Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 13 Tháng Năm, 2024, 06:13:59 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Cuộc đời tôi - Một trăm giờ với Fidel Castro  (Đọc 92202 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #130 vào lúc: 27 Tháng Bảy, 2013, 02:50:11 pm »

Thậm chí tôi phải nói rằng cuộc Cải cách ruộng đất của chúng tôi khi đó còn không thể cấp tiến và mạnh tay bằng cuộc Cải cách do Tướng MacArthur thực hiện ở Nhật Bản. Bởi vì khi Mỹ bắt đầu chiếm đóng Nhật Bản năm 1945, MacArthur đã ra lệnh xóa bổ việc sở hữu những vùng đất rộng mênh mông và chia nhỏ diện tích đất đó cho các nông dân và người nghèo. Tuy nhiên vào thời điểm đó, các công ty Mỹ chưa sở hữu những vùng đất lớn, còn ở Cuba thì họ đã nắm trong tay rất nhiều. Đó là lý do tại sao chúng tôi không được phép thực hiện một cuộc cải cách ruộng đất, cũng như điều đó đã từng bị cấm đoán ở Guatemala khi Tổng thống Arbenz tìm cách thực hiện cải cách ruộng đất năm 1954.

Và khi đó Tổng thống Kennedy, dù có rất nhiều băn khoăn, do dự và ngần ngại, cũng buộc phải đưa kế hoạch của Eisenhower và Nixon vào thực hiện - ông ta tin rằng kế hoạch do CIA và Lầu Năm góc xây dựng sẽ có được sự ủng hộ của người dân Cuba, rằng quần chúng nhân dân sẽ đổ ra đường chào đón những kẻ xâm lược và lực lượng dân quân, tự vệ sẽ không làm gì để phản kháng, thậm chí họ sẽ nổi dậy chống lại Chính phủ Cách mạng. Có lẽ họ đã tin tưởng vào chính những luận điệu tuyên truyền giả dối của mình. Và điều chắc chắn là họ đã đánh giá quá thấp nhân dân Cuba cũng như những người cách mạng Cuba 1.

Kennedy đã dao động, nhưng cuối cùng, trước những khó khăn mà lực lượng xâm lược đổ bộ lên bãi biển Playa Girón đang phải đối mặt, ông ta đã quyết định huy động sự yểm hộ của không quân, nhưng đến khi họ chuẩn bị xong việc triển khai không quân thì đã chẳng còn tên lính đánh thuê nào mà yểm trợ nữa. Chí trong vòng chưa đến bảy mươi hai giờ, cuộc Tổng phản công áp đảo của Quân đội Nổi dậy và lực lượng Dân quân Cách mạng đã quét sạch hoàn toàn đội quân viễn chinh đó. Một thất bại nặng nề cho Đế quốc Mỹ. Và cũng là một nỗi nhục nhã nặng nề.

Kennedy đã phản ứng như thế nào trước sự nhục nhã đó?

Vâng, một mặt ông ta áp đặt lệnh bao vây kinh tế và hậu thuẫn cho những cuộc tấn công cướp biển cũng như chiến tranh bẩn thỉu. Tuy nhiên, mặc khác, ông ta cũng phản ứng rất thông minh, bằng cách phát triển một Cương lĩnh chính trị nhắm vào việc cải cách xã hội và hỗ trợ kinh tế cho châu Mỹ latinh.

Sau thất bại tại Playa Girón, Kennedy đã khởi xướng thành lập “Liên minh vì Tiến bộ”, cùng với Quân đoàn Hòa bình, một chiến lược rất quỷ quyệt nhằm ngăn ngừa ảnh hưởng của Cách mạng Cuba, ông ta đề xuất kế hoạch bơm khoảng 20 tỷ USD vào khu vực này trong vòng một thập kỷ, và khoản tiền này sẽ phục vụ cho một Chương trình cải cách ruộng đất - cải cách ruộng đất! Một chính quyền chưa bao giờ muốn nghe đến cụm từ “Cải cách ruộng đất” vì coi đó là một tư tưởng “Cộng sản” giờ đây lại khẳng định cần tiến hành cải cách ruộng đất ở châu Mỹ Latinh. Và họ còn đề ra rất nhiều sáng kiến khác: xây dựng nhà ở, cải cách tài chính, chương trình giáo dục, chương trình y tế - gần giống như những gì mà chúng tôi đang làm khi đó.

Trước ảnh hưởng vang dội của Cách mạng Cuba, Kennedy đã buộc phải khởi xướng các sáng kiến đó. Ông ta nhận ra rằng những nhân tố kinh tế và xã hội trong khu vực có thể dẫn đến một cuộc cách mạng triệt để và lan rộng ra toàn bán cầu Tây. Rất có thể sẽ có một cuộc Cách mạng Cuba thứ hai, nhưng ở quy mô toàn lục địa Nam Mỹ, và thậm chí sẽ còn triệt để hơn.

Cuối cùng, rất nhiều nhà độc tài ở các Quốc gia Nam Mỹ đã đánh cắp hầu hết số tiền đó và Liên minh vì Tiến bộ đã không giải quyết được vấn đề gì. Nhưng dù sao, đó cũng là một phản ứng rất khôn ngoan của Kennedy - phải công nhận đó là một nhà lãnh đạo vô cùng thông minh.


----------------------------------------------------------
1. Trong lần xuất bản thứ nhất, Castro đã đưa ra những so sánh cụ thể giữa những mong muốn này và mong muốn của Chính quyền Bush - Cheney trước cuộc chiến I-rắc.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #131 vào lúc: 29 Tháng Bảy, 2013, 10:07:07 am »

13

“KHỦNG HOẢNG TÊN LỬA CUBA” THÁNG 10 NĂM 1962


Thế giới bên miệng vực cuộc chiến tranh hạt nhân - “Sự phản bội” của những người Xô Viết
- Đàm phán thất bại - Những lá thư giữa Fidel và Khruschev
- Khruschev, Gorbachev, Putin - Vụ ám sát Kennedy


Với Kennedy, ông - cũng như toàn thế giới - đã phải sống qua một trong những cuộc khủng hoảng quốc tế nguy hiểm nhất trong lịch sử quan hệ quốc tế, đó là sự kiện “Khủng hoảng tên lửa Cuba” tháng 10 năm 1962, mà ở Cuba vẫn gọi là “Khủng hoảng tháng 10”. Giờ đây, sau hơn bốn mươi năm, ông nhìn nhận lại tình hình khi đó như thế nào?

Đó là một tình huống vô cùng căng thẳng, và đã có rất nhiều bài học được rút ra từ cuộc khủng hoảng này. Thế giới đã phải đứng bên bờ vực của một cuộc chiến tranh hạt nhân, xuất phát từ chính sách thù địch và tàn bạo của Mỹ nhằm vào Cuba - chỉ mười tháng sau thất bại thảm hại ở Girón và tám tháng trước khi xảy ra cuộc khủng hoảng, họ đã thông qua một kế hoạch xâm chiếm hòn đảo này bằng lực lượng hải, lục, không quân của mình.

Các đồng chí Xô Viết đã thu thập được thông tin tình báo tuyệt đối đáng tin cậy về kế hoạch này và ngay lập tức họ đã thông báo cho phía Cuba về mối nguy hiểm sắp xảy ra, mặc dù họ không nói một cách chi tiết - tất nhiên phía Liên Xô cần bảo vệ nguồn tin của mình. Họ chỉ nói rằng họ đưa ra nhận định chắc chắn đó sau một cuộc gặp giữa Khruschev và Kennedy tại Viên. Những chi tiết của kế hoạch này chỉ được biết đến khoảng hai mươi năm sau đó, khi những tài liệu liên quan được Chính phủ Mỹ giải mật và cho công bố.

Liên Xô đã cử Sharaf Rashidov, Bí thư Đảng ở Uzbekistan và Nguyên soái Sergei Biryuzov, Tư lệnh Các Lực lượng Tên lửa Chiến lược Liên Xô, tới nói chuyện với chúng tôi. Cả Raul và tôi đều có mặt trong cuộc gặp đầu tiên.

Sau khi cung cấp thông tin về kế hoạch mà tôi vừa nói đến ở trên, các đồng chí đó đã hỏi xem tôi thấy cần phải làm gì để ngăn ngừa cuộc tấn công. Tôi đã bình tĩnh trả lời: “Đưa ra một tuyên bố chính thức, giống như những gì người ta vẫn làm trong những tình huống tương tự, để cảnh báo Chính phủ Mỹ rằng bất kỳ cuộc tấn công nào nhằm vào Cuba đều được coi là hành động tấn công Liên Xô”.

Sau đó tôi trình bày những lý lẽ để bảo vệ quan điểm của mình. Các đồng chí đó ngồi suy nghĩ một lúc rồi nói thêm rằng vì đó không phải là một tuyên bố đơn giản, nên sẽ phải có một số biện pháp cụ thể. Và sau đó các đồng chí ấy cũng nói rằng tốt nhất là phải triển khai một lực lượng tối thiểu các loại tên lửa tầm trung trên lãnh thổ Cuba.

Theo quan điểm của tôi, phía Liên Xô khi đó rõ ràng là rất mong muốn đạt được bước tiến trong sự cân bằng sức mạnh giữ Liên Xô và Mỹ. Tôi phải thừa nhận rằng tôi không hề thích thú gì với sự có mặt của những vũ khí như vậy tại Cuba, đơn giản là chúng tôi không muốn xây dựng hình ảnh Cuba là một căn cứ quân sự của Liên Xô (trong mắt Mỹ, và đặc biệt là trong mắt các quốc gia Mỹ latinh khác). Vì vậy tôi đã trả lời, “Chúng ta hãy tạm nghỉ đã; tôi muốn bàn bạc với các đồng chí trong Ủy ban Cách mạng Quốc gia về vấn đề hết sức nhạy cảm và cực kỳ quan trọng này”.

Và chúng tôi đã tiến hành họp ngay buổi chiều hôm đó. Tôi nhớ là tại cuộc họp, ngoài tôi và Raul còn có Bias Roca, Che, Dorticos và Carlos Rafael. Tôi thông báo lại cho họ những gì chúng tôi vừa thảo luận sáng hôm đó và giải thích cho họ cảm nhận của tôi rằng ngoài mong muốn chân thành từ phía Liên Xô là ngăn ngừa một cuộc tấn công vào Cuba, đây là điều mà Khruschev rất quyết tâm, thì họ cũng hy vọng cải thiện sự cân bằng chiến lược về sức mạnh, vì sự có mặt của những tên lửa Liên Xô tại Cuba có ý nghĩa như một biện pháp đối trọng với việc Mỹ triển khai các tên lửa tương tự tại Thổ Nhĩ Kỳ và Italia, những quốc gia rất gần với Liên Xô.

Tôi cũng nói thêm rằng sẽ rất mâu thuẫn về phía chúng tôi nếu đòi hỏi sự ủng hộ cao nhất từ phía Liên Xô và cả khối Xã hội Chủ nghĩa trong trường hợp chúng tôi bị Mỹ tấn công, trong khi lại không dám đối mặt với những rủi ro về mặt chính trị cũng như những tổn hại nhất định về uy tín đúng vào lúc họ (Liên Xô và khối Xã hội Chủ nghĩa) cần đến chúng tôi nhất. Quan điểm đạo đức và cách mạng đó được tất cả chúng tôi nhất trí chấp nhận.

Khi chúng tôi quay lại nơi các đại diện Liên Xô đang chờ đợi, tôi thông báo cho họ biết rằng nếu đây là một biện pháp vừa có mục đích bảo vệ Cuba khỏi một cuộc tấn công trực tiếp, đồng thời lại góp phần tăng cương sức mạnh của Liên Xô và toàn thể khối Xã hội Chủ nghĩa, thì cần triển khai bao nhiêu tên lửa tầm trung Cuba cũng hết sức ủng hộ.

Khoảng thời gian còn lại được dành cho những biện pháp bổ sung phù hợp. Bốn mươi hai quả tên lửa tầm trung sẽ được chuyển vào Cuba. Các lực lượng hải, lục, không quân của Cuba sẽ được tăng cường thêm các tầu tuần tra trang bị ngư lôi, một trung đoàn máy bay chiến đấu MiG-21, bốn lữ đoàn bộ binh cơ giới được trang bị đầy đủ các phương tiện xe bọc thép để chở quân cùng với xe tăng, một trung đoàn vũ khí hạt nhân chiến thuật với những đầu đạn hạt nhân trong trường hợp cuộc khủng hoảng nổ ra và người chỉ huy trung đoàn được trao quyền sử dụng các loại vũ khí này mà không cần mệnh lệnh từ cấp cao hơn. Nhiều năm sau đó, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ McNamara sẽ phải kinh hoàng khi ông ta biết được thông tin này. Các khẩu đội tên lửa đất đối không với tầm bắn ba mươi km sẽ được triển khai để bảo vệ cho những căn cứ hạt nhân chiến lược.

Cuộc họp quan trọng đó diễn ra khoảng năm tháng trước khi bắt đầu khủng hoảng. Mọi công việc được tiến hành rất khẩn trương không phí một giây nào. Chúng tôi đã nỗ lực hoàn thành một khối lượng công việc phi thường.

 Nếu không nói rõ về bối cảnh, tình hình như vậy chắc chắn ông sẽ không biết chuyện gì đã xảy ra trong tháng 10 năm 1962. Bên cạnh các công việc khác, chúng tôi còn thảo luận về việc chuẩn bị tất cả những tài liệu liên quan. Các đồng chí Liên Xô hứa sẽ lo việc này, và chỉ sau một thời gian ngắn sau đó, họ đã chuyển tài liệu tới nơi.

Tôi đã nghiên cứu các tài liệu đó một cách cực kỳ tỉ mỉ và nhận thấy rằng bản dự thảo của Hiệp định hay có thể nói là thỏa thuận hợp tác quân sự về việc triển khai tên lửa có một số lỗ hổng về mặt chính trị và không thể được trình bày như một Văn kiện công khai cho một vấn đề nhạy cảm như vậy được.

Tôi đã viết lại hoàn toàn - bằng tay - những Văn kiện đó và cử Raul mang tới Mát-xcơ-va. Tại đây, Raul đã bàn bạc với Bộ trưởng Quốc phòng Liên Xô Malinovski và với chính Khruschev. Bản dự thảo của tôi đã được chấp nhận mà không phải thay đổi bất kỳ dấu chấm, hay dấu phảy nào.

Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #132 vào lúc: 29 Tháng Bảy, 2013, 10:09:34 am »

Quá trình chuẩn bị bắt đầu. Tôi xin khẳng định một cách hoàn toàn khách quan rằng các lực lượng vũ trang của Cuba và Liên Xô đã làm việc một cách hiệu quả đến phi thường để có thể triển khai lượng trang thiết bị khổng lồ đó chỉ trong một thời gian ngắn. Trước hết, cùng với các chuyên gia Liên Xô, chúng tôi khẩn trương khảo sát những địa điểm có thể triển khai các đơn vị và vũ khí, trang bị, kể cả các bệ phóng tên lửa tầm trung cũng như những yếu tố phòng thủ và bảo vệ chúng. Làm tất cả những công việc đó trong khi vẫn phải đảm bảo những nguyên tắc nghiêm ngặt nhất về bảo mật, ngụy trang có lẽ là đòi hỏi khó khăn nhất mà ông có thể hình dung nổi. Các lực lượng vũ trang cùng các cơ quan an ninh của chúng tôi, dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự ủng hộ của các tổ chức quần chúng nhân dân, đã thực hiện công việc với hiệu quả phi thường mà theo tôi là chưa từng thấy ở đâu trên thế giới. Tuy nhiên, bất chấp những nỗ lực bảo mật như vậy, những tin đồn vẫn nhanh chóng lan đi khắp nơi. Những kẻ bất mãn với Cách mạng đã nhanh chóng lan truyền tin tức bằng mọi cách có thể sang Mỹ, thông báo cho gia đình của họ cũng như các cơ quan của Chính phủ Mỹ về những động thái mà họ đang chứng kiến. Báo chí cũng nhanh chóng nắm được các tin đồn này. Tổng thống Kennedy cũng đã bị phe đối lập và báo chí chất vấn.

Một cuộc tranh luận lạ lùng và rối rắm đã bắt đầu giữa Chính phủ Liên Xô và Chính phủ Mỹ xung quanh bản chất của việc tấn công hay phòng thủ của các loại vũ khí đang được chuyển đến Cuba. Khruschev bảo đảm với Kennedy rằng đó là các loại khí tài phòng thủ. Trong trường hợp này (tức là trường hợp của Cuba), Kennedy diễn giải rằng như thế có nghĩa là sẽ không có các loại vũ khí tầm trung. Theo tôi thì Kennedy đã tin, theo cách riêng của ông ta, vào lời bảo đảm rất minh bạch của Khruschev - trong thực tế Khruschev vẫn dứt khoát khẳng định rằng đó là những vũ khí phòng thủ, không chỉ trên phương diện kỹ thuật mà còn xuất phát từ những mục đích tự vệ đã dẫn đến việc triển khai các loại tên lửa đó ở Cuba. Mà thật ra Liên Xô cũng chẳng cần phải nhọc công giải thích như vậy làm gì. Những gì Cuba và Liên Xô làm khi đó là hoàn toàn hợp pháp, tuân thủ chặt chẽ luật pháp quốc tế. Lẽ ra ngay từ đầu, cần phải tuyên bố cồng khai việc Cuba sở hữu các loại trang thiết bị và vũ khí cần thiết cho sự nghiệp bảo vệ tổ quốc của mình.

Chúng tôi bắt đầu thấy không yên tâm với chiều hướng của cuộc tranh cãi công khai này. Vì vậy, tôi đã cử Che, khi đó đang là Bộ trưởng Bộ Công nghiệp và là một thành viên trong Tổng bộ Quốc gia các Tổ chức Cách mạng Thống nhất sang Liên Xô để trình bày quan điểm của tôi về tình hình khi đó với Khruschev, cũng như sự cần thiết phải cho công bố ngay Hiệp định hợp tác quân sự mà Liên Xô và Cuba vừa ký kết. Nhưng tôi đã không thuyết phục được đồng chí ấy. Khruschev đáp lại rằng ông sẽ cho triển khai Hạm đội Baltic, nhằm răn đe phía Mỹ không nên phản ứng một cách quá cứng rắn.

Đối với chúng tôi, những nhà lãnh đạo Cuba khi đó, thì Liên Xô lầ một siêu cường với nhiều kinh nghiệm giải quyết các vấn đề trong quan hệ quốc tế. Chúng tôi cũng không thể bàn cãi gì thêm nữa đế thuyết phục họ phải thay đổi chiến lược kiểm soát tình hình khi ấy và thế là chúng tôi chẳng còn cách nào khác ngoài việc tin tưởng hoàn toàn vào họ.

Và cuộc khủng hoảng đã bắt đầu như thế nào?

Khoảng ngày 14-15 tháng 10 năm 1962, phía Mỹ phát hiện ra những tên lửa Liên Xô được triển khai trên đất Cuba. Một chiếc máy bay do thám U-2 bay rất cao đã chụp ảnh được một số bệ phóng. Đến tận ngày nay chúng tôi mới biết sự thật là chính một thành viên trong cơ quan tình báo Liên Xô, Đại tá Oleg Penkovsky, đã cung cấp cho phía Mỹ tọa độ chính xác của các trận địa tên lửa mà sau đó được chiếc U-2 xác nhận. Kennedy nhận được tin này vào ngày 16 tháng 10. Sáu ngày sau, cuộc khủng hoảng bắt đầu.

Điều không thể tin nổi trong thái độ của Khruschev là ở chỗ, trong khi các khẩu đội tên lửa đất đối không được bố trí khắp nơi trên hòn đảo, vậy mà hoàn toàn không có nỗ lực nào trong việc ngăn chặn đối phương phát hiện ra các vị trí phòng thủ Cuba-Liên Xô bằng máy bay do thám trên không.

Đây không còn là vấn đề liên quan đến chiến thuật hay chiến lược. Nó là một quyết định liên quan đến việc có ý chí và quyết tâm hay không trong việc duy trì lập trường vững vàng trong tình huống căng thẳng vừa phát sinh. Và theo quan điểm của chúng tôi, đã được chúng tôi tuyên bố công khai từ khi đó cũng như ngay trong lúc này, thì việc cho phép các máy bay do thám đó bay qua không phận của Cuba đã tạo cho kẻ thù một lợi thế rất lớn. Nó cho phép đối phương có cả một tuần liền để tổ chức kế hoạch đáp trả, cả về chính trị và quân sự.

Khi khủng hoảng nổ ra, Khruschev không ý thức được một cách rõ ràng cần phải làm gì. Tuyên bố đầu tiên của ông ta là một lời lên án mạnh mẽ và hùng hồn đối với quan điểm của Kennedy.

Và khi đó Kennedy đã làm gì?

Kennedy liên hệ với Khruschev, người mà sau đó đã phạm phải một sai lầm nghiêm trọng, một sai lầm cả về chính trị và đạo đức. Trong một lá thư, Khruschev đã nói dối Kennedy; ông ta khẳng định với Tổng thống Mỹ rằng đó chỉ là những vũ khí “phòng thủ”, không phải vũ khí chiến lược. Rõ ràng đó là những vũ khí có thể được sử dụng cho mục đích phòng thủ, nhưng cũng là vũ khí tấn công. Có tất cả ba mươi sáu quả tên lửa chiến lược tầm trung đã được triển khai ở Cuba, cùng với những hệ thống vũ khí khác. Và vị Tướng Liên Xô được giao nhiệm vụ chỉ huy lực lượng này có thẩm quyền, trong những tình huống cấp bách, sử dụng các loại vũ khí (hạt nhân) chiến thuật đó mà không cần tham khảo ý kiến của Mát-xcơ-va.

Lá thư đó của Khruschev được Gromyko, Andre Gromyko, Bộ trưởng Ngoại giao Liên Xô khi đó, mang tới cho Kennedy. Đó là ngày 18 tháng 10. Vào lúc này vấn đề vẫn chưa được tiết lộ công khai. Nhưng sau đó...

Ngày 19 tháng 10, Kennedy đã họp với Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ, những người này đã cố vấn cho Kennedy tiến hành một cuộc không kích ồ ạt nhằm vào các vị trí triển khai tên lửa. Đến ngày 20 tháng 10, lần này theo sự cố vấn của Robert McNamara, Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ lúc đó, Kennedy đã ra lệnh triển khai lực lượng hải quân phong tỏa Cuba với 183 tàu chiến, trong đó có 8 tàu sân bay, và hơn 40 nghìn lính thủy đánh bộ trên các tàu vận tải.

Tại Florida, 579 máy bay chiến đấu và năm sư đoàn bộ binh được triển khai trong tình trạng báo động, trong đó có cả hai sư đoàn không quân tinh nhuệ nhất của Mỹ là các sư đoàn số 82 và 101. Nhưng người dân Mỹ, cũng như người dân trên cả thế giới vẫn chưa biết chuyện gì đang xảy ra.

Vậy Kennedy đã ra tuyên bố công khai vào thời điểm nào?

Ông ta có bài phát biểu trên truyền hình ngày 22 tháng 10 năm 1962, lúc bảy giờ tối. Bài phát biểu đó được phát trên tất cả các kênh, khiến không khí căng thẳng được đẩy lên mức cao nhất, và đến lúc này thế giới mới nhận ra là có cuộc khủng hoảng như vậy và tất cả chúng ta đang đứng bên miệng vực của một cuộc chiến tranh hạt nhân. Kennedy tuyên bố Liên Xô phải ngay lập tức rút toàn bộ số tên lửa nói trên về nếu không sẽ phải đối mặt với nguy cơ về một cuộc chiến tranh hạt nhân. Và ông ta cũng tuyên bố việc phong tỏa Cuba bằng hải quân, để ngăn ngừa việc Liên Xô tiếp tục chuyển tên lửa vào đất nước chúng tôi. Đến lúc này, cơ quan an ninh Liên Xô đã bắt được Đại tá Penkovsky và họ biết rằng phía Mỹ đã có tất cả những thông tin cần thiết. Và họ cũng biết rằng Kennedy đã biết về việc Khruschev đã nói dối trong thư.

Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #133 vào lúc: 29 Tháng Bảy, 2013, 10:12:14 am »

Và tới lúc đó ông mới được biết về những gì người Mỹ đã biết?

Thực sự thì tôi cũng dự đoán ra được vào ngày 22 tháng 10 đó khi đột nhiên có thông báo rằng Kennedy sẽ có bài phát biểu trên truyền hình vào lúc bảy giờ tối hôm đó, và tôi cũng đã nhận thấy một số dấu hiệu khác. Không thể có chuyện gì khác ngoài việc đó là một phản ứng trước sự hiện diện của các tên lửa Liên Xô trên đất Cuba. Trước đó tôi đã yêu cầu vị chỉ huy quân đội Liên Xô ở Cuba đẩy nhanh tiến độ xây dựng các bệ phóng tên lửa. Chúng tôi phải sẵn sàng chiến đấu. Mọi người đã khẩn trương làm việc cả ngày lẫn đêm. Sự thật là đến ngày 16 tháng 10 thì chưa có bệ phóng nào sẵn sàng; nhưng đến ngày 18 thì đã có tám bệ, đến ngày 20 là 13 bệ, và đến ngày 21 có hai mươi bệ. Mọi chuyện được tiến hành nhanh đến chóng mặt.

Những nguời Cuba đã làm gì khi đối mặt với tình hình nguy hiểm đó?

Như tôi vừa nói, ngay cả trước bài phát biểu của Kennedy, chúng tôi đã dự đoán được lý do ông ta xuất hiện trên truyền hình, nên ngay lập tức chúng tôi đã quyết định báo động sẵn sàng chiến đấu và huy động đến người cuối cùng. Khoảng hơn 300 nghìn chiến sĩ đã được lệnh tổng động viên, tất cả đều hừng hực tinh thần sẵn sàng chiến đấu. Ngày 23 tháng 10, tôi lên truyền hình để tố cáo chính sách thù địch của Mỹ, và cảnh báo nguy cơ xâm lược sắp xảy ra, kêu gọi tổng động viên toàn đất nước, và khẳng định lập trường sẵn sàng chiến đấu của chúng tôi, trong mọi hoàn cảnh.

Vậy lệnh phong tỏa bằng hải quân của Mỹ có được thực hiện không?

Có, tất nhiên rồi. Lệnh phong tỏa chính thức có hiệu lực vào hai giờ chiều ngày 24 tháng 10. Và thời điểm đó đang có hai mươi ba chiếc tàu hải quân Liên Xô đang trên đường tới Cuba. Bất kỳ lúc nào cũng có thể xảy ra xung đột, một chiếc tàu Mỹ có thể nổ súng vào tàu Liên Xô và thế là chiến tranh hạt nhân có thế nổ ra... Tình hình khi đó cực kỳ căng thẳng, nguy cấp.

Trong bối cảnh như vậy, Liên Hợp Quốc đã hành động như thế nào?

À, có một cuộc tranh cãi rất tai tiếng đã diễn ra ở đó, mà tôi phải coi là hết sức lố bịch, giữa Đại sứ Mỹ, Adlai Stevenson, và Đại sứ Liên Xô, Velerian Zorin. Stevenson - cũng giống như Colin Powell làm vào ngày 4 tháng 2 năm 2003 sau này, với những bằng chứng giả để biện minh cho lý do phát động cuộc chiến tấn công Irắc - đã kêu gọi Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc tổ chức phiên họp khẩn cấp, trong đó ông ta đưa ra những bức ảnh chụp từ trên không về các căn cứ tên lửa chiến lược. Đại sứ Liên Xô bác bỏ hoàn toàn những bằng chứng đó, phủ nhận tính chân thực của chúng, ông ta từ chối tranh cãi với phía Mỹ. Rõ ràng đó là phản ứng rất bị động, ngẫu hứng - ông ta không hề được chuẩn bị gì cho cuộc tranh luận này. Ông ta không tấn công, không lên án, không giải thích bằng những lý do hết sức xác đáng rằng Cuba - một quốc gia nhỏ bé đang phải đối mặt với những nguy cơ đe dọa thường trực của Đế quốc Mỹ từ cả trong lẫn ngoài - hoàn toàn có quyền yêu cầu viện trợ quân sự, và Liên Xô, trung thành với nguyên tắc và nghĩa vụ quốc tế của mình, đã cung cấp cho Cuba sự viện trợ đó. Thay vào đó, ông ta sa vào một cuộc tranh luận thảm hại, xuất phát từ chính lập trường dao động và khả năng xử lý tình hình một cách yếu kém của Khruschev trong những tháng trước khi cuộc khủng hoảng nổ ra. Ông ta đã sai lầm khi từ chối cuộc tranh luận, mà lẽ ra nếu thực hiện, ông ta phải dựa vào lý lẽ cơ bản là chủ quyền của đất nước Cuba, cùng quyền tự vệ chính đáng của nó. Đó là chuyện xảy ra ngày 25 tháng 10 năm 1962.

Trong khi đó, tôi tin rằng nguời Mỹ vẫn đang tiến hành những chuyến bay do thám trên không phận Cuba, đúng vậy không?

Vâng, sự thật là như vậy. Chúng vẫn tiến hành bay do thám trên hòn đảo, và chúng được phép làm như vậy mà không bị trừng trị, bất chấp hệ thống phòng không đã được triển khai không với mục đích gì khác ngoài việc ngăn chặn điều đó, ngăn chặn sự do thám công khai, trắng trợn trên lãnh thổ của chúng tôi, quan sát mọi chi tiết liên quan đến công cuộc bảo vệ Tổ quốc của Cuba.

Vậy là phía Mỹ vẫn tiếp tục triển khai những chuyến bay do thám bằng máy bay U-2, thậm chí họ còn bắt đầu thực hiện những chuyến bay do thám tầm thấp. Chúng tôi quyết định phải bắn hạ những chiếc máy bay Mỹ đang bắt đầu thực hiện các chuyến bay tầm thấp này. Anh không thể phát hiện ra các chuyến bay ở tầm ngang với ngọn cây, nhất là khi chúng thực hiện những cú do thám chớp nhoáng và bất ngờ. Chúng tôi thông báo lại tình hình này với những sĩ quan quân sự Liên Xô đang chỉ huy tại đây, chúng tôi nói với họ rằng không được phép để những chuyến bay do thám tầm thấp như vậy được nhởn nhơ hoạt động. Trước đó chúng tôi cũng cho họ biết là chúng tôi sẽ tự bắn hạ những chiếc máy bay này. Và sau đó hệ thống pháo cao xạ phòng không của chúng tôi đã khai hỏa.

Ngày 27 tháng 10, tại tỉnh Oriente, một khẩu đội tên lửa SAM do các quân nhân Liên Xô điều khiển đã bắn rụng một chiếc máy bay do thám U-2. Đây chính là lúc không khí căng thẳng lên đến đỉnh điểm. Viên sĩ quan Mỹ Rudolph Anderson, người phi công lái chiếc U-2 đó, thiệt mạng. Đó là dấu hiệu cho thấy cuộc chiến đấu thực sự đã bắt đầu. Bất kỳ lúc nào, một sự kiện tương tự cũng có thể xảy ra, và tất cả đều có thể làm bùng nổ một cuộc chiến tổng lực. Và tôi xin khẳng định lại rằng trong khi đó ở Cuba, tất cả chúng tôi vẫn hết sức bình tĩnh.

Khi đó ông có nghĩ rằng chiến tranh là điều không thể tránh khỏi?

Vâng, đó là một thời khắc vô cùng căng thẳng. Bản thân chúng tôi cũng nghĩ rằng việc xảy ra xung đột là không thể tránh khỏi. Nhưng chúng tôi quyết tâm và sẵn sàng đương đầu với nguy cơ đó. Trong đầu chúng tôi không lúc nào xuất hiện ý nghĩ đầu hàng trước sự đe dọa của đối phương.

Nhưng cuối cùng thì Liên Xô đã nhượng bộ.

Khi căng thẳng lên đến đỉnh điểm, Liên Xô đã đưa ra một đề xuất với phía Mỹ. Và Khruschev thậm chí còn không thèm tham khảo ý kiến chúng tôi. Họ đề nghị rút tên lửa về nếu phía Mỹ đồng ý rút tên lửa Jupiter của mình ra khỏi Thổ Nhĩ Kỳ. Kennedy đồng ý với nhượng bộ đó ngày 28 tháng 10. Và Liên Xô bắt đầu rút những quả tên lửa SS-4 của mình về. Đối với chúng tôi, rõ ràng đó là một quyết định sai lầm. Nó gây cho chúng tôi cảm giác phẫn nộ đến cùng cực.

Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #134 vào lúc: 29 Tháng Bảy, 2013, 10:14:31 am »

Chắc chắn các ông đã cảm thấy rằng họ “đi đêm” với nhau để đạt thỏa thuận sau lưng mình?

Chúng tôi chỉ được biết qua các thông báo tin tức rằng Liên Xô đang đưa ra đề nghị rút tên lửa về nước. Trong khi đó họ chưa hề có bất kỳ động thái nào gọi là thảo luận với chúng tôi! Chúng tôi không hề phản đối việc đạt được giải pháp, vì điều quan trọng nhất khi đó là tránh để xảy ra một cuộc chiến tranh hạt nhân. Nhưng lẽ ra Khruschev phải nói với phía Mỹ rằng, “Phía Cuba cũng phải được tham gia vào quá trình đàm phán”. Nhưng thời điểm đó họ đã xuống tinh thần, và không còn giữ được tinh thần kiên định như lúc đầu nữa. Về mặt nguyên tắc, lẽ ra họ phải tham khảo ý kiến của chúng tôi.

Giả sử nếu họ làm như vậy, thì những điều kiện của bản thỏa thuận sau đó chắc chắn là đã tốt hơn. Sẽ không đời nào có sự xuất hiện của Căn cứ Hải quân Guantánamo; sẽ không bao giờ tái diễn những chuyến bay do thám tầm cao... Tất cả những điều đó khiến chúng tôi cảm thấy bị xúc phạm ghê gớm; chúng tôi coi đó như một lời lăng mạ. Và chúng tôi đã phản đối. Thậm chí ngay cả sau khi Bản thỏa thuận được ký kết, chúng tôi vẫn bắn vào những chuyến bay do thám tầm thấp. Vì vậy cuối cùng phía Mỹ phải tạm ngưng. Quan hệ giữa chúng tôi với Liên Xô cũng trở nên tồi tệ. Trong nhiều năm liền, chuyện này đã ảnh hưởng tiêu cực đến quan hệ Cuba - Liên Xô.

Tôi không định nói cho ông một cách chi tiết tất cả những bước đi mà chúng tôi đã tiến hành trong giai đoạn khủng hoảng đó, nhưng có lẽ ông sẽ không thể hiểu một cách ngọn ngành tất cả những khía cạnh chính trị, đạo đức và quân sự nếu không tham khảo những lá thư mà tôi và Khruschev đã trao đổi trong những ngày đó.

Tôi xin được bắt đầu bằng lá thư mà tôi gửi cho Khruschev ngày 26 tháng 10 năm 1962:

Đồng chí Khruschev thân mến,

Sau khi phân tích tình hình và căn cứ vào những báo cáo chúng tôi hiện có, tôi đánh giá rằng cuộc tấn công có thể xảy ra bất kỳ lúc nào - trong vòng từ hai mươi tư đến bảy mươi hai giờ tới.

Có hai tình huống có thể xảy ra: tình huống thứ nhất và dễ xảy ra nhất là một cuộc không kích để phá hủy một số mục tiêu cụ thể; tình huống thứ hai, dù ít khả năng xảy ra hơn nhưng vẫn hoàn toàn có thể, là đổ quân vào xâm lược. Theo quan điểm của tôi thì tình huống thứ hai này đòi hỏi một lực lượng khá lớn và cũng là hình thức xâm lược dễ vấp phải sự phản kháng nhất, cho nên rất có thể họ sẽ phải cân nhắc kỹ.

Đồng chí có thể tin chắc rằng chúng tôi sẽ tiến hành kháng cự một cách quyết liệt và kiên định trong trường hợp bị tấn công bằng bất kỳ khả năng nào. Tinh thần của nhân dân Cuba đang lên rất cao, và chúng tôi sẽ anh dũng đương đầu với quân xâm lược.

Nhân tiện đây tôi cũng xin được trình bầy qua với đồng chí một quan điểm hoàn toàn cá nhân.

Trong trường hợp xảy ra tình huống thứ hai và Đế quốc (Mỹ) tiến hành xâm lược Cuba với ý đồ chiếm đóng đất nước nãy, thì chính sách hiếu chiến đó sẽ tạo ra cho nhân loại những mối hiểm họa ghê gớm đến nỗi Liên Xô không bao giờ được cho phép để xảy ra những hoàn cảnh trong đó Chủ nghĩa Đế quốc có thể thực hiện một cuộc tấn công hạt nhân phủ đầu nhằm vào mình (Liên Xô).

Tôi nói như vậy bởi vì tôi tin chắc ràng chính sách hiếu chiến của Chủ nghĩa Đế quốc đã trở nên vô cùng nguy hiểm, và nếu quả thực chúng rắp tâm thực hiện một hành động tàn bạo và trắng trợn vi phạm luật pháp quốc tế cũng như lương tri của thời đại bằng cách xâm lược Cuba, thì đó cũng sẽ là thời khắc cần loại vĩnh viễn mối hiểm họa này, bằng một hành động tự vệ hoàn toàn chính đáng. Cho dù đó có là một giải pháp khó khăn và khủng khiếp đến đâu chăng nữa, cũng không còn cách nào khác.

Quan điểm này của tôi càng được củng cố hơn bởi những gì tôi quan sát và nhận định về sự phát triển của chính sách hiếu chiến và thái độ ngang nhiên thách thức công luận của Chủ nghĩa Đế quốc, tự cho mình đứng trên mọi nguyên tắc và luật pháp: chúng trắng trợn phong tỏa vùng biển, xâm phạm không phận của chúng tôi, và giờ đây đang chuẩn bị phát động một cuộc chiến tranh xâm lược, đồng thời phá hoại mọi nỗ lực đăm phán hòa bình, mặc dù biết tình thế hiện tại đang căng thẳng đến mức nào.

Từ trước đến nay đồng chí vẫn luôn là một chiến sĩ báo vệ hòa bình không mệt mỏi, tôi hiểu đồng chí đang phải trải qua những giờ phút vô cùng căng thẳng và khó khăn, khi mà kết quả của những nỗ lực phi thường của các đồng chí đang bị đe dọa nghiêm trọng. Tuy nhiên, đến tận giây phút cuối cùng, chúng tôi vẫn giữ vững niềm hy vọng ràng hòa bình sẽ được cứu rỗi, và chúng tôi hoãn toàn sẵn sàng đóng góp tất cả những gì có thể trong khả năng của mình để đạt được mục tiêu đó. Nhưng đồng thời, chúng tôi cũng chuẩn bị sẵn sàng bình tĩnh đối mặt với một tình huống mà chúng tôi đánh giá là có thực và đang sắp sửa xảy ra.

Một lần nữa tôi xin gửi tới đồng chí lòng biết ơn vô bờ bến của nhân dân Cuba đối với nhăn dân Xô Viết, những người đã vô cùng hào phóng và hữu nghị với chúng tôi, cũng như lòng biết ơn sâu sắc và kính trọng của chúng đối với cá nhân đồng chí, đồng thời xin chúc đồng chí thành công trên cương vị và trách nhiệm nặng nề đồng chí đang đảm nhiệm.

Chào thân ái,
Fidel Castro


Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #135 vào lúc: 29 Tháng Bảy, 2013, 10:16:56 am »

Và ngày 28 tháng 10, Khruschev đã trả lời:

Đồng chí Fidel Castro thân mến,

Thông điệp của chúng tôi gửi Tổng thống Kennedy đã cho phép chúng ta đạt được một giải pháp cho tình hình theo hướng có lợi cho các đồng chí và có thể bảo vệ Cuba khỏi một cuộc tấn công xâm lược, ngăn ngừa khả năng xảy ra chiến tranh. Chắc đồng chí cũng đã biết là Tổng thống Kenneday bảo đảm rằng Mỹ sẽ không chỉ không tiến hành xâm lược Cuba bằng lực lượng của mình mà còn không cho phép bất kỳ đồng minh nào làm chuyện đó. Với lời khẳng định đó, có thể nói Tổng thống Mỹ đã trả lời một cách tích cực trước những thông điệp cùa tôi trong hai ngày 26 và 27 tháng 10 năm 1962...

Tuy nhiên, trong lúc này dường như điều đang ngự trị trong Lầu Năm góc không phải là luật pháp mà là sự mất trí của giới quân sự. Trong khi một thỏa ước đang ở trước mặt, Lầu Năm góc đang tìm cớ để ngăn trở nó. Đó là lý do tại sao họ vẫn tiến hành những chuyến bay mang tính khiêu khích. Hôm qua, các đồng chí đã bắn rơi một máy bay của họ, trong khi trước đó các đồng chí đã không làm như vậy khi họ bay qua không phận Cuba. Hành động đó sẽ bị các thế lực thù địch lợi dụng làm cái cớ theo đuổi mục đích của mình.

Chúng tôi xin gửi tới đồng chí, và toàn thể đội ngủ lãnh đạo cách mạng Cuba, lời chào thân ái.

N. Khruschev


Ngay trong ngày 28 tháng 10 đó, tôi đã trả lời:

Đồng chí Khruschev thân mến,

Quan điểm của Chính phủ Cuba liên quan đến bức thông điệp của đồng chí được thể hiện trong bản tuyên bố được đưa ra sáng nay, mà nội dung chắc đồng chí cũng đã nắm được.

Tôi xin được làm rõ một chi tiết liên quan đến các biện pháp phòng không chúng tôi đã thực hiện. Trong thư đồng chí viết, “Hôm qua, các đồng chí đã bắn rơi một máy bay của họ, trong khi trước đó các đồng chí đã không làm như vậy khi họ bay qua không phận Cuba”.

Vấn đề là ở chỗ trước đây chỉ có những hành động xâm phạm lẻ tẻ và không có ý đồ quân sự hoặc mối đe dọa thực tế nào từ những chuyến bay này.

Hiện tại không còn như vậy nữa. Đã xuất hiện nguy cơ về một cuộc tấn công bất ngờ nhằm vào các căn cứ quăn sự. Chúng tôi đã quyết định rằng chúng tôi không thể cứ ngồi đó và chờ đợi một cuộc tấn công bất ngờ. Nếu như các radar phát hiện của chúng tôi ngừng hoạt động, những kẻ tấn công có thể dễ dàng bay vào tiếp cận các mục tiêu và phá hủy chúng hoàn toàn mà không bị trừng phạt. Chúng tôi không tin là chúng tôi có thể cho phép điều đó xảy ra, căn cứ vào những nỗ lực và công sức mà chúng tôi đã bỏ ra, và cũng bởi vì điều đó sẽ làm suy yếu nghiêm trọng sức mạnh quân sự cũng như tinh thần chiến đấu của chúng tôi. Chính xuất phát từ động cơ đó mà vào ngày 24 tháng 10, các lực lượng vũ trang Cuba đã huy động năm mươi khẩu đội phòng không, đó là toàn bộ lực lượng dự bị của chúng tôi, để tăng cường cho các vị trí của lực lượng Liên Xô đang triển khai. Nếu chúng tôi muốn tránh được nguy cơ về một cuộc tấn công bất ngờ, thì lực lượng pháo cao xạ phải được lệnh nổ súng. Bộ Chỉ huy các lực lượng Liên Xô (tại Cuba) sẽ cung cấp thêm thông tin cho các đồng chí về chuyện gì đã xảy ra với chiếc máy bay bị bắn hạ.

Trước đây, việc xâm phạm không phận của chúng tôi còn được tiến hành một cách ngấm ngầm, không chính thức. Nhưng hôm qua, Chính phủ Mỹ đã cố gắng tự trao cho mình đặc quyền được bay qua không phận của chúng tôi bất kể giờ nào, dù là đêm hay ngày, một cách ngang nhiên. Chúng tôi không thể chấp nhận điều đó, vì nó chẳng khác nào hành động từ bỏ chủ quyền quốc gia. Tuy vậy, chúng tôi sẵn sàng đồng ý tránh gây thêm những sự vụ có thể gây nguy hại cho quá trình đàm phán, và chúng tôi sẽ ra lệnh cho các khẩu đội phòng không Cuba ngừng nổ súng, mặc dù chỉ là trong thời gian diễn ra đàm phán và không từ bỏ tinh thần của tuyên bố được chúng tôi đưa ra hôm qua về quyền bảo vệ không phận của mình. Bên cạnh đó, cả hai nước chúng ta cần phải công nhận rằng mối nguy hiểm xuất phát từ tình hình căng thẳng hiện nay, những sự vụ như vậy hoàn toàn có thể xảy ra ngoài ý muốn.

Chúng tôi cũng muốn cho đồng chí biết rằng về mặt nguyên tắc chúng tôi phản đối việc nước khác do thám trên lãnh thổ nước mình.

Chúng tôi đánh giá rất cao những nỗ lực mà các đồng chí đã thực hiện để duy trì hòa bình, và chúng tôi hoàn toàn nhất trí về sự cần thiết phải đấu tranh vì mục tiêu đó. Nếu có thể đạt được hòa bình một cách công bằng, vững chắc và dứt khoát, thì đó sẽ là một đóng góp vô giá cho toàn thể nhân loại.

Chào thân ái,
Fidel Castro

Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #136 vào lúc: 29 Tháng Bảy, 2013, 10:20:09 am »

Khruschev lại viết cho tôi vào ngày 30 tháng 10:

Đồng chí Fidel Castro thân mến,

Chúng tôi đã nhận được bức thư ngày 28 tháng 10 của đồng chí cũng như những bức điện về cuộc trò chuyện giữa đồng chí và Chủ tịch Dorticos với Đại sứ của chúng tôi...

Chúng tôi hiểu rằng các đồng chí đang phải đương đầu với những khó khăn nhất định vì chúng tôi đã hứa với Chính phủ Mỹ là sẽ rút tên lửa ra khỏi Cuba, với lý do đó là những loại vũ khí tấn công, để đổi lại là việc họ cam kết loại bỏ bất kỳ kế hoạch nào nhằm vào việc tấn công Cuba bàng binh lính của Mỹ hoặc đồng minh tại Tây bán cầu và dỡ bỏ lệnh “cách ly”, tức là chấm dứt lệnh phong tỏa bằng hải quân đối với Cuba. Điều đó sẽ chấm dứt cuộc xung đột ở Carribe, một vấn đề rất phức tạp như đồng chí cũng hiểu, vì nó là cuộc xung đột giữa hai cường quốc của thế giới và có thể đe dọa dẫn đến chiến tranh thế giới thứ ba trong đó chắc chắn sẽ dính dáng đến vũ khí và tên lửa nhiệt hạch.

Theo như những gì chúng tôi hiểu từ Đại sứ của mình, thì một số đồng chí Cuba có ý kiến rằng người dân Cuba mong muốn có một tuyên bố kiểu khác, và nhất định không có chuyện các đồng chí đồng tình với việc rút tên lửa ra khỏi đất nước mình  .

Bên cạnh đó, có một số ý kiến cho rằng các đồng chí và chúng tôi đã chưa tham khảo ý kiến của nhau một cách đầy đủ xung quanh các vấn đề trước khi đưa ra quyết định như các đồng chí đã biết  .

Chẳng nhẽ như thế còn chưa phải là tham khảo ý kiến của nhau hay sao? Chúng tôi hiểu bức điện này như một dấu hiệu báo động khấn cấp. Giả sử trong những điều kiện như vừa qua, cũng như căn cứ các thông tin rằng giới quân sự diều hâu và hiếu chiến của Mỹ đang muốn lợi dụng tình hình và tấn công Cuba, mà chúng ta vẫn tiếp tục chờ đợi và tham khảo ý kiến lẫn nhau, thì có lẽ đã lãng phí rất nhiều thời gian và cuộc tấn công có lẽ đã xảy ra rồi.

Chẳng nhẽ như thế còn chưa phải là tham khảo ý kiến của nhau hay sao? Chúng tôi hiểu bức điện này như một dấu hiệu báo động khấn cấp. Giả sử trong những điều kiện như vừa qua, cũng như căn cứ các thông tin rằng giới quân sự diều hâu và hiếu chiến của Mỹ đang muốn lợi dụng tình hình và tấn công Cuba, mà chúng ta vẫn tiếp tục chờ đợi và tham khảo ý kiến lẫn nhau, thì có lẽ đã lãng phí rất nhiều thời gian và cuộc tấn công có lẽ đã xảy ra rồi.

Chúng tôi đã thống nhất quan điểm ràng những tên lứa chiến lược của chúng tôi tại Cuba đã trở thành một nỗi ám ảnh của Chủ nghĩa Đế quốc: Mỹ đã tỏ ra lo sợ, và xuất phát từ nỗi lo sợ là nhũng tên lửa đó có thể được sử dụng, bất kỳ lúc nào họ cũng có thể đánh liều có những hành động phá hủy chúng, dù là bằng cách không kích hoặc tấn công Cuba. Và ai cũng phải công nhận rằng nước Mỹ hoàn toàn có thể gây chiến bất kỳ lúc nào. Vì vậy, tôi xin khẳng định lại rằng, sự cảnh báo của các đồng chí là hoàn toàn chính đáng.

Trong bức điện ngày 27 tháng 10, đồng chí có đề xuất là chúng tôi nên tiến hành một đòn tấn công hạt nhân phủ đầu vào lãnh thổ của kẻ thù. Tất nhiên là đồng chí hiểu động thái đó sẽ dẫn đến nhưng kết cục như thế nào. Đây không phải là một cuộc tấn công đơn giản, mà sẽ là khởi đầu của một cuộc chiến tranh hạt nhân trên phạm vi toàn thế giới.

Đồng chí Fidel Castro thân mến, tôi cho rằng đề xuất của đồng chí là hoàn toàn sai lầm, mặc dù tôi hiểu và thông cảm với động cơ của đề xuất đó.

Chúng ta đã sống qua giờ phút căng thẳng nhất, trong đó chiến tranh hạt nhân có thể xảy ra bất kỳ lúc nào. Rõ ràng là nếu trường hợp đó xảy ra, Mỹ sẽ phải chịu những tổn thất hết sức nặng nề, nhưng Liên Xô và cả khối Xã hội Chủ nghĩa cũng sẽ phải chịu những tổn thất kinh khủng không kém. Còn về đất nước Cuba, nhân dân Cuba, thật khó có thể hình dung mọi chuyện sẽ diễn ra như thế nào. Ngay từ lúc đầu tiên, ngọn lửa chiến tranh có thể sẽ thiêu trụi Cuba. Hoàn toàn không nghi ngờ về việc nhân dân Cuba sẽ đấu tranh rất kiên cường, nhưng việc các đồng chí sẽ hy sinh anh dũng cũng là điều không phải nghi ngờ gì nữa  .

Còn lúc này, nhờ những biện pháp mà chúng tôi đã thực hiện, có thể nói chúng tôi đã đạt được những mục tiêu chúng tôi tự đặt ra cho mình khi ký kết thỏa thuận với các đồng chí về việc chuyển tên lửa tới Cuba. Chúng tôi đã buộc Mỹ phải cam kết rằng họ sẽ không tấn công Cuba và cũng sẽ không cho phép các đồng minh của mình ở châu Mỹ latinh làm như vậy. Chúng tôi đã đạt được cam kết đó mà không cần đến một đòn tấn công hạt nhân  .

Tất nhiên là trong công cuộc bảo vệ Cuba nói riêng và các nước Xã hội Chủ nghĩa nói chung, chúng ta không thể tin tưởng hoàn toàn vào cam kết của chính phủ Mỹ. Chúng tôi đã, đang, và sẽ tiến hành tất cả những biện pháp cần thiết để tăng cường khả năng phòng thủ của mình và tập hợp lực lượng cần thiết trong trường hợp cần có một đòn tấn công đáp trả...

Chúng tôi tin tưởng rằng Chủ nghĩa Đế quốc đã phải chịu thất bại nặng nề. Mỹ đã từng chuẩn bị kế hoạch tấn công Cuba, nhưng chúng tôi đã ngăn chặn được nguy cơ đó, và bắt buộc họ phải thừa nhận công khai trước toàn thế giới rằng họ sẽ không làm như vậy trong thời gian sắp tới. Chúng tôi đánh giá đó là một thắng lợi to lớn. Tất nhiên, Chủ nghĩa Đế quốc sẽ không bao giờ từ bỏ những dã tâm chống lại Chủ nghĩa Cộng sản. Nhưng chúng tôi cũng có những kế hoạch của mình và chúng tôi sẽ thực hiện tất cả các biện pháp cần thiết. Quá trình đấu tranh sẽ còn tiếp tục chừng nào hai hệ thống xã hội và chính trị còn tồn tại trên thế giới, cho đến khi một trong số đó, mà chúng tôi tin chắc đó sẽ là hệ thống Xã hội Chủ nghĩa của chúng ta, chinh phục được toàn thế giới...

Đồng chí Fidel Castro, chúng tôi chúc đồng chí thành công trẽn mọi cương vị, và tôi tin chắc đồng chí sẽ đạt được những thành công đó. Tất nhiên vẫn còn những âm mưu chống lại các đồng chí, nhưng chúng tôi kiên quyết sát cánh cùng các đồng chí trong việc tiến hành mọi biện pháp cần thiết để ngăn chặn chúng và đóng góp vào việc cũng cố và phát triển Cách mạng Cuba.

N. Khruschev


Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #137 vào lúc: 29 Tháng Bảy, 2013, 10:22:08 am »

Ngày 31 tháng 10 - tôi sẽ đọc nốt lá thư này thôi nhé - tôi trả lời Khruschev như sau:

Đồng chí Khruschev thân mến,

Tôi đã nhận được thư của đồng chí ngày 30 tháng 10. Quan điểm của đồng chí là thực sự chúng tôi đã được tham khảo ý kiến trước khi (các đồng chí) có quyết định rút tên lửa. Những điều đồng chí trình bày trong thư được dựa trên những tin tức khẩn cấp mà đồng chí nói các đồng chí đã nhận được từ Cuba và, cuối cùng là bức điện của tôi ngày 27 tháng 10. Tôi không biết các đồng chí đã nhận được những tin tức gì; đơn giản là tôi chỉ đề cập đến lá thư tôi gửi cho đồng chí ngày 26 tháng 10, mà đồng chí nhận được ngày 27 tháng 10.

Đồng chí Khruschev, những gì chúng tôi làm trước diễn biến tình hình như vậy là chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu. Ở Cuba chỉ có một lệnh báo động duy nhất: đó là lệnh báo động kêu gọi nhân dân chúng tôi sẵn sàng chiến đấu. Khi chúng tôi đánh giá rằng cuộc tấn công của Đế quốc Mỹ đang lơ lửng sắp xảy ra, tôi đã quyết định rằng chúng tôi cần thông báo tin đó cho các đồng chí, và báo động cho cả Chính phủ Liên Xô cũng như Bộ Tư lệnh quân đội Xô Viết (ở Cuba) - vì có một số lực lượng Liên Xô cam kết sẽ chiến đấu bên cạnh chúng tôi để bảo vệ nước Cộng hòa Cuba trong trường hợp bị tấn công từ bên ngoài - về khả năng xảy ra một cuộc tấn công nằm ngoài khả năng ngăn chặn của chúng tôi, mặc dù chắc chắn chúng tôi sẽ kháng cự bằng tất cả những gì có thể...

Mối nguy hiểm đó không thể khuất phục được chúng tỏi, vì chúng tôi đã cảm thấy nó treo lơ lửng trên Tổ quốc mình từ nhiều năm nay, đến mức độ mà ít nhiều chúng tôi cũng đã trở nên quen với nó...

Rất nhiều người, cả người Xô Viết và người Cuba, những người sẵn sàng hy sinh với lòng tự trọng và phẩm giá, đã không cầm nổi nước mắt khi biết về quyết định rút tên lửa hoàn toàn bất ngờ và vô điều kiện như vậy.

Có thể đồng chí không biết được tinh thần quyết tâm của nhân dân Cuba, sẵn sàng hoàn thành nghĩa vụ của mình đối với Đảng và toàn thể nhân loại tiến bộ.

Không phải là tôi không biết khi tôi viết ra những dòng đó trong lá thư của mình khiến cho chúng có thể bị đồng chí hiểu chệch đi, có lẽ là vì đồng chí đã không đọc kỹ và cẩn thận, hoặc rất có thể do lỗi ở khâu dịch thuật, hoặc có lẽ vì tôi đã muốn nói quá nhiều trong vài dòng ngắn ngủi đó. Tuy nhiên tôi đã không hề ngần ngại khi viết nhu vậy. Đồng chí Khruschev thân mến, đồng chí có nghĩ rằng chúng ta đã suy nghĩ quá ích kỷ, khi để mặc cho nhân dân của chúng ta phải sẵn sàng hy sinh một cách vô ích, và tất nhiên là không phải không biết, mà là biết quá rõ, những nguy cơ chúng ta phải đối mặt?

Chúng tôi biết rõ ràng - đừng cho là chúng tôi không biết - chúng tôi có thể bị hủy diệt, như đồng chí đã ám chỉ trong lá thư của mình, trong trường hợp xảy ra chiến tranh hạt nhân. Tuy nhiên, điều đó cũng không hề khiến chúng tôi phải đề nghị các đồng chí rút tên lửa về, hay đòi hỏi các đồng chí phải nhượng bộ. Đồng chí nghĩ là chúng tôi muốn có cuộc chiến tranh đó lắm sao? Nhưng làm sao chúng ta có thể lẩn tránh được nó một khi cuộc xâm lược diễn ra? Đó chính là bởi vì một cuộc xâm lược như vậy là hoàn toàn có thể, và Chủ nghĩa Đế quốc sẵn sàng lầm tất cả để ngăn chặn việc tìm ra một giải pháp cho tình hình - và theo quan điểm của chúng tôi, những đòi hỏi của họ là không thể chấp nhận nổi, kể cả tù phía Liên Xô hay từ phía Cuba.

Và giả sử một khi tình huống như vậy đã xảy ra, chúng ta còn biết làm gì khác đối với những kẻ điên rồ đã phát động chiến tranh? Chính đồng chí đã nói rằng trong những điều kiện hiện nay, chiến tranh nếu xảy ra sẽ nhất định nổ bùng thành chiến tranh hạt nhân, và chỉ trong một thời gian ngắn.

Quan điểm của cá nhân tôi là một khi cuộc xâm lược đã diễn ra tuyệt đối không được để cho Chủ nghĩa Đế quốc có quyền quyết định khi nào sẽ sử dụng vũ khí hạt nhân. Sức hủy diệt của những loại vũ khí đó là cực kỳ tàn khốc, và phương tiện vận chuyển chúng lại có khả năng cơ động cực nhanh, khiến cho Chủ nghĩa Đế quốc có thể giành được lợi thế ban đầu rất lớn.

Đồng chí Khruschev, tôi không hề muốn gợi ý rằng Liên Xô trở thành nước đi xâm lược (Mỹ), bởi vì đó sẽ là quá sai lầm, thậm chí phi đạo đức và không tương xứng với con người tôi. Tôi chỉ muốn nói rằng ngay khi Chủ nghĩa Đế quốc châm ngòi cho một cuộc tấn công chống lại Cuba, ngay trên lãnh thổ Cuba, tức là tấn công vào cả những lực lượng vũ trang Liên Xô đang đóng tại đây để giúp đỡ chúng tôi bảo vệ tổ quốc trong trường hợp xảy ra cuộc tấn công từ bên ngoài, thì ngay lập tức cần có đòn phản công đáp trả mang tính hủy diệt nhằm vào những kẻ đã gây chiến tranh đối với Cuba và Liên Xô...

Đồng chí Khruschev, tôi không hề gợi ý với đồng chí là Liên Xô cần phải tấn công trong khi cuộc khủng hoảng đang diễn ra, theo như cách hiểu đồng chí bầy tỏ trong lá thư vừa rồi, mà tôi chỉ muốn nói rằng sau khi Đế quốc Mỹ tấn công Cuba, Liên xô cần hành động dứt khoát vã không bao giờ được phạm phải sai lầm là cho phép kẻ thù có cơ hội tấn công phủ đầu các đồng chí bằng vũ khí hạt nhân. Trong vấn đề này, thưa đồng chí Khruschev, tôi vẫn bảo lưu quan điểm của mình, bởi vì tôi cho rằng nó là một cách đánh giá tình hình hoàn toàn đúng đắn và thực tế vào thời điểm đó. Đồng chí có thể thuyết phục tôi rằng tôi đã sai lầm, nhưng đồng chí không thể nói rằng tôi đã sai mà lại không đưa ra lập luận nào để thuyết phục tôi...

Có thể đồng chí tự hỏi tôi có quyền gì mà đòi hỏi như vậy. Tôi trình bày với đồng chí vấn đề này mà không hề mảy may băn khoăn đến những khó khăn có thể xảy ra, hoàn toàn thuận theo những gì lương tâm tôi mách bảo, như thể đó là trách nhiệm của một người cách mạng luôn khâm phục và kính trọng Liên Xô...

Tôi không hề thấy có điều gì để có thể nói rằng chúng tôi đã được tham khảo ý kiến về quyết định mà các đồng chí đưa ra. Có lẽ lúc này đây tôi không mong muốn gì hơn là (giá kể) tôi đã nhầm khi nói vậy. Tôi chỉ mong các đồng chí là người đúng hoàn toàn. Không chỉ có vài người, như các đồng chí nghe nói, mà sự thực là có rất nhiều người Cuba đang phải trải qua những giờ phút buồn bã và cay đắng không thể nào diễn tả bằng lời.

Đế quốc Mỹ lại bắt đầu rêu rao về việc xâm lược đất nước chúng tôi, như một bàng chứng cho thấy những lời hứa của chúng mới mong manh và vô giá trị làm sao. Tuy nhiên, quyết tâm kiên cường chống xâm lược của dân tộc chúng tôi sẽ không gì lay chuyển nổi, và có lẽ hơn bất kỳ lúc nào hết chúng tôi hoàn toàn tin tưởng vào ý chí đấu tranh của chính mình.

Chúng tôi sẽ đấu tranh trong mọi hoàn cảnh khó khăn nhất; chúng tôi sẽ vượt qua những khó khăn trong hiện tại và chúng tôi sẽ vững vàng bước về phía trước - tuy vậy, cũng không gì có thể phá hoại sự gắn bó hữu nghị và lòng biết ơn mãi mãi của chúng tôi với nhân dân Liên Xô.

Thân ái,
Fidel Castro


Những lá thư này đều đã được xuất bản công khai trước đây, nhưng tôi nghĩ tốt hơn hết là đọc lại chúng một lần nữa ngày hôm nay khi kể lại những sự kiện đã diễn ra trong giai đoạn căng thẳng tháng 10 năm đó, theo yêu cầu của ông, bởi vì như tôi đã nói, sẽ không thể hiểu một cách toàn diện và trọn vẹn những gì chúng tôi đã làm trong cuộc khủng hoảng đó, xét trên các mặt chính trị, quân sự và tình cảm, nếu không có những lá thư này.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #138 vào lúc: 29 Tháng Bảy, 2013, 10:25:18 am »

Tháng 9 năm 1991, trong một chuyến thăm tới Mát-xcơ-va, Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ James Baker và Tổng thống Liên Xô Mikhail Gorbachev đã đàm phán về việc rút những người lính Xô Viết cuối cùng ra khỏi Cuba - Lữ đoàn Chuyên gia Bộ binh Cơ giới. Lần này họ có tham khảo ý kiến phía Cuba về quyết định đó không?

Tham khảo! Họ chẳng bao giờ tham khảo ý kiến của chúng tôi cả. Vào thời điểm đó, Liên Xô đang bắt đầu tan rã. Tất cả những gì họ đưa khỏi đất nước chúng tôi đều được thực hiện mà chẳng có sự tham khảo ý kiến gì hết. Ngay cả trong cuộc khủng hoảng tháng 10 (năm 1962) họ cũng chẳng thèm tham khảo ý kiến chúng tôi mà cứ thế đồng ý (với Mỹ) về việc rút tên lửa ra khỏi Cuba dưói sự thanh sát của Liên hợp quốc, và chúng tôi đã phải lên tiếng, “Không, không ai được phép tới đây mà thanh sát gì hết. Chúng tôi không cho phép chuyện đó xảy ra. Nếu các đồng chí muốn rút thì việc đó hoàn toàn không liên quan gì đến chúng tôi cả”. Và thế là họ đành nghĩ ra một thủ tục mới - họ tiến hành thanh sát việc rút tên lửa ngay trên biển. Cách hành xử của họ đã gây ra rất nhiều căng thẳng trong quan hệ giữa hai bên, nhưng dù sao Liên Xô cũng là một siêu cường. Chúng ta có thể nói rất lâu mà cũng không hết chuyện về chủ đề này - đã có rất nhiều sai lầm; tôi cũng đã nhiều lần đề cập đến vấn đề này.

Thêm một chi tiết khác liên quan đến chủ đề này. Khi Liên Xô rút hết, năm 1991, khi họ rút lữ đoàn quân Xô Viết cuối cùng ra khỏi Cuba...

Không, chuyện đó do họ đàm phán trực tiếp với phía Mỹ, hoàn toàn không tham khảo ý kiến của chúng tôi. Nói chung là họ đàm phán tất cả mà không bao giờ nói với chúng tôi một câu nào. Mà thật ra khi đó cũng chẳng có lý do gì để mà đàm phán về lữ đoàn đó; cả nhân sự và trang thiết bị của đơn vị đó đã suy yếu đến mức gần như kiệt quệ - làm sao nó có thể chiến đấu được khi mà Liên Xô đã bị chia rẽ và đang tan rã trong khi cán bộ và chiến sĩ của lữ đoàn là người đến từ các nước Cộng hòa khác nhau? Cho dù thực tế là những người lính Xô Viết luôn sẵn sàng chiến đấu về mặt kỹ thuật, họ rất dũng cảm, điều đó đã được họ chứng tỏ trong chiến tranh thế giới thứ 2. Nhưng tới thời điểm tiến hành rút quân về thì tình hình ở Liên Xô (cũ) đã hết sức tồi tệ.

Khi đó chắc nhiều người đã nghĩ rằng đổi lại việc Liên Xô đồng ý rút nốt lữ đoàn cuối cùng ra khỏi Cuba, thì lẽ ra đã có thể thuyết phục được nguời Mỹ rút khỏi căn cứ của mình ở Guantánamođúng không?

Hừm, tôi nghĩ khả năng đó chỉ có thể xảy ra trong giai đoạn cuộc khoảng hoảng tên lửa tháng 10 năm 1962, như tôi đã nói. Lẽ ra đã có thể giành được sự nhượng bộ (từ phía Mỹ) một cách dễ dàng mà chỉ cần bình tĩnh và khôn ngoan một chút, bởi vì khi đó cả thế giới sẽ không đời nào để yên cho Mỹ lôi kéo tất cả vào một cuộc chiến tranh hạt nhân.

Một cuộc chiến tranh hạt nhân trên toàn thế giới.

Chúng tôi đặt ra năm yêu cầu trên bàn đàm phán, trong đó có việc chấm dứt ngay các hoạt động cướp biển cũng như những hành động (đe dọa) xâm lược và khủng bố nhằm vào Cuba, mặc dù những hành động đó vẫn tiếp diễn trong nhiều thập kỷ sau này; tiếp theo đó là phải dỡ bỏ lệnh phong tỏa kinh tế; và cuối cùng là trao trả lại vùng lãnh thổ do Mỹ chiếm đóng để xây dựng căn cứ hải quân Guantánamo. Lẽ ra đã có thể dễ dàng đạt được năm yêu sách này trong giai đoạn cuộc khủng hoảng căng thẳng đang bao trùm lên toàn thế giới, vì, như tôi đã giải thích, sẽ không quốc gia nào chịu lao đầu vào một cuộc chiến tranh hạt nhân trên phạm vi toàn thế giới chỉ vì lệnh phong tỏa, vì hành động khủng bố và một căn cứ hải quân trái phép xây dựng trên lãnh thổ Cuba do Mỹ ngang nhiên chiếm đóng. Sẽ không quốc gia nào chịu đứng yên nhìn chiến tranh xảy ra vì những lý do như vậy.

Sự hiện diện của những đơn vị tên lửa chiến lược chính là lý do mạnh mẽ khiến Mỹ và các đồng minh của mình tập hợp lại với nhau. Nhưng vấn đề là ở chỗ chẳng có gì là phi pháp khi ký kết một thỏa thuận theo đó Liên Xô đưa tên lửa vào Cuba để giúp chúng tôi ngăn ngừa một mối đe dọa xâm lược thực tế là đang được lẽn kế hoạch. Ngay chính các nhà sử học Mỹ cũng có đầy đủ nguồn tư liệu cần thiết để chứng minh điều đó - tức là những kế hoạch tấn công nhằm vào Cuba. Có nghĩa là khi Liên Xô bắt đầu triển khai việc lắp đặt tên lửa để bảo đảm an ninh cho chúng tôi, thì kế hoạch của Mỹ nhằm vào việc xâm lược Cuba sau thất bại Girón đã được soạn thảo xong; những cái cớ cần thiết cho việc xâm lược chúng tôi đều cũng đã được chuẩn bị từ tháng 2 năm 1962, trong khi như tôi nhớ, thì tên lửa của Liên Xô mãi đến tháng 6 mói được đưa sang.

Tức là mùa hè năm 1962.

Đúng thế, vào mùa hè - tức là nhiều tháng sau. Chính phía Liên Xô đã thông báo cho chúng tôi kế hoạch đó, bởi vì dường như họ đã nắm được thông tin - hai nước siêu cường vẫn không ngừng do thám lẫn nhau bằng mọi phương thức có thể. Thông qua các biện pháp tình báo và gián điệp, Liên Xô đã biết được kế hoạch xâm lược Cuba của Mỹ. Tất nhiên họ không nói cho chúng tôi là họ biết; họ chỉ nói rằng họ đoán như vậy sau cuộc nói chuyện của Khruschev với Kennedy ở Viên, đại loại là như vậy, nhưng tôi tin chắc là Liên Xô đã biết.

Chẳng có gì là bất hợp pháp trong Hiệp định của chúng tôi với Liên Xô, trong khi đố Mỹ cũng triển khai tên lửa Jupiter ở Thổ Nhĩ Kỳ và Italia, mà làm gì có ai đe dọa xâm lược hai nước đó. Vấn đề không phải ở tính hợp pháp hay không của Hiệp định - tất cả đều tuyệt đối hợp pháp - mà là ở cách xử lý tình hình thiếu khôn ngoan về chính trị của Khruschev, khi mà cho dù cả Liên Xô và Cuba đều có quyền lại chính đáng, ông ta lại đi loay hoay trong mớ lý lẽ về vũ khí tấn công với lại phòng thủ. Trong quá trình đấu tranh chính trị, anh tuyệt đối không được để kẻ thù lấn lướt khiến cho bên mình mất tinh thần chỉ vì đã trót dùng đến thủ đoạn mập mờ và dối trá.

Tôi xin nhắc lại: hành động của chúng tôi là tuyệt đối hợp pháp, phù hợp với thông lệ quốc tế và hoàn toàn chính đáng. Nó chẳng có gì là phi pháp cả. Sai lầm xuất phát từ việc phía Liên Xô đã nói dối (Mỹ) và đưa tin không đúng sự thật, chính điều đó đã khiến Kennedy thêm bạo dạn. Bởi vì Kennedy đã có bằng chứng cụ thể, mà phía Mỹ đã thu thập được bằng máy bay do thám, là những bức ảnh chụp từ những chiếc máy bay U-2 xâm phạm vào không phận của chúng tôi một cách ngang nhiên. Một khi anh đã triển khai các trạm tên lửa đất đối không, anh không thể để cho quốc gia khác ngang nhiên xâm phạm vũng không phận của tổ quốc mình mà lẽ ra những trạm tên lửa kia phải có nghĩa vụ bảo vệ. Nước Mỹ không đời nào cho phép đối phương bay qua không phận của mình, thậm chí có lẽ họ còn không bao giờ cho phép máy bay do thám của Liên Xô bay qua những căn cứ tên lửa của mình ở Italia và Thổ Nhĩ Kỳ. (Nhưng dù sao thì Liên Xô cũng đã làm như vậy - bay do thám qua các căn cứ tên lửa của Mỹ).

Có rất nhiều sai lầm cả về chính trị và quân sự, và điều không thể không làm là nói về chúng, để giải thích những chuyện đã xảy ra khi đó.

Tháng 10 năm 1962, không phải là chúng tôi đồng ý với việc rút tên lửa, mà đúng hơn là chúng tôi đã không hề làm gì để ngăn họ (Liên Xô) rút tên lửa về, bởi vì nếu làm như vậy, chắc chắn chúng tôi sẽ phải đối mặt với những vấn đề nghiêm trọng từ cả hai siêu cường, và điều đó sẽ vượt quá khả năng chịu đựng của Cuba.

Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #139 vào lúc: 29 Tháng Bảy, 2013, 10:34:36 am »

Nếu như thế thì quả là quá sức chịu đựng thật!

Chúng tôi kiểm soát hoàn toàn đất nước, và sẽ không quả tên lửa nào có thể dịch chuyển lấy một centimet nếu chúng tôi mà quyết định rằng chúng sẽ không đi đâu hết, nhưng như thế sẽ là quá ngốc nghếch, sẽ thật là điên rồ. Có điều là chúng tôi đã từ chối việc cho phép Liên Hợp Quốc vào thanh sát quá trình rút tên lửa. Chúng tôi đã phản đối, đã bày tỏ sự bất bình của mình, đã đưa ra điều kiện là năm yêu sách đó.

Nhưng rồi, khi Liên Xô - chuyện xảy ra đúng là như vậy, hoàn toàn đúng như những gì tôi đang nói với ông - đàm phán với Mỹ, trong khuôn khổ chính sách (nhún nhường) đó, trong khuôn khổ cái trò đi đêm giữa hai nước với nhau giữa những ngày khó khăn của cuộc khủng hoảng, một trò ngoại tình nóng bỏng ngay giữa chiến tranh lạnh, hai bên đã thỏa thuận tiến hành thanh sát trên biển thay vì thanh sát trên lãnh thổ Cuba.

Sau này, vào tháng 10 năm 2001, khi phía Nga thông báo rằng họ sẽ đóng cửa và rút về nước Trung Tâm Trinh sát Điện tử 1, thì đó cũng chẳng qua là sự đã rồi - họ có thông báo cho chúng tôi, hy vọng chúng tôi sẽ đồng ý.

Nhưng phía Cuba đã phản đối kế hoạch đó?

Chúng tôi không nhất trí, vì trong chuyến thăm của Vladimir Putin tới Cuba vào tháng 12 năm 2000, chúng tôi đã tới thăm trung tâm đó, một căn cứ tác chiến điện tử rất lớn nằm ở phía nam Havana. Putin đến Cuba trong hoàn cảnh hữu nghị và thân thiện nhất. Tại trung tâm này, tôi phát hiện ra là tình cảnh của họ chẳng khác gì một khu ổ chuột, bởi vì những người lính Liên Xô sống trong sự cô lập, một sự cô lập tự nguyện, cùng với gia đình mình, vì vậy chúng tôi đã quyết định triển khai một số chương trình cho con cái họ, ví dụ như tổ chức tham quan các tụ điểm văn hóa, các trung tâm giải trí, đại loại như vậy. Trước đó tôi không hề biết là tình hình ở đây lại bi đát như vậy. Khi phía Nga tuyên bố đóng cửa trung tâm và rút lực lượng về nước thì đó cũng hoàn toàn là một quyết định đơn phương. Họ thông báo quyết định này sau chuyến thăm của Putin khoảng mười tháng. Trong cả hai trường hợp đều không có thông báo hay tham khảo trước ý kiến của chúng tôi.

Bất chấp cuộc khủng hoảng tháng 10, mà thế giới vẫn gọi là “Cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba”, ông vẫn thể hiện quan điểm khá tích cực về phía Tổng thống Kennedy.

Chính cuộc khủng hoảng đó đã góp phần củng cố hình ảnh của Kennedy, tiếp thêm cho ông ta sức mạnh - ông ta đã chứng tỏ khả năng phản ứng một cách hiệu quả trong hoàn cảnh nguy cấp.

Giả sử khi đó mà chúng tôi tham gia vào quá trình đàm phán, chắc chắn chúng tôi sẽ tiến hành đầm phán một cách xây dựng... Có thể đã có đối thoại, trao đổi nhận thức và quan điểm về nhau, và rất có thể điều đó đã cho phép chúng tôi tránh được rất nhiều vấn đề mà hai nước phải giải quyết từ đó đến nay.

Hồi tưởng lại những gì đã xảy ra, đánh giá lại những chính sách của Kennedy thời gian đó, tôi không thể không nhắc đến bối cảnh của tình hình giai đoạn những năm 1960, những Học thuyết chi phối suy nghĩ và ý thức hệ của các bên - chắc chắn khi đó nước Mỹ đã phải mất ăn mất ngủ đến thế nào khi một Chính phủ nằm cách mình hơn 100km dám tuyên bố thực hiện một cuộc Cách mạng Xã hội Chủ nghĩa, và nhất là lại hoàn toàn tự mình tuyên bố Cách mạng Xã hội Chủ nghĩa, vì khi đó Liên Xô chưa hề giúp đỡ chúng tôi một xu nào, thậm chí một khẩu súng cũng không.

Đến tháng 1 năm 1959 tôi hoàn toàn chưa biết một người Xô Viết nào, chứ đừng nói đến những nhà lãnh đạo Liên Xô.

Nhưng theo tôi biết thì Raul, em trai ông, đã biết một số người Xô Viết.

Raul có gặp một người tên là Nikolai Leonov, một thanh niên Xô Viết trẻ tuổi, đi cùng tàu, khi Raul trên đường trở về từ một hội thảo quốc tế về quyền của thanh niên được tổ chức tại Viên (Áo) năm 1953. Như tôi vừa nói, Raul mới chỉ gặp một thành viên của Đoàn Thanh niên Xã hội Chủ nghĩa Liên Xô. Hai người dường như quấn lấy nhau ngay lập tức! Đó cũng là điều dễ hiểu. Và vậy là Raul gặp Leonov - bây giờ cái ông Leonov cũng vẫn còn sống đấy - khi người thanh niên Xô Viết đang trên đường tới Mêhicô để nhận nhiệm vụ của một nhà ngoại giao trẻ. Họ đã đi cùng trên tầu, chỉ thế thôi. Chủ nghĩa Xã hội xuất hiện ở Cuba không phải bằng con đường nhân bản vô tính, hoặc bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo. Chủ nghĩa xã hội ở đây rất khác, và ông phải ghi nhớ điều đó khi ông so sánh Cuba với những nỗ lực hoặc công cuộc xây dựng Chủ nghĩa Xã hội ở Đông Âu - nơi mà giờ đây lại quay lại với Chủ nghĩa Tư bản.

Bất chấp sự tiếp diễn của lịch sử cũng như sự phát triển của xã hội loài người và những yếu tố cỏ ảnh hưởng to lớn nhất đến sự phát triển đó, hoặc nói đúng hơn là quyết định sự phát triển của xã hội loài người, thì vẫn luôn có những yếu tố hoàn toàn chủ quan có thể tác động đến các sự kiện, níu kéo hoặc thúc đẩy tiến trình lịch sử.

Trong trường hợp của Cuba, hoàn toàn rõ ràng, không một chút mảy may nghi ngờ, là sự kết hợp của các yếu tố khách quan và chủ quan đã thúc đẩy tiến trình cách mạng của đất nước chúng tôi, thúc đẩy những thay đổi mà cách mạng đã mang lại. Và tất cả những yếu tố đó đã dẫn đến sự xung đột lợi ích, và cuối cùng là sự đối đầu, giữa Cuba và Mỹ cũng như cuộc khủng hoảng tháng 10 năm 1962, mà phía Mỹ vẫn quen gọi là “Cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba”.

Nhưng trong thời điểm đó, Kennedy đã chứng tỏ mình là một nhà lãnh đạo rất biết điều - ông ta đã không làm phức tạp thêm tình hình; ông ta ra lệnh ngừng các chuyến bay do thám, những chuyến bay do thám tầm thấp, đồng thời ra lệnh chấm dứt Chiến dịch Chồn mangút 2.

Tất cả những quyết định đó đã khiến cho Kennedy trở thành đối tượng chịu sự căm ghét từ phía những kẻ thù của Cách mạng Cuba, bởi vì ông ta đã từng không ra lệnh cho hạm đội (Mỹ) tham chiến ở Playa Girón để giúp bọn lính đánh thuê, và bởi vì ông ta đã không lợi dụng cuộc khủng hoảng tháng 10 để can thiệp vào Cuba như những gì mà rất nhiều tướng lĩnh và bè lũ diều hâu thù địch với Cuba đã cố vấn cho ông ta. Rất có thể đó chính là những kẻ đứng đằng sau vụ ám sát ông ta. Mặc dù tôi không hề có bằng chứng gì, tôi chỉ phỏng đoán trên cơ sở những gì đã diễn ra. Tuy nhiên, tôi dám khẳng định đó là sự thật - có rất nhiều, quá nhiều, lý do để nghi ngờ như vậy.

Khi Kennedy bị ám sát ngày 22 tháng 11 năm 1963, Lee Harvey Oswald đã bị buộc tội là thủ phạm, và nguờí ta đồn rằng hắn là người có cảm tình với Cuba, ông có cho rằng những kẻ đó có dã tâm ám chỉ sự liên can của Cuba trong vụ ám sát này?

Ơn Chúa là trước đó chúng tôi đã không đồng ý cho tên này vào Cuba. Việc đó chắc chắn sẽ bị lợi dụng và xuyên tạc thành một cái cớ để các thế lực thù địch vu cáo cho Cuba có dính dáng đến vụ ám sát (Kennedy). Thực tế là khi phía Mỹ tiến hành điều tra, chúng tôi đã cung cấp cho họ tất cả những thông tin mà chúng tôi có.

----------------------------------------------------------
1. (Tiếp tục 4 đoạn ngắn:
Chúng tôi biết rằng, chúng ta cần phải tranh thủ mọi lợi thế để báo vệ Cuba, để củng cố độc lập và chủ quyền của Cuba, ngăn chặn hành động tấn công quân sụ và mối hiểm hoạ cuộc chiến hạt nhân toàn cầu.
Và chúng tôi đã thành công.
Tất nhiên, chúng tôi đã nhượng bộ và đã có những cam kết nhất định. Chúng tôi hành động trên nguyên tắc nhượng bộ có đi có lại. Nước Mỹ cũng nhượng bộ; họ đã cam kết công khai với thế giới là sẽ không tấn công Cuba.
Do đó, nếu chúng tôi so sánh hành động tấn công của nước Mỹ, cuộc chiến tranh hạt nhân với những cam kết của chúng tôi - hành động nhượng bộ có đi có lại sự đảm bảo ổn định cho nước Cộng hoà Cuba, ngăn chặn một cuộc chiến tranh thế giới - tôi nghĩ kết luận đã rõ ràng
).

2. Chiến dịch Mongoose là kế hoạch bí mật tiến hành cuộc chiến xuyên tạc của Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ chống Cuba. Trong đó bao gồm cả chiến tranh kinh tế, thu thập thông tin tình báo, chiến tranh tâm lý, ủng hộ các nhóm vũ trang chống Castro, và ủng hộ các tổ chức chính trị phản cách mạng. Được đề xuất từ tháng 11 năm 1961 sau thất bại vụ xâm lược Vịnh Con lợn bởi tướng Maxwell Taylor, nhưng đến ngày 3 tháng 1 năm 1963, kế hoạch này vẫn chua được chính thức kết luận.


Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM