Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 13 Tháng Năm, 2024, 09:30:36 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Cuộc đời tôi - Một trăm giờ với Fidel Castro  (Đọc 92209 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #200 vào lúc: 09 Tháng Chín, 2013, 03:03:17 pm »

Thì họ sẽ không có quyền bầu cử.

Ở nhiều nước, khi đã đi tù thì không có quyền bầu cử; họ mất quyền này trong một thời gian, ở Mỹ thì họ mất quyền này suốt đời - ở một vài bang, tôi không nói tất cả các bang, nhưng rất nhiều người mất quyền này cả đời. Nhưng ở Florida, trong cuộc bầu cử năm 2000, họ không cho phép những người có quyền bầu cử được thực hiện quyền của mình.

Và đó là những gì diễn ra trong cuộc bầu cử tổng thống ở Mỹ năm 2000. Những người bỏ chạy từ đây sang Miami từ năm 1959 - 1961 đã trở thành những người hùng của thế giới trong cuộc bầu cử gian lận ở Mỹ; họ đưa ra những hành động chưa từng bao giờ xảy ra ở Mỹ như cho người chết được bầu cử... Đó là cách Bush giành chiến thắng.

Nhưng người Cuba đã làm gì với Đề án Valera?

Cứ tạm gác lại những nghi vấn liên quan đến số chữ ký kia, tính hợp pháp của một số chữ ký - tạm bỏ qua tất cả những yếu tố đó và cho rằng chúng tôi có 11.000 người đồng ý thực hiện quyền luật pháp và hiến pháp đưa ra kiến nghị, bản kiến nghị đó đã được xử lý: đề nghị đó đã được tiếp nhận, được một Ủy ban hợp pháp của Quốc hội phân tích, và câu trả lời đã được đưa ra.

Câu trả lời là gì?

Tôi không có đầy đủ tài liệu ở đây.

Nhưng vắn tắt là thế nào?

Đề án đó bị bác bỏ. Chúng tôi bác bỏ đề xuất thay đổi hiến pháp 1, vì có lập luận logic, nếu ông thấy rằng chỉ vài tuần trước đó, hơn 8 triệu người, chiếm 99,05% số người đủ quyền bầu cử đã ký vào một văn bản trình lên Quốc hội tuyên bố bản chất xã hội chủ nghĩa của cuộc Cách mạng là “không thể khác được”.

Tất cả các quyền của Quốc hội đều được tôn trọng ngoại trừ quyền xem xét lại bản chất chủ nghĩa xã hội của cuộc Cách mạng được quy định trong hiến pháp. Đó là câu trả lời cho yêu cầu của tổng thống Mỹ George Bush trong bài diễn văn ngày 20 tháng 5 năm 2002 ở Miami - tôi đã nói điều này rồi. Việc điều chỉnh đó có thể được đệ trình bởi tất cả các tổ chức quần chúng có chữ ký của số lượng người dân đó bằng chữ viết tay, bởi vì ở đây ai cũng biết chữ.

Như vậy đó là câu trả lời chính thức cho đề án Varela?

Đó là câu trả lời không những cho đề án Varela mà còn cho tuyên bố xấc láo của George Bush, mà thực ra cả hai hành động đó đều cùng một giuộc.

Ông có cho rằng câu trả lời đó sẽ được các đối thủ chấp thuận?

Chúng tôi có sự ủng hộ rất lớn của đông đảo quần chúng nhân dân khi đưa ra những tuyên bố đó của tổng thống Mỹ. Việc đó không hề liên quan gì đến đề án Varela - làm như thế chả khác gì dùng súng cối bắn bướm. Trong một ngày, 8 triệu người xuống đường diễu hành trên cả nước, một cuộc vận động lớn nhất trong lịch sử đất nước chúng tôi, chúng tôi có cả phim để chứng minh điều đó.

Tất nhiên, các phương tiện truyền thông quốc tế tảng lờ sự thực này. Nhưng đối với nhân dân chúng tôi thì đó là điều vô cùng quan trọng. Người Pháp phải làm gì để thay đổi hiến pháp?

À, ít nhất là 2/3 thành viên của cả hai viện đồng ý thông qua.

Ai có quyền đề xướng luật ở Pháp, ai có thể đề nghị thay đổi?

Chính phủ có thể đề xuất thay đổi và có thể phải trung cầu dân ý, nhưng không hề có chuyện người dân ký vào bản kiến nghị đòi thay đổi hiến pháp.

Như vậy thì hiến pháp của chúng tôi dân chủ hơn của các ông. Ở đây, rất nhiều tổ chức, liên minh, người dân có thể đề xuất, nhưng “đề xuất” không có nghĩa bắt buộc luật đó phải chuyển lên Quốc hội thảo luận, không hoàn toàn có nghĩa là hiến pháp của nước cộng hòa này phải được thay đổi, càng không thể khi đề nghị đó liên quan đến việc thay đổi bản chất Xã hội chủ nghĩa của cuộc Cách mạng này.

Vì vậy, rất đơn giản, đề án Varela được ủy ban của Quốc hội tiếp nhận, nghiên cứu và trả lời, chỉ có điều là những người đề xướng ra nó thì lại không muốn chấp nhận câu trả lời đó. Họ muốn chờ đợi dư luận. Họ muốn các hãng truyền thông quốc tế lên tiếng can thiệp, nhưng bọn họ chỉ là những con người ảo tưởng.

Bất kỳ ai cũng có thể đến đất nước này và chứng kiến những gì đang diễn ra, sức mạnh của đa số quần chúng nhân dân thế nào và sức mạnh của một nhóm nhỏ những kẻ nổi loạn đến đâu. Đề án phản cách mạng, ủng hộ người Mỹ đã tỏ ra khéo léo và thông minh hơn vì nó không dùng đến hành động khủng bố để đòi thay đổi mà dùng biện pháp hòa bình.

----------------------------------------------------------
1. Ở đây có một sự nhầm lẫn nhỏ: Kiến nghị trong Đề án Varela không đòi hỏi phải sửa đổi hiến pháp mà là sự thay đổi luật pháp hay điều chỉnh luật để mở rộng tự do, cải cách luật bầu cử, thực hiện bầu cử phổ thông, ủng hộ doanh nghiệp tư nhân, ân xá cho các tù nhân chính trị, trong khi bản kiến nghị với tám triệu chữ ký sau bài phát biểu của tổng thống Mỹ George W. Bush ở Miaimi thì lại kêu gọi sửa đổi hiến pháp giới hạn quyền của Quốc hội trong việc thay đổi định hướng Xã hội chủ nghĩa của cuộc Cách mạng.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #201 vào lúc: 09 Tháng Chín, 2013, 03:11:00 pm »

Và nó cũng tuyên bố bãi bỏ lệnh cấm vận.

Đúng vậy. Ngày nay, ở đất nước này không ai có thể kêu gọi được tới mười người lên tiếng ủng hộ lệnh cấm vận được tiếp tục duy trì, trong khi ngay cả ở nước Mỹ những con người biết điều cũng đã phản đối lệnh cấm vận.

Nhưng nếu vẫn có những ngưồi ủng hộ hành động đó, nếu người ta vẫn ký tên vào những tuyên bố phỉ báng, những lời dối trá, những chiến dịch vận động duy trì lệnh cấm vận, tính hợp pháp của lệnh cấm vận đó, thì chúng ta có thể công khai bác bỏ họ, yêu cầu họ phải chứng minh tính hợp pháp của lệnh cấm vận đó, cho dù trên thế giới hiện nay không ai cho rằng lệnh cấm vận kiểu đó là hợp pháp. Đó là những gì tôi biết, vì tôi đã hỏi...

Ý tôi muốn nói là đất nước này đang tiến hành một cuộc chiến lớn, cuộc chiến quyết định các vấn đề quan trọng. Chỉ có những vấn đề liên quan đến cuộc chiến này mới được coi là vấn đề quan trọng. Hành động thổi phồng đề án trên là do các chiến dịch vận động truyền thông mang lại - kiểu hành động này thì chắc ông nghe nói nhiều rồi.

Chiến dịch không chỉ liên quan đến giới truyền thông, vì người khởi xướng đề án đó, Osvaldo Payá 1, được trao giải Sakharov (về những tư tưởng tự do) về nhân quyền, và cậu ta đã sang Strasbourg của Pháp để nhận. Rất nhiều nhà phân tích chính trị, có cả một số nhà trí thức cho rằng Payá sẽ không thể rời Cuba sang nhận giảỉ thưởng đó, nhưng cậu ta đã đi và quay về rất bình thường. Và đề án đó còn nhận được sự ủng hộ của rất nhiều các liên minh chính trị, các phe phái tôn giáo, ông có cho rằng châu Âu cũng đang tham gia chiến dịch chống lại Cuba?

Châu Âu không hề biết gì về điều này - tôi có thể khẳng định như vậy. Tổng thống Pháp còn gửi thư sang đây, bởi vì trước đó người ta nói rằng Payá sẽ không sang được, rằng cậu ta không được phép đi và rất nhiều chuyện khác. Hành động đó chả có ý nghĩa gì cả, bởi vì theo quy định chung, người dân đều có quyền tự do đi lại. Chuyện đó không quan trọng mà điều quan trọng là bọn cầm đầu và đầu sỏ của các tổ chức phản cách mạng đều nghe theo sự chỉ đạo của Văn phòng lợi ích Mỹ.

Ông không thể tưởng tượng nổi hành động can thiệp thô bạo vào công việc nội bộ của chúng tôi mà Văn phòng này làm đâu - họ triệu tập bọn nổi loạn đến gặp, giảng dạy cho bọn chúng, cung cấp tiền, và với một đô la thì người ta có thể mua đến hàng trăm lít sữa, trong khi đó tiêu chuẩn của một đứa trẻ chỉ có một lít một ngày. Một đô la, đổi ra được 25 peso trong khi đó một peso có thể mua được bốn lít sữa.

Bọn nổi loạn đó không cần đến Miami để được điều trị. Bọn chúng có thể mua được 100 lít sữa một ngày, - với 100 đô la đổi được 2.500 peso - trong khi đó bọn chúng lại không phải trả tiền thuê nhà, bọn chúng cũng không phải nộp thuế vì chúng không phải chủ sở hữu những nơi chúng sống; tiền nhà chúng trả chỉ là trên danh nghĩa vì chủ sở hữu của những ngôi nhà đó thuộc về các nhà máy hoặc các ngành công nghiệp; con cái chúng được hưởng những dịch vụ giáo dục miễn phí tốt nhất thế giới, dịch vụ y tế hàng đầu; bọn trẻ đó được đảm bảo tuổi thọ rất dài, được đảm bảo bất kỳ loại điều trị y tế nào thậm chí là phẫu thuật tim mạch trị giá tới 50.000 đô la, hay thay tim chi phí tới 100.000 đô la, bọn chúng nhận đô la để mua bất kỳ những gì chúng muốn - quả là cuộc sống rất sung túc.

Không tên nào bị hỏi, khi chúng đến các cơ sở y tế điều trị có phải là người cách mạng hay không, có ủng hộ cách mạng hay không bọn chúng có phải là kẻ nổi loạn hay không. Cũng có trường hợp thiên vị, vì bọn chúng có chỗ nhận tiền, nên sẽ xảy ra hiện tượng tham nhũng ở mức độ nhất định khi có sự khan hiếm sản phẩm nào đó. Nhưng không bao giờ có sự phân biệt đối với nhóm xã hội này hay nhóm khác - không bao giờ! Ông cứ tìm chứng cớ đi! Bọn được coi là nổi loạn đó được bảo lãnh, được các tổ chức ở Miami gửi cho 100 đô la. Người Mỹ đã công bố bao nhiêu triệu đô la họ sẽ gửi sang đây để trợ giúp cho một nhóm những kẻ nổi loạn sống một cuộc sống vương giả, thực sự vương giả?

Cứ thử hỏi xem mỗi người bọn chúng sản sinh ra cái gì, chúng làm ở đâu và làm cái gì, được trả công bao nhiêu tiền. Bọn chúng chỉ viết những bài báo cũ rích - những bài báo phỉ báng - gửi đến những cơ quan thông tin đại chúng kia, đến các đài phát thanh chống Cuba... Hành động đó là phạm pháp - chúng tôi có luật chống lại hành động đó nhưng bọn chúng không chấp hành, bởi vì chỉ có tòa án tối cao mới có quyền bắt chúng phải chấp hành hay không.

Không ở đâu trên thế giới này mà người ta lại được thừa hưởng những dịch vụ của kẻ thù; không đâu trên thế giới này mà người ta lại có thể làm việc theo chỉ lệnh của chính phủ nước ngoài, cho dù người ta có ngụy trang nó bằng cách này hay cách khác. Chúng tôi có cả núi chứng cớ.

Bọn nổi loạn đó chỉ là ảo ảnh thực; như tôi đã nói, bọn chúng không hề tồn tại - đó chỉ là một nhóm thiểu số nổi loạn và bọn chúng chịu sự chỉ đạo của Văn phòng lợi ích Mỹ.

Có sự chia rẽ trong bọn chúng. Có kẻ thì muốn thương lượng với chính phủ, nhưng bọn khác thì không muốn nghe điều đó. Nhưng chúng tôi thì nhất định không để bị cưỡng bách - bọn họ có trách nhiệm phải lật đổ chúng tôi, biến chúng tôi thành bọn đần độn, bất lực nếu chúng tôi chịu ngồi đó nghe tất cả những lời phàn nàn của bọn chúng, hay mở một cuộc tranh luận ớ quốc hội khi chỉ có một nhóm bọn chúng muốn như vậy - hoặc thậm chí là 10.000...

----------------------------------------------------------
1. Osvaldo Payá Sardinas (sinh năm 1952) là người đứng đằng sau ủng hộ Đề án Varela và là người điều hành Phong trào giải phóng Thiên Chúa giáo (CLM), một tổ chức chính trị không được chính quyền Cuba công nhận nhưng vẫn để cho hoạt động, và tổ chức này khẳng định họ “đấu tranh cho tự do và nhân quyền của tất cả mọi người”. Tháng 4-2002, tổ chức này đã hậu thuẫn cho một cuộc đảo chính chống lại Tổng thống Hugo Chavez, vị Tổng thống được bầu cử hợp hiến của Venezuela. Năm 2002, Paya nhận giải thưởng Sakharov vì thành tích “bảo vệ nhân quyền”.

Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #202 vào lúc: 09 Tháng Chín, 2013, 03:32:03 pm »

Nhưng con số 10.000 là điều quy định trong hiến pháp.

Ông nói đúng. Họ có quyền trình luật, còn chúng tôi, trong trường hợp này, chúng tôi có quyền mà hàng triệu người Cuba trao cho. Nhưng bọn họ đã không tính toán hết được các chi tiết về những điều bất thường: các chữ ký lặp lại; đôi khi tên họ không có... Chúng tôi biết điều này, nhưng đó không phải là chủ đề chính mà chúng tôi bàn đến.

Chúng tôi cứ mặc định cho rằng có tất cả các chữ ký đó, rằng tất cả đều là thật, tất cả những người ký tên vào đó đều có quyền ký, đều được người ta tự do ký vào không liên quan đến tiền bạc, lợi ích, không có ân huệ, vật bồi hoàn, hay những tấm Visa đi Mỹ. Chúng tôi bỏ qua tất cả những chi tiết đó. Họ được đối xử đúng quy định của pháp luật và ủy ban của Quốc hội thực hiện quyền của mình, quyền luật pháp và hiến pháp mà họ được giao.

Nếu châu Âu phân tích toàn bộ lịch sử, hiến pháp của nó và phân tích những gì đã diễn ra ở đó thì họ sẽ không hề ngạc nhiên trước quyết định của Quốc hội Cuba. Có rất nhiều ủy ban, và bản đề án đó được giao cho ủy ban thích hợp giải quyết, và cũng không phải chỉ có một, hoặc hai hay ba thành viên, mà có cả chục thành viên... Chúng tôi giám sát rất chặt việc thực thi pháp luật. Tại sao người ta lại ngạc nhiên quá mức như vậy?

Đó là tất cả những gì diễn ra xung quanh vụ này. Đó là tất cả, toàn bộ tình huống vì ông muốn biết.

Payá ra đi rồi lại quay trở lại. Cậu ta có tự do không?

Cậu ta có cách thu hút sự chú ý của các hãng truyền thông quốc tế: ngày nào cậu ta cũng có lý do. Thường thì cậu ta không cung cấp những nội dung hoàn chỉnh. Các hãng truyền thông thì muốn có cái gì đó thu hút được sự chú ý của dư luận, tất cả các loại văn bản. Nhưng mỗi loại văn bản đó đều đã qua kỹ thuật xử lý của cậu ta.

Ủy ban nhân quyền Cuba vào tháng 1 năm 2003 có công bố một báo cáo nói rằng vào thời điểm đó ở Cuba có 223 kẻ nổi loạn bị cầm tù.

Con số đó chỉ hơn một phần trăm so với số 15.000 mà chúng tôi từng giam giữ sau vụ Vịnh Con lợn, sau đó chúng tôi thả tự do cho họ. Nhưng còn hơn thế nữa - chúng tôi bảo đảm cho họ được sang Mỹ, hơn 95% số người từng bị giam giữ ở đó được sang Mỹ vì bị cầm tù ở đây chả khác gì tấm Visa sang Mỹ cả. Có những người giới thiệu những con người kiểu đó - họ thích làm như thế.

Hồi đó, số lượng tù nhân lớn như vậy. Nếu bây giờ nói rằng cho 203 người còn bị cầm tù thì thực sự chúng tôi phải xây đài kỷ niệm chiến công của Cách mạng.

Hai trăm hai mươi ba.

Chúng tôi có thể lập danh sách hàng nghìn người chúng tôi đã thả tự do, chẳng hạn như Rolando Cubela, người đã từng nhận vũ khí chống lại cách mạng; ông ta là một sinh viên, từng được chú ý từ thời Batista, tôi nghĩ ông ta đã chặt đầu một sỹ quan quân đội của Batista; ông ta từng là một chiến binh du kích tham gia chiến đấu; tất cả chúng tôi đều là bạn. Nhưng rồi ông ấy bị thuyết phục và bắt đầu có âm mưu. Ông ta bị bắt và bị cầm tù nhưng không lâu.

Ông ta bị kết án và cầm tù vì tội gì? Hồi đó ở Mỹ người ta tìm cớ huấn luyện, giao cho ông ta máy ngắm bắn tầm xa, tất cả mọi thứ để ông ta ám sát tôi. Chúng tôi cầm tù ông ta không lâu; sau đó chúng tôi thả tự do cho ông ấy.

Hàng chục người từng âm mưu ám sát tôi được thả tự do, được cho rời khỏi đất nước này, rất nhiều trong số họ vẫn làm việc - chẳng hạn như làm đại diện du lịch bởi vì nó liên quan đến hành động ám sát của họ - họ thành lập đại lý đại diện để lên kế hoạch ám sát tôi. Đó là câu chuyện. Họ nói có bao nhiêu người - 202?

Hai trăm hai muơi ba.

Còn điều này nữa, những người đó đều vi phạm pháp luật - nếu chúng tôi tất cả những người có liên quan đến Văn phòng lợi ích Mỹ, được Mỹ trả tiền để thực hiện hành động gây bất đồng, nếu chúng tôi bắt đi tù tất cả những người vi phạm pháp luật kiểu đó thì con số sẽ không phải là 223 mà nhiều hơn rất nhiều. Con số đó là minh chứng về sự khoan dung của Cách mạng. Thực sự không hề nhiều - khi vị giáo hoàng kia đến đây con số còn nhiều hơn thế.

John Paul II có yêu cầu ông thả tù nhân không?

Có ai đó đã đưa cho ông ấy một danh sách, nhưng thật không may là danh sách đó lại được lập nên rất tồi vì rất nhiều người trong danh sách đó đã được thả. Mãi cuối chuyến thăm, ông ấy mói được đưa danh sách đó. Bởi vì trong kế hoạch chuyến viếng thăm, giáo hoàng không hề nhắc đến chủ đề này, nhưng rồi đến khi kết thúc chuyến thăm thì ông ấy đưa ra bản danh sách, một bản danh sách thật khủng khiếp. Bọn người đưa cho chúng tôi bản danh sách kia không hề cẩn thận chút nào - đôi khi chúng tôi chỉ có tên thật, hoặc tên họ để xác định người trong danh sách mà giáo hoàng yêu cầu. Nhưng rất nhiều trong số đó đã được thả, thậm chí có cả những người đã di cư. Giáo hoàng đã được đưa bản danh sách cẩu thả - và ông ấy cũng không bao giờ nhắc đến chuyện này nữa.

Chúng tôi nói, “Được thôi, chúng tôi sẵn sàng...”. Bộ trưởng ngoại giao của Vatican nói, “Không, không sao cả, không nhất thiết tất cả phải là các tù nhân có động cơ chính trị”. Chính chúng tôi gọi bọn họ là bọn phản cách mạng, nhưng chúng tôi không phủ nhận phản cách mạng là không hoàn toàn có động cơ chính trị ngay cả khi Jimenez de Asua 1, luật gia vĩ đại người Tây Ban Nha nói rằng họ không có động cơ chính trị. ông ấy nói, “tù nhân chính trị” là những người bị bắt vì đề xuất những thay đổi và tiến bộ có tính cách mạng trong một xã hội, còn những người làm cho xã hội thụt lùi thì không phải là tù nhân chính trị. Chúng tôi rất muốn đồng ý với ông ấy, nhưng khái niệm vẫn chỉ là khái niệm. Chúng tôi luôn sử dụng cụm từ “phản cách mạng”, nhưng bọn họ thì lại muốn được gọi là tù nhân chính trị hay tù nhân bởi vì họ là “bọn nổi dậy”. Tôi vẫn khẳng định là bọn họ vi phạm pháp luật, và rằng lẽ ra đã có nhiều tù nhân hơn. Cách mạng có luật lệ của nó, nhưng vì tính khoan dung, không phải lúc nào luật pháp cũng được áp dụng, việc này đang được xây đài kỷ niệm.

Trong khi chúng ta vừa nói chuyện, một ý tưởng chợt đến với tôi: yêu cầu những người đồng chí của chúng tôi lập danh sách những người đã được thả khi thực hiện xong một nửa bản án. Và không chỉ có vậy - họ còn được tạo điều kiện làm việc mà không hề có giới hạn gì cả, xây dựng các cơ sở kinh tế, xã hội và được trả lương mà không bị trừ bất cứ khoản gì.

Ngay từ những ngày đầu Cách mạng, quay lại những ngày xảy ra vụ Vịnh Con lợn và các vụ khủng bố khác, có rất nhiều tên phản cách mạng bị cầm tù. Tôi đã gặp họ, khi rất nhiều người trong số đó đang ở Đảo thanh niên (trước đây gọi là Đảo thông); tôi đến đó và thấy họ cầm cuốc, xẻng lao động; tôi đến chỗ họ và thực sự hòa nhập với họ. Tôi nói chuyện rất nhiều với họ; chúng tôi còn trợ giúp cho gia đình họ.

Tôi sẽ yêu cầu làm việc này, lập danh sách xem bao nhiêu và thông qua ai mà họ được thả tự do, có khi là thông qua Giáo hội Thiên Chúa giáo ở Mỹ. Chúng tôi sẽ nói với bên Thiên Chúa giáo, “cấp Visa cho họ”. Bởi vì ông phải biết rằng, ở môi trường này, một người bị coi là phản cách mạng rất khó tìm được việc làm và nơi ở; người dân tỏ thái độ rất căm ghét. Vì vậy chúng tôi quyết định, “Để họ rời khỏi Cuba”, và bên Thiên Chúa giáo kia sẽ lo Visa cho họ. Đã có hàng chục nghìn trường hợp như vậy rồi, bởi vì có những người thì đã chấp hành hết án phạt, nhưng có những án thì đã được ân giảm; và sau đó tất cả bọn họ đều xin được giảm án vì họ biết họ sẽ được chấp nhận.

-----------------------------------------------------------
1. Luis Jimenez de Asua (1899-1970), luật gia Tây Ban Nha, người nắm giữ chức chủ tịch uỷ ban soạn thảo hiến pháp nước cộng hoà Tây Ban Nha năm 1931. Sau cuộc nội chiến Tây Ban Nha, ông sống lưu vong ở Ác-hen-ti-na, và ở đây ông tham gia giảng dạy luật hình sự ở Cordoba và Buenos Aires; ông là tác giả của nhiều cuốn sách, trong đó nổi tiếng nhất có lẽ là tác phẩm chuyên luận về luật hình sự.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #203 vào lúc: 09 Tháng Chín, 2013, 03:35:20 pm »

Với những người bị đi tù - người dân Cuba có cho họ rời khỏi Cuba sang Mỹ không?

Khi không còn hiệp định di tản với Mỹ, tất cả những người từng bị cầm tù được quyền xin visa, và rất ít trong số đó bị từ chối. Hồ sơ bảo đảm tốt nhất để xin được Visa đi Mỹ đó là người ta phải được coi là phản cách mạng và từng bị cầm tù ở Cuba. Ngày nay thì có một chút may rủi, có rút thăm - và mỗi năm họ chấp nhận khoảng 20.000 người.

Câu trả lời của tôi - có khoảng 223 người; có thể có 250 hoặc thậm chí là 300 - đó là họ sẽ không bao giờ bị cầm tù nếu không vi phạm pháp luật...

Có bốn “kẻ nổi loạn” đáng chú ý 1. Những việc họ từng làm... tôi, thực sự, tôi đã phải trách cứ bên Bộ nội vụ khi bọn họ nói ra những gì đã làm chống lại đất nước; đầu tư phá hoại, gửi thư cho các nhà đầu tư, nói với họ những khoản đầu tư của họ sắp bị sung công... Tôi rất phẫn nộ vì họ có thể làm được những việc như vậy. Và rồi, một ngày họ bị bắt... ý tôi muốn nói bốn người bị bắt và bị kết án rất nhẹ - tôi cho rằng án đó không nặng là bởi vì hành động họ gây ra rất nghiêm trọng; bọn họ là những kẻ phạm trọng tội.

Trong giai đoạn đặc biệt có những kẻ cố tình phá hoại những cố gắng của đất nước. Khi đến một mức độ nào đó thì không còn sự lựa chọn nào khác, họ bị bắt, nhưng Bộ nội vụ lại không hành động để răn đe, họ không thực hiện chính sách trấn áp - họ có quyền nhưng họ không hề nghiêm khắc, không hề nghiêm khắc chút nào.

Bây giờ thì Cách mạng tự bảo vệ chính mình, thực ra cách mạng luôn tự bảo vệ mình, nếu không thì nó đã không có ở đây, và nó tồn tại cho đến ngày nay không phải vì chúng tôi có vũ khí nguyên tử hay chúng tôi rất giàu. Chúng tới đã chống lại cuộc cấm vận kéo dài 46 năm - thái độ thù địch, hiếu chiến, cuộc chiến kinh tế, và hơn cả đó là giai đoạn đặc biệt khó khăn. Không đất nước nào có thể chịu đựng được những khó khăn đó nếu không có sự ủng hộ của người dân, không có sự đồng thuận của nhân dân, không có ý thức chính trị. Đó là tất cả những gì tôi muốn nói với những kẻ muốn buộc tội chúng tôi vi phạm nhân quyền, giam giữ bọn phản cách mạng, như cách nói của chúng tôi, còn bọn họ gọi là “những người nổi dậy”. Đó là câu trả lời của tôi.

---------------------------------------------------------
1. Tháng 3 năm 1999, nhóm 4 tên cầm đầu của Lực lượng công tác đặc biệt về vấn đề nổi dậy trong nội địa (Martha Beatriz Roque, Rene Gomez Manzanc Felix Bonne Carcasses, Vladimíro Roca) bị buộc tội “hành động chống lại an ninh quốc gia” và bị kết án từ 3 - 5 năm tù.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #204 vào lúc: 09 Tháng Chín, 2013, 03:41:40 pm »

21

VỤ BẮT GIỮ BỌN NỔI LOẠN THÁNG 3 NĂM 2003


James Cason ở Havana - Cuộc gặp với Văn phòng lợi ích Mỹ ở Washington
- Cuộc chiến chống Cuba? - Vụ Raul Rivero - Vấn đề Valladares - Án tử hình


Tiếp tục những gì chúng ta vừa nói chuyện, tôi muốn quay lại vụ bắt hàng chục tên nổi loạn vào tháng 3 năm 2003 và việc xử tử tên cướp tàu vào tháng 4 năm đó. Tôi có đọc tuyên bố của Felipe Perez Roque và nội dung vắn tắt buổi họp báo của ông ấy 1, và cả bài diễn văn của ông vào ngày 1 tháng 5 năm đó, như vậy, có thể nói tôi đã biết khá chi tiết những sự kiện này.

Vấn đề là: Tại sao quyết định thực hiện vụ bắt giữ lại được đưa ra đúng thời điểm đó? Ý tôi muốn hỏi là, trước khi vụ cướp tàu xảy ra và trước khi cuộc chiến I-rắc bắt đầu? Động cơ nào khiến chính quyền Cuba thực hiện vụ bắt giữ vào thời điểm đó? Theo tôi được biết thì vụ bắt giữ đầu tiên diễn ra vào ngày 15 tháng 3.


Chúng tôi không hề lên kế hoạch cũng không hề bàn bạc gì trước cả. Những kế hoạch dã man của chính phủ Mỹ cứ nối đuôi nhau được đưa ra. Cuộc chiến I-rắc lúc đó chưa bắt đầu, nhưng Cuba là một trong những mục tiêu tấn công phủ đầu theo như tuyên bố của Bush, bởi vì họ đã coi Cuba là một trong những nước khủng bố. Trước đó không lâu, chúng tôi đã nghe những lời cáo buộc trắng trợn của John Bolton 2 cho rằng chúng tôi đang tiến hành nghiên cứu sản xuất vũ khí sinh học, ngoài ra còn rất nhiều những lời dối trá đáng xấu hổ khác chống lại chúng tôi.

Tại Văn phòng lợi ích Mỹ ở Havana, người ta làm việc với cường độ cao nhất, hoàn thành các kế hoạch mà Tổng thống Bush cùng đám chư hầu đặt ra nhằm đánh đổ đất nước này, nền Cách mạng này và tìm cớ gì đó để tấn công chúng tôi.

Một trong những yếu tố khiến chúng tôi phản ứng đó là việc James Cason đến Cuba vào tháng 11 năm 2002 - thông báo bổ nhiệm con người này đưa được tuyên bố từ tháng 9 năm đó - với tư cách là người đứng đầu Văn phòng lợi ích Mỹ ở Cuba. Trước đó ông này đã có vài lần đến Cuba.

Cason là một trong những tay chân thân tín của Otto Reich. Con người gian ác Reich từng có vai trò quan trọng nếu không nói là kẻ cầm đầu trong cuộc chiến đẫm máu bẩn thỉu chống lại Nicaragua - cậu ta là nhà lý luận, đã từng chắp bút các bản tuyên bố và tuyên ngôn cho bọn cầm đầu các phe nhóm vũ trang phản cách mạng gây chiến tranh chống cách mạng Sandinista. Những tuyên bố này được phát đi dưới cái tên của phong trào phản cách mạng do Otto Reich khởi xướng. Cuộc chiến bẩn thỉu đó đã gây ra vụ scandal quốc tế rất lớn bởi vì những người ủng hộ nó ở Nhà Trắng dưới thời tổng thống Reagan đã vi phạm quy định của quốc hội, buôn bán vũ khí kiếm lời và vận chuyển ma túy 3. Quốc hội Mỹ rất phẫn nộ trước hành động buôn bán đó của chính phủ nên khi Bush làm thứ trưởng ngoại giao phụ trách khu vực châu Mỹ La-tinh, và mặc dù phe Cộng hòa đang chiếm đa số trong cả hai viện của quốc hội, nhưng Thượng viện Mỹ vẫn từ chối việc bổ nhiệm này. Lợi dụng quốc hội lâm vào thế yếu, Bush vẫn bổ nhiệm con người này đưa lên làm cố vấn cho ông ta về vấn đề Cuba, vị trí mà không cần có sự phê chuẩn của quốc hội 4.

Như vậy, nhân vật James Cason được cử đến đây là tay chân của Otto Reich. Cậu ta thay thế Senora Vicky Huddleston, người này cũng có thái độ thù địch với Cuba và sẵn sàng thực hiện tất cả các chính sách mà chính phủ Mỹ đưa ra; cô ta đã từng làm việc ở đây từ trước khi Bush nhậm chức nhưng lại không được giao thực hiện bất kỳ một sứ mệnh cụ thể nào. Nhưng Cason thì lại được giao nhiệm vụ rõ ràng. Chúng tôi biết sắp có sự thay thế; và chúng tôi cũng thừa biết, cho dù ai đến thì cũng chẳng khác gì Huddleston, vẫn với những chính sách thù địch như vậy. Nhưng chúng tôi đã nhầm - con người này còn thực hiện những chính sách thù địch hơn nhiều so với chúng tôi tưởng. Cason được đặc biệt ưu tiên lựa chọn; Otto Reich chọn và hướng dẫn cậu ta rất cụ thể.

Khi nào thì Senor Cason đến Havana?

Tôi vừa nói, trước đó cậu ta đã có vài lần đến Cuba thị sát tình hình với vỏ bọc là vị khách và là người phụ trách tương lai của Văn phòng lợi ích. Một hành động rất đáng ngờ. Cậu ta nhận nhiệm vụ vào tháng 11. Cason đã hành động đúng bản chất con người mình thể hiện trong những tuyên bố đưa ra trước đó. Cậu ta đến đây với bản kế hoạch chuẩn bị trước và vô cùng khiêu khích.

Lúc đó, khu vực này đang trong tình trạng căng thẳng tột độ. Vào ngày 11 tháng 4 năm đó đã xảy ra vụ đảo chính quân sự chống lại Tổng thống Hugo Chavez mà kẻ đứng sau giật dây không ai khác ngoài chính quyền Bush. (Fidel Castro điểm lại các sự kiện): quân đội và các tư lệnh chỉ huy mới được bổ nhiệm rất trung thành với vị tổng thống được bầu cử, nhà lãnh đạo cách mạng hợp hiến. Các vụ nổi dậy và chức tổng thống được phục hồi. Tháng 12: hành động táo bạo liên quan đến dầu mỏ, cũng ở Venezuela, hậu quả nghiêm trọng, sản xuất hầu như xuống con số 0, ba tháng đấu tranh, sự phục hồi kỳ diệu dưới sự lãnh đạo cưcmg quyết, chắc chắn của nhà lãnh đạo người Bolivia. “Không cho Cuba bất kỳ thùng nào!”. Bọn đế quốc và phát xít hét lên như vậy. Giá cả tăng gấp đôi, các thỏa thuận ký kết giữa Venezuela và Cuba bị đình trệ nhiều tháng liền, chúng tôi phải trả những khoản chi phí đội lên rất lớn cho bên thứ ba, đất nước chúng tôi đang kiệt quệ về tài chính, hành động phản cách mạng ở Venezuela không cho phép chúng tôi trao đổi mua bán nhưng cũng không thể lật đổ được đất nước Cuba này.

Trong khi tất cả những sự kiện đó đang diễn ra thì kẻ tay chân của Otto Reich, do Bush cử đi, đến nhận nhiệm vụ ở Văn phòng lợi ích của Mỹ ở Havana vào ngày 19 tháng 3 năm 2003, ngay sau khi cuộc chiến I-rắc khai màn - bốn tháng mấy ngày sau gì đó. Điểm lại tất cả các chuỗi sự kiện đó và trước diễn biến của tình hình, tôi thấy mình cần phải có ba chuyến đi quan trọng ra nước ngoài: (lại điểm các sự kiện): cuối tháng 11 năm 2002, đến Quito tham dự lễ khánh thành nhà thờ Chapel of Man của họa sỹ nổi tiếng Oswaldo Guayasamin 5; cuối tháng 12 sang Brazil tham dự lễ nhậm chức vào ngày 1 tháng 1 của Lula, chiến sỹ ngoan cường có lòng bác ái đấu tranh bảo vệ quyền của những người lao động và những người cánh Tả, một người bạn của nhân dân chúng tôi; 19 tháng 1, chuyến đi thứ hai sang Quito tham dự lễ nhậm chức của Lucio Gutierrez, người được bầu cử làm tổng thống Ecuador trong liên minh các lực lượng xã hội và các đảng phái cánh tả.

Nếu chỉ nhìn vào những sự kiện diễn ra vào tháng 12 và tháng 1 đó thì người ta sẽ thấy rằng Venezuela chưa thể thực hiện hành động tịch thu tài sản dầu mỏ rất đáng kinh ngạc nhưng cũng vô cùng nguy hiểm đó. Những hoạt động trao đổi sâu rộng của chúng tôi vào thời điểm cực kỳ quan trọng với cả hai nước cùng bị mối đe dọa tấn công từ bên ngoài đó là vô cùng ý nghĩa và có động cơ thúc đẩy rất lớn. Chính vào thời gian đó, chúng tôi đã nảy sinh ý tưởng hợp tác chặt chẽ giữa hai nước và đặt cơ sở cho sự hoán vị sau đó của người Bolivia đối với người Mỹ.

Và như vậy, sẽ phải bổ sung cả cuộc họp của quốc hội quyền lực nhân dân Cuba vào tuần cuối cùng của tháng 12 năm 2002 và các cuộc tổng tuyển cử diễn ra vào ngày 19 tháng 1 6.

Trong khi cá nhân tôi đang rất bận rộn với các hoạt động đối nội và đối ngoại đó thì Cason lại chuẩn bị thực hiện những trò lừa gạt với thái độ sốt sắng dưới vỏ bọc ngoại giao và thói quen của bọn đế quốc muốn làm tất cả những gì chúng muốn, bất chấp tất cả các nước trên thế giới. Rõ ràng cậu ta không hề biết gì về những hành động trước đó của đế quốc Mỹ đã bị thất bại ê chề trước sức mạnh ý chí sắt đá của người dân Cuba.

----------------------------------------------------------
1. Cuộc họp báo của bộ trưởng ngoại giao diễn ra vào ngày 9 tháng 4 năm 2003.

2. John Bolton (sinh năm 1948), đại sứ của chính quyền Mỹ ở Liên Hợp Quốc từ tháng 8 năm 2005 đến tháng 12 năm 2006 (ông ta chỉ phục vụ lâm thời việc bổ nhiệm không hề được Quốc hội thông qua), lúc đó là trợ lý bộ trưởng ngoại giao phụ trách vấn đề kiểm soát vũ trang và an ninh quốc tế. (Sự thực Bolton không chỉ buộc tội Cuba tiến hành nghiên cứu mà còn sản xuất vũ khí sinh học và xuất khẩu sang các nước khác. Cộng đồng tình báo Mỹ không ủng hộ lời cáo buộc này của Bolton).

3. Từ năm 1985 đến 1987, dưới thời Tổng thống Ronald Reagan, Hội đồng an ninh quốc gia (NSC) bí mật bán vũ khí cho I-ran (lúc đó đang trong tình trạng chiến tranh với I-rắc và là đồng minh của Mỹ) và còn bán vũ khí cho lực lượng “đối lập” ở Nicaragua để kiếm lời. Việc tiết lộ thông tin này đã gây ra vụ bê bối lớn, các hãng thông tấn trên thế giới ví vụ này với vụ bê bối chấn động thế giói dưới thời Tổng thống Nixon “Watergate”.

4. Tháng 7 năm 2003, Reich được thay thế chức vụ trợ lý ngoại trưởng bởi Roger Noriega.

5. Oswaldo Guayasamin (1919-1999) là hoạ sĩ người Ecuador và là một trong những nhân vật quan trọng nhất trong giới nghệ thuật của châu Mỹ La-tinh trong thế kỷ 20; ông cũng là người bảo vệ sự nghiệp của những người bản địa châu Mỹ La-tinh, là người bạn của Cách mạng Cuba và bạn của Fidel Castro. Nhà thờ Chapel of Man là công trình kiến trúc được khánh thành ở Quito ngày 29 tháng 11 năm 2002 là công trình thể hiện thành quả mỹ mãn nhất của ông.

6. Quốc hội quyền lực nhân dân là cơ quan lập pháp cao nhất của nhà nước Cuba. Cơ quan này bao gồm hơn 600 đại biểu đại diện được bầu với nhiệm kỳ 5 năm thông qua bỏ phiếu trực tiếp tại các khu vực đại diện của mình trên toàn quốc. Cơ quan lập pháp này họp thường kỳ 2 phiên mỗi năm, ngoài những phiên họp bất thường khi cần thiết. Đầu mỗi nhiệm kỳ, Quốc hội bầu Hội đồng Nhà nước và Chủ tịch Hội đồng.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #205 vào lúc: 09 Tháng Chín, 2013, 03:53:50 pm »

Những hoạt động (đối nội và đối ngoại) đó khiến ông không còn thời gian quan tâm đúng mức tới những gì Cason đang làm ở đây, trên đất nước Cuba này?

Tôi không phải là người duy nhất phụ trách những hành động gây hấn phản cách mạng của đế quốc Mỹ, bởi vì nó được thực hiện trên rất nhiều mặt trận. Tôi có xu hướng quan tâm đặc biệt đến những vấn đề chiến lược của cách mạng, ông cũng toàn hỏi tôi những câu hỏi liên quan đến vấn đề đó.

Vì chúng tôi đã rất quen với những trò bẩn thỉu của Văn phòng lợi ích, nên chúng tôi không chú ý nhiều đến thái độ bất thường của Cason. Cậu ta gặp gỡ bọn mafia Miami đưa ra những tuyên bố trước khi nhận nhiệm vụ. Khi chính thức đến đây nhận nhiệm vụ, cậu ta vẫn thường xuyên đi lại giữa Miami và Havana, nhận lệnh từ Nhà Trắng và từ cả bọn mafia Miami, từng có vai trò quyết định trong cuộc bầu cử của Bush. Cậu ta lợi dụng hành lý ngoại giao mang vào hàng ngàn các loại radio xách tay, các máy phát tuyên truyền phản động, truyền đơn, tờ rơi, các hướng dẫn thực hiện hành động và rất nhiều các thứ đồ đạc ghê tởm khác.

Hành động này là rất nghiêm trọng - vượt quá khuôn khổ hoạt động cho phép của Văn phòng đó. Ngày tháng trôi đi rất nhanh. Và rồi ngày 24 tháng 2 năm 2003 cũng đến, đúng kỳ nghỉ, ngày lễ và ngày kỷ niệm yêu nước ở Cuba tưởng nhớ ngày diễn ra trận chiến cuối cùng giành độc lập chống lại người Tây Ban Nha năm 1895. Và vào dịp đó, Cason triệu tập một cuộc họp lớn.

Tại Văn phòng lợi ích?

Không, ở một địa điểm bí mật, nơi ở của một trong những tay đầu sỏ phản cách mạng nổi tiếng. Cậu ta đến tham dự cuộc họp này cùng với vài chục người khác, khoảng hai mươi hay ba mươi tên phản cách mạng gì đó, tôi không nhớ chính xác con số, và thành lập một “đảng”. Ngày lễ được lợi dụng làm cái cớ để cậu ta mời bạn bè đến.

Điều quan trọng trong cuộc họp đó là gì?

Chính là những tuyên bố với công chúng mà bọn họ đưa ra. Ngày 24 tháng 2, cậu ta đưa ra những tuyên bố rát xấc láo và hung hăng. Cason còn bàn về kế hoạch thực hiện chuyến đi dài 6.000 dặm khắp nước như kiểu cậu ta đi vận động tranh cử tổng thống Mỹ. Không có nhà ngoại giao của nước nào mà cậu ta mời đến đó cả, cậu ta là người duy nhất, và khi được hỏi có sợ khi đến đó một mình không... cậu ta buông ra những lời lẽ tục tĩu lăng mạ thật khủng khiếp, không thể tha thứ được.

Lăng mạ ông?

Đúng. Tôi quá bận với các công việc mà không chú ý đến việc này, nhưng vài ngày sau, vào ngày 6 tháng 3, Quốc hội họp và lúc đó tôi mói phân tích cẩn thận những tuyên bố của cậu ta. Khoảng thời gian từ ngày 24 tháng 2 đến ngày 6 tháng 3, tôi không xuất hiện trước công chúng nhưng tôi đọc rất kỹ những tuyên bố của cậu ta, cả những tuyên bố được đưa ra ở đây lẫn những tuyên bố được đưa ra ở Miami, bởi vì, như tôi vừa nói, cậu ta đi lại rất thường xuyên và công khai. Không rõ cậu ta có bị mất trí hay không khi cho rằng mình được phép làm những việc như thế, cậu ta muốn gây ra một cuộc xung đột. Hành động này khiến những người bạn của chúng tôi ở Mỹ và rất nhiều nơi khác lo ngại - họ liên tục nhắc nhở chúng tôi không được để những hành động như thế diễn ra.

Bởi vì nó có thể là cái bẫy?

Nhưng theo ông đó là bản tuyên bố gì? - một người đi chu du khắp hòn đảo này; cậu ta tổ chức... Cậu ta lấy cớ là đi thị sát những người Mỹ bị bắt sống trên biển và được đưa về đây. Không phải tất cả nhưng có một số, vì Mỹ không tôn trọng thỏa thuận di cư mà tôi đã nói với ông, họ không bao giờ thực hiện nghiêm chỉnh - luôn luôn để một số người ở lại đây. Chỉ có một số bị bắt trên biển là quay lại. Nhưng những người này, vì biết có sự hậu thuẫn của các phe nhóm ở Miami, nên thường không chấp hành mệnh lệnh. Họ sẵn sàng xung đột với lực lượng bảo vệ bờ biển của Mỹ, và bọn vận động hành lang chống Cuba ở Miami sẵn sàng coi đó là hành động “đàn áp những người Cuba yêu nước”. Tôi muốn giải thích với ông rằng hầu hết những người rời Cuba ra đi không liên quan gì đến chính trị, vì những người muốn ra đi vì lý do chính trị thì thường được cấp Visa theo thỏa thuận về di cư.

Trên tinh thần câu hỏi của tôi, cho dù đó là câu trả lời có tính kỹ thuật: vào thời điểm đó, thế giới đang đổ dồn sự chú ý vào cuộc chiến I-rắc...

Không hoàn toàn như vậy. Cuộc chiến I-rắc xảy ra vào ngày 19 tháng 3 trong khi những hành động kia diễn ra vào ngày 24 tháng 2, gần một tháng trước, lúc đó chưa ai nghĩ người Mỹ sẽ tấn công I-rắc.

Tôi sẽ giải thích. Cậu ta đưa ra những tuyên bố mà tự bản thân nó đã không thể chấp nhận được rồi. Rất nhiều nhà ngoại giao của các nước nhận được lời mời đến tham dự cuộc họp đó, nhưng họ không đến. Về vấn đề này, Cason có nói trong một cuộc phỏng vấn với báo chí. Một phóng viên hỏi có phải sự có mặt của cậu ta không hoàn toàn khẳng định lời buộc tội chính phủ Cuba, Cason nói, “Không, bởi vì tôi nghĩ tất cả các phái đoàn ngoại giao được mời sẽ có mặt ở đây tối nay, và chúng tôi, với tư cách là một nước luôn luôn ủng hộ dân chủ”, vân vân và vân vân, “và tôi cũng được mời đến đây”. Sau đó cậu ta nói, “Tôi không hề sợ”.

Cậu ta trả lời cộc lốc các câu hỏi khác với thái độ rất thô lỗ... Cason nói thêm bằng tiếng Tây Ban Nha: “Thật không may là chính Chính phủ Cuba lại sợ - sợ tự do tư tưởng, tự do ngôn luận, nhân quyền. Rất nhiều phe nhóm đang chứng tỏ rằng, vẫn có những người Cuba không hề sợ”, vân vân và vân vân - toàn là những lời lẽ hô hào. Và Cason kết thúc câu trả lời của mình thế này: “Tôi có mặt ở đây với tư cách là một khách mời, và tôi sẽ đi vòng quanh đất nước, thăm tất cả những người muốn có tự do và công lý”.

Tôi không biết người Pháp hay người châu Âu sẽ hành động thế nào trước những tuyên bố như thế. Ai cũng có thể hiểu rằng đó là những lời lẽ khiêu khích. Cuộc khủng hoảng đó diễn ra hoàn toàn độc lập với những kế hoạch của cuộc chiến I-rắc.

Còn cuộc khủng hoảng với Liên minh châu Âu - liệu có liên quan đến vấn đề quốc tế nào đó hay đó chỉ đơn thuần là một quyết định được đưa ra? Chúng tôi có rất nhiều việc phải làm, rất nhiều việc quan trọng; chúng tôi không muốn gây thêm rắc rối. Nhưng liệu chúng tôi có thể để cho Liên minh châu Âu đưa ra tuyên bố đó 1 sau khi cuộc chiến I-rắc đã khai hỏa, khi chúng tôi bị coi là một trong “những nước khủng bố” và vì vậy sẽ là một trong “sáu mươi nước hay thậm chí nhiều hơn” cần ưu tiên hàng đầu cần phải được tấn công ngăn chặn? Liệu người ta có thể chí trích chúng tôi vì đã phát hiện ra mối đe dọa nghiêm trọng như vậy? Liệu chúng tôi có phải quỳ gối xuống và cầu xin được đàm phán ngoại giao với Liên minh châu Âu? Tất cả những gì chúng tôi cần đó là bọn phạm trọng tội đó đã đột nhập vào chống lại chúng tôi và chúng tôi phải hành động thích đáng. Những người không hành động, không đánh trả, không chiến đấu (chống lại mối đe dọa đó) sẽ là những con người phải gánh chịu thất bại, và ở đất nước chúng tôi không có loại người như thế.

Đó là hành động của Cason - chưa bao giờ có quan chức sứ quán nào làm như vậy, cậu ta gây ra hành động đó ở nhà một tên đầu sỏ phản cách mạng, gặp gỡ một nhóm người ở đỏ, kỷ niệm ngày độc lập của chúng tôi - bởi vì nếu có một đất nước nào đó đứng ra bảo vệ nền độc lập của mình thì đó chính là Cuba. Họ muốn sáp nhập Cuba vào với Mỹ, muốn biến đất nước này thành chư hầu của Mỹ. Ông nghĩ xem, Cuba sẽ như thế nào nếu những con người như Otto Reich và đồng đảng, bọn cánh hữu quá khích ở Mỹ nắm quyền? Cuba sẽ trở thành đất nước thế nào? Còn nữa - bọn phản bội kia sẽ kỷ niệm ngày độc lập của đất nước như thế nào?

Vì vậy tôi sẽ nói: “Thật lạ đời khi một người lại đi tự hỏi mình, người ta đã uống bao nhiêu rượu nhân dịp kỷ niệm ngày lễ “yêu nước” đó”. Và - đây là điều trớ trêu - tôi sẽ nói rằng: “Bởi vì Cuba rất sợ hãi, cho nên chúng tôi phải tìm mọi biện pháp để bình tĩnh lại tìm cách đói phó với những loại quan chức lạ đời như thế. Có thể những nhân viên tình báo Mỹ làm việc ở Văn phòng lợi ích sẽ giải thích với cậu ta rằng Cuba sẽ dễ dàng hành động hơn rất nhiều nếu không có văn phòng đó, thực ra đó chỉ là nơi sản sinh ra bọn phản cách mạng, là trung tâm chỉ huy những hành động xuyên tạc thô bạo chống lại đất nước chúng tôi. Các quan chức Thụy Sỹ đã đại diện cho Mỹ rất nhiều năm nay và họ làm rất tốt công việc của mình, họ không cần phải tiến hành hoạt động gián điệp, cũng không cần tổ chức các phe nhóm tuyên truyền xuyên tạc. Và tôi sẽ nói rằng, “Hãy để cho người Thụy Sỹ đến đây mà đại diện cho nước Mỹ”.

“Nếu đó thực sự là những gì mà họ muốn gây ra với những tuyên bố trên thì ít nhất họ cũng nên có đủ can đảm mà nói ra điều đó. Rồi một ngày, không sớm thì muộn, người Mỹ cũng phải cử đến đây một đại sứ thực sự...”. Đó là những gì tôi đã nói vào ngày 6 tháng 3, khí có thông tin xác nhận năm người anh hùng 2 của chúng tôi đã bị bắt ở Mỹ và bị chuyển đến những đơn vị đặc biệt. Chính quyền Mỹ đã áp dụng biện pháp hà khắc đối với họ, và đó là vấn đề rất nhạy cảm ở đây - năm người đó là những người được nhân dân ở đây kính trọng, họ được coi là những “anh hùng của nước cộng hòa Cuba”, nhưng ở đó thì họ được chăm sóc trong “hang” 3, chỉ vì người ta muốn trả thù đất nước này. Chúng tôi vô cùng phẫn nộ vì người ta đối xử với những anh hùng của chúng tôi thô bạo, không chút lịch sự như vậy. Chúng tôi lên tiếng và họ làm như vậy.

Vào ngày 10 tháng 3, MINREX (Bộ ngoại giao) ra tuyên bố gửi người đứng đầu Văn phòng lợi ích. Ông có tuyên bố đó rồi đấy.


----------------------------------------------------------
1. Tháng 6 năm 2003, EU quyết định áp đặt một loạt các biện pháp trừng phạt ngoại giao với Cuba sau vụ bắt giữ và xét xử 25 tên nổi loạn vầ việc thi hành án tử hình 3 tên cướp tàu.

2.  Trong những năm 1990, Gerardo Hernandez, Rene Gonzalez, Antonio Guerrero và Ramon Labanino, điệp viên của cơ quan tình báo Cuba đột nhập vào các nhóm bán vũ trang khủng bố chống Fidel Castro ở Miami đang tổ chức các hoạt động chống lại các mục tiêu kinh tế ở Cuba để gây hoảng loạn cho khách du lịch. Một trong những hoạt động của nhóm này diễn ra vào ngày 4 tháng 9 năm 1997 khi một quả bom phát nổ ở khách sạn Copacabana ở Havana giết chết một khách du lịch trẻ tuổi ngưòi Ý, Fabio Dicelmo. Thắng 6 năm 1998, Havana gửi cho FBI các báo cáo của 5 điệp viên này cho rằng trong cuộc chiến chống khủng bố, các bên đều đạt được những lời ích chung. Cũng tháng 9 năm đó, chính quyền Mỹ sử dụng chính tài liệu của 5 điệp viên này để bắt họ. Bị kết án mờ ám ở Miami, các điệp viên này bị két án tù vô thời hạn và bị giam giữ trong điều kiện khắc nghiệt. Tháng 8 năm 2005, một nhóm thẩm phán của toà án phúc thẩm Atlanta xem lại bản án đã xử 5 điệp viên này. Một năm sau đó, vào tháng 8 nãm 2006, một toà án phúc thẩm đầy đủ lật ngược hoàn toàn quyết định trên và cho đến tháng 12 năm 2006, cả 5 người Cuba này đều vẫn bị giam giữ trong tù.

3. Gian xà lim giam giữ biệt lập 6x6 feet, nơi giam giữ các tù nhân và họ chỉ được mặc quần áo lót. Ánh sáng trong xà lim được bật 24/24 giờ và mọi liên hệ với người ngoài, thậm chí là với quản giáo đều bị nghiêm cấm.
« Sửa lần cuối: 10 Tháng Chín, 2013, 10:54:17 am gửi bởi hoi_ls » Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #206 vào lúc: 09 Tháng Chín, 2013, 04:01:22 pm »

Tôi có và tôi đã đọc.

Nhưng quan trọng là những gì diễn ra sau đó. Cason nói sẽ đi vòng quanh đất nước và chúng tôi nói với cậu ta hai điều: thứ nhất, việc giám sát những balsero đã quay về (những người lái bè - ở đây chỉ người di cư bằng thuyền) không nằm trong thỏa thuận về di cư, đó là thái độ lịch sự của chúng tôi, và trong mười năm nay chúng tôi chưa hề vi phạm bất cứ vụ nào.

Thỏa thuận đó quy định những người di cư bị chính quyền Mỹ từ chối được phép quay lại cuộc sống bình thường, công việc bình thuờng của mình đúng không?

Đúng. Nhưng đôi khi việc đó không hề dễ dàng; có khi chúng tôi phải tạo việc làm cho những balsero này, bởi vì những người làm việc cùng với họ không chấp nhận cho họ quay lại công việc cũ. Ví dụ như trường hợp ở một trường đại học, có một balsero bị từ chối quay lại làm việc. Không thể bắt ép người ta nhận lại balsero này được, vì vậy chúng tôi phải tìm việc cho họ.

Và đúng là Cason đã đi vòng quanh đất nước chúng tôi, bởi vì có những nơi người ta đã thành lập hội các cựu balsero.

Có một tổ chúc của những cựu balsero sao?

Cason đã gặp những cựu balsero đó và tổ chức họ lại. Cậu ta đi tổ chức những nhóm này nhưng lại bảo là đi “thị sát”. Không phải chúng tôi bắt buộc phải để cậu ta làm như vậy, chẳng qua đó là cử chỉ lịch sự, cũng như cách chúng tôi đối xử với số lượng lớn các balsero của họ ở Guantanamo trong cuộc khủng hoảng năm 1994 - có khoảng hơn 10.000 người ở đó; chúng tôi đề nghị họ cấp cho khoảng 20.000 visa để họ có thể đưa số tù nhân kia ra. Sau đó, họ cấp nhiều hơn số đó một chút. Vấn đề là họ không có quyền gì trong giám sát cả. Chúng tôi nói với họ như vậy - chúng tôi nói việc đó không được quy định trong thỏa thuận.

Và thứ hai, chúng tôi nói với họ, các nhà ngoại giao Mỹ không được phép đi lại tự do như thế. Họ bị giới hạn. Trước đây, họ phải thông báo với chúng tôi những nơi mình sẽ đi, vì lý do gì trước 24 giờ. Các nhà ngoại giao của chúng tôi cũng phải làm như vậy ở bên Washington, nhưng ở đây là một hòn đảo nhỏ, còn bên đó là đất nước rộng lớn và số lượng các nhân viên của họ làm việc ở Văn phòng lợi ích bên đây cũng lớn gấp mười lần số nhân viên của chúng tôi làm việc bên đó. Về điều này thì quả là không có đi có lại chút nào. Không hề có sự so sánh. Số lượng người ở đó với đất nước rộng lớn như thế và số lượng người ở đây với hòn đảo nhỏ bé này... Để đi thăm một ai đó, người ta không những phải thông báo cho chúng tôi mà còn phải xin phép chúng tôi bảy mươi hai giờ trước, và tất nhiên, chúng tôi không thể cho phép con người kia hành động như vậy.

Chính quyền Mỹ cũng áp dụng điều tương tự với chúng tôi trên đất nước của họ, nhưng tình hình thì hoàn toàn khác. Chúng tôi đã làm gì? Chúng tôi thông báo với cậu ta rằng, cậu ta không được phép đi như vậy. Thế rồi Cason tổ chức hai cuộc họp. Sau cuộc họp diễn ra hôm 24 tháng 2, họ còn tổ chức hai cuộc họp nữa vào ngày 12 và 14 tháng 3.

Ông có coi những cuộc họp đó là câu trả lời với tuyên bố ngày 6 tháng 3 của ông không cho phép cậu ta đi lại?

Tôi lên tiếng vào ngày 6, và tôi nói, chúng tôi hoàn toàn có thể sống được mà không cần có Văn phòng lợi ích. Thế giới này chưa thể đến ngày tận thế ngay được. Và vào ngày 12 tháng 3, tại nơi ở của Cason, diễn ra sự kiện với sự tham gia của 18 nhân vật phản cách mạng. Cậu ta hành động ngay tại nhà, không được phép thực hiện chuyến đi dài 6.000 dặm, cậu ta sử dụng nhà mình để tổ chức cuộc họp với 18 tên được gọi là “bọn nổi loạn”. Tất cả bọn đó đều được tổ chức, nuôi dưỡng và chu cấp bởi người Mỹ - bởi vì chúng tôi có tài liệu chứng minh điều này. Chúng tôi có rất nhiều chứng cớ và lẽ ra chúng tôi đã có thể nghiêm khắc hơn rất nhiều.

Tôi đã đọc cuốn Los Dissidents mà Cuba xuất bản.

Họ lại gặp nhau vào ngày 14 tháng 3 tại nhà riêng của Cason. Có một tài liệu nói rằng: “Ngày 14 tháng 3. Một lần nữa, tại nơi ở của người đứng đầu Văn phòng lợi ích Mỹ ở Havana, một cuộc họp diễn ra với sự tham gia của các tên đầu sỏ”. Rõ ràng là có chuyện đó xảy ra. Đây là “cuộc hội thảo về đạo lý” dành cho những người tự coi mình là những “phóng viên”, và trong số 34 người bọn họ chỉ có đúng 4 người từng học chút ít về nghề báo chí, nhưng tất cả bọn chúng đều là “phóng viên” được Cason gắn mác và tuyên truyền.

Cũng ngày 14 tháng 3 đó, tôi có một cuộc họp vào lúc 11h đêm để nghe thông tin chi tiết. Chuyện gì xảy ra? Chuyện gì xảy ra ngày hôm đó? Bởi vì chúng tôi không thể nhẫn chịu thêm được nữa. Không ai biết cuộc chiến đó sẽ kéo dài bao lâu. Đó là điều mà chúng tôi không thể chấp nhận bỏ qua thêm một lần nữa. Những người bạn của chúng tôi ở bên Mỹ cũng nói, “Đừng để chính mình bị khiêu khích”. Họ rất lo lắng.

Tại sao Cuba không trục xuất Cason?

Chúng tôi chưa từng bao giờ trục xuất nhà ngoại giao Mỹ nào. Nhưng phía họ thì đã từng trục xuất người của chúng tôi. Hơn nữa, Cason không hề phạm tội gì cả, cậu ta chỉ vi phạm những quy định của luật pháp quốc tế. Không thể đưa một người ra Tòa án hình sự quốc tế nếu không có chuyện hình sự gì liên quan... Cậu ta tạo ra những điều kiện tiền đề của tội diệt chủng nhưng lại chưa bị phạm tội diệt chủng.

Chúng ta có thể làm như vậy được không? Cả về mặt pháp lý và mặt ngoại giao chúng ta đều không thể bắt giữ một con người khi người ta có quyền miễn trừ. Nhưng cậu ta không thể hành động như vậy được. Và bọn nổi loạn được sự tiếp sức phía sau kia bây giờ cũng đang công khai ngang nhiên hoạt động. Tôi không biết nếu là người Pháp thì người ta có thể làm gì - tôi biết họ rất rõ; người Pháp có tính tự trọng rất cao.

Như vậy không ai biết khi nào thì cuộc chiến I-rắc bắt đầu, và chúng tôi nói, “Chúng tôi phải hành động chống lại bọn đầu sỏ kia”. Bởi vì bọn chúng đang hoạt động rất mạnh. Trong số đó có Senora Martha Beatriz Roque, người cho tổ chức cuộc họp hôm 24 tháng 2 ngay tại nhà mình. Như vậy có thể miễn trừ hoàn toàn được không? Chúng tôi không cho phép làm như vậy! Chúng tôi cũng không thể cho phép làm như vậy với con người đại diện của một quốc gia kia, với những kế hoạch mà chúng tôi biết rất rõ bởi vì bọn họ mắc rất nhiều sai sót. Chúng tôi biết bọn họ đang nghĩ gì, họ muốn làm gì. Chúng tôi còn biết cậu ta dự định làm gì, và tuyên bố đã được đưa ra, chẳng hạn như ý tưởng tổ chức một cuộc di cư quy mô lớn để tạo cớ gây hấn chống lại đất nước Cuba. Tình hình của chúng tôi lúc này khó khăn hơn thời gian trước khi xảy ra vụ ngày 5 tháng 8 năm 1994, nếu xét trên khía cạnh bối cảnh... Nhưng dù sao, hành động công khai kiểu đó rõ ràng là có liên quan đến ý đồ muốn gây hấn - đó là kiểu hành động khiêu khích.

Ông nói “khiêu khích”, ông có thực sự nghĩ rằng thái độ của Cason là biểu hiện của sự khiêu khích, và việc phản ứng lại bằng hành động bắt giữ kia là để trả đũa cho hành động khiêu khích đó?

Khái niệm “khiêu khích” là gì? Ông phải kiểm tra lại trong từ điển đi, nhưng ở đây ý tôi muốn chỉ hành động có mục tiêu rõ ràng. Có những hành động khiêu khích có thể coi như sự lăng mạ - đôi khi đó là hành động vô cớ. Đôi khi người ta khiêu khích người khác để gây sự đánh nhau. Thế giới này đầy rẫy những lời khiêu khích, luôn luôn là hành động khiêu khích. Chúng tôi biết những người bạn ở Mỹ và những nơi khác yêu cầu ở chúng tôi những gì - họ không cho phép chúng tôi - để bị kích động. Họ không muốn chúng tôi trục xuất Cason.

Nếu có ai đó chuẩn bị bắn ông, và họ đã chuẩn bị sẵn sàng mọi điều kiện để bắn ông, ông sẽ hành động thế nào để ngăn chặn? Hay cứ để mình bị bắn và bị giết?
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #207 vào lúc: 10 Tháng Chín, 2013, 10:38:53 am »

Nhưng mọi việc đều có hoàn cảnh của nó. Ở một chừng mực nào đó thì có thể nói những hành động khiêu khích kia được tính toán kỹ lưỡng trong bối cảnh quốc tế đổ dồn sự chú ý vào cuộc chiến I-rắc. Rất nhiều phong trào xã hội lên tiếng phản đối Bush và chính quyền của ông ta. Có những lúc và trên bình diện quốc tế, Bush là nhân vật bị tập trung chỉ trích mạnh mẽ nhất. Đúng vào lúc đó các vụ bắt giữ xảy ra ở Cuba và sự chú ý bị đánh lạc đi; người Mỹ có cớ để cãi lại: “Hãy nhìn những gì đang xảy ra ở Cuba kìa, họ cũng đang bắt giữ những người phản đối không sử dụng bạo lực”. Và rồi rất nhiều người bạn của Cuba từng phản đối chính quyền Bush rất kịch liệt bây giờ cảm thấy lúng túng, rất nhiều người chịu áp lực, nhu ông cũng biết, và họ buộc phải thừa nhận, “Những gì Bush đang gây ra ở I-rắc là sai, nhưng nhũng gì xảy ra ở Cuba cũng sai lầm”. Cách nói đó khiến hai việc tưởng chừng như có bản chất giống nhau. Chính bối cảnh đó đã làm cho sự ủng hộ đối với Cuba yếu đi.

Ông nói đúng, và chúng tôi hiểu rất rõ điều đó. Nhưng khi đã quyết định làm việc gì thì phải làm cương quyết, bất chấp người ta buộc tội mình thế nào. Người ta phải bảo vệ đất nước của mình, đất nước đang trong tình thế nguy hiểm, bị đe dọa, người ta hành động như thế là không công bằng.

Chúng tôi đang nghĩ về thái độ thù địch của người Mỹ. Vấn đề của chúng tôi không phải với người châu Âu hay bất cứ dân tộc nào khác mà là nước Mỹ, họ là mối đe dọa trực tiếp đối với chúng tôi, họ khiêu khích và gây nguy hiểm cho chúng tôi. Ở Mỹ còn vô số những người đang phải vật lộn trong những điều kiện còn khó khăn hơn bên châu Âu bởi vì châu Âu không còn là mối hiểm họa cho họ, họ vẫn có thái độ hung hăng; người châu Âu cũng bảo vệ quan điểm của mình; họ cũng có những nguyên tắc lập luận riêng của mình.

Trở lại với trường hợp những người bạn Mỹ của chúng ta, chính họ từng nói, “Đừng trục xuất cậu ta”, nhưng thực ra chúng tôi cũng nhận thấy việc trục xuất không phải tà lối thoát. Bởi vì cuộc chiến không diễn ra ở châu Âu, ở Nhật hay bất kỳ nơi nào khác mà nó đang diễn ra ở đây, một đất nước chỉ cách Mỹ có 80 dặm và đã bốn mươi năm nay phải đấu tranh với họ.

Chúng tôi bị đặt vào tình thế khó xử. Việc trục xuất cậu ta chỉ đơn thuần là hành động có tính chất ngoại giao. Nhưng phải nói thật với ông là chúng tôi không cho rằng mình phải suy nghĩ lại những việc mình đã làm. Có lẽ thời gian sẽ giúp chúng tôi lý giải mọi việc dễ dàng hơn. Vì vậy chúng tôi chỉ có thể nói rằng, “Chúng tôi buộc phải chấm dứt những hành động kiểu đó”, và chúng tôi đã làm như vậy.

Họ còn đang nắm giữ sinh mạng của 5 người anh hùng của chúng tôi, và người dân ở đây cũng rất phẫn nộ vì họ vẫn bị cầm tù và hành động xét xử lại không công bằng. Người Mỹ có kế hoạch của họ, như tôi đã nói, và họ gây hành động ở đây nhưng không ai ngăn cản họ - chả có cách gì có thể ngăn cản được họ. Ông cho rằng tội phạm tội ác? Không. Ai mới là người thực sự phạm tội ác? Chỉ có thế là những người kia.

Ở đó họ cầm tù vô cớ 5 người chỉ muốn tìm kiếm thông tin, bởi vì chúng tôi liên tục bị đánh bom, cướp biển tấn công, hành động bôi xấu, ám sát... Và năm con người của chúng tôi không phải bây giờ mới bị cầm tù mà họ đã bị giam từ ngày 12 tháng 8 năm 1998 đến giờ rồi.

Không phải vì lúc đó hành động khủng bố đã trở thành vấn đề gay gắt bởi vì mãi đến 11 tháng 9 năm 2001 vụ khủng bố kia mới xảy ra. Còn vào thời điểm họ bắt những người đồng chí của chúng tôi mới chỉ là ngày 12 tháng 9 năm 1998 mặc dù lúc đó người Mỹ cũng đang tiến hành một chiến dịch chống khủng bố khi trước đó, vào ngày 7 tháng 8 năm 1998, sứ quán của họ ở ba nước Đông Phi bị tấn công khiến gần 300 người bị thiệt mạng. Còn nhiệm vụ của năm đồng chí của chúng tôi chỉ đơn thuần là đột nhập vào để thu thập thông tin về hành động khủng bố.

Họ muốn chấm dứt hành động khủng bố chống lại Cuba?

Đúng vậy. Một sự trái ngược hoàn toàn, đến mức trớ trêu; trong khi những con người của chúng tôi bị nhốt trong xà lim thì bọn Cason lại vô can, được miễn trừ ở đây. Chúng tôi có những bộ luật rất nghiêm khắc được thông qua trong điều kiện hoàn toàn bình thường, nhưng chúng tôi chưa áp dụng đối với họ. Vì sao, bởi vì đã có lần chúng tôi kết án tù rất nghiêm khắc với người của họ nhưng rồi chúng tôi lại phải chịu áp lực ghê gớm, nhưng thực sự chúng tôi đâu phải là người gây ra áp lực đó; họ bị kết án tù do chính những hành động của họ gây ra, cũng tưong tự như những gì đang diễn ra ờ thời điểm hiện tại.

Phải thừa nhận với ông là, trong bối cảnh đó, không có lập luận cũng như điều kiện nào có thể thuyết phục được chúng tôi, bởi vì chúng tôi đang bị đe dọa chiến tranh, chúng tôi không thể để người ta chống lại mình bằng những hành động tội lỗi đó. Đó là những gì họ đã làm. Có một vài nhà tư tưởng không hoàn toàn đồng tình với chúng tôi. Jimenez de Asua, nếu không nhầm thì tôi nhắc đến ông ấy rồi, một trong những luật gia về lĩnh vực tội phạm nổi tiếng của Tãỵ Ban Nha không đồng ý cho rằng những người hành động như vậy, hành động chống lại một phong trào tiến bộ có thể bị cáo buộc “phạm tội chính trị”. Chúng tôi gọi đó là “tội ác phản cách mạng”, nhưng rõ ràng hành động đó có liên quan đến chính trị và trong trường hợp này là chính trị quốc tế.

Những người như bọn họ biết rõ rằng, cho dù có những chuyện có thể khiến người dân của chúng tôi ở đây phải chịu đựng, nhưng Cách mạng luôn luôn được sự ủng hộ tuyệt đối của nhân dân, và chúng tôi biết rõ động cơ của bọn nổi loạn đó là gì. Vì vậy tôi phải nói rằng, “Chúng tôi chỉ có thể chịu đựng được đến chừng mực đó và quyền miễn trừ cũng không thể áp dụng thêm được nữa - chúng tôi phải hành động”. Chúng tôi sẽ không trục xuất họ - nhưng nếu họ muốn thì chúng tôi rất khuyến khích họ ra đi - nhưng chúng tôi phải bắt những kẻ chủ mưu, những kẻ tham gia tích cực nhất vào hành động: Cuộc họp ở nhà Senora Martha Beatriz (Roque) khi Cason đưa ra những tuyên bố vào ngày 24 tháng 2, những nhân vật “mang danh báo chí kia”, và rất nhiều cuộc họp khác cùng bản chất như vậy.

Tôi họp với các đồng chí của chúng tôi đến tận 11 giờ đêm để phân tích các thông tin, tất cả những tin tức về việc 5 người anh hùng của chúng tôi đang bị giam giữ, và chúng tôi nói, “Đó là quyết định duy nhất được đưa ra, bất chấp hậu quả thế nào”. Chúng tôi chịu trách nhiệm về những gì mình làm.

Ông và các cố vấn của ông có tính đến những thiệt hại mà nó có thể gây ra đối với hình ảnh của đất nước Cuba không?

Có thiệt hại, nhưng đó là vì kẻ thù của chúng tôi, họ khiêu khích và chống lại chúng tôi, đó là do họ gây ra chứ không ai khác.

Chúng tôi đang trong tình trạng xung đột về chính trị với nước Mỹ và có nguy cơ xung đột cả về quân sự với họ. Đối với chúng tôi, vấn đề chính, vấn đề quan trọng nền tảng có tính sống còn, vấn đề giữa sự sống và cái chết đó chính là cuộc xung đột về quân sự với họ.

Không có ai ở châu Âu tấn công chúng tôi cả, trừ phi đó là hành động của kẻ điên rồ, vì vậy chúng tôi phải chú ý đến mối đe dọa này, và tôi cũng như các đồng chí của tôi sau khi phân tích kỹ tình huống đều đồng ý cho rằng chúng tôi không côn sự lựa chọn nào khác là hành động. Chúng tôi nhận ra rằng đằng sau nó còn tiềm ẩn một mối hiểm họa khác lớn hơn: Đó là mối hiểm họa chiến tranh. Trước khi xảy ra cuộc chiến I-rắc, không hề có tối hậu thư nào được đưa ra, nhưng từ những gì mà người ta nói và tuyên truyền, chúng ta có thể nhận ra rằng cuộc chiến đó tất yếu sẽ xảy ra. Còn đối với chúng tôi, cũng không biết rõ cuộc chiến kia sẽ xảy ra trong vòng một tháng hay...
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #208 vào lúc: 10 Tháng Chín, 2013, 10:41:26 am »

Cuộc chiến chống lại Cuba?

Đúng. Đáng lẽ chúng tôi đã có thể quyết định hành động sớm hơn nếu theo sát được những diễn biến xung quanh cuộc họp hôm 24 tháng 2 và những gì mà Cason đang làm lúc đó. Nhưng như tôi đã nói, tôi có rất nhiều việc, và những loại tài liệu như vậy đến với tôi rất thường xuyên, nhưng rồi chúng tôi cũng nhận ra có những việc hoàn toàn không giống những việc khác và việc đó là không thể chấp nhận được không phải vì đó là lời xúc phạm hay lăng mạ có tính cá nhân. Tôi không quan tâm những gì người ta nói về tôi - tôi đã quen với kiểu tấn công như vậy rồi, người ta dùng đủ mọi thủ đoạn kinh tởm tấn công tôi.

Diễn biến tình hình như vậy và chúng tôi phải hành động. Có những lúc họ túm áo chúng ta, chúng ta biết rằng đó là kiểu hành động “khiêu khích” nhưng vẫn phải đánh lại. Theo ông thì ông có thể kiềm chế đến mức độ nào những lời khiêu khích kiểu đó và đến mức độ nào thì ông buộc phải hành động? Họ làm tất cả mọi việc để tạo ra tình huống... Vì vậy, sẽ đến lúc ông phải nghĩ rằng nếu tiến thêm một bước nữa thì ông sẽ không thể chịu đựng nổi. Chúng tôi buộc phải hành động trong tình huống như vậy, những việc tiếp theo chỉ là sự tiếp nối của nó.

Ông và các cố vấn của ông có thực sự nghĩ rằng Mỹ đang đặt bẫy để tiến hành chiến tranh chống lại Cuba?

Cuộc chiến đó vẫn chưa diễn ra, và không ai biết người ta sẽ làm gì để phát động nó, nhưng chúng tôi thì biết vì chúng tôi đã tính hết khả năng cuộc chiến đó sẽ diễn ra như thế nào, đất nước này sẽ bị thiệt hại đến đâu. Đến Dante cũng không thể tưởng tượng hết những thiệt hại mà cuộc chiến đó sẽ gây ra đối với Cuba - sẽ lớn hơn I-rắc rất nhiều. Chúng tôi nghĩ đến điều này rất nhiều bởi vì đã có cuộc chiến tranh Việt Nam, chúng tôi biết những gì đã diễn ra ở đó; đã có cuộc chiến Kơsovo; có rất nhiều cuộc chiến tranh đã diễn ra trước đó... Nếu phải giải quyết tình huống liên quan đến vận mệnh đất nước, đến mạng sống của hàng triệu người thì ông sẽ hiểu rằng chúng tôi lo lắng đến thế nào, và chúng tôi đã phải ưu tiên cho hành động đó hơn bất kỳ chuyện gì khác.

Ý ông nói là việc bảo vệ đất nước?

Đúng. Tôi phải nói với ông rằng hàng triệu người Cuba đã sẵn sàng với cuộc chiến đó - cả đất nước này đã sẵn sàng. Có lúc tôi đã từng nói rằng, chúng tôi đang trong tình trạng “bị đe dọa về quân sự”, rằng Mỹ sẽ không thể trả giá được bằng mạng sống - không thể tưởng tượng nổi, thậm chí cái giá phải trả đó còn cao hơn ở Việt Nam - nếu họ cố tình xâm lược chúng tôi. Hơn nữa, người dân Mỹ cũng sẽ không cho phép những kẻ cầm đầu phung phí mạng sống của hàng chục nghìn người vào cuộc phiêu lưu của chủ nghĩa đế quốc đó. Tôi không nghĩ họ có lượng quân dự bị lớn đến như vậy. Ngày càng có ít binh lính Mỹ đăng ký sang I-rắc. Vào quân đội bây giờ đã được coi là một cách tìm việc làm - họ thường thuê những người thất nghiệp trong đó chủ yếu là những người da màu phục vụ cuộc chiến bất lương không công bằng. Nhưng ngay cả những người Mỹ gốc Phi cũng ngày càng đăng ký tham gia quân đội ít hơn bởi vì họ đã ý thức được rằng họ chỉ là những con tốt dùng làm lá chắn cho những quả đạn pháo. Trong những khu nhà ổ chuột ở Louisiana, khi cơn bão Katrina hoành hành hồi cuối tháng 9 năm 2005, chính phủ kêu gọi “Mỗi người dân phải tự cứu lấy mình!” và họ bỏ mặc hàng trăm nghìn người - trong đó phần lớn là người Mỹ gốc Phi - bị chết đuối hoặc nếu không thì cũng qua đời trong các bệnh xá, hay nhà dưỡng thương... Đó là những câu chuyện có thật và không thể chối cãi được, ai cũng biết và phải suy nghĩ nghiêm túc về nó.

Để phục vụ chiến tranh, người ta tìm những người Mỹ gốc La-tinh, những người vì muốn di cư để tránh nạn đói mà phải vượt qua biên giới nơi hàng năm có tới 500 nghìn người bỏ mạng, con số người thiệt mạng trong 28 năm bức tường Berlin được duy trì còn lớn hơn rất nhiều. Đế quốc Mỹ ngày nào cũng thảo luận chuyện bức tuờng Berlin, bức tường mà họ dựng lên để ngăn cách biên giới giữa Mỹ và Mêhicô, nơi hàng trăm nghìn người bỏ mạng khi cố tìm con đường chạy trốn khỏi cảnh nghèo khổ, thất nghiệp - họ không nói cho dù chỉ một lời về bức tường đó. Đó là thực tế diễn ra trên thế giới mà chúng ta đang chứng kiến.

Một thế giới mà mỗi người phải tự tìm cách bảo vệ lấy mình.

Đế quốc Mỹ còn tiến hành chiến tranh tâm lý. Nếu bọn chúng cho rằng chúng tôi sẽ bỏ qua chuyện đó, nếu nghĩ rằng chúng tôi sẽ không hành động gì, thì quả thực hành động đó chì đáng được coi là chất kích thích khiến chúng tôi buộc phái đi giải quyết nhu cầu.

Người huấn luyện sư tử đôi khi vẫn quay lưng về phía chúng, họ dùng roi, đôi khi họ quất roi để gây tiếng động, đôi khi họ ra những cú đấm, vẫy tay, và khán giả lại vỗ tay tán thưởng - lúc này thì họ phải quay lại (về phía bọn sư tử), bởi vì nếu không sư tử sẽ phản ứng, một kiểu phản ứng tự nhiên như hành động đi săn mồi. Ngay cả một con chó cảnh cũng sẵn sàng sủa nếu người ta bỏ chạy, nó sẽ đuổi theo và thậm chí còn cắn cả quần người ta. Nhưng nếu người ta quay lại thì nó sẽ thụt lùi. Đối với lũ cá mập hoặc cá nhồng đại dương cũng vậy, nếu quay thẳng mặt đối diện với chúng thì bản năng tự vệ sẽ khiến chúng lùi lại. Không còn gì tồi tệ hơn khi quay lưng lại với kẻ thù của mình, và với một đế quốc thì còn tệ hại hơn nhiều, nó to lớn và nguy hiểm hơn cả loài thú hoang, đầu óc của những con người cầm đầu đế quốc đó và cách bọn chúng sử dụng vũ khí chả khác gì cách nghĩ của những loài thú hoang.

Và người Cuba không muốn trở thành món mồi cho bữa ăn tối của bất kỳ loài thú hoang nào.

Đúng vậy. Chúng tôi phải đối mặt với bọn chúng. Thứ nhất đế quốc kia phải biết rằng sẽ có một cuộc chiến và cái giá phải trả sẽ rất cao. Thứ hai, họ phải dè chừng nó sẽ diễn ra ở đây như thế nào, về phần mình thì tôi biết rất rõ. Nhưng phải nói với ông rằng, chúng tôi không hề mong muốn điều đó chút nào - chỉ có người điên mói mong muốn chiến tranh diễn ra trên đất nước mình.

Đó là câu trả lời của chúng tôi, và họ sẽ luôn luôn nhận được câu trả lời như vậy, không giống như những gì mà họ mong chờ bởi vì phe yếu cần biết sử dụng trí thông minh, tinh thần, và sự khôn ngoan sắc sảo của mình. Ý tôi nói ở đây là một cuộc chiến có ý nghĩa hoàn toàn trong sáng, bởi vì trong cuộc cách mạng này chúng tôi chưa từng bao giờ sử dụng những thủ đoạn vô đạo đức. Chúng tôi sẽ không bao giờ sử dụng những thủ đoạn đi ngược với nguyên tắc và đạo lý của mình. Kế hoạch của bọn họ ám sát tôi kéo dài bao lâu rồi? Trong khi đó, ý nghĩ ám sát một vị tổng thống Mỹ chưa bao giờ xuất hiện trong đầu bất kỳ một người dân Cuba nào. Đó là sự thực.đã kéo dài nhiều năm nay nhưng chính vì thế mà một vài người lại tỏ ra nghi ngờ không biết Cuba có liên quan gì đến cái chết của Kennedy hay các tổng thống khác của Mỹ hay không, ông biết sự thực rồi đó. Nguyên tắc đạo đức không cho phép chúng tôi làm như vậy, chính sách của chúng tôi cũng không cho phép làm điều đó. Khi gặp rắc rối thì người ta phải tự biết bảo vệ mình.

Cách chiến thắng cuộc chiến đó là phải gây khó khăn cho kẻ thù của mình đạt được mục tiêu chính trị; không còn cách nào khác. Như vậy cũng có nghĩa là chúng tôi đang trong tình trạng chiến tranh.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #209 vào lúc: 10 Tháng Chín, 2013, 10:48:45 am »

Liên quan đến điều này tôi muốn hỏi ông hai câu hỏi: Thứ nhất, ngay cả những người là bạn của Cuba cũng thấy ngạc nhiên khi chứng kiến bọn nổi loạn kia bị kết án tù rất nặng mặc dù bọn chúng chỉ là bọn nổi loạn không sử dụng bạo lực, còn ông và các cố vấn của ông thì lại rất hay nhắc đến “cuộc chiến của các ý tưởng”. Thứ hai, trong số những tên nổi loạn bị bắt có một nhà thơ, và tất cả mọi người, ngay cả ở Cuba, đều coi cậu ấy là một nhà thơ vĩ đại - Raul Rivero 1. Ông không nghĩ rằng việc bắt giam một nhà thơ lớn như thế sẽ làm ảnh hưởng đến hình ảnh của đất nước hay sao?

Rất đáng tiếc. Thực sự rất đáng tiếc, nhưng xét trên khía cạnh pháp luật thì tiểu sử của một người không phải là yếu tố quyết định để được miễn tội. Thực lòng, đến bản thân tôi cũng chưa bao giờ nghe nói cậu ta là nhà thơ vĩ đại cả. Chỉ nghe nói chúng tôi đang bắt giam một người nào đó vừa biết chút ít về thơ ca vừa hơi điên. Còn đối với tôi, nhà thơ vĩ đại phải là những con người như Federico Garcia Lorca 2.

Ông cũng cần phải định nghĩa rõ ràng “một nhà thơ vĩ đại” là gì. Nếu một nhà thơ vĩ đại là kẻ xa rời luân lý, phản bội đất nước mình, sống bằng tiền của kẻ thù với đất nước mình, những kẻ muốn bỏ đói đến chết cả đất nước này, muốn phá hủy cả đất nước này, thì mặc dù người ta cố tình dùng những lời hoa mỹ để thêu dệt lên nhưng cá nhân tôi thì không bao giờ cho rằng ông ta là nhà thơ vĩ đại. Theo tôi, nhà thơ vĩ đại phải là Jose Marti, người sẵn sàng hy sinh cả cuộc đời mình; Antonio Machado, Federico Garcia Lorca, Miguel Hernandez 3, những người sẵn sàng quên mình khi bị người ta săn đuổi, sẵn sàng đương đầu với chủ nghĩa phát xít, bởi vì để trở thành một nhà thơ vĩ đại thì những lời lẽ đẹp đẽ, hoa mỹ là chưa đủ.

Tôi chưa đọc bài thơ nào của Raul Rivero cả; tôi không thể bình luận gì về tác động từ những lời lẽ của cậu ta.

Ông chưa đọc bài thơ nào của Raul Rivero sao?

Chưa, nhưng thực sự, tôi còn rất nhiều nhà thơ khác để đọc! Ở đất nước này có hàng nghìn nhà thơ hay mặc dù họ chưa được coi là nhà thơ nổi tiếng thế giới và cũng chưa may mắn được nhận bức tượng công nhận là “nhà thơ vĩ đại”. Về mặt kỹ thuật thì tôi không thể đánh giá được, nhưng về mặt đạo lý thì tôi có thể, và tôi cũng có quyền nói rằng sẽ không có loại thơ nào mà lại không gắn với luân thường đạo lý. Thơ ca là thứ mang tính chất đạo lý rất đậm nét, còn hơn cả tiểu thuyết. Tiểu thuyết có cốt truyện, trong khi đó thơ ca nặng về xúc cảm. Tôi còn nhớ trường hợp Valladares 4 bất ngờ trở thành “nhà thơ của thế giới”.

Armando Valladares, vụ nổi tiếng; ông ấy bị cầm tù ở đây.

Đúng vậy; ông ta bị tù vì tội khủng bố, đúng ra là vì tội đánh bom. Có hai người liên quan; người kia trẻ hơn và chúng tôi không buộc tội cậu ta vì cậu ta còn quá trẻ, nhưng Valladares thì bị buộc tội. Đó là những ngày sau khi xảy ra vụ Vịnh con lợn, khi Chiến dịch Mongoose (Còn gọi là dự án Cuba do CIA lập ra vào cuối năm 1961 nhằm chống lại chính phủ cộng sản ở Cuba) vẫn còn hiệu lực, với hàng chục các kế hoạch ám sát  5, hành động khủng bố của hàng nghìn - hàng nghìn! - và sau đó Valladarres, một trong những kẻ hành động khủng bố bị bắt, bị buộc tội và tống giam. Có lúc ông ta còn giả vờ bị liệt để đánh lừa cả thế giới, bởi vì đế quốc Mỹ tiến hành một chiến dịch tuyên truyền rầm rộ đòi thả ông ta.

Có một sự chấn động lớn trên thế giới bởi vì nguời Cuba cầm tù một con người mà giới truyền thông coi là nhà thơ và người ta cho rằng cậu ta bị bại liệt là do hậu quả của những lần bị ngược đãi trong tù.

Tập thơ From My Wheelchair (Từ chiếc xe lăn của tôi) của một “nhà thơ-tù nhân” - một kẻ khủng bố bằng thuốc nổ - được xuất bản; cậu ta không phải là kẻ khủng bố phá hoại nền kinh tế mà cậu ta là loại khủng bố sử dụng thuốc nổ và bộc phá phá hoại cuộc sống của con người - và Valladares trở thành người nổi tiếng thế giới như thế với những cuốn sách được viết về cậu ta ở nước ngoài. Chắc là ông biết Regis Debray - hồi đó cậu ta là cố vấn cho Tổng thống Pháp Francois Mitterrand. Cậu ta trực tiếp đến Cuba để đấu tranh cho Valladarres; cậu ta còn nói với tôi rằng chính phủ của Tổng thống Mitterrand sẽ sụp đổ nếu “nhà thơ-tù nhân” kia không được thả.

Trách nhiệm rất lớn đối với ông...

Chuyện gì xảy ra lúc đó? Tôi có hỏi ý kiến một bác sỹ rất giỏi, “Thực sự có vấn đề gì với cậu ta không?”. Bởi vì lúc đó người ta ồn ào huyên náo tuyên truyền vận động, và cậu ta nói với tôi, “Không có vấn đề gì với cậu ta cả”. Tôi nói, “Theo cậu, không có vấn đề gì nghĩa là thế nào? Không thể nói như thế được”. Cậu bác sỹ nhấn mạnh thêm, “Không có vấn đề gì cả”.

Nhưng Valladares ngồi xe lăn.

Đúng. Và cậu bác sỹ còn nói với tôi, “Thử cậu ta đi''. Rất đơn giản: Chỉ việc sử dụng thiết bị nghe nhìn để kiểm tra hoạt động của cậu ta thôi. Trước đây những chuyện như thế không bao giờ xảy ra ở đây, không bao giờ có hành động kiểu đó. Chúng tôi đã thử và có cả một cuốn phim về tất cả những gì cậu ta làm. Lẽ ra người ta phải trao giải Olympic cho Valladares vì thành tích nói dối; cậu ta đã đánh lừa được cả thế giới. Ngay khi còn lại một mình - chúng tôi vẫn giữ cuốn phim - cậu ta lập tức đứng dậy và đi vào nhà tắm, ở đó cậu ta tập rất nhiều bài thể dục. Thân hình cậu ta còn đẹp hơn cả của ông, của tôi - hơn cả vận động viên điền kinh! Cậu ta hoàn toàn khỏe mạnh.

Cậu ta đóng giả.

Tôi nói với ông những gì Regis Debray nói với tôi. Chúng tôi gọi cậu ta vào và cho cậu ta xem cuốn phim. Chúng tôi cũng cho cả nhân vật chính xem.

----------------------------------------------------------
1. Raul Rivero (sinh năm 1954), nhà báo và nhà thơ ngươi Cuba, là phóng viên của Hãng Prensa Latina ở Liên Xô. Ông đã đạt giải David về thơ ca (UNEAC Havana, 1967) và giải thơ ca quốc gia Julian del Casal (UNEAC, Havana, 1969). Ông là thư ký riêng của nhà thơ Cuba nổi tiếng Nicolas Guillen, ông là người sáng lập hãng thông tấn độc lập Cuba Press, ông bị bắt vào ngày 20 tháng 3 và bị kết án vào ngày 4 tháng 4 năm 2003 20 năm tù vì tội “hành động chống lại sự toàn vẹn lãnh thổ của nhà nước”, ông được ra tù vào ngày 30 tháng 11 năm 2004 và sang Tây Ban Nha sống lưu vong.

2. Federico Garcia Lorca (1899-1936), nhà viết kịch và nhà thơ nổi tiếng người Tây Ban Nha, là tác giả của các tác phẩm “Khúc Ballad của người Gipxi”, 1928 và “Đám cưới đẫm máu”, 1933 cùng với rất nhiều tác phẩm khác, và bị chính quyền quân sự của Franco giết chết vào thời gian đầu của cuộc nội chiến Tây Ban Nha. Lorca được cả thế giới công nhận là một trong những nhà thơ vĩ đại nhất của Tây Ban Nha trong thế kỷ 20.

3. Antonio Machado (1875-1939), nhà thơ Tây Ban Nha và là tác giả của bài thơ nổi tiếng “Cô đơn”, 1902 và bài “Những cánh đồng Castile”, 1912; ông qua đời khi đang sống lưu vong ở Collioure, Pháp vào cuối thời gian cuộc nội chiến Tây Ban Nha.

Miguel Hernandez (1910-1942), nhà thơ và nhà soạn kịch ngưòi Tây Ban Nha, tác giả của các tác phẩm “Ánh sáng không ngừng”, 1936 và “Làn gió của nhân dân”, 1937. ông đấu tranh chống lại Franco và bị bắt khi đang chạy trốn sang Bồ Đào Nha. Ông qua đời trong tù vì bệnh lao.

4. Armando Valladares (sinh năm 1937), từng là sĩ quan cảnh sát dưới thời chế độ độc tài Batista, ông ta bị bắt năm 1960, bị két án 30 năm tù vì tội “hành động khủng bố” và thực hiện án trong 22 năm. Một chiến dịch vận động quốc tế đã coi ông ta là nhà thơ “nạn nhân của chế độ nhà tù Cuba” và sự hà khác “phi nhân tính” của nó đã làm ông ta bại liệt nửa người dưới. Được thả tự do năm 1982, và ông ta được chính quyền của Tổng thống Ronald Reagan bổ nhiệm lầm đại sứ của Mỹ tại Uỷ ban nhân quyền Liên Hợp Quốc (Cuốn hồi ký của ông ta, Chống lại niềm hy vọng, được xuất bản tại San Francisco năm 2001, được dịch sang tiếng Tây Ban Nha và xuất bản tại Tây Ban Nha năm 1985).

5.  Ngày 26 tháng 6 năm 2007, CIA công bố khoảng 700 trang tài liệu dưới mật danh “Tài sản gia đình” dịch bất hợp pháp và bán bất hợp pháp của CIA trong suốt những năm 1970 và 1980. Các trang từ 12 - 19 của tài liệu này nói về một kế hoạch của chính phủ-Mafia ám sát Fidel Castro.
« Sửa lần cuối: 10 Tháng Chín, 2013, 11:06:58 am gửi bởi hoi_ls » Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM