Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 14 Tháng Năm, 2024, 02:06:59 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Cuộc đời tôi - Một trăm giờ với Fidel Castro  (Đọc 92212 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #210 vào lúc: 10 Tháng Chín, 2013, 10:59:31 am »

Ông cho cả Valladares xem?

Đúng vậy. Trước khi đưa ra câu trả lời, chúng tôi gọi Valladares vào, cho cậu ta xem cuốn phim quay cảnh cậu ta tập thể dục - cậu ta có thể viết ra những bài tập thể dục để giữ cho cơ thể cường tráng trong khi giả vờ bị bại liệt - và phản ứng của cậu ta khi chứng kiến cảnh đó là gì? Valladares đứng bật dậy như mũi tên.

Sau đó chúng tôi cho Regis Debray xem rồi nói với Valladares, “Cậu sẽ được thả tự do”; - cậu ta đã thực hiện được phần lớn thời gian án phạt và là tác nhân gây ra chiến dịch vận động rầm rộ - “và chúng tôi chỉ có một điều kiện: cậu phải dùng đôi chân của mình khi đi lên máy bay và khi xuống máy bay cậu cũng phải đi trên đôi chân của mình”. Debray thừa biết điều kiện chúng tôi đặt ra với Valladares là để cậu ta tự làm lòi cái đuôi nói dối bại liệt của mình ra. Tôi không chỉ trích cậu ta bởi vì tù nhân có quyền nghĩ ra mọi cách để được thả tự do.

Cậu ta có quyền làm như vậy.

Tôi đồng ý; đồng ý là cậu ta có quyền nghĩ ra mọi thứ nhưng chúng tôi bắt được quả tang. Cậu ta rất thông minh - cậu ta lừa được rất nhiều bác sỹ. Điều này thật khó tin. Chúng tôi đã cho một bác sỹ xuất chúng kiểm tra và cậu ta nói, “Không có vấn đề gì xảy ra với Valladares cả”.

Cá nhân ông cũng từng nghĩ rằng cậu ta bị bại liệt thực sự...?

Tôi nghĩ có chuyện gì đó không ổn với cậu ta, và tôi muốn biết chắc chắn đó là vấn đề gì, lý do tại sao, liệu có thể chữa trị bằng y học được hay không.

Chúng tôi không bao giờ chịu đầu hàng trước áp lực. Đó là nguyên tắc bất di bất dịch như việc tôn trọng một con người như những nguyên tắc định hướng cho cuộc Cách mạng này. Một trong những nguyên tắc đó là: Bằng bạo lực, người ta sẽ không thể làm gì được đất nước này; bằng những biện pháp khác, người ta sẽ được rất nhiều thứ.

Quay trở lại với Raul Rivero, nguời bị bắt giữ tháng 11 năm 2004 - cậu ta không hề sử dụng bạo lực, không hề đánh bom, trong khi đó cậu ta lại là một trong những người rất biết tôn thờ các nguyên tắc của Nicola Guillen, còn ông thì lại coi Guillen là một nhà thơ vĩ đại.

Bias Roca cũng là người rất tôn thờ và ngưỡng mộ Vladimiro Roca, trong khi đó Bias cũng là người lãnh đạo một đảng cộng sản trong thời gian rất dài.

Nhưng Vladimiro Roca không bị bắt, Osvaldo Payá hay Elizardo Sanchez cũng vậy. Tại sao lại có sự khác biệt giữa những người tham gia hoạt động này hay người tham gia các hoạt động khác?

Thực sự không có sự khác biệt nào cả.

Nhưng những người này (những người tôi vừa kể tên) không bị bắt.

Có một sự khác biệt nhỏ trong cách đối xử. Những người ông kể tên đã vi phạm pháp luật trong một thời gian, và chúng tôi có rất nhiều hồ sơ về họ. Nhưng ở đây, chúng tôi chỉ chủ yếu tập trung cho những sự kiện mới diễn ra và quyết định ai sẽ là người phải chịu trách nhiệm. Một số trong những người mà ông vừa kể tên đã gây ra những rắc rối này nọ.

Có hai sự kiện có thể trả lời câu hỏi đầu tiên mà ông vừa đặt ra về việc chúng tôi áp dụng biện pháp quá hà khắc, và tôi phải khẳng định với ông rằng những biện pháp mà chúng tôi áp dụng không hề quá khắt khe với họ khi Quốc hội quyết định đưa ra bản án với tội phản bội tổ quốc của họ, theo bộ luật hình sự của chúng tôi thì tội đó đáng bị kết án tử hình, chung thân, ba mươi năm, tối thiểu là 5 năm còn tuỳ thuộc vào tính chất nghiêm trọng của vụ việc. Mức án áp dụng của chúng tôi trong phạm vi từ 5 năm đến 28 năm.

Có những người cũng vi phạm những tội nghiêm trọng, ngoài trường hợp những người mà ông vừa kể tên, nhưng chúng tôi cũng không đưa ra kết án mặc dù chúng tôi hoàn toàn có thể - và tất nhiên cũng không ai có thể cho rằng họ thích làm gì thì làm còn nhà nước này thì cứ điềm nhiên ngồi xem. Nếu thấy thực sự cần thiết phải hành động chống lại những người như ông vừa kể tên và cả những người khác nữa, thì chúng tôi sẽ hành động. Chúng tôi không quá khắt khe bởi vì mức độ phạm tội của họ cũng chỉ ở mức vừa phải.    

Ông hỏi thì tôi sẽ giải thích: không ai được bảo đảm miễn tội hoàn toàn, tất cả mọi việc đều phải tuỳ thuộc vào sự diễn biến của tình hình, và khi thấy cần thiết phải hành động thì chúng tôi sẽ hành động. Khi tình huống buộc chúng tôi phải hành động thì chúng tôi sẽ hành động cho dù có chuyện gì xảy ra và chúng tôi phải trả giá đến mức độ nào.

Tôi nói với ông chuyện này bởi vì ông hỏi tôi, có thể nói ông đã buộc tôi phải trả lời vì chúng ta là bạn. Ông hỏi những câu hỏi có logic, nhưng điều tôi muốn nói đó là những gì tôi vừa nói không phải là sự đe doạ. Tôi không hề nói dối ông, tôi phải trả lời ông, và tôi đã trả lời rất thành thật, nhưng tôi muốn không ai hiểu những lời nói của tôi là sự đe doạ mà đó chỉ là sự giải thích của tôi trong những điều kiện, hoàn cảnh nhất định. Đó là quyền một người được phép làm. Chúng tôi đã nhẫn nại rất lâu, rất lâu rồi; những bộ luật đó của chúng tôi cũng đã được thông qua từ rất lâu rồi.

Nhưng cho đến bây giờ vẫn chưa được áp dụng?

Nhưng bộ luật đó chưa được áp dụng; chúng vẫn nằm đó, trên giấy tờ, mọi người đều có ý thức về nó, luật đó được Quốc hội Cuba của chúng tôi thống nhất thông qua. Nếu có ai đó cho rằng Quốc hội của chúng tôi chỉ toàn bọn ngốc, những người ủng hộ vô điều kiện các ý tưởng và sáng kiến... - thì cứ để họ nghĩ như vậy. Còn chúng tôi thì đánh giá rất cao những thành viên Quốc hội của mình, chúng tôi tôn trọng ý kiến của họ.

Ví dụ, có một nhóm các đại biểu quốc hội là người các tôn giáo phản đối án tử hình. Họ không ủng hộ những luật có quy định hình thức án phạt đó, chính vì vậy, có những luật của chúng tôi được thông qua nhưng không có sự nhất trí hoàn toàn. Vẫn có những trường hợp ngoại lệ ở đất nước này, và chúng tôi tôn trọng họ, bởi vì như thế mới chứng tỏ được ý chí của đa số các thành viên Quốc hội, và nói đúng ra vấn đề khó khăn thực sự liên quan đến án tử hình đó là công luận.

Ông nói thêm về điều đó đi...

Nếu ông cho rằng chúng ta đã nói xong chuyện này.

Đúng. Logic của vấn đề là: Ở châu Âu, không nước nào thuộc Liên minh châu Âu còn áp dụng án tử hình. Án phạt cao nhất thay thế án tử hình áp dụng cho những loại tội phạm nghiêm trọng nhất là gì? Chỉ là án chung thân. Trên thực tế, nhìn chung, múc án đó chỉ tương đuơng với khoảng 20 năm tù. Vì vậy, chắc chắn là vẫn có một bộ phận dân chúng nào đó ở châu Âu tự hỏi mình: tại sao lại phạt những người phản đối không gây bạo lực, đổ máu những mức án cao như vậy?

Tôi không biết mức án cao nhất là như thế nào.

Mức áo cao nhất có nghĩa là, ở châu Âu, không ai bị kết án quá 20 năm tù.

Bao gồm cả các bộ luật quân sự?

Trong các bộ luật quân sự ở châu Âu cũng không hề có án phạt tử hình trong thời bình.

Không có án tử hình nhưng họ áp dụng mức án phạt cao nhất là 20 năm ngay cả với loại tội phản bội tổ quốc trong bộ luật quân sự? Vậy khi có chiến tranh thì luật nào được áp dụng?

Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #211 vào lúc: 10 Tháng Chín, 2013, 11:04:45 am »

Tôi không biết Mức án phạt cao nhất là tù chung thân; ví dụ, một người sẽ không bị dẫn độ sang cơ quan khác xét xử nếu ở đó anh ta có nguy cơ bị kết án tử hình hay quá 20 năm tù theo quy định hạn mức phạt tù ở đất nước mình. Vì vậy, ở châu Âu có những nguời tỏ ra không đồng tình khi chứng kiến những người phản đối trong hoà bình (chống lại chính phủ Cuba) này bị kết án tới 28 năm tù...

Vậy ông giải thích thế nào về trường hợp những thành viên ETA bị giết ở Pháp - việc đó chính phủ của họ biết hay không biết?

Đó là vấn đề khác - chúng ta đã nói đến chuyện này rồi. Lần trước khi nhắc đến án phạt tử hình, ông đã bày tỏ sự phản đối có tính triết lý, và ông cho rằng Cuba sẽ tiến tới xoá bỏ án đó.

Đúng, và tôi xác nhận lại điều đó. Tôi hiểu, và tôi cảm ơn vì những thông tin ông vừa cung cấp cho tôi nói rằng châu Âu không còn án tử hình, cũng chẳng có án chung thân mà chỉ có mức phạt cao nhất là 20 năm tù.

Về nguyên tắc, mặc dù có ngoại lệ nhưng không ai bị cầm tù quá hai mươi năm 1.

Ông cần biết rằng có những lúc chúng tôi phải làm hay điều chỉnh luật bởi vì chúng tôi cũng bị chi phối chút ít bởi luật pháp quốc tế hiện hành, bởi vì chúng tôi cũng cho rằng không nước nào được phép tự cho mình quyền đi xâm lược nước khác, mặc dù vẫn có một trường hợp ngoại lệ đó là nước láng giềng ở phía bắc đã xâm lược Grenada năm 1983 bởi vì có một vài sinh viên Mỹ ở đó - và tôi phải nói rằng họ không bị nguy hiểm gì cả - và họ coi đó là hành động trả đũa vì nước Mỹ bị tấn công ở đâu đó, sau đó họ lại xâm lược Panama năm 1989... Vào thời gian đó, thế giới không phải là một cực, với một siêu cường - mà là thế giới hai cực.

Về mặt an ninh, tình hình của Cuba lúc đó tốt hơn nhiều. Về kinh tế, mặc dù bị cấm vận nhưng chúng tôi vẫn có thể chịu đựng được khi những nguồn nguyên liệu thô, nhiên liệu, và các nhu yếu phẩm khác được đảm bảo, đường của chúng tôi được bán với giá phải chăng... Nhưng tất cả bây giờ đã thay đổi.

Tôi nghĩ các đồng chí của chúng tôi đã rất khéo léo tài tình khi từ năm 1976 đã đưa ra dự thảo hiến pháp và xây dựng các luật đó 2, để án phạt tử hình vẫn còn tồn tại mà không cần phải xem xét lại, bởi vì chúng tôi đã có một lịch sử 30 năm bị gây hấn, đe doạ chiến tranh, thậm chí cả mối đe doạ hạt nhân, phong toả cấm vận, hàng nghìn người bị giết như những nạn nhân của hành động khủng bố trong rất nhiều năm nay, và mới đây vẫn còn hoạt động, và những hành động đó hoặc là công khai do chính phú Mỹ tiến hành, hoặc là do chính phủ Mỹ ngấm ngầm cho phép, tài trợ khuyến khích.

Chúng tôi xem xét nghiêm túc hơn 600 kế hoạch ám sát tôi trong đó có những kế hoạch do Mỹ trực tiếp tiến hành, có những kế hoạch thì Mỹ giật dây. Người ta cố tình giả vờ ngây ngô, đơn giản hoá mọi chuyện, nhưng bản chất đó vẫn là những hành động giết người cho dù người ta nhìn nó dưới góc độ nào, cho dù người ta tổ chức âm mưu giết người hay tạo điều kiện hoàn cảnh cho người khác giết người. Tôi đang nói đến những kế hoạch mà người ta bị thuyết phục bị tuyên truyền kích động - kích động, và kích động.

Tôi tin chắc ở châu Âu các ông không cho phép làm chuyện đó, tôi không nghĩ rằng các ông cho phép công khai tuyên truyền kích động giết người công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng. Không có chuyện công khai tuyên bố, “Giết bất kỳ kẻ nào đột nhập vào nhà cậu, giết bất kỳ kẻ nào lăng mạ trẻ em, lăng mạ phụ nữ, giết bất kỳ loại phụ nữ nào không hoàn thành nghĩa vụ hôn nhân của mình”. Các ông sẽ nói, “Chúng tôi không cho phép làm điều đó. Việc này cần bị nghiêm cấm”. Nhưng nước Mỹ, hay những người hoạch định ra chính sách của nước này trong rất nhiều năm nay đã kích động giết người. Tôi muốn làm rõ hoàn toàn bối cảnh.

Mặc dù tôi rất quan tâm đến điều đó nhưng phải khẳng định với ông rằng tôi không hề sợ hãi. Tôi có thể minh chứng điều này trong giai đoạn đầu của cách mạng khi vụ Vịnh con lợn xảy ra, khi Mỹ dùng máy bay tấn công Cuba - đó là hành động vi phạm luật pháp quốc té tồi tệ nhất.

Án tử hình không hề liên quan đến bất kỳ hoạt động kết án tội phạm hình sự nào; chúng tôi đã tạm gác thực thi án này từ lâu và tôi nghĩ đã đến lúc phải thực hiện trở lại bởi vì ngày càng có nhiều loại tội phạm kinh khủng, dã man... tình hình chính trị căng thẳng đến tột độ. Nhưng có một sự thực tôi phải khẳng định rằng việc đình chỉ áp dụng án tử hình đã được đưa ra từ thời kỳ đầu Cách mạng.

Bởi vì tôi nghĩ rằng, người châu Âu các ông không có chiến tranh, các ông không có các vụ việc như chúng tôi phải đối mặt; không ai muốn đảo lộn trật tự ở châu Âu, Chiến tranh lạnh đã qua, sự tồn vong của các ông không bị đe doạ, cái chết của hàng triệu người châu Âu...

Không ai dám nói trước 3.

Không ai dám nói trước, người ta không hề nghĩ đến điều đó. Đã có NATO, siêu NATO, cái gọi là “Chiến tranh lạnh” không còn - không ai có thể đe doạ các ông. Mặc dù vẫn còn những hành động khủng bố dã man, ở Madrid, Luân Đôn... Xin hỏi ông: Người châu Âu các ông bãi bỏ án tử hình từ khi nào?


----------------------------------------------------------
1. Tuy nhiên, có rất nhiều ngoại lệ. Ví dụ, ở Pháp, Lucien bị kết án tù chung thân năm 1966 nhưng mãi tới ngày 3 tháng 10 năm 2005 mới được tha, sau 41 năm ngồi tù. Cũng vào ngày hôm đó, hai tù nhân khác đã ngồi tù hơn 40 năm được thả.

2. Hiến pháp của nước cộng hoà Cuba - bản dự thảo được xây dựng bởi một nhóm các luật gia xuất chúng do Bias Roca đứng đầu - được đưa ra tham khảo công khai với toàn dân Cuba, nội dung được thông qua trong một cuộc trưng cầu dân ý với tỷ lệ phiếu ủng hộ là 97,7% và được công bố vào ngày 24 tháng 2 năm 1976. Kể từ thời gian đó, đã có những lần điều chỉnh nội dung cúa bản hiến pháp bởi Quốc hội quyền lực nhân dân theo quy định sửa đổi được đề cập trong hiến pháp.

3. “Cái chết... không thể dự báo trước” là lời nói ám chỉ tiêu đề của một cuốn tiểu thuyết nổi tiếng “Biên niên sử về cái chết không được báo trước” của tác giả Gabriel Garcia Marquez.

Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #212 vào lúc: 11 Tháng Chín, 2013, 10:32:07 am »

Ở Pháp là hơn 20 năm trước, năm 1981, dưới thời Tổng thống Francois Mitterrand. Dư luận ủng hộ việc duy trì án tử hình, nhưng Tổng thống Mitterrand cương quyết, và chúng tôi, những nhà trí thức, với tư cách là công dân đi tiên phong ủng hộ tổng thống bãi bỏ án tử hình. Án đó được bãi bỏ là bởi vì có một vụ xét xử mà hai tù nhân Buffet và Bontemps bị kết án tù từ năm 1971 đã bắt cóc một nhân viên canh gác và một y tá làm con tin sau đó cắt cổ họng họ. Cả hai tên tù nhân này sau đó đều bị kết án tử hình và bị đưa lên máy chém năm 1972. Nhưng dư luận nổi lên vấn đề tranh cãi là chỉ có một trong hai tên tù nhân cắt cổ hai con tin kia. Người ta nói, “Tại sao lại kết án tử hình khi người ta không giết người?”. Một trong hai tên là kẻ giết người, tên còn lại có thể là kẻ tòng phạm nhung hắn không giết ai cả, vì vậy hắn không thể bị kết án tử hình. Vụ đó gây ra làn sóng tranh cãi rất lớn, và còn một vài vụ khác nữa, tất cả những vụ gây tranh cãi đó dẫn đến việc bãi bỏ án tử hình. Cuối cùng, vào năm 1981, Mitterrand quyết định bãi bỏ.

Pháp là nước bãi bỏ trước tiên, còn ở những nước khác?

Các nước khác cũng bãi bỏ, tôi không nhớ thứ tự thời gian 1 nhưng Tây Ban Nha là nước bãi bỏ gần đây nhất.

Khi nào thì họ bãi bỏ?

Ở Tây Ban Nha, án tử hình được miễn áp dụng cùng với việc thông qua Hiến pháp dân chủ năm 1978. Chính thức bãi bỏ là năm 1995.

Vậy ở châu Âu hiện nay còn nước nào duy trì án tử hình không?

Không còn nước nào, nếu là thành viên đầy đủ của Liên minh châu Âu thì không còn nước nào.

Còn những nước chuẩn bị gia nhập thì sao?

Những nước chuẩn bị gia nhập, nếu còn duy trì án tử hình thì cũng phải bãi bỏ, vì Nghị định thư số 6 ngày 28 tháng 4 năm 1983 của Hiến pháp châu Âu về vấn đề nhân quyền yêu cầu các nước phải bãi bỏ án tử hình.

Nhưng họ còn duy trì không?

Tôi không nghĩ họ còn duy trì, nhưng nếu còn duy trì thì họ cũng phải bãi bỏ nếu muốn gia nhập Liên minh châu Âu.

Cộng hoà Séc còn duy trì không? Hunggary còn không? Ba Lan còn không? 2

Trên cơ sở tôn trọng nhân quyền, Hội đồng châu Âu ở Strasbourg 3 yêu cầu các nước phải bãi bỏ nó. Vì vậy, để trở thành thành viên của Liên minh châu Âu, các nước buộc phải bãi bỏ án tử hình. Đó là vấn đề mà Thổ Nhĩ Kỳ đang phải giải quyết hiện nay. Hiện nay, Thổ Nhĩ Kỳ vẫn còn duy trì án tử hình, nhưng vì họ muốn gia nhập Liên minh châu Âu nên họ phải bãi bỏ. Ví dụ - chắc ông còn nhớ chứ? - khi Abdulah Ocalan, lãnh tụ của Đảng công nhân người Cuốc, từng là người lãnh đạo tổ chức đã tiến hành rất nhiều vụ tấn công khủng bố 4, bị bắt, Liên minh châu Âu đã yêu cầu nước này không được kết án tử hình ông ta 5 .

Tôi vừa giải thích với ông việc liên quan đến án tử hình trong những khoảng thời gian đó, bởi vì nó liên quan rất chặt chẽ đến vấn đề lịch sử mà tôi vừa nói với ông.

Ở đất nước chúng tôi, án tử hình không hề liên quan đến các hoạt động chính trị, mà chủ yếu là liên quan đến các loại tội phạm thông thường, bản chất dân sự. Án tử hình không còn được áp dụng đối với các loại hoạt động liên quan đến phản cách mạng.

Khoảng thời gian miễn áp dụng đó đã kéo dài 10 năm, hơn 10 năm - thậm chí có thể là 20, hay 25 năm nay rồi.

Ý ông nói là trên thực tế nó không bao giờ được áp dụng?

Tôi phải kiểm tra lại chính xác mới có thể trả lời ông được... Nó được áp dụng trong một vụ mà kẻ thù của chúng tôi cố tình muốn quy kết mang bản chất chính trị nhưng thực tế thì không phải như vậy.

Vụ Ochoa phải không?

Đúng, vụ Ochoa. Tòi đã nói với ông đó là hoạt động tội phạm hình sự (có nghĩa là không mang bản chất chính trị mà là vấn đề dân sự). Chỉ có điều những hoạt động đó được tiến hành bởi những con người nắm giữ vị trí quan trọng, những người có công lao lớn, bởi vì Ochoa từng là người có cống hiến lớn lao cho Cách mạng, cho các nhiệm vụ quốc tế - vụ đó trở thành hành động phản nước, và đất nước chứng tôi bị đe doạ nghiêm trọng và đó mới là vấn đề mang bản chất chính trị, phá hoại, thậm chí ở một giới hạn nào đó còn mang bản chất quân sự. Ở đất nước chúng tôi, trong hoàn cảnh đó, với những người có trách nhiệm lớn lao mà lại gây ra những hành động như vậy thì có thể coi đó là hành động phản bội tổ quốc; nó không có ý nghĩa chính trị, nhưng đó là hành động còn tồi tệ hơn cả tội chống lại đất nước. Chính vì vậy, tôi coi đó là hành động phản bội tổ quốc.

----------------------------------------------------------
1. Trước nước Pháp, các nước châu Âu khác đã bãi bỏ án tử hình bao gồm: Ai-len năm 1928, Áo năm 1968, Phần Lan và Thuy Điển năm 1972, Bồ Đào Nha năm 1976, Luxembourg và Đan Mạch năm 1978 và Na Uy năm 1979. Tuy nhiên, những nước châu Mỹ La-tinh đầu tiên bãi bỏ án tử hình là: Venezuela năm 1863, Costa Rica năm 1877, Ecuador năm 1906, Uruguay năm 1907 và Colombia năm 1910.

2. Cộng hoà Séc bãi bỏ án tử hình năm 1990, Hungari năm 1990 và Ba Lan năm 1997.

3. Tuyên bố về nguồn gốc và mục tiêu của Hội đồng châu Âu được công khai trên trang web chính thức của cơ quan này.

4. Abdullah Ocalan (người Thổ Nhĩ Kỳ sinh năm 1948) trước kia là người ủng hộ quyền của những người Cuốc và năm 1978 là người đứng lên thành lập Đảng công nhân người Cuốc (PKK) và cho đến bây giờ ông vẫn là ngưòi lãnh đạo của đảng này. Năm 1984, PKK tiến hành một chiến dịch tấn công vũ trang chống lại chính phủ và người dân ở I-rắc, I-ran và Thổ Nhĩ Kỳ với mục tiêu thành lập một nhà nước độc lập của người Cuốc. Theo ước tính, từ năm 1984 đến năm 2003, khoảng 30.000 ngưòi bị giết bởi PKK và tổ chức này đã bị rất nhiều nước và tổ chức quốc tế coi là tổ chức khủng bố (Thổ Nhĩ Kỳ, Mỹ, EU, Si-ri, Canada, I-ran).

5. Thổ Nhĩ Kỳ bãi bỏ án tử hình năm 2002.


Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #213 vào lúc: 11 Tháng Chín, 2013, 10:34:12 am »

Và cũng chính vì vậy ông ấy bị tòa án quân sự kết tội?

Đúng vậy, bởi vì cậu ta và rất nhiều người khác là quan chức trong các lực lượng vũ trang và các cơ quan an ninh. Tôi nghĩ ít ai bị tổn thưong như chúng tôi khi phải kết tội Ochoa, Tony de la Guardia và hai người khác nữa. Chắc ông biết chiến dịch tuyên truyền của địch, của nước Mỹ, họ muốn coi đó là vấn đề thù địch, vấn đề đấu tranh giành quyền lực. Bất kỳ chuyện gì xảy ra ở đây đều khó tránh khỏi bị liên quan đến những lời dối trá, tham vọng, hăm dọa và thù địch. Có nghĩa là, 46 năm nay, tất cả mọi việc xảy ra ở đây, cho dù là sự việc gì đi nữa thì cũng đều bị coi là có liên quan đến chính trị.

Như vậy là người Cuba, vì lý do chính trị, không áp dụng án tử hình nữa?

Không áp dụng đối với những hành động được coi là phản cách mạng. Không biết chuyện gì sẽ xảy ra ở đây nếu chúng tôi bắt Posada Carriles hay một trong những kẻ đánh bom khác đã từng gây ra rất nhiều hành động khủng bố. Tôi muốn ông phải biết rằng chúng tôi đã đi ngược lại với mong muốn của rất nhiều người dân khi chuyện liên quan đến những hành động phản cách mạng có vũ khí, thậm chí khiến người dân của chúng tôi phải thiệt mạng nhưng chúng tôi đã quá độ lượng mà không áp dụng án tử hình.

Những hành động đó không vô cùng nghiêm trọng xét cả trên bình diện quốc tế và bản thân nó - có nghĩa là nó không chỉ là hành động vi phạm đạo đức, luân lý (mà còn mang bản chất hình sự). Tôi không nghĩ bọn họ đáng được miễn áp dụng án đó - họ đáng bị kết án tử hình theo luật pháp và mong muốn của rất nhiều người dân của chúng tôi, còn chúng tôi thì lại gặp rắc rối về mặt chính trị khi không áp dụng án tử hình với những trường hợp đáng phái áp dụng chỉ vì bản chất hành động hám lợi của bọn họ, chỉ vì bọn họ phục tùng quyền lực của chủ nghĩa đế quốc diệt chủng.

Bởi vì, thực sự, việc kết án tử hình, theo luật định, phải được Hội đồng Nhà nước thông qua với vai trò như một tòa án tối cao của đất nước. Trách nhiệm đó có thể giao cho một người, nếu ở châu Âu, một người có thể đảm đương trách nhiệm đó, nhưng ở đây, chúng tôi giao cho một tập thể - họ là 31 thành viên của Hội đồng Nhà nước. Những loại tội phạm bị kết án tử hình thực sự chỉ là những tội phạm thông thường nhưng tính chất rất dã man, gây phản cảm mạnh mẽ - như hành động chủ ý giết người, hiếp dâm trẻ em. Hành động hiếp dâm trẻ em sau đó giết cô bé vô cùng dã man khủng khiếp - nếu không áp dụng án tử hình với những vụ việc như vậy sẽ gây ra vấn đề nghiêm trọng, sẽ là vấn đề mang bản chất chính trị ở toà án công luận.

Ông biết rằng ở đây chúng tôi không hề tuyên truyền hành động bạo lực; không hề có những chuyện rêu rao các loại tội phạm, công khai những báo cáo nhạy cảm liên quan đến tội phạm... - chúng tôi không cho phép công khai những hành động bạo lực có thể khiến người khác làm theo. Trước đây chuyện đó thường xuyên diễn ra: một người nào đó bị chặt thành nhiều mảnh, một làu sóng phẫn nộ nổi lên, nhưng rồi chỉ sau đó một thời gian ngắn lại có một người khác bị chặt thành nhiều mảnh và hành động còn dã man hơn - thật điên rồ, người ta thực sự không biết nghĩ, nhưng chuyện này lại xảy ra trên thực tế, khi công khai các loại báo cáo hành động phạm tội để xúi giục, khuyến khích người khác phạm tội tương tự.

Kể từ năm 1976, khi hiến pháp của chúng tôi được thông qua, tất cả các án tử hình đều phải được Hội đồng Nhà nước thông qua. Ba mươi mốt con người phải căng óc xem xét từng vụ việc, cân nhắc từng chi tiết trước khi đưa ra quyết định - chỉ vì tinh thần trách nhiệm, và còn bởi vì, cũng như những người chỉ huy quân du kích trong chiến tranh, không ai thích án tử hình, nhưng họ vẫn phải quyết định vì tội ác nghiêm trọng vẫn diễn ra. Họ còn phải cân nhắc đến ý kiến của công chúng.

Không hề có vụ nào, ngay cả khi các chi tiết dã man của vụ án chưa được công khai, người dân lại không biết đến. Người dân - bàn luận rất nhiều; ngay cả khi không hề có việc công khai báo cáo tội phạm của cảnh sát hay những kiểu báo chí chuyên đưa tin xấu, tin tức lan đi, người ta biết hết mọi chuyện và nhìn chung là dư luận phản đối loại tội ác đó.

Rồi còn có chuyện phàn nàn. Chúng tôi luôn đau đầu với việc này - thậm chí còn phải suy nghĩ nhiều hơn gấp mấy lần: thứ nhất, sự phản cảm của loại tội phạm đó; thứ hai, đưa ra quyết định đúng nhất để đảm bảo hình phạt là công bằng, vì đó vừa là hành động để hạn chế tội phạm vừa để bảo vệ xã hội.

Nhưng Hội đồng Nhà nước có phân biệt giữa tội phạm mang bản chất chính trị và tội phạm thông thường không?

Họ có sự phân biệt giữa các loại tội phạm. Với những người phản đối án tử hình thì có sự tranh cãi, họ cho rằng việc áp dụng án tử hình không giúp ngăn chặn được loại tội phạm đó - nó không phải là biện pháp ngăn ngừa.

Xem xét tất cả các tình huống, cả quá trình và việc phân tích mất một thời gian dài, nhưng sau đó chúng tôi cũng đi đến nhận thức chung (đó là việc áp dụng trên thực tế). Xu hướng đó cũng chỉ mới bắt đầu trong những năm qua.

Xu hướng ngược lại của những người phản đối án tử hình cũng ngày càng phổ biến trên thế giới; đó là phản ứng tự nhiên, phản ứng của những người được giáo dục về lòng căm thù, tình thương, hay ý chí báo thù - nhưng với một nhà lãnh đạo chính trị thì không thể có cách biểu hiện như vậy. Bản thân tôi cũng không thể hiểu nổi tại sao người ta lại có ý chí báo thù; chúng tôi đã trải qua chiến tranh - tôi đã kể chuyện với ông về thời gian trò cướp bóc diễn ra trong Quân đội cách mạng và luật pháp của Cách mạng buộc phải được áp dụng - đã có đội xử bắn và việc thực thi án tử hình. Nhưng chí có rất ít một số vụ và chúng tôi dập tắt từ trong trứng nước. Việc đó không bao giờ xảy ra nữa.

Chuyện này không hề liên quan đến cảm giác hay cảm nghĩ của người ta vốn thường bị chi phối bởi yếu tố triết lý hay tôn giáo, và đó là cách lập luận mà theo tôi còn mạnh mẽ hơn lập luận ủng hộ áp dụng biện pháp ngăn chặn rất nhiều. Tôi nghĩ có những loại tội phạm mà án tử hình thực sự cũng không có tác dụng ngăn chặn, và tôi cũng nghĩ trong những hoàn cảnh nhất định thì biện pháp phạt nặng đó có tác dụng, thậm chí là tác dụng kéo dài mãi mãi.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #214 vào lúc: 11 Tháng Chín, 2013, 10:46:30 am »

22

VỤ CƯỚP MÁY BAY THÁNG 4 NĂM 2003


Không tặc - Hướng tới vụ bùng nổ làn sóng di cư mới?
- Vụ cướp tàu ở Regla - Các hoạt động đàm phán
- Thái độ của chính quyền Mỹ - Cách mạng, chủ nghĩa xã hội và tội phạm
- Tử hình ba tên cướp - Tuyên bố của Jose Saramago


Sau tất cả những chuyện này, tôi muốn hỏi ông về ba vụ xử tử vào tháng 4 năm 2003. Người ta rất ngạc nhiên khi thấy ba tên cướp đó bị kết án tử hình và bị hành quyết khi chúng không hề giết ai. Thực sự người ta đã rất ngạc nhiên khi thấy án tử hình được áp dụng với ba tên này 1.

Vụ cướp này chúng ta đã nói đến rồi. Thực sự nó đã tạo ra nguy cơ trỗi dậy làn sóng các vụ cướp như vậy, và là cái cớ cho hành động gây hấn, một cuộc chiến chống lại đất nước này theo cái gọi là thuyết “đánh đòn phủ đầu”.

Vụ khủng bố ngày 11 tháng 9 năm 2001 diễn ra ở New York và một học thuyết quân phiệt được đưa ra, chúng tôi gọi đó là kiểu chủ nghĩa quân phiệt phát xít. Tôi muốn nói đến vụ xảy ra vào ngày 5 tháng 8 năm 1994 - tôi còn nhớ rất rõ vụ đó bởi vì nó đã khiến chúng tôi lâm vào tình huống phải đối mặt với một làn sóng di cư, bởi vì tất cả các tàu thuyền nào ở cảng Havana, tàu du lịch hay tàu đánh cá đều có nguy cơ bị cướp.

Chúng tôi phải đối mặt với tình huống khó khăn về kinh tế; tính đến năm 1994, chúng tôi đã trải qua 3 năm khó khăn đặc biệt. Đa số người dân muốn bảo vệ sự nghiệp Cách mạng nhưng cũng có một số muốn bỏ sang Mỹ - tôi đã nói với ông rằng chúng tôi có thoả thuận về di cư nhưng họ không tôn trọng. Tôi đã nói với ông rằng, những người muốn di cư bằng phương tiện khác nhìn chung đều có thể làm được và nhìn chung những người muốn chạy sang Mỹ đều là bọn lưu manh, bọn tội phạm và những người có tiểu sử phạm tội.

Nước Mỹ muốn gây ra chuyện gì vào dịp tháng 4 năm 2003 này? Tình huống lúc đó chẳng khác gì vụ xảy ra năm 1994 khi người Mỹ, sau khi giảm số lượng Visa xuống con số dưới 10.000/năm, tuyên bố họ sẽ cử thuyền đi đón những người muốn di cư.

Tình huống giống như kiểu nồi áp suất.

Đúng. Họ dự định sẽ cấp 10.000 Visa và đến lúc đó đã cấp được 500. Trong tình hình mói, chính quyền Bush và những cố vấn quá khích của ông ta như Otto Reichs, Roger Noriegas và bọn chư hầu khác đều có ý định tạo ra một lần sóng di cư để tập hợp lực lượng gây xung đột.

Đó là những gì chúng tôi biết được mặc dù có thể còn rất nhiều tình tiết khác chúng tôi chưa nắm hết; chúng tôi khống biết rõ bọn họ sẽ tạo ra cuộc khủng hoảng này như thế nào. Nhưng chắc chắn họ có kế hoạch đó. Theo tôi, những loại tội ác mà bọn gọi là “nổi loạn” được Mỹ cấp lương kia gây ra còn nghiêm trọng hơn rất nhiều, về mặt đạo đức, so với những vụ phạm tội mà chúng tôi kết án tử hình - đây là điều mà ông muốn biết và đó cũng là lý do giải thích tại sao chúng tôi kết án tử hình bọn họ khi bọn họ không hề gây ra đổ máu, không hề giết người.

Vụ cướp máy bay vào thời điểm đó có liên quan mật thiết đến diễn biến tình hình mà tôi vừa giải thích với ông; tình hình rất nghiêm trọng, cực kỳ nghiêm trọng. Nhưng lẽ ra tình hình lúc đó đã không nghiêm trọng đến như vậy nếu trước đó không xảy ra một chuyện. Hai giờ trước khi xảy ra vụ cướp, cuộc chiến I-rắc bắt đầu, lúc 7.00 sáng, chuyện đã không xảy ra hàng chục năm, từ khi thoả thuận về di cư được ký kết, thì đúng lúc đó lại xảy ra.

Ý ông nói là vụ cướp như vậy đã không xảy ra hàng chục năm?

Trong một thời gian rất dài chúng tôi bị cướp tàu, các vụ phạm tội xảy ra, ăn cắp máy bay phục vụ mùa màng, sản xuất, tàu đánh cá. Nhưng kể từ năm 1994 chúng tối chưa hề bị cướp máy bay khi có hành khách bên trên. Và - rất lạ là - khoảng hai giờ trước, cuộc chiến I-rắc xảy ra, vào thứ tư, ngày 19 tháng 3 năm 2003, một máy bay chở khách xuất phát từ Island of Youth (Đảo Thanh niên), cách miền nam Cuba khoảng 80 đến 100 km, đó là chuyến bay cuối cùng trong ngày và điểm đến là sân bay Boyeros, gần Havana. Sáu người cầm dao xông vào cabin dí vào cổ hai phi công; họ hành động giống hệt kiểu những chiếc máy bay bị cướp đâm vào toà tháp đôi ở New York. Đó là chuyện rất lạ.

Và bọn chúng muốn chạy sang Mỹ?

Đúng vậy. Nhưng bọn chúng chỉ còn đủ nhiên liệu đến Key West thuộc Mỹ. Chiếc máy bay chỉ nạp đủ nhiên liệu cho một vòng bay đến hòn đảo đó và quay lại; đó là loại máy bay chở được khoảng 45 người. Bọn cướp đã lên kế hoạch trước đó nhiều tháng - bọn chúng đã cướp máy bay, quay lại đây quan sát tìm cách thoát khỏi giám sát, thoát khỏi các biện pháp an ninh, thậm chí chúng còn chụp ảnh. Lực lượng an ninh của chúng tôi đã mất cảnh giác, bởi vì như tôi vừa nói, đã mười năm chúng tôi chưa hề bị vụ nào tương tự như vậy.

Bọn chúng đến Mỹ, và chính quyền ở đó làm gì? Họ bắt sáu tên cầm dao, nhưng ngay lập tức lo chỗ ăn ở cho bọn tòng phạm, theo Đạo luật điều chỉnh của Cuba. Họ tiến hành điều tra, một vài thành viên của đội bay cũng bị giữ để phục vụ công tác điều tra. Họ để chiếc máy bay ở đó, và đó là cơ hội tuyệt vời cho bọn mafia khủng bố Miami đến tịch thu, và thực sự bọn chúng đã làm như vậy. Rất nhiều hành khách muốn trở về Cuba đã bị ngược đãi - họ bị đối xử thô bạo, bị dụ dỗ ở lại. Tất cả những gì có thể lạm dụng được từ chiếc máy bay thì họ đã làm.

Không hề có chiếc máy bay của Mỹ nào bị cướp kể từ khi Cuba áp dụng biện pháp từ 20 năm trước đó, và chúng tôi đã chấm dứt hoàn toàn được nạn cướp máy bay Mỹ. Máy bay Mỹ thường đến đây với 200, thậm chí là 300 người. Nếu có cướp thì chỉ có bọn người dùng chai nước đi cướp máy bay hay ném một chiếc bấc đèn vào trong máy bay và gọi đó là một ly cocktail Molotov - thường là những người mắc bệnh tâm thần, họ làm như vậy không phải vì động cơ chính trị... Bọn trốn tránh pháp luật, hay những người muốn trải nghiệm cảm giác rùng rợn, hoặc đơn giản chỉ là những người bị bệnh tâm thần. Có khi rất nhiều tuần không hề xảy ra chuyện gì, nhưng bất ngờ lại xảy ra ba đến bốn vụ trong một tuần, như kiểu lây lan chứng bệnh tâm lý trong những người muốn mạo hiểm.

Chúng tôi phải chăm sóc những chiếc máy bay bị cướp và cả hành khách. Chúng tôi cung cấp nhiên liệu nếu họ cần và ngay lập tức trả hành khách mà máy bay quay về. Có hàng chục vụ như vậy. Chính họ (không biết ở đây ám chỉ Mỹ hay bọn mafia khủng bố ở Miami) mới là những người có hành động thù địch với Cuba trong những năm đầu của Cách mạng: Họ nuôi dưỡng bọn cướp máy bay sau đó biến chúng thành những kẻ yêu nước, sử dụng truyền thông loan tin tuyên truyền để người khác làm theo. Đó chính là khởi nguồn của các vụ cướp máy bay Cuba.

Cuba đã giải quyết tất cả các trường hợp đó cho họ. Nhưng đổi lại, họ không hề trừng phạt cho dù là một người trong số những tên cướp tàu thuyền, máy bay của chúng tôi. Hoàn toàn trái ngược - họ miễn hẳn tội cho bọn chúng. Chưa từng bao giờ xảy ra chuyện như năm 2003, trong khi chúng tôi vẫn đang thực hiện thoả thuận về di cư từ năm 1994, thì một máy bay hành khách lại bị cướp ngay trước khi xảy ra chiến tranh.

Vụ cướp máy bay đó tạo ra làn sóng căm phẫn trong dân chúng Cuba, nhưng còn tồi tệ hơn là chỉ trong vòng vài ngày, một thẩm phán ở Miami đã tha bổng cho cả sáu tên. Ôi! Bởi vì họ cho rằng bọn chúng không nguy hiểm, không hề gây ra mối đe doạ nào đối với xã hội. Ngoài ra, ở Miami, người ta còn tin rằng bọn chúng là những “người nổi dậy” và động cơ hành động của bọn chúng không hề liên quan gì đến vấn đề chính trị. Bọn chúng tận dụng tình huống chính trị nhưng lại không bị coi là những tay hoạt động chính trị. Nếu phân tích kỹ động cơ hoạt động của bọn đó, ông sẽ thấy rằng trong hầu hết các vụ bọn chúng đều có tiền sử về tội phạm, có vấn đề với pháp luật, hoặc bọn chúng làm như vậy là bởi vì bọn chúng là những kẻ lười biếng, hay có ai đó đã quở trách chúng vì tội đánh nhau hay tội gì đó - không phải tất cả bọn chúng đều là loại người như vậy nhưng nhìn chung đều là những người từng bị pháp luật trừng trị. Bọn chúng là những loại người lười làm việc, chỉ biết sống nhờ những hoạt động chống lại xã hội - đó là mảnh đất màu mỡ của bọn chúng. Những con người ưa phiêu lưu mạo hiểm.

Chúng tôi vẫn đang giải quyết vấn đề này; mấy năm vừa qua, chúng tôi đã tăng cường đội ngũ làm công tác xã hội để tạo điều kiện cho những người ra tù được hoà nhập với xã hội, tìm được việc làm - chúng tôi muốn chứng kiến xã hội tạo công ăn việc làm cho họ và hiểu được tình hình thực sự về bọn họ, bởi vì có một thực tế là những người từng bị đi tù, hay có tiểu sử liên quan đến vấn đề tội phạm rất khó tìm việc làm... Nhưng trường hợp này lại rất đặc biệt khiến người ta cho rằng bọn chúng bị kẻ thù lợi dụng. Có quá nhiều sự trùng hợp và điều đặc biệt hơn cả là bọn chúng được thả tự do ngay lập tức cho dù hành động của bọn chúng là vô cùng nghiêm trọng.

-----------------------------------------------------------
1. Ngày 1 tháng 4 năm 2003, ở cảng Havana, một nhóm người cướp một chiếc tàu nhỏ có vài chục người trên boong. Vụ cướp thất bại. Bọn cướp bị bắt và bị xét xử, và 3 tên trong số đó (Lorenzo Copello, Barbaro Sevilla và Jorge Martinez) bị kết án tử hình và bị xử bắn vào ngày 11-4-2003
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #215 vào lúc: 11 Tháng Chín, 2013, 10:49:10 am »

Chuyện gì đã xảy ra ở đây khi người ta nghe tin cả sáu tên cướp đều được thả tự do ở Florida?

Chúng tôi nghe tin đó vào ngày 29 tháng 3 - tức là khi cuộc chiến I-rắc đã diễn ra được 10 ngày - và rất nhanh chóng, vào ngày 31 lại một máy bay khác bị cướp với nhiều hành khách hơn trên khoang. Chiếc máy bay đó cũng đang thực hiện chuyến bay trực tiếp đến Đảo Thanh niên nhưng lần này trọng tải của nó lớn hơn - có tới 45 hành khách.

Một tên cầm lựu đạn - hắn giả vờ có lựu đạn - đe doạ sẽ cho máy bay nổ tung; lúc đó hắn đang ở phía cuối máy bay. Hắn muốn đến Miami, nhưng không có đủ nhiên liệu nên phi công hạ cánh - cậu ấy không muốn đưa máy bay sang Mỹ, cậu ấy nói sẽ chấp nhận tất cả miễn là không để mất máy bay, và cậu ấy đã hạ cánh xuống Havana - nhưng cậu phi công này lại dừng máy bay ngay giữa đường băng nên sân bay phải đóng cửa hết đêm hôm đó.

Chúng tôi phát hiện ra rằng có những người trong chính quyền Mỹ không muốn chiếc máy bay đó được đưa sang Florida. Họ bày tỏ mối quan tâm và có hành động ngay lập tức; chúng tôi thông báo với họ chuyện xảy ra và chính phủ Mỹ tuyên bố họ không muốn chiếc máy bay đó bay sang Mỹ, họ còn yêu cầu chúng tôi phải đưa tin công khai về vụ cướp máy bay - họ nói chuyện với chúng tôi.

Chiếc máy bay thứ hai này cũng bị cướp gần vào khoảng thời gian với chiếc trước, tức là nó cũng đang thực hiện chuyến bay cuối cùng đến Đảo Thanh niên. Nhưng chúng tôi đã xem xét kỹ tình huống, người ta đã thuyết phục tên cướp máy bay kia; Bộ ngoại giao Mỹ ở Washington được thông báo, người phụ trách Văn phòng lợi ích bị đánh thức. Washington phát đi thông điệp có vẻ rất tích cực; họ phản đối chiếc máy bay đó hạ cánh ở Mỹ, họ không cho phép làm chuyện đó.

Khi họ tuyên bố như vậy, chúng tôi yêu cầu họ cử người đến đàm phán với tên cướp kia. Và ngay lập tức người đứng đầu Văn phòng lợi ích Mỹ, James Cason được cử đi với những thông tin hướng dẫn cần nói với tên cướp (vị thế của nước Mỹ như thế nào), và chúng tôi vô cùng ngạc nhiên, mặc dù đã biết rất nhiều về Cason, khi chứng kiến tên cướp kia nghe lệnh của cậu ta. Cason đến sân bay và liên lạc với phi công. Cách liên lạc duy nhất là phải thông qua viên phi công; tên cướp - kẻ cầm lựu đạn - không chịu nói chuyện; hắn không tin đó là Cason, và Cason nói sẵn sàng gửi hộ chiếu cho hắn xem để xác nhận - cậu ta đã làm tất cả những gì có thể để xác nhận mình và chấm dứt vụ cướp đó.

Chúng tôi còn thương lượng với họ cho máy bay hạ cánh ở một bang khác chứ không phải Florida - họ biết vấn đề gì sẽ xảy ra nếu máy bay đáp xuống đó bởi vì bọn mafia chống Cuba kiểm soát toàn bộ hoạt động của bang này. Nhưng vấn đề là máy bay không có đủ nhiên liệu, và nếu có bổ sung nhiên liệu thì cũng không đủ cho nó bay sang bang khác. Cuộc đàm phán đó kéo dài rất lâu - hết cả đêm hôm đó.

Cá nhân ông có tham gia vào hoạt động đó không?

Tôi không có mặt gần chiếc máy bay khi Cason xuất hiện bởi vì tôi không muốn nhìn mặt con người đó cho dù là cách xa hàng dặm. Tôi đi vào khu điều khiển bay.

Nhưng các đồng chí thuộc IACC (Viện hàng không dân dụng Cuba) đã có mặt và họ làm tất cả mọi việc để giải quyết tình huống phức tạp đó. Các nhân viên ngoại giao cũng có mặt; một quan chức ngoại giao của chúng tôi được cử đi theo Cason khi Washington cử cậu ta ra sân bay - tôi nghĩ Cason quá buồn ngủ; lúc đó là khoảng một giờ hay một giờ ba mươi sáng gì đó. Cậu ta đứng ngay cạnh máy bay, từ đó có thể nói chuyện trực tiếp với tên cướp mà không cần thông qua phi công nhưng tên cướp vần từ chối nói chuyện, hắn từ chối thẳng thừng.

Rõ ràng là có hai xu hướng lúc đó (hai xu hướng đối lập của Washington trong giải quyết tình huống; sau này Castro làm rõ điều này). Khoảng hai giờ ba mươi thì người đứng đầu Văn phòng lợi ích Mỹ về nhà ngủ, còn tôi thì vẫn ở đó cố gắng thuyết phục tên cướp.

Ông có nói chuyện trực tiếp với hắn không?

Không, tên cướp chỉ cho nói chuyện với hắn thông qua phi công làm trung gian. Tôi thậm chí còn yêu cầu phi công nối máy ra loa trên máy bay để tôi nói chuyện trực tiếp với phi hành đoàn; tôi nói với họ không được hốt hoảng bởi vì lúc đó tên cướp đã đe doạ sẽ cho nổ tung máy bay, và tôi chỉ buộc tội hắn. Tôi nói, “Hắn là kẻ không hề có tinh thần trách nhiệm”. Bởi vì hắn đã làm những việc giúp chúng ta hiểu hơn con người hắn về mặt tâm lý. Tên cướp đã yêu cầu tất cả đàn ông (là hành khách) lên khoang phía trước, phụ nữ và trẻ em dồn lại phía sau, hắn ở phía sau cùng.

Hắn ở trong đó một mình hay còn ai nữa?

Hắn ở đó một mình nhưng lại có hai lựu đạn trên tay; hắn dồn họ về phía sau và đe doạ. Hắn nói, “Trong rất nhiều phút nữa, nếu các ông không tiếp nhiên liệu vào máy bay, tôi sẽ cho nó nổ tung”. Tôi hướng dẫn cho phi công: “Nói với hắn điều này, nói với hắn điều kia”. Khi hắn đe doạ, tôi nói: “Đó là hành động điên rồ”. Tất cả các câu hỏi của chúng tôi chỉ nhằm thăm dò xem tên cướp đó nguy hiểm đến mức độ nào.

Cuối cùng thì trời cũng sáng. Cason vẫn ở nhà ngủ nhưng chiếc máy bay thì phải bay sang Florida khi chúng tôi buộc phải thả cho nó đi; bởi vì nó không thể bay đến bất kỳ nơi nào khác. Và rồi cũng đến lúc cửa chiếc máy bay được mở và những hành khách là nam có thể ra được, nhưng vì bên trong vẫn còn phụ nữ và trẻ em, và đám hành khách nam là những người lịch sự nên họ không chịu rời máy bay. Chúng tôi phải nghĩ cách mang nhiên liệu vào để tiếp cho máy bay sao cho phù hợp nhất.

Cuộc đàm phán vẫn diễn ra. Chúng tôi cố tìm cách đưa hành khách ra khỏi cabin, chấp nhận cho tên cướp kia đi Florida cùng với chiếc máy bay. Nhưng phi công thì lại từ chối bay vì cậu ấy không muốn đưa máy bay của mình sang Mỹ. Và tất nhiên tôi phải nói, “Cậu phải chấp hành mệnh lệnh”.” Cậu ta không nói gì và tôi phải nhắc lại - “Cậu phải chấp hành mệnh lệnh” - bởi vì viên phi công có vẻ rất không muốn làm việc đó.

Tôi đã nghiên cứu tên cướp rất kỹ, những việc hắn làm khi buộc tất cả phụ nữ và trẻ em ra phía sau còn đàn ông ở lại khoang trên. Tôi nói với Rogelio Acevedo (Giám đốc IACC), “Cậu lên loa nói với hành khách tên cướp là một tên tội phạm”. Tôi hướng dẫn cậu ta những gì cần nói với hành khách, bảo họ phải bình tĩnh mặc dù những lời lẽ đó là nhằm tấn công tên cướp.

Acevedo nói chưa đầy một phút và khi cậu ta hoàn thành xong nhiệm vụ, tôi lên tiếng, “Cậu đã làm rất tốt. Cách cậu nói hoàn toàn coi hắn là kẻ đối nghịch với chúng ta”. Tôi quyết định phải đích thân nói chuyện với phi hành đoàn và với tất cả hành khách trên máy bay.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #216 vào lúc: 11 Tháng Chín, 2013, 10:51:41 am »

Ông nói chuyện cả với hành khách sao?

Đúng, tôi nói, “Các bạn đã biết giọng tôi rồi, đã nghe tôi nói rồi” - tôi nói rất bình tĩnh. “Tên này đang gây nguy hiểm cho tính mạng của phụ nữ và trẻ em và hắn nhất quyết làm chuyện này. Đó là mối nguy hiểm của chúng ta”. Và tôi yêu cầu họ, nếu thấy hắn chuẩn bị ném lựu đạn thì phải ngăn hắn lại, lấy quả lựu đạn, không cho hắn làm việc đó. Tôi nói chuyện với họ, yêu cầu họ (cần phải bình tĩnh), hướng dẫn cho họ - tôi nói với họ chúng tôi không hề hứa hẹn gì với tên cướp và chỉ đàm phán với hắn tìm giải pháp; tôi nói với họ người Mỹ không hề muốn chiếc máy bay đến đó; tôi còn nói với họ tên cướp từ chối nói chuyện với người đứng đầu Văn phòng lợi ích Mỹ và hắn đang khó xử. Tôi đã cứng rắn để làm mềm lòng tên cướp và nói với hành khách rằng, đến phút chót thì cho dù có nguy hiểm họ cũng phải hành động. Toàn bộ vấn đề nằm ở việc nghiên cứu tên cướp và đưa ra quyết định phù hợp.

Để thuyết phục hắn thả hành khách ra đúng không?

Đúng vậy, thả hành khách - tiếp thêm nhiên liệu và cho máy bay hạ cánh ở một noi nào đó (không phải ở Florida). Lúc đó, cho dù là ban đêm chúng tôi cũng phải gọi cho bên đồ bản tra cứu bản đồ vì bản đồ của bên hàng không không có đủ thông tin. Chúng tôi nói: “Nghiên cứu bản đồ và đo khoảng cách chính xác đến vị trí này, sân bay kia là bao xa”, chúng tôi muốn xem máy bay có thể bay bao xa. Máy bay còn đủ nhiên liệu bay ít nhất là 100 km nữa và như vậy có nghĩa là nó có thể được một sân bay nào đó giáp biên giới. Không có cách nào có thể giải quyết an toàn tuyệt đối; chúng tôi phải tính toán mọi khả năng.

Thế rồi tên cướp kia nói với Acevedo, “Bảo họ để cho máy bay đi”. Và Acevedo trả lời, “Máy bay không còn đủ nhiên liệu để đến Bahamas”. Đúng ra máy bay có thể đến được Bahamas và chúng tôi có thể gọi điện cho chính quyền ở đó. Chúng tôi không biết họ sẽ phản ứng thế nào, nhưng Bahamas rất hay bị xâm phạm và một thoả thuận về di cư trái phép sẽ rất có ý nghĩa đối với họ... Họ trả lại tất cả những người di cư trái phép nhưng lại có quá nhiều đảo và bọn buôn lậu thì chẳng biết tôn trọng lãnh thổ nước khác bao giờ.

Chúng tôi có thể gọi điện cho Bahamas - một cuộc họp các nhà lãnh đạo vùng Ca-ri-bê mới diễn ra ở đó - và việc yêu cầu họ bắt và trả lại tên cướp cho chúng tôi là không khó, nhưng tại sao đó lại không phải là ý tưởng hay? Thứ nhất, đó là chứng tôi phải biết vị thủ tướng của họ có ở đó hay không để mà thuyết phục. Thứ hai, chúng tôi làm như vậy không có ý nghĩa gì cả bởi vì điều quan trọng hơn cả là người Mỹ phải tôn trọng thoả thuận về di cư, không được tịch thu máy bay của chúng tôi và không được bắt giữ phi hành đoàn - chúng tôi không muốn máy bay của mình bị tịch thu, và chúng tôi cũng không muốn bọn đồng loã, nếu có, được ở lại đó. Tất nhiên là chính chúng tôi áp đặt các điều kiện và họ cũng không muốn chuyện tương tự sẽ tiếp tục xảy ra.

Nhưng ở Bahamas còn một vấn đề nữa - đó là khi đến đây bọn chúng có thể tiếp nhiên liệu nhưng vẫn không đến được Mỹ. Bởi vì lẽ ra chúng tôi đã có thể giải quyết được vấn đề ở Bahamas; lẽ ra chúng tôi đã có thể nói, “Cung cấp nhiên liệu cho họ để họ tiếp tục bay sang bang khác của nước Mỹ”, nhưng chúng tôi lo sợ điều gì? Chúng tôi lo ngại là vì cho dù có được tiếp thêm nhiên liệu ở Bahamas, chiếc máy bay vẫn không thể bay đến các bang khác và có thể rơi xuống đại dương. Có ai đó gọi ý nó có thể bay được đến Jamaica, cứ bắt họ phải làm như vậy bởi vì phi công thường có một lượng nhiên liệu dự trữ nhất định; máy bay thì có thể đến được Jamaica nhưng vấn đề là còn toà án Jamaica, vì vậy chúng tôi quyết định cũng không làm như vậy. Chúng tôi nói với tên cướp chỉ có thể đến Bahamas, vấn đề sẽ được giải quyết ở đó và sẽ không thể giải quyết nhanh chóng được, và họ cũng không thể đến Jamaica vì máy bay sẽ bị rơi giữa chừng.

Nhưng chúng tôi vẫn cho xe téc chở xăng cùng với một đội cứu hoả và thiết bị vào vì sợ hắn sẽ cho nổ lựu đạn.

Ông đã xác định được tên cướp chưa?

Chúng tôi cố xác định xem hắn là ai từ danh sách hành khách, bởi vì có một phụ nữ và một cháu bé gái. Nhưng thật không may lại có một lỗi nhỏ trong chữ đầu tiên của tên gọi: Đối tượng nghi ngờ là một bác sỹ đang trên đường trở về cùng với vợ và con mình, và chúng tôi nhận ra ngay đối tượng nghi ngờ lúc đầu là không đúng. Mấy giờ sau chúng tôi đặt giả thuyết đối tượng nghi ngờ là một người khác, và rồi đến khi trời sáng thì những thông tin mà chúng tôi xác định được lại cho thấy người đó không phải là tên cướp mà lại là một người khác nữa.

Chúng tôi xác định được nơi ở của hắn và chúng tôi còn phát hiện ra một vài chiếc khuôn làm lựu đạn của hắn ta, một kiểu khuôn để làm lựu đạn nhựa, nhưng đó cũng rất có thể là bước đi đầu tiên để hắn chế tạo lựu đạn kim loại, điều này thì chúng tôi chưa khẳng định chắc chắn được... Chúng tôi còn phát hiện ra một số túi xách của hắn, điều đó cho thấy rất có thể hắn làm lựu đạn thật mặc dù chúng tôi không chắc chắn hoàn toàn. Tôi thì bắt đầu cho rằng hắn không chế tạo lựu đạn thật, tôi cân nhắc kỹ lưỡng tất cả các câu trả lời, phản ứng và hoàn cảnh của hắn.

Chúng tôi phát hiện ra rằng anh trai của tên này là một người làm bên Bộ nội vụ, vì vậy chúng tôi tìm đến cậu ta ngay lập tức - ở tỉnh Matanzas - cậu này cũng đến sân bay để trợ giúp. Tôi nói, “Cứ đưa cậu ta đến xem cậu ta có thuyết phục được không”. Chúng tôi muốn đưa cậu anh trai đến xem có thể thưong lượng với hắn được không, cậu ta sẽ nói với hắn nếu hắn chịu từ bỏ ý định thì sẽ được giảm nhẹ tội vì hợp tác với chúng tôi và không làm thiệt hại mạng sống của rất nhiều người. Chúng tôi nói với cả hai anh em họ rằng, hắn sẽ bị phạt và với việc người anh trai có mặt ở sân bay, có thể chúng tôi sẽ tìm được giái pháp nào đó. Chúng tôi có gắng hết sức giải quyết vụ việc trong khi vẫn chờ câu trả lời từ phía Mỹ.

Lúc đó thì Cason đã quay lại sân bay chưa?

Ngay khi trời sáng chúng tôi đã nói với Cason rằng máy bay không đủ nhiên liệu để đến bất kỳ nơi nào khác ngoài Florida, chúng tôi yêu cầu cậu ta tìm một nơi nào đó cũng được, có thể là một căn cứ không quân để chiếc máy bay có thể đáp xuống đó và đội bay cùng với hành khách của chúng tôi có thể quay về. Họ suy nghĩ việc đó rất lâu - chắc chắn là buổi sáng hôm đó phải có một cuộc họp ở Bộ ngoại giao hoặc đâu đó.

Một mặt chúng tôi thúc ép họ, một mặt chúng tôi vẫn đàm phán với tên cưóp để hắn đầu hàng mà chui ra. Chúng tôi bắt đầu đàm phán bằng việc hứa sẽ cung cấp đủ nhiên liệu cho hắn đi, nhưng chúng tôi giải thích rất nhiều khó khăn cho hắn, cố ý kéo dài thời gian để chờ câu trả lời bên Bộ ngoại giao Mỹ, vừa kéo dài thời gian chúng tôi vừa thuyết phục hắn cho vài người xuống khỏi máy bay và chúng tôi sẽ tiếp nhiên liệu. Thời gian trôi đi, và có lẽ cũng đến lúc hắn mệt mỏi, chúng tôi thuyết phục được hắn cho gửi nước vào cho trẻ em, và hắn đồng ý cho 22 người xuống máy bay. Với 22 người đó ra khỏi máy bay, trọng lượng giảm đi thì nó có thể bay được tới Florida.

Lúc đó chúng tôi lại gọi Cason. “Có tin gì chưa?”, “Chưa”.. Chúng tôi lại gọi: “Có tin gì chưa?”, “Chưa”. Chưa hề có thông tin nào xác nhận vị trí họ sẽ cho phép chiếc máy bay hạ cánh. Chúng tôi thông báo với cậu ta rằng đã thuyết phục để 22 người được xuống khỏi máy bay và bây giờ thì nó có thể bay được đến bất kỳ bang nào.

“Cậu hỏi lại người bên cậu đi”, tôi nói với Cason, “Bây giờ máy bay có thể đến bất kỳ đâu, không còn nguy hiểm nữa”. Chúng tôi cho cậu ta một khoảng thời gian vì việc cho phép 22 người kia xuống khỏi máy bay diễn ra vào khoảng chín giờ sáng, và chúng tôi cho cậu ta thêm hai giờ, nhưng vẫn không hề có tín hiệu gì... Chúng tôi buộc phải chờ đại: “Có câu trả lời chưa?”, “Chưa”. “Có câu trả lời chưa?”, “Chưa”. Đến mười một giờ chúng tôi đã đàm phán được với tên cướp cho xe vào tiếp nhiên liệu cho máy bay - chúng tôi đã tính toán việc đó có thể kéo dài trong hai mươi phút, có thể là một giờ, thậm chí là một giờ rưỡi - tất cả đều chỉ tránh nguy cơ hắn phát nổ quả lựu đạn, chạy sang một bang khác, và chờ đợi câu trả lời từ phía chính quyền Mỹ. Tôi nghĩ đến thời điểm đó, họ vẫn có hai xu hướng.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #217 vào lúc: 11 Tháng Chín, 2013, 10:56:03 am »

Hai xu hướng đối lập nhau ở Washington?

Đúng vậy, có hai xu hướng đối lập trong thái độ của họ, chắc chắn là như vậy, và chúng tôi không biết họ sẽ quyết định như thế nào.

Trong khi đó, tên cướp yêu cầu được cất cánh lúc 11 giờ - chúng tôi phải tìm cách trì hoãn: Cậu anh trai đang trên đường đến, chúng tôi đã gọi điện, mọi việc vẫn đang diễn ra theo đúng kế hoạch... Chiếc máy bay chở cậu anh trai cất cánh ở Varadero - máy bay hay trực thăng gì đó tôi cũng không nhớ rõ - còn tôi thì liên tục nhìn đồng hồ; họ đến muộn hơn một chút nhưng cuối cùng thì họ cũng có mặt, tôi nghĩ lúc đó đã gần mười một giờ. Ừm, tên cướp đòi nước và tất cả các nhu yếu phầm cần thiết cho hắn và những người trên đó - và cả tiền, ôi chao! Hắn quả là con người giỏi tính toán! Hắn yêu cầu chúng tôi cung cấp 1.000 đô la để đưa cho vài người bên đó khi hắn xuống máy bay, còn chúng tôi thì chờ câu trả lời của phía Washington. Chuyến bay của cậu anh trai bị trì hoãn đôi chút, nhưng cuối cùng cậu ta cũng đến. Cậu ta nói chuyện với tên cướp nhưng hắn cũng không tin. Nhưng chúng tôi thì có thêm thời gian, còn người Mỹ thì đến 10:55: “Có câu trả lời nào chưa?”, “Chưa”. Họ sẽ hạ cánh xuống đâu? Chúng tôi cũng chưa biết được.

Cuba có thông báo với Cason toàn bộ quá trình, về diễn biến của tình hình không?

Tất cả mọi việc chúng tôi đều thông báo cho Cason: “Chúng tôi đã làm việc này, đã làm việc kia, chúng tôi đã nói chuyện với người này, với người kia, chúng tôi đã thuyết phục được tên cướp cho phép rất nhiều người xuống khỏi máy bay, và bây giờ thì người anh trai của tên cướp đã đến rồi...”. Tất cả các thông tin và bây giờ thì đến lúc máy bay phải cất cánh theo yêu cầu của hắn. “Chúng tôi sẽ kéo dài thêm thời gian”, chúng tôi nói với cậu ta, với người anh trai, với việc này, việc kia, cần có thời gian làm bánh sandwich, chuẩn bị tiền. Cậu phụ trách cơ quan hàng không Rogelio Acevedo có vẻ không hài lòng với diễn biến tình hình, với cách giải quyết của chúng tôi... Vì vậy, tôi hỏi cậu ta, “Cậu có tiền ở đó không?”. Hắn đã công khai tỏ thái độ nổi loạn. Không, không hoàn toàn công khai nổi loạn, nhưng thực sự hắn đang phải chịu đựng. Tôi nói với Acevedo, “Cậu có tiền ở đó không?”, “Có, thưa chủ tịch”. Và tôi nói tiếp, “Được rồi, vậy thì chúng ta sẽ đưa cho hắn 500. Chúng ta sẽ không giao cho hắn 1.000 đô la, chúng ta sẽ chỉ đưa 500”. Nhưng tên cướp lại lên tiếng, “Các ông xong chưa? Khi nào thì chúng tôi có thể đi được?”. Thái độ của hắn rất cương quyết. “Ngay bây giờ thôi”, chúng tôi nói.

Chúng tôi yêu cầu các nhân viên đi ra đường băng, “Đi đi và rất chậm rãi thôi”. Họ đi rất chậm. Chúng tôi cử hai phi công và hai người phụ bay. Họ đi vào bằng cửa phía trên đầu máy bay, phi công thường lên xuống bằng cửa này, để tên cướp kia không nhìn thấy. Hai phi công đã ở trên máy bay cả đêm và trong suốt thời gian chuyến bay từ Đảo Thanh niên. Trong khi đó, câu trả lời vẫn chưa đến. Chúng tôi buộc phải nói với các phi công, “Chuẩn bị sẵn sàng đi”, và họ khởi động động cơ đúng 11.54, chậm một giờ so với dự kiến của tên cướp và những người thuộc Văn phòng lợi ích Mỹ vẫn chưa nhận được câu trả lời nào. Vì vậy, tôi nói với các phi công, “Cứ bình tĩnh bay lên đi và chờ đợi câu trả lời”. Khi máy bay đã lên đến không trung thì Cason mới nhận được câu trả lời: Máy bay sẽ hạ cánh ở Key West - địa điểm mà chúng tôi không mong đợi nhất! Còn tồi tệ hơn cả việc hạ cánh xuống một căn cứ không quân tầm thường.

Ở Key West, họ lại ngược đãi người của chúng tôi. Họ bắt tên cướp máy bay. Ôi, và cả một phụ nữ và một đứa trẻ, nhưng không phải là con hắn mà là con của người phụ nữ, nhưng ngày hôm sau họ thả người phụ nữ và đứa bé. Cô ta không đáng được thả; cô ta không hoàn toàn trong sạch, bởi vì cô ta là tòng phạm, cô ta giúp hắn mang lựu đạn lên máy bay.

Để nhân viên an ninh không phát hiện ra?

Đúng vậy. Nhưng người Mỹ lại thả tự do cho cô ta ngay ngày hôm sau. Tên cướp máy bay vẫn ở đó. Họ điều tra, ngược đãi các hành khách, thuyết phục, gây áp lực buộc một số phải ở lại Mỹ. Phi công thì phải đợi cuộc điều tra kết thúc, họ rời khỏi máy bay và nó bị tịch thu luôn. Người Mỹ đã làm điều hoàn toàn ngược lại những gì mà họ đã hứa 1.

Ngày hôm sau, ngày 1 tháng 4 năm 2003, một chiếc tàu chở đầy hành khách trong đó có một số là khách du lịch bị cướp ở cảng Havana.

Đúng, rất kỳ lạ - ngay ngày hôm sau tôi nghe tin: Một chiếc tàu đang trên đường đi Regla bị vài tên cầm dao và súng cướp. Chúng tôi buộc phải ra lệnh: Không ai được phép ngăn chặn. Chiếc tàu ra khỏi cảng và chạy ra biển. Bọn chúng sẽ liên lạc lại với đất liền và khi đã đi được sáu hay bảy dặm gì đó, bọn chúng gọi điện lại yêu cầu được cấp một chiếc tàu khác đưa tất cả những người đó sang Florida. Bọn chúng nói, “Chúng tôi có năm mươi hành khách ở đây” - bọn chúng nói năm mươi nhưng thực sự con số không lớn như vậy - “trong đó có rất nhiều trẻ em”.

Tên cầm đầu toán cướp nói bọn chúng có trong tay rất nhiều trẻ em và khách du lịch nước ngoài. Khoảng sáu đến tám trẻ em và khoảng năm đến sáu khách du lịch nước ngoài. Bọn chúng đã hơi phóng đại: Thực sự, chỉ có một trẻ em. Chúng tôi cũng hơi ngạc nhiên vì thường trẻ em hay đi cùng nhóm với nhau.

Chiếc tàu đó chạy đi đâu?

Đó là một loại tàu cỡ trung bình chứa được khoảng 100 chỗ ngồi, trên đó toàn những người sống ở khu vực Havana cổ hoặc những khu vực đô thị lân cận, họ muốn đi sang phía bên kia vịnh.

Đến Regla phải không?

Đúng, đó là loại tàu chỉ dùng để hoạt động ở những vùng nước yên tĩnh. Đáy tàu rất rộng nhưng thân không cao nên không thể đi biển được. Bọn chúng cướp chiếc tàu đó, nói rằng có khoảng 50 người trên boong, lúc đó là vào sáng sớm. Mãi tới giữa buổi sáng, tôi mói nghe tin, khi bọn chúng đã đưa ra lời đe doạ đầu tiên. Bọn chúng đòi có tàu chạy nhanh hơn và đe doạ nếu không được cung cấp chúng sẽ ném con tin xuống biển. Đó là lời đe doạ đầu tiên, sau đó chúng nhắc lại - bọn chúng liên lạc vào bờ qua radio. Tôi hỏi bên bảo vệ bờ biển và họ cho biết lực lượng bảo vệ bờ biển của Mỹ cũng đã được thông báo.

----------------------------------------------------------
1. Vài tháng sau đó, ngày 19 tháng 9 năm 2003, lần đầu tiên trong vòng 40 năm, một toà án ở Florida kết án một tên cướp của vụ này 20 năm tù. Ngoài ra, tháng 7 năm 2003, cũng là lần đầu tiên chính quyền Mỹ trục xuất một nhóm gồm 12 người Cuba đã cướp một chiếc tàu ở Camaguey. Trong rất nhiều thập kỷ, Cuba đã kêu gọi hành động như thế này để ngăn chặn nạn cướp biển.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #218 vào lúc: 11 Tháng Chín, 2013, 11:00:17 am »

Khoảng bao lâu sau vụ cướp máy bay mà chúng ta vừa nói chuyện?

Hai mươi tư giờ.

Như vậy là ông cũng chỉ vừa mới đàm phán xong vụ đó.

Chiếc máy bay bị cướp vào ngày 30 tháng 3, ngày 31 tháng 3 thì chúng tôi đàm phán, và sáng sớm ngày 1 tháng 4 thì vụ cướp tàu này xảy ra cũng với phương pháp và thủ đoạn tương tự... Lúc đó vụ cướp máy bay đã được thông báo rộng rãi cho người dân Cuba, hình như là vào ngày 31 tháng 3. Rất có thể khi tin tên cướp máy bay đầu tiên được bảo lãnh thả ra ở Florida - bọn cướp dùng dao cướp máy bay ngày 19 tháng 3 năm 2003 - bọn này đã lên kế hoạch cướp chiếc tầu. Bởi vì buổi tối trước khi xảy ra vụ cưóp, bọn chúng có tổ chức một cuộc họp mặc dù kiểu hành động của bọn chúng có vẻ không được chuẩn bị trước. Tôi không dám khẳng định chắc chắn với ông, nhưng tôi tin rằng những tin tức về vụ cướp máy bay thứ hai đã khích lệ bọn chúng mặc dù lần này chúng chỉ cướp chiếc tàu đi Regla.

Theo tôi được biết thì bọn chúng có 9 tên.

Đó là một nhóm lớn, tất cả đều là đồng phạm. Thậm chí con số có thể là mười một, hoặc mười hai; một số là phụ nữ. Người phụ nữ đi với con trai kia cũng tham gia âm mưu vụ cướp này.

Và ông cho rằng - vụ cướp hai chiếc máy bay, sau đó là vụ cướp tàu và những vụ khác nữa - có thể sẽ gây ra làn sóng di cư mới, một cuộc khủng hoảng di cư thứ hai?

Đó là điều hiển nhiên đã được chứng minh, vì khi bọn chúng cướp chiếc tàu đi Regla thì đó là biểu hiện cho thấy bọn chúng không được phép rời đi, và chính quyền Mỹ thì lại khuyến khích bọn chúng ra đi kiểu như vậy.

Vụ cướp máy bay đầu tiên xảy ra vào ngày 19 tháng 3, người Mỹ gặp bọn cướp và làm những việc mà họ vẫn thưòng làm, nhưng rồi sau đó họ nói, “Thôi, cứ thả tự do cho họ”  . Và mặc dù chủ toạ phiên toà quyết định thả tự do cho họ thì công tố viên lại yêu cầu không được thả bọn chúng; cậu ta lên toà án Atlanta có quyền pháp lý đối với Miami, nhưng toà án Atlanta ủng hộ phán quyết của chủ toạ phiên toà thả tự do cho bọn họ. Điều đó có nghĩa là, sau vụ tấn công ngày 11 tháng 9, đã có những nỗ lực - bởi vì bọn họ nằm trong tình thế đáng hổ thẹn - ngăn chặn việc thả những tên cướp (có nghĩa là người ta áp dụng tiêu chuẩn kép đối với bọn khủng bố). Nhưng cuối cùng thì nỗ lực đó cũng không chiến thắng được (quan toà).

Ở đất nước này, 90% những người ra đi bất hợp pháp đều là những người được Florida đón nhận. Chỉ có 10% là đóng thuyền, bè hay ăn cắp tàu để ra đi. Và việc này đã khiến rất nhiều người thiệt mạng, bởi vì, như tôi đã nói, những chiếc tàu đó thường là chở quá tải - lại bị bọn di cư bất hợp pháp điều khiển... và khi họ đến Mỹ thì chính quyền Mỹ lại không hề hành động gì liên quan đến việc này. Chúng tôi phải áp dụng những biện pháp mạnh, ra những bản án rất nặng. Tất nhiên là sau đó thì chính quyền Mỹ cũng phải dần thay đổi phương pháp, đối tượng liên quan đến di cư bất hợp pháp đã được họ chấp nhận rộng rãi hơn.

Dưới thời Tổng thống Bush, vấn đề di cư có tiếp tục xấu đi không?

Họ đã làm gì? Họ tạm ngừng việc cấp Visa cũng như họ đã từng làm dưới thời Reagan, họ có cớ - họ luôn có cớ này nọ - nhưng cho dù là cớ gì đi nữa thì thực tế vẫn là việc họ tạm ngừng cấp Visa. Và không lâu sau khi James Cason đến đây và sự kiện kỳ lạ vào ngày 19 tháng 3 xảy ra - hai giờ trước khi cuộc chiến I-rắc khai hoả - thì lại một máy bay khác đầy hành khách bị cướp vào thời điểm gay cấn. Và một loạt các sự kiện tương tự diễn ra: Ngày 1 tháng 4, vào lúc sang sớm, tàu đi Regla bị cướp. Vài ngày sau một người lính bị giết vũ khí của cậu ta bị cướp đi... Âm mưu vụ cướp thứ ba bị phá, còn hơn ba mươi âm mưu khác do những người không hề liên quan gì đến động cơ chính trị vạch ra. Vụ nào cũng nghiêm trọng, rất nghiêm trọng về mặt hình sự như sự kiện xảy ra vào ngày 5 tháng 8 năm 1994 khi bọn nổi dậy đổ xô ra đường phố Havana và tình hình căng thẳng khiến chúng tôi buộc phải gọi điện thông báo với người Mỹ, “Chúng tôi sẽ không canh chừng vùng biên giới nữa”. Đó chính là thời điểm diễn ra sự kiện các balsero đổ xô bỏ đi. Lúc này, tình huống tương tự diễn ra (vụ ngày 1 tháng 4 năm 2003), cuộc chiến I-rắc bắt đầu, và người ta lợi dụng các vụ cướp để hợp pháp hoá hành động tấn công.

Vụ cướp chiếc tàu đi Regla kết thúc như thế nào?

Đến lúc nhiên liệu của chiếc tàu bị cướp cũng hết. Chúng tôi đã phản ứng như thế nào? Chúng tôi cử Bộ trưởng nội vụ Abelardo Colome Ibarra ra đó. Người phụ trách tuần tra biên giới cũng được cử tới đó. Tôi yêu cầu cậu ta, “Dùng tàu chở dầu ra đó, cử thêm một số tàu khác nữa...”. Để ngăn chặn thảm hoạ đắm tàu như vụ đã từng xảy ra vào ngày 13 tháng 7 năm 1994.

Cũng ngày hôm đó một tình huống khác xảy ra khiến chúng tôi phải cân nhắc. Lực lượng bảo vệ bờ biển ở Florida thông báo họ sẽ cử tàu đến, như thường lệ... Họ làm như vậy mỗi khi chúng tôi thông báo có một tàu bất hợp pháp rời khỏi đất nước này. Nhưng rồi bất ngờ họ lại gọi điện thông báo đã ra lệnh cho tất cả các tàu quay về, đó là quy định của luật mà tôi không nhớ rõ là năm nào - hình như là năm 1998 - luật đó quy định, trách nhiệm thuộc về nước mà tàu đó treo cờ phải đứng ra giải quyết vấn đề. Họ nói Cuba phải đứng ra giải quyết vấn đề đó.

Họ biết rằng có một tầu đã bị cướp, trên đó có con tin và bọn người nguy hiểm, lẽ ra họ nên nói, “Chúng tôi sẽ không cho họ vào; chúng tôi sẽ cử tàu ra và đưa họ quay về, chúng tôi đảm bảo sẽ đưa” tất cả bọn họ quay lại”. Họ không bao giờ giữ nghiêm thoả thuận, khi cần thiết họ sẵn sàng cho phép tới 20% những người di cư bất hợp pháp ở lại Mỹ để làm hài lòng bọn mafia ở đó vốn phản đối bất cứ hành động trả lại người nào.

Họ gửi thông báo cho chúng tôi biết họ sẽ không làm những việc như vẫn từng làm: chờ đợi, cử thuyền ra áp tải họ, và khi họ đã vào đến lãnh hải Mỹ thì ra quyết định. Lẽ ra họ phải tôn trọng thoả thuận, nhưng tất cả những gì họ làm chỉ là lời nói, “Các ông phải tự giải quyết vấn đề”. Vì vậy, chúng tôi phải tự đứng ra giải quyết mọi việc.

Thường dân của chúng tôi bị cướp; có cả trẻ em và người nước ngoài. Những lệnh đầu tiên tôi đưa ra đó là, “Cử thêm người và thiết bị”. Biển động ở cấp độ 3   và đang có chiều hướng xấu đi. Trước khi họ vượt ra khỏi phạm vi hai mươi hai dặm, tôi đã ra lệnh, “Cử vài tàu ra, một đội cứu hộ, tàu kéo và đầy đủ thiết bị”. Chúng tôi không hề có ý định tấn công con tàu đó, không bao giờ, đó là hành động ngu xuẩn; chúng tôi không được phép để nó bị đắm. Chính vì vậy chúng tôi cử Bộ trưởng nội vụ ra đó. Mệnh lệnh được đưa ra - chúng tôi có tổng số khoảng 3 tàu ngoài đó - “Tiếp cận từ bên phải, cách tàu bị cướp 100m; một tàu khác tiếp cận từ bên trái cũng cách 100 m, tàu thứ ba tiếp cận từ phía sau cách 1 km, và áp tải (tàu bị cướp) theo đội hình như vậy nếu xảy ra sự cố. Giữ nguyên đội hình như vậy áp tải con tàu cho đến khi vào đến vùng lãnh hải của Mỹ. Quan sát kỹ, không để chuyện gì xảy ra với họ”.

Thật trớ trêu, người Mỹ lại gửi thông báo chúng tôi phải tự giải quyết vấn đề này, họ sẽ chỉ tiếp quản con tàu khi nó đến đó - đó là những gì họ đáp lại sau khi đã nói với chúng tôi rằng, họ đang cử tàu ra. Khi hết nhiên liệu, con tàu bị cướp dừng lại.

Bọn cướp tàu vẫn tiếp tục đe doạ một nhóm phụ nữ bị chúng bắt làm con tin, chúng dí dao vào cổ họng họ, đám khách du lịch cũng bị đe doạ tương tự; bọn chúng biết rất rõ và ý thức được rằng chúng chỉ có thể gây tổn hại với việc đó. Và khi tàu hết nhiên liệu, bọn chúng đồng ý cho phép chúng tôi kéo tàu.

Thật kỳ diệu là con tàu đó không bị đắm - chắc ông biết điều này rồi... Đó là loại tàu đáy rộng chỉ hoạt động được trong các vùng nước lặng; người Mỹ cũng biết điều này nhưng họ vẫn từ chối giúp đỡ. Khi hết nhiên liệu, bọn cướp liên lạc với chúng tôi cho phép kéo tàu nhưng tàu kéo chỉ được quẳng dây cáp sang và dây cáp dài vài mét.

Tất nhiên là bọn chúng cũng muốn được tiếp nhiên liệu cùng như bọn cướp máy bay đã yêu cầu nhưng với thái độ đáng kinh tởm hơn nhiều.

Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #219 vào lúc: 11 Tháng Chín, 2013, 03:31:48 pm »

Ông có trực tiếp ra chỉ đạo vụ này không?

Tôi có trực tiếp tham gia giải quyết vụ này. Tôi sẽ giải thích với ông. Trong công việc của mình, tôi thường làm đến mười một giờ đêm, trong khi đó tất cả các lực lượng của tôi, lực lượng bảo vệ bờ biển đều đã được cử ra... Chắc ông biết ở châu Âu và những nơi khác, người ta sẽ làm gì khi có máy bay bị cướp - họ không chấp nhận bị áp đặt bất cứ hạn chế nào: thậm chí họ sẽ tấn công, bắt, giết.

Chúng tôi có lực lượng đặc biệt, lực lượng bảo vệ bờ biển ở đó nhưng chúng tôi chỉ muốn giải phóng con tàu. Điều đầu tiên tôi ra lệnh cho họ là không được manh động.

Ông tự mình đến Mariel sao?

Tôi hướng dẫn qua điện thoại, và khi làm xong mọi việc, tôi đích thân đến đó, tôi nhanh chóng đến Mariel trước khi các lực lượng an ninh nói họ sẽ hành động để giải phóng con tin. Khi tôi đến - lúc đó đã là nửa đêm - bọn họ yêu cầu tôi dừng lại; chúng tôi đến vừa đúng lúc lực lượng an ninh chuẩn bị tấn công.

Họ đã nhận lệnh của tôi - chỉ tiếp cận bên cạnh, nhưng con tàu đã vào rất gần bến. Có hy vọng là khi bọn cướp vào đến bến, chúng tôi sẽ có cơ hội giải thích với chúng. Chính vì vậy tôi đích thân đi ra - tôi rất lo lắng - tôi ra lệnh các lực lượng an ninh không được phép hành động bởi vì việc đó sẽ gây hậu quả cho hành khách, bọn cướp và tất cả mọi người.

Sau nửa đêm thì con tàu dừng hẳn. Lúc đó tôi dùng điện thoại di động để liên lạc - tôi luôn cẩn thận trong liên lạc; ngay khi tôi liên lạc, nước Mỹ sẽ biết tất cả mọi chuyện.

Họ thu và nghe tất cả.

Tôi nói, “Bảo họ không được làm bất cứ chuyện gì”. Bọn họ đã chuẩn bị tất cả, các biện pháp sẽ tiến hành, sẽ giải cứu con tin như thế nào - đó là kế hoạch - tôi đến và quan sát tình hình, và tôi khuyên họ không nên hành động ngay lúc đó. Con tàu vẫn chưa vào đến nơi - tôi nghĩ có một tàu buôn nào đó đã làm tắc nghẽn đường vào, và tôi nói với họ, “Không được làm gì”, bởi vì sẽ rất nguy hiểm... Phải tìm giải pháp không gây đổ máu, không được gây thương tích hay giết người.

Suốt đêm đó thông qua sóng radio trêr một xe tuần tra của cảnh sát, chúng tôi nghiên cứu đối tượng được coi là kẻ cầm đầu này - hắn rất nguy hiểm và hoàn toàn không giống những tên cướp khác, ngay cả tên dùng lựu đạn trên máy bay.

Lực lượng của ông đã xác định đuợc danh tính của họ?

Chúng tôi phải cử người đi điều tra. Ở hiện trường lúc đó thì ông chỉ có thể nghiên cứu về thái độ của hắn - cách hắn nói chuyện, cách hắn lập luận, hắn thông minh đến mức độ nào. Và chúng tôi biết được rằng tên này khá dã man. Cách hắn dí súng vào đầu các con tin rất nguy hiểm. Hắn chọn một phụ nữ người Pháp làm mục tiêu; lúc đó còn có hai người đến từ khu vực Scandinavia, hai người đến từ Pháp, bốn phụ nữ.

Bốn khách du lịch.

Tên cầm đầu vô cùng nguy hiểm, đó là điều chúng tôi rút ra được và đó cũng là cách chúng tôi giải quyết vấn đề. Tôi trực tiếp ở đó quan sát mọi việc, các cơ quan chức năng của chúng tôi đã rất mệt mỏi, họ đã không được ngủ từ một giờ sáng ngày hôm trước, hai mươi tư giờ đã trôi qua và chưa ai được nghỉ chút nào, cả tên cướp cũng vậy. Tôi nói, “Tất cả mọi người nên đi nghỉ một chút đi”. Chúng tôi tạm kéo dài thời gian một lát để mọi người được ngủ đôi chút. Chúng tôi gửi nước ra cho trẻ em - có khoảng “bốn hay sáu đứa trẻ gì đó”, bọn chúng nói với chúng tôi như vậy; chúng tôi gửi sữa và nước cho các con tin, và chúng tôi tìm cách đàm phán với bọn chúng để đi tới một giải pháp.

Tôi đi ngủ vài giờ. Tên cầm đầu đã đồng ý cử một người của hắn vào bến để đàm phán.

Tên được cử vào này có thái độ rất xấc xược - hắn hành động rất thô thiển và chúng tôi phải tìm mọi cách làm cho hắn mềm đi. Bọn chúng rất cứng rắn, yêu cầu, đòi hỏi và đe doạ. Bọn chúng đưa ra thời hạn cuối cùng. Trong tình huống đó, chúng tôi buộc phải thay đổi chiến thuật, không đáp ứng yêu cầu của chúng nữa và bắt đầu nghĩ cách giải quyết vấn đề bởi vì lúc này không còn cách nào có thể đàm phán với chúng. Chúng tôi phải tìm biện pháp khác, các con tin đang phải chịu đựng.

Chúng tôi chuyển sang sử dụng một loạt các chiến thuật tâm lý. Có những chiến thuật sử dụng sức mạnh nhưng chúng tôi loại bỏ một số mặc dù tên chỉ huy chính, tên nguy hiểm nhất sẽ dễ dàng bị tổn thương...

Ông đang nghĩ đến việc tấn công ngăn chặn bọn chúng?

Đúng vậy. Hắn dí súng vào đầu con tin, súng đã lên nòng, chốt an toàn đã mở. Chúng tôi biết điều đó bởi vì sau này chúng tôi tìm thấy súng của hắn dưới nước. Nó đã nổ khi thợ lặn vớt lên. Tình huống lúc đó cực kỳ nguy hiểm, tên cướp sẵn sàng sử dụng vũ khí. Nhưng vấn đề không phải ở chỗ bắt hắn phải trả giá. Đó là tình huống nguy hiểm và chúng tôi buộc phải tìm biện pháp khác.

Chúng tôi không sử dụng bạo lực mà dùng các biện pháp tâm lý để thay thế. Chúng tôi đã tạo mọi điều kiện để hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất. Lúc đó đã là buổi trưa, tức là mười hai giờ sau thời gian trì hoãn để nghi ngơi. Thực sự nó rất có tác dụng với chúng tôi. Một lượng lớn binh lính đã được triển khai mé bên cầu tàu, đối diện với con tàu để đe doạ bọn cướp và một phụ nữ người Pháp đã ra tín hiệu rất rõ ràng cho đám lính ở bên cầu tàu rất gần đó. Tên cướp vẫn dí súng vào đầu cô ấy. Tên cướp có vẻ đã rất mệt mỏi và bị kích động bởi vì chúng tôi đã cắt toàn bộ liên lạc với hắn; lần cuối cùng chúng tôi liên lạc, trả lời hắn là một giờ trước.

Và để nghiên cứu thái độ của hắn, chúng tôi lại liên lạc... Tôi nói với Bộ trưởng nội vụ, “Nói với hắn chúng ta sẽ chỉ bảo đảm cho hắn nếu hắn thả hết con tin ra”. Buổi chiều hôm đó, khi chúng tôi chuẩn bị chuyển sang các biện pháp chiến thuật khác để giải quyết tình huống và không phải sử dụng bạo lực thì người phụ nữ Pháp đó... Cô ấy ra hiệu cho một đội lực lượng đặc biệt ở gần đó, và họ tham khảo với chúng tôi, “Đúng, đó là cách khôn ngoan nhất. Bảo cô ấy nhảy xuống nước”. Và rồi hai phụ nữ người Pháp nhảy xuống nước. Một trong hai người có thái độ cương quyết hơn người kia - cô ấy là người bị nguy hiểm nhất. Còn người kia thì vô cùng sợ hãi. Nhưng cả hai người đều rất dũng cảm, rất cả gan. Tôi không biết họ lấy cớ gì nhưng một người nhảy xuống nước, sau đó người kia nhảy theo, ngay lập tức người đàn ông đang bị tên cầm đầu giữ cũng nhảy. Tên cướp quay ra chĩa súng xuống nước tìm kiếm. Một trong những con tin là nhân viên của Bộ nội vụ, cậu ta lao ra túm tên cướp, hai người vật lộn với nhau và cả hai cùng rơi xuống nước - thực ra khẩu súng rơi xuống trước - chính vì vậy sau này chúng tôi phải lặn tìm lại nó. Khoảng ba mươi giờ sau thì chúng tôi tìm lại được, khẩu súng phát nổ ngay dưới nước. Đạn đã lên nòng và tên cướp đã mở chốt an toàn. Rất nguy hiểm khi vật lộn với hắn, nhưng dù sao thì hắn cũng rơi xuống nước rồi và tất cả mọi người trên thuyền đều hành động theo - họ cũng nhảy xuống nước.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM