Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 13 Tháng Năm, 2024, 09:46:15 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Cuộc đời tôi - Một trăm giờ với Fidel Castro  (Đọc 92205 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #190 vào lúc: 06 Tháng Chín, 2013, 09:18:03 am »

Và ông đã lầm thế nào để thay đổi định mệnh xã hội đó?

Để giải quyết vấn đề đó, chúng tôi đang thực hiện một cuộc cách mạng sâu rộng về giáo dục - việc làm có thể coi là khó hiểu trong giai đoạn đầu của tiến trình cách mạng. Chúng tôi đang thay đổi toàn diện, nhưng không có nghĩa là tước bỏ cơ hội được đến học ở những trường tốt nhất của người dân - giới trẻ chính là những nhà cách mạng. Không, chúng tôi đang tạo thêm nhiều cơ hội được đi học đại học cho người dân trong cả nước, có nghĩa là học đại học là khâu không thể thiếu trong tiến trình phát triển của giáo dục, và ở một góc độ nào đó, nó cũng là công cụ không thể thiếu giúp xã hội tiến lên. Vài năm trở lại đây, chúng tôi khuyến khích tất cả những người từ độ tuổi mười bảy đến ba mươi đã học hết lớp chín nhưng vì lý do nào đó mà phải đi làm, được tiếp tục đi học. Chúng tôi thành lập các khóa học rất đa dạng, hấp dẫn và sát với họ, thậm chí chúng tôi còn hỗ trợ về tài chính cho họ đi học.

Chúng tôi bắt đầu thực hiện chương trình này từ tháng 9-2001 và đến tháng 9-2005 đã có 45.000 sinh viên thuộc diện đó theo học ở các trường đại học. Họ sẽ là những người dân cách mạng nhất của chúng tôi, bởi vì những chương trình học này như một sự hồi sinh đối với họ. Họ sẽ bị đẩy đi đâu nếu không được học hành? - không có công việc thì cũng không có trợ cấp xã hội nào cả.

Họ sẽ bị đẩy đi đâu?

Tôi đã cho điều tra tất cả các tù nhân ở độ tuổi từ hai mươi đến ba mươi phạm những tội thông thường ở một nhà nước Xã hội chủ nghĩa. Và chúng tôi phát hiện ra một sự thực khó tin là chỉ có 2% số tù nhân này là con em của các gia đình trí thức hay chuyên gia. Ông theo học các trường tốt nhất nước, và ở đó, phần lớn các sinh viên là con em các gia đình trí thức hay các chuyên gia, trong khi có rất ít các sinh viên là con em của những người thuộc tầng lớp nghèo. Tôi đã cung cấp cho ông toàn bộ thông tin rồi.

Hiện tại, chúng tôi vẫn đang cố gắng hết mình. Trong số 16.000 sinh viên theo học các trường về nghệ thuật - đây là các cơ sở đào tạo rất danh tiếng - sự hòa nhập về xã hội và chủng tộc đã tốt hơn trước rất nhiều. Trong các ngành như khiêu vũ, âm nhạc, ca kịch, hội họa cũng vậy. Chúng tôi hài lòng với kết quả này. Trong các khóa học bổ sung dành cho những người trẻ tuổi phải bỏ học nhưng chưa có việc làm, số lượng người đăng ký tham gia đã đạt 113.000 sinh viên. Chúng tôi còn mở thêm rất nhiều trường về chuyên ngành y vốn đang ngày càng nổi tiếng thế giới của mình. Chúng tôi đã thành lập hàng trăm câu lạc bộ vi tính, các trường bách khoa đào tạo về vi tính với hàng chục nghìn sinh viên theo học, trường đại học khoa học thông tin danh tiếng của chúng tôi cũng có tới 8.000 cháu sinh viên theo học.

Nếu có phải “đưa ra rìa” (sa thải, đình chỉ) một người nào đó vì lý do nào đó, chúng tôi sẽ trả lương và cử anh ta đi học trên cơ sở tự nguyện, ở một xã hội đặc biệt như chúng tôi, sẽ tốn kém hơn rất nhiều nếu làm ra những thứ không hiệu quả, chẳng hạn như mía, so với việc trả 100% lương cho công nhân.

Ở Cuba có bao nhiêu sinh viên?

Hiện tại có hơn 600.000 sinh viên theo học ở các trường đại học thuộc tất cả các ngành. Những người đã được đào tạo hoặc đào tạo lại đều cỏ thể tự do chuyển từ nghề này sang nghề khác và có thể làm rất nhiều việc. Trong số đó, hơn 90.000 cháu từng là thanh niên không theo học trường nào cả và cũng không có việc làm - chủ yếu là các cháu xuất thân từ các gia đình nghèo nhưng lại đạt những thành tích rất xuất sắc ở trường đại học. Hiện tại chúng tôi có khoảng 958 trung tâm giáo dục đại học, 169 trung tâm nằm ở các đô thị dưới sự quản lý của Bộ đại học; có 85 trung tâm trong đó 84 trung tâm nằm ở những vùng trước đây là trung tâm sản xuất mía; 18 trung tâm nằm trong các nhà tù, có thể thông tin này là hoàn toàn mới; và 169 trung tâm giáo dục đại học nằm ở các đô thị về chuyên ngành sức khỏe cộng đồng, 1.352 cơ sở khác đào tạo y học đa khoa, y tế, ngân hàng máu nơi người dân có thể theo học rất nhiều các cấp độ chương trình khác nhau liên quan đến sức khỏe cộng đồng. Khoảng 100.000 giáo viên giảng dạy ở các trường đại học phụ trách cả chuyên môn lẫn các chuyên ngành lân cận. Rất nhiều người trước đây từng làm ở các trung tâm sản xuất đường bây giờ cũng đi làm công tác giảng dạy, họ là các phụ tá giáo sư. Chỉ tính riêng giáo viên và sinh viên - tôi không tính những người làm công việc khác ở các trường đại học - con số là khoảng 600.000 người.

Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #191 vào lúc: 06 Tháng Chín, 2013, 09:38:55 am »

20

CHUYẾN THĂM CỦA TỔNG THỐNG JIMMY CARTER


Vấn đề Torrijos và kênh đào Panama
- Carter và cuộc khủng hoảng Mariel
- Cuộc đối đầu thứ nhất - Các tổng thống Mỹ
- Đề án Valera - Thay đổi hiến pháp? - Câu trả lời


Năm 2002, ông mời cựu Tổng thống Mỹ Jimmy Carter, người sau này được trao giải Nobel hòa bình sang thăm. Động cơ nào khiến ông đưa ra lời mời đó?

Thứ nhất, tôi luôn đánh giá cao Carter, một người rất biết đạo lý. Chính sách của ông ấy với Cuba rất tích cực, và ông ấy là một trong những vị tổng thống chân thành nhất của nước Mỹ. Carter quả là con người biết luân thường đạo lý. Tôi còn nhớ vào thời gian năm 1976, khi ông ấy có cuộc phỏng vấn nổi tiếng đầu tiên trên tạp chí Playboy ông ấy đã phát biểu rất tích cực.

Ông cũng đọc tạp chí Playboy sao?

Không hoàn toàn như vậy, nhưng vì cuộc phỏng vấn nổi tiếng với Carter xuất hiện trên đó nên tôi đọc. Người ta hỏi ông ấy về tất cả các vấn đề, thậm chí cả chuyện ông ấy có chung thủy với vợ hay không, có lần nào ngoại tình hay không, ông ấy trả lời tất cả. “ừm... trong đầu tôi...” 1. Ông ấy đã rất thực thà khi nói ra những điều đó. Carter không biết nói dối. Vì vậy, có thể nói rằng, tôi cảm nhận được ở Carter, từ trước khi ông ấy trúng cử, một con người sống có đạo lý dựa trên niềm tin tôn giáo chân chính.

Trong suốt nhiệm kỳ của ông ấy từ năm 1977 đến 1981, có cuộc khủng hoảng đặc biệt nào không?

Không... Khi tôi nhận ra ông ấy sẽ giành thắng lợi trong cuộc bầu cử năm 1976, vẫn còn rất nhiều vấn đề đang chờ cần giải quyết, như vấn đề Panama và nguy cơ Torrijos 2, người rất cương quyết, rất yêu nước có thể sẽ hành động, bởi vì đã có lần ông ấy tuyên bố nếu con kênh đó không được giao lại cho Panama, ông ấy sẽ dùng sức mạnh để đòi lại. Tôi ý thức rất rõ những hậu quả mà hành động ấy có thể mang lại - tôi rất thông cảm với cuộc chiến yêu nước của Torrijos, và chúng tôi có liên lạc với nhau, ông ấy là một trong những người, với sự giúp đỡ của vài nước vùng Ca-ri-bê, đã đấu tranh ủng hộ Cuba thoát khỏi bị cô lập khi tất cả các quan hệ đều bị cắt đứt.

Torrijos yêu cầu được giao lại con kênh và phải đạt được một hiệp định công bằng về vấn đề này. Tôi nhận ra từ những lòi nói, bài phát biểu của Carter - lúc đó tôi không hề biết ông ấy rõ lắm, nhưng người ta thường đánh giá người khác từ đằng xa bằng những dấu hiệu nhất định - rằng vị tổng thống tương lai của nước Mỹ này sẽ là con người rất đáng kính. Nhưng tôi cũng nhận thấy rằng, với những tuyên bố của mình, Torrijos rất có thể sẽ hành động cứng rắn và đó sẽ là thảm họa cho một đất nước nhỏ như Panama... Vì vậy, tôi gợi ý ông ấy nên kiên nhẫn đợi đến khi có kết quả chính thức của cuộc bầu cử ở Mỹ.

Lúc đó Ford 3 vẫn là tổng thống Mỹ. Gerald Ford không phải là con người hiếu chiến (có nghĩa là chống lại Cuba), nhưng dù sao thì ông ấy vẫn còn ngồi đó, vẫn là người kế nhiệm của Nixon. Tôi đã nói với Torrijos hai điều: “Tôi cho rằng Carter sẽ thắng trong cuộc bầu cử này”. - Ông có thể rút ra những kết luận này từ những tình tiết đan xen vào thời điểm đó - và tôi còn nói, “Theo tôi, ông ấy sẽ là người hiểu vấn đề này; ông ấy là người mà chúng ta có thể thỏa hiệp được về vấn đề con kênh”. Đó là sự thực. Tôi nói với ông ấy rất nhiều lần về chuyện này... Chính ông ấy cũng nhắc đến về sau này; tôi chỉ kể lại với ông những gì mà ống ấy nói trước đây thôi.

Torrijos nói phải không?

Đúng. Đúng hơn là ông ấy nói lại những gì tôi đã nói; ông ấy kể lại những lời tôi đã nói với ông ấy về ý tưởng thu lại con kênh bằng sức mạnh, thậm chí ông ấy còn tỏ thái độ cảm ơn trong một chuyến thăm đến đây.

Tôi cảm nhận được ở người đàn ông này, ở Carter, đó là con người có phẩm giá. Sau đó, ông ấy không những thắng cử mà còn có thái độ rất thiện cảm với Cuba; ông ấy sẵn sàng thay đổi. Chính vì ông ấy mà chúng tôi cho mở Văn phòng lợi ích Mỹ 4.

Văn phòng đó được thành lập trong nhiệm kỳ tổng thống của Carter đúng không?

Đúng, đúng là vào khoảng thời gian đó. Vấn đề lãnh hải cũng nổi lên, ý tôi nói là vùng lãnh hải hai trăm dặm. Chúng tôi vẫn từng đánh cá ở khu vực cách bờ biển của Mỹ và Canada mười hai dặm. Chúng tôi đã lên tiếng bảo vệ (quyền kiểm soát) vùng lãnh hải trong phạm vi hai trăm dặm cùng với Chile và Peru và các nước thuộc thế giới thứ ba. Nhưng rồi có một sự thực là chúng tôi có đội tàu đánh cá rất chuyên nghiệp nhưng lại không có biển để đánh cá. Một trong những vùng đánh cá chính của chúng tôi là vùng nước gần lãnh thổ của Mỹ. Vì vậy, chúng tôi bàn bạc việc đó - Carter thậm chí còn sẵn sàng đàm phán các hiệp định về đường biên giới biển, và sẵn sàng cho phép chúng tôi được tiếp tục đánh cá như Canada đang được phép làm. Tất nhiên, những điều khoản đó cũng được bàn bạc rất kỹ lưỡng, chỉ giới hạn ở những phạm vi nhất định, và còn có các yêu cầu khác như hạn ngạch, mức phí.

Các thỏa thuận giữa Torrijos - Carter, những giải pháp, và việc thành lập Văn phòng lợi ích Mỹ là những hành động tích cực, những bước đi tích cực của Carter. Nhưng cũng có một khó khăn lúc đó là vấn đề cuộc chiến ở Angola đã xảy ra từ năm 1975 nhưng Carter vẫn muốn giải quyết vấn đề giữa Mỹ và Cuba.


-----------------------------------------------------------
1. Robert Scheer, Playboy phỏng vấn với Jimmy Carter, tạp chí Playboy, tháng 11-1976.

Lời của Carter là: Kinh Thánh nói, “Thou shalt not commit adultery”. Chúa Giê su nói, tôi sẽ nói với các người rằng, bất kỳ ai nhìn phụ nữ với vè thèm khát thì trái tim người đó đã phạm phải điều cấm. Tôi đã nhìn rất nhiều phụ nữ với vẻ thèm khát. Tôi đã phạm phải điều cấm trong tim mình rất nhiều lần... Đây là điều mà Đức Chúa thừa nhận, rằng tôi sẽ làm và đã làm, và Chúa sẽ tha thứ cho tôi vì điều đó. Nhưng điều đó không có nghĩa là tôi lên án người nào đó không chỉ nhìn người nào đó với vẻ thèm khát mà còn bỏ mặc vợ mình đi ăn nằm với vợ người khác. Chúa Giêsu nói, đừng tự coi mình là người tốt hơn người khác vì có người thì đi lại với rất nhiều phụ nữ trong khi có người thì lại chung thuỷ với vợ mình. Người chung thuỷ với vợ mình không nhất thiết phải hạ cố hoặc tự hào với mình vì mức độ phạm tội có liên quan.

2. Omar Torrijos (1929-1981), vị tướng người Panama, tổng thống Panama từ 1968 đén 1978, đã tiến hành những cải cách về kinh tế và xã hội quan trọng trên đất nước này. Năm 1977 ông đã đàm phán một hiệp định với Carter nhằm giao lại con kênh cho Panama; từ khi hoàn thành vào năm 1914, con kênh này đã nằm dưới sự quản lý của chính quyền Mỹ. Ông qua đời trong một tai nạn máy bay bí ẩn; con trai ông, Martin được bầu làm Tổng thống Panama năm 2005.

3. Gerald Ford (1913-2006), Tổng thống thứ 38 của Mỹ, nhậm chức từ tháng 8 - 1974 khi Richard Nixon từ chức do vụ bê bối Watergate, đến tháng 1-1977 Ford là tổng thống Mỹ duy nhất không được bầu làm phó tổng thống cũng như tổng thống, bởi vì ông ấy được bổ nhiệm vào chức vụ phó tổng thống khi vị phó tổng thống của Nixon, Spiro Agnew, từ chức vì có liên quan đến vụ bê bối về thuế.

4. Tên thực sự của văn phòng ngoại giao này là Cơ quan lợi ích Mỹ ở Havana; đối trọng là Cơ quan lợi ích Cuba ở Washington, DC. Những tên gọi này là kiểu tên gọi ngoại giao của “toà đại sứ”, do không có quan hệ chính thức giữa hai nước vì bị phía Mỹ cắt đứt vào tháng 1 năm 1961, ba tháng trước vụ xâm lược Vịnh con lợn. (Castro luôn dùng từ “Văn phòng lợi ích” để chỉ cơ quan này).

Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #192 vào lúc: 06 Tháng Chín, 2013, 09:44:19 am »

Và rồi xuất hiện vấn đề Mariel (vụ người Cuba di cư ồ ạt sang Mỹ năm 1980)?

Đúng. Vụ đó xảy ra năm 1980 - chúng tôi đã bàn bạc về vấn đề này. Nhưng phong trào Mariel chấm dứt ngay lập tức bởi vì Carter đang trong nhiệm kỳ; chúng tôi đã có quan hệ tốt với nhau, và không muốn vì việc nhỏ đó mà để cho Reagan và phe cực hữu giành chiến thắng. Vấn đề ở I-ran cũng đã nổ ra 1, họ đã hành động một cách không cần thiết khi dùng sức mạnh giải cứu các nhân viên đại sứ quán Mỹ và hậu quả dẫn đến một cuộc chiến đẫm máu. Và sự kiện Mariel - đúng ra đó là do đám người di cư kia liều mạng xông vào các sứ quán hành hung với sự hỗ trợ từ bên ngoài.

Họ xông cả vào sứ quán Peru phải không?

Đúng ra là hai sứ quán; Peru và Venezuela. Các đại sứ trục xuất tất cả nhưng sau đó họ quyết định giữ lại vài người đã bị trục xuất đi, họ tìm lại và cho quay lại đại sứ quán, nhưng cũng không nhiều lắm bởi vì khi đó chúng tôi chưa quan hệ nhiều với các nước thuộc châu Mỹ La-tinh. Thế rồi một toán liều mạng dùng xe buýt cán cổng sứ quán Peru để xông vào. Một sỹ quan cảnh sát bị giết.

Ngày hôm sau chúng tôi rút hết lực lượng bảo vệ sứ quán và người ta ngay lập tức tranh thủ cơ hội - bọn lưu manh đổ xô vào trong. Họ cho rằng họ có thể đến Mỹ mà không cần Visa với cái mác “tị nạn chính trị”. Sứ quán đầy chặt người. Và các chương trình tuyên truyền rộ lên đánh lừa Carter; ông ấy nghĩ rằng bọn người “bị biến thành nô lệ kia” đang đi tìm kiếm tự do ở Mỹ, nhưng trong thực tế những người tràn vào sứ quán toàn là bọn lưu manh không hề được cấp bất kỳ loại Visa nào.

Toàn lưu manh sao?

Đa số là vậy - chỉ có một hoặc hai trường hợp ngoại lệ.

Có hàng nghìn người đổ xô vào đó đúng không?

Khoảng 10.000 người.

Mười nghìn! Làm sao có đủ chỗ đuợc?

Ông nói đúng - không có đủ chỗ cho bọn họ. Và đó chính là lúc Carter đưa ra ý tưởng sai lầm rằng bọn họ sẽ được “mở rộng vòng tay'' tiếp nhận ở Mỹ. Đây chính là sự khởi đầu của phong trào Mariel. Điều tương tự cũng xảy ra ở Camarioca. (Xem chương 16, “Những cuộc khủng hoảng di cư”).

Carter vừa bị một cú chấn động với vụ I-ran, chính vì vậy khi tuyên bố điều đó tôi có cảm nhận ngay đó là sai lầm của ông ấy. Đạo luật điều chỉnh được thông qua ngay lập tức và cho đến bây giờ nó vẫn còn hiệu lực.

Ông có gợi lại chuyện đó khi ông ấy sang đây thăm không?

Không thể làm như vậy được. Đó là một trong những việc khiến ông ấy thất bại trong cuộc bầu cử nhiệm kỳ hai... Vụ thứ nhất là vấn đề I-ran... Sự thực là vụ đó đã làm cho Carter bị yếu thế đi rất nhiều. Carter là ứng cử viên cho nhiệm kỳ hai và ông ấy đã có những hành động tự làm ảnh hưởng đến mình, ông ấy đã cử một phái đoàn đến I-ran...

Và phái đoàn quân sự ông ấy cử đi để giải cứu những người Mỹ bị bát làm con tin trong sứ quán ở Teheran thất bại, một trực thăng bị bắn rơi...

Đúng, và Carter còn phải đối mặt với tình trạng lạm phát tới hai con số, giá dầu tăng cao, và điều đó làm cho phe cánh hữu mạnh lên, đó là phe của Reagan.

Vị thượng nghị sỹ là anh trai của Kennedy, ứng cử viên của phe Dân chủ, ông ấy đã chiến thắng tất cả các ứng cử viên của phe mình - một con người rất có ảnh hưởng, rất có tài hùng biện.

Ông đang nói đến Edward phải không?

Đúng là Edward. Có thể coi ông ấy là một huyền thoại. Bất chấp thảm họa Chappaquiddick 2, vụ tai nạn giết chết cô gái, ông ấy vẫn được chọn làm ứng cử viên và có sức mạnh át hẳn các ứng cử viên khác. Nhưng rồi vụ I-ran xảy ra làm thay đổi hoàn toàn tình hình, phe cánh hữu giành lại sức mạnh. Carter bất ngờ trở thành ứng cử viên yếu thế nhất. Tôi nhận ra rằng ứng cử viên duy nhất có thể đánh bại được Reagan vào thời điểm đó chỉ có thể là Ted Kennedy. Lúc đó vụ Chappaquiddick đã lắng xuống rất nhiều rồi. Clinton cũng bị một vụ scandal tương tự, nhưng không phải vì bản chất của nó như thế mà bởi vì người ta cố tình lợi dụng nó mặc dù ông ấy cũng làm hết được nhiệm kỳ.


----------------------------------------------------------
1. Tháng 11-1979, trong giai đoạn cao điểm của cuộc cách mạng Hồi giáo ( I-ran, một nhóm những người ủng hộ Ayatollah Khomeini lao vào đại sứ Mỹ ( Tê-hê-ran bắt 52 con tin người Mỹ. Tất cả các nỗ lực nhằm giải cứu các con tin đều thất bại. Carter cho phép một đội biệt kích tác chiến đặc biệt đến giải cứu nhưng cũng thất bại vì những lý do kỹ thuật và một loạt các tai nạn. Đến tận ngày 20-1-1981, khi người kế nhiệm của Carter, Ronald Reagan nhậm chức Tổng thống thì các con tin mới được thả tự do.

2. Vào khoảng nửa đêm ngày 18-19 tháng 7 năm 1969, Edward “Ted Kennedy bị một vụ tai nạn xe hơi kỳ lạ ở Chappaquiddick (bang Massachusttset) làm thư ký riêng của ông, Mary Jo Kopechne, thiệt mạng và gây ra vụ bê bối lớn.

Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #193 vào lúc: 06 Tháng Chín, 2013, 09:53:58 am »

Có phải ông đang muốn nhắc đến vụ Monica Lewinsky?

Đúng, nhưng điều đáng tiếc nhất trong vụ đó là con người này (George W. Bush) được bầu cử làm người kế nhiệm Clinton, và thắng lợi bằng gian lận trong bầu cử.

Cuba chấm dứt vụ di cư hàng loạt Mariel để không gây khó khăn rắc rối cho Carter trong lần tái cử?

Đúng vậy. Khi chúng tôi chấm vụ Mariel, lẽ ra chúng tôi đã có thể thương lượng về vấn đề Đạo luật điều chỉnh kia, nhưng chúng tôi không làm như vậy bởi vì tôi không muốn làm lãng phí thời gian và làm ảnh hưởng đến Carter trong chiến dịch tranh cử. Thậm chí chúng tôi còn giúp giải quyết vấn đề do chính nước Mỹ gây ra: vụ cướp máy bay. Bởi vì khi bọn cướp máy bay chạy đến Cuba cùng với những chiếc máy bay chúng cướp được, chúng tôi kết án chúng rất nặng, thậm chí là hai mươi năm tù.

Và đó là thời điểm ông quyết định trả lại tất cả những tên cướp máy bay nguời Mỹ?

Những bản án rất nặng ở Cuba không hề ngăn chặn được bọn cướp máy bay. Vì vậy, tháng 1 năm 1981, Carter kết thúc nhiệm kỳ và Reagan lên thay. Lần đầu tiên chúng tôi trao trả lại bọn cướp máy bay là vào ngày 18 tháng 9 năm 1980 khi Carter còn nắm quyền.

Chúng tôi đã làm được hai việc cho Carter: Chấm dứt vụ Mariel và trao trả hai tên cướp máy bay vốn là người Cuba di cư bất hợp pháp sang Mỹ sau đó lại quay trở về. Bởi vì họ nghĩ rằng cứ cho máy bay quay về bất chấp án phạt như thế nào... Nhưng chúng tôi chỉ làm như vậy với Carter, bởi vì ông ấy có thái độ rất thân thiện với chúng tôi.

Tôi nghĩ bọn cướp máy bay đáng bị kết án 40 năm tù. Nhưng rồi chúng tôi lên tiếng rằng đó là chính sách khoan hồng của chúng tôi, bởi vì, khi một máy bay của Mỹ xuất hiện luôn tiềm tàng mối hiếm họa. Thời gian cầm tù thực sự không phải là vấn đề quyết định mà chúng tôi phải trả lại bọn cướp đó, nhưng rồi người Mỹ lại không bao giờ trả lại bọn chúng cho chúng tôi; mà ngược lại, họ còn khuyến khích bọn cướp, không hề trừng phạt bọn chúng. Bất chấp hành động đó, chúng tôi vẫn quyết định sẽ trả lại toàn bộ bọn cướp cho chính quyền Mỹ, đó là sự thực, đó là toàn bộ câu chuyện.

Ông có bao giờ cảm thấy Carter có thái độ thù địch với Cuba không?

Như tôi đã nói, mặc dù là nhà lãnh đạo của đế quốc thù địch với chúng tôi, nhưng Carter là con người có nhân tính; ông ấy không phải là kẻ giết người, kẻ diệt chủng. Những thứ tôi đọc được từ ông ấy, các bài viết, bài nói, những cuộc phỏng vấn cho thấy ông ấy là người tốt một con người lịch sự mặc dù đang lãnh đạo một đất nước có rất nhiều đặc quyền đặc lợi, rất nhiều quyền lực.

Và rất nhiều áp lực.

Ngay cả khi Chiến tranh lạnh vẫn đang diễn ra. Ông ấy là vị tống thống tốt nhất trong tất cả các đời tổng thống Mỹ mà tôi biết, quan điểm của tôi về ông ấy khác hoàn toàn những Tổng thổng khác. Tôi có quan điểm về Kennedy, về Clinton, tất cả các tổng thống khác tôi đều có những quan điểm và đánh giá riêng của mình bởi vì ngày nào tôi cũng đọc các tin tức về họ nhưng không phải vì tôi muốn đối đầu với thái độ thù địch của cường quốc đó.

Ông đã tận mắt chứng kiến từ đời Tổng thống Eisenhower với tư cách là một đối thủ hoặc ít nhất thì đó cũng là vị lãnh đạo của một nước có quan hệ hà khắc nhất với Cuba.

Chúng tôi đều là những con người rất sôi nổi nhưng chúng tôi không hề căm thù nhau, điều này hoàn toàn khác. Tôi không biết sự căm ghét nảy sinh từ đâu - có lẽ là từ bản chất con người. Có những người sống rất bình thản, trong khi có những người khác thì lại rất sôi nổi. Ông có thể coi thường, khinh rẻ, ông có thể có quan điểm rất tiêu cực về một hệ thống chính trị nào đó, nhưng đó hoàn toàn không phải là thái độ căm ghét con người.

Chúng tôi không hề căm ghét ai. Cần phải phân biệt rõ ràng đâu là nhân tính, còn đâu là vấn đề cá nhân, đổ lỗi cho một người vì người ta bị đặt vào vị trí đó và không thể làm khác được - thậm chí không thể tỏ ra chân thực được.

Ở một đất nước to lớn vĩ đại như vậy, một đế chế khống lồ chẳng khác gì đế chế La Mã như vậy, với những vị hoàng đế thông minh lỗi lạc, và có những con người... nhưng vẫn có một con người như Suetonius nói, còn tham khảo ý kiến cả con ngựa của mình 1.

Đó là hoàng đế Caligula

Người ta đều biết đến lịch sử của đế chế La Mã bởi vì có rất nhiều câu chuyện kể có liên quan.

Có những vị Tổng thống của nước Mỹ rất khác người: Có người nói chưa bao giờ đọc hết cuốn sách nào, có người thì đọc rất ít, có người lại đọc rất nhiều. Ví dụ như John Kennedy là người đọc rất nhiều; ông ấy là con người có giáo dục và đã viết cuốn sách rất nổi tiếng Profiles in Courage (Hồ sơ những con người dũng cảm) 2. Ông ấy có tham gia chiến đấu trong Chiến tranh thế giới thứ hai, chỉ huy một đội tàu chiến cao tốc chiến đấu trên biển Thái Bình Dương, và đã cứu sống một vài người bạn - Ông ấy được tặng thưởng huy chương.


----------------------------------------------------------
1. Nhà sử học La Mã Gaius Suetonius (AD?69-?140) sống dưới thời của các đế chế Trajan và Hadrian và là tác giả của cuốn “Những cuộc đời của Caesars”.

2. Người giành giải Pulitzer lịch sử vào năm 1957, cuốn sách miêu tả những hành động dũng cảm của các nhân vật quan trọng trong lịch sử nước Mỹ thể hiện những giá trị và nét đặc trưng mà theo quan điểm của Kennedy thì đó chính là cơ sở mà họ dựa vào để lãnh đạo đất nước: hy sinh bản thân, sự cống hiến và sức mạnh của nhân cách.

Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #194 vào lúc: 06 Tháng Chín, 2013, 09:59:56 am »

Và ông sẽ liệt Carter vào bảng những tổng thống có giáo dục và đọc rất nhiều?

Theo quan điểm của tôi, Carter là người rất thực thà cho dù giữ cương vị là tổng thống Mỹ. Chúng ta cũng nên nhớ rằng ông ấy là người kế thừa những gì còn lại của cuộc chiến tranh Việt Nam, cuộc chiến đã ngốn hết phần lớn số tiền của đất nước này - 500 tỷ đô la - trong khi lượng dự trữ vàng cũng giảm từ mức trị giá 30 tỷ đô la xuống còn 10 tỷ đô la, vào thời điểm đó giá vàng chỉ có 35 đô la/ounce. Chính vì vậy Nixon đã không áp dụng tiêu chuẩn tính bằng vàng đối với đồng tiền của Mỹ vào năm 1971, đơn phương vi phạm quy định của Hiệp ước Breton Woods 1, thực hiện chính sách phát hành tự do đồng tiền mà không có lượng vàng cần thiết để cân đối. Giá vàng tăng - Như vậy cũng có nghĩa là giá dầu bị đẩy lên: Người dân muốn dự trữ bằng vàng vì nó an toàn; họ không còn tin vào tiền giấy, vì vậy một ounce vàng lên tới 300 đô la, thậm chí là hơn, và như vậy lượng vàng dự trữ tương đương giá trị 10 tỷ đô la kia lên tới 300 tỷ đô la. Vào thời điểm tham gia Hiệp ước Breton Woods năm 1944, lượng vàng dự trữ của Mỹ ở mức 30 tỷ đô la, tính theo giá vàng là 35 đô la/ounce. Đó là sự thực mà người ta quên đi - rất nhiều người quên đi.

Phải nói rằng tôi luôn đánh giá cao Carter, ông đã hỏi tôi ông ấy là người thế nào, tôi gặp ông ấy ở đâu. Đó là tại đám tang của Trudeau vào đầu tháng 10 năm 2000. Pierre Trudeau từng là bạn thân của tôi và là nhân vật xuất chúng 2.

Ông ấy là thủ tướng Canada và là người luôn duy trì quan hệ gần gũi với Cuba bất chấp sức ép từ Mỹ.

Đúng vậy - ông ấy là một nhà quý tộc. Tôi còn nhớ có lần ông ấy đến Cuba khi cậu con trai mới được ba hay bốn tháng tuổi gì đó. Cậu con trai này đã qua đời trong một tai nạn gần đây 3. Đúng là một thảm kịch.

Tôi đưa Trudeau đến thăm một căn nhà nhỏ mà tôi thường xuyên ghé qua, đó là ngôi nhà đèn - một ngôi nhà cổ gần như bỏ hoang đã hơn 150 năm rồi, ít nhất thì cũng vào khoảng 150 năm tuổi. Trudeau ngủ ở đó cùng với vợ và cậu con trai. Chúng tôi ngồi bên ngoài ngôi nhà, cạnh bờ biển và nói chuyện rất nhiều, ông ấy là người tôi vô cùng ngưỡng mộ. Ông ấy đến Cuba khá nhiều lần. Trudeau là người thích hoạt động ngoài trời, thích thể thao, ông ấy thường bơi thuyền trên sông; ông ấy còn có cả một tàu lặn và thường dùng nó đi ra khu vực bờ biển ngoài khơi Greenland xem những gì còn lại của con tàu Lusitania 4. Ông ấy là con người rất yêu thiên nhiên và rất khỏe mạnh. Nếu ở Canada thì Carter cùng sẽ giống như Trudeau nhưng ở Mỹ thì không thể.

Ông đi tham dự đám tang Trudeau và gặp Carter ở đó?

Đúng vậy, vào tháng 10 năm 2000 ở Ottawa. Trước đó tôi đã từng gặp Carter rồi; hình như tôi tình cờ gặp ông ấy ở đâu đó thì phải. Sau nhiệm kỳ của mình, ông ấy vẫn tiếp tục thực hiện các chính sách đã đặt ra, những sáng kiến chính trị, xã hội và học thuật. Như tôi đã nói với ông, giá trị đạo đức trong con người ông ấy không phải do các học thuyết chính trị tạo ra như hầu hết chúng ta mà nó được tạo ra từ niềm tin tôn giáo.

Carter từng là bộ trưởng theo đạo Tin lành đúng không?

Đúng 5. Thế là chúng tôi gặp nhau ở đám tang Trudeau, và chúng tôi nói chuyện, Ôi! - Tôi đã gặp ông ấy một lần rồi, tôi nghĩ nhân dịp nhậm chức gì đó, khi Carlos Andres Perez được tuyên thệ nhậm chức vào tháng 1 năm 1989.

Ở Venezuela.

Đó là buổi nhậm chức lần thứ hai vì Carlos Andrez vẫn tại chức và được bầu cử tổng thống nhiệm kỳ hai. Lần đó tôi cũng gặp Carter ở Caracas, tôi đã nói chuyện với ông ấy, tôi còn nói chuyện với bà góa phụ của Robert Kennedy, bởi vì gia đình nhà Kennedy, sau khi John Kennedy bị ám sát, thường xuyên liên lạc với chúng tôi và chúng tôi trở nên thân thiện, thường xuyên trao đổi với nhau. Đó là một ví dụ nữa cho thấy người ta không thể để quan hệ thù địch giữa hai nước chi phối.



----------------------------------------------------------
1. Hiệp ước Bretton Woods, ký bởi các cường quốc tư bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai, gắn tỷ suất của đồng tiền với vàng (ở mức 35 USD/ouce) và tạo ra một hệ thống kinh tế quốc tế với những thể chế đặc biệt: Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng thế giới (WB).

2. Pierre Elliott Trudeau (1919-2000) là thủ tướng của Canada từ năm 1968-1979 sau đó là từ năm 1980-1984.

3. Michael Trudeau (1975-1998) qua đời ở Columbia vào ngày 15-11-1998. Một trận tuyết lở ở Kokanee Park đã cuốn cậu ta xuống hồ Kokanee và bị coi là chết đuối nhưng xác của cậu ta không được tìm thấy.

4. Tàu viễn dương của Anh bị một tàu ngầm của Mỹ làm chìm vào ngày 7-5-1915, trong Chiến tranh thế giới thứ nhất; con tầu viễn dương Cunard đang trên đường từ New York đến Liverpool (Fastnet Rock, Ai-len là nơi nó dự định bỏ neo) với hơn 1.200 hành khách và khoảng 800 thuỷ thủ đoàn cũng như nhân viên phục vụ.

5. Carter là ngưòi mộ đạo Thiên Chúa và vẫn tham gia giảng dạy vào ngày Chủ nhật ở trường học, nhưng ông không được phong chức. Tuy nhiên, chị gái của ông, Ruth Carter Stapleton (1929-1983) lại là một mục sư.

Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #195 vào lúc: 06 Tháng Chín, 2013, 10:03:54 am »

Cậu con trai của John Kennedy có đến Cuba không?

Cậu ấy có đến một lần trước khi bị tai nạn, chính là cậu bé...

John-John Kennedy, cậu bé mới hai hay ba tuổi gì đó thì bố bị ám sát.

Cậu bé này đang là chủ bút của một tạp chí, đó là tạp chí George. Cậu ấy có ăn tối cùng tôi, chúng tôi có nói chuyện với nhau vài giờ, và một thời gian ngắn sau đó, vào tháng 7 năm 1999, vụ tai nạn máy bay xảy ra và hai vợ chồng cậu ấy qua đời. Đó thực sự là thảm họa rát đáng buồn. Gia đình nhà Kennedy cứ dần dần ra đi.

Đúng vậy.

Nhưng vào dịp đó họ đang ở Venezuela, và tôi gặp bà góa phụ của Robert Kennedy ở đó; tôi còn gặp bà chị gái, Eunice 1, vợ của Sargent Shriver, người đã thành lập tổ chức Peace Corps (Một kiểu tổ chức tình nguyện của Mỹ) năm 1961, cùng với bọn trẻ nhà Bobby Kennedy.

Như vậy lần đầu tiên ông gặp Carter ở Venezuela?

Đúng thế. Lần đó, ở Caracas, chúng tôi gặp nhau trong một tòa nhà tháp đôi nơi ông ấy ở. Chúng tôi có nói chuyện một lát, bởi vì ông ấy muốn nói thẳng thắn mối quan hệ giữa hai nước chúng tôi. Một số nhân viên dưới quyền của ông ấy đã ghé thăm Cuba nhưng họ luôn đưa ra những yêu cầu. Trong đó có vấn đề ở Angola và cuộc cách mạng nổi dậy ở El Salvador - những vấn đề mà chúng tôi chưa thể nhượng bộ được với nhau, nhưng có một người muốn thay đổi chính sách với Cuba và người đó chính là Carter.

Thời gian đó lạm phát ở Mỹ đang lên mức hai con số, đó là hậu quả của cuộc chiến tranh Việt Nam, như tôi đã nói. Rồi cuộc cách mạng của người Hồi giáo năm 1979 - tất cả những sự kiện đó đều có tác động đến việc ông ấy không trúng cử nhiệm kỳ hai - và người cảnh sát có quyền lực nhất trong giải quyết vấn đề Trung Đông đã bị đánh bại bởi một phong trào rộng khắp, có thể nói như vậy. Đó là ví dụ rõ nhất cho thấy, ở những thời điểm nhất định, người dân có thế đánh bại những chiến binh hùng mạnh nhất bằng cảm nghĩ, ý tưởng và chủ nghĩa anh hùng trong mình mà không tốn một viên đạn. Trường hợp I-ran là ví dụ kinh điển về điều này.

Hậu quả thảm khốc với Carter, và ông ấy phải trả giá bằng thất bại trong bầu cử của mình.

Rất thảm khốc. Carter đã gặp khó khăn vô cùng lớn. Thực ra nó tác động đến tất cả các ứng cử viên của phe Dân chủ. Tôi còn nhớ, lúc đó Edward Kennedy đã nổi lên. Những vấn đề gây khó khăn cho Carter, tôi nhắc lại, thứ nhất đó là chuyện xảy ra ở I-ran, thất bại trong chiến dịch giải cứu, không hiểu tại sao người ta lại có thể thuyết phục được ông ấy làm chuyện này bởi vì Carter là chính khách rất thông minh. Thậm chí có thể người ta còn thuyết phục ông ấy gây ra vụ Vịnh Con lợn. Dù sao thì chiến dịch quân sự đó cũng đã gây tổn thương cho ông ấy và Carter thất bại. Thứ hai, đó là tình trạng lạm phát quá cao cộng với giá dầu tăng lên mức kỷ lục; ông ấy nhậm chức trong khi giá dầu đã lên đến mức 35 đô la một thùng, bằng với mức giá ngày nay (tháng 1 năm 2003).

Tất cả những yếu tố đố cùng xuất hiện một lúc, và rồi một ứng cử viên rất mạnh nổi lên lấn át tất cả, đó là Edward Kennedy, con người rất có tài. Người ta nói rằng, thành viên trong gia đình nhà Kennedy cũng nói điều này, Edward là người hiểu biết nhất về chính trị. Và ông ấy lấn át các đối thủ. Nhưng khi động đến vấn đề đối ngoại thì ý kiến của người dân thường dễ đi đến thống nhất với nhau, và điều đó đã xảy ra khi Kennedy đang nổi lên rất mạnh, và tình thế thay đổi hoàn toàn, người ta hướng sự chú ý đến Carter.

Có thể nói tất cả những sự kiện đó đều được phóng đại, không phải vì nó quan trọng mà bởi vì nó có tác động rất lớn trong dân chúng nước Mỹ. Vấn đề con tin là quan trọng, nhưng hoàn toàn có thể giải quyết được mặc dù để giải quyết được điều đó không phải là ngày một ngày hai - chúng ta đang đề cập đến việc một đế quốc hùng mạnh nhất thế giới bị hạ nhục, và họ phẫn nộ phản ứng lại.

Điều đó làm cho một siêu cường biến thành trò hề.

Nó có tác động vô cùng lớn, làm thay đổi hoàn toàn xu hướng của cuộc bầu cử. Có nghĩa là lúc đó, Carter đang đứng sau Edward nhưng rồi ông ấy bắt đầu lấy lại điểm và trở thành ứng cử viên nặng ký. Nhưng vào thời điểm đó, Carter chưa thể giành được thắng lợi trong cuộc bầu cử thứ hai. Có một sự kiện rất đáng tò mò mà lẽ ra nhờ đó Kennedy đã có thể giành chiến thắng - tôi nói đáng tò mò là bởi vì chính Kennedy là người đề cử Carter, đó có thể coi là bài diễn văn vĩ đại.

Người duy nhất có thể giành chiến thắng trước Reagan năm 1980, đó là Edward Kennedy. Rất nhiều người không nhắc đến chuyện này, thậm chí họ cũng không thèm để ý. Nhưng tôi thì không bỏ qua, tôi nhớ những ngày đó rất rõ.

Thế rồi Reagan xuất hiện, và nếu Nixon tung tiền ra đi đánh nhau và không cần tăng thuế thì Reagan lại dùng chính sách đồng đô la chấn hưng lại đất nước. Nợ công lúc đó tăng vọt - hoàn toàn tương tự như những gì Bush đang làm hiện nay, và điều đó sẽ gây tai họa cho đất nước.

Sau đó, chúng tôi mới có cơ hội hiểu Carter nhiều hơn khi ông ấy đến thăm Cuba. Chúng tôi hiểu rất rõ những kinh nghiệm, cách nghĩ, kỹ năng ngoại giao của ông ấy, và tôi cũng biết rằng còn rất nhiều điều chúng tôi chưa biết về ông ấy, có thể đó là sự khờ khạo.


----------------------------------------------------------
1. Eunice Kennedy Shriver, chị gái của John, Robert, Edward Kennedy và là mẹ của María Shriver, nhân vật nổi tiếng trên truyền hình và là vợ của diễn viên điện ảnh sau đó trở thành thống đốc bang California Arnold Schwarzenegger (đắc cử năm 2003 và tái cử năm 2006).
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #196 vào lúc: 06 Tháng Chín, 2013, 10:07:14 am »

Điều gì khiến ông mời ông ấy sang thăm Cuba?

Chúng tôi đã gặp nhau ở Venezuela, sau đó là Canada; chúng tôi đã nói chuyện và tôi nói với ông ấy rằng ông ấy nên sang thăm Cuba một lần. Bởi vì, nếu ông chỉ biết đến một đất nước thông qua những gì được viết về nó, thậm chí là những gì mà kẻ thù của nó viết về nó - thì thực sự đó chỉ là những lời rất giáo điều... Tôi nói, “Ồ, không, gặp trực tiếp sẽ tốt hơn; nên để cho ông ấy hiểu chúng tôi một chút”.

Có rất nhiều tin tức về ông ấy, về những hoạt động của ông ấy, và khi tôi đến Canada dự đám tang của Trudeau, chúng tôi có gặp nhau - tôi nhớ không nhầm thì địa điểm đó là ở trong một nhà thờ, hay là trước khi chúng tôi đến nhà thờ gì đó - tôi đứng nói chuyện với ông ấy một lúc, chúng tôi bắt tay, tôi nhắc lại câu chuyện chúng tôi đã nói với nhau ở Caracas và nói với ông ấy, “Chúng tôi vẫn chờ chuyến thăm của ông sang đất nước chúng tôi”. Carter nói, “Ồ, tôi sẽ sang sớm thôi”. Đúng vậy, sau đó chúng tôi nghe tin ông ấy đã quyết định sang thăm Cuba.

Và tất nhiên, cũng như tất cả các vị khách khác, chúng tôi đề nghị ông ấy lên chương trình, kế hoạch, những chuyện ông ấy muốn nói, chuyện gì cũng được, ông ấy có thể nói chuyện với bất kỳ ai, cả ở Trường Đại học Havana. “Cứ nói chuyện ở đó đi, nói những gì ông nghĩ”, những ý nghĩ không hề giống ý nghĩ của chúng tôi chút nào. Đó là hai khái niệm cuộc sống, xã hội, hệ thống sản xuất, hệ thống chính trị, ý tưởng về sự tồn tại của các đảng phái và về bất cứ điều gì.

Tôi có xem trực tiếp bài diễn văn của Carter ở Trường Đại học Havana trên kênh CNN và tôi thấy ông ấy rất thẳng thắn, chân thành; ông ấy nói về những gì mình không hài lòng mà không hề vòng vo. Ông có ngạc nhiên về điều đó không?

Tôi có ngồi ở trường đại học với ông ấy. Ông ấy phát biểu và có một vài sinh viên tranh luận. Khi ông ấy nói xong tôi đứng dậy và bắt tay. Sau đó chúng tôi đi chơi bóng chày. Sân vận động chật kín người. Chúng tôi đến đó và tôi thuyết phục ông ấy - trước đó tôi đã nói với người phụ trách bảo vệ của ông ấy rồi. “Nghe này, chúng tôi muốn ra sân cùng với ông ấy”. Chúng tôi muốn ông ấy là người ném quả bóng đầu tiên. Vì vậy, tôi nói với Carter, “Chúng ta sẽ ra sân  , nhưng tôi muốn chỉ có hai chúng ta cùng ra đó”. Lúc đó có khoảng 60.000 người ở sân.

Không hề có vệ sĩ hay bất cứ ai.

Không, chỉ có chúng tôi thôi. Tôi đã thăm dò để xem có thể thuyết phục được người phụ trách bảo vệ để cho ông ấy đi hay không. Không dễ dàng chút nào, nhưng sau đó tôi ra lệnh cho người phụ trách bảo vệ của tôi và họ phải nghe theo, bởi vì, khi ông nói, “Đó là lệnh!” thì họ phải tuân thủ. Chúng tôi đàm phán với họ và tôi nói với người phụ trách bảo vệ, “Tôi đã thuyết phục được người phụ trách bảo vệ của Carter rồi; chúng tôi sẽ ra ngoài đó một mình. Khi ra khỏi chỗ trú ẩn kia, chúng tôi sẽ đi bộ khoảng 100 m đến trước chỗ đám đông kia - chỉ có chúng tôi thôi”.

Có nghĩa là các ông đi ra giữa sân.

Đến vị trí của người ném bóng. Rất đông người ở trên khán đài và chỉ có hai chúng tôi dưới sân. Sau đó tôi có nói đùa về hành động đó với ông ấy vì ở trường đại học có vài người rất phẫn nộ với những gì ông ấy nói.

Ông kể về việc đó đi.

Chúng tôi có tranh luận. Chúng tôi nói chuyện liên tục, và mọi việc đều rất bình thường, nhưng đến cuối buổi nói chuyện thì chúng tôi trao đổi rất thân tình, thẳng thắn, và tôi nói với ông ấy, “Rất may là những người ở sân vận động này đã không đến trường đại học nghe bài diễn văn của ông, và họ cũng không nghe phát trực tiếp trên truyền hình nếu không thì chúng ta sẽ rất đau đầu”. Tôi nói thế là bởi vì người dân đón chào chúng tôi với những tràng pháo tay rất lớn, với thái độ rất thân tình và vui vẻ. Nhưng tôi vẫn nói với ông ấy. “Rất may là họ không nghe bài diễn văn của ông ở trường đại học”. Bởi vì bài diễn văn đó sẽ gây ra sự náo động vô cùng lớn ở đây.

Bài diễn văn của Carter đuợc phát trực tiếp ở đây?
Chúng tôi phát trực tiếp toàn bộ bài diễn văn. Lúc đó chúng tôi còn nói, “Ai muốn đến thì cứ đến. Tất cả mọi người đều được hoan nghênh”. Chúng tôi sẽ đưa đến cung điện ngay cả những người như Bush... vì cậu ta đến Miami và đọc bài diễn văn...

Ông mời cả Tổng thống Bush đến đây sao?

Chúng tôi nói với Bush rằng chúng tôi sẵn sàng tranh luận, cả nước chúng tôi sẵn sàng chào đón cậu ta. Chúng tôi còn mời tất cả những nhà lãnh đạo quân sự, những nhân vật quan trọng của họ sang thăm. Ông phải biết rằng người dân chúng tôi ủng hộ cách mạng không hề do dự. Nếu đó là vấn đề về ý tưởng, chúng tôi sẵn sàng tranh luận, ngay tại Cung điện Cách mạng này, với bất kỳ ai muốn đến đây tranh luận và thuyết phục người dân chúng tôi. Nếu cần chúng tôi sẵn sàng lắp loa phóng thanh trên cả nước để họ giải thích với người dân ở đây, tranh luận với họ. Bởi vì đây không phải là vấn đề của các ý tưởng giáo điều thiếu căn cứ mà đó là việc bảo vệ những gì người ta nghĩ trên cơ sở những lập luận hợp lý.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #197 vào lúc: 09 Tháng Chín, 2013, 02:47:44 pm »

Có nghĩa là Tổng thông Bush có thể đến đây đưa ra vấn đề và cùng tranh luận. Người Cuba có đồng ý với việc đó không?

Người Cuba sẽ đồng ý. Nhưng người Mỹ thì sẽ không cho phép cậu ấy làm như vậy.

Có thể là không.

Nhưng nếu muốn thì họ vẫn có thể. Ở Cung điện Cách mạng này sẽ an toàn hơn ở Washington, bởi vì người dân chúng tôi được giáo dục về chính trị. Họ không phải là những con người cuồng tín, họ không được giáo dục về thói cuồng tín hay sự căm thù. Nếu có ý nghĩ căm thù hay quá khích thì chúng tôi đã không phải là người Cuba. Sức mạnh của chúng tôi được xây dựng trên cơ sở của những ý tưởng và sự nhận thức đầy đủ chứ không phải sự cuồng tín.

Cách mạng chúng tôi chưa bao giờ đổ lỗi cho người Mỹ mặc dù có những lúc đa số người Mỹ cho rằng những lời nói chống lại Cuba là sự thực, rằng chúng tôi là mối đe dọa với người Mỹ... Cuba chào đón người Mỹ với thái độ tôn trọng chứ không phải sự khinh mạ hay đối đầu.

Và với cả sự an ninh và an toàn cao nhất

Với thái độ thân thiện nhất, ở đây không hề có sự căm thù nào cả. Chả có lý do gì mà chúng tôi lại thù ghét người dân vì những gì mà họ buộc phải tin, cho dù là qua phương tiện thông tin đại chúng hay những lời nói dối, bôi xấu.

Chúng tôi không bao giờ căm thù ai. Đây không phải là đất nước của những con người cuồng tín. Ông vừa nhắc đến an ninh và an toàn, ở đây, chúng tôi đảm bảo an ninh cho tất cả người Mỹ bởi vì đó là tránh nhiệm của cả đất nước chứ không phải riêng lực lượng bảo vệ an ninh - cả đất nước có tấm lòng độ lượng này quan tâm và tôn trọng du khách, sẵn sàng lắng nghe và tranh luận với thái độ tôn trọng.

Có hai ví dụ: Khi Giáo hoàng John Paul II lần đầu tiên đến Cung điện Cách mạng vào năm 1998. Giáo hoàng được tự do phát biểu những gì ông ấy nghĩ. Những gì ông ấy nói không hề thích hợp với những triết lý và học thuyết của cuộc cách mạng này cho dù đó là những ý tưởng của một giáo hoàng, một nhân vật xuất chúng, ông ấy giải thích những triết lý của mình với người dân, những lý do thuộc về lịch sử khiến ông ấy có thái độ gay gắt với chủ nghĩa xã hội, nhưng ông ấy vẫn ở đây, trên đất nước Cuba này và được quan tâm, tôn trọng...

Còn một sự kiện nữa liên quan đến Giáo hoàng ở Santiago de Cuba, lúc đó người dân của cả thị trấn có mặt, và một người nào đó đã phát biểu với những lời lẽ nặng nề... và người dân bắt đầu bỏ đi, chí còn không đầy 10% số người dân của thị trấn ở lại. Tôi chứng kiến cảnh đó trên truyền hình, camera quay những cảnh cho thấy sự vắng vẻ, Raul có mặt ở đó, tôi đã yêu cầu cậu ấy đến Santiago. Nhưng không hề có ai la hét, cật vấn. Người dân của chúng tôi đã được thông báo, “Không biểu hiệu, không được có bất kỳ lời nói hay sự la hét chống lại giáo hoàng cho dù các cậu có hay không đồng tình với những gì ông ấy nói”.

Cuba là đất nước có sự giáo dục về chính trị và người dân biết cách ứng xử (nhân dịp chuyến thăm của giáo hoàng). Giáo hoàng không chỉ được những tín đồ của mình đón chào mà cả đất nước này cũng đón chào. Chính tôi cũng phải xuất hiện trên truyền hình hai lần vì tôi muốn người dân của mình hiểu được nhân cách, quá khứ và sự thông cảm của ông ấy với người nghèo - tóm lại tôi muốn người dân hiểu rõ ông ấy là con người thế nào.

Chính vì vậy tôi nói với Carter, “Chúng tôi sẽ cho người dân vào ngồi chật kín cung điện - ông cứ đến đây và thuyết phục họ. Ông cứ thuyết phục họ rằng cuộc cách mạng này không có ý nghĩa gì cả và vì sao như vậy; cứ đưa ra ý kiến tranh luận với chúng tôi”. Chúng tôi cho người dân đến đây và chuẩn bị sẵn hệ thống truyền hình để người dân có thể nghe được cuộc tranh luận. “Đó là những điều kiện của chúng tôi với chuyến thăm nếu ông chấp nhận”.

Ông vừa nhắc đến bài diễn văn mà Carter đọc ở trường đại học được phát trực tiếp trong đó có nhắc đến đề án Valera 1. Theo tôi được biết thi đó là sáng kiến được quy định trong hiến pháp Cuba cho phép người dân được phép trình luật với điều kiện có sự ủng hộ của ít nhất 10.000 người thì họ có thể giới thiệu dự thảo luật lên quốc hội.

Sáng kiến đó được hơn 11.000 người dân ký và tổng thống Carter có nhắc đến nó ngay trước mặt ông, báo chí cũng in toàn bộ bài diễn vãn đó, vì vậy, liên quan đến nó, tôi muốn hỏi ông: ông có cho rằng việc tổng thống Carter đề cập đến đề án Valera là thiếu khôn khéo, hành động không lịch sự, thậm chí là xúc phạm?

Hoàn toàn không, ông ấy đến Cuba, như tôi đã nói, và quyết định toàn bộ chương trình của mình, ông ấy hoàn toàn tự do gặp những người mình muốn gặp - không hề có sự xúc phạm nào cả. Chúng tôi không thể mời Carter đến đây rồi lại áp đặt những hạn chế với ông ấy, quy định những gì ông ấy được nói. Không, không được, như thế là sự xúc phạm.

----------------------------------------------------------
1. Đặt tên theo tên của Felix Valera, thầy tu người Cuba thế kỷ thứ 19, người đã kêu gọi cho nền độc lập của Cuba tách khỏi Tây Ban Nha, Đề án Valera bắt đầu từ tháng 3-2001. Dựa trên một điều khoản ít được biết đến trước đây của hiến pháp Cuba, điều 88, cho phép người dân được đưa ra các sáng kiến về lập pháp để thông qua trưng cầu dân ý trên toàn quốc quyết định khi có đủ ít nhất 10.000 đăng ký ủng hộ, đề án này nhằm thu thập đủ số lượng 10.000 chữ ký để trình Quốc hội Cuba một danh sách các hoạt động cải cách. Đề án này được đi tiên phong bởi Osvaldo Paya thuộc Phong trào giải phóng Thiên chúa giáo. Đề án Valera được sự hỗ trợ của cộng đồng người Cuba sống lưu vong ở Miami/Mỹ và của chính phủ Mỹ, và chính phủ Cuba cũng đã buộc tội một số nhân vật nổi loạn trong nội địa Cuba nhận tài trợ từ James Cason, người đứng đầu Văn phòng lợi ích Mỹ ở Havana.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #198 vào lúc: 09 Tháng Chín, 2013, 02:51:50 pm »

Ý kiến của ông về Đề án Varela thế nào?

Ông có thể phân tích sáng kiến đó trên phương diện chính trị hoặc luật pháp. Tôi sẽ đề cập chuyện đó mà không để bị cảm xúc chi phối.

Có thể nói đó là một trong những “ý tưởng chói sáng”' trong hàng loạt các ý tưởng của nước Mỹ hay chính sách của họ. Ý tưởng này chỉ là một trong số đó - và cũng liên quan đến Felix Varela, một thầy tu tiến bộ người Cuba, một nhà tư tưởng tiên tiến, (và người Mỹ cũng đã sử dụng ông ấy vào mục đích riêng của mình). Varela là người chống lại chế độ nô lệ, ông ấy đưa ra rất nhiều những ý tưởng, mà ngay cả khi còn sống, chúng ta đã có thể coi là rất nhân đạo. Ông ấy là một trong những người đầu tiên nhắc đến (Cuba) độc lập, bởi vì khi đó người ta chưa để ý nhiều lắm đến độc lập - tôi đang nhắc đến giai đoạn đầu thế kỷ thứ 19. Ông ấy là một trí thức có uy tín ngay từ khi Cuba còn là thuộc địa, một nhà quý tộc, người khơi dậy tinh thần yêu nước trong các nhóm dân cư riêng rẽ nhưng có chung quan điểm, bởi vì, ông phải biết rằng, chúng tôi từng là xã hội nô lệ, với hàng trăm nghìn người dân nô lệ.

Thế kỷ thứ 19, ở Cuba xuất hiện một số các nhà tư tưởng lỗi lạc - chẳng hạn như Jose de la Luz y Caballero, người thầy vĩ đại. Trong các nhóm dân cư đó có người nói ra ý tưởng về một nền tự trị 1 hay những tiến bộ trong xã hội thuộc địa mà chúng tôi đang phải chịu đựng. Varela là một trong những nhà trí thức lôi lạc đó của Cuba.

Sau đó Varela di cư sang Mỹ. ông ấy là một trong những nhà tư tưởng vĩ đại rất được tôn trọng. Marti là một sự phát triển cao nhất của tư tưởng đó, ngoài ra còn rất nhiều người khác - nhưng Varela là một trong những người đầu tiên, ở hội trường lớn của trường đại học Havana, chúng tôi có thờ Varela, sự tôn thờ triết lý mà sau này phát triển thành tư tưởng của chủ nghĩa bãi nô và đấu tranh giành độc lập. Đó là câu chuyện về Varela, câu chuyện rất hay về một con người.

Nhưng gần đây xuất hiện ý tưởng cho rằng Varela nên được phong thánh. Chúng tôi ngưỡng mộ và tôn trọng Varela nhưng chúng tôi vẫn coi ông ấy là một con người thực được sinh ra. Do có sự tranh cãi với bên Thiên Chúa giáo - chúng tôi đã nói đến điều này - hồi đầu của cuộc Cách mạng nên người Mỹ đã lợi dụng điều đó để tạo ra làn sóng đối lập bên tôn giáo (với cách mạng), tạo ra hình ảnh cách mạng chống lại tôn giáo. Mỹ muốn lợi dụng tôn giáo chống lại chúng tôi.

Tôi không biết bên Thiên Chúa giáo muốn phong thánh cho linh mục Varela.

Khi ý tưởng phong thánh cho Varela xuất hiện, rất nhiều người trong số chúng tôi nghi ngờ; chúng tôi nhận thấy ý đồ muốn biến một con người thực được tôn trọng và ngưỡng mộ thành một con người của tôn giáo, một vị thánh. Tôi không hoàn toàn phản đối điều đó, nhưng - tôi nói điều này với thái độ tôn trọng - rất nhiều người Cuba khác cũng đáng được phong thánh.

Ví dụ như họ cũng có thể phong thánh cho Che, bởi vì nếu người ta muốn thần thánh hóa những người yêu nước vì lòng tốt của họ, tinh thần sẵn sàng hiến dâng, hành động cảm tử vì con người, và chết vì sự nghiệp, thì sẽ có rất nhiều người sẵn sàng hiến dâng cả mạng sống của mình. Rất nhiều người lính ở trại lính Moncada cũng theo tôn giáo này hay tôn giáo khác, họ cũng hy sinh thân mình khi chống lại chế độ bạo ngược, họ chết khi chống lại chế độ áp bức, và những người khác chết vì cuộc chiến của đất nước chống lại cuộc tấn công của chủ nghĩa đế quốc ở Vịnh Con lợn.

Tôi không muốn can dự vào việc của bên Thiên Chúa giáo, nhưng tôi thấy nghi ngờ, mặc dù tôi không hề phản đối mà cũng không đặt câu hỏi nào vẻ chuyện này cả. Nhưng thực sự, Varela là một con người, một nhà yêu nước và ông nên được coi là như vậy. Chúng ta không thể biến Varela từ một con người của tất cả chúng ta thành một vị thánh của một tôn giáo cho dù là họ rất đáng kính. Chúng tôi không hài lòng với việc đó.

Quay lại với câu hỏi của ông, Đề án Varela, mưu đồ lợi dụng ông ấy chống lại Cách mạng, lại là một ý tưởng sáng chói nữa, một ý tưởng bất chấp đạo lý, ý tưởng mới nhất trong các ý tưởng.

Tôi muốn nói những điều mà người dân cần phải biết. Tôi nghĩ tôi phải có trách nhiệm cho người dân biết Varela là ai, vì vậy tôi đã dành ra một chút thời gian nói về ông ấy. Bây giờ tôi sẽ nói cụ thể hơn về câu hỏi của ông liên quan đến Đề án Varela.

Ông có cảm thấy buồn khi phe đối lập lợi dụng những nhân vật như linh mục Varela hay José Marti không?

Phe “đối lập” mà ông đang nhắc đến, nếu thực sự đó là bọn người ở Miami đã từng lợi dụng thanh danh của Marti, thực sự là bọn mafia khủng bố. Varela, nhân vật lịch sử đáng kính của người Cuba cũng bị lợi dụng vào âm mưu này. Cũng như José Marti, con người được ngưỡng mộ nhất của đất nước tôi, một nhân cách thiêng liêng nhất, bị bọn chúng lợi dụng đặt tên cho một đài phát thanh phản động, bất hợp pháp, chuyên tuyên truyền lật đổ.

Có phải ông đang nhắc đến đài phát thanh ở Miami không?

Đài tuyên truyền dối trá nhất trong lịch sử hiện đại. Tên đó còn được dùng để đặt tên cho một đài truyền hình bất hợp pháp từng được đặt trên một khinh khí cầu bay cách mặt đất khoảng 10.000 feet còn bây giờ thì được đặt trên một máy bay thường xuyên bay giáp không phận của Cuba đầu độc chúng tôi bằng các dư luận và quan điểm quốc tế. Cả hai cơ quan chính thức này đều của Mỹ.


----------------------------------------------------------
1. Có nghĩa là, mặc dù vẫn còn phụ thuộc vào Tây Ban Nha về kinh tế, thương mại và ở mức độ nào đó là cả chính trị, nhưng Cuba vẫn có tính tự chủ cao, đặc biệt trong việc tự quyết so với các thành viên trước kia của đế chế Anh, và do vậy, mặc dù là nước thuộc địa nhưng Cuba không quá bị áp bức. Sự nhượng bộ này phải rất khó khăn mới đạt được, nhưng trong bối cảnh sắp diễn ra cuộc chiến tranh Tây Ban Nha-Mỹ, Tây Ban Nha cho phép một mức độ tự quyết nhất định để ít nhất cũng có được tâm lý ủng hộ đối với Tây Ban Nha trong bối cảnh ngày càng có nhiều người đồng ý cho rằng sẽ tốt hơn nếu Cuba độc lập hoặc nằm dưới sự cai trị hay giám hộ của Mỹ. Rõ ràng cũng có áp lực từ Cuộc chiến giành độc lập lần thứ hai bắt đầu từ năm 1895.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #199 vào lúc: 09 Tháng Chín, 2013, 02:56:03 pm »

Quay lại Đề án Varela: Quốc hội Cuba sẽ làm gì với bản kiến nghị đuợc 10.000 người ký đó? Họ có câu trả lời não không?

Ông đang hỏi về khía cạnh luật pháp, về việc 10.000 chữ ký có thể khởi động một quá trình ra luật.

Một dự luật.

Đúng, một dự luật. Hiến pháp của chúng tôi, tôi nghĩ cũng như rất nhiều nước khác, cho phép một cá nhân có thể có ý kiến đề xuất gì đó. Vì vậy có thể có rất nhiều người ý kiến. Ví dụ như các tổ chức nhân dân, công đoàn, phụ nữ, thanh niên, sinh viên, thành viên quốc hội, quan chức chính phủ, bộ trưởng... Có nghĩa là rất nhiều người có đề xuất về luật, đưa ra sáng kiến để chúng tôi thông qua một luật mới. Hầu như tất cả các cơ quan đều được phép làm việc đó. Tôi không thể so sánh với quy trình làm luật ở Mỹ, Mêhicô, hay một nước châu Mỹ La-tinh nào, nhưng hiến pháp của chúng tôi quy định 10.000 có thể đề xuất một luật mới. Đúng vậy, và quy định đó là công cụ pháp lý để người ta lợi dụng đưa ra sáng kiến trên.

Chuyện gì xảy ra? Người ta nhắc đến chuyện này hàng năm nay rồi - ít nhất là một năm vận động các chữ ký tham gia. Có một câu chuyện mà tôi không thực sự không muốn nhắc đến nhưng cũng phải thừa nhận là có vấn đề này hay vấn đề khác liên quan đến chuyện đó.

Đến việc thu thập chữ ký?

Tôi sẽ nói với ông, đó là những lời hứa cấp Visa sang Mỹ cho những người mà vì lý do này hay lý do khác không được cấp Visa. Và tất cả những hành động đó đều có sự hậu thuẫn của các tổ chức ở Mỹ, có sự hỗ trợ về tài chính... có vấn đề tiền bạc ở đây, cũng như trong các chiến dịch vận động tranh cử, việc này thì ở Cuba đã chấm dứt từ rất lâu rồi.

Ý ông nói là có những chữ ký trong đó được mua?

Có chuyện đó - có cả việc đút lót. Hơn nữa, có một vài chữ ký cần được kiểm tra, bởi vì chúng tôi cần kiểm tra xem người đó có đủ tư cách bầu cử hay không; cần phải kiểm tra... Mười một nghìn chữ ký, không nhiều lắm, đúng không? Chúng tôi đã huy động được chín triệu chữ ký cho các sáng kiến cách mạng.

Trong một cuộc bầu cử chính thức?

Không, không phải bầu cử - nhưng sau khi Bush phát biểu ở Miami vào ngày 20 tháng 5 năm 2002, khi cậu ta chính thức yêu cầu chúng tôi thay đổi hiến pháp và xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Cuba, thay đổi luật, thay đổi tất cả - một kiểu hô hào những người ủng hộ, bởi vì chính họ là những cử tri đã làm nên sự khác biệt kết quả bầu cử tổng thống, cả thế giới này biết, họ còn biết cuộc bầu cử năm 2000 đã bị gian lận như thế nào - trò lừa bịp bẩn thỉu, trò lừa bịp chính trị bẩn thỉu bởi vì người chết cũng bỏ phiếu cho Bush. Người Mỹ gốc Phi không được thực hiện quyền bầu cử của mình vì họ bị ngăn chặn không được đến các điểm bầu cử... có cả trò lừa bịp về kỹ thuật - người ta thay đổi trật tự các tên trong lá phiếu để một trong số hai ứng cử viên không có đủ 100 phiếu bầu ở phân khu này, nhưng lại có được hàng nghìn phiếu bầu nhờ sự thay đổi có tính kỹ thuật trật tự các tên trên lá phiếu. Có những người muốn thay đổi phiếu bầu của mình khi họ nhận thấy những gì đã xảy ra và lá phiếu của họ bị hủy bỏ ngay lập tức. Theo tính toán, có không dưới 40.000 đến 50.000 phiếu bầu không được bỏ, hoặc bỏ nhưng không được kiểm vì trò lừa bịp này.

Và lẽ ra việc đó có thể mang lại chiến thắng cho Al Gore.

Bush thắng cử chỉ nhờ hơn có vài nghìn phiếu bầu. Sau hành động lừa dối khủng khiếp đó, hàng loạt các chức vụ trong nội các bị thay thế, các chức vụ quan trọng trong Bộ ngoại giao, thậm chí cả Hội đồng an ninh quốc gia được dành cho các nhân vật vốn là bọn mafia khủng bố ở Miami đã mang đến chiến thắng giả tạo cho Bush. Trong đó có một người được bổ nhiệm làm thứ trưởng phụ trách khu vực châu Mỹ La-tinh...

Otto Reich phải không?

Đúng. Con người chúng ta đã nhắc đến chuyện liên quan đến cuộc chiến bẩn thỉu ở Nicaragua khi Mỹ miệt thị các quyết định của Tòa án quốc tế ở Hague, đã từng kết án nước Mỹ vào năm 1987 tấn công chống lại cuộc cách mạng Sandinista, khi nước Mỹ vi phạm luật pháp của chính mình, khi vụ rắc rối I-ran xảy ra, và rất nhiều hành động tội lỗi khác mà Reich có dính líu. Lịch sử không thể bỏ qua những hành động này được.

Chính những hành động đó lại là yếu tố quyết định kết quá cuộc bầu cử tổng thống ở Mỹ. Cũng không hoàn toàn là vì họ có quá nhiều quyền lực đến như vậy; còn một yếu tố may mắn, đó là việc giằng co ở Florida, nơi quyết định kết quả chung cuộc. Cuộc bầu cử được quyết định bởi 1.000 lá phiếu, khoảng 1.000 bởi vì khi những lá phiếu bầu của quân đội được gửi từ nước ngoài về thì Bush đã thắng rồi.

Các đối thủ của cậu ta thực sự cũng không có chiến lược sáng suốt. Họ không hề yêu cầu bầu cử lại (một cuộc bầu cử thứ hai), mặc dù họ có quyền làm như vậy, không ai dám nói rằng làm như thế là không dân chủ.

Họ có yêu cầu được kiểm phiếu lại.

Thay vì yêu cầu kiểm phiếu lại, họ nên yêu cầu bầu cử lại ở những phân khu xảy ra chuyện bất thường, điều mà ai cũng biết chuyện gì đã xảy ra. Liệu với một hệ thống chính trị “hoàn hảo” và “thông minh” như nền dân chủ nước Mỹ lại không thể tiến hành bầu cử lại ở một vài quận huyện? - không nhất thiết phải bầu cử lại trên toàn quốc. Chi phí đó sẽ hết bao nhiêu?

Chỉ cần bầu cử lại ở một vài quận huyện thì sự chênh lệch sẽ lên đến hàng chục nghìn lá phiếu cho Al Gore. Đó là chưa kể việc bầu cứ rất giới hạn đối với người nghèo, những người Mỹ gốc Phi, bởi vì những người này mói là những người thường xuyên bị đi tù, và vì lý do này lý do khác họ không được quyền bầu cử. Người nghèo mấy khi được đi học đại học, được nắm giữ những vị trí quan trọng trong các tập đoàn tư nhân, hay các vị trí trong chính phủ. Và một khi đã bị đi tù thì...
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM