Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 13 Tháng Năm, 2024, 12:45:08 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Cuộc đời tôi - Một trăm giờ với Fidel Castro  (Đọc 92206 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #140 vào lúc: 29 Tháng Bảy, 2013, 10:40:56 am »

Vậy ông nghĩ như thế nào về cách giải thích chính thức xung quanh vụ ám sát Kennedy?

Hừm, tất cả đều rất kỳ lạ. Theo kinh nghiệm chuyên môn của bản thân trong lĩnh vực bắn tỉa, tôi không tin là với một khẩu súng trường có gắn ống ngắm như của hắn lúc đó, người ta có thể bắn, nạp đạn và bắn tiếp chỉ trong vài giây như vậy. Bởi vì một khi anh bắn bằng ống ngắm, chỉ cần khẩu súng bị giật đi một phần mười centimet thì coi như anh đã để trượt mất mục tiêu. Giả sử như anh đang ngắm bắn vào một chiếc đĩa nằm cách xa khoảng 500-600m, và với sức giật của khẩu súng sau phát đầu tiên, kiểu gì anh cũng phải ngắm lại.

Nếu như anh đang nấp sau cửa sổ, anh nổ súng và ngay lập tức anh phải nạp đạn, cố định lại vị trí tỳ súng, lên đạn, ngắm lại mục tiêu và nổ súng tiếp. Và cần nhớ rằng để tìm lại mục tiêu bằng ống ngắm chỉ trong một tích tắc ngắn ngủi như vậy là cực kỳ khó khăn. Nhất là lại bắn liền ba phát, với độ chính xác cao như vậy, bởi một người hầu như không hề có kinh nghiệm gì về bắn tỉa - đó là chuyện thật khó hiểu.

Vậy là ông cho rằng có hơn một tay súng?

Hừm, điều tôi thấy khó hiểu nhất về những phát súng đó chính là cách mà chúng được bắn ra, như tôi vừa giải thích. Tôi không nghĩ ra bất kỳ giả thuyết nào khác. Thật ra có rất nhiều giả thuyết. Nhưng tôi chỉ có thể nói ra nhưng gì tôi biết rõ trên cơ sở kinh nghiệm sử dụng súng bắn tỉa có ống ngắm của bản thân. Trong khi những lời giải thích chính thức do Chính phủ Mỹ đưa ra là rất khó tin - không thể có chuyện từ một khẩu súng mà pằng, pằng, pằng ba phát liền như vậy.

Tóm lại, có hai chi tiết trong vụ ám sát đó mà tôi không sao giải thích nổi: thứ nhất là kiểu bắn của một người sử dụng súng trường bắn tỉa, ba phát liên tiếp với độ chính xác rất cao trong khoảng thời gian rất ngắn. Điều đó hoàn toàn khác với những kinh nghiệm thực tế mà tôi biết.

Thứ hai, sau đó Oswald là một tù nhân, hắn ta đang ở trong nhà giam, vậy mà cái tên chủ hộp đêm Jack Ruby đó, với lý do là căm phẫn trước vụ ám sát, đã vào được đồn cảnh sát, ngay giữa đông đủ cảnh sát và máy quay truyền hình, nổ súng giết Oswald. Tôi không biết là ở nơi nào lại có chuyện lạ lùng như thế không nữa.

Vậy là ông nghi ngờ lời giải thích chính thức?

Vâng, tất nhiên là phải nghi ngờ rồi. Tôi hoàn toàn không tin những gì họ giải thích vẻ cung cách nổ súng của Oswald. Và Arthur Schlesinger, một trong những Cố vấn của Kennedy, người đã từng tới thăm Cuba 1, đã viết một cuốn sách dài hơn 900 trang  , trong đó ông ta đã kể lại toàn bộ câu chuyện và nói rõ về tiểu sử Oswald. Tên Oswald này đã tìm cách tới đây, tới Cuba, và vì người của chúng tôi thấy nghi ngờ hắn, nên chúng tôi đã không chấp nhận.

Hãy thử tưởng tượng chuyện gì đã xảy ra nếu như tên đó tới đây rồi quay về (Mỹ) và vài ngày sau hắn ám sát Kennedy, tức là ngay sau khi hắn ở lại Cuba một tuần liền. Rõ ràng là ở đây có một kế hoạch, không chỉ chống lại Kennedy, mà còn nhằm vào Cuba. Tôi biết chắc rằng cách giải thích đó thật là vô lý. Schlesinger đã trình bày rất chi tiết.

Rất có thể Oswald là một điệp viên hai mang, ông biết là chuyện có thể xảy ra như thế nào rồi đấy - hắn tới Liên Xô và quay về, mà ai cũng biết là trong những ngày Chiến tranh Lạnh căng thẳng đó, hai nước này (Mỹ và Liên Xô) rình rập nhau ghê gớm đến nhường nào.

Oswald đã từng tới Liên Xô.

Đúng vậy, hắn đã từng tới đó; thậm chí hắn còn kết hôn với một phụ nữ Liên Xô. Sau đó hắn quay về Mỹ, và hai vợ chồng ly dị. Thậm chí Schlesinger còn đưa ra một cách giải thích trên quan điểm phân tâm học về hành vi của Oswald.

Ý đồ của tên này là gì khi hắn tìm cách vào Cuba? Làm thế nào mà tên chủ hộp đêm Jack Ruby lại có thể ngang nhiên vào trong đồn cảnh sát và giết Oswald? Đó là hai trong số những chi tiết cực kỳ lạ lùng mà ai cũng có thể thấy là rất phù hợp với những gì chúng tôi nghi ngờ về việc đằng sau chuyện này có một âm mưu. Nhưng tôi không có bằng chứng nào cụ thể, tất cả những gì tôi có thể làm là phỏng đoán. Những gì tôi có thể đề cập vẫn chỉ xoay quanh hai câu hỏi trên mà thôi, cũng như sự vô lý trong cách giải thích của chính quyền Mỹ xung quanh phương thức gây án của Oswald - và tất cả những điều đó khiến người ta hoàn toàn có thể đặt câu hỏi về mức độ trung thực trong cách giải thích mà Chính phủ Mỹ đưa ra trước công luận.

---------------------------------------------------------
1. Ở độ tuổi 75, Arthur M. Schlesinger, Jr, cựu Cố vấn của Tổng thống John Kennedy đến thăm Cuba tham dự hội nghị quốc tế mang tên “Cuộc khủng hoảng tên lửa ở Cuba”, 1962: Kỷ niệm lần thứ 40, vào ngày 11 và 12 tháng 10 năm 2002. Tại hội nghị này, Schlesinger được hỏi, theo tin đồn, liệu có phải Tổng thống Kennedy dự định muốn cải thiện quan hệ Mỹ - Cuba sau cuộc khủng hoảng tên lửa và Schlesinger trả lời: “Tôi là người trực tiếp chứng kiến dự định đó bởi vì Tổng thống nói với tôi không chỉ một lần và tôi có thể khẳng định rằng, mặc dù có rát nhiều vấn đề cần sự quan tâm của Tổng thống, nhưng ông ấy vẫn nghĩ đến những cách thức và biện pháp để tiếp cận Havana”. Liên quan đến vấn đề này, Schlesinger có đề cập đến nội dung một bức thư, “một lá thư mà tôi không nhớ chính xác nội dung được gửi cho Chính phủ Cuba thông qua Chính phủ Brazil”. Và ông ta kết luận: “Nhưng những nỗ lực đó đã chấm hết với việc ông bị ám sát cùng năm đó”. Thông tin từ Hãng Thõng tấn AIN (Hãng thông tấn quốc gia Cuba), 13 tháng 10 năm 2002. (Đánh giá của Schlesinger được dịch từ tiếng Tây Ban Nha; tôi không tìm được nội dung chính xác bằng tiếng Anh).
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #141 vào lúc: 29 Tháng Bảy, 2013, 02:17:23 pm »

14

CÁI CHẾT CỦA CHE GUEVARA


Che và phong trào chống Đế quốc - Lá thư chia tay
- Trong những cuộc xung đột du kích ở châu Phi - Quay về Cuba
- Chuẩn bị cho chuyến đi vào dãy Andes - Régis Debray
- Trận đánh cuối cùng - Di sản của Che


Sau cuộc khủng hoảng tháng 10 năm 1962, mối đe dọa của Mỹ xâm lược Cuba đã giảm đi. Cách mạng Cuba tiếp tục củng cố những thành quả của mình. Che Guevara bắt đầu đi vòng quanh thế giới. Ông ấy tỏ ra rất quan tâm đến tình hình quốc tế, và đặc biệt là Phong trào chống Đế quốc?

Điều hiển nhiên nhất là Che đóng vai trò như một người quan sát tình hình trong khối Thế giới thứ ba. Anh ấy rất quan tâm tới các vấn đề quốc tế, về Hội nghị Bandung  , Phong trào Không liên kết và những vấn đề khác. Anh ấy rời Cuba năm 1965 - từ đó anh ấy đã đi vòng quanh thế giới, gặp gỡ với Chu Ân Lai, với Nehru, với Nasser, với Sukarno, đơn giản vì lý do anh ấy là một Chiến sĩ Quốc tế chân chính và đặc biệt quan tâm tới những vấn đề của các nước đang phát triển.

Liên quan đến Trung Quốc, theo tôi nhớ thì Che đã gặp gỡ và trao đổi với một số nhà lãnh đạo Trung Quốc. Anh ấy tiếp xúc với Chu Ân Lai, như tôi vừa nói; anh ấy gặp Mao Trạch Đông, có thể thấy là Che rất quan tâm tới tư duy cách mạng của người Trung Quốc. Anh ấy hoàn toàn không có gì bất đồng với Liên Xô, nhưng rõ ràng là xét theo góc độ nào đó, anh ấy gần gũi với Trung Quốc, và tỏ ra đồng cảm với quốc gia này hơn.

Thậm chí anh ấy còn tới thăm Nam Tư, cho dù tại đây đang diễn ra những thử nghiệm về mô hình tự hạch toán tài chính của khối Đông Âu, mà cá nhân tôi khi ấy cũng không hề ủng hộ. Bởi vì như thế một hợp tác xã sẽ chỉ chăm chăm vào việc xây dựng khách sạn cùng những thứ đại loại như vậy và xa rời khỏi mục tiêu hoạt động ban đầu để chạy theo lợi nhuận, ngay tại Cuba này tôi cũng đã chứng kiến nhiều trường hợp các hợp tác xã dồn hết tiền bạc và công sức cho việc phát triển thương mại và du lịch thay vì sản xuất nông nghiệp theo đúng chức năng của mình.

Tháng 12 năm 1964, Che có mặt tại Liên hợp quốc, sau đó lại tới Algeria, và ông ấy còn đi khắp châu Phi trong những tháng đầu tiên của năm 1965.

Vâng, nhưng đó là một chiến lược, trong giai đoạn chuẩn bị cuối cùng cho sứ mệnh mà anh ấy tự đặt ra cho mình - Che đã quyết định tới Bolivia. Khi đó anh ấy đang rất sung sức, tràn đầy nhiệt huyết, và anh ấy quyết tâm đóng góp cho Cách mạng Argentina. Anh ấy đang tạo ra những điều kiện cần thiết cho sự thành công của một cuộc đấu tranh cách mạng, bởi vì khi đó kẻ thù nào cũng muốn hủy diệt chúng tôi, và chúng tôi phải phản ứng bằng cách thay đổi cán cân lực lượng - tức là tiến hành “Cách mạng hóa”. Đó là chân lý vĩ đại mà chúng tôi vẫn luôn theo đuổi.

Ông đã từng bảo tôi: “Họ quốc tế hóa việc phong tỏa; chúng tôi quốc tế hóa chiến tranh du kích”.

Trường hợp của Trujillo, kẻ đã bị một nhóm người Dominica đã từ Cuba quay về tìm cách đấu tranh lật đổ tháng 7 năm 1959 - sự kiện đầu tiên thể hiện tinh thần đoàn kết chống lại chế độ độc tài mà cụ thể là để đáp lại một cam kết có từ lâu đối với những người Dominica từng chiến đấu bên cạnh chúng tôi - là một ngoại lệ. Trujillo từng cung cấp vũ khí cho Batista; sau này Batista lại tới đó tị nạn khi chiến tranh kết thúc, rồi những hành động vũ trang đã được tiến hành từ Cộng hòa Dominica để chống lại chúng tôi.

Liên quan đến những quốc gia khác ở hoàn cảnh tương tự, nguyên tắc của chúng tôi là luôn tôn trọng, tuân thủ Luật pháp quốc tế, bất cháp thực tế là có thể không một quốc gia nào thực sự có nhiều cảm tình với chúng tôi. Nhưng tất cả đều có sự tính toán và thận trọng riêng của mình - mức độ độc lập khỏi ảnh hưởng của Mỹ của một số nước có thể là tương đối cao hơn các nước khác. (Sau khi Cách mạng thành công), tất nhiên là những nước trung thành vô điều kiện với Mỹ ngay lập tức tuyên bố chấm dứt quan hệ ngoại giao với Cuba, trong khi những nước khác thì từ chối (trước sức ép của Mỹ về việc chấm dứt quan hệ với Cuba): Brazil từ chối, Uruguay từ chối, Chile từ chối. Tuy nhiên, Venezuela khi đó lại thuận theo Mỹ ngay lập tức, bởi vì khi ấy Rómulo Betancourt   đang nắm quyền, trước đó ông ta cũng từng là một người cánh tả, nhưng về sau ông ta lại trở thành một kẻ cực kỳ phản động. Vậy là có một số nước Mỹ latinh vẫn duy trì quan hệ với Cuba một thời gian - tiêu biểu như Mêhicô, suốt từ đó đến giờ.

Mỹ từng cảnh báo Cuba về việc phổ biến các hoạt động lật đổ ra khắp nơi trên thế giới.

Những đòi hỏi và yêu sách mà Mỹ đặt ra với Cuba cứ mỗi thời lại một khác; nói chung là rất đa dạng và phức tạp. Cứ thỉnh thoảng họ lại bổ sung một yêu sách mới. Ví dụ như, thứ nhất, chúng tôi phải từ bỏ Chủ nghĩa Xã hội. Sau đó, chúng tôi phải chấm dứt mọi quan hệ thương mại và những mối liên hệ khác với Liên Xô. Lúc nào họ cũng đặt ra với Cuba một yêu sách này nọ, thậm chí cả sau khi đã lên án và cô lập chúng tôi, rồi sau vụ Playa Girón, sau cuộc khủng hoảng tháng 10 năm 1962, bao giờ cũng phải có một vấn đề hoàn toàn mới mẻ, không lớn thì nhỏ. Rồi là liên quan đến những cuộc đấu tranh cách mạng ở châu Mỹ latinh: Cuba phải chấm dứt sự ủng hộ đối với những cuộc đấu tranh đó - ấy là tôi đang liệt kê những yêu sách mà họ đặt ra. Sau này là chuyện Angola, nước bị Nam Phi tấn công năm 1975. Mọi người đều biết chuyện gì đã xảy ra - (họ đòi) chúng tôi phải rút quân khỏi Angola; nếu chúng tôi rút quân khỏi Angola, tất cả những vấn đề đối với Cuba sẽ chấm dứt, họ bảo với chúng tôi như vậy... Một danh sách dài bất tận...

Sau này vẫn có những vấn đề mới tiếp tục phát sinh, ví dụ như cuộc cách mạng ở Ethiopia nổ ra năm 1974, rồi tình hình tại đó diễn biến phức tạp, đến năm 1977, chúng tôi cảm thấy mình phải có trách nhiệm giúp đỡ nhân dân Ethiopia và đóng góp phần mình vào sự nghiệp giải phóng các dân tộc trên thế giới. Chúng tôi là một đất nước bị bao vây, cô lập, và Mỹ càng điên cuồng cô lập chúng tôi, chúng tôi càng phải tìm kiếm sự ủng hộ từ những mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.

Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #142 vào lúc: 29 Tháng Bảy, 2013, 02:21:38 pm »

Nhưng sau này Cuba vẫn bị buộc tội là “xuất khẩu cách mạng”.

Quay lại thời kỳ đó, hồi những năm 1960, không có nước nào ở châu Mỹ Latinh duy trì quan hệ ngoại giao với chúng tôi - Mêhicô là nước duy nhất. Khi đó chúng tôi tuân thủ tất cả các quỵ tắc hành xử quốc tế. Tất nhiên là chúng tôi muốn có cách mạng; chúng tôi mong muốn điều đó từ cơ sở ý thức hệ của mình, trên cơ sở lý tưởng mà chúng tôi tin theo. Nhưng chúng tôi vẫn tôn trọng luật pháp quốc tế. Và tôi xin khẳng định rằng không thể nào xuất khẩu được cách mạng, vì không ai có thể “xuất khẩu” những điều kiện khách quan quyết định thành công của một cuộc cách mạng. Đó vẫn luôn là quan điểm mà chúng tôi theo đuổi suốt từ đầu đến tận ngày nay.

Sau khi Cách mạng thành công ở Cuba, đến tháng 5 năm 1959, tôi có mặt ở Buenos Aires. Chuyến thăm của tôi trùng với một hội nghị của OAS, và tại đó tôi đã trình bày một Kế hoạch Marshall cho châu Mỹ Latinh - giống như kế hoạch Marshall nổi tiếng để tái thiết châu Âu sau Chiến tranh thế giới thứ 2. Tới ước tính phải cần đến hai mươi tỷ USD. Tất nhiên lúc đó tôi chưa có nhiều kinh nghiệm như bây giờ - quá ít là khác. Nhưng tôi cũng đã có những ý tưởng táo bạo. Tôi cũng không có nhiều kinh nghiệm quốc tế, ngoài tất cả những gì tôi đã đọc và học hỏi suốt đời cũng như những điều tôi tự nghiệm ra xung quanh các vấn đề đó. Tôi cũng không có nhiều kinh nghiệm với châu Mỹ latinh, nhưng tại Hội nghị đó tôi vẫn trình bày kế hoạch của mình. Ông có biết vào thời điểm đó tổng số nợ nước ngoài của châu Mỹ Latinh là bao nhiêu không?

Không.

Năm tỷ USD.

Nếu so với số nợ hiện nay của khu vục này - 850 tỷ USD - thì như thế cũng không nhiều lắm.

Tại thời điểm đó, dân số châu Mỹ Latinh mới chỉ bằng một nửa so với bây giờ, chưa đến 250 triệu người. Và tôi chỉ tính riêng nợ nước ngoài - chứ chưa cần tính đến nợ trong nước, vốn cũng không hề nhỏ chút nào - đây mới là tính riêng khoản nợ mà một quốc gia phải thanh toán bên ngoài lãnh thổ của mình, cộng với tiền lãi. Đó là chưa kể đến những thiệt thòi vì bị chảy máu nguồn vốn, phải áp dụng tỷ lệ hối đoái không công bằng, rồi xu hướng nguồn vốn chảy từ những nước nghèo sang những nước giầu với nền kinh tế mạnh hon, khiến cho sự chênh lệch phát triển ngày càng rộng thêm, rồi những đặc quyền mà Mỹ được hưởng theo thỏa thuận Bretton Woods 1, đặc quyền của những nước được phép in đô la... Giờ đây vàng không còn là thứ bảo đảm nữa, vì từ tháng 8 năm 1971, Tổng thống Mỹ Nixon đã đơn phương tuyên bố bãi bỏ việc trao đổi vàng lấy đồng đô la, vì vậy tất cả những gì còn lại chỉ là đô la và đô la, đồng tiền duy nhất tồn tại ở bán cầu Tây này - trong khi tất cả những đồng tiền khác lúc nào cũng biến động rất lớn. Vậy là toàn bộ tiền ở tất cả các nước châu Mỹ Latinh, kể cả những đồng tiền bất minh cho đến tiền lương thiện, đều có xu hướng dịch chuyển, và đích đến của sự dịch chuyển đó luôn là Mỹ.

Như tôi biết thì kế hoạch do ông đề xuất ở Hội nghị OAS đã bị từ chối.

Lẽ ra kế hoạch đó đã có thể giúp lục địa này tránh được rất nhiều thảm kịch. Và hai năm sau, như tôi đã nói, Kennedy đã lấy luôn ý tưởng đó (của tôi) và đề xuất Kế hoạch Marshall của ông ta cho châu Mỹ latinh - thông qua Liên minh vì Tiến bộ: cải cách ruộng đất, cải cách tài chính, xây dựng nhà cửa, v.v...

Nhưng điều đó cũng không ngăn cản họ tiếp tục chống phá Cuba.

Đúng vậy. Khi đó họ phá bỏ tất cả mọi cam kết từng có đối với chúng tôi. Và tôi nghĩ quyết định đó cũng xuất phát từ một số lý do khách quan, nhưng tồi cũng nghĩ rằng những gì Che làm là hoàn toàn đúng đắn - tuyệt đối không có bất kỳ sự bất đồng nào. Vào thời điểm đó, người ta nói rất nhiều về Chủ nghĩa can thiệp chính trị của Mỹ, và Tổng thống Kennedy, một nhà lãnh đạo có tài năng thực thụ, đã không may phải thừa hưởng một âm mưu nhằm chống lại chúng tôi, tức là kế hoạch xâm lược Girón - ông ta phải thừa hưởng toàn bộ kế hoạch này và ông ta đành phải để nó diễn ra. Dù sao ông ta cũng đã tỏ ra vô cùng dũng cảm sau khi thất bại, bởi vì ông ta đã nhận hết trách nhiệm về mình, ông ta nói thế này: “Chiến thắng bao giờ cũng có hàng nghìn ông bố, nhưng thất bại luôn là một đứa trẻ mồ côi”.

Kennedy rất hứng thú với lực lượng Mũ nồi Xanh, tức là lực lượng đặc biệt của Mỹ, rồi ông ta cử họ sang Việt Nam. Trước đó Kennedy từng tham gia trong Chiến tranh thế giới thứ 2. Mọi người đều nói ông ta là một vị Tổng thống trọng danh dự và lẽ phải, nhưng chính Kennedy đã sa lầy vào một cuộc chiến tranh hèn hạ, phi nghĩa và vô lương tâm, ở Việt Nam - ông ta tiến hành những bước đi đầu tiên, sau đó ông ta bắt đầu gửi thêm ngày càng nhiều lính sang đó. Câu chuyện đã bắt đầu như vậy. Ông biết đấy, Việt Nam là một dân tộc đã từng chiến thắng Thực dân Pháp năm 1954. Chính những người Việt Nam - những đồng chí Việt Nam đã kể với tôi như vậy - cũng đánh giá chiến thắng Girón của Cách mạng Cuba như một nguồn cổ vũ lớn lao để họ tiếp tục chiến đấu và giành chiến thắng trước quân Mỹ. Các đồng chí Việt Nam vẫn luôn nói rằng tinh thần chiến đấu của quân đội Cuba đã cổ vũ họ rất nhiều. Rất có thể họ nói như vậy vì lịch sự thôi... Trong suốt thời gian (chống Mỹ) đó, quân đội Việt Nam vẫn duy trì các lực lượng chiến đấu của mình ở miền Nam.

Và Việt Nam cũng là nguồn cổ vũ lớn lao của những nguời Cuba. Chính Che đã thúc giục các nước Thế giới thứ ba phải “tạo ra hai, ba, thật nhiều Việt Nam hơn nữa” 2.

Và theo quan điểm của tôi thì anh ấy hoàn toàn đúng khi nói vậy. Tôi xin nói ngay rằng năm 1979, tức là mười hai năm sau khi Che hy sinh, chiến tranh ở Việt Nam đã kết thúc được vài năm và những chiến sĩ trong phong trào Sandinista ở Nicaragua đang bắt đầu giành được chiển thắng bằng kiểu đấu tranh mà chúng tôi đã phát động, mà trong đó Che cũng từng tham gia góp sức mình. Và phong trào cách mạng ở El Salvador cũng bắt đầu trỗi dậy mạnh mẽ, với khí thế hừng hực... Đó là một trong những cuộc đấu tranh với nhiều bài học kinh nghiệm nhất.

----------------------------------------------------------
1. Tháng 7 năm 1944, Hiệp ước Breton Woods được ký kết bởi 44 nước - mục tiêu của Hiệp ước này là nhằm cải cách hệ thống tiền tệ và khuyến khích trao đổi quốc tế sau thế chiến thứ hai. Hiệp ước này cũng đưa ra mức chuẩn trao đổi vàng, lấy đồng đô la làm đồng tiền dự trữ quốc tế và thành lập Qũy tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng thế giới (WB). (Xem thêm chương 20).

2. Trong “thông điệp gửi Hội nghị ba châu lục của Guevara” mà ông viết ở Cuba năm 1966 trước khi sang Bolivia. Bức thông điệp này gửi Tổ chức đoàn kết với người dân châu Á, châu Phi và châu Mỹ La-tinh, lúc đó mới thành lập và được đăng trên tạp chí Tricontinental của tổ chức này vào tháng 4 năm 1967 với tiêu đề của Guevara, “Tạo ra hai, ba... rất nhiều Việt Nam, đó là điều cần chú ý”. Bài báo này cũng được xuất bản trong cuốn Che Guevara và Cách mạng Cuba: Những bài viết và bài phát biểu của Che Guevara, Pathfinder, 1967, và cuốn Công lý toàn cầu: Giải phóng và Chủ nghĩa xã hội, Melbourne, 2002.

Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #143 vào lúc: 29 Tháng Bảy, 2013, 03:44:45 pm »

Và Cuba cũng đã giúp đỡ những người El Salvador phần nào đó?

Thật ra sự giúp đỡ của chúng tôi cũng hết sức khiêm tốn. Sau khi chiến thắng quân Mỹ nâm 1975, các đồng chí Việt Nam đã gửi cho chúng tôi rất nhiều vũ khí và trang thiết bị quân sự mà họ thu được sau khi chế độ Sài Gòn sụp đổ. Chúng tôi lại dùng tàu chuyển những vũ khí đó đến cực nam châu Phi, rồi gửi một số tới cho các đồng chí El Salvador trong phong trào FMLN, Mặt trận Giải phóng quốc gia Farabundo Marti.

Ông có tin rằng khi đó những điều kiện ở châu Mỹ latinh đã chín muồi cho một cuộc đấu tranh cách mạng giống như những gì từng diễn ra ở Cuba?

Ông phải hiểu rằng, luôn có những yếu tố chủ quan có khả năng thay đổi tiến trình phát triển của lịch sử. Nhiều khi tồn tại các điều kiện khách quan cho một thay đổi mang tính cách mạng nhưng lại thiếu đi những điều kiện chủ quan. Chính những yếu tố chủ quan tại thời điểm đó đã ngăn không cho phong trào cách mạng lan rộng. Tính đúng đắn của phương pháp đấu tranh vũ trang đã được chứng minh. Nicaragua giành thắng lợi mười hai năm sau khi Che hy sinh ở Bolivia. Điều đó có nghĩa là những điều kiện khách quan ở nhiều nước còn lại khắp châu Mỹ latinh còn tốt hơn cả điều kiện ở Cuba. Tại Cuba thậm chí còn có ít điều kiện khách quan hơn, nhưng vẫn đủ để thực hiện không chỉ một, mà là hai, kể cả ba cuộc cách mạng. Trong khi đó điều kiện khách quan ở các nước châu Mỹ latinh khác còn tốt hơn nhiều.

Cũng cần nói rằng chúng tôi đã đóng góp công sức đáng kể vào việc đoàn kết nhân dân các nước Nicaragua, El Salvador và Guatemala. Khi đó những người Sandinista cũng đang bị chia rẽ; những người El Salvador cũng chia năm xẻ bảy; người Guatemala cũng chẳng hơn gì. Chúng tôi đã nhận thấy rằng sứ mệnh của chúng tôi là phải thống nhất họ lại, và thực sự là chúng tôi đã làm được điều đó một cách rất thành công. Cuba vẫn luôn chứng tỏ được tinh thần đoàn kết của mình, và chúng tôi cũng đã hỗ trợ được ít nhiều cho các phong trào cách mạng ở Trung Mỹ. Nhưng thể hiện tinh thần đoàn kết và giúp đỡ chút gì đó cho một phong trào cách mạng không có nghĩa là chúng tôi xuất khẩu cách mạng.

Nhưng chính Cuba đã giúp đỡ Che đưa cách mạng sang Bolivia.

Đúng là chúng tôi đã giúp Che, chúng tôi chia sẻ những lý tưởng của anh ấy. Vào thời điểm đó, Che hoàn toàn đúng. Tôi thật sự vẫn luôn tin rằng vào giai đoạn đó, cuộc đấu tranh hoàn toàn có thể được nhân rộng ra khắp nơi. Tuy nhiên, vào thời điểm đó năm 1968, chúng tôi còn chưa chứng kiến sự xuất hiện của Torrijos ở Panama. Những hiện tượng khác cũng chuẩn bị xảy ra: ví dụ như chiến thắng của Allende ở Chilê năm 1970, và một số nước bắt đầu thiết lập lại quan hệ ngoại giao với Cuba.

Ở Colombia, đã có những tổ chức vũ trang đấu tranh theo đường lối du kích, những cuộc đụng độ lẻ tẻ diễn ra tử năm 1948, rất lâu trước khi chúng tôi bắt đầu đấu tranh cách mạng ở Cuba. Nhưng đây lại là một câu chuyện khác, phức tạp hơn, vì ở Colombia, những lực lượng du kích không được nhìn nhận như Phong trào ngày 26 tháng 7 của Cuba. Đằng sau đó còn rất nhiều chuyện nữa. Tôi cũng không muốn bàn sâu thêm về tình hình khi đó; những vấn đề này vẫn luôn hết sức nhạy cảm.

Che có kể hay giải thích với ông về những kế hoạch mà ông ấy định thực hiện liên quan đến Bolivia và Argentina không? Ông ấy có chia sẻ gì với ông không?

Khi đó anh ấy rất sốt ruột. Những ý tưởng mà anh ấy đưa ra cực kỳ khó thực hiện. Do đó, xuất phát từ kinh nghiệm của chính mình, tôi đã khuyên Che phải chờ đến khi tình hình thuận lợi hơn. Chúng tôi gọi ý rằng anh ấy cần thêm thời gian, chứ không nên nôn nóng. Điều chúng tôi muốn làm lúc đó là chờ đến khi các nhóm khác, không nổi tiếng nhiều bằng Che, tiến hành những bước đi đầu tiên, tạo ra những điều kiện thuận lợi hơn cho các mục tiêu mà Che đã đề ra. Có điều anh ấy quá hiểu về những yêu cầu của cuộc sống du kích, anh ấy biết là con người ta phải cần có sức chịu đựng cực kỳ dẻo dai, có sức khỏe tốt, và tuổi tác cũng là vấn đề quan trọng, và mặc dù Che có thể vượt qua tất cả những điểm hạn chế về thể chất nhờ nghị lực sắt đá của mình, anh ấy cũng hiểu rằng nếu chờ đợi quá lâu, anh ấy sẽ không còn đủ sức khỏe và sự dẻo dai cho cuộc đấu tranh du kích nữa.

Dần dần anh ấy bắt đầu trở nên rất lo lắng về những yếu tố đó, mặc dù anh ấy không mấy khi thể hiện ra ngoài. Khi đó Che đang phải giải quyết những vấn đề cực kỳ khó khăn: gần như ngay trong những ngày đầu tiên của cuộc Cách mạng, Che đã giao cho Jorge Ricardo Masetti, một nhà báo người Argentina, - người đã từng ở cùng chúng tôi trong vùng núi Sierra 1 nhiệm vụ tổ chức một nhóm du kích ớ miền bắc Argentina. Và Masetti đã hy sinh khi thực hiện sứ mệnh đó 2. Bi kịch này lầm Che gần như suy sụp, vì một khi anh ấy cử ai đó đi thực hiện nhiệm vụ và không may bi kịch xảy ra với cái chết của người đó thì Che bao giờ cũng rất buồn và tự trách mình. Ngày nào anh ấy cũng đau đớn, dằn vặt, mỗi khi nhớ đến người đồng chí đã hy sinh. Chúng ta có thể thấy điều đó qua cuốn nhật ký mà Che viết trong thời gian ở Bolivia, trong đó anh ấy đã miêu tả rất rõ ràng việc anh ấy đau đớn và suy sụp đến mức nào trước cái chết của người đồng chí tên là Eliseo Reyes, với biệt danh “Đại úy San Luis”: “Chúng tôi đã mất đi đồng chí xuất sắc nhất trong lực lượng du kích, và dĩ nhiên là một trong những trụ cột của cuộc đấu tranh”.

Abelardo Colomé Ibarra, mà chúng tôi thường gọi là “Furri”, và hiện đang đảm nhiệm cương vị Bộ trưởng Nội vụ Cuba, cũng từng tham gia ở Bolivia và miền bắc Argentina năm 1962, khi đó anh ấy mới hai mươi hai tuổi. Lúc này thì Masetti đã hy sinh. Che đang xem xét kế hoạch của mình, tất nhiên là với sự ủng hộ tuyệt đối từ chúng tôi, đúng như những gì tôi đã hứa với anh ấy.

Khi Che trở nên sốt ruột và chỉ muốn lên đường ngay, tôi phải cố thuyết phục anh ấy, “Điều kiện chưa sẵn sàng”. Tôi không hề muốn anh ấy sang Bolivia chỉ để tổ chức một nhóm du kích nhỏ lẻ, tôi muốn anh ấy chờ đến khi một lực lượng đông đảo hơn đã hình thành. Trong những giai đoạn đầu tiên của cuộc đấu tranh trước đó, chúng tôi đã cùng trải qua tất cả mọi khó khăn vất vả nên tôi biết rõ những gì đang chờ đợi anh ấy. Suy nghĩ của tôi khi đó là, “Che là một lãnh tụ về chiến lược; anh ấy chỉ nên đến Bolivia khi đã có một lực lượng đủ lớn mạnh và vững chắc”. Anh ấy vô cùng nôn nóng, nhưng tôi thấy là những điều kiện cần và đủ tối thiểu vẫn chưa đâu vào đâu. Tôi đã phải thuyết phục anh ấy rằng, “Tình hình chưa chín muồi”. Bởi vì Che là một nhà chiến lược, với rất nhiều kinh nghiệm và phẩm chất của một chính trị gia - anh ấy không nên liều lĩnh với bản thân trong những giai đoạn sơ khai ấy.

Khi đó Cuba đang ủng hộ cuộc đấu tranh của nhân Công gô, Lumumba 3. Trước đó chúng tôi đã viện trợ cho Tổng thống Ahmed Ben Bella và người dân Algeria trong cuộc chiến tranh năm 1961 chống lại Ma-rốc, chúng tôi đã làm được một số việc. Nhưng Che vẫn không kiềm chế được sự nôn nóng của mình. Vì anh ấy rất quan tâm đến cuộc đấu tranh ở châu Phi nên tôi đề xuất là anh ấy nên tới đó thực hiện một sứ mệnh đặc biệt trong khi chờ đợi những điều kiện tối thiểu ở Bolivia được hình thành, chuẩn bị cho việc phát động một cuộc đấu tranh cách mạng. Mục tiêu cơ bản của chiến dịch ở Bolivia là mở rộng nó đến sát tổ quốc của anh ấy là Argentina, rồi từ đó cuộc đấu tranh sẽ được nhân rộng ra toàn bộ khu vực. Khi đó có một cóng việc rất quan trọng cần tiến hành ở châu Phi - đó là hỗ trợ cho những phong trào du kích ở khu vực miền Đông nước Công gô thuộc Bỉ chống lại Moises Tshobé, Mobutu 4, và tất cả những tên lính đánh thuê của châu Âu.

-----------------------------------------------------------
1. Masetti phỏng vấn “Che” Guevara ở Sierra Maestra tháng 4 năm 1958. Xem nội dung cuộc phỏng vấn đó trong cuốn Ernesto “Che” Guevara, America Latina: Despertar de un continente, Melbourne: Ocean Press, 2003, trang 199-207.

2. Nhóm gồm 25 người do Masetti dẫn đầu ở khu vực Salta giáp biên giới giữa Argentina với Bolivia “biến mất” trong khoảng thời gian từ ngày 15 đến 25 tháng 4 năm 1964.

3. Patrice Lumumba (1925-1961) là nhà lãnh đạo người Công-gô trong cuộc chiến giành độc lập chống lại người Bỉ. Ông trở thành Thủ tướng vào tháng 6 năm 1960 và bị ám sát năm 1961.

4. Moises Tshombe (1919-1969) là nhà lãnh đạo chính trị của nước Công-gô thuộc Bỉ trước kia, người đứng ra thành lập Đảng Conakat ở tỉnh Katanga. Năm 1960, với sự ủng hộ của một số nước lớn ở châu Âu, ông lãnh đạo một phong trào đối lập chống lại Lumumba, tự phong mình làm Thống đốc tỉnh Katanga, tỉnh giàu có của đất nước đó và tuyên bố độc lập. Lumumba kêu gọi Liên hợp quốc giúp đỡ nhưng bị ám sát bởi các sĩ quan của Katanga dưới sự xúi giục của CIA. Tshombe bị buộc phải từ chức và ông sống lưu vong ở châu Âu, có thời gian sống ở Tây Ban Nha. Ông qua đời ở Algeria.

Mobutu Sese Seko (1930-1997), người đứng đầu nhà nước và lực lượng vũ trang Công-gô sau khi giành độc lập, lật đổ Tổng thống Kasavubu năm 1965, đấu tranh du kích với sự giúp sức của một quân đội tàn ác và là kẻ độc tài của đất nước này cho đến khi bị lật đổ vào năm 1997 bởi lực lượng cúa Laurent Desire Kabila. Mobutu là công cụ của CIA trong vụ ám sát nhà lãnh đạo vĩ đại người Công-gô Patrice Lumumba; ông ta được sự ủng hộ hết mình của Mỹ mặc dù chế độ của ông ta khét tiếng tham nhũng và tàn ác.

Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #144 vào lúc: 29 Tháng Bảy, 2013, 03:49:55 pm »

Khi đó phong trào đang do Laurent-Desiré Kabila lãnh đạo?

Không, người lãnh đạo phong trào khi đó là Gaston Soumialot; ông ấy tới đây và chúng tôi đồng ý ủng hộ ông ấy. Chúng tôi cũng cung cấp viện trợ thông qua Tanzania, với sự đồng ý của Julius Nyerere, Tổng thống nước này tại thời điểm đó, và chính từ đây Che cùng người của anh ấy đã vượt qua Hồ Tanganyika. Tháng 4 năm 1965, chúng tôi đã cử Che chỉ huy một biệt đội rất tinh nhuệ tới đây. Tất cả gồm 150 chiến sĩ dày dạn kinh nghiệm và được trang bị rất đầy đủ. Phong trào đấu tranh cách mạng ở châu Phi khi đó gần như chưa hề có gì - tất cả đều phải bắt đầu lại từ đầu, từ kinh nghiệm, công tác chuẩn bị, huấn luyện, hướng dẫn... Khối lượng công việc khổng lồ. Che và người của anh ấy đã ở đó nhiều tháng liền.

Trong nhật ký châu Phi của mình, Che đã tỏ ra rất phê phán những nhà lãnh đạo của phong trào du kích ở đây.

Lúc nào Che cũng rất nghiêm khắc với bất kỳ nhà lãnh đạo nào, chứ không chỉ với riêng những nhà lãnh đạo đó. Anh ấy đặt ra những yêu cầu rất cao. Tính Che là như thế, thành thói quen trong con người anh ấy rồi... Lúc nào anh ấy cũng rất gay gắt khi phê phán người khác, cũng như phê phán chính mình.

Ông ấy rất nghiêm khắc với bản thân?

Ồ, vâng, anh ấy lúc nào cũng đặt ra những đòi hỏi rất cao đối với chính bản thân mình. Tôi đã kể cho ông về Mẽhicồ và đỉnh núi Popocatepetl đấy. Thậm chí nhiều lúc, vì có chuyện vớ vẩn nào đó khiến anh ấy phẫn uất, trong giây lát thôi, anh ấy bắt đầu dằn vặt và phê phán chính mình - lúc nào anh ấy cũng phê bình, rồi lại tự phê bình. Nhưng có một điều là lúc nào anh ấy cũng rất trung thực, luôn luôn đầy tự trọng.

Anh ấy đã phải đối mặt với những khó khăn trở ngại vô cùng to lớn ở châu Phi khi anh ấy tới đó vào tháng 4 năm 1965. Đó là cả một câu chuyện thật tuyệt vời. Thời điểm đó không hiểu sao đủ mọi loại người, rồi lính đánh thuê đổ về châu Phi: người da trắng, người Nam Phi, người Zimbabue, người Bỉ, và cả những phần tử Cuba phản động làm việc cho CIA. Người dân châu Phi khi đó hoàn toàn chưa được chuẩn bị gì. Che muốn dạy họ cách đấu tranh, giải thích cho họ hiểu rằng nhiều khi có rất nhiều cách để đạt được một mục tiêu nào đó, có nhiều phương pháp khác nhau. Bởi vì một khi họ đã có kinh nghiệm, và đã quen với văn hóa chiến tranh, những người Công gô đó có thể trở thành những chiến binh cực kỳ đáng sợ. Nhưng cái họ thiếu chính là nền tảng kiến thức về văn hóa chiến tranh, nhưng rồi cuối cùng họ cũng học được và trở thành những người lính phi thường, những chiến binh đáng sợ. Cả những người Ethiopia, người Namibia, người Angola... đều thế cả... Một khi họ đã nắm vững nghệ thuật chiến tranh, họ có thể trở thành những người lính phi thường.

Chúng tôi đã giải thích cho Che hiểu là những chiến sĩ du kích ở miền Đông Công gô chưa biết nhiều về nghệ thuật chiến tranh. Chúng tôi cử một số đồng chí tới đó để phân tích tình hình, và sẵn sàng ủng hộ họ. Giả sử như chúng tôi cần phải gửi thêm quân, chắc chắn chúng tôi sẽ làm như vậy - ở Cuba lúc nào cũng có rất nhiều chiến sĩ tình nguyện. Nhưng sự thật là hoàn toàn không có tương lai nào cho những cuộc đấu tranh đó - điều kiện ở những nơi này chưa chín muồi để có thể phát triển phương thức đấu tranh như vậy, nên cuối cùng chúng tôi yêu cầu Che rút về. Tổng cộng anh ấy đã ở Công gô được bẩy tháng. Từ đây, anh ấy quay về Tanzania, rồi ở lại đây một thời gian, ở Dar-es-Salaam.

Để thực hiện những sứ mệnh đó, Che đã lặng lẽ nói lời chia tay, và tất nhiên sau đó anh ấy bí mật rời khỏi Cuba. Thế là sau này xuất hiện rất nhiều lời đồn đại rằng Che đã “mất tích”.

Báo chí quốc tế thậm chí còn đồn thổi rằng đã có rạn nứt giữa ông và Che, những bất đồng nghiêm trọng về chính trị. Có cả những tin đồn rằng ông ấy đã bị tống giam, rồi sau đó bị giết...

Chúng tôi hoàn toàn im lặng trước tất cả những lời đồn đại và xuyên tạc đó. Nhưng khi Che ra đi, cuối tháng 3 năm 1965, anh ấy có viết cho tôi một lá thư.

Ông không cho công bố lá thư đó ngay à?

Không, tôi giữ lá thư đó bên mình một thời gian, và mãi đến ngày 3 tháng 10 năm 1965 tôi mới cho công bố bức thư, đó là ngày tuyên bố thành lập Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Cuba mới, bởi vì tôi muốn giải thích tại sao Che không tham gia vào Ban Chấp hành Trung ương. Trong khi đó, những âm mưu của các thế lực thù địch vẫn đang diễn ra, chúng tìm cách gieo rắc nghi ngờ, chống phá chúng tôi, phát tán những tin đồn rằng Che Guevara đã bị “thanh trừng” vì đã có bất đồng với tôi.

Có cả một chiến dịch tin đồn rất tinh vi.

Anh ấy viết cho tôi lá thư đó một cách rất thoải mái, tự nhiên, và theo tôi là với tất cả tấm lòng thành thực của mình. Che viết, “Tôi xin lỗi vì đã có lúc không có đủ lòng tin đối với anh...” 1, rồi sau đó anh ấy còn nói rất nhiều về cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba và một số chuyện khác. Thật ra tôi không nghĩ là Che tin tưởng quá vào bất kỳ ai, bởi vì anh ấy rất khó tính và nghiêm khắc.

Thậm chí có lần anh ấy còn viết cho tôi một bài thơ. Tôi không hề biết gì cả. Lúc nào anh ấy cũng rất tình cảm đối với tôi, lúc nào cũng tôn trọng; gần như bao giờ anh ấy cũng chấp nhận những quyết định mà tôi đưa ra. Bản thân tôi cũng không bao giờ áp đặt những quyết định của mình lên anh ấy, tất nhiên là tôi không bao giờ lôi chức vụ ra để bắt ép Che, như nhiều kẻ vẫn nói. Bao giờ chúng tôi cũng cùng nhau thảo luận - tôi không bao giờ muốn ra lệnh cho ai cả; tôi muốn thuyết phục mọi người hiểu những gì cần làm. Họa hoằn lắm tôi mới phải nói với Che, “Anh không được làm thế này, thế kia”, mỗi khi tôi cấm anh ấy làm gì đó (quá liều lĩnh).

Từ châu Phi, anh ấy tiếp tục sang Tiệp Khắc, tới Praha, trong tháng 3 năm 1966 - khi đó tình hình ở đây rất phức tạp; trong thực tế, anh ấy đã bí mật tới đó. Che là người rất kiêu hãnh, bởi vì anh ấy đã viết một lá thư tạm biệt nên không bao giờ anh ấy có ý nghĩ quay lại Cuba một khi đã nói lời chia tay. Nhưng đội ngũ lãnh đạo cho Chiến dịch Bolivia đã được lựa chọn và đang được chuẩn bị sẵn sàng. Đó chính là khi tôi viết cho Che một lá thư, cố gắng giải thích cho anh ấy hiểu, tác động và ý thức nghĩa vụ và lý trí của Che.

----------------------------------------------------------
1. Bằng tiếng Tây Ban Nha, trích dẫn chính xác là: “Mi unica falta de alguna gravedad es no haber confiado mas en ti desde los primeros momentos de la Sierra Maestra y no haber compredido con suficiente celeridad tus cualidades de conductor y de revolucionario”. Dịch là: “Sai lầm nghiêm trọng đầu tiên của tôi là đã không tin tưởng anh tuyệt đối ngay từ khi còn ở Sierra Maestra và đã không nhận ra được những phẩm chất của một nhà cách mạng trong anh”. Xem nội dung đầy đủ bức thư này của Castro được công bố công khai ngày 3 tháng 10 năm 1965, trong cuốn Che en la memoria de Fidel Castro trang 34 đến 36.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #145 vào lúc: 29 Tháng Bảy, 2013, 03:54:40 pm »

Tức là đề nghị Che quay lại Cuba?

Đúng thế. Tôi nghĩ gia đình Che đã cho xuất bản lá thư đó rồi - tôi cũng không cần phải nhắc lại nữa. Tôi đã viết cho anh ấy một lá thư và nói với anh ấy bằng những từ khá gay gắt. Tôi tìm cách thuyết phục anh ấy quay lại; tôi giải thích cho Che hiểu rằng đó là điều tốt nhất cho những gì anh ấy muốn làm: “Nếu ở đó thì không thể làm được việc này. Anh phải quay về”, ông cần hiểu tôi nói, “Anh phải quay về” không phải là ra lệnh cho anh ấy, chẳng qua tôi đang tìm cách thuyết phục anh ấy quay về. Tôi nói với Che rằng nghĩa vụ của anh ấy là phải quay về, đó là điều vượt trên mọi toan tính khác; tôi còn nói tôi muốn anh ấy (quay về) để thúc đẩy công tác chuẩn bị cho Chiến dịch Bolivia. Và cuối cùng anh ấy cũng bí mật quay về. Ý tôi là không một ai nhận ra anh ấy cả khi Che về đến Cuba. Ngay cả trên đường quay về cũng không ai biết gì cả. Anh ấy quay về Cuba tháng 7 năm 1966.

Che đã được cải trang?

Để tôi kể cho mà nghe, anh ấy được cải trang một cách kỳ tài đến nỗi một hôm tôi mời một vài đồng chí lãnh đạo cấp cao tới chỗ mình ăn trưa, tôi bảo họ là tôi muốn giới thiệu một người bạn rất thú vị của mình. Chúng tôi cùng ngồi ăn trưa và không một ai nhận ra anh ấy. Vậy thì anh ấy có cải trang hay không đây?

Raul ngồi đối diện mà cũng không nhận ra Che sao?

Trước đó vài ngày Raul đã tạm biệt anh ấy tại trung tâm nơi họ đang huấn luyện, và hôm mọi người ăn trưa ấy thì Raul đang ở Liên Xô. Không một ai trong số những người có mặt nhận ra Che. Hoàn toàn không có ai băn khoăn hay hỏi han gì cả - người của chúng tôi quả là những “chuyên gia khi cải trang cho anh ấy, biến đổi anh ấy hoàn toàn 1. Che tới ở một nơi thuộc tỉnh Pinar del Río, một khu vực miền núi, tại đây có một ngôi nhà, một trang trại nhỏ tên là San Andres. Đó chính là nơi anh ấy tổ chức biệt đội của mình; anh ấy dành trọn mấy tháng liền cho việc huấn luyện khoảng mười lăm đồng chí sẽ lên đường cùng với mình. Che tự chọn những người mà anh ấy muốn. Đây cũng là nơi mà vợ con Che gặp anh ấy lần cuối cùng. Tôi cũng tới đó thăm anh ấy.

Đó là những người sẽ tham gia cùng Che trong Chiến dịch Bolivia?

Một số người trong đó là những chiến sĩ du kích kỳ cựu từng tham gia cùng chúng tôi trên vùng núi Sierra; những người còn lại thì đã chiến đấu cùng anh ấy ở Công gô 2. Anh ấy trực tiếp nói chuyện với từng người một. Tôi có bày tỏ sự nghi ngại của mình về một vài người, tôi bảo họ, “Nghe này, đừng có làm chuyện này, chuyện kia”. Có lần Che định tách hai chiến sĩ là anh em ruột ra, hai anh em ruột rất gắn bó và thân thiết, thế là tôi bảo anh ấy: “Đừng tách hai anh em này ra, cứ để họ đi”. Họ là những người rất xuất sắc 3. Về một người khác, tôi biết khá rõ người này - một người lính vô cùng dũng cảm, nhưng thỉnh thoảng lại hay vô tổ chức, kỷ luật.

Tôi có cảnh báo anh ấy về một vài trường hợp. Nhưng tất cả những người tới Bolivia đều là những chiến sĩ tuyệt vời, trong đó phải kể đến Eliseo Reyes, “Đại úy San Luis”, mà Che đã viết như thế này khi anh ấy qua đời: “Chàng Đại úy nhỏ của chúng ta...” Anh ấy trích câu đó từ thơ của Pablo Neruda - một câu thơ rất hay; nó được ghi trong cuốn nhật ký Bolivia của anh ấy. Che thực sự yêu quý người chiến sĩ đó. Mà bản thân Che cũng là một người trong câu thơ đó.

Tất cả những người này đều do Che tự tay lựa chọn, và chúng tôi có thảo luận về chuyện đó; tôi có đưa ra một vài góp ý, và Che đã bảo vệ cho một chiến sĩ có những phẩm chất cực kỳ ưu tú mà tôi cũng đã biết nhưng chỉ hơi băn khoăn là liệu anh ta có đủ tinh thần kỷ luật hay không - kỷ luật luôn là một tiêu chí cực kỳ quan trọng. Tôi nói chuyện với Che rất nhiều cho đến tận ngày anh ấy lên đường, tháng 10 năm 1966. Anh ấy đã hồ hởi và phấn khích biết bao khi lên đường!

Đã có rất nhiều ý kiến bàn luận về khu vực Nancabuazu ở Bolivia, noi Che đã bắt đầu chiến dịch đấu tranh du kích của mình. Ông nghĩ thế nào?

Đó là lựa chọn duy nhất cho Che khi anh ấy tới Bolivia, căn cứ vào hoàn cảnh cụ thể như vậy, với những người mà anh ấy đưa đi cùng, những người mà anh ấy hoàn toàn tin tưởng, cùng với những kinh nghiệm mà Che đã trải qua... Ý tôi là Che hoàn toàn biết mình đang làm gì khi quyết định chọn khu vực đó. Debray đã tới đây từ trước, anh ấy được giao một số nhiệm vụ trên cương vị nhà báo của mình, thu thập bản đồ, v.v... Tôi cũng giao cho anh ấy một số nhiệm vụ.

---------------------------------------------------------
1. Che được các chuyên gia y tế Cuba phẫu thuật chỉnh hình và đặt lại thanh quản.

2.  Đội biệt kích được huấn luyện theo lệnh của Che đi thực hiện nhiệm vụ ở Bolivia bao gồm những người sau: Thiếu tá Juan Vitalio Acuna (“Joanquin”), Thiếu tá Antonio Sachez Diaz (“Pinare”) nhưng ở Bolivia gọi là (“Marcos”), Thiếu tá Gustavo Machin (“Alejandro”), Thiếu tá Alberto Fernadez Montes de Ok (“Pacho”), Đại uý Jesus Suarez Gayol (“El Rubio”), Đại uý Eliseo Reyes (“Rolando” nhưng trong tiếng Bolivia gọi là Đại uý “San Luis”), Đại uý Orlando Pantoja (“Antonio”), Đại uý Manuel Hernandez (“Pombo”), Dariel Alarcon Ramirez (“Benigno”), Carlos Coello (“Tuma”), Jose Maria Martinez Tamayo (“Ricardo”), Israel Rayes (“Braulio”) và Rene Martinez Tamayo (“Arturo”).

3. Tên của họ là Jose Maria và Rene Martinez Tamayo.


Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #146 vào lúc: 29 Tháng Bảy, 2013, 03:59:07 pm »

Ông cử Régis Debray tới Bolivia?

Tôi phái anh ấy tới để thu thập thông tin và bản đồ địa hình. Địa hình của khu vực đó - những nơi mà Che chưa hề đi qua. Nên khi Che tới đây vào ngày 4 tháng 11 năm 1966, anh ấy có thể bắt tay ngay vào việc tổ chức lực lượng.

Cuối cùng - theo như tôi nghĩ trên cơ sở là một người bạn thân thiết và hiểu anh ấy rất rõ - thì Che đã xây dựng được một phong trào rất tuyệt vời, anh ấy còn góp phần tổ chức nên một đội ngũ cán bộ lãnh đạo cách mạng người Bolivia, cùng với Inti Peredo và những người khác. Anh ấy rất gần gũi và hiểu người Bolivia, cá tính cũng như cách nghĩ của họ, anh ấy tâm sự với tôi như vậy. Ban đầu, xuất phát từ sự thận trọng hoàn toàn dễ hiểu, họ đã xây dựng một khu vực an toàn trên cơ sở sự ủng hộ của những người nông dân trong vùng.

Và chính tại địa điểm mà Che đã lựa chọn, trong khóa huấn luyện lực lượng kéo dài hơn dự định tại đây, đã xuất hiện một số khó khăn nhất định. Khi đó anh ấy đang tham gia một cuộc đột kích chớp nhoáng nhằm vào một khu vực đông dân cư hơn gần đó, và thật khó tin, Che lại quên mang theo thuốc, lần thứ ba - hai lần trước tôi đã kể rồi đấy.

Che không mang theo thuốc hen khi ở Bolivia?

Che bị hết thuốc; đó là lần thứ ba. Anh ấy đang thực hiện một cuộc hành quân dã ngoại, một hành trình kéo dài hơn dự tính - gần bốn mươi ngày. Rồi ngay sau đó, Che lại chỉ huy thực hiện một cuộc đột kích chớp nhoáng, và anh ấy bỏ quên thuốc hen của mình ở trại, khi đó đang tràn ngập binh lính của quân đội Bolivia. Sơ suất đó đã gây ra những vấn đề rất nghiêm trọng.

Ông giải thích như thế nào về cái chết của Che Guevara?

Sau khi Che quay về từ chuyến dã ngoại dài ngày đó, anh ấy nhận thấy có những vấn đề ở khu trại - mối bất hòa giữa nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản Bolivia, Mario Monje, cùng một số người thân tín của mình, với một trong những nhà lãnh đạo của phe chống Monje, một người tên là Moises Guevara. Monje muốn nắm quyền chỉ huy, trong khi Che lại rất bộc trực, rất thẳng tính... Tôi nghĩ lẽ ra Che phải chăm lo hơn tới công tác xây dựng sự đoàn kết, thống nhất mới phải - đó là quan điểm của tôi. Tính cách Che khiến nhiều khi anh ấy nói năng khá gay gắt, và anh ấy bắt đầu tranh cãi, to tiếng với Monje, cũng như với những người đảm nhiệm các vị trí lãnh đạo đã giúp anh ấy tổ chức chiến dịch đó (vì Inti và một số người khác cũng nằm trong nhóm của Monje mà). Tuy nhiên, tham vọng của Monje cũng quá vô lý: ông ta muốn trở thành người chỉ huy toàn bộ lực lượng, đó quả là một đòi hỏi quá đáng và không đúng lúc chút nào.

Vậy là đã có một số vấn đề phát sinh, và có những chuyện chưa từng bao giờ được nói đến nhưng chính chúng đã gây tổn thất không nhỏ chút nào cho phong trào cách mạng ở châu Mỹ Latinh: sự bất hòa giữa những người ủng hộ Liên Xô và những người ủng hộ Trung Quốc. Điều đó đã chia rẽ ngay trong nội bộ cánh Tả và những lực lượng cách mạng đúng vào thời điểm lịch sử khi các điều kiện khách quan đã chín muồi và triển vọng hoàn toàn khả thi cho loại hình đấu tranh vũ trang mà Che đang muốn phát triển.

Chúng tôi đã phải nỗ lực rất nhiều khi nhận thấy sự rạn nứt đó bắt đầu xuất hiện! Tháng 12 năm 1966, Mario Monje đã tới Cuba. Sau đó đến lượt nhà lãnh đạo thứ hai trong Đảng Cộng sản Bolivia là Jorge Kolle. Tôi đã mời họ tới đây và giải thích cho họ hiểu những gì đã xảy ra. Chúng tôi còn mời cả Juan Lechín, một lãnh tụ công đoàn - tôi gặp gỡ ông ta suốt ba ngày liền ở phía đông hòn đảo (Cuba) để thuyết phục ông ta giúp Che, và ông ta đã hứa sẽ làm như vậy.

Ông đã mời Lechín tới Havana này?

Đúng thế, bởi vì chính ông ấy cũng vô cùng lo lắng trước sự rạn vỡ này. Thật ra tôi nghĩ cũng chẳng có lý do thực sự gì để tranh giành cái cương vị chỉ huy đó - lẽ ra tất cả những gì chúng tôi cần lầm chỉ là xử lý tình hình khéo léo hơn một chút. Bởi vì, thực sự là nếu Monje đã đòi hỏi như vậy, lẽ ra Che cũng nên đồng ý cho ông ta đảm nhiệm cương vị Tổng Tư lệnh, hay đại loại một chức danh gì đó, mà không được trực tiếp chỉ huy các chiến sĩ. Rõ ràng là ở đây có sự kèn cựa vì tham vọng; thật lố bịch là ông ta (Monje) lại muốn được chỉ huy toàn bộ chiến dịch. Trong khi Monje hoàn toàn không có những phẩm chất cần có cho cương vị này.

Nhưng liệu Che có hơi cứng nhắc không?

Vấn đề của Che chính là tính cách siêu trung thực, siêu thẳng tính của anh ấy. Anh ấy siêu trung thực, siêu thẳng tính, và những khái niệm “xã giao”, hay “khéo léo”, hoàn toàn không tồn tại trong ý nghĩ của anh ấy.

Nhưng, tôi cũng xin nói thật với ông rằng, trong cuộc Cách mạng của chúng tôi, đã có bao nhiêu lần chúng tôi tự phát hiện ra những tham vọng ở người của mình ư? Những chuyện kiểu như ai có thể thay thế người này người kia? Ai có đủ uy tín, năng lực và sự tín nhiệm cần thiết để đảm nhiệm cương vị này nọ? Nhiều khi đó là điều mới ấu trĩ làm sao. Đã có khá nhiều lần chúng tôi phải chuyển giao quyền chỉ huy và chấp nhận những nhượng bộ cần thiết. Con người ta nhiều khi cũng phải tỏ ra mềm mỏng và khéo léo trong một số hoàn cảnh nhất định mà nếu như cứ đối đầu thì sẽ chẳng bao giờ mang lại giải pháp nào tích cực. Vào thời điểm đó, sự rạn nứt trong quan hệ giữa Che và Monje đã gây ra những hiểm họa khôn lường.

Gây tổn hại tới sự nghiệp chung?

Gây tổn hại rất nghiêm trọng, ông không thể hình dung nổi chúng tôi đã phải nỗ lực đến nhường nào trong việc hạn chế những tổn thất.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #147 vào lúc: 29 Tháng Bảy, 2013, 04:03:26 pm »

Để hòa giải hai người.

Ông không thể hình dung ra một số điều mà chúng tôi đã phải chịu đựng ngay tại Cuba này - đó là những sai lầm nghiêm trọng. Những sai lầm chết người! Lúc thì do người này gây ra, lúc thì lại là người khác. Nhưng trên hết, chúng tôi luôn kiên quyết phê bình sự việc, hành động sai lầm đó, tuy nhiên vẫn phải thể hiện tinh thần đoàn kết.

Tất nhiên là Monje đã hành động rất tồi tệ, để tôi nói cho ông biết, và sau đó nhà lãnh đạo thứ hai của PCB tới, tên ông ấy là Jorge Kolle, và tôi đã phải thuyết phục ông ấy là không thể để những người kia trong cơn hoạn nạn như vậy được. Tôi còn gọi Lechín tới đây, tôi nói chuyện với ông ấy, và tôi thuyết phục ông ủng hộ phong trào du kích.

Nhưng rồi sau đó, tức là khi Che vừa mới trở về căn cứ sau chuyến dã ngoại huấn luyện - tức là sau chuyến đi dã ngoại kéo dài hơn dự tính mà tôi đã đề cập ở trên, bởi vì anh ấy muốn kiểm tra xem người của mình có khả năng chịu đựng tới đâu; anh ấy huấn luyện cho họ dựa trên chính kinh nghiệm của mình, những kinh nghiệm mà chúng tôi đã tích lũy được trong thời gian chiến đấu trên núi - anh ấy đã phát hiện ra những vấn đề này tại đây, và điều trớ trêu là gần như ngay lập tức những binh lính của kẻ thù xuất hiện và lực lượng du kích sa vào một trận phục kích (của quân đội Chính phủ).

Vậy là trước đó, đã có sự phản bội 1. Nhờ vậy mà quân đội Chính phủ đã biết có lực lượng du kích đang hoạt động bí mật trong khu vực này. Đó chính là thời điểm mà những trận đánh ngoài dự kiến đã diễn ra. Trong khi đây là điều mà chúng tôi đã chủ trương là phải tránh tối đa. Bởi vì chúng tôi muốn tổ chức được một mặt trận đông đảo trước khi diễn ra trận giao tranh đầu tiên, tức là vẫn còn cả một mặt trận quần chúng cần được tổ chức, một quân đội hoàn chỉnh còn chưa kịp định hình.

Ngoài ra cũng còn rất nhiều yếu tố chính trị khác đã phát sinh. Tất cả những điều này đã được giải thích rõ ràng trong nhật ký của Che. Chuyện là thế này: Nhóm của Che hoạt động riêng biệt. Anh ấy vẫn tìm mọi cách để liên lạc với “Joaquin” (Juan Vitalio Acuna) cùng với nhóm của Joaquin Tania cũng ở trong nhóm này 2. Anh ấy mất rất nhiều thời gian cho công việc này, và một loạt trận đánh đã diễn ra trong khi Che đang di chuyển, tìm cách liên lạc và gặp bằng được Joaquin. Kể cũng lạ, Che mất cả mấy tháng trời tìm cách liên lạc với Joaquin - đúng là cả mấy tháng liền! Che vẫn tin rằng thông tin về việc nhóm đó đã bị tiêu diệt, mà anh ấy nghe qua đài, chỉ là một lời dối trá.

Nhưng rồi cũng đến lúc Che đành phải tin rằng nhóm của Joaquin quả thực là đã bị quét sạch, và thậm chí là từ trước đó một thời gian. Che nhận được tin đó khi anh ấy đang cùng với Inti Peredo và những chiến sĩ du kích khác di chuyển tới một khu vực mà Inti có cơ sở và ảnh hưỏng nhất định. Tin đó đã khiến Che vô cùng đau đớn và suy sụp, và theo tôi thì từ đó trở đi anh ấy bắt đầu hành động một cách hơi bất cẩn, bừa bãi và cẩu thả. Một số người đi cùng với anh ấy cũng không ở trong những điều kiện tốt nhất về thể chất cũng như tinh thần; thậm chí có những người còn hầu như không lê chân được nữa, khiến cho cả đoàn bị chậm lại, nhưng từng tí, từng tí một, họ vẫn tiến về phía trước - lúc này một số chỉ huy lực lượng là người Bolivia.

Giá kể như nhóm này mà đến được khu vực đó (mà họ dự kiến), có lẽ họ đã không sao, nhưng chính Che đã viết trong nhật ký rằng anh ấy tới được một cái nhà kho nhỏ, anh ấy nói, “Radio Bemba 3 đã đi trước chúng tôi, bọn chúng đang phục sẵn chúng tôi phía trước”. Mặc dù vậy anh ấy vẫn tiếp tục lên đường. Đến khoảng giữa trưa anh ấy tới một ngôi làng nhỏ, cả làng vắng tanh không một bóng người. Một ngôi làng trống trơn là một dấu hiệu cho thấy có chuyện không bình thường, có thể là quân lính của Chính phủ đang lởn vởn xung quanh, nhưng Che vẫn cho tiếp tục cuộc hành quân, ngay giữa ban ngày. Inti đi dẫn đầu. Đúng lúc đó một số tên lính của Chính phủ, chính xác là một đại đội quân địch đang theo dõi toàn bộ hoạt động của họ, đã nổ súng và giết chết một trong những chiến sĩ du kích người Bolivia, sau đó một số đồng chí khác cũng hy sinh, trong khi đoàn của Che có một số người bị thương và một số đồng chí cũng vẫn còn có thể tiếp tục chiến đấu. Và rồi, cả đội bị đẩy vào một khu vực có địa hình cực kỳ, cực kỳ khó khăn có tên gọi là hẻm sông El Yuro tại đây họ đã chiến đấu và chống cự cho đến khi khẩu súng của Che bị một viên đạn bắn trúng và bị kẹt.

Che không phải là người cho phép mình bị kẻ thù bắt sống nhưng thật không may là viên đạn đã làm hỏng khẩu súng của anh ấy, và lúc này những tên lính đối phương đã áp sát rất gần và làm anh ấy bị thưong. Anh ấy bị thương và bị tước mất vũ khí, nhờ vậy chúng đã bắt được Che và giải anh ấy về một thị trấn nhỏ có tên là La Higuera gần đó. Hôm sau, ngày 9 tháng 10 năm 1967, vào lúc giữa trưa, anh ấy đã bị chúng đưa đi hành hình một cách tàn nhẫn. Tôi hoàn toàn tin chắc rằng Che đã không hề run sợ, không bao giờ dao động lấy một giây, bởi vì chính trong tình huống khó khăn và nguy hiểm nhất, bao giờ Che cũng đứng ngẩng cao đầu.

---------------------------------------------------------
1. Ciro Bustos ngưòi Argentina, người duy nhất sống sót trong nhóm của Jorge Masetti và sự liên hệ giữa đạo quân của Che với lực lượng du kích người Argentina - những ngưòi đã bị bắt và bị tra tấn - cho thấy rằng Che đã ở Argentina và địa điểm cụ thể mà ông đã có mặt.

2. Tamara Bunke Bider (1937-1967), aka Laura Gonzalez Bauer, người thường được biết đến với cái tên là “Chiến sĩ du kích Tania”, một người Argentina gốc Đức, đã tham gia và cuộc chiến tranh du kích ở Argentina trong đội quân của “Joaquin” - những ngưòi đã bị phục kích và tiêu diệt ở hẻm núi El Yeso ngày 31 tháng 8 năm 1967.

3. Nghĩa đen là Radio Big Lips (Đài Phát thanh Môi dầy); từ lóng thường được sử dụng trong tiếng Anh là “tin vịt”.

Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #148 vào lúc: 29 Tháng Bảy, 2013, 04:09:10 pm »

Ông có cho rằng lẽ ra Che đã tự sát?

Hừm, nếu ở trong hoàn cảnh đó có lẽ tôi cũng đã tự sát trước khi bị kẻ thù bắt sống. Chắc chắn Che cũng sẽ làm như vậy, nhưng trong thời điểm đó anh ấy không thể làm gì được - anh ấy đang chiến đấu với đối phương và đó là chuyện mà ai trong chúng ta cũng làm. Che luôn là một người sẽ chiến đấu đến viên đạn cuối cùng, hoàn toàn không biết thế nào là sợ chết.

Ông đã biết tin về cái chết của Che như thế nào?

Mặc dù tôi vẫn luôn ý thức được mối nguy hiểm mà Che đang đối mặt, những rủi ro mà anh ấy phải trải qua suốt nhiều tháng trước đó, cùng những điều kiện và hoàn cảnh cực kỳ khó khăn khi ấy, đối với tôi, cái chết của Che vẫn là một điều gì đó thật không thể nào tin nổi, tôi cũng không biết diễn tả thế nào, đó là điều tôi không sao chấp nhận hay quen được. Thời gian trôi đi và nhiều lúc tôi vẫn mơ về những đồng chí của mình đã hy sinh, tôi thấy như thể Che vẫn còn sống, tôi nói chuyện với anh ấy và rồi tôi giật mình thức dậy đối mặt với hiện thực.

Đối với chúng ta, có những người không bao giờ chết; họ có một sự hiện hữu mạnh mẽ, bền bỉ và dữ dội đến nỗi chúng ta không bao giờ có thể nghĩ rằng họ đã chết. Chủ yếu là vì sự hiện hữu không ngừng nghỉ của họ trong tình cảm và ký ức của mỗi chúng ta. Chúng tôi - không chỉ cá nhân tôi, mà toàn thể người dân Cuba - đều bàng hoàng trước tin anh ấy đã hy sinh, mặc dù đó không phải là chuyện gì đó hoàn toàn bất ngờ.

Chúng tôi nhận được điện báo về những gì đã xảy ra khi họ đang băng qua một con sông, tại hẻm El Yuro, hôm chủ nhật ngày 9 tháng 10 năm 1967. Hầu hết những bức điện báo kiểu đó đều là những lời dối trá, nhưng bức điện lần này thì miêu tả một sự kiện thực sự đã diễn ra, vì những kẻ đó không thể nào có đủ trí tưởng tượng mà bịa ra một câu chuyện hoàn toàn ăn khớp với cách thức hoạt động của một lực lượng du kích đến như vậy - Che đến bờ sông, rồi băng qua sông, bọn chúng đã phục sẵn ở bờ bên kia, chúng nổ súng khi Che và người của anh ấy còn ở giữa sông... Đối với tôi, kết luận về tính xác thực của bức điện là quá rõ ràng - tôi nhận ra ngay đây là sự thật.

Bao giờ chúng tôi cũng có thể dễ dàng nhận ra sự dối trá ẩn đằng sau những bức điện kiểu đó, những lời dối trá trắng trợn và phi lý, nhưng rồi bất thình lình chúng tôi nhận ra rằng với bức điện lần này chúng không thể nào có đủ trí tưởng tượng mà bịa ra một câu chuyện rất xác thực về việc nhóm du kích của Che đã bị tiêu diệt như thế nào.

Ngày nay, không phải chỉ đọc những gì Che đã viết trong cuốn nhật ký của anh ấy mới thú vị, mà ngay cả những gì kẻ thù của anh ấy ngày hôm đó viết cũng rất đáng quan tâm. Thật không thể tin nổi một nhóm người nhỏ bé như vậy lại có thể trải qua những khó khăn nhường ấy.

Chúng tôi đã vô cùng đau khổ - đó cũng là điều hết sức tự nhiên - khi nhận được tin về cái chết của anh ấy, ý tôi muốn nói rằng đây là những tin tức hoàn toàn có cơ sở và đáng tin cậy... Đó là lý do tại sao trong lúc đau đớn và thương tiếc Che như vậy, ngay trong ngày hôm đó tôi đã có một bài phát biểu 1, trong đó tôi đã hỏi, “Chúng ta muốn con cái chúng ta trở thành người như thế nào?” rồi tôi tự trả lời, “Chúng ta muốn chúng giống Che”, và câu nói đó đã trở thành khẩu hiệu của Đội Thiếu niên Tiền phong: “Thiếu niên Tiền phong Cộng sản: chúng ta sẽ học tập Che”.

Sau đó, cuốn nhật ký được chuyển về. Ông không thể hình dung được là việc biết rõ tất cả những gì đã xảy ra (qua cuốn nhật ký đó) có ý nghĩa đến nhường nào đâu - những ý tưởng, hình ảnh, tinh thần chính trực và tấm gương sáng chói của Che. Một con người thực sự khiêm tốn và giản dị, có tinh thần chính trực và nhân cách lớn, Che là như vậy, và đó cũng là lý do tại sao cả thế giới phải khâm phục anh ấy. Một con người thông minh xuất chúng, một nhà cách mạng có tầm nhìn xa, trông rộng. Che đã hy sinh không phải vì bất kỳ lý tưởng hay lợi ích nào khác ngoài lý tưởng, lợi ích của những dân tộc bị bóc lột và bị áp bức ở châu Mỹ Latinh. Anh ấy đã hy sinh không vì bất kỳ lý tưởng nào khác ngoài lý tưởng của người nghèo và những người bị đọa đày trên thế giới. Lý tưởng của Che sẽ chiến thắng; lý tưởng của Che đang chiến thắng.

Hình ảnh của Che xuất hiện khắp nơi trên thế giới.

Che là một tấm gương mẫu mực. Một sức mạnh đạo đức mà không gì có thể tiêu diệt nổi. Lý tượng của anh ấy, những tư tưởng mà anh ấy theo đuổi, đang chứng tỏ được sự ưu việt của mình trong cuộc đấu tranh chống lại sự toàn cầu hóa tự do mới. Và về sau, trong tháng 6 năm 1997, thật xúc động khi chúng tôi đã tìm thấy di thể của anh ấy và năm người đồng chí khác! Chúng tôi phải cảm ơn những con người đã tìm ra chúng - những cơ quan chức trách của Bolivia. Họ đã hợp tác rất chặt chẽ với chúng tôi, họ làm việc rất tận tụy, và họ đã giúp đỡ chúng tôi rất nhiều.

Trong việc tìm kiếm di thể của Che?

Công lao lớn nhất thuộc về Jorge Gonzalez, Hiệu trưởng Trường Y của chúng tôi! Phải gọi đó là một phép màu khi họ tìm thấy Che và đồng đội của anh ấy.

Vậy bài học lớn nhất mà Che để lại là gì?

Ông muốn hỏi anh ấy đã để lại những gì ư? Tôi tin rằng thực sự thì điều lớn lao nhất là những giá trị đạo đức và lương tâm của anh ấy. Che tượng trưng cho những giá trị cao quý nhất của con người, và anh ấy là một tấm gương phi thường. Anh ấy đã tạo nên một hình ảnh vĩ đại, một huyền thoại lớn. Bản thân tôi cũng vô cùng khâm phục Che, và yêu quý anh ấy như bất kỳ ai khác. Lúc nào trong tôi cũng tràn ngập niềm cảm phục và tình yêu đối với anh ấy. Và tôi cũng đã giải thích câu chuyện tại sao tôi lại gắn bó với Che đến vậy...

Có rất nhiều kỷ niệm không thể nào xóa nhòa mà anh ấy đã để lại cho chúng tôi, đó là lý do tại sao tôi nói rằng anh ấy là một trong những người cao quý nhất, phi thường nhất, quên mình nhất mà tôi từng biết, và điều quan trọng là chúng ta phải biết rằng những phẩm chất như của anh ấy tồn tại trong hàng triệu, hàng triệu người giữa quần chúng nhân dân. Những nhân vật phi thường theo một cách đặc biệt nào đấy cũng sẽ không thể làm nên sự nghiệp vĩ đại nào trừ phi hàng triệu người khác như họ cũng có mầm mống phôi thai để hình thành nên những phẩm chất đó. Đây chính là lý do tại sao Cách mạng Cuba đặc biệt chú trọng tới việc đấu tranh xóa mù chữ và nâng cao trình độ của nhân dân, phát triển hệ thống giáo dục. Với mục đích cuối cùng là mọi người ai cũng giống Che.

----------------------------------------------------------
1. Castro có bài phát biểu này trong một buổi lễ long trọng tưởng nhớ Che Guevara ngày 18 tháng 10 năm 1967 tại Dinh Cách mạng ở Havana trước một triệu người.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #149 vào lúc: 31 Tháng Bảy, 2013, 09:21:15 am »

15

CUBA VÀ CHÂU PHI


Algeria - Ahmed Ben Bella - Che ở Cônggô - Guinea Bissau
- Nam Phi xâm lược Angola - “Chiến dịch Carlota” - Một thắng lợi quyết định
- Cuộc xâm lăng mới - Trận đánh Cuito Cuanavale
- Một chiến công anh hùng “bị quên lãng” - Những bài học chiến tranh


Ngay cả sau khi Che qua đời, Cách mạng Cuba vẫn tiếp tục nhũng cam kết ủng hộ các dân tộc bị áp bức khác; không chỉ ở châu Mỹ Latinh và Trung Mỹ - El Salvador, Guatemala và Nicaragua - mà còn ở cả châu Phi, cho dù với quy mô nhỏ hơn. Tôi băn khoăn liệu ông có muốn nói đến chủ đề này không, đặc biệt là vai trò của Cuba và các chiến sĩ Cuba trong những cuộc đấu tranh giành độc lập của một số quốc gia châu Phi.

Đây là một vấn đề quan trọng. Chúng ta có đề cập qua một chút khi nói về Che, nhưng tôi cho rằng tinh thần đoàn kết anh dũng của Cuba với các quốc gia châu Phi anh em đã được đánh giá và thừa nhận một cách thỏa đáng. Trang vinh quang đó trong lịch sử đấu tranh cách mạng anh hùng của chúng tôi xứng đáng được mọi người biết đến, cho dù chỉ là để khuyến khích và cổ vũ tinh thần đấu tranh của hàng nghìn người, cả nam giới và nữ giới, đang là những chiến sĩ quốc tế; nó cần được viết ra như một hình mẫu tiêu biểu cho các thế hệ hiện tại và mai sau. Theo quan điểm của tôi, mọi người cũng chưa hề ý thức được một cách đầy đủ về lịch sử chủ nghĩa thực dân châu Âu cũng như sự bóc lột tàn tệ đối với châu Phi, tất nhiên là với sự hậu thuẫn đắc lực của Mỹ và NATO.

Ahmed Ben Bella, cựu Tổng thống Algeria, từng cho tôi biết là sau khi Cách mạng thành công, Cuba đã không ngần ngại gửi viện trợ cho những chiến sĩ châu Phi đang đấu tranh giành độc lập cho tổ quốc mình từ tay người Pháp, ông có thể khẳng định lại điều này?

Có chứ, tất nhiên rồi. Ông cần hiểu là chiến thắng của chúng tôi vào tháng 1 năm 1959 hoàn toàn không có nghĩa là dấu chấm hết cho cuộc đấu tranh vũ trang cách mạng. Hành động tráo trở, cùng bản chất lừa lọc của chủ nghĩa đế quốc đang điên cuồng trước những biện pháp mà chúng tôi đã thực hiện vì lợi ích nhân dân hoặc vì độc lập dân tộc của các quốc gia bị đàn áp, đã khiến chúng tôi phải luôn trong tư thế sẵn sàng chiến đấu trong mọi tình huống. Để tiếp tục hoàn thành nghĩa vụ thiêng liêng của mình, rất nhiều đồng bào của chúng tôi đã tiếp tục chiến đấu để bảo vệ Cách mạng, cả ở Cuba và ở những quốc gia khác trên thế giới.

Vào năm 1961 - chưa đầy hai năm sau khi Cách mạng thành công, khi người dân Algeria vẫn còn đang phải đấu tranh cho nền độc lập của mình - một chiếc tầu Cuba đã chở vũ khí đến cho những người Algeria yêu nước. Và trên đường trở về Cuba, chiếc tàu cũng mang theo khoảng 100 đứa trẻ mồ côi vì chiến tranh.

Tôi xin dừng lại một lát để nói đôi chút về một sự kiện khác mà tôi chợt nhớ ra nhân tiện khi chúng ta đang nói về Algeria vì sợ tôi lại quên mất. Câu chuyện về những đứa trẻ được cứu sống này sẽ còn được lặp lại nhiều năm sau đó, năm 1978, khi những đứa trẻ sống sót trong vụ thảm sát Kassinga   được đưa tới đây. Điều thú vị là đại sứ Namibia hiện nay tại Cuba chính là một trong những đứa trẻ ngày đó. Để ông thấy là những bước thăng trầm của cuộc sống có thể đưa con người ta tới đâu.

Tôi không nhớ nhiều về sự kiện Kassinga đó. Ông có thể kể lại một chút được không?

Chuyện xảy ra ở Angola. Những gì tôi kể ở đây là về một trận đánh dữ dội và đẫm máu của một đơn vị Cuba bảo vệ đường biên giới kéo dài ở phía Nam Angola, tại một nơi cách Kassinga không xa, đây là một trung tâm tị nạn Namibia - một đơn vị Cuba đang tiến thẳng tới điểm đó để chiến đấu với lực lượng lính dù Nam Phi đang gây ra những hành động thảm sát, với sự yểm trợ của máy bay chiến đấu hiện đại. Vậy là lực lượng của chúng tôi đã tiến vào, hoàn toàn không có thiết bị bọc thép hay yểm trợ gì cả, rồi lại còn phải chịu đựng sự tấn công liên tục của kẻ thù, vậy mà họ (đơn vị Cuba) vẫn không ngừng tiến về nơi quân lính Nam Phi đang thảm sát trẻ em, phụ nữ và người già. Đó là một trong những hành động dã man nhất trong chiến tranh, với rất nhiều thương vong, tính cả người chết cũng như những người bị thương. Nhưng rồi cuộc thảm sát cũng đã bị chặn đứng, và hàng trăm đứa trẻ sống sót hoặc bị thương khi đó được đưa tới Cuba để hồi phục và chữa trị. Sau này các em đều được đưa đến trường học, tại đây các em được theo học hết trung học cơ sở và trung học phổ thông. Thậm chí nhiều em về sau còn tốt nghiệp đại học ở Cuba.

Tôi không muốn nói lan man quá nhiều về vấn đề này - chúng ta đang nói về những người ở Angola - nhưng cũng không có gì khó để có thể suy ra những hoàn cảnh và yếu tố cho phép những tên diệt chủng và phân biệt chủng tộc người Nam Phi khi đó gây ra những gì mà về sau chúng đã thực hiện ở Angola, trong suốt nhiều năm liền. Năm 1976, bọn chúng đã bị đẩy lùi rất nhanh chóng, và các lực lượng Cuba đã truy đuổi chúng tới tận biên giới Angola và Namibia.

Quay lại với những gì chúng ta đang nói về Algeria, ông đang nói với tôi về một con tàu...

Vâng, tôi đang kể với ông là con tàu này chở vũ khí tới cho các lực lượng Algeria chiến đấu chống lại quân đội Pháp. Có thể nói quân đội Pháp ở Algeria thì cũng chẳng khác gì ở nhà - vì chỉ từ bên kia Địa Trung Hải là có thể nhìn thấy Algeria - nên họ đang chiến đấu rất ngoan cố. Chuyến tàu chở vũ khí đó còn có cả những khẩu đại bác, những khẩu sơn pháo 105mm, và rất nhiều đạn dược. Đó là một cuộc chiến tranh đẫm máu - không ai biết chính xác là đã có bao nhiêu, phải đến hàng trăm nghìn người Algeria đã thiệt mạng, và gần đây có người cho chúng tôi biết là từ rất lâu, chính xác là hơn 40 năm nay, người Pháp vẫn chưa cung cấp cho Algeria bản đồ những cánh đồng mà quân đội thực dân đã cài mìn lại. Còn con tàu kia thì đã chở về Cuba những đứa trẻ mồ côi, hoặc những em bị thương cần điều trị.

Tôi cũng xin nói thêm rằng, cũng trong thời gian đó, bất chấp việc chủ nghĩa đế quốc (Mỹ) đã lôi kéo mất của Cuba hơn một nửa số bác sĩ mà chúng tôi có - còn lại cả thảy là 3000 bác sĩ (cho toàn bộ dân số cả nước), chúng tôi vẫn gửi hàng chục bác sĩ Cuba tới Algeria để giúp những người ở đó. Chúng tôi đã bắt đầu như vậy, cách đây hơn 40 năm (từ năm 1961), để rồi thành quả ngày hôm nay là sự đoàn kết và gắn bó tuyệt vời giữa những quốc gia Thế giới thứ ba.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM