền giáo dục Pháp” có ảnh hưởng đến thái độ và thói quen của ông?

Cô giáo dạy nhạc của tôi, cô Pelen đã dạy chúng tôi cách cư xử. Cô ấy dạy chúng tôi cả trong bữa ăn - mặc dù chúng tôi ăn rất ít ở ngôi nhà đó! - chúng tôi cư xử rất đúng mực khi ngồi ở bàn ăn. Chúng tôi được dạy cư xử như vậy, theo cách cư xử của giai cấp tư sản. Chúng tôi học cách ăn với nhiều loại dao, dĩa và thìa, không nói chuyện khi miệng đầy thức ăn, không nhai khi miệng há, không được phát ra tiếng khi húp súp, không đặt tay lên bàn khi ăn, không nói chuyện khi ăn - những cách cư xử cơ bản dường như không hề tồn tại ở Biran.

Ở đất nước này, như tôi đã nói với ông, tôi sống gần như hoàn toàn tự do không hề có luật lệ cũng như những điều cấm kỵ gì cả - tôi suốt ngày ở ngoài trời, chơi bời, chạy nhảy, phá phách. Bố mẹ tôi hầu như bận cả ngày với công việc đồng áng, buôn bán không hề để ý gì đến chúng tôi, dạy chúng tôi cách cư xử, cách nghĩ, hầu như chúng tôi không bị cấm việc gì cả. Chính vì vậy, những quy định và hạn chế ở nhà người giáo viên đó dường như quá khắt khe với chúng tôi, như sự tra tấn đối với tôi.

Ở đây, tất cả mọi thứ đều như trái ngược hoàn toàn. Tôi vốn là người xuất thân từ nông thôn nhưng lại không ăn rau thường xuyên lắm. Sau này trong cuộc sống tôi mới nhận ra những giá trị to lớn của rau quả đối với cuộc sống và sức khoẻ của chúng ta.

Càng trưởng thành tôi càng nhận thấy “nền giáo dục lịch thiệp của Pháp” rất có ích với chúng tôi. Ngay cả khi ở Sierra mặc dù đời sống rất khó khăn do chiến tranh, chúng tôi vẫn cố giữ thái độ tốt, cư xử lịch thiệp, tôn trọng chính mình và tôn trọng người khác. Chúng tôi phải sống rất khó khăn trong các khu miền núi, nhưng không bao giờ hành động như những con người hoang dã.

Trong sự phát triển tri thức và trong việc hình thành các ý tưởng chính trị của ông, nền văn hoá Pháp có ảnh hưởng gì không?

Ồ, chắc chắn là có ảnh hưởng rất lớn rồi. Tôi đã kể với ông, trường tiểu học đầu tiên mà tôi theo học do hai anh người Pháp theo đạo Cơ đốc quản lý theo nguyên tắc La Salle 1. Mặc dù tôi hầu như chỉ theo học các trường của đạo Cơ đốc và hầu hết các giáo viên đều là người Tây Ban Nha rất có tinh thần dân tộc, thứ văn học mà họ dạy tôi cũng chủ yếu là văn học Tây Ban Nha - rất ít thứ liên quan đến Cuba. Nhưng với cá nhân tôi, ngay từ khi còn rất trẻ tôi đã đọc rất nhiều tác giả người Pháp và sau này có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển tri thức cũng như hiểu biết của tôi về thế giới, con người. Tác giả có ảnh hưởng đáng kể đối với tôi là Victor Hugo - cây đại thụ trong làng văn học, triết lý và chính trị. Ông ấy ủng hộ cuộc nổi dậy Công xã Paris, yêu cầu họ được ân xá. Ông ấy ủng hộ quyền bầu cử của phụ nữ.

Tôi đọc cuốn Những người khốn khổ của ông ấy từ khi còn là thanh niên, và nó đã có tác động rất lớn đối với tôi không phải chỉ bởi những lời lẽ hùng hồn mà còn bởi vì nó chứa đựng rất nhiều nội dung về chính trị, xã hội. Cuốn tiểu thuyết đó đã tác động gián tiếp đến cách nhìn nhận thế giới của tôi với những bất công của nó và việc cần thiết phải đấu tranh để xoá bỏ những bất công đó. Tôi nói “gián tiếp” là bởi vì tác giả của những tác phẩm chính trị như Mác có tác động trực tiếp, rất trực tiếp, trong khi đó văn học thì lại có tác động theo cách hoàn toàn khác. Cuốn Những người khốn khổ, và cuốn Đông-ki-xốt của Cervantes có thể coi là hai cuốn tiểu thuyết cố tác động lớn nhất đối với tôi. Tôi đặc biệt ấn tượng với những miêu tả chi tiết trong đó về trận đánh Waterloo.

Cách đây không lâu, Tổng thống Venezuela, Chavez cũng đã đọc hoặc cũng có thể là đọc lại cuốn Những người khốn khổ và trong các bài diễn văn trước công chúng, ông ấy trích dẫn rất nhiều đoạn của cuốn tiểu thuyết này. Chúng tôi đã nói chuyện rất nhiều về cuốn tiếu thuyết vĩ đại này, nó vẫn rất gần gũi với ngày nay, vì rất nhiều sự kiện chính trị xã hội ở châu Mỹ La-tinh đang diễn ra giống như nó đã từng diễn ra ở Pháp hồi đầu kỷ nguyên cách mạng công nghiệp giữa thế kỷ 19.

Ông đã đọc Honoré de Balzac, một tác giả vĩ đại khác của Pháp cũng vào giai đoạn đó chưa?

Rất nhiều, nhất là giai đoạn tôi bị cầm tù (1953-1955). Cho đến bây giờ tôi vẫn rất nhớ giai đoạn đó, bởi vì đó là khoảng thời gian tôi có nhiều thì giờ để đọc nhất. Tôi đọc liên tục mỗi ngày 15 giờ. Tôi đọc các bài viết về chính trị, sách lịch sử, tôi đọc các tác phẩm của Marti và rất nhiều các loại sách văn học và tiểu thuyết khác. Đó mới là trường đại học thực sự của tôi. Đó là “nhà tù sinh sôi” như lời một nhà văn đã nói 2.

Tôi còn nhớ đã đọc những tác phẩm của Balzac như Cha Goriot, Eugenie Grandet Đại tá Chabert, và bộ tiểu thuyết vô cùng nổi tiếng của ông ấy Tấn trò đời. Trước đó tôi đã đọc cuốn Miếng da lừa, câu chuyện rất thú vị về người đàn ông có thú vui quái dị với một miếng da động vật lạ đã cho anh ta ba điều ước nhưng rồi lại biến mất ngay 3.

Theo một số học giả, Các Mác thích phong cách hiện thực của Balzac, ông ấy rất ngưỡng mộ Balzac và đồng thời cũng rất ngưỡng mộ Cervantes với tác phẩm Đông-ki-xốt. Mác dự định sẽ viết một bài nghiên cứu phê bình tác phẩm Tấn trò đời của Balzac khi hoàn thành những nghiên cứu về kinh tế và chính trị. Trong tác phẩm Tuyên ngôn của Đảng cộng sản, người ta có thể thấy sự ảnh hưởng phong cách của Balzac - lời văn trong sáng, cách diễn đạt đơn giản nhưng rất thanh thoát và hiệu quả. Balzac viết các cuốn tiểu thuyết của mình bằng các bài báo gửi cho các báo có đông người đọc; ông ấy biết cách viết cho công chúng, cho số đông người đọc. Nếu không có sự ảnh hưởng của phong cách Balzac thì bản Tuyên ngôn kia của Mác đã không thành công với số lượng người đọc lớn như vậy. Một sự ngược đời đúng không? Bởi vì Balzac không phải là người theo chủ nghĩa Mác, và mặc dù ông ấy là một trong những tiểu thuyết gia đầu tiên phê bình giai cấp tư sản đang ngày càng lớn mạnh trong xã hội, nhưng ông ấy vốn là người theo chủ nghĩa quân chủ. Mong muốn lớn nhất của ông ấy là được nổi tiếng, được đứng vào hàng quý tộc - mặc dù nếu sống nhờ vào số tiền nhuận bút được trả thì có lẽ ông ấy sẽ chết đói. Đó là ước mơ lớn trong cuộc đời của Balzac và nó không liên quan gì đến những giá trị văn học cả, bởi vì rõ ràng Balzac - cùng với Dostoyevsky, Tolstoy, Galdos 4, và Victor Hugo - là một trong những tiểu thuyết gia châu Âu thế kỷ thứ 19 mà tôi ngưỡng mộ nhất.


----------------------------------------------------------
1. Tên viết tắt của Thánh John de la Salle, người Pháp có công sáng lập ra Hội những người anh em trường dòng Thiên Chúa cách đây hơn 300 năm - một kiểu mô hình trường học miễn phí dành cho con em lao động và những người nghèo đến học. Trẻ em đến đây học sẽ được dạy đọc, viết và được truyền thụ những giá trị của Thiên Chúa giáo để trở thành những người theo đạo Thiên Chúa tốt đẹp sau này. Hiện nay, mô hình trường này vẫn hoạt động tại Pháp.

2. Mario Mencia, La prision fecunda, Havana: Editora Politica, 1980.

3. Trích dẫn này không hoàn toàn chính xác. Người chủ của con lừa hoang được quyền ước bất cứ điều gì, và mỗi lần ước thì miếng da lại nhỏ đi, và đến khi miếng da không còn nữa thì ngưòi chủ cũng phải chết. Lúc đầu, người chủ ước hết điều này đến điều khác mà không để ý đến việc miếng da đang ngày càng nhỏ đi, nhưng miếng da càng nhỏ đi thì người chủ càng sống trong tình trạng khổ hạnh, có gắng không ước điều gì nữa bởi vì miếng da biến mất thì anh ta sẽ phải chết.

4. Benito Perez Galdo (1843-1920), tiểu thuyết gia người Tây Ban Nha, tác giả của cuốn Fortunata and Jacinta và nhiều cuốn tiểu thuyết khác; ở Tây Ban Nha, cuốn tiểu thuyết được biết đến nhiều nhất của ông là cuốn thiên trường tiểu thuyết về lịch sử Episodios Nacionales (Đoạn hồi dân tộc) với 46 tập. (Rất ít các tác phẩm của ông được dịch sang tiếng Anh mặc dù ông được coi là một trong những nhà tiểu thuyết vĩ đại nhất của Tây Ban Nha).

Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #231 vào lúc: 12 Tháng Chín, 2013, 10:14:42 am »

Ông còn ngưỡng mộ một tiểu thuyết gia người Pháp khác là Romain Rolland 1  đúng không?

Một tác giả tuyệt vời. Romain Rolland là người theo chủ nghĩa nhân văn, yêu chuộng hoà bình cao cả, và giọng văn của ông ấy không thể lẫn vào đâu được, ông ấy gặp Gandhi và trở thành người lãnh đạo phong trào chống bạo lực; ông ấy phản đối cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất, ông ấy bảo vệ nhà nước Liên Xô mói nổi lên. Romain Rolland rất yêu âm nhạc. Tôi đã đọc trọn bộ mười tập cuốn Jean Christophe của ông ấy. Đúng là một kiệt tác. Câu chuyện là sự minh chứng về loài người, bài học về tính nhân văn. Thật đáng xấu hổ là bây giờ không còn nhiều người nhớ đến ông ấy. Ngay cả ở Pháp người ta cũng không mấy quan tâm đến tác phẩm của ông ấy nữa.

Không, ngày nay người ta không còn đọc nhiều các tác phẩm của ông ấy. Vì ông rất quan tâm đến các sách viết về lịch sử, tôi muốn hỏi ông có biết nhiều về các nhà lịch sử Pháp thời cách mạng Pháp không?

Tôi có đọc cuốn Lịch sử chủ nghĩa xã hội của Cách mạng Pháp của tác giả Jean Jaures, lãnh tụ vĩ đại của phong trào cánh tả Pháp bị giết ngay trước thềm cuộc chiến thế giới thứ nhất 2. Còn một cuốn khác viết về lịch sử cuộc Cách mạng Pháp. Tôi còn nhớ tôi đã đọc cuốn đó trong thời gian chuẩn bị ôn thi tốt nghiệp đại học. Đó là tác phẩm Thiers, cũng mười tập nhưng không dày bằng cuốn của Jean Jaures 3. Sau này tôi mới nhận ra, Thiers không công nhận những người nổi dậy của Công xã Paris có sự ủng hộ của quân đội Đức trước đó đã chiếm thành phố Paris. Tôi còn đọc tác phẩm của Lamartine, tác giả thuộc phái bảo thủ với tác phẩm Lịch sử của những người Girondist, những người thuộc cánh hữu của cuộc Cách mạng 4.

Tôi quan tâm đến tất cả những gì liên quan đến vụ chấn động lớn trong hệ thống chính trị năm 1789, chiến thắng đầu tiên của phong trào nổi dậy của nhân dân trong lịch sử hiện đại. Trong rất nhiều thập kỷ, Pháp là nước cộng hoà duy nhất trong lịch sử thế kỷ thứ 19 của một châu Âu quân chủ, cả một châu lục thụt lùi. Nhưng chính sự khác biệt duy nhất về chính trị đó khiến nước Pháp bị tấn công và bao vây liên tục. Các nước còn lại muốn bóp chết quốc gia nổi dậy đó. Do nước Pháp đã làm cách mạng và đứng lên như một biểu tượng của tinh thần tự do, nên trong rất nhiều năm họ bị cô lập, bị các nước láng giềng theo chế độ quân chủ căm ghét.

Sau đó thì, người ta phải ghi nhớ rất rõ điều này trong đầu, cuộc cách mạng, như quỷ sa-tăng, đã xé xác cả con mình.

Nước Pháp còn cống hiến cho thế giới bài “La Marseillaise”, một trong những bài quốc ca hay nhất. Tôi không nhớ tên tác giả của bài hát đó là ai.

Rouget de Lisle 5.

Đúng rồi. Và chúng ta cũng không được phép quên rằng bài “Quốc tế”, một bài hát cổ vũ, vận động cách mạng - di sản của những người vô sản và những người cách mạng trên thế giới - cũng là tác phẩm của nước Pháp 6.

Ông có biết nhiều về các sử gia Pháp thời nay - chẳng hạn như những người theo trường phái Annales, chú trọng hơn tính trường kỳ và những sự kiện cũng như tình huống trong cuộc sống hàng ngày của người dân chứ không phải những việc làm lớn lao của một vài anh hùng trong huyền thoại?

Tôi luôn thích lịch sử, nhất là lịch sử về chiến tranh và các vấn đề quân sự. Hầu như tôi đọc tất cả những gì viết về Chiến tranh thế giới thứ hai. Nhưng tôi hoàn toàn không phải là chuyên gia về lịch sử địa lý, và tôi cũng không thể biết hết được các trường phái khác nhau. Tôi đã đọc rất nhiều các tác phẩm của các sử gia Liên Xô tiếp cận lịch sử theo phương pháp đó, thông qua cuộc sống hàng ngày rất cụ thể của người dân, và sự phát triển chậm chạp các phong tục.

Có một tác phẩm rất hay mà tôi mới đọc cách đây vài năm có thể thuộc trường phái mà ông vừa đề cập - đó là cuốn sách của sử gia Pháp hiện đại tên là Georges Duby, cuốn Lịch sử đời sống riêng tư gồm vài tập 7 được dịch sang tiếng Tây Ban Nha - cuốn sách vô cùng phong phú, kể lại từ thời Hy Lạp, La Mã chuyện quan hệ trong gia đình phát triển như thế nào, quyền của trẻ em, vai trò của bố mẹ, vị trí của người phụ nữ, các luật lệ và quy định vẻ hôn nhân, ly dị, vấn đề trong gia đình, chuyện tử vong và thừa kế... Đó là tác phẩm chung của nhiều nhà lịch sử trong đó, theo tôi được biết, chủ yếu là người Pháp.


----------------------------------------------------------
1. Romain Rolland (1866-1944), đoạt giải Nobel văn học năm 1915.

2. Jean Jaures (1859-1914) được bầu vào Hạ viện Pháp năm 1885, nhưng trong cuộc bầu cử sau đó thì thất bại. Sau thất bại này, ông quay lại làm công việc giảng dạy ở Trường Đại học Toulouse, nơi ông bắt đầu đọc về chủ nghĩa Mác và bắt đầu giác ngộ. Năm 1893, ông được bầu lại vào Hạ viện và lại bị thất bại trong cuộc bầu cử sau đó, có lẽ vì ông ủng hộ Dreyfus. Năm 1900, ông là nhà lãnh đạo của Đảng xã hội Pháp, lúc đó đã bắt đầu tham gia chính trường Pháp. Khi không còn nắm quyền, Jaures bắt đầu viết tác phẩm đồ sộ “Lịch sử xã hội chủ nghĩa của cuộc Cách mạng Pháp”. Trước Đại chiến thế giới thứ nhất, Jaure là người ủng hộ công khai một giải pháp ngoại giao cho mối hiểm hoạ của người Đức. Ông bị ám sát vào ngày 31 tháng 7 năm 1914 bởi một nhóm theo chủ nghĩa dân tộc.

3. Adolphe Thiers (1797-1877) là chính khách, nhà báo và nhà ngoại giao Pháp; ông là người sáng lập và là tổng thống đầu tiên của nền Đệ tam cộng hoà (1871-1873). Tác phẩm 10 tập mà Castro ám chỉ là tác phẩm Lịch sử cuộc cách mạng Pháp (Histoire de la Revolution Fiancaise).

4. Alphonse de Lamartine (1790-1869), nhà văn, nhà thơ chính khách người Pháp, được coi là nhà thơ lãng mạn Pháp đầu tiên; ông có ảnh hưởng lớn đến Verlaine và những người theo chủ nghĩa tượng trưng.

5. Claude-Joseph Rouget de Lisle (1760-1836), là một quan chức trong Đoàn kỹ sư Pháp. Khi còn nắm giữ chức vụ ở thành phố Strasbourg năm 1792 ông sáng tác tác phẩm “Khúc thánh ca chiến trận dành cho Quân đội Rhine” bài này đã được quân đội Marseilles hát trên đường tiến về Paris vào cùng năm đó. Do vậy, bài hát được gọi là “La Marseilles”, và năm 1879 trở thành quốc ca chính thức của nước Pháp.

6. Bài thơ trữ tình là của nhà thơ người Pháp Eugene Pottier (bài thơ được viết năm 1871 sau vụ đàn áp Công xã Paris) và phần nhạc được sáng tác bởi Peirre Degeyter, một nhạc sĩ ngưòi Bỉ, năm 1888.

7. Lịch sử đời sống cá nhân (Histoire de la vie Privee), những người biên tập xuyên suốt Philippe Aries và George Duby, dịch sang tiếng Anh bởi Arthur Goldhammer với tiêu đề Lịch sử đời sống cá nhân (History of private life) Cambridge, Mass: Belknap Press của Nhà xuất bản Đại học Harvard, 1987-1991. 5 tập lần lượt là: Tập 1, “Từ Pagan Rome đến Byzantium”, Paul Veyne biên tập; Tập 2, “Sự hé mở của thế giới trung cổ”, George Duby biên tập; Tập 3, “Cảm hứng của thời đại phục sinh”, Roger Chartier biên tập; Tập 4, “Từ lửa khói của cách mạng tới cuộc chiến vĩ đại”, Michelle Perrot biên tập; Tập 5, “Những điều bí ẩn trong nhận dạng thế giới hiện đại”, Antoine Prost và Gerard Vincent biên tập.

Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #232 vào lúc: 12 Tháng Chín, 2013, 10:21:09 am »

Ông có kỷ niệm nào đáng nhớ về triết gia người Pháp Jean-Paul Sartre không?

Tôi gặp Sartre năm 1960 khi ông ấy sang đây. Sartre đi cùng với Simone de Beauvoir. Tôi gặp họ rất ít; và chúng tôi có nói chuyện, giá mà tôi có nhiều thời gian nói chuyện với họ hơn. Ông ấy viết một cuốn sách rất thân thiện về đề tài Cuba có tên Huracán sobre el azúcar 1 gửi cho một tờ báo hàng ngày của Paris vào những năm đầu của Cách mạng.

Một trong những người đặt dấu ấn quan trọng trong lịch sử nước Pháp thế kỷ 20 là tướng Charles de Gaulle. Khi Cách mạng Cuba giành chiến thắng vào tháng 1 năm 1959, de Gaulle mới chỉ lên nắm quyền được vài tháng và ông ấy đang chuẩn bị thành lập Đệ ngũ cộng hoà. Có thể nói rằng, Cách mạng Cuba và nền Đệ ngũ cộng hoà của Pháp là những sự kiện đương thời - hai bên cùng chuẩn bị kỷ niệm lần thứ năm mươi 2. Ý kiến của ông về de Gaulle thế nào?

Mặc dù quan hệ của chúng tôi không được tốt do cuộc chiến Algeria, chúng tôi là những người ủng hộ người Algeria, nhưng tôi vẫn phải thừa nhận de Gaulle là con người vĩ đại. Nhưng cho dù ông ấy rất vĩ đại, có rất nhiều quyền lực nhưng rất khó để có thể tìm được một giải pháp cho vấn đề Algeria bởi vì ở đó có quá nhiều người đô hộ Pháp.

Tôi còn nhớ một trong những phẩm chất của de Gaulle với tư cách là một quân nhân: ông ấy hiểu thấu ý tưởng kết hợp tất cả các loại xe tăng và thành lập sư đoàn xe bọc thép, ông ấy biết trước được rằng người Pháp sẽ bị người Đức đánh bại vì mặc dù người Pháp có nhiều xe tăng hơn, nhưng người Đức lại thành lập các sư đoàn xe bọc thép.

Thứ hai, tôi ngưỡng mộ sự ngoan cường và thách thức của ông ấy với nước Mỹ, những người nói tiếng Anh và cả thế giới này. Ông ấy đưa nước Pháp tránh khỏi cuộc chiến khủng khiếp mà lẽ ra người Pháp bị tổn thất ít hơn người Đức và người Ý. Ông ấy đã gìn giữ được truyền thống, niềm tự hào dân tộc, và ý chí ngoan cường của người Pháp. Thế rồi, vào năm 1958 xuất hiện nguy cơ một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng do cuộc chiến Algeria mang lại, nguy cơ một vụ đảo chính lật đổ, nguy cơ đedoạ..., và người Algeria đã kêu gọi de Gaulle: “Xin ông hãy đến đây giúp chúng tôi thoát khỏi tình huống này”. Và ai có thể làm việc đó? Chỉ có de Gaulle bởi vì ông ấy có uy tín rất lớn.

Năm 1971, ông ấy phản đối người Mỹ khi Tổng thống Nixon quyết định ngừng việc chuyển đồng đô la sang vàng, ông ấy biết rằng việc phát hành tiền mà không có sự hỗ trợ của vàng là kiểu đặc quyền đặc lợi thái quá. De Gaulle đã làm được những việc lớn cho nước Pháp - với việc chống lại chủ nghĩa Phát xít, vào cuối cuộc chiến tranh, ông ấy đã dành cho Pháp vị trí thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc cùng với bốn thành viên khác. Với uy tín lớn mà nước Pháp giành được trong chiến tranh, phần lớn đó là do công của de Gaulle mang lại, người Pháp đã rất nỗ lực và sản xuất được bom nguyên tử. Không ai có thể cấm được họ làm việc đó vào thời điểm đó, việc làm mà ngày nay các nước còn lại đều bị cấm. Tất nhiên là Israel, đồng minh thân cận của Mỹ và là kẻ thù của các nước A-rập thì được hỗ trợ trở thành một cường quốc hạt nhân.

De Gaulle là một thiên tài, và vị trí của ông ấy không bao giờ thay đổi. Đó là những gì tôi có thể nói về de Gaulle, một nhân vật lịch sử xuất chúng, ông có thể đồng tình với ông ấy hoặc không, nhưng ông ấy vẫn có vai trò to lớn mang tầm vóc lịch sử với nước Pháp. Nhưng ai đã từng đọc lịch sử nước Pháp - và chúng tôi cũng đã đọc rất nhiều lịch sử của họ vì lý do này hoặc lý do khác, vì vai trò mà họ đảm đương trong rất nhiều thế kỷ - và bây giờ họ vẫn đảm đương - vai trò cực kỳ quan trọng... - sẽ nhận ra một de Gaulle của cuộc nổi dậy, một de Gaulle đã thành lập nền Đệ ngũ cộng hoà Pháp, một de Gaulle đã cứu nước Pháp một lần nữa... mặc dù tôi cũng không rõ ông ấy đã làm những gì để cứu nước Pháp, ông ấy đã cứu nó khỏi cái gì, bởi vì người Pháp các ông luôn có rất nhiều các cuộc khủng hoảng chính trị, và có thời gian cứ 6 tháng các ông lại có một chính phủ mới.

Đó là thời gian của nền Đệ tứ cộng hoà, từ 1944 - 1958.

Đã có những sai lầm trong thời Hitler và chủ nghĩa Phát xít khi đi xâm lược Ruhr và vô số các nơi khác, việc thôn tính Áo khi Hitler không có đủ sức mạnh và Hội đồng tướng lĩnh thì phản đối quyết định đó, việc thôn tính Sudetenland sau hiệp ước thất bại ở Munich năm 1938. Tất cả những việc làm đó lẽ ra Hitler đã có thể tránh. Và rồi Hitler tấn công nước Pháp bằng đội quân xe tăng, đúng như những gì mà de Gaulle lo sợ.

De Gaulle có nhắc đến điều này trong một cuốn sách 3.

Cuốn đó viết về các sư đoàn xe bọc thép. Người Pháp có xe tăng và sử dụng nó hỗ trợ cho bộ binh; người Đức thì không làm như vậy, không còn gì khủng khiếp hơn khi người ta để cho xe tăng đi đằng sau bộ binh! Người Nga hiện nay cũng đã có các sư đoàn xe bọc thép, nhưng xét khía cạnh quân sự, thì sai lầm của họ nằm ở chỗ khác.

Nhưng de Gaulle vẫn có khả năng chỉ huy đội quân chiến tranh của mình từ nước Anh mà không cần đến những người liên minh đến từ nước Mỹ vì ông ấy không chịu khuất phục trước họ. Nhờ de Gaulle mà nước Pháp có được vai trò là một cường quốc, và de Gaulle không phải là người cánh tả, ông ấy không phải là người theo chủ nghĩa xà hội, de Gaulle chỉ là một người Pháp yêu nước, một người lính với những ý tưởng chiến lược.

Nhưng chuyện gì đã xảy ra năm 1968 khi xuất hiện nguy cơ bất ổn? De Gaulle sang Đức, nơi có quân Pháp đóng quân để đảm bảo sự ủng hộ của họ nhằm dập tắt bất kỳ âm mưu nổi dậy nào. Đó là cách nhìn nhận của tôi, và tôi không đồng tình với cách làm đó.


-----------------------------------------------------------
1. Xã luận Prometeo, bằng tiếng Pháp, Ouragan sur le surce; bằng tiếng Anh Sartre or Cuba, Westport, Conn: Nhà xuất bản Greenwood, 1974, tái bản ở New York: Ballantien, 1961 bản dịch nguyên gốc tiếng Anh (không có tên dịch giả nào được cung cấp). Theo nhà viết tiểu sử kiêm nhà phê bình Andrew Leak (Luân Đôn: Reaktion Books, 2006, trang 113-114), một loạt 16 bài báo được viết bởi Sartre trong khi ông và de Beauvoir ở Cuba vào tháng 2 - tháng 3 năm 1960; những bài báo này được “gọt giũa” và được trích dẫn từ bản gốc 1.100 trang bởi nhà báo của hãng France-Dimanche (Nước Pháp Chủ nhật) Claude Lanzmann và xuất hiện trên France-Soir (Đêm nước Pháp) tháng 6 và tháng 7 năm 1960; sau đó các bài báo này được xuất bản thành sách năm 1961.

2. Ngày 8 tháng 1 năm 1959, cùng ngày Fidel Castro tiến vào Havana trong chiến thắng của Cách mạng, de Gaulle nhậm chức tổng thống đầu tiên của nền Đệ ngũ cộng hoà.

3. Trong bản gốc của cuốn sách này bằng tiếng Tây Ban Nha, tác giả trích lời Charles de Gaulle, Vers V'armee de metier, Paris: Berger-Levrault, 1934; bản tiếng Anh Quân đội của tương lai, Luân Đôn/Melbourne: Hutchison, 1940/ New York: Lippincott, 1940. Trong lần tái bản thứ ba mà Ramonet hoạc Castro trích dẫn, Le Fil de V'epee (Paris, Berger-Levrault, 1932), được dịch sang tiếng Anh The Edge of the Sword (Lưỡi gươm) bởi Frank L. Dash (London, New York: Hutchinson & Co., 1945). Dịch giả cho rằng, lần trích dẫn thứ hai nay là sai, bởi vì chú thích của cuốn đầu là nghiên cứu trong “quân đội hiện đại” và các chiến lược, công nghệ mới, các sư đoàn xe bọc thép của nó... trong khi cuốn thứ hai không có nội dung ăn khớp ở đây.

Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #233 vào lúc: 12 Tháng Chín, 2013, 10:35:55 am »

Người Pháp mà ông biết rõ nhất có lẽ là Regis Debray đúng không?

Tôi biết rất nhiều người Pháp, những người có phẩm chất vĩ đại như nhà nông học Andres Voisin, chuyên gia về cây cỏ mà tôi đã nói đến rồi. Ở Cuba, chúng tôi rất ngưỡng mộ ông ấy. Ông ấy đã qua đời ở đây trong một chuyến thăm. Đối với chúng tôi, ông ấy là người thầy tuyệt vời; tôi đọc tất cả các sách của ông ấy viết về việc trồng cỏ, nuôi gia súc và phân bón. Những cuốn sách của học giả người Pháp mà chúng tôi hiểu rất rõ này được xuất bản ở đây - hàng chục nghìn bản sao đã được bán ra. Đất nước chúng tôi nợ ông ấy rất nhiều.

Một nhân cách Pháp khác mà tôi cũng biết rất rõ, đó là thuyền trưởng Jacques-Yves Cousteau, nhà hải dương học vĩ đại. Ông ấy đến đây rất nhiều lần, khám phá bờ biển của chúng tôi trên con tàu nổi tiếng mang tên Calypso, ông ấy rất thích Cuba và luôn có thái độ thân tình với chúng tôi; ông ấy thể hiện sự chung thuỷ lớn lao với chúng tôi. Tôi đã có nhiều dịp nói chuyện với ông ấy. Tôi được ưu tiên đặc biệt chia sẻ những mối quan ngại của ông ấy về những nguy cơ đối với môi trường. Chúng tôi đã học được ở ông ấy rất nhiều. Cousteau đã quay vài cuốn phim tài liệu nổi tiếng của ông ấy ở Cuba, ông ấy là người bảo vệ nhiệt thành di sản thiên nhiên của nhân loại. Một nhà sinh thái vĩ đại. Cái chết của ông ấy năm 1997 là sự mất mất lớn lao đối với hành tinh của chúng ta.

Trước đó, một nhà nông học cũng rất nổi tiếng của Pháp là René Dumont cũng có đến đây, nhung ông ấy lại viết những bải phê bình rất gay gắt việc cải cách ruộng đất ở Cuba.

Dumont phê bình tất cả mọi người, đặc biệt là những nước thuộc Thế giới thứ ba. Ông ấy cho rằng cải cách ruộng đất ở mọi nơi đều thất bại. Ông ấy có sang đây vào thời gian đầu của cuộc Cách mạng, tôi có nói chuyện với ông ấy vì vào thời điểm đó tôi rất quan tâm đến vấn đề nông nghiệp, ông ấy là con người rất tự tin nhưng không có khiếu hài hước mặc dù có những phát hiện của ồng ấy mà ngày nay chúng ta gọi là sinh thái - vào thời điểm đó thì những phát hiện của ông ấy là khá xuất sắc. Nhưng ông ấy không phải là con người có tính xây dựng. Thực ra, những tiên đoán, vốn rất tiêu cực của ông ấy, không hề phù hợp với chúng tôi.

Trở lại với Regis Debray. Ông gặp ông ấy thế nào?

Ông ấy đến đây trong chiến dịch xoá mù chữ hồi đầu những năm 1960. Debray tình nguyện tham gia chiến dịch đó và ông ấy đi khắp nước. Sau đó ông ấy quay lại Pháp, và tôi nghĩ ở đó ông ấy đã trở thành giáo sư triết học. Ông ấy viết những tài liệu phân tích quá trình cách mạng diễn ra ở Cuba khiến rất nhiều các đồng chí của chúng tôi quan tâm  . Các tài liệu của ông ấy được dịch và phát hành rộng rãi ở Cuba. Tôi đọc những bài viết đó với sự quan tâm lớn. Sau này, ông ấy có quay lại và chúng tôi lại nói chuyện, ông ấy ở lại đây giúp đỡ chúng tôi.

Ông ấy được huấn luyện quân sự ở đây phải không?

Việc đó được làm tình nguyện với những đồng chí của chúng tôi muốn được huấn luyện chút ít về kiến thức quân sự. Nhưng ông ấy là một trí thức, một nhà trí thức đặc trưng của Pháp, ông ấy rất ôn hoà - Debray sẽ không tham gia chiến đấu. Tôi nói chuyện với ông ấy rất nhiều. Ông ấy là người có giáo dục và rất có văn hoá. Ông ấy muốn giúp đỡ chúng tôi. Như tôi đã nói, chúng tôi cử ông ấy sang Bolivia để chuẩn bị cho Che đặt chân tới đó, thu thập thông tin, bản đồ về khu vực mà các tổng sở chỉ huy của chúng tôi sẽ được đặt. Và rồi, ai cũng biết, ông ấy bị bắt làm tù binh. Chúng tôi đã huy động, vận động bạn bè của chúng tôi trên toàn thế giới để ông ấy được thả tự do. Và ông ấy đã được thả.

Sau này, ông ấy còn sang Chile tham gia cuộc cách mạng của phong trào Unidad Popular. Và rồi - lúc đó với tư cách là cố vấn cho Tổng thống Mitterrand - tôi đã nói với ông rằng, ông ấy đến đây yêu cầu chúng tôi thả tay thi sĩ giả tạo, tên giả vờ bị bại liệt Armando Vallandares.

Ông có gặp Tổng thống Mitterrand không?

Lần đầu tiên tôi nói chuyện với ông ấy là ở Chile vào tháng 11 năm 1971 cùng với Salvador Allende. Hai người họ đã biết nhau từ thời Quốc tế cộng sản.

Mấy tháng trước đó, Mitterrand đã được bầu làm Tổng thư ký Đảng xã hội Pháp, và ông ấy bắt đầu có quan hệ gần gũi hơn với Đảng cộng sản Pháp lúc đó đang rất mạnh, và ông ấy vận động những người cộng sản tham gia chiến dịch quốc tế phản đối chiến tranh Việt Nam. Ông ấy đã thể hiện tinh thần đoàn kết của mình với nhân dân Cuba.

Ấn tượng của ông với ông ấy là gì?

Ông ấy là con người có nhân cách lớn, rất có văn hoá và thông minh. Mitterrand là nhà lãnh đạo với rất nhiều kinh nghiệm chính trị và sự khôn ngoan sắc sảo. Vào thời điểm đó, ông ấy đã bắt đầu thực hiện chiến dịch vận động trường kỳ và mười năm sau thì ông ấy trờ thành tổng thống. Chúng tôi đã xây dựng được quan hệ rất tốt với nhau.

Ông có gặp ông ấy lần nào khác nữa không?

Chúng tôi mời ông ấy sang Cuba và Mitterrand đến cùng với Danielle, vợ mình vào năm 1974. Họ đi thăm đất nước, chứng kiến những gì chúng tôi đang làm ở đây: các chương trình giáo dục, y tế, các sáng kiến xã hội. Chúng tôi nói chuyện hàng chục giờ. Một năm trước đó thì thảm hoạ ở Chile xảy ra cùng với cuộc cách mạng Hoa cẩm chướng ở Bồ Đào Nha. Ông ấy đã tiến hành một chiến dịch tranh cử xuất sắc và thắng áp đảo đối thủ Valery Giscard d’Estaiing của phe cánh hữu tới 49%. Tôi nghĩ vào thời điểm đó ông ấy đã bắt đầu nghĩ đến ý tưởng tạo sân chơi cho tất cả các phe nhóm và đảng phái cánh tả.

Ông ấy đã làm chuyện đó và thắng cử năm 1981. Sau đó, ông có gặp lại ông ấy trên cuơng vị là tổng thống không?

Ông ấy được bầu làm tổng thống và quan hệ hai nước trở nên gần gũi hơn. Đó là bước đi tích cực. Minh chứng cho tình hữu nghị đó là ông ấy đã gửi con gái mình, Mazarine, đứa con gái của một tình hữu nghị khác sang đây. Cô bé đến Cuba vào năm 1991, tôi có gặp và nói chuyện với Mazarine tại nơi ở của đại sứ Pháp Jean-Raphael Dufour một nhà ngoại giao dũng cảm đã có công cứu sống Tổng thống Haiti Aristide trong vụ đảo chính ở Haiti vào tháng 9 năm 1991.

Tôi gặp lại Mitterrand trong chuyến thăm đến Pháp vào tháng 3 năm 1995. Lúc đó tôi đang trên đường trở về từ Hội nghị thượng đỉnh thế giới về phát triển xã hội tổ chức ở Copenhagen, và UNESCO, trụ sở ở Pháp, đã mời tôi tham dự. Mặc dù vậy, Mitterrand, bất chấp sự phản đối của phe cánh hữu - lúc đó là thời gian của sự “chung quyền”, có nghĩa là thủ tướng của ông ấy (Edouard Baladur) là người của phe cánh hữu đối lập - vẫn tiếp đón tôi với tư cách là vị khách của Nhà nước cộng hoà.

Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #234 vào lúc: 12 Tháng Chín, 2013, 10:45:05 am »

Chưa đầy một năm sau thì ông ấy qua đời. Ông cảm thấy con người ông ấy thế nào?

Lúc đó tôi nhận thấy ông ấy rất bệnh và mệt mỏi. Nhưng thực sự ông ấy là con người vô cùng chính trực và có nhân cách. Bất chấp những lời chỉ trích từ giới báo chí, ông ấy vẫn nồng nhiệt chào đón tôi và tổ chức một bữa tiệc chiêu đãi tôi ở Điện Élysee; bữa tiệc đó rất vui vẻ và thân tình. Lúc đó Mitterrand đã có kìm nén nỗi đau do bệnh tật.

Cuối bữa tiệc, khi chúng tôi đang nói lời chia tay ở chân cầu thang Điện Elysee thì Danielle bất chấp nghi lễ ngoại giao quay sang ôm và hôn cả hai gò má tôi. Trời đất, và cô ấy bị chỉ trích vì cử chỉ thân thiện đó! Báo chí thật ác độc.

Danielle cũng rất thân tình khi đón tôi tại nơi ở riêng của Mitterrand ở đường Bievre trong khu La-tinh, và từ đó chúng tôi đi dạo trên các đường phố nhỏ ra sông Seine, đi quanh nhà thờ Đức bà Paris đến khu văn phòng France-Libertés 1 gần đó.

Và đó là lần đầu tiên ông đến Paris?

Đố là lần đầu tiên và tôi muốn thăm tất cả mọi thứ - Ngục Bastille, Tuileries, quảng trường Concorde - bởi vì tôi nhớ rất rõ các sự kiện liên quan đến Cách mạng Pháp... Và tất nhiên là tôi thăm cả các công trình vĩ đại ở Paris: Tháp Eiffel, Nhà thờ Đức bà, Khải hoàn môn, Đại lộ Champs Élysee. Tôi được bộ trưởng văn hoá của Mitterrand đưa đi thăm bảo tàng Louvre.

Người đó là Jack Lang.

Đúng vậy, ông ấy cũng là một người bạn của Garcia Marquez. Tôi còn được đưa đi thăm Chủ tịch Quốc hội Pháp lúc đó là Philippe Seguin. Ngoài ra, tôi còn có một cuộc họp với các doanh nhân ờ tòa nhà l”Amerique Latine và gặp gỡ với rất nhiều người bạn Cuba ở Pháp.

Francois qua đời mười tháng sau chuyến thăm của ông, vào ngày 8 tháng 1 năm 1996. Ông có sang dự đám tang ông ấy không?

Tôi được mời tham dự và tôi có sang. Tôi còn có cơ hội được gửi lời chia buồn cá nhân tới Danielle mặc dù lúc đó cô ấy như người mất trí. Tôi tham dự các nghi lễ tôn giáo ở Notre-Dame Chathedral (Nhà thờ Đức bà). Rất ấn tượng. Có tới hàng chục các nhà lãnh đạo của nhà nước và chính phủ tới tham dự. Có cả vị Tổng thống mới của nước Pháp, Jacques Chirac, Boris Yeltsin, vua Juan Carlos, Hoàng thân Norodom Sihanouk của Cam-pu-chia, và Phó Tổng thống Mỹ Al Gore, người đã bị Bush cướp mất chiến thắng trong các cuộc bầu cử năm 2000.

Theo nghi thức ngoại giao, tôi được xếp ngồi hàng ghế đầu cách Thủ tướng Đức Helmut Kohl không xa, ông ấy khóc sướt mướt trong suốt buổi lễ. Mặc dù ông ấy là người của phe cánh hữu, một người Dân chủ-Thiên Chúa, nhưng ông ấy vẫn có quan hệ rất gần gũi với Mitterrand, hai người đã mang lại quan hệ thân cận giữa Paris và Berlin - họ đã bỏ lại đằng sau rất nhiều những nỗi căm hờn chiến tranh trong quá khứ giữa hai nước.

Như vậy là ông biết Danielle Mitterrand khá rõ đúng không?

Cô ấy là con người tuyệt vời. Một người nhiệt tình, độ lượng và đấu tranh không mệt mỏi cho công bằng trên toàn thế giới. Tôi ngưỡng mộ và tôn trọng cô ấy rất nhiều vì tất cả những gì cô ấy đã làm và đang làm. Danielle đến Cuba rất nhiều lần. Cô ấy hiểu rất rõ cuộc Cách mạng của chúng tôi và phong trào cách mạng của rất nhiều nước châu Mỹ La-tinh khác. Cô ấy rất quan tâm đến những gì diễn ra ở Venezuela, Brazil, Bolivia. Và cũng như ông, cô ấy đã từng đến Chiapas; cô ấy rất muốn đến đó chứng kiến những gì mà người bản địa ở đó đang làm, và Danielle đã nói chuyện với Phó Tổng tư lệnh Marcos.

Cô ấy có bao giờ để nghị ông xem xét vụ việc người nào đó bị cầm tù ở đây không?

Có. Chúng tôi thành lập một phái đoàn bao gồm đại diện của các hội đoàn quốc tế do cô ấy dẫn đầu xem xét bất kỳ vụ việc nào - có tới mấy chục vụ - mà họ quan tâm, họ hoàn toàn tự do và có thế đến thăm bất cứ nơi nào họ muốn. Chúng tối không hề gây khó khăn cho họ bởi vì tôi biết họ hành động hoàn toàn công tâm vì lòng vị tha.

Có những trường hợp chúng tôi có thể đáp ứng được yêu cầu của họ. Ông sẽ phải hỏi người khác nếu muốn có danh sách những người được hưởng lợi từ kết quả chuyến thăm đó. Sau này, họ có công bố một báo cáo rất khách quan, công bằng hoàn toàn trái ngược với những lời buộc tội, tấn công chúng tôi liên quan đến vấn đề đó.

Danielle luôn luôn ủng hộ Cuba - cô ấy đã thể hiện tinh thần đoàn kết lớn lao với nguời Cuba.

Tổ chức mà cô ấy sáng lập (Tổ chức France-Libertés) đã có rất nhiều hành động thể hiện tinh thần đoàn kết với chúng tôi. Chúng tôi đã nói chuyện với cô ấy rất nhiều. Và tôi có thể khẳng định với ông rằng cô ấy có nhân cách rất lớn. Chắc ông cũng biết về con người cô ấy rồi - cô ấy luôn nói những gì mình nghĩ, không hề vòng vo. Có những khi cô ấy thẳng thắn thể hiện quan điểm khác biệt với chúng tôi. Cô ấy nói ra những điều mình không đồng tình rất thẳng thắn. Danielle luôn lắng nghe người khác với thái độ tôn trọng bói vì cô ấy là con người thật thà và chân thành.

Ông cũng biết Georges Marchais, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Pháp phải không?

Đúng, Georges Marchais đến Cuba khá thường xuyên. Hầu như năm nào ông ấy cũng đến đây nghỉ hè cùng với vợ, Liliane, và bọn trẻ nhà ông ấy. Hồi đó tôi còn thích đi săn, và tôi đã mời ông ấy đi săn cùng tôi ở khu vực bờ biển phía Nam, không xa thành phố Trinidad lắm. Chúng tôi có cơ hội nói rất nhièu chuyện. Lần nào đến ông ấy cũng mang quà cho tôi bằng những chai rượu Pháp rất ngon, cả pho mát và đôi khi là cả nước hoa foie gras. Rượu, pho mát và nước hoa Pháp là những thứ nổi tiếng thế giới. Rất ngon! Rất đa dạng! Và mùi rất tuyệt vời!

Có lần tôi hỏi ông ấy, “Các ông dự định sẽ làm gì khi lên nắm quyền?”. Và ông ấy nói, “Chúng tôi sẽ quốc hữu hoá một số ngân hàng và một số tập đoàn lớn”. Tôi nói với ông ấy là đừng nghĩ đến chuyện quốc hữu hoá ngành nông nghiệp. Cứ để cho các nhà sản xuất nhỏ tự do làm ăn, đừng động đến họ. Nếu không, ông sẽ phải nói lời tạm biệt với rượu ngon, pho mát ngon và nước hoa foie gras thơm.

-----------------------------------------------------------
1. Năm 1986, Danielle Mitterrand (sinh năm 1924) thành lập tổ chức Nước Pháp-Tự do, một tổ chức ủng hộ nhân quyền. Tổ chức này ủng hộ các sáng kiến phát huy quyền công bằng, giáo dục, chăm sóc sức khoẻ, hỗ trợ các chiến dịch cứu trợ nhân đạo, hành động chống lại tất cả các hình thức tra tấn, đấu tranh chống nghèo đói và áp bức xã hội. Tổ chức này được thành lập trên cơ sở hợp nhất của 3 tổ chức nhân quyền trước đó. Trụ sở của tổ chức đặt tại số 22 đường Milan, Paris.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #235 vào lúc: 12 Tháng Chín, 2013, 10:48:36 am »

Còn một người khác cũng thích rượu ngon đó là người bạn của ông, diễn viên Gerard Depardieu đúng không?

Depardieu thích tất cả những gì vui vẻ trong cuộc sống. Cậu ấy là người nhiệt tình. Tôi chưa thấy ai nhận ra rượu ngon nhanh như cậu ta. Cậu ta có cái lưỡi và cái mũi thật tuyệt vời. Depardieu cũng là một nhà sản xuất rượu; cậu ta sở hữu một xưởng sản xuất rượu ở miền Nam nước Pháp và loại rượu cậu ta sản xuất ra có tên là “President”, tôi nhớ không nhầm là như vậy. Rượu cậu ta sản xuất cũng rất ngon mặc dù tôi thích loại vang đỏ hơn.

Từ năm 1992, Depardieu đến đây khá thường xuyên cùng với người bạn (Gerald) Bourgoin, là một doanh nhân rất thích và am hiểu các loại máy bay và các trận đua Paris-Dakkar. Cậu bạn này đã sống sót một cách diệu kỳ sau rất nhiều vụ tai nạn. Chúng tôi khuyến khích cậu ta, cùng với Depardieu đầu tư vào ngành dầu khí ở đây. Đó là vào thời kỳ khó khăn đặc biệt. Mặc dù chúng tôi cũng như hai người bọn họ không có nhiều kiến thức về lĩnh vực này nhưng chúng tôi đã học hỏi và gặt hái được một số thành công. Hiện tại chúng tôi vẫn duy trì liên doanh đó.

Khi ở Pháp năm 1995, ông có đi thăm Bourgogne cùng với Gerald Bourgoin đúng không?

Đúng vậy, chúng tôi đi cùng cậu ta đến thăm một thị trấn nhỏ tên là Chailley, gần Auxerre. Chúng tôi đến thăm cơ sở sản xuất của cậu ta và toàn bộ khu vực Burgundy rất tuyệt vời. Sau đó chúng tôi đi thăm khu vực Chabris, nơi sản xuất ra loại rượu vang trắng ngon nhất thế giới, chúng tôi nói chuyện với nông dân ở đó. Đó là chuyến thăm ngắn nhưng rất vui vẻ, ấm áp.

Để chấm dứt những ký ức hồi tưởng về nước Pháp và người Pháp, tôi muốn ông nói chuyện về Jean-Edern Hallier, một nhà văn hiện đại đã qua đời, người sinh thời đã rất thông cảm với ông và đã từng viết một cuốn sách rất hay về ông và Cuba 1. Ông còn nhớ ông ấy không?

Tất nhiên là tôi nhớ! Tôi nhớ ông ta rất rõ - Jean-Edern Hallier đến đây năm 1990. Trước đó ông ta đã viết một cuốn sách mà tôi rất thích, đó là cuốn The Madman’s Gospel (Chân lý của kẻ điên)  . Ông ta là cây bút luận chiến rất tài tình, tác giả của những cuốn sách nhỏ có sức chiến đấu rất lớn. Con người có trí tưởng tượng vô cùng phong phú, có khả năng khích động quần chúng thực sự. Chúng tôi đều là những người mang trong mình dòng máu Celtic - cha tôi là người sinh ra ở Galicia, ông ta rất tự hào vẻ nguồn gốc của mình, một tay nổi loạn không hề khoan nhượng với bất kỳ ai. Tôi rất ấn tượng với nhân cách của ông ta. Chúng tôi đã nói chuyện rất nhiều giờ, có một đêm chúng tôi đã thức trắng để nói chuyện. Jean-Edern Hallier rất thân thiện và thể hiện tinh thần đoàn kết lớn lao với chúng tôi. Khi nghe tin ông ta bị mù, chúng tôi rất buồn. Và rồi năm 1997, ông ta qua đời. Thật đáng tiếc - ông ta còn trẻ và rất tài năng.


----------------------------------------------------------
1. Jean-Edern Hallier (1936-1997) Fidel Castro: Conversation au clair de lune, Paris: Mesidor, 1990.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #236 vào lúc: 12 Tháng Chín, 2013, 01:55:37 pm »

25

CUBA VÀ CHÂU MỸ LA-TINH


Phó Tổng tư lệnh Marcos - Những cuộc nổi dậy của người dân bản xứ
- Evo Morales - Hugo Chavez và Venezuela - Vụ đảo chính chống Chavez
- Những nhà lãnh đạo quân sự tiến bộ - Kirchner và biểu tượng của Ác-hen-ti-na - Lula và Brazil


Thưa Tổng Tư lệnh, tôi muốn hỏi ông vài câu hỏi về Phó Tổng tư lệnh Marcos. Tháng 1 năm 2004 kỷ niệm mười năm vụ nổi dậy Zapatista ở Chiapas nhân dịp thực thi Hiệp định thuơng mại tự do giữa Mêhicô, Mỹ và Canada (NAFTA). Tôi muốn biết ý kiến của ông về con người lập dị đã từng rất nổi tiếng trong phong trào chống toàn cầu hoá 1. Ông có biết ông ta và đã từng đọc các bài viết của ông ấy chưa?

Tôi không thể đánh giá ông ấy nhưng tôi đã đọc vài tài liệu viết về Marcos 2, và những gì ông vừa nói về Marcos rất thú vị; nó giúp tôi hiểu về nhân cách con người ông ấy và lý do vì sao ông ấy tự trao cho mình danh hiệu phó tổng tư lệnh... Trước đó, tất cả những ai phát động một cuộc chiến hoặc một chiến dịch ở châu Mỹ La-tinh đều được coi là một vị tướng. Kể từ khi Cách mạng Cuba thành công, chúng tôi vẫn có lệ coi các nhà lãnh đạo là các “tư lệnh”. Đó là cấp hàm mà tôi đã từng có khi chúng tôi trở về Granma. Vì tôi là người đứng đầu của một đội quân nổi dậy quy mô nhỏ - chúng tôi không thể dùng từ “tổng chỉ huy các lực lượng du kích” - tôi bắt đầu được gọi là tổng tư lệnh (Nguyên văn tiếng Tây Ban Nha: comandante en jefe). Tư lệnh là cấp hàm khiêm tốn hơn trong quân đội truyền thống, và nó có một lợi thế là - người ta có thể thêm vào đó từ jefe (trong tiếng Anh là in chief - tổng), và chúng tôi đã làm như vậy.

Kể từ thời gian đó không còn phong trào cách mạng nào sử dụng cấp hàm tướng. Tuy nhiên, Marcos tự coi mình là “phó tư lệnh”. Tôi không hiểu rõ ý nghĩa đó lắm, tôi nghĩ đó cũng là cách thể hiện sự khiêm tốn.

Đúng, ông ấy có nói, “Tư lệnh là của nhân dân; tôi là phó tư lệnh, bởi vì tôi làm theo mệnh lệnh của nhân dân”.

Cần phải được giải thích: ông ấy là phó tư lệnh của tư lệnh nhân dân... Đúng vậy. Trong cuốn sách viết về cuộc đối thoại của ông với ông ấy, tôi đã biết được rất nhiều chi tiết, những ý tưởng, khái niệm của ông ấy... cuộc nổi dậy của ông ấy vì người dân bản xứ; tôi rất vui khi nghe được thông tin như vậy nói về ông ấy trong bối cảnh tình hình ở Chiapas.

Chắc chắn là ông ấy đã rất mạo hiểm khi thực hiện chuyến đi đó. Đã có tranh cãi về việc làm như vậy có đúng hay không, nhưng dù sao tôi cũng rất quan tâm đến việc làm đó...

Ý ông đang nói đến “chuyến đi vì hoà bình” mà Marcos đã thực hiện vào tháng 4 năm 2001 3.

Đúng vậy. Tôi đã theo dõi toàn bộ sự việc đã ở Marcos, tôi nhận thấy một nhân cách chính trực; ông ấy là con người chính trực, rất sáng tạo và tài năng. Marcos là một nhà trí thức từ khi người ta còn biết rất ít về ông ấy. Tôi cũng không được biết nhiều, nhưng điều đó không quan trọng; quan trọng là những ý tưởng của một con người, tính kiên trì của ông ấy, những kiến thức mà một chiến sĩ cách mạng cần phải có.

Tôi hiểu làm thế nào mà một Marcos - hay hai, thậm chí là một trăm - có thể xuất hiện được, bởi vì tôi biết và tôi hiểu rất rõ hoàn cảnh mà những người dân bản xứ đã sống trong rất nhiều thế kỷ; tôi biết hoàn cảnh của họ ở Bolivia, Ecuador, Peru, và những nơi khác, tôi sẽ nói với ông sự thực, tôi rất tôn trọng và cảm thông với tinh thần cách mạng, tính nhân văn và ý thức chính trị của những dân tộc người bản xứ sống trên nửa bán cầu của chúng ta.

Ông có theo dõi cuộc chiến đấu của những nguời bản xứ ở châu Mỹ La-tinh không?

Tôi rất quan tâm. Như ông biết đấy, tôi là bạn thân của hoạ sĩ Guayasamín. Tôi rất ngưỡng mộ ông ấy; tôi nói chuyện rất nhiều với ông ấy và Guayasamín kể cho tôi nghe những vấn đề và những thảm kịch của người Anh-điêng. Ngoài ra, theo như sử sách, thì ở đây đã trải qua rất nhiều thế kỷ của nạn diệt chủng, mặc dù bây giờ người dân đã bắt đầu ý thức và đấu tranh nhiều hơn. Và cuộc chiến mà Marcos phát động và người bản xứ Mêhicô là minh chứng cho tinh thần đấu tranh đó.

Đó là những gì tôi có thể nói về Marcos. Chúng tôi theo dõi với thái độ tôn trọng con đường mà ông ấy theo đuổi, cũng như việc chúng tôi tôn trọng đường hướng của bất kỳ tổ chức, đảng phái tiến bộ, dân chủ nào. Tôi chưa có cơ hội, và có lẽ sẽ không còn cơ hội để được nói chuyện riêng với Marcos - về mặt cá nhân thì tôi không biết ông ấy, tôi chỉ biết ông ấy qua những tin tức, báo cáo và những sách tham khảo viết về ông ấy mà tôi được đọc, tôi cũng biết có rất nhiều người, trong đó có cả các nhà trí thức rất ngưỡng mộ Marcos.

Ở Ecuador cũng có một phong trào rất mạnh của người bản xứ đúng không?

Tôi ngưỡng mộ - đúng, đó là tổ chức của những người Anh-điêng ở Ecuador - Liên đoàn của những người bản xứ và mảnh đất của chúng ta (CONAI) - tôi ngưỡng mộ cả tổ chức xã hội, tổ chức chính trị của họ, các nhà lãnh đạo, cả nam lẫn nữ. Tôi có biết những nhà lãnh đạo rất dũng cảm ở Bolivia, nơi có tinh thần đấu tranh rất lớn, và tôi còn biết nhà lãnh đạo chính người Bolivia đó là Evo Morales một con người vô cùng xuất chúng.

----------------------------------------------------------
1. Phong trào lựa chọn toàn cầu hoá xuát hiện sau sự sụp đổ của Chủ nghĩa xã hội, là phong trào chống chủ nghĩa tư bản. “(Có) phong trào lựa chọn toàn cầu hoá và chống toàn cầu hoá... Chống toàn cầu hoá thì hoặc là chúng ta sẽ sống trong một thế giới được cơ cấu theo những nguyên tắc đặc trưng và những nguyên tắc đa phương tôn trọng chủ quyền nhà nước, hoặc trong một thế giới của những nguyên tắc đang bị tấn công bởi kiểu “chủ nghĩa đại chúng giả mạo” của toàn cầu hoá mà kết quả của nó sẽ chỉ dẫn đến sự chuyên quyền của một số nhà nước làm phương hại đến chủ nghĩa đa phương quốc tế. Ngược lại, phong trào lựa chọn toàn cầu hoá có thể coi là chấp nhận những nguyên tắc cơ bản của toàn cầu hoá và việc lặp lại mục tiêu hội nhập quốc tế “lớn hơn bao giờ hết”, “sâu rộng hơn bao giờ hết” nhưng lại chưa xác định rõ được các thể thức của tiến trình toàn cầu hoá hiện tại. Đặc biệt, phong trào lựa chọn toàn cầu hoá phản đối việc đánh đồng giữa toàn cầu hoá với việc đại chúng hoá các học thuyết kinh tế tự do mới và việc phát triển không ngừng chủ nghĩa tư bản toàn cầu. Phong trào chống toàn cầu hoá phản đối toàn cầu hoá như vậy, trong khi phong trào lựa chọn toàn cầu hoá chấp nhận việc thiết lập trật tự toàn cầu nhưng lại phản đối gay gắt kiểu trật tự hiện tại”. (S. Prozorov, Đại học Petrozavodsk, Petrozavodsk, Nga, “Phương pháp nghiên cứu toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế”, ở địa chỉ http://cua.karelia.ru, tháng 1 năm 2007). Trong khi phong trào này, hoặc ít nhất là sự thể hiện về mặt lý thuyết của nó, bắt đầu ở Nga, thì hiện tại tinh thần của nó đã lan rộng ra “toàn cầu” và sự hiện than của nó có thể thấy trong tác phẩm phê bình chủ nghĩa tư bản được rất nhiều người đọc do hãng Naomi Klein Book giới thiệu, đặc biệt là tác phẩm Không có logo biểu tượng: Không có không gian, sự lụa chọn, cũng không có nghề nghiệp (New York: Picador, 2002, xuất bản lần đầu tiên ở Anh bởi hãng Flamingo 2000).

2. Ignacio Ramonet, Marcos, la dignidad rebelde. Conversaciones con el subconmandante Marcos, Valencia, Tây Ban Nha: Cibermonde 2001

3. Vào ngày 1 tháng 1 năm 2006, Phó Tổng tư lệnh Marcos bắt đầu một chuyến đi xuyên Mêhicô kéo dài sáu tháng, lần này ông đi bằng xe môtô (gợi nhớ đến chuyến đi nổi tiếng của Che Guevara qua Nam Phi cùng với người bạn Alberto Granado của ông năm 1951); mục đích của chuyến đi này là nhằm tham quan đất nước có 32 bang này trước khi diễn ra cuộc bầu cử tổng thổng vào ngày 2 tháng 7 năm 2006, và tạo ra một “mặt trận chính trị quốc gia thứ hai” đối đầu với các đảng truyền thống. Tháng 6 năm 2006, Quân đội giải phóng quốc gia Zapatista (EZLN) tuyên bố “chiến dịch phản công quân sự”.
Trong chuyến đi này, Marcos tự coi mình là “Đại biểu số Không” và ông nói, ông phản đối tất cả các đảng phái ờ Mêhicô, kể cả Đảng cách mạng dân chủ (PRD) mà ứng cử viên Andres Manuel Lopez của đảng này, theo khảo sát thì lúc đó đang giành ưu thế.


Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #237 vào lúc: 12 Tháng Chín, 2013, 02:01:26 pm »

Tôi thấy ông đã rất vui khi chứng kiến chiến thắng của Evo Morales trong cuộc bầu cử tổng thống ở Bolivia vào ngày 18 tháng 12 năm 2005.

Đúng, tôi rất vui. Việc bầu chọn Evo Morales - chiến thắng áp đảo, không có gì phải bàn cãi của ông ấy - đã làm xúc động cả thế giới này bởi vì lần đầu tiên một người bản xứ được bầu làm tổng thống Bolivia, đó là sự kiện đặc biệt. Evo Morales có đủ những phẩm chất cần thiết để lãnh đạo đất nước và người dân của ông ấy trong thời đại khó khăn này, những khó khăn không hề giống bất cứ một nơi nào khác.

Nằm giữa châu Mỹ, Bolivia lấy tên đất nước mình theo tên một giải phóng quân, Semón Bolivar. Nhà lãnh đạo đầu tiên của nước này là Grand Marshal Antonio Jose Maria Aznar de Gaulle Sucre. Bolivia là đất nước giàu có với tài sản là người dân của mình và khoáng sản của mình, nhưng ngày nay lại là một trong những nước nghèo nhất châu lục với dân số khoảng 9 triệu người sống trên các vùng lãnh thổ miền núi của đất nước rộng hơn 1 triệu km2 này.

Đó là bối cảnh chung, và trong bối cảnh chung đó, Evo Morales hướng tới tương lai, ông ấy đại diện cho niềm hy vọng của đại bộ phận dân chúng, ông ấy là hiện thân cho mong muốn xoá bỏ nền chính trị rệu rã đã áp dụng cho cả châu lục này từ lâu, và quyết tâm của người dân giành được độc lập thực sự. Chiến thắng của ông ấy là biểu hiện cho thấy bản đồ chính trị ở châu Mỹ La-tinh đang thay đổi. Những làn gió mới đang bắt đầu thổi vào châu lục này.

Lúc đầu người ta không chắc chắn Evo Morales sẽ giành chiến thắng trong cuộc bầu cử ngày 18 tháng 12, và đã xuất hiện những lo lắng bởi vì có thể sẽ có hành động lôi kéo trong quốc hội. Nhưng khi ông ấy giành được tới 54% số phiếu bầu ngay trong vòng bỏ phiếu đầu tiên thì tất cả những mối lo ngại đó đều tan biến.

Đó là cuộc bầu cử có thể coi là kỳ diệu làm chấn động cả thế giới, cả nước đế quốc kia và trật tự bất ổn mà Mỹ đã áp đặt lên châu lục này. Nó chứng tỏ rằng, Washington không còn áp đặt được chế độ độc tài như họ đã từng làm trong quá khứ - chủ nghĩa đế quốc không còn là công cụ mà nước Mỹ có thể sử dụng được nữa.

Cuba là nước đầu tiên mà Evo Morales đến thăm; đó là vào ngày 30 tháng 12 năm 2005, ngay sau cuộc bầu cử tổng thống, thậm chí còn trước cả khi ông ấy nhậm chức vào ngày 22 tháng 1 nám 2006. Ông có nghĩ rằng chuyến thăm đó đã gây rắc rối cho ông ấy với Washington không?

Chuyến thăm thể hiện tình hữu nghị của chúng tôi với Evo Morales, vị tổng thống được bầu chọn của Bolivia diễn ra trong bối cảnh mối quan hệ sâu sắc và lâu đời, tình anh em đoàn kết giữa nhân dân Cuba và nhân dân Bolivia. Không ai có thể phản đối được chuyện đó cũng không ai có thể phản đối những hiệp định mà chúng tôi ký kết 1. Đó là những hiệp định vì cuộc sống của con người, vì tính nhân văn chứ không phải là tội ác. Chúng tôi không nghĩ rằng những hiệp định đó lại có thể là hành động phạm tội ngay cả trên quan điểm của người Mỹ. Làm sao chúng tôi có thể làm phật lòng chính phủ Mỹ được khi chúng tôi giúp tăng tuổi thọ của những đứa trẻ Bolivia mới sinh ra? Liệu người ta có cảm thấy xúc phạm khi chứng kiến việc giảm tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh, hay việc xoá bỏ nạn mù chữ được không?

Ông có cho rằng các nước châu Mỹ La-tinh khác đang phải giải quyết những vấn đề bản xứ của mình không?

Tình hình xã hội khá căng thẳng ở ba nước có sức mạnh của người bản xứ rất lớn nhưng cũng có vấn đề lớn thuộc về người bản xứ: Đó là Peru, Ecuador, và cả Bolivia. Vấn đề ở Guatemala cũng lớn, nhưng hơi khác so với các nước khác. Liên quan đến vấn đề người bản xứ, người bản xứ Mêhicô cũng còn nhiều vấn đề. Tôi chỉ có thể nói rằng, người ta có thể rất dễ dàng hiểu ra tại sao Marcos lại đấu tranh cho quyền của người dân bản xứ ở đây - cho dù có tới 10 hay 100 Marcos thì vấn đề cũng chỉ là một. Tôi đặc biệt ấn tượng với tính nghiêm túc của các nhà lãnh đạo người bản xứ ở đây mà tôi biết. Tôi đã nói chuyện rất nhiều với người dân Ecuador. Họ nói chuyện rất nghiêm túc. Họ rất tin tưởng và tôn trọng người khác; họ rất chính trực. Và ở Ecuador, ở Peru cũng như ở các nước khác, họ cần phải lược quan tâm.

Ông có nói rằng ông cũng là người rất hâm mộ Hugo Chavez, Tổng thống Venezuela.

Đúng, lại một người Anh-điêng nữa, Hugo Chavez, một mẫu người Anh-điêng kiểu mới, mà theo lời ông ấy nói thì đó là sự pha trộn giữa gốc “Anh-điêng và mestizo” (Từ để chỉ những người có dòng dõi pha tạp giữa châu Âu (Tây Ban Nha) và người châu Mỹ gốc Anh-điêng cổ); Hugo Chavez còn nói ông ấy vừa là người da màu, da trắng vừa là người Anh-điêng. Nhưng nhìn Hugo Chavez người ta có thể nhận ra ngay một người con bản địa của Venezuela, người con thực sự của Venezuela với sự pha trộn về nòi giống, những tính cách cao quý và tài năng xuất chúng. Tôi thường nghe các bài phát biểu của ông ấy rất tự hào về nguồn gốc và sự pha trộn về dòng tộc của mình, mỗi thứ ông ấy có một chút, nhưng chủ yếu là nguồn gốc Anh-điêng bản địa và nguồn gốc từ những người nô lệ đến từ châu Phi. Có thể ông ấy có mang chút gien di truyền của người da trắng - nhưng điều đó cũng không có gì là xấu xa cả; sự pha trộn các dòng giống là rất tốt, vì đó là sự thể hiện đa dạng các chủng tộc của loài người.

Ông có theo dõi sát sao diễn biến tình hình ở Venezuela, đặc biệt là những âm mưu lật đổ Tổng thống Hugo Chavez không?

Tất nhiên là có rồi, chúng tôi theo dõi những sự kiện đó với mối quan tâm lớn lao. Chavez đến thăm chúng tôi năm 1994, chín tháng sau khi ông ấy được ra tù và bốn năm trước khi lần đầu tiên được bầu cử làm tổng thống. Đó là hành động vô cùng dũng cảm, bởi vì ông ấy luôn bị chỉ trích mạnh mẽ khi đến Cuba, ông ấy đến đây và chúng tôi nói chuyện. Chúng tôi phát hiện ra ông ấy là con người có học thức, rất thông minh và tiến bộ, một người Bolivia đích thực với sự ủng hộ mạnh mẽ của người dân. Các đối thủ của Hugo Chavez dùng cả bạo lực và biện pháp kinh tế hòng xoá bỏ ông ấy, nhưng Hugo Chavez đã chống lại tất cả các hành động tấn công của bọn đầu sỏ, chủ nghĩa đế quốc đó chống lại tiến trình cách mạng Bolivia.

Ở Venezuela, trong bốn mươi năm của nền dân chủ nổi tiếng trước Chavez, theo những tính toán mà chúng tôi có được với sự hỗ trợ của các nhân viên ngân hàng giàu kinh nghiệm, khoảng 300 tỷ USD đã bị rút ra khỏi đất nước này. Venezuela lẽ ra đã trở thành nước công nghiệp hơn cả Thụy Sỹ, có nền giáo dục như của Thụy Sỹ nếu họ có nền dân chủ đặc trưng thực sự, nếu những cơ chế đó thực sự hoạt động, nếu có sự thực và sự tin tưởng trong các chính sách mị dân và hoạt động rêu rao nó quá mức kia.

Ở Venezuela, từ khi Hugo Chavez lên nắm quyền cho đến khi tỷ giá tiền tệ được kiểm soát vào tháng 1 năm 2003, chúng tôi tính toán và thấy rằng khoảng 30 tỷ USD đã bị tuồn ra khỏi đất nước này, sự mất mát quá lớn về vốn. Như chúng tôi đã nói rất nhiều lần, tất cả những hiện tượng đó khiến trật tự thống trị hiện tại trên châu lục của chúng tôi trở nên bất ổn.

--------------------------------------------------------
1. Ngày 31 tháng 12 năm 2005, Fidel Castro và Evo Morales (lúc đó đang là tổng thống được bầu cử của Bolivia) ký một hiệp định theo đó Cuba hứa sẽ hỗ trợ rất nhiều về y tế và giáo dục cho Bolivia. Văn kiện gồm 11 điểm này có hiệu lực sau khi Evo Morales nhậm chức vào ngày 22 tháng 1 năm 2006. Hai nước đồng ý sẽ thành lập một cơ quan phi lợi nhuận giữa hai nước để phẫu thuật mắt cho những người Bolivia có khó khăn về tài chính; để thực hiện chiến dịch này, Cuba sẽ cung cấp thiết bị và chuyên gia (tất nhiên là cả việc trả lương cho họ), còn chính phủ mới thành lập ở La Paz sẽ cung cấp những trang thiết bị phục vụ cho cá nhân. Hai nước cũng đồng ý rằng, Viện mắt quốc gia ở La Paz, mới được Cuba trang bị thiết bị mới, sẽ mở thêm hai trung tâm mới, một ở Cochabamba và một ở Santa Cruz. Đồng thời, hai cơ sở này sẽ có năng lực thực hiện 50.000 ca phẫu thuật một năm. “Năng lực này sẽ được tăng cường nếu phía Bolivia cung cấp dịch vụ về mắt cho những người nghèo ở các nước lân cận, gần các bệnh viện của Bolivia”, hiệp định khẳng định như vậy.
« Sửa lần cuối: 12 Tháng Chín, 2013, 02:54:20 pm gửi bởi hoi_ls » Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #238 vào lúc: 12 Tháng Chín, 2013, 02:53:23 pm »

Vào ngày 11 tháng 4 năm 2002 xảy ra một cuộc đảo chính ở Caracas chống lại Chavez, ông có theo dõi sự kiện đó không?

Vào trưa ngày 11 tháng 4, khi thấy hoạt động biểu tình của phe đối lập đã trở thành một cuộc tuần hành tiến tới Miraflores 1, tôi nhận ra ngay rằng những sự việc nghiêm trọng sắp diễn ra. Chúng tôi theo dõi sự kiện đó qua kênh truyền hình cáp Venezolana de Television, kênh này ngày nay vẫn còn hoạt động. Hành động gây hấn, bắn giết, và nạn nhân cứ từng người một ra đi. Vài phút sau, tín hiệu truyền hình phát đi từ kênh Venezolana de Television bị cắt. Tin tức bắt đầu bị chắp vá; được truyền đi từ rất nhiều nơi. Chúng tôi nhận ra rằng, một số quan chức cao cấp đang phát biểu chống lại tổng thống. Có tin cho biết lực lượng bảo vệ Tổng thống đã rút lui và quân đội chuẩn bị tấn công Miraflores. Một số người Venezuela đã gọi điện cho bạn bè mình ở Cuba nói lời tạm biệt, bởi vì họ sẵn sàng chống lại và hy sinh; họ đặc biệt nhấn mạnh việc sẽ hy sinh thân mình để bảo vệ đất nước.

Lúc đó tôi đang tham dự một cuộc họp với ủy ban điều hành Hội đồng bộ trưởng ở Cung điện Cách mạng. Từ buổi trưa, tôi đã tiếp một đoàn quan chức đến từ xứ Basque do Lehendakari 2 dẫn đầu - trước đó chúng tôi đã mời họ cùng ăn trưa mà không ai biết rằng những thảm kịch sắp xảy ra vào ngày hôm đó. Họ chứng kiến những sự việc đã xảy ra trong khoảng thời gian từ 1 giờ đến 5 giờ chiều ngày 11 tháng 4 hôm đó.

Ngay từ đầu giờ chiều tôi đã liên lạc qua điện thoại với Tổng thống Venezuela nhưng không được! Sau nửa đêm, vào lúc 12:38 sáng ngày 12 tháng 4, tôi nhận được tin Chavez gọi điện sang.

Tôi đã hỏi ông ấy diễn biến tình hình và Chavez trả lời: “Chúng tôi đang bị mắc kẹt ngay trong Miraflores này. Vấn đề quyết định là chúng tôi đã mất lực lượng bảo vệ. Họ cắt cả tín hiệu truyền hình. Tôi không còn lực lượng nào để huy động, nhưng tôi vẫn đang phân tích tình hình”. Tôi ngay lập tức hỏi ông ấy: “Hiện giờ ông còn bao nhiêu lực lượng bên mình?”.

“Chỉ còn khoảng 200 - 300 người đã hoàn toàn kiệt sức”.

“Còn xe tăng nào không?”.

“Không, lúc trước thì có vài xe tăng nhưng bây giờ họ rút hết về căn cứ rồi”.

Tôi lại hỏi, “Ông còn nắm lực lượng nào không?”.

Và Chavez trả lời, “Còn một vài lực lượng ở xa, nhưng tôi không có cách nào liên lạc được với họ”, ông ấy muốn nói đến Tướng Raul Isaias Baduel và đội lính dù, sư đoàn xe bọc thép và một vài lực lượng khác, nhưng ông ấy đã mất hoàn toàn liên lạc với lực lượng trung thành.

Tôi cố tỏ ra bình tĩnh hết mức khi hỏi ông ấy, “Tôi có thể nói với ông ý kiến của tôi không?”, ông ấy nói là có thể, và tôi trình bày bằng tất cả khả năng thuyết phục có thể:

“Cố gắng đàm phán các điều kiện để thực hiện một thoả hiệp và giữ mạng sống của những người mà ông đang có, họ là những người trung thành nhất với ông. Đừng hy sinh mạng sống của họ và cũng đừng hy sinh mạng sống của ông”.

Ông ấy xúc động trả lời: “Tất cả mọi người đều sẵn sàng chết ở đây”.

Tôi ngay lập tức nói với ông ấy, “Tôi biết, và tôi nghĩ rằng trong tình huống này thì tôi có thể bình tĩnh hơn ông. Đừng từ chức, cố gắng đàm phán các điều kiện có thể để đầu hàng, miễn là ông không trở thành nạn nhân của bọn chúng, bởi vì tôi nghĩ ông không đáng phải chịu như vậy. Hơn nữa, ông còn có trách nhiệm với những người trung thành với mình. Đừng tự hy sinh bản thân mình!”.

Tôi biết rất rõ sự khác nhau giữa tình huống của Allende vào ngày 11 tháng 9 năm 1973 với tình huống của Chavez vào ngày 12 tháng 4 năm 2002. Allende không hề có người lính nào trung thành bảo vệ mình. Chavez thì có rất nhiều binh lính và sĩ quan trong quân đội phía sau mình, đặc biệt là những người trẻ tuổi.

“Đừng từ chức! Đừng từ chức!”. Tôi nói như van nài ông ấy.

Chúng tôi còn nói về rất nhiều chuyện khác: Cách ông ấy tạm thời rút lui khỏi đất nước, liên lạc với một số sỹ quan có chức quyền trong hàng ngũ của bọn đảo chính, nói với họ rằng ông ấy sẵn sàng rời khỏi đất nước nhưng không từ chức. Từ Cuba, tôi nói với ông ấy, chúng tôi sẽ cố huy động mặt trận ngoại giao ở nước tôi và ở Venezuela; chúng tôi sẽ cử sang hai máy bay cũng với bộ trưởng và các quan chức ngoại giao để đưa ông ấy đi. Ông ấy suy nghĩ trong giây lát rồi cuối cùng cũng đồng ý, vấn đề bây giờ chỉ còn phụ thuộc vào tên cầm đầu lực lượng quân sự của kẻ thù.

Trong một cuộc phỏng vấn với Jose Maria Aznar Vicente Rangel, lúc đó là Bộ trưởng Quốc phòng, còn bây giờ là Phó Tổng thống Venezuela, người đã ở bên Chavez vào thời điểm đó, các tác giả của cuốn sách Chavez của chúng ta đã ghi lại những lời này: “Cuộc gọi của Fidel có vai trò quyết định ngăn cản việc tự sát tập thể. Đó là yếu tố quyết định. Lời khuyên của ông ấy giúp chúng tôi nhìn rõ hơn bối cảnh hỗn loạn. Thực sự nó đã giúp chúng tôi rất nhiều”.

---------------------------------------------------------
1. Palacio de Miraflores ở Caracas là nơi ở và làm việc chính thức của tổng thống nước này.

2. “Lehendakari” là từ mà người xứ Basque dùng để chỉ tổng thống của khu vực mình. Đó là kiểu từ mới nghĩ ra cũng như những từ như “tổng thống” hay “chủ tịch” vốn đang tồn tại, nhưng chỉ được dùng để chỉ người đứng đầu của các nước hay các tổ chức khác; từ này được dùng để chỉ người đứng đầu quốc gia xứ Basque. Trước khi thành lập khu vực xứ Basque những năm 1970, từ này được đánh vần là “lendakari”, chính Ramonet cũng đánh vần từ này như vậy trang bản tiếng Tây Ban Nha.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #239 vào lúc: 12 Tháng Chín, 2013, 03:12:06 pm »

Ông đã khuyến khích ông ấy chiến đấu với vũ khí trong tay?

Không, hoàn toàn ngược lại. Đó là những gì Allande đã làm - cũng rất đúng trong hoàn cảnh mà ông ta phải đối mặt - và ông ta đã anh dũng hy sinh mạng sống của mình, như lời ông ta đã hứa.

Chavez có 3 lối thoát: Tử thủ ở Miraflores và chiến đấu đến chết; rời khỏi cung điện và tìm cách gặp người dân để khơi dậy sự phản kháng trên cả nước, việc làm coi là bất khả thi trong hoàn cảnh đó; hoặc rời khỏi đất nước mà không từ chức để có cơ hội quay lại chiến đấu vào thời điểm khác, việc này có cơ hội thành công nhanh chóng. Chúng tôi đã khuyên ông ấy lựa chọn giải pháp thứ ba.

Những lời cuối cùng tôi nói với ông ấy là, “Hãy giữ mạng sống của những người đang ở bên ông tham gia cuộc chiến không cần thiết đó”. Ý tưởng của tôi xuất phát từ nhận định cho rằng, một nhà lãnh đạo nổi tiếng, có sức hút với quần chúng như Chavez bị lật đổ bằng thủ đoạn đó, trong hoàn cảnh đó mà không bị giết, thì nhân dân - trong trường hợp này có sự hỗ trợ của những lực lượng trung thành nhất trong quân đội - sẽ yêu cầu ông ấy trở về, và việc trở về là không tránh khói. Chính vì vậy, tôi đưa ra đề xuất đó.

Vào thời điểm đó, hoàn toàn có khả năng của chuyến trở về rất nhanh chóng, và chẳng có lý do gì mà phải chiến đấu để hy sinh mạng sống như Salvador Allande đã từng làm. Và chuyến trở về trong chiến thắng đó thực sự đã diễn ra, thậm chí còn nhanh chóng đến mức ngoài sức tưởng tượng của tôi.

Vào thời điểm đó người Cuba có tìm cách giúp Chavez bằng cách này hay cách khác không?

Lúc đó thì chúng tôi chỉ có thể hành động trên mặt trận ngoại giao. Giữa đêm, chúng tôi triệu tập tất cả các đại sứ ở Havana và đề nghị họ tháp tùng Felipe (Perez Roque), Bộ trưởng Ngoại giao của chúng tôi đến Caracas cứu Chavez, vị tổng thống hợp pháp của Venezuela,và đưa ông ấy an toàn ra khỏi đất nước đó.

Tôi hoàn toàn tin tưởng rằng, chỉ trong thời gian rất ngắn Chavez sẽ quay trở lại và lần này thì sẽ được binh sĩ và người dân của ông ấy mang trên vai. Bấy giờ thì tất cả những gì tôi phải làm là cứu sống ông ấy.

Chúng tôi đề nghị đưa hai máy bay đến đón ông ấy, nếu phe đảo chính đồng ý cho ông ấy rời khỏi đất nước. Nhưng bọn cầm đầu phe đảo chính từ chối đề nghị này; hắn còn nói Chavez phải bị chặt đầu tại toà án. Chavez chỉ mặc mỗi bộ quân phục lính dù của ông ấy và ra đi cùng với một người trung thành duy nhất là Jesus Suarez Chourio đến Fort Tiuna - trụ sở và trung tâm chỉ huy của phe đảo chính.

Khi tôi gọi lại cho ông ấy hai giờ sau như đã thoả thuận thì Chavez đã bị bắt làm tù binh bởi bọn đảo chính và liên lạc với ông ấy bị cắt đứt. Truyền hình đưa tin liên tục về việc ông ấy “từ chức” nhằm làm mất tinh thần những người ủng hộ còn lại của ông ấy trong cả nước.

Rất nhiều giờ sau đó - lúc này đã là khoảng trưa ngày 12 tháng 4 - theo thoả thuận ông ấy được gọi một cuộc điện thoại, và Chavez gọi cho con gái của mình là Maria Gabriela. Ông ấy nói với con gái của mình là ông ấy không hề từ chức, rằng ông ấy đang là “tù nhân -tổng thống” (tổng thống bị cầm tù). Chavez bảo cô bé liên lạc với tôi để tôi có thể nói với cả thế giới về tin này.

Cô con gái gọi cho tôi ngay lập tức vào ngày hôm đó, 12 tháng 4, đúng 10:02 sáng và nhắc lại lời của cha mình với tôi. Tôi ngay lập tức hỏi cô bé: “Cháu có sẵn sàng nói lại toàn bộ những lời này với thế giới bằng chính giọng nói của cháu không?”. “Cháu sẵn sàng làm tất cả mọi việc vì bố cháu”, cô con gái nói với tôi.

Không để phí một giây, tôi gọi ngay cho Randy Alonso, chủ nhiệm chương trình truyền hình Bàn tròn. Trên điện thoại, với máy ghi âm sẵn trong tay, Randy Alonso gọi cho María Gabriela theo số điện thoại mà cô bé vừa cho tôi. Lúc đó đã gần mười một giờ. Những lời nói rõ ràng, đầy cảm xúc và sức thuyết phục của cô con gái Chavez được ghi âm và phát đi trên kênh truyền hình quốc gia của chúng tôi vào đúng 12:40 chiều ngày hôm đó bằng chính giọng nói của Maria Gabriela. Bản sao cuốn băng cũng được gửi tới tất cả các hãng thông tấn quốc tế đang hoạt động ở Cuba. Kênh truyền hình CNN bằng tiếng Tây Ban Nha ở Venezuela rất vui mừng phát đi những tin tức mà bọn đảo chính cung cấp cho họ; tuy nhiên, ở Havana, phóng viên CNN ngay buổi trưa hôm đó cũng nhanh chóng đưa tin về lời nói của Maria Gabriela.

Và kết quả sau đó là gì?

Nó được đưa đến tai của hàng triệu người dân Venezuela, hầu hết là những người phản đối bọn đảo chính, và những người lính trung thành với Chavez, những người đang bị lừa dối khủng khiếp bởi lời cáo buộc từ chức để khiến họ bối rối mất phương hướng.

Đêm hôm đó, khoảng 11:55, Maria Gabriela lại gọi. Giọng cô bé có vẻ vô cùng hốt hoảng. Tôi không để cô bé nói hết lời, mà xen ngang hỏi luôn, “Có chuyện gì xảy ra?”.

“Đêm nay họ đã đưa bố cháu đi trên một chiếc trực thăng rồi”, cô bé nói, “Không ai biết họ đưa bố cháu đi đâu”.

“Nhanh lên”, tôi nói ngay, “Cháu phải tự mình thông báo tin này ngay lập tức”.

Lúc đó Randy đang ngồi với tôi - chúng tôi đang có cuộc họp với những người phụ trách thanh niên và một số tổ chức khác thực hiện chương trình Cuộc chiến giữa các ý tưởng. Cậu ta có máy ghi âm bên mình và việc làm tương tự như lúc trưa lại diễn ra. Như vậy, người dân Venezuela và cả thế giới lại được thông tin về cuộc di chuyển kỳ lạ diễn ra lúc nửa đêm đưa Chavez đến những nơi mà không ai biết. Tất cả những việc này đều xảy ra vào ngày 12 và sáng sớm ngày 13.

Thứ bảy ngày 13, từ rất sớm, một diễn đàn đã được tổ chức ở Guira de Gaulle Melena, một thành phố nhỏ thuộc tỉnh Havana. Khi tôi đang trên đường quay về văn phòng, lúc đó chưa đến mười giờ, thì Maria Gabriela lại gọi. “Ông bà cháu không ổn”, cô bé nói - họ muốn nói chuyện với tôi, họ muốn đưa ra tuyên bố của riêng mình. Họ đang ở bang Barinas.

Tôi nói với cô bé, một hãng thông tấn quốc tế đã đưa tin Chavez bị chuyển đến Turiamo, một căn cứ hải quân ở tỉnh Aragua ở bờ biển phía Bắc của Venezuela. Tôi nói với cô bé, từ những thông tin và chi tiết mà hãng thông tấn này đưa ra, tôi cho rằng đó là sự thực. Tôi khuyên cô bé nên tìm hiểu càng được nhiều thông tin về việc này càng tốt. Maria Gabriela nói với tôi rằng, tướng Lucas Rirtcón, tổng thanh tra các lực lượng vũ trang cũng muốn nói chuyện với tôi, và ông ấy cũng muốn ra tuyên bố công khai của riêng mình.

Bố mẹ của Chavez nói với tôi: Tất cả mọi chuyện đều bình thường ở Barinas. Mẹ của Chavez nói với tôi, người chỉ huy trưởng lực lượng quân đội ở đó vừa nói chuyện với bố Chavez, ông Hugo de los Reyes Chavez, thống đốc bang Barinas. Tôi cố tỏ ra bình tĩnh và lạc quan hết mức.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM