Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 14 Tháng Năm, 2024, 01:51:59 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Cuộc đời tôi - Một trăm giờ với Fidel Castro  (Đọc 92212 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #120 vào lúc: 27 Tháng Bảy, 2013, 09:25:01 am »

Khi đó Che có ủng hộ ông không?

Anh ấy rất vui lòng. Về phần anh ấy thì tuyệt đối không có vấn đề gì. Tất nhiên là anh ấy cũng còn hơi băn khoăn, vì dù sao anh ấy cũng phải giữ kẽ khi vẫn bị coi là một người ngoại quốc, bất chấp những công lao to lớn mà anh ấy đã đóng góp cho Cách mạng Cuba...

Che vẫn bị coi là người ngoại quốc?

Anh ấy đã đề xướng nhiều sáng kiến về phát triển công nghiệp và nhiều ý tưởng khác tương tự trong thời gian còn ở Sierra. Và sau khi Cách mạng thành công, INRA (Instituto Nacional de Reforma Agraria, hay Viện Cải cách Ruộng đất Quốc gia) đã trở thành một cơ quan cực kỳ quyền lực phụ trách việc phân chia lại toàn bộ ruộng đất trên lãnh thổ Cuba. Nhưng trong nội bộ INRA cũng có tình trạng lộn xộn nhất định. Ví dụ như trường hợp một đồng chí đứng đầu một vùng phát triển nông nghiệp ở gần Moa, và chẳng thèm tham khảo ý kiến ai, đồng chí ấy thực hiện quốc hữu hóa Nicaro, một công ty khai thác nickel rất lớn thuộc sở hữu của Chính phủ Mỹ đang trong giai đoạn triển khai xây dựng - nhưng đã gần hoàn thành và đi vào hoạt động. Một việc tày đình như vậy mà chẳng thèm hỏi ý kiến ai, vì hồi đó mọi người vẫn có thói quen hành xử một cách tự tiện, vô chính phủ - đó là một thói quen rất khó khắc phục. Tình cảnh bấy giờ thật sự cứ rối tinh lên.

Vậy là tôi phải quyết định đến đó nói chuyện với đồng chí ấy, nhưng đến nơi thì công ty đó đã được quốc hữu hóa xong - ủng hộ hành động đó không phải là một ý kiến khôn ngoan, vì vậy sau đó chúng tôi đã đi vào bàn bạc và thương lượng. Có những chuyện như vậy đấy. Một trường hợp khác là Bộ Lao động, vốn đã được cải tổ một cách rất triệt để - Bộ này cũng tự ý đưa ra bất kỳ quyết định quan trọng nào nếu thấy phù hợp. Chắc thế nào ông cũng nghĩ là hồi đó chẳng có kỷ luật hay khuôn phép gì cả.

Vậy là khi đó INRA không chỉ quốc hữu hóa đất đai; nó còn kiểm soát cả các ngành công nghiệp, sau đó nó tạo ra Ban Công nghiệp và Công nghiệp hóa. Tôi đã gọi Che về để phụ trách Ban Công nghiệp. Khi ấy anh ấy vẫn đồng thời đảm nhiệm hai cương vị chính trị và quân sự, và trong bất kỳ tình huống nào, trước nguy cơ xâm lược, anh ấy vẫn sẽ phải lĩnh trách nhiệm chỉ huy lực lượng quân sự tại một khu vực - đồng thời anh ấy cũng là một chính trị gia, một thành viên của Dirección Nacional de las Organizaciones Revolucionrias Integradas (Tổng bộ Quốc gia Các Tổ chức Cách mạng Thống nhất).

Tức là ORI.

Đúng vậy. Ba tổ chức được họp nhất từ năm 1961: Phong trào ngày 26 tháng 7, Đảng Xã hội Chủ nghĩa Bình dân và Tổng bộ Cách mạng. Các thành viên của Tổng bộ Quốc gia ORI nhóm họp hàng tuần tại Cojimas để thảo luận những khó khăn chính. Che và Raul đều tham gia trong Tổng bộ.

Và từ Ban Công nghiệp và Công nghiệp hóa của INRA, chúng tôi bắt đầu xây dựng tiền thân của Bộ Công nghiệp sau này. Sau đó đến thời điểm mà Ngân hàng Nhà nước không còn đồng nào; những nguồn lực của chúng tôi khi ấy đều vô cùng hạn chế, vì toàn bộ khoản dự trữ đã bị Batista đánh cắp mang đi và chúng tôi cần một Thống đốc Ngân hàng Nhà nước mới. Và xuất phát từ sự tin tưởng của chúng tôi vào tài năng, tính kỷ luật và năng lực cũng như sự liêm chính của Che, anh ấy được bổ nhiệm chức Thống đốc Ngân hàng Quốc gia.

Đã có rất nhiều chuyện tiếu lâm và chế nhạo xung quanh vấn đề này. Kẻ thù của chúng tôi lúc nào mà chẳng đàm tiếu này nọ, mặc dù thỉnh thoảng chúng tôi cũng làm vậy - nhưng có một chuyện tiếu lâm mang động cơ chính trị như thế này: Một hôm tôi nói, “Chúng ta cần một nhà kinh tế (economist)”, nhưng ai đó lại nghe nhầm và tưởng rằng tôi nói chúng tôi cần một người Cộng sản (Communist), và thế là họ cho gọi Che... Nhưng tất nhiên ngồi vào vị trí nhạy cảm như vậy phải là Che, không ai được phép nghi ngờ điều đó, vì Che là một người Cách mạng chân chính, anh ấy là một người Cộng sản, và cũng là một nhà kinh tế đặc biệt xuất sắc.

Một nhà kinh tế xuất sắc.

Đúng vậy, bởi vì tiêu chí để đánh giá một nhà kinh tế xuất sắc phụ thuộc vào những gì mà người đứng đầu nền kinh tế của một đất nước, trong trường hợp cụ thể này là người đứng đầu Ngân hàng Nhà nước Cuba, làm được những gì cho ngân hàng và nền kinh tế đó. Nên xét trên cương vị vừa là một người cộng sản vừa là một nhà kinh tế, những gì Che làm là đặc biệt xuất sắc. Không phải là vì anh ấy có bằng cấp chuyên môn về lĩnh vực này, mà bởi vì anh ấy đã tự học và đọc rất nhiều và đã quan sát rất nhiều. Trong bất kỳ nhiệm vụ nào mà Che được phân công gánh vác trách nhiệm, anh ấy đều hoàn thành một cách đặc biệt xuất sắc. Tôi đã nói rất nhiều đến ý chí và nghị lực phi thường của anh ấy. Cho dù được giao bất kỳ việc gì, anh ấy đều hoàn thành được hết.

Sau đó, toàn bộ sổ sách của ngân hàng đều được tính toán và công khai, nhưng chẳng còn lại bao nhiêu tiền và việc quan trọng hơn rất nhiều trong lúc này là chỉ đạo công cuộc công nghiệp hóa. Đến thời điểm đó, chỉ có rất ít đồn điền mía đường, ngành công nghiệp và nhà máy nằm dưói sự quản lý của Nhà nước, vì kẻ thù của chúng tôi đã có những hành động chống phá và chúng tôi cũng phải tiến hành đáp trả, và cho đến khi chúng tôi nhận ra việc gì đang xảy ra thì tất cả các ngành công nghiệp chính đều đã được quốc hữu hóa. Chúng tôi đã phải chịu đựng rất nhiều đòn công kích và chống phá khi tiến hành công cuộc quốc hữu hóa này. Rất nhiều ngành công nghiệp - mía đường, khai khoáng nickel - đã vào tay Cách mạng, và chúng tôi đã cử Che vào vị trí Bộ trưởng của bộ mới thành lập này. Anh ấy đã làm công việc của mình đặc biệt xuất sắc! Anh ấy đã chứng tỏ tinh thần kỷ luật, sự hy sinh quên mình, sự tận tụy, chăm chỉ và gương mẫu, giản dị trong công việc! Bất kỳ công việc nào được giao, anh ấy đều toàn tâm, toàn ý hoàn thành.

Anh ấy vừa là chỉ huy quân sự vừa là lãnh tụ chính trị, nhưng công việc cụ thể của anh ấy vào thời điểm đó là phụ trách Bộ Công nghiệp. Anh ấy đã học hỏi không ngừng! Đó là thời kỳ anh ấy chú ý đặc biệt tới các phương pháp quản lý.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #121 vào lúc: 27 Tháng Bảy, 2013, 09:32:13 am »

Vậy Che có bất đồng nào với Carlos Rafael Rodriguez, người ủng hộ các phương pháp đang đuợc áp dụng ở Liên Xô, không?

Vâng, tất nhiên là cũng có một số vấn đề trục trặc giữa Che với những người khác. Đó là một cuộc tranh cãi mà tôi hoàn toàn mù tịt - tôi không hề nắm được chính xác về những chuyện xảy ra khi đó - vì Che bảo vệ phương pháp bao cấp ngân sách trong khi những đồng chí khác lại bảo vệ phương pháp tự quản lý tài chính 1.

Mối lo lắng của Che không chỉ là làm thế nào để định hướng cho nền kinh tế; anh ấy không hề phản đối các hình thức khuyến khích bằng vật chất được đưa ra, nhưng lúc nào anh ấy cũng cảnh báo những nguy cơ có thể phát sinh nếu lạm dụng các hình thức khuyến khích bằng vật chất làm động cơ chủ yếu để phát triển sản xuất và sức ép của những hình thức khuyến khích đó trong suy nghĩ của công nhân.

Tuy nhiên, bao giờ đó cũng là những cuộc tranh cãi và thảo luận rất thân thiện, vả lại thật ra cũng không có gì sâu sắc hay thâm thúy quá. Hầu hết các chiến sĩ cách mạng khi đó đều đang bận tâm nhiều tới những việc khác. Tôi nói, “Thôi được rồi, mỗi đồng chí đều bảo vệ ý kiến của mình, vậy thì hãy thảo luận sâu vào khía cạnh tích cực của từng phương án”. Còn tôi, vốn là một người Cộng sản không tưởng, tôi phải thú nhận là tôi vẫn nghiêng về những tư tưởng xây dựng nền kinh tế mới do Che đề xuất hơn, vì như thế sẽ đề cao tinh thần cống hiến, hy sinh như khi chúng tôi còn đang sống và chiến đấu như những chiến sĩ du kích trên núi. Nói thật lòng, tôi thích phương pháp khuyến khích tinh thần của Che hơn.

Che đặc biệt chú trọng đến vai trò của lương tâm Cộng sản, sự giác ngộ Cộng sản và giá trị của tấm gương.

Che là một trong những người ủng hộ tinh thần lao động tự nguyện?

Che chính là người khởi xướng phong trào lao động tự nguyện ở Cuba. Chủ nhật nào anh ấy cũng làm gương thực hiện lao động tự nguyện - hôm thì lao động trong lĩnh vực nông nghiệp, hôm thì vào nhà máy vận hành một loại máy nào đó, hoặc tham gia xây dựng cơ sở hạ tầng. Mỗi thứ anh ấy tham gia một chút.

Anh ấy có quan hệ rất chặt chẽ và sâu sát với các trung tâm lao động; anh ấy thường xuyên nói chuyện với công nhân, anh ấy nhiều lần xuống hầm mỏ, thậm chí anh ấy còn đến các đồn điền chặt mía cùng với công nhân. Còn nếu như họ đang dùng máy thu hoạch liên họp, anh ấy cũng không ngần ngại trèo lên lái máy thu hoạch liên hợp không chút từ nan. Còn tại một công trường xây dựng đang diễn ra nhộn nhịp, chúng ta sẽ trông thấy anh ấy đẩy xe chở vật liệu, nếu có những bao xi măng cần mang vác, anh ấy sẽ vác. Anh ấy đã để lại cho chúng tôi di sản vô cùng quý giá về tinh thần thực tiễn và hành động, và chính tấm gương quên mình của anh ấy đã thu hút được sự đoàn kết và lòng tin yêu của hàng triệu quần chúng nhân dân.

Một tấm gương cách mạng chân chính! Với tinh thần và thái độ thật đáng khâm phục. Đó là những phẩm chất mà tôi đánh giá cao nhất ở Che.

Che có thân thiết với Raul không?

Raul và Che rất thân với nhau, mặc dù thỉnh thoảng họ cũng hay tranh cãi. Che không bao giờ tranh luận với tôi về các vấn đề chính trị; mà theo như tôi biết anh ấy cũng không bao giờ tranh luận về vấn đề này với Raul. Trong một số vấn đề, ví dụ như việc để các nông dân tự phân chia ruộng đất, tôi nghĩ là cả Che và Raul đều ủng hộ, vì cả hai đều đặc biệt tỏ ra nghi ngờ một nhóm trong Phong trào ngày 26 tháng 7 là mang nặng tư tưởng bài Cộng sản - tôi không biết là tôi nói như vậy có oan cho ai không - tôi cũng nghi ngờ như vậy, nhưng tôi không có bằng chứng nào cụ thể. Chuyện này xảy ra trong những tháng đầu tiên của Cách mạng, và sự thật là cả hai người đó đều hoàn toàn nhất trí với quan điểm của tôi rằng không thể cải cách mộng đất theo cách đó, vì chẳng có cơ sở gì để làm như vậy và chắc chắn sẽ gây ra bất ổn.

Chúng tôi đã thông qua một kế hoạch cải cách ruộng đất rất cấp tiến, và sau đó chúng tôi còn thực hiện một cách triệt để hơn nhiều. Tôi nhận hoàn toàn trách nhiệm về tính quyết liệt và triệt để trong những sắc lệnh nông nghiệp cũng như trong những lĩnh vực khác của cuộc Cách mạng. Có thể tôi cũng đã chia sẻ một số điểm duy ý chí với Che, cũng như Che với tôi, nhưng tôi hoàn toàn không có một chút hối tiếc nào. Vì trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng lâu dài của mình, càng hiểu rõ hơn về những khiếm khuyết của Chủ nghĩa Tư bản, thì tôi càng tin tưởng vào tầm quan trọng của tấm gương và tư tưởng chỉ đưừng cũng như sự giác ngộ, và tõi cũng càng tin rằng đó là những giá trị mà Cách mạng Cuba sẽ làm tất cả để giữ gìn và phát huy.

Trong những tháng đầu tiên, khi lượng hàng hóa, mà mọi người tưởng là vô cùng tận, bắt đầu cạn sạch, và toàn bộ chỗ tiền ít ỏi mà Batista chưa kịp mang theo cũng hết, những trùm tài phiệt và tư bản vẫn đang kiểm soát nền kinh tế, và họ vẫn xuất khẩu hàng hóa, khấu trừ giá trị thật và chuyển bớt tiền ra nước ngoài - ví dụ nếu như họ bán hàng hóa với giá 200 USD, họ cũng chỉ viết trong hồ sơ hóa đơn là 150 USD; họ sẽ khấu trừ bớt một ít giá trị thực. Chúng tôi phải trả giá đắt cho sự thiếu kinh nghiệm của mình. Chúng tôi cũng rất có lỗi khi tạo điều kiện dễ dàng cho phía Mỹ phong tỏa hàng triệu USD thuộc sở hữu của Chính phủ Cuba mà chúng tôi chưa rút ra từ các Ngân hàng Mỹ.

Lúc trước, ông có nói với tôi rằng ngay sau khi Cách mạng thành công, những “âm mưu đã bắt đầu”? Vậy chính xác ông muốn nói tới những âm mưu gì?

Phá hoại, cài cắm chân tay vào hàng ngũ Cách mạng, bòn rút và ăn cắp vũ khí trang bị quần sự để hoạt động phá hoại, từ đó kích động nổi dậy và các hoạt động khủng bố. Suốt nửa thế kỷ qua, đất nước Cuba của chúng tôi vẫn là mục tiêu của một cuộc chiến kinh tế dai dẳng nhất trong lịch sử, cùng với đó là một chiến dịch khủng bố dữ dội và liên tục. Thậm chí bọn chúng còn đưa máy bay vào để phun các loại hóa chất gây cháy lên các cánh đồng mía... Chúng tổ chức cướp máy bay của chúng tôi và bay sang Mỹ, và phần lớn những máy bay trong số này đã bị phá hủy, những chiếc khác thì bị tịch thu. Giới chủ của những tờ báo thì kích động tổ chức các cuộc tấn công nhằm vào Cách mạng Cuba, giống như những gì chúng đang làm hiện nay ở Venezuela để chống lại Hugo Chávez. Tờ Diario de la Marina, một trong những tờ nhật báo quan trọng nhất tại Cuba, cùng nhiều tờ khác, thường xuyên cho đăng tải những Tuyên bố của những kẻ đã bỏ trốn sang Miami.

Tất cả đều nằm trong khuôn khổ cuộc chiến chống lại chúng tôi: những cuộc tấn công của cướp biển nhằm vào khu bờ biển của Cuba, vào những tàu thuyền đánh cá của chúng tôi, vào những tàu thuyền vận tải đang trên đường tới Cuba. Chúng giết hại các nhà ngoại giao, chúng giết đồng chí, đồng đội của chúng tôi, thậm chí ngay tại Liên Hợp Quốc... Chúng mang thuốc nổ vào từ Mỹ - thậm chí cả loại phốt pho trắng! - mà chúng giấu trong các bao thuốc lá, ném vào rạp hát, cửa hàng, gây hỏa hoạn làm nhiều người chết. Đó là những hành động phá hoại vô cùng nghiêm trọng... Trong những năm đầu tiên sau khi Cách mạng thành công, trên khắp đất nước đã xuất hiện nhiều nhóm vũ trang chuyên ám sát các đồng chí của chúng tôi, những giáo viên, công nhân và bất kỳ ai tham gia vào chương trình phổ cập giáo dục của chúng tôi; chúng đốt phá nhà cửa, phá hoại các trung tâm sản xuất nông nghiệp và công nghiệp. Những bến cảng, tàu thuyền thương mại và đánh bắt cá của chúng tôi đều trở thành mục tiêu bị tấn công thường xuyên. Ngày 4 tháng 3 năm 1960, tại một cầu cảng ở Havana, chúng đã cho nổ tung một con tàu của Pháp mang tên La Coubre, làm hơn 100 người thiệt mạng, trong đó có sáu thủy thủ người Pháp, và hàng trăm người dân Cuba bị thương. Tháng 3 năm 1961, chúng tiến hành những vụ nổ tại một nhà máy lọc dầu; vào ngày 13 tháng 4 cùng năm, chúng phá hoại và đốt trụi trung tâm thương mại El Encanto ở Havana... Tội ác đáng ghê tởm nhất của bọn chúng là tổ chức cướp và cho rơi xuống biển một chiếc máy bay chở đầy hành khách của hãng Hàng không Cuba vào tháng 10 năm 1976, khiến 73 người thiệt mạng, thi hài của họ mãi mãi nằm dưới đáy biển sâu hàng nghìn mét.

----------------------------------------------------------
1. Năm 1963-1964, một cuộc tranh cãi quan trọng về lý luận diễn ra liên quan đến cơ cấu nền kinh tế của Cách mạng Cuba; trong cuộc tranh luận này, những ngưòi ủng hộ nền kinh tế tích phân đối mặt với những người ủng hộ nền kinh tế có sự hỗ trợ tài chính từ ngân sách. Nhóm thứ nhất, đứng đầu là Carlos Rafael Rodriguez, Alberto Mora, Marcelo Fernandez Font và nhà kinh tế Mác-xít người Pháp Charles Bettelheim bảo vệ một Cương lĩnh chính trị ủng hộ thưong mại Chủ nghĩa xã hội với các doanh nghiệp và các ngành công nghiệp phần lớn được phi tập trung hóa với sự tự chủ về tài chính giới hạn cạnh tranh trong nền kinh tế, trao đổi hàng hóa thông qua công cụ trung gian là tiền. Do vậy, trong mỗi doanh nghiệp và ngành công nghiệp, động lực về tiền và lợi nhuận đặt lên trên hết. Những người ủng hộ nền kinh tế tích phân này cho rằng, việc lên kế hoạch sẽ được thực hiện thông qua giá trị và thị trường. Đây là hướng đi chính được Liên Xô lựa chọn và ủng hộ trong những năm đó.

Nhóm thứ hai, đứng đầu là Che Guevara cùng với Luis Alvarez Rom và nhà kinh tế ngưòi Bỉ Ernest Mandel (Chủ tịch Quốc tế thứ tư), nghi ngờ sự song hành của nền kinh tế thị trường với Chủ nghĩa xã hội. Họ bảo vệ một Cương lĩnh chính trị mà theo đó những từ như “kế hoạch” hay “thị trường” là những thuật ngữ đối kháng. Che cho rằng, kế hoạch chỉ nên được coi là một hình thức chiến thuật để trợ giúp thêm cho nền kinh tế; nó chỉ là cách để mở rộng thêm và phát huy nguồn lực con người, hạn chế cách nghĩ theo kiểu chủ nghĩa bái vật giáo dựa hoàn toàn vào “tính độc lập của các quy luật kinh tế”.

Những người ủng hộ như Che đối với một hệ thống tập trung, cho rằng, cần phải có sự thống nhất các đơn vị sản xuất dưới một ngân hàng độc nhất, một ngân sách tập trung duy nhất, để tất cả các thành phần này đều là một phần của doanh nghiệp xã hội chủ nghĩa khổng lồ duy nhất (bao gồm các đơn vị sản xuất nhỏ). Giữa hai nhà máy của một ngành công nghiệp, sẽ không hề có sự mua hay bán thông qua tiền hay thị trường, mà chỉ được thực hiện trao đổi thông qua tài khoản ngân hàng. Các sản phẩm sẽ được chuyển từ một đơn vị sản xuất này sang đơn vị sản xuất kia mà không hề bị biến thành “hàng hóa”. Che và những người ủng hộ ông đồng tình với quan điểm cho rằng việc làm tình nguyện cũng như những khuyến khích về tinh thần là công cụ chính mặc dù không phải duy nhất, giúp nâng cao ý thức của những người công nhân xã hội chủ nghĩa.

Xem Orlando Borrego (ngưòi đã từng làm việc với Che trong Bộ Công nghiệp), Che Guevara, el camino del fuego (2001) và Che, recuerdos en rafaga (2003), cả hai cuốn đều được xuất bản ở Buenos Aires. Xem cả Nestor Kohan “Che Guevara, lector de El Capital, dialogo con Orlando Borrego”, Rebeỉion Buenos Aires, 13 tháng 8 năm 2003.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #122 vào lúc: 27 Tháng Bảy, 2013, 09:39:38 am »

Và tất cả (những hoạt động phá hoại) đều do Mỹ tổ chức?

Thật ra trong những ngày tháng đầu tiên thì các hoạt động khủng bố này chủ yếu do bọn tay chân cũ của Batista thực hiện - chủ yếu lầ những tên Cảnh sát cũ cùng bọn người của Batista kết hợp với một số phần tử phản cách mạng. Nhưng ngay từ khi đó, Chính quyền Mỹ đã lợi dụng những phần tử này để chống phá Cuba rất quyết liệt. Trong thời gian vài tháng trước khi xảy ra cuộc tấn công vào Vịnh Con lợn, Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) đã điên cuồng tổ chức các lực lượng phản động chống Cuba - tổng cộng đã có tới trên 300 tổ chức như vậy. Và đến bây giờ thì chúng tôi đã biết rằng trong tháng 3 năm 1960, Tổng thống Mỹ Eisenhower đã ký một mệnh lệnh cho phép phát động một “cuộc tấn công tuyên truyền sâu rộng” chống Cách mạng Cuba, kết hợp với một kế hoạch hành động bí mật để lật đổ Chính phủ Cuba 1.

Theo tôi biết thì họ còn sử dụng vũ khí hóa học nhằm vào Cuba, thông qua việc phát tán một số loại virus bí hiểm.

Năm 1971, theo chỉ đạo của Tổng thống Nixon, một loại virus gây chứng sốt cao ở lợn đã được tuồn vào Cuba qua một chiếc công-ten-nơ do CIA gửi đi. Kế hoạch thâm độc đó đã khiến chúng tôi phải tiêu hủy hơn nửa triệu con lợn thịt. Đó là lần đầu tiên loại virus có nguồn gốc từ châu Phi đó xuất hiện tại Cuba. Và họ đã tuồn vào Cuba hai lần.

Nhưng có nhiều âm mưu khác thậm chí còn tồi tệ hơn thế: virus gây sốt xuất huyết tuýp II, thủ phạm gây ra bệnh sốt xuất huyết cực kỳ nguy hiểm ở người. Đó là chuyện xảy ra năm 1981 với hơn 350 nghìn người đã bị bệnh, 158 bệnh nhân tử vọng, trong số đó có đến 101 ca tử vong là trẻ em... Khi đó thế giới hoàn toàn chưa biết gì về loại virus dạng huyết thanh này; nó đã được tạo ra trong phòng thí nghiệm. Năm 1984, một tên cầm đầu tổ chức khủng bố Omega 7, đóng ở Florida, đã khai nhận rằng chính bọn chúng đã phát tán virus đó vào Cuba với ý đồ gây ra số nạn nhân ở mức cao nhất có thể...

Và đó là chưa kể tới những kế hoạch tấn công cá nhân tôi.

Những âm mưu ám sát nhằm vào ông?

Ngay trong những ngày đầu đã có hàng chục kế hoạch hết sức tinh vi, trong đó một số đã suýt nữa thành công. Còn về sau, căn cứ vào hồ sơ bằng chứng cụ thể, tổng cộng có đến hơn 600 kế hoạch ám sát. Đủ các loại kế hoạch ám sát khác nhau vô cùng đa dạng, từ những bước phác họa ban đầu cho tới kế hoạch đã được đưa vào chuẩn bị hoặc bắt đầu triển khai thì bị phát hiện. Những kế hoạch này thường được tiến hành theo ba cách: thứ nhất là do CIA trực tiếp tổ chức; thứ hai, bằng cách tạo ra những nhóm tưởng chừng như độc lập và cung cấp cho chúng tất cả những nguồn lực cần thiết để có thể hành động mà không cân sự can thiệp hoặc nhúng tay của các cơ quan an ninh Mỹ; và thứ ba, bằng cách kích động hoặc xúi giục - đây là một biện pháp rất xảo quyệt - để tạo ra tâm lý thợ săn trong đầu một trong những tên ám sát tiềm năng nào đó, gieo rắc vào đầu chúng ý tưởng rằng có người cần bị săn hạ - như kiểu cấp cho chúng giấy phép đi săn con mồi... và sau đó tất nhiên là cung cấp tiền, và rất nhiều nguồn lực cần thiết cho những nhóm khủng bố khoác vỏ bọc chính trị, ví dụ như tổ chức Quỹ nổi tiếng và hàng chục nhóm khủng bó và Mafia đóng trụ sở ở Miami những nơi khác trên thế giới. Mặc dù Quỹ đã có lúc được sử dụng trực tiếp để tài trợ và chỉ đạo bọn khủng bố.

Ông muốn nói đến Quỹ Quốc gia Cuba-Mỹ?

Đúng vậy. Tôn chỉ của tổ chức này là hoạt động chính trị và vận động hành lang để tập hợp lực lượng chống Cuba, và sau khi khối Xã hội Chủ nghĩa ở Đồng Âu và Liên Xô sụp đổ, họ còn thành lập ra một nhóm hành động 2. Kẻ đứng đầu Quỹ, Jorge Mas Canosa, chính là con trai của một trong những sĩ quan quân đội cao cấp thời Batista. Những tên có ảnh hưởng lớn nhất trong tổ chức này trước hết phải kể đến những kẻ từng ủng hộ Batista và đám tay chân trong chế độ của hắn trước kia, chính bọn chúng đã mang theo những món tiền khổng lồ khi bỏ trốn khỏi Cuba, tiếp sau đó chính là những tên cầm đầu các nhóm. Về sau Quỹ này đã cung cấp tài chính cho tất cả các nhóm phản động chống Cuba. Trong những ngày đầu tiên của “giai đoạn đặc biệt”, bọn chúng chưa có một tổ chức chuyên thực hiện các hành động vũ trang, mãi đến năm 1992 chúng mới thành lập ra một nhóm như vậy, nhưng trong thực tế chúng đã làm việc trực tiếp với tất cả những tổ chức khủng bố do CIA huấn luyện và hậu thuẫn, chính Quỹ này cũng trả tiền cho tất cả những âm mưu ám sát và kế hoạch khủng bố do các tổ chức này thực hiện.

Như tôi đã nói ở trên, phương pháp cuối cùng của bọn chúng là kích động. Chúng đã thành công trong việc gieo rắc vào đầu óc rất nhiều người ý nghĩ rằng anh phải là người thực hiện sứ mệnh lớn lao này - tức là “ám sát con quỷ dữ đó”. Tôi gọi đó là những “âm mưu ám sát do bị xúi giục”. Tính tổng cộng tất cả các loại với nhau, như tôi vừa nói, có đến hơn 600 kế hoạch ám sát nhằm vào tôi, và trong đó có một số vụ đã suýt thành công.

Nhiều khi âm mưu của chúng bị đổ bể hoàn toàn do tình cờ. Có một tên gián điệp được cung cấp một viên thuốc độc xyanua, và âm mưu của hắn là bỏ nó vào trong bình pha sữa và sô cô la ở một nơi mà tôi thường lui tới, một quán cà phê ở Khách sạn Havana Libre. Thật may là chiếc bình thủy đó đã bị đông cứng, và đúng lúc hắn vừa thả viên thuốc vào trong đó, hắn mới nhận ra là viên thuốc đã bị tắc trong những viên đá lạnh của chiếc bình.

Vào thời kỳ đó ở Cuba có một tên trùm mafia đứng đầu mạng lưới cờ bạc và buôn lậu, cùng những tên găng-xtơ bị Cách mạng Cuba chặn mất đường làm ăn, và chính bọn này sau đó đã được Chính phủ Mỹ sử dụng trong những kế hoạch ám sát cũng như trong các âm mưu phản cách mạng. Tại nhiều khách sạn, bọn chũng cài cắm nhiều tay chân của mình, cùng với bạn bè, chiến hữu. Cho dù đại đa số đều là những người rất tốt và gương mẫu thì lúc nào ta cũng có thể tìm ra vài kẻ sẵn sàng làm việc vì tiền, và đó là một phương pháp mà lần nào bọn chúng cũng sử dụng. Chính điều này đã được Thượng viện Mỹ xác nhận 3.

Trong một âm mưu ám sát bất thành khác, chúng lên ké hoạch sử dụng một loại hóa chất gây ra những tác dụng tương tự như chất LSD để đầu độc bầu không khí trong phòng thu khi tôi tới Đài Truyền hình để thực hiện một bài phát biểu. Lần khác, chúng xịt chất độc chết người lên một bao thuốc lá mà lẽ ra tôi sẽ hút. Thậm chí có lần năm 1971, khi đó tôi đang đi thăm Chilê, chúng thậm chí còn định ám sát tôi bằng một chiếc camera truyền hình có gắn súng bên trong, cách chỗ tôi có vài mét. Tất nhiên, kẻ nào bóp cò khi đó cũng cầm chắc cái chết ngay tại đó, và khi tính mạng của bản thân bị đe dọa, bọn chúng đã phải chùn tay.

Kế hoạch ám sát táo bạo gần đây nhất mà bọn chúng định thực hiện là tại Panama - chính là kế hoạch có sự dính líu của tên Luis Posada Carriles, kẻ đã cho nổ tung chiếc máy bay của Cuba năm 1976, sau đó hắn còn tổ chức ra một lực lượng chuyên tiến hành khủng bố và ám sát.

----------------------------------------------------------
1. Ngày 17, tháng 3 năm 1960, Tổng thống Mỹ thông qua một chương trình (ký chỉ thị NSC thông qua một chương trình) do CIA tiến hành chống lại Cuba trong đó có các hành động nhằm “tạo ra một lục lượng đối lập người Cuba đoàn kết, có sức lôi cuốn và có tinh thần trách nhiệm cao chóng lại chế độ của Castro”, việc “tiến hành một chiến dịch tuyên truyền phản công mạnh mẽ”, “tiếp tục các nỗ lực nhằm tạo ra một cơ quan tình báo và tổ chức hành động bí mật trong nội bộ Cuba”, và cuối cùng là chuẩn bị ở bên ngoài Cuba một “lực lượng bán quân sự phù hợp”. Tài liệu này là sự báo trước cho một chiến dịch xuyên tạc, gây bất ổn và xâm lược trực tiếp mà cụ thể nhất là vụ xâm lược Vịnh Con lợn vào tháng 4 năm 1961. (Chú thích của Biên tập viên Cuba).

2. Từ khi xuất bản phiên bản thứ nhất của cuốn sách này, một vụ bê bối về truyền thông đã diễn ra ở Miami do những thông tin bị tiết lộ bởi một cựu thành viên Ban Lãnh đạo Tổ chức Quốc gia Mỹ-Cuba, theo đó ông ta xác nhận có sự tồn tại của tổ chức hành động này và cung cấp chi tiết các kế hoạch ám sát Fidel Castro trong thòi gian diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh châu Mỹ La-tinh tổ chức ở Isla Margarita năm 1997. (Chú thích của Biên tập viên Cuba).

3. Xem Báo cáo Church của Thượng nghị viện Mỹ, các âm mưu ám sát các nhà lãnh đạo nước ngoài, có sự phối hợp của Thượng Nghị sĩ Frank Church, Washington, 1975. Ủy ban Thiên chúa giáo khẳng định có 8 kế hoạch ám sát Fidel Castro từ năm 1960 đến 1965, tất cả đều có sự tham gia trực tiếp hoặc sự trợ giúp về nguồn lực của CIA.

Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #123 vào lúc: 27 Tháng Bảy, 2013, 09:53:49 am »

Tại Hội nghị Thượng đỉnh châu Mỹ latinh?

Đúng vậy, năm 2000. Hắn đã bị bắt. Và hiện nay vấn đề là phía Washington từ chối dẫn độ Posada Carriles 1 về Cuba. Họ nhất định không chịu.

Và tất cả những âm mưu cũng như kế hoạch đó đều do Mỹ tài trợ và hậu thuẫn.

Vậy theo quan điểm của ông, Posada Carriles phải chịu trách nhiệm như thế nào cho tất cả những kế hoạch tấn công nhằm vào Cuba?

Posada Carriles và kẻ tòng phạm với hắn, Orlando Bosch, là hai kẻ đại diện khát máu nhất của Chủ nghĩa khủng bó cho Đế quốc Mỹ chống lại chúng tôi. Chúng đã gây ra hàng chục hành động khủng khiếp ở rất nhiều quốc gia tại bán cầu Tây này, thậm chí cả ở những vùng lãnh thổ thuộc Mỹ. Hàng nghìn người Cuba cũng như công dân của các quốc gia khác đã thiệt mạng hoặc trở thành người tàn phế do hậu quả của những hành động mà Chính phủ Mỹ đã gây nên.

Cùng với tên Orlando Bosch - khi đó là kẻ đứng đầu CORU (Coordinación de las Organizaciones Revolucionarias Unidas 2, tức là Ủy ban Điều phối các Tổ chức Cách mạng thống nhất) - tên Posada Carriles không chỉ tham gia vào việc phá hủy chiếc máy bay của Hãng hàng không quốc gia Cuba làm 73 hành khách thiệt mạng, mà trong suốt nhiều năm sau đó, hắn còn tổ chức hàng chục kế hoạch khủng bố và ám sát những nhà lãnh đạo cao nhất của Cách mạng Cuba, thậm chí hắn còn gài bom vào một số khách sạn du lịch trên hòn đảo. Trong khi đó tên Orlando Bosch, mặc dù bề ngoài hắn là một đối tượng bị pháp luật Mỹ truy nã, đã cùng với đám tay chân của Augusto Pinochet tiến hành đàn áp, bắt cóc và ám sát nhiều nhân vật chính trị tên tuổi ở Chilê như Carlos Prats và Orlando Letelier, cũng như đứng đằng sau sự mất tích bí ẩn của rất nhiều người chống lại chế độ phát xít ở Chile, chúng còn tổ chức bắt cóc và sát hại những nhà Ngoại giao Cuba. Thậm chí ngay trong xà lim nhà tù ở Venezuela, nơi hắn bị giam giữ trong suốt 11 năm, tên Orlando Bosch vẫn tiến hành chỉ đạo bọn tay chân tiến hành những cuộc tấn công khủng bố.

Những tên tội phạm ác ôn đó luôn hành động theo mệnh lệnh của các nhiệm kỳ Chính phủ Mỹ và các cơ quan tình báo của nước này, điều trớ trêu là những tên khủng bố này dường như đã được bộ máy pháp lý của Mỹ ngang nhiên miễn toàn bộ mọi lời cáo buộc cũng như những hình phạt thích đáng cho tội ác mà chúng đã gây ra, giống như trường hợp Tổng thống Bush cha ân xá cho tên Bosch. Còn trong trường hợp Posada Carriles, sự có mặt và đi lại của hắn trên đất Mỹ thời gian qua đã nhận được sự dung túng của Tổng thống Mỹ hiện nay là George Bush con - đây là bằng chứng hiển nhiên về sự vi phạm luật pháp của nước Mỹ bải chính những người có trách nhiệm cao nhất trong việc bảo vệ Mỹ khỏi những cuộc tấn công khủng bố.

Tất cả những hành động khủng bố của Posada Carriles, kể cả việc tổ chức đánh bom các khách sạn du lịch ở Havana và những âm mưu ám sát, đều được sự hậu thuẫn tài chính của Mỹ thông qua Quỹ Quốc gia Cuba-Mỹ từ khi tổ chức này được Reagan và Bush cha thành lập nên năm 1981. Toàn bộ tiền của Quỹ này đến từ Ngân sách của nước Mỹ.

Thực sự là Mỹ luôn đứng đằng sau những âm mưu ám sát đó?

Ngay từ những ngày đầu đến nay, chính quyền Mỹ không ngừng làm tất cả những gì có thể để tạo ra một hình ảnh Cách mạng Cuba không thân thiện. Họ đã tiến hành những chiến dịch tuyên truyền nhằm vu cáo và bôi nhọ chúng tôi, thực hiện những nỗ lực không mệt mỏi để cô lập Cuba trên trường quốc tế. Mục tiêu của tất cả những hành động đó là nhằm ngăn chặn ảnh hưởng của những ý tưởng cách mạng. Mỹ phá bỏ quan hệ ngoại giao với chúng tôi từ năm 1960 và từ đó đến nay luôn tiến hành các biện pháp nhằm áp đặt lệnh cấm vận kinh tế đói với Cuba.

Họ cũng đã từng làm giống hệt như vậy với cách mạng Mêhicô trong thời của Larazo Cardena, khi ông cho tiến hành quốc hữu hóa ngành công nghiệp dầu mỏ năm 1938; họ rêu rao những điều khủng khiếp về cuộc cách mạng đó. Họ lặp lại cách làm này năm 1954 để nhằm vào cuộc cách mạng dưới sự lãnh đạo của Jacobo Arbenz tại Guatemala vì ông đã tiến hành một cuộc cải cách mộng đất. Họ còn phát động một chiến dịch tấn công khổng lồ chống lại Tổng thống Salvador Allende và công cuộc cải cách của ông ở Chilê, rồi chống lại cách mạng Sandinista ở Nicaragua. Nói tóm lại họ đã làm như vậy với tất cả những cuộc Cách mạng, giống như ngày nay họ đang làm với cuộc Cách mạng của Hugo Chavez ở Venezuela.

Nhưng khi chống lại Cuba, Washington lại có thể tranh thủ sự tiếp tay của những người Cuba phản cách mạng.

Đúng vậy. Ông nghe nhé, để tôi kể cho ông biết chuyện này: những gì chúng tôi đã chứng kiến và những gì chúng tôi đã biết được là trong số rất nhiều người tới Miami, trong số rất nhiều người dính dáng vào các hoạt động khủng bố, thật ra lại không hề có kế hoạch tham gia gì vào việc phá hoại Cách mạng. Tất cả bọn họ đều sống dưới niềm tin rằng chính Mỹ và lực lượng vũ trang hùng mạnh của siêu cường này sẽ lật đổ Cách mạng Cuba. Rất nhiều kẻ giàu có từng rời khỏi Cuba, bỏ lại sau lưng nhà cửa, tài sản và tất cả mọi thứ - hoàn toàn không có chuyện chúng tôi trục xuất họ hoặc cướp đoạt nhà cửa, tài sản của họ. Họ bảo nhau, “Cái trò hề này chỉ kéo dài vài tháng là cùng; làm thế quái nào mà một cuộc Cách mạng có thể trụ vững ở đất nước này?” và thế là họ ra đi. Nhưng những phần cử phản cách mạng đó cũng có một niềm tin sắt đá - và đây là chuyện cũng đã xảy ra ở nhièu quá trình khác - rằng cuộc đấu tranh đê hèn của chúng cuối cùng cũng sẽ giành chiến thắng vì lý do này khác; và trong trường hợp đặc biệt này là bởi vì chúng đang đấu tranh cùng hàng ngũ với Mỹ, do đó tất cả những gì bọn tay chân này quan tâm đến chỉ là chăm chăm ghi điểm với quan thầy của mình, kiểu như trải qua một vài nhà tù, hoặc tham gia một số hoạt động khủng bố mà chúng gọi là “Chiến tranh du kích”, một cuộc chiến mà thật ra chúng khòng bao giờ dám thò mặt ra nếu phải chiến đấu thực sự. Ở chúng chẳng bao giờ có cái đáng gọi là tinh thần chiến đấu; tất cả chỉ để nhằm bảo đảm rằng thái độ bợ đỡ Mỹ của chúng được công nhận mà thôi.

Chung quy là chúng kỳ vọng nước Mỹ sẽ trực tiếp nhúng tay vào và lật độ Cách mạng Cuba.

----------------------------------------------------------
1. Luis Posada Carriles (sinh năm 1928) cùng với 3 người Cuba khác liên quan đến âm mưu ám sát Fidel Castro - Pedro Remon Crispin, Guillermo Novo Sampoll và Gaspar Jimenez Escobedo - bị hắt, bị buộc tội và bị cầm tù ở Panama.
Tháng 8 năm 2004, vị Tổng thống sắp mãn nhiệm của Panama, Mireya Moscoso, giảm tội cho 4 tên khủng bố này; 3 tên ngay lập tức sang Mỹ và được chính quyền nước này tiếp nhận. Tháng 3 năm 2005, Cuba tố cáo việc Luis Posada Carriles bí mật vào nước Mỹ, và mặc dù ban đầu lời cáo buộc này bị Washington bác bỏ, nhưng trước sức ép mạnh mẽ từ dư luận quốc tế nhất là Cuba đã khiến Chính phủ Mỹ phải thừa nhận sự có mặt của Posada ở Miami. Việc này đã đặt nước Mỹ vào tình thế khó khăn, rêu rao “đi đầu trong cuộc chiến toàn cầu chống khủng bố”, nhưng lại cho ở tị nạn một tên khủng bố đã nhận tội. (Xem cuộc phỏng vấn với Luis Posada Carriles trên tờ New York Times ngày 12 tháng 7 năm 1998: “Câu chuyện của một kẻ đánh bom: Nhằm vào Castro - Kẻ thù chính của Cuba kêu gọi xin được sống lưu vong”). Chính phủ Mỹ không còn cách nào khác là buộc phải bắt giữ và và buộc tội hắn ta “vào Mỹ bất họp pháp”. Tháng 9 năm 2005, tòa án quyết định, Luis Posada Carriles không được dẫn độ sang Venezuela (nơi hắn đã vượt ngục năm 1985) hoặc Cuba, nơi mà theo như lời nói của họ là “sẽ bị tra tấn”. Các nhà lãnh đạo các nước châu Mỹ La-tinh trong Hội nghị thượng đỉnh các nước châu Mỹ La-tinh tổ chức ở Salamanca tháng 10 năm 2005, đã bày tỏ tinh thần đoàn kết với Venezuela và Cuba và ủng hộ nỗ lực của các nước này đòi được xét xử Luis Posada Carriles hay chứng kiến hắn bị pháp luật trừng trị. (Chi tiết lịch sử những hành động khủng bố của Posada gần đây, xem bài của Ann Luise Bardach với nội dung, “Sự mập mờ của các vụ ám sát”, tờ Đại Tây Dưong)(Washington, DC), Volume 198, Số 4 (tháng 11 năm 2006).

2. Trong khi tất cả mọi người đều đồng ý cho rằng chữ viết tắt của tổ chức này là CORU, vẫn còn những người tỏ ra phân vân, cả ở Mỹ và ở Cuba bời vì không biết chữ cái “C” là chữ viết tắt của “coordinacion” hay “coordinadora”. Tôi cũng không thể giải quyết được vấn đề này.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #124 vào lúc: 27 Tháng Bảy, 2013, 02:26:18 pm »

12

VỊNH CON LỢN/ PLAYA GIRÓN


Cuộc tấn công - Những tên lính đánh thuê - Sự can thiệp của Mỹ
- Chiến công - Đối xử với những tên lính bại trận - Trao đổi tù nhân
- Cuộc chiến bẩn thỉu -Vai trò của Tổng thống Kennedy


Và hành động đó đã diễn ra ngày 17 tháng 4 năm 1961, tại Playa Girón, mà ngày nay chủ yếu đuợc biết đến với tên gọi Vịnh Con lợn.

Vâng, đó là ngày mà đoàn quân viễn chinh gồm 1500 tên lính đánh thuê do CIA huấn luyện, được tổ chức thành bảy tiểu đoàn, mỗi đơn vị gồm 200 tên, trên năm chiếc tàu chở quân, đổ bộ lên bãi biển Girón nằm trong Vịnh Con lợn. Vào lúc sáng sớm, trước khi diễn ra cuộc đổ bộ, đã có một tiểu đoàn lính dù được thả xuống để kiểm soát hai con đường quốc lộ chạy qua đầm lầy Zapata tới bãi biển. Nằm ở ngoài khơi, cách bờ biển khoảng vài hải lý, là những chiếc tàu chiến của Mỹ - trong đó có cả một chiếc tàu sân bay, USS Essex - bọn lính thủy đánh bộ đã chờ sẵn để có thể ập vào yểm trợ bằng không quân và hải quân một khi “Chính phủ lâm thời” kêu gọi. Theo kế hoạch chúng sẽ đổ quân vào bằng máy bay ngay khi khu vực phòng thủ bờ biển được thiết lập xong.

Bọn lính đánh thuê còn có một phi đội máy bay ném bom B-26 không chỉ do các đội bay của không quân Mỹ đảm nhiệm mà còn có sự tham gia của những tên sĩ quan cũ trong Lực lượng không quân của Batista; những chiếc máy bay này mang phù hiệu của Lực lượng vũ trang Cuba. Chúng tổ chức một cuộc tấn công bất ngờ vào sáng sớm ngày 15 tháng 4, tấn công vào những căn cứ mà lực lượng không quân còn rất khiêm tốn của chúng tôi khi đó đang sử dụng. Đòn tấn công phủ đầu này là một lời tuyên bố cho thấy cuộc đổ bộ sắp sửa diễn ra. Ngay ngày hôm sau, trong buổi lễ mai táng cho những nạn nhân, tôi tuyên bố bản chất Xã hội Chủ nghĩa của cuộc Cách mạng Cuba.

Chúng đã chọn một địa điểm hẻo lánh, bãi biển Girón, nằm tách biệt so với khu vực xung quanh bãi một đầm lầy rộng lớn. Đó là vị trí mà chúng tôi rất khó phản công vì chúng tôi sẽ bắt buộc phải cơ động bằng hai con đường quốc lộ duy nhất dẫn vào khu vực xung quanh vịnh, xuyên qua sáu hoặc bảy dặm đường trong đầm lầy mà nếu đi bằng cách khác sẽ không thể nào qua được. Thực tế đó sẽ biến thành một loại cổng Thermopylea 1.

Nhưng chỉ trong vòng sáu mươi giờ - tính từ lúc rạng sáng ngày 17 đến 6 giờ chiều ngày 19 - chúng tôi đã đánh bại hoàn toàn quân xâm lược, sau một trận đánh dữ dội khiến hơn 150 chiến sĩ của chúng tôi đã hy sinh cùng hàng trăm người khác bị thương. Trận đánh diễn ra trước sự chứng kiến của những chiếc tàu chiến Mỹ lởn vởn ngoài khơi. Chúng tôi đã bắt khoảng 1200 tên lính đánh thuê làm tù binh, tức là gần như toàn bộ lực lượng kẻ thù đã tham gia trận đánh đó, số còn lại tất nhiên là đã bị tiêu diệt.

Hình như ngay sau đó ông cũng đã tiến hành trả lại số tù binh này?

Đúng vậy. Sau khi giữ chúng làm tù binh trong một thời gian ngắn, chúng tôi đã yêu cầu phía Mỹ phải trả tiền bồi thường bằng thuốc men, thiết bị y tế và thực phẩm cho trẻ em. Nếu chuyện như thế mà diễn ra ở Mỹ, chắc chấn bọn lính đánh thuê đã bị án tù chung thân, và nếu căn cứ vào những hành động phản quốc mà chúng gây ra thì dù có ân xá bao nhiêu lần chăng nữa thì chác chắn đến giờ chúng vẫn phải bóc lịch trong tù. Giả sử chúng tôi mà tuyển mộ 1000 người Mỹ để xâm lược chính nước Mỹ, chắc chắn mọi người sẽ hiểu bản án họ phải nhận nặng nề đến mức nào... Vậy mà tháng 12 năm 2001 vừa qua, tức là bốn mươi năm sau sự kiện trên, năm đồng chí của chúng tôi đang hoạt động ở Mỹ với nhiệm vụ thu thập thông tin về các hoạt động khủng bố chống lại Cuba đã phải nhận những bản án tù rất tàn nhẫn - ba người trong đó phải nhận án tù chung thân, và một người trong số ba người này thậm chí còn phải nhận hai án tù chung thân liền. Đó là năm đồng chí mà chúng tôi kính phục gọi là “Anh hùng Cộng hòa Cuba” 2. Hãy thử hình dung họ sẽ làm gì với 1000 người Mỹ được Chính phủ Cuba tuyển mộ để xâm chiếm Mỹ? Không biết họ sẽ phải ngồi trong tù bao nhiêu thập kỷ? Trong khi đó ở đây, chúng tôi cố gắng tìm kiếm một công thức giải quyết vấn đề tù binh là lính đánh thuê trong vụ Vịnh Con lợn, và chúng tôi đề xuất phương án bồi thường...

Vậy là theo tôi hiểu thì ông đã quyết định trao đổi tù binh lấy thuốc men và thiết bị y tế.

Đúng thế, và cả cho một số vật tư sản xuất thực phẩm nữa. Thậm chí còn cân nhắc đến khả năng yêu cầu một số trang thiết bị nông nghiệp, như máy kéo chẳng hạn... Điều chúng tôi muốn là tìm ra một giải pháp chấp nhận được đối với người dân của mình và trả bọn xâm lược về nơi chúng đã xuất phát. Chúng tôi biết làm gì với 1200 vị “anh hùng” trong tù bây giờ? Tốt nhất là trao trả hết 1200 vị “anh hùng” đó về nhà của họ.

Tôi đã nói chuyện rất nhiều với tất cả số tù binh, bởi vì tôi cũng tham gia trong việc bắt một số người trong bọn họ làm tù binh, và tôi có thể nói với ông - đây có lẽ là trường hợp độc nhất vô nhị trong lịch sử - rằng sau trận đánh khủng khiếp đó hoàn toàn không có một trường hợp nào tù binh bị ngược đãi, hoàn toàn không có ai bị đánh bằng báng súng, không hề có. Tuyệt đối không một trường hợp nào.

----------------------------------------------------------
1. Thời Hy Lạp cổ, đó là một con đường hẹp giữa khu vực miền núi và khu vực biển, rộng từ khoảng 25 đến 50 feet (7,5m - 15m) nơi trận chiến nổi tiếng năm 480 trước Công nguyên giữa quân Spartan dưới sự chỉ huy của vua Leonidas và quân xâm lược Ba Tư do Hoàng đế Xerxes lãnh đạo. Trong trận đối đầu này, khoảng 300 quân Spartan và 700 quân Thespian chống lại quân đội Ba Tư mà theo một số nhà lịch sử số lượng quân của họ có thể lên đến 500.000 người, cuộc chiến diễn ra trong 3 ngày. Cuối cùng, quân Ba Tư giành chiến thắng.

2. Tháng 12 năm 2001, một toà án liên bang ở Miami đã đưa ra những bản án tù rất dài đối với 5 sĩ quan người Cuba - Gerardo Hernandez Nordelo, Romon Labanino Salazar, Fernando Gonzalez Llort, Rene Gonzalez Sehwerert và Antonio Guerrero Rodriguez - những người đã thâm nhập vào tổ chức khúng bố chống Cuba ở thành phố này; họ bị bắt ở Florida vào năm 1998. Ba người trong số này bị buộc tội thực hiện âm mưu gián điệp và tất cả đều bị buộc tội gián điệp nước ngoài bất hợp pháp. Tháng 12 năm 2001, Quốc hội Cuba phong tặng cho họ danh hiệu “Anh hùng Cuba”. Tháng 8 năm 2005, một nhóm gồm 3 thẩm phán của Toà phúc thẩm Atlanta xem lại bản án của Toà Miami, nhưng một năm sau như thường lệ, họ lại lặp lại bản án đã được xử trước đó. Vào thời gian cuốn sách này đang được viết (tháng 7 năm 2007), 5 người này vẫn bị giam trong nhà tù liên bang của Mỹ, hai người trong số họ bị cấm gặp bố mẹ, vợ và con. Hành động của 5 ngưòi Anh hùng này đã tạo ra làn sóng phản đối quốc tế. (Xem thêm chương 21).
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #125 vào lúc: 27 Tháng Bảy, 2013, 02:29:42 pm »

Những tù binh đó không hề bị hành hạ?

Hoàn toàn không một trường hợp nào bị hành hạ hoặc tra tấn và ông có thể kiểm chứng điều đó từ bất kỳ chiến sĩ Cuba nào từng tham gia trận đánh trên bãi biển Giron năm đó.

Cuộc tấn công quyết định của chúng tôi được tiến hành vào ban đêm. Chúng tôi không muốn bọn Lính thủy đánh bộ Mỹ kịp giải cứu cho bọn chúng. Hạm đội của Mỹ đang lởn vởn ngoài khơi cách đó vài hải lý - những chiếc tàu sân bay với hàng chục máy bay chiến đấu hiện đại nhất, cả tầu đổ quân và lực lượng Lính thủy đánh bộ đang sẵn sàng chờ lệnh.

Tôi sẽ không đi sâu vào chi tiết của diễn biến trận đánh đó, nhưng tôi có thể nói với ông rằng trong những phút cuối cùng trước khi chúng tôi tiến ra bãi biển, khi tôi biết tin kẻ thù có một hàng rào phòng thủ gồm những khẩu đại bác 105mm chống tăng không giật, tôi đã ra lệnh cho mỗi Trung tá phụ trách một trong ba chiếc T-34 do Liên Xô sản xuất đang có mặt gần đó và ra lệnh cho họ tăng hết tốc lực lao thẳng vào hàng rào của chúng. Lúc này trời đã tối hẳn, và cứ cách năm phút tôi lại ra lệnh cho một chiếc xe tăng xuất phát.

Thậm chí tôi còn bị kẹt giữa trận pháo kích từ chính người của mình, bởi vì, ý tôi là khi có một chiếc máy bay trinh sát báo cáo rằng quân địch đang đổ thêm lính xuống, tôi đã nói dứt khoát, “Không, chúng đang bốc quân rút”, và tôi chỉ đạo cho pháo binh bắn một vài loạt xuống nước, một vài loạt lên bờ để chặn đường rút lui của chúng, và thế là có không biết bao nhiêu khẩu đại bác, trong đó gồm cả một khẩu đội sơn pháo 122mm đồng loạt gầm lên.

Tất nhiên là không một ai trong số ba sĩ quan chỉ huy những chiếc xe tăng chần chừ lấy một giây, nhưng lúc đó tôi cũng không thể kiềm chế được mình. Khi ấy tôi đang chờ đợi đội hình xe tăng hạng nặng của chúng tôi có trang bị đại bác 122mm. Tôi hỏi xem đội hình đó sắp tới chưa và được biết là họ bị trục trặc nên sẽ tới chậm. Thế là tôi nhảy lên một trong những chiếc xe tăng gần đó, nhưng hóa ra đó lại là một khẩu SAU-100, một khẩu pháo 100mm tự hành trong bóng tối nên tôi tưởng nhầm là một chiếc xe tăng, và tôi cũng làm đúng như những gì tôi vừa ra lệnh - tôi lái thẳng khẩu pháo vào hàng rào hỏa lực chống tăng của quân địch. Tôi không hề biết rằng khẩu pháo bọc thép mà tôi vừa nhảy lên đã chiến đấu liên tục suốt cả buổi chiều và chỉ còn lại có vài ba quả đạn.

Có một bức ảnh rất nổi tiếng của ông trong trận Playa Girón, lúc ông đang nhảy trên xe tăng xuống.

Vâng, cứ mỗi lúc tôi lại ở trên một chiếc xe tăng khác nhau trong hoàn cảnh căng thẳng đó, chứ không phải là chỉ ở trên một chiếc. Nhưng đó là một câu chuyện khác...

Tôi đang giải thích rằng ngay từ những phút đầu tiên, hoàn toàn do trùng hợp, tôi đang đi cùng lực lượng tiên phong nhỏ tiến về phía bắc dọc theo hai con đường quốc lộ khác nhau, một ở phía đông và một ở phía tây, và chúng tôi đã vào Girón từ phía sau những chiếc xe tăng đã được tung vào trận vài phút trước đó, trong bóng tối đen kịt. Ở hai bên quốc lộ mà tôi đang đi lúc đó là những vạt rừng rậm rạp, và địa hình ven bờ biển rất gập ghềnh, khó đi. Hàng rào chống tăng của quân địch đã bị triệt hạ mà không kịp nổ một phát súng nào.

Tôi trực tiếp tham gia bắt sống không biết là bao nhiêu tù binh nữa. Thậm chí tôi còn cứu mạng một tên ngay trong đêm hôm đó. Hắn không ngừng rên la thảm thiết, “Hãy giết tôi đi!”, thậm chí tôi còn nhớ là hắn để râu quai nón. Vết thương của hắn đang chảy rất nhiều máu. Tôi bảo hắn, “Chúng tôi không giết tù binh”. Sau đó chúng tôi đã lấy một chiếc xe Jeep đưa hắn tới bệnh viện. Tại đó người ta đã kịp cứu hắn.

Không tù binh nào trong trận Playa Girón bị ngược đãi?

Không có bất kỳ ai bị đánh bằng báng súng, bởi vì đó vẫn luôn là nguyên tắc của chúng tôi, như tôi đã nói, và tất cả mọi người đều quán triệt rất tốt điều đó. Điều đáng khâm phục nhất là suốt ba ngày trên khắp những điểm máu lửa của trận đánh trên bờ biến, hàng nghìn chiến sĩ của chúng tôi đã chiến đấu vô cùng anh dũng và chứng kiến 150 đồng chí của mình hy sinh cùng hàng trăm người khác bị thương trước sự tấn công cực kỳ ác liệt và ngoan cố của kẻ thù, vậy mà họ vẫn rất kiềm chế, thậm chí cả việc đánh tù binh bằng báng súng cũng không có, chứ đừng nói đến những hành động tra tấn khác. Trong khi kẻ thù chỉ là những tên lính đánh thuê của một nước đế quốc thù địch và ông cũng phải hiểu là các chiến sĩ của tôi thực ra cũng chẳng việc gì phải thương hại chúng cả. Tôi tự hỏi không biết có ở đâu trên thế giới này được như thế không.

Điều này cũng góp phần chứng minh tại sao lương tâm và sự tự giác lại có vai trò quan trọng hơn. Không thể có kỷ luật mà thiếu sự tự giác.

Tôi muốn nói là điều gì đã xảy ra ở Việt Nam? Lực lượng của Mỹ và chư hầu đã giết hại bao nhiêu người ở Việt Nam? Thường dân, những người bị bắt, chứ không chỉ những người bị giết trong chiến đấu...
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #126 vào lúc: 27 Tháng Bảy, 2013, 02:34:19 pm »

Người ta tính là có đến hai triệu người Việt Nam đã chết trong Chiến tranh Việt Nam.

Tôi nghĩ là còn hơn thế rất nhiều - và chúng ta cần phải hỏi rõ bao nhiêu người trong đó bị giết trong chiến đấu và bao nhiêu người khác bị sát hai một cách dã man. Ông biết chuyện gì vẫn xảy ra trong tất cả những cuộc chiến tranh như thế rồi đấy. Người Pháp đã tiến hành chiến tranh ở Algeria, và đã có bao nhiêu người Algeria bị tra tấn và sát hại? Chuyện như vậy xảy ra ở rất nhiều nơi. Trong cuộc chiến Kosovo, năm 1999, tôi không biết là bình lính NATO có giết hại ai không, tôi không biết ý thức tổ chức kỷ luật của những binh lính đó như thế nào - nhưng dù sao ở đó con người ta bị giết bằng bom đạn thông minh và những chiếc máy bay ném bom tàng hình B2 Stealth. Đó là một cuộc chiến bằng công nghệ cao, với những chiếc B52 có khả năng bay liền một mạch từ Mỹ sang, cùng rất nhiều hình thức giết chóc và hủy diệt tân kỳ khác. Con người hầu như không còn trực tiếp tham gia vào chiến trường nữa, và chiến trường là nơi mà có tình huống đối đầu căng thẳng xảy ra trong đó người lính của bên này cố tìm cách giết người lính của bên kia.

Trong bất kỳ cuộc chiến tranh hiện đại nào, nước Mỹ cũng không thể thề rằng binh lính của họ không phạm phải những tội ác man rợ. Cuộc chiến tranh Triều Tiên đã diễn ra cực kỳ thảm khốc, còn tại Việt Nam, phía Mỹ đã có sự tham gia của rất nhiều chư hầu. Tôi không biết là những đồng minh và chư hầu kia của Mỹ như thế nào, nhưng sự thật là đã có rất nhiều tù nhân bị giết, và ngay Chính quyền bù nhìn (miền Nam) Việt Nam cũng đã giết hại rất nhiều người.

Còn bên này là những cuộc chiến mà trong đó không hề có tù binh nào bị ngược đãi. Về sau chúng tôi còn tham gia vào nhiều cuộc chiến khác - quân đội của chúng tôi đã có mặt ở Angola suốt mười lăm năm, từ năm 1975 đến 1990; chúng tôi tham gia vào trận đánh quyết định của Cuito Cuanavale 1. Ông có thể đi hỏi quân đội Nam Phi xem bất kỳ người lính nào của họ bị chúng tôi bắt làm tù binh tại đó có bị các chiến sĩ Cuba ngược đãi hay không, kể cả là bị đánh hay hành hạ bằng các biện pháp này khác. Họ cảm thấy an toàn khi ở trong tay chúng tôi. Tôi có thể đảm bảo với ông là không hề có bất kỳ trường hợp tra tấn nào. Và chúng tôi đã thể hiện tinh thần đoàn kết vô sản với rất nhiều quốc gia bằng cách tham gia chiến đấu bên cạnh họ...

Chúng tôi đã chiến đấu ở Ethiopia, góp phần đẩy lui cuộc tấn công xâm lược của Siad Barre 2 sau cuộc cách mạng ở nước này 3. Tôi khẳng định với ông là những chiến sĩ của chúng tôi chưa bao giờ hành hình một tù nhân nào, và cũng không bao giờ hành hạ bất kỳ ai.

Như tôi đã nói với ông, nếu như trong cuộc chiến tranh kéo dài hai mươi lăm tháng của chúng tôi chống lại Batista, nếu như chúng tôi tra tấn hoặc giết hại tù binh, chúng tôi đã không bao giờ có thể giành chiến thắng.

Vậy là Cuba đã tiến hành trao trả các tù binh hoàn toàn khỏe mạnh và lành lặn.

Đúng thế, và tôi cũng đã đề cập đến bối cảnh sau khi trận đánh kết thúc, khi các chiến sĩ của chúng tôi còn đang ngùn ngụt căm thù và giận dữ vì 150 đồng chí đã hy sinh, nhiều người khác bị thương, không khí căng thẳng đến ngạt thở của những trận chiến đấu, và trong bối cảnh những năm đầu tiên sau khi Cách mạng thành công đó, phần lớn các chiến sĩ của chúng tôi đều là những dân quân, những chiến sĩ tình nguyện, rồi công nhân lao động, nông dân, và cả sinh viên, tất cả đều chưa được huấn luyện và rèn giũa nhiều về kỷ luật quân đội, vậy mà không hề có một trường hợp nào lấy báng súng đánh tù binh. Những người mà chúng tôi trao trả về Miamia, tất nhiên là những người còn sống, chắc vẫn đang ở đó - ông có thể trực tiếp hỏi họ, để xem trong đó liệu có bất kỳ ai nói rằng anh ta bị đánh hay không. Chắc chắn là không có một ai.

Tuy vậy, cũng có một tai nạn đáng tiếc. Để tôi kể cho ông chi tiết nhé. Người của tôi đang khẩn trương áp giải tù binh về Havana. Khi đó tù binh đang được vận chuyển bằng xe tải, xe chở rơ moóc, v.v... Số lượng tù binh là rất lớn, và hồi đó công tác tổ chức của chúng tôi lại chưa được như bây giờ, nhưng dù sao chúng tôi cũng muốn nhanh chóng chuyển chúng về Havana. Một thùng xe tải bị đóng quá chặt - do sơ suất của một trong những sĩ quan chỉ huy phụ trách việc áp giải tù binh; không ai kiểm tra lại công việc thật chu đáo, và đã xảy ra những trường hợp ngạt thở trong chiếc xe chở tù binh đó.

Có ai chết không?

Có. Nhưng đó hoàn toàn là một tai nạn. Chúng tôi được lợi gì khi giết họ chứ? Người của chúng tôi hoàn toàn không muốn bất kỳ ai trong số tù binh bị chết. Tôi muốn nói là số lượng tù binh càng nhiều thì chiến công của chúng tôi càng to lớn - và quả thật hôm đó thì số lượng lính đánh thuê bị bắt làm tù binh là rất nhiều. Bởi vì nhiều khi không thể đánh giá thắng lợi bằng mức độ thương vong của kẻ thù; trong thực tế, chúng tôi đã phải chịu nhiều thương vong hơn chúng.

Bọn lính đánh thuê đều được huấn luyện rất bài bản, chúng lại được trang bị vũ khí rất tốt, nhưng phương châm của chúng tôi là tấn công, tấn công và tấn công, cả đêm lẫn ngày, và chúng tôi đã đánh bại bọn chúng. Nếu cần nhân chứng cho những gì tôi đang nói với ông ư? Có đến hàng nghìn binh sĩ và hàng trăm sĩ quan trong quân đội Mỹ.

Chúng đã tấn công chúng tôi bằng những chiếc máy bay ném bom B-26 được chúng ngụy trang bằng cách sơn phù hiệu của Quân đội Cuba, ném bom vào những đoàn xe đang vận chuyển bộ binh của chúng tôi. Đó là cách mà chúng đánh lừa các chiến sĩ của chúng tôi - và hậu quả sau đó là rất nặng nề. Nhưng cho dù có chuyện như vậy, cũng không hề có bất kỳ tên tù binh nào bị ngược đãi.

Chúng tôi quyết định bắt mỗi tên phải bồi thường một khoản tiền là 100 nghìn USD, nếu không sẽ phải chịu hình phạt tù. Cái chúng tôi cần là được trả tiền bồi thường, nhưng không phải vì chúng tôi cần tiền đến mức đó mà là để đòi hỏi sự công nhận từ phía Mỹ đối với thắng lợi của Cách mạng Cuba - đó gần như là một sự trừng phạt về mặt tinh thần.

----------------------------------------------------------
1. Mặc dù giành độc lập năm 1975, nhưng Angola ngay lập tức rơi vào cuộc nội chiến kéo dài, theo đó Chính phủ của Luanda dưới sự lãnh đạo của Agostinho Neto và Phong trào Mác-xít đại chúng giải phóng Angola (MPLA) chống lại Liên minh dân tộc vì nền độc lập hoàn toàn cho Angola (UNITA) được sự hậu thuẫn của Mỹ và chế độ độc tài Apartheid ở Nam Phi. Trước sự can thiệp trực tiếp của lực lượng Nam Phi và Zaira, đã xâm lược Angola trước đó và đe doạ sẽ xâm lược cả Luanda, Cuba tiến hành “Chiến dịch Carlota” và tháng 11 năm 1975 cử đến đây một lực lượng rất lớn. Cuối cùng, lực lượng của Cuba và quân đội Angola đã chặn đứng được đội quân của Nam Phi, đẩy lùi họ và gây ra những thiệt hại lớn cho họ trong trận chiến Cuito Cuanavale năm 1987. (Xem thêm chương 15, “Cuba và châu Phi”).

2. Mohamed Siad Barre (1919-1995) là Tổng thống Somali từ năm 1969 đến 1991. Sau khi được huấn luyện cùng với quân đội Liên Xô trong những năm 1960, ông trở thành người ủng hộ Chủ nghĩa Mác. Ông là người theo Chủ nghĩa Dân tộc cực đoan, bất buộc dùng tiếng Somali là ngôn ngữ trong giáo dục, ủng hộ ý tưởng “Đại Somali” kết hợp tất cả các dân tộc ở Somali vào một nước Somali thống nhất. Để làm được điều này, cần phải sáp nhập Djibouti, miền đất của Somali ở Kenya, và khu vực Ogaden của Ethiopia. Do vậy, Siad Barre đã cử quân đội Somali xâm lược Ogaden. Ngay lập tức ông ta bị Liên Xô phản đối và họ cử lực lượng đến trợ giúp Ethiopia cùng với lực lượng người Cuba, như Castro đã chỉ ra. Cuộc xung đột này xảy ra vào năm 1977-1978.

3. Năm 1974, lực lượng nổi dậy gồm các sĩ quan quân đội với sự ủng hộ của sinh viên, trí thức và ngưòi dân đã chấm dứt chế độ của Hoàng đế Haile Selassie và Đế chế Ethiopia. Năm 1977, Đại tá Mengitsu Haile Miriam lên nắm quyền vào thời điểm đất nước này đã bị xâm lược bởi Somali vào khu vực Ogadert mà họ coi là thuộc lãnh thổ của mình. Quân đội Liên Xô trợ giúp Ethiopia và Cuba cũng cử một đội quân đến. Năm 1978, lực lượng Cuba và lực lượng của Ethiopia chiến đấu cùng nhau và đã giành chiến thắng quan trọng trước quân đội Somali khiến họ buộc phải rút khỏi Ogaden.

Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #127 vào lúc: 27 Tháng Bảy, 2013, 02:39:27 pm »

Thì cũng phải có sự trùng phạt nào đó chứ.

Vậy là những tên lính đánh thuê đó bị bắt làm tù binh và chúng tỏi bắt đầu đàm phán. Điều không thể tin nổi là ở chỗ CIA cố gắng tìm cách lợi dụng chính tay Luật sư đang thương thảo với tôi, để ông ta mang tặng cho tôi một bộ đồ lặn tẩm đầy các bào tử nấm và vi khuẩn chết người. Chính người Luật sư đang phụ trách việc đàm phán để phóng thích những tù binh trong trận Playa Girón!

Họ thật là nhũng kẻ vô lương tâm.

Tôi không thể nói là ông ta cũng tham gia vào kế hoạch. Tuy vậy, điều mà chúng tôi biết chắc chắn là CIA đã tìm cách sử dụng ông ta làm công cụ cho mục đích của mình. Tên người Luật sư đó là Donovan, James Donovan. Hoàn toàn không có dấu hiệu nào cho thấy ông ta tham gia một cách có chủ ý vào kế hoạch ám sát tôi; dường như ông ta đã bị lợi dụng. Tất nhiên là tôi chẳng bao giờ mặc bộ đồ lặn đó trong khí hậu nóng nực như ở Cuba. Chưa kể một khi mặc những bộ đồ như vậy lên người tức là sẽ phải mang theo một trọng lượng đáng kể - hoàn toàn vô ích trong những vùng biển ở đây. Dù sao đi nữa thì đó cũng là một trong hàng chục âm mưu ám sát đầu tiên nhằm vào tôi, vì như tôi đã nói, một Ủy ban của Quốc hội Mỹ đã điều tra và có báo cáo về vấn đề này.

Ông muốn nói đến Ủy ban Church?

Chính xác. Người Mỹ đã tự điều tra tất cả những vụ việc đó; và đây hoàn toàn không phải câu chuyện do tôi bịa ra. Nhưng cứ nghĩ mà xem - không hiểu đạo đức của họ ở đâu nữa! Họ lợi dụng chính người luật sư đang phụ trách đàm phán về việc phóng thích các tù binh, mà rất nhiều tên trong đó hoàn toàn có thể phải lãnh án tử hình vì tội phản quốc. Và chúng tôi thậm chí còn muốn thả chúng ra!

Vậy đổ bộ xuống bãi biển Girón hôm đó là những ai?

Ý ông muốn hỏi bọn lính đánh thuê đó là những ai à? Một số trong đó là những tên tội phạm chiến tranh đã bỏ trốn sang Mỹ, có thể nói hầu như toàn bộ số sĩ quan và chỉ huy chủ chốt của bọn chúng đều là những cựu sĩ quan trong quân đội Batista, và trong đoàn quân xâm lược đó có rất nhiều tên là con cái của những đại địa chủ và những gia đình giàu có. Từ đó ông có thể hình dung ra bản chất giai cấp của những kẻ thực hiện cuộc tấn công.

Sau cùng thì Cuba đã nhận được bao nhiêu tiền đền bù để đổi lại là việc phóng thích số tù binh nói trên?

Sau những lần thương thảo với Donovan, tôi nhớ là chúng tôi đã nhận 2 triệu USD tiền mặt, và chúng tôi dùng khoản tiền đó đầu tư vào việc mua những lò ấp trứng từ Canada, để phục vụ công tác nghiên cứu nguồn gen gia cầm. Và khoảng 50 triệu USD, theo tính toán của Donovan, còn lại được trả qua trang thiết bị y tế và thực phẩm cho trẻ em. Họ tính giá thuốc rất cao. Có lẽ so với bây giờ ông cũng không hề thấy chúng rẻ chút nào. Nhưng thật ra lượng tiền là bao nhiêu cũng không quan trọng - điều quan trọng là chúng tôi muốn được bồi thường.

Và chúng tôi đã đạt được mục tiêu đề ra. Cũng chính chúng tôi là người đề xướng giải pháp để giải quyết triệt để số lượng linh đánh thuê đang bị giam làm tù binh. Thậm chí chúng tôi còn xây dựng được quan hệ khá gần gũi và thân thiện với đám này, vì thực sự là cuối cùng nhiều tên đã rất cảm kích và khai ra toàn bộ sự thật, được phát biểu một cách công khai. Việc trừng trị chẳng có gì liên quan đến lòng thù hận hoặc sự trả thù. Đối với chúng tôi thì điều quan trọng nhất là chiến thắng. Tại sao chúng tôi lại muốn giữ 1200 tù binh ở đây làm gì trong khi những kẻ còn ở Miami thế nào cũng tung hô chúng như những Anh hùng tử vì đạo.

Các ông không sợ là khi quay lại Miami chúng sẽ lại tiếp tục chuẩn bị những cuộc tấn công khác chống lại Cuba?

Ồ, có chứ, thực sự là một số tên được chúng tôi phóng thích đã quay lại Cuba, thậm chí chúng còn tổ chức cài bom và tiến hành nhiều hoạt động khủng bố khác. Liệu có thể trách chúng tôi về chuyện đó? Hoàn toàn không. Chỉ cần một chuyến tàu chở những vị “Anh hùng” đó đã quá khủng khiếp, vì mỗi tên trong đó đều có thể trở thành những tên đầu sỏ, mỗi tên trong đó là một “Anh hùng”. Vậy mà chúng tôi đã phóng thích toàn bộ hơn một nghìn tên anh hùng rơm đó.

Và từ đó đến nay chúng tôi đã phóng thích thêm bao nhiêu tên khác, trong đó có những tên được gọi là “nhà đối lập”? Và ai đã cho chúng được tự do? Chính là Chính phủ Cuba. Một nhân chứng trong chuyện này là Hồng y John O”Connor 1, người từng là Tổng Giám mục Giáo phận New York. Chúng tôi đã để ông ấy dẫn sang Mỹ hàng nghìn người từng bị giam vì những tội ác nghiêm trọng và dã man, trong đó có rất nhiều hành động khủng bố, bởi vì trong những năm đầu tiên sau khi Cách mạng thành công, các đời Chính phủ Mỹ đã liên tiếp tổ chức hàng nghìn hành động phản cách mạng nhằm vào Cuba.

Sau khi những kẻ đó chỉ mới thụ án được vài năm, chúng tôi đã cho họ được tự do. Chúng tôi nói với vị Hồng y, “Hãy cố tìm cách kiếm Visa cho họ, vì ông biết cái họ muốn là được sang Mỹ”. Tất cả những kẻ được gọi là “nhân vật đối lập” này đều nhận được những đặc quyền nhất định tại Mỹ, cụ thể là công ăn việc làm - thậm chí cả những kẻ chẳng có đóng góp gì đáng kể vào việc phá hoại Cách mạng...

Thật ra tôi rất quý vị Hồng y của Giáo phận New York đó, Hồng y John O”Connor. Cách mạng đã trả tự do cho hàng nghìn phần tử phản cách mạng, và quả thật một số tên trong đó đã tiếp tục quay lại con đường cũ - chũng thành lập tổ chức, huấn luyện, tung tin xuyên tạc và bịa ra đủ mọi câu chuyện dối trá. Đó là lý do tại sao chúng tôi phải hành động rất thận trọng trong vấn đề này, bởi vì nhiều khi chúng tôi đại lượng, chúng tôi xét giảm hình phạt, chúng tôi trả tự do cho một phần tử phản cách mạng, hắn sang Mỹ rồi lại bắt đầu tổ chức các hoạt động chống phá Cuba, bắt đầu huấn luyện lực lượng - hắn hoàn toàn có thể cầm đầu lực lượng xâm nhập vào bờ biển của Cuba và đe dọa đến tính mạng cũng như an nguy của người dân.

Ông đang muốn nói đến những hoạt động của nhóm Alpha 66 và Omega 7? 2

Ngoài ra còn nhiều nhóm nữa. Tôi đã nói với ông rằng trong những năm đầu tiên, có đến hàng nghìn tên tham gia vào các tổ chức vũ trang phản cách mạng. Cuộc “chiến tranh bẩn” đã lan rộng ra hầu khắp các tỉnh trên cả nước, thậm chí cả tỉnh Havana. Tất cả những gì chúng cần là một đầm lầy, một cánh đồng mía - chiến tranh bẩn được tiến hành trên cả nước. Có thể khẳng định rằng Cuba là nước Cách mạng duy nhất trong thời của chúng tôi đã đánh bại một công cụ thâm độc của Chủ nghĩa Đế quốc là chiến tranh bẩn, âm mưu đã khiến cho một quốc gia thuộc Thế giới thứ ba như chúng tôi phải trả một cái giá rất đắt.

----------------------------------------------------------
1. Hồng y John O”Connor (1920-2000), Giám mục New York từ năm 1984 cho đến khi ông qua đời vào ngày 4 tháng 5 năm 2000, đã đến thăm Cuba cùng với phái đoàn các cha xứ thuộc Giáo phận New York của ông vào tháng 1 năm 1998 nhân dịp Giáo hoàng John Paul II thăm hòn đảo này.

2. Alpha 66, một tổ chức bán quân sự được thành lập năm 1961, căn cứ ở Miami bao gồm các trại huấn luyện, tiến hành các vụ tấn công biệt kích và phụ trách các hoạt động giám sát cũng như các hoạt động khác ở Cuba. Omega 7 là một tổ chức khủng bố có căn cứ ở Miami được thành lập năm 1974 bao gồm các cựu chiến binh của vụ xâm lược Vịnh con lợn. Tổ chức này tập trung vào các hành động như đánh bom xe hơi, bắn giết các đại diện của Chính phủ Cuba ở New York, New Jersey và Florida. Đây là hai tổ chức hoạt động tích cực nhất và thường xuyên tiến hành các hoạt động khủng bố chống Cuba trong 46 năm qua.

Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #128 vào lúc: 27 Tháng Bảy, 2013, 02:43:33 pm »

Khi ông nói tới “chiến tranh bẩn”, có phải ông muốn ám chỉ các hoạt động khủng bố, kiểu nhu là ám sát tại các địa điểm công cộng?

Không, không, tôi muốn nói đến các nhóm vũ trang du kích tiến hành chiến tranh chống lại chúng tôi, bởi vì phải thừa nhận là người Mỹ rất xảo quyệt. Trong khi những người bạn Xô Viết của chúng tôi lại hơi chậm chạp và sách vở, còn người Mỹ, quân đội Mỹ lại tỏ ra linh hoạt hơn rất nhiều. Ngay lập tức họ biết rằng công thức mà chúng tôi đã sử dụng để lật đổ Batista, để đánh bại quân đội tay sai của hắn, chính là sự kết hợp giữa đấu tranh vũ trang với sự ủng hộ của đông đảo quần chúng nhân dân.

Và họ nghĩ rằng họ cũng có thể sử dụng chính chiến lược và chiến thuật du kích để chống lại các ông?

Họ đã tìm mọi cách. Đó là lần đầu tiên họ sử dụng tới chiến thuật này. Họ không hề có chút tôn trọng chúng tôi - những người đã phát minh ra nó! Họ đã tự thử nghiệm chiến thuật này, và ít nhiều đã thành công trong việc xây dựng được các nhóm vũ trang. Cuộc chiến chống các nhóm “thổ phỉ” này đã khiến chúng tôi phải chịu mất mát, hy sinh nhiều hơn cả cuộc chiến chống Batista trước đó. Đó là chuyện xảy ra trước khi có vụ đổ bộ vào Vịnh Con lợn. Chúng cũng tổ chức lực lượng trong vùng núi Sierra ở Escambray, ở khu vực trung tâm của hòn đảo, nhưng chúng tôi đã huy động 40 nghìn chiến sĩ lên đó tiễu trừ bọn chúng, trong số đó tất cả đều là chiến sĩ tình nguyện và hầu hết đều là người Havana - 40 nghìn chiến sĩ tình nguyện.

Khi các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang của chúng tôi được huy động trong “cuộc chiến tranh bẩn”, thì các chiến sĩ tham gia chiến đấu đều là người tình nguyện, theo một tinh thần chỉ đạo xuyên suốt: dù là một cuộc đấu tranh trong nước hay một sứ mệnh quốc tế, tất cả các chiến sĩ đều tự quyết định tham gia hay không trên tinh thần tự nguyện.

Tôi xin phép được ngắt lời ông một lát. Vậy ông giải thích như thế nào về việc những người thực hiện cuộc Cách mạng Sandinistas ở Nicaragua trong những năm 1980, mặc dù đã biết về kinh nghiệm của Cuba trong “chiến tranh bẩn”, nhưng họ đã không thành công trong việc tiễu trừ lực lượng Contras - những kẻ cũng đuợc Mỹ cấp tiền, trang bị vũ khí và huấn luyện?

Tôi nghĩ là họ đã mắc một số sai lầm nhất định, nhưng cũng không thể trách họ. Tại Nicaragua khi đó, họ đã thành lập được một quân đội chính quy để bảo vệ đất nước khỏi sự xâm lược từ bên ngoài, mà chủ yếu là sự xâm lược của các lực lượng đế quốc, nhưng Chủ nghĩa Đế quốc lại rất tinh vi phát động một cuộc nội chiến, và như tôi đã nói, không thể dùng quân đội chính quy để tham gia trong một cuộc nội chiến, tức là với những người lính đang trong thời gian nghĩa vụ. Căn cứ theo Luật nghĩa vụ quân sự bắt buộc, anh tuyển mộ một thanh niên, huấn luyện cho anh ta, cử anh ta ra trận và hy sinh, thế là gia đình anh ta sẽ cho rằng Nhà nước, hay cụ thể hơn là Cách mạng, cùng với những luật lệ hà khắc, đã đẩy con cái họ vào chỗ chết.

Có lẽ những người Cách mạng Sandinistas đã phải trả một cái giá cao nhất cho “cuộc chiến tranh bẩn” khi họ thực thi chế độ nghĩa vụ quân sự bắt buộc để chống lại quân phiến loạn, đó là điều mà chúng tôi đã không làm khi phải chống lại “cuộc chiến bẩn” của bọn phản động. Nhưng trong thực tế nhiều khi không tránh khỏi những giây phút con người ta mù quáng tin theo những lý thuyết đầy kinh viện, và từ đó họ trở nên xa rời thực tiễn cụ thể của Cách mạng, khiến họ mất đi khả năng hình thành nên những chiến thuật, cũng như công thức, quân sự và chính trị để có thể giành thắng lợi. Một khi anh đã mù quáng tin theo những giáo điều trong sách, anh sẽ cầm chắc thất bại.

Thực sự là từ trước tới giờ tôi vẫn luôn kịch liệt đả phá thói tư duy kinh viện chủ nghĩa. Hãy thử hình dung chuyện gì sẽ xảy ra nếu chúng tôi vẫn khư khư tiến hành chiến tranh theo những nguyên tắc phòng thủ và phương pháp phòng thủ của những năm 1959, 1960, 1961 và 1962, trong bối cảnh tác chiến hiện đại với các loại bom thông minh, máy bay ném bom tàng hình có thể đánh lừa radar, vũ khí thông minh đủ các loại, khi mà con người ta có thể phá hủy một chiếc xe tăng từ khoảng cách cả chục cây số bằng những loại tên lửa có độ chính xác đến từng centimet, với những loại radar tiên tiến có khả năng phát hiện xe tăng và tự phát lệnh phá hủy - anh phải biết cách sử dụng và khai thác tối đa hiệu quả của những loại vũ khí mình có, đồng thời phải bỏ hết mọi thứ sách vở và nguyên tắc giáo điều lại phía sau.

Và đó là cách các ông đã giành thắng lợi trong cuộc chiến bẩn thỉu ở Escambray?

Chúng tôi triển khai lực lượng bao vây Escambray, chúng tôi chia nó ra thành bốn phần, chúng tôi giao cho mỗi tiểu đội bố trí trong một ngôi nhà trong mỗi khu vực để truy quét bọn thổ phỉ, cứ thế chúng tôi quét sạch từng phần, từng phần một. Tất nhiên là các vòng vây cũng chỉ có giá trị tương đối. Một vòng vây vào ban đêm sẽ cho chúng ta biết những nơi kẻ thù đi qua, vì khi chúng chạm tới vòng vây, chúng sẽ áp sát lại, ném một quả lựu đạn, nổ súng khống chế và thế là những người bố trí ở hai cánh trái và phải của vị trí bị tấn công cũng không thể làm được gì, để đề phòng trường hợp sẽ bắn nhầm vào lực lượng của mình.

Tất cả những gì cần thiết để xây dựng căn cứ cho một cuộc chiến tranh du kích là sự ủng hộ của khoảng mười phần trăm số thường dân, chủ yếu là những người nông dân. Và tại Escambray, vì một số hoàn cảnh và điều kiện cụ thể, do có nhiều nhóm hoạt động tại đó trong thời gian diễn ra cuộc đấu tranh chống Batista nên lực lượng Cách mạng không có được sự ủng hộ nhiều đến thế, có lẽ chỉ 8% là cùng. Nhưng nói chung có thể tiến hành chiến tranh du kích với sự ủng hộ của 10 hoặc thậm chí là 5% người dân trong vùng.

   Sự khác biệt giữa cuộc chiến du kích của chúng tôi với cuộc chiến bẩn thỉu mà chúng tiến hành là ở chỗ chúng tôi luôn cơ động và tấn công, chúng tôi luôn theo dõi sát sao quân địch để có thể tấn công chóp nhoáng tại một vị trí cố định hoặc khỉ chúng đang di chuyển. Và điều quan trọng nữa là tinh thần chiến đấu của chúng không thể sánh được với chúng tôi - và dần dần cuộc chiến vũ trang mà các nhóm phản động đó tiến hành chống lại Chính phủ Cách mạng bị người dân gọi là “cuộc chiến bẩn”, sau cuộc chiến ở Nicaragua. Phải công nhận chúng là chuyên gia trong việc lẩn tránh giao chiến, lẩn tránh sự truy quét - có nghĩa là tài năng của chúng được thể hiện tốt nhất trong việc lẩn trốn và tẩu thoát, điều mà chúng tôi chưa bao giờ lầm được, đơn giản là vì phương châm hành động của chúng tôi, cho dù với lực lượng ít ỏi, là tấn công, và tấn cống không ngừng. Ngược lại, bọn phiến loạn khi đó đã đào những hầm ngầm trú ẩn có cả thiết bị chiếu sáng và đủ các tiện nghi cần thiết, có cả những lỗ thông hơi bé xíu, để chúng có thể hít thở bình thường như một đội tàu ngầm. Nếu như một tiểu đoàn của Quân đội Cách mạng Cuba có truy quét qua khu vực đó - một cách rất tỉ mỉ, mỗi người kiểm tra trong bán kính mười mét của mình - thì cũng khó có thể phát hiện ra nơi những tên thổ phỉ đó đang ẩn nấp. Thực sự là chúng trở thành những chuyên gia trong việc lẩn tránh chiến đấu, lẩn tránh sự truy đuổi của chúng tôi, nhưng mặt khác, chúng cũng không bao giờ hình thành được tinh thần chiến đấu ngoan cường như chúng tôi trước kia. Chúng là những chuyên gia thực thụ trong việc lẩn trốn, ngụy trang, lảng tránh giao chiến, lẩn trốn sự truy đuổi - nhưng chúng cũng không bao giờ có tinh thần chiến đấu.

Sau này, trong những thập kỷ 80 và 90 của thế kỷ trước, Đế quốc Mỹ đã phải thay đổi chiến thuật: chúng cử những tên lính đánh thuê, những tên được huấn luyện bài bản các kỹ năng giết người và diệt chủng, những tên trẻ măng đến từ El Salvador và nhiều quốc gia khác, mỗi tên được trả khoảng 5000 USD với nhiệm vụ cài bom trong các khách sạn du lịch của Cuba. Chúng không phải là người của Posada Carriles hoặc những tên khủng bố từ Mỹ sang, ông nghe nhé, chúng tôi đã tóm được một tên người El Salvador tên là Julio Cruz Leon - tên này là kẻ đánh bom thuê - hắn được trả 5000 USD để thực hiện năm vụ đánh bom liên tiếp trong một ngày. Tôi muốn nói là với một khoản tiền hậu hĩnh, chúng có thể tuyển mộ được hàng nghìn tên lính đánh thuê như vậy tại nhiều quốc gia khác nhau - nhiều khi chỉ cần chưa đến 2000 USD cũng khiến khối kẻ mờ mắt. Kẻ thù của chúng tôi còn mua sẵn cả vé khứ hồi cho những tên khủng bố đánh thuê này và thanh toán tiền ngay khi chúng đánh bom xong và quay về.

Đó là lý do tại sao tên khủng bố người El Salvador đó tìm cách lập một kỷ lục Olympic - hắn định cho nổ cả năm quả bom cùng một lúc. Trong khi đó, ở Miami, Quỹ Quốc gia Cuba-Mỹ cùng tất cả những tên mafia của nó lại rêu rao rằng thủ phạm đánh bom trong các khách sạn đó chính là những thành viên các cơ quan Tình báo Quân sự và Công an của chúng tôi, những người bất đồng chính kiến, và chúng cổ vũ như thế đó là những việc rất đáng làm - những hành động khủng bố hợp pháp. Chúng cho đăng tải trên báo chí không biết bao nhiêu bài viết về vấn đề này.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #129 vào lúc: 27 Tháng Bảy, 2013, 02:47:31 pm »

Và về sau còn có rất nhiều kiểu tấn công khác.

Vâng, tôi đã nói đến hàng nghìn hành động tấn công khủng bố, cùng những âm mưu ám sát, kế hoạch thiêu trụi trung tâm thương mại El Encanto, cho nổ tung La Coubre, đánh bom chiếc máy bay hành khách làm 73 người thiệt mạng; tôi cũng đề cập đến những âm mưu tấn công bằng virus - gây sốt ở lợn, virus gây sốt xuất huyết ở người khiến hàng nghìn người mắc bệnh và hơn 100 bệnh nhi tử vong.

Trong những năm 1980, chúng còn tiến hành tấn công bằng vũ khí sinh học nhằm vào nền nông nghiệp của chúng tôi. Ví dụ như một loại ký sinh trùng tên là rầy xanh tấn công những cánh đồng thuốc lá; sau đó là một loại sâu không xác định đã phá hủy những cánh đồng mía tươi tốt nhất của chúng tôi, về sau chúng tôi gọi đó là loại sâu Barbados 4362, và 90% vụ thu hoạch mía năm đó bị mất trắng. Đó là điều chưa bao giờ xảy ra. Chuyện tương tự cũng xảy ra với cà phê; trong khi các loại cây trồng khác cũng bị tấn công bằng các loại sâu bệnh, ví dụ như loại sâu Thrips palmi Karny mà sau này gây hại cho các vụ khoai tây của nông dân chúng tôi. Có không biết bao nhiêu là loại sâu bệnh phá hoại như vậy đã khiến cho nền nông nghiệp của chúng tôi gặp rất nhiều khó khăn. Tất nhiên là khó có thể chứng minh, nhưng tất cả mọi bằng chứng đều cho thấy những thảm họa nông nghiệp đó xuất hiện hoàn toàn không phải vì ngẫu nhiên; rõ ràng là có kẻ nào đó đứng sau với ý đồ độc ác. Và rất khó để đấu tranh chống lại những cuộc tấn công thâm độc đó; vì không thể nào tìm kiếm một giải pháp quán sự cho những trường hợp này.

Nói về mặt quân sự, khi ấy Cuba có đủ lực lượng vũ trang để đương đầu với tất cả những nguy cơ tấn công và xâm lược đó không?

Trong những năm 1960, để bảo vệ Tổ quốc, đã có lúc chúng tôi cần đến hàng trăm nghìn người, trước thực tế đối thủ của chúng tôi không phải ai khác mà chính là Đế quốc Mỹ.

Đó là thời kỳ mà chiến tranh truyền thống vẫn diễn ra theo kiểu đối đầu giữa binh sĩ của hai bên, một đội quân này đối đầu với một đội quân khác, giữa các đơn vị từ đại đội, tiểu đoàn, lữ đoàn, lên đến cao hơn v.v... Vào giai đoạn đó, chúng tôi phải đề phòng khả năng địch đổ bổ từ biển vào. Cách chủ yếu để xâm chiếm một hòn đảo như Cuba là phải đổ quân từ ngoài biển vào - tất nhiên chúng tôi cũng phải đề phòng khả năng đổ bộ đường không, nhưng đổ bộ đường biển vẫn là khả năng chủ yếu. Do đó, phương pháp phòng ngự chủ yếu của chúng tôi là phong tỏa những điểm quân địch có thể đổ bộ. Chúng tôi theo dõi những động thái vận chuyển quân của đối phương và tuần tra tại tất cả những vị trí có thể, đặc biệt là phải tăng cường công tác phòng thủ những khu vực có vị trí chiến lược nhất, từ nhiều hướng khác nhau. Với đặc điểm Cuba là một hòn đảo với rất nhiều vị trí mà địch có thể đổ quân từ biển vào - đó là chưa kể đổ bộ bằng đường không - chúng tôi buộc phải chuẩn bị và huy động toàn bộ đất nước.

May mắn là lúc đó chúng tôi đã bắt đầu chiến dịch xóa mù chữ được một thời gian với những kết quả vô cùng quan trọng, trường học được mở ra khắp mọi nơi và rất nhiều kế hoạch tiếp sau đó đang được triển khai.

Điều đó cho phép Cuba có những người lính có trình độ giáo dục tốt hơn để có thể sử dụng các loại trang thiết bị và vũ khí hiện đại.

Đúng vậy. Ví dụ như có thời điểm sau cuộc khủng hoảng tháng 10 năm 1962, chúng tôi đã phải làm quen với tất cả số vũ khí của 42000 người lính Xô Viết, trong đó có cả những loại tên lửa đất đối không đòi hỏi người sử dụng phải có trình độ tối thiểu là trung học phổ thông cộng thêm một khóa huấn luyện nâng cao. Ngay cả việc đào tạo các chuyên gia trong những trường đại học cũng bị ảnh hưởng. Số sinh viên vào học trong các trường y không được nhiều như chúng tôi mong muốn, và số lượng học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông cũng không đủ so với yêu cầu, và trong số đó rất nhiều người vừa tốt nghiệp trung học đã phải tham gia ngay vào quân đội để phục vụ trong các đơn vị đòi hỏi phải nắm vững công nghệ hiện đại, như radar, thông tin liên lạc. Nói chung là tất cả các trang thiết bị và vũ khí hiện đại đều đòi hỏi có nguồn nhân lực trình độ cao.

Cuối cùng đến giai đoạn đa số những chiến sĩ phục vụ trong quân đội theo thời hạn nghĩa vụ quân sự bắt buộc ba năm đều đã tốt nghiệp trung học hoặc thậm chí là những sinh viên đại học năm thứ hai. Tuy nhiên chúng tôi cũng áp dụng chế độ miễn trừ cho một số ngành nghề có nhu cầu nhân lực cấp thiết - ví dụ như ngành y, vì trong tổng số 6000 bác sĩ mà chúng tôi có năm 1959, thì đã có tới 3000 người bỏ sang Mỹ trong những năm đầu tiên.

Chúng tôi đã mất ít nhất là hai mươi năm mới đạt được con số 6000 sinh viên y khoa và cuối cùng là con số 70.000 trong hiện tại, gần như tất cả đều theo học một hoặc hai chuyên ngành. Từ một Trường Đại học y ban đầu, chúng tôi đã phát triển thành hai mươi mốt trường, gần như tất cả đều được xây dựng trong vòng mười năm trước khi bắt đầu thời kỳ đặc biệt. Trường thứ hai mươi hai chủ yếu dành cho các sinh viên nước ngoài.

Cả cuộc tấn công vào Vịnh Con lợn và “cuộc chiến bẩn” đều được thực hiện theo lệnh của Tổng thống John Kennedy, người sau này trở thành nhân vật trung tâm cùng với ông và Tổng Bí thư Khruschev, trong cuộc khủng hoảng trầm trọng xảy ra vào tháng 10 năm 1962, mà ông vừa nhắc tới. Tuy vậy khi nói về Kennedy, dường như ông không hề có vẻ gì là ác cảm đối với ông ta, thậm chí ông còn tỏ ra rất có cảm tình với vị Tổng thống này?

Liên quan đến sự kiện xảy ra trên bãi biển Playa Girón tháng 4 năm 1961, thì thật ra Kennedy đã phải thừa hưởng lại kế hoạch này từ người tiền nhiệm của mình là Eisenhower, và vị Phó Tổng thống của ông ta khi đó là Richard Nixon. Cuộc xâm lược đó là một sự đã rồi; tức là nó đã có sẵn trong những kế hoạch nhằm chống lại Cách mạng Cuba, cho dù đến thời điểm đó chúng tôi chưa hề công bố bản chất Xã hội Chủ nghĩa của cuộc Cách mạng.

Những bước đi quan trọng nhất mà chúng tôi tiến hành đến thời điểm đó là cuộc Cải cách ruộng đất và tiến hành quốc hữu hóa các công ty công nghiệp và thương mại lớn, cùng với những biện pháp cụ thể khác mang hơi hướng Xã hội chủ nghĩa rất sâu sắc, ví dụ như chiến dịch xóa mù chữ, giảm giá điện và điện thoại, cuộc cải cách thành thị, đạo luật kiểm soát giá thuê nhà đất, tịch thu và sung công tài sản của những kẻ biển thủ và tham nhũng tài sản của Chính phủ và nhân dân. Chúng tôi đã thực hiện nhiều biện pháp rất quan trọng, nhưng chúng tôi chưa hề tuyên bố mình là những người Xã hội Chủ nghĩa, cũng chưa hề công khai tuyên bố ủng hộ Học thuyết Mác-Lênin. Chính sự kiện Girón đã thúc đẩy tiến trình của Cách mạng.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM