Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 14 Tháng Năm, 2024, 02:20:12 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Cuộc đời tôi - Một trăm giờ với Fidel Castro  (Đọc 92212 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #150 vào lúc: 31 Tháng Bảy, 2013, 09:26:26 am »

Có thể nói Cuba đã trở thành một “siêu cường y tế”.

Hừm, tôi không biết là so sánh như vậy có chính xác không, nhưng tôi có thể khẳng định với ông rằng hiện tại chúng tôi có tới 70.000 bác sĩ, cộng với 25.000 sinh viên đang theo học ngành y. Tất nhiên là điều đó đã giúp chúng tôi có một vị trí đặc biệt - tôi có thể nói một cách trung thực không hề ngoa ngôn rằng đó là một vị trí vô tiền khoáng hậu - trong lịch sử phát triển của nhân loại.

Tôi không biết những nước khác sẽ làm gì - bởi vì những người hàng xóm phía bắc của chúng tôi (Mỹ) chỉ có thể gửi trực thăng chứ không thể gửi bác sĩ đi đâu cả, đơn giản là họ lấy đâu ra đủ bác sĩ mà giải quyết những vấn đề thế giới này đang phải đối mặt. Ngay cả châu Âu, vẫn luôn tự hào là người bảo vệ nhân quyền, cùng không thể làm gì hơn chúng tôi; thậm chí họ còn chưa bao giờ gửi được lấy 100 bác sĩ tới châu Phi, nơi hiện vẫn còn có khoảng 30 triệu người, thậm chí còn hơn, đang bị nhiễm HIV/AIDS. Họ kiếm được hàng chục tỷ đô la, nhưng họ không làm thế nào mà tập hợp được lấy 100 bác sĩ. Để chiến đấu với đại dịch đó, có lẽ họ phải cần đến cả Đội quân Henry Reeve 1 với sự yểm trợ của rất nhiều lực lượng y tế khác - điều mà Cuba đang làm được ngay cả trong hoàn cảnh hiện nay. Tôi tin tưởng rằng trong vòng mười năm nữa, chúng tôi sẽ có đến 100 nghìn bác sĩ, và có lẽ chúng tôi còn đào tạo thêm được 100 nghìn bác sĩ nữa cho các nước khác. Cuba là quốc gia đào tạo bác sĩ lớn nhất trên thế giới; thậm chí tôi nghĩ rằng hiện tại chúng tôi còn có thể đào tạo số lượng bác sĩ gấp mười lần Mỹ - trong khi chính nước này đã lôi kéo mất của chúng tôi rất nhiều bác sĩ giỏi mà Cuba có khi đó và họ không từ bất kỳ thủ đoạn nào để cướp mất của chúng tôi thêm nhiều bác sĩ nữa. Và những con số vừa rồi chính là cách chúng tôi trả lời cho hành động của họ.

Tháng 8 và tháng 9 năm 2005, khi cơn bão Katrina đổ vào New Orleans, Cuba đã đề nghị viện trợ y tế cho Mỹ.

Vâng, chúng tôi đã đề nghị giúp họ 1.610 bác sĩ, và thậm chí còn có thể gửi thêm trước khi xuất hiện cơn bão thứ hai, lẽ ra số lượng bác sĩ như vậy đã có thể cứu được rất nhiều mạng sống. Nhưng chính vì sự kiêu ngạo của mình mà chính phủ Mỹ không chấp nhận sự viện trợ của Cuba, trong khi những người dân của họ đang chết dần trên mái nhà của mình, trên nóc những bệnh viện mà không có ai đến sơ tán họ, nhiều người đã phải chết trong các sân vận động nơi họ tập trung tránh cơn bão, hoặc chết trong những trung tâm y tế bằng cái chết nhân đạo thay vì phải chết đuối một cách thương tâm.

Vậy mà chính nước Mỹ lúc nào cũng rêu rao lên giọng rằng họ là “người bảo hộ cho nhân quyền”, chính Mỹ hồi năm 1959 đã làm mọi cách để Cuba không còn bác sĩ nào nhưng cuối cùng chính họ mới thiếu bác sĩ - đúng lúc cần nhất thì Mỹ lại không có đủ số bác sĩ của mình. Tại nước Mỹ hiện có hàng triệu người nhập cư, những người Mỹ gốc Phi, hàng chục triệu người không có thu nhập hoặc tiền của dành dụm để thanh toán các chi phí y tế, (trong khi tại Cuba này, bất kỳ công dân nào cũng được chữa trị hoàn toàn miễn phí), mà không bao giờ có bất kỳ ai quan tâm xem họ nghĩ gì, rằng họ có ủng hộ việc cấm vận (của Mỹ) đối với Cuba hay không, giống như những gì mà bọn lính đánh thuê đáng thương vẫn làm. Đó là điều chưa bao giờ có ai hỏi, và cũng sẽ không bao giờ có ai quan tâm!

Ngày nay, cho dù với hơn 30 nghìn bác sĩ đang làm việc ở nước ngoài, chúng tôi vẫn còn không dưới 40 nghìn bác sĩ khác đang ở Cuba, trong các bệnh viện và trung tâm y tế, phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh của đông đảo người dân. Ngay cả giữa những ngày gian khổ nhất của thời kỳ đặc biệt kinh khủng đó, chúng tôi vẫn thành công trong việc giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh xuống mức thấp nhất như hiện nay - chúng tôi nâng cao tuổi thọ trung bình của người dân và cung cấp dịch vụ chăm sóc y tế miễn phí cho nhân dân - nhưng tất cả những thành tựu đó còn chưa thấm vào đâu với những gì chúng tôi đang làm hiện nay. Vấn đề y tế của mọi người dân Cuba đã được bảo đảm, và sẽ không ngừng được cải thiện trong những năm tiếp theo: chúng tôi hy vọng, sau một thời gian ngắn, sẽ nâng tuổi thọ trung bình của người dân lên 80 năm. Với tỷ lệ người nhiễm AIDS là 0,07% dân số, Cuba là nước có tỷ lệ nhiễm AIDS thấp nhất trên thế giới. Cho dù chúng tôi còn rất nhiều vấn đề khó khăn cụ thể mà chúng tôi ý thức là cần phải giải quyết nhanh chóng, thì thực tế là ngay cả nước châu Mỹ Latinh có tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS thấp nhất trong khu vực cũng vẫn còn cao hơn chúng tôi tới tám lần.

Mới đây, Cuba đã gửi bác sĩ tới Guatemala và còn tới cả Pakistan, sau trận động đất xảy ra ở Kashmir, đúng vậy không?

Đúng vậy, chúng tôi đã cử một bộ phận của Đội quân Henry Reeve tới Guatemala, tổng cộng là 700 bác sĩ, cộng với khoảng 300 bác sĩ đã ở đó từ trước, vậy là tất cả có tới gần 1000 bác sĩ Cuba ở Guatemala để chiến đấu với một trong những bi kịch tự nhiên khủng khiếp nhất trong lịch sử đất nước này (cơn siêu bão Stan), thậm chí đây có lẽ là cơn bão lớn nhất từng có trong lịch sử, khủng khiếp hơn cả cơn bão Mitch - đó chính là cơn bão đánh dấu thời điểm chúng tôi chính thức bắt đầu chương trình Y tế tổng hợp để viện trợ cho các quốc gia khác thuộc Thế giới thứ ba. Một nghìn đồng chí dũng cảm đó đã có mặt tại vùng đồi núi hiểm trở nhất của Guatemala, cũng như ở tất cả mọi nơi bị ảnh hưởng bải thiên tai trên đất nước này, và họ đã làm việc ở đó trong nhiều tháng liền không ngừng nghỉ. Mà đó hoàn toàn không phải là những hành động dũng cảm duy nhất mà các bác sĩ của chúng tôi đã thể hiện.

Kể từ khi chúng tôi chính thức thành lập Đội quân Henry Reeve mà tôi vừa đề cập ở trên, hai trận thảm họa thiên tai khủng khiếp đã xảy ra: tất nhiên phải kể đến cơn siêu bão ở Guatemala và trận động đất ở Kashmir. Ngày nay, những bác sĩ Cuba đang hoạt động nhân đạo tại Pakistan đã viết lên một trang chói lọi trong lịch sử anh hùng cách mạng, của sự hy sinh quên mình và những đóng góp thiết thực, hiệu quả nhất - một trang vàng bất tử trong lịch sử, cùng với rất nhiều mốc son chói lọi mà Cách mạng Cuba đã lập nên.

Với trận động đất ở Pakistan, chúng tôi nhận ra rằng điều quan trọng không phải là gửi tới hiện trường những con chó tìm kiếm thi thể nạn nhân hay những chiếc cần cẩu lớn - điều quan trọng nhất, điều mà người dân chờ đợi nhất sau mỗi trận động đất chính là các bác sĩ. Động đất đòi hỏi phải có nhiều bác sĩ hơn bất kỳ thảm họa tự nhiên nào khác. Tôi chỉ cần đưa ra ví dụ thế này cho ông dễ hình dung - tại Pakistan, trận động đất xảy ra tại một khu vực đồi núi hẻo lánh với hàng triệu người sinh sống, khiến hơn 100 nghìn người thiệt mạng, và rất nhiều người khác bị thương: chủ yếu là những người dân bị gẫy xương, nhất là chân và tay... Thật khó có thể hình dung ra một thảm họa khủng khiếp hơn thế, và cũng thật khó khăn khi chính phủ những quốc gia nghèo bị thảm họa như vậy lại đi trông cậy vào sự giúp đỡ của những nước giàu có vốn chỉ quen bóc lột và bóp nặn những nước nghèo thuộc Thế giới thứ ba. Các nước giàu có lẽ chỉ thích hợp với việc phá hoại môi trường, tàn phá các nguồn tài nguyên để phục vụ cho sự tham lam của họ... Nhưng đã có các bác sĩ Cuba, những người đã viết lên một trang anh hùng trong lịch sử của tinh thần đoàn kết nhân loại.

Xin lỗi là tôi đã nói hơi lan man, nhưng đối với tôi đây là vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt.

----------------------------------------------------------
1. Đội quân Henry Reeve “HRC” - tên của ông được đặt để tưởng nhớ một thanh niên người Mỹ đã chiến đấu trong cuộc chiến tranh giành độc lập đầu tiên của Cuba và trở thành một sĩ quan cao cấp trong quân đội giải phóng Cuba (Xem Chương 5) - được thành lập năm 2005 ngay khi Mỹ từ chối tiếp nhận một đoàn bao gồm khoảng 1.600 bác sĩ và các chuyên gia y tế với đầy đủ thuốc men và các trang thiết bị sơ cứu tại chỗ đến giúp đỡ những nạn nhân của cơn bão Katrina đã tàn phá nặng nề thành phố New Orleans và một khu vực rộng lớn của bang Louisiana, Alabama và Georgia. Tên đầy đủ của HRC là Đội quân các bác sĩ tình nguyện quốc tế Henry Reeve chuyên cứu trợ thiên tai và bệnh dịch nguy hiểm.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #151 vào lúc: 31 Tháng Bảy, 2013, 09:30:42 am »

Tôi biết là ông vô cùng tâm huyết với vấn đề chăm sóc y tế, cũng như tinh thần đoàn kết quốc tế của Cuba, nhất là trong lĩnh vực y tế, và đây là điều mà ông rất tự hào. Nhưng tôi muốn chúng ta quay trở lại với chủ đề mà chúng ta vẫn trao đổi trong cả ngày hôm nay. Chúng ta đang nói tới việc Cuba viện trợ cho Algeria trong những năm đầu tiên sau khi Cách mạng Cuba thành công.

Vâng, tôi đang kể là hồi đó, năm 1961, chúng tôi đã cử khoảng ba hay bốn chục bác sĩ tới Algeria, tôi sẽ phải kiểm tra lại xem chính xác là bao nhiêu bác sĩ 1. Và sau khi Algeria giành được độc lập vào tháng 6 năm 1962, chúng tôi đã gặp Tổng thống Ben Bella, ông ấy đã tới Havana trong một chuyến thăm ngay trước những ngày căng thẳng nhất của cuộc khủng hoảng tháng 10 năm đó. Ông ấy đã bay thẳng tới đây từ thủ đô Washington của Mỹ, sau khi có một cuộc gặp với Tổng thống Kennedy. Trong nhiều vấn đề trao đổi, họ còn đề cập đến cả cuộc khủng hoảng tên lửa đang diễn ra giữa Cuba và Mỹ. Ông ấy đã thể hiện tinh thần đoàn kết với chúng tôi. Nhân dân chúng tôi đã chào đón Ahmed Ben Bella rất nồng nhiệt bởi vì họ biết rõ sự nghiệp đấu tranh giành tự do mà ông theo đuổi, cũng như tinh thần chiến đấu anh dũng của nhân dân Algeria và chiến thắng lịch sử của họ trước chủ nghĩa thực dân Pháp.

Quân đội Cuba có tham gia vào cuộc chiến tranh giữa Algeria và Marốc năm 1963 không?

Có, các chiến sĩ của chúng tôi cũng có mặt. Một năm sau cuộc khủng hoảng tháng 10, vào mùa thu năm 1963, một tình huống hoàn toàn bất ngờ - mà có lẽ là không ai có thể hình dung nổi - đã nảy sinh. Algeria - sau khi trở thành một quốc gia độc lập nhờ quá trình đấu tranh vô cùng anh dũng của mình - phải đối mặt với nguy cơ xâm lược tại khu vực Tinduf, gần sa mạc Sahara. Quân đội Maróc, mà đứng đằng sau đó là sự hậu thuẫn về vũ khí và hậu cần của Mỹ, đang tìm cách chiếm đoạt những nguồn tài nguyên thiên nhiên quan trọng của Algeria, một đất nước vốn đã gần như kiệt quệ vì chiến tranh và bị thực dân bóc lột. Lần đầu tiên, quân đội Cuba - với lực lượng là một tiểu đoàn xe tăng trang bị ống ngắm ban đêm do Liên Xô viện trợ cho chúng tôi để phục vụ mục đích quốc phòng, một số đơn vị pháo binh, cùng vài trăm chiến sĩ bộ binh   - đã băng qua đại dương mà không cần phải xin phép bất kỳ ai, kể cả những người đã cung cấp vũ khí cho chúng tôi, -đáp lại lời kêu gọi của những người anh em Algeria đang cần chúng tôi giúp đỡ để bảo vệ lãnh thổ và tài nguyên của mình, mà đất nước này đã phải đổ rất nhiều máu để giành lại từ tay thực dân Pháp.

Ngay từ rất sớm, Cuba đã giúp các lực lượng nổi dậy tại châu Phi chiến đấu chống lại ách thống trị của thực dân Bồ Đào Nha, một trong những nước thực dân cuối cùng trên toàn lục địa châu Phi. Thông tin này có chính xác không?

Có, hoàn toàn chính xác. Sự hợp tác giữa chúng tôi với phong trào đấu tranh giành độc lập tại Angola và Guinea-Bissau đã bắt đầu từ năm 1956. Dưới sự lãnh đạo của Đảng châu Phi vì độc lập cho Guinea và Cape Verde (PAIGC), mà trực tiếp là vai trò lãnh đạo của nhà lãnh tụ xuất chúng và kiên cường Amílcar Cabral, cuối cùng thì đến tháng 9 năm 1974, Guinea-Bissau cũng đã giành được độc lập. Vào thời điểm đó, có đến 600 chiến sĩ quốc tế người Cuba, trong đó có khoảng 70 bác sĩ, đã tham gia cùng lực lượng du kích trong vòng mười năm liền, từ năm 1966, yểm trợ cho cuộc đấu tranh giành độc lập của họ. Những chiến sĩ quốc tế Cuba đã trực tiếp chiến đấu trong cuộc đấu tranh giành độc lập đó.

Tháng 7 năm 1975, các đảo Cape Verde, Sao Tomé và quần đảo Príncipe đều giành được độc lập từ tay người Bồ Đào Nha. Và giữa năm đó, đến lượt Mozambique giành được độc lập cuối cùng, sau một cuộc đấu tranh gian khổ của toàn thể nhân dân Mozambique dưới sự lãnh đạo của Mặt trận Giải phóng Mozambique (FRELIMO) và lãnh tụ của mình, người anh em và người đồng chí không thể nào quên của chúng tôi là Samora Machel. Nhưng ngay cả khi đã giành được độc lập, Mozambique vẫn thường xuyên bị quân đội Nam Phi xâm lược, đó cũng là hoàn cảnh thường xảy ra với Zimbabwe, một đất nước vừa mới được giải phóng dưới sự chỉ huy của Robert Mugabe, một nhà lãnh đạo thông minh, kiên định và mạnh mẽ, cũng như những nhà lãnh đạo xuất sắc khác.

Thuộc địa cuối cùng của Bồ Đào Nha tại châu Phi giành được độc lập là Đông Timor, ở châu Đại dương, vào năm 1999. Dù sao đi nữa, Cuba cũng đã giúp đỡ quốc gia nhỏ bé này đúng vào thời điểm khó khăn nhất. Đó là một nước nằm cách chúng tôi rất xa, trong khi chính Cuba lại đang phải trải qua một giai đoạn đặc biệt, bị cô lập với thế giới xung quanh sau khi Liên Xô và khối xã hội chủ nghĩa sụp đổ.

Còn trong truờng họp của nuớc Cônggô thuộc Bỉ cũ, sự viện trợ quân sự của Cuba đã bắt đầu như thế nào? Theo tôi biết thì chính Che Guevara cũng từng tham gia chiến đấu tại đây.

Chắc hẳn ông còn nhớ là Che đã tới một số nước châu Phi. Chúng ta đã bàn đến thòi kỳ đó. Trong bài phát biểu tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc ngày 11 tháng 12 năm 1964, anh ấy đã tố cáo mạnh mẽ cuộc xâm lược của Mỹ và Bỉ tại Cônggô. Anh ấy đã nói như thế này - tôi chỉ nhắc lại những gì tôi còn nhớ: “Tất cả những người tự do trên thế giới phải chuẩn bị sẵn sàng để trả thù cho những tội ác chống lại nhân dân Cônggô”.

Khi đó tôi đang tìm cách thuyết phục Che bớt nôn nóng và chờ đợi thêm một thời gian, trong khi chờ đợi những điều kiện ở Cônggô đã đủ chín muồi cho một cuộc đấu tranh giải phóng.

Cuối tháng 12 năm 1964, sau khi tham khảo ý kiến với chúng tôi, Che đã đi thẳng từ New York, bắt đầu một cuộc hành trình dài đưa anh ấy qua 9 nước châu Phi: Algeria, Ai Cập, Mali, Cônggô, Guinea, Ghana, Dahomet (tức là Benin ngày nay), Tanzania và Cônggô Brazzaville. Đến lúc này thì nhà lãnh tụ vĩ đại người Cônggô Patrice Lumumba đã bị ám sát - từ tháng 1 năm 1961 - và vẫn được coi như biểu tượng bất tử của phong trào chống thực dân trong khu vực.

Che đã tìm cách gặp được tất cả những nhà ái quốc châu Phi xuất sắc nhất: Kwameh Nkrumah ở Accra, Sékou Touré ở Conakry, Modibo Keita ở Bamako, và Massamba Débat ở Brazzaville. Tại Algeria, anh ấy cũng đã có những cuộc trao đổi rất lâu với những nhà lãnh đạo của các phong trào giải phóng của các quốc gia còn nằm dưới sự cai trị của thực dân Bồ Đào Nha: Agostinho Neto và Lucio Lara của Angola, Amílcar Cabral, nhà lãnh tụ cách mạng vĩ đại người Guinea-Bissau, và những nhà lãnh đạo của phong trào FRELIMO ở Mozambique.

----------------------------------------------------------
1. Nhóm các nhân viên y tế đầu tiên được cử đến Algeria gồm 29 bác sĩ, 3 nha sĩ, 5 y tá và 8 kỹ thuật viên y tế; có 45 người là nam giới và 10 phụ nữ. (Chú thích của biên tập viên Cuba).
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #152 vào lúc: 31 Tháng Bảy, 2013, 09:32:45 am »

Và chính tại đây, Che đã quyết định tham gia cùng lực lượng du kích Cônggô?

Không, sau chuyến đi đầu tiên anh ấy đã quay về Cuba. Lúc này Che đã trở nên đặc biệt quan tâm tới tình hình tại châu Phi, đặc biệt là sau chuyến đi lịch sử cùng với những cuộc tiếp xúc với các nhà lãnh đạo uy tín và xuất sắc của châu Phi, nhưng khi đó anh ấy cũng rất nôn nóng muốn đến Bolivia ngay lập tức. Và thế là, như tôi đã kể với ông, sau khi nhận thấy mối quan tâm của anh ấy đối với châu Phi, tôi đã gợi ý rằng trong khi chờ đợi những điều kiện ở Bolivia hình thành, Che nên tới châu Phi cùng một nhóm những đồng chí khác. Mục đích cụ thể của chuyến đi là hỗ trợ cho phong trào đấu tranh du kích ở miền Đông Cônggô. Đây là nhiệm vụ vô cùng quan trọng, đồng thòi nó cũng sẽ cho phép anh ấy tích lũy thêm kinh nghiệm để xây dựng và tổ chức những đơn vị quân sự mới.

Ngày 24 tháng 4 năm 1965 - chính xác là như vậy - Che cùng một lực lượng chiến sĩ người Cuba khá đông đảo đã tới một nơi có tên là Kibama, gần Fizi, thuộc tỉnh Nam Kivu, bên bờ hồ Tanganyika trong một khu vực do lực lượng du kích của Laurent-Desire Kabila kiểm soát. Kabila đã được huấn luyện về quân sự và chính trị tại Trung Quốc; tại thời điểm đó, các đồng chí Trung Quốc cũng đang phối hợp hoạt động cùng với ông ta, vì vậy Kabila đã có vài tháng huấn luyện tại một học viện quân sự ở Nam Kinh. Nhưng khi đó lực lượng du kích của ông đang ở trong giai đoạn khủng hoảng sâu sắc - đội hình bị phân tán sau những trận tấn công dữ dội từ cuối năm 1961 của bọn lính đánh thuê da trắng của Nam Phi, Rhodesia và Đức, cùng với những tay súng từ các nước khác, dưới sự chỉ huy của các sĩ quan Bỉ và Mỹ.

Và Cuba đã gửi thêm lực lượng tới để giúp Che?

Vâng. Tháng 7 năm đó - có nghĩa là chỉ chín tháng sau khi Che tới Cônggô - chúng tôi gửi tiếp một đội quân gồm 250 chiến sĩ, được lựa chọn kỹ lưỡng từ những chiến sĩ ưu tú nhất, dưới sự chỉ huy của Jorge Risquet. Họ đã đặt chân tới Cônggô Brazzaville, bởi vì ngay từ ngày đó cũng như hiện nay, có tới hai nước Cônggô: nước Cônggô thuộc Bỉ cũ, mà về sau được gọi là Zaire, với thủ đô là thành phố Kinshasa, và một nước là Cônggô thuộc Pháp, có thủ đô là Brazzaville - hai thành phố đối diện nhau, ở giữa là con sông Cônggô rộng lớn. Chúng tôi gửi lực lượng chi viện này từ Công gô Brazzaville tới để bảo vệ cho chính phủ theo đường lối quốc gia của Massamba Débat, và cũng để yểm trợ cho Che khi đó đang chiến đấu và huấn luyện lực lượng ở miền Đông Cônggô thuộc Bỉ.

Nhưng Risquet và người của mình, khi đó đang ở Cônggô Brazzaville, cũng bắt đầu huấn luyện các chiến sĩ từ những nhóm du kích khác. Đặc biệt, họ đã huấn luyện cho các chiến sĩ thuộc Phong trào Giải phóng Bình dân Angola (MPLA). Chỉ trong một thời gian ngắn, họ đã huấn luyện đủ lực lượng để hình thành nên ba thê đội chiến đấu, xuất phát từ Brazzaville lên đường tham gia vào các lực lượng du kích Angola.

Vậy là từ năm 1965, sự viện trợ chặt chẽ của chúng tôi đối với phong trào đấu tranh giành độc lập ở Cônggô, cũng như ở Angola và Cabinda, một vùng lãnh thổ thuộc Angola, đã bắt đầu hình thành. Trong mọi trường hợp, sự ủng hộ của chúng tôi đều chủ yếu tập trung vào việc huấn luyện lực lượng, cung cấp giáo viên hướng dẫn và viện trợ vũ khí, trang bị.

Sự có mặt của Cuba tại châu Phi được biết đến nhiều nhất qua cuộc chiến tranh Angola, ông có nhớ là mọi chuyện đã bắt đầu như thế nào không?

Có chứ, tôi nhớ rất rõ là khác. Sau cái gọi là “Cách mạng hoa cẩm chướng” tại Lisbon, tháng 4 năm 1974, đế chế thực dân cũ của Bố Đào Nha bắt đầu tan rã. Đất nước này đã bị suy yếu dần dưới sự lãnh đạo kéo dài của một chính phủ theo đường lối cực kỳ phản động, phát xít và có xu hướng thân Mỹ. Những yếu kém về kinh tế cộng với các thiệt hại do các cuộc chiến tranh giành độc lập gây ra đã khiến đế chế thực dân cũ của Bồ Đào Nha lung lay và sụp đổ.

Lúc trước tôi có đề cập là năm 1975, sau khi chính phủ thực dân sụp đổ, hầu hết trong số các thuộc địa tại châu Phi của Bồ Đào Nha - như Guinea-Bissau, Cape Verde, Sao Tomé và Mozambique - đã giành lại được độc lập hoàn toàn nhanh chóng nhận được sự công nhận từ chính phủ tiến bộ đang nắm quyền khi đó tại Lisbon.

Nhưng trong trường hợp của Angola, khi đó là thuộc địa lớn nhất và giàu có nhất của Bồ Đào Nha tại châu Phi, tình hình lại khác hoàn toàn. Chính phủ Mỹ đã tiến hành một kế hoạch tối mật - mới đây thì kế hoạch này đã được công bố, còn trước đó thì lúc nào Washington cũng khăng khăng rằng mình “hoàn toàn không liên quan” tới những gì đã xảy ra - nhằm đàn áp những lợi ích hoàn toàn chính đáng của nhân dân Angola và dựng lên một chính phủ bù nhìn. Điểm mấu chốt trong kế hoạch này là chính phủ Mỹ liên minh với Nam Phi trong việc huấn luyện và cung cấp vũ khí cho một số tổ chức nhất định do chế độ thực dân Bồ Đào Nha dựng lên để chống phá nền độc lập của Angola và biến nó hầu như trở thành một mô hình nhà nước công quản dành cho Mobutu, nhà độc tài tham nhũng của Zaire tức là Công gô thuộc Bỉ trước kia, tha hồ đục khoét. Tay Mobutu này quả thật là tên kẻ cắp ghê gớm nhất trong lịch sử - không ai biết số tiền 40 tỷ đô la mà hắn đã đánh cắp hiện đang được giấu ở đâu, liệu có thể ở trong những ngân hàng nào, hoặc chính phủ nào đã giúp hắn kiếm được hàng chục tỷ đô la như vậy từ một đất nước hầu như đã bị bòn rút kiệt quệ - không uranium, không đồng, không còn nguồn tài nguyên nào đáng kể - bởi vì nó từng là nước thuộc địa bị các nước thực dân châu Âu tranh nhau xâu xé và bóc lột. Nhưng tóm lại, kế hoạch bí mật đó nhằm vào việc biến Angola thành một nhà nước công quản do nhà độc tài Mobutu tự do thao túng theo định hưởng tư tưởng phát xít và phân biệt chủng tộc phổ biến ở Nam Phi khi đó - trong thời gian đó Mỹ đã không hề ngần ngại trong việc sử dụng quân đội Nam Phi vào việc xâm lược Angola rất nhiều lần. Chính những tên độc tài tham nhũng, những kẻ ăn cắp thối nát, những kẻ phân biệt chủng tộc tồi tệ nhất lại thường xuyên, mà không một chút đắn đo dù là nhỏ nhất, được đứng trong hàng ngũ với những người xưa nay vẫn vỗ ngực tự xưng là đại diện cho “Thế giới tự do”. Thậm chí nhiều năm sau, Tổng thống Mỹ Ronald Reagan còn trắng trợn gọi chúng là “những chiến binh vì tự do”.

Thời gian đó Mỹ đang câu kết chặt chẽ với chế độ Apácthai của Nam Phi.

Chính xác. Liên quan đến vấn đề này, tôi có một câu chuyện rất quan trọng mà tôi quên chưa kể cho ông biết, nhân việc chúng ta bàn đến chủ nghĩa phát xít và chủ nghĩa Apácthai ở Nam Phi. Tôi muốn nói với ông rằng trong khi những chiến sĩ Cuba đang có mặt ở Angola và Angola thì đang bị quân đội Nam Phi xâm lược, chính Mỹ đã dàn xếp những thỏa thuận nhằm chuyển cho Nam Phi - tôi muốn nói là nước Nam Phi dưới chế độ phát xít và phân biệt chủng tộc khi đó - một số quả bom nguyên tử, tương tự như những quả bom đã được sử dụng ở Hiroshima và Nagasaki. Điều này có nghĩa là trong cuộc chiến tranh tại Angola - đây là điều mà nhiều người thường quên mất - các chiến sĩ cách mạng Cuba và Angola đã phải đối đâu với một quân đội và chính phủ phản động có đến tám quả bom nguyên tử, do Mỹ cung cấp thông qua một nước khác, nước từ đầu đến giờ vẫn ủng hộ mạnh mẽ việc phong tỏa và cấm vận Cuba, đó chính là Israel. Và có rất nhiều thế lực phản động đã hy vọng rằng những quả bom nguyên tử đó sẽ được dùng để chống lại chúng tôi - tuy nhiên chúng tôi cũng đã nghi ngờ, tôi sẽ cho ông biết cụ thể, và chúng tôi đã tiến hành tất cả những biện pháp đề phòng cần thiết (trên cơ sở nhận định bất kỳ lúc nào quân đội Nam Phi cũng có thể ném một quả bom nguyên tử vào lực lượng chiến đấu của chúng tôi).

Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #153 vào lúc: 31 Tháng Bảy, 2013, 09:35:02 am »

Quân đội Nam Phi sở hữu bom nguyên tử do Mỹ cung cấp? Tôi không hề biết thông tin này.

Cũng không có nhiều người biết, nhưng đó là sự thật. Những kẻ tự xưng là “dân chủ” đó - không chỉ riêng Đảng Dân chủ Mỹ, mà đúng hơn là cả “đế quốc dân chủ” đó - còn kẻ nào mà họ không liên hệ, móc nối? Còn hành động kẻ cướp nào mà họ không dám làm hoặc không công khai ủng hộ? Họ yểm trợ cho lực lượng của Mobutu và nhắm mắt làm ngơ trước những tội ác của hắn. Chúng ta cũng không nên quên rằng khi Lumumba bị ám sát, cũng chính Mobutu đã cầm đầu lực lượng lính đánh thuê châu Âu và giết hại rất nhiều người dân Cônggô, mà sau này được gọi là Zaire.

Một hôm tôi đã hỏi Nelson Mandela: “Thưa Tổng thống, ngài có biết số vũ khí hạt nhân mà Nam Phi có khi đó hiện đang ở đâu không?”, “Không, tôi không biết”. “Vậy các chỉ huy quân đội Nam Phi đã nói gì với ngài?”, “Họ chẳng nói gì với tôi cả”. Đó là thòi kỳ mà có lẽ không có ai biết ngọn ngành câu chuyện, thậm chí trên thế giới còn chưa có ai từng đặt câu hỏi về vấn đề này. Cũng chẳng khác gì việc chẳng có ai đặt câu hỏi về những vũ khí hạt nhân mà Israel có - không ai hết! Những tin tức được đăng tải trên thế giới hiện nay đều là những tin có lợi cho chủ nghĩa đế quốc và những đồng minh của mình, những kẻ muốn duy trì sự độc quyền cả trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân, phòng trường hợp đến một ngày nào đó toàn bộ nguồn dầu thô và các nguồn khí tự nhiên đều cạn kiệt.

Ngay cả trong thời điểm hiện tại (cuối năm 2005), phương Tây vẫn theo đuổi chính sách bá quyền khi họ tìm cách cấm Iran phát triển nguồn năng lượng hạt nhân của riêng mình, trong khi họ vẫn không ngừng thúc giục Iran khai thác đến cạn sạch nguồn dự trữ dầu mỏ và khí đốt của mình - nguồn khí đốt rất khổng lồ - vì mỗi ngày Iran sản xuất khoảng 5 triệu thùng khí tự nhiên. Nhưng Iran, với sự khôn ngoan và quyền lợi chính đáng của mỗi quốc gia, muốn sản xuất điện từ năng lượng hạt nhân. Nước Pháp sản xuất đến 80% nguồn điện năng của mình từ năng lượng hạt nhân, ngoài ra còn rất nhiều quốc gia khác, như Nhật Bản, Hàn Quốc và cả Canada cũng làm như vậy. Những người Iran không hề đòi hỏi bất kỳ điều gì khác với các nước kia - họ chỉ muốn sản xuất ra phần lớn nguồn điện của mình từ năng lượng hạt nhân, thay vì phải đốt đến cạn kiệt nguồn khí tự nhiên.

Khi phải đương đầu với quân đội Nam Phi được trang bị vũ khí hạt nhân, các chiến sĩ Cuba đã áp dụng chiến thuật gì? Bởi vì theo tôi hình dung thì đó là một tình huống quân sự hoàn toàn mới mẻ đối với người của ông?

Đúng là hoàn toàn mới. Và trong thực tế, chúng tôi đã phải vận dụng những phương pháp tác chiến phi đối xứng để đối phó với thực tế là chứng tôi đang đương đầu với quân đội Nam Phi có trong tay vũ khí hạt nhân. Chúng tôi quyết định thành lập các nhóm chiến thuật bao gồm dưới 1.000 người, được trang bị đầy đủ, có cả xe tăng, xe bọc thép để chở quân, pháo binh và khí tài phòng không, vì đây là những vũ khí mà chúng tôi có khá nhiều tại thời điểm đó - cộng với việc chúng tôi có ưu thế đáng kể trên không trung nhờ vào khả năng hoạt động táo bạo của những đon vị máy bay Mig-23, đây là loại máy bay có thể bay rất thấp và thực sự là chúng tôi đã khống chế được vùng trời của khu vực tác chiến, ngay cả khi phải đương đầu với một thế lực sở hữu rất nhiều máy bay chiến đấu hiện đại. Đó là cả một câu chuyện rất tuyệt vời - thật đáng xấu hổ là chưa có ai viết về nó một cách đầy đủ và trọn vẹn.

Vậy cuộc tấn công nhằm vào Angola đã nổ ra tại thời điểm nào?

Vào khoảng giữa tháng 10 năm 1975. Trong khi quân đội Zaire và bọn lính đánh thuê, dưói sự yểm trợ của các loại hỏa lực mạnh và các cố vấn quân sự do Nam Phi cung cấp, đang chuẩn bị sẵn sàng để tiến hành những cuộc tấn công mới từ phía bắc Angola, và trong thực tế chúng đã tiến sát đến thủ đô Luanda của nước này, thì nguy cơ lớn nhất lại đến từ phía Nam. Những thê đội thiết giáp của quân đội Nam Phi đã băng qua biên giới phía nam Angola và đang cơ động như vũ bão vào vùng trung tâm nước này. Mục tiêu đặt ra là lực lượng Nam Phi từ phía nam tiến vào sẽ hội quân với lực lượng lính đánh thuê của Mobutu từ phía Bắc và chiếm đóng Luanda trước khi Angola kịp tuyên bố độc lập, mà theo kế hoạch là vào ngày 11 tháng 11 năm 1975. Quả là những ngày vô cùng khó khăn!

Trước đó đã có rất nhiều biến cố đã xảy ra - cuộc đấu tranh ở Cabinda và những sự kiện quan trọng khác mà trong khuôn khổ thời gian có hạn tôi không thể kể hết ra ở đây.

Vậy tại thời điểm đó có chiến sĩ Cuba nào đang ở Angola không?

Khi đó, chúng tôi chỉ có tất cả 480 người làm nhiệm vụ huấn luyện tại Angola - cùng với một nhóm đang hoạt động tại Cabinda, cũng làm nhiệm vụ huấn luyện. Nhóm 480 chiến sĩ Cuba này vừa mới tới Angola trước đó vài tuần để đáp lại lời kêu gọi viện trợ từ Chủ tịch Phong trào Giải phóng Bình dân Angola (MPLA), Agostinho Neto, một lãnh tụ tên tuổi và uy tín đã có công tổ chức và lãnh đạo cuộc đấu tranh tại đất nước mình trong suốt nhiều năm liền, ông nhận được sự ủng hộ của tất cả các quốc gia châu Phi và được công nhận trên toàn thế giới. Đơn giản là ông chỉ đề nghị chúng tôi giúp đỡ về mặt huấn luyện cho các tiểu đoàn chủ lực, tiền thân của quân đội quốc gia Angola độc lập sau này. Các sĩ quan huấn luyện của chúng tôi chỉ được trang bị vũ khí nhẹ. Hình như là cũng có một số loại hỏa lực mạnh phục vụ công tác huấn luyện, đâu như là một khẩu cối tại trung tâm huấn luyện, nhưng về cơ bản họ chỉ được trang bị các loại vũ khí cá nhân rất gọn nhẹ.

Vậy trước bối cảnh Angola đang phải đối mặt với nguy cơ tấn công từ hai phía, các sĩ quan và chiến sĩ Cuba có trực tiếp tham gia chiến đấu không?

Có chứ, tất nhiên rồi - ngay lập tức các chiến sĩ Cuba đã tham gia vào công cuộc bảo vệ Angola. Vào đầu tháng 11 năm 1975, tất cả chỉ có một nhóm nhỏ, cùng với các học viên trẻ măng tại Trung tâm Huấn luyện Cách mạng tại Benguela, đã không một chút ngần ngại cầm súng chiến đấu chống lại quân đội phân biệt chủng tộc. Trong cuộc tấn công bất ngờ và một cuộc chiến đấu vô cùng không cân sức giữa quân đội Nam Phi và những tân binh Angola, rất nhiều chiến sĩ đã hy sinh anh dũng, trong đó có cả tám sĩ quan huấn luyện người Cuba, bảy người khác bị thương. Nhưng quân đội Nam Phi cũng mất 6 xe bọc thép và những trang thiết bị khác. Tất nhiên trong những trận giao tranh như vậy, đối phương không bao giờ công khai con số thương vong thực sự của mình. Lần đầu tiên, tại khu vực hẻo lánh nhất trên lục địa châu Phi khi đó, máu của người Cuba và người Angola đã cùng đổ xuống để cho tự do nảy mầm trên mảnh đất đã chịu quá nhiều đau khổ.

Vì vậy, tháng 11 năm 1975, tức là tròn 19 năm sau ngày chúng tôi đổ bộ lên bờ từ con tàu Granma, một nhóm nhỏ các chiến sĩ Cuba đã phát động những trận đánh đầu tiên trong một cuộc chiến kéo dài nhiều năm sau đó ở Angola.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #154 vào lúc: 31 Tháng Bảy, 2013, 09:37:17 am »

Và chính tại thời điểm đó ông và các cố vấn của mình đã quyết định gửi thêm lực lượng chi viện tới Angola?

Đúng vậy. Và chúng tôi đã chấp nhận đương đầu với thách thức mà không hề băn khoăn, ngần ngại lấy một giây. Các sĩ quan huấn luyện của chúng tôi sẽ không đời nào bị bỏ mặc cho số phận, chúng tôi cũng không thể bỏ rơi những chiến sĩ Angola đang hy sinh quên mình vì nền độc lập của mình, sau hơn 20 năm đấu tranh anh dũng không ngừng nghỉ. Khi đó, sau khi hiệp đồng chặt chẽ với Tổng thống Neto của Angola, Cuba đã quyết định gửi thêm các chiến sĩ đặc nhiệm thuộc Bộ Nội vụ cùng với một số đơn vị bộ đội chủ lực từ Các Lực lượng Vũ trang Cách mạng (FAR) - tất cả đều được trang bị đầy đủ để có thể sẵn sàng chiến đấu. Lực lượng này được gửi tới Angola một cách nhanh nhất bằng đường không và đường biển để có thể tham gia chiến đấu chống lại sự xâm lược của chế độ Apácthai.

Vậy là những chiến sĩ Cuba, những người kế thừa xứng đáng truyền thống anh hùng của Quân khởi nghĩa quang vinh thế kỷ 19, đã lao vào một cuộc chiến đấu mới ở cách quê hương mình cả mười nghìn cây số, đương đầu với những đội quân thiện chiến của Nam Phi, cường quốc mạnh nhất tại châu Phi, và của Zaire - một chế độ bù nhìn được Mỹ và châu Âu trang bị đầy đủ và hiện đại nhất.

Và chính trong giai đoạn này, Cuba đã phát động chiến dịch mang tên “Chiến dịch Carlota”.

Đúng vậy. Đó chính là thời điểm bắt đầu chiến dịch Carlota  , mật danh của chiến dịch quân sự quốc tế quy mô nhất, trường kỳ nhất, chính nghĩa nhất và cũng thành công nhất trong lịch sử đất nước Cuba.

Tại sao các ông lại đặt tên chiến dịch là Carlota?

Tên gọi đó vừa mang tính biểu tượng vừa là sự tưởng nhớ tới hàng nghìn người nô lệ đã hy sinh quên mình hoặc bị hành hình trong những cuộc nổi dậy đầu tiên của nô lệ tại Cuba. Chính những cuộc nổi dậy kiên cường như vậy đã hình thành nên những phụ nữ bất khuất như Carlota. Bà vốn là một nô lệ Lucumi tại đồn điền mía đường Triunvirato, tại khu vực hiện nay thuộc tỉnh Matazas, và vào năm 1843, Carlota đã lãnh đạo một trong rất nhiều những cuộc nổi dậy chống lại kiếp sống nô lệ đọa đày khủng khiếp, và bà đã anh dũng hy sinh trong cuộc đấu tranh này.

Tổng kết lại thì đó có phải là một chiến dịch thành công không? Các lực lượng Cuba có ngăn chặn được cuộc tấn công vảo thủ đô Luanda không?

Có chứ - đó là một chiến dịch thành công trọn vẹn. Đến cuối tháng 11 năm 1975, chúng tôi đã chặn đứng được cuộc xâm lược của kẻ thù từ cả hai phía bắc và nam. Tôi nhớ là khi lực lượng Cuba và Angola đang từng bước giành lại được từng thị trấn trên cả nước - chúng tôi cấp tập nhận được các tin báo: “Đã vào thị trấn này...”, “Đang tiến như thế kia...”, cho đến khi họ tới được biên giới của Angola, cả trên mạn bắc và dưới mạn phía nam. Đế quốc Mỹ đã thất bại trong ý đồ chia cắt Angola và phá hoại nền độc lập của quốc gia châu Phi này. Chính cuộc chiến đấu anh hùng của Cuba và Angola đã ngăn chặn được âm mưu thâm độc này.

Các đơn vị xe tăng hoàn chỉnh, cùng rất nhiều đơn vị pháo binh và phòng không chính quy, các đơn vị bộ binh cơ giới lên đến cấp lữ đoàn, tất cả đều được chuyên chở bằng các thiết bị vận tải đường biển của Cuba, đã nhanh chóng tập trung tại Angola. Sau đó, 36.000 chiến sĩ Cuba đã tiến hành một cuộc tấn công dữ dội lên sát biên giới của quốc gia Apácthai hùng mạnh kia (Nam Phi). Cũng tại đây, sau khi cuộc tấn công đầu tiên nhằm vào quân đội Nam Phi đã bắt đầu, các phi công Cuba đã trực tiếp lái những chiếc máy bay chiến đấu Mig-21 và Mig-17. Khi các chiến sĩ của chúng tôi đang băng qua cây cầu trên sông Queve và tiến sang bờ bên kia, chúng tôi đã sử dụng chính những chiếc Mig-21 này để tấn công lực lượng Nam Phi tới khi đối phương hầu như không còn khả năng chống cự.

Khi tấn công chủ yếu từ phía nam, lực lượng của chúng tôi đã buộc chúng phải rút lui hơn 1.000 km, tức là khoảng 650 dặm, đến sát điểm bắt đầu của chúng ở trên biên giới giữa Angola và Namibia, khi đó vẫn đang là thuộc địa của chế độ phân biệt chủng tộc. Tất cả các lực lượng đều tập trung tại đây. Chúng tôi đã buộc Mobutu phải cho quân đội tương đối yếu của hắn rút lui thêm vài km nữa, nhưng ngay sau đó chúng tôi lại tổ chức tấn công vào lực lượng chủ yếu của đối phương, tức là quân đội Nam Phi. Ngày 27 tháng 3 năm 1976, tên lính Nam Phi cuối cùng đã phải rút khỏi lãnh thổ Angola.

Có chi tiết quan trọng này cần làm rõ: Angola nằm cách rất xa Cuba. Có thể ông nhìn trên bản đồ và nghĩ rằng đến Mát-xcơ-va còn gần hơn đến Angola chẳng hạn. Nhưng nếu đi bằng máy bay, ông có thể đến Mát-xcơ-va trong vòng một tiếng rưỡi đồng hồ, trước khi đến được Luanda. Nói vậy để ông có thể hình dung ra Angola cách xa Cuba đến thế nào.

Và một điều quan trọng khác: một khi chúng ta đã chấp nhận tham gia vào một tình huống như vậy, chúng ta không bao giờ được phép mắc sai lầm là tỏ ra yếu ớt. Chỉ cần tỏ ra yếu ớt trước kẻ thù, anh sẽ bị đánh bại ngay lập tức. Chúng tôi đã xác định quyết tâm là sẵn sàng tung hết lực lượng khi cần thiết, thậm chí có thể bổ sung thêm một số lực lượng khác, gấp hai đến ba lần lực lượng ban đầu. “Lực lượng” không đơn thuần chỉ là một số người nhất định; trong đó còn phải tính đến sức mạnh hỏa lực, số lượng và khả năng hoạt động của vũ khí, v.v... Thậm chí trong giai đoạn sau này, chúng tôi còn chuyển tới đây cả những chiếc máy bay chiến đấu. Tôi nhớ là hồi đó chúng tôi đã dùng tàu lớn chở những chiếc Mig-21 tới Angola.

Có điều là khi cuộc tấn công đầu tiên bắt đầu, máy bay của chúng tôi vẫn chưa được chuyển đến. Các phi công của chúng tôi sử dụng ngay những chiếc máy bay chiến đấu của Angola. Họ phải chiếm được Huambo, đó là nơi Jonas Savimbi đặt làm thủ đô của mình - ông ta là người đứng đầu Liên minh Quốc gia vì Độc lập hoàn toàn cho Angola (UNITA), một tổ chức do Nam Phi và Mỹ tài trợ tiền bạc và trang thiết bị vũ khí. Đây là khu vực tưởng như các bộ tộc sẽ nghiêng về phía ủng hộ Savimbi, nhưng thực chất thì ở Huambo, MPLA lại nhận được sự ủng hộ rộng rãi hơn - tôi nhớ rất rõ điều này; về sau tôi cũng tới đây - từ đông đảo người dân so với Savimbi, cho dù đa phần các bộ tộc này cùng thuộc một tộc người như Savimbi.

Quyết định gửi đến Angola tất cả những lực lượng cần thiết được chúng tôi đưa ra ngay trong đêm ngày 4 tháng 11 (năm 1975), và đến tháng 3 năm 1976 thì tất cả bộ đội và vũ khí đã được chuyển tới nơi. Chúng tôi tiến hành đánh đuổi đối phương từ cả hai hướng, ở phía Nam, quân đội Nam Phi thậm chí còn không có đủ thời gian mà phá cầu.

Trong khi đó, ở miền Bắc, chỉ trong vài tuần với số lượng quân rất ít ỏi mà chúng tôi có, quân lính thường trực của Mobutu và lực lượng đánh thuê đã bị đẩy lùi sang phía bên kia biên giói với Zaire. Đây cũng là một chiến thắng quyết định. Tôi không thể hiểu tại sao chúng không rút sớm hơn, sau khi những gì đã xảy ra với quân đội Nam Phi.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #155 vào lúc: 31 Tháng Bảy, 2013, 09:39:44 am »

Vậy ông giải thích như thế nào về việc nước Mỹ đã không ngăn chặn Chiến dịch Carlota, hay nói cách khác là sự can thiệp của Cuba vào Angola?

À, căn cứ vào những tài liệu mới được giải mật trong vài năm vừa qua, hiện tại chúng tôi đã biết thêm được nhiều chi tiết mà trước đây chúng tôi còn chưa rõ về việc chính quyền Mỹ ở Washington đang nghĩ gì và hành động như thế nào thời gian đó. Có lẽ không một lúc nào Tổng thống Mỹ Gerald Ford, hay vị ngoại trưởng quyền lực của ông ta, Henry Kissinger, hoặc ngay cả bộ máy tình báo hùng hậu của nước này, lại có thể hình dung được rằng Cuba sẽ đóng một vai trò quan trọng ở châu Phi - trong suy nghĩ của họ thì Cuba chẳng qua chỉ là một nước “nhược tiểu” bị phong tỏa trong vùng biển Caribê - cho dù chính “quốc gia nhược tiểu” đó đã giành chiến thắng tại Playa Girón và hiên ngang thể hiện tinh thần bất khuất của mình trong cuộc khủng hoảng tên lửa, bởi vì không có bất kỳ ai ở đây (Cuba) từng run sợ hoặc nao núng. Chưa bao giờ có trường hợp một quốc gia thuộc Thế giới thứ ba lại có thể hành động để ủng hộ một quốc gia khác trong một cuộc xung đột quân sự diễn ra bên ngoài khu vực địa lý của mình.

Nhưng xét cho cùng thì dù sao Cuba cũng có thể trông cậy vào sự bảo vệ của Liên Xô.

Ông nghe nhé - tại Angola, khi chúng tôi quyết định phát động chiến dịch Carlota, chúng tôi hoàn toàn không có bất kỳ lúc nào trông cậy vào sự “bảo vệ” của Liên Xô sau này cả. Nói thật với ông là sau chiến thắng vang dội của chiến dịch quân sự này, Cuba ủng hộ chủ trương đòi hỏi Nam Phi phải trả một cái giá đắt hơn cho hành động phiêu lưu của mình, trong đó có điều kiện trao trả độc lập cho Namibia. Nhưng chính Chính phủ Liên Xô đã gây áp lực rất lớn đối với chúng tôi, bởi vì họ lo lắng về những phản ứng mà Mỹ có thể tiến hành. Liên quan đến chuyện này, chúng tôi đã trao đổi rất nhiều thư, điện.

Vậy Cuba đã làm gì?

Sau những phản đối dữ dội từ phía chúng tôi, cuối cùng chúng tôi cũng không có cách nào khác là phải chấp nhận yêu cầu của Liên Xô, mặc dù cũng chỉ là phần nào thôi. Mặc dù Liên Xô không hề tham khảo ý kiến của Cuba liên quan đến việc gửi quân đội tới Angola, nhưng sau đó họ đã quyết định gửi vũ khí và trang bị tới đây để phục vụ cho mục đích xây dựng quân đội Angola, và họ đã phản hồi rất tích cực trước những yêu cầu cụ thể của chúng tôi liên quan đến trang thiết bị quân sự và khí tài trong suốt thời gian chiến tranh. Dù sao cũng chắc chắn một điều là cuộc đấu tranh ở Angola không thể nào đi đến thắng lợi cuối cùng nếu thiếu đi sự ủng hộ về chính trị và vật chất của Liên Xô sau chiến thắng đầu tiên đó.

Cứ nghĩ mà xem, Liên Xô là nước duy nhất có thể cung cấp vũ khí, trang bị mà Angola cần để tự bảo vệ mình trước nguy cơ xâm lược của những nước lớn như Nam Phi từ phía nam, và của Mobutu (Zaire) từ phía bắc. Chắc chắn chúng tôi (Cuba) không thể nào ở lại Angola mãi mãi, thậm chí dù chỉ là mười năm cũng không thể - điều tối thiểu là phải xây dựng một só điều kiện nhất định (để Angola có thể tự phòng thủ).

Nhưng theo tôi nghĩ thì xuất phát từ những truyền thống quân sự rất khác nhau giữa hai nước, Cuba và Liên Xô đã không có cùng một quan điểm về cách thức phát động một cuộc chiến tranh.

Đó là điều hoàn toàn chính xác. Có những khác biệt rõ rệt trong cách thức hình thành chiến lược và chiến thuật giữa Cuba và Liên Xõ. Chúng tôi đã tổ chức huấn luyện cho hàng chục nghìn chiến sĩ Angola, và các sĩ quan cố vấn của chúng tôi đã hỗ trợ cho nước này cả công tác huấn luyện cũng như chiến đấu trực tiếp. Chúng tôi vẫn luôn bảo họ: “Nhiệm vụ của chúng tôi không phải là trực tiếp tham gia vào một cuộc chiến nội bộ, chúng tôi chỉ tham gia giúp các đồng chí chống lại sự xâm lược từ bên ngoài”, trong trường hợp một nơi nào đó bị tấn công, một tình hình đặc biệt nguy cấp phát sinh, chúng tôi sẽ giúp đỡ họ. Còn phía Liên Xô cung cấp chuyên gia và cố vấn quân sự ở cấp cao nhất, họ cũng hào phóng trang bị lực lượng vũ trang Angola các loại khí tài cần thiết. Những hành động bắt nguồn từ đội ngũ cố vấn cấp cao đó đã gây cho chúng tôi (Cuba) không biết cơ man nào là những chuyện đau đầu, bất chấp quan hệ chặt chẽ, tình hữu nghị bền chặt và sự tôn trọng giữa Cuba với Liên Xô. Đó là những vấn đề liên quan đến cách thức định nghĩa về chiến tranh: Liên Xô, với quan điểm và nhận thức hoàn toàn khác về chiến tranh, mà tôi phải gọi là quan điểm kinh viện, xuất phát từ kinh nghiệm của họ trong một cuộc chiến tranh có quy mô cực lớn như Chiến tranh thế giới thứ hai mà trong đó rất nhiều người đã thiệt mạng; còn phía bên này là Cuba với những kinh nghiệm về chiến tranh du kích, mà ngày nay người ta vẫn thích gọi là tác chiến phi chính quy, hoặc “phi đối xứng”. Mặc dù có rất nhiều thứ chẳng có gì là liên quan đến “phi đối xứng” cả; đây chỉ là vấn đề quan niệm cơ bản mà thôi.

Mặc dù vậy, giữa những chiến sĩ Liên Xô và Cuba vẫn tồn tại tình cảm rất sâu sắc của sự hiểu biết lẫn nhau và đoàn kết chặt chẽ. Đó là sự thật - chúng tôi rất hòa hợp với nhau. Lúc nào cũng tồn tại một tinh thần hợp tác anh em.

Vậy là sau chiến thắng năm 1976, Cuba đã rút quân khỏi Angola.

Đúng thế, nhưng với tốc độ và quy mô vừa phải nhất trong hoàn cảnh cụ thể khi đó. Xuất phát từ tình hình rất nhạy cảm mới phát sinh, chúng tôi phải thảo luận với các đồng chí Angola - ít nhiều họ cũng hiểu và thông cảm với tình cảnh của chúng tôi khi đó - và giải thích cho họ về tình hình; theo quan điểm của chúng tôi thì chẳng có cách nào khác là phải thảo luận và tham khảo ý kiến với họ. Tháng 4 năm 1974, Raul, khi đó là Bộ trưởng các Lực lượng Vũ trang Cuba, đã tới Angola và trao đổi với Tổng thống Neto về yêu cầu không thể khác được là phải rút dần dần một lượng lớn quân đội Cuba về nước. Thực sự thì chúng tôi cũng không hoàn toàn nhất trí với biện pháp này, vì chúng tôi coi đó là một biểu hiện thể hiện sự yếu đuối của mình trước đối phương, trong khi thực tế là chúng tôi đang ở thế thượng phong, còn đối phương đang hoang mang, xuống tinh thần rất rõ. Chúng tôi đã xác định rằng, chúng tôi cần ở lại cho tới chừng nào cả hai bên - Cuba và Angola - còn thấy là cần thiết để huấn luyện và xây dựng một quân đội Angola vững mạnh.

Mặc dù vậy, chúng tôi cũng bắt tay vào việc chuẩn bị rút con người và phương tiện về nước. Tổng thống Neto hiểu rõ hoàn cảnh cũng như quan điểm của chúng tôi, ông cũng rất tôn trọng lịch trình rút quân về nước của Cuba. Đó sẽ là một quá trình rút quân từ từ, từng phần một. Chúng tôi dần dần giảm bớt sự hiện diện của mình tại Angola. Trong khi đó, Cuba vẫn duy trì các đơn vị chiến đấu đủ mạnh tại vùng bình nguyên trung tâm của Angola. Nhưng thực tế là chúng tôi đã bắt đầu tự làm yếu mình, và sự yếu đuối đó đã mở cửa cho đối phương: nay khi quân đội Nam Phi nhận thấy chuyện gì đang diễn ra, chúng đã bắt đầu quấy rối, tấn công, thâm nhập rồi rút lui, trong vùng bình nguyên mênh mông đó, nơi mà các đon vị của chúng tôi chỉ phòng thủ tại những vị trí chiến lược nhất, tức là cách biên giới giữa Angola với Namibia khoảng 250km.

Chúng đã lợi dụng tình hình khi đó - ông biết chủ nghĩa đế quốc và tay sai của chúng như thế nào rồi đấy, lúc nào chúng cũng là những kẻ hết sức cơ hội, lợi dụng mọi điều kiện và hoàn cảnh có thể. Chắc chắn một điều là chúng đã biết lực lượng của chúng tôi chỉ còn rất hạn chế, rằng chúng tôi đang phải chịu áp lực và phải rút dần lực lượng về.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #156 vào lúc: 31 Tháng Bảy, 2013, 09:41:44 am »

Ông đã tới thăm Angola năm 1977 đúng không?

Vâng, gần một năm sau, vào tháng 3 năm 1977, cuối cùng tôi cũng có thể đến thăm Angola và trực tiếp chúc mừng thắng lợi của các chiến sĩ Angola và Cuba. Đến thời điểm đó, Cuba đã rút khoảng 12.000 chiến sĩ quốc tế của mình về nước - tức là khoảng một phần ba lực lượng ban đầu của chúng tôi. Đến thời điểm này, kế hoạch rút quân vẫn được tuân thủ đúng từng câu chữ.

Nhưng Mỹ và Nam Phi vẫn chưa lấy thế làm hài lòng, Pretoria (thủ đô Nam Phi) và Washington vẫn tiếp tục trù tính âm mưu - lúc nào cũng là Washington đứng đằng sau đạo diễn tình hình. Cuối cùng thì âm mưu đó cũng trở nên công khai vào những năm 1980 với cái được gọi là “cam kết mang tính xây dựng”  , và sự đồng lõa giữa Nam Phi và Mỹ được chính Tổng thống Reagan thiết lập. Chính sự ngông cuồng và ngoan cố của hai cường quốc này đã khiến chúng tôi nhận thấy yêu cầu cấp bách là phải tiếp tục viện trợ trực tiếp cho nhân dân Angola trong suốt hơn 15 năm, bất chấp thỏa thuận đã được ngay trong lịch trình đầu tiên về việc rút quân như tôi đã nói.

Có hai lịch trình rút quân: lịch trình thứ nhất được vạch ra năm 1976 và lịch trình sau này, nhưng lịch trình sau này là một thỏa thuận với Nam Phi sau thất bại của nước này, tức là do chính chúng tôi chủ động thực hiện vào thời điểm đó. Đã có hơn 300 nghìn chiến sĩ Cuba tình nguyện tham gia cuộc đấu tranh của nhân dân Angola ngay từ đầu - ở đây chúng tôi gọi đó là lực lượng “dự bị”; đó (tình nguyện) là một nguyên tắc bất di bất dịch, ông biết đấy, các cuộc nội chiến, giống như “cuộc chiến tranh bẩn” ở Escambray mà chúng ta đã đề cập, không thể được thực hiện nếu không có những chiến sĩ tình nguyện. Nhiều nước không thực hiện chế độ tình nguyện nhập ngũ, thay vào đó họ phải trả rất nhiều tiền cho đội quân của mình. Bởi vì theo luật thì một người tham gia chiến đấu và anh ta có thể thiệt mạng bất kỳ lúc nào. Chúng tôi không thể thực hiện một sứ mệnh quốc tế nếu không có những chiến sĩ tình nguyện; đó là vấn đề mang tính nguyên tắc.

Rất ít người dám nghĩ rằng, chúng tôi có thể đương đầu kiên cường đến vậy trước những cuộc tấn công dữ dội của Mỹ và Nam Phi trong suốt ngần ấy năm, với một đồng minh (Liên Xô) lúc nào cũng quá dè chừng.

Sau Angola, Cuba có giúp đỡ thêm những quốc gia bị áp bức khác trong khu vực, ví dụ như các dân tộc khu vực Đông Nam Phi, hiện là Namibia,, khi đó đang bị Nam Phi chiếm đóng, hoặc Rhodesia, nay là Zimbabwe, hoặc chính nhân dân Nam Phi khi đó đang ở dưới chế độ phân biệt chủng tộc Apácthai không?

Trong những năm 1980, thập kỷ mà chúng ta vẫn đang bàn đến, cuộc đấu tranh của nhân dân các nước Namibia, Zimbabwe và Nam Phi chống chủ nghĩa thực dân và chế độ Apácthai bắt đầu phát triển mạnh mẽ. Angola trở thành một thành trì vững chắc cho nhân dân các dân tộc này trông cậy, đồng thời Cuba cũng viện trợ và ủng hộ họ bằng tất cả những gì có thể.

Chính phủ Pretoria (Nam Phi) lúc nào cũng hành động với “sự độc ác có toan tính”, như người ta vẫn nói. Những ví dụ như Kassinga, mà chúng ta cũng đã đề cập đến, rồi còn Boma, Novo Kategue và Sumbe, đều là các địa danh gắn với những tội ác khủng khiếp mà chế độ Apácthai đã gây ra đối với nhân dân các nước Namibia, Zimbabwe, Nam Phi và Angola, nhưng chính những cái tên đó lại là những mốc son tiêu biểu đánh dấu tinh thần đoàn kết của chúng tôi trong sự nghiệp chống lại kẻ thù chung.

Chính xác thì chuyện gì đã xảy ra tại các nơi đó?

Tôi sẽ dẫn ra đây một ví dụ: cuộc tấn công vào thành phố Sumbe thuộc Angola (trước kia là Novo Redondo) là một ví dụ hùng hồn tố cáo những ý đồ tàn bạo của Nam Phi. Tại Sumbe hoàn toàn không có quân đội Angola cũng như bộ đội Cuba, chỉ có bác sĩ, giáo viên, công nhân xây dựng và những nhân viên viện trợ dân sự (người Cuba) khác, nhưng chính họ lại trở thành mục tiêu bắt cóc của đối phương. Tuy nhiên những người này đã kiên cường chống cự trong hàng ngũ những người anh em Angola, cho đến khi quân chi viện kịp tới nơi và đẩy lùi bè lũ xâm lược. Bảy người Cuba đã hy sinh trong trận đánh không cân sức đó.

Đó chỉ là một trong rất nhiều ví dụ mà tôi có thể kể với ông, về tinh thần chiến đấu hy sinh vô cùng anh dũng mà những chiến sĩ tình nguyện quốc tế của Cuba đã thể hiện, cả những chiến sĩ quân sự cũng như dân sự, những người sẵn sàng đổ máu và mồ hôi bất kỳ lúc nào tổ quốc cần, bên cạnh những người anh em thuộc các dân tộc bị áp bức ở Namibia, Angola, Zimbabwe và Nam Phi.

Đó là một chiến công phi thường và chói lọi trong lịch sử dân tộc, nhân dân Cuba, đặc biệt là của những thế hệ thanh niên trong số hàng chục nghìn chiến sĩ thuộc cả lực lượng quân đội nghĩa vụ và lực lượng dự bị (tình nguyện), những người đã thể hiện tinh thần quốc tế vô sản trong sáng nhất khi thực hiện nhiệm vụ của mình bên cạnh đội ngũ sĩ quan và quân nhân chuyên nghiệp của FAR (Các lực lượng Vũ trang Cách mạng Cuba).

Và còn phải kể đến công sức của hàng triệu con người, cả nam giới lẫn phụ nữ, ở Cuba, những người đã bảo đảm thành công của tất cả các chiến dịch bằng cách cống hiến những giờ làm việc bổ sung dành cho những người đang thực hiện sứ mệnh quốc tế ở châu Phi - hàng triệu người đã nỗ lực quên mình để đảm bảo cho gia đình của các chiến sĩ và các nhân viên hỗ trợ dân sự Cuba (đang hoạt động ở nước ngoài) không bị thiếu thốn, khó khăn.

Các thành viên gia đình những chiến sĩ quốc tế Cuba xứng đáng được quan tâm đặc biệt. Họ đã chấp nhận mọi gian khổ, hy sinh khi thiếu vắng những người đàn ông trụ cột trong gia đình; họ dồn nén mọi lời động viên và chia sẻ trong những lá thư; họ tránh không nói gì đến những khó khăn, lo lắng ở nhà. Và tiêu biểu nhất trong các gia đình đó chính là những người mẹ, người con trai, con gái, anh chị em, vợ hoặc chồng của những chiến sĩ Cuba đã anh dũng hy sinh. Tất cả họ đều đứng vững và ngẩng cao đầu trước sự hy sinh vô bờ bến của những người thân yêu. Họ đã biến nỗi đau mất mát tận cùng thành tình yêu đất nước, thành lòng trung thành và tin tưởng đối với sự nghiệp cách mạng mà người thân yêu của họ đã tự nguyện hy sinh cả mạng sống để bảo vệ.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #157 vào lúc: 31 Tháng Bảy, 2013, 09:43:44 am »

Năm 1987, Angola phải đối mặt với một cuộc tấn công quân sự mới. Một lần nữa Nam Phi lại tấn công.

Vâng, như tất cả chúng ta đều đã biết, vào cuối năm 1987, Nam Phi lại phát động một cuộc xâm lược quy mô lớn vào lãnh thổ Angola trong những hoàn cảnh cực kỳ nguy kịch đối với sự tồn tại của quốc gia còn non trẻ. Vào thời gian đó, Mỹ và Nam Phi đã phát động một cuộc tấn công cuối cùng và nguy hiểm nhất vào một đội quân của chính phủ Angola đang tiến vào khu vực sa mạc khô cằn trên đường tới Jamba, khu vực biên giới Tây Nam của Angola, nơi được cho là đặt sở chỉ huy của Jonas Savimbi, người cầm đầu phong trào UNITA. Tôi cũng xin nói ngay rằng chúng tôi (Cuba) vẫn luôn phản đối việc chính phủ Angola thực hiện những cuộc tấn công nhằm vào Jamba, vì cứ mỗi lần như vậy là y như rằng Nam Phi sẽ tiến hành can thiệp vào phút cuối cùng bằng sức mạnh không quân áp đảo của mình, cộng với hỏa lực pháo binh hùng hậu và lực lượng thiết giáp đủ để gây ra những tổn thất nặng nề cho quân đội Angola - và quả thật là không sao ngăn được chúng (quân đội Nam Phi).

Năm nào chúng tôi cũng đã bàn bạc vấn đề với phía Liên Xô và Angola: “Đừng thực hiện cuộc tấn công X, đừng có sa vào những cuộc tổn công hao người, tốn của và hoàn toàn vô ích đó. Và nếu các đồng chí vẫn muốn thực hiện thì chúng tôi sẽ không tham gia đâu”.

Thỉnh thoảng cũng có lần chúng tôi cũng thuyết phục được họ, nhưng dường như đó đã là một hoạt động thường niên (ở Angola). Một trong những lần cuối cùng (chúng tôi thuyết phục được họ) là khi tôi đến thăm Zimbabwe, trong khuôn khổ Hội nghị Thượng đỉnh các quốc gia không liên kết. Rất khó khăn để có thể thuyết phục họ, vì Liên Xô vẫn cứ khăng khăng theo đuổi quan điểm là cần thiết lập lại những đường biên giới quốc gia, kéo dài hơn 650 dặm, tức là hơn 1000km, tính từ Luanda, tại một khu vực hẻo lánh và rất khó tiếp cận của đất nước, noi được cho là tổng hành dinh của lực lượng Savimbi, trong khi những băng nhóm của UNITA và “cuộc chiến bẩn” (mà chúng thực hiện) vẫn đang lan rộng ra cả nước, đến sát tận thủ đô. Thòi kỳ đầu, chúng tôi thực hiện rất chặt chẽ chương trình rút quân về nước, nhưng rồi có chuyện hoàn toàn bất ngờ đã xảy ra.

Từ trước khi Angola giành được độc lập, một nhóm vũ trang từ Zaire đã thâm nhập vào trong nước này. Khi cuộc chiến chống lại cuộc xâm lược của quân đội Mobutu kết thúc, nhóm vũ trang này, với sự ủng hộ của một số sĩ quan Angola, đã tấn công vào Katanga, một tỉnh giàu có thuộc Zaire. Thật khủng khiếp! Tất cả các hãng truyền thông châu Âu bắt đầu bù lu bù loa! Pháp, Bỉ, nói chung là tất cả các nước, đều ngay lập tức gửi quân đến. Không chỉ riêng Nam Phi mới triển khai lực lượng quân đội của mình ở biên giới phía nam (của Angola) mà đáng chú ý nhất là quân đội Pháp và Bỉ tiến từ phía bắc xuống - mà nói cách khác, đó chính là NATO.

Trước tình hình như vậy, chúng tôi đã phải cho ngừng chương trình rút quân theo dự tính, như tôi đã nói.

Nhưng bộ tham mưu của quân đội Angola đã không nghe theo những đề xuất của Cuba. Vậy trước diễn biến cuộc tấn công của Nam Phi, các ông đã làm gì?

À, ông muốn nói đến cuộc tấn công cuối cùng vào thủ đô tưởng tượng của Savimbi ở đông nam Angola chứ gì?

Trong lần đó, thì vẫn lại là câu chuyện xưa như trái đất. Lực lượng tấn công của Angola, lúc này đang giai đoạn truy quét cuối cùng, bất ngờ bị Nam Phi tấn công (khi đang ở Jamba), lực lượng Angola đã phải chịu những tổn thất nặng nề cả về con người và vũ khí trang bị mới được Liên Xô cung cấp để phục vụ cho chiến dịch đó, đó là chưa kể những cố vấn quân sự Liên Xô. Sau thắng lại ban đầu, đối phương được đà tiến thẳng về phía Cuito Cuanavale, sân bay dự phòng cũ của NATO, gần căn cứ không quân Menongue, và chuẩn bị tiến hành một cuộc tấn cống bằng súng cối vào Angola. Lúc đó tại đây không có bất kỳ chiến sĩ Cuba nào, cũng như những lần trước cũng vậy, vì chúng tôi đã nói rõ với họ là “chúng tôi sẽ không tham gia”. Nhưng trước tình hình thảm họa vừa phát sinh - tình hình tồi tệ nhất từ khi cuộc chiến ở Angola bắt đầu, trong khi chúng tôi hoàn toàn không có phần trách nhiệm nào - chúng tôi bắt đầu nhận được những lời kêu cứu tuyệt vọng từ chính phủ Angola, kêu gọi chúng tôi yểm trợ.

Chắc ông cũng có thể hình dung ra tâm trạng của chúng tôi sau những thảm họa trước đó khi họ không nghe lời chúng tôi. Lẽ tự nhiên là chúng tôi rất lấy làm phẫn nộ. Tuy nhiên lần này tình hình tệ hại hơn rất nhiều, bởi vì mặc dù lực lượng còn lại đang rút lui một cách có trật tự - điều cần khẳng định là các chiến sĩ Angola đều không bao giờ bận tâm tới an nguy của chính mình, hay ích lợi của bản thân, họ là những chiến sĩ rất dũng cảm và có tinh thần kỷ luật - nhưng nói chung tinh thần của các chiến sĩ đã bị hủy hoại hoàn toàn trong khi những chiếc xe tăng và phương tiện vận tải bọc thép còn lại cũng hầu như không di chuyển được nữa. Trong khi đơn vị gần nhất của chúng tôi cũng cách đó 125 dặm, tức là gần 200km.

Và cuối cùng các ông cũng đồng ý yểm trợ.

Trong một nỗ lực phi thường, bất chấp mối nguy hiểm hết sức nghiêm trọng là có thể bị Mỹ tiến hành xâm lược quân sự mà lúc nào Cuba cũng phải đối mặt, các nhà lãnh đạo của Cách mạng Cuba vẫn quyết định giải quyết vấn đề (ở Angola) một lần cho dứt điểm - điều mà chúng tôi đã nhiều lần đề xuất với Liên Xô: tập hợp đủ con người và trang thiết bị cần thiết để đánh bại hoàn toàn quân đội Nam Phi.

Nhân dân Cuba đã lặp lại chiến công vĩ đại mà chúng tôi đã từng làm được năm 1975. Một lực lượng đông đảo các đơn vị và trang thiết bị, vũ khí, được nhanh chóng gửi qua Đại Tây Dương và đổ bộ xuống bờ biển phía nam của Angola, với mục đích là tấn công đối phương từ phía tây nam Angola, về phía Namibia. Trong khi ở cách đó khoảng 800km về phía đông, một lữ đoàn xe tăng hoàn chỉnh, sau khi rà phá sạch những quả mìn được cài trên chặng đường dài 100km, đang tiến về Cuito Cuanavale, nơi mà các đơn vị Angola đang tập hợp lại trên đường rút lui sau khi bị quân đội Nam Phi tấn công. Chúng tôi sử dụng máy bay trực thăng để nhanh chóng vận chuyển các chuyên gia về xe tăng, pháo binh, và chuyên gia công binh để nhanh chóng khắc phục cũng như sửa chữa lượng trang thiết bị khổng lồ của quân đội Angola đang nằm chết dí trong khu vực này. Trước đó, chúng tôi cũng đã đề nghị Tổng thống Jose Eduardo dos Santos giao lại quyền chỉ huy tất cả các đơn vị Angola trên Mặt trận phía Nam cho chúng tôi. Vì vậy, chỉ có một bộ chỉ huy duy nhất cho toàn bộ lực lượng tham gia cuộc chiến tranh chống lại các thế lực phân biệt chủng tộc của Nam Phi. Các lực lượng chi viện mới tiến theo lữ đoàn tăng tiến vào, và chỉ vài ngày sau, địa danh tưởng chừng như đã bị quên lãng đó, Cuito Cuanavale, đã trở thành tâm điểm chú ý của toàn thế giới. Tôi cũng không muốn đi sâu vào tất cả các chi tiết liên quan, tóm lại tôi xin nói rằng cùng với các sĩ quan và chiến sĩ của quân đội Angola đang tập hợp lại lực lượng, các chiến sĩ Cuba cùng đội ngũ sĩ quan chỉ huy xuất sắc của mình đã chuẩn bị một trận địa mai phục bằng súng cối dành cho các lực lượng quân đội Nam Phi đang tiến về phía sân bay - cuối cùng quả thật đối phương đã rơi vào chiếc bẫy do chúng tôi dựng lên, và bị đập tan hoàn toàn.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #158 vào lúc: 31 Tháng Bảy, 2013, 09:48:37 am »

Vậy là tổng cộng Cuba đã gửi tới Angola bao nhiêu quân tại thời điểm đó?

Chúng tôi ý thức rất rõ những gì chúng tôi đang làm lúc đó. Chúng tôi đang thể hiện sự trung thành với hai nguyên tắc. Thứ nhất, chúng ta phải thể hiện được sự mạnh mẽ cần thiết, nếu không chắc chắn chúng ta sẽ phải đối mặt với thất bại. Một thất bại như vậy sẽ đe dọa phá hủy toàn bộ thành quả của Cách mạng, phá hủy tất cả những năm tháng mà chúng tôi đã phải đấu tranh không khoan nhượng vì sự tồn tại của chính mình. Tại đây, ngay trên tổ quốc Cuba này, không kẻ nào có thể đánh bại được chúng tôi. Trong khi ở Angola rất có thể chúng tôi sẽ phải gánh chịu thất bại, và đó là một nguy cơ rất lớn, lớn hơn bất kỳ ai có thể tưảng tượng nổi.

Thứ hai: quyết định cục diện chiến tranh mà không cần những trận đánh quá hoành tráng và hao người tổn của, theo đúng chiến thuật chúng tôi đã thực hiện tại Sierra Maestra. Chúng tôi đã đánh bại cuộc tấn công ồ ạt của Batista trong vùng núi Sierra mà chỉ phải chịu những thương vong không đáng kể. Triết lý của chúng tôi là giành thắng lợi với càng ít thương vong càng tốt. Và tại Angola, chúng tôi đã tuân thủ cực kỳ chặt chẽ nguyên tắc này.

Tại thời điểm ấy, đã có tất cả 55.000 chiến sĩ Cuba được huy động và đưa tới Angola. Theo đó, trong khi quân đội Nam Phi đang sống dở chết dở tại Cuito Cuanavale, thì từ phía tây nam có 40.000 chiến sĩ Cuba, 30.000 chiến sĩ Angola, cùng khoảng 3000 chiến sĩ du kích Namibia thuộc lực lượng SWAPO, được sự yểm trợ của khoảng 600 xe tăng, hàng trăm khẩu pháo hạng nặng, hơn 1000 hỏa lực phòng không cùng những đơn vị Mig-23 táo bạo kiểm soát bầu trời, đang tiến về phía biên giói Namibia, sẵn sàng quét sạch lực lượng Nam Phi đang tản mát theo hướng đó - quét sạch lực lượng này, không phải bằng những trận đánh lớn, mà bằng những đòn tấn công chớp nhoáng - đó là nguyên tắc của chúng tôi.

Leopoldo (Polito) Cintas Frias 1, vị tướng chỉ huy các chiến dịch ở miền nam Angola, đã chứng tỏ mình là một nhà lãnh đạo quân sự xuất sắc. Tôi còn nhớ những ngày, khi mới chỉ là một cậu thanh niên 16 tuổi, ông ấy đã tham gia vào trận đánh Guisa, từ ngày 20 đến ngày 30 tháng 11 năm 1958, trong hàng ngũ lực lượng du kích của chúng tôi. Nhiệm vụ chủ yếu mà chúng tôi tin tưởng giao cho ông ấy vào ngày 28 tháng 11 là đảm nhiệm cương vị pháo thủ trên một chiếc xe bọc thép chở quân mà chúng tôi mới thu được sau một trận đánh dữ dội với quân đội của Batista - chúng tôi đã sử dụng chính chiếc xe này để tấn công căn cứ chủ chốt của quân đội đối phương, vào lúc sáng sớm trước khi mặt trời mọc. Mặc dù chiếc T-17 APC của mình đã bị loại khỏi vòng chiến đấu vì một quả đạn bazôka - nhưng là sau khi ông ấy đã kịp bắn hết 55 phát đạn trên xe - Pô đã kịp rút lui và cõng trên lưng một đồng chí khác bị thương rất nặng. Khi nhận ra đồng chí của mình đã hy sinh, ông ấy bèn quay lại khẩu súng máy cỡ 0.30 của chiếc T-17 APC. Thật khó mà tin nổi tinh thần chiến đấu dũng cảm của ông ấy ngày hôm đó. Tôi đã theo dõi tất cả mọi diễn biến của trận đánh qua một chiếc máy phát radio PRC-10 mà chúng tôi thu được của đối phương trước đó vài ngày, và tôi cũng phải sững sờ. Nhưng đó chưa phải là hành động dũng cảm duy nhất mà ông ấy thực hiện trong suốt ba mươi hai ngày sau đó, cho đến khi cuộc chiến tranh giải phóng của cách mạng Cuba hoàn toàn kết thúc.

Hai mươi chín năm sau, khi ở trên cương vị chỉ huy những chiến sĩ Cuba, Angola và Namibia, Polo lại tham gia trận đánh vào Cuito Cuanavale và thực hiện cuộc tổng phản công bắt đầu từ tây nam Angola tiến về phía biên giói với Namibia - một chiến dịch thực sự có tầm quan trọng quyết định đối với toàn bộ cuộc chiến.

Có không biết bao nhiêu điều có thể kể ra đây về tất cả những trận đánh và sự kiện trong chiến dịch đó. Đó là một chiến dịch rất trường kỳ và phức tạp, và tất nhiên đó chính là chiến dịch quân sự có quy mô lớn nhất mà các chiến sĩ Cuba từng tham gia thực hiện. Ngay lúc này tôi cũng có thể ngồi hàng giờ với ông để nói về việc chiến dịch trường kỳ đó đã diễn ra như thế nào, cùng hàng chục câu chuyện cũng như sự kiện quan trọng trong đó, vì tất cả vẫn còn rất tươi mới và rõ ràng trong ký ức của tôi. Một ngày nào đó ông phải viết một công trình lịch sử hoàn chỉnh về chiến công vĩ đại đó mới được.

Trong trận Cuito Cuanavale đó, quân đội Nam Phi đã phải chịu một thất bại hết sức nặng nề.

Vâng, đối với chúng tôi thì đó là một chiến thắng quan trọng - mà theo tôi thì mang quyết định. Chiến thắng long trời lở đất của chúng tôi tại Cuito Cuanavale, và đặc biệt là việc triển khai mặt trận hùng hậu của các lực lượng Cuba tại tây nam Angola, đã đánh dấu chấm hết cho âm mưu xâm lược quân sự từ bên ngoài nhằm vào đất nước này. Đối phương đã phải cay đắng nuốt trọn sự kiêu ngạo của một cường quốc chuyên cậy mạnh hiếp yếu, và ngồi vào bàn đàm phán.

Vậy những cuộc đàm phán sau đó đã diễn ra như thế nào?

Kết quả cuối cùng của các vòng đàm phán đó là Hiệp định Hòa bình cho khu vực Tây Nam châu Phi, được Nam Phi, Angola, và Cuba ký kết tại trụ sở Liên Hợp Quốc tháng 12 năm 1988. Chính những hiệp ước này đã dẫn đến việc chúng tôi hoàn toàn rút khỏi Angola - cũng như trước đó, trong một lịch trình ba năm, một cách rất cẩn thận, có tổ chức chặt chẽ, cho đến khi rút xong người cuối cùng, theo đúng lịch trình mà các bên đã nhất trí.

Người ta gọi đó là các vòng đàm phán “bốn bên” vì Cuba và Angola ngồi một bên bàn, còn phía bên kia là đại biểu Nam Phi. Đại diện phía Mỹ ngồi ở cạnh bàn thứ ba, vì lúc đó Mỹ đóng vai trò nhà trung gian hòa giải. Trong thực tế, Mỹ vừa là quan tòa vừa là nguyên đơn trong phiên xét xử; ai cũng thấy chính Mỹ là đồng minh của chế độ Apácthai Nam Phi - lẽ ra Mỹ phải ngồi cùng một bên với đại biểu của Nam Phi mới đúng.

Trong nhiều năm liền, Trưởng đoàn đàm phán Mỹ, Chester Crocker, khi đó là Thứ trưởng Ngoại giao phụ trách Vụ châu Phi, đã phản đối việc Cuba tham gia vào quá trình đàm phán. Nhưng căn cứ vào tình hình quân sự tại Nam Phi khi đó, phía Mỹ cũng không có lựa chọn nào khác là phải chấp nhận chúng tôi. Trong một cuốn sách do ông ta viết về vấn đề này 2, ông ta đã bày tỏ quan điểm rất thực tế khi đề cập đến việc Cuba tham gia vào quá trình đàm phán, ông ta viết, “Các cuộc đàm phán sẽ chuẩn bị thay đổi hoàn toàn”. Người phát ngôn của chính quyền Reagan hiểu rất rõ rằng với sự có mặt của Cuba tại bàn đàm phán, Mỹ sẽ không còn áp dụng những trò dọa nạt, tống tiền, dồn ép thô bạo và dối trá (như trước kia) nữa.

Thời điểm đó không còn giống với Hiệp ước Paris năm 1898, khi Mỹ và Tây Ban Nha đàm phán về thỏa thuận hòa bình (sau cuộc chiến tranh Mỹ - Tây Ban Nha) không hề có sự hiện diện của đại biểu Cuba, cũng như của Quân đội Giải phóng và Chính phủ Cuba kháng chiến. Lần này những đại biểu hợp pháp của các lực lượng vũ trang và Chính phủ Cuba đều có mặt, bên cạnh đại diện Chính phủ Angola.

---------------------------------------------------------
1. Hiện tại là Trung tướng Lục quân, Uỷ viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Cuba, Tư lệnh cánh quân phương Đông.

2. Chester A. Crocker, Giữa trưa ở Nam Phi: Xây dựng hoà bình với nước láng giềng khó tính, New York: Norton & Company, 1995.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #159 vào lúc: 01 Tháng Tám, 2013, 10:41:11 am »

Căn cứ vào những diễn biến nhu vậy, các ông đã đánh giá rằng cuối cùng thì Cuba cũng hoàn thành nhiệm vụ của mình tại Angola?

Ồ vâng, tất nhiên rồi. Sứ mệnh quốc tế của chúng tôi đă đạt được thắng lợi trọn vẹn. Các chiến sĩ Cuba đã bắt đầu trở về nhà với tư thế ngẩng cao đầu, mang theo tình cảm và sự ngưỡng mộ của nhân dân Angola dành cho họ, với trang bị và vũ khí đã cùng họ chiến đấu tại một chiến trường cách quê hương mình hàng chục nghìn cây số, trong tâm trạng hài lòng và phấn chấn vì đã hoàn thành nhiệm vụ, cùng thi thể của những người đồng chí đã hy sinh anh dũng. Người lính Cuba cuối cùng rời khỏi Angola vào tháng 5 năm 1991.

Những đóng góp của các chiến sĩ Cuba đã đóng vai trò quyết định trong việc mang lại nền độc lập hoàn toàn cho nhân dân Angola, sau này là nhân dân Namibia tháng 3 năm 1990. Chúng tôi cũng đã có đóng góp vô cùng ý nghĩa vào công cuộc giải phóng Zimbabwe và sự sụp đổ của chế độ phân biệt chủng tộc Apácthai ở Nam Phi.

Trong lịch sử đã từng có nhiều lần kết thúc một cuộc chiến tranh - hành động khủng khiếp, tàn khốc và chết chóc nhất của con người mà chúng ta biết - lại là sự khiêm nhường và nhân đạo của phía chiến thắng. Tôi cam đoan là không một ai có thể dẫn ra một trường hợp tù binh nào, trong suốt 15 năm đó, bị các lực lượng Cuba tra tấn hoặc hành hình. Không một ai! Nếu có tôi xin thề sẽ ngậm miệng suốt phần đời còn lại! Điều đáng buồn là chúng tôi biết rõ chuyện gì đã xảy ra với một số đồng chí của chúng tôi bị đối phương bắt lầm tù binh, ông có biết quân đội Nam Phi đã làm những gì không? UNITA đã làm gì? Cả những lực lượng của quân đội Mỹ nữa? Chính những kẻ mà cuối cùng bị chúng tôi đánh bại này đã cho thấy ở chúng không có gì là lòng nhân đạo hay giá trị nhân văn. Tinh thần kiên trì nguyên tắc nhân đạo và tính chính nghĩa trong kế hoạch hành động của chúng tôi là những yếu tố lý giải sự minh bạch tuyệt đối trong mỗi sứ mệnh quốc tế mà các chiến sĩ Cuba đã thực hiện.

Một điều hiển nhiên là tinh thần nhân đạo mà các chiến sĩ Cuba thể hiện trong suốt 15 năm đó xuất phát từ truyền thống của chính các thế hệ người Cuba trong những cuộc đấu tranh giành độc lập từ thế kỷ trước - một truyền thống ngày càng được củng cố và phát huy bởi những chiến sĩ khởi nghĩa và những người đấu tranh vì tự do trong cuộc đấu tranh trường kỳ để giải phóng tổ quốc khỏi ách thống trị của Tây Ban Nha, tiếp sau đó là sự kế thừa của những chiến sĩ trong hàng ngũ Lực lượng vũ trang cách mạng Cuba và Bộ Nội vụ khi họ cùng đứng lên chống lại thù trong và giặc ngoài sau khi Cách mạng thành công.

Vậy ông giải thích như thế nào về việc những hành động của Cuba ở châu Phi, và nhất là tại Angola, lại hầu như không được biết trên truờng quốc tế?

Tại sao một bản anh hùng ca chói lọi như vậy trong lịch sử đất nước Cuba lại chưa bao giờ được kể ra một cách trọn vẹn ư? Có nguyên nhân và lời giải thích cụ thể cho thực tế này. Ngày 11 tháng 11 năm 2005, nhân dịp kỷ niệm 30 năm ngày Angola giành được độc lập, đế quốc Mỹ thậm chí đã làm tất cả những gì có thể để ngăn không cho cái tên “Cuba” xuất hiện ở bất kỳ đâu trong những hoạt động kỷ niệm ngày hôm đó. Và hơn hết, thậm chí giờ đây Washington còn đang tìm cách viết lại lịch sử: họ muốn làm cho cả thế giới tin rằng Cuba chẳng hề có gì liên quan đến nền độc lập của nhân dân Angola, nền độc lập của Namibia hoặc sự thất bại của quân đội Apácthai Nam Phi thời đó đi đâu cũng tự vỗ ngực là bách chiến bách thắng. Có lẽ trong mắt người Mỹ, thậm chí Cuba còn không hề tồn tại - có chăng chỉ là do những gì nhân dân các quốc gia châu Phi giành độc lập kia tưởng tượng ra.

Ngoài ra, giờ đây họ lại còn đang tìm mọi cách để khiến cả thế giới tin rằng chính phủ Mỹ hoàn toàn chẳng liên quan gì tới việc hàng trăm nghìn người Angola bị thảm sát, hàng nghìn ngôi làng ở Angola bị san bằng, hàng triệu quả mìn còn rải rác khắp nơi trên đất nước Angola, hàng ngày hàng giờ cướp đi tính mạng của trẻ em, phụ nữ và dân thường trên đất nước này.

Sự phủ nhận đó là một sự xúc phạm đối với đất nước và nhân dân Angola, Namibia và Nam Phi, những người đã chiến đấu anh dũng trong một thời gian dài, và cũng là một điều bất công trắng trợn đối với Cuba, quốc gia duy nhất ngoài châu Phi đã trực tiếp chiến đấu và đổ máu vì châu Phi chống lại chế độ phân biệt chủng tộc Apácthai tàn tệ.

Vậy ông có cho rằng một trong những lý do khiến thế giới “phớt lờ” nhũng hành động của Cuba tại châu Phi là vì hiện nay Mỹ đã trở thành một đồng minh quan trọng của Angola và cũng là một trong những khách hàng mua dầu lớn nhất từ quốc gia châu Phi này?

Một điều hiển nhiên đúng là đế quốc Mỹ đã bòn rút lượng dầu khổng lồ lên đến hàng tỷ đô la từ Angola, khai thác vô tội vạ nguồn tài nguyên thiên nhiên của nước này, và góp phần làm kiệt quệ nguồn dự trữ dầu có hạn.

Cuba đã làm đúng như những gì nhà lãnh tụ chống thực dân nổi tiếng Amílcar Cabral đã nói, “Các chiến sĩ Cuba luôn sẵn sàng hy sinh tính mạng của mình để giải phóng những đất nước của chúng ta, và để đổi lại sự giúp đỡ vì tự do và tiến bộ của chúng ta, thứ duy nhất mà họ mang về nước là thi thể những đồng đội đã ngã xuống trong cuộc chiến vì tự do”.

Những nỗ lực thật lố bịch của Mỹ khi tìm mọi cách để phủ nhận vai trò đáng trân trọng của Cuba là một sự sỉ nhục đối với các dân tộc châu Phi. Một phần nguyên nhân cũng là vì chưa có ai từng viết lên những trang sử chân thực nhất về những gì đã xảy ra. Các học giả và nhà nghiên cứu có uy tín đang nỗ lực làm việc để thu thập và tìm kiếm thông tin. Và tôi có thể khẳng định rằng, về phần mình - cho dù Cuba chưa bao giờ muốn viết sâu về vấn đề này, và thậm chí ngay cả ngày nay, chúng tôi cũng không muốn nói quá nhiều về nó - chúng tôi cũng rất sẵn sàng đóng góp sự hợp tác khiêm tốn của mình bằng cách công khai những kho lưu trữ hồ sơ và tài liệu cho các học giả nghiêm túc có ước muốn kể lại sự thật về những sự kiện này cho toàn thế giới.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM