Lịch sử Quân sự Việt Nam

Thư viện Lịch sử Quân sự Việt Nam => Tài liệu nước ngoài => Tác giả chủ đề:: hoi_ls trong 17 Tháng Sáu, 2013, 10:15:31 am



Tiêu đề: Cuộc đời tôi - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 17 Tháng Sáu, 2013, 10:15:31 am
(http://imageshack.us/a/img593/8895/iy71.jpg)




CUỘC ĐỜI TÔI
Một trăm giờ với Fidel Castro

(HỒI KÝ QUA LỜI KỂ)


Người dịch: ĐỖ TUẤN ANH - HOÀNG MẠNH HIỂN

NHÀ XUẤT BẢN THÔNG TẤN - 2008

Số trang: 960
Kích thước: 16 x 24 cm

Số hóa: hoi_ls




Một trăm giờ với Fidel

Lúc đó là hai giờ sáng, và chúng tôi đã nói chuyện liên tục suốt nhiều giờ không nghỉ. Chúng tôi ngồi trong văn phòng riêng của ông ở Palacio de la Revolución (Dinh Cách mạng), một căn phòng giản dị, rộng thênh thang với trần cao và những ô cửa sổ lớn gắn rèm sáng màu nhìn ra một ban công rộng, đứng từ đó có thể nhìn thấy một trong những đại lộ chính của thủ đô Havana. Một tủ sách khổng lồ kê sát tường, và trước giá sách là một chiếc bàn làm việc dài, chất nặng sách và tài liệu. Tất cả đều gọn gàng, ngăn nắp. Đặt giữa những cuốn sách trên tủ và trên những chiếc bàn nhỏ kê hai đầu trường kỷ là một bức tượng đồng bán thân của “Vị Tông đồ của Tự do” José Marti, một bức tượng của Simón Bolivar, rồi tượng của Antonio José de Sucre1, và tượng bán thân của Abraham Lincoln. Trong một góc phòng là tác phẩm điêu khắc mang phong cách hiện đại của chàng Hiệp sĩ Don Quixote đang cưỡi trên con tuấn mã gầy giơ xương Rocinante của mình. Và trên các bức tường, bên cạnh một bức chân dung sơn dầu khổ lớn của Camilo Cienfuegos, một trong những trợ thủ đắc lực nhất của Castro trong căn cứ Sierra Maestra, là ba tài liệu được lồng khung: một lá thư viết tay của Simón Bolivar, một bức ảnh chụp nhà văn Mỹ Ernest Hemingway đang giơ cao một con cá kiếm to bự với dòng ký tặng (Tặng Tiến sĩ Fidel Castro - Chúc anh câu được một con như thế này trong cái giếng ở Cojímar. Để kỷ niệm tình bạn, Ernest Hemingway), và một bức ảnh cha ông, Angel Castro, khi mới từ xứ Galicia (Tây Ban Nha) đặt chân lên đất Cuba năm 1895.

Ngồi trước mặt tôi - cao lớn, vững chãi và vạm vỡ, với bộ râu quai nón gần như bạc trắng, vẫn mặc bộ quân phục màu xanh ôliu quen thuộc không một cuống huân chương hay bất cứ thứ đồ trang trí nào khác, và nhất là không một dấu hiệu mệt mỏi nào sau ngần ấy thời gian nói chuyện liên tục - Fidel trả lời bình tĩnh, nhiều khi bằng một giọng nói khẽ đến mức gần như chỉ còn là một tiếng thì thầm, rất khó nghe. Đó là thời điểm cuối tháng Giêng năm 2003, và chúng tôi đang bắt đầu đợt đầu tiên của không biết bao nhiêu cuộc trò chuyện dài không ngừng nghỉ đã đưa tôi quay lại Cuba nhiều lần suốt những tháng sau đó, đến tận tháng 12 năm 2005.

Ý tưởng về cuộc trò chuyện như thế này đã hình thành từ trước đó một năm, vào tháng 2 năm 2002. Khi đó tôi đến Havana để thực hiện một bài giảng tại Hội chợ Sách Havana. Joseph Stigliz, người từng giành giải Nobel về Kinh tế năm 2001, cũng có mặt tại đây. Fidel đã giới thiệu tôi với ông bằng câu: “Ông ấy là một nhà kinh tế học, một công dân Mỹ, nhưng là người cấp tiến nhất mà tôi từng biết. Đứng cạnh ông ấy tôi chỉ là một người theo đường lối ôn hòa”. Fidel và tôi bắt đầu nói vẻ toàn cầu hóa tự do mới và về Diễn đàn Xã hội Thế giới ở Porto Alegre mà tôi mới tham dự. Fidel muốn biết tất cả về sự kiện đó - những chủ đề đã được thảo luận, những hội thảo, các đại biểu tham dự, những dự báo... ông bày tỏ sự ngưỡng mộ của mình đối với phong trào toàn cầu hóa mới này: “Một thế hệ nổi loạn mới đã xuất hiện”, ông nói, “trong đó có rất nhiều người Mỹ. Họ đang sử dụng những phương pháp đấu tranh mới và khiến những tên đế quốc trên thế giới phải run rẩy. Tư tưởng còn quan trọng hơn vũ khí. Ngoại trừ bạo lực, còn thì tất cả các lập luận và quan điểm đều nên được sử dụng để chống lại toàn cầu hóa”.

Như mọi khi, những ý tưởng cứ thế trào ra như một dòng sông hối hả trong đầu Fidel. Stiglitz và tôi ngẩn ngơ nghe ông nói. Ông có cái nhìn rất toàn diện và sâu sắc về toàn cầu hóa, những hậu quả của nó và cách kiểm soát chúng; những nhận xét của ông, vừa sắc sảo vừa hiện đại, là minh chứng hùng hồn nhất cho những phẩm chất siêu việt mà các nhà sử học vẫn đánh giá cao ở ông: đó là cảm quan chiến lược, khả năng “đọc” một tình huống cụ thể, cùng khả năng phân tích nhanh nhạy. Bên cạnh những phẩm chất đó là vốn kinh nghiệm tích lũy suốt bao nhiêu năm lãnh đạo đất nước, kháng chiến và chiến đấu.

Trong khi lắng nghe ông nói, tôi chợt nhận ra rằng thật bất công khi những thế hệ trẻ ngày nay hầu như không biết gì về cuộc đời và sự nghiệp của ông và đáng buồn rằng, vô tình là nạn nhân của chiến dịch tuyên truyền chống Castro, rất nhiều người châu Âu mặc dù phản đối toàn cầu hóa tự do, đặc biệt là các thanh niên, lại coi ông như một tàn dư của Chiến tranh lạnh, một nhà lãnh đạo còn sót lại của một giai đoạn lịch sử đã hết thời, một người không còn đóng góp gì đáng kể cho những cuộc đấu tranh của thế kỷ 21.

Ngay cả ngày nay, và ngay cả trong những thành trì của cánh tả trên thế giới, rất nhiều người phê phán, hoài nghi, hoặc thậm chí thẳng thừng phản đối chế độ do Castro lãnh đạo tại Havana. Và mặc dù trên khắp châu Mỹ la tinh Cách mạng Cuba vẫn tiếp tục là nguồn cảm hứng nhiệt thành cho những phong trào xã hội cánh tả và rất nhiều trí thức, thì tại châu Âu nó lại là một chủ đề gây tranh cãi. Trong thực tế, ngày càng khó tìm được người - dù ủng hộ hay phản đối cách mạng Cuba đi nữa - khi được yêu cầu khái quát về Castro và những năm tháng lãnh đạo của ông, có thể đưa ra một quan điểm khách quan và đúng đắn nhất.


-------------------------------------------------------------------------------------
1. Joss Antonio de Sucre (1795-1830); ngưòi Venezuela) là sĩ quan chỉ huy quân sự rất tài giỏi trong các cuộc chiến đấu giành độc lập ở Nam Mỹ. Ông chiến đấu cùng với Miranda và các tướng lĩnh khác, thăng tiến rất nhanh trong hàng ngũ chỉ huy và ở độ tuổi 27 ông đã là Tổng chỉ huy dưới quyền của Bolivar, ông đã giành những chiến thắng lớn ở Pichincha và Junin, và trận chiến quyết định cuối cùng giành độc lập cho châu Mỹ La-tinh ở Ayacucho. Với vai trò là nhà tổ chức của Peru và Alto Peru, sau đó trở thành nước cộng hoà Bolivia, ông trở thành Tổng thống của Bolivia và giữ chức vụ đó trong 2 năm, mặc dù bản thân ông tuyên bố là Tổng thống suốt đời. Ông bị ám sát năm 1830 trong hoàn cảnh nào và vì lý do gì thì cho đến bây giờ vẫn chưa được rõ.


Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 17 Tháng Sáu, 2013, 10:29:57 am
Trước đó tôi đã xuất bản một cuốn sách ngắn về những cuộc trò chuyện với Subcomandante (Phó Tư lệnh) Marcos, nhà lãnh tụ lãng mạn và xuất chúng của lực lượng Zapatista ở Mêhicô. Fidel cũng đã đọc cuốn sách này và nhận xét rằng nó khá thú vị. Tôi đề xuất rằng ông và tôi cũng làm một việc tương tự, nhưng với quy mô lớn hơn. Ông chưa bao giờ viết hồi ký, và gần như chắc chắn ông sẽ không bao giờ viết, vì thiếu thời gian. Do vậy, đề xuất của tôi sẽ là một kiểu hồi ký phỏng vấn, mặc dù có hình thức là một cuộc trò chuyện; đó sẽ là di chúc chính trị của Fidel Castro, một bản tổng kết bằng lời của chính Fidel Castro về cuộc đời ông ở tuổi tám mươi và sau hơn nửa thế kỷ kể từ cuộc tấn công vào trại lính Moncada ở Santiago de Cuba năm 1953 - thời điểm mà nhiều người coi là dấu mốc đánh dấu sự xuất hiện trước công chúng của Fidel.

Rất hiếm người có vinh dự được đi vào những trang lịch sử và huyền thoại ngay từ khi còn sống. Fidel là một người như vậy. Ông là “vĩ nhân” cuối cùng trên chính trường quốc tế. Ông thuộc về thế hệ của những lãnh tụ vĩ đại - Nelson Mandela, Hồ Chí Minh, Patrice Lumumba, Amílcar Cabral, Che Guevara, Carlos Marighela1, Camilo Torres2, Mehdi Ben Barka3 - những người, để theo đuổi lý tưởng về lẽ phải của mình, đã tham gia vào hoạt động chính trị trong những năm sau Chiến tranh Thế giới thứ II. Họ cũng là những người hy vọng thay đổi một thế giới bất công và phân biệt, một thế giới bị phân cực trong Chiến tranh lạnh, giữa Liên Xô và Mỹ. Giống như hàng nghìn người tiến bộ và trí thức lỗi lạc trên thế giới, thế hệ đó đã hoàn toàn tin tưởng rằng Chủ nghĩa cộng sản sẽ hứa hẹn một tương lai tốt đẹp và tươi sáng hơn, và mọi bất công, phân biệt chủng tộc và nghèo đới sẽ bị quét sạch khỏi bề mặt trái đất này chỉ trong vài thập kỷ.

Vào thời gian đó - tại Việt Nam, Algeri, Guinea-Bissau, trên hơn một nửa hành tinh - những dân tộc bị áp bức đã đứng lên. Hồi đó, hầu hết nhân loại vẫn còn rên xiết dưới sự áp bức nhục nhã của chủ nghĩa thực dân. Hầu như toàn bộ châu Phi và phần lớn châu Á vẫn còn nằm dưới ách cai trị của các nước thực dân phương Tây già cỗi. Trong khi ấy, những dân tộc ở Mỹ la tinh, dù về lý thuyết đã độc lập được hơn 150 năm, vẫn đang chịu sự bóc lột của những nhóm người thiểu số có đặc quyền và thường nằm dưới ách nô dịch của nhà độc tài tàn bạo (Batista ở Cuba, Trujilo ở Cộng hòa Dominica. Duvalier ở Haiti, Somoza ở Nicaragoa. Ydigoras ở Guatemala4, Pérez Jimenez ở Venezuela5, Stroessner ở Paraguay...), những kẻ được Washington hậu thuẫn đặt lên vị trí lãnh đạo.


-----------------------------------------------------------------------
1. Carlos Marighela (1911-1969) là nhà lý luận, nhà lãnh đạo, du kích quân theo chủ nghĩa Mác người Brazil, ý tưởng của ông lấy khu vực thành thị làm tâm điểm của cuộc đấu tranh du kích, đối lập với ý tưởng của Che Guevara lấy khu vực nông thôn để đấu tranh cách mạng. Marighela ban đầu là người theo Chủ nghĩa Cộng sản nhưng bị khai trừ khỏi Đảng khi ông phản đối những xu hướng cải cách của Đảng này, sau đó ông liên minh với Fidel Castro, ông là người sáng lập và là nhà lãnh đạo chính của ALN, Nhóm hành động giải phóng dân tộc.

2. Camilo Torres Restrepo (1929-1966) sinh ra trong một gia đình người Colombia khá giả ở Bogota, ông học luật nhưng sau đó lại theo học trường dòng và trở thành tu sĩ; ông được biết đến là “thầy tu du kích”. Xuất phát từ mối quan tâm của ông đến các vấn đề xã hội, ông nghiên cứu tình trạng nghèo đói ở thành thị và nông thôn ở Colombia, sau đó, thành lập Liên minh thống nhất nhân dân. Ông xuất bản một tờ tuần tin và trở thành nhà hoạt động chính trị, nhưng vẫn liên minh với Quân đội giái phóng quốc gia. Bị quấy rầy và ngược đãi, ông quyết định tiến hành cuộc chiến tranh du kích và bị giết ngay trong trận đánh đầu tiên vào ngày 15 tháng 2 năm 1966.

3. Mehdi Ben Barka (1920 - mất tích ngày 29 tháng 10 năm 1965) là chính trị gia người Ma-rốc thuộc Đảng đối lập, Đảng này năm 1962 bị buộc tội âm mưu đảo chính chống lại nhà vua. Ông sống lưu vong, và ở Algieria, ông gặp Che Guevara, Amilcar Cabral và Malcolm X. Từ đó, ông tiếp tục đi lại và cuối cùng đến Havana, nơi ông giúp lên kế hoạch cho Hội nghị Ba châu (Hội nghị các nước thế giới thứ ba) được tổ chức ở đó năm 1966. Ben Barka là một trong những nhà lãnh đạo của Phong trào các nước thế giới thứ ba xuất hiện trong giai đoạn này. Năm 1965, ông bị “làm mất tích” bởi lực lượng cảnh sát Pháp và từ đó không còn nghe tin tức gì nữa.


4. Miguel Ydigoras Fuentes (1895-1982) là Tổng thống Guatemala từ ngày 2 tháng 3 năm 1958 đến ngày 31 tháng 3 năm 1963.
Vào thời điểm cao trào của cuộc Chiến tranh lạnh, tháng 5 năm 1954, Mỹ quyết định lật đổ Tổng thống Jacobo Arbenz với sự hỗ trợ của Nicaragua và Honduras. Một loạt các sĩ quan quân đội lên nắm quyền lãnh đạo chính phủ Guatemala từ thời điểm đó, và Ydigoras, một vị tướng, nhậm chức năm 1958.

Theo lời kêu gọi của Mỹ, Ydigoras cho phép lực lượng lưu vong người Cuba chống Castro được huấn luyện ở Guatemala để thực hiện vụ xâm lược Vịnh con lợn năm 1961.

Do chiến thuật kẻ mạnh của Ydigoras, làn sóng phản đối ngày càng gia tăng, và bản thân ông ta bị lục lượng các sĩ quan quân đội thuộc cánh hữu lật đổ năm 1963, và lực lượng này lại đưa lên một vị Tổng thống còn đàn áp mạnh tay hơn, đó là Enrique Peralta Azurdia, ngưòi cho phép lực lượng tàn sát cánh tả được phép công khai hoạt động.

5. Marcos Perez Jimenez (1914-2001) là Tổng thống Venezuela từ 1952 -1958. Từ cuối năm 1948 đến 1952, Venezuela nằm dưới sự chỉ huy của một bộ chỉ huy quân sự trong đó có Perez Jimenez. Năm 1950, vị Tổng thống của nhóm lãnh đạo này bị sát hại và một thành viên khác lên nắm quyền, Perez Jimenez đứng đằng sau điều khiển. Năm 1952, diễn ra cuộc tổng tuyển cử, nhưng khi ứng cử viên của phe đối lập có khả năng giành chiến thắng, nhóm lãnh đạo này cho tạm ngừng cuộc bầu cử và đưa Perez Jimenez lên nắm quyền. Mặc dù Perez Jimenez được công nhận là đã có những hành động tiến bộ ở Venezuela, nhưng Chính phủ của ông ta vẫn bị coi là nhẫn tâm vì đã truy bắt và đàn áp tất cả các nhóm đối lập. Năm 1963, sau khi bị dẫn độ vẻ từ Mỹ vì tội biển thủ 200 triệu USD trong thời gian cầm quyền, ông ta bị buộc tội và bị cầm tù đến năm 1968. Ông ta qua đời ở Tây Ban Nha năm 2001, ở tuổi 87.



Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 17 Tháng Sáu, 2013, 10:42:13 am
Fidel khẽ mỉm cười khi nghe lời đề nghị của tôi, như thể ông lấy làm thích thú trước ý tưởng đó. Ông nhìn tôi với ánh mắt tinh nghịch, và hỏi tôi với chút giễu cợt, “Ông thực sự muốn lãng phí thời gian nói chuyện với tôi à? Chẳng nhẽ ông không còn việc gì quan trọng hơn để làm hay sao?”. Tất nhiên là tôi nói tôi thực sự muốn, và không, tôi không còn việc gì quan trọng hơn thế. Có đến hàng chục nhà báo trên khắp thế giới, trong đó có cả những nhà báo nổi tiếng và uy nhất, đã dành bao nhiêu năm trời chờ đợi cơ hội được nói chuyện với Fidel. Đối với một nhà báo chuyên nghiệp, liệu còn có cuộc phỏng vấn nào quan trọng hơn cuộc phỏng vấn này - với một người được đánh giá là một trong những nhân vật quan trọng nhất trên thế giới trong vòng sáu thập kỷ qua? Chẳng phải Castro chính là nguyên thủ quốc gia nắm quyền lâu nhất trên thế giới hiện nay1? Để so sánh, chúng ta nên nhớ rằng cũng đúng ngày Fidel, khi ấy mới ba mươi hai tuổi, vào Havana trong chiến thắng sau khi đánh bại quân đội của Batista - ngày 8 tháng 1 năm 1959 - Tướng Charles de Gaulle tuyên thệ nhậm chức tổng thống đầu tiên của nền Đệ ngũ Cộng hòa tại Pháp.

Fidel Castro đã phải đương đầu với không dưới mười đời tổng thống Mỹ (Eisenhower, Kennedy, Johnson, Nixon, Ford, Carter, Reagan, Bush cha, Clinton và bây giờ là Bush con), ông đã có mối quan hệ cá nhân và thậm chí là bạn bè thân thiết với nhiều lãnh tụ quan trọng nhất trên thế giới từ sau năm 1945 (Nehru, Nasser, Tito, Khrushev, Olof Palme 2, Willy Brandt, Ben Bella, Boumedienne 3, Arafat, Indira Gandhi, Salvador Allende, Brezhnev, Gorbachev, Mitterand, Giang Trạch Dân, Giáo hoàng John Paul II, Vua Tây Ban Nha Juan Carlos, Nelson Mandela...), ông còn quen biết nhiều trí thức, nghệ sĩ và nhân vật nổi tiếng trong thời đại của chúng ta (Jean-Paul Sartre, Simone de Beauvoir, Ernest Hemingway, Graham Greene, Arthur Miller, Pablo Neruda, Jorge Amado, Oswado Guayasamin, Henri Cartier-Bresson, Oscar Niemeyer, Julio Cortazar, Jose Saramago, Gabriel García Marquez, Claudio Abbado, Yves-Jaccques Cousteau, Harry Belafonte, Angela Davis, Jesse Jackson, Danielle Mitterand, Costa-Gavras, Gerard Depardieu, Danny Glover, Robert Redford, Jack Nicholson, Steven Spielberg, Eduardo Galeano 4, Diego Maradona, Oliver Stone, Noam Chomsky và nhiều, rất nhiều người khác).

Dưới sự lãnh đạo của Fidel, đất nước Cuba bé nhỏ (với diện tích 100.000 km vuông và dân số khoảng 11 triệu người) đã theo đuổi một đường lối ngoại giao cực kỳ mạnh mẽ, với tác động vô cùng sâu rộng - hòn đảo này đã hiên ngang đứng vững bên cạnh nước Mỹ, bất chấp những nỗ lực của lãnh đạo siêu cường này trong việc lật đổ hay ám sát Fidel, và thậm chí là đẩy Cách mạng đi chệch hướng.


-----------------------------------------------------------
1. Tính đến tháng 12 năm 2006, Vua Bhumibol Adulyadej của Thái Lan, lên ngôi ngày 5 tháng 5 năm 2950, và Nữ hoàng Elizabeth II của Vương quốc Anh, lên ngôi ngày 6 tháng 2 năm 2952, là những ngưòi nắm chức vụ lâu hơn bất kỳ người đứng đầu nhà nước nào khác, bao gồm cả Fidel Castro, nhưng cả hai người này đều không được coi là nhà lãnh đạo chính trị của đất nước như Fidel Castro. Cả Thái Lan và Vương quốc Anh đều có Thủ tướng.

2. Olof Palm (1927-1986) là nhà lãnh đạo Đảng dân chủ Xã hội cúa Thụy Điển, là Thủ tướng của nước này từ 1969 đến 1976 và là Thủ tướng nội các cho đến khi qua đời vì bị ám sát.

3. Houari Boumedienne (1927 (hoặc 1932?) - 1978) sinh ra ở Mohammed Bou Kharrouba ở phía đông Algieri. Năm 1954, ông gia nhập Mặt trận giải phóng dân tộc Algieri (FNL) nhằm giúp sức cho cuộc đấu tranh du kích chống lại nước Pháp. Khi Algieri giành độc lập, ông trở thành Bộ trưởng Quốc phòng dưới quyền của Ahmed Ben Bella, nhưng năm 1965, ông cầm đầu một vụ đảo chính chống Ben Bella và thành lập một Chính phủ Xã hội Hồi giáo.

4. Eduador Galeano (sinh năm 1940) là nhà báo kiêm tiểu thuyết gia ngưòi Uruguay. Tác phẩm lịch sử nổi tiếng nhất của ông là Mạch nguồn của châu Mỹ La-tinh (1971), một tác phẩm đồ sộ giải thích lịch sử của châu Mỹ La-tinh từ người Tây Ban Nha cho đến thời kỳ chủ nghĩa tư bản Mỹ và sự thống trị về chính trị hiện tại.


Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 17 Tháng Sáu, 2013, 10:51:54 am
Tháng 10 năm 1962, một cuộc Chiến tranh Thế giới thứ ba đã suýt xảy ra khi chính phủ Mỹ kịch liệt phản đối việc Liên Xô triển khai các tên lửa hạt nhân tại Cuba - những quả tên lửa có chức năng hàng đầu là bảo vệ hòn đảo này và ngăn ngừa một cuộc xâm lược thứ hai giống như cuộc tấn công từng được thực hiện năm 1961 tại Vịnh Con Lợn với sự hậu thuẫn trắng trợn của quân đội Mỹ, nhưng cuộc xâm lược lần thứ hai sẽ do chính quân đội Mỹ thực hiện, với mục tiêu là lật đổ Chính phủ Cuba.

Từ năm 1960, Mỹ đã tiến hành cuộc chiến kinh tế chống Cuba, và bất chấp sự phản đối ngày càng mạnh mẽ của Liên hợp quốc 1, đã đơn phương áp đặt lệnh cấm vận thương mại cực kỳ nguy hại lên đất nước nhỏ bé này, một lệnh cấm vận được củng cố vào những năm 90 của thế kỷ trước với Đạo luật Helms-Burton và Tu chính án Torricelli và mới đây lại được chính phủ Bush tăng cường thêm vào tháng 5 năm 2004 2. Lệnh cấm vận này đã hủy hoại sự phát triển bình thường của Cuba và góp phần làm trầm trọng thêm tình hình kinh tế và tài chính vốn đã mong manh của đất nước này 3, với những hậu quả khốc liệt đối với người dân Cuba.

Mỹ cũng đã theo đuổi một cuộc chiến tranh truyền thông và ý thức hệ không ngừng nghỉ chống lại Havana, với những đài phát sóng đầy quyền lực - như Radio Marti và TV Marti - được bố trí tại Florida và phủ kín hòn đảo này với những luận điệu tuyên truyền giống như thời Chiến tranh lạnh. Chính quyền Mỹ, thường thông qua những mặt trận như Quỹ Tài trợ Quốc gia vì Dân chủ (NED), một tổ chức phi chính phủ do Ronald Reagan lập ra năm 1983, để tài trợ tiền cho các nhóm hải ngoại truyền bá các luận điệu thù địch chống Cuba.

Ví dụ, theo Associated Press, năm 2005 NED đã cung cấp 2,4 triệu USD cho các tổ chức hoạt động tại châu Âu nhằm làm thay đổi chế độ tại Cuba. Ngoài ra còn có Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID), vốn phụ thuộc hoàn toàn vào chính phủ Mỹ và từ năm 1996 đến nay đã chuyển hơn 65 triệu USD cho các lực lượng chống Fidel Castro hoạt động chủ yếu tại Florida. Tháng 5 năm 2004, chính quyền Bush đã thành lập một quỹ bổ sung trị giá 80 triệu USD dành riêng cho việc tăng cường viện trợ cho các nhóm này  . Hàng chục nhà báo trên thế giới được trả tiền để truyền tải các thông tin sai lạc về Cuba.

Một phần khoản tiền này được sử dụng để tài trợ cho các tổ chức khủng bố thù địch với chính phủ Cuba - trong đó phải kể đến Alpha 66 và Omega 7. Những tổ chức này có trụ sở ở Florida, nơi chúng bố trí các trại huấn luyện và thường xuyên tung các nhóm biệt kích có vũ trang vào Cuba để thực hiện những vụ đánh bom và phá hoại, tất cả đều có sự đồng lõa trắng trợn của chính quyền Mỹ. Trong vòng 40 năm qua đã có hơn 3500 người Cuba chết vì các cuộc tấn công khủng bố, với hơn 2000 người bị tàn tật vĩnh viễn - nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào khác - và cho đến nay hậu quả của những hoạt động khủng bố đó vẫn còn đè nặng lên đất nước này.

Năm 2005, ngang nhiên chà đạp lên chủ quyền quốc gia của Cuba - dưới chiêu bài hòn đảo này là “vấn đề nội bộ” của Mỹ - Washington đã trắng trợn bổ nhiệm chức danh “Điều phối viên phụ trách Chuyển đổi chế độ ở Cuba” cho một nhân vật tên là Cabeb McCarry, một người từng đảm đương nhiệm vụ này tại Afghanistan.


----------------------------------------------------------
1. Tháng 11 năm 2006, năm thứ 15 liên tiếp, trong một cuộc bỏ phiếu với tỷ lệ phiếu thuận là 184/4, Liên hợp quốc yêu cầu Mỹ bãi bỏ lệnh cấm vận về kinh tế và thương mại áp đặt đơn phương đối với Cuba.

2. Những biện pháp mới được thông qua ngày 6 tháng 5 năm 2004 cúa chính quyền Bush vô cùng hà khắc. Ví dụ, bất kỳ người Mỹ gốc Cuba nào đi thăm một người họ hàng bị bệnh ở Cuba mà không được phép của Bộ Tài chính, hay ở lại đất nước này quá 14 ngày trong vòng 3 năm, hay tiêu hơn 50 USD một ngày trong 14 ngày ở lại hòn đảo này, hoặc gửi tiền về cho bất kỳ người thân trong gia đình nào ở Cuba là thành viên của Đảng Cộng sản Cuba, sẽ có nguy cơ bị phạt 10 năm tù và 1 triệu USD. Xem Salim Lamrani, “Cuba et Vespoir d”un monde meilleur”, 28 tháng 12 năm 2006, ).

3. Từ năm 1961 đến năm 2006, sự thiệt hại đối với nền kinh tế Cuba do lệnh cấm vận của Mỹ ước tính là hơn 70 tỷ USD.


Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 17 Tháng Sáu, 2013, 02:00:03 pm
Ngày 10 tháng 6 năm 2006, Ủy ban Hỗ trợ Cuba Tự do, do Ngoại trưởng Condoleeza Rice và Bộ trưởng thưong mại Mỹ Carlos Guitierrez làm đồng chủ tịch, đã trình lên Tổng thống Mỹ một bản báo cáo với kiến nghị cần làm tất cả những gì có thể để “chiến lược duy trì chế độ của Castro sẽ thất bại”. Tài liệu này cho biết tổng lượng tiền mà Mỹ đã gửi viện trợ cho những đồng minh của mình ở Cuba - những người mà nhà văn Ernest Hemingway, trong một văn cảnh hoàn toàn khác, đã gọi là “thê đội năm” 1  - lên đến 68,2 triệu USD, và khẳng định số tiền này được gửi trực tiếp tới “những người bất đồng chính kiến”, phục vụ cho công tác huấn luyện, mua sắm trang thiết bị và nhu yếu phẩm cần thiết.

Đây là một âm mưu không thể nào chối cãi được của một siêu cường nhằm gây mất ổn định tình hình của một nước nhỏ . Chủ tịch Quốc hội Cuba, Ricardo Alarcón, đã nói, “chừng nào chính sách này còn được duy trì, thì vẫn sẽ còn những người Cuba thông đồng với Mỹ, nhận tiền của Mỹ;... tôi không hề biết quốc gia nào lại không coi đó là một hành động tội ác”. Và ông đã hoàn toàn chính xác khi gọi đó là một tội ác nếu chúng ta biết trong bản báo cáo đó phía Mỹ đã viết gì: Vì những lý do an ninh và để bảo đảm tính hiệu quả, một số kiến nghị được xếp riêng vào một phụ lục tuyệt mật riêng biệt.

Bất chấp những đòn tấn công dai dẳng của Mỹ và hơn 600 âm mưu ám sát nhằm vào Fidel Castro, Cuba vẫn chưa bao giờ đáp trả bằng bạo lực. Suốt 48 năm trời, không hề có bất kỳ hành động bạo lực nào do Cuba khuyến khích hay tài trợ xảy ra tại Mỹ. Ngược lại - Castro còn ra một tuyên bố sau khi xảy ra những cuộc tấn công khủng bố vào New York và Washington ngày 11 tháng 9 năm 2001 rằng “thái độ thù địch của nước Mỹ đối với Cuba cũng không vì thế mà làm giảm đi nỗi thương cảm sâu sắc mà chúng tôi dành cho những nạn nhân của các vụ tấn công này... Chúng tôi đã nhiều lần tuyên bố rằng cho dù quan hệ của Cuba với chính quyền Washinton có như thế nào chăng nữa, sẽ không bao giờ có kẻ nào từ Cuba bước ra để thực hiện một vụ tấn công khủng bố nhằm vào nước Mỹ”. Và để nhấn mạnh, Castro đã nói thêm, “Tôi sẵn sàng để họ cắt cụt bàn tay mình nếu họ tìm thấy bất kỳ lời nào có nội dung miệt thị hoặc xúc phạm nhân dân Mỹ. Chúng tôi sẽ chẳng hơn gì những kẻ cuồng tín ngu xuẩn nếu chúng tôi đi trách cứ nhân dân Mỹ vì sự khác biệt giữa hai chính phủ chúng ta”.

Để chống lại sự thù địch không ngừng nhắm vào Cuba từ bên ngoài, ở trong nước Chính phủ Cuba đã kiên định đường lối đoàn kết, thống nhất tuyệt đối. Cuba vẫn luôn duy trì nguyên tắc một đảng chính trị duy nhất, và đã rất mạnh tay trừng phạt bất kỳ sự chống đối hoặc khác biệt nào về quan điểm, áp dụng đúng theo phương châm của Thánh Ignatius Loyola: “Trong một pháo đài bị bao vây, mọi sự bất đồng đều là phản quốc”. Do đó, bản báo cáo năm 2006 của Tổ chức Ân xá quốc tế về nhân quyền đã lên án quan điểm của Chính phủ Cuba về các quyền tự do cơ bản (tự do lập hội, tự do ngôn luận, tự do đi lại) và khuyến cáo cả thế giới rằng “vẫn còn gần 70 tù nhân lương tâm đang bị giam giữ trong các nhà tù Cuba”. Cho dù thong tin đó có chính xác hay không thì đây cũng là một thực tế mà Cuba khó cỏ thể biện minh một cách thỏa đáng. Cả với án tử hình cũng vậy, trong khi hình phạt này đã bị hủy bỏ ở hầu hết các quốc gia phát triển trên thế giới (trừ Mỹ và Nhật Bản). Không một ai tin vào dân chủ lại tán thành sự tồn tại của những tù nhân lương tâm và việc duy trì án tử hình 2 .

Tuy nhiên, những báo cáo gay gắt này của Tổ chức Ân xá quốc tế cũng không hề đưa ra bất kỳ cáo buộc nào việc có tình trạng tra tấn tù nhân tại Cuba, hoặc “sự mất tích”, thủ tiêu các nhà báo, hay các vụ ám sát chính trị, cũng như việc cảnh sát đánh đập người biểu tình. Cũng chưa bao giờ có một cuộc bạo loạn nào chống lại chế độ do Castro lãnh đạo - trong suốt hơn 50 năm qua của cuộc Cách mạng. Mặc dù vậy, những bản báo cáo đó cũng cho biết tại một số quốc gia trong khu vực nằm dưới sự theo dõi của báo chí và công luận - Guatemala, Honduras, El Salvador, Cộng hòa Dominica, thậm chí cả Mêhicô, đó là chưa kể đến Colômbia 3, - phụ nữ, các thành viên công đoàn, thành viên các đảng đối lập với chính phủ, phóng viên, linh mục, chánh án, thị trưởng, và lãnh đạo các hội dân sự vẫn liên tiếp bị giết hại một cách trắng trợn, và tất cả những sự vi phạm nhân quyền dã man đó cũng ít nhận được sự quan tâm và lên án của giới truyền thông quốc tế hơn.

Bên cạnh đó cũng phải bổ sung một thực tế rằng những quốc gia này, vốn nằm trong danh sách những nước nghèo nhất trên thế giới, đang phải đối mặt với rất nhiều nguy cơ nghiêm trọng: quyền lợi kinh tế, văn hóa và xã hội của hàng triệu người bị vi phạm thường xuyên; tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh cao đến mức đáng hổ thẹn; tuổi thọ thấp; nghèo đói; vô gia cư; thất nghiệp; chăm sóc y tế thiếu thốn; nạn ăn xin, trẻ đường phố, và những khu ổ chuột; nghiện ngập và buôn bán ma túy; tỷ lệ tội phạm cao; và đủ các loại tệ nạn xã hội khác... tất cả những hiện tượng này không hề tồn tại tại Cuba.



----------------------------------------------------------
1. Cách diễn đạt “đạo quân thứ 5” xuát phát từ cuộc nội chiến ở Tây Ban Nha, khi tướng Franquista Queipo de Llano khẳng định rằng, quân đội của ông không phải chí có bốn đạo quân đang tiến về Madrid mà còn có đạo quân thứ 5 - đó là những du kích quân ủng hộ Franco trong lòng thành phố - chiếm lĩnh thành phố. Năm 1938, Ernest Hemingway (1899-1961) xuất bản một vở kịch, đó là vở kịch duy nhất mà ông viết, có tiêu đề Đạo quân thứ năm và đã làm cho cách nói này trở nên phổ biến.

2. Thực ra, từ tháng 4 năm 2003, ở Cuba án tứ hình đã được tạm hoãn thi hành. Trong báo cáo năm 2006 của mình, Tổ chức Ân xá quốc tế cho rằng trong tháng 12 năm 2005, “Hơn 30 tù nhân vẫn nằm trong danh sách tử hình. Không có ai bị xử tử”.

3. Trong báo cáo năm 2006, Tổ chức Ân xá quốc tế cho rằng, ở Colombia, “ít nhất 70 nhà hoạt động công đoàn và 7 người bảo vệ nhân quyền bị xử tử trong năm 2005. ít nhất 1.050 dân thường bị giết chết hoặc “mất tích” trong những hoàn cảnh không xảy ra đấu tranh trong nửa đầu năm 2005”. Ngoài ra, báo cáo này còn khẳng định, “hơn 2.750 trường hợp bị giết và “mất tích” lã do lực lượng bán vũ trang gây ra trong khoảng thời gian giữa tuyên bố ngừng bắn của AUC (Lực lượng tự phòng vệ thống nhất của Colombia) năm 2002 cho đến cuối năm 2005”. Bất chấp những hành động vi phạm nhân quyền trắng trợn này, Chính phủ Mỹ vẫn dành cho Chính phủ Colombia khoản viện trợ tài chính lên tới 781 triệu USD trong năm 2005. (Xem nội dung bán báo cáo của Tổ chức Ân xá quốc tế năm 2006 trên địa chỉ: http://www.web.amnesty.orti).


Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 17 Tháng Sáu, 2013, 02:06:37 pm
Ngay cả chuyện tôn sùng cá nhân cũng vậy. Mặc dù gương mặt Fidel thường xuyên xuất hiện trên báo chí, trên truyền hình và trên đường phố, nhưng hoàn toàn không có bức chân dung chính thức nào, cũng như không hề có tượng đài, đồng xu, đại lộ hay công trình, đài tưởng niệm nào dành riêng cho Fidel Castro, hay bất kỳ lãnh đạo nào của Cách mạng đang còn sống.

Bất chấp sự chống phá không ngừng nghỉ từ bên ngoài, đất nước nhỏ bé này vẫn kiên cường giữ vững chủ quyền và đã đạt được những thành tựu cực kỳ đáng ngưỡng mộ trong lĩnh vực phát triển con người: xóa bổ sự phân biệt sắc tộc, giải phóng phụ nữ, xóa mù chữ, giảm đáng kể tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh 1, nâng cao dân trí... Trong lĩnh vực giáo dục, chăm sóc sức khỏe, nghiên cứu y học và thể thao, Cuba đã đạt được những thành tựu mà nhiều quốc gia phát triển cũng phải ghen tỵ 2.

Cuba tiếp tục là một trong những quốc gia có chính sách ngoại giao năng động nhất trên thế giới. Trong những năm 60 và 70 của thế kỷ trước, nước này đã ủng hộ các phong trào kháng chiến có vũ trang ở một số quốc gia Trung Mỹ (E1 Salvador, Guatemala, Nicaragua) và Nam Mỹ (Colombia, Venezuela, Bolivia, Argentina). Lực lượng vũ trang Cuba, được gửi đi khắp nơi trên thế giới, đã tham gia trong những chiến dịch quân sự có ảnh hưởng quan trọng, đặc biệt là trong những cuộc chiến tại Ethiopia và Angola. Trong thực tế, sự can thiệp của lực lượng vũ trang Cuba vào Angola đã góp phần đánh bại những sư đoàn thiện thiến của Cộng hòa Nam Phi và rõ ràng là đã thúc đẩy sự sụp đổ của chế độ phân biệt chủng tộc a-pác-thai ở Nam Phi và giúp Nelson Mandela được phóng thích, cựu tổng thống Nam Phi đã không bao giờ quên tình bạn với Fidel Castro và món nợ của ông đối với Cách mạng Cuba.

Trong những năm 80 của thế kỷ trước, Cuba đã đóng vai trò lãnh đạo trong Phong trào Không liên kết và phát động một chiến dịch quốc tế sâu rộng nhằm từ chối việc thanh toán nợ nước ngoài của các quốc gia Mỹ latinh. Trong bối cảnh hỗn loạn của hệ thống xã hội chủ nghĩa sau sự sụp đổ của Liên Xô và Đông Âu năm 1991, Cách mạng Cuba đã trải qua những năm tháng vô cùng gian khổ, một giai đoạn được gọi là “thời kỳ đặc biệt”, nhưng cuối cùng Cuba đã vượt qua, trước sự sững sờ của kẻ thù.

Lần đầu tiên trong lịch sử của mình, Cuba không còn phụ thuộc vào bất kỳ một cường quốc nào - không phải Tây Ban Nha, Mỹ hay Liên Xô. Cuối cùng thì cũng hoàn toàn độc lập, đất nước này bắt đầu một đời sống chính trị thứ hai - đứng về bên tả của phong trào cánh tả quốc tế, gắn bó chặt chẽ với tất cả các phong trào và lực lượng tiến bộ quốc tế, và là một phần trong cuộc tấn công quy mô lớn chống lại chủ nghĩa tự do mới và toàn cầu hóa.

Trong bối cảnh địa chính trị như vậy, nhờ vào những thành tựu của mình và bất chấp những tồn tại không nhỏ (những khó khăn về kinh tế, bộ máy hành chính quan liêu, nạn tham nhũng lan tràn ở cấp cơ sở, sự khó khăn trong cuộc sống hàng ngày, thiếu thốn thức ăn và nhu yếu phẩm, thiếu năng lượng, thiếu rất nhiều phương tiện giao thông công cộng và cá nhân, các vấn đề về nhà ở, chế độ tem phiếu, và sự hạn chế một số quyền nhất định), Cách mạng Cuba vẫn luôn là nguồn cổ vũ lớn lao cho hàng triệu người bị áp bức trên hành tinh này.

Mặc dù Cuba hoàn toàn không có ý định “xuất khẩu” mô hình chính trị-xã hội của mình, tại nhiều nơi trên thế giới vẫn có vô số con người bị áp bức đang đấu tranh và nhiều khi phải hy sinh vì những mục tiêu xã hội giống như những gì mà Cách mạng Cuba đã giành được. Điều này đặc biệt chính xác ở châu Mỹ latinh, nơi mà sự đoàn kết với Cuba và sức hút từ hình ảnh Fidel Castro chưa bao giờ mạnh mẽ hơn thế.

Từ sau chiến thắng vang dội trong bầu cử của Hugo Chavez tại Venezuela tháng 12 năm 1998 đến tháng 12 năm 2006, trên khắp lục địa này đã có rất nhiều ứng cử viên cánh tả giành thắng lọi trong các cuộc tổng tuyển cử một cách dân chủ: Nestor Kirchner ở Argentina, Lula da Silva ở Brazil, Tabaré Vazquez ở Uruguay, Martin Torrijos ở Panama, René Préval ở Haiti, Michelle Bachelet ở Chile, Evo Morales ở Bolivia, Daniel Ortega ở Nicaragua và Rafael Correa ở Ecuador. Tại các nước khác, chỉ có những âm mưu gian lận phiếu mới ngăn được các ứng cử viên cánh tả giành chiến thắng - như trường hợp đã xảy ra vào tháng 7 năm 2006 tại Mêhicô với việc Andrés Lopez Obrador thất bại vì kém đối thủ 0,56% số phiếu.

Tình hình này tại châu Mỹ latinh được đánh giá là hoàn toàn chưa có tiền lệ. Chỉ mới cách đây chưa lâu, với những lý do khác nhau, chỉ cần một cuộc đảo chính quân sự (gần đây nhất là xảy ra ngày 11 tháng 4 năm 2002 tại Venezuela chống lại Tổng thống Hugo Chavez) hoặc một sự can thiệp quân sự trực tiếp của Mỹ (mới đây nhất là vào tháng 12 năm 1989 tại Panama nhằm lật đổ Tổng thống Manuel Noriegal) là có thể chấm dứt bất kỳ nỗ lực cải cách kinh tế và xã hội nào, bất chấp sự ủng hộ của đại đa số người dân trong nước. Chúng ta phải nhớ rằng các lãnh đạo được bầu lên bằng con đường dân chủ như Jacobo Arbenz tại Guatemala, Joao Goulart ở Brazil, Juan Bosch ở Cộng hòa Dominica và Salvador Allende ở Chile, bốn trong những trường hợp nổi tiếng nhất, đều bị lật đổ (lần lượt vào các năm 1954, 1964, 1965, và 1973) sau những cuộc đảo chính quân sự do Mỹ hậu thuẫn để ngăn cản những nỗ lực cải cách triệt để trong các xã hội quá bất bình đẳng - những nỗ lực cải cách có thể ảnh hưởng đến lợi ích của Mỹ (trong thời kỳ Chiến tranh lạnh, kéo dài từ 1947 đến 1989) và đã tạo ra một sự dịch chuyển của các liên minh mà Washington hoàn toàn không có ý định cho phép hình thành.


----------------------------------------------------------
1. Năm 2006, tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh - tỷ lệ trẻ em sinh ra còn sống nhưng qua đời khi chưa đầy 1 năm tuổi - ở mức 5,3/1.000 em ở Cuba, mức thấp nhất ở khu vực châu Mỹ La-tinh và là mức thấp thứ hai ở châu Mỹ, chỉ sau Canada.

2.Trong báo cáo phát triển con người năm 2006 cúa Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNPD) đã đưa Cuba đứng vào hàng 3 nước đầu tiên trong tổng số 177 nước được nghiên cứu; có nghĩa là, Cuba đã được xếp vào hàng “các nước phát triển con ngưòi cao”. Cuba đứng ở vị trí thứ 50 sau Ác-hen-ti-na, Uruguay, và Costa Rica, nhưng đứng trên Mêhico, Brazil, Colombia và các nước khác ở châu Mỹ La-tinh.


Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 17 Tháng Sáu, 2013, 02:16:30 pm
Trong bối cảnh địa chính trị thời kỳ đó, mô hình thử nghiệm duy nhất mang màu sắc cánh tả vẫn còn trụ vững được chính là Cuba. Nhưng tất cả chúng ta đều chứng kiến cái giá mà đất nước này đã phải trả. Những áp lực và sự chống phá đã buộc Cuba phải gồng mình lên một cách khấc nghiệt nhất, và, để thoát khỏi sự cô lập về chính trị cũng như âm mưu bóp nghẹt về kinh tế do Mỹ áp đặt, phải dành hết ưu tiên cao nhất trong suốt hơn hai mươi năm cho một liên minh đặc biệt với Liên Xô xa xôi - sự sụp đổ đột ngột của siêu cường này tháng 12 năm 1991 đã gây cho Cuba những khó khăn tưởng như không thể vượt qua. Vì vậy, ngoại trừ trường họp của Cuba, tất cả những nỗ lực nhằm thay đổi cơ cấu sở hữu hoặc hướng tới một hệ thống phân phối tài sản bình đẳng hơn ở châu Mỹ la tinh đều bị bóp chết một cách tàn bạo...cho đến tận cách đây vài năm.

Tại sao một điều mà nước Mỹ không cho phép suốt hàng thập kỷ qua giờ đây lại được chấp nhận? Tại sao một làn sóng đỏ (hoặc ít nhất cũng là hồng) lại có thể quét qua ngần đấy quốc gia Mỹ la tinh mà không bị cấm cản như trước kia? Điều gì đã thay đổi? Trước hết, chúng ta phải nhận ra một lý do cực kỳ thuyết phục: sự thất bại, trên khắp châu Mỹ latinh của các mô hình thử nghiệm theo đường lối tự do mới trong những năm 90 của thế kỷ trước. Tại nhiều quốc gia, những chính sách này đã dẫn đến những hậu quả cực kỳ nghiêm trọng và tệ hại: quá trình tư nhân hóa ồ ạt đã dẫn đến việc bán tống bán tháo tài sản quốc gia với giá rẻ mạt; tham nhũng tràn lan; nạn vơ vét trắng trợn trên quy mô quốc gia; sự bần cùng hóa của tầng lớp lao động và trung lưu; và sự hủy hoại của toàn bộ các ngành công nghiệp. Cuối cùng, và có lẽ cũng là hoàn toàn dễ hiểu, người dân đã đứng lên đấu tranh. Tại Venezuela, Bolivia, Ecuador, Peru và cả ở Argentina, các cuộc bạo loạn của người dân đã lật đổ ghế của những tổng thống được bầu lên một cách dân chủ nhưng lại tưởng nhầm rằng một khi giành chiến thắng trong tổng tuyển cử họ có thể làm gì tùy thích trong suốt nhiệm kỳ của mình - thậm chí cuối cùng còn phản bội cả cương lĩnh và nhân dân của chính mình.

Vì vậy, những cuộc biểu tình khổng lồ tại Argentina tháng 12 năm 2001, dẫn đến sự sụp đổ của chính phủ tổng thống Fernando de la Rua, và đặc biệt là thất bại thảm hại của chính sách tự do mới trong giai đoạn 1989-1999 của Tổng thống Carlos Menem, xét theo góc độ nào đó, có thể được so sánh với sự sụp đổ của Bức tường Berlin ngày 9 tháng 11 năm 1989 tại châu Âu: sự phủ nhận cuối cùng của một mô hình giáo điều, kiêu ngạo và không được lòng dân.

Một lý do cơ bản khác: từ sau cuộc chiến vùng Vịnh năm 1991 và nhất là sau ngày 11 tháng 9 năm 2001, những toan tính địa chính trị cơ bản của nước Mỹ, vốn được coi là “bố già” (theo đúng nghĩa của giới mafia) tại khu vực mà Mỹ coi là “sân sau” của mình, đã chuyển sang Trung và Cận Đông, những nơi vừa có dầu vừa có kẻ thù hiện tại của Mỹ. Sự thay đổi trọng tâm này đã cho phép xuất hiện một loạt các mô hình cánh tả tại châu Mỹ latinh, và rõ ràng là đã thành công trong việc ngăn ngừa không cho người hàng xóm khổng lồ phương bắc dìm chết từ trong trứng nước như trước kia. Đây là một cơ hội lý tưởng cho Havana trong việc phát triển các đồng minh mới nổi trong khu vực thông qua những thỏa thuận về kinh tế, chính trị với các đối tác này, đặc biệt là với Venezuela của Tổng thống Hugo Chavez. Chúng ta cần nhớ rằng tại Hội nghị Thượng đỉnh Mercosur ở Cordoba, Argentina năm 2001, Fidel Castro đã ký một hiệp định thương mại quan trọng với các quốc gia thành viên của tố chức này, trong đó có cả Brazil và Argentina. Đây không chỉ là thách thức công khai đối với lệnh cấm vận của Mỹ mà còn là minh chứng cho sự ủng hộ của các nước Nam Mỹ đối với đất nước nhỏ bé suốt nửa thế kỷ qua đã kiên cường bảo vệ chủ quyền quốc gia của mình trước sự chống phá của siêu cường lớn nhất hành tinh.

Điều gì sẽ xảy ra khi Chủ tịch Fidel Castro qua đời - vì những nguyên nhân tự nhiên? Hiển nhiên là sẽ có những thay đổi nhất định, vì không ai trong bộ máy quyền lực của Cuba (cả bên Chính phủ, Đảng, cũng như lực lượng vũ trang) có được quyền lực như của Castro - một quyền lực giúp ông có được vai trò bằng bốn người khác: nhà tư tưởng, tư lệnh vũ trang 1, người sáng lập và nhà chiến lược cách mạng trong suốt 50 năm qua. Một số nhà phân tích dự đoán rằng hệ thống hiện tại sẽ nhanh chóng sụp đổ, hoặc bị lật đổ, như đã xảy ra ở Đông Âu sau khi Bức tường Berlin bị phá bỏ. Họ đã sai. Họ cũng chỉ là nạn nhân của ảo tưởng hão huyền vẫn luôn ám ảnh trong đầu những nhà tân bảo thủ Mỹ, những người tự huyễn hoặc mình rằng tất cả những chế độ chuyên chính, không có ngoại lệ, đều chỉ là những vỏ rỗng sẽ nhanh chóng tan tành sau cú huých đầu tiên. Chúng ta cần nhớ rằng chính lối suy nghĩ ảo tưởng này đã khiến Mỹ sa lầy tại Afghanistan và Irắc. Rất ít khả năng chúng ta sẽ chứng kiến tại Cuba xảy ra một sự chuyển đổi giống như ở Đông Âu trước kia, nơi một mô hình bị áp đặt từ bên ngoài vào và không nhận được sự ủng hộ của đại đa số người dân, đã sụp đổ tan tành trong một thời gian ngắn.

Ngày 31 tháng 7 năm 2006 có thể xem như bằng chứng thuyết phục cho nhận định này. Ngày hôm đó, sau một ca phẫu thuật phức tạp vì “xuất huyết đường ruột”, Fidel Castro, lần đầu tiên kể từ năm 1959, và cũng chỉ là “tạm thời”, đã chuyển giao tất cả quyền lực và trách nhiệm cho một nhóm gồm bảy quan chức chính phủ do Rául Castro đứng đầu  . Nhiều kẻ thù của ông đã vội vàng tuyên bố chế độ tại Cuba sắp sụp đổ đến nơi và dự báo về một sự nổi dậy của người dân. Quỹ Quốc gia Cuba - Mỹ ngay lập tức đã kêu gọi một “cuộc nổi dậy cả về dân sự và quân sự” để lật đổ chế độ. Và vào ngày 2 tháng 8, George W. Bush cũng kêu gọi một cuộc nổi dậy, ông ta đã truyền thông điệp của mình vào hòn đảo: “Chúng tôi ủng hộ các bạn trong nỗ lực thành lập một chính phủ quá độ hưởng tới nền dân chủ” và đe dọa sẽ trừng trị những người ủng hộ Cách mạng phản đối một “Cuba tự do”. Nhưng ngày tháng cứ thế trôi qua và đến cuối tháng 12, tất cả các nhà quan sát đều nhận định rằng cuộc sống vẫn tiếp diễn bình thường trên đất nước Cuba. (Ngày 19/02/2008 vừa qua Fidel Castro đã tuyên bố rút lui khỏi cương vị Chủ tịch Hội đồng Nhà nước và Tổng tư lệnh Quân đội Cuba, chuyển giao quyền lực cho em trai mình là Rául Castro - ND).

Mặc dù những đối thủ của ông thấy thật khó tin, sự thật là đại đa số người dân Cuba (mặc dù không phải là tất cả) đều trung thành với Cách mạng. Đó là lòng trung thành được xây dựng trên tình yêu nước - một tình yêu, không giống như những gì đã xảy ra ở các quốc gia cộng sản Đông Âu, bắt nguồn từ cuộc đấu tranh lịch sử của hòn đảo này trước những âm mưu thôn tính của Mỹ.


----------------------------------------------------------
1. “Chiến thắng bằng chính đôi tay của mình là những người chiến thắng cao cả hơn hết”, câu nói này của Alexandre Đại đế, một trong những nhân vật lịch sử mà Castro ngưỡng mộ nhất.


Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 17 Tháng Sáu, 2013, 03:02:18 pm
Cho dù những người gièm pha ông có thích hay không, Fidel Castro vẫn có một vị trí xứng đáng trong ngôi đền vĩnh cửu tôn vinh những vĩ nhân đã đấu tranh kiên cường nhất vì công bằng xã hội và tình đoàn kết vĩ đại đối với những dân tộc bị áp bức. Như Frei Betto, nhà thần học Thiên Chúa giáo người Brazil và cựu cố vấn của Tổng thống Lula, đã nói, “Fidel Castro không chỉ giải phóng tổ quốc mình khỏi cái đói, mà còn khỏi cái dốt, tội phạm và nạn ăn xin, và sự quy lụy trước chủ nghĩa đế quốc”.

Vì tất cả những lý do đó - bất chấp sự bất bình của tôi trong tháng 3 và tháng 4 năm 2003 trước những án tù quá nặng dành cho các phần tử bất đồng chính kiến ôn hòa và án tử hình dành cho ba đối tượng cướp tàu - tôi cũng không thể không nghĩ rằng thật bất công khi Fidel Castro, một lãnh tụ xuất chúng bị báo chí phương Tây phê phán và lên án gay gắt, lại không có cơ hội giải thích mọi chuyện theo quan điểm của mình, và trực tiếp đưa ra những tuyên bố về cuộc đời đấu tranh cách mạng của ông.

Fidel Castro là một nhà hùng biện sung sức nhưng lại có rất ít những cuộc phỏng vấn dài, và trong suốt 50 năm qua mới chỉ có bốn cuộc trò chuyện như vậy được xuất bản: hai cuộc với Gianni Miná, một với Frei Betto và một với nhà văn, cựu Bộ trưởng người Nicaragua là Tomas Borge. Sau gần một năm chờ đợi, tôi nhận được thông báo ông đã đồng ý chấp nhận lời đề nghị của tôi, và ông sẽ có cuộc trò chuyện dài thứ năm, để rồi hóa ra đây lại là cuộc trò chuyện dài nhất và toàn diện nhất từ trước đến nay.

Tôi tự chuẩn bị rất công phu, như thể tôi chuẩn bị tham gia vào một cuộc thi marathôn. Tôi đọc đi đọc lại hàng chục cuốn sách, bài viết rồi báo cáo và tham khảo rất nhiều bạn bè, trong đó có nhiều người biết rõ hơn tôi về lịch sử phức tạp, những giai đoạn thắng lợi và thoái trào của Cách mạng Cuba, để có thể giúp tôi những gợi ý, những chủ đề cần xoáy sâu, đánh giá kỹ hơn. Chính nhờ họ mà tôi đã có thêm những câu hỏi phù họp để đặt ra với Fidel Castro trong cuốn sách phỏng vấn này.

Cuốn sách này thuộc thể loại hỗn hợp giữa hồi ký và phỏng vấn, vừa mang tính cổ điển - giống như cuốn Những cuộc trò chuyện với Eckermann của Goethe xuất bản năm 1835 1  - vừa mang tính hiện đại, vì những kỹ thuật ghi âm hiện nay giúp cho loại hình phỏng vấn này trở nên phổ biến hơn. Có thể xếp đồng thời cuốn sách này vào thể loại “báo chí” và “chính luận”. Báo chí bởi vì phỏng vấn là một trong những thể loại báo chí hành nghề của một phóng viên, mặc dù đây là thể loại mới mẻ hơn mọi người vẫn nghĩ: cuộc phỏng vấn hiện đại đầu tiên, giữa Horace Greely và lãnh tụ giáo phái Mormon Brigham Young được công bố trên tờ New York Times ngày 20 tháng 8 năm 1859. Và chính luận là bởi vì quy mô và chiều sâu của một cuốn sách sẽ giúp cho cuộc phỏng vấn bỏ đi được những yếu điểm thong thường là vẻ sắp đặt, cũng như tốc độ và sự ăn xổi vốn có của phát thanh, truyền hình và internet hiện đại.

Thời gian, đối với một cuốn sách, sẽ có diễn tiến chậm hơn, và vị thế của nó cũng khác - và xét theo góc độ này, điều đó sẽ cho phép người được phỏng vấn đọc lại những tuyên bố của mình, sửa đổi và hiệu đính, bổ sung những chi tiết bị quên mất, và thêm thắt những thông tin cần thiết. Một khi không bị ràng buộc với yêu cầu bức thiết vẻ “trực tiếp và độc quyền”, người phỏng vấn có thể sắp xếp các câu hỏi, tổ chức chúng thật hợp lý sao cho cuộc trò chuyện có nhịp điệu và tính xuyên suốt. Trong trường hợp này, tôi còn muốn cuộc phỏng vấn là một cuốn sách về lịch sử đương đại, và mong muốn đó đã khiến tôi bổ sung vào các tuyên bố của Chủ tịch Cuba rất nhiều những chi tiết và chú giải nhằm góp phần làm rõ bối cảnh, cung cấp thông tin về các nhân vật chính trị, văn hóa và lịch sử mà Castro và tôi dề cập đến, cũng như nhắc lại các sự kiện lịch sử; tôi còn thiết lập cả một bảng niên giám với những chi tiết so sánh rất hữu ích về thời gian và địa lý.

Trước khi chúng tôi ngồi xuống làm việc giữa không khí tĩnh lặng và hơi u ám trong văn phòng riêng của Fidel - vì phần đó của cuộc phỏng vấn đã được ghi hình cho một cuốn phim tài liệu 2  - tôi muốn tìm hiểu kỹ hơn một chút về nhân vật của chúng ta, gần gũi với ông hơn, quan sát ông trong công việc hàng ngày, giải quyết những vấn đề quốc gia đại sự và cuộc sống riêng. Cho đến lúc đó, tôi mói chỉ nói chuyện với Fidel trong những lần gặp gỡ ngắn ngủi vì công việc, xoay quanh những chủ đề rất cụ thể cho các câu truyện mà tôi đang thực hiện tại hòn đảo này hoặc khi tôi đang tham gia một cuộc hội thảo hay sự kiện nào đó ở đây, ví dụ như Hội chợ sách La Havana, ông đồng ý với đề nghị đó, và mời tôi tham gia cùng ông tham gia một số chuyến đi trong vài ngày, cả trong Cuba (tới Santiago, Holgúin) và ra nước ngoài (tới Ecuador).

Trong suốt thời gian đó - trên chiếc xe công của ông, một chiếc Mercedes màu đen bọc thép nặng nề sản xuất từ những năm 1980, với một khẩu súng máy gắn trên sàn xe; trong chiếc chuyên cơ chủ tịch, một chiếc Ilyusin 11-18 cổ lỗ sỹ của Liên Xô đã ngừng sản xuất từ năm 1970; hoặc đi bộ, ăn trưa hay ăn tối - chúng tôi liên tục trao đổi về các chủ đề thời sự, những trải nghiệm của ông trong quá khứ, những mối quan tâm trong hiện tại, tất cả các chủ đề có thể, và không dùng máy ghi âm. Sau đó tôi sẽ sắp xếp lại nội dung các cuộc trò chuyện đó trong sổ ghi chép của mình từ trí nhớ, vì chúng tôi đã thống nhất rằng ông sẽ đọc lại và thay đổi những câu trả lời của mình trước khi cho xuất bản.


----------------------------------------------------------
1. Cuốn sách này dựng lại các cuộc đối thoại giữa Goethe và thư ký cúa ông, Johann Peter Eckermann, mặc dù tiêu đề của cuốn sách nghe có vẻ như là tác phẩm của Goeth, nhưng thực ra đó là sản phẩm của Eckermann. Cuốn sách này đã được dịch và xuất bản bằng tiếng Anh bởi dịch giả John Oxenford (San Francisco: North Point Press, 1984).

2. Moi, Fidel Castro (Tôi, Fidel Castro), bộ phim kéo dài 652 phút phát hành trong hai đĩa DVD, do Editions Montparnasse phát hành, Paris, tháng 9 năm 2004.


Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 17 Tháng Sáu, 2013, 03:06:01 pm
Những gì tôi phát hiện trong thời gian đó là một Fidel đời thường, có thể nói là ngượng nghịu, một người đàn ông lịch sự và niềm nở luôn tôn trọng và quan tâm tới người tiếp chuyện mình, ông nói chuyện với sự nhiệt tình và sôi nổi, nhưng vẫn giữ được nét kiểu cách và những cử chỉ của một tác phong lịch lãm cổ xưa đã giúp ông được xưng tụng là “quý ông Tây Ban Nha cuối cùng”, ông luôn quan tâm lắng nghe người khác, coi họ như những con người - đặc biệt là với những ngưòi ông làm việc cùng, các nhân viên và đội bảo vệ - và ông không bao giờ cao giọng. Tôi chưa bao giờ nghe thấy ông ra lệnh. Tuy vậy, cho dù đang ở đâu, ông cũng luôn khẳng định được quyền lực tuyệt đối của mình - đó chính là sức mạnh trong tính cách lãnh tụ của ông. Nơi nào có ông, ở đó chỉ có một tiếng nói: của ông. Ông ra tất cả các quyết định, từ lớn đến nhỏ. Mặc dù ông tham khảo ý kiến của các lãnh đạo khác trong Đảng và Chính phủ một cách rất tôn trọng và “chuyên nghiệp”, nhưng cuối cùng vẫn là Fidel quyết định. Không một ai trong bộ máy lãnh đạo xung quanh Fidel, kể từ khi Che Guevara hy sinh, có được tầm trí tuệ sánh ngang với ông. Về khía cạnh này, ông khiến chúng ta có cảm giác ông là người cô đơn, không có bạn bè thân thiết, không có người ngang hàng về mặt trí tuệ.

Theo như những gì tôi thấy từ trước đến nay, ông là một lãnh tụ sống rất khiêm tốn, giản dị, trong những điều kiện phải gọi là khắc khổ: hoàn toàn không có gì là xa hoa, sang trọng; những vật dụng thường ngày chỉ ở mức tối thiểu; thức ăn đạm bạc, lành mạnh và toàn là thức ăn chay. Cuộc sống của ông giống như của một quân nhân - tu sĩ. Hầu hết kẻ thù của ông đều phải thừa nhận rằng ông là một rất ít các nguyên thủ quốc gia không hề lợi dụng địa vị của mình để làm giàu cho cá nhân.

Trung bình mỗi đêm ông ngủ khoảng bốn giờ đồng hồ, và thỉnh thoảng nghỉ trưa khoảng một hoặc hai tiếng. Ngày làm việc của ông, cả bảy ngày trong tuần, thường kết thúc vào lúc 5-6 giờ sáng, khi bình minh bắt đầu hé rạng. Đã hơn một lần ông phải gián đoạn cuộc trò chuyện của chúng tôi vào lúc 2-3 giờ sáng vì, vẫn mỉm cười tươi tỉnh dù mệt mỏi, ông phải tham dự “một cuộc họp quan trọng”... Một hành trình, một chặng đường từ nơi này sang nơi khác, một cuộc họp, một chuyến thăm, một buổi xuất hiện trước nhân dân cứ thế liên tiếp diễn ra hết sự kiện này đến sự kiện khác, với tốc độ chóng mặt. Các trợ lý của ông - tất cả đều là những người trẻ tuổi và giỏi giang - ai nấy đều mệt bã người sau mỗi ngày làm việc. Họ hầu như ngủ gật khi đang đứng vì kiệt sức, không sao theo kịp nổi ông già tám mươi tuổi không gì đánh gục nổi kia.

Fidel lúc nào cũng yêu cầu phải có các bản ghi chép, báo cáo, điện tín, thông tin cập nhập tình hình trong nước và quốc tế, tóm tắt các bản tin trên truyền hình và phát thanh, kết quả của các cuộc trưng cầu dân ý trong nước, ông thường xuyên nhận hoặc thực hiện những cuộc gọi qua điện thoại di động mà thư ký riêng của ông, Carlitos Valenciaga luôn mang theo... ông là người lúc nào cũng khát khao tìm hiểu, không bao giờ ngừng suy nghĩ, trăn trở và huy động trí tuệ của đội- ngũ cố vấn đến mức cao nhất. Luôn luôn sẵn sàng hành động, chỉ huy Ban Tham mưu của mình - đội ngũ những trợ lý của ông - chuẩn bị tinh thần tham gia vào những cuộc chiến mới mỗi ngày. Luôn sẵn sàng thực hiện lại cuộc Cách mạng với tinh thần tươi mới, ngày nào cũng thế. Không có gì xa lạ với ông hơn là các giáo điều, nguyên tắc, quy định, “khuôn mẫu” và những sự thật đã được phơi bày. Ông là tất cả những gì điển hình cho một nhà lãnh tụ chống sự giáo điều: Ngay từ trong bản năng ông đã là người luôn phá vỡ mọi rào cản - một người luôn lật đổ, chống lại những gì xưa cũ, độc đoán - hay nói một cách chính xác ông là một người nổi loạn.

Thật thú vị khi được quan sát Fidel Castro hành động - chẳng khác gì được chứng kiến chính trị không ngừng chuyển động. Lúc nào cũng tràn trề ý tưởng, suy nghĩ về những điều tưởng chừng như không thể suy nghĩ, tưởng tượng về những gì không ai tưởng tượng nổi, với một sức sáng tạo mà chúng ta chỉ có thể gọi là thiên tài. Theo nghĩa này, có thể nói rằng ông là một nhà sáng tạo chính trị, như những nhà sáng tạo khác trong các lĩnh vực hội họa hoặc âm nhạc. Không có ý tưởng nào của ông lại không phải là một ý tưởng vĩ đại, và sự táo bạo trong tư duy của ông phải nói là vô tiền khoáng hậu.

Một khi đã thảo luận và thông qua kế hoạch nào đó, không trở ngại nào có thể khiến ông lùi bước. Giống như de Gaulle từng nói, “Tòa Thị chính sẽ đứng vững”. Đó cũng là cách suy nghĩ của Fidel Castro. Tất cả đều như một câu ngạn ngữ Tây Ban Nha đã nói: un fait accomli - dicho y hecho, “Nói được, làm được”, ông nhiệt thành tin tưởng vào những gì mình đang làm, và lòng nhiệt thành của ông không chỉ khiến người khác tin vào điều đó mà còn thúc giục họ hành động. Đó chính là điều mà chúng ta gọi là sức hút của một lãnh tụ. Ông thường nói. “Chính tư tưởng sẽ làm chuyển hóa thế giới, giống như công cụ lao động chuyển hóa vật chất”.

Trước khi xảy ra cuộc khủng hoảng về sức khỏe bản thân trong tháng 7 năm 2006, Castro, bất chấp tuổi tác của mình, vẫn là một người đàn ông có vóc dáng vô cùng ấn tượng - cao 1,85m, vạm vỡ, khỏe mạnh. Từ vị Tư lệnh toát lên một sức hút mạnh mẽ với rất nhiều những vị khách mà ông đón tiếp, chủ yếu là những vị khách từ nước ngoài đến thăm, giống như các ngôi sao điện ảnh luôn biết cách làm thế nào để khai thác sức hút không thể phủ nhận đó.

Thông thái và hoa mỹ, Fidel Castro có một nhu cầu mang tính bản năng luôn thôi thúc ông phải giao tiếp với công chúng, ông biết rõ rằng một trong những phẩm chất chủ yếu của mình chính là khả năng hùng biện - thuyết phục và tạo niềm tin cho người nghe, ông giỏi hơn bất kỳ ai khác trong việc thu hút sự chú ý của người nghe, giữ chặt họ bằng sức mạnh của mình, quy phục họ, khiến họ như bị thôi miên, trước khi làm họ tự nổ tung trong những tràng hưỏng ứng nhiệt liệt vì phấn khích. Không có gì ngoạn mục và sinh động hơn cảnh Fidel Castro diễn thuyết. Bao giờ cũng đứng, thân hình lắc lư, bàn tay thường nắm chặt lấy micrô, giọng nói sang sảng như sấm, ánh mắt gắn chặt vào đám đông, đột nhiên ông ngừng lại... rồi giơ hai tay lên như một chàng cowboy đang thuần hóa ngựa hoang, giơ ngón trỏ ra và chỉ thẳng vào đám đông đang sững sờ kinh ngạc. Tất cả hoàn toàn đúng như những gì nhà văn Tây Ban Nha Gregorio Maranon đã nói, “một nhà hùng biện vĩ đại trước đám đông phải là người làm chủ được những cử chỉ của một nhà thuần phục sư tử”.

Nhà văn Gabriel García Marquez, người hiểu Fidel Castro rất rõ, đã miêu tả cách ông diễn thuyết trước đám đông như sau: “Bao giờ ông cũng bắt đầu nói rất nhỏ, rất khó nghe, lời lẽ rời rạc, lộn xộn, nhưng ông có thể tận dụng bất kỳ một tia sáng le lói, một đốm lửa nào, để đặt nền tảng cho những gì sắp nói, từng chút từng chút một, cho đến khi bất thình lình ông nổ tung - và hoàn toàn kiểm soát người nghe. Đó chính là nguồn gây cảm hứng mãnh liệt, một sức hút khiến người nghe phải ngỡ ngàng, choáng ngợp và không sao cưỡng lại nổi mà chỉ những ai chưa từng chứng kiến hoặc sống qua trải nghiệm huy hoàng đó mới đủ sức hoài nghi”.

Tài nghệ bậc thầy về nghệ thuật hùng biện của ông phải nói là phi phàm, như nhiều học giả đã phải thừa nhận, ở đây tôi không nói đến những bài diễn thuyết trước công chúng mà tất cả chúng ta đều biết, mà chỉ là những cuộc đàm luận giản dị sau một bữa tối nhẹ nhàng. Một dòng thác tuôn trào những từ ngữ rất đỗi bình dị nhưng lại có tác động cực kỳ sâu sắc. Một tràng dồn dập của ngôn từ đi kèm với những cử chỉ và động tác rất nhịp nhàng mà ông luôn thể hiện với hai bàn tay đầy tính biểu tượng của mình.


Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 17 Tháng Sáu, 2013, 03:08:42 pm
Ngày 01 tháng 12 năm 2006, tại Havana, Rodrigo Borja, cựu tổng thống Ecuador, đã kể với tôi rằng một lần nói chuyện với Tổng thống Pháp khi đó là Francois Mitterand, Borja đã hỏi ông ta, “Xin hỏi lãnh tụ chính trị nào mà ông biết đã gây cho ông ấn tượng sâu sắc nhất?” Và Mitterand đã trả lời, “Tôi sẽ nói tên ba người: de Gaulle, Gorbachev và Fidel Castro”. “Tại sao lại là Castro?” Borja ngạc nhiên. “Vì khả năng nhìn thấu tương lai và cảm quan về lịch sử của ông ấy”, Mitterand nói.

Và sự thật đúng là như vậy: Fidel có một cảm quan sâu sắc vẻ bản thân mình trong lịch sử, cùng với đó là sự nhạy cảm cực kỳ tinh tế về tất cả những gì liên quan đến bản sắc dân tộc của Cuba. Ông luôn trích dẫn José Marti, người anh hùng dân tộc của Cuba, người mà ông đọc và nghiên cứu đi nghiên cứu lại nhiều hơn bất kỳ nhân vật nào trong phong trào xã hội chủ nghĩa và lao động. Trong thực tế, chính Marti là nguồn cảm hứng chủ yếu cho tư tưởng của ông. Bên cạnh đó, ông cũng luôn say mê tìm hiểu khoa học và những thành tựu mới trong nghiên cứu khoa học. Bao giờ ông cũng phấn khích trước sự tiến bộ của y học, trước khả năng chữa bệnh cho trẻ em ngày càng tốt hơn - tất cả trẻ em trên thế giới. Và sự thật là hàng nghìn bác sĩ Cuba đang có mặt tại nhiều quốc gia nghèo nhất trên thế giới để chăm sóc sức khỏe cho những người nghèo.

Luôn sôi sục một tình yêu đầy nhân văn và tinh thần đoàn kết quốc tế, ông có một giấc mơ đã được ông nói đến cả nghìn lần: Đó là mang được sức khỏe và kiến thức, y tế và giáo dục, đến mọi nơi trên hành tinh này. Liệu đó có phải là một giấc mơ bất khả thi? Một điều quan trọng phải nhắc đến là nhân vật văn học được Castro yêu thích nhất chính là chàng Hiệp sĩ Don Quixote. Hầu hết những ai từng trò chuyện với Castro, và thậm chí là cả những kẻ thù của ông, cũng đều thừa nhận rằng ông là một con người luôn theo đuổi những tham vọng cao quý, xuất phát từ khát khao về công bằng và bình đẳng. Phẩm chất này ở ông, điều làm chúng ta nhớ tới lời của Che Guevara: “Một cuộc cách mạng vĩ đại chỉ có thể được thổi bùng lên từ một tình yêu vĩ đại”, đã gây ấn tượng cực kỳ mạnh mẽ đối với đạo diễn nổi tiếng người Mỹ Oliver Stone. Vị đạo diễn này đã nói, “Castro là một trong những trí tuệ lỗi lạc nhất trên thế giới; ông là người cuối cùng trong thế hệ của mình và là một Don Quixote. Tôi ngưỡng mộ cuộc Cách mạng của ông, niềm tin của ông vào chính mình và sự trung thực của ông”.

Castro thích sự rõ ràng, chính xác, chuẩn mực và đúng giờ. Cho dù đang nói về bất kỳ chủ đề nào, ông cũng thực hiện những phép tính toán học với tốc độ chóng mặt. Fidel không chấp nhận những gì xấp xỉ hay gần đúng. Ông nhớ rõ cả những chi tiết nhỏ nhất. Trong những cuộc trò chuyện của chúng tôi, nhà sử học xuất chúng Pedro Alvarez Tabío thường ở bên cạnh Castro, giúp đỡ ông mỗi khi cần thiết để có những chi tiết chính xác nhất, như ngày, tháng, tên, tình hình cụ thể... Nhiều khi sự đòi hỏi cao độ về tính chính xác của Fidel xoay quanh ngay chính quá khứ của ông (“Tôi đến Sibonet lúc mấy giờ vào cái đêm trước khi tấn công Moncada ấy nhỉ?” “Vào giờ đó, giờ đó, thưa Tư lệnh”, Pedro trả lời); đôi khi lại liên quan đến một khía cạnh ngoài lề nào đó của sự kiện xảy ra đã lâu (“Tên của vị Phó Chủ tịch Đảng Cộng sản Bolivia người không chịu giúp Che là gì?” “Là thế, là thế”, Pedro nói). Như vậy là bên cạnh Fidel luôn có một bộ nhớ thứ hai, và Pedro, giống như Fidel, cũng làm tôi kinh ngạc.

Trí nhớ của Fidel phong phú và chi tiết đến nỗi dường như nhiều lúc nó ngăn ông suy nghĩ một cách tổng hợp. Những suy nghĩ của ông phân nhánh, tất cả đều liên quan tới nhau, hết nhánh này sang nhánh khác như một mạng lưới dày đặc. Quá trình theo đuổi một chủ đề nào đó thường dẫn dắt ông qua một loạt những ý tưởng liên quan, qua một loạt những hồi tưởng về một nhân vật, một tình huống cụ thể nào đó, trước khi gợi lên một chủ đề khác song hành, và một chủ đề khác, lại đến một chủ đề nữa, chủ đề nữa, cho đến khi chúng tôi đi rất xa khỏi vấn đề cốt lõi - xa đến nỗi trong giây lát người đối thoại bất giác e sợ rằng ông đã đi chệch hướng. Nhưng chỉ sau một thoáng Fidel đã quay lại lối đi ban đầu.

Không một lần nào trong suốt hơn một trăm giờ trò chuyện của chúng tôi mà Fidel đặt ra giói hạn về các câu hỏi hoặc các chủ đề mà chúng tôi có thể trao đổi. Ông không bao giờ yêu cầu tôi phải cho ông biết trước danh sách những câu hỏi hoặc các chủ đề mà sẽ được đề cập, mặc dù nếu ông làm vậy thì cũng là điều hết sức bình thường trong một dự án kỳ công như thế này. Ông biết - trước đó chúng tôi đã thảo luận về vấn đề này - rằng tôi muốn đề cập tới tất cả, không có bất kỳ ngoại lệ nào, trong danh sách dài dằng dặc những lời chỉ trích, phê phán và nhận xét dè dặt mà kẻ thù cũng như một số bạn bè của Cách mạng Cuba đã đặt ra. Bản thân cũng là một trí thức, ông không hề e ngại việc tranh luận. Ngược lại, ông còn cần đến tranh luận, đòi hỏi phải tranh luận, và khuyến khích tranh luận. Lúc nào ông cũng sẵn sàng “tranh biện”, và với bất kỳ ai. Với hàng tấn lập luận. Và với một tài nghệ bậc thầy về nghệ thuật hùng biện. Với sự tôn trọng và tế nhị cao nhất dành cho người đối thoại, ông là một đối thủ luận chiến đáng gờm - với kiến thức vô cùng uyên bác - mà chỉ những kẻ có ác tâm và lòng thù hận mới có thể phủ nhận.

Nếu như có bất kỳ câu hỏi hoặc chủ đề nào còn thiếu trong cuốn sách này, thì sự thiếu sót đó hoàn toàn xuất phát từ năng lực hạn chế của tôi trên cương vị một người phỏng vấn, chứ tuyệt nhiên không có chuyện Castro từ chối nói về vấn đề này vấn đề nọ trong suốt sự nghiệp chính trị trường kỳ của ông. Bên cạnh đó, độc giả cần biết rằng có nhiều đoạn hội thoại lại trở thành độc thoại, vì có sự chênh lệch về trí tuệ giữa người đặt câu hỏi và người trả lòi. Trong những cuộc trò chuyện này, hoàn toàn không có mục đích luận chiến hay tranh cãi - người nhà báo là tôi không đứng về bên nào - mà chỉ là thể hiện “quan điểm cá nhân” về sự nghiệp và tiểu sử chính trị của một con người huyền thoại đã trở thành một phần của lịch sử.

Tôi chưa bao giờ có cảm tình với những người phỏng vấn tự cao tự đại lúc nào cũng chỉ chăm chăm tấn công người đối thoại của mình và luôn háo hức chứng minh rằng họ thông minh hơn, giỏi giang hơn và chuẩn bị tốt hơn người mà họ đang phỏng vấn. Loại nhà báo đó không bao giờ biết lắng nghe người được phỏng vấn, mà chỉ liên tục ngắt lời để cuối cùng người đọc cũng phải bực mình. Tôi cũng không thích những người coi phỏng vấn là một cuộc thẩm vấn trong đồn cảnh sát, ngồi bên này bàn là một viên cảnh sát còn người phạm tội ngồi bên kia, hoặc như một mối quan hệ phán xét giữa một quan tòa khắc nghiệt với một bị cáo đang ăn năn hối cải. Đối với loại phỏng vấn này, trước hết báo chí là một “phiên tòa” - thậm chí nhiều khi còn là một phiên xử kín - đứng trên tất cả các tòa án khác.


Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 17 Tháng Sáu, 2013, 03:12:38 pm
Ngoài ra cũng còn một khái niệm bất lương và hèn hạ khác coi phỏng vấn là một thể loại cho phép người phỏng vấn đâm sau lưng người được phỏng vấn, dưới chiêu bài “tự do báo chí” và “bảo đảm tính khách quan” (đại diện cho một khái niệm lệch lạc về tự do báo chí), và cho phép người phỏng vấn làm tất cả những gì anh thích với các tuyên bố của người được phỏng vấn: giữ đoạn này, cắt đoạn kia, đưa một tuyên bố nào đó ra khỏi văn cảnh ban đầu, bỏ bớt các chi tiết, cắt đi những lời giải thích bối cảnh và để lại những tuyên bố “ngang xương”, và nhất là không bao giờ cho phép người được phỏng vấn đọc lại những phát biểu của chính mình trước khi xuất bản.

Một trong các mục tiêu mà tôi đặt ra cho những cuộc trò chuyện với Fidel Castro là cho phép một trong những nhân vật bị công kích dữ dội nhất trên thế giới trong vòng nửa thế kỷ qua, và cũng là một trong những người bị kiểm duyệt chặt chẽ nhất, cất lên tiếng nói của mình, đưa ra lời phản biện của chính mình trước cả thế giới. Chắc chắn là có một số người tin rằng lòng dũng cảm báo chí là phải phục tùng theo “sự kiểm duyệt của đám đông”, nghĩa là chỉ cần cẩu thả lặp lại những “chân lý” và luận điệu mà giới truyền thông vẫn đồng thanh rêu rao suốt hơn năm mươi năm qua. Giống như phương pháp huấn luyện phản xạ có điều kiện của giáo sư sinh vật học nổi tiếng người Nga Pavlov, tại nhiều nước chỉ đơn giản là nhắc đến cái tên “Cuba” là đã gọi lên những tràng luận điệu xưa cũ, được nhai đi nhai lại, những lời lẽ được lặp lại đến mức phát ngán theo đúng nguyên tắc của Goebbel, trùm tuyên truyền của Hitler, rằng chỉ cần lặp đi lặp lại một tuyên bố nào đó là sẽ đến lúc người nghe tin vào tuyên bố đó. Không ai chịu mất công kiểm tra lại phiên bản độc nhất và một chiều đó mà nhiều kẻ vẫn rêu rao là kết quả của những “tiết lộ bí mật”, hoặc thậm chí là “quá trình điều tra”.

Một mục tiêu khác của cuốn sách này cố gắng dỡ bỏ “bức màn bí ẩn về Fidel Castro”. Làm thế nào mà cậu bé sinh ra ở vùng nông thôn hẻo lánh - trong một gia đình có bố mẹ giàu có nhưng hầu như không được học hành và bảo thủ - rồi theo học trong những trường Công giáo dành cho giới thượng lưu do các thầy giáo dòng Tên ủng hộ chế độ độc tài của Franco giảng dạy, một chàng thanh niên sánh vai cùng con cháu của giới đại tư sản trong các giảng đường trường luật, cuối cùng lại trở thành một trong những nhà cách mạng vĩ đại nhất trong nửa sau của thế kỷ 20?

Và tôi cũng muốn tìm hiểu chân dung của một Fidel giữa đời thường đằng sau tấm áo giáp là một nhà lãnh đạo với vô số trách nhiệm quốc gia đại sự - xuất phát từ niềm tin của tôi rằng một người có thể che giấu được tính cách thật sự trong một cuộc phỏng vấn kéo dài mười phút hoặc một vài giờ, nhưng trong một cuộc phỏng vấn kéo dài như cuộc phỏng vấn của chúng tôi không ai có thể làm như vậy. Trong suốt hơn một trăm giờ, đến một lúc nào đó, người được phỏng vấn, dù muốn hay không, cũng sẽ bộc lộ tâm hồn mình, đánh rơi cái mặt nạ và phơi bày bản chất và con người thực sự của mình, ở đây độc giả có thể nhận ra điều đó.

Những buổi làm việc dài đằng đẵng với Fidel Castro trong suốt tháng giêng, tháng 2, và rồi tháng 5 năm 2003 đã giúp tôi hoàn thành bản thảo đầu tiên của cuốn sách. Nhưng nhiều tháng trôi qua và cuốn sách vẫn chưa thể sẵn sàng xuất bản. Trong khi đó tại Cuba, cũng như ở khắp nơi trên thế giới, cuộc sống vẫn không ngừng diễn ra sôi động. Khoảng cách giữa những chủ đề mà chúng tôi đã thảo luận và những vấn đề mói vừa xuất hiện (cuộc chiến ở Irắc, tình hình mới ở Mỹ latinh, nạn tham nhũng lan tràn ở Cuba, việc Fidel bị gẫy xương đầu gối ở Santa Clara) ngày một rộng hơn. Do đó, mùa thu năm 2004, tôi quay lại Havana và gặp Fidel lần nữa, để chúng tôi có thể trò chuyện kỹ hơn về một số chủ đề mà chúng tôi đã đề cập đến trước đó. Sau đó, cuối cùng là cuối năm 2005, những cuộc trò chuyện bổ sung dài không kém này đã giúp chúng tôi hoàn thành cuốn sách đúng thời hạn.

Để trả lời, hay nói đúng hơn là bổ sung cho một câu trả lời, cho những câu hỏi nhất định, nhiều lần Castro đã đề nghị tôi nghiên cứu một số tuyên bố hoặc bài phát biểu mới nhất của ông, có lẽ vì cảm thấy thật vô nghĩa khi phải nhắc đi nhắc lại những gì ông đã nói. Và ông ủy quyền cho tôi, với sự giúp đỡ của Pedro Alvarez Tabío, giới thiệu những đoạn trích dẫn từ các bài phát biểu và tuyên bố này vào trong bản thảo cuốn sách về cuộc phỏng vấn của chúng tôi. Ông muốn dùng những ngôn từ của chính mình, và cũng là tự nhiên khi ông muốn thấy chúng xuất hiện lại ở đây trong cuốn sách hiển nhiên được coi là “nhìn lại” cuộc đời và tư tưởng của mình - những bổ sung này sẽ giúp cuốn sách có được sự tươi mới và theo kịp diễn biến của tình hình.

Cuối cùng, chúng tôi cùng nhất trí quyết định sẽ bổ sung những dòng chú giải để cung cấp cho người đọc những thông tin mới và diễn giải diễn tiến của một số chủ đề mà chúng tôi đã đề cập trong suốt cuộc phỏng vấn. Tôi đã giới thiệu những dòng chú giải “cập nhật” này ở những nơi tôi cảm thấy cần thiết nhất giúp độc giả hiểu được các sự kiện.

Tôi cũng xin khẳng định rằng trong thâm tâm tôi chưa bao giờ nảy ra ý nghĩ chúng tôi nên đề cập về cuộc sống riêng tư của Castro, về vợ và các con ông.

Fidel Castro đã hứa với tôi rằng ông sẽ đọc lại tất cả những câu trả lời của mình, nhưng những nhiệm vụ nặng nề của một nguyên thủ quốc gia đã khiến ông không thể làm được việc đó, vì vậy bản in đầu tiên của cuốn sách này đã được phát hành tại Tây Ban Nha vào tháng 4 năm 2006, và tại Cuba sau đó một tháng trong khi bản thân Fidel chưa có cơ hội đọc lại.

Nhưng Tư lệnh vẫn muốn giữ lời hứa của mình, vì vậy ông đã tự gánh lấy trách nhiệm đọc lại và sửa đổi những câu trả lời của mình sau khi cuốn sách đã được xuất bản - và khi đó ông quyết định, đúng như thói quen của mình, sẽ dành toàn bộ thời gian và công sức cho nhiệm vụ đó. Vậy là ông đã bổ sung việc đọc lại cuốn sạch một cách tỉ mỉ, kỹ càng vào danh sách những công việc quan trọng hàng ngày, giảm bớt thời gian nghỉ ngơi vốn đã ngắn ngủi của mình, tất cả là nhằm tăng thêm tính chính xác của cuốn sách, thêm câu này, câu kia, thay đổi lối diễn đạt sao cho phù hợp với văn viết hơn. Thậm chí ông còn liên lạc với một số nhân vật được đề cập đến trong những cuộc trò chuyện của chúng tôi để xác minh lại những gì ông nói về họ có đúng hay không. Một số nhân vật này - ví dụ như Rául Castro và Hugo Chavez - đã cung cấp thêm cho ông những thông tin và chi tiết thú vị mà ông bổ sung vào phần trả lời của mình.

Tất cả những ai tiếp xúc với Fidel Castro trong những tháng 6, tháng 7 năm 2006, và nhất là những người trợ lý gần gũi nhất của ông, đều nhấn mạnh việc ông đã toàn tâm toàn ý đến dường nào cho quá trình đọc lại này, đây là điều một lần nữa khẳng định sự cầu toàn đến mức cực đoan của ông. Thậm chí một số người còn cho rằng chính công việc bận rộn này, cùng với quá trình làm việc vất vả trước đó vài ngày - xung quanh khoảng thời gian ông tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Mercosur tại Cordoba, Argentina, đã càng làm ông thêm căng thẳng và dẫn đến việc ngày 26 tháng 7 năm 2006 ông bị viêm đường ruột cấp và xuất huyết như tất cả chúng ta đều biết.

Trong những ngày đầu tiên của tháng 8, sau một ca phẫu thuật phức tạp, trên giường bệnh, Castro lại cầm cuốn sách lên và bắt đầu đọc lại những chương cuối cùng. Chính ông đã nói với nhà văn người Argentina Miguel Bonasso, “Tôi không ngừng chỉnh sửa cuốn sách này ngay cả trong những thời khắc tồi tệ nhất. Tôi muốn làm cho xong vì tôi không thể biết tôi còn bao nhiêu thời gian nữa”.


Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 17 Tháng Sáu, 2013, 03:16:12 pm
Vì vậy ấn bản mà bạn đang cầm trên tay lúc này đã được chỉnh sửa hoàn toàn, bổ sung và do chính tay Fidel Castro hoàn thành sau khi tự mình đọc lại xong cuốn sách vào cuối tháng 11 năm 2006.

Vậy có những khác biệt gì đáng kể giữa ấn bản đầu tiên bằng tiếng Tây Ban Nha và ấn bản này (cũng bằng tiếng Tây Ban Nha)? Cả một chương mới đã được thêm vào, Chương 24, “Fidel và nước Pháp”, ban đầu chương này không có trong ấn bản đầu tiên vì khi đó nó chưa hoàn thành. Đó chính là chương cuối cùng mà Fidel đã đọc lại, sửa chữa và hoàn chỉnh. Tuyệt đại đa số những gì mà Castro chỉnh sửa - sẽ có ngày nào đó các nhà sử học liệt kê được danh sách dài bất tận đó - xoay quanh văn phong của các câu trả lời và diễn giải một cách cụ thể, chính xác hơn các chi tiết và nội dung miêu tả, đặc biệt là trong chương 8, “Trong dãy núi Sierra Maestra”, trong đó bối cảnh được làm rõ nhưng không hề làm thay đổi nội dung.

Tuy nhiên, có bốn lần Castro muốn bổ sung những nhận xét quan trọng; tôi cảm thấy những nhận xét đó đã giúp cuốn sách trở nên phong phú hơn rất nhiều. Trong chương đầu tiên, ông đã làm sâu thêm đáng kể những lời đánh giá về mẹ mình, bà Lina. Trước đó Castro, một người vô cùng khiêm tốn và dè dặt, chưa bao giờ phát biểu công khai và đầy đủ như thế về mẹ ông. Trong chương 13, ông đã bổ sung những lá thư quan trọng giữa ông và Nikita Khrushchev trong giai đoạn “Khủng hoảng tên lửa Cuba” tháng 10 năm 1962. Những lá thư này không hẳn là hoàn toàn mới, nhưng chúng cũng là những tài liệu mà chỉ có một số rất ít chuyên gia từng được xem qua. Chương 25, “Châu Mỹ Latinh”, có lẽ là phần có nhiều thay đổi nhất. Cụ thể là phần Castro nói về những hành động của mình trong khi cuộc đảo chính chống Tổng thống Hugo Chavez tại Venezuela ngày 11 tháng 4 năm 2002 đang lan rộng. Với những chi tiết đó - những chi tiết hoàn toàn mới và chưa từng được biết đến, đặc biệt là biên bản ghi lại những cuộc trò chuyện qua điện thoại với một số quan chức quân sự cao cấp trung thành với Tổng thống Hugo Chavez - chương này có thể được xem là một tài liệu lịch sử đặc biệt quan trọng.

Cuối cùng, trong chương 26 về cuộc chiến tranh Vùng Vịnh năm 1991, lần đầu tiên Fidel Castro đã cho công bố hai lá thư riêng ông gửi cho Saddam Hussein, thúc giục nhà lãnh đạo Irắc rút quân khỏi Cô-oét.

Có một lần, Castro đã “kiểm duyệt” tuyên bố đầu tiên của mình. Đây cũng là tuyên bố liên quan đến Saddam Hussein, và cũng ở trong chương 26. Trong ấn bản đầu tiên bằng tiếng Tây Ban Nha của cuốn sách này, trước câu hỏi “Ông nghĩ gì về Saddam Hussein?” Castro đã trả lời: “Biết nói thế nào nhỉ?... Một thảm họa. Một chiến lược gia lầm lỗi. Tàn bạo với chính người dân của mình”. Những từ này đã được xóa đi trong bản thảo mà Castro gửi đi xuất bản. Tại sao? Cá nhân tôi giải thích như thế này: khi Fidel lần đầu tiên đưa ra nhặn xét đó với tôi, tháng 5 năm 2003, sau khi quân Mỹ vào chiếm Baghdad, Saddam Hussein vẫn còn là một người tự do, và người ta thậm chí còn bắt đầu tin tưởng rằng ông ta đang lãnh đạo một cuộc kháng chiến có vũ trang. Khi phán xét một người còn nguyên vũ khí trong tay, Fidel không hè che giấu thái độ của mình đối với nhà lãnh đạo Irắc: “Một chiến lược gia lầm lỗi. Tàn bạo với chính người dân của mình”. Nhưng sau ba năm rưỡi, khi Saddam chỉ còn là một tù nhân của Mỹ, bị kết án tử hình sắp bị đưa lên giá treo cổ, Castro bèn rút lại những gì ông đã nói. Con người ta thường không bao giờ nghiêm khắc phán xét một người đang sa cơ lỡ vận, cho dù kẻ đó có gây ra những gì chăng nữa.

Sự sụp đổ của Bức tường Berlin, sự biến mất của Liên Xô và thất bại lịch sử của hệ thống xã hội chủ nghĩa dường như không làm thay đổi giấc mơ của Fidel Castro về việc xây dựng thành công ở đất nước mình một xã hội hoàn toàn mới - ít bất công hơn, y tế và giáo dục tốt hơn, không còn tư hữu và phân biệt, với một nền văn hóa tiên tiến, đại diện cho toàn thế giới. Và mối quan hệ đồng minh chặt chẽ với Venezuela và Tổng thống Hugo Chavez, Bolivia và Evo Morales, và những quốc gia Mỹ Latinh khác càng củng cố thêm niềm tin trong ông.

Trong giai đoạn mùa đông của cuộc đời và với tình trạng sức khỏe giảm sút, không còn trực, tiếp nắm giữ quyền lực, ông vẫn tràn trề quyết tâm bảo vệ cuộc cách mạng năng lượng, bảo vệ môi trường, chống toàn cầu hóa tự do mói và nạn tham nhũng trong nước, ông vẫn đứng trong chiến hào, nơi đầu chiến tuyến, chỉ huy trận chiến của những tư tưởng mà ông theo đuổi - những tư tưởng mà chắc chắn không có ai hay bất kỳ điều gì có thể làm ông từ bỏ.

Ignacio Ramonet
Paris, 31 tháng 12 năm 2005
Limeil-Brévannes, 31 tháng 12 năm 2006


Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 17 Tháng Sáu, 2013, 03:26:32 pm
1

TUỔI THƠ CỦA MỘT LÃNH TỤ



Thời thơ ấu ở Birán - Don Anglel - Batey
- Mẹ của Fidel - Sống trong nhà thầy giáo
- Colegio de La Salle - Tiếng vọng của cuộc chiến ở Tây Ban Nha
- Những tu sĩ dòng Tên ở Colegio de Dolores


Gốc rễ lịch sử có vai trò rất quan trọng, và xét theo khía cạnh này, tôi muốn hỏi ông: ông sinh ra trong một gia đình khá giả, ông theo học tại những trường học tôn giáo dành cho giới thượng lưu, ông còn học luật Và với nền tảng giáo dục đó, lẽ ra ông phải là một lãnh tụ bảo thủ chứ?

Hoàn toàn đúng là có thể, bởi vì một con người không hoàn toàn làm chủ số phận của chính mình. Con người phụ thuộc nhiều vào hoàn cảnh, khó khăn và sự đấu tranh không ngừng nghỉ. Các vấn đề và sự việc dần dần sẽ tạc nên con người anh ta, giống như một cái máy tiện gọt một phôi kim loại. Một nhà cách mạng không phải do bẩm sinh mà thành, tôi dám nói như vậy.

Vậy nhà cách mạng trong ông đã hình thành như thế nào?

Tôi đã tự rèn luyện bản thân thành một người cách mạng. Lúc nào tôi cũng suy nghĩ về những yếu tố tác động tới điều đó. Bắt đầu là nơi tôi sinh ra, giữa một vùng quê hẻo lánh, trong một điền trang lớn.

Ông có thể tả lại nơi ông sinh ra không?

Tôi sinh ra trong một trang trại. Nằm ở phía bắc tỉnh Oriente cũ, cách không xa Vịnh Nipe, gần trung tâm trồng mía Marcané 1. Tên trang trại là Birán. Đó không hẳn là một thị trấn, thậm chí gọi là làng cũng không đúng - chỉ lèo tèo vài nóc nhà. Nhà của gia đình tôi ở đó, dọc theo Camino Real, con đường đất lầy lội chạy từ thủ phủ tỉnh về phía nam. Đưòng sá thời đó toàn là đường đất. Người ta đi lại trên lưng ngựa hoặc xe bò kéo. Chưa hề có phương tiện cơ giới, thậm chí cả điện cũng không có. Khi tôi còn nhỏ, chúng tôi thắp sáng trong nhà bằng nến sáp hoặc đèn dầu.

Ông còn nhớ ngôi nhà nơi ông sinh ra không?

Đó là một ngôi nhà được xây dựng theo phong cách kiến trúc Tây Ban Nha, hay xứ Galicia thì đúng hơn. Tôi phải nhắc lại là bố tôi là một người Tây Ban Nha, xứ Galicia, xuất thân từ làng Láncara, tỉnh Lugo, con trai của những người campesinos (nông dân) nghèo. Và ở Galicia, người dân có tập quán nhốt gia súc bên dưới nhà ở. Nhà tôi cũng mang phong cách kiến trúc Galicia đó, vì nó được xây trên những cột gỗ cao, như kiểu nhà sàn. Những chiếc cột này cao khoảng 2m, đúng như những ngôi nhà thường thấy ở Galicia. Tôi còn nhớ là năm tôi lên ba hay bốn gì đó, đã thấy lũ bò ngủ dưới sàn nhà. Chúng được nhốt vào đó khi trời tối và ngủ ở đó suốt đêm. Lũ bò cũng được buộc ở đây chờ vắt sữa. Cũng giống như ở Galicia, dưói sàn nhà còn có cả một cái chuồng nhỏ nuôi lợn và gà - hầu như lúc nào cũng có gà, vịt, gà mái Nhật, gà Tây, và thậm chí cả vài con ngỗng.

Tôi đã tới thăm Birán. Và tôi cũng đã nhìn thấy ngôi nhà nơi ông sinh ra và, đúng như ông nói, ngôi nhà có kiến trúc rất độc đáo.

Đó là một ngôi nhà gỗ. Những cây cột được làm từ gỗ rất cứng, được gọi là gỗ caguairán, sau đó sàn nhà được cất trên những cây gỗ này. Như tôi hình dung thì ban đầu ngôi nhà có hình vuông. Sau đó nó được cơi nới: thêm một phòng làm việc ở góc nhà. Rồi lại được mở rộng tiếp để làm khu nhà tắm, một phòng để thức ăn, một phòng ăn và một gian bếp. Một thời gian sau phía trên của khoảng không hình vuông của ngôi nhà ban đầu lại có thêm một tầng nữa, nhỏ hơn, mà chúng tôi gọi là “Mirado” (ban công). Và đó chính là nơi tôi đã chào đời, ngày 13 tháng 8 năm 1926, vào lúc hai giờ sáng, mọi người vẫn kể vậy.

Trong khung cảnh đó, ngay từ khi còn là một cậu bé tôi đã sống giữa cảnh sắc và công việc của vùng nông thôn - cây cối, mía, chim chóc, côn trùng...

Điều đặc biệt ở Birán là ở chỗ ai cũng cảm thấy rất rõ chất kinh doanh rất mạnh mẽ của cha ông, Don Angel.

Ông là một con người có ý chí và nghị lực rất mạnh mẽ. Ông đã phải nỗ lực rất nhiều để tự học đọc, học viết. Một điều rõ ràng là ông rất năng động - ông đi lại rất nhiều, một mẫu người hành động không mệt mỏi, và ông có tài tổ chức bẩm sinh.


----------------------------------------------------------
1. Central ở đây chỉ một khu trồng mía có cả máy móc để chế biến mía thành đường: máy xay và máy nghiền để ép chất lỏng từ cây mía, thùng nấu và bể chứa để chuyển chất lỏng thành mật đường và sau đó là đường. Không thể dùng những thiết bị đó để chế biến thứ đường vàng thành loại đường trắng mà chúng ta vẫn thường dùng ngày nay, nhưng đó là những bước đầu tiên cần phải làm ở khu central. Được gọi là central bởi vì đây là khu người dân thuờng mang mía cây đến bán; các khu trồng mía ở khu trung tâm không có trang thiết bị chế biến thường được gọi là các colonias, các khu vực này cung cấp mía tươi cho central để có nguồn nguyên liệu cho máy móc hoat động. Một central đôi khi cũng là một thành phố với hàng trăm công nhân sống và làm việc trong mua thu hoạch. Có cả khu trung tâm, đường sá, và xe cộ đi lại rất nhiều bởi vì các xe tải, xe thô sơ chở mía cây đến cho nhà máy, không giống như khu trồng trọt, chỉ có duy nhất cây mía.


Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 17 Tháng Sáu, 2013, 03:33:41 pm
Bố ông đã đến Cuba trong hoàn cảnh như thế nào?

Bố tôi là con trai của những người campesinos; những người cùng khổ. Khi tôi về thăm xứ Galicia năm 1992, tôi đã đến Láncara, thị trấn mà bố tôi đã từng sống, và tôi còn thấy cả ngôi nhà nơi ông đã được sinh ra. Đó là một ngôi nhà bé xíu, dài 8m, rộng khoảng 7m. Tòa nhà được xây bằng đá hộc, loại vật liệu rất sẵn có trong vùng và thường được những nông dân nghèo xứ Galicia dùng để xây nhà. Cả gia đình đã sống chen chúc trong ngôi nhà nhỏ bé và cũ kỹ đó, và tôi nghĩ chắc là cả vật nuôi nữa. Giường ngủ và bếp kê chung trong một phòng. Hoàn toàn không có vườn, cũng chẳng có sân. Các gia đình canh tác trên những mảnh đất riêng biệt nằm rải rác trên cánh đồng.

Khi bố tôi còn rất trẻ, 16 hay 17 tuổi gì đó, ông đã phải đăng lính vào quân đội Tây Ban Nha, khi ông đã hơn 20 tuổi ông đến Cuba trong Chiến tranh Độc lập lần thứ hai, bắt đầu từ năm 1895. Không ai biết chính xác ông đã tới đây như thế nào, trong những hoàn cảnh ra sao. Sau khi tôi đã đủ lớn để tìm hiểu, tôi lại không bao giờ nói về những vấn đề này với bố tôi. Thỉnh thoảng khi ngồi với bạn bè quanh bàn ăn ông hay kể chuyện này chuyện nọ, chị gái tôi, Angelita, và Ramón, người anh thứ hai - cả hai đều còn sống - có thể là họ biết gì đó, vì họ nói chuyện với ông nhiều hơn tôi. Sau này, khi tôi đến Havana học và tham gia vào các hoạt động cách mạng, tổ chức cuộc tấn công vào trại lính Moncada, vào tù, và sau đó là cuộc viễn chinh Granma, thì ở nhà các em trai và em gái tôi, như Rául, nhỏ hơn tôi khoảng gần 5 tuổi, cả Emma và Juana, cũng thỉnh thoảng nói chuyện với bố tôi, và có lẽ thời gian đó ông đã kể vài câu chuyện, nhưng tôi không có mặt ở nhà nên cũng không biết được.

Qua các em mình tôi biết vài điều, và nhiều khả năng thì bố tôi là một trong những cậu bé con nhà nghèo xứ Galicia phải nhận tiền để đi lính thay cho một người nhà giàu. Và điều rất rõ ràng là bố tôi là một trong các con em của nông dân nghèo phải đăng lính theo cách đó. Ông biết những cuộc chiến thời đó như thế nào rồi đấy.

Đăng lính bằng cách rút thăm, và người giầu có thể thuê người nghèo đi lính, hoặc ra trận, thay mình 1 .

Vâng, có lẽ đúng là như ông nói; có rất nhiều trường hợp một người nhà giàu được lệnh phải thực hiện nghĩa vụ quân sự hoặc phải ra trận, thế là anh ta bèn bỏ ra ít tiền thuê một người nghèo túng nào đó đi lính thay mình, một người đang phải sống lay lắt trên một mảnh đất còm hoặc làm thuê cuốc mướn.

Bố tôi được phái tới đây trên cương vị một người lính Tây Ban Nha, và ông đóng quân ở vùng đất trống mới khai phá giữa Júcaro và Moron. Những khoảng đất trống mới khai phá trong rừng nơi xây dựng căn cứ này sau này lại được chính những người Cuba khởi nghĩa sử dụng. Họ đến đó từ Oriente dưới sự chỉ huy của Maceo và Maximo Gómez 2, ngay sau khi Marti qua đời.

Mục tiêu khi đó là phải vượt qua vùng đất trống nơi xây dựng căn cứ - một nhiệm vụ rất khó khăn. Đó là một phòng tuyến chạy theo trục Bắc - Nam, ở phần hẹp nhất giữa hòn đảo, dài khoảng vài km. Có lẽ phải đến gần 100km từ Moron ở phía Bắc đến Jucaro, một thành phố cảng ở bờ biển phía Nam. Tôi biết là bố tôi đóng quân dọc theo tuyến đó, nhưng tôi không nghĩ là ông vẫn còn ở căn cứ khi Maceo đi qua. Những người Cuba đã liên tục qua đó, hoặc xa hơn về phía bắc, họ tới một nơi được gọi là Turiguanó, một hòn đảo nối với Morón bằng một vùng đầm lầy rộng mênh mông. Đấy, bố tôi đã đóng quân ở đâu đó trên tuyến đường này. Đó là tất cả những gì tôi biết; có thể các em tôi sẽ biết nhiều hơn.

Ông không còn nhớ bất kỳ cuộc trò chuyện nào với bố mình về chủ đề này sao?

Một lần tôi nghe ông nói đôi chút về chuyện này, khi tôi đang trên đường tới khu trại của các công nhân lao động ở Pinares de Mayarí, vì tôi chẳng bao giờ thích ở nhà. Nhà tượng trưng cho độc đoán, và điều đó làm tôi tức phát điên, tinh thần nổi loạn trong tôi bắt đầu trỗi dậy.

Vậy ngay từ hồi trẻ ông đã là một người nổi loạn?

Tôi có nhiều lý do để trở nên như vậy. Khi phải đối mặt với chế độ độc đoán kiểu Tây Ban Nha, và nhất là kiểu ra lệnh mang đặc nét Tây Ban Nha ấy... có thể gọi là sự khệnh khạng, quyền thế nói chung... Tôi không thích sự độc đoán, bởi vì thời đó có rất nhiều hình phạt bằng đòn roi, một cái tát vào mặt hoặc phải ăn quật bằng dây lưng - lúc nào cũng có nguy cơ phải xơi đòn nhừ tử, mặc dù dần dần chúng tôi cũng học được cách tự vệ.


----------------------------------------------------------
1. Vào thời gian đó, đây là một thực tế rất phổ biến ở các nước phương Tây; thanh niên đến tuổi đi lính có thể đóng tiền để tránh phải thực hiện nghĩa vụ; những người trả tiền thường là các gia đình nghèo. Ví dụ, ở Mỹ, hiện tượng bất công này có từ thời Chính quyền của Tổng thống Abraham Lincoln vào tháng 7 năm 1863, trong bối cảnh đang diễn ra cuộc nội chiến và hành động đàn áp bọn nổi loạn ở thành phố New York; Martin Scorsese tạo dựng lại vụ nổi loạn nay trong bộ phim Những kẻ nổi loạn ở New York (2002). (Cuốn sách mà bộ phim này lấy để xây dựng kịch bản cũng có tên Những kẻ nổi loạn ở New York của tác giả Herbert Asbury, gần đây được xuất bản khá nhiều, có lẽ là do sự nổi tiếng của cuốn phim của Scorsese. Bản gốc của cuốn sách được xuất bản bởi công ty Alfred A. Knopf năm 1927).

2. Antonio Maceo Grajales (1845-1896), được mệnh danh là “Người khổng lồ bằng đồng”, là một trong những nhân vật xuất chúng tham gia vào cuộc chiến tranh giành độc lập của Cuba. Maceo được phong hàm Trung tướng của Quân đội giái phóng và đã tham gia rất nhiều các trận chiến và mai phục trong hai cuộc chiến tranh chủ yếu, trong đó có vụ xâm lược vào miền tây hòn đảo. Một con người có trí tuệ mẫn tiệp, và ông đã ngã xuống trong khi đang chiến đấu ở San Pedro, ngày 7 tháng 12 năm 1896.

Maximo Gomez (1836-1905) sinh ra ở Santo Domingo. Năm 1865, ông đến Cuba cùng với quân đội Tây Ban Nha và năm 1868, ông thay đổi quan điểm và tham gia cuộc chiến giành độc lập cho hòn đảo. Năm 1895, ông quay lại hòn đao cùng với Jose Marti với tư cách là một vị tướng trong quân đội giải phóng. Là nhà chiến lược lừng danh, ông đã lãnh đạo cuộc chiến chiếm lĩnh miền Tây hòn đảo. Ông qua đời ở Havana.



Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 17 Tháng Sáu, 2013, 03:43:22 pm
Bố ông là một người độc đoán?

Ông hơi cục tính. Nhưng ông không thể nào trở thành một người giàu có và có tài sản nếu như không có cá tính mạnh mẽ - ngay từ khi còn trẻ đã phải đi lính, xa gia đình và quê hương, khởi nghiệp từ hai bàn tay trắng; không một xu dính túi, không gia đình, là người đầu tiên trong gia đình biết đọc, biết viết, chỉ bằng nỗ lực của bản thân. Như hầu hết những người nhập cư Galicia khác, ông là một người rất khiêm tốn và cần cù, với một tinh thần luôn nhún nhường. Tuy vậy ông vẫn rất cá tính và tràn đầy quyết tâm. Nhưng ông chưa bao giờ tỏ ra nghiệt ngã. Ông không bao giờ nói “không” với bất kỳ ai đến tìm kiếm sự giúp đỡ. Lúc nào ông cũng sẵn sàng lắng nghe, sẵn sàng chìa một tay với người gặp khó khăn. Bản thân ông cũng đã trải qua những ngày thiếu thốn khi còn bé. Tôi biết ông mồ côi mẹ ngay từ rất sớm - 11 tuổi; ông nội tôi lấy vợ khác và, vâng, tuổi thơ của bố tôi chỉ toàn là đau khổ và nước mắt. Nhưng ông có những phẩm chất cao quý của một người dân vùng Galicia: tốt bụng, hiếu khách và hào phóng.

Có rất nhiều câu chuyện về sự hào hiệp, cũng như lòng tốt bụng của ông. Một người với trái tim rộng lượng luôn giúp đỡ bạn bè, những người lao động, những người đang gặp khó khăn. Thỉnh thoảng ông cũng càu nhàu, rên rẩm, nhưng ông không bao giờ để ai phải ra về tay không. Trong những thời kỳ khó khăn 1 , sau khi hết mùa thu hoạch và còn rất ít việc làm, thường có người sẽ tìm đến ông và nói, “Các con tôi đang đói... chúng tôi chẳng còn gì, tôi cần công việc”. Hồi đó có một hệ thống được gọi là ajuste 2 : “Anh phát quang mảnh đất này với ngần này tiền”. Hệ thống ajuste này là một cách để các chủ đất ở Cuba giảm bớt chi phí; thực chất nó là một họp đồng với một gia đình hoặc một lao động trong việc làm sạch một cánh đồng mía, và bạn sẽ trả cho anh ta ngần đó, ngần đó cho một caballería hoặc một rozas. Họ chưa dùng đơn vị ha như bây giờ. Tôi nghĩ là một caballería tương đương khoảng 18 rozas 3 . Mỗi quốc gia Trung Mỹ và Nam Mỹ đều có đơn vị đo lường khác nhau. Thật may là sau đó xuất hiện hệ mét, hình như cùng thời với Cách mạng Pháp thì phải. Như tôi đã nói, bao giờ cũng có một hợp đồng: “Được rồi, 20 pesos, tôi sẽ ajustar  4 cái này cho anh”. Bố tôi bao giờ cũng tìm ra một cánh đồng mới nào đó cần phát quang hoặc một công việc vô thưởng, vô phạt nào đó để tạo công ăn việc làm cho người khác, kể cả khi việc đó không mang lại chút lợi ích tài chính nào cho ông. Tôi nhận ra điều đó khi tôi đã lớn hơn, và trong thời gian nghỉ hè tôi làm việc trong văn phòng. Tại đó tôi thường xuất các lệnh mua hàng cho các công nhân để họ có thể nhận hàng hóa từ các cửa hàng ngay cả khi họ thất nghiệp. Bố tôi là một người cao thượng và tốt bụng.

Sau Chiến tranh Độc lập, năm 1898, bố ông đã quyết định ở lại Cuba?

Không, ông được đưa về Tây Ban Nha sau chiến tranh, năm 1898, nhưng rõ ràng là ông thích ở Cuba hơn, vì vậy, cùng với nhiều người đồng hương Galicia khác, ông đã quay lại Cuba ngay sau đó một năm. Có tài liệu ghi rằng ông đặt chân lên cảng Havana tháng 12 năm 1899. Không một xu dính túi và hoàn toàn không có ai thân thích, ông bắt tay vào làm việc. Tôi không biết làm thế nào mà cuối cùng ông lại định cư ở những tỉnh miền đông. Đó là thời kỳ những đồn điền mênh mông của người Mỹ còn trải rộng xuyên qua các cánh rừng gỗ cứng, những cánh rừng bị triệt phá để lấy đất và làm chất đốt cho các lò nấu đường - cũng chính loại gỗ cứng tuyệt hảo dùng để xây dựng Dinh El Escorial, và nhiều công trình kiến trúc cũng như tàu thuyền khác, như chiếc Santisima Trinidad đồ sộ, chiến hạm lớn nhất và mạnh nhất thời đó đã được đóng ở Havana rồi bị đắm trong một cơn bão sau khi được người Anh sử dụng trong trận Trafalgar khét tiếng năm 1805.

Người Mỹ đã thuê nhân công chặt phá hết cây cối lấy đất mở đồn điền trồng mía. Nơi nào mà trước đó có rừng thì đất đai bao giờ cũng cực kỳ màu mỡ; những vụ thu hoạch đầu tiên đều rất bội thu.

Và bố ông cũng làm việc cho người Mỹ?

Bố tôi bắt đầu làm việc ở tỉnh Oriente như một người làm thuê bình thường cho Công ty Hoa quả Mỹ, công ty này có các đồn điền ở phía Bắc của tỉnh. Sau đó ông tổ chức ra một đội lao động và chỉ huy nhóm công nhân này làm thuê cho công ty của Mỹ. Tôi nghĩ là đã có lúc bố tôi có - tôi đã nghe nói đến chuyện này một lần - đến 300 nhân công, và nhờ thế ông bắt đầu có tiền, ông có năng khiếu tổ chức bẩm sinh. Nhưng ông không biết đọc, biết viết; ông tự học, dần dần, nhưng không hề dễ dàng chút nào. Ông khởi nghiệp với một công ty nhỏ chuyên khai phá rừng để trồng mía hoặc sản xuất củi đốt cho các lò nấu đường. Và bằng cách đó ông bắt đầu có của ăn của để nhờ việc tổ chức đội thợ làm thuê đó, tôi nghĩ hầu hết những người này là người nhập cư, chủ yếu là người Tây Ban Nha và những người ở các đảo xung quanh, như Haiti và Jamaica.


-----------------------------------------------------------
1. Thời kỳ “giáp hạt” là giai đoạn sau thu hoạch và trước thời gian gieo trồng, canh tác lần tiếp, khi không có, hoặc có rất ít công việc cho công nhân mía đường làm, và do vậy cũng không có cách gì để kiếm sống. Rất nhiều gia đình trong tình trạng tuyệt vọng vào giai đoạn này, và nạn chết đói không phái là hiếm thấy.

2. Theo nghĩa đen là “điều chỉnh”; ở đây có nghĩa rộng hơn, có thể là “quan tâm đến, giải quyết, trên cơ sở của sự đáo trả”, và ngoài ra còn có nghĩa “hợp đồng, thoả hiệp, hay ra giá”.

3.  Caballeria là đơn vị đo diện tích của Cuba tương đương 13,4 héc ta. Nếu theo trí nhớ của Castro, có 18 rozas trên một cabelleria, thì roza tương đương với 0,75 héc ta. (Từ roza nhìn chung được dùng để chỉ một cánh đồng đã được dọn dẹp, chuẩn bị cho việc gieo trồng; ở Cuba, thường được dùng để chỉ một đơn vị diện tích đất).

4. Ở đây, người được thuê sẽ nói: “Tôi sẽ đảm nhận canh tác diện tích đất này cho ông với mức đóng góp là 20 peso”.



Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 17 Tháng Sáu, 2013, 03:49:30 pm
Cuối cũng thì bố ông có được bao nhiêu đất cả thảy?

Cuối cùng ông mua được khoảng 900ha, tương đương với hơn 2000 acre. Ngoài diện tích đất do mình sở hữu, ông còn thuê thêm vài nghìn ha nữa của hai viên Tướng Cuba đã tham gia Chiến tranh Độc lập - giờ thì chẳng ai biết làm thế nào mà họ có ngần ấy đất. Những khu rừng thông bạt ngàn, hầu hết là rừng nguyên sinh. Vùng đất đó trải dài qua những ngọn núi và thung lũng, qua cả một bình nguyên cao khoảng 550m, một bình nguyên rộng lớn thông mọc phủ kín, một khu rừng hoàn toàn tự nhiên. Bố tôi đã cho chặt hạ những khu rừng thông ở Mayarí. 17 chiếc xe tải chất đầy gỗ thông ra khỏi rừng mỗi ngày ba chuyến. Thu nhập từ gỗ, cùng với mía và gia súc, là rất lớn, bởi vì ông còn sở hữu những mảnh đất khác, hầu hết là đồng bằng, nhưng cũng có vài mảnh đất đồi. Tóm lại tất cả là khoảng 10.000 ha.

Một diện tích đất cực kỳ rộng lớn.

Nếu tính tổng cộng lại, thì bố tôi sở hữu không dưới 11.000 ha, cả đất do ông sở hữu và đất thuê lại.

Một con số cực lớn.

Đúng là rất lớn. Tôi có thể kể với ông câu chuyện này vì thật sự là xét theo những điều kiện đó, phải nói rằng tôi sinh ra trong một gia đình còn hơn cả khá giả. Với quy mô như thế thì phải nói là cực kỳ khá giả mới đúng. Tôi muốn nói là tôi hoàn toàn không có gì tỏ ra tự kiêu vì điều đó cả, nhưng sự thật là như thế - tôi chỉ muốn diễn tả mọi việc thật chính xác.

Vậy ông là con của nhà triệu phú.

Hừm, không hẳn là một triệu phú. Chưa có ai từng nói rằng bố tôi là một triệu phú cả. Thời kỳ đó, triệu phú là một điều gì đó thật khủng khiếp - một triệu phú phải là người thực sự, thực sự, có rất nhiều tiền. Ví dụ, một triệu phú, vào thời mà một đô la là cả một khoản tiền lớn và trung bình một công nhân làm việc cật lực cũng chỉ được một đô la một ngày, phải có gấp một triệu lần mức lương trung bình đó. Tài sản của bố tôi không thể lớn tới mức đó được. Không thể gọi bố tôi là một triệu phú, mặc dù ông cũng rất giàu có và có một nền tảng tài chính vững vàng. Ngay cả trong một xã hội nghèo đói và lạc hậu như vậy mà anh em chúng tôi vẫn được chăm chút như con nhà thượng lưu. Tôi có thể bảo đảm với ông rằng hồi đó rất nhiều người cư xử lễ độ với chúng tôi, hoàn toàn chỉ vì lòng kính nể, mặc dù chúng tôi không mấy khi nhận ra điều đó.

Ở Birán, bố ông không chỉ xây một ngôi nhà, mà dần dần dọc theo đường Camino Real ấy, bố ông còn cho xây cả những ngôi nhà khác - một xưởng làm bánh, một quán trọ, một quán rượu, trường học, nhà ở cho những công nhân người Haiti... Một thị trấn nhỏ thực sự.


Thật ra thì chỗ chúng tôi sống chẳng có thị trấn nào cả, chỉ lơ thơ vài ngôi nhà. Đó có thể là nơi mà ông gọi là một batey 1. Khi tôi còn nhỏ, chuồng bò ở ngay dưới sàn nhà. Sau này, một chuồng bò mới được xây cách nhà khoảng 30m, và ngay phía trước nhà có một lò rèn chuyên bán và sửa chữa dụng cụ, lưỡi cày đủ loại. Và ngay sát đó là một lò mổ nhỏ được xây thêm. Rồi cách đó khoảng 30m nữa, theo hướng khác, là xưởng làm bánh, cách đó không xa là một trường tiểu học, một ngôi trường nhỏ của Chính phủ. Ngoài ra, bên vệ đường còn có một cửa hàng bách hóa với một nhà kho dự trữ nhu yếu phẩm, toàn những đồ khô và có thể để lâu năm, phía đối diện là bưu điện và trạm điện tín. Không xa nơi đó là vài ngôi nhà xây tạm bợ kiểu trại lính, những túp lều nền đất phủ lá dừa dành cho các công nhân là người Haiti nhập cư sống trong những hoàn cảnh hết sức tồi tàn; họ trồng rồi thu hoạch mía, công việc chủ yếu trong trang trại. Gần nhà chính là một vườn cam lớn nơi tự tay bố tôi xén tỉa với một cặp kéo xén cành to bự; một khu vườn rộng khoảng 12-14ha, trồng đủ các loại hoa quả, có khi chỉ một hai cây nhưng cũng có khi trồng thành mảng lớn; có cả chuối lá, đu đủ, dừa, mãng cầu xiêm, na 2, mỗi thứ một chút. Ngoài ra còn có cả ba vườn nuôi ong lớn với khoảng 40 tổ cho chúng tôi thu hoạch rất nhiều mật. Ngay cả bây giờ tôi cũng có thể nhắm mắt đi lại trong vườn cam đó - tôi biết tất cả các loại cây được trồng ở đó; tôi lấy móng tay bóc vỏ cam, và suốt cả mùa hè rồi lễ Giáng sinh tôi đều ở ngoài vườn suốt ngày. Không ai ăn cam nhiều bằng tôi khi đó.

Và còn có cả một sân đấu gà rất lớn. Hồi đó ở trang trại có tổ chúc đấu gà không?

Có. Cách nhà khoảng 100m, cũng nằm dọc bên đường, là sân đấu gà mà ông vừa nói tới. Đó là nơi mà chủ nhật nào trong mùa thu hoạch mía, và cả Giáng Sinh cũng như năm mới, thứ 7 và chủ nhật trong lễ Phục Sinh, sẽ có các trận đấu gà. Ở nông thôn thì chỉ có môn thể thao đó thôi.

----------------------------------------------------------
1. Batey là kiểu tổ chức làng xã của người dân bản địa trên các hòn đảo thuộc vùng Ca-ri-bê bao gồm một khu vực trung tâm xã tập trung, thường được xây bằng đất cứng, xung quanh không có các ngôi nhà khác được xây theo trật tự, thường thì đây là một gia đình lớn sống cùng với nhau. Do vậy, Castro nói, đó là một kiểu tập hợp lỏng lẻo sống quây quần trong một khu vực có đường đến.

2. Cây na hay còn gọi là anon không liên quan gì đến cây táo; tên khoa học của nó là Annona squamosa, có một loại cây ăn quả thuộc loài có liên quan là Annona reticulata cũng có quả ngọt đuợc gọi là corazon, hay na. Do tên của các loại này ở các nước rất khác nhau thuộc khu vực châu Mỹ La-tinh, nên có thế loại quả mà Castro muốn nói đến ở đây thuộc một trong những loại trên.




Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 17 Tháng Sáu, 2013, 03:57:50 pm
Một hình thức giải trí địa phương.

Đúng, bởi vì thật ra có rất ít các hoạt động giải trí. Mọi người chơi cờ domino, chơi bài; bố tôi, khi còn là một anh lính trẻ, rất mê chơi bài; và chắc chắn ông là một người chơi bài rất giỏi. Và tôi nhớ là từ năm tôi lên ba, trong nhà tôi còn có một cái máy quay đĩa quay tay, một chiếc RCA Victor (chính xác là Victorla) chơi nhạc. Thậm chí trong khi còn chưa ai có radio, thì bố tôi là người duy nhất có radio, và khi tôi đã lớn lắm rồi - khoảng 7 hay 8 tuổi gì đó. Không! Phải lớn hơn! Chắc chắn là khi đó tôi phải 12 tuổi rồi, vì đúng vào giai đoạn 1936-1937, cuộc Nội chiến Tãy Ban Nha vừa nổ ra, khi đó chúng tôi có 1 chiếc radio và một chiếc máy phát điện nhỏ, một chiếc mô tơ chạy khoảng hai tiếng mỗi ngày. Nó nạp điện cho vài “cục tích điện”, ngày đấy chúng tôi gọi là ác quy - và hầu như ngày nào cũng phải rót nước mưa cho nó.

Và tất cả những cái đó đều thuộc về bố ông?

Trừ bưu điện và ngôi trường nhỏ là của Chính phủ, còn lại đều thuộc sở hữu của gia đình tôi. Khi tôi chào đời, năm 1926, bố tôi đã tích cóp được tài sản đáng kể, và ông đã là một chủ đất khá giàu có. Don Angel, “Don Angel Castro”, mọi người đều gọi ông như vậy, người rất được trọng vọng và có quyền lực trong vùng, giữa cái thời còn gần như phong kiến đó. Đó là lý do tại sao tôi nói với ông rằng tôi thật sự là con trai của một gia đình địa chủ; bố tôi đã mua thêm đất từng chút, từng chút một trong suốt bao nhiêu năm ròng.

Hãy kể cho tôi nghe về mẹ ông.

Tên bà là Lina. Bà là người Cuba, sinh trưởng ở tỉnh Pinar del Río, ở mạn tây của hòn đảo. Gốc gia đình bà là ở quần đảo Canary. Bà cũng xuất thân từ tầng lớp campesino, gia đình bà rất nghèo khổ. Ông ngoại tôi là một người đánh xe, ông chở mía bằng xe bò kéo. Sau đó họ chuyển tới vùng Birán, mẹ tôi khi đó mới 13-14 tuổi, đã tới đây cùng bố mẹ và các anh chị em từ Camaguey, sau khi đi tàu từ Pinar del Río, để tìm kiếm vận may. Họ thực hiện hành trình rất dài bằng xe bò, đầu tiên là tới Guaro, rồi cuối cùng là Birán.

Mẹ tôi hầu như mù chữ hoàn toàn, và, cũng giống như bố tôi, sau này bà tự mình học đọc, học viết. Cũng với nỗ lực và quyết tâm rất lớn. Tôi chưa bao giờ nghe mẹ tôi kể là bà từng được đi học. Bà tự học hoàn toàn. Một người phụ nữ cực kỳ chăm chỉ, và không có gì lọt qua được mắt bà. Bà là đầu bếp, thầy thuốc, và là người chăm lo cho tất cả chúng tôi - bà làm tất cả mọi thứ khi chúng tôi cần, và lúc nào bà cũng sẵn sàng chìa một bờ vai cho chúng tôi dựa, và lắng nghe chúng tôi giãi bày những khó khăn nếu có. Tuy nhiên mẹ không bao giờ chiều hư chúng tôi; bà rất khắt khe trong chuyện dọn dẹp ngăn nắp, sạch sẽ và tiết kiệm. Có thể nói mẹ tôi là một người “lo xa” đối với tất cả những công việc hàng ngày bên trong cũng như bên ngoài ngôi nhà; bà là nhà kinh tế của gia đình. Không ai hiểu làm thế nào bà có đủ thời gian cho tất cả những gì bà làm; chẳng bao giờ thấy mẹ tôi ngồi xuống, tôi không bao giờ thấy mẹ tôi nghỉ ngơi trọn một ngày.

Bà đã sinh ra bảy người con, tất cả bảy anh chị em chúng tôi đều chào đời trong ngôi nhà đó, mặc dù lần nào cũng phải có một bà đỡ giúp bà sinh hạ chúng tôi. Hồi đó thì chẳng lấy đâu ra bác sĩ - bác sĩ hoàn toàn là một điều xa xỉ ở vùng nông thôn hẻo lánh như vậy.

Không ai làm việc vất vả bằng mẹ tôi để cho các con được đến trường; bà muốn chúng tôi có những gì mà bà chưa bao giờ có. Tôi có thể bảo đảm rằng nếu không nhờ bà thì tôi - một người rất ham mê học hỏi - cũng sẽ gần như thất học. Mặc dù rất ít khi thể hiện, nhưng mẹ tôi là người yêu thương các con hết mực. Bà là một phụ nữ mạnh mẽ, can đảm và lúc nào cũng hy sinh cho chồng con. Lúc nào bà cũng vững vàng, kiên định trước những khó khăn và cả những phiền não mà chúng tôi vô tình gây ra. Bà không bao giờ tỏ ra bất bình vì cuộc cải cách ruộng đất, việc phân chia lại đất đai mà bà yêu như máu thịt.

Mẹ tôi là người cực kỳ ngoan đạo, trung thành với niềm tin tôn giáo của mình, đây là điều mà tôi luôn tôn trọng. Bằng cách nào đó bà tìm thấy niềm an ủi trong chính nỗi vất vả của một người mẹ, và bà cũng chấp nhận vai trò của mình là người mẹ của Cách mạng mà bà đã phải chịu đựng rất nhiều khó khăn, khổ ải, cho dù, chỉ là một người nông dân nghèo, thấp kém, bà hoàn toàn chẳng biết gì về lịch sử nhân loại và những nguyên nhân sâu xa của các sự kiện mà bà đã trải qua ở Cuba cũng như trên thế giới.

Bà qua đời ngày 6 tháng 8 năm 1963, ba năm rưỡi sau khi Cách mạng thành công.

Vậy bố ông qua đời khi nào?

Bố tôi qua đời sớm hơn. Vì ông hơn mẹ tôi vài tuổi, ông qua đời ngày 21 tháng 10 năm 1956. Hai tháng sau khi tôi tròn ba mươi tuổi, và hai tháng trước khi chúng tôi từ Mêhicô trở về với đoàn viễn chinh Granma.

Bố ông có nói được thổ ngữ xứ Galicia không?

Có, nhưng ông không bao giờ dùng.

Ông có bao giờ nghe thấy bố mình dùng thổ ngữ đó không?

Vài lần tôi nghe thấy ông dùng một số từ bằng thổ ngữ Galicia. Vì trong vùng cũng có những người Galicia khác, và có thể là bó tôi đã nói chuyện với họ bằng thổ ngữ Galicia, có lẽ vậy. Nhưng cũng có những người Tây Ban Nha ở các tỉnh xung quanh; ví dụ như những người xứ Asturia chẳng hạn, họ không nói thổ ngữ Galicia. Rõ ràng là những người gốc Galicia đã điều chỉnh sang tiếng Tây Ban Nha, họ có thể nói thành thạo, tất nhiên là như thế giao tiếp sẽ dễ dàng hon, hơn nữa cũng không thể nào dùng thổ ngữ Galicia với người Cuba được, vì chẳng ai hiểu được. Với công nhân, họ phải dùng tiếng Tây Ban Nha - với tất cả mọi người, thậm chí là với người yêu hoặc vợ họ cũng phải dùng tiếng Tây Ban Nha, vì những người đó đâu có biết tiếng Galicia, vì vậy nói chung tôi hầu như không mấy khi nghe thấy bố tôi nói tiếng Galicia cả.



Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 17 Tháng Sáu, 2013, 04:02:40 pm
Khi cuộc Nội chiến Tây Ban Nha xảy ra thì hình như ông lên mười tuổi thì phải.

Thật ra thì cũng chưa tròn mười tuổi. Tôi sinh ngày 13 tháng 8 năm 1926, còn cuộc Nội chiến Tây Ban Nha nổ ra ngày 18 tháng 7 năm 1936. Nên chính xác thì tôi mới được chín tuổi mười một tháng; tất nhiên là khi đó tôi đã biết đọc, biết viết.

Ông có nhớ gì về việc bố ông cảm thấy lo lắng hay bất an khi nói về cuộc chiến tranh đó, hay ông ấy có nói gì về Nội chiến Tây Ban Nha không?

Nhóm 12-14 người Tây Ban Nha sống và làm việc ở Birán cũng chia làm hai phe.

Những người Tây Ban Nha mà bố ông thường gặp hay đến nhà ông à?

Những người Tây Ban Nha làm cho ông đủ các thứ việc, hoặc có khi chỉ là công nhân bình thường. Có một người gốc Asturia làm thủ thư, và được học hành rất tốt. Ông ấy thường khoe là ông ấy nói được nhiều thứ tiếng, và tôi hầu như tin ông ấy hoàn toàn, vì ông ấy... khi chúng tôi có radio trong nhà và mỗi khi có bản tin hoặc chưong trình phát bằng tiếng Anh hoặc tiếng Đức, ông ấy lại dịch ngay, ông ấy cón biết cả tiếng latinh và viết những câu chữ latinh bằng kiểu Gothic rất đẹp. Con người Asturia nhỏ bé đó - tôi nói là nhỏ bé vì ông ấy rất thấp bé - chắc chắn là thông thái hơn bất kỳ ai trong vùng, ông ấy được học hành đầy đủ và có kiến thức tổng quát hơn. Ông ấy còn biết về lịch sử Hy Lạp, ông ấy thưòng nói về Demosthenes; ông ấy là người đầu tiên nói cho tôi biết về Demosthenes, nhà hùng biện vĩ đại thời Hy Lạp cổ, và cả giai thoại Demosthenes phải ngậm sỏi để chữa tật nói lắp. Chính cái ông người Asturia đó đã kể với tôi chuyện này và nhiều chuyện khác.

Khi cuộc chiến nổ ra, nhóm người đó và còn vài người nữa, đã đứng về phe nổi loạn - hồi đó những người chống lại nền Cộng hòa được gọi là quân phiến loạn.

Tức là phe Franquistas?

Đúng. Và còn một nhóm khác ủng hộ những người Cộng hòa. Họ là những công nhân trong trang trại, nhiều người còn không biết đọc hay biết viết. Trong đó có một người Cuba tên là Valero - người phụ trách trạm điện tín và bưu điện, ông ta là một người Cộng hòa, như hầu hết người lao động khác. Trong nhóm lao động có một người làm bếp, vì trước đó công việc của ông ta trong trang trại là chăm sóc đàn gia súc, nhưng không hiểu sao cuối cùng ông ta bị thấp khớp đến nỗi hầu như không thể nào đi lại nổi, cuối cùng họ để ông ta làm người nấu ăn. Mặc dù hoàn toàn tôn trọng ông, và bản thân tôi cũng rất quý ông ấy, nhưng tôi cũng phải nói rằng ông ấy nấu ăn rất dở, ít nhất thì trong nhà tôi mọi ngưòí kêu ca rất nhiều về cấc món ăn do ông ấy nấu. Tên ông ấy là García; ông ấy hoàn toàn mù chữ.

Mù chữ?

Đúng vậy. Tôi có thể bảo đảm với ông là hồi tôi còn nhỏ ở Birán chỉ có chưa đến 20% số người dân trong vũng biết chữ, và ngay cả những người này đọc, viết cũng khó khăn. Rất hiếm người được học đến lớp sáu. Chính tại đó tôi hiểu được những khó khăn vất vả mà một người mù chữ phải chịu đựng. Không ai có thể hình dung nổi. Một người mù chữ là gì? Anh ta là người đứng dưới cùng trong bậc thang xã hội, người phải nhờ bạn viết hộ thư gửi cho người yêu. Ở Birán, những người không biết đọc, biết viết, phải nhờ những người biết chữ viết thư hộ cho người phụ nữ mà họ đang theo đuổi, đại loại như vậy. Nhưng không phải là họ đọc cho người kia viết - nói cho cô ấy thế này thế kia - hay đêm qua anh chàng mơ thấy cô nàng và rằng anh ta không ăn không ngủ được vì nhung nhớ, đại loại như vậy, mà người mù chữ sẽ bảo với người biết đọc, biết viết rằng, “Không, không, anh cứ viết tất cả những gì anh nghĩ là tôi nên viết cho cô ấy” để chiếm được cảm tình của người con gái! Tôi không hề cường điệu đâu. Tôi đã sống ở một thời kỳ mà mọi chuyện là như vậy đấy.

Cá nhân ông còn nhớ gì về những cuộc tranh luận xoay quanh Nội chiến Tây Ban Nha không?

Năm 1936, tôi được gửi vào trường học nội trú ở Santiago de Cuba, và mùa hè năm đó, khi chiến tranh nổ ra, tôi đang về nhà ở Birán nghỉ hè; và vào thời gian đó chắc tôi được khoảng, tôi cũng không biết nữa, gần mười tuổi gì đó, tôi cũng không nhớ là tôi đã học xong lớp hai chưa...

Vậy chuyện gì xảy ra ư? Khi tôi từ Santiago về Birán để nghỉ hè, vì tôi đã biết đọc biết viết, Manuel García, người đầu bếp đi tập tễnh, người đàn ông chăm chỉ đang sống ở một ngôi nhà nhỏ gần bưu điện - Manuel García chạy lại bên tôi và nhờ tôi đọc báo cho ông ta nghe. Ông ta là một người ủng hộ phe Cộng hòa cực kỳ nhiệt thành - tôi chỉ muốn cho ông biết tinh thần chung của giai cấp đó là thế, tôi cũng thường tự hỏi tại sao ông ta lại là một người Cộng hòa cuồng nhiệt như vậy, và rất phản đối giáo hội, tôi chỉ muốn trình bày sự thật - và thế là tôi đọc báo cho ông ấy nghe và nói cho ông ấy biết tình hình ở Tây Ban Nha. Chính qua đó mà tôi biết về cuộc chiến, trước khi tôi tròn mười tuổi. Tôi đọc khá nhiều báo cho ông ấy nghe. Tôi nhớ là một trong những tờ báo được chuyển về Birán khi đó có tên gọi là Information, và cả những tờ khác, như El Mundo, El Pais, và El Diario de Cuba, nhưng tờ báo chủ yếu ở vùng này là Diario de la Marina.

Đó là một tờ báo của Thủ đô Havana.

Không, không, không phải là báo Havana - nó được phát hành khắp cả nước. Ngay từ thời Chiến tranh Độc lập nó đã là một tờ báo thân Tây Ban Nha và là tờ cực hữu nhất trong số những tờ báo từng có ở Cuba trước khi Cách mạng thành công. Nó có cả một phụ trang toàn ảnh, thường phát hành vào số Chủ nhật. Một tờ báo rất nổi tiếng, vởi cơ man nào là trang quảng cáo, dày cộp, và nó được đưa đến ngôi nhà nhỏ bằng gỗ của García còn tôi thì đến đó đọc cho ông ấy nghe. Tôi đọc từ trang đầu đến trang cuối. Hồi đó quân chống Chính phủ Cộng hòa được gọi là quân “phiến loạn” - nhưng nghe như khen thì đúng hơn.


Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 24 Tháng Sáu, 2013, 03:24:33 pm
Đó là những kẻ đứng về phe Franco.

Và còn được gọi là phe “Quốc gia”. Phe bèn kia thì được gọi là “bọn đỏ”, hoặc một cách miệt thị là “tiểu quỷ đỏ”, nhưng đôi khi tờ báo này cũng gọi họ rất tử tế là “những người Cộng hòa”. Đó là tờ báo chủ yếu xuất hiện ở Birán - có thể nói là tờ nặng nhất, dầy nhất, với đủ các loại thông tin, giấy tốt, lại có nhiều trang quảng cáo nữa. Phải mất mấy tiếng liền tôi mới đọc xong cho García nghe. Mặc dù thỉnh thoảng cũng có vài tờ báo khác được đưa tới, nhưng tờ có nhiều tin tức về chiến tranh Tây Ban Nha nhất vẫn là tờ Diario de la Marina.

Tôi nhớ như in cuộc chiến tranh đó, ngay từ đầu. Ví dụ như tôi còn nhớ cả sự kiện những người lính Cộng hòa chiếm Teruel.

Và mặt trận Ebro?

Mặt trận Ebro là sau này, gần kết thúc.

Còn trận Madrid?

Vâng, Madrid bị phong tỏa. Những đòn chí mạng mà phe Cộng hòa giáng cho bọn lính của Mussolini tại Guadalajara khi họ tiến về Madrid, và, như tôi vừa nói, khi phe Cộng hòa tấn công và chiếm được Teruel. Và cuộc phản công của Tướng Mola để giành lại thành phố, cùng những tin khác liên quan đến người dân ở Burgos, khi đó là Thủ đô của phe Franquista. Tên của cái pháo đài mà phe Franquistas bị bao vây là gì ấy nhỉ?

Pháo đài Alcazar, ở Toledo.

Pháo đài Alcazar. Tôi đã đọc tất cả về trận đánh pháo đài Alcazar ở Toledo cho García nghe, và thực sự là tôi cũng đứng về phe ông ấy! Thậm chí tôi còn tìm đủ mọi cách để ông ấy phấn chấn hơn. Tôi thường nói, “Nhưng nghe này, nghe này, trận đánh ở Teruel đang rất thuận lợi” - tôi còn nhớ là tôi đã nói - “Không sao đâu, chú xem họ đã giành được những gì này; xem này, họ đang chiến đấu ở chỗ này, chỗ này, và cả chỗ này nữa”. Tất cả những thông tin nào có lợi cho lực lượng Cộng hòa là tôi lại đọc hết cho ông nghe. Tình hình thời đó ở Birán là như vậy, đúng như những gì tôi đang kể với ông.

Bố ông có ủng hộ bên nào không, hay ông ấy không quan tâm?

Không, bố tôi phản đối phe Cộng hòa.

Phản đối phe Cộng hòa?

Đúng vậy, và cả những người khác cũng thế - cả người thủ thư gốc Asturia và vài người khác nữa. Tôi nghĩ là đa số những người Tây Ban Nha ở Birán đều có quan điểm như vậy, chống phe Cộng hòa. Nhưng cũng còn một nhóm khác, nhóm có García và một vài người Tây Ban Nha, và Valero, cái ông người Cuba phụ trách bưu điện, tất cả đều là người ủng hộ Cộng hòa đến tận lúc chết. Và thỉnh thoảng hai nhóm lại chơi cờ domino cùng nhau - hai bên hai hệ tư tưởng đấu nhau.

Một cuộc chiến domino.

Cả những người ủng hộ và phản đối phe Cộng hòa đều ngồi lại cùng nhau. Hai bên dường như hoán đổi cho nhau trong những ván domino nảy lửa. Hơi giống như trong Don Camilo, cuốn tiểu thuyết nổi tiếng của Gureschi 1, giữa vị linh mục và người cộng sản. Khi tôi được nghỉ, hoặc là nghỉ hè hoặc nghỉ Giáng sinh, tôi đều ở nhà khoảng hai tuần, và cả tuần nghỉ trước lễ Phục sinh nữa. Tôi không biết là khi tôi học thì ai đọc báo cho García nữa. Ông ấy lại không có radio - bố tôi là người duy nhất có một cái.

Vậy là nhờ ông Manuel Garcia đó mà chắc chắn ông đã theo dõi rất sát tình hình cuộc Nội chiến Tây Ban Nha.

Đúng vậy. Đó lã lý do tại sao tôi nhớ rõ cuộc Nội chiến đến thế, giai đoạn trước Chiến tranh thế giới thứ II, khi những tư tưởng cộng hòa và tư tưởng “dân chủ” phương Tây - tôi xin đặt từ “dân chủ” trong dấu ngoặc kép - đang phải đối mặt với những tư tưởng diệt chủng, bá quyền và đế quốc kiểu Đức Quốc xã. “(Tôi nhớ rõ) những gì xảy ra tại Tây Ban Nha khi đó và tại sao phe Cộng hòa thất bại. Tại sao những nước tự xưng là “dân chủ” phương Tây lại có thái độ “không can thiệp” trong khi Mussolini và Hitler can thiệp ngay từ đầu?”. Tất cả những điều đó nghĩa là gì? Điều đó đã góp phần dẫn đến Chiến tranh Thế giới thứ II.

Những trận đánh đầu tiên nổ ra chính tại Tây Ban Nha, và ở đó bạn có thể tìm thấy cả những người cánh tả và cánh hữu, được gọi là những người “Quốc gia” do Hitler và Mussolini hậu thuẫn, rồi cả những người Cộng hòa Tây Ban Nha, phe tả trộn lẫn với “chế độ dân chủ”, mặc dù đó là lực lượng tiến bộ hơn người ta hình dung lúc đó, công bằng hơn, được ủng hộ nhiều hơn, bởi vì những người Cộng hòa Tây Ban Nha đã đấu tranh để bảo vệ cho tư tưởng tiến bộ trong một xã hội còn gần như phong kiến, một xã hội hoàn toàn chưa được công nghiệp hóa, còn sống chủ yếu nhờ nguồn thu nhập bóc lột từ các thuộc địa của mình. Phải nói rằng người Tây Ban Nha là một dân tộc có tính đấu tranh rất cao.

Tại đó, hai phe đã xung đột và bắn lẫn nhau - thậm chí cả các linh mục cũng bị hành hình. Có một số linh mục ủng hộ phe Cộng hòa và một số linh mục - có lẽ là đa số - ủng hộ phe nổi loạn hoặc Quốc gia, tức là lực lượng Franquistas. Vào khi đó, các giáo viên Tây Ban Nha ở trường tôi, tại Santiago, đã nói rất nhiều về cuộc Nội chiến. Xét theo quan điểm chính trị thì họ là những người Quốc gia, chúng ta có thể gọi một cách chính xác hơn họ là những người Franquistas - tất cả họ đều thế, không hề có ngoại lệ. Họ bàn tán rất nhiều về sự khủng khiếp của chiến tranh - về những người Quốc gia, thậm chí là cả linh mục bị đưa ra xử bắn. Nhưng họ lại chẳng hề nói gì về những người Cộng hòa bị xử bắn cả. Vì cuộc Nội chiến Tây Ban Nha cực kỳ, cực kỳ đẫm máu, và cả hai phía đều áp dụng chính sách mono dura - bàn tay sắt.

-----------------------------------------------------------
1. Giovanni Guareschi, tác giả người Italia của một loạt các tiếu thuyết hài nổi tiểng trong những năm 1950 với nhân vật anh hùng là một thầy tu ở bản tên là Don Camilo đã liên tục đẩu tranh rất ác liệt nhưng lại thân thiện với Trưởng bản là người Cộng sản, Peppone. Tiểu thuyết “Don Camilo” được xây dựng thành phim với nhân vật chính được đóng bới diễn viên hài nổi tiếng người Pháp Fernandel.


Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 24 Tháng Sáu, 2013, 03:34:34 pm
Tôi nhớ là sau khi chiến tranh qua đi, một thầy giáo của tôi thường kể cho tôi nghe những câu chuyện rất dài về số tù nhân thuộc phe Cộng hòa bị đưa ra xử bắn tại Tây Ban Nha khi cuộc Nội chiến kết thúc. Hồi đó tôi đang học ở Colegio de Belén, một trường học cũng do những linh mục dòng Tên điều hành ở Havana, và Cha Llorente - ông đã từng làm cứu thương trong chiến tranh - đã kể cho tôi nghe về chuyện sau khi chiến tranh kết thúc hàng chục nghìn người - không ai biết chính xác là bao nhiêu - đã bị xử bắn như thế nào, và ông được phân công vào đội cứu thương với nhiệm vụ kiểm tra các nạn nhân xem họ còn sống hay đã chết trước khi mang đi chôn, ông thường kể cho tôi tất cả những chi tiết mà ông từng chứng kiến. Tất cả đã gây cho ông một ấn tượng khủng khiếp. Có một số giáo chức Công giáo và Thiên Chúa giáo nói chung đứng về phía Cộng hòa, rất ít.

Trên đây là những ký ức của tôi trong giai đoạn đó. Tất nhiên từ đó đến nay tôi đã đọc và nghiên cứu nhiều hơn về chủ đề này, nhưng tôi muốn kể cho ông nghe những gì tôi biết hồi đó.

Trận Ebro diễn ra vào năm 1938, nếu tôi nhớ không lầm. Đó là cuộc tấn công cuối cùng của phía Cộng hòa... Đã có nhiều bộ phim về sự kiện này, cả nhiều cuốn sách nữa. Nhưng từ khi tôi mới chỉ khoảng mười tuổi, qua báo chí, tôi đã tự mình thấy được mọi chuyện diễn ra như thế nào.

Ông có nghĩ rằng sự quan tâm đến cuộc Nội chiến ở Tây Ban Nha, ngay từ khi ông còn là một cậu bé như vậy, đã có ảnh hưởng đến sự phát triển của ông không?

Ồ, có chứ. Tầm quan trọng của bối cảnh quốc tế. Nhưng hồi bé con trai ai chẳng thích chiến tranh. Như tất cả mọi người, tôi cũng rất thích phim ảnh, về miền Tây, và hơn nữa tin chúng là thật.

Mặc dù hồi đó các bộ phim đều mang tính phân biệt chủng tộc, rất kỳ thị người da đỏ đúng không?

Chúng tôi tin tất cả những gì các chàng cao bồi làm trong phim. Ý tôi là khi tôi còn là một cậu bé. Sau này, khi lớn lên, gần như trưởng thành, tôi xem chúng như những bộ phim hài - gã cao bồi này giáng cho gã đứng bên kia quầy bar một cú móc nặng như búa tạ, rồi những chai rượu whisky đỏ như máu, tôi nhớ rõ tất cả những chi tiết đó. Những khẩu côn xoay không bao giờ hết đạn, trừ khi cốt truyện bắt chúng cần phải hết đạn đúng lúc đó. Hồi đó chưa có súng máy, nhưng có vô số, vô số cảnh bắn nhau như vãi đạn, và khi ai đó đang bị truy đuổi trên lưng ngựa và hết đạn để bắn trả, anh ta sẽ vươn người lên và túm lấy một cành cây trước mắt.

Bọn con trai chúng tôi đứa nào cũng xem những bộ phim đó. Thật sự thì ngay từ khi mới ra đời các cậu bé đã được làm quen với bạo lực... Do đó khi đọc những tin tức về chiến tranh - làm sao tôi có thể hình dung nổi tất cả những điều xảy ra trên thế giới sau này!

Và sau đó là Chiến tranh thế giới thứ II.

Tôi còn nhớ chính ngày chiến tranh thế giới thứ II bùng nổ - ngày 1 tháng 9 năm 1939. Hồi đó tôi đã lớn hơn một chút, khoảng 13 tuổi gì đó, và tôi đã đọc tất cả những gì liên quan đến cuộc chiến này: việc chiếm lại vùng Ruhr, sáp nhập nước Áo, chiếm đóng Sudetenland, Hòa ước Molotove-Ribbentrop, xâm lược Ba Lan. Tôi chưa hoàn toàn nhận thức được ý nghĩa của các sự kiện, nhưng dần dần khi mọi chuyện diễn ra tôi đã hiểu về chúng hơn.

Tôi có thể nhớ những trận đánh quan trọng và các sự kiện xảy ra từ khi Chiến tranh Thế giới thứ II bắt đầu, từ năm 1939 đến năm 1945, khi những quả bom nguyên tử đầu tiên được thả xuống Nhật Bản. Tôi có thể nói rất nhiều về chủ đề này, bởi vì tôi vẫn luôn quan tâm đến nó. Nhưng thậm chí ngay từ trước đó, đã có một cuộc chiến khác ở Ethiopia, khi tôi mới bắt đầu tới trường.

Ông còn nhớ cả cuộc chiến ở Ethiopia?

Vâng, thời ấy người ta còn mua được những cái bánh quy nhỏ có kèm theo quân bài sưu tập về cuộc chiến đó. Nó được gọi là “những người Ý ở Abyssinia”.

Nó được gọi là “Chiến tranh Abyssinia” 1.

Đúng vậy, hồi đó người ta gọi nó là “Chiến tranh Abyssinia”. Bọn tôi hay đi mua những chiếc bánh bích quy - bọn trẻ con ấy mà - có các quân bài sưu tập về chiến tranh, chỉ trừ có mười hay mười hai cái hầu như không bao giờ xuất hiện. Tôi nghĩ là những quân bài đó thật ra chẳng bao giờ được in cả, người ta cứ làm vậy để bọn trẻ con nài nỉ bố mẹ mua bích quy đến phá sản, khi nào sở hữu được những quân bài đó thì thôi.

Tôi gần như trở thành một chuyên gia về cuộc chiến ở Abyssinia thông qua việc sưu tập và chơi những quán bài đó. Khi ấy tôi đang ở Colegio de La Salle, tại Santiago de Cuba, và tôi học được cách chơi với những quân bài bán kèm với bánh quy; ta chỉ cần dựa chúng vào tường như thế này, dùng ngón tay cái giữ mép quân bài và búng mạnh để chúng liệng đi. Quân bài nào khi rơi xuống mà nằm trên quân bài khác sẽ thắng, và ta có thể giữ lại... Tôi đã học cách đánh dấu trên tường, kiểm tra gió, và tất cả các thủ thuật đại loại - nói chung là tôi chơi có kỹ thuật hẳn hoi, và hình như cũng khá là hiệu quả. Có Chúa mới biết là cuối cùng tôi có bao nhiêu quân bài.

Tôi vẫn còn nhớ màu sắc và hình ảnh trên những quân bài đó... Đứa trẻ nào cũng cố gắng sưu tập cho trọn bộ, nhưng cuối cùng chẳng ai làm được.

----------------------------------------------------------
1. Cuộc chiến Abyssinian (1935-1936). Ngày 2 tháng 10 năm 1935, độc tài phát xít Italia Benito Mussolini tiến hành phản công chiếm lĩnh Ethiopia, và ngày 2 tháng 5 năm 1936, quân đội Italia tiến vào Addis Ababa và Hoàng đế Haile Selassie bỏ chạy. Năm 1914, Anh quốc chấm dứt cuộc phiêu lưu này của người Italia và đưa Haile Selassie trở lại ngai vàng.


Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 24 Tháng Sáu, 2013, 03:42:20 pm
Bao giờ cũng thiếu vài quân?

Có nhiều quân bài thật ra không bao giờ được in cả, để dụ dỗ trẻ con mua càng nhiều càng tốt, ông biết đấy, kiểu làm ăn của Chủ nghĩa tư bản mà... Tôi nhớ là tôi không hề thấy một bộ sưu tập trọn vẹn nào.

Một hôm có cậu bạn lại gần tôi và khoe là cậu ta có một album rất đẹp về Napoleon Bonaparte. Đó không chỉ là những quân bài trao đổi in trên bìa carton mỏng: những bức vẽ mà cậu ta có được in trên giấy khác, trông rất sắc nét và tinh tế, giống như ảnh thật vậy, và lại là một bộ sưu tập trọn vẹn nữa chứ... Tôi vẫn còn đang để bộ sưu tập này đâu đó. Eusebio Leal 1 mới nhìn thấy nó cách đây không lâu mà. Cậu bạn đó đề nghị đổi tập album cho tôi để lấy những quân bài mà tôi có về chiến tranh Abyssinia. Tôi nhận lời ngay lập tức - tập album đó quả là một báu vật.

Vậy rõ ràng là khi đó ông rất quan tâm đến chiến tranh 2.

Ông phải thấy là ngay chính Kinh thánh cũng đề cập đến rất nhiều sự kiện bi thảm, những cuộc chiến đẫm máu. Ngay từ lớp một, trong môn Lịch sử Thần thánh - hồi ấy ở trường tôi họ gọi môn Lịch sử như thế đấy - chúng tôi đã học về sự trừng phạt Babylon, sự nô dịch của những người Do Thái, sự tích vượt qua Biển Đỏ, Joshua và những cây kèn của ông đã hạ những bức tường thành Jericho như thế nào, Samson và sức mạnh vô địch, có thể dùng tay không phá tan một ngôi đền, những Bộ Luật, con bê vàng được tôn thờ như một thần tượng... Tôi đã sử dụng hình ảnh đó trong bài Lịch sủ sẽ bào chữa cho tôi, để thể hiện tư tưởng triết học Xã hội chủ nghĩa. Tôi nói, “Chúng tôi không tin vào những con bê vàng”. Đó là khi tôi tự bào chữa cho mình sau khi tấn công vào trại lính Moncada tại Santiago de Cuba. Hồi đó là năm 1953, và giờ thì chúng ta đang ở đây, nói chuyện về năm 1936. Vào thời gian đó, như tôi nói, tôi mói khoảng mười tuổi.

Nhưng cuộc chiến tranh ở Abyssinia xảy ra trước Nội chiến Tây Ban Nha - thậm chí khi ấy ông còn nhỏ hơn nữa.

Ông nói đúng, cuộc chiến Abyssinia diễn ra sớm hơn một chút. Tôi nghĩ chắc năm đó tôi đang học lớp hai ở Colegio de La Salle. Chắc khi ấy tôi lên chín tuổi thì phải. Nói thật với ông, chính vì quan tâm đến cuộc chiến tranh đó mà tôi đã có một bộ sưu tập hình ảnh về Napoleon, bộ sưu tập này được nhà sử học trong thành phố, người đó cũng biết mọi thứ và tôi cũng thường chia sẻ những câu chuyện của mìrìh, đánh giá rất cao. Màu vàng nhạt của những quân bài khiến tôi nghĩ đó chính là những quân bài mà tôi đã chơi suốt bao năm qua, ngắm nghía không chán mắt những hình ảnh đó và hình dung ra các trận đánh nổi tiếng. Ví dụ như trận Arcole, khi đúng vào thời điểm quyết định nhất Napoleon đã cầm lấy lá cờ băng qua cầu và hô lớn, “Hãy đi theo vị tướng của các người!” Hình ảnh đó gây ấn tượng mạnh mẽ cho bất kỳ cậu bé nào. Còn phải kể đến trận Austerlitz và tất cả những trận đánh khác. Những chương chính trong cuộc đời của Napoleon đều hiện ra qua những hình vẽ. Tất nhiên đó là một nguồn giải trí cực kỳ thú vị, và tôi phát điên lên với vị hoàng đế đó, cũng như tôi phát điên lên vì Hannibal, về Alexander Đại đế và những nhân vật nổi tiếng khác mà các cuốn sách giáo khoa lịch sử ở trường tiểu học viết rất nhiều. Hồi đó, tôi chỉ ước giá như Hannibal chiếm được thành Rome - có lẽ bởi vì sự táo bạo của ông khi dùng voi vượt qua dãy An-pơ, hoặc có thể vì ông là người đứng ở thế yếu. Tôi cũng thích những người Spác-tác và sự kiện họ bảo vệ cổng Thermopylae chỉ với 300 dũng sĩ. Và nói thật với ông, giờ đây tôi tự an ủi mình rằng bộ album về Napoleon của tôi còn giá trị gấp vạn lần bất kỳ bộ phim về Miền Tây hoang dã nào.

Vậy là ông thích các vị tướng, những chiến binh dũng mãnh.

Con trai ai cũng thế cả. Như tôi nói, tất cả bắt nguồn từ môn Lịch sử. Trong Kinh Cựu ước cũng đầy chiến tranh và các phần hấp dẫn khác: chiếc thuyền của Noah, cơn Đại hồng thủy, bốn mươi ngày mưa liên tiếp... Thậm chí trong phần Genesis còn nói rằng sau trận đại hồng thủy, Noah đã trồng một giàn nho và làm rượu vang, ông đã uống hơi quá chén và một người con trai của ông đã cười nhạo cha mình nên Noah đã nguyền rủa anh ta! Ông nguyền rủa anh ta trở thành một người nô lệ da đen  ! Đó là một trong những chi tiết trong Kinh Thánh mà có lẽ bản thân Nhà thờ cũng thấy là cần phải sửa lại, bởi vì nếu không người ta sẽ nghĩ việc người da đen là sự nguyền rủa của Chúa trời... Và việc phải là một người phụ nữ cũng là một lời nguyền rủa, một sự trừng phạt dành cho người phạm tội tổ tông.

Ông muốn đề nghị Nhà thờ Công giáo sửa lại điều đó?

Hừm, thật ra tôi không hề yêu cầu Nhà thờ phải thay đổi hay sửa chữa lại những gì thuộc về tín ngưỡng. Nhưng chính cố Giáo hoàng John Paul II, một người dũng cảm và đầy quyết tâm, đã nói rằng thuyết tiến hóa không có gì mâu thuẫn với thuyết sáng thế.

Thỉnh thoảng tôi có trao đổi với các hồng y và giám mục về chủ đề này. Vẫn là hai điểm tôi vừa nói đến. Tôi tin là với sự khôn ngoan của một thể chế đã tồn tại hơn 2000 năm qua, lẽ ra họ phải đóng góp về lý tưởng bình đẳng cho phụ nữ, cần giải phóng cho phụ nữ khỏi cái án đã kết tội họ là nguồn gốc gây ra mọi nỗi khổ cho thế gian này, và rũ bỏ tư tưởng rằng người da đen là sự trừng phạt của Chúa chỉ vì một người con trai của Noah đã giễu cợt cha mình.

Chính ông cũng đã nổi loạn chống lại cha mình, đúng không?

À, thật ra tôi không hề nổi loạn chống lại cha mình, khó có thể làm vậy được, vì ông là một người có trái tim cao thượng. Tôi chỉ nổi loạn chống lại sự độc đoán.

Ông không thể chịu nổi sự độc đoán.

Chuyện này có cả một lịch sử lâu dài. Nó không chỉ nổ bùng ra khi tôi khoảng mười hay mười hai tuổi, bởi vì tôi đã bắt đầu trở thành một người nổi loạn từ trước đó rất lâu, có lẽ phải từ sáu hay bảy tuổi gì đó.

---------------------------------------------------------
1. Eusebio Leal, sử gia và là người đi đầu trong công cuộc phục hồi kiến trúc của thành phố cổ Havana.

2. Ở đây có sự tối nghĩa trong hình thức câu hỏi, trong tiếng Tây Ban Nha là “Decididamente, la guerre le interesaba”. Việc sử dụng mạo từ “la” là bắt buộc trong tiếng Tây Ban Nha, nhưng “la guerra” có thể chỉ hoặc là một cuộc chiến nói chung, hoặc là cuộc chiến cụ thể mà Ramonet và Castro đã nói đến. Sự tối nghĩa này cũng xuất hiện trong các câu hỏi sau, khi Castro hỏi có ý chỉ cuộc chiến nói chung nhưng Ramonet lại nói về cuộc chiến Abyssinian.


Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 24 Tháng Sáu, 2013, 03:48:58 pm
Còn những kỷ niệm nào đáng nhớ khác về thời thơ ấu của ông ở Birán?

Tôi còn nhớ rất nhiều chuyện. Và chắc chắn trong đó có nhiều kỷ niệm đã tác động đến tôi rất mạnh mẽ. Nhưng có điều lạ là chuyện chết chóc không hề ghi dấu ấn gì đáng kể đến thời thơ ấu của tôi, mặc dù tôi có mất một người thân là dì Antonia, người qua đời khi sinh con, lúc tôi lên ba tuổi. Tôi còn nhớ không khí buồn bã trong gia đình tôi, cảm giác bi kịch nặng nề của người lớn. Dì là em gái mẹ tôi và kết hôn với một người Tây Ban Nha làm việc cùng cha tôi ở Birán - chú ấy là quản lý một khu vực trồng mía ờ đó. Tên chú ấy là Soto. Tôi nhớ là chúng tôi đã đi bộ dọc theo một con đường đất lầy lội giữa cánh đồng mía, những người phụ nữ khóc lóc mãi, cho đến khi chúng tôi đến một ngôi nhà gỗ nhỏ. Tôi nhớ chuyện đó, nhưng chắc chắn nó không gây được ấn tượng gì mạnh mẽ cho tôi cả vì tôi không hiểu những gì đang diễn ra, tôi hoàn toàn không ý thức gì về cái chết.

Tôi còn nhớ cả lần đầu tiên tôi nhìn thấy một đoàn tàu hỏa. Tất cả những gì liên quan đến chiếc đầu máy hơi nước nó thật ấn tượng - từ những chiếc bánh cho đến tiếng động cơ ồn ào, sức mạnh, tiếng còi rúc. Tàu hỏa tới để đưa mía về các nhà máy xử lý. Và hồi đó tôi cứ tưởng chúng là những con quái vật trong cổ tích.

Hồi còn học phổ thông, chắc là khi ấy khoảng bảy hay tám tuổi gì đó, tôi còn nhớ là nghe thấy mọi người nói chuyện về chuyến bay của Barberán và Collar 1. Hồi đó ở Birán, mọi người thường nói, “Barberán và Collar đã bay tới đây” - họ lại nói hai phi công Tây Ban Nha đã bay qua Đại Tây Dương và đang trên đường tới Mêhicô. Cuối hành trình, hoàn toàn không có tin tức gì của Barberán và Collar cả. Đến tận bây giờ mọi người vẫn còn tranh cãi xem liệu có phải máy bay của họ đã bị rơi hay không, và rơi ở vùng biển giữa Pinar del Río và Mêhicô hay ở Yucatán hoặc noi nào khác. Nhưng tóm lại là không ai nghe nói gì đến họ cả, hai người đàn ông dám bay qua Đại Tây Dương trong một chiếc máy bay sơ khai khi mà ngành hàng không vẫn còn đang trong giai đoạn trứng nước. Họ đã bỏ mạng trong một chiếc máy bay mà tôi không rõ là chở được bao nhiêu nhiên liệu, vì đó là điều duy nhất họ có thể làm hồi đó. Họ cất cánh - quả thật là liều lĩnh khi dám vượt qua Đại Tày Dương - họ cất cánh từ Tây Ban Nha, và tới Cuba; sau đó họ lại cất cánh, nhắm tới Mêhicô, nhưng họ đã không thành công.

Ngay từ khi còn bé xíu tôi đã chứng kiến những trận siêu bão, lốc xoáy. Những trận cuồng phong trong cơn bão, vòi rồng, gió táp khủng khiếp. Thậm chí có lần tôi còn cảm thấy động đất khi tôi mới lên năm hay sáu tuổi gì đó 2. Ngôi nhà của chúng tôi bắt đầu rung chuyển dữ dội; tất cả đều chao đảo. ít nhiều thì tất cả những hiện tượng tự nhiên đó đều tác động đến tôi.

Vậy còn những yếu tố nào mà ông đánh giá là đã ảnh hưởng đến sự hình thành nhân cách của mình?

Một chút đặc quyền và một chút may mắn. Tôi là con trai của một chủ đất, chứ không phải cháu nội. Nếu tôi mà là cháu nội trong một gia đình giàu có thì có lẽ tôi đã được sinh ra... tôi đã có một tuổi thơ hoàn toàn quý tộc, và tất cả bạn bè cũng như quá trình nuôi dưỡng thời thơ ấu của tôi sẽ gắn liền với một cám giác về sự ưu việt của mình so với người khác. Nhưng trong thực tế, nơi tôi sinh ra ai cũng nghèo - cùng trang lứa với tôi là con cái của những công nhân trong trang trại và những nông dân cùng khổ khác. Gia đình tôi, nhất là gia đình bên ngoại, cũng rất nghèo, và nhiều anh em họ của bố tôi, từ Galicia đến, và cả gia đình bố tôi ở Galicia còn nghèo hơn thế.

Rõ ràng là điều có ảnh hưởng lớn nhất chính là nơi tôi sinh ra, tôi sống với những con người có xuất thân thấp kém nhất. Tôi nhớ những người thất nghiệp xếp thành hàng dài gần những cánh đồng mía, mà không có ai mang cho họ một hớp nước, một miếng bánh hay bữa trưa nào cả, cũng chẳng ai cho họ nơi che mưa, che nắng, hoặc phương tiện đi lại gì hết. Và tôi không thể nào quên hình ảnh những đứa trẻ đi chân đất. Tất cả những đứa trẻ mà tôi chơi cùng ở Birán, tất cả những đứa trẻ mà tôi lớn lên cùng, chạy nhảy chơi đùa, ở khắp trong vùng, đều nghèo, rất nghèo. Một số đứa nghèo đến nỗi tới bữa trưa tôi lại phải mang cả một bát lớn những thức ăn còn lại của nhà mình ra cho chúng. Tôi thường đi cùng chúng đến bờ sông, cưỡi ngựa hoặc đi bộ, cả lũ chó nhà tôi nữa, chơi trò ném thia lia, bắn chim - một trò thật kinh khủng, nhưng đứa trẻ nào cũng có súng cao su. Nhưng bên cạnh đó, ở Santiago và sau này là ở Havana, tôi còn chơi cả với con cái những gia đình giàu có; chắc chắn là có rất nhiều con nhà chủ trang trại.


----------------------------------------------------------
1. Đại uý Joaquin Barberan y Tros và Thượng uý Joaquin Collar y Serra bay 4.000   dặm trên mặt nước trong 39 giờ, 55 phút, chuyến bay dài nhất trên đại dương cho đến thời điểm đó. Ngày 10 tháng 6 năm 1933, lúc 4 giờ 45 phút sáng Barberan và Collar cất cánh từ sây bay Tablada ở Seville, Tây Ban Nha với chiếc máy bay hai tầng cánh Cuatro Vientos (Bốn làn gió) hướng đến Cuba. Lúc 3 giờ 40 chiều ngày 11 tháng 6 theo giờ Cuba, họ hạ cánh xuống sân bay Camaguey. Từ Camaguey, họ bay đến sây bay Columbia ở Havana. Vài ngày sau, trong chuyến bay từ Havana đén Mêhicô City, họ mất tích.

2.  Ngày 3 tháng 2 năm 1932, khi Castro mói năm tuổi rưỡi, một trận động đất mạnh đã làm rung chuyển cả khu vực miền đỏng hòn đảo, trong đó bao gồm cả khu vực Biran. Thành phố Santiago bị thiệt hại nghiêm trọng.



Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 24 Tháng Sáu, 2013, 03:53:54 pm
Vậy là ông sống cùng với họ.

Đó là con cái của những gia đình có tiền của. Và tất nhiên là tôi kết bạn với họ, chúng tôi chơi cùng, chơi thể thao với nhau, và đủ mọi trò khác. Nhưng chính xác thì tôi không “sống” cùng với họ trong những khu thượng lưu.

Tại trường học, chúng tôi có nhiều thứ trong đầu, chủ yếu là thể thao và học hành, dã ngoại và những chuyện đại loại thế. Tôi choi rất nhiều môn thể thao, và leo núi nữa, hai sở thích lớn nhất. Những người điều hành trường Colegio de La Salle còn có một trang trại ở Santiago, trên một bán đảo mà bây giờ chúng tôi có một nhà máy đường - tên trang trại là Renté. Có cả một bãi biển để bơi; họ đã khoanh bãi biển lại bằng những thân cây dừa, vì đó là một vịnh nhỏ mà, để tạo một khu vực an toàn, vì xung quanh có rất nhiều cá mập, một mối nguy hiểm thực sự, mặc dù không đến nỗi như người ta vẫn nghĩ. Có cả cầu nhảy - bậc thứ nhất, bậc thứ hai, bậc thứ ba... lẽ ra tôi phải là một vận động viên nhảy cầu rồi mói phải, vì tôi nhớ là lần đầu tiên tôi ra đó, tôi đã nhảy xuống từ cầu cao nhất, gần như thách thức những đứa còn lại, ông biết đấy - Có ai dám nhảy từ trên cao như thế này xuống không nào? Và thế là tôi nhảy ùm một cái - mà cũng phải nói là ơn Chúa, chân tôi xuống trước, chứ đầu mà xuống trước thì cũng dở. Cầu nhảy cũng khá cao, nhưng tôi nhảy mà hoàn toàn không lăn tăn gì cả.

Hồi đó ông đã biết bơi rồi chứ?

Tôi biết bơi từ rất sớm, tôi không nhớ là từ năm lên mấy tuổi nữa, tôi đã bơi trong bể và trên sông ở Birán, với những đứa bạn mà tôi vẫn luôn chơi đùa cùng.

Ông muốn nói đến những người bạn, nhũng cậu bé nghèo xuất thân hèn kém?

Đúng, với những người bạn đó. Tôi không hề nhiễm phải văn hóa tư sản. Thật ra bố tôi chỉ là một chủ đất nhà quê. Bố mẹ tôi không mấy khi ra ngoài thăm viếng mọi người và cũng có rất ít khách khứa. Họ không có lối sinh hoạt và cung cách của một gia đình thượng lưu. Lúc nào họ cũng làm việc luôn chân, luôn tay. Và chúng tôi chỉ tiếp xúc với những người gần đó, quanh vùng Birán.

Trong số những người bạn mà ông chơi cùng, có ai là người da đen không?

Trong gia đình, tôi không bao giờ bị cấm là “Không được chơi với thằng này, thằng kia!”. Không bao giờ. Tôi thường đến những túp lều của người nghèo, những khu lều lán của người Haiti và về nhà tôi cũng bị mắng, nhưng không phải vì lý do phân biệt vị thế xã hội - mà chỉ là vì lý do sức khỏe, vì tôi hay tới đó ăn ngô rang với họ. Bố mẹ tôi thường dọa tống tôi vào Guanajay, một trại cải tạo ở phía tây Havana.

Dành cho những đứa trẻ cứng đầu cứng cổ?
Bố mẹ tôi thường bảo, “Chúng ta sẽ gửi con vào Guanajay nếu con còn ăn ngô rang với những người Haiti đó!” Họ dọa như thế mấy lần liền - tất nhiên là vì nhiều lý do khác nhau. Khi tôi bắt đầu nhận thức về thế giới, trong thâm tâm tôi luôn cho rằng ngôi trường tốt nhất mà tôi từng theo học chính là thời thơ ấu sống giữa vùng nông thôn nơi tôi sinh ra. Nông thôn chính là tự do.

Sau này, vì tôi là con trong một gia đình giàu có, tôi lại trở thành nạn nhân của sự bóc lột.

Nạn nhân của sự bóc lột?

Bóc lột.

Theo nghĩa nào cơ?

Rất đơn giản, tôi sẽ giải thích cho ông biết. Không gian thơ ấu của tôi là ngôi trường công ở Birán. Tôi có một chị gái và một anh trai, Angelita và Ramón, đã theo học ở trường đó, và mặc dù chưa đến tuổi đi học, tôi cũng được đưa tới đó và họ xếp cho tôi một cái bàn ngay phía trên của phòng học. Hồi đó trong lớp có khoảng 25 học sinh, đa phần đều là con em của những gia đình rất nghèo. Tôi vẫn còn nhớ những ngày đó. Tôi không biết tôi đã học đọc, học viết như thế nào, có lẽ là bằng cách bắt chước những đứa trẻ khác, vì họ xếp tôi ngồi ngay bàn đầu.

Khi đó tôi nhớ là, tôi nghĩ là khoảng năm 1930 thì phải...

Nghĩa là ông mói lên 4 tuổi.

Bốn tuổi. Tôi học đọc và nguệch ngoạc viết vài chữ bằng cách nhìn những học sinh khác, và bắt chước theo những gì giáo viên viết bằng phấn trên bảng - và tôi cũng có nhiều trò nghịch ngợm, đúng như con trai của một người chủ đất. Cô giáo lúc nào cũng tới nhà chúng tôi, cô ăn cùng với gia đình. Còn ở trường thì vẫn ăn phạt như thường, thỉnh thoảng là một cái tát hoặc vụt bằng thước kẻ, như tôi còn nhớ. Thậm chí có lần tôi còn phải quỳ, và họ còn đặt vài đồng xu như thế này trong bàn tay xòe ra của học sinh - tất nhiên là không phải họ bắt chúng tôi quỳ như thế suốt ba tiếng đồng hồ, nhưng thậm chí, nhiều lúc họ còn bắt chúng tôi quỳ trên lớp đất rải những hạt ngô.

Bắt học sinh quỳ lên đó?

Ồ, đúng thế. Tối còn nhớ như in tất cả những trò “tra tấn” trong trường học đó, mặc dù không phải ngày nào cũng xảy ra. Thật ra đó cũng chi là những biện pháp để khiến chúng tôi phải sợ.



Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 24 Tháng Sáu, 2013, 03:59:59 pm
Nói một cách thẳng căng thì đó đúng là tra trấn.

Ngay từ hồi đó tôi đã rất ương bướng rồi, bởi vì, hừm! thật ra có nhiều chuyện rất dài. Nếu ông muốn, tôi sẽ kể cho ông một số chuyện. Tôi sẽ cho ông biết những gì đã khiến tôi trở thành một người nổi loạn. Tôi tự thấy trong tôi nhu cầu rất bức thiết là giải quyết những vấn đề từ khi còn rất nhỏ, và điều đó giúp tôi nhận thức được về sự bất công cũng như những gì đang xảy ra trong thế giới quanh mình. Nhưng thôi, chúng ta sẽ không nói tới điều đó làm gì, chắc ông sẽ không thấy cần quan tâm đâu.

Ồ không, tôi rất quan tâm mà.

Nếu lúc nào ông quan tâm, tôi sẽ kể cho ông nghe một số chuyện. Nhưng tôi sẽ nói thêm về những nhân tố mà theo quan điểm của tôi là chúng ta vẫn đang bàn đến: đó là điều gì đã khiến tôi trở thành một nhà Cách mạng? Những nhân tố nào có ảnh hưởng đến cuộc đời tôi, cho dù xuất thân của tôi là một gia đình chủ đất, và mặc dù trẻ con thường rất ích kỷ và hời hợt, ít người để ý gì đến địa vị xã hội của mình?

Vậy ông là học sinh nhà giàu duy nhất trong ngôi trường nhỏ ở Birán?

Tôi là người duy nhất, tất nhiên là trừ các anh chị tôi, những người lớn tuổi hơn một chút. Trong trường hồi đó không có ai gọi là dư dả một chút, hoặc là chủ sở hữu của thứ gì đáng kể. Bố mẹ chúng đều là những lao động công nhật, những người lính canh, hoặc có khi chỉ sở hữu một mảnh đất bé tí. Học sinh ở đó tất thảy đều là con của những người cực kỳ nghèo khổ.

Vậy đó có phải lý do bố mẹ ông quyết định gửi ông tới Santiago, để ông có thể giao du với những đứa trẻ thuộc tầng lớp xã hội khác?

Không, tôi không nghĩ là bố mẹ tôi đã nghĩ thế. Bố mẹ tôi đã làm gì với tôi à? Năm tôi lên sáu, họ gửi tôi tới Santiago de Cuba, với lý do, mà chủ yếu do cô giáo nghĩ ra, rằng tôi là “một cậu bé cực kỳ thông minh”. Bố mẹ tôi đã quyết định nhờ người giáo viên ở Birán, tên là Eufrasia Feliu, đưa chị gái cả của chúng tôi, Angelita, hơn tôi ba tuổi bốn tháng, tới nhà cô ấy ở Santiago. Nếu hồi đó tôi lên sáu thì chị ấy cũng phải 9 hay 10 tuổi gì đó. Và thế là chị ấy được đưa tới Santiago, bố mẹ tôi cũng tống tôi đi cùng: sẽ rất tốt cho muchachito (thằng nhóc) nếu nó cũng đến Santiago, để học hành tốt hơn trong nhà của cô giáo. Ý tưởng đó khiến tôi vô cùng phấn chấn - tôi rất tò mò nơi đó như thế nào, và thế là tôi lên đường không kịp suy nghĩ gì cả.

Santiago đã tạo ra được ấn tuợng như thế nào đối với ông, một cậu bé vừa từ nông thôn ra?

Thời đó Santiago vẫn chỉ là một thành phố rất nhỏ, nếu so với chính nó bây giờ, nhưng ấn tượng mà nó tạo ra với tôi phải nói là cực kỳ to lớn. Trong mắt tôi nó là một thành phố khổng lồ. Một ấn tượng rất mạnh mẽ, giống như năm tôi lên 16 tuổi và lân đầu tiên nhìn thấy Havana, thủ đô của nước Cộng hòa. Tại Havana này, tôi đã thấy những ngôi nhà rất to, những tòa nhà 4-5 tầng mà đối với tôi là rất vĩ đại. Thành phố Santiago mà tôi biết trước đó chỉ toàn những ngôi nhà nhỏ, một tầng, những tòa nhà nhiều tầng là rất hiếm hoi. Vì thế khi tôi tới Havana, nó cũng tạo cho tôi một ấn tượng hết sức mạnh mẽ.

Nhưng cũng phải nói là khi tôi tới Santiago năm lên sáu tuối, lần đầu tiên tôi được nhìn thấy đại dương. Tôi đến từ vùng nông thôn, giữa khu đồi núi nằm sâu trong đất liền. Và giờ đây lần đầu tiên tôi được nhìn thấy biển qua cửa vịnh Santiago, tôi đã bàng hoàng không nói lên lời.

Ngôi nhà của cô giáo ông ở Santiago trông thế nào?

Đó là một ngôi nhà gỗ trên đồi Intendente, thuộc hạt El Tívoli, một hạt tương đối nghèo... Và đó là một ngôi nhà chật chội, ẩm thấp, trong đó có một phòng khách bé tí xíu kê một chiếc đàn piano, hai phòng ngủ, một phòng tắm, và hàng hiên trông ra dãy núi Sierra Maestra rất đẹp và, ngay sát đó, Vịnh Santiago.

Ngôi nhà nhỏ, với mái nhà và các bức tường bằng ván gỗ bạc phếch, thủng dột lỗ chỗ, trông ra một quảng trường nhỏ, thật ra chỉ là một bãi đất trống, chẳng có cây cối gì. Bên cạnh là một dãy nhà một phòng. Rồi ở khu tiếp theo có một cửa hàng bách hóa nhỏ bán kẹo dừa, nấu bằng đường nâu. Trước cửa ngôi nhà, phía bên kia quảng trường, tôi nhớ là có một ngôi nhà rất lớn thuộc về Yidi, Yidi người Ma-rốc, họ vẫn gọi ông ta thế, một người vô cùng giàu có. Và phía sau ngôi nhà là một “học viện”, hồi đó người ta gọi thế, nhưng thật ra chỉ là một trường trung học. Tôi đã trải qua những ngày rất quan trọng ở đây. Tôi nhớ là ngôi trường đó có thời gian bị binh lính chiếm đóng, vì các sinh viên đều nổi dậy chống Machado 1. Tôi còn nhớ một chi tiết mà tôi đã chứng kiến tại trường trung học này khi nó đang bị chiếm đóng - bọn lính lấy báng súng đánh túi bụi một người dân; tôi nghĩ có lẽ ông ta đã nói gì đó với bọn chúng. Tôi nhớ những cảnh đó rất rõ, bởi vì chúng tôi sống ngay bên cạnh và chứng kiến tất cả.

Không khí căng thẳng bao trùm khắp nơi; bọn lính giữ tất cả những người đi qua. Người thợ máy ở Bírán, tên ông ta là Antonia, cũng bị chúng bắt vào thời gian đó. Sau này tôi mới biết là ông ta bị bắt vì chúng nghi ông ta là Cộng sản. Tôi nhớ là vợ ông ta vào tù thăm chồng và đưa tôi đi cùng, dù tôi còn bé tí. Nhà tù ở cuối phố Alameda ở Santiago, một nơi tối tăm và u ám, với những bức tường mốc meo, hôi hám và bẩn thỉu. Tôi vẫn còn rùng mình khi nhớ lại những tên cai ngục, những song sắt, ánh mắt của những người tù...

Trong ngôi nhà nhỏ ở Santiago nơi tôi sống, cứ trời mưa là lại bị dột và tất cả đều ướt nhoét. Trong nhà trời còn mưa hơn cả bên ngoài. Mọi người phải lấy hết cả xô và chậu ra để hứng nước. Trong nhà ẩm ướt khủng khiếp. Tôi và chị gái tôi đã ở đó. Ông bố già của cô giáo sống trong một căn phòng nhỏ với chiếc giường cũ ọp ẹp, tên ông ấy là Nestor thì phải, còn phòng bên là chị gái của cô giáo, tên là Belén, một nghệ sĩ piano. Cô ấy là một nghệ sĩ piano và là một người tao nhã, vậy mà chẳng có lấy một học sinh nào cả.



---------------------------------------------------------
1. Gerardo Machado (1871-1939) là Tổng thống độc tài Cuba từ 1925-1933. Ông ta nổi tiếng là người có lập trường thân Mỹ và đàn áp dã man bất kỳ người nào chống lại chế độ. Ông ta chạy khỏi Cuba vào tháng 8 năm 1933 vì diễn ra cuộc tổng nổi dậy là cao điểm của cái gọi là “Cách mạng 33” Một tháng sau, ngày 4 tháng 9 năm 1933, cuộc “Binh biến của các hạ sĩ quan” do Fulgencio Batista cầm đầu nổ ra.


Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 24 Tháng Sáu, 2013, 04:07:01 pm
Ở đó có điện không?

Có, hồi đó có điện rồi, nhưng cũng chẳng mấy khi dùng đến. Ngôi nhà chủ yếu được thắp sáng bằng đèn dầu, có lẽ vì dầu rẻ hơn.

Vậy là có tất cả bao nhiêu người sống trong ngôi nhà đó?

Ban đầu là có ba chị em gái, tôi nghĩ bố mẹ họ là người Haiti; tôi không chắc là ba chị em họ học ở Pháp hay ở Haiti. Họ là người lai (giữa người Tây Ban Nha, hoặc Bồ Đào Nha, với thổ dân châu Mỹ - ND). Một người là giáo viên tiểu học, một người là giáo viên dạy piano, người còn lại bác sĩ, nhưng khi chúng tôi đến thì cô ấy vừa mới qua đời. Hai chị em cô giáo tôi sống cùng cha mình, Nestor, vợ ông ấy cũng mất lâu rồi. Sau đó có thêm chị em tôi - vậy là có năm người, tính cả cô giáo, bình thường cô vẫn dạy ở Birán và chỉ về nhà vào kỳ nghỉ. Sau đó còn có một cô gái nông dân nghèo, una guajirita 1, tên là Esmerida được đưa vào làm người giúp việc, cô ấy chẳng bao giờ được trả công một xu nào cả. Vậy là thành sáu người. Về sau, anh thứ hai của tôi là Ramón đến, tôi thuyết phục anh ấy ở lại, có nghĩa là có tới 7 người mỗi khi cô giáo về nhà. Và cả 5 hay 6 hay 7 người chúng tôi ăn ở cùng một cantinita 2.

Đó là vào thời kỳ nào nhỉ?

Đó là giai đoạn độc tài của Machado, mà người ta gọi là Machadato. Hồi đó nạn đói lan khắp cả nước. Machado bị lật đổ, chủ yếu là vì nạn đói, vì tình hình khi ấy thật tồi tệ, ngoài khủng hoảng kinh tế bắt đầu diễn ra từ năm 1929, Mỹ còn áp đặt lên đất nước chúng tôi một thỏa thuận thương mại ngay từ những năm đầu tiên của nền cộng hòa phụ thuộc - thỏa thuận này cấm chúng tôi không được sản xuất nhiều thứ, và thay vào đó phải nhập chúng từ Mỹ sang.

Mặc dù khi đó Mỹ mua đường của chúng tôi, nhưng khi khủng hoảng năm 1929 xảy ra họ cũng áp đặt thuế nhập khẩu rất cao đối với mặt hàng này. Khiến cho lượng đường được xuất khẩu của Cuba khi đó rất hạn chế, trong khi giá bán đã xuống đến mức thấp nhất. Tóm lại là nền kinh tế khi ấy cực kỳ tồi tệ, nạn đói lan tràn khắp Cuba.


Đó là thời kỳ khủng hoảng kinh tế đi kèm với đàn áp chính trị.

Machado đã bắt đầu nhiệm kỳ của mình với mức độ ủng hộ nhất định của người dân vì những chính sách mang hơi hướng dân tộc mà ông ta thực hiện, và ông ta còn cho xây dựng những công trình công cộng, một số nhà máy, nhưng dù thế nào đi nữa ông ta vẫn là một nhà độc tài, và chỉ sau một thời gian ngắn chế độ của ông ta trở nên khát máu. Một trong những ví dụ tiêu biểu là sự đàn áp đối với sinh viên. Mà cụ thể là trường hợp của Julio Antonia Mella, người đã sáng lập Mặt trận Sinh viên Đại học (FEU) và Đảng Cộng sản, khi mới, như tôi nhớ, hai mươi hai mốt tuổi gì đó 3. Mella là một biểu tượng cho các sinh viên, công nhân và nhân dân nói chung, noi theo. Sau này ông đã bị ám sát ở Mêhicô theo lệnh của Machado.

Mella là một thanh niên cực kỳ xuất chúng và trưởng thành sớm, một trong những nhân vật nổi bật sau Marti. Thậm chí ông còn nói về việc thành lập một “đại học công nhân”, một ý tưởng tuyệt vời. Vào thời kỳ đó, các sinh viên thường tới trường đại học để nghe ông nói về lịch sử và những vị anh hùng của mình. Tất nhiên ở thời điểm đó, cuộc Cách mạng tháng Mười Nga vĩ đại vừa mới diễn ra thành công, năm 1917, và Mella, rõ ràng là chịu ảnh hưởng của tinh thần cấp tiến của cuộc cách mạng đó, đã sáng lập nên Đảng Cộng sản. Mella cũng chịu ảnh hưởng từ tư tưởng của Marti nữa. Mella là một người rất tán thành Marti và nhiệt thành ủng hộ cuộc Cách mạng tháng Mười Nga. Chắc chắn đó là những yếu tố tác động rất lớn đến việc ông cùng với Carlos Balino, một người Mác xít và cũng là bạn chiến đấu của Marti, thành lập nên Đảng Cộng sản đầu tiên ở Cuba.



----------------------------------------------------------
1. Guajiro/guajira là campesino của người Cuba, từ này tương tự với từ jibaro/jibara của Puerto Rico, người dân quê, ngưòi vùng xa xôi của Mỹ, nếu từ này được hiểu đúng và không có ý miệt thị thì có nghĩa là những con người chất phác, đôn hậu nguồn gốc từ thôn quê.

2. Cantinita là một loạt các hộp tròn bằng kim loại xép chồng lên nhau, được buộc lại với nhau bằng dây da hoặc dây kim loại và một tay cầm để giao thức ăn đến các gia đình - đây là cách giao đồ ăn rất phổ biến ở các thị trấn, thành phố thuộc khu vực Ca-ri-bê. Nếu phụ nữ (người phụ trách việc nấu nướng) phải làm việc, như trong trường hợp gia đình bận làm các công việc mọn như chăm sóc bố mẹ ốm... có nghĩa là có rất ít thời gian cho công việc nấu nướng - cần nhớ rằng để làm được việc này, cần đốt củi, đốt lò, giết gà tại nhà, bóc vỏ đậu tại nhà, công việc rất tốn thời gian chuẩn bị cho bữa ăn - trong trường hợp này có thể gọi thức ăn từ một cửa hàng dịch vụ hoặc một người họ hàng nào đó có điều kiện nấu ăn với số lượng lớn hơn cho các gia đình có nhu cầu.

3.  Năm 1923, Julio Antonio Mella (1903-1929) thành lập Liên đoàn sinh viên các trường đại học (FEU) và năm 1922, ông thành lập Đảng Cộng sản Cuba. Tên thật của ông là Nicanor MacFarland. Dưới chế độ độc tài Machado (tháng 5 năm 1925 đến tháng 8 năm 1933), ông bị đi tù và đã biểu tình tuyệt thực. Khi được thả tự do, ông sang Mêhicô sống lưu vong và bị ám sát ở đây vào ngày 10 tháng 1 năm 1929.


Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 24 Tháng Sáu, 2013, 04:16:54 pm
Machado bị lật đổ năm 1933, đúng không?

Đúng vậy. Machado bị lật đổ trong cuộc nổi dậy năm 1933, vào tháng 8, và sau đó, vào tháng 9, thì nổ ra cuộc “Binh biến của các hạ sĩ quan”. Năm đó tôi vừa mới lên bảy tuổi. Vụ binh biến của các trung sĩ ban đầu chỉ tỏ ra là hành động nổi loạn chống lại các sĩ quan thân tín của Machado. Vì vậy vào thời điểm đó, mọi người đều nổi dậy từ khắp các tổ chức bí mật khác nhau, một số trong đó là những tổ chức cánh tả, trong khi những tổ chức ít nhiều chịu ảnh hưởng của các tư tưởng cánh hữu, thậm chí là cả những tư tưởng phát xít của Mussolini, tóm lại là mỗi thứ một ít.

Trong khuôn khổ cộng đồng các trường đại học, có nhiều sinh viên - họ đã thành lập cả một Tổng hội - những người đã từng tham gia đấu tranh chống chế độ độc tài, phải chịu sự đàn áp rất dã man, thậm chí cả những giáo sư rất nổi tiếng cũng tham gia phong trào. Và trong một nhóm hoạt động tích cực như vậy có Giáo sư Sinh vật học Ramón Grau San Martin 1, người được đề cử và cuối cùng đã trở thành Tổng thống Cuba. Trong Chính phủ của ông này, được thành lập sau phong trào ngày 4 tháng 9, ba tuần sau sự sụp đổ của Machado, Antonio Guiteras 2 đã được cử giữ chức Quốc vụ khanh. Guiteras là một thanh niên can đảm và táo bạo từng tham gia cuộc nổi dậy, người đã chỉ huy đánh chiếm một doanh trại quân đội ở San Luis, tỉnh Oriente, và luôn kiên định con đường đấu tranh vũ trang chống chế độ độc tài của Machado.

Antonio Guiteras

Guiteras kiên trì hành động theo luật pháp, ông tịch thu cho sung công Công ty điện thoại và những doanh nghiệp khác của Mỹ, một hành động chưa từng thấy ở Cuba, ông còn thông qua những luật quy định quyền hạn và nghĩa vụ của các tập đoàn, hiệp hội, quy định ngày làm việc 8 tiếng - một loạt những biện pháp tiến bộ rất đặc trưng của Chính phủ thời kỳ đó.

Một trong những biện pháp như vậy, mặc dù xuất phát từ ý tưởng rất tốt nhưng hóa ra lại không hoàn toàn thỏa đáng, mang tên Đạo luật Ưu tiên Lao động trong nước, cuối cùng đã dẫn tới hệ quả là rất nhiều người Haiti đã bị trục xuất thô bạo ra khỏi Cuba, mặc dù đây không phải mục đích chính của đạo luật này. Chính phủ mới, với thành viên mạnh mẽ nhất, kiên định và có nhiều ảnh hưởng nhất chính là Antonia Guiteras, đã thông qua Đạo luật Ưu tiên lao động trong nước nhằm bảo vệ những người công nhân Cuba không bị giới chủ người Tây Ban Nha tại Cuba đuổi việc để lấy chỗ cho người thân từ Tây Ban Nha sang.

Ban đầu đó là một Chính phủ gồm năm nhà lãnh đạo, về sau quyền lực được chuyển giao tập trung vào Giáo sư Grau San Martin khi ông này lên làm Tổng thống. Chính phủ kéo dài được ba tháng, trùng với thời gian đạo luật trên và một số luật khác có lợi cho nhân dân Cuba được thông qua, nhưng sau đó người Mỹ, thông qua Đại sứ Mỹ tại Cuba là Summer Welles, đã bắt đầu hậu thuẫn Batista, bất chấp thực tế rằng Tổng thống Mỹ khi đó không phải ai khác mà chính là Franklin Delano Roosevelt, người đang thúc đẩy “chính sách láng giềng tốt” với châu Mỹ Latinh.

Bất chấp đặc điểm và bản chất của hệ thống chính trị tại (Mỹ) - quốc gia khi đó đang trở thành một nước đế quốc hùng mạnh, cùng với Anh và Pháp, mặc dù đang bị sa lầy vào một cuộc khủng hoảng kinh tế trên quy mô toàn thế giới khiến người dân Mỹ phải chịu ảnh hưởng rất nặng nề - cá nhân tôi vẫn nghĩ rằng Roosevelt là một trong những chính khách vĩ đại nhất mà quốc gia láng giềng phía bắc của chúng tôi từng có. Ngay từ hồi còn là học sinh trung học tôi đã rất yêu quý và ngưỡng mộ ông ấy. Một vị Tổng thống tàn tật. Giọng nói trầm ấm của ông ấy trong các bài phát biểu thật sự đi vào lòng người.

Roosevelt, người có thể đã rất ngưỡng mộ tinh thần quả cảm và sôi nổi của nhân dân Cuba, và rõ ràng là rất muốn củng cố quan hệ tốt hơn với châu Mỹ Latinh vì nhiều lý do trong đó một phần là vì ông nhận ra tương lai bất ổn của thế giới trước viễn cảnh Hitler lên nắm quyền, đã có công trong việc ngừng áp dụng Tu chính án Platt 3  và đã đề xuất xây dựng thỏa thuận có tên gọi Hiệp ước Hay-Quesada, theo đó Mỹ trao trả lại cho Cuba đảo Isla de Pinos - tức đảo Isla de Juventud ngày nay - mà hồi đó đã bị chiếm đóng và tương lai của hòn đảo chưa được xác định một cách rõ ràng 4.


---------------------------------------------------------
1. Ramon Grau San Martin (1887-1969), con trai một nhà trồng cây thuốc lá khá giả, sau đó ông trở thành nhà Vật lý, và như lời Castro nói, là một Giáo sư về Vật lý học ở Trường Đại học Havana. Cuối những năm 1920, ông ủng hộ các cuộc biểu tình phản đối của sinh viên chống chế độ độc tài Gerardo Machado và năm 1931, ông bị cầm tù vì hành động này. Khi được ra tù, ông rời khỏi Cuba, nhưng ngay khi Machado bị lật đổ, Grau đã quay lại Cuba và chẳng bao lâu thì lên nắm chức Tổng thống của Chính phủ mới. Grau là con người tự do và chủ nghĩa tự do của ông đã gây ra thái độ thù địch với nước Mỹ và nước Mỹ từ chối không công nhận chế độ của ông. Chính điều này đã tạo điều kiện cho Batista buộc ông phải từ chức. Mặc dù thất bại nhưng Grau vẫn có đủ ảnh hưởng để thành lập ra Partido Revolucionario Cubano tham gia Hội nghị Hiệp thương hiến pháp năm 1940 sau đó ông là Chủ tịch, ông bị đánh bại trong cuộc bầu cử bầu Tổng thống năm 1940 bởi đối thủ cũ Batista, nhưng lại giành chiến thắng trở lại trong cuộc bầu cử lần sau, năm 1944. Tuy nhiên, sau đó chính quyền của ông lâm vào tham nhũng và Grau ngày càng bị phản đối mạnh mẽ. Cuối cùng, vì xấu hổ, ông không ra ứng cử lại vào năm 1948 và từ đó lắng chìm trong dư luận. Khi Cách mạng giành thắng lợi năm 1959, Grau quay lại Havana và qua đời ở đó.

2. Antonio Guiteras (1906-1935) sinh ra ở Philadelphia và sống thời thơ ấu ở đây. Năm 1914, gia đình ông chuyển tới Pinar del Rio, Cuba, nơi bố ông dạy tiếng Anh. Guiteras là một trong những nhà lãnh đạo của phong trào Cách mạng 33. Là thành viên của Chính phủ lâm thời, ông tiến hành các biện pháp cải cách bao gồm cả mức lương tối thiểu và ngày làm việc 8 giờ. Sau cuộc đảo chính tháng 1 năm 1934, Batista tiến hành một chiến dịch đàn áp dã man và vào ngày 8 tháng 5 năm 1935, Guiteras bị giết.

3. Mỹ, với lực lượng quân sự đã chiếm đóng Cuba từ năm 1898, buộc Cuba phải điều chỉnh bổ sung Hiến pháp Cuba năm 1901 - “Tu chính án”, được đặt tên theo tên của Thượng nghị sĩ đề xuất việc này. Lần điều chỉnh này đã giới hạn rất lớn chủ quyền của nước Cộng hoà Cuba; cho phép Washington được quyền can thiệp vào công việc nội bộ của hòn đảo này, thậm chí là bằng biện pháp quân sự; chiếm hòn đảo Pines; và buộc Chính phủ Cuba phải từ bỏ một vài căn cứ hải quân, nơi các tàu của Mỹ có thể qua lại để tiếp nhiên liệu và thực phẩm. Ngày 2 tháng 7 năm 1903, một trong những căn cứ đó trở thành căn cứ hải quân Guantanamo mà Mỹ chiếm cho đến ngày nay, bất chấp sự phản đối của người Cuba. Gần đây, căn cứ Guantanamo trở thành tâm điểm chú ý của báo chí do Chính quyền của Tổng thống George W. Bush dùng căn cứ này để giam giữ bọn khủng bố Hồi giáo bị buộc tội, một số - theo những lời cáo buộc - bị tra tấn và bị đối xử phi nhân tính.

4. Theo Đạo luật phân bố quân đội Mỹ năm 1901, điều VI khẳng định, “đảo Pines sẽ được loại bỏ khỏi Biên giới Hiến pháp được đề xuất của Cuba, địa danh này sẽ được điều chỉnh trong tương lai theo thỏa thuận”.


Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 24 Tháng Sáu, 2013, 04:20:40 pm
Vậy là khi đó hòn đảo đã bị quân đội Mỹ chiếm đóng?

Mỹ đã chiếm đóng đảo Isla de Pinos từ năm 1898.

Vậy là Chính phủ Cộng hòa Cuba khi đó không hề quản lý hòn đảo?

Không. Nó đã thuộc về quyền sở hữu của người Mỹ kể từ khi Tu chính án Platt được thông qua. Nên sau đó phải nói là nó được Cuba thu hồi, nhưng Guantánamo hiện vẫn thuộc về người Mỹ. Tu chính án Platt cho phép Mỹ, theo quy định của Luật Hiến pháp, có quyền can thiệp vào tất cả các vấn đề nội bộ của Cuba.

Tu chính án đó được ký năm 1902.

Tôi nhớ là nó được áp dụng từ năm 1901 và mãi đến năm 1934 mói bị bãi bỏ; tôi không nhớ ngày chính xác.

Như tôi đã nói Chính phủ Guiteras chỉ tồn tại trong vòng có ba tháng. Sau đó, vào năm 1934, Fulgencio Batista đã quét họ ra khỏi bộ máy quyền lực. Antonio Guiteras bị ám sát năm 1935, khi ông tìm cách sang Mêhicô để chuẩn bị cho một cuộc kháng chiến chống Batista, giống như Mella đã làm trước đó và chúng tôi sẽ làm sau này.

Trong giai đoạn của Chính phủ Cách mạng năm 1933 vẫn có một số cuộc giao tranh, vài cuộc xung đột và giao tranh, một cuộc xảy ra ngay tại khách sạn Nacional ở Havana, nơi mà một nhóm sĩ quan quân đội ủng hộ chế độ Machado bị lật đổ trước đó chọn làm nơi cố thủ, trong số này có những tên được huấn luyện rất bài bản, những thiện xạ thực thụ. Cuối cùng toàn bộ số này đều bị các binh lính dưới quyền lực lượng hạ sĩ quan tiêu diệt, nhưng trước đó thì chúng chống cự rất quyết liệt.

Còn phải kể đến lực lượng ABC, một nhóm trước đó từng chống Machado, nhóm này có quan điểm cực kỳ phát xít, họ đã khởi xướng một cuộc nổi dậy, chiếm đóng các đồn cảnh sát, tham gia giao tranh chỗ này chỗ kia, và cuộc đọ súng cuối cùng diễn ra ở ngay pháo đài cũ tại Atares. Tất cả đều nhằm chống lại Chính phủ tiến bộ và chống lại những luật mà Guiteras khởi xướng.

Batista đã giành được quyền kiểm soát toàn bộ quân đội. Cuối cùng nó lại trở thành quân đội của riêng ông ta. Sau đó, dưới sức ép của Đại sứ Mỹ, ông ta phải rời bỏ Chính phủ và bổ nhiệm một Tổng thống khác. Batista được thăng lên quân hàm Đại tá, những hạ sĩ quan khác được Batista phong quân hàm Trung tá, không có quân hàm Tướng. Một số sĩ quan cấp thấp khác và tất cả các hạ sĩ quan đều được Batista phong lên Trung úy, Đại úy, comandante, Trung tá... Theo tôi nhớ thì chỉ có một Đại tá duy nhất, là người đứng đầu quân đội, Fulgencio Batista.

Sự kiện này diễn ra năm 1934. Batista nắm quyền khoảng bảy năm, cho đến khi một Đại hội đồng lập hiến được thành lập năm 1940. Suốt thời gian đó, tôi ở Santiago, ban đầu là ở nhà cô giáo, sau đó là tại Colegio de La Salle, và sau chuyển đến Colegio de Dolores, với các thầy giáo dòng Tên. Tới năm 1942 thì tôi chuyển đến trường Colegio de Belén ở Havana, đây cũng là một trường học dòng Tên, mà tôi đã nói với ông, một ngôi trường nổi tiếng là tốt nhất nước. Tôi tốt nghiệp phổ thông tại trường Belén năm 1945.

Đó là những gì tôi có thể chia sẻ với ông về những năm tháng đầu tiên trong cuộc đời mình.


Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 03 Tháng Bảy, 2013, 04:00:42 pm
2

SỰ XUẤT HIỆN CỦA MỘT NGƯỜI NỔI LOẠN


Những hành động nổi loạn đầu tiên - “Ngôi nhà đói khát”
- Không khí chính trị -Sự độc tài của Machado và Batista
- Trong khó khăn - Havana - Colegio de Belén


Khi đó những năm tháng hình thành nhân cách của ông lại trùng với hai giai đoạn bi thảm: thời kỳ độc tài đầu tiên của Fulgencio Batista, và Chiến tranh thế giới thứ II.

Rõ ràng là tất cả những yếu tố đó đã có ảnh hưởng không nhỏ tới sự giáo dục và hình thành nhân cách của tôi, và đặc biệt là đối với sự hình thành cũng như phát triển của các lực lượng chính trị và cách mạng (khắp nơi trên thế giới). Bởi vì về cuối những năm 30 của thế kỷ 20, khái niệm “Mặt trận bình dân” đã xuất hiện. Nhưng lúc này tôi chưa muốn nói về điều đó.

Việc học hành của ông tại nhà cô giáo khi ấy như­ thế nào?

Họ chẳng dạy dỗ gì tôi cả, tôi không bao giờ được học một bài nào. Họ cũng chẳng đưa tôi đến trường học nào hết. Tôi cứ ở đó thôi. Thậm chí trong nhà còn không có cái đài nào. Thứ duy nhất tôi được nghe là tiếng đàn piano, suốt ngày đồ, rê, mi, pha, son, la, si, bang, bang, bang. Ông có hình dung được không, mấy tiếng một ngày phải nghe tiếng đàn piano đó? Kể cũng lạ là cuối cùng tôi lại không trở thành nhạc sĩ.

Theo sắp xếp ban đầu thì người chị của cô giáo tôi, người dạy piano ấy, sẽ dạy tôi chương trình lớp một và tiểu học; trong thực tế tôi chẳng được học hành gì cả. Ông bạn ạ, nếu tôi mà bắt đầu câu chuyện đó thì có lẽ chẳng bao giờ kể xong cả. Nếu ông muốn thì để sau tôi sẽ kể cho ông nghe, và tôi sẽ cho ông biết tôi đã được học cộng, trừ, nhân, chia như thế nào, chính xác là hoàn toàn tự học, từ mặt sau của một cái bảng tập viết, một quyển vở học sinh có bìa đỏ, và mặt sau là các bảng cộng, trừ, nhân, chia in sẵn. Tôi tự ngồi học một mình, học thuộc lòng những gì in trên đó, vậy đó, đó là cách tôi bắt đầu môn số học; và cũng là tất cả những gì tôi được học. Vì thậm chí cả những cái cơ bản đó họ cũng có dạy cho tôi đâu. Ở nhà cô giáo khi ấy, học có nghĩa là tôi tự ngồi xuống bàn và học thuộc những cái bảng ở mặt sau một quyển sách bài tập. Sự thật là tôi đã bỏ phí hai năm liền trong ngôi nhà đó.

Khi đó ông còn bé, nên chắc hẳn ông đã rất nhớ nhà?

Bố mẹ đã gửi tôi tới một nơi mà hầu như tôi chẳng được học hành gì cả, rồi còn phải trải qua đủ các loại khó khăn. Tôi còn bị bỏ đói, lúc nào cũng thấy đói ngấu, mà không hề biết rằng đó là do đói, tôi chỉ nghĩ là vì mình ăn ngon miệng quá.

Thật không thể tin nổi.

Có nhiều chuyện hệ trọng đã xảy ra. Đó chính là nơi tôi đã nổi loạn lần đầu tiên, từ rất sớm, có lẽ khi ấy tôi mói chỉ lên tám tuổi. Đến lúc đó tôi không còn sống ở nơi tôi học nữa, vì câu chuyện này có hai phần...

Với những gì phải trải qua, ông có thấy oán trách bố mẹ không?

Không, tôi yêu quý bố mẹ, hoặc ít nhất cũng luôn kính trọng họ, cả bố và mẹ tôi. Nhưng tôi bày tỏ tình cảm với mẹ nhiều hơn, đó cũng là chuyện thường tình, con cái thường gần gũi mẹ.

Cho dù họ đã gửi ông vào trường nội trú với cô giáo đó ở Santiago?

Trường nội trú ư? Như thế đâu phải là đến trường! Trong thực tế tôi bị tống đi lưu đày, trong cảnh đói khát, đến nỗi không phân biệt nổi cơn đói và cảm giác ngon miệng nữa.

Ông oán trách ai về điều đó?

Thực sự tôi không thể oán trách bố mẹ mình, hay bất kỳ ai. Nói thực lòng thì ban đầu tôi không biết những gì đang diễn ra trong thế giới quanh mình. Tôi chưa thể hiểu và đánh giá được hoàn cảnh. Tất cả những gì tôi biết là đang rất hạnh phúc ở Birán và rồi đùng một cái họ đưa tôi tới một nơi hoàn toàn xa lạ, xa gia đình, xa nhà, xa vùng quê mà tôi yêu quý. Để phải chịu cảch đối xử tàn tệ của những người không phải họ hàng, ruột thịt của tôi.

Ông có bạn chơi chứ?

Có, cũng may là tôi có một người bạn tên là Gabrielito, Gabrielito Palau. Bố mẹ cậu ta là chủ một vài cơ sở kinh doanh gì đó, cho nên vẻ mặt tài chính họ có vẻ khá giả hơn, cả gia đình họ sống trong một ngôi nhà khá tươm tất nằm ngay bên cạnh Quảng trường. Cậu ấy và tôi cùng với một vài người bạn khác thường chơi đùa tại đó, trên những hè phố gần Quảng trường. Cậu ta sống ở đó một thời gian dài, mãi cho tới tận sau khi Cách mạng thành công, làm việc trong Đài Truyền hình. Và như tôi biết thì ngay đến tận lúc này cậu ấy vẫn còn làm việc trong ngành truyền hình thì phải. Đã lâu lắm rồi tôi không biết tin tức gì của người bạn đó.

Nhưng ngoài những lúc chơi đùa đó ra, khoảng thời gian còn lại thật khó khăn. Và chỉ sau một thời gian ngắn, tôi đã trở nên phát ốm với cuộc sống đó, ngôi nhà đó, gia đình đó, cùng những quy tắc của họ. Đó hoàn toàn là phản ứng mang tính bản năng của một con thú nhỏ bị đối xử tàn tệ.

Những quy tắc như thế nào?

Gia đình đó có cung cách giáo dục theo kiểu Pháp. Họ nói tiếng Pháp rất chuẩn, và nói chung thì họ đều được giáo dục rất bài bản. Ngay từ khi mói đến họ đã dạy cho tôi tất cả những quy tắc ấy, những quy tắc xã giao. Nào là phải nói năng lịch sự, không được nói cao giọng, không được nói trống không. Thỉnh thoảng họ cũng cho tôi vài cái phát vào mông để uốn nắn tôi theo ý họ. Và nếu tôi không ngoan, họ dọa sẽ tống tôi vào sống trong trường, tức là trường Colegio de La Salle, noi mà cuối cùng tôi cũng được đưa vào học lớp một. Xét đi xét lại thì họ đã khiến tôi bỏ phí mất hai năm đầu tiên đi học. Ngày nay mà ở tuổi đó thì trẻ em ở Cuba đã phải học lớp ba rồi.


Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 03 Tháng Bảy, 2013, 04:09:22 pm
Vậy nói theo cách nào đó thì ông từng là một đứa bé bị ngược đãi.

Đúng, mọi chuyện thật kinh khủng. Trong những tháng đầu tiên, thậm chí tôi còn phải tự khâu lấy giầy của mình, ông có thể tưởng tượng cảnh tôi đã bị họ mắng nhiếc tàn tệ vì tôi làm gãy một cái kim - chỉ là kim khâu vải bình thường thôi chứ không phải kim khâu da... Giầy của tôi bị há mõm vì sứt chỉ một bên. Trông nó như sắp toác hẳn ra đến nơi. Nên tôi tìm cách khâu lại, và cũng không phải là lần đầu tiên. Tôi dùng loại chỉ khâu bình thường, tất nhiên là quá mảnh, nhưng không thể kiếm đâu ra chỉ to hơn. Tôi gặp rắc rối chính vì việc đó. Tôi chưa bao giờ quen đi chân đất cả, thể là tôi nghĩ rất tự nhiên rằng tôi phải khâu lại đôi giầy sắp hỏng. Tôi không nhớ là cuộc cãi vã đó diễn ra như thế nào nữa. Nhưng cuối cùng thì cũng đâu vào đấy.

Tất nhiên tôi không hề muốn cường điệu hóa sự việc làm gì - đó cũng không hoàn toàn là một trại tập trung. Hơn nữa hoàn cảnh của họ cũng rất đáng thông cảm: gia đình cô giáo rất nghèo. Họ chủ yếu sống bằng lương của cô ấy; và đó là tất cả những gì họ có. Mà Chính phủ thời đó nhiều khi còn không trả lương cho giáo viên nữa cơ. Tất nhiên, thực tế đó khiến cuộc sống của họ trở nên rất bấp bênh và họ cũng chẳng có hơi đâu mà quan tâm nhiều đến một đứa bé như tôi. Ngay cả việc tiêu từng xu nhỏ thôi cũng là một vấn đề sống còn trong gia đình đó.

Ông nói là hồi ở đó ông thường xuyên bị đói.

Đúng là ở đó lúc nào tôi cũng đói. Hồi còn ở Birán, lúc nào bố mẹ tôi cũng ép tôi ăn, còn ở Santiago tôi thấy thèm ăn khủng khiếp. Đột nhiên tôi phát hiện ra là ăn cơm rất ngon, và thỉnh thoảng họ còn phải độn cả khoai lang vào trong cơm, hoặc là một chút picadillo 1  - tôi cũng không thể nhớ là có bao giờ tôi được ăn bánh mì không nữa - nhưng lúc nào cũng vậy, vẫn chỉ có ngần ấy thức ăn ít ỏi, ngày này sang ngày khác, cho sáu bảy người, ăn trong cả bữa trưa đến bữa tối - thức ăn được mang tới từ bữa trưa. Thức ăn được mang đến từ nhà của một trong những người anh chị em họ của cô giáo người mà họ gọi là Cosita, “Bé bự”, hay “Bé yêu” gì đó. Trong khi bà ta béo ục ịch, tôi không biết tại sao họ lại gọi bà ấy là Cosita; có một điều rõ ràng là một mình bà ấy ăn hết thức ăn của tất cả những người khác. Việc nấu nướng được thực hiện tại nhà bà ấy, và một người chị em họ khác, tên là Marcial - có ai mà quên nổi cái tên đó chứ! - sẽ mang đến một cái catinita nhỏ, trong đó sẽ bao gồm một ít cơm, ít đậu, khoai lang, chuối, và họa hoằn lắm có một ít picadillo, như tôi đã nói, rồi chia cho tất cả mọi người. Tôi nhớ là tôi phải hì hục dùng cạnh dĩa để vét nốt hạt cơm cuối cùng trên đĩa của mình.

Nếu mọi chuyện quả thật là khủng khiếp như vậy, thì tại sao anh trai ông, Ramón, lại cũng được đua tới ngôi nhà đó?

Bởi vì một hôm Ramón xuất hiện ở Santiago, tôi cũng không biết tại sao nữa, và anh ấy mang cho tôi một cái túi nhỏ bằng da để đựng tiền xu, trong đó có vài đồng peseta (mỗi peseta là hai mươi xu), và đồng reale (mỗi đồng là mười xu), vài đồng năm xu, và thậm chí cả một đồng một xu. Vào thời đó, một que kem 2  giá một xu , một chiếc kẹo dừa, một xu. Tôi luôn ghen tị với những đứa tré khác - trẻ con đứa nào chẳng ích kỷ như vậy - vì những đứa trẻ hàng xóm của tôi khi ấy, dù rất nghèo, nhưng vẫn có hai ba xu trong túi. Nhưng vì những người đang nuôi dạy tôi khi ấy lại áp dụng cách nuôi dạy kiểu Pháp rất cứng nhắc - đùng một cái tôi được dạy theo lối Pháp mà cô giáo và chị gái cô ấy vẫn được thụ hưởng, rồi họ giải thích với tôi rằng đòi hỏi hay xin xỏ này nọ là một hành động rất xấu. Bọn trẻ hàng xóm biết tôi phải tuân thủ ngặt nghèo những quy định đó, và tôi không được hỏi xin bất kỳ thứ gì, vì vậy mỗi khi đứa nào trong bọn chúng mà có một que kem hay chiếc kẹo rẻ tiền nào đó, nếu tôi chỉ cần hỏi xin được cắn một miếng thôi là chúng cũng chạy đi mách tội tôi với cô giáo và chị cô ấy.

Tôi nhớ một hôm tôi hỏi xin chị cô giáo một xu - thật ra cô ấy là người tốt, rất tốt là khác, nhưng nghèo túng quá. Tôi không bao giờ quên là cô ấy đã bực bội, cáu kỉnh với tôi đến mức khi cô ấy quát lên rằng, “Cô đã cho cháu 82 xu rồi còn gì!”. Đúng là như vậy thật, và cô ấy nhất định không chịu cho thêm - và thế là từ đó trở đi tôi không bao giờ dám hỏi xin cô ấy một xu nào nữa.

Khi Ramón đến thăm tôi vài tháng sau đó, với tất cả khoản vốn liếng mà anh ấy có trong chiếc túi, một chiếc túi đựng đầy tiền xu, tôi đã coi đó như một kho báu kếch sù - tôi hình dung ngay ra cảnh chúng được chuyển thành kem và kẹo! - thế là tôi thuyết phục anh ấy ở lại, cố làm anh ấy tin rằng ở đây chúng tôi có rất nhiều trò vui. Và thực tế là khi làm như vậy, tôi càng khiến cho tình cảnh nghèo đói trong ngôi nhà đó thêm trầm trọng, bởi vì lại có thêm một miệng ăn nữa cho cái món catinita.

Mãi về sau tôi mói hiểu rõ hơn tình cảnh trong gia đình đó (tất nhiên là cảnh túng bấn, đói kém). Đó là chuyện xảy ra một năm sau hay đại loại thế, vì tình cờ một hôm bố mẹ tôi phát hiện ra chuyện bọn tôi đang sống như thế nào.

Nghĩa là trước đó bố mẹ ông không hề biết những gì anh chị em ông đang phải trải qua?

Một hôm bố tôi tới thăm; đúng lúc tôi vừa mới bị lên sởi hay một loại bệnh gì đó - tóc tai thì rậm rạp, vì thậm chí họ còn chẳng bao giờ cho anh chị em tôi đi cắt tóc; tôi gầy như một cái cào, ông có thể hình dung được là bố tôi không tài nào nhận ra con trai mình nữa! Họ thanh minh với bố tôi rằng đó là vì tôi đang bị bệnh sởi.

Rồi một hôm khác, đến lượt mẹ tôi tới thăm - lúc này thì cô giáo, chị và bố cô ấy đã chuyển sang ngôi nhà khác, bởi vì tình hình có vẻ sáng sủa hơn đôi chút, lúc này có ba học sinh là anh chị em chúng tôi ở trong nhà cả thảy, nên mỗi tháng họ nhận được 120 peso -   và mẹ tôi phát hiện ra là cả ba chúng tôi đều gày gò đến mức gần như chết đói đến nơi. Ngay hôm ấy bà đưa chúng tôi ra khỏi nhà và tới quán ăn cà phê sang trọng nhất trong thành phố - bọn tôi ngấu nghiến liếm sạch từng cái kem một trong quán cà phê đó. La Nuviola, tên quán là như vậy. Lúc đó đang là mùa xoài chín; mẹ mua cho bọn tôi một túi xoài, loại nhỏ ấy, mà người ta gọi là “xoài Toledo”, ngon tuyệt, và chỉ trong mười phút, túi xoài đã hết veo, cả kem cũng không còn, chúng tôi ăn sạch sành sanh. Hôm sau bà đưa chúng tôi về Birán.

Gần đây khi nói chuyện với chị gái Angelita của mình về những ngày khốn khổ ấy, tôi vẫn còn trách chị ấy. Hồi đó chị ấy đã biết đọc biết viết - tại sao chị ấy không viết thư về nhà cho bố mẹ chúng tôi biết những gì mà hồi đó tôi còn chưa hiểu được? Tôi đến từ vùng nông thôn, từ những cánh đồng Birán. Hồi đó Birán chẳng khác gì một thiên đường thừa múa và bố mẹ phải đe nẹt mãi mới bắt được chúng tôi ăn: “Ăn súp đi, ăn thịt đi, ăn cái kia đi”. Và sau cả một ngày hết ăn cái này, cái kia, tức là những món ăn trong tủ chạn ở gia đình chúng tôi ấy, khi đêm xuống lúc tất cả ngồi quanh bàn ăn, họ lại bắt chúng tôi ăn tiếp. Lẽ ra chị ấy phải viết thư cho bố mẹ tôi biết những gì đang xảy ra, nên tôi đã trách mắng chị ấy khá gay gắt vì đã không làm như vậy. Nhưng rồi chị ấy cũng giải thích lý do tại sao chị ấy không làm thế. “Nguyên nhân là vì chị không được phép gửi những lá thư chị viết đi; họ đã chặn chúng lại”, chị ấy nói.



----------------------------------------------------------
1. Một món ăn làm từ thịt xay, với nước sốt cà chua, hành, tỏi và gia vị.
2. Durofrio, một loại nước đá có hương vị trái cây được sản xuất thương mại, thường làm bằng phương pháp thủ công và bán cho các gia đình.


Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 03 Tháng Bảy, 2013, 04:15:53 pm
Vào thời điểm ấy, với ba học sinh ăn ở trong nhà, mỗi người bốn mươi peso, chắc chắn đó phải là một công việc làm ăn khấm khá.

Đúng thế, khi ấy - tôi không nhớ ngày tháng chính xác - nhưng tình cảnh của họ đã được cải thiện hơn rất nhiều. Ba anh chị em chúng tôi ở Birán đến - mỗi người đóng bốn mươi peso một tháng - vị chi tất cả là 120 peso. Như vậy là tương đương với hơn 3000 đô la ở bất kỳ quốc gia thuộc Thế giới thứ ba nào. Ngoài ra còn phải kể đến sự xuất hiện của viên lãnh sự người Haiti - ông ta kết hôn với cô giáo dạy piano... Nên nói chung là mọi việc trở nên vô cùng sáng sủa.

Vì thế tất nhiên là cô giáo tôi cũng dành dụm được chút tiền, thậm chí cô ấy còn sang Mỹ du lịch, đi tham quan thác Niagara hẳn hoi. Cô ấy mang về mấy lá cờ bé xíu làm quà kỷ niệm. Thật kinh khủng! Ông không hình dung nổi những giờ dài dằng dặc tôi phải ngồi nghe cô ấy nói về thác Niagara. Chắc chắn hồi đó tôi phải ghét những câu chuyện đó lắm, vì hết thác Niagara thế này lại Niagara thế kia, vẫn những câu chuyện đó kể đi kể lại - hoàn toàn trái ngược với bài thơ đó của Heredita, “Ngợi ca Niagara” 1. Tôi ngán thác Niagara đến tận cổ khi cô giáo quay về - vì ngoài khoản tiền không nhỏ trang trải cho chuyến đi, cô ấy còn mua bao nhiêu là đồ đạc, những thứ mà chúng tôi phải nhịn đói để cô ấy có tiền mua.

Tôi đang kể cho ông nghe tất cả những chuyện đó một cách rõ ràng và trung thực... Có nghĩa chính tại nơi ấy vào thời điểm đó, trong chúng tôi đã hình thành tư tưởng nổi loạn.

Ông nổi loạn chống lại cô giáo?

Khi tôi quay về Birán, tức khi mẹ giải cứu chúng tôi khỏi nơi ấy, lần đầu tiên tôi nhận thức được về tội ác của cái gia đình đó, bởi vì ai cũng thấy là cả ba chúng tôi đã bị bóc lột và bỏ đói tàn tệ, và chúng tôi quay về nhà - nơi chúng tôi đã xiết bao nhớ nhung và khát khao được quay về - như những kẻ thù không đội trời chung vời người giáo viên đó, ngày thường tới nhà chúng tôi ăn trưa và bao giờ cô ta cũng phải chọn những miếng thịt gà ngon nhất trên bàn... Và khi mẹ đưa ba anh chị em chúng tôi về nhà ở Birán, đang là thời gian diễn ra năm học, nên cô giáo cũng đang ở đó giảng bài. Thế là Ramón và tôi đã lên kế hoạch cho hành động đầu tiên chống lại cô ta.

Nổi loạn.

Không, cũng không hẳn là một hành động nổi loạn. Có thể nói đó là hành động trả thù đầu tiên của chúng tôi, và được thực hiện với một khẩu súng cao su. Trả thù, thật ra là chúng tôi đã tạo ra thật nhiều tiếng ồn, vì ngôi trường đó được lợp mái tôn, những tấm tôn tráng kẽm rất phổ biến ở những nước nghèo. Khi đó trời đang sắp tối. Trước đó chúng tôi đã kỳ công làm những cây súng từ chạc ổi và dây cao su. Cạnh đó có một lò làm bánh nên chúng tôi đã ăn trộm tất cả củi đốt lò để làm công sự chiến đấu, gọi là một pháo đài cũng được, rồi sau đó hai anh em tiến hành một trận oanh tạc kéo dài suốt nửa tiếng đồng hồ... cũng có thể là không lâu đến thế, có thể là trong một khoảng thời gian ngắn hơn, nhưng tóm lại là cực kỳ sảng khoái đối với tôi! Những viên sỏi thi nhau đập trên mái tôn... Ngay khi hai ba viên đang đập lên mái tôn thì đã có hai ba viên khác bay sẵn trên không trung - chúng tôi tự khẳng định mình là những chuyên gia trong lĩnh vực này. Ông không thể hình dung nổi tiếng la hét hoảng loạn và giận dữ của cô giáo mà chúng tôi nghe thấy trong suốt trận oanh tạc đó. Ông phải nhớ là nhà của cô giáo ở ngay trong ngôi trường đó... Phải nói rằng chúng tôi là những tên tiểu quỷ báo thù ghê rợn!

Nhưng có điều chúng tôi không thể ngờ rằng, sau đó bố mẹ chúng tôi đã hòa giải với cô giáo và tôi lại bị tống tới nhà cô ấy ở Santiago. Nhưng lần này chỉ có tôi là phải chịu vận đen: Ramón ở lại Birán. Bệnh hen đã cứu anh ấy.

Không thể tin đuợc! Chắc là ông đang nói đùa!

Tôi nói nghiêm túc mà, nhưng lần này không còn cảnh đói khát nữa - cảnh chúng tôi bị bỏ đói trước đó đã tạo ra một vụ bê bối quá sức chịu đựng. Nhưng dù thế nào thì quãng thời gian ở nhà cô giáo vẫn là hoàn toàn lãng phí. Tôi lại mất thêm nhiều tháng sống dặt dẹo ở đó, vì tôi vẫn chẳng có việc gì mà làm, chỉ lang thang, vạ vật quanh nhà và tự mình học bảng cửu chương, ngày nào cũng vậy. Mãi đến tháng Giêng họ mới cho tôi đi học lớp một, học lớp ban ngày ở Colegio de La Salle. Lần đầu tiên trong đời tôi bắt đầu được đi học thực sự.

Đến lúc này, giai đoạn chuyển tiếp sau sự sụp đổ của Machado, những hành động của Batista, đã diễn ra, và điều tôi nhớ nhất về thời kỳ này là cuộc đình công lớn vào tháng 3 năm 1935. Phía sau nhà cô giáo là một trường cấp hai, hay còn gọi là “instituto de segunda ensenanza”, tại đây có cả các lớp trung học phổ thông. Ngôi trường đã bị quân đội chiếm đóng - chính là nơi tôi chứng kiến rất nhiều vụ đàn áp dã man. Hai mươi mốt năm sau, những người campaneros trong Phong trào ngày 26 tháng 7 2  đã tấn công nó, đúng vào ngày 30 tháng 11 năm 1956, khi chúng tôi từ Mêhicô trở về, và đổ bộ lên một nơi gần Las Coloradas.

Vẫn là ngôi trường đó?

Đúng vậy, vẫn tòa nhà đó, cho dù khi ấy nó không còn là một trường học nữa mà người ta đã biến nó thành một doanh trại quân đội hoặc một đồn cảnh sát gì đó khi Batista quay lại nắm quyền. Năm 1956, tại đó có một đồn cảnh sát. Còn vào thời kỳ tôi còn là một học sinh tiểu học, nó vẫn là một instituto de segunda ensenanza, nhưng ngay sau đó, nó đã bị chuyển thành doanh trại quân đội hoặc đồn cảnh sát, khi tôi còn sống trong nhà cô giáo. Binh lính lúc nào cũng lảng vảng xung quanh; họ “phong tỏa” ngôi trường. Tôi biết rằng vào ngày 30 tháng 11 năm 1956 những người tham gia trong phong trào ngày 26 tháng 7, dưới sự lãnh đạo của Frank Pais   ở tỉnh Oriente, đã tấn công vào đó. Họ muốn phối hợp hành động của mình với việc đổ bộ của chúng tôi; họ tính toán ngày tháng và thời điểm, và vào ngày 30 tháng 11 họ đã tấn công. Nhưng cuối cùng cuộc tấn công lại diễn ra sớm hơn cuộc đổ bộ hai ngày. Chúng tôi bị chậm mất bốn mươi tám giờ đồng hồ vì biển động, thuyền trục trặc rồi đủ các lý do khác, và thế là họ tấn công vào ngày 30 tháng 11 mà theo tính toán của họ cũng là ngày tàu Granma cập bờ. Tôi thì không muốn những hành động đó xảy ra đồng thời, tôi muốn cuộc đổ bộ diễn ra trước.



---------------------------------------------------------
1. Jose Maria Heredia (Santiago de Cuba 1803 - Mêhicô City 1839), nhà thơ lãng mạn của Cuba, tác giả của bài “Khúc ca cùa người sống lưu vong” và một số bài thơ khác theo lối thơ luân khúc và trữ tình của Cuba thế ký thứ 19; bài thơ nổi tiếng của ông, Ode to Niagara, được viết năm 1924. Không nên nhầm lẫn ông với nhà thơ Pháp Parnassian cùng thời (1842-1905).

2. Tổ chức chính trị này được thành lập năm 1955 bởi Fidel Castro và một số nhà cách mạng khác. Tên của nó được đặt để tưởng nhớ ngày tấn công trại lính Moncada ở Satiago de Cuba và trại lính Carlos Manuel de Cespedes ở Bayamo ngày 26 tháng 7 năm 1953. Tổ chức này và tổ chức Revolutionary Directorate (Ban lãnh đạo cách mạng) là hai tổ chức chính lãnh đạo cuộc đấu tranh chống chế độ Batista. Phong trào 26/7 có hai khu vực: Sierra (một nhóm du kích ở miền núi) và Llano (nhóm đấu tranh ngầm trong các thành phố).



Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 03 Tháng Bảy, 2013, 04:22:50 pm
Ông còn giữ lại những kỷ niệm nào về thời gian đó?

À, quãng thời gian đó, ngay trước khi tôi đến trường, một mối quan hệ lãng mạn đã diễn ra giữa chị gái của cô giáo (người dạy piano) và viên Lãnh sự người Haiti. Họ là một cặp rất đẹp đôi, những người Mestizo 1  nói tiếng Pháp cực chuẩn. Và thế là trong ngôi nhà xuất hiện một nhân vật mới: viên Lãnh sự người Haiti, tên ông ta là Louis Hibert. Tình hình chung bắt đầu có thay đổi. Cả gia đình chuyển sang một ngôi nhà khác, ngay bên cạnh đó - ngôi nhà này thì khang trang, mái nhà không còn bị dột khi trời mưa nữa, và cũng rộng rãi hơn. Điều quan trọng nữa là không còn cảnh đói khát nữa, vì thu nhập của cả nhà đã tăng lên, như tôi nói. Có lẽ cô giáo đã nhận được lương của Chính phủ. Vả lại người chị gái đã kết hôn với viên Lãnh sự Haiti, ông ta cũng có lương ổn định, thức ăn cũng khá hơn một chút, mặc dù, mà thôi...

Chính những người trong gia đình đó đã đưa tôi tới một Thánh đường ở Santiago và rửa tội cho tôi, vì trước đó họ vẫn gọi tôi là “thằng Do Thái” - cách họ gọi chung những người chưa rửa tội. Tất nhiên sau này tôi biết là cái biệt hiệu “thằng Do Thái” đó xuất phát từ sự kỳ thị về tôn giáo, kỳ thị Do Thái. Khi đó mọi người cứ gọi tôi là “thằng Do Thái” còn tôi chẳng hiểu tại sao cả. Ông có thể hình dung ra sự kỳ thị tôn giáo thời đó.

Trước đó ông chưa đuợc rửa tội sao?

Chưa, tôi chỉ được rửa tội sau khi lên tám tuổi. Vấn đề là ở chỗ trong khi bố mẹ tôi cứ chờ đợi đến dịp có đủ cả ba người: một nhà triệu phú, - một người bạn của cha tôi và đã được chọn làm cha đỡ đầu cho tôi - vị linh mục và tôi, thì đã rất nhiều năm trôi qua. Trong khi các anh chị tôi đã là con đỡ đầu, ahijados, như người ta vẫn gọi, của một người chú hay người dì nào đó; còn tôi cứ trùng trình mãi mà gần tám tuổi vẫn chưa được rửa tội. Kỳ thực là họ đang chờ đợi nhà triệu phú sẽ là cha đỡ đầu của tôi, tên ông ta là Fidel Pino Santos. Tên tôi được đặt theo tên của nhà triệu phú này, nên tôi chẳng có gì là tự hào cả. Tôi sinh ngày 13 tháng 8, còn ngày của Thánh Fidel là ngày 24 tháng 4 2   - Thánh Fidel xứ Sigmaringen. Về sau tôi mới biết được rằng ông ta là ai 3  - ngày 13 tháng 8 là ngày của Thánh Hipólito Casiano 4 , nhưng tôi lại được mang tên của người sẽ là cha đỡ đầu của mình, một người giàu có, rất giàu có là khác - người thỉnh thoảng vẫn tới nhà chúng tôi ở vùng nông thôn Birán.

Trong khi người cha đỡ đầu thực sự của ông lại là viên Lãnh sự Haiti?

Đúng vậy. Viên Lãnh sự Haiti cưới cô giáo dạy piano, chị của cô giáo tôi. Cả hai người này đóng vai trò là cha và mẹ đỡ đầu trong lễ rửa tội của tôi. Tôi còn nhớ là một hôm người cha đỡ đầu của tôi, viên Lãnh sự Haiti, đã đưa tôi đi tham quan một con tàu chở khách rất đồ sộ, tàu La Salle - con tàu có đến hai ống khói liền, một con tàu chở khách xuyên Đại Tây Dương, bên trên chất đầy những người Haiti chen chúc nhau như cá hộp. Họ là những người bị trục xuất ra khỏi Cuba theo Đạo luật Ưu tiên Lao động trong nước mà tôi đã nói với ông lần trước. Vậy là tôi đã chứng kiến từ những người Haiti sống trong những ngôi nhà ổ chuột tồi tàn nơi tôi thường nướng ngô trong bếp than cho tới những người chen chúc trên con tàu xuyên đại dương sang trọng đó, những người bị trục xuất khỏi Cuba để trở về đối mặt với những khó khăn khủng khiếp ở đất nước họ - một nơi thậm chí còn nghèo hơn cả Cuba. Họ bị tống ra khỏi một cuộc sống cùng khổ và nghèo đói để rơi vào cuộc sống khác còn tồi tệ hơn nhiều.

Họ bị trục xuất khỏi Cuba thật sao?

Đúng vậy. Trong những năm bùng nổ của ngành công nghiệp mía đường, có đến hàng chục nghìn người đã tới đây góp phần trồng, canh tác và thu hoạch mía. Họ làm việc trên những đồng mía quần quật như nô lệ, chịu rất nhiều hy sinh, trong khi đồng lương thì rẻ mạt. Tôi tin là những nô lệ trong thế kỷ 19 cũng còn có điều kiện tốt hơn là những người Haiti khi đó. Những người nô lệ dù sao cũng còn là tài sản của một người chủ, người chủ đó sẽ chăm sóc họ như người ta chăm sóc con vật nuôi của mình. Người chủ sẽ chăm sóc sức khỏe con vật, cho nó ăn, nhưng những nhà tư bản thì đâu có đếm xỉa gì đến sức khỏe của những người công nhân được coi là tự do, chứ đừng nói đến chuyện cho họ ăn uống đầy đủ.

Khi cái gọi là cuộc Cách mạng năm 1933 diễn ra, thực chất là một cuộc nổi dậy chống áp bức, những người nổi dậy cuối cũng cũng phải ưu tiên cho lao động trong nước nên việc thuê mướn lao động chủ yếu dành cho người Cuba, hệ quả của việc này là tình trạng như tôi đang kể với ông. Phải thừa nhận là đạo luật đó, cho dù được xây dựng với ý tốt, đã dẫn tới những biện pháp khá tàn nhẫn; nó chủ yếu được sử dụng để trục xuất hàng chục nghìn người Haiti đã đến Cuba sinh sống và làm việc suốt mấy chục năm liền. Dân số của họ tăng rất nhanh, đến nỗi có quá nhiều người Haiti nên chính quyền đã phải đuổi họ về Haiti bằng cách tàn nhẫn, vô nhân đạo đó, những con tàu chen chúc người bị trục xuất. Thực sự là dã man... Và tôi phải chứng kiến tất cả những cảnh đó; tất nhiên khi ấy tôi hoàn toàn không ý thức được là trải nghiệm đó có giá trị lớn lao đến nhường nào với tôi về sau này, cũng như việc nó sẽ giúp tôi hiểu rõ về thế giới quanh mình.



----------------------------------------------------------
1. “Mestizo” theo nghĩa đen là chỉ đứa con là người pha lẫn các chủng tộc, nhưng từ này thường được dùng phổ biến để chỉ con cháu của người Anh-điêng (người bản xứ tiền Columbus sống ở Nam và Trung Mỹ) và người da trắng. Những người Haiti mà Castro muốn nói đến ở đây không thể là người lai thổ dân Mỹ với người Bồ Đào Nha hoặc Tây Ban Nha theo nghĩa thứ hai; mà có thể, họ là những người malatto da sáng (con cháu của người da trắng lai da đen). Sau này, Castro dùng nghĩa này khi ông nói về thành phần chủng tộc ở các trường mà ông từng theo học.

2. Khoảng giữa thế kỷ, có thể là muộn hơn một chút, một vài nơi ở châu Mỹ La-tinh, trẻ con rất phổ biến được đặt tên theo danh sách các vị thánh của Thiên Chúa giáo: tên của đứa trẻ được đặt theo tên của vị thánh được tôn kính vào ngày mà nó sinh ra.

3. Thánh Fidel (hay còn gọi là Fidelis) của Sigmaringen sinh ra ở Hohenzollern-Sigmaringen ở miền Nam nước Đức vào năm 1557. Ông là một Luật sư đứng ra bảo vệ người nghèo và người bị áp bức và người dân đã đặt cho ông biệt hiệu “Luật sư của người nghèo”, ở tuổi 35, ông gia nhập dòng tu Fran-xit ở Friburg, Thụy Sĩ. Ông trở thành nhà diễn thuyết, người cầu nguyện và đôi khi còn được gọi là “Demosthenes của nhân dân”, ông bị giết ở Seewis ngày 24 tháng 4 năm 1622; Giáo hoàng Benedict XIV phong thánh cho ông năm 1746.

4. Đó là Thánh Hippolytus (325 sau Công nguyên). Người ta không biết nhiều về cuộc đời của ông, nhưng ông là một trong những nhà văn quan trọng của nhà thờ La Mã hồi thế kỷ thứ 3. Ông viết văn chống lại các cha xứ của La Mã và nổi tiếng vì chống lại cha xứ Callitus. Từ đó Hippolytus trở thành người đầu tiên nổi tiếng vì “chống lại Nhà thờ”, ông bị đi đày và qua đời trong khi bị giam giữ.



Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 03 Tháng Bảy, 2013, 04:26:55 pm
Vậy tổng cộng ông đã sống bao nhiêu năm trong nhà cô giáo?

Tôi đã trải qua ba ngày Lễ Ba Vua tại đó 1. Tôi chỉ biết tính thời gian bằng cách ấy, cũng không hoàn toàn chính xác lắm. Và nhân nói đến chủ đề Ba Vua, để tôi kể cho ông nghe chuyện này - tôi có nói là đến tận bây giờ tôi vẫn ngạc nhiên tại sao tôi không trở thành một nhạc sĩ... phải nói thật là tôi nghĩ lẽ ra tôi đã có thể là một nhạc sĩ, vì mẹ đỡ đầu của tôi là một nghệ sĩ piano, và hồi đó cô ấy chơi piano suốt ngày - kể cũng tiếc là cô ấy không bao giờ nảy ra ý định dạy tôi chơi piano, ít nhất cũng giúp tôi đỡ lãng phí thời gian vô ích - và một chuyện nữa là năm nào cũng thế, cứ đến lễ Ba Vua là tôi lại được tặng một thứ nhạc cụ nhỏ, mỗi năm một cái. Đầu tiên là một cái kèn cocnê làm bằng bìa cứng, phần miệng kèn làm bằng kim loại; năm thứ hai cũng lại là một cái kèn cocnê, nhưng cây kèn lần này một nửa làm bằng bìa cứng, một nửa bằng nhôm; cho đến năm thứ ba, thêm một cây kèn cocnê khác, hoàn toàn được làm bằng nhôm, có ba phim bấm hẳn hoi... Ba dịp lễ Ba Vua, cũng không có nghĩa là tròn ba năm, nhưng nếu tính tôi được gửi tới đó vào tháng 9 để đi học, thì dịp lễ Ba Vua đầu tiên là vào tháng Giêng, rồi đến lễ thứ hai, lễ thứ ba, tổng cộng lại chắc tôi ở đó khoảng hai năm tám tháng. Nhưng cũng còn phải trừ đi khoảng thời gian chúng tôi được về Birán, để thực hiện vụ trả thù mà tôi vừa kể lên mái tôn của ngôi trường nơi cô giáo tôi đang ở và dạy lúc đó.

Hồi còn bé, tôi thường viết những lá thư dài, rất dài, gửi Ba Vua - những lá thư đã mang cho tôi ba cây kèn cocnê, rồi tôi còn nhét rất nhiều cỏ khô dưới đệm giường, rồi cốc đựng nước cho lạc đà, đủ những thứ linh tinh, và cầu xin tất cả những gì một cậu bé có thể nghĩ ra được: một đoàn tàu hỏa, thậm chí cả một chiếc máy chiếu phim... Để rồi lần nào tôi cũng nhận được một cái kèn cocnê, thế đấy.

Trong ngôi nhà mới, có một giàn dây leo mọc trên vòm cổng với những chiếc lá to, rộng bản, tạo thành một noi có bóng mát rất yên tĩnh. Tôi thường ra đó ngồi với một chiếc ghế hoặc ngồi bệt thẳng xuống mặt sán lát gạch đỏ, rồi học đi học lại bản cửu chương, hết lần này đến lần khác... tôi muốn nói là tôi hoàn toàn tự học. Từ đó tới nay lúc nào tôi cũng tự học lấy tất thảy mọi điều, có thể nói tôi là một người tự học ở nhiều khía cạnh.

Trong ngôi nhà mới đó, tôi ngủ trong một hành lang nhỏ thông thẳng ra con phố phía sau nhà, tôi ngủ trên trường kỷ, chẳng có giường đệm gì cả, một chiếc trường kỷ đan từ cây liễu gai, đại loại là vậy. Đó là thời kỳ những vụ nổ xảy ra khắp nơi ở Santiago. Hầu như đêm nào cũng phải có một vài vụ nổ. Tôi nhớ một đêm có tới hai mươi hay ba mươi vụ đánh bom gì đó; cứ mỗi phút trôi qua là lại bùm! Hồi đó tôi cỏ cảm giác bất kỳ lúc nào cũng có thể có bom nổ, thậm chí ngay cạnh nơi tôi đang nằm. Hồi đó tôi không hiểu tại sao lại có nhiều vụ đánh bom đến thế, tại sao lại có những người cho nổ bom để làm gì. Trong con phố nhỏ và vắng vẻ đó, nằm co quắp trên ghế trong hành lang, tôi thiếp vào giấc ngủ giữa tiếng bom nổ không bao giờ dứt.

Vậy những người đánh bom đó là ai?

Tôi cho đó là những người chống Machado, hoặc những chiến sĩ cách mạng chống Batista.

Chống Machado?

Đúng vậy, chống Machado, và sau này là chống Batista, vì vụ đảo chính của Batista diễn ra ngày 4 tháng 9 năm 1933. Những vụ đánh bom đó chắc phải xảy ra trong những tháng cuối cùng của cuộc nổi dậy chống Machado, và ngay sau đó là ba tháng ngắn ngủi của một Chính phủ tự xưng là Cách mạng.

Cuộc “Binh biến của các hạ sĩ quan”, như tôi đã kể, là một động thái tương đối cách mạng, nhưng ngay từ trước đó, cho đến tận tháng 8 năm 1933, các lực lượng dân sự đã bắt đầu đấu tranh chống lại Chính phủ độc tài của Machado, kẻ mà chúng ta có thể nói rằng đã tự bầu mình trúng cử nhiệm kỳ hai, ngay giữa một cuộc đại khủng hoảng. Đó chính là thời điểm của cuộc Đại suy thoái bắt đầu từ năm 1929, và như tôi đã nói, nạn đói khủng khiếp lan tràn khắp mọi miền đất nước. Người dân đấu tranh chống lại Machado, nhưng rồi một lệnh ngừng bắn tạm thời được thiết lập khi Machado bị lật đổ. Tháng 9 năm 1933, Fulgencio Batista, vốn là một hạ sĩ quan trong quân đội, một nhân viên tốc ký cho các tòa án binh, đã cầm đầu một cuộc đảo chính, cuộc đảo chính này ban đầu do một hạ sĩ quan khác tổ chức nhưng Batista lại trở thành người cầm đầu, ông ta chỉ huy mọi việc. Các hạ sĩ quan tham gia cùng với sinh viên và những lực lượng cách mạng khác.

Vào thời điểm đó, giao tranh nổ ra với nhóm ABC, những thành viên của nhóm ABC mang tư tưởng phát xít. Rất có thể chính nhóm ABC đã đứng đằng sau những vụ đánh bom hồi ba tháng cuối năm 1933. Tôi cũng không nhớ chắc chắn là giai đoạn đó kéo dài đến cuối tháng 12 hay đầu tháng 1, nhưng sau đó lại nổ ra cuộc nổi dậy chống Batista.

Tôi không thể biết ai là thủ phạm cho nổ liên tiếp ba mươi quả bom trong một đêm, vì những ký ức cứ lộn xộn trong đám sương mù của thời gian và nhất là hồi đó tôi còn rất bé. Năm 1933, khi xuất hiện Đạo luật Ưu tiên lao động trong nước và bắt đầu có hiện tượng trục xuất người Haiti, tôi đang sống trong ngôi nhà mới của cô giáo.

Cái này thì tôi chắc chắn hoàn toàn, từ đó tôi có thể suy ra là tôi đã tới Santiago lần đầu tiên vào cuối năm 1932, dao động trong khoảng đó. Tôi không thể nhớ được ngày tháng chính xác, tôi chỉ có thể suy luận một cách tương đối từ những ký ức ấn tượng nhất mà tôi nhớ cùng những sự kiện quan trọng diễn ra khi đó ở Cuba.

Vậy là khi ấy ông lên khoảng giữa sáu hay bảy tuổi gì đó...

Không, chỉ sáu tuổi thôi. Không hơn sáu tuổi được, chắc chắn là không thể hơn sáu tuổi được, vì tôi ở ngôi nhà cũ của cô giáo có gần một năm thôi.

Giờ thì tôi bắt đầu nhớ ra là sau một thời gian ở trong ngôi nhà cũ đó, chúng tôi đã chuyển sang nhà mới, và những vụ đánh bom vẫn xảy ra liên tục rất lâu sau khi chúng tôi chuyển. Chắc chắn là vào giai đoạn cuối năm 1933. Machado bị lật đổ tháng 8 năm đó, và sau đó là phong trào của Batista, một liên minh kéo dài trong ba tháng, một Chính phủ cách mạng bị lật đổ vào khoàng cuối năm đó. Có nhiều nhóm - tiêu biểu như nhóm ABC chẳng hạn - mang khuynh hưóng phát xít đã từng nổi loạn chống Chính phủ Cách mạng và sau đó lại tập hợp cùng với Batista. Nên tôi cũng không chắc khi đó ai là người đứng sau những vụ đánh bom?


-----------------------------------------------------------
1. Ngày 6 tháng 1, Epiphany, theo truyền thống là ngày tặng quà (do ba vị vua, ba vị đạo sĩ hay những người thông thái) cho trẻ em. Ngay cả ngày nay khi Lễ Giáng sinh được tổ chức ở châu Mỹ La-tinh, ngày lễ Ba Vua vẫn quan trọng hơn, và Lễ Giáng sinh kéo dài đến hết ngày 6 tháng 1 mới kết thúc.


Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 03 Tháng Bảy, 2013, 04:31:14 pm
Năm 1932.

Không, năm 1932 thì chúng ta biết thủ phạm là ai. Câu hỏi đặt ra là: sau đó thì ai là người đứng sau những vụ đánh bom? Nhiều khả năng lần này thủ phạm là những kẻ thù của Cách mạng. Hồi cuối năm 1933 có một cuộc nổi loạn của nhóm ABC chống lại Chính phủ của Giáo sư Sinh vật Grau San Martin, và Guiteras, cùng liên minh cánh tả của ông; rất có thể chỉ nhóm ABC mới có đủ thực lực để tiến hành ngần ấy vụ đánh bom trong thời gian đó.

Hồi đó ở Santiago không có trường đại học nào; các sinh viên thì không có tổ chức cũng như nguồn lực để tiến hành đến ba mươi vụ đánh bom như vậy, theo như tôi nhớ. Tất nhiên là có thể không nhiều đến thế, nhưng tôi có cảm giác là những vụ đánh bom xảy ra nhiều vô kể. Đó là lý do tại sao tôi có thể suy ra là những vụ đánh bom mà tôi nghe thấy trên chiếc ghế dài đan bằng cây liễu gai hồi đó xảy ra sau tháng 8, chứ không phải trước, hoặc thậm chí là hẳn đến cuối năm 1933, hoặc thậm chí là còn muộn hơn thế, sau khi cuộc nổi loạn đầu tiên của tôi ở Birán đã xảy ra, hay nói cách khác là hành động trả thù mà tôi vừa kể. Tôi đã bị bố mẹ gửi quay lại Santiago và đăng ký theo học ở Colegio de La Salle, nơi tôi theo học lớp ban ngày, tôi cứ đi đi về về như thế. Tôi học lớp vỡ lòng, theo chương trình ban ngày trong giai đoạn khó khăn và bất ổn đó.

Ông tự đi đi về về một mình?

Đúng, cứ tự đi rồi tự về, vì buổi trưa tôi về ăn cơm ở nhà mà. Bữa trưa đã khá hơn rất nhiều, vì đến lúc này họ đã học theo thói quen của dân Pháp là ăn nhiều rau; trong bữa ăn thường có món rau và vài món khác, chứ không còn là món cantinita nữa. Thực phẩm giai đoạn này cũng rẻ hơn, vì hầu như chẳng mấy ai có tiền, và rất ít người có việc làm. Như tôi nói, gia đình tôi gửi đến đó 120 pêxô mỗi tháng, bằng cả một gia tài trong thời bấy giờ.

Tôi cứ phải đi học, quay về nhà ăn trưa, rồi buổi chiều quay lại trường học tiếp. Nói thật là tôi ngán việc đó tới tận cổ. Tôi vẫn hoàn toàn tự học một mình. Một dịp Lễ Ba Vua thứ ba lại đến rồi đi. Chắc đó là vào khoảng tháng 2 năm 1935, tôi phải tự mình tìm kiếm giấy tờ, sách vở, tình cảnh chính xác là như vậy. Nhưng cho dù thế nào đi nữa, họ vẫn luôn đe dọa sẽ tống tôi vào sống trong trường nếu tôi không ngoan ngoãn như một thiên thần. Và đó chính là những gì tôi muốn làm.

Nhằm mục đích thoát khỏi ngôi nhà đó.

Tôi đã dần ý thức được những gì đã diễn ra trong ngôi nhà đó vì lần đầu tiên tôi nhận ra là tôi căm ghét tất cả những quy tắc kiểu Pháp của họ, lối sống học đòi kiểu Pháp. Một hôm tôi quyết định chống tại tất cả những quy tắc lịch sự kiểu Pháp, những phép xã giao cầu kỳ ấy. Họ bắt tôi ăn rau - củ cải đường, cà rốt, su su. Tôi không quen với những thứ đó. Tôi có cảm giác ăn su su thật nhạt nhẽo, còn củ cải đường thì ngọt đến lợm giọng. Vài thứ rau củ mà đến tận rất nhiều năm sau đó tôi còn không dám ăn lại. Đó là lề lối kiểu Pháp, với những cung cách cư xử cổ lỗ từ thời phong kiến. Một hôm tôi nổi loạn - “cháu không làm đâu”, tôi cứ gân cổ lẽn cãi, bất kể đó là việc gì, “cháu phản đối”; “cháu sẽ không làm bất kỳ việc gì; cháu phản đối”.

Hành động nổi loạn của tôi thật ra cũng không nhằm chống lại những lề thói học đòi kiểu Pháp và các quy tắc rườm rà ấy, mà là nhằm vào những hành động ngược đãi tôi phải chịu đựng suốt mấy năm qua.

Ông đã nổi loạn.

Tôi còn có thể làm gì khác được? Việc đó hoàn toàn bản năng. Đó thực sự là cuộc nổi loạn có ý thức đầu tiên trong đời tôi... Và nó diễn ra theo đúng như những gì tôi muốn. Họ tống thẳng tôi vào trường Colegio de La Salle làm học sinh nội trú - lớp một, học kỳ hai của lớp một. Tại đó tôi thật hạnh phúc vì được ở chung với nhiều cậu bé khác. Chúng tôi chơi đùa suốt ngày, và vào thứ năm và chủ nhật họ lại đưa học sinh tới một nơi rất rộng rãi trên bãi biển để chúng tôi có thể chơi tất cả các môn thể thao ưa thích của mình. Cuối cùng tôi cũng biết thế nào là hạnh phúc.

Vậy đến giờ ông còn giữ trong lòng sự ấm ức nào đối với gia đình đó không?

Thực sự tôi không hề trách họ về những gì đã xảy ra. Họ sống trong một xã hội như vậy; hoàn toàn không thể nói rằng họ là một nhóm người bệnh hoạn thích ngược đãi trẻ em hay đại loại như vậy. Đó là một xã hội đầy rẫy những bất công, những khó khăn, bất bình đẳng ở khắp mọi noi, ai cũng túng thiếu, người dân trong xã hội đó đã phải hy sinh quá nhiều; một xã hội dung dưỡng sự ích kỷ đến cùng cực, cổ vũ tính tư lợi cá nhân, nó khiến người dân trở nên thực dụng và tàn nhẫn, tìm đủ mọi cách để thu lợi nhuận từ bất kỳ thứ gì. Một xã hội như vậy không thề khuyến khích những tình cảm cao quý như tình thương và sự hào phóng. Mọi người đều phải sống, và họ nhận ra rằng chỉ có một cách duy nhất để làm như thế: bằng cách bóc lột người khác. Trong trường hợp của tôi, chẳng qua là họ đang bóc lột con trai của một chủ đất giàu có. Bản thân họ chẳng có gì. Tôi chỉ là nạn nhân của sự bóc lột đó, sự bóc lột thể hiện qua những khoản tiền mà gia đình tôi phải gửi đến Santiago. Tôi chỉ là người phải chịu đựng hậu quả trong một xã hội như vậy.

Nếu sau này ông đọc hai tác phẩm Oliver Twist David Copperfield của Charles Dickens, hẳn ông sẽ thấy rằng những gì được viết trong đó rất giống với hoàn cảnh của mình.

Chắc ông sẽ không tin nếu tôi nói rằng phải nhiều năm sau khi tốt nghiệp tôi mới có dịp đọc những tác phẩm đó, vì trong những ngôi trường mà tôi theo học, người ta không hề dạy về văn học Pháp, văn học Anh hay văn học Mỹ. Có chăng họ chỉ đề cập thoáng qua về một vở kịch nào đó của Shakespeare là cùng. Tất cả sách giáo khoa đều được viết bằng tiếng Tây Ban Nha. Thậm chí ngay cả cuốn tiểu thuyết nổi tiếng Túp lều của bác Tôm 1  tôi cũng được đọc khi đã ra trường. Chúng tôi đều là những cậu bé may mắn có đặc quyền được học trong trường dành cho con nhà giầu thượng lưu, vậy mà chúng tôi vẫn có rất nhiều lỗ hổng lớn về nghệ thuật, hội họa và âm nhạc. Tất cả những gì họ làm cho tôi, hình như hồi lớp ba thì phải, là bổ sung tôi vào một dàn hợp xướng, chỉ để lại tống cổ tôi ra ngay sau đó, khi họ phát hiện ra rằng - tôi cũng không hiểu sao nữa - tôi không có khả năng hát đúng nổi một nốt nhạc nào.

Cần nhớ là từ giữa năm lớp năm trong trường tiểu học cho tới khi tốt nghiệp, hầu như tất cả giáo viên của tôi đều là người Tây Ban Nha, và đều là những người theo chủ nghĩa quốc gia. Họ mang tư tưởng cánh hữu. Franquista, phản động, nhưng dù thế nào cũng phải khẳng định họ là những giáo viên bậc nhất về mặt kỷ luật, trọng danh dự và giản dị.



-----------------------------------------------------------
1.  Tác phẩm Túp lều của bác Tôm của Harriet Beecher Stowe (1852).


Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 03 Tháng Bảy, 2013, 04:36:11 pm
Và họ cũng là những người ngoan đạo nữa.

Họ là những người mà dần dần tôi có điều kiện hiểu rất rõ, đặc biệt là những thầy tu dòng Tên, những người đã dạy tôi trong suốt hơn bảy nãm liền - đó là những người trọng danh dự và có học thức. Mặc dù các gia đình phải trả tiền mới có thể cho con vào học, nhưng nhũng trường học này không hề đắt, hoàn toàn không có gì là toan tính vụ lợi trong hoạt động giảng dạy. Các thầy tu thậm chí còn dạy học không lương. Cuộc sống của họ rất khắc khổ và đạm bạc. Họ rất khắt khe, làm việc vất vả đến quên mình. Tôi phải thừa nhận rằng họ đã giúp tôi rất nhiều, chính những thầy tu dòng Tên đó đã khơi dậy trong tôi tình yêu thiên nhiên, niềm đam mê đối với cuộc sống sôi động ngoài trời. Ngay từ hồi đó tôi đã thích leo núi. Mỗi khi nhìn thấy một ngọn núi nào đó, tôi lại coi nó như một thách thức để chinh phục. Trong đầu tôi sẽ chỉ còn một ý nghĩ là phải trèo lên ngọn núi đó, lên tới tận đỉnh cao nhất. Nhiều khi xe buýt của nhà trường phải chờ đến bốn giờ đồng hồ trong khi tôi còn đang mải leo núi. Tôi thường leo một mình hoặc đi cùng với một hai người bạn; nhiều khi chặng đường quay về kéo dài hơn chúng tôi dự tính rất nhiều, nhưng chưa từng có ai phạt hay trách mắng tôi vì chuyện đó. Những thầy giáo - linh mục hồi ấy, nếu như họ nhận ra một nét tính cách tốt đẹp nào đó ở các học sinh - như tinh thần hy sinh, nỗ lực vượt khó khăn, mạo hiểm - là họ sẽ khuyến khích hết lòng, thúc giục chúng tôi ganh đua với nhau thật sôi nổi. Họ rất quan tâm phát triển tính cách của học sinh.

Vậy là ông đã theo học duới sự giảng dạy của các thầy tu dòng Tên trong nhiều năm liền phải không?

Đúng vậy. Nhưng không phải ngay từ những lớp đầu tiên; đầu tiên tôi được học trong lớp của các thầy dòng La Salle, ở Colegio de La Salle, từ lớp một đến lớp năm, vì tôi nhảy cóc từ lớp ba lên thẳng lớp năm. Tôi học ở đó khoảng bốn năm tất cả. Chỉ có thể nói rằng tôi rất hạnh phúc với cuộc sống ở trường. Các giáo viên thường cho chúng tôi về vùng nông thôn hoặc ra bãi biển, như tôi đã kể, vào những ngày thứ năm và chủ nhật. Bao giờ chúng tôi cũng đến một bán đảo nhỏ nằm bên bờ Vịnh Santiago. Tại đó trường của chúng tôi có riêng một bãi biển để làm nơi bơi lội và có địa điểm cho các hoạt động thể thao khác. Có cả sân chơi bóng chày, một nơi được quây lại để bơi, câu cá - chúng tôi tha hồ chạy nhảy, chơi đùa. Hai lần một tuần chúng tôi lại được thỏa sức đùa nghịch như vậy, ai cũng rất vui vẻ và hạnh phúc. Về sau, ở Colegio de Dolores, tại Santiago de Cuba, các thầy tu dòng Tên ở đây không có một nơi vui chơi riêng như vậy cho học sinh, mặc dù trường học thì tốt hơn nhiều, mà khi đó tôi cũng đã lớn.

Trong số những bạn học của ông, tất cả đều đến từ những gia đình khá giả, có học sinh nào là người da màu không?

Tại trường La Salle cũng nhận học sinh da màu, nhưng rất ít thôi. Trong lớp tôi có đúng một bạn tên là Alejandro Larrinaga, một cậu bé rất thông minh và hoạt bát. Tôi không bao giờ quên cậu ấy. Còn ở hai trường kia, Colegio de Dolores và Belén, với các thầy giáo - thầy tu dòng Tên, hoàn toàn không có học sinh da đen nào, thậm chí là người lai cũng không, dù là người lai da trắng-da đen, hay da trắng-da đỏ. Đó là những trường học hoàn toàn dành cho con em nhà giầu. Và tất nhiên bắt buộc phải là người da trắng.

Hồi đó ông có thắc mắc tại sao không có học sinh da đen không?

Tôi có hỏi vài lần, cũng không phải là vì tôi tự ý thức hay được dạy dỗ về vấn đề này, nhưng tôi chỉ thấy hơi kỳ lạ nên tôi đã hỏi. Ở trường La Salle còn có một học sinh da đen - như tôi đã nhắc đến rồi đấy. Còn ở hai trường về sau của các thầy tu dòng Tên, những ngôi trường mang tính phân biệt và kỳ thị rất lớn, học sinh hoàn toàn là con cái của những nhà tư bản lớn, chẳng có học sinh da đen hay người lai nào hết. Tất nhiên là những người phụ trách trường cũng viện dẫn lý do nào đó để giải thích, nhưng hoàn toàn không xác đáng.

Họ tự quyết định à?

Đó là những trường học cho người giàu, và đơn giản là họ không chấp nhận học sinh người da màu. Ngay cả với những học sinh da màu mà cha mẹ có khả năng tài chính để trả tiền học phí thì nhà trường cũng không chấp nhận. Tất nhiên là họ không đến nỗi như bọn Đức Quốc xã, bắt học sinh phải làm xét nghiệm máu rồi mới được nhận vào. Nhưng bất di bất dịch, cứ nhìn qua mà biết không phải người da trắng thì nhất định là không được vào học trong trường.

Ngay cả khi có đủ khả năng tài chính?

Đúng thế. Đơn giản là họ không nhận vào học. Mặc dù những thầy tu dòng Tên phản đối rất dữ dội - họ vẫn thường xuyên kịch liệt phản đối sự chuyên chế và độc đoán về chính trị.

Và gần đây tại châu Mỹ Latinh cũng có rất nhiều linh mục dòng Tên tích cực lên tiếng chống cường quyền.

Thời gian gần đây, nhiều gương mặt trong số các nhân vật chống đối tích cực nhất, ví dụ các linh mục ở Đại học Tổng họp El Salvador và nhiều linh mục khác, đều là những người dòng Tên, họ là những người cực kỳ dũng cảm đã dành trọn đời mình để đấu tranh vì công lý. Một điều hiển nhiên là họ có được phẩm chất đó từ truyền thống dòng tu của mình. Thánh Ignatius là một chiến binh 1. Tôi còn nhớ nguyên giai điệu và lòi bài thánh ca đó: “Fundador sois Ignacio y general de la compania real, que Jesus...” 2 . Đó là một khúc tráng ca (chống lại quỷ vương bọn thuộc hạ của hắn), và Thánh Ignatius là vị thống lĩnh của dòng tu này. Đó là lý do tại sao có thể tôi phê phán, nhưng đồng thời tôi phải công nhận rằng năng lực sư phạm và giáo dục của thầy tu dòng Tên cao hơn hẳn các thầy dòng ở trường La Salle. Họ đã có lời phát nguyện là học tập suốt đời, và quả thật là họ học tập rất nhiều, quãng thời gian họ dành cho việc học tập và nghiên cứu cũng nhiều hơn bất kỳ ai khác, ở Cuba từng có nhiều nhân vật lịch sử nổi tiếng cũng là những tu sĩ dòng Tên; những nhà thiên văn học danh tiếng có khả năng dự báo các cơn bão khủng khiếp, tiêu biểu như cha Vines; những người khác lại nổi danh trên cương vị các giáo viên giảng dạy về ngôn ngữ và văn học Tây Ban Nha, như cha Rubinos.


----------------------------------------------------------
1. Inigo Onez de Loyola (1491-1556), một quý tộc của xứ Basque, gia nhập quân đội từ khi còn rất trẻ. Trong cuộc phong toả của người Pháp ớ Pamplona năm 1521, ông bị thương nặng. Đọc các tác phẩm tôn giáo trong thời gian dưỡng bệnh kéo dài đã đưa ông thoát khỏi cuộc sống trần tục, và năm 1539, ông thành lập Hội những người đi theo đức chúa Giêsu ở Roma, chuyên giảng đạo và phục vụ các chiến binh tông đồ có cơ cấu tổ chức như cơ cấu của quân đội. Ông được phong thánh năm 1622.

2. Tạm dịch một vài dòng của những bài thơ trữ tình này như sau: “Người sáng lập là ai. Những người trung thành được đức chúa Giêsu kính trọng. Những người trung thành với trái tim dũng cảm chân thành. Đã đứng lên chống lại Luzbel và bọn ác quỉ”.



Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 03 Tháng Bảy, 2013, 04:40:58 pm
Những thầy tu dòng Tên cũng có ý thức tổ chức rất rõ ràng phải không? Hay có thể gọi là ý thức kỷ luật như trong quân đội vậy.

Họ biết phải làm gì để phát triển và hoàn thiện tính cách của các học sinh. Nếu bạn có những hành động khó khăn và nguy hiểm, hoặc tham gia vào các hoạt động tương tự như vậy, họ sẽ coi đó là biểu hiện của một tính cách kiên cường, dám nghĩ dám làm - một tính cách hoạt bát và năng động. Họ sẽ không bao giờ làm gì để hạn chế những xu hướng tính cách này. Hơn nữa trong những ngôi trường mà tôi học qua, hầu hết giáo viên đều là người Tây Ban Nha, nên họ thường kết hợp những truyền thống của dòng Tên - tinh thần kỷ luật và ý thức tổ chức kiểu quân đội - với tính cách và phẩm chất của người Tây Ban Nha. Các thầy tu dòng Tên người Tây Ban Nha biết làm thế nào để in sâu vào trong tâm khảm một cậu bé ý thức về phẩm giá, về lòng tự trọng đối với bản thân - họ luôn khuyến khích tính cách mạnh mẽ, sự chính trực, thẳng thắn, can đảm và khả năng sẵn sàng chấp nhận hy sinh. Đó là những phẩm chất tuyệt vời mà họ biết cách phát triển và hoàn thiện ở học sinh của mình.

Nếu quả như vậy thì đó chắc chắn là những môi trường rất lý tưởng cho một người cách mạng?

Phải nói rằng những gì học được từ trường học đã rất có ích đối với tôi, cho dù hồi đó người ta vẫn phân biệt đối xử và kỳ thị người da màu, hơn nữa đó là trường học dành riêng cho con cái của giới tư bản, thượng lưu. Có một lần tôi đọc một tác phẩm văn học có tên là La Forja de un rebelde 1 , “Sự hình thành của một người nổi loạn”, nói về vai trò nhất định của cuộc sống và những trải nghiệm cá nhân đối với quá trình hình thành tính cách và suy nghĩ của một người nổi loạn, ở đây tôi chưa nói tới một người cách mạng. Tôi nói “nhất định” là bởi vì tính cách cũng như khí chất của con người đó cũng có ảnh hướng không thể thiếu. Và tôi nghĩ chính tính cách và khí chất của tôi, phần nào là có từ bẩm sinh, đã được kết họp với sự giáo dục của các thầy tu dòng Tên.

Bản thân thánh Ignatius cũng là một tấm gương sáng. Một người hy sinh trọn đời mình cho mục tiêu chinh phục nhận thức của con người bằng một chiến lược quân sự.

Ông là một chiến binh, và ông đã lập nên dòng tu mang đặc điểm quân đội của mình. Tôi không nhớ nhiều lắm, nhưng chắc chắn không thể nào quên được bài thánh ca hùng tráng mà tôi đã nói ở trên, cho đến tận bây giờ đó vẫn là bài thánh ca tiêu biểu của dòng tu này. Nhưng thật ra bản thân dòng tu đó cũng không làm tôi quan tâm nhiều lắm. Tôi chỉ yêu thích cuộc sống lành mạnh và mộc mạc mà tôi đã trải qua trong những ngôi trường đó.

Và ông lại còn được chơi rất nhiều môn thể thao nữa.

Khi lên đến trung học thì phải nói rằng tôi đã là một nhà thể thao đầy nhiệt huyết, một vận động viên leo núi cự phách. Những hoạt động chủ yếu của tôi là thể thao và thám hiểm. Đơn giản là tôi yêu thích chúng! Trước đó tôi vẫn chưa có dịp chinh phục đỉnh Pico Turquino, và tôi thực sự khát khao thực hiện mục tiêu này. Một lần tôi quyết tâm biến khát khao đó thành hiện thực, cùng với một trong những linh mục ở Colegio de Belén, Cha Amando Llorente - thực ra khi đó ông ấy còn chưa chính thức tốt nghiệp trường dòng để được thụ phong linh mục, ông ấy còn đang trong giai đoạn thực tập - em trai của một người mang họ Llorente khác, Segundo Llorente, một nhà truyền giáo cho người Eskimo ở Alaska và đã viết những tác phẩm cực kỳ sinh động và hấp dẫn về “vùng đất băng giá vĩnh cửu”. Một mùa hè chúng tôi đang ở cảng Santiago chuẩn bị lên thuyền tới chân núi Pico Turquino. Thậm chí tôi còn vác theo một khấu súng săn Browning - tôi đã giấu diếm mọi người để mang khẩu súng này từ nhà đi. Hồi đó, khi tôi chuẩn bị tốt nghiệp trung học và vào đại học, bố tôi không bao giờ giấu nổi niềm tự hào trước những thành tích học tập của con trai mình cho nên ông cũng tỏ ra rất dễ dãi đối với tôi. Tuy nhiên chiếc thuyền buồm đó đột nhiên bị thủng một lỗ dưới đáy không thể khắc phục trong một đêm, thế là kế hoạch của chúng tôi hoàn toàn bị phá sản. Cha Amando Llorente - một tu sĩ dòng Tên, một thanh niên Tây Ban Nha quê ở xứ Léon - là bạn thân của tôi, bởi vì ông ấy cũng đam mê thể thao và thám hiểm.

Trong chuyến thám hiểm đầu tiên tới thung lũng Yumurí tôi đã được bầu làm trưởng đoàn thám hiểm vì chính trưởng đoàn sẽ là người phải thức cả đêm, để canh chừng, như một người lính gác cho cả đoàn. Các thành viên trong đoàn thám hiểm có đồng phục, chúng tôi căng lều sống ngay ngoài trời đồi núi. Tôi đã có sáng kiến bổ sung một số hoạt động khác của mình vào chương trình thám hiểm, và tất nhiên là không thể thiếu leo núi... Và cuối cùng, vì là người năng nổ và hăng hái nhất, tôi đã được bầu làm trưởng đoàn thám hiểm toàn trường. Đó là vị trí đầu tiên mà tôi đảm nhiệm trong cơ cấu lãnh đạo của nhà trường. Nhưng tôi còn tham gia vào tất cả các môn thể thao khác, và trong năm học cuối cùng tại trường tôi đã được bầu là chơi thể thao giỏi nhất trường - nên nhớ là trường có tới hơn một nghìn học sinh các lớp. Tôi tỏ ra xuất sắc nhất trong các môn bóng rổ, bóng đá, bóng chày, nói chung là hầu hết các môn thể thao.

Và điều tất nhiên là tôi dành phần lớn thời gian cho thể thao; tôi vẫn lên lớp đều đặn, nhưng chẳng bao giờ để tâm đến bài giảng, sau đó tôi mới tự học một mình. Tôi làm đúng theo những gì mà giờ đây ngày nào tôi cũng khuyên sinh viên không nên làm. Có thể nói là hồi đó tôi hoàn toàn tự học tất cả các môn như toán, đại số, vật lý, hình học - tôi tự học tất cả các định lý và mệnh đề... Nhưng cũng thật may mắn là tôi luôn đạt điểm tốt trong các kỳ thi cuối năm, nhiều khi còn cao hơn cả điểm trong các bài thi giữa kỳ. Trong năm học các linh mục dòng Tên không bao giờ phần nàn gì, nhưng khi chuẩn bị đến kỳ thi cuối năm, thì đùng một cái, thể nào họ cũng thông báo cho người đỡ đầu tôi khi đó - chính là người bạn thân của cha tôi được chọn làm cha đỡ đầu mà tôi đã kể, một triệu phú, ông ấy có riêng một công ty chuyên cho vay tài chính, ngoài ra ông ấy còn là Nghị sĩ trong Quốc hội, và có một ngôi nhà lớn ở Havana, vì ông ấy là thành viên Hạ viện, còn con trai ông ấy, cũng giàu có và thế lực không kém, là thành viên Thượng viện - tóm lại là các thầy giáo gọi điện về nhà cho người đỡ đầu của tôi và thông báo với ông ấy rằng tôi sẽ trượt tất cả các môn thi cho mà xem. Suốt ba năm liền tôi học ở đó, bao giờ họ cũng dự báo đúng một viễn cảnh như vậy vào cuối mỗi học kỳ.

Chỉ vì ông không bao giờ tỏ ra tập trung trong giờ học.

Xin nói thật là tôi chẳng bao giờ để tâm vào bất kỳ bài giảng nào. Có lẽ là chỉ trừ môn nông nghiệp, tôi cũng không hiểu tại sao, có thể là vì người giáo viên đã đánh thức sự say mê của tôi đối với môn học đó. Tôi thường tự nghiên cứu từ sách; hầu như đêm nào tôi cũng thức khuya để đọc sách và tự học, cho đến tận gần sáng, vì tôi là người phụ trách việc tắt điện trên giảng đường vào cuối mỗi ngày mà. Trong khi tất cả những người khác đã đi ngủ, thì thay vì tắt điện và ra về, tôi thường ở lại đó đọc sách cho đến tận hai hay ba giờ sáng rồi mới đi ngủ. Vì vậy đối với môn toán cũng như tất cả các môn khác, tôi đều tự học hết.


---------------------------------------------------------
1.  La forja de un rebelle là bộ ba tác phẩm - La forja, La ruta, La llama - xuất bản giữa những năm 1941 và 1946 bởi tiểu thuyết gia người Tây Ban Nha Arturo Barea (1897-1957). Đó là một kiểu tự truyện của một người Tây Ban Nha từ đầu thế kỷ 20 đến cuộc Nội chiến Tây Ban Nha 1936-1939.


Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 03 Tháng Bảy, 2013, 04:43:31 pm
Vậy em trai Raul có ở cùng với ông không?

Đó là cả một câu chuyện dài. Hồi đó nó còn ở Birán; nó ít hơn tôi năm tuổi, là con út trong nhà mà; hồi tôi còn ở nhà chúng tôi suốt ngày bắt nạt Raul. Nó được gửi đến học với chúng tôi trong trường La Salle khi mới lên bốn tuổi rưỡi thì phải. Khi ấy nó được mẹ tôi đưa lên thăm anh em tôi và chính trong lần đó nó đã đòi ở lại. Nó khóc lóc, ỉ ôi, quẫy đạp, rồi hờn dỗi đến nỗi cuối cùng mẹ tôi cũng chịu thua. Cả bốn người chúng tôi sống trong cùng một phòng - có Ramón, Raul, tôi và Cristobita, con trai người quản lý một xưởng cưa cho một công ty nước ngoài, Công ty Bahamas Cuba, với lĩnh vực kinh doanh chính là khai thác thông quanh vùng Mayarí cũng với cha tôi. Thỉnh thoảng Raul cũng hay vòi vĩnh, làm mình, làm mẩy, nên nhiều lúc tôi phải la rầy nó, nhưng bao giờ Ramón cũng đứng ra bênh em.

Vì ông ấy là anh cả mà.

Ramón là anh cả. Và thế là Raul ở nội trũ cùng với chúng tôi trong trường La Salle.

Và nói theo cách nào đó thì chính ông là người dạy dỗ Raul?

Mỗi khi tôi vẻ thăm nhà vào các dịp lễ, bao giờ tôi cũng phải nghe những lời phàn nàn của bố mẹ, thế là tôi bảo họ, “Để con lo chuyện này cho, con sẽ bảo ban em”, và thế là tôi bắt đầu để mắt đến cậu em út của mình. Hồi còn ở nhà thì đúng là chẳng ai dạy dỗ nó cả.

Sau đó, tôi đưa cho nó đọc vài quyển sách, và Raul thấy thích thú ngay lập tức. Chính tôi đã đánh thức niềm say mê học hỏi từ em mình, sau đó tôi chợt nhận ra rằng Raul đã bỏ phí quá nhiều thời gian, trong khi nó hoàn toàn có thể học để đuổi kịp chương trình chung và học tiếp lên đại học. Và vẫn có một cách để thực hiện mục tiêu này, đó là đăng ký vào chuyên ngành Hành chính công; thực chất đây là một nhánh thuộc khoa Luật và Khoa học Xã hội của trường Đại học. Cũng không có gì khó khăn lắm; nếu như có chứng chỉ chuyên ngành này, sau đó có thể theo học tiếp về ngành văn chương, luật ngoại giao, thậm chí còn có thể trở thành một luật sư. Thế là tôi nảy ra ý nghĩ đó và thuyết phục bố mẹ tôi để Raul lên Havana học. Nhưng đến lúc đó, tôi đã bắt đầu dành phần lớn thời gian cho việc diễn thuyết và truyền bá tư tưởng mói cho tất cả mọi người. Đằng sau đó là cả một câu chuyện dài, nhưng hình như tôi hơi đi lạc đề thì phải.

Ông đã kể rằng hành động nổi loạn đầu tiên của ông diễn ra trong nhà cô giáo. Vậy những hành động tiếp theo là vào thời điểm nào?

Sau đó còn hai lần nữa, cũng có thể nói là ba. Đó là giai đoạn khi tôi vừa được đưa từ nhà cô giáo vào trường Colegio de La Salle. Học và ở nội trú luôn trong trường. Tại trường này tôi đã học lớp một, lớp hai, rồi lớp ba. Sau đó tôi nhảy cóc qua lớp bốn và vào thẳng lớp năm, rồi một hôm chính tại Santiago đó tôi đánh nhau với thầy hiệu phó, vị linh mục chịu trách nhiệm quản lý học sinh trong trường. Có thể coi đó là lần nổi loạn thứ hai của tôi. Có nhiều chuyện bất công xảy ra, và họ đưa tôi ra khỏi trường đó rồi gửi tôi sang trường khác.

Bố mẹ thì muốn tôi không đến trường nữa, để trừng phạt vị hiệu trưởng của ngôi trường đó.

Để tôi giải thích cho anh hiểu, ở đó có hai hiệu trưởng liền - người thứ nhất là đạo hữu Fernando, một người tốt bụng, còn người kia là Néon Marí. Vì đạo hữu Bernardo, một hiệu phó, người phụ trách quản lý sinh viên, lúc nào cũng lượn lờ khắp nơi đánh, phạt học sinh, nên tôi đã cãi lại ông ta, và rồi tôi bị phạt vì hành động đó. Đó là lần thứ ba ông hiệu phó này đánh tôi... Cả hai lần trước đều rất nặng tay, nhưng lần đầu tiên thì phải nói là kinh khủng, ông ta đánh tôi vì tôi đánh nhau với một cậu bé khác trên thuyền trong chuyến các học sinh nội trú được đưa đi chơi ở biển, vào thứ năm và chủ nhật hàng tuần. Sau đó, chúng tôi đã bơi thuyền ngang qua vịnh Santiago để quay về, rồi chúng tôi lên bờ và bước dọc theo một đại lộ, thẳng lên một con phố rất dốc và khó đi, vì trường của chúng tôi nằm trên một ngọn đồi khá cao trong thành phố, đi qua Parque Cespedes - mà nhân tiện cũng cần nói thêm rằng con phố chúng tồi đang đi qua lọt giữa khu đèn đỏ, một nơi nhan nhản gái bán hoa. Và thế là những người phụ nữ bắt đầu trêu ghẹo các thầy dòng của chúng tôi, trong khi một trong hai thầy tu vẫn còn khoác nguyên chiếc áo chùng trên người - “Ê, đức cha, đến đây đi, đến đây xem nào”, đại loại là những câu trêu chọc như vậy. Khi chứng kiến hoàn cảnh trớ trêu đó, tất nhiên là bọn học sinh chúng tôi đều cười ngặt nghẽo.

Vụ ẩu đả (giữa tôi và cậu bạn kia) bắt đầu khi chúng tôi đang trên thuyền quay về, và mọi chuyện vẫn chưa được giải quyết triệt để... Kể ra đúng là phải có phép màu chúng tôi mới không ngã vào động cơ của con thuyền, vì động cơ không có nắp bảo vệ. Tên con thuyền là El Cateto, có nghĩa là “Dân tỉnh lẻ” hoặc “Dân nhà quê”. Nhưng các bạn học khác đã tách hai chúng tôi ra, nên có thể nói là vụ ẩu đả vẫn còn treo lại, dang dở, cho đến khi chúng tôi quay về đến trường. Thật ra đó là một anh bạn rất tốt tính. Nhiều năm sau đó tôi tình cờ biết tin cậu ta; hóa ra cậu ta cũng đang tham gia hoạt động Cách mạng. Tôi sẽ không tiết lộ tên người bạn đó là gì, nhưng hồi đó cậu ta là con cưng của tay hiệu phó kia - đó cũng là chuyện rất thường tình; ý tôi là chuyện một hiệu phó có cảm tình đặc biệt với một học sinh nào đó vẫn luôn xảy ra. Tôi không hề ám chỉ bất kỳ điều gì khác thường trong mối quan hệ đó, giữa người hiệu phó và cậu học sinh kia. Các thầy dòng đó, mặc dù nhiều người là những giáo viên đặc biệt xuất sắc và rất tốt bụng, dù sao cũng không thể sánh với các thầy tu dòng Tên về ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần làm việc vô tư. Hồi đó chúng tôi rất phẫn nộ trước sự thiên vị không hề giấu diếm trong cách đối xử với các học sinh, và chúng tôi luôn tìm cách phản đối.

Phải nói là đến bây giờ tôi cũng không thể nào nhớ ra nguyên nhân của vụ ẩu đả trên thuyền. Nhưng ngay sau đó vụ đánh nhau của chúng tôi đã bị mọi người ngăn cản. Rồi khi về đến trường, tôi bước thẳng tới chỗ cậu ta và nói, “Đứng lên”; thế là cậu ta đứng lên, và bị tôi giáng ngay cho một cú đấm bằng tay phải như trời giáng. Chúng tôi tặng nhau thêm vài cú đấm cho đến khi bị những người khác nhảy vào can ngăn. Hậu quả mà tôi phải lãnh nhận đã đến ngay sau đó, khi ấy tôi đang học lớp năm, và lần đầu tiên, đạo hữu Bernando, hiệu phó phụ trách công tác giám thị của trường, đã đánh tôi.

Nhưng ngoài chuyện đó ra, phải nói rằng tôi rất hạnh phúc khi sống ở trường, cơ bản là vì tôi được tự do chơi thể thao, bơi lội, câu cá, khám phá đại dương...


Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 03 Tháng Bảy, 2013, 04:46:34 pm
Nhưng chính xác thì chuyện gì đã xảy ra?

Hừm, nói một cách đơn giản, tôi đánh nhau với cậu học sinh con cưng của thầy hiệu phó, đúng như tôi vừa kể với ông.

Trong trường La Salte có một bể nước lớn, một chiếc xi téc khổng lồ, được bố trí ở phía dưới tầng trên của một khoảnh sân trung tâm rất dài; tức là ở phía dưới khoảnh sân là bể nước, ông hình dung được chứ. Vì khoảnh sân đó được thiết kế gồm hai tầng mà  . Ở ba mặt của khoảnh sân phía trên đó là một tầng nhà duy nhất trải ra thành nhiều phòng, trước hết là nhà ăn, ngay sát đó là phòng để đồ thánh, sau đó đến nhà nguyện ở góc và chiếm trọn cả cạnh giữa của sân; ở cạnh còn lại của khoảnh sân là một giảng đường lớn, và phía bên phải giảng đường đó dọc theo hành lang, tức là về bên tay trái là một vài phòng học nhỏ. Toàn bộ phần đó đều được dựng bằng gỗ xẻ, bao xung quanh khoảnh sân trên.

Hôm đó, lúc trời đã nhập nhoạng tối, trong nhà nguyện đang diễn ra một buổi lễ tụng. Sau trận ẩu đả với cậu bé kia, tôi, rất thận trọng và phòng xa, - có lẽ là vì tôi đã linh tính thấy có chuyện sắp xảy ra - đã lẻn vào trong phòng để đồ thánh, từ đây hoàn toàn có thể quan sát tất cả những gì đang diễn ra bên bàn thờ trong nhà nguyện. Khi tôi đang trốn trên đó, thì cánh cửa lớn dẫn từ sân vào trong nhà nguyện bỗng bật mở, và một bóng người bước vào, ông hiệu phó đã đứng đó và muốn gặp riêng tôi - có những điều bản năng tự biết mà không hiểu tại sao. Ông ta thậm chí còn không e dè gì trong khi buổi lễ thiêng liêng dưới kia đang diễn ra. Ông ta bắt tôi đi theo mình, ông ta lôi tôi đi dọc theo hành lang, đến góc lối đi thì rẽ phải, sau đó đi thêm một đoạn về phía cuối sảnh và ông ta quát vào mặt tôi, “Có chuyện gì với hai cậu vậy?” Và tôi nói, “Dạ, chuyện xảy ra là thế này...” Tôi còn đang đứng nguyên đó trước mặt ông ta, vậy mà ông ta không để tôi kịp nói hết câu, ông ta lấy hết sức giáng cho tôi một cái tát bằng tay phải. Tôi hoàn toàn không kịp phản ứng gì.

Vậy là ông ta đã tát ông.

Rồi ngay sau đó, ông ta tát cho tôi một cái nữa bằng tay trái, cũng mạnh không kém. Nên nhớ đó là hai cái tát từ đôi bàn tay của một người đàn ông còn rất khỏe mạnh và người bị tát chỉ là một học sinh còn đang theo học kỳ một lớp năm. Tôi choáng váng... hai tai gần như ù đặc. Lúc này thì trời đã tối hẳn. Thật khủng khiếp... Nhục nhã, tàn tệ.

Trong khi đối thủ của tôi trong trận ẩu đả trước đó hoàn toàn không phải là một cậu bé gầy yếu gì cả. Cậu ta đã là một thiếu niên dậy thì sớm và khá vạm vỡ mà rất ít học sinh khác dám động vào. Còn thầy hiệu phó khi đó thì to khỏe gấp hai lần tôi, mà ông ta còn là thanh niên nữa.

Vài tuần sau, chuyện đó lại xảy ra - ông ta lại giáng thêm cho hai cái tát nữa khá đau điếng, chỉ vì tôi đang nói chuyện trong hàng khi chúng tôi đang leo cầu thang lên phòng ngủ chung ở tầng trên. Lần này ông ta tát tôi hai cái vào hai bên mặt, thật ra thì không đau như lần trước, nhưng trong lòng tôi cảm thấy đau đớn hơn rất nhiều.

Vì cảm giác tủi hổ.

Trong thâm tâm tôi hoàn toàn choáng váng và không sao hiểu nổi phương pháp giáo dục bạo lực, hành hạ thể chất, như vậy. Lần thứ ba - và cũng là lần cuối cùng tôi bị ông ta đánh - xảy ra khi tôi đang từ trong phòng ăn chung bước ra sau bữa sáng. Bình thường thì các học sinh sẽ chỉ có vài phút để uống một cốc sữa và một hai ổ bánh mì nhỏ. Bơ ăn bánh được đựng trong những bình thủy tinh nhỏ màu xanh - chúng tôi thường hối hả ăn thật nhanh hai ba ổ bánh mì rồi phết bơ thêm vài ổ nữa để mang theo người, ở cái tuổi đó thì có ai mà không háu ăn...

Chúng tôi xếp thành hàng, trong một khoảnh sân nhỏ trước nhà ăn, chính là cái nắp của bể nước lớn mà tôi đã nói với ông đấy, và chúng tôi tranh nhau xem ai sẽ là người đầu tiên chạm tay vào cây cột phía cuối hàng, vì người đầu tiên chạm tay vào cột sẽ được là người đập bóng. Thường thì sau đó chúng tôi bao giờ cũng còn khoảng bảy tám phút gì đó để chơi bóng chày mà.

Sau khi chúng tôi đã chen lấn, xô đẩy với nhau để len về phía cây cột được một lúc, thì bất thình lình, tôi cảm thấy bị ai đó đánh lia lịa hai ba cái liền vào đầu. Lần này vẫn là thầy hiệu phó... Nhưng đây sẽ là lần cuối cùng, bởi vì tôi đã phát khùng. Tôi nổi điên đến nỗi tôi cầm ngay những ổ bánh mì vừa phết bơ và lấy hết sức ném thẳng vào mặt ông ta, rồi tôi lao tới và nhảy xổ vào ông ta như một con hổ con - điên cuồng cắn xé, cào cấu, đấm đá ông ta, ngay trước sự chứng kiến của học sinh toàn trường. Đó là lần nổi loạn thứ hai của tôi. Tôi mới chỉ là một học sinh trong khi ông ta đã là nhân vật chức sắc trong Ban Giám hiệu vậy mà ông ta lại đi hành hạ và sỉ nhục một học sinh.

Hồi đó mỗi khi tức giận ai đó, bọn học sinh chúng tôi thường dọa, “Tao sẽ lấy lọ mực đập vỡ sọ mày ra!” hoặc “Tao sẽ làm thế này...thế kia...” nói chung là đủ những câu đe dọa kinh khủng nhất. Tôi không bao giờ nói tôi sẽ lấy lọ mực đập vỡ sọ bất kỳ ai, nhưng lần thứ ba ông ta đánh tôi, tôi đã quyết định là sẽ không thể chịu đựng thêm được nữa. Phải khó khăn lắm thầy hiệu phó mới thoát ra khỏi tay tôi.

Sau đó tất nhiên tôi phải lên gặp thầy hiệu trưởng, Néon Marí, ở giảng đường gần đó phía cuối hành lang - tôi đứng trước mặt ông ta và nói, “Xin thầy hãy nghe em giải thích, chuyện là thế này...” Nhưng ông ta cắt ngang lời tôi: “Không, thầy ấy mới chỉ hơi đẩy nhẹ em một cái”. Có điều là cho dù thầy hiệu trưởng không chứng kiến cảnh thầy hiệu phó đánh tôi thì chắc chắn thầy cũng đã nhìn thấy hết cảnh tôi đấm, đá, cào cấu ông ta giữa sân trường. Đó lầ tất cả những gì gọi là công lý mà thầy hiệu trưởng nhà trường đã dành cho tôi. Ông thầy hiệu phó độc đoán kia đã làm tâm hồn còn non nớt của tôi phải chịu rất nhiều tổn thương. Tất cả các học sinh trong trường đều khẳng định rằng tôi hành động như vậy là đúng. Sau lần đó có thể thấy là ông ta không bao giờ dám động đến tôi, hay bất kỳ học sinh nào khác nữa. Vậy là cái lọ mực đã hoàn thành nhiệm vụ của mình. Nhưng không ai dám chắc chuyện gì sẽ xảy ra sau đó (tất cả đám học sinh đều đoán già đoán non liệu thầy hiệu phó sẽ trả thù như thế nào).

Khi ấy tôi đang học dở học kỳ một năm lớp năm, và hàng tuần mỗi học sinh sẽ được nhận một thang đánh giá hạnh kiểm nhất định: màu trắng cho những học sinh ngoan ngoãn; màu đỏ, họa hoằn lắm mới có, dành cho những học sinh hư; và màu xanh, phải nói là cực kỳ hiếm, chỉ dành cho những học sinh cá biệt.

Và ông bị điểm hạnh kiểm màu xanh?

Không. Cuối cùng cái ngày công bố hạnh kiểm ấy cũng đến, tôi hồi hộp chờ đợi. Màu trắng: học sinh X, Y, Z và cứ thế, cứ thế. Màu đỏ: học sinh X, Y, Z, vân vân. Màu xanh: không có ai... Tôi không được điểm màu trắng, mà màu đỏ hoặc màu xanh cũng không nốt - hoàn toàn không có gì. Có thể nói là khi đó ông ta đã hoàn toàn phớt lờ tôi, và tôi cũng mặc kệ. Sau đó tôi cũng chẳng bao giờ tỏ ra ngoan ngoãn hơn, vì kiêu hãnh và tự trọng. Tình trạng đó kéo dài suốt nhiều tuần cho đến Giáng sinh. Chúng tôi không bao giờ nói chuyện với nhau lấy một lời, trong suốt quãng thời gian đó.

Đến Giáng sinh, bố mẹ đến trường đón tôi về nhà. Nghe chuyện nầy thế nào ông cũng phải bật cười, thầy hiệu trưởng nói với bố mẹ tôi rằng cả ba đứa con của họ đều là los tres bandidos mas grandes que habían pasado por la escuela - “ba con chó rừng lớn nhất từng theo học trong ngôi trường này”.

Hãy thử hình dung Raul, một con chó rừng hoang dã như ông ấy nói - khi ấy em tôi mới đang học lớp một, nó chỉ khoảng sáu tuổi thôi. Còn Ramon thì xin thề với ông là anh ấy hiền lành hơn cả một vị thánh. Còn những “tội lỗi ghê gớm” của tôi thì ông biết là như thế nào rồi đấy. Nghe đến vậy, bố mẹ tôi bèn đưa cả ba anh em quay về Birán ngay lập tức.


Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 03 Tháng Bảy, 2013, 04:50:07 pm
Bố mẹ ông có tin lời thầy hiệu truởng nói không?

Họ tin hoàn toàn những gì ông ta nói mới tệ chứ! Nhất là bố tôi, vì tôi phát hiện ra là ông bắt đầu kể cho tất cả những bạn bè đến chơi nhà việc chúng tôi “hư hỏng” như thế nào. Cái ông người Asturia vẫn còn ở Văn phòng Bưu điện, và khi chúng tôi về đến Birán, ông ấy bảo tôi, “Tới lúc nói chuyện phá quấy rồi”. Nói chuyện phá quấy nghĩa là trừng phạt, chắc chắn là thế. Ý tôi muốn nói ba anh em tôi đều còn là trẻ con là không thế này thì thế kia, bao giờ chúng tôi cũng tự đẩy mình vào rắc rối để rồi phải bị phạt - ví dụ như việc chúng tôi dám dùng cuốn sách đáp án, tức là đáp án của những bài toán đố, quyển sách mà thường chỉ các giáo viên ra bài tập mới được dùng ấy. Tôi cũng không biết rõ làm thế nào chúng tôi lại có quyển sách đó. Chính Ramón là người tìm ra quyển sách. Tôi cũng chẳng bao giờ hỏi anh ấy. Nhưng vấn đề chính là ở chỗ ngày nào chúng tôi cũng bị phạt hàng nhiều giờ liền, vì những lời thêu dệt vô căn cứ của Neon Marí. Tôi nghe nhiều người kể rằng khi bạn bè của gia đình tôi tới Birán chơi, toàn là những người có đất đai hoặc công việc làm ăn ở đây, bố tôi lại kể cho họ nghe về “tấn bi kịch gia đình” và những gì thầy hiệu trưởng trường La Salle đã nói về chúng tôi. Và thế là bố mẹ tôi ra quyết định rằng chúng tôi sẽ không được đưa đến bất kỳ trường học nào nữa.

Anh Ramón thì rất vui trước diễn biến mới này vì anh ấy chỉ thích lái máy cày và xe tải trong trang trại, cùng đủ thứ đại loại như vậy. Raul thì còn quá bé nên chẳng có ý kiến gì phản đối. Chỉ có tôi là bị tổn thương nặng nề nhát trong chuyện này, tôi là người bị thiệt hại nhiều nhất, tôi là người bị sỉ nhục ghê gớm nhất. Tôi có thể nhận ra rằng mọi chuyện đã trở nên bất công với mình đến nhường nào, tôi đã bị vu khống, đã là người bị đánh và tát thậm tệ. Vậy mà cuối cùng tôi vẫn là người bị trừng phạt nặng nề nhất bằng cách không được quay lại trường học.

Vậy là tôi buộc phải nổi loạn lần nữa. Tôi nói thẳng với bố mẹ rằng họ phải đưa tôi quay lại trường học. Tôi phát động một cuộc chiến đấu. Lần này là ngay chính trong nhà mình. “Con sẽ không chấp nhận việc bố mẹ cấm con đi học”, tôi tuyên bố. Phải nói rằng lần nổi loạn này là rất hiệu quả, vì những gì tôi nói ra khi đó khiến bố mẹ tôi phải e dè - tất nhiên không có chuyện tôi sẽ thực hiện tất cả những gì tôi đe dọa, nhưng dù sao tôi cũng đã nói ra cho họ biết.

Vậy chính xác thì ông đã nói gì với bố mẹ mình?

Đúng ra là tôi nói với mẹ tôi trước, sau đó mẹ nói lại với bố tôi. Dạo đó đúng vào dịp Lễ Ba vua, vào ngày 7 tháng 1, bình thường thì bao giờ chúng tôi cũng được đưa về nhà nghỉ lễ rồi lại quay lại trường học. Nhưng lần này thì chờ mãi vẫn không có động tĩnh gì cả, không có vẻ gì là chúng tôi sẽ được quay lại trường, không thấy ai thúc giục chúng tôi sắp xếp hành lý, chẳng có gì cả - tôi chẳng còn nơi nào để đi nữa, tôi bị trừng phạt. Và thế là tôi đã nổi loạn.

Khi mới lên có mười một tuổi?

Đúng là như vậy, chắc chắn khi ấy tôi đã tròn mười một tuổi vì tôi đang học lớp năm mà, và chính thời điểm đó tôi đã thốt ra một lời đe dọa khủng khiếp.

Ông đã nói câu gì?

Tôi nói với bố mẹ rằng nếu họ không đưa tôi quay lại trường học tôi sẽ đốt rụi ngôi nhà.

Nhà của gia đình ông?

Đúng vậy, ngôi nhà được làm bằng gỗ.

Nhưng ông thực sự có ý định làm vậy sao?

Tôi tin chắc là tôi cũng không dám làm thật đâu. Nhưng khi đó tôi dọa tôi sẽ làm thật, và chắc hẳn tôi đã đe dọa một cách hoàn toàn nghiêm túc, vì tôi thực sự quyết tâm làm một điều gì đó để phản kháng lại tình trạng bất công mà tôi phải chịu đựng tại nhà trường và chính tại gia đình mình. Tôi nghĩ tôi đã thể hiện rõ quan điểm của mình - và họ đã nhận ra điều đó.

Và mẹ ông đã nghĩ rằng ông sẽ làm thật?

Mẹ tôi lúc nào cũng là người hòa giải. Bố tôi cũng hoàn toàn thông cảm - có thể ông đã lấy làm thích thú khi thấy con trai mình đấu tranh bảo vệ quyền đến trường một cách dữ dội đến thế. Nhưng cho dù thế nào chăng nữa thì cuối cùng bố mẹ tôi cũng phải quyết định đưa tôi quay lại trường học. Khi đó đang là mùa khô, và tôi được đưa tới Santiago trên một đoàn tầu chở khách, mà chúng tôi gọi là pisicorre, dọc theo những con đường đất bẩn thỉu và bụi mù. Đó là năm 1938, ngay trước khi những cuộc bầu cử quốc hội diễn ra. Họ gửi tôi tới nhà một nhà buôn ở Santiago, một người đàn ông tên là Mazorra, ông chủ của một cửa hàng tên là La Muneca. Ông ấy cũng là một dân gốc xứ Galicia và lấy vợ là một phụ nữ người Santiago, tên là Carmen Vega, một phụ nữ lai to lớn như hộ pháp có bố da trắng và mẹ là người da đen, có lẽ bà ấy phải to lớn gấp đôi chồng mình, mặc dù trong thực tế bà ấy chẳng bao giờ bắt nạt hay quát nạt chồng... Đừng có bao giờ đùa cợt hay trêu ngươi cái ông người Galicia bé nhỏ ấy, và một khi ông ấy cầm cái dép đi trong nhà lên thì y như rằng có người phải ăn đòn và thể nào cũng có chuyện ầm ĩ trong nhà. Ông ấy không phải là mẫu người dễ bị người khác coi thường. Như tôi nói, ông ấy có một cửa hàng bán quần áo, Dona Carmen là vợ hai của ông ta. Bà ấy đã có một đứa con riêng với người chồng trước, và đến thời điểm này thì anh chàng con riêng đó suốt ngày bận bịu với chiến dịch vận động tranh cử vào nghị viện cho một bác sĩ nhi khoa vì ông này đã hứa sẽ dành cho anh ta một công việc nào đó, bà ta cũng có một người con trai khác với ông Mazorra, tên là Martincito, khi ấy anh ta đang học để trở thành một phi công dân sự, ở tận Mỹ.

Rồi một hôm chính trong giai đoạn đó đã xảy ra tai nạn không may. Chiếc máy bay luyện tập đã bị trục trặc, anh con trai của ông bà đã nhảy ra ngoài với một cái dù, họ lập tức liên lạc với người bố của anh ta, ông có thể hình dung câu chuyện như thế nào rồi đấy... Ngoài ra còn có một cô con gái, tên là Riset, cô này mới học năm thứ ba trong trường trung học - lúc nào cô ấy cũng diện một chiếc váy màu xanh nước biển với ba dải băng trắng tinh. Cô này cũng là con chung của hai ông bà Don Martin và Dona Carmen, một cô gái da nâu vô cùng xinh đẹp. Tôi phải lòng cô ấy ngay lập tức. Ở cái tuổi đó cậu bé nào cũng có thể thầm yêu trộm nhớ một cô gái lớn hơn mình - có thể là cô giáo, hoặc một cô nàng nào đó sống cùng phố, tóm lại là gần như bất kỳ cô gái nào trông xinh xắn một chút. Nhưng thôi, tôi sẽ không nói thêm gì về chuyện này đâu... Chúng ta đang nói về chính trị đúng không nhỉ? Đó cũng là nơi lần nổi loạn cuối cùng trong thời thơ ấu của tôi diễn ra.

Chống lại cái ông nhà buôn đó?

Mazorra là ông chủ và cũng là người đứng đầu cái gia đình mà tôi đang ở nhờ, trên tầng hai. Đó là một ngôi nhà rất dài, nhưng bề ngang thì không rộng lắm. Tôi ngủ trong một căn phòng bé tẹo ở cuối hành lang chính. Chính tại nơi đó tôi đã nghe tường thuật trận đấu thứ hai giữa Joe Louis và Max Schmeling trên đài - một trận quyền anh kinh điển, mặc dù không kéo dài lâu lắm, đúng không nhỉ? - đâu chỉ kéo dài có một hay hai hiệp thì phải, trước khi kết thúc bằng nốc ao.


Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 04 Tháng Bảy, 2013, 09:09:31 am
Trận đó Joe Lousi thắng phải không?

Đúng là Joe Louis 1. Sau này, báo chí viết rất ầm ĩ về cái tay võ sĩ Max Schmeling vì chính anh ta là một trong những tên lính dù của Đức tấn công đảo Crete trong Chiến tranh thế giới II, ngay trước đêm Đức tấn công Liên Xô. Anh ta là một tên lính dù của Đức Quốc xã và là biểu tượng cho “sự ưu việt của dân tộc Đức”, vậy mà anh lại bị hạ gục một cách nhục nhã dưới tay của Joe Louis, một võ sĩ da đen. Chỉ ngần ấy là đã nói lên tất cả.

Ông đang kể cho tôi nghe về lần nổi loạn thứ tư cơ mà.

Đúng là lần thứ tư, vì tôi đã chán ngấy ngôi nhà đó rồi. Nhưng để tôi kể tường tận cho ông biết những gì tôi đã làm, một số trò nghịch ngợm mà tôi đã gây ra.

Vâng, ông kể đi.

Có nên kể ra không nhỉ?

Chắc chắn rồi.

Hừm, nếu vậy đây sẽ là câu chuyện cuối cùng trong buổi tối hôm nay. Chuyện là thế này: Mazorra, cái ông nhà buôn ấy, đang thăng tiến rất nhanh trên bậc thang xã hội. Với người vợ người lai của mình - người phụ nữ to cao mà tôi đã kể rồi ấy - ông ta đã chính thức gia nhập vào tầng lớp trung lưu ở Cuba, và họ đang cho xây một ngôi nhà lớn ở Vista, Alegre, khu dành riêng cho giói thượng lưu quyền quý ở Santiago.

Khi đó tôi được gửi vào học ở trường Colegio De Dolores của những thầy tu dòng Tên, ngôi trường dành riêng cho con trai của giới quý tộc, hoặc những nhà đại tư sản của Santiago theo học. Bà Carmen rất sung sướng vì cậu học sinh trọ trong nhà bà là tôi đây cũng học ở đó, vì như thế bà cũng có quyền được đứng ngang bằng với những người giàu có và sang trọng có con cái theo học trong trường này. Như tôi nói, bà ấy và ông chồng người Tây Ban Nha của mình đang cho xây một ngôi nhà ở Vista Alegre. Họ còn dẫn tôi tới thăm nơi xây dựng tòa nhà. Đến giờ tôi vẫn còn nhớ như in chỗ đó. Nói tóm lại, gia đình danh gia vọng tộc đó cần phải làm sao để kẻ ở trọ nhà họ không chỉ vào học trong trưòng De Dolores mà còn phải là học sinh ưu tú nhất nữa kia. Và thế rồi một số chuyện nhất định đã xảy ra với cậu học sinh này...

Vậy chuyện gì đã xảy ra với cậu ta?

Chị gái Angelita của tôi đang học ôn để chuẩn bị thi vào trung học. Emiliana Danger, một phụ nữ da đen, một giáo viên tuyệt vời, người đã dạy chị tôi hồi lớp bảy, đang kèm chị ấy học ôn thi vào trung học. Vậy là kỳ nghỉ năm đó tôi không được về nhà ở Birán, hay nói đúng hơn là họ không đưa tôi về nhà - năm đó tôi từ lớp năm lên lớp sáu. Nhưng tôi vẫn không được nhận vào “học viện”, tức là trường trung học, sau khi học xong lớp sáu vì khi đó tôi vẫn chưa đủ tuổi; hình như tối thiểu cũng phải mười ba tuổi, hay đại loại hơn thế thì mói được vào học. Nhưng tóm lại là cô Danger bắt đầu quan tâm tới tôi vì cô ấy nhận thấy tôi là một học sinh xuất sắc, tôi rất chăm chú nghe giảng bài, tôi trả lời được tất cả các câu hỏi và học thuộc lòng quyển sách dầy khự đó, quyển sách mà học sinh nào cũng phải học thuộc lòng nếu muốn vào trung học. Cô ấy rất nhiệt tình. Cô ấy là người đầu tiên tôi gặp có khả năng khiến tôi thấy nhiệt tình với một chuyện gì đó. Cô ấy khăng khăng bắt tôi phải học để có thể hoàn thành năm lớp sáu, năm lớp bảy và cả năm đầu tiên trung học cùng một lúc, sao cho đến khi tôi học xong lớp sáu và đủ tuổi, dù thế nào chăng nữa tôi cũng có thể dự kỳ thi dành cho lớp bảy và năm thứ nhất trung học.

Đang trong tâm trạng phấn khích và đầy quyết tâm như vậy thì tôi gặp chuyện không may. Đúng vào đầu học kỳ đó, bác sĩ chẩn đoán tôi bị viêm ruột thừa. Vào thời đó thì bất kỳ ai đau bụng cũng đều bị mổ cắt ruột thừa hết, và tất nhiên là chỉ sau một cơn đau dạ dầy vớ vẩn tôi cũng bị đưa vào bệnh viện và bị cắt ruột thừa. Các bác sĩ thời đó ở Cuba làm việc chẳng khác gì ở Mỹ, họ cứ mổ cho bệnh nhân mặc dù thật sự thì cũng chưa đến mức cần mổ. Và thế là tôi phải lên bàn mổ cắt ruột thừa. Chúng tôi đều là thành viên của Colonia Espanola, một tổ chức từ thiện chuyên về y tế và điều trị bệnh theo mô hình hợp tác rất hiệu quả vì hồi đó ở Cuba có hàng nghìn người gốc Cuba, và chỉ cần mất một pêsô hoặc một pêsô rưỡi gì đó là sẽ nhận được sự chăm sóc y tế rất chu đáo. Vì vậy, thậm chí những gia đình trung lưu bình thường cũng được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc y tế tưong đối tốt với giá cả phải chăng.

Tôi phải công nhận rằng các mô hình cơ sở y tế và hợp tác bảo hiểm kiểu Tây Ban Nha khi đó rất giống với một mô hình hợp tác xã xã hội chủ nghĩa, vì cũng có đủ bác sĩ, y tá, bệnh viện, quỹ bảo trợ và tất cả mọi thứ, ban điều hành xoay xở đủ tiền để cung cấp cho các thành viên dịch vụ y tế tốt nhất. Một gia đình như gia đình tôi chỉ cần chỉ một hoặc hai pêsô cho một người là có thể được “bảo hiểm”, có thể nói như vậy cho dễ hiểu, trong các trường hợp không may bị bệnh tật bất ngờ; chúng tôi được tiếp cận các dịch vụ y tế. Nếu chẳng may bạn phải mổ, các bác sĩ sẽ mổ và cung cấp thuốc cho bạn. Vậy là họ đè tôi ra để mổ với phương pháp gây tê cục bộ - hồi đó hoặc là gây tê cột sống, gây mê tổng thể hoặc gây tê cục bộ... Đến giờ tôi vẫn không hiểu vì lý do quái quỷ gì mà họ lại mổ cho tôi với phương pháp gây tê cục bộ... Chắc không bao giờ tôi có thể quên được ca phẫu thuật đó. Đau thì tất nhiên rồi, nhưng tệ nhất là những gì diễn ra sau đó - ông biết đấy, vào hồi đó thì các bác sĩ bắt bệnh nhân mới mổ phải nằm yên suốt một tuần.

Đúng là tôi không biết có chuyện thế thật.

Ngày nay các bác sĩ sẽ bắt bạn nhúc nhắc đi lại ngay lập tức để tránh bị vón máu gây tắc mạch và những vấn đề khác, nhưng hồi đó y học còn rất lạc hậu... Mãi bảy ngày sau họ mới dựng tôi dậy, tháo chỉ khâu, và sau bốn mươi tám hay bảy mươi hai giờ gì đó vết mổ bị nhiễm trùng. Cũng may là chỉ nhiễm trùng phần ngoài chứ không phải bên trong vì ngày đó làm gì có penicillin hay các loại kháng sinh đặc trị như bây giờ. Họ lại phải rạch vết mổ ra hoàn toàn, và tôi nằm bẹp trong bệnh viện thêm ba tháng nữa. Tôi phải quên kế hoạch của cô Danger, sau đó tôi học lại lớp sáu ở Colegio De Dolores, nơi tôi đã học được một nửa năm lớp năm. Gần như suốt học kỳ đầu tiên của năm lớp sáu tôi phải nằm bệnh viện...


----------------------------------------------------------
1. Joe Luis, “Oanh tạc cơ” (1914-1981), võ sĩ vô địch quyền Anh thế giới hạng nặng từng đánh bại võ sĩ người Đức Max Schmeling (1905-2005), người từng vô địch thế giới năm 1930. Trận đấu đầu tiên diễn ra vào ngày 6 tháng 6 năm 1936, và Louis bị đánh bại. Trận đấu thứ hai mà Castro đang nói đến, diễn ra ngày 22 tháng 6 năm 1938 ở sân vận động Yankee với hơn 60.000 khán giả; trận đấu này được phát trên radio bằng 4 thứ tiếng: Anh, Đức, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha. Trận đấu này đặc biệt quan trọng bởi vì lúc đó đang xảy ra tình trạng căng thẳng giữa Đức và Mỹ trước thế chiến thứ hai - một võ sĩ da đen và một võ sĩ “Aryan”, hai phe dân chủ và chủ nghĩa phát xít đang tranh cãi nhau để giành vị trí thống trị. Joe Luis hạ gục Schmeling bằng cú hạ nốc ao ngay từ hiệp đấu đầu tiên.


Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 04 Tháng Bảy, 2013, 09:13:44 am
Không thể nhấc người đến lớp.

Đúng là không thể nào nhấc người đến lớp được. Còn trong năm lớp năm thành tích học hành của tôi thế nào ư? Nói chung là điểm tổng kết của tôi không có gì là đáng tự hào - vì đủ mọi lý do, nào là thay đổi trường học, giáo viên, lớp học, sách giáo khoa. Nhưng người bảo trợ của tôi, vợ của cái ông nhà buôn, tức là Dona Carmen mà tôi đã kể, lại đòi tôi phải đạt điểm xuất sắc nhất trong trường. Thế là tôi buộc phải làm gì đó.

Tôi cứ suy nghĩ mãi về chuyện này, và tôi tự nhủ, Hừm, quy trình thông thường là bạn mang bảng báo điểm về nhà cho họ ký - tức là những người trong ngôi nhà mà tôi ở trọ - rồi mang bảng báo điểm quay lại trường... Có nhiều cách đánh giá điểm khác nhau: xuất sắc, giỏi, tiên tiến, khá và kém. Vậy là tổng cộng có năm khả năng khác nhau, và với những tham vọng xã hội của cái gia đình này, họ muốn tôi đạt tất cả các điểm xuất sắc. Tức là tôi phải đạt điểm xuất sắc trong mọi môn học. Nếu không, họ sẽ tịch thu số tiền tôi được nhận hàng tuần, tất cả chỉ có năm xu mà tôi dùng để mua cuốn truyện tranh của Argentina mà tôi rất thích, tên là El Gorrión 1.

Ông thích xem truyện tranh à?

Rất thích là khác. Hồi đó tôi còn đọc cả De tal palo, tal astilla 2, cũng là một loạt truyện nhiều kỳ khác, tôi còn mê mệt với những bộ phim hoạt hình trong rạp. Cứ đến thứ năm hàng tuần, được năm xu, đến chủ nhật, được hai mươi xu: mười xu xem phim, năm xu mua kem, và năm xu mua một chiếc bánh sandwich nhỏ kẹp patê thịt lợn, quá rẻ đúng không? Tổng cộng là 25 xu mỗi tuần. Vậy mà họ suốt ngày đe nẹt tôi: nếu tôi không nhận được điểm xuất sắc trong tất cả các môn học, họ sẽ tịch thu khoản tiền hai mươi lăm xu mỗi tuần của tôi.

Thế là tôi trù liệu một kế hoạch. Tôi kể lại cho ông nghe kế hoạch này mà không hề có gì là xấu hổ cả. Thật ra phải nói là tôi rất hài lòng khi được kể lại chuyện này. Hồi đó tôi tự nhủ: Chẳng hạn như mình đánh mất phiếu báo điểm thì sao nhỉ? Mình sẽ mang về cho họ phiếu báo điểm cũ cho họ ký, nhưng sau đó tôi sẽ giữ lại, và tại trường tôi sẽ báo với Ban Giám hiệu rằng tôi đánh mất phiếu báo điểm. Chắc chắn thể nào họ cũng phát cho tôi phiếu báo điểm mới, vậy là tôi sẽ có hai phiếu báo điểm, trong đó có một phiếu với điểm thật - cũng không hẳn là điểm kém, nhưng cũng không được như Dona Carmen kỳ vọng - còn phiếu kia ghi điểm tổng kết do tôi tự điền vào.

Vậy là ông làm giả phiếu báo điểm?

Chính xác là tôi đã làm điểm giả. Vì tôi có đến hai phiếu báo điểm, nên tôi sẽ tự ghi điểm cho mình lên một phiếu sau đó Dona Carmen sẽ ký vào, vì tôi đang sống dưới sự bảo trợ của bà ấy mà, còn phiếu kia ghi điểm thật của mình thì tôi tự tay ký. Nhưng đến cuối học kỳ thì bắt đầu có rắc rối, khi quý bà Carmen vẫn cứ đinh ninh rằng tôi là học sinh xuất sắc nhất từng học trong ngôi trường danh tiếng đó, và thế là bà ấy bèn đặt may một chiếc váy dài lộng lẫy màu đen - vì tất cả con cái của những người giàu có trong thành phố đều học ở đây mà, nhất là con cái của những người hàng xóm tương lai của bà ấy ở khu Vista Alegre - chuẩn bị cho cái ngày tôi rinh về nhà tất cả những giải thưởng...

Tất cả giải thưởng trong năm học?

Dành cho học sinh ưu tú nhất.

Vì ông tự cho mình điểm cao nhất?

Toàn điểm mười. Thậm chí còn không có một con chín nào, không điểm nào dưới mười cả, vì tôi thận trọng bảo đảm rằng tôi phải đạt điểm cao nhất. Đến cuối năm học đó, tôi hoàn toàn chưa có kế hoạch gì để đối phó với những hậu quả mà tôi gây ra, vì đó là dịp họ trao thưởng cho những học sinh đứng đầu môn này, môn kia, những học sinh xuất sắc. Buổi lễ này bao giờ cũng được tổ chức rất trang trọng.

Tôi nhớ là hình như tôi cũng được nhận một giải thưởng gì đó, trong môn Địa lý thì phải, vì đây là môn tôi thích nhất.

Vậy là chiều hôm đó họ tổ chức lễ phát thưởng. Xuất sắc: Enrique Peral, tôi còn nhớ tên cậu bạn này. Ngôn ngữ, giải nhất: học sinh A, học sinh B; giải nhì... Tôi bắt đầu làm ra vẻ cực kỳ ngạc nhiên - tôi, người bao giờ cũng được điểm xuất sắc nhất, lại không được gọi lên nhận giải thưởng nào - đến lúc đó tôi vẫn chưa nghĩ ra lời giải thích nào khả dĩ cả - tôi tự tạo cho mình vẻ mặt ngỡ ngàng đến ngẩn ngơ như thế này này: lẽ nào tôi không được giải nhất sao? Cho đến khi buổi lễ phát thưởng kết thúc và tôi vẫn không được gọi lên nhận giải nhất nào, giải nhì cũng không nốt, mà thực ra là chẳng có giải nào sất - chẳng ai nhìn thấy mặt tôi ở đâu cả. Mà hình như cũng có một giải thì phải, như tôi đã nói với ông đấy. Và khi đến lúc phải nói lời gì đó để giải thích, tự nhiên tôi nghĩ ra câu trả lời: “Ồ, cháu nhớ ra rồi. Mãi đến tận giữa năm học cháu mới chuyển vào lớp, nên cháu không có điểm cho học kỳ đầu. Vì vậy cháu không giành được giải nào cả”. Cách giải thích đó cũng ít nhiều an ủi mọi người; Dona Carmen đành phải chấp nhận lý lẽ của tôi, và mọi người đều vui vẻ. Tôi không bao giờ quên rằng tôi đã phải bịa ra toàn bộ câu chuyện, phải suy nghĩ thật nhanh trong hoàn cảnh cấp bách đó, ông biết đấy.

Năm lớp sáu là năm tôi bị chẩn đoán viêm ruột thừa, rồi bị mổ, thế là mất toi ba tháng nằm viện trước khi quay lại ngôi nhà của cái ông người Tây Ban Nha đó với đủ những câu chuyện bịa đặt của mình, đến lúc đó tôi đã chán ngấy cái trò cố gắng đạt điểm cao nhất, cùng tất cả thói phù phiếm giả tạo và làm ra vẻ đó. Tôi quyết định rằng đã đến lúc tôi cần rời khỏi ngôi nhà đó. Thực sự thì tôi không học hành được gì ở đó cả, bởi vì một khi phải học trong những hoàn cảnh như vậy, khi mà họ bắt bạn phải học hàng giờ liền mỗi buổi chiều, thì thế nào bạn cũng bắt đầu nghĩ linh tinh, đầu óc lại thơ thẩn nghĩ đến việc khác. Vậy là tôi phải dùng đến phương cách cũ của mình, và họ dọa sẽ tống tôi vào một trường nội trú... vẫn là liều thuốc đặc trị cũ giống như trong nhà mẹ đỡ đầu của tôi, cuối cùng họ phải cho tôi vào ở nội trú trong trường Colegio de La Salle. Tôi đã nổi loạn. Tôi đã đập tan mọi quy tắc mà họ nghĩ ra, tôi nhất định không chịu nghe lời bất kỳ ai trong bọn họ, và thế là họ phải cho tôi gói ghém đồ đạc. Nhưng sau đó là quãng thời gian rất hạnh phúc của tôi trong trường nội trú, tôi bắt đầu học hành cẩn thận và đạt được nhiều điểm tốt, đến năm lớp bảy thì tôi thực sự trở thành một học sinh xuất sắc.


-----------------------------------------------------------
1. El Gorrion (Chim sẻ) là cuốn sách hài được tìm thấy ở Buenos Aires năm 1932. Câu chuyện nổi tiếng nhất của cuốn sách này xuất hiện năm 1938 với tựa đề “El Vengador” (Kẻ báo thù), nhân vật là một siêu anh hùng tên nhân vật được đặt cho nhiều địa danh. Cuốn truyện hài này được viết bới Alberto Breccia (1919-1993), năm 1968, ông là người đã xây dựng một cuốn album vè cuộc đời của Che Guevara.

2. Cuốn tiểu thuyết (1880) của tác giả người Tây Ban Nha (1833-1906); tên của cuốn truyện có nghĩa là “Quả táo không thể rơi quá xa cành của nó”.



Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 04 Tháng Bảy, 2013, 09:20:18 am
Theo đúng mọi quy định, không cần phải làm giả điểm?

Đúng, một sinh viên xuất sắc theo đúng các tiêu chí, mà cũng không cần phải học hành quá vất vả, cũng không cần quá chăm chú nghe giảng, trong khi vẫn chơi thể thao nhiều như trước kia. Đến lúc đó tôi bắt đầu học tiếng Anh, và theo tôi nhớ thì chiến tranh đang cận kề - đó là thời điểm năm 1939 - đúng trong năm đó, như tôi đã kể, tôi gửi một bức thư cho Tổng thống Mỹ Roosevelt. Chúng tôi học tiếng Anh theo giáo trình do một giáo viên ở Santiago de Cuba soạn, xuyên suốt trong giáo trình đó là câu chuyện về gia đình Blake. Chúng tôi học tiếng Anh qua ngôi nhà, phòng ăn, tên các món ăn, các loại tiền xu, đủ những thứ linh tinh... Thậm chí tôi còn hỏi xin Roosevelt mười đô la. Một tờ xanh mười đô la 1. Tôi nghĩ là hồi đó tôi còn nói chuyện về khoáng chất, về những rừng thông ở Mayarí, quặng sắt cho những con tàu chiến của nước Mỹ, đủ những thứ chuyện linh tinh. Và tôi còn nhận được thư trả lời hẳn hoi - ông biết công việc được thực hiện như thế nào rồi đấy, người Mỹ làm việc rất có tổ chức, họ có nhiều nhóm thư ký và trợ lý giúp việc cho Tổng thống. Và rồi một hôm tôi bước ra khỏi lớp để thấy mình đang bị vây quanh bởi một đám đông bạn học đang hò reo quanh sân trường: Tổng thống Roosevelt gửi thư cho Fidel! Một bản sao của lá thư còn được dán lên bảng tin của nhà trường hẳn hoi. Sau khi Cách mạng Cuba thành công, người Mỹ đã tìm được lá thư của tôi và cho xuất bản nó, nhờ thế mà tôi cũng tìm lại được một bản sao của lá thư đó vì trước kia tôi không giữ lại bản nào. Và có nhiều người còn nói đùa rằng giá kể hồi đó Roosevelt gửi cho tôi mười đô la thì có lẽ tôi đã không khiến nước Mỹ phải đau đầu đến thế.

Lẽ ra chỉ cần mười đô la là ông ta đã có một người bạn tốt.

Thì đấy, những chuyện xảy ra thế nào tôi đều kể với ông cả rồi. Chúng ta cũng không đặt ra giới hạn nào về mặt thời gian, và tôi phải kể lại mọi chuyện như chúng vốn có.

Ông đã kể cho tôi nghe về những lần nổi loạn thời thơ ấu của mình. Vậy từ việc làm của ông khi đó có thể rút ra những bài học gì?

Phải nhắc lại rằng khi sinh ra tôi chưa phải là một nhà cách mạng sẵn, vậy mà tôi lại nổi loạn hết lần này đến lần khác một cách rất tự nhiên. Tôi cho rằng ngay từ rất sớm, kể cả khi đi học lẫn khi ở nhà, tôi đã bắt đầu sống và trải nghiệm qua những chuyện bất công, nghịch lý. Tôi được sinh ra trong một trang trại rộng mênh mông ở vùng nông thôn, và tôi biết cuộc sống đó là như thế nào. Tôi vẫn lưu giữ những ký ức không thể xóa nhòa về chủ nghĩa tư bản ở nông thôn. Những hình ảnh sống động về những con người nghèo hèn, lam lũ, làm việc quần quật trên cánh đồng ở Birán sẽ không bao giờ phai mờ trong tâm trí tôi - những con người đói khát, chân đất sống tại đó và vùng lân cận, nhất là những người đàn ông và phụ nữ làm việc cho các công ty mía đường lớn của Mỹ, tình cảnh của họ còn bi đát hơn ở trang trại rất nhiều, và phần lớn họ đều có lần đến chỗ cha tôi để nhờ vả. Như tôi đã nói từ đầu, bố tôi hoàn toàn không phải là một tay địa chủ ích kỷ và keo kiệt.

Tôi cũng từng là nạn nhân của nhiều cảnh trớ trêu khác nữa. Dần dần tôi đã bắt đầu hình thành nhận thức về công lý và phẩm giá, những giá trị trung tâm làm nên cuộc sống của chúng ta. Vì vậy tính cách của tôi đã được nhào luyện lên từ chính những thử thách khắc nghiệt tôi phải trải qua, những khó khăn tôi phải tự mình khắc phục, những cuộc xung đột tôi phải đương đầu, những quyết định tôi phải tự đưa ra, những lần nổi loạn... Tôi bắt đầu tự mình đặt câu hỏi về toàn bộ xã hội mà tôi đang sống - một điều hoàn toàn bình thường, một thói quen tư duy logic và phân tích thấu đáo vấn đề. Thực sự là hoàn toàn không có ai giúp tôi trả lời những cáu hỏi đó. Ngay từ rất sớm, tất cả những trải nghiệm đó đã giúp tôi hình thành quan niệm rằng mọi sự lạm dụng, bất công, xúc phạm hoặc sỉ nhục người khác đều là đáng lên án. Tôi tự phát triển cho mình ý thức về công lý, đạo đức và sự bình đẳng. Tất cả những yếu tố đó, kết hợp với một khí chất nổi loạn bẩm sinh không thể phủ nhận, đã có tác động không nhỏ đến con đường chính trị và cách mạng của tôi sau này.

Những sự kiện thời thơ ấu mà ông vừa kể đã cho thấy thiên hướng nổi loạn của ông sau này.

Rất có thể chính những sự kiện nhất định trong đời đã khiến tôi phản ứng theo cách đó. Ngay từ khi còn là một cậu bé tôi đã phải đối mặt với những khó khăn nhất định, và dần dần tôi đã phát triển nhận thức cũng như tính cách của mình - rất có thể đó là những yếu tố lý giải cho vai trò người nổi loạn mà tôi đảm nhiệm. Chắc hẳn ông vẫn nghe người ta nói về “những kẻ nổi loạn không mục đích”, nhưng dường như đối với tôi thì khác, bây giờ nghĩ lại tôi vẫn thấy là hồi đó tôi đã là một người nổi loạn vì rất nhiều mục đích khác nhau, và tôi vô cùng biết ơn cuộc sống vì suốt bao năm qua tôi vẫn có thể tiếp tục là một người nổi loạn đấu tranh vì nhiều lý tưởng của mình. Ngay lúc nầy tôi cũng là một người nổi loạn, và có lẽ là vì những lý tưởng còn cao đẹp hơn cả trước kia - bởi vì giờ đây tôi có nhiều ý tưởng hơn, nhiều kinh nghiệm hơn, vì tôi đã học được rất nhiều từ những cuộc đấu tranh của chính mình, bởi vì tôi đã có sự hiểu biết sâu sắc hơn về thế giới nơi chúng ta đã được sinh ra và đang sống từng ngày - về thế giới đang được toàn cầu hóa ở thời điểm quyết định nhất trong toàn lịch sử lâu dài của nó.



---------------------------------------------------------
1. Lá thư có nội dung như sau, với tất cả chính tả và chấm câu được giữ nguyên:
Santiago de Cuba
Ngày 6 tháng 11 năm 1940
Gửi ngài Franklin Roosvelt,
Tổng thống Hợp chủng quốc Hoa Kỳ Gửi người bạn thân của tôi Roosevelt,
Tôi không biết nhiều tiếng Anh, nhưng tôi biết đủ để viết lá thư này gửi tới ông. Tôi thích nghe radio, và tôi rất vui khi nghe tin ông sẽ là Tổng thống trong một (giai đoạn) mới (ở đây, vốn tiếng Anh không đủ nên ông phải thêm từ tiếng Tây Ban Nha vào trong ngoặc).
Tôi mới mười tuổi. Tôi vẫn còn là một cậu bé nhưng tôi đã suy nghĩ rất nhiều, tôi không nghĩ là mình đang viết thư cho vị Tổng thống nước Mỹ.
Nếu có thể thì xin ông gửi cho tôi tờ mười đô la xanh của nước Mỹ trong thư, bởi vì, tôi chưa bao giờ nhìn thấy tờ mười đô la xanh của Mỹ cả, và tôi muốn có một tờ.
Địa chỉ của tôi là:
Bố của Fidel Castro
Colegio de Dolores
Santiago de Cuba
Oriente. Cuba.
Tôi không biết nhiều tiếng Anh, nhưng tôi biết nhiều tiếng Tây Ban Nha và tôi nghĩ ông cũng không biết nhiều tiếng Tây Ban Nha cho lắm nhưng ông biết rất rõ tiếng Anh bởi vì ông là người Mỹ còn tôi thì không.
Cảm ơn ông rất nhiều.
Tạm biệt,
Người bạn của ông,
Castro (rất hoa mỹ)
Fidel Castro

Nếu ông muốn có thép để đóng tàu tôi sẽ chi cho ông mỏ sắt lớn nhất của hòn đảo này. Đó là ở Mayari Oriente Cuba.
Bản sao của bức thư nàỵ có thể xem trên địa chỉ: http://history1900s.about.com, một bản sao khác cũng được lưu giữ tại mục Gửi ngài Tổng thống: Thư gửi Phòng bầu dục từ các files lưu trữ quốc gia. Dwight Young Washington, DC: Geographic, 2005.


Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 04 Tháng Bảy, 2013, 09:25:37 am
3

THAM GIA CHÍNH TRỊ


Trường đại học - Eduardo Chibas
- Cayo Confites - “El Bogotazo” - Nghĩ về Moncada


Theo tôi hình dung thì sau đó, trong thời gian theo học đại học, chắc chắn ông đã phải trải qua những điều thất vọng, những chuyện khiến ông cảm thấy vỡ mộng, và giúp ông hiểu hơn về những con người xung quanh mình.

Đúng vậy. Người đầu tiên phản bội chúng tôi lại chính là con trai của cái ông điện tín viên ở Birán - ông Valero, người Tây Ban Nha theo phe Cộng hòa mà tôi đã nhắc đến khi chúng ta nói về cuộc Nội chiến ở Tây Ban Nha ấy. Con trai của người điện tín viên là một trong những người đầu tiên phản bội chúng tôi khi cuộc đấu tranh chống Batista nổ ra. Anh ta là một campanero. Hồi đó anh ta cũng đang sống ở Havana này. Về phần mình, tôi đã tới đây theo học đại học, bắt đầu công việc cách mạng của mình, còn anh ta là một người bạn, một người ủng hộ - anh ta tỏ ra thấu hiểu và ủng hộ phương hướng đấu tranh của chúng tôi, thậm chí anh ta còn là đảng viên của Đảng. Tôi đã tin tưởng anh ta. Đó là một sai lầm. Đừng có bao giờ tin người khác chỉ vì anh ta là bạn mình.

Anh ta đã phản bội các ông như thế nào?

Hồi đó chúng tôi đang dùng một chiếc máy in rônêô để cho ra một tờ báo bí mật, truyền đơn, một tuyên ngôn chính trị, cố gắng để tạo ra một ấn phẩm cách mạng bí mật, ngoài ra còn phải có một đài phát thanh, dùng radio sóng ngắn... Cần nhắc lại rằng bệ phóng của chúng tôi là một Đảng Nhân dân cũ đã có từ trước, Đảng Nhân dân Chính thống với sự ủng hộ khá đông đảo của các tầng lớp nhân dân. Đảng này được thành lập bởi một lãnh tụ chính trị rất nổi tiếng tên là Eduardo Chibas 1. Có rất nhiều thanh niên là thành viên của đảng này. Phần lớn họ là những công nhân, người lao động và họ hoàn toàn chưa có ý thức gì về sự khác biệt giai cấp trong xã hội, nhưng tất cả đều ấp ủ một lòng căm thù sâu sắc đối với Batista, vì thói tham nhũng, xa xỉ của ông ta, và vì cả cuộc đảo chính ngày 10 tháng 3 năm 1952, vài tuần trước khi diễn ra tổng tuyển cử, khi mà Batista đã biết chắc rằng ông ta sẽ bị thất cử.

Người con trai của ông Valero đã báo cho cảnh sát - tôi hoàn toàn chắc chắn về việc này - biết nơi cất giấu máy in rônêô mà chúng tôi đang sử dụng để xuất bản tờ báo nhỏ của mình, tờ báo mang tên El Acusador (“Người buộc tội”). Chính tại đây tôi đã cho tin bản Tuyên ngôn đầu tiên của chúng tôi, do chính tôi viết khoảng một năm sau cái chết của Chibas, vào ngày 16 tháng 8 năm 1952, bốn tháng sau khi diễn ra cuộc đảo chính quân sự của Batista.

Ông có chịu ảnh huởng của Chibas về mặt chính trị không?

Chibas là lãnh tụ của một Đảng chính trị có uy tín, một Đảng của nhân dân, như tôi đã nói, một Đảng kiên cường đấu tranh chống tham nhũng, đầu cơ và lãng phí. Lúc nào ông cũng đấu tranh chống lại những hành động sai trái đó không ngừng nghỉ, cũng như nhiều điều bất công khác trong xã hội. Ông thường công khai lên án Batista.

Tên tuổi của ông được biết đến từ một Chương trình phát thanh hàng tuần. Chương trình được phát sóng vào chủ nhật, từ 8h đến 8h30 mỗi tối, trong suốt nhiều năm liền, ông được người nghe vô cùng ngưỡng mộ. Ở Cuba chúng tôi, ông là ví dụ đầu tiên cho thấy ảnh hưởng to lớn cả làn sóng phát thanh. Chibas được sinh ra từ chính phương tiện truyền thông cổ điển đó và ông nhanh chóng trở nên nổi tiếng vì tính cách chính trị rất mạnh mẽ của mình, tối chủ nhật nào người dân cũng háo hức nghe ông nói chuyện trên sóng radio, ông có lượng thính giả vô cùng đông đảo.

Chibas lên án tệ tham nhũng.

Đó là mục tiêu đấu tranh chủ yếu của ông. Chibas quyết tâm quét sạch những tên ăn cắp ra khỏi Chính phủ. Và thỉnh thoảng ông lại lên án “con bạch tuộc” - liên minh giữa các công ty điện, công ty điện thoại - mỗi khi các công ty này bắt tay nhau để tăng giá. Ông là một Nhà Tư tưởng tiên phong trong các vấn đề dân sự, nhưng mục tiêu chính của ông không phải là sự thay đổi xã hội mang tính cách mạng. Một giai đoạn chính trị hoàn toàn mói đã bắt đầu...

Tôi bắt đầu tiếp xúc với những người ủng hộ Chibas trong năm đầu tiên tại Đại học Havana, khi tôi theo học Ngành Luật tại đây. Ông được mọi người tin tưởng và ngưỡng mộ vì tinh thần đấu tranh không khoan nhượng và kiên trì chống Batista cũng như vì thái độ chống tham nhũng không mệt mỏi của mình.

Những sinh viên từng đấu tranh chống Machado trong những năm 1930 đã chung tay thành lập Partido Revolucionario Cubano (Auténtico) - tức là Đảng Cách mạng Cuba Chân chính. Tên của Đảng này làm người ta nhớ đến Đảng Cách mạng do chính Marti thành lập trước đó, nhưng tên Đảng còn có thêm từ “Chân chính” để phân biệt với một Đảng Cách mạng Cuba khác. Chibas thuộc về Đáng Chân chính này, do Grau San Martin thành lập năm 1934 và giành thắng lợi trong tổng tuyển cử năm 1944. Rồi chỉ hai năm rưỡi sau đó, vào năm 1947, đến lượt Chibas, lúc này đã là một Thượng Nghị sĩ, đứng ra thành lập Partido del Pueble Cubano, tức là Đảng Nhân dân Cuba, hay còn gọi là Đảng Chính thống, và ông bắt đầu tố cáo tất cả những hành vi xấu xa và thoái hóa của Chính phủ hiện hành với sự hậu thuẫn của cái Đảng mà trước kia ông từng là một thành viên tích cực trong nhiều năm   vì chỉ trong một thời gian ngắn Đảng này đã biến chất và bộc lộ nhiều điểm yếu về chính trị cũng như tư cách đạo đức. Hoàn toàn không còn một chút nào của tinh thần cách mạng từng hiện hữu năm 1933. Ông có biết các Đảng phái chính trị được thành lập như thế nào không?

Không.


----------------------------------------------------------
1. Eduardo Chibas (1907-1951) xuất hiện trong phong trào nổi dậy của sinh viên chống Machado; ông từng là thành viên xuất chúng của đảng Partido Autentico. Tháng 5 năm 1947, thất vọng bởi sự phản bội của Chủ tịch Đảng Chân chính, Ramon Grau San Martin, Grau muốn thoả hiệp bất chấp những nguyên tắc của mình, và sự tham nhũng trong chính quyền của ông ta, Chibas thành lập Đảng Nhân dân Chính thống Cuba, và Fidel Castro gia nhập một thời gian ngắn sau đó. Chibas là nhà lãnh đạo có uy tín, người có khả năng liên hệ với mọi người và là người bảo vệ nhiệt thành cương lĩnh dân tộc cũng như những phản bác của nó chống tham nhũng và rất nhiều vấn đề khác; ông trở thành ứng cử viên của Đảng ra tranh chức Tổng thống Cuba trong cuộc bầu cử vào tháng 6 năm 1952, và được dự đoán là sẽ chiến thắng. Ngày 5 tháng 8 năm 1951, khi kết thúc bài phát biểu của mình trên radio, ông đã tự bắn vào bụng và qua đời vài ngày sau đó.


Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 04 Tháng Bảy, 2013, 09:29:32 am
Như trong trường hợp một Đảng Công nhân cách mạng chẳng hạn, nhiều khi chỉ cần đến mười hay mười hai người là xong. Cụ thể như Lênin đã có bao nhiêu người cả thảy khi ông thành lập Đảng ở Minsk, thủ đô Belarus? Nếu tôi nhớ không nhầm thì tất cả chỉ có mười người. Điều đó đã được ghi rõ trong lịch sử Đảng Bôn-sê-vích. Còn nếu như ông tìm hiểu, ông có thể thấy là tất cả chỉ có ba hay bốn người chúng tôi đóng vai trò hạt nhân trong việc phát động phong trào đấu tranh vào trại lính Moncada. Thật lạ lùng là ban đầu chúng tôi chỉ có một đội ngũ lãnh đạo ít ỏi và một Ban điều hành rất nhỏ gồm ba người. Trong khi đó, Đảng của Chibas lại được thành lập trên cơ sở của một phong trào khá mạnh mẽ nằm trong cái gọi là Đảng Cách mạng Cuba khi đó đang nắm quyền, với sự hỗ trợ của rất nhiều nhân vật tên tuổi, hầu hết đều là các lãnh tụ có uy tín nhưng không hài lòng với những chính sách mị dân và dung dưỡng tham nhũng của Đảng khi đó - những chính sách được đưa vào áp dụng từ năm 1933 bởi người giữ cương vị Chủ tịch Chính quyền Cách mạnh thời kỳ đó. Vậy là ông có thể thấy được hai cách khác nhau hoàn toàn trong cách thức thành lập một tổ chức chính trị. Những Đảng cách mạng cấp tiến thường được hình thành một cách bí mật trong phong trào đấu tranh bất hợp pháp - chúng được thành lập và lãnh đạo bởi rất ít người. Nhưng chính vì vậy mà các Đảng này nói chung bao giờ cũng chặt chẽ và có xu hướng bền vững hơn.

Có đúng là Chibas đã tự vẫn?

Chibas đã tự vẫn; đó là một câu chuyện khác.

Tôi rất muốn ông kể rõ cho tôi biết về lý do Chibas tự vẫn. Ý tôi là tại sao một Lãnh tụ Cách mạng tràn đầy nhiệt huyết đã làm thay đổi vận mệnh đất nuớc mình mà lại tự vẫn. Trong chuyện này có gì là mâu thuẫn không?

Ông rơi vào một trạng thái trầm cảm khủng khiếp. Tại sao ư? Trước đó Chibas đã lên án tay Bộ trưởng Giáo dục - một người cũng có sự nhạy bén chính trị đáng nể, có kinh nghiệm hoạt động chính trị và đã từng có thời gian đấu tranh chống Machado và Batista, cả khi là sinh viên và sau là Giáo sư - tức là ông ta cũng từng đứng về cánh Tả. Thật sự là hồi đó những người am hiểu chính trị nhất đều là những người Mác xít hoặc ủng hộ tư tưởng Mác xít, vì có không ít các chính trị gia khác thậm chí còn không hiểu gì về xã hội mà họ đang sống.

Quay lại chuyện tôi đang kể. Chibas đã buộc tội tay Bộ trưởng Giáo dục trong một Chính phủ tham nhũng và thối nát đầy tai tiếng là sở hữu nhiều trang trại ở Guatemala. Thế là ông này đã rất ngang nhiên lên tiếng thách thức Chibas chứng minh được lời buộc tội của mình. Và Chibas đã thất bại. Nguyên nhân là vì nguồn tin mà ông tin cậy đã cung cấp thông tin cho Chibas nhưng lại không kèm theo những bằng chứng cần thiết. Chibas phải chịu áp lực rất nặng nề - ông bị buộc tội nói dối và vu khống. Thế rồi ông bị rơi vào trạng thái suy sụp tinh thần rất nghiêm trọng, cuối cùng sau một Chương trình phát thanh tối chủ nhật ông đã tự bắn vào bụng mình - không ai kịp ngăn ông lại. Vài ngày sau ông qua đời.

Vài tuần sau tôi đã tuyên bố, “Bạn không cần phải sang tận Guatemala”, và tôi đã chứng minh, bằng những tài liệu không thể chối cãi vào đâu được, sự hiện diện của hàng chục trang trại và dinh cơ mà các nhân vật chủ chốt trong bộ máy chính quyền - bao gồm cả Tổng thống của nền Cộng hòa - đã mua ở ngay tại Cuba bằng những đồng tiền bẩn thỉu, ngoài ra còn phải kể đến không biết bao nhiêu hành vi thối nát khác. Những bài báo này được đăng tải trên tờ nhật báo Alerta - một tờ nhật báo có ảnh hưởng chính trị cực kỳ sâu rộng, và nhất là ấn bản phát hành vào sáng thứ hai hàng tuần, với rất nhiều kỷ lục về số lượng phát hành - trong những ngày trước cuộc đảo chính của Batista. Đó là lý do tại sao về sau những người trong Chính phủ đó buộc tội tôi đã hủy hoại Chính phủ lập hiến của họ bằng những lòi tố cáo gây chấn động dư luận của mình.

Người tiếp tục chương trình phát thanh của Chibas sau khi ông qua đôi là Jose Pardo Llada, người chưa bao giờ lên tiếng đả phá Batista, một công việc mà tất nhiên Chibas đã thực hiện rất có hệ thống và bài bản. Chibas bao giờ cũng nói về Batista và những kẻ bám gót ông ta, ông cũng thường xuyên nhắc nhở tất cả mọi người về quá khứ đẫm máu của nhà độc tài, ông gọi chúng là những “tên Đại tá Palmacristi và Đạo luật Bỏ trốn” - Palmacristi là dầu chiết xuất từ cây thầu dầu, một phương tiện được dùng để đun sôi và tra tấn các tù nhân, giống như những tên phát xít của Mussolini đã làm, còn “Đạo luật Bỏ trốn” là một luật cho phép giới cầm quyền giết chết tù nhân ngay tại chỗ nếu họ tìm cách bỏ trốn, và tất nhiên giới cầm quyền lợi dụng đạo luật này làm cái cớ để loại bỏ những kẻ thù của mình.

Cái chết đầy bi kịch của Chibas đã tạo thêm động lực to lớn cho Đảng mà ông sáng lập, nhưng giờ đây khi Chibas không còn nữa, cũng sẽ không còn ai thường xuyên công kích và lên án Batista, điều đó tạo thuận lợi cho ông ta tiến hành cuộc đảo chính sau này. Chibas là một nhân vật có nhiều ảnh hưởng và tôi tin chắc nếu còn sống thế nào ông cũng phát động được lực lượng chống lại cuộc đảo chính của kẻ tiếm quyền kia.

Hồi đó các ông đã có sóng phát thanh chưa?

Vài tuần trước khi xảy ra cuộc đảo chính, tôi đã đề nghị được tiếp nhận làn sóng cũ của Chibas, để tiếp tục cuộc đấu tranh công kích Batista. Bắt đầu xuất hiện những dấu hiệu mạnh mẽ cho thấy ông ta đang có ý định tiến hành đảo chính quân sự. Như tôi đã giải thích, tôi tiếp cận được với tờ Alerta, tờ báo có lượng ấn bản lớn nhất nước. Tổng Biên tập của tờ báo này là một nhà báo rất xuất sắc, và từng có thời kỳ ông ta là đồng minh rất giá trị của Chibas, thậm chí còn là ứng cử viên Thượng Nghị sĩ trong Đảng của Chibas. Nhưng mối quan hệ cũ mà ông ta vẫn duy trì với Batista khiến tôi không khỏi nghĩ rằng - mặc dù ông ta lúc nào cũng tỏ ra tôn trọng tôi - ông ta sẽ không đời nào chịu dính líu vào một chuyện nhạy cảm như vậy. Tôi vẫn có một chương trình phát thanh mười lăm phút mỗi ngày trên đài Radio Alvarez, nhưng phạm vi phát sóng rất hạn hẹp - chỉ quanh khu Havana và một phần của tỉnh Havana ngày nay, tất cả chỉ có vậy thôi. Giới lãnh đạo của Đảng chính thống, sau khi được tôi thông báo về những âm mưu của Batista, đã hứa sẽ xem xét chuyện này. Nhưng tất cả những gì họ làm chỉ là nói chuyện với một số thành viên, đều là các giáo viên trong một ngôi trường dạy các lớp bồi dưỡng cho giới sĩ quan quân đội cao cấp đang tại ngũ, và câu trả lời là “tất cả vẫn hoàn toàn yên ắng”. Họ không giao lại cho tôi chương trình phát thanh tối chủ nhật, và thế là chiến dịch tố cáo công khai (ý đồ của Batista) đã không bao giờ được thực hiện. Thật đáng tiếc, những sự kiện xảy ra sau đó vài tuần đã chứng minh rằng tôi đúng, mà lại trong một hoàn cảnh thật bi kịch (đảo chính quân sự).

Chương trình phát thanh của Chibas được chuyến lại cho José Pardo Llada, như tôi vừa nói, ông này cũng biết đôi chút về Chủ nghĩa Mác khi còn là thanh niên, ông ta trở nên nổi tiếng thông qua một chương trình tin tức phát ngày hai lần trên sóng phát thanh, kết thúc mỗi bản tin là một bài bình luận ngắn. Bao giờ ông cũng lên tiếng ủng hộ tất cả các cuộc đình công và đấu tranh vì quyền lợi của người lao động. Trong cuộc bầu cử năm 1950 ông nhận được tới 71.000 phiếu ủng hộ - một con số thật khó tin! Ông có thể thấy được ảnh hưởng của truyền thông rồi đấy.

Trước đó Chibas cũng trở thành một nhà lãnh tụ tinh thần của nhân dân cả nước thông qua chương trình phát thanh nửa giờ mỗi ngày chủ nhật, từ 8h đến 8h30 tối, trong suốt nhiều năm liền, và sau đó Pardo Llada cũng trở thành một hiện tượng đình đám, với chương trình tin tức ngày hai lần. Và quan trọng nhất là tất cả mọi người, kể cả các lực lượng công đoàn và những tổ chức khác, đều phải đến gặp ông, mỗi khi họ muốn đưa ra những lời kêu gọi đấu tranh và tuyên truyền thông tin nào đó. Tôi không muốn nói nhiều về ông ta, nhưng cần phải chỉ ra rằng Pardo Llada không phải là Chibas - ông ta không làm những gì mà Chibas đã làm: đấu tranh lên án Batista một cách có hệ thống và luôn khiến nhà độc tài phải e dè. Nếu như Chibas không đột ngột qua đời, chắc hẳn đã không thể có cuộc đảo chính quân sự kia. Tôi đã không có bất kỳ cơ hội nào để nói lên lời buộc tội và công kích của mình từ diễn đàn đầy uy tín và ảnh hưởng đó, chỉ vì sự ganh ghét, kèn cựa, tính đồng bóng và sự ngây thơ về chính trị của những người có thẩm quyền. Nhưng tất cả các sự kiện đều có thể bị chi phối bởi những yếu tố hoàn toàn khách quan.


Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 04 Tháng Bảy, 2013, 09:32:53 am
Chibas tự sát tháng 8 năm 1951. Năm đó ông 25 tuổi, vừa mới tốt nghiệp Trường Luật phải không?

Đúng vậy. Chibas qua đời năm 1951, gần mười tháng trước khi diễn ra cuộc bầu cử Tổng thống năm 1952. Ông vẫn luôn là một nhân vật đầy ảnh hưởng ngay từ những ngày đấu tranh chống Machado. Ông là con trai trong một gia đình giàu có, ở tỉnh Oriente, vùng Guantánamo. Điều đáng ngạc nhiên là ông đã học đúng ở những ngôi trường tôi từng theo học - Chibas cũng học dưới sự dạy dỗ của các Tu sĩ dòng Tên, tại Colegio de Dolores ở Santiago, và sau đó là tại trường Belén ở Havana này. Ông ấy là người phản đối Machado và đã trở thành Thượng Nghị sĩ khi Đảng Cách mạng Cuba Chân chính lên nắm quyền vào năm 1944. Vào thời điểm đó tôi đang học năm cuối Trung học, khi mà người giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống là một Giáo sư Sinh vật học, ông này nắm quyền có ba tháng trong năm 1933, và sau đó bị Batista gạt bỏ.

Ông đang muốn nói đến Grau San Martin?

Đúng. Grau được bầu làm Tổng thống nâm 1944, khi Chiến tranh Thế giới thứ 2 sắp kết thúc, khi thế giới đã quá quen với những quan điểm tuyên truyền cổ súy cho dân chủ, chủ quyền và nhiều tư tưởng khác được các chính trị gia thi nhau hô hào, rao giảng trong suốt những năm chiến tranh.

Sau đó bản thân Batista, dưói những sức ép nhất định, cũng phải chùn tay - ông ta đã được bầu làm Tổng thống sau khi Hiến pháp được thông qua năm 1940. Vào thời điểm đó ông ta đang tỏ ra khá tiến bộ trên một số mặt, vì chịu ảnh hưởng của những người Cộng sản vốn đang là đồng minh của ông ta trong Mặt trận Bình dân chống phát xít trong giai đoạn này.

Munich 1 chính là nơi mà Anh và Pháp - hai cường quốc thực dân già đời và hùng mạnh nhất thế giới - bắt tay tìm cách thúc đẩy Hitler tấn công Liên Xô. Tuy nhiên tôi không nghĩ rằng những âm mưu đó của Chủ nghĩa Đế quốc lại là nguyên nhân chính lý giải cho Hòa ước giữa Hitler và Stalin. Đó là vấn đề khó khăn, cực kỳ khó khăn. Tất cả các Đảng Cộng sản, theo đúng cương lĩnh hành động của mình, đều buộc phải ủng hộ Hòa ước Molotove-Ribbentrop và chịu thiệt hại nặng nề về mặt chính trị. Đó là những bước đi vô cùng khó khăn với cái giá phải trả quá đắt, nhưng tất cả vẫn đồng tâm hiệp lực, của những Đảng Cộng sản kiên định nhất thế giới, những người trung thành nhất với tinh thần của cuộc Cách mạng Tháng Mười vĩ đại - và tôi khẳng định lại điều này với tất cả lòng kính trọng cao nhất dành cho sự hy sinh quên mình và tinh thần sắt đá của họ - chính là những Đảng Cộng sản ở châu Mỹ latinh, trong đó phải kể đến Đảng Cộng sản Cuba, một Đảng mà từ trước đến nay và ngay cả lúc này tôi vẫn dành trọn tình cảm và sự đánh giá cao nhất.

Thậm chí ngay cả trước khi có Hòa ước Molotov-Ribbentrop, thì nhu cầu đoàn kết chống phát xít tại Cuba đã dẫn đến sự liên minh giữa những người Cộng sản Cuba với Batista, sau khi Batista đã phát động một chiến dịch đàn áp đẫm máu đối với cuộc đình công sâu rộng vào tháng 4 năm 1934 - cuộc đình công xảy ra sau vụ đảo chính quỷ quyệt do Batista thực hiện để gạt bỏ Chính phủ Lâm thời năm 1933, một Chính phủ hiển nhiên là đã thể hiện được bản chất cách mạng của mình. Cuộc đảo chính của Batista cũng đã phủ nhận hoàn toàn kết quả của phong trào công nhân do Đảng Cộng sản Cuba lãnh đạo, mà trực tiếp mà do Martinez Villena 2, trước đó là Mella và Balino. Trước khi hình thành liên minh chống phát xít này, tôi không biết là Batista đã giết hại bao nhiêu người vô tội, tôi cũng không biết là ông ta đã ăn cắp bao nhiêu tài sản của đất nước. Kể từ sau cuộc đảo chính phản bội của ông ta cuối năm 1933, Batista vẫn luôn là một con tốt dưới bàn tay đạo diễn của Đế quốc Mỹ.

Vậy là có những Đảng viên Cộng sản trong Chính phủ của Batista?

Đúng thế. Có lệnh trực tiếp từ Quốc tế Cộng sản, mặc dù ở đó cũng không hẳn là có một đội ngũ Lãnh đạo tập thể đúng nghĩa. Tuy nhiên, như tôi nói, những người Cộng sản trong chính phủ Batista đều là những con người tuyệt vời. Một số người trong đó, ví dụ như Carlos Rafael Rodriguez 3  - một nhân cách cực kỳ trung thực mà tôi luôn nhớ đến với lòng kính trọng và ngưỡng mộ; ông đã ở cùng tôi trong vùng núi Siera Maestra khi Batista tổ chức đợt tấn công truy quét cuối cùng - là Bộ trưởng hoặc đảm nhiệm các vị trí quan trọng khác, họ đều là nhũng thành viên trung kiên của Đảng và chấp nhận tuân theo mệnh lệnh của Quốc tế Cộng sản mà hầu như khõng hề phản đối gì.

Đến tháng 6 năm 1944, Chiến tranh thế giới thứ 2 vẫn chưa kết thúc, mặc dù lá cờ đỏ thắm, thấm máu của hàng triệu người lính Hồng quân Liên Xô đã hy sinh để bảo vệ Chủ nghĩa xã hội, đã tung bay trên nóc nhà Quốc hội Đức ở Berlin. Nhật Bản vần còn đang chống cự quyết liệt, và phe Đồng minh vẫn còn chưa bị chia rẽ. Hai quả bom nguyên tử được thả xuống những thành phố dân sự không hề được bảo vệ của Nhật Bản như một biện pháp khủng bố cả thế giới. Gần như ngay sau đó là làn sóng đàn áp Chủ nghĩa cộng sản trên toàn thế giới. Tại nước Mỹ, người ta chứng kiến sự xuất hiện của Chủ nghĩa McCarthy, một thời kỳ mà những con người tiến bộ và cách mạng nhất, như vợ chồng Rosenberg, bị hành hình, trong khi những người khác bị tống vào tù, rất nhiều người bị hành hạ và ngược đãi. Ngay ở Cuba, dưới Chính quyền của vị Giáo sư Sinh vật đó, những lãnh tụ công nhân cộng sản cũng bị giết hại dã man. Bài học lịch sử rút ra từ thực tế này là một Đảng Cách mạng có thể thực hiện những hành động chiến thuật, nhưng không được phép phạm phải những sai lầm chiến lược.

Cuộc Cách mạng của chúng tôi đã nhận được sự ủng hộ quý giá của tinh thần quốc tế vô sản, nhưng cũng phải chịu những mối nguy hiểm chí tử từ chủ nghĩa Sô vanh trên thế giới. Chủ nghĩa Sô vanh chính là liều thuốc độc giết chết tinh thần quốc tế chân thành, mà một khi không còn tinh thần quốc tế cũng sẽ không bao giờ có được sự cứu rỗi cho toàn thể nhân loại.


----------------------------------------------------------
1. Ngày 29 và 30 tháng 9 năm 1938, ở Munich, Đức, các đại diện của Pháp (Daladier), Anh (Chamberlain), Italia (Mussolini) và Đức (Hitler) ký một loạt các thoả ước theo đó, trên thực tế, phe dân chủ nhường chỗ cho những toan tính bành trướng của chủ nghĩa đế quốc. Vì lo sợ chiển tranh, mà thực sự là chiến tranh đã không thể tránh khỏi, Anh và Pháp cho phép Hitler thôn tính khu vực Sudetenland ở Tiệp Khắc và điều này càng khiến Chủ nghĩa phát xít Đức đẩy mạnh tham vọng bành trướng. Hành động này cũng khiến Liên Xô phải tìm kiếm một thoả ước với Đức.

2. Ruben Martinez Villena, nhà thơ, nhà trí thức và nhà cách mạng, sinh ra ở một thị trấn nhỏ gần Havana tên là Alquizar vào tháng 12 năm 1899. Ngay tù nhỏ ông đã tham gia các hoạt động đấu tranh chính trị chống những căn bệnh và sự lạm dụng của nền cộng hoà thuộc địa mới, năm 1923, ông cùng với những người được gọi là những người tự do tiến bộ mới tham gia vào cuộc biểu tình phản đối 13 người. Năm 1927, ông gia nhập Đảng Cộng sản và trở thành một cốt cán của đảng này, mặc dù tình trạng sức khoẻ không được tốt, ông vẫn tham gia các hoạt động phản đối của công nhân và nhân dân chống chế độ độc tài Gerardo Machado (người mà Villena gọi là “con lừa có móng”). Martinez Villena qua đời vì bệnh lao ở Havana vào tháng 1 năm 1934. Trong lịch sử Cuba, ông là một trong những biểu tượng vĩ đại nhất của các nhà trí thức chiến đấu. (Chú thích của Biên tập viên người Cuba).

3. Carlos Rafael Rodriguez (1913-1997) tham gia chính trị từ năm 1930, chiến đấu chống lại chế độ độc tài của Gerardo Machado. Ngay từ khi mới thành lập, ông đã là thành viên tích cực và là một trong những nhà lãnh đạo của Đảng Cộng sản - vào những năm 1940, đảng này đổi tên thành Đảng Xã hội chủ nghĩa đại chúng. Rodriguez giữ chức vụ Bộ trưởng không bộ (cũng như Juan Marinello, một đảng viên Đảng Cộng sản khác) trong Chính phú liên minh do Batista thành lập năm 1940. Sau chiến thắng của Cách mạng năm 1959, Carlos Rafael Rodriguez nắm một vài chức vụ trong Đảng Cộng sản, ông là Ủy viên Bộ Chính trị và là thành viên Chính phủ. Ông qua đời ở Havana.


Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 04 Tháng Bảy, 2013, 09:42:35 am
Ông tốt nghiệp đại học năm nào?

Tôi tốt nghiệp trường luật vào tháng 9 năm 1950. Năm đó tôi hai mươi tư tuổi. Vào năm 1952, trong cuộc Tổng tuyển cử tháng 6 - vì phẫn nộ trước cuộc đảo chính - của Batista vào tháng 3 năm đó - tôi đã vận động tranh một ghế trong Quốc hội với tư cách Hạ Nghị sĩ đại diện cho tỉnh Havana, nhưng mà là ứng cử viên độc lập, tiếp tục theo đuổi những lý tưởng mà tôi vẫn đấu tranh từ khi còn là một sinh viên.

Chứ không phải ông ứng cử với tư cách một Đảng viên Đảng Chính thống?

Ngay từ đầu sự nghiệp cách mạng của mình, tôi đã có quan hệ mật thiết với nhiều người trong các trường đại học ủng hộ nhiệt thành cho Đảng Chính thống mà Chibas sáng lập. Ngay từ những ngày đầu tiên, tôi cũng đã là một người cổ súy mạnh mẽ cho phong trào này. Về sau tôi bắt đầu nhận ra một số điều nhất định khiến tôi không hài lòng; tôi bắt đầu hình thành ý thức chính trị cấp tiến hơn, và tôi ngày càng nghiên cứu nhiều hơn về Mác và Lênin. Tôi còn nghiên cứu cả Engels và các tác giả khác, cùng những công trình của họ về kinh tế và triết học, nhưng chủ yếu vẫn là những tác phẩm chính trị - những tư tưởng chính trị, học thuyết chính trị của Mác.

Những tác phẩm nào của Mác mà ông tâm đắc nhất?

Trong các tác phẩm của Mác ngoài Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản ra, tôi còn tâm đắc nhất với các tác phẩm Những cuộc nội chiến ở Pháp, Ngày 18 tháng Sương mù, Phê phán Cương lĩnh Gotha và những tác phẩm mang màu sắc chính trị khác. Tôi vô cùng ấn tượng với sự giản dị, tinh thần hy sinh quên mình, tính nghiêm khắc và chặt chẽ trong phương pháp nghiên cứu của ông. Trong số những tác phẩm của Lênin, tôi đọc Nhà nước và Cách mạng, Chủ nghĩa Đế quốc: Giai đoạn tột cùng của Chủ nghĩa Tư bản. Đó là chưa nói đến những bài phê phán của ông trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Tôi đặc biệt ấn tượng với tác phẩm của Engel về Lịch sử giai cấp công nhân Anh. Tôi còn nhớ rất rõ một cuốn sách khác của ông mà tôi cho là cực kỳ thú vị, Biện chứng tự nhiên, trong đó ông bàn về thực tế rằng một ngày nào đó mặt trời sẽ tắt, và nguồn năng lượng đốt cháy ngôi sao khổng lồ đó đang hàng ngày chiếu sáng trái đất sẽ cạn kiệt, và ánh sáng mặt trời cũng sẽ không còn nữa. Điều thú vị là Engel đã viết về những điều đó cho dù ông không bao giờ được đọc tác phẩm Lược sử thời gian của Stephen Hawking hay biết bất kỳ điều gì về thuyết tương đối của Einstein.

Khi vụ đảo chính xảy ra, vào ngày 10 tháng 3 năm 1952, tôi còn nhớ là rất nhiều người đã ngồi xuống để đọc bài báo của Lênin mang tựa đề “Làm gì?”, cố gắng tìm ra lời giải đáp thỏa đáng nhất cho hoàn cảnh khó khăn này. Một hôm tôi chợt nảy ra ý nghĩ đọc tác phẩm của Curzio Malaparte mang tựa đề Đảo chính: Một kỹ thuật của Cách mạng, nhưng không phải là trước khi xảy ra cuộc tấn công vào trại lính Moncada - mãi về sau khi ở trong tù tôi mới đọc cuốn này, hoàn toàn là do tò mò, vì khi ấy tôi cảm thấy thật vô lý và khó hiểu khi nói rằng đảo chính, hay biện pháp thô bạo để cướp quyền lực, kết quả của rất nhiều yếu tố và hoàn cảnh phức tạp, lại có thể được coi là một kỹ thuật giản đơn. Đọc rồi mới thấy là Malaparte đã viết lên một tuyệt tác với ý tưởng rất độc đáo: nếu như anh có thể kiểm soát thông tin liên lạc, đường sắt và những vị trí chiến lược khác, anh hoàn toàn có thể kiểm soát cả nhà nước. Chuyện như vậy đã không xảy ra ở Venezuela, trong cuộc đảo chính lật đổ Tổng thống Hugo Chavez ngày 11 tháng 4 năm 2002, với sự tham gia của những tên Tư lệnh quân đội phản phúc được đào tạo bằng học thuyết của chủ nghĩa đế quốc, bè lũ lãnh đạo công đoàn ly khai, những chủ nhà máy lớn, những ông chủ sở hữu các đài truyền hình và các phương tiện truyền thông chủ chốt, các đảng phái chính trị bảo thủ và thối nát, bọn trộm cướp đủ các loại, với vũ khí là những tư tưởng phát xít và nguồn lực tài chính hùng hậu, quyết tâm phá hoại tiến trình phát triển của cách mạng ở châu Mỹ latinh. Đó là kỹ thuật thực sự của một cuộc đảo chính phản cách mạng, được diễn tập và thục luyện nhiều lần dưới sự dẫn dắt của Chủ nghĩa Đế quốc nhằm hủy hoại bất kỳ nỗ lực nào hướng tới mục tiêu thay đổi xã hội tại châu Mỹ Latinh.

Chúng ta hãy quay lại với cuộc đảo chính diễn ra tại Cuba này...

Vào ngày 10 tháng 3 năm 1952.

Chính xác, đầu năm 1952, khi cùng với một nhóm nhỏ những compameros xuất chúng nhất, trong đó phải kể đến Abel, Montané 1  và những người khác, tôi đã tổ chức và huấn luyện khoảng 1200 người - tất cả đều là những thanh niên trẻ tuổi và ưu tú do tôi trực tiếp nói chuyện và tuyển lựa, giải thích cho họ về mục tiêu cũng như những quy tắc kỷ luật trong tổ chức của chúng tôi. Tất cả, không trừ một ai, đều là thành viên của Đoàn Thanh niên Chính thống.

Chuẩn bị cho cuộc tấn công vào trại lính ở Moncada?

Chúng tôi khởi xướng phong trào đó hoàn toàn không phải là với ý định tự mình thực hiện một cuộc cách mạng, mà là trên cơ sở của một tiền đề khác: đó là tất cả mọi người đều tham gia đấu tranh để đưa tình hình đất nước quay lại nguyên trạng như trước ngày 10 tháng 3, và đặc biệt là phải khôi phục tình hình chính trị và hiến pháp đã bị cuộc đảo chính hủy hoại. Tôi tin tưởng rằng mọi người sẽ chung tay góp sức lật đổ chế độ độc tài tàn bạo của Batista. Tôi nhận thức hoàn toàn rõ làng là Batista phải bị hạ bệ bằng bạo lực và Chính phủ hợp hiến phải được khôi phục. Đối với tôi, đó là chuyện vô cùng giản dị: chung tay đấu tranh chống lại cuộc đảo chính phản phúc của ngày 10 tháng 3. Cho đến tận ngày đó, tôi, một người hoàn toàn ý thức rõ ràng về những cải cách cần thực hiện ở Cuba, vẫn chỉ đấu tranh bằng những phương thức hợp pháp, mặc dù trên nền tảng tư tưởng đó sớm muộn cũng dẫn đến kết cục tất yếu là đấu tranh cách mạng giành chính quyền. Nhưng cuộc đảo chính kia đã phá hủy tất cả. Trong tình hình mới, tôi nhận ra rằng lợi ích sống còn của tất cả các lực lượng chính trị trên hòn đảo Cuba là phải khôi phục lại tiến trình dân chủ vừa mới bắt đầu.

Ông đã bắt đầu quan tâm đến chính trị khi còn trong trưởng đại học, lúc đang theo học ngành Luật?

Khi mới vào đại học, tôi hầu như mù tịt về chính trị. Như tôi đã nói, khi ấy trường đại học nằm dưới sự thống trị của một nhóm người có quan hệ mật thiết với Chính phủ của Grau San Martin. Từ khi tôi vào trường, ngay từ năm đầu tiên, tôi có thể cảm nhận một bầu không khí bạo lực, sợ hãi, sặc mùi vũ khí chết chóc. Mọi chính sách và quy định trong trường đều chịu sự kiểm soát tuyệt đối của các nhóm có quan hệ gần gũi với Chính quyền thời kỳ đó. Có thể nói trường đại học đã trở thành công cụ trong tay của Chính phủ thối nát hiện hành. Các lãnh đạo chủ chốt trong trường đều đảm nhiệm những vị trí, chức vụ trong chính phủ, đi kèm với đó là những đặc quyền và nguồn lợi mà Chính phủ thưởng cho. Và chính trong giai đoạn này đã xảy ra sự ly khai của Chibas ra khỏi Đảng Chân chính, kết quả là Chibas đứng ra sáng lập Đảng Nhân dân Cuba, hay còn gọi là Đảng Chính thống. Khi tôi vào đại học, thì phong trào ly khai đó đã bắt đầu phôi thai.


--------------------------------------------------------
1. Abel Santamaria Cuadrado (1927-1953) là chiến sĩ du kích cúa phong trào Thanh niên Chính thống và sau đó trở thành một trong những nhà lãnh đạo của phong trào do Castro thành lập. Ông là người chỉ huy thứ hai trong vụ tấn công vào trại lính Moncada, ông bị bắt ở đây, bị tra tấn và bị giết cùng ngày: 26 tháng 7 năm 1953.

Jesus Montane (1923-1999), sinh ra ở đảo Pines là một trong những nhà lãnh đạo sáng lập của Cách mạng Cuba. Với tư cách là thành viên phong trào Thanh niên chính thống, ông là một trong những người lãnh đạo cuộc tấn công vào trại lính Moncada. Ông bị bắt và bị cầm tù cùng với Castro, ông là người sáng lập và cũng là thành viên trong Ban lãnh đạo đầu tiên của phong trào 26/7. Ông sống lưu vong ở Mêhicô và tham gia một tổ chức, sau đó quay lại Granma; cũng như rất nhiều thành viên khác của tổ chức này, ông bị bắt trong khi đang chiến đấu ở Alegria de Pio. Sau chiến thắng của Cách mạng, ông nắm giữ những vị trí quan trọng trong Đảng và Chính phủ, như Phó Chủ tịch Quốc hội, và có thời gian ông giữ chức Bộ trưởng Truyền thông, ông qua đời ở Havana.


Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 04 Tháng Bảy, 2013, 09:47:10 am
Ông vào đại học năm nào?

Tôi theo học đại học từ ngày 4 tháng 9 năm 1945. Như tôi đã giải thích, vì là con một chủ đất lớn nên tôi có điều kiện học xong lớp sáu và sau đó, khi đã vượt qua kỳ thi cuối lớp bảy, tôi được vào học ở một trường dự bị, tức là một trường học dự bị cho những người học tiếp vào đại học. Sau đó tôi chuyển đến Havana, nơi có trường đại học, vì cha tôi có đủ tiềm lực tài chính - tóm lại là tôi tốt nghiệp trung học rồi vào đại học. Có lẽ nào tôi lại giỏi giang hơn hàng trăm đứa trẻ nghèo đói khác ở Birán, trong đó hầu như không đứa nào có cơ hội học hết lớp sáu và tất nhiên là càng không có ai học hết trung học, chứ đừng nói là đại học?

Có ai không có đủ tiền và điều kiện theo học trung học lại có thể vào học đại học đâu cơ chứ? Con cái của các campesinos, hay những người lao động, những đứa trẻ sống trong các đồn điền trồng mía ở một trong vô số những thị trấn quê mùa thay vì các đô thị lớn như Santiago de Cuba, Holgúin, hay có thể là Manzanillo và hai ba nơi khác ở tỉnh Oriente, có bao giờ dám mơ đến việc tốt nghiệp trung học, càng không thể nghĩ đến việc vào đại học. Bởi vì hồi đó, sau khi học xong trung học, nếu muốn vào đại học, nhất định anh phải đến Havana. Và trường Đại học Tổng họp Havana chưa bao giờ là một trường học dành cho người nghèo - đó là trường đại học dành cho giới thượng lưu, trường đại học của những người giàu có nhất Cuba. Tuy nhiên phải thừa nhận rằng có rất nhiều thanh niên theo học ở đây đã vượt lên khỏi lối tư duy tự mãn và ích kỷ của giai cấp mình, thậm chí nhiều người là những nhà cách mạng nhiệt thành, luôn khát khao đấu tranh thay đổi xã hội; có thể thấy vai trò của họ trong suốt lịch sử đấu tranh của Cuba.

Tại trường đại học, nơi khi mới bước vào tôi chỉ mang tinh thần của một người nổi loạn thuần túy, cùng với một vài ý niệm còn hết sức ấu trĩ về công lý, tôi đã nhanh chóng trở thành một người cách mạng, tôi trở thành một người theo đuổi Chủ nghĩa Mác-Lênin, và dần dần tôi đã tự xây dựng cho mình những tình cảm và giá trị tôi vẫn còn trân trọng và gìn giữ đến tận ngày hôm nay và vì chúng tôi đã đấu tranh trọn đời mình.

Khi đó, trong bầu không khí của trường đại học, ông đã bắt đầu quá trình giáo dục chính trị của mình.

Đúng vậy. Tôi bắt đầu đấu tranh chống lại rất nhiều chuyện bất công mà chúng ta vừa bàn đến. Điều tôi có là một tinh thần nổi loạn, tôi bắt đầu trở thành cái mà ngày nay chúng ta vẫn gọi là “Một người Cộng sản không tưởng” - trên cơ sở cuộc sống, trải nghiệm, và những vốn hiểu biết đầu tiên tôi đã thu lượm được vẻ kinh tế chính trị truyền thống trong một xã hội tư bản. Tôi có tìm hiểu đôi chút về lĩnh vực này trong năm cuối cùng ở Trường Trung học, nhưng nói chung là kiến thức vẫn rời rạc và rất sơ sài.

Và nếu như tôi nói với ông rằng tôi trở thành một Nhà Cách mạng trong trường đại học đó, thì nguyên nhân là vì tôi đã tiếp xúc với một số tác phẩm kinh điển. Nhưng ngay cả trước khi đọc những cuốn sách đó, tôi đã bắt đầu đặt câu hỏi về hệ thống kinh tế chính trị của Chủ nghĩa Tư bản, bởi vì ngay từ hồi đó, cho dù vừa mói bắt đầu quá trình học tập trong môi trường đại học, tôi đã nhận thấy ở đó có những điều hết sức phi lý. Trong năm đầu tiên của tôi tại trường đại học, có một vị giáo sư dạy môn kinh tế chính trị cực kỳ khó tính. Tên ông ấy là Portela - ông ấy không bao giờ dạy theo sách giáo khoa của nhà xuất bản nào, và chỉ có một tập giáo trình in rônêô dày đến 900 trang! Giáo sư Portela rất nổi tiếng, và như tôi đã nói, không ai khó tính bằng ông ấy. Phải nói rằng ông ấy là một nỗi kinh hoàng! Tuy nhiên tôi đã gặp may vì ông ấy thích kiểu thi vấn đáp; tôi trả lời tất cả các câu hỏi một cách dễ dàng và được ông ấy cho điểm cao đến mức đáng ngạc nhiên.

Đó là môn học bàn về những quy luật của Chủ nghĩa Tư bản nhưng hầu như không đả động gì đến các học thuyết kinh tế khác. Khi tôi nghiên cứu kinh tế chính trị Tư bản Chủ nghĩa, tôi bắt đầu có những mối nghi ngờ ngày càng lớn, tôi ngày càng đặt ra các câu hỏi về hệ thống này, vì tôi đã sống trong một trang trại rộng lớn, một latifundio, và tôi nhớ rất nhiều chuyện bất công cũng như tôi đã từng mơ về các giải pháp để chấm dứt những chuyện đó, giống như biết bao nhiêu nhà chủ nghĩa xã hội không tưởng trên thế giới.

Ông đánh giá mình là một sinh viên như thế nào?

Tôi là một tấm gương sinh viên kinh khủng và cực kỳ tồi tệ, bởi vì tôi không bao giờ lên giảng đường. Như tôi đã kể, hồi còn học trung học, tôi còn chẳng bao giờ lên lớp nghe giảng bài. Còn trong trường hợp bắt buộc phải lên lớp - hồi đó tôi là học sinh nội trú mà - thì đầu óc tôi toàn nghĩ vơ vẩn ở tận đẩu tận đâu ấy trong khi thầy giáo giảng bài, phải đến cuối học kỳ tôi mới bắt đầu học, ngay trước khi kỳ thi diễn ra. Tôi chỉ thích ngồi tán gẫu với các học sinh khác trong công viên, trong Patio de los Laureles; bao giờ tôi cũng ngồi nói chuyện ngoài đó - ngoài công viên có vài băng ghế nhỏ - với mấy cậu bạn, và nhất là với các bạn gái, bởi vì thông thường họ vẫn chăm chú nghe tôi nói hơn, những bạn gái này được giáo dục tốt hơn hẳn 1. Lúc nào cũng có vài học sinh khác ngồi xung quanh chăm chú lắng nghe trong khi tôi giải thích những lý thuyết của mình. Có điều là bây giờ tôi không sao nhớ nổi là hồi đó tôi thường vận dụng những lý lẽ gì để thuyết phục họ, vì thậm chí cả bản thân các vấn đề tôi cố thuyết phục họ tin theo, tôi còn không nhớ nổi nữa là!

Từ năm thứ ba trở đi, tôi không thể trở thành một lãnh tụ sinh viên chính thức vì tôi đã quyết định học theo kiểu mà họ gọi là matrícula libre - tức là “đăng ký tự do”, có thể hiểu như vậy cũng được - do một vài nguyên nhân cụ thể mà tôi sẽ giải thích sau. Tuy nhiên tôi vẫn còn rất nhiều ảnh hưởng trong trường - có thể nói lúc nào tôi cũng nổi bật và có uy tín rất lớn trong sinh viên.

Từ thời gian đó trở đi, tôi học theo kiểu por la libre, như họ gọi khi ấy, nghĩa là không theo một chuyên ngành hay môn học nào cố định, anh có thể tham gia vào bất kỳ các môn học nào mà anh muốn, và tôi đăng ký học 50 môn.


----------------------------------------------------------
1. Có thể ở đây Castro hài hước. Từ tiếng Tây Ban Nha là eran mas educadas: phụ nữ cần được giáo dục tốt hơn; nhưng mejor educadas còn có nghĩa “lịch sự hơn”, vì vậy, có thể Castro tự cười nhạo chính mình khi nói những cô gái thì ngồi nghe rất lịch sự, còn các chàng trai thì kém lịch sự hơn, họ không thèm nghe hoặc thậm chí bỏ đi.


Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 04 Tháng Bảy, 2013, 09:55:42 am
Năm mươi?

Chính xác là năm mươi, por la libre. Phải mãi đến giai đoạn cuối cùng trong thời gian học đại học tôi mới bắt đầu học hành một cách nghiêm túc và chăm chỉ, và tôi tốt nghiệp cả ba chuyên ngành: Luật, Luật Ngoại giao và Khoa học Xã hội. Bất kỳ ai muốn theo học cả ba chuyên ngành cùng một lúc phải là người đã được trao học bổng. Đến lúc này những ý tưởng chính trị của tôi đã hình thành khá rõ ràng, nhưng tôi vẫn muốn nghiên cứu sâu hơn, củng cố thêm kiến thức của mình về kinh tế học, và tôi đã nghĩ đến chuyện tìm kiếm một học bổng để học cao hơn ở châu Âu, hoặc thậm chí là học ngay ở Mỹ. Khi tôi quyết định bắt tay vào học hành tử tế, tôi thường học liên tục mười lăm, mười sáu tiếng mỗi ngày, ngay cả khi ăn sáng, ăn trưa, ăn tối, tôi luôn có một cuốn sách trước mặt, đọc nghiến ngấu không khi nào ngơi nghỉ.

Cha ông ít nhiều là một người cánh hữu, toàn bộ quá trình giáo dục của ông được thực hiện trong những trường học tôn giáo mang đường hướng bảo thủ - vậy thì đến khi nào trong thời gian theo học đại học ông chợt nhận ra mình ủng hộ cánh tả?

Tôi kể lại bối cảnh của tình hình khi tôi vào đại học như thế nào. Phải nói là khi đó số lượng người cánh tả cực kỳ ít, chỉ là một con số hoàn toàn không đáng kể. Khi ấy, cả Trường Đại học Havana chỉ có vẻn vẹn 50 sinh viên chống Đế quốc hoạt động năng nổ trong tổng số 15.000 sinh viên đăng ký theo học - một con số quá khiêm tốn nếu chúng ta biết rằng cũng ở chính ngôi trường này, hai mươi năm trước còn là một lá cờ đầu trong phong trào đấu tranh thấm đẫm tinh thần cách mạng của Mella, và trước đó mười hai năm, ngôi trường đại học này còn là nơi mà, dưói tinh thần lãnh đạo của Đảng Cộng sản Cuba do Rubén Martinez Villena, các sinh viên đã tham gia nhiệt thành vào phong trào đình công cách mạng và các cuộc biểu tình trên đường phố góp phần dẫn đến sự sụp đổ của chế độ độc tài Machado. Hồi đó, chỉ có rất ít, cực ít là khác, sinh viên xuất thân từ giai cấp công nhân hoặc đến từ vùng nông thôn. Các môn học chính trị và đạo đức đều thu hút được sự chú ý của thanh niên, nhưng chưa đến mức kích động họ đứng lên đấu tranh nhằm mục tiêu thay đổi xã hội. Những sinh viên ủng hộ phong trào cánh tả khi đó nhìn tôi như một con vịt lạc đàn - họ vẫn xôn xao, “Con trai của một địa chủ giàu có, lại còn từng tốt nghiệp trường Colegio de Belén, chắc thằng này phải là kẻ phản động nhất trên thế giới”.

Trong những ngày đầu tiên vào đại học, cũng giống như hồi còn học trung học, tôi dành rất nhiều thời gian cho việc chơi thể thao, nhưng chỉ sau vài tuần đầu tiên của năm thứ nhất, tôi lại bắt đầu quan tâm đến hoạt động chính trị, và tôi đã có những bước đi đầu tiên theo hướng này, cho đến khi chỉ sau hai hay ba tháng gì đó, tôi đã hoàn toàn quên sạch về bóng rổ, bóng chày, bóng đá và tất cả những môn thể thao còn lại. Tôi dành trọn vẹn cuộc sống của mình cho chính trị. Tôi là ứng cử viên vào vị trí người đại diện cho cả lớp. Và cuối cùng tôi đã trúng cử: với 181 phiếu thuận, và chỉ có 33 phiếu chống.

Vậy là càng ngày tôi càng dành nhiều thời gian và tâm trí cho lĩnh vực mới mẻ này. Và càng gần đến ngày tổ chức bầu cử để chọn chức chủ tịch FEU (Federation Estudiantil Universitaria, Liên đoàn Sinh viên Đại học), tôi bắt đầu đấu tranh mạnh mẽ để phản đối ứng cử viên cho Chính phủ đề cử. Điều này gây ra cho tôi không biết bao nhiêu là nguy hiểm, bởi vì nó xâm phạm đến lợi ích của giới mafia đang lũng đoạn trong trường đại học, như tôi đã đề cập lúc đầu.

Ông có thể nói cụ thể là những nguy hiểm như thế nào không?

Có rất nhiều những mối đe dọa về tính mạng và áp lực về tinh thần thì cũng không hề nhỏ. Khi những cuộc bầu cử FEU gần như chỉ còn phụ thuộc vào chúng tôi, - vào thời điểm ấy tôi đang học năm thứ hai Trường Luật - giới mafia, vì nóng gáy trước sự cứng đầu của tôi, sau nhiều lần đã quyết định sử dụng những biện pháp mạnh tay hơn để răn đe: chúng đã cấm tôi vào trong trường đại học. Tôi không thể vào bất kỳ cơ sở nào trong trường.

Vậy ông đã làm gì?

Hừm, tôi chỉ còn biết khóc. Sự thật là thế đấy. Tôi ra bãi biển nằm suy nghĩ một mình, và ở giữa cái tuổi hai mươi ấy tôi đã phải úp mặt xuống cát mà khóc nức nở - nước mắt giàn giụa. Vấn đề cực kỳ phức tạp. Tôi đang phải một mình chống lại các thế lực hùng mạnh vượt trên mọi quy tắc và luật pháp. Chúng đều là những kẻ có vũ trang và sẵn sàng giết người không ghê tay; chúng lại còn có sự hậu thuẫn của bộ máy cảnh sát và chính quyền thối nát của Grau. Điều duy nhất kiềm chế chúng từ trước đến giờ là sự ủng hộ ngày càng tăng của đông đảo sinh viên đứng quanh tôi như một nguồn sức mạnh của lương tri. Từ trước tới nay chưa từng ai dám ngang nhiên đối đầu với chúng trong cái đế chế phong kiến đây bạo ngược mà chúng dựng lên trong trường đại học, và chúng sẽ không đời nào chấp nhận một sự thách thức hay kháng cự đối với quyền lực của mình. Ngoài ra cả lực lượng an ninh của trường cũng đứng về phía chúng. Tôi đang đứng trước nguy hiểm có thể bị ám sát bất kỳ lúc nào trong một âm mưu được làm ra vẻ như sự cạnh tranh quyền lại giữa các nhóm sinh viên trong trường. Tôi khóc, nhưng tôi vẫn quyết định quay lại - quay lại và sẵn sàng tiếp tục đấu tranh, mặc dù tôi ý thức rõ ràng rằng điều đó có thể đồng nghĩa với cái chết.

Một người bạn thân kiếm cho tôi khẩu súng, một khẩu súng ngắn hiệu Browning lắp được mười lăm viên đạn, giống như khẩu tôi vẫn đang sử dụng ngày nay. Tôi quyết tâm sẵn sàng đương đầu với chúng và không đời nào chấp nhận nỗi nhục nhã là bị cấm vào trường đại học. Và thế là bắt đầu cuộc đấu tranh vũ trang đầu tiên và cũng rất lạ lùng của tôi chống Chính phủ và những thế lực hủ bại trong nhà nước. Nhưng phải nói rằng cuộc đấu tranh đó không hề được thực hiện bằng vũ khí; thay vào đó nó được thể hiện qua những mối nguy hiểm ngoài sức tưởng tượng và những hành động thách thức đến ngang ngạnh. Hồi đó hầu như không mấy khi tôi mang theo khẩu súng ngắn trong người. Nếu mang súng tôi rất dễ bị cảnh sát bắt và đưa ra xét xử khẩn cấp - cảnh sát luôn theo dõi tôi rất sát sao và một khi bị bắt thì đừng hòng nói đến chuyện nộp tiền bảo lãnh. Với thủ đoạn đó, kẻ thù hoàn toàn có thể loại bỏ tôi một cách dễ dàng. Vì vậy có thể nói đây là ruột trong những giai đoạn khó khăn và nguy hiểm nhất trong đời tôi. Tôi quay lại trường đại học ngay ngày hôm đó cùng với năm thanh niên khác, họ là những thanh niên tình nguyện đi cùng với tôi đơn thuần là xuất phát từ lòng khâm phục cuộc đấu tranh đơn độc và liều lĩnh của tôi - tất cả đều được vũ trang giống tôi. Hành động đó đã làm tê liệt những kẻ âm mưu cấm tôi bước vào cổng trường đại học, nhưng tôi không được bảo đảm an toàn như thế được mãi. Suốt thời gian sau đó hầu như lúc nào tôi cũng chỉ có một mình, và hầu như chẳng mấy khi có mang vũ khí, cuối cùng là đến tận ngày 26 tháng 7 năm 1956... Suốt bảy năm liền, trong tất cả những hoạt động của mình trong cuộc đấu tranh dai dẳng này, tôi hầu như không mang vũ khí theo mình - trừ có lần tôi tham gia vào lực lưọng chống Trujillo và khi tôi đăng ký ủng hộ cuộc nổi dậy ở Bogota. Không biết bao nhiêu lần tôi đi cùng với một nhóm người ủng hộ xung quanh mà hoàn toàn không mang theo vũ khí - họ là phương thức bảo vệ duy nhất cho tôi. Kiên cường đấu tranh lên án Chính phủ, bất chấp mọi hiểm nguy và thách thức, chẳng khác nào một cây roi trong tay người thuần phục sư tử. Tôi được dạy rằng phẩm giá, đạo đức và chân lý là những thứ vũ khí vô địch. Nhưng kể từ ngày tôi bước chân xuống khỏi con tàu Granma, ngày 2 tháng 12 năm 1956, không bao giờ tôi đi đâu mà không mang theo vũ khí bên người.


Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 04 Tháng Bảy, 2013, 09:58:56 am
Nhưng hồi ấy ông đã biết sử dụng súng chưa? Nhờ đâu mà ông có kinh nghiệm sử dụng súng đạn?

Tôi bắn rất giỏi là khác. Tôi có kinh nghiệm sử dụng súng vì được sinh ra và lớn lên ở vùng nông thôn, và đã nhiều lần sử dụng súng trường ngay trong nhà mình, tất nhiên là chẳng ai cho phép tôi làm thế cả - có thể là một khẩu súng trường Winchester, một khẩu súng săn hiệu Browning để bắn chim, súng côn xoay, nói chung là súng nào cũng có.

Ông bắn súng thường xuyên chứ?

Hồi còn ở Birán tôi thường bịa ra chuyện là chim ó Butêo bắt gà. Thực ra cũng không hẳn do tôi bịa thế, mà nhiều người đều nói là chim ó Butêo ăn trứng và gà con. Gần nhà tôi có một cây cột khá cao, tôi nhớ là một cây cột ăng ten thì phải, và thỉnh thoảng lại có một con chim ó Butêo nào đó đậu trên đỉnh cột. Thỉnh thoảng tôi lại kiếm cớ vác súng ra ngoài, “để bảo vệ chuồng gà”, vì nhiều người nói chim ó là kẻ thù nguy hiểm của gà mái và gà con, nhưng sự thật không phải vậy. Thật ra chúng là một loài chim ăn xác chết, tức là chỉ dọn dẹp những cái xác thối rữa thôi - chủ yếu chúng chỉ xuất hiện khi có gia súc lớn bị chết.

Quả thật chúng là chim ăn xác chết; chúng không tấn công những động vật còn sống.

Ngay từ khi còn bé tôi đã suốt ngày lang thang khắp các ngõ ngách ở Birán với một khẩu súng. Trong nhà chúng tôi còn có cả những khẩu súng trường bán tự động chứa tới bốn viên trong băng, tức là nếu có sẵn một viên trong buồng đạn thì bạn có thể bắn liền năm phát trong vòng có hai giây. Chúng tôi còn có ba khẩu súng trường, một khẩu đã rất cũ kỹ và hoen rỉ, nhưng vẫn dùng tốt và có thể bắn được cả các loại đạn hiện đại - tên súng là Mausers thì phải. Ngoài ra còn có hai khẩu súng trường Winchester cỡ nòng 0,44, giống như những khẩu mà Buffalo Bill đã dùng, mỗi khẩu chứa được tới vài viên trong buồng đạn.

Nhưng có bao giờ ông phải dùng đến khẩu súng ngắn Browning ông mang vào trường đại học không?

Vào thời điếm đó thì không. Cuối cùng thì cuộc đấu tranh dữ dội xoay quanh chức Chủ tịch FEU quốc gia cũng được giải quyết ổn thỏa và phép màu là không hề có thương vong nào xảy ra, nhưng như tôi nói, những nguy hiểm và rủi ro mà tôi phải đối đầu vẫn không hề nhỏ chút nào. Đấy, trường đại học nơi tôi theo học năm 1945 là như vậy đấy. Với không biết bao nhiêu thăng trầm, chìm nổi, cùng những hoàn cảnh vô cùng khó khăn và ngặt nghèo mà tôi phải trải qua, cùng với đó là rất nhiều giai thoại khác. Nhưng đó là cả một câu chuyện dài. Còn trước mắt tôi kể như vậy là đủ rồi.

Tuy nhiên tôi cũng phải nói thêm rằng có nhiều thanh niên ưu tú, những người từng có quan hệ gắn bó rất mật thiết với giới lãnh đạo trong trường đại học và trở thành kẻ thù của tôi trong giai đoạn đó, về sau lại đứng vào hàng ngũ của Cách mạng - thậm chí một số người còn anh dũng hy sinh. Tôi hoàn toàn không còn oán trách hay giận dữ gì với họ vì bất kỳ lý do gì, thậm chí tôi còn vô cùng biết ơn vì tinh thần đoàn kết cao cả mà họ đã thể hiện sau này. Ngày nay trong những trường đại học của Cuba không còn các mâu thuẫn gay gắt như trước kia nữa, với số sinh viên theo học lên đến hơn một nửa triệu thanh niên tràn đầy nhiệt huyết và thấm nhuần tinh thần Chủ nghĩa xã hội trung kiên và đồng lòng chống chủ nghĩa đế quốc, sẵn sàng chiến đấu và hy sinh để bảo vệ Cách mạng, bảo vệ Tổ quốc. Đó quả là một món quà cực kỳ to lớn và tuyệt vời!

Và chính trong bối cảnh đó ông đã tham gia vào cuộc viễn chinh Cayo Confites chống lại Trujillo, nhà độc tài nước Cộng hòa Donimica? 1
 
Đúng vậy, vào tháng 6 năm 1947, khi mới hai mươi mốt tuổi, tôi đã gia nhập cuộc viễn chinh Cayo Confites để chống lại chế độ độc tài Trujillo, vì ngay từ năm đầu tiên, tôi đã được bầu vào chức Chủ tịch Ủy ban vì nền Dân chủ cho Dominica của FEU. Tôi còn được bầu là Chủ tịch Ủy ban vì nền Độc lập cho Puerto Rico. Tôi đảm nhiệm những trách nhiệm này một cách hết sức nghiêm túc. Chúng ta đang nói về giai đoạn năm 1947, và ngay từ hồi đó tôi đã ấp ủ ý tưởng về một cuộc chiến không chính quy. Trên cơ sở những kinh nghiệm của Cuba, cũng như qua nghiên cứu các cuộc chiến tranh giành độc lập và những công trình phân tích từ trước tới nay, tôi hoàn toàn tin tưởng rằng chúng ta có thể đánh bại một quân đội chính quy truyền thống bằng những phương pháp chiến tranh phi truyền thống hay có thể gọi là chiến tranh du kích. Ý tưởng của tôi là phát động một cuộc đấu tranh du kích trong vùng núi non hiểm trở của Cộng hòa Dominica, thay vì sử dụng một lực lượng ô hợp, không có kinh nghiệm chiến đấu lại được trang bị và huấn luyện kém, đối đầu với quân đội chính quy của Trujillo.

Khi chứng kiến những cảnh lộn xộn và bát nháo đầy rẫy trong đoàn viễn chinh Cayo Confites, tôi bèn lên kế hoạch di chuyển ngay vào vùng đồi núi khi đại đội của chúng tôi đặt chân lên Cộng hòa Dominica, vì ngay trong quá trình vượt biển tôi đã được chọn làm Đại đội trưởng. Cuộc viễn chinh Cayo Confites diễn ra năm 1947, còn cuộc tấn công vào trại lính ở Moncada diễn ra năm 1953, tức là sáu năm sau. Tôi đã hình thành ý tưởng rõ ràng về mô hình đấu tranh du kích, và cụ thể hóa ý tưởng đó trong vùng núi Sierra Maestra. Niềm tin của tôi vào Chiến tranh du kích hoàn toàn xuất phát từ bản năng tự nhiên - tôi sinh ra và lớn lên ở vùng quê, tôi biết rõ những khu vực đồi núi, và tôi nhận ngay ra rằng cuộc viễn chinh Cayo Confites là một thảm họa. Nó càng khẳng định quan điểm của tôi rằng anh không thể đối đầu trực diện với một đội quân chính quy ở Cuba hay ở Cộng hòa Dominica, vì đội quân đó có đủ cả không quân, hải quân, tóm lại là toàn bộ sức mạnh quân sự. Sẽ thật là ngu ngốc nếu không nhận thức rõ thực tế này.


----------------------------------------------------------
1. Farael Trujillo (1891-1961) là độc tài của nước Cộng hoà Doninica từ năm 1930 cho đến khi bị ám sát vào năm 1961; ông ta là đồng minh và là người phục tùng nước Mỹ. Năm 1946, ông ta ra lệnh ân xá cho những người cộng sản đang sống lưu vong, nhưng khi họ trở về thì lại bắt và xử tử, và điều này đã dẫn đến việc thực hiện âm mưu đảo chính Cayo Confties. Chế độ độc tài kéo dài của Trujillo là một trong những chế độ phản cách mạng, đàn áp nhất trong lịch sử của châu Mỹ La-tinh.


Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 04 Tháng Bảy, 2013, 10:37:17 am
Ông có mặt ở Bogota ngày 9 tháng 4 năm 1948, cái ngày mà Jorge Eliecer Gaitán, một Lãnh tụ chính trị cực kỳ nổi tiếng, bị ám sát. Ông đã sống qua một cuộc khởi nghĩa mà từ trước đến nay vẫn được chúng ta nhắc tới qua tên gọi sự kiện “Bogatazo” - tức là cuộc nổi dậy ở Bogota, có thể tạm dịch như vậy. Ông có thể kể lại trải nghiệm đó không?

Đó là một trải nghiệm có ý nghĩa chính trị vô cùng lớn lao. Gaitán tượng trưng cho hy vọng và sự phát triển của Colombia. Cái chết của ông đã châm ngòi cho một sự bùng nổ - một cuộc nổi dậy của nhân dân, khi nhân dân đứng lên giành công lý... Đám đông quần chúng nhân dân đã đứng lên cầm vũ khí, cảnh sát được huy động để đàn áp, cảnh phá hủy, hoang tàn khắp nơi, có hàng nghìn người chết... Tôi cũng tham gia với người dân; tôi chộp được một khẩu súng trường từ một đồn cảnh sát bị đám đông đạp đổ tan tành. Tôi đã chứng kiến toàn bộ khung cảnh dữ dội của một cuộc cách mạng hoàn toàn tự phát của quần chúng. Có lẽ tôi đã kể khá chi tiết về sự kiện này, ông có thể biết thêm về cuộc nổi dậy qua một cuốn sách của nhà sử học người Colombia Alape 1.

Nhưng tôi có thể khẳng định với ông rằng chính trải nghiệm đó đã giúp tôi nhận thức rõ ràng hơn rằng tôi phải đứng về phía lý tưởng của nhân dân. Nhưng Tư tưởng của Chủ nghĩa Mác còn mói chớm nở trong nhận thức của tôi hoàn toàn không liên quan gì đến hành vi của tôi khi ấy - đó hoàn toàn là một phản ứng mang tính tự phát, những thanh niên mang tư tưởng của Martin, chống Chủ nghĩa Đế quốc, chống Chủ nghĩa Thực dân, và ủng hộ nền Dân chủ.

Trong thời gian này, ngay trước đêm xảy ra vụ ám sát Gaitán, tôi đã ở Panama để gặp gỡ những sinh viên vừa là nạn nhân của một sự đàn áp dã man do các lực lượng của Mỹ chiếm đóng khu vực kênh đào gây ra - các sinh viên này đã bị đàn áp bằng súng máy khi họ đang biểu tình đòi thu hồi lại kênh đào. Rất nhiều người chết và bị thương. Tôi còn nhớ một con phố mà chúng tôi đã tuần hành qua, hai bên toàn là những quán rượu, một nhà thổ khổng lồ, dài hàng km. Thậm chí có nhiều thanh niên trẻ phải nhập viện vì trúng đạn, một người bị liệt cả người vì bị đạn bắn trúng cột sống - tôi đã đến thăm cậu ta, lòng tràn ngập niềm khâm phục dành cho những thanh niên quả cảm và anh hùng đó.

Trước đó, tôi đã từng đi qua Venezuela - khi ấy Rómulo Betancourt đang là Tổng thống, ông ta là Chủ tịch Đảng Hành động Dân chủ. Khi ấy ông ta chưa phải là con người như sau này. Cuộc Cách mạng ở Venezuela 2  đã khơi dậy sự ủng hộ và đồng cảm của người dân Cuba. Khi đó Carlos Andres Perez vẫn còn là một thanh niên trẻ tuổi đang làm việc cho tờ báo chính thức của Đảng cầm quyền. Rómulo Gallegos 3, một người khiêm tốn và trung thực, đồng thời cũng một Lãnh tụ chính trị, một nhà văn tên tuổi, mới được bầu làm Tống thống Venezuela. Cho đến ngay trước thời điểm đó, tôi vẫn còn đang tham gia cuộc viễn chinh chống chế độ độc tài Trujillo, một phong trào đấu tranh nhận được sử ủng hộ to lớn từ các lượng lượng tiến bộ khắp Trung Mỹ và vùng Caribe, trong đó tất nhiên phải nhắc đến Đảng Hành động Dân chủ của Betancourt. Năm đó Tổng thống Chavez còn chưa chào đời.

Tại Colombia, Gaitán đã thống nhất được những người mang tư tưởng tự do, ông có ảnh hưởng vô cùng to lớn trong các trường đại học. Chúng tôi tiếp xúc với các sinh viên, và thậm chí chúng tôi còn gặp trực tiếp ông ấy, Gaitán, chúng tôi đã gặp ông, và ông quyết định ủng hộ Đại hội Sinh viên châu Mỹ latinh mà chúng tôi đang ấp ủ kế hoạch tổ chức, ông muốn được là người phát biểu khai mạc đại hội này. Những nỗ lực của chúng tôi đã gặp nhau, mặc dù hoàn toàn là do tình cờ, qua việc thành lập lên OAS (Tổ chức các Quốc gia châu Mỹ) tại Bogota.

Tôi còn nhớ là khi chúng tôi có mặt ở Bogota để tìm cách tổ chức một Liên đoàn Sinh viên châu Mỹ Latinh thống nhất, bên cạnh nhiều công việc khác, chúng tôi còn tuần hành ủng hộ những người Argentina trong cuộc đấu tranh giành chủ quyền ở quần đảo Malvinas 4, cũng như kêu gọi trao trả độc lập cho Puerto Rico, đấu tranh lật đổ chế độ độc tài của Trujillo, trao trả kênh đào Panama, và đòi các nước châu Âu phải trao trả chủ quyền cho các thuộc địa ở Tây bán cầu. Tất cả đều nằm trong chương trình mà chúng tôi đã vạch ra - một Chương trình hành động chống Chủ nghĩa Đế quốc, chống chế độ độc tài.


---------------------------------------------------------
1. Tháng 9 năm 1981, Castro có cuộc phỏng vấn dài với nhà báo người Colombia, Arturo Alape về kinh nghiệm của Castro trong “Bogotazo”. Xem El Bogotazo: Memorias del olvido, Havana: Casa de las Americas, 1983.

2. Ngày 18 tháng 10 năm 1945, một cuộc đảo chính ở Venezuela diễn ra lật đổ Tổng thống độc tài Isaias Medina Angarita và một Ban lãnh đạo cách mạng được thành lập; Ban này do Romulo Betancourt đứng đầu cho đến ngày 15 tháng 2 năm 1948 khi Romulo Gallegos, chiến thắng trong cuộc bầu cử vào tháng 12 năm 1947 lên nắm chức Tổng thống. Giai đoạn cách mạng đó chỉ kéo dài đến ngày 24 tháng 11 năm 1948 khi một cuộc đảo chính khác lại nổ ra lật đổ Gallegos.

3. Romulo Gallegos (1844-1969) là một chính khách đồng thời là nhà văn với những tác phẩm như Dona Barbara (1929) và Canaima (1935).

4. Tức quần đảo Falkland Islands.



Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 04 Tháng Bảy, 2013, 10:42:32 am
Khi cuộc đảo chính của Batista diễn ra, ngày 10 tháng 3 năm 1952, ông có nghĩ rằng trải qua những cuộc đấu tranh trong trường đại học, kinh nghiệm khi tham gia cuộc viễn chinh Cayo Confites, trải nghiệm trong cuộc nổi dậy “Bogotazo”, cộng với những hoạt động mà ông đã tham gia trong bộ máy lãnh đạo của Đảng Chính thống, ông có thể đã hình thành được cho mình nhũng viên gạch cơ bản của một Học thuyết Xã hội, một Học thuyết về cách giành chính quyền?

Vào khi đó, tôi đã đọc rất nhiều cuốn sách được xuất bản về các cuộc Chiến tranh giành độc lập ở Cuba. Khi vào đại học, tôi càng có cơ hội tiếp xúc gần gũi hơn với những tư tưởng và học thuyết kinh tế chính trị và chỉ sau một thời gian ngắn, với những bài luận mà tôi được giao thực hiện qua những khóa học này, tôi đã nhận thực rõ về bản chất và sự vô lý của hệ thống Tư bản Chủ nghĩa.

Sau này, tôi bắt đầu tìm hiểu những tác phẩm kinh điển của chủ nghĩa Mác, như tôi đã kể. Lúc này tôi đã tham gia vào các hoạt động chính trị, nhưng trong năm đầu tiên ở trường đại học tôi chưa thực sự nghiên cứu sâu lắm về môn học mang tên “kinh tế chính trị” - thậm chí tôi còn chưa phải thi hay kiểm tra môn này lần nào. Tôi cũng đã kể rồi đấy, phụ trách giảng dạy môn này là một vị giáo sư cực kỳ khó tính và nghiêm khắc. Tập giáo trình dầy gần 1000 trang in rônêô của ông ấy người khác nhìn vào phải hoa mắt. Khi tôi bắt tay vào nghiên cứu môn học ngày một cách nghiêm túc, tôi bắt đầu tiếp xúc với các học thuyết về luật giá trị và giá trị thặng dư cũng như rất nhiều cách diễn giải về chúng. Đó là thứ kinh tế chính trị được dạy cho con cái của giới tư sản và địa chủ chúng tôi. Và chính từ đây tôi bắt đầu hoài nghi về tính đúng đắn của hệ thống này.

Về sau tôi đã tự mình rút ra kết luận rằng hệ thống kinh tế tư bản chủ nghĩa là hết sức phi lý. Và ngay từ trước khi tiếp xúc với những trước tác kinh điển của Chủ nghĩa Mác-Lênin, tôi đã là một người Cộng sản không tưởng. Có thể nói một người Cộng sản không tưởng là nhìn thấy những điều xấu xa trong xã hội, như nghèo đói và bất công, thấy được mối mâu thuẫn không thể dung hòa giữa xã hội hiện tại và phát triển, nhưng những ý tưởng cải cách xã hội của anh ta lại xa rời thực tế và không được xây dựng trên cơ sở khoa học hay lịch sử. Và tôi còn có một bộ quy tắc đạo đức mà tôi tự xây dựng cho mình; cần khẳng định rằng những giá trị đạo đức đó cơ bản đều chịu ảnh hưởng từ nhân cách và tấm gương của Marti.

Tôi được hỗ trợ rất nhiều từ cuộc sống của mình, từ cách sống mà tôi lựa chọn, và cách tôi nhìn nhận, đánh giá cuộc sống quanh mình. Trong khi mọi người thi nhau nói về “khủng hoảng thừa” và “khủng hoảng thất nghiệp” cùng những vấn đề khác, dần dần tôi nhận ra rằng hệ thống này có rất nhiều khiếm khuyết không thể khắc phục. Những khóa học về Lịch sử các Học thuyết Xã hội và Pháp chế Lao động, theo các giáo trình được viết hoặc biên soạn bởi những học giả chịu sự ảnh hưởng của phong trào cánh Tả 1, đã giúp tôi hiểu biết sâu sắc hơn về những vấn đề này.

Như tôi đã kể, một trong những tác phẩm đầu tiên của Mác mà tôi nghiên cứu là Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản. Tác phẩm ngắn này đã có ảnh hưởng vô cùng to lớn đối với tôi. Tôi bắt đầu nhìn thấy và hiểu ra rất nhiều điều, bởi vì tôi sinh và lớn lên trong một latifundios rộng mênh mông, bao quanh đó là những latifundios khác rộng không kém, nên tôi hiểu rõ cuộc sống của những người lao động cùng khổ là như thế nào. Tôi đã trải nghiệm thực tế thế nào là Chủ nghĩa Đế quốc, là sự thống trị và chi phối của một chính phủ này với một Chính phủ thối nát và phản động khác. Đảng Chính thống đấu tranh chống tất cả những tàn dư tham nhũng và xấu xa đó. Nhưng ngay từ đầu tôi đã đứng về phe Tả trong Đảng này.

Và từ đó trở đi, tôi bắt đầu nghiến ngấu nghiên cứu các tác phẩm của Mác, càng đọc tôi càng thấy hấp dẫn hơn. Trong lòng tôi, những tình cảm về công lý và những giá trị cao cả khác đã bén rễ rất sâu. Tôi có một niềm căm thù thâm căn cố đế đối với mọi sự bất công và bạo lực. Có thể nói tôi thấy mình đã bị Học thuyết và các tác phẩm của Mác chinh phục hoàn toàn. Dường như tôi đã tự mình đạt được một sự giác ngộ tinh thần về mặt nhận thức chính trị. Có lần tôi đã phát biểu ở đâu đó rằng nếu như chàng Ulysses bị mê hoặc bởi những bài hát du dương của cấc nàng tiên cá, thì tôi cũng bị mê hoặc hoàn toàn bởi những luận điểm đấu tranh đầy tính khoa học và chân lý của Mác. Trước đó tôi đã hình thành những quan điểm mang tính không tưởng và ngây thơ, nhưng một khi đã nghiên cứu Mác, tôi thấy mình đã có nền tảng khoa học vững vàng.

Chủ nghĩa Mác đã dạy tôi cách phân tích và nhận diện bản chất xã hội. Trước đó tôi chẳng khác gì một người mù loay hoay trong khu rừng rậm, không biết đâu là hướng nam hướng bắc cả. Nếu như cuối cùng anh vẫn không thực sự hiểu được bản chất của lịch sử cuộc đấu tranh giai cấp, hoặc ít nhất có được nhận thức rõ ràng rằng xã hội bị phân chia giữa người giàu và người nghèo, giữa người bóc lột và người bị bóc lột, thì anh cũng chẳng khác gì người bị lạc giữa rừng, chẳng biết gì hết.

Trong xã hội mà ông sống khi đó, chắc không có mấy người suy nghĩ giống ông...

Có lẽ đối với nhiều người thì cái xã hội thời đó là điều tự nhiên nhất trên đời, giống như gia đình nơi anh sinh ra và thành phố nơi anh sống. Việc đó nghĩ cũng là bình thường - những thói quen thâm căn cố đế. Suốt cuộc đời chúng ta vẫn quen nghe những chuyện như, “Ông X, ông Y vừa mua một con ngựa mới; ông A, ông B có một bohío 2; và ông này, ông kia vừa mua một đồn điền rộng mênh mông cùng tất cả mọi sản vật trên đó”, tất cả những chuyện đó đều không có gì là lạ. Vì ý thức sở hữu đã trở nên quá phổ biến, tồn tại trong tất cả mọi lĩnh vực của đòi sống xã hội, thậm chí đối với cả con cái của mỗi người. Ý tôi là người ta vẫn nói, con trai của ông X, ông Y, vợ của ông này, ông kia, tất cả đều phải thuộc về một ai đó. Khái niệm sở hữu áp dụng cho tất cả mọi thứ - một con ngựa, chiếc xe tải, trang trại, nhà máy, trường học - tất nhiên là trừ những tài sản công.

Mỗi công dân được sinh ra trong xã hội tư bản đều ngay lập tức bị đắm chìm trong lối suy nghĩ sở hữu. Đối với anh ta, tất cả đều là vật sở hữu, của người này hay người khác, một đôi giày, con cái của anh ta, vợ của anh ta, cũng giống như việc nhà máy này thuộc về ông X, ông Y nào đó với một người quản lý chuyên ban ơn bằng cách bố thí cho anh một công việc nhỏ nào đó, thỉnh thoảng lại vỗ về, an ủi những người dân khốn khổ, nghèo đói và ngu dốt vì không biết đọc, biết viết. Phải nói rằng những nhà tư bản đặc biệt tài giỏi trong việc khai thác môn tâm lý học để thu phục tình cảm của người khác, trong những người Xã hội Chủ nghĩa không mấy khi dùng đến thủ đoạn này. Một nhà quản lý Xã .hội Chủ nghĩa, một nhà điều hành Xã hội Chủ nghĩa coi việc làm việc chăm chỉ, hoàn thành, tốt công việc, là nhiệm vụ của người công nhân, trong khi nhà tư bản biết rằng người công nhân sản xuất ra giá trị thặng dư. Nhiều khi trong thâm tâm nhà tư bản cũng hoàn toàn không ý thức được giá trị thặng dư là gì. Nên anh ta thấy tất cả đều hết sức tự nhiên và bình thường - anh ta tổ chức bộ máy nhân sự, tích lũy một khoản vốn, thành lập một doanh nghiệp, lầm giàu, và cứ thế ngày một ngày lại giàu hơn.

Tôi muốn nói là hồi đó người dân phải sống trong cảnh phục tùng và thua thiệt, chấp nhận tình cảnh thua thiệt và hèn kém của mình đến nỗi mà họ chỉ còn biết trông chờ, với tất cả niềm tin tưởng và lòng ngưỡng mộ, vào một trong những chính trị gia nào đó, chỉ vì họ biết rằng ông ta là người giàu nhất, và cũng là kẻ thối nát nhất, trên thế giới!

Phải mãi đến khi tôi bắt đầu tự hình thành những Học thuyết của riêng mình về xã hội - đó là giai đoạn tôi chuyên tâm vào nghiên cứu kinh tế chính trị - tôi mới biết rằng có một người tên là Các Mác, và có học thuyết được gọi là Chủ nghĩa Xã hội, và rồi có những người theo đường lối Mác-xít, về Chủ nghĩa Cộng sản, và những người không tưởng. Đó cũng là khi tôi nhận ra rằng tôi cũng là một người theo Chủ nghĩa Xã hội không tưởng, ông thấy không?



---------------------------------------------------------
1. Khoá học về lịch sử các học thuyết xã hội do Raul Roa Garcia trình bày, phần nội dung cũng do ông viết. Roa (1907-1982) là nhà trí thức và nhà văn có liên quan mật thiết với phong trào sinh viên nổi dậy chống Machado. Trong thời kỳ độc tài Batista, ông buộc phải rời khỏi Cuba. Trong rất nhiều năm, Roa là Bộ trưởng Ngoại giao của Chính phủ Cách mạng, và ở vị trí đó, ông nổi tiếng với biệt danh “Bộ trưởng danh giá” vì ông bảo vệ nhiệt thành chính sách đối ngoại của Cuba. Nội dung Luật lao động, cũng là một phần trong chương trình giảng dạy ở trường luật được viết bởi Aureliano Sanchez Arango, Bộ trưởng Giáo dục dưới thời Chính phủ của Prio Socarras sau đó bị lật đổ bởi Chibas. (Chú thích của Biên tập viên Cuba).

2.   Bohio nhìn chung là một kiểu nhà làm bằng gỗ, tường trát đất và mái lợp bằng lá cọ, là kiểu nhà đặc trưng của ngưòi nông dân nghèo Cuba cho đến hồi giữa thế kỷ trước.


Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 04 Tháng Bảy, 2013, 10:50:18 am
Ông có nghĩ rằng chính trong giai đoạn nhũng ngày tháng học tập và tìm hiểu về chính trị kết thúc là khi ông đã có đủ kiến thức cũng như những hành trang cần thiết để bắt đầu một cuộc sống hoạt động chính trị thực thụ?

Phải nói là tôi đã tiến bộ rất nhiều so với ngày đầu tiên tôi vào đại học vài năm trước đó, nhưng ngay cả sau khi tốt nghiệp vẫn còn nhiều điều cần học hỏi - thậm chí ngay bây giờ cũng vậy.

Tôi đã học được những điều tinh túy gì từ các nhà Tư tưởng Cách mạng vĩ đại ư? Nếu từ Marti thì đó là cảm hứng và lòng nhiệt huyết, là tấm gương xả thân vì lý tưởng của ông cũng như nhiều phẩm chất khác, nhưng quan trọng nhất là đạo đức, trên tất cả là đạo đức. Có một câu ông nói mà mãi mãi tôi không bao giờ quên được - “Tất cả vinh quang trên thế gian cũng chỉ nằm gọn trong một hạt ngô!” - tôi thấy cách diễn giải như vậy đẹp đến ngỡ ngàng, vượt trên mọi sự phù phiếm và giả tạo cũng như tham vọng điên cuồng của con người, như một lời cảnh tỉnh đối với bả hư danh mà tất cả những người cách mạng như chúng tôi lúc nào cũng phải cảnh giác. Với những giá trị đạo đức đó tôi chẳng khác nào người chết đuối vớ được cọc. Đạo đức, những giá trị chi phối hành vi của mỗi con người, là điều tinh túy nhất, quan trọng nhất, một kho báu vô giá.

Từ Mác, tôi nhận được cơ sở đánh giá và phân tích về xã hội loài người; nếu không, một người chưa từng đọc những lý giải và phân tích của ông hoặc chưa được giảng giải, sẽ chẳng khác gì bị quẳng giữa một khu rừng rậm rạp lúc đêm đen, hoàn toàn không biết gì về phương hướng, đông, tây, nam, bắc. Mác cho chúng ta biết xã hội là gì và lịch sử phát triển của xã hội. Nếu không có Mác, chúng ta không thể có cơ sở lý luận để diễn giải và phân tích các sự kiện lịch sử - những quy luật phát triển và vận động của xã hội cùng xu hướng trong tương lai của một nhân loại đang còn trong giai đoạn tiến hóa và hoàn thiện.

Ông và tôi cũng như hầu hết mọi người trên thế giới đều lo lắng trước những Học thuyết và Tư tưởng về toàn cầu hóa tân tự do đang hết sức thịnh hành hiện nay, còn đối với một người sống trong thời thực dân thì có lẽ ông ta sẽ phải chết khiếp với những tư tưởng này; ngay cả Marti chắc cũng phải choáng váng, trong cái thời Cuba còn là thuộc địa của Tây Ban Nha; nói chung chỉ cần ba mươi năm trước đây thôi chắc con người ta sẽ phải bàng hoàng vì chúng. Có quá nhiều biến cố to lớn, và nhận thức của con người ta cứ thế dầy dặn cũng như từng trải hơn. Cả lịch sử loài người cũng không ngừng biến đổi...

Và ngay chính lịch sử bản thân ông nữa chứ?

Tôi đã nói với ông rằng một yếu tố có vai trò vô cùng to lớn là tôi sinh ra và lớn lên ở vùng nông thôn, và tôi là con trai chứ không phải cháu nội của một đại địa chủ sở hữu rất nhiều đất đai. Tôi đã sống và trải qua mọi khía cạnh của cuộc sống, vì vậy tôi đã trở nên quen thuộc với tất cả từ trước khi tôi đọc Mác, bởi vì tôi đã tận mắt chứng kiến cuộc sống trong những latifundios đó là như thế nào. Phải công nhận rằng latifundios của cha tôi có lẽ là đồn điền nhân đạo nhất, tôi nói vậy không phải vì đó là cha tôi. Lúc nào ông cũng có mặt bên người làm của mình, ông nói chuyện và chia sẻ với họ, ông thấu hiểu những gì họ phải chịu đựng mỗi khi họ đến cầu xin ông điều gì đó, mong được ông giúp đỡ, ban ơn - và bao giờ ông cũng nhanh chóng đưa ra quyết định cần thiết.

Ở Birán còn nhiều latifundios khác thuộc sở hữu của các Công ty Mỹ, trong khi các cổ đông toàn sống ở New York, còn ở đây (tức là ở Cuba, và cụ thể là trên các đồn điền), chỉ có người quản lý và đốc công, những người không hề có đủ thẩm quyền hay khả năng để giúp đỡ người khác. Họ chỉ có một khoản, ngân sách nhất định và bắt buộc phải chi tiêu trong khoản đó. Che Guevara đã nghiên cứu và tìm tòi rất nhiều tài liệu, về cách thức những đồn điền khổng lồ thuộc các công ty lớn được quản lý và điều hành như thế nào - tôi biết là ông rất quan tâm đến Che - anh ấy đã nghiên cứu và nghiệm ra rằng: “Hoàn toàn không có một xu nào dành cho việc giúp đỡ bất kỳ ai cả”. Cha tôi - tôi đã kể với ông là mặc dù cha tôi sở hữu bao nhiêu đất đai -   nhưng lúc nào ông cũng ở trên cánh đồng; ông thường xuyên ra ngoài và gặp gỡ người làm thuê cho mình; nếu không thì họ lại đến gặp ông, xung quanh cha tôi không bao giờ có vệ sĩ hay bất kỳ phụ tá hoặc thư ký nào đi cùng ông tới chỗ này, chỗ kia; bao giờ ông cũng ra ngoài một mình, tự ông đi, ông thường cưõi ngựa hàng cây số mỗi ngày, và thế là người làm có thể gặp ông rất dễ dàng. Trong khi đó, họ hoàn toàn không có điều kiện tiếp cận Chủ tịch của một công ty như Công ty Hoa quả Mỹ hoặc những công ty khác ở New York, đó là lý do tại sao tôi khẳng định rằng ở đồn điền của bố tôi thể hiện tính nhân văn nhiều hơn. Tôi đã chứng kiến tất cả những điều đó ớ Birán và chúng đã giúp tôi rất nhiều - có thể coi đó là những nguyên liệu thô giúp tôi hình thành nên quan điểm sống giúp đỡ những người cùng khổ và tay trắng.

Tôi cũng đã kể với ông rằng nhiều lúc tôi cũng bị bỏ đói khát; tôi đã kể cho ông nghe rất nhiều chuyện, những gì tôi đã trải qua. Hồi đó tất cả thật dễ dàng cho tôi hiểu một điều rằng chúng tôi sống trong một xã hội tràn ngập những bất công và áp bức.

Vậy khi nào thì ông quyết định chuyển từ lý thuyết sang hành động?

Cần nhớ là tôi đã gần như trở thành một người Cộng sản quốc tế; tôi đã từng ở Bogota năm 1948, tôi tham gia cùng những sinh viên ở đó. Chúng tôi có hẳn một Chương trình hành động, trong đó bàn đến rất nhiều mục tiêu đấu tranh, có thể kể ra đây như cuộc đấu tranh đòi lại chủ quyền quần đảo Malvinas cho Argentina, đòi Mỹ trao trả kênh đào Panama. Tôi từng tham gia cuộc viễn chinh Cayo Confites và nhiều sứ mệnh quan trọng khác. Nhưng quan trọng hơn hết là cho đến ngày 10 tháng 3 năm 1952, ngày Batista tiến hành đảo chính, tôi đã hoàn toàn trở thành một người Mác xít-Lêninít từ trước đó nhiều năm. Tôi nói như vậy vì những giá trị to lớn mà tôi thu lượm và tích lũy được từ đó, vì những gì tôi học được trong suốt những năm theo học ở trường đại học. Nếu không có những bài học cực kỳ quý giá đó, chắc chắn tôi đã không thể nào đảm nhiệm được bất kỳ vai trò nào.

Nếu như Christopher Columbus không có kim chỉ nam, chắc chắn ông ấy cũng không thể đi đâu xa và phát hiện ra châu Mỹ. Nhưng điều quan trọng là chúng ta đã có kim chỉ nam. Bản thân tôi cũng có một chiếc kim chỉ nam mà tôi tìm thấy trong Học thuyết của Mác và Lênin. Và còn phải nhắc đến những giá trị đạo đức - tôi xin nhấn mạnh lại một lần nữa - mà tôi tìm thấy ở Marti. Tất nhiên là những yếu tố khác cũng có vai trò nhất định - hồi còn thanh niên tôi rất say mê các môn thể thao nói chung và đặc biệt là môn leo núi nói riêng. Mọi điều kiện hoàn cảnh đều ít nhiều có dấu ấn trong cuộc đời mỗi con người; cuộc đời đã giúp tôi rất nhiều.

Khi cuộc đảo chính năm 1952 của Batista diễn ra, tôi đã hình thành sẵn cho mình một kế hoạch trong tương lai. Tôi đã quyết tâm phát động một cuộc đấu tranh cách mạng và tổ chức một cuộc nổi dậy sâu rộng. Từ giây phút đó trở đi, tôi hình thành ý niệm rất rõ ràng về cuộc đấu tranh phía trước và những tư tưởng cách mạng nền tảng tạo cơ sở cho cuộc đấu tranh đó, những ý tưởng mà tôi đã trình bày trong Lịch sử sẽ bào chữa cho tôi 1. Tôi tự ý thức được rằng một cuộc đảo chính cách mạng giành chính quyền là hết sức cần thiết. Tất cả đều bắt nguồn từ những gì sắp xảy ra sau cuộc Tổng tuyển cử ngày 1 tháng 6 năm ấy. Vẫn sẽ không có gì thay đổi cả. Vẫn sẽ là nỗi thất vọng và vỡ mộng của đông đảo quần chúng nhân dân ở mọi tầng lớp. Lúc bấy giờ tôi nhận ra một điều rõ ràng rằng không được phép quay lại, quay lại những con đường mà chúng tôi vẫn mù quáng đi theo để rồi lại sa vào ngõ cụt không lối thoát.


----------------------------------------------------------
1.  Sau vụ tấn công vào trại lính Moncada ngày 26 tháng 7 năm 1953, Castro bị bắt và bị xét xử. Ông tự làm luật sư bảo vệ cho mình, và bài nói ngắn của ông chẳng bao lâu đã trở nên nổi tiếng với tiêu đề “Lịch sử sẽ bào chữa cho tôi”. (Bản tiếng Anh đầy đủ đó là: Lịch sử sẽ bào chữa cho tôi: Bài nói bào chữa trong vụ xét xử tấn công trại lính Moncada, Santiago de Cuba, 16 tháng 10 năm 1953, Luân Đôn: Jonathan Cape, 1967). Bài nói này từng được dùng làm bằng chứng chống lại Batista và những tội ác của ông ta, một lập luận có tính triết lý, pháp lý và đạo đức bảo vệ tính chính nghĩa của cuộc đấu tranh chống lại ché độ độc tài Batista, và giải thích cho cương lĩnh của Castro về việc thay đổi căn bản nền kinh tế và xã hội Cuba, (xem thêm chương 6).


Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 05 Tháng Bảy, 2013, 10:44:16 am
4

TẤN CÔNG TRẠI LÍNH MONCADA


Quá trình chuẩn bị - Con người
- Vũ khí - Chiến luợc - Trang trại ở Siboney
- Tấn công - Rút lui


Ông quyết định tấn công trại lính Moncada vào thời điểm nào?

Khi đó tôi đã nghi ngờ - qua nhiều dấu hiệu - là Batista đang âm mưu tiến hành đảo chính: Tôi báo cáo lại những điều nghi ngờ của mình cho lãnh đạo Đảng Chính thống và họ hỏi những người mà họ tin cậy để kiểm chứng lại thông tin. Đúng là những người có cho kiểm tra, nhưng rồi họ quay lại và báo lên Ban lãnh đạo, mà tôi không phải là thành viên, rằng hoàn toàn không có mối nguy hiểm nào, tất cả đều yên tĩnh. Chuyện này tôi đã kể với ông rồi.

Còn chúng tôi quyết định tấn công trại lính Moncada vào thời điểm nào ư? Khi chúng tôi đã tin chắc rằng sẽ không có ai làm bất kỳ điều gì hết, và chắc chắn sẽ không có cuộc đấu tranh nào chống lại Batista, và đa số trong rất nhiều các nhóm chính trị khi đó - thật ra trong đó có nhiều người đồng thời là thành viên của các nhóm khác nhau - đều không được chuẩn bị, thiếu tổ chức, không đủ khả năng thực hiện cuộc đấu tranh vũ trang mà tôi đang kỳ vọng.

Ví dụ như trường hợp một Giáo sư Đại học, Rafael García Barcena đã đến nói chuyện với tôi, vì ông ấy muốn đánh chiếm căn cứ quân sự Columbia ở Havana, một trong những thành lũy quan trọng nhất của chế độ độc tài Batista, ông ấy bảo tôi, “Tôi có rất nhiều người bên trong căn cứ đó sẵn sàng làm nội ứng để yểm trợ chúng ta”.

“Ông muốn chiếm Columbia”, tôi nói, “và những người đó sẽ chuẩn bị sẵn cho ông đúng không? Nếu vậy thì đừng liên hệ với bất kỳ ai nữa - chúng tôi có đủ lực lượng cần thiết và chúng tôi có thể giữ bí mật tuyệt đối chuyện này”. Vậy mà cuối cùng ông ta lại làm ngược lại! Ông ta liên hệ tiếp với khoảng hai chục tổ chức khác, và chỉ trong vòng vài ngày sau, cả Havana, và đương nhiên là cả quân đội nữa, đều biết kế hoạch của vị Giáo sư này - một người tốt, đầy nhiệt huyết, ông ta từng giảng bài cho quan chức quân sự cấp cao của Chính phủ Batista. Barcena là một trong những Giáo sư có hợp đồng bồi dưỡng kiến thức cho sĩ quan quân đội Chính phủ. Chắc ông cũng có thể hình dung ra kết cục là tất cả những người can dự đều bị tống vào tù, kể cả vị Giáo sư đó.

Nhưng ngay từ trước khi diễn ra cái kết cục không thể khác đó, tức là vài tuần sau khi tôi nói chuyện với Barcena, sau khi chúng tôi đã phát hiện ra rằng bây giờ hóa ra ai cũng biết đến kế hoạch tấn công căn cứ Columbia, chúng tôi đã quyết định hành động ngay, bằng chính lực lượng hiện có của mình, đông hơn về số lượng, lại được huấn luyện bài bản và có tinh thần kỷ luật hơn các nhóm khác. Thật đau đớn khi nói vậy, nhưng đó là sự thật. Trong số những nhóm kia, nếu nói đến một nhóm hoạt động nghiêm túc và mạnh mẽ nhất thì đó là Liên đoàn Sinh viên Đại học, FEU. Nhưng khi ấy những trang huy hoàng nhất trong lịch sử đấu tranh của FEU, dưới sự lãnh đạo của Jose Antonio Echeverría  , người vừa mới vào Trường đại học và tham gia vào Tổng bộ lãnh đạo Cách mạng, do chính anh ấy thành lập nên năm 1956, vấn còn chưa được viết lên.

Chúng tôi đã phân tích kỹ lưỡng tình hình và lên kế hoạch chi tiết. Chúng tôi chọn Santiago de Cuba làm nơi bắt đầu cuộc đấu tranh.

Tôi không bao giờ nói chuyện và Barcena nữa. Một hôm trên đường lái xe từ Santiago quay về, tôi đang nghe đài thì biết được tin ông ấy và một vài nhóm dân sự khác đã bị bắt ngay trên những góc phố gần căn cứ quân sự Columbia.

Ông đã làm cách não để tập hợp được các nhóm vũ trang chuẩn bị tấn công trại lính Moncada?

Trước đó tôi đã nghiên cứu và thục luyện nhiều về nghệ thuật hùng biện và lôi cuốn người khác - vì tôi đã nhận thức rất rõ ràng về phương thức tiến hành cách mạng - hơn nữa, tôi cũng có thói quen tìm hiểu và nghiên cứu trực tiếp từng thành viên tình nguyện tham gia, từ đó xác định rõ động cơ của người này để bảo đảm rằng anh ta hiểu rõ những quy định và kỷ luật của tổ chức, giải thích cho anh ta nắm chắc các mục tiêu và nguyên tắc hoạt động của chúng tôi, nói chung là giải thích trong khuôn khổ khả năng và chức trách của tôi. Nếu không có cách tiếp cận như vậy, chắc chắn chúng tôi không thể nào hình thành lên kế hoạch tấn công vào trại lính Moncada. Trên cơ sở nào à? Trước hết phải xác định rõ anh có những lực lưọng như thế nào? Những người trực tiếp tham gia chiến đấu của anh là ai? Động cơ của họ là gì, lý lịch gia đình và bản thân họ, và quan trọng nhất là số lượng cụ thể là bao nhiêu? Nếu như anh không thể trông cậy vào giai cấp công nhân, những người campesinos, những người dưới đáy xã hội, những người cùng khổ và nghèo đói, trong một đất nước bị bóc lột tàn tệ, thì tất cả sẽ chẳng còn ý nghĩa gì hết. Ở Cuba khi ấy hoàn toàn chưa có ý thức về giai cấp, trừ các thành viên của Đảng Xã hội Chủ nghĩa bình dân, vốn là những người được giáo dục khá bài bản về mặt chính trị; tuy nhiên cũng vẫn có khoảng cách rõ rệt về giai cấp. Tôi muốn nhắc đến Mella, một lãnh đạo sinh viên trẻ tuổi và năng nổ, ông ấy đã cùng với một người cựu chiến binh từ thời Chiến tranh Độc lập sáng lập lên Đảng Cộng sản Cuba năm 1925. Tôi đã đề cập đến ông ấy nhiều lần. Nhưng đến năm 1952 thì Đảng này đã bị cô lập về mặt chính trị - hãy hình dung xem, đó là thời kỳ ác liệt nhất của Chủ nghĩa bài Cộng sản McCarthy và Cuba đang chịu ảnh hưởng nặng nề của chiến dịch tuyên truyền tàn bạo do Chủ nghĩa Đế quốc phát động, với tất cả những nguồn lực hùng hậu nhất đều được đưa ra sử dụng, sẵn sàng đả kích và bài xích bất kỳ thứ gì có hơi hướng Cộng sản. Khi ấy hoàn toàn thiếu một cái gọi là văn hóa chính trị.

Ông có mất nhiều thời gian cho việc tập hợp lực lượng không?

Mọi việc diễn ra tương đối nhanh. Tôi cũng thấy ngỡ ngàng trước việc chỉ cần dùng những lập luận thích đáng và một vài tấm gương tiêu biểu là chỉ trong một thời gian rất ngắn anh đã có thể thuyết phục một ai rằng cái xã hội mà chúng ta đang sống là một điều phi lý và cần phải được thay đổi. Ban đầu tôi bắt đầu công việc với một vài đội tình nguyện. Có rất nhiều người muốn đấu tranh chống lại nạn tham nhũng, biển thủ và trộm cắp trong Chính phủ, phản đối tình trạng tham nhũng, lạm dụng, bất công, bóc lột lan tràn, nhưng họ nghĩ nguyên nhân là do các chính trị gia tha hóa và thiếu năng lực. Họ không nhận ra một điều rằng nguyên nhân bao trùm nhất là cả Hệ thống chính trị thối nát đó.

Giờ đây chúng ta đã biết một điều mà trước đây đại đa số quần chúng không biết rằng Chủ nghĩa Tư bản tác động đến hành vi và suy nghĩ của từng cá nhân một cách hoàn toàn vô hình mà ngay cả cá nhân đó cũng không nhận ra. Rất nhiều người tưởng rằng chỉ cần mời được một Tổng thiên thần từ thiên đường xuống hạ giới, thậm chí là thiên thần giỏi giang và nhiều phép màu nhất, giao cho ông ta công việc điều hành Nhà nước Cộng hòa, là sẽ tạo nên một Chính phủ trong sạch - là sẽ có thêm nhiều trường học, không ai còn tham nhũng và ăn cắp tiền nhà nước lẽ ra phải được dùng chi cho y tế và các nhu cầu quan trọng khác. Họ không nhận ra một điều là thất nghiệp, nghèo đói, thiếu đất canh tác - tất cả những vấn nạn đó đều không thể chí được giải quyết bằng một Tổng thiên thần, bởi vì những dải đất mênh mông nhất, màu mỡ nhất, những latifundio đã thuộc về sở hữu của một nhúm người, và tất cả sẽ chẳng bao giờ thay đổi gì hết. Tôi hoàn toàn tin rằng hệ thống thối nát và bất công đó phải bị phá hủy vĩnh viễn.

Những thanh niên mà tôi tuyển mộ đều là những người ủng hộ Đảng Chính thống, có tư tưởng chống Batista - những thanh niên rất nhiệt thành và chính trực, nhưng họ hoàn toàn thiếu sự giáo dục về chính trị. Tôi thừa nhận rằng họ có bản năng về giai cấp, nhưng đó chưa phải là ý thức giai cấp một cách chủ động.

Như tôi đã giải thích lúc đầu, chúng tôi bắt đầu tuyển mộ và huấn luyện các thanh niên, không phải để làm một cuộc cách mạng nhất thời, mà là để tham gia - ở mức độ hết sức sơ khai thôi - một cuộc đấu tranh trường kỳ, cùng với nhiều lực lượng khác, nhằm khôi phục tình hình theo đúng Hiến pháp trước năm 1952, sau khi chỉ hai tháng hai mươi ngày trước ngày diễn ra Tổng tuyển cử, Fulgencio Batista, một kẻ có ảnh hưởng và quyền lực trong một đội quân thối nát gồm toàn những tay chân cũ của hắn, đã tiến hành đảo chính một cách hèn hạ và hủy bỏ Hiến pháp cũ vì hấn biết chắc rằng mình hoàn toàn không có cơ hội giành chiến thắng trong cuộc bầu cử.

Chúng tôi đã tổ chức một lực lượng chiến đấu - tôi phải khẳng định rằng không phải để tiến hành một cuộc cách mạng tự phát mà là để liên kết những lực lượng khác cùng chung mục tiêu đấu tranh chống Batista, bởi vì sau khi ông ta tiến hành đảo chính ngày 10 tháng 3 năm 1952, ai cũng thấy một nhu cầu cấp thiết là phải thống nhất các lực lượng. Đảng Chính trị đã giành thắng lợi trong cuộc bầu cử năm 1948, Đảng Chân chính, khi ấy đang nắm quyền và đã rất thối nát, nhưng Batista còn tệ hơn thế nhiều. Cuba khi đó có Hiến pháp hẳn hoi và một cuộc Tổng tuyển cử mới đang được gấp rút chuẩn bị, vậy mà chỉ tám mươi ngày trước khi cuộc Tổng tuyển cử ngày 1 tháng 6 diễn ra thì đúng vào ngày 10 tháng 3 năm 1952, Batista đã tiến hành đảo chính.

Lẽ ra cuộc Tổng tuyển cử được tổ chức vào ngày 1 tháng 6. Batista là ứng cử viên của đảng mình, nhưng những cuộc thăm dò dư luận cho thấy ông ta hoàn toàn không có cơ hội trúng cử; một điều hiển nhiên là đảng do Chibas sáng lập, Đảng Chính thống, sẽ giành đại đa số phiếu bầu. Và do đó Batista đã phát động một cuộc đảo chính quân sự. Gần như ngay lập tức, tất cả các lực lượng đều tổ chức liên kết với nhau nhằm lên kế hoạch lật đổ Chính phủ bất hợp pháp và độc tài đó.


Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 05 Tháng Bảy, 2013, 10:47:12 am
Nhóm của ông có bao nhiêu người?

Chúng tôi chẳng có một xu nào, mà nói chung là chẳng có gì cả. Những gì tôi có là mối quan hệ với một đảng chính trị, Đảng Chính thống, với rất nhiều thành viên tích cực là thanh niên, tất cả đều là những người mang tư tưởng chống Batista rất mạnh mẽ - có thể gọi họ là sự đối chọi với chế độ của Batista. Xét theo góc độ này, trong cả nước cũng không có tổ chức nào sánh được với Đảng Chính thống. Tinh thần chính trị và phẩm chất đạo đức của lực lưọng thanh niên trong Đảng là rất cao. Tất nhiên như tôi đã đề cập lúc đầu, tôi chưa thể nói rằng họ có ý thức giác ngộ chính trị, tinh thần giác ngộ, ý thức giai cấp cao, bởi xét cho cùng thì đội ngũ lãnh đạo của Đảng này, bao giờ cũng vậy, trừ trường hợp ở Havana nơi tập trung đông đảo những nhóm trí thức và chính trị gia tên tuổi, đều chỉ dần dần tập trung vào tay của những người xuất thân từ tầng lớp đại địa chủ và tư sản giàu có.

Nhưng đại đa số thành viên trong Đảng là người tốt, những người trung thực và chăm chỉ, nhiều người thậm chí còn xuất thân từ tầng lớp trung lưu - cho dù họ không hoàn toàn là những người có tinh thần chống Chủ nghĩa Đế quốc, vì đon giản là vấn đề Chủ nghĩa Đế quốc không được đề cập đến. Nó chỉ được đề cập trong nội bộ các thành viên của Đảng Cộng sản - đó là lý do tại sao tinh thần cách mạng của nhân dân Cuba sau Chiến tranh Thế giới thứ 2 lại xuống thấp đến vậy; tinh thần đó đã bị hủy hoại gần như hoàn toàn dưói sức nặng áp đảo của bộ máy truyền thông kiểu nhồi sọ về ý thức hệ của Đế quốc Mỹ.

Ông đã huấn luyện bao nhiêu người chuẩn bị cho cuộc tấn công?

Chúng tôi huấn luyện cho tất cả là 1200 thanh niên. Chính xác là tròn 1200 vì khi đạt được con số đó là chúng tôi ngừng lại, về sau không tuyển thêm các thành viên vũ trang nào khác. Chúng tôi đã xây dựng được một đội quân nhỏ. Tôi nói chuyện trực tiếp với từng thành viên; tôi cố gắng tranh thủ từng giây từng phút để làm việc đó thật tỉ mỉ - nhiều giờ liền mỗi ngày. Nội dung việc trao đổi và huấn luyện của tôi đối với họ về cơ bản là những vấn đề chính trị - cho họ hiểu rằng chúng tôi cần được tổ chức chặt chẽ và huấn luyện sẵn sàng. Ý định của chúng tôi là rất rõ ràng, nhưng tất nhiên là chúng tôi không bao giờ đề cập đến những kế hoạch chi tiết. Nguyên tắc và kỷ luật được chấp hành tuyệt đối nghiêm túc.

Chỉ trong vòng vài tháng chúng tôi đã tuyển mộ được 1200 thanh niên, như tôi vừa nói. Tôi đã đi hết chặng đường 50 nghìn cây số tức là hơn 30 nghìn dặm, trên chiếc ô tô đó! Đến nỗi mà chỉ vài ngày nổ ra cuộc tấn công vào trại lính Moncada, động cơ của chiếc xe đã chịu không nổi và nổ tung - đó là một chiếc Chevrolet mầu be, biển số là 50315. Tôi còn nhớ chính xác. Vì vậy tôi phải đổi sang một chiếc xe khác, chiếc xe mà chúng tôi thuê vài hôm trước ngày 26 tháng 7.

Chúng tôi xâm nhập vào các tổ chức khác. Có một nhóm trong đó thuộc đảng cầm quyền thối nát (Đảng Chân chính) đã bị lật đổ ngày 10 tháng 3 năm đó cũng đang có âm mưu nổi dậy chống Batista. Nhóm này có một lượng vũ khí khổng lồ, nói chung là mỗi thứ một tí - cái mà họ thiếu chính là con người. Các lãnh đạo quân sự cũ của Chính quyền bị lật đổ cũng đang tổ chức lại binh lính của mình trước kia, và tất nhiên là còn muốn bổ sung thêm người. Nhờ vào tính cách năng nổ cùng khả năng thuyết phục người khác và sự nhanh nhạy của Abel, chúng tôi đã thuyết phục được tổ chức kia rằng họ có thể trông cậy vào 1200 thanh niên chia làm ba nhóm, tất cả đều được huấn luyện bài bản và được chia lẻ tiếp rồi bố trí khắp Havana. Điều đó đã gây ấn tượng mạnh mẽ cho nhóm kia. Đó là tất cả những gì họ đang cần. Phải nói rằng như thế là quá nhiều rồi. Nhưng chúng tôi đã quá tham vọng. Thái độ nôn nóng của chúng tôi khiến họ thấy nghi ngờ và cắt mất liên lạc. Tất cả những thanh niên và các nhà lãnh đạo của họ đều còn rất trẻ. Chắc hẳn họ đã lờ mờ đoán ra chiến lược của chúng tôi. (Nếu bọn họ phát hiện ra chính tôi, Fidel Castro, đang đứng đằng sau vụ thâm nhập này, chắc chắn họ sẽ bỏ rơi chúng tôi như bỏ một củ khoai tây nóng bỏng tay), do vậy điều tối kỵ là không được nhắc tên tôi trước mặt họ. Trước đó tôi đã viết một số bài báo lên án Chính phủ kia (tức là Chính phủ của Đảng Chân chính đã tha hóa với rất nhiều hành động sai lầm, và Alerta, tờ nhật báo có lượng phát hành lớn nhất nước, đã lần lượt đăng tải các bài viết đó, tất cả đều có bằng chứng không thể chối cãi, trong các số phát hành thứ hai hàng tuần. Việc này xảy ra vài tháng sau cái chết của Chibas và chỉ vài tuần trước khi có đảo chính, nên họ đã tố cáo tôi phá hoại Chính phủ, tạo điều kiện cho cuộc đảo chính của Batista nổ ra.

Như tôi đang nói, chúng tôi tuyển mộ và huấn luyện tất cả 1200 thanh niên, trong vòng chưa tới một năm, một con số quả là ấn tượng. Hầu như tất cả đều là thành viên của Đoàn Thanh niên Chính thống, và chúng tôi đã thiết lập được ý thức tổ chức kỷ luật chặt chẽ và sự thống nhất cả trong tư tưởng lẫn hành động. Họ tin tưởng vào những nỗ lực của chúng tôi, họ tin tưởng vào những quan điểm mà chúng tôi truyền đạt, và chính họ đã góp phần nuôi dưỡng hy vọng của chúng tôi.

Vậy tất cả khi ấy đều còn là thanh niên.

Đúng vậy, tất cả, không trừ một ai. Họ đều là những thanh niên trẻ tuổi - đa số là ở độ tuổi hai mươi, hai mươi hai, hai mươi ba, hai mươi tư. Có lẽ là chỉ có hai người ngoài ba mươi: Bác sĩ Mario Munoz, một Bác sĩ quân y, và Gildo Fleitas, người làm việc trong Văn phòng Trường Trung học Belén, vì tôi đã biết ông ấy từ hồi đó. Tính đến năm ấy thì tôi đã tốt nghiệp trung học được bảy năm (từ năm 1945). Những người khác đến từ các Chi bộ mà chúng tôi tổ chức trong nhiều thành phố trên cả nước, tất cả đều là những thanh niên ưu tú nhất về đạo đức và phẩm chất cách mạng. Trên cả đất nước Cuba có rất nhiều thanh niên như vậy. Thành phố cung cấp cho chúng tôi nhiều thanh niên ưu tú nhất là Artemisa, khi ấy còn thuộc tỉnh Pinar del Río -thành phố Artemisa cung cấp khoảng hai mươi hay ba mươi chiến sĩ tương lai gì đó, họ là một nhóm tuyệt vời. Ngoài ra còn những người khác đến từ vùng xung quanh Havana và một số thành phố thuộc tỉnh Havana cũ, bao gồm cả vùng đất hiện nay thuộc hai tỉnh.

Vào thời điểm đó có không biết bao nhiêu là tổ chức và phe phái đủ loại, và rất nhiều thanh niên là thành viên của tổ chức này hoặc tổ chức khác, thậm chí là thành viên của vài tổ chức cùng một lúc.

Tôi tuyển mộ một số thành viên mà tôi biết từ trước, nhưng đa phần là tôi không biết, bởi vì hồi đó tôi không thường xuyên gần gũi với đội ngũ lãnh đạo của Đảng Chính thống... Ý tôi là tôi chỉ gần gũi với một vài người, trong đó phải kể đến Max Lesnik, người được cả dân tộc chúng tôi biết và ngưỡng mộ vì hiện tại ông ấy đang làm những việc cực kỳ dũng cảm tại Florida, đấu tranh chống lại những kẻ thù vô lương tâm ở đó, rồi còn phải nhắc đến Ribadulla và thậm chí là một lãnh tụ Thanh niên của Đảng Chính thống, một anh chàng tên là Orlando Castro, người đã chạy đua vào Hạ viện trước vụ đảo chính và sau này chuyển tới Venezuela rồi trở thành một triệu phú tên tuổi ở đó. Ban đầu có thể nói đa phần họ chỉ nhóm họp cũng nhau và bàn luận chuyện chính trị, chứ chưa có hành động hoặc phương hướng nào cụ thể.

Tôi sử dụng trụ sở của Đảng Chính thống ở Havana, tại số 109 Calle Prado, vì hàng ngày có rất nhiều người tới đó để nói chuyện và trao đổi thông tin. Điều này rất có ích cho mục đích của tôi - ngụy trang ý đồ và tung tin đánh lạc hưóng. Ở đây không có lãnh đạo nào của Đảng, chỉ có các nhân viên giúp việc. Tôi thường họp trong một căn phòng nhỏ với nhóm năm hay sáu thanh niên khác. Tôi đã kể cho ông về công tác tuyển mộ lực lượng của chúng tôi. Những gì chúng tôi đang làm khi đó là thuyết phục, truyền bá các Tư tưởng, Học thuyết cách mạng, cũng như tiến hành công tác tổ chức ban đầu. Chúng tôi vừa phải nghiên cứu và tìm hiểu họ, nhưng lại không được tiết lộ kế hoạch của mình. Đảng Chính thống là một đảng của tầng lớp trung lưu, người nghèo, giai cấp công nhân, campesinos, nhân viên văn phòng, chuyên viên, sinh viên... Thậm chí có cả một số người thất nghiệp. Nhiều thanh niên mà tôi phỏng vấn đang làm việc trong các cửa hàng, những người khác làm việc trong các nhà máy, ví dụ như Pedro Marrero, hoặc là làm những công việc độc lập, như Fernando Chenard, một nhiếp ảnh gia. Và còn nhiều người khác, như anh em nhà Gomez, những người làm bếp tại Trường Belén mà tôi đã biết từ trước, cùng với Gildo Fleitas - những người thật tuyệt vời!

Tôi còn nhớ là những ngày sau khi xảy ra cuộc đảo chính ngày 10 tháng 3 năm 1952, trong số những người đầu tiên tham gia vào lực lượng của chúng tôi là Jesus Montané và Abel Santamaría. Tôi tổ chức một khóa học nhỏ để truyền bá về Chủ nghĩa Mác ở Guanabo, tại đó có người cho tôi mượn địa điểm, và giáo trình mà tôi sử dụng là Tiểu sử của Mác do Mehring viết ; tôi rất thích cuốn sách này với câu chuyện tuyệt đẹp trong đó. Abel và Montané cũng tham gia khóa học. Tôi đã phát hiệu ra một điều: công việc dễ dàng nhất trên đời này, trong hoàn cảnh khi đó, là biến một ai đó thành người đi theo Chủ nghĩa Mác. Trong khi đó tôi không phải là tay hùng biện xoàng, nên việc giảng bài cũng gặp nhiều thuận lợi.


Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 05 Tháng Bảy, 2013, 10:52:39 am
Chắc chắn phần nào cũng là nhờ nền tảng giáo dục Thiên Chúa giáo của ông.

Có thể. Đến lúc đó tôi đã qua giai đoạn là một người theo Chủ nghĩa Cộng sản không tưởng, cho dù tôi chưa chính thức nghiên cứu sâu về Mác cùng các tác giả kinh điển khác của Chủ nghĩa Xã hội. Như tôi đã kể, trong giai đoạn giáo dục chính trị đầu tiên của mình, thì noi tôi sinh ra và lớn lên, cùng với những trải nghiệm cụ thể mà tôi trải qua đã giúp ích cho tôi rất nhiều.

Xã hội Cuba khi đó là cả một mớ hỗn độn, hoàn toàn không có gì là Công lý và Lẽ phải.

Và trong thời gian đó ông là một Luật sư, vậy thực tế thì ông có hành nghề không?

Tôi là nhà cách mạng chuyên nghiệp đầu tiên của Phong trào - trong hoàn cảnh đó, tôi có được sự hậu thuẫn (về nhiều mặt) của những thành viên vũ trang. Họ đều có công việc, tôi là một nhà cách mạng chuyên nghiệp, vì với tư cách một Luật sư, tôi bảo vệ những người cùng khổ - tôi không bao giờ lấy tiền công trong khi tôi cũng chẳng có công việc nào khác. Vả lại, tôi dồn toàn bộ thời gian và công sức của mình cho Cách mạng.

Montané có một tài khoản ngân hàng, cũng không lớn lắm, có lẽ chỉ khoảng hai hay ba nghìn pê xô gì đó, và một công việc có thu nhập cũng tương đối khá, còn về phần mình thì Abel có công việc với mức lương rất cao trong thời điểm đó. Anh ấy còn có cả một căn hộ trong tòa nhà ở El Vedado; Haydée 1, chị gái anh ấy, cũng sống ở đó. Tôi gặp cả ba người này sau cuộc đảo chính của Batista.

Tiền của tôi chỉ đủ mua xăng xe, trả tiền thuê nhà, và những chi phí sinh hoạt hết sức cơ bản khác. Có lẽ cũng phải nói thêm rằng chiếc xe với biển số 50315 mà tôi nói ở trên cũng không hoàn toàn là của tôi - tôi thuê dài hạn, hoặc đúng hơn là mua trả góp. Mỗi tháng tôi phải dành một khoản nhất định để thanh toán tiền xe nếu không nó sẽ thuộc sở hữu của Công ty tín dụng ngay phố bên. Đã hơn một lần Montané và Abel phải đứng ra cứu nguy bằng cách trả tiền thay tôi.

Một số nhà sử học đã nhận xét rằng nhiều người tham gia cuộc tấn công vào trại lính Moncada là con trai của những người Tây Ban Nha, đặc biệt là những người xứ Galicia, ông có thể khẳng định điều này không?

Đúng là như vậy, đến tôi cũng phải ngỡ ngàng. Một hôm tôi tình cờ xem qua danh sách những người tổ chức và lãnh đạo chủ chốt của cuộc tấn công vào trại lính Moncada, và tôi sững sờ nhận thấy rằng có rất nhiều người là con cái của những người Tây Ban Nha. Trước đó thì chúng ta phải nhắc đến vì trường hợp của José Marti, người anh hùng giải phóng dân tộc của chúng tôi, cả bố và mẹ ông đều là người Tây Ban Nha chính gốc. Và tôi cần nói thêm rằng xuyên suốt những cuộc đấu tranh giành độc lập trong lịch sử Cuba có sự đóng góp đáng kể của nhiều người Tây Ban Nha. Theo tôi có khoảng hơn 100 người xứ Galicia, nhiều người đặc biệt xuất sắc, đã tham gia vào sự nghiệp cách mạng chung của Cuba.

Trong Phong trào ngày 26 tháng 7 của chúng tôi, người chỉ huy thứ hai, Abel Santamaría - một người companero cam đảm và xuất chúng - cũng là con trai một người xứ Galicia. Cả hai lãnh đạo chủ chốt khác cũng là người gốc xứ Galicia. Và tất nhiên là phải nhắc đến Raul, người đã đóng vai trò hết sức quan trọng, cũng có nguồn gốc xuất thân xứ Galicia.

Những lãnh tụ lịch sử khác của Phong trào ngày 26 tháng 7, như Frank Pais và người em trai là Josúe, cũng là con trai của những người gốc Galicia - những người xứ Galicia nhập cư vào Cuba từ lâu, và tôi nhấn mạnh điều đó bởi vì ở Cuba, tất cả người Tây Ban Nha đều được gọi là người xứ Galicia, hơi mang nghĩa miệt thị một chút. Trong quá trình cách mạng của chúng tôi, trong cuộc đấu tranh ở vùng núi Sierra Maestra, nhiều con cháu và hậu duệ của những người xứ Galicia, như Camilo Cienfuegos, đã trở thành những chỉ huy quân sự xuất sắc, vậy mà chúng tôi không hề gặp nhau trong một Câu lạc bộ Xã hội   nào cả, chỉ là gặp nhau trên phố, trong quá trình đấu tranh.

Và tất cả đều lả những người đi theo Chủ nghĩa Mác?

Vào thời điểm đó, tất cả những nhà lãnh đạo chủ chốt đều nghĩ như vậy: Abel, Montané và tôi. Raul thì chưa phải là lãnh đạo, lúc đó em trai tôi còn rất trẻ. Cậu ấy đang theo học đại học chưa tham gia hoạt động được bao nhiêu. Còn có nhà lãnh đạo thứ tư Martinez Araras  , một người rất có năng lực và là nhà tổ chức đại tài, nhưng anh ấy thích hành động hơn; anh ấy không mấy khi bận tâm tới việc nghiên cứu lý thuyết. Martinez được giao nhiệm vụ chỉ huy được tấn công vào trại lính ở Bayamo; anh ấy là chỉ huy lực lượng độc lập được phái đi để tấn công nhóm lính đóng trong thành phố đó.

Giả sử chúng tôi chưa hề nghiên cứu Chủ nghĩa Mác - đây là một câu chuyện dài nên tôi sẽ chỉ ví dụ qua thế thôi - giả sử chúng tôi chưa đọc những tác phẩm của Mác về các Học thuyết chính trị, và nếu chúng tôi không được truyền nguồn cảm hứng từ Marti, Mác và Lênin, có lẽ chúng tôi đã không thể nào hình thành nên đường lối cho một cuộc cách mạng ở Cuba, bởi vì với một nhúm người, trong đó không có ai từng được trải qua một Học viện Quân sự chính quy, anh không thể nghĩ tới việc phát động chiến tranh chống lại một đội quân được tổ chức tốt, huấn luyện tốt và trang bị tốt, để giành chiến thắng từ con số không tròn trĩnh. Chính những tư tưởng đó là nền tảng quan trọng nhất cho cuộc cách mạng sau này.



------------------------------------------------------------
1. Haydee Santamaria Cuadrado (1922-1980) cũng như ngưòi anh trai của bà, là du kích quân trong phong trào Thanh niên Chính thống và sau đó là phong trào 26/7 do Castro thành lập. Bà là một trong hai phụ nữ tham gia vụ tấn công trại lính Moncada, bị bắt và cầm tù. Bà có vai trò quan trọng trong việc in ấn và phát hành bài nói Lịch sử sẽ bào chữa cho tôi (bằng tiếng Tây Ban Nha), và là thành viên Ban lãnh đạo Quốc gia phong trào 26/7 chiến đấu chống lại Batista. Bà là người sáng lập thể chế văn hoá quan trọng Cusa de las Americas và là Giám đốc của tổ chức này cho đến khi qua đời.


Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 05 Tháng Bảy, 2013, 10:59:44 am
Vào thời gian đó, em trai ông Raul là một thanh viên của Đoàn Thanh niên Xả hội Chủ nghĩa, thuộc Đảng cộng sản, đúng không?

Có thể nói khi ấy Raul đã là một người có thiên hướng cánh Tả, nhưng thực sự thì chính tôi là người giới thiệu em mình đến với những Tư tưởng của Chủ nghĩa Mác - Lênin. Raul đến Havana cùng với tôi, và thậm chí còn sống cùng tôi trong một ngôi nhà nhỏ trên gác, đối diện với trại lính bên kia phố, đúng vào chỗ bây giờ là Khách sạn Cohíba nổi tiếng 1.

Tức là khách sạn Melía Cohíba?

Đúng vậy, khách sạn Melía Cohíba, nhưng là do Cuba bỏ tiền ra xây dựng hoàn toàn, tập đoàn Melía chỉ đứng tên kinh doanh và quản lý theo thỏa thuận được ký kết giữa hai bên. Trước kia trên khoảnh đất đó là một tổ hợp quân sự lớn; nhưng những tòa nhà ở đây củng không cao lắm - thật ra xung quanh bờ biển hầu như không có tòa nhà cao tầng nào. Những gì Raul làm, theo đúng cách lý giải của cậu ta về Học thuyết của Mác, là tham gia vào Đoàn Thanh niên do Đảng Cộng sản lãnh đạo.

Ông ấy đã tự mình tham gia?

Đúng vậy, em trai tôi bao giờ cũng tự mình quyết định tất cả.

Ông chưa bao giờ tham gia Đảng Cộng sản?

Thật sự là chưa. Toàn bộ việc đó đều được suy nghĩ và tính toán rất chu đáo. Nhưng đó là một câu chuyện hoàn toàn khác. Sẽ đến lúc tôi kể cho ông nghe tất cả.

Ông và những người khác đã huấn luyện ở đâu để chuẩn bị cho cuộc tấn công?

Chúng tôi huấn luyện cho người của mình ngay tại Trường Đại học. Thậm chí chúng tôi còn tổ chức và huấn luyện một số nhóm đặc nhiệm. Chúng tôi có được sự giúp đỡ của một người khá chuyên nghiệp, ông ta giao du thường xuyên với nhiều nhóm cách mạng khác nhau - hành tung của ông ta lạ lùng đến nỗi làm chúng tôi thấy nghi ngờ hơn là nhiệt tình. Nhưng thật ra ông ta hoàn toàn không biết gì về kế hoạch của chúng tôi, và ông ta không bao giờ nhìn thấy vũ khí. Những gì chúng tôi làm khi đó trông chẳng khác gì một hoạt động thể thao vô hại.

Ngay tại trường Đại học Havana?

Đúng là ngay trong trường Đại học Havana. Pedrito Miret 2 cũng tham gia - anh ấy là Huấn luyện viên.

Các ông có tập bắn trong trường không?

Không, tất nhiên là không rồi, chúng tôi phải tập ở chỗ khác. Tại trường Đại học Havana, chúng tôi chỉ tập tháo, lắp súng, tập ngắm vào bia bằng súng không có đạn, dưới sự hướng dẫn của Pedrito Miret. Pedrito lập ngay Trung tâm huấn luyện của mình tại Đài Liệt sĩ. Trường Đại học khi ấy khá độc lập, và việc tập hợp sinh viên cũng không có gì khó khăn. Trong suốt một thời gian dài, có thể nói suốt cả giai đoạn đầu, cả khu Đồi Đại học đó khá an toàn, nên đó là nơi mọi người cùng tới để bày tỏ sự phản đối. Chắc hẳn Batista và quân đội của ông ta đã phải cười rất hả hê với các hoạt động “huấn luyện” của chúng tôi.

Miret là một sinh viên Khoa Cơ khí. Tại trường Đại học tôi có rất nhiều bạn bè, và tôi đã gặp Miret. Tôi bắt đầu tổ chức các thành viên trong lực lượng của mình thành các tổ nhỏ sáu, tám, mười, mười hai người, và huấn luyện cho từng tổ một; mỗi tổ đều có một người phụ trách. Tôi đảm nhiệm công tác chính trị và công tác tổ chức. Tôi không bao giờ xuất hiện quanh những địa điểm huấn luyện ở trường Đại học. Về cơ bản là tôi hoạt động bí mật, để đề phòng sự nghi ngờ theo dõi của Batista và cả các tổ chức khác.

Miret có kinh nghiệm quân sự thực tế nào không?

Không, hoàn toàn không. Trong chúng tôi không có ai từng trải qua trường lớp chính quy về quân sự. Nói thực là không một ai tham gia cuộc đấu tranh khi ấy từng có chút kinh nghiệm thực tiễn nào. Ý tôi là chỉ trừ đúng một người lính mà chúng tôi đã tuyển vào lực lượng của mình - nhân tiện cũng phải nói rằng anh ấy thuộc quân số một trong các trại lính ở Havana... ông có biết chúng tôi huấn luyện bắn súng trường ở đâu không?

Chắc đâu đó trong vùng ngoại ô của Havana?

Không, ở ngay các trường bắn trong thành phố Havana. Chúng tôi cử một số người campaneros của mình cải trang làm những nhà tư sản lớn - những ông chủ, dân kinh doanh buôn bán, tóm lại là bất kỳ vỏ bọc nào phù hợp với khả năng và điều kiện cũng như tính cách của từng người. Ví dụ, đầu tiên chúng tôi sẽ đăng ký cho họ tham gia những câu lạc bộ săn bắn, sau đó họ sẽ mời chúng tôi câu lạc bộ của mình để tham gia tập bắn chim bồ câu bằng đất sét. Trong thực tế, chúng tôi đã huấn luyện cho 1200 người một cách hoàn toàn hợp pháp và công khai, mặc dù chỉ có rất ít người được tập bắn đạn thật. Lực lượng đàn áp của Batista không hề mảy may nghi ngờ, vì họ biết chúng tôi hoàn toàn chẳng có một xu dính túi, mà nói chung là chúng tôi chẳng có gì hết. Tất nhiên là tôi cực kỳ hạn chế lộ mặt tại tất cả những địa điểm này.

Chỉ những người từng là thành viên của Chính phủ cũ mới có nhiều tiền. Họ còn có rất nhiều vũ khí; tất cả đều được họ đặt mua về từ nước ngoài - về cơ bản họ có mạng lưới cơ sở rộng khắp và những nguồn lực dồi dào.



----------------------------------------------------------
1. Đây là toà nhà trước đây của Ngành cơ khí quân đội. (Chú thích của Biên tập viên Cuba).

2. Pedro Miret Prieto, sinh năm 1927 là một trong những người hoạch định chi tiét vụ tấn công trại lính Moncada. Ông bị thương trong vụ tấn công này và bị bắt làm tù binh. Hiện ông là Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng.




Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 05 Tháng Bảy, 2013, 01:53:23 pm
Nhưng ông đã có chút kinh nghiệm quân sự khi tham gia “Bogotazo”.

Tất nhiên là đúng vậy, tôi đã tham gla sự kiện “Bogotazo”, nhưng quan trọng nhất là thời gian ở nhà ở Birán ngay từ khi tôi mới lên mười hay mười một tuổi gì đó, lúc nào tôi cũng lang thang khắp nơi với một khẩu súng nào đó, và ngay từ hồi ấy tôi đã là một tay thiện xạ.

Ông cũng được huấn luyện ít nhiều trong thời gian tham gia cuộc viễn chinh Cayo Confites, đúng không?

Đó là sự thật. Thậm chí tôi còn được huấn luyện bắn súng cối và một số loại hỏa lực mạnh nữa. Thực tế là tôi đã tham gia vào đoàn Cayo Confites và gần như tham chiến thực sự. Cần nhớ là trong đoàn viễn chinh khi ấy có rất nhiều kẻ thù của tôi, mặc dù vậy tôi vẫn đăng ký tham gia - đơn giản là vì tôi là Chủ tịch Ủy ban Dân chủ cho Dominica. Chúng ta đã nói qua chút ít về chuyện này. Đằng sau đó là cả một câu chuyện dài, về Cuộc viễn chinh được tổ chức và vũ trang như thế nào, ai đứng ra tổ chức, và khi nào thì tất cả những công việc đó được hoàn thành. Thời điểm là năm 1947. Chiến tranh thế giới thứ 2 vừa kết thúc; Trujillo đã nắm quyền được vài năm, và các sinh viên Cuba đều hết sức căm phẫn ông ta.

Vậy từ chuyến phiêu lưu đó ông có rút ra được chút kinh nghiệm quân sự nào không?

Tuyệt đối không có gì đáng gọi là giá trị về mặt chiến thuật hay chiến lược cả.

Đó là chưa kể cuộc viễn chinh hoàn toàn không đi đến đâu.

Chuyện cũng khá dài. Ông có biết họ đã tuyển mộ 1000 người như thế nào không? Họ cứ chọn bừa trên phố.

Những người đó là vô sản lưu manh à?

Hừm, thật ra nếu là vô sản lưu manh nhưng được tổ chức và huấn luyện bài bản thì đã tốt. Tôi không muốn dùng từ này một cách miệt thị 1. Nhưng quả thật họ thiếu sự chuẩn bị về chính trị tư tưởng, nói chung là hoàn toàn mù tịt về động cơ chính trị. Bài học quan trọng nhất mà tôi rút ra từ cuộc Viễn chinh Cayo Confites là làm thế nào để tránh tổ chức lên một lực lượng như vậy, cùng với đó là cách lựa chọn người.

Ít nhất thì điều đó cũng giúp ông tránh được những sai lầm về sau.

Ngay từ hồi ấy tôi đã suy nghĩ về một cuộc chiến tranh du kích như tôi đã đề cập, còn trong đoàn Viễn chinh Cayo Confites của chúng tôi khi đó là một đội quân bát nháo, không thể gọi là một đội quân đúng nghĩa. Trong khi đối phương thậm chí còn có cả máy bay chiến đấu phản lực, vậy mà những người lãnh đạo cuộc viễn chinh lại nghĩ, “Chà, chúng ta sẽ đổ quân lên bờ biển Santo Domingo (tức là Thủ đô của Cộng hòa Dominica)”, có nghĩa là họ sẽ tấn công trực diện với một quân đội hàng nghìn binh lính, được huấn luyện, tổ chức rất tốt, đồng thời còn được chính Đế quốc Mỹ trang bị vũ khí - thậm chí quân đội của Chính phủ độc tàì khi ấy còn có cả tầu chiến và máy bay quân sự. Nói chung toàn bộ cuộc Viễn chinh là một màn bát nháo chẳng đâu vào đâu. Các mệnh lệnh được đưa ra trên cơ sở thuần túy chính trị; cuối cùng cũng chẳng biết ai là chỉ huy cao nhất, mỗi người một phách. Trong đó phải kể đến một tay đại bịp, Rolando Masferrer, khi ấy ông ta là một người cánh Tả, ông ta là Đảng viên Đảng Cộng sản và đã từng tham gia Nội chiến Tây Ban Nha, và ít nhiều ông ta cũng được học hành khá chu đáo, nhưng sau này ông ta trở thành một tên tay sai ác ôn nhất của Batista, một kẻ chuyên tổ chức các nhóm bán quân sự lộng hành và gây ra không biết bao nhiêu tội ác. Tôi phải khẳng định là quân đội Dominica khi ấy chỉ cần mất vài giờ là có thể đập tan cả đoàn viễn chinh - ngay cả trước khi đoàn viễn chinh kịp đổ bộ.

Hãy quay lại với cuộc tấn công vào trại lính ở Moncada. Ông có cho rằng cuộc tấn công đó hiển nhiên là một thất bại?

Lẽ ra chúng tôi đã có thể chiếm được trại lính Moncada, và một khi đã chiếm được Moncada, chúng tôi hẳn sẽ có thể lật đổ Batista, đó là điều hiển nhiên. Chúng tôi đã thu được hàng nghìn loại vũ khí. Chúng tôi đã hành động hoàn toàn bất ngờ, và đã xỏ mũi kẻ thù một cách ngoạn mục. Tất cả chúng tôi đều ăn mặc như những Hạ sĩ quan, bắt chước sự kiện trước đó, tức là “Cuộc binh biến Hạ sĩ quan” do chính Batista lãnh đạo hồi năm 1933. Trong sự kiến đó ông ta cũng không phải là người tổ chức chính, nhưng vì ông ta là người có bằng cấp, lại thông minh và là nhân viên ghi tốc ký cho Tổng Tư lệnh quân đội nên ông ta đã được chọn làm người Chỉ huy lực lượng Hạ sĩ quan. Sau khi chúng tôi hành động, tại Santiago de Cuba, sẽ phải mất nhiều giờ liền Chính phủ độc tài ổn định tình hình lộn xộn, và chừng đó là quá đủ thời gian cho chúng tôi tiến hành các bước tiếp theo.

Vậy ông có nghĩ kế hoạch tấn công được xây dựng một cách đúng đắn?

Giả sử tôi lại được tổ chức kế hoạch tấn công trại lính Moncada một lần nữa, chắc chắn tôi cũng sẽ làm giống hệt trước kia. Tôi sẽ không thay đổi bất kỳ điều gì. Nguyên nhân thất bại là vì chúng tôi thiếu kinh nghiệm chiến đấu thực tiễn. Sau này, chúng tồi đã dần khắc phục điểm yếu này...

May mắn, thời cơ, cũng có ảnh hưởng quyết định trong việc thực hiện kế hoạch. Tỏi cho rằng đó là một kế hoạch hoàn toàn đúng đắn xét trên tiêu chí ý tưởng, công tác tổ chức, bảo đảm bí mật và nhiều yếu tố khác. Nhưng cuộc tấn công đã thất bại chỉ vì một chi tiết nhỏ mà lẽ ra chúng tôi đã có thể vượt qua một cách dễ dàng. Nếu như ngày hôm nay tôi được hỏi, “Lẽ ra đã có thể làm gì cải thiện tình hĩnh?”, thì chắc chắn tôi sẽ nói về một công thức dự phòng, (rõ ràng là ở đây Castro đã tỏ ra mâu thuẫn trong lập luận, nhưng có thể ông muốn nói rằng không phải ông muốn thay đổi kế hoạch tấn công, mà chỉ là ông muốn xây dựng một phương án hành động tiếp theo sau khi đã chiếm được mục tiêu), bởi vì giả sử chúng tôi mà chiến thắng ở trại lính Moncada, thì chắc chắn cuộc đấu tranh của chúng tôi sẽ còn thắng lại sớm hơn thế. Hồi Cách mạng thành công năm 1959, chúng tôi nhận được sự giúp đỡ cực kỳ quan trọng của Liên Xô, mặc dù đây là chuyện khá bất ngờ. Nếu là năm 1953 chắc chắn chúng tôi sẽ không có được sử ủng hộ như vậy. Hồi năm 1953, tinh thần và chính sách của Stalin vẫn bao trùm lên toàn bộ Liên Xô. Mặc dù Stalin đã qua đời trước đó vài tháng, từ tháng 3 năm 1953 nhưng đến tháng 7 năm đó vẫn là trong “Kỷ nguyên Stalin”. Và Khrushchev không phải là Stalin.

Vào thời điểm ấy, tôi chưa hề đọc bất kỳ thứ gì nói về những chiến dịch táo bạo được thực hiện hồi Chiến tranh thế giới thứ hai. Tuy vậy, tôi cũng đã đọc khá nhiều về các sự kiện quân sự trong lịch sử của chúng tôi. Tôi có thể cho ông biết những yếu tố đã tác động đến chiến thuật du kích và phương thức chúng tôi sử dụng trong cuộc đấu tranh. Chắc có nhiều chuyện sẽ khiến ông ngạc nhiên. Ví dụ như khi ấy thậm chí tôi còn chưa đọc lịch sử chiến dịch mà Skorzeny thực hiện để giải cứu Mussolini khi chế độ phát xít ở Italia sụp đổ  . Một điều tất nhiên là tôi đọc tất cả những gì lọt vào tay mình liên quan đến Chiến tranh thế giới thứ hai do những người Xô viết và người Đức viết, đặc biệt là sau khi Cách mạng Cuba thành công.

Có những nguyên tắc cơ bản về những gì con người ta nên hoặc có thể làm trong các hoàn cảnh cụ thể. Giả sử như chúng tôi mà vượt qua được một trở ngại tưởng chừng như rất đơn giản khi ấy, chắc chấn trại lính Moncada đã sụp đổ rồi.


----------------------------------------------------------
1. Tuy nhiên, trong suốt cuốn sách này, Castro dùng từ đó với ý khinh miệt, thường có ý chỉ “kẻ phạm tội”, “thành viên của một nhóm tội phạm”...


Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 05 Tháng Bảy, 2013, 02:00:10 pm
Các ông chỉ tấn công vào Moncada hay còn đồng thời nhắm tới những mục tiêu khác?

Chúng tôi tấn công vào hai khu trại lính cùng một lúc. Ngoài Moncada, còn có cả trại lính Bayamo, làm nơi ngăn chặn trong trường hợp kẻ thù phản công. Chúng tôi đã dự định cho nổ tung hoặc ít ra cũng làm ngưng trệ hoạt động của cây cầu trên quốc lộ trung tâm bắc qua sông Cauto, nằm cách Bayamo vài cây số về phía bắc, vì nhiều khả năng địch sẽ huy động lực lượng tăng viện từ một trung đoàn ở Holgúin đến qua đường này, trước khỉ huy động các lực lượng khác trong nước tới đây. Đường không thì chúng chưa có đủ lực lượng, còn đường sắt nữa, nhưng như thế thì chúng tôi phòng ngự cũng đỡ khó khăn hơn. Chỉ cần làm trệch bánh đoàn tầu hoặc phá một đoạn đường ray là xong - dễ hơn nhiều so với việc vô hiệu hóa một cây cầu vững chãi làm bằng bê tông cốt thép. Chúng tôi cử một lực lượng gồm bốn mươi người tấn công vào trại lính Bayamo; với ý đồ là để có vị trí phòng ngự chống lại cuộc phản công có thể thấy trước của kẻ thù dọc theo quốc lộ trung tâm nằm cách Santiago khoảng 200 cây số.

Cuộc phản công của kẻ thù sẽ diễn ra bằng đường bộ. Để tránh nguy cơ bị ném bom hủy diệt, chúng tôi dự kiến thoát ra khỏi khu trại lính ngay lập tức và cất giấu vũ khí vào nhiều địa điểm khác nhau quanh Santiago, để sau này có thể phát cho quần chúng nhân dân, trên cơ sở khơi dậy truyền thống đấu tranh cho độc lập, tự do, của họ. Ngày 10 tháng 3 năm 1952, khi Trung đoàn của thành phố không tham gia cuộc đảo chính ngay lập tức - một số sĩ quan của Trung đoàn phản đối cuộc đảo chính - thành phố Santiago đã vận động ủng hộ Trung đoàn. Cả thành phố hoàn toàn lên án và căm thù cuộc đảo chính đó.

Vậy là các ông đã lên kế hoạch tấn công rất chi tiết và tỉ mỉ. Vào ngày truớc khi diễn ra cuộc tấn công, tất cả những người chuẩn bị tham gia đều bắt đầu bí mật tập trung thành từng nhóm nhỏ, tại một nơi bên ngoài Santiago, mang tên là trang trại Siboney.    

Tất cả chúng tôi đều từ Havana đến đó trước một ngày, trước cuộc tấn công nhiều giờ liền. Sau đó chúng tôi xuất phát từ trang trại mía hướng về phía Moncada.

Khi các ông tới trang trại đó, hầu hết các thánh viên vẫn chua đuợc biết mục tiêu tấn công là gì, đúng không?

Vâng, khi ấy họ vừa mói từ Havana xuống tập trung ở trang trại, mỗi nhóm đều có người chỉ huy... Tôi xuống sau cùng, lúc 2 giờ 40 phút sáng, thứ bảy ngày 25, tôi đã không hề chợp mắt suốt bốn mươi tám giờ đồng hồ trước khi cuộc tấn công nổ ra. Tôi tới trang trại lúc nửa đêm ngày 25. Abel Santamaria đã ở đó đợi tôi, còn những người khác ở rải rác trong các nhà trọ thuê trong thành phố, và các nhóm đều có xe ô tô của mình để sẵn sàng cơ động khi có mệnh lệnh... Không ai biết gì về trang trại này trước đó; những người duy nhất biết là Abel, Renato Guitart 1, và tôi. À, còn có cả Elpidio Sosa và Melba 2 - và sau này là cả Haydee.

Trang trại được thuê từ tháng 4 năm 1953, ba tháng trước khi tiến hành cuộc tấn công. Mọi chi tiết đều được giải quyết bởi Renato, một thanh niên quê gốc Santiago, anh ấy cũng là người duy nhất biết mục tiêu. Một anh chàng cực kỳ thông minh - rất tốt bụng, can đảm và quyết đoán. Anh ấy biết thành phồ Santiago và những vùng lân cận của nó rõ như lòng bàn tay. Có thể nói anh ấy là người nắm giữ một bí mật vô cùng quan trọng, và cũng là người duy nhất biết mục tiêu của cuộc tấn công vũ trang sắp tới là gì.

Trong số những người đến từ tỉnh Oriente, Abel là người đầu tiên tới trang trại và biết về cuộc tấn công; sau đó đến lượt Elpidio Sosa. Các chiến sĩ của chúng tôi đều rất sẵn sàng về mặt tư tưởng; họ được thông báo tình hình và tinh thần chỉ đạo là hành động một cách bất ngờ nhất. Trước đó chúng tôi đã huy động họ tới một vài nơi để tập dượt, lập ra các tình huống giả định, sau đó lại để mọi người ai về nhà nấy. Tuy nhiên, lần này sẽ là hành động thực sự; chúng tôi đã hiểu rõ từng người. Mỗi tổ đều đã phân công người phụ trách. Chúng tôi thuê xe để đưa họ từ Havana, qua chặng đường gần 1000 cây số tức là khoảng 600 dặm.

Tức là thuê xe ở Santiago?

Không, thuê ở Havana chứ, để chúng tôi di chuyển qua chặng đường dài 1000 cây số xuống Santiago - chúng tôi xuất phát từ Havana mà. Cuộc tấn công nổ ra sáng sớm ngày 26 tháng 7, và tôi khỏi hành từ Havana sáng ngày 25, như tôi đã nói ở trên. Tôi đi qua đường Santa Clara. Tôi mua một vài cặp kính, tức là kính đeo mắt ấy. Vâng, vì tôi bị cận thị mà - càng cao tuổi mắt càng nhìn kém.

Ông bỏ quên kính ở Havana?

Không, không, tôi có quên kính đâu; làm sao mà có thể quên kính khi anh bị cận thị, nhưng thật ra tôi cũng không nhớ nữa - chẳng biết là chúng bị trục trặc gì đó hay đơn giản là vì tôi muốn mua một cặp kính mới. Vấn đề là ở chỗ đó, tôi lái xe qua một hiệu kính ở Santa Clara, tôi ghé vào và hỏi mua một cặp kính. Sau đó tôi lại lên đường, có dừng lại ở Bayamo, tôi ghé vào thăm những người sắp thực hiện cuộc tấn công vào trại lính ở thành phố lịch sử đó, rồi dừng lại ở Palma Soriano để liên lạc với Aguilerita, một thành viên trung kiên khác đến từ tỉnh Oriente, cuối cùng tôi cũng tới trang trại Siboney, nằm ở vùng ngoại ô của Santiago, vào lúc nửa đêm ngày 25. Chỉ vài giờ trước khi cuộc tấn công nổ ra. Hầu như tất cả những người khác đều đã lái xe từ Havana xuống tới nơi, họ đi theo đường Quốc lộ trung tâm. Một số chiếc xe còn phấp phới lá cờ nhỏ của những người trung thành với Batista, tức là những chiến binh của ngày 4 tháng 9. Tất nhiên là không phải tôi - tôi thì nhiều người biết, và nếu chẳng may ai đó trông thấy tôi với một lá cờ ngày 4 tháng 9 chắc hẳn anh ta sẽ phải sửng sốt, “Chuyện quái gì đang diễn ra thế này?”

Vậy là cuối cùng chúng tôi đã chọn trang trại Siboney vì vị trí cực kỳ chiến lược của nó. Nó nằm ở một noi hoàn toàn cô lập và ít người qua lại, quá thuận tiện cho việc tập trung đông người. Dọc đường quốc lộ chạy qua trước cửa trang trại, ta có thể nhìn thấy Santiago từ phía xa xa nằm trải dài bên bờ Đại dương, chính xác là đúng vị trí người Mỹ đã đổ bộ xuống hồi năm 1898, trong cuộc Chiến tranh Mỹ - Tây Ban Nha. Đó là Siboney, và ngày nay từ chỗ đó có một đường cao tốc chạy dọc theo bờ biển tới Guantánamo. Đó là vị trí lý tưởng cho kế hoạch của chúng tôi. Có rất nhiều cây cối, trong đó phải kể đến những cây xoài cổ thụ có tán lá rậm rạp. Chúng tôi làm ra vẻ xây dựng một trang trại gà ở đây, với đủ các lồng ấp và những thiết bị chuyên dụng. Chúng tôi giấu một lượng vũ khí dưói cái giếng gần nhà. Nhưng phần lớn vũ khí cũng được tập kết cùng lúc với thời điểm chúng tôi tới nơi. Tôi đã nói với ông rằng trong chúng tôi chỉ có đúng một người quê gốc ở Santiago, Renato Guitart; còn tất cả những người khác đều từ Oriente tới, để tránh gây nghi ngờ.


----------------------------------------------------------
1. Renato Guitart Rosell sinh ra ở Santiago de Cuba tháng 11 năm 1930. Ông là người duy nhất ở Santiago de Cuba biết trước kế hoạch hành động ngày 26/7, và ông có vai trò quan trọng quyết định trong việc hoạch định các hành động trong vụ này. Ông tham gia đội quân chiếm vị trí 3 ở Moncada mặc dù ông bị giết trong khi đang chiến đấu.

2. Melba Hernandez Rodriguez de Rey sinh năm 1921, làm nghề Luật sư, và bà là một trong hai phụ nữ, cùng với Haydee Santamaria, tham gia vào các hành động ngày 26 tháng 7 năm 1953. Bà bị bắt sống và bị cầm tù. Bà cũng là người có vai trò quyết định trong việc in ấn và phát hành bài nói Lịch sử sẽ bào chữa cho tôi. Trong chiến tranh, bà tham gia Mặt trận thứ ba của quân nổi dậy. Từ khi Cách mạng giành thắng lọi, bà nắm giữ những vị trí quan trọng, trong đó có chức Chủ tịch Uỷ ban Đoàn kết Cuba với Việt Nam và là Đại sứ của Cuba ở Việt Nam và Campuchia. Bà được phong danh hiệu “Anh hùng Cuba”.


Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 05 Tháng Bảy, 2013, 02:03:39 pm
Nhưng người lái xe cho ông cũng quê ở Santiago, đúng không?

Không, anh ta lái xe từ Havana xuống.

Khi ông từ Havana xuống?

Đúng, khi tôi từ Havana xuống Santiago. Tên người lái xe là Mitchell, Teodulio Mitchell. Tóm lại là chúng tôi tới trang trại lúc trời nửa đêm. Khi chúng tôi xuống tới thành phố thì trời đã nhập nhoạng tối rồi. Tôi liên lạc ngay lập tức với Abel Santamaría, mỗi nhóm đều tập trung ở một trong rất nhiều nhà trọ mà họ đã thuê ngay khi xuống tới nơi.

Khi ấy đang là mùa lễ hội; chúng tôi chọn thời điểm tấn công đúng vào ngày đó cũng là vì lý do này, bởi vì sẽ có rất nhiều người tới Santiago và không khí sẽ rất náo nhiệt, tiếng nhạc ầm ĩ và đủ mọi loại hoạt động ồn ào. Không khí của lễ hội hóa trang nổi tiếng sẽ rất có lợi cho chúng tôi, nhưng đột nhiên mọi chuyện lại chuyển sang hướng bất lợi, vì nó khiến cho kẻ thù cũng đề phòng và tăng cường các biện pháp bảo đảm an toàn tại khu trại lính, đây chính là nguyên nhân gây nên những khó khăn sau này. Từ trang trại, chúng tôi đi xe tới trại lính - tất cả đều được chuẩn bị sẵn sàng, những chiếc xe được giấu kín trong trang trại.

Các ông đã giấu xe như thế nào?

Đoàn xe được lái vào trong những nhà kho dựng tạm, vả lại cũng không có nhiều xe lắm. Tất cả chỉ có mười sáu chiếc, và chúng tôi đã trồng thêm rất nhiều cây cối xung quanh để ngụy trang và không ai có thể biết chính xác có bao nhiêu xe bên trong. Tất cả những người đi ngang qua chắc chắn sẽ chỉ nhìn thấy những dãy chuồng gà và lò ấp trứng.

Vậy các ông giấu vũ khí ở đâu?

Trong một cái giếng ngay gần nhà chính, cái giếng đã bỏ không dùng từ lâu, vì chúng tôi còn trồng tạm một cái cây nhỏ lên trên. Hầu hết số vũ khí của chúng tôi đều được giấu ở đây. Số vũ khí còn lại được chuyển tới vào phút chót. Có nhiều vũ khí được mua hôm thứ sáu ở Havana và được chuyển tới trang trại chỉ vài tiếng trước khi bắt đầu cuộc tấn công. Chúng tôi đã lên kế hoạch mọi việc rất tỉ mỉ.

Cho cuộc tấn công sẽ diễn ra vào chủ nhật, ngày 26?

Một phần đáng kể số vũ khí được sử dụng trong cuộc tấn công lúc 5 giờ 15 phút sáng ngày chủ nhật chỉ vừa được mua chiều thứ sáu ngày 24 ở Havana. Chúng tôi cũng mua thêm một số ở Santiago, trong những cửa hàng bình thường, nơi chúng được bày bán công khai, nên khi chũng được chuyển tới, chẳng có lý do gì mà phải mang giấu vào giếng cả. Những khẩu súng từ Havana chuyển xuống hôm thứ bảy thì được chia nhỏ và giấu rải rác ở nhiều nơi trong nhà.

Về cơ bản đều là vũ khí hạng nhẹ?

Để tôi kể cho ông biết nhé. Loại vũ khí tốt nhất mà chúng tôi có khi ấy là một khẩu súng bắn đạn ghém, loại để đi săn, một khẩu súng săn của Bỉ. Tôi rất quen với loại súng này vì cha tôi cũng có một khẩu trong nhà ở Birán, như tôi đã kể. Ngoài ra còn có một khẩu súng trường bán tự động M-I hạng nhẹ của Mỹ sản xuất và một khẩu súng trường bắn phát một, hiệu Springfield, cũng do Mỹ sản xuất; một khẩu tiểu liên cỡ 45 hiệu Thompson, với băng đạn gắn phía dưới - có thể dùng băng đạn dạng trống hoặc dạng hộp. Và về sau lại có thêm những khẩu M-I bán tự động, loại nhẹ do Mỹ sản xuất. M-I là loại súng trường mà ai cũng ưa thích - rất nhẹ, nhỏ, hiệu quả, bán tự động. Nhưng loại vũ khí hiệu quả nhất cho cuộc tấn công mà chúng tôi đang trù tính là những khẩu súng săn của Bỉ cỡ 12, với những viên đạn ghém chín mảnh, có thể bắn năm phát liền một mạch trong vài giây. Khi ấy tôi cũng mang một khẩu như vậy. Khi chiến đấu ở cự li gần, những khẩu súng săn đó có khi còn hiệu quả hơn một khẩu tiểu liên vì bằng một phát bắn cũng có tới 9 mảnh đạn văng ra, bất kỳ mảnh nào cũng có thể gây sát thương. Chúng tôi có khoảng vài chục khẩu như vậy. Tất cả đều còn nguyên vẹn, không bị cưa nòng.

Các ông không hề có khẩu nào bị cưa nòng sao?

Thông thường thì trong lịch sử của những phong trào chính trị, và ngay cả ở Cuba, một khẩu súng săn cua nòng vẫn luôn là thứ vũ khí được ưa thích nhất. Nhưng chúng tôi không cần tới một khẩu súng săn cưa nòng làm gì. Vài khẩu là những loại bắn phát một, chuyên dùng để săn thú lớn, nhưng chỉ có rất ít thôi.

Chúng tôi còn có những khẩu súng trường cỡ 22. Loại súng trường cỡ 22 là một vũ khí tốt trong những điều kiện nhất định. Nhưng trong những điều kiện khác thì súng trường cỡ 22 cũng vô tác dụng, ví dụ như khi đối đầu với một khẩu .30-06. ở khoảng cách ngoài 100m.

Chúng sẽ không còn hiệu quả.

Nếu như mục tiêu ở xa như vậy thì chúng sẽ không còn hiệu quả nữa. Súng săn lại càng không ăn thua trong trường hợp này.

Vì tầm bắn không đủ?

Khi giao tranh ở cự li xa hơn một chút, ta có thể sử dụng một khẩu súng trường .22, nhưng để tấn công trại lính, vũ khí lý tưởng sẽ là một khẩu súng săn. Và loại tiểu liên cỡ nòng .45, một loại vũ khí tự động, nhưng chúng tôi chỉ có vài khẩu như vậy thôi, hình như hai khẩu thì phải. Loại súng trường bán tự động .22 có tầm bắn khá tốt, và có thể sử dụng đạn kim loại. Chúng tôi cố gắng chọn mua loại ít nhiều sẽ phát huy hiệu quả nhất cho mình, và đành cố vừa lòng với những gì mình có.

Vậy các ông kiếm vũ khí ở đâu ra?

Chúng tôi mua những khẩu súng săn cỡ 12 bán tự động trong một cửa hàng bán súng. Bầu không khí ở Cuba trở nên rất lặng lẽ sau cuộc đảo chính của Batista; những kẻ lãnh đạo cuộc đảo chính cảm thấy quá an toàn và yên tâm đến nỗi bạn có thể mua vũ khí ở bất kỳ cửa hàng bán súng nào. Tôi phụ trách việc tổ chức mua hầu như toàn bộ số vũ khí cho cả đoàn, lần lượt từng khẩu một, và tất nhiên là cả việc kiếm tiền mua súng. Nhiều khi chúng tôi phải giả dạng làm dân tư sản chịu chơi, những tay thợ săn lắm tiền, nói chung hồi đó chúng tôi đã rất ma mãnh và khôn ngoan khi tiếp xúc với những người bán súng, phải làm ra vẻ mục đích của việc mua bán này là hoàn toàn vì vấn đề thương mại. Như tôi đã nói, thậm chí chúng tôi còn mua vài khẩu súng ở một cửa hàng,bán vũ khí tại Santiago de Cuba.


Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 05 Tháng Bảy, 2013, 02:10:50 pm
Bản thân ông sử dụng loại vũ khí gì?

Như tôi vừa nói ở trên, tôi mang một khẩu súng săn cỡ 12 của Bỉ. Đó là loại súng săn có thể nạp liền lúc vài viên đạn. Một loại vũ khí rất hiệu quả. Khẩu súng trường M-I duy nhất mà chúng tôi có thuộc về Pedrito Miret. Chúng tôi có một hay khẩu tiểu liên Thompson gì đó, một khẩu Springfield, và hai khẩu súng trường Winchester có buồng đạn mở ra bên thân súng và sử dụng cùng một loại đạn như khẩu Springfield, .30-06. Những khẩu Winchester này là do tôi mang từ nhà mình ở Birán đến. Trong nhà bó mẹ tôi hồi đó có mấy khẩu súng săn, cả thảy có bốn năm khẩu gì đó, lúc nào cũng để trong nhà. Tôi biết là ở Birán có súng, và thế là khi thiếu vũ khí trầm trọng, tôi phải tìm cách bổ sung từ mọi nguồn có thể...

Raul cũng đã biết cách tháo lắp khẩu Winchester, dưới sự hướng dẫn của Pedro Lago, một người làm nhiệm bảo vệ và canh gác trong trang trại của gia đình tôi. Em tôi đã lấy hai khẩu ra khỏi giá súng trong nhà và lên đường đi Marcané - từ đây cậu ta đi tiếp đến Holgúin, sau đó gửi một khẩu súng này qua đường bưu điện tới Havana. Khẩu còn lại được cậu ta mang theo mình đi bằng xe khách từ Santiago lên Havana. Cậu ấy dựng khẩu súng đứng thẳng ngay trước mặt, ở hàng ghế trước, còn cậu ấy ngồi phía sau, để nếu chiếc xe bị kiểm tra cậu ấy có thể quyết định phải làm gì.

Em trai Raul của ông nói rằng ông còn có một khẩu tiểu liên Browning; cỡ nòng .45.

Có một hai khẩu tiểu liên Thompson với cỡ nòng đó thôi. Tôi nghĩ là tôi nhớ rõ rằng chỉ có một khẩu thì đúng hơn, mà tôi mang từ Trường Đại học xuống. Chẳng có khẩu tiểu liên Browning cỡ nòng .45 nào cả. Loại vũ khí tự động duy nhất mà tôi nhớ là loại được nhà sản xuất kèm luôn cả kẹp nạp đạn, đó là một khẩu có cỡ nòng .30-06. Quân đội của Chính phủ được trang bị loại súng này. Chúng tôi không có khẩu nào như vậy.

Tổng kết lại, chúng tôi chỉ có một khẩu M-I, một khẩu Thompson, một khẩu Springfield, hai khẩu Winchester. Còn lại là những khẩu súng trường .22, loại bán tự động hoặc bắn phát một, và tất nhiên là những khẩu súng săn cỡ 12. Tôi còn nhớ là có cả vài khẩu súng ngắn mà các cá nhân mang theo trong mình. Như tôi đã nói, loại vũ khí đáng sợ nhất mà chúng tôi có khi ấy là khẩu súng săn bán tự động cỡ 12 với bốn viên đạn chín mảnh trong băng và một viên trong buồng đạn 1. Chỉ trong vòng vài giây, người sử dụng có thể bắn ra năm phát với bốn rnươi lăm mảnh đạn có khả năng gây sát thương. Với khẩu súng như vậy ta hoàn toàn có thể loại bỏ bất kỳ đối thủ nào ra khỏi vòng chiến đấu, nhất là khi chiến đấu ở cự li gần, kiểu giáp lá cà, mà đây chính là những gì chúng tôi dự tính, vì chúng tôi sẽ thâm nhập và áp sát vào bên trong khu trại lính. Phải nói đó là loại vũ khí hủy diệt.

Ông cũng thấy là với những con người và vũ khí mà chúng tôi có khi đó, lẽ ra chúng tôi đã chiếm được Moncada; hầu như không có khó khăn nào - thậm chí có lẽ chỉ cần ít người hơn chúng tôi cũng đã chiếm được mục tiêu đề ra. Đỏ là điều hoàn toàn rõ ràng theo những gì chúng tôi đã tính toán. Tất cả là có một Trung đoàn lính và một đội Vệ binh Nông thôn: xấp xỉ 1500 người cả thảy, được bố trí rải rác trong các vị trí chốt và bót gác cũng như quanh khu nhà ngủ. Chúng tôi dự kiến sẽ đánh chiếm thật bất ngờ khi trời sáng.

Khẩu súng trường bán tự động loại nhẹ .22 là một thứ vũ khí tầm trung trong chiến tranh, rất phù hợp với mục đích của chúng tôi, là đánh chiếm trại lính và thu giữ tất cả vũ khí bên trong. Những vũ khí chiến tranh thực thụ đang nằm trong tay kẻ thù, tức là những người lính đồn trũ bên trong. Mục đích của chúng tôi là phải thu giữ được kho vũ khí - nếu không thì còn tấn công trại lính làm gì? Một khi đã chiếm được khu trại lính Moncada, chúng tôi sẽ có trong tay hàng nghìn khẩu súng, vì ngoài những vũ khí được trang bị cho từng người lính, chúng tôi còn có thể tịch thu được những vũ khí thuộc lực lượng dự bị, Hải quân và Cảnh sát, vốn là những lực lượng yếu hơn và chắc chắn sẽ không đời nào dám chống cự một khi trung đoàn chủ lực kia đã đầu hàng.

Những người lính ở Moncada được trang bị vũ khí gì?

Mỗi thứ một ít. Họ có rất nhiều loại: những khẩu Springfield ổ năm viên, những khẩu bán tự động Garand và M-I, tiểu liên Thompson, súng trường tự động và loại súng máy kèm giá ba chân bắn đạn cỡ .30-06 và .50, cả súng cối và một số hỏa lực mạnh khác.

Vậy tất cả có bao nhiêu chiến sĩ tham gia vào cuộc tấn công?

Một trăm sáu mươi người. Bốn mươi người đã được chúng tôi huy động để đánh chiếm trại lính ở Bayamo nhằm ngăn địch phản công từ hướng quốc lộ Trung tâm, một trăm hai mươi người còn lại tấn công trại lính Moncada. Theo kế hoạch tôi tham gia cùng với chín mươi người khác có nhiệm vụ thâm nhập vào trong trại lính.

Tất cả đều được vũ trang chứ?

Tất nhiên, tất cả, không trừ một ai.

Các ông kiếm quân phục bằng cách nào?

Chúng tôi cho may ở Havana, trong nhà của Melba Hernandez - bà ấy vẫn còn sống đấy - và cả nhà của Yeye nữa (tức là Haydee Santamaría). Mỗi người một chân một tay. Như tôi đã kể ở trên, chúng tôi còn có một người làm nội ứng bên trong trại lính, một người của chúng tôi đã thâm nhập vào trong trại lính chủ lực ở Havana, chính người này đã mua hầu hết quân phục cho cả đoàn - tôi không bao giờ biết là anh ấy đã làm như thế nào! Anh chàng đó là người rất tốt, tháo vát. Một khi anh bắt đầu tìm kiếm người phù hợp cho một công việc nào đó, kiểu gì anh cũng sẽ tìm được. Anh ấy giúp chúng tôi rất nhiều trong việc kiếm mũ, phù hiệu và một số bộ quân phục được may sẵn.

Và làm thế nào các ông có thể nhận ra nhau giữa tất cả những nguời lính khác đang đóng trong đồn?

Ông biết chúng tôi đã nhận ra nhau bằng cách nào không? Ngoài loại vũ khí ra, những loại súng không thể lẫn vào đâu được còn gì? Bằng giầy! Giầy của chúng tôi không phải loại dành cho quân đội. Tất cả đều đi giầy bình thường cổ thấp - còn toàn bộ những chi tiết khác, như mũ, quần áo đều đúng theo tiêu chuẩn, ông phải hình dung đó là một công việc vất vả dường nào khi phải lo ngần ấy quân phục, mũ mão. Gia đình của Melba Hernandez đã giúp đỡ chúng tôi rất nhiều, và cả Yeye nữa, khi đó cô ấy còn rất trẻ tuổi. Họ khộng phải họ hàng máu mủ gì cả, mà chỉ là bạn bè bình thường. Yeye đến từ vùng Trung tâm của hòn đảo, thuộc tỉnh Las Villas, cô ấy cùng anh trai mình sống ở Havana vì anh ấy là người quản lý sổ sách cho một trong những doanh nghiệp ở đó, chuyên về kinh doanh ô tô. Lương của anh ấy ít nhất cũng phải là 300 pê xô, khoảng đó. Montané cũng có một công việc kha khá.


----------------------------------------------------------
1. Có nghĩa là có 5 viên đạn, bốn viên trong băng và 1 viên trong nòng súng.


Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 05 Tháng Bảy, 2013, 02:33:51 pm
Còn cái trang trại nhỏ kia, có đủ chỗ ngủ cho 120 nguời không?

Không, lấy đâu ra, chúng tôi chỉ tập trung toàn bộ ở đó thôi, nhưng không có thời gian mà ngủ nữa.

Vậy trước đó họ ngủ ở đâu?

Khi xuống đến Santiago, họ tới luôn những nhà trọ rải rác trong thành phố được thuê từ trước. Tất cả những khâu bảo đảm này đều đã được Abel lo liệu. Có một số nhà trọ, mà mỗi người tới ngủ trong nhà trọ được phân công cho nhóm của mình. Thời điểm được bố trí trùng với lễ hội hóa trang với rất nhiều du khách từ khắp nơi đổ về, khiến cho công việc ngụy trang của chúng tôi cũng dễ dàng hơn.

Họ tới nơi, nghỉ ngơi một lát. Rồi đến khi trời tối họ bắt đầu tập trung về Siboney, trong khoảng mười hay mười một giờ đêm gì đó. Vì cuộc tấn công sẽ được tiến hành vào năm giờ sáng hôm sau, nên chẳng có lý do gì để giữ họ ở lại đó qua đêm cho lích kích. Tất cả chỉ tập trung ở trang trại để nghe phổ biến mệnh lệnh.

Vậy là khi ông tới trang trại ở Siboney thì chi tiết của cuộc tấn công mới được tiết lộ cho các đồng chí khác. Còn trước đó họ chưa biết gì về mục tiêu?

Họ đều được chuẩn bị về mặt tinh thần - như tôi đã nói, chúng tôi đã huy động họ vài lần rồi, như kiểu diễn tập, để tập bắn với súng trường .22 hoặc các tình huống giả định khác.

Họ có biết là họ sẽ tấn công trại lính Moncada không?

Không. Họ tới trang trại mói biết mục tiêu tấn công là gì, vì khi huấn luyện họ hoàn toàn chưa biết gì, chỉ biết là mình được huy động thôi. Vài lần trước họ đều đã được huy động cho những tình huống giả định khác nhau.

Nhưng lúc này mới phát sinh một vấn đề. Có một tổ gồm năm sinh viên đại học, toàn là những tay ăn lửa - chúng tôi gọi họ như vậy vì họ đều là những thanh niên quá hăng hái và xốc nổi, lúc nào họ cũng tưởng mình là những người can đảm nhất trong cả đoàn nhưng khi biết mục tiêu là trại lính Moncada họ đã thoái lui. Thật ra chúng tôi mời họ tham gia cũng chỉ là vì lịch sự. Bởi vì Pedrito Miret đã huấn luyện cho vài trăm sinh viên tất cả, và một vài sinh viên đã phong thanh biết được hoạt động của chúng tôi. Họ không thuộc về tổ chức chủ chốt của trường đại học, mà chỉ là một nhóm chiến sĩ tự do - nhưng lại rất sốt sắng, ông biết đấy, lúc nào họ cũng làm ra vẻ sẵn sàng làm gỏi cả thế giới vậy. Để tránh gây ra những chuyện phiền phức vì họ, chúng tôi buộc phải hứa mời họ tham gia khi có hoạt động tấn công thật sự.

Vậy là họ đã tham gia và cùng xuống Santiago. Thật ra quan hệ của chúng tôi với nhóm này chỉ như kiểu một liên minh, một liên minh lỏng lẻo và tạm thời. Họ là những người rất căm ghét Batista và đã luôn thể hiện rằng họ muốn tham gia hành động. Đó là lý do tại sao chúng tôi lại huy động cả cái nhóm nhỏ của họ - những anh chàng “hăng hái” đó, hay nói đúng hơn là có vẻ hăng hái, vì nói chung sinh viên đều là những người đầy nhiệt huyết.

Và khi đến trang trại, khi biết rằng mục tiểu là tấn công vào trại lính Moncada, họ đã không chịu tham gia cùng?

Họ không dám tham gia. Khi họ chứng kiến công tác chuẩn bị và tất cả mọi thứ, nhìn thấy các chiến sĩ lần lượt đến tập trung - vì suốt thời gian đó các chiến sĩ của chúng tôi cứ từng đội từng đội lần lượt có mặt tại trang trại, tất cả đều được huấn luyện sẵn sàng chiến đấu... Ngay trước khi trời sáng họ biết kế hoạch là gì, và khi chúng tôi bắt đầu phát quân phục, vũ khí và những thứ khác thì họ lại chùn chân... Cái nhóm gồm những sinh viên tưởng chừng như gan dạ, năng nổ ấy lại đòi bỏ cuộc.

Vì vậy tôi đã phải bảo họ, “Được rồi, cứ ở lại phía sau và chỉ lên đường sau khi tất cả chúng tôi đã đi trước, các anh sẽ đi cuối đoàn, bám sau chúng tôi - chúng tôi sẽ không bắt các anh phải chiến đấu”.

Vậy kế hoạch tấn công như thế nào?

Nhiệm vụ của nhóm chúng tôi là chiếm sở chỉ huy của căn cứ, và việc đó sẽ không có gì khó khăn. Cho dù chúng tôi phái người tới mục tiêu nào thì nguyên tắc hàng đầu cũng là phải tấn công bất ngờ, hoàn toàn bất. ngờ. Ngày chúng tôi chọn, ngày 26 tháng 7, là thời điểm rất quan trọng, vì ngày lễ hội hóa trang của Santiago diễn ra trước đó một hôm - ngày 25 tháng 7.

Tôi có 120 chiến sĩ, được chia thành ba nhóm - một nhóm đi đầu để chiếm một bệnh viện dân sự nằm sát phía sau khu trại lính. Đó là mục tiêu an toàn nhất, và đó là nơi tôi cử người chỉ huy thứ hai trong tổ chức đi phụ trách, đó là Abel, một thanh niên tuyệt vời, rất thông minh, tháo vát và cực kỳ táo bạo. Hai cô gái, Haydee và Melba cũng đi cùng anh ấy, cả ông Bác sĩ quân y, Bác sĩ Mario Munoz, cũng đi theo, với nhiệm vụ là chăm sóc những người bị thương được đưa tới chỗ ông ấy. Phía sau bệnh viện có một bức tường rất tiện lợi vì nó thông thẳng sang phía sau khu nhà ngủ của trại lính.

Nhóm thứ hai có nhiệm vụ đánh chiếm tòa nhà Audiencia, hay còn gọi là Palacio de Justicia, cao vài tầng, dưới sự chỉ huy của một thanh niên mới được cử làm người phụ trách. Raul, em trai tôi, cũng đi cùng với nhóm này - chúng tôi cho cậu ấy tham gia cùng với tư cách một thành viên bình thường.

Tôi chỉ huy nhóm thứ ba, gồm 90 người - với nhiệm vụ là chiếm bốt gác và Văn phòng Ban Tham mưu với tám hoặc chín người trong khi số còn lại chiếm toàn bộ trại lính. Khi tôi dừng lại, những chiếc xe khác cũng dừng ngay trước cổng trại lính. Theo dự tính thì giờ này các binh sĩ trong trại vẫn còn đang ngủ và họ sẽ bị đẩy ra khỏi khu phòng ngủ của trại vào một khoảnh sân phía sau - trông xuống khoảnh sân đó, từ trên cao, sẽ là Abel và những người đã đánh chiếm tòa nhà Audiencia. Các binh sĩ sẽ chỉ được mặc đồ lót trên người, vì theo kế hoạch chúng tôi sẽ ra tay thật bất ngờ để họ không có thời gian lấy vũ khí hoặc mặc quần áo. Họ sẽ không kịp trở tay, vì chúng tôi ăn mặc như những Hạ sĩ quan thực thụ, cùng với dấu hiệu nhận biết riêng của mình.

Về lý thuyết thì dường như không có gì rủi ro cả.

Abel ở phía sau sẽ ít gặp nguy hiểm nhất. Những người được phân công chiếm tòa nhà Audiencia cũng vậy. Vì biết rằng tất nhiên Abel sẽ đảm nhiệm vị trí của mình trong trường hợp tôi bị giết, nên tôi đã cử anh ấy phụ trách mục tiêu có vẻ tương đối an toàn đó. Tôi cử Raul, thành viên mói được tuyển vào lực lượng, đi cùng nhóm thực hiện nhiệm vụ nguy hiểm hơn một chút, nhưng cũng không kém phần quan trọng, và theo suy nghĩ của tôi thì thật ra cũng không có gì quá phức tạp. Trong thâm tâm tôi tự thấy mình phải có trách nhiệm với cha mẹ tôi về sự an nguy của Raul, khi em trai tôi còn rất trẻ tuổi và thiếu kinh nghiệm. Theo đúng yêu cầu nhiệm vụ và chức trách của mình, tôi tự mình thực hiện nhiệm vụ phức tạp nhất, đi phía sau một nhóm bao gồm Jesus Montané, Ramirito Valdes, Guitart và một số thanh niên người Artemisa với nhiệm vụ chiếm cổng vào và tháo bỏ sợi dây xích có tác dụng ngăn đường xe vào trong doanh trại. Tôi có những chiến sĩ thật tuyệt vời cho cuộc tấn công đó.


Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 05 Tháng Bảy, 2013, 02:36:38 pm
Ông và các chiến sĩ cửa mình xuất phát từ trang trại lúc mấy giờ?

Khoảng năm giờ kém mười lăm.

Vậy mấy giờ thì cuộc tấn công bắt đầu?

Chính xác là đúng 5 giờ 15 phút chúng tôi phát lệnh tấn công, vì vào giờ đó các binh sĩ trong trại vẫn còn đang ngủ và mọi việc cần được tiến hành trước khi họ thức dậy. Chúng tôi tấn công lúc 5 giờ mười lăm phút. Vào thời điểm đó trời đã hửng sáng để chúng tôi có thể tấn công, trong khi các binh sĩ lại vẫn còn đang ngủ.

Khi ấy trời đã sáng chưa?

Santiago nằm ở phía đông của hòn đảo, và vào mùa hè thì mặt trời ở đây mọc sớm so với Havana khoảng hai mươi phút. Lúc này trời đã đủ sáng để tấn công. Tất cả những yếu tố đó đều đã được tính toán cẩn thận. Nếu trời mà không sáng, làm sao chúng tôi có thể tấn công một cách chính xác và hiệu quả được. Tuy nhiên công việc cũng không hề dễ dàng vì người của chúng tôi đã được huấn luyện theo những nhóm nhỏ nhưng chưa bao giờ có cơ hội làm việc chung - vì theo nguyên tắc bảo đảm bí mật, chúng tôi phải tách rời các nhóm như các mảnh của một trò ghép hình, sau đó phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ phận.

Vậy là cuộc tấn công nổ ra lúc 5 giờ 15 phút. Vậy nó đã diễn ra như thế nào?

Với chiến dịch nhằm vào hai mục tiêu đồng thời này, tôi chỉ huy khoảng 120 chiến sĩ, như tôi nói, trừ những sinh viên đã rút lui, và khoảng 16 chiếc xe. Vậy là mỗi xe chở ít nhất tám người. Chúng tôi phải để lại một xe cho những người rút lui vào phút chót và một chiếc khác bị hỏng giữa đường, có nghĩa là số lượng xe giảm đi hai chiếc. Nhưng chúng tôi vẫn tiếp tục. Chiếc xe đầu tiên, chở hai người có nhiệm vụ phong tỏa nóc bệnh viện, trông sang phía sau Moncada, xuất phát dẫn đầu đoàn, sau đó đến những người được phân công chiếm tòa nhà Audiencia - họ phải đi xa hơn chúng tôi một chút. Nhóm của tôi gồm mười hay mười hai xe gì đó, và đích đến là cổng chính của trại lính Moncada. Tôi đi xe thứ hai, cách xe đầu khoảng gần 100m, đi theo đường quốc lộ từ Siboney tới Santiago. Mặt trời bắt đầu mọc, và chúng tôi dự kiến sẽ hành động thật chóp nhoáng và bất ngờ, trước khi kèn báo thức kịp cất lên. Đó là dịp cuối tháng 7, và mặt trời ở vùng Oriente bao giờ cũng mọc sớm hơn. Vì vậy thực tế là chúng tôi tới nơi đúng vào lúc bình minh. Khi vào thành phố, bao giờ cũng phải đi qua một cây cầu nhỏ và hẹp, chỉ có đúng một lần đường, những chiếc xe chạy thành đoàn dài, chiếc sau bám theo chiếc trước, thành ra chúng tôi đi hơi chậm một chút.

Phía trước tôi khoảng một trăm mét là chiếc xe đầu tiên đang trên đường xuôi xuống Avenida Garzón; nó quặt phải vào một con phố nhỏ hướng vàò cổng chính của trại lính. Tôi bám theo và những chiếc xe phía sau cũng bám theo.

Ngồi trong chiếc xe đầu tiên là người của Ramirito Valdes - Jesus Montané, Renato Guitart và một hai người nữa. Montané đã tình nguyện đảm nhiệm công việc chiếm cổng ra vào. Lúc này tôi ở phía sau họ khoảng gần 80m, khoảng cách phù hợp để tiếp tục với một tốc độ nhất định trong khi họ đang vô hiệu hóa đội lính gác ở cổng và tháo dây xích ngăn không cho xe cộ ra vào bên trong khu trại. (Bên trong trại lính có một khoảnh sân rất rộng).

Chiếc xe đi đầu dừng lại khi tiếp cận đến mục tiêu, những người trong xe nhảy ra khống chế những người lính gác và tước vũ khí của chúng. Đúng lúc đó tôi chợt nhìn thấy, chếch về phía trước bên trái xe tôi khoảng hai mươi mét, một tốp tuần tra gồm hai tên lính có trang bị tiểu liên Thompson đang bước trên vỉa hè. Họ nhận ra ngay có chuyện bất thường ở cổng gác cách mình khoảng gần 60m. Tôi thấy - có thể đó chỉ là do tôi tưởng tượng - là chúng đang chuẩn bị nổ súng vào Ramirito, Montané và những người khác, lúc này cả đội đã khống chế và tước được vũ khí của bọn lính gác.

Chỉ trong tích tắc, hai ý nghĩ thoáng hiện lên trong đầu tôi: khống chế tổ lính tuần tra đang đe dọa những companeros của tôi, và tước vũ khí của hai tên lính đó. Khi tôi nhận ra hai tên lính đang giương súng ngắm về phía cổng, có nghĩa là chúng đang quay lưng về phía tôi, tôi cho xe giảm tốc độ và tấp lại gần chúng, để chuẩn bị khống chế bất ngờ. Vậy là tôi vẫn đang lái xe, tay phải giữ khẩu súng săn, tay trái cầm khẩu súng lục, và tôi ghé xe sát lại gần hai tên lính, cửa xe đã mở hé sẵn. Tôi định làm hai việc cùng một lúc: ngăn không cho chúng nổ súng về phía người của Ramirito và Montané, đồng thời tước ngay hai khẩu tiểu liên Thompson chúng đang cầm.

Thật ra vẫn còn một cách khác để giải quyết chuyện này, nhưng mãi về sau khi có nhiều kiến thức và kinh nghiệm hơn tôi mới ý thức được. Điều mà lẽ ra tôi nên làm khi ấy là mặc kệ hai tên lính và tiếp tục cơ động vào trong. Một khi hai tên lính nhìn thấy hết xe này đến xe khác nói đuôi nhau tăng tốc đi về phía chúng, chắc chắn là không đời nào chúng dám bắn. Nhưng khi ấy tôi đã không làm như vậy - những gì tôi làm là tiếp cận chúng từ phía sau với ý đồ tấn cồng bất ngờ. Nhưng khi tôi chỉ còn cách chúng khoảng hai mét, chắc chắn hai tên lính đã nghe thấy tiếng động cơ xe, vì chúng quay ngoắt lại, nhìn thấy xe của chúng tôi, và theo bản năng chúng đã chĩa thẳng súng vào chúng tôi. Thế là tôi lao thẳng xe vào hai tên và nhảy ra ngoài.

Người của tôi cũng nhảy ra theo. Những người ngồi trong đoàn xe chạy phía sau cũng làm giống hệt. Họ cứ đinh ninh là đã vào đến bên trong trại lính. Nhiệm vụ mà họ được phổ biến là chiếm khu phòng ngủ và lùa những tên lính ra khoảnh sân phía sau - chỉ cho chúng đi chân đất và mặc quẩn áo lót, nhất là khi còn chưa tình ngủ hẳn và lại không có vũ khí, chúng sẽ là tù binh của chúng tôi.

Chính vì sự cố này mà cuộc tấn công đã thất bại?

Sự xuất hiện của tổ tuần tra đó, theo tôi là để tăng cường công tác bảo vệ trong dịp lễ hội, chúng đi đi lại lại giữa cổng vào khu trại lính và phố Avenida Garzon, là điều mà chúng tôi không ngờ tới, và vì chúng đang ở rất gần cổng gác nên kế hoạch của chúng tôi đã bị ảnh hưởng cực kỳ nghiêm trọng. Chính vì tìm cách vô hiệu hóa và khống chế chúng - bằng cách tông thẳng xe vào hai tên lính - mà tất cả người của tôi đã ùa từ trong các xe phía sau ra, vũ khí lăm lăm trên tay. Một người lao ra cùng tôi ngay từ đầu, vì anh ta ngồi ở hàng trên bên cạnh tôi, và anh ta đã nổ súng - phát súng đầu tiên trong cuộc giao tranh bất ngờ đó. Và cứ thế, tiếng súng bắt đầu nổ dồn dập. Tiếng súng cứ thế lan khắp nơi và rồi còi báo động cất lên ầm ĩ - những âm thanh chát chúa, đến chói cả tai, thật không thể nào tin nổi. Tất cả những người ngồi trong đoàn xe phía sau đã đổ hết ra ngoài, theo đúng như kế hoạch, và đổ xô vào trong một dãy nhà tương đối rộng, được xây chẳng khác gì những khu nhà ngủ của trại lính Moncada. Hóa ra đó là Viện Quân y, và người của tôi cứ lao vào, đinh ninh rằng đó là mục tiêu chúng tôi cần đánh chiếm.


Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 05 Tháng Bảy, 2013, 02:38:46 pm
Vậy ra đó là tòa nhà không nằm trong danh sách mục tiêu cần tấn công?

Vấn đề là ở chỗ lẽ ra cuộc giao tranh phải được thực hiện ở bên trong khu trại lính chứ không phải bên ngoài. Và vì nhầm lẫn, một số người đã đánh chiếm nhầm mục tiêu. Đến khi chúng tôi nhảy ra khỏi xe thì tổ lính tuần tra đã biến mất. Tôi cũng vội nhảy bổ vào trong tòa nhà Bệnh viện để gọi những người đã quá hăng hái mà tấn công nhầm. Tôi gọi tất cả ra ngoài - vì họ vẫn còn đang ở tầng một. Công việc đó được tôi thực hiện trong thời gian rất ngắn. Thậm chí suýt nữa tôi đã kịp tổ chức lại đoàn xe sáu bảy chiếc đâu vào đấy như cũ, vì cho dù có trục trặc như vậy, nhưng trạm gác ở cổng ra vào đã bị khống chế thành công.

Nhóm của Ramirito và Montané đã chiếm xong bốt gác ở cổng, hạ dây xích xuống và cơ động vào trong một trong những trại lính trong khu tổ hợp đó. Sau đó họ hướng thẳng về phía kho vũ khí. Nhưng khi vào đến nơi họ mới phắt hiện ra kho súng bây giờ được dùng làm khu nhà ngủ cho Ban Quân nhạc của Trung đoàn. Rõ ràng là vũ khí ở đây trước kia đã được chuyển về Trại lính Trung tâm. Ở những trại lính xung quanh, không kịp phản ứng gì trước cuộc tấn công bất ngờ của chúng tôi.

Về phần mình, đội của Abel đã chiếm xong tòa nhà Bệnh viện, còn đội mà Raul tham gia chiếm xong tòa nhà Palacio de Justicia.

Nhưng đến lúc này thì mọi nguời đã nổ súng rồi.

Trong những phút đầu tiên, bọn lính vẫn còn cuống cuồng mặc quần áo - đi giầy tất, chạy tán loạn để tập hợp hàng ngũ và lấy vũ khí - thật ra chỉ có mấy tên lính ở các bốt gác khác là nổ súng thôi - nhưng chủ yếu là để gây tiếng ồn đánh động bọn đang ngủ. Lực lượng Vệ binh Nông thôn cũng ngủ trong một dầy nhà, lẫn với cả Trung đoàn quân đội chính quy. Tất nhiên là các binh lính đều không mang theo vũ khí khi đi ngủ, và trong những phút lộn xộn ban đầu, chúng cũng không có người chỉ huy - một số sĩ quan Trung đoàn còn đang ngủ ở nhà riêng. Không một ai, cả sĩ quan lẫn lính trong trại lính Moncada, biết chuyện gì đang xảy ra.

Cuộc giao tranh đã nổ ra bên ngoài doanh trại, và do vậy lợi thế to lớn nhất, quyết định nhất, là yếu tố bất ngờ đã không còn nữa.

Như tôi đã kể, tôi chạy vào trong tòa nhà Bệnh viện và cố gắng gọi mọi người ra rồi tổ chức lại các chiến sĩ của mình thành các nhóm nhỏ ngồi vào xe như cũ, với ý đồ lái thẳng vào Ban Tham mưu Trung đoàn, thì bất thình lình một chiếc xe từ phía sau lao vụt qua chúng tôi, lái thẳng về phía cổng doanh trại, rồi lùi lại cũng nhanh không kém và tông thẳng vào xe của tôi. Mọi chuyện diễn ra đúng như vậy! Hóa ra là một người trong đội, giữa lúc giao tranh dữ dội như vậy, đã nảy ra ý vọt lên trên để đột kích vào trong, nhưng không hiểu thế nào anh ta lại lùi lại và tông vào xe của tôi. Thế là tôi lại phải ra khỏi xe.

Trong những hoàn cảnh nguy cấp và bất ngờ như vậy, các chiến sĩ của chúng tôi đã chứng tỏ sự kiên cường và lòng dũng cảm. Những sáng kiến anh hùng của từng cá nhân được dịp phát huy, nhưng sẽ vô cùng khó khăn nếu muốn vượt qua được hoàn cảnh mà chúng tôi đã tạo ra. Cuộc giao tranh đã bắt đầu, trong khi tổ chức của chúng tôi đã ít nhiều bị gián đoạn và lộn xộn...

Chúng tôi đã mất liên lạc với nhóm đi trong chiếc xe đầu tiên đánh chiếm cổng gác. Những người của Abel và Raul, chúng tôi không sao liên lạc được, chỉ còn cách nghe tiếng súng nổ mà phổi họp hành động, lúc này tiếng súng từ phía chúng tôi mỗi lúc một yếu dần, trong khi kẻ thù đã nhanh chóng trấn tĩnh và tổ chức lại đội hình và đã bảo vệ được những vị trí của chúng. Đồng chí Gildo Fleitas - mà tôi đã kể qua về anh ấy cho ông - đang đứng rất bình tĩnh ở góc một tòa nhà gần nơi chúng tôi chạm trán với tốp lính tuần tra và quan sát tình hình vô vọng của chúng tôi. Tôi trao đổi với anh ấy trong vài giây. Đó là lần cuối cùng tôi nhìn thấy anh ấy. Ngay từ những giây phút đầu tiên bắt đầu cuộc giao tranh tôi đã nhận ra hoàn toàn không có cách nào cho chúng tôi hoàn thành được mục tiêu đề ra lúc đầu. Anh có thể chiếm một khu trại lính với một nhóm người như vậy nếu bọn lính đang ngủ say, nhưng với một doanh trại hơn 1000 lính đã thức dậy và lại được trang bị đầy đủ vũ khí - thì đừng có nghĩ đến chuyện đó làm gì. Ngoài tiếng súng nổ chát chúa, tôi còn nhớ như in những âm thanh đinh tai, nhức óc của tiếng còi báo động khiến kế hoạch của chúng tôi tan thành mây khói.

Và nó đã trở thành một “điệp vụ bất khả thi”.

Lẽ ra với kế hoạch ban đầu chúng tôi hoàn toàn có thể chiếm được khu trại lính. Giả sử bây giờ cần lên kế hoạch cho một nhiệm vụ tương tự, tôi cũng sẽ vẫn làm giống hệt như cũ. Sự khác biệt duy nhất, theo kinh nghiệm mà chúng tôi rút ra, là đừng có đếm xỉa đến bọn lính tuần tra làm gì. Có những ý nghĩ xuất hiện lướt qua trong đầu chũng ta chỉ trong tích tắc. Khi đó động cơ chính của chúng tôi là phải bảo vệ đồng đội của mình trong cơn nguy hiểm. Còn giả sử như xe của tôi mà cứ chạy vào trong thay vì dừng lại, thì chắc chắn lần lượt từng chiếc, từng chiếc một, tất cả số xe phía sau cũng sẽ chạy vào trong và hai tên lính gác đó chắc hẳn sẽ phải sợ phát khiếp vầ không dám ho he gì - chúng sẽ không đời nào dám nổ súng. Lẽ ra cách tốt nhất để ngăn chúng không dám bắn Ramirito và Montané cùng người của họ là để chúng nhìn thấy một đoàn dài những chiếc xe đang lao vào trong, khiến chúng bị bất ngờ vì cuộc tấn công táo bạo của chúng tôi. Lẽ ra chúng tôi đã có thể chiếm doanh trại đó một cách dễ dàng. Nếu anh từ trong xe lao ra với bộ quân phục của một Hạ sĩ quan, với khẩu súng trên tay và anh quát đanh giọng, “Tất cả nằm úp mặt xuống!” thì chắc chắn anh sẽ chiếm được Sở Chỉ huy của Trung đoàn. Trong khi đó Abel và những người khác hẳn đã chiếm xong mục tiêu được phân công, và sẽ đứng yểm trợ từ phía sau của khu trại lính. Lẽ ra kế hoạch phải là như vậy.


Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 05 Tháng Bảy, 2013, 02:42:53 pm
Vậy ông đã quyết định ra lệnh rút lui vào lúc nào?

Tiếng súng vẫn nổ rất rát. Tôi đã giải thích cho ông một cách khá chi tiết về những gì diễn ra rồi đấy. Nhưng giờ đây khi nhớ lại một cách trung thực và hoàn toàn khách quan, tôi nghĩ chắc tất cả chỉ diễn ra trong vòng ba mươi phút là cùng, có lẽ còn không đến, sau đó tôi buộc mình phải chấp nhận thực tế rằng không thể nào hoàn thành được mục tiêu đã đề ra. Tôi biết rõ những chi tiết của kế hoạch hơn bất kỳ ai khác, và tôi biết cần đưa ra quyết định rút lui trong hoàn cảnh nào. Chính tôi đã nghĩ ra và xây dựng tất cả các chi tiết của kế hoạch tấn công.

Cuối cùng cũng đến lúc tôi bắt đầu phát lệnh rút lui. Tôi đã làm gì ư? Tôi đang đứng ngay giữa phố, không cách xa cổng gác là mấy. Trên tay tôi là khẩu súng trường .22, còn trên nóc nhà của một trong những tòa nhà chính trong trại lính là một khẩu súng máy cỡ nòng .50 có khả năng phong tỏa toàn bộ con phố, vì khẩu súng được hướng thẳng về phía này. Một bóng người đang loay hoay trên đó, rõ ràng là hắn ta chỉ có một mình và trông như một con khi đang loay hoay lắp đạn vào khẩu súng máy và khai hỏa. Tôi buộc phải làm gì đó với hắn ta trong lúc người của tôi lên xe và rút lui. Cứ mỗi lần hắn định sử dụng khẩu súng máy, tôi lại bắn cho hắn một phát. Ông có thể hình dung là tôi theo dõi hắn rất sát và bắn rất quyết liệt.

Cuối cùng tôi không còn nhìn thấy ai trong đội của mình nữa, tất cả đều đã lên xe. Tôi trèo lên chiếc xe cuối cùng và trong khi tôi đang ngồi đó, trên băng ghế sau phía bên phải xe, thì đột nhiên một người của tôi xuất hiện - anh ta vừa mới xuất hiện và rõ ràng là anh ta sẽ bị bỏ lại phía sau. Xe đã chật kín người, nhưng tôi đã chui ra và nhường cho anh ấy chỗ của tôi. Và tôi ra lệnh cho chiếc xe nổ máy chạy ngay.

Và rồi tôi đứng đó, chơ vơ giữa phố, hoàn toàn chẳng có ai, đơn độc một mình. Có nhiều chuyện thật khó tin vẫn xảy ra trong những hoàn cảnh trớ trêu như vậy. Tôi đứng đó, hoàn toàn cô độc giữa con phố ngay phía trước cổng ra vào của khu trại lính. Không cần phải nói chắc ông cũng hiểu rằng vào thời khắc đó tôi hoàn toàn không quan tâm đến cái chết... Và cũng rất bất ngờ, tôi lại được cứu bởi một chiếc xe khác. Tôi cũng không biết làm thế nào, và tại sao, nhưng có một chiếc chạy về phía tới, nó dừng ngay sát chỗ tôi đứng và đón tôi lên. Đó là chiếc xe của một trong những thanh niên người Artemisa, cậu ta đang lái một chiếc xe chở vài đồng chí khác trong đó, và cậu ta đã lái xe quay lại cứu tôi. Sau này tôi không bao giờ có cơ hội hỏi cậu ta về chi tiết lần giải cứu đó - đơn giản là vì chẳng lúc nào có dịp. Từ đó đến nay tôi vẫn luôn ước ao được nói chuyện với người đồng chí đó để hỏi tại sao và làm thế nào anh ấy lại quay lại giữa cảnh địa ngục đẩy chết chóc đó để cứu tôi. Nhưng rồi vì bận bịu không biết bao công việc, vả lại ai mà chẳng nghĩ mình sẽ sống đến 100 tuổi, thiếu gì dịp mà hỏi cơ chứ... Vậy mà thật không may là người đồng chí ấy đã qua đời cách đây hơn mười năm.

Ông ấy có ở cùng nhóm với ông không?

Có, cũng là một người cùng nhóm của tôi. Hình như anh ấy đã nhận ra là tôi bị bỏ lại phía sau thế là anh ấy lái xe quay lại cứu. Anh ấy là một trong những người rút ra đầu tiên, nhưng có lẽ đến một lúc nào đó anh ấy chợt nhận ra là tôi vẫn còn bị kẹt, vậy là anh ấy đã quay lại tìm tôi. Phải có người viết một tác phẩm gì đó, một testimonio 1 hoặc cái gì đó về câu chuyện này.

Trước đó đúng là tôi chỉ còn đơn độc một mình... Tôi có một khẩu súng trường .22, tất cả chỉ có vậy, và tôi hoàn toàn không thể biết những gì đang chờ đợi mình phía trước, hoặc kết cục của cuộc đối đầu không cân sức đó sẽ như thế nào... Tất nhiên rất có thể tôi cũng sẽ tìm cách rút lui qua một con hẻm hoặc tìm đường nào đó.

Vậy ông có nổ phát súng nào trong suốt cuộc tấn công không?

Có chứ, tôi bắn mấy phát liền vào một tên lính đang loay hoay sử dụng khẩu súng máy cỡ .50 trên nóc nhà trại lính - hắn không có cơ hội bắn một phát nào.

Vì ông đã ngăn cản hắn?

Đúng vậy. Cứ mỗi lần hắn loay hoay xung quanh và tìm cách sử dụng khẩu súng máy, tôi lại bắn một phát, thế là hắn lại phải tìm chỗ nấp. Rồi vài giây sau hắn lại thò đầu lên tìm cách bắt khẩu súng máy làm việc thì tôi lại bắn phát tiếp theo. Hắn cố gắng tìm cách sử dụng khẩu súng mấy lần liền, nhưng tôi cũng không biết nữa, có thể hắn đã đổi ý và không dám dùng đến nó nữa, vì mọi chuyện xảy ra đúng như tôi vừa kể. Và trong khi tôi đang bận bịu với việc kiềm chế tên lính sử dụng súng máy trên nóc nhà, đoàn xe của chúng tôi bắt đầu rút, với các đồng chí đã tham gia cùng tôi trong cuộc tấn công nhằm đánh chiếm khu trại lính.

Trong những hoàn cảnh nguy ngập như vậy, con người ta thường hành động theo phán đoán của chính mình. Tôi tin rằng chàng thanh niên người Santana đó đã tự quyết định quay lại cứu tôi. Hoàn toàn không có ai ra lệnh cho anh ấy làm như vậy. Anh ấy đã lái xe quay lại, dừng sát ở chỗ tôi đứng và đón tôi lên. Chiếc xe cũng chật cứng, nhưng tôi bảo, “Cứ chạy ra đường El Caney”. Đã có vài chiếc xe khác đang dừng gần con phố gần đó, chờ đón những người ra sau như chúng tôi. Nhưng thật tệ là một hai xe dẫn đầu không biết phố El Caney ở chỗ nào, thế là thay vì chạy thẳng tới phố Avenida Garzon qua Vista Alegre, họ lại rẽ phải, về Siboney. Có ba hay bốn xe gì đó; chiếc quay lại đón tôi là chiếc thứ hai hoặc thứ ba thì phải trong đoàn xe nhỏ hôm ấy.

Tôi biết El Caney rõ như lòng bàn tay - đó là nơi từng diễn ra một trận đánh quan trọng trong Chiến tranh Độc lập năm 1898. Ở đó cũng có một trại lính khá nhỏ. Ý định của tôi là lái thẳng tới đó, tấn công bất ngờ và chiếm lấy trại lính này, nhằm mục đích yểm trợ cho những người ở Bayamo. Tôi hoàn toàn không biết chuyện gì đang xảy ra ở Bayamo. Tôi đinh ninh là họ đã chiếm được căn cứ ở đó. Và đó là mối quan tâm lớn nhất của tôi khi ấy. Nhưng những người của tôi vừa mới chịu một thất bại nặng nề, nên sẽ rất khó thuyết phục họ tiếp tục hành động ngay.


---------------------------------------------------------
1. Cách diễn đạt đặc trưng của khu vực châu Mỹ La-tinh, testimonio là ký ức về một sự kiện hay một thời kỳ đặc biệt nào đó rất ít xảy ra trong cụôc đời và được tác giả - chủ nhân kể lại với quan điểm riêng của mình. Đó là quan điểm của cá nhân về một thời khắc, giai đoạn hay một sự kiện lịch sử nào đó; cách kể chuyện “đi ủng trên đất”, như cách nói tiếng lóng mà giới truyền thông thường dùng.


Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 05 Tháng Bảy, 2013, 02:47:08 pm
Vậy những đội khác thì sao?

Về đội đi cùng với tôi lúc đầu thì khi rút lui, chúng tôi không nhìn thấy ai cả. Sau đó chúng tôi mói biết rằng một số người, như Pedro Miret đã ẩn náu đâu đó, nhưng chúng tôi cũng không chắc lắm - hoàn toàn không thể liên lạc được với họ.

Còn nhóm đánh chiếm Palacio de Justicia đã nhận ngay ra tình hình đang diễn ra và người phụ trách đã quyết định rút xuống cùng toàn đội, trong đó có cả Raul. Trên đường họ thoát ra có một tên Hạ sĩ quan chỉ huy một đám lính, và chúng đã bắt họ đầu hàng. Người chỉ huy đội của chúng tôi đã nộp vũ khí, và cả Raul cũng vậy, những người khác cũng làm theo, nhưng đúng lúc đó Raul đã cứu cả bọn, và tự cứu chính mình nữa. Em trai tôi đã hành động rất nhanh, rất rất nhanh là khác - tên Hạ sĩ quan đang chĩa súng ngắn vào họ, nhưng Raul nhận thấy là tay hắn đang run lẩy bẩy, thế là Raul giật lấy khẩu súng và chĩa ngược vào phía bọn lính, vậy là bọn bắt tù binh lại trở thành tù binh! Nếu em trai tôi không hành động dũng cảm và quyết đoán, thì chắc chắn cả đội sẽ phải chịu chung hậu quả như tất cả những người khác trước kia: tra tấn và hành quyết... Khi họ ra khỏi tòa nhà, họ tìm đường thoát - một nơi nào đó để đi, nơi nào đó để thay quần áo, cao chạy xa bay, và sau đó họ giải tán mỗi người một đường.

Các ông có lường trước tình huống đó không?

Không, chúng tôi hoàn toàn không lường trước được chuyện này.

Nhưng giả sử có chuyện trục trặc, phải có phương án rút lui chứ?

Không, không. Trong một chiến dịch táo bạo như vậy, như tôi đã giải thích từ đầu đến giờ, anh làm thế nào mà rút lui được một khi đã vào trong khu trại lính và không khống chế được bọn lính bên trong? Chúng có bốt gác ở bất kỳ lối vào lối ra nào - làm sao mà có thể rút lui được?

Mặc dù vậy, có thể nói chúng tôi đã ít nhiều hoàn thành được một điều quan trọng, đó là tạo ra được yếu tố bất ngờ, mọi việc vẫn diễn ra theo đúng dự kiến trước khi chúng tôi chạm trán tốp lính tuần tra đó, và ở đời có ai học hết được chữ ngờ. Nhưng tôi hoàn toàn không mảy may nghi ngờ rằng tất cả bọn lính trong trại sẽ bị bắt làm tù binh (nếu mọi việc diễn ra theo kế hoạch), có lẽ là chỉ sau vài phút bắt đầu tấn công, như tôi đã nói. Chắc chắn thể nào chúng cũng nhầm lẫn vì chúng tôi đã ngụy trang cẩn thận với những bộ quân phục Hạ sĩ quan.

Vậy khi chứng kiến tình hình như vậy, người của Abel có kịp rút ra không?

Không, họ vẫn ở lại đó, chờ đợi, vì những người trong Bệnh viện tìm cách bảo vệ họ. Tất cả mọi người trong Bệnh viện đều ra sức bảo vệ và ủng hộ họ - họ cải trang cho người của tôi và tìm cách bảo vệ những người này khi biết chắc rằng cuộc tấn công đã thất bại và ai cũng đinh ninh là tất cả chúng tôi đã chết. Thật ra khi ấy tôi rất yên tâm về nhóm này vì Abel nắm kế hoạch tấn công rất chi tiết. Mối quan tâm đầu tiên khi chiếc xe kia quay lại cứu tôi là làm thế nào để yểm trợ cho đội đang đánh chiếm trại lính ở Bayamo.

Chắc ông sẽ phải nói chuyện với Melba, ông ấy còn nhớ mọi chi tiết, vả lại tất cả những chuyện này đã được viết thành sách rồi - rất lâu rồi tôi mới lại nói tới chuyện này. Tên của nhà sử học từng viết về sự kiện này từ những năm đầu. Ông ấy nắm toàn bộ câu chuyện, vì ông ấy hỏi tất cả những người tham gia. Tên ông ấy là gì ấy nhỉ? Cái ông người Pháp viết cuốn sách lịch sử ấy?

Robert Merle. Một tác phẩm tuyệt vời. Nhưng tôi quan tâm đến câu chuyện do chính ông kể cơ, theo trải nghiệm của cá nhân ông.

Đúng, thật ra tôi cũng không có cơ hội kể cho Merle những gì tôi đang kể với ông.

Vậy con số thương vong từ phía người của ông là thế nào?

Có năm người hy sinh trong lúc giao tranh và thêm năm mươi sáu người nữa bị giết hại sau này. Năm người hy sinh ngay hôm ấy là Gildo Fleitas, Flores Betancourt, Carmelo Noa, Renato Guitart và Pedro Marrero. Hầu như tất cả đều đi trong chiếc xe đầu tiên, những người xông vào chiếm tòa nhà đầu tiên trong trại lính sau khi đã khống chế cổng gác. Tuy nhiên cũng có vài người sống sót. Khoan đã... Gildo không ở trong nhóm đầu, vì anh ấy đã ở cùng tôi khi chúng tôi đang tìm cách tập hợp những chiếc xe lại để tiếp tục lao vào trong trại lính.

Chắc hẳn các ông phải rất suy sụp vì tình hình như vậy.

Vào lúc đó tôi chán nản khủng khiếp trước những gì đã xảy ra. Nhưng tôi vẫn quyết tâm tiếp tục cuộc đấu tranh. Tôi nói, “Chắc những đồng đội của chúng ta ở Bayamo đang nóng lòng chờ đợi”, ông biết đấy, tôi cứ đinh ninh là họ đã chiếm được trại lính ở đó rồi  . Vì vậy như tôi đã nói, ý định của tôi là đưa đoàn xe tới trại lính nhỏ ở El Caney và tấn công vào đó, để yểm trợ cho các đồng chí ở Bayamo, để tạo ra tình hình chiến sự căng thẳng ở quanh khu vực Santiago de Cuba. Đúng vậy, ý tưởng của tôi là chạy thẳng theo đường lớn tới El Caney, khi đó chúng tới vẫn còn hai mươi người. Nhưng như tôi đã kể ở trên, chiếc xe đi đầu đi nhầm đường và rẽ phải, thế là những chiếc còn lại cũng đi theo nốt. Không còn cách nào để quay đoàn xe lại và tiến hành cuộc tấn công vào El Caney trước khi địch phát hiện ra những gì vừa xảy ra ở Moncada. Ông thấy đấy, tôi không cầm lái, tôi được một chiếc xe khác đón lên mà.

Khi đó các ông vẫn mặc nguyên quân phục?

Đúng vậy, tất cả chúng tôi.

Vậy các ông còn mang theo vũ khí không?

Tất cả mọi người vẫn còn giữ nguyên vũ khí của mình, đến tận phút cuối cùng, thậm chí cả nhiều ngày sau đó.

Khi đó các ông có quay lại trang trại không?

Có, chúng tôi quay về Siboney để tập hợp lại lực lượng sau cuộc tấn công. Đã có vài chiếc xe quay về đó trước và không khí đang rất lộn xộn - người thì muốn đi tiếp, người thì muốn thay quân phục ra. Một số người đang cất giấu vũ khí, có cả những người bị thương, một số người còn không thể cử động nổi... Một khung cảnh thật đáng buồn.

Tôi về tới nơi và cố tìm cách thuyết phục một nhóm... tính cả tôi là tất cả có mười chín người trốn vào trong vùng núi. Tôi không thể làm gì để yểm trợ cho những đồng đội ở Bayamo. Tôi không sẽ không đời nào chịu bỏ cuộc. Tôi sẽ không bao giờ chịu đầu hàng hay chùn bước - chuyện đó hoàn toàn vô lý, đơn giản là vì trong đầu chúng tôi không hề có ý nghĩ đó, cho dù chúng tôi có thể bị giết đi chăng nữa.


Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 23 Tháng Bảy, 2013, 04:16:01 pm
5

NỀN TẢNG CỦA CUỘC CÁCH MẠNG


Bolívar - Chế độ nô lệ và nền độc lập - Những người chủ trương tự trị và thân Mỹ
- Hai cuộc Chiến tranh giành độc lập - Carlos Manuel de Cespedes
- Maximo Gomez - Antonio Maceo - José Marti


Thưa Tư lệnh, năm 2003 không chỉ là kỷ niệm lần thứ 150 ngày sinh José Marti mà còn kỷ niệm lần thứ 50 cuộc tấn công vào trại lính Moncada. Liệu có thể nói rằng ngày 26 tháng 7 năm 1953 đánh dấu sự khởi đầu của Cách mạng Cuba?

Nói như vậy cũng không hoàn toàn chính xác, bởi vì Cách mạng Cuba bắt đầu bằng cuộc Chiến tranh giành độc lập lần thứ nhất năm 1868, nổ ra ở tỉnh Oriente ngày 10 tháng 10 năm đó. Cuộc chiến được chỉ huy bỏi một người Cuba rất dày dạn kinh nghiệm và được học hành bài bản, Carlos Manuel de Cespedes 1. Ở khu vực đó, chế độ nô lệ không còn phổ biến cho lắm. Trong khi đó, chế độ nô lệ vẫn còn hết sức nặng nề ờ khu vực miền tây của đất nước, đó là nơi tập trung những đồn điền cà phê và sau đó là những đồn điền mía khổng lồ. Những đồn điền như vậy ở Cuba đã phát triển rất nhanh sau cuộc nổi dậy của những người nô lệ trong các đồn điền Pháp.

Tức là cuộc nổi dậy của nô lệ ở Haiti 2, năm 1791?

Đúng vậy, chính xác ở ở Haiti. Sau đó rất nhiều chủ đất người Pháp đã chuyển sang Cuba, chủ yếu là ở tỉnh Oriente, nơi rất gần với Haiti - hai hòn đảo chỉ cách nhau có eo biển hẹp tên là Winward, người ta vẫn gọi như vậy.

Từ trước đến nay vẫn có sự giao thương qua lại, thậm chí là từ thời thổ dân bản địa, giữa Cuba và khu vực ngày nay là Haiti, ở mạn phía tây của hòn đảo mà trước kia được người Tây Ban Nha đặt tên là Hispaniola. Những bộ tộc đó, chủ yếu là người Caribê, thiện chiến hơn nhiều so với các nhóm thổ dân khác, đã rất kiên cường chống lại người Tây Ban Nha, và nhiều lần họ đã phải vượt qua eo biển sang phần phía đông của Cuba để rút lui trước sự tấn công của người Tây Ban Nha vào lãnh thổ của mình.

Vì vậy khi quá trình chinh phục và thực dân hóa Cuba bắt đầu, đã có rất nhiều thổ dân ở đây là những người từng vượt biển từ Hispaniola sang, và những người này lại tiến hành đấu tranh vũ trang trong khu vực miền đông đó. Một người có tên là Hatuey. Hatuey là một trong những nhân vật lịch sử lỗi lạc nhất của Cuba, người đầu tiên phát động một cuộc kháng chiến chống sự xâm lược của người Tây Ban Nha, vì về cơ bản các bộ tộc thổ dân bản địa của chúng tôi rất ôn hòa. Những kẻ xâm lược conquistadores Tây Ban Nha đã tới đây với ngựa chiến, gươm thép, nỏ sắt, súng hỏa mai và đủ các loại vũ khí khác, vì vậy nhưng người thổ dân không thể chống cự nổi, nhưng ít nhất thì cũng có nhiều người không chịu khuất phục.

Hồi đó sự chênh lệch về tiến bộ công nghệ là quá lớn.

Người Tây Ban Nha đến đây với lịch sử chiến tranh hơn 800 năm phía sau mình, và họ đổ bộ tràn ngập hòn đảo này, với những chiến binh conquistadores, những kẻ chinh phục. Người Tây Ban Nha từng có kinh nghiệm chiến tranh giành độc lập, chống lại sự chiếm đóng của người A rập.

Ông vừa nhắc đến sự nổi dậy của những người nô lệ ở Haiti.

Năm 1791, khi cuộc khởi nghĩa của nô lệ dưới sự lãnh đạo của Toussaint L'Ouverture nổ ra ở Haiti, tại đó có khoảng 400 nghìn nô lệ. Vài trăm người - có thể là hai hoặc ba nghìn người cũng nên nhưng về sau chỉ có cả thảy vài trăm người - gồm các chủ đồn điền người Pháp và những chủ nô đã bỏ chạy sang Cuba. Một số người còn mang theo những nô lệ cũ của mình, và họ lại định cư ở phần phía đông của hòn đảo (Cuba).

Trong khi ở những vùng khác của Cuba không còn chế độ nô lệ?

Tôi đã khẳng định rằng nơi mà chế độ nô lệ còn thâm căn cố đế nhất chính là ở vùng miền tây. Còn ở tỉnh Oriente (miền Đông) cũ trước kia, cũng có một số nô lệ, nhưng với quy mô nhỏ hơn nhiều, vì nền sản xuất nông nghiệp ở đây chủ yếu tập trung vào chăn nuôi gia súc và canh tác quy mô nhỏ. Chính miền đông Cuba mói là nơi có số lượng chủ đất đơn lẻ đông nhất; đứng thứ hai là Camaguey, với những dải đồng bằng rộng mênh mông, chủ yếu dành cho việc chăn nuôi gia súc, và cũng hầu như không có nô lệ.

Nhưng từ trung tâm hòn đảo hắt về phía tây, rất nhiều đồn điền cà phê và đồn điền mía vẫn còn hoạt động trên cơ sở chế độ sở hữu nô lệ, và ở hai tỉnh Matanzas cũng như Havana trước đây có hàng trăm đồn điền mía nhỏ, hầu hết hoạt động và canh tác bằng sức kéo của gia súc. Cuba trở thành nước sản xuất và xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới (sau cuộc nổi dậy của nô lệ ở Haiti), vì nó chiếm lĩnh nốt thị phân cà phê do Haiti giữ trước kia.

Trong những năm 1840, hai cơn bão khủng khiếp đã quét sạch các đồn điền cà phê, nhưng mía thì có khả năng chịu bão và hạn hán tốt hơn nhiều - nói chung đó là một loại cây trồng an toàn hơn. Một cơn bão có thể giảm 20 đến 25% sản lượng mía, nhưng về cơ bản toàn bộ đồn điền vẫn khõng bị ảnh hưởng gì. Đó là loại cây trồng tốt hơn, nhưng lại cần nhiều, rất nhiều nô lệ.

Vào thời đó, tức là khoảng hai mươi đến ba mươi năm trước khi nổ ra cuộc Chiến tranh giành độc lập lần thứ nhất, năm 1868, có xấp xỉ 300 nghìn nô lệ trên toàn đất nước Cuba.

---------------------------------------------------------
1. Carlos Manuel de Cespedes (1819-1974) sinh ra ở Bayamo, Cuba. Năm 1840, ông bắt đầu học luật ở Tây Ban Nha. Từ 1842 đến 1844 ông chu du châu Âu, Thổ Nhĩ Kỳ, Palestine, Ai Cập. Năm 1944, ông quay lại Mayamo và hành nghề Luật sư. Ông tham gia vào vụ nổi dậy Pozas và bị bắt tù. Ngày 10 tháng 10 năm 1868, trong khu trồng mía La Demajagua của mình, trước lời kêu gọi “Nước Cuba tự do, trường tồn!”, ông cầm súng, giải phóng nô lệ và ký tuyên bố một nước Cuba độc lập. Ngày 20 tháng 10, ông chiếm Bayamo. Ngày 27 tháng 12, ông ký tuyên bố phản đối ché độ nô lệ. Năm 1869, ông được tôn lên làm Tổng thống nước Cộng hoà. Năm 1873, ông bị phế truất sau cuộc họp của các đại diện ở Jijagual. Ông hy sinh trong khi đang chiến đấu vào ngày 27 tháng 2 năm 1874.

2. Năm 1791, trên hòn đảo Hispaniola (ở phía tây, ngưòi Pháp lúc đó gọi là St-Domingue), có khoảng 100.000 người Pháp sở hữu tới 7.800 khu trồng mía và hơn 500.000 nô lệ. Ngày 14 tháng 8, những nô lệ này với tư tưởng của cuộc Cách mạng Pháp bắt đầu một cuộc nổi dậy dưới sự lãnh đạo của Toussaint L”Ouverture, được mệnh danh là “Spartucus da đen”. Cuộc chiến kéo dài 13 năm. Napoleon (lúc đó đã cưói Josephine, con gái của gia đình Creole đén từ đảo Martinique của Pháp) cử một đạo quân gồm 43.000 lính đến trán áp vụ nổi dậy. Ngày 18 tháng 11 năm 1803, trong trận Vertieres, những ngưòi nổi dậy thất bại trước quân Pháp. Cuộc chiến để lại hậu quả thảm khốc: 150.000 nô lệ và 70.000 quân Pháp bị chết. Ngày 1 tháng 1 năm 1804, ở thành phố Gonaives, người Pháp tuyên bố tự do và hòn đảo Hispaniola trở lại với tên cũ của người Anh-điêng là Haiti.




Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 23 Tháng Bảy, 2013, 04:21:23 pm
Trong tổng dân số là bao nhiêu?

Tôi không thể nói chính xác, nhưng tôi ước tính vào khoảng từ một đến một triệu rưỡi người gì đó, gồm cả những người nô lệ. Những phần còn lại trong dân số Cuba khi đó là con cháu của những người Tây Ban Nha thuộc thời kỳ thực dân hóa đầu tiên, họ được gọi là những người Tây Ban Nha “crillo”, hầu hết đều là chủ đất và sở hữu các đồn điền, tiếp theo là những người mestizo có bố là người Tây Ban Nha, mẹ là người thổ dân, và cuối cùng là những người lai giữa Tây Ban Nha, thổ dân và người da đen. Những người Tây Ban Nha kiểm soát bộ máy chính quyền của hòn đảo, khống chế hoạt động thương mại, duy trì trật tự và bộ máy quốc phòng.

Số lượng nô lệ lớn nhất tập trung ở các đồn điền trồng mía, do các crillo sở hữu. Đây là thực tế có ảnh hưởng rất to lớn, vì sau những cuộc chiến tranh giành độc lập của các nước Nam Mỹ, Tây Ban Nha chỉ còn lại hai thuộc địa là Cuba và Puerto Rico ở bán cầu tây này. Mặc dù có một phong trào độc lập ở Santo Domingo năm 1821, phong trào này còn tuyên bố đoàn kết chiến đấu với Colombia của Simón Bolivar, nhưng Tây Ban Nha vẫn chiếm lại Hispaniola một thời gian trong thế kỷ 19. Nhưng (ở Hispaniola, nay là Cộng hòa Dominica, hồi đó là Santo Domingo), những cuộc chiến tranh chủ yếu nổ ra để chóng lại nước Haiti láng giềng hơn là chống lại sự thống trị của Tây Ban Nha để giành độc lập. Trong khoảng 1850-1860, nói chung là vài năm trước khi cuộc Chiến tranh Độc lập lần thứ nhất của chúng tôi nổ ra, đã có khá nhiều người Dominica di cư sang Cuba. Một số người đã từng phục vụ trong quân đội Tây Ban Nha, nên họ tới Cuba với tư cách là công dân Tây Ban Nha, mặc dù họ sinh ra và lớn lên ở Santo Domingo. Họ có kinh nghiệm quân sự, và sau đó - khi họ trở thành những campesinos, những nông dân - họ tham gia cùng hàng ngũ với những người Cuba yêu nước.

Cuộc Chiến tranh Độc lập lần thứ nhất đã diễn ra như thế nào?

Chiến tranh năm 1868 bắt đầu với một nhóm chủ đất. Họ được học hành đầy đủ, và nói chung là khá am hiểu vẻ tình hình chính trị. Nhiều người trong đó là Luật sư. Họ là những người có tư tưởng tự do, họ muốn độc lập, và phần đông họ đều là những chủ nô nhỏ - một số người sở hữu những đồn điền mía. Còn những đồn điền cà phê lớn nơi tập trung phần lớn nô lệ, chỉ có ở khu vực Guantánamo, ở phía đông, gần Haiti.

Lãnh đạo phong trào cách mạng independentista (độc lập) là một người đặc biệt giỏi giang và xuất chúng, Carlos Manuel de Cespedes như tôi đã nói, ông ấy cũng có một đồn điền mía nhỏ. Âm mưu khỏi nghĩa bắt đầu trước tiên ở tỉnh Camaguey và sau đó lan ra, lôi kéo được hầu hết các chủ đất ở vùng phía đông hòn đảo. Tất nhiên là những âm mưu như vậy không sớm thì muộn bao giờ cũng bị phát hiện, và chính quyền thực dân ban bố lệnh bắt giữ những người liên can, nhưng những người Lãnh đạo cách mạng có bạn bè làm ở bưu điện. Carlos Manuel de Cespedes biết rằng mình sắp bị bắt nên ông đã chuyển ngày khởi nghĩa lên sớm hơn - cuộc khởi nghĩa nổ ra ngày 10 tháng 10 năm 1868 ngay tại đồn điền mía của ông. Ông giải phóng cho những người nô lệ của mình. Cũng không nhiều lắm, nhưng ông đã giải phóng cho họ mà không hề băn khoăn lấy một giây, qua đó bắt đầu cuộc cách mạng nhằm lật đổ chế độ sở hữu nô lệ ở Cuba.

Ngày đó việc giải phóng nô lệ có phổ biến không?

Không, hoàn toàn không, vì vậy phải nói đó là một hành động vĩ đại, có thể nói đó là một sự hào phóng vô tiền khoáng hậu, trái ngược với những gì xảy ra ở Nam Mỹ. Vì ở Nam Mỹ, khi Chiến tranh Độc lập của họ nổ ra năm 1810 - sau sự kiện quân Pháp chiếm đóng Tây Ban Nha và một nền quân chủ mói được thiết lập khi Napoleon đưa em trai mình là Joseph Bonaparte lên ngai vàng Tây Ban Nha - các thuộc địa của Tây Ban Nha đã nổi dậy, không phải là để chống mẫu quốc Tây Ban Nha mà chống lại nền quân chủ do Napoleon áp đặt, đó là lý do tại sao lại hình thành nên những junta (Uỷ ban Hành chính) yêu nước ở Nam Mỹ, tập trung ở những thuộc địa của Tây Ban Nha trước kia.

Một trong những junta đầu tiên như vậy được thành lập ở Venezuela, trong tháng 4 năm 1810, mang tên “Phong trào Bảo hoàng vì Fernando VII” - đó chính là vị vua Tây Ban Nha đã bị Napoleon phế truất. Trước đó đã có tiền thân của phong trào độc lập cho Venezuela, dưới sự lãnh đạo của Francisco de Miranda 1, một nhân vật nổi tiếng.

Miranda thậm chí còn tham gia cả Cách mạng Mỹ, tức là cuộc chiến giành độc lập của chính nước Mỹ từ tay người Anh, vì hồi đó Tây Ban Nha dưới sự trị vì của Charles III đã cử những binh sĩ sinh ra ở Nam Mỹ trong đó có cả những người từ Cuba - người da đen, người lai và người Tây Ban Nha crillo - tham gia chiến đấu vì sự độc lập của các thuộc địa (Bắc Mỹ). Đó là vào năm 1776, trước khi cuộc Cách mạng Pháp thành công mười ba năm sau đó, tức là vào năm 1789. Lafayette, một lãnh đạo tương lai của Cách mạng Pháp, cũng tham gia trong cuộc chiến tranh giành độc lập của Mỹ, cũng rất nhiều người Tây Ban Nha tình nguyện 2. Tất nhiên là sự cạnh tranh giữa Pháp và Anh khi đó là vô cùng khốc liệt, Tây Ban Nha lại đứng về phía Pháp. Vì vậy có cả những người Cuba, tức là những người Tây Ban Nha sinh ra ở Cuba, tham gia chiến đấu cho nền độc lập của nước Mỹ.

Nhìn lại lịch sử chúng ta có thể thấy rất nhiều mối liên hệ kỳ lạ... Miranda, một sĩ quan quân đội Tây Ban Nha, sinh ra và lớn lên ở Venezuela, lại quyết định từ bỏ quân đội thuộc địa khi đang đồn trú ở Cuba, và chính tại Havana này ông đã bắt đầu cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân-đế quốc dẫn dắt ông đến ý tưởng thành lập nên nước Colombia sau này - có nghĩa là ý tưởng giải phóng và thống nhất tất cả dân tộc thuộc địa thành một khối chính trị độc lập. Ông chuyển sang Pháp, trở thành một nhà chỉ huy quân sự tên tuổi bên cạnh những nhà lãnh đạo của Cách mạng Pháp, và chiến đấu chống lại những kẻ đang rắp tâm xâm lược nước Pháp cách mạng - tên tuổi của ông trở nên nổi tiếng. Tuy nhiên có lúc ông cũng bị thất sủng, như rất nhiều trường hợp khác trong cách mạng Pháp, và đã có lúc suýt nữa ông bị đưa lên máy chém. Nhưng rồi Chính quyền cách mạng cũng nhận ra sai lầm của mình. Chính những gì ông cống hiến hết mình để phục vụ nước Pháp đã cứu ông. Ông đã đi khắp châu Âu, đã trở nên nổi tiếng, và chính ông là người đi tiên phong cho phong trào độc lập ở Nam Mỹ. Thậm chí ông còn quay về Venezuela để bắt đầu cuộc đấu tranh; đó là vào tháng 8 năm 1806.

----------------------------------------------------------
1. Từ 1779 đến 1781, Francisco Miranda (Caracas, Venezuela 1750 - Cadiz, Tây Ban Nha, 1816), nhà yêu nước người Tây Ban Nha tham gia quân đội Tây Ban Nha trong cuộc chiến giành độc lập của các nước thuộc địa của Anh, cuộc Cách mạng châu Mỹ từ 1779 đến 1781. Trở thành một vị tướng ở Pháp, ông tham gia các chiến dịch của Napoleon. Năm 1806, ông đưa một đội quân đến Venezuela để giúp nước này tuyên bố nền cộng hoà, và ở Caracas, năm 1811, ông ủng hộ tuyên bố độc lập của Venezuela. Năm 1812, ông bị quân Tây Ban Nha đánh bại và bị đưa về Cadiz, Tây Ban Nha cầm tù, ông chết trong tù.

2. Một trong những người nổi tiếng nhất là Bernardo de Galvez (1746-1786), trong chiến dịch năm 1779, ông đánh chiếm bến cảng Manchac, Baton Rouge và Natchez, ông còn đánh chiếm cả Mobile (1780) và Pensacola (1781), do đó, đã ngăn chặn được quân Anh ở Ca-ri-bê đến tiếp viện cho Cornwallis trong trận Yorktown, nơi diễn ra trận chiến cuối cùng giữa quân Anh và quân Cornwallis.


Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 23 Tháng Bảy, 2013, 04:29:06 pm
Chuyện đó xảy ra trước khi Simón Bolivar bắt đầu cuộc đấu tranh giành độc lập cho Nam Mỹ dưới sự thống trị của Tây Ban Nha?

Ồ, xảy ra trước rất lâu là khác. Như tôi đã nói là về sau có những sự kiện nhất định đã xảy ra - nhất là sự kiện Napoleon đưa quân vào Tây Ban Nha và lập nên một nền quân chủ mới - ở Nam Mỹ đã xuất hiện nhiều Uỷ ban Hành chính quân sự thể hiện lòng trung thành với Tây Ban Nha (chống lại Napoleon), mặc dù trong những phong trào này cũng có nhiều người ủng hộ độc lập hoàn toàn. Trong số đó, tiêu biểu nhất chính là Simón Bolivar. Họ đã tạo ra Ủy ban Hành chính Caracas, Ủy ban Hành chính đầu tiên ở Nam Mỹ thuộc Tây Ban Nha tuyên bố độc lập - và trong đó có Bolivar tham gia, khi ấy mới chỉ là một sĩ quan trẻ.

Trước đó Bolivar đã từng tới Italia cùng thầy dạy và người bảo trợ của mình là Simón Rodriguez, và vào ngày 15 tháng 8 năm 1805, trên chiếc tàu Monte Sacro, ông đã có lời thề nổi tiếng trong lịch sử, rằng một ngày nào đó ông sẽ đấu tranh giành độc lập cho Venezuela. Thật không hình dung nổi sự linh cảm phi thường đó.

Những junta đó có chủ trương giải phóng nô lệ không?

Không, họ đều là những người crillo, nên ban đầu họ không hề có ý định giải phóng nô lệ. Vào thòi đó người ta chưa thể có nhận thức lên án chế độ nô lệ như sau này. Jose Tomas Boves 1, một người Asturia khôn ngoan, đã khai thác chính sự mâu thuẫn này. Boves đến với những người llaneros 2, những người lai thổ dân châu Mỹ và người lai mestizo, những ky sĩ đáng sợ, giữa những thảo nguyên mênh mông đầy ngựa hoang, ông ta tập hợp và kêu gọi họ đi theo mình, và tại đây, theo cách riêng của mình, ông ta đã tạo ra một cuộc cải cách ruộng đất: vì đất đai thuộc về những người crillo nổi loạn (chống mẫu quốc Tây Ban Nha), nên ông ta đã tịch thu để phân chia lại, phân chia lại cả các hacienda, rồi biến những người llaneros kia thành người chủ của tất cả những mảnh đất đó, rồi dẫn đầu một lực lượng gồm những người lính ủng hộ mẫu quốc Tây Ban Nha, ông ta băng qua những dải đồng bằng, đốt phá và giết chóc không thương tiếc. Đó là một cuộc đấu tranh giai cấp dữ dội giữa người Venezuela với người Venezuela, do chính những người Tây Ban Nha thực dân giật dây. Sự kiện đó được gọi là Cuộc Nổi loạn của người nghèo năm 1814.

Artuso Uslar Pietri 3, một tác giả người Venezuela rất nổi tiếng, ông này xuất sắc trên cương vị một nhà văn hơn là một chính trị gia, đã có đóng góp rất lớn cho hậu thế bằng cách viết một cuốn tiểu thuyết về thời kỳ này; tên cuốn tiểu thuyết là Las lanzas coloradas, “Những ngọn thương đỏ”. Cuốn tiểu thuyết miêu tả một cách sinh động đến nỗi người đọc có cảm giác như đang nghe thấy tiếng vó ngựa phi rầm rập qua những thảo nguyên. Chính đội quân những người llaneros nghèo khổ đó, chủ yếu là nô lệ và những người dưới đáy xã hội với đội kỵ binh bất khả chiến bại của mình đã đánh bại những người Venezuela independentista và cuối cùng tiến đến tận Caracas. Và đến lúc đó đã diễn ra một sự kiện chưa từng có trong lịch sử các cuộc đấu tranh giành độc lập của lục địa này: toàn bộ người dân Caracas đã rút lui vè phía đông. Trong lịch sử Venezuela sự kiện này được gọi là “cuộc di cư về phía đông”, dưới sự lãnh đạo của Bolívar. Hành trình gian khổ đó đã cướp đi sinh mạng của không biết bao nhiêu phụ nữ, người già và trẻ em. Venezuela đã phải trả một cái giá khủng khiếp cho nền độc lập của mình, vậy mà họ vẫn rất kiên cường và vững vàng trong cuộc đấu tranh gian khổ đó!

Sự kiện này diễn ra sau khi nền Đệ nhị Cộng hòa được thành lập, mà trước đó là một loạt những trận đánh nổi tiếng được biết đến trong lịch sử dưới tên gọi “Chiến dịch Tuyệt vời”. Bolivar đã hành quân từ sông Magdalena, ở New Granada, hiện nay thuộc Colombia, từ cuối năm 1813, và đến tháng 8 năm 1813, ông đã vào đến Caracas, nơi ông được vinh danh là “Người Giải phóng”.

Nhưng trước đó, vào thời điểm tuyên bố thành lập nền Đệ nhất Cộng hòa, năm 1810, Bolívar còn chưa phải là một lãnh tụ chính trị và quân sự; chính Miranda mới được gọi về để lãnh đạo, và cũng là người được sự hậu thuẫn của đông đảo những người tham gia cách mạng. Và Miranda, trước nguy cơ thất bại không tránh khỏi, đã quyết định đình chiến (với Tây Ban Nha), ông ta đang định chiếm một chiếc tàu Anh ở cảng La Guarai thì Bolivar và một nhóm các sĩ quan phẫn nộ với quyết định đình chiến và giảng hòa với Tây Ban Nha của Miranda đã bắt được Miranda. Miranda đã nhiễm rất nhiều thói quen kiểu Pháp - một số nếp sinh hoạt nhất định, kiểu ăn mặc, tắm rửa, trong cuộc sống của giới thượng lưu, quý tộc, đại loại như vậy - và thay vì ngủ ngay trên con tàu Anh thì đêm đó ông ta lại ngủ trên bờ, với lý do là có thể ngủ một cách thoải mái hơn. Và thế là Bolivar cùng những người khác có đủ thời gian và cơ hội tóm được Miranda.

----------------------------------------------------------
1. Jose Tomas Boves (1782-1814) sinh ra ở Oviedo, Tây Ban Nha và trở thành nhà lãnh đạo của Venezuela dưới trướng vua Tây Ban Nha; ông đánh bại Bolivar trong trận La Puerta (1814) và chiếm đóng Caracas.

2. Đây là những cao bồi người Venezuela và Colombia, tương tự như những người chăn bò ở Argentina. Llano trong tiếng Tây Ban Nha có nghĩa là “thảo nguyên”, vì vậy llaneros là những người sống trên thảo nguyên thường đi săn ngựa hoang, nuôi gia súc và sống chủ yếu ngoài trời. Nói về thuật cưỡi ngựa và niềm kiêu hãnh độc lập thì có thể ví họ như những người Mông Cổ của Nam Mỹ. Khi Castro gọi họ là “mestizos” thì nên hiểu họ là những người pha lẫn dòng máu ngưòi Anh-điêng và người Tây Ban Nha. Như trong phần nội dung đã nói sơ qua, những ngưòi illaneros là kẻ thù của các địa chủ và criollos (người Nam Mỹ gốc Tây Ban Nha) quý tộc vốn rất coi thường những người sống trên thảo nguyên hoang sơ; những người ủng hộ Tây Ban Nha lợi dụng lòng căm thù của các illaneros đối với người criollos để dập tắt các cuộc nổi dậy đòi độc lập của họ. Sau đó, Bolivar thuyết phục những người illanos rằng, Tây Ban Nha chứ không phải là những người criollos bản địa mới là kẻ thù thực sự của người illaneros, và với việc này, thái độ của ngưòi illaneros thay đổi và họ trở thành đồng minh trong cuộc chiến giành độc lập của người Bolivia.

3. Arturo Uslar Pietri (1906-2001), tác gia tiểu thuyết lịch sử người Venezuela, tác giả của cuốn Las lanzas coloradas (1931, dịch là Những ngọn thương đỏ, 1963), El camino de El Dorado (1947; “Con đường tù El Dorado”), Oficio de difuntos (1976), Samuel Robinson (1981) và La visita en el tiempo (1990), cũng như rất nhiều sách chính trị xã hội khác.



Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 23 Tháng Bảy, 2013, 04:35:24 pm
Nhưng rồi quân Tây Ban Nha đã giành lại được chính quyền nhờ cuộc nổi dậy rất không đúng lúc của những người llaneros.

Không, không. Sau này những người llaneros mới nổi dậy cơ mà khi nền độc lập của Venezuela đã được củng cố và nền Đệ nhị Cộng hòa đã được xây dựng xong năm 1813. Những gì tôi vừa kể với ông xảy ra từ trước, khi Miranda ký kết một Hiệp ước hòa bình với Tây Ban Nha. Bolivar và những người bạn của mình phải bỏ trốn, và họ đã cưóp được một chiếc tàu. Miranda bị giao nộp cho viên chỉ huy người Tây Ban Nha, Domingo Monteverde. Bolívar giương buồm về phía Tây bắc, tới hòn đảo Bonaire khi đó là thuộc địa của Hà Lan, sau đó ông đổ bộ xuống vùng đầu nguồn sông Magdalena, ở Venezuela, và từ vùng thượng lưu này, với một nhóm người trung thành, ông đã bắt đầu một cuộc tấn công long trời lở đất - mà sau này vẫn được lịch sử nhắc đến với tên gọi “Chiến dịch Tuyệt vời”.

Khá nhiều binh lính yêu nước (và ủng hộ độc lập) vẫn còn ở trong lãnh thổ New Granada. Khi Bolivar tới đây, ông đã tập hợp họ lại và bắt đầu cuộc chiến. Họ đã chiếm lại được Caracas và tái thiết lập Chính quyền yêu nước. Nhưng lúc này những nô lệ vẫn chưa được giải phóng. Vào thời điểm đó - ngày 26 tháng 3 năm 1812, đúng vào ngày thứ năm trước lễ Phục sinh - một trận động đất đã xảy ra, và Bolívar đã có tuyên bố nổi tiếng trong lịch sử, “Nếu tự nhiên phản đối những gì chúng ta làm, vậy thì hãy chống lại tự nhiên và bắt nó phải tuân lệnh”. Trận động đất khủng khiếp, và câu trả lời của con người cũng đanh thép làm sao!

Sau thất bại của nền Đệ nhị Cộng hòa, Bolivar đã phải rút lui khỏi Venezuela và tới Jamaica. Bằng phép màu nào đó ông đã thoát được một âm mưu ám sát mình. Và chính tại nơi đây ông đã viết tác phẩm Thư từ Jamaica nổi tiếng, và cũng tại đây, năm 1816, ông đã tiếp xúc với Tổng thống Pétion của Haiti 1. Pétion bắt đầu cỏ ảnh hưởng to lớn tới nhận thức của Bolivar về việc phải giải phóng cho những nô lệ; vị Tổng thống này đã giúp ông rất nhiều vũ khí, và Bolivar đã có lời thề hoàn toàn phù hợp với mục tiêu cách mạng của mình: ông quyết tâm xóa bỏ chế độ nô lệ. Ông đã rút ra những bài học lớn từ những gì xảy ra với nền Đệ nhất và Đệ nhị Cộng hòa. Và thế là bắt đầu cuộc đấu tranh cho sự ra đòi của Đệ tam Cộng hòa. Đoàn quân của ông rời khỏi Haiti và đổ bộ xuống lãnh thổ Venezuela, và tại đó, vào ngày 6 tháng 7 năm 1816, ông đã cho ra tác phẩm, “Tuyên ngôn Ocumare”. Một đoạn trong tuyên bố này nhấn mạnh: “Tất cả những người anh em của chúng ta từng phải rên xiết dưới gông cùm nô lệ sẽ được tự do. Tự nhiên, công lý và mọi chính sách đều kêu gọi giải phóng những người nô lệ; từ giờ phút này trở đi, ở Venezuela sẽ chỉ có một giai cấp duy nhất, và tất cả đều là những cồng dân bình đẳng”.

Và từ đảo Margarita, người Giải phóng đã tiến xuống vùng Orinoco, ngày nay là Ciudad Bolivar, và tại đó, ở Angostura, ông đã hình thành nên những ý tưởng cho Hiến pháp năm 1819 và ra sắc lệnh bãi bỏ chế độ nô lệ. Jose Antonio, một người llaneros yêu nước, đã dẫn theo rất nhiều thổ dân châu Mỹ và những người lai mestizos đi theo mình đến quy phục Bolivar và cùng tham gia vào cuộc đấu tranh, từ đó trở đi, chiến thắng đã được bảo đảm chắc chắn. Câu chuyện này có thể cho ông thấy một ví dụ sinh động về mối quan hệ giữa cuộc đấu tranh giành độc lập với việc xóa bỏ chế độ nô lệ.

Ở Cuba Cespedes là nguời đầu tiên chủ trương giải phóng nô lệ?

Đúng vậy - khi Carlos Manuel de Cespedes phát động cuộc Chiến tranh giành độc lập lần thứ nhất. Sắc lệnh bãi bỏ chế độ nô lệ mới chỉ được áp dụng ở hai tỉnh Oriente và Camaguey. Rất nhiều nô lệ được giải phóng đã tham gia vào lực lượng của những người yêu nước. Cuộc chiến tranh kéo dài suốt mười năm. Và trong thời gian đó nhà lãnh đạo xuất chúng gốc Dominica Maxímo Gómez 2, đã xuất hiện. Ngoài ra còn có một lãnh tụ khác cũng nổi bật không kém, một người da đen.

Antonio Maceo?

Chính xác, Maceo, nhà chỉ huy quân sự xuất sắc nhất của chúng tôi, một người da đen, sinh năm 1845 tại Santiago de Cuba, ông mói hai mươi ba tuổi khi cuộc chiến bùng nổ.

Có thông tin cho là một số người crillo đã nổi dậy chống mẫu quốc Tây Ban Nha với hy vọng được sáp nhập vào Mỹ. Điều này có đúng không?

Ý tưởng giành độc lập phải đối mặt với rất nhiều trào lưu tư tưởng trong suốt hai thế kỷ: mười tám và mười chín, trong đó có cả những dòng tư tưởng theo đường lối cải cách, đường lối tự trị, và đường lối sáp nhập.

Chủ nghĩa Thực dân Tây Ban Nha khác với Chủ nghĩa Thực dân kiểu Anh - hai hình thái thực dân này không giống nhau hoàn toàn - trên cơ sở những kiểu người Thực dân khác nhau, nên cách đối xử với nô lệ cũng khác. Một trong những điều tích cực của người Thực dân Tây Ban Nha là ở chỗ: Họ cho phép những nô lệ châu Phi được giữ nguyên các nghi lễ tôn giáo của mình, họ chấp nhận chuyện đó. Xét theo một vài khía cạnh, thì đó là cách để xoa dịu người nô lệ, vì trong điều kiện thời tiết như thế này, với sự bóc lột và hành hạ tàn tệ trong các đồn điền mà người nô lệ phải chịu đựng, chắc chắn sẽ có rất nhiều cuộc nổi loạn; vô số nô lệ đã bỏ trốn và bị truy đuổi gắt gao - nhưng ít nhất họ cũng được duy trì các truyền thống tôn giáo và tập quán sinh hoạt của mình.

Trong khi đó ở Mỹ tình hình lại rất khác, ở Mỹ, các nô lệ đâu có được tự do tôn thờ thần linh theo cách riêng của mình. Tất nhiên là ở Mỹ có nhiều tôn giáo khác - đạo Hồi, đạo Do Thái, đạo Phật - nhưng đó không phải những tín ngưõng nguyên thủy của người dân châu Phi. Trong khi đó ở đây Thiên Chúa giáo vẫn là phổ biến nhất, hầu như không có tôn giáo nào khác ngoài đạo Thiên Chúa, tuy nhiên giữa cộng đồng nô lệ vẫn tồn tại những tín ngưỡng được lưu truyền từ xa xưa, thời tổ tiên họ còn ở châu Phi. Và chính vì sự bao dung và trộn lẫn tôn giáo đó mà nhiều nhân vật và hình mẫu Thiên Chúa giáo lại được sử dụng với những cái tên khác để xuất hiện trong những nghi lễ và tập quán tôn giáo của người nô lệ gốc Phi  , thể hiện như những vị thần trong tín ngưỡng nguyên thủy, chứ không còn là những vị thánh của Thiên Chúa giáo như trước kia. Phải công nhận đây là một sự khác biệt rất lớn.

----------------------------------------------------------
1. Alexandre Petion (1770-1818), vị tướng người Haiti, nhân vật quan trọng trong cuộc chiến đánh bại người Pháp năm 1803, Tổng thống Haiti từ năm 1807 cho đến khi ông qua đời.

2. Maximo Gomez Baez (1836-1905) sinh ra ở Santo Domingo. Năm 1865, ông sang Cuba cùng với quân đội Tây Ban Nha và năm 1868, ông thay đổi lập trường và tham gia cuộc chiến giành độc lập cho hòn đảo. Năm 1895, ông quay lại hòn đảo cùng với Jose Marti với vai trò là một vị tướng trong quân đội giải phóng. Là nhà chiến lược lỗi lạc, Gomez đã tham gia rất nhiều các chiến dịch và các trận chiến, đánh bại đội quân thuộc địa tinh nhuệ nhất; trong số các chiến thắng của ông có chiến thắng ở phía tây Cuba, được nhiều sử gia châu Âu coi là một trong những kỳ công về quân sự trong thế kỷ thứ 19. Ông qua đời ở Havana.



Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 23 Tháng Bảy, 2013, 04:40:57 pm
Đó có thể là lý do tại sao một sốngười crillo muốn sáp nhập vào Mỹ

Trong số những người yêu nước thời kỳ đó có cả những người mang tư tưởng sáp nhập vào Mỹ, nhưng cũng có nhiều người phản đối vì mói đó chưa lâu, nước Mỹ cũng vẫn còn Chiến tranh ly khai (tức Nội chiến), kéo dài từ năm 1861 đến 1865, trong đó chiến thắng cuối cùng thuộc về miền Bắc và trong giai đoạn này Abraham Lincoln đã nổi lên như một trong những Tổng thống vĩ đại nhất trong lịch sử nước Mỹ.

Nhưng cần nhắc lại là ngay từ đầu thế kỷ thứ 19 trong cộng đồng những người Tây Ban Nha crillo chủ đất và sở hữu nô lệ đã manh nha có tư tưởng sáp nhập vào Mỹ, nhất là ở miền tây của hòn đảo - họ muốn trở thành một phần của nước Mỹ. Trước đó người Anh đã ban bố lệnh cấm buôn bán nô lệ, và những người crillo ở Cuba sợ rằng người Anh sẽ sớm ban sắc lệnh - áp đặt lên toàn bộ vùng Caribê - xóa bỏ hoàn toàn chế độ nô lệ. Điều nước Anh đã làm trước đó là cấm buôn bán và vận chuyển nô lệ - tức là cấm việc đưa nô lệ từ châu Phi sang. Vì vậy khi tư tưởng sáp nhập ở Cuba xuất hiện, và lại được khuyến khích bởi những người Miền Nam nước Mỹ, những người chống lại đường lối của miền Bắc và đang vận động thêm phiếu để vào thượng viện. Nếu như miền Nam tạo ra thêm một bang nô lệ mới, thì miền Bắc lại tạo ra một bang giải phóng nô lệ cho đến khi miền Bắc, với những con người mang tư duy kinh tế nhạy bén và tự do hon và chống lại chế độ nô lệ, giành được đa số. Đó chính là thời điểm nổ ra cuộc Chiến tranh ly khai (của các bang miền Nam ra khỏi nước Mỹ) và sau đó chế độ nô lệ bị xóa bỏ. Đó là năm 1861.

Hình ảnh của Abraham Lincoln, nhà lãnh đạo miền Bắc, đã rất được kính trọng ở khắp mọi nơi, nhưng cho tới lúc đó, ở phần phía tây của Cuba, những chủ nô lệ - đại đa số bọn họ, chứ không phải tất cả, vì bao giờ cũng có ngoại lệ - vẫn muốn sáp nhập vào miền Nam nước Mỹ. Một xu hướng sáp nhập bắt đầu xuất hiện, nhưng như tôi đã nói, xu hướng này chỉ phổ biến ở miền Tây của Cuba chứ hầu như không có tác dụng gì ở miền Đông, nơi bắt nguồn cuộc chiến tranh giành độc lập cho Cuba.

Vậy là họ thục sự muốn tách ra khỏi Tây Ban Nha và sáp nhập vào Mỹ?

Carlos Manuel de Cespedes không muốn, cả đại đa số những người khỏi nghĩa cũng vậy, nhưng ở khu vực tỉnh Camaguey (ở mạn miền Trung của hòn đảo) cũng có ít nhiều ảnh hưởng của những người mang tư tưởng sáp nhập, tôi nghĩ chủ yếu là vì căm thù Tây Ban Nha hơn là thích Mỹ. Vào thời điểm đó, có ít nhiều ảnh hưởng từ thực tế là sau một cuộc nội chiến đẫm máu, chế độ nô lệ ở Mỹ đã bị xóa bỏ và một nhân vật xuất chúng có sức lôi cuốn mạnh mẽ là Abramham Lincoln đã xuất hiện, cho dù sau này ông bị ám sát. Khi cuộc Chiến tranh giành Độc lập lần thứ nhất của chúng tôi nổ ra, thì tư tưởng sáp nhập đó vẫn chưa hoàn toàn bị xóa hết trong tâm trí một số người nhất là những người coi Cespedes như là một caudillo 1.

Trong khi đó, Cespedes thực sự là một con người phi thường - yêu nước nồng nàn, can đảm và hào hiệp, ông đã phát động cuộc đấu tranh giành độc lập ngay trước khi ông có thể bị bắt, ông cũng chính là người giải phóng nô lệ, ông đảm nhiệm cương vị Tổng Tư lệnh của cuộc khởi nghĩa, sau đó ông là người thông qua một lá cờ khác hẳn lá cờ của Mỹ. Phải công nhận những người lãnh đạo cuộc khỏi nghĩa đều rất coi trọng hình thức - ngay giữa lúc cuộc chiến đang diễn ra ác liệt nhất họ vẫn tổ chức một nhóm người phụ trách việc soạn thảo Hiến pháp, và dành rất nhiều công sức thảo luận, thậm chí tranh cãi rất gay gắt cho sự ra đời của một lá cờ. Do có sự kèn cựa gay gắt cũng như thái độ bất mãn của một số người đối với lá cờ của Cespedes, nên cuối cùng là cờ đầu tiên của cuộc khởi nghĩa đã bị bỏ đi.

Cuối cùng, lá cờ được chấp nhận là do Tướng Narcisco López 2 giới thiệu năm 1850, trông rất giống với lá cờ của bang Texas, với một ngôi sao bên trong một tam giác. Trong suốt một thời gian dài, Narciso Lopez được coi như một người Anh hùng ở Cuba, ông từng là một trong những Tướng lĩnh của quân đội Tây Ban Nha tham chiến trong trận đánh Caraboro năm 1821, trận đánh chính thức hoàn thành công cuộc giành độc lập của Venezuela, ba năm sau đó.

Ông ta có chiến đấu bên cạnh Bolivar không?

Ồ không, ngược lại là đằng khác. Narciso Lopez, một sĩ quan cao cấp và xuất sắc trong quân đội Tây Ban Nha, đã chiến đấu chống lại Bolivar, ông ta quay về Tây Ban Nha, sau đó trở lại Cuba, (đổi phe), tham gia cùng những người Cuba yêu nước, rồi sau đó phải bỏ trốn, ông ta bỏ sang Mỹ. Thật lạ lùng là về sau ông ta lại được biết đến như một Anh hùng giải phóng của Cuba, chỉ huy một lực lượng từ Mỹ trở về, nước đế quốc lúc nào cũng chỉ chực ăn tươi nuốt sống hòn đảo này. Narciso Lopez đã tổ chức một đội quân dưới sự hậu thuẫn tài chính của những người chủ nô lệ miền Nam - đó là lý do tại sao ông ta lại có ý tưởng dùng lá cờ ngôi sao nằm trong hình tam giác, giống như lá cờ của bang Texas. Trong hoàn cảnh lịch sử rối rắm như vậy, lá cờ của ông ta được biết tới như lá cờ đầu tiên giương cao chống lại sự cai trị của Thực dân Tây Ban Nha ở Cuba, và mãi về sau nó vẫn được coi là biểu tượng của cuộc chiến tranh giành độc lập, nhưng thực ra đó là cuộc chiến tranh sáp nhập thì đúng hơn.

Về sau các nhà sử học đã phát hiện ra điều đó, nhưng trong suốt một thời gian dài, thậm chí ngay cả sau khi thành lập nước Cộng hòa Cuba độc lập, cuộc chiến tranh của ông ta vẫn được coi là cuộc chiến tranh yêu nước. Rõ ràng là Chính quyền thân đế quốc khi ấy cùng bè lũ tay sai của mình cũng chẳng quan tâm gì tới việc làm rõ sự nhầm lẫn này.

Trong Đại hội Hiệp thương Lập hiến năm 1868 - khi Quốc hội đầu tiên của Cuba được thành lập, một Quốc hội lưu động, giữa lúc cuộc chiến tranh du kích vẫn đang diễn ra ác liệt, ông có thể hình dung là tình hình khi đó khó khăn đến nhường nào - lá cờ của Narciso, chứ không phải lá cờ của Carlos Manuel de Cespedes, đã được thông qua.

---------------------------------------------------------
1. Caudillo, theo nghĩa cơ bản nhất, là một nhà lãnh đạo chính trị hoặc quân sự của châu Mỹ La-tinh, nhưng cách gọi này không thể chuyển tải hết lòng trung thành của cấp dưới dành cho họ, hay sức mạnh quyền lực chính trị và quân sự của họ. Caudillo là những con người khoẻ mạnh, có sức lôi cuốn quần chúng, có thể khơi dậy tình cảm trong nhân dân, vì vậy, họ thường là những nhà lãnh đạo gần gũi với quân chúng chứ không phải những chính khách chỉ biết “lý luận”. Họ không bị chi phối bởi bất kỳ hệ tư tưởng hay triết lý chính trị mà chỉ quan tâm đến sức mạnh. Mặc dù họ hứa là sẽ lật đổ những kẻ “cường quyền”, mang lại công bằng cho ngưòi dân, nhưng cuối cùng bản thân họ cũng lại chính là những tên đầu sỏ mà họ muốn lật đổ. Thế kỷ 19, họ thường xuất thân từ những địa chủ và thường có đủ tiền bạc để xây dựng quân đội cho riêng mình. Họ không chấp nhận kiểu lý luận “logic” của đối thủ, mà thường lãnh đạo bằng chính sách my dân. Họ là những “ông lớn”, những người độc tài nhưng lại được những người đi theo rất tôn sùng. Tất nhiên là họ bị kẻ thù, bị kẻ xấu căm ghét, vì những người này thường bị họ uy hiếp. Họ làm phân hoá rõ nét các thành phần trong một đất nước. Tất cả các nước ở châu Mỹ La-tinh đều có các caudillo. Cần lưu ý rằng, Bolivar là “nhà lãnh đạo”, “ngưòi cha của phong trào độc lập ở châu Mỹ La-tinh”, trong khi đó, Juan Peron của Argentina, hay Juan Manuel de Rosas trước ông là các caudillo - một từ luôn được dùng với nghĩa xấu.

2. Narciso Lopez (1799-1850), sinh ra ở Caracas, Venezuela trong một gia đình người Tây Ban Nha. Là một sĩ quan trong quân đội Tây Ban Nha, Lopez chiến đấu chống lại Bolivar, ở Tây Ban Nha, ông tham gia vào cuộc chiến Carlist thứ nhất. Ông đến Cuba năm 1841, là người trợ giúp cho Thống đốc, nhưng năm 1848, ông đứng về phía những ngưòi Cuba gốc Tây Ban Nha phản đối sự thống trị của Tây Ban Nha và muốn quy thuận về với Mỹ. Ông phải chạy sang New Orleons và ở đó đã tổ chức một vài đạo quân tiến vào Cuba, ông là người thiết ké lá cờ mới của Cuba (lấy một phần lá cờ của Texas), ông bị bắt và bị xử tử bằng hình thức treo cổ ở Havana ngày 19 tháng 5 năm 1850.




Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 23 Tháng Bảy, 2013, 04:45:54 pm
Tuy nhiên, chính lá cờ có nguồn gốc không rõ ràng đó lại trở thành lá cờ chính thức của Cuba như ngày nay.

Đúng vậy, vì dù sao nó cũng là biểu tượng của chiến thắng và vinh quang. Được thông qua bởi chính Đại hội Hiệp thương Lập hiến năm đó. Dù sao nó cũng tiêu biểu cho những cuộc đấu tranh anh dũng của nhân dân Cuba, và suốt 135 năm đấu tranh giành độc lập tự do liên tục vừa qua nó vẫn là biểu tượng chiến thắng của tất cả người dân hòn đảo cũng như của Chủ nghĩa Xã hội ở Cuba ngày hôm nay. Nguồn gốc ngoại lai của lá cờ đã được gột rửa hàng nghìn lần bằng máu của những người yêu nước chân chính đổ ra trong suốt hơn một thế kỷ đấu tranh gian khổ, mà nhờ đó mới có đất nước Cuba tự do và độc lập như hôm nay, sẵn sàng đương đầu với đế quốc hùng mạnh nhất trong lịch sử loài người. Nó đã trở thành lá cờ tượng trưng cho tinh thần đấu tranh bất diệt của cả đất nước chúng tôi và vẫn luôn tung bay trong mọi cuộc đấu tranh cho đến tận hôm nay.

Nếu tôi không nhầm, khi đó rất nhiều người Cuba crillo (gốc Tây Ban Nha) không hề muốn giành độc lập, mà là chỉ muốn thoát khỏi sự thống trị của Tây Ban Nha để trở thành một bang của nước Mỹ, và nhất là gắn bó với các bang miền Nam, nơi vẫn còn duy trì chế độ nô lệ.

Cuba khi đó vẫn là một xã hội sở hữu nô lệ, trong đó đại đa số những người giầu đều là chủ nô hoặc những người mang tư tưởng sáp nhập với Mỹ, cũng chỉ vì họ lo sợ chế độ nô lệ sẽ bị xóa sổ. Trong khi đó tình hình ở miền đông Cuba lại hoàn toàn khác, ngoại trừ trường hợp của Guantánamo, nơi chế độ sở hữu nô lệ còn hết sức nặng nề. Nên trong những năm đầu tiên của cuộc chiến tranh, Maceo, vị lãnh tụ cách mạng người da đen đang dần có nhiều ảnh hưởng, đã được Maximo Gomez phái đi chiếm Guantánamo, và tại đây ông đã có những trận đánh cực kỳ ác liệt chống lại quân đội Tây Ban Nha trên những đồn điền cà phê để giải phóng cho các nô lệ. Hiện nay ở Santiago de Cuba và toàn bộ khu vực xung quanh vẫn còn rất nhiều người mang họ Pháp, vì trước kia nô lệ được đặt tên theo tên của người chủ đồn điền (những người di cư từ Haiti sang sau cuộc khỏi nghĩa của nô lệ). Đó là lý do tại sao rất nhiều người dân Cuba mang họ Pháp.

Trong cuộc chiến đầu tiên năm 1868, những người yêu nuớc đã thất bại.

Đáng tiếc là đúng vậy, và nguyên nhân chủ yếu là do thiếu sự đoàn kết thống nhất trong giai đoạn cuối cùng của cuộc chiến.

Nhưng mặc dù cuộc chiến đó đã thất bại, ông vẫn coi nó như là bước đánh dấu cho sự khởi đầu của Cách mạng Cuba.

Chúng tôi vẫn coi đó như là sự khởi đầu của Cách mạng. Đối với chúng tôi, cuộc đấu tranh vĩ đại đã bắt đầu từ khi đó, và nó đã kéo dài suốt mười năm! Thật không thể tin nổi là trong ngần ấy năm đã có bao nhiêu trận đánh ác liệt diễn ra để chống lại quân đội Tây Ban Nha những kẻ rất ngoan cố và hùng mạnh, đó là chưa kể chiến đấu bên cạnh chúng còn có một số người Cuba phản đối công cuộc đấu tranh giành độc lập - đó thường là những chủ đồn điền, nên mặc dù nước Mỹ bắt đầu xóa bỏ chế độ nô lệ từ năm 1862, thì ở Cuba phải mãi đến năm 1868 các nô lệ mới được giải phóng. Mặc dù vậy, - cứ mỗi khi quân khởi nghĩa đi tới đâu, suốt một dải từ Oriente tới Mantanzas - hầu như tất cả những nô lệ được giải phóng ở vùng miền đông của hòn đảo đều tham gia cuộc chiến tranh giành độc lập. Tất nhiên, lãnh đạo họ vẫn là những người được học hành đầy đủ và có hiểu biết về quân sự cũng như chính trị. Nhưng cũng có rất nhiều lãnh tụ của cuộc đấu tranh là người da đen. Tôi đã đề cập đến Maceo, một người da đen sinh ra ở Santiago de Cuba, một người ái quốc xuất thân từ tầng lớp thấp nhưng đã thể hiện khả năng lãnh đạo thiên tài, cùng trí thông minh xuất chúng và vốn hiểu biết ít người sánh kịp, cho dù xuất thân của ông rất thấp kém.

Cuộc chiến đó cũng thu hút được sự ủng hộ quốc tế. Rất nhiều người nước ngoài từ rất xa đã tới tham gia vào hàng ngũ những người Cuba yêu nước. Ví dụ, tôi có thể kể trường hợp của Henry Reeve, được những người manbises   gọi là “El Inglesito”, tức là anh chàng người Anh nhỏ bé, mặc dù ông là người Mỹ - sinh và lớn lên ở Brooklyn, New York. Khi còn là thanh niên ông đã tham gia chiến đấu trong hàng ngũ của quân đội miền Bắc chống lại sự ly khai của các bang miền Nam, và sau khi Nội chiến kết thúc ông đã tình nguyện tới Cuba để đấu tranh chống lại những người chủ nô và chủ nghĩa thực dân. Tại đây ông được nhận quân hàm Thiếu tướng, ông đã chiến đấu dưới sự chỉ huy của một trong những anh hùng vĩ đại nhất trong lịch sử Cuba, Tướng Ignacio Agramonte, và sau khi Agramonte qua đời, chỉ huy của ông là Maximo Gomez, người đánh giá rất cao tài năng và sự dũng cảm của Henry Reeve trên cả cương vị chỉ huy và chiến sĩ. Sau bảy năm chiến đấu anh dũng, ông đã hy sinh khi giao tranh với quân Tây Ban Nha năm 1876, khi mới tròn hai mươi sáu tuổi.

Chuyện gì đã xảy ra sau cuộc chiến đó?

Sau cuộc Chiến tranh mười năm đó là một giai đoạn thoái trào của cách mạng. Cả đất nước Cuba bị kiệt quệ. Sau đó xuất hiện cái được gọi là “Guerra Chiquita”, tức Cuộc chiến nhỏ - chỉ là vài cuộc đổ quân và giao tranh lẻ tẻ. Nhưng vì không có đủ lực lượng, trong khi cả đất nước Cuba đều chưa kịp hồi phục sau mười năm chiến tranh tàn phá khủng khiếp, nên phải đến mãi năm 1895, tức là mười bảy năm sau, cuộc chiến tranh thứ hai mới bắt đầu.

Và nhân vật chính của cuộc đấu tranh đó là José Marti.

Vâng, chính là José Marti, ông sinh ra cách đây tròn 150 năm, tháng 1 năm 1853... Khi cuộc Chiến tranh giành độc lập lần thứ nhất bắt đầu năm 1868, ông mói là một cậu bé mười lăm tuổi. Marti là con trai của một sĩ quan quân đội Tây Ban Nha, chính xác là con trai của một Đại úy.

Viên Đại úy đó có tham gia chiến tranh không?

Không. Khi đó ông ta có ở Cuba, ông ta đóng quân trong căn cứ ở Havana, nhưng khi Marti chào đời thì hoàn toàn chẳng có chiến tranh gì cả. Marti sinh năm 1853, nên phải mãi đến khi ồng mười lăm tuổi, cuộc chiến mới bắt đầu.

Ông thể hiện tài năng lỗi lạc của mình từ rất sớm, và ngay từ khi còn rất trẻ, mới chỉ là thiếu niên, ông đã bị tống vào tù; ông phải mang gông cùm và lao động khổ sai trong mỏ đá. Thầy dạy của Marti là một người rất giỏi, mang tư tưởng độc lập rất mạnh mẽ. Marti đúng là một con người phi thường, với tài năng xuất chúng, ông trở thành tù khổ sai trong mỏ đá, vậy mà về sau ông viết lên những tác phẩm để đời: ví dụ như El presidio politico en Cuba, Nhà tù chính trị ở Cuba. Khi ở Tây Ban Nha, ông đã viết La República espanola ante la Revoluticion cubana, “Phản ứng của Cộng hòa Tây Ban Nha trước Cách mạng Cuba”, bởi vì khi đó đã xuất hiện phong trào thiết lập nền Cộng hòa ở Tây Ban Nha, nền Cộng hòa năm 1874, và chính nền Cộng hòa này đã phát động cuộc chiến tranh đẫm máu đàn áp Cuba khi đó đang đấu tranh giành độc lập. Ông bàn đến tất cả những mâu thuẫn: El presidio politico en Cuba và sau đó là La República espanola ante la Revoluticion cubana... những tác phẩm thiên tài được ông hoàn thành khi mới mười sáu và hai mươi tuổi - thật khó tin!


Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 24 Tháng Bảy, 2013, 02:09:41 pm
Sau đó Marti đã làm gì? Ông có ở lại Tây Ban Nha một thời gian không?

Sau đó à? Sau đó Marti đã theo học ở Tây Ban Nha. Sức khỏe của ông không tốt lắm - thể trạng của ông hơi yếu - hơn nữa ông lại phải sống trong cảnh lưu đày, ông đã xa đất nước Cuba của mình từ khi còn rất trẻ. Sau đó ông đến Mêhicô và Guatemala, ông trở về Cuba sau “Hiệp ước hòa bình Zanjón”, đánh dấu sự kết thúc của Chiến tranh mười năm, và sau giai đoạn lưu vong lần hai ở Tây Ban Nha, trên đường trở về châu Mỹ latinh, ông đã qua Pháp và Anh. Ông cũng có một thời gian ở Venezuela. Năm 1880 ông còn tới Mỹ.

Rõ ràng là ông rất khâm phục và ngưỡng mộ Marti.

Công lao của Marti, công lao và phẩm chất xuất chúng nhất của ông là ở chỗ: Khi Cuộc chiến mười năm (1868-1878) kết thúc; đến lúc này Marti đã trở thành một trí thức trẻ và một người yêu nước nồng nàn - một nhà thơ, nhà văn, một nhà cách mạng mang tư tưởng độc lập (independentista) - và ở cái tuổi hai mươi lăm đó, người thanh niên Marti đã có những bước đi đầu tiên trên con đường đưa ông trở thành lãnh tụ của những chiến sĩ kỳ cựu từng chiến đấu trong cuộc chiến mười năm vinh quang và anh dũng trước kia -những chiến sĩ kỳ cựu được ông kêu gọi và tập hợp lại vì mục đích đó. Trên thế gian này không còn gì khó khăn hơn việc tập hợp lại những chiến sĩ kỳ cựu đó, nhất là đối với một thanh niên trí thức còn quá trẻ mới từ Tây Ban Nha trở về và chưa bao giờ biết thế nào là chiến tranh. Vậy mà Marti đã tập hợp được những con người can đảm đó! Chắc chắn ông phải là người có tài năng và uy tín phi thường! Với một tinh thần kiên định và sức hút rất lớn! Ông đã hình thành nên một học thuyết, ông đưa ra nền tảng lý luận rất nhân văn cho cuộc đấu tranh giành độc lập cho Cuba cũng như cho tất cả những dân tộc bị áp bức. Đã nhiều lần Marti nói đến lòng căm thù: “Chúng tôi hoàn toàn không căm thù người Tây Ban Nha...”, ông thấu hiểu rất sâu sắc khía cạnh này.

Đó là phẩm chất vĩ đại nhất của ông?

Theo quan điểm của tôi, phẩm chất vĩ đại nhất của Marti là ở chỗ ông đã tập hợp lại được những vị tướng cực kỳ nổi tiếng và lãnh đạo họ về mặt chính trị. Ông có một nhân cách phi thường, một người có khả năng hùng biện và thuyết phục, với những lập luận đanh thép đi thẳng vào lòng người, cho dù có lúc giữa ông và những chiến sĩ kỳ cựu kia cho chút chia rẽ. Nhưng ông đã đoàn kết, thống nhất được những người Cuba lưu vong ở hải ngoại, tổ chức họ lại thành một Đảng chính trị, ông đã có những bài hùng biện lay chuyển lòng người để gây nguồn quỹ phục vụ cho cuộc đấu tranh - ông trực tiếp làm nhiều việc rất cụ thể (ngoài việc hình thành nên nền tảng lý luận cho cuộc đấu tranh giành độc lập) và đa dạng. Chính ông là người hình thành nên ý tưởng về một châu Mỹ Latinh thống nhất - ông vô cùng ngưõng mộ Bolivar, và cũng rất khâm phục Juarez  , cũng như tất cả những người đã đấu tranh cho độc lập của các quốc gia châu Mỹ Latinh. Ông đã viết rằng ngay ngày đặt chân lên đất Venezuela, “trước khi kịp gột rửa bụi đường, điều đầu tiên ông làm là đến thăm tượng Bolivar ở Caracas - một hành động mới đẹp làm sao”. Cũng thật đáng tiếc là những tư tưởng của ông không được phổ biến ở khắp toàn bộ châu Mỹ của chúng tôi.

Tất nhiên là về sau, Marti ngày càng trở nên nổi tiếng và có nhiều ảnh hưởng ở Cuba, ông đã thành công trong việc tập hợp lại những vị tướng nổi danh với những chiến tích huy hoàng, đoàn kết họ với nhau vì lý tưởng ma Đảng của ông theo đuổi, ông phát động cuộc chiến tranh, và khi nó chuẩn bị bắt đầu, thì những vũ khí trang bị của ông lại bị phong tỏa ở Mỹ.

Tuy nhiên, bất chấp điều đó ông vẫn quyết định thực hiện kế hoạch phát động chiến tranh giành độc lập?

Đúng là như vậy. Vũ khí trang bị của ông đã bị phong tỏa, nhưng bất chấp điều đó, ông vẫn ra lệnh Tổng khởi nghĩa, ông không hề trì hoãn quyết định bắt đầu cuộc đấu tranh - thật ra lệnh đã được ban bố từ trước đó. Và vì không còn tiền nên ông tìm cách bổ sung; ông đã tới Santo Domingo để gặp gỡ Maximo Gomez, nhà chiến lược quân sự xuất sắc nhất vùng Caribê. Trong khi đó Maceo ở Trung Mỹ. Các nhà lãnh tụ chủ chốt của cuộc chiến tranh trước ở rải rác nhiều nơi, thậm chí một số người còn phải lánh sang Mỹ. Marti đã tổ chức những cuộc đổ bộ của họ ở đây. Chiến tranh đã nổ ra ở khu vực tỉnh Matanzas, một khu vực tập trung nhiều đồn điền mía với rất nhiều nô lệ, và ở khu vực tỉnh Oriente, nơi mà truyền thống đấu tranh khởi nghĩa vẫn còn đang sôi sục. Marti đã tới Santo Domingo, đưa ra một Tuyên ngôn, hay còn được gọi là “Tuyên ngôn Montecristi”, trong đó ông vạch ra Chương trình then chốt của cuộc cách mạng giành độc lập. Với những nỗ lực phi thường, từ một chiếc tàu của Đức tình cờ đi ngang qua khu vực đó, tên con tàu là Norstrand, ông đã lên tàu rồi vào bờ bằng một chiếc xuồng nhỏ giữa đêm giông bão. Ông đặt chân xuống một nơi được gọi là Playitas, với sáu, bảy người đi cùng.

Những người đến từ Trung Mỹ, như Maceo, cũng phải trải qua rất nhiều khó khăn, không kém gì khó khăn mà chúng tôi phải trải qua khi từ con tàu Granma đổ bộ xuống năm 1956. Nhưng trước đó họ đã là những chiến sĩ kiên cường. Và trong đó lại có cả những người trước kia là thành viên trong các đội có nhiệm vụ chinh phạt người dân bản địa sau đó là đàn áp họ (theo lệnh của quân đội Tây Ban Nha) nên phải nói rằng họ chịu rất nhiều tư tưởng thực dân của người Tây Ban Nha; nói chung đó là những người đáng sợ... Maceo thấy mình bị cô lập sau khi đặt chân lên bờ gần Baracoa, nhưng rồi ông cũng tới được khu vực gần Santiago, và cho đến khi Marti và Maximo Gomez lên bờ mười ngày sau đó, Maceo đã tập hợp được hàng nghìn kỵ binh.

Cuộc chiến đó, với chiến thuật chiến tranh du kích - có giúp ông trong giai đoạn ẩn náu và xây dựng lực lượng trong vùng núi Sierra Maestra sau khi quay về Cuba năm 1956?

Trong cuộc chiến tranh 1895-1898, người Cuba phải đương đầu với 300 nghìn tên lính Tây Ban Nha, một cuộc chiến tranh khủng khiếp, đáng gọi là chiến tranh Việt Nam của thế kỷ 19. Và những chiến sĩ Cuba khi đó, những người mambises, buộc phải tiến hành chiến tranh du kích. Xét trong bối cảnh giai đoạn đó, chiến lược của họ là xâm chiếm và làm tê liệt những khu vực do người giàu kiểm soát ở miền tây hòn đảo. Vì vậy những người mambises đã đốt trụi tất cả trên đường đi của mình.

Chúng tôi thì khác, vì chúng tôi chủ trương một chiến lược phù hợp hơn với tình hình cụ thể khi ấy: chúng tôi không tìm cách phá hủy ngành mía đường. Một khi phá hủy ngành này chắc chắn sẽ chẳng còn nguồn nào mà thu thuế, thì làm sao có thể mua được nhu yếu phẩm rồi lại còn vũ khí trang bị, súng đạn đủ các loại, do vậy chúng tôi không tập trung phục kích những đoàn binh lính được tăng viện để bảo vệ ngành công nghiệp mía đường. Chúng tôi có chủ trương hoàn toàn khác. Chiến thuật chủ đạo của cuộc chiến năm 1895 là ngọn đuốc - họ đốt trụi tất cả, từ những cánh đồng cho tới những nhà máy mía đường. Họ đốt trụi tất cả những đồn điền từ đầu này tới đầu kia hòn đảo, vì nguồn tài chính của quân đội Tây Ban Nha đến từ ngành mía đường của Cuba, ông phải hiểu là thuộc địa này, tức là Cuba chúng tôi, khi đó là nước xuất khẩu đường chủ yếu trên thế giới, và vì thế đã cung cấp cho Tây Ban Nha những nguồn lực khổng lồ. Chúng tôi xuất khẩu đường sang Mỹ, châu Âu, và khắp mọi nơi, nên chủ trương của các chiến sĩ thời kỳ đó là phải phá hủy ngành mía đường để cắt nguồn tài chính của kẻ thù.

Còn chủ trương của chúng tôi là không phá hoại ngành còng nghiệp này, và tranh thủ thu thuế bất kỳ lúc nào có thể. Cuối cùng chúng tôi thu được nhiều thuế đến nỗi khi Cách mạng thành công chúng tôi vẫn còn khoảng 8 triệu đô la tiền mặt. Nhiều chủ đồn điền thanh toán tiền thuế hơi chậm, nhưng cuối cùng họ vẫn trả đầy đủ. Hơn nữa những đồn điền mía đó là nguồn thuê lao động chủ yếu, là nguồn sống của đại đa số người dân lao động và những nông dân ủng hộ cuộc chiến đấu của chúng tôi.


Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 24 Tháng Bảy, 2013, 02:15:08 pm
Trong cuộc chiến năm 1895, liệu có sự kèn cựa nào giữa Marti và các nhà lãnh đạo khác không, như với Maceo hoặc Maximo Gomez chẳng hạn?

Marti miêu tả lại toàn bộ quá trình chuẩn bị rất trường kỳ của cuộc chiến và cả khi cuộc chiến bắt đầu. Ông có một cuốn nhật ký về cuộc chiến và ghi chép rất chi tiết, Những gì được ông ghi lại thật tuyệt vời. Tất cả những gì tôi phải bổ sung là: khi Maceo cho rằng khoản tiền ít ỏi mà họ gửi cho ông để đổ bộ lên Cuba là không đủ, Marti đã buộc phải giao cho một nhà lãnh đạo khác nhiệm vụ tổ chức lại đoàn quân với những nguồn lực hạn hẹp khi đó. Vì vậy Maceo - mặc dù là nhà lãnh đạo kinh nghiệm nhất, năng lực nhất và uy tín nhất - đã tới Cuba theo cách đó, dưới sự chỉ huy của một nhà lãnh đao khác, Flor Crombet, người vừa được Marti chọn làm quyền Tư lệnh. Như tôi vừa kể ở trên, Maceo đã phải đổ bộ xuống khu vực Baracoa, trong những hoàn cảnh hết sức ngặt nghèo, và chỉ sau một thời gian ngắn ông đã chỉ huy hàng nghìn người. Trên mặt đất, ông bao giờ cũng là người kiểm soát tình hình.

Thật khó để thuyết phục Maceo rằng Marti đã làm điều đúng đắn nhất, quyết định hợp lý nhất, trong hoàn cảnh các nguồn lực eo hẹp khi ấy. Khi Maximo và Marti tới trại đóng quân, Maceo đã chào đón họ, nhưng hầu như chỉ với tư cách những vị khách. Marti có viết trong nhật ký rằng đã có lúc Maceo tỏ ra bất mãn. Ngày đầu tiên tới trại đóng quân, họ phải ngủ bên ngoài, và sau đó họ vào trại rồi bàn bạc mọi chuyện, tất nhiên là cuộc bàn bạc - hay nói đúng hon là tranh cãi - diễn ra rất gay gắt. Marti viết rằng Maceo tỏ ra phẫn nộ vì cách mà ông bị đối xử. Ông vẫn còn rất tự ái. Nhưng cuối cùng ông cũng chấp nhận quyết định đó. Ông là một con người cao thượng, trung thực và có tinh thần kỷ luật, và lúc nào ông cũng cư xử như vậy trong suốt toàn bộ cuộc chiến tranh.

Marti có trực tiếp tham gia cuộc đấu tranh không? Vì là một trí thức nên chắc ông không có nhiều kinh nghiệm quân sự?

Vâng, do những lý do mà tôi đã kể với ông, Marti hoàn toàn không có cơ hội nào để tích lũy kinh nghiệm quân sự thực tế. Chỉ vài ngày sau khi ông rời trại đóng quân của Maceo - đó là dịp tháng 5, ngầy 19 tháng 5 năm 1895 - một trận đánh bất ngờ đã diễn ra: một thê đội quân Tây Ban Nha đang hành quân qua và cuộc chạm trán đã nổ ra cách nơi Marti đang ở không xa - Marti sẵn sàng tham chiến. Nhưng Maximo Gomez, một nhà chỉ huy dày dạn kinh nghiệm trận mạc, đã ra lệnh, “Không, cậu phải ở lại đây”, và ông để lại cho Marti một cậu lính liên lạc trẻ. Như thế chẳng khác nào nói với một người trần đầy lòng kiêu hãnh rằng “Nghe này, cậu chẳng biết quái gì về những chuyện như thế này, hãy ở lại đây”. Chuyện như vậy cũng xảy ra với tôi ở Bogota năm 1948. Mặc dù tôi phải nói rằng tôi đã trải qua nhiều kinh nghiệm trận mạc, đã chứng kiến nhiều tình huống nguy hiểm, hơn cả những người chỉ huy đã ra lệnh cho tôi ở lại phía sau.

Năm 1948 là năm Gaitán bị giết 1.

Đúng, và họ cũng bảo tôi hệt như vậy - “Không, cậu phải ở lại” Đó là những người lính Cuba sang thăm Venezuela ở lại trong Lãnh sự quán, nơi một cuộc chạm súng vừa mới nổ ra gần lối vào. Nhưng đó là câu chuyện khác.

Quần chúng khi đó đón nhận Marti với tình yêu thương và lòng kính trọng, họ hô vang tên Marti và chào đón ông như là Tổng thống của mình: Tổng thống muôn năm! Marti muôn năm! Ông nói chuyện với người dân, họ cũng đã hiểu ông rất rõ, chính ông là người tổ chức toàn bộ cuộc khởi nghĩa này, và họ gọi ông là Tổng thống, không thể có người nào khác.

Và Maximo Gomez không thích việc Marti được gọi là Tổng thống?

Không, không phải như vậy đâu. Tổng tư lệnh quân khởi nghĩa, Maximo Gomez, một người gốc Dominica, là một lãnh tụ xuất sắc, một con người cao thượng và có tinh thần kỷ luật rất cao, nhưng tính ông cũng nóng như lửa. Marti có viết trong nhật ký của mình rằng Maximo đã nói thẳng “Không đời nào tôi gọi cậu ta là Tổng thống” - cứ như thể gọi như vậy sẽ tổn hại đến danh tiếng của ông - “Tôi không chấp nhận việc đó đâu. Chừng nào tôi còn sống, sẽ không có chuyện Marti là Tổng thống”. Tôi không nhớ chính xác, nhưng tinh thần thì đúng là như vậy, đó là cách nhớ vấn đề của tôi. Nhưng Gomez còn nói rằng ông nói vậy không phải vì ông không đánh giá cao vai trò và ảnh hưởng của Marti trên cương vị Tổng thống nước Cộng hòa Cuba kháng chiến, mà là bởi vì giữa lúc chiến sự căng thẳng như vậy thì chức vụ Tổng thống chỉ là một điều phi thực tế, thậm chí còn không chỗ nào cố định mà thiết lập bộ máy của Chính phủ nữa là. Nhưng rõ ràng là ông coi Marti như một người có ảnh hưởng rất lớn tới mình.

Sau đó là cái ngày định mệnh trong tháng 5 năm 1895, khi đột nhiên trận bất ngờ đó diễn ra. Marti được lệnh ở lại phía sau cùng một người lính cần vụ, một thanh niên tên là Angel de la Guardia. Nhưng Marti không chịu, ông gọi người lính cần vụ lại và bảo, “Này chàng trai, tấn công thôi!”, rồi ông thúc ngựa lao về phía quân Tây Ban Nha rất mạnh đang đóng trong một trang trại gia súc. Ông hy sinh ngay sau đó.

Chính de la Guardia là người kể lại câu chuyện này, trong một cuốn hồi ký cực kỳ giá trị xuất bản sau chiến tranh. Những chi tiết và sư kiện dẫn tới cái chết của ông được chúng ta biết đến qua những gì chính Marti viết trong nhật ký và những gì do người lính cần vụ khi ấy de la Guardia, kể lại, người tận mặt chứng kiến Marti hy sinh. Trước khi tham gia vào trận đánh, Marti vẫn còn viết nhật ký, và viết nháp một lá thư gửi Manuel Mercado, một người Mêhicô từng là bạn thân của ông trong nhiều năm 2. Trong lá thư dang dở này, Marti đã thừa nhận, “Giờ đây ngày nào tôi cũng đứng trước khả năng hy sinh vì Tổ quốc của mình, vì sứ mệnh mà tôi đã đảm nhiệm - vì tôi ý thức được điều đó và sẵn sàng đón nhận tất cả - tất cả là nhằm nhanh chóng giành độc lập cho Cuba, để có thể ngăn chặn được nước Mỹ đang rắp tâm vươn ảnh hưởng qua toàn khu vực Antilles, rồi từ đó có thể khống chế toàn bộ Mỹ latinh. Tất cả những gì tôi đã, đang và sẽ làm là nhằm mục đích đó”. Và ông viết thêm: “Sứ mệnh đó phải được thực hiện thật âm thầm, và gián tiếp, vì có những chuyện muốn thành công phải được tiến hành thật kín đáo và bí mật; tuyên bố chúng một cách công khai sẽ chỉ mang lại những khó khăn quá lớn đến mức không thể nào vượt qua nổi”. Nguyên văn là như vậy. Ông đã viết những dòng này trong lá thư dang dở của mình.

Đó là những dòng cuối cùng mà Marti viết.

Những gì ông nói thật tuyệt vời: nền độc lập của Cuba, và Puerto Rico sẽ ngăn không cho Đế quốc Mỹ tiếp tục mở rộng ảnh hưởng ra toàn bộ khu vực Antilles và sau đó là châu Mỹ latinh. “Tất cả những gì tôi đã, đang và sẽ làm...”, rồi ông viết tiếp, “Sứ mệnh đó phải được thực hiện thật âm thầm”, sau đó ông giải thích lý do tại sao. Đó quả là một di sản phi thường mà ông để lại cho những người cách mạng Cuba chúng tôi.

----------------------------------------------------------
1. Jorge Eliecer Gaitán (1898-1948), nhà lãnh đạo của Đảng Tự do Colombia và là nhà hùng biện tài ba. Gaitán bị ám sát ngày 9 tháng 4 năm 1948 và cái chết của ông đã khơi dậy một phong trào nổi dậy của quần chúng, nhưng bị chính quyền đàn áp dã man khiến hàng nghìn người bị giết - hành động trả đũa này được gọi là “Bogotazo”.

2.  Manuel Mercado (1838-1909) vào thời gian đó là Trợ lý Bộ trưởng Nội vụ trong Chính phủ Mêhicô. Mercado và Marti là những người bạn rất thân của nhau từ năm 1875 khi Marti còn sống ờ Mêhicô City, cạnh nhà Mercado. Thông tin này và lá thư được đề cập trong phần nội dung của sách được lấy từ cuốn Jose Marti: Những bài viết được lựa chọn do Esther Allen dịch và được xuất bản ở New York năm 2002.



Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 24 Tháng Bảy, 2013, 02:21:36 pm
Dường như đó là những dòng đã gây cho ông ấn tượng vô cùng sâu sắc. Ông đã coi đó như phương châm chỉ đạo cương lĩnh hành động của mình 1.

Đúng thế. Chính từ những dòng bất hủ đó mà tôi đã bắt đầu hình thành nên ý thức chính trị của mình, ngay sau khi tốt nghiệp trung học, vì trong suốt thời gian trước đỏ tôi toàn đi học trong những trường tôn giáo mà bố mẹ tôi lựa chọn - đầu tiên là trường La Salle, do người Pháp xây dựng lên, mãi cho đến tận lớp năm; sau đó là trường Dolores, ngôi trường của các Tu sĩ dòng Tên, cho tới năm thứ hai Trung học; và cuối cùng là Trường Bélen ở Havana, cũng dưới sự giảng dạy của các Tu sĩ dòng Tên người Tây Ban Nha, ngay sau khi cuộc Nội chiến khủng khiếp ở Tây Ban Nha kết thúc, mà trong đó cả hai phe đều trả thù nhau bằng những đội hành quyết man rợ.

Đến khi học xong trung học, tôi đã đọc được một số điều; tôi bị lôi cuốn bởi tấm gương đấu tranh anh dũng của những nhà yêu nước Cuba - trong trường học họ cũng dạy một chút về lĩnh vực này. Nhưng vì ai cũng nói rằng nước Cộng hòa Cuba trở nên độc lập như ngày nay là nhờ người Mỹ, nên khi đó tôi không thể hiểu hết vai trò của những người anh hùng yêu nước của Cuba trước kia như thế nào.

Khi còn ở Santiago de Cuba, tôi đã đến thăm El Morro 2; tôi đứng trước pháo đài đó và cái vịnh nhỏ về phía nam nơi đã diễn ra trận thủy chiến nổi tiếng giữa các hạm đội của Mỹ và Tây Ban Nha 3. Tôi không có cách nào để nghiên cứu và tìm hiểu về những gì đã thực sự diễn ra, cũng không biết nguyên nhân của những trận chiến đó. Tôi nhìn thấy những vỏ đạn khổng lồ nằm rải rác khắp noi, minh chứng cho những trận pháo kích dữ dội từng xảy ra - mãi về sau tôi mói được học về những sự kiện này. Vào thời điểm đó tôi hoàn toàn không biết gì về cuộc chiến đó. Vào cái thời mà tôi đang nói tới, một cậu bé lớp bốn, lớp năm, hay lớp sáu không có gia sư, người dạy riêng, hay ai đó để giải thích cho cậu hiểu, thì không thể nào nắm được câu chuyện phức tạp đằng sau những sự kiện to lớn đó.

Nhưng sau đó, khi bắt đầu buớc vào tuổi thanh niên ông đã đọc Marti và hiểu tầm ảnh hưởng về chính trị của nhân vật lịch sử này.

Thứ đầu tiên tôi đọc trong những năm tháng thanh niên là những cuộc chiến tranh giành độc lập, và một số trước tác của Marti. Tôi trở nên bị thu hút bởi Marti khi tôi bắt đầu đọc các tác phẩm của ông. Cũng giống như Bolivar, ngay từ năm 1823 đã có dự cảm về Chủ nghĩa Đế quốc, chúng ta có thể nhận thấy điều này qua những gì ông viết - “dường như nước Mỹ sẽ tự trao cho mình cái quyền khống chế toàn bộ châu Mỹ nhân danh tự do” - thì Marti cũng vậy. Marti là người đầu tiên nói vẻ Chủ nghĩa Đế quốc, về sự manh nha của Chủ nghĩa Đế quốc ở Mỹ. Ông hiểu rõ về Chủ nghĩa bành trướng, về bản chất cuộc chiến tranh Mỹ - Mêhicô, cũng như tất cả những cuộc chiến khác, và ông lên án mạnh mẽ chính sách đối ngoại phản động của Mỹ. Có thể nói ông là một người đi trước thời đại. Trước Lêrvin, Marti đã thành lập một đảng của mình để tiến hành cách mạng - Đảng Cách mạng Cuba. Đó chưa phải là một Đảng Xã hội Chủ nghĩa, vì Cuba lúc đó vẫn là một xã hội sở hữu nô lệ nằm dưới sự cai trị của một nhóm người và các chiến sĩ yêu nước vẫn phải đấu tranh giành độc lập. Tuy nhiên, những tư tưởng của ông vẫn mang tính tiên phong sâu sắc khi ông chủ trương chống chế độ nô lệ, giành độc lập cho Cuba và mang tính nhân văn cao cả.

Liệu Marti đã đọc Karl Marx chưa?

Có vẻ như ông cũng đă đọc một chút tác phẩm của Marx, vì trong những tác phẩm của mình, Marti cũng có nhắc đến nhà tư tưởng vĩ đại của Chủ nghĩa Cộng sản Khoa học. Giờ thì tôi nhớ ra là ông đã nhắc đến Marx như thế này, “Vì ông là người đứng về phía những thân phận cùng khổ, ông xứng đáng được tôn trọng” 4. Và ngoài câu đó ra, còn rất nhiều câu khác thể hiện sự tôn vinh mà Marti dành cho Marx 5.

---------------------------------------------------------
1. Còn có những tranh cãi về việc liệu có phải Marti và tư tưởng của ông là tiền thân của Chủ nghĩa xã hội của Cuba, hay ông chỉ là người ủng hộ các nguyên lý của Chủ nghĩa xã hội. Liên quan đến nội dung luận chiến rất thú vị về đề tài tranh cãi này, có thể xem phần đánh giá của Raymond Carr về 3 cuốn sách - tất cả đều được biên tập bởi Philip Foner và đều được dịch sang tiếng Anh bởi Elinor Randall, vầ tất cả các tác phẩm tuyển chọn, cũng như bài viết về Marti: Trong lòng ác quỉ: Những bài viết về nước Mỹ và chủ nghĩa đế quốc Mỹ; Châu Mỹ của chúng ta: Những bài viết về châu Mỹ La-tinh và cuộc đấu tranh giành độc lập cùa Cuba; và cuốn Bàn về nghệ thuật và văn học: Những bài viết phê bình - trong phần điểm sách của, nhà xuất bản New York, tập 35, số 12 (ngày 21 tháng 7 năm 1988) (website: http://www.nybooks.com) và lá thư sau đó gửi Biên tập viên của Carlos Ripoll (Điểm sách nhà xuát bản New York, tập 35, số 19, ngày 18 tháng 12 năm 1988; www.nybooks.com), lá thư này được gắn kèm thư trả lời của Raymond Carr. Các cuốn sách của Foner cho rằng Chủ nghĩa xã hội và Marti liên quan mật thiết với nhau trong hai cuốn sách rất đồ sộ, trong khi cả Carr và Ripoll đều có bài tranh luận rất ngắn gọn nhưng lời lẽ rất rõ ràng.

2. Một pháo đài rất kiên cố do người Tây Ban Nha xây dựng; còn có những pháo đài khác tương tự - được xây dựng theo cùng một thiết kế - ở Havana và San Juan, Puerto Rico, và Santo Domingo, Cộng hoà Dominica.

3. Trong cuộc chiến tranh Mỹ-Tây Ban Nha, cuộc chiến trên biển ở Santiago de Cuba diễn ra vào ngày 3 tháng 7 năm 1898; đội tàu của Tây Ban Nha dưói sự chỉ huy của Đô đốc Pascual Cervera bị đánh bại thảm hại bới hạm đội của Mỹ với số lượng tàu lớn gấp hai lần đội tàu của Tây Ban Nha. Hạm đội của Mỹ dưới sự chỉ huy của Đô đốc William Sampson. 350 thuỷ thủ Tây Ban Nha thiệt mạng.

4. Trích dẫn chính xác bằng tiếng Anh là: “ông xứng đáng được tôn thờ bởi vì ông đã đứng về phía những kẻ yếu” (Jose Marti: Những bài viết lựa chọn, “Dành tặng Karl Marx, người đã qua đời”, trang 131). Bản gốc “Lá thư từ New York, 29 tháng 3 năm 1883” của Marti được xuất bản trên tờ La Naticion, Buenos Aires ngày 13 và 16 tháng 5 năm 1883. Trong lá thư này Marti thể hiện sự tôn kính đối với người Đức có tâm hồn vị tha và bàn tay thép, một Karl Marx vô cùng nổi tiếng mà cái chết gần đây của ông đã được tôn thờ”. Xem Jose Marti, En los Estado Unidos: Periodismo de 1881 a 1892, Roberto Fernandez Retamar và Pedro Pablo Rodriguez, Madrid/Paris/Havana: ALLCA, 2003.

5. Theo Biên tập viên của cuốn Những bài viết chọn lọc của Jose Marti, 27 tập của bộ Toàn tập Marti, ông đề cập đến Karl Marx chỉ có hai lần trong cuốn “Dành tặng Karl Marx, người đã qua đời”, một lần là khi trích dẫn lời của một tác giả người Pháp mà ông đưa vào cuốn sổ ghi số 8, và lần thứ hai là khi bàn về việc thành lập các tổ chức công đoàn Mỹ, xuất bản trên tờ La Nacion ngày 20 tháng 2 năm 1890. Trong đó ông viết, “Mỗi quốc gia phải tìm cách chữa trị riêng cho mình phù họp với bản chất của mình và liều lượng thuốc riêng cho mình tùy thuộc loại bệnh hoặc có thể tìm một loại thuốc khác hoàn toàn. Không có Thánh Simon, Karl Marx, Mario, hay Bakuin nào có thể giúp được họ. Mà trái lại, cần có những biện pháp phù hợp nhất với cơ thể của chúng ta”.



Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 24 Tháng Bảy, 2013, 02:26:26 pm
Ông có cho rằng những quan điểm của Marx đã ít nhiều tác động tới tư tưởng của Marti?

Điểm khởi đầu trong Học thuyết của Marx là sự phát triển của các lực lượng sản xuất trong các nước tư bản phát triển nhất. Marx tin tưởng rằng sự ra đời của giai cấp công nhân sẽ chôn vùi hệ thống Tư bản Chủ nghĩa, ông viết ra nhận định này khi Mỹ đang tiến hành xâm lược Mêhicô và sáp nhập Texas vào lãnh thổ của mình, đó là vào năm 1845. Và theo như tôi biết, Marx đã viết rằng ông coi sự sáp nhập đó là tích cực, vì nó sẽ góp phần thúc đẩy sự trưởng thành của các lực lượng sản xuất, tức là giai cấp công nhân, nó sẽ góp phần làm sâu sắc thêm mâu thuẫn giữa và cuộc khủng hoảng dẫn tới thành công của Chủ nghĩa xã hội. Đó là Học thuyết của ông. Khi đó các nhà tư tưởng chưa đề cập đến vấn đề thuộc địa. Lênin là người đầu tiên giải quyết vấn đề thuộc địa, và Chủ nghĩa thực dân, theo quan điểm của một người Cộng sản.

Vậy Marx đã có ảnh hưởng như thế nào tới Marti? Tôi cũng không chắc liệu ngay cả những chuyên gia về tư tưởng Marti có biết về việc Marti chịu ảnh hưởng gì từ Marx, nhưng chắc chắn Marti biết rằng Marx là một người đấu tranh cho những người cùng khổ. Cần nhớ rằng chính Marx đã trực tiếp đấu tranh thành lập những tổ chức công nhân, mà đỉnh cao là Quốc tế Cộng sản. Và tất nhiên Marti biết điều đó, cho dù những vấn đề mà Marx đề cập chủ yếu xoay quanh châu Âu. Khi đó Marti đang đấu tranh cho nền độc lập của một nước thuộc địa trong chế độ sở hữu nô lệ lạc hậu (ở phía bên kia bán cầu).

Một trong những sự kiện có ảnh hưởng sâu sắc nhất đến Marti chính là việc tám sinh viên Trường Y ở Cuba bị bắn chết một cách dã man năm 1871. Vào thời điểm xảy ra vụ đàn áp đẫm máu này, ngày 27 tháng 11, José Marti mới mười tám tuổi đầu. Ông đã viết một bài thơ sôi sục căm thù, bên cạnh những tác phẩm mà tôi đề cập lúc trước. Bài thơ mang tựa đề: A mis hermanos muertos el 27 de noviembre, “Gửi những người anh em bị sát hại ngày 27 tháng 11”. Và ông cũng biết về việc những công nhân bị đàn áp một cách đẫm máu bằng súng ở Chicago ngày 1 tháng 5 năm 1886 1, về sau ngày này được tổ chức hàng năm với tên gọi ngày Quốc tế Lao động để vinh danh những người công nhân đã dũng cảm hy sinh. Marti cũng đấu tranh, ông đã phát động cuộc khởi nghĩa năm 1895 và hy sinh ngay trong tháng 5 năm đó.

Ông hy sinh khi đang chiến đấu?

Ông đã anh dũng hy sinh trong khi chiến đấu - Marti, một người trí thức, nhưng là một người trí thức với những quan điểm vô cùng sâu sắc.

Ông có những giấc mơ cao cả... ông đã vô cùng khâm phục nhân dân Cuba trong cuộc đấu tranh kiên cường để giành độc lập! Ông kỷ niệm ngày 27 tháng 11 và ngày 10 tháng 10, thời điểm cuộc chiến tranh giành độc lập lần thứ nhắt bắt đầu. Ông là nhà văn, gần như một nhà văn chuyên về viết tiểu sử, người biện giải cho tất cả những nhà ái quốc vĩ đại nhất trong lịch sử đấu tranh anh dũng của Cuba. Với một văn phong rất độc đáo. Những bài phát biểu của ông không hề dễ hiểu - chúng là một dòng sông cuồn cuộn những ý tưởng trào ra từ trong đầu ông. Nhiều lúc tôi thường nói thế này: “Một dòng thác ý tưởng trong một con lạch nhỏ”. Dường như trong những câu từ ngắn gọn của ông là cả một vũ trụ mênh mông, hết câu này đến câu khác không ngừng nghỉ, đó là phong cách hùng biện của Marti. Và những bài hùng biện của ông đều rất nổi tiếng, đặc biệt là những bài do ông phát biểu tại những buổi lễ kỷ niệm và tưởng niệm trang trọng.

Cũng giống như tất cả những nhà tư tưởng nhân văn phương Tây, triết lý của Marti chứa đựng những giá trị đạo đức Thiên Chúa giáo nhất định, ông là một vĩ nhân có những tôn chỉ đạo đức sâu sắc... Hệ thống giá trị đạo đức Thiên Chúa giáo đã ảnh hưởng rất nhiều đến tư tưởng của Marti, cũng như truyền thống đấu tranh anh dũng giành độc lập của cả châu Mỹ latinh và những cuộc đấu tranh cách mạng ở châu Âu, Cách mạng Pháp, ông còn là nhà báo, nhà văn, nhà thơ, chính trị gia, nhà tư tưởng.

Như tôi đã nói, ông thành lập ra Đảng Cách mạng Cuba, trước khi Lênin tổ chức Đảng Bôn-sê-vích của mình, để dẫn dắt phong trào đấu tranh, và ông phải đấu tranh chống lại những trào lưu chủ trương sáp nhập vẫn còn hiện hữu, rồi còn chống lại cả trào lưu tự trị chứ nhất định không muốn “độc lập” hoàn toàn, và ông đã có những cuộc tranh luận đanh thép, đả phá đại diện của những trào lưu tư tưởng kia. Ông là con người yêu chuộng hòa bình, có tình yêu chân thành và khát khao hướng tới hòa bình, mặc dù ông cũng tin tưởng vào vai trò của chiến tranh, và ông đã kêu gọi quần chúng đứng dậy tham gia vào một “chiến tranh cần thiết và khẩn cấp”; ông muốn tổ chức chiến tranh thật nhanh chóng và khẩn trương để giảm thiểu số nạn nhân. Tất nhiên ông cũng chủ trương xóa bỏ chế độ nô lệ và chống phân biệt chủng tộc; ông đã viết những luận điểm nổi tiếng xung quanh các vấn đề này.

Ông khao khát và tin tưởng vào một nền cộng hòa “cho tất cả và vì lợi ích của tất cả”: người Cuba, người Tây Ban Nha, tắt cả những sắc tộc và màu da không phân biệt. Những lời tuyên ngôn của ông thật đanh thép, hứa hẹn về một tương lai tươi sáng, bản tuyên ngôn có chữ ký của ông và nhà tư lệnh của quân đội khởi nghĩa, Maximo Gomez, khi ở Santo Domingo. Nó thể hiện tư tưởng của ông về những tiêu chí của một nhà nước cộng hòa mới, một nền cộng hòa tiên tiến và đi trước thời đại rất nhiều. Nhưng không thể nói ông đã là một nhà Mác xít, mặc dù hiển nhiên là ông rất “đồng cảm” với giai cấp công nhân và là người ngưỡng mộ những mục tiêu cao cả của Marx. Bản thân Marti cũng là người xứng đáng được “tôn vinh vì đã đứng về phía những người cùng khổ”.

Ông am hiểu tất cả mọi lĩnh vực, thậm chí là kinh tế, với một chiều sâu đáng khâm phục. Những bài viết của ông, rất nhiều bài báo mang tính dự báo mà ông viết khi lần đầu tiên Mỹ đề xuất một hình mẫu FTAA, một Khu vực Mậu dịch Tự do châu Mỹ 2. Marti đã phản đối ý tưởng thành lập một hình mẫu FTAA của thời kỳ đó, và kiến giải một cách triết lý tại sao một cộng đồng kinh tế kiểu như vậy sẽ không mang lại lợi ích cho các quốc gia Mỹ latinh, tại sao một liên minh, một hiệp hội như vậy, với một siêu cường ở trình độ phát triển hơn hẳn, sẽ không mang lại điều gì tốt đẹp.

----------------------------------------------------------
1. Ở đây Castro muốn nói đến những hành động sát hại trong vụ “Những người nổi loạn Haymarket” ở Chicago xảy ra vào ngày 4 tháng 5 năm 1886. Vào ngày 1 tháng 5, những Hiệp sĩ của người lao động Chicago do Albert Parson, nhà hoạt động đồng thời là người tổ chức của những người lao động dẫn đầu đã tuần hầnh yêu cầu được làm việc 8 giờ một ngày; chẳng bao lâu cuộc tuần hành của họ biến thành một cuộc tổng bãi công. Ngày 3 tháng 5, những người biểu tình gặp nhau ở một nhà máy của Công ty cơ khí McCormick ở Chicago, nơi xảy ra ẩu đả và cảnh sát Chicago giết chết 2 người biểu tình đồng thời làm bị thương một số người khác. Hành động này khiến những người chủ trương vô chính phủ kêu gọi một cuộc biểu tình rộng khắp vào ngày hôm sau ở quảng trường Haymarket, Chigaco; những người chủ trương vô chính phủ buộc tội cảnh sát phục vụ “các doanh nghiệp lớn” và giết người để hăm dọa phong trào biểu tình. Cuộc tuần hành ở quảng trường Haymarket diễn ra khá trật tự cho đến khi trời gần tối khi cảnh sát bắt đầu giải tán đám đông những người biểu tình. Có người nào đó - sau này cũng không biết chính xác là ai - đã ném một quả bom (cướp đi mạng sống của 8 cảnh sát trong mấy ngày sau đó) và phía cảnh sát bắt đầu xả súng không thương tiéc vào đám đông biếu tình giết chết 11 người và làm bị thương rất nhiều người khác. (Người dân sợ phải đi bệnh viện vì sẽ bị chính quyền trả đũa). Cuối cùng, 8 người chủ trương vô chính phủ bị bắt và buộc tội; tất cả đều bị buộc tội kích động gây rối. Người ta không tìm thấy chứng cớ nào liên quan đến hành động ném bom kia.

2. Ý tưởng thành lập khu vực mậu dịch tự do châu Mỹ (FTAA) được đưa ra ngày 1 tháng 6 năm 1990 bởi Tổng Thổng Mỹ khi đó là George Bush (cha) và đã được những người kế nhiệm của ông ủng hộ và bảo vệ là Bill Clinton và George W. Bush. Mục đích của nó là nhằm hội nhập tất cả các nước thuộc khu vực châu Mỹ La-tinh và vùng Ca-ri-bê - ngoại trừ Cuba - vào một khu vực tự do thương mại gồm hơn 800 triệu dân. FTAA là sự mở rộng của Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA) vốn chỉ bao gồm Mỹ, Canada và Mêhicô và có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 1994 trên toàn bộ khu vực nửa bán cầu này. Sự phản đối mạnh mẽ của châu Mỹ La-tinh với FTAA vốn được coi là để củng cố vai trò thống trị về kinh tế của Mỹ ở khu vực nửa tây bán cầu này và là cú đấm chết người vào nền kinh tế của các nước châu Mỹ La-tinh, do vậy, cho đến bây giờ Hiệp định này vẫn chưa được ký thông qua và điều đó cũng thể hiện sự thất bại ở tầm chiến lược của chính phủ Mỹ. Dấu hiệu thụt lùi gần đây nhất của Hiệp định này là tại Hội nghị thượng đỉnh các nước châu Mỹ La-tinh được tổ chức ở Marti del Plata, Ác-hen-ti-na đầu tháng 11 năm 2005, khi Tổng thống Bush không thể tìm cách thông qua được Hiệp định này trước sự phản đối mạnh mẽ của một số đoàn đại biểu thuộc khu vực châu Mỹ La-tinh.



Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 24 Tháng Bảy, 2013, 02:32:40 pm
Vậy là Marti chủ trương phản đối một khu vực kinh tế trao đổi tự do.

Marti viết nhiều bài báo phân tích sâu sắc để chống lại ý đồ sáp nhập của Mỹ, những bài báo vẫn còn nguyên giá trị xuất bản trong thời điểm hiện nay - đó chính là nguồn, gốc sâu xa của một số tư tưởng chúng ta đang có trong hiện tại. Qua đó có thể thấy tư tưởng của ông bao quát và sâu sắc đến nhường nào.

Bên cạnh đó, ông còn không chỉ nghĩ tới nền độc lập của Cuba mà còn về nền độc lập của Puerto Rico nữa?

Vâng, nền độc lập của cả hai thuộc địa khi đó. Mục tiêu của ông là giành độc lập thực sự cho cả hai hòn đảo.

Những khó khăn tưởng chừng như không thể vượt qua nổi đã lần lượt xuất hiện, những khó khăn mà ông không sao lường trước được, đúng lúc ông chuẩn bị phát lệnh tiến hành cuộc chiến, khi ngày giờ đã được ấn định và vũ khí đã được đặt mua - tôi phải nói là với rất nhiều hy sinh mất mát, bằng tiền mà Marti quyên góp được từ những người công nhân ở Tampa. Marti là lãnh tụ của công nhân Cuba trong giai đoạn đó, và cũng là thủ lĩnh tinh thần của những nhà sản xuất xì gà tại Tampa, chính họ là những người đã góp rất nhiều tiền của cho cuộc đấu tranh giành độc lập.

Những nhà sản xuất xì gà đó là kiều dân Cuba đang làm việc ở Florida.

Có rất nhiều người Cuba tới đó làm việc này việc khác, đúng là như vậy. Họ ủng hộ cách mạng rất nhiệt thành - tôi muốn nói đến những kiều dân Cuba và đặc biệt là những người ở Tampa, những người đã từ Cuba chuyển sang đó sinh sống và trở thành những chuyên gia về sản xuất xì gà, thứ xì gà nổi tiếng của Cuba. Mọi chuyện rất đơn giản: thuốc lá được trồng ở Cuba rồi chuyển sang cuốn ở Florida, ông đã tới đó thực hiện nhiều bài phát biểu; nền tảng cho Đảng Cách mạng Cuba của Marti chính là giai cấp công nhân, cơ bản là những người như vậy. Mặc dù chưa thề nói đến một nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa, nhưng Chương trình hành động mà ông công bố đã tỏ rõ tính nhân văn và tiên phong trong thời kỳ đó. Nếu nghiên cứu sâu về Tư tưởng của Marti, chúng ta sẽ thấy có nhiều điểm trùng họp với Cương lĩnh hành động của một Đảng Xã hội Chủ nghĩa... Đó cũng là những gì được đề cập trong Kinh Tân ước của Thiên Chúa giáo. Từ những điều răn dạy của Thiên chúa giáo, chúng ta cũng có thể hình thành một Cương lĩnh hành động Xã hội Chủ nghĩa, cho dù ta có phải là tín đồ hay không.

Đặc biệt là Bài giảng trên núi 1.

Theo Kinh Thánh, những bài giảng và những câu ngụ ngôn, những suy nghĩ của Chúa Jesus đều được thấm nhuần trong suy nghĩ của những người đánh cá bình thường, những người hoàn toàn mù chữ. Nhiều lúc tôi vẫn nói rằng Chúa đã biến nước thành rượu vang và tạo ra cả núi cá và bánh mì 2, đó chính là những gì chúng tôi cũng muốn tạo ra ở đây - tạo ra thật nhiều cá và bánh mì. Epullion, một người giàu có, đã trả cho người làm việc bốn giờ khoản tiền công bằng của một người làm tám giờ  3, và đó chính là tiêu chí của Chủ nghĩa Cộng sản, tức là còn phát triển cao hơn cả Chủ nghĩa Xã hội. Và chính Chúa cũng có lúc khuyến khích sử dụng bạo lực, khi Người ném những kẻ cho vay nặng lãi ra khỏi đền 4. Tất nhiên sau này cũng xuất hiện nhiều trào lưu tư tưởng không còn mang tinh thần nguyên thủy của Thiên Chúa giáo, vì chúng chủ yếu bảo vệ lợi ích của những kẻ giàu có...

Trong thâm tâm, ông vẫn là một người Thiên Chúa giáo.

Mới đây thôi, tôi vẫn nói với Chavez, Tổng thống Venezuela - vì Hugo Chavez là một người Thiên Chúa giáo và ông ấy rất thích bàn về chủ đề này - rằng “Nếu người ta gọi tôi là một người Thiên Chúa giáo không phải từ góc độ tôn giáo mà từ góc độ quan điểm xã hội, thì tôi cũng tuyên bố tôi là một người Thiên Chúa giáo”. Tức là trên cơ sở những quan điểm và mục tiêu, lý tưởng, mà tôi theo đuổi.

Đó là Học thuyết đầu tiên xuất hiện thời kỳ đó, khi xã hội của con nguời còn ở trình độ rất sơ khai, và chính từ đó đã sản sinh ra nhiều lời giáo huấn mang tính nhân văn sâu sắc. Con người ta không nhất thiết cứ phải là một tín đồ Thiên Chúa giáo, theo góc độ tôn giáo, mới hiểu được những giá trị đạo đức và tinh thần công bằng xã hội mà giáo lý đó truyền bá khắp thế giới.

Tất nhiên, tôi là một người Cộng sản, một người Mác xít-Lênin nít, từ trước đến nay vẫn thế, và cả sau này cũng không bao giờ thay đổi.

Và cũng là một người theo tư tưởng của José Marti...

Đúng vậy, tất nhiên rồi. Trước hết tôi là một người mang tư tưởng của Marti, sau đó trở thành một người Mác xít-Lênin nít.

Ông có góp phần kiến giải và phát triển những tư tưởng của Marti?

Nền tảng lý luận chính trị đầu tiên của tôi chính là chịu ảnh hưởng từ Marti, nhưng khi cuộc tấn công vào trại lính Moncada diễn ra, tôi đã đọc ít nhiều về Chủ nghĩa Xã hội, cách tư duy chịu ảnh hưởng từ Marti của tôi đã phát triển sâu sắc hơn, và tôi cũng bắt đầu tiếp nhận những tư tưởng cấp tiến hơn, cách mạng hơn, đặc biệt là tôi đã hấp thụ những tư tưởng Xã hội Chủ nghĩa, mà tôi vẫn luôn theo đuổi suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình. Vì vậy, nếu ông nói rằng cuộc Cách mạng Cuba bắt đầu ngày 26 tháng 7 năm 1953, thì chúng tôi lại khẳng định cuộc cách mạng đó bắt đầu từ ngày 10 tháng 10 năm 1868, và vẫn chưa bao giờ kết thúc trong suốt tiến trình lịch sử.

Như vậy tôi đã giải thích về vai trò của Marti và tại sao chúng tôi lại trở thành những người kế thừa và phát triển tư tưởng của ông... Xin thứ lỗi vì tôi hơi dông dài, nhưng đã bàn tới chủ đề này thì tôi cũng phải đề cập tới những vấn đề liên quan.

----------------------------------------------------------
1. Kinh phúc âm của thánh Matthew, chương 5-7. Bài thuyết giảng Sermon on the Mount (Bài giảng đạo của chúa Giêsu Nazareth vào khoảng năm 30 trước Công nguyên trên một đỉnh núi trước các môn đồ và rát nhiều người. Rất nhiều người theo đạo Thiên Chúa cho rằng nội dung của bài giảng này chứa đựng 10 điều răn của Chúa và là những nguyên lý cơ bản trong triết lý của Thiên Chúa giáo) nội dung cốt lõi trong các điều răn của Giêsu và nội dung cơ bản trong học thuyết của Thiên Chúa giáo.

2. Biến nước thành rượu: Kinh Phúc âm của Thánh John quyển 2: điều 1- 11.   Bánh mỳ và cá: Kinh Phúc âm của Thánh Matthew, quyển 14, điều 14-21; kinh Phúc âm của Thánh Mark, quyển 6, điều 34-44; Thánh Luke, quyển 9, điều 12-17; Thánh John, quyển 6, điều 5-14.

3. Kinh Phúc âm của thánh Matthew quyển 20, điều 1-16. Đây là “câu truyện ngụ ngôn về vườn nho”. Trong Kinh Thánh bằng tiéng Anh, tên của người giàu kia không xác định được cụ thể là gì; ông ta chỉ được gọi là “một người chủ gia đình”.

4. Kinh Phúc âm của Thánh Matthew, quyển 21, điều 12-13; Thánh Mark, quyển 11, điều 15-16.


Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 24 Tháng Bảy, 2013, 03:49:20 pm
6

“LỊCH SỬ SẼ BÀO CHỮA CHO TÔI”


Bị bắt - Thiếu úy Sarria
- “Nhũng tư tưởng sẽ không bao giờ chết”'
- Phiên tòa xét xử - Bài nói ngắn - Giam cầm


Sau đó, từ trang trại Siboney, ông đã vào thẳng trong vùng đồi núi?

Tôi quyết định tiếp tục cuộc đấu tranh. Tôi đã tập hợp được khoảng gần hai mươi thành viên trong nhóm cũ của mình, mặc dù những vũ khí mà chúng tôi có chỉ tương đối phù hợp cho việc tấn công và chiếm doanh trại quân đội kiểu đánh giáp lá cà, không thực sự hiệu quả cho các kiểu chiến tranh khác. Tôi chuyển vào vùng đồi núi để tiếp tục cuộc chiến du kích. Đó là những gì tôi đã nói với các đồng chí của mình - chuyển vào trong núi.

Ý tưởng ban đầu là băng qua phía bên kia của dãy núi, vòng qua Realengo 18, địa danh lịch sử của cuộc đấu tranh nông dân, và tiếp tục cuộc chiến mà chúng tôi đã bắt đầu ở Moncada trong khu vực đó. Chúng tôi ở ngang với mực nước biển, nên chúng tôi phải trèo lên tận đỉnh núi, cao hơn 1000m, độ cao trung bình của khu vực đó. Còn bọn lính của Batista tất nhiên là đã tới đó trước chúng tới và chiếm lĩnh những điểm cao vì chúng đi bằng xe quân sự đặc chủng dọc theo đường quốc lộ và đường mòn trên núi.

Trong số mười chín người trong nhóm, một số đã bị thương những người khác đều kiệt sức, và hoàn toàn không đủ sức để hành quân trong điều kiện gian khổ như vậy, cho dù là đi ban đêm hay đi ban ngày, để thoát ra khỏi khu vực dày đặc quân lính của Batista - chúng tôi không có người dẫn đường, không có thông tin tình báo, không nước, không thức ăn hay bất kỳ thứ nhu yếu phẩm nào. Quân của Batista vốn khét tiếng dã man, bao giờ chúng cũng tra tấn tù nhân một cách có hệ thống bằng những cách rùng rợn nhất, sau đó chúng sẽ thủ tiêu gần như tất cả các tù nhân. Chuyện đó đã xảy ra không biết bao nhiêu lần. Khắp cả tỉnh Oriente và ở các vùng khác trên cả nước Cuba, người dân đều vô cùng căm phẫn. Tổng Giám mục Santiago, cha Perez Secrantes, và nhiều nhân vật có uy tín khác đã bắt đầu hành động, cố gắng giải cứu những người sống sót sau vụ tấn công.

Trong nỗ lực thoát khỏi vòng vây của kẻ thù trên tuyến đường núi đó, chúng tôi đã nhiều lần suýt chạm trán bọn lính. Những khẩu súng trường và súng máy cỡ nòng .30-06 mà chúng được trang bị có tầm bắn vượt trội so với những khẩu súng trường cỡ nòng .22 và súng săn cỡ 12 của chúng tôi. Đến lúc này, tôi đã đổi khẩu .22 của mình lấy một khẩu có tầm bắn xa và chính xác hơn.

Địa hình khu vực đó toàn đồi núi và đá sỏi trơ trụi. Trung đội nhỏ của chúng tôi lại chịu thêm một số thương vong vì những mảnh đạn lạc. Hoàn toàn không có bác sĩ quân y. Tôi quyết định cử một đồng chí sơ tán những người bị thương và những người kiệt sức về Santiago, để trông đợi người dân ở đó sẽ giúp đỡ và chạy chữa cho họ. Tổng cộng tôi cho sơ tán mười hai người.

Dưới áp lực của quần chúng nhân dân, những màn tra tấn và giết chóc cũng phải giảm dần. Batista và chế độ phản động của ông ta bắt đầu xuất hiện những dấu hiệu hoang mang. Tôi vẫn còn tám người, năm người có vai trò trách nhiệm nhất định trong tổ chức, nên họ vẫn tiếp tục đi cùng chúng tôi, chúng tôi cần giữ họ lại, mặc dù hầu hết đều đã kiệt sức, ba người còn lại thậm chí còn có cương vị cao hơn năm người kia: Oscar Alcade, người đứng đầu Tổng bộ; José Suarez 1, phụ trách Phái bộ Artemisa; và tôi.

Bất chấp những khó khăn vô cùng to lớn, tôi vẫn không lúc nào từ bỏ ý định tiếp tục cuộc đấu tranh. Tuy nhiên trong những hoàn cảnh như vậy, khả năng chúng tôi có thể vượt qua được dãy núi là hết sức mong manh, vì vậy tôi quyết định thay đổi lộ trình. Chúng tôi thống nhất sẽ đi vòng qua vùng đồng bằng ven biến tới vịnh Santiago de Cuba; tôi dự kiến sẽ tới được một địa điểm có tên là La Chivera, băng qua vịnh trên một chiếc thuyền sang bên kia, rồi từ đó tiến sâu vào trong vùng núi Sierra Maestra ở ngay gần đó.

Nhưng cũng không có cách nào để hoàn thành lộ trình đó trong tình cảnh thể lực kiệt quệ của những thành viên trong nhóm lúc này, nhất là năm thành viên cấp dưới. Cũng còn may là cả ba thành viên cao cấp chúng tôi đều có thể mạo hiểm vượt qua vịnh. Tất cả chúng tôi đều ngồi xuống cùng nhau phân tích tình hình. Alcade, Suarez và tôi đều còn đủ sức khỏe để đi bộ tiếp. Năm người còn lại sẽ tranh thủ sự bảo lãnh của Nhà thờ và những tổ chức nhân đạo khác đang đấu tranh đòi chế độ Batista phải tôn trọng mạng sống và sức khỏe của các tù nhân. Vì đã có một số người sống sót đang được chăm sóc từ trước, nên năm người này sẽ tới gặp họ phổ biến cho họ thông tin cũng như các mệnh lệnh mới.

Sau khi đã thống nhất như vậy, chúng tôi quyết định chờ đêm xuống để tiến vào nhà của một nông dân rất đáng tin cậy, người nông dân này có trang trại nhỏ nằm ngay cạnh đường quốc lộ từ Siboney đi Santiago. Đồng chí đó sẽ giúp liên lạc với Tổng Giám mục và dàn xếp cho năm đồng chí kia ra “đầu thú”.

Đêm đó chúng tôi tiến được vài cây số về phía ngôi nhà, ba người chúng tôi và năm đồng chí kia. Trên đường đi, chúng tôi đã giấu kỹ vũ khí của họ. Trên đường tới ngôi nhà chỉ còn ba chúng tôi là vẫn mang vũ khí.

Chúng tôi thống nhất các chi tiết cụ thể với năm đồng chí đó và bắt đầu rút. Sau đó chúng tôi sẽ phải đợi khoảng một đêm trong khu vực rậm rạp gần đường quốc lộ. Chúng tôi đều tin chắc là mình có thể chui được vào trong rừng trong thời gian ngắn và luồn lách sâu vào trong những lùm cây rậm rạp của dải đồng bằng ven biển, từ đó tìm đường băng ra vịnh một cách nhanh chóng, trước khi kẻ thù đánh hơi được động thái mới của chúng tôi.

Trong tình huống đó, những kinh nghiệm leo núi và đi rừng thời thanh niên của tôi đã có dịp phát huy tác dụng rất nhiều.

Nằm cách bờ vịnh nơi chúng tôi dự định chèo thuyền tới vài cây số có một ngôi làng nhỏ tên là El Cobre, và chắc ông cũng biết là xung quanh ngôi làng đó có vài ngọn núi vươn cao, hầu hết đều là núi cao có cây cối rậm rạp mọc trên đỉnh. Đặc biệt là mạn tây nam của ngôi làng. Khi còn theo học trong Trường Colegio de Dolores tôi đã từng trèo lên những ngọn núi này. Còn giờ đây, chúng tôi đang có kế hoạch băng rừng ra bờ vịnh, bơi thuyền sang bờ bên kia và bắt đầu leo qua dãy núi hiểm trở trước mặt.

Giữa hành trình gian khổ lúc ấy liệu có ai trong chúng tôi có thể hình dung được rằng chỉ ba năm rưỡi nữa thôi tôi lại một lần nữa từ Alegría de Pío tiến về phía đông và cũng phải băng qua chính dãy núi đó?

Nhưng việc phải bơi thuyền qua vịnh hóa ra chỉ là một giấc mộng hão huyền. Chúng tôi đã phạm phải một sai lầm ngớ ngẩn. Sau khi đi bộ vài cây số, leo lên đỉnh một ngọn đồi tìm nơi nghỉ chân và ngủ đợi đến đêm hôm sau, thay vì phải làm những việc chúng tôi vẫn làm hàng đêm trước đó là ngủ trong rừng, thì chúng tôi lại tìm thấy một varaentierra - varaentierra là một ngôi nhà bé tí, chính xác là một túp lều lụp xụp nơi người nông dân nào đó trữ lá cọ và đủ các thứ linh tinh - thế là cả ba chúng tôi, vì đói, rét, mệt mỏi và kiệt sức sau nhiều ngày lẩn trốn vậy mà đêm mai lại còn phải cuộc bộ một hành trình dài ra bờ vịnh Santiago, đã tự cho phép mình nhượng bộ trước sức hấp dẫn của ý nghĩ được ngủ bên trong túp lều đó, gần với nơi chúng tôi đã cất giấu số vũ khí của năm đồng chí mà chúng tôi đã để lại ở nhà người nông dân kia, mà quên mất rằng kẻ thù vẫn đang lùng sục gắt gao quanh đó. Và thế là chúng tôi ngủ một mạch, say như chết - vì không còn phải chịu đựng không khí giá lạnh và ẩm ướt ngoài rừng.

Tôi nhớ là trước khi tôi hoàn toàn tỉnh giấc - trước đó chúng tôi đã ngủ được khoảng bốn hay năm tiếng gì đó - tôi chợt nghe thấy những tiếng động nghe như tiếng vó ngựa bên ngoài, rồi vài giây sau, ai đó giáng báng súng vào cánh cửa túp lều nghe đánh rầm một tiếng cánh cửa bật tung, để lộ ba chúng tôi đang nằm ngủ trong đó, chúng tôi giật mình choàng tỉnh thì đã thấy những họng súng lăm lăm chĩa vào ngực mình. Vậy là chúng tóm được chúng tôi. Chúng tôi đã bị tóm thật bất ngờ, và nhục nhã theo cách đáng buồn đó. Chỉ vài giây sau, bọn chúng đã trói giật tay chúng tôi ra sau lưng.

----------------------------------------------------------
1. Oscar Alcalde (1923-1993), là người tham gia một đội quân tấn công trại lính Moncada cũng là người đã sát cánh cùng với Fidel Castro ở khu vực miền núi Gran Piedra sau vụ tấn công đó. Ông bị bắt, bị buộc tội và bị kết án 13 năm tù. Sau khi có lệnh ân xá dành cho những người tham gia tấn công trại lính Moncada, ông sống lưu vong. Khi Cánh mạng giành chiến thắng, ông đã nắm giữ nhiều vị trí quan trọng trong Chính phủ. Ông qua đời ở Madrid ngày 5 tháng 1 năm 1993.

Jose “Pepe” Suarez Blanco (1927-1991) là một trong những người được giao đánh chiếm vị trí số 3 của trại lính Moncada. Ông đi cùng với Fidel Castro vào hoạt động ở khu vực miền núi Grau Piedra sau vụ tấn công; ông cũng bị bắt, bị kết tội và bị phạt tù. Sau khi được ân xá năm 1955, ông sống lưu vong, ông qua đời ở Havana vào ngày 15 tháng 1 năm 1991.



Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 24 Tháng Bảy, 2013, 03:51:46 pm
Khi đó các ông không có vũ khí à?

Cả ba chúng tôi đều còn giữ nguyên vũ khí mà, nhưng của tôi là một khẩu súng trường .22 nòng dài rất bất tiện. Sau này, ở Alegría del Pío, khi chúng tôi đổ bộ từ tàu Granma xuống năm 1956, tôi lại lâm vào hoàn cảnh gần như giống hệt, nhưng tất nhiên là sau này tôi thận trọng và cảnh giác hơn nhiều - bao giờ tôi cũng đi ngủ với nòng súng kê sát dưới cằm, vì trong những lúc mệt mỏi như vậy ai mà chẳng ngủ thiếp đi, tôi không sao cưỡng lại được, sau một trận không kích khủng khiếp với sự tham gia của năm hay sáu chiếc máy bay chiến đấu trang bị súng máy cỡ nòng .50 nã đạn vào chúng tôi một lúc lâu, khiến chúng tôi phải nằm nép mình xuống dưới đống lá mía khô. Lần đó cũng là ba chúng tôi, cũng sau nhiều ngày hành quân mệt mỏi... nhưng đó là một câu chuyện khác.

Còn quay lại với câu chuyện tôi đang kể: vậy là chúng tôi đã bị tốp lính tuần tra đó tóm được. Tại sao ư? Nhiều người cho rằng người nông dân mà chúng tôi tin tưởng giao lại năm đồng chí bị thương kia để ông ta che chở và bảo vệ đã gọi điện cho Tổng Giám mục hoặc ai đó có trời mới biết được. Có thể hình dung ra một số tình huống: thứ nhất, ông ta là một tên chỉ điểm; thứ hai, có chuyện không may đã xảy ra; thứ ba, điện thoại của Tổng Giám mục đã bị nghe trộm. Và rất có thể chính vì thế mà bọn tay sai của Batista đã phát hiện ra chúng tôi có ghé qua nhà của người nông dân, trước khi đi tiếp vào trong rừng.

Và cả buổi sáng hôm đó có mấy đội tuần tra được tung ra tìm dấu vết của chúng tôi, chúng sục sạo khắp cả khu rừng, và thật không may là một đội đã xộc vào đúng chỗ chúng tôi đang nằm ngủ Vậy là chúng đã tóm được chúng tôi.

Tốp lính khoảng hơn chục tên đó rất hung hăng. Tôi không bao giờ quên được cảnh những mạch máu trên cổ chúng căng lên, đập dồn dập. Chúng chỉ muốn giết chúng tôi ngay tại chỗ! Thế là xảy ra một trận chửi rủa om sòm giữa chúng tôi và bọn lính. Ba chúng tôi bị trói chặt, chúng bắt chúng tôi ngồi bệt xuống đất với hai tay bị trói giật sau lưng. Chúng không nhận ra chúng tôi. Chắc trông chúng tôi lúc đó xơ xác và bẩn thỉu đến nỗi chúng không nhận ra chúng tôi là ai. Chúng tra hỏi tên chúng tôi, tôi trả lời chúng bằng một vài cái tên giả. Lúc đó thế nào tôi chợt ra tên của một nhân vật trong một câu chuyện tiếu lâm - hình như tôi đã nói với tên tra hỏi rằng tên tôi là “Francisco Gonzalez Calderín”, cứ thế tôi tự nhiên buột miệng nói ra. Lúc đó mà tôi nói tên thật của mình chắc chắn không ai có thể ngăn những tên lính hung hăng đó lại. Tôi hành động hoàn toàn theo bản năng.

Như tôi đã nói, trận chửi rủa bắt đầu ngay khi chúng bắt được chúng tôi. Chúng thay nhau quát vào mặt chúng tôi, “Nghe cho rõ này, bọn ngu xuẩn kia, chúng tao là hậu duệ của Quân đội Giải phóng đây”, đủ những câu vớ vẩn đại loại như vậy. Những tên lính khốn khổ và tàn bạo đó nghĩ như vậy đấy - người khác đã nhồi vào sọ chúng niềm tin ngu xuẩn đó. Bọn tôi thì lạnh lùng đáp lại, “Chỉ có chúng tao mới xứng đáng được gọi là hậu duệ của Quân Giải phóng”.

Ông nói vậy với chúng sao?

Ồ, vâng, tất nhiên, “Chúng tao mới xứng đáng được gọi là hậu duệ của Quân Giải phóng. Bọn chúng mày là con cháu của Thực dân Tây Ban Nha”. Cảnh tượng khi đó thật căng thẳng, cuối cùng tên Thiếu úy phải ra lệnh, “Đừng bắn”, để kiềm chế quân của hắn lại. Anh ta là một tên lính người da đen, cao lớn, khoảng ba bốn mươi tuổi gì đó. Tên anh ta là Pedro Sarría. Hình như anh ta còn theo học Luật trong những thời gian rỗi. Khi đó chính anh ta là người đã ngăn bọn lính lại - chúng đều là những tên bặm trợn, to lớn, béo trùng trục - chúng đi đến đâu là những bụi cây trong rừng rạp hết cả xuống! Và giờ đây chúng đang đứng đó, hung hăng chĩa súng vào chúng tôi giống như chúng vẫn làm với những tù nhân của mình: tức là sẵn sàng giết người để thỏa mãn thú tính, nhưng chúng không ngờ trong ba người bị bắt có tôi. Tay Thiếu úy cứ lẩm bẩm luôn miệng, “Đừng bắn đừng bắn. Những Tư tưởng sẽ không bao giờ chết. Những Tư tưởng sẽ không bao giờ chết”. Thế là vài phút trôi qua như vậy, tôi có cảm giác là rất lâu, rồi một chuyện tồi tệ đã xảy ra.

Những tên lính đó điên cuồng sục sạo bên trong, chúng hết đi ra lại đi vào túp lều, sau đó chúng phát hiện ra số vũ khí của năm đồng chí kia mà chúng tôi đã cất giấu xung quanh túp lều đó. Trời ạ! Phải nói rằng tình hình khi đó cực kỳ khó khăn, tính mạng của chúng tôi như chỉ mành treo chuông, khi chúng phát hiện ra số vũ khí đó, dường như chúng còn nổi điên hơn cả lúc đầu. Chúng cứ chạy vòng quanh chỗ ba chúng tôi như những con trâu điên, và đến lúc này thì viên Thiếu úy kia không làm sao giữ cho chúng bình tĩnh được nữa. Nhưng anh ta vẫn khăng khăng ra lệnh, “Không được bắn! Bình tĩnh đã! Bình tĩnh đã!” Anh ta liên tục ra lệnh cho chúng không được bắn, đó là điều mà bọn chúng thực sự muốn làm ngay lúc đó, nhưng cuối cùng anh ta cũng giữ cho chúng bình tĩnh lại - đừng hỏi tôi là bằng cách nào, nhưng anh ta cứ lẩm bẩm luôn mồm, “Đừng bắn. Những Tư tưởng sẽ không bao giờ chết”.

Câu đó rất hay.

“Những Tư tưởng sẽ không bao giờ chết”, anh ta cứ lẩm bẩm câu đó như người mộng du đang độc thoại một mình. Tôi nghĩ là tôi nghe rõ anh ta nói hơn cả bọn lính khi đó. Và thế là chúng tôi vẫn sống. Cuối cùng chúng bắt chúng tôi đứng dậy và giải chúng tôi ra đường quốc lộ.


Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 24 Tháng Bảy, 2013, 03:56:49 pm
Viên Thiếu úy đó không biết rằng ông là Fidel Castro?

Lúc đó anh ta vẫn không biết - tôi sẽ giải thích tại sao lại như vậy. Chúng bắt chúng tôi đứng dậy và giải chúng tôi ra ngoài. Bất thình lình chúng tôi nghe thấy tiếng súng nổ vọng đến từ hướng chúng đang giải chúng tôi đi. Dường như chính người nông dân mà chúng tôi tin cậy đã liên lạc với một đội tuần tra của quân đội và đội tuần tra này đã tóm nốt cả năm đồng chí kia của chúng tôi thành tù binh. Và đột nhiên tôi thoáng nghĩ rằng tất cả chỉ là một mánh khóe tinh vi, kẻ nào đó đã nổ súng vu vơ để chúng có cớ bắn chúng tôi.

Tôi nhớ là khi đó những tên lính đang áp giái chúng tôi đang rất giận dữ, chúng dường như đã hóa điên. Tất cả những chuyện đó diễn ra trong vài phút - tôi cũng không biết nữa, có thể là tám, mười hay mười lăm phút. Khi nghe thấy tiếng súng nổ, tất cả bọn lính trở nên cực kỳ kích động, chúng giẫm đạp lên các bụi cây mọc lúp súp xung quanh hai bên đường, rồi bất thình lình chúng ra lệnh cho chúng tôi nằm sấp xuống đất. Chúng quát lên giận dữ: “Nằm xuống!” nhưng tôi nói, “Tao sẽ không nằm, tao sẽ không nằm xuống đâu! Nếu chúng mày muốn giết tao, hãy ra tay khi tao đang đứng”. Tôi thẳng thừng từ chối làm theo lệnh của chúng, tôi cứ đứng trơ ra đó. Và rồi Thiếu úy Sarría, người đang đi ngay bên cạnh tôi, bước lại gần và nói, “Các cậu dũng cảm lắm, muchachos”, anh ta nói. “Các cậu dũng cảm lắm các cậu bé ạ”.

Khi tôi thấy anh ta cư xử như vậy tôi đã bảo thẳng với anh ta, “Thiếu úy, tôi muốn nói với ông chuyện này - tôi là Fidel Castro”. Anh ta bèn ngăn tôi lại, “Đừng có nói với bất kỳ ai, đừng có nói”. Vậy là từ đó trở đi, anh ta biết danh tính thật của tôi. Ông biết anh ta đã làm gì không? Chúng tôi tới nhà một người nông dân, sát ngay đường quốc lộ, và ở đó có một chiếc xe tải chờ sẵn. Chúng tôi bị tống lên xe cùng những tên lính và tù nhân khác. Người lái xe đã ngồi chờ sau vô lăng. Tôi được đẩy lên cabin, ngồi ở giữa, ngoài cùng là tay Thiếu úy. Sau đó một chiếc xe chạy tới, xe chở đại úy Perez Chaumont  , một tên giết người, một kẻ ác ôn khát máu, hắn chỉ huy bọn lính giết người khắp trong vùng, và hắn ra lệnh Sarría giao nộp tôi cho hắn.

Tên Perez Chaumont đó mới là cấp trên, trong khi Sarría chỉ là một Thiếu úy.

Perez Chaumont là chỉ huy, nhưng tay Thiếu úy bảo thẳng với hắn rằng anh ta sẽ không giao nộp tôi. “Tên này là tù binh của tôi”, anh ta cứ khăng khăng nói thế. Anh ta từ chối; anh ta cho rằng anh ta chịu trách nhiệm về tôi, và anh ta sẽ tự tay dẫn giải tôi tới Vivac. Và tên chỉ huy đó không làm thế nào để thuyết phục được Sarría, cuối cùng tay Thiếu ũy đã đưa tôi tới Vivac. Giả sử anh ta mà đưa tôi tới trại lính Moncada, thì chắc bọn ác ôn ở đó sẽ xẻ tôi ra thành nhiều mảnh và mang đi nướng - không còn sót lại một mẩu nào. Hãy tưởng tương nếu tôi bị đưa tới đó! Batista rêu rao với tất cả mọi người dân Cuba rằng chúng tôi đã cắt cổ những người lính bị thương đang điều trị trong Bệnh xá của Trung đoàn. Có Chúa mói biết những lời dối trá đó đã khiến biết bao người phải đổ máu.

Sarría quyết định sẽ không đi theo đường Avenida Garzón chạy gần khu trại lính, mà sẽ đi đường vòng qua đó, tới Vivac, một cơ sở nằm dưới sự kiểm soát của lực lượng cảnh sát. Vivac là một nhà tù dân sự nằm ở Trung tâm thành phố, và một tù nhân bị giam ở đây sẽ được đưa ra tòa xét xử. Không thể có chuyện đưa tám người chúng tôi tới Moncada. Chắc chắn một điều là nếu vậy cả tám người chúng tôi sẽ bị sát hại ngay lập tức. Trại lính đó đẩy những tên thú vật khát máu. Chaumont là tên giết người ác ôn nhất Moncada.

Mọi thứ đều đã được lên kế hoạch. Thậm chí cái chết của tôi đã được thông báo rộng rãi trên các tờ báo.

Chẳng phải là sau sự kiện con tàu Granma cập bến cũng có chuyện đó sao?

Vâng, đúng thế, cả lần đó cũng vậy. Nhưng lần này - ngày 29 tháng 7 năm 1953 - tin tức đã được đăng tải trên báo chí. Trong khi tôi vẫn còn tìm đường trốn trên núi. Tôi thậm chí còn chưa bị bắt. Tin về cái chết của tôi được đăng trên tờ Alaja và một số tờ báo khác. Trong những ngày đó tôi đã chết không biết bao nhiêu lần.

Tôi không nghĩ rằng mọi chuyện sẽ dễ dàng đối với Thiếu úy Sarría.

Có những kẻ không muốn tha thứ cho anh ta vì những gì anh ta đã làm. Khi Đại tá Chaviano, chỉ huy Trung đoàn - hắn ta vốn là Đại úy nhưng đã được Batista thăng lên quân hàm Đại tá sau ngày 10 tháng 3 - xuất hiện, hắn tới thẳng Vivac và đích thân thẩm vấn tôi. Chính tại đây chúng đã chụp ảnh tôi - tấm ảnh tôi đứng trong tù với bức ảnh của Marti treo phía sau. Có vài bức ảnh của tôi được chụp trong phòng thẩm vấn đó... Tôi nhận hết trách nhiệm về mình ngay lập tức. Tôi bảo chúng, “Tôi là người chủ mưu”. Chúng cứ khăng khăng cho rằng cuộc tấn công đó đã được tài trợ bằng tiền của cựu Tổng thống Carlos Prío Socarras, người vừa bị chính Batista lật đổ ngày 10 tháng 3, nhưng tôi khẳng định với chúng rằng tôi chẳng hề có liên can gì đến Prío hay bất kỳ ai cả tất cả những chuyện đó đều sai toét. Tôi giải thích cho chúng hiểu. Tôi chẳng có gì phải giấu cả, và tôi nhận hết trách nhiệm về mình: tôi cho chúng biết rằng chúng tôi đã mua súng ở các cửa hàng bán súng chẳng ai cung cấp súng cho chúng tôi cả, không ai khác phải chịu trách nhiệm trong chuyện này. Sau đó chúng cho phép một số phóng viên vào trong. Trong đó có một phóng viên của một tờ báo lớn và tôi được phép nói chuyện với anh ta. Ngày hôm sau, chúng hoài công tịch thu tất cả những tờ báo được in ra, tìm cách hủy hết, vì trong tâm trạng hân hoan và phấn khích, chúng đã để cho họ đăng mẩu tin, “Bị bắt!” Và giờ thì việc thủ tiêu tôi sẽ không còn dễ dàng cho chúng nữa.

Trước cuộc thẩm vấn, tôi được giam cùng với một số đồng chí còn sống sót. Nhưng sau đó, chúng đã tách riêng tôi ra và cho tôi vào xà lim biệt giam.



Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 24 Tháng Bảy, 2013, 03:59:30 pm
Sau đó ông có gặp lại Thiếu úy Sarría không?

Có, tất nhiên rồi, cuộc chiến tiếp diễn và anh ta vẫn ở trong quân đội, mặc dù chế độ Batista không còn tin dùng anh ta nữa - thậm chí anh ta còn bị chúng tống vào tù trong thời gian chúng tôi đang tiến hành đấu tranh trong vùng núi Sierra Maestra - vì chính anh ta là người đã bắt được tôi rồi ngăn không cho chúng giết tôi. Tất nhiên tôi là người duy nhất biết được câu nói nổi tiếng của anh ta, mà chỉ nhiều năm sau tôi mới tiết lộ. Dù sao thì đó cũng là đội lính tuần tra dưới quyền của anh ta. Tôi có thể hiểu là chúng căm thù anh ta như thế nào.

Khi chiến tranh kết thúc năm 1959, chúng tôi phong cho anh ấy quân hàm Đại úy và chọn anh ấy vào chức vụ sĩ quan tùy tùng cho Tổng thống đầu tiên của Nhà nước Cộng hòa. Thật đáng tiếc, anh ấy đã qua đời vài năm sau đó; anh ấy bị một khối u ác tính, anh ấy bị mù, và cuối cùng con người tuyệt vời đó đã qua đời. Đó là một trong những câu chuyện mà nói ra thật sự là nhiều người không dám tin.

Có thể nói anh ta đã cứu mạng ông.

Cứu ba lần là khác!

Anh ta đã không nói ông là ai, đã không giao nộp ông cho cấp trên.

Khi tôi thấy người sĩ quan đó cư xử một cách lịch sự và nhã nhặn tôi đã ghé sát lại bên anh ta như thế này và tôi nói, “Tôi là thế này thế kia”. Và anh ta nói, “Đừng có nói cho bất kỳ ai, đừng nói”. Có nhiều chuyện mà sau này tôi mới biết - như việc anh ta từ chối giao nộp tôi cho Perez Chaumont. Hãy hình dung cảnh anh ấy đặt tôi ngồi ngay cạnh người tài xế, tôi ngồi giữa còn Sarría ngồi bên phải. Ông có thể giải thích điều đó như thế nào? Anh ta là một người được học hành, một người tốt và dũng cảm. Chính vì thế mà tôi đã không bị bọn lính giết ngay từ phút đầu tiên.

Và anh ấy đã cứu mạng tôi lần thứ ba khi anh ấy từ chối đưa tôi tới trại lính Moncada, thay vào đó anh ta đưa tôi tới Vivac.

Và thế là tôi bị giam ở trong nhà tù của tỉnh ở Boniato, rồi sau đó phiên tòa xét xử bắt đầu diễn ra, vào ngày thứ hai, 21 tháng 9 năm 1953, tôi tự bào chữa cho mình. Và với tư cách Luật sư bào chữa tôi bắt đầu vặn hỏi chính những tên ác ôn và tay sai đó, tất cả những nhân chứng, đó là một cảnh tượng thật ngoạn mục... Bọn chúng tức điên không chịu nổi, chúng đã phải đưa tôi ra khỏi phòng xử án vì chũng không thể ngăn tôi lên tiếng buộc tội chúng. Sau đó chúng chỉ xử một mình tôi, cùng một người khác bị thương, trong một căn phòng nhỏ ở Bệnh viện.

Ông tự bào chữa cho mình? Ông không hề có Luật sư à?

Tất nhiên là vậy, và tôi đã vạch mặt chúng một cách đanh thép.

Và ông đã kết thúc phần tự bào chữa của mình với bài nói ngắn, “Lịch sử sẽ bào chữa cho tôi” .

Tôi đã nghĩ rằng bất kỳ lúc nào chúng cũng có thể làm điều gì đó thật tồi tệ, và trong nhà tù ở Boniato, nơi tôi đang bị giam giữ, khi chúng cấm tôi nói chuyện với những đồng đội của mình ở cùng một khu nhà giam và hàng ngày trông thấy họ đi ngang qua xà lim của mình, tôi đã bắt đầu tuyệt thực. Và tôi nói rõ yêu sách của mình. Thế rồi chúng lại biệt giam tôi lần nữa. Tôi phải nằm trong xà lim biệt giam thêm bảy mươi lăm ngày; không ai được phép nói chuyện với tôi. Nhưng tôi vẫn xoay xở tìm được cách duy trì kênh thông tin liên lạc tối thiểu.

Thỉnh thoảng chúng còn phải thay đổi những người lính gác tù vì tôi đã kết bạn với một số người lính gác, thế là chúng kiếm thêm những tên ác ôn, đặc biệt là những tên căm ghét tôi đến tận xương tủy, nhưng chính trong những tên mới này cũng có một người trở thành bạn của tôi. Ba năm sau đó, anh ta ở lực lượng bộ binh trong trận đánh Maffo cuối năm 1958, và lực lượng của chúng tôi đã bao vây anh ta. Tiểu đoàn tăng cường của anh ta đã chống cự rất quyết liệt. Anh ta đã kết bạn với tôi trong tù ở Boniato; anh ta là một trong những người guajiritos trong nhóm lính cứng-như-đinh được cử tới canh gác chúng tôi.

Mỗi khi chúng tới để mang thức ăn cho tôi trong giai đoạn tôi đang tuyệt thực, tôi lại quát vào mặt chúng, “Tao không muốn thứ thức ăn đó, hãy bảo Chaviano tự đi mà tọng vào hậu môn hắn ấy” - Chaviano là tên chỉ huy bốt gác. Tất nhiên là khi đó tôi dùng một từ thông dụng và tục tĩu hơn nhưng không tiện nhắc ra đây. Có thể ông thấy thật điên rồ, nhưng ông phải hiểu trạng thái cảm xúc của chúng tôi trong hoàn cảnh bị giam cầm khi đó, vì chúng tôi đã biết tất cả những gì chúng gây ra, những thủ đoạn tra tấn tàn khốc và những tội ác ghê tởm chúng đã làm đối với đồng chí của chúng tôi...

Khi đó chúng tôi như người đã chết rồi, nên có những hành động liều lĩnh như của tôi cũng chẳng hại gì. Tôi phản đối sự đàn áp dã man của chúng bằng cách tuyệt thực. Và kết quả là chúng đã phải chú ý đến tôi, rồi sau đó chúng cho phép tôi gặp Haydee, Melba và một vài người khác. Qua những đồng chí này tôi được biết rất nhiều chuyện đã xảy ra mà tôi hoàn toàn không hay biết, những chuyện ảnh hưởng rất lớn đến phiên tòa xét xử tôi. Tất nhiên là trước đó tôi đã tuồn những mẩu giấy nhỏ ra ngoài - thỉnh thoảng tôi lại ném ra ngoài một mẩu, bao giờ cũng có một người lính gác bên ngoài, nhưng nhóm tù nhân chúng tôi vẫn xoay xở liên lạc được với nhau. Cuối cùng chúng phải đồng ý để tôi nói chuyện với những người khác thì tôi mói chịu ăn tiếp. Nhưng những tên cai ngục tàn ác đó chỉ giữ lời hứa trong vòng có hai mươi bốn tiếng đồng hồ và sau đó chúng lại biệt giam tôi. Nhưng tôi chiến thắng trong một trận đánh, vì vậy tôi không việc gì phải quay lại với cuộc chiến tuyệt thực của mình. Có thể đó chính là những gì chúng muốn tôi làm, vì lý do gì thì tôi cũng không biết.

Trong suốt những ngày đấu trí căng thẳng với kẻ thù, một trong những tên sĩ quan cao cấp ở đó đến nói chuyện với tôi. Ông có biết hắn đã nói gì không? Hắn bảo, “Anh là một người tử tế, một người được học hành; thật không thể tin được, đừng có nói những lời thô tục như thế chứ”. Tất cả những gì tôi gào thét chửi rủa bọn Giám thị ở đó ngày ba lần đã khiến chúng lo lắng thực sự. Có thể nghe thấy tiếng tôi chửi rủa khắp trong tù, tất cả mọi người, từ lính gác, tù nhân những nhân viên dân sự ở đó, đều nghe thấy. Ai cũng mệt mỏi và chán nản.

Tôi vẫn có một ít sách in để đọc, mặc dù điều đó bị cấm tiệt. Đến lúc này tôi càng cảm thấy biết ơn vì những kiến thức tôi đã tích lũy được khi còn là một sinh viên ngành Khoa học Xã hội và Khoa học Chính trị, những kiến thức đó ít nhiều giúp tôi khuây khỏa trong thời gian ngồi tù. Tôi còn có cả những tác phẩm của Marti.


Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 24 Tháng Bảy, 2013, 04:02:56 pm
Giả sử như chiếm được trại lính Moncada, các ông định sẽ làm gì?

Nếu như chiếm được trại lính Moncada, thì sẽ có đến hơn 3000 món vũ khí rơi vào tay chúng tôi. Hãy nhớ là tất cả chúng tôi đều đóng giả làm các Hạ sĩ quan. Một lời tuyên cáo của các “Hạ sĩ quan nổi loạn” sẽ gây rúng động hàng ngũ kẻ thù, những kẻ bị chúng tôi bắt làm tù binh, cùng với tên tuổi và các thông tin mà chúng khai ra, sẽ là đánh điện báo cáo gửi tới bọn chỉ huy của tất cả các đơn vị quân đội trong toàn tỉnh, làm chúng tưởng rằng lại có một cuộc “Binh biến của các Hạ sĩ quan” - mà như tôi đã nói, đó là một sự kiện có tác động lịch sử rất quan trọng đến nước Cộng hòa Cuba. Chúng tôi sẽ dành nhiều thời gian và công sức cho việc tung ra những thông tin sai lệch khiến tất cả phải hoang mang.

Ngay sau đó chúng tôi sẽ bắt đầu tuyên bố ai thực sự là người đã đánh chiếm thành công trại lính Moncada. Có nghĩa là chúng tôi sẽ công khai tuyên bố lực lượng của chúng tôi là những ai. Đồng thời, toàn bộ số vũ khí tịch thu từ trại lính sẽ được phân phát ra khắp thành phố để bảo vệ chúng tôi khỏi một trận không kích của kẻ thù - đề phòng chúng tổ chức ném bom vào khu trại lính, mà chắc chắn chúng sẽ làm như vậy - có thể chắc chắn một điều rằng chúng sẽ không thèm quan tâm đến sinh mạng người của chúng đang bị chúng tôi bắt giữ làm tù binh.

Kế hoạch của chúng tôi là ngay lập tức chuyển vũ khí ra khỏi Moncada và phân chia rải rác chúng ra nhiều tòa nhà khác nhau trong thành phố, vì nhiều khả năng đòn phản công đầu tiên của kẻ thù sẽ là dùng máy bay ném bom. Chúng tôi không lo nhiều về đường sắt vì tuyến đường đó rất dễ bị gián đoạn bằng cách phá hoại; tuy nhiên chúng tôi rất lo lắng về con đường Quốc lộ Trung tâm, kẻ thù hoàn toàn có thể gửi quân tiếp viện đến để tiến hành phản công bằng cách huy động Trung đoàn đóng ở Holguin và những căn cứ khác rải rác trong vùng. Đó là lý do tại sao chúng tôi phải tấn công Bayamo. Bayamo có vị trí cực kỳ then chốt, vì nó kiểm soát cây cầu bắc qua sông Cauto nằm trên tuyến đường Quốc lộ Trung tâm. Khi đó chắc chắn thị trấn sẽ nổi dậy, chúng tôi không việc gì phải nghi ngờ về điều đó, vì bất kỳ ai nổi dậy chống chế độ độc tài của Batista chắc chắn sẽ nhận được sự ủng hộ của quần chúng ngay lập tức.

Vậy là ngay từ đầu chúng tôi đã đóng giả làm các “Hạ sĩ quan”, và từ bên trong trại lính Moncada, trong khoảng thời gian vài phút đầu tiên, không ai có thể biết được là có chuyện gì đang diễn ra. Từ đó chúng tôi sẽ gửi điện tới tất cả các đơn vị quân đội trong vùng.

Bằng chính thiết bị thông tin liên lạc của chúng.

Vâng, bằng chính đường dây thông tin liên lạc của quân đội chính quy. Với việc sử dụng tên gọi “các Hạ sĩ quan của trung đoàn XYZ”, chúng tôi sẽ thông báo tới toàn thể các doanh trại và căn cứ quân sự xung quanh, để gây ra tình trạng hoang mang và lộn xộn đến mức làm cho bọn chúng hoàn toàn tê liệt không kịp phản ứng gì trong khi chúng tôi vận chuyển vũ khí ra ngoài.

Thoạt tiên ai cũng sẽ đinh ninh đó đúng là một cuộc binh biến của các Hạ sĩ quan và chắc chắn tất cả các đơn vị quân đội sẽ hoang mang, náo loạn.

Rồi trong vòng ba đến bốn tiếng sau đó, chúng tôi sẽ công khai danh tính thực sự của mình và điều đầu tiên chúng tôi làm sẽ là cho phát lại bài phát biểu của lãnh đạo Đảng Chính thống ngay trước khi ông tự sát.

Eduardo Chibas.

Chúng tôi sẽ cho phát lại những lời cuối cùng của ông qua Đài phát thanh Santiago.

Các ông định đánh chiếm cả Đài phát thanh.

Tất nhiên, đó là một trong những mục tiêu cơ bản. Một khi đã chiếm được Moncada.

Sao không tiến hành đồng thời?

Không, không cần thiết phải làm như vậy! Trước hết chúng tôi phải tập trung lực lượng đánh chiếm bằng được khu trại lính, sau đó chúng tôi sẽ có thể chiếm các mục tiêu khác.

Ban đầu chúng tôi chỉ cần đưa ra những tuyên bố trong phạm vi hẹp, một bản thông cáo của “các Hạ sĩ quan” từ Trung tâm liên lạc trong trại lính mà chúng tôi đã chiếm được, tạo nên tình trạng hoảng loạn và hoang mang cực độ trong hàng ngũ binh lính của kẻ thù.

Sau hành động đầu tiên đó, tất cả mọi người đều cho rằng nội bộ quân đội đang đấu đá lẫn nhau, và chính điều đó sẽ gây không khí hoảng loạn và hoang mang trong hàng ngũ kẻ thù trong khi chúng tôi tiếp tục tập hợp lực lượng và chuẩn bị sẵn sàng cho những bước tiếp theo.

Rồi sau đó, chúng tôi mới chiếm Đài phát thanh. Tất cả tài liệu cần thiết đều được chuẩn bị sẵn sàng: những điều luật mà sau này có được đề cập trong Lịch sử sẽ bào chữa cho tôi 1, lời kêu gọi quần chúng, và mệnh lệnh tổng tấn công, vì thời điểm đã chín muồi, đừng chần chừ hay nghi ngờ gì nữa.

Đó chính là những gì chúng tôi đã làm ngày 1 tháng 1 năm 1959, khi, kẻ thù đã bị đánh bại, những nhà lãnh đạo của chúng tôi phát động cuộc đảo chính ở Havana.

----------------------------------------------------------
1. Tiêu đề “Lịch sử sẽ bào chữa cho tôi” được lấy từ những lời cuối trong bài phát biểu rất dài của Fidel Castro để tự bảo vệ cho mình vào ngày 16 tháng 10 năm 1953, trong phiên xét xứ cuối cùng ở Santiago de Cuba những người bị buộc tội đã tham gia tấn công vào khu trại lính Moncada ở thành phố đó và tổ hợp trại lính Carlos Manuel de Cespedes ở Bayamo, cả hai vụ tấn công này đều diễn ra vào ngày 26 tháng 7 năm đó. Tài liệu này là một minh chứng, một cương lĩnh, lời buộc tội, tố cáo, sự bảo vệ về luật pháp, triết lý và đạo đức cho cuộc đấu tranh cách mạng chống chế độ độc tài. Do vậy, bản thân nó đáng được coi là văn kiện nền tảng của Cách mạng Cuba và là những nội dung quan trọng trong triét lý chính trị và hành động cách mạng ở Cuba và châu Mỹ La-tinh. Xem Fidel Castro, la histoiria me absolvera, với phản chú thích của Pedro Alvarez Tabio và Guillermo Alonso, Havana: Oficina de Publication del Consejo de Estado, 1993. (Chú thích của Biên tập viên Cuba).


Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 24 Tháng Bảy, 2013, 04:07:39 pm
Khi ông ra lệnh tấn công vào trại lính Moncada, ông có nghĩ gì về hình thức của Chính phủ ông sẽ thiết lập nếu ông giành thắng lợi? Ví dụ như ông có nghĩ về mô hình kiểu Liên Xô không?

Chúng tôi không hề nghĩ về việc tổ chức mô hình nhà nước kiểu Liên Xô hay bất kỳ mô hình nào; đó là việc sau này. Khi đó chúng tôi tin tưởng rằng trên thế gian này có một thứ được gọi là chủ quyền, và nó là một quyền thực sự, một quyền được tôn trọng mà đất nước tôi đáng được hưởng sau hai cuộc Chiến tranh giành Đôc lập, những cuộc chiến đã cướp đi sinh mạng của hơn 500 nghìn người trên đất nước Cuba nhỏ bé. Chúng tôi tin vào điều đó, và chúng tôi cũng tin rằng quyền phát động cách mạng của chúng tôi sẽ được tôn trọng - một cuộc cách mạng dù chưa thể được gọi là Cách mạng Xã hội Chủ nghĩa nhưng cũng đóng vai trò tiền thân của Cách mạng Xã hội Chủ nghĩa sau này. Để hiểu điều đó, ông cần đọc bài tự bào chữa của tôi, bài phát biểu của tôi trước tòa mà người ta vẫn nhắc đến với tên gọi “Lịch sử sẽ bào chữa cho tôi”; ở đó ông có thể tìm thấy tất cả những yếu tố của một cuộc Cách mạng Xã hội Chủ nghĩa tương lai những điều không phải trong chốc lát mà có ngay được - tất cả phải được tiến hành dần dần, từng bước một, thật chắc chắn và không gì ngăn cản nổi. Mặc dù chúng tôi không hề ngần ngại đốt cháy giai đoạn nếu có thể.

Cuộc tấn công vào trại lính Moncada đã đem đến kết cục là rất nhiều đồng chí của ông bị tra tấn, giam cầm và hành hình. Vậy tại sao ông không rút từ thất bại đó ra kết luận ràng con đường tiến hành cách mạng bằng bạo lực là không thể?

Hoàn toàn ngược lại. Khi tấn công trại lính Moncada, chúng tôi đã có ý tưởng bỏ vào vùng rừng núi với tất cả số vũ khí tịch thu được trong trường hợp chế độ độc tài đó không sụp đổ. Nhưng tôi tin chắc rằng nếu khi đó chúng tôi chiếm được trại lính, chế độ của Batista sẽ sụp đổ.

Hình như trong giai đoạn đó ở châu Mỹ Latinh không có cuộc đấu tranh du kích nào khác?

Năm 1948, khi tôi được là nhân chứng sống của cuộc khởi nghĩa diễn ra ở Bogota, có một số nhóm vũ trang lẻ tẻ hoạt động ở Colombia, nhưng không phải là theo khái niệm chiến tranh du kích sau này được áp dụng ở Cuba. Ở châu Mỹ Latinh, có rất nhiều phong trào đã hình thành với rất nhiều hoạt động vũ trang diễn ra sôi nổi. Ngoài ra còn có cả cuộc Cách mạng Mêhicô, một nguồn cổ vũ tinh thần lớn lao cho chúng tôi; và bên cạnh đó phải nói đến phong trào Sandino anh hùng.

Phong trào Sandino ở Nicaragua, trong những năm 1930 1.

Vị “Tướng của những con người tự do”... Đó chính là nền tảng lịch sử cho cuộc đấu tranh của chúng tôi sau này.

Trong thời gian đó, ông có nắm được những hoạt động của Sandino không?

Ồ, có chứ, rất nhiều là khác. Tồi gần như thuộc lòng những hành động của Sandino. Ông chỉ có một đội quân nhỏ; sách vở vẫn gọi đó là “Đội quân nhỏ điên rồ”. Và còn một chuyện nữa, tôi cũng đọc rất nhiều về Maceo, Gomez và những vị chỉ huy kiên cường khác đã rạng danh trong những cuộc Chiến tranh giành độc lập cho Cuba.

Ông biết rất nhiều về những cuộc chiến tranh ở Cuba.

Tất nhiên rồi. Những cuộc chiến tranh đó giúp chúng tôi hình thành nên chiến lược hoàn toàn khác, vì cả Maceo và Maximo Gomez đều có kỵ binh, một đội quân hết sức cơ động, và họ hầu như hoàn toàn tự do di chuyển. Hầu hết các trận đánh đều là “tao ngộ chiến” (tức là những trận đánh xảy ra khi các lực lượng đối đầu tình cờ chạm trán nhau). Trong khi đó, những trận đánh của chúng tôi, trong bối cảnh cuộc chiến tranh của chúng tôi, đều phải được lên kế hoạch tỉ mỉ, với các công sự, chiến hào đầy đủ, tất cả những biện pháp chuẩn bị phải được tiến hành từ trước. Còn trong giai đoạn Chiến tranh giành độc lập, chẳng bao giờ có chuyện phải đào hào, hình như chỉ có đúng một lần ở đâu đó mạn Pinar del Rió thì phải. Hầu hết các trận đánh đều là tao ngộ chiến, trong khi đó chúng tôi buộc phải lường trước những trận đánh của mình, và lên kế hoạch thật cụ thể và tỉ mỉ.

Những gì chúng tôi từng cho là đúng đắn khi tiến hành một cuộc chiến tranh trong vùng rừng núi rậm rạp, với độ cao 1200m so với mực nước biển, về sau lại được chúng tôi áp dụng trên các dải đồng bằng, trên các tuyến đường quốc lộ, những đồn điền cà phê, những vùng đầm lầy, hoặc đơn giản là một cánh đồng mía. Nói chung tất cả là một quá trình học hỏi. Ví dụ như lực lượng của Batista, trong tất cả các hoạt động của mình, bao giờ cũng có ưu thế là có hỏa lực của không quân yểm trợ, bên cạnh những ưu thế khác nữa. Đó là những bài học vô cùng khó khăn mà chúng tôi đã rút ra, vì sự khác biệt về sức mạnh và chiến thuật là rất lớn, và theo tôi nghĩ, chính sự khác biệt rất lớn đó đã dạy cho chúng tôi phải hình thành nên các chiến thuật và phương án để bù đắp, nhằm cân bằng lại thế trận giữa hai bên.

Trong giai đoạn đầu tiên, chúng tôi gần như bị quét sạch vì có sự phản bội, nhưng rồi cũng đến giai đoạn chúng tôi hoàn toàn không thể bị phản bội thêm được nữa, mà kẻ thù cũng không còn cách nào để săn lùng và triệt hạ chúng tôi. Các chiến sĩ của chúng tôi trong vùng núi Sierra Maestra không bao giờ rơi vào những chiếc bẫy phục kích. Thông thường thì chính chúng tôi mới là người đi săn lùng và triệt hạ kẻ thù; ví dụ như một đoàn quân đông đảo và trang bị đầy đủ sẽ tình cờ đi qua, khoảng 300 tên chẳng hạn, và chúng tôi chỉ có bảy mươi đến tám mươi người để tấn công và ngăn chặn lực lượng đó của kẻ thù.

---------------------------------------------------------
1. Augusto Cesar Sandino (1895-1934), nhà cách mạng người Nicaragua và là một trong những người đi tiên phong vĩ đại trong cuộc đấu tranh vũ trang giành độc lập và chống Chủ nghĩa đế quốc của khu vực châu Mỹ La-tinh ở thế kỷ 20. Sandino cầm đầu một cuộc nổi dậy năm 1926 và năm tiếp sau đó tiến hành cuộc chiến tranh du kích chống lại phe bảo thủ lúc đó đang nắm quyền và được sự hậu thuẫn của lực lượng người Mỹ ở đất nước này. Năm 1928, nhà lãnh đạo theo Chủ nghĩa cộng sản ngưòi Salvador Farabundo Marti tham gia cuộc chiến Sandinista (Cuộc cách mạng của người Sadinista, lấy theo tên của Augusto Cesar Sandino, người cầm đầu phong trào nổi dậy chống sự thống trị của Mỹ đối với Nicaragua). Năm 1933, người Mỹ rút lui và chiến thắng thuộc về Sandino, nhưng bản thân Sandino thì lại bị ám sát vào ngày 1 tháng 2 năm 1934 theo lệnh của Anastasio Somoza, lúc đó là người đứng đầu lực lượng bảo vệ quốc gia Nicaragua, sau đó trở thành kẻ độc tài của đất nước này, một con người nổi tiếng với quan điểm thân Mỹ bạo lực tàn ác. Cuối cùng ông ta bị lật đổ bới cuộc cách mạng Sandinista năm 1979.


Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 24 Tháng Bảy, 2013, 04:09:56 pm
Vậy ông có nắm được những chiến thuật do tướng Giáp 1, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Mao Trạch Đông đã áp dụng ở châu Á không?

Nói thật là hồi đó chúng tôi cũng biết người Việt Nam là những chiến sĩ phi thường; họ đã đánh bại quân Pháp trong trận Điện Biên Phủ năm 1954, nhưng đó là loại hình chiến tranh rất khác biệt, với rất đông quân, có sự yểm trợ của pháo binh và các loại hỏa lực khác; họ có một quân đội thực thụ. Chúng tôi bất đầu từ con số không, và chúng tôi chưa có một quân đội đúng nghĩa.

Khi Mao Trạch Đông bắt đầu cuộc Trường chinh ở Trung Quốc năm 1935, ông đã tạo nên một kỳ công về mặt quân sự mà rất ít người ở Cuba biết đến. Từ đó đến nay tôi đã đọc rất nhiều về sự kiện lịch sử này. Một cuộc Trường chinh như vậy sẽ không thể áp dụng đối với chúng tôi trong hoàn cảnh của Cuba, mặc dù những chiến thuật và nguyên tắc tổ chức chính trị và quân sự đó đều có giá trị hết sức to lớn trong bất kỳ cuộc chiến tranh nào. Mao Trạch Đông đã chứng minh một điều rằng tất cả đều có thể, đoàn quân của ông đã chiến đấu suốt một chặng đường dài 12 nghìn cây số, tương đương với 7500 dặm.

Vấn đề của chúng tôi là ở chỗ cuộc đấu tranh mà chúng tôi phát động phải trải qua những điều kiện hoàn toàn khác.

-----------------------------------------------------------
1. Võ Nguyên Giáp (sinh năm 1911) là vị tướng người Việt Nam, tham gia Đảng Cộng sản từ những năm 1930 và đã được Hồ Chí Minh bồi dưỡng, ông tổ chức đội quân kháng chiến của Việt Nam chống lại Nhật Bản trong thể chiến thứ hai. Năm 1946, ông tổ chức một cuộc phản công chống lại lực lượng thuộc địa của Pháp ở Việt Nam và năm 1954 thì đánh bại hoàn toàn đội quân này ở Điện Biên Phủ khiến người Pháp phải rút lui, ông là nhà hoạch định chiến lược chính trong cuộc chiến tranh nhân dân của người Việt Nam chống lại Mỹ từ năm 1961 đến 1975. Mặc dù chỉ tự học nhưng ông vẫn được coi là một trong những nhà lý luận và tướng lĩnh vĩ đại của thế kỷ 20.


Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 24 Tháng Bảy, 2013, 04:15:35 pm
7

CHE GUEVARA


Mêhicô - Gặp Che - Tâm đầu ý hợp về chính trị
- Tính cách và tinh thần kiên cường
- Chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh du kích - Huấn luyện


Sau hai năm bị giam trong nhà tù ở đảo Thông, ông đã phải sống lưu vong ở Mêhicô, và khi tới đó ông đã gặp Ernesto “Che” Guevara lần đầu tiên, ông có thể kể ông đã gặp ông ấy trong hoàn cảnh như thế nào không?

Tôi rất vui khi lại có cơ hội nói về Che như thế này, thật sự là như vậy 1. Rất nhiều người biết về chuyến đi bằng xe máy của Che khi anh ấy còn học ở Argentina; hành trình của anh ấy đã đi qua những vùng quê hẻo lánh của Argentina, sau đó đi tiếp qua một số nước châu Mỹ latinh khác - Bolivia, Chilê, Pêru và một số nơi khác. Đừng quên là năm 1952, sau cuộc đảo chính quân sự năm 1951, tại Bolivia đã có một phong trào đấu tranh mạnh mẽ của nông dân và người lao động với rất nhiều cuộc giao tranh ác liệt và có ảnh hưởng xã hội vô cùng to lớn 2.

Hầu hết chúng ta đều biết về hành trình của Che cùng với người bạn thân là Alberto Granado, ngay trước khi Che tốt nghiệp Trường Y, khi họ ghé thăm một số bệnh viện, và chúng ta cũng biết rằng họ còn dừng chân làm Bác sĩ điều trị một thời gian tại một khu trại hủi nằm giữa rừng Amazon. Chúng ta biết rằng hai người đã đi gần khắp châu Mỹ latinh; anh ấy đã tới những mỏ khai thác đồng ở Chuquicamata ở Chilê, nơi những người công nhân phải làm việc đến kiệt sức; anh ấy đã băng qua sa mạc Atacama; ghé thăm những phế tích của thành phố Machu Pichu ở Pêru; anh ấy còn đi thuyền ngang qua hồ Titicaca - và ở tất cả những nơi từng đi qua, bao giờ anh ấy cũng gặp gỡ và nói chuyện với người dân bản địa và quan tâm rất nhiều về cuộc sống cũng như tình cảnh của họ. Nhưng mọi người đều biết, từ đây anh đã tiếp tục lên đường sang Guatemala, đó là thời kỳ chế độ Arbenz đang nắm quyền 3.

Vào thời gian đó, Tổng, thống Jacobo Arbenz đang tiến hành những cải cách rất tiến bộ ở Guatemala.

Đúng vậy. Một cuộc cải cách ruộng đất vô cùng quan trọng đang được thực hiện ở nước này, theo đó những đồn điền chuối mênh mông thuộc sở hữu của một công ty xuyên quốc gia của Mỹ được quốc hữu hóa rồi chia cho nông dân. Với sự hậu thuẫn của Mỹ, giới quân sự đã tiến hành đảo chính, và thế là cuộc cải cách ruộng đất bị phá hoại ngay lập tức. Hồi đó, nói về những đạo luật cải cách ruộng đất sẽ bị coi là “Cộng sản”, có nghĩa là chỉ cần nói vậy thôi là tự động người ta sẽ coi anh là Cộng sản.

Nhưng ở Guatemala người ta đã thực sự bắt đầu được một cuộc cải cách mộng đất như vậy, chỉ có điều cũng giống như ở bất kỳ nơi nào khác, những kẻ đặc quyền ngay lập tức tìm cách phản đối quá trình này. Và cũng giống như nhiều nước láng giềng phía bắc, nhiều lực lượng trong nước bắt đầu tiến hành những hành động phản cách mạng để lật đổ vị Tổng thống mà chính họ đã bầu lên, Jacobo Arbenz. Chúng dự định làm việc đó bằng một đoàn lính đánh thuê tấn công vào biên giới kết hợp với sự đồng lõa của những nhóm quân đội cũ trong nước.

Khi phong trào của chúng tôi tiến hành cuộc tấn công thất bại vào Moncada ngày 26 tháng 7 năm 1953, một số đồng chí của chúng tôi đã trốn thoát ra nước ngoài. Antonio “Nico” Lopez 4 và một số người khác đã trốn sang Guatemala. Lúc này Che đã ở đó, nên chính anh ấy đã trải qua những thời khắc đáng buồn khi Tổng thổng Jacobo Arbenz bị lật đổ; anh ấy đã gặp các đồng chí của tôi và cùng họ tới Mêhicô.

---------------------------------------------------------
1. Trong các bài viết, bài diễn văn hoặc phỏng vấn, Castro thường nói về Ernesto “Che” Guevara; những nội dung hồi tưởng chính của ông được tập hợp trong cuốn sách Che: Ký ức của Fidel Castro, do David Deutschman dịch, Melbourne, nhà xuất bản Ocean năm 1998. Xem một trong những bài viết dài nhất và cảm động nhất trong cuốn Un encuentro con Fidel, một cuộc phỏng vấn do Gianni thực hiện ở Havana: Oficinade Publicaciones del Consejo de Estado, 1987, trang 311-349, và được xuất bản ở Tây Ban Nha với tiêu đề Habla Fidel (do Gabriel Garcia Marquez giới thiệu) Madrid: Mondadori, 1988, trang 345-371; bằng tiếng Anh, xem cuốn Gặp gỡ Fidel, do Mary Todd dịch, Melbourne: Nhà xuất bản Ocean, 1991.

2. Ngày 9 tháng 4 năm 1952, cuộc nổi dậy của nhân dân sau đó trở thành cuộc cách mạng của Bolivia bắt đầu. Cuộc nổi dậy này dưới sự lãnh đạo của Phong trào cách mạng dân tộc do Victor Paz Estenssoro và Juan Lechin đứng đầu. Chỉ trong vài ngày, ba gia đình sở hữu hầu hết các mỏ khoáng và kiểm soát phần lớn tài sản của đất nước bị lật đổ, lực lượng vũ trang của họ bị giải tán các liên đoàn lao động được trang bị vũ khí, đất đai, các doanh nghiệp và công sở (của chính phủ địa phương) bị chiếm lĩnh và phía cách mạng đã hình thành một chính phủ đối lập. Những người bản địa không được học hành - chiếm đa số dân cả nước - nay được giao quyền bỏ phiếu, các mỏ khoáng được quốc hữu hóa, đất đai của các địa chủ được phân phối lại.

3. Jacobo Arbenz (1913-1971), vào thời điểm đó là sĩ quan trong quân đội và là một trong những nhà lãnh đạo của cuộc “Cách mạng Tháng mười” năm 1944 lật đổ chế độ độc tài của tướng Jorge Ubico, người đã thực hiện duy trì quyền lực bằng lực lượng vũ trang trong 14 năm. Năm 1951, Arbez được bầu làm Tổng thống trong cuộc bầu cử dân chủ và Chính phủ của ông đã thông qua đạo luật cải cách nông nghiệp. Luật này đi ngược lại với lợi ích của các công ty hoa quả của Mỹ vốn chiếm phần lớn đất nông nghiệp của nước này, và khiến CIA buộc tội ông là người theo “Cộng sản”. Với sự hỗ trợ của một số tên độc tài Trung Mỹ và sự nhất trí của Tổng thống Dwight Eisenhower, CIA tổ chức một cuộc đảo chính quân sự chống lại Arbenz và ông bị mất quyền vào ngày 27 tháng 6 năm 1954.

4. Antonio “Nico” Lopez Fernandez (1930-1956) là một trong những ngưòi đã tham gia tấn công trại lính Moncada vào ngày 26 tháng 7 năm 1953. Ông không bị bắt vì xin tị nạn trong Đại sứ quán Guatemala ở Havana. Sau đợt ân xá năm 1955, ông quay lại Cuba và trở thành thành viên Ban lãnh đạo Phong trào 26/7. Ông cũng là người trong nhóm đã trở về Granma từ Mêhicô. Ông bị giết ở Boca del Toro ngày 8 tháng 12 năm


Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 24 Tháng Bảy, 2013, 04:20:28 pm
Có phải Raul em trai ông đã gặp Che trước ông?

Vâng, vì Raul chính là một trong những người đầu tiên bỏ trốn sang Mêhicô. Khi đó bọn chúng đã bắt đầu nghi ngờ buộc cho Raul một số tội, thậm chí chúng còn buộc tội cậu ấy là chủ mưu một số vụ đánh bom, thế là tôi bảo em trai mình, “Em phải trốn ra nước ngoài thôi”. Còn khi bị giam trong tù, chúng tôi cũng đã tính đến chuyện sang Mêhicô và tổ chức một lực lượng vũ trang rồi lại quay về. Dường như điều đó đã trở thành truyền thống ở Cuba. Và thế là Raul sang Mêhicô, và tại đây, thông qua những đồng chí của chúng tôi đã có mặt từ trước, Raul đã gặp Che. Tất nhiên khi đó Che chưa là Che như sau này; tên anh ấy là Ernesto Guevara, nhưng vì người Argentina khi nói chuyện lúc nào cũng nói “iche, hombre!” “che” thế này, “che” thế kia 1, thế là những người Cuba bắt đầu gọi anh ấy là “el Che”, rồi cái tên đó thành quen...

Phải một thời gian ngắn sau tôi mới rời Cuba được vì thực ra tôi cũng không phải đối mặt với mối nguy hiểm đáng kể nào, nhưng tôi cũng không thể cứ ngồi mòn mỏi chờ đợi ở Cuba được, và khi có dịp, tôi cũng lên đường sang Mêhicô. Bên cạnh rất nhiều công việc khác, mục tiêu của tôi là chuẩn bị cho một cuộc trở về chớp nhoáng. Trong những tuần đầu sau khi ra khỏi tù, chúng tôi đã phát động một chiến dịch tuyên truyền không ngừng nghỉ để đưa những Tư tưởng Cách mạng của mình đến với người dân, và bắt đầu giúp người dân giác ngộ về tình hình xã hội. Chúng tôi đã định hình được tổ chức đấu tranh cách mạng của mình - tức là phong trào ngày 26 tháng 7 - và chúng tôi cũng đã chứng minh một điều rằng không thể nào đưa cuộc đấu tranh đến thắng lợi cuối cùng bằng những biện pháp hòa bình, hợp pháp.

Vậy Che có chia sẻ những quan điểm của nhóm ông không?

Khi đó anh ấy đã là một người Mác xít. Mặc dù anh ấy không phải là thành viên của bất kỳ Đảng phái chính trị nào, nhưng về tư tưởng thì Che đã là một người Mác xít. Và ở Mêhicô anh ấy đã tiếp xúc với Nico Lopez, một trong những người lãnh đạo phong trào của chúng tôi, một đồng chí xuất sắc nhưng giản dị và khiêm tốn - anh ấy cũng từng là thành viên Đảng Chính thống, nhưng anh ấy rất cấp tiến, táo bạo, chúng tôi đã nói chuyện rất nhiều về Chủ nghĩa Mác và anh ấy hoàn toàn tin theo. Nico Lopez tham gia trong cuộc tấn công vào trại lính ở Bayamo. Chính sự tương đồng về quan điểm chính trị là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong tình bạn gắn bó giữa Che và tôi.

Tôi đã giải thích rất rõ quan điểm chính trị của chúng tôi khi chúng tôi tấn công trại lính Moncada. Lúc đó tôi mói chỉ là ruột người Mác xít không tưởng. Chính sự nhiệt thành hơi ngây thơ đó đã lý giải sự tâm đầu hợp ý giữa Che và tôi. Thậm chí chính sự đồng cảm đó là yếu tố quan trọng nhất giúp hình thành và nuôi dưõng tình bạn của chúng tôi.

Vậy khi gặp Che lần đầu tiên ông có nhận thấy là ông ấy rất khác biệt không?

Anh ấy có một tình yêu đặc biệt dành cho nhân dân. Anh ấy là môt trong số ít những con người mà quần chúng nhân dân tin tưởng và ngưỡng mộ ngay lập tức - đó chính là nhờ sự tự nhiên, giản dị, tinh thần đồng chí và những phẩm chất đạo đức của anh ấy. Anh ấy là một Bác sĩ; anh ấy làm việc ở Viện An sinh Xã hội nghiên cứu gì đó, về tim mạch hay bệnh gì đó, hoặc có lẽ là các bệnh dị ứng, vì bản thân anh ấy cũng bị dị ứng.

Tôi nghĩ là ông ấy bị chứng hen suyễn.

Cái nhóm nhỏ của chúng tôi ở Mêhicô quý mến anh ấy ngay lập tức. Raul và anh ấy đã là bạn bè thân thiết với nhau. Phải mãi khi sang Mêhicô tôi mới gặp anh ấy. Năm đó Che mói hai mươi bảy tuổi.

Chính anh ấy đã nói 2 rằng lần gặp gỡ đầu tiên của chúng tôi là vào một đêm tháng 7 năm 1955 ở thành phố Mêhicô, trên phố Calle Emparan, nếu tôi nhớ không nhầm, trong nhà một người bạn Cuba, Maria Antonia Gonzalez. Chẳng có gì ngạc nhiên khi hai chúng tôi trở nên tâm đầu ý hợp ngay lập tức: anh ấy đã đi khắp châu Mỹ latinh, anh ấy đã ghé thăm Guatemala, anh ấy đã chứng kiến sự can thiệp của người Mỹ ở đất nước này, và anh ấy biết chúng tôi vừa tấn công một căn cứ quân sự, anh ấy biết về cuộc đấu tranh của chúng tôi ở Cuba, anh ấy hiểu và chia sẻ những quan điểm của chúng tôi. Tôi đến Mêhicô, chúng tôi nói chuyện với nhau, và chính tại đó anh ấy đã tham gia vào hàng ngũ của chúng tôi.

Anh ấy biết trong phong trào của chúng tôi có những thành viên xuất thân tiểu tư sản, tóm lại là rất đa dạng và phức tạp. Nhưng anh ấy hiểu rằng chúng tôi đang tiến hành một cuộc đấu tranh cách mạng để giải phóng dân tộc, một cuộc cách mạng chống đế quốc; anh ấy chưa nhận thấy một cuộc Cách mạng Xã hội Chủ nghĩa, nhưng điều đó cũng không phải là trở ngại gì đáng kể - anh ấy tham gia ngay lập tức, anh ấy ghi tên mình vào hàng ngũ của chúng tôi.

Ông ấy tham gia vào cuộc phiêu lưu.

Anh ấy chỉ nói với tôi đúng một điều: “Điều duy nhất tôi yêu cầu, khi Cách mạng Cuba thành công, là các anh không được lấy bất kỳ lý do nào để cấm tôi quay về Argentina và tiến hành một cuộc cách mạng ở đó”.

----------------------------------------------------------
1. Những từ “không có nghĩa” như “gosh”, “cool”, hay “wow” thường chỉ sự ngạc nhiên, sững sờ, hay đồng ý...đôi khi còn có nghĩa bối rối, thất vọng; cách dùng này phổ biến trong văn nói hàng ngày của người dân Argentina.

2. Tháng 4-1958, trong cuộc phỏng vấn với nhà báo Jorge Masetti ngưòi Argentina ở Sierra Maestra, Che nói, “Tôi đã nói chuyện với Fidel cả đêm. Và đến khi trời sáng thì tôi là vị bác sĩ khám bệnh cho cuộc phiêu lưu tương lai của ông ấy”. (Jorge Masetti, Los que luchan y los que lloran (El Fidel Castro que yo vi), Havana: Editorial Madiedo, 1960). ở một cuốn khác, Che viết, “Đó là một sự kiện chính trị khi gặp Fidel Castro, nhà cách mạng của Cuba, ông ấy trẻ, thông minh, tự tin, và rất táo bạo - tôi nghĩ chúng tôi rất quý nhau”. (Notas del Segundo Diario de viaje, 1955).




Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 24 Tháng Bảy, 2013, 04:25:55 pm
Ở ngay quê hương ông ấy?

Đúng, ở ngay quê hương anh ấy. Đó là những gì anh ấy đã nói với tôi. Khi đó trong chúng tôi đã hình thành một tinh thần quốc tế vô sản dù còn non trẻ nhưng cũng rất mạnh mẽ. Có thể gọi những hành động của chúng tôi, ở Bogota, trong cuộc đấu tranh chống Trujillo, phong trào đấu tranh đòi độc lập cho Puerto Rico, đòi trao trả Kênh đào cho người dân Panama, đòi chủ quyền của Argentina đối với quần đảo Malvinas, và đòi độc lập cho những thuộc địa của châu Âu ở vùng Caribê, là gì nếu không phải là Chủ nghĩa Quốc tế? Chúng tôi hoàn toàn không phải là những kẻ ích kỷ dân tộc. Che hoàn toàn tin tưởng vào chúng tôi. Vậy là tôi bảo anh ấy, “Nhất trí”, và chúng tôi không cần nói thêm bất kỳ lời nào nữa về vấn đề này.

Ông ấy đã bắt đầu tham gia huấn luyện quân sự cùng với ông và nhóm của mình?

Anh ấy tham dự một khóa học về chiến thuật do một vị tướng Tây Ban Nha giảng, tên ông ấy là Alberto Bayo 1, một người sinh ra ở Cuba, tỉnh Camaguey, năm 1892, trước khi Cuba trở thành một nước độc lập năm 1898. Trong những năm 20 của thế kỷ trước ông ấy đã từng tham chiến ở Marốc, trong Sư đoàn không quân của quân đội, và sau này, khi trở thành môt sĩ quan của phe Cộng hòa, ông ấy đã chiến đấu trong cuộc Nội chiến Tây Ban Nha. Sau đó khi phe của Franco giành chiến thắng, ông ấy đã phải sang Mêhicô sống lưu vong. Che tham dự tất cả những buổi học về chiến thuật Bayo cũng phải công nhận anh ấy là học viên xuất sắc nhất. Cả hai người đều thích chơi cờ vua, và thế là mỗi tối, ngay tại khu trại noi họ nghỉ trước khi xảy ra vụ bắt bớt, tối nào hai người cũng chơi cờ.

Bayo không bao giờ đi xa hơn việc dạy những gì một chiến binh du kích nên làm để phá vỡ vòng vây của kẻ thù xung quanh anh ta trên cơ sở kinh nghiệm của chính ông ấy trong cuộc chiến tranh ở Rif trong đó những người du kích Marốc của Abd el-Krim đã phá vỡ vòng vây của quân Tây Ban Nha như thế nào 2. Có điều là ông ấy cũng không bao giờ bàn về việc xây dựng chiến lược; tức là trong đầu ông ấy không lúc nào nghĩ đến khả năng một ngày nào đó những chiến binh du kích kia sẽ lớn mạnh thành một đội quân thực thụ, một đội quân đủ sức đối đầu và đánh bại một đội quân khác - mà đó mói chính là ý tưởng cốt lõi của chúng tôi.

Đó là mục tiêu mà ông và nhóm của mình hướng tới?

Khi đã nói tới “quân đội” tức là tôi muốn nói tới việc phát triển một lực lượng quân sự có đủ khả năng đánh bại một đội quân khác. Đó là mục tiêu cao nhất của chúng tôi khi rời Cuba sang Mêhicô. Những chiến công mà lực lượng nhỏ của chúng tôi ghi được trong những tháng đầu tiên của cuộc đấu tranh trong vùng núi Sierra Maestxa càng củng cố cho mục tiêu đó.

Mục tiêu của ông là chuyển từ lực lượng du kích sang một quân đội đúng nghĩa và phát triển loại hình chiến tranh khác.

Có hai loại hình chiến tranh: chiến tranh phi chính quy, và chiến tranh chính quy, truyền thống. Ban đầu chúng tôi phải tìm ra phương thức đối phó với quân đội của Batista với đầy đủ máy bay, xe tăng, trọng pháo, thông tin liên lạc, tất cả mọi thành phần của quân đội hiện đại. Chúng tôi phải tìm ra con đường hiệu quả nhất để lật đổ chế độ độc tài đó và tiến hành cách mạng ở Cuba. Và chúng tôi đã rất thành công. Tôi không hề có ý định nói rằng tất cả những thành công đó đều hoàn toàn do nỗ lực của chúng tôi - vì bao giờ may mắn cũng có vai trò rất lớn. Anh có thể phạm phải những sai lầm, mắc lỗi này lỗi kia hoặc làm mọi việc một cách hoàn hảo nhất, nhưng bao giờ cũng có những chuyện không thể nào lường trước được. Anh có thể sống hay chết, mất mạng hay sống sót chỉ vì một chi tiết tưởng chừng như rất nhỏ, hoặc là bởi vì anh nhận được hoặc không nhận được thông tin nào đó một cách kịp thời, ông còn nhớ là tôi đã vô cùng đau đớn và nuối tiếc khi hết yếu tố ngẫu nhiên này đến chuyện tình cờ khác đã phá hỏng cuộc tấn công của chúng tôi vào trại lính Moncada, sau rất nhiều nỗ lực phi thường của cả tổ chức. Và chúng ta còn nói về sự bất ngờ ngu ngốc đã khiến chúng tôi không kịp trở tay khi vừa đặt chân từ con tàu Granma lên bờ. Đã có thể cứu được biết bao nhiêu mạng sống trong cả hai tình huống đó?

Ở Mêhicô, với Bayo, rất nhiều đồng chí của chúng tôi đã được huấn luyện bài bản. Tôi phụ trách công tác tổ chức và tìm kiếm vũ khí, ngoài ra tôi còn phải huấn luyện cho người của mình tập bắn. Lúc nào tôi cũng bận rộn luôn chân, luôn tay; phải khó khăn lắm tôi mới có thời gian tham gia những bài giảng về huấn luyện của Bayo.

----------------------------------------------------------
1. Alberto Bayo, Mi aporte a la revolution cubana, Havana: Impreta del Ejercito Rebelde, 1960. Bayo định cư ở Havana sau khi Cách mạng giành chiến thắng, và ông qua đời ở Havana năm 1967 ở tuổi 75.

2. Abd el-Krim (1882?-1963) là nhà lãnh đạo của các bộ lạc Rif ở Ma rốc - tên đầy đủ của ông là Muhammad Ibn Abd al-Karim al-Khattabi. Ông từng là quan chức cao cấp trong chính quyền của khu hành chính Tây Ban Nha cho đến năm 1920, khi ông cầm vũ khí chống lại người Tây Ban Nha. Năm 1921, ông cùng với lực lượng du kích của mình đánh bại lực lượng thuộc địa Tây Ban Nha trong 3 năm sau đó, ông củng cố vị trí của mình vào năm 1924, đẩy lùi người Tây Ban Nha quay trở lại khu vực Tetouan. Cuối cùng ông bị lực lượng người Tây Ban Nha của Franco đánh bại và bị trục xuất. Sau đó, ông là Chủ tịch của Ủy ban giải phóng Arab Mahgreb (Liên minh các nước Bắc Phi) và là người chứng kiến đất nước cuối cùng của khu vực này giành được độc lập, đó là Algieri. Chiến thuật du kích mà ông áp dụng đế chống lại lực lượng Tây Ban Nha khiến Hồ Chí Minh, Mao Trạch Đông và Che Guevara rất quan tâm.



Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 25 Tháng Bảy, 2013, 10:26:46 am
Nhưng Che đã tham gia các lớp học rất chăm chỉ và nhiệt tình?

Đúng vậy, cả những giờ học lý thuyết cũng như tập bắn đạn thật, và anh ấy cũng lầ một tay thiện xạ. Trong thời gian ở Mêhicô chúng tôi đã tập bắn ở một trang trại chăn nuôi gia súc gần thành phố Mêhicô. Nó thuộc sở hữu của một công ty cũ của Pancho Villa và ông ấy đã cho chúng tôi thuê lại. Khi chúng tôi từ Mêhicô quay về và đố bộ lên bờ biển Cuba, chúng tôi đã có năm mươi lăm khẩu súng trường có gắn ống ngắm. Những bài tập bắn súng trường của chúng tôi bao gồm cả việc bắn những con cừu đi lạc khỏi tầm bắn hơn 200m - với tư thế bắn tự do, không có bệ đỡ. Chúng tôi có thể bắn trúng một chiếc đĩa nhỏ cách hơn 500m. Người của chúng tôi đều là những xạ thủ cừ khôi. Chúng tôi thường cử một đồng chí đứng cách xa gần 200m, đặt bên cạnh mình một cái chai - sau đó chúng tôi sẽ ngắm bắn cái chai đó bằng súng trường có gắn kính ngắm; những chiếc kính ngắm này giúp chúng tôi có thể bắn cực kỳ chính xác - mỗi lần chúng tôi tập bắn hàng trăm phát liền. Một trong những người tình nguyện của chúng tôi có biệt danh là anh bạn Triều Tiên 1. Chúng tôi thường đặt một cái chai cách chân anh ấy khoảng vài chục xăng-ti -mét; tôi thường bắn nhiều phát liền, và tất nhiên một khi có giá đỡ thì không bao giờ có chuyện viên đạn đi lạc vào giữa cái chai và anh bạn của chúng tôi. Trong tình huống tập bắn với người thật như vậy bao giờ cũng phải có giá đỡ cho khẩu súng trường, chứ không thể chỉ dùng tay được, vì chỉ cần một chút rung động nhỏ cũng sẽ giết người tình nguyện ngay. Những bài tập như vậy giúp chúng tôi có được thần kinh thép và sự tự tin để chúng tôi hoàn toàn làm chủ được những loại vũ khí này. Điều chúng tôi tập luyện hiệu quả nhất thời gian đó chính là bắn súng. Còn sau đó chúng tôi mới bắt đầu tìm hiểu thêm về chiến thuật.

Che cũng chưa có kinh nghiệm quân sự thực tiễn nào khi tới Mêhicô?

Không, hoàn toàn không. Anh ấy chẳng biết gì cả.

Nhưng rồi ông ấy đã học hỏi?

Anh ấy nghiên cứu và thực hành rất chăm chỉ, nhưng ban đầu anh ấy tham gia vào hàng ngũ của chúng tôi với tư cách Bác sĩ quân y và hóa ra anh ấy là một Bác sĩ cực kỳ xuất sắc; lúc nào anh ấy cũng tận tình chăm sóc cho sức khỏe của các đồng chí đồng đội. Tôi muốn kể cho ông nghe về một phẩm chất đặc biệt của anh ấy, phẩm chất khiến tôi khâm phục nhất, bên cạnh rất nhiều phẩm chất ưu tú mà tôi nhận ra trong con người Che... Như ông biết đấy, Che bị chứng hen suyễn. Gần thành phố Mêhicô có một ngọn núi lửa tên là Popocatepetl, và cứ đến cuối tuần Che lại thử sức mình bằng cách leo lên đỉnh núi. Anh ấy sửa soạn những đồ dùng cần thiết - đó là một đỉnh núi rất cao, hơn 5000m, tức là cao hơn 18000 bộ, với chóp núi phủ tuyết quanh năm - và bắt đầu leo. Anh ấy nỗ lực một cách phi thường, nhưng chưa lần nào anh ấy leo lên đến đỉnh. Chứng hen suyễn đã ngăn cản Che. Thế rồi tuần sau đó anh ấy lại tìm cách leo lên đỉnh núi Popo, anh ấy gọi nó như vậy, nhưng đều không ăn thua. Che chưa bao giờ lên đến đỉnh núi, anh ấy chưa bao giờ chinh phục được đỉnh Popocatépet. Nhưng anh áy vẫn quyết tâm leo núi, và cả đời Che, chưa lúc nào anh ấy từ bỏ ý định một ngày nào đó chinh phục đỉnh núi Popocatépet. Những cố gắng của anh ấy thật anh hùng, mặc dù chưa lần nào anh ấy lên đến đỉnh. Qua đó ông có thể thấy được tính cách mạnh mẽ của Che, sức mạnh tinh thần và tính kiên cường của anh ấy.

Ý chí và nghị lực của Che.

Khi chúng tôi mói chỉ là một nhóm nhỏ, mỗi khi cần có người xung phong thực hiện một công việc nào đó, thì người đầu tiên tình nguyện bao giờ cũng là “el Che”.

Và một trong những phẩm chất xuất sắc của anh ấy chính là khả năng dự báo tình hình, dường như Che là một nhà tiên tri có thể nhìn thấu tương lai khi anh ấy yêu cầu tôi không được ngăn cản anh ấy quay về Argentina và tiến hành một cuộc cách mạng trên chính quê hương mình.

Tức là khi ông ấy nói muốn quay về Argentina sau khi cách mạng Cuba thành công.

Đúng vậy... Và về sau, trong cuộc chiến tranh du kích của chúng tôi, tôi đã phải cố gắng lắm mới cứu được anh ấy, vì nếu tôi mà cho phép anh ấy làm tất cả những gì anh ấy muốn, thì có lẽ anh ấy đã không bao giờ sống sót. Ngay từ giây phút đầu tiên, anh ấy đã là người nổi bật nhất, ưu tũ nhất... Mỗi lần chúng tôi cần một người tình nguyện cho một nhiệm vụ khó khăn, có thể là một cuộc tấn công bất ngờ, một chuyến đi lấy vũ khí để kẻ thù không thể thu được, thì người đầu tiên xung phong luôn là “el Che” của chúng tôi.

----------------------------------------------------------
1. Miguel Angel Sanchez thưòng được coi là người “Triều Tiên” bởi vì ông đã tham gia cuộc chiến này. Ông là ngưòi Mỹ gốc Cuba và Castro đã tùng gặp ông vào tháng 11 năm 1955. Tháng 12, Sanchez tham gia phong trào của những người cách mạng tương lai của Mêhicô giúp đỡ họ huấn luyện về mặt chiến thuật. Cuối năm 1956, ông chia tay vĩnh viễn với người Cuba.


Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 25 Tháng Bảy, 2013, 10:30:17 am
Bao giờ ông ấy cũng tình nguyện thực hiện những nhiệm vụ nguy hiểm nhất?

Anh ấy là người đi đầu trong bất kỳ nhiệm vụ khó khăn nào; nổi bật trong tính cách của anh ấy chính là lòng can đảm phi thường, hoàn toàn coi khinh mọi hiểm nguy, nhưng nhiều lúc chính anh ấy cũng đề xuất chúng tôi thực hiện những nhiệm vụ cực kỳ khó khăn và liều lĩnh... Và tôi đã phải từ chối dứt khoát, “Không”.

Bởi vì ông thấy như vậy là quá liều lĩnh?

Hãy nhớ là, anh cử một người chỉ huy trận phục kích đầu tiên, rồi trận thứ hai, trận thứ ba, trận thứ tư, rồi thứ năm, thứ sáu - như thế chẳng khác nào trò tung đồng xu đầy may rủi: trong khi chiến đấu ở cấp độ Trung đội hoặc Đại đội, chắc chắn anh ta sẽ chết như những người chơi trò rulét Nga (trò cho một viên đạn vào ổ súng và bóp cò xem ai gan lì hơn).

Việc ông ấy không phải là người Cuba có gây khó khăn gì không?

Có chứ, quả thực là nhiều lúc cũng có chuyện, ở Mêhicô chúng tôi phân công anh ấy phụ trách một trại đóng quân, và đã có những người bắt đầu phần nàn rằng anh ấy là người Argentina rồi chuyện này, chuyện nọ, khiến tôi phải chịu nhiều tai tiếng. Tôi sẽ không nói tên của những người này, vì sau đó rất may là họ cũng đã phải thay đổi quan điểm. Vâng chỉ có hồi ở Mêhicô đó thôi. Còn về Cuba, trong quá trình chiến đấu, ban đầu Che chỉ làm bác sĩ quân y, nhưng nhờ tinh thần chiến đấu quả cảm và những phẩm chất xuất sắc của mình anh ấy đã được phân công chỉ huy một đơn vị, và anh ấy đã chứng tỏ được mình trong rất nhiều lần, với rất nhiều phẩm chất phi thường.

Ở góc độ con người, chính trị và quân sự?

Cả con người và chính trị. Với tư cách là một con người, một con người phi thường thực sự. Anh ấy còn là một con người có chiều sâu văn hóa và trí tuệ sáng ngời. Cùng rất nhiều phẩm chất sáng chói khác. Che là một Bác sĩ cầm súng nhưng không một phút nào quên nhiệm vụ Bác sĩ của mình. Chúng tôi đã chiến đấu cũng nhau trong nhiều trận. Thỉnh thoảng tôi lại gộp các chiến sĩ ở hai đơn vị lại với nhau, và chúng tôi cùng thực hiện những hoạt động tác chiến rất phức tạp, chủ yếu là phục kích những đoàn quân đối phương đi qua một vị trí được xác định nào đó.

Chính trong quá trình đầu tranh du kích trong vùng núi Sierra Maestra đó những người du kích chúng tôi đã học hỏi được nghệ thuật chiến tranh. Chúng tôi phát hiện ra rằng kẻ thù chỉ mạnh khi chúng ở trong cứ điểm, còn chúng yếu nhất là khi đang cơ động. Một đội hình 300 tên lính khi hành quân chỉ còn sức mạnh của một hoặc hai trung đội phòng ngự trong công sự; khi hành quân gặp phục kích, nhiều tên không dám ho he nổ súng, hoặc thậm chí chỉ dám bắn loạn xạ lên trời - chúng không sao nhận ra đối phương đang tấn công mình từ hướng nào. Đó là một trong những nguyên tắc cơ bản được chúng tôi sử dụng: tấn công kẻ thù khi chúng yếu nhất và sơ hở nhất. Nếu tấn công các cứ điểm phòng ngự, chắc chắn chúng tôi sẽ phải chịu nhiều thương vong; kẻ thù giấu mặt bên trong nên chúng có thể chiến đấu một cách ngoan cố vì chúng biết mình đang tương đối an toàn. Dần dần, chiến thuật của chúng tôi được hoàn thiện từng bước một; tôi không muốn nói nhiều về vấn đề này, nhưng dần dần chúng tôi đã tìm ra cách đương đầu với đối phương mạnh hơn hẳn, và có thể coi đó là những bài học vỡ lòng của chúng tôi.

Có thời điểm khi đang huấn luyện ở Mêhicô, ông và nhóm của mình đã bị tống vào tù. Ông còn nhớ sự kiện này không?

Có chứ. Đằng sau đó là cả một câu chuyện. Chúng tôi đã bị bắt. Tôi bị bắt giam hoàn toàn ngẫu nhiên. Ban đầu cảnh sát Mêhicô bắt được một vài người trong chúng tôi, và họ phát hiện trong túi những người này có những mẩu giấy linh tinh ghi địa chỉ, số điện thoại, thậm chí có cả giấy ghi lại những thông tin chi tiết nhất.

Dù sao chúng tôi còn gặp may vì theo dõi chúng tôi khi đó là Cảnh sát Liên bang chứ không phải Cơ quan Mật vụ. Cảnh sát Liên bang lại được chỉ huy bởi một sĩ quan quân đội cao cấp. Thoạt đầu họ tưởng chúng tôi là một băng buôn lậu hay gì đó, vì chúng tôi vô tình biến mình thành những kẻ tình nghi do một số biện pháp đề phòng mà chúng tôi đã áp dụng để tránh bị những tên gián điệp của Batista ở Cuba bắt cóc và thủ tiêu. Cảnh sát Liên bang Mêhicô hoàn toàn không biết gì về phong trào của chúng tôi. Thật là một phép màu mới khiến chúng tôi không bị giết trong vụ việc xảy ra sau đó.

Batista có ảnh hưởng rất lớn đối với Cơ quan Mật vụ Mêhicô, hắn đã mua chuộc họ và thế là họ quay sang ủng hộ hắn, và Batista đã lên kế hoạch bắt cóc chúng tôi ở Mêhicô. Do vậy chúng tôi buộc phải tiến hành một số biện pháp đề phòng, một hôm, ngay khi trời vừa xẩm tối, khi chúng tôi đang chuyển từ nhà này sang nhà khác thì bị lộ, ông biết đấy, chả là vài tên Cảnh sát Liên bang đang đi làm gì đó tình cờ nhận ra chúng tôi và quyết định bắt luôn. Phải công nhận là chúng ra tay nhanh thật. Khi đó tôi đang đi bộ - vì chúng tôi đã để ý thấy có mấy chiếc xe với hành tung rất đáng ngờ - ngay phía sau tôi khoảng ba chục mét là Ramirito đang bước trên hè phố bên tay trái. Tôi cũng đang bước bên phía đó, chuẩn bị rẽ vào góc phố tiếp theo. Đó là khu vực khá thưa thớt nhà cửa. Ở góc phố đó có một ngôi nhà đang xây dựng. Bất thình lình, một chiếc ô tô chạy tới ngay phía sau chúng tôi, phanh kít lại và những người trong xe ào ra. Tôi vội trốn sau một cây cột của ngôi nhà xây dở, có gắng rút khẩu súng ngắn tự động do Tây Ban Nha sản xuất của mình ra, đó là khẩu súng có băng đạn hai mươi lăm viên. Thì đúng lúc đó, có người giáng báng súng vào gáy tôi. Đó là một tên Cảnh sát Liên bang. Chúng còn bắt được cả Ramirito. Và đó là sự kiện khởi đầu cho một hành trình dài gian khổ của chúng tôi ở Mêhicô.

Chuyện gì đã xảy ra? Tôi cứ đinh ninh là Ramirito và Universo Sanchez đang ở phía sau yểm trợ cho tôi, nhưng hóa ra họ cũng đã bị bắt và đúng lúc tôi đang tìm cách tự vệ khi thấy những tên kia nhảy từ trên xe xuống thì bị một tên tấn công bất ngờ từ phía sau. Lúc đó mà tôi kịp nổ súng thì chắc tôi cũng không trụ được lâu. Thật tệ là đúng lúc tôi vừa rút được súng ra và chuẩn bị ngắm bắn thì chúng đã kịp nhảy xổ vào và tóm được tôi. Cảnh sát cứ đinh ninh là họ vừa tóm được một băng buôn lậu. Hồi đó chưa có những vấn đề về ma túy như bây giờ; nhà chức trách chủ yếu tập trung vào các băng nhóm buôn lậu hàng hóa. Và họ giải chúng tôi tới trụ sở Cảnh sát.

Khi họ bắt đầu thẩm vấn cũng là lúc chúng tôi thở phào nhẹ nhõm. Cảnh sát khi đó đều là những tên rất dữ dằn và độc ác. Chúng tỏ ra vô cùng có năng lực trong lĩnh vực của mình là bắt giữ và điều tra, hóa ra chúng đã tìm được một vài mảnh giấy và đã lần theo dấu vết. Mãi đến khi bị bắt tôi mói chợt nhớ ra là Cándido Gonzalez, một đồng chí lúc nào cũng đi sát tôi - đã nhét vào túi tôi một mẩu giấy ghi địa chỉ và số điện thoại ngôi nhà chúng tôi thuê để dùng làm nơi cất giấu số vũ khí tốt nhất của mình, mà chỉ có anh ấy và tôi biết! Tôi hoàn toàn quên khuấy mất mẩu giấy này. Cũng may là Cảnh sát Mêhicô khi đó, mặc dù đã bám theo từng dấu vết nhỏ nhất trước đó, lại không xem xét kỹ mẩu giấy này vì nếu không tất cả công sức của chúng tôi đã đi tong. Nhưng cuối cùng họ cũng tịch thu được một số ít vũ khí qua các đầu mối khác. Tuy nhiên khi họ phát hiện ra chúng tôi thực sự là ai thì ít nhiều họ cũng bắt đầu tỏ ra tôn trọng chúng tôi.


Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 25 Tháng Bảy, 2013, 10:33:31 am
Che không đi cùng ông khi ông bị bắt?

Không. Che bị bắt khi anh ấy đang ở khu trại huấn luyện của chúng tôi ở Rancho Santa Rosa, gần Chalco. Cảnh sát đang tìm kiếm nơi đó, họ đã biết loáng thoáng nên quyết tâm tìm ra bằng được. Một hôm, người chỉ huy cuộc điều tra nói với tôi, “Chúng tôi biết trại huấn luyện của các anh ở đâu rồi”. Đó chỉ là một thủ đoạn nắn gân. Họ đã tìm kiếm nó suốt một thời gian khá dài, và tôi không biết họ lần ra đầu mối từ khâu nào, nhưng họ đã liên kết đầu mối đó với thông tin do một người dân ở Chalco thông báo về những hoạt động kỳ lạ của một nhóm người Cuba ở đó, và cuối cùng họ cũng cho tôi biết vị trí chính xác của trang trại. Tôi biết ở đó còn hai mươi đồng chí của chúng tới, và tất cả đều có vũ khí. Căn cứ vào mức độ chính xác của thông tin mà ông ta vừa thông báo, tôi đã bảo người chỉ huy lực lượng Cảnh sát Liên bang, “Tôi muốn yêu cầu các ông một việc; hãy để tôi đi cùng các ông tới đó, để tránh một cuộc đối đầu không cần thiết”. Và người chỉ huy đã đồng ý. Tôi tới trang trại, tôi yêu cầu Cảnh sát Mêhicô để tôi vào một mình; tôi trèo qua cổng và nhảy vào trong. Các đồng chí đều hết sức vui mừng khi trông thấy tôi, họ tưởng tôi đã được cảnh sát thả ra... Nhưng tôi bảo họ, “Không, không, cứ bình tĩnh thôi. Đừng manh động!” Và tôi giải thích cho họ chuyện gì đang diễn ra.

Chính tại đây Cảnh sát đã bắt Che. Nhưng khi ấy có một vài người đang ở trên cánh đồng phía sau ngôi nhà, họ đang làm những việc linh tinh khác, thế là họ kịp trốn thoát. Trong đó có Bayo. Ông ấy không bị bắt khi đó ông ấy không ở trong trại. Để tôi kể cho ông nghe chuyện này: vài tuần trước đó Bayo đã nhịn đói suốt hai mươi ngày liền, chỉ để thử thách nghị lực của bản thân, ông ấy quả là một người sắt đá. Trong thời Nội chiến Tây Ban Nha, ông ấy đã từng chỉ huy một đạo quân đánh ra đảo Baleares. Nhưng ông ấy đã không thể giải phóng quần đảo khỏi tay quân Franquitas.

Sau mỗi cuộc phiêu lưu thất bại trong chiến tranh, ông lại viết một cuốn sách, và thế là trong thời gian chúng tôi ngồi tù ông lại viết cuốn sách mang tựa đề, “Cuộc Viễn chinh thất bại của tôi ở Cuba”. Đến tận khi qua đời ông vẫn không bao giờ thay đổi; ông vẫn luôn là Bayo, người Tây Ban Nha sinh ra ở Cuba và lớn lên ở quần đảo Canary.

Ông ấy không bị bắt?

Không. Bayo không phải ngồi tù, đơn giản là vì lúc áy ông không có mặt ở trại, nhưng cảnh sát cũng đã thu giữ một số vũ khí mà chúng tôi cất giữ ở đó, cùng với số vũ khí mà các đồng chí của tôi dùng để huấn luyện hàng ngày, nhưng cũng may đó không phải là những vũ khí tối tân và chính xác nhất. Những khẩu súng trường đó là loại không có kính ngắm. Ở trang trại này có hoạt động chính là nuôi dê lấy sữa và sản xuất pho mát, chủ yếu do những người hàng xóm của chúng tôi thực hiện, làm vỏ bọc che mắt Cảnh sát.

Vậy là như tôi nói, sau nhiều ngày điều tra Cảnh sát Mêhicô đã tìm ra nhiều đầu mối, nhiều bằng chứng và cuối cùng đã lần ra khu trại bí mật. Và chính tại đây Che đã bị bắt.

Ông ấy và ông đã ở cùng nhau trong tù?

Vâng, chúng tôi ngồi tù cùng nhau suốt gần hai tháng trời. Và chính tại đó anh ấy đã gây cho chúng tôi một rắc rối! Khi chúng thẩm vấn Che và hỏi anh, “Anh có phải là người Cộng sản không?” “Đúng, tôi là một người Cộng sản”, anh ấy trả lời. Và thế là báo chí Mêhicô băt đầu ầm ầm đăng tin chúng tôi là một tổ chức cộng sản, rằng chúng tôi đang “âm mưu phá hoại nền dân chủ” ở châu Mỹ latinh và tôi cũng không nhớ là còn nhiều chuyện động trời như thế nào nữa... Chúng đưa Che ra trước Công tố viên, tay Công tố viên trực tiếp thẩm vấn Che, và thậm chí Che còn bắt đầu tranh luận về bệnh sùng bái cá nhân, tức là anh ấy phê phán Stalin. Hãy thử hình dung cảnh Che đang tham gia vào một thảo luận triết học với Cảnh sát, Chưởng lý Tòa án và đại diện cơ quan nhập cư về những sai lầm của Stalin! Câu chuyện xảy ra vào tháng 7 năm 1956, thì từ tháng 2 năm đó Khrushchev đã bắt đầu phê phán Stalin 1. Tất nhiên là Che bê nguyên những bản kiểm điểm chính thức của Đại hội Đảng Liên Xô. Che đã phát biểu như thế này, “Đúng, chính xác, họ đã mắc những sai lầm chết người, trong chuyện này, chuyện kia”, và anh ấy khăng khăng bảo vệ Học thuyết Cộng sản và những tư tưởng Công sản của mình. Cứ nghĩ mà xem! Khi đó anh ấy lại đang là công dân Argentina nên mọi chuyện càng trở nên rắc rối hơn. Tôi thực sự tin rằng trong những hoàn cảnh như vậy, khi toàn bộ phong trào đang bị đe dọa nghiêm trọng, thì cách tốt nhất là phải tìm cách đánh lạc hướng kẻ thù. Nhưng cũng không thể trách Che, vì dù sao anh ấy cũng đã chịu tác động rất sâu sắc bởi những văn kiện và tài liệu Cộng sản. Và cuối cùng điều đó cũng không ngăn anh ấy sang Cuba với chúng tôi.

Thực tế là Che và tôi là những người cuối cùng được phóng thích. Mà theo tôi nhớ thì tôi còn được ra trước anh ấy vài ngày. Chính Lazaro Cardenas 2 đã can thiệp và bào chữa cho những tù nhân Cuba, chính sự quan tâm, lo lắng, mà ông ấy thể hiện đã góp phần vô cùng to lớn vào việc chúng tôi được trả tự do. Tên tuổi của ông được nhân dân kính trọng, và sức mạnh lương tâm của ông đã mở toang cánh cửa nhà tù giam giữ chúng tôi.


----------------------------------------------------------
1. Tại Đại hội Đảng Cộng sản lần thứ 20 tổ chức ở Mát-xcơ-va từ ngày 14 đến ngày 25 tháng 2 năm 1956, Nikita Khrushchev trình bày một “Báo cáo bí mật” tố cáo những tội ác của Stalin và những sai lầm trong ngành Nông nghiệp.

2. Lazaro Cardenas (1895-1970) là một vị tướng, từng chiến đấu trong lực lượng cách mạng Mêhicô và làm Tổng thống Mêhicô từ năm 1934-1940. Ông là người ủng hộ mạnh mẽ việc cải cách ngành nông nghiệp ở nước này, và quốc hữu hóa ngành công nghiệp dầu mỏ năm 1938.


Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 25 Tháng Bảy, 2013, 10:34:52 am
Người ta nói rằng thậm chí Che còn có quan hệ với một số phần tử Trotsky. Khi đó ông có nhận thấy điều này không?

Ồ không, không có chuyện đó đâu. Để tôi cho ông biết thực sự Che là người như thế nào. Như tôi đã nói, Che đã được giáo dục rất sâu sắc về mặt chính trị. Anh ấy đã tự mình tìm đọc và nghiên cứu các tác phẩm về học thuyết Cách mạng của Marx, Engels và Lênin... Anh ấy là một người Mác xít. Tôi không bao giờ nghe thấy anh nói gì đến Trotsky. Anh ấy bảo vệ Mác, anh ấy bảo vệ Lênin, và anh ấy công kích Stalin - đúng hơn là anh ấy phê phán tệ sùng bái cá nhân, những sai lầm của Stalin... Nhưng thật sự là không bao giờ tôi nghe thấy anh ấy nói về Trotsky. Anh ấy là một người Lêninít và ở mức độ nào đó, anh ấy cũng công nhận những công lao của Stalin - ông biết đấy, đáng kể nhất là công lao công nghiệp hóa Liên Xô, cùng một số công lao khác.

Trong thâm tâm tôi còn phê phán Stalin nhiều hơn cả Che, nhất lầ khi tôi biết những sai lầm mà Stalin đã phạm phải. Theo quan điểm của tôi, chính ông là người phải chịu trách nhiệm về việc Liên Xô bị bộ máy chiến tranh hùng mạnh của Hitler xâm lược, trong khi các lực lượng Xô viết hầu như hoàn toàn bị bất ngờ. Stalin còn phạm phải nhiều sai lầm nghiêm trọng khác - ai cũng biết về việc ông lạm dụng quyền lực, đàn áp những người không vừa ý, rối tính cách thất thường của ông, bệnh sùng bái cá nhân. Mặc dù vậy ông cũng có công lao vô cùng to lớn trong việc công nghiệp hóa đất nước, nhất là với việc chuyển ngành công nghiệp quân sự của Liên Xô về Siberia - đó chính là những yếu tố góp phần quyết định vào việc đánh bại Chủ nghĩa Quốc xã.

Vì vậy, khi phân tích vấn đề này, bao giờ tôi cũng cân nhắc giữa những công lao và sai lầm của Stalin, và nhất là sai lầm khi ông tiến hành thanh lọc đội ngũ sĩ quan cao cấp của Hồng quân vì những thông tin xuyên tạc của Đức Quốc xã - chính điều đó đã làm suy yếu Hồng quân ngay trước khi phát xít tấn công.

Stalin đã tự tước vũ khí của mình.

Ông đã tự tước bỏ vũ khí của mình, ông đã làm suy yếu chính mình, và sai lầm nữa là ông lại đi ký một Hiệp ước khủng khiếp với quân Đức, tức là Hòa ước Molotov-Ribbentrop, và còn nhiều vấn đề khác nước. Tôi đã nhiều lần nói về chủ đề này nên bây giờ tôi không muốn bổ sung thêm gì nữa.



Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 25 Tháng Bảy, 2013, 04:25:51 pm
8

TRONG VÙNG NÚI SIERRA MAESTRA


Con tàu Granma - Alergria de Pio - Những thắng lợi đầu tiên
- Che trong chiến đấu - Rául và Camilo - Chiến lược chiến tranh
- Sự sụp đổ của chế độ Batista - Cách mạng thành công


Ông và người của mình đã đổ bộ ngày 2 tháng 12 năm 1956, và chỉ sau đó một thời gian ngắn, khi đang ở Alegría de Pió, các ông đã phải chống chọi một cuộc tấn công hủy diệt.

Cuộc tấn công đó xảy ra ngày 5 tháng 12. Quay lại với hành trình vượt biển. Chúng tôi đã tập luyện đi biển với tàu không tải rất nhiều lần. Nhưng chúng tôi cũng chưa biết gì về đi biển cả, thế là khi chúng tôi chất tám mươi hai con người, cộng với vũ khí, đạn dược, thực phẩm và nhiên liệu bổ sung lên con tàu Granma, tốc độ của con tầu đã chậm đi rất nhiều, thay vì năm ngày hành trình, chúng tôi đã mất tới bảy ngày lênh đênh trên biển, cho đến khi con tàu gần như hết sạch nhiên liệu. Vậy là chúng tôi mất thêm hai ngày so với dự tính. Và chỉ ba ngày sau khi lên bờ chúng tôi đã bị tấn công.

Sáng sớm ngày 5 tháng 12, ở Alergría de Pío, trong lúc cả đoàn bắt đầu khởi hành đi về phía vùng núi, cách đó vẫn còn xa. Chúng tôi băng qua một vạt rừng nhỏ rộng chưa tới một héc ta nhưng có nhiều cây cối và bụi rậm khá dày, và chúng tôi đi tiếp khoảng một hai trăm mét gì đó về phía khu rừng lớn nằm giữa dải bờ biển phía nam và dải đồng bằng màu mỡ, bằng phẳng dùng để trồng cỏ nuôi bò và trồng mía chạy dài về phía bắc. Chúng tôi tiến đến bìa rừng, trinh sát qua một lúc, rồi sau đó tản ra, mỗi người đi cách nhau khoảng gần một trăm mét. Đó là một vị trí rất tốt, trông thẳng xuống con đường mà chúng tôi vừa đi qua, nhưng mặt đất rất gồ ghề, đầy đá tai mèo sắc nhọn. Đến chiều tối, chúng tôi lại phải đi bộ suốt một đêm nữa để thoát ra khỏi vòng vây của quân đội Batista. Một số đồng chí trong đoàn đã hoàn toàn kiệt sức. Tôi quyết định hạ trại trên một đỉnh đồi có mặt đất mềm nằm ngay sát một cánh đồng mía non để mọi người có thể bẻ tạm vài cây ăn cho đỡ khát. Các thành viên chia nhỏ ra theo từng trung đội và nghỉ ngơi, chờ đêm xuống tiếp tục lên đường. Trạm gác của kẻ thù nằm cách chỗ chúng tôi có hơn một trăm mét. Phải nói là quá chủ quan.

Chiều tối hôm đó, máy bay trinh sát của kẻ thù, những chiếc máy bay nhỏ một động cơ, bắt đầu bay vè vè xung quanh. Đến khoảng bốn giờ, những chiếc chiến đấu cơ phản lực bắt đầu bay thấp trên khu rừng. Rồi đến năm giờ chiều, những tiếng nổ đầu tiên vang lên, chỉ vài giây sau, pháo kích ồ ạt dội xuống đầu chúng tôi - chúng tôi đang mải theo dõi máy bay trên đầu thì bọn bộ binh bên dưới đã tranh thủ tấn công bất ngờ.

Tất cả chúng tôi chạy tán loạn. Tôi vẫn cố bám trụ tại vị trí, cùng với hai đồng chí khác, ngay trong ruộng mía nơi một số đồng chí chúng tôi vừa trú ẩn - một số người đã chạy xuyên qua ruộng mía. Mỗi người hoặc mỗi tổ đều đã lâm trận theo cách riêng của mình. Chỉ còn ba người chúng tôi nằm sấp mặt xuống trong ruộng mía chờ đêm xuống - cũng không còn lâu nữa - và sau đó chúng tôi sẽ hướng thẳng về phía khu rừng lớn. Tại đó chúng tôi tranh thủ ngủ lấy sức. Toàn bộ lực lượng còn lại: ba người; toàn bộ vũ khí: khẩu súng trường của tôi cùng chín mươi viên đạn và khẩu của Universo với ba mươi viên. Đó là tất cả những gì còn lại trong Bộ chỉ huy của chúng tôi.

Khu vực xung quanh đầy rẫy bọn lính. Chúng tôi cần chạy về phía đông để tập hợp lại những đồng chí đã bị tản mát, càng nhiều càng tốt. Tôi muốn chạy về phía đông men theo bìa rừng; còn Faustino Perez, một đồng chí cũng là cán bộ lãnh đạo phong trào giống tôi lại muốn đi qua vạt mía mới trồng cao hơn một mét. Tôi đã làm một việc sai lầm - tôi nổi cáu với sự ương bướng của Faustino, và tôi đã nói, “Cậu muốn đi đường đó chứ gì? Được rồi, thì đi đường đó!” Thật dễ hiểu là lúc đó tôi đang ở trong trạng thái tâm lý cực kỳ tồi tệ khi phải chứng kiến tất cả những công sức chúng tôi vất vả xây dựng trong vòng hai năm qua bỗng chốc tan thành mây khói. Nhưng dù sao thì đi theo đường đó cũng là một sai lầm chết người. Chúng tôi vừa đi được vài cây số ngay giữa ban ngày thì tôi chợt trông thấy một chiếc máy bay dân sự, với kích cỡ trung bình, đang lượn vòng trên đầu chúng tôi khoảng một nghìn mét. Tôi nhận ra mối nguy hiểm đang hiển hiện nên tất cả chúng tôi vội vàng tăng tốc. Ngay trước mặt chúng tôi là một cánh đồng mía mới được phát quang và ba vạt cây marabou  , một loại cây gai mọc um tùm trên mảnh đất bỏ hoang - những vạt cây đó mọc thành hàng cách chúng tôi khoảng 60m về phía đông. Chỉ cách vài mét chỗ chúng tôi đang đứng là một ruộng mía khác. Tôi quyết định chúng tôi phải thoát ra khỏi bãi đất trơ trụi này ngay lập tức - đường kính của bãi cây bụi đó có lẽ chỉ khoảng mười mét là cùng - và thế là chúng tôi lao mình ẩn dưói lớp lá khô của ruộng mía cách đó vài mét. Gần như đồng thời, những chiếc máy bay chiến đấu từ phía đông ập tới nã súng máy liên hồi vào những bụi cây trên bãi đất chúng tôi vừa rời khỏi, chúng cứ lượn vòng bay qua, bay lại trong quãng thời gian lâu khủng khiếp. Mặt đất như rung chuyển dưới hỏa lực của loại súng máy cỡ nòng .50 gắn trên mỗi chiếc máy bay. Nằm cách bụi cây gai có vài mét, cứ sau mỗi đợt súng máy địch quần thảo, tôi lại gọi toáng tên của Universo và Faustino - bất chấp sự bướng bỉnh của Faustino tôi vẫn luôn dành cho anh ấy một sự kính trọng vô bờ, và mãi mãi về sau cũng vậy - Faustino là một chiến sĩ cách mạng chân chính. Không có ai trong chúng tôi chết hoặc bị thương. Cứ vài phút yên lặng sau mỗi đợt máy bay quần thảo là chúng tôi có cơ hội trườn thật nhanh sang một khoảnh ruộng mía cao hơn và rậm rạp hơn. Nhưng cũng không thể có cách nào đi xa hơn được. Tiếng súng máy đã ngừng hẳn. Những chiếc máy bay trinh sát vẫn thay nhau lượn vòng khắp khu vực đó, chúng bay rất thấp. Chúng tôi nằm vùi người dưới đống lá khô trong ruộng mía và bất động hoàn toàn.

Thời điểm đó, tôi đã sống qua một trong những khoảnh khắc căng thẳng nhất trong đời. Khi nằm đó trong ruộng mía, chỉ cách nơi chúng tôi suýt bị đạn súng máy băm nát có vài mét, tôi chợt cảm thấy buồn ngủ - buồn ngủ khủng khiếp - và tôi tự nhủ, “Mình biết là bây giờ chúng chuẩn bị đổ bộ xuống và sục sạo. Chúng sẽ xuống tận nơi kiểm tra xem kết quả của trận không kích dữ dội đó như thế nào”.

Chắc chắn chúng không thể biết những người đang lẩn trốn trên cánh đồng khi đó là những ai. Nhưng dù có là ai chăng nữa, thì chúng cũng đã tấn công với toàn bộ hỏa lực hiện có. Tất cả những chuyện đó xảy ra vào buổi chiều, tôi cũng không nhớ giờ chính xác. Nhưng tôi biết chắc rằng chúng tôi đã phải nằm bẹp dưới đống lá mía khô, những chiếc máy bay trinh sát đó liên tục lượn vòng trên đầu không biết bao nhiêu lần, phong tỏa toàn bộ khu vực. Trốn trong ruộng mía, nằm dưới đống lá khô, toàn bộ thân thể tôi như rã rời, kiệt quệ, với tất cả những mệt nhọc và căng thẳng tích tụ trong những ngày trước đó.


Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 25 Tháng Bảy, 2013, 04:29:13 pm
Đó là một trong nhũng thời khắc căng thẳng nhất ông từng trải qua?

Chắc chắn khoảng thời gian buổi chiều hôm đó phải là một trong những hoàn cảnh khó khăn nhất trong đời tôi. Không thể có hoàn cảnh nào căng thẳng hơn thế. Tôi đã kể cho ông về lần chạm trán với đội tuần tra của Sarría khi chúng bắt được chúng tôi sau vụ tấn công vào trại lính Moncada.

Vâng, nhưng lần này thậm chí còn căng thẳng hơn nhiều, đúng không?

Tôi nhớ là khi đó tôi còn hầu như không thể nào mở được mắt ra. Khẩu súng trường của tôi có hai cò: chiếc cò thứ nhất có tác dụng làm giảm lực tác dụng lên chiếc cò thứ hai, có nghĩa là sau khi kéo cò thứ nhất thì ta chỉ cần chạm nhẹ lên chiếc cò thứ hai là súng nổ, như thế phát bắn sẽ vô cùng chính xác 1. Khẩu súng của tôi có gắn ống ngắm phóng đại gấp mười lần.

Trong những hoàn cảnh như vậy, ông biết tôi đã làm gì không? Khi tôi nhận thấy mình không thể duy trì được sự tỉnh táo, và kiểu gì tôi cũng sẽ ngủ thiếp đi, tôi bèn nằm nghiêng qua một bên, kẹp khẩu súng trường vào giữa hai chân, cắm thẳng nòng súng vào cằm. Tôi không muốn bị bắt sống nếu kẻ thù phát hiện ra chỗ tôi đang trốn trong khi tôi đang ngủ thiếp đi. Giá kể trong tình huống đó mà có một khẩu súng ngắn thì tốt hơn; ta có thể rút nó ra thật nhanh chóng và dễ dàng để bắn vào kẻ thù hoặc tự bắn mình, nhưng với khẩu súng trường cồng kềnh của tôi khi đó, nếu chẳng may chúng đột nhập vào bất ngờ trong khi tôi đang ngủ quên, chắc chắn tôi sẽ không kịp làm gì. Chúng tôi đang ẩn mình dưới đống lá khô, và những chiếc máy bay trinh sát cứ vè vè trên đầu... Vì phải nằm yên không nhúc nhích, nên tôi đã ngủ thiếp đi, thậm chí còn ngủ say như chết khoảng ba bốn tiếng đồng hồ. Tôi hoàn toàn kiệt sức. Đến lúc gần tối hẳn, trời bắt đầu lạnh dần.

Bất chấp cuộc đổ bộ khó khăn và bị tấn công với rất nhiều tổn thất nặng nề như vậy, các ông vẫn không ngã lòng?

Không thể có chuyện đó. Chúng tôi bắt đầu tổ chức lại chỉ với hai khẩu súng trường. Mặt khác, Raul đã gặp lại chúng tôi hai tuần sau với thêm năm khẩu súng nữa. Cộng với hai khẩu lúc trước, vậy là chúng tôi có bảy khẩu. Và chính khi ấy, lần đầu tiên tôi đã nói, “Giờ thì chúng ta có thể giành chiến thắng”. Tôi nhớ tới một câu nói nổi tiếng của Carlos Manuel de Cespedes khi ông đáp lại những kẻ bi quan trong một tình huống cũng ngặt nghèo chẳng khác gì chúng tôi, tức là chi còn có mười hai người - ông đã nói, “Chúng ta vẫn còn tới mười hai người! Chừng đó là quá đủ để giành độc lập cho Cuba”. Raul và tôi vẫn luôn có cùng một ý nghĩ: trốn vào dãy núi Sierra và tiếp tục cuộc đấu tranh.

Vì vậy đã có lúc chúng tôi phải tiếp tục chiến đấu chỉ với bảy khẩu súng trường, nhưng sau đó, với sự giúp đỡ của các đồng chí khác chúng tôi đã lấy thêm được vũ khí từ những đồng chí hy sinh và cả những vũ khí do người của chúng tôi cất giấu để có thể lấy lại về sau này, cuối cùng chúng tôi đã có tất cả một kho vũ khí nho nhỏ gồm 17 khẩu súng, với ngần ấy vũ khí chúng tôi đã có chiến thắng đầu tiên.

Chiến thắng đầu tiên của các ông là gì?

Trận đánh đầu tiên chúng tôi đương đầu với một trung đội tuần tra gồm bộ binh và hải quân hỗn hợp của kẻ thù. Trận đánh xảy ra sau đúng bốn mươi sáu ngày kể từ ngày chúng tôi đặt chân lên bờ tức là vào ngày 17 tháng 1 năm 1957 - trước đó chúng tôi lên bờ ngày 2 tháng 12 năm 1956. Đó là trận giao tranh thắng lợi đầu tiên của chúng tôi, chiến thắng đầu tiên tuy nhỏ bé nhưng lại có ý nghĩa cực kỳ quan trọng. Năm ngày sau, một trung đội lính dù dẫn đầu một thê đội gồm 300 tên đã rơi vào một thế trận phục kích mà chúng tôi dựng sẵn một cách cực kỳ chi tiết - hỏa lực của chúng tôi đã tiêu diệt được khoảng năm tên địch, và chúng tôi đã thu được một khẩu súng trường bán tự động của Đức với toàn bộ những băng đạn đi kèm. Nếu kể lại chi tiết của những gì đã xảy ra trong hai chiến thắng đầu tiên ấy thì sẽ mất rất nhiều thời gian: hai trận đánh diễn ra ở La Plata và Los Llanos del Infierno ở Palma Mocha. Khi đó chúng tới đã phát triển lực lượng lên thành ba mươi người có vũ trang, từ con số mười chín người tham gia ban đầu.

Nhưng ngay sau đó chúng tôi phải đối mặt với những vấn đề vô cùng khó khăn vì một sự phản bội cực kỳ tinh vi và xảo quyệt - kẻ phản bội chúng tôi chính là người dẫn đường duy nhất mà chúng tôi có. Vì vậy lực lượng của chúng tôi đã giảm dần xuống còn hai mươi người, sau đó là mười hai. Sau ngày đổ bộ lên bờ, chúng tôi đã phải gánh chịu ngay một cuộc càn quét khủng khiếp ở Alegría de Pío, chúng tôi đã nhanh chóng hồi phục để rồi lại bị phản bội.

Vậy khó khăn lớn nhất trong giai đoạn đó là gì?

Điều khó khăn lớn nhất ư? Chính là bài học mà chúng tôi rút ra khi đó. Nếu như tám mươi người chúng tôi mà lên bờ ở vị trí thích hợp, tức là đúng vị trí mà chúng tôi lên kế hoạch ban đầu, thì có lẽ chiến tranh sẽ chỉ kéo dài bảy hoặc tám tháng là cùng. Tại sao lại như vậy? Bởi vì kinh nghiệm. Với lực lượng như vậy cùng những kinh nghiệm mà chúng tôi đã có, cộng với năm mươi lăm khẩu súng trường có gắn ống ngắm, những nhà thiện xạ tuyệt vời, chắc chắn cuộc chiến sẽ chỉ kéo dài bảy tháng là cùng. Trên tầu Granma, tôi hiệu chỉnh độ chính xác của tất cả năm mươi lăm khẩu súng trường đó ở cự ly cố định là 600m. Chúng tôi có ba loại súng trường khác nhau mỗi loại lại có tầm bắn và thông số riêng, tùy thuộc vào loại thép và đạn, nhưng khi ở trên tàu Granma, ở khoảng cách mười mét và một công thức đạn đạo, tôi đã hiệu chỉnh tất cả số súng đó theo cự li kia. Phải mất hai ngày tôi mới hiệu chỉnh xong toàn bộ số vũ khí.

----------------------------------------------------------
1. Mặc dù Castro không nói cụ thể tên của cơ chế đó, nhưng trong tiếng Anh có thể gọi là “cò súng hai chế độ”; kéo cò sau trước sẽ “lên” cò trước, lúc này cò trước ở tư thế sẵn sàng và chỉ cần chạm nhẹ súng sẽ nổ. Ở chế độ này, súng thường được sử dụng trong các trường hợp đòi hỏi phải bắn chính xác hay bắn tỉa. Cò trước cũng có thể được kéo độc lập với áp lực bình thường, nặng hơn. Rất ít các nhà sản xuất súng của Mỹ hiện nay còn sản xuất loại súng này và điều đó có nghĩa là loại súng mà Castro dùng có thể do châu Âu sản xuất.


Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 25 Tháng Bảy, 2013, 04:39:21 pm
Che mắc chứng hen suyễn, căn bệnh đó gây khó khăn cho ông ấy khi tham gia trong một cuộc chiến tranh du kích. Vậy khi phải lựa chọn người sẽ tham gia vượt biển cùng ông trên con tàu Granma, ông đã loại bỏ một số người khác, nhưng vẫn giữ Che lại. Về sau này, bệnh hen (của Che) có gây cản trở gì không?

Tất nhiên là Che cũng tới Cuba trên con tàu Granma... Và tất nhiên mọi việc đều được chuẩn bị sẫn sàng theo đúng những gì chúng tôi đã lên kế hoạch. Tất cả mọi người đều được lệnh lên tàu bất kỳ lúc nào... Không ai biết thời điểm chúng tôi sẽ nhổ neo. Đêm 24 tháng 11 năm 1956, khi chúng tôi tập trung về một ngôi nhà ở bên bờ sông Tuxpan, Che đã vội vàng lên đường mà quên không mang theo ống hít... Mặc dù vậy, tất nhiên là anh ấy vẫn đi cùng chúng tôi trên tàu Granma...

Mà không mang theo thuốc chữa chứng hen?

Đúng vậy. Và mãi vài tháng sau, trong vùng núi Sierra, sau cuộc gặp gỡ của chúng tôi vào tháng 2 năm 1957 với Herbert Matthews, phóng viên tờ New York Times 1, khi chúng tôi đã khôi phục được con số hai mươi chiến sĩ - lúc này chúng tôi đã quen thuộc hơn với địa hình trên núi, đã trở nên kinh nghiệm hơn trong những kỹ năng sống sót và ứng phó trong những hoàn cảnh cực kỳ khó khăn, trước sự truy đuổi gắt gao và dai dẳng của kẻ thù, những kẻ đã bị chúng tôi dạy cho một bài học về sự kiêu ngạo tuy vậy chúng vẫn hoàn toàn khinh thường lực lượng rất mỏng của chúng tôi - đến lúc này mới xuất hiện một hoàn cảnh rất phực tạp liên quan đến bệnh hen của Che.

Chúng tôi bị tấn công bởi một thê đội nặng của kẻ thù. Quá trình cơ động của chúng tôi đã bị chậm lại rất nhiều vì Che bầt thình lình lên một cơn hen nghiêm trọng. Lúc đó, thậm chí anh ấy còn hầu như không cử động nổi, trong khi chúng tôi phải trèo lên một sườn núi dựng đứng - chúng tôi đang định men theo triền dốc để chuyển sang vùng rừng rậm thì bị phát hiện bởi một thê đội lính khoảng 300 tên đang bao vây phía sườn trái của chúng tôi, và trớ trêu là chúng lại đang ở chếch phía trên cao hơn so với chúng tôi, trên một dải núi bằng phẳng và vững chắc. Thế là chúng bắt đầu dùng súng cối và súng bắn tỉa tấn công chúng tôi. Mặc dù bị hỏa lực của địch vây bủa khắp xung quanh, chúng tôi vẫn trèo lên được đỉnh núi, gần như vừa phải trèo vừa kéo lê Che theo, tìm cách tới được khu rừng trước khi kẻ thù kịp ập tới. Lúc này đã muộn và trời bắt đầu tối. Chỉ vài phút sau khi chúng tôi tới bìa rừng trời bắt đầu mưa như trút - cả hai bên sườn núi cách nhau khoảng 600-700m đều mưa xối xả. Cơn mưa khiến chúng tôi buộc phải đi tiếp, qua bên kia đỉnh núi sang bên sườn núi trọc, và chính tại đó - khi trời đã tối om - chúng tôi tìm thấy gia đình của hai nông dân, nhà của họ ở cách nhau khoảng vài trăm mét. Tất cả chúng tôi đều bị ướt sũng và rét run cầm cập. Che thậm chí còn không cử động nổi.

Ông ấy lên cơn hen bất thình lình?

Vâng, một con hen cấp tính rất nghiêm trọng. Và chính điều đó đã đẩy chúng tôi vào một tình huống cực kỳ khó khăn. Lúc đó lại chẳng có thuốc men gì cả. Có lẽ anh ấy đã bị lên cơn hen từ lúc ở Manzanillo, tại địa điểm chúng tôi gặp Matthews. Từ lúc đó trở đi Che không nói được một lời nào. Suốt trên đường trốn chạy, anh ấy nằm im bất động, trong khi kẻ thù truy đuổi sát phía sau chúng tôi. Chúng tôi không nghĩ chúng sẽ hành quân trong đêm qua khu rừng, trong bóng tối, bùn lầy và đủ những mối nguy hiểm khác. Chắc chắn chúng sẽ đi tiếp khi trời sáng và chúng sẽ đuổi theo chúng tôi.

Tôi tự giới thiệu mình với hai người nông dân, và lấy hết vẻ bình tĩnh và điềm đạm của mình, tôi bảo họ rằng tôi là một Đại tá trong quân đội của Batista. Nói như vậy cũng chẳng có gì là lạ, vì chắc chắn cả buổi chiều hôm đó những người nông dân này đã nghe thấy tiếng súng cối và súng trường nổ ran gần đó. Nhiều lúc cũng phải dùng đến những mưu mẹo như vậy, vì lúc đầu, hai người nông dân tỏ ra rất sợ hãi khi lần đầu tiên một đội quân phiến loạn ập vào nhà họ lúc trời tối như thế này, vì chắc chắn hôm sau họ sẽ bị trừng phạt nếu dám chứa chấp chúng tôi. Nhưng vỏ bọc của tôi có một điểm lộ liễu: tôi quá tử tế. Lúc đó tôi tự nhủ: “Mình phải tìm hiểu hai người này, mình phải tìm ra cách sai một người trong bọn họ đi kiếm thuốc chữa bệnh”. Tôi đã nói chuyện hàng giờ liền với hai người nông dân này. Tôi sẽ không nhắc đến tên của một người trong đó, vì rõ ràng ông ta đứng về phe của Batista, nhưng ông ta nói, “Thưa Đại tá, xin ông cho tôi gửi lời hỏi thăm tới vị Tướng của chúng ta, và bảo với ông ấy rằng... v.v...” Trời ạ, nghe ông ta bợ đỡ Batista mà ghê hết cả người! Người kia thì không tỏ ra hồ hởi như vậy - ông ta rất kín kẽ. Thế là tôi bèn tìm cách nói chuyện với ông ta, tên ông ta là Isacc. “Vậy ông nghĩ thế nào về ông ấy?” - tức là về Batista. Và ông ta nói, “Hừm, tôi là người của Đảng Chính thống”. Xưa nay Đảng Chính thống vẫn kiên quyết chống lại Batista. Isacc nói tiếp, “Nhưng dù sao cũng phải xem xét những gì ông ta đã làm...” Tất nhiên khi nghe nói vậy trong đầu tôi chỉ hình dung ra những cảnh đốt nhà, giết người đầy kinh hoàng mà chế độ của ông ta đã gây ra... Vậy là tôi biết ông ta đứng về phe nào. Ông ta hoàn toàn không mặn mà gì với phe Batista; ông ta căm thù tên độc tài. Thế là tôi bảo ông ta, “Nghe này, tôi không phải Đại tá gì hết. Tôi là Fidel Castro”, ông ta không giấu được vui mừng khi nghe tôi nói vậy - mắt ông ta trợn tròn như thế này nầy, ông ta vui không thể tả được!

Tôi bảo ông ta, “Chúng tôi đang bị kẹt - chúng tôi có một đồng chí bị bệnh, phải có ai đó xuống Manzanillo mua thuốc cho anh ấy. Và chúng tôi cần một nơi kín đáo để giấu anh ấy thật kỹ không để quân đội phát hiện”. Chúng tôi đưa cho Isacc một số tiền để ôngt ta đi ngay lúc trời hửng sáng xuống Manzanillo mua thuốc. Và thế là ông ấy đi ngay 2.

Chúng tôi tìm được một nơi kín đáo và để Che ở lại đó cùng với vũ khí của anh ấy và một đồng chí khác. Những người còn lại trong nhóm - khi đó chúng tôi có mười tám người cả thảy - đi tiếp theo một con đường mà quân đội cũng sẽ phải đi lên, một con đường rộng nhưng lầy lội dẫn đến Minas del Frio.

----------------------------------------------------------
1. Herbert Matthews là nhà báo đầu tiên không phải người Cuba đến Sierra Maestra khi tất cả các phương tiện thông tin đại chúng ở Cuba còn đang thăm dò thông tin về lực lượng nổi dậy và chiến dịch tuyên truyền của Batista cho rằng Castro đã bị giết trong trận chiến đấu ở Alegrìa de Pio. Lúc đó, Matthew 57 tuổi và là người phụ trách khu vực châu Mỹ La-tinh của tờ New York Times, ông từng là phóng viên của tạp chí Times ở Ethiopia khi Italia xâm lược đất nước này vào năm 1953; ở Tây Ban Nha, trong cuộc nội chiến Tây Ban Nha; và ở châu Âu trong cuộc đại chiến thế giới thứ hai. Ông phỏng vấn Castro vào ngày 17 tháng 2 năm 1957 và xuất bản ba bài báo trên tờ New York Times. Bài đầu tiên đăng trên trang đầu số báo ngày 24 tháng 2 với tiêu đề là “Đến thăm quân nổi dậy Cuba tại khu ẩn náu; Castro vẫn còn sống và đang chiến đấu ở khu vực miền núi”; hai bài báo còn lại được xuất bản vào ngày 25 và 26 cùng tháng đó. Vào ngày 28, tạp chí Times cũng cho đăng một bức ảnh chụp Matthews với Castro như để chứng minh cuộc phỏng vấn thực sự có diễn ra và tuyên bố của Chính phủ Batista là giả dối. Bức ảnh này chẳng bao lâu được xuất bản trên toàn thế giới. Chính nhờ Mathews mà cuộc chiến tranh du kích của nhân dân Cuba được thế giới biết đến và nhà lãnh đạo của cuộc đấu tranh này cũng được biết đến là một chiến binh tự do lãng mạn.

2. Sau lần đầu tiên phục vụ cho lực lượng du kích, Jose Issac vẫn tiếp tục họp tác với quân đội nổi dậy. Ông qua đời ở Havana vào cuối những năm 1990. (Chú thích của Biên tập viên Cuba). (Không rõ Biên tập viên người Cuba muốn sửa lại trích dẫn của Castro về cái tên “Isaac” của người đàn ông này, hay ngưòi đàn ông có tên đầy đủ là Jose Isaac thường được gọi là Isaac. Cần chú ý rằng, trong mấy đoạn sau, chính Castro cũng gọi ông ấy là “Jose Isaac”).



Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 25 Tháng Bảy, 2013, 04:45:47 pm
Khi đó chúng tôi hành quân rất khẩn trương. Guillermo García 1 mặc một bộ quân phục Hạ sĩ quan cùng chiếc mũ sắt chiến lợi phẩm mà anh ấy thu được trong một trong những lần giao tranh đầu tiên của chúng tôi. Lúc nào chúng tôi cũng đói thông tin nên chúng tôi buộc phải thăm dò kỹ tình hình trước khi lên kế hoạch làm việc gì đó. Vậy là đến lúc này chúng tôi đã chuyển vào chiến đấu trong vùng núi Maestra 2  và bất ngờ chạm trán với một đội hình của kẻ thù đang hành quân truy quét ngay bên cạnh. Lúc này lực lượng của chúng tôi đang hết sức phân tán, thực hiện một số việc khác nhau cùng một lúc. Cuối cùng trong tổng số mười tám thành viên trong nhóm thì sáu người đi một đường - có cả những nông dân vừa mới gia nhập vào hàng ngũ của chúng tôi - vậy là thực chất chỉ còn có mười hai người, tất cả đều là những người lên bờ từ con tàu Granma.

Cũng trong ngày hôm đó, viên Tư lệnh của quân đội Batista - thật là trùng hợp lạ lùng - đã có bài phát biểu, và ông ta nói, “Chúng ta sẽ truy quét thật gắt gao cho tới khi tiêu diệt toàn bộ bọn chúng. Bọn chúng chỉ còn có mười hai tên, và không sớm thì muộn chúng sẽ phải đầu hàng hoặc tìm đường bỏ trốn - nếu còn kịp”. Lúc này thì Che không đi cùng chúng tôi, vì anh ấy đang nằm ở một nơi ẩn nấp kín đáo mà chúng tôi đã để anh ấy lại.

Nhân tiện cũng nói thêm là José Isacc, tên người nông dân đó, đã hoàn thành nhiệm vụ của mình.

Tức là ông ta đã mang được thuốc về.

Ông ta đã mua được thuốc về. Trước khi chia tay, tôi giao cho Che một nhiệm vụ - tiếp nhận những hoạt động tăng viện về con người và vũ khí mà Frank Pais đang gửi tới cho chúng tôi từ Santiago de Cuba. Trong khi đó, tôi dẫn đầu một Chi đội độc lập đi về phía đông qua dãy núi Sierra Maestra để trinh sát tình hình. Có một vấn đề liên quan đến các tân binh mới gia nhập - chúng tôi nhận ra vấn đề này sau vài tháng tiếp nhận: họ hoàn toàn không có kinh nghiệm như chúng tôi, cho nên việc bố trí những trận mai phục hoặc tấn công bất ngờ rất có thể bị ảnh hưởng tiêu cực. Nhưng được cái tất cả đều rất quyết tâm, vì họ muốn làm trong một vài tháng những gì mà họ nghe nói người khác đã làm trong một năm. Trong những hoàn cảnh như vậy thì nếu có một người chỉ huy tốt, chúng ta sẽ có những tân binh cực kỳ xuất sắc.

Khi lực lượng tăng cường tới nơi, tức là vài tuần sau đó, cũng lại có vấn đề, vì trong khi Che là người Argentina thì những chiến sĩ mới nhiều người tỏ ra rất kỳ thị.

Che vẫn bị coi là một người Argentina?

Lúc đó Che vẫn chưa phải là chỉ huy. Anh ấy chỉ đảm nhiệm vai trò bác sĩ quân y trong đội, nhưng càng ngày anh ấy càng chứng tỏ được mình...

Vai trò bác sĩ quân y trong lực lượng du kích được ông ấy thực hiện như thế nào?

Che ở lại phía sau với những người bị thương và anh ấy chăm sóc họ với những kỹ năng chữa trị cực kỳ thành thạo. Anh ấy là như thế. Trên cưong vị một Bác sĩ, anh ấy bao giờ cũng phải ở lại phía sau với những người bị thương, vì một khi ở giữa rừng núi mênh mông và hiểm trở như vậy, khi cả đội bị địch không ngừng truy đuổi từ khắp mọi hướng, lực lượng chủ chốt của chúng tôi lúc nào cũng phải di chuyển liên tục sau mỗi lần giao chiến, và để lại những dấu vết nhất định cho kẻ thù bám theo, như thế Bác sĩ quân y và những người bị thương mới có thể an toàn điều trị ở một nơi nào đó phía sau. Ban đầu anh ấy là Bác sĩ quân y duy nhất trong toàn lực lượng, cho tới khi có những Bác sĩ khác gia nhập hàng ngũ của chúng tôi.

Sau trận đánh đầu tiên, chúng tôi lại bố trí mai phục một trung đội lính dù; lúc nầy chúng tôi có gần ba chục chiến sĩ, như tôi đã nói. Trong trận đánh đầu tiên chúng tôi không phải chịu thương vong nào, trận thứ hai cũng vậy. Và một Bác sĩ như Che chưa có việc gì để làm cả.

Nhưng trận đánh ác liệt nhất đã diễn ra khi chúng tôi tấn công trại lính ở Uvero, ngay bên bờ biển 3. Phải nói rằng đó là một hành động cực kỳ liều lĩnh của chúng tôi, nhưng nguyên nhân là vì khi đang ở trên núi theo dõi các hoạt động hành quân của quân đội kẻ thù và chờ cơ hội tấn công, chúng tôi nhận được tin báo rằng một số người Cuba vũ trang vừa đổ bộ xuống vùng phía nam tỉnh Oriente (bây giờ là tỉnh Santiago). Họ thuộc về một tổ chức khác, và chưa bao giờ phối hợp hành động với bất kỳ lực lượng nào. Chúng tôi nhớ tới những khó khăn, gian khổ mà chúng tôi đã phải trải qua khi mới đổ bộ lên bờ, và để thể hiện tinh thần đoàn kết với những người vừa lên bờ, chúng tôi quyết định tiến hành một cuộc tấn công cực kỳ táo bạo xét theo các tiêu chí quân sự, đó là tấn công vào một đơn vị đang đồn trú trong căn cứ bố trí ngay bên bờ biển, phía nam dãy núi Sierra cách không xa khu vực hoạt động của chúng tôi.

Mục tiêu đề ra quá liều lĩnh, nhưng chúng tôi vẫn quyết định làm, như tôi đã nói, để giúp một nhóm du kích khác hoàn toàn không có liên hệ gì với chúng tôi nhưng dù thế nào họ cũng là đồng đội của chúng tôi; chúng tôi biết những chuyện gì có thể xảy ra với họ và đến lúc này chúng tôi đã trở nên rất tự tin về năng lực của mình. Để yểm trợ cho họ, chúng tôi đã quyết định phá vỡ nguyên tắc hoạt động ban đầu của mình. Chúng tôi tiến hành một cuộc tấn công cực kỳ táo bạo trong đó phải đến một phần ba những người tham gia hy sinh hoặc bị thương nặng. Và cuộc tấn công lại được thực hiện ngay giữa ban ngày. Cũng may là ngay lập tức chúng tôi đã phá hủy được hệ thống thông tin liên lạc của kẻ thù, nên chúng không kịp gọi không quân hoặc pháo binh đến tăng viện.

-----------------------------------------------------------
1. Guillermo Garcia Frias, một nông dân sinh ra và lớn lên ở Sierra Maestra, là ngưòi có vai trò quan trọng trong việc chuẩn bị và đón nhận đội quân trở về Granma và giúp lấy lại vũ khí cũng như quy tụ lại đội hình lực lượng đã bi phân tán sau vụ chiến đấu ở Alegria. Từ rất sớm, ông đã tham gia lực lượng du kích, có mặt trong hai chiến thắng quan trọng đầu tiên. Vì những cống hiến lớn lao của ông trong suốt cuộc chiến, ông được tặng thưởng danh hiệu Tổng tư lệnh danh dự của Cách mạng. Từ năm 1959, ông đã nắm giữ những chức vụ quan trọng trong quân đội và cả ngoài dân sự, hiện tại, ông là Chủ tịch Ủy ban lãnh đạo quốc gia các hệ động thực vật.

2. Trong tên gọi Sierra Maestra, từ “Maestra” thường chỉ tên dãy núi hay lưu vực sông của dãy núi này chạy theo chiều trục dọc từ phía tây, bắt đầu từ sông Toro, xuống phía đông. Đây là dãy núi chia đôi lưu vực sông phía bắc và lưu vực sông phía nam. Minas del Frio, địa điểm mà Castro đề cập là điểm tập kích của đội quân du kích đêm hôm đó và cũng là địa điểm nằm trên dãy núi này. (Chú thích của Biên tập viên Cuba).

3. Trận chiến ở Uvero diễn ra vào ngày 28 tháng 5 năm 1957.


Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 25 Tháng Bảy, 2013, 04:53:30 pm
Khi đó tôi đang dùng một khẩu súng trường có gắn ống ngắm mà tôi đã cho ông xem 1, và thông thường bao giờ tôi cũng nổ súng đầu tiên - kiểu như tín hiệu phát lệnh tấn công. Để ông hình dung được mức độ ác liệt của trận giao tranh trong khu doanh trại đó, tôi xin kể một chi tiết là trong đó bọn lính nuôi bảy con vẹt và có đến năm con bị bắn chết. Khi trận đánh bắt đầu nổ ra, chúng tôi có hai trung đội dự bị; họ được bố trí ở những điểm cao gần đó và liên tục bắn vào mục tiêu để yểm trợ cho chúng tôi. Chúng tôi cần quan sát xem bọn lính trong căn cứ phản ứng như thế nào. Có những thân gỗ lớn chất đống phía sau công sự, vì đó là một khu vực có rừng rậm bao phủ và gỗ được khai thác ở đây rồi chuyển tới Santiago de Cuba. Một số tên lính núp sau những súc gỗ này và bắn trả chúng tôi, bắn thẳng lên những điểm cao mà chúng tôi đang chốt. Bọn lính còn có cả những lô cốt xây bằng gỗ lớn rất khó tiêu diệt; chúng nổ súng bắn trả lực lượng tấn công từ phía sau những công sự kiên cố này.

Trong trận đánh này, nhiều chỉ huy trung đội và tiểu đội đã chiến đấu vô cùng anh dũng, tiêu biểu là Guillermo, người chỉ huy một tiểu đội trong nhóm tấn công từ phía tây và chiếm lô cốt phòng ngự ở phía này - anh ấy cùng với Furri 2 và những chiến sĩ dũng cảm khác thuộc biên chế trung đội Santiago.

Sau khi địch bắn trả những phát súng đầu tiên nhắm vào chúng tôi, Juan Almeida 3 được lệnh dẫn trung đội của mình tấn công thẳng vào công sự chính của chúng. Khi áp sát mục tiêu, anh ấy chỉ huy đơn vị nổ súng và suýt nữa họ đã chiếm được một hỏa điểm phía bên tay trái. Trong trận đó anh ấy bị bắn ba phát liền.

Ramiro Valdes, người chỉ huy thứ hai trong trung đội của Juan, và chiến đấu rất gần với Juan khi đó đã nói rằng ngoài Juan ra thì còn có đồng chí Julito Diaz cũng hy sinh vì bị một viên đạn bắn trúng vào mắt.

Mặc dù bị tấn công bất ngờ với khá nhiều thương vong, nhưng kẻ thù đã nhanh chóng tổ chức lại đội hình và chống trả cực kỳ quyết liệt.

Giữa lúc tình đang nguy cấp như vậy, tôi cử Raul, người đã chiến đấu bên cạnh tôi ngay từ khi cuộc tấn công bắt đầu nổ ra, dẫn lực lượng tấn công vào mục tiêu chính, để yểm trợ cho những đồng chí đang chiến đấu rất ác liệt trước đó. Đó là lực lượng dự bị cuối cùng mà chúng tôi có. Celia 4 cũng đi cùng tôi, ngoài ra còn có bốn năm đồng chí khác thuộc Ban Tham mưu cũng có mặt ngay từ đầu cuộc tấn công, tức là trước đó hai giờ đồng hồ. Trước đó, tôi ra lệnh cho Che tấn công lên theo sườn bên trái; anh ấy có một khẩu tiểu liên. Anh ấy đang đi cùng với Ban chỉ huy của chúng tôi - có thể thấy là Che đang rất sốt ruột, anh ấy chỉ chăm chăm xông lên hỗ trợ cho những chiến sĩ đang chiến đấu phía trước, và thế là tôi cử anh ấy cùng với hai ba đồng chí khác tiến lên yểm trợ cho đội hình của chúng tôi đang chiến đấu ở sườn trái mục tiêu, trong khu vực kẻ thù có thể được tăng viện, mặc dù chúng tôi biết rõ quân lính của chúng đang ở đâu và phải mất bao nhiêu lâu nữa chúng mới kịp tới nơi.

Điều lạ lùng là tất cả những trung đội trưởng và tiểu đội trưởng chủ chốt đều tham gia trong trận đánh dữ dội đó. Ba người trong đó - Raul, Almeida và Ramiro - từng tham gia cuộc tấn công vào trại lính Moncada và đều quay về Cuba trên con tàu Granma, còn hai người khác, Guillermo García, người nông dân đầu tiên tham gia vào đội ngũ của chúng tôi sau trận càn ở Alegría de Pío và Abelardo Colomé, người mà chúng tôi vẫn gọi là “Furri”, là người gốc Santiago và được Frank Pais gửi đến tăng viện cho chúng tôi.

Chúng tôi đã gặp may vì kẻ thù không kịp huy động máy bay tới yểm trợ, vì như tôi đã nói, việc phải đối phó với những chiếc máy bay trên đầu sẽ vô cùng khó khăn, nhất là trong hoàn cảnh địch ở trên máy bay nã súng máy vào những vị trí trống trải của chúng tôi trên những điểm cao trông xuống khu doanh trại của bọn lính. Giả sử mà máy bay địch xuất hiện và tham gia phản công, chắc chắn chúng tôi sẽ phải ra lệnh rút lui, điều đó thì không có gì phải nghi ngờ; chúng tôi sẽ phải rút lui ít nhất là một tiếng trước khi máy bay địch kịp xuất hiện. Binh lính địch có vũ khí tự động và bán tự động, chúng chống trả quyết liệt, cực kỳ quyết liệt từ sau những lô cốt. Đó là một đại đội lính đặc nhiệm thiện chiến nhất của chúng.

Che thực hiện nhiệm vụ mà tôi đã giao cho anh ấy. Trận đánh ở Uvero diễn ra trong khoảng ba tiếng. Bên địch có mười một tên thiệt mạng và mười chín tên bị thương, trong đó có cả một tên trung úy chỉ huy căn cứ. Chúng tôi có bảy đồng chí hy sinh và tám người bị thương, trong đó có những người bị thương rất nặng. Sau khi giành chiến thắng, chúng tôi nhanh chóng tổ chức cứu chữa cho những người bị thương. Che và tay Bác sĩ của căn cứ đó điều trị cho những tên lính địch bị thương trước, vì chúng bị thương nhiều hơn chúng tôi, sau đó mới chữa trị cho người của chúng tôi. Che lần lượt băng bó và chữa trị cho tất cả mọi người. Ông không thể tưởng tượng là anh ấy làm việc ân cần và nhẹ nhàng như thế nào đâu!

Chúng tôi đã thu giữ được bốn mươi lăm khẩu súng trường - hai mươi tư khẩu bán tự động Garand, hai mươi khẩu Springfield và một khẩu tiểu liên Browning - cùng với khoảng 6000 viên đạn cỡ .30-06, cùng những mũ khí và trang bị khác - súng ngắn, quân phục, giầy cao cổ, ba lô, băng đạn, mũ sắt và lưõi lê. Chúng tôi bắt theo một số tù binh đi cùng mình, trong khi chúng tôi buộc phải để lại hai người bị thương của chúng tôi ở đó - chúng tôi phải bỏ họ lại vì họ bị thương nặng và không tự đi được.

---------------------------------------------------------
1. Castro và tôi (Ramonet) đến thăm tổ hợp trại lính Moncada ở Santiago de Cuba vào ngày 19 tháng 1 năm 2003 và chính ở đây tôi được nhìn thấy khẩu súng có ý nghĩa lịch sử đó.

2. Tướng Abelardo “Furri” Colome Ibarra, hiện là Uỷ viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Cuba, Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước và Bộ trưởng Bộ Nội vụ.

3. Juan Almeida Bosque (sinh năm 1927), từng giữ chức vụ Tư lệnh Lực lượng Vũ trang cách mạng, ông gặp Castro ở trường đại học và tham gia cuộc đấu tranh chống Batista sau vụ đảo chính vào ngày 10 tháng 3 năm 1952. Ông tham gia vào vụ tấn công trại lính Moncada, bị bắt và bị két án tù. Ông là một trong những người đã tham gia đổ bộ vào Granma và tham gia rất nhiều trận chiến và phục kích ở Sierra Maestra. Năm 1958, ông được phong chức Tư lệnh và được giao phụ trách Mặt trận thứ ba của quân đội nổi dậy ở khu vực xung quanh Satiago de Cuba, ông là Uỷ viên Bộ Chính trị từ khi thành lập vào năm 1965 và đã từng nắm giữ một số vị trí trong Chính phủ. Hiện ông là Chủ tịch Hiệp hội các chiến binh cách mạng Cuba.

4. Celia Sanchez Manduley (1920-1980) sinh ra ở một thị trấn nhỏ ở Media Luna thuộc tỉnh Oriente, nay là tỉnh Granma. Từ khi còn trẻ, bà đã tham gia phong trào phản đối các chính phủ tham nhũng của Đảng Chân chính và sau cuộc đảo chính vào ngày 10 tháng 3 năm 1952, bà tham gia cuộc đấu tranh chống chế độ Batista. Bà tham gia tổ chức 26/7 khi nó được chính thức thành lập năm 1955, và được giao nhiệm vụ chuẩn bị, trong toàn khu vực bờ biến phía tây nam của tỉnh Oriente trước kia, các điều kiện để tiếp nhận đội quân trở về Granma. Dưới sự chỉ đạo của Frank Pais, bà là một trong những chỉ huy chính của đội quân tăng cường được cử từ khu vực đồng bằng lên chi viện cho Sierra Maestra. Tháng 10 năm 1957, bà tham gia lực lượng du kích và chẳng bao lâu sau thì trở thành đồng minh quan trọng của Castro trong việc tổ chức lực lượng quân nổi dậy ở phía sau. Năm 1959, bà được giao chức Trợ lý Chủ tịch nước, và năm 1976, là Thư ký Hội đồng Nhà nước, chức vụ mà bà đảm nhận cho đến khi qua đời vào năm 1980. Xem Pedro Alvarez Tabio, Celia, ensayo para una biografia, Havana: Oficina de Publicaciones del Consejo de Estado, 2003. (Chú thích của Biên tập viên Cuba).



Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 25 Tháng Bảy, 2013, 04:57:55 pm
Ông bỏ người bị thương của mình lại?

Để tôi giải thích cho ông rõ. Chúng tôi bắt một số tên lính làm tù binh để bảo đảm rằng người của chúng tôi bị thương và phải ở lại căn cứ đó sẽ không bị địch giết hại. Cũng không phải chúng tôi sẽ làm gì đó để trả thù, mà chẳng qua đó là chỉ là cách gây áp lực với kẻ thù. Có nghĩa là một khi có trong tay mười lăm hay mười sáu tên tù binh, chúng tôi có thể đảm bảo được là quân địch sẽ không dám hại hai đồng chí của mình. Những người bị thương của cả hai bên, của cả chúng tôi lẫn của phe địch, những người không thể tự đi được, đều ở lại đó. Chúng tôi chỉ mang theo những tù binh tự đi được.

Che chữa trị cho những người bị thương. Anh ấy biết là một người của chúng tôi đang bị thương rất nặng và sẽ không còn sống được bao lâu - đó là một thanh niên vô cùng ưu tú. Ông biết Che đã làm gì không? Anh ấy đã hôn cậu thanh niên đang hấp hối ấy trước khi lên đường... Tôi vô cùng đau đớn khi anh ấy nói với tôi rằng cậu ấy sẽ không qua khỏi, tôi còn nhớ lúc Che cho biết anh ấy sẽ không thể làm gì để cứu được người đồng chí trẻ tuổi kia, và anh ấy cúi xuống hôn lên trán đồng chí đó - Che biết chắc chắn rằng cậu ấy sẽ không qua khỏi. Còn đồng chí kia thì sống 1. Tất nhiên là chúng tôi mang theo những người bị thương còn lại của mình, bao giờ chúng tôi cũng làm thế, trong đó có Almeida. Và bao giờ cũng vậy, Che đi cùng chúng tôi trên chiếc xe cuối cùng. Tôi để người của mình đi trước, sau đó chúng tôi nhanh chóng rút ra khỏi khu vực đó. Tôi chỉ huy mọi người cố gắng leo lên vùng núi cao hơn, chỗ có rừng mọc rậm rạp, vì quân tiếp viện của kẻ thù có thể ập tới bất kỳ lúc nào, thậm chí còn có cả máy bay... Và đáng ngại nhất là một tên lính trong cứ điểm đó đã trốn thoát - chúng tôi vẫn chưa bắt lại được - chắc chắn hắn sẽ chạy đi tìm lực lượng của mình và báo cáo lại những gì đã xảy ra và có thể lúc này bọn kia đã biết về cuộc tấn công.

Chúng tôi cử Che đi cùng một nhóm nhỏ, để hạn chế tối đa dấu vết để lại trên đường, đưa những người bị thương tới một nơi nằm giữa vùng rừng núi để điều trị và chữa chạy cho họ. Che đi cùng với một số chiến sĩ khác cùng vũ khí đầy đủ. Và thế là Che cùng tổ chiến sĩ của mình ở lại với những người bị thương và chăm sóc họ. Khi đó địch đang triển khai một số thê đội tới khu vực này, và chắc ông hình dung được chúng sẽ điên cuồng làm mọi điều có thể để trả thù cho cuộc tấn công liều lĩnh và táo bạo đó của chúng tôi...

Chúng tôi đi men theo một con đường mòn, luồn lách qua giữa những đội hình của quân địch về phía tây bắc. Chúng sẽ phải bám theo chúng tôi tới một khu vực nhất định, và đó không phải là một cuộc hành quân dễ dàng. Trong khi đó Che và người của anh ấy sẽ an toàn ở lại phía sau. Phải đến một tháng sau đó Che mới gặp lại toàn đội của chúng tôi, cùng với một số nông dân mới đi theo anh ấy. Sau đó Che chính là người chỉ huy đầu tiên được chúng tôi bổ nhiệm. Có hai người đã chiến đấu vô cùng anh dũng và nổi bật trong trận đánh đó: Che và Camilo.

Camilo Cienfuegos.

Đúng vậy, Camilo. Anh ấy không phải là dân trí thức và học nhiều như Che, nhưng Camilo quả là một nhà lãnh đạo đặc biệt xuất chúng, rất can đảm, táo bạo, nhưng cũng rất nhân văn. Hai người đặc biệt yêu quý và ngưỡng mộ lẫn nhau. Camilo đã chiến đấu rất anh dũng và khẳng định được mình, anh ấy đã chỉ huy đội tiền trạm, trong Thê đội I, trong những ngày gian khổ nhất của những tháng đầu tiên. Giờ đây chúng tôi phân công anh ấy vào cùng thê đội với Che. Một thời gian sau, anh ấy bắt đầu thâm nhập về vùng đồng bằng và xây dựng được cả một mặt trận kháng chiến sâu rộng ở đó - đó là công việc vô cùng khó khăn vì chúng tôi hoàn toàn chưa có kinh nghiệm gì trong địa hình trống trải như vậy. Tóm lại Camilo đã thể hiện được vai trò đặc biệt xuất sắc của anh ấy.

Và đó chính là thời điểm ông tiến hành tổ chức nhiều mặt trận du kích khác nhau, cùng với Che, Camilo và Raul - em trai ông.

Tôi đã giao cho Che nhiệm vụ xây dựng thê đội thứ hai cùng với Camilo và những người khác, kết hợp với những chiến sĩ xuất sắc trở về sau trận đánh ác liệt ở Uvero, trong đó có cả những tù binh và sĩ quan vốn phục vụ trong hàng ngũ của địch. Thê đội thứ hai này sẽ hoạt động ở phía đông đỉnh núi Turquino (gần bờ biển phía nam), cách không xa thê đội đầu tiên. Đó chính là Mặt trận thứ nhất, cùng với thê đội ban đầu và thê đội mới do Che tổ chức.

Vào thời điểm đó, thê đội du kích đầu tiên của chúng tôi vần hoạt động theo chiến thuật tấn công rồi rút lui và ẩn mình một thời gian, chúng tôi hoàn toàn chưa có căn cứ kháng chiến cố định. Trong suốt cả cuộc chiến tranh tôi vẫn luôn chỉ huy thê đội I. Chính từ thê đội I đó đã nhân rộng ra các đơn vị còn lại; đầu tiên là thê đội của Che, sau đó là đơn vị của Raul. Raul đã băng qua dãy núi Sierra Maestra sang khu vực đồi núi ở mạn đông bắc của hòn đảo với năm mươi chiến sĩ; đó là lần đầu tiên chúng tôi băng qua đồng bằng theo hướng đó và mọi chuyện đã được thực hiện thật hoàn hảo, họ đã xây dựng thành công Mặt trận thứ hai (ở miền Đông). Trong khu vực rộng mênh mông và tách biệt đó, Raul được giao toàn quyền xây dựng các thê đội và bổ nhiệm các chỉ huy. Và thế là ngay lập tức, cậu ấy thành lập thê đội của Juan Almeida, thê đội thứ ba, và từ đó phát triển thành Mặt trận thứ ba.

Vậy là có các thê đội mới của Camilo và Che, của Raul và Ouan Almeida, rồi còn có cả một số đơn vị mới ở phía đông, mạn tây bắc tỉnh Oriente, và vùng trung tâm hòn đảo, trước hoặc sau cuộc phản công cuối cùng của quân địch - tất cả những chỉ huy đó đều bắt đầu từ Thê đội I.

Ngay từ thời điểm đó ông đã hoàn toàn không nghi ngờ rằng Che Guevara sẽ là một lãnh tụ cách mạng xuất chúng?

Phải nói rằng anh ấy là một tấm gương cách mạng điển hình. Anh ấy được những chiến sĩ dưới quyền mình ngưỡng mộ và khâm phục. Một người chỉ huy vĩ đại. Tôi tin rằng anh ấy là tấm gương cho một người cách mạng chân chính.

----------------------------------------------------------
1. Rogoberto Sillero qua đời khi đang được đưa bằng máy bay tới Santiago de Cuba; cũng trên chuyến bay đó còn có Pedro Carreras, Chỉ huy Lực lượng đồn trú ở Uvero, người cũng bị thương nặng trong trận chiến đấu ác liệt đó. Một người khác của lực lượng nổi dậy cũng bị thương nặng đó là Mario Leal nhưng còn sống sót và trong suốt thời gian sau của cuộc chiến bị bắt giam ở Isal de Pines. (Chú thích của Biên tập viên Cuba).


Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 25 Tháng Bảy, 2013, 05:01:37 pm
Người ta nói rằng có lẽ Che hơi liều lĩnh, nhiều khi liều lĩnh đến bạt mạng.

Anh ấy cực kỳ táo bạo. Nhiều lúc anh ấy cho rằng phương pháp tấn công tốt nhất là sử dụng một nhóm trang bị nặng với đầy đủ mìn chống bộ binh và các loại hỏa lực mạnh khác. Trong khi đó Camilo lại thiên về sử dụng các đơn vị trang bị nhẹ. Che lúc nào cũng có xu hướng bắt các chiến sĩ của mình mang thật nhiều vũ khí trang bị khi tấn công. Và nhiều khi anh ấy hoàn toàn có thể tránh được những tình huống đối đầu, một trận giao chiến, một trận đánh giáp lá cà, nhưng không bao giờ anh ấy làm thế cả. Đó là một sự khác biệt nữa giữa anh ấy và Camilo. Phải nó là Che rất can đảm nhưng nhiều khi anh ấy quá liều lĩnh... Đó là lý do tại sao thỉnh thoảng tôi lại phải đe anh ấy, “Cậu phải chịu trách nhiệm về những chiến sĩ mà cậu chỉ huy”.

Vì ông ấy nhiều khi tỏ ra quá liều lĩnh.

Chắc chắn Che đã không thể nào sống sót qua khỏi cuộc chiến tranh của chúng tôi nếu như không có những biện pháp để kiểm soát và kiềm chế sự táo bạo và liều lĩnh đến mức khinh suất của anh ấy. Tôi muốn nói đến lần truy quét cuối cùng của quân địch, khi đó cả Camilo và Che đều không trực tiếp tham chiến trên tuyến đầu. Tôi phái Che tới trường huấn luyện tân binh, tại đó chúng tôi đang có khoảng một nghìn tân binh được tuyển mộ. Ramiro Valdes và Guillermo García cùng ở lại phía sau chỉ huy thê đội của họ chiến đấu chống lại đợt truy quét cuối cùng của quân đội Batista. Về sau, tôi cũng có điều anh ấy ra tăng cường cho Thê đội I, nhưng chủ yếu là Che được phân công phụ trách trường huấn luyện tân binh và chịu trách nhiệm phần cực tây của Mặt trận thứ nhất, sẵn sàng đương đầu với kẻ thù khi cần thiết.

Và ông bố trí như vậy để họ không phải đối mặt với quá nhiều nguy hiểm?

Đúng thế, vì dù sao họ cũng là những người lãnh đạo. Tôi cần bảo vệ họ thật cẩn thận để có thể sử dụng họ cho những chiến dịch mang tính chiến lược sau này. Thê đội của Raul trên Mặt trận thứ hai có vai trò chiến lược, cũng như các thê đội của Almeida ở Mặt trận Santiago, thê đội của Che ở Las Villas và thê đội của Camilo, ban đầu được đưa tới Pinar del Rio.

Trong khi chống lại đợt tấn công của Batista, chúng tôi đã mất đi nhiều chỉ huy dũng cảm và thiện chiến, những người chỉ huy xuất sắc và uy tín nhất. Tôi gần như không còn người chỉ huy nào ở Thê đội I, nhưng những người mà tôi đã nhắc đến đều là những chỉ huy rất đáng tin cậy và quả cảm, tất cả đều rất dầy dạn kinh nghiệm cho dù họ chiến đấu ở đâu chăng nữa, tất cả đều quán triệt nguyên tắc của cuộc cách mạng đối với quần chúng nhân dân cũng như đối với kẻ thù, và dù ở đâu họ cũng phát huy được những tố chất và bài học kinh nghiệm mà chúng tôi đã rút ra được từ những tháng đấu tranh gian khổ và hiểm nghèo đầu tiên - trong một cuộc chiến tranh mà lần lượt từng người đã có những đóng góp vô cùng to lớn.

Sau cuộc tấn công cuối cùng của Batista, chúng tôi đã cử Che chỉ huy một thê đội gồm 140 chiến sĩ tới Las Villas. Anh ấy còn mang theo một trong những khẩu bazôka mà chúng tôi mới thu được, cùng những trang bị tốt nhất, những chiến sĩ tốt nhất. Và chúng tôi cũng cử cả Camilo đi nữa. Vậy là chúng tôi đã chọn ra hai nhà chỉ huy xuất sắc nhất của mình, cho dù Camilo mang theo ít trang bị hơn. Che lúc nào cũng mang theo rất nhiều, anh ấy cứ khăng khăng đòi mang theo mấy quả mìn chống tăng. Thậm chí có lúc anh ấy còn đề xuất sử dụng phương tiện cơ giới trong tấn công, và anh ấy làm như vậy thật, tôi cũng chấp nhận cho anh ấy làm thế, nhưng khi họ bắt đầu tới được khu vực đó thì một cơn bão khủng khiếp ập tới - những trận cuồng phong tối tăm mặt mũi, mưa như quất vào mặt mang theo lũ lớn, nước sông dâng rất cao lầm hai bờ sông bị sạt lở rất nhiều. Vậy mà cả hai thê đội phải đi qua những đồng bằng xung quanh Camaguey, tức là hành quân hơn 400 cây số, khoảng 250 dặm, qua vùng lãnh thổ mà bất kỳ lúc nào cũng có thể bị máy bay của Batista tấn công. Đó là khu vực mà phong trào ngày 26 tháng 7 còn rất yếu. Cả đoàn quân suýt nữa thì chết đói, ông có thể biết rõ hơn về những chi tiết đó trong những gì mà Camilo và Che đã viết.

Những chiến sĩ cách mạng đó đã lập một chiến công cực kỳ hiển hách, phải đương đầu với kẻ thù có bộ binh cơ giới và không quân, vậy mà họ vẫn chiến thắng rất vẻ vang - cho dù phải hành quân qua những vùng đồng bằng và đầm lầy nguy hiểm đó. Và chính trong những điều kiện khó khăn gian khổ như vậy họ đã giành được những chiến thắng quan trọng. Tôi xin nhấn mạnh đó quả là những chiến công hết sức vẻ vang, và họ đã miêu tả lại rất chi tiết. Camilo viết một bản báo cáo hành quân rất chi tiết và chính xác, còn Che cũng ghi lại tất cả trong nhật ký chiến dịch của anh ấy. Về sau anh ấy xuất bản những câu chuyện đó trong một cuốn sách mang tựa đề Những trận đánh từ một cuộc Chiến tranh Cách mạng, vì anh ấy có thói quen ghi chép lại tất cả những gì đã xảy ra, và phải công nhận anh ấy có tài năng kể chuyện rất sinh động - đơn giản, súc tích. Cuốn nhật ký sau này của anh ấy trong thời gian ở Bolivia cũng là một tuyệt tác về tính khái quát và súc tích.

Tôi xin phép ngắt lời một chút để hỏi ông điều này: khi nào thì ông quyết định tất cả mọi người sẽ để râu như một biểu tượng của cuộc Cách mạng?

Câu chuyện về những bộ râu của chúng tôi lại vô cùng đơn giản: tất cả xuất phát từ hoàn cảnh khó khăn mà chúng tôi phải trải qua khi sống và chiến đấu du kích trong vùng rừng núi. Chúng tôi không hề có bất kỳ con dao cạo nào. Và khi tất cả chúng tôi đang phải vật lộn giữa vùng núi rừng hoang dã trên dãy Sierra, ai cũng để mặc cho râu tóc mọc tự do, và chính đặc điểm này đã trở thành một thứ phiên hiệu để nhận dạng. Đối với những người nông dân, và tất cả mọi người khác, từ phóng viên và cánh báo chí, đều gọi chúng tôi là “los barbudos” - những kẻ râu ria. Điều này cũng có khía cạnh tích cực: giả sử một tên gián điệp muốn trà trộn vào đội ngũ của chúng tôi, hắn cũng sẽ phải mất sáu tháng để chuẩn bị trước - tức là hắn phải nuôi râu trong vòng ít nhất là sáu tháng, ông thấy đấy. Vì vậy những bộ râu đóng vai trò như một thứ phiên hiệu nhận dạng, một biện pháp bảo vệ, cho đến khi cuối cùng nó được coi như biểu tượng của những chiến sĩ du kích. Sau này, ngay cả khi Cách mạng đã thành công, chúng tôi vẫn giữ những bộ râu của mình để duy trì biểu tượng đó.

Ngoài ra, bộ râu dài như vậy còn có tác dụng rất thực tế: ta sẽ không mất công cạo râu hàng ngày. Chỉ cần nhân khoảng thời gian mười lăm phút cho việc cạo râu hàng ngày với số ngày trong một năm, ta sẽ thấy là ta dành đến gần 5500 phút cho việc cạo râu. Một ngày làm việc tám tiếng bao gồm tất cả là 480 phút, vậy là nếu không cạo râu ta có thể tiết kiệm được khoảng mười ngày để dành cho việc khác, như đọc sách, chơi thể thao, bất kỳ điều gì ta muốn.

Đó là chưa kể khoản tiền mà chúng tôi tiết kiệm được thay vì phải mua lưỡi dao cạo, xà phòng, dầu xoa, nước nóng... Vì vậy đề râu cũng có những tác dụng rất thực tế và cũng rất tiết kiệm. Bất lợi duy nhất là những sợi râu màu muối tiêu bao giờ cũng xuất hiện đầu tiên.

Đó là lý do tại sao nhiều người từng để râu dài đã phải cạo đi ngay khi trên đầu họ xuất hiện những sợi tóc muối tiêu đầu tiên vì nếu không có râu thì sẽ dễ che giấu tuổi tác hơn.


Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 25 Tháng Bảy, 2013, 05:04:42 pm
Trong tháng 4 năm 1958 có một cuộc Tổng bãi công chống lại Batista, nhưng các ông, những người đang chiến đấu trong dãy Sierra khi đó lại không ủng hộ. Tại sao vậy?

Ngày 9 tháng 4 năm 1958 cuộc Tổng bãi công đó được tuyên bố, và đã thất bại. Khi ấy chúng tôi không ủng hộ cuộc Tổng bãi công này. Đội ngũ lãnh đạo của Phong trào ngày 26 tháng 7 đã phê phán chúng tôi, họ thậm chí còn nói rằng chúng tôi chưa ý thức, chưa “giác ngộ” về mặt chính trị, và chúng tôi chưa có được sự chín chắn và trưởng thành mà Cách mạng đòi hỏi. Tuy nhiên chính tôi ký vào lời kêu gọi Tổng bãi công và nổi dậy vì tôi nhận thấy những đồng chí của chúng tôi trong đội ngũ lãnh đạo rất quyết tâm. Vậy là chúng tôi đã ủng hộ - một cách rất cụ thể, bằng cách tiến hành những hoạt động quân sự trong vùng lãnh thổ mà chúng tôi chiếm được, chống lại lực lượng của kẻ thù.

Có những chia rẽ, và kỳ thị nhất định. Ví dụ như, mặc dù trong các tổ chức Công đoàn thì những người Cộng sản có ảnh hưởng vô cùng mạnh mẽ, nhưng chính Công đoàn lại có định kiến không thiện chí với những người Cộng sản, một điều không hề xảy ra đối với những người ở trên núi như chúng tôi. Một số nhóm trong Phong trào ngày 26 tháng 7 coi chúng tôi là những kẻ khích động quần chúng; rằng chúng tôi đang gây dựng được uy tín, chúng tôi đang gây ít nhiều khó khăn cho Batista, và họ nghĩ rằng đỉnh cao của cuộc đấu tranh sẽ phải là một cuộc đảo chính quân sự do Phong trào 26 tháng 7 khởi xướng và có sự tham gia của các chiến sĩ hoạt động bí mật kết họp với các lực lượng du kích. Nhưng chúng tôi không đánh giá về vai trò của mình như vậy; chúng tôi tự coi mình như hạt nhân của một quân đội còn rất nhỏ - cho dù có kinh nghiệm và tinh thần chiến đấu - và với sự ủng hộ của toàn thể quần chúng nhân dân tổng nổi dậy trong một cuộc Đấu tranh Cách mạng, chúng tôi sẽ đánh bại được quân đội của kẻ thù.

Và đó chính là những gì đã xảy ra sau này.

Đó chính xác là những gì đã xảy ra về sau, nhưng dù sao thất bại của cuộc Tổng bãi công và nổi dậỵ tháng 4 năm 1958 cũng là một đòn nặng nề đối với chúng tôi, vì chính thất bại đó đã khiến người của chúng tôi mất tinh thần trong khi kẻ thù lại được cổ vũ mạnh mẽ và chính sự cổ vũ đó đã khiến chúng phát động cuộc tấn công cuối cùng nhằm vào chúng tôi.

Một lực lượng mười nghìn tên lính, bao gồm mười bốn tiểu đoàn và tôi không biết là bao nhiêu đơn vị bộ binh độc lập tăng cường, lại còn các đơn vị pháo binh, tăng thiết giáp, kết họp với sự yểm trợ của các đơn vị không quân và hải quân, tấn công tiền duyên phòng ngự của Thê đội I, là nơi đặt Ban Tham mưu và Đài Phát thanh Nổi dậy. Chúng tưởng rằng chúng tôi sẽ không thể nào chống đỡ nổi một cuộc tấn công như vậy. Đó là lần đầu tiên chúng tôi phải bảo vệ những cứ điểm của mình trong những trận đánh áp sát như vậy, và khi chúng bắt đầu cuộc tấn công nếu chúng tôi có khoảng 200 người là đã quá nhiều rồi. Tôi quyết định điều động các chiến sĩ từ mặt trận khác sang. Tôi cho gọi Camilo khi đó đang hoạt động ở vùng đồng bằng, và tôi ra lệnh cho Almeida gửi lực lượng yểm trợ cho chúng tôi, khi đó một số người của anh ấy đã mở một mặt trận mới ở phía đông dãy núi Sierra Maestra, gần Santiago. Chỉ có quân của Raul là tôi không huy động vì khi đó họ ở quá xa. Chúng tôi đã chiến đấu liên tục trong suốt bảy mươi ngày!

Sau khi cuộc tấn công cuối cùng đó bị đánh bại, lực lượng của chúng tôi, được trang bị bằng chính vũ khí cướp được của kẻ thù, đã phát triển từ 300 lên đến 900 người được trang bị đầy đủ, và với lực lượng như vậy chúng tôi gần như khống chế được toàn bộ đất nước. Sau khi cuộc Tổng phản công của địch kết thúc, chúng tôi đã tổ chức, đúng hơn là tổ chức lại, các thê đội. Trước hết chúng tôi trang bị nặng và tăng cường cho hai thê đội: thê đội của Che với 140 chiến sĩ, và thê đội của Camilo với 90 chiến sĩ. Với hai thê đội này, chúng tôi đã tiến vào vùng trung tâm của hòn đảo. Con số đó nghe thì có vẻ ít, mà quả thật là cũng ít, nhưng sức tấn công của họ thì thật là đáng sợ. Lẽ ra Camilo định hành quân một mạch tới Pinar del Rió nhưng chúng tôi đã dừng lại ở Santa Clara.

Tại sao?

Tại sao chúng tôi lại quyết định dừng lại và không cử Camilo đi tiếp tới Pinar del Rió ư? Đon giản là vì chúng tôi chọt nhớ tới câu chuyện về chiến dịch trong Chiến tranh giành độc lập năm 1895, một câu chuyện có ý nghĩa lịch sử quan trọng. Khi Camilo tiến tới vùng trung tâm của hòn đảo Cuba, chúng tôi chợt nhận ra là việc chiếm đóng khu vực này chẳng có giá trị chiến lược nào cả. Và bên cạnh đó, một số tình hình cụ thể ở Las Villas đòi hỏi Camilo phải sẵn sàng tăng cường cho hoạt động chính trị và quân sự hỗn hợp mà Che đang chuẩn bị tiến hành ở khu vực đó. Chúng tôi nhận ra rằng chúng tôi đang sống trong thời đại khác, và những điều kiện hoàn cảnh cũng khác, nên chẳng ích lợi gì khi đưa quân vào Pinar del Rió cả. Và rồi đến lúc tôi bảo Camilo, “Dừng lại ở vùng trung tâm và tham gia cùng với Che”.

Sau khi chiến dịch truy quét cuối cùng của Batista thất bại, ông có quyết định tiếp tục phản công không?

Các đơn vị của quân nổi dậy đang tiến vẻ mọi hướng trên cả nước, mà không có ai hay bất kỳ điều gì có thể ngăn chặn được chúng tôi. Trong một thời gian ngắn chúng tôi đã vượt qua và bao vây lực lượng tinh nhuệ nhất của Batista. Tại tỉnh Oriente chúng tôi đã bao vây ít nhất là 17 nghìn binh sĩ của quân địch; nếu tính cả các lực lượng đang hoạt động và các cứ điểm không có đường thoát thì có thể thấy là không ai có thể rời khỏi tỉnh Oriente, noi cuộc chiến đã diễn ra liên tục từ ngày chúng tôi đổ bộ từ con tàu Granma lên bờ.

Hai chiếc tàu khu trục, trong tổng số ba chiếc của quán địch, bị kẹt trong vịnh Santiago de Cuba, chúng không thể chạy thoát ra ngoài; tám khẩu súng máy mà chúng tôi cướp được từ quân địch đã phong tỏa toàn bộ đường ra vào vịnh từ những điểm cao xung quanh eo biển hẹp đó.

Khi chiến tranh kết thúc tôi tới thăm hai con tàu khu trục này và nhận ra rằng chúng đã bị mắc cạn vì phải lẩn tránh hỏa lực súng máy; hoàn toàn không có sĩ quan chỉ huy, chẳng có gì hết, thậm chí những khẩu đại bác trên tàu cũng không thể phát huy tác dụng vì những chiếc tầu khu trục này được sản xuất cho mục đích tác chiến ngoài biển khơi ở khoảng cách vài cây số, chứ không phải để đương đầu với tám ụ súng máy nằm cách đó có gần 300m. Lớp thép và kính trên đài chỉ huy của những con tàu trở nên quá mỏng manh trước họng súng máy - cỡ đạn lớn của chúng tôi chắc chắn sẽ phá nát chúng ra. Chúng hoàn toàn không có tác dụng phòng thủ.


Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 26 Tháng Bảy, 2013, 09:03:14 am
Trong hoàn cảnh đó, ông đã đề xuất một “lối thoát trong danh dự” dành cho quân địch. Vậy cụ thể đề xuất đó nhu thế nào?

Tư lệnh các lực lượng chiến dịch của địch, Tướng Eulogio Cantillo, đề nghị tổ chức một cuộc họp, và ngày 28 tháng 12 năm 1958, tôi và một vài đồng chí khác đã gặp ông ta tại một nhà máy mía đường cũ đã bỏ hoang mang tên là “Oriente” gần Palma Soriano. Tướng Cantillo không phải là một kẻ ác ôn, và ông ta cũng không phải là một trong những tên tay sai khát máu và thối nát của Batista - Ông ấy vẫn được biết đến như một người tử tế, trọng danh dự. Ông ấy từng theo học ở Học viện Quân sự, và là một trong những người hiếm hoi tốt nghiệp Học viện Quân sự còn được Batista giữ lại trong quân đội sau cuộc đảo chính ngày 10 tháng 3 năm 1952. Thậm chí Cantillo còn gửi cho tôi một bức điện khi Batista huy động một lực lượng mười nghìn tên lính để tấn công chúng tôi. Tôi đã trả lời, vì trong đó Cantillo nói rằng ông ta rất lấy làm tiếc vì những gì đang xảy ra, rằng chúng tôi là những con người dũng cảm và ông ta rất đau lòng khi đất nước mất đi những con người như chúng tôi. Tôi cảm ơn ông ta và trả lời rằng nếu như quân của ông ta đánh bại được chúng tôi thì ông ta cũng không nên quá đau buồn về số phận chúng tôi làm gì, vì nếu giả sử quân đội của Batista mà đánh bại được sự kháng cự kiên cường mà chắc chắn chúng sẽ phải đối mặt, thì chúng tôi cũng sẽ viết lên một trang chói lọi trong lịch sử và một ngày nào đó chính con cháu của những người lính được phái đi đánh chúng tôi sẽ phải say sưa đọc. Câu trả lời của chúng tôi đầy kiêu hãnh, thậm chí là hơi ngạo mạn, nhưng vẫn rất lịch sự.

Thỉnh thoảng tôi cũng có liên lạc với ông ta - ví dụ như có lần chúng tôi phải dần xếp việc trao trả hàng trăm tù binh của quân địch. Chúng tôi vẫn thường liên lạc với các chỉ huy những đơn vị gần đó hoặc với những lực lượng đang trong cơn nguy khốn, để tìm cách thuyết phục họ buông vũ khí; đó là một phương thức đấu tranh binh vận rất hiệu quả. Hoàn toàn tin tưởng vào sự trung thực của quân nổi dậy, Cantillo đã tới gặp và nói chuyện với tôi. Ông ta đến một mình bằng một chiếc trực thăng. Nên ông có thể thấy là ông ta tin tưởng chúng tôi đến mức độ nào. Tôi còn nhớ là ông ta đã nói rằng: ông ta thừa nhận đã “thất bại trong cuộc chiến này” và hỏi tôi cách làm thế nào để chấm dứt cuộc chiến. Tôi bèn bảo ông ta, “Chúng tôi có thể cứu mạng rất nhiều sĩ quan và binh lính của các ông, những người chưa gây tội ác và nợ máu. Theo tôi ông hãy tiến hành một cuộc binh biến trong căn cứ quân sự ở Santiago de Cuba, để xây dựng một phong trào quân-dân sự hỗn hợp, qua sự hiệp đồng chặt chẽ với quân nổi dậy chúng tôi”. Cantillo đồng thời cũng là Tư lệnh của toàn bộ các lực lượng quân địch ở miền đông Cuba, ông ấy đồng ý, ông ấy chấp nhận đề xuất của tôi, và chúng tôi ấn định về thời gian. Tôi bảo ông ta, “Khi chuyện này bắt đầu, chỉ trong vòng hai mươi bốn giờ, Batista sẽ không còn nắm quyền nữa”.

Tuy nhiên, ông ấy vẫn muốn đến Havana; ông ấy nói rằng còn có một người em trai cũng là sĩ quan cao cấp trong quân đội, chỉ huy trung đoàn ở Matanzas. Tôi hỏi ông ta, “Ông còn muốn quay về Havana làm gì chứ? Tại sao phải liều lĩnh như vậy?”

Đi cùng tôi tới cuộc họp hôm đó còn có một cựu sĩ quan quân đội (Batista), Thiếu tá José Quevedo, chỉ huy một tiểu đoàn từng bị chúng tôi bao vây và buộc phải đầu hàng ở El Jigue sau mười ngày chống trả quyết liệt, từ ngày 11 đến ngày 21 tháng 7 năm 1958. Những tù binh của tiểu đoàn đó ngay lập tức được chuyển qua cho Hội Chữ Thập đỏ quốc tế. Sau đó, Quevedo gia nhập lực lượng của chúng tôi. Ông ấy trở thành một người chỉ huy rất có uy tín, và cuối cùng ông ấy đã được phong quân hàm cấp tướng trong hàng ngũ Lực lượng vũ trang cách mạng vì những đóng góp xuất sắc và sự phục vụ trung thành trong suốt nhiều năm liền.

Vậy là ông ấy tham gia vào lực lượng nổi dậy?

Ông ấy bị bao vây suốt mười ngày liền, và chính tại đó tôi đã gặp ông ấy, ở El Jigue, vì những chiến sĩ đã bao vây và tấn công tiểu đoàn của ông ấy nằm dưới sự chỉ huy của tôi trong cuộc tấn công cuối cùng của quân địch. Nhiều tiểu đoàn đã bao vây chúng tôi, vậy mà cuối cùng chúng tôi lại bao vây tiểu đoàn đó. Vòng vây của chúng tôi mỗi lúc một xiết chặt và tình cảnh của họ trở nên vô cùng khốn quẫn. Chúng tôi đã lật ngược thế cân bằng chiến lược khi chúng tôi đánh bại được tiểu đoàn của Quevero. Chúng tôi bắt giữ được rất nhiều tù binh và tiểu đoàn bị đánh bại đó phải chịu rất nhiều thương vong, và tất nhiên chúng tôi đã thu giữ một số lượng lớn vũ khí. Ông có thể thấy là cán cân chiến lược đã nghiêng hẳn về phía chúng tôi, nhưng chúng tôi không tuyên bố chiến thắng ngay lập tức, để kẻ thù không thể biết tình hình chính xác bây giờ là như thế nào.

Phải sau đó bốn mươi tám tiếng, chúng tôi mói tuyên bố chiến thắng, chúng tôi đã vũ trang cho những chiến sĩ mới và tiếp tục hành quân bao vây, truy quét những tiểu đoàn khác, không hề bỏ phí một phút nào.

Khi đó các ông đã sẵn sàng tấn công vào Santiago de Cuba?

Chiến dịch đó diễn ra năm tháng sau khi đánh bại cuộc tấn công cuối cùng của quân địch trong tháng 8. Chúng tôi đã hoãn cuộc tấn công vào Santiago đến tận cuối tháng 12, vĩ cuộc gặp với Tướng Cantillo và thỏa thuận đầu hàng của ông ấy; chúng tôi lên kế hoạch tấn công với khoảng xấp xỉ 1200 người. Trong khi chúng có 5000 tên lính. Tuy nhiên chúng tôi chưa bao giờ có được sự cân bằng lực lượng theo hướng có lợi đến như vậy, và chúng tôi dự định sẽ sử dụng đúng chiến thuật mà chúng tôi vẫn áp dụng trong vùng núi Sierra Maestra: tức là bao vây và tiêu diệt các lực lượng tăng viện bên trong thành phố. Theo tính toán của tôi thì chiến dịch sẽ kéo dài khoảng năm ngày. Qua đường vịnh, chúng tôi đã tuồn vào được khoảng 100 khẩu súng cho các chiến sĩ trong thành phố, bởi vì đến ngày thứ năm toàn thành phố sẽ nổi dậy. Bốn tiểu đoàn bị bao vây, bốn trận đánh tiêu diệt quân tiếp viện, và sau đó Tổng nổi dậy của người dân thành phố - kế hoạch của chúng tôi là như vậy.

Chiến dịch này sẽ kéo dài tối đa là sáu ngày - chúng tôi đã phải hoãn nó lại; nó sẽ nổ ra vào khoảng ngày 30 tháng 12, sớm hoặc muộn vài ngày trong khoảng đó. Sau cuộc gặp gỡ với Tướng Cantillo, chúng tôi đã chờ đợi ông ta thực hiện thỏa thuận của mình. Camilo đang bao vây một tiểu đoàn ở Yaguajay và Che cũng đã bắt đầu tiến vào Thủ phủ tỉnh Las Villas.

Ông vẫn trông đợi thỏa thuận với viên Tư lệnh của quân đội kẻ thù để có thể kết thúc chiến tranh?

Tất nhiên là thế, và cuối cùng thì viên Tướng Cantillo đó cũng tới Havana. Tôi đã ra ba điều kiện. Và ông ta nhất trí cả ba. Tôi bảo ông ta, “Hãy cứ đi đi nếu ông đã quyết định như vậy, nhưng trước hết: chúng tôi không muốn có một cuộc đảo chính ở Thủ đô”. Vậy là điều kiện thứ nhất của chúng tôi là không được có đảo chính ở Thủ đô. Thứ hai: “Chúng tôi không muốn bất kỳ ai giúp đỡ Batista trốn thoát”. Thứ ba: “Không được tiếp xúc với Đại sứ quán Mỹ”. Đó là ba điều kiện cơ bản và rất cụ thể của chúng tôi, viên tướng đều nhất trí, và ông ta tới Havana.

Thế rồi thời điểm mà chúng tôi đã nhất trí hành động trôi qua, vẫn không thấy tin tức gì của ông ta cả. Ông ta đã để viên chỉ huy căn cứ ở Santiago liên lạc với chúng tôi. Và nói tóm lại, Cantillo đã làm ngược lại hoàn toàn với những gì ông ta hứa với chúng tôi: ông ta ăn tối với Batista đêm 31 tháng 12 năm 1958, rồi đi cùng hắn tới sân bay khi Batista bỏ trốn khỏi Cuba cùng với một nhóm tướng lĩnh thân cận; sau đó ông ta tập hợp lực lượng đảo chính ở Havana; và cuối cùng, tất nhiên là ông ta ngay lập tức liên hệ với Đại sứ quán Mỹ ở Havana... Một sự phản bội hèn hạ! Một hành động phản quốc!

Vậy sau đó ông làm gì?

Chúng tôi đã làm gì ngày 1 tháng 1 năm 1959 ư? Tức là sau năm năm, năm tháng và năm ngày kể từ cuộc tấn công vào trại lính Moncada hôm 26 tháng 7 năm 1953? Chính xác đến từng ngày. Đó là quãng thời gian mà chúng tôi trải qua sau cuộc tấn công vào Moncada, trong đó phải kể đến gần hai năm bị cầm tù, thêm gần hai năm nữa lưu vong ở bên ngoài Cuba để chuẩn bị cho một cuộc trở về và hai năm một tháng nữa phát động chiến tranh du kích.

Ngày 1 tháng 1 năm 1959, khi chúng tôi nghe qua Đài Phát thanh rằng Batista đã bỏ trốn và có dấu hiệu về một cuộc đảo chính sắp xảy ra ở Thủ đô, chúng tôi vội chạy tới nơi đặt Đài Phát thanh Nổi dậy, ở Palma Soriano, và từ đó chúng tôi vội phát lệnh cho các chiến sĩ của mình: “Hãy tấn công không ngừng nghỉ, và không chấp nhận bất kỳ sự ngừng bắn nào”. Chúng tôi ra lệnh cho tất cả các thê đội: “Tiếp tục tấn công và chiến đấu”. Còn đối với người lao động và toàn thể quần chúng nhân dân, chúng tôi phát đi lời kêu gọi Tổng khởi nghĩa giành chính quyền.




Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 26 Tháng Bảy, 2013, 09:06:44 am
Và đồng loạt các công nhân và người lao động trên cả nước đều quyết định bãi công và nổi dậy, và thậm chí cả những nhân viên làm việc trong các Đài Phát thanh và Truyền hình cũng bắt đầu chuyển tiếp lời kêu gọi của chúng tôi được phát đi từ Đài Phát thanh Nổi dậy, khi đó công suất chỉ là một kilô oát. Họ có thể làm như vậy bằng cách kết nối từ trạm tiếp sóng này đến trạm tiếp sóng khác trên khắp cả nước, có nghĩa là tất cả những Đài Phát thanh và Truyền hình, đang trong giai đoạn sơ khai, đều hưởng ứng. Bằng cách đó chúng tôi đã truyền được mệnh lệnh tới toàn thể chiến sĩ của mình. Vậy là tôi đã chỉ đạo cả nước đứng dậy khởi nghĩa và chúng tôi nhanh chóng giành được sự ủng hộ của toàn thể quần chúng nhân dân.

Hầu hết các Công đoàn lao động khi đó đều nằm trong tay của một tổ chức thân Batista và thân Mỹ, nhưng các công nhân đã không thèm đếm xỉa gì đến những người lãnh đạo của mình, họ đồng loạt đứng dậy ủng hộ cuộc nổi dậy giành chính quyền.

Tôi lái một chiếc xe Jeep tới Santiago, đi vòng qua dãy núi bao quanh để có thể vào thành phố từ phía bắc. Và trên đường đi tôi gặp rất nhiều người mặc quân phục đang tham gia vào hàng ngũ của chúng tôi. Vì đã có lời hứa từ trước, tôi liên hệ với người chỉ huy căn cứ ở Santiago. Trước đó chúng tôi đã trao đổi một số thư từ và vẫn còn những câu hỏi chưa được giải quyết thấu đáo, vì có thông tin tôi nói nhưng lại bị ông ta hiểu nhầm: “Nếu ông không đáp ứng yêu cầu của chúng tôi trước ngày 30 tháng 12, chúng tôi sẽ tấn công và sẽ không có chuyện ngừng bắn cho tới khi nào căn cứ đầu hàng hoàn toàn”. Ông ta trả lời bằng đúng một câu: “Người lính không bao giờ đầu hàng mà không chiến đấu, không có chuyện họ giao nộp vũ khí trong nhục nhã”. Tôi viết lại để giải thích rằng tôi không hề ra lệnh cho họ đầu hàng, mà chỉ muốn cảnh báo ông ta là một khi đã bắt đầu tấn công, chúng tôi sẽ không chấp nhận bất kỳ thỏa thuận ngừng bắn nào cho tới khi căn cứ đầu hàng.

Ông ta viết lại rằng, “Hãy tin tưởng Tướng quân”, rõ ràng là ông ta muốn nhắc tới Tướng Cantillo, và ông ta đề nghị cung cấp cho tôi một chiếc máy bay trực thăng để đưa tôi tới Santiago de Cuba. Tôi bày tỏ sự phẫn nộ về cái chết của hai thanh niên xảy ra đêm trước đó và bảo ông ta rằng tôi không cần trực thăng, ông ta nói ông ta rất tiếc về việc hai thanh niên bị giết hại. Và lúc này tôi đang trên đường từ Palma Soriano tới thị trấn El Caney, phía bắc thành phố, chính là nơi tôi đã định chiếm trại lính nhỏ sau khi cuộc tấn công vào trại lính Moncada ngày 26 tháng 7 năm 1953 thất bại. Cũng trong ngày 1 tháng 1 năm đó, chỉ trong vòng chưa đến tám tiếng đồng hồ, theo mệnh lệnh được phát ra từ Đài Phát thanh quân Nổi dậy, lực lượng của chúng tỏi đã đập tan mọi sự kháng cự của quân địch. Trong khi đó, vì không nắm được những gì đã xảy ra, do công tác thông tin liên lạc thời kỳ đó còn rất thiếu thốn, tôi vẫn gặp gỡ các sĩ quan thuộc các doanh trại đóng trong thành phố Santiago và các đơn vị chiến đấu khác trú chân trong thành phố. Tất cả đều tỏ ra nhiệt tình và phấn khởi khi gặp tôi. Tôi đã gặp mặt với tất cả khoảng 300 sĩ quan. Ba trăm sĩ quan của các lực lượng quân địch đang phòng ngự trong thành phố Santiago de Cuba.

Và tôi đã phát biểu trước sự có mặt của họ; tôi giải thích về thỏa thuận đã được nhất trí giữa chúng tôi với Tướng Eulogio Cantillo, mà ông ta đã không tuân thủ. Tôi giải thích về sự phản bội của ông ta, và họ đã ủng hộ chúng tôi, họ đứng về phía chúng tôi. Tôi thậm chí còn bổ nhiệm người chỉ huy căn cứ Santiago làm Tư lệnh toàn bộ lực lượng quân đội (cũ) trên cả nước.

Raul vẫn nói rằng khi tôi thông báo cho cậu ấy là tôi đã bổ nhiệm Đại tá Rego Rubido làm tư lệnh căn cứ Santiago và toàn bộ quân đội, cậu ấy buộc phải chấp nhận vì vấn đề kỷ luật, nhưng cậu ấy không sao hiểu nổi quyết định đó, nên tất cả những gì Raul có thể nói với mọi người là, “Chắc anh ấy biết mình đang làm gì”. Và thế là Rego Rubido trở thành Tư lệnh quân đội một thời gian, ông ấy đã giữ lời hứa của mình.

Tôi biết là trong khi đó Che và Camilo đang tiến vào Havana.

Không, lúc đó Che đang tấn công vào thành phố Santa Clara. Anh ấy đã chiếm được những đồn cảnh sát chính; một đoàn tàu bọc thép vừa vào trong thành phố và được bảo vệ rất chặt chẽ, tuy nhiên Che và lực lượng của anh ấy đã phá hủy những đường ray phía sau; và khi con tàu bát đầu lùi lại, tất nhiên là nó đã bị trật bánh và họ đã thu giữ được toàn bộ số súng và vũ khí trên đó, những tên lính trên tầu bị bắt làm tù binh.

Tướng Cantillo đã không giữ lời, và thế là ngay trong ngày 1 tháng 1 năm 1959, tôi đã ra mệnh lệnh cho Che và Camilo. Tôi bảo Camilo, “Anh hãy tiến về căn cứ quân sự Columbia”, còn Che, “Cậu tiến về La Cabana”, - đây là một doanh trại khác của quân địch nhưng cũng là một nhà tù. Khi nhận lệnh mới, Che và Camilo vẫn còn đang chưa nhận bàn giao xong tại các mục tiêu họ vừa chiếm được, nhưng tất nhiên một khi chế độ độc tài đã sụp đổ và cuộc Tổng tấn công đã bắt đầu, tất cả cũng chỉ mất có một ngày là toàn bộ quân đội đầu hàng và quá đủ thời gian cho Che và Camilo ổn định tình hình và lên đường ngay. Tôi nghĩ là họ đã đi ngay đêm đó, một cách nhanh nhất có thể, hoặc là sáng sớm hôm sau. Lúc đó tôi bảo hai người, “Tăng tốc tiến thẳng theo đường Quốc lộ Trung tâm”. Tinh thần của binh lính Batista đã xuống rất thấp... Che và Camilo đã tổ chức hai thê đội và tiến thẳng về Thủ đô. Phải mất vài tiếng đồng hồ họ mới tới nơi, nhưng cuối cùng họ cũng đã tới được mục tiêu của mình. Không có kẻ nào dám chống cự, thậm chí họ còn không phải nổ một phát súng nào cả, và người của chúng tôi ở Havana đã kiểm soát tắt cả: họ tước vũ khí và khống chế toàn bộ lực lượng quân sự của kẻ thù, toàn bộ đất nước như tê liệt, những cuộc nổi dậy nổ ra liên tiếp ở các thành phố, nhân dân đã đứng lên thể hiện ý chí và nguyện vọng của mình trên cả nước.

Columbia và La Cabana là hai căn cứ quân sự lớn ở Havana?

Đúng vậy. Ông phải hiểu rằng pháo đài lớn nhất và trọng yếu nhất ở Havana chính là Columbia, đó là nơi mà Camilo có nhiệm vụ tiếp quản. Bộ Tổng Tham mưu của quán đội Batista đặt trụ sở tại đây. Căn cứ lớn thứ hai là La Cabana, chính là nơi Che đang tiến vào. Thời điểm tấn công thật hoàn hảo. Cả hai đều là những chỉ huy quân sự tài giỏi và họ dẫn đầu hai đạo quân hùng mạnh - không gì có thể ngăn bước tiến quân của họ. Tại Columbia, Camilo đã bắt tay vào việc ổn định lại tổ chức, vì ở đây còn có cả những cố vấn quân sự người Mỹ.

Tất nhiên, việc đầu tiên mà Che bắt tay vào làm, ngay sau khi chiếm được căn cứ La Cabana và chiến tranh kết thúc, là tổ chức lớp học cho những người nông dân, mở trường học và dạy người của anh ấy. Anh ấy muốn hành động đầu tiên của mình trên cương vị một chỉ huy quân sự là khởi động chương trình giáo dục văn hóa và dạy cho tất cả các chiến sĩ của mình 1.

----------------------------------------------------------
1. Cần nhớ rằng, vào thời điểm này, như Castro cũng đã chỉ ra một vài thời điểm, lực lượng quân đội nổi dậy đã có sự tham gia của rất đông nông dân, và rất nhiều trong số này mù chữ hoàn toàn hoặc mù chữ chức năng.


Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 26 Tháng Bảy, 2013, 09:09:42 am
Tại khu căn cứ quân sự Columbia, Camilo đã chạm trán một số cựu sĩ quan quân đội từng bị giam cầm trên đảo Thông - tức là đảo Thanh niên ngày nay - vì đã âm mưu lật đổ Batista. Họ được ra tù ngày 2 tháng 1 năm đó sau khi Chính phủ độc tài sụp đổ. Trong đó có cả những sĩ quan quân đội cấp cao và rất có uy tín - tiêu biểu là viên Đại tá đã chỉ huy nhóm này và tổ chức lại quân đội cũ đồng thời úy lạo tinh thần những người đang đóng quân tại đây. Họ đã tới Columbia trước Camilo - vì từ nhà tù tới Havana cũng chỉ mất có vài phút đi bằng máy bay. Ông ta đưa nhóm của mình tới trụ sở Bộ Tổng tham mưu và họ yêu cầu được gặp tôi - khi đó tôi đang ở Santiago. Và tôi đã trả lời họ, “Hãy nói với Đại tá Barquín” - tức là viên Đại tá mà tôi vừa nhắc đến; ông ta rất được tôn trọng; ông ta từng học quân sự ở Mỹ về - “rằng người duy nhất mà tôi nói chuyện ở Columbia là Camilo. Còn ở La Cabana sẽ là Che”. Họ đang tìm cách ra điều kiện, rồi thỏa thuận này nọ, mặc dù chúng tôi không bao giờ cho họ cơ hội nào, dù là nhỏ nhất, để làm việc đó.

Chúng tôi không hề lãng phí một giây, một phút nào. Chúng tôi có được sự hậu thuẫn của nhân dân cả nước, toàn thể quần chúng nhân dân đã ra đường và nổi dậy ủng hộ chúng tôi.

Vậy cuối cùng thì chuyện gì đã xảy ra với tướng Cantillo?

Tướng Cantillo bị bắt và bị kết án vài năm tù, và sau đó thì chúng tôi cũng thả ông ta ra.

Vậy ông vào Havana khi nào?

Tôi từ Santiago đi Bayamo ngày mồng 2. Lực lượng binh lính địch đồn trú ở Bayamo từng chống cự lại chúng tôi rất ngoan cường cuối cùng cũng đã tham gia với 300 sĩ quan ở El Caney, và họ đã đồng ý đi theo chúng tôi ngay sau khi tôi gặp họ trong một sân vận động ở Bayamo. Và trong thực tế là họ chào đón tôi rất nồng nhiệt, phấn khởi - tôi thật không sao hiểu nổi. Khi đó tôi đang tiến về Havana cùng với 1000 chiến sĩ nổi dậy, ở đó tình hình liên quan đến quân đội cũ như thế nào tôi vẫn chưa nắm được. Trong khi đó tôi lại phải giữ khoảng 2000 người mới tham gia này ở nguyên trong quân đội, đó quả là công việc thực sự khó khăn.

Tôi đã chào đón cả 2000 binh sĩ này cùng với toàn bộ vũ khí của họ - họ còn có cả những chiếc xe tăng Sherman mà chúng tôi không biết sử dụng như thế nào, cùng với cả pháo binh và đủ các loại hỏa lực mạnh khác - và vì tình hình ở Havana như thế nào vẫn chưa rõ ràng, trong khi Che và Camilo còn đang trên đường tiến về Thủ đô, thế là tôi quyết định cho 2000 binh lính của quân đội cũ tham gia vào hàng ngũ của chúng tôi. Vậy là tôi tiến vào Havana với đội hình gồm 1000 chiến sĩ nổi dậy và 2000 binh sĩ thuộc lực lượng tác chiến tinh nhuệ nhất của quân đội cũ - những người mà vài ngày trước còn đang chống cự lại chúng tôi trong những trận đánh cực kỳ ác liệt ở Guisa, Baire, Jiaguani, Maffo, và trước đó là trong dãy núi Sierra Maestra trong đợt tấn công càn quét cuối cùng, và có lẽ đã đến quá nửa đồng đội của họ thiệt mạng trong những trận đánh này - nhưng phải nói rằng trong những trận đánh dữ dội như vậy bao giờ chúng tôi cũng chăm sóc cẩn thận những binh lính đối phương bị thương và phóng thích những tù nhân. Và giờ thì họ sẵn sàng chiến đấu cùng với chúng tôi. Họ đi cùng tôi, lái theo những chiếc xe tăng và các loại khí tài hỏa lực mạnh khác - không ai trong chúng tôi khi đó biết vận hành những khí tài này như thế nào cả - và tất cả đều rất hào hứng, phấn khích. Tôi muốn nói là họ cũng được chứng kiến cảnh quần chúng nhân dân đổ xô ra đứng chật hai bên đường chào đón đoàn quân của chúng tôi tiến về thành phố.

Phải mất đến tám ngày tôi mới tới được Havana, vì cứ tới thủ phủ của một tỉnh nào đó là tôi phải dừng lại, phát biểu úy lạo tinh thần binh lính và nhân dân - lúc nào cũng có những đám đông quần chúng chờ sẵn trên đường chúng tôi hành quân qua. Có lẽ chỉ một chiếc xe tăng là có thể đi qua được những đoàn người đông nghịt đó, nếu đi bằng ô tô chắc chắn bạn sẽ bị đè bẹp ruột. Đến Havana chúng tôi không gặp bất kỳ sự kháng cự nào, trong khi, đó lại là nơi nguy hiểm duy nhất trong vòng bảy mươi hai giờ đầu tiên của cuộc nổi dậy. Cuộc Tổng tấn công và nổi dậy vẫn đang tiếp diễn; người dân còn đang vô cùng phấn khích trước cuộc nổi dậy trên cả nước, mặc dù lúc này mọi việc đã đâu vào đấy và không cần phải tiếp tục đấu tranh nữa, khi ấy mọi người ai nấy đổ ra đường ăn mừng đầy hân hoan và hạnh phúc. Todo el mundo estaba de fiesta.

Tôi đến Havana ngày 8 tháng 1 năm 1959, sau khi phát biểu trước các đám đông và tập hợp họ trên đường đi. Tôi tới Cienfuegos, nơi tôi từng bị giam cầm trong những ngày còn là sinh viên và cũng là nơi từng diễn ra cuộc nổi dậy đầy anh dũng của các thủy thủ và những Chiến sĩ Cách mạng. Cả Che và Camilo đều đã ổn định được những cứ điểm của mình và đang chờ tôi từ lâu. Tại Havana, Phong trào ngày 26 tháng 7 đã tiếp quản toàn bộ các đồn cảnh sát ngay từ ngày đầu tiên.

Vậy là công tác duy trì trật tự trong thành phố đã được người của các ông kiểm soát từ ngày 1 tháng 1?

Đúng vậy, tất cả đều do người của chúng tôi. Thực tế là trước khi Camilo và Che tới nơi, người của nhóm Hành động và Phá hoại trong Phong trào ngày 26 tháng 7 đã chiếm tất cả các đồn cảnh sát. Nhiều người đã anh dũng hy sinh trong quá trình này. Họ đều rất anh dũng, nhưng họ không có kinh nghiệm chiến đấu giống như những gì chúng tôi đã trải qua trong vùng rừng núi. Có rất nhiều chiến sĩ đến từ vùng đồng bằng và họ thích đối mặt với những rủi ro của việc chiến đấu trong thành phố hơn là phải lội suốt trèo đèo. Rất nhiều người giỏi chiến đấu trong thành phố nhưng lại là những chiến sĩ du kích dở tệ trên núi, bởi vì một khi đã chiến đấu du kích thì việc khó khăn nhất là leo rừng, lội suối, vượt qua tất cả những khó khăn mệt nhọc, phải chịu hy sinh, gian khổ.. Đó mới thực sự là chiến tranh du kích, và con người chúng ta hầu như ai cũng thế.

Vậy là cuối cùng chiến tranh cùng kết thúc.

Thời gian cuối quân đội của chúng tôi lớn mạnh một cách phi thường, vì theo tôi tính toán thì đến tháng 12 năm 1958, chúng tôi mói có 3000 chiến sĩ có vũ trang, nhưng sau khi chúng tôi chiếm được rất nhiều vũ khí ngày 1 tháng 1 năm 1959, quân đội của chúng tôi đã lớn mạnh trong vài tuần lên con số 40.000. Nhưng cơ bản là chúng tôi đã chiến thắng trong cuộc chiến này, trong vòng gần hai năm, với 3000 người đầu tiên. Không thể nào quên được quãng thời gian đầy gian khổ, hy sinh đó...



Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 26 Tháng Bảy, 2013, 10:17:51 am
9

NHỮNG BÀI HỌC TỪ MỘT CUỘC CHIẾN TRANH DU KÍCH


Bạo lực và cách mạng - Vấn đề đạo đức đối với người nông dân
- Đối xử với tù binh - Kỷ luật chiến tranh trong vùng núi Sierra


Ông nghĩ rằng ông và người của mình đã chiến thắng là vì chiến thuật quân sự hay nhờ chiến lược chính trị?

Cả hai. Ngay trước khi phải ngồi tù, tôi đã xây dựng trong đàu kế hoạch tiến hành cuộc chiến trong vùng núi Sierra Maestra, toàn bộ kế hoạch hoàn chỉnh. Chúng tôi phát triển một hình thức tác chiến cơ động, như tôi đã nói - tấn công và rút lui. Ra tay thật bất ngờ. Tấn công, và lại tấn công. Cùng với đó là chiến tranh tâm lý khiến quân địch hoang mang. Chúng tôi đốt một số cánh đồng mía để quấy rối Batista 1, buộc lực lượng của hắn phải di chuyển và phân tán, phá hủy những nguồn lợi sát sườn khiến hắn không còn nhận sự hậu thuẫn của giới đại địa chủ, phá hoại hệ thống giao thông và thông tin liên lạc. Nhưng đối với chúng tôi, chiến tranh du kích cũng chỉ là ngòi nổ của một quá trình khác, với mục tiêu là Đấu tranh Cách mạng để giành chính quyền thông qua đỉnh cao là Tổng tấn công và nối dậy của quần chúng nhân dân.

Vậy là ông đã đặt cược tất cả vào chiến tranh du kích. Tại sao lại như vậy?

Lúc nào tôi cũng tin tưởng vào khả năng mà một cuộc chiến phi chính quy có thể mang lại. Trong suốt lịch sử của nghệ thuật quân sự, trong tất cả những cuộc chiến tranh từ thời Alexander Đại đế và Hannibal, chiến thắng bao giờ cũng thuộc về những người biét ngụy trang che giấu hành tung, biết triển khai lực lượng và tấn công bất ngờ, biết khai thác và tận dụng mọi yếu tố chiến thuật cũng như địa hình. Các nhà chiến lược vĩ đại đó thậm chí còn biết tận dụng cả mặt trời và gió để đánh bại kẻ thù! Người chỉ huy nào biết khai thác tối đa các nguồn lực của mình, tận dụng được các yếu tố thiên thời, địa lợi, bao giờ cũng là người chiến thắng.

Chúng tôi phát huy tối đa khả năng và tinh thần sáng tạo, và chúng tôi nhận ra rằng chúng tôi phải tìm ra những sáng kiến độc đáo để có thể vượt qua thách thức vô cùng to lớn là lật đổ một Chính phủ độc tài có sự hậu thuẫn của quân đội gồm 80.000 lính được trang bị đến tận răng. Ban đầu chúng tôi chỉ có những nguồn lực vô cùng hạn hẹp, và do đó chúng tôi phải tìm cách khai thác chúng một cách tối ưu, cùng với đó là triển khai thật hiệu quả con người cũng như vũ khí. Đó là vấn đề khó khăn cơ bản của chúng tôi.

Nhưng chúng tôi đã nhanh chóng phát triển nghệ thuật khiến cho quân thù phải lúng túng không kịp trở tay, buộc chúng phải làm theo những gì chúng tôi dự tính. Có thể nói chúng tôi đã phát triển nghệ thuật khiêu khích các lực lượng của đối phương, và buộc chúng lúc nào cũng phải di chuyển liên tục, dựa trên một nguyên tắc mà chúng tôi đã phát hiện ra, như tôi đã nói với ông, đó là kẻ thù chỉ mạnh khi chúng ẩn nấp trong cứ điểm phòng ngự của mình, còn một khi di chuyển, khi ra khỏi căn cứ, chúng sẽ trở nên yếu ớt và rất dễ bị tấn công. Chúng tôi đã phát triển nghệ thuật buộc kẻ thù phải hành quân liên tục, do đó chúng tôi có thể mai phục tấn công khi chúng ít phòng bị nhất.

Ông phải hiểu rằng với điều kiện tác chiến trong rừng rậm hoặc trên núi cao, một thê đội 400 lính bao giờ cũng phải hành quân thành hàng một. Có nhiều chỗ địa hình không cho phép đi quá một người và một khi di chuyển như vậy thì khả năng chiến đấu của một tiểu đoàn cũng giảm xuống mức tối thiểu - vì hỏa lực của nó không thể tản ra và tấn công mục tiêu. Bao giờ chúng tôi cũng triệt hạ những tên đi đầu tấn công vào giữa đội hình rồi phục kích phía sau khi địch rút chạy trên những địa hình mà chúng tôi đã lựa chọn. Bao giờ cũng phải tấn công bất ngờ, và tại những vị trí do chúng tôi chủ động lựa chọn. Dần dần chúng tôi hoàn toàn làm chủ được chiến thuật tinh vi đó.

Ông và người của mình đã phát triển nghệ thuật phục kích.

Phục kích là một loại hình tác chiến lâu đời như chính bản thân chiến tranh. Chúng tôi áp dụng rất đa dạng các hình thức phục kích: Bao giờ chúng tôi cũng tấn công phủ đầu vào đội hình tiên phong của địch, điều đó bao giờ cũng khiến cho toàn bộ đội hình của địch phía sau phải rút lui, một khi bọn đi đầu đã bị tiêu diệt sạch. Sau đó chúng tôi sẽ tấn công hai bên sườn, và cuối cùng khi chúng rút chạy, chúng tôi sẽ thực hiện cuộc phục kích thứ hai - khi những tên lính mất tinh thần chiến đấu đang tìm cách quay lại điểm xuất phát và bọn đi cuối cùng lại trở thành lực lượng tiên phong.

Chúng tôi chỉ cần tấn công vài ba lần vào ban đêm trên một tuyến đường nào đó là nhất định bọn lính sẽ không dám thò mặt ra ngoài vào ban đêm. Chúng tôi tấn công ngay cả giữa ban ngày, bằng đường bộ, nếu chúng hành quân bộ. Còn nếu chúng hành quân bằng xe tải, chúng tôi sẽ chờ tới khi chúng đang lên dốc hoặc đang đi rất chậm trên một đoạn đường núi hiểm trở; chúng tôi sẽ tấn công bằng súng tự động nếu có thể, hoặc bằng bất kỳ thứ vũ khí nào chúng tôi có trong tay. Còn nếu chúng sử dụng xe bọc thép để chở quân, chúng tôi lại dùng mìn. Còn một khi đã không thể gây cho chúng những bất ngờ, tốt nhất là phải nghiên cứu các chiến thuật khác.

Lúc nào cũng phải đi trước chúng một bước. Bí quyết chính là yếu tố bất ngờ. Tấn công vào những vị trí và những cách mà chúng không ngờ tới. Khi bị tấn công, bao giờ những đơn vị đang chịu trận cũng sẽ gọi tiếp viện tới. Còn nếu không có tiếp viện, chúng sẽ đầu hàng, đặc biệt là khi chúng nhận ra rằng Lực lượng Cách mạng bao giờ cũng bảo vệ mạng sống cũng như sự an nguy của tù binh.

----------------------------------------------------------
1. Độc giả sẽ nhận ra điều này trái ngược với lời nói của Castro trong chương 5, trang 149 (nguyên gốc tiếng Anh) rằng quân nổi dậy không sử dụng chiến thuật này.


Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 26 Tháng Bảy, 2013, 10:20:47 am
Nhưng tôi thấy là đối với ông và người của mình, quân sự chỉ đóng vai trò thứ yếu so với chính trị. Vậy ông có cho rằng chiến lược quân sự có vai trò quan trọng hơn?

Nếu như mặt trận chính trị mà chúng tôi đề xướng, tức là sự đoàn kết và thống nhất tất cả các lực lượng chống Batista, thành công ngay từ đầu thì có lẽ chế độ Batista đã tự sụp đổ, mà có lẽ không phải đổ một giọt máu nào. Đó là những gì mà chúng tôi đã kỳ vọng, đó cũng là mục tiêu mà chiến thuật của chúng tôi hưởng tới. Chúng ta đang nói về chiến thuật và cách thức giành thắng lợi trong một cuộc chiến. Xét cả về mặt chính trị và quân sự thì những chiến thuật của chúng tôi đều tỏ ra hiệu quả nhất trong những điều kiện hoàn cảnh cụ thể của Cuba. Đó là lý do tại sao tôi vẫn luôn nói rằng anh phải có một đường lối nhất quán đối với quần chũng nhân dân và một đường lối đối với kẻ thù. Còn nếu không, anh sẽ không bao giờ giành thắng lợi. Anh không được tàn sát những người vô tội, và anh phải chiến đấu chống lại những lực lượng vũ trang của kẻ thù một cách công minh chính đại. Hoàn toàn không thể có cách nào khác để biện minh cho việc sử dụng bạo lực. Đó là quan điểm của tôi về Chiến tranh.

Ông đã tiến hành một cuộc Chiến tranh không chính thức, nhưng ông lại quyết định tuân thủ những quy tắc của Chiến tranh?

Đúng thế, bởi vì đó là một yếu tố tâm lý có tác động vô cùng to lớn. Một khi kẻ thù đã tôn trọng thậm chí khâm phục đối thủ của mình, thì tức là anh đã giành được một chiến thắng tâm lý quan trọng. Họ khâm phục anh bởi vì anh đã đánh bại được họ, bởi vì anh tấn công họ một cách ác liệt và dữ dội nhất nhưng đồng thời lại vẫn tôn trọng họ, bởi vì anh không làm gì để hạ nhục họ, anh không xúc phạm đến lòng tự trọng của họ, và nhất là anh đã không giết họ một cách hèn hạ. Và lúc nào chúng tôi cũng chứng tỏ được tư thế đĩnh đạc và đàng hoàng trong khía cạnh này. Kẻ thù cũng phải tôn trọng chúng tôi. Bởi vì họ biết rõ sự tàn khốc của những cuộc Chiến tranh từ trước tới nay và những kẻ chiến thắng thường tàn sát không thương tiếc đội quân chiến bại.

Vậy là khi đó ông và nguời của mình đã đề ra nguyên tắc là tôn trọng tù binh?

Hoàn toàn không có việc tù binh bị tra tấn. Vì trong cuộc đấu tranh chống lại chế đô độc tài đó, chúng tôi biết rõ rằng bọn tay sai của chế độ đó thường xuyên tra tấn và thủ tiêu những tù nhân lọt vào tay chúng. Đã có lần tôi nói với những người buộc tội chúng tôi là vi phạm nhân quyền rằng: “Tôi thách các ông tìm thấy bất kỳ một trường hợp nào bị trừng phạt mà không qua xét xử; tôi thách các ông tìm thấy bất kỳ trường hợp tra tấn nào”.

Ngay từ những ngày đầu tiên của Cách mạng?

Từ khi Cách mạng thành công, và thậm chí rất lâu trước đó; từ khi chúng tôi bắt đầu cuộc tấn công vào trại lính Moncada, hoặc sau này, khi chúng tôi đổ bộ lên bờ năm 1956. Tôi nhớ có lần, trong cuộc đấu tranh chống lại bọn bandidos, trong những năm 1960, một trong những đồng chí chỉ huy của chúng tôi bắt đầu sử dụng một số biện pháp răn đe nhất định - đồng chí ấy cho tù nhân lên máy bay trực thăng và dọa sẽ ném chúng xuống hồ - thật ra cũng không có ý định ném ai ra mà chỉ định dọa cho chúng sợ thôi. Tôi tình cờ biết được hành động đó và tôi vội tới Escambray ngay lập tức, đó là nơi diễn ra vụ việc. Đồng chí kia đã bị xạc một trận tơi bời khói lửa. Đồng chí ấy chưa bao giờ sử dụng những biện pháp tra tấn thể xác, nhưng đe dọa như thế kia cũng là một biện pháp tra tấn tinh thần - cho dù thế nào chăng nữa thì cũng không thể chấp nhận được.

Hơn nữa một cơ quan an ninh hoặc tình báo mà áp dụng các biện pháp tra tấn thật ra cũng sẽ chẳng thu được kết quả gì, khác hẳn với những biện pháp mà chúng tôi đã tiến hành - đặc biệt là các biện pháp thâm nhập thực tế để tìm hiểu sự thật. Khi có kẻ nào đó bị bắt, bao giờ họ cũng khẳng định rằng họ không nhớ họ đã ở đâu trong ngày hôm đó, hôm đó, nhưng các cơ quan tình báo của chúng tôi thì biết rõ, vì tất cả đều được báo cáo đầy đủ. Nếu anh được hỏi, “Anh đã làm gì hôm chủ nhật, ngày đó, ngày đó tháng 5, năm này, năm nọ?” có thể anh sẽ không nhớ, và đối với họ cũng vậy: họ đã gặp gỡ những ai? Ai đã cung cấp vũ khí cho họ? Chúng tôi chỉ tiến hành bắt giữ khi đã có những bằng chứng không thể chối cãi được. Biện pháp thâm nhập vào mục tiêu có hiệu quả rất tốt, còn tra tấn thể xác sẽ chẳng thu được kết quả gì - đơn giản là chúng tôi không bao giờ làm như vậy.

Liệu có phải ông và những người của mình là những chiến sĩ du kích đầu tiên chủ truơng không ăn cướp của nông dàn, không hãm hiếp phụ nữ, không tra tấn tù binh?

Ồ, không, không, tôi hoàn toàn không thể khẳng định như vậy, vì tôi không nghĩ rằng những người Việt Nam yêu nước từng bắt đầu cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc trước cả chúng tôi, từ năm 1946, hoặc những người Algeri, cũng tiến hành đấu tranh du kích trước chúng tôi, từ năm 1954, là những kẻ cướp bóc của nông dân và hãm hiếp phụ nữ. Tôi không tin là họ làm như vậy. Đã có rất nhiều cuộc đấu tranh mà trong đó những nguyên tắc này đều được tôn trọng. Tôi hoàn toàn không có bằng chứng nào cho thấy điều ngược lại.

Những chiến sĩ du kích chống lại quân đội Đức Quốc xã, phía sau chiến tuyến Liên Xô - Đức, cũng không bao giờ tra tấn ai cả, tôi tin chắc một điều như vậy, họ cũng không hãm hiếp phụ nữ, vì chỉ có những thế lực phản động chống lại lực lượng cách mạng và lẽ phải mới gây nên những tội ác ghê tởm là hãm hiếp, cướp bóc, đốt phá ở khấp mọi nơi chúng đi qua. Mặc dù không ai có thể biết được chuyện gì đã xảy ra trên những chiến trường ác liệt trong Chiến tranh Thế giới thứ 2. Theo tôi thì vẫn có những trường hợp các bên hành hình tù binh của nhau, bởi vì chắc chắn một điều là những tên lính Quốc xã không bao giờ để cho người chiến sĩ Bôn-sê-vích nào thoát khỏi tay chúng mà còn giữ nguyên tính mạng, và tôi cũng thực sự không thể biết là những người trong phong trào kháng chiến Xô Viết đã đối xử như thế nào với những tên lính Quốc Xã bị bắt làm tù binh. Tôi không nghĩ là họ có thể làm giống như những gì chúng tôi đã làm. Vì nếu chỉ cần họ thả một trong những tên phát xít đó ra, ngay ngày hôm sau hắn sẽ tiếp tục giết những người Xô Viết, sát hại trẻ em, hãm hiếp phụ nữ. Trong trường hợp này, tôi cũng phải nói rằng họ hoàn toàn có đủ lý do và cơ sở để loại bỏ những tên đó ra khỏi vòng chiến đấu.

Ở Mêhicô, năm 1910, đã nổ ra một cuộc Cách mạng vô cùng dữ dội kéo dài trong nhiều năm, và cả ở Tây Ban Nha, năm 1936, cũng xảy ra một cuộc Nội chiến đẫm máu...


Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 26 Tháng Bảy, 2013, 10:24:49 am
Và cả hai bên đều có những hành động cực kỳ tàn bạo, dã man...

Ở Tây Ban Nha khi đó, thậm chí cả trong vùng hậu cứ cũng có những trận chiến ác liệt. Đó chính là nguồn cảm hứng cho Hemingway viết cuốn tiểu thuyết Chuông nguyện hồn ai 1. Lịch sử về những gì xảy ra ở vùng hậu cứ trong Nội chiến Tây Ban Nha đã rất có ích cho chúng tôi - chúng tôi đã biết làm thế nào mà những chiến sĩ du kích của phe Cộng hòa ở phía sau lực lượng của Franco đã thu giữ được rất nhiều vũ khí của kẻ thù. Cuốn sách đó giúp chúng tôi hình thành nên cuộc Chiến tranh du kích của riêng mình.

Qua tiểu thuyết của Hemingway?

Đúng vậy, vì khi ở trong vùng núi rừng Sierra Maestra, tôi đã nhớ rất nhiều chi tiết được nhắc đến trong cuốn sách đó... Một ngày nào đó tôi sẽ kể cho ông biết ngọn ngành hơn.

Tại sao ông không kể cho tôi nghe luôn bây giờ?

Thôi được rồi, nếu ông muốn... ông biết đấy, tôi đọc cuốn Chuông nguyện hồn ai lần đầu tiên khi còn là sinh viên. Và trong những năm sau đó tôi đã đọc lại cuốn tiểu thuyết này ít nhất là ba lần. Hơn nữa tôi cũng rất thích bộ phim sau này được chuyển thể từ cuốn tiểu thuyết. Như tôi vừa nói, tôi rất thích cuốn sách này vì, ngoài rất nhiều vấn đề được đề cập trong đó, tác giả đã đề cập rất sâu sắc về cuộc đấu tranh ở vùng hậu cứ - phía sau đội hình của một quân đội chính quy. Và cuốn sách đã phản ánh rất sinh động về cuộc sống ở vùng hậu cứ đó; nó cho chúng ta biết về sự tồn tại của một lực lượng du kích, và lực lượng du kích đó đã hành động như thế nào trong một khu vực tưởng chừng do quân đội kẻ thù kiểm soát hoàn toàn. Tôi muốn nói tới những đoạn miêu tả cực kỳ chính xác và chi tiết của cuộc Chiến tranh được Hemingway viết trong cuốn tiểu thuyết đó.

Theo bản năng, chúng tôi có thể tự hình dung về cách thức tiến hành một cuộc Chiến tranh du kích, từ góc độ quân sự và chính trị. Nhưng Chuông nguyện hồn ai cho phép chúng tôi nhìn thấy trải nghiệm đó một cách sinh động. Bởi vì trong tất cả các tiểu thuyết của mình, Hemingway đều miêu tả các chi tiết và sự kiện với ngòi bút hiện thực, rõ ràng và minh triết. Tất cả đều sinh động như thực tế và đều vô cùng thuyết phục đối với độc giả. Thật khó có thể quên những gì anh vừa đọc, vì dường như anh vừa sống qua nó thật sự, vì tác giả đã thể hiện được tài năng xuất chúng trong việc khiến độc giả đắm chìm vào trong những sự kiện của cuộc chiến tranh nghiệt ngã đó, cuộc Nội chiến Tây Ban Nha đẫm máu. Sau này, qua những ngày tháng đấu tranh trong vùng núi Sierra Maestra, chúng tôi đã trải nghiệm thực tế thế nào là cuộc sống của một chiến sĩ du kích. Vì vậy có thể nói cuốn sách đóng một vai trò quan trọng trong đời sống của tôi. Và ngay cả khi đã là những chiến sĩ du kích dạn dày kinh nghiệm, chúng tôi vẫn thường xuyên đọc lại tác phẩm đó, tham khảo các tình tiết trong đó để tìm cảm hứng và rút ra cho mình những bài học cần thiết. Và chúng tôi cố gắng thiết lập cho cuộc đấu tranh của mình một hệ thống đạo đức phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của Cuba.

Và tôi xin khẳng định một lần nữa rằng: không thể nào có chuyện chúng tôi là lực lượng du kích duy nhất biết thế nào là đạo đức.

Nhưng ông và người của mình đã biến vấn đề đạo đức đó thành một nguyên tắc cơ bản.

Trong cuộc chiến đấu của chúng tôi, nếu không có một nền tảng triết lý về đạo đức như vậy, rất có thể các chiến sĩ của chúng tôi đã mặc sức bắn giết tù binh - có trời mói biết hậu quả là như thế nào. Vì thực ra các chiến sĩ của chúng tôi đều vô cùng căm thù những tội ác dã man mà Chính phủ độc tài và tàn bạo đó đã gây ra.

Ông và người của mình có bao giờ sử dụng các biện pháp khủng bố đôi với lực lượng của Batista không? Hay ám sát chẳng hạn?

Cả khủng bố lẫn ám sát đều không, ông biết đấy, chúng tôi đấu tranh chống Batista, nhưng chúng tôi không bao giờ tìm cách ám sát ông ta, trong khi chúng tôi hoàn toàn đủ khả năng làm như vậy. Có thể tiếp cận vầ tấn công ông ta bất kỳ lúc nào - việc giết ông ta dễ dàng hơn nhiều so với việc chiến đấu chống lại Batista trong vùng rừng núi. Có bao nhiêu tên lính trong doanh trại ở Moncada ngày 26 tháng 7 năm 1953? Gần 1000 tên, thậm chí có lẽ còn hơn.

Chuẩn bị một cuộc tấn công nhằm vào Batista và ám sát ông ta còn dễ hơn thế hai mươi lần, nhưng chúng tôi không bao giờ làm như vậy. Liệu việc ám sát một tên bạo chúa có lợi gì cho Cách mạng hay không? Sẽ chẳng có gì thay đổi trong những điều kiện khách quan tạo nên một chế độ độc tài như vậy.

Những người tấn công trại lính Moncada hôm đó hoàn toàn có thể ám sát Batista ngay trong trang trại của ông ta, hoặc trên đường gióng như Trujillo và những tên bạo chúa khác đã bị giết; nhưng chúng tôi có suy nghĩ rất rõ ràng: ám sát không bao giờ giải quyết được vấn đề gì cả. Chúng sẽ lại dựng một kẻ khác lên vị trí của tên độc tài mà anh vừa giết, và kẻ vừa bị ám sát sẽ trở thành một vị thánh tử vì đạo trong mắt người của hắn. Sự không cần thiết của việc ám sát đã được chứng minh từ lâu và được kết hợp cũng như tuân thủ chặt chẽ trong Học thuyết Cách mạng của chúng tôi.

Ngay trong nội bộ của phong trào Quốc tế Cộng sản cũng đã không biết bao nhiêu lần bàn bạc và tranh luận, về việc có nên gây quỹ hoạt động bằng cách cướp ngân hàng. Trong lịch sử của Liên Xô, có nhiều người khẳng định rằng chính Stalin có thể đã thực hiện một số vụ cướp ngân hàng như vậy. Tư tưởng đó - tức là cả thuyết ám sát và thuyết đánh cướp ngân hàng để kiếm tiền - đều hoàn toàn mâu thuẫn với giá trị đạo đức cơ bản. Cướp ngân hàng là một hành động bị khinh bỉ ở Cuba, trong một xã hội mang những giá trị tư sản rất sâu sắc, và ngân hàng được coi là một nơi cần được tôn trọng. Mà đây cũng không phải là một vấn đề đạo đức thuần túy, mà là một vấn đề rất thực tế: anh làm vậy để giúp Cách mạng hay giúp kẻ thù?

----------------------------------------------------------
1. Ernest Hemingway (1899-1961), ngưòi đoạt giải Nobel Văn học năm 1954 và hầu như ai cũng biết ông là một phóng viên ở Tây Ban Nha trong thời gian diễn ra cuộc nội chiến Tây Ban Nha (1936-1939), và chính kinh nghiệm này đã giúp ông viết nên tác phẩm Chuông nguyện hồn ai. (Ông viết cuốn tiểu thuyểt này tại phòng 525 của khách sạn Ambos Mundos ở Havana), ông nổi tiếng nhất với những cuốn tiểu thuyết viết dựa trên cuộc xung đột đó. Năm 1943, đạo diễn Sam Wood xây dựng một bộ phim cùng tên với sự tham gia của Gary Cooper và Ingrid Bergman.


Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 26 Tháng Bảy, 2013, 10:39:14 am
Đó là chưa kể việc tiến hành ám sát, hoặc tấn công khủng bố, có thể lảm ảnh hưởng đến những nạn nhân vô tội?

Nếu nói về Chiến tranh thì đó chưa bao giờ là một vấn đề mà chúng tôi phải đối mặt, vì cuộc Chiến tranh của chúng tôi chỉ diễn ra trong vòng có hai mươi lăm tháng, và tôi không nhớ là có bất kỳ trường hợp nào có dân thường bị chết trong những trận đánh của thê đội I. Ông phải hỏi các chỉ huy khác của chúng tôi xem họ có chứng kiến trường hợp nào như vậy trong các chiến dịch của mình không.

Đối với chúng tôi đó là một triết lý, một nguyên tắc chỉ đạo, rằng không được hy sinh tính mạng của người vô tội trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Lúc nào đó cũng là một nguyên tắc xuyên suốt - một tín điều bất khả xâm phạm. Chỉ có đúng một trường hợp trong đó một số chiến sĩ hoạt động bí mật của Phong trào đã cho nổ một quả bom, mà thật ra hành động này đã trở thành truyền thống trong các phong trào đấu tranh cách mạng ở Cuba. Nhưng chúng tôi không hề muốn làm như vậy, chúng tôi không nhất trí với phương pháp đó. Chúng tôi thực sự lo lắng tới sự an nguy của các thường dân trong những trận đánh ác liệt mà chúng tôi tiến hành.

Tôi muốn nói tới trường hợp vụ tấn công vào trại lính Moncada, tôi đã cho ông biết kế hoạch chi tiết nhất mà chúng tôi đã thực hiện, trong đó không hề có mối nguy hiểm nào đối với thường dân. Những thường dân duy nhất phải đối mặt với nguy hiểm chính là những người cách mạng chúng tôi, cho dù chúng tôi là thường dân có vũ trang.

Hình như là ông đã ra lệnh hạn chế con số thương vong ở mức độ thấp nhất, ngay cả đối với các lực lượng của Batista. Có đúng vậy không?

Thật ra chúng tôi cũng không quá quan tâm đến những binh lính địch chết trong quá trình chiến đấu. Chúng tôi chỉ quan tâm đến những người đã đầu hàng hoặc đã bị bắt làm tù binh. Nếu không thế, chúng tôi không thể giành chiến thắng. Đó là những nguyên tắc cơ bản trong chiến tranh cũng như trong chính trị. Hoàn toàn không phải vì chúng tôi là những người tả khuynh ngây thơ. Đạo đức không đơn giản chỉ là vấn đề tình cảm đơn thuần - một khi đạo đức là chân thành, nó sẽ mang lại những kết quả rất cụ thể.

Ngày nay, tại nhiều nơi trên thế giới các nhóm đấu tranh vũ trang vẫn đang tìm cách đạt được mục đích chính trị của mình bằng cách khủng bố, giết hại những người vô tội một cách mù quáng, ông có phản đối những phuơng pháp đấu tranh này không?

Tôi khẳng định với ông rằng không cuộc chiến nào có thể giành thắng lợi bằng biện pháp khủng bố. Đơn giản là như vậy. Vì nếu sử dụng biện pháp khủng bố, anh sẽ chỉ nhận được những điều ngược lại những gì anh mong muốn, đó là sự căm thù và phản đối của những người anh cần lôi kéo nhằm giành thắng lợi.

Đó là lý do tại sao chúng tôi đã nhận được sự ủng hộ của đại đa số quần chúng nhân dân cả nước. Ông có nghĩ rằng nếu cứ hy sinh mạng sống của những người Cuba vô tội chúng tôi vẫn còn nhận được sự ủng hộ lớn lao như vậy hay không? Ông có nghĩ rằng nếu hồi đó chúng tôi cũng đặt bom, cũng bắn giết tù binh, giết hại thường dân vô tội, chúng tôi vẫn sẽ đạt được những mục tiêu đấu tranh đã đề ra? Trong thực tế, chúng tôi đã cứu được rất nhiều sinh mạng!

Tôi đã kể cho ông nghe về những gì xảy ra trong trận đánh ở Uvero, khi chúng tôi tấn công vào một cứ điểm nằm ngay bên bờ Đại dương - một hành động cực kỳ nguy hiểm. Đó là một trong những trận đánh ác liệt nhất mà chúng tôi từng phải trải qua, trong đó hơn một phần ba những chiến sĩ tham gia hy sinh hoặc bị thương. Chúng tôi đã băng bó và chữa trị cho rất nhiều binh lính địch bị chúng tôi bắt làm tù binh, và chúng tôi để họ lại chờ quân đội của họ tới đón về. Chúng tôi chỉ bắt theo một số tù binh hoàn toàn khỏe mạnh. Phải sau đó một thời gian họ mới được trả tự do.

Ngay từ trận đánh đầu tiên, chúng tôi đã tiến hành chăm sóc y tế cho tất cả những người bị thương, không hề có sự phân biệt đối xử - cả người của chúng tôi lẫn người của đối phương. Trong trận đánh đầu tiên đó chúng tôi chỉ có mười chín người, chống lại một cứ điểm hỗn hợp gồm cả bộ binh và hải quân; đó là thắng lợi đầu tiên của chúng tôi. Tôi đã đề cập đến chuyện đó rồi. Khi trận đánh kết thúc, bên quân địch có vài binh sĩ thiệt mạng, và trong số còn lại, theo tôi nhớ, thì chỉ có đúng một người bị thương. Chúng tôi không phải chịu thương vong nào. Chúng tôi bắt đầu trận, đánh lúc hai giờ bốn mươi phút sáng, và chiến đấu trong vòng gần một tiếng đồng hồ, vì họ chống cự rất quyết liệt, họ tưởng chúng tôi sẽ giết họ nếu họ đầu hàng. Sau đó, khi tất cả đã xong xuôi, chúng tôi cho họ thuốc men, chúng tôi băng bó cho người bị thưong, và chúng tôi để lại cả những thuốc men họ cần. Một người của chúng tôi ở lại để trông giữ họ, còn tất cả chúng tôi thu giữ vũ khí và ra khỏi khu vực đó trước khi trời sáng.

Chúng tôi đã chia sẻ nguồn thuốc men vốn đã cực kỳ hạn chế của mình cho những binh lính địch bị thương. Thỉnh thoảng chúng tôi cũng may mắn không phải chịu bất kỳ thương vong nào. Nếu như có người bị thương của cả hai bên, bao giờ chúng tôi cũng băng bó và điều trị cho cả hai, không phân biệt. Nếu buộc phải lựa chọn giữa mạng sống của đồng đội với mạng sống của tù binh đối phương, chắc chắn chúng tôi sẽ chọn đồng đội của mình, nhưng nếu chúng tôi không có ai bị thương, chắc chắn chúng tôi sẽ để lại lượng thuốc men quý giá và ít ỏi mà chúng tôi có cho kẻ thù, từ trận đầu tiên cho tới trận cuối cùng.

Chúng tôi sẵn sàng cho những người phê phán chúng tôi tất cả những gì mà đất nước Cuba có, nếu họ tìm thấy bất kỳ một trường hợp nào tù binh bị bắt rồi bị hành hình, hoặc tù nhân bị đánh đập, trong toàn bộ cuộc Chiến tranh giải phóng của chúng tôi.

Tinh thần đó - vì chúng tôi phải chiến đấu chống lại một chế độ độc tài cực kỳ phản động đã gây ra rất nhiều tội ác như vậy, cả tra tấn và thủ tiêu tù binh - vẫn luôn được phát huy trong suốt bốn mươi chín năm qua, kể từ ngày chúng tôi đổ bộ từ con tàu Granraa xuống hôm mồng 2 tháng 12 năm 1956. Ông tính xem đến tháng 12 năm 2005 sẽ là bao nhiêu năm.

Tròn bốn mươi chín năm.


Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 26 Tháng Bảy, 2013, 10:40:56 am
Suốt bốn mươi chín năm, kể từ ngày chúng tôi từ con tàu Granma đổ bộ lên bờ, nhưng phương châm đó vẫn luôn được tôn trọng: không ám sát, không có nạn nhân là thường dân, không sử dụng các biện pháp khủng bố. Tại sao chúng tôi cần phải làm những trò như vậy? Chẳng bao giờ chúng tôi làm như thế.

Đừng quên những gì tôi vừa nói với ông: khi đó chúng tôi đã đọc một số tác phẩm về Chủ nghĩa Mác-Lênin, và tôi cũng đã cho ông biết chúng tôi nghĩ gì thời kỳ ấy. Chính nhận thức chính trị đó đã định hướng cho những chiến lược của chúng tôi. Ám sát hoàn toàn không cần thiết, một khi anh đã nhận thức được là nó chẳng mang lại kết quả gì tích cực. Tôi đã giải thích những lý do liên quan đến các biện pháp cưỡng đoạt tài sản của các ngân hàng trong hoàn cảnh cụ thể của Cuba - thực ra đó là những lý do liên quan đến khía cạnh thực dụng hơn là nguyên tắc đạo đức. Không có bất kỳ nhà tư tưởng nào của cuộc đấu tranh giành độc lập của chúng tôi cũng như nhà Mác xít-Lêninnít nào mà tôi biết lại ủng hộ các thủ đoạn ám sát và khủng bố, những hành động có thể gây tổn hại cho thường dân vô tội. Đó là điều tối kỵ trong bất kỳ Học thuyết cách mạng nào.

Còn những sai lầm mà con người ta phạm phải khi nắm quyền lại là một chuyện khác. Tôi đang kể lại cho ông nghe lịch sử những gì chúng tôi đã trải qua. Tôi cho rằng chúng tôi đã viết nên một trang sử mới, đặc biệt là trong việc kiên định một thái độ và hành vi ứng xử đầy chất nhân văn trong suốt ngần ấy năm, cho dù chúng tôi đã phải trải qua những giai đoạn cực kỳ khó khăn, gian khổ.

Có nhiều trường hợp các tiểu đoàn của Batista bị bao vây và cuối cùng đã phải đầu hàng. Bao giờ chúng tối cũng nhượng bộ quân địch trong những trường hợp như vậy: họ được phép tự do hoàn toàn đi ra. Còn đối với những tên chúng tôi biết rõ là từng phạm phải những nợ máu đối với cách mạng và nhân dân, chúng tôi cũng không bao giờ áp dụng hình phạt cao nhất. Trong thỏa thuận của chúng tôi với mỗi tiểu đoàn, dù có là đơn vị như thế nào chăng nữa, chúng tôi cũng cho phép các sĩ quan chỉ huy giữ lại vũ khí tùy thân. Chúng tôi có chủ trương bất di bất dịch là tôn trọng thể diện của đối phưong. Nếu anh giết họ sau khi họ đã đầu hàng thì những lực lượng sau đó sẽ chống cự đến chết mới thôi, và ngoài ra như thế chỉ tổ tốn đạn, tốn mạng sống vô ích. Nói tóm lại là sẽ không thể giành chiến thắng. Đối phương lúc nào cũng có nhiều vũ khí, nguồn lực và binh lính tinh nhuệ hơn chúng tôi.

Có nhiều trường hợp những tên lính của Batista đã đầu hàng chúng tôi đến ba lần liền, và cả ba lần chúng tôi đều tha cho họ. Vả lại, lần nào họ cũng phải để lại vũ khí cho chúng tôi. Cấp trên của những người lính đó sẽ cử họ sang khu vực khác, tới một tỉnh khác chẳng hạn, nhưng sau đó cả tỉnh đó cũng bị chúng tôi tấn công và đánh chiếm... Chính binh sĩ của đối phương là những người cung cấp vũ khí cho chúng tôi, còn nông dân là những người vừa ủng hộ, vừa cung cấp lương thực để chúng tôi tiếp tục chiến đấu. Chỉ có quân lính của Batista mới đi càn quét, cướp phá, đốt nhà, giết người. Còn các nông dân luôn nhận ra rằng chúng tôi tôn trọng và bảo vệ họ - chúng tôi trả tiền mua lương thực cho họ và những thứ nhu yếu phẩm khác, thậm chí nhiều khi với giá cao hơn thực tế. Ví dụ như nếu chúng tôi muốn mua một con gà, hoặc một con lợn của một gia đình nông dân nào đó, mà không có ai ở nhà, chúng tôi sẽ để lại một mảnh giấy thông báo cho họ chỗ chúng tôi để tiền khi họ quay về. Chúng tôi không hề nợ nần bất kỳ ai trên những chặng đường chúng tôi hành quân qua. Đó là chính sách nhất quán của chúng tôi đối với nhân dân. Nếu không như vậy, chúng tôi đã không bao giờ có thế giành được cảm tình và sự ủng hộ của bất kỳ ai, và chắc chắn sẽ không thể giành chiến thắng. Trong khi đó những người nông dân của chúng tôi chưa bao giờ được học hành gì, chứ đừng nói là được giáo dục về chính trị. Trước đó trong đội ngũ chúng tôi còn không có ai biết gì về vùng núi Sierra. Nhưng nói thật lòng, không như thế làm sao chúng tôi có thể giành thắng lợi?

Chỉ với chính sách nhu vậy?

Cần khẳng định là không có chính sách đó, chúng tôi không bao giờ có thể giành chiến thắng, và tất nhiên là nếu không có một số khái niệm tác chiến nhất định.

Và ngay khi ở trong vùng núi Sierra, ông và người của mình đã thực thi cái đuợc gọi là “kỷ luật cách mạng”, mà trong đó ông còn áp dụng cả án tử hình?

Thật ra hình phạt đó chỉ áp dụng đối với những trường hợp phản bội. Và số người phải nhận án tử hình cũng chỉ ở mức tối thiểu mà thôi. Tôi nhớ có lần xảy ra nạn trộm cướp lan tràn trong một nhóm vũ trang đang phối hợp chiến đấu với quân Nổi dậy của chúng tôi, khi đó lực lượng của chúng tôi còn chưa lớn mạnh lắm - tất cả chỉ có khoảng 150 người. Mặc dù khi đó chúng tôi đã là một phong trào có khả năng tự phòng thủ và bảo vệ mình, ngăn không bị quân địch hủy diệt - nhưng quan trọng nhất là vì cách chúng tôi đối xử với nhân dân và được họ ủng hộ. Chúng tôi trả tiền cho nông dân mỗi khi chúng tôi nhận bất kỳ thứ gì của họ, thậm chí ngay cả khi họ không muốn lấy tiền, nhưng chúng tôi vẫn trả tiền cho họ tử tế. Tôi có thể cam đoan với ông rằng chúng tôi luôn trả tiền cao hơn mức giá chung ngoài thị trường khi ấy. Như tôi đã nói, chúng tôi luôn thể hiện sự tôn trọng đối với những người nông dân cùng gia đình, vợ con của họ, tôn trọng mùa màng và vật nuôi của họ - thái độ tôn trọng của chúng tôi dành cho họ đã trở thành chuyện đương nhiên. Trong khi đó quân đội của Batista lúc nào cũng thả tay càn quét, cướp bóc, giết chóc...

Vì vậy đối với chúng tôi khi đó việc bùng phát nạn trộm cắp là một chuyện vô cùng nghiêm trọng, và chúng tôi phải trừng phạt nghiêm khắc những kẻ gây ra tội lỗi này - đó là chuyện hết sức bình thường. Chúng tôi mở các phiên tòa dã chiến để xét xử những kẻ đã cướp phá nhà cửa và cửa hàng của người dân. Vào thời điểm đó, giữa lúc cuộc chiến đang diễn ra ác liệt, chúng tôi buộc phải áp dụng hình phạt nghiêm khắc nhất là tử hình. Đó là điều không thể tránh khỏi và cũng rất hiệu quả, vì từ sau lần đó trở đi không bao giờ có trường hợp nào một chiến sĩ của Quân Nổi dậy lại phạm phải những tội cướp bóc của nhân dân nữa. Một truyền thống đã được tạo nên. Và một hệ thống tiêu chuẩn đạo đức cũng được thiết lập: tất cả phải tôn trọng nhân dân.


Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 26 Tháng Bảy, 2013, 02:02:11 pm
10

CÁCH MẠNG: NHỮNG BƯỚC ĐI ĐẦU TIÊN, NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẦU TIÊN


Quá độ - Chủ nghĩa bè phái - Xét xử công khai nhũng kẻ có nợ máu
- Cách mạng và những người đồng tính - Cách mạng và nhũng người da đen
- Cách mạng và phụ nữ - Cách mạng và tinh thần tự tôn nam giới - Cách mạng và Nhà thờ Công giáo


Tháng Giêng năm 1959, ông và những người của mình đã không hể thành lập một Chính phủ Cách mạng ngay lập tức, thay vào đó các ông đã bắt đầu một giai đoạn quá độ?

Chúng tôi đã thành lập Chính phủ sơ bộ. Tôi đã nói rằng tôi hoàn toàn không có tham vọng trở thành Tổng thống - tôi muốn chứng minh rằng tôi tham gia đấu tranh không phải vì những lọi ích cá nhân. Chúng tôi đã tiến hành tìm kiếm một ứng cử viên, và chúng tôi chọn ra một vị Thẩm phán từng đấu tranh chống lại Batista, chính ông này đã dũng cảm tha bổng những chiến sĩ cách mạng từng bị kẻ thù đưa ra tòa án xét xử.

Manuel Urrutia?

Đúng vậy, chính là Urrutia. Ông ấy được quần chúng nhân dân vô cùng ngưỡng mộ. Có điều thật đáng xẩu hổ là ông ấy quá tham vọng không biết thế nào là khiêm tốn và lý trí.

Khi đó ông không hề muốn trở thành Tổng thống?

Không, tôi không hề quan tâm tới việc trở thành Tổng thống. Điều tôi muốn tiếp tục theo đuổi là cuộc Cách mạng, quân đội, tức là phát triển và hoàn thiện Quân đội Nổi dậy của chúng tôi. Ý tôi là nếu một lúc nào đó diễn ra Tổng tuyển cử, có thể tôi sẽ tham gia tranh cử, nhưng thật sự thì khi đó tôi không hề suy nghĩ nhiều về chuyện này. Tôi chỉ quan tâm tới những điều luật mà Cách mạng sẽ ban hành, và việc thực thi Cương lĩnh hành động Moncada.

Nói cách khác, ông tiến hành một cuộc đấu tranh vũ trang như vậy mà không hề mong muốn trở thành Tổng thống ngay sau khi Cách mạng thành công?

Tôi có thể cam đoan với ông rằng sự thật đúng là như vậy. Tất nhiên ngoài việc không quan tâm cũng còn có những yếu tố khác; có thể đó là lòng kiêu hãnh và sự tự trọng, đại loại như vậy, nhưng vấn đề chính là ở chỗ tôi thực sự không quan tâm. Hãy nhớ là khi đó tôi hầu như được coi là đã chết từ lâu rồi. Tôi chiến đấu để thực hiện một cuộc cách mạng, những danh hiệu phù phiếm không có gì là quan trọng đối với tôi. Sự hài lòng khi được đấu tranh, niềm tự hào trong chiến đấu và thành công cuối cùng, thắng lợi của cuộc cách mạng, đã là một phần thưởng vô cùng lớn lao đối với tôi, lớn hơn bất kỳ chức vụ nào trong bộ máy chính quyền, và một khi tôi nói tôi không quan tâm tới việc trở thành Tổng thống, thì tức là tôi nói một cách hoàn toàn thật lòng và dứt khoát. Phong trào của chúng tôi ủng hộ Urrutia vào chức vụ Tổng thống Nhà nước, và chúng tôi tôn trọng quyết định tập thể này. Ông ấy và đội ngũ lãnh đạo của Phong trào ngày 26 tháng 7 đã tiến hành bổ nhiệm các chức vụ trong nội các, trong đó có cả thành phần những người lãnh đạo Phong trào ngày 26 tháng 7 xuất thân từ tầng lớp trung-thượng lưu, thậm chí là cả những phần tử cực hữu đã tham gia cùng chúng tôi trong quá trình đấu tranh và tất nhiên cũng có cả những người cánh Tả.

Một số người trong đó đã viết hồi ký, và rất nhiều người đã tham gia chiến đấu trong hàng ngũ Cách mạng nhiều năm sau này. Họ đã trải nghiệm những điều rất thú vị để có thể kể lại với mọi người, và họ đã viết rất trung thực những suy nghĩ của mình, những gì họ thảo luận (hoặc đúng hơn là “tranh cãi”) với Che và Camilo.

Vậy Che có nghi ngờ những nhà lãnh đạo đó không?

Che tỏ ra rất ngờ vực và bất tín nhiệm một số người trong đó, bởi vì anh ấy đã chứng kiến một số vấn đề phát sinh trong cuộc nổi dậy trước đó, vào tháng 4 năm 1958, và anh ấy cho rằng một số thành viên của Phong trào ngày 26 tháng 7 mà anh ấy từng nói chuyện tại Villa Clara trong giai đoạn chiến tranh đều là những thành phần tư sản thủ cựu. Trong khi Che rất ủng hộ kế hoạch cải cách ruộng đất, thì những người khác lại bàn bạc về một chương trình cải cách ôn hòa, với các biện pháp bồi thường hoặc đền bù (cho giới địa chủ) gì đó.

Tuy nhiên, Che vẫn ủng hộ việc thống nhất tất cả các lực lượng cách mạng, ở phía bên kia là lực lượng khá đông đảo những người chóng Chủ nghĩa Cộng sản; lực lượng đó cũng khá mạnh mà có nhiều ảnh hưởng, nhưng Che phủ nhận vai trò của họ. Tại Cuba, trong thời kỳ của Chủ nghĩa bài Cộng sản McCarthy, mọi chuyện đều rất nham hiểm và độc địa; sự kỳ thị lan tràn khắp noi, đặc biệt là trên các phương tiện truyền thông, báo chí. Và đáng buồn là ngoài tinh thần bài Chủ nghĩa Cộng sản của khá nhiều người, chủ yếu là những người có thành phần xuất thân tiểu tư sản và tư sản mại bản, ngay trong nội bộ những người Cộng sản cũng xuất hiện tình trạng bè phái.

Của những người mang tư tưởng cực tả?

Không, của những người Cộng sản hẳn hoi, những thành viên trong PSP (Đảng Chủ nghĩa Xã hội bình dân) 1. Vì thực ra, xét theo góc độ nào đó, đã hình thành những phương pháp và thói quen bè phái trong giới lãnh đạo.

Đảng này vẫn luôn duy trì quan hệ tốt với tôi, và sau này là với Phong trào ngày 26 tháng 7. Chính cửa hàng sách của họ trên phố Calle Carlos là nơi tôi đã mua được rất nhiều các tác phẩm kinh điển của Chủ nghĩa Mác mà tôi đọc ngấu nghiến khi còn là một sinh viên.

---------------------------------------------------------
1. Vào thời gian đó, đây là tên chính thức của Đảng Cộng sản Cuba trước đó, Tổng Bí thư lúc đó là Bias Roca; Carlos Rafael Rodriguez cũng là một thành viên.


Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 26 Tháng Bảy, 2013, 02:04:35 pm
Khi phong trào của chúng tôi, hình thành sau cuộc đảo chính được tổ chức lại và tiến hành tấn công vào khu trại lính Moncada trong một nỗ lực nhằm lật đổ chế độ độc tài khi đó mà đại đa số quần chúng nhân dân đều căm ghét, chúng tôi đã chuẩn bị cho cuộc tấn công diễn ra một cách bí mật tuyệt đối, theo đúng yêu cầu của một hành động bất ngờ loại đó. Tôi đã đề cập rất chi tiết về sự kiện này. Trong giai đoạn đàn áp diễn ra sau đó, nhiều lãnh đạo Cộng sản, trong đó có cả Lazaro Pena, bị lực lượng an ninh của chế độ Batista bắt giữ, chúng còn lùng bắt cả Bias Roca. Trong khi đó Bias Roca đã rời Havana đi Santiago từ trước ngày 26 tháng 7. Cũng chính trong khu xà lim nơi tôi bị biệt giam trong một xà lim có gắn những thanh chấn song bằng thép cực kỳ kiên cố, tôi đã trông thấy Lazaro Pena đi qua hành lang bên ngoài với vẻ mặt hiên ngang, bất khuất - anh ấy cũng bị bắt, chúng buộc tội anh ấy đồng lõa với những người tổ chức cuộc tấn công. Một số người cánh tả, ở nước ngoài, đã so sánh cuộc tấn công của chúng tôi với vụ đảo chính trong quán bia giống như những gì Hitler đã làm tại Đức năm 1923. Tôi cũng không thể trách họ được, vì không ai có thể hiểu được ý nghĩ riêng tư của những người thực hiện một hành động như vậy, và không có ai ở trong vị trí của chúng tôi để hiểu rằng một chiến thuật mới đã ra đời, trong số hàng nghìn phương pháp đấu tranh nhằm thay đổi xã hội. Khi những người trong nhóm chúng tôi lại được bước ra ngoài phố - chúng tôi đã được thả dưói sức ép của công luận - chúng tôi lại bắt liên lạc ngay với những đồng chí Cộng sản cũ của mình trong phong trào giành quyền tự trị cho trường đại học. Flavio Bravo, cựu thành viên trong Tổng bộ Thanh niên Peebles, là cơ sở của tôi. Trong thực tế, Phong trào ngày 27 tháng 7 và Đảng PSP chính là đồng minh của nhau, và họ cũng đã biết về kế hoạch trốn sang Mêhicô để tiếp tục đấu tranh của chúng tôi, và giới lãnh đạo của đảng PSP cũng biết rằng về nguyên tắc thì kế hoạch của chúng tôi hoàn toàn phù hợp với cương lĩnh hành động của họ; tất nhiên là họ muốn duy trì liên lạc và tiếp tục hiệp đồng với chúng tôi trong cuộc chiến chống lại chế độ độc tài.

Năm 1956 đang qua đi. Tại Mêhicô, chúng tôi phải đối mặt với những vấn đề nghiêm trọng, rất nhiều người chúng tôi đã bị Cảnh sát Mêhicô bắt giữ. Tình hình tại Cuba vẫn chưa chín muồi. Theo như những luận điểm của phong trào Cộng sản, chỉ có thể tiến hành cách mạng sau khi có những cuộc khủng hoảng nghiêm trọng về kinh tế và tài chính. Những điều kiện cụ thể trong nửa cuối năm 1956 không hoàn toàn thuận lại để một cuộc cách mạng có thể nổ ra. Flavio Bravo đã đến Mêhicô thăm chúng tôi. Anh ấy mang đến cho chúng tôi quan điểm của đội ngũ lãnh đạo Đảng mình và đề nghị chúng tôi hoãn hành động. Flavio cũng giống như một người anh. Rất có thể chúng tôi đã quá coi trọng lời thề của chính mình rằng ngay trong năm 1956 đó hoặc chúng tôi sẽ là những con người tự do hoặc là những chiến sĩ hy sinh vì lý tưởng. Nhưng không ai chịu từ bỏ những gì mình tin tưởng, và bản thân tôi cũng hoàn toàn tin tưởng những gì chúng tôi đang làm khi đó.

Vậy là ngay trong năm đó chúng tôi vẫn rời Mêhicô, chúng tôi đổ bộ lên đất Cuba, và ba ngày sau khi lên bờ chúng tôi phải chịu một trận càn quét ác liệt của đối phương ở Algría de Pió. Tôi đã kể cho ông nghe chuyện đó rồi. Địch đang điên cuồng đàn áp và khủng bố hòng đập tan cuộc đấu tranh của chúng tôi: rất nhiều đồng chí bị giết hại. Những người Cộng sản đã lên án mạnh mẽ hành động giết người này. Chế độ độc tài tàn bạo của Batísta ngày càng trở nên hung tợn, chúng dám làm tất cả để thỏa mãn lòng căm thù của mình bằng cách giết hại rất nhiều chiến sĩ cách mạng trong tháng 12 năm đó, trong đó có nhiều lãnh tụ Công đoàn là Đảng viên Cộng sản.

Tất cả đều trở nên hoang mang, mất phương hướng. Các giả thuyết thay nhau xuất hiện để phân tích và lý giải về những nhân tố khách quan, chủ quan đang chi phối tình hình, nguyên nhân của những khó khăn trong hiện tại - tất cả những điều đó đều được đăng tải trên một tờ tạp chí cánh tả nhưng không có quan hệ gì với Phong trào ngày 26 tháng 7 - như theo lời kể của một đồng chí của chúng tôi, người cũng đổ bộ vào Cuba trên con tàu Granma và sau đó bị địch bắt giam. Trong những ngày vô cùng khó khăn đó, trong vùng núi non Sierra hiểm trở, những người sống sót chúng tôi vẫn tiếp tục tin tưởng rằng trong hoàn cảnh như vậy chúng tôi càng phải quyết tâm chiến đấu đến thắng lợi cuối cùng. Tất nhiên là trong hoàn cảnh cụ thể của Cuba, những điều kiện chủ quan cũng có vai trò hết sức quan trọng.

Cuối cùng cũng đến thời kỳ những người sống sót của con tàu Granma, với sự hỗ trợ của các đồng chí khác và đội ngũ tăng cường trẻ từ Manzanillo, Bayamo, Santiago cùng những nơi khác được Frank Pais và Celia Sanchez Manduley gửi đến cho chúng tôi, tổ chức lại được đội hình chiến đấu lúc này đã trở nên dạn dày kinh nghiệm chiến đấu, và mặc dù quy mô còn rất nhỏ, chỉ có khoảng 250 người, nhưng chúng tôi đã có thể mở rộng các hoạt động chiến đấu của mình tới tận Santiago de Cuba, qua bốn thê đội độc lập, và chiếm lĩnh khu vực chiến lược ở miền đông hòn đảo.

Nhà lãnh tụ lịch sử của Đảng Chủ nghĩa Xã hội Bình dân, Bias Roca, là một người có thành phần xuất thân từ tầng lớp dưới, ông sinh ra và lớn lên ở Manzanillo, ông là hoàn toàn tự học, nhưng õng đã nỗ lực không biết mệt mỏi trong công cuộc truyền bá những tư tưởng của Chủ nghĩa Mác-Lênin và phát triển Đảng Cộng sản ở Cuba. Bias Roca cũng có thời gian phải sống lưu vong bên ngoài Cuba, vì những lý do nhất định. Trong thời gian đó, Aníbal Escalante, trên cương vị Bí thư của Đảng, đã tạm đảm nhiệm vai trò lãnh đạo. Đến khi Cách mạng thành công, ông ta đã có những ảnh hưởng rất lớn, đến nỗi ông ta hầu như trở thành Chủ tịch thực sự của Đảng này. Ông ta là một nhà tổ chức rất có năng lực, thông minh và tháo vát, nhưng lại mang nặng tư tưởng bè phái và cục bộ, lúc nào cũng chỉ muốn xoay xở và lèo lái mọi chuyện sao cho có lợi nhất đối với Đảng mình. Đó là những chiến thuật cũ rích, những ám ảnh lạc hậu, của một giai đoạn trong lịch sử Chủ nghĩa Cộng sản - một trạng thái ấu trĩ trong nhận thức, xuất phát từ tư tưởng hẹp hòi, phân biệt và bài Cộng sản mà con người ta đã phải lệ thuộc từ lâu.

Trong những ngày đầu tiên của Cách mạng, sau khi chiến tranh kết thúc, họ vẫn thể hiện tư tưởng cục bộ, bè phái đó đối với với Phong trào ngày 26 tháng 7, bất chấp mối quan hệ vốn rất tuyệt vời của chúng tôi. Đó là những phương pháp hành xử mù quáng, sai lầm, nhưng lại được vận dụng bởi chính những con người đáng kính trọng, những người sẵn sàng xả thân vì lý tưởng, họ đều là những nhà cách mạng chân chính và nhiệt thành đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc.

Chính Anibal Escalante là người đã chủ trương áp dụng phương pháp kèn cựa đó vào tổ chức của mình, và cùng với nó ông ta đã tạo nên tình trạng bè phái vô cùng nghiêm trọng, phá hoại sự đoàn kết của phong trào - đó là khi chúng tôi đã thành lập ORI 1, và đã có một ủy ban lãnh đạo toàn quốc. Vậy là tôi đã phải công khai đả phá hiện tượng này - đó là cách duy nhất để tôi có thể thay đổi tình hình tồi tệ mà họ đã gây nên. Điều đáng buồn là chính Anibal, trong nội bộ đội ngũ lãnh đạo của Đảng mình, đã từng nhiệt thành ủng hộ cuộc đấu tranh vũ trang chống Batista.

Bất chấp những sai lầm đáng tiếc như vậy, sự đoàn kết của cách mạng vẫn được bảo đảm. Trong chừng mực có thể, tôi đã quyết định không thèm chấp sự lèo lá như vậy về mặt chính trị. Tôi không hơi đâu mà đếm xỉa đến sự ganh đua phù phiếm như vậy - điều quan trọng nhất là những người cách mạng có khát vọng thay đổi xã hội và thế giới phải luôn thể hiện đức tính khiêm tốn và tinh thần đoàn kết, nhất trí. Tôi đã luôn tỏ ra bình tĩnh và thoải mái nhằm duy trì sự đoàn kết trong những hoàn cảnh khó khăn đó.

--------------------------------------------------------
1. Năm 1961, trong nỗ lực củng cố lực lượng của Cách mạng, Phong trào 26/7 sáp nhập với Ban lãnh đạo cách mạng 13/3 và Đảng Xã hội Chủ nghĩa bình dân để thành lập Tổ chức Cách mạng hợp nhất, ORI. Sau đó, ORI trở thành Đảng Cách mạng Xã hội chủ nghĩa thống nhất Cuba (PURSC), và năm 1965 thì trở thành Đảng Cộng sản Cuba.


Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 26 Tháng Bảy, 2013, 02:10:26 pm
Anibal chưa bao giờ là một người phản bội, bản thân tôi cũng không hề oán ghét gì ông ấy, hay có bất kỳ sự trách móc nào. Anh trai ông ấy, Cesar, đảm nhiệm cương vị Bí thư Chính trị của ORI, người không may qua đời rất sớm chỉ vài năm sau khi Cách mạng thành công, là một trong những người Cộng sản trung thực, chí công vô tư và kiên trung nhất mà tôi từng vinh dự được biết trong đời. Tất cả chúng tôi đều rất đau lòng khi thấy anh ấy phải trải qua thời gian dài đấu tranh với bệnh tật hiểm nghèo. Tôi đã hy vọng rất nhiều vào những loại thuốc mới mà chúng tôi tìm kiếm để chữa trị cho anh ấy. Có lẽ nếu là ngày nay thì chúng tôi đã cứu được anh ấy rồi.

(Nhưng quay lại với chủ đề chính trong cuộc trò chuyện của chúng ta, tôi có thể nói rằng hòn đảo nhỏ bé của chúng tôi đã từng rất cô độc trong cuộc tranh giành quyền lực giữa đế quôc siêu cường và Chính phủ Liên Xô - sau này Liên Xô tan rã và chỉ còn nước Đế quốc kia trở thành siêu cường duy nhất - nhưng chúng tôi vẫn đứng vững và chứng minh một điều ràng không có gì là không thể.

Trong cuộc sống thực tế, nhũng sự kiện lịch sử và chính trị vĩ đại của thế giới cũng như các cuộc đấu tranh của những người tin theo tinh thần Công xã Pari luôn gắn liền với kết cục bất hạnh dành cho nhũng kẻ thống trị đê hèn của Chủ nghĩa Đế quốc, những kẻ đã cướp đi không chỉ của cải và mồ hôi, xưong máu, của nhân dân, mà còn cả độc lập và những khía cạnh tốt đẹp nhất trong lịch sử và truyền thống của một đất nước. Nhân dân chúng tôi đã làm nên những chiến tích phi thường, và hy vọng chúng tôi sẽ tiếp tục viết nên những trang sử đẹp trong cuộc đấu tranh kiên trì vì một thế giới tốt đẹp hơn cho tất cả mọi người). - Đoạn này có nội dung không thật sự phù hợp với câu chuyện đang trao đổi giữa Fidel với tác giả - Người dịch.)


Khi chiến tranh kết thúc, ông và những người của mình đã thề sẽ đưa ra xét xử vả kết án tử hình những thành viên trong lực lượng đàn áp của chế độ độc tài Batista, và các ông đã thành lập những “Tòa án Cách mạng” để thực hiện cuộc thanh trừng mà nhiều nhà quan sát đánh giá là quá mạnh tay.

Đúng là họ bị đưa ra xét xử, nhưng chí có rất ít người bị kết án tử hình.

Ông có cho rằng đó là một sai lầm?

Cho rằng cái gì là sai lầm cơ?

Những phiên tòa công khai được tiến hành vài tuần sau khi Cách mạng thành công và những cuộc hành hình sau đó.

Tôi nghĩ là có chăng chỉ có sai lầm trong cách thức chúng tôi tiến hành những phiên tòa đó, chúng tôi đã sử dụng những nơi công cộng và cho phép đông đảo quần chúng nhân dân tham dự những phiên xét xử vì họ đang vô cùng căm phẫn trước hàng nghìn tội ác dã man mà những người bị kết tội đã gây nên. Điều đó có thể mâu thuẫn, và quả thật là đã mâu thuẫn, với tư tưởng của chúng tôi về công lý. Và phía Mỹ đã lợi dụng để khai thác vấn đề này một cách rất tinh vi. Chúng tôi cũng không bận tâm tới việc sửa chữa sai lầm không thể bác bỏ đó (trong cung cách tổ chức xét xử). Nhưng dù sao những kẻ phạm tội ác diệt chủng đã bị xét xử và trừng phạt theo đúng những điều luật được thông qua từ rất lâu trước khi Cách mạng thành công, trong khi chiến tranh còn tiếp diễn. Chúng tôi không bao giờ hối tiếc vì đã làm như vậy, mậc dù tôi cảm thấy rất thương hại khi nhớ lại rằng chắc chắn những kẻ bị buộc tội đã cảm thấy vô cùng đau khổ khi phải hứng chịu lòng căm phẫn của quần chúng nhân dân có mặt trong các phiên tòa xét xử những tội lỗi ghê tởm mà chúng đã gây ra.

Tôi đã từng ở Colombia trong sự kiện “Bogotazo”, mà chúng ta đã trao đổi, và tôi hiểu thế nào là cuộc nổi dậy của cả một dân tộc. Còn ở Cuba này, khi Machado bị lật đổ năm 1933, những người của Machado đã bị kéo lê trên phó, có cả những hình thức tra tấn và hành hình rất dã man, nhà cửa bị tấn công và đập phá, mọi người ai củng hăm hở trả thù, trừng trị... Vì vậy trong suốt cả cuộc chiến, khi nghĩ về tình trạng bạo lực lan tràn có thể xảy ra sau thắng lợi của cuộc cách mạng nhân dân, chúng tôi đã liên tục cảnh báo người dân cả nước về chuyện đó. Đến khi chiến tranh sắp kết thúc, chúng tôi có một Đài phát thanh công suất một kilô-oát trên đỉnh núi - vào những giờ nhất định làn sóng của chúng tôi có lượng thính giả rất lớn, còn lớn hơn tất cả những Đài phát thanh khác của toàn đất nước cộng lại - qua đó chúng tôi thường xuyên nhắc nhở người dân rằng Phong trào của chúng tôi không muốn chứng kiến cảnh có những người bị kéo lê trên phố, những cảnh trả thù cá nhân, vì sớm hay muộn thì công lý cũng sẽ được thực hiện. Chúng tôi vẫn còn chịu ảnh hưởng rất lớn từ những phiên tòa Nuremberg xét xử những tên đầu sỏ phát xít mới diễn ra trước đó khoảng mười hai năm, sau khi Chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc.

Không ai nói rằng cuộc Cách mạng của chúng tôi là cuộc cách mạng duy nhất mà trong đó những phần tử tội phạm chiến tranh bị xét xử và đưa ra trước công lý, cuộc cách mạng duy nhất không có cảnh trộm cướp, không có cảnh kéo lê người trên phố, không có những kẻ lợi dụng trả thù cá nhân. Không có ai từng bị đám đông tra tấn hội đồng. Không phải là vì quần chúng nhân dân không muốn vậy. Vì những tội ác mà đám tay chân ác ôn của Batista gây nên, những kẻ nghĩ rằng chúng có thể mắc nợ máu rồi thoát tội một cách dễ dàng, quả là cực kỳ khủng khiếp. Và nếu như không có những trận tra tấn hội đồng, thì nguyên nhân chính là vì sự nhất quán và cam kết của chúng tôi: “Những tội phạm chiến tranh sẽ bị đem ra xét xử trước Tòa án của Công lý và nhận hình phạt thích đáng, để làm gương cho kẻ khác”.

Chúng tôi tuân thủ chặt chẽ Cương lĩnh hành động Moncada. Tất cả mọi người đều biết rõ Cương lĩnh đó. Tuy nhiên, kẻ thù đã lọi dụng việc chúng tôi trừng trị những tên tội phạm chiến tranh đó để bôi nhọ cách mạng, ngay cả khi cách hành xử của chúng tôi là vô cùng mẫu mực. Chúng tôi chỉ phạm một sai lầm duy nhất mà tôi đã giải thích với ông: có quá nhiều người tham gia vào những phiên xét xử...

Thậm chí còn có một phiên tòa công khai được tiến hành trong sân vận động.

Đúng là có, nhưng đó là một chuyện khác, hoàn toàn đúng với bản chất của con người chúng ta. Những tên ác ôn gây ra tội ác dã man ở khắp mọi nơi, hầu như tất cả mọi người đều nghĩ rằng chúng đáng bị trừng trị một cách nghiêm khắc nhất, nhưng đến lúc tên tội phạm đó bị kết án và chuẩn bị đưa ra hành quyết, lại có những người phản ứng bằng cách bày tỏ sự buồn rầu, thậm chí là cả lòng thương hại.


Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 26 Tháng Bảy, 2013, 02:14:21 pm
Thương hại những kẻ sắp bị hành hình.

Có sự mâu thuẫn giữa một bên là khía cạnh lý trí, mọi người đều ý thức rằng hình phạt đó là thích đáng, - họ cũng hoàn toàn tin rằng những tội ác mà bọn ác ôn đó gây ra là vô cùng đáng ghê tởm - với một bên là khía cạnh cảm xúc: họ phản đối án tử hình. Như tôi đã nói, sau khi chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc, tại Nuremberg đã có các phiên tòa xét xử những tên tội phạm chiến tranh của Đức Quốc Xã, một số tên bị kết án tử hình, một số bị án tù chung thân, và số còn lại cũng đều phải nhận những bản án vô cùng nghiêm khắc. Tôi nhớ là tên Rudolph Hess, kẻ đã chỉ huy lực lượng nhảy dù xuống nước Anh, cũng đã phải ngồi tù tôi không nhớ chính xác là bao nhiêu năm; tóm lại là có rất nhiều tên đã bị treo cổ, và những tên trùm Đức Quốc Xã đều đáng được coi là những nhà vô địch Olympic về mức độ tàn ác.

Chúng tôi cũng phải đối mặt với những quyết định khó khăn mỗi khi có vấn đề mang tính sinh tử xảy ra - một trường hợp phản bội hoặc làm gián điệp nguy hiểm. Trong những trường hợp như vậy bao giờ Tòa án binh cũng có thể kết án tử hình. Nhưng trong suốt hai năm chiến đấu trong vùng núi, cũng chỉ có rất ít trường hợp bị tử hình. Ông biết thế nào không? Người của chúng tôi ai nấy đều thoái thác thực hiện công việc đó; chúng tôi phải tốn nhiều công sức lựa chọn những người phải đứng ra thực hiện cái nhiệm vụ khó khăn này trong một số ít trường hợp khi bắt buộc phải áp dụng án tử hình.

Vậy là các ông đã phải áp dụng án từ hình từ trước khi Cách mạng thành công, ngay khi còn trong vùng núi Sierra?

Vâng, Bởi vì có những kẻ gây nguy hiểm cho toàn bộ lực lượng du kích của chúng tôi. Thậm chí có những tên phản bội đã ba lần liền chỉ điểm cho lực lượng của Batista càn quét tới vị trí trú ẩn của chúng tôi. Một trong những người đầu tiên tham gia vào Quân đội Nổi dậy đã bị quân của Batista bắt và sau đó trở thành một tên phản bội 1. Thông thường thì hay bị quân của Batista bắt nhất là những người lính trinh sát, những người lính liên lạc phụ trách chuyển thư từ trên núi xuống các vùng xung quanh. Thậm chí có những người rất tốt bị rơi vào trận địa phục kích của chúng tôi; ban đầu họ là tù binh của kẻ thù với nhiệm vụ, mà họ giả vờ là đang thực hiện - tức là dẫn quân địch đi tìm diệt chúng tôi - trong khi ý đồ thực sự của họ là đánh động cho chúng tôi biết chuyện gì đã xảy ra. Phải nói là nhờ phép màu họ mới thoát được trận phục kích của chính những người đồng đội.

Người của Batista thỉnh thoảng vẫn sử dụng những phương pháp cũ rích: nếu chúng nhận thấy một người nào đó sẵn sàng phản bội chúng tôi, chúng sẽ bảo anh ta rằng chúng sẽ tha mạng sống và ban cho cả những phần thưởng vô cùng hậu hĩnh nếu anh ta tiết lộ nơi chúng tôi đang trú ẩn để có thể tiến hành truy quét và tiêu diệt chúng tôi, hoặc không thì ít nhất chúng cũng đề nghị kẻ phản bội đó quay lại doanh trại và tìm cách ám sát tôi.

Nhưng vâng, có những lúc chúng tôi phải xét xứ và hành quyết kẻ phản bội. Không có cách nào khác cả, và chúng tôi cũng không hề băn khoăn, do dự gì khi làm thế.

Còn những gì xảy ra sau này, với những Phiên tòa xét xử công khai ở Havana, thì đúng là một sai lầm. nhưng sai lầm đó không hề xuất phát từ lòng căm thù mù quáng hoặc sự tàn nhẫn. Chúng tôi không hề sai khi đưa ra xét xử những tên ác ôn giết hại hàng chục nòng dân không ghê tay, có điều chúng tồi đã thiếu chín chắn khi xét xử chúng trong một phòng xử án nơi có đến hàng nghìn người dân tham dự để sự căm phẫn đối với kẻ giết người 2.

Ví dụ như trong một Sân vận động?

Ông phải hiểu rằng đó không phải là một Sân vận động khống lồ kiểu đấu trường La Mã, cũng không phải là một Sân bóng chày, chẳng qua đó là những hình ảnh xuyên tạc do bộ máy tuyên truyền của Chủ nghĩa Đế quốc dựng lên để chống lại chúng tôi. Về cơ bản chúng tôi vẫn thành lập những Tòa án bình thường để tiến hành những phiên xét xử rồi trừng phạt những kẻ phạm tội ác chiến tranh. Còn phiên xét xử ở Sân vận động mà ông nói tới chỉ là một trường hợp ngoại lệ. Nhưng tôi cũng phải công nhận rằng: khi chứng kiến một kẻ bị xét xử trước hàng nghìn người khác, và cho dù hắn có là kẻ giết người tàn bạo nhất đi chăng nữa, ta vẫn không khỏi cảm thấy áy náy và thương hại.

Trông như một bài học làm gương, một lời cảnh tỉnh cho những người khác.

Thì đúng là như vậy, nhưng về sau chúng tôi đã chấn chỉnh.

----------------------------------------------------------
1. Ở đây, Castro muốn nói đến Eutimio Guerra, một nông dân đã tham gia phong trào du kích từ trước khi diễn ra trận chiến đấu đầu tiên ở La Plata. Guerra bị quân đội của Batista bắt làm tù binh, và để đổi lấy sự hậu đãi về vật chất, ông ta đã bị thuyết phục hành động ám sát Castro hoặc giúp sức để triệt phá lực lượng du kích và thực sự ông ta đã gây ra hành động này hai lần. Hành động phản bội của ông ta bị phát hiện và Guerra bị bắt sống, bị xét xử và bị xử tử vào ngày 17 tháng 2 năm 1957, cùng ngày Castro được phỏng vấn bởi Herbert Matthews. (Chú thích của Biên tập viên Cuba).

2. Jesus Sosa Blanco, một sĩ quan quân đội dưới thời Batista bị buộc tội đã giết 108 người. Một trong những tội ác dã man của ông ta là đã giết đồng loạt hàng chục nông dân biểu tình hòa bình ờ làng Oro de Guisa, Sierra Maestra, trong số đó có 9 người trong gia đình Argote, ông ta bị xét xử ở Sân vận động Sports City ở Havana ngày 22 tháng 1 (ngày tháng liên quan đến sự kiện này rất khác nhau; có nguồn tin nói đó là ngày 18 tháng 1) năm 1959, bị kết án tử hình và bị xử tử.


Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 26 Tháng Bảy, 2013, 02:24:36 pm
Trong những lời đả kích nhằm vào Cách mạng thời kỳ đầu tiên đó, có nhiều nguời khẳng định rằng Chính quyền Cách mạng đã có thái độ quá tàn bạo, quá đàn áp, đối với những người đồng tính, thậm chí nguời đồng tính còn bị tống vào những khu trại cải tạo, nơi họ bị giam giữ và đày đọa, ông có thể nói gì về vấn đề này?

Tức là ông đang muốn nói đến những cáo buộc về việc chúng tôi đàn áp người đồng tính. Tôi sẽ giải thích nguyên nhân từ đâu mà lại có những lời cáo buộc đó. Tôi có thể bảo đảm với ông rằng hoàn toàn không có chuyện đàn áp hoặc đầy đọa những người đồng tính, và những trại cải tạo dành cho họ lại càng không có.

Nhưng đã có rất nhiều báo cáo, rất nhiều nhân chứng đã trình bày về sự tồn tại của chúng 1.

Họ nói là có chuyện gì nào? Trong những năm đầu tiên đó, chúng tôi nhận thấy rằng chúng tôi đã phải huy động gần như toàn bộ đất nước để đối phó với những mối đe dọa mà chúng tôi đang phải đối mặt, nhất là mối đe dọa về một cuộc xâm lược do Mỹ tiến hành lúc nào cũng treo lơ lửng, và thực tế là đã có rất nhiều biến cố xảy ra: “cuộc chiến bẩn thỉu”, vụ đổ bộ xuống Vịnh Con lợn, vụ khủng hoảng tháng Mười (Khủng hoảng Tên lửa Cuba)... Trong giai đoạn này, tất nhiên là có rất nhiều tù nhân đủ các loại.

Chúng tôi đã phải thực hiện chế độ nghĩa vụ quân sụ bắt buộc. Sau đó chúng tôi nhận thấy có ba vấn đề phát sinh: thứ nhất những người lính phải có trình độ văn hóa ở mức nhất định để có thể sử dụng các loại vũ khí trang bị hiện đại, bởi vì không thể nào đáp ứng được yêu cầu của quân đội nếu mói chỉ học hết lớp hai, lớp ba, hoặc thậm chí là kể cả lớp sáu - tối thiểu cũng phải là học hết lớp bảy, lớp tám, lớp chín, hoặc thậm chí là hơn nữa. Chúng tôi phải lựa chọn nhiều sinh viên đại học, và thậm chí còn phải sử dụng những người đã tốt nghiệp. Ví dụ như để vận hành một khẩu đội tên lửa đất đối không, chúng tôi cần những chiến sĩ đã tốt nghiệp cao đẳng.

Ngành tự nhiên và kỹ thuật.

Chắc chắn rồi, tôi cũng tin là ông biết vậy. Chúng tôi cần đến hàng trăm nghìn người có năng lực, tất cả những chuyện này cứ kéo tới như hiệu ứng dominô vậy, không chỉ cho những chương trình giáo dục cấp tốc, mà còn trong những lĩnh vực kinh tế quan trọng. Thậm chí nhiều người cũng không được học hành bài bản và đầy đủ cho lắm, nhưng đất nước vẫn rất cần đến họ vì sự khan hiếm nhân lực tại những trung tâm sản xuất chủ yếu. Đó là vấn đề thứ nhất mà chúng tôi phải giải quyết.

Thứ hai, có một số tín đồ của các nhóm tôn giáo, xuất phát từ vấn đề nguyên tắc hoặc giáo điều tín ngưỡng, đã nhất định không chịu quy phục dưới một ngọn cờ chung, mà cụ thể là họ từ chối việc thực hiện nghĩa vụ quân sự. Thỉnh thoảng cũng có những người sử dụng vấn đề đó làm cái cớ để phê phán hoặc có một số hành động thù địch.

Thứ ba là vấn đề xoay quanh những người đồng tính. Hồi đó những người đồng tính không được phép gia nhập quân đội. Thực tế là dư luận xã hội khi đó tỏ ra đặc biệt khắt khe với những người đồng tính, và khi Cách mạng thành công, trong giai đoạn mà chúng ta đang nói tới, đất nước chúng tôi vẫn còn mang nặng tư tưởng tự tôn nam giới, và tất cả đều rất kiên quyết phản đối việc cho người đồng tính tham gia phục vụ trong các đơn vị quân đội.

Chính những yếu tố đó đã khiến chúng tôi không thể triệu tập họ đi thực hiện nghĩa vụ quân sự, nhưng chính điều đó lại trở thành một vấn đề nhạy cảm, vì một khi họ không bị gọi đi thực hiện nghĩa vụ đóng góp và hy sinh, và thế là nhiều người vin vào đó để ngày càng bài xích, cũng như công kích người đồng tính dữ dội hơn.

Do vậy chúng tôi đã thành lập ra Unidades Militares de Ayuda a la Producción (UMAP), nghĩa là Các đơn vị Quân sự hỗ trợ Sản xuất, dành riêng cho những người không phải thực hiện nghĩa vụ trong quân đội chính quy vì lý do này hay lý do khác. Câu chuyện là như vậy.

Và đó không phải là nhũng trại cải tạo tập trung.

Các đơn vị như vậy được lập ra trên phạm vi toàn quốc, thực hiện rất nhiều các loại công việc khác nhau, chủ yếu là trong lĩnh vực nông nghiệp, ông phải hiểu là không chỉ có những người đồng tính mới phải chịu tác động, mặc dù tất nhiên họ là một thành phần trong đó, vì toàn bộ những người đủ điều kiện đều phải tham gia nghĩa vụ quân sự bắt buộc, đó là một nghĩa vụ mà tất cả mọi công dân trên cả nước đều phải thực hiện.

Nguyên nhân của vấn đề xuất phát chính từ đó, và sự thật những đơn vị như vậy hoàn toàn không phải là các trại giam, hay trại cải tạo - ngược lại là khác, chúng tôi có gắng làm tất cả để nâng cao tinh thần của những người được đưa tới đây, tạo cho họ cơ hội được làm việc, được phục vụ và giúp đỡ tổ quốc trong lúc khó khăn. Rất nhiều người vì những lý do tôn giáo đã có cơ hội để giúp đỡ đất nước theo một cách khác; họ không tham gia phục vụ trong các đơn vị chiến đấu, mà thay vào đó là các đơn vị lao động, sản xuất, và căn cứ theo mức độ đóng góp cũng như công sức mà họ bỏ ra, thì chúng tôi cho rằng họ cũng được hưởng lại từ những thành quả của cách mạng không kém gì so với hàng trăm nghìn thanh niên khác khi đó đang phục vụ trong các đơn vị của lực lượng vũ trang.

Tất nhiên là về sau, trong một chuyến thăm tỉnh Camaguey, khi đi một vòng quanh những nông trường như vậy, tôi đã nắm được những khuynh hướng lệch lạc so với tinh thần ban đầu của kế hoạch, vì tôi cũng không thể phủ nhận rằng đã có những sự kỳ thị và phân biệt đối xử nhất định đối với người đồng tính. Chính tôi đã đề nghị xem xét lại Chủ trương này. Do đó những đơn vị sản xuất như vậy chỉ tồn tại trong vòng có ba năm.

Và về sau nữa, sau khi những khiếm khuyết đầu tiên đã được khắc phục, Đoàn Thanh niên Lao động của chúng tôi đã ra đời nó được thành lập cách đây hơn ba mươi năm. Thành viên của tổ chức này trước hết sẽ trải qua những khóa huấn luyện quân sự, sau đó công việc chủ yếu của họ là tham gia vào công cuộc tăng gia, sản xuất, phục vụ đất nước. Họ đã đóng góp vào việc kiến thiết nhà cửa, trường học, xây dựng và sửa chữa đường sắt, cũng như tham gia trực tiếp vào rất nhiều công việc khác liên quan đến lĩnh vực kinh tế và cơ sở hạ tầng. Nhưng đóng góp quyết định nhất của Đoàn Thanh niên Lao động là ở trong lĩnh vực nông nghiệp tại những vùng thiếu nhân lực trên khắp đất nước. Vai trò vô cùng đáng biểu dương của Đoàn Thanh niên trong những thời khắc khó khăn của giai đoạn đặc biệt đó đã khiến họ được nhân dân tin yêu và ngưỡng mộ.

----------------------------------------------------------
1. Từ được Ramonet sử dụng trong câu hỏi của mình đó là testimomos có nghĩa là báo cáo chứng kiến tận mắt các sự kiện. Tuy nhiên, một testimonios có thể còn có nghĩa rộng hơn thế, bởi vì ở khu vực châu Mỹ La-tinh từ này thường được dùng để chỉ những người không biết đọc, biết viết. Điều mà Ramonet muốn nói ở đây đó là, người dân đưa ra những tài liệu bằng chứng mà họ thấy được trong các trại lính đó. Một trong những trường hợp đó là Reinaldo Arenas (1943-1997), trong cuốn tự truyện của mình Trước khi đêm về (New York: Penguin, 1994). Ngoài ra còn có một số tác phẩm viễn tưởng liên quan đến chủ đề này, đặc biệt là các tác phẩm của Arenas. Ví dụ, có thể xem “Ngôi sao sáng nhất” (“Arturo, la estrella mas brillante”) trong tác phẩm Rosa già nua (New York: Grove Press, 1989).


Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 26 Tháng Bảy, 2013, 02:27:13 pm
Ông có cho rằng những hành động kỳ thị như vậy (đối với người đồng tính) là một biểu hiện của Chủ nghĩa tự tôn nam giới?

Đó là một phạm trù văn hóa... cũng tương tự như những gì đã xảy ra trong cách đối xử với phụ nữ. Tôi có thể bảo đảm chắc chắn với ông rằng Cách mạng Cuba không bao giờ khuyến khích những hành động phân biệt đối xử như vậy. Ngược lại, chúng tôi khuyến khích một cuộc đấu tranh lâu dài chống lại mọi biểu hiện kỳ thị và phân biệt. Liên quan đến phụ nữ, có rất nhiều quan niệm mang tính kỳ thị, thậm chí là những hành động kỳ thị thâm căn cố đế, đã ăn sâu vào suy nghĩ của nam giới, cũng như những gì đã diễn ra với người đồng tính. Đến lúc này, tôi không hề có ý định thanh minh cho mình về tất cả những gì đã diễn ra - tôi thừa nhận trách nhiệm về những gì tôi đã làm. Tất nhiên là khi đó tôi đã có những suy nghĩ khác liên quan tới vấn đề này. Tôi có những quan điểm của riêng mình, và ngay bản thân tôi, theo bản năng tôi cũng phản đối, phải nói là đã, đang, và sẽ luôn phản đối, bất kỳ sự lạm dụng, phân biệt hoặc kỳ thị nào, vì một xã hội được xây dựng trên nềri tảng của sự bất công sẽ sản sinh ra những biểu hiện kỳ thị. Tất nhiên những người đồng tính sẽ càng dễ trở thành nạn nhân của sự kỳ thị. Tại nhiều nơi khác trên thế giới họ còn phải chịu đựng nhiều khó khăn hơn nhiều, nhưng dù sao ở Cuba này, phải công nhận rằng những người đồng tính cũng đã từng là nạn nhân của sự kỳ thị và phân biệt đối xử. Ngày nay, khi người dân đã trở nên hiểu biết hơn, văn minh hơn và được giáo dục đầy đủ hơn, thì những biểu hiện kỳ thị đó cũng đã dần dần được khắc phục.

Tôi cũng xin nói lại với ông rằng đã - đang, và sẽ - có rất nhiều nhân vật xuất chúng và nổi tiếng trong các lĩnh vực văn hóa, văn học, những nhân vật rất có uy tín trong nhiều lĩnh vực quan trọng, cũng là người đồng tính, và cho dù phải chịu đựng ít nhiều phân biệt và kỳ thị, họ vẫn luôn nhận được những đặc quyền cao quý và sự kính trọng trên đất nước Cuba này. Vì vậy ngày nay, vấn đề này cũng không có gì đáng nói đến nữa. Trong một xã hội mà người dân cơ bản đều được học hành và giáo dục đầy đủ như của chúng tôi ngày nay, ngày càng giảm đi những biểu hiện kỳ thị đối với người đồng tính. Còn trong xã hội với dân trí thấp kém như trước kia - chỉ có 30% dân số biết chữ - thì những biểu hiện kỳ thị đối với người đồng tính là không tránh khỏi, mà thậm chí ngay cả người biết chữ hoặc những người có học hàm, học vị hẳn hoi cũng còn kỳ thị nữa là. Đó là thực tế từng xảy ra trong xã hội của chúng tôi. Còn hiện nay, mọi biểu hiện của sự phân biệt đối xử và thói tự tôn nam giới càng ngày càng trở nên tỷ lệ nghịch với mức độ văn hóa và giáo dục của người dân Cuba.

Vậy ông nghĩ rằng những hành động kỳ thị đối với người đồng tính đang được đấu tranh một cách có hiệu quả?

Tôi cho rằng sự kỳ thị và phân biệt đối xử đối với những người đồng tính là một vấn đề đang được khắc phục, và quả thực là tôi tin như vậy. Tôi hoàn toàn tin tưởng rằng dân tộc chúng tôi sẽ sớm trở thành một trong những dân tộc công bằng, khoan dung, văn minh, đồng cảm và có học vấn cao nhất trên thế giới. Những thói quen kỳ thị và quan niệm hẹp hòi sẽ ngày càng trở nên lạc hậu.

Ban đầu, đã có những xung đột nhất định giữa Cách mạng và Nhà thờ Công giáo, các quan niệm kỳ thị được nuôi dưỡng bởi giữa một bên là những kẻ bài Chủ nghĩa Xã hội và một bên là những người mang tư tưởng bài tôn giáo. Trước đây Đảng của chúng tôi rất kiên quyết không chấp nhận những tín đồ tôn giáo được trở thành Đảng viên. Tôi nghĩ rằng bản thân tôi phải chịu trách nhiệm chính trong vấn đề này, bởi vì khi đó chúng tôi coi đây như một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến sự trung kiên trong nội bộ Đảng. Ví dụ như khi đó có rất nhiều người là tín đồ Công giáo...

Trong thành phần hạt nhân của Đảng?

Không, những tín đồ Công giáo là những nhà cách mạng nhiệt thành.

Nhưng vẫn không được trở thành Đảng viên...

Chúng tôi nhanh chóng đề ra nguyên tắc là những tín đồ tôn giáo sẽ không được bước vào hàng ngũ của Đảng. Tất nhiên là những tín đồ tôn giáo đó vẫn luôn được tôn trọng và nhìn nhận công bằng khi đảm nhiệm các vị trí chính trị khác, nhưng họ không thể trở thành Đảng viên. Và phải mất nhiều năm sau, cùng rất nhiều nỗ lực, chúng tôi mói quyết định mở cửa mời gọi những tín đồ tôn giáo vào Đảng.

Ông là nguời khởi xuớng tư tưởng cởi mở đó?

Mặc dù tôi đã suy nghĩ khác khi ra quyết định cấm tín đồ tôn giáo trở thành Đảng viên sau khi Đảng Cộng sản Cuba được thành lập, nhưng sau này tôi gần như là một trong những người đầu tiên bảo vệ ý tưởng chấp nhận những người theo đạo vào Đảng. Cách đây hơn ba mươi năm, tôi đã từng tiếp xúc với người của phong trào Thần học Giải phóng. Tôi gặp gỡ lần đầu tiên với những đại diện của trào lưu tư tưởng đó là vào năm 1971, tại Chile. Tôi đã gặp và tiếp xúc với rất nhiều Linh mục và Mục sư thuộc nhiều dòng tu khác nhau, và tôi đã tiếp tất cả những người đó ngay tại Đại sứ quán Cuba. Khi đó, sau nhiều giờ gặp gỡ, tôi đã đề xuất ý tưởng, mà tôi ấp ủ trước đó một thời gian, tạo ra một liên minh giữa những người có đạo và những người không theo đạo, hay nói cách khác là giữa những người Công giáo với những người Mác xít, để tiếp tục đấu tranh, ủng hộ Cách mạng.

Như những người Sandinista vẫn nói: “Thiên Chúa giáo và Cách mạng - hoàn toàn không có mâu thuẫn”.

Tôi đã khẳng định như vậy từ trước đây rất lâu rồi, vì Cách mạng Sandinista thành công năm 1979, và tôi đã cổ súy cho ý tưởng đó ở bất kỳ nơi nào tôi đặt chân tới: tại Chilê, khi tôi đến thăm Tổng thống Salvador Allende năm 1971, và thậm chí là tại Jamaica khi tôi đến thăm Michael Manley năm 1977. Đó là chủ trương chúng tôi vẫn luôn áp dụng. Hầu như tất cả các nhà thờ (có liên quan tới Phong trào Thần học Giải phóng) đều rất hoan nghênh và đón nhận ý tưởng đó. Trong những bài phát biểu của mình, tôi thường xuyên khẳng định rằng cả người Mác xít và người Công giáo đều phải đoàn kết lại để tạo ra những thay đổi mang tính cách mạng tại bán cầu Tây. Tôi đã, đang và sẽ luôn đề cao những tư tưởng này trong giai đoạn hiện nay.

Đã có lúc, tôi nói rằng, “Chúng ta đang chủ trương đoàn kết những người Mác xít và những người Công giáo, nhưng trong Đảng chúng ta lại không áp dụng những tư tưởng này, chúng ta vẫn còn mang nặng tư tưởng cũ”. Thậm chí việc đấu tranh chống lại những thành kiến và những quan niệm phân biệt đối xử lạc hậu cũng không hề dễ dàng, và chúng tôi đã phải đấu tranh rất mạnh mẽ.



Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 26 Tháng Bảy, 2013, 02:39:21 pm
Và ngay trong những ngày đầu Cách mạng ông cũng đã phải đấu tranh chống lại sự phân biệt đối xử đối với cộng đồng người da đen?

Hoàn toàn khống có sự phân biệt đối xử mang tính chủ quan. Vì mỗi người Cách mạng đều ý thức được rằng phân biệt chủng tộc là một trong những hành vi đáng ghê tởm nhất tác động tiêu cực đến xã hội loài người.

Chế độ nô lệ, hình thành thông qua sự bóc lột và đàn áp những con người khốn khổ bị cướp ra khỏi quê hương châu Phi của mình, đã tồn tại suốt hàng trăm năm tại nhiều quốc gia ở bán cầu tây, trong đó có cả Cuba. Tại đất nước chúng tôi chế độ nô lệ đã bị xóa bỏ từ cách đây 120 năm, vào năm 1886, mặc dù khi đó mới chỉ là xóa bỏ trên danh nghĩa. Còn sau đó, những người đàn ông và phụ nữ da đen bất hạnh vẫn phải sống thêm gần ba thế kỷ nữa trong chế độ tồi tệ đó với tư cách là những lao động tự do sống chen chúc trong các khu lều trại ổ chuột ở cả nông thôn và thành phố - nhiều khi cả gia đình đông đúc phải sống trong một căn phòng nhỏ, không có giáo viên hay trường học, phải làm việc quần quật để nhận đồng lương rẻ mạt - cho tới khi Cách mạng thành công.

Ông không thể hình dung được là tôi đã phải phát biểu đến ba lần liền khi tôi đề cập đến vấn nạn phân biệt chủng tộc trên một Chương trình phát thanh. Đã có thời điểm kẻ thù của chúng tôi tuyên truyền những luận điệu xuyên tạc rằng chúng tôi sẽ tách những đứa trẻ ra khỏi bố mẹ chúng và gửi lũ trẻ tới Nga, ông có tưởng tượng được không? Vậy mà luận điệu xuyên tạc đó vẫn được phát tán khắp nơi, và thậm chí là có nhiều người tin, vì bọn chúng áp dụng nguyên tắc tuyên truyền của trùm Quốc xã Goebbel là “một sự dối trá được lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ được coi là sự thật” - nhưng chúng ta sẽ không nói đến tên trùm Quốc Xã tàn bạo đó làm gì; tôi muốn nhắc đến phương pháp của một nhà tâm lý học tên là Gustavo Lebón 1, tôi nhớ ông ta là một nhà tâm lý học người Pháp thì phải, ông ta đã đề cập đến tác động độc hại của những lời dối trá được lặp đi lặp lại, mặc dù ý tưởng của Lebón thì hơi khác một chút.

Đó là khái niệm tâm lý đám đông.

Tôi nhớ là tôi đã đọc cuốn sách của Lebón về tầm quan trọng của kỷ luật trong quân đội, và tầm quan trọng của việc đứng nghiêm khi nhận lệnh, vì như thế các quân nhân mới sẵn sàng dám hy sinh tính mạng để hoàn thành nhiệm vụ họ được truyền đạt qua mệnh lệnh đó. Tên cuốn sách là gì ấy nhỉ? Tôi nhớ hình như là Psicologiá de las multitudes.

Đại loại là vậy. Trong tiếng Pháp thì tên cuốn sách đó là La Psychologie des foules, có nghĩa là Tâm lý đám đông.

Còn tên đầy đủ của tác giả là gì ấy nhỉ?

Gustave Le Bon.

Thế mà trong tiếng Pháp của tôi lại biến thành Gustavo Lebón! Mặc dù đã đọc nó từ lâu lắm rồi, nhưng tôi nghĩ là tôi vẫn nhớ những ý cơ bản. Tôi đọc nó từ hồi còn đang học đại học.

Đó là một tác phẩm kinh điển.

Như tôi đang nói, sau khi tôi phát biểu trên sóng phát thanh lần đầu tiên về vấn nạn phân biệt chủng tộc, tôi đã phải phát biểu thêm hai lần nữa. Tất nhiên là ngay từ lúc đầu tiên, chúng tôi đã tiến hành áp dụng những điều luật của Cách mạng, trong đó có một nội dung cấm tất cả các câu lạc bộ, trường học và các địa điểm công cộng khác không được từ chối người da đen, và cả người lai nữa, chúng tôi đã rất nghiêm túc khi áp dụng điều luật này.

Khi đó có nhiều khách sạn không nhận khách da đen.

Đúng, đúng là thế, và thậm chí là ở nhiều nơi nữa. Thậm chí cá các bãi tắm, chủ yếu là các bãi tắm riêng, cũng cấm cửa người da đen cũng như dân nghèo da trắng. Cả nhiều trường học cũng vậy. Trường học của tôi ở Havana, trường Colegio de Belén, như tôi đã kể, có tới 1000 học sinh, nhưng trong đó không có ai là người da đen, kể cả người lai cũng không.

Ngay bên cạnh trường Belén có một ngôi trường nhỏ, và tại đây cũng có một số học sinh da đen. Khi Giáo hoàng John Paul II tới thăm Cuba vào tháng 1 năm 1998, tôi đã nói về những trường học Công giáo không chấp nhận học sinh da đen, và tôi giải thích những khía cạnh nhất định của sự phân biệt chủng tộc đó.

Sau chiến thắng của Cách mạng, chúng tôi hầu như hoàn toàn không suy nghĩ nhiều về hiện tượng kỳ thị, phân biệt chủng tộc, vì đơn giản là chúng tôi chỉ nghĩ rằng tất cả những gì chúng tôi phải làm là thiết lập sự bình đẳng theo pháp luật, và sự bình đẳng đó sẽ được áp dụng mà không phải bàn cãi gì nữa. Nhưng trong một chương trình truyền hình, tôi có nói vẻ chủ đề: những quả bóng bẩn thỉu 2 do kẻ thù ném ra - ở Cuba chúng tôi, “bóng” còn được hiểu là những lời đồn thổi độc địa - kiểu như lời đồn mà tôi vừa nhắc tới ở trên về những đứa trẻ bị tách ra khỏi bố mẹ và gửi tới Nga. Nhiều luận điệu dối trá như vậy được kẻ thù nhai đi nhai lại không biết bao nhiêu lần và ít nhiều đã phát huy tác dụng. Tôi không biết là liệu Lebón có bao giờ đề cập đến thực tế lầ nhiều khi lời đồn đại càng vô lý và phóng đại bao nhiêu thì khả năng mọi người tin theo lại càng nhiều bấy nhiêu.

Sau đó lại xảy ra cuộc khủng hoảng tháng 10 3, năm 1962; các chuyến bay tới Mỹ đã bị đình lại, bởi vì trước đó các chuyến bay được thực hiện hoàn toàn tự do. Chúng tôi không bao giờ hạn chế đối với bất kỳ ai có khả năng rời khỏi đất nước, và đã hơn một lần chúng tôi thực hiện chủ trương cỏi mở. Thậm chí chúng tôi còn khuyên họ, “Tốt nhất là nên thuê tàu riêng sẽ bảo đảm an toàn han cho gia đình của bạn”.

Ngoài những luận điệu xuyên tạc trên, cũng có một số lời đồn đại liên quan đến sự phân biệt chủng tộc ở Cuba. Sau khi tôi xuất hiện trên truyền hình để lên án tình trạng phân biệt chủng tộc, và kêu gọi mở cửa trường học, câu lạc bộ cho các thành viên là sinh viên da đen), lại có nhiều kẻ tung tin chúng tôi sẽ bắt ép người dân phải kết hôn với những người thuộc các nhóm sắc tộc khác - người da trắng phải lấy người da đen và ngược lại, toàn những chuyện vô lý. Và có không ít người đã sợ phát khiếp vì tin lời dối trá đó, nỗi sợ hãi của họ cũng xuất phát từ chính quan niệm kỳ thị và thói quen phân biệt chủng tộc, vì nếp nghĩ cho rằng chủng tộc của mình là tối thượng trước kia.

Hitler đã làm thế nào để khiến cho cả một dân tộc tin rằng họ là giống người thượng đẳng so với các chủng tộc khác, rồi dẫn dắt họ gây ra những tội ác tầy trời chống lại loài người, trong khi bản thân hắn cũng chẳng có gì giống như những đặc điểm lý tưởng và đặc trưng của chủng tộc Aryan mà hắn vẫn vẽ ra? -  kể cả Himmler và Goebbels cũng có hơn gì... Thử tưởng tượng hồi đó khoa học đã tìm ra cách nhân bản vô tính! Thử tưởng tượng Chủ nghĩa Phát xít và nhất là Chủ nghĩa Quốc xã có phương pháp nhân bản vô tính, Chủ nghĩa phân biệt chủng tộc và nhân bản vô tính!


----------------------------------------------------------
1. Gustave Lee Bon (1841-1931), nhà tâm lý học, nhân chủng học, khảo cổ học, nhà vật lý ngưòi Pháp và là tác giả của hai tác phẩm nổi tiếng Les Lois psychologiques de l”evolution des peuples (Sự phát triển tâm lý của con ngưòi - 1894) và La Psychologie de foules (Tâm lý tội phạm).

2. Những lời đồn đại không có căn cứ và thường là lời phỉ báng.

3.   Cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba, theo cách hiểu của những người nói tiếng Anh.



Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 26 Tháng Bảy, 2013, 02:42:47 pm
Thực tế đó cũng có thể là một trong những mối đe dọa rất lớn trong tương lai.

Các nghiên cứu khoa học vẫn luôn tìm cách thể hiện những khác biệt giữa các nhóm sắc tộc khác nhau, và họ vẫn chưa tìm được gì đáng kể cả, trừ những phát hiện nhỏ nhặt chẳng hề liên quan gì đến trí thông minh và tài năng. Khoa học đã trở thành công cụ đắc lực của những người đấu tranh chống Chủ nghĩa phân biệt chủng tộc. Tuy nhiên, mặc dù khoa học đã đưa ra những bằng chứng không thể chối cãi về sự ngang bằng trí tuệ giữa tất cả các chủng người khác nhau, sự phân biệt chủng tộc vẫn luôn tồn tại.

Đối với những người cách mạng như chúng tôi, việc đấu tranh chống lại chủ nghĩa phân biệt chủng tộc đã trở thành một nguyên tắc thiêng liêng. Nhưng như tôi đã nói, khi chúng tôi bắt đầu đề cập tới chủ đề này lần đầu tiên, trong nhân dân đã có một số quan điểm và ý kiến thể hiện sự lo lắng rất đáng chú ý. Trong cả ba lần tôi phát biểu về cuộc đấu tranh chống phân biệt chủng tộc, tôi phải nói đi nói lại rằng sẽ hoàn toàn không có chuyện mọi người bị buộc phải lấy người khác mà họ không yêu; mục đích của chúng tôi chỉ là chấm dứt tình trạng phân biệt chủng tộc - cùng với đó là tất cả những bất công ngang trái đang đầy rẫy tại những nơi làm việc, những tụ điểm hoạt động giải trí, thể thao, cơ sở giáo dục.

Vào thời điểm đó, chúng tôi còn hết sức ngây thơ khi tin rằng chi cần tuyên bố bình đẳng hoàn toàn và tuyệt đối trước pháp luật là sẽ chấm dứt sự phân biệt chủng tộc. Bởi vì xét cho cùng chỉ có hai loại phân biệt - một là do khách quan, một là do chủ quan.

Vậy ông có hài lòng với hiện trạng của cộng đồng người da đen tại Cuba không? Hay ông nghĩ rằng tình hình vẫn cần tiếp tục cải thiện?

Không - sẽ là quá tự phụ, thiển cận và ngu ngốc nếu chúng tôi nói rằng chúng tôi đã hài lòng. Ngay cả trong những xã hội như Cuba, một xã hội đã phát triển từ một cuộc Cách mạng xã hội căn bản trong đó mọi người đều có được sự bình đẳng toàn diện và tuyệt đối trước pháp luật, cùng trình độ giáo dục nhận thức đã được nâng cao đến mức xóa bỏ được hầu hết những yếu tố phân biệt đối xử mang tính chủ quan, thì đến ngày nay sự kỳ thị và phân biệt chủng tộc vẫn luôn tồn tại, dưói hình thức này hay hình thức khác. Tôi gọi đó là phân biệt đối xử mang tính khách quan, một hiện tượng gắn liền với đói nghèo và sự độc quyền về mặt tri thức do lịch sử để lại.

Phải thừa nhận rằng Cách mạng Cuba, với thắng lợi lớn nhất là đã bảo đảm cho mọi công dân thuộc các nhóm sắc tộc khác nhau có quyền lợi và địa vị chính trị như nhau, lại chưa thực sự thành công trong việc xóa bỏ sự chênh lệch giàu nghèo và khác biệt về địa vị kinh tế mà cộng đồng người da đen vẫn đang phải chịu đựng. Người da đen vẫn chưa được sống trong những ngôi nhà tốt nhất; hẳn ông cũng tự thấy rằng họ vẫn phải đảm nhiệm những công việc khó khăn, vất vả nhất, nhưng lại được trả lương thấp nhất, trong khi đó họ cũng nhận được rất ít những đồng USD kiều hối do người thân của mình ở nước ngoài của mình gửi về, nếu so với những người da trắng.

Nhưng tôi rất hài lòng với những gì chúng tôi đã và đang làm để tìm ra những nguyên nhân sâu xa nhất của thực trạng xã hội này. Đây là một vấn đề mà nếu chúng ta không quyết tâm sắt đá để tạo ra thay đổi, chắc chắn nó sẽ kéo dài qua nhiều thế hệ và khiến cho người da den thiệt thòi vẫn sẽ bị đặt ra ngoài lề xã hội. Vậy nguồn gốc sâu xa của nó là gì? Nhóm sắc tộc nào đang lấp đầy trong các nhà tù, và tại sao lại như vậy?

Ông đang nói đến những nguyên nhân xã hội.

Tại sao lại tồn tại thực tế có những người bị đặt ra bên lề cuộc sống? Chế độ nô lệ đã bị xóa bỏ từ rất lâu trước khi Cách mạng Cuba thành công năm 1959. Vậy là tính đến thời điểm đó đã có bảy mươi ba năm trôi qua kể từ khi chế độ nô lệ bị xóa bỏ tại Cuba năm 1886, mà tính đến nay thì đã là 120 năm.

Chúng tôi phát hiện ra rằng có một mối quan hệ tỷ lệ nghịch giữa trình độ kiến thức, văn hóa, với tội phạm; vì dụ như trình độ kiến thức, văn hóa và tỷ lệ tiếp cận giáo dục đại học càng cao thì thì tỷ lệ tội phạm càng thấp. Trong một đất nước có tới 800.000 chuyên gia và trí thức, theo những con số thống kê mà chúng tôi tiến hành thực hiện trong các nhà tù và hàng chục nơi khác, chúng tôi đang dần dần phát hiện ra những quy luật của mối quan hệ đó.

Trình độ văn hóa càng thấp thì cảng có nhiều người bị đặt ra ngoài lề phát triển của xã hội, tội phạm và sự phân biệt đối xử cũng càng tăng?

Đúng, thực tế là như vậy. Đó là phát hiện vô cùng quan trọng đối với chúng tôi, để từ đó chúng tôi chủ trương khuyến khích cho những người nghèo khổ nhất - những người là con cái của những người trước kia chưa bao giờ có cơ hội học hành - được vào học ở những trường học tốt nhất, những ngôi trường mà bạn được nhận vào học hay không là căn cứ vào kết quả học tập và thi cử công bằng.

Chắc chắn ông sẽ phải ngỡ ngàng nếu biết hiện nay tại Cuba có bao nhiêu thanh niên trong độ tuổi hai mươi đến ba mươi đang phải ngồi tù - chúng tôi vẫn đang tiếp tục nghiên cứu về vấn đề này - trong đó số lượng tù nhân là con cái của các chuyên gia và các trí thức chỉ chiếm chưa đến 2% tổng số tù nhân, bất chấp thực tế là Cuba có tỷ lệ trí thức và chuyên gia trên tổng dân số cao nhất nhì thế giới. Nếu ông tới tìm hiểu tình hình thực tế tại các nhà tù, ông sẽ nhận thấy là phần lớn các tù nhân đều có xuất thân từ những gia đình bị đặt bên ngoài lề sự phát triển chung của toàn xã hội, đa phần họ là con cái của những gia đình từng phải chen chúc trong một căn phòng chật chội, trong những khu ổ chuột bị lãng quên.

Và Cách mạng vẫn chưa thể lảm gì để chấm dứt số phận dường như không thể tránh khỏi đó của những người này?

Trước hết, chúng tôi đã chấm dứt sự tồn tại của những khu ổ chuột bị lãng quên. Nhưng vẫn tồn tại tâm lý phân biệt và kỳ thị, và thậm chí là tự tách mình, trong nhận thức chung của mọi người. Cho dù chúng tôi đã cho xây dựng những khu nhà mới khang trang, thì hiện tượng tự tách mình đó vẫn có xu hướng tiếp tục xuất hiện ở những nơi này, trừ phi phải có một nền văn hóa mới được xây dựng trên cơ sở học vấn và giáo dục. Chúng tôi cử những chuyên gia và trí thức giỏi nhất giúp đỡ họ - cùng họ học tập, thậm chí ngồi xuống làm bài tập ở nhà cùng với họ, để họ có thể đủ sức vào học tại những trường tốt nhất.

Có bao nhiêu chuyên gia và trí thức mới được Cách mạng giáo dục và đào tạo thành tài? Tôi phải nói rằng con số đó lên đến hàng triệu người. Tôi khẳng định rằng đến thời điểm này tỷ lệ các chuyên gia và trí thức của Cách mạng Cuba - các bác sĩ, kỹ sư và nhiều nghề khác - với trình độ đại học cao gấp ba lần tỷ lệ người dân học hết lớp sáu năm 1959. Bởi vì ngày nay có rất nhiều, rất nhiều giáo viên giỏi, và hầu hết trong số này đều có trình độ đại học. Trong số những y tá, cả nam lẫn nữ, cũng rất nhiều người có bằng cấp đại học.

Văn hóa phân biệt đối xử và kỳ thị cũng những hậu quả của nó có xu hướng tự sinh sôi nảy nở. Vậy thì tác dụng của những hành động tích cực là gì?

Tại một số nước, xu hướng ưu ái đặc biệt cho những người bị thiệt thòi như vậy đã phát triển rất nhiều thời gian gần đây.

Vâng, nhưng đối với chúng tôi, đó không phải là vấn đề pháp luật hay bất kỳ điều gì tương tự. Chúng tôi coi đó là một phạm trù thuộc về công bằng xã hội và những tư tưởng chính trị, ý thức chính trị, và trong thực tế, trên đất nước Cuba này, sự kỳ thị chủ quan dường như đã biến mất hoàn toàn.

Thỉnh thoảng trên các Chương trình truyền hình phản ánh về hoạt động hiệu quả của lực lượng công an thường có hình ảnh các tên tội phạm là thanh thiếu niên da đen hoặc da màu... Bởi vì, trong thực tế có hai loại trộm cướp: loại thông thường, vốn đã rất đáng lên án và loại cổ cồn trắng, do các quan chức và cán bộ gây ra ở chỗ này chỗ khác... Loại tội phạm cổ cồn trắng ăn cướp của Nhà nước, của xã hội nhưng lại rất ít khi bị chú ý - người dân chỉ quan tâm nhiều đến những kẻ đột nhập nhà mình, sục sạo đồ đạc, ăn cắp thứ gì đó, đồ nữ trang, vài món đồ gia dụng, phá hoại thứ này, thứ kia, và cơ bản là chỉ có người nghèo mới thường là thủ phạm của những tội này.


Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 26 Tháng Bảy, 2013, 02:56:32 pm
Cuối cùng tôi thấy rằng cần phải góp ý với những người phụ trách các Chương trình truyền hình phản ánh hoạt động trấn áp tội phạm của các cơ quan công quyền, vì những nhà sản xuất và đạo diễn truyền hình đó thật ra cũng chỉ muốn người dân hoàn toàn tin tưởng vào lực lượng công an, thế là tôi góp ý thẳng với họ, “Tôi không muốn phải xem thêm những Chương trình được thực hiện theo cách đó”. Chỉ cần những người phụ trách muốn chứng minh sự hiệu quả trong hoạt động của công an, và thế là người xem lại được chứng kiến cảnh những tên tội phạm xuất hiện trên truyền hình đều là những người da đen hoặc người lai da màu, trong khi số tội phạm da trắng thì rất ít, bao giờ cũng chỉ là thiểu số. Đâu có tác dụng tích cực gì khi tạo ra mối liên hệ giữa loại tội phạm khó chịu đó với một nhóm sắc tộc nhất định trong xã hội?

Nhưng dù sao chúng tôi cũng đã có một bước tiến rất dài - thông qua quá trình giáo dục tư tưởng, thông qua việc bồi dưỡng hành vi ứng xử của cộng đồng người da đen, thông qua sự ủng hộ một lòng của họ đối với Cách mạng. Chính những tầng lớp nghèo nhất trong xã hội lại là những người ủng hộ Cách mạng nhiệt thành nhất.

Vậy mà họ vẫn bị phân biệt đối xử theo cách này hay cách khác?

Vâng, có nhiều người đã tận dụng được những cơ hội mới mở ra cho họ, nhưng cũng còn không ít người chưa thực hiện được mục tiêu là vào đại học, hoặc vào những ngôi trường tốt nhất, những trường tuyển sinh hoàn toàn theo kết quả học tập, và phải trải qua một kỳ thi. Câu chuyện về những người tiếp tay trong kỳ thi đầu vào đại học thật là không thể tin nổi.

Nhiều người có thể phê phán chúng tôi đã phát hiện ra chuyện này quá muộn, nhưng dù sao chúng tôi cũng đã phát hiện ra. Và rồi một hôm đích thân tôi phải có bài phát biểu phê phán gay gắt vấn nạn này, vì tất cả những vấn đề nghiêm trọng đó đều phải được giải quyết dứt điểm ngay lập tức, và như tôi đã nói với ông, tôi cũng đã có những kinh nghiệm nhất định.

Điều còn tồn tại lúc này lại vô cùng phức tạp, vì đó là sự phân biệt đối xử mang tính chủ quan ẩn sâu trong chính những người có trình độ văn hóa, học vấn, thậm chí cả những người đã nhiều năm tham gia Cách mạng và đã chứng kiến những thành quả to lớn do những người da đen và người lai da màu chung tay xây dựng nên. Vậy mà thái độ kỳ thị đó vẫn còn tồn tại trong xã hội này, tôi phải thừa nhận là như vậy.

Trong hàng ngũ lãnh đạo cao cấp của Chính phủ vẫn chỉ có rất ít người da đen.

Đáng buồn là đúng vậy. Chúng ta có thể thấy là chỉ một số người da đen đảm nhiệm các cương vị quản lý, nguyên nhân xuất phát từ thực tế là tỷ lệ người da đen và người lai có khả năng vào học đại học vẫn còn rất thấp. Hiện nay, thời gian thực hiện nghĩa vụ quân sự bắt buộc ở Cuba là ba năm. Và chúng tôi đã tiến hành nhiều biện pháp để khuyến khích mọi người tới trường học, hoặc tự học cao hơn. Sau các thanh niên tốt nghiệp trung học, cần cứ vào kết quả học tập và hạnh kiểm của mình, có thể họ sẽ chỉ phải thực hiện hai năm thay vì ba năm nghĩa vụ quân sự. Sau đó chúng tôi còn tiếp tục giảm thời hạn này xuống và tạo cơ hội cho những thanh niên đang thực hiện nghĩa vụ quân sự được tham gia học một năm tại các trường nội trú, tham gia những khóa học cấp tốc đề chuẩn bị thi vào trường đại học. Rất nhiều người đã vào đại học theo con đường này, thường thì những người nghèo coi đây là con đường phù hợp nhất để vào đại học, nhất là đối với những người lẽ ra đã không thể vào được các trường đại học tuyển sinh bằng các kỳ thi đầu vào ngặt nghèo, thường chỉ dành cho các thí sinh xuất thân từ tầng lớp xã hội cao hơn.

Đó là những thanh niên của Cách mạng, gia đình của họ cũng là những gia đình Cách mạng, những người mà tôi đang đề cập đến lúc này - họ chịu thiệt thòi là xuất thân từ một mặt bằng văn hóa, kiến thức thấp hơn. Do đó trên đây là một trong những biện pháp chúng tôi áp dụng để tạo cơ hội đồng đều hơn cho tất cả mọi người.

Thực sự là tôi rất hài lòng với các Chương trình 106. Trận đấu ý tưởng đang được triển khai hiện nay, trọng tâm chính của các Chương trình này là mở rộng và nâng cao chất lượng giáo dục, và điều đầu tiên mà tôi yêu cầu chính là thành phần sắc tộc, một yêu cầu đã từng bị xóa bỏ trong tất cả các hình thức giáo dục trước kia, vì hồi đó chúng tôi cho rằng như thế là phân biệt đối xử 1.

Vậy là giờ ông và nhân dân của mình đang chú trọng đặc biệt tới thành phần sắc tộc trong giáo dục?

Đúng thế. Trong tất cả những ngôi trường mới, trong thành phần giáo viên, giáo sư, nhân viên xã hội, cũng như trong các Chương trình văn hóa và nghệ thuật, chúng tôi đều chú ý đến thành phần sắc tộc. Chúng tôi đang đào tạo rất nhiều giáo viên nghệ thuật: hiện tại đã có mười lăm Trường Sư phạm với nhiệm vụ bồi dưỡng và đào tạo giáo viên, mỗi tỉnh có một trường, với kế hoạch là đào tạo 30.000 giáo viên nghệ thuật, được lựa chọn trên cơ sở tài năng, để họ có thể chia sẻ kiến thức của mình tại các trung tâm giáo dục và tại các cộng đồng của mình trong vòng mười năm tới, vì quả thật nhu cầu giáo viên nghệ thuật là rất lớn. Thành phần sắc tộc tại mỗi tình đều rất khác nhau. Có nhiều tỉnh tỷ lệ người dân da đen lên tới hơn 70%.

Theo như tôi biết thì đó là những tỉnh miền đông của hòn đảo.

Chính xác. Còn ở những tỉnh khác, tình hình ngược lại. Ví dụ như ở tỉnh Holgúin, cộng đồng dân góc da trắng chiếm đại đa số. Họ là hậu duệ của những chủ trang trại đến từ quần đảo Canary và một số tỉnh khác ở Tây Ban Nha. Còn tại những khu vực trước kia tập trung những đồn điền thu hút nhiều nô lệ làm việc, ví dụ như Guantánamo, hoặc vì những nguyên nhân lịch sử nhất định, nên tỷ lệ người da trắng, người da đen và người lai cũng rất khác nhau.

Tại các trường nghệ thuật, ngoài mỹ thuật, nghệ thuật tạo hình, hội họa và điêu khắc, các sinh viên còn phải học âm nhạc, khiêu vũ và nghệ thuật sân khấu, sau đó họ sẽ phải chọn một ngành chuyên sâu nhưng vẫn có kiến thức cơ bản về những lĩnh vực nghệ thuật khác, bởi vì sau này rất có thể họ sẽ giảng dạy ở một trường học nào đó và còn phải giảng về các bộ môn nghệ thuật khác nữa.

Có một sự bùng nổ các vị trí công việc như vậy, và hiện tại chúng tôi đang đào tạo 16000 sinh viên trẻ, trên cơ sở xem xét các yếu tố như thành phần sắc tộc, năng khiếu. Tất cả chúng tôi đều vô cùng hài lòng khi chứng kiến sự đa dạng về thành phần sắc tộc trong tất cả những ngành nghề có ảnh hưởng xã hội sâu rộng đến như vậy những ngành nghề có thể tạo điều kiện cho thanh niên được vào đại học theo năng lực và sở nguyện của mình. Bao giờ cũng vậy, một trong những điều đầu tiên tôi tìm hiểu cũng là thành phần sắc tộc tại mỗi trường, câu hỏi thường trực của tôi là “Có bao nhiêu sinh viên thuộc nhóm sắc tộc này, nhóm sắc tộc kia?”. Đại loại là như thế. Tất nhiên tỷ lệ đa sắc tộe tại các trường cũng rất khác nhau.

----------------------------------------------------------
1. Ở đây, Castro đang muốn nói đến những chương trình được tiến hành vào thời điểm đó trong đó có chiến dịch liên quan đến giáo dục, nâng cao trình độ văn hóa chung, làm cho cả đất nước ý thức rõ hơn về những vấn đề chính trị, văn hóa. Chiến dịch này thường được gọi là “Cuộc chiến của các ý tưởng”. Số lượng các chương trình trong chiến dịch ngày càng tăng, và đến cuối năm 2005, đã có hơn 150 chương trình với những kết quả khá khả quan.


Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 26 Tháng Bảy, 2013, 03:02:00 pm
Ông có quan tâm tới việc tỷ lệ nữ giới trong đó là bao nhiêu?

Đấu tranh chống lại sự phân biệt đối xử với phụ nữ là cực kỳ khó khăn; thậm chí chúng tôi còn phải thông qua một đạo luật điều chỉnh về vấn đề đạo đức này, đó chính là Luật Gia đình, trong đó quy định đàn ông có nghĩa vụ phải chia sẻ việc nhà, làm việc nội trợ, nuôi dạy và chăm sóc con cái, cùng với vợ mình... Chúng tôi đã có tiến bộ rất đáng kể trong lĩnh vực này.

Trước kia đại đa số đáng kể những thanh niên vào đại học là nữ giới. Vì ở tuổi trung học và dự bị đại học, nữ giới thường học hành chăm chỉ nên có điểm số tốt hơn nam giới. Trong khi đó các trường đại học lại thường tuyển sinh theo tiêu chí kết quả học tập...

Chúng tôi cử những Bác sĩ của mình tới rất nhiều quốc gia trên khắp thế giới. Có rất nhiều nước nơi mà nền văn hóa địa phương gây khó khăn cho chúng tôi trong việc cử tới một nhân viên y tế là nữ giới, nhưng chúng tôi vẫn kêu gọi rất nhiều thanh niên theo học ngành y, cả nam giới và nữ giới, và cứ ba sinh viên ngành y thì có hai người là nữ.

Nhiều khi, ví dụ như trong một tình huống giả sử thôi, chúng ta vẫn tuyên bố, “Thưa các bạn, chúng ta đang có nhu cầu cấp thiết trong lĩnh vực này, lĩnh vực kia”. Và trong những trường hợp đó nam giới thường được miễn thực hiện nghĩa vụ quân sự (để khuyến khích họ vào đại học), nhưng vẫn xảy ra thực tế là cứ ba người vào đại học theo kết quả học tập thì có tới hai người là phụ nữ. Cuối cùng chúng tôi phải đề ra chính sách áp dụng chỉ tiêu - thường là 45% nam giới và 55% là nữ giới, vì đại đa số những người đủ tiêu chuẩn vào đại học theo kết quả học tập và thi cử sẽ là nữ giới. Vì những lý do như vậy mà hiện nay đang có sự phát triển quá nóng của số lượng lao động kỹ thuật là nữ giới, cụ thể có tới 65% lực lượng lao động kỹ thuật cao của Cuba là nữ.

Một tiến bộ quá ấn tượng.

Xuất phát từ thiên chức làm mẹ của nữ giới, nên chúng tôi còn cho phép mỗi người phụ nữ khi sinh con được nghỉ hẳn một năm để chăm sóc con cái - chúng tôi làm vậy không phải để khuyến khích họ sinh thêm nhiều con, mà là điều tốt đẹp nhất mà một đứa trẻ được hưởng khi chào đời chính là có được sự chăm sóc và tình yêu thương của người mẹ, và nhất là được nuôi dưỡng bằng nguồn sữa mẹ.

Có năm cấp độ của cái được gọi là “các phương pháp không chính quy” trong việc nuôi dạy trẻ em. Trước hết chúng ta cần phải giáo dục các bậc cha mẹ. Sẽ tốt hơn rất nhiều khi người mẹ có điều kiện được ở bên đứa trẻ trong những tháng đầu tiên sau khi chào đời. Sự đổ vỡ của gia đình hạt nhân có liên hệ mật thiết tới việc trẻ em bỏ học rồi vi phạm pháp luật để rồi cuối cùng phải vào tù. Nhưng khi một trong hai người bố hoặc mẹ là trí thức, ngay cả khi họ đã ly dị - vì thông thường thì trong trường hợp ly hôn, đứa con sẽ ở với mẹ, nếu người mẹ là trí thức - thì nói chung những tác động tiêu cực cũng sẽ giảm đi rất nhiều.

Những ảnh hưởng tiêu cực liên quan đến tình trạng phạm pháp vị thành niên, và tự tách mình ra khỏi đời sống xã hội.

Trong số 71% số vụ tội phạm vị thành niên, có đến 19% sống mà không có cả bố lẫn mẹ. Vì vậy một khi trẻ sống cùng với bố hoặc mẹ - thông thường đó là mẹ, nguyên tắc chung là như vậy - và nếu họ là những người có học vấn, thì tác động tiêu cực của cuộc ly hôn, và sự đổ vỡ của gia đình hạt nhân, cũng sẽ được hạn chế đi rất nhiều; nếu cả hai người - hoặc chỉ một trong hai người bố hoặc mẹ, mà thông thường là mẹ - quan tâm, chăm sóc đứa trẻ, thì hầu như không có sự khác biệt đáng kể nào (so với những đứa trẻ khác). Chúng tôi hy vọng một ngày nào đó phụ nữ sẽ có được vị thế cao nhất có thể trong công việc, vì lợi ích của gia đình mình cũng như toàn xã hội. Trước kia phụ nữ từng bị kỳ thị và phân biệt đối xử một cách nặng nề, chỉ được tiếp cận với những công việc tủi nhục và thấp kém nhất; còn ngày nay bằng chính ý chí mạnh mẽ và tinh thần làm việc chăm chỉ của mình họ đã trở thành bộ phận quyết định sự phát triển của cả một xã hội, mà trong đó, như tôi đã nói, họ chiếm tới 65% lực lượng lao động kỹ thuật tay nghề cao.

Phụ nữ Cuba đã khẳng định được vị thế của mình - họ trở thành một lực lượng được tôn trọng và khâm phục. Có lẽ cái mà chúng tôi cần trong tương lai là Liên Đoàn Nam giới Cuba!

Để bảo vệ quyền lợi của chính mình!

Chính xác! Bởi vì ông có thể thấy là phụ nữ vẫn không ngừng thăng tiến, thăng tiến, cho dù họ vẫn chưa thể lên đến đỉnh cao nhất - nhưng dù thế nào chăng nữa thì cuộc đấu tranh bình đẳng giới suốt gần năm mươi năm qua kể từ sau khi Cách mạng thành công đã không diễn ra vô ích.

Rất nhiều phụ nữ đã đóng góp vào việc lật đổ chế độ độc tài Batista. Bản thân ông cũng nhiều lần nhắc tới Haydeé Santamaría và Melba Hernandez, những người trực tiếp tham gia cuộc tấn công vào trại lính Moncada, và chúng ta cũng có thể nêu tên những nhà nữ cách mạng nổi tiếng khác như Celia Sanchez và Vilma Espín. Vì vậy tôi muốn hỏi ông một điều: có phụ nữ nào tham gia chiến đấu trong vùng núi Sierra không?

Ồ, có chứ. Tôi đã tổ chức một đơn vị chiến đấu toàn phụ nữ trong vùng núi Sierra, họ được gọi là những chiến sĩ “Mariana” 1. Chúng tôi đã chứng minh rằng phụ nữ hoàn toàn có thể trở thành những chiến sĩ giỏi không thua gì nam giới. Tôi đã phải đấu tranh mạnh mẽ với tư tưởng trọng nam khinh nữ trên đó, bởi vì chúng tôi dành riêng một số lượng vũ khí nhẹ nhất cho các chiến sĩ nữ, và một số chiến sĩ nam đã thắc mắc, “Tại sao chúng ta có thể giao khẩu M-I cho một phụ nữ cơ chứ?” - đây là chuyện xảy ra sau cuộc tấn công cuối cùng của Batista - “Tại sao tôi lại không được giao một khẩu như thế?”. Và tôi thường trả lời những chiến sĩ nam đó bằng một câu như thế này - nếu ông muốn tôi sẽ nhắc lại ra đây, tôi thường nói là, “Nghe này, các cậu có biết tại sao chúng ta phải sử dụng phụ nữ không? Nói cho các cậu biết, là vì họ là những chiến sĩ xuất sắc hơn các cậu”.

Tôi đã tự mình huấn luyện cho những đơn vị nữ đó, và tinh thần cũng như hiệu quả chiến đấu của họ phải nói là hơn cả tuyệt vời, còn hơn cả nam giới, tôi không hề nói đùa đâu. Và họ tham gia chiến đấu hẳn hoi, chứ không phải là làm những công việc văn phòng lặt vặt. Đây không phải là lời đãi bôi để lấy lòng phụ nữ, mà là sự thật.

----------------------------------------------------------
1. “Trung đội Mariana Grajales” được đặt tên để tưởng nhớ mẹ của Maceo, một biểu tượng của nữ chiến sĩ cách mạng của Cuba, tên này do chính Castro đặt vào tháng 9 năm 1958, sau cuộc truy quét cuối cùng của kẻ thù vào lực lượng nổi dậy. Việc thành lập nhóm này đã giúp xua đi được sự ngần ngại, lưỡng lự trong khá nhiều sĩ quan của lực lưạng nổi dậy. Trung đội “Marianas” có vai trò quan trọng trong rất nhiều trận chiến và các hành động khác nhau. Xem Sara, Mas, “Mujeres enla linea de fuego: Las Marianas”, Granma, Havana, ngày 4 tháng 9 năm 2003.


Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 26 Tháng Bảy, 2013, 03:04:54 pm
Và ông có nghĩ rằng Cuba không côn là một xã hội trọng nam khinh nữ?

Đến hôm nay chúng tôi có thể tự hào nói rằng chúng tôi là quốc gia ít trọng nam khinh nữ nhất, nếu như không phải trên thế giới, thì ít nhất cũng là ở bán cầu Tây này. Chúng tôi đã xây dựng thành công một nền văn hóa mới trên cơ sở của sự bình đẳng và tôn trọng, một điều mà õng khó có thể tìm thấy trong nhiều xã hội khác trên thế giới hiện nay.

Tôi thực sự không hề muốn so sánh hiện tại với trước đây, vì quả thật chúng tôi thừa hưởng hủ tục trọng nam khinh nữ từ lịch sử, và chúng tôi cũng ý thức rõ hủ tục đó vẫn còn ăn sâu và được lưu truyền như thế nào trong các xã hội Tư bản Chủ nghĩa. Tư tưởng trọng nam khinh nữ là một di sản của quá khứ, và khi đó chúng tôi còn rất ấu trĩ. Nhưng bản thân tôi ngay từ đầu đã có quan niệm hoàn toàn khác - mà tiêu biểu là những Trung đội nữ trong vùng núi Sierra do chính tôi thành lập. Ngay từ đầu tôi đã có quan điểm khác (với toàn xã hội). Tôi chủ trương đoàn kết giới, vì tôi đã tận mắt chứng kiến cảnh phụ nữ bị bóc lột và phân biệt đối xử một cách tàn tệ trong xã hội trước đây.

Nhưng, vâng, chúng tôi vẫn sẵn sàng đón nhận bất kỳ lời đánh giá nào liên quan đến vấn đề này. Tôi không thể khẳng định rằng tư tưởng trọng nam khinh nữ ở Cuba đã hoàn toàn thuộc về quá khứ, nhưng dù sao cũng đã có sự khác biệt cực kỳ lớn lao so với những gì xảy ra trong những năm đầu tiên của Cách mạng mà ông vừa nhắc tới và tôi cũng đã trình bày một cách hoàn toàn trung thực tình hình thực tế khi đó là như thế nào, và chúng tôi thẳng thắn nhận trách nhiệm - thật đáng xấu hổ là khi đó trình độ văn hóa chung còn rất thấp, những điều kiện hoàn cảnh cũng không thật sự thuận lọi cho việc ngăn chặn các biểu hiện kỳ thị và phân biệt đối xử đầy bất công khiến nhiều người bị tổn thương. Tóm lại, đó là những gì tôi có thể nói để trả lời câu hỏi của ông.

Một trong những lời buộc tội khác nhằm vào ông trong những năm đầu tiên của Cách mạng là việc đàn áp tôn giáo, ông đã ra lệnh quốc hữu hóa các trường học Công giáo, trục xuất một số Giáo chức và thậm chí còn bắt giam cả các Linh mục. Ông có nghĩ là trong vấn đề này cũng đã có một số hành động hơi quá tay?

Chúng tôi quốc hữu hóa tất cả các trường học, chứ không chỉ có trường học của Nhà thờ Công giáo. Đây là một cuộc Cách mạng cấp tiến và toàn diện - đó là những từ mà tôi vẫn dùng khi nói về Cách mạng Cuba, tôi có thể lý giải và chứng minh tính đúng đắn của chúng tôi khi làm như vậy - nhưng chắc chắn là không có trường hợp Linh mục nào bị hành hình như kẻ thù vẫn xuyên tạc. Đây là luận điệu chính trị vô đạo đức mà Chủ nghĩa Đế quốc đã dùng để bôi nhọ chúng tôi, nhằm phục vụ cho những âm mưu thâm độc của mình, cụ thể là lợi ích của Đế quốc Mỹ khi họ cố vẽ ra hình ảnh cuộc Cách mạng Cuba như là một cuộc Cách mạng chống tôn giáo, dựa trên một số mâu thuẫn xuất hiện trong những năm đầu tiên buộc chúng tôi phải tiến hành những biện pháp mạnh tay. Đã có một số âm mưu thâm độc được hình thành, và thực tế là chúng tôi không thể cứ khoanh tay ngồi yên nhìn nó xảy ra được. Quả thật là có những chuyện rất nghiêm trọng đã xảy ra.

Những chuyện như thế nào?

Ví dụ như Chiến dịch Peter Pan, với ý đồ chủ yếu là là bắt cóc 14000 trẻ em của đất nước này, sau khi kẻ thù của chúng tôi tung ra luận diệu dối trá khủng khiếp là Cách mạng có ý định tách trẻ em ra khỏi bố mẹ và đưa chúng sang Liên Xô. Và lợi dụng cái cớ đó, kết họp với nỗi sợ hãi rất vô lý của nhiều bậc cha mẹ, một số Linh mục Công giáo trong nước vốn chống đối lại Cách mạng đã móc nối với các Linh mục Công giáo ở Miami   tiến hành bắt cóc và bí mật đưa 14.000 trẻ em Cuba sang Mỹ.

Mười bốn nghìn trẻ em Cuba bị bắt đưa sang Mỹ?

Đúng vậy, những trẻ em này bị đưa đi vì kẻ thù đã bịa ra lời dối trá rằng Cách mạng đang chuẩn bị ban bố sắc lệnh tách trẻ em ra khỏi sự chăm sóc của bố mẹ chúng và gửi sang Liên Xô. Một khi phải đối mặt với những âm mưu thâm độc như vậy đánh vào vấn đề tình cảm, con người ta dường như phát điên, họ dễ dàng bị đánh lừa vì lời dối trá xảo quyệt đó, nhất là trong bối cảnh nhạy cảm như vậy, luận điệu dối trá của kẻ thù lại càng lan rộng khắp nơi. Trong hoàn cảnh như vậy, nhất là lại với tâm tư tình cảm của những người làm cha, làm mẹ, họ gần như trở nên mụ mẫm - họ không còn bình tĩnh mà xét đoán vấn đề nữa. Đó là lý do tại sao kẻ thù của chúng tôi đã thành công trong việc gieo rắc nỗi sợ hãi vào đầu rất nhiều bậc cha mẹ thuộc tầng lớp trung lưu, tù đó chúng có thể tiến hành cuộc di tản ồ ạt, bí mật đưa từng ấy trẻ em ra khỏi đất nước một cách dễ dàng, và thế là rất nhiều gia đình đã bị ly tán mãi mãi.

Về sau khi đọc những tác phẩm của Sholokhov, nhất là tiểu thuyết “Sông Đông êm đềm”, tôi mới tự mình phát hiện ra, (trước đó tôi không biết), là ngay từ thời điểm diễn ra những câu chuyện của Sholokhov   - thời điểm sau Cách mạng tháng Mười Nga - đã có những lời dối trá về việc Chính quyền bắt trẻ con như vậy - hóa ra đó là những thủ đoạn cực kỳ xưa cũ... ông cứ nghĩ mà xem, hồi đó tôi đã phải trả lời, “Vậy thì ai sẽ là người trông nom bọn trẻ nếu chúng tôi tách chúng ra khỏi bố mẹ đây?” Trong khi đã gần năm mươi năm qua mà chúng tôi còn chưa có đủ cơ sở hạ tầng cho tất cả những người mẹ muốn gửi con vào các trung tâm chăm sóc trẻ...

Thậm chí chúng còn gieo rắc những lời dối trá khủng khiếp hơn thế rất nhiều, chúng tung tin rằng chúng tôi sẽ biến lũ trẻ thành thịt hộp!

Lạy Chúa!

Rằng chúng tôi sẽ gửi bọn trẻ sang Liên Xô, và tại Liên Xô lũ trẻ sẽ bị biến thành thịt hộp rồi xuất khẩu trở lại Cuba!

Thật khủng khiếp!

Đó thật là chuyện hoang đường và nhảm nhí, vậy mà cũng có nhiều người tin theo - họ tin theo là bởi vì những lời bịa đặt đó đánh thẳng vào bản năng tình cảm, bản năng của những người làm cha làm mẹ, nhất là người mẹ.

Và họ đã đưa lũ trẻ đi?

Đúng vậy, tất cả có đến 14.000 trẻ em bị đưa ra nước ngoài.



Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 26 Tháng Bảy, 2013, 03:07:53 pm
Nhưng chắc chúng phải được đưa đi dần dần và bí mật?

Cũng không hẳn, vì khi đó bất kỳ ai muốn rời khỏi đất nước đều có thể - thậm chí là cả những Bác sĩ, vốn là một nghề đang rất thiếu nhân lực ở Cuba. Đã có đến một nửa số Bác sĩ rời bỏ đất nước khi đó. Cũng không đòi hỏi nhiều thủ tục giấy tờ, và phải nói rằng rất nhiều trẻ em đã bị đưa đi một cách không minh bạch - chúng được gửi ra nước ngoài một mình, hoặc với một người bạn bè nào đó của gia đình, họ lách luật để đưa bọn trẻ ra đi với tương lai hoàn toàn mù mịt đang chờ đợi chúng. Tất nhiên để ra nước ngoài những trẻ em đó cũng phải đáp ứng yêu cầu tối thiểu về mặt hộ chiếu, giấy tờ bảo lãnh của cha mẹ, đại loại như vậy. Và tất nhiên không hề có gia đình nghèo hay gia đình lao động nào đưa con em họ ra nước ngoài - tất cả đều một lòng tin tưởng vào cuộc Cách mạng, và họ chiếm lực lượng đa số. Chỉ những người có thu nhập cao, và không ít gia đình cực kỳ giàu có, mới đưa con em của mình sang Mỹ, nhưng dù sao thì lũ trẻ cũng hoàn toàn không có lỗi trong chuyện này.

Có những người muốn rời bỏ đất nước, và hoàn toàn không có ai ngăn cản họ cả, nhưng những gì họ làm thật là phi lý. Rất nhiều ông bố, bà mẹ đã ở lại, chờ đợi, phần lớn trong số này đều nghĩ rằng Cách mạng sẽ không trụ được bao lâu, và tới lúc đó họ có thể đưa con mình quay về. Nhưng dù thế nào chăng nữa thì cũng đã có 14 nghìn đứa trẻ bị đưa ra khỏi Cuba. Đến lúc này thì tất cả đều đã là người trưởng thành, và những đứa trẻ ngày đó bắt đầu lên án bố mẹ mình. Khi đến Miami mới vỡ lẽ là chẳng có nơi nào cho bọn trẻ trú ngụ cả - thậm chí chúng còn bị đưa vào những nơi được xây làm trải cải tạo, nói chung là bất kỳ chỗ tạm bợ nào có thể - cơ man nào là những trẻ em Cuba không cha, không mẹ, rải rác khắp nơi trên nước Mỹ.

Và Nhà thờ Công giáo cũng phải gánh phần nào trách nhiệm cho vụ bắt cóc khổng lồ này?

Đó là một trong những chuyện đáng buồn nhất. Một số Linh mục và các Giáo chức cấp cao của Nhà thờ đã dính dáng đến chiến dịch này, ở cả Cuba và Miami - dù sao đây cũng là một vấn đề mà chúng tôi hoàn toàn không muốn phanh phui đến tận cùng. Vì thực ra khi đó cũng chẳng có đạo luật nào cấm công dân Cuba đến Mỹ. Chúng tôi không hề làm gì để ngăn cản họ - yêu cầu cơ bản nhất chỉ là xuất trình giấy tờ tùy thân, tất cả chỉ có vậy. Nhưng cũng không có gì có thể biện minh cho hành động gửi bọn trẻ qua bên đó, dù là có giấy tờ hợp lệ hay không. Lực lượng phản cách mạng, do Chính phủ Mỹ hậu thuẫn, đã tung tin đồn nhảm về sắc lệnh đó, thậm chí chúng còn bịa ra cả nội dung và cho công bố rộng rãi, rồi lợi dụng sự sợ hãi và khiếp đảm mà chúng gây ra cho các bậc cha mẹ để đưa 14 nghìn trẻ em Cuba ra nước ngoài.

Và khi đó ông và người của mình không nhận ra chuyện gì đang xảy ra?

Như tôi đã nói, chúng tôi hoàn toàn không có bất kỳ hành động gì để hạn chế sự ra đi của họ, và thế là họ cứ đến rồi đi - Chính phủ Mỹ mở toang cánh cửa để thu hút các chuyên viên kỹ thuật tay nghề cao, các giáo viên có năng lực nhất, các bác sĩ, lao động lành nghề, để rồi từ đó còn hình thành cả một cộng đồng lưu vong làm nguồn tuyển mộ những kẻ xâm lược và phản bội được tung về phá hoại đất nước này. Đó thực sự là những vấn đề cực kỳ nghiêm trọng! Còn lời dối trá nào mà họ không dám bịa ra?

Trong suốt quá trình đó đã có rất nhiều vấn đề nghiêm trọng xảy ra. Chúng tôi không định trách cứ Vatican về những gì đã xảy ra, hoặc đổ lỗi cho Nhà thờ Công giáo, bởi vì có rất nhiều tín đồ Công giảo cũng là những nhà cách mạng nhiệt thành. Cho dù trong thực tế, một số người có đạo, thậm chí các giáo chức, cũng đã bị tống giam và những hành vi phản cách mạng.

Cả các Linh mục?

Đúng vậy, cho dù họ cũng không phải chịu án tù quá lâu. Trong cuộc đổ bộ xuống Vịnh Con lợn, có tới ba Linh mục tham gia cùng bọn lính đánh thuê, nhưng dù sao họ cũng chỉ là... Các ông gọi những linh mục giảng đạo trong quân đội là gì nhỉ?

Cha tuyên úy?

Đúng rồi. Hồi ở Sierra Maestra chúng tôi cũng có một Cha Tuyên úy, một Linh mục Công giáo tình nguyện tham gia vào hàng ngũ chiến sĩ nổi dậy. Thậm chí ông ấy còn được thăng lên quân hàm Thiếu tá và được mặc một bộ quân phục mầu xanh ôliu - Cha Sardinas, rất nổi tiếng và được nhân dân vô cùng yêu quý. Cũng không hẳn là vì các đồng chí của chúng tôi cần thực hiện các nghi thức Công giáo, nhất là với những người trước kia thường xuyên tới nhà thờ, nhưng dù sao thì ở Cuba hầu như ai cũng từng được rửa tội, nếu không, như tôi đã kể, anh sẽ bị gọi là “đồ Do Thái”.

Tôi cũng đã nói với ông rằng việc không tử hình một Linh mục nào đó không đơn giản chỉ là vấn đề nguyên tắc, nó còn là một vấn đề chính trị hết sức cơ bản: chỉ cần một Linh mục bị đưa ra hành quyết ở đây, ngay lập tức ông ta sẽ trở thành một vị thánh tử vì đạo, một món quà bất ngờ dành cho bộ máy tuyên truyền của Chủ nghĩa Đế quốc và là một sự xúc phạm đối với đông đảo tín đồ lương thiện ở Cuba nói riêng và toàn thế giới nói chung.

Nói vậy là Cách mạng Cuba đã rất nhẹ tay với các Linh mục?

Có nhiều chuyện hết sức nghiêm trọng đã xảy ra, nhưng chưa bao giờ có một Linh mục nào bị lĩnh án tử hình. Có lẽ Cách mạng Cuba là cuộc cách mạng triệt để duy nhất mà không có Linh mục nào bị hành quyết, bị lôi ra xử bắn... Chắc ông có biết chuyện những cristeros   ở Mêhicô, và trong rất nhiều cuộc cách mạng khác những chuyện như vậy vẫn xảy ra. Nhất là nếu ông nghiên cứu lịch sử Cách mạng Pháp, mà theo như tôi biết thì mặc dù không sinh ra ở Pháp nhưng ông đã theo học ở đó...

Cách mạng Pháp đã hành động rất mạnh tay đối với giới Tăng lữ.

Hãy nhớ tới cuộc đấu tranh giữa ba Đẳng cấp (Tăng lữ - Quý tộc - Bình dân) trong Cách mạng Pháp năm 1798. Các Đẳng cấp đã giết hại lẫn nhau, vì trong khi giới giáo chức cấp thấp đứng về phe Cách mạng thì những người đứng đầu giáo hội lại ủng hộ quyền lực của tầng lớp phong kiến, mặc dù về sau có một số giáo chức chuyển sang đứng trong hàng ngũ Cách mạng. Tôi không hề biết một cuộc cách mạng nào mà trong đó không có những chuyện (tàn sát lẫn nhau) như vậy diễn ra.

Hoặc lấy cuộc Cách mạng tháng Mười Nga làm ví dụ, tôi nghĩ chắc không có ai lại không biết rằng năm 1917 đã diễn ra một cuộc Cách mạng long trời lở đất tại nước Nga và tạo tiền đề cho sự ra đời của Liên Xô sau này - và ngay cả trong cuộc Cách mạng đó cũng có những chuyện nhạy cảm liên quan đến tầng lớp giáo sĩ của nhà thờ.

Trước đó thì có cuộc Cách mạng Mêhicô năm 1910, một cuộc Cách mạng Xã hội có vai trò vô cùng quan trọng, phải nói rằng đó là một cuộc Cách mạng xã hội thực thụ - dù chưa phải là Cách mạng Xã hội Chủ nghĩa nhưng vẫn mang ý nghĩa xã hội vô cùng sâu sắc. Và trong đó cũng có chuyện bên này giết hại bên kia, liên quan cả đến giới Tăng lữ và Giáo sĩ.

Sau đó thì có Nội chiến Tây Ban Nha. Người Tây Ban Nha là dân tộc vô cùng ngoan đạo, và hầu hết những người Tây Ban Nha khi đó đều ủng hộ phe Cộng hòa, và có cả những Linh mục ở cả hai bên bị đưa ra xử bắn. Tóm lại là tôi không biết có cuộc cách mạng nào mà trong đó không có chuyện bên này dùng đội xử bắn để nói chuyện với bên kia, mà trong đó tất nhiên là dính dáng cả đến những nhân vật tôn giáo.
Trong khi đó, chúng tôi có thể coi là ngoại lệ duy nhất. Và điều đó chứng tỏ rằng chúng tôi được định hướng bởi những nguyên tắc chính trị và đạo đức nhất định - hai phạm trù kết hợp chặt chẽ. Đó là vấn đề vô cùng quan trọng.

Còn nếu như người ta không biết điều đó, nếu như nó không được tuyên truyền rộng rãi, nếu như sự thật bị chôn vùi đằng sau những luận điệu tuyên truyền xuyên tạc của giới truyền thông lúc nào cũng chỉ chăm chăm bài xích Cách mạng Cuba, tôi cũng chẳng lấy thế làm bận tâm. Ông đã hỏi tôi một câu hỏi và tôi đã giải thích. Liệu đã có bao nhiêu lời dối trá và bôi nhọ được gieo rắc khắp trên thế giới về Cách mạng Cuba xoay quanh các cáo buộc về tra tấn và những vấn đề tương tự?


Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 27 Tháng Bảy, 2013, 07:51:55 am
11

NHỮNG ÂM MƯU BẮT ĐẦU


Những Đạo luật đầu tiên của Cách mạng - Che trong Chính quyền
- Cải cách ruộng đất - Che Guevara và lao động tình nguyện
- Những hành động phá hoại đầu tiên - Đổ vỡ quan hệ với Mỹ
- Khủng bố - Những âm mưu ám sát nhằm vào Fidel Castro


Khi chiến tranh kết thúc, ngày 2 tháng 1 nám 1959, ông mói chỉ ba mươi tuổi và hoàn toàn không có kinh nghiệm điều hành Chính phủ. Vậy ông và các cố vấn của mình đã làm gì để tiếp tục cuộc Cách mạng? Tôi đoán là thể nào cũng có những lúng túng nhất định.

Chúng tôi đã làm gì trước tiên à? Chúng tôi thực hiện lời cam kết của mình về việc đưa những tên tội phạm chiến tranh ra xét xử - đó thực sự là một chuyện chưa từng có tiền lệ ở khắp bán cầu Tây này. Chúng tôi giữ lời hứa của mình trong việc tịch thu và sung công tất cả những của cải, tài sản, bị ăn cắp hoặc phân bổ không họp lý trong những năm cầm quyền của Batista. Chúng tôi không đào bới quá sâu về quá khứ vì những tháng đấu tranh gian khổ chúng tôi đã phải tạo ra và duy trì một mức độ đoàn kết nhất trí rất cao giữa các thành phần khác nhau trong xã hội, còn nếu như chúng tôi mà tìm cách tính cả những tài sản do các Chính phủ trước đó nữa ăn cắp thì có lẽ, tôi cam đoan với ông, là sẽ chẳng còn tài sản nào ở Cuba mà không bị đụng tới! Vì tinh thần đoàn kết và hòa hợp dân tộc, chúng tôi đã thực thi chính sách này một cách khá ôn hòa. Tất cả đều tuân thủ quyết định mà Phong trào ngày 26 tháng 7 và Quân đội Nổi dậy đưa ra, vì mục đích cao nhất là sự đoàn kết và nhất trí giữa những con người ít nhiều đã cùng tham gia đấu tranh lật đổ chế độ độc tài. Chúng tôi bảo vệ tinh thần đó.

Sau đó ông đã làm gì?

Một việc khác mà chúng tôi đã làm là: chúng tôi tiếp nhận trở lại tất cả những công nhân từng bị sa thải trong giai đoạn Batista cầm quyền, trong tất cả những nhà máy trên cả nước. Tất nhiên, cung cách hoạt động của chúng tôi nghe có vẻ không đúng như những nguyên tắc kinh tế thị trường, và cũng không phù hợp với quan điểm được đưa ra bởi trường phái Những cậu bé Chicago, mà ngày nay chúng ta vẫn gọi là “Những nhà kinh tế tự do mới thân Mỹ”.

Chúng tôi còn cắt giảm đáng kể tiền thuê nhà ở và đất ruộng canh tác, Chủ trương này về sau trở thành một cuộc cải cách giá thuê khiến những người thuê nhà lại trở thành những người mua bất động sản và nhà cửa. Tất nhiên, chúng tôi cũng tiến hành bồi thường cho những chủ sở hữu chỉ có một vài đơn vị nhà ở. Tất cả những chuyện đó đưa chúng ta đến tháng 5 năm 1959.

Đó là thời điểm chúng tôi ban hành các Đạo luật Cải cách ruộng đất, Đạo luật đầu tiên được thông qua vào ngày 17 tháng 5 năm đó.

Chúng tôi đã hành động rất kiên quyết, bất chấp những sai làm không thể tránh khỏi do thiếu kinh nghiệm và kiến thức. Cứ vài phút lại có vấn đề xuất hiện, ví dụ như là vì bất thình lình Urrutia tuyên bố đóng cửa tất cả các sòng bạc - khi đó vẫn còn cờ bạc công khai và những tệ nạn tương tự - và thế là chúng tôi vấp phải sự phản đối quyết liệt của những người làm việc trong các sòng bạc và cả những người làm trong lĩnh vực du lịch, giải trí.

Vậy là các nhân viên trong sòng bạc đã phản đối. Họ có biểu tình trên phố không?

Không có ngày nào là không có chuyện lộn xộn vì những quyết định táo bạo mà chúng tôi ban bố.

Giống như việc tạo ra 10 nghìn phòng học trong ngành giáo dục. Khi đó không có tiền; Batista đã mang theo hầu như toàn bộ ngân sách của Chính phủ. Trong khi đó, Đảng Xã hội Chủ nghĩa Bình dân lại tiến hành những biện pháp vô chính phủ, vì hai lý do: thứ nhất là sự tranh giành ảnh hưởng giữa những tổ chức chính trị; thứ hai là thói quen tả khuynh khuyến khích nhân dân tự chia lại ruộng đất. Tôi đã thể hiện quan điểm rất rõ trong việc này, tôi khẳng định sẽ không có chuyện như vậy. Thậm chí chúng tôi còn ban hành một mệnh lệnh hành chính tuyên bố: “Luật pháp sẽ không công nhận quyền hợp pháp của những diện tích đất mà các cá nhân tự động chiếm dụng”. Chúng tôi tin rằng nếu cứ áp dụng biện pháp vô chính phủ như vậy, chắc chắn sẽ dẫn đến hậu quả là sự lộn xộn và hỗn loạn trong nội bộ cuộc Cách mạng từng có sự ủng hộ của hơn 90% quần chúng nhân dán, đó là căn cứ theo những cuộc thăm dò dư luận. Bởi vì sẽ phát sinh tình trạng tranh giành, đấu đá - đủ những chuyện không hay như vậy.

Đó là chuyện xảy ra trong những tháng đầu tiên, và đến tháng 5, chính xác là ngày 17 tháng 5 mà tôi đã nói, chúng tôi tuyên bố Đạo luật Cải cách ruộng đất, và đạo luật này được công bố một cách biểu tượng tại Tổng hành dinh Quân Nổi dậy ở La Plata, trong vùng núi Sierra Maestra.

Khi đó mói chưa đầy một năm qua đi, kể từ ngày tôi vào ngôi làng nhỏ đó, Santo Domingo, nơi Tiểu đoàn đầu tiên của Sanchez Mosquera đã ập vào 1, và chúng tôi chỉ có duy nhất đúng một khẩu súng trường của tôi tại sở chỉ huy, vốn là mục tiêu chính của lực lượng quân địch khổng lồ do Batista huy động trong chiến dịch truy quét cuối cùng của hắn.

Trong máy bay trên đường tới tỉnh Oriente, tôi đã bổ sung một số chi tiết vào nội dung Đạo luật - những chi tiết mà sau đó tại sở chỉ huy tôi đã bàn bạc với các Bộ trưởng khác có nhiệm vụ thông qua nó, theo đúng tinh thần của Hiến pháp lâm thời. Có những nội dung cụ thể như việc thành lập các Hợp tác xã mà tôi đã đề cập trong bài phát biểu “Lịch sử sẽ bào chữa cho tôi”, về sau chúng tôi đã nỗ lực rất lớn để thành lập những Hợp tác xã nông nghiệp. Chúng tôi cũng ủng hộ và khuyến khích những Tổng công ty Nông nghiệp quốc doanh quy mô lớn, chủ yếu là vì những dải đất trống mênh mông đó, những latifundios rộng lớn trước kia nằm trong tay của giới Đại Địa chủ Cuba giàu có hoặc những Công ty xuyên quốc gia đồ sộ, chủ yếu là Công ty của Mỹ, chủ yếu là để phục vụ công tác nông nghiệp, chăn nuôi gia súc - làm sao chúng tôi có thể nghĩ đến việc chia nhỏ những đồn điền rộng lớn đó ra để chia thành hàng trăm trang trại nhỏ, manh mún?

---------------------------------------------------------
1. Angel Sanchez Mosquera là một Thượng úy (trong quân đội Batista) vào thời gian đầu của cuộc chiến và được thăng lên chức Đại tá do những hành động đẫm máu cúa ông ta ở Sierra Maestra. Ông ta là một trong những sĩ quan có năng lực và quyết đoán nhất của Batista, và cũng là tay giết người dã man nhất. Chính quân đội của ông ta là những kẻ đã tiếp cận gần nhất sở chỉ huy ở La Plata trong chiến dịch phản công chống lại Mặt trận thứ nhất của quân nổi dậy mùa hè năm 1958, và một trong những trận chiến cuối cùng của chiến dịch đó, ông ta bị thương nặng ở đầu. (Chú thích của Biên tập viên Cuba).


Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 27 Tháng Bảy, 2013, 09:17:46 am
Chúng tôi thành lập các Hợp tác xã sản xuất tại những khu vực trồng mía và thực tế là chỉ sau một thời gian ngắn các Hợp tác xã này đã hoạt động rất thành công. Hồi đó chẳng ai biết gì về các nguyên tắc quản lý kinh tế, khắp nơi đều chỉ thấy những khẩu hiệu lạc hậu và những câu hô hào của Công đoàn cũng như các tổ chức nông dân, tất cả đều chính đáng, nhưng vẫn nằm trong khuôn khổ của một xã hội Tư bản Chủ nghĩa cần được cải tổ triệt để. Tôi còn nhớ là trong những tuần đầu tiên của năm 1960, nhà hát ở CTC (Central de Trabajadores de Cuba, tức là Trung tâm Công nhân Cuba), với sức chứa hơn 3000 người, đã đông chật cứng những đại diện của các công nhân mía đường, tất cả đều kêu gọi được làm theo bốn ca thay vì ba ca trong các nhà máy mía đường. Các lãnh đạo của Phong trào ngày 26 tháng 7 và PSP ganh đua với nhau một cách dữ dội để ủng hộ những ý tưởng này. Làm sao anh có thể giải thích với quần chúng nhân dân rằng ý tưởng đó là vô cùng có hại về mặt hiệu quả kinh tế, có nghĩa là sẽ phải tạo ra những công việc và chỗ làm mới, thay vì chia sẻ những việc làm đang có sẵn? Khi đó chúng tôi vẫn chưa hề công bố thực hiện Chủ nghĩa Xã hội, mà cũng không thể làm như vậy. Các công ty và tập đoàn vẫn nằm trong sự kiểm soát của tư nhân, và phần lớn những công ty lớn nhất là của người Mỹ. Nhưng những ý tưởng của chúng tôi thì đã có định hướng Xã hội Chủ nghĩa rất rõ ràng, và đều rất cách mạng. Ngay từ đầu, chúng tôi đã phải đối mặt với nguy cơ phá sản. Tôi đã phải vận dụng tất cả khả năng cùng trí tưởng tượng của mình để thuyết phục họ mà vẫn giữ được lập trường quan điểm của mình (tức là chúng tôi sẽ tuyên bố thực hiện Chủ nghĩa Xã hội). Tôi nghĩ là tôi đã thuyết phục được họ. Đến tận hôm nay, không ai có thể nói là tôi đã sai khi làm như vậy. Khi đó tôi có đặc quyền lúc nào cũng được mọi người tin tưởng và đặc biệt tín nhiệm, điều mà tôi chưa bao giờ làm họ phải thất vọng. Tôi không bao giờ nói, “Nghe này, điều cậu sẽ làm là điều hành các doanh nghiệp và quản lý các ngành công nghiệp”, mà bao giờ tôi cũng thuyết phục họ bằng lý lẽ “Làm như thế này sẽ không có lợi cho chúng ta, mà phải làm thế này thế kia”. Nhiều lần chúng tôi đã phải tranh cãi rất gay gắt, thậm chí ngay giữa những chiến sĩ của Phong trào ngày 26 tháng 7 cũng có bất đồng gây chia rẽ. Rồi lại còn sự kèn cựa, ganh đua trong hàng ngũ lãnh đạo, và tôi đã phải hết sức cảnh giác trước nguy cơ đó... Nói chung trong những tháng đầu tiên đó, chúng tôi đã thông qua được rất nhiều đạo luật quan trọng.

Vào thời điểm đó cương vị mà ông đảm nhiệm là gì, hay nói cách khác trách nhiệm chính của ông là gì?

Tôi đảm trách hai cương vị, nhưng thời gian đó về cơ bản tôi chịu trách nhiệm là Tư lệnh của quân đội chiến thắng và lãnh đạo nhân dân, lực lượng vừa bất ngờ giành quyền kiểm soát toàn bộ lãnh thổ đất nước. Ngay từ đầu tôi đã từ chối cương vị người đứng đầu nhà nước, và tôi đang cố gắng hợp tác một cách trung thành với bộ máy quyền lực chính trị tối cao mà chúng tôi đã xây dựng nên. Nhưng trong thực tế những gì tôi làm là sửa chữa các sai lầm do vị Tổng thống thiếu cả năng lực lẫn kinh nghiệm điều hành đất nước gây ra. Các Bộ trưởng đều phát chán với Urrutia. Thậm chí không hiểu sao ông ta còn phát động một cuộc chiến chống lại Chủ nghĩa Cộng sản, và tệ nhất là cương vị Tổng thống đã khiến ông ta không còn là chính mình. Urrutia thường cử Machadito (Jose Ramón Machado Ventura), một Bác sĩ và cũng từng là chiến sĩ du kích, hiện đang là thành viên trong Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Cuba, nhưng khi đó đang là Trợ lý cho Urrutia, đi tháp tùng vợ ông ta trong những chuyến mua sắm xa xỉ tại những cửa hàng đắt tiền nhất Havana. Dường như ông ta nghĩ rằng đang lãnh đạo một nước Cộng hòa của riêng mình...

Rồi còn phải kể đến rất nhiều âm mưu lần lượt thay nhau xuất hiện trong khoảng thời gian đó... Trong đó có một âm mưu do Hubert Matos 1 cầm đầu ở tỉnh Camaguey - đó là một phần tử cánh Hữu và có những mối quan hệ nhất định. Những vấn đề như vậy xuất hiện rất phức tạp. Trong thời gian chúng tôi đang thực thi những Đạo luật Cải cách ruộng đất, Che chưa phải là Bộ trưởng trong Chính phủ, anh ấy còn đang phải điều trị để hồi phục sức khỏe tại một trại điều dưỡng bên bờ Đại dương. Tại đó, Carlos Rafael Rodriguez cùng vài đồng chí khác và tôi, đã đến thăm anh ấy vài lần để thảo luận dự thảo Sắc lệnh Cải cách Ruộng đất. Tất nhiên lúc này anh ấy vẫn đảm đương cương vị chỉ huy các lực lượng vũ trang đóng tại La Cabana.

Che là một chỉ huy quân sự, vì chúng tôi lúc nào cũng phải hết sức cảnh giác. Ngay bất kỳ lúc nào có có nguy cơ xâm lược, Raul sẽ lập tức bay tới Oriente, Che tới Pinar del Rió, Almeida tới vùng trung tâm hòn đảo, còn tôi sẽ phụ trách ở Havana - chúng tôi đã phân chia nhiệm vụ cụ thể của các chỉ huy.

Tình huống như vậy đã xảy ra trong sự kiện Vịnh Con lợn: Che đã phải tới Pinar del Rió, Almeida tới vùng trung tâm của hòn đảo, tôi ở Havana, và Rául tới Oritente. Ý tôi là trong sự kiện Vịnh Con lợn, cũng như cuộc khủng hoảng tháng Mười sau đó, mỗi chúng tôi đều phụ trách phòng thủ một khu vực, và mỗi người đều phải ngay lập tức tới khu vực của mình, bất kể lúc đó chúng tôi đang làm gì chăng nữa.

Sau khi Cách mạng thành công, Che có yêu cầu được ra đi, để quay về lãnh đạo một cuộc Cách mạng ở Argentina?

Như tôi đã nói, ngay từ đầu chúng tôi đã cam kết như vậy, và tôi vẫn luôn bảo anh ấy, “Đừng lo, cam kết đó của chúng ta sẽ được tôn trọng”. Nhưng phải nói rằng Che rất nhiệt huyết đối với cuộc Cách mạng Cuba. Như tôi đã nhắc đến ở trên, thậm chí anh ấy đã phải tới một khu điều dưỡng bên bờ biển ở Cojimar để điều trị bệnh hen. Tất cả chúng tôi đã cùng họp mặt trong một ngôi nhà, ở Tarará - gồm Nunez Jiménez 2, một số đồng chí khác và tôi - để bàn bạc về dự thảo Sắc lệnh Cải cách Ruộng đất, vì tôi sốt ruột không thể chờ đợi hơn được. Thực sự là tất cả họ đều ủng hộ một cuộc cải cách ôn hòa hơn. Che ý thức được là sẽ có những cuộc đấu tranh không khoan nhượng với các công ty lớn của Mỹ; chắc chắn là anh ấy còn nhớ bối cảnh tương tự ở Guatemala, và anh ấy cảnh báo chúng tôi phải hết sức thận trọng; anh ấy bày tỏ quan điểm đó một cách rất trung thực và thông minh. Tôi phải nói, với tất cả lòng trung thực rằng Che cũng hơi ngạc nhiên khi tôi muốn tiến hành cải cách ruộng đất mạnh tay và triệt để như vậy, có lẽ còn cấp tiến hơn cả những gì anh ấy muốn.

Hồi đó có những đại đồn điền lớn với diện tích trên 200.000 ha tức là gần nửa triệu mẫu Anh, thuộc sở hữu của các công ty nước ngoài. Một số công ty Mỹ sở hữu những đồn điền mía đường khổng lồ và những vùng đất canh tác rộng mênh mông. Tất nhiên là họ còn sở hữu đất đai ở rất nhiều quốc gia khác nữa, nhưng tại đây, do những vấn đề mà lịch sử để lại, các công ty này trở nên rất mạnh và có nhiều ảnh hưởng. Hoàn toàn không có giải pháp nào khác ngoài việc quốc hữu hóa chúng, chỉ là sớm hay muộn. Thực sự là phải đẩy nhanh quá trình đó, và chúng tôi quyết định đẩy nhanh nếu không sẽ gây ra những xung đột lợi ích với Mỹ. Vấn đề là ở chỗ Sắc lệnh Cải cách Ruộng đất đầu tiên đó, dù có cấp tiến hay không, cũng là điều hoàn toàn không được đón nhận trong một quốc gia mà những đồn điền mía tốt nhất lại thuộc sở hữu của các công ty Mỹ.

----------------------------------------------------------
1. Huber Matos (sinh năm 1918) là Tư lệnh trong Lực lượng du kích chiến đấu chống lại Batista ở Sierra Maestra; ông chỉ huy cánh quân “Antonio Guiteras”, cánh quân số 9, trong Mặt trận thứ ba. Tháng 10 năm 1959, trong khi giữ chức Tư lệnh quân khu Camaguey, ông không hài lòng với “Định hướng Cộng sản chủ nghĩa” mà cuộc Cách mạng đang đi theo, và bất đầu tổ chức một âm mưu. Camilo Cienfuegos đi một mình đến Camaguey để bắt Matos và phá vỡ âm mưu này.
Matos bị buộc tội, bị kết án 20 năm tù. Ông ta sống lưu vong ở Miami kể từ khi đuợc thả tự do năm 1979. Ông là lãnh đạo Phong trào Độc lập và Dân chủ cho Cuba (CID); ông là tác giả cuốn tự truyện có tên Como llego la noche (Madrid: Tusquets, 2003). (Cần chú ý rằng, tất cả các ấn phẩm liên quan xuất bản bằng tiếng Tây Ban Nha đều gọi Huber Matos là “Hubert”; điều này là sai; tên của ông chính xác là Huber Matos. Nếu không, âm mưu của Matos hay hành động “phản bội” khác của Matos với Cách mạng, cũng như âm mưu mà ông ta đang tổ chức, hành động mà ông ta phủ nhận sẽ hoàn khác với con người được đề cập ở đây. Ví dụ, lá thư của Matos gửi Castro dường như chính Castro mói là người đầu tiên công khai bức thư đó, có lẽ là để làm mất uy tín của Matos và đưa ông ta ra xét xử. Rõ ràng cả hai bên tham gia tranh cãi đều có những lỹ lẽ riêng của mình; vấn đề được làm rõ ở đây chỉ có tính chất “để ghi nhận”.

2. Antonio Nunez Jimenez (1923-1998), nhà Tự nhiên học, nghiên cứu các hang động, nhà địa lý và là Đại úy sĩ quan trong quân đội nổi dậỵ. Sau khi Cách mạng giành chiến thắng, ông được giao nắm giữ những vị trí quan trọng trong chính phủ trong đó có chức vụ Giám đốc điều hành Viện Quốc gia cải cách nông nghiệp (một vị trí cực kỳ quan trọng ở Cuba), cơ quan này được thành lập theo Đạo luật Cải cách nông nghiệp tháng 5 năm 1959. Ông là tác giả của rất nhiều cuốn sách về địa lý của Cuba và nhiều chủ đề khác trong đó có cuốn tàng thư đồ sộ Cuba, la naturaleza y el hombre (“Cuba, Thiên nhiên và con người”).


Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 27 Tháng Bảy, 2013, 09:22:17 am
Luật cho phép mỗi công ty chỉ được sở hữu tối đa 100 caballerias 1, và có những đại đồn điền lên tới 10 nghìn caballerias hoặc thậm chí là hơn nữa. Nếu những đồn điền đó hoạt động hiệu quả, và nếu chúng thực sự đang được canh tác, thì chúng tôi có thể tăng giới hạn lên 100 caballerias, còn nếu không giói hạn tối đa chỉ là 30. Quy định là như vậy, nghĩa là một công ty không được phép có hon 100 caballerias. Và mức đó cũng chỉ áp dụng nếu diện tích đất họ có đang được canh tác hết; tóm lại không ai được phép sở hữu quá 1340 ha, tức là hơn 3300 mẫu Anh một chút, còn nếu như đất đó không được dùng vào việc sản xuất, thì không ai được có quá ba mươi caballerias, tương đương với 402 ha, hoặc khoảng 1000 mẫu Anh gì đó. Những người khác cho rằng nên nói rộng hạn định lên mức 200 caballerias, nhưng tôi nói dứt khoát, “Tối đa là 100”. Sau đó, tôi xem xét cẩn thận hơn, và tôi nghĩ có lẽ chúng tôi đã phạm sai lầm trong vấn đề này, chúng tôi đã chủ quan duy ý chí. Không thể phủ nhận một điều rằng chúng tôi đã phạm sai lầm chủ quan, duy ý chí. Tôi cũng tham gia vào sai lầm đó và tôi thẳng thắn nhận trách nhiệm về sự duy ý chí của mình, bởi vì tôi tin rằng khi đó chúng tôi đang tạo ra những bước nhảy vọt trong nông nghiệp khi, thay vì phát triển các mô hình hợp tác xã, chúng tôi đã tập trung phát triển các doanh nghiệp quốc doanh.

Trong bài “Lịch sử sẽ bào chữa cho tôi”, tôi đã nói về mô hình hợp tác xã, kế hoạch trồng lại rừng, còng nghiệp hóa, và tôi còn đề cập đến những con “bê vàng”; tôi sử dụng hình ảnh này một cách ẩn dụ để ám chỉ thói quen thờ phụng đồng tiền. Vào thời gian đó, chẳng có ai tin tưởng vào bất kỳ chương trình nào do những người cách mạng Cuba đề xướng, bởi vì trước đó đã có rất nhiều người hô hào và khởi xướng những chương trình hành động, nhưng rồi chính những người đó lại chẳng bao giờ thực hiên một cách triệt để. Trong khi đó, vấn đề thực sự của chúng tôi lại là ở chỗ chúng tôi đã thực hiện các chương trình do mình đề ra một cách quá triệt để.

Khi đó hàng trăm nghìn người nông dân sống trong các vùng nông thôn không có đất canh tác, hàng chục nghìn nông dân phải thuê đất; những người khác thì thực ra chỉ là dân nhảy dù chiếm dụng đất bất hợp pháp - tức là họ không có quyền sở hữu hợp pháp đối với mảnh đất họ đang canh tác và có thể bị đẩy đi bất kỳ lúc nào; đặc biệt là họ phải sống rải rác trên những diện tích đất công trên núi. Còn rất nhiều người khác là những lao động lĩnh canh; đây là những người phải chịu tình cảnh khó khăn nhất, vì họ tốn bao công sức trồng trọt và thu hoạch để rồi phải giao phần lớn thành quả đó cho chủ đất, rồi chỉ được giữ lại khoảng một phần ba hoa màu cho mình. Đến thời điểm đó tất cả những diện tích đất đai hiện có đều đã được phân chia, chia ra thành nhiều phần, chẳng còn đất đai dư thừa nào để chia cho những người chưa có - những gì phải làm lúc này là hợp pháp hóa các mảnh đất và công nhận cho các nông dân có quyền sở hữu đối với những mảnh đất họ đang chiếm dụng, và đó chính là những gì chúng tôi đã làm.

Tuy vậy, chúng tôi không muốn phá vỡ ngành sản xuất mía đường. Những diện tích đất cuối cùng mà chúng tôi quốc hữu hóa chính là các đồn điền mía rộng lớn, phải nói rằng đây là những đồn điền lớn nhất trong các đại đồn điền. Cuối cùng, chúng tôi chuyển những tổng công ty nông nghiệp đó thành các doanh nghiệp quốc doanh tập thể; hiện nay đó là những hợp tác xã. Thực tế là trong suốt “giai đoạn đặc biệt” 2  đó, khi xảy ra tình trạng khan hiếm nhiên liệu nghiêm trọng, chúng tôi đã quyết định biện pháp đúng đắn nhất trong hoàn cảnh này là chia cho các công nhân trong ngành nông nghiệp mỗi người một mảnh đất nhỏ để làm đất canh tác của gia đình, giúp họ tự bảo đảm nguồn thức ăn. Chúng tôi không áp dụng biện pháp mà Liên Xô từng làm trong những hoàn cảnh khó khăn - đó là thực hiện tập thể hóa cưỡng bức, một quyết định từng phải trả giá đắt với việc rất nhiều máu đổ.

Và hiệu quả thực sự cũng không cao lắm, tại Liên Xô sau quyết định đó, nạn suy dinh dưỡng và khan hiếm lương thực các loại đã diễn ra trong rất, rất nhiều năm.

Chúng tôi không bao giờ ép buộc ai phải góp đất làm ăn chung. Ngay từ ngày đầu tiên, Cách mạng Cuba đã tuyên bố ý nguyện của mỗi người nông dân sẽ được tôn trọng và sẽ không người nông dân nào bị bắt phải ghép mảnh ruộng của mình vào ruộng của người khác để tạo ra những đơn vị nông nghiệp lớn hơn, mặc dù như vậy rất có thể sẽ thu được hiệu quả cao hơn về vấn đề nhân lực và năng suất canh tác trên mỗi ha đất, cho dù không phải lúc nào cũng vậy, vì tất cả mọi thứ cưỡng bức (tất nhiên là không phải bằng sự cưỡng bức của quân đội hay cảnh sát mà bằng luật pháp) bao giờ cũng gây ra những tổn thương hết sức nặng nề.

Các hợp tác xã xuất hiện trong giai đoạn đặc biệt đó đều được sinh ra từ những công ty quốc doanh mà chúng tôi đã có, phần lớn trong đó đều hoạt động rất hiệu quả và có triển vọng rất sáng sủa, tất nhiên là trừ trường hợp bộ máy của chúng hoạt động quá quan liêu, kềnh càng hoặc không bị ám ảnh bởi tham vọng mở rộng đến mù quáng. Tất cả những điều đó diễn ra trong suốt quá trình vừa làm vừa rút kinh nghiệm đầy khó khăn của chúng tôi sau khi cách mạng thành công, và cho đến nay phải công nhận rằng chúng tôi vẫn chưa hoàn toàn giải quyết được tất cả những thách thức phát sinh trên chặng đường đó, xuất phát từ lệnh cấm vận kinh tế đáng khinh bỉ của Đế quốc Mỹ đối với chúng tôi và cung cách quản lý kinh tế duy ý chí, và cũng còn do cả sự kết hợp nửa mùa giữa mô hình Chủ nghĩa Tư bản và Chủ nghĩa Xã hội đã gây ra sự lúng túng và rối loạn, cho dù mục tiêu cao nhất của chúng tôi là chấm dứt tình trạng người bóc lột người và xây dựng một xã hội công bằng hơn.

Những trung tâm sản xuất nông nghiệp hiệu quả nhất và sinh lời nhiều nhất đều được hình thành trên cơ sở sự liên kết và hợp tác tự nguyện và có ý thức của các nông dân nhỏ lẻ, từ những thành quả kinh tế đó họ có thể xây dựng nhà cửa, trường học, trung tâm dịch vụ y tế, trung tâm phân phối hàng hóa, các hợp tác xã về điện, nước, và nhiều dịch vụ khác, tất cả đã góp phần xóa bỏ thói quen làm ăn tách biệt và tự cung, tự cấp của phần lớn các gia đình. Và ngay cả trong hiện tại cũng còn rất nhiều mô hình sản xuất khác đang được nghiên cứu tạo ra hoặc hoàn thiện dần dần - và theo quan điểm của tôi thì tất cả đều mang tính khả thi cao, với rất nhiều trường hợp đã được kiểm chứng thành công mỹ mãn, do đó chúng tôi có thể khẳng định những mô hình mói đó có thể tồn tại đồng hành với những gì chúng tôi đã có từ trước.

Tại Liên Xô trước kia, bao giờ cũng phải là tất cả hoặc không gì hết. Đang từ chủ trương đa dạng hóa hình thức sở hữu trong thời kỳ thực hiện NEP 3, lại đột ngột chuyển sang tập thể hóa toàn bộ trong một thời gian rất ngắn, chính chủ trương đó đã gây ra rất nhiều xung đột, bạo lực và tổn thất.

Lại nói về Cải cách ruộng đất, quan điểm của tôi khi đó là hết sức triệt để, tôi còn có thể nói gì được nhỉ? Ý tôi là một khi không cấp tiến và triệt để, anh sẽ chẳrig lầm được gì hết - anh tổ chức ra một Đảng chính trị, anh tiến hành hai mươi cuộc bầu cử, và cũng sẽ chẳng có chuyện gì xảy ra. Nhưng đối với tôi, tôi nghĩ rằng chúng tôi phải nhanh chóng đưa một đòn đánh quyết định (nhằm vào hệ thống cũ), và đòn đánh đó chính là Sắc lệnh Cải cách ruộng đất.

----------------------------------------------------------
1. Một caballera tương đương 13,4 héc ta.

2. Sự sụp đổ của khối Xã hội chủ nghĩa Đông Âu và sự tan rã của Liên Xô khiến Cuba mất đi ngay lập tức những thị trường chính và nguồn cung cấp tín dụng và bắt đầu từ năm 1991, đã gây ra những khó khăn lớn đối với nền kinh tế Cuba. Rất nhiều ngưòi trên thế giới tỏ ra lo ngại và cho rằng chẳng bao lâu Cách mạng Cuba sẽ sụp đổ. Những năm tháng mà đất nước này trải qua tình hình khó khăn đó được gọi là “giai đoạn khó khăn đặc biệt” kéo dài cho đến cuối những năm 1990, khi nền kinh tế Cuba bắt đầu lấy lại được sự phục hồi. (Chú thích của Biên tập viên Cuba).

3. Năm 1921, kết thúc cuộc nội chiến, Nga bị tàn phá nặng nề và người dân bắt đầu bị chết đói. Vào thời điểm đó, Lênin bắt đầu tiến hành NEP (Chính sách kinh tế mới), ưu tiên đặc biệt cho nông nghiệp. Kết quả thu được rất tích cực. Sau đó Lênin qua đời vào năm 1924 và năm 1928 Stalin nhanh chóng bãi bỏ chính sách kinh tế mới và quay lại với nền kinh tế hoàn toàn Xã hội Chủ nghĩa, với ưu tiên hàng đầu là công nghiệp hóa nhằm “xây dựng Chủ nghĩa Xã hội trên một đất nước duy nhất”.



Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 27 Tháng Bảy, 2013, 09:25:01 am
Khi đó Che có ủng hộ ông không?

Anh ấy rất vui lòng. Về phần anh ấy thì tuyệt đối không có vấn đề gì. Tất nhiên là anh ấy cũng còn hơi băn khoăn, vì dù sao anh ấy cũng phải giữ kẽ khi vẫn bị coi là một người ngoại quốc, bất chấp những công lao to lớn mà anh ấy đã đóng góp cho Cách mạng Cuba...

Che vẫn bị coi là người ngoại quốc?

Anh ấy đã đề xướng nhiều sáng kiến về phát triển công nghiệp và nhiều ý tưởng khác tương tự trong thời gian còn ở Sierra. Và sau khi Cách mạng thành công, INRA (Instituto Nacional de Reforma Agraria, hay Viện Cải cách Ruộng đất Quốc gia) đã trở thành một cơ quan cực kỳ quyền lực phụ trách việc phân chia lại toàn bộ ruộng đất trên lãnh thổ Cuba. Nhưng trong nội bộ INRA cũng có tình trạng lộn xộn nhất định. Ví dụ như trường hợp một đồng chí đứng đầu một vùng phát triển nông nghiệp ở gần Moa, và chẳng thèm tham khảo ý kiến ai, đồng chí ấy thực hiện quốc hữu hóa Nicaro, một công ty khai thác nickel rất lớn thuộc sở hữu của Chính phủ Mỹ đang trong giai đoạn triển khai xây dựng - nhưng đã gần hoàn thành và đi vào hoạt động. Một việc tày đình như vậy mà chẳng thèm hỏi ý kiến ai, vì hồi đó mọi người vẫn có thói quen hành xử một cách tự tiện, vô chính phủ - đó là một thói quen rất khó khắc phục. Tình cảnh bấy giờ thật sự cứ rối tinh lên.

Vậy là tôi phải quyết định đến đó nói chuyện với đồng chí ấy, nhưng đến nơi thì công ty đó đã được quốc hữu hóa xong - ủng hộ hành động đó không phải là một ý kiến khôn ngoan, vì vậy sau đó chúng tôi đã đi vào bàn bạc và thương lượng. Có những chuyện như vậy đấy. Một trường hợp khác là Bộ Lao động, vốn đã được cải tổ một cách rất triệt để - Bộ này cũng tự ý đưa ra bất kỳ quyết định quan trọng nào nếu thấy phù hợp. Chắc thế nào ông cũng nghĩ là hồi đó chẳng có kỷ luật hay khuôn phép gì cả.

Vậy là khi đó INRA không chỉ quốc hữu hóa đất đai; nó còn kiểm soát cả các ngành công nghiệp, sau đó nó tạo ra Ban Công nghiệp và Công nghiệp hóa. Tôi đã gọi Che về để phụ trách Ban Công nghiệp. Khi ấy anh ấy vẫn đồng thời đảm nhiệm hai cương vị chính trị và quân sự, và trong bất kỳ tình huống nào, trước nguy cơ xâm lược, anh ấy vẫn sẽ phải lĩnh trách nhiệm chỉ huy lực lượng quân sự tại một khu vực - đồng thời anh ấy cũng là một chính trị gia, một thành viên của Dirección Nacional de las Organizaciones Revolucionrias Integradas (Tổng bộ Quốc gia Các Tổ chức Cách mạng Thống nhất).

Tức là ORI.

Đúng vậy. Ba tổ chức được họp nhất từ năm 1961: Phong trào ngày 26 tháng 7, Đảng Xã hội Chủ nghĩa Bình dân và Tổng bộ Cách mạng. Các thành viên của Tổng bộ Quốc gia ORI nhóm họp hàng tuần tại Cojimas để thảo luận những khó khăn chính. Che và Raul đều tham gia trong Tổng bộ.

Và từ Ban Công nghiệp và Công nghiệp hóa của INRA, chúng tôi bắt đầu xây dựng tiền thân của Bộ Công nghiệp sau này. Sau đó đến thời điểm mà Ngân hàng Nhà nước không còn đồng nào; những nguồn lực của chúng tôi khi ấy đều vô cùng hạn chế, vì toàn bộ khoản dự trữ đã bị Batista đánh cắp mang đi và chúng tôi cần một Thống đốc Ngân hàng Nhà nước mới. Và xuất phát từ sự tin tưởng của chúng tôi vào tài năng, tính kỷ luật và năng lực cũng như sự liêm chính của Che, anh ấy được bổ nhiệm chức Thống đốc Ngân hàng Quốc gia.

Đã có rất nhiều chuyện tiếu lâm và chế nhạo xung quanh vấn đề này. Kẻ thù của chúng tôi lúc nào mà chẳng đàm tiếu này nọ, mặc dù thỉnh thoảng chúng tôi cũng làm vậy - nhưng có một chuyện tiếu lâm mang động cơ chính trị như thế này: Một hôm tôi nói, “Chúng ta cần một nhà kinh tế (economist)”, nhưng ai đó lại nghe nhầm và tưởng rằng tôi nói chúng tôi cần một người Cộng sản (Communist), và thế là họ cho gọi Che... Nhưng tất nhiên ngồi vào vị trí nhạy cảm như vậy phải là Che, không ai được phép nghi ngờ điều đó, vì Che là một người Cách mạng chân chính, anh ấy là một người Cộng sản, và cũng là một nhà kinh tế đặc biệt xuất sắc.

Một nhà kinh tế xuất sắc.

Đúng vậy, bởi vì tiêu chí để đánh giá một nhà kinh tế xuất sắc phụ thuộc vào những gì mà người đứng đầu nền kinh tế của một đất nước, trong trường hợp cụ thể này là người đứng đầu Ngân hàng Nhà nước Cuba, làm được những gì cho ngân hàng và nền kinh tế đó. Nên xét trên cương vị vừa là một người cộng sản vừa là một nhà kinh tế, những gì Che làm là đặc biệt xuất sắc. Không phải là vì anh ấy có bằng cấp chuyên môn về lĩnh vực này, mà bởi vì anh ấy đã tự học và đọc rất nhiều và đã quan sát rất nhiều. Trong bất kỳ nhiệm vụ nào mà Che được phân công gánh vác trách nhiệm, anh ấy đều hoàn thành một cách đặc biệt xuất sắc. Tôi đã nói rất nhiều đến ý chí và nghị lực phi thường của anh ấy. Cho dù được giao bất kỳ việc gì, anh ấy đều hoàn thành được hết.

Sau đó, toàn bộ sổ sách của ngân hàng đều được tính toán và công khai, nhưng chẳng còn lại bao nhiêu tiền và việc quan trọng hơn rất nhiều trong lúc này là chỉ đạo công cuộc công nghiệp hóa. Đến thời điểm đó, chỉ có rất ít đồn điền mía đường, ngành công nghiệp và nhà máy nằm dưói sự quản lý của Nhà nước, vì kẻ thù của chúng tôi đã có những hành động chống phá và chúng tôi cũng phải tiến hành đáp trả, và cho đến khi chúng tôi nhận ra việc gì đang xảy ra thì tất cả các ngành công nghiệp chính đều đã được quốc hữu hóa. Chúng tôi đã phải chịu đựng rất nhiều đòn công kích và chống phá khi tiến hành công cuộc quốc hữu hóa này. Rất nhiều ngành công nghiệp - mía đường, khai khoáng nickel - đã vào tay Cách mạng, và chúng tôi đã cử Che vào vị trí Bộ trưởng của bộ mới thành lập này. Anh ấy đã làm công việc của mình đặc biệt xuất sắc! Anh ấy đã chứng tỏ tinh thần kỷ luật, sự hy sinh quên mình, sự tận tụy, chăm chỉ và gương mẫu, giản dị trong công việc! Bất kỳ công việc nào được giao, anh ấy đều toàn tâm, toàn ý hoàn thành.

Anh ấy vừa là chỉ huy quân sự vừa là lãnh tụ chính trị, nhưng công việc cụ thể của anh ấy vào thời điểm đó là phụ trách Bộ Công nghiệp. Anh ấy đã học hỏi không ngừng! Đó là thời kỳ anh ấy chú ý đặc biệt tới các phương pháp quản lý.


Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 27 Tháng Bảy, 2013, 09:32:13 am
Vậy Che có bất đồng nào với Carlos Rafael Rodriguez, người ủng hộ các phương pháp đang đuợc áp dụng ở Liên Xô, không?

Vâng, tất nhiên là cũng có một số vấn đề trục trặc giữa Che với những người khác. Đó là một cuộc tranh cãi mà tôi hoàn toàn mù tịt - tôi không hề nắm được chính xác về những chuyện xảy ra khi đó - vì Che bảo vệ phương pháp bao cấp ngân sách trong khi những đồng chí khác lại bảo vệ phương pháp tự quản lý tài chính 1.

Mối lo lắng của Che không chỉ là làm thế nào để định hướng cho nền kinh tế; anh ấy không hề phản đối các hình thức khuyến khích bằng vật chất được đưa ra, nhưng lúc nào anh ấy cũng cảnh báo những nguy cơ có thể phát sinh nếu lạm dụng các hình thức khuyến khích bằng vật chất làm động cơ chủ yếu để phát triển sản xuất và sức ép của những hình thức khuyến khích đó trong suy nghĩ của công nhân.

Tuy nhiên, bao giờ đó cũng là những cuộc tranh cãi và thảo luận rất thân thiện, vả lại thật ra cũng không có gì sâu sắc hay thâm thúy quá. Hầu hết các chiến sĩ cách mạng khi đó đều đang bận tâm nhiều tới những việc khác. Tôi nói, “Thôi được rồi, mỗi đồng chí đều bảo vệ ý kiến của mình, vậy thì hãy thảo luận sâu vào khía cạnh tích cực của từng phương án”. Còn tôi, vốn là một người Cộng sản không tưởng, tôi phải thú nhận là tôi vẫn nghiêng về những tư tưởng xây dựng nền kinh tế mới do Che đề xuất hơn, vì như thế sẽ đề cao tinh thần cống hiến, hy sinh như khi chúng tôi còn đang sống và chiến đấu như những chiến sĩ du kích trên núi. Nói thật lòng, tôi thích phương pháp khuyến khích tinh thần của Che hơn.

Che đặc biệt chú trọng đến vai trò của lương tâm Cộng sản, sự giác ngộ Cộng sản và giá trị của tấm gương.

Che là một trong những người ủng hộ tinh thần lao động tự nguyện?

Che chính là người khởi xướng phong trào lao động tự nguyện ở Cuba. Chủ nhật nào anh ấy cũng làm gương thực hiện lao động tự nguyện - hôm thì lao động trong lĩnh vực nông nghiệp, hôm thì vào nhà máy vận hành một loại máy nào đó, hoặc tham gia xây dựng cơ sở hạ tầng. Mỗi thứ anh ấy tham gia một chút.

Anh ấy có quan hệ rất chặt chẽ và sâu sát với các trung tâm lao động; anh ấy thường xuyên nói chuyện với công nhân, anh ấy nhiều lần xuống hầm mỏ, thậm chí anh ấy còn đến các đồn điền chặt mía cùng với công nhân. Còn nếu như họ đang dùng máy thu hoạch liên họp, anh ấy cũng không ngần ngại trèo lên lái máy thu hoạch liên hợp không chút từ nan. Còn tại một công trường xây dựng đang diễn ra nhộn nhịp, chúng ta sẽ trông thấy anh ấy đẩy xe chở vật liệu, nếu có những bao xi măng cần mang vác, anh ấy sẽ vác. Anh ấy đã để lại cho chúng tôi di sản vô cùng quý giá về tinh thần thực tiễn và hành động, và chính tấm gương quên mình của anh ấy đã thu hút được sự đoàn kết và lòng tin yêu của hàng triệu quần chúng nhân dân.

Một tấm gương cách mạng chân chính! Với tinh thần và thái độ thật đáng khâm phục. Đó là những phẩm chất mà tôi đánh giá cao nhất ở Che.

Che có thân thiết với Raul không?

Raul và Che rất thân với nhau, mặc dù thỉnh thoảng họ cũng hay tranh cãi. Che không bao giờ tranh luận với tôi về các vấn đề chính trị; mà theo như tôi biết anh ấy cũng không bao giờ tranh luận về vấn đề này với Raul. Trong một số vấn đề, ví dụ như việc để các nông dân tự phân chia ruộng đất, tôi nghĩ là cả Che và Raul đều ủng hộ, vì cả hai đều đặc biệt tỏ ra nghi ngờ một nhóm trong Phong trào ngày 26 tháng 7 là mang nặng tư tưởng bài Cộng sản - tôi không biết là tôi nói như vậy có oan cho ai không - tôi cũng nghi ngờ như vậy, nhưng tôi không có bằng chứng nào cụ thể. Chuyện này xảy ra trong những tháng đầu tiên của Cách mạng, và sự thật là cả hai người đó đều hoàn toàn nhất trí với quan điểm của tôi rằng không thể cải cách mộng đất theo cách đó, vì chẳng có cơ sở gì để làm như vậy và chắc chắn sẽ gây ra bất ổn.

Chúng tôi đã thông qua một kế hoạch cải cách ruộng đất rất cấp tiến, và sau đó chúng tôi còn thực hiện một cách triệt để hơn nhiều. Tôi nhận hoàn toàn trách nhiệm về tính quyết liệt và triệt để trong những sắc lệnh nông nghiệp cũng như trong những lĩnh vực khác của cuộc Cách mạng. Có thể tôi cũng đã chia sẻ một số điểm duy ý chí với Che, cũng như Che với tôi, nhưng tôi hoàn toàn không có một chút hối tiếc nào. Vì trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng lâu dài của mình, càng hiểu rõ hơn về những khiếm khuyết của Chủ nghĩa Tư bản, thì tôi càng tin tưởng vào tầm quan trọng của tấm gương và tư tưởng chỉ đưừng cũng như sự giác ngộ, và tõi cũng càng tin rằng đó là những giá trị mà Cách mạng Cuba sẽ làm tất cả để giữ gìn và phát huy.

Trong những tháng đầu tiên, khi lượng hàng hóa, mà mọi người tưởng là vô cùng tận, bắt đầu cạn sạch, và toàn bộ chỗ tiền ít ỏi mà Batista chưa kịp mang theo cũng hết, những trùm tài phiệt và tư bản vẫn đang kiểm soát nền kinh tế, và họ vẫn xuất khẩu hàng hóa, khấu trừ giá trị thật và chuyển bớt tiền ra nước ngoài - ví dụ nếu như họ bán hàng hóa với giá 200 USD, họ cũng chỉ viết trong hồ sơ hóa đơn là 150 USD; họ sẽ khấu trừ bớt một ít giá trị thực. Chúng tôi phải trả giá đắt cho sự thiếu kinh nghiệm của mình. Chúng tôi cũng rất có lỗi khi tạo điều kiện dễ dàng cho phía Mỹ phong tỏa hàng triệu USD thuộc sở hữu của Chính phủ Cuba mà chúng tôi chưa rút ra từ các Ngân hàng Mỹ.

Lúc trước, ông có nói với tôi rằng ngay sau khi Cách mạng thành công, những “âm mưu đã bắt đầu”? Vậy chính xác ông muốn nói tới những âm mưu gì?

Phá hoại, cài cắm chân tay vào hàng ngũ Cách mạng, bòn rút và ăn cắp vũ khí trang bị quần sự để hoạt động phá hoại, từ đó kích động nổi dậy và các hoạt động khủng bố. Suốt nửa thế kỷ qua, đất nước Cuba của chúng tôi vẫn là mục tiêu của một cuộc chiến kinh tế dai dẳng nhất trong lịch sử, cùng với đó là một chiến dịch khủng bố dữ dội và liên tục. Thậm chí bọn chúng còn đưa máy bay vào để phun các loại hóa chất gây cháy lên các cánh đồng mía... Chúng tổ chức cướp máy bay của chúng tôi và bay sang Mỹ, và phần lớn những máy bay trong số này đã bị phá hủy, những chiếc khác thì bị tịch thu. Giới chủ của những tờ báo thì kích động tổ chức các cuộc tấn công nhằm vào Cách mạng Cuba, giống như những gì chúng đang làm hiện nay ở Venezuela để chống lại Hugo Chávez. Tờ Diario de la Marina, một trong những tờ nhật báo quan trọng nhất tại Cuba, cùng nhiều tờ khác, thường xuyên cho đăng tải những Tuyên bố của những kẻ đã bỏ trốn sang Miami.

Tất cả đều nằm trong khuôn khổ cuộc chiến chống lại chúng tôi: những cuộc tấn công của cướp biển nhằm vào khu bờ biển của Cuba, vào những tàu thuyền đánh cá của chúng tôi, vào những tàu thuyền vận tải đang trên đường tới Cuba. Chúng giết hại các nhà ngoại giao, chúng giết đồng chí, đồng đội của chúng tôi, thậm chí ngay tại Liên Hợp Quốc... Chúng mang thuốc nổ vào từ Mỹ - thậm chí cả loại phốt pho trắng! - mà chúng giấu trong các bao thuốc lá, ném vào rạp hát, cửa hàng, gây hỏa hoạn làm nhiều người chết. Đó là những hành động phá hoại vô cùng nghiêm trọng... Trong những năm đầu tiên sau khi Cách mạng thành công, trên khắp đất nước đã xuất hiện nhiều nhóm vũ trang chuyên ám sát các đồng chí của chúng tôi, những giáo viên, công nhân và bất kỳ ai tham gia vào chương trình phổ cập giáo dục của chúng tôi; chúng đốt phá nhà cửa, phá hoại các trung tâm sản xuất nông nghiệp và công nghiệp. Những bến cảng, tàu thuyền thương mại và đánh bắt cá của chúng tôi đều trở thành mục tiêu bị tấn công thường xuyên. Ngày 4 tháng 3 năm 1960, tại một cầu cảng ở Havana, chúng đã cho nổ tung một con tàu của Pháp mang tên La Coubre, làm hơn 100 người thiệt mạng, trong đó có sáu thủy thủ người Pháp, và hàng trăm người dân Cuba bị thương. Tháng 3 năm 1961, chúng tiến hành những vụ nổ tại một nhà máy lọc dầu; vào ngày 13 tháng 4 cùng năm, chúng phá hoại và đốt trụi trung tâm thương mại El Encanto ở Havana... Tội ác đáng ghê tởm nhất của bọn chúng là tổ chức cướp và cho rơi xuống biển một chiếc máy bay chở đầy hành khách của hãng Hàng không Cuba vào tháng 10 năm 1976, khiến 73 người thiệt mạng, thi hài của họ mãi mãi nằm dưới đáy biển sâu hàng nghìn mét.

----------------------------------------------------------
1. Năm 1963-1964, một cuộc tranh cãi quan trọng về lý luận diễn ra liên quan đến cơ cấu nền kinh tế của Cách mạng Cuba; trong cuộc tranh luận này, những ngưòi ủng hộ nền kinh tế tích phân đối mặt với những người ủng hộ nền kinh tế có sự hỗ trợ tài chính từ ngân sách. Nhóm thứ nhất, đứng đầu là Carlos Rafael Rodriguez, Alberto Mora, Marcelo Fernandez Font và nhà kinh tế Mác-xít người Pháp Charles Bettelheim bảo vệ một Cương lĩnh chính trị ủng hộ thưong mại Chủ nghĩa xã hội với các doanh nghiệp và các ngành công nghiệp phần lớn được phi tập trung hóa với sự tự chủ về tài chính giới hạn cạnh tranh trong nền kinh tế, trao đổi hàng hóa thông qua công cụ trung gian là tiền. Do vậy, trong mỗi doanh nghiệp và ngành công nghiệp, động lực về tiền và lợi nhuận đặt lên trên hết. Những người ủng hộ nền kinh tế tích phân này cho rằng, việc lên kế hoạch sẽ được thực hiện thông qua giá trị và thị trường. Đây là hướng đi chính được Liên Xô lựa chọn và ủng hộ trong những năm đó.

Nhóm thứ hai, đứng đầu là Che Guevara cùng với Luis Alvarez Rom và nhà kinh tế ngưòi Bỉ Ernest Mandel (Chủ tịch Quốc tế thứ tư), nghi ngờ sự song hành của nền kinh tế thị trường với Chủ nghĩa xã hội. Họ bảo vệ một Cương lĩnh chính trị mà theo đó những từ như “kế hoạch” hay “thị trường” là những thuật ngữ đối kháng. Che cho rằng, kế hoạch chỉ nên được coi là một hình thức chiến thuật để trợ giúp thêm cho nền kinh tế; nó chỉ là cách để mở rộng thêm và phát huy nguồn lực con người, hạn chế cách nghĩ theo kiểu chủ nghĩa bái vật giáo dựa hoàn toàn vào “tính độc lập của các quy luật kinh tế”.

Những người ủng hộ như Che đối với một hệ thống tập trung, cho rằng, cần phải có sự thống nhất các đơn vị sản xuất dưới một ngân hàng độc nhất, một ngân sách tập trung duy nhất, để tất cả các thành phần này đều là một phần của doanh nghiệp xã hội chủ nghĩa khổng lồ duy nhất (bao gồm các đơn vị sản xuất nhỏ). Giữa hai nhà máy của một ngành công nghiệp, sẽ không hề có sự mua hay bán thông qua tiền hay thị trường, mà chỉ được thực hiện trao đổi thông qua tài khoản ngân hàng. Các sản phẩm sẽ được chuyển từ một đơn vị sản xuất này sang đơn vị sản xuất kia mà không hề bị biến thành “hàng hóa”. Che và những người ủng hộ ông đồng tình với quan điểm cho rằng việc làm tình nguyện cũng như những khuyến khích về tinh thần là công cụ chính mặc dù không phải duy nhất, giúp nâng cao ý thức của những người công nhân xã hội chủ nghĩa.

Xem Orlando Borrego (ngưòi đã từng làm việc với Che trong Bộ Công nghiệp), Che Guevara, el camino del fuego (2001) và Che, recuerdos en rafaga (2003), cả hai cuốn đều được xuất bản ở Buenos Aires. Xem cả Nestor Kohan “Che Guevara, lector de El Capital, dialogo con Orlando Borrego”, Rebeỉion Buenos Aires, 13 tháng 8 năm 2003.


Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 27 Tháng Bảy, 2013, 09:39:38 am
Và tất cả (những hoạt động phá hoại) đều do Mỹ tổ chức?

Thật ra trong những ngày tháng đầu tiên thì các hoạt động khủng bố này chủ yếu do bọn tay chân cũ của Batista thực hiện - chủ yếu lầ những tên Cảnh sát cũ cùng bọn người của Batista kết hợp với một số phần tử phản cách mạng. Nhưng ngay từ khi đó, Chính quyền Mỹ đã lợi dụng những phần tử này để chống phá Cuba rất quyết liệt. Trong thời gian vài tháng trước khi xảy ra cuộc tấn công vào Vịnh Con lợn, Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) đã điên cuồng tổ chức các lực lượng phản động chống Cuba - tổng cộng đã có tới trên 300 tổ chức như vậy. Và đến bây giờ thì chúng tôi đã biết rằng trong tháng 3 năm 1960, Tổng thống Mỹ Eisenhower đã ký một mệnh lệnh cho phép phát động một “cuộc tấn công tuyên truyền sâu rộng” chống Cách mạng Cuba, kết hợp với một kế hoạch hành động bí mật để lật đổ Chính phủ Cuba 1.

Theo tôi biết thì họ còn sử dụng vũ khí hóa học nhằm vào Cuba, thông qua việc phát tán một số loại virus bí hiểm.

Năm 1971, theo chỉ đạo của Tổng thống Nixon, một loại virus gây chứng sốt cao ở lợn đã được tuồn vào Cuba qua một chiếc công-ten-nơ do CIA gửi đi. Kế hoạch thâm độc đó đã khiến chúng tôi phải tiêu hủy hơn nửa triệu con lợn thịt. Đó là lần đầu tiên loại virus có nguồn gốc từ châu Phi đó xuất hiện tại Cuba. Và họ đã tuồn vào Cuba hai lần.

Nhưng có nhiều âm mưu khác thậm chí còn tồi tệ hơn thế: virus gây sốt xuất huyết tuýp II, thủ phạm gây ra bệnh sốt xuất huyết cực kỳ nguy hiểm ở người. Đó là chuyện xảy ra năm 1981 với hơn 350 nghìn người đã bị bệnh, 158 bệnh nhân tử vọng, trong số đó có đến 101 ca tử vong là trẻ em... Khi đó thế giới hoàn toàn chưa biết gì về loại virus dạng huyết thanh này; nó đã được tạo ra trong phòng thí nghiệm. Năm 1984, một tên cầm đầu tổ chức khủng bố Omega 7, đóng ở Florida, đã khai nhận rằng chính bọn chúng đã phát tán virus đó vào Cuba với ý đồ gây ra số nạn nhân ở mức cao nhất có thể...

Và đó là chưa kể tới những kế hoạch tấn công cá nhân tôi.

Những âm mưu ám sát nhằm vào ông?

Ngay trong những ngày đầu đã có hàng chục kế hoạch hết sức tinh vi, trong đó một số đã suýt nữa thành công. Còn về sau, căn cứ vào hồ sơ bằng chứng cụ thể, tổng cộng có đến hơn 600 kế hoạch ám sát. Đủ các loại kế hoạch ám sát khác nhau vô cùng đa dạng, từ những bước phác họa ban đầu cho tới kế hoạch đã được đưa vào chuẩn bị hoặc bắt đầu triển khai thì bị phát hiện. Những kế hoạch này thường được tiến hành theo ba cách: thứ nhất là do CIA trực tiếp tổ chức; thứ hai, bằng cách tạo ra những nhóm tưởng chừng như độc lập và cung cấp cho chúng tất cả những nguồn lực cần thiết để có thể hành động mà không cân sự can thiệp hoặc nhúng tay của các cơ quan an ninh Mỹ; và thứ ba, bằng cách kích động hoặc xúi giục - đây là một biện pháp rất xảo quyệt - để tạo ra tâm lý thợ săn trong đầu một trong những tên ám sát tiềm năng nào đó, gieo rắc vào đầu chúng ý tưởng rằng có người cần bị săn hạ - như kiểu cấp cho chúng giấy phép đi săn con mồi... và sau đó tất nhiên là cung cấp tiền, và rất nhiều nguồn lực cần thiết cho những nhóm khủng bố khoác vỏ bọc chính trị, ví dụ như tổ chức Quỹ nổi tiếng và hàng chục nhóm khủng bó và Mafia đóng trụ sở ở Miami những nơi khác trên thế giới. Mặc dù Quỹ đã có lúc được sử dụng trực tiếp để tài trợ và chỉ đạo bọn khủng bố.

Ông muốn nói đến Quỹ Quốc gia Cuba-Mỹ?

Đúng vậy. Tôn chỉ của tổ chức này là hoạt động chính trị và vận động hành lang để tập hợp lực lượng chống Cuba, và sau khi khối Xã hội Chủ nghĩa ở Đồng Âu và Liên Xô sụp đổ, họ còn thành lập ra một nhóm hành động 2. Kẻ đứng đầu Quỹ, Jorge Mas Canosa, chính là con trai của một trong những sĩ quan quân đội cao cấp thời Batista. Những tên có ảnh hưởng lớn nhất trong tổ chức này trước hết phải kể đến những kẻ từng ủng hộ Batista và đám tay chân trong chế độ của hắn trước kia, chính bọn chúng đã mang theo những món tiền khổng lồ khi bỏ trốn khỏi Cuba, tiếp sau đó chính là những tên cầm đầu các nhóm. Về sau Quỹ này đã cung cấp tài chính cho tất cả các nhóm phản động chống Cuba. Trong những ngày đầu tiên của “giai đoạn đặc biệt”, bọn chúng chưa có một tổ chức chuyên thực hiện các hành động vũ trang, mãi đến năm 1992 chúng mới thành lập ra một nhóm như vậy, nhưng trong thực tế chúng đã làm việc trực tiếp với tất cả những tổ chức khủng bố do CIA huấn luyện và hậu thuẫn, chính Quỹ này cũng trả tiền cho tất cả những âm mưu ám sát và kế hoạch khủng bố do các tổ chức này thực hiện.

Như tôi đã nói ở trên, phương pháp cuối cùng của bọn chúng là kích động. Chúng đã thành công trong việc gieo rắc vào đầu óc rất nhiều người ý nghĩ rằng anh phải là người thực hiện sứ mệnh lớn lao này - tức là “ám sát con quỷ dữ đó”. Tôi gọi đó là những “âm mưu ám sát do bị xúi giục”. Tính tổng cộng tất cả các loại với nhau, như tôi vừa nói, có đến hơn 600 kế hoạch ám sát nhằm vào tôi, và trong đó có một số vụ đã suýt thành công.

Nhiều khi âm mưu của chúng bị đổ bể hoàn toàn do tình cờ. Có một tên gián điệp được cung cấp một viên thuốc độc xyanua, và âm mưu của hắn là bỏ nó vào trong bình pha sữa và sô cô la ở một nơi mà tôi thường lui tới, một quán cà phê ở Khách sạn Havana Libre. Thật may là chiếc bình thủy đó đã bị đông cứng, và đúng lúc hắn vừa thả viên thuốc vào trong đó, hắn mới nhận ra là viên thuốc đã bị tắc trong những viên đá lạnh của chiếc bình.

Vào thời kỳ đó ở Cuba có một tên trùm mafia đứng đầu mạng lưới cờ bạc và buôn lậu, cùng những tên găng-xtơ bị Cách mạng Cuba chặn mất đường làm ăn, và chính bọn này sau đó đã được Chính phủ Mỹ sử dụng trong những kế hoạch ám sát cũng như trong các âm mưu phản cách mạng. Tại nhiều khách sạn, bọn chũng cài cắm nhiều tay chân của mình, cùng với bạn bè, chiến hữu. Cho dù đại đa số đều là những người rất tốt và gương mẫu thì lúc nào ta cũng có thể tìm ra vài kẻ sẵn sàng làm việc vì tiền, và đó là một phương pháp mà lần nào bọn chúng cũng sử dụng. Chính điều này đã được Thượng viện Mỹ xác nhận 3.

Trong một âm mưu ám sát bất thành khác, chúng lên ké hoạch sử dụng một loại hóa chất gây ra những tác dụng tương tự như chất LSD để đầu độc bầu không khí trong phòng thu khi tôi tới Đài Truyền hình để thực hiện một bài phát biểu. Lần khác, chúng xịt chất độc chết người lên một bao thuốc lá mà lẽ ra tôi sẽ hút. Thậm chí có lần năm 1971, khi đó tôi đang đi thăm Chilê, chúng thậm chí còn định ám sát tôi bằng một chiếc camera truyền hình có gắn súng bên trong, cách chỗ tôi có vài mét. Tất nhiên, kẻ nào bóp cò khi đó cũng cầm chắc cái chết ngay tại đó, và khi tính mạng của bản thân bị đe dọa, bọn chúng đã phải chùn tay.

Kế hoạch ám sát táo bạo gần đây nhất mà bọn chúng định thực hiện là tại Panama - chính là kế hoạch có sự dính líu của tên Luis Posada Carriles, kẻ đã cho nổ tung chiếc máy bay của Cuba năm 1976, sau đó hắn còn tổ chức ra một lực lượng chuyên tiến hành khủng bố và ám sát.

----------------------------------------------------------
1. Ngày 17, tháng 3 năm 1960, Tổng thống Mỹ thông qua một chương trình (ký chỉ thị NSC thông qua một chương trình) do CIA tiến hành chống lại Cuba trong đó có các hành động nhằm “tạo ra một lục lượng đối lập người Cuba đoàn kết, có sức lôi cuốn và có tinh thần trách nhiệm cao chóng lại chế độ của Castro”, việc “tiến hành một chiến dịch tuyên truyền phản công mạnh mẽ”, “tiếp tục các nỗ lực nhằm tạo ra một cơ quan tình báo và tổ chức hành động bí mật trong nội bộ Cuba”, và cuối cùng là chuẩn bị ở bên ngoài Cuba một “lực lượng bán quân sự phù hợp”. Tài liệu này là sự báo trước cho một chiến dịch xuyên tạc, gây bất ổn và xâm lược trực tiếp mà cụ thể nhất là vụ xâm lược Vịnh Con lợn vào tháng 4 năm 1961. (Chú thích của Biên tập viên Cuba).

2. Từ khi xuất bản phiên bản thứ nhất của cuốn sách này, một vụ bê bối về truyền thông đã diễn ra ở Miami do những thông tin bị tiết lộ bởi một cựu thành viên Ban Lãnh đạo Tổ chức Quốc gia Mỹ-Cuba, theo đó ông ta xác nhận có sự tồn tại của tổ chức hành động này và cung cấp chi tiết các kế hoạch ám sát Fidel Castro trong thòi gian diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh châu Mỹ La-tinh tổ chức ở Isla Margarita năm 1997. (Chú thích của Biên tập viên Cuba).

3. Xem Báo cáo Church của Thượng nghị viện Mỹ, các âm mưu ám sát các nhà lãnh đạo nước ngoài, có sự phối hợp của Thượng Nghị sĩ Frank Church, Washington, 1975. Ủy ban Thiên chúa giáo khẳng định có 8 kế hoạch ám sát Fidel Castro từ năm 1960 đến 1965, tất cả đều có sự tham gia trực tiếp hoặc sự trợ giúp về nguồn lực của CIA.



Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 27 Tháng Bảy, 2013, 09:53:49 am
Tại Hội nghị Thượng đỉnh châu Mỹ latinh?

Đúng vậy, năm 2000. Hắn đã bị bắt. Và hiện nay vấn đề là phía Washington từ chối dẫn độ Posada Carriles 1 về Cuba. Họ nhất định không chịu.

Và tất cả những âm mưu cũng như kế hoạch đó đều do Mỹ tài trợ và hậu thuẫn.

Vậy theo quan điểm của ông, Posada Carriles phải chịu trách nhiệm như thế nào cho tất cả những kế hoạch tấn công nhằm vào Cuba?

Posada Carriles và kẻ tòng phạm với hắn, Orlando Bosch, là hai kẻ đại diện khát máu nhất của Chủ nghĩa khủng bó cho Đế quốc Mỹ chống lại chúng tôi. Chúng đã gây ra hàng chục hành động khủng khiếp ở rất nhiều quốc gia tại bán cầu Tây này, thậm chí cả ở những vùng lãnh thổ thuộc Mỹ. Hàng nghìn người Cuba cũng như công dân của các quốc gia khác đã thiệt mạng hoặc trở thành người tàn phế do hậu quả của những hành động mà Chính phủ Mỹ đã gây nên.

Cùng với tên Orlando Bosch - khi đó là kẻ đứng đầu CORU (Coordinación de las Organizaciones Revolucionarias Unidas 2, tức là Ủy ban Điều phối các Tổ chức Cách mạng thống nhất) - tên Posada Carriles không chỉ tham gia vào việc phá hủy chiếc máy bay của Hãng hàng không quốc gia Cuba làm 73 hành khách thiệt mạng, mà trong suốt nhiều năm sau đó, hắn còn tổ chức hàng chục kế hoạch khủng bố và ám sát những nhà lãnh đạo cao nhất của Cách mạng Cuba, thậm chí hắn còn gài bom vào một số khách sạn du lịch trên hòn đảo. Trong khi đó tên Orlando Bosch, mặc dù bề ngoài hắn là một đối tượng bị pháp luật Mỹ truy nã, đã cùng với đám tay chân của Augusto Pinochet tiến hành đàn áp, bắt cóc và ám sát nhiều nhân vật chính trị tên tuổi ở Chilê như Carlos Prats và Orlando Letelier, cũng như đứng đằng sau sự mất tích bí ẩn của rất nhiều người chống lại chế độ phát xít ở Chile, chúng còn tổ chức bắt cóc và sát hại những nhà Ngoại giao Cuba. Thậm chí ngay trong xà lim nhà tù ở Venezuela, nơi hắn bị giam giữ trong suốt 11 năm, tên Orlando Bosch vẫn tiến hành chỉ đạo bọn tay chân tiến hành những cuộc tấn công khủng bố.

Những tên tội phạm ác ôn đó luôn hành động theo mệnh lệnh của các nhiệm kỳ Chính phủ Mỹ và các cơ quan tình báo của nước này, điều trớ trêu là những tên khủng bố này dường như đã được bộ máy pháp lý của Mỹ ngang nhiên miễn toàn bộ mọi lời cáo buộc cũng như những hình phạt thích đáng cho tội ác mà chúng đã gây ra, giống như trường hợp Tổng thống Bush cha ân xá cho tên Bosch. Còn trong trường hợp Posada Carriles, sự có mặt và đi lại của hắn trên đất Mỹ thời gian qua đã nhận được sự dung túng của Tổng thống Mỹ hiện nay là George Bush con - đây là bằng chứng hiển nhiên về sự vi phạm luật pháp của nước Mỹ bải chính những người có trách nhiệm cao nhất trong việc bảo vệ Mỹ khỏi những cuộc tấn công khủng bố.

Tất cả những hành động khủng bố của Posada Carriles, kể cả việc tổ chức đánh bom các khách sạn du lịch ở Havana và những âm mưu ám sát, đều được sự hậu thuẫn tài chính của Mỹ thông qua Quỹ Quốc gia Cuba-Mỹ từ khi tổ chức này được Reagan và Bush cha thành lập nên năm 1981. Toàn bộ tiền của Quỹ này đến từ Ngân sách của nước Mỹ.

Thực sự là Mỹ luôn đứng đằng sau những âm mưu ám sát đó?

Ngay từ những ngày đầu đến nay, chính quyền Mỹ không ngừng làm tất cả những gì có thể để tạo ra một hình ảnh Cách mạng Cuba không thân thiện. Họ đã tiến hành những chiến dịch tuyên truyền nhằm vu cáo và bôi nhọ chúng tôi, thực hiện những nỗ lực không mệt mỏi để cô lập Cuba trên trường quốc tế. Mục tiêu của tất cả những hành động đó là nhằm ngăn chặn ảnh hưởng của những ý tưởng cách mạng. Mỹ phá bỏ quan hệ ngoại giao với chúng tôi từ năm 1960 và từ đó đến nay luôn tiến hành các biện pháp nhằm áp đặt lệnh cấm vận kinh tế đói với Cuba.

Họ cũng đã từng làm giống hệt như vậy với cách mạng Mêhicô trong thời của Larazo Cardena, khi ông cho tiến hành quốc hữu hóa ngành công nghiệp dầu mỏ năm 1938; họ rêu rao những điều khủng khiếp về cuộc cách mạng đó. Họ lặp lại cách làm này năm 1954 để nhằm vào cuộc cách mạng dưới sự lãnh đạo của Jacobo Arbenz tại Guatemala vì ông đã tiến hành một cuộc cải cách mộng đất. Họ còn phát động một chiến dịch tấn công khổng lồ chống lại Tổng thống Salvador Allende và công cuộc cải cách của ông ở Chilê, rồi chống lại cách mạng Sandinista ở Nicaragua. Nói tóm lại họ đã làm như vậy với tất cả những cuộc Cách mạng, giống như ngày nay họ đang làm với cuộc Cách mạng của Hugo Chavez ở Venezuela.

Nhưng khi chống lại Cuba, Washington lại có thể tranh thủ sự tiếp tay của những người Cuba phản cách mạng.

Đúng vậy. Ông nghe nhé, để tôi kể cho ông biết chuyện này: những gì chúng tôi đã chứng kiến và những gì chúng tôi đã biết được là trong số rất nhiều người tới Miami, trong số rất nhiều người dính dáng vào các hoạt động khủng bố, thật ra lại không hề có kế hoạch tham gia gì vào việc phá hoại Cách mạng. Tất cả bọn họ đều sống dưới niềm tin rằng chính Mỹ và lực lượng vũ trang hùng mạnh của siêu cường này sẽ lật đổ Cách mạng Cuba. Rất nhiều kẻ giàu có từng rời khỏi Cuba, bỏ lại sau lưng nhà cửa, tài sản và tất cả mọi thứ - hoàn toàn không có chuyện chúng tôi trục xuất họ hoặc cướp đoạt nhà cửa, tài sản của họ. Họ bảo nhau, “Cái trò hề này chỉ kéo dài vài tháng là cùng; làm thế quái nào mà một cuộc Cách mạng có thể trụ vững ở đất nước này?” và thế là họ ra đi. Nhưng những phần cử phản cách mạng đó cũng có một niềm tin sắt đá - và đây là chuyện cũng đã xảy ra ở nhièu quá trình khác - rằng cuộc đấu tranh đê hèn của chúng cuối cùng cũng sẽ giành chiến thắng vì lý do này khác; và trong trường hợp đặc biệt này là bởi vì chúng đang đấu tranh cùng hàng ngũ với Mỹ, do đó tất cả những gì bọn tay chân này quan tâm đến chỉ là chăm chăm ghi điểm với quan thầy của mình, kiểu như trải qua một vài nhà tù, hoặc tham gia một số hoạt động khủng bố mà chúng gọi là “Chiến tranh du kích”, một cuộc chiến mà thật ra chúng khòng bao giờ dám thò mặt ra nếu phải chiến đấu thực sự. Ở chúng chẳng bao giờ có cái đáng gọi là tinh thần chiến đấu; tất cả chỉ để nhằm bảo đảm rằng thái độ bợ đỡ Mỹ của chúng được công nhận mà thôi.

Chung quy là chúng kỳ vọng nước Mỹ sẽ trực tiếp nhúng tay vào và lật độ Cách mạng Cuba.

----------------------------------------------------------
1. Luis Posada Carriles (sinh năm 1928) cùng với 3 người Cuba khác liên quan đến âm mưu ám sát Fidel Castro - Pedro Remon Crispin, Guillermo Novo Sampoll và Gaspar Jimenez Escobedo - bị hắt, bị buộc tội và bị cầm tù ở Panama.
Tháng 8 năm 2004, vị Tổng thống sắp mãn nhiệm của Panama, Mireya Moscoso, giảm tội cho 4 tên khủng bố này; 3 tên ngay lập tức sang Mỹ và được chính quyền nước này tiếp nhận. Tháng 3 năm 2005, Cuba tố cáo việc Luis Posada Carriles bí mật vào nước Mỹ, và mặc dù ban đầu lời cáo buộc này bị Washington bác bỏ, nhưng trước sức ép mạnh mẽ từ dư luận quốc tế nhất là Cuba đã khiến Chính phủ Mỹ phải thừa nhận sự có mặt của Posada ở Miami. Việc này đã đặt nước Mỹ vào tình thế khó khăn, rêu rao “đi đầu trong cuộc chiến toàn cầu chống khủng bố”, nhưng lại cho ở tị nạn một tên khủng bố đã nhận tội. (Xem cuộc phỏng vấn với Luis Posada Carriles trên tờ New York Times ngày 12 tháng 7 năm 1998: “Câu chuyện của một kẻ đánh bom: Nhằm vào Castro - Kẻ thù chính của Cuba kêu gọi xin được sống lưu vong”). Chính phủ Mỹ không còn cách nào khác là buộc phải bắt giữ và và buộc tội hắn ta “vào Mỹ bất họp pháp”. Tháng 9 năm 2005, tòa án quyết định, Luis Posada Carriles không được dẫn độ sang Venezuela (nơi hắn đã vượt ngục năm 1985) hoặc Cuba, nơi mà theo như lời nói của họ là “sẽ bị tra tấn”. Các nhà lãnh đạo các nước châu Mỹ La-tinh trong Hội nghị thượng đỉnh các nước châu Mỹ La-tinh tổ chức ở Salamanca tháng 10 năm 2005, đã bày tỏ tinh thần đoàn kết với Venezuela và Cuba và ủng hộ nỗ lực của các nước này đòi được xét xử Luis Posada Carriles hay chứng kiến hắn bị pháp luật trừng trị. (Chi tiết lịch sử những hành động khủng bố của Posada gần đây, xem bài của Ann Luise Bardach với nội dung, “Sự mập mờ của các vụ ám sát”, tờ Đại Tây Dưong)(Washington, DC), Volume 198, Số 4 (tháng 11 năm 2006).

2. Trong khi tất cả mọi người đều đồng ý cho rằng chữ viết tắt của tổ chức này là CORU, vẫn còn những người tỏ ra phân vân, cả ở Mỹ và ở Cuba bời vì không biết chữ cái “C” là chữ viết tắt của “coordinacion” hay “coordinadora”. Tôi cũng không thể giải quyết được vấn đề này.


Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 27 Tháng Bảy, 2013, 02:26:18 pm
12

VỊNH CON LỢN/ PLAYA GIRÓN


Cuộc tấn công - Những tên lính đánh thuê - Sự can thiệp của Mỹ
- Chiến công - Đối xử với những tên lính bại trận - Trao đổi tù nhân
- Cuộc chiến bẩn thỉu -Vai trò của Tổng thống Kennedy


Và hành động đó đã diễn ra ngày 17 tháng 4 năm 1961, tại Playa Girón, mà ngày nay chủ yếu đuợc biết đến với tên gọi Vịnh Con lợn.

Vâng, đó là ngày mà đoàn quân viễn chinh gồm 1500 tên lính đánh thuê do CIA huấn luyện, được tổ chức thành bảy tiểu đoàn, mỗi đơn vị gồm 200 tên, trên năm chiếc tàu chở quân, đổ bộ lên bãi biển Girón nằm trong Vịnh Con lợn. Vào lúc sáng sớm, trước khi diễn ra cuộc đổ bộ, đã có một tiểu đoàn lính dù được thả xuống để kiểm soát hai con đường quốc lộ chạy qua đầm lầy Zapata tới bãi biển. Nằm ở ngoài khơi, cách bờ biển khoảng vài hải lý, là những chiếc tàu chiến của Mỹ - trong đó có cả một chiếc tàu sân bay, USS Essex - bọn lính thủy đánh bộ đã chờ sẵn để có thể ập vào yểm trợ bằng không quân và hải quân một khi “Chính phủ lâm thời” kêu gọi. Theo kế hoạch chúng sẽ đổ quân vào bằng máy bay ngay khi khu vực phòng thủ bờ biển được thiết lập xong.

Bọn lính đánh thuê còn có một phi đội máy bay ném bom B-26 không chỉ do các đội bay của không quân Mỹ đảm nhiệm mà còn có sự tham gia của những tên sĩ quan cũ trong Lực lượng không quân của Batista; những chiếc máy bay này mang phù hiệu của Lực lượng vũ trang Cuba. Chúng tổ chức một cuộc tấn công bất ngờ vào sáng sớm ngày 15 tháng 4, tấn công vào những căn cứ mà lực lượng không quân còn rất khiêm tốn của chúng tôi khi đó đang sử dụng. Đòn tấn công phủ đầu này là một lời tuyên bố cho thấy cuộc đổ bộ sắp sửa diễn ra. Ngay ngày hôm sau, trong buổi lễ mai táng cho những nạn nhân, tôi tuyên bố bản chất Xã hội Chủ nghĩa của cuộc Cách mạng Cuba.

Chúng đã chọn một địa điểm hẻo lánh, bãi biển Girón, nằm tách biệt so với khu vực xung quanh bãi một đầm lầy rộng lớn. Đó là vị trí mà chúng tôi rất khó phản công vì chúng tôi sẽ bắt buộc phải cơ động bằng hai con đường quốc lộ duy nhất dẫn vào khu vực xung quanh vịnh, xuyên qua sáu hoặc bảy dặm đường trong đầm lầy mà nếu đi bằng cách khác sẽ không thể nào qua được. Thực tế đó sẽ biến thành một loại cổng Thermopylea 1.

Nhưng chỉ trong vòng sáu mươi giờ - tính từ lúc rạng sáng ngày 17 đến 6 giờ chiều ngày 19 - chúng tôi đã đánh bại hoàn toàn quân xâm lược, sau một trận đánh dữ dội khiến hơn 150 chiến sĩ của chúng tôi đã hy sinh cùng hàng trăm người khác bị thương. Trận đánh diễn ra trước sự chứng kiến của những chiếc tàu chiến Mỹ lởn vởn ngoài khơi. Chúng tôi đã bắt khoảng 1200 tên lính đánh thuê làm tù binh, tức là gần như toàn bộ lực lượng kẻ thù đã tham gia trận đánh đó, số còn lại tất nhiên là đã bị tiêu diệt.

Hình như ngay sau đó ông cũng đã tiến hành trả lại số tù binh này?

Đúng vậy. Sau khi giữ chúng làm tù binh trong một thời gian ngắn, chúng tôi đã yêu cầu phía Mỹ phải trả tiền bồi thường bằng thuốc men, thiết bị y tế và thực phẩm cho trẻ em. Nếu chuyện như thế mà diễn ra ở Mỹ, chắc chấn bọn lính đánh thuê đã bị án tù chung thân, và nếu căn cứ vào những hành động phản quốc mà chúng gây ra thì dù có ân xá bao nhiêu lần chăng nữa thì chác chắn đến giờ chúng vẫn phải bóc lịch trong tù. Giả sử chúng tôi mà tuyển mộ 1000 người Mỹ để xâm lược chính nước Mỹ, chắc chắn mọi người sẽ hiểu bản án họ phải nhận nặng nề đến mức nào... Vậy mà tháng 12 năm 2001 vừa qua, tức là bốn mươi năm sau sự kiện trên, năm đồng chí của chúng tôi đang hoạt động ở Mỹ với nhiệm vụ thu thập thông tin về các hoạt động khủng bố chống lại Cuba đã phải nhận những bản án tù rất tàn nhẫn - ba người trong đó phải nhận án tù chung thân, và một người trong số ba người này thậm chí còn phải nhận hai án tù chung thân liền. Đó là năm đồng chí mà chúng tôi kính phục gọi là “Anh hùng Cộng hòa Cuba” 2. Hãy thử hình dung họ sẽ làm gì với 1000 người Mỹ được Chính phủ Cuba tuyển mộ để xâm chiếm Mỹ? Không biết họ sẽ phải ngồi trong tù bao nhiêu thập kỷ? Trong khi đó ở đây, chúng tôi cố gắng tìm kiếm một công thức giải quyết vấn đề tù binh là lính đánh thuê trong vụ Vịnh Con lợn, và chúng tôi đề xuất phương án bồi thường...

Vậy là theo tôi hiểu thì ông đã quyết định trao đổi tù binh lấy thuốc men và thiết bị y tế.

Đúng thế, và cả cho một số vật tư sản xuất thực phẩm nữa. Thậm chí còn cân nhắc đến khả năng yêu cầu một số trang thiết bị nông nghiệp, như máy kéo chẳng hạn... Điều chúng tôi muốn là tìm ra một giải pháp chấp nhận được đối với người dân của mình và trả bọn xâm lược về nơi chúng đã xuất phát. Chúng tôi biết làm gì với 1200 vị “anh hùng” trong tù bây giờ? Tốt nhất là trao trả hết 1200 vị “anh hùng” đó về nhà của họ.

Tôi đã nói chuyện rất nhiều với tất cả số tù binh, bởi vì tôi cũng tham gia trong việc bắt một số người trong bọn họ làm tù binh, và tôi có thể nói với ông - đây có lẽ là trường hợp độc nhất vô nhị trong lịch sử - rằng sau trận đánh khủng khiếp đó hoàn toàn không có một trường hợp nào tù binh bị ngược đãi, hoàn toàn không có ai bị đánh bằng báng súng, không hề có. Tuyệt đối không một trường hợp nào.

----------------------------------------------------------
1. Thời Hy Lạp cổ, đó là một con đường hẹp giữa khu vực miền núi và khu vực biển, rộng từ khoảng 25 đến 50 feet (7,5m - 15m) nơi trận chiến nổi tiếng năm 480 trước Công nguyên giữa quân Spartan dưới sự chỉ huy của vua Leonidas và quân xâm lược Ba Tư do Hoàng đế Xerxes lãnh đạo. Trong trận đối đầu này, khoảng 300 quân Spartan và 700 quân Thespian chống lại quân đội Ba Tư mà theo một số nhà lịch sử số lượng quân của họ có thể lên đến 500.000 người, cuộc chiến diễn ra trong 3 ngày. Cuối cùng, quân Ba Tư giành chiến thắng.

2. Tháng 12 năm 2001, một toà án liên bang ở Miami đã đưa ra những bản án tù rất dài đối với 5 sĩ quan người Cuba - Gerardo Hernandez Nordelo, Romon Labanino Salazar, Fernando Gonzalez Llort, Rene Gonzalez Sehwerert và Antonio Guerrero Rodriguez - những người đã thâm nhập vào tổ chức khúng bố chống Cuba ở thành phố này; họ bị bắt ở Florida vào năm 1998. Ba người trong số này bị buộc tội thực hiện âm mưu gián điệp và tất cả đều bị buộc tội gián điệp nước ngoài bất hợp pháp. Tháng 12 năm 2001, Quốc hội Cuba phong tặng cho họ danh hiệu “Anh hùng Cuba”. Tháng 8 năm 2005, một nhóm gồm 3 thẩm phán của Toà phúc thẩm Atlanta xem lại bản án của Toà Miami, nhưng một năm sau như thường lệ, họ lại lặp lại bản án đã được xử trước đó. Vào thời gian cuốn sách này đang được viết (tháng 7 năm 2007), 5 người này vẫn bị giam trong nhà tù liên bang của Mỹ, hai người trong số họ bị cấm gặp bố mẹ, vợ và con. Hành động của 5 ngưòi Anh hùng này đã tạo ra làn sóng phản đối quốc tế. (Xem thêm chương 21).


Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 27 Tháng Bảy, 2013, 02:29:42 pm
Những tù binh đó không hề bị hành hạ?

Hoàn toàn không một trường hợp nào bị hành hạ hoặc tra tấn và ông có thể kiểm chứng điều đó từ bất kỳ chiến sĩ Cuba nào từng tham gia trận đánh trên bãi biển Giron năm đó.

Cuộc tấn công quyết định của chúng tôi được tiến hành vào ban đêm. Chúng tôi không muốn bọn Lính thủy đánh bộ Mỹ kịp giải cứu cho bọn chúng. Hạm đội của Mỹ đang lởn vởn ngoài khơi cách đó vài hải lý - những chiếc tàu sân bay với hàng chục máy bay chiến đấu hiện đại nhất, cả tầu đổ quân và lực lượng Lính thủy đánh bộ đang sẵn sàng chờ lệnh.

Tôi sẽ không đi sâu vào chi tiết của diễn biến trận đánh đó, nhưng tôi có thể nói với ông rằng trong những phút cuối cùng trước khi chúng tôi tiến ra bãi biển, khi tôi biết tin kẻ thù có một hàng rào phòng thủ gồm những khẩu đại bác 105mm chống tăng không giật, tôi đã ra lệnh cho mỗi Trung tá phụ trách một trong ba chiếc T-34 do Liên Xô sản xuất đang có mặt gần đó và ra lệnh cho họ tăng hết tốc lực lao thẳng vào hàng rào của chúng. Lúc này trời đã tối hẳn, và cứ cách năm phút tôi lại ra lệnh cho một chiếc xe tăng xuất phát.

Thậm chí tôi còn bị kẹt giữa trận pháo kích từ chính người của mình, bởi vì, ý tôi là khi có một chiếc máy bay trinh sát báo cáo rằng quân địch đang đổ thêm lính xuống, tôi đã nói dứt khoát, “Không, chúng đang bốc quân rút”, và tôi chỉ đạo cho pháo binh bắn một vài loạt xuống nước, một vài loạt lên bờ để chặn đường rút lui của chúng, và thế là có không biết bao nhiêu khẩu đại bác, trong đó gồm cả một khẩu đội sơn pháo 122mm đồng loạt gầm lên.

Tất nhiên là không một ai trong số ba sĩ quan chỉ huy những chiếc xe tăng chần chừ lấy một giây, nhưng lúc đó tôi cũng không thể kiềm chế được mình. Khi ấy tôi đang chờ đợi đội hình xe tăng hạng nặng của chúng tôi có trang bị đại bác 122mm. Tôi hỏi xem đội hình đó sắp tới chưa và được biết là họ bị trục trặc nên sẽ tới chậm. Thế là tôi nhảy lên một trong những chiếc xe tăng gần đó, nhưng hóa ra đó lại là một khẩu SAU-100, một khẩu pháo 100mm tự hành trong bóng tối nên tôi tưởng nhầm là một chiếc xe tăng, và tôi cũng làm đúng như những gì tôi vừa ra lệnh - tôi lái thẳng khẩu pháo vào hàng rào hỏa lực chống tăng của quân địch. Tôi không hề biết rằng khẩu pháo bọc thép mà tôi vừa nhảy lên đã chiến đấu liên tục suốt cả buổi chiều và chỉ còn lại có vài ba quả đạn.

Có một bức ảnh rất nổi tiếng của ông trong trận Playa Girón, lúc ông đang nhảy trên xe tăng xuống.

Vâng, cứ mỗi lúc tôi lại ở trên một chiếc xe tăng khác nhau trong hoàn cảnh căng thẳng đó, chứ không phải là chỉ ở trên một chiếc. Nhưng đó là một câu chuyện khác...

Tôi đang giải thích rằng ngay từ những phút đầu tiên, hoàn toàn do trùng hợp, tôi đang đi cùng lực lượng tiên phong nhỏ tiến về phía bắc dọc theo hai con đường quốc lộ khác nhau, một ở phía đông và một ở phía tây, và chúng tôi đã vào Girón từ phía sau những chiếc xe tăng đã được tung vào trận vài phút trước đó, trong bóng tối đen kịt. Ở hai bên quốc lộ mà tôi đang đi lúc đó là những vạt rừng rậm rạp, và địa hình ven bờ biển rất gập ghềnh, khó đi. Hàng rào chống tăng của quân địch đã bị triệt hạ mà không kịp nổ một phát súng nào.

Tôi trực tiếp tham gia bắt sống không biết là bao nhiêu tù binh nữa. Thậm chí tôi còn cứu mạng một tên ngay trong đêm hôm đó. Hắn không ngừng rên la thảm thiết, “Hãy giết tôi đi!”, thậm chí tôi còn nhớ là hắn để râu quai nón. Vết thương của hắn đang chảy rất nhiều máu. Tôi bảo hắn, “Chúng tôi không giết tù binh”. Sau đó chúng tôi đã lấy một chiếc xe Jeep đưa hắn tới bệnh viện. Tại đó người ta đã kịp cứu hắn.

Không tù binh nào trong trận Playa Girón bị ngược đãi?

Không có bất kỳ ai bị đánh bằng báng súng, bởi vì đó vẫn luôn là nguyên tắc của chúng tôi, như tôi đã nói, và tất cả mọi người đều quán triệt rất tốt điều đó. Điều đáng khâm phục nhất là suốt ba ngày trên khắp những điểm máu lửa của trận đánh trên bờ biến, hàng nghìn chiến sĩ của chúng tôi đã chiến đấu vô cùng anh dũng và chứng kiến 150 đồng chí của mình hy sinh cùng hàng trăm người khác bị thương trước sự tấn công cực kỳ ác liệt và ngoan cố của kẻ thù, vậy mà họ vẫn rất kiềm chế, thậm chí cả việc đánh tù binh bằng báng súng cũng không có, chứ đừng nói đến những hành động tra tấn khác. Trong khi kẻ thù chỉ là những tên lính đánh thuê của một nước đế quốc thù địch và ông cũng phải hiểu là các chiến sĩ của tôi thực ra cũng chẳng việc gì phải thương hại chúng cả. Tôi tự hỏi không biết có ở đâu trên thế giới này được như thế không.

Điều này cũng góp phần chứng minh tại sao lương tâm và sự tự giác lại có vai trò quan trọng hơn. Không thể có kỷ luật mà thiếu sự tự giác.

Tôi muốn nói là điều gì đã xảy ra ở Việt Nam? Lực lượng của Mỹ và chư hầu đã giết hại bao nhiêu người ở Việt Nam? Thường dân, những người bị bắt, chứ không chỉ những người bị giết trong chiến đấu...


Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 27 Tháng Bảy, 2013, 02:34:19 pm
Người ta tính là có đến hai triệu người Việt Nam đã chết trong Chiến tranh Việt Nam.

Tôi nghĩ là còn hơn thế rất nhiều - và chúng ta cần phải hỏi rõ bao nhiêu người trong đó bị giết trong chiến đấu và bao nhiêu người khác bị sát hai một cách dã man. Ông biết chuyện gì vẫn xảy ra trong tất cả những cuộc chiến tranh như thế rồi đấy. Người Pháp đã tiến hành chiến tranh ở Algeria, và đã có bao nhiêu người Algeria bị tra tấn và sát hại? Chuyện như vậy xảy ra ở rất nhiều nơi. Trong cuộc chiến Kosovo, năm 1999, tôi không biết là bình lính NATO có giết hại ai không, tôi không biết ý thức tổ chức kỷ luật của những binh lính đó như thế nào - nhưng dù sao ở đó con người ta bị giết bằng bom đạn thông minh và những chiếc máy bay ném bom tàng hình B2 Stealth. Đó là một cuộc chiến bằng công nghệ cao, với những chiếc B52 có khả năng bay liền một mạch từ Mỹ sang, cùng rất nhiều hình thức giết chóc và hủy diệt tân kỳ khác. Con người hầu như không còn trực tiếp tham gia vào chiến trường nữa, và chiến trường là nơi mà có tình huống đối đầu căng thẳng xảy ra trong đó người lính của bên này cố tìm cách giết người lính của bên kia.

Trong bất kỳ cuộc chiến tranh hiện đại nào, nước Mỹ cũng không thể thề rằng binh lính của họ không phạm phải những tội ác man rợ. Cuộc chiến tranh Triều Tiên đã diễn ra cực kỳ thảm khốc, còn tại Việt Nam, phía Mỹ đã có sự tham gia của rất nhiều chư hầu. Tôi không biết là những đồng minh và chư hầu kia của Mỹ như thế nào, nhưng sự thật là đã có rất nhiều tù nhân bị giết, và ngay Chính quyền bù nhìn (miền Nam) Việt Nam cũng đã giết hại rất nhiều người.

Còn bên này là những cuộc chiến mà trong đó không hề có tù binh nào bị ngược đãi. Về sau chúng tôi còn tham gia vào nhiều cuộc chiến khác - quân đội của chúng tôi đã có mặt ở Angola suốt mười lăm năm, từ năm 1975 đến 1990; chúng tôi tham gia vào trận đánh quyết định của Cuito Cuanavale 1. Ông có thể đi hỏi quân đội Nam Phi xem bất kỳ người lính nào của họ bị chúng tôi bắt làm tù binh tại đó có bị các chiến sĩ Cuba ngược đãi hay không, kể cả là bị đánh hay hành hạ bằng các biện pháp này khác. Họ cảm thấy an toàn khi ở trong tay chúng tôi. Tôi có thể đảm bảo với ông là không hề có bất kỳ trường hợp tra tấn nào. Và chúng tôi đã thể hiện tinh thần đoàn kết vô sản với rất nhiều quốc gia bằng cách tham gia chiến đấu bên cạnh họ...

Chúng tôi đã chiến đấu ở Ethiopia, góp phần đẩy lui cuộc tấn công xâm lược của Siad Barre 2 sau cuộc cách mạng ở nước này 3. Tôi khẳng định với ông là những chiến sĩ của chúng tôi chưa bao giờ hành hình một tù nhân nào, và cũng không bao giờ hành hạ bất kỳ ai.

Như tôi đã nói với ông, nếu như trong cuộc chiến tranh kéo dài hai mươi lăm tháng của chúng tôi chống lại Batista, nếu như chúng tôi tra tấn hoặc giết hại tù binh, chúng tôi đã không bao giờ có thể giành chiến thắng.

Vậy là Cuba đã tiến hành trao trả các tù binh hoàn toàn khỏe mạnh và lành lặn.

Đúng thế, và tôi cũng đã đề cập đến bối cảnh sau khi trận đánh kết thúc, khi các chiến sĩ của chúng tôi còn đang ngùn ngụt căm thù và giận dữ vì 150 đồng chí đã hy sinh, nhiều người khác bị thương, không khí căng thẳng đến ngạt thở của những trận chiến đấu, và trong bối cảnh những năm đầu tiên sau khi Cách mạng thành công đó, phần lớn các chiến sĩ của chúng tôi đều là những dân quân, những chiến sĩ tình nguyện, rồi công nhân lao động, nông dân, và cả sinh viên, tất cả đều chưa được huấn luyện và rèn giũa nhiều về kỷ luật quân đội, vậy mà không hề có một trường hợp nào lấy báng súng đánh tù binh. Những người mà chúng tôi trao trả về Miamia, tất nhiên là những người còn sống, chắc vẫn đang ở đó - ông có thể trực tiếp hỏi họ, để xem trong đó liệu có bất kỳ ai nói rằng anh ta bị đánh hay không. Chắc chắn là không có một ai.

Tuy vậy, cũng có một tai nạn đáng tiếc. Để tôi kể cho ông chi tiết nhé. Người của tôi đang khẩn trương áp giải tù binh về Havana. Khi đó tù binh đang được vận chuyển bằng xe tải, xe chở rơ moóc, v.v... Số lượng tù binh là rất lớn, và hồi đó công tác tổ chức của chúng tôi lại chưa được như bây giờ, nhưng dù sao chúng tôi cũng muốn nhanh chóng chuyển chúng về Havana. Một thùng xe tải bị đóng quá chặt - do sơ suất của một trong những sĩ quan chỉ huy phụ trách việc áp giải tù binh; không ai kiểm tra lại công việc thật chu đáo, và đã xảy ra những trường hợp ngạt thở trong chiếc xe chở tù binh đó.

Có ai chết không?

Có. Nhưng đó hoàn toàn là một tai nạn. Chúng tôi được lợi gì khi giết họ chứ? Người của chúng tôi hoàn toàn không muốn bất kỳ ai trong số tù binh bị chết. Tôi muốn nói là số lượng tù binh càng nhiều thì chiến công của chúng tôi càng to lớn - và quả thật hôm đó thì số lượng lính đánh thuê bị bắt làm tù binh là rất nhiều. Bởi vì nhiều khi không thể đánh giá thắng lợi bằng mức độ thương vong của kẻ thù; trong thực tế, chúng tôi đã phải chịu nhiều thương vong hơn chúng.

Bọn lính đánh thuê đều được huấn luyện rất bài bản, chúng lại được trang bị vũ khí rất tốt, nhưng phương châm của chúng tôi là tấn công, tấn công và tấn công, cả đêm lẫn ngày, và chúng tôi đã đánh bại bọn chúng. Nếu cần nhân chứng cho những gì tôi đang nói với ông ư? Có đến hàng nghìn binh sĩ và hàng trăm sĩ quan trong quân đội Mỹ.

Chúng đã tấn công chúng tôi bằng những chiếc máy bay ném bom B-26 được chúng ngụy trang bằng cách sơn phù hiệu của Quân đội Cuba, ném bom vào những đoàn xe đang vận chuyển bộ binh của chúng tôi. Đó là cách mà chúng đánh lừa các chiến sĩ của chúng tôi - và hậu quả sau đó là rất nặng nề. Nhưng cho dù có chuyện như vậy, cũng không hề có bất kỳ tên tù binh nào bị ngược đãi.

Chúng tôi quyết định bắt mỗi tên phải bồi thường một khoản tiền là 100 nghìn USD, nếu không sẽ phải chịu hình phạt tù. Cái chúng tôi cần là được trả tiền bồi thường, nhưng không phải vì chúng tôi cần tiền đến mức đó mà là để đòi hỏi sự công nhận từ phía Mỹ đối với thắng lợi của Cách mạng Cuba - đó gần như là một sự trừng phạt về mặt tinh thần.

----------------------------------------------------------
1. Mặc dù giành độc lập năm 1975, nhưng Angola ngay lập tức rơi vào cuộc nội chiến kéo dài, theo đó Chính phủ của Luanda dưới sự lãnh đạo của Agostinho Neto và Phong trào Mác-xít đại chúng giải phóng Angola (MPLA) chống lại Liên minh dân tộc vì nền độc lập hoàn toàn cho Angola (UNITA) được sự hậu thuẫn của Mỹ và chế độ độc tài Apartheid ở Nam Phi. Trước sự can thiệp trực tiếp của lực lượng Nam Phi và Zaira, đã xâm lược Angola trước đó và đe doạ sẽ xâm lược cả Luanda, Cuba tiến hành “Chiến dịch Carlota” và tháng 11 năm 1975 cử đến đây một lực lượng rất lớn. Cuối cùng, lực lượng của Cuba và quân đội Angola đã chặn đứng được đội quân của Nam Phi, đẩy lùi họ và gây ra những thiệt hại lớn cho họ trong trận chiến Cuito Cuanavale năm 1987. (Xem thêm chương 15, “Cuba và châu Phi”).

2. Mohamed Siad Barre (1919-1995) là Tổng thống Somali từ năm 1969 đến 1991. Sau khi được huấn luyện cùng với quân đội Liên Xô trong những năm 1960, ông trở thành người ủng hộ Chủ nghĩa Mác. Ông là người theo Chủ nghĩa Dân tộc cực đoan, bất buộc dùng tiếng Somali là ngôn ngữ trong giáo dục, ủng hộ ý tưởng “Đại Somali” kết hợp tất cả các dân tộc ở Somali vào một nước Somali thống nhất. Để làm được điều này, cần phải sáp nhập Djibouti, miền đất của Somali ở Kenya, và khu vực Ogaden của Ethiopia. Do vậy, Siad Barre đã cử quân đội Somali xâm lược Ogaden. Ngay lập tức ông ta bị Liên Xô phản đối và họ cử lực lượng đến trợ giúp Ethiopia cùng với lực lượng người Cuba, như Castro đã chỉ ra. Cuộc xung đột này xảy ra vào năm 1977-1978.

3. Năm 1974, lực lượng nổi dậy gồm các sĩ quan quân đội với sự ủng hộ của sinh viên, trí thức và ngưòi dân đã chấm dứt chế độ của Hoàng đế Haile Selassie và Đế chế Ethiopia. Năm 1977, Đại tá Mengitsu Haile Miriam lên nắm quyền vào thời điểm đất nước này đã bị xâm lược bởi Somali vào khu vực Ogadert mà họ coi là thuộc lãnh thổ của mình. Quân đội Liên Xô trợ giúp Ethiopia và Cuba cũng cử một đội quân đến. Năm 1978, lực lượng Cuba và lực lượng của Ethiopia chiến đấu cùng nhau và đã giành chiến thắng quan trọng trước quân đội Somali khiến họ buộc phải rút khỏi Ogaden.



Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 27 Tháng Bảy, 2013, 02:39:27 pm
Thì cũng phải có sự trùng phạt nào đó chứ.

Vậy là những tên lính đánh thuê đó bị bắt làm tù binh và chúng tỏi bắt đầu đàm phán. Điều không thể tin nổi là ở chỗ CIA cố gắng tìm cách lợi dụng chính tay Luật sư đang thương thảo với tôi, để ông ta mang tặng cho tôi một bộ đồ lặn tẩm đầy các bào tử nấm và vi khuẩn chết người. Chính người Luật sư đang phụ trách việc đàm phán để phóng thích những tù binh trong trận Playa Girón!

Họ thật là nhũng kẻ vô lương tâm.

Tôi không thể nói là ông ta cũng tham gia vào kế hoạch. Tuy vậy, điều mà chúng tôi biết chắc chắn là CIA đã tìm cách sử dụng ông ta làm công cụ cho mục đích của mình. Tên người Luật sư đó là Donovan, James Donovan. Hoàn toàn không có dấu hiệu nào cho thấy ông ta tham gia một cách có chủ ý vào kế hoạch ám sát tôi; dường như ông ta đã bị lợi dụng. Tất nhiên là tôi chẳng bao giờ mặc bộ đồ lặn đó trong khí hậu nóng nực như ở Cuba. Chưa kể một khi mặc những bộ đồ như vậy lên người tức là sẽ phải mang theo một trọng lượng đáng kể - hoàn toàn vô ích trong những vùng biển ở đây. Dù sao đi nữa thì đó cũng là một trong hàng chục âm mưu ám sát đầu tiên nhằm vào tôi, vì như tôi đã nói, một Ủy ban của Quốc hội Mỹ đã điều tra và có báo cáo về vấn đề này.

Ông muốn nói đến Ủy ban Church?

Chính xác. Người Mỹ đã tự điều tra tất cả những vụ việc đó; và đây hoàn toàn không phải câu chuyện do tôi bịa ra. Nhưng cứ nghĩ mà xem - không hiểu đạo đức của họ ở đâu nữa! Họ lợi dụng chính người luật sư đang phụ trách đàm phán về việc phóng thích các tù binh, mà rất nhiều tên trong đó hoàn toàn có thể phải lãnh án tử hình vì tội phản quốc. Và chúng tôi thậm chí còn muốn thả chúng ra!

Vậy đổ bộ xuống bãi biển Girón hôm đó là những ai?

Ý ông muốn hỏi bọn lính đánh thuê đó là những ai à? Một số trong đó là những tên tội phạm chiến tranh đã bỏ trốn sang Mỹ, có thể nói hầu như toàn bộ số sĩ quan và chỉ huy chủ chốt của bọn chúng đều là những cựu sĩ quan trong quân đội Batista, và trong đoàn quân xâm lược đó có rất nhiều tên là con cái của những đại địa chủ và những gia đình giàu có. Từ đó ông có thể hình dung ra bản chất giai cấp của những kẻ thực hiện cuộc tấn công.

Sau cùng thì Cuba đã nhận được bao nhiêu tiền đền bù để đổi lại là việc phóng thích số tù binh nói trên?

Sau những lần thương thảo với Donovan, tôi nhớ là chúng tôi đã nhận 2 triệu USD tiền mặt, và chúng tôi dùng khoản tiền đó đầu tư vào việc mua những lò ấp trứng từ Canada, để phục vụ công tác nghiên cứu nguồn gen gia cầm. Và khoảng 50 triệu USD, theo tính toán của Donovan, còn lại được trả qua trang thiết bị y tế và thực phẩm cho trẻ em. Họ tính giá thuốc rất cao. Có lẽ so với bây giờ ông cũng không hề thấy chúng rẻ chút nào. Nhưng thật ra lượng tiền là bao nhiêu cũng không quan trọng - điều quan trọng là chúng tôi muốn được bồi thường.

Và chúng tôi đã đạt được mục tiêu đề ra. Cũng chính chúng tôi là người đề xướng giải pháp để giải quyết triệt để số lượng linh đánh thuê đang bị giam làm tù binh. Thậm chí chúng tôi còn xây dựng được quan hệ khá gần gũi và thân thiện với đám này, vì thực sự là cuối cùng nhiều tên đã rất cảm kích và khai ra toàn bộ sự thật, được phát biểu một cách công khai. Việc trừng trị chẳng có gì liên quan đến lòng thù hận hoặc sự trả thù. Đối với chúng tôi thì điều quan trọng nhất là chiến thắng. Tại sao chúng tôi lại muốn giữ 1200 tù binh ở đây làm gì trong khi những kẻ còn ở Miami thế nào cũng tung hô chúng như những Anh hùng tử vì đạo.

Các ông không sợ là khi quay lại Miami chúng sẽ lại tiếp tục chuẩn bị những cuộc tấn công khác chống lại Cuba?

Ồ, có chứ, thực sự là một số tên được chúng tôi phóng thích đã quay lại Cuba, thậm chí chúng còn tổ chức cài bom và tiến hành nhiều hoạt động khủng bố khác. Liệu có thể trách chúng tôi về chuyện đó? Hoàn toàn không. Chỉ cần một chuyến tàu chở những vị “Anh hùng” đó đã quá khủng khiếp, vì mỗi tên trong đó đều có thể trở thành những tên đầu sỏ, mỗi tên trong đó là một “Anh hùng”. Vậy mà chúng tôi đã phóng thích toàn bộ hơn một nghìn tên anh hùng rơm đó.

Và từ đó đến nay chúng tôi đã phóng thích thêm bao nhiêu tên khác, trong đó có những tên được gọi là “nhà đối lập”? Và ai đã cho chúng được tự do? Chính là Chính phủ Cuba. Một nhân chứng trong chuyện này là Hồng y John O”Connor 1, người từng là Tổng Giám mục Giáo phận New York. Chúng tôi đã để ông ấy dẫn sang Mỹ hàng nghìn người từng bị giam vì những tội ác nghiêm trọng và dã man, trong đó có rất nhiều hành động khủng bố, bởi vì trong những năm đầu tiên sau khi Cách mạng thành công, các đời Chính phủ Mỹ đã liên tiếp tổ chức hàng nghìn hành động phản cách mạng nhằm vào Cuba.

Sau khi những kẻ đó chỉ mới thụ án được vài năm, chúng tôi đã cho họ được tự do. Chúng tôi nói với vị Hồng y, “Hãy cố tìm cách kiếm Visa cho họ, vì ông biết cái họ muốn là được sang Mỹ”. Tất cả những kẻ được gọi là “nhân vật đối lập” này đều nhận được những đặc quyền nhất định tại Mỹ, cụ thể là công ăn việc làm - thậm chí cả những kẻ chẳng có đóng góp gì đáng kể vào việc phá hoại Cách mạng...

Thật ra tôi rất quý vị Hồng y của Giáo phận New York đó, Hồng y John O”Connor. Cách mạng đã trả tự do cho hàng nghìn phần tử phản cách mạng, và quả thật một số tên trong đó đã tiếp tục quay lại con đường cũ - chũng thành lập tổ chức, huấn luyện, tung tin xuyên tạc và bịa ra đủ mọi câu chuyện dối trá. Đó là lý do tại sao chúng tôi phải hành động rất thận trọng trong vấn đề này, bởi vì nhiều khi chúng tôi đại lượng, chúng tôi xét giảm hình phạt, chúng tôi trả tự do cho một phần tử phản cách mạng, hắn sang Mỹ rồi lại bắt đầu tổ chức các hoạt động chống phá Cuba, bắt đầu huấn luyện lực lượng - hắn hoàn toàn có thể cầm đầu lực lượng xâm nhập vào bờ biển của Cuba và đe dọa đến tính mạng cũng như an nguy của người dân.

Ông đang muốn nói đến những hoạt động của nhóm Alpha 66 và Omega 7? 2

Ngoài ra còn nhiều nhóm nữa. Tôi đã nói với ông rằng trong những năm đầu tiên, có đến hàng nghìn tên tham gia vào các tổ chức vũ trang phản cách mạng. Cuộc “chiến tranh bẩn” đã lan rộng ra hầu khắp các tỉnh trên cả nước, thậm chí cả tỉnh Havana. Tất cả những gì chúng cần là một đầm lầy, một cánh đồng mía - chiến tranh bẩn được tiến hành trên cả nước. Có thể khẳng định rằng Cuba là nước Cách mạng duy nhất trong thời của chúng tôi đã đánh bại một công cụ thâm độc của Chủ nghĩa Đế quốc là chiến tranh bẩn, âm mưu đã khiến cho một quốc gia thuộc Thế giới thứ ba như chúng tôi phải trả một cái giá rất đắt.

----------------------------------------------------------
1. Hồng y John O”Connor (1920-2000), Giám mục New York từ năm 1984 cho đến khi ông qua đời vào ngày 4 tháng 5 năm 2000, đã đến thăm Cuba cùng với phái đoàn các cha xứ thuộc Giáo phận New York của ông vào tháng 1 năm 1998 nhân dịp Giáo hoàng John Paul II thăm hòn đảo này.

2. Alpha 66, một tổ chức bán quân sự được thành lập năm 1961, căn cứ ở Miami bao gồm các trại huấn luyện, tiến hành các vụ tấn công biệt kích và phụ trách các hoạt động giám sát cũng như các hoạt động khác ở Cuba. Omega 7 là một tổ chức khủng bố có căn cứ ở Miami được thành lập năm 1974 bao gồm các cựu chiến binh của vụ xâm lược Vịnh con lợn. Tổ chức này tập trung vào các hành động như đánh bom xe hơi, bắn giết các đại diện của Chính phủ Cuba ở New York, New Jersey và Florida. Đây là hai tổ chức hoạt động tích cực nhất và thường xuyên tiến hành các hoạt động khủng bố chống Cuba trong 46 năm qua.



Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 27 Tháng Bảy, 2013, 02:43:33 pm
Khi ông nói tới “chiến tranh bẩn”, có phải ông muốn ám chỉ các hoạt động khủng bố, kiểu nhu là ám sát tại các địa điểm công cộng?

Không, không, tôi muốn nói đến các nhóm vũ trang du kích tiến hành chiến tranh chống lại chúng tôi, bởi vì phải thừa nhận là người Mỹ rất xảo quyệt. Trong khi những người bạn Xô Viết của chúng tôi lại hơi chậm chạp và sách vở, còn người Mỹ, quân đội Mỹ lại tỏ ra linh hoạt hơn rất nhiều. Ngay lập tức họ biết rằng công thức mà chúng tôi đã sử dụng để lật đổ Batista, để đánh bại quân đội tay sai của hắn, chính là sự kết hợp giữa đấu tranh vũ trang với sự ủng hộ của đông đảo quần chúng nhân dân.

Và họ nghĩ rằng họ cũng có thể sử dụng chính chiến lược và chiến thuật du kích để chống lại các ông?

Họ đã tìm mọi cách. Đó là lần đầu tiên họ sử dụng tới chiến thuật này. Họ không hề có chút tôn trọng chúng tôi - những người đã phát minh ra nó! Họ đã tự thử nghiệm chiến thuật này, và ít nhiều đã thành công trong việc xây dựng được các nhóm vũ trang. Cuộc chiến chống các nhóm “thổ phỉ” này đã khiến chúng tôi phải chịu mất mát, hy sinh nhiều hơn cả cuộc chiến chống Batista trước đó. Đó là chuyện xảy ra trước khi có vụ đổ bộ vào Vịnh Con lợn. Chúng cũng tổ chức lực lượng trong vùng núi Sierra ở Escambray, ở khu vực trung tâm của hòn đảo, nhưng chúng tôi đã huy động 40 nghìn chiến sĩ lên đó tiễu trừ bọn chúng, trong số đó tất cả đều là chiến sĩ tình nguyện và hầu hết đều là người Havana - 40 nghìn chiến sĩ tình nguyện.

Khi các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang của chúng tôi được huy động trong “cuộc chiến tranh bẩn”, thì các chiến sĩ tham gia chiến đấu đều là người tình nguyện, theo một tinh thần chỉ đạo xuyên suốt: dù là một cuộc đấu tranh trong nước hay một sứ mệnh quốc tế, tất cả các chiến sĩ đều tự quyết định tham gia hay không trên tinh thần tự nguyện.

Tôi xin phép được ngắt lời ông một lát. Vậy ông giải thích như thế nào về việc những người thực hiện cuộc Cách mạng Sandinistas ở Nicaragua trong những năm 1980, mặc dù đã biết về kinh nghiệm của Cuba trong “chiến tranh bẩn”, nhưng họ đã không thành công trong việc tiễu trừ lực lượng Contras - những kẻ cũng đuợc Mỹ cấp tiền, trang bị vũ khí và huấn luyện?

Tôi nghĩ là họ đã mắc một số sai lầm nhất định, nhưng cũng không thể trách họ. Tại Nicaragua khi đó, họ đã thành lập được một quân đội chính quy để bảo vệ đất nước khỏi sự xâm lược từ bên ngoài, mà chủ yếu là sự xâm lược của các lực lượng đế quốc, nhưng Chủ nghĩa Đế quốc lại rất tinh vi phát động một cuộc nội chiến, và như tôi đã nói, không thể dùng quân đội chính quy để tham gia trong một cuộc nội chiến, tức là với những người lính đang trong thời gian nghĩa vụ. Căn cứ theo Luật nghĩa vụ quân sự bắt buộc, anh tuyển mộ một thanh niên, huấn luyện cho anh ta, cử anh ta ra trận và hy sinh, thế là gia đình anh ta sẽ cho rằng Nhà nước, hay cụ thể hơn là Cách mạng, cùng với những luật lệ hà khắc, đã đẩy con cái họ vào chỗ chết.

Có lẽ những người Cách mạng Sandinistas đã phải trả một cái giá cao nhất cho “cuộc chiến tranh bẩn” khi họ thực thi chế độ nghĩa vụ quân sự bắt buộc để chống lại quân phiến loạn, đó là điều mà chúng tôi đã không làm khi phải chống lại “cuộc chiến bẩn” của bọn phản động. Nhưng trong thực tế nhiều khi không tránh khỏi những giây phút con người ta mù quáng tin theo những lý thuyết đầy kinh viện, và từ đó họ trở nên xa rời thực tiễn cụ thể của Cách mạng, khiến họ mất đi khả năng hình thành nên những chiến thuật, cũng như công thức, quân sự và chính trị để có thể giành thắng lợi. Một khi anh đã mù quáng tin theo những giáo điều trong sách, anh sẽ cầm chắc thất bại.

Thực sự là từ trước tới giờ tôi vẫn luôn kịch liệt đả phá thói tư duy kinh viện chủ nghĩa. Hãy thử hình dung chuyện gì sẽ xảy ra nếu chúng tôi vẫn khư khư tiến hành chiến tranh theo những nguyên tắc phòng thủ và phương pháp phòng thủ của những năm 1959, 1960, 1961 và 1962, trong bối cảnh tác chiến hiện đại với các loại bom thông minh, máy bay ném bom tàng hình có thể đánh lừa radar, vũ khí thông minh đủ các loại, khi mà con người ta có thể phá hủy một chiếc xe tăng từ khoảng cách cả chục cây số bằng những loại tên lửa có độ chính xác đến từng centimet, với những loại radar tiên tiến có khả năng phát hiện xe tăng và tự phát lệnh phá hủy - anh phải biết cách sử dụng và khai thác tối đa hiệu quả của những loại vũ khí mình có, đồng thời phải bỏ hết mọi thứ sách vở và nguyên tắc giáo điều lại phía sau.

Và đó là cách các ông đã giành thắng lợi trong cuộc chiến bẩn thỉu ở Escambray?

Chúng tôi triển khai lực lượng bao vây Escambray, chúng tôi chia nó ra thành bốn phần, chúng tôi giao cho mỗi tiểu đội bố trí trong một ngôi nhà trong mỗi khu vực để truy quét bọn thổ phỉ, cứ thế chúng tôi quét sạch từng phần, từng phần một. Tất nhiên là các vòng vây cũng chỉ có giá trị tương đối. Một vòng vây vào ban đêm sẽ cho chúng ta biết những nơi kẻ thù đi qua, vì khi chúng chạm tới vòng vây, chúng sẽ áp sát lại, ném một quả lựu đạn, nổ súng khống chế và thế là những người bố trí ở hai cánh trái và phải của vị trí bị tấn công cũng không thể làm được gì, để đề phòng trường hợp sẽ bắn nhầm vào lực lượng của mình.

Tất cả những gì cần thiết để xây dựng căn cứ cho một cuộc chiến tranh du kích là sự ủng hộ của khoảng mười phần trăm số thường dân, chủ yếu là những người nông dân. Và tại Escambray, vì một số hoàn cảnh và điều kiện cụ thể, do có nhiều nhóm hoạt động tại đó trong thời gian diễn ra cuộc đấu tranh chống Batista nên lực lượng Cách mạng không có được sự ủng hộ nhiều đến thế, có lẽ chỉ 8% là cùng. Nhưng nói chung có thể tiến hành chiến tranh du kích với sự ủng hộ của 10 hoặc thậm chí là 5% người dân trong vùng.

   Sự khác biệt giữa cuộc chiến du kích của chúng tôi với cuộc chiến bẩn thỉu mà chúng tiến hành là ở chỗ chúng tôi luôn cơ động và tấn công, chúng tôi luôn theo dõi sát sao quân địch để có thể tấn công chóp nhoáng tại một vị trí cố định hoặc khỉ chúng đang di chuyển. Và điều quan trọng nữa là tinh thần chiến đấu của chúng không thể sánh được với chúng tôi - và dần dần cuộc chiến vũ trang mà các nhóm phản động đó tiến hành chống lại Chính phủ Cách mạng bị người dân gọi là “cuộc chiến bẩn”, sau cuộc chiến ở Nicaragua. Phải công nhận chúng là chuyên gia trong việc lẩn tránh giao chiến, lẩn tránh sự truy quét - có nghĩa là tài năng của chúng được thể hiện tốt nhất trong việc lẩn trốn và tẩu thoát, điều mà chúng tôi chưa bao giờ lầm được, đơn giản là vì phương châm hành động của chúng tôi, cho dù với lực lượng ít ỏi, là tấn công, và tấn cống không ngừng. Ngược lại, bọn phiến loạn khi đó đã đào những hầm ngầm trú ẩn có cả thiết bị chiếu sáng và đủ các tiện nghi cần thiết, có cả những lỗ thông hơi bé xíu, để chúng có thể hít thở bình thường như một đội tàu ngầm. Nếu như một tiểu đoàn của Quân đội Cách mạng Cuba có truy quét qua khu vực đó - một cách rất tỉ mỉ, mỗi người kiểm tra trong bán kính mười mét của mình - thì cũng khó có thể phát hiện ra nơi những tên thổ phỉ đó đang ẩn nấp. Thực sự là chúng trở thành những chuyên gia trong việc lẩn tránh chiến đấu, lẩn tránh sự truy đuổi của chúng tôi, nhưng mặt khác, chúng cũng không bao giờ hình thành được tinh thần chiến đấu ngoan cường như chúng tôi trước kia. Chúng là những chuyên gia thực thụ trong việc lẩn trốn, ngụy trang, lảng tránh giao chiến, lẩn trốn sự truy đuổi - nhưng chúng cũng không bao giờ có tinh thần chiến đấu.

Sau này, trong những thập kỷ 80 và 90 của thế kỷ trước, Đế quốc Mỹ đã phải thay đổi chiến thuật: chúng cử những tên lính đánh thuê, những tên được huấn luyện bài bản các kỹ năng giết người và diệt chủng, những tên trẻ măng đến từ El Salvador và nhiều quốc gia khác, mỗi tên được trả khoảng 5000 USD với nhiệm vụ cài bom trong các khách sạn du lịch của Cuba. Chúng không phải là người của Posada Carriles hoặc những tên khủng bố từ Mỹ sang, ông nghe nhé, chúng tôi đã tóm được một tên người El Salvador tên là Julio Cruz Leon - tên này là kẻ đánh bom thuê - hắn được trả 5000 USD để thực hiện năm vụ đánh bom liên tiếp trong một ngày. Tôi muốn nói là với một khoản tiền hậu hĩnh, chúng có thể tuyển mộ được hàng nghìn tên lính đánh thuê như vậy tại nhiều quốc gia khác nhau - nhiều khi chỉ cần chưa đến 2000 USD cũng khiến khối kẻ mờ mắt. Kẻ thù của chúng tôi còn mua sẵn cả vé khứ hồi cho những tên khủng bố đánh thuê này và thanh toán tiền ngay khi chúng đánh bom xong và quay về.

Đó là lý do tại sao tên khủng bố người El Salvador đó tìm cách lập một kỷ lục Olympic - hắn định cho nổ cả năm quả bom cùng một lúc. Trong khi đó, ở Miami, Quỹ Quốc gia Cuba-Mỹ cùng tất cả những tên mafia của nó lại rêu rao rằng thủ phạm đánh bom trong các khách sạn đó chính là những thành viên các cơ quan Tình báo Quân sự và Công an của chúng tôi, những người bất đồng chính kiến, và chúng cổ vũ như thế đó là những việc rất đáng làm - những hành động khủng bố hợp pháp. Chúng cho đăng tải trên báo chí không biết bao nhiêu bài viết về vấn đề này.


Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 27 Tháng Bảy, 2013, 02:47:31 pm
Và về sau còn có rất nhiều kiểu tấn công khác.

Vâng, tôi đã nói đến hàng nghìn hành động tấn công khủng bố, cùng những âm mưu ám sát, kế hoạch thiêu trụi trung tâm thương mại El Encanto, cho nổ tung La Coubre, đánh bom chiếc máy bay hành khách làm 73 người thiệt mạng; tôi cũng đề cập đến những âm mưu tấn công bằng virus - gây sốt ở lợn, virus gây sốt xuất huyết ở người khiến hàng nghìn người mắc bệnh và hơn 100 bệnh nhi tử vong.

Trong những năm 1980, chúng còn tiến hành tấn công bằng vũ khí sinh học nhằm vào nền nông nghiệp của chúng tôi. Ví dụ như một loại ký sinh trùng tên là rầy xanh tấn công những cánh đồng thuốc lá; sau đó là một loại sâu không xác định đã phá hủy những cánh đồng mía tươi tốt nhất của chúng tôi, về sau chúng tôi gọi đó là loại sâu Barbados 4362, và 90% vụ thu hoạch mía năm đó bị mất trắng. Đó là điều chưa bao giờ xảy ra. Chuyện tương tự cũng xảy ra với cà phê; trong khi các loại cây trồng khác cũng bị tấn công bằng các loại sâu bệnh, ví dụ như loại sâu Thrips palmi Karny mà sau này gây hại cho các vụ khoai tây của nông dân chúng tôi. Có không biết bao nhiêu là loại sâu bệnh phá hoại như vậy đã khiến cho nền nông nghiệp của chúng tôi gặp rất nhiều khó khăn. Tất nhiên là khó có thể chứng minh, nhưng tất cả mọi bằng chứng đều cho thấy những thảm họa nông nghiệp đó xuất hiện hoàn toàn không phải vì ngẫu nhiên; rõ ràng là có kẻ nào đó đứng sau với ý đồ độc ác. Và rất khó để đấu tranh chống lại những cuộc tấn công thâm độc đó; vì không thể nào tìm kiếm một giải pháp quán sự cho những trường hợp này.

Nói về mặt quân sự, khi ấy Cuba có đủ lực lượng vũ trang để đương đầu với tất cả những nguy cơ tấn công và xâm lược đó không?

Trong những năm 1960, để bảo vệ Tổ quốc, đã có lúc chúng tôi cần đến hàng trăm nghìn người, trước thực tế đối thủ của chúng tôi không phải ai khác mà chính là Đế quốc Mỹ.

Đó là thời kỳ mà chiến tranh truyền thống vẫn diễn ra theo kiểu đối đầu giữa binh sĩ của hai bên, một đội quân này đối đầu với một đội quân khác, giữa các đơn vị từ đại đội, tiểu đoàn, lữ đoàn, lên đến cao hơn v.v... Vào giai đoạn đó, chúng tôi phải đề phòng khả năng địch đổ bổ từ biển vào. Cách chủ yếu để xâm chiếm một hòn đảo như Cuba là phải đổ quân từ ngoài biển vào - tất nhiên chúng tôi cũng phải đề phòng khả năng đổ bộ đường không, nhưng đổ bộ đường biển vẫn là khả năng chủ yếu. Do đó, phương pháp phòng ngự chủ yếu của chúng tôi là phong tỏa những điểm quân địch có thể đổ bộ. Chúng tôi theo dõi những động thái vận chuyển quân của đối phương và tuần tra tại tất cả những vị trí có thể, đặc biệt là phải tăng cường công tác phòng thủ những khu vực có vị trí chiến lược nhất, từ nhiều hướng khác nhau. Với đặc điểm Cuba là một hòn đảo với rất nhiều vị trí mà địch có thể đổ quân từ biển vào - đó là chưa kể đổ bộ bằng đường không - chúng tôi buộc phải chuẩn bị và huy động toàn bộ đất nước.

May mắn là lúc đó chúng tôi đã bắt đầu chiến dịch xóa mù chữ được một thời gian với những kết quả vô cùng quan trọng, trường học được mở ra khắp mọi nơi và rất nhiều kế hoạch tiếp sau đó đang được triển khai.

Điều đó cho phép Cuba có những người lính có trình độ giáo dục tốt hơn để có thể sử dụng các loại trang thiết bị và vũ khí hiện đại.

Đúng vậy. Ví dụ như có thời điểm sau cuộc khủng hoảng tháng 10 năm 1962, chúng tôi đã phải làm quen với tất cả số vũ khí của 42000 người lính Xô Viết, trong đó có cả những loại tên lửa đất đối không đòi hỏi người sử dụng phải có trình độ tối thiểu là trung học phổ thông cộng thêm một khóa huấn luyện nâng cao. Ngay cả việc đào tạo các chuyên gia trong những trường đại học cũng bị ảnh hưởng. Số sinh viên vào học trong các trường y không được nhiều như chúng tôi mong muốn, và số lượng học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông cũng không đủ so với yêu cầu, và trong số đó rất nhiều người vừa tốt nghiệp trung học đã phải tham gia ngay vào quân đội để phục vụ trong các đơn vị đòi hỏi phải nắm vững công nghệ hiện đại, như radar, thông tin liên lạc. Nói chung là tất cả các trang thiết bị và vũ khí hiện đại đều đòi hỏi có nguồn nhân lực trình độ cao.

Cuối cùng đến giai đoạn đa số những chiến sĩ phục vụ trong quân đội theo thời hạn nghĩa vụ quân sự bắt buộc ba năm đều đã tốt nghiệp trung học hoặc thậm chí là những sinh viên đại học năm thứ hai. Tuy nhiên chúng tôi cũng áp dụng chế độ miễn trừ cho một số ngành nghề có nhu cầu nhân lực cấp thiết - ví dụ như ngành y, vì trong tổng số 6000 bác sĩ mà chúng tôi có năm 1959, thì đã có tới 3000 người bỏ sang Mỹ trong những năm đầu tiên.

Chúng tôi đã mất ít nhất là hai mươi năm mới đạt được con số 6000 sinh viên y khoa và cuối cùng là con số 70.000 trong hiện tại, gần như tất cả đều theo học một hoặc hai chuyên ngành. Từ một Trường Đại học y ban đầu, chúng tôi đã phát triển thành hai mươi mốt trường, gần như tất cả đều được xây dựng trong vòng mười năm trước khi bắt đầu thời kỳ đặc biệt. Trường thứ hai mươi hai chủ yếu dành cho các sinh viên nước ngoài.

Cả cuộc tấn công vào Vịnh Con lợn và “cuộc chiến bẩn” đều được thực hiện theo lệnh của Tổng thống John Kennedy, người sau này trở thành nhân vật trung tâm cùng với ông và Tổng Bí thư Khruschev, trong cuộc khủng hoảng trầm trọng xảy ra vào tháng 10 năm 1962, mà ông vừa nhắc tới. Tuy vậy khi nói về Kennedy, dường như ông không hề có vẻ gì là ác cảm đối với ông ta, thậm chí ông còn tỏ ra rất có cảm tình với vị Tổng thống này?

Liên quan đến sự kiện xảy ra trên bãi biển Playa Girón tháng 4 năm 1961, thì thật ra Kennedy đã phải thừa hưởng lại kế hoạch này từ người tiền nhiệm của mình là Eisenhower, và vị Phó Tổng thống của ông ta khi đó là Richard Nixon. Cuộc xâm lược đó là một sự đã rồi; tức là nó đã có sẵn trong những kế hoạch nhằm chống lại Cách mạng Cuba, cho dù đến thời điểm đó chúng tôi chưa hề công bố bản chất Xã hội Chủ nghĩa của cuộc Cách mạng.

Những bước đi quan trọng nhất mà chúng tôi tiến hành đến thời điểm đó là cuộc Cải cách ruộng đất và tiến hành quốc hữu hóa các công ty công nghiệp và thương mại lớn, cùng với những biện pháp cụ thể khác mang hơi hướng Xã hội chủ nghĩa rất sâu sắc, ví dụ như chiến dịch xóa mù chữ, giảm giá điện và điện thoại, cuộc cải cách thành thị, đạo luật kiểm soát giá thuê nhà đất, tịch thu và sung công tài sản của những kẻ biển thủ và tham nhũng tài sản của Chính phủ và nhân dân. Chúng tôi đã thực hiện nhiều biện pháp rất quan trọng, nhưng chúng tôi chưa hề tuyên bố mình là những người Xã hội Chủ nghĩa, cũng chưa hề công khai tuyên bố ủng hộ Học thuyết Mác-Lênin. Chính sự kiện Girón đã thúc đẩy tiến trình của Cách mạng.


Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 27 Tháng Bảy, 2013, 02:50:11 pm
Thậm chí tôi phải nói rằng cuộc Cải cách ruộng đất của chúng tôi khi đó còn không thể cấp tiến và mạnh tay bằng cuộc Cải cách do Tướng MacArthur thực hiện ở Nhật Bản. Bởi vì khi Mỹ bắt đầu chiếm đóng Nhật Bản năm 1945, MacArthur đã ra lệnh xóa bổ việc sở hữu những vùng đất rộng mênh mông và chia nhỏ diện tích đất đó cho các nông dân và người nghèo. Tuy nhiên vào thời điểm đó, các công ty Mỹ chưa sở hữu những vùng đất lớn, còn ở Cuba thì họ đã nắm trong tay rất nhiều. Đó là lý do tại sao chúng tôi không được phép thực hiện một cuộc cải cách ruộng đất, cũng như điều đó đã từng bị cấm đoán ở Guatemala khi Tổng thống Arbenz tìm cách thực hiện cải cách ruộng đất năm 1954.

Và khi đó Tổng thống Kennedy, dù có rất nhiều băn khoăn, do dự và ngần ngại, cũng buộc phải đưa kế hoạch của Eisenhower và Nixon vào thực hiện - ông ta tin rằng kế hoạch do CIA và Lầu Năm góc xây dựng sẽ có được sự ủng hộ của người dân Cuba, rằng quần chúng nhân dân sẽ đổ ra đường chào đón những kẻ xâm lược và lực lượng dân quân, tự vệ sẽ không làm gì để phản kháng, thậm chí họ sẽ nổi dậy chống lại Chính phủ Cách mạng. Có lẽ họ đã tin tưởng vào chính những luận điệu tuyên truyền giả dối của mình. Và điều chắc chắn là họ đã đánh giá quá thấp nhân dân Cuba cũng như những người cách mạng Cuba 1.

Kennedy đã dao động, nhưng cuối cùng, trước những khó khăn mà lực lượng xâm lược đổ bộ lên bãi biển Playa Girón đang phải đối mặt, ông ta đã quyết định huy động sự yểm hộ của không quân, nhưng đến khi họ chuẩn bị xong việc triển khai không quân thì đã chẳng còn tên lính đánh thuê nào mà yểm trợ nữa. Chí trong vòng chưa đến bảy mươi hai giờ, cuộc Tổng phản công áp đảo của Quân đội Nổi dậy và lực lượng Dân quân Cách mạng đã quét sạch hoàn toàn đội quân viễn chinh đó. Một thất bại nặng nề cho Đế quốc Mỹ. Và cũng là một nỗi nhục nhã nặng nề.

Kennedy đã phản ứng như thế nào trước sự nhục nhã đó?

Vâng, một mặt ông ta áp đặt lệnh bao vây kinh tế và hậu thuẫn cho những cuộc tấn công cướp biển cũng như chiến tranh bẩn thỉu. Tuy nhiên, mặc khác, ông ta cũng phản ứng rất thông minh, bằng cách phát triển một Cương lĩnh chính trị nhắm vào việc cải cách xã hội và hỗ trợ kinh tế cho châu Mỹ latinh.

Sau thất bại tại Playa Girón, Kennedy đã khởi xướng thành lập “Liên minh vì Tiến bộ”, cùng với Quân đoàn Hòa bình, một chiến lược rất quỷ quyệt nhằm ngăn ngừa ảnh hưởng của Cách mạng Cuba, ông ta đề xuất kế hoạch bơm khoảng 20 tỷ USD vào khu vực này trong vòng một thập kỷ, và khoản tiền này sẽ phục vụ cho một Chương trình cải cách ruộng đất - cải cách ruộng đất! Một chính quyền chưa bao giờ muốn nghe đến cụm từ “Cải cách ruộng đất” vì coi đó là một tư tưởng “Cộng sản” giờ đây lại khẳng định cần tiến hành cải cách ruộng đất ở châu Mỹ Latinh. Và họ còn đề ra rất nhiều sáng kiến khác: xây dựng nhà ở, cải cách tài chính, chương trình giáo dục, chương trình y tế - gần giống như những gì mà chúng tôi đang làm khi đó.

Trước ảnh hưởng vang dội của Cách mạng Cuba, Kennedy đã buộc phải khởi xướng các sáng kiến đó. Ông ta nhận ra rằng những nhân tố kinh tế và xã hội trong khu vực có thể dẫn đến một cuộc cách mạng triệt để và lan rộng ra toàn bán cầu Tây. Rất có thể sẽ có một cuộc Cách mạng Cuba thứ hai, nhưng ở quy mô toàn lục địa Nam Mỹ, và thậm chí sẽ còn triệt để hơn.

Cuối cùng, rất nhiều nhà độc tài ở các Quốc gia Nam Mỹ đã đánh cắp hầu hết số tiền đó và Liên minh vì Tiến bộ đã không giải quyết được vấn đề gì. Nhưng dù sao, đó cũng là một phản ứng rất khôn ngoan của Kennedy - phải công nhận đó là một nhà lãnh đạo vô cùng thông minh.


----------------------------------------------------------
1. Trong lần xuất bản thứ nhất, Castro đã đưa ra những so sánh cụ thể giữa những mong muốn này và mong muốn của Chính quyền Bush - Cheney trước cuộc chiến I-rắc.


Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 29 Tháng Bảy, 2013, 10:07:07 am
13

“KHỦNG HOẢNG TÊN LỬA CUBA” THÁNG 10 NĂM 1962


Thế giới bên miệng vực cuộc chiến tranh hạt nhân - “Sự phản bội” của những người Xô Viết
- Đàm phán thất bại - Những lá thư giữa Fidel và Khruschev
- Khruschev, Gorbachev, Putin - Vụ ám sát Kennedy


Với Kennedy, ông - cũng như toàn thế giới - đã phải sống qua một trong những cuộc khủng hoảng quốc tế nguy hiểm nhất trong lịch sử quan hệ quốc tế, đó là sự kiện “Khủng hoảng tên lửa Cuba” tháng 10 năm 1962, mà ở Cuba vẫn gọi là “Khủng hoảng tháng 10”. Giờ đây, sau hơn bốn mươi năm, ông nhìn nhận lại tình hình khi đó như thế nào?

Đó là một tình huống vô cùng căng thẳng, và đã có rất nhiều bài học được rút ra từ cuộc khủng hoảng này. Thế giới đã phải đứng bên bờ vực của một cuộc chiến tranh hạt nhân, xuất phát từ chính sách thù địch và tàn bạo của Mỹ nhằm vào Cuba - chỉ mười tháng sau thất bại thảm hại ở Girón và tám tháng trước khi xảy ra cuộc khủng hoảng, họ đã thông qua một kế hoạch xâm chiếm hòn đảo này bằng lực lượng hải, lục, không quân của mình.

Các đồng chí Xô Viết đã thu thập được thông tin tình báo tuyệt đối đáng tin cậy về kế hoạch này và ngay lập tức họ đã thông báo cho phía Cuba về mối nguy hiểm sắp xảy ra, mặc dù họ không nói một cách chi tiết - tất nhiên phía Liên Xô cần bảo vệ nguồn tin của mình. Họ chỉ nói rằng họ đưa ra nhận định chắc chắn đó sau một cuộc gặp giữa Khruschev và Kennedy tại Viên. Những chi tiết của kế hoạch này chỉ được biết đến khoảng hai mươi năm sau đó, khi những tài liệu liên quan được Chính phủ Mỹ giải mật và cho công bố.

Liên Xô đã cử Sharaf Rashidov, Bí thư Đảng ở Uzbekistan và Nguyên soái Sergei Biryuzov, Tư lệnh Các Lực lượng Tên lửa Chiến lược Liên Xô, tới nói chuyện với chúng tôi. Cả Raul và tôi đều có mặt trong cuộc gặp đầu tiên.

Sau khi cung cấp thông tin về kế hoạch mà tôi vừa nói đến ở trên, các đồng chí đó đã hỏi xem tôi thấy cần phải làm gì để ngăn ngừa cuộc tấn công. Tôi đã bình tĩnh trả lời: “Đưa ra một tuyên bố chính thức, giống như những gì người ta vẫn làm trong những tình huống tương tự, để cảnh báo Chính phủ Mỹ rằng bất kỳ cuộc tấn công nào nhằm vào Cuba đều được coi là hành động tấn công Liên Xô”.

Sau đó tôi trình bày những lý lẽ để bảo vệ quan điểm của mình. Các đồng chí đó ngồi suy nghĩ một lúc rồi nói thêm rằng vì đó không phải là một tuyên bố đơn giản, nên sẽ phải có một số biện pháp cụ thể. Và sau đó các đồng chí ấy cũng nói rằng tốt nhất là phải triển khai một lực lượng tối thiểu các loại tên lửa tầm trung trên lãnh thổ Cuba.

Theo quan điểm của tôi, phía Liên Xô khi đó rõ ràng là rất mong muốn đạt được bước tiến trong sự cân bằng sức mạnh giữ Liên Xô và Mỹ. Tôi phải thừa nhận rằng tôi không hề thích thú gì với sự có mặt của những vũ khí như vậy tại Cuba, đơn giản là chúng tôi không muốn xây dựng hình ảnh Cuba là một căn cứ quân sự của Liên Xô (trong mắt Mỹ, và đặc biệt là trong mắt các quốc gia Mỹ latinh khác). Vì vậy tôi đã trả lời, “Chúng ta hãy tạm nghỉ đã; tôi muốn bàn bạc với các đồng chí trong Ủy ban Cách mạng Quốc gia về vấn đề hết sức nhạy cảm và cực kỳ quan trọng này”.

Và chúng tôi đã tiến hành họp ngay buổi chiều hôm đó. Tôi nhớ là tại cuộc họp, ngoài tôi và Raul còn có Bias Roca, Che, Dorticos và Carlos Rafael. Tôi thông báo lại cho họ những gì chúng tôi vừa thảo luận sáng hôm đó và giải thích cho họ cảm nhận của tôi rằng ngoài mong muốn chân thành từ phía Liên Xô là ngăn ngừa một cuộc tấn công vào Cuba, đây là điều mà Khruschev rất quyết tâm, thì họ cũng hy vọng cải thiện sự cân bằng chiến lược về sức mạnh, vì sự có mặt của những tên lửa Liên Xô tại Cuba có ý nghĩa như một biện pháp đối trọng với việc Mỹ triển khai các tên lửa tương tự tại Thổ Nhĩ Kỳ và Italia, những quốc gia rất gần với Liên Xô.

Tôi cũng nói thêm rằng sẽ rất mâu thuẫn về phía chúng tôi nếu đòi hỏi sự ủng hộ cao nhất từ phía Liên Xô và cả khối Xã hội Chủ nghĩa trong trường hợp chúng tôi bị Mỹ tấn công, trong khi lại không dám đối mặt với những rủi ro về mặt chính trị cũng như những tổn hại nhất định về uy tín đúng vào lúc họ (Liên Xô và khối Xã hội Chủ nghĩa) cần đến chúng tôi nhất. Quan điểm đạo đức và cách mạng đó được tất cả chúng tôi nhất trí chấp nhận.

Khi chúng tôi quay lại nơi các đại diện Liên Xô đang chờ đợi, tôi thông báo cho họ biết rằng nếu đây là một biện pháp vừa có mục đích bảo vệ Cuba khỏi một cuộc tấn công trực tiếp, đồng thời lại góp phần tăng cương sức mạnh của Liên Xô và toàn thể khối Xã hội Chủ nghĩa, thì cần triển khai bao nhiêu tên lửa tầm trung Cuba cũng hết sức ủng hộ.

Khoảng thời gian còn lại được dành cho những biện pháp bổ sung phù hợp. Bốn mươi hai quả tên lửa tầm trung sẽ được chuyển vào Cuba. Các lực lượng hải, lục, không quân của Cuba sẽ được tăng cường thêm các tầu tuần tra trang bị ngư lôi, một trung đoàn máy bay chiến đấu MiG-21, bốn lữ đoàn bộ binh cơ giới được trang bị đầy đủ các phương tiện xe bọc thép để chở quân cùng với xe tăng, một trung đoàn vũ khí hạt nhân chiến thuật với những đầu đạn hạt nhân trong trường hợp cuộc khủng hoảng nổ ra và người chỉ huy trung đoàn được trao quyền sử dụng các loại vũ khí này mà không cần mệnh lệnh từ cấp cao hơn. Nhiều năm sau đó, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ McNamara sẽ phải kinh hoàng khi ông ta biết được thông tin này. Các khẩu đội tên lửa đất đối không với tầm bắn ba mươi km sẽ được triển khai để bảo vệ cho những căn cứ hạt nhân chiến lược.

Cuộc họp quan trọng đó diễn ra khoảng năm tháng trước khi bắt đầu khủng hoảng. Mọi công việc được tiến hành rất khẩn trương không phí một giây nào. Chúng tôi đã nỗ lực hoàn thành một khối lượng công việc phi thường.

 Nếu không nói rõ về bối cảnh, tình hình như vậy chắc chắn ông sẽ không biết chuyện gì đã xảy ra trong tháng 10 năm 1962. Bên cạnh các công việc khác, chúng tôi còn thảo luận về việc chuẩn bị tất cả những tài liệu liên quan. Các đồng chí Liên Xô hứa sẽ lo việc này, và chỉ sau một thời gian ngắn sau đó, họ đã chuyển tài liệu tới nơi.

Tôi đã nghiên cứu các tài liệu đó một cách cực kỳ tỉ mỉ và nhận thấy rằng bản dự thảo của Hiệp định hay có thể nói là thỏa thuận hợp tác quân sự về việc triển khai tên lửa có một số lỗ hổng về mặt chính trị và không thể được trình bày như một Văn kiện công khai cho một vấn đề nhạy cảm như vậy được.

Tôi đã viết lại hoàn toàn - bằng tay - những Văn kiện đó và cử Raul mang tới Mát-xcơ-va. Tại đây, Raul đã bàn bạc với Bộ trưởng Quốc phòng Liên Xô Malinovski và với chính Khruschev. Bản dự thảo của tôi đã được chấp nhận mà không phải thay đổi bất kỳ dấu chấm, hay dấu phảy nào.



Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 29 Tháng Bảy, 2013, 10:09:34 am
Quá trình chuẩn bị bắt đầu. Tôi xin khẳng định một cách hoàn toàn khách quan rằng các lực lượng vũ trang của Cuba và Liên Xô đã làm việc một cách hiệu quả đến phi thường để có thể triển khai lượng trang thiết bị khổng lồ đó chỉ trong một thời gian ngắn. Trước hết, cùng với các chuyên gia Liên Xô, chúng tôi khẩn trương khảo sát những địa điểm có thể triển khai các đơn vị và vũ khí, trang bị, kể cả các bệ phóng tên lửa tầm trung cũng như những yếu tố phòng thủ và bảo vệ chúng. Làm tất cả những công việc đó trong khi vẫn phải đảm bảo những nguyên tắc nghiêm ngặt nhất về bảo mật, ngụy trang có lẽ là đòi hỏi khó khăn nhất mà ông có thể hình dung nổi. Các lực lượng vũ trang cùng các cơ quan an ninh của chúng tôi, dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự ủng hộ của các tổ chức quần chúng nhân dân, đã thực hiện công việc với hiệu quả phi thường mà theo tôi là chưa từng thấy ở đâu trên thế giới. Tuy nhiên, bất chấp những nỗ lực bảo mật như vậy, những tin đồn vẫn nhanh chóng lan đi khắp nơi. Những kẻ bất mãn với Cách mạng đã nhanh chóng lan truyền tin tức bằng mọi cách có thể sang Mỹ, thông báo cho gia đình của họ cũng như các cơ quan của Chính phủ Mỹ về những động thái mà họ đang chứng kiến. Báo chí cũng nhanh chóng nắm được các tin đồn này. Tổng thống Kennedy cũng đã bị phe đối lập và báo chí chất vấn.

Một cuộc tranh luận lạ lùng và rối rắm đã bắt đầu giữa Chính phủ Liên Xô và Chính phủ Mỹ xung quanh bản chất của việc tấn công hay phòng thủ của các loại vũ khí đang được chuyển đến Cuba. Khruschev bảo đảm với Kennedy rằng đó là các loại khí tài phòng thủ. Trong trường hợp này (tức là trường hợp của Cuba), Kennedy diễn giải rằng như thế có nghĩa là sẽ không có các loại vũ khí tầm trung. Theo tôi thì Kennedy đã tin, theo cách riêng của ông ta, vào lời bảo đảm rất minh bạch của Khruschev - trong thực tế Khruschev vẫn dứt khoát khẳng định rằng đó là những vũ khí phòng thủ, không chỉ trên phương diện kỹ thuật mà còn xuất phát từ những mục đích tự vệ đã dẫn đến việc triển khai các loại tên lửa đó ở Cuba. Mà thật ra Liên Xô cũng chẳng cần phải nhọc công giải thích như vậy làm gì. Những gì Cuba và Liên Xô làm khi đó là hoàn toàn hợp pháp, tuân thủ chặt chẽ luật pháp quốc tế. Lẽ ra ngay từ đầu, cần phải tuyên bố cồng khai việc Cuba sở hữu các loại trang thiết bị và vũ khí cần thiết cho sự nghiệp bảo vệ tổ quốc của mình.

Chúng tôi bắt đầu thấy không yên tâm với chiều hướng của cuộc tranh cãi công khai này. Vì vậy, tôi đã cử Che, khi đó đang là Bộ trưởng Bộ Công nghiệp và là một thành viên trong Tổng bộ Quốc gia các Tổ chức Cách mạng Thống nhất sang Liên Xô để trình bày quan điểm của tôi về tình hình khi đó với Khruschev, cũng như sự cần thiết phải cho công bố ngay Hiệp định hợp tác quân sự mà Liên Xô và Cuba vừa ký kết. Nhưng tôi đã không thuyết phục được đồng chí ấy. Khruschev đáp lại rằng ông sẽ cho triển khai Hạm đội Baltic, nhằm răn đe phía Mỹ không nên phản ứng một cách quá cứng rắn.

Đối với chúng tôi, những nhà lãnh đạo Cuba khi đó, thì Liên Xô lầ một siêu cường với nhiều kinh nghiệm giải quyết các vấn đề trong quan hệ quốc tế. Chúng tôi cũng không thể bàn cãi gì thêm nữa đế thuyết phục họ phải thay đổi chiến lược kiểm soát tình hình khi ấy và thế là chúng tôi chẳng còn cách nào khác ngoài việc tin tưởng hoàn toàn vào họ.

Và cuộc khủng hoảng đã bắt đầu như thế nào?

Khoảng ngày 14-15 tháng 10 năm 1962, phía Mỹ phát hiện ra những tên lửa Liên Xô được triển khai trên đất Cuba. Một chiếc máy bay do thám U-2 bay rất cao đã chụp ảnh được một số bệ phóng. Đến tận ngày nay chúng tôi mới biết sự thật là chính một thành viên trong cơ quan tình báo Liên Xô, Đại tá Oleg Penkovsky, đã cung cấp cho phía Mỹ tọa độ chính xác của các trận địa tên lửa mà sau đó được chiếc U-2 xác nhận. Kennedy nhận được tin này vào ngày 16 tháng 10. Sáu ngày sau, cuộc khủng hoảng bắt đầu.

Điều không thể tin nổi trong thái độ của Khruschev là ở chỗ, trong khi các khẩu đội tên lửa đất đối không được bố trí khắp nơi trên hòn đảo, vậy mà hoàn toàn không có nỗ lực nào trong việc ngăn chặn đối phương phát hiện ra các vị trí phòng thủ Cuba-Liên Xô bằng máy bay do thám trên không.

Đây không còn là vấn đề liên quan đến chiến thuật hay chiến lược. Nó là một quyết định liên quan đến việc có ý chí và quyết tâm hay không trong việc duy trì lập trường vững vàng trong tình huống căng thẳng vừa phát sinh. Và theo quan điểm của chúng tôi, đã được chúng tôi tuyên bố công khai từ khi đó cũng như ngay trong lúc này, thì việc cho phép các máy bay do thám đó bay qua không phận của Cuba đã tạo cho kẻ thù một lợi thế rất lớn. Nó cho phép đối phương có cả một tuần liền để tổ chức kế hoạch đáp trả, cả về chính trị và quân sự.

Khi khủng hoảng nổ ra, Khruschev không ý thức được một cách rõ ràng cần phải làm gì. Tuyên bố đầu tiên của ông ta là một lời lên án mạnh mẽ và hùng hồn đối với quan điểm của Kennedy.

Và khi đó Kennedy đã làm gì?

Kennedy liên hệ với Khruschev, người mà sau đó đã phạm phải một sai lầm nghiêm trọng, một sai lầm cả về chính trị và đạo đức. Trong một lá thư, Khruschev đã nói dối Kennedy; ông ta khẳng định với Tổng thống Mỹ rằng đó chỉ là những vũ khí “phòng thủ”, không phải vũ khí chiến lược. Rõ ràng đó là những vũ khí có thể được sử dụng cho mục đích phòng thủ, nhưng cũng là vũ khí tấn công. Có tất cả ba mươi sáu quả tên lửa chiến lược tầm trung đã được triển khai ở Cuba, cùng với những hệ thống vũ khí khác. Và vị Tướng Liên Xô được giao nhiệm vụ chỉ huy lực lượng này có thẩm quyền, trong những tình huống cấp bách, sử dụng các loại vũ khí (hạt nhân) chiến thuật đó mà không cần tham khảo ý kiến của Mát-xcơ-va.

Lá thư đó của Khruschev được Gromyko, Andre Gromyko, Bộ trưởng Ngoại giao Liên Xô khi đó, mang tới cho Kennedy. Đó là ngày 18 tháng 10. Vào lúc này vấn đề vẫn chưa được tiết lộ công khai. Nhưng sau đó...

Ngày 19 tháng 10, Kennedy đã họp với Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ, những người này đã cố vấn cho Kennedy tiến hành một cuộc không kích ồ ạt nhằm vào các vị trí triển khai tên lửa. Đến ngày 20 tháng 10, lần này theo sự cố vấn của Robert McNamara, Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ lúc đó, Kennedy đã ra lệnh triển khai lực lượng hải quân phong tỏa Cuba với 183 tàu chiến, trong đó có 8 tàu sân bay, và hơn 40 nghìn lính thủy đánh bộ trên các tàu vận tải.

Tại Florida, 579 máy bay chiến đấu và năm sư đoàn bộ binh được triển khai trong tình trạng báo động, trong đó có cả hai sư đoàn không quân tinh nhuệ nhất của Mỹ là các sư đoàn số 82 và 101. Nhưng người dân Mỹ, cũng như người dân trên cả thế giới vẫn chưa biết chuyện gì đang xảy ra.

Vậy Kennedy đã ra tuyên bố công khai vào thời điểm nào?

Ông ta có bài phát biểu trên truyền hình ngày 22 tháng 10 năm 1962, lúc bảy giờ tối. Bài phát biểu đó được phát trên tất cả các kênh, khiến không khí căng thẳng được đẩy lên mức cao nhất, và đến lúc này thế giới mới nhận ra là có cuộc khủng hoảng như vậy và tất cả chúng ta đang đứng bên miệng vực của một cuộc chiến tranh hạt nhân. Kennedy tuyên bố Liên Xô phải ngay lập tức rút toàn bộ số tên lửa nói trên về nếu không sẽ phải đối mặt với nguy cơ về một cuộc chiến tranh hạt nhân. Và ông ta cũng tuyên bố việc phong tỏa Cuba bằng hải quân, để ngăn ngừa việc Liên Xô tiếp tục chuyển tên lửa vào đất nước chúng tôi. Đến lúc này, cơ quan an ninh Liên Xô đã bắt được Đại tá Penkovsky và họ biết rằng phía Mỹ đã có tất cả những thông tin cần thiết. Và họ cũng biết rằng Kennedy đã biết về việc Khruschev đã nói dối trong thư.



Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 29 Tháng Bảy, 2013, 10:12:14 am
Và tới lúc đó ông mới được biết về những gì người Mỹ đã biết?

Thực sự thì tôi cũng dự đoán ra được vào ngày 22 tháng 10 đó khi đột nhiên có thông báo rằng Kennedy sẽ có bài phát biểu trên truyền hình vào lúc bảy giờ tối hôm đó, và tôi cũng đã nhận thấy một số dấu hiệu khác. Không thể có chuyện gì khác ngoài việc đó là một phản ứng trước sự hiện diện của các tên lửa Liên Xô trên đất Cuba. Trước đó tôi đã yêu cầu vị chỉ huy quân đội Liên Xô ở Cuba đẩy nhanh tiến độ xây dựng các bệ phóng tên lửa. Chúng tôi phải sẵn sàng chiến đấu. Mọi người đã khẩn trương làm việc cả ngày lẫn đêm. Sự thật là đến ngày 16 tháng 10 thì chưa có bệ phóng nào sẵn sàng; nhưng đến ngày 18 thì đã có tám bệ, đến ngày 20 là 13 bệ, và đến ngày 21 có hai mươi bệ. Mọi chuyện được tiến hành nhanh đến chóng mặt.

Những nguời Cuba đã làm gì khi đối mặt với tình hình nguy hiểm đó?

Như tôi vừa nói, ngay cả trước bài phát biểu của Kennedy, chúng tôi đã dự đoán được lý do ông ta xuất hiện trên truyền hình, nên ngay lập tức chúng tôi đã quyết định báo động sẵn sàng chiến đấu và huy động đến người cuối cùng. Khoảng hơn 300 nghìn chiến sĩ đã được lệnh tổng động viên, tất cả đều hừng hực tinh thần sẵn sàng chiến đấu. Ngày 23 tháng 10, tôi lên truyền hình để tố cáo chính sách thù địch của Mỹ, và cảnh báo nguy cơ xâm lược sắp xảy ra, kêu gọi tổng động viên toàn đất nước, và khẳng định lập trường sẵn sàng chiến đấu của chúng tôi, trong mọi hoàn cảnh.

Vậy lệnh phong tỏa bằng hải quân của Mỹ có được thực hiện không?

Có, tất nhiên rồi. Lệnh phong tỏa chính thức có hiệu lực vào hai giờ chiều ngày 24 tháng 10. Và thời điểm đó đang có hai mươi ba chiếc tàu hải quân Liên Xô đang trên đường tới Cuba. Bất kỳ lúc nào cũng có thể xảy ra xung đột, một chiếc tàu Mỹ có thể nổ súng vào tàu Liên Xô và thế là chiến tranh hạt nhân có thế nổ ra... Tình hình khi đó cực kỳ căng thẳng, nguy cấp.

Trong bối cảnh như vậy, Liên Hợp Quốc đã hành động như thế nào?

À, có một cuộc tranh cãi rất tai tiếng đã diễn ra ở đó, mà tôi phải coi là hết sức lố bịch, giữa Đại sứ Mỹ, Adlai Stevenson, và Đại sứ Liên Xô, Velerian Zorin. Stevenson - cũng giống như Colin Powell làm vào ngày 4 tháng 2 năm 2003 sau này, với những bằng chứng giả để biện minh cho lý do phát động cuộc chiến tấn công Irắc - đã kêu gọi Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc tổ chức phiên họp khẩn cấp, trong đó ông ta đưa ra những bức ảnh chụp từ trên không về các căn cứ tên lửa chiến lược. Đại sứ Liên Xô bác bỏ hoàn toàn những bằng chứng đó, phủ nhận tính chân thực của chúng, ông ta từ chối tranh cãi với phía Mỹ. Rõ ràng đó là phản ứng rất bị động, ngẫu hứng - ông ta không hề được chuẩn bị gì cho cuộc tranh luận này. Ông ta không tấn công, không lên án, không giải thích bằng những lý do hết sức xác đáng rằng Cuba - một quốc gia nhỏ bé đang phải đối mặt với những nguy cơ đe dọa thường trực của Đế quốc Mỹ từ cả trong lẫn ngoài - hoàn toàn có quyền yêu cầu viện trợ quân sự, và Liên Xô, trung thành với nguyên tắc và nghĩa vụ quốc tế của mình, đã cung cấp cho Cuba sự viện trợ đó. Thay vào đó, ông ta sa vào một cuộc tranh luận thảm hại, xuất phát từ chính lập trường dao động và khả năng xử lý tình hình một cách yếu kém của Khruschev trong những tháng trước khi cuộc khủng hoảng nổ ra. Ông ta đã sai lầm khi từ chối cuộc tranh luận, mà lẽ ra nếu thực hiện, ông ta phải dựa vào lý lẽ cơ bản là chủ quyền của đất nước Cuba, cùng quyền tự vệ chính đáng của nó. Đó là chuyện xảy ra ngày 25 tháng 10 năm 1962.

Trong khi đó, tôi tin rằng nguời Mỹ vẫn đang tiến hành những chuyến bay do thám trên không phận Cuba, đúng vậy không?

Vâng, sự thật là như vậy. Chúng vẫn tiến hành bay do thám trên hòn đảo, và chúng được phép làm như vậy mà không bị trừng trị, bất chấp hệ thống phòng không đã được triển khai không với mục đích gì khác ngoài việc ngăn chặn điều đó, ngăn chặn sự do thám công khai, trắng trợn trên lãnh thổ của chúng tôi, quan sát mọi chi tiết liên quan đến công cuộc bảo vệ Tổ quốc của Cuba.

Vậy là phía Mỹ vẫn tiếp tục triển khai những chuyến bay do thám bằng máy bay U-2, thậm chí họ còn bắt đầu thực hiện những chuyến bay do thám tầm thấp. Chúng tôi quyết định phải bắn hạ những chiếc máy bay Mỹ đang bắt đầu thực hiện các chuyến bay tầm thấp này. Anh không thể phát hiện ra các chuyến bay ở tầm ngang với ngọn cây, nhất là khi chúng thực hiện những cú do thám chớp nhoáng và bất ngờ. Chúng tôi thông báo lại tình hình này với những sĩ quan quân sự Liên Xô đang chỉ huy tại đây, chúng tôi nói với họ rằng không được phép để những chuyến bay do thám tầm thấp như vậy được nhởn nhơ hoạt động. Trước đó chúng tôi cũng cho họ biết là chúng tôi sẽ tự bắn hạ những chiếc máy bay này. Và sau đó hệ thống pháo cao xạ phòng không của chúng tôi đã khai hỏa.

Ngày 27 tháng 10, tại tỉnh Oriente, một khẩu đội tên lửa SAM do các quân nhân Liên Xô điều khiển đã bắn rụng một chiếc máy bay do thám U-2. Đây chính là lúc không khí căng thẳng lên đến đỉnh điểm. Viên sĩ quan Mỹ Rudolph Anderson, người phi công lái chiếc U-2 đó, thiệt mạng. Đó là dấu hiệu cho thấy cuộc chiến đấu thực sự đã bắt đầu. Bất kỳ lúc nào, một sự kiện tương tự cũng có thể xảy ra, và tất cả đều có thể làm bùng nổ một cuộc chiến tổng lực. Và tôi xin khẳng định lại rằng trong khi đó ở Cuba, tất cả chúng tôi vẫn hết sức bình tĩnh.

Khi đó ông có nghĩ rằng chiến tranh là điều không thể tránh khỏi?

Vâng, đó là một thời khắc vô cùng căng thẳng. Bản thân chúng tôi cũng nghĩ rằng việc xảy ra xung đột là không thể tránh khỏi. Nhưng chúng tôi quyết tâm và sẵn sàng đương đầu với nguy cơ đó. Trong đầu chúng tôi không lúc nào xuất hiện ý nghĩ đầu hàng trước sự đe dọa của đối phương.

Nhưng cuối cùng thì Liên Xô đã nhượng bộ.

Khi căng thẳng lên đến đỉnh điểm, Liên Xô đã đưa ra một đề xuất với phía Mỹ. Và Khruschev thậm chí còn không thèm tham khảo ý kiến chúng tôi. Họ đề nghị rút tên lửa về nếu phía Mỹ đồng ý rút tên lửa Jupiter của mình ra khỏi Thổ Nhĩ Kỳ. Kennedy đồng ý với nhượng bộ đó ngày 28 tháng 10. Và Liên Xô bắt đầu rút những quả tên lửa SS-4 của mình về. Đối với chúng tôi, rõ ràng đó là một quyết định sai lầm. Nó gây cho chúng tôi cảm giác phẫn nộ đến cùng cực.



Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 29 Tháng Bảy, 2013, 10:14:31 am
Chắc chắn các ông đã cảm thấy rằng họ “đi đêm” với nhau để đạt thỏa thuận sau lưng mình?

Chúng tôi chỉ được biết qua các thông báo tin tức rằng Liên Xô đang đưa ra đề nghị rút tên lửa về nước. Trong khi đó họ chưa hề có bất kỳ động thái nào gọi là thảo luận với chúng tôi! Chúng tôi không hề phản đối việc đạt được giải pháp, vì điều quan trọng nhất khi đó là tránh để xảy ra một cuộc chiến tranh hạt nhân. Nhưng lẽ ra Khruschev phải nói với phía Mỹ rằng, “Phía Cuba cũng phải được tham gia vào quá trình đàm phán”. Nhưng thời điểm đó họ đã xuống tinh thần, và không còn giữ được tinh thần kiên định như lúc đầu nữa. Về mặt nguyên tắc, lẽ ra họ phải tham khảo ý kiến của chúng tôi.

Giả sử nếu họ làm như vậy, thì những điều kiện của bản thỏa thuận sau đó chắc chắn là đã tốt hơn. Sẽ không đời nào có sự xuất hiện của Căn cứ Hải quân Guantánamo; sẽ không bao giờ tái diễn những chuyến bay do thám tầm cao... Tất cả những điều đó khiến chúng tôi cảm thấy bị xúc phạm ghê gớm; chúng tôi coi đó như một lời lăng mạ. Và chúng tôi đã phản đối. Thậm chí ngay cả sau khi Bản thỏa thuận được ký kết, chúng tôi vẫn bắn vào những chuyến bay do thám tầm thấp. Vì vậy cuối cùng phía Mỹ phải tạm ngưng. Quan hệ giữa chúng tôi với Liên Xô cũng trở nên tồi tệ. Trong nhiều năm liền, chuyện này đã ảnh hưởng tiêu cực đến quan hệ Cuba - Liên Xô.

Tôi không định nói cho ông một cách chi tiết tất cả những bước đi mà chúng tôi đã tiến hành trong giai đoạn khủng hoảng đó, nhưng có lẽ ông sẽ không thể hiểu một cách ngọn ngành tất cả những khía cạnh chính trị, đạo đức và quân sự nếu không tham khảo những lá thư mà tôi và Khruschev đã trao đổi trong những ngày đó.

Tôi xin được bắt đầu bằng lá thư mà tôi gửi cho Khruschev ngày 26 tháng 10 năm 1962:

Đồng chí Khruschev thân mến,

Sau khi phân tích tình hình và căn cứ vào những báo cáo chúng tôi hiện có, tôi đánh giá rằng cuộc tấn công có thể xảy ra bất kỳ lúc nào - trong vòng từ hai mươi tư đến bảy mươi hai giờ tới.

Có hai tình huống có thể xảy ra: tình huống thứ nhất và dễ xảy ra nhất là một cuộc không kích để phá hủy một số mục tiêu cụ thể; tình huống thứ hai, dù ít khả năng xảy ra hơn nhưng vẫn hoàn toàn có thể, là đổ quân vào xâm lược. Theo quan điểm của tôi thì tình huống thứ hai này đòi hỏi một lực lượng khá lớn và cũng là hình thức xâm lược dễ vấp phải sự phản kháng nhất, cho nên rất có thể họ sẽ phải cân nhắc kỹ.

Đồng chí có thể tin chắc rằng chúng tôi sẽ tiến hành kháng cự một cách quyết liệt và kiên định trong trường hợp bị tấn công bằng bất kỳ khả năng nào. Tinh thần của nhân dân Cuba đang lên rất cao, và chúng tôi sẽ anh dũng đương đầu với quân xâm lược.

Nhân tiện đây tôi cũng xin được trình bầy qua với đồng chí một quan điểm hoàn toàn cá nhân.

Trong trường hợp xảy ra tình huống thứ hai và Đế quốc (Mỹ) tiến hành xâm lược Cuba với ý đồ chiếm đóng đất nước nãy, thì chính sách hiếu chiến đó sẽ tạo ra cho nhân loại những mối hiểm họa ghê gớm đến nỗi Liên Xô không bao giờ được cho phép để xảy ra những hoàn cảnh trong đó Chủ nghĩa Đế quốc có thể thực hiện một cuộc tấn công hạt nhân phủ đầu nhằm vào mình (Liên Xô).

Tôi nói như vậy bởi vì tôi tin chắc ràng chính sách hiếu chiến của Chủ nghĩa Đế quốc đã trở nên vô cùng nguy hiểm, và nếu quả thực chúng rắp tâm thực hiện một hành động tàn bạo và trắng trợn vi phạm luật pháp quốc tế cũng như lương tri của thời đại bằng cách xâm lược Cuba, thì đó cũng sẽ là thời khắc cần loại vĩnh viễn mối hiểm họa này, bằng một hành động tự vệ hoàn toàn chính đáng. Cho dù đó có là một giải pháp khó khăn và khủng khiếp đến đâu chăng nữa, cũng không còn cách nào khác.

Quan điểm này của tôi càng được củng cố hơn bởi những gì tôi quan sát và nhận định về sự phát triển của chính sách hiếu chiến và thái độ ngang nhiên thách thức công luận của Chủ nghĩa Đế quốc, tự cho mình đứng trên mọi nguyên tắc và luật pháp: chúng trắng trợn phong tỏa vùng biển, xâm phạm không phận của chúng tôi, và giờ đây đang chuẩn bị phát động một cuộc chiến tranh xâm lược, đồng thời phá hoại mọi nỗ lực đăm phán hòa bình, mặc dù biết tình thế hiện tại đang căng thẳng đến mức nào.

Từ trước đến nay đồng chí vẫn luôn là một chiến sĩ báo vệ hòa bình không mệt mỏi, tôi hiểu đồng chí đang phải trải qua những giờ phút vô cùng căng thẳng và khó khăn, khi mà kết quả của những nỗ lực phi thường của các đồng chí đang bị đe dọa nghiêm trọng. Tuy nhiên, đến tận giây phút cuối cùng, chúng tôi vẫn giữ vững niềm hy vọng ràng hòa bình sẽ được cứu rỗi, và chúng tôi hoãn toàn sẵn sàng đóng góp tất cả những gì có thể trong khả năng của mình để đạt được mục tiêu đó. Nhưng đồng thời, chúng tôi cũng chuẩn bị sẵn sàng bình tĩnh đối mặt với một tình huống mà chúng tôi đánh giá là có thực và đang sắp sửa xảy ra.

Một lần nữa tôi xin gửi tới đồng chí lòng biết ơn vô bờ bến của nhân dân Cuba đối với nhăn dân Xô Viết, những người đã vô cùng hào phóng và hữu nghị với chúng tôi, cũng như lòng biết ơn sâu sắc và kính trọng của chúng đối với cá nhân đồng chí, đồng thời xin chúc đồng chí thành công trên cương vị và trách nhiệm nặng nề đồng chí đang đảm nhiệm.

Chào thân ái,
Fidel Castro




Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 29 Tháng Bảy, 2013, 10:16:56 am
Và ngày 28 tháng 10, Khruschev đã trả lời:

Đồng chí Fidel Castro thân mến,

Thông điệp của chúng tôi gửi Tổng thống Kennedy đã cho phép chúng ta đạt được một giải pháp cho tình hình theo hướng có lợi cho các đồng chí và có thể bảo vệ Cuba khỏi một cuộc tấn công xâm lược, ngăn ngừa khả năng xảy ra chiến tranh. Chắc đồng chí cũng đã biết là Tổng thống Kenneday bảo đảm rằng Mỹ sẽ không chỉ không tiến hành xâm lược Cuba bằng lực lượng của mình mà còn không cho phép bất kỳ đồng minh nào làm chuyện đó. Với lời khẳng định đó, có thể nói Tổng thống Mỹ đã trả lời một cách tích cực trước những thông điệp cùa tôi trong hai ngày 26 và 27 tháng 10 năm 1962...

Tuy nhiên, trong lúc này dường như điều đang ngự trị trong Lầu Năm góc không phải là luật pháp mà là sự mất trí của giới quân sự. Trong khi một thỏa ước đang ở trước mặt, Lầu Năm góc đang tìm cớ để ngăn trở nó. Đó là lý do tại sao họ vẫn tiến hành những chuyến bay mang tính khiêu khích. Hôm qua, các đồng chí đã bắn rơi một máy bay của họ, trong khi trước đó các đồng chí đã không làm như vậy khi họ bay qua không phận Cuba. Hành động đó sẽ bị các thế lực thù địch lợi dụng làm cái cớ theo đuổi mục đích của mình.

Chúng tôi xin gửi tới đồng chí, và toàn thể đội ngủ lãnh đạo cách mạng Cuba, lời chào thân ái.

N. Khruschev


Ngay trong ngày 28 tháng 10 đó, tôi đã trả lời:

Đồng chí Khruschev thân mến,

Quan điểm của Chính phủ Cuba liên quan đến bức thông điệp của đồng chí được thể hiện trong bản tuyên bố được đưa ra sáng nay, mà nội dung chắc đồng chí cũng đã nắm được.

Tôi xin được làm rõ một chi tiết liên quan đến các biện pháp phòng không chúng tôi đã thực hiện. Trong thư đồng chí viết, “Hôm qua, các đồng chí đã bắn rơi một máy bay của họ, trong khi trước đó các đồng chí đã không làm như vậy khi họ bay qua không phận Cuba”.

Vấn đề là ở chỗ trước đây chỉ có những hành động xâm phạm lẻ tẻ và không có ý đồ quân sự hoặc mối đe dọa thực tế nào từ những chuyến bay này.

Hiện tại không còn như vậy nữa. Đã xuất hiện nguy cơ về một cuộc tấn công bất ngờ nhằm vào các căn cứ quăn sự. Chúng tôi đã quyết định rằng chúng tôi không thể cứ ngồi đó và chờ đợi một cuộc tấn công bất ngờ. Nếu như các radar phát hiện của chúng tôi ngừng hoạt động, những kẻ tấn công có thể dễ dàng bay vào tiếp cận các mục tiêu và phá hủy chúng hoàn toàn mà không bị trừng phạt. Chúng tôi không tin là chúng tôi có thể cho phép điều đó xảy ra, căn cứ vào những nỗ lực và công sức mà chúng tôi đã bỏ ra, và cũng bởi vì điều đó sẽ làm suy yếu nghiêm trọng sức mạnh quân sự cũng như tinh thần chiến đấu của chúng tôi. Chính xuất phát từ động cơ đó mà vào ngày 24 tháng 10, các lực lượng vũ trang Cuba đã huy động năm mươi khẩu đội phòng không, đó là toàn bộ lực lượng dự bị của chúng tôi, để tăng cường cho các vị trí của lực lượng Liên Xô đang triển khai. Nếu chúng tôi muốn tránh được nguy cơ về một cuộc tấn công bất ngờ, thì lực lượng pháo cao xạ phải được lệnh nổ súng. Bộ Chỉ huy các lực lượng Liên Xô (tại Cuba) sẽ cung cấp thêm thông tin cho các đồng chí về chuyện gì đã xảy ra với chiếc máy bay bị bắn hạ.

Trước đây, việc xâm phạm không phận của chúng tôi còn được tiến hành một cách ngấm ngầm, không chính thức. Nhưng hôm qua, Chính phủ Mỹ đã cố gắng tự trao cho mình đặc quyền được bay qua không phận của chúng tôi bất kể giờ nào, dù là đêm hay ngày, một cách ngang nhiên. Chúng tôi không thể chấp nhận điều đó, vì nó chẳng khác nào hành động từ bỏ chủ quyền quốc gia. Tuy vậy, chúng tôi sẵn sàng đồng ý tránh gây thêm những sự vụ có thể gây nguy hại cho quá trình đàm phán, và chúng tôi sẽ ra lệnh cho các khẩu đội phòng không Cuba ngừng nổ súng, mặc dù chỉ là trong thời gian diễn ra đàm phán và không từ bỏ tinh thần của tuyên bố được chúng tôi đưa ra hôm qua về quyền bảo vệ không phận của mình. Bên cạnh đó, cả hai nước chúng ta cần phải công nhận rằng mối nguy hiểm xuất phát từ tình hình căng thẳng hiện nay, những sự vụ như vậy hoàn toàn có thể xảy ra ngoài ý muốn.

Chúng tôi cũng muốn cho đồng chí biết rằng về mặt nguyên tắc chúng tôi phản đối việc nước khác do thám trên lãnh thổ nước mình.

Chúng tôi đánh giá rất cao những nỗ lực mà các đồng chí đã thực hiện để duy trì hòa bình, và chúng tôi hoàn toàn nhất trí về sự cần thiết phải đấu tranh vì mục tiêu đó. Nếu có thể đạt được hòa bình một cách công bằng, vững chắc và dứt khoát, thì đó sẽ là một đóng góp vô giá cho toàn thể nhân loại.

Chào thân ái,
Fidel Castro



Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 29 Tháng Bảy, 2013, 10:20:09 am
Khruschev lại viết cho tôi vào ngày 30 tháng 10:

Đồng chí Fidel Castro thân mến,

Chúng tôi đã nhận được bức thư ngày 28 tháng 10 của đồng chí cũng như những bức điện về cuộc trò chuyện giữa đồng chí và Chủ tịch Dorticos với Đại sứ của chúng tôi...

Chúng tôi hiểu rằng các đồng chí đang phải đương đầu với những khó khăn nhất định vì chúng tôi đã hứa với Chính phủ Mỹ là sẽ rút tên lửa ra khỏi Cuba, với lý do đó là những loại vũ khí tấn công, để đổi lại là việc họ cam kết loại bỏ bất kỳ kế hoạch nào nhằm vào việc tấn công Cuba bàng binh lính của Mỹ hoặc đồng minh tại Tây bán cầu và dỡ bỏ lệnh “cách ly”, tức là chấm dứt lệnh phong tỏa bằng hải quân đối với Cuba. Điều đó sẽ chấm dứt cuộc xung đột ở Carribe, một vấn đề rất phức tạp như đồng chí cũng hiểu, vì nó là cuộc xung đột giữa hai cường quốc của thế giới và có thể đe dọa dẫn đến chiến tranh thế giới thứ ba trong đó chắc chắn sẽ dính dáng đến vũ khí và tên lửa nhiệt hạch.

Theo như những gì chúng tôi hiểu từ Đại sứ của mình, thì một số đồng chí Cuba có ý kiến rằng người dân Cuba mong muốn có một tuyên bố kiểu khác, và nhất định không có chuyện các đồng chí đồng tình với việc rút tên lửa ra khỏi đất nước mình  .

Bên cạnh đó, có một số ý kiến cho rằng các đồng chí và chúng tôi đã chưa tham khảo ý kiến của nhau một cách đầy đủ xung quanh các vấn đề trước khi đưa ra quyết định như các đồng chí đã biết  .

Chẳng nhẽ như thế còn chưa phải là tham khảo ý kiến của nhau hay sao? Chúng tôi hiểu bức điện này như một dấu hiệu báo động khấn cấp. Giả sử trong những điều kiện như vừa qua, cũng như căn cứ các thông tin rằng giới quân sự diều hâu và hiếu chiến của Mỹ đang muốn lợi dụng tình hình và tấn công Cuba, mà chúng ta vẫn tiếp tục chờ đợi và tham khảo ý kiến lẫn nhau, thì có lẽ đã lãng phí rất nhiều thời gian và cuộc tấn công có lẽ đã xảy ra rồi.

Chẳng nhẽ như thế còn chưa phải là tham khảo ý kiến của nhau hay sao? Chúng tôi hiểu bức điện này như một dấu hiệu báo động khấn cấp. Giả sử trong những điều kiện như vừa qua, cũng như căn cứ các thông tin rằng giới quân sự diều hâu và hiếu chiến của Mỹ đang muốn lợi dụng tình hình và tấn công Cuba, mà chúng ta vẫn tiếp tục chờ đợi và tham khảo ý kiến lẫn nhau, thì có lẽ đã lãng phí rất nhiều thời gian và cuộc tấn công có lẽ đã xảy ra rồi.

Chúng tôi đã thống nhất quan điểm ràng những tên lứa chiến lược của chúng tôi tại Cuba đã trở thành một nỗi ám ảnh của Chủ nghĩa Đế quốc: Mỹ đã tỏ ra lo sợ, và xuất phát từ nỗi lo sợ là nhũng tên lửa đó có thể được sử dụng, bất kỳ lúc nào họ cũng có thể đánh liều có những hành động phá hủy chúng, dù là bằng cách không kích hoặc tấn công Cuba. Và ai cũng phải công nhận rằng nước Mỹ hoàn toàn có thể gây chiến bất kỳ lúc nào. Vì vậy, tôi xin khẳng định lại rằng, sự cảnh báo của các đồng chí là hoàn toàn chính đáng.

Trong bức điện ngày 27 tháng 10, đồng chí có đề xuất là chúng tôi nên tiến hành một đòn tấn công hạt nhân phủ đầu vào lãnh thổ của kẻ thù. Tất nhiên là đồng chí hiểu động thái đó sẽ dẫn đến nhưng kết cục như thế nào. Đây không phải là một cuộc tấn công đơn giản, mà sẽ là khởi đầu của một cuộc chiến tranh hạt nhân trên phạm vi toàn thế giới.

Đồng chí Fidel Castro thân mến, tôi cho rằng đề xuất của đồng chí là hoàn toàn sai lầm, mặc dù tôi hiểu và thông cảm với động cơ của đề xuất đó.

Chúng ta đã sống qua giờ phút căng thẳng nhất, trong đó chiến tranh hạt nhân có thể xảy ra bất kỳ lúc nào. Rõ ràng là nếu trường hợp đó xảy ra, Mỹ sẽ phải chịu những tổn thất hết sức nặng nề, nhưng Liên Xô và cả khối Xã hội Chủ nghĩa cũng sẽ phải chịu những tổn thất kinh khủng không kém. Còn về đất nước Cuba, nhân dân Cuba, thật khó có thể hình dung mọi chuyện sẽ diễn ra như thế nào. Ngay từ lúc đầu tiên, ngọn lửa chiến tranh có thể sẽ thiêu trụi Cuba. Hoàn toàn không nghi ngờ về việc nhân dân Cuba sẽ đấu tranh rất kiên cường, nhưng việc các đồng chí sẽ hy sinh anh dũng cũng là điều không phải nghi ngờ gì nữa  .

Còn lúc này, nhờ những biện pháp mà chúng tôi đã thực hiện, có thể nói chúng tôi đã đạt được những mục tiêu chúng tôi tự đặt ra cho mình khi ký kết thỏa thuận với các đồng chí về việc chuyển tên lửa tới Cuba. Chúng tôi đã buộc Mỹ phải cam kết rằng họ sẽ không tấn công Cuba và cũng sẽ không cho phép các đồng minh của mình ở châu Mỹ latinh làm như vậy. Chúng tôi đã đạt được cam kết đó mà không cần đến một đòn tấn công hạt nhân  .

Tất nhiên là trong công cuộc bảo vệ Cuba nói riêng và các nước Xã hội Chủ nghĩa nói chung, chúng ta không thể tin tưởng hoàn toàn vào cam kết của chính phủ Mỹ. Chúng tôi đã, đang, và sẽ tiến hành tất cả những biện pháp cần thiết để tăng cường khả năng phòng thủ của mình và tập hợp lực lượng cần thiết trong trường hợp cần có một đòn tấn công đáp trả...

Chúng tôi tin tưởng rằng Chủ nghĩa Đế quốc đã phải chịu thất bại nặng nề. Mỹ đã từng chuẩn bị kế hoạch tấn công Cuba, nhưng chúng tôi đã ngăn chặn được nguy cơ đó, và bắt buộc họ phải thừa nhận công khai trước toàn thế giới rằng họ sẽ không làm như vậy trong thời gian sắp tới. Chúng tôi đánh giá đó là một thắng lợi to lớn. Tất nhiên, Chủ nghĩa Đế quốc sẽ không bao giờ từ bỏ những dã tâm chống lại Chủ nghĩa Cộng sản. Nhưng chúng tôi cũng có những kế hoạch của mình và chúng tôi sẽ thực hiện tất cả các biện pháp cần thiết. Quá trình đấu tranh sẽ còn tiếp tục chừng nào hai hệ thống xã hội và chính trị còn tồn tại trên thế giới, cho đến khi một trong số đó, mà chúng tôi tin chắc đó sẽ là hệ thống Xã hội Chủ nghĩa của chúng ta, chinh phục được toàn thế giới...

Đồng chí Fidel Castro, chúng tôi chúc đồng chí thành công trẽn mọi cương vị, và tôi tin chắc đồng chí sẽ đạt được những thành công đó. Tất nhiên vẫn còn những âm mưu chống lại các đồng chí, nhưng chúng tôi kiên quyết sát cánh cùng các đồng chí trong việc tiến hành mọi biện pháp cần thiết để ngăn chặn chúng và đóng góp vào việc cũng cố và phát triển Cách mạng Cuba.

N. Khruschev




Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 29 Tháng Bảy, 2013, 10:22:08 am
Ngày 31 tháng 10 - tôi sẽ đọc nốt lá thư này thôi nhé - tôi trả lời Khruschev như sau:

Đồng chí Khruschev thân mến,

Tôi đã nhận được thư của đồng chí ngày 30 tháng 10. Quan điểm của đồng chí là thực sự chúng tôi đã được tham khảo ý kiến trước khi (các đồng chí) có quyết định rút tên lửa. Những điều đồng chí trình bày trong thư được dựa trên những tin tức khẩn cấp mà đồng chí nói các đồng chí đã nhận được từ Cuba và, cuối cùng là bức điện của tôi ngày 27 tháng 10. Tôi không biết các đồng chí đã nhận được những tin tức gì; đơn giản là tôi chỉ đề cập đến lá thư tôi gửi cho đồng chí ngày 26 tháng 10, mà đồng chí nhận được ngày 27 tháng 10.

Đồng chí Khruschev, những gì chúng tôi làm trước diễn biến tình hình như vậy là chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu. Ở Cuba chỉ có một lệnh báo động duy nhất: đó là lệnh báo động kêu gọi nhân dân chúng tôi sẵn sàng chiến đấu. Khi chúng tôi đánh giá rằng cuộc tấn công của Đế quốc Mỹ đang lơ lửng sắp xảy ra, tôi đã quyết định rằng chúng tôi cần thông báo tin đó cho các đồng chí, và báo động cho cả Chính phủ Liên Xô cũng như Bộ Tư lệnh quân đội Xô Viết (ở Cuba) - vì có một số lực lượng Liên Xô cam kết sẽ chiến đấu bên cạnh chúng tôi để bảo vệ nước Cộng hòa Cuba trong trường hợp bị tấn công từ bên ngoài - về khả năng xảy ra một cuộc tấn công nằm ngoài khả năng ngăn chặn của chúng tôi, mặc dù chắc chắn chúng tôi sẽ kháng cự bằng tất cả những gì có thể...

Mối nguy hiểm đó không thể khuất phục được chúng tỏi, vì chúng tôi đã cảm thấy nó treo lơ lửng trên Tổ quốc mình từ nhiều năm nay, đến mức độ mà ít nhiều chúng tôi cũng đã trở nên quen với nó...

Rất nhiều người, cả người Xô Viết và người Cuba, những người sẵn sàng hy sinh với lòng tự trọng và phẩm giá, đã không cầm nổi nước mắt khi biết về quyết định rút tên lửa hoàn toàn bất ngờ và vô điều kiện như vậy.

Có thể đồng chí không biết được tinh thần quyết tâm của nhân dân Cuba, sẵn sàng hoàn thành nghĩa vụ của mình đối với Đảng và toàn thể nhân loại tiến bộ.

Không phải là tôi không biết khi tôi viết ra những dòng đó trong lá thư của mình khiến cho chúng có thể bị đồng chí hiểu chệch đi, có lẽ là vì đồng chí đã không đọc kỹ và cẩn thận, hoặc rất có thể do lỗi ở khâu dịch thuật, hoặc có lẽ vì tôi đã muốn nói quá nhiều trong vài dòng ngắn ngủi đó. Tuy nhiên tôi đã không hề ngần ngại khi viết nhu vậy. Đồng chí Khruschev thân mến, đồng chí có nghĩ rằng chúng ta đã suy nghĩ quá ích kỷ, khi để mặc cho nhân dân của chúng ta phải sẵn sàng hy sinh một cách vô ích, và tất nhiên là không phải không biết, mà là biết quá rõ, những nguy cơ chúng ta phải đối mặt?

Chúng tôi biết rõ ràng - đừng cho là chúng tôi không biết - chúng tôi có thể bị hủy diệt, như đồng chí đã ám chỉ trong lá thư của mình, trong trường hợp xảy ra chiến tranh hạt nhân. Tuy nhiên, điều đó cũng không hề khiến chúng tôi phải đề nghị các đồng chí rút tên lửa về, hay đòi hỏi các đồng chí phải nhượng bộ. Đồng chí nghĩ là chúng tôi muốn có cuộc chiến tranh đó lắm sao? Nhưng làm sao chúng ta có thể lẩn tránh được nó một khi cuộc xâm lược diễn ra? Đó chính là bởi vì một cuộc xâm lược như vậy là hoàn toàn có thể, và Chủ nghĩa Đế quốc sẵn sàng lầm tất cả để ngăn chặn việc tìm ra một giải pháp cho tình hình - và theo quan điểm của chúng tôi, những đòi hỏi của họ là không thể chấp nhận nổi, kể cả tù phía Liên Xô hay từ phía Cuba.

Và giả sử một khi tình huống như vậy đã xảy ra, chúng ta còn biết làm gì khác đối với những kẻ điên rồ đã phát động chiến tranh? Chính đồng chí đã nói rằng trong những điều kiện hiện nay, chiến tranh nếu xảy ra sẽ nhất định nổ bùng thành chiến tranh hạt nhân, và chỉ trong một thời gian ngắn.

Quan điểm của cá nhân tôi là một khi cuộc xâm lược đã diễn ra tuyệt đối không được để cho Chủ nghĩa Đế quốc có quyền quyết định khi nào sẽ sử dụng vũ khí hạt nhân. Sức hủy diệt của những loại vũ khí đó là cực kỳ tàn khốc, và phương tiện vận chuyển chúng lại có khả năng cơ động cực nhanh, khiến cho Chủ nghĩa Đế quốc có thể giành được lợi thế ban đầu rất lớn.

Đồng chí Khruschev, tôi không hề muốn gợi ý rằng Liên Xô trở thành nước đi xâm lược (Mỹ), bởi vì đó sẽ là quá sai lầm, thậm chí phi đạo đức và không tương xứng với con người tôi. Tôi chỉ muốn nói rằng ngay khi Chủ nghĩa Đế quốc châm ngòi cho một cuộc tấn công chống lại Cuba, ngay trên lãnh thổ Cuba, tức là tấn công vào cả những lực lượng vũ trang Liên Xô đang đóng tại đây để giúp đỡ chúng tôi bảo vệ tổ quốc trong trường hợp xảy ra cuộc tấn công từ bên ngoài, thì ngay lập tức cần có đòn phản công đáp trả mang tính hủy diệt nhằm vào những kẻ đã gây chiến tranh đối với Cuba và Liên Xô...

Đồng chí Khruschev, tôi không hề gợi ý với đồng chí là Liên Xô cần phải tấn công trong khi cuộc khủng hoảng đang diễn ra, theo như cách hiểu đồng chí bầy tỏ trong lá thư vừa rồi, mà tôi chỉ muốn nói rằng sau khi Đế quốc Mỹ tấn công Cuba, Liên xô cần hành động dứt khoát vã không bao giờ được phạm phải sai lầm là cho phép kẻ thù có cơ hội tấn công phủ đầu các đồng chí bằng vũ khí hạt nhân. Trong vấn đề này, thưa đồng chí Khruschev, tôi vẫn bảo lưu quan điểm của mình, bởi vì tôi cho rằng nó là một cách đánh giá tình hình hoàn toàn đúng đắn và thực tế vào thời điểm đó. Đồng chí có thể thuyết phục tôi rằng tôi đã sai lầm, nhưng đồng chí không thể nói rằng tôi đã sai mà lại không đưa ra lập luận nào để thuyết phục tôi...

Có thể đồng chí tự hỏi tôi có quyền gì mà đòi hỏi như vậy. Tôi trình bày với đồng chí vấn đề này mà không hề mảy may băn khoăn đến những khó khăn có thể xảy ra, hoàn toàn thuận theo những gì lương tâm tôi mách bảo, như thể đó là trách nhiệm của một người cách mạng luôn khâm phục và kính trọng Liên Xô...

Tôi không hề thấy có điều gì để có thể nói rằng chúng tôi đã được tham khảo ý kiến về quyết định mà các đồng chí đưa ra. Có lẽ lúc này đây tôi không mong muốn gì hơn là (giá kể) tôi đã nhầm khi nói vậy. Tôi chỉ mong các đồng chí là người đúng hoàn toàn. Không chỉ có vài người, như các đồng chí nghe nói, mà sự thực là có rất nhiều người Cuba đang phải trải qua những giờ phút buồn bã và cay đắng không thể nào diễn tả bằng lời.

Đế quốc Mỹ lại bắt đầu rêu rao về việc xâm lược đất nước chúng tôi, như một bàng chứng cho thấy những lời hứa của chúng mới mong manh và vô giá trị làm sao. Tuy nhiên, quyết tâm kiên cường chống xâm lược của dân tộc chúng tôi sẽ không gì lay chuyển nổi, và có lẽ hơn bất kỳ lúc nào hết chúng tôi hoàn toàn tin tưởng vào ý chí đấu tranh của chính mình.

Chúng tôi sẽ đấu tranh trong mọi hoàn cảnh khó khăn nhất; chúng tôi sẽ vượt qua những khó khăn trong hiện tại và chúng tôi sẽ vững vàng bước về phía trước - tuy vậy, cũng không gì có thể phá hoại sự gắn bó hữu nghị và lòng biết ơn mãi mãi của chúng tôi với nhân dân Liên Xô.

Thân ái,
Fidel Castro


Những lá thư này đều đã được xuất bản công khai trước đây, nhưng tôi nghĩ tốt hơn hết là đọc lại chúng một lần nữa ngày hôm nay khi kể lại những sự kiện đã diễn ra trong giai đoạn căng thẳng tháng 10 năm đó, theo yêu cầu của ông, bởi vì như tôi đã nói, sẽ không thể hiểu một cách toàn diện và trọn vẹn những gì chúng tôi đã làm trong cuộc khủng hoảng đó, xét trên các mặt chính trị, quân sự và tình cảm, nếu không có những lá thư này.


Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 29 Tháng Bảy, 2013, 10:25:18 am
Tháng 9 năm 1991, trong một chuyến thăm tới Mát-xcơ-va, Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ James Baker và Tổng thống Liên Xô Mikhail Gorbachev đã đàm phán về việc rút những người lính Xô Viết cuối cùng ra khỏi Cuba - Lữ đoàn Chuyên gia Bộ binh Cơ giới. Lần này họ có tham khảo ý kiến phía Cuba về quyết định đó không?

Tham khảo! Họ chẳng bao giờ tham khảo ý kiến của chúng tôi cả. Vào thời điểm đó, Liên Xô đang bắt đầu tan rã. Tất cả những gì họ đưa khỏi đất nước chúng tôi đều được thực hiện mà chẳng có sự tham khảo ý kiến gì hết. Ngay cả trong cuộc khủng hoảng tháng 10 (năm 1962) họ cũng chẳng thèm tham khảo ý kiến chúng tôi mà cứ thế đồng ý (với Mỹ) về việc rút tên lửa ra khỏi Cuba dưói sự thanh sát của Liên hợp quốc, và chúng tôi đã phải lên tiếng, “Không, không ai được phép tới đây mà thanh sát gì hết. Chúng tôi không cho phép chuyện đó xảy ra. Nếu các đồng chí muốn rút thì việc đó hoàn toàn không liên quan gì đến chúng tôi cả”. Và thế là họ đành nghĩ ra một thủ tục mới - họ tiến hành thanh sát việc rút tên lửa ngay trên biển. Cách hành xử của họ đã gây ra rất nhiều căng thẳng trong quan hệ giữa hai bên, nhưng dù sao Liên Xô cũng là một siêu cường. Chúng ta có thể nói rất lâu mà cũng không hết chuyện về chủ đề này - đã có rất nhiều sai lầm; tôi cũng đã nhiều lần đề cập đến vấn đề này.

Thêm một chi tiết khác liên quan đến chủ đề này. Khi Liên Xô rút hết, năm 1991, khi họ rút lữ đoàn quân Xô Viết cuối cùng ra khỏi Cuba...

Không, chuyện đó do họ đàm phán trực tiếp với phía Mỹ, hoàn toàn không tham khảo ý kiến của chúng tôi. Nói chung là họ đàm phán tất cả mà không bao giờ nói với chúng tôi một câu nào. Mà thật ra khi đó cũng chẳng có lý do gì để mà đàm phán về lữ đoàn đó; cả nhân sự và trang thiết bị của đơn vị đó đã suy yếu đến mức gần như kiệt quệ - làm sao nó có thể chiến đấu được khi mà Liên Xô đã bị chia rẽ và đang tan rã trong khi cán bộ và chiến sĩ của lữ đoàn là người đến từ các nước Cộng hòa khác nhau? Cho dù thực tế là những người lính Xô Viết luôn sẵn sàng chiến đấu về mặt kỹ thuật, họ rất dũng cảm, điều đó đã được họ chứng tỏ trong chiến tranh thế giới thứ 2. Nhưng tới thời điểm tiến hành rút quân về thì tình hình ở Liên Xô (cũ) đã hết sức tồi tệ.

Khi đó chắc nhiều người đã nghĩ rằng đổi lại việc Liên Xô đồng ý rút nốt lữ đoàn cuối cùng ra khỏi Cuba, thì lẽ ra đã có thể thuyết phục được nguời Mỹ rút khỏi căn cứ của mình ở Guantánamođúng không?

Hừm, tôi nghĩ khả năng đó chỉ có thể xảy ra trong giai đoạn cuộc khoảng hoảng tên lửa tháng 10 năm 1962, như tôi đã nói. Lẽ ra đã có thể giành được sự nhượng bộ (từ phía Mỹ) một cách dễ dàng mà chỉ cần bình tĩnh và khôn ngoan một chút, bởi vì khi đó cả thế giới sẽ không đời nào để yên cho Mỹ lôi kéo tất cả vào một cuộc chiến tranh hạt nhân.

Một cuộc chiến tranh hạt nhân trên toàn thế giới.

Chúng tôi đặt ra năm yêu cầu trên bàn đàm phán, trong đó có việc chấm dứt ngay các hoạt động cướp biển cũng như những hành động (đe dọa) xâm lược và khủng bố nhằm vào Cuba, mặc dù những hành động đó vẫn tiếp diễn trong nhiều thập kỷ sau này; tiếp theo đó là phải dỡ bỏ lệnh phong tỏa kinh tế; và cuối cùng là trao trả lại vùng lãnh thổ do Mỹ chiếm đóng để xây dựng căn cứ hải quân Guantánamo. Lẽ ra đã có thể dễ dàng đạt được năm yêu sách này trong giai đoạn cuộc khủng hoảng căng thẳng đang bao trùm lên toàn thế giới, vì, như tôi đã giải thích, sẽ không quốc gia nào chịu lao đầu vào một cuộc chiến tranh hạt nhân trên phạm vi toàn thế giới chỉ vì lệnh phong tỏa, vì hành động khủng bố và một căn cứ hải quân trái phép xây dựng trên lãnh thổ Cuba do Mỹ ngang nhiên chiếm đóng. Sẽ không quốc gia nào chịu đứng yên nhìn chiến tranh xảy ra vì những lý do như vậy.

Sự hiện diện của những đơn vị tên lửa chiến lược chính là lý do mạnh mẽ khiến Mỹ và các đồng minh của mình tập hợp lại với nhau. Nhưng vấn đề là ở chỗ chẳng có gì là phi pháp khi ký kết một thỏa thuận theo đó Liên Xô đưa tên lửa vào Cuba để giúp chúng tôi ngăn ngừa một mối đe dọa xâm lược thực tế là đang được lẽn kế hoạch. Ngay chính các nhà sử học Mỹ cũng có đầy đủ nguồn tư liệu cần thiết để chứng minh điều đó - tức là những kế hoạch tấn công nhằm vào Cuba. Có nghĩa là khi Liên Xô bắt đầu triển khai việc lắp đặt tên lửa để bảo đảm an ninh cho chúng tôi, thì kế hoạch của Mỹ nhằm vào việc xâm lược Cuba sau thất bại Girón đã được soạn thảo xong; những cái cớ cần thiết cho việc xâm lược chúng tôi đều cũng đã được chuẩn bị từ tháng 2 năm 1962, trong khi như tôi nhớ, thì tên lửa của Liên Xô mãi đến tháng 6 mói được đưa sang.

Tức là mùa hè năm 1962.

Đúng thế, vào mùa hè - tức là nhiều tháng sau. Chính phía Liên Xô đã thông báo cho chúng tôi kế hoạch đó, bởi vì dường như họ đã nắm được thông tin - hai nước siêu cường vẫn không ngừng do thám lẫn nhau bằng mọi phương thức có thể. Thông qua các biện pháp tình báo và gián điệp, Liên Xô đã biết được kế hoạch xâm lược Cuba của Mỹ. Tất nhiên họ không nói cho chúng tôi là họ biết; họ chỉ nói rằng họ đoán như vậy sau cuộc nói chuyện của Khruschev với Kennedy ở Viên, đại loại là như vậy, nhưng tôi tin chắc là Liên Xô đã biết.

Chẳng có gì là bất hợp pháp trong Hiệp định của chúng tôi với Liên Xô, trong khi đố Mỹ cũng triển khai tên lửa Jupiter ở Thổ Nhĩ Kỳ và Italia, mà làm gì có ai đe dọa xâm lược hai nước đó. Vấn đề không phải ở tính hợp pháp hay không của Hiệp định - tất cả đều tuyệt đối hợp pháp - mà là ở cách xử lý tình hình thiếu khôn ngoan về chính trị của Khruschev, khi mà cho dù cả Liên Xô và Cuba đều có quyền lại chính đáng, ông ta lại đi loay hoay trong mớ lý lẽ về vũ khí tấn công với lại phòng thủ. Trong quá trình đấu tranh chính trị, anh tuyệt đối không được để kẻ thù lấn lướt khiến cho bên mình mất tinh thần chỉ vì đã trót dùng đến thủ đoạn mập mờ và dối trá.

Tôi xin nhắc lại: hành động của chúng tôi là tuyệt đối hợp pháp, phù hợp với thông lệ quốc tế và hoàn toàn chính đáng. Nó chẳng có gì là phi pháp cả. Sai lầm xuất phát từ việc phía Liên Xô đã nói dối (Mỹ) và đưa tin không đúng sự thật, chính điều đó đã khiến Kennedy thêm bạo dạn. Bởi vì Kennedy đã có bằng chứng cụ thể, mà phía Mỹ đã thu thập được bằng máy bay do thám, là những bức ảnh chụp từ những chiếc máy bay U-2 xâm phạm vào không phận của chúng tôi một cách ngang nhiên. Một khi anh đã triển khai các trạm tên lửa đất đối không, anh không thể để cho quốc gia khác ngang nhiên xâm phạm vũng không phận của tổ quốc mình mà lẽ ra những trạm tên lửa kia phải có nghĩa vụ bảo vệ. Nước Mỹ không đời nào cho phép đối phương bay qua không phận của mình, thậm chí có lẽ họ còn không bao giờ cho phép máy bay do thám của Liên Xô bay qua những căn cứ tên lửa của mình ở Italia và Thổ Nhĩ Kỳ. (Nhưng dù sao thì Liên Xô cũng đã làm như vậy - bay do thám qua các căn cứ tên lửa của Mỹ).

Có rất nhiều sai lầm cả về chính trị và quân sự, và điều không thể không làm là nói về chúng, để giải thích những chuyện đã xảy ra khi đó.

Tháng 10 năm 1962, không phải là chúng tôi đồng ý với việc rút tên lửa, mà đúng hơn là chúng tôi đã không hề làm gì để ngăn họ (Liên Xô) rút tên lửa về, bởi vì nếu làm như vậy, chắc chắn chúng tôi sẽ phải đối mặt với những vấn đề nghiêm trọng từ cả hai siêu cường, và điều đó sẽ vượt quá khả năng chịu đựng của Cuba.



Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 29 Tháng Bảy, 2013, 10:34:36 am
Nếu như thế thì quả là quá sức chịu đựng thật!

Chúng tôi kiểm soát hoàn toàn đất nước, và sẽ không quả tên lửa nào có thể dịch chuyển lấy một centimet nếu chúng tôi mà quyết định rằng chúng sẽ không đi đâu hết, nhưng như thế sẽ là quá ngốc nghếch, sẽ thật là điên rồ. Có điều là chúng tôi đã từ chối việc cho phép Liên Hợp Quốc vào thanh sát quá trình rút tên lửa. Chúng tôi đã phản đối, đã bày tỏ sự bất bình của mình, đã đưa ra điều kiện là năm yêu sách đó.

Nhưng rồi, khi Liên Xô - chuyện xảy ra đúng là như vậy, hoàn toàn đúng như những gì tôi đang nói với ông - đàm phán với Mỹ, trong khuôn khổ chính sách (nhún nhường) đó, trong khuôn khổ cái trò đi đêm giữa hai nước với nhau giữa những ngày khó khăn của cuộc khủng hoảng, một trò ngoại tình nóng bỏng ngay giữa chiến tranh lạnh, hai bên đã thỏa thuận tiến hành thanh sát trên biển thay vì thanh sát trên lãnh thổ Cuba.

Sau này, vào tháng 10 năm 2001, khi phía Nga thông báo rằng họ sẽ đóng cửa và rút về nước Trung Tâm Trinh sát Điện tử 1, thì đó cũng chẳng qua là sự đã rồi - họ có thông báo cho chúng tôi, hy vọng chúng tôi sẽ đồng ý.

Nhưng phía Cuba đã phản đối kế hoạch đó?

Chúng tôi không nhất trí, vì trong chuyến thăm của Vladimir Putin tới Cuba vào tháng 12 năm 2000, chúng tôi đã tới thăm trung tâm đó, một căn cứ tác chiến điện tử rất lớn nằm ở phía nam Havana. Putin đến Cuba trong hoàn cảnh hữu nghị và thân thiện nhất. Tại trung tâm này, tôi phát hiện ra là tình cảnh của họ chẳng khác gì một khu ổ chuột, bởi vì những người lính Liên Xô sống trong sự cô lập, một sự cô lập tự nguyện, cùng với gia đình mình, vì vậy chúng tôi đã quyết định triển khai một số chương trình cho con cái họ, ví dụ như tổ chức tham quan các tụ điểm văn hóa, các trung tâm giải trí, đại loại như vậy. Trước đó tôi không hề biết là tình hình ở đây lại bi đát như vậy. Khi phía Nga tuyên bố đóng cửa trung tâm và rút lực lượng về nước thì đó cũng hoàn toàn là một quyết định đơn phương. Họ thông báo quyết định này sau chuyến thăm của Putin khoảng mười tháng. Trong cả hai trường hợp đều không có thông báo hay tham khảo trước ý kiến của chúng tôi.

Bất chấp cuộc khủng hoảng tháng 10, mà thế giới vẫn gọi là “Cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba”, ông vẫn thể hiện quan điểm khá tích cực về phía Tổng thống Kennedy.

Chính cuộc khủng hoảng đó đã góp phần củng cố hình ảnh của Kennedy, tiếp thêm cho ông ta sức mạnh - ông ta đã chứng tỏ khả năng phản ứng một cách hiệu quả trong hoàn cảnh nguy cấp.

Giả sử khi đó mà chúng tôi tham gia vào quá trình đàm phán, chắc chắn chúng tôi sẽ tiến hành đầm phán một cách xây dựng... Có thể đã có đối thoại, trao đổi nhận thức và quan điểm về nhau, và rất có thể điều đó đã cho phép chúng tôi tránh được rất nhiều vấn đề mà hai nước phải giải quyết từ đó đến nay.

Hồi tưởng lại những gì đã xảy ra, đánh giá lại những chính sách của Kennedy thời gian đó, tôi không thể không nhắc đến bối cảnh của tình hình giai đoạn những năm 1960, những Học thuyết chi phối suy nghĩ và ý thức hệ của các bên - chắc chắn khi đó nước Mỹ đã phải mất ăn mất ngủ đến thế nào khi một Chính phủ nằm cách mình hơn 100km dám tuyên bố thực hiện một cuộc Cách mạng Xã hội Chủ nghĩa, và nhất là lại hoàn toàn tự mình tuyên bố Cách mạng Xã hội Chủ nghĩa, vì khi đó Liên Xô chưa hề giúp đỡ chúng tôi một xu nào, thậm chí một khẩu súng cũng không.

Đến tháng 1 năm 1959 tôi hoàn toàn chưa biết một người Xô Viết nào, chứ đừng nói đến những nhà lãnh đạo Liên Xô.

Nhưng theo tôi biết thì Raul, em trai ông, đã biết một số người Xô Viết.

Raul có gặp một người tên là Nikolai Leonov, một thanh niên Xô Viết trẻ tuổi, đi cùng tàu, khi Raul trên đường trở về từ một hội thảo quốc tế về quyền của thanh niên được tổ chức tại Viên (Áo) năm 1953. Như tôi vừa nói, Raul mới chỉ gặp một thành viên của Đoàn Thanh niên Xã hội Chủ nghĩa Liên Xô. Hai người dường như quấn lấy nhau ngay lập tức! Đó cũng là điều dễ hiểu. Và vậy là Raul gặp Leonov - bây giờ cái ông Leonov cũng vẫn còn sống đấy - khi người thanh niên Xô Viết đang trên đường tới Mêhicô để nhận nhiệm vụ của một nhà ngoại giao trẻ. Họ đã đi cùng trên tầu, chỉ thế thôi. Chủ nghĩa Xã hội xuất hiện ở Cuba không phải bằng con đường nhân bản vô tính, hoặc bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo. Chủ nghĩa xã hội ở đây rất khác, và ông phải ghi nhớ điều đó khi ông so sánh Cuba với những nỗ lực hoặc công cuộc xây dựng Chủ nghĩa Xã hội ở Đông Âu - nơi mà giờ đây lại quay lại với Chủ nghĩa Tư bản.

Bất chấp sự tiếp diễn của lịch sử cũng như sự phát triển của xã hội loài người và những yếu tố cỏ ảnh hưởng to lớn nhất đến sự phát triển đó, hoặc nói đúng hơn là quyết định sự phát triển của xã hội loài người, thì vẫn luôn có những yếu tố hoàn toàn chủ quan có thể tác động đến các sự kiện, níu kéo hoặc thúc đẩy tiến trình lịch sử.

Trong trường hợp của Cuba, hoàn toàn rõ ràng, không một chút mảy may nghi ngờ, là sự kết hợp của các yếu tố khách quan và chủ quan đã thúc đẩy tiến trình cách mạng của đất nước chúng tôi, thúc đẩy những thay đổi mà cách mạng đã mang lại. Và tất cả những yếu tố đó đã dẫn đến sự xung đột lợi ích, và cuối cùng là sự đối đầu, giữa Cuba và Mỹ cũng như cuộc khủng hoảng tháng 10 năm 1962, mà phía Mỹ vẫn quen gọi là “Cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba”.

Nhưng trong thời điểm đó, Kennedy đã chứng tỏ mình là một nhà lãnh đạo rất biết điều - ông ta đã không làm phức tạp thêm tình hình; ông ta ra lệnh ngừng các chuyến bay do thám, những chuyến bay do thám tầm thấp, đồng thời ra lệnh chấm dứt Chiến dịch Chồn mangút 2.

Tất cả những quyết định đó đã khiến cho Kennedy trở thành đối tượng chịu sự căm ghét từ phía những kẻ thù của Cách mạng Cuba, bởi vì ông ta đã từng không ra lệnh cho hạm đội (Mỹ) tham chiến ở Playa Girón để giúp bọn lính đánh thuê, và bởi vì ông ta đã không lợi dụng cuộc khủng hoảng tháng 10 để can thiệp vào Cuba như những gì mà rất nhiều tướng lĩnh và bè lũ diều hâu thù địch với Cuba đã cố vấn cho ông ta. Rất có thể đó chính là những kẻ đứng đằng sau vụ ám sát ông ta. Mặc dù tôi không hề có bằng chứng gì, tôi chỉ phỏng đoán trên cơ sở những gì đã diễn ra. Tuy nhiên, tôi dám khẳng định đó là sự thật - có rất nhiều, quá nhiều, lý do để nghi ngờ như vậy.

Khi Kennedy bị ám sát ngày 22 tháng 11 năm 1963, Lee Harvey Oswald đã bị buộc tội là thủ phạm, và nguờí ta đồn rằng hắn là người có cảm tình với Cuba, ông có cho rằng những kẻ đó có dã tâm ám chỉ sự liên can của Cuba trong vụ ám sát này?

Ơn Chúa là trước đó chúng tôi đã không đồng ý cho tên này vào Cuba. Việc đó chắc chắn sẽ bị lợi dụng và xuyên tạc thành một cái cớ để các thế lực thù địch vu cáo cho Cuba có dính dáng đến vụ ám sát (Kennedy). Thực tế là khi phía Mỹ tiến hành điều tra, chúng tôi đã cung cấp cho họ tất cả những thông tin mà chúng tôi có.

----------------------------------------------------------
1. (Tiếp tục 4 đoạn ngắn:
Chúng tôi biết rằng, chúng ta cần phải tranh thủ mọi lợi thế để báo vệ Cuba, để củng cố độc lập và chủ quyền của Cuba, ngăn chặn hành động tấn công quân sụ và mối hiểm hoạ cuộc chiến hạt nhân toàn cầu.
Và chúng tôi đã thành công.
Tất nhiên, chúng tôi đã nhượng bộ và đã có những cam kết nhất định. Chúng tôi hành động trên nguyên tắc nhượng bộ có đi có lại. Nước Mỹ cũng nhượng bộ; họ đã cam kết công khai với thế giới là sẽ không tấn công Cuba.
Do đó, nếu chúng tôi so sánh hành động tấn công của nước Mỹ, cuộc chiến tranh hạt nhân với những cam kết của chúng tôi - hành động nhượng bộ có đi có lại sự đảm bảo ổn định cho nước Cộng hoà Cuba, ngăn chặn một cuộc chiến tranh thế giới - tôi nghĩ kết luận đã rõ ràng
).

2. Chiến dịch Mongoose là kế hoạch bí mật tiến hành cuộc chiến xuyên tạc của Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ chống Cuba. Trong đó bao gồm cả chiến tranh kinh tế, thu thập thông tin tình báo, chiến tranh tâm lý, ủng hộ các nhóm vũ trang chống Castro, và ủng hộ các tổ chức chính trị phản cách mạng. Được đề xuất từ tháng 11 năm 1961 sau thất bại vụ xâm lược Vịnh Con lợn bởi tướng Maxwell Taylor, nhưng đến ngày 3 tháng 1 năm 1963, kế hoạch này vẫn chua được chính thức kết luận.




Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 29 Tháng Bảy, 2013, 10:40:56 am
Vậy ông nghĩ như thế nào về cách giải thích chính thức xung quanh vụ ám sát Kennedy?

Hừm, tất cả đều rất kỳ lạ. Theo kinh nghiệm chuyên môn của bản thân trong lĩnh vực bắn tỉa, tôi không tin là với một khẩu súng trường có gắn ống ngắm như của hắn lúc đó, người ta có thể bắn, nạp đạn và bắn tiếp chỉ trong vài giây như vậy. Bởi vì một khi anh bắn bằng ống ngắm, chỉ cần khẩu súng bị giật đi một phần mười centimet thì coi như anh đã để trượt mất mục tiêu. Giả sử như anh đang ngắm bắn vào một chiếc đĩa nằm cách xa khoảng 500-600m, và với sức giật của khẩu súng sau phát đầu tiên, kiểu gì anh cũng phải ngắm lại.

Nếu như anh đang nấp sau cửa sổ, anh nổ súng và ngay lập tức anh phải nạp đạn, cố định lại vị trí tỳ súng, lên đạn, ngắm lại mục tiêu và nổ súng tiếp. Và cần nhớ rằng để tìm lại mục tiêu bằng ống ngắm chỉ trong một tích tắc ngắn ngủi như vậy là cực kỳ khó khăn. Nhất là lại bắn liền ba phát, với độ chính xác cao như vậy, bởi một người hầu như không hề có kinh nghiệm gì về bắn tỉa - đó là chuyện thật khó hiểu.

Vậy là ông cho rằng có hơn một tay súng?

Hừm, điều tôi thấy khó hiểu nhất về những phát súng đó chính là cách mà chúng được bắn ra, như tôi vừa giải thích. Tôi không nghĩ ra bất kỳ giả thuyết nào khác. Thật ra có rất nhiều giả thuyết. Nhưng tôi chỉ có thể nói ra nhưng gì tôi biết rõ trên cơ sở kinh nghiệm sử dụng súng bắn tỉa có ống ngắm của bản thân. Trong khi những lời giải thích chính thức do Chính phủ Mỹ đưa ra là rất khó tin - không thể có chuyện từ một khẩu súng mà pằng, pằng, pằng ba phát liền như vậy.

Tóm lại, có hai chi tiết trong vụ ám sát đó mà tôi không sao giải thích nổi: thứ nhất là kiểu bắn của một người sử dụng súng trường bắn tỉa, ba phát liên tiếp với độ chính xác rất cao trong khoảng thời gian rất ngắn. Điều đó hoàn toàn khác với những kinh nghiệm thực tế mà tôi biết.

Thứ hai, sau đó Oswald là một tù nhân, hắn ta đang ở trong nhà giam, vậy mà cái tên chủ hộp đêm Jack Ruby đó, với lý do là căm phẫn trước vụ ám sát, đã vào được đồn cảnh sát, ngay giữa đông đủ cảnh sát và máy quay truyền hình, nổ súng giết Oswald. Tôi không biết là ở nơi nào lại có chuyện lạ lùng như thế không nữa.

Vậy là ông nghi ngờ lời giải thích chính thức?

Vâng, tất nhiên là phải nghi ngờ rồi. Tôi hoàn toàn không tin những gì họ giải thích vẻ cung cách nổ súng của Oswald. Và Arthur Schlesinger, một trong những Cố vấn của Kennedy, người đã từng tới thăm Cuba 1, đã viết một cuốn sách dài hơn 900 trang  , trong đó ông ta đã kể lại toàn bộ câu chuyện và nói rõ về tiểu sử Oswald. Tên Oswald này đã tìm cách tới đây, tới Cuba, và vì người của chúng tôi thấy nghi ngờ hắn, nên chúng tôi đã không chấp nhận.

Hãy thử tưởng tượng chuyện gì đã xảy ra nếu như tên đó tới đây rồi quay về (Mỹ) và vài ngày sau hắn ám sát Kennedy, tức là ngay sau khi hắn ở lại Cuba một tuần liền. Rõ ràng là ở đây có một kế hoạch, không chỉ chống lại Kennedy, mà còn nhằm vào Cuba. Tôi biết chắc rằng cách giải thích đó thật là vô lý. Schlesinger đã trình bày rất chi tiết.

Rất có thể Oswald là một điệp viên hai mang, ông biết là chuyện có thể xảy ra như thế nào rồi đấy - hắn tới Liên Xô và quay về, mà ai cũng biết là trong những ngày Chiến tranh Lạnh căng thẳng đó, hai nước này (Mỹ và Liên Xô) rình rập nhau ghê gớm đến nhường nào.

Oswald đã từng tới Liên Xô.

Đúng vậy, hắn đã từng tới đó; thậm chí hắn còn kết hôn với một phụ nữ Liên Xô. Sau đó hắn quay về Mỹ, và hai vợ chồng ly dị. Thậm chí Schlesinger còn đưa ra một cách giải thích trên quan điểm phân tâm học về hành vi của Oswald.

Ý đồ của tên này là gì khi hắn tìm cách vào Cuba? Làm thế nào mà tên chủ hộp đêm Jack Ruby lại có thể ngang nhiên vào trong đồn cảnh sát và giết Oswald? Đó là hai trong số những chi tiết cực kỳ lạ lùng mà ai cũng có thể thấy là rất phù hợp với những gì chúng tôi nghi ngờ về việc đằng sau chuyện này có một âm mưu. Nhưng tôi không có bằng chứng nào cụ thể, tất cả những gì tôi có thể làm là phỏng đoán. Những gì tôi có thể đề cập vẫn chỉ xoay quanh hai câu hỏi trên mà thôi, cũng như sự vô lý trong cách giải thích của chính quyền Mỹ xung quanh phương thức gây án của Oswald - và tất cả những điều đó khiến người ta hoàn toàn có thể đặt câu hỏi về mức độ trung thực trong cách giải thích mà Chính phủ Mỹ đưa ra trước công luận.

---------------------------------------------------------
1. Ở độ tuổi 75, Arthur M. Schlesinger, Jr, cựu Cố vấn của Tổng thống John Kennedy đến thăm Cuba tham dự hội nghị quốc tế mang tên “Cuộc khủng hoảng tên lửa ở Cuba”, 1962: Kỷ niệm lần thứ 40, vào ngày 11 và 12 tháng 10 năm 2002. Tại hội nghị này, Schlesinger được hỏi, theo tin đồn, liệu có phải Tổng thống Kennedy dự định muốn cải thiện quan hệ Mỹ - Cuba sau cuộc khủng hoảng tên lửa và Schlesinger trả lời: “Tôi là người trực tiếp chứng kiến dự định đó bởi vì Tổng thống nói với tôi không chỉ một lần và tôi có thể khẳng định rằng, mặc dù có rát nhiều vấn đề cần sự quan tâm của Tổng thống, nhưng ông ấy vẫn nghĩ đến những cách thức và biện pháp để tiếp cận Havana”. Liên quan đến vấn đề này, Schlesinger có đề cập đến nội dung một bức thư, “một lá thư mà tôi không nhớ chính xác nội dung được gửi cho Chính phủ Cuba thông qua Chính phủ Brazil”. Và ông ta kết luận: “Nhưng những nỗ lực đó đã chấm hết với việc ông bị ám sát cùng năm đó”. Thông tin từ Hãng Thõng tấn AIN (Hãng thông tấn quốc gia Cuba), 13 tháng 10 năm 2002. (Đánh giá của Schlesinger được dịch từ tiếng Tây Ban Nha; tôi không tìm được nội dung chính xác bằng tiếng Anh).


Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 29 Tháng Bảy, 2013, 02:17:23 pm
14

CÁI CHẾT CỦA CHE GUEVARA


Che và phong trào chống Đế quốc - Lá thư chia tay
- Trong những cuộc xung đột du kích ở châu Phi - Quay về Cuba
- Chuẩn bị cho chuyến đi vào dãy Andes - Régis Debray
- Trận đánh cuối cùng - Di sản của Che


Sau cuộc khủng hoảng tháng 10 năm 1962, mối đe dọa của Mỹ xâm lược Cuba đã giảm đi. Cách mạng Cuba tiếp tục củng cố những thành quả của mình. Che Guevara bắt đầu đi vòng quanh thế giới. Ông ấy tỏ ra rất quan tâm đến tình hình quốc tế, và đặc biệt là Phong trào chống Đế quốc?

Điều hiển nhiên nhất là Che đóng vai trò như một người quan sát tình hình trong khối Thế giới thứ ba. Anh ấy rất quan tâm tới các vấn đề quốc tế, về Hội nghị Bandung  , Phong trào Không liên kết và những vấn đề khác. Anh ấy rời Cuba năm 1965 - từ đó anh ấy đã đi vòng quanh thế giới, gặp gỡ với Chu Ân Lai, với Nehru, với Nasser, với Sukarno, đơn giản vì lý do anh ấy là một Chiến sĩ Quốc tế chân chính và đặc biệt quan tâm tới những vấn đề của các nước đang phát triển.

Liên quan đến Trung Quốc, theo tôi nhớ thì Che đã gặp gỡ và trao đổi với một số nhà lãnh đạo Trung Quốc. Anh ấy tiếp xúc với Chu Ân Lai, như tôi vừa nói; anh ấy gặp Mao Trạch Đông, có thể thấy là Che rất quan tâm tới tư duy cách mạng của người Trung Quốc. Anh ấy hoàn toàn không có gì bất đồng với Liên Xô, nhưng rõ ràng là xét theo góc độ nào đó, anh ấy gần gũi với Trung Quốc, và tỏ ra đồng cảm với quốc gia này hơn.

Thậm chí anh ấy còn tới thăm Nam Tư, cho dù tại đây đang diễn ra những thử nghiệm về mô hình tự hạch toán tài chính của khối Đông Âu, mà cá nhân tôi khi ấy cũng không hề ủng hộ. Bởi vì như thế một hợp tác xã sẽ chỉ chăm chăm vào việc xây dựng khách sạn cùng những thứ đại loại như vậy và xa rời khỏi mục tiêu hoạt động ban đầu để chạy theo lợi nhuận, ngay tại Cuba này tôi cũng đã chứng kiến nhiều trường hợp các hợp tác xã dồn hết tiền bạc và công sức cho việc phát triển thương mại và du lịch thay vì sản xuất nông nghiệp theo đúng chức năng của mình.

Tháng 12 năm 1964, Che có mặt tại Liên hợp quốc, sau đó lại tới Algeria, và ông ấy còn đi khắp châu Phi trong những tháng đầu tiên của năm 1965.

Vâng, nhưng đó là một chiến lược, trong giai đoạn chuẩn bị cuối cùng cho sứ mệnh mà anh ấy tự đặt ra cho mình - Che đã quyết định tới Bolivia. Khi đó anh ấy đang rất sung sức, tràn đầy nhiệt huyết, và anh ấy quyết tâm đóng góp cho Cách mạng Argentina. Anh ấy đang tạo ra những điều kiện cần thiết cho sự thành công của một cuộc đấu tranh cách mạng, bởi vì khi đó kẻ thù nào cũng muốn hủy diệt chúng tôi, và chúng tôi phải phản ứng bằng cách thay đổi cán cân lực lượng - tức là tiến hành “Cách mạng hóa”. Đó là chân lý vĩ đại mà chúng tôi vẫn luôn theo đuổi.

Ông đã từng bảo tôi: “Họ quốc tế hóa việc phong tỏa; chúng tôi quốc tế hóa chiến tranh du kích”.

Trường hợp của Trujillo, kẻ đã bị một nhóm người Dominica đã từ Cuba quay về tìm cách đấu tranh lật đổ tháng 7 năm 1959 - sự kiện đầu tiên thể hiện tinh thần đoàn kết chống lại chế độ độc tài mà cụ thể là để đáp lại một cam kết có từ lâu đối với những người Dominica từng chiến đấu bên cạnh chúng tôi - là một ngoại lệ. Trujillo từng cung cấp vũ khí cho Batista; sau này Batista lại tới đó tị nạn khi chiến tranh kết thúc, rồi những hành động vũ trang đã được tiến hành từ Cộng hòa Dominica để chống lại chúng tôi.

Liên quan đến những quốc gia khác ở hoàn cảnh tương tự, nguyên tắc của chúng tôi là luôn tôn trọng, tuân thủ Luật pháp quốc tế, bất cháp thực tế là có thể không một quốc gia nào thực sự có nhiều cảm tình với chúng tôi. Nhưng tất cả đều có sự tính toán và thận trọng riêng của mình - mức độ độc lập khỏi ảnh hưởng của Mỹ của một số nước có thể là tương đối cao hơn các nước khác. (Sau khi Cách mạng thành công), tất nhiên là những nước trung thành vô điều kiện với Mỹ ngay lập tức tuyên bố chấm dứt quan hệ ngoại giao với Cuba, trong khi những nước khác thì từ chối (trước sức ép của Mỹ về việc chấm dứt quan hệ với Cuba): Brazil từ chối, Uruguay từ chối, Chile từ chối. Tuy nhiên, Venezuela khi đó lại thuận theo Mỹ ngay lập tức, bởi vì khi ấy Rómulo Betancourt   đang nắm quyền, trước đó ông ta cũng từng là một người cánh tả, nhưng về sau ông ta lại trở thành một kẻ cực kỳ phản động. Vậy là có một số nước Mỹ latinh vẫn duy trì quan hệ với Cuba một thời gian - tiêu biểu như Mêhicô, suốt từ đó đến giờ.

Mỹ từng cảnh báo Cuba về việc phổ biến các hoạt động lật đổ ra khắp nơi trên thế giới.

Những đòi hỏi và yêu sách mà Mỹ đặt ra với Cuba cứ mỗi thời lại một khác; nói chung là rất đa dạng và phức tạp. Cứ thỉnh thoảng họ lại bổ sung một yêu sách mới. Ví dụ như, thứ nhất, chúng tôi phải từ bỏ Chủ nghĩa Xã hội. Sau đó, chúng tôi phải chấm dứt mọi quan hệ thương mại và những mối liên hệ khác với Liên Xô. Lúc nào họ cũng đặt ra với Cuba một yêu sách này nọ, thậm chí cả sau khi đã lên án và cô lập chúng tôi, rồi sau vụ Playa Girón, sau cuộc khủng hoảng tháng 10 năm 1962, bao giờ cũng phải có một vấn đề hoàn toàn mới mẻ, không lớn thì nhỏ. Rồi là liên quan đến những cuộc đấu tranh cách mạng ở châu Mỹ latinh: Cuba phải chấm dứt sự ủng hộ đối với những cuộc đấu tranh đó - ấy là tôi đang liệt kê những yêu sách mà họ đặt ra. Sau này là chuyện Angola, nước bị Nam Phi tấn công năm 1975. Mọi người đều biết chuyện gì đã xảy ra - (họ đòi) chúng tôi phải rút quân khỏi Angola; nếu chúng tôi rút quân khỏi Angola, tất cả những vấn đề đối với Cuba sẽ chấm dứt, họ bảo với chúng tôi như vậy... Một danh sách dài bất tận...

Sau này vẫn có những vấn đề mới tiếp tục phát sinh, ví dụ như cuộc cách mạng ở Ethiopia nổ ra năm 1974, rồi tình hình tại đó diễn biến phức tạp, đến năm 1977, chúng tôi cảm thấy mình phải có trách nhiệm giúp đỡ nhân dân Ethiopia và đóng góp phần mình vào sự nghiệp giải phóng các dân tộc trên thế giới. Chúng tôi là một đất nước bị bao vây, cô lập, và Mỹ càng điên cuồng cô lập chúng tôi, chúng tôi càng phải tìm kiếm sự ủng hộ từ những mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.



Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 29 Tháng Bảy, 2013, 02:21:38 pm
Nhưng sau này Cuba vẫn bị buộc tội là “xuất khẩu cách mạng”.

Quay lại thời kỳ đó, hồi những năm 1960, không có nước nào ở châu Mỹ Latinh duy trì quan hệ ngoại giao với chúng tôi - Mêhicô là nước duy nhất. Khi đó chúng tôi tuân thủ tất cả các quỵ tắc hành xử quốc tế. Tất nhiên là chúng tôi muốn có cách mạng; chúng tôi mong muốn điều đó từ cơ sở ý thức hệ của mình, trên cơ sở lý tưởng mà chúng tôi tin theo. Nhưng chúng tôi vẫn tôn trọng luật pháp quốc tế. Và tôi xin khẳng định rằng không thể nào xuất khẩu được cách mạng, vì không ai có thể “xuất khẩu” những điều kiện khách quan quyết định thành công của một cuộc cách mạng. Đó vẫn luôn là quan điểm mà chúng tôi theo đuổi suốt từ đầu đến tận ngày nay.

Sau khi Cách mạng thành công ở Cuba, đến tháng 5 năm 1959, tôi có mặt ở Buenos Aires. Chuyến thăm của tôi trùng với một hội nghị của OAS, và tại đó tôi đã trình bày một Kế hoạch Marshall cho châu Mỹ Latinh - giống như kế hoạch Marshall nổi tiếng để tái thiết châu Âu sau Chiến tranh thế giới thứ 2. Tới ước tính phải cần đến hai mươi tỷ USD. Tất nhiên lúc đó tôi chưa có nhiều kinh nghiệm như bây giờ - quá ít là khác. Nhưng tôi cũng đã có những ý tưởng táo bạo. Tôi cũng không có nhiều kinh nghiệm quốc tế, ngoài tất cả những gì tôi đã đọc và học hỏi suốt đời cũng như những điều tôi tự nghiệm ra xung quanh các vấn đề đó. Tôi cũng không có nhiều kinh nghiệm với châu Mỹ latinh, nhưng tại Hội nghị đó tôi vẫn trình bày kế hoạch của mình. Ông có biết vào thời điểm đó tổng số nợ nước ngoài của châu Mỹ Latinh là bao nhiêu không?

Không.

Năm tỷ USD.

Nếu so với số nợ hiện nay của khu vục này - 850 tỷ USD - thì như thế cũng không nhiều lắm.

Tại thời điểm đó, dân số châu Mỹ Latinh mới chỉ bằng một nửa so với bây giờ, chưa đến 250 triệu người. Và tôi chỉ tính riêng nợ nước ngoài - chứ chưa cần tính đến nợ trong nước, vốn cũng không hề nhỏ chút nào - đây mới là tính riêng khoản nợ mà một quốc gia phải thanh toán bên ngoài lãnh thổ của mình, cộng với tiền lãi. Đó là chưa kể đến những thiệt thòi vì bị chảy máu nguồn vốn, phải áp dụng tỷ lệ hối đoái không công bằng, rồi xu hướng nguồn vốn chảy từ những nước nghèo sang những nước giầu với nền kinh tế mạnh hon, khiến cho sự chênh lệch phát triển ngày càng rộng thêm, rồi những đặc quyền mà Mỹ được hưởng theo thỏa thuận Bretton Woods 1, đặc quyền của những nước được phép in đô la... Giờ đây vàng không còn là thứ bảo đảm nữa, vì từ tháng 8 năm 1971, Tổng thống Mỹ Nixon đã đơn phương tuyên bố bãi bỏ việc trao đổi vàng lấy đồng đô la, vì vậy tất cả những gì còn lại chỉ là đô la và đô la, đồng tiền duy nhất tồn tại ở bán cầu Tây này - trong khi tất cả những đồng tiền khác lúc nào cũng biến động rất lớn. Vậy là toàn bộ tiền ở tất cả các nước châu Mỹ Latinh, kể cả những đồng tiền bất minh cho đến tiền lương thiện, đều có xu hướng dịch chuyển, và đích đến của sự dịch chuyển đó luôn là Mỹ.

Như tôi biết thì kế hoạch do ông đề xuất ở Hội nghị OAS đã bị từ chối.

Lẽ ra kế hoạch đó đã có thể giúp lục địa này tránh được rất nhiều thảm kịch. Và hai năm sau, như tôi đã nói, Kennedy đã lấy luôn ý tưởng đó (của tôi) và đề xuất Kế hoạch Marshall của ông ta cho châu Mỹ latinh - thông qua Liên minh vì Tiến bộ: cải cách ruộng đất, cải cách tài chính, xây dựng nhà cửa, v.v...

Nhưng điều đó cũng không ngăn cản họ tiếp tục chống phá Cuba.

Đúng vậy. Khi đó họ phá bỏ tất cả mọi cam kết từng có đối với chúng tôi. Và tôi nghĩ quyết định đó cũng xuất phát từ một số lý do khách quan, nhưng tồi cũng nghĩ rằng những gì Che làm là hoàn toàn đúng đắn - tuyệt đối không có bất kỳ sự bất đồng nào. Vào thời điểm đó, người ta nói rất nhiều về Chủ nghĩa can thiệp chính trị của Mỹ, và Tổng thống Kennedy, một nhà lãnh đạo có tài năng thực thụ, đã không may phải thừa hưởng một âm mưu nhằm chống lại chúng tôi, tức là kế hoạch xâm lược Girón - ông ta phải thừa hưởng toàn bộ kế hoạch này và ông ta đành phải để nó diễn ra. Dù sao ông ta cũng đã tỏ ra vô cùng dũng cảm sau khi thất bại, bởi vì ông ta đã nhận hết trách nhiệm về mình, ông ta nói thế này: “Chiến thắng bao giờ cũng có hàng nghìn ông bố, nhưng thất bại luôn là một đứa trẻ mồ côi”.

Kennedy rất hứng thú với lực lượng Mũ nồi Xanh, tức là lực lượng đặc biệt của Mỹ, rồi ông ta cử họ sang Việt Nam. Trước đó Kennedy từng tham gia trong Chiến tranh thế giới thứ 2. Mọi người đều nói ông ta là một vị Tổng thống trọng danh dự và lẽ phải, nhưng chính Kennedy đã sa lầy vào một cuộc chiến tranh hèn hạ, phi nghĩa và vô lương tâm, ở Việt Nam - ông ta tiến hành những bước đi đầu tiên, sau đó ông ta bắt đầu gửi thêm ngày càng nhiều lính sang đó. Câu chuyện đã bắt đầu như vậy. Ông biết đấy, Việt Nam là một dân tộc đã từng chiến thắng Thực dân Pháp năm 1954. Chính những người Việt Nam - những đồng chí Việt Nam đã kể với tôi như vậy - cũng đánh giá chiến thắng Girón của Cách mạng Cuba như một nguồn cổ vũ lớn lao để họ tiếp tục chiến đấu và giành chiến thắng trước quân Mỹ. Các đồng chí Việt Nam vẫn luôn nói rằng tinh thần chiến đấu của quân đội Cuba đã cổ vũ họ rất nhiều. Rất có thể họ nói như vậy vì lịch sự thôi... Trong suốt thời gian (chống Mỹ) đó, quân đội Việt Nam vẫn duy trì các lực lượng chiến đấu của mình ở miền Nam.

Và Việt Nam cũng là nguồn cổ vũ lớn lao của những nguời Cuba. Chính Che đã thúc giục các nước Thế giới thứ ba phải “tạo ra hai, ba, thật nhiều Việt Nam hơn nữa” 2.

Và theo quan điểm của tôi thì anh ấy hoàn toàn đúng khi nói vậy. Tôi xin nói ngay rằng năm 1979, tức là mười hai năm sau khi Che hy sinh, chiến tranh ở Việt Nam đã kết thúc được vài năm và những chiến sĩ trong phong trào Sandinista ở Nicaragua đang bắt đầu giành được chiển thắng bằng kiểu đấu tranh mà chúng tôi đã phát động, mà trong đó Che cũng từng tham gia góp sức mình. Và phong trào cách mạng ở El Salvador cũng bắt đầu trỗi dậy mạnh mẽ, với khí thế hừng hực... Đó là một trong những cuộc đấu tranh với nhiều bài học kinh nghiệm nhất.

----------------------------------------------------------
1. Tháng 7 năm 1944, Hiệp ước Breton Woods được ký kết bởi 44 nước - mục tiêu của Hiệp ước này là nhằm cải cách hệ thống tiền tệ và khuyến khích trao đổi quốc tế sau thế chiến thứ hai. Hiệp ước này cũng đưa ra mức chuẩn trao đổi vàng, lấy đồng đô la làm đồng tiền dự trữ quốc tế và thành lập Qũy tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng thế giới (WB). (Xem thêm chương 20).

2. Trong “thông điệp gửi Hội nghị ba châu lục của Guevara” mà ông viết ở Cuba năm 1966 trước khi sang Bolivia. Bức thông điệp này gửi Tổ chức đoàn kết với người dân châu Á, châu Phi và châu Mỹ La-tinh, lúc đó mới thành lập và được đăng trên tạp chí Tricontinental của tổ chức này vào tháng 4 năm 1967 với tiêu đề của Guevara, “Tạo ra hai, ba... rất nhiều Việt Nam, đó là điều cần chú ý”. Bài báo này cũng được xuất bản trong cuốn Che Guevara và Cách mạng Cuba: Những bài viết và bài phát biểu của Che Guevara, Pathfinder, 1967, và cuốn Công lý toàn cầu: Giải phóng và Chủ nghĩa xã hội, Melbourne, 2002.



Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 29 Tháng Bảy, 2013, 03:44:45 pm
Và Cuba cũng đã giúp đỡ những người El Salvador phần nào đó?

Thật ra sự giúp đỡ của chúng tôi cũng hết sức khiêm tốn. Sau khi chiến thắng quân Mỹ nâm 1975, các đồng chí Việt Nam đã gửi cho chúng tôi rất nhiều vũ khí và trang thiết bị quân sự mà họ thu được sau khi chế độ Sài Gòn sụp đổ. Chúng tôi lại dùng tàu chuyển những vũ khí đó đến cực nam châu Phi, rồi gửi một số tới cho các đồng chí El Salvador trong phong trào FMLN, Mặt trận Giải phóng quốc gia Farabundo Marti.

Ông có tin rằng khi đó những điều kiện ở châu Mỹ latinh đã chín muồi cho một cuộc đấu tranh cách mạng giống như những gì từng diễn ra ở Cuba?

Ông phải hiểu rằng, luôn có những yếu tố chủ quan có khả năng thay đổi tiến trình phát triển của lịch sử. Nhiều khi tồn tại các điều kiện khách quan cho một thay đổi mang tính cách mạng nhưng lại thiếu đi những điều kiện chủ quan. Chính những yếu tố chủ quan tại thời điểm đó đã ngăn không cho phong trào cách mạng lan rộng. Tính đúng đắn của phương pháp đấu tranh vũ trang đã được chứng minh. Nicaragua giành thắng lợi mười hai năm sau khi Che hy sinh ở Bolivia. Điều đó có nghĩa là những điều kiện khách quan ở nhiều nước còn lại khắp châu Mỹ latinh còn tốt hơn cả điều kiện ở Cuba. Tại Cuba thậm chí còn có ít điều kiện khách quan hơn, nhưng vẫn đủ để thực hiện không chỉ một, mà là hai, kể cả ba cuộc cách mạng. Trong khi đó điều kiện khách quan ở các nước châu Mỹ latinh khác còn tốt hơn nhiều.

Cũng cần nói rằng chúng tôi đã đóng góp công sức đáng kể vào việc đoàn kết nhân dân các nước Nicaragua, El Salvador và Guatemala. Khi đó những người Sandinista cũng đang bị chia rẽ; những người El Salvador cũng chia năm xẻ bảy; người Guatemala cũng chẳng hơn gì. Chúng tôi đã nhận thấy rằng sứ mệnh của chúng tôi là phải thống nhất họ lại, và thực sự là chúng tôi đã làm được điều đó một cách rất thành công. Cuba vẫn luôn chứng tỏ được tinh thần đoàn kết của mình, và chúng tôi cũng đã hỗ trợ được ít nhiều cho các phong trào cách mạng ở Trung Mỹ. Nhưng thể hiện tinh thần đoàn kết và giúp đỡ chút gì đó cho một phong trào cách mạng không có nghĩa là chúng tôi xuất khẩu cách mạng.

Nhưng chính Cuba đã giúp đỡ Che đưa cách mạng sang Bolivia.

Đúng là chúng tôi đã giúp Che, chúng tôi chia sẻ những lý tưởng của anh ấy. Vào thời điểm đó, Che hoàn toàn đúng. Tôi thật sự vẫn luôn tin rằng vào giai đoạn đó, cuộc đấu tranh hoàn toàn có thể được nhân rộng ra khắp nơi. Tuy nhiên, vào thời điểm đó năm 1968, chúng tôi còn chưa chứng kiến sự xuất hiện của Torrijos ở Panama. Những hiện tượng khác cũng chuẩn bị xảy ra: ví dụ như chiến thắng của Allende ở Chilê năm 1970, và một số nước bắt đầu thiết lập lại quan hệ ngoại giao với Cuba.

Ở Colombia, đã có những tổ chức vũ trang đấu tranh theo đường lối du kích, những cuộc đụng độ lẻ tẻ diễn ra tử năm 1948, rất lâu trước khi chúng tôi bắt đầu đấu tranh cách mạng ở Cuba. Nhưng đây lại là một câu chuyện khác, phức tạp hơn, vì ở Colombia, những lực lượng du kích không được nhìn nhận như Phong trào ngày 26 tháng 7 của Cuba. Đằng sau đó còn rất nhiều chuyện nữa. Tôi cũng không muốn bàn sâu thêm về tình hình khi đó; những vấn đề này vẫn luôn hết sức nhạy cảm.

Che có kể hay giải thích với ông về những kế hoạch mà ông ấy định thực hiện liên quan đến Bolivia và Argentina không? Ông ấy có chia sẻ gì với ông không?

Khi đó anh ấy rất sốt ruột. Những ý tưởng mà anh ấy đưa ra cực kỳ khó thực hiện. Do đó, xuất phát từ kinh nghiệm của chính mình, tôi đã khuyên Che phải chờ đến khi tình hình thuận lợi hơn. Chúng tôi gọi ý rằng anh ấy cần thêm thời gian, chứ không nên nôn nóng. Điều chúng tôi muốn làm lúc đó là chờ đến khi các nhóm khác, không nổi tiếng nhiều bằng Che, tiến hành những bước đi đầu tiên, tạo ra những điều kiện thuận lợi hơn cho các mục tiêu mà Che đã đề ra. Có điều anh ấy quá hiểu về những yêu cầu của cuộc sống du kích, anh ấy biết là con người ta phải cần có sức chịu đựng cực kỳ dẻo dai, có sức khỏe tốt, và tuổi tác cũng là vấn đề quan trọng, và mặc dù Che có thể vượt qua tất cả những điểm hạn chế về thể chất nhờ nghị lực sắt đá của mình, anh ấy cũng hiểu rằng nếu chờ đợi quá lâu, anh ấy sẽ không còn đủ sức khỏe và sự dẻo dai cho cuộc đấu tranh du kích nữa.

Dần dần anh ấy bắt đầu trở nên rất lo lắng về những yếu tố đó, mặc dù anh ấy không mấy khi thể hiện ra ngoài. Khi đó Che đang phải giải quyết những vấn đề cực kỳ khó khăn: gần như ngay trong những ngày đầu tiên của cuộc Cách mạng, Che đã giao cho Jorge Ricardo Masetti, một nhà báo người Argentina, - người đã từng ở cùng chúng tôi trong vùng núi Sierra 1 nhiệm vụ tổ chức một nhóm du kích ớ miền bắc Argentina. Và Masetti đã hy sinh khi thực hiện sứ mệnh đó 2. Bi kịch này lầm Che gần như suy sụp, vì một khi anh ấy cử ai đó đi thực hiện nhiệm vụ và không may bi kịch xảy ra với cái chết của người đó thì Che bao giờ cũng rất buồn và tự trách mình. Ngày nào anh ấy cũng đau đớn, dằn vặt, mỗi khi nhớ đến người đồng chí đã hy sinh. Chúng ta có thể thấy điều đó qua cuốn nhật ký mà Che viết trong thời gian ở Bolivia, trong đó anh ấy đã miêu tả rất rõ ràng việc anh ấy đau đớn và suy sụp đến mức nào trước cái chết của người đồng chí tên là Eliseo Reyes, với biệt danh “Đại úy San Luis”: “Chúng tôi đã mất đi đồng chí xuất sắc nhất trong lực lượng du kích, và dĩ nhiên là một trong những trụ cột của cuộc đấu tranh”.

Abelardo Colomé Ibarra, mà chúng tôi thường gọi là “Furri”, và hiện đang đảm nhiệm cương vị Bộ trưởng Nội vụ Cuba, cũng từng tham gia ở Bolivia và miền bắc Argentina năm 1962, khi đó anh ấy mới hai mươi hai tuổi. Lúc này thì Masetti đã hy sinh. Che đang xem xét kế hoạch của mình, tất nhiên là với sự ủng hộ tuyệt đối từ chúng tôi, đúng như những gì tôi đã hứa với anh ấy.

Khi Che trở nên sốt ruột và chỉ muốn lên đường ngay, tôi phải cố thuyết phục anh ấy, “Điều kiện chưa sẵn sàng”. Tôi không hề muốn anh ấy sang Bolivia chỉ để tổ chức một nhóm du kích nhỏ lẻ, tôi muốn anh ấy chờ đến khi một lực lượng đông đảo hơn đã hình thành. Trong những giai đoạn đầu tiên của cuộc đấu tranh trước đó, chúng tôi đã cùng trải qua tất cả mọi khó khăn vất vả nên tôi biết rõ những gì đang chờ đợi anh ấy. Suy nghĩ của tôi khi đó là, “Che là một lãnh tụ về chiến lược; anh ấy chỉ nên đến Bolivia khi đã có một lực lượng đủ lớn mạnh và vững chắc”. Anh ấy vô cùng nôn nóng, nhưng tôi thấy là những điều kiện cần và đủ tối thiểu vẫn chưa đâu vào đâu. Tôi đã phải thuyết phục anh ấy rằng, “Tình hình chưa chín muồi”. Bởi vì Che là một nhà chiến lược, với rất nhiều kinh nghiệm và phẩm chất của một chính trị gia - anh ấy không nên liều lĩnh với bản thân trong những giai đoạn sơ khai ấy.

Khi đó Cuba đang ủng hộ cuộc đấu tranh của nhân Công gô, Lumumba 3. Trước đó chúng tôi đã viện trợ cho Tổng thống Ahmed Ben Bella và người dân Algeria trong cuộc chiến tranh năm 1961 chống lại Ma-rốc, chúng tôi đã làm được một số việc. Nhưng Che vẫn không kiềm chế được sự nôn nóng của mình. Vì anh ấy rất quan tâm đến cuộc đấu tranh ở châu Phi nên tôi đề xuất là anh ấy nên tới đó thực hiện một sứ mệnh đặc biệt trong khi chờ đợi những điều kiện tối thiểu ở Bolivia được hình thành, chuẩn bị cho việc phát động một cuộc đấu tranh cách mạng. Mục tiêu cơ bản của chiến dịch ở Bolivia là mở rộng nó đến sát tổ quốc của anh ấy là Argentina, rồi từ đó cuộc đấu tranh sẽ được nhân rộng ra toàn bộ khu vực. Khi đó có một cóng việc rất quan trọng cần tiến hành ở châu Phi - đó là hỗ trợ cho những phong trào du kích ở khu vực miền Đông nước Công gô thuộc Bỉ chống lại Moises Tshobé, Mobutu 4, và tất cả những tên lính đánh thuê của châu Âu.

-----------------------------------------------------------
1. Masetti phỏng vấn “Che” Guevara ở Sierra Maestra tháng 4 năm 1958. Xem nội dung cuộc phỏng vấn đó trong cuốn Ernesto “Che” Guevara, America Latina: Despertar de un continente, Melbourne: Ocean Press, 2003, trang 199-207.

2. Nhóm gồm 25 người do Masetti dẫn đầu ở khu vực Salta giáp biên giới giữa Argentina với Bolivia “biến mất” trong khoảng thời gian từ ngày 15 đến 25 tháng 4 năm 1964.

3. Patrice Lumumba (1925-1961) là nhà lãnh đạo người Công-gô trong cuộc chiến giành độc lập chống lại người Bỉ. Ông trở thành Thủ tướng vào tháng 6 năm 1960 và bị ám sát năm 1961.

4. Moises Tshombe (1919-1969) là nhà lãnh đạo chính trị của nước Công-gô thuộc Bỉ trước kia, người đứng ra thành lập Đảng Conakat ở tỉnh Katanga. Năm 1960, với sự ủng hộ của một số nước lớn ở châu Âu, ông lãnh đạo một phong trào đối lập chống lại Lumumba, tự phong mình làm Thống đốc tỉnh Katanga, tỉnh giàu có của đất nước đó và tuyên bố độc lập. Lumumba kêu gọi Liên hợp quốc giúp đỡ nhưng bị ám sát bởi các sĩ quan của Katanga dưới sự xúi giục của CIA. Tshombe bị buộc phải từ chức và ông sống lưu vong ở châu Âu, có thời gian sống ở Tây Ban Nha. Ông qua đời ở Algeria.

Mobutu Sese Seko (1930-1997), người đứng đầu nhà nước và lực lượng vũ trang Công-gô sau khi giành độc lập, lật đổ Tổng thống Kasavubu năm 1965, đấu tranh du kích với sự giúp sức của một quân đội tàn ác và là kẻ độc tài của đất nước này cho đến khi bị lật đổ vào năm 1997 bởi lực lượng cúa Laurent Desire Kabila. Mobutu là công cụ của CIA trong vụ ám sát nhà lãnh đạo vĩ đại người Công-gô Patrice Lumumba; ông ta được sự ủng hộ hết mình của Mỹ mặc dù chế độ của ông ta khét tiếng tham nhũng và tàn ác.



Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 29 Tháng Bảy, 2013, 03:49:55 pm
Khi đó phong trào đang do Laurent-Desiré Kabila lãnh đạo?

Không, người lãnh đạo phong trào khi đó là Gaston Soumialot; ông ấy tới đây và chúng tôi đồng ý ủng hộ ông ấy. Chúng tôi cũng cung cấp viện trợ thông qua Tanzania, với sự đồng ý của Julius Nyerere, Tổng thống nước này tại thời điểm đó, và chính từ đây Che cùng người của anh ấy đã vượt qua Hồ Tanganyika. Tháng 4 năm 1965, chúng tôi đã cử Che chỉ huy một biệt đội rất tinh nhuệ tới đây. Tất cả gồm 150 chiến sĩ dày dạn kinh nghiệm và được trang bị rất đầy đủ. Phong trào đấu tranh cách mạng ở châu Phi khi đó gần như chưa hề có gì - tất cả đều phải bắt đầu lại từ đầu, từ kinh nghiệm, công tác chuẩn bị, huấn luyện, hướng dẫn... Khối lượng công việc khổng lồ. Che và người của anh ấy đã ở đó nhiều tháng liền.

Trong nhật ký châu Phi của mình, Che đã tỏ ra rất phê phán những nhà lãnh đạo của phong trào du kích ở đây.

Lúc nào Che cũng rất nghiêm khắc với bất kỳ nhà lãnh đạo nào, chứ không chỉ với riêng những nhà lãnh đạo đó. Anh ấy đặt ra những yêu cầu rất cao. Tính Che là như thế, thành thói quen trong con người anh ấy rồi... Lúc nào anh ấy cũng rất gay gắt khi phê phán người khác, cũng như phê phán chính mình.

Ông ấy rất nghiêm khắc với bản thân?

Ồ, vâng, anh ấy lúc nào cũng đặt ra những đòi hỏi rất cao đối với chính bản thân mình. Tôi đã kể cho ông về Mẽhicồ và đỉnh núi Popocatepetl đấy. Thậm chí nhiều lúc, vì có chuyện vớ vẩn nào đó khiến anh ấy phẫn uất, trong giây lát thôi, anh ấy bắt đầu dằn vặt và phê phán chính mình - lúc nào anh ấy cũng phê bình, rồi lại tự phê bình. Nhưng có một điều là lúc nào anh ấy cũng rất trung thực, luôn luôn đầy tự trọng.

Anh ấy đã phải đối mặt với những khó khăn trở ngại vô cùng to lớn ở châu Phi khi anh ấy tới đó vào tháng 4 năm 1965. Đó là cả một câu chuyện thật tuyệt vời. Thời điểm đó không hiểu sao đủ mọi loại người, rồi lính đánh thuê đổ về châu Phi: người da trắng, người Nam Phi, người Zimbabue, người Bỉ, và cả những phần tử Cuba phản động làm việc cho CIA. Người dân châu Phi khi đó hoàn toàn chưa được chuẩn bị gì. Che muốn dạy họ cách đấu tranh, giải thích cho họ hiểu rằng nhiều khi có rất nhiều cách để đạt được một mục tiêu nào đó, có nhiều phương pháp khác nhau. Bởi vì một khi họ đã có kinh nghiệm, và đã quen với văn hóa chiến tranh, những người Công gô đó có thể trở thành những chiến binh cực kỳ đáng sợ. Nhưng cái họ thiếu chính là nền tảng kiến thức về văn hóa chiến tranh, nhưng rồi cuối cùng họ cũng học được và trở thành những người lính phi thường, những chiến binh đáng sợ. Cả những người Ethiopia, người Namibia, người Angola... đều thế cả... Một khi họ đã nắm vững nghệ thuật chiến tranh, họ có thể trở thành những người lính phi thường.

Chúng tôi đã giải thích cho Che hiểu là những chiến sĩ du kích ở miền Đông Công gô chưa biết nhiều về nghệ thuật chiến tranh. Chúng tôi cử một số đồng chí tới đó để phân tích tình hình, và sẵn sàng ủng hộ họ. Giả sử như chúng tôi cần phải gửi thêm quân, chắc chắn chúng tôi sẽ làm như vậy - ở Cuba lúc nào cũng có rất nhiều chiến sĩ tình nguyện. Nhưng sự thật là hoàn toàn không có tương lai nào cho những cuộc đấu tranh đó - điều kiện ở những nơi này chưa chín muồi để có thể phát triển phương thức đấu tranh như vậy, nên cuối cùng chúng tôi yêu cầu Che rút về. Tổng cộng anh ấy đã ở Công gô được bẩy tháng. Từ đây, anh ấy quay về Tanzania, rồi ở lại đây một thời gian, ở Dar-es-Salaam.

Để thực hiện những sứ mệnh đó, Che đã lặng lẽ nói lời chia tay, và tất nhiên sau đó anh ấy bí mật rời khỏi Cuba. Thế là sau này xuất hiện rất nhiều lời đồn đại rằng Che đã “mất tích”.

Báo chí quốc tế thậm chí còn đồn thổi rằng đã có rạn nứt giữa ông và Che, những bất đồng nghiêm trọng về chính trị. Có cả những tin đồn rằng ông ấy đã bị tống giam, rồi sau đó bị giết...

Chúng tôi hoàn toàn im lặng trước tất cả những lời đồn đại và xuyên tạc đó. Nhưng khi Che ra đi, cuối tháng 3 năm 1965, anh ấy có viết cho tôi một lá thư.

Ông không cho công bố lá thư đó ngay à?

Không, tôi giữ lá thư đó bên mình một thời gian, và mãi đến ngày 3 tháng 10 năm 1965 tôi mới cho công bố bức thư, đó là ngày tuyên bố thành lập Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Cuba mới, bởi vì tôi muốn giải thích tại sao Che không tham gia vào Ban Chấp hành Trung ương. Trong khi đó, những âm mưu của các thế lực thù địch vẫn đang diễn ra, chúng tìm cách gieo rắc nghi ngờ, chống phá chúng tôi, phát tán những tin đồn rằng Che Guevara đã bị “thanh trừng” vì đã có bất đồng với tôi.

Có cả một chiến dịch tin đồn rất tinh vi.

Anh ấy viết cho tôi lá thư đó một cách rất thoải mái, tự nhiên, và theo tôi là với tất cả tấm lòng thành thực của mình. Che viết, “Tôi xin lỗi vì đã có lúc không có đủ lòng tin đối với anh...” 1, rồi sau đó anh ấy còn nói rất nhiều về cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba và một số chuyện khác. Thật ra tôi không nghĩ là Che tin tưởng quá vào bất kỳ ai, bởi vì anh ấy rất khó tính và nghiêm khắc.

Thậm chí có lần anh ấy còn viết cho tôi một bài thơ. Tôi không hề biết gì cả. Lúc nào anh ấy cũng rất tình cảm đối với tôi, lúc nào cũng tôn trọng; gần như bao giờ anh ấy cũng chấp nhận những quyết định mà tôi đưa ra. Bản thân tôi cũng không bao giờ áp đặt những quyết định của mình lên anh ấy, tất nhiên là tôi không bao giờ lôi chức vụ ra để bắt ép Che, như nhiều kẻ vẫn nói. Bao giờ chúng tôi cũng cùng nhau thảo luận - tôi không bao giờ muốn ra lệnh cho ai cả; tôi muốn thuyết phục mọi người hiểu những gì cần làm. Họa hoằn lắm tôi mới phải nói với Che, “Anh không được làm thế này, thế kia”, mỗi khi tôi cấm anh ấy làm gì đó (quá liều lĩnh).

Từ châu Phi, anh ấy tiếp tục sang Tiệp Khắc, tới Praha, trong tháng 3 năm 1966 - khi đó tình hình ở đây rất phức tạp; trong thực tế, anh ấy đã bí mật tới đó. Che là người rất kiêu hãnh, bởi vì anh ấy đã viết một lá thư tạm biệt nên không bao giờ anh ấy có ý nghĩ quay lại Cuba một khi đã nói lời chia tay. Nhưng đội ngũ lãnh đạo cho Chiến dịch Bolivia đã được lựa chọn và đang được chuẩn bị sẵn sàng. Đó chính là khi tôi viết cho Che một lá thư, cố gắng giải thích cho anh ấy hiểu, tác động và ý thức nghĩa vụ và lý trí của Che.

----------------------------------------------------------
1. Bằng tiếng Tây Ban Nha, trích dẫn chính xác là: “Mi unica falta de alguna gravedad es no haber confiado mas en ti desde los primeros momentos de la Sierra Maestra y no haber compredido con suficiente celeridad tus cualidades de conductor y de revolucionario”. Dịch là: “Sai lầm nghiêm trọng đầu tiên của tôi là đã không tin tưởng anh tuyệt đối ngay từ khi còn ở Sierra Maestra và đã không nhận ra được những phẩm chất của một nhà cách mạng trong anh”. Xem nội dung đầy đủ bức thư này của Castro được công bố công khai ngày 3 tháng 10 năm 1965, trong cuốn Che en la memoria de Fidel Castro trang 34 đến 36.


Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 29 Tháng Bảy, 2013, 03:54:40 pm
Tức là đề nghị Che quay lại Cuba?

Đúng thế. Tôi nghĩ gia đình Che đã cho xuất bản lá thư đó rồi - tôi cũng không cần phải nhắc lại nữa. Tôi đã viết cho anh ấy một lá thư và nói với anh ấy bằng những từ khá gay gắt. Tôi tìm cách thuyết phục anh ấy quay lại; tôi giải thích cho Che hiểu rằng đó là điều tốt nhất cho những gì anh ấy muốn làm: “Nếu ở đó thì không thể làm được việc này. Anh phải quay về”, ông cần hiểu tôi nói, “Anh phải quay về” không phải là ra lệnh cho anh ấy, chẳng qua tôi đang tìm cách thuyết phục anh ấy quay về. Tôi nói với Che rằng nghĩa vụ của anh ấy là phải quay về, đó là điều vượt trên mọi toan tính khác; tôi còn nói tôi muốn anh ấy (quay về) để thúc đẩy công tác chuẩn bị cho Chiến dịch Bolivia. Và cuối cùng anh ấy cũng bí mật quay về. Ý tôi là không một ai nhận ra anh ấy cả khi Che về đến Cuba. Ngay cả trên đường quay về cũng không ai biết gì cả. Anh ấy quay về Cuba tháng 7 năm 1966.

Che đã được cải trang?

Để tôi kể cho mà nghe, anh ấy được cải trang một cách kỳ tài đến nỗi một hôm tôi mời một vài đồng chí lãnh đạo cấp cao tới chỗ mình ăn trưa, tôi bảo họ là tôi muốn giới thiệu một người bạn rất thú vị của mình. Chúng tôi cùng ngồi ăn trưa và không một ai nhận ra anh ấy. Vậy thì anh ấy có cải trang hay không đây?

Raul ngồi đối diện mà cũng không nhận ra Che sao?

Trước đó vài ngày Raul đã tạm biệt anh ấy tại trung tâm nơi họ đang huấn luyện, và hôm mọi người ăn trưa ấy thì Raul đang ở Liên Xô. Không một ai trong số những người có mặt nhận ra Che. Hoàn toàn không có ai băn khoăn hay hỏi han gì cả - người của chúng tôi quả là những “chuyên gia khi cải trang cho anh ấy, biến đổi anh ấy hoàn toàn 1. Che tới ở một nơi thuộc tỉnh Pinar del Río, một khu vực miền núi, tại đây có một ngôi nhà, một trang trại nhỏ tên là San Andres. Đó chính là nơi anh ấy tổ chức biệt đội của mình; anh ấy dành trọn mấy tháng liền cho việc huấn luyện khoảng mười lăm đồng chí sẽ lên đường cùng với mình. Che tự chọn những người mà anh ấy muốn. Đây cũng là nơi mà vợ con Che gặp anh ấy lần cuối cùng. Tôi cũng tới đó thăm anh ấy.

Đó là những người sẽ tham gia cùng Che trong Chiến dịch Bolivia?

Một số người trong đó là những chiến sĩ du kích kỳ cựu từng tham gia cùng chúng tôi trên vùng núi Sierra; những người còn lại thì đã chiến đấu cùng anh ấy ở Công gô 2. Anh ấy trực tiếp nói chuyện với từng người một. Tôi có bày tỏ sự nghi ngại của mình về một vài người, tôi bảo họ, “Nghe này, đừng có làm chuyện này, chuyện kia”. Có lần Che định tách hai chiến sĩ là anh em ruột ra, hai anh em ruột rất gắn bó và thân thiết, thế là tôi bảo anh ấy: “Đừng tách hai anh em này ra, cứ để họ đi”. Họ là những người rất xuất sắc 3. Về một người khác, tôi biết khá rõ người này - một người lính vô cùng dũng cảm, nhưng thỉnh thoảng lại hay vô tổ chức, kỷ luật.

Tôi có cảnh báo anh ấy về một vài trường hợp. Nhưng tất cả những người tới Bolivia đều là những chiến sĩ tuyệt vời, trong đó phải kể đến Eliseo Reyes, “Đại úy San Luis”, mà Che đã viết như thế này khi anh ấy qua đời: “Chàng Đại úy nhỏ của chúng ta...” Anh ấy trích câu đó từ thơ của Pablo Neruda - một câu thơ rất hay; nó được ghi trong cuốn nhật ký Bolivia của anh ấy. Che thực sự yêu quý người chiến sĩ đó. Mà bản thân Che cũng là một người trong câu thơ đó.

Tất cả những người này đều do Che tự tay lựa chọn, và chúng tôi có thảo luận về chuyện đó; tôi có đưa ra một vài góp ý, và Che đã bảo vệ cho một chiến sĩ có những phẩm chất cực kỳ ưu tú mà tôi cũng đã biết nhưng chỉ hơi băn khoăn là liệu anh ta có đủ tinh thần kỷ luật hay không - kỷ luật luôn là một tiêu chí cực kỳ quan trọng. Tôi nói chuyện với Che rất nhiều cho đến tận ngày anh ấy lên đường, tháng 10 năm 1966. Anh ấy đã hồ hởi và phấn khích biết bao khi lên đường!

Đã có rất nhiều ý kiến bàn luận về khu vực Nancabuazu ở Bolivia, noi Che đã bắt đầu chiến dịch đấu tranh du kích của mình. Ông nghĩ thế nào?

Đó là lựa chọn duy nhất cho Che khi anh ấy tới Bolivia, căn cứ vào hoàn cảnh cụ thể như vậy, với những người mà anh ấy đưa đi cùng, những người mà anh ấy hoàn toàn tin tưởng, cùng với những kinh nghiệm mà Che đã trải qua... Ý tôi là Che hoàn toàn biết mình đang làm gì khi quyết định chọn khu vực đó. Debray đã tới đây từ trước, anh ấy được giao một số nhiệm vụ trên cương vị nhà báo của mình, thu thập bản đồ, v.v... Tôi cũng giao cho anh ấy một số nhiệm vụ.

---------------------------------------------------------
1. Che được các chuyên gia y tế Cuba phẫu thuật chỉnh hình và đặt lại thanh quản.

2.  Đội biệt kích được huấn luyện theo lệnh của Che đi thực hiện nhiệm vụ ở Bolivia bao gồm những người sau: Thiếu tá Juan Vitalio Acuna (“Joanquin”), Thiếu tá Antonio Sachez Diaz (“Pinare”) nhưng ở Bolivia gọi là (“Marcos”), Thiếu tá Gustavo Machin (“Alejandro”), Thiếu tá Alberto Fernadez Montes de Ok (“Pacho”), Đại uý Jesus Suarez Gayol (“El Rubio”), Đại uý Eliseo Reyes (“Rolando” nhưng trong tiếng Bolivia gọi là Đại uý “San Luis”), Đại uý Orlando Pantoja (“Antonio”), Đại uý Manuel Hernandez (“Pombo”), Dariel Alarcon Ramirez (“Benigno”), Carlos Coello (“Tuma”), Jose Maria Martinez Tamayo (“Ricardo”), Israel Rayes (“Braulio”) và Rene Martinez Tamayo (“Arturo”).

3. Tên của họ là Jose Maria và Rene Martinez Tamayo.




Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 29 Tháng Bảy, 2013, 03:59:07 pm
Ông cử Régis Debray tới Bolivia?

Tôi phái anh ấy tới để thu thập thông tin và bản đồ địa hình. Địa hình của khu vực đó - những nơi mà Che chưa hề đi qua. Nên khi Che tới đây vào ngày 4 tháng 11 năm 1966, anh ấy có thể bắt tay ngay vào việc tổ chức lực lượng.

Cuối cùng - theo như tôi nghĩ trên cơ sở là một người bạn thân thiết và hiểu anh ấy rất rõ - thì Che đã xây dựng được một phong trào rất tuyệt vời, anh ấy còn góp phần tổ chức nên một đội ngũ cán bộ lãnh đạo cách mạng người Bolivia, cùng với Inti Peredo và những người khác. Anh ấy rất gần gũi và hiểu người Bolivia, cá tính cũng như cách nghĩ của họ, anh ấy tâm sự với tôi như vậy. Ban đầu, xuất phát từ sự thận trọng hoàn toàn dễ hiểu, họ đã xây dựng một khu vực an toàn trên cơ sở sự ủng hộ của những người nông dân trong vùng.

Và chính tại địa điểm mà Che đã lựa chọn, trong khóa huấn luyện lực lượng kéo dài hơn dự định tại đây, đã xuất hiện một số khó khăn nhất định. Khi đó anh ấy đang tham gia một cuộc đột kích chớp nhoáng nhằm vào một khu vực đông dân cư hơn gần đó, và thật khó tin, Che lại quên mang theo thuốc, lần thứ ba - hai lần trước tôi đã kể rồi đấy.

Che không mang theo thuốc hen khi ở Bolivia?

Che bị hết thuốc; đó là lần thứ ba. Anh ấy đang thực hiện một cuộc hành quân dã ngoại, một hành trình kéo dài hơn dự tính - gần bốn mươi ngày. Rồi ngay sau đó, Che lại chỉ huy thực hiện một cuộc đột kích chớp nhoáng, và anh ấy bỏ quên thuốc hen của mình ở trại, khi đó đang tràn ngập binh lính của quân đội Bolivia. Sơ suất đó đã gây ra những vấn đề rất nghiêm trọng.

Ông giải thích như thế nào về cái chết của Che Guevara?

Sau khi Che quay về từ chuyến dã ngoại dài ngày đó, anh ấy nhận thấy có những vấn đề ở khu trại - mối bất hòa giữa nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản Bolivia, Mario Monje, cùng một số người thân tín của mình, với một trong những nhà lãnh đạo của phe chống Monje, một người tên là Moises Guevara. Monje muốn nắm quyền chỉ huy, trong khi Che lại rất bộc trực, rất thẳng tính... Tôi nghĩ lẽ ra Che phải chăm lo hơn tới công tác xây dựng sự đoàn kết, thống nhất mới phải - đó là quan điểm của tôi. Tính cách Che khiến nhiều khi anh ấy nói năng khá gay gắt, và anh ấy bắt đầu tranh cãi, to tiếng với Monje, cũng như với những người đảm nhiệm các vị trí lãnh đạo đã giúp anh ấy tổ chức chiến dịch đó (vì Inti và một số người khác cũng nằm trong nhóm của Monje mà). Tuy nhiên, tham vọng của Monje cũng quá vô lý: ông ta muốn trở thành người chỉ huy toàn bộ lực lượng, đó quả là một đòi hỏi quá đáng và không đúng lúc chút nào.

Vậy là đã có một số vấn đề phát sinh, và có những chuyện chưa từng bao giờ được nói đến nhưng chính chúng đã gây tổn thất không nhỏ chút nào cho phong trào cách mạng ở châu Mỹ Latinh: sự bất hòa giữa những người ủng hộ Liên Xô và những người ủng hộ Trung Quốc. Điều đó đã chia rẽ ngay trong nội bộ cánh Tả và những lực lượng cách mạng đúng vào thời điểm lịch sử khi các điều kiện khách quan đã chín muồi và triển vọng hoàn toàn khả thi cho loại hình đấu tranh vũ trang mà Che đang muốn phát triển.

Chúng tôi đã phải nỗ lực rất nhiều khi nhận thấy sự rạn nứt đó bắt đầu xuất hiện! Tháng 12 năm 1966, Mario Monje đã tới Cuba. Sau đó đến lượt nhà lãnh đạo thứ hai trong Đảng Cộng sản Bolivia là Jorge Kolle. Tôi đã mời họ tới đây và giải thích cho họ hiểu những gì đã xảy ra. Chúng tôi còn mời cả Juan Lechín, một lãnh tụ công đoàn - tôi gặp gỡ ông ta suốt ba ngày liền ở phía đông hòn đảo (Cuba) để thuyết phục ông ta giúp Che, và ông ta đã hứa sẽ làm như vậy.

Ông đã mời Lechín tới Havana này?

Đúng thế, bởi vì chính ông ấy cũng vô cùng lo lắng trước sự rạn vỡ này. Thật ra tôi nghĩ cũng chẳng có lý do thực sự gì để tranh giành cái cương vị chỉ huy đó - lẽ ra tất cả những gì chúng tôi cần lầm chỉ là xử lý tình hình khéo léo hơn một chút. Bởi vì, thực sự là nếu Monje đã đòi hỏi như vậy, lẽ ra Che cũng nên đồng ý cho ông ta đảm nhiệm cương vị Tổng Tư lệnh, hay đại loại một chức danh gì đó, mà không được trực tiếp chỉ huy các chiến sĩ. Rõ ràng là ở đây có sự kèn cựa vì tham vọng; thật lố bịch là ông ta (Monje) lại muốn được chỉ huy toàn bộ chiến dịch. Trong khi Monje hoàn toàn không có những phẩm chất cần có cho cương vị này.

Nhưng liệu Che có hơi cứng nhắc không?

Vấn đề của Che chính là tính cách siêu trung thực, siêu thẳng tính của anh ấy. Anh ấy siêu trung thực, siêu thẳng tính, và những khái niệm “xã giao”, hay “khéo léo”, hoàn toàn không tồn tại trong ý nghĩ của anh ấy.

Nhưng, tôi cũng xin nói thật với ông rằng, trong cuộc Cách mạng của chúng tôi, đã có bao nhiêu lần chúng tôi tự phát hiện ra những tham vọng ở người của mình ư? Những chuyện kiểu như ai có thể thay thế người này người kia? Ai có đủ uy tín, năng lực và sự tín nhiệm cần thiết để đảm nhiệm cương vị này nọ? Nhiều khi đó là điều mới ấu trĩ làm sao. Đã có khá nhiều lần chúng tôi phải chuyển giao quyền chỉ huy và chấp nhận những nhượng bộ cần thiết. Con người ta nhiều khi cũng phải tỏ ra mềm mỏng và khéo léo trong một số hoàn cảnh nhất định mà nếu như cứ đối đầu thì sẽ chẳng bao giờ mang lại giải pháp nào tích cực. Vào thời điểm đó, sự rạn nứt trong quan hệ giữa Che và Monje đã gây ra những hiểm họa khôn lường.

Gây tổn hại tới sự nghiệp chung?

Gây tổn hại rất nghiêm trọng, ông không thể hình dung nổi chúng tôi đã phải nỗ lực đến nhường nào trong việc hạn chế những tổn thất.


Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 29 Tháng Bảy, 2013, 04:03:26 pm
Để hòa giải hai người.

Ông không thể hình dung ra một số điều mà chúng tôi đã phải chịu đựng ngay tại Cuba này - đó là những sai lầm nghiêm trọng. Những sai lầm chết người! Lúc thì do người này gây ra, lúc thì lại là người khác. Nhưng trên hết, chúng tôi luôn kiên quyết phê bình sự việc, hành động sai lầm đó, tuy nhiên vẫn phải thể hiện tinh thần đoàn kết.

Tất nhiên là Monje đã hành động rất tồi tệ, để tôi nói cho ông biết, và sau đó nhà lãnh đạo thứ hai của PCB tới, tên ông ấy là Jorge Kolle, và tôi đã phải thuyết phục ông ấy là không thể để những người kia trong cơn hoạn nạn như vậy được. Tôi còn gọi Lechín tới đây, tôi nói chuyện với ông ấy, và tôi thuyết phục ông ủng hộ phong trào du kích.

Nhưng rồi sau đó, tức là khi Che vừa mới trở về căn cứ sau chuyến dã ngoại huấn luyện - tức là sau chuyến đi dã ngoại kéo dài hơn dự tính mà tôi đã đề cập ở trên, bởi vì anh ấy muốn kiểm tra xem người của mình có khả năng chịu đựng tới đâu; anh ấy huấn luyện cho họ dựa trên chính kinh nghiệm của mình, những kinh nghiệm mà chúng tôi đã tích lũy được trong thời gian chiến đấu trên núi - anh ấy đã phát hiện ra những vấn đề này tại đây, và điều trớ trêu là gần như ngay lập tức những binh lính của kẻ thù xuất hiện và lực lượng du kích sa vào một trận phục kích (của quân đội Chính phủ).

Vậy là trước đó, đã có sự phản bội 1. Nhờ vậy mà quân đội Chính phủ đã biết có lực lượng du kích đang hoạt động bí mật trong khu vực này. Đó chính là thời điểm mà những trận đánh ngoài dự kiến đã diễn ra. Trong khi đây là điều mà chúng tôi đã chủ trương là phải tránh tối đa. Bởi vì chúng tôi muốn tổ chức được một mặt trận đông đảo trước khi diễn ra trận giao tranh đầu tiên, tức là vẫn còn cả một mặt trận quần chúng cần được tổ chức, một quân đội hoàn chỉnh còn chưa kịp định hình.

Ngoài ra cũng còn rất nhiều yếu tố chính trị khác đã phát sinh. Tất cả những điều này đã được giải thích rõ ràng trong nhật ký của Che. Chuyện là thế này: Nhóm của Che hoạt động riêng biệt. Anh ấy vẫn tìm mọi cách để liên lạc với “Joaquin” (Juan Vitalio Acuna) cùng với nhóm của Joaquin Tania cũng ở trong nhóm này 2. Anh ấy mất rất nhiều thời gian cho công việc này, và một loạt trận đánh đã diễn ra trong khi Che đang di chuyển, tìm cách liên lạc và gặp bằng được Joaquin. Kể cũng lạ, Che mất cả mấy tháng trời tìm cách liên lạc với Joaquin - đúng là cả mấy tháng liền! Che vẫn tin rằng thông tin về việc nhóm đó đã bị tiêu diệt, mà anh ấy nghe qua đài, chỉ là một lời dối trá.

Nhưng rồi cũng đến lúc Che đành phải tin rằng nhóm của Joaquin quả thực là đã bị quét sạch, và thậm chí là từ trước đó một thời gian. Che nhận được tin đó khi anh ấy đang cùng với Inti Peredo và những chiến sĩ du kích khác di chuyển tới một khu vực mà Inti có cơ sở và ảnh hưỏng nhất định. Tin đó đã khiến Che vô cùng đau đớn và suy sụp, và theo tôi thì từ đó trở đi anh ấy bắt đầu hành động một cách hơi bất cẩn, bừa bãi và cẩu thả. Một số người đi cùng với anh ấy cũng không ở trong những điều kiện tốt nhất về thể chất cũng như tinh thần; thậm chí có những người còn hầu như không lê chân được nữa, khiến cho cả đoàn bị chậm lại, nhưng từng tí, từng tí một, họ vẫn tiến về phía trước - lúc này một số chỉ huy lực lượng là người Bolivia.

Giá kể như nhóm này mà đến được khu vực đó (mà họ dự kiến), có lẽ họ đã không sao, nhưng chính Che đã viết trong nhật ký rằng anh ấy tới được một cái nhà kho nhỏ, anh ấy nói, “Radio Bemba 3 đã đi trước chúng tôi, bọn chúng đang phục sẵn chúng tôi phía trước”. Mặc dù vậy anh ấy vẫn tiếp tục lên đường. Đến khoảng giữa trưa anh ấy tới một ngôi làng nhỏ, cả làng vắng tanh không một bóng người. Một ngôi làng trống trơn là một dấu hiệu cho thấy có chuyện không bình thường, có thể là quân lính của Chính phủ đang lởn vởn xung quanh, nhưng Che vẫn cho tiếp tục cuộc hành quân, ngay giữa ban ngày. Inti đi dẫn đầu. Đúng lúc đó một số tên lính của Chính phủ, chính xác là một đại đội quân địch đang theo dõi toàn bộ hoạt động của họ, đã nổ súng và giết chết một trong những chiến sĩ du kích người Bolivia, sau đó một số đồng chí khác cũng hy sinh, trong khi đoàn của Che có một số người bị thương và một số đồng chí cũng vẫn còn có thể tiếp tục chiến đấu. Và rồi, cả đội bị đẩy vào một khu vực có địa hình cực kỳ, cực kỳ khó khăn có tên gọi là hẻm sông El Yuro tại đây họ đã chiến đấu và chống cự cho đến khi khẩu súng của Che bị một viên đạn bắn trúng và bị kẹt.

Che không phải là người cho phép mình bị kẻ thù bắt sống nhưng thật không may là viên đạn đã làm hỏng khẩu súng của anh ấy, và lúc này những tên lính đối phương đã áp sát rất gần và làm anh ấy bị thưong. Anh ấy bị thương và bị tước mất vũ khí, nhờ vậy chúng đã bắt được Che và giải anh ấy về một thị trấn nhỏ có tên là La Higuera gần đó. Hôm sau, ngày 9 tháng 10 năm 1967, vào lúc giữa trưa, anh ấy đã bị chúng đưa đi hành hình một cách tàn nhẫn. Tôi hoàn toàn tin chắc rằng Che đã không hề run sợ, không bao giờ dao động lấy một giây, bởi vì chính trong tình huống khó khăn và nguy hiểm nhất, bao giờ Che cũng đứng ngẩng cao đầu.

---------------------------------------------------------
1. Ciro Bustos ngưòi Argentina, người duy nhất sống sót trong nhóm của Jorge Masetti và sự liên hệ giữa đạo quân của Che với lực lượng du kích người Argentina - những ngưòi đã bị bắt và bị tra tấn - cho thấy rằng Che đã ở Argentina và địa điểm cụ thể mà ông đã có mặt.

2. Tamara Bunke Bider (1937-1967), aka Laura Gonzalez Bauer, người thường được biết đến với cái tên là “Chiến sĩ du kích Tania”, một người Argentina gốc Đức, đã tham gia và cuộc chiến tranh du kích ở Argentina trong đội quân của “Joaquin” - những ngưòi đã bị phục kích và tiêu diệt ở hẻm núi El Yeso ngày 31 tháng 8 năm 1967.

3. Nghĩa đen là Radio Big Lips (Đài Phát thanh Môi dầy); từ lóng thường được sử dụng trong tiếng Anh là “tin vịt”.



Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 29 Tháng Bảy, 2013, 04:09:10 pm
Ông có cho rằng lẽ ra Che đã tự sát?

Hừm, nếu ở trong hoàn cảnh đó có lẽ tôi cũng đã tự sát trước khi bị kẻ thù bắt sống. Chắc chắn Che cũng sẽ làm như vậy, nhưng trong thời điểm đó anh ấy không thể làm gì được - anh ấy đang chiến đấu với đối phương và đó là chuyện mà ai trong chúng ta cũng làm. Che luôn là một người sẽ chiến đấu đến viên đạn cuối cùng, hoàn toàn không biết thế nào là sợ chết.

Ông đã biết tin về cái chết của Che như thế nào?

Mặc dù tôi vẫn luôn ý thức được mối nguy hiểm mà Che đang đối mặt, những rủi ro mà anh ấy phải trải qua suốt nhiều tháng trước đó, cùng những điều kiện và hoàn cảnh cực kỳ khó khăn khi ấy, đối với tôi, cái chết của Che vẫn là một điều gì đó thật không thể nào tin nổi, tôi cũng không biết diễn tả thế nào, đó là điều tôi không sao chấp nhận hay quen được. Thời gian trôi đi và nhiều lúc tôi vẫn mơ về những đồng chí của mình đã hy sinh, tôi thấy như thể Che vẫn còn sống, tôi nói chuyện với anh ấy và rồi tôi giật mình thức dậy đối mặt với hiện thực.

Đối với chúng ta, có những người không bao giờ chết; họ có một sự hiện hữu mạnh mẽ, bền bỉ và dữ dội đến nỗi chúng ta không bao giờ có thể nghĩ rằng họ đã chết. Chủ yếu là vì sự hiện hữu không ngừng nghỉ của họ trong tình cảm và ký ức của mỗi chúng ta. Chúng tôi - không chỉ cá nhân tôi, mà toàn thể người dân Cuba - đều bàng hoàng trước tin anh ấy đã hy sinh, mặc dù đó không phải là chuyện gì đó hoàn toàn bất ngờ.

Chúng tôi nhận được điện báo về những gì đã xảy ra khi họ đang băng qua một con sông, tại hẻm El Yuro, hôm chủ nhật ngày 9 tháng 10 năm 1967. Hầu hết những bức điện báo kiểu đó đều là những lời dối trá, nhưng bức điện lần này thì miêu tả một sự kiện thực sự đã diễn ra, vì những kẻ đó không thể nào có đủ trí tưởng tượng mà bịa ra một câu chuyện hoàn toàn ăn khớp với cách thức hoạt động của một lực lượng du kích đến như vậy - Che đến bờ sông, rồi băng qua sông, bọn chúng đã phục sẵn ở bờ bên kia, chúng nổ súng khi Che và người của anh ấy còn ở giữa sông... Đối với tôi, kết luận về tính xác thực của bức điện là quá rõ ràng - tôi nhận ra ngay đây là sự thật.

Bao giờ chúng tôi cũng có thể dễ dàng nhận ra sự dối trá ẩn đằng sau những bức điện kiểu đó, những lời dối trá trắng trợn và phi lý, nhưng rồi bất thình lình chúng tôi nhận ra rằng với bức điện lần này chúng không thể nào có đủ trí tưởng tượng mà bịa ra một câu chuyện rất xác thực về việc nhóm du kích của Che đã bị tiêu diệt như thế nào.

Ngày nay, không phải chỉ đọc những gì Che đã viết trong cuốn nhật ký của anh ấy mới thú vị, mà ngay cả những gì kẻ thù của anh ấy ngày hôm đó viết cũng rất đáng quan tâm. Thật không thể tin nổi một nhóm người nhỏ bé như vậy lại có thể trải qua những khó khăn nhường ấy.

Chúng tôi đã vô cùng đau khổ - đó cũng là điều hết sức tự nhiên - khi nhận được tin về cái chết của anh ấy, ý tôi muốn nói rằng đây là những tin tức hoàn toàn có cơ sở và đáng tin cậy... Đó là lý do tại sao trong lúc đau đớn và thương tiếc Che như vậy, ngay trong ngày hôm đó tôi đã có một bài phát biểu 1, trong đó tôi đã hỏi, “Chúng ta muốn con cái chúng ta trở thành người như thế nào?” rồi tôi tự trả lời, “Chúng ta muốn chúng giống Che”, và câu nói đó đã trở thành khẩu hiệu của Đội Thiếu niên Tiền phong: “Thiếu niên Tiền phong Cộng sản: chúng ta sẽ học tập Che”.

Sau đó, cuốn nhật ký được chuyển về. Ông không thể hình dung được là việc biết rõ tất cả những gì đã xảy ra (qua cuốn nhật ký đó) có ý nghĩa đến nhường nào đâu - những ý tưởng, hình ảnh, tinh thần chính trực và tấm gương sáng chói của Che. Một con người thực sự khiêm tốn và giản dị, có tinh thần chính trực và nhân cách lớn, Che là như vậy, và đó cũng là lý do tại sao cả thế giới phải khâm phục anh ấy. Một con người thông minh xuất chúng, một nhà cách mạng có tầm nhìn xa, trông rộng. Che đã hy sinh không phải vì bất kỳ lý tưởng hay lợi ích nào khác ngoài lý tưởng, lợi ích của những dân tộc bị bóc lột và bị áp bức ở châu Mỹ Latinh. Anh ấy đã hy sinh không vì bất kỳ lý tưởng nào khác ngoài lý tưởng của người nghèo và những người bị đọa đày trên thế giới. Lý tưởng của Che sẽ chiến thắng; lý tưởng của Che đang chiến thắng.

Hình ảnh của Che xuất hiện khắp nơi trên thế giới.

Che là một tấm gương mẫu mực. Một sức mạnh đạo đức mà không gì có thể tiêu diệt nổi. Lý tượng của anh ấy, những tư tưởng mà anh ấy theo đuổi, đang chứng tỏ được sự ưu việt của mình trong cuộc đấu tranh chống lại sự toàn cầu hóa tự do mới. Và về sau, trong tháng 6 năm 1997, thật xúc động khi chúng tôi đã tìm thấy di thể của anh ấy và năm người đồng chí khác! Chúng tôi phải cảm ơn những con người đã tìm ra chúng - những cơ quan chức trách của Bolivia. Họ đã hợp tác rất chặt chẽ với chúng tôi, họ làm việc rất tận tụy, và họ đã giúp đỡ chúng tôi rất nhiều.

Trong việc tìm kiếm di thể của Che?

Công lao lớn nhất thuộc về Jorge Gonzalez, Hiệu trưởng Trường Y của chúng tôi! Phải gọi đó là một phép màu khi họ tìm thấy Che và đồng đội của anh ấy.

Vậy bài học lớn nhất mà Che để lại là gì?

Ông muốn hỏi anh ấy đã để lại những gì ư? Tôi tin rằng thực sự thì điều lớn lao nhất là những giá trị đạo đức và lương tâm của anh ấy. Che tượng trưng cho những giá trị cao quý nhất của con người, và anh ấy là một tấm gương phi thường. Anh ấy đã tạo nên một hình ảnh vĩ đại, một huyền thoại lớn. Bản thân tôi cũng vô cùng khâm phục Che, và yêu quý anh ấy như bất kỳ ai khác. Lúc nào trong tôi cũng tràn ngập niềm cảm phục và tình yêu đối với anh ấy. Và tôi cũng đã giải thích câu chuyện tại sao tôi lại gắn bó với Che đến vậy...

Có rất nhiều kỷ niệm không thể nào xóa nhòa mà anh ấy đã để lại cho chúng tôi, đó là lý do tại sao tôi nói rằng anh ấy là một trong những người cao quý nhất, phi thường nhất, quên mình nhất mà tôi từng biết, và điều quan trọng là chúng ta phải biết rằng những phẩm chất như của anh ấy tồn tại trong hàng triệu, hàng triệu người giữa quần chúng nhân dân. Những nhân vật phi thường theo một cách đặc biệt nào đấy cũng sẽ không thể làm nên sự nghiệp vĩ đại nào trừ phi hàng triệu người khác như họ cũng có mầm mống phôi thai để hình thành nên những phẩm chất đó. Đây chính là lý do tại sao Cách mạng Cuba đặc biệt chú trọng tới việc đấu tranh xóa mù chữ và nâng cao trình độ của nhân dân, phát triển hệ thống giáo dục. Với mục đích cuối cùng là mọi người ai cũng giống Che.

----------------------------------------------------------
1. Castro có bài phát biểu này trong một buổi lễ long trọng tưởng nhớ Che Guevara ngày 18 tháng 10 năm 1967 tại Dinh Cách mạng ở Havana trước một triệu người.


Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 31 Tháng Bảy, 2013, 09:21:15 am
15

CUBA VÀ CHÂU PHI


Algeria - Ahmed Ben Bella - Che ở Cônggô - Guinea Bissau
- Nam Phi xâm lược Angola - “Chiến dịch Carlota” - Một thắng lợi quyết định
- Cuộc xâm lăng mới - Trận đánh Cuito Cuanavale
- Một chiến công anh hùng “bị quên lãng” - Những bài học chiến tranh


Ngay cả sau khi Che qua đời, Cách mạng Cuba vẫn tiếp tục nhũng cam kết ủng hộ các dân tộc bị áp bức khác; không chỉ ở châu Mỹ Latinh và Trung Mỹ - El Salvador, Guatemala và Nicaragua - mà còn ở cả châu Phi, cho dù với quy mô nhỏ hơn. Tôi băn khoăn liệu ông có muốn nói đến chủ đề này không, đặc biệt là vai trò của Cuba và các chiến sĩ Cuba trong những cuộc đấu tranh giành độc lập của một số quốc gia châu Phi.

Đây là một vấn đề quan trọng. Chúng ta có đề cập qua một chút khi nói về Che, nhưng tôi cho rằng tinh thần đoàn kết anh dũng của Cuba với các quốc gia châu Phi anh em đã được đánh giá và thừa nhận một cách thỏa đáng. Trang vinh quang đó trong lịch sử đấu tranh cách mạng anh hùng của chúng tôi xứng đáng được mọi người biết đến, cho dù chỉ là để khuyến khích và cổ vũ tinh thần đấu tranh của hàng nghìn người, cả nam giới và nữ giới, đang là những chiến sĩ quốc tế; nó cần được viết ra như một hình mẫu tiêu biểu cho các thế hệ hiện tại và mai sau. Theo quan điểm của tôi, mọi người cũng chưa hề ý thức được một cách đầy đủ về lịch sử chủ nghĩa thực dân châu Âu cũng như sự bóc lột tàn tệ đối với châu Phi, tất nhiên là với sự hậu thuẫn đắc lực của Mỹ và NATO.

Ahmed Ben Bella, cựu Tổng thống Algeria, từng cho tôi biết là sau khi Cách mạng thành công, Cuba đã không ngần ngại gửi viện trợ cho những chiến sĩ châu Phi đang đấu tranh giành độc lập cho tổ quốc mình từ tay người Pháp, ông có thể khẳng định lại điều này?

Có chứ, tất nhiên rồi. Ông cần hiểu là chiến thắng của chúng tôi vào tháng 1 năm 1959 hoàn toàn không có nghĩa là dấu chấm hết cho cuộc đấu tranh vũ trang cách mạng. Hành động tráo trở, cùng bản chất lừa lọc của chủ nghĩa đế quốc đang điên cuồng trước những biện pháp mà chúng tôi đã thực hiện vì lợi ích nhân dân hoặc vì độc lập dân tộc của các quốc gia bị đàn áp, đã khiến chúng tôi phải luôn trong tư thế sẵn sàng chiến đấu trong mọi tình huống. Để tiếp tục hoàn thành nghĩa vụ thiêng liêng của mình, rất nhiều đồng bào của chúng tôi đã tiếp tục chiến đấu để bảo vệ Cách mạng, cả ở Cuba và ở những quốc gia khác trên thế giới.

Vào năm 1961 - chưa đầy hai năm sau khi Cách mạng thành công, khi người dân Algeria vẫn còn đang phải đấu tranh cho nền độc lập của mình - một chiếc tầu Cuba đã chở vũ khí đến cho những người Algeria yêu nước. Và trên đường trở về Cuba, chiếc tàu cũng mang theo khoảng 100 đứa trẻ mồ côi vì chiến tranh.

Tôi xin dừng lại một lát để nói đôi chút về một sự kiện khác mà tôi chợt nhớ ra nhân tiện khi chúng ta đang nói về Algeria vì sợ tôi lại quên mất. Câu chuyện về những đứa trẻ được cứu sống này sẽ còn được lặp lại nhiều năm sau đó, năm 1978, khi những đứa trẻ sống sót trong vụ thảm sát Kassinga   được đưa tới đây. Điều thú vị là đại sứ Namibia hiện nay tại Cuba chính là một trong những đứa trẻ ngày đó. Để ông thấy là những bước thăng trầm của cuộc sống có thể đưa con người ta tới đâu.

Tôi không nhớ nhiều về sự kiện Kassinga đó. Ông có thể kể lại một chút được không?

Chuyện xảy ra ở Angola. Những gì tôi kể ở đây là về một trận đánh dữ dội và đẫm máu của một đơn vị Cuba bảo vệ đường biên giới kéo dài ở phía Nam Angola, tại một nơi cách Kassinga không xa, đây là một trung tâm tị nạn Namibia - một đơn vị Cuba đang tiến thẳng tới điểm đó để chiến đấu với lực lượng lính dù Nam Phi đang gây ra những hành động thảm sát, với sự yểm trợ của máy bay chiến đấu hiện đại. Vậy là lực lượng của chúng tôi đã tiến vào, hoàn toàn không có thiết bị bọc thép hay yểm trợ gì cả, rồi lại còn phải chịu đựng sự tấn công liên tục của kẻ thù, vậy mà họ (đơn vị Cuba) vẫn không ngừng tiến về nơi quân lính Nam Phi đang thảm sát trẻ em, phụ nữ và người già. Đó là một trong những hành động dã man nhất trong chiến tranh, với rất nhiều thương vong, tính cả người chết cũng như những người bị thương. Nhưng rồi cuộc thảm sát cũng đã bị chặn đứng, và hàng trăm đứa trẻ sống sót hoặc bị thương khi đó được đưa tới Cuba để hồi phục và chữa trị. Sau này các em đều được đưa đến trường học, tại đây các em được theo học hết trung học cơ sở và trung học phổ thông. Thậm chí nhiều em về sau còn tốt nghiệp đại học ở Cuba.

Tôi không muốn nói lan man quá nhiều về vấn đề này - chúng ta đang nói về những người ở Angola - nhưng cũng không có gì khó để có thể suy ra những hoàn cảnh và yếu tố cho phép những tên diệt chủng và phân biệt chủng tộc người Nam Phi khi đó gây ra những gì mà về sau chúng đã thực hiện ở Angola, trong suốt nhiều năm liền. Năm 1976, bọn chúng đã bị đẩy lùi rất nhanh chóng, và các lực lượng Cuba đã truy đuổi chúng tới tận biên giới Angola và Namibia.

Quay lại với những gì chúng ta đang nói về Algeria, ông đang nói với tôi về một con tàu...

Vâng, tôi đang kể với ông là con tàu này chở vũ khí tới cho các lực lượng Algeria chiến đấu chống lại quân đội Pháp. Có thể nói quân đội Pháp ở Algeria thì cũng chẳng khác gì ở nhà - vì chỉ từ bên kia Địa Trung Hải là có thể nhìn thấy Algeria - nên họ đang chiến đấu rất ngoan cố. Chuyến tàu chở vũ khí đó còn có cả những khẩu đại bác, những khẩu sơn pháo 105mm, và rất nhiều đạn dược. Đó là một cuộc chiến tranh đẫm máu - không ai biết chính xác là đã có bao nhiêu, phải đến hàng trăm nghìn người Algeria đã thiệt mạng, và gần đây có người cho chúng tôi biết là từ rất lâu, chính xác là hơn 40 năm nay, người Pháp vẫn chưa cung cấp cho Algeria bản đồ những cánh đồng mà quân đội thực dân đã cài mìn lại. Còn con tàu kia thì đã chở về Cuba những đứa trẻ mồ côi, hoặc những em bị thương cần điều trị.

Tôi cũng xin nói thêm rằng, cũng trong thời gian đó, bất chấp việc chủ nghĩa đế quốc (Mỹ) đã lôi kéo mất của Cuba hơn một nửa số bác sĩ mà chúng tôi có - còn lại cả thảy là 3000 bác sĩ (cho toàn bộ dân số cả nước), chúng tôi vẫn gửi hàng chục bác sĩ Cuba tới Algeria để giúp những người ở đó. Chúng tôi đã bắt đầu như vậy, cách đây hơn 40 năm (từ năm 1961), để rồi thành quả ngày hôm nay là sự đoàn kết và gắn bó tuyệt vời giữa những quốc gia Thế giới thứ ba.


Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 31 Tháng Bảy, 2013, 09:26:26 am
Có thể nói Cuba đã trở thành một “siêu cường y tế”.

Hừm, tôi không biết là so sánh như vậy có chính xác không, nhưng tôi có thể khẳng định với ông rằng hiện tại chúng tôi có tới 70.000 bác sĩ, cộng với 25.000 sinh viên đang theo học ngành y. Tất nhiên là điều đó đã giúp chúng tôi có một vị trí đặc biệt - tôi có thể nói một cách trung thực không hề ngoa ngôn rằng đó là một vị trí vô tiền khoáng hậu - trong lịch sử phát triển của nhân loại.

Tôi không biết những nước khác sẽ làm gì - bởi vì những người hàng xóm phía bắc của chúng tôi (Mỹ) chỉ có thể gửi trực thăng chứ không thể gửi bác sĩ đi đâu cả, đơn giản là họ lấy đâu ra đủ bác sĩ mà giải quyết những vấn đề thế giới này đang phải đối mặt. Ngay cả châu Âu, vẫn luôn tự hào là người bảo vệ nhân quyền, cùng không thể làm gì hơn chúng tôi; thậm chí họ còn chưa bao giờ gửi được lấy 100 bác sĩ tới châu Phi, nơi hiện vẫn còn có khoảng 30 triệu người, thậm chí còn hơn, đang bị nhiễm HIV/AIDS. Họ kiếm được hàng chục tỷ đô la, nhưng họ không làm thế nào mà tập hợp được lấy 100 bác sĩ. Để chiến đấu với đại dịch đó, có lẽ họ phải cần đến cả Đội quân Henry Reeve 1 với sự yểm trợ của rất nhiều lực lượng y tế khác - điều mà Cuba đang làm được ngay cả trong hoàn cảnh hiện nay. Tôi tin tưởng rằng trong vòng mười năm nữa, chúng tôi sẽ có đến 100 nghìn bác sĩ, và có lẽ chúng tôi còn đào tạo thêm được 100 nghìn bác sĩ nữa cho các nước khác. Cuba là quốc gia đào tạo bác sĩ lớn nhất trên thế giới; thậm chí tôi nghĩ rằng hiện tại chúng tôi còn có thể đào tạo số lượng bác sĩ gấp mười lần Mỹ - trong khi chính nước này đã lôi kéo mất của chúng tôi rất nhiều bác sĩ giỏi mà Cuba có khi đó và họ không từ bất kỳ thủ đoạn nào để cướp mất của chúng tôi thêm nhiều bác sĩ nữa. Và những con số vừa rồi chính là cách chúng tôi trả lời cho hành động của họ.

Tháng 8 và tháng 9 năm 2005, khi cơn bão Katrina đổ vào New Orleans, Cuba đã đề nghị viện trợ y tế cho Mỹ.

Vâng, chúng tôi đã đề nghị giúp họ 1.610 bác sĩ, và thậm chí còn có thể gửi thêm trước khi xuất hiện cơn bão thứ hai, lẽ ra số lượng bác sĩ như vậy đã có thể cứu được rất nhiều mạng sống. Nhưng chính vì sự kiêu ngạo của mình mà chính phủ Mỹ không chấp nhận sự viện trợ của Cuba, trong khi những người dân của họ đang chết dần trên mái nhà của mình, trên nóc những bệnh viện mà không có ai đến sơ tán họ, nhiều người đã phải chết trong các sân vận động nơi họ tập trung tránh cơn bão, hoặc chết trong những trung tâm y tế bằng cái chết nhân đạo thay vì phải chết đuối một cách thương tâm.

Vậy mà chính nước Mỹ lúc nào cũng rêu rao lên giọng rằng họ là “người bảo hộ cho nhân quyền”, chính Mỹ hồi năm 1959 đã làm mọi cách để Cuba không còn bác sĩ nào nhưng cuối cùng chính họ mới thiếu bác sĩ - đúng lúc cần nhất thì Mỹ lại không có đủ số bác sĩ của mình. Tại nước Mỹ hiện có hàng triệu người nhập cư, những người Mỹ gốc Phi, hàng chục triệu người không có thu nhập hoặc tiền của dành dụm để thanh toán các chi phí y tế, (trong khi tại Cuba này, bất kỳ công dân nào cũng được chữa trị hoàn toàn miễn phí), mà không bao giờ có bất kỳ ai quan tâm xem họ nghĩ gì, rằng họ có ủng hộ việc cấm vận (của Mỹ) đối với Cuba hay không, giống như những gì mà bọn lính đánh thuê đáng thương vẫn làm. Đó là điều chưa bao giờ có ai hỏi, và cũng sẽ không bao giờ có ai quan tâm!

Ngày nay, cho dù với hơn 30 nghìn bác sĩ đang làm việc ở nước ngoài, chúng tôi vẫn còn không dưới 40 nghìn bác sĩ khác đang ở Cuba, trong các bệnh viện và trung tâm y tế, phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh của đông đảo người dân. Ngay cả giữa những ngày gian khổ nhất của thời kỳ đặc biệt kinh khủng đó, chúng tôi vẫn thành công trong việc giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh xuống mức thấp nhất như hiện nay - chúng tôi nâng cao tuổi thọ trung bình của người dân và cung cấp dịch vụ chăm sóc y tế miễn phí cho nhân dân - nhưng tất cả những thành tựu đó còn chưa thấm vào đâu với những gì chúng tôi đang làm hiện nay. Vấn đề y tế của mọi người dân Cuba đã được bảo đảm, và sẽ không ngừng được cải thiện trong những năm tiếp theo: chúng tôi hy vọng, sau một thời gian ngắn, sẽ nâng tuổi thọ trung bình của người dân lên 80 năm. Với tỷ lệ người nhiễm AIDS là 0,07% dân số, Cuba là nước có tỷ lệ nhiễm AIDS thấp nhất trên thế giới. Cho dù chúng tôi còn rất nhiều vấn đề khó khăn cụ thể mà chúng tôi ý thức là cần phải giải quyết nhanh chóng, thì thực tế là ngay cả nước châu Mỹ Latinh có tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS thấp nhất trong khu vực cũng vẫn còn cao hơn chúng tôi tới tám lần.

Mới đây, Cuba đã gửi bác sĩ tới Guatemala và còn tới cả Pakistan, sau trận động đất xảy ra ở Kashmir, đúng vậy không?

Đúng vậy, chúng tôi đã cử một bộ phận của Đội quân Henry Reeve tới Guatemala, tổng cộng là 700 bác sĩ, cộng với khoảng 300 bác sĩ đã ở đó từ trước, vậy là tất cả có tới gần 1000 bác sĩ Cuba ở Guatemala để chiến đấu với một trong những bi kịch tự nhiên khủng khiếp nhất trong lịch sử đất nước này (cơn siêu bão Stan), thậm chí đây có lẽ là cơn bão lớn nhất từng có trong lịch sử, khủng khiếp hơn cả cơn bão Mitch - đó chính là cơn bão đánh dấu thời điểm chúng tôi chính thức bắt đầu chương trình Y tế tổng hợp để viện trợ cho các quốc gia khác thuộc Thế giới thứ ba. Một nghìn đồng chí dũng cảm đó đã có mặt tại vùng đồi núi hiểm trở nhất của Guatemala, cũng như ở tất cả mọi nơi bị ảnh hưởng bải thiên tai trên đất nước này, và họ đã làm việc ở đó trong nhiều tháng liền không ngừng nghỉ. Mà đó hoàn toàn không phải là những hành động dũng cảm duy nhất mà các bác sĩ của chúng tôi đã thể hiện.

Kể từ khi chúng tôi chính thức thành lập Đội quân Henry Reeve mà tôi vừa đề cập ở trên, hai trận thảm họa thiên tai khủng khiếp đã xảy ra: tất nhiên phải kể đến cơn siêu bão ở Guatemala và trận động đất ở Kashmir. Ngày nay, những bác sĩ Cuba đang hoạt động nhân đạo tại Pakistan đã viết lên một trang chói lọi trong lịch sử anh hùng cách mạng, của sự hy sinh quên mình và những đóng góp thiết thực, hiệu quả nhất - một trang vàng bất tử trong lịch sử, cùng với rất nhiều mốc son chói lọi mà Cách mạng Cuba đã lập nên.

Với trận động đất ở Pakistan, chúng tôi nhận ra rằng điều quan trọng không phải là gửi tới hiện trường những con chó tìm kiếm thi thể nạn nhân hay những chiếc cần cẩu lớn - điều quan trọng nhất, điều mà người dân chờ đợi nhất sau mỗi trận động đất chính là các bác sĩ. Động đất đòi hỏi phải có nhiều bác sĩ hơn bất kỳ thảm họa tự nhiên nào khác. Tôi chỉ cần đưa ra ví dụ thế này cho ông dễ hình dung - tại Pakistan, trận động đất xảy ra tại một khu vực đồi núi hẻo lánh với hàng triệu người sinh sống, khiến hơn 100 nghìn người thiệt mạng, và rất nhiều người khác bị thương: chủ yếu là những người dân bị gẫy xương, nhất là chân và tay... Thật khó có thể hình dung ra một thảm họa khủng khiếp hơn thế, và cũng thật khó khăn khi chính phủ những quốc gia nghèo bị thảm họa như vậy lại đi trông cậy vào sự giúp đỡ của những nước giàu có vốn chỉ quen bóc lột và bóp nặn những nước nghèo thuộc Thế giới thứ ba. Các nước giàu có lẽ chỉ thích hợp với việc phá hoại môi trường, tàn phá các nguồn tài nguyên để phục vụ cho sự tham lam của họ... Nhưng đã có các bác sĩ Cuba, những người đã viết lên một trang anh hùng trong lịch sử của tinh thần đoàn kết nhân loại.

Xin lỗi là tôi đã nói hơi lan man, nhưng đối với tôi đây là vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt.

----------------------------------------------------------
1. Đội quân Henry Reeve “HRC” - tên của ông được đặt để tưởng nhớ một thanh niên người Mỹ đã chiến đấu trong cuộc chiến tranh giành độc lập đầu tiên của Cuba và trở thành một sĩ quan cao cấp trong quân đội giải phóng Cuba (Xem Chương 5) - được thành lập năm 2005 ngay khi Mỹ từ chối tiếp nhận một đoàn bao gồm khoảng 1.600 bác sĩ và các chuyên gia y tế với đầy đủ thuốc men và các trang thiết bị sơ cứu tại chỗ đến giúp đỡ những nạn nhân của cơn bão Katrina đã tàn phá nặng nề thành phố New Orleans và một khu vực rộng lớn của bang Louisiana, Alabama và Georgia. Tên đầy đủ của HRC là Đội quân các bác sĩ tình nguyện quốc tế Henry Reeve chuyên cứu trợ thiên tai và bệnh dịch nguy hiểm.


Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 31 Tháng Bảy, 2013, 09:30:42 am
Tôi biết là ông vô cùng tâm huyết với vấn đề chăm sóc y tế, cũng như tinh thần đoàn kết quốc tế của Cuba, nhất là trong lĩnh vực y tế, và đây là điều mà ông rất tự hào. Nhưng tôi muốn chúng ta quay trở lại với chủ đề mà chúng ta vẫn trao đổi trong cả ngày hôm nay. Chúng ta đang nói tới việc Cuba viện trợ cho Algeria trong những năm đầu tiên sau khi Cách mạng Cuba thành công.

Vâng, tôi đang kể là hồi đó, năm 1961, chúng tôi đã cử khoảng ba hay bốn chục bác sĩ tới Algeria, tôi sẽ phải kiểm tra lại xem chính xác là bao nhiêu bác sĩ 1. Và sau khi Algeria giành được độc lập vào tháng 6 năm 1962, chúng tôi đã gặp Tổng thống Ben Bella, ông ấy đã tới Havana trong một chuyến thăm ngay trước những ngày căng thẳng nhất của cuộc khủng hoảng tháng 10 năm đó. Ông ấy đã bay thẳng tới đây từ thủ đô Washington của Mỹ, sau khi có một cuộc gặp với Tổng thống Kennedy. Trong nhiều vấn đề trao đổi, họ còn đề cập đến cả cuộc khủng hoảng tên lửa đang diễn ra giữa Cuba và Mỹ. Ông ấy đã thể hiện tinh thần đoàn kết với chúng tôi. Nhân dân chúng tôi đã chào đón Ahmed Ben Bella rất nồng nhiệt bởi vì họ biết rõ sự nghiệp đấu tranh giành tự do mà ông theo đuổi, cũng như tinh thần chiến đấu anh dũng của nhân dân Algeria và chiến thắng lịch sử của họ trước chủ nghĩa thực dân Pháp.

Quân đội Cuba có tham gia vào cuộc chiến tranh giữa Algeria và Marốc năm 1963 không?

Có, các chiến sĩ của chúng tôi cũng có mặt. Một năm sau cuộc khủng hoảng tháng 10, vào mùa thu năm 1963, một tình huống hoàn toàn bất ngờ - mà có lẽ là không ai có thể hình dung nổi - đã nảy sinh. Algeria - sau khi trở thành một quốc gia độc lập nhờ quá trình đấu tranh vô cùng anh dũng của mình - phải đối mặt với nguy cơ xâm lược tại khu vực Tinduf, gần sa mạc Sahara. Quân đội Maróc, mà đứng đằng sau đó là sự hậu thuẫn về vũ khí và hậu cần của Mỹ, đang tìm cách chiếm đoạt những nguồn tài nguyên thiên nhiên quan trọng của Algeria, một đất nước vốn đã gần như kiệt quệ vì chiến tranh và bị thực dân bóc lột. Lần đầu tiên, quân đội Cuba - với lực lượng là một tiểu đoàn xe tăng trang bị ống ngắm ban đêm do Liên Xô viện trợ cho chúng tôi để phục vụ mục đích quốc phòng, một số đơn vị pháo binh, cùng vài trăm chiến sĩ bộ binh   - đã băng qua đại dương mà không cần phải xin phép bất kỳ ai, kể cả những người đã cung cấp vũ khí cho chúng tôi, -đáp lại lời kêu gọi của những người anh em Algeria đang cần chúng tôi giúp đỡ để bảo vệ lãnh thổ và tài nguyên của mình, mà đất nước này đã phải đổ rất nhiều máu để giành lại từ tay thực dân Pháp.

Ngay từ rất sớm, Cuba đã giúp các lực lượng nổi dậy tại châu Phi chiến đấu chống lại ách thống trị của thực dân Bồ Đào Nha, một trong những nước thực dân cuối cùng trên toàn lục địa châu Phi. Thông tin này có chính xác không?

Có, hoàn toàn chính xác. Sự hợp tác giữa chúng tôi với phong trào đấu tranh giành độc lập tại Angola và Guinea-Bissau đã bắt đầu từ năm 1956. Dưới sự lãnh đạo của Đảng châu Phi vì độc lập cho Guinea và Cape Verde (PAIGC), mà trực tiếp là vai trò lãnh đạo của nhà lãnh tụ xuất chúng và kiên cường Amílcar Cabral, cuối cùng thì đến tháng 9 năm 1974, Guinea-Bissau cũng đã giành được độc lập. Vào thời điểm đó, có đến 600 chiến sĩ quốc tế người Cuba, trong đó có khoảng 70 bác sĩ, đã tham gia cùng lực lượng du kích trong vòng mười năm liền, từ năm 1966, yểm trợ cho cuộc đấu tranh giành độc lập của họ. Những chiến sĩ quốc tế Cuba đã trực tiếp chiến đấu trong cuộc đấu tranh giành độc lập đó.

Tháng 7 năm 1975, các đảo Cape Verde, Sao Tomé và quần đảo Príncipe đều giành được độc lập từ tay người Bồ Đào Nha. Và giữa năm đó, đến lượt Mozambique giành được độc lập cuối cùng, sau một cuộc đấu tranh gian khổ của toàn thể nhân dân Mozambique dưới sự lãnh đạo của Mặt trận Giải phóng Mozambique (FRELIMO) và lãnh tụ của mình, người anh em và người đồng chí không thể nào quên của chúng tôi là Samora Machel. Nhưng ngay cả khi đã giành được độc lập, Mozambique vẫn thường xuyên bị quân đội Nam Phi xâm lược, đó cũng là hoàn cảnh thường xảy ra với Zimbabwe, một đất nước vừa mới được giải phóng dưới sự chỉ huy của Robert Mugabe, một nhà lãnh đạo thông minh, kiên định và mạnh mẽ, cũng như những nhà lãnh đạo xuất sắc khác.

Thuộc địa cuối cùng của Bồ Đào Nha tại châu Phi giành được độc lập là Đông Timor, ở châu Đại dương, vào năm 1999. Dù sao đi nữa, Cuba cũng đã giúp đỡ quốc gia nhỏ bé này đúng vào thời điểm khó khăn nhất. Đó là một nước nằm cách chúng tôi rất xa, trong khi chính Cuba lại đang phải trải qua một giai đoạn đặc biệt, bị cô lập với thế giới xung quanh sau khi Liên Xô và khối xã hội chủ nghĩa sụp đổ.

Còn trong truờng họp của nuớc Cônggô thuộc Bỉ cũ, sự viện trợ quân sự của Cuba đã bắt đầu như thế nào? Theo tôi biết thì chính Che Guevara cũng từng tham gia chiến đấu tại đây.

Chắc hẳn ông còn nhớ là Che đã tới một số nước châu Phi. Chúng ta đã bàn đến thòi kỳ đó. Trong bài phát biểu tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc ngày 11 tháng 12 năm 1964, anh ấy đã tố cáo mạnh mẽ cuộc xâm lược của Mỹ và Bỉ tại Cônggô. Anh ấy đã nói như thế này - tôi chỉ nhắc lại những gì tôi còn nhớ: “Tất cả những người tự do trên thế giới phải chuẩn bị sẵn sàng để trả thù cho những tội ác chống lại nhân dân Cônggô”.

Khi đó tôi đang tìm cách thuyết phục Che bớt nôn nóng và chờ đợi thêm một thời gian, trong khi chờ đợi những điều kiện ở Cônggô đã đủ chín muồi cho một cuộc đấu tranh giải phóng.

Cuối tháng 12 năm 1964, sau khi tham khảo ý kiến với chúng tôi, Che đã đi thẳng từ New York, bắt đầu một cuộc hành trình dài đưa anh ấy qua 9 nước châu Phi: Algeria, Ai Cập, Mali, Cônggô, Guinea, Ghana, Dahomet (tức là Benin ngày nay), Tanzania và Cônggô Brazzaville. Đến lúc này thì nhà lãnh tụ vĩ đại người Cônggô Patrice Lumumba đã bị ám sát - từ tháng 1 năm 1961 - và vẫn được coi như biểu tượng bất tử của phong trào chống thực dân trong khu vực.

Che đã tìm cách gặp được tất cả những nhà ái quốc châu Phi xuất sắc nhất: Kwameh Nkrumah ở Accra, Sékou Touré ở Conakry, Modibo Keita ở Bamako, và Massamba Débat ở Brazzaville. Tại Algeria, anh ấy cũng đã có những cuộc trao đổi rất lâu với những nhà lãnh đạo của các phong trào giải phóng của các quốc gia còn nằm dưới sự cai trị của thực dân Bồ Đào Nha: Agostinho Neto và Lucio Lara của Angola, Amílcar Cabral, nhà lãnh tụ cách mạng vĩ đại người Guinea-Bissau, và những nhà lãnh đạo của phong trào FRELIMO ở Mozambique.

----------------------------------------------------------
1. Nhóm các nhân viên y tế đầu tiên được cử đến Algeria gồm 29 bác sĩ, 3 nha sĩ, 5 y tá và 8 kỹ thuật viên y tế; có 45 người là nam giới và 10 phụ nữ. (Chú thích của biên tập viên Cuba).


Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 31 Tháng Bảy, 2013, 09:32:45 am
Và chính tại đây, Che đã quyết định tham gia cùng lực lượng du kích Cônggô?

Không, sau chuyến đi đầu tiên anh ấy đã quay về Cuba. Lúc này Che đã trở nên đặc biệt quan tâm tới tình hình tại châu Phi, đặc biệt là sau chuyến đi lịch sử cùng với những cuộc tiếp xúc với các nhà lãnh đạo uy tín và xuất sắc của châu Phi, nhưng khi đó anh ấy cũng rất nôn nóng muốn đến Bolivia ngay lập tức. Và thế là, như tôi đã kể với ông, sau khi nhận thấy mối quan tâm của anh ấy đối với châu Phi, tôi đã gợi ý rằng trong khi chờ đợi những điều kiện ở Bolivia hình thành, Che nên tới châu Phi cùng một nhóm những đồng chí khác. Mục đích cụ thể của chuyến đi là hỗ trợ cho phong trào đấu tranh du kích ở miền Đông Cônggô. Đây là nhiệm vụ vô cùng quan trọng, đồng thòi nó cũng sẽ cho phép anh ấy tích lũy thêm kinh nghiệm để xây dựng và tổ chức những đơn vị quân sự mới.

Ngày 24 tháng 4 năm 1965 - chính xác là như vậy - Che cùng một lực lượng chiến sĩ người Cuba khá đông đảo đã tới một nơi có tên là Kibama, gần Fizi, thuộc tỉnh Nam Kivu, bên bờ hồ Tanganyika trong một khu vực do lực lượng du kích của Laurent-Desire Kabila kiểm soát. Kabila đã được huấn luyện về quân sự và chính trị tại Trung Quốc; tại thời điểm đó, các đồng chí Trung Quốc cũng đang phối hợp hoạt động cùng với ông ta, vì vậy Kabila đã có vài tháng huấn luyện tại một học viện quân sự ở Nam Kinh. Nhưng khi đó lực lượng du kích của ông đang ở trong giai đoạn khủng hoảng sâu sắc - đội hình bị phân tán sau những trận tấn công dữ dội từ cuối năm 1961 của bọn lính đánh thuê da trắng của Nam Phi, Rhodesia và Đức, cùng với những tay súng từ các nước khác, dưới sự chỉ huy của các sĩ quan Bỉ và Mỹ.

Và Cuba đã gửi thêm lực lượng tới để giúp Che?

Vâng. Tháng 7 năm đó - có nghĩa là chỉ chín tháng sau khi Che tới Cônggô - chúng tôi gửi tiếp một đội quân gồm 250 chiến sĩ, được lựa chọn kỹ lưỡng từ những chiến sĩ ưu tú nhất, dưới sự chỉ huy của Jorge Risquet. Họ đã đặt chân tới Cônggô Brazzaville, bởi vì ngay từ ngày đó cũng như hiện nay, có tới hai nước Cônggô: nước Cônggô thuộc Bỉ cũ, mà về sau được gọi là Zaire, với thủ đô là thành phố Kinshasa, và một nước là Cônggô thuộc Pháp, có thủ đô là Brazzaville - hai thành phố đối diện nhau, ở giữa là con sông Cônggô rộng lớn. Chúng tôi gửi lực lượng chi viện này từ Công gô Brazzaville tới để bảo vệ cho chính phủ theo đường lối quốc gia của Massamba Débat, và cũng để yểm trợ cho Che khi đó đang chiến đấu và huấn luyện lực lượng ở miền Đông Cônggô thuộc Bỉ.

Nhưng Risquet và người của mình, khi đó đang ở Cônggô Brazzaville, cũng bắt đầu huấn luyện các chiến sĩ từ những nhóm du kích khác. Đặc biệt, họ đã huấn luyện cho các chiến sĩ thuộc Phong trào Giải phóng Bình dân Angola (MPLA). Chỉ trong một thời gian ngắn, họ đã huấn luyện đủ lực lượng để hình thành nên ba thê đội chiến đấu, xuất phát từ Brazzaville lên đường tham gia vào các lực lượng du kích Angola.

Vậy là từ năm 1965, sự viện trợ chặt chẽ của chúng tôi đối với phong trào đấu tranh giành độc lập ở Cônggô, cũng như ở Angola và Cabinda, một vùng lãnh thổ thuộc Angola, đã bắt đầu hình thành. Trong mọi trường hợp, sự ủng hộ của chúng tôi đều chủ yếu tập trung vào việc huấn luyện lực lượng, cung cấp giáo viên hướng dẫn và viện trợ vũ khí, trang bị.

Sự có mặt của Cuba tại châu Phi được biết đến nhiều nhất qua cuộc chiến tranh Angola, ông có nhớ là mọi chuyện đã bắt đầu như thế nào không?

Có chứ, tôi nhớ rất rõ là khác. Sau cái gọi là “Cách mạng hoa cẩm chướng” tại Lisbon, tháng 4 năm 1974, đế chế thực dân cũ của Bố Đào Nha bắt đầu tan rã. Đất nước này đã bị suy yếu dần dưới sự lãnh đạo kéo dài của một chính phủ theo đường lối cực kỳ phản động, phát xít và có xu hướng thân Mỹ. Những yếu kém về kinh tế cộng với các thiệt hại do các cuộc chiến tranh giành độc lập gây ra đã khiến đế chế thực dân cũ của Bồ Đào Nha lung lay và sụp đổ.

Lúc trước tôi có đề cập là năm 1975, sau khi chính phủ thực dân sụp đổ, hầu hết trong số các thuộc địa tại châu Phi của Bồ Đào Nha - như Guinea-Bissau, Cape Verde, Sao Tomé và Mozambique - đã giành lại được độc lập hoàn toàn nhanh chóng nhận được sự công nhận từ chính phủ tiến bộ đang nắm quyền khi đó tại Lisbon.

Nhưng trong trường hợp của Angola, khi đó là thuộc địa lớn nhất và giàu có nhất của Bồ Đào Nha tại châu Phi, tình hình lại khác hoàn toàn. Chính phủ Mỹ đã tiến hành một kế hoạch tối mật - mới đây thì kế hoạch này đã được công bố, còn trước đó thì lúc nào Washington cũng khăng khăng rằng mình “hoàn toàn không liên quan” tới những gì đã xảy ra - nhằm đàn áp những lợi ích hoàn toàn chính đáng của nhân dân Angola và dựng lên một chính phủ bù nhìn. Điểm mấu chốt trong kế hoạch này là chính phủ Mỹ liên minh với Nam Phi trong việc huấn luyện và cung cấp vũ khí cho một số tổ chức nhất định do chế độ thực dân Bồ Đào Nha dựng lên để chống phá nền độc lập của Angola và biến nó hầu như trở thành một mô hình nhà nước công quản dành cho Mobutu, nhà độc tài tham nhũng của Zaire tức là Công gô thuộc Bỉ trước kia, tha hồ đục khoét. Tay Mobutu này quả thật là tên kẻ cắp ghê gớm nhất trong lịch sử - không ai biết số tiền 40 tỷ đô la mà hắn đã đánh cắp hiện đang được giấu ở đâu, liệu có thể ở trong những ngân hàng nào, hoặc chính phủ nào đã giúp hắn kiếm được hàng chục tỷ đô la như vậy từ một đất nước hầu như đã bị bòn rút kiệt quệ - không uranium, không đồng, không còn nguồn tài nguyên nào đáng kể - bởi vì nó từng là nước thuộc địa bị các nước thực dân châu Âu tranh nhau xâu xé và bóc lột. Nhưng tóm lại, kế hoạch bí mật đó nhằm vào việc biến Angola thành một nhà nước công quản do nhà độc tài Mobutu tự do thao túng theo định hưởng tư tưởng phát xít và phân biệt chủng tộc phổ biến ở Nam Phi khi đó - trong thời gian đó Mỹ đã không hề ngần ngại trong việc sử dụng quân đội Nam Phi vào việc xâm lược Angola rất nhiều lần. Chính những tên độc tài tham nhũng, những kẻ ăn cắp thối nát, những kẻ phân biệt chủng tộc tồi tệ nhất lại thường xuyên, mà không một chút đắn đo dù là nhỏ nhất, được đứng trong hàng ngũ với những người xưa nay vẫn vỗ ngực tự xưng là đại diện cho “Thế giới tự do”. Thậm chí nhiều năm sau, Tổng thống Mỹ Ronald Reagan còn trắng trợn gọi chúng là “những chiến binh vì tự do”.

Thời gian đó Mỹ đang câu kết chặt chẽ với chế độ Apácthai của Nam Phi.

Chính xác. Liên quan đến vấn đề này, tôi có một câu chuyện rất quan trọng mà tôi quên chưa kể cho ông biết, nhân việc chúng ta bàn đến chủ nghĩa phát xít và chủ nghĩa Apácthai ở Nam Phi. Tôi muốn nói với ông rằng trong khi những chiến sĩ Cuba đang có mặt ở Angola và Angola thì đang bị quân đội Nam Phi xâm lược, chính Mỹ đã dàn xếp những thỏa thuận nhằm chuyển cho Nam Phi - tôi muốn nói là nước Nam Phi dưới chế độ phát xít và phân biệt chủng tộc khi đó - một số quả bom nguyên tử, tương tự như những quả bom đã được sử dụng ở Hiroshima và Nagasaki. Điều này có nghĩa là trong cuộc chiến tranh tại Angola - đây là điều mà nhiều người thường quên mất - các chiến sĩ cách mạng Cuba và Angola đã phải đối đâu với một quân đội và chính phủ phản động có đến tám quả bom nguyên tử, do Mỹ cung cấp thông qua một nước khác, nước từ đầu đến giờ vẫn ủng hộ mạnh mẽ việc phong tỏa và cấm vận Cuba, đó chính là Israel. Và có rất nhiều thế lực phản động đã hy vọng rằng những quả bom nguyên tử đó sẽ được dùng để chống lại chúng tôi - tuy nhiên chúng tôi cũng đã nghi ngờ, tôi sẽ cho ông biết cụ thể, và chúng tôi đã tiến hành tất cả những biện pháp đề phòng cần thiết (trên cơ sở nhận định bất kỳ lúc nào quân đội Nam Phi cũng có thể ném một quả bom nguyên tử vào lực lượng chiến đấu của chúng tôi).



Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 31 Tháng Bảy, 2013, 09:35:02 am
Quân đội Nam Phi sở hữu bom nguyên tử do Mỹ cung cấp? Tôi không hề biết thông tin này.

Cũng không có nhiều người biết, nhưng đó là sự thật. Những kẻ tự xưng là “dân chủ” đó - không chỉ riêng Đảng Dân chủ Mỹ, mà đúng hơn là cả “đế quốc dân chủ” đó - còn kẻ nào mà họ không liên hệ, móc nối? Còn hành động kẻ cướp nào mà họ không dám làm hoặc không công khai ủng hộ? Họ yểm trợ cho lực lượng của Mobutu và nhắm mắt làm ngơ trước những tội ác của hắn. Chúng ta cũng không nên quên rằng khi Lumumba bị ám sát, cũng chính Mobutu đã cầm đầu lực lượng lính đánh thuê châu Âu và giết hại rất nhiều người dân Cônggô, mà sau này được gọi là Zaire.

Một hôm tôi đã hỏi Nelson Mandela: “Thưa Tổng thống, ngài có biết số vũ khí hạt nhân mà Nam Phi có khi đó hiện đang ở đâu không?”, “Không, tôi không biết”. “Vậy các chỉ huy quân đội Nam Phi đã nói gì với ngài?”, “Họ chẳng nói gì với tôi cả”. Đó là thòi kỳ mà có lẽ không có ai biết ngọn ngành câu chuyện, thậm chí trên thế giới còn chưa có ai từng đặt câu hỏi về vấn đề này. Cũng chẳng khác gì việc chẳng có ai đặt câu hỏi về những vũ khí hạt nhân mà Israel có - không ai hết! Những tin tức được đăng tải trên thế giới hiện nay đều là những tin có lợi cho chủ nghĩa đế quốc và những đồng minh của mình, những kẻ muốn duy trì sự độc quyền cả trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân, phòng trường hợp đến một ngày nào đó toàn bộ nguồn dầu thô và các nguồn khí tự nhiên đều cạn kiệt.

Ngay cả trong thời điểm hiện tại (cuối năm 2005), phương Tây vẫn theo đuổi chính sách bá quyền khi họ tìm cách cấm Iran phát triển nguồn năng lượng hạt nhân của riêng mình, trong khi họ vẫn không ngừng thúc giục Iran khai thác đến cạn sạch nguồn dự trữ dầu mỏ và khí đốt của mình - nguồn khí đốt rất khổng lồ - vì mỗi ngày Iran sản xuất khoảng 5 triệu thùng khí tự nhiên. Nhưng Iran, với sự khôn ngoan và quyền lợi chính đáng của mỗi quốc gia, muốn sản xuất điện từ năng lượng hạt nhân. Nước Pháp sản xuất đến 80% nguồn điện năng của mình từ năng lượng hạt nhân, ngoài ra còn rất nhiều quốc gia khác, như Nhật Bản, Hàn Quốc và cả Canada cũng làm như vậy. Những người Iran không hề đòi hỏi bất kỳ điều gì khác với các nước kia - họ chỉ muốn sản xuất ra phần lớn nguồn điện của mình từ năng lượng hạt nhân, thay vì phải đốt đến cạn kiệt nguồn khí tự nhiên.

Khi phải đương đầu với quân đội Nam Phi được trang bị vũ khí hạt nhân, các chiến sĩ Cuba đã áp dụng chiến thuật gì? Bởi vì theo tôi hình dung thì đó là một tình huống quân sự hoàn toàn mới mẻ đối với người của ông?

Đúng là hoàn toàn mới. Và trong thực tế, chúng tôi đã phải vận dụng những phương pháp tác chiến phi đối xứng để đối phó với thực tế là chứng tôi đang đương đầu với quân đội Nam Phi có trong tay vũ khí hạt nhân. Chúng tôi quyết định thành lập các nhóm chiến thuật bao gồm dưới 1.000 người, được trang bị đầy đủ, có cả xe tăng, xe bọc thép để chở quân, pháo binh và khí tài phòng không, vì đây là những vũ khí mà chúng tôi có khá nhiều tại thời điểm đó - cộng với việc chúng tôi có ưu thế đáng kể trên không trung nhờ vào khả năng hoạt động táo bạo của những đon vị máy bay Mig-23, đây là loại máy bay có thể bay rất thấp và thực sự là chúng tôi đã khống chế được vùng trời của khu vực tác chiến, ngay cả khi phải đương đầu với một thế lực sở hữu rất nhiều máy bay chiến đấu hiện đại. Đó là cả một câu chuyện rất tuyệt vời - thật đáng xấu hổ là chưa có ai viết về nó một cách đầy đủ và trọn vẹn.

Vậy cuộc tấn công nhằm vào Angola đã nổ ra tại thời điểm nào?

Vào khoảng giữa tháng 10 năm 1975. Trong khi quân đội Zaire và bọn lính đánh thuê, dưói sự yểm trợ của các loại hỏa lực mạnh và các cố vấn quân sự do Nam Phi cung cấp, đang chuẩn bị sẵn sàng để tiến hành những cuộc tấn công mới từ phía bắc Angola, và trong thực tế chúng đã tiến sát đến thủ đô Luanda của nước này, thì nguy cơ lớn nhất lại đến từ phía Nam. Những thê đội thiết giáp của quân đội Nam Phi đã băng qua biên giới phía nam Angola và đang cơ động như vũ bão vào vùng trung tâm nước này. Mục tiêu đặt ra là lực lượng Nam Phi từ phía nam tiến vào sẽ hội quân với lực lượng lính đánh thuê của Mobutu từ phía Bắc và chiếm đóng Luanda trước khi Angola kịp tuyên bố độc lập, mà theo kế hoạch là vào ngày 11 tháng 11 năm 1975. Quả là những ngày vô cùng khó khăn!

Trước đó đã có rất nhiều biến cố đã xảy ra - cuộc đấu tranh ở Cabinda và những sự kiện quan trọng khác mà trong khuôn khổ thời gian có hạn tôi không thể kể hết ra ở đây.

Vậy tại thời điểm đó có chiến sĩ Cuba nào đang ở Angola không?

Khi đó, chúng tôi chỉ có tất cả 480 người làm nhiệm vụ huấn luyện tại Angola - cùng với một nhóm đang hoạt động tại Cabinda, cũng làm nhiệm vụ huấn luyện. Nhóm 480 chiến sĩ Cuba này vừa mới tới Angola trước đó vài tuần để đáp lại lời kêu gọi viện trợ từ Chủ tịch Phong trào Giải phóng Bình dân Angola (MPLA), Agostinho Neto, một lãnh tụ tên tuổi và uy tín đã có công tổ chức và lãnh đạo cuộc đấu tranh tại đất nước mình trong suốt nhiều năm liền, ông nhận được sự ủng hộ của tất cả các quốc gia châu Phi và được công nhận trên toàn thế giới. Đơn giản là ông chỉ đề nghị chúng tôi giúp đỡ về mặt huấn luyện cho các tiểu đoàn chủ lực, tiền thân của quân đội quốc gia Angola độc lập sau này. Các sĩ quan huấn luyện của chúng tôi chỉ được trang bị vũ khí nhẹ. Hình như là cũng có một số loại hỏa lực mạnh phục vụ công tác huấn luyện, đâu như là một khẩu cối tại trung tâm huấn luyện, nhưng về cơ bản họ chỉ được trang bị các loại vũ khí cá nhân rất gọn nhẹ.

Vậy trước bối cảnh Angola đang phải đối mặt với nguy cơ tấn công từ hai phía, các sĩ quan và chiến sĩ Cuba có trực tiếp tham gia chiến đấu không?

Có chứ, tất nhiên rồi - ngay lập tức các chiến sĩ Cuba đã tham gia vào công cuộc bảo vệ Angola. Vào đầu tháng 11 năm 1975, tất cả chỉ có một nhóm nhỏ, cùng với các học viên trẻ măng tại Trung tâm Huấn luyện Cách mạng tại Benguela, đã không một chút ngần ngại cầm súng chiến đấu chống lại quân đội phân biệt chủng tộc. Trong cuộc tấn công bất ngờ và một cuộc chiến đấu vô cùng không cân sức giữa quân đội Nam Phi và những tân binh Angola, rất nhiều chiến sĩ đã hy sinh anh dũng, trong đó có cả tám sĩ quan huấn luyện người Cuba, bảy người khác bị thương. Nhưng quân đội Nam Phi cũng mất 6 xe bọc thép và những trang thiết bị khác. Tất nhiên trong những trận giao tranh như vậy, đối phương không bao giờ công khai con số thương vong thực sự của mình. Lần đầu tiên, tại khu vực hẻo lánh nhất trên lục địa châu Phi khi đó, máu của người Cuba và người Angola đã cùng đổ xuống để cho tự do nảy mầm trên mảnh đất đã chịu quá nhiều đau khổ.

Vì vậy, tháng 11 năm 1975, tức là tròn 19 năm sau ngày chúng tôi đổ bộ lên bờ từ con tàu Granma, một nhóm nhỏ các chiến sĩ Cuba đã phát động những trận đánh đầu tiên trong một cuộc chiến kéo dài nhiều năm sau đó ở Angola.


Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 31 Tháng Bảy, 2013, 09:37:17 am
Và chính tại thời điểm đó ông và các cố vấn của mình đã quyết định gửi thêm lực lượng chi viện tới Angola?

Đúng vậy. Và chúng tôi đã chấp nhận đương đầu với thách thức mà không hề băn khoăn, ngần ngại lấy một giây. Các sĩ quan huấn luyện của chúng tôi sẽ không đời nào bị bỏ mặc cho số phận, chúng tôi cũng không thể bỏ rơi những chiến sĩ Angola đang hy sinh quên mình vì nền độc lập của mình, sau hơn 20 năm đấu tranh anh dũng không ngừng nghỉ. Khi đó, sau khi hiệp đồng chặt chẽ với Tổng thống Neto của Angola, Cuba đã quyết định gửi thêm các chiến sĩ đặc nhiệm thuộc Bộ Nội vụ cùng với một số đơn vị bộ đội chủ lực từ Các Lực lượng Vũ trang Cách mạng (FAR) - tất cả đều được trang bị đầy đủ để có thể sẵn sàng chiến đấu. Lực lượng này được gửi tới Angola một cách nhanh nhất bằng đường không và đường biển để có thể tham gia chiến đấu chống lại sự xâm lược của chế độ Apácthai.

Vậy là những chiến sĩ Cuba, những người kế thừa xứng đáng truyền thống anh hùng của Quân khởi nghĩa quang vinh thế kỷ 19, đã lao vào một cuộc chiến đấu mới ở cách quê hương mình cả mười nghìn cây số, đương đầu với những đội quân thiện chiến của Nam Phi, cường quốc mạnh nhất tại châu Phi, và của Zaire - một chế độ bù nhìn được Mỹ và châu Âu trang bị đầy đủ và hiện đại nhất.

Và chính trong giai đoạn này, Cuba đã phát động chiến dịch mang tên “Chiến dịch Carlota”.

Đúng vậy. Đó chính là thời điểm bắt đầu chiến dịch Carlota  , mật danh của chiến dịch quân sự quốc tế quy mô nhất, trường kỳ nhất, chính nghĩa nhất và cũng thành công nhất trong lịch sử đất nước Cuba.

Tại sao các ông lại đặt tên chiến dịch là Carlota?

Tên gọi đó vừa mang tính biểu tượng vừa là sự tưởng nhớ tới hàng nghìn người nô lệ đã hy sinh quên mình hoặc bị hành hình trong những cuộc nổi dậy đầu tiên của nô lệ tại Cuba. Chính những cuộc nổi dậy kiên cường như vậy đã hình thành nên những phụ nữ bất khuất như Carlota. Bà vốn là một nô lệ Lucumi tại đồn điền mía đường Triunvirato, tại khu vực hiện nay thuộc tỉnh Matazas, và vào năm 1843, Carlota đã lãnh đạo một trong rất nhiều những cuộc nổi dậy chống lại kiếp sống nô lệ đọa đày khủng khiếp, và bà đã anh dũng hy sinh trong cuộc đấu tranh này.

Tổng kết lại thì đó có phải là một chiến dịch thành công không? Các lực lượng Cuba có ngăn chặn được cuộc tấn công vảo thủ đô Luanda không?

Có chứ - đó là một chiến dịch thành công trọn vẹn. Đến cuối tháng 11 năm 1975, chúng tôi đã chặn đứng được cuộc xâm lược của kẻ thù từ cả hai phía bắc và nam. Tôi nhớ là khi lực lượng Cuba và Angola đang từng bước giành lại được từng thị trấn trên cả nước - chúng tôi cấp tập nhận được các tin báo: “Đã vào thị trấn này...”, “Đang tiến như thế kia...”, cho đến khi họ tới được biên giới của Angola, cả trên mạn bắc và dưới mạn phía nam. Đế quốc Mỹ đã thất bại trong ý đồ chia cắt Angola và phá hoại nền độc lập của quốc gia châu Phi này. Chính cuộc chiến đấu anh hùng của Cuba và Angola đã ngăn chặn được âm mưu thâm độc này.

Các đơn vị xe tăng hoàn chỉnh, cùng rất nhiều đơn vị pháo binh và phòng không chính quy, các đơn vị bộ binh cơ giới lên đến cấp lữ đoàn, tất cả đều được chuyên chở bằng các thiết bị vận tải đường biển của Cuba, đã nhanh chóng tập trung tại Angola. Sau đó, 36.000 chiến sĩ Cuba đã tiến hành một cuộc tấn công dữ dội lên sát biên giới của quốc gia Apácthai hùng mạnh kia (Nam Phi). Cũng tại đây, sau khi cuộc tấn công đầu tiên nhằm vào quân đội Nam Phi đã bắt đầu, các phi công Cuba đã trực tiếp lái những chiếc máy bay chiến đấu Mig-21 và Mig-17. Khi các chiến sĩ của chúng tôi đang băng qua cây cầu trên sông Queve và tiến sang bờ bên kia, chúng tôi đã sử dụng chính những chiếc Mig-21 này để tấn công lực lượng Nam Phi tới khi đối phương hầu như không còn khả năng chống cự.

Khi tấn công chủ yếu từ phía nam, lực lượng của chúng tôi đã buộc chúng phải rút lui hơn 1.000 km, tức là khoảng 650 dặm, đến sát điểm bắt đầu của chúng ở trên biên giới giữa Angola và Namibia, khi đó vẫn đang là thuộc địa của chế độ phân biệt chủng tộc. Tất cả các lực lượng đều tập trung tại đây. Chúng tôi đã buộc Mobutu phải cho quân đội tương đối yếu của hắn rút lui thêm vài km nữa, nhưng ngay sau đó chúng tôi lại tổ chức tấn công vào lực lượng chủ yếu của đối phương, tức là quân đội Nam Phi. Ngày 27 tháng 3 năm 1976, tên lính Nam Phi cuối cùng đã phải rút khỏi lãnh thổ Angola.

Có chi tiết quan trọng này cần làm rõ: Angola nằm cách rất xa Cuba. Có thể ông nhìn trên bản đồ và nghĩ rằng đến Mát-xcơ-va còn gần hơn đến Angola chẳng hạn. Nhưng nếu đi bằng máy bay, ông có thể đến Mát-xcơ-va trong vòng một tiếng rưỡi đồng hồ, trước khi đến được Luanda. Nói vậy để ông có thể hình dung ra Angola cách xa Cuba đến thế nào.

Và một điều quan trọng khác: một khi chúng ta đã chấp nhận tham gia vào một tình huống như vậy, chúng ta không bao giờ được phép mắc sai lầm là tỏ ra yếu ớt. Chỉ cần tỏ ra yếu ớt trước kẻ thù, anh sẽ bị đánh bại ngay lập tức. Chúng tôi đã xác định quyết tâm là sẵn sàng tung hết lực lượng khi cần thiết, thậm chí có thể bổ sung thêm một số lực lượng khác, gấp hai đến ba lần lực lượng ban đầu. “Lực lượng” không đơn thuần chỉ là một số người nhất định; trong đó còn phải tính đến sức mạnh hỏa lực, số lượng và khả năng hoạt động của vũ khí, v.v... Thậm chí trong giai đoạn sau này, chúng tôi còn chuyển tới đây cả những chiếc máy bay chiến đấu. Tôi nhớ là hồi đó chúng tôi đã dùng tàu lớn chở những chiếc Mig-21 tới Angola.

Có điều là khi cuộc tấn công đầu tiên bắt đầu, máy bay của chúng tôi vẫn chưa được chuyển đến. Các phi công của chúng tôi sử dụng ngay những chiếc máy bay chiến đấu của Angola. Họ phải chiếm được Huambo, đó là nơi Jonas Savimbi đặt làm thủ đô của mình - ông ta là người đứng đầu Liên minh Quốc gia vì Độc lập hoàn toàn cho Angola (UNITA), một tổ chức do Nam Phi và Mỹ tài trợ tiền bạc và trang thiết bị vũ khí. Đây là khu vực tưởng như các bộ tộc sẽ nghiêng về phía ủng hộ Savimbi, nhưng thực chất thì ở Huambo, MPLA lại nhận được sự ủng hộ rộng rãi hơn - tôi nhớ rất rõ điều này; về sau tôi cũng tới đây - từ đông đảo người dân so với Savimbi, cho dù đa phần các bộ tộc này cùng thuộc một tộc người như Savimbi.

Quyết định gửi đến Angola tất cả những lực lượng cần thiết được chúng tôi đưa ra ngay trong đêm ngày 4 tháng 11 (năm 1975), và đến tháng 3 năm 1976 thì tất cả bộ đội và vũ khí đã được chuyển tới nơi. Chúng tôi tiến hành đánh đuổi đối phương từ cả hai hướng, ở phía Nam, quân đội Nam Phi thậm chí còn không có đủ thời gian mà phá cầu.

Trong khi đó, ở miền Bắc, chỉ trong vài tuần với số lượng quân rất ít ỏi mà chúng tôi có, quân lính thường trực của Mobutu và lực lượng đánh thuê đã bị đẩy lùi sang phía bên kia biên giói với Zaire. Đây cũng là một chiến thắng quyết định. Tôi không thể hiểu tại sao chúng không rút sớm hơn, sau khi những gì đã xảy ra với quân đội Nam Phi.


Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 31 Tháng Bảy, 2013, 09:39:44 am
Vậy ông giải thích như thế nào về việc nước Mỹ đã không ngăn chặn Chiến dịch Carlota, hay nói cách khác là sự can thiệp của Cuba vào Angola?

À, căn cứ vào những tài liệu mới được giải mật trong vài năm vừa qua, hiện tại chúng tôi đã biết thêm được nhiều chi tiết mà trước đây chúng tôi còn chưa rõ về việc chính quyền Mỹ ở Washington đang nghĩ gì và hành động như thế nào thời gian đó. Có lẽ không một lúc nào Tổng thống Mỹ Gerald Ford, hay vị ngoại trưởng quyền lực của ông ta, Henry Kissinger, hoặc ngay cả bộ máy tình báo hùng hậu của nước này, lại có thể hình dung được rằng Cuba sẽ đóng một vai trò quan trọng ở châu Phi - trong suy nghĩ của họ thì Cuba chẳng qua chỉ là một nước “nhược tiểu” bị phong tỏa trong vùng biển Caribê - cho dù chính “quốc gia nhược tiểu” đó đã giành chiến thắng tại Playa Girón và hiên ngang thể hiện tinh thần bất khuất của mình trong cuộc khủng hoảng tên lửa, bởi vì không có bất kỳ ai ở đây (Cuba) từng run sợ hoặc nao núng. Chưa bao giờ có trường hợp một quốc gia thuộc Thế giới thứ ba lại có thể hành động để ủng hộ một quốc gia khác trong một cuộc xung đột quân sự diễn ra bên ngoài khu vực địa lý của mình.

Nhưng xét cho cùng thì dù sao Cuba cũng có thể trông cậy vào sự bảo vệ của Liên Xô.

Ông nghe nhé - tại Angola, khi chúng tôi quyết định phát động chiến dịch Carlota, chúng tôi hoàn toàn không có bất kỳ lúc nào trông cậy vào sự “bảo vệ” của Liên Xô sau này cả. Nói thật với ông là sau chiến thắng vang dội của chiến dịch quân sự này, Cuba ủng hộ chủ trương đòi hỏi Nam Phi phải trả một cái giá đắt hơn cho hành động phiêu lưu của mình, trong đó có điều kiện trao trả độc lập cho Namibia. Nhưng chính Chính phủ Liên Xô đã gây áp lực rất lớn đối với chúng tôi, bởi vì họ lo lắng về những phản ứng mà Mỹ có thể tiến hành. Liên quan đến chuyện này, chúng tôi đã trao đổi rất nhiều thư, điện.

Vậy Cuba đã làm gì?

Sau những phản đối dữ dội từ phía chúng tôi, cuối cùng chúng tôi cũng không có cách nào khác là phải chấp nhận yêu cầu của Liên Xô, mặc dù cũng chỉ là phần nào thôi. Mặc dù Liên Xô không hề tham khảo ý kiến của Cuba liên quan đến việc gửi quân đội tới Angola, nhưng sau đó họ đã quyết định gửi vũ khí và trang bị tới đây để phục vụ cho mục đích xây dựng quân đội Angola, và họ đã phản hồi rất tích cực trước những yêu cầu cụ thể của chúng tôi liên quan đến trang thiết bị quân sự và khí tài trong suốt thời gian chiến tranh. Dù sao cũng chắc chắn một điều là cuộc đấu tranh ở Angola không thể nào đi đến thắng lợi cuối cùng nếu thiếu đi sự ủng hộ về chính trị và vật chất của Liên Xô sau chiến thắng đầu tiên đó.

Cứ nghĩ mà xem, Liên Xô là nước duy nhất có thể cung cấp vũ khí, trang bị mà Angola cần để tự bảo vệ mình trước nguy cơ xâm lược của những nước lớn như Nam Phi từ phía nam, và của Mobutu (Zaire) từ phía bắc. Chắc chắn chúng tôi (Cuba) không thể nào ở lại Angola mãi mãi, thậm chí dù chỉ là mười năm cũng không thể - điều tối thiểu là phải xây dựng một só điều kiện nhất định (để Angola có thể tự phòng thủ).

Nhưng theo tôi nghĩ thì xuất phát từ những truyền thống quân sự rất khác nhau giữa hai nước, Cuba và Liên Xô đã không có cùng một quan điểm về cách thức phát động một cuộc chiến tranh.

Đó là điều hoàn toàn chính xác. Có những khác biệt rõ rệt trong cách thức hình thành chiến lược và chiến thuật giữa Cuba và Liên Xõ. Chúng tôi đã tổ chức huấn luyện cho hàng chục nghìn chiến sĩ Angola, và các sĩ quan cố vấn của chúng tôi đã hỗ trợ cho nước này cả công tác huấn luyện cũng như chiến đấu trực tiếp. Chúng tôi vẫn luôn bảo họ: “Nhiệm vụ của chúng tôi không phải là trực tiếp tham gia vào một cuộc chiến nội bộ, chúng tôi chỉ tham gia giúp các đồng chí chống lại sự xâm lược từ bên ngoài”, trong trường hợp một nơi nào đó bị tấn công, một tình hình đặc biệt nguy cấp phát sinh, chúng tôi sẽ giúp đỡ họ. Còn phía Liên Xô cung cấp chuyên gia và cố vấn quân sự ở cấp cao nhất, họ cũng hào phóng trang bị lực lượng vũ trang Angola các loại khí tài cần thiết. Những hành động bắt nguồn từ đội ngũ cố vấn cấp cao đó đã gây cho chúng tôi (Cuba) không biết cơ man nào là những chuyện đau đầu, bất chấp quan hệ chặt chẽ, tình hữu nghị bền chặt và sự tôn trọng giữa Cuba với Liên Xô. Đó là những vấn đề liên quan đến cách thức định nghĩa về chiến tranh: Liên Xô, với quan điểm và nhận thức hoàn toàn khác về chiến tranh, mà tôi phải gọi là quan điểm kinh viện, xuất phát từ kinh nghiệm của họ trong một cuộc chiến tranh có quy mô cực lớn như Chiến tranh thế giới thứ hai mà trong đó rất nhiều người đã thiệt mạng; còn phía bên này là Cuba với những kinh nghiệm về chiến tranh du kích, mà ngày nay người ta vẫn thích gọi là tác chiến phi chính quy, hoặc “phi đối xứng”. Mặc dù có rất nhiều thứ chẳng có gì là liên quan đến “phi đối xứng” cả; đây chỉ là vấn đề quan niệm cơ bản mà thôi.

Mặc dù vậy, giữa những chiến sĩ Liên Xô và Cuba vẫn tồn tại tình cảm rất sâu sắc của sự hiểu biết lẫn nhau và đoàn kết chặt chẽ. Đó là sự thật - chúng tôi rất hòa hợp với nhau. Lúc nào cũng tồn tại một tinh thần hợp tác anh em.

Vậy là sau chiến thắng năm 1976, Cuba đã rút quân khỏi Angola.

Đúng thế, nhưng với tốc độ và quy mô vừa phải nhất trong hoàn cảnh cụ thể khi đó. Xuất phát từ tình hình rất nhạy cảm mới phát sinh, chúng tôi phải thảo luận với các đồng chí Angola - ít nhiều họ cũng hiểu và thông cảm với tình cảnh của chúng tôi khi đó - và giải thích cho họ về tình hình; theo quan điểm của chúng tôi thì chẳng có cách nào khác là phải thảo luận và tham khảo ý kiến với họ. Tháng 4 năm 1974, Raul, khi đó là Bộ trưởng các Lực lượng Vũ trang Cuba, đã tới Angola và trao đổi với Tổng thống Neto về yêu cầu không thể khác được là phải rút dần dần một lượng lớn quân đội Cuba về nước. Thực sự thì chúng tôi cũng không hoàn toàn nhất trí với biện pháp này, vì chúng tôi coi đó là một biểu hiện thể hiện sự yếu đuối của mình trước đối phương, trong khi thực tế là chúng tôi đang ở thế thượng phong, còn đối phương đang hoang mang, xuống tinh thần rất rõ. Chúng tôi đã xác định rằng, chúng tôi cần ở lại cho tới chừng nào cả hai bên - Cuba và Angola - còn thấy là cần thiết để huấn luyện và xây dựng một quân đội Angola vững mạnh.

Mặc dù vậy, chúng tôi cũng bắt tay vào việc chuẩn bị rút con người và phương tiện về nước. Tổng thống Neto hiểu rõ hoàn cảnh cũng như quan điểm của chúng tôi, ông cũng rất tôn trọng lịch trình rút quân về nước của Cuba. Đó sẽ là một quá trình rút quân từ từ, từng phần một. Chúng tôi dần dần giảm bớt sự hiện diện của mình tại Angola. Trong khi đó, Cuba vẫn duy trì các đơn vị chiến đấu đủ mạnh tại vùng bình nguyên trung tâm của Angola. Nhưng thực tế là chúng tôi đã bắt đầu tự làm yếu mình, và sự yếu đuối đó đã mở cửa cho đối phương: nay khi quân đội Nam Phi nhận thấy chuyện gì đang diễn ra, chúng đã bắt đầu quấy rối, tấn công, thâm nhập rồi rút lui, trong vùng bình nguyên mênh mông đó, nơi mà các đon vị của chúng tôi chỉ phòng thủ tại những vị trí chiến lược nhất, tức là cách biên giới giữa Angola với Namibia khoảng 250km.

Chúng đã lợi dụng tình hình khi đó - ông biết chủ nghĩa đế quốc và tay sai của chúng như thế nào rồi đấy, lúc nào chúng cũng là những kẻ hết sức cơ hội, lợi dụng mọi điều kiện và hoàn cảnh có thể. Chắc chắn một điều là chúng đã biết lực lượng của chúng tôi chỉ còn rất hạn chế, rằng chúng tôi đang phải chịu áp lực và phải rút dần lực lượng về.


Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 31 Tháng Bảy, 2013, 09:41:44 am
Ông đã tới thăm Angola năm 1977 đúng không?

Vâng, gần một năm sau, vào tháng 3 năm 1977, cuối cùng tôi cũng có thể đến thăm Angola và trực tiếp chúc mừng thắng lợi của các chiến sĩ Angola và Cuba. Đến thời điểm đó, Cuba đã rút khoảng 12.000 chiến sĩ quốc tế của mình về nước - tức là khoảng một phần ba lực lượng ban đầu của chúng tôi. Đến thời điểm này, kế hoạch rút quân vẫn được tuân thủ đúng từng câu chữ.

Nhưng Mỹ và Nam Phi vẫn chưa lấy thế làm hài lòng, Pretoria (thủ đô Nam Phi) và Washington vẫn tiếp tục trù tính âm mưu - lúc nào cũng là Washington đứng đằng sau đạo diễn tình hình. Cuối cùng thì âm mưu đó cũng trở nên công khai vào những năm 1980 với cái được gọi là “cam kết mang tính xây dựng”  , và sự đồng lõa giữa Nam Phi và Mỹ được chính Tổng thống Reagan thiết lập. Chính sự ngông cuồng và ngoan cố của hai cường quốc này đã khiến chúng tôi nhận thấy yêu cầu cấp bách là phải tiếp tục viện trợ trực tiếp cho nhân dân Angola trong suốt hơn 15 năm, bất chấp thỏa thuận đã được ngay trong lịch trình đầu tiên về việc rút quân như tôi đã nói.

Có hai lịch trình rút quân: lịch trình thứ nhất được vạch ra năm 1976 và lịch trình sau này, nhưng lịch trình sau này là một thỏa thuận với Nam Phi sau thất bại của nước này, tức là do chính chúng tôi chủ động thực hiện vào thời điểm đó. Đã có hơn 300 nghìn chiến sĩ Cuba tình nguyện tham gia cuộc đấu tranh của nhân dân Angola ngay từ đầu - ở đây chúng tôi gọi đó là lực lượng “dự bị”; đó (tình nguyện) là một nguyên tắc bất di bất dịch, ông biết đấy, các cuộc nội chiến, giống như “cuộc chiến tranh bẩn” ở Escambray mà chúng ta đã đề cập, không thể được thực hiện nếu không có những chiến sĩ tình nguyện. Nhiều nước không thực hiện chế độ tình nguyện nhập ngũ, thay vào đó họ phải trả rất nhiều tiền cho đội quân của mình. Bởi vì theo luật thì một người tham gia chiến đấu và anh ta có thể thiệt mạng bất kỳ lúc nào. Chúng tôi không thể thực hiện một sứ mệnh quốc tế nếu không có những chiến sĩ tình nguyện; đó là vấn đề mang tính nguyên tắc.

Rất ít người dám nghĩ rằng, chúng tôi có thể đương đầu kiên cường đến vậy trước những cuộc tấn công dữ dội của Mỹ và Nam Phi trong suốt ngần ấy năm, với một đồng minh (Liên Xô) lúc nào cũng quá dè chừng.

Sau Angola, Cuba có giúp đỡ thêm những quốc gia bị áp bức khác trong khu vực, ví dụ như các dân tộc khu vực Đông Nam Phi, hiện là Namibia,, khi đó đang bị Nam Phi chiếm đóng, hoặc Rhodesia, nay là Zimbabwe, hoặc chính nhân dân Nam Phi khi đó đang ở dưới chế độ phân biệt chủng tộc Apácthai không?

Trong những năm 1980, thập kỷ mà chúng ta vẫn đang bàn đến, cuộc đấu tranh của nhân dân các nước Namibia, Zimbabwe và Nam Phi chống chủ nghĩa thực dân và chế độ Apácthai bắt đầu phát triển mạnh mẽ. Angola trở thành một thành trì vững chắc cho nhân dân các dân tộc này trông cậy, đồng thời Cuba cũng viện trợ và ủng hộ họ bằng tất cả những gì có thể.

Chính phủ Pretoria (Nam Phi) lúc nào cũng hành động với “sự độc ác có toan tính”, như người ta vẫn nói. Những ví dụ như Kassinga, mà chúng ta cũng đã đề cập đến, rồi còn Boma, Novo Kategue và Sumbe, đều là các địa danh gắn với những tội ác khủng khiếp mà chế độ Apácthai đã gây ra đối với nhân dân các nước Namibia, Zimbabwe, Nam Phi và Angola, nhưng chính những cái tên đó lại là những mốc son tiêu biểu đánh dấu tinh thần đoàn kết của chúng tôi trong sự nghiệp chống lại kẻ thù chung.

Chính xác thì chuyện gì đã xảy ra tại các nơi đó?

Tôi sẽ dẫn ra đây một ví dụ: cuộc tấn công vào thành phố Sumbe thuộc Angola (trước kia là Novo Redondo) là một ví dụ hùng hồn tố cáo những ý đồ tàn bạo của Nam Phi. Tại Sumbe hoàn toàn không có quân đội Angola cũng như bộ đội Cuba, chỉ có bác sĩ, giáo viên, công nhân xây dựng và những nhân viên viện trợ dân sự (người Cuba) khác, nhưng chính họ lại trở thành mục tiêu bắt cóc của đối phương. Tuy nhiên những người này đã kiên cường chống cự trong hàng ngũ những người anh em Angola, cho đến khi quân chi viện kịp tới nơi và đẩy lùi bè lũ xâm lược. Bảy người Cuba đã hy sinh trong trận đánh không cân sức đó.

Đó chỉ là một trong rất nhiều ví dụ mà tôi có thể kể với ông, về tinh thần chiến đấu hy sinh vô cùng anh dũng mà những chiến sĩ tình nguyện quốc tế của Cuba đã thể hiện, cả những chiến sĩ quân sự cũng như dân sự, những người sẵn sàng đổ máu và mồ hôi bất kỳ lúc nào tổ quốc cần, bên cạnh những người anh em thuộc các dân tộc bị áp bức ở Namibia, Angola, Zimbabwe và Nam Phi.

Đó là một chiến công phi thường và chói lọi trong lịch sử dân tộc, nhân dân Cuba, đặc biệt là của những thế hệ thanh niên trong số hàng chục nghìn chiến sĩ thuộc cả lực lượng quân đội nghĩa vụ và lực lượng dự bị (tình nguyện), những người đã thể hiện tinh thần quốc tế vô sản trong sáng nhất khi thực hiện nhiệm vụ của mình bên cạnh đội ngũ sĩ quan và quân nhân chuyên nghiệp của FAR (Các lực lượng Vũ trang Cách mạng Cuba).

Và còn phải kể đến công sức của hàng triệu con người, cả nam giới lẫn phụ nữ, ở Cuba, những người đã bảo đảm thành công của tất cả các chiến dịch bằng cách cống hiến những giờ làm việc bổ sung dành cho những người đang thực hiện sứ mệnh quốc tế ở châu Phi - hàng triệu người đã nỗ lực quên mình để đảm bảo cho gia đình của các chiến sĩ và các nhân viên hỗ trợ dân sự Cuba (đang hoạt động ở nước ngoài) không bị thiếu thốn, khó khăn.

Các thành viên gia đình những chiến sĩ quốc tế Cuba xứng đáng được quan tâm đặc biệt. Họ đã chấp nhận mọi gian khổ, hy sinh khi thiếu vắng những người đàn ông trụ cột trong gia đình; họ dồn nén mọi lời động viên và chia sẻ trong những lá thư; họ tránh không nói gì đến những khó khăn, lo lắng ở nhà. Và tiêu biểu nhất trong các gia đình đó chính là những người mẹ, người con trai, con gái, anh chị em, vợ hoặc chồng của những chiến sĩ Cuba đã anh dũng hy sinh. Tất cả họ đều đứng vững và ngẩng cao đầu trước sự hy sinh vô bờ bến của những người thân yêu. Họ đã biến nỗi đau mất mát tận cùng thành tình yêu đất nước, thành lòng trung thành và tin tưởng đối với sự nghiệp cách mạng mà người thân yêu của họ đã tự nguyện hy sinh cả mạng sống để bảo vệ.


Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 31 Tháng Bảy, 2013, 09:43:44 am
Năm 1987, Angola phải đối mặt với một cuộc tấn công quân sự mới. Một lần nữa Nam Phi lại tấn công.

Vâng, như tất cả chúng ta đều đã biết, vào cuối năm 1987, Nam Phi lại phát động một cuộc xâm lược quy mô lớn vào lãnh thổ Angola trong những hoàn cảnh cực kỳ nguy kịch đối với sự tồn tại của quốc gia còn non trẻ. Vào thời gian đó, Mỹ và Nam Phi đã phát động một cuộc tấn công cuối cùng và nguy hiểm nhất vào một đội quân của chính phủ Angola đang tiến vào khu vực sa mạc khô cằn trên đường tới Jamba, khu vực biên giới Tây Nam của Angola, nơi được cho là đặt sở chỉ huy của Jonas Savimbi, người cầm đầu phong trào UNITA. Tôi cũng xin nói ngay rằng chúng tôi (Cuba) vẫn luôn phản đối việc chính phủ Angola thực hiện những cuộc tấn công nhằm vào Jamba, vì cứ mỗi lần như vậy là y như rằng Nam Phi sẽ tiến hành can thiệp vào phút cuối cùng bằng sức mạnh không quân áp đảo của mình, cộng với hỏa lực pháo binh hùng hậu và lực lượng thiết giáp đủ để gây ra những tổn thất nặng nề cho quân đội Angola - và quả thật là không sao ngăn được chúng (quân đội Nam Phi).

Năm nào chúng tôi cũng đã bàn bạc vấn đề với phía Liên Xô và Angola: “Đừng thực hiện cuộc tấn công X, đừng có sa vào những cuộc tổn công hao người, tốn của và hoàn toàn vô ích đó. Và nếu các đồng chí vẫn muốn thực hiện thì chúng tôi sẽ không tham gia đâu”.

Thỉnh thoảng cũng có lần chúng tôi cũng thuyết phục được họ, nhưng dường như đó đã là một hoạt động thường niên (ở Angola). Một trong những lần cuối cùng (chúng tôi thuyết phục được họ) là khi tôi đến thăm Zimbabwe, trong khuôn khổ Hội nghị Thượng đỉnh các quốc gia không liên kết. Rất khó khăn để có thể thuyết phục họ, vì Liên Xô vẫn cứ khăng khăng theo đuổi quan điểm là cần thiết lập lại những đường biên giới quốc gia, kéo dài hơn 650 dặm, tức là hơn 1000km, tính từ Luanda, tại một khu vực hẻo lánh và rất khó tiếp cận của đất nước, noi được cho là tổng hành dinh của lực lượng Savimbi, trong khi những băng nhóm của UNITA và “cuộc chiến bẩn” (mà chúng thực hiện) vẫn đang lan rộng ra cả nước, đến sát tận thủ đô. Thòi kỳ đầu, chúng tôi thực hiện rất chặt chẽ chương trình rút quân về nước, nhưng rồi có chuyện hoàn toàn bất ngờ đã xảy ra.

Từ trước khi Angola giành được độc lập, một nhóm vũ trang từ Zaire đã thâm nhập vào trong nước này. Khi cuộc chiến chống lại cuộc xâm lược của quân đội Mobutu kết thúc, nhóm vũ trang này, với sự ủng hộ của một số sĩ quan Angola, đã tấn công vào Katanga, một tỉnh giàu có thuộc Zaire. Thật khủng khiếp! Tất cả các hãng truyền thông châu Âu bắt đầu bù lu bù loa! Pháp, Bỉ, nói chung là tất cả các nước, đều ngay lập tức gửi quân đến. Không chỉ riêng Nam Phi mới triển khai lực lượng quân đội của mình ở biên giới phía nam (của Angola) mà đáng chú ý nhất là quân đội Pháp và Bỉ tiến từ phía bắc xuống - mà nói cách khác, đó chính là NATO.

Trước tình hình như vậy, chúng tôi đã phải cho ngừng chương trình rút quân theo dự tính, như tôi đã nói.

Nhưng bộ tham mưu của quân đội Angola đã không nghe theo những đề xuất của Cuba. Vậy trước diễn biến cuộc tấn công của Nam Phi, các ông đã làm gì?

À, ông muốn nói đến cuộc tấn công cuối cùng vào thủ đô tưởng tượng của Savimbi ở đông nam Angola chứ gì?

Trong lần đó, thì vẫn lại là câu chuyện xưa như trái đất. Lực lượng tấn công của Angola, lúc này đang giai đoạn truy quét cuối cùng, bất ngờ bị Nam Phi tấn công (khi đang ở Jamba), lực lượng Angola đã phải chịu những tổn thất nặng nề cả về con người và vũ khí trang bị mới được Liên Xô cung cấp để phục vụ cho chiến dịch đó, đó là chưa kể những cố vấn quân sự Liên Xô. Sau thắng lại ban đầu, đối phương được đà tiến thẳng về phía Cuito Cuanavale, sân bay dự phòng cũ của NATO, gần căn cứ không quân Menongue, và chuẩn bị tiến hành một cuộc tấn cống bằng súng cối vào Angola. Lúc đó tại đây không có bất kỳ chiến sĩ Cuba nào, cũng như những lần trước cũng vậy, vì chúng tôi đã nói rõ với họ là “chúng tôi sẽ không tham gia”. Nhưng trước tình hình thảm họa vừa phát sinh - tình hình tồi tệ nhất từ khi cuộc chiến ở Angola bắt đầu, trong khi chúng tôi hoàn toàn không có phần trách nhiệm nào - chúng tôi bắt đầu nhận được những lời kêu cứu tuyệt vọng từ chính phủ Angola, kêu gọi chúng tôi yểm trợ.

Chắc ông cũng có thể hình dung ra tâm trạng của chúng tôi sau những thảm họa trước đó khi họ không nghe lời chúng tôi. Lẽ tự nhiên là chúng tôi rất lấy làm phẫn nộ. Tuy nhiên lần này tình hình tệ hại hơn rất nhiều, bởi vì mặc dù lực lượng còn lại đang rút lui một cách có trật tự - điều cần khẳng định là các chiến sĩ Angola đều không bao giờ bận tâm tới an nguy của chính mình, hay ích lợi của bản thân, họ là những chiến sĩ rất dũng cảm và có tinh thần kỷ luật - nhưng nói chung tinh thần của các chiến sĩ đã bị hủy hoại hoàn toàn trong khi những chiếc xe tăng và phương tiện vận tải bọc thép còn lại cũng hầu như không di chuyển được nữa. Trong khi đơn vị gần nhất của chúng tôi cũng cách đó 125 dặm, tức là gần 200km.

Và cuối cùng các ông cũng đồng ý yểm trợ.

Trong một nỗ lực phi thường, bất chấp mối nguy hiểm hết sức nghiêm trọng là có thể bị Mỹ tiến hành xâm lược quân sự mà lúc nào Cuba cũng phải đối mặt, các nhà lãnh đạo của Cách mạng Cuba vẫn quyết định giải quyết vấn đề (ở Angola) một lần cho dứt điểm - điều mà chúng tôi đã nhiều lần đề xuất với Liên Xô: tập hợp đủ con người và trang thiết bị cần thiết để đánh bại hoàn toàn quân đội Nam Phi.

Nhân dân Cuba đã lặp lại chiến công vĩ đại mà chúng tôi đã từng làm được năm 1975. Một lực lượng đông đảo các đơn vị và trang thiết bị, vũ khí, được nhanh chóng gửi qua Đại Tây Dương và đổ bộ xuống bờ biển phía nam của Angola, với mục đích là tấn công đối phương từ phía tây nam Angola, về phía Namibia. Trong khi ở cách đó khoảng 800km về phía đông, một lữ đoàn xe tăng hoàn chỉnh, sau khi rà phá sạch những quả mìn được cài trên chặng đường dài 100km, đang tiến về Cuito Cuanavale, nơi mà các đơn vị Angola đang tập hợp lại trên đường rút lui sau khi bị quân đội Nam Phi tấn công. Chúng tôi sử dụng máy bay trực thăng để nhanh chóng vận chuyển các chuyên gia về xe tăng, pháo binh, và chuyên gia công binh để nhanh chóng khắc phục cũng như sửa chữa lượng trang thiết bị khổng lồ của quân đội Angola đang nằm chết dí trong khu vực này. Trước đó, chúng tôi cũng đã đề nghị Tổng thống Jose Eduardo dos Santos giao lại quyền chỉ huy tất cả các đơn vị Angola trên Mặt trận phía Nam cho chúng tôi. Vì vậy, chỉ có một bộ chỉ huy duy nhất cho toàn bộ lực lượng tham gia cuộc chiến tranh chống lại các thế lực phân biệt chủng tộc của Nam Phi. Các lực lượng chi viện mới tiến theo lữ đoàn tăng tiến vào, và chỉ vài ngày sau, địa danh tưởng chừng như đã bị quên lãng đó, Cuito Cuanavale, đã trở thành tâm điểm chú ý của toàn thế giới. Tôi cũng không muốn đi sâu vào tất cả các chi tiết liên quan, tóm lại tôi xin nói rằng cùng với các sĩ quan và chiến sĩ của quân đội Angola đang tập hợp lại lực lượng, các chiến sĩ Cuba cùng đội ngũ sĩ quan chỉ huy xuất sắc của mình đã chuẩn bị một trận địa mai phục bằng súng cối dành cho các lực lượng quân đội Nam Phi đang tiến về phía sân bay - cuối cùng quả thật đối phương đã rơi vào chiếc bẫy do chúng tôi dựng lên, và bị đập tan hoàn toàn.


Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 31 Tháng Bảy, 2013, 09:48:37 am
Vậy là tổng cộng Cuba đã gửi tới Angola bao nhiêu quân tại thời điểm đó?

Chúng tôi ý thức rất rõ những gì chúng tôi đang làm lúc đó. Chúng tôi đang thể hiện sự trung thành với hai nguyên tắc. Thứ nhất, chúng ta phải thể hiện được sự mạnh mẽ cần thiết, nếu không chắc chắn chúng ta sẽ phải đối mặt với thất bại. Một thất bại như vậy sẽ đe dọa phá hủy toàn bộ thành quả của Cách mạng, phá hủy tất cả những năm tháng mà chúng tôi đã phải đấu tranh không khoan nhượng vì sự tồn tại của chính mình. Tại đây, ngay trên tổ quốc Cuba này, không kẻ nào có thể đánh bại được chúng tôi. Trong khi ở Angola rất có thể chúng tôi sẽ phải gánh chịu thất bại, và đó là một nguy cơ rất lớn, lớn hơn bất kỳ ai có thể tưảng tượng nổi.

Thứ hai: quyết định cục diện chiến tranh mà không cần những trận đánh quá hoành tráng và hao người tổn của, theo đúng chiến thuật chúng tôi đã thực hiện tại Sierra Maestra. Chúng tôi đã đánh bại cuộc tấn công ồ ạt của Batista trong vùng núi Sierra mà chỉ phải chịu những thương vong không đáng kể. Triết lý của chúng tôi là giành thắng lợi với càng ít thương vong càng tốt. Và tại Angola, chúng tôi đã tuân thủ cực kỳ chặt chẽ nguyên tắc này.

Tại thời điểm ấy, đã có tất cả 55.000 chiến sĩ Cuba được huy động và đưa tới Angola. Theo đó, trong khi quân đội Nam Phi đang sống dở chết dở tại Cuito Cuanavale, thì từ phía tây nam có 40.000 chiến sĩ Cuba, 30.000 chiến sĩ Angola, cùng khoảng 3000 chiến sĩ du kích Namibia thuộc lực lượng SWAPO, được sự yểm trợ của khoảng 600 xe tăng, hàng trăm khẩu pháo hạng nặng, hơn 1000 hỏa lực phòng không cùng những đơn vị Mig-23 táo bạo kiểm soát bầu trời, đang tiến về phía biên giói Namibia, sẵn sàng quét sạch lực lượng Nam Phi đang tản mát theo hướng đó - quét sạch lực lượng này, không phải bằng những trận đánh lớn, mà bằng những đòn tấn công chớp nhoáng - đó là nguyên tắc của chúng tôi.

Leopoldo (Polito) Cintas Frias 1, vị tướng chỉ huy các chiến dịch ở miền nam Angola, đã chứng tỏ mình là một nhà lãnh đạo quân sự xuất sắc. Tôi còn nhớ những ngày, khi mới chỉ là một cậu thanh niên 16 tuổi, ông ấy đã tham gia vào trận đánh Guisa, từ ngày 20 đến ngày 30 tháng 11 năm 1958, trong hàng ngũ lực lượng du kích của chúng tôi. Nhiệm vụ chủ yếu mà chúng tôi tin tưởng giao cho ông ấy vào ngày 28 tháng 11 là đảm nhiệm cương vị pháo thủ trên một chiếc xe bọc thép chở quân mà chúng tôi mới thu được sau một trận đánh dữ dội với quân đội của Batista - chúng tôi đã sử dụng chính chiếc xe này để tấn công căn cứ chủ chốt của quân đội đối phương, vào lúc sáng sớm trước khi mặt trời mọc. Mặc dù chiếc T-17 APC của mình đã bị loại khỏi vòng chiến đấu vì một quả đạn bazôka - nhưng là sau khi ông ấy đã kịp bắn hết 55 phát đạn trên xe - Pô đã kịp rút lui và cõng trên lưng một đồng chí khác bị thương rất nặng. Khi nhận ra đồng chí của mình đã hy sinh, ông ấy bèn quay lại khẩu súng máy cỡ 0.30 của chiếc T-17 APC. Thật khó mà tin nổi tinh thần chiến đấu dũng cảm của ông ấy ngày hôm đó. Tôi đã theo dõi tất cả mọi diễn biến của trận đánh qua một chiếc máy phát radio PRC-10 mà chúng tôi thu được của đối phương trước đó vài ngày, và tôi cũng phải sững sờ. Nhưng đó chưa phải là hành động dũng cảm duy nhất mà ông ấy thực hiện trong suốt ba mươi hai ngày sau đó, cho đến khi cuộc chiến tranh giải phóng của cách mạng Cuba hoàn toàn kết thúc.

Hai mươi chín năm sau, khi ở trên cương vị chỉ huy những chiến sĩ Cuba, Angola và Namibia, Polo lại tham gia trận đánh vào Cuito Cuanavale và thực hiện cuộc tổng phản công bắt đầu từ tây nam Angola tiến về phía biên giói với Namibia - một chiến dịch thực sự có tầm quan trọng quyết định đối với toàn bộ cuộc chiến.

Có không biết bao nhiêu điều có thể kể ra đây về tất cả những trận đánh và sự kiện trong chiến dịch đó. Đó là một chiến dịch rất trường kỳ và phức tạp, và tất nhiên đó chính là chiến dịch quân sự có quy mô lớn nhất mà các chiến sĩ Cuba từng tham gia thực hiện. Ngay lúc này tôi cũng có thể ngồi hàng giờ với ông để nói về việc chiến dịch trường kỳ đó đã diễn ra như thế nào, cùng hàng chục câu chuyện cũng như sự kiện quan trọng trong đó, vì tất cả vẫn còn rất tươi mới và rõ ràng trong ký ức của tôi. Một ngày nào đó ông phải viết một công trình lịch sử hoàn chỉnh về chiến công vĩ đại đó mới được.

Trong trận Cuito Cuanavale đó, quân đội Nam Phi đã phải chịu một thất bại hết sức nặng nề.

Vâng, đối với chúng tôi thì đó là một chiến thắng quan trọng - mà theo tôi thì mang quyết định. Chiến thắng long trời lở đất của chúng tôi tại Cuito Cuanavale, và đặc biệt là việc triển khai mặt trận hùng hậu của các lực lượng Cuba tại tây nam Angola, đã đánh dấu chấm hết cho âm mưu xâm lược quân sự từ bên ngoài nhằm vào đất nước này. Đối phương đã phải cay đắng nuốt trọn sự kiêu ngạo của một cường quốc chuyên cậy mạnh hiếp yếu, và ngồi vào bàn đàm phán.

Vậy những cuộc đàm phán sau đó đã diễn ra như thế nào?

Kết quả cuối cùng của các vòng đàm phán đó là Hiệp định Hòa bình cho khu vực Tây Nam châu Phi, được Nam Phi, Angola, và Cuba ký kết tại trụ sở Liên Hợp Quốc tháng 12 năm 1988. Chính những hiệp ước này đã dẫn đến việc chúng tôi hoàn toàn rút khỏi Angola - cũng như trước đó, trong một lịch trình ba năm, một cách rất cẩn thận, có tổ chức chặt chẽ, cho đến khi rút xong người cuối cùng, theo đúng lịch trình mà các bên đã nhất trí.

Người ta gọi đó là các vòng đàm phán “bốn bên” vì Cuba và Angola ngồi một bên bàn, còn phía bên kia là đại biểu Nam Phi. Đại diện phía Mỹ ngồi ở cạnh bàn thứ ba, vì lúc đó Mỹ đóng vai trò nhà trung gian hòa giải. Trong thực tế, Mỹ vừa là quan tòa vừa là nguyên đơn trong phiên xét xử; ai cũng thấy chính Mỹ là đồng minh của chế độ Apácthai Nam Phi - lẽ ra Mỹ phải ngồi cùng một bên với đại biểu của Nam Phi mới đúng.

Trong nhiều năm liền, Trưởng đoàn đàm phán Mỹ, Chester Crocker, khi đó là Thứ trưởng Ngoại giao phụ trách Vụ châu Phi, đã phản đối việc Cuba tham gia vào quá trình đàm phán. Nhưng căn cứ vào tình hình quân sự tại Nam Phi khi đó, phía Mỹ cũng không có lựa chọn nào khác là phải chấp nhận chúng tôi. Trong một cuốn sách do ông ta viết về vấn đề này 2, ông ta đã bày tỏ quan điểm rất thực tế khi đề cập đến việc Cuba tham gia vào quá trình đàm phán, ông ta viết, “Các cuộc đàm phán sẽ chuẩn bị thay đổi hoàn toàn”. Người phát ngôn của chính quyền Reagan hiểu rất rõ rằng với sự có mặt của Cuba tại bàn đàm phán, Mỹ sẽ không còn áp dụng những trò dọa nạt, tống tiền, dồn ép thô bạo và dối trá (như trước kia) nữa.

Thời điểm đó không còn giống với Hiệp ước Paris năm 1898, khi Mỹ và Tây Ban Nha đàm phán về thỏa thuận hòa bình (sau cuộc chiến tranh Mỹ - Tây Ban Nha) không hề có sự hiện diện của đại biểu Cuba, cũng như của Quân đội Giải phóng và Chính phủ Cuba kháng chiến. Lần này những đại biểu hợp pháp của các lực lượng vũ trang và Chính phủ Cuba đều có mặt, bên cạnh đại diện Chính phủ Angola.

---------------------------------------------------------
1. Hiện tại là Trung tướng Lục quân, Uỷ viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Cuba, Tư lệnh cánh quân phương Đông.

2. Chester A. Crocker, Giữa trưa ở Nam Phi: Xây dựng hoà bình với nước láng giềng khó tính, New York: Norton & Company, 1995.


Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 01 Tháng Tám, 2013, 10:41:11 am
Căn cứ vào những diễn biến nhu vậy, các ông đã đánh giá rằng cuối cùng thì Cuba cũng hoàn thành nhiệm vụ của mình tại Angola?

Ồ vâng, tất nhiên rồi. Sứ mệnh quốc tế của chúng tôi đă đạt được thắng lợi trọn vẹn. Các chiến sĩ Cuba đã bắt đầu trở về nhà với tư thế ngẩng cao đầu, mang theo tình cảm và sự ngưỡng mộ của nhân dân Angola dành cho họ, với trang bị và vũ khí đã cùng họ chiến đấu tại một chiến trường cách quê hương mình hàng chục nghìn cây số, trong tâm trạng hài lòng và phấn chấn vì đã hoàn thành nhiệm vụ, cùng thi thể của những người đồng chí đã hy sinh anh dũng. Người lính Cuba cuối cùng rời khỏi Angola vào tháng 5 năm 1991.

Những đóng góp của các chiến sĩ Cuba đã đóng vai trò quyết định trong việc mang lại nền độc lập hoàn toàn cho nhân dân Angola, sau này là nhân dân Namibia tháng 3 năm 1990. Chúng tôi cũng đã có đóng góp vô cùng ý nghĩa vào công cuộc giải phóng Zimbabwe và sự sụp đổ của chế độ phân biệt chủng tộc Apácthai ở Nam Phi.

Trong lịch sử đã từng có nhiều lần kết thúc một cuộc chiến tranh - hành động khủng khiếp, tàn khốc và chết chóc nhất của con người mà chúng ta biết - lại là sự khiêm nhường và nhân đạo của phía chiến thắng. Tôi cam đoan là không một ai có thể dẫn ra một trường hợp tù binh nào, trong suốt 15 năm đó, bị các lực lượng Cuba tra tấn hoặc hành hình. Không một ai! Nếu có tôi xin thề sẽ ngậm miệng suốt phần đời còn lại! Điều đáng buồn là chúng tôi biết rõ chuyện gì đã xảy ra với một số đồng chí của chúng tôi bị đối phương bắt lầm tù binh, ông có biết quân đội Nam Phi đã làm những gì không? UNITA đã làm gì? Cả những lực lượng của quân đội Mỹ nữa? Chính những kẻ mà cuối cùng bị chúng tôi đánh bại này đã cho thấy ở chúng không có gì là lòng nhân đạo hay giá trị nhân văn. Tinh thần kiên trì nguyên tắc nhân đạo và tính chính nghĩa trong kế hoạch hành động của chúng tôi là những yếu tố lý giải sự minh bạch tuyệt đối trong mỗi sứ mệnh quốc tế mà các chiến sĩ Cuba đã thực hiện.

Một điều hiển nhiên là tinh thần nhân đạo mà các chiến sĩ Cuba thể hiện trong suốt 15 năm đó xuất phát từ truyền thống của chính các thế hệ người Cuba trong những cuộc đấu tranh giành độc lập từ thế kỷ trước - một truyền thống ngày càng được củng cố và phát huy bởi những chiến sĩ khởi nghĩa và những người đấu tranh vì tự do trong cuộc đấu tranh trường kỳ để giải phóng tổ quốc khỏi ách thống trị của Tây Ban Nha, tiếp sau đó là sự kế thừa của những chiến sĩ trong hàng ngũ Lực lượng vũ trang cách mạng Cuba và Bộ Nội vụ khi họ cùng đứng lên chống lại thù trong và giặc ngoài sau khi Cách mạng thành công.

Vậy ông giải thích như thế nào về việc những hành động của Cuba ở châu Phi, và nhất là tại Angola, lại hầu như không được biết trên truờng quốc tế?

Tại sao một bản anh hùng ca chói lọi như vậy trong lịch sử đất nước Cuba lại chưa bao giờ được kể ra một cách trọn vẹn ư? Có nguyên nhân và lời giải thích cụ thể cho thực tế này. Ngày 11 tháng 11 năm 2005, nhân dịp kỷ niệm 30 năm ngày Angola giành được độc lập, đế quốc Mỹ thậm chí đã làm tất cả những gì có thể để ngăn không cho cái tên “Cuba” xuất hiện ở bất kỳ đâu trong những hoạt động kỷ niệm ngày hôm đó. Và hơn hết, thậm chí giờ đây Washington còn đang tìm cách viết lại lịch sử: họ muốn làm cho cả thế giới tin rằng Cuba chẳng hề có gì liên quan đến nền độc lập của nhân dân Angola, nền độc lập của Namibia hoặc sự thất bại của quân đội Apácthai Nam Phi thời đó đi đâu cũng tự vỗ ngực là bách chiến bách thắng. Có lẽ trong mắt người Mỹ, thậm chí Cuba còn không hề tồn tại - có chăng chỉ là do những gì nhân dân các quốc gia châu Phi giành độc lập kia tưởng tượng ra.

Ngoài ra, giờ đây họ lại còn đang tìm mọi cách để khiến cả thế giới tin rằng chính phủ Mỹ hoàn toàn chẳng liên quan gì tới việc hàng trăm nghìn người Angola bị thảm sát, hàng nghìn ngôi làng ở Angola bị san bằng, hàng triệu quả mìn còn rải rác khắp nơi trên đất nước Angola, hàng ngày hàng giờ cướp đi tính mạng của trẻ em, phụ nữ và dân thường trên đất nước này.

Sự phủ nhận đó là một sự xúc phạm đối với đất nước và nhân dân Angola, Namibia và Nam Phi, những người đã chiến đấu anh dũng trong một thời gian dài, và cũng là một điều bất công trắng trợn đối với Cuba, quốc gia duy nhất ngoài châu Phi đã trực tiếp chiến đấu và đổ máu vì châu Phi chống lại chế độ phân biệt chủng tộc Apácthai tàn tệ.

Vậy ông có cho rằng một trong những lý do khiến thế giới “phớt lờ” nhũng hành động của Cuba tại châu Phi là vì hiện nay Mỹ đã trở thành một đồng minh quan trọng của Angola và cũng là một trong những khách hàng mua dầu lớn nhất từ quốc gia châu Phi này?

Một điều hiển nhiên đúng là đế quốc Mỹ đã bòn rút lượng dầu khổng lồ lên đến hàng tỷ đô la từ Angola, khai thác vô tội vạ nguồn tài nguyên thiên nhiên của nước này, và góp phần làm kiệt quệ nguồn dự trữ dầu có hạn.

Cuba đã làm đúng như những gì nhà lãnh tụ chống thực dân nổi tiếng Amílcar Cabral đã nói, “Các chiến sĩ Cuba luôn sẵn sàng hy sinh tính mạng của mình để giải phóng những đất nước của chúng ta, và để đổi lại sự giúp đỡ vì tự do và tiến bộ của chúng ta, thứ duy nhất mà họ mang về nước là thi thể những đồng đội đã ngã xuống trong cuộc chiến vì tự do”.

Những nỗ lực thật lố bịch của Mỹ khi tìm mọi cách để phủ nhận vai trò đáng trân trọng của Cuba là một sự sỉ nhục đối với các dân tộc châu Phi. Một phần nguyên nhân cũng là vì chưa có ai từng viết lên những trang sử chân thực nhất về những gì đã xảy ra. Các học giả và nhà nghiên cứu có uy tín đang nỗ lực làm việc để thu thập và tìm kiếm thông tin. Và tôi có thể khẳng định rằng, về phần mình - cho dù Cuba chưa bao giờ muốn viết sâu về vấn đề này, và thậm chí ngay cả ngày nay, chúng tôi cũng không muốn nói quá nhiều về nó - chúng tôi cũng rất sẵn sàng đóng góp sự hợp tác khiêm tốn của mình bằng cách công khai những kho lưu trữ hồ sơ và tài liệu cho các học giả nghiêm túc có ước muốn kể lại sự thật về những sự kiện này cho toàn thế giới.


Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 01 Tháng Tám, 2013, 10:44:20 am
Vậy tất cả đã có bao nhiêu người Cuba tham gia vảo cuộc chiến kéo dài đó ở Angola?

Tại Angola, trong suốt 15 năm, đã có hơn 300 nghìn chiến sỉ quốc tế Cuba hoàn thành sứ mệnh cao cả của mình, ngoài ra còn phải kể đến gần 50 nghìn chuyên gia dân sự người Cuba. Đó là một chiến công phi thường của nhân dân Cuba, đặc biệt là của đội ngũ thanh niên, và hàng chục nghìn chiến sĩ đã tình nguyện thực hiện sứ mệnh quốc tế này. Những người như họ đã làm không biết bao nhiêu hành động anh hùng, thể hiện tinh thần hy sinh và nhân văn cao cả, và hơn hết là tất cả đều tuyệt đối tự nguyện tham gia. Những chiến công chói lọi ở Angola, cuộc chiến đấu giành độc lập tại Namibia và chống lại chế độ Apácthai đã củng cố thêm sức mạnh cho nhân dân chúng tôi - tôi tự hào nói rằng nhân dân Cuba là một kho báu vô giá. Mặc dù vậy, như tôi đã nói với ông, cũng còn hàng triệu người Cuba khác ở quê nhà góp công sức vào cuộc đấu tranh cao cả đó.

Những chiến sĩ khởi nghĩa thời thực dân, những chiến sĩ đấu tranh cho tự do trong phong trào bí mật, những chiến sĩ của Cách mạng Cuba trong trận đánh ở Playa Girón, rồi trong cuộc khủng hoảng tháng Mười và cuộc chiến tiễu trừ bọn phỉ trong “chiến tranh bẩn”, những chiến sĩ quốc tế, lực lượng dân quân, tự vệ, thành viên của Các Lực lượng vũ trang Cách mạng Cuba và các lực lượng thuộc Bộ Nội vụ - nói chung là toàn bộ lực lượng vũ trang của chúng tôi - chính là những trái chín ngọt ngào của một thân cây cổ thụ đã mọc lên trên mảnh đất này, cho dù trong đó người thì có nguồn gốc châu Phi, người lại có nguồn gốc Tây Ban Nha chăng nữa. Hàng trăm người Cuba đã tham gia vào cuộc nội chiến Tây Ban Nha năm 1936-1938 khi nền Cộng hòa bị các lực lượng phát xít và phản động tấn công, và đã không ít người hy sinh vì lý tưởng cộng hòa cao cả của mình. Bốn thập kỷ sau, các chiến sĩ Cuba lại lên đường sang châu Phi với hành trang sức mạnh nâng lên rất nhiều lần sau thắng lợi của Cách mạng, và tại vùng đất xa xôi này, họ đã chung sức bảo vệ một quốc gia non trẻ chống lại sự xâm lược của những thế lực phản động. Tất cả đã có 2077 chiến sĩ của chúng tôi hy sinh trong cuộc chiến này.

Khi còn chưa kịp gột bỏ bụi đường, giống như Marti đã làm để kịp đến viếng tượng Bolívar, những thành viên của đội quân quốc tế cuối cùng (của Cuba) khi vừa quay về tổ quốc, cùng với các nhà lãnh đạo của Cách mạng Cuba, đã tới viếng và kính cẩn nghiêng mình trước tượng đài Người khổng lồ bằng đồng 1 để tưởng nhớ những chiến sĩ đã anh dũng hy sinh trong tất cả những trận đánh và cuộc chiến mà Cuba tham gia 2.

Truyền thống vẻ vang đó vẫn được tiếp nối đến tận ngày hôm nay bởi hàng chục nghìn bác sĩ cùng các chuyên gia khác, những nhân viên y tế, giáo viên, huấn luyện viên thể thao và những chuyên gia trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau, những người luôn sẵn sàng hoàn thành nhiệm vụ của mình, thể hiện tinh thần đoàn kết quốc tế anh em với các dân tộc khác, ngay cả trong những hoàn cảnh khó khăn, ác liệt nhất như chiến tranh, xung đột.

Vậy bài học cuối cùng mã Cuba có thể rút ra từ cuộc chiến trường kỳ ở Angola là gì?

Bài học chủ yếu là dân tộc nào cũng có thể lập nên những chiến công phi thường - liệu có gì mà cả một dân tộc khống thể làm nổi mỗi khi cần bảo vệ Tổ quốc mình! Chúng tôi nguyện một lòng trung kiên con đường vinh quang mà Cách mạng Cuba đã lựa chọn cho đến hơi thở cuối cùng, chúng tôi sẽ luôn sống và chiến đấu sao cho xứng đáng nhất với những chiến sĩ Cuba đã chiến đấu quên mình và anh dũng hy sinh để bảo vệ công lý và tự do; nguyện noi gương những người anh hùng đã đi vào lịch sử đấu tranh của nhân loại như Maxímo Gomez, Henry Reeve và Che, những người đã làm tất cả để cho chúng tôi cũng như toàn thể các thế hệ mai sau mãi mãi thấm nhuần giá trị của tinh thần đoàn kết cao cả.

Các thế hệ nhân dân Cuba trong hiện tại cũng như tương lai, bất chấp mọi khó khăn gian khổ, sẽ tiếp tục đấu tranh không ngừng nghi để bảo đảm chắc chắn rằng Cách mạng Cuba sẽ luôn vững mạnh cả về chính trị cũng như quân sự, và tất nhiên là cả về kinh tế. Với tinh thân nỗ lực phi thường, chắc chắn chúng tôi sẽ sớm vượt qua được những sai lầm và bất cập. Chúng tôi sẽ tiếp tục đấu tranh! Chúng tôi sẽ tiếp tục đương đầu với mọi thách thức của kẻ thù! Chúng tôi sẽ tiếp tục mọi hành động thù địch của chủ nghĩa đế quốc, mọi lời dối trá trong luận điệu tuyên truyền của chúng, cũng như mọi thủ đoạn chính trị và ngoại giao tinh vi, xảo quyệt nhất.

Chúng tôi sẽ không bao giờ đầu hàng trước những hậu quả khó khăn do chính sách cấm vận gây ra, một ngày nào đó chính sách vô nhân đạo này sẽ bị đánh bại bởi lương tri và lòng tự trọng của nhân dân Cuba, cùng tình đoàn kết tương trợ của các quốc gia anh em khác, với sự phản đối gần như đồng tâm hiệp lực của tất cả các chính phủ tiến bộ trên thế giới, và cũng như từ chính sự phản đối ngày càng mạnh mẽ của nhân dân Mỹ đối với một chính sách đi ngược lại hoàn toàn bản hiến pháp của chính nước Mỹ.

Cũng giống như đế quốc (Mỹ) và bọn tay sai của chúng đã phải gánh chịu hậu quả thất bại nặng nề tại Playa Girón và sau đó là thất bại nhục nhã ở Angola, bất kỳ kẻ nào có ý đồ đến mảnh đất này để gieo rắc chiến tranh sẽ phải đối mặt với hàng nghìn Quifangondo, Cabinda, Morros de Medunda, Cangamba, Sumbe, Ruacana, Tchipa, Calueque và Cuito Cuanavale, và chắc chắn rằng chúng sẽ phải đón nhận thất bại giống như sự thất bại của chủ nghĩa thực dân và chế độ Apácthai tại những đất nước anh hùng như Angola, Namibia và Nam Phi - những thất bại mà chúng không bao giờ hình dung nổi là lại bắt nguồn từ hòn đảo nhỏ bé giữa vùng biển Caribê này.

---------------------------------------------------------
1. Tượng Antonio Maceo, “Người khổng lồ bằng đồng” (Xem Chương 1), được dựng ở trong khu Parque Antonio Maceo ở Havana.

2. Chiến dịch Tưởng nhớ này diễn ra ngày 7 tháng 12 năm 1989, kỷ niệm ngày mất của Tướng Antonio Maceo; chiến dịch bao gồm những nghi thức tang lễ dành cho tình nguyện quốc tế người Cuba đã ngã xuống trong các cuộc chiến đấu vì tình hữu nghị, đoàn kết của Cuba với các nước anh em châu Phi.




Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 01 Tháng Tám, 2013, 10:50:53 am
16

CUỘC KHỦNG HOẢNG DI CƯ


Những thỏa thuận với Reagan - Camarioca - Mariel - “Balseros”
- Sự kiện chìm tàu kéo ngày 13 tháng 7 nãm 1994
- Những cuộc bạo động tại Havana ngày 4 tháng 8 năm 1994
- Đạo luật điều chỉnh Cuba - Người di cư và “người tị nạn”


Bây giờ tôi muốn chúng ta đề cập tới một vấn đề mà Cuba vấn luôn phải đối mặt, liên quan đến những người muốn rời bỏ Cuba - vì lý do chính trị hoặc kinh tế. Trong một số trường hợp, vấn đề này đã gây nên những cẳng thẳng khá nghiêm trọng trong quan hệ với Mỹ, và vẫn được gọi là “cuộc khủng hoảng di cư”. Theo tôi biết thì ngay cả trước khi Cách mạng Cuba diễn ra, vẫn luôn có những người muốn rời bỏ Cuba và di cư sang Mỹ, đúng vậy không?

Dường như đã thành truyền thống rồi, trước kia lúc nào cũng có rất nhiều người muốn qua Mỹ; hình ảnh nước Mỹ đã được lý tưởng hóa qua phim ảnh, và đặc biệt là giai đoạn sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Vào năm 1958, số kiều dân Cuba có đăng ký chính thức tại Mỹ là 125 nghìn người, bao gồm cả con cái của những người nhập cư này. Đó là thời điểm trước năm 1959 1, sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc một thời gian, với những vấn đề liên quan đến chủ nghĩa phát xít, nạn diệt chủng người Do Thái v.v... Mỗi năm, Mỹ sẽ cấp khoảng 2000 - 3000 Visa. Sức mạnh rồi sự giàu có - đó là những thứ hào nhoáng khiến nhiều người trở nên tôn thờ Mỹ, và quan trọng nhất là họ tôn thờ hình ảnh những chiếc ô tô, lương bổng, lợi lộc, đó là những thứ cực kỳ hấp dẫn trong một đất nước Cuba khi đó với phần lớn người dân không được học hành đầy đủ, thậm chí hơn 30% dân số là mù chữ hoặc hầu như mù chữ.

Mỹ là một đích đến có sức hút ghê gớm đối với rất nhiều người. Và thắng lợi của Cách mạng đã có ảnh hưởng cực kỳ mạnh mẽ tới vấn đề di cư này, đặc biệt là di cư tới Mỹ. Vì vậy tại thời điểm đó, xung quanh vấn đề này đã phát sinh những khó khăn và căng thẳng trong quan hệ giữa Cuba và Mỹ. Theo ước tính thì trong giai đoạn từ năm 1959 đến 1962 đã có tới hơn 270.000 người Cuba di cư sang Mỹ, trong số này có hàng nghìn người là bác sĩ, kỹ sư, giáo viên, giáo sư, chuyên gia kỹ thuật... Và phần lớn trong số 70 nghìn người đầu tiên rời bỏ đất nước một cách hoàn toàn bất hợp pháp, không tuân thủ bất kỳ thủ tục giấy tờ nào. Cần nhớ là Mỹ đã chấm dứt quan hệ ngoại giao với Cuba từ năm 1961.

Theo tôi biết thì thỏa thuận đầu tiên về vấn đề di cư được Cuba ký kết với chính quyền của Tổng thống Reagan.

Đúng vậy, chúng tôi tham gia thỏa thuận đầu tiên về vấn đề này với Reagan; thỏa thuận được ký kết vào tháng 12 năm 1984. Reagan tỏ ra khá linh hoạt trong vấn đề này, xuất phát từ sự quan tâm của ông ta đói với việc hồi hương những người bị coi là “cần phải trục xuất” 2. Reagan rất quan tâm tới việc đạt được thỏa thuận liên quan đến những người bị coi là “cần phải trục xuất”, tức là một số người tham gia cuộc di cư ồ ạt từ Mariel năm 1980 mà phía Mỹ muốn trao trả cho chúng tôi. Vì vậy chúng tôi đã đồng ý, chúng tôi nói “Hãy gửi kèm danh sách những người cần trao trả”. Một số người trong danh sách “cần trục xuất”, với đầy đủ tên tuổi, đâu khoảng 2 nghìn người gì đó, được gắn kèm với thỏa thuận mà hai bên ký kết. Theo thỏa thuận này, các cơ quan chức trách Mỹ sẽ chỉ cấp khoảng 20 nghìn Visa mỗi năm, để bảo đảm rằng những người khác sẽ không phải mạo hiểm vượt biên bằng mọi cách.

Một thỏa thuận đã được hai bên thảo luận và ký kết, và chúng tôi đồng ý nhận lại những người “cần phải trục xuất”. Một số người vẫn còn chưa được trả về hết; trong danh sách đó có khoáng hơn 2 nghìn người thì phải - họ sẽ phải thụ hết án tù ở Mỹ, sau đó sẽ được trao trả cho Cuba.

Sau khi đạt được những thỏa thuận ban đầu như vậy, một tình huống vô cùng căng thẳng đã phát sinh làm tê liệt hoàn toàn quá trình thực hiện thỏa thuận một thời gian, trong hai năm 1986 và 1987. Tình huống đó cũng trùng với một hành động cụ thể - việc thành lập Đài phát thanh Marti. Nói chung họa hoằn lắm mới có chuyện họ (Mỹ) hành động một cách trung thực. Sau đó, những thỏa thuận được củng cố lại, rồi họ lại bắt đầu giở trò như cũ, bởi vì vấn đề vẫn tồn tại rất dai dẳng và cần sớm tìm ra giải pháp chấm dứt tình trạng di cư bất hợp pháp.

Thỏa thuận đó cũng không tồi chút nào, nhưng họ (Mỹ) đã không tuân thủ một cách nghiêm chỉnh, và thực tế là hồi đó mọi người cũng chưa hoàn toàn ý thức được tác động khủng khiếp của Đạo luật Điều chỉnh Cuba 3 - cứ mỗi chính phủ mới lên nắm quyền ở Mỹ, họ lại tìm cách diễn giải và hiểu đạo luật đó theo một cách khác, tất cả là nhằm xuyên tạc, thêm bớt, và xoay sở nó sao cho có lại cho mình (Mỹ) nhất.

----------------------------------------------------------
1. Sau khi Cách mạng giành thắng lợi, hàng chục nghìn người đã di cư sang Mỹ, trong đó rất nhiều người nghĩ rằng “đây là lối thoát cuối cùng”.

2. Theo luật Di cư và các quy định liên quan của Mỹ, những người di cư này có thể không được hưởng chế độ dành cho người ngoại quốc hợp pháp bởi vì ở trong nước họ đã phạm tội, đã tham gia vào các “hoạt động âm mưu lật đổ”, không tự lo được cho chính mình, gian lận trong việc xin Visa và các giấy tờ nhập cảnh khác...

3. Đạo luật Điều chỉnh Cuba được Quốc hội Mỹ thông qua ngày 2 tháng 11 năm 1966 dưới thời Tổng thống Lyndon B. Johnson. Đạo luật này coi người Cuba di cư là những người “tị nạn chính trị” và được quyền tị nạn chính trị, được định cư lâu dài. Cuba cho rằng luật này khuyến khích việc di cư bất hợp pháp khỏi hòn đảo.



Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 01 Tháng Tám, 2013, 10:56:43 am
Thêm bớt như thế nào?

À, ví dụ như trước kia thì những người rời bỏ Cuba một cách trái phép sẽ phải đợi khoảng một năm mới được cấp quy chế cư trú vĩnh viễn tại Mỹ, và họ phải hoàn thành rất nhiều thủ tục giấy tờ mới được làm việc ở đây. Nhưng từ sau khi Đạo luật trên ra đời, tất cả đã dần dần thay đổi, thông qua những cách diễn giải đầy toan tính, rồi thêm thắt này nọ, cộng với cả những nhượng bộ và ưu ái đối với bọn mafia - tất nhiên là không phải bằng câu chữ trong luật, mà là trong thực tế - kết quả là họ (Mỹ) khiến cho vấn đề di cư bất hợp pháp mỗi lúc một trở nên tồi tệ hơn. Hiện nay thì đối với những người Cuba vượt biên trái phép, tất cả những yêu cầu nói trên trở nên không cần thiết nữa; tất cả đều được thực hiện một cách chóng vánh, gần như là ngay lập tức, ngay sau khi những người này đặt chân lên đất Mỹ.

Về sau, như tôi đã đề cập, phía Mỹ giở trò khiêu khích bằng cách thành lập cái gọi là “Đài phát thanh Marti”, và tất cả những trò đó đã trở thành chướng ngại vật đối với việc thực hiện những công việc ban đầu trong thỏa thuận đầu tiên mà chúng tôi ký với Reagan - thỏa thuận đã bị treo lại khoảng hai năm, như tôi vừa giải thích, 1986 và 1987. Về sau, chúng tôi đã đạt được một thỏa thuận, và họ bắt đầu gửi lại những người “cần trục xuất” đầy tai tiếng đó, và chúng tôi phải tiếp nhận tất cả những người trong danh sách đó.

Và cụm từ “lên tới 20 nghìn mỗi năm” đã trở thành một trò lừa bịp hoàn toàn, bởi vì lượng Visa tối đa mà họ cấp mỗi năm chỉ lên tới khoảng hơn 1.000 gì đó, khoảng 1200 thì phải, và về sau họ lại hạ xuống chỉ còn 1000 1. Có nghĩa thấp hơn rất nhiều so với con số thỏa thuận ban đầu là 20 nghìn. Và trong bối cảnh như vậy cuộc khủng hoảng di cư đã xảy ra, vào ngày 5 tháng 8 năm 1994 2.

Đã có một vụ lộn xộn khá nghiêm trọng xảy ra ngày hôm đó, tức ngày 5 tháng 8, tại một khu lao động ở Havana.

Đúng vậy. Vào thời điểm đó, Tổng thống Mỹ là Clinton. Đài phát thanh Marti đã tuyên bố rằng có rất nhiều chiếc tàu đang trên đường tới Havana để đón người lên, và tất cả mọi người đều biết nguyên tắc chúng tôi đã đặt ra ngay từ đầu, gần như ngay từ những ngày đầu tiên sau khi Cách mạng thành công, là nếu có một chiếc tàu chạy ra biển, thì cho dù nó có bị đánh cướp từ cảng Havana đi nữa, chúng tôi cũng không bao giờ tìm cách ngăn chặn, để tránh những tai nạn đáng tiếc.

Và đó chính là bối cảnh phát sinh những sự kiện nghiêm trọng của ngày 5 tháng 8 - những vụ bạo động.

Và hình như đích thân ông đã tới đó để trấn tĩnh những người gây ra bạo động. Có đúng vậy không?

Vâng. Tôi tới đó một mình - hoàn toàn không có một chiếc xe cảnh sát hay xe cứu hỏa nào... chỉ có một mình tôi và người cận vệ, mệnh lệnh ban ra rất rõ ràng là không được nổ súng - tất cả chỉ có vậy. Khi tôi biết chuyện gì đang xảy ra, tôi đã nói, “Tôi không muốn bất kỳ ai được manh động, không một chiến sĩ cảnh sát hay bộ đội nào được hành động khi chưa có lệnh”. Tôi yêu cầu Felipe Perez Roque đi cùng với mình, và sau đó Carlos Lage 3 đi tìm tôi nên tham gia luôn trên đường đi. Bởi vì khi người dân nhận thấy là những chiếc tàu không hề tới như được thông báo, họ đều vồ cùng thất vọng và bắt đầu ném đá vào kính cửa sổ các cửa hàng hai bên phố. Vụ bạo động đã bắt đầu như vậy - họ ném vỡ cửa kính của các cửa hàng và phá hoại mấy thứ linh tinh, trước khi quay sang tấn công người.

Và đó là lần đâu tiên có chuyện nhu vậy xảy ra?

Đúng là lần đầu tiên. Đó là vụ bạo động duy nhất xảy ra ở Cuba trong suốt 46 năm, và trong bối cảnh của thời kỳ đặc biệt 4, giữa lúc chúng tôi đang phải đối mặt với những khó khăn nghiêm trọng về kinh tế, bọn phản động lại tung ra những lời dối trá về việc có tàu đến đón người, rồi còn Đạo luật Điều chỉnh về Cuba nữa - tất cả xảy ra cùng một lúc trong thời điểm đó. Rồi lại còn việc Mỹ không thực hiện nghiêm chỉnh thỏa thuận mà chúng tôi đã ký kết với Reagan sau cuộc khủng hoảng di cư Mariel nổi tiếng đó, vào năm 1980. Từ trước tới giờ lúc nào chúng tôi cũng phải thúc ép mà chưa chắc họ đã thực hiện những điều đã cam kết - Mỹ bao giờ cũng là người đóng cửa, trong khi chúng tôi là người phải mở chúng ra. Chuyện là như vậy...

Đạo luật Điều chỉnh này được thông qua tại Mỹ vào thời điểm nào?

Đạo luật Điều chỉnh Cuba bắt đầu có hiệu lực vào cuối năm 1966, sau khi xảy ra hiện tượng vượt biên (sang Mỹ) ồ ạt từ Camarioca, một cảng nhỏ thuộc tỉnh Matanzas. Cuộc khủng hoảng Camarioca cuối tháng 10 năm 1965 đã nổ ra xuất phát từ thực tế tất cả những ai muốn rời bỏ đất nước đều hoàn toàn không bị ngăn trở gì. Đó là thời điểm ba năm sau cuộc khủng hoảng tên lửa tháng 10, vì sau cuộc khủng hoảng tên lửa vào tháng 10 năm 1962 đó, phía Mỹ đã ngừng tất cả các chuyến bay từ Cuba tới Mỹ. Tất cả mọi tuyến giao thông giữa Mỹ và Cuba đều bị phong tỏa.

Trước cuộc khủng hoảng tên lửa tháng 10 năm 1962 phía Mỹ đã kích động rất nhiều người Cuba rời bỏ đất nước; chúng tôi ước tính là trong giai đoạn 1962-1965 đã có hàng chục nghìn người rời bỏ Cuba một cách bất hợp pháp; chính phủ Mỹ đã bật đèn xanh cho Chiến dịch Peter Pan, mà tôi cũng đã đề cập rất kỹ, trong đó đã có 14 nghìn trẻ em Cuba bị đưa sang Mỹ.

----------------------------------------------------------
1. Tính đến ngày 22 tháng 7 năm 1994, Mỹ mói cấp 544 Visa thay vì con số 10.000 theo thoả thuận năm 1984.

2. Ngày 5 tháng 8 năm 1994, vào thời điểm giữa của giai đoạn khó khăn đặc biệt, một nhóm người cướp một chiếc tàu ở Havana và hành động này đã gây ra làn sóng biểu tình ở khu vực cảng biển của thành phố. Đến trưa, một vụ bạo loạn đã nổ ra ở khu vực Havana cổ và một số khu vực lân cận khác trong khu trung tâm thành phố; cảnh sát bất lực và khi Castro xuất hiện thì tình hình gần như đã vượt khỏi tầm kiểm soát.

3. Felipe Perez Roque (sinh năm 1965) - hiện là Bộ trưởng Ngoại giao Cuba - khi đó là Trợ lý riêng của Fidel Castro.
Carlos Lage (sinh năm 1951), hiện là Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Cuba kiêm Thư ký Nội các Hội đồng Bộ trưởng.

4. Giai đoạn sau khi Liên Xô sụp đổ, Cuba không còn nhận được sự hỗ trợ nào về kinh tế và nguồn nguyên liệu; tình hình thực sự vô cùng khó khăn như Castro đã đề cập trong Chương 15, 16 và 17.



Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 01 Tháng Tám, 2013, 10:59:38 am
Và chiến dịch đó càng được đẩy mạnh sau khi Cuba tuyên bố xây dựng Chủ nghĩa xã hội?

Chiến dịch Peter Pan đã diễn ra từ trước đó rất lâu. Bản tuyên ngôn về bản chất xã hội chủ nghĩa của Cách mạng Cuba được đưa ra ngày 16 tháng 4 năm 1961, tức là gần hai năm rưỡi sau khi Cách mạng thành công, khi chúng tôi đang phải lo mai táng cho những người đã thiệt mạng trong trận không kích của máy bay Mỹ - do các phi công Mỹ và phi công của quân đội Batista (cũ) điều khiến nhưng lại sơn phù hiệu của không quân Cuba - trước khi bọn chúng tiến hành xâm lược Cuba tại Playa Girón. Chính tại thời điểm đó, tại buổi lễ mai táng các nạn nhân, lần đầu tiên chúng tôi đã chính thức đề cập đến bản chất xã hội chủ nghĩa của cuộc cách mạng.

Ông cần phải hiểu rằng đất nước (Cuba) này trở thành một nước mang bản chất xã hội chủ nghĩa xuất phát từ chính những quy định của Cách mạng. Tất cả đều bắt nguồn từ những sự kiện cụ thể - đầu tiên là Batista và chế độ độc tài tàn bạo của ông ta bị lật đổ, sau đó bộ máy quân đội và cảnh sát của chế độ cũ bị giải tán, sau đó chúng tôi tiến hành thu hồi những tài sản phi pháp từ tay bọn tham nhũng và trộm cướp. Việc khôi phục trật tự như vậy, cùng với việc đưa những kẻ tham nhũng và trộm cắp ra trước công lý, luôn là những gì mà người dân kỳ vọng, cho dù có cách mạng hay không. Nhưng khi đó hoàn toàn chưa có sự giác ngộ hay ý thức xã hội chủ nghĩa - chúng ta có thể nói hàng giờ liền về việc sự giác ngộ đó đã dần dần hình thành như thế nào.

Nhưng trước hết xin hãy quay lại với những vấn đề liên quan đến cuộc khủng hoảng di cư. Ông đang kể với tôi rằng sau cuộc khủng hoảng tên lửa tháng 10, phía Mỹ đã đình chỉ tất cả các chuyến bay.

Đúng thé, họ đã cho dừng tất cả các chuyến bay, họ đình chỉ chúng từ năm 1962. Vì vậy không còn cách nào khác để qua Mỹ, và rất nhiều gia đình đã lâm vào cảnh ly tán. Rất nhiều bậc cha mẹ trước đó gửi con qua Mỹ và vẫn đang hoàn toàn tin tưởng rằng sớm muộn Cách mạng cũng thất bại, và thế là rất nhiều gia đình đã bị chia tách mãi mãi.

Theo như ông nói thì cuộc khủng hoảng di cư đầu tiên xảy ra tại Camarioca - vậy thì bối cảnh thời điểm đó là như thế nào?

Camarioca là nơi xảy ra cuộc khủng hoảng di cư lần đầu tiên - vào tháng 10 năm 1965, đó là lý do tôi nói về việc trước đó Mỹ đã cho đình chỉ mọi chuyến bay, khiến cho rất nhiều người Cuba không thể rời khỏi hòn đảo. Thế rồi những cuộc vượt biên trái phép bắt đầu, đủ các vấn đề nảy sinh, và bộ máy tuyên truyền của Mỹ vào cuộc... Những người Cuba đang ở Mỹ khi đó - như tôi vừa nói thì đã có khá nhiều người Cuba tới Mỹ trước đó - đều là những người có nhiều tiền, vì họ đều là dân trí thức, chuyên gia và mang theo cũng khá nhiều tiền bạc. Trước đó thì những người nghèo không thể sang Mỹ được. Như tôi đã nói, những người đầu tiên rời bỏ Cuba sau khi Cách mạng thành công đều là những chuyên gia, trí thức - bác sĩ, lao động lành nghề, giáo viên. Trong khi đó, những người ở lại như chúng tôi phải đối mặt với thực trạng là thiếu thốn tất cả những nhân lực có trình độ và tay nghề cao như vậy.

Nhưng khi cuộc khủng hoảng tên lửa tháng 10 xảy ra, Mỹ chấm dứt tất cả các chuyến bay, phong tỏa mọi con đường đi lại có thể, và đúng lúc này những vấn đề của các gia đình bị ly tán bắt đầu phát sinh, những cuộc vượt biên trái phép bắt đầu xuất hiện, cùng với đó là đủ những mối nguy hiểm và tai nạn nghiêm trọng... Vì vậy chúng tôi đã ra tuyên bố, “Chẳng có lý do gì mà bắt những người dân này phái gánh chịu nguy hiểm; hãy cứ tới mà đón họ sang (Mỹ)”, và thế là chúng tôi lập ra một cảng nhỏ mang tên là Camarioca, gần Varadero. Tất cả có khoảng 1000 chiếc thuyền cập vào cảng này, vì những người (Cuba) ở Florida đã hoàn toàn tin tưởng khi chúng tôi tuyên bố rằng, “Các người có thể vào đây, và họ có thể ra đi”. Trong thời gian đó, thông qua một thỏa thuận di cư, đã có khoảng 300 nghìn người Cuba ra đi hoàn toàn tự do và an toàn.

Và biện pháp đó đã ngăn ngừa nạn vượt biên trái phép một thời gian?

Đúng thế. Họ đã phải dừng lại. Không cần phải có bất kỳ biện pháp mạnh tay nào, không cần phải sa vào những vấn đề rắc rối dù là nhỏ nhất, vậy mà nạn vượt biên trái phép và nguy hiểm như vậy đã bị ngăn chặn, bởi vì những người này đã hành động với thái độ rất hợp tác - mặc dù họ chỉ quan tâm đến những lợi ích khác, trong đó lợi ích lớn nhất là được sang Mỹ, và mặc dù đối với họ hoàn toàn không có gì gọi là lòng yêu nước, nhưng dù sao họ cũng tin tưởng chính quỵẻn Cách mạng Cuba. Sau đó chúng tôi đạt được thỏa thuận với Mỹ: tất cả những ai đăng ký, tất cả những ai có ý định sang Mỹ, đều có thể thực hiện một cách hợp pháp. Chính chúng tôi chủ động cho phép những người này (rời khỏi đất nước).

Chúng tôi - Cách mạng Cuba - mới chính là những người muốn giải quyết triệt để vấn đề Visa để những người Cuba muốn ra đi có thể ra đi. Trong ba năm liền, từ năm 1962 đến năm 1965, Mỹ đã kích động rất nhiều người Cuba vượt biên một cách trái phép và nguy hiểm. Vậy mà, như tôi đã nói, có tới hon 300.000 người Cuba được phép qua Mỹ một cách hoàn toàn hợp pháp qua cánh cửa mà chúng tôi mở ra tại cảng Camarioca.

Chuyện đã xảy ra là dần dần số người Cuba ở Mỹ mỗi ngày một đông hơn, rồi những người thân của họ ở lại (Cuba) bắt đầu hy vọng rồi mơ mộng là một ngày nào đó cũng được di cư sang Mỹ để đoàn tụ với gia đình. Ngoài tầu biển, những người này còn được qua Mỹ bằng máy bay - một đợt di tản ồ ạt bằng đường hàng không, rất an toàn và nhanh chóng. Họ đã qua Mỹ bằng cách đó, bằng chính cách mà chính quyền Cách mạng Cuba đã mang lại cho họ, thông qua chương trình di cư Camarioca.

Tôi nhớ là hồi đó nước Mỹ đã lấy đi của chúng tôi vô số những người Cuba có học thức, trình độ, và tay nghề tốt nhất. Tuy nhiên đất nước Cuba vẫn kiên cường vượt qua khó khăn, chúng tôi đã khắc phục được tinh trạng di cư ồ ạt của các chuyên gia, các công nhân tay nghề cao và các chuyên viên kỹ thuật đang mong tìm kiếm nguồn lương bổng và chế độ đãi ngộ vật chất tốt hơn, ít nhất là hai mươi lần so với những gì họ có thể nhận được ở một quốc gia đang bị cấm vận toàn diện. Nếu làm những phép tính chi li, thì tiền lương bổng và các khoản đãi ngộ (ở Mỹ) chắc chắn sẽ cao hơn. Đó là chưa kể việc phân phối thực phẩm và các loại hàng hóa nhu yếu phẩm vẫn được thực hiện thông qua chế độ tem phiếu và tiêu chuẩn, để ai cũng thực sự có phần. Đó là giai đoạn 6 năm đầu tiên sau khi Cách mạng thành công khi mà tinh thần yêu nước của người dân còn chưa thực sự mạnh mẽ như sau này, hơn nữa sự giác ngộ lý tưởng xã hội chủ nghĩa cũng mới chỉ dần dần hình thành trong một bộ phận quần chúng nhân dân trên hòn đảo. Nhà nước mới thành lập của chúng tôi còn thiếu kinh nghiệm, công tác tổ chức còn nhiều yếu kém và chưa có khả năng cần thiết trong cuộc đối đầu với một nước đế quốc hùng mạnh nhất trên thế giới. Chỉ có những nỗ lực phát triến giáo dục phi thường mới giúp chúng tôi trụ vững được trước tình trạng khan hiếm nhân lực trình độ cao. Cũng cần phải nhớ lằng trong thời kỳ đầu tiên đó, chúng tôi còn phái đối mặt với cuộc “chiến tranh bẩn”, cuộc xâm lược tại Vịnh con lợn, rồi cuộc khủng hoảng tên lửa tháng 10.

Cuộc di tản ồ ạt từ cảng Camarioca đã diễn ra vào tháng 10 năm 1965, và một thời gian ngắn sau đó, vào tháng 11 năm 1966, người Mỹ - thực lòng tôi cũng không hiểu tại sao - đã quyết định thông báo Đạo luật Điều chỉnh về Cuba.

Theo thời gian, thì dần dần người ta cũng bắt đầu nhận ra bản chất thực sự của Đạo luật Điều chỉnh này, cũng như những hậu quả mà nó mang lại. Đó là lý do tại sao trong suốt những lần khủng hoáng đầy khó khăn như vậy, chúng tôi cũng không hề yêu cầu phía Mỹ bãi bỏ điều luật này.


Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 01 Tháng Tám, 2013, 11:02:25 am
Sau đó, đến năm 1980 lại xảy ra cuộc khủng hoảng Mariel.

Mariel là cuộc khủng hoảng thứ hai, tất cả đều do Mỹ đứng sau giật dây với sự tiếp tay của một số nước khác ở châu Mỹ Latinh và châu Âu. Sau sự kiện Đại sứ quán Pêru tại Havana bị đột nhập bằng vũ lực, nhân viên gác cổng người Cuba bị sát hại bên trong Đại sứ quán, nhưng những quan chức ngoại giao Pêru lại quyết định không chịu giao nộp kẻ giết người, chúng tôi đã ra lệnh rút lực lượng bảo vệ xung quanh đại sứ quán Pêru. Chúng tôi biết chuyện gì sẽ xảy ra. Khoảng 10 nghìn người, chủ yếu là dân lưu manh, du thủ du thực những kẻ muốn sang Mỹ nhưng chưa bao giờ nhận được Visa, đã ùa vào trong đại sứ quán. Do đó chúng tôi cho thành lập cảng Mariel và tháo bỏ mọi hạn chế đối với bất kỳ ai muốn di cư sang Mỹ. Chúng tôi cho phép tàu thuyền của những người Mỹ gốc Cuba được phép cập cảng và đưa những kẻ muốn ra đi sang Mỹ. Và thế là cũng giống như ở Camarioca trước đây, một cầu hàng hải đã được thiết lập, và có khoảng 100 nghìn người lên đường sang Mỹ.

Chúng tôi tự mình ra quyết định và giải quyết mọi vấn đề phát sinh, cũng như chúng tôi tự giải quyết vấn đề những vụ cướp nhằm vào máy bay của Mỹ sau này, với tinh thần trách nhiệm cao nhất, bởi vì thực tế là có tống giam những người phạm các tội (không tặc) như vậy 20 năm cũng không thể ngăn được họ từ bỏ ý định. Và chúng tôi nhận thấy là về cơ bản thì những kẻ cướp máy bay ở Mỹ (để bay sang Cuba) đều là những kẻ thần kinh không bình thường. Theo tôi hoàn toàn không có bất kỳ động cơ chính trị nào trong những vụ cướp máy bay Mỹ để bay sang Cuba. Có thể nói đó là những kẻ trục trặc gì đó, không khác gì những kẻ cướp máy bay ở Cuba rồi bay sang Mỹ.

Như tôi đã nói, chúng tôi chính là những người chấm dứt cuộc di tản ồ ạt qua Mariel, một cách đơn phương và vô điều kiện, vì chúng tôi không muốn đóng góp vào thắng lợi của cánh hữu tại Mỹ, xuất phát từ sự quan tâm cho Tổng thống (Jimmy) Carter. Chúng tôi đã để cho khoảng 100.000 người rời Cuba sang Mỹ, sau đó chúng tôi đóng cửa khẩu Mariel. Nhưng một lần nữa, những tác động của Đạo luật Điều chỉnh đã gây hậu quả nhất định, và lại trở thành yếu tố kích động những hành động vượt biên trái phép.

Cuộc khủng hoảng (di cư) quy mô lớn thứ ba là của những người balseros năm 1994.

Đúng vậy. Cuộc di tản năm 1994 bắt nguồn từ sụp đổ của Liên Xô và khối chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu, sự sụp đổ của Liên Xô cũng đánh dấu bắt đầu thời kỳ đặc biệt ở Cuba. Và trong suốt thời kỳ kéo dài đó, phía Mỹ chỉ cấp không tới 1000 Visa mỗi năm... Ông có hiểu là tình hình khi đó đang thay đổi như thế nào không? Ôông phải xem xét và xâu chuỗi các vấn đề đó lại với nhau.

Và đó chính là thời kỳ mà Đạo luật Điều chỉnh trở thành phương tiện cho những kẻ muốn tới Mỹ, và cũng là một công cụ mà Mỹ sử dụng để phát động chiến dịch tuyên truyền quy mô lớn chống Cuba. Năm 1994, giữa thời kỳ đặc biệt đó, chỉ có chưa đầy 1000 người được phép rời khỏi hòn đảo (Cuba) một cách hợp pháp với đầy đủ Visa, và còn có khoảng 5000 hay 6000 người đã vượt biên trái phép, trên cơ sở lợi dụng Đạo luật Điều chỉnh - mặc dù trong thỏa thuận ban đầu Reagan đã hứa là Mỹ sẽ cấp tới 20.000 Visa mỗi năm. Đó là thủ đoạn lươn lẹo của họ để tìm cách kích động sự bất bình của người dân, dẫn đến tình trạng bất ổn định trong nội bộ Cuba. Khi Mỹ không chịu thực thi thỏa thuận năm 1984, thì con đường di cư tới Mỹ nằm hoàn toàn trong Đạo luật Điều chỉnh. Nhưng bao giờ cũng vậy, những người lợi dụng điều luật này không phải là các trí thức, giáo viên, hoặc công nhân lương thiện - tóm lại tất cả hầu hết đều là dân lưu manh có tiền án, tiền sự... Chỉ có những kẻ như vậy mới thường có xu hướng vượt biên trái phép, bằng cách ăn trộm tàu thuyền và các phương tiện có thể. Những kẻ làm chuyện này đều thuộc loại người khác - lưu manh, dân sống ngoài vòng pháp luật, đại loại như vậy. Đó chính là những kẻ đã gây bạo động ở Havana tháng 8 năm 1994.

Trước cuộc bạo động ngày 5 tháng 8 thì vào ngày 13 tháng 7 đã có sự kiện là giới truyền thông quốc tế làm rùm beng về vụ bắn chìm một chiếc tàu kéo bị cướp gây ra khá nhiều thương vong. Chính những người Cuba bị buộc tội là đã châm ngòi cho bi kịch này, và chuyện đó cũng dẫn đến một chiến dịch công kích dữ dội nhằm vào ông. Ông còn nhớ chuyện gì đã xảy ra khi đó không?

Ồ, có chứ, tất nhiên. Tôi sẽ kể cho ông biết ngọn ngành. Trước vụ việc chiếc tàu kéo đó, đã từng có một vụ khác ở Cojimar, với một chiếc xuồng cao tốc đã cập vào bờ ngay trong cầu cảng nhỏ ở Cojimar và giữa thanh thiên bạch nhật đã tiến hành đón người vượt biên trái phép sang Mỹ. Đó là một chuyện chưa từng xảy ra bao giờ, một chiếc tàu Mỹ xâm phạm bờ biển của Cuba. Bản thân chuyện đó cũng đã quá đủ tồi tệ rồi, vì những người tình cờ chứng kiến sự kiện đó, bao gồm cả một số sĩ quan cảnh sát, đã nổ súng vào chiếc xuồng.

Sau đó còn có một vụ việc khác liên quan đến một chiếc máy kéo kéo theo một toa xe chở những người muốn vượt biên trái phép sang Mỹ - khi chiếc máy kéo tiến sát tới bờ biển, một sĩ quan cảnh sát đã tìm cách chặn nó lại và những người kia đã lái nó tông thẳng vào người cảnh sát. Hai vụ việc này xảy ra liên tiếp trong một thời gian ngắn. Vì vậy tại thời điểm đó, chúng tôi phải ban hành những mệnh lệnh khá nghiêm ngặt là không được chặn hoặc tấn công bất kỳ chiếc tàu nào có người ở trên. Quy định đó được đặt ra từ đầu, và vẫn luôn được chấp hành rất triệt để.

Một thời gian sau, theo tôi nhớ thì đúng là ngày 13 tháng 7 năm 1994, vụ việc mà ông đang nói tới đã xảy ra - một vụ việc mà các thế lực thù địch đã ngay lập tức vồ lấy để công kích chúng tôi.

Có một cầu cảng dành riêng cho những chiếc tàu kéo chuyên phục vụ việc dẫn dắt tàu lớn ra vào cảng Havana - chúng được buộc tại đây vào ban đêm. Một nhóm người đã tới đây và tổ chức cướp chiếc thuyền kéo cũ - một chiếc tàu kéo cũ kỹ bằng gỗ, chẳng dùng được vào việc gì ngoài những chuyến đi rất ngắn men theo bờ biển. Họ đã cướp và đưa chiếc tàu này đi chỗ khác ngay trong đêm hôm đó, họ tắt bỏ tất cả các thiết bị liên lạc. Và thế là ba hay bốn thành viên thủy thủ đoàn trên những chiếc tàu kéo khác gần đó rất căm phẫn - họ rất bực mình vì những kẻ kia đã đánh cắp chiếc tàu kéo; những thành viên thủy thủ đoàn kia có tinh thần trách nhiệm, bảo vệ tài sản chung tại nơi họ làm việc, và thế là họ tự nhảy lên hai chiếc tàu kéo khác mà không hề liên lạc với bất kỳ ai, vì ở đó cũng không có điện thoại, thế rồi họ nhanh chóng đuổi theo chiếc tàu kéo kia - lúc này đã ra khỏi cảng.

Không một cơ quan chức năng nào của Cuba được thông báo về vụ việc bất ngờ đó. Hiện chúng tôi vẫn đang có báo cáo chi tiết về tất cả những gì đã xảy ra trong đêm ngày 13, rạng sáng ngày 14 tháng 7 đó. Ngay sau khi nhận được tin báo - tôi cũng không chắc là sau khoảng một tiếng hoặc hơn gì đó - lực lượng biên phòng đã huy động một chiếc tàu tuần tra phóng hết tốc lực, không phải là để ngăn chặn chiếc tàu vừa bị cướp mà là để ra lệnh cho thủy thủ đoàn của hai chiếc tàu kéo đuổi theo không được manh động, vì những người này đã tự động lên tàu đuổi bắt những tên kẻ cướp kia quay lại.

Đó là lúc đêm tối trời, và biển động khá mạnh. Và những thủy thủ kia, họ đã làm gì à? Những chiếc tàu kéo đó bao giờ cũng chạy rất chậm, có lẽ chưa đầy 10km/giờ; hai chiếc tàu kéo đã đuổi theo chiếc tàu kéo cũ bị cướp kia - tôi nghĩ là sau khoảng hai hay ba giờ gì đó thì họ bắt kịp với chiếc tàu bỏ trốn - và bắt đầu ép sát lại để bắt nó phải quay vào bờ. Một chiếc ép phía trước và một chiếc ép phía sau trong hoàn cảnh như vậy thì tai nạn đã xảy ra: chiếc tàu ép phía sau một chiếc tầu kéo vỏ kim loại, đã ép quá sát và một cơn sóng mạnh đã xô nó vào chiếc tàu kéo cũ kỹ bằng gỗ kia. Cú va đập đã làm thủng một lỗ lớn trên sườn thân gỗ của chiếc tàu kéo cũ - khi đó trên tàu có khoảng hơn 60 người - thế là nước bắt đầu tràn vào, và những người trên tàu bị rơi xuống nước.

Trên chiếc tàu kéo vỏ thép đã đâm vào chiếc tàu bỏ trốn chỉ có ba hay bốn thủy thủ gì đó nên họ không thể làm gì để cứu những người định bỏ trốn, vả lại họ không hề có trang bị cứu hộ, nhưng họ cũng nhanh chóng cứu người và cứu sống được vài người, cho tới khi số lượng người được họ cứu sống đông đến nỗi họ chợt nhận ra là tàu của họ cũng có thể bị cướp luôn. Nhưng họ vẫn cố hết sức để cứu được nhiều người nhất có thể, và cũng may là chiếc tầu tuần tra đã có mặt chỉ sau vài phút xảy ra tai nạn.


Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 01 Tháng Tám, 2013, 11:05:18 am
Vậy sau đó chuyện gì đã xảy ra?

Chiếc tàu sắt đâm vào chiếc tàu gỗ cũng đã cứu được một số người bị rơi xuống nước, nhưng hầu hết những người được cứu sống đêm đó, khoảng 30 người tất cả, là do chiếc tàu tuần tra, vì những chiếc tàu tuần tra luôn được trang bị và chuẩn bị sẵn sàng cho những tình huống như vậy; nó có cả phao cứu sinh, dây thừng, và những thứ cần thiết để kéo người từ dưới nước lên, và cuối cùng họ cũng cứu được khá nhiều người. Hầu hết những người được cứu sống đêm đó là nhờ chiếc tầu tuần tra. Nhưng dù sao đó cũng là một tai nạn thảm khốc, với khoảng 30 người thiệt mạng, và bao giờ cũng vậy, vụ việc này nhanh chóng bị các thế lực thù địch và đế quốc Mỹ lợi dụng để tiến hành bôi nhọ chúng tôi, như những gì họ vẫn làm mọi khi.

Vậy ông và người của mình chỉ coi đó là một vụ tai nạn đơn thuần? Việc chiếc tàu kia đâm vào chiếc tầu gỗ là hoàn toàn không có chủ ý?

Hoàn toàn không có bất kỳ chút nào là chủ ý từ phía chiếc tàu đuổi theo phía sau chiếc tàu kéo bằng gỗ cả. Trong lúc tự phát thì họ đuổi theo chiếc tàu kéo mà thôi, ý định của họ là bắt nó phải quay về. Họ cũng không có lỗi gì cả - đơn giản là họ chỉ phản ứng trước việc con tàu kéo bằng gỗ kia bị đánh cướp, đó là điều hết sức bình thường ở bất kỳ hải cảng nào. Phải chịu trách nhiệm chính là những kẻ diều hâu trong chính phủ Mỹ đã luôn dung dưỡng và kích động các hành động phá hoại, vượt biên bất hợp pháp. Trong vụ này chúng tôi đã mở một cuộc điều tra toàn diện. Thực sự là chuyện xảy ra chỉ phần nào là do vô kỷ luật và không chấp hành mệnh lệnh, chứ không có gì gọi là cố tình hoặc có ý đồ.

Vậy khi đó họ có biết mệnh lệnh của Cách mạng là gì không? Tôi cho rằng chắc chắn là họ phải biết chứ. Tuy nhiên những mệnh lệnh đó không phải lúc nào cũng được quán triệt tới từng thủy thủ trên các tàu kéo. Chỉ có lực lượng tuần tra bờ biển, những người chỉ huy và thuyền trưởng của mỗi tàu tuần tra mới nhận được và phải quán triệt sâu sắc những chỉ dẫn là không bao giờ được ngăn cản một chiếc tàu vượt biên, cho dù có là tàu cướp được, để ngăn ngừa những tai nạn đáng tiếc và thương vong không có lợi.

Những người thủy thủ trên hai chiếc tàu kéo kia, xuất phát từ lòng tự trọng, hoặc có thể là do bực bội, hoặc vì lý do gì đó, đã tìm cách ngăn không cho chiếc tàu kéo bằng gỗ kia chạy thoát, rồi họ còn định đưa chúng quay lại cảng, nhưng sau đó họ đã tỏ ra vô cùng nhân đạo khi nhanh chóng cứu vớt những người bị rơi xuống nước. Chính quyền Cuba hoàn toàn không liên quan gì đến tai nạn này và những hậu quả của nó - ngược lại, chúng tôi đã cứu được một nửa số người trên chiếc tàu kéo bị chìm.

Ông có thể hiểu là sự kiện đó trở thành cái cớ của những lời cáo buộc rằng Chính phủ Cuba đã gây ra vụ tai nạn và đánh chìm một chiếc tàu chở đầy dân thường, chủ yếu là phụ nữ và trẻ em, bao giờ các thế lực thù địch chẳng nói vậy - những kẻ cướp tàu và máy bay (để vượt biên) bao giờ cũng lôi kéo theo phụ nữ và trẻ em, cho dù như thế thường rất nguy hiểm. Đó là những gì đã xảy ra trong tháng 7 năm 1994.

Thỉnh thoảng vụ đắm tàu này vẫn được trích dẫn để tuyên truyền chống Cuba.

Vâng, quả thật đó là nguyên nhân của một chiến dịch tuyên truyền rất dữ dội nhằm công kích Cuba. Nhưng sự thật là như tôi đã nói với ông, người của chúng tôi được chỉ thị một cách rõ ràng và nhất quán rằng khi một chiếc tầu đang chạy trên biển, cho dù nó còn ở trong lãnh hải Cuba chăng nữa và cả khi nó là một phương tiện bị đánh cướp bất hợp pháp, thì chúng tôi cũng không bao giờ làm bất kỳ điều gì để ngăn cản, nhằm tránh những tai nạn đáng tiếc có thể xảy ra.

Chúng tôi đã cho tiến hành điều tra rất cụ thể những vụ tai nạn này, và thực sự thì những thủy thủ đoàn của hai chiếc tàu kéo đuổi theo hoàn toàn không hề có ý định đâm vào chiếc tàu kéo kia - thậm chí họ còn cứu được rất nhiều mạng sống. Sẽ thật là bất công và mị dân khi trừng phạt những người thủy thủ vì tai nạn đã xảy ra.

Ông có cho rằng việc con tàu kéo bị đâm chìm và chiến dịch tuyên truyền công kích Cuba và cá nhân ông sau đó đã khiến tình hình trở nên vô cùng căng thẳng và cuối cùng đã gián tiếp làm nảy sinh những cuộc bạo động ngày 5 tháng 8?

Thì như tôi đã đề cập với ông còn gì. Vụ bạo động ở Havana diễn ra chỉ vì “Đài phát thanh Marti” - một cái tên rất mị dân, ông không biết là tôi đau lòng đến nhường nào khi phải gọi cái đài phát thanh phản động đó là “Đài phát thanh Marti” - đã loan báo những thông tin về một đoàn thuyền đang trên đường (từ Mỹ) tới Cuba để đón những người muốn sang Mỹ. Thế là người ta bắt đầu tập trung bên bờ biển, chủ yếu là dân lưu manh, bởi vì một khi chúng ta nói đến chuyện tấn công một con tàu đang ở trong điều kiện cũ nát vào ban đêm với điều kiện thời tiết tồi tệ như vậy, theo những gì tôi vừa kể, thì đó phải là một loại người khác, chứ không phải những người mà chúng ta vẫn gọi là có tôn chỉ chính trị rõ ràng và có những bất đồng đối với chính quyền cách mạng. Hơn 90% số người rời bỏ Cuba đã làm như vậy, giống như những người Mêhicô v.v..., chủ yếu là vì những lý do kinh tế, trong khi cũng không hẳn là vì (ở Cuba) họ thất nghiệp hoặc không được học hành, không được chăm sóc y tế, với một nguồn cung cấp thực phẩm hầu như miễn phí, hoặc đúng hơn là chỉ phải trả bằng một cái giá cực kỳ thấp.

Vậy tại sao họ vẫn ra đi?

Họ ra đi bởi vì họ muốn một chiếc ô tô, bởi vì họ muốn sống trong một xã hội tiêu dùng, một xã hội trở nên hào nhoáng và hấp dẫn nhờ những trò quảng cáo. Ông có thể đặt câu hỏi tương tự với những người Trung Quốc: tại sao họ rời bỏ đất nước, tại sao họ muốn di cư? Tất cả mọi người đều nói về những tiến bộ to lớn đang diễn ra tại Trung Quốc - những tiến bộ khách quan, thực tiễn và rất đáng kể. Tôi không chỉ đề cập đến những thành tựu của Cách mạng - như quyền sở hữu ruộng đất của người dân và rất nhiều quyền cũng như cơ hội khác - tôi đang nói về Trung Quốc với tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm lên đến 10%, vậy mà vẫn thường xuyên diễn ra cảnh những con thuyền chất đầy khoảng 800 đến 1000 người Trung Quốc bí mật vượt ra khỏi biên giới.

Đang có một áp lực di cư trên phạm vi toàn thế giới, cũng giống như những gì đang diễn ra tại châu Âu - người ta di cư tới đây từ Algeria, Ma-rốc, nói chung là từ khắp châu Phi. Theo người châu Âu, thì Ma-rốc là một nơi tuyệt vời, một đồng minh thân cận, vậy mà người Ma-rốc vẫn lũ lượt băng qua eo biển Gibraltar, và ngay cả ở đó cũng không thiếu gì những vụ tai nạn thương tâm, cho dù khoảng cách eo biển đó còn ngắn hơn ở đây rất nhiều.


Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 13 Tháng Tám, 2013, 08:29:02 am
Quả thật là có rất nhiều tai nạn.

Ở đó sao?

Vâng. Mỗi năm có hàng chục người chết trên eo biển (Gibraltar).

À! Vậy ra là còn nhiều hơn cả ở đây?

Có lẽ thế 1.

Cho dù khoảng cách là rất gần?

Vâng, đúng như vậy.

Và còn người Mêhicô nữa, bất chấp cả FTA... 2. Trên biên giới giữa Mêhicô với Mỹ, mỗi năm có khoảng 500 người thiệt mạng. Và họ không chỉ đến từ Mêhicô, còn cả ở Trung Mỹ nữa chứ, tất cả đều tranh nhau tìm cách vào Mỹ, nhưng hầu hết trong số này là người Mêhicô; những người khác thì tìm cách vào Mỹ bằng đường biển.

Trong vòng 20 năm qua, đã có tất cả khoảng một triệu người từ Cộng hòa Dominica nhập cư vào Mỹ. Họ đi qua eo biển Mona (nằm giữa Cộng hòa Dominica và Puerto Rico), đây là hành động phiêu lưu cực kỳ nguy hiểm và rất nhiều người đã bỏ mạng, ông hiểu chứ? Họ đi qua Puerto Rico. Vậy là có tới hơn một triệu người Dominica đã di cư (sang Mỹ). Ngày nay, nguồn thu lớn nhất của đất nước này là lượng kiều hối do người thân (bên Mỹ) gửi về.

Tức là tiền do những người đã di cư sang Mỹ gửi về?

Đúng vậy. Nguồn tiền này còn lớn hơn bất kỳ nguồn thu nhập nào khác, hơn rất nhiều so với các công nhân nông trường ở Cộng hòa Dominica nhận được.

Và mặc dù Đạo luật Điều chỉnh đó vô nhân đạo đến vậy nhưng Cuba vẫn không yêu cầu Mỹ bãi bỏ?

Không thể tính toán hết là Đạo luật Điều chỉnh này đã làm cho biết bao nhiêu người thiệt mạng - có lẽ phải đến hàng nghìn. Họ chẳng bao gỉờ thông báo về danh tính những người đến được Mỹ, va liệu có ai đó thiệt mạng trong quá trình vượt biển không - không bao giờ có chuyện đó! Cuba là quốc gia duy nhất trên thế giới là nạn nhân của đạo luật dã man này.

Giả sử mà họ làm như vậy với Mêhicô, chuyện gì sẽ xảy ra? Tất nhiên ý tôi không đòi hòi phải có các Đạo luật Điều chỉnh dành cho các nước khác, bởi vì bản thân nó đã là một đạo luật quá vô nhân đạo rồi, nhưng theo tôi lập luận thì nếu như căn cứ vào những tư tưởng của chủ nghĩa tự do mới, người ta hô hào cần bảo vệ và phát huy sự chuyển dịch tự do của tư bản và thương mại, giống như những gì đã xảy ra với châu Âu trong không gian Schengen 3, thì việc đi lại tự do của con người cũng phải được khuyến khích. Đó mới là điều tôi bảo vệ, chứ không phải là cái Đạo luật Bìều chỉnh vốn dĩ đã gây ra nạn di cư trái phép và là nguyên nhân đằng sau cái chết của hàng nghìn người.

Có bao nhiêu người đang chết mỗi ngày tại “bức tường” giữa Mêhicô và Mỹ? Mọi người vẫn nói về Bức tường Berlin. Tất cả mọi người, nếu muốn, đều có thể tìm hiểu nguyên nhân, điều kiện và những hiểm họa trong Chiến tranh Lạnh, những chiếc xe tăng đối đầu nhau, những cuộc chiến tranh tâm lý và tuyên truyền ý thức hệ giữa chủ nghĩa tiêu dùng và những nền kinh tế lạc hậu nhất vẻ công nghiệp ở châu Âu. Tôi sẽ không tranh cãi về những nguyên nhân sâu xa dẫn đến việc xây dựng Bức tường Berlin năm 1961, vì khi đó quả thật cũng khó có thể nghĩ ra cách nào để ngăn chặn dòng người bị “hút” qua bên kia. Nhưng tôi chỉ băn khoăn một điều là - đâu là nguyên nhân của bức tường dài 3000 dặm giữa Mêhicô và Mỹ? Như tôi đã nói, mỗi năm có tới 500 người thiệt mạng trên tuyến biên giới giữa Mêhicô và Mỹ, trên vùng đất trước kia là lãnh thổ của Mêhicô, nơi mà có Chúa mới biết là có bao nhiêu người indocumentados đang sống và làm việc - tức là phải có đến hàng triệu người nhập cư bất hợp pháp vào Mỹ! Nhiều người đã phải bỏ lại vợ con và gia đình ở quê nhà suốt những khoảng thời gian rất dài.

Bên cạnh đó, nguồn thu nhập lớn nhất của Mêhicô, ngoài khoản thu từ dầu mỏ, lên đến 22 tỷ đô la Mỹ mỗi năm, chính là khoản tiền được những người di cư chuyển về cho người thân trong nước. Và đường biên giới càng nguy hiểm, thì càng có ít người nhập cư trái phép có cơ hội quay lại quê hương thăm vợ con và gia đình - họ không thể, vì có đến hàng triệu người như họ.

Số người muốn chuyển sang Mỹ luôn tăng tỷ lệ thuận với quy mô dân số, tỷ lệ thất nghiệp và sự chênh lệch về mức thu nhập - mức lương ở Mỹ thường cao hơn ở Mêhicô ít nhất là mười lăm lần, đối với cùng một công việc lao động sản xuất; cao hơn đến hai mươi lần so với những người làm việc không liên quan đến ngành sản xuất - các nhà máy trả công khá hơn một chút - và tôi cũng không chắc lắm, nhưng tôi nghĩ thu nhập trung bình ở Mỹ còn cao hơn mức lương ở miền Nam Mêhicô đến ba mươi lần là ít nhất.


----------------------------------------------------------
1. Khoảng hơn 100.000 người Ma rốc và khu vực hạ Sahara vượt eo biển Gibraltar hàng năm. Rất ít trong số họ thành công: theo số liệu của chính quyền Tây Ban Nha, trong 9 tháng đầu năm 2003, khoảng 15.895 người nước ngoài bị bắt giữ ở khu vực bờ biển của Tây Ban Nha; những người này đã vượt eo biển từ Ma rốc trên những chiếc thuyền nhỏ. Theo Hiệp hội Những người Bạn và Gia đình của nạn nhân di cư bí mật (AFVIC), trong khoảng thời gian tù 1997 đến 2001,   khoảng 10.000 người di cư bất hợp pháp từ Ma rốc đã thiệt mạng trong khi vượt eo biển.

2. Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (thường được gọi là NAFTA), giữa Mỹ, Canada và Mêhicô có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 1994.

3. Hiệp định Schengen lấy tên địa danh được ký két: làng Schengen ở Luxembourg; Hiệp định này được các nước tham gia sáng lập ký kết năm 1985 và có hiệu lực năm 1990. Mục tiêu của Hiệp định Schengen là cho phép người dân được tự do đi lại trong khu vực lãnh thổ của các nươc thành viên (“Không gian Schengen ). Tất cả những người định cư họp pháp ở một trong những nước thành viên của Hiệp định Schengen có thể viếng thăm ngắn các nước thành viên còn lại mà không cần xin Visa, miễn là họ có hộ chiếu hợp pháp được tất cả các nước thành viên cua Hiệp định Schengen công nhận và có giấy phép cư trú do chính quyền nước mình cấp. Những nước sau hiện là thành viên đầy đủ của Hiệp định Schengen: Áo, Bỉ, Pháp, Đức, Hy Lạp, Italia, Luxembourg, Hà Lan, Tâỵ Ban Nha và Bồ Đào Nha. Phần Lan, Thụy Điển, Na Uy và Ireland là những thành viên không đầy đủ.


Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 13 Tháng Tám, 2013, 08:34:20 am
Vậy theo ông những người Cuba rời bỏ tổ quốc cũng là những người “di cư kinh tế”, giống như những người Mêhicô, Dominica và Argentina?

Đúng vậy - nếu như ông hỏi tôi một câu hỏi: tại sao họ lại ra đi? Thì tôi đã chẳng giải thích với ông rằng những cuộc di tản khỏi Cuba cũng giống hệt như những cuộc di tản khỏi Cộng hòa Dominica, Mêhicô, Trung và Nam Mỹ - những nước chẳng hề bị cấm vận, cũng không phải là nước xã hội chủ nghĩa gì cả, nơi cũng có rất nhiều ô tô và đủ những thứ khác gắn liền với các xã hội tiêu dùng. Có rất nhiều thứ trong một xã hội tiêu dùng rất phù hợp với những người theo đuổi giấc mơ về cuộc sống kiểu tư sản, và cũng chẳng có Đạo luật Điều chỉnh nào để cho phép họ quyền pháp lý chính đáng để vào Mỹ cho dù họ không có thủ tục cần thiết. Đạo luật Điều chỉnh đó đóng vai trò như một liều thuốc kích thích cơ bản cho tất cả những ai muốn vượt biên trái phép (từ Cuba) sang Mỹ.

Hoàn toàn không có Đạo luật Điều chỉnh nào về Mêhicô. Nếu mà có, thì có lẽ phải đến 30 hoặc 40% dân số Mêhicô, và các quốc gia Trung Mỹ khác sẽ thi nhau đổ vào Mỹ. Với hàng trăm, hàng nghìn nhà máy ở Mêhicô đang sản xuất hàng tiêu dùng tại thị trường Mỹ, những người công nhân ở đó được nhận đồng lương cao hơn một chút so với mặt bằng thu nhập chung ở Mêhicô - giá sử họ cũng có Đạo luật Điều chỉnh, thì sẽ có khoảng từ 40 triệu đến 50 triệu người Mêhicô sẵn sàng chạy sang kia biên giới. Tôi không thể đưa ra con số chính xác, nhưng tôi biết là ở Argentina, và trước khi xảy ra cuộc khủng hoảng...

Cuộc khủng hoảng xảy ra vào tháng 12 năm 2001?

Đúng vậy. Nhưng thậm chí từ trước đó, xuất phát từ những khó khăn về kinh tế cùng tình trạng thất nghiệp kéo dài, tại Argentina có tới 30% dân số muốn di cư sang châu Âu hoặc tới Mỹ - những 30% dân số! Trong khi đó, Argentina đâu có bị phong tỏa hay cấm vận gì, thậm chí nó còn là một trong những nước sản xuất nhiều lương thực nhất trên thế giới.

Rất nhiều chuyên gia, nhà khoa học, trí thức, giáo sư tên tuổi cũng đua nhau rời bỏ đất nước, bởi vì quan điểm của nước Mỹ là phải giành giật lấy những người giỏi nhất - mặc dù hầu như những chuyên gia có trình độ đại học này bao giờ cũng di cư một cách hợp pháp. Sự chảy máu chất xám đó - hay nói đúng hơn là đánh cắp chất xám - diễn ra hoàn toàn hợp pháp và liên tục, chứ không chỉ là chuyện ai đó ăn trộm hoặc cướp thuyền rồi liều lĩnh vượt biên bất chấp mạng sống của mình.

Tôi nghĩ là điều kiện kinh tế ở Argentina còn tốt hơn rất nhiều so với Mêhicô, mức sống cũng cao hơn khá nhiều so với ở Mêhicô nhưng mọi người vẫn coi những người di cư Argentina chẳng khác gì người di cư Mêhicô.

Ý ông muốn nói họ không phải là những người tị nạn về chính trị, giống như người Cuba.

Trong suốt hơn 40 năm qua, bất kỳ ai rời bỏ Cuba đều được (Mỹ) coi là “lưu vong” là “kẻ thù của chế độ xã hội chủ nghĩa”. Người Cuba thường có trình độ học vấn và giáo dục cao nhất trong số những người dân châu Mỹ Latinh di cư tới Mỹ, và do đó thu nhập của họ cũng ở mức cao nhất. Phần lớn những người dân châu Mỹ Latinh khác di cư tới Mỹ phải chấp nhận những công việc khó khăn vất vả nhất vì trình độ học vấn của họ có hạn. Trong đó rất nhiều người gần như mù chữ, hoặc không thì cũng chẳng có nghề nghiệp hay chuyên môn gì cả, và tương lai của họ là công việc hái cà chua hoặc thu hoạch những loại rau quả khác, làm thuê cho các gia đình - cơ bản đều là một nguồn lao động rẻ tiền, chuyên làm những công việc mà tầng lớp trên không muốn động tay vào. Thực tế là nếu như mỗi nước châu Mỹ Latinh mà đều có một Đạo luật Điều chỉnh riêng (giống như của Cuba) thì có lẽ quá nửa dân số Mỹ sẽ là người gốc châu Mỹ Latinh.

Hãy thử tưởng tượng có một Đạo luật Điều chỉnh dành cho Trung Quốc, hoặc cho các quốc gia châu Á, hay thậm chí là cả những nước châu Âu. Không ai có thể tính được số người từ những khu vực còn nghèo và kém phát triển ở châu Âu, hoặc những người thất nghiệp ở ngay các nước giàu, sẽ tranh nhau di cư tới Mỹ. Với mỗi người Mỹ thực sự, tức là người Mỹ sinh ra và lớn lên trên đất Mỹ, sẽ có ít nhất là hai hoặc ba người mới di cư đến từ những nước khác... Nói tóm lại, những người di cư này sẽ tràn ngập nước Mỹ, họ sẽ phủ kín đất nước này nếu như có một Đạo luật Điều chỉnh cho toàn bộ thế giới, giống như đạo luật mà Mỹ nhằm vào Cuba. Đạo luật Điều chỉnh phản động này đã có hiệu lực từ gần 40 năm qua (tính đến năm 2005), và nó công nhận cũng như khuyến khích bất kỳ người Cuba nào có ý định cướp tàu hoặc cướp máy bay chạy trốn sang Mỹ. Đó là hành động khuyến khích tội ác.

Vậy thì theo ông, chỉ có những kẻ vô cùng tuyệt vọng mới tìm đến những phương pháp này để rời bỏ đất nước.

Những kẻ tổ chức các vụ cướp máy bay, cướp tàu thuyền rồi tổ chức đưa người sang Mỹ thật ra chỉ là những kẻ buôn người không hơn không kém. Chúng lôi kéo những công dân Cuba đang có họ hàng sống ở bên Mỹ nên có tâm lý muốn được đoàn tụ với người thân yêu của mình, chúng nhắm vào những người đã mòn mỏi cả đời chờ đợi Visa vì họ không phải là những chuyên gia có trình độ đại học hoặc lao động lành nghề. Hầu hết những người có cơ hội rời khỏi đất nước một cách hợp pháp, bằng cách này hay cách khác, qua một nước trung gian - chẳng hạn như Tây Ban Nha, Mêhicô, Canada hoặc bất kỳ nước nào khác - thì thường sẽ không bao giờ cướp tàu thuyền hoặc máy bay, và họ không đời nào liều lĩnh vượt biển trên những phương tiện không bảo đảm này; họ không mấy khi dính vào những hành động vô trách nhiệm như vậy, chắc chắn họ không đời nào đánh liều với sinh mạng của con cái mình.

Và những kẻ phạm tội nghiêm trọng ở Cuba (cướp máy bay và tầu thuyền) để tìm cách trốn sang Mỹ lại không hề bị chính quyền Mỹ bắt rồi trao trả cho Cuba.

Có lẽ những kẻ rời bỏ đất nước Cuba này một cách bất hợp pháp là những công dân duy nhất trên thế giới có thể vi phạm luật pháp và Họp chủng quốc Hoa Kỳ vào chính nước này bằng mọi cách có thể không một chút sợ sệt, cho dù họ có nhập cư vào Mỹ với giấy tờ giả, một tấm hộ chiếu giả chẳng hạn, khi tới sân bay hoặc cửa khẩu, họ chỉ cần nói, “Tôi là thế này, thế kia, tôi là công dân Cuba, tôi xin được cấp quy chế tị nạn chính trị theo Đạo luật Điều chỉnh về Cuba”, và đó là tất cả những gì họ phải làm - ngay ngày hôm sau họ sẽ nhận được quyền sống và làm việc tại Mỹ 1. Trước kia họ còn phải chờ đợi khoảng một năm, nhưng giờ thì thôi rồi. Mục đích ư? Để gây mất ổn định tình hình ở Cuba. Đạo luật đó đã khiến không biết bao nhiêu người thiệt mạng vô ích!

Bất kỳ kẻ nào phạm tội hoặc có tiền án, tiền sự, ở Cuba đều có thể lợi dụng đạo luật đó và được coi là một người “lưu vong”, “một kẻ thù của chế độ xã hội chủ nghĩa”... Khi thời kỳ đặc biệt ở Cuba bắt đầu diễn ra, như tôi đã kể với ông, chúng tôi đã đạt được một thỏa thuận di cư, nhưng chính phủ Mỹ đã không tuân thủ. Tất cả những điều đó chỉ càng thêm khuyến khích các hành động phạm pháp, bởi vì đối với những người không được phía Mỹ cấp Visa - tôi xin nhắc lại - thì người thân của họ ở Florida sẽ gửi ngay một chiếc thuyền về Cuba đón họ, rồi gọi điện thông báo cho họ biết là sẽ có tàu tới đón, bọn tổ chức đưa người vượt biên cũng thường sử dụng những chiếc tàu cao tốc...

----------------------------------------------------------
1. Tháng 4 năm 2003, một người Cuba đã cướp chiếc máy bay hành khách và buộc nó phải bay sang Miami. Tháng 9 năm đó, lần đầu tiên trong 40 năm, Mỹ có hành động chống lại một tên cướp và hắn đã bị toà án bang Florida kết án 20 năm tù. Ngoài ra, tháng 7 năm 2003, cũng lần đầu tiên trong vòng 40 năm, Chính quyền Mỹ trục xuất 12 người Cuba đã cướp tàu ở Camaguey chạy sang Florida.


Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 13 Tháng Tám, 2013, 08:40:02 am
Chúng sẽ sắp xếp tổ chức đón người tại một vị trí hẻo lánh nào đó?

Chúng liên lạc qua điện thoại với những người cần trốn đi, vào bất kỳ giờ nào, cả đêm lẫn ban ngày. Chẳng có gì khó khăn trong việc thống nhất đón người tại một địa điểm nào đó trên bãi biển, ấn định thời gian chính xác con tàu sẽ đến đón... Trong bối cảnh như vậy, với không khí bí mật và giấu giếm, bao giờ cũng có những kẻ vốn không có hy vọng di cư sang Mỹ một cách hợp pháp, bằng cách nào đó sẽ biết được là sắp có tầu đến đón người vượt biên, thế là chúng đe dọa sẽ tiết lộ kế hoạch của những người này nếu họ không cho chúng đi cùng trên tàu. Kết hợp với thực tế là những kẻ đưa người vượt biên trên một chiếc tàu có sức chở khoảng 60 người sẽ tham lam nhồi nhét thêm khoảng hai, ba chục người nữa.

Cho dù phải đối mặt với nguy cơ đắm thuyền.

Đó là lý do tại sao không thể tính được số người đã thiệt mạng trên biển. Bởi vì chúng tôi không bao giờ nhận được thông tin về những người đã tới, liệu có tai nạn nào xảy ra không, rồi tên tuổi của những người đã chết đuối trên biển cũng không có. Chính quyền Mỹ không bao giờ cung cấp cho chúng tôi tên tuổi của những người đã chết - ông có thể thấy ý đồ của họ trong việc khuyến khích và kích động người Cuba tiếp tục vượt biên theo Đạo luật Điều chính này là như thế nào.

Những người ở Miami (Florida) làm tất cả để bảo vệ đạo luật vô nhân đạo này - họ thực hiện những chương trình truyền hình lớn cho chính quyền sở tại, mời phóng viên truyền hình tới nơi lực lượng Bảo vệ Bờ biển (của Mỹ) đang chờ trên bờ biển, để ngăn không cho lực lượng này chặn tàu vượt biên từ Cuba sang, và thế là những người vượt biên muốn đặt chân lên đất Mỹ sẽ phải giằng co, vật lộn với những đội tuần tra của lực lượng Bảo vệ bờ biển đang tìm cách ngăn họ lại - điều mà những người vượt biên trái phép này muốn là tới được bờ biển và lợi dụng điều khoản về chân khô-chân ướt 1. Họ biết rằng họ có thế làm bất cứ điều gì chỉ để đặt chân lên đất Mỹ, rồi sau đó họ sẽ nhận được sự hỗ trợ của lực lượng mafia Cuba tại đây. Bọn mafia đó gây ra đủ mọi thứ tiếng ồn ầm ĩ để làm nản lòng lực lượng Bảo vệ bờ biển. Nhiều khi chúng tổ chức truyền hình trực tiếp ngay trên bãi biển.

Tức là họ quay phim luôn lực lượng Bảo vệ bờ biển?

Đúng vậy, chúng cho tất cả những người có mặt ở đó lên truyền hình. Và thế là với những áp lực căng thẳng như vậy, chúng tìm mọi cách đe dọa và chèn ép lực lượng Bảo vệ bờ biển. Và thậm chí cả trong chính quyền Mỹ ít thù địch với Cuba hơn - như chính quyền Clinton chẳng hạn - thì tất cả những chuyện lố bịch như vậy vẫn luôn diễn ra đúng như những gì tôi vừa kể với ông, bởi vì vấn đề này có tác động khá quan trọng đến chiến dịch bầu cử Tổng thống Mỹ, tức là cuộc chiến giành giật phiếu ở Florida. Tổng thống Clinton không hề có tuyên bố gì về vấn đề này, nhưng một phần quyền lực của những kẻ ở Florida nằm ở chỗ chúng có khả năng làm rùm beng mọi chuyện, đặc biệt là khả năng vận động hành lang của nhóm những kẻ có quan điểm thù địch với Cuba trong Quốc hội. Tổng thống Clinton chỉ nhận được sự ủng hộ của thiểu số trong Quốc hội, vì vậy cộng đồng người Cuba ở Florida có tiếng nói khá mạnh ở bang Florida - cả trong Đảng Cộng hòa cũng như Đảng Dân chủ, những đại biểu Quốc hội Mỹ đến từ Florida đều nhận được rất nhiêu tiền cho chiến dịch vận động tranh cử của mình từ Quỹ Quốc gia Cuba - Mỹ. Vì vậy, đổi lại, những người Cuba ở Florida có thể dựa vào sự ủng hộ của hàng chục đại biểu Quốc hội Mỹ đã từng nhận tiền góp quỹ tranh cử của mình, ví dụ như Bob Menendez 2, một nghị sĩ khá nổi tiếng đến từ bang New Jersey, được cộng đồng người Mỹ gốc Cuba hậu thuẫn, ông ta là thành viên Đảng Dân chủ. Có nghĩa là cả các đảng viên Dân chủ và Cộng hòa của Mỹ đều tham gia vào hoạt động vận động hành lang chống Cuba với rất nhiều tiền đến từ cộng đồng người Mỹ gốc Cuba. Tất cả những chuyện như vậy vẫn xảy ra hàng ngày.

Ông nghĩ rằng Clinton ít nhiều cũng có thái độ xây dựng hơn?

Đúng thế, ông ta không có những lời lẽ chống Cuba quá gay gắt như những đời tổng thống khác. Nhưng dù sao Clinton cũng phải thừa kế cả cộng đồng người Mỹ gốc Cuba đó, và tất nhiên ông ta phải thừa kế tất cả những chiến dịch thù địch đối với Cuba. Tất cả những trò này đã diễn ra từ trước khi Clinton trở thành Tổng thống. Chúng bắt đầu từ thời Reagan. Nhưng sau năm 1989, trong thòi kỳ đặc biệt ở Cuba, Tổng thống Bush cha còn bận tâm tới những vấn đề quan trọng khác: cuộc chiến vùng Vịnh, tranh thủ lợi dụng khai thác công cuộc cải tổ chính trị và kinh tế ở Liên Xô, tiến hành những hiệp ước về vũ khí chiến lược - tất cả mọi người đều biết những nhượng bộ mà phía Mỹ đã chấp nhận với Gorbachev và đặc biệt là Shevardnadze 3. Hai người này đã đứng ra đàm phán mà hầu như chẳng hiểu biết gì về vũ khí hoặc chiến lược hay bất kỳ vấn đề nào khác, vì cái mà họ muốn chỉ là đàm phán chung chung thế thôi, và chính phủ Mỹ đã chiếm được rất nhiều ưu thế.

---------------------------------------------------------
1. Bất kỳ người Cuba di cư bất hợp pháp nào đặt chân lên nước Mỹ đều bị điều chỉnh bởi Đạo luật điều chỉnh Cuba và được phép vào nước Mỹ với tư cách là người di cư hợp pháp. Những người bị bắt trên biển lẽ ra có thể bị trục xuất về Cuba nhưng chính quyền Mỹ thường phớt lờ đạo luật của chính họ và cho những người này được ở lại Mỹ.

2. Robert “Bob” Menendez sinh ra ở thành phố New York trong một gia đình người Cuba đã rời đi dưới thời chính quyền Batista năm 1953, Thượng nghị sĩ dự khuyết của Bang New Jersey được bầu làm hạ nghị sĩ đại diện cho quận 13 của New Jersey từ 1992 đến 2006; năm 2003, Menendez được bầu làm Chủ tịch Hạ viện bang và là quan chức cao cấp thứ ba của Đảng Dân chủ trong Hạ viện. (Ngày 17 tháng 1 năm 2006, sau khi thực hiện các cuộc phỏng vấn với Castro, Menendez được bổ nhiệm chức vụ Thượng nghị sĩ sau khi Thống đốc được bầu của bang New Jersey John Corzine từ chức. Trong cuộc bầu cử tháng 11 năm 2006, ông giành chiến thắng áp đảo trong cuộc chạy đua vào Thượng nghị viện.

3. Eduard Shevardnadze (sinh năm 1928), Bộ trưởng Ngoại giao Liên Xô từ 1985 đến 1990. Sau khi Liên Xô sụp đổ, Shevardnadze làm Tổng thống Georgia (được bầu trong nhiệm kỳ 1996-2000), một trong những nước Cộng hoà thuộc Liên Xô trước kia. (ông ta bị lật đổ trong một cuộc biểu tình rộng khắp của nhân dân vào tháng 11 năm 2003).


Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 13 Tháng Tám, 2013, 08:50:11 am
Nhưng hiện tại thì bất chấp lệnh cấm vận vẫn được áp dụng từ năm 1962, Cuba đã có thể mua thực phẩm từ Mỹ?

Đúng thế. Vào tháng 11 năm 2001, sau khi đất nước chúng tôi bị một cơn bão khủng khiếp quét qua, tôi muốn nói tới con bão Michelle, đại đa số Quốc hội Mỹ đã bỏ phiếu thông qua một điều luật về việc loại bỏ thực phẩm và thiết bị y tế ra khỏi danh mục hàng cấm vận...1.

Tức là Quốc hội Mỹ do Đảng Cộng hòa kiểm soát khi đó?

Đa số nghị sĩ Quốc hội Mỹ khi đó, cả Dân chủ và Cộng hòa, đều biểu quyết thông qua đạo luật cho phép bán thực phẩm và thuốc men, thiết bị y tế cho Cuba.

Trong những vấn đề khác, ví dụ như việc đi lại tới Cuba, thì mọi đề xuất đều bị ngăn trở - thậm chí ngay cả việc bàn bạc hoặc tranh luận cũng không được tiến hành. Bọn mafia Cuba ở Mỹ và những phần tử diều hâu trong chính quyền Mỹ đã dùng thủ đoạn gì ư? Chúng đề xuất những biện pháp xen lẫn vào trong các điều luật quan trọng - mà chúng gọi là điều khoản đi kèm. Ví dụ khi Quốc hội Mỹ đưa ra thảo luận một điều luật quan trọng nào đó, như ngân sách quốc phòng, ngân sách trợ cấp cho các ngành nông nghiệp, hoặc thậm chí cả ngân sách hoạt động của chính phủ v.v... những biện pháp này có tầm quan trọng đến nỗi nếu như một trong các ủy ban của Quốc hội Mỹ chấp nhận một điều khoản bổ sung nào đó, thì họ sẽ lồng luôn nó vào điều luật chủ chốt và bất kỳ nỗ lực nào sau đó nhằm chống lại điều khoản bổ sung này sẽ trở thành nhiệm vụ bất khả thi, đơn giản là những điều khoản bổ sung đó đã được lồng rất tinh vi vào những đạo luật mà không ai có thể bác bỏ được 2. Trong thực tế là họ đã sửa đổi điều luật được thông qua, nhưng không ai có thể phản bác lại.

Hừm, thật ra chúng tôi không hề thích như thế chút nào, vì liệu có ai lại thích kiểu buôn bán và thương mại một chiều như vậy. Vả lại, về sau thì điều luật đó cũng bị bổ sung, sửa đổi một cách chắp vá (theo ý đồ của các thế lực thù địch) khiến cho bất kỳ hoạt động bán hàng nào cho Cuba cũng phải được sự chấp nhận của Bộ Ngân khố Mỹ - cũng giống như khi muốn mua một bộ đồ từ một người thợ may, ông cần phải hỏi ý kiến của ông thị trưởng thành phố nơi ông đang sống.

Hoặc ngân hàng của tôi.

Không, không, không phải ngân hàng, mà là Bộ trưởng Ngân khố của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ. Đó là một thành viên nội các - một người sẽ phải đưa ra ý kiến phê chuẩn của mình. Đó là cách giống như - mấy ngày sau khi trận siêu bão Michelle, họ đưa ra một đề nghị - chúng tôi cũng đã đưa ra đề nghị trợ giúp sau thảm hoạ 11 tháng 9. Họ đã đề nghị trợ giúp nhân đạo, cử nhân viên đến để đánh giá thiệt hại do con bão gây ra. Chúng tôi đã trả lời rằng: chúng tôi đủ khả năng đánh giá được tình hình thiệt hại sau cơn bão và đang giúp đỡ những người bị ảnh hưởng của cơn bão với lượng lương thực dự trữ của chúng tôi. Chúng tôi đã gửi lời cảm ơn vì lời đề nghị giúp đỡ của họ và nói với họ rằng sẽ rất hữu ích đối với chúng tôi nếu họ có thể cung cấp một lượng lương thực tương đương với lượng lương thực chúng tôi sẽ dùng để trợ giúp cho những người bị thiệt hại do cơn bão. Và họ đã đồng ý bán cho chúng tôi một số sản phẩm nhất định trên cơ sở của đạo luật Hỗ trợ của họ. Dĩ nhiên, họ sẽ phải xin ý kiến của Bộ Ngoại giao cho mỗi lần xuất hàng.

Chúng tôi đã công khai tuyên bố rằng, với bất cứ hành động thân thiện nào từ phía họ, sẽ có những hành động tương ứng từ phía chúng tôi. Họ đã nhận được sự cho phép từ phía Bộ Ngoại giao - chúng tôi nhìn nhận như một sự hiểu ngầm - và do đó, chúng tôi đã tăng sổ lượng lương thực thu mua, không chỉ để bổ sung cho các kho dự trữ của chúng tôi. Theo đạo luật đó, mọi vụ mua bán của chúng tôi phải được thanh toán bằng tiền mặt, và chúng tôi đã thực hiện đúng như vậy.

Đa số các thành viên trong Nhà Trắng và Thượng viện đều phản đối luật cấm vận 3. Họ muốn chính quyền tôn trọng quyền tự do đi lại của người dân Mỹ đã được quy định trong Hiến pháp 4 và thông qua một đạo luật cho phép mua các sản phẩm từ Cuba.

Hiện đang có một dư luận mạnh mẽ trong người dân Mỹ, trên 70% phản đối luật cấm vận và ủng hộ quyền tự do du lịch đến Cuba một cách hợp pháp. Nhưng đó vẫn bị coi là điều bất hợp pháp - chỉ những người thuộc hậu duệ của người Mỹ gốc Cuba có thể thực hiện điều đó ba năm một lần 5.

Những công dân Mỹ không thể đến đây?

Việc đó bị coi là bất hợp pháp. Nhưng khá nhiều người vẫn thực hiện điều đó - nhiều đến nỗi nếu họ bị bắt, chính quyền Mỹ sẽ phải xây dựng thêm rất nhiều nhà tù. Một người có thể bị kết án lên đến 10 năm tù.

Vì đến Cuba?

Vì đã đến Cuba hay bất cứ lý do nào khác vi phạm luật cấm vận, một công dân Mỹ có thể bị kết án tù. Và nếu như tôi không nhầm, sẽ có một mức phạt lên đến 250.000 đô la dành cho những ai đến Cuba mà không được sự cho phép của chính quyền. Mức phạt này có thể lên đến một triệu đô la đối với trường hợp vi phạm của một công ty. Ngoài ra, họ còn phải nộp một khoản phạt khác lên đến 55.000 đô la cho chính quyền cho mỗi lần vi phạm.

----------------------------------------------------------
1. Năm 2003, mặc dù vẫn duy trì lệnh cấm vận từ năm 1962, Mỹ trở thành nhà cung cấp lương thực lớn nhất cho Cuba. Trong 8 tháng đầu năm đó, theo Pedro Alvarez, Chủ tịch Cơ quan phụ trách nhập khẩu Alimport của Cuba, Mỹ đã bán lượng lương thực và sản phẩm nông nghiệp cho Cuba với tổng trị giá lên đến 238 triệu USD. Tháng 9 năm 2003, một phái đoàn của bang Montana do Thượng nghị sĩ của Đảng Dân chủ Max Baulincus và Hạ nghị sĩ của Đảng Cộng hoà Dennis Rehberg dẫn đầu, đã đến Cuba cùng với một nhóm các nhà doanh nghiệp, trong đó có Chủ tịch Hiệp hội các hãng du lịch Mỹ Robert Whiteley. Trong chuyến thăm này, một loạt các hiệp định đã được ký két nhằm bán thực phẩm của Mỹ cho Cuba với trị giá lên đến 10 triệu USD. Việc bán thực phẩm và các sản phẩm nông nghiệp cho Cuba vẫn tiếp tục trong năm 2004 và 2005 mặc dù có những hạn chế nghiêm ngặt của chính quyền Mỹ.

2. Trong những thay đổi của lần tái bản thứ ba bằng tiếng Tây Ban Nha, tuyên bố này - chính xác trong lần xuất bản thứ nhất - được “điều chỉnh” để không trái ngược với các quy trình lập pháp của Mỹ. Do vậy, chúng tôi cũng không thay đổi trong bản dịch tiếng Anh này.

3. Bất chấp thái độ hiếu chiến của chính quyền Bush, ngày càng có nhiều ngưòi (trong giới doanh nghiệp, học thuật, du lịch, và Quốc hội, cả Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hoà) ủng hộ việc bình thường hoá quan hệ với Cuba. Một trong những ví dụ này là chuyến viếng thăm Cuba của Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hoà Norman Coleman, Chủ tịch Tiểu ban Tây Bán cầu thuộc Uỷ ban Đối ngoại Thượng viện, một trong rất nhiều các chính khách của đảng Cộng hoà ủng hộ việc linh hoạt hoá lệnh cấm vận đối với Cuba. Coleman gặp Castro ngày 21 tháng 9 năm 2003.

4. Theo tinh thần đó, tháng 9 năm 2003, Hạ viện Mỹ thông qua dự luật (227 phiếu thuận, 188 phiếu chống) cho phép công dân Mỹ được đi lại sang Cuba. Tuy nhiên, luật này sau đó không được thông qua do quyết định của chính quyền Bush.

5. Tháng 5 năm 2004, chính quyền Bush thông qua một loạt các biện pháp nhằm thắt chặt lệnh cấm vận về kinh tế với Cuba, trong đó có việc kéo dài thời gian chờ đợi đối với người gốc Cuba muốn quay lại thăm hòn đảo này lên 3 năm, giới hạn những người được về thăm phải là người trong gia đình, và giảm mạnh lượng tiền mà mỗi người được mang vào Cuba để tiêu dùng.



Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 13 Tháng Tám, 2013, 09:15:04 am
17

SỰ SỤP ĐỔ CỦA LIÊN XÔ


Thảm họa sinh thái - Hạ tầng cơ sở
-Sự tầm thường của máy vi tính - Mafia
-Cuộc sống không cần Liên Xô


Sau khi Liên Xô sụp đổ năm 1991, kéo theo sự sụp đổ của khối các nước Đông Âu, nhiều sự thực khủng khiếp được phơi bày: Thảm họa sinh thái, hạ tầng cơ sở trong tình trạng thảm hại. Chính ông nói với tôi rằng việc chăm sóc sức khỏe không được quan tâm...

Đúng là hệ thống Liên Xô có nhiều vấn đề - nhưng còn tốt hơn gấp nhiều lần những gì đang diễn ra hiện nay.

Người ta phát hiện ra rằng cuộc sống trở nên vô cùng khó khăn, sự trỗi dậy của mafia, tham nhũng quá lớn. Sự thực là, bảy mươi năm tồn tại của Liên Xô xã hội chủ nghĩa đã không tạo ra “con người mới đó”. Những phát hiện đó: Thứ nhất - ông có cảm thấy nghi ngờ gì không? Và thứ hai, nó có làm thay đổi nhận thức của ông không?

Tôi sẽ trả lời câu hỏi đó. Ông đã chỉ ra rất nhiều vấn đề - có những vấn đề người ta đã biết đến rồi, nhưng còn nhièu vấn đề khác thì phải mãi sau này mới được phát hiện, ông phải phân tích, lý giải chúng...

Tôi không hài lòng với nhiều chuyện. Ví dụ như, khi đến Mát-xcơ-va tôi không bằng lòng khi đi đâu cũng có hàng đoàn đi theo. Tôi cũng thấy đó là sự bẽ mặt, ghen ghét, đố ky... Có tất cả những chuyện đó, nhưng ngày nay thì ở đâu ông cũng có thể chứng kiến điều tương tự, thậm chí còn tồi tệ hơn nhiều trong xã hội tư bản, vì vậy... tôi sẽ phải khẳng định với ông rằng có tất cả những chuyện đó nhưng ở mức độ và phạm vi nhỏ hơn rất nhiều những nơi khác.

Chúng ta sẽ cùng xem xét từng vấn đề một. Trước tiên là gì?

Thảm họa môi trường.

Đúng. Trước đây người ta không biết rằng có thảm họa môi trường trên thế giới này, và có người còn nói phương Tây mới là người phát hiện ra điều này. Mác cho rằng giới hạn gia tăng của cải được quyết định bải hệ thống xã hội chứ khõng phải tài nguyên thiên nhiên, điều này thì ngày nay chúng ta đã thấy.

Liên Xô đã không nhận thức hết được những mối nguy hại tới môi trường, mà ở một đất nước rộng lớn như Liên Xô để nhận ra điều đó không hề đơn giản, tuy nhiên, những thảm họa sinh thái mà chúng ta biết đến ở đó cũng chả khác gì chuyện xảy ra ở Mỹ hay châu Âu.

Còn thảm họa Chernobyl...?1 

Tai nạn Chernobyl, thảm họa duy nhất xảy ra với loại lò phản ứng không được làm mát bằng nước mà bằng than chì, thực sự đã gây ra những thiệt hại vô cùng nghiêm trọng. Nhưng trước đó đã có những thảm họa môi trường khác: Sự phá hủy môi trường ở Mê-hi-cô, Trung Mỹ, Nam Mỹ, rừng nguyên sinh Amazon... người ta đã từng tranh cãi tìm giải pháp bảo vệ nó nếu còn có thể. Phá hủy môi trường sinh thái là vấn đề của toàn thế giới, không thể đổ lỗi riêng cho Liên Xô được.

Nhưng cũng có trường hợp như biển Aral 2: Liên Xô quyết định làm thay đổi dòng chảy của một vài con sông dẫn đến việc biển Aral bị biến mất, và đó là hệ quả của chính sách đẩy mạnh sản xuất - thực ra là đẩy mạnh một cách thái quá.

Tuy nhiên, vấn đề này cũng không phải lỗi của riêng Liên Xô. Khi thực hiện chính sách này, Khrushchev, Brezhnev và nhiều nhà lãnh đạo khác đã thảo luận rất nhiều. Họ muốn đẩy mạnh sản xuất, sản xuất, và sản xuất... Chẳng hạn như trường hợp ở Ca-dắc-xtan người ta bắt đầu thúc đẩy sản xuất lúa mỳ, vì vậy, mỗi người dân, mỗi nhà sản xuất đều muốn tăng nhanh sản lượng của mình. Họ muốn đưa vào sản xuất cả những nơi được coi là “thảo nguyên nghèo đói” - những cánh đồng muối - ở U-dơ-bê-ki-xtan, tôi đã từng ở đó và chứng kiến họ lấy nước từ những con sông chảy từ trên núi xuống. Họ sản xuất hàng triệu tấn bông. Theo tôi, đó là sự áp dụng công nghệ không phù hợp. Họ không biết - thậm chí chả bao giờ đặt câu hỏi, mà chỉ nghĩ rằng mình đang làm những công việc thật tuyệt vời nhưng chính việc đó lại gây ra thảm họa môi trường. Tôi còn nhớ đã có lần Khrushchev nói với tôi về chính sách đó, họ gọi là chính sách khai hoang các vùng đất mới, chính sách siêu sản xuất. Họ đã làm những công việc mà ngày nay nước Mỹ vẫn đang làm. Và như vậy, sản xuất nông nghiệp vô cùng phát triển, cây cối có nước tưới, nhưng cặn muối còn lại thì ngày càng tồi tệ thêm.

Về phần chúng tôi, chúng tôi cũng đã phát hiện ra điều đó. Cách mạng sử dụng thuốc trừ cỏ. Khi sản xuất đường đạt mức 8 triệu tấn, nếu không sử dụng các sản phẩm hóa chất ở một vài công đoạn (theo chu kỳ tăng dần) thì sẽ không có được một ngành công nghiệp nông nghiệp. Chẳng hạn như phân bón, ở một chừng mực nào đó có thế nói phân bón đã cứu sống cuộc sống của cả nhân loại, nhưng nhân loại thì lại chẳng bao giờ nghĩ đến việc nuôi ăn đầy đủ cho 6,5 tỷ người, trong đó phần lớn những người thuộc thế giới thứ ba thì đang bị suy dinh dưỡng, đang chết đói.

Mặt khác, tôi còn nhớ cuốn Đất, cỏ và căn bệnh ung thư của André Voisin 3 trong đó có phân tích những tác động của kali đến sự phát triển một vài loại ung thư - tôi đã đọc rất nhiều các loại sách như thế; tôi rất quan tâm đến lĩnh vực nông nghiệp - mối hiểm họa của việc lợi dụng phân kali. Các loại cây thân củ rất cần loại phân này, nhưng chuối và mía thì lại cần nitơ, phốt-pho, tất nhiên là cả kali... Ngoài ra còn có rất nhiều các loại cây trồng khác thuộc loài ngũ cốc cần đến cả ba yếu tố trên.

Ngày nay, chúng ta đã biết đến rất nhiều những tác động xấu của việc lạm dụng phân bón và thuốc diệt cỏ. Rachel Carson viết cuốn Mùa xuân im lặng và đã dạy cho tôi rất nhiều điều. Ngày nay, người ta nghiên cứu về gien, nhưng hai mươi năm trước chả mấy ai biết gien là gì - di truyền học tuân thủ quy luật do Mendel phát hiện ra. Nhưng phát hiện được rút ra từ cây đậu Hà Lan đã giúp làm thay đổi căn bản quan niệm về di truyền học truyền thông qua (phát hiện quy luật hoạt động) của nhiễm sắc thể và gien. Nhưng trước đây không ai biết gì về công nghệ gien, không ai biết cách cấy gien từ tế bào này vào tế bào khác. Chúng ta đã nghiên cứu rất nhiều từ di truyền học truyền thống, sau đó chúng ta phát hiện ra các khả năng thực hiện công nghệ gien và bắt đầu áp dụng. Ngày nay, người ta có các loại thuốc được sản xuất bằng công nghệ gien, vắc-xin và các loại dược phẩm không phải có nguồn gốc từ thiên nhiên. Các loại dược phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên kết hợp với một số yếu tố khác đế sản xuất ra vắc-xin tổng họp an toàn và hiệu quả hơn các loại vắc-xin truyền thống rất nhiều.

Đã có thời người ta cho rằng, khoa học có thế giải quyết được tất cả các vấn đề của nhân loại. Nhưng ngày nay thì chúng ta thấy rằng điều đó là không đúng. Khó khăn lại càng lớn hơn vì chúng ta buộc phải thử rất nhiều cách. Khoa học phải giải quyết rất nhiều vấn đề do chính nó đặt ra. Cứu sống các loài là việc làm vô cùng khó khăn trong khi lại không thể làm được thông qua hệ thống kinh tế xã hội vốn chỉ quan tâm đến lợi nhuận và quảng cáo.

Đó là những vấn đề vô cùng phức tạp, nan giải mà con người chưa giải quyết được và cũng không thể đổ lỗi tất cả cho Liên Xô.

----------------------------------------------------------
1. Vào ngày 25-26 tháng 4 năm 1986, tại nhà máy điện nguyên tử Chernobyl nằm ở phía Bắc U-krai-na, cách biên giói Bê-la-rút chỉ khoảng 12 km, và cách thủ đô Kiev khoảng 125 km, vụ tai nạn nguyên tử lớn nhất trong lịch sử xảy ra. Ban đầu chính quyền địa phương che giấu công luận và thế giới, lý do thực sự của vụ tai nạn đã giết chết hàng trăm người và hàng chục nghìn người bị ô nhiễm chất phóng xạ.

2. Biển trên đất liền, là một trong bốn hồ lớn nhất thế giới, biển Aral nằm ở phía Đông biển Caspi thuộc khu vực Trung Á. Phía Bắc của biển lên tới biên giới Ca-dắc-xtan, chiều dài của biển là 420 km, chiều rộng là 280 km, diện tích 67.340 km2.

3. André Voisin (1903-1964), nhà nông học, sinh hóa và là tác giả cuốn ‘Đất, cỏ và căn bệnh ung thư”. Bản mà Fidel đọc được xuất bản ở Tecnos, Mandrid năm 1961.



Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 13 Tháng Tám, 2013, 09:20:05 am
Tình trạng thảm hại của hạ tầng cơ sở, phương tiện giao thông - tàu hỏa, đuờng cao tốc - điện thoại, điện, tất cả đều trong tình trạng tồi tệ.

Trước tiên tôi phải khẳng định với ông là tôi không cố ý bao biện cho việc làm sai trái mà Liên Xô gây ra trước đây. Tôi sẽ làm sáng tỏ chuyện đó. Trước đây tôi đã suy nghĩ và cho đến bây giờ tôi vẫn cho rằng nếu không có thời kỳ đẩy mạnh sản xuất công nghiệp ấy trong bối cảnh bị phương Tây phong tỏa, xâm chiếm, gây chiến tranh phá hoại, thì Liên Xô sẽ không chiến thắng được bọn Đức Quốc xã; họ đã bị đánh bại. Thời kỳ giữa cuộc chiến, Liên Xô có thể đưa các nhà máy ra chiến trường, đặt dưói tuyết để sản xuất mà không cần phải xây dựng nhà xưởng. Đó là một kỳ công, có thể coi là một trong những kỳ công vĩ đại của cuộc chiến bên cạnh rất nhiều những quyết định sai lầm về chính trị khác. Đó là lý do (phương diện chính trị) tôi có thái độ gay gắt với họ vì những quyết định sai lầm về chính trị mà họ đưa ra.

Nhìn lại quan hệ của chúng tôi với họ, mối quan hệ kéo dài hơn ba mươi năm cho đến khi họ sụp đổ, tôi nghĩ Liên Xô quá phung phí dầu mỏ trong khi đó dầu mỏ lại chính là thứ dùng để sản xuất ra xăng, dầu diesel, và các sản phẩm phục vụ công nghiệp và nông nghiệp. Họ đã không phát triển các hiệp hội tiêu dùng trong khi lượng xe hơi sở hữu tư nhân lại vô cùng lớn và là nguồn tiêu thụ chính của dầu mỏ, ở Mỹ và châu Âu người ta làm được điều này. Tôi nghĩ người ta đã làm đúng. Dầu mỏ thì thừa thãi trong khi đó vào những năm 1960, Liên Xô lại không tìm được thị trường. Liên Xô sản xuất các loại phương tiện tiêu tốn nhiên liệu khổng lồ (nhưng kém hiệu quả) như xe tải Liên Xô, xe Jeep, và xe hơi. Chúng tôi là người biết rõ nhất điều này, chúng tôi mua của Liên Xô hàng chục nghìn các loại xe và trong ba mươi năm không hề thiếu chuyến tàu chở dầu nào của Liên Xô cung cấp. Cũng không hề có chuyến tàu nào chở dầu thô, xăng, hay dầu diesel bị lỡ chuyến. Tàu được trang bị động cơ diesel hiệu quả hơn rất nhiều.

Vấn đề là Liên Xô bị tụt hậu về công nghệ trên một số lĩnh vực sản xuất của nền kinh tế, và vì vậy họ phải trả giá trong cuộc chiến của chủ nghĩa xã hội chống lại chủ nghĩa tư bản và đồng minh. Trong khi đó Liên Xô lại có nhiều trung tâm nghiên cứu hơn bất kỳ nước nào, thực hiện vô vàn các dự án nghiên cứu, nhưng ngoại trừ lĩnh vực quân sự, thì rất ít các dự án được áp dụng vào sản xuất phục vụ nền kinh tế.

Đường sá của họ chật hẹp. Có thể vì lý do an ninh mà họ không xây những tuyến đường cao tốc lớn nhiều làn. Vì lý do an ninh mà hệ thống đường sắt của họ có khổ rộng khác hoàn toàn với của Mỹ và châu Âu. Với cách làm đó, họ cũng đạt được những tiến bộ đáng kể. Các toa xe của họ không sang trọng nhưng họ có những tuyến đường sắt dài hàng nghìn dặm tới tận vùng Xi-bê-ri, và rõ ràng là việc vận tải hàng hóa và người bằng đường sắt đến những vùng xa xôi như vậy rẻ hơn rất nhiều so với đường bộ. Đường sắt vươn tới mọi ngõ ngách của đất nước khổng lồ đó. Ngày nay các loại xe thuộc sở hữu tư nhân tiêu thụ phần lớn lượng nhiên liệu mà các nhà máy lọc dầu của thế giới sản xuất ra. Ở Mỹ, lượng dầu tiêu thụ là hơn 8,5 triệu thùng một ngày - thực tế có thể còn cao hơn - và với lượng tiêu thụ đó thì chả mấy chốc mà trữ lượng dầu mỏ trên thế giới bị cạn kiệt.

Họ cũng không phát triển máy vi tính mặc dù Liên Xô có hàng nghìn các kỹ sư; họ có khả năng, chắc chắn là như vậy. Ông giải thích điều đó như thế nào?

Không thể bao biện cho việc này; nó thể hiện sự thiếu tầm nhìn. Thật đáng buồn và đáng kinh ngạc, trong khi người Mỹ thì tập trung phát triển công nghệ vi tinh với tất cả khả năng có thể. Về điều này có thể nói người Liên Xô lập dị. Nhưng không phải do nghiên cứu mà vấn đề nằm ở việc áp dụng những nghiên cứu đó vào thực tế. Họ có nhiều nghiên cứu hơn... họ đi vào vũ trụ trước nhưng rõ ràng là người ta không thể đi vào vũ trụ mà không có máy vi tính.

Ở Cuba, các ông đã tránh được sai lầm đó? Có phải Cuba cũng đang nỗ lực phát triển công nghệ vi tính?

Ở đất nước chúng tôi, đã có thời gian vi tính không được giảng dạy ngay cả ở các trường đại học. Chúng tôi đã thay đổi dần dần và bắt đầu với các trường đại học. Sau đó, chúng tôi thành lập tới 170 Câu lạc bộ Trẻ về máy vi tính, và mới đây thì con số này đã là 300, lượng máy tính ở mỗi câu lạc bộ cũng tăng lên gấp đôi. Điều quan trọng là ở nước tôi hiện nay, vi tính được giảng dạy từ cấp mầm non. Một trăm phần trăm các cháu từ bậc mầm non đến đại học có phòng học vi tính, và chúng tôi đã phát hiện ra những tiềm năng rất lớn mà việc làm này mang lại. Chúng tôi còn áp dụng cả phương pháp nghe nhìn trong giảng dạy các cháu thiếu niên, vị thành niên, giới trẻ và cả xã hội. Để sử dụng được công nghệ này, chúng tôi trang bị pin mặt trời chi phí rẻ và hoạt động ốn định cung cấp điện cho 100% các trường học ở khu vực nông thôn trước đây từng thiếu điện.

Hiện nay, chúng tôi đã bước vào giai đoạn phổ cập các ứng dụng cao hơn của khoa học thông tin; chúng tôi đang đào tạo hàng chục nghìn các lập trình viên và các nhà thiết kế chương trình. Năm năm trước, chúng tôi đã thành lập trường đại học về khoa học vi tính chọn lọc các cháu sinh viên giỏi nhất trong cả nước cho theo học. Mỗi năm có thêm hai nghìn cháu được tuyển vào đào tạo.

Chúng ta sẽ quay lại với Liên Xô. Khi Liên Xô sụp đổ, mafia trỗi dậy trên cả nước. Người ta phát hiện ra rằng nạn tham nhũng vô cũng khủng khiếp; Liên Xô đã không chú ý giáo dục đạo đức - mà ngược lại, cái mà họ tạo ra là nạn tham nhũng tràn lan.

Tôi cũng đang muốn nói chuyện đó. Chủ nghĩa tư bản tạo ra tất cả các loại bệnh hoạn; chủ nghĩa tư bản cũng tạo ra cái gọi là mafia 1. Tất cả các hình thái của nạn tham nhũng hiện hình. Chủ nghĩa xã hội cũng có vấn nạn này bởi vì đã là con người thì ai cũng có nhu cầu - những gì chúng ta cần làm là phải gieo trồng các giá trị và phát huy chúng. Chúng tôi đã đấu tranh - và hiện nay chúng tôi vẫn đang đấu tranh rất mạnh - vì một cuộc cách mạng bao giờ cũng bắt đầu bằng việc bãi bỏ tất cả các luật lệ trước đó. Tôi còn nhớ chúng tôi đã phat hiện ra thứ văn hóa của người giàu và thứ văn hóa của kẻ nghèo. Văn hóa của người giàu, rất trung thực: Tôi mua, tôi trả tiền. Văn hóa của kẻ nghèo: Làm thế nào tôi có được cái này (ở Cuba)? Làm thế nào tôi ăn cắp được cái này của người giàu hay bất kỳ người nào khác?

Có rất nhiều những gia đình khiêm tốn yêu nước nhưng vẫn nói với đứa con làm việc ở khách sạn: “Nghe này, con phải mang về nhà khăn trải giường, gối, mang cho bố cái này, mang cho mẹ cái kia”. Cách nghĩ đó là hệ quả của thứ văn hóa người nghèo và để thay đổi được thói quen cũ lạc hậu đó phải có thời gian dài.

Nếu chế độ xã hội chủ nghĩa này không còn ở Cuba, nếu chúng tôi theo lời khuyên của Felipe González 2 và đám người kia thì bọn mafia đó cũng đã mọc nên như nấm ở đất nước này, thậm chí với mức độ còn nghiêm trọng hơn cả những nơi tồi tệ nhất của chủ nghĩa tư bản cùng với nạn ma túy và tội phạm hình sự. Có những vấn đề xã hội mà chúng tôi chưa thay đổi được nhưng với nỗ lực của mình, chúng tôi đã chứng kiến những tiến bộ rõ ràng thông qua việc cải cách hệ thống giáo dục.

Tôi nghĩ, ở Liên Xô họ cũng đã làm như vậy; không biết mức độ họ thực hiện đến đâu, vì ở Liên Xô tôi thấy cũng có rất nhiều trường học, họ cũng tiến hành rất nhiều nghiên cứu và các trường đại học của họ cũng rất tốt.

Nhưng cho dù thế nào thì con người cũng vẫn là con người chúng ta không thể lý tưởng hóa người ta. Rất may là tôi có đủ tự tin cho rằng loài người chúng ta, mặc dù còn nhiều thiếu sót, hạn chế, vẫn có đủ nghị lực, nếu họ muốn, để bảo vệ mình, và đủ trí thông minh đế chứng tỏ mình. Nếu tôi không có được niềm tin đó thì tôi khõng thể chiến đấu đến hơi thở cuối cùng. Chính tôi cũng đã từng nói, “Chả còn hy vọng gì cả; việc này sẽ chả đi đến đâu cho dù có có gắng”. Vì vậy, cứ đưa ra tất cả những so sánh mà ông có thể, và rồi ông sẽ tìm ra lời giái thích; có những hiện tượng bản chất khác hoàn toàn.

----------------------------------------------------------
1. Được sử dụng ở đây theo nghĩa chung là bọn tội phạm có tổ chức và nạn tham nhũng chứ không ám chỉ bọn mafia ở đảo Sicilian nước Ý

2. Felipe Gonzalez (sinh năm 1942), nhà lãnh đạo của Đảng Công nhân xã hội chủ nghĩa Tây Ban Nha, là người đứng đầu chính phủ Tây Ban Nha từ năm 1982-1996. (Xem thêm chương 23).




Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 13 Tháng Tám, 2013, 09:22:20 am
Ở Cuba không trải qua giai đoạn mà thời Gorbachev gọi là cuộc cải tổ vể kinh tế, chính trị. Ông có cho rằng việc đó là không cần thiết ở đất nước này, và chính vì không trải qua giai đoạn đó mà Cách mạng tồn tại đến ngày nay?

Cho đến bây giờ tôi có thể khẳng định, hiện tượng lịch sử xảy ra ở Liên Xô chưa hề xảy ra ở đây. Chủ nghĩa Stalin không xuất hiện ở đây, đất nước chúng tôi không có những hiện tượng mang bản chất đó - việc lạm dụng quyền lực, tôn thờ chủ nghĩa cá nhân, thần tượng... Ở đất nước chúng tôi, ngay từ những ngày đầu của Cách mạng đã có luật cấm đặt tên đường, công trình công cộng, cầu cống hay tượng đài theo tên các nhà lãnh đạo còn sống, ở đây không hề có chân dung các nhà lãnh đạo treo trong công sở; chúng tôi cấm tôn thờ chủ nghĩa cá nhân. Việc đó đã không xảy ra ở đây.

Chả có lý do gì chúng tôi phải lặp lại sai lầm đã xảy ra ở nơi khác, ở đất nước tôi không hề có việc ép buộc phải theo tập thể - chuyện đó chưa bao giờ xảy ra ở đây. Chúng tôi luôn tôn trọng một nguyên tắc: Chủ nghĩa xã hội được xây dựng bởi những con người tự do muốn tạo ra một xã hội mới. Chúng tôi không muốn phạm những sai lầm không đáng có.

Nếu chúng tôi thực hiện cải tổ về kinh tế, chính trị như ông vừa nói thì người Mỹ sẽ rất vui mừng, vì như ông biết đấy, người Liên Xô đã làm hại chính họ. Nếu chúng tôi bị chia cắt thành nhiều mảng thì chắc chắn một cuộc tranh giành quyền lực lớn sẽ diễn ra, người Mỹ sẽ là những người thỏa mãn nhất; họ đã từng nói, “Cuối cùng thì chúng ta cũng sắp loại bỏ được cuộc Cách mạng Cuba ở đất nước này”. Nếu chúng tôi cải tổ theo kiểu đó, điều mà không phù hợp chút nào với điều kiện ở Cuba, thì chúng tôi đã tự làm hại mình. Nhưng chúng tôi sẽ không bao giờ tự làm hại mình - đó là điều tôi có thể khẳng định chắc chắn.

Ông có tâm đắc với nỗ lực nào của Gorbachev khi cải tổ Liên Xô không?

Ông nghe này, có những thời điểm khi Gorbachev làm lãnh đạo tôi không đồng tình với những việc ông ấy làm. Vào thời kỳ đầu, tôi đồng tình với quan điểm áp dụng khoa học vào sản xuất của ông ấy theo phương châm nâng cao năng lực sản xuất chuyên sâu ở các công xưởng chứ không phải tập trung phát triển ào ào số lượng các nhà máy - quan điểm này đã được thử nghiệm; đã cho kết quả; người ta phải phát triển trên cơ sở sản xuất chuyên sâu. Càng áp dụng công nghệ chuyên sâu thì năng lực sản xuất càng gia tăng ngày càng mạnh - không ai có thể phủ nhận điều này. Ông ấy cũng phản đối những nguồn thu không có nguồn gốc từ lao động. Đó là những lời lẽ của một nhà cách mạng xã hội chủ nghĩa chân chính.

Đó là những phát biểu đầu tiên của Gorbachev, và lúc đầu chúng tôi thấy ông ấy là con người tốt - ông ấy còn phản đối thói nghiện rượu và tôi cho rằng việc đó là đúng. Ý tôi muốn nói rằng, đó là việc làm không hề dễ dàng và sẽ phải mất một thời gian dài vì người Nga từ lâu đã sản xuất rượu vodka. Tôi đã nói thẳng điều này với ông ấy. Đó là những việc làm tôi ủng hộ.

Tôi còn giải thích với ông ấy rằng Liên Xô cần mở rộng quan hệ với các đảng khác - cần cho họ thoải mái lên tiếng hơn - không chỉ giới hạn ở các đảng cộng sản (ở các nước khác nhau) mà cần phải quan hệ cả với các phong trào cánh tả, các phong trào tiến bộ.

Có phải họ có thái độ bá chủ với các đảng ủng hộ Chủ nghĩa cộng sản Xô viết?

Tôi không muốn chỉ trích những người đã thuộc về quá khứ lịch sử để làm vui lòng giai cấp tư sản hay chủ nghĩa đế quốc. Nhưng cũng thật ngớ ngẩn nếu tôi không nói ra những điều mà mình có quyền được nói. Đúng vậy, ở Liên Xô có truyền thống lãnh đạo chuyên chế, tôn sùng yếu tố tinh thần, tư tưởng phong kiến thích lạm dụng quyền lực nhất là thói quen áp đặt với các nước khác và các đảng khác.

Hơn bốn mươi năm chúng tôi duy trì quan hệ với các phong trào cách mạng ở châu Mỹ La-tinh - quan hệ rất gần gũi. Trong đầu chúng tôi chưa bao giờ xuất hiện ý tưởng bắt họ phải làm cái này, phải làm cái kia. Và rồi, thời gian trôi đi chúng tôi nhận thấy rằng các phong trào cách mạng đó cũng rất sốt sắng muốn bảo vệ đặc quyền, đặc lợi của họ. Tôi còn nhớ những thời khắc vô cùng quan trọng: Khi Liên Xô sụp đổ, rất nhiều người cảm thấy hoang mang, chúng tôi - những người cách mạng Cuba cũng vậy. Nhưng chúng tôi biết mình phải làm gì. Các phong trào cách mạng khác cũng phải tập trung sức lực cho cuộc chiến đấu của họ. Tôi không muốn nói cụ thể ai, người nào mà chúng ta chỉ đang nói chuyện về những phong trào hết sức nghiêm túc. Trong tình thế tuyệt vọng đó, trước sự sụp đổ của Liên Xô, chúng tôi tự hỏi mình liệu nên tiếp tục chiến đấu hay thỏa hiệp với các lực lượng đối lập để tìm kiếm một nền hòa bình mặc dù biết rõ nền hòa bình đó sẽ đi đến đâu.

Tôi đã từng nói (với những phong trào đó), “Các anh không nên hỏi ý kiến chúng tôi; chính các anh mới là người phải tiếp tục chiến đấu hay phải chết chứ không phải chúng tôi. Chúng tôi biết các anh chuẩn bị làm gì, nhưng các anh phải tự quyết định cho mình. Chúng tôi ủng hộ quyết định các anh đưa ra”. Sự tôn trọng các phong trào khác thể hiện rõ nét nhất ở đất nước chúng tôi. Không hề có sự áp đặt - trên cơ sở kiến thức, kinh nghiệm và sự tôn trọng hết mức của chúng tôi đối với Cách mạng - quan điểm và ý kiến chủ quan của chúng tôi. Lúc đó, chúng tôi không hề nghĩ đến những cái lợi và cái hại mà quyết định của họ mang lại đối với cách mạng Cuba: “Các anh tự quyết định”, chúng tôi nói như vậy. Và họ đã làm như vậy - mỗi người, vào thời điểm quyết định đều phải lựa chọn con đường riêng cho mình.


Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 13 Tháng Tám, 2013, 09:24:33 am
Ông có biết Boris Yeltsin không?

Có. Tôi đã từng gặp Boris Yeltsin, ông ấy là bí thư xuất sắc của Mát-xcơ-va, đã đưa ra được rất nhiều những ý tưởng hay: Dự định giải quyết nhu cầu của người dân thành thị, sự phát triển thành phố này. Ông ấy rất nhấn mạnh việc gìn giữ các di tích lịch sử của thành phố - tôi khuyên ông ấy không nên phá hủy những di tích đó. Yeltsin có ý tưởng tạo ra nhà kính đáp ứng nhu cầu của người dân Mát-xcơ-va; ông ấy rất nghiêm khắc và yêu cầu cao với các thành viên ban lãnh đạo của Đảng, chúng tôi in tất cả các bài phát biểu của ông ấy vì ông ấy phê bình rất mạnh mẽ những khuyết điểm, thất bại và những vấn đề rắc rối. Khi đến đó tôi từng nói với ông ấy, “Hãy chú ý đến những tòa nhà lịch sử, bởi vì người dân của ông đang dần làm biến mất thành phố Mát-xcơ-va cổ đấy; ông đang xây dựng một thành phố hoàn toàn khác”. Có lần ông ấy đã dừng chân ở đây trên đường sang Nicaragua; ông ấy đã nói chuyện rất nhiều với chúng tôi.

Một lần, tôi sang thăm Mát-xcơ-va và Yeltsin được phân công đặc trách tiếp đón tôi, và tôi cũng đã nói chuyện với ông ấy về một vài chuyện, chẳng hạn như tôi không hiểu sao có những sản phẩm đến bốn mươi năm nay vẫn bán ở mức giá cũ, vì vậy chắc chắn là có sự khan hiếm nào đó và điều đó có thể gây rắc rối. Chẳng hạn như trứng cá muối vẫn được bán với giá từ thời của Stalin. Vì vậy tôi nói với ông ấy: “Các ông duy trì mức giá rẻ quá thế này sẽ dẫn đến lãng phí. Bánh mỳ cũng quá rẻ. Rất nhiều người mua bánh mỳ để nuôi gà sau đó lại bán gà ở “chợ quê” ”. Ý tôi muốn nói là tôi chứng kiến rất nhiều các khoản chi phí, rất nhiều các sản phẩm siêu rẻ gây hại cho nền kinh tế, trong khi rất nhiều thay đổi đang diễn ra ở nước họ và trên thế giới - lượng tiền đã tăng lên rất mạnh thì chính sách kiểm soát giá cả hàng hóa không còn phù hợp nữa. Chính sách đó gây lãng phí tài nguyên và nguồn lực.

Có một sự mâu thuẫn tồn tại ở đó: Có cả thị trường mở, thị trường tự do bán hàng hóa theo mức giá riêng của nó, nhưng cũng có cả lý thuyết - người Mỹ sử dụng lập luận này để bảo vệ tài sản tư nhân của họ - mà tôi không hiểu nổi làm thế nào các nông trường có thể sản xuất được một lượng lớn khoai tây chỉ trên một khoảnh đất nhỏ; tôi không biết tỷ lệ trứng là bao nhiêu, hay rất nhiều chuyện khác, nhưng có một điều mà họ không nói ra đó là các nông trường có thể làm ra những quả trứng rẻ là bởi vì họ sử dụng ngũ cốc do những nhà máy của nhà nước sản xuất ra được bán với giá rất rẻ và trong một khu vực mỗi chiều chỉ rộng khoảng mười lăm mét, người ta có thể nuôi tới 2000 con gà, 3000 con gà, thậm chí là 5000 con gà hay rất nhiều bò cao sản.

Người dân Cuba đã thử làm như vậy chưa?

Ồ, có chứ. Có lần chúng tôi đã làm thí nghiệm trong một phòng nhỏ sử dụng ánh sáng điện xem có thể sản xuất bao nhiêu sữa trên một mét vuông sử dụng phương pháp agriponic - khối lượng nhiên liệu sinh học mà một mét vuông có thể sản xuất ra được bằng phương pháp đó. Chúng tôi làm thí nghiệm đó vì muốn tìm hiểu xem sẽ tiêu tốn bao nhiêu năng lượng cho một hécta. Về lý thuyết, người ta có thể xây được ngôi nhà hai mươi tầng trong thành phố và như vậy một hécta đó cũng có thể biến thành hai mươi hécta và có thể sản xuất tương đương với mức sản lượng của một diện tích là năm mươi hécta nếu có đủ ánh sáng, nước, phân bón và bò cao sản. Không ai biết một con bò sẽ sản xuất ra cái gì! Bò là loài ăn cỏ - nó có thể sống mà không cần đến những loại ngũ cốc có thể nở ra những chồi non xanh mượt giàu protein khi được bón phân. Chúng tôi phải làm rất nhiều nghiên cứu trong những năm đầu của Cách mạng. Yeltsin và tôi cùng nói chuyện đó. Vào thời điểm đó, ông ấy chưa phải là tổng thống Nga.

Các ông nói chuyện về những gì diễn ra ở Liên Xô?

Ông nên nhớ rằng giá xe điện chỉ có bốn xen, tàu điện ngầm khoảng năm xen - có nghĩa là người dân đi lại quá nhiều. Tôi giải thích với Yeltsin những gì đã xảy ra với chúng tôi liên quan đến việc đó vì có lần ông ấy đã nói với tôi, “Tôi nghĩ giao thông công cộng nên được miễn phí”. Tôi nói với ông ta nên duy trì mức giá vừa phải để hạn chế những chuyến đi không cần thiết của người dân khi được miễn phí, bởi vì ở Cuba đã có thời một bí thư đảng ở một khu vực - khi chúng tôi còn duy trì các khu vực nhỏ hơn cấp tỉnh nhưng lại lớn hơn cấp thành phố - được giao xe buýt phục vụ cho khu vực và anh này đã ra quyết định miễn phí đi lại bằng những xe đó.

Giao thông ở đây gần như miễn phí, thay vì đi bộ vài dãy nhà thì người dân lại đi xe buýt - họ thậm chí còn không trả tiền vì không có thời gian và nếu có trả thì cũng chỉ trả cho đoạn đường khoảng nửa dặm, chính điều này đã làm cho người dân lạm dụng giao thông công cộng một cách không cần thiết. Và rồi lại đến lượt Yeltsin nói giao thông công cộng phải được miễn phí, tôi lại khuyên ông ta không nên thực hiện chính sách giao thông và các dịch vụ tương tự khác miễn phí - tất nhiên là ngoại trừ y tế và giáo dục - và rằng ở đất nước họ thực ra đã có rất nhiều thứ gần như là miễn phí khi chính sách giá cả được cố định, điều này hầu như không xảy ra ở Cuba. Trong chuyến thăm đó tôi có gặp Yeltsin vài lần và thực sự là vào thời điểm đó chúng tôi đánh giá rất cao tư tưởng tiến bộ của ông ấy. Việc này diễn ra trước thảm họa (Liên Xô) tan rã.

Quan hệ của ông với Gorbachev thế nào?

Cũng tương tự như trường hợp với Yeltsin. Quan hệ của chúng tôi với Gorbachev rất tốt. Raul biết ông ấy từ nhiều năm trước; cậu ấy gặp Gorbachev khi sang thăm Liên Xô và có quan hệ rất thân tình với ông ấy. Tôi cũng nói chuyện với Gorbachev vài lần và đã từng gặp mặt ông ấy. Gorbachev rất thông minh, đó là một trong những tính cách của ông ấy. Với chúng tôi, ông ấy rất thân thiện, cư xử như những người bạn, và thực sự là ông ấy rất tôn trọng Cách mạng Cuba. Trong thời gian ông ấy nắm quyền ở Liên Xô, Gorbachev đã làm tất cả những gì có thể vì lợi ích của Cuba và không hề làm tổn hại đến quan hệ của chúng tôi. Một con người rất tài ba, có những dự định rất hay bởi vì tôi cho rằng Gorbachev chỉ muốn nỗ lực để hoàn thiện chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô - thực sự tôi không hề nghi ngờ gì điều đó.

Nhưng ông ấy không tìm được lời giải cho những vấn đề lớn của đất nước. Rõ ràng là ông ấy có vai trò rất quan trọng trong sự kiện Liên Xô tan rã, và sự tan rã dây chuyền sau đó. Ông ấy không thể ngăn chặn được nó; không biết phải làm thế nào để bảo vệ Liên Xô, duy trì một đất nước khổng lồ, quyền lực khổng lồ. Ngược lại, chính những sai lầm và yếu kém của ông ấy sau này đã góp phần làm cho Liên Xô sụp đổ. Như tôi đã nói, chúng tôi khuyên ông ấy nên mời đảng cộng sản các nước và các phong trào cánh tả, phong trào tiến bộ trên thế giới tham gia Đại hội đảng và các dịp kỷ niệm của họ. Khi thiên tai hoành hành, ông ấy gọi điện và trợ giúp chúng tôi - hành động rất cao thượng. Họ thực hiện chính sách, như tôi đã nói trên cơ sở tập trung cho sản xuất chuyên sâu.

Họ bắt đầu nhượng bộ các vấn đề chính trị quốc tế, nhượng bộ về chiến lược, mọi thứ, và rồi một ngày, Gorbachev hói ý kiến Feliple Gonzalez và Đảng công nhân xã hội Tây Ban Nha xin lời khuyên. Chính ông ấy nói với tôi điều này trong một lá thư. Vào thời điểm đó tình hình của ông ấy rất phức tạp. Ông ấy rất kinh ngạc khi nhận ra điều này nhưng tôi thì không hề ngạc nhiên. Tôi nhận ra ngay, chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô đã bị thụt lùi 100 năm.


Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 13 Tháng Tám, 2013, 09:27:52 am
Có khi nào người Cuba cho rằng an ninh của mình đuợc sức mạnh quân sự của Liên Xô đảm bảo?

Không bao giờ. Thậm chí có những lúc chúng tôi còn cho rằng nếu chúng tôi bị Mỹ tấn công, Liên Xô sẽ không bao giờ đứng ra bảo vệ và chúng tôi cũng không thể cầu cứu họ được. Với sự phát triển của công nghệ, thật ngớ ngẩn khi nghĩ, kêu gọi, hay hy vọng Liên Xô đứng ra chống lại Mỹ trong trường hợp Mỹ xâm lược hòn đảo chỉ cách họ có 90 dặm đường này.

Chúng tôi biết rất rõ rằng, sẽ không bao giờ có sự hỗ trợ nào cả. Hơn nữa, có lần chúng tôi đã thẳng thắn kêu gọi Liên Xô, lúc đó khoảng vài năm trước khi họ sụp đổ: “Cứ nói sự thực với chúng tôi đi”, và câu trả lời là, “Không”. Thực ra chúng tôi đã đoán trước được câu trả lời đó. Kể từ đó, chúng tôi đẩy mạnh và hoàn thiện kế hoạch chiến lược và chiến thuật đảm bảo cho thắng lợi của Cách mạng, thắng lợi về quân sự trước một đội quân mạnh hơn gấp hàng trăm lần. Sau câu trả lời đó, chúng tôi hoàn toàn dựa vào các kế hoạch và triết lý quân sự của mình, chúng tôi tự củng cố sức mạnh cho mình và cho đến hiện tại thì tôi có thể khẳng định chúng tôi đã có một đội quân bất khả chiến bại nhưng không phải vì chúng tôi sở hữu vũ khí hủy diệt hàng loạt.

Khi Liên Xô sụp đổ, rất nhiều người cho rằng Cách mạng Cuba cũng sẽ sụp đổ. Làm thế nào mà người Cuba vượt qua đuợc giai đoạn khó khăn đó?

Khi Liên Xô và thành trì của chủ nghĩa xã hội biến mất, không ai cho rằng Cách mạng Cuba có thể tồn tại.

Chúng tôi bị tác động vô cùng mạnh, một cường quốc như thế tan rã khiến chúng tôi bị bơ vơ, phải tự lo cho chính mình, không còn thị trường tiêu thụ đường, không còn nguồn cung cấp thực phẩm nhiên liệu, thậm chí cả củi để đốt xác chết. Ngày qua ngày, chúng tôi không có nhiên liệu, không còn nguyên liệu thô, không có thực phẩm, xà phòng, không có mọi thứ 1. Và mọi người đều nghĩ cuộc cách mạng này rồi cũng đến lúc sụp đổ, cho đến hiện tại vẫn còn những kẻ ngốc cho rằng nếu bây giờ Cách mạng chưa đổ thì sau này sẽ đổ. Họ càng vui vẻ với ý nghĩ đó, họ càng nghĩ nhiều về viễn cảnh đó thì chúng tôi càng phải suy nghĩ nhiều, chúng tôi càng rút ra nhiều kết luận để thất bại sẽ không bao giờ diễn ra trên đất nước tươi đẹp này.

Người Mỹ tăng cường cấm vận. Đạo luật Torricelli 2 và đạo luật Helms Burton 3 được thông qua. Cả thị trường xuất khẩu và nguồn cung cấp hàng hóa bị cấm vận. Lượng tiêu thụ ca-lo và protein giảm một nửa. Đất nước này đã phải chống chọi lại và chúng tôi đã đạt được những tiến bộ đáng kể trên mặt trận xã hội. Ngày nay, chúng tôi đã giải quyết được vấn đề thực phẩm chất dinh dưỡng và đang tiếp tục tiến lên trên những mặt trận khác. Chúng tôi vẫn làm việc và ý thức cảnh giác được tạo ra từ rất nhiều năm nay đã mang đến điều kỳ diệu. Tại sao chúng tôi chống chọi được? Bởi vì Cách mạng đã và đang được sự ủng hộ của cả nước, của những con người thông minh ngày càng đoàn kết, trình độ học vấn và tinh thần chiến đấu ngày càng cao.


----------------------------------------------------------
1. Giai đoạn này được coi là giai đoạn khó khăn đặc biệt của Cuba khi người dân thiếu lương thực trầm trọng, giao thông đình trệ, các nhu yếu phẩm cần thiết đều thiếu. Chỉ có tinh thần của dân chúng là không bị suy sụp, tình hình thực sự tồi tệ.

2. Đạo luật Torricelli, chính thức trở thành Đạo luật dân chủ Cuba năm 1992 với hai điều cấm cơ bản: (I) Cấm tất cả các công ty chi nhánh của Mỹ hoạt động làm ăn ở nước thứ ba bán hàng hóa vào Cuba, và (II) cấm tất cả các tàu đã qua lãnh hải Cuba vào các cảng của Mỹ hoặc thuộc sở hữu của Mỹ trong vòng 180 ngầy kể từ khi rời khỏi cảng của Cuba.

3. Jesse Helms, thượng nghị sỹ Đảng Cộng hòa của bang North Carolina, sau đó là Chủ tịch Ủy ban đối ngoại Thượng viện, và thượng nghị sỹ Dan Burton của bang Indiana đệ trình dự luật này, sau đó được ký ban hành thành luật bởi Tổng thống Bill Clinton vào ngày 12-3-1996, theo đó cho phép người dân Mỹ được kiện ra tòa đòi đền bù những khoản thiệt hại về tài chính mà họ mất cho cuộc cách mạng và cấm các công ty nước ngoài giao dịch với Cuba thông qua việc áp dụng lệnh cấm các công ty này hoạt động ở Mỹ.




Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 13 Tháng Tám, 2013, 02:44:03 pm
18

VỤ OCHOA VÀ ÁN TỬ HÌNH


Tiết lộ của Navarro Wolf - Hoạt động của MC - Ma túy và những đồng đô la
- Mối liên hệ với Colombia - Xét xử vụ Ochoa
- Cách mạng Cuba và án tử hình - Việc trì hoãn nợ trên thực tế


Vụ Ochoa 1 năm 1989 gây tranh cãi không ngừng. Hồi đó chính người Cuba kết án tử hình và tạo ra làn sóng phẫn nộ trên quốc tế, bản thân tôi cũng nghĩ như vậy.

Ông nói đúng. Chúng tôi phải thành lập một đội thi hành án riêng khi phát hiện ra những hành động phản bội nghiêm trọng trong quá trình thực hiện Lần buộc tội thứ nhất. Tôi sẽ giải thích, chúng tôi không còn sự lựa chọn nào khác, đất nước đang nằm trong tình thế nguy hiểm, chúng tôi buộc phải cứng rắn, thậm chí phải cứng rắn hơn nếu những người cùng đội ngũ với chúng tôi mà lại hành động với đất nước, với Cách mạng như vậy. Với tư cách là bộ trưởng nội vụ, việc chứng minh cậu ấy có liên quan dễ dàng hơn chứng minh vô tội rất nhiều. Tôi hiểu cậu ấy rất rõ và tôi biết vì sao cậu ta hành động lạ lùng như vậy.

Có phải ông đang nói đến Abrantes không?

Đúng. Tôi gặp Abrantes khi cậu ấy còn là thành viên đội bảo vệ sau đó được lên làm đội trưởng, rồi được giao nắm chức vụ quan trọng. Nhưng quyền lực là quyền lực. Điều khó khăn nhất và cũng quan trọng nhất mà người ta phải vượt qua khi có quyền lực trong tay đó là chính mình, đó là cuộc chiến tự kiềm chế mình. Đó là cuộc chiến khốc liệt nhất.

Có thể dùng quyền lực để chống lại tham nhũng không?

Chống lại tham nhũng thậm chí là chống lại cả việc lạm dụng đặc quyền đặc lợi. Người ta phải được đào tạo rất kỹ, ý thức sâu sắc, giác ngộ cao. Tôi đã chứng kiến rất nhiều người tự cao tự mãn với chính mình, sử dụng quyền lực vào những việc ngoài phạm vi cho phép: Áp dụng sai quyền lực là điều mà người ta phải luôn luôn chú ý. Tôi biết người đồng chí đó rất rõ nhưng khi điều tra xem xét kỹ thì đúng là cậu ấy có sai lầm.

Ông đang nhắc đến ai?

Tôi vẫn đang nói đến vụ này, nói đến con người từng là bộ trưởng...

Như vậy là Abrantes.

Đúng, Abrantes. Tôi yêu cầu tiến hành điều tra vì nghe được rất nhiều thông tin làm tôi phật lòng... Tôi yêu cầu Abrantes mở cuộc điều tra các báo cáo gửi đến cho tôi bằng điện tín - máy bay hạ cánh ở Varadero - và mặc dù tôi không tin đó là sự thực nhưng tôi vẫn nói, “Điều tra việc này đi - Tôi muốn biết chuyện gì đang xảy ra vì báo cáo vẫn liên tục được gửi đến tay tôi”.

Tôi cho mời một người đến từ Colombia tên là Navarro Wolf 2 - anh ta vẫn còn sống, từng là thành viên phong trào du kích cách mạng Colombia M-19, Navarro bị thương trong một vụ đánh bom ở Colombia và được điều trị ở đây. Cậu ấy có đến. Nhưng tôi không đích thân gặp được bởi vì tôi rất bận, tôi thường xuyên có những công việc quan trọng và đôi khi những việc quan trọng đó không có phép tôi giải quyết những việc quan trọng khác. Navarro Wolf chỉ nói chuyện với các đồng chí của tôi sau đó quay về Colombia. Abrantes cũng không hề thông báo với tôi là Navarro chuẩn bị về nước.

Hầu như ngày nào Abrantes cũng vào văn phòng tôi, cậu ấy rất thường xuyên liên hệ với chúng tôi. Cậu ấy đã làm rất tốt, rất hiệu quả công việc của một người chống lại bọn phản cách mạng. Nhưng thật đáng buồn là cậu ta lại quá tham vọng. Tôi không muốn nhắc đến chuyện này. Nhưng ngày nào cậu ta cũng vào đây, cũng đợi chúng tôi; cậu ta có những tin tức, có những công việc cần phải bàn bạc với chúng tôi, kể cả những việc nhỏ nhất bởi vì Abrantes có thói quen xin ý kiến của tôi cả việc lớn lẫn việc nhỏ. Có những lúc cậu ta còn chiếm cả thời gian của người khác, vì thời gian đối với tôi không bao giờ đủ cả.

Nhưng chuyện xảy ra khi Navarro quay lại đây, tôi hỏi Abrantes, “Cậu hoặc cấp dưới của cậu có gặp Navarro Wolf không? Cậu ấy có tin gì quan trọng cần nói với chúng ta không?”. Abrantes nói, “Không, không có gì quan trọng cả”. Tôi quyết định sẽ tìm hiểu xem sự thực có đúng như vậy không. Vào thời điểm đó, chúng tôi đang giải quyết vụ rắc rối Ochoa, một sỹ quan đáng được lịch sử ca ngợi, một “Anh hùng của nước cộng hòa Cuba”, người đã từng chung vai sát cánh chiến đấu với Camilo Cienfuegos... Ôi, nhưng rồi cậu ta có quyền lực... Cậu ta thu vén. Tôi không hoàn toàn ám chỉ Ochoa ăn cắp tiền của đất nước.

Có phải Ochoa thu vén làm giàu cho bản thân?

Không thể tin được là những người được giao làm nhiệm vụ đó lại nghĩ rằng họ làm những việc như vậy là để giúp cho nền cộng hòa này. Chúng tôi bị cấm vận nhưng hàng ngày vẫn phải mua những thiết bị thay thế bị cấm, vì vậy có những công ty thuộc Bộ nội vụ tìm cách thoát khỏi lệnh cấm vận này, họ mua những thiết bị đó mang về nước nhưng không phải làm thủ tục hải quan. Đúng, chúng tôi không chấp hành lệnh cấm vận - bởi vì lệnh đó là không hợp pháp, là giết chết cả dân tộc tôi. Vì vậy, những người đồng chí này bán xì gà và những sản phẩm khác của Cuba lấy tiền trả cho những thiết bị kia. Họ trả tiền mua thiết bị về, sau đó bán cho các công ty lấy lãi; tiền lãi đó sẽ được Bộ nội vụ sử dụng cho các thiết bị liên lạc, giao thông. Đất nước chúng tôi lúc nào cũng hạn hẹp về nguồn lực, nhưng họ có những công ty nhỏ với mục đích đó, mặc dù chúng tôi đã cấm họ quá chú trọng mục đích kiếm lời; họ phải phối hợp với các công ty đang hoạt động vì những công ty này có kinh nghiệm.

-----------------------------------------------------------
1. Tháng 6 năm 1989, chính quyền Cuba bắt tướng ba sao Arnaldo Ochoa, 49 tuổi, vì tội buôn lậu ma tuý và rất nhiều tội khác. Ochoa từng là “vị anh hùng của Cách mạng” đã từng tham gia chiến đấu cùng với Fidel Castro và Camilo Cienfuegos ở Sierra Maestra; sau đó ông ta còn tham gia vào lực lượng du kích ở Venezuela, Nicaragua và cuộc chiến của lực lượng vũ trang Cuba ở Ethiopia và Angola. Cùng với Ochoa, nhiều quan chức cao cấp khác của Bộ nội vụ cũng bị bắt vì tội tham nhũng và buôn lậu ma tuý. Những người này bị xét xử bởi một toà án quân sự trong vụ xét xử thường được gọi là Đợt xét xử thứ nhất, và đều bị kết tội; 4 người bị kết án tử hình và bị xử tử vì tội “phản bội tổ quốc”, còn những người khác thì bị phạt tù. Ngày 9-7, Hội đồng Nhà nước thông qua các bản án tử hình, và 4 ngày sau, ngày 13-7, tướng Ochoa, đại tá Tony de la Guardia, đại uý Jorge Martinez và thiếu tá Amado Padron bị xử tử. Bị buộc tội liên quan đến buôn lậu ma tuý, Bộ trưởng nội vụ Jose Abrantes và một vài quan chức khác bị bắt, bị xét xử (Đợt xét xử thứ hai, 1989), và bị phạt tù. Abrantes bị kết án 21 năm tù và chết trong tù vào ngày 21-1-1991.

2. Antonio Navarro Wolf, cựu lãnh đạo của phong trào du kích M-19 và hiện là thượng nghị sĩ độc lập trong Thượng nghị viện Colombia.




Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 13 Tháng Tám, 2013, 02:48:50 pm
Họ có những công ty kiểu đó ở Panama không?

Có thể. Tôi không nắm hết được. Họ có quan hệ với bên Bảo vệ bờ biển, hải quan và các cơ quan khác.

Và rồi họ nảy ra ý tưởng điên rồ ký hợp đồng làm ăn với bọn buôn lậu ma túy.

Bọn buôn ma túy?

Tôi không biết sự việc bắt đầu từ khi nào - có những báo cáo được đưa ra, có thông tin về hoạt động buôn lậu đó và tiền được nộp về Bộ nội vụ. Bộ nội vụ quản lý số tiền đó, đầu tư vào mua phụ tùng, thiết bị thay thế. Nhưng khi người ta kiếm tiền bằng cách đó thì những điểm yếu cũng bắt đầu xuất hiện - lắp những loại cửa kính đặc biệt cho xe, lốp cũng vào loại đặc biệt, có cả máy nghe nhạc trên xe; người ta lắp những thiết bị xa hoa cho chiếc lada của mình, ăn mặc đẹp hơn... nhưng không gửi tiền vào ngân hàng.

Ochoa có tài khoản ở nước ngoài để những người thuộc phong trào xã hội chủ nghĩa ở Nicaragua gửi tiền vào đó nhờ mua những loại vũ khí, thiết bị liên lạc mà họ không thể mua được. Cậu ta từng là cố vấn ở Nicaragua.

Cậu ấy có tham gia phong trào xã hội chủ nghĩa lật đổ Tổng thống Somoza không?

Phong trào xã hội chủ nghĩa đã chiến thắng. Cậu ta đến đó giúp họ chống lại những hành động phi nghĩa. Nhưng tôi sẽ phải nói với ông điều này trước - tôi vừa nhắc đến Navarro Wolf...

Phải rồi, Navarro, người Colombia, từng là thành viên phong trào du kích M-19.

Cậu ấy là người Colombia, là thành viên của phong trào M-19 đã ký hiệp định hòa bình. Nhưng tôi sẽ không nói với ông những gì cậu ấy báo cho chúng tôi. Khi Abrantes nói với tôi, “Không có gì quan trọng cả”, đó là thời gian khi chúng tôi đang điều tra những sai phạm của Ochoa, người có tài khoản ở nước ngoài nhưng mục đích sử dụng lại không rõ ràng, ngoài ra còn rất nhiều việc cần làm sáng tỏ trong thời gian cậu ta dẫn đầu phái đoàn quân sự của Cuba đến Angola; chúng tôi thuyết phục cậu ta tự nhận mọi việc để tránh phải sử dụng biện pháp khắt khe nhất vì dù sao Ochoa cũng đã có cống hiến lớn cho Cách mạng. Cậu ta không chịu thú nhận nên công việc điều tra của chúng tôi làm đến đâu hầu như cậu ta đều biết. Chúng tôi cần sự giúp đỡ, và công việc điều tra không thể tiến hành hoàn toàn bí mật được. Nhưng thực sự việc điều tra khi đó không hề liên quan đến vấn đề ma túy; mà đó là (những việc bất thường liên quan đến tài khoản ngân hàng, những việc cậu ta làm lợi dụng danh nghĩa giúp đỡ quân đội ở Angola) những sai lầm mà tôi vừa đề cập.

Ở Angola phải không?

Đúng, ở Angola, cậu ta được bổ nhiệm làm trưởng phái đoàn quân sự. Nhưng cậu ta không chịu thú nhận cho dù Bộ trưởng Quốc phòng Raul đã nói chuyện với cậu ta mấy lần.

Nói chuyện riêng phải không?

Đúng vậy, nhưng rất cẩn trọng, và Raul cũng không thuyết phục được cậu ta thú nhận. Sẽ không thể tiến hành điều tra một nhà lãnh đạo quan trọng mà chính bản thân mình cũng muốn tìm cách giúp đỡ, nếu không áp dụng biện pháp mạnh, trong khi đó chúng tôi lại có thông tin và số liệu trong tay.

Cậu ta có tham vọng chính trị không? Có tin đồn có sự thông đồng; nguời ta nói rằng cậu ta muốn chống lại các ông?

Không, không có chuyện đó. Không hề có sự đe dọa nào về chính trị. Tính kỷ luật, ý thức, và việc sử dụng lực lượng vũ trang của chúng tôi không phải dựa theo kiểu caudillismo 1, hay các yếu tố cá nhân mà trên cơ sở sự giáo dục kỹ lưỡng về chính trị.

Đó không phải là kiểu tội phạm về chính trị vì Ochoa không bao giờ có biểu hiện về chính trị chống lại Cách mạng. Khi bị bắt, vì cậu ta không thú nhận nên chúng tôi phải điều tra và cũng nhờ đó chúng tôi phát hiện ra một viên đại úy tên là Jorge Martinez đã tùng trợ giúp cho Ochoa trong thời gian cậu ta ở Nicaragua, chúng tôi (khi điều tra thêm về cậu đại úy này) còn phát hiện ra một tấm thẻ ở một khách sạn thuộc thành phố Medellin.

Thành phố Medellin ở Colombia.

Trong khi điều tra vẻ viên đại úy này, chúng tôi hỏi cậu ta, “Đây là cái gì? Nó có ý nghĩa gì?”. Và cậu ta nói nhận lệnh từ Ochoa đến Medellin liên lạc với Pablo Escobar.

Một trong những thủ lĩnh của đường dây ma túy (thành phố) Medellin.

Tay buôn lậu ma túy khét tiếng thế giới. Lúc này thì vấn đề trở nên cực kỳ nghiêm trọng. Đất nước chúng tôi lâm vào tình thế bị lên án có liên quan đến việc buôn bán ma túy. Càng nghiêm trọng hơn khi một sỹ quan của Cuba lại tiếp xúc với con người như vậy.

Tại sao chuyện này xảy ra? Đó là bởi vì, khi còn ở Angola, Ochoa trở thành bạn thân với một quan chức cao cấp của Bộ nội vụ (Cuba), người đại diện của Bộ này ở Angola, vì vậy cậu ta phát hiện ra một vài hoạt động mà anh trai của cậu quan chức bên Bộ nội vụ kia tiến hành. Ai là người anh trai đó? Chính là người anh em sinh đôi với cậu quan chức kia. Hai anh em nhà họ đã làm rất nhiều việc cho Cách mạng trong nhiều năm, cả ở trong nước và ngoài nước.

---------------------------------------------------------
1. Việc tôn thờ chủ nghĩa cá nhân bởi vì có liên quan đến caudillo, chủ soái về chính trị của châu Mỹ La-tinh, hay còn gọi là “lực sĩ”.


Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 13 Tháng Tám, 2013, 02:54:16 pm
Anh em Patricio và Tony de la Guardia?

Hoàn toàn chính xác. Sau vài năm họ trở thành những người bạn rất thân của Ochoa; một người là người đứng đầu bộ phụ trách công việc mà tôi đang nói với ông - bộ đó được gọi là MC (Bộ thương mại) - phụ trách các hoạt động đó.

Có phải để kiếm tiền không?

Không, để mua thiết bị, phụ tùng thông qua việc bán một vài loại hàng hóa bị cấm vận. Bọn họ là bạn rất thân của Abrantes. Abrantes không chỉ muốn bảo vệ bạn mình mà còn muốn không ai phát hiện ra những việc sai trái mà họ đang làm.

Khi tôi yêu cầu điều tra những tin tức liên quan đến việc buôn lậu ma túy qua Varadero thì Navarro Wolf xuất hiện - chúng tôi hỏi cậu ấy thông tin về những chuyện đang đồn đại bên Colombia. Còn Abrantes thì nói với tôi rằng những thông tin của cậu ấy không quan trọng. Ochoa đã bị bắt, vào ngày 12-6, và phải mãi đến khi cậu ta bị bắt chúng tôi mới phát hiện ra chuyện liên quan đến ma túy thông qua viên đại úy Martinez kia.

Ông có ngạc nhiên khi phát hiện ra điều đó không?

Chúng tôi ngạc nhiên là vì chuyện như vậy lại có thể xảy ra... Ochoa để trợ lý của mình phạm tội nghiêm trọng, trong khi người phụ trách thương mại liên quan đến ma túy ở Varadero lại chính là Tony de la Guardia. Mặc dù, như tôi vừa nói, không có chứng cớ mấy người liên quan đến vụ này ăn cắp tiền - họ vẫn được giao làm nhiệm vụ mua phụ tùng, tránh lệnh cấm vận. Tuy nhiên, bọn họ lãng phí - thậm chí còn có khoản làm mất không vì có những vụ làm ăn bên đối tác nước ngoài yêu cầu phải trả tiền đúng thời gian, và số tiền đó chuyển đi vài ngày thì vụ bắt giữ xảy ra.

Nhưng điều quyết định trong vụ này là gì? Đó chính là việc Navarro Wolf nói với một đồng chí của chúng tôi rằng có tin đồn bên Colombia cho rằng người của Pablo Escobar liên lạc với Tony de la Guardia, người phụ trách công việc đó.

Công việc bên MC...

Đúng. Chúng tôi biết anh em nhà de la Guardia đã lâu rồi - họ rất có uy tín và quyền lực. Vì vậy, khi tiến hành cuộc điều tra này, chúng tôi phát hiện ra một vấn đề còn nghiêm trọng hơn thế, chúng tôi phải bắt các sỹ quan cao cấp quan trọng và nhiều người khác ngay lập tức.

Ý tôi muốn nói, có tiền mới nhận và được giấu ở nhà bạn bè họ. Có một nhà văn đã từng viết một tác phẩm về Hemingway tên là Norberto Fuentes 1, cậu này đã từng ở Angola, và ở nhà Norberto Fuentes có giấu một khoản tiền là 200.000 đô la Mỹ. Ở những nơi khác cũng có tiền. Đó là những khoản tiền mà họ mới nhận gần đây. Bọn buôn ma túy trả cho họ 1.000 đô la cho mỗi kg côcain mà họ vận chuyển được. Vì vậy, nếu họ vận chuyển được 500 kg có nghĩa là họ được trả 500.000 đô la; và 500.000 đô la là khoản tiền không nhỏ.

Họ làm thế nào? Họ hoạt động thế nào?

Cánh phi công máy bay vận tải bị nguy hiểm đến tính mạng. Họ phải bay rất thấp, chỉ ngang đầu ngọn cây, thậm chí cả ban đêm nếu bị đuổi - Họ chả bao giờ để ý đến cảnh báo từ đất liền. Cánh phi công này sẽ “đánh bom” ở một vài địa điểm, có nghĩa là họ ném các kiện hàng xuống khu vực cách bờ biển khoảng vài dặm. Chuyện gì sẽ xảy ra? Sẽ có người đi thuyền ra ngoài đó vớt hàng. Có một cách khác mà các phi công không cần phải “đánh bom”. Một máy bay nhỏ sẽ bay từ Colombia vào, hạ cánh ở Varadero, và từ đó những người của MC sẽ đưa ma túy lên các tàu được dùng để chở hàng của chúng tôi đi. Người của bên MC mang đến rồi bỏ đi, họ có quyền rất lớn bởi vì họ có quan hệ với bên Bộ nội vụ.

Sẽ dễ dàng hơn rất nhiều nếu các máy bay kia hạ cánh được trên đất liền sau đó vận chuyển số ma túy kia ra tàu bằng các thuyền nhỏ. Thế là cuộc điều tra thứ nhất diễn ra.

Nhưng Abrantes vẫn không thú nhận hết mọi việc với tôi và đó là vấn đề mấu chốt. Nếu cậu ta nói hết sự thực vào thời điểm đó thì đã không xảy ra vụ thứ hai - đó là việc điều tra về Ochoa và hoạt động vận chuyển ma túy. Do tôi đã ra lệnh điều tra về việc vận chuyển ma túy; nên tôi đã cảm thấy có sự liên quan gì đó. Ông giỏi đọc linh cảm của người khác, chắc ông sẽ nhận ra khi nào thì người ta nói thật, khi nào thì người ta bịa chuyện... Đó là lý do tôi yêu cầu điều tra.

Chúng tôi phát hiện ra hiện tượng lạ này khoảng hai tháng trước, đã có tin về những chuyến bay kiểu đó, những lần hạ cánh ở Varadero, và sau đó khi đang điều tra về Ochoa thì chúng tôi phát hiện ra chuyến đi của đại úy Martinez đến Medellin.

Một buổi chiều, trong khi đang dự cuộc họp hàng ngày với Bộ quốc phòng tôi tình cờ gặp một cậu sỹ quan trẻ tên là Alejandro Ronda Merrero; cậu này giữ vị trí khá quan trọng trong lực lượng đặc biệt, chính cậu ấy đã từng gặp Navarro Wolf. Tôi biết rõ cậu sỹ quan này, cậu ta là người tốt, và tôi hỏi, “Cậu và Navarro Wolf đã nói chuyện gì?”. Cậu sỹ quan hỏi lại, “Chủ tịch chưa nhận được báo cáo mà tôi nộp cho Abrantes sao?”, “Chưa”, Tôi nói, “Cậu có giữ bản sao nào không?” Cậu sỹ quan trả lời là có. Rất may là cậu ấy để trong máy vi tính. Sau cuộc họp, chúng tôi cùng quay về văn phòng và cậu ta lấy báo cáo trong máy vi tính ra cho tôi. Đó là tất cả những gì mà Navarro Wolf đã báo cáo. Abrantes cũng tham gia tất cả các cuộc họp của Đại hội đồng các lực lượng vũ trang cách mạng hàng ngày để phân tích tình hình.

---------------------------------------------------------
1. Norberto Fuentes (sinh năm 1943), tác giả của cuốn sách Hemingway ở Cuba (với lời giới thiệu của Garcia Marquez; Havana: Xã luận Letras Cubanas, 1985), hiện đang sống ở Miami. Fuentes xuất bản tập tài liệu cá nhân của ông ta về vụ Ochoa ở Madrid năm 1999 và năm 2004 xuất bản cuốn tự truyện của Fidel Castro ở Barcelona.


Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 13 Tháng Tám, 2013, 02:58:13 pm
Có phải cậu sỹ quan nộp báo cáo cho Abrantes để chuyển lên cho ông không?

Cậu ấy nộp cho Abrantes, còn Abrantes, người thường hỏi ý kiến tôi cả những việc nhỏ nhất...

Thì lại không đưa bản báo cáo đó cho ông?

Cậu ta không hề đả động gì trong khi toàn bộ hoạt động điều tra cậu ta bàn bạc với tôi, cả công việc điều tra liên quan đến ma túy mà một số nhân viên dưới quyền của cậu ta có liên quan. Ngay buổi chiều hôm đó tôi gọi cậu ta lên và nói, “Nghe này, Abrantes. Tôi có bản báo cáo về những gì mà Navarro Wolf nói rồi - cậu đã làm gì? Cậu có bản sao đó chưa?”. Tôi nhắc lại câu hỏi: “Cậu có bản sao đó chưa?”. Tôi yêu cầu nộp bản báo cáo đó nhưng cậu ta không tìm thấy. “Tại sao cậu không nộp bản báo cáo này lên cho tôi, Abrantes?”. Không hề có lời giải thích nào.

Còn một vấn đề nữa mà tôi cần nói thêm - dường như cậu ta không hề nhớ gì đến bản báo cáo này. “Tại sao cậu không hề đả động gì đến bản báo cáo đó?”. Sau đó tôi ra lệnh, “Đi tìm lại nó ngay!”. Nhưng Abrantes không tìm thấy. Trong báo cáo đó Navarro Wolf có đề cập việc Tony de la Guardia có quan hệ với Pablo Escobar theo những tin đồn mà Navarro Wolf nghe được.

Không thể cho rằng lý do của hành động đó là vì viên bộ trưởng này đãng trí. Trong báo cáo có tên những người rất thân cận và cậu ta rất tin tưởng, những người có thể ví như những nhà vô địch Olympic trên lĩnh vực thương mại. Tôi không dám chắc liệu George Soros, thậm chí là cả Bill Gates có thông minh hơn những người này trong việc mua thiết bị và bán xì gà... hay không. Nhưng đáng buồn là những người này lại tự bán mất danh hiệu những người có mánh khóe làm ăn giỏi nhất thế giới. Tiền kiếm được họ giấu đi để hợp thức hóa dần dần, họ không phô trương ra một lúc tránh gây chú ý.

Với các phi vụ làm ăn kiểu đó, họ thu được khoảng 3-4 triệu đô la, thậm chí có thể nhiều hơn. Nhưng họ không hề ăn cắp tiền của nhà nước. Tôi theo sát vụ điều tra và nếu họ ăn cắp tiền tôi sẽ phát hiện ra ngay. Nhưng hành động của bọn họ thật điên rồ, không thể chấp nhận được, và nếu không bị phát hiện (bởi một người ở ngoài lãnh thổ Cuba) nó sẽ gây hại khủng khiếp, thậm chí đe dọa an ninh của đất nước - món quà của Thượng đế nhưng lại trao vào tay những kẻ ác phản bội.

Có rất nhiều người liên quan, trong đó có Norberto Fuentes và vài người khác nữa. Nhưng không phải ai cũng liên quan đến vụ điều tra thứ nhất này. Ví dụ như Norberto, cậu ta là nhà văn, đã từng viết sách về Hemingway, cậu ta đến Angola cũng chỉ với tư cách là một nhà văn; Cũng có người không liên quan đến vụ điều tra thứ nhất nhưng lại là kẻ giữ tiền (cho những người khác); có thể ví bọn họ như những ngân hàng của MC, chỉ làm nhiệm vụ giữ tiền. Cũng có những người không hề liên quan gì. Những nhân vật chính bị lôi kéo vào vụ án này quan hệ rất mật thiết và chặt chẽ với nhau. Đó là toàn bộ vụ điều tra lần thứ nhất.

Còn điều này nữa, Ochoa còn có ý tưởng rất hay là xếp những túi đó (ma túy) lên thuyền to. Như vậy là thế nào? Escobar sẽ cử đi một thuyền to chứa sáu tấn ma túy, sau đó các thuyền cao tốc sẽ đến đây lấy hàng ở miền Nam Cuba này và chở sang Mỹ. Đúng là ý tưởng điên rồ, nhưng bọn họ lại cho rằng làm như thế là giúp ích cho đất nước...

Làm như vậy có nghĩa là Cuba liên quan đến buôn bán ma túy.

Ông nghe này, một đất nước có giá trị xuất khẩu lên đến hàng tỷ đô la, giá trị nhập khẩu còn cao hơn thế, cứ cho là ông vận chuyến được 50.000 kg ma túy đi, ông sẽ được bao nhiêu? Năm mươi triệu đúng không? Ông nghĩ là một đất nước có thể giải quyết được vấn đề kinh tế của mình với khoản tiền năm mươi triệu đó sao? Liệu đó có phải là những gì mà đám người kia muốn làm không? Nhưng không chỉ ở mức độ đó, MC có thể đã vận chuyển từ bốn đến sáu tấn. Họ đã hoạt động được một thời gian rồi. Đó là toàn bộ lý do vì sao chúng tôi tiến hành điều tra.

Nhưng còn những bản án - ông có cho rằng như thế là quá khắt khe không?

Đã rất nhiều năm rồi án tử hình mới được áp dụng nghiêm khắc như vậy với những hành động chống lại cách mạng, hành động mang bản chất chính trị, phản cách mạng. Trước đây chúng tôi cũng đã từng áp dụng với các trường hợp tội phạm thông thường, tội phạm nghiêm trọng giết người. Nhưng kiểu tội phạm như vậy thì chưa. Vụ điều tra thứ nhất là kiểu tội phạm kết hợp - đó là năm 1989.

Với cá nhân ông, việc ra quyết định xử bắn những người đồng chí của mình quả là rất khó khăn phải không?

Đúng, nhưng đó không phải là quyết định của cá nhân tôi. Đó là quyết định thống nhất của cả Hội đồng nhà nước với 31 thành viên. Tôi sẽ giải thích với ông cách thức làm việc của chúng tôi. Hoạt động của nó như một phiên toà, rất có quyền lực và uy tín, và điều quan trọng nhất đó là phải làm thế nào để tất cả các quyết định đều phải được mọi thành viên nhất trí thông qua. Nếu có ai đó không đồng ý, chúng tôi sẽ lại thảo luận, thảo luận rất kỹ, những đồng chí này đều là người có học thức, rất nghiêm túc và quan tâm đến mọi vấn đề. Thường thì chúng tôi đi đến thống nhất và cần phải có sự thống nhất. Bởi vì khi có ý kiến phản đối, hai, hoặc ba, hoặc thậm chí là một ý kiến chúng tôi cũng thảo luận lại để giải quyết vấn đề đó nếu không sẽ không áp dụng án tử hình. Cuộc họp của Hội đồng nhà nước quyết định Vụ điều tra thứ nhất hoàn toàn công khai và được truyền hình trực tiếp.



Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 13 Tháng Tám, 2013, 03:11:12 pm
Có phải liên quan đến buôn lậu ma túy là có thể áp dụng án phạt tử hình không?

Khi liên quan đến ma túy, những điều khủng khiếp sẽ xảy ra. Ví dụ như trường hợp một người Tây Ban Nha, cậu ta đến đây lập công ty làm ăn trên rất nhiều lĩnh vực, tìm kiếm thị trường. Cậu ta có công nghệ, vốn... sản xuất những bức tượng nhỏ. Cậu ta mua nguyên liệu thô từ Colombia - khoảng một tấn đựng trong các kiện hàng. Cậu ta đến đây - có vẻ là một thương gia rất chịu khó làm ăn - lấy nguyên liệu thô đó ra, chất vào đó những sản phẩm đã hoàn thiện và gửi sang Tây Ban Nha. Thế rồi một ngày tôi đọc bài báo, “Bắt giữ - công-ten-nơ chở côcain từ Colombia vào Cuba”. Tôi không biết khối lượng là hai hay ba tấn nhìn giống như sữa bột nhập khẩu từ Colombia. Chuyện gì xảy ra? Đó là lỗi của người phụ trách cảnh sát bên Colombia. Cậu ta không báo cáo vụ bắt giữ. Cậu ta không nói với chúng tôi bất cứ điều gì liên quan đến vụ đó. Nếu cậu ta thông báo thì chúng tôi đã bắt được bọn chúng rồi, nhưng rất tiếc là bọn chúng đã trốn thoát. Và ông có biết là bọn chúng vẫn nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật không?

Chúng tôi đã gửi rất nhiều thông báo sang Tây Ban Nha, chúng tôi kiểm tra tất các con-ten-nơ đó, có vài con-ten-nơ chứa đầy chất đó, chúng tôi đã tận mắt nhìn thấy chứng cớ. Nhưng xin thông báo với ông là bọn chúng vẫn tự do.

Ở Tây Ban Nha?

Đúng - Bọn chúng không hề bị trừng phạt, có khoảng mười hai hay mười bốn tên gì đó, bọn chúng cho rằng chúng tôi vu khống chuyện đó (có nghĩa là chúng tôi tạo dựng lên vụ án đó). Tóm lại là bọn chúng thoát tội. Tôi sẽ giải thích với ông.

Chuyện đó khiến người ta thất vọng, phật ý. Chúng tôi nói “Làm thế nào bọn chúng có thể sử dụng danh nghĩa của một doanh nghiệp kinh doanh tổng hợp để buôn ma túy với số lượng lớn?”. Chúng tôi kêu gọi họ họp Quốc hội để thông qua lệnh trừng phạt nghiêm khắc hơn trong đó có cả án tử hình cho tội sử dụng lãnh thổ quốc gia để buôn ma túy với quy mô lớn. Lệnh đó không hề được thông qua, và chỉ có án chung thân cho những tội như vậy.

Có nhiều vụ buôn lậu ma túy ở Cuba không?

Hầu hết các vụ đều là vụ nhỏ. Có người nuốt ma túy vào dạ dày, hoặc giấu ở đâu đó trong người để mang vào, có một số vì thế mà thiệt mạng - chó nghiệp vụ không thể phát hiện ra ma túy trong ruột người ta. Nhưng những người chống loại tội phạm này cũng ngày càng có kinh nghiệm - thường thì bọn buôn ma túy có biểu hiện đáng ngờ, hồi hộp... Có những tên còn làm cả phẫu thuật trên người để mang tới hàng kg. Ông có biết một kg ma túy trị giá bao nhiêu không? Năm mươi ngàn đô la Mỹ - còn bọn chúng bán cho các đại lý bán lẻ ở châu Âu và những nơi khác thì không biết là bao nhiêu.

Có lần, một nhóm người - có vài người là người Anh, vài người là người Canada - mang theo tới 7 kg ma túy nhét trong viền áo khoác. Có những việc thặt khó tin, có người chết vì vận chuyển ma túy, có người giấu ma túy trong thùng hai đáy - liên tục có những mánh khóe mới. Chúng tôi đang bắt giam khoảng 150 người nước ngoài vì tội vận chuyển ma túy. Rất nhiều người mang vào đây làm trạm trung chuyển sang châu Âu, nhưng cũng có trường hợp phục vụ bọn nghiện trong nước.

Bọn chúng lấy ma túy ở đâu?

Chủ yếu là từ những “quả bom” mà tôi vừa nói. Kênh Bahamas rất gần Cuba.

Bọn chúng ném ma túy xuống biển phải không?

Lực lượng bảo vệ bờ biển của Mỹ thường xuyên tuần tra, họ có máy bay và cố thiết bị tình báo; cũng có vài hoạt động phối họp với chúng tôi nhưng họ không muốn ký thỏa thuận chống vận chuyển trái phép ma túy mà chúng tôi đề nghị từ năm 2001, cùng với thỏa thuận chống khủng bố và thỏa thuận về vấn đề di cư. Thuyền của bọn buôn lậu chạy sát vào bờ, và khi gặp rắc rối, chúng ném ma túy xuống biển.

Ở tỉnh Holguín, đôi khi người ta thông báo với tôi, “Hai tàu đã vào cảng”. Có nghĩa là gì? Có nghĩa là hai tàu chở ma túy đã xuất hiện. Bọn chúng vận chuyển chủ yếu là các bao cần sa, nhưng “vào cảng” cũng có nghĩa là bọn chúng đã ném vài chục bao xuống biển.

Nếu bị rượt đuổi.

Đúng thế - nếu bị đuổi bọn chúng sẽ ném ma túy xuống biển phi tang, ở Holguín rất hay xảy ra chuyện này.

Còn một cách vận chuyển khác: Một tàu buôn cỡ lớn đến phát tín hiệu... Tất cả các tàu này đều có tín hiệu liên lạc với tàu cao tốc bên Mỹ, đội tàu cao tốc này sẽ chạy ra nhận các túi hàng mà tàu to chở vào hoặc được máy bay ném xuống biển. Tất nhiên, nếu những tàu này cập cảng an toàn thì đó sẽ là nguồn cung chính cho nhu cầu trong nước nhất là khi lượng khách du lịch tăng cao. Mỗi năm, hơn 100.000 người từ Mỹ trở về, họ được phép quay về; hầu hết đều là những người rất tốt nhưng cũng có những người mang theo cả ma túy về, ngoài ra còn có khách du lịch mang theo phục vụ nhu cầu cá nhân của họ cho dù ngành du lịch của chúng tôi hoàn toàn không cho phép điều này.

Cũng có trường hợp ma tuý được chở trên các thuyền buồm nhẹ. Hàng nghìn thuyền du lịch hoạt động quanh bờ biển đan xen với các thuyền của tư nhân, trong đó một số thuyền có vận chuyển ma túy. Nhưng với nhu cầu ma túy ngày càng tăng thì đây không phải là nguồn cung chính. Bọn vận chuyển ma túy cảnh giác rất cao và chúng được tổ chức rất chặt. Nguồn cung chính vẫn là những “người nhâp cảnh” và “những tàu cập bến”, đôi khi là “bến cảng” như bọn chúng đôi khi thường gọi. Chúng tôi đã đấu tranh chống loại tội phạm này rất hiệu quả và chúng tôi phải loại bỏ hoàn toàn nó vì ma túy sẽ phá hoạt đầu óc con người, đó là điều tệ hại nhất. Nó gây ra những căn bệnh vô cùng nguy hiểm về đạo đức và tinh thần.

Bọn buôn ma túy kiếm lời thường rất thận trọng, biết “sờ gáy mình” như cách bọn chúng nói, bởi vì chúng ta có hình phạt để ngăn ngừa. Tôi nghĩ việc dùng hình phạt tử hình cũng rất khó có thế ngăn chặn hiệu quả tội buôn lậu ma túy vốn rất nghiêm trọng vì nó đe doạ tính mạng con người, và chúng ta phải ngăn chặn hiểm họa ma túy gây hậu quả xã hội nghiêm trọng.


Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 13 Tháng Tám, 2013, 03:28:03 pm
Ở rất nhiều nước trên thế giới, án tử hình đã được bãi bỏ. Tất cả các quốc gia thuộc Liên minh châu Âu đều bãi bỏ lệnh nảy, và rất nhiều người không hiểu tại sao ở Cuba đã có rất nhiều tiến bộ xã hội nhưng án tử hình vấn được áp dụng.

Tôi nghĩ đây là vấn đề khó và là câu hỏi rất thú vị. Cũng như vấn đề môi trường và những vấn đề khác, chúng tôi đã bàn bạc rất nhiều.

Chúng tôi đâu có đề cập đến án tử hình khi làm cách mạng, khi chiến đấu và khi Cách mạng thắng lợi? Không, thực sự chúng tôi không hề đề cập. Chúng tôi có đề cập đến nó trong những năm bị xâm chiếm, các vụ ám sát, phá hoại? Không, chúng tôi cũng không hề đề cập. Chúng tôi đã suy nghĩ rất kỹ hình thức, cách thức áp dụng và khía cạnh pháp lý của vấn đề, chúng tôi cũng đã có chút kinh nghiệm trong lĩnh vực này.

Như vậy là sao? Các phong trào chính trị cần phải được bảo vệ. Cũng như giai cấp tư sản... cả cách mạng lẫn phản cách mạng được bảo vệ bằng cách này cách khác, hình thức này, hình thức khác. Với chúng tôi, điều quan trọng là chúng tôi phải tự bảo vệ mình bằng luật pháp, quy định, các thủ tục pháp lý và quan trọng hơn cả là phải tránh bất công. Và để tránh bất công, như tôi đã giải thích với ông, những gì vượt quá khuôn khổ của luật pháp chúng tôi đều tránh.

Không phải chúng tôi thích áp dụng án tử hình. Đã có thời gian chúng tôi bãi bỏ lệnh xử trảm, nhưng rồi sau đó chúng tôi liên tục phát hiện các kế hoạch khủng bố, ám sát... Trong năm đầu của Cách mạng, khi án phạt xử trảm được bãi bỏ, phải thừa nhận là có những người được cứu sống, nhưng lại có quá nhiều vụ xảy ra, một số còn trốn tránh được, sau đó chúng tôi buộc phải áp dụng trở lại án phạt tử hình. Kết quả lập lại trật tự ngoài sự mong đợi của chúng tôi.

Chúng tôi đã xem xét vấn đề từ nhiều khía cạnh, từ vấn đề giữa sự sống và cái chết, từ những yêu cầu mà thực tiễn cách mạng đặt ra. Nói chung có một vấn đề có tính nguyên lý mà những người tham gia hoạt động đó đặt ra, đó là vấn đề giữa sự sống và cái chết. Vì vậy, nếu không còn khả năng bảo vệ được chính mình thì người ta phải trả giá bằng sinh mạng.

Chúng tôi nghĩ, như thế là rõ ràng. Với những loại tội phạm nghiêm trọng, chúng tôi thường hỏi, “Làm thế nào để chấm dứt được?”. Quá chú trọng tử hình cũng không được. Rất may là chúng tôi không có những con người cuồng tín. Nhưng chúng tôi có quyền chống lại bọn tay sai, bọn người quá tham vọng vật chất, kinh tế, xã hội.

Chỉ là bọn tay sai đơn thuần chứ không phải những kẻ cuồng tín muốn tạo dựng sự nghiệp lớn.

Chúng tôi chưa bao giờ thực sự thoát khỏi được bọn cuồng tín - Cuộc đời tôi liên tục gặp phải những âm mưu ám sát. Không ai có thể thoát khỏi được bọn cuồng tín, nhưng rất may là không phải những kẻ cuồng tín kia chống lại chúng tôi mà đó chỉ là những âm mưu, toan tính. Nhưng nếu người ta cho rằng giết người, ám sát giáo viên, tiêu diệt mạng sống của những người lính - khi những người lao động và những người lính là nguồn tạo sức mạnh của chúng ta - nếu người ta cho rằng mình sẽ được giải thưởng khi gây ra những hành động đó thì quả là một sai lầm đáng tiếc... Mặc dù đó chính là những gì mà họ đang hy vọng.

Ông có bắt quả tang được những kẻ tay sai này không?

Tất nhiên là có - chúng tôi đã áp dụng rất nhiều biện pháp, thành lập các tổ chức, làm tất cả những gì có thể để ngăn chặn những hành động phá hoại từ bên ngoài. Bọn chúng tìm cách đột nhập, sử dụng thông tin tình báo, thậm chí là dùng cả các thủ đoạn công nghệ cao. Bọn chúng không phải là người duy nhất có thể phát hiện ra ông đang gọi điện ở đâu. Tất cả những ai có hiểu biết về công nghệ bây giờ đều có thể làm được việc đó.

Họ có bị cầm tù không?

Những người đánh bom ở khách sạn đã bị kết án tử hình, nhưng quyết định đưa ra không phải để áp dụng cho những trường hợp có lý do chính trị rõ ràng. Họ là những người lính của châu Mỹ La-tinh rất trẻ, có tới hàng nghìn người, và chúng tôi hoàn toàn có thể giảm tội cho họ. Đó là sự khoan dung cho tất cả những kẻ phạm tội.

Luật pháp vẫn còn tồn tại và có hiệu lực, nhưng án phạt thì không còn được áp dụng. Như vậy không có nghĩa là chúng tôi sẽ không bao giờ áp dụng án tử hình nữa, vì người ta sẽ không bao giờ lường hết được những hành vi nghiêm trọng mà con người có thể gây ra. Nếu người ta đánh bom máy bay có hành khách trên đó thì đất nước này sẽ không bao giờ dung tha cho kẻ phạm tội, vì dư luận cũng không cho phép chúng tôi làm như vậy.

Như thế không có nghĩa là một chính phủ phải luôn luôn làm theo những gì mà người dân kêu gọi. Ở rất nhiều nơi án tử hình được người dân ủng hộ hơn là phản đối. Ngay cả ở châu Âu cũng có rất nhiều nước muốn áp dụng án tử hình.

Vâng, công luận đồng tình với việc đó. Ở Pháp, đa số người dân ủng hộ án tử hình.

Nhưng người ta không được để ý kiến của công luận cuốn đi, không được mù quáng nghe theo những gì dư luận nói cho dù dư luận đó có rộng rãi đến thế nào. Rất có thể ý kiến của dư luận bị thái quá.

Ở Cuba có phải hầu hết nguời dân ủng hộ việc áp dụng án tử hình?

Ở đây người dân có xu hướng quyết liệt hơn. Bởi vì có những việc gây ra sự căm phẫn sâu sắc trong dân chúng. Khi có ai đó bị bắn, bị thương hay bị trúng đạn từ căn cứ Guatanamo và thiệt mạng, nếu ông hỏi người dân ở đây ông sẽ thấy họ quyết liệt đến thế nào... Nhưng không phải bắt buộc, ý tôi muốn nói là không bắt buộc phải làm theo những gì mà người dân mong muốn.

Khi một tội ác như thế xảy ra, ông không thể tưởng tượng được tình hình khó khăn đến thế nào đâu! Nhưng cũng có những lý do đặc biệt, chẳng hạn như người ta phạm tội nghiêm trọng nhưng vì còn trẻ nên cấp quyết định cao nhất thường có xu hướng ân giảm, nhưng rồi người ta lại gặp rắc rối với những người khác (là người thân của nạn nhân), gia đình họ, công luận. Nhưng dù sao thì ý kiến công luận cũng không phải là quyết định cuối cùng. Để trả lời câu hổi của ông, tôi phải nói với ông rằng điều đó là không đơn giản.



Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 13 Tháng Tám, 2013, 03:33:37 pm
Liệu việc bãi bỏ án tö hình, như các nước châu Âu đã làm, có phải là việc làm dễ dàng nhất không?

Chúng tôi chưa xóa bỏ nó trong các văn bản luật, nhưng trên thực tế từ tháng 4 năm 2000 1 đến nay, chúng tôi chưa áp dụng án tử hình nào - như vậy cũng không có nghĩa là chúng tôi sẽ không bao giờ sử dụng nó nữa. Tôi không nghĩ rằng thế giới này không cần đến nó. Họ có tôn trọng công thức Ford không? Không thấy ai nói với chúng tôi về điều đó - chúng tôi không hề nghe được tin gì cả. Quyết định được đưa ra bởi Tổng thống Gerald Ford cấm các quan chức Mỹ tổ chức, lên kế hoạch, và tiến hành ám sát các nhân vật đối lập với nước Mỹ. Không ai biết rằng ngay ở thời điềm hiện tại này đây vẫn có rất nhiều các học thuyết hiếu chiến, và việc chính quyền Bush có tôn trọng quyết định đó hay không. Có người nói họ không hề tôn trọng.

Nếu vẫn tiếp tục sử dụng chủ nghĩa khủng bố để chống lại đất nước chúng tôi, gây ra tội ác, giết chết trẻ em ngay tại trường học thì tôi dám khẳng định với ông rằng sẽ rất khó nếu không áp dụng án phạt khắc nghiệt nhất; ông có thể gọi hành động đánh bom ở trường học là gì? - (đó là) phục tùng sức mạnh bên ngoài.

Hơn nữa, người châu Âu đâu có bị cấm vận, họ không hề bị đánh bom hàng ngày. Tôi không biết họ đã làm gì khi có những nhóm như Lữ đoàn đỏ 2, nhưng tôi đã nghe rất nhiều chuyện tội ác chống lại các thành viên thuộc Lữ đoàn đỏ... Tôi còn biết người ta bị xử tử ở nước thứ ba - ví dụ như trường hợp người xứ Ba-xcơ, tới vài chục...

Có phải ông đang muốn nói đến GAL 3? Bởi vì ở Tây Ban Nha không hề có án tử hình...

Có thể sẽ không còn án tử hình, nhưng có những việc vẫn xảy ra mà chúng ta chưa hề thấy bao giờ - người ta bị xử tử vì lý do chính trị mà không hề được xét xử, ở châu Âu, rất nhiều người bị xử tử kiểu đó.

Ý ông muốn nói đến hành động phi pháp phải không?

Cứ thử để lịch sử của những thành viên thuộc Lữ đoàn đỏ bị xử tử được viết lại mà xem! Hoặc cứ để lịch sử các thành viên thuộc lực lượng ETA ở Tây Ban Nha bị xử tử phi pháp khi ở Tây Ban Nha không hề có án tử hình!

Ở đây chúng tôi có án tử hình, nhưng chúng tôi không hề có hầnh động xử tử phi pháp. Cứ so sánh sự khác biệt đó thì sẽ thấy đâu là sự thực còn đâu chỉ là chính sách mị dân, sự giả tạo.

Chúng tôi khẳng định rằng không bao giờ có chuyện xử tử phi pháp ở Cuba; ở Cuba sẽ không bao giờ có hành động tra tấn. Ông cứ hỏi những kẻ đánh bom (năm 1977) xem họ có nói lời nào về việc tra tấn, hay có ai trong số họ bị một quả đấm nào không. Tất nhiên họ không phải là những kẻ cuồng tín, họ chỉ là kẻ hám lợi; họ nói ra tất cả ngay lập tức - và chúng tôi chỉ việc chứng minh cho họ thấy tội lỗi của mình... Ý tôi muốn nói là họ giải thích việc đã mang thuốc nổ vào trong những chiếc hộp đựng tivi như thế nào, cách thoát khỏi sự kiểm tra của chó nghiệp vụ thế nào, họ mang loại thuốc nổ mà chó nghiệp vụ không thể phát hiện ra được, các kíp nổ, dây cáp được giấu ở đâu, cả những chiếc đồng hồ đeo tay để kích nổ nữa. Họ có thể đặt bom ở khách sạn và kích nổ nếu muốn, năm phút sau, hoặc một giờ, hoặc thậm chí là chín mươi giờ... Tất cả sẽ rất phức tạp.

Nhưng họ tỏ ra hợp tác. Họ khai ra tất cả, bởi vì họ được thuê làm việc đó... Còn chúng tôi thì không hề trả tiền cho họ. Họ rất ngoan ngoãn nghe lời chúng tôi. Có rất nhiều người như bọn họ.

Sau những xung đột và rắc rối ở Trung Mỹ và một vài nơi khác, có những người sẵn sàng làm tất cả mọi chuyện chỉ để đổi lấy 5.000 đô la... thậm chí là ít hơn nhiều. Có người sẵn sàng đi đánh bom với giá 2.000 đô la và một tấm vé máy bay. Họ lợi dụng chính sách du lịch dễ dàng của chúng tôi, và đó là mối nguy hiểm, bởi vì trên máy bay chỉ cần đãng trí, thiếu quan sát là có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của rất nhiều người. Không có máy móc nào tuyệt đối an toàn cả (có nghĩa là không có máy quét nào có thể phát hiện ra mọi thứ); người ta sẽ sử dụng thuốc nổ ở dạng đặc biệt, đeo những loại đồng hồ đeo tay rất bình thường, một loại trang sức nào đó, mang theo một hộp tivi, và chúng ta buộc phải cho họ vào thôi. Đó là vấn đề mà người Mỹ đang phải đối mặt ở thời điểm hiện tại, sau vụ 11 - 9, đó chính là mối hiểm họa từ chính những loại công nghệ mà họ dạy cho bọn khủng bổ chống lại Cuba.

Ví dụ như trường hợp Posada Carriles đã lên kế hoạch đánh bom máy bay khi nó đang trên đưòng từ Trung Mỹ đến Cuba trên đó chở toàn người Mỹ. Tôi nghĩ mọi người đều có lợi khi được chia sẻ cách phát hiện những kế hoạch hoạt động của bọn khủng bố, và cả cách phát hiện ma túy nữa. Đó là hai vấn đề lớn, và tất cả những loại công nghệ được phát minh ra để chống lại chúng sẽ làm lợi cho không chỉ riêng ai.

-----------------------------------------------------------
1. Một phần của cuộc nói chuyện này diễn ra vào tháng 1-2003, trước vụ cướp con tàu xảy ra vào ngày 1-4, vụ bắt giữ bọn cướp, việc xét xử và két án tử hình 3 tên vào ngày 11-4-2003. Việc thực thi án tử hình này chấm dứt giai đoạn tạm ngưng áp dụng trên thực tế án tử hình từ tháng 4-2000. Theo Tổ chức Ân xá Quốc tế, vào tháng 11-2003, khoảng 52 người đã bị kết án tử hình ở Cuba và đang chờ bị xử tử; họ được lợi với giai đoạn tạm hoãn áp dụng này.

2. Lữ đoàn đỏ lµ tổ chức khủng bố cực tả của Ý mang danh là những người theo chủ nghĩa Mác đã hoạt động rất tích cực trong những năm 1970 và 1980. Thành viên của tổ chức này đã tiến hành rất nhiều các vụ đánh bom, bắt cóc mà khét tiếng nhất là vụ bắt cóc cựu Thủ tướng Aldo Moro, sau đó ông này bị giết chết. Mặc dù nhóm này ban đầu chiến đấu vì các liên đoàn của người lao động chống lại các tập đoàn tư bản lớn, nhưng sau đó ngày càng tham gia sâu vào các hoạt động chính trị và mục tiêu công khai của nó là “tiến hành đình công tập trung chống lại trung tâm đầu não của nhà nước, bởi vì nhà nước là nơi tập hợp của các tập đoàn xuyên quốc gia theo chủ nghĩa đế quốc”.

3. GAL là chữ viết tắt của Grupos Antiterroristas de Liberation (Các tổ chức giải phóng chống khủng bố); đây là những tổ chức giết người bất hợp pháp (chủ nghĩa khủng bố vì sự nghiệp chống chủ nghĩa khủng bố) do các quan chức chính phủ Tây Ban Nha dựng lên để chống lại Tổ chức ETA (Tổ chức vì tự do và mảnh đất quê nhà xứ Basque), tổ chức ly khai xứ Basque nhận trách nhiệm cho rất nhiều vụ đánh bom và tấn công khủng bố ở Tây Ban Nha đặc biệt trong những năm 1970 và 1980, nhưng xuất phát từ cuối những năm 1950 của thế kỷ trước và tồn tại đến những năm đầu của thế kỷ mới. Nhằm theo đuổi mục tiêu của mình, từ những năm 1983 đến 1987, GAL đã tiến hành các hành động bắt cóc, tra tấn, tội phạm kinh tế; họ không có hệ tư tưởng rõ ràng mà chỉ đơn thuần “phản ứng” chống lại các thành viên hay những người ủng hộ ETA mà họ chứng kiến hay chỉ cảm nhận thấy. Giai đoạn này được gọi là “cuộc chiến bẩn thỉu” ở Tây Ban Nha. Ít nhất 26 vụ giết người được cho là do tổ chức này gây ra. Chính phủ của Felipe Gonzalez có liên quan và hỗ trợ tài chính cho các tổ chức này, và sau khi bị tờ báo El Mundo phơi bày sự thực, đã thất bại trong cuộc bầu cử sau đó trước Jose Maria Aznar của Đảng Nhân dân.



Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 13 Tháng Tám, 2013, 03:35:58 pm
Bao nhiêu án tử hình đã được tuyên bố nhưng chưa thực thi cho đến thời điểm hiện tại?

Chúng tôi chưa xử tử bất cứ người nào không phải là người dân của chúng tôi cho dù họ thực hiện hành động đánh bom phản cách mạng. Tôi không thể nói chính xác là từ khi nào, nhưng chắc cũng phải vài năm rồi.

Đối với các tội ác thông thường, án tử hình vẫn được áp dụng cho đến tháng 4 - 2000, và tôi không thể nói chính xác với ông con số là bao nhiêu, nhưng chúng ta có thể hỏi, tôi nghĩ con số vào khoảng từ hai mươi đến hai mươi lăm trường hợp. Tôi không dám nói chính xác bởi vì tôi không có thông tin bên mình.

Kể từ đó đến giờ, án tử hình chưa được áp dụng?

Không hề có trường hợp nào (cho đến 11-3-2003).

Từ ba năm trước.

Có thể coi đó là một kiểu tạm ngừng hoạt động. Nhưng tôi phải nói với ông điều này: án tử hình không hề bị bãi bỏ. Sau này nếu ông muốn tôi sẽ cho ông biết ý kiến riêng của tôi, nhưng bây giờ thì nó chưa bị bãi bỏ. Có rất nhiều kiểu giết người, nghệ thuật và khoa học giết người ngày càng tinh vi, và bây giờ thì chúng ta chưa thể nói câu, “Chúng tôi sẽ bãi bỏ án tử hình”. Có hai vụ giết người rất nghiêm trọng đang chờ được xét xử trong đó có một vụ cả gia đình bị giết trong đó có một trẻ em. Trước đó gia đình này đã có một người khách đến thăm từ Miami. Đó là những loại tội phạm nghiêm trọng do những tên tội phạm thông thường gây ra nhưng lại khiến dư luận rất căm phẫn, và hai vụ đó vẫn chưa giải quyết xong. Không phải vì chúng tôi thích làm như vậy, chúng tôi cũng không muốn vội vàng, và lại càng không hề muốn phải áp dụng án tử hình, nhưng chúng tôi cần có một khoảng thời gian nào đó trước khi án tử hình được bãi bỏ hoàn toàn đối với tất cả các loại tội phạm, đó là điều chúng tôi mong muốn. Tuy nhiên, không bắt buộc khi nào thì chúng tôi không phải trì hoãn nữa mà là bãi bỏ hoàn toàn án này.

Có phải Cuba đang nghiên cứu vấn đề này không?

Tôi đã nói chuyện với ông về những mối quan ngại của chúng tôi, về sự thực là việc áp dụng án tử hình đã làm giảm các loại tội phạm mang bản chất chính trị; tôi đã nói chuyện với ông về bọn hám lợi mang bom đến đánh nước tôi, và việc chúng tôi đã áp dụng án tử hình được một thời gian rồi. Nhưng chúng tôi chưa thể từ bó nó được vì chúng ta đang sống trong một thời đại phức tạp.

Với những tội phạm thông thường, chúng tôi không áp dụng án tử hình, nhưng chúng tôi vẫn không bãi bỏ, bởi vì, như tôi đã giải thích, tôi không muốn lừa dối bất kỳ ai, và chúng tôi tin rằng không những người dân hoàn toàn ủng hộ nó mà nếu chúng tôi bãi bỏ thì có thể sẽ gây ra sự phản đối trong công chúng. Mặc dù ông có thể chắc chắn rằng ở đây sẽ không có hành động vi phạm công lý nào, nhưng những người phạm tội nghiêm trọng cũng không đáng được hưởng sự rộng lượng mà bản thân họ không nhận ra, họ cần phải được giáo dục. Chúng tôi phải giáo dục họ, Cách mạng sẽ làm được điều đó, đó là điều kiện tối thiểu cần thiết để áp dụng chính sách này.

Cá nhân ông nghĩ thế nào về án tử hình?

Tất nhiên, tôi có rất nhiều ý tưởng, và tôi nghĩ bản thân án tử hình thì không giải quyết được vấn đề gì cả; nhưng sự ảnh hưởng của nó thì đáng kể.

Cho đến bây giờ chúng tôi vẫn tìm hiểu về tội phạm và nguyên nhân gây ra nó. Chúng tôi cần tiếp tục nghiên cứu sâu hơn, và tôi rất hài lòng với những gì chúng tôi đang làm. Có những vụ án vô cùng khủng khiếp nhưng luật pháp lại quy định những người không hoàn toàn kiểm soát được khả năng của mình thì không bị kết tội. Chúng tôi đang xem xét rất kỹ việc này, sàng lọc các vụ do người bị bệnh tâm thần gây ra... Ở Mỹ, rất nhiều người có vấn đề về tinh thần. Luật pháp thì quy định: Phải chứng minh - vậy chứng minh thế nào? - chứng minh thế nào là người gây ra tội ác kia không phải do bị bệnh tâm thần.

Bao nhiêu nghiên cứu đã được tiến hành về các vụ tội phạm gây ra do nguyên nhân tâm thần? Có thể họ bị gien di truyền, có thể do tai nạn khiến họ trở thành những con người bạo lực... Vấn đề gien hay yếu tố tai nạn ảnh hưởng đến chức năng thần kinh con người ta thế nào mà có thể biến họ thành quỷ dữ?

Chúng tôi luôn trăn trở với thực tế đó, và ở đây không hề có trường hợp mọi người bị trừng phạt vì lý do chúng tôi muốn trả thù. Trong các án phạt, chúng tôi còn có cả án chung thân, đó cũng là hình thức thay thế án tử hình...

Tôi nghĩ chúng tôi đang hướng tới một tương lai sẽ không phải áp dụng án tử hình ở đất nước này nữa. Chúng tôi sẽ là một trong những nước bãi bỏ nó. Chúng tôi mong muốn điều đó trên cơ sở thực tế và công lý chứ không phải vấn đề triết học. Đó là quan điểm hiện tại của chúng tôi về án tử hình.




Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 06 Tháng Chín, 2013, 08:49:47 am
19

CUBA VÀ LÀN SÓNG TOÀN CẦU HÓA TỰ DO MỚI


Chủ nghĩa tư bản kiểu mới - Chủ nghĩa xã hội ngày nay là gì? Sự lẫn lộn về hệ tư tưởng
- Thảm kịch môi trường - Bảo vệ môi trường
 - “Cuộc chiến giữa các ý tưởng” - Hướng tới một nền giáo dục đại chúng


Trước đây tôi đã từng hỏi ông dự định sẽ làm thế nào để ngăn chặn làn sóng toàn cầu hóa tự do lan sang Cuba, và ông trả lời là: “Chúng tôi sẽ kiên nhẫn chờ đợi thời khắc toàn cầu hóa sụp đổ”. Bây giờ ông còn nghĩ như vậy không?

Khi tôi trả lời câu hỏi đó thì Stiglitz 1  chưa hề viết cuốn sách nào; Soros 2  thì chắc cũng chỉ được ông biết đến thông qua mấy câu tuyên bố dự đoán; cuộc khủng hoảng tài chính ở Ác-hen-ti-na vào tháng 12-2001 cũng như rất nhiều các cuộc khủng hoảng khác mà chúng ta đang chứng kiến chưa xảy ra.

Chúng ta ngày càng ý thức rõ toàn cầu hóa là gì, và có những lúc chúng ta tình cờ đọc được cuốn sách nào đó giúp chúng ta rút ra được kết luận rằng tình hình hiện tại có thể sẽ còn nguy kịch hơn cả cuộc khủng hoảng năm 1929, vì vậy tôi đã phải nghiên cứu lại cuộc khủng hoảng năm 1929, và đọc lại các tác phẩm của Galbraith 3  cũng như các nhà kinh tế khác nghiên cứu chủ đề này, những tư tưởng cơ bản của hệ thống sản xuất tư bản chủ nghĩa, thậm chí tôi đã tự hỏi mình là không biết những gì còn sót lại của hệ thống sản xuất đó, mà nếu có còn thì liệu đó có phải là cạnh tranh tự do, kinh doanh tự do và tất cả những “sự thực” được coi là tín điều thần kỳ đó hay không.

Chính ông cũng đã từng dùng một cái tên khác cho cái gọi là toàn cầu hóa đó - hình như ông gọi nó là “triết lý một bên” 4 ; có những người thì đã từng nhắc đến “sự kết thúc của lịch sử” 5 . Nhưng tôi thì cho rằng nó sẽ còn tồn tại, còn sức kháng cự. Đó là điều chắc chắn.

Ông tự hỏi mình không biết chủ nghĩa tư bản còn lại những gì. Ông có cho rằng toàn cầu hóa đang phá hủy chính chủ nghĩa tư bản không?

Không hề có chủ nghĩa tư bản ngày nay, không hề có cạnh tranh. Thời đại ngày nay chúng ta chỉ có các công ty độc quyền ở mọi ngõ ngách của thế giới. Có sự cạnh tranh nhỏ giữa các nước trong sản xuất tivi, máy tính - thậm chí ngân hàng thế giới cũng sản xuất xe hơi - nhưng chủ nghĩa tư bản kiểu đó thì không còn tồn tại nữa rồi.

Năm trăm tập đoàn toàn cầu hiện nay chiếm tới 80% tài sản của thế giới. Giá cả không phải do cạnh tranh quyết định, Ví dụ như thuốc chống AIDS được bán với giá độc quyền. Mặt hàng thuốc nói chung vẫn bị lạm dụng, bị đẩy cao để khai thác túi tiền của thế giới; Giá thuốc bán cho người dân có khi cao hơn gấp mười lần giá thành chi phí sản xuất ra nó. Quảng cáo mới là yếu tố quyết định cái gì được bán và cái gì không. Người không có tiền để quảng cáo thì sẽ không thể bán được sản phẩm của mình cho dù nó tốt đến thế nào. Sau cuộc chiến tắm máu của thế giới những năm 1940, chúng ta tưởng sẽ có một thế giới hòa bình, khoảng cách giàu nghèo sẽ thu hẹp lại, những nước phát triển sẽ giúp đỡ những nước chưa phát triển. Nhưng tất cả chỉ là sự lừa dối khủng khiếp. Trật tự thế giới đang áp đặt lên chúng ta không hề công bằng, không đáng được duy trì mà lẽ ra không nên có nó. Thế giới này đang bị đẩy vào ngõ cụt.

Cho đến thời điểm này thì có thể nói tất cả những gì chúng ta cho rằng chủ nghĩa tư bản dựa vào đó để tồn tại đã không còn nữa, lý thuyết tán thành của “Người Chicago” 6  không hề tồn tại. Và lý thuyết cũng như thực tế về chủ nghĩa xã hội cũng chưa được phát triển và chưa được viết ra.


-----------------------------------------------------------
1. Joseph E. Stinglitz (sinh năm 1942), được giải Nobel kinh tế năm 2001, cựu chủ tịch Ngân hàng thế giới (1979-1999), cố vấn của chính quyền Tổng thống Clinton, tác giả của cuốn Toàn cầu hoá và những vấn đề mâu thuẫn của nó (Luân Đôn: Allen Lane, 2002) và Thập niên 90 bùng nổ: Lịch sử mới của một thập kỷ thịnh vượng nhất của thế giới (Luân Đôn: Allen Lane 2003).

2. George Soros (sinh năm 1930), Sự sụp đổ của chủ nghĩa tư bản toàn cầu: Hiểm hoạ đối với xã hội mở (New York: Publicaffairs 1998)

3. John Kenneth Galbraith (1908-2006), giáo sư danh dự Trường Đại học Harvard, thường được coi là nhà kinh tế danh tiếng nhất thế giới và là tác giả của cuốn sách được nhiều người đọc nhất ngoài hơn 30 cuốn khác, Cuộc khủng hoảng vĩ đại năm 1929 (New York: Mariner, 1997).

4. Ignacio Ramonet, Un mundo sin rumbo, Madrid: Debate, 1997.

5. Francis Fukuyama, Cáo chung của lịch sử và người sống sót cuối cùng, New York: Harper Perenial, 1993.

6. Nhóm “Những chàng trai Chicago” là nhóm các nhà kinh tế ủng hộ thị trường tự do làm việc ở Chile dưới thời chế độ độc tài Pinochet, họ được đặt cái tên khá châm biếm này là bởi vì rất nhiều trong số họ đã từng theo học ở trường đại học Chicago và là sinh viên hoặc những người ủng hộ Miltor Friedman và trường đại học kinh tế Chicago. Sau khi Salvador Allende bị lật đổ, họ viết một bản báo cáo kêu gọi thực hiện ngay lập tức việc tái tư nhân hoá các ngành và các tập đoàn đã bị Allende quốc hữu hoá. Trong những năm 1970 và 1980, học thuyết chống Keynesian của họ không được áp dụng không chỉ bởi chế độ Pinochet mà còn bởi chế độ Margaret Thatcher và Ronald Reagan.



Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 06 Tháng Chín, 2013, 08:55:45 am
Có lần ông đã nói với tôi rằng trên lĩnh vực chính trị không hề tồn tại “mô hình” nào và rằng ngày nay không ai dám khẳng định chắc chắn khái niệm “Chủ nghĩa xã hội” là gì. Ông nói với tôi rằng cuộc họp của diễn đàn Sao Paulo tổ chức ở Havana có sự tham gia của tất cả các phong trào cánh tả Mỹ La-tinh phải đạt được thỏa thuận không nhắc đến từ “chủ nghĩa xã hội” vì nó sẽ gây ra sự “chia rẽ”.

Chủ nghĩa Mác là gì? Chủ nghĩa xã hội là gì? Chưa ai xác định khái niệm đó. Khái niệm kinh tế chính trị duy nhất tồn tại đó là khái niệm kinh tế chính trị chủ nghĩa tư bản, nhưng đó là kiểu chủ nghĩa tư bản của Adam Smith 1. Vì vậy ở đây chúng tôi cũng xây dựng chủ nghĩa xã hội với các yếu tố tiếp thu từ chủ nghĩa tư bản, đó là mối lo lớn nhất của chúng tôi. Bởi vì nếu ông áp dụng những gì của chủ nghĩa tư bản vào xây dựng chủ nghĩa xã hội, ông sẽ buộc các tập đoàn phải cạnh tranh với nhau, và như vậy các tập đoàn ăn cắp, tội phạm cũng nổi lên, cướp biển hoành hành khắp nơi. Cần phải nghiên cứu rất sâu sắc về điều này.

Che đã từng tranh cãi gay gắt giữa việc sử dụng nguồn tài chính ngân sách và nguồn tài chính tự lực tự chủ. Chúng ta đã nói chuyện về điều này. Với tư cách là một bộ trưởng trong chính phủ, ông ấy đã nghiên cứu về tổ chức của một số tập đoàn lớn, và họ sử dụng nguồn tài chính từ ngân sách. Liên Xõ thì sử dụng phương pháp khác: Sử dụng nguồn tài chính tự chủ. Và ông ấy đã có quan điểm rất rõ ràng về điều này 2.

Trong cuốn Phê bình chương trình Gotha 3, Mác chỉ đề cập lướt qua chủ nghĩa xã hội sẽ như thế nào, bởi vì ông ấy là con người theo chủ nghĩa hiện thực quá thông thái và vĩ đại khi để cho người ta tự xác định chủ nghĩa xã hội sẽ là như thế nào. Vấn đề là việc thực hiện những học thuyết đó, đã có rất nhiều cách hiểu và cách thực hiện khác nhau. Chính vì vậy những người tiến bộ vẫn bị chia rẽ sâu sắc, đó cũng là lý do giải thích tại sao vẫn còn tranh cãi giữa những người theo chủ nghĩa phi chính phủ và những người theo chủ nghĩa xã hội, vấn đề nảy sinh giữa những người Trotskyite và những người theo chủ nghĩa Stalin sau cuộc cách mạng Bôn-xê-vich năm 1917, hay chúng ta có thể nói, những người thuộc hai bên chiến tuyến của cuộc tranh cãi vĩ đại, sự ly giáo về tư tưởng giữa hai nhà lãnh đạo lớn. Có thể khẳng định ngay được rằng những người Trotskyite có lý hơn.

Nhưng Stalin lại là nhà lãnh đạo thực tế hơn - ông ấy là con người túc trí đa mưu chứ không phải nhà lý luận, cho dù sau này cũng có thời gian ông ấy có xu hướng đi theo lý luận... Tõi còn nhớ có vài cuốn sách đã được xuất bản, trong đó Stalin cố giải thích thực chất của “chủ nghĩa duy vật biện chứng”, và ông ấy lấy ví dụ về nước. Người ta cố biến Stalin thành nhà lý luận, ông ấy là nhà tổ chức rất tài ba, tôi nghĩ ông ấy là nhà cách mạng thực sự - tôi nghĩ ông ấy không hề phục vụ cho đến độ Sa hoàng... Nhưng rồi ông ấy mắc những sai lầm mà chũng ta đã biết đến - sự đàn áp, thanh trừng.

Lê-nin là thiên tài; ông ấy qua đời khá trẻ, nếu còn sống ông ấy sẽ làm được rất nhiều việc. Nhưng đôi khi lý thuyết không giải quyết được tất cả mọi việc. Trong giai đoạn đang xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa, Lê-nin áp dụng quá mạnh mẽ - bắt đầu từ năm 1921 - chính sách NEP 4, chính sách kinh tế mới. Chúng tôi đều biết đến chính sách đó, và tôi đã nói với ông rằng Che cũng không thích chính sách đó.

Lê-nin có ý tưởng cực kỳ tài tình: xây dựng chủ nghĩa tư bản dưới sự thống trị của giai cấp vô sản. Nhớ lại những gì mà các cường quốc kia đã làm với cách mạng Bôn-xê-vích khiến mọi người phản đối. Chắc người ta không thể quên được chuyện phá hoại mà các cường quốc kia đã gây ra ở đất nước kém phát triển đó; Nga lúc đó là nước kém phát triển nhất ở châu Âu, và tất nhiên Lê-nin theo công thức của Mác mà nhận ra rằng cách mạng không thể chỉ diễn ra ở một nước mà phải diễn ra đồng loạt ở những nước công nghiệp phát triển nhất trên cơ sở sự giác ngộ sâu sắc về lực lượng sản xuất.

Có nghĩa là sự bế tắc lớn nhất, sau khi cuộc cách mạng đầu tiên nổ ra ở Nga, lại chính là con đường mà chúng ta có thể đi theo. Khi phong trào cách mạng thất bại ở các nước châu Âu còn lại, Lê-nin không còn sự lựa chọn nào khác: ông ấy phải tự xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước mình: Đó là nước Nga. Ông thử tưởng tượng xem sẽ như thế nào khi xây dựng chủ nghĩa xã hội ở một nước mà tới 80% dân số là mù chữ, trong bối cảnh phải bảo vệ chính mình khỏi những cuộc tấn công, còn những người dân trí thức thì hoặc là đã bỏ chạy hoặc là đã bị xử tử?

Quả là thời kỳ khủng khiếp với những tranh cãi gay gắt.

Có vô vàn những cuộc cãi vã. Vào thời gian đó thì Lê-nin mất. Tôi nghĩ trong mười năm áp dụng chính sách NEP, Liên Xô chỉ tốn thời gian dựng lên các hợp tác xã nông nghiệp. Sản xuất cá nhân đã phát huy được tối đa sức mạnh trong bối cảnh đó cho nên tập thể hóa đã bộc lộ rõ sự vội vàng của nó. Ở Cuba, luôn có tới hơn 100.000 địa chủ cá nhân. Điều đầu tiên chúng tôi làm năm 1959 là giao lại cho những lính canh, những người đi thuê phần đất mà họ đang làm việc trên đó.


-----------------------------------------------------------
1. Adam Smith (1723-1790), nhà kinh tế học người Scotland, là nhà lý luận vĩ đại đầu tiên của chủ nghĩa tư bản và là tác giả cuốn Sự giàu có của các quốc gia (1776).

2. Ernesto Che Guevara, “Chủ nghĩa xã hội và con người ở Cuba”, trong cuốn Công lý toàn cầu: Tự do và Chủ nghĩa xã hội, Mebourne: Ocean Press, 2002.

3. Karl Marx, Phê bình Cương lĩnh Gotha, với lời giới thiệu do Friedrid Engels viết, Mát-xcơ-va: Nhà xuất bản Tiến bộ, 1971.

4. NEP, hay còn gọi là chính sách kinh tế mới được ban hành tháng 3 năm 1921 và yêu cầu nông dân phải đưa một lượng sản phẩm nông nghiệp nhất định (chủ yếu là thực phẩm) tới các nhà kho của trung ương, coi đó là một hình thức đóng thuế, về cơ bản, nông dân được giao quyền sở hữu tư nhân; sản lượng cây trồng được tăng cao bởi vì sau khi nộp một phần sản lượng, nông dân được quyền bán phần còn lại những gì mà họ sản xuất ra; do vậy, đã có những khuyến khích về vật chất trong sản xuất nông nghiệp. Khi Stalin bãi bỏ chính sách này và bắt buộc thực hiện tập thể hoá, sản lượng sản xuất nông nghiệp của Liên Xô sụt giảm mạnh.




Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 06 Tháng Chín, 2013, 09:00:24 am
Ông có cho rằng ở thời điểm hiện tại chúng ta đang bị lúng túng về hệ tư t­ưởng?

Tôi nghĩ như vậy. Khi nói đến vấn đề hệ tư tưởng luôn luôn có sự lẫn lộn. Chúng ta đang sống trong một thế giới rất khác. Có rất nhiều vấn đề mà các nhà triết lý chính trị, xã hội không tiên liệu được mặc dù những ý tưởng của họ sẽ có vai trò quyết định giúp chúng ta thông suốt về lập trường tư tưởng cách mạng.

Người ta phải đấu tranh chống đói kém, bệnh tật, mù chữ trong khi cái mà chúng ta gọi là giải pháp toàn cầu giải quyết những vấn đề của con người thì lại chưa thấy đâu. Những vấn đề chung của loài người không thể một nước nào đơn phương đứng ra giải quyết được bởi vì ngày nay, hơn bao giờ hết, sự thống trị đã lan ra phạm vi toàn cầu: đó chính là “toàn cầu hóa tự do kiểu mới” mà chúng ta đang nhắc đến được sự hậu thuẫn của các đế quốc và đồng minh của nó. WTO (Tổ chức thương mại thế giới), WB (Ngân hàng thế giới), Quỹ tiền tệ quốc tế lập ra những luật lệ và quy định để thống trị và bóc lột còn thậm tệ hơn gấp nhiều lần hành động bóc lột dã man nhất của chế độ thuộc địa.

Rất nhiều người đang muốn tìm cách thoát khỏi sự thống trị đó. Ông là người có tham dự Diễn đàn xã hội thế giới tổ chức ở Porto Alegre và ở Bombay năm 2004 và ông cũng là người biết tôi đã viết bao nhiêu bài báo về toàn cầu hóa tự do. Tôi đã đọc những bài báo của ông 1  và tôi còn đọc cả những bài báo nghiêm túc khác.

Ở đây, đã nhiều năm nay chúng tôi theo dõi các loại báo tương tự như báo của ông, các báo trung lập, báo cánh tả, và chúng tôi lưu lại tất cả các bài viết về các vấn đề kinh tế thế giới. Vì vậy, tôi phải công nhận rằng rất khó để người ta có thể nhận ra những vấn đề hiện nay bởi vì ở hầu hết các nước, người dân không được giáo dục căn bản về kinh tế, hay chính trị. Và các dân tộc trên thế giới cũng đang phản ứng ngày càng mạnh hơn trước các vấn đề kinh tế, chính trị đang ngày càng bất ổn.

Nhưng ông có cho rằng toàn cầu hóa tự do mới mặc dù đã có tác động mạnh nhưng mấy năm qua đã có chiều hướng bớt gay gắt?

Có, tôi có cảm giác như vậy, bởi vì tôi đã chứng kiến trường hợp ở Ác-hen-ti-na, thắng lợi hồi tháng 5 năm 2003 của Nestor Kirchner và sự thất bại của toàn cầu hóa tự do mới ở đất nước đó vào thời điểm quyết định của cuộc khủng hoảng tài chính quốc tế. Đó không còn giới hạn là cuộc khủng hoảng ở khu vực Đông Nam Á như năm 1977; mà đã trở thành cuộc khủng hoảng toàn cầu cộng với cuộc chiến ở I-rắc, hậu quả của những khoản nợ khổng lồ, sự lãng phí và giá cả năng lượng gia tăng, mối hiểm họa các đồng tiền sẽ mất giá vì phát hành quá nhiều, sự suy thoái của cường quốc hàng đầu thế giới về kinh tế và quân sự.

Vấn đề đã trở thành vấn đề toàn cầu, và chính vì vậy nó thu hút được sự chú ý của toàn thế giới, và cũng rất có thể sẽ có ngày thắng lợi khi một thế giới khác tốt đẹp hơn xuất hiện. Tôi nghĩ rằng, và tôi cho rằng ông cũng nghĩ như vậy, câu nói đó ngày càng được nhiều người nghĩ đến: “Một thế giới tốt đẹp hơn”. Nhưng khi chúng ta đã có một thế giới tốt đẹp hơn rồi, chúng ta vẫn nhắc đi nhắc lại: Một thế giới tốt đẹp hơn, một thế giới tốt đẹp hơn, đó là bởi vì thế giới này đang đứng trước ngã ba đường - hoặc là sẽ tốt đẹp hơn hoặc là sẽ biến mất.

Tôi tin vào ý nghĩ, ý thức, kiến thức, giáo dục mà đặc biệt là giáo dục chính trị. Chúng tôi đã mất rất nhiều năm xây dựng ý thức và chúng tôi rất tin tưảng vào giáo dục nhất là giáo dục về chính trị. Chúng ta đang sống trong một thế giới thiếu giáo dục chính trị. Ông biết điều đó rõ hơn ai hết vì ông đã mang kiến thức chính trị ra để lý giải những vấn đề phức tạp như trật tự kinh tế mới hay vấn đề toàn cầu hóa tự do mới.

Hầu hết các trường học trên thế giới đều dạy con người ta tín điều - ngay cả ở đây chúng tôi cũng dạy cho người dân tín điều.

Có vẻ ông không bằng lòng với các tín điều?

Nói đúng ra là tôi chống lại tín điều, tôi đã đề cập chuyện này rồi. Đó là sự nói dối thông qua vô số những ý tưởng, thông qua những gì mà chúng tôi rút ra trong suốt 40 năm qua về giá trị của những ý tưởng và kiến thức. Nhưng những mối hiểm họa vẫn hiển hiện và vì thế chúng tôi phải tiếp tục giáo dục, giáo dục ngày một nhiều để tạo ra những thế hệ mới. Và vì thế giới toàn cầu hóa ngày nay bắt người ta phải có ngày càng nhiều kiến thức để xem xét và tìm lối thoát cho những vấn đề toàn cầu.

Chẳng hạn như?

Thứ nhất, để chắc chắn rằng loài người chúng ta được bảo vệ, vì tôi không hề thấy có gì đảm bảo cho sự tồn tại của chúng ta. Đó là điều chúng tôi rút ra được từ lịch sử về sự sinh tồn của các loài. Loài người chúng ta mói xuất hiện gần đây thôi; nó mới trải qua chưa đến một triệu năm tiến hóa và biến đổi.

Còn con người với tất cả khả năng trí tuệ ngày nay thì mới chỉ trải qua 100.000 năm thôi. Chúng ta biết rằng sự tiến hóa của sự sống bị gián đoạn bởi một thiên thạch - đây là điều mà ai cũng chấp nhận - rơi xuống eo đất Tehuantepec. Các nhà khoa học coi đó như một vụ nổ nguyên tử khổng lồ làm cho bầu không khí của trái đất đầy bụi, làm cho trái đất bị bao phủ trong bóng tối rất nhiều tuần. Nó đã giết chết vô số các loài khủng long và các sinh vật sống khác, trong khi có những loài thì lại tiến hóa... Nhưng lúc đó thì loài người chưa tồn tại.

Ngày nay lại có mối hiểm họa khác với thế giới công nghiệp này: Dân số đã lên đến mức 6,5 tỷ người và mỗi năm vẫn tiếp tục tăng thêm 100 triệu người, hoặc ít nhất cũng phải là 80 triệu. Hàng ngày tôi vẫn theo dõi tốc độ tăng giảm dân số thế giới. Và chúng ta phải thấy rằng Trung Quốc đã nỗ lực rất lớn để kiềm chế tăng dân - nếu không thì thế giới này đã có tới 6,7 tỷ người rồi.

Ai cũng biết dân số sẽ tăng lên đến đâu, mối quan hệ giữa mù chữ, thiếu giáo dục với số lượng con trong gia đình. Mọi người đều biết điều đó và hàng nghìn chuyện khác trong thế giới ngày nay. Thực sự là có sự bùng nổ dân số ở nhiều nước mà nền kinh tế không hề phát triển mà chỉ có nợ nần và thiên tai.

Nhưng toàn cầu hoá không hề đả động gì đến những thực tế khốc liệt đó. Các quy định của IMF ngày càng đẩy các nước vay nợ và người dân vào cảnh khốn cùng vì chính sách bóc lột dã man của nó. Trong khi đó, chủ nghĩa đế quốc, với mong muốn bảo vệ lợi ích của chính nó, vẫn chỉ làm những việc mà nó cảm thấy cần thiết, bất chấp thái độ của các nước khác - Mỹ áp đặt hàng rào thuế quan lên tất cá những gì họ muốn; họ thậm chí còn áp đặt tới 30% thuế lên mặt hàng gỗ xuất khẩu của Canada, gây chấn động cả thị trường có trị giá tới hàng tỷ đô la này.

Đó là một kiểu bá chủ thế giới... Khi họ muốn đánh đổ một vài nước, Mỹ sẵn sàng áp đặt thuế rất nặng lên mặt hàng thép nhập khẩu... nhưng lại hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhỏ của mình bằng mọi giá. Nền kinh tế chính trị của Mỹ chưa bao giờ độc đoán với thế giới và các đồng minh của chính nó như bây giờ.

Trên khắp thế giới, các nước ngày càng chú trọng đến nội bộ nền kinh tế của mình. Và điều đó là không tốt; đã đến lúc những mối quan tâm, lo ngại của chúng ta không chỉ giới hạn ở phạm vi quốc gia mà phải được đưa ra phạm vi toàn cầu. Thế giới này phải hướng đến chủ nghĩa quốc tế, vì chúng ta không thể trở thành những con người của quốc tế nếu cứ đổ lỗi cho các nước khác. Tương tự như việc chúng ta đổ lỗi cho cả dân tộc Đức vì đã sản sinh ra chủ nghĩa phát xít kinh hoàng mặc dù cũng có thời điểm rất nhiều người Đức ủng hộ mối hiểm hoạ chết chóc này.

----------------------------------------------------------
1. Le Monde Diplomatique (Thế giới ngoại giao), tờ nguyệt san rất có ảnh hưởng ở Paris do Ignacio Ramonet phát hành; hơn 10 ấn bản được phát hành trên thế giới bằng nhiều thứ tiếng khác nhau.


Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 06 Tháng Chín, 2013, 09:04:55 am
Đó là mối hiểm hoạ Hitler và Chủ nghĩa phát xít?

Nhưng Đức cũng là quốc gia từng phải gánh chịu hậu quả của Hiệp ước Versailles năm 1919. Điều khiến Hitler được đông đảo người dân ủng hộ vào năm 1933 đó là bọn chúng đã biết dựa vào những điều khoản của hiệp ước Versailles đã làm cho dân tộc họ lâm vào tình cảnh khốn cùng. Sau thất bại của họ, sau cuộc chiến chia cắt thế giới giữa các đế quốc, người dân Đức lại đoàn kết chặt chẽ với nhau. Và họ bầu cử. Đúng, bởi vì Hitler lên nắm quyền thông qua bầu cử và trở thành thủ tướng, người đứng đầu chính phủ. Không hề có cuộc đảo chính nào cả. Đúng là năm 1923 ông ta có lãnh đạo một cuộc nổi dậy ở Munich, một trong những hành động điên rồ, và ông ta đã bị bắt giam trong một thời gian... Ông ta lãnh đạo đất nước trên cơ sở cương lĩnh mang nặng tính dân tộc, học thuyết ác độc, lập dị và phân biệt chủng tộc. Tôi từng ghé thăm Auschwitz năm 1972, và không thể tưởng tượng nổi tội ác kinh hoàng diễn ra ở đó.

Tội ác của tội ác.

Bốn nghìn năm sau nhân loại vẫn kinh hoàng khi nhớ đến Holocaust (nạn tàn sát người Do Thái vào thời Hitler), tội ác diễn ra ở Auschwitz và những khu tập trung tiêu trừ khác...

Mặc dù không có gì có thể so sánh với mối kinh hoàng diễn ra ở Auschwitz nhưng ngày nay toàn cầu hoá lại gây ra những tội ác lớn lao đối với môi trường, gây thiệt hại nghiêm trọng, và gây ra những hậu quả chết chóc cho các thế hệ tương lai. Ông cảm thấy thế nào về vấn đề bảo vệ môi trường hiện nay?

Ba mươi năm trước không ai nhắc đến những vấn đề mà chúng ta đang nói hôm nay. Có câu lạc bộ Rome 1  - một vài nhân vật cộm cán ngồi lại với nhau đưa ra những dự báo, nói chuyện về rất nhiều vấn đề trên cơ sở các số liệu và việc phân tích tỷ lệ lãi suất. Bọn họ bị chỉ trích, người ta gọi họ là những con người không tưởng, duy tâm... Nhưng họ là những người đầu tiên nhắc đến chuyện này. Tôi nghĩ không quá ba mươi năm trước đâu. Vấn đề môi trường đã thu hút được sự chú ý nhất nhanh chóng trong một phần tư thế kỷ trở lại đây. Và thảm kịch thực sự chính là do thái độ thờ ơ của chúng ta với những mối hiểm hoạ xung quanh môi trường sống.

Ông có cho rằng người ta không biết, hay không muốn biết, bởi vì họ không tin tưởng vào khoa học và công nghệ?

Không có bất kỳ người nào - hai mươi lăm năm sau chiến tranh thế giới thứ hai năm 1945, thậm chí cả những người đã biết đọc, biết viết - nghe thấy ai nhắc đến việc con người đang mù quáng phá hoại không thương tiếc môi trường sống của chính mình. Không có bất kỳ thế hệ nào từ trước đến nay phải đối mặt với mối nguy hại gay gắt như ngày nay và phải chịu trách nhiệm lớn như ngày nay.

Thậm chí ba mươi năm trước, tôi nhắc lại, con người cũng không mảy may để ý đến thảm kịch lớn lao này. Khi đó, người ta chỉ nghĩ rằng, hiểm hoạ huỷ diệt chỉ có thể là những loại vũ khí hạt nhân sẵn sàng bắn đi bất cứ lúc nào kia. Ngày nay, mặc dù mối hoạ hạt nhân vẫn còn đó, nhưng đã xuất hiện một hiểm hoạ khác - hiểm hoạ khủng khiếp - đang lơ lửng trên đầu chúng ta. Tôi dám chắc rằng khi còn học đại học ông cũng không hề nghe thấy ai nhắc đến vấn đề tầng ôzon, hay việc thay đổi khí hậu. Những vấn đề đó chỉ được nhắc đến sau khi ông tốt nghiệp đã rất nhiều năm. Và ngày nay thì lại có những vấn đề mới rồi.

Ngày nay, chúng ta biết rằng, dầu mỏ, tài sản của thiên nhiên phải mất 300 triệu năm mới hình thành được, đang bị con người khai thác cạn kiệt cả trữ lượng đã phát hiện lẫn trữ lượng mới thăm dò thấy trong vòng 150 năm nữa. Thực tế đó cũng kinh hoàng không kém gì một thảm hoạ thiên tai khốc liệt nhất, bởi vì nếu chúng ta không còn dầu mỏ, toàn bộ xe hơi trên thế giới sẽ ngừng hoạt động. Chưa hề có nguồn thay thế nào cho dầu mỏ cả - có lúc người ta đã từng cho rằng có thể dùng năng lượng nguyên tử để thay thế.

Những thành viên của Câu lạc bộ Roma kia đã nhắc đến sự cần thiết của các nhà máy điện nguyên tử nhưng bây giờ thì người ta đã quá khiếp sợ vì ngày càng có nhiều nơi bị ô nhiễm chất phóng xạ.

Đã có thời Cuba muốn phát triển năng lượng nguyên tử và thậm chí đã xây dựng một nhà máy ở Cienfuegos mặc dù sau này ông từ bỏ dự án đó.

Đúng, dự án đó bị bãi bỏ. Nhưng dù sao đó cũng không phải là dự án nhà máy hở, làm mát bằng than đá như kiểu nhà máy ở Chernobyl; mà đó là nhà máy kín, làm mát bằng nước, công nghệ dễ sử dụng và an toàn nhất thế giới. Công nghệ năng lượng nguyên tử đã giúp một số nước giái quyết được bài toán về năng lượng, chẳng hạn như ở Pháp, họ đã thuyết phục được các nước láng giềng cho phép xây dựng nhà máy trên đất của họ, và khi các nhà máy này sản xuất thừa năng lượng, họ bán rẻ cho các nước châu Âu khác không xây dựng nhà máy điện hạt nhân. Nhưng khi giá dầu bắt đầu tăng - điều mà không ai dự báo trước được bởi vì mọi người đều nghĩ dầu mỏ nhiều như nước Thái Bình Dương - lần tăng giá đầu tiên vào những năm bảy mươi có tác động tích cực: Nó buộc mọi người phải phát triển các loại công nghệ tiêu thụ ít năng lượng trong các nhà máy, các ngành công nghiệp... Người ta bắt đầu tiêu thụ dầu mỏ hiệu quả hơn cho các loại phương tiện đi lại như xe hơi, xe buýt, máy bay... và tuổi thọ của nó cũng kéo dài thêm được vài năm. Người ta bắt đầu phải tiết kiệm năng lượng và những nước như Pháp và một vài nước khác đã phát triển ngành công nghiệp hạt nhân; và nó sẽ ít ô nhiễm hơn hiện tại nếu giá dầu không tăng quá cao.

Pháp phát triển ngành công nghiệp hạt nhân, nhưng I-ran thì lại muốn sản xuất nhiên liệu hạt nhân, điều mà Washington không hề muốn, và một cuộc khủng hoảng thế giới đã xảy ra. Ông nghĩ gì về trường hợp của I-ran?

I-ran đang bảo vệ quyền được phát triển năng lượng hạt nhân của mình như rất nhiều nước công nghiệp phát triển khác đang làm, và không muốn buộc phải phá hủy nguồn nguyên liệu tươi vốn không chỉ dùng để sản xuất năng lượng mà còn dùng để sản xuất rất nhiều sản phẩm khác như: phân bón, nguyên liệu dệt, và vô số các sản phẩm khác đang được sử dụng trên thế giới hiện nay. Đế quốc Mỹ đang đe dọa tấn công nếu I-ran sản xuất loại nhiên liệu đó. Nhiên liệu hạt nhân không có nghĩa là vũ khí hạt nhân, nó cũng không phải bom nguyên tử. Cấm một nước sản xuất nhiên liệu hạt nhân phục vụ nhu cầu trước mắt chẳng khác gì cấm thăm dò tìm kiếm dầu khí, nguồn nhiên liệu chính của thế giới đang đứng trước nguy cơ cạn kiệt. Và như vậy thì có nước nào trên thế giới bị cấm tìm kiếm các loại nhiên liệu như than đá, khí gas, hay dầu mỏ không?

Với hơn 70 triệu dân, I-ran đang nỗ lực phát triển công nghiệp và họ cho rằng, tôi nghĩ như thế là đúng, sẽ là tội ác khủng khiếp nếu họ lạm dụng khí gas tự nhiên, hay trữ lượng dầu mỏ của mình để sản xuất hàng tỷ kw giờ điện mà một nước thuộc thế giới thứ ba đang cần để phục vụ cho sự phát triển công nghiệp của mình. Mỹ muốn cấm việc làm đó và đe dọa sẽ đánh bom họ. Ở thời điểm hiện tại (Tháng 12-2005), một cuộc tranh cãi quốc tế đang diễn ra về việc ngày nào, giờ nào (việc đánh bom sẽ diễn ra), và liệu Mỹ có sử dụng - như họ đã sử dụng đối với I-rắc - các vệ tinh ở Israel để đánh bom phủ đầu các trung tâm nghiên cứu thử nghiệm công nghệ sản xuất nhiên liệu hạt nhân. Và chúng ta sẽ xem điều gì sẽ xảy ra nếu họ quyết định đánh bom I-ran.


----------------------------------------------------------
1. Câu lạc bộ Roma là một nhóm các nhà khoa học và những người thường có liên quan được tổ chức lại với nhau năm 1968 bởi nhà công nghiệp/học giả người Italia Aurelio Peccei và nhà khoa học người Scotland Alexander King; theo website chính thức, tổ chức này bao gồm “các nhà khoa học, các nhà kinh tế, doanh nhân, các quan chức cao cấp tầm cỡ quốc tế, người đứng đầu nhà nước đương chức và đã nghỉ hưu đến từ 5 châu lục, những ngưòi luôn tin tưởng rằng tương lai của nhân loại không thể chỉ được quyết định một lần và mãi mãi mà mỗi cá nhân đều có thể đóng góp sức mình vào sự thịnh vượng của xã hội chúng ta”. Một trong những thành tựu quan trọng nhất của Câu lạc bộ Rome là đã cảnh báo các nước trên thế giới về mối hiểm hoạ từ việc khai thác quá mức nguồn tài nguyên thiên nhiên của thế giới, hiện tượng trái đất nóng lên và những tác động khác của việc thay đổi khí hậu như đã được đề cập trong một số nghiên cứu, nhưng đặc biệt là trong cuốn sách tiên tri Giới hạn của tăng trưởng (1972).


Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 06 Tháng Chín, 2013, 09:07:51 am
Người Cuba bị cáo buộc là đã giúp đỡ I-ran về công nghệ hạt nhân.

Đúng, chúng tôi từng bị cáo buộc về điều đó - hầu như liên quan đến việc gì chúng tôi cũng bị cáo buộc. Họ cáo buộc chúng tôi hợp tác với I-ran, chuyển giao công nghệ vì mục đích đó. Trong khi những gì chúng tôi đang hợp tác với I-ran chỉ là việc xây dựng một nhà máy sản xuất dược phẩm chống ung thư! Đó là những gì chúng tôi đang làm! Cũng như Cuba, I-ran đã ký hiệp định không phổ biến vũ khí hạt nhân. Chúng tôi chưa bao giờ nghĩ đến việc sản xuất vũ khí nguyên tử, bởi vì chúng tôi không cần đến loại vũ khí đó. Thậm chí về mặt công nghệ chúng tôi có thể sản xuất được, nhưng sẽ tiêu tốn mất bao nhiêu tiền? Và việc gì phải sản xuất vũ khí hạt nhân khi kẻ thù của mình đã có hàng nghìn đầu đạn đó rồi? Hành động đó sẽ chỉ dẫn đến một cuộc chạy đua vũ trang mới. Không ai có quyền sản xuất vũ khí hạt nhân, và chủ nghĩa đế quốc càng không có quyền áp đặt với thế giới và tước bỏ của các nước thế giới thứ ba nguồn nguyên liệu thiên nhiên và nguyên liệu thô của họ. Chúng tôi đã bác bỏ hành động đó hàng nghìn lần rồi. Và chúng tôi sẽ bảo vệ đến cùng trên tất cả các diễn đàn và các tòa án thế giới quyền của các nước được sản xuất nhiên liệu hạt nhân. Chúng tôi cần phải chấm dứt hành động ngớ ngẩn, hành động cường quyền, đe dọa, áp đặt thế giới này. Càng ngày sẽ có càng nhiều nước lên tiếng, và Mỹ sẽ không thể áp đặt trật tự xấu xa đáng ghét của mình lên các nước khác như họ đang làm. Salvador Allende đã nhắc đến vấn đề “không sớm thì muộn” - và tôi nghĩ không sớm thì muộn đế quốc Mỹ cũng sẽ không còn là bá chủ thế giới nữa.

Ở một chừng mực nào đó thì cuộc khủng hoảng này là hệ quả đầu tiên của việc khai thác cạn kiệt dầu mỏ và những biến đổi mà hành động đó mang lại.

Đúng vậy, bởi vì tới 80% trữ lượng dầu mỏ của thế giới hiện đang nằm trong tay các nước thế giới thứ ba, vì các nước khác hầu như đã sử dụng hết trữ lượng của mình - trong số đó có Mỹ mặc dù họ có trữ lượng dầu mỏ và khí đốt khổng lồ. Hiện tại họ chỉ còn trữ lượng đủ dùng trong vài năm, chính vì vậy họ phải tìm mọi cách sở hữu các nguồn trữ lượng còn lại trên thế giới dưới bất kỳ hình thức nào. Tuy nhiên, nguồn năng lượng đó, như chúng ta thấy, đang cạn kiệt dần và trong vòng hai mươi lăm hoặc ba mươi năm tới, nguồn nhiên liệu chính dùng để sản xuất điện, ngoài năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng sinh học, sẽ chỉ còn là năng lượng hạt nhân. Công nghệ hyđrô vẫn đang trong quá trình phát triển và phải mất một thời gian dài nữa mới có thể trở thành nguồn nhiên liệu chính, nên nếu không có nguồn nhiên liệu hạt nhân, loài người sẽ không thể tồn tại được, ít nhất là ở một chừng mực nào đó của quá trình phát triển. Đây là vấn đề nghiêm trọng và chúng ta đang phải đối mặt với nó. Tiến trình phát triển của thế giới tất yếu sẽ phải trải qua.

Còn rất nhiều vấn đề về sinh thái mà con người chưa nhận ra; thảm họa nọ nối tiếp thảm họa kia. Có những thảm họa tự nhiên, như căn bệnh ung thư, còn tồi tệ hơn cả năng lượng hạt nhân.

Hoặc là AIDS

Hai mươi lăm năm trước chưa hề có AIDS, nhưng ngày nay đã có ít nhất 40 triệu người bị bệnh hoặc bị nhiễm vi-rút HIV-AIDS. Trong khi đó những nước có phòng thí nghiệm tốt nhất thì lại chỉ dùng đế sản xuất thuốc điều trị chứ không hề có thuốc phòng ngừa hay vắc-xin - điều này thì ai cũng biết - vì chi phí cho một ca điều trị lên tới 10.000 đô la một năm nhưng người bệnh vẫn phải bỏ tiền ra. Chi phí điều trị kiểu này mang lại cho họ lợi nhuận gấp nhiều lần một lần uống vắc-xin phòng ngừa. Hiện nay còn xuất hiện cả vi-rút SARS (Hội chứng suy giảm hô hấp cấp tính) mặc dù không ai muốn, cúm Nile (cúm do loại vi-rút West Nile gây ra) lây truyền vào khu vực đông bắc nước Mỹ, và bệnh sốt xuất huyết do bốn loại vi-rút khác nhau gây ra, và khi các loại vi-rút này kết họp với nhau sẽ gây ra căn bệnh xuất huyết vô cùng phức tạp. Cúm gia cầm có thể cũng sẽ bùng phát và gây ra đại dịch khủng khiếp ngoài sức tưởng tượng. Tất cả những loại bệnh này trước đây đều không có; ngày nay thì chúng ta đều biết những vấn đề này liên quan chặt chẽ với nhau - kinh tế, công nghiệp, dân số, phát triển, hệ sinh thái...

Nói chung, các nước thuộc khối Liên Xô - chúng ta đã đề cập chuyện này rồi - không thực sự quan tâm đến vấn đề môi trường. Vậy Cuba có quan tâm không?

Chúng tôi ngày càng quan tâm đến vấn đề môi trường - chúng tôi đã thấy và đánh giá được mức độ thay đổi khí hậu ở Cuba; sự thay đổi mực nước biển; và cả mức độ ô nhiễm môi trường. Và sự thực là, ở đất nước tôi, người dân ngày càng ý thức về vấn đề môi trường. Người dân được giáo dục; chúng tôi có các chương trình truyền hình liên tục đưa thông tin và định hướng; tất cả các cháu học sinh đều được giáo dục về vấn đè này, ngày nay chúng tôi có cả những nhà bảo vệ môi trường tý hon.

Trong vòng 100 năm, dân số thế giới tăng từ 1,5 tỷ người lên 6,5 tỷ người, như tôi vừa mói nói. Họ sẽ phải phụ thuộc vào các nguồn năng lượng chưa được khám phá và phát triển. Nghèo đói đang ngày một gia tăng; những căn bệnh vốn có và mới phát sinh đe dọa tiêu diệt hoàn toàn nhân loại; trái đất đang ngày càng suy thoái, bạc màu; khí hậu thay đổi; không khí và các đại dương đang ngày càng ô nhiễm.

Quyền lực của Liên Hợp Quốc về vấn đề này không còn nữa; cơ chế kiểm soát của nó đã bị cản trở hoặc thậm chí là phá vỡ. Viện trợ phát triển ngày một giảm. Các nước thế giới thứ ba còn đang nợ một khoản 2,5 nghìn tỷ đô la, trong khi đó với những điều kiện hiện tại thì họ hoàn toàn không có khả năng chi trả. Nhưng hàng năm vẫn có 1 nghìn tỷ đô la chi cho việc phát triển các loại vũ khí tinh vi, có độ sát thương cao hơn. Tại sao lại có điều này?

Một khoản tiền tương tự cũng đang được chi cho các hoạt động quảng cáo khiến hàng tỷ người muốn tiêu thụ những mặt hàng mà họ không có khả năng mua. Tại sao lại thế và vì lý do gì?

Lần đầu tiên trong lịch sử, loài người chúng ta đang đứng trước nguy cơ bị tiêu diệt - tự tiêu diệt mình bằng những hành động điên rồ của chính mình, những nạn nhân của cái được gọi là “nền văn minh”.

Khoảng mười lăm năm trước, năm 1992, khi hầu hết các chính trị gia đều nhắc đến điều này tại hội nghị thượng đỉnh của Liên Hợp Quốc tổ chức ở Rio De Janeiro về trái đất và môi trường, tôi cũng đã nhắc đến điều này. Rất nhiều người cho rằng tôi phóng đại sự thực và tôi là người bi quan. Điều tôi cảnh báo tại hội nghị đó là có một loài đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng: Đó là loài người. Thời gian đã chứng minh rằng tôi nói đúng, đáng buồn là sự thực đó lại cứ diễn ra hàng ngày.


Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 06 Tháng Chín, 2013, 09:10:42 am
Ông có thể rút ra sự liên quan nào giữa toàn cầu hóa tự do và vấn đề tàn phá môi trường quá mức?

Tôi nghĩ tất cả các nỗ lực bảo vệ môi trường đều không tương xứng với hệ thống kinh tế đang gây áp lực lên thế giới, làn sóng toàn cầu hóa tự do mới đang diễn ra quá mạnh mẽ với những điều kiện áp đặt mà IMF đưa ra khiến hàng tỷ người bị đe dọa về sức khỏe, giáo dục, và an toàn. Và với thủ đoạn tần nhẫn là việc tự do mua và bán các đồng tiền mạnh và các đồng tiền yếu của các nước thế giới thứ ba, hàng năm những khoản tiền khổng lồ vẫn bị rút ra khỏi nền kinh tế các nước thứ ba.

Nói một cách ngắn gọn, tôi cho rằng việc bảo vệ môi trường hiện tại không thể đáp ứng được với những chính sách mà WTO đưa ra cho phép các nước giàu tự do thỏa sức hoành hành thế giới, phá hoại phát triển công nghiệp và nông nghiệp của các nước nghèo vốn không còn sự lựa chọn nào khác nên buộc phải cung cấp nhân công và nguyên liệu thô với giá rẻ; với những chính sách của NAFTA và các hiệp định thương mại tự do khác được ký kết giữa bọn cá mập với đám cá trích; với khoản nợ nước ngoài xảo trá có khi chiếm tới 50% ngân sách của một nước và trong bối cảnh hiện tại thì họ không có cách gì trả được; với việc chảy máu chất xám, thì chưa thể xóa bỏ được sự độc quyền vẻ sở hữu trí tuệ, và việc lạm dụng không công bằng các nguồn năng lượng và tài nguyên thiên nhiên của thế giới.

Danh sách các hành động bất công sẽ không bao giờ kết thúc. Vực thẳm ngăn cách sẽ càng ngày càng rộng ra; nạn cướp bóc sẽ càng ngày càng thậm tệ hơn...

Cuba không phải là “xã hội tiêu dùng”; thực ra, sức tiêu thụ ở đây còn hạn chế và người dân có lúc than phiền về điều đó. Ông nghĩ gì khi người dân không có khả năng tiếp cận các sản phẩm của xã hội tiêu dùng kiểu tư bản?

Tôi sẽ nói với họ rằng xã hội tiêu dùng là một trong những mối hiểm họa khủng khiếp nhất, là phát minh đáng sợ nhất của chủ nghĩa tư bản phát triển đang trong giai đoạn toàn cầu hóa tự do mới. Thật đáng sợ khi nghĩ đến cảnh 1,3 tỷ người Trung Quốc sở hữu lượng xe hơi như nước Mỹ đang sở hữu... 1 tỷ người Ấn Độ sống trong xã hội tiêu dùng; 600 triệu người sống ở khu vực hạ Sahara châu Phi hàng ngày vẫn không có điện và ở một vài nơi khác tới 80% người dân mù chữ, tất cả đều sống trong xã hội tiêu dùng.

Với trật tự kinh tế rối loạn đầy hiểm họa này thì chỉ tối đa là 50 hoặc 60 năm nữa các nguồn nhiên liệu hóa thạch sẽ cạn kiệt. Không biết năm mươi năm nữa sẽ lấy đâu ra nguồn năng lượng để vận hành hàng tỷ chiếc xe các loại của các nước phát triển và thậm chí cả ở hầu hết các nước thế giới thứ ba hiện nay. “Xã hội tiêu dùng” là kiểu sống hưởng thụ hoàn toàn bất hợp lý và chắc chắn nó sẽ không phải là mô hình cuộc sống của 10 tỷ người trên hành tinh này khi kỷ nguyên dầu mỏ qua đi.

Trật tự kinh tế và mô thức tiêu dùng bất hợp lý đó không hề phù hợp với nguồn nguyên liệu hạn chế, không tái sinh của thế giới hiện nay cũng như quy luật của tự nhiên và đời sống. Và hoàn toàn trái ngược với những nguyên tắc luân thường đạo lý, đạo đức và văn hóa mà loài người sáng tạo ra.

Nhưng dù sao thì người dân vẫn cần những giá trị vật chất?

Đúng vậy, tôi không hề phủ định tầm quan trọng của nhu cầu vật chất - đó là thứ ưu tiên hàng đầu chúng ta phải đáp ứng cho họ bởi vì để học hành và nâng cao chất lượng cuộc sống thì những nhu cầu tối thiểu phải được đáp ứng - đó là nhu cầu về vật chất và thể chất. Nhưng chất lượng thực sự của cuộc sống lại nằm ở nền giáo dục và nền văn hóa. Giá trị là những gì làm nên chất lượng thực sự của cuộc sống, chất lượng rất cao của cuộc sống chứ không đơn thuần là nhu cầu ăn, mặc, ở.

Ông vẫn là con người mơ mộng cố hữu.

Con người mơ mộng không thể nghĩ được những điều đó, mà đó là những ý tưởng của một người biết nhìn vào thực tế khiến anh ta không còn dám mơ mộng nữa.

Chúng ta có nên thất vọng với loài người không? Hay chúng ta vẫn nên hy vọng loài người sẽ lấp đầy được hố sâu đang ngăn cách họ hiện nay?

Chúng ta đã biết mọi việc đang diễn ra như thế nào. Và tôi cho rằng, việc cần làm ngay là phải xây dựng được ý thức của toàn thế giới, của đông đảo quần chúng, của hàng tỷ người thuộc mọi lứa tuổi thậm chí cả trẻ em. Những điều kiện khách quan, sự chịu đựng của phần lớn người dân là những điều kiện chủ quan cho việc xây dựng ý thức. Tất cả mọi thứ đều có liên quan đến nhau: Nạn mù chữ, thất nghiệp, nghèo đói, bệnh tật; thiếu nước uống, nhà ở, thiếu điện sinh hoạt; sa mạc hóa, biến đổi khí hậu, tàn phá rừng, lũ lụt, hạn hán, suy thoái môi trường, mất cân bằng sinh thái, đại dịch và rất nhiều các thảm họa khác mà chúng ta đang chứng kiến.

Chúng ta đã đạt được những kết quả gì từ Hội nghị thượng đỉnh Rio năm 1992? Hầu như là con số 0. Thậm chí còn ngược lại. Nghị định thư Kyoto bị người ta tẩy chay thô bạo, lượng khí thải cácbon điôxit thay vì giảm thì lại tăng thêm 9%, và ở đất nước ô nhiễm nhất là nước Mỹ thì tỷ lệ này lên tới 18%! Các đại dương và các con sông ngày nay ô nhiễm hơn nhiều so với năm 1992; 15 triệu hécta rừng, gấp bốn lần diện tích của đất nước Thụy Sỹ đang bị tàn phá hàng năm.

Loài người đang gây ra những sai lầm khủng khiếp và họ sẽ tiếp tục mắc sai lầm này, nhưng tôi tin rằng loài người sẽ tiếp thu những ý tưởng quý giá, sẽ rộng lượng hơn, và vượt qua được những bản năng mạnh mẽ vốn có mà tự nhiên gieo giác lên chúng ta - chúng ta sẽ có thể hy sinh cuộc sống của mình vì những gì chúng ta suy nghĩ và cảm nhận. Điều này đã được chứng minh rất nhiều lần trong lịch sử.

Cuba đã có sáng kiến nào giúp bảo vệ môi trường chưa?

Khi thành trì của chủ nghĩa xã hội sụp đổ, chúng tôi đối mặt với khó khăn khủng khiếp, đất nước tôi bị cấm vận hơn 40 năm nhưng chúng tôi vẫn sản xuất được - và đang sản xuất - 3 triệu tấn rau một năm bằng phương pháp trồng trong nước ở các khu đất trống nằm giữa các thành phố. Chúng tôi dùng rơm và các chất thải nông nghiệp khác tưới nước nhỏ giọt với lượng vừa đủ, và còn tạo được việc làm cho 300.000 người - không thể thải một gram cácbon điôxit vào không khí.


Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 06 Tháng Chín, 2013, 09:16:03 am
Cuba sản xuất thuốc lá trong khi ngày nay rất nhiều người phản đối thuốc lá vì cho rằng nó gây ra căn bệnh ung thư. Bản thân ông cũng là nguời nghiện xì gà rất nổi tiếng nhưng rồi ông cũng bỏ được, ông nghĩ gì về điều này?

Ai cũng biết rằng chúng tôi có truyền thống lịch sử sản xuất thuốc lá từ hơn 500 năm trước; đó là sản phẩm đặc trưng của miền đất này, được sản xuất và tiêu thụ ở đây khi Colombus đến phát hiện ra chúng tôi và cây thuốc lá của chúng tôi. Chúng tôi sẽ không từ bỏ nghề này trong khi bị cấm vận. Sẽ rất tuyệt vời nếu chúng tôi bỏ được nghề này. Nhưng khi tặng cho bạn bè một gói xì gà chúng tôi thường nói. “Nếu anh có hút thuốc thì hãy hút cồn nếu không thì có thể tặng lại cho bạn; nhưng tốt nhất là anh nên mang cho kẻ thù của mình”.

Cuba là nước sản xuất và xuất khẩu thuốc lá nhưng chúng tôi vẫn đang phát động chiến dịch vận động không hút thuốc. Cuba cũng là nước sản xuất rượu rum, tôi không bàn về chuyện này, nhưng nếu có uống thì ông cũng chỉ nên uống với lượng điều độ thôi. Nhưng với phụ nữ đang có mang thì tôi khuyên hoàn toàn không nên uống rượu hay hút thuốc. Chúng tôi làm như vậy vì chúng tôi biết rõ tác hại của rượu và thuốc lá với phụ nữ đang mang thai.

Ở Cuba đang diễn ra “cuộc chiến ý tưởng”, ông định nghĩa về “cuộc chiến của các ý tưởng” này như thế nào?

Đó chính là những gì chúng tôi đang làm. Có những việc mới, rất mới; có những việc mà tôi phải công nhận là khác thường. Chúng tôi đã học hỏi rất nhiều, nhưng sự việc đã lên đến đỉnh điểm và mấy năm qua đã trở thành vấn đề đặc quyền của chúng tôi.

Ông đã giúp đỡ chúng tôi, bởi vì cuốn sách ông viết về sự xâm nhập văn hóa   và những số liệu ông đưa ra về tập đoàn độc quyền xuyên quốc gia trên lĩnh vực truyền thông, chúng tôi nghiên cứu rất kỹ vấn đề đó, đã thảo luận và đưa ra một hội nghị chuyên đề về văn hóa. Trước khi diễn ra cuộc chiến ý tưởng, chúng tôi đã tranh cãi về việc làm thế nào để bảo vệ nền văn hóa của đất nước. Và các trí thức nhắc đi nhấc lại câu nói mà tôi thường dùng trong những dịp đặc biệt, khi tất cả mọi việc đều chưa rõ ràng: “Chúng ta phải bảo vệ nền văn hóa của mình”.

Chúng tôi đã có một cuộc họp với Liên hiệp các nghệ sỹ và nhà văn Cuba vài tháng trước, cuộc họp diễn ra rất dài và chúng tôi đã thảo luận vấn đề “xâm nhập văn hóa”, trong cuộc họp đó chúng tôi có đưa ra số liệu từ cuốn sách của ông, sau đó chúng tôi xuất bản nó ở đây. Sau đó các nhà báo cũng tổ chức hội thảo của riêng họ và cứ khoảng sáu tháng vấn đề lại được nhắc đến. Vì thế chúng tôi bắt đầu ý thức về điều này.

Chính ông cũng đã làm rõ rất nhiều vấn đề liên quan đến toàn cẩu hóa tự do mới. Các học giả, trí thức, nhà kinh tế của thế giới ý thức về điều này từ khi nào? Tôi nghĩ, có thể vì tôi là người lạc quan cho rằng thế giới này sẽ được cứu sống cho dù chúng tôi cũng có sai lầm, trong khi các cường quốc đơn phương thì xuất hiện ngày càng nhiều, và bởi vì tôi tin vào chiến thắng của ý tưởng trước sức mạnh.

Chính các ý tưởng đã soi rọi cho thế giới này, nhưng phải là những ý tưởng công bằng, những ý tưởng mang lại hòa bình cho thế giới, tìm lối thoát cho mối hiểm họa chiến tranh, chấm dứt cảnh bạo lực. Chính vì vậy chúng tôi thảo luận về “cuộc chiến của các ý tưởng”.

Cuba cũng tin tưởng vào cái gọi là “giáo dục đại chúng”, một sụ nâng cao về mức độ kiến thức, giáo dục và văn hóa cho mỗi người dân. Một kiểu xã hội hóa kiến thức mà kiến thức thì bao giờ cũng rất tốt, đúng không?

Phải mất rất nhiều thời gian chúng tôi mới phát hiện ra điều này: Rất nhiều người cho rằng tiền mới là yếu tố quyết định. Hoàn toàn sai. Mức độ của tri thức, giáo dục trong các tầng lớp xã hội mới là cái quyết định. Hàng chục nghìn người thuộc tầng lớn tư sản hoặc chí ít thì cũng ủng hộ nó, đã rời Cuba sang Miami. Cách mạng đã đào tạo được khoảng 800 chuyên gia và các nhà trí thức từ các tầng lớp ít có đặc quyền đặc lợi hơn trong xã hội.

Và chúng tôi đã phát hiện ra điều gì? Chúng tôi phát hiện ra rằng những người có kiến thức, có văn hóa nhất trong gia đình thường đi học các trường tốt nhất, bởi vì người ta được nhận vào những trường đó trên cơ sở nền tảng kiến thức vốn có, và họ cũng là những người có vị trí tốt nhất, có được những công việc tốt nhất. Còn những tầng lớp, những thành phần sản sinh ra các nhà lãnh đạo, các nhà quản trị doanh nghiệp, những quan chức chính trị thì có xu hướng tiếp tục duy trì và kế tục truyền thống đó trong khi những gia đình ít được học hành thì tự lo cho bản thân gia đình mình - những đứa trẻ nghèo nhất của những gia đình nghèo, những người bị phân biệt đối xử nhất trong những gia đình bị phân biệt đối xử.

Không phải tôi có ý nói đến sự phân biệt tầng lớp trên khía cạnh kinh tế; tôi đang nói đến sự khác biệt về trình độ học vấn liên quan đến nghèo đói và sự cách ly (so với sự giàu có và truyền thống được học hành). Xây dựng một xã hội mới khó khăn hơn người ta tưởng rất nhiều, bởi vì có rất nhiều việc càn phải làm.

Ở xã hội Xã hội chủ nghĩa như chúng tôi đây, sau rất nhiều năm, khi không còn người mù chữ, khi tất cả người dân đều được học ít nhất là hết lớp 9, vẫn xảy ra hiện tượng những thành phần có đặc quyền đặc lợi hơn chỉ quan tâm đến chính mình, còn những thành phần khác thấp kém hơn thì tự lo cho mình.

Sau năm 1959, chúng tôi thay đổi toàn bộ hệ thống giáo dục. Không còn nạn mù chữ, không còn những trẻ em không được đến trường, nhưng ngay cả ở các trường phổ thông cũng như các trường đại học vốn tiếp nhận học sinh theo hồ sơ học tập và các kỳ thi, vẫn có sự khác biệt giữa các thành phần xã hội, vẫn có thành phàn có nhiều lợi thế hơn các thành phần khác, vẫn có những người da đen, da trắng, những người Tây Ban Nha lai thổ dân Mỹ xuất thân từ những gia đình nghèo khổ nhất trong các gia đình nghèo khổ như trong thời tư bản chủ nghĩa. Mức độ giáo dục của bố mẹ, thậm chí cả khi chúng tôi đã tiến hành cách mạng, vẫn có ảnh hưởng rất lớn đến sự thành đạt của con cái sau này. Những đứa trẻ xuất thân từ gia đình nghèo, bố mẹ ít được học tập thường không đủ tiêu chuẩn được nhận vào học ở các trường tốt nhất. Xu hướng này thường kéo dài đến vài chục năm. Nếu chúng tôi cứ để mọi việc tự nó diễn ra như thế thì con em những gia đình nghèo sẽ không bao giờ có cơ hội được trở thành người lãnh đạo các tập đoàn, trở thành các giám đốc, hay nắm giữ những vị trí quan trọng, bởi vì trong thời đại ngày nay, người ta sẽ không thể quản lý được gì nếu không được học đại học. Những gì chờ đợi họ phía trước chỉ có thể là nhà tù.


Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 06 Tháng Chín, 2013, 09:18:03 am
Và ông đã lầm thế nào để thay đổi định mệnh xã hội đó?

Để giải quyết vấn đề đó, chúng tôi đang thực hiện một cuộc cách mạng sâu rộng về giáo dục - việc làm có thể coi là khó hiểu trong giai đoạn đầu của tiến trình cách mạng. Chúng tôi đang thay đổi toàn diện, nhưng không có nghĩa là tước bỏ cơ hội được đến học ở những trường tốt nhất của người dân - giới trẻ chính là những nhà cách mạng. Không, chúng tôi đang tạo thêm nhiều cơ hội được đi học đại học cho người dân trong cả nước, có nghĩa là học đại học là khâu không thể thiếu trong tiến trình phát triển của giáo dục, và ở một góc độ nào đó, nó cũng là công cụ không thể thiếu giúp xã hội tiến lên. Vài năm trở lại đây, chúng tôi khuyến khích tất cả những người từ độ tuổi mười bảy đến ba mươi đã học hết lớp chín nhưng vì lý do nào đó mà phải đi làm, được tiếp tục đi học. Chúng tôi thành lập các khóa học rất đa dạng, hấp dẫn và sát với họ, thậm chí chúng tôi còn hỗ trợ về tài chính cho họ đi học.

Chúng tôi bắt đầu thực hiện chương trình này từ tháng 9-2001 và đến tháng 9-2005 đã có 45.000 sinh viên thuộc diện đó theo học ở các trường đại học. Họ sẽ là những người dân cách mạng nhất của chúng tôi, bởi vì những chương trình học này như một sự hồi sinh đối với họ. Họ sẽ bị đẩy đi đâu nếu không được học hành? - không có công việc thì cũng không có trợ cấp xã hội nào cả.

Họ sẽ bị đẩy đi đâu?

Tôi đã cho điều tra tất cả các tù nhân ở độ tuổi từ hai mươi đến ba mươi phạm những tội thông thường ở một nhà nước Xã hội chủ nghĩa. Và chúng tôi phát hiện ra một sự thực khó tin là chỉ có 2% số tù nhân này là con em của các gia đình trí thức hay chuyên gia. Ông theo học các trường tốt nhất nước, và ở đó, phần lớn các sinh viên là con em các gia đình trí thức hay các chuyên gia, trong khi có rất ít các sinh viên là con em của những người thuộc tầng lớp nghèo. Tôi đã cung cấp cho ông toàn bộ thông tin rồi.

Hiện tại, chúng tôi vẫn đang cố gắng hết mình. Trong số 16.000 sinh viên theo học các trường về nghệ thuật - đây là các cơ sở đào tạo rất danh tiếng - sự hòa nhập về xã hội và chủng tộc đã tốt hơn trước rất nhiều. Trong các ngành như khiêu vũ, âm nhạc, ca kịch, hội họa cũng vậy. Chúng tôi hài lòng với kết quả này. Trong các khóa học bổ sung dành cho những người trẻ tuổi phải bỏ học nhưng chưa có việc làm, số lượng người đăng ký tham gia đã đạt 113.000 sinh viên. Chúng tôi còn mở thêm rất nhiều trường về chuyên ngành y vốn đang ngày càng nổi tiếng thế giới của mình. Chúng tôi đã thành lập hàng trăm câu lạc bộ vi tính, các trường bách khoa đào tạo về vi tính với hàng chục nghìn sinh viên theo học, trường đại học khoa học thông tin danh tiếng của chúng tôi cũng có tới 8.000 cháu sinh viên theo học.

Nếu có phải “đưa ra rìa” (sa thải, đình chỉ) một người nào đó vì lý do nào đó, chúng tôi sẽ trả lương và cử anh ta đi học trên cơ sở tự nguyện, ở một xã hội đặc biệt như chúng tôi, sẽ tốn kém hơn rất nhiều nếu làm ra những thứ không hiệu quả, chẳng hạn như mía, so với việc trả 100% lương cho công nhân.

Ở Cuba có bao nhiêu sinh viên?

Hiện tại có hơn 600.000 sinh viên theo học ở các trường đại học thuộc tất cả các ngành. Những người đã được đào tạo hoặc đào tạo lại đều cỏ thể tự do chuyển từ nghề này sang nghề khác và có thể làm rất nhiều việc. Trong số đó, hơn 90.000 cháu từng là thanh niên không theo học trường nào cả và cũng không có việc làm - chủ yếu là các cháu xuất thân từ các gia đình nghèo nhưng lại đạt những thành tích rất xuất sắc ở trường đại học. Hiện tại chúng tôi có khoảng 958 trung tâm giáo dục đại học, 169 trung tâm nằm ở các đô thị dưới sự quản lý của Bộ đại học; có 85 trung tâm trong đó 84 trung tâm nằm ở những vùng trước đây là trung tâm sản xuất mía; 18 trung tâm nằm trong các nhà tù, có thể thông tin này là hoàn toàn mới; và 169 trung tâm giáo dục đại học nằm ở các đô thị về chuyên ngành sức khỏe cộng đồng, 1.352 cơ sở khác đào tạo y học đa khoa, y tế, ngân hàng máu nơi người dân có thể theo học rất nhiều các cấp độ chương trình khác nhau liên quan đến sức khỏe cộng đồng. Khoảng 100.000 giáo viên giảng dạy ở các trường đại học phụ trách cả chuyên môn lẫn các chuyên ngành lân cận. Rất nhiều người trước đây từng làm ở các trung tâm sản xuất đường bây giờ cũng đi làm công tác giảng dạy, họ là các phụ tá giáo sư. Chỉ tính riêng giáo viên và sinh viên - tôi không tính những người làm công việc khác ở các trường đại học - con số là khoảng 600.000 người.



Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 06 Tháng Chín, 2013, 09:38:55 am
20

CHUYẾN THĂM CỦA TỔNG THỐNG JIMMY CARTER


Vấn đề Torrijos và kênh đào Panama
- Carter và cuộc khủng hoảng Mariel
- Cuộc đối đầu thứ nhất - Các tổng thống Mỹ
- Đề án Valera - Thay đổi hiến pháp? - Câu trả lời


Năm 2002, ông mời cựu Tổng thống Mỹ Jimmy Carter, người sau này được trao giải Nobel hòa bình sang thăm. Động cơ nào khiến ông đưa ra lời mời đó?

Thứ nhất, tôi luôn đánh giá cao Carter, một người rất biết đạo lý. Chính sách của ông ấy với Cuba rất tích cực, và ông ấy là một trong những vị tổng thống chân thành nhất của nước Mỹ. Carter quả là con người biết luân thường đạo lý. Tôi còn nhớ vào thời gian năm 1976, khi ông ấy có cuộc phỏng vấn nổi tiếng đầu tiên trên tạp chí Playboy ông ấy đã phát biểu rất tích cực.

Ông cũng đọc tạp chí Playboy sao?

Không hoàn toàn như vậy, nhưng vì cuộc phỏng vấn nổi tiếng với Carter xuất hiện trên đó nên tôi đọc. Người ta hỏi ông ấy về tất cả các vấn đề, thậm chí cả chuyện ông ấy có chung thủy với vợ hay không, có lần nào ngoại tình hay không, ông ấy trả lời tất cả. “ừm... trong đầu tôi...” 1. Ông ấy đã rất thực thà khi nói ra những điều đó. Carter không biết nói dối. Vì vậy, có thể nói rằng, tôi cảm nhận được ở Carter, từ trước khi ông ấy trúng cử, một con người sống có đạo lý dựa trên niềm tin tôn giáo chân chính.

Trong suốt nhiệm kỳ của ông ấy từ năm 1977 đến 1981, có cuộc khủng hoảng đặc biệt nào không?

Không... Khi tôi nhận ra ông ấy sẽ giành thắng lợi trong cuộc bầu cử năm 1976, vẫn còn rất nhiều vấn đề đang chờ cần giải quyết, như vấn đề Panama và nguy cơ Torrijos 2, người rất cương quyết, rất yêu nước có thể sẽ hành động, bởi vì đã có lần ông ấy tuyên bố nếu con kênh đó không được giao lại cho Panama, ông ấy sẽ dùng sức mạnh để đòi lại. Tôi ý thức rất rõ những hậu quả mà hành động ấy có thể mang lại - tôi rất thông cảm với cuộc chiến yêu nước của Torrijos, và chúng tôi có liên lạc với nhau, ông ấy là một trong những người, với sự giúp đỡ của vài nước vùng Ca-ri-bê, đã đấu tranh ủng hộ Cuba thoát khỏi bị cô lập khi tất cả các quan hệ đều bị cắt đứt.

Torrijos yêu cầu được giao lại con kênh và phải đạt được một hiệp định công bằng về vấn đề này. Tôi nhận ra từ những lòi nói, bài phát biểu của Carter - lúc đó tôi không hề biết ông ấy rõ lắm, nhưng người ta thường đánh giá người khác từ đằng xa bằng những dấu hiệu nhất định - rằng vị tổng thống tương lai của nước Mỹ này sẽ là con người rất đáng kính. Nhưng tôi cũng nhận thấy rằng, với những tuyên bố của mình, Torrijos rất có thể sẽ hành động cứng rắn và đó sẽ là thảm họa cho một đất nước nhỏ như Panama... Vì vậy, tôi gợi ý ông ấy nên kiên nhẫn đợi đến khi có kết quả chính thức của cuộc bầu cử ở Mỹ.

Lúc đó Ford 3 vẫn là tổng thống Mỹ. Gerald Ford không phải là con người hiếu chiến (có nghĩa là chống lại Cuba), nhưng dù sao thì ông ấy vẫn còn ngồi đó, vẫn là người kế nhiệm của Nixon. Tôi đã nói với Torrijos hai điều: “Tôi cho rằng Carter sẽ thắng trong cuộc bầu cử này”. - Ông có thể rút ra những kết luận này từ những tình tiết đan xen vào thời điểm đó - và tôi còn nói, “Theo tôi, ông ấy sẽ là người hiểu vấn đề này; ông ấy là người mà chúng ta có thể thỏa hiệp được về vấn đề con kênh”. Đó là sự thực. Tôi nói với ông ấy rất nhiều lần về chuyện này... Chính ông ấy cũng nhắc đến về sau này; tôi chỉ kể lại với ông những gì mà ống ấy nói trước đây thôi.

Torrijos nói phải không?

Đúng. Đúng hơn là ông ấy nói lại những gì tôi đã nói; ông ấy kể lại những lời tôi đã nói với ông ấy về ý tưởng thu lại con kênh bằng sức mạnh, thậm chí ông ấy còn tỏ thái độ cảm ơn trong một chuyến thăm đến đây.

Tôi cảm nhận được ở người đàn ông này, ở Carter, đó là con người có phẩm giá. Sau đó, ông ấy không những thắng cử mà còn có thái độ rất thiện cảm với Cuba; ông ấy sẵn sàng thay đổi. Chính vì ông ấy mà chúng tôi cho mở Văn phòng lợi ích Mỹ 4.

Văn phòng đó được thành lập trong nhiệm kỳ tổng thống của Carter đúng không?

Đúng, đúng là vào khoảng thời gian đó. Vấn đề lãnh hải cũng nổi lên, ý tôi nói là vùng lãnh hải hai trăm dặm. Chúng tôi vẫn từng đánh cá ở khu vực cách bờ biển của Mỹ và Canada mười hai dặm. Chúng tôi đã lên tiếng bảo vệ (quyền kiểm soát) vùng lãnh hải trong phạm vi hai trăm dặm cùng với Chile và Peru và các nước thuộc thế giới thứ ba. Nhưng rồi có một sự thực là chúng tôi có đội tàu đánh cá rất chuyên nghiệp nhưng lại không có biển để đánh cá. Một trong những vùng đánh cá chính của chúng tôi là vùng nước gần lãnh thổ của Mỹ. Vì vậy, chúng tôi bàn bạc việc đó - Carter thậm chí còn sẵn sàng đàm phán các hiệp định về đường biên giới biển, và sẵn sàng cho phép chúng tôi được tiếp tục đánh cá như Canada đang được phép làm. Tất nhiên, những điều khoản đó cũng được bàn bạc rất kỹ lưỡng, chỉ giới hạn ở những phạm vi nhất định, và còn có các yêu cầu khác như hạn ngạch, mức phí.

Các thỏa thuận giữa Torrijos - Carter, những giải pháp, và việc thành lập Văn phòng lợi ích Mỹ là những hành động tích cực, những bước đi tích cực của Carter. Nhưng cũng có một khó khăn lúc đó là vấn đề cuộc chiến ở Angola đã xảy ra từ năm 1975 nhưng Carter vẫn muốn giải quyết vấn đề giữa Mỹ và Cuba.


-----------------------------------------------------------
1. Robert Scheer, Playboy phỏng vấn với Jimmy Carter, tạp chí Playboy, tháng 11-1976.

Lời của Carter là: Kinh Thánh nói, “Thou shalt not commit adultery”. Chúa Giê su nói, tôi sẽ nói với các người rằng, bất kỳ ai nhìn phụ nữ với vè thèm khát thì trái tim người đó đã phạm phải điều cấm. Tôi đã nhìn rất nhiều phụ nữ với vẻ thèm khát. Tôi đã phạm phải điều cấm trong tim mình rất nhiều lần... Đây là điều mà Đức Chúa thừa nhận, rằng tôi sẽ làm và đã làm, và Chúa sẽ tha thứ cho tôi vì điều đó. Nhưng điều đó không có nghĩa là tôi lên án người nào đó không chỉ nhìn người nào đó với vẻ thèm khát mà còn bỏ mặc vợ mình đi ăn nằm với vợ người khác. Chúa Giêsu nói, đừng tự coi mình là người tốt hơn người khác vì có người thì đi lại với rất nhiều phụ nữ trong khi có người thì lại chung thuỷ với vợ mình. Người chung thuỷ với vợ mình không nhất thiết phải hạ cố hoặc tự hào với mình vì mức độ phạm tội có liên quan.

2. Omar Torrijos (1929-1981), vị tướng người Panama, tổng thống Panama từ 1968 đén 1978, đã tiến hành những cải cách về kinh tế và xã hội quan trọng trên đất nước này. Năm 1977 ông đã đàm phán một hiệp định với Carter nhằm giao lại con kênh cho Panama; từ khi hoàn thành vào năm 1914, con kênh này đã nằm dưới sự quản lý của chính quyền Mỹ. Ông qua đời trong một tai nạn máy bay bí ẩn; con trai ông, Martin được bầu làm Tổng thống Panama năm 2005.

3. Gerald Ford (1913-2006), Tổng thống thứ 38 của Mỹ, nhậm chức từ tháng 8 - 1974 khi Richard Nixon từ chức do vụ bê bối Watergate, đến tháng 1-1977 Ford là tổng thống Mỹ duy nhất không được bầu làm phó tổng thống cũng như tổng thống, bởi vì ông ấy được bổ nhiệm vào chức vụ phó tổng thống khi vị phó tổng thống của Nixon, Spiro Agnew, từ chức vì có liên quan đến vụ bê bối về thuế.

4. Tên thực sự của văn phòng ngoại giao này là Cơ quan lợi ích Mỹ ở Havana; đối trọng là Cơ quan lợi ích Cuba ở Washington, DC. Những tên gọi này là kiểu tên gọi ngoại giao của “toà đại sứ”, do không có quan hệ chính thức giữa hai nước vì bị phía Mỹ cắt đứt vào tháng 1 năm 1961, ba tháng trước vụ xâm lược Vịnh con lợn. (Castro luôn dùng từ “Văn phòng lợi ích” để chỉ cơ quan này).



Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 06 Tháng Chín, 2013, 09:44:19 am
Và rồi xuất hiện vấn đề Mariel (vụ người Cuba di cư ồ ạt sang Mỹ năm 1980)?

Đúng. Vụ đó xảy ra năm 1980 - chúng tôi đã bàn bạc về vấn đề này. Nhưng phong trào Mariel chấm dứt ngay lập tức bởi vì Carter đang trong nhiệm kỳ; chúng tôi đã có quan hệ tốt với nhau, và không muốn vì việc nhỏ đó mà để cho Reagan và phe cực hữu giành chiến thắng. Vấn đề ở I-ran cũng đã nổ ra 1, họ đã hành động một cách không cần thiết khi dùng sức mạnh giải cứu các nhân viên đại sứ quán Mỹ và hậu quả dẫn đến một cuộc chiến đẫm máu. Và sự kiện Mariel - đúng ra đó là do đám người di cư kia liều mạng xông vào các sứ quán hành hung với sự hỗ trợ từ bên ngoài.

Họ xông cả vào sứ quán Peru phải không?

Đúng ra là hai sứ quán; Peru và Venezuela. Các đại sứ trục xuất tất cả nhưng sau đó họ quyết định giữ lại vài người đã bị trục xuất đi, họ tìm lại và cho quay lại đại sứ quán, nhưng cũng không nhiều lắm bởi vì khi đó chúng tôi chưa quan hệ nhiều với các nước thuộc châu Mỹ La-tinh. Thế rồi một toán liều mạng dùng xe buýt cán cổng sứ quán Peru để xông vào. Một sỹ quan cảnh sát bị giết.

Ngày hôm sau chúng tôi rút hết lực lượng bảo vệ sứ quán và người ta ngay lập tức tranh thủ cơ hội - bọn lưu manh đổ xô vào trong. Họ cho rằng họ có thể đến Mỹ mà không cần Visa với cái mác “tị nạn chính trị”. Sứ quán đầy chặt người. Và các chương trình tuyên truyền rộ lên đánh lừa Carter; ông ấy nghĩ rằng bọn người “bị biến thành nô lệ kia” đang đi tìm kiếm tự do ở Mỹ, nhưng trong thực tế những người tràn vào sứ quán toàn là bọn lưu manh không hề được cấp bất kỳ loại Visa nào.

Toàn lưu manh sao?

Đa số là vậy - chỉ có một hoặc hai trường hợp ngoại lệ.

Có hàng nghìn người đổ xô vào đó đúng không?

Khoảng 10.000 người.

Mười nghìn! Làm sao có đủ chỗ đuợc?

Ông nói đúng - không có đủ chỗ cho bọn họ. Và đó chính là lúc Carter đưa ra ý tưởng sai lầm rằng bọn họ sẽ được “mở rộng vòng tay'' tiếp nhận ở Mỹ. Đây chính là sự khởi đầu của phong trào Mariel. Điều tương tự cũng xảy ra ở Camarioca. (Xem chương 16, “Những cuộc khủng hoảng di cư”).

Carter vừa bị một cú chấn động với vụ I-ran, chính vì vậy khi tuyên bố điều đó tôi có cảm nhận ngay đó là sai lầm của ông ấy. Đạo luật điều chỉnh được thông qua ngay lập tức và cho đến bây giờ nó vẫn còn hiệu lực.

Ông có gợi lại chuyện đó khi ông ấy sang đây thăm không?

Không thể làm như vậy được. Đó là một trong những việc khiến ông ấy thất bại trong cuộc bầu cử nhiệm kỳ hai... Vụ thứ nhất là vấn đề I-ran... Sự thực là vụ đó đã làm cho Carter bị yếu thế đi rất nhiều. Carter là ứng cử viên cho nhiệm kỳ hai và ông ấy đã có những hành động tự làm ảnh hưởng đến mình, ông ấy đã cử một phái đoàn đến I-ran...

Và phái đoàn quân sự ông ấy cử đi để giải cứu những người Mỹ bị bát làm con tin trong sứ quán ở Teheran thất bại, một trực thăng bị bắn rơi...

Đúng, và Carter còn phải đối mặt với tình trạng lạm phát tới hai con số, giá dầu tăng cao, và điều đó làm cho phe cánh hữu mạnh lên, đó là phe của Reagan.

Vị thượng nghị sỹ là anh trai của Kennedy, ứng cử viên của phe Dân chủ, ông ấy đã chiến thắng tất cả các ứng cử viên của phe mình - một con người rất có ảnh hưởng, rất có tài hùng biện.

Ông đang nói đến Edward phải không?

Đúng là Edward. Có thể coi ông ấy là một huyền thoại. Bất chấp thảm họa Chappaquiddick 2, vụ tai nạn giết chết cô gái, ông ấy vẫn được chọn làm ứng cử viên và có sức mạnh át hẳn các ứng cử viên khác. Nhưng rồi vụ I-ran xảy ra làm thay đổi hoàn toàn tình hình, phe cánh hữu giành lại sức mạnh. Carter bất ngờ trở thành ứng cử viên yếu thế nhất. Tôi nhận ra rằng ứng cử viên duy nhất có thể đánh bại được Reagan vào thời điểm đó chỉ có thể là Ted Kennedy. Lúc đó vụ Chappaquiddick đã lắng xuống rất nhiều rồi. Clinton cũng bị một vụ scandal tương tự, nhưng không phải vì bản chất của nó như thế mà bởi vì người ta cố tình lợi dụng nó mặc dù ông ấy cũng làm hết được nhiệm kỳ.


----------------------------------------------------------
1. Tháng 11-1979, trong giai đoạn cao điểm của cuộc cách mạng Hồi giáo ( I-ran, một nhóm những người ủng hộ Ayatollah Khomeini lao vào đại sứ Mỹ ( Tê-hê-ran bắt 52 con tin người Mỹ. Tất cả các nỗ lực nhằm giải cứu các con tin đều thất bại. Carter cho phép một đội biệt kích tác chiến đặc biệt đến giải cứu nhưng cũng thất bại vì những lý do kỹ thuật và một loạt các tai nạn. Đến tận ngày 20-1-1981, khi người kế nhiệm của Carter, Ronald Reagan nhậm chức Tổng thống thì các con tin mới được thả tự do.

2. Vào khoảng nửa đêm ngày 18-19 tháng 7 năm 1969, Edward “Ted Kennedy bị một vụ tai nạn xe hơi kỳ lạ ở Chappaquiddick (bang Massachusttset) làm thư ký riêng của ông, Mary Jo Kopechne, thiệt mạng và gây ra vụ bê bối lớn.



Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 06 Tháng Chín, 2013, 09:53:58 am
Có phải ông đang muốn nhắc đến vụ Monica Lewinsky?

Đúng, nhưng điều đáng tiếc nhất trong vụ đó là con người này (George W. Bush) được bầu cử làm người kế nhiệm Clinton, và thắng lợi bằng gian lận trong bầu cử.

Cuba chấm dứt vụ di cư hàng loạt Mariel để không gây khó khăn rắc rối cho Carter trong lần tái cử?

Đúng vậy. Khi chúng tôi chấm vụ Mariel, lẽ ra chúng tôi đã có thể thương lượng về vấn đề Đạo luật điều chỉnh kia, nhưng chúng tôi không làm như vậy bởi vì tôi không muốn làm lãng phí thời gian và làm ảnh hưởng đến Carter trong chiến dịch tranh cử. Thậm chí chúng tôi còn giúp giải quyết vấn đề do chính nước Mỹ gây ra: vụ cướp máy bay. Bởi vì khi bọn cướp máy bay chạy đến Cuba cùng với những chiếc máy bay chúng cướp được, chúng tôi kết án chúng rất nặng, thậm chí là hai mươi năm tù.

Và đó là thời điểm ông quyết định trả lại tất cả những tên cướp máy bay nguời Mỹ?

Những bản án rất nặng ở Cuba không hề ngăn chặn được bọn cướp máy bay. Vì vậy, tháng 1 năm 1981, Carter kết thúc nhiệm kỳ và Reagan lên thay. Lần đầu tiên chúng tôi trao trả lại bọn cướp máy bay là vào ngày 18 tháng 9 năm 1980 khi Carter còn nắm quyền.

Chúng tôi đã làm được hai việc cho Carter: Chấm dứt vụ Mariel và trao trả hai tên cướp máy bay vốn là người Cuba di cư bất hợp pháp sang Mỹ sau đó lại quay trở về. Bởi vì họ nghĩ rằng cứ cho máy bay quay về bất chấp án phạt như thế nào... Nhưng chúng tôi chỉ làm như vậy với Carter, bởi vì ông ấy có thái độ rất thân thiện với chúng tôi.

Tôi nghĩ bọn cướp máy bay đáng bị kết án 40 năm tù. Nhưng rồi chúng tôi lên tiếng rằng đó là chính sách khoan hồng của chúng tôi, bởi vì, khi một máy bay của Mỹ xuất hiện luôn tiềm tàng mối hiếm họa. Thời gian cầm tù thực sự không phải là vấn đề quyết định mà chúng tôi phải trả lại bọn cướp đó, nhưng rồi người Mỹ lại không bao giờ trả lại bọn chúng cho chúng tôi; mà ngược lại, họ còn khuyến khích bọn cướp, không hề trừng phạt bọn chúng. Bất chấp hành động đó, chúng tôi vẫn quyết định sẽ trả lại toàn bộ bọn cướp cho chính quyền Mỹ, đó là sự thực, đó là toàn bộ câu chuyện.

Ông có bao giờ cảm thấy Carter có thái độ thù địch với Cuba không?

Như tôi đã nói, mặc dù là nhà lãnh đạo của đế quốc thù địch với chúng tôi, nhưng Carter là con người có nhân tính; ông ấy không phải là kẻ giết người, kẻ diệt chủng. Những thứ tôi đọc được từ ông ấy, các bài viết, bài nói, những cuộc phỏng vấn cho thấy ông ấy là người tốt một con người lịch sự mặc dù đang lãnh đạo một đất nước có rất nhiều đặc quyền đặc lợi, rất nhiều quyền lực.

Và rất nhiều áp lực.

Ngay cả khi Chiến tranh lạnh vẫn đang diễn ra. Ông ấy là vị tống thống tốt nhất trong tất cả các đời tổng thống Mỹ mà tôi biết, quan điểm của tôi về ông ấy khác hoàn toàn những Tổng thổng khác. Tôi có quan điểm về Kennedy, về Clinton, tất cả các tổng thống khác tôi đều có những quan điểm và đánh giá riêng của mình bởi vì ngày nào tôi cũng đọc các tin tức về họ nhưng không phải vì tôi muốn đối đầu với thái độ thù địch của cường quốc đó.

Ông đã tận mắt chứng kiến từ đời Tổng thống Eisenhower với tư cách là một đối thủ hoặc ít nhất thì đó cũng là vị lãnh đạo của một nước có quan hệ hà khắc nhất với Cuba.

Chúng tôi đều là những con người rất sôi nổi nhưng chúng tôi không hề căm thù nhau, điều này hoàn toàn khác. Tôi không biết sự căm ghét nảy sinh từ đâu - có lẽ là từ bản chất con người. Có những người sống rất bình thản, trong khi có những người khác thì lại rất sôi nổi. Ông có thể coi thường, khinh rẻ, ông có thể có quan điểm rất tiêu cực về một hệ thống chính trị nào đó, nhưng đó hoàn toàn không phải là thái độ căm ghét con người.

Chúng tôi không hề căm ghét ai. Cần phải phân biệt rõ ràng đâu là nhân tính, còn đâu là vấn đề cá nhân, đổ lỗi cho một người vì người ta bị đặt vào vị trí đó và không thể làm khác được - thậm chí không thể tỏ ra chân thực được.

Ở một đất nước to lớn vĩ đại như vậy, một đế chế khống lồ chẳng khác gì đế chế La Mã như vậy, với những vị hoàng đế thông minh lỗi lạc, và có những con người... nhưng vẫn có một con người như Suetonius nói, còn tham khảo ý kiến cả con ngựa của mình 1.

Đó là hoàng đế Caligula

Người ta đều biết đến lịch sử của đế chế La Mã bởi vì có rất nhiều câu chuyện kể có liên quan.

Có những vị Tổng thống của nước Mỹ rất khác người: Có người nói chưa bao giờ đọc hết cuốn sách nào, có người thì đọc rất ít, có người lại đọc rất nhiều. Ví dụ như John Kennedy là người đọc rất nhiều; ông ấy là con người có giáo dục và đã viết cuốn sách rất nổi tiếng Profiles in Courage (Hồ sơ những con người dũng cảm) 2. Ông ấy có tham gia chiến đấu trong Chiến tranh thế giới thứ hai, chỉ huy một đội tàu chiến cao tốc chiến đấu trên biển Thái Bình Dương, và đã cứu sống một vài người bạn - Ông ấy được tặng thưởng huy chương.


----------------------------------------------------------
1. Nhà sử học La Mã Gaius Suetonius (AD?69-?140) sống dưới thời của các đế chế Trajan và Hadrian và là tác giả của cuốn “Những cuộc đời của Caesars”.

2. Người giành giải Pulitzer lịch sử vào năm 1957, cuốn sách miêu tả những hành động dũng cảm của các nhân vật quan trọng trong lịch sử nước Mỹ thể hiện những giá trị và nét đặc trưng mà theo quan điểm của Kennedy thì đó chính là cơ sở mà họ dựa vào để lãnh đạo đất nước: hy sinh bản thân, sự cống hiến và sức mạnh của nhân cách.



Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 06 Tháng Chín, 2013, 09:59:56 am
Và ông sẽ liệt Carter vào bảng những tổng thống có giáo dục và đọc rất nhiều?

Theo quan điểm của tôi, Carter là người rất thực thà cho dù giữ cương vị là tổng thống Mỹ. Chúng ta cũng nên nhớ rằng ông ấy là người kế thừa những gì còn lại của cuộc chiến tranh Việt Nam, cuộc chiến đã ngốn hết phần lớn số tiền của đất nước này - 500 tỷ đô la - trong khi lượng dự trữ vàng cũng giảm từ mức trị giá 30 tỷ đô la xuống còn 10 tỷ đô la, vào thời điểm đó giá vàng chỉ có 35 đô la/ounce. Chính vì vậy Nixon đã không áp dụng tiêu chuẩn tính bằng vàng đối với đồng tiền của Mỹ vào năm 1971, đơn phương vi phạm quy định của Hiệp ước Breton Woods 1, thực hiện chính sách phát hành tự do đồng tiền mà không có lượng vàng cần thiết để cân đối. Giá vàng tăng - Như vậy cũng có nghĩa là giá dầu bị đẩy lên: Người dân muốn dự trữ bằng vàng vì nó an toàn; họ không còn tin vào tiền giấy, vì vậy một ounce vàng lên tới 300 đô la, thậm chí là hơn, và như vậy lượng vàng dự trữ tương đương giá trị 10 tỷ đô la kia lên tới 300 tỷ đô la. Vào thời điểm tham gia Hiệp ước Breton Woods năm 1944, lượng vàng dự trữ của Mỹ ở mức 30 tỷ đô la, tính theo giá vàng là 35 đô la/ounce. Đó là sự thực mà người ta quên đi - rất nhiều người quên đi.

Phải nói rằng tôi luôn đánh giá cao Carter, ông đã hỏi tôi ông ấy là người thế nào, tôi gặp ông ấy ở đâu. Đó là tại đám tang của Trudeau vào đầu tháng 10 năm 2000. Pierre Trudeau từng là bạn thân của tôi và là nhân vật xuất chúng 2.

Ông ấy là thủ tướng Canada và là người luôn duy trì quan hệ gần gũi với Cuba bất chấp sức ép từ Mỹ.

Đúng vậy - ông ấy là một nhà quý tộc. Tôi còn nhớ có lần ông ấy đến Cuba khi cậu con trai mới được ba hay bốn tháng tuổi gì đó. Cậu con trai này đã qua đời trong một tai nạn gần đây 3. Đúng là một thảm kịch.

Tôi đưa Trudeau đến thăm một căn nhà nhỏ mà tôi thường xuyên ghé qua, đó là ngôi nhà đèn - một ngôi nhà cổ gần như bỏ hoang đã hơn 150 năm rồi, ít nhất thì cũng vào khoảng 150 năm tuổi. Trudeau ngủ ở đó cùng với vợ và cậu con trai. Chúng tôi ngồi bên ngoài ngôi nhà, cạnh bờ biển và nói chuyện rất nhiều, ông ấy là người tôi vô cùng ngưỡng mộ. Ông ấy đến Cuba khá nhiều lần. Trudeau là người thích hoạt động ngoài trời, thích thể thao, ông ấy thường bơi thuyền trên sông; ông ấy còn có cả một tàu lặn và thường dùng nó đi ra khu vực bờ biển ngoài khơi Greenland xem những gì còn lại của con tàu Lusitania 4. Ông ấy là con người rất yêu thiên nhiên và rất khỏe mạnh. Nếu ở Canada thì Carter cùng sẽ giống như Trudeau nhưng ở Mỹ thì không thể.

Ông đi tham dự đám tang Trudeau và gặp Carter ở đó?

Đúng vậy, vào tháng 10 năm 2000 ở Ottawa. Trước đó tôi đã từng gặp Carter rồi; hình như tôi tình cờ gặp ông ấy ở đâu đó thì phải. Sau nhiệm kỳ của mình, ông ấy vẫn tiếp tục thực hiện các chính sách đã đặt ra, những sáng kiến chính trị, xã hội và học thuật. Như tôi đã nói với ông, giá trị đạo đức trong con người ông ấy không phải do các học thuyết chính trị tạo ra như hầu hết chúng ta mà nó được tạo ra từ niềm tin tôn giáo.

Carter từng là bộ trưởng theo đạo Tin lành đúng không?

Đúng 5. Thế là chúng tôi gặp nhau ở đám tang Trudeau, và chúng tôi nói chuyện, Ôi! - Tôi đã gặp ông ấy một lần rồi, tôi nghĩ nhân dịp nhậm chức gì đó, khi Carlos Andres Perez được tuyên thệ nhậm chức vào tháng 1 năm 1989.

Ở Venezuela.

Đó là buổi nhậm chức lần thứ hai vì Carlos Andrez vẫn tại chức và được bầu cử tổng thống nhiệm kỳ hai. Lần đó tôi cũng gặp Carter ở Caracas, tôi đã nói chuyện với ông ấy, tôi còn nói chuyện với bà góa phụ của Robert Kennedy, bởi vì gia đình nhà Kennedy, sau khi John Kennedy bị ám sát, thường xuyên liên lạc với chúng tôi và chúng tôi trở nên thân thiện, thường xuyên trao đổi với nhau. Đó là một ví dụ nữa cho thấy người ta không thể để quan hệ thù địch giữa hai nước chi phối.



----------------------------------------------------------
1. Hiệp ước Bretton Woods, ký bởi các cường quốc tư bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai, gắn tỷ suất của đồng tiền với vàng (ở mức 35 USD/ouce) và tạo ra một hệ thống kinh tế quốc tế với những thể chế đặc biệt: Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng thế giới (WB).

2. Pierre Elliott Trudeau (1919-2000) là thủ tướng của Canada từ năm 1968-1979 sau đó là từ năm 1980-1984.

3. Michael Trudeau (1975-1998) qua đời ở Columbia vào ngày 15-11-1998. Một trận tuyết lở ở Kokanee Park đã cuốn cậu ta xuống hồ Kokanee và bị coi là chết đuối nhưng xác của cậu ta không được tìm thấy.

4. Tàu viễn dương của Anh bị một tàu ngầm của Mỹ làm chìm vào ngày 7-5-1915, trong Chiến tranh thế giới thứ nhất; con tầu viễn dương Cunard đang trên đường từ New York đến Liverpool (Fastnet Rock, Ai-len là nơi nó dự định bỏ neo) với hơn 1.200 hành khách và khoảng 800 thuỷ thủ đoàn cũng như nhân viên phục vụ.

5. Carter là ngưòi mộ đạo Thiên Chúa và vẫn tham gia giảng dạy vào ngày Chủ nhật ở trường học, nhưng ông không được phong chức. Tuy nhiên, chị gái của ông, Ruth Carter Stapleton (1929-1983) lại là một mục sư.



Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 06 Tháng Chín, 2013, 10:03:54 am
Cậu con trai của John Kennedy có đến Cuba không?

Cậu ấy có đến một lần trước khi bị tai nạn, chính là cậu bé...

John-John Kennedy, cậu bé mới hai hay ba tuổi gì đó thì bố bị ám sát.

Cậu bé này đang là chủ bút của một tạp chí, đó là tạp chí George. Cậu ấy có ăn tối cùng tôi, chúng tôi có nói chuyện với nhau vài giờ, và một thời gian ngắn sau đó, vào tháng 7 năm 1999, vụ tai nạn máy bay xảy ra và hai vợ chồng cậu ấy qua đời. Đó thực sự là thảm họa rát đáng buồn. Gia đình nhà Kennedy cứ dần dần ra đi.

Đúng vậy.

Nhưng vào dịp đó họ đang ở Venezuela, và tôi gặp bà góa phụ của Robert Kennedy ở đó; tôi còn gặp bà chị gái, Eunice 1, vợ của Sargent Shriver, người đã thành lập tổ chức Peace Corps (Một kiểu tổ chức tình nguyện của Mỹ) năm 1961, cùng với bọn trẻ nhà Bobby Kennedy.

Như vậy lần đầu tiên ông gặp Carter ở Venezuela?

Đúng thế. Lần đó, ở Caracas, chúng tôi gặp nhau trong một tòa nhà tháp đôi nơi ông ấy ở. Chúng tôi có nói chuyện một lát, bởi vì ông ấy muốn nói thẳng thắn mối quan hệ giữa hai nước chúng tôi. Một số nhân viên dưới quyền của ông ấy đã ghé thăm Cuba nhưng họ luôn đưa ra những yêu cầu. Trong đó có vấn đề ở Angola và cuộc cách mạng nổi dậy ở El Salvador - những vấn đề mà chúng tôi chưa thể nhượng bộ được với nhau, nhưng có một người muốn thay đổi chính sách với Cuba và người đó chính là Carter.

Thời gian đó lạm phát ở Mỹ đang lên mức hai con số, đó là hậu quả của cuộc chiến tranh Việt Nam, như tôi đã nói. Rồi cuộc cách mạng của người Hồi giáo năm 1979 - tất cả những sự kiện đó đều có tác động đến việc ông ấy không trúng cử nhiệm kỳ hai - và người cảnh sát có quyền lực nhất trong giải quyết vấn đề Trung Đông đã bị đánh bại bởi một phong trào rộng khắp, có thể nói như vậy. Đó là ví dụ rõ nhất cho thấy, ở những thời điểm nhất định, người dân có thế đánh bại những chiến binh hùng mạnh nhất bằng cảm nghĩ, ý tưởng và chủ nghĩa anh hùng trong mình mà không tốn một viên đạn. Trường hợp I-ran là ví dụ kinh điển về điều này.

Hậu quả thảm khốc với Carter, và ông ấy phải trả giá bằng thất bại trong bầu cử của mình.

Rất thảm khốc. Carter đã gặp khó khăn vô cùng lớn. Thực ra nó tác động đến tất cả các ứng cử viên của phe Dân chủ. Tôi còn nhớ, lúc đó Edward Kennedy đã nổi lên. Những vấn đề gây khó khăn cho Carter, tôi nhắc lại, thứ nhất đó là chuyện xảy ra ở I-ran, thất bại trong chiến dịch giải cứu, không hiểu tại sao người ta lại có thể thuyết phục được ông ấy làm chuyện này bởi vì Carter là chính khách rất thông minh. Thậm chí có thể người ta còn thuyết phục ông ấy gây ra vụ Vịnh Con lợn. Dù sao thì chiến dịch quân sự đó cũng đã gây tổn thương cho ông ấy và Carter thất bại. Thứ hai, đó là tình trạng lạm phát quá cao cộng với giá dầu tăng lên mức kỷ lục; ông ấy nhậm chức trong khi giá dầu đã lên đến mức 35 đô la một thùng, bằng với mức giá ngày nay (tháng 1 năm 2003).

Tất cả những yếu tố đố cùng xuất hiện một lúc, và rồi một ứng cử viên rất mạnh nổi lên lấn át tất cả, đó là Edward Kennedy, con người rất có tài. Người ta nói rằng, thành viên trong gia đình nhà Kennedy cũng nói điều này, Edward là người hiểu biết nhất về chính trị. Và ông ấy lấn át các đối thủ. Nhưng khi động đến vấn đề đối ngoại thì ý kiến của người dân thường dễ đi đến thống nhất với nhau, và điều đó đã xảy ra khi Kennedy đang nổi lên rất mạnh, và tình thế thay đổi hoàn toàn, người ta hướng sự chú ý đến Carter.

Có thể nói tất cả những sự kiện đó đều được phóng đại, không phải vì nó quan trọng mà bởi vì nó có tác động rất lớn trong dân chúng nước Mỹ. Vấn đề con tin là quan trọng, nhưng hoàn toàn có thể giải quyết được mặc dù để giải quyết được điều đó không phải là ngày một ngày hai - chúng ta đang đề cập đến việc một đế quốc hùng mạnh nhất thế giới bị hạ nhục, và họ phẫn nộ phản ứng lại.

Điều đó làm cho một siêu cường biến thành trò hề.

Nó có tác động vô cùng lớn, làm thay đổi hoàn toàn xu hướng của cuộc bầu cử. Có nghĩa là lúc đó, Carter đang đứng sau Edward nhưng rồi ông ấy bắt đầu lấy lại điểm và trở thành ứng cử viên nặng ký. Nhưng vào thời điểm đó, Carter chưa thể giành được thắng lợi trong cuộc bầu cử thứ hai. Có một sự kiện rất đáng tò mò mà lẽ ra nhờ đó Kennedy đã có thể giành chiến thắng - tôi nói đáng tò mò là bởi vì chính Kennedy là người đề cử Carter, đó có thể coi là bài diễn văn vĩ đại.

Người duy nhất có thể giành chiến thắng trước Reagan năm 1980, đó là Edward Kennedy. Rất nhiều người không nhắc đến chuyện này, thậm chí họ cũng không thèm để ý. Nhưng tôi thì không bỏ qua, tôi nhớ những ngày đó rất rõ.

Thế rồi Reagan xuất hiện, và nếu Nixon tung tiền ra đi đánh nhau và không cần tăng thuế thì Reagan lại dùng chính sách đồng đô la chấn hưng lại đất nước. Nợ công lúc đó tăng vọt - hoàn toàn tương tự như những gì Bush đang làm hiện nay, và điều đó sẽ gây tai họa cho đất nước.

Sau đó, chúng tôi mới có cơ hội hiểu Carter nhiều hơn khi ông ấy đến thăm Cuba. Chúng tôi hiểu rất rõ những kinh nghiệm, cách nghĩ, kỹ năng ngoại giao của ông ấy, và tôi cũng biết rằng còn rất nhiều điều chúng tôi chưa biết về ông ấy, có thể đó là sự khờ khạo.


----------------------------------------------------------
1. Eunice Kennedy Shriver, chị gái của John, Robert, Edward Kennedy và là mẹ của María Shriver, nhân vật nổi tiếng trên truyền hình và là vợ của diễn viên điện ảnh sau đó trở thành thống đốc bang California Arnold Schwarzenegger (đắc cử năm 2003 và tái cử năm 2006).


Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 06 Tháng Chín, 2013, 10:07:14 am
Điều gì khiến ông mời ông ấy sang thăm Cuba?

Chúng tôi đã gặp nhau ở Venezuela, sau đó là Canada; chúng tôi đã nói chuyện và tôi nói với ông ấy rằng ông ấy nên sang thăm Cuba một lần. Bởi vì, nếu ông chỉ biết đến một đất nước thông qua những gì được viết về nó, thậm chí là những gì mà kẻ thù của nó viết về nó - thì thực sự đó chỉ là những lời rất giáo điều... Tôi nói, “Ồ, không, gặp trực tiếp sẽ tốt hơn; nên để cho ông ấy hiểu chúng tôi một chút”.

Có rất nhiều tin tức về ông ấy, về những hoạt động của ông ấy, và khi tôi đến Canada dự đám tang của Trudeau, chúng tôi có gặp nhau - tôi nhớ không nhầm thì địa điểm đó là ở trong một nhà thờ, hay là trước khi chúng tôi đến nhà thờ gì đó - tôi đứng nói chuyện với ông ấy một lúc, chúng tôi bắt tay, tôi nhắc lại câu chuyện chúng tôi đã nói với nhau ở Caracas và nói với ông ấy, “Chúng tôi vẫn chờ chuyến thăm của ông sang đất nước chúng tôi”. Carter nói, “Ồ, tôi sẽ sang sớm thôi”. Đúng vậy, sau đó chúng tôi nghe tin ông ấy đã quyết định sang thăm Cuba.

Và tất nhiên, cũng như tất cả các vị khách khác, chúng tôi đề nghị ông ấy lên chương trình, kế hoạch, những chuyện ông ấy muốn nói, chuyện gì cũng được, ông ấy có thể nói chuyện với bất kỳ ai, cả ở Trường Đại học Havana. “Cứ nói chuyện ở đó đi, nói những gì ông nghĩ”, những ý nghĩ không hề giống ý nghĩ của chúng tôi chút nào. Đó là hai khái niệm cuộc sống, xã hội, hệ thống sản xuất, hệ thống chính trị, ý tưởng về sự tồn tại của các đảng phái và về bất cứ điều gì.

Tôi có xem trực tiếp bài diễn văn của Carter ở Trường Đại học Havana trên kênh CNN và tôi thấy ông ấy rất thẳng thắn, chân thành; ông ấy nói về những gì mình không hài lòng mà không hề vòng vo. Ông có ngạc nhiên về điều đó không?

Tôi có ngồi ở trường đại học với ông ấy. Ông ấy phát biểu và có một vài sinh viên tranh luận. Khi ông ấy nói xong tôi đứng dậy và bắt tay. Sau đó chúng tôi đi chơi bóng chày. Sân vận động chật kín người. Chúng tôi đến đó và tôi thuyết phục ông ấy - trước đó tôi đã nói với người phụ trách bảo vệ của ông ấy rồi. “Nghe này, chúng tôi muốn ra sân cùng với ông ấy”. Chúng tôi muốn ông ấy là người ném quả bóng đầu tiên. Vì vậy, tôi nói với Carter, “Chúng ta sẽ ra sân  , nhưng tôi muốn chỉ có hai chúng ta cùng ra đó”. Lúc đó có khoảng 60.000 người ở sân.

Không hề có vệ sĩ hay bất cứ ai.

Không, chỉ có chúng tôi thôi. Tôi đã thăm dò để xem có thể thuyết phục được người phụ trách bảo vệ để cho ông ấy đi hay không. Không dễ dàng chút nào, nhưng sau đó tôi ra lệnh cho người phụ trách bảo vệ của tôi và họ phải nghe theo, bởi vì, khi ông nói, “Đó là lệnh!” thì họ phải tuân thủ. Chúng tôi đàm phán với họ và tôi nói với người phụ trách bảo vệ, “Tôi đã thuyết phục được người phụ trách bảo vệ của Carter rồi; chúng tôi sẽ ra ngoài đó một mình. Khi ra khỏi chỗ trú ẩn kia, chúng tôi sẽ đi bộ khoảng 100 m đến trước chỗ đám đông kia - chỉ có chúng tôi thôi”.

Có nghĩa là các ông đi ra giữa sân.

Đến vị trí của người ném bóng. Rất đông người ở trên khán đài và chỉ có hai chúng tôi dưới sân. Sau đó tôi có nói đùa về hành động đó với ông ấy vì ở trường đại học có vài người rất phẫn nộ với những gì ông ấy nói.

Ông kể về việc đó đi.

Chúng tôi có tranh luận. Chúng tôi nói chuyện liên tục, và mọi việc đều rất bình thường, nhưng đến cuối buổi nói chuyện thì chúng tôi trao đổi rất thân tình, thẳng thắn, và tôi nói với ông ấy, “Rất may là những người ở sân vận động này đã không đến trường đại học nghe bài diễn văn của ông, và họ cũng không nghe phát trực tiếp trên truyền hình nếu không thì chúng ta sẽ rất đau đầu”. Tôi nói thế là bởi vì người dân đón chào chúng tôi với những tràng pháo tay rất lớn, với thái độ rất thân tình và vui vẻ. Nhưng tôi vẫn nói với ông ấy. “Rất may là họ không nghe bài diễn văn của ông ở trường đại học”. Bởi vì bài diễn văn đó sẽ gây ra sự náo động vô cùng lớn ở đây.

Bài diễn văn của Carter đuợc phát trực tiếp ở đây?
Chúng tôi phát trực tiếp toàn bộ bài diễn văn. Lúc đó chúng tôi còn nói, “Ai muốn đến thì cứ đến. Tất cả mọi người đều được hoan nghênh”. Chúng tôi sẽ đưa đến cung điện ngay cả những người như Bush... vì cậu ta đến Miami và đọc bài diễn văn...

Ông mời cả Tổng thống Bush đến đây sao?

Chúng tôi nói với Bush rằng chúng tôi sẵn sàng tranh luận, cả nước chúng tôi sẵn sàng chào đón cậu ta. Chúng tôi còn mời tất cả những nhà lãnh đạo quân sự, những nhân vật quan trọng của họ sang thăm. Ông phải biết rằng người dân chúng tôi ủng hộ cách mạng không hề do dự. Nếu đó là vấn đề về ý tưởng, chúng tôi sẵn sàng tranh luận, ngay tại Cung điện Cách mạng này, với bất kỳ ai muốn đến đây tranh luận và thuyết phục người dân chúng tôi. Nếu cần chúng tôi sẵn sàng lắp loa phóng thanh trên cả nước để họ giải thích với người dân ở đây, tranh luận với họ. Bởi vì đây không phải là vấn đề của các ý tưởng giáo điều thiếu căn cứ mà đó là việc bảo vệ những gì người ta nghĩ trên cơ sở những lập luận hợp lý.


Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 09 Tháng Chín, 2013, 02:47:44 pm
Có nghĩa là Tổng thông Bush có thể đến đây đưa ra vấn đề và cùng tranh luận. Người Cuba có đồng ý với việc đó không?

Người Cuba sẽ đồng ý. Nhưng người Mỹ thì sẽ không cho phép cậu ấy làm như vậy.

Có thể là không.

Nhưng nếu muốn thì họ vẫn có thể. Ở Cung điện Cách mạng này sẽ an toàn hơn ở Washington, bởi vì người dân chúng tôi được giáo dục về chính trị. Họ không phải là những con người cuồng tín, họ không được giáo dục về thói cuồng tín hay sự căm thù. Nếu có ý nghĩ căm thù hay quá khích thì chúng tôi đã không phải là người Cuba. Sức mạnh của chúng tôi được xây dựng trên cơ sở của những ý tưởng và sự nhận thức đầy đủ chứ không phải sự cuồng tín.

Cách mạng chúng tôi chưa bao giờ đổ lỗi cho người Mỹ mặc dù có những lúc đa số người Mỹ cho rằng những lời nói chống lại Cuba là sự thực, rằng chúng tôi là mối đe dọa với người Mỹ... Cuba chào đón người Mỹ với thái độ tôn trọng chứ không phải sự khinh mạ hay đối đầu.

Và với cả sự an ninh và an toàn cao nhất

Với thái độ thân thiện nhất, ở đây không hề có sự căm thù nào cả. Chả có lý do gì mà chúng tôi lại thù ghét người dân vì những gì mà họ buộc phải tin, cho dù là qua phương tiện thông tin đại chúng hay những lời nói dối, bôi xấu.

Chúng tôi không bao giờ căm thù ai. Đây không phải là đất nước của những con người cuồng tín. Ông vừa nhắc đến an ninh và an toàn, ở đây, chúng tôi đảm bảo an ninh cho tất cả người Mỹ bởi vì đó là tránh nhiệm của cả đất nước chứ không phải riêng lực lượng bảo vệ an ninh - cả đất nước có tấm lòng độ lượng này quan tâm và tôn trọng du khách, sẵn sàng lắng nghe và tranh luận với thái độ tôn trọng.

Có hai ví dụ: Khi Giáo hoàng John Paul II lần đầu tiên đến Cung điện Cách mạng vào năm 1998. Giáo hoàng được tự do phát biểu những gì ông ấy nghĩ. Những gì ông ấy nói không hề thích hợp với những triết lý và học thuyết của cuộc cách mạng này cho dù đó là những ý tưởng của một giáo hoàng, một nhân vật xuất chúng, ông ấy giải thích những triết lý của mình với người dân, những lý do thuộc về lịch sử khiến ông ấy có thái độ gay gắt với chủ nghĩa xã hội, nhưng ông ấy vẫn ở đây, trên đất nước Cuba này và được quan tâm, tôn trọng...

Còn một sự kiện nữa liên quan đến Giáo hoàng ở Santiago de Cuba, lúc đó người dân của cả thị trấn có mặt, và một người nào đó đã phát biểu với những lời lẽ nặng nề... và người dân bắt đầu bỏ đi, chí còn không đầy 10% số người dân của thị trấn ở lại. Tôi chứng kiến cảnh đó trên truyền hình, camera quay những cảnh cho thấy sự vắng vẻ, Raul có mặt ở đó, tôi đã yêu cầu cậu ấy đến Santiago. Nhưng không hề có ai la hét, cật vấn. Người dân của chúng tôi đã được thông báo, “Không biểu hiệu, không được có bất kỳ lời nói hay sự la hét chống lại giáo hoàng cho dù các cậu có hay không đồng tình với những gì ông ấy nói”.

Cuba là đất nước có sự giáo dục về chính trị và người dân biết cách ứng xử (nhân dịp chuyến thăm của giáo hoàng). Giáo hoàng không chỉ được những tín đồ của mình đón chào mà cả đất nước này cũng đón chào. Chính tôi cũng phải xuất hiện trên truyền hình hai lần vì tôi muốn người dân của mình hiểu được nhân cách, quá khứ và sự thông cảm của ông ấy với người nghèo - tóm lại tôi muốn người dân hiểu rõ ông ấy là con người thế nào.

Chính vì vậy tôi nói với Carter, “Chúng tôi sẽ cho người dân vào ngồi chật kín cung điện - ông cứ đến đây và thuyết phục họ. Ông cứ thuyết phục họ rằng cuộc cách mạng này không có ý nghĩa gì cả và vì sao như vậy; cứ đưa ra ý kiến tranh luận với chúng tôi”. Chúng tôi cho người dân đến đây và chuẩn bị sẵn hệ thống truyền hình để người dân có thể nghe được cuộc tranh luận. “Đó là những điều kiện của chúng tôi với chuyến thăm nếu ông chấp nhận”.

Ông vừa nhắc đến bài diễn văn mà Carter đọc ở trường đại học được phát trực tiếp trong đó có nhắc đến đề án Valera 1. Theo tôi được biết thi đó là sáng kiến được quy định trong hiến pháp Cuba cho phép người dân được phép trình luật với điều kiện có sự ủng hộ của ít nhất 10.000 người thì họ có thể giới thiệu dự thảo luật lên quốc hội.

Sáng kiến đó được hơn 11.000 người dân ký và tổng thống Carter có nhắc đến nó ngay trước mặt ông, báo chí cũng in toàn bộ bài diễn vãn đó, vì vậy, liên quan đến nó, tôi muốn hỏi ông: ông có cho rằng việc tổng thống Carter đề cập đến đề án Valera là thiếu khôn khéo, hành động không lịch sự, thậm chí là xúc phạm?

Hoàn toàn không, ông ấy đến Cuba, như tôi đã nói, và quyết định toàn bộ chương trình của mình, ông ấy hoàn toàn tự do gặp những người mình muốn gặp - không hề có sự xúc phạm nào cả. Chúng tôi không thể mời Carter đến đây rồi lại áp đặt những hạn chế với ông ấy, quy định những gì ông ấy được nói. Không, không được, như thế là sự xúc phạm.

----------------------------------------------------------
1. Đặt tên theo tên của Felix Valera, thầy tu người Cuba thế kỷ thứ 19, người đã kêu gọi cho nền độc lập của Cuba tách khỏi Tây Ban Nha, Đề án Valera bắt đầu từ tháng 3-2001. Dựa trên một điều khoản ít được biết đến trước đây của hiến pháp Cuba, điều 88, cho phép người dân được đưa ra các sáng kiến về lập pháp để thông qua trưng cầu dân ý trên toàn quốc quyết định khi có đủ ít nhất 10.000 đăng ký ủng hộ, đề án này nhằm thu thập đủ số lượng 10.000 chữ ký để trình Quốc hội Cuba một danh sách các hoạt động cải cách. Đề án này được đi tiên phong bởi Osvaldo Paya thuộc Phong trào giải phóng Thiên chúa giáo. Đề án Valera được sự hỗ trợ của cộng đồng người Cuba sống lưu vong ở Miami/Mỹ và của chính phủ Mỹ, và chính phủ Cuba cũng đã buộc tội một số nhân vật nổi loạn trong nội địa Cuba nhận tài trợ từ James Cason, người đứng đầu Văn phòng lợi ích Mỹ ở Havana.


Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 09 Tháng Chín, 2013, 02:51:50 pm
Ý kiến của ông về Đề án Varela thế nào?

Ông có thể phân tích sáng kiến đó trên phương diện chính trị hoặc luật pháp. Tôi sẽ đề cập chuyện đó mà không để bị cảm xúc chi phối.

Có thể nói đó là một trong những “ý tưởng chói sáng”' trong hàng loạt các ý tưởng của nước Mỹ hay chính sách của họ. Ý tưởng này chỉ là một trong số đó - và cũng liên quan đến Felix Varela, một thầy tu tiến bộ người Cuba, một nhà tư tưởng tiên tiến, (và người Mỹ cũng đã sử dụng ông ấy vào mục đích riêng của mình). Varela là người chống lại chế độ nô lệ, ông ấy đưa ra rất nhiều những ý tưởng, mà ngay cả khi còn sống, chúng ta đã có thể coi là rất nhân đạo. Ông ấy là một trong những người đầu tiên nhắc đến (Cuba) độc lập, bởi vì khi đó người ta chưa để ý nhiều lắm đến độc lập - tôi đang nhắc đến giai đoạn đầu thế kỷ thứ 19. Ông ấy là một trí thức có uy tín ngay từ khi Cuba còn là thuộc địa, một nhà quý tộc, người khơi dậy tinh thần yêu nước trong các nhóm dân cư riêng rẽ nhưng có chung quan điểm, bởi vì, ông phải biết rằng, chúng tôi từng là xã hội nô lệ, với hàng trăm nghìn người dân nô lệ.

Thế kỷ thứ 19, ở Cuba xuất hiện một số các nhà tư tưởng lỗi lạc - chẳng hạn như Jose de la Luz y Caballero, người thầy vĩ đại. Trong các nhóm dân cư đó có người nói ra ý tưởng về một nền tự trị 1 hay những tiến bộ trong xã hội thuộc địa mà chúng tôi đang phải chịu đựng. Varela là một trong những nhà trí thức lôi lạc đó của Cuba.

Sau đó Varela di cư sang Mỹ. ông ấy là một trong những nhà tư tưởng vĩ đại rất được tôn trọng. Marti là một sự phát triển cao nhất của tư tưởng đó, ngoài ra còn rất nhiều người khác - nhưng Varela là một trong những người đầu tiên, ở hội trường lớn của trường đại học Havana, chúng tôi có thờ Varela, sự tôn thờ triết lý mà sau này phát triển thành tư tưởng của chủ nghĩa bãi nô và đấu tranh giành độc lập. Đó là câu chuyện về Varela, câu chuyện rất hay về một con người.

Nhưng gần đây xuất hiện ý tưởng cho rằng Varela nên được phong thánh. Chúng tôi ngưỡng mộ và tôn trọng Varela nhưng chúng tôi vẫn coi ông ấy là một con người thực được sinh ra. Do có sự tranh cãi với bên Thiên Chúa giáo - chúng tôi đã nói đến điều này - hồi đầu của cuộc Cách mạng nên người Mỹ đã lợi dụng điều đó để tạo ra làn sóng đối lập bên tôn giáo (với cách mạng), tạo ra hình ảnh cách mạng chống lại tôn giáo. Mỹ muốn lợi dụng tôn giáo chống lại chúng tôi.

Tôi không biết bên Thiên Chúa giáo muốn phong thánh cho linh mục Varela.

Khi ý tưởng phong thánh cho Varela xuất hiện, rất nhiều người trong số chúng tôi nghi ngờ; chúng tôi nhận thấy ý đồ muốn biến một con người thực được tôn trọng và ngưỡng mộ thành một con người của tôn giáo, một vị thánh. Tôi không hoàn toàn phản đối điều đó, nhưng - tôi nói điều này với thái độ tôn trọng - rất nhiều người Cuba khác cũng đáng được phong thánh.

Ví dụ như họ cũng có thể phong thánh cho Che, bởi vì nếu người ta muốn thần thánh hóa những người yêu nước vì lòng tốt của họ, tinh thần sẵn sàng hiến dâng, hành động cảm tử vì con người, và chết vì sự nghiệp, thì sẽ có rất nhiều người sẵn sàng hiến dâng cả mạng sống của mình. Rất nhiều người lính ở trại lính Moncada cũng theo tôn giáo này hay tôn giáo khác, họ cũng hy sinh thân mình khi chống lại chế độ bạo ngược, họ chết khi chống lại chế độ áp bức, và những người khác chết vì cuộc chiến của đất nước chống lại cuộc tấn công của chủ nghĩa đế quốc ở Vịnh Con lợn.

Tôi không muốn can dự vào việc của bên Thiên Chúa giáo, nhưng tôi thấy nghi ngờ, mặc dù tôi không hề phản đối mà cũng không đặt câu hỏi nào vẻ chuyện này cả. Nhưng thực sự, Varela là một con người, một nhà yêu nước và ông nên được coi là như vậy. Chúng ta không thể biến Varela từ một con người của tất cả chúng ta thành một vị thánh của một tôn giáo cho dù là họ rất đáng kính. Chúng tôi không hài lòng với việc đó.

Quay lại với câu hỏi của ông, Đề án Varela, mưu đồ lợi dụng ông ấy chống lại Cách mạng, lại là một ý tưởng sáng chói nữa, một ý tưởng bất chấp đạo lý, ý tưởng mới nhất trong các ý tưởng.

Tôi muốn nói những điều mà người dân cần phải biết. Tôi nghĩ tôi phải có trách nhiệm cho người dân biết Varela là ai, vì vậy tôi đã dành ra một chút thời gian nói về ông ấy. Bây giờ tôi sẽ nói cụ thể hơn về câu hỏi của ông liên quan đến Đề án Varela.

Ông có cảm thấy buồn khi phe đối lập lợi dụng những nhân vật như linh mục Varela hay José Marti không?

Phe “đối lập” mà ông đang nhắc đến, nếu thực sự đó là bọn người ở Miami đã từng lợi dụng thanh danh của Marti, thực sự là bọn mafia khủng bố. Varela, nhân vật lịch sử đáng kính của người Cuba cũng bị lợi dụng vào âm mưu này. Cũng như José Marti, con người được ngưỡng mộ nhất của đất nước tôi, một nhân cách thiêng liêng nhất, bị bọn chúng lợi dụng đặt tên cho một đài phát thanh phản động, bất hợp pháp, chuyên tuyên truyền lật đổ.

Có phải ông đang nhắc đến đài phát thanh ở Miami không?

Đài tuyên truyền dối trá nhất trong lịch sử hiện đại. Tên đó còn được dùng để đặt tên cho một đài truyền hình bất hợp pháp từng được đặt trên một khinh khí cầu bay cách mặt đất khoảng 10.000 feet còn bây giờ thì được đặt trên một máy bay thường xuyên bay giáp không phận của Cuba đầu độc chúng tôi bằng các dư luận và quan điểm quốc tế. Cả hai cơ quan chính thức này đều của Mỹ.


----------------------------------------------------------
1. Có nghĩa là, mặc dù vẫn còn phụ thuộc vào Tây Ban Nha về kinh tế, thương mại và ở mức độ nào đó là cả chính trị, nhưng Cuba vẫn có tính tự chủ cao, đặc biệt trong việc tự quyết so với các thành viên trước kia của đế chế Anh, và do vậy, mặc dù là nước thuộc địa nhưng Cuba không quá bị áp bức. Sự nhượng bộ này phải rất khó khăn mới đạt được, nhưng trong bối cảnh sắp diễn ra cuộc chiến tranh Tây Ban Nha-Mỹ, Tây Ban Nha cho phép một mức độ tự quyết nhất định để ít nhất cũng có được tâm lý ủng hộ đối với Tây Ban Nha trong bối cảnh ngày càng có nhiều người đồng ý cho rằng sẽ tốt hơn nếu Cuba độc lập hoặc nằm dưới sự cai trị hay giám hộ của Mỹ. Rõ ràng cũng có áp lực từ Cuộc chiến giành độc lập lần thứ hai bắt đầu từ năm 1895.


Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 09 Tháng Chín, 2013, 02:56:03 pm
Quay lại Đề án Varela: Quốc hội Cuba sẽ làm gì với bản kiến nghị đuợc 10.000 người ký đó? Họ có câu trả lời não không?

Ông đang hỏi về khía cạnh luật pháp, về việc 10.000 chữ ký có thể khởi động một quá trình ra luật.

Một dự luật.

Đúng, một dự luật. Hiến pháp của chúng tôi, tôi nghĩ cũng như rất nhiều nước khác, cho phép một cá nhân có thể có ý kiến đề xuất gì đó. Vì vậy có thể có rất nhiều người ý kiến. Ví dụ như các tổ chức nhân dân, công đoàn, phụ nữ, thanh niên, sinh viên, thành viên quốc hội, quan chức chính phủ, bộ trưởng... Có nghĩa là rất nhiều người có đề xuất về luật, đưa ra sáng kiến để chúng tôi thông qua một luật mới. Hầu như tất cả các cơ quan đều được phép làm việc đó. Tôi không thể so sánh với quy trình làm luật ở Mỹ, Mêhicô, hay một nước châu Mỹ La-tinh nào, nhưng hiến pháp của chúng tôi quy định 10.000 có thể đề xuất một luật mới. Đúng vậy, và quy định đó là công cụ pháp lý để người ta lợi dụng đưa ra sáng kiến trên.

Chuyện gì xảy ra? Người ta nhắc đến chuyện này hàng năm nay rồi - ít nhất là một năm vận động các chữ ký tham gia. Có một câu chuyện mà tôi không thực sự không muốn nhắc đến nhưng cũng phải thừa nhận là có vấn đề này hay vấn đề khác liên quan đến chuyện đó.

Đến việc thu thập chữ ký?

Tôi sẽ nói với ông, đó là những lời hứa cấp Visa sang Mỹ cho những người mà vì lý do này hay lý do khác không được cấp Visa. Và tất cả những hành động đó đều có sự hậu thuẫn của các tổ chức ở Mỹ, có sự hỗ trợ về tài chính... có vấn đề tiền bạc ở đây, cũng như trong các chiến dịch vận động tranh cử, việc này thì ở Cuba đã chấm dứt từ rất lâu rồi.

Ý ông nói là có những chữ ký trong đó được mua?

Có chuyện đó - có cả việc đút lót. Hơn nữa, có một vài chữ ký cần được kiểm tra, bởi vì chúng tôi cần kiểm tra xem người đó có đủ tư cách bầu cử hay không; cần phải kiểm tra... Mười một nghìn chữ ký, không nhiều lắm, đúng không? Chúng tôi đã huy động được chín triệu chữ ký cho các sáng kiến cách mạng.

Trong một cuộc bầu cử chính thức?

Không, không phải bầu cử - nhưng sau khi Bush phát biểu ở Miami vào ngày 20 tháng 5 năm 2002, khi cậu ta chính thức yêu cầu chúng tôi thay đổi hiến pháp và xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Cuba, thay đổi luật, thay đổi tất cả - một kiểu hô hào những người ủng hộ, bởi vì chính họ là những cử tri đã làm nên sự khác biệt kết quả bầu cử tổng thống, cả thế giới này biết, họ còn biết cuộc bầu cử năm 2000 đã bị gian lận như thế nào - trò lừa bịp bẩn thỉu, trò lừa bịp chính trị bẩn thỉu bởi vì người chết cũng bỏ phiếu cho Bush. Người Mỹ gốc Phi không được thực hiện quyền bầu cử của mình vì họ bị ngăn chặn không được đến các điểm bầu cử... có cả trò lừa bịp về kỹ thuật - người ta thay đổi trật tự các tên trong lá phiếu để một trong số hai ứng cử viên không có đủ 100 phiếu bầu ở phân khu này, nhưng lại có được hàng nghìn phiếu bầu nhờ sự thay đổi có tính kỹ thuật trật tự các tên trên lá phiếu. Có những người muốn thay đổi phiếu bầu của mình khi họ nhận thấy những gì đã xảy ra và lá phiếu của họ bị hủy bỏ ngay lập tức. Theo tính toán, có không dưới 40.000 đến 50.000 phiếu bầu không được bỏ, hoặc bỏ nhưng không được kiểm vì trò lừa bịp này.

Và lẽ ra việc đó có thể mang lại chiến thắng cho Al Gore.

Bush thắng cử chỉ nhờ hơn có vài nghìn phiếu bầu. Sau hành động lừa dối khủng khiếp đó, hàng loạt các chức vụ trong nội các bị thay thế, các chức vụ quan trọng trong Bộ ngoại giao, thậm chí cả Hội đồng an ninh quốc gia được dành cho các nhân vật vốn là bọn mafia khủng bố ở Miami đã mang đến chiến thắng giả tạo cho Bush. Trong đó có một người được bổ nhiệm làm thứ trưởng phụ trách khu vực châu Mỹ La-tinh...

Otto Reich phải không?

Đúng. Con người chúng ta đã nhắc đến chuyện liên quan đến cuộc chiến bẩn thỉu ở Nicaragua khi Mỹ miệt thị các quyết định của Tòa án quốc tế ở Hague, đã từng kết án nước Mỹ vào năm 1987 tấn công chống lại cuộc cách mạng Sandinista, khi nước Mỹ vi phạm luật pháp của chính mình, khi vụ rắc rối I-ran xảy ra, và rất nhiều hành động tội lỗi khác mà Reich có dính líu. Lịch sử không thể bỏ qua những hành động này được.

Chính những hành động đó lại là yếu tố quyết định kết quá cuộc bầu cử tổng thống ở Mỹ. Cũng không hoàn toàn là vì họ có quá nhiều quyền lực đến như vậy; còn một yếu tố may mắn, đó là việc giằng co ở Florida, nơi quyết định kết quả chung cuộc. Cuộc bầu cử được quyết định bởi 1.000 lá phiếu, khoảng 1.000 bởi vì khi những lá phiếu bầu của quân đội được gửi từ nước ngoài về thì Bush đã thắng rồi.

Các đối thủ của cậu ta thực sự cũng không có chiến lược sáng suốt. Họ không hề yêu cầu bầu cử lại (một cuộc bầu cử thứ hai), mặc dù họ có quyền làm như vậy, không ai dám nói rằng làm như thế là không dân chủ.

Họ có yêu cầu được kiểm phiếu lại.

Thay vì yêu cầu kiểm phiếu lại, họ nên yêu cầu bầu cử lại ở những phân khu xảy ra chuyện bất thường, điều mà ai cũng biết chuyện gì đã xảy ra. Liệu với một hệ thống chính trị “hoàn hảo” và “thông minh” như nền dân chủ nước Mỹ lại không thể tiến hành bầu cử lại ở một vài quận huyện? - không nhất thiết phải bầu cử lại trên toàn quốc. Chi phí đó sẽ hết bao nhiêu?

Chỉ cần bầu cử lại ở một vài quận huyện thì sự chênh lệch sẽ lên đến hàng chục nghìn lá phiếu cho Al Gore. Đó là chưa kể việc bầu cứ rất giới hạn đối với người nghèo, những người Mỹ gốc Phi, bởi vì những người này mói là những người thường xuyên bị đi tù, và vì lý do này lý do khác họ không được quyền bầu cử. Người nghèo mấy khi được đi học đại học, được nắm giữ những vị trí quan trọng trong các tập đoàn tư nhân, hay các vị trí trong chính phủ. Và một khi đã bị đi tù thì...


Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 09 Tháng Chín, 2013, 03:03:17 pm
Thì họ sẽ không có quyền bầu cử.

Ở nhiều nước, khi đã đi tù thì không có quyền bầu cử; họ mất quyền này trong một thời gian, ở Mỹ thì họ mất quyền này suốt đời - ở một vài bang, tôi không nói tất cả các bang, nhưng rất nhiều người mất quyền này cả đời. Nhưng ở Florida, trong cuộc bầu cử năm 2000, họ không cho phép những người có quyền bầu cử được thực hiện quyền của mình.

Và đó là những gì diễn ra trong cuộc bầu cử tổng thống ở Mỹ năm 2000. Những người bỏ chạy từ đây sang Miami từ năm 1959 - 1961 đã trở thành những người hùng của thế giới trong cuộc bầu cử gian lận ở Mỹ; họ đưa ra những hành động chưa từng bao giờ xảy ra ở Mỹ như cho người chết được bầu cử... Đó là cách Bush giành chiến thắng.

Nhưng người Cuba đã làm gì với Đề án Valera?

Cứ tạm gác lại những nghi vấn liên quan đến số chữ ký kia, tính hợp pháp của một số chữ ký - tạm bỏ qua tất cả những yếu tố đó và cho rằng chúng tôi có 11.000 người đồng ý thực hiện quyền luật pháp và hiến pháp đưa ra kiến nghị, bản kiến nghị đó đã được xử lý: đề nghị đó đã được tiếp nhận, được một Ủy ban hợp pháp của Quốc hội phân tích, và câu trả lời đã được đưa ra.

Câu trả lời là gì?

Tôi không có đầy đủ tài liệu ở đây.

Nhưng vắn tắt là thế nào?

Đề án đó bị bác bỏ. Chúng tôi bác bỏ đề xuất thay đổi hiến pháp 1, vì có lập luận logic, nếu ông thấy rằng chỉ vài tuần trước đó, hơn 8 triệu người, chiếm 99,05% số người đủ quyền bầu cử đã ký vào một văn bản trình lên Quốc hội tuyên bố bản chất xã hội chủ nghĩa của cuộc Cách mạng là “không thể khác được”.

Tất cả các quyền của Quốc hội đều được tôn trọng ngoại trừ quyền xem xét lại bản chất chủ nghĩa xã hội của cuộc Cách mạng được quy định trong hiến pháp. Đó là câu trả lời cho yêu cầu của tổng thống Mỹ George Bush trong bài diễn văn ngày 20 tháng 5 năm 2002 ở Miami - tôi đã nói điều này rồi. Việc điều chỉnh đó có thể được đệ trình bởi tất cả các tổ chức quần chúng có chữ ký của số lượng người dân đó bằng chữ viết tay, bởi vì ở đây ai cũng biết chữ.

Như vậy đó là câu trả lời chính thức cho đề án Varela?

Đó là câu trả lời không những cho đề án Varela mà còn cho tuyên bố xấc láo của George Bush, mà thực ra cả hai hành động đó đều cùng một giuộc.

Ông có cho rằng câu trả lời đó sẽ được các đối thủ chấp thuận?

Chúng tôi có sự ủng hộ rất lớn của đông đảo quần chúng nhân dân khi đưa ra những tuyên bố đó của tổng thống Mỹ. Việc đó không hề liên quan gì đến đề án Varela - làm như thế chả khác gì dùng súng cối bắn bướm. Trong một ngày, 8 triệu người xuống đường diễu hành trên cả nước, một cuộc vận động lớn nhất trong lịch sử đất nước chúng tôi, chúng tôi có cả phim để chứng minh điều đó.

Tất nhiên, các phương tiện truyền thông quốc tế tảng lờ sự thực này. Nhưng đối với nhân dân chúng tôi thì đó là điều vô cùng quan trọng. Người Pháp phải làm gì để thay đổi hiến pháp?

À, ít nhất là 2/3 thành viên của cả hai viện đồng ý thông qua.

Ai có quyền đề xướng luật ở Pháp, ai có thể đề nghị thay đổi?

Chính phủ có thể đề xuất thay đổi và có thể phải trung cầu dân ý, nhưng không hề có chuyện người dân ký vào bản kiến nghị đòi thay đổi hiến pháp.

Như vậy thì hiến pháp của chúng tôi dân chủ hơn của các ông. Ở đây, rất nhiều tổ chức, liên minh, người dân có thể đề xuất, nhưng “đề xuất” không có nghĩa bắt buộc luật đó phải chuyển lên Quốc hội thảo luận, không hoàn toàn có nghĩa là hiến pháp của nước cộng hòa này phải được thay đổi, càng không thể khi đề nghị đó liên quan đến việc thay đổi bản chất Xã hội chủ nghĩa của cuộc Cách mạng này.

Vì vậy, rất đơn giản, đề án Varela được ủy ban của Quốc hội tiếp nhận, nghiên cứu và trả lời, chỉ có điều là những người đề xướng ra nó thì lại không muốn chấp nhận câu trả lời đó. Họ muốn chờ đợi dư luận. Họ muốn các hãng truyền thông quốc tế lên tiếng can thiệp, nhưng bọn họ chỉ là những con người ảo tưởng.

Bất kỳ ai cũng có thể đến đất nước này và chứng kiến những gì đang diễn ra, sức mạnh của đa số quần chúng nhân dân thế nào và sức mạnh của một nhóm nhỏ những kẻ nổi loạn đến đâu. Đề án phản cách mạng, ủng hộ người Mỹ đã tỏ ra khéo léo và thông minh hơn vì nó không dùng đến hành động khủng bố để đòi thay đổi mà dùng biện pháp hòa bình.

----------------------------------------------------------
1. Ở đây có một sự nhầm lẫn nhỏ: Kiến nghị trong Đề án Varela không đòi hỏi phải sửa đổi hiến pháp mà là sự thay đổi luật pháp hay điều chỉnh luật để mở rộng tự do, cải cách luật bầu cử, thực hiện bầu cử phổ thông, ủng hộ doanh nghiệp tư nhân, ân xá cho các tù nhân chính trị, trong khi bản kiến nghị với tám triệu chữ ký sau bài phát biểu của tổng thống Mỹ George W. Bush ở Miaimi thì lại kêu gọi sửa đổi hiến pháp giới hạn quyền của Quốc hội trong việc thay đổi định hướng Xã hội chủ nghĩa của cuộc Cách mạng.


Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 09 Tháng Chín, 2013, 03:11:00 pm
Và nó cũng tuyên bố bãi bỏ lệnh cấm vận.

Đúng vậy. Ngày nay, ở đất nước này không ai có thể kêu gọi được tới mười người lên tiếng ủng hộ lệnh cấm vận được tiếp tục duy trì, trong khi ngay cả ở nước Mỹ những con người biết điều cũng đã phản đối lệnh cấm vận.

Nhưng nếu vẫn có những ngưồi ủng hộ hành động đó, nếu người ta vẫn ký tên vào những tuyên bố phỉ báng, những lời dối trá, những chiến dịch vận động duy trì lệnh cấm vận, tính hợp pháp của lệnh cấm vận đó, thì chúng ta có thể công khai bác bỏ họ, yêu cầu họ phải chứng minh tính hợp pháp của lệnh cấm vận đó, cho dù trên thế giới hiện nay không ai cho rằng lệnh cấm vận kiểu đó là hợp pháp. Đó là những gì tôi biết, vì tôi đã hỏi...

Ý tôi muốn nói là đất nước này đang tiến hành một cuộc chiến lớn, cuộc chiến quyết định các vấn đề quan trọng. Chỉ có những vấn đề liên quan đến cuộc chiến này mới được coi là vấn đề quan trọng. Hành động thổi phồng đề án trên là do các chiến dịch vận động truyền thông mang lại - kiểu hành động này thì chắc ông nghe nói nhiều rồi.

Chiến dịch không chỉ liên quan đến giới truyền thông, vì người khởi xướng đề án đó, Osvaldo Payá 1, được trao giải Sakharov (về những tư tưởng tự do) về nhân quyền, và cậu ta đã sang Strasbourg của Pháp để nhận. Rất nhiều nhà phân tích chính trị, có cả một số nhà trí thức cho rằng Payá sẽ không thể rời Cuba sang nhận giảỉ thưởng đó, nhưng cậu ta đã đi và quay về rất bình thường. Và đề án đó còn nhận được sự ủng hộ của rất nhiều các liên minh chính trị, các phe phái tôn giáo, ông có cho rằng châu Âu cũng đang tham gia chiến dịch chống lại Cuba?

Châu Âu không hề biết gì về điều này - tôi có thể khẳng định như vậy. Tổng thống Pháp còn gửi thư sang đây, bởi vì trước đó người ta nói rằng Payá sẽ không sang được, rằng cậu ta không được phép đi và rất nhiều chuyện khác. Hành động đó chả có ý nghĩa gì cả, bởi vì theo quy định chung, người dân đều có quyền tự do đi lại. Chuyện đó không quan trọng mà điều quan trọng là bọn cầm đầu và đầu sỏ của các tổ chức phản cách mạng đều nghe theo sự chỉ đạo của Văn phòng lợi ích Mỹ.

Ông không thể tưởng tượng nổi hành động can thiệp thô bạo vào công việc nội bộ của chúng tôi mà Văn phòng này làm đâu - họ triệu tập bọn nổi loạn đến gặp, giảng dạy cho bọn chúng, cung cấp tiền, và với một đô la thì người ta có thể mua đến hàng trăm lít sữa, trong khi đó tiêu chuẩn của một đứa trẻ chỉ có một lít một ngày. Một đô la, đổi ra được 25 peso trong khi đó một peso có thể mua được bốn lít sữa.

Bọn nổi loạn đó không cần đến Miami để được điều trị. Bọn chúng có thể mua được 100 lít sữa một ngày, - với 100 đô la đổi được 2.500 peso - trong khi đó bọn chúng lại không phải trả tiền thuê nhà, bọn chúng cũng không phải nộp thuế vì chúng không phải chủ sở hữu những nơi chúng sống; tiền nhà chúng trả chỉ là trên danh nghĩa vì chủ sở hữu của những ngôi nhà đó thuộc về các nhà máy hoặc các ngành công nghiệp; con cái chúng được hưởng những dịch vụ giáo dục miễn phí tốt nhất thế giới, dịch vụ y tế hàng đầu; bọn trẻ đó được đảm bảo tuổi thọ rất dài, được đảm bảo bất kỳ loại điều trị y tế nào thậm chí là phẫu thuật tim mạch trị giá tới 50.000 đô la, hay thay tim chi phí tới 100.000 đô la, bọn chúng nhận đô la để mua bất kỳ những gì chúng muốn - quả là cuộc sống rất sung túc.

Không tên nào bị hỏi, khi chúng đến các cơ sở y tế điều trị có phải là người cách mạng hay không, có ủng hộ cách mạng hay không bọn chúng có phải là kẻ nổi loạn hay không. Cũng có trường hợp thiên vị, vì bọn chúng có chỗ nhận tiền, nên sẽ xảy ra hiện tượng tham nhũng ở mức độ nhất định khi có sự khan hiếm sản phẩm nào đó. Nhưng không bao giờ có sự phân biệt đối với nhóm xã hội này hay nhóm khác - không bao giờ! Ông cứ tìm chứng cớ đi! Bọn được coi là nổi loạn đó được bảo lãnh, được các tổ chức ở Miami gửi cho 100 đô la. Người Mỹ đã công bố bao nhiêu triệu đô la họ sẽ gửi sang đây để trợ giúp cho một nhóm những kẻ nổi loạn sống một cuộc sống vương giả, thực sự vương giả?

Cứ thử hỏi xem mỗi người bọn chúng sản sinh ra cái gì, chúng làm ở đâu và làm cái gì, được trả công bao nhiêu tiền. Bọn chúng chỉ viết những bài báo cũ rích - những bài báo phỉ báng - gửi đến những cơ quan thông tin đại chúng kia, đến các đài phát thanh chống Cuba... Hành động đó là phạm pháp - chúng tôi có luật chống lại hành động đó nhưng bọn chúng không chấp hành, bởi vì chỉ có tòa án tối cao mới có quyền bắt chúng phải chấp hành hay không.

Không ở đâu trên thế giới này mà người ta lại được thừa hưởng những dịch vụ của kẻ thù; không đâu trên thế giới này mà người ta lại có thể làm việc theo chỉ lệnh của chính phủ nước ngoài, cho dù người ta có ngụy trang nó bằng cách này hay cách khác. Chúng tôi có cả núi chứng cớ.

Bọn nổi loạn đó chỉ là ảo ảnh thực; như tôi đã nói, bọn chúng không hề tồn tại - đó chỉ là một nhóm thiểu số nổi loạn và bọn chúng chịu sự chỉ đạo của Văn phòng lợi ích Mỹ.

Có sự chia rẽ trong bọn chúng. Có kẻ thì muốn thương lượng với chính phủ, nhưng bọn khác thì không muốn nghe điều đó. Nhưng chúng tôi thì nhất định không để bị cưỡng bách - bọn họ có trách nhiệm phải lật đổ chúng tôi, biến chúng tôi thành bọn đần độn, bất lực nếu chúng tôi chịu ngồi đó nghe tất cả những lời phàn nàn của bọn chúng, hay mở một cuộc tranh luận ớ quốc hội khi chỉ có một nhóm bọn chúng muốn như vậy - hoặc thậm chí là 10.000...

----------------------------------------------------------
1. Osvaldo Payá Sardinas (sinh năm 1952) là người đứng đằng sau ủng hộ Đề án Varela và là người điều hành Phong trào giải phóng Thiên Chúa giáo (CLM), một tổ chức chính trị không được chính quyền Cuba công nhận nhưng vẫn để cho hoạt động, và tổ chức này khẳng định họ “đấu tranh cho tự do và nhân quyền của tất cả mọi người”. Tháng 4-2002, tổ chức này đã hậu thuẫn cho một cuộc đảo chính chống lại Tổng thống Hugo Chavez, vị Tổng thống được bầu cử hợp hiến của Venezuela. Năm 2002, Paya nhận giải thưởng Sakharov vì thành tích “bảo vệ nhân quyền”.



Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 09 Tháng Chín, 2013, 03:32:03 pm
Nhưng con số 10.000 là điều quy định trong hiến pháp.

Ông nói đúng. Họ có quyền trình luật, còn chúng tôi, trong trường hợp này, chúng tôi có quyền mà hàng triệu người Cuba trao cho. Nhưng bọn họ đã không tính toán hết được các chi tiết về những điều bất thường: các chữ ký lặp lại; đôi khi tên họ không có... Chúng tôi biết điều này, nhưng đó không phải là chủ đề chính mà chúng tôi bàn đến.

Chúng tôi cứ mặc định cho rằng có tất cả các chữ ký đó, rằng tất cả đều là thật, tất cả những người ký tên vào đó đều có quyền ký, đều được người ta tự do ký vào không liên quan đến tiền bạc, lợi ích, không có ân huệ, vật bồi hoàn, hay những tấm Visa đi Mỹ. Chúng tôi bỏ qua tất cả những chi tiết đó. Họ được đối xử đúng quy định của pháp luật và ủy ban của Quốc hội thực hiện quyền của mình, quyền luật pháp và hiến pháp mà họ được giao.

Nếu châu Âu phân tích toàn bộ lịch sử, hiến pháp của nó và phân tích những gì đã diễn ra ở đó thì họ sẽ không hề ngạc nhiên trước quyết định của Quốc hội Cuba. Có rất nhiều ủy ban, và bản đề án đó được giao cho ủy ban thích hợp giải quyết, và cũng không phải chỉ có một, hoặc hai hay ba thành viên, mà có cả chục thành viên... Chúng tôi giám sát rất chặt việc thực thi pháp luật. Tại sao người ta lại ngạc nhiên quá mức như vậy?

Đó là tất cả những gì diễn ra xung quanh vụ này. Đó là tất cả, toàn bộ tình huống vì ông muốn biết.

Payá ra đi rồi lại quay trở lại. Cậu ta có tự do không?

Cậu ta có cách thu hút sự chú ý của các hãng truyền thông quốc tế: ngày nào cậu ta cũng có lý do. Thường thì cậu ta không cung cấp những nội dung hoàn chỉnh. Các hãng truyền thông thì muốn có cái gì đó thu hút được sự chú ý của dư luận, tất cả các loại văn bản. Nhưng mỗi loại văn bản đó đều đã qua kỹ thuật xử lý của cậu ta.

Ủy ban nhân quyền Cuba vào tháng 1 năm 2003 có công bố một báo cáo nói rằng vào thời điểm đó ở Cuba có 223 kẻ nổi loạn bị cầm tù.

Con số đó chỉ hơn một phần trăm so với số 15.000 mà chúng tôi từng giam giữ sau vụ Vịnh Con lợn, sau đó chúng tôi thả tự do cho họ. Nhưng còn hơn thế nữa - chúng tôi bảo đảm cho họ được sang Mỹ, hơn 95% số người từng bị giam giữ ở đó được sang Mỹ vì bị cầm tù ở đây chả khác gì tấm Visa sang Mỹ cả. Có những người giới thiệu những con người kiểu đó - họ thích làm như thế.

Hồi đó, số lượng tù nhân lớn như vậy. Nếu bây giờ nói rằng cho 203 người còn bị cầm tù thì thực sự chúng tôi phải xây đài kỷ niệm chiến công của Cách mạng.

Hai trăm hai mươi ba.

Chúng tôi có thể lập danh sách hàng nghìn người chúng tôi đã thả tự do, chẳng hạn như Rolando Cubela, người đã từng nhận vũ khí chống lại cách mạng; ông ta là một sinh viên, từng được chú ý từ thời Batista, tôi nghĩ ông ta đã chặt đầu một sỹ quan quân đội của Batista; ông ta từng là một chiến binh du kích tham gia chiến đấu; tất cả chúng tôi đều là bạn. Nhưng rồi ông ấy bị thuyết phục và bắt đầu có âm mưu. Ông ta bị bắt và bị cầm tù nhưng không lâu.

Ông ta bị kết án và cầm tù vì tội gì? Hồi đó ở Mỹ người ta tìm cớ huấn luyện, giao cho ông ta máy ngắm bắn tầm xa, tất cả mọi thứ để ông ta ám sát tôi. Chúng tôi cầm tù ông ta không lâu; sau đó chúng tôi thả tự do cho ông ấy.

Hàng chục người từng âm mưu ám sát tôi được thả tự do, được cho rời khỏi đất nước này, rất nhiều trong số họ vẫn làm việc - chẳng hạn như làm đại diện du lịch bởi vì nó liên quan đến hành động ám sát của họ - họ thành lập đại lý đại diện để lên kế hoạch ám sát tôi. Đó là câu chuyện. Họ nói có bao nhiêu người - 202?

Hai trăm hai muơi ba.

Còn điều này nữa, những người đó đều vi phạm pháp luật - nếu chúng tôi tất cả những người có liên quan đến Văn phòng lợi ích Mỹ, được Mỹ trả tiền để thực hiện hành động gây bất đồng, nếu chúng tôi bắt đi tù tất cả những người vi phạm pháp luật kiểu đó thì con số sẽ không phải là 223 mà nhiều hơn rất nhiều. Con số đó là minh chứng về sự khoan dung của Cách mạng. Thực sự không hề nhiều - khi vị giáo hoàng kia đến đây con số còn nhiều hơn thế.

John Paul II có yêu cầu ông thả tù nhân không?

Có ai đó đã đưa cho ông ấy một danh sách, nhưng thật không may là danh sách đó lại được lập nên rất tồi vì rất nhiều người trong danh sách đó đã được thả. Mãi cuối chuyến thăm, ông ấy mói được đưa danh sách đó. Bởi vì trong kế hoạch chuyến viếng thăm, giáo hoàng không hề nhắc đến chủ đề này, nhưng rồi đến khi kết thúc chuyến thăm thì ông ấy đưa ra bản danh sách, một bản danh sách thật khủng khiếp. Bọn người đưa cho chúng tôi bản danh sách kia không hề cẩn thận chút nào - đôi khi chúng tôi chỉ có tên thật, hoặc tên họ để xác định người trong danh sách mà giáo hoàng yêu cầu. Nhưng rất nhiều trong số đó đã được thả, thậm chí có cả những người đã di cư. Giáo hoàng đã được đưa bản danh sách cẩu thả - và ông ấy cũng không bao giờ nhắc đến chuyện này nữa.

Chúng tôi nói, “Được thôi, chúng tôi sẵn sàng...”. Bộ trưởng ngoại giao của Vatican nói, “Không, không sao cả, không nhất thiết tất cả phải là các tù nhân có động cơ chính trị”. Chính chúng tôi gọi bọn họ là bọn phản cách mạng, nhưng chúng tôi không phủ nhận phản cách mạng là không hoàn toàn có động cơ chính trị ngay cả khi Jimenez de Asua 1, luật gia vĩ đại người Tây Ban Nha nói rằng họ không có động cơ chính trị. ông ấy nói, “tù nhân chính trị” là những người bị bắt vì đề xuất những thay đổi và tiến bộ có tính cách mạng trong một xã hội, còn những người làm cho xã hội thụt lùi thì không phải là tù nhân chính trị. Chúng tôi rất muốn đồng ý với ông ấy, nhưng khái niệm vẫn chỉ là khái niệm. Chúng tôi luôn sử dụng cụm từ “phản cách mạng”, nhưng bọn họ thì lại muốn được gọi là tù nhân chính trị hay tù nhân bởi vì họ là “bọn nổi dậy”. Tôi vẫn khẳng định là bọn họ vi phạm pháp luật, và rằng lẽ ra đã có nhiều tù nhân hơn. Cách mạng có luật lệ của nó, nhưng vì tính khoan dung, không phải lúc nào luật pháp cũng được áp dụng, việc này đang được xây đài kỷ niệm.

Trong khi chúng ta vừa nói chuyện, một ý tưởng chợt đến với tôi: yêu cầu những người đồng chí của chúng tôi lập danh sách những người đã được thả khi thực hiện xong một nửa bản án. Và không chỉ có vậy - họ còn được tạo điều kiện làm việc mà không hề có giới hạn gì cả, xây dựng các cơ sở kinh tế, xã hội và được trả lương mà không bị trừ bất cứ khoản gì.

Ngay từ những ngày đầu Cách mạng, quay lại những ngày xảy ra vụ Vịnh Con lợn và các vụ khủng bố khác, có rất nhiều tên phản cách mạng bị cầm tù. Tôi đã gặp họ, khi rất nhiều người trong số đó đang ở Đảo thanh niên (trước đây gọi là Đảo thông); tôi đến đó và thấy họ cầm cuốc, xẻng lao động; tôi đến chỗ họ và thực sự hòa nhập với họ. Tôi nói chuyện rất nhiều với họ; chúng tôi còn trợ giúp cho gia đình họ.

Tôi sẽ yêu cầu làm việc này, lập danh sách xem bao nhiêu và thông qua ai mà họ được thả tự do, có khi là thông qua Giáo hội Thiên Chúa giáo ở Mỹ. Chúng tôi sẽ nói với bên Thiên Chúa giáo, “cấp Visa cho họ”. Bởi vì ông phải biết rằng, ở môi trường này, một người bị coi là phản cách mạng rất khó tìm được việc làm và nơi ở; người dân tỏ thái độ rất căm ghét. Vì vậy chúng tôi quyết định, “Để họ rời khỏi Cuba”, và bên Thiên Chúa giáo kia sẽ lo Visa cho họ. Đã có hàng chục nghìn trường hợp như vậy rồi, bởi vì có những người thì đã chấp hành hết án phạt, nhưng có những án thì đã được ân giảm; và sau đó tất cả bọn họ đều xin được giảm án vì họ biết họ sẽ được chấp nhận.

-----------------------------------------------------------
1. Luis Jimenez de Asua (1899-1970), luật gia Tây Ban Nha, người nắm giữ chức chủ tịch uỷ ban soạn thảo hiến pháp nước cộng hoà Tây Ban Nha năm 1931. Sau cuộc nội chiến Tây Ban Nha, ông sống lưu vong ở Ác-hen-ti-na, và ở đây ông tham gia giảng dạy luật hình sự ở Cordoba và Buenos Aires; ông là tác giả của nhiều cuốn sách, trong đó nổi tiếng nhất có lẽ là tác phẩm chuyên luận về luật hình sự.


Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 09 Tháng Chín, 2013, 03:35:20 pm
Với những người bị đi tù - người dân Cuba có cho họ rời khỏi Cuba sang Mỹ không?

Khi không còn hiệp định di tản với Mỹ, tất cả những người từng bị cầm tù được quyền xin visa, và rất ít trong số đó bị từ chối. Hồ sơ bảo đảm tốt nhất để xin được Visa đi Mỹ đó là người ta phải được coi là phản cách mạng và từng bị cầm tù ở Cuba. Ngày nay thì có một chút may rủi, có rút thăm - và mỗi năm họ chấp nhận khoảng 20.000 người.

Câu trả lời của tôi - có khoảng 223 người; có thể có 250 hoặc thậm chí là 300 - đó là họ sẽ không bao giờ bị cầm tù nếu không vi phạm pháp luật...

Có bốn “kẻ nổi loạn” đáng chú ý 1. Những việc họ từng làm... tôi, thực sự, tôi đã phải trách cứ bên Bộ nội vụ khi bọn họ nói ra những gì đã làm chống lại đất nước; đầu tư phá hoại, gửi thư cho các nhà đầu tư, nói với họ những khoản đầu tư của họ sắp bị sung công... Tôi rất phẫn nộ vì họ có thể làm được những việc như vậy. Và rồi, một ngày họ bị bắt... ý tôi muốn nói bốn người bị bắt và bị kết án rất nhẹ - tôi cho rằng án đó không nặng là bởi vì hành động họ gây ra rất nghiêm trọng; bọn họ là những kẻ phạm trọng tội.

Trong giai đoạn đặc biệt có những kẻ cố tình phá hoại những cố gắng của đất nước. Khi đến một mức độ nào đó thì không còn sự lựa chọn nào khác, họ bị bắt, nhưng Bộ nội vụ lại không hành động để răn đe, họ không thực hiện chính sách trấn áp - họ có quyền nhưng họ không hề nghiêm khắc, không hề nghiêm khắc chút nào.

Bây giờ thì Cách mạng tự bảo vệ chính mình, thực ra cách mạng luôn tự bảo vệ mình, nếu không thì nó đã không có ở đây, và nó tồn tại cho đến ngày nay không phải vì chúng tôi có vũ khí nguyên tử hay chúng tôi rất giàu. Chúng tới đã chống lại cuộc cấm vận kéo dài 46 năm - thái độ thù địch, hiếu chiến, cuộc chiến kinh tế, và hơn cả đó là giai đoạn đặc biệt khó khăn. Không đất nước nào có thể chịu đựng được những khó khăn đó nếu không có sự ủng hộ của người dân, không có sự đồng thuận của nhân dân, không có ý thức chính trị. Đó là tất cả những gì tôi muốn nói với những kẻ muốn buộc tội chúng tôi vi phạm nhân quyền, giam giữ bọn phản cách mạng, như cách nói của chúng tôi, còn bọn họ gọi là “những người nổi dậy”. Đó là câu trả lời của tôi.

---------------------------------------------------------
1. Tháng 3 năm 1999, nhóm 4 tên cầm đầu của Lực lượng công tác đặc biệt về vấn đề nổi dậy trong nội địa (Martha Beatriz Roque, Rene Gomez Manzanc Felix Bonne Carcasses, Vladimíro Roca) bị buộc tội “hành động chống lại an ninh quốc gia” và bị kết án từ 3 - 5 năm tù.


Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 09 Tháng Chín, 2013, 03:41:40 pm
21

VỤ BẮT GIỮ BỌN NỔI LOẠN THÁNG 3 NĂM 2003


James Cason ở Havana - Cuộc gặp với Văn phòng lợi ích Mỹ ở Washington
- Cuộc chiến chống Cuba? - Vụ Raul Rivero - Vấn đề Valladares - Án tử hình


Tiếp tục những gì chúng ta vừa nói chuyện, tôi muốn quay lại vụ bắt hàng chục tên nổi loạn vào tháng 3 năm 2003 và việc xử tử tên cướp tàu vào tháng 4 năm đó. Tôi có đọc tuyên bố của Felipe Perez Roque và nội dung vắn tắt buổi họp báo của ông ấy 1, và cả bài diễn văn của ông vào ngày 1 tháng 5 năm đó, như vậy, có thể nói tôi đã biết khá chi tiết những sự kiện này.

Vấn đề là: Tại sao quyết định thực hiện vụ bắt giữ lại được đưa ra đúng thời điểm đó? Ý tôi muốn hỏi là, trước khi vụ cướp tàu xảy ra và trước khi cuộc chiến I-rắc bắt đầu? Động cơ nào khiến chính quyền Cuba thực hiện vụ bắt giữ vào thời điểm đó? Theo tôi được biết thì vụ bắt giữ đầu tiên diễn ra vào ngày 15 tháng 3.


Chúng tôi không hề lên kế hoạch cũng không hề bàn bạc gì trước cả. Những kế hoạch dã man của chính phủ Mỹ cứ nối đuôi nhau được đưa ra. Cuộc chiến I-rắc lúc đó chưa bắt đầu, nhưng Cuba là một trong những mục tiêu tấn công phủ đầu theo như tuyên bố của Bush, bởi vì họ đã coi Cuba là một trong những nước khủng bố. Trước đó không lâu, chúng tôi đã nghe những lời cáo buộc trắng trợn của John Bolton 2 cho rằng chúng tôi đang tiến hành nghiên cứu sản xuất vũ khí sinh học, ngoài ra còn rất nhiều những lời dối trá đáng xấu hổ khác chống lại chúng tôi.

Tại Văn phòng lợi ích Mỹ ở Havana, người ta làm việc với cường độ cao nhất, hoàn thành các kế hoạch mà Tổng thống Bush cùng đám chư hầu đặt ra nhằm đánh đổ đất nước này, nền Cách mạng này và tìm cớ gì đó để tấn công chúng tôi.

Một trong những yếu tố khiến chúng tôi phản ứng đó là việc James Cason đến Cuba vào tháng 11 năm 2002 - thông báo bổ nhiệm con người này đưa được tuyên bố từ tháng 9 năm đó - với tư cách là người đứng đầu Văn phòng lợi ích Mỹ ở Cuba. Trước đó ông này đã có vài lần đến Cuba.

Cason là một trong những tay chân thân tín của Otto Reich. Con người gian ác Reich từng có vai trò quan trọng nếu không nói là kẻ cầm đầu trong cuộc chiến đẫm máu bẩn thỉu chống lại Nicaragua - cậu ta là nhà lý luận, đã từng chắp bút các bản tuyên bố và tuyên ngôn cho bọn cầm đầu các phe nhóm vũ trang phản cách mạng gây chiến tranh chống cách mạng Sandinista. Những tuyên bố này được phát đi dưới cái tên của phong trào phản cách mạng do Otto Reich khởi xướng. Cuộc chiến bẩn thỉu đó đã gây ra vụ scandal quốc tế rất lớn bởi vì những người ủng hộ nó ở Nhà Trắng dưới thời tổng thống Reagan đã vi phạm quy định của quốc hội, buôn bán vũ khí kiếm lời và vận chuyển ma túy 3. Quốc hội Mỹ rất phẫn nộ trước hành động buôn bán đó của chính phủ nên khi Bush làm thứ trưởng ngoại giao phụ trách khu vực châu Mỹ La-tinh, và mặc dù phe Cộng hòa đang chiếm đa số trong cả hai viện của quốc hội, nhưng Thượng viện Mỹ vẫn từ chối việc bổ nhiệm này. Lợi dụng quốc hội lâm vào thế yếu, Bush vẫn bổ nhiệm con người này đưa lên làm cố vấn cho ông ta về vấn đề Cuba, vị trí mà không cần có sự phê chuẩn của quốc hội 4.

Như vậy, nhân vật James Cason được cử đến đây là tay chân của Otto Reich. Cậu ta thay thế Senora Vicky Huddleston, người này cũng có thái độ thù địch với Cuba và sẵn sàng thực hiện tất cả các chính sách mà chính phủ Mỹ đưa ra; cô ta đã từng làm việc ở đây từ trước khi Bush nhậm chức nhưng lại không được giao thực hiện bất kỳ một sứ mệnh cụ thể nào. Nhưng Cason thì lại được giao nhiệm vụ rõ ràng. Chúng tôi biết sắp có sự thay thế; và chúng tôi cũng thừa biết, cho dù ai đến thì cũng chẳng khác gì Huddleston, vẫn với những chính sách thù địch như vậy. Nhưng chúng tôi đã nhầm - con người này còn thực hiện những chính sách thù địch hơn nhiều so với chúng tôi tưởng. Cason được đặc biệt ưu tiên lựa chọn; Otto Reich chọn và hướng dẫn cậu ta rất cụ thể.

Khi nào thì Senor Cason đến Havana?

Tôi vừa nói, trước đó cậu ta đã có vài lần đến Cuba thị sát tình hình với vỏ bọc là vị khách và là người phụ trách tương lai của Văn phòng lợi ích. Một hành động rất đáng ngờ. Cậu ta nhận nhiệm vụ vào tháng 11. Cason đã hành động đúng bản chất con người mình thể hiện trong những tuyên bố đưa ra trước đó. Cậu ta đến đây với bản kế hoạch chuẩn bị trước và vô cùng khiêu khích.

Lúc đó, khu vực này đang trong tình trạng căng thẳng tột độ. Vào ngày 11 tháng 4 năm đó đã xảy ra vụ đảo chính quân sự chống lại Tổng thống Hugo Chavez mà kẻ đứng sau giật dây không ai khác ngoài chính quyền Bush. (Fidel Castro điểm lại các sự kiện): quân đội và các tư lệnh chỉ huy mới được bổ nhiệm rất trung thành với vị tổng thống được bầu cử, nhà lãnh đạo cách mạng hợp hiến. Các vụ nổi dậy và chức tổng thống được phục hồi. Tháng 12: hành động táo bạo liên quan đến dầu mỏ, cũng ở Venezuela, hậu quả nghiêm trọng, sản xuất hầu như xuống con số 0, ba tháng đấu tranh, sự phục hồi kỳ diệu dưới sự lãnh đạo cưcmg quyết, chắc chắn của nhà lãnh đạo người Bolivia. “Không cho Cuba bất kỳ thùng nào!”. Bọn đế quốc và phát xít hét lên như vậy. Giá cả tăng gấp đôi, các thỏa thuận ký kết giữa Venezuela và Cuba bị đình trệ nhiều tháng liền, chúng tôi phải trả những khoản chi phí đội lên rất lớn cho bên thứ ba, đất nước chúng tôi đang kiệt quệ về tài chính, hành động phản cách mạng ở Venezuela không cho phép chúng tôi trao đổi mua bán nhưng cũng không thể lật đổ được đất nước Cuba này.

Trong khi tất cả những sự kiện đó đang diễn ra thì kẻ tay chân của Otto Reich, do Bush cử đi, đến nhận nhiệm vụ ở Văn phòng lợi ích của Mỹ ở Havana vào ngày 19 tháng 3 năm 2003, ngay sau khi cuộc chiến I-rắc khai màn - bốn tháng mấy ngày sau gì đó. Điểm lại tất cả các chuỗi sự kiện đó và trước diễn biến của tình hình, tôi thấy mình cần phải có ba chuyến đi quan trọng ra nước ngoài: (lại điểm các sự kiện): cuối tháng 11 năm 2002, đến Quito tham dự lễ khánh thành nhà thờ Chapel of Man của họa sỹ nổi tiếng Oswaldo Guayasamin 5; cuối tháng 12 sang Brazil tham dự lễ nhậm chức vào ngày 1 tháng 1 của Lula, chiến sỹ ngoan cường có lòng bác ái đấu tranh bảo vệ quyền của những người lao động và những người cánh Tả, một người bạn của nhân dân chúng tôi; 19 tháng 1, chuyến đi thứ hai sang Quito tham dự lễ nhậm chức của Lucio Gutierrez, người được bầu cử làm tổng thống Ecuador trong liên minh các lực lượng xã hội và các đảng phái cánh tả.

Nếu chỉ nhìn vào những sự kiện diễn ra vào tháng 12 và tháng 1 đó thì người ta sẽ thấy rằng Venezuela chưa thể thực hiện hành động tịch thu tài sản dầu mỏ rất đáng kinh ngạc nhưng cũng vô cùng nguy hiểm đó. Những hoạt động trao đổi sâu rộng của chúng tôi vào thời điểm cực kỳ quan trọng với cả hai nước cùng bị mối đe dọa tấn công từ bên ngoài đó là vô cùng ý nghĩa và có động cơ thúc đẩy rất lớn. Chính vào thời gian đó, chúng tôi đã nảy sinh ý tưởng hợp tác chặt chẽ giữa hai nước và đặt cơ sở cho sự hoán vị sau đó của người Bolivia đối với người Mỹ.

Và như vậy, sẽ phải bổ sung cả cuộc họp của quốc hội quyền lực nhân dân Cuba vào tuần cuối cùng của tháng 12 năm 2002 và các cuộc tổng tuyển cử diễn ra vào ngày 19 tháng 1 6.

Trong khi cá nhân tôi đang rất bận rộn với các hoạt động đối nội và đối ngoại đó thì Cason lại chuẩn bị thực hiện những trò lừa gạt với thái độ sốt sắng dưới vỏ bọc ngoại giao và thói quen của bọn đế quốc muốn làm tất cả những gì chúng muốn, bất chấp tất cả các nước trên thế giới. Rõ ràng cậu ta không hề biết gì về những hành động trước đó của đế quốc Mỹ đã bị thất bại ê chề trước sức mạnh ý chí sắt đá của người dân Cuba.

----------------------------------------------------------
1. Cuộc họp báo của bộ trưởng ngoại giao diễn ra vào ngày 9 tháng 4 năm 2003.

2. John Bolton (sinh năm 1948), đại sứ của chính quyền Mỹ ở Liên Hợp Quốc từ tháng 8 năm 2005 đến tháng 12 năm 2006 (ông ta chỉ phục vụ lâm thời việc bổ nhiệm không hề được Quốc hội thông qua), lúc đó là trợ lý bộ trưởng ngoại giao phụ trách vấn đề kiểm soát vũ trang và an ninh quốc tế. (Sự thực Bolton không chỉ buộc tội Cuba tiến hành nghiên cứu mà còn sản xuất vũ khí sinh học và xuất khẩu sang các nước khác. Cộng đồng tình báo Mỹ không ủng hộ lời cáo buộc này của Bolton).

3. Từ năm 1985 đến 1987, dưới thời Tổng thống Ronald Reagan, Hội đồng an ninh quốc gia (NSC) bí mật bán vũ khí cho I-ran (lúc đó đang trong tình trạng chiến tranh với I-rắc và là đồng minh của Mỹ) và còn bán vũ khí cho lực lượng “đối lập” ở Nicaragua để kiếm lời. Việc tiết lộ thông tin này đã gây ra vụ bê bối lớn, các hãng thông tấn trên thế giới ví vụ này với vụ bê bối chấn động thế giói dưới thời Tổng thống Nixon “Watergate”.

4. Tháng 7 năm 2003, Reich được thay thế chức vụ trợ lý ngoại trưởng bởi Roger Noriega.

5. Oswaldo Guayasamin (1919-1999) là hoạ sĩ người Ecuador và là một trong những nhân vật quan trọng nhất trong giới nghệ thuật của châu Mỹ La-tinh trong thế kỷ 20; ông cũng là người bảo vệ sự nghiệp của những người bản địa châu Mỹ La-tinh, là người bạn của Cách mạng Cuba và bạn của Fidel Castro. Nhà thờ Chapel of Man là công trình kiến trúc được khánh thành ở Quito ngày 29 tháng 11 năm 2002 là công trình thể hiện thành quả mỹ mãn nhất của ông.

6. Quốc hội quyền lực nhân dân là cơ quan lập pháp cao nhất của nhà nước Cuba. Cơ quan này bao gồm hơn 600 đại biểu đại diện được bầu với nhiệm kỳ 5 năm thông qua bỏ phiếu trực tiếp tại các khu vực đại diện của mình trên toàn quốc. Cơ quan lập pháp này họp thường kỳ 2 phiên mỗi năm, ngoài những phiên họp bất thường khi cần thiết. Đầu mỗi nhiệm kỳ, Quốc hội bầu Hội đồng Nhà nước và Chủ tịch Hội đồng.


Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 09 Tháng Chín, 2013, 03:53:50 pm
Những hoạt động (đối nội và đối ngoại) đó khiến ông không còn thời gian quan tâm đúng mức tới những gì Cason đang làm ở đây, trên đất nước Cuba này?

Tôi không phải là người duy nhất phụ trách những hành động gây hấn phản cách mạng của đế quốc Mỹ, bởi vì nó được thực hiện trên rất nhiều mặt trận. Tôi có xu hướng quan tâm đặc biệt đến những vấn đề chiến lược của cách mạng, ông cũng toàn hỏi tôi những câu hỏi liên quan đến vấn đề đó.

Vì chúng tôi đã rất quen với những trò bẩn thỉu của Văn phòng lợi ích, nên chúng tôi không chú ý nhiều đến thái độ bất thường của Cason. Cậu ta gặp gỡ bọn mafia Miami đưa ra những tuyên bố trước khi nhận nhiệm vụ. Khi chính thức đến đây nhận nhiệm vụ, cậu ta vẫn thường xuyên đi lại giữa Miami và Havana, nhận lệnh từ Nhà Trắng và từ cả bọn mafia Miami, từng có vai trò quyết định trong cuộc bầu cử của Bush. Cậu ta lợi dụng hành lý ngoại giao mang vào hàng ngàn các loại radio xách tay, các máy phát tuyên truyền phản động, truyền đơn, tờ rơi, các hướng dẫn thực hiện hành động và rất nhiều các thứ đồ đạc ghê tởm khác.

Hành động này là rất nghiêm trọng - vượt quá khuôn khổ hoạt động cho phép của Văn phòng đó. Ngày tháng trôi đi rất nhanh. Và rồi ngày 24 tháng 2 năm 2003 cũng đến, đúng kỳ nghỉ, ngày lễ và ngày kỷ niệm yêu nước ở Cuba tưởng nhớ ngày diễn ra trận chiến cuối cùng giành độc lập chống lại người Tây Ban Nha năm 1895. Và vào dịp đó, Cason triệu tập một cuộc họp lớn.

Tại Văn phòng lợi ích?

Không, ở một địa điểm bí mật, nơi ở của một trong những tay đầu sỏ phản cách mạng nổi tiếng. Cậu ta đến tham dự cuộc họp này cùng với vài chục người khác, khoảng hai mươi hay ba mươi tên phản cách mạng gì đó, tôi không nhớ chính xác con số, và thành lập một “đảng”. Ngày lễ được lợi dụng làm cái cớ để cậu ta mời bạn bè đến.

Điều quan trọng trong cuộc họp đó là gì?

Chính là những tuyên bố với công chúng mà bọn họ đưa ra. Ngày 24 tháng 2, cậu ta đưa ra những tuyên bố rát xấc láo và hung hăng. Cason còn bàn về kế hoạch thực hiện chuyến đi dài 6.000 dặm khắp nước như kiểu cậu ta đi vận động tranh cử tổng thống Mỹ. Không có nhà ngoại giao của nước nào mà cậu ta mời đến đó cả, cậu ta là người duy nhất, và khi được hỏi có sợ khi đến đó một mình không... cậu ta buông ra những lời lẽ tục tĩu lăng mạ thật khủng khiếp, không thể tha thứ được.

Lăng mạ ông?

Đúng. Tôi quá bận với các công việc mà không chú ý đến việc này, nhưng vài ngày sau, vào ngày 6 tháng 3, Quốc hội họp và lúc đó tôi mói phân tích cẩn thận những tuyên bố của cậu ta. Khoảng thời gian từ ngày 24 tháng 2 đến ngày 6 tháng 3, tôi không xuất hiện trước công chúng nhưng tôi đọc rất kỹ những tuyên bố của cậu ta, cả những tuyên bố được đưa ra ở đây lẫn những tuyên bố được đưa ra ở Miami, bởi vì, như tôi vừa nói, cậu ta đi lại rất thường xuyên và công khai. Không rõ cậu ta có bị mất trí hay không khi cho rằng mình được phép làm những việc như thế, cậu ta muốn gây ra một cuộc xung đột. Hành động này khiến những người bạn của chúng tôi ở Mỹ và rất nhiều nơi khác lo ngại - họ liên tục nhắc nhở chúng tôi không được để những hành động như thế diễn ra.

Bởi vì nó có thể là cái bẫy?

Nhưng theo ông đó là bản tuyên bố gì? - một người đi chu du khắp hòn đảo này; cậu ta tổ chức... Cậu ta lấy cớ là đi thị sát những người Mỹ bị bắt sống trên biển và được đưa về đây. Không phải tất cả nhưng có một số, vì Mỹ không tôn trọng thỏa thuận di cư mà tôi đã nói với ông, họ không bao giờ thực hiện nghiêm chỉnh - luôn luôn để một số người ở lại đây. Chỉ có một số bị bắt trên biển là quay lại. Nhưng những người này, vì biết có sự hậu thuẫn của các phe nhóm ở Miami, nên thường không chấp hành mệnh lệnh. Họ sẵn sàng xung đột với lực lượng bảo vệ bờ biển của Mỹ, và bọn vận động hành lang chống Cuba ở Miami sẵn sàng coi đó là hành động “đàn áp những người Cuba yêu nước”. Tôi muốn giải thích với ông rằng hầu hết những người rời Cuba ra đi không liên quan gì đến chính trị, vì những người muốn ra đi vì lý do chính trị thì thường được cấp Visa theo thỏa thuận về di cư.

Trên tinh thần câu hỏi của tôi, cho dù đó là câu trả lời có tính kỹ thuật: vào thời điểm đó, thế giới đang đổ dồn sự chú ý vào cuộc chiến I-rắc...

Không hoàn toàn như vậy. Cuộc chiến I-rắc xảy ra vào ngày 19 tháng 3 trong khi những hành động kia diễn ra vào ngày 24 tháng 2, gần một tháng trước, lúc đó chưa ai nghĩ người Mỹ sẽ tấn công I-rắc.

Tôi sẽ giải thích. Cậu ta đưa ra những tuyên bố mà tự bản thân nó đã không thể chấp nhận được rồi. Rất nhiều nhà ngoại giao của các nước nhận được lời mời đến tham dự cuộc họp đó, nhưng họ không đến. Về vấn đề này, Cason có nói trong một cuộc phỏng vấn với báo chí. Một phóng viên hỏi có phải sự có mặt của cậu ta không hoàn toàn khẳng định lời buộc tội chính phủ Cuba, Cason nói, “Không, bởi vì tôi nghĩ tất cả các phái đoàn ngoại giao được mời sẽ có mặt ở đây tối nay, và chúng tôi, với tư cách là một nước luôn luôn ủng hộ dân chủ”, vân vân và vân vân, “và tôi cũng được mời đến đây”. Sau đó cậu ta nói, “Tôi không hề sợ”.

Cậu ta trả lời cộc lốc các câu hỏi khác với thái độ rất thô lỗ... Cason nói thêm bằng tiếng Tây Ban Nha: “Thật không may là chính Chính phủ Cuba lại sợ - sợ tự do tư tưởng, tự do ngôn luận, nhân quyền. Rất nhiều phe nhóm đang chứng tỏ rằng, vẫn có những người Cuba không hề sợ”, vân vân và vân vân - toàn là những lời lẽ hô hào. Và Cason kết thúc câu trả lời của mình thế này: “Tôi có mặt ở đây với tư cách là một khách mời, và tôi sẽ đi vòng quanh đất nước, thăm tất cả những người muốn có tự do và công lý”.

Tôi không biết người Pháp hay người châu Âu sẽ hành động thế nào trước những tuyên bố như thế. Ai cũng có thể hiểu rằng đó là những lời lẽ khiêu khích. Cuộc khủng hoảng đó diễn ra hoàn toàn độc lập với những kế hoạch của cuộc chiến I-rắc.

Còn cuộc khủng hoảng với Liên minh châu Âu - liệu có liên quan đến vấn đề quốc tế nào đó hay đó chỉ đơn thuần là một quyết định được đưa ra? Chúng tôi có rất nhiều việc phải làm, rất nhiều việc quan trọng; chúng tôi không muốn gây thêm rắc rối. Nhưng liệu chúng tôi có thể để cho Liên minh châu Âu đưa ra tuyên bố đó 1 sau khi cuộc chiến I-rắc đã khai hỏa, khi chúng tôi bị coi là một trong “những nước khủng bố” và vì vậy sẽ là một trong “sáu mươi nước hay thậm chí nhiều hơn” cần ưu tiên hàng đầu cần phải được tấn công ngăn chặn? Liệu người ta có thể chí trích chúng tôi vì đã phát hiện ra mối đe dọa nghiêm trọng như vậy? Liệu chúng tôi có phải quỳ gối xuống và cầu xin được đàm phán ngoại giao với Liên minh châu Âu? Tất cả những gì chúng tôi cần đó là bọn phạm trọng tội đó đã đột nhập vào chống lại chúng tôi và chúng tôi phải hành động thích đáng. Những người không hành động, không đánh trả, không chiến đấu (chống lại mối đe dọa đó) sẽ là những con người phải gánh chịu thất bại, và ở đất nước chúng tôi không có loại người như thế.

Đó là hành động của Cason - chưa bao giờ có quan chức sứ quán nào làm như vậy, cậu ta gây ra hành động đó ở nhà một tên đầu sỏ phản cách mạng, gặp gỡ một nhóm người ở đỏ, kỷ niệm ngày độc lập của chúng tôi - bởi vì nếu có một đất nước nào đó đứng ra bảo vệ nền độc lập của mình thì đó chính là Cuba. Họ muốn sáp nhập Cuba vào với Mỹ, muốn biến đất nước này thành chư hầu của Mỹ. Ông nghĩ xem, Cuba sẽ như thế nào nếu những con người như Otto Reich và đồng đảng, bọn cánh hữu quá khích ở Mỹ nắm quyền? Cuba sẽ trở thành đất nước thế nào? Còn nữa - bọn phản bội kia sẽ kỷ niệm ngày độc lập của đất nước như thế nào?

Vì vậy tôi sẽ nói: “Thật lạ đời khi một người lại đi tự hỏi mình, người ta đã uống bao nhiêu rượu nhân dịp kỷ niệm ngày lễ “yêu nước” đó”. Và - đây là điều trớ trêu - tôi sẽ nói rằng: “Bởi vì Cuba rất sợ hãi, cho nên chúng tôi phải tìm mọi biện pháp để bình tĩnh lại tìm cách đói phó với những loại quan chức lạ đời như thế. Có thể những nhân viên tình báo Mỹ làm việc ở Văn phòng lợi ích sẽ giải thích với cậu ta rằng Cuba sẽ dễ dàng hành động hơn rất nhiều nếu không có văn phòng đó, thực ra đó chỉ là nơi sản sinh ra bọn phản cách mạng, là trung tâm chỉ huy những hành động xuyên tạc thô bạo chống lại đất nước chúng tôi. Các quan chức Thụy Sỹ đã đại diện cho Mỹ rất nhiều năm nay và họ làm rất tốt công việc của mình, họ không cần phải tiến hành hoạt động gián điệp, cũng không cần tổ chức các phe nhóm tuyên truyền xuyên tạc. Và tôi sẽ nói rằng, “Hãy để cho người Thụy Sỹ đến đây mà đại diện cho nước Mỹ”.

“Nếu đó thực sự là những gì mà họ muốn gây ra với những tuyên bố trên thì ít nhất họ cũng nên có đủ can đảm mà nói ra điều đó. Rồi một ngày, không sớm thì muộn, người Mỹ cũng phải cử đến đây một đại sứ thực sự...”. Đó là những gì tôi đã nói vào ngày 6 tháng 3, khí có thông tin xác nhận năm người anh hùng 2 của chúng tôi đã bị bắt ở Mỹ và bị chuyển đến những đơn vị đặc biệt. Chính quyền Mỹ đã áp dụng biện pháp hà khắc đối với họ, và đó là vấn đề rất nhạy cảm ở đây - năm người đó là những người được nhân dân ở đây kính trọng, họ được coi là những “anh hùng của nước cộng hòa Cuba”, nhưng ở đó thì họ được chăm sóc trong “hang” 3, chỉ vì người ta muốn trả thù đất nước này. Chúng tôi vô cùng phẫn nộ vì người ta đối xử với những anh hùng của chúng tôi thô bạo, không chút lịch sự như vậy. Chúng tôi lên tiếng và họ làm như vậy.

Vào ngày 10 tháng 3, MINREX (Bộ ngoại giao) ra tuyên bố gửi người đứng đầu Văn phòng lợi ích. Ông có tuyên bố đó rồi đấy.


----------------------------------------------------------
1. Tháng 6 năm 2003, EU quyết định áp đặt một loạt các biện pháp trừng phạt ngoại giao với Cuba sau vụ bắt giữ và xét xử 25 tên nổi loạn vầ việc thi hành án tử hình 3 tên cướp tàu.

2.  Trong những năm 1990, Gerardo Hernandez, Rene Gonzalez, Antonio Guerrero và Ramon Labanino, điệp viên của cơ quan tình báo Cuba đột nhập vào các nhóm bán vũ trang khủng bố chống Fidel Castro ở Miami đang tổ chức các hoạt động chống lại các mục tiêu kinh tế ở Cuba để gây hoảng loạn cho khách du lịch. Một trong những hoạt động của nhóm này diễn ra vào ngày 4 tháng 9 năm 1997 khi một quả bom phát nổ ở khách sạn Copacabana ở Havana giết chết một khách du lịch trẻ tuổi ngưòi Ý, Fabio Dicelmo. Thắng 6 năm 1998, Havana gửi cho FBI các báo cáo của 5 điệp viên này cho rằng trong cuộc chiến chống khủng bố, các bên đều đạt được những lời ích chung. Cũng tháng 9 năm đó, chính quyền Mỹ sử dụng chính tài liệu của 5 điệp viên này để bắt họ. Bị kết án mờ ám ở Miami, các điệp viên này bị két án tù vô thời hạn và bị giam giữ trong điều kiện khắc nghiệt. Tháng 8 năm 2005, một nhóm thẩm phán của toà án phúc thẩm Atlanta xem lại bản án đã xử 5 điệp viên này. Một năm sau đó, vào tháng 8 nãm 2006, một toà án phúc thẩm đầy đủ lật ngược hoàn toàn quyết định trên và cho đến tháng 12 năm 2006, cả 5 người Cuba này đều vẫn bị giam giữ trong tù.

3. Gian xà lim giam giữ biệt lập 6x6 feet, nơi giam giữ các tù nhân và họ chỉ được mặc quần áo lót. Ánh sáng trong xà lim được bật 24/24 giờ và mọi liên hệ với người ngoài, thậm chí là với quản giáo đều bị nghiêm cấm.


Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 09 Tháng Chín, 2013, 04:01:22 pm
Tôi có và tôi đã đọc.

Nhưng quan trọng là những gì diễn ra sau đó. Cason nói sẽ đi vòng quanh đất nước và chúng tôi nói với cậu ta hai điều: thứ nhất, việc giám sát những balsero đã quay về (những người lái bè - ở đây chỉ người di cư bằng thuyền) không nằm trong thỏa thuận về di cư, đó là thái độ lịch sự của chúng tôi, và trong mười năm nay chúng tôi chưa hề vi phạm bất cứ vụ nào.

Thỏa thuận đó quy định những người di cư bị chính quyền Mỹ từ chối được phép quay lại cuộc sống bình thường, công việc bình thuờng của mình đúng không?

Đúng. Nhưng đôi khi việc đó không hề dễ dàng; có khi chúng tôi phải tạo việc làm cho những balsero này, bởi vì những người làm việc cùng với họ không chấp nhận cho họ quay lại công việc cũ. Ví dụ như trường hợp ở một trường đại học, có một balsero bị từ chối quay lại làm việc. Không thể bắt ép người ta nhận lại balsero này được, vì vậy chúng tôi phải tìm việc cho họ.

Và đúng là Cason đã đi vòng quanh đất nước chúng tôi, bởi vì có những nơi người ta đã thành lập hội các cựu balsero.

Có một tổ chúc của những cựu balsero sao?

Cason đã gặp những cựu balsero đó và tổ chức họ lại. Cậu ta đi tổ chức những nhóm này nhưng lại bảo là đi “thị sát”. Không phải chúng tôi bắt buộc phải để cậu ta làm như vậy, chẳng qua đó là cử chỉ lịch sự, cũng như cách chúng tôi đối xử với số lượng lớn các balsero của họ ở Guantanamo trong cuộc khủng hoảng năm 1994 - có khoảng hơn 10.000 người ở đó; chúng tôi đề nghị họ cấp cho khoảng 20.000 visa để họ có thể đưa số tù nhân kia ra. Sau đó, họ cấp nhiều hơn số đó một chút. Vấn đề là họ không có quyền gì trong giám sát cả. Chúng tôi nói với họ như vậy - chúng tôi nói việc đó không được quy định trong thỏa thuận.

Và thứ hai, chúng tôi nói với họ, các nhà ngoại giao Mỹ không được phép đi lại tự do như thế. Họ bị giới hạn. Trước đây, họ phải thông báo với chúng tôi những nơi mình sẽ đi, vì lý do gì trước 24 giờ. Các nhà ngoại giao của chúng tôi cũng phải làm như vậy ở bên Washington, nhưng ở đây là một hòn đảo nhỏ, còn bên đó là đất nước rộng lớn và số lượng các nhân viên của họ làm việc ở Văn phòng lợi ích bên đây cũng lớn gấp mười lần số nhân viên của chúng tôi làm việc bên đó. Về điều này thì quả là không có đi có lại chút nào. Không hề có sự so sánh. Số lượng người ở đó với đất nước rộng lớn như thế và số lượng người ở đây với hòn đảo nhỏ bé này... Để đi thăm một ai đó, người ta không những phải thông báo cho chúng tôi mà còn phải xin phép chúng tôi bảy mươi hai giờ trước, và tất nhiên, chúng tôi không thể cho phép con người kia hành động như vậy.

Chính quyền Mỹ cũng áp dụng điều tương tự với chúng tôi trên đất nước của họ, nhưng tình hình thì hoàn toàn khác. Chúng tôi đã làm gì? Chúng tôi thông báo với cậu ta rằng, cậu ta không được phép đi như vậy. Thế rồi Cason tổ chức hai cuộc họp. Sau cuộc họp diễn ra hôm 24 tháng 2, họ còn tổ chức hai cuộc họp nữa vào ngày 12 và 14 tháng 3.

Ông có coi những cuộc họp đó là câu trả lời với tuyên bố ngày 6 tháng 3 của ông không cho phép cậu ta đi lại?

Tôi lên tiếng vào ngày 6, và tôi nói, chúng tôi hoàn toàn có thể sống được mà không cần có Văn phòng lợi ích. Thế giới này chưa thể đến ngày tận thế ngay được. Và vào ngày 12 tháng 3, tại nơi ở của Cason, diễn ra sự kiện với sự tham gia của 18 nhân vật phản cách mạng. Cậu ta hành động ngay tại nhà, không được phép thực hiện chuyến đi dài 6.000 dặm, cậu ta sử dụng nhà mình để tổ chức cuộc họp với 18 tên được gọi là “bọn nổi loạn”. Tất cả bọn đó đều được tổ chức, nuôi dưỡng và chu cấp bởi người Mỹ - bởi vì chúng tôi có tài liệu chứng minh điều này. Chúng tôi có rất nhiều chứng cớ và lẽ ra chúng tôi đã có thể nghiêm khắc hơn rất nhiều.

Tôi đã đọc cuốn Los Dissidents mà Cuba xuất bản.

Họ lại gặp nhau vào ngày 14 tháng 3 tại nhà riêng của Cason. Có một tài liệu nói rằng: “Ngày 14 tháng 3. Một lần nữa, tại nơi ở của người đứng đầu Văn phòng lợi ích Mỹ ở Havana, một cuộc họp diễn ra với sự tham gia của các tên đầu sỏ”. Rõ ràng là có chuyện đó xảy ra. Đây là “cuộc hội thảo về đạo lý” dành cho những người tự coi mình là những “phóng viên”, và trong số 34 người bọn họ chỉ có đúng 4 người từng học chút ít về nghề báo chí, nhưng tất cả bọn chúng đều là “phóng viên” được Cason gắn mác và tuyên truyền.

Cũng ngày 14 tháng 3 đó, tôi có một cuộc họp vào lúc 11h đêm để nghe thông tin chi tiết. Chuyện gì xảy ra? Chuyện gì xảy ra ngày hôm đó? Bởi vì chúng tôi không thể nhẫn chịu thêm được nữa. Không ai biết cuộc chiến đó sẽ kéo dài bao lâu. Đó là điều mà chúng tôi không thể chấp nhận bỏ qua thêm một lần nữa. Những người bạn của chúng tôi ở bên Mỹ cũng nói, “Đừng để chính mình bị khiêu khích”. Họ rất lo lắng.

Tại sao Cuba không trục xuất Cason?

Chúng tôi chưa từng bao giờ trục xuất nhà ngoại giao Mỹ nào. Nhưng phía họ thì đã từng trục xuất người của chúng tôi. Hơn nữa, Cason không hề phạm tội gì cả, cậu ta chỉ vi phạm những quy định của luật pháp quốc tế. Không thể đưa một người ra Tòa án hình sự quốc tế nếu không có chuyện hình sự gì liên quan... Cậu ta tạo ra những điều kiện tiền đề của tội diệt chủng nhưng lại chưa bị phạm tội diệt chủng.

Chúng ta có thể làm như vậy được không? Cả về mặt pháp lý và mặt ngoại giao chúng ta đều không thể bắt giữ một con người khi người ta có quyền miễn trừ. Nhưng cậu ta không thể hành động như vậy được. Và bọn nổi loạn được sự tiếp sức phía sau kia bây giờ cũng đang công khai ngang nhiên hoạt động. Tôi không biết nếu là người Pháp thì người ta có thể làm gì - tôi biết họ rất rõ; người Pháp có tính tự trọng rất cao.

Như vậy không ai biết khi nào thì cuộc chiến I-rắc bắt đầu, và chúng tôi nói, “Chúng tôi phải hành động chống lại bọn đầu sỏ kia”. Bởi vì bọn chúng đang hoạt động rất mạnh. Trong số đó có Senora Martha Beatriz Roque, người cho tổ chức cuộc họp hôm 24 tháng 2 ngay tại nhà mình. Như vậy có thể miễn trừ hoàn toàn được không? Chúng tôi không cho phép làm như vậy! Chúng tôi cũng không thể cho phép làm như vậy với con người đại diện của một quốc gia kia, với những kế hoạch mà chúng tôi biết rất rõ bởi vì bọn họ mắc rất nhiều sai sót. Chúng tôi biết bọn họ đang nghĩ gì, họ muốn làm gì. Chúng tôi còn biết cậu ta dự định làm gì, và tuyên bố đã được đưa ra, chẳng hạn như ý tưởng tổ chức một cuộc di cư quy mô lớn để tạo cớ gây hấn chống lại đất nước Cuba. Tình hình của chúng tôi lúc này khó khăn hơn thời gian trước khi xảy ra vụ ngày 5 tháng 8 năm 1994, nếu xét trên khía cạnh bối cảnh... Nhưng dù sao, hành động công khai kiểu đó rõ ràng là có liên quan đến ý đồ muốn gây hấn - đó là kiểu hành động khiêu khích.

Ông nói “khiêu khích”, ông có thực sự nghĩ rằng thái độ của Cason là biểu hiện của sự khiêu khích, và việc phản ứng lại bằng hành động bắt giữ kia là để trả đũa cho hành động khiêu khích đó?

Khái niệm “khiêu khích” là gì? Ông phải kiểm tra lại trong từ điển đi, nhưng ở đây ý tôi muốn chỉ hành động có mục tiêu rõ ràng. Có những hành động khiêu khích có thể coi như sự lăng mạ - đôi khi đó là hành động vô cớ. Đôi khi người ta khiêu khích người khác để gây sự đánh nhau. Thế giới này đầy rẫy những lời khiêu khích, luôn luôn là hành động khiêu khích. Chúng tôi biết những người bạn ở Mỹ và những nơi khác yêu cầu ở chúng tôi những gì - họ không cho phép chúng tôi - để bị kích động. Họ không muốn chúng tôi trục xuất Cason.

Nếu có ai đó chuẩn bị bắn ông, và họ đã chuẩn bị sẵn sàng mọi điều kiện để bắn ông, ông sẽ hành động thế nào để ngăn chặn? Hay cứ để mình bị bắn và bị giết?


Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 10 Tháng Chín, 2013, 10:38:53 am
Nhưng mọi việc đều có hoàn cảnh của nó. Ở một chừng mực nào đó thì có thể nói những hành động khiêu khích kia được tính toán kỹ lưỡng trong bối cảnh quốc tế đổ dồn sự chú ý vào cuộc chiến I-rắc. Rất nhiều phong trào xã hội lên tiếng phản đối Bush và chính quyền của ông ta. Có những lúc và trên bình diện quốc tế, Bush là nhân vật bị tập trung chỉ trích mạnh mẽ nhất. Đúng vào lúc đó các vụ bắt giữ xảy ra ở Cuba và sự chú ý bị đánh lạc đi; người Mỹ có cớ để cãi lại: “Hãy nhìn những gì đang xảy ra ở Cuba kìa, họ cũng đang bắt giữ những người phản đối không sử dụng bạo lực”. Và rồi rất nhiều người bạn của Cuba từng phản đối chính quyền Bush rất kịch liệt bây giờ cảm thấy lúng túng, rất nhiều người chịu áp lực, nhu ông cũng biết, và họ buộc phải thừa nhận, “Những gì Bush đang gây ra ở I-rắc là sai, nhưng nhũng gì xảy ra ở Cuba cũng sai lầm”. Cách nói đó khiến hai việc tưởng chừng như có bản chất giống nhau. Chính bối cảnh đó đã làm cho sự ủng hộ đối với Cuba yếu đi.

Ông nói đúng, và chúng tôi hiểu rất rõ điều đó. Nhưng khi đã quyết định làm việc gì thì phải làm cương quyết, bất chấp người ta buộc tội mình thế nào. Người ta phải bảo vệ đất nước của mình, đất nước đang trong tình thế nguy hiểm, bị đe dọa, người ta hành động như thế là không công bằng.

Chúng tôi đang nghĩ về thái độ thù địch của người Mỹ. Vấn đề của chúng tôi không phải với người châu Âu hay bất cứ dân tộc nào khác mà là nước Mỹ, họ là mối đe dọa trực tiếp đối với chúng tôi, họ khiêu khích và gây nguy hiểm cho chúng tôi. Ở Mỹ còn vô số những người đang phải vật lộn trong những điều kiện còn khó khăn hơn bên châu Âu bởi vì châu Âu không còn là mối hiểm họa cho họ, họ vẫn có thái độ hung hăng; người châu Âu cũng bảo vệ quan điểm của mình; họ cũng có những nguyên tắc lập luận riêng của mình.

Trở lại với trường hợp những người bạn Mỹ của chúng ta, chính họ từng nói, “Đừng trục xuất cậu ta”, nhưng thực ra chúng tôi cũng nhận thấy việc trục xuất không phải tà lối thoát. Bởi vì cuộc chiến không diễn ra ở châu Âu, ở Nhật hay bất kỳ nơi nào khác mà nó đang diễn ra ở đây, một đất nước chỉ cách Mỹ có 80 dặm và đã bốn mươi năm nay phải đấu tranh với họ.

Chúng tôi bị đặt vào tình thế khó xử. Việc trục xuất cậu ta chỉ đơn thuần là hành động có tính chất ngoại giao. Nhưng phải nói thật với ông là chúng tôi không cho rằng mình phải suy nghĩ lại những việc mình đã làm. Có lẽ thời gian sẽ giúp chúng tôi lý giải mọi việc dễ dàng hơn. Vì vậy chúng tôi chỉ có thể nói rằng, “Chúng tôi buộc phải chấm dứt những hành động kiểu đó”, và chúng tôi đã làm như vậy.

Họ còn đang nắm giữ sinh mạng của 5 người anh hùng của chúng tôi, và người dân ở đây cũng rất phẫn nộ vì họ vẫn bị cầm tù và hành động xét xử lại không công bằng. Người Mỹ có kế hoạch của họ, như tôi đã nói, và họ gây hành động ở đây nhưng không ai ngăn cản họ - chả có cách gì có thể ngăn cản được họ. Ông cho rằng tội phạm tội ác? Không. Ai mới là người thực sự phạm tội ác? Chỉ có thế là những người kia.

Ở đó họ cầm tù vô cớ 5 người chỉ muốn tìm kiếm thông tin, bởi vì chúng tôi liên tục bị đánh bom, cướp biển tấn công, hành động bôi xấu, ám sát... Và năm con người của chúng tôi không phải bây giờ mới bị cầm tù mà họ đã bị giam từ ngày 12 tháng 8 năm 1998 đến giờ rồi.

Không phải vì lúc đó hành động khủng bố đã trở thành vấn đề gay gắt bởi vì mãi đến 11 tháng 9 năm 2001 vụ khủng bố kia mới xảy ra. Còn vào thời điểm họ bắt những người đồng chí của chúng tôi mới chỉ là ngày 12 tháng 9 năm 1998 mặc dù lúc đó người Mỹ cũng đang tiến hành một chiến dịch chống khủng bố khi trước đó, vào ngày 7 tháng 8 năm 1998, sứ quán của họ ở ba nước Đông Phi bị tấn công khiến gần 300 người bị thiệt mạng. Còn nhiệm vụ của năm đồng chí của chúng tôi chỉ đơn thuần là đột nhập vào để thu thập thông tin về hành động khủng bố.

Họ muốn chấm dứt hành động khủng bố chống lại Cuba?

Đúng vậy. Một sự trái ngược hoàn toàn, đến mức trớ trêu; trong khi những con người của chúng tôi bị nhốt trong xà lim thì bọn Cason lại vô can, được miễn trừ ở đây. Chúng tôi có những bộ luật rất nghiêm khắc được thông qua trong điều kiện hoàn toàn bình thường, nhưng chúng tôi chưa áp dụng đối với họ. Vì sao, bởi vì đã có lần chúng tôi kết án tù rất nghiêm khắc với người của họ nhưng rồi chúng tôi lại phải chịu áp lực ghê gớm, nhưng thực sự chúng tôi đâu phải là người gây ra áp lực đó; họ bị kết án tù do chính những hành động của họ gây ra, cũng tưong tự như những gì đang diễn ra ờ thời điểm hiện tại.

Phải thừa nhận với ông là, trong bối cảnh đó, không có lập luận cũng như điều kiện nào có thể thuyết phục được chúng tôi, bởi vì chúng tôi đang bị đe dọa chiến tranh, chúng tôi không thể để người ta chống lại mình bằng những hành động tội lỗi đó. Đó là những gì họ đã làm. Có một vài nhà tư tưởng không hoàn toàn đồng tình với chúng tôi. Jimenez de Asua, nếu không nhầm thì tôi nhắc đến ông ấy rồi, một trong những luật gia về lĩnh vực tội phạm nổi tiếng của Tãỵ Ban Nha không đồng ý cho rằng những người hành động như vậy, hành động chống lại một phong trào tiến bộ có thể bị cáo buộc “phạm tội chính trị”. Chúng tôi gọi đó là “tội ác phản cách mạng”, nhưng rõ ràng hành động đó có liên quan đến chính trị và trong trường hợp này là chính trị quốc tế.

Những người như bọn họ biết rõ rằng, cho dù có những chuyện có thể khiến người dân của chúng tôi ở đây phải chịu đựng, nhưng Cách mạng luôn luôn được sự ủng hộ tuyệt đối của nhân dân, và chúng tôi biết rõ động cơ của bọn nổi loạn đó là gì. Vì vậy tôi phải nói rằng, “Chúng tôi chỉ có thể chịu đựng được đến chừng mực đó và quyền miễn trừ cũng không thể áp dụng thêm được nữa - chúng tôi phải hành động”. Chúng tôi sẽ không trục xuất họ - nhưng nếu họ muốn thì chúng tôi rất khuyến khích họ ra đi - nhưng chúng tôi phải bắt những kẻ chủ mưu, những kẻ tham gia tích cực nhất vào hành động: Cuộc họp ở nhà Senora Martha Beatriz (Roque) khi Cason đưa ra những tuyên bố vào ngày 24 tháng 2, những nhân vật “mang danh báo chí kia”, và rất nhiều cuộc họp khác cùng bản chất như vậy.

Tôi họp với các đồng chí của chúng tôi đến tận 11 giờ đêm để phân tích các thông tin, tất cả những tin tức về việc 5 người anh hùng của chúng tôi đang bị giam giữ, và chúng tôi nói, “Đó là quyết định duy nhất được đưa ra, bất chấp hậu quả thế nào”. Chúng tôi chịu trách nhiệm về những gì mình làm.

Ông và các cố vấn của ông có tính đến những thiệt hại mà nó có thể gây ra đối với hình ảnh của đất nước Cuba không?

Có thiệt hại, nhưng đó là vì kẻ thù của chúng tôi, họ khiêu khích và chống lại chúng tôi, đó là do họ gây ra chứ không ai khác.

Chúng tôi đang trong tình trạng xung đột về chính trị với nước Mỹ và có nguy cơ xung đột cả về quân sự với họ. Đối với chúng tôi, vấn đề chính, vấn đề quan trọng nền tảng có tính sống còn, vấn đề giữa sự sống và cái chết đó chính là cuộc xung đột về quân sự với họ.

Không có ai ở châu Âu tấn công chúng tôi cả, trừ phi đó là hành động của kẻ điên rồ, vì vậy chúng tôi phải chú ý đến mối đe dọa này, và tôi cũng như các đồng chí của tôi sau khi phân tích kỹ tình huống đều đồng ý cho rằng chúng tôi không côn sự lựa chọn nào khác là hành động. Chúng tôi nhận ra rằng đằng sau nó còn tiềm ẩn một mối hiểm họa khác lớn hơn: Đó là mối hiểm họa chiến tranh. Trước khi xảy ra cuộc chiến I-rắc, không hề có tối hậu thư nào được đưa ra, nhưng từ những gì mà người ta nói và tuyên truyền, chúng ta có thể nhận ra rằng cuộc chiến đó tất yếu sẽ xảy ra. Còn đối với chúng tôi, cũng không biết rõ cuộc chiến kia sẽ xảy ra trong vòng một tháng hay...


Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 10 Tháng Chín, 2013, 10:41:26 am
Cuộc chiến chống lại Cuba?

Đúng. Đáng lẽ chúng tôi đã có thể quyết định hành động sớm hơn nếu theo sát được những diễn biến xung quanh cuộc họp hôm 24 tháng 2 và những gì mà Cason đang làm lúc đó. Nhưng như tôi đã nói, tôi có rất nhiều việc, và những loại tài liệu như vậy đến với tôi rất thường xuyên, nhưng rồi chúng tôi cũng nhận ra có những việc hoàn toàn không giống những việc khác và việc đó là không thể chấp nhận được không phải vì đó là lời xúc phạm hay lăng mạ có tính cá nhân. Tôi không quan tâm những gì người ta nói về tôi - tôi đã quen với kiểu tấn công như vậy rồi, người ta dùng đủ mọi thủ đoạn kinh tởm tấn công tôi.

Diễn biến tình hình như vậy và chúng tôi phải hành động. Có những lúc họ túm áo chúng ta, chúng ta biết rằng đó là kiểu hành động “khiêu khích” nhưng vẫn phải đánh lại. Theo ông thì ông có thể kiềm chế đến mức độ nào những lời khiêu khích kiểu đó và đến mức độ nào thì ông buộc phải hành động? Họ làm tất cả mọi việc để tạo ra tình huống... Vì vậy, sẽ đến lúc ông phải nghĩ rằng nếu tiến thêm một bước nữa thì ông sẽ không thể chịu đựng nổi. Chúng tôi buộc phải hành động trong tình huống như vậy, những việc tiếp theo chỉ là sự tiếp nối của nó.

Ông và các cố vấn của ông có thực sự nghĩ rằng Mỹ đang đặt bẫy để tiến hành chiến tranh chống lại Cuba?

Cuộc chiến đó vẫn chưa diễn ra, và không ai biết người ta sẽ làm gì để phát động nó, nhưng chúng tôi thì biết vì chúng tôi đã tính hết khả năng cuộc chiến đó sẽ diễn ra như thế nào, đất nước này sẽ bị thiệt hại đến đâu. Đến Dante cũng không thể tưởng tượng hết những thiệt hại mà cuộc chiến đó sẽ gây ra đối với Cuba - sẽ lớn hơn I-rắc rất nhiều. Chúng tôi nghĩ đến điều này rất nhiều bởi vì đã có cuộc chiến tranh Việt Nam, chúng tôi biết những gì đã diễn ra ở đó; đã có cuộc chiến Kơsovo; có rất nhiều cuộc chiến tranh đã diễn ra trước đó... Nếu phải giải quyết tình huống liên quan đến vận mệnh đất nước, đến mạng sống của hàng triệu người thì ông sẽ hiểu rằng chúng tôi lo lắng đến thế nào, và chúng tôi đã phải ưu tiên cho hành động đó hơn bất kỳ chuyện gì khác.

Ý ông nói là việc bảo vệ đất nước?

Đúng. Tôi phải nói với ông rằng hàng triệu người Cuba đã sẵn sàng với cuộc chiến đó - cả đất nước này đã sẵn sàng. Có lúc tôi đã từng nói rằng, chúng tôi đang trong tình trạng “bị đe dọa về quân sự”, rằng Mỹ sẽ không thể trả giá được bằng mạng sống - không thể tưởng tượng nổi, thậm chí cái giá phải trả đó còn cao hơn ở Việt Nam - nếu họ cố tình xâm lược chúng tôi. Hơn nữa, người dân Mỹ cũng sẽ không cho phép những kẻ cầm đầu phung phí mạng sống của hàng chục nghìn người vào cuộc phiêu lưu của chủ nghĩa đế quốc đó. Tôi không nghĩ họ có lượng quân dự bị lớn đến như vậy. Ngày càng có ít binh lính Mỹ đăng ký sang I-rắc. Vào quân đội bây giờ đã được coi là một cách tìm việc làm - họ thường thuê những người thất nghiệp trong đó chủ yếu là những người da màu phục vụ cuộc chiến bất lương không công bằng. Nhưng ngay cả những người Mỹ gốc Phi cũng ngày càng đăng ký tham gia quân đội ít hơn bởi vì họ đã ý thức được rằng họ chỉ là những con tốt dùng làm lá chắn cho những quả đạn pháo. Trong những khu nhà ổ chuột ở Louisiana, khi cơn bão Katrina hoành hành hồi cuối tháng 9 năm 2005, chính phủ kêu gọi “Mỗi người dân phải tự cứu lấy mình!” và họ bỏ mặc hàng trăm nghìn người - trong đó phần lớn là người Mỹ gốc Phi - bị chết đuối hoặc nếu không thì cũng qua đời trong các bệnh xá, hay nhà dưỡng thương... Đó là những câu chuyện có thật và không thể chối cãi được, ai cũng biết và phải suy nghĩ nghiêm túc về nó.

Để phục vụ chiến tranh, người ta tìm những người Mỹ gốc La-tinh, những người vì muốn di cư để tránh nạn đói mà phải vượt qua biên giới nơi hàng năm có tới 500 nghìn người bỏ mạng, con số người thiệt mạng trong 28 năm bức tường Berlin được duy trì còn lớn hơn rất nhiều. Đế quốc Mỹ ngày nào cũng thảo luận chuyện bức tuờng Berlin, bức tường mà họ dựng lên để ngăn cách biên giới giữa Mỹ và Mêhicô, nơi hàng trăm nghìn người bỏ mạng khi cố tìm con đường chạy trốn khỏi cảnh nghèo khổ, thất nghiệp - họ không nói cho dù chỉ một lời về bức tường đó. Đó là thực tế diễn ra trên thế giới mà chúng ta đang chứng kiến.

Một thế giới mà mỗi người phải tự tìm cách bảo vệ lấy mình.

Đế quốc Mỹ còn tiến hành chiến tranh tâm lý. Nếu bọn chúng cho rằng chúng tôi sẽ bỏ qua chuyện đó, nếu nghĩ rằng chúng tôi sẽ không hành động gì, thì quả thực hành động đó chì đáng được coi là chất kích thích khiến chúng tôi buộc phái đi giải quyết nhu cầu.

Người huấn luyện sư tử đôi khi vẫn quay lưng về phía chúng, họ dùng roi, đôi khi họ quất roi để gây tiếng động, đôi khi họ ra những cú đấm, vẫy tay, và khán giả lại vỗ tay tán thưởng - lúc này thì họ phải quay lại (về phía bọn sư tử), bởi vì nếu không sư tử sẽ phản ứng, một kiểu phản ứng tự nhiên như hành động đi săn mồi. Ngay cả một con chó cảnh cũng sẵn sàng sủa nếu người ta bỏ chạy, nó sẽ đuổi theo và thậm chí còn cắn cả quần người ta. Nhưng nếu người ta quay lại thì nó sẽ thụt lùi. Đối với lũ cá mập hoặc cá nhồng đại dương cũng vậy, nếu quay thẳng mặt đối diện với chúng thì bản năng tự vệ sẽ khiến chúng lùi lại. Không còn gì tồi tệ hơn khi quay lưng lại với kẻ thù của mình, và với một đế quốc thì còn tệ hại hơn nhiều, nó to lớn và nguy hiểm hơn cả loài thú hoang, đầu óc của những con người cầm đầu đế quốc đó và cách bọn chúng sử dụng vũ khí chả khác gì cách nghĩ của những loài thú hoang.

Và người Cuba không muốn trở thành món mồi cho bữa ăn tối của bất kỳ loài thú hoang nào.

Đúng vậy. Chúng tôi phải đối mặt với bọn chúng. Thứ nhất đế quốc kia phải biết rằng sẽ có một cuộc chiến và cái giá phải trả sẽ rất cao. Thứ hai, họ phải dè chừng nó sẽ diễn ra ở đây như thế nào, về phần mình thì tôi biết rất rõ. Nhưng phải nói với ông rằng, chúng tôi không hề mong muốn điều đó chút nào - chỉ có người điên mói mong muốn chiến tranh diễn ra trên đất nước mình.

Đó là câu trả lời của chúng tôi, và họ sẽ luôn luôn nhận được câu trả lời như vậy, không giống như những gì mà họ mong chờ bởi vì phe yếu cần biết sử dụng trí thông minh, tinh thần, và sự khôn ngoan sắc sảo của mình. Ý tôi nói ở đây là một cuộc chiến có ý nghĩa hoàn toàn trong sáng, bởi vì trong cuộc cách mạng này chúng tôi chưa từng bao giờ sử dụng những thủ đoạn vô đạo đức. Chúng tôi sẽ không bao giờ sử dụng những thủ đoạn đi ngược với nguyên tắc và đạo lý của mình. Kế hoạch của bọn họ ám sát tôi kéo dài bao lâu rồi? Trong khi đó, ý nghĩ ám sát một vị tổng thống Mỹ chưa bao giờ xuất hiện trong đầu bất kỳ một người dân Cuba nào. Đó là sự thực.đã kéo dài nhiều năm nay nhưng chính vì thế mà một vài người lại tỏ ra nghi ngờ không biết Cuba có liên quan gì đến cái chết của Kennedy hay các tổng thống khác của Mỹ hay không, ông biết sự thực rồi đó. Nguyên tắc đạo đức không cho phép chúng tôi làm như vậy, chính sách của chúng tôi cũng không cho phép làm điều đó. Khi gặp rắc rối thì người ta phải tự biết bảo vệ mình.

Cách chiến thắng cuộc chiến đó là phải gây khó khăn cho kẻ thù của mình đạt được mục tiêu chính trị; không còn cách nào khác. Như vậy cũng có nghĩa là chúng tôi đang trong tình trạng chiến tranh.


Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 10 Tháng Chín, 2013, 10:48:45 am
Liên quan đến điều này tôi muốn hỏi ông hai câu hỏi: Thứ nhất, ngay cả những người là bạn của Cuba cũng thấy ngạc nhiên khi chứng kiến bọn nổi loạn kia bị kết án tù rất nặng mặc dù bọn chúng chỉ là bọn nổi loạn không sử dụng bạo lực, còn ông và các cố vấn của ông thì lại rất hay nhắc đến “cuộc chiến của các ý tưởng”. Thứ hai, trong số những tên nổi loạn bị bắt có một nhà thơ, và tất cả mọi người, ngay cả ở Cuba, đều coi cậu ấy là một nhà thơ vĩ đại - Raul Rivero 1. Ông không nghĩ rằng việc bắt giam một nhà thơ lớn như thế sẽ làm ảnh hưởng đến hình ảnh của đất nước hay sao?

Rất đáng tiếc. Thực sự rất đáng tiếc, nhưng xét trên khía cạnh pháp luật thì tiểu sử của một người không phải là yếu tố quyết định để được miễn tội. Thực lòng, đến bản thân tôi cũng chưa bao giờ nghe nói cậu ta là nhà thơ vĩ đại cả. Chỉ nghe nói chúng tôi đang bắt giam một người nào đó vừa biết chút ít về thơ ca vừa hơi điên. Còn đối với tôi, nhà thơ vĩ đại phải là những con người như Federico Garcia Lorca 2.

Ông cũng cần phải định nghĩa rõ ràng “một nhà thơ vĩ đại” là gì. Nếu một nhà thơ vĩ đại là kẻ xa rời luân lý, phản bội đất nước mình, sống bằng tiền của kẻ thù với đất nước mình, những kẻ muốn bỏ đói đến chết cả đất nước này, muốn phá hủy cả đất nước này, thì mặc dù người ta cố tình dùng những lời hoa mỹ để thêu dệt lên nhưng cá nhân tôi thì không bao giờ cho rằng ông ta là nhà thơ vĩ đại. Theo tôi, nhà thơ vĩ đại phải là Jose Marti, người sẵn sàng hy sinh cả cuộc đời mình; Antonio Machado, Federico Garcia Lorca, Miguel Hernandez 3, những người sẵn sàng quên mình khi bị người ta săn đuổi, sẵn sàng đương đầu với chủ nghĩa phát xít, bởi vì để trở thành một nhà thơ vĩ đại thì những lời lẽ đẹp đẽ, hoa mỹ là chưa đủ.

Tôi chưa đọc bài thơ nào của Raul Rivero cả; tôi không thể bình luận gì về tác động từ những lời lẽ của cậu ta.

Ông chưa đọc bài thơ nào của Raul Rivero sao?

Chưa, nhưng thực sự, tôi còn rất nhiều nhà thơ khác để đọc! Ở đất nước này có hàng nghìn nhà thơ hay mặc dù họ chưa được coi là nhà thơ nổi tiếng thế giới và cũng chưa may mắn được nhận bức tượng công nhận là “nhà thơ vĩ đại”. Về mặt kỹ thuật thì tôi không thể đánh giá được, nhưng về mặt đạo lý thì tôi có thể, và tôi cũng có quyền nói rằng sẽ không có loại thơ nào mà lại không gắn với luân thường đạo lý. Thơ ca là thứ mang tính chất đạo lý rất đậm nét, còn hơn cả tiểu thuyết. Tiểu thuyết có cốt truyện, trong khi đó thơ ca nặng về xúc cảm. Tôi còn nhớ trường hợp Valladares 4 bất ngờ trở thành “nhà thơ của thế giới”.

Armando Valladares, vụ nổi tiếng; ông ấy bị cầm tù ở đây.

Đúng vậy; ông ta bị tù vì tội khủng bố, đúng ra là vì tội đánh bom. Có hai người liên quan; người kia trẻ hơn và chúng tôi không buộc tội cậu ta vì cậu ta còn quá trẻ, nhưng Valladares thì bị buộc tội. Đó là những ngày sau khi xảy ra vụ Vịnh con lợn, khi Chiến dịch Mongoose (Còn gọi là dự án Cuba do CIA lập ra vào cuối năm 1961 nhằm chống lại chính phủ cộng sản ở Cuba) vẫn còn hiệu lực, với hàng chục các kế hoạch ám sát  5, hành động khủng bố của hàng nghìn - hàng nghìn! - và sau đó Valladarres, một trong những kẻ hành động khủng bố bị bắt, bị buộc tội và tống giam. Có lúc ông ta còn giả vờ bị liệt để đánh lừa cả thế giới, bởi vì đế quốc Mỹ tiến hành một chiến dịch tuyên truyền rầm rộ đòi thả ông ta.

Có một sự chấn động lớn trên thế giới bởi vì nguời Cuba cầm tù một con người mà giới truyền thông coi là nhà thơ và người ta cho rằng cậu ta bị bại liệt là do hậu quả của những lần bị ngược đãi trong tù.

Tập thơ From My Wheelchair (Từ chiếc xe lăn của tôi) của một “nhà thơ-tù nhân” - một kẻ khủng bố bằng thuốc nổ - được xuất bản; cậu ta không phải là kẻ khủng bố phá hoại nền kinh tế mà cậu ta là loại khủng bố sử dụng thuốc nổ và bộc phá phá hoại cuộc sống của con người - và Valladares trở thành người nổi tiếng thế giới như thế với những cuốn sách được viết về cậu ta ở nước ngoài. Chắc là ông biết Regis Debray - hồi đó cậu ta là cố vấn cho Tổng thống Pháp Francois Mitterrand. Cậu ta trực tiếp đến Cuba để đấu tranh cho Valladarres; cậu ta còn nói với tôi rằng chính phủ của Tổng thống Mitterrand sẽ sụp đổ nếu “nhà thơ-tù nhân” kia không được thả.

Trách nhiệm rất lớn đối với ông...

Chuyện gì xảy ra lúc đó? Tôi có hỏi ý kiến một bác sỹ rất giỏi, “Thực sự có vấn đề gì với cậu ta không?”. Bởi vì lúc đó người ta ồn ào huyên náo tuyên truyền vận động, và cậu ta nói với tôi, “Không có vấn đề gì với cậu ta cả”. Tôi nói, “Theo cậu, không có vấn đề gì nghĩa là thế nào? Không thể nói như thế được”. Cậu bác sỹ nhấn mạnh thêm, “Không có vấn đề gì cả”.

Nhưng Valladares ngồi xe lăn.

Đúng. Và cậu bác sỹ còn nói với tôi, “Thử cậu ta đi''. Rất đơn giản: Chỉ việc sử dụng thiết bị nghe nhìn để kiểm tra hoạt động của cậu ta thôi. Trước đây những chuyện như thế không bao giờ xảy ra ở đây, không bao giờ có hành động kiểu đó. Chúng tôi đã thử và có cả một cuốn phim về tất cả những gì cậu ta làm. Lẽ ra người ta phải trao giải Olympic cho Valladares vì thành tích nói dối; cậu ta đã đánh lừa được cả thế giới. Ngay khi còn lại một mình - chúng tôi vẫn giữ cuốn phim - cậu ta lập tức đứng dậy và đi vào nhà tắm, ở đó cậu ta tập rất nhiều bài thể dục. Thân hình cậu ta còn đẹp hơn cả của ông, của tôi - hơn cả vận động viên điền kinh! Cậu ta hoàn toàn khỏe mạnh.

Cậu ta đóng giả.

Tôi nói với ông những gì Regis Debray nói với tôi. Chúng tôi gọi cậu ta vào và cho cậu ta xem cuốn phim. Chúng tôi cũng cho cả nhân vật chính xem.

----------------------------------------------------------
1. Raul Rivero (sinh năm 1954), nhà báo và nhà thơ ngươi Cuba, là phóng viên của Hãng Prensa Latina ở Liên Xô. Ông đã đạt giải David về thơ ca (UNEAC Havana, 1967) và giải thơ ca quốc gia Julian del Casal (UNEAC, Havana, 1969). Ông là thư ký riêng của nhà thơ Cuba nổi tiếng Nicolas Guillen, ông là người sáng lập hãng thông tấn độc lập Cuba Press, ông bị bắt vào ngày 20 tháng 3 và bị kết án vào ngày 4 tháng 4 năm 2003 20 năm tù vì tội “hành động chống lại sự toàn vẹn lãnh thổ của nhà nước”, ông được ra tù vào ngày 30 tháng 11 năm 2004 và sang Tây Ban Nha sống lưu vong.

2. Federico Garcia Lorca (1899-1936), nhà viết kịch và nhà thơ nổi tiếng người Tây Ban Nha, là tác giả của các tác phẩm “Khúc Ballad của người Gipxi”, 1928 và “Đám cưới đẫm máu”, 1933 cùng với rất nhiều tác phẩm khác, và bị chính quyền quân sự của Franco giết chết vào thời gian đầu của cuộc nội chiến Tây Ban Nha. Lorca được cả thế giới công nhận là một trong những nhà thơ vĩ đại nhất của Tây Ban Nha trong thế kỷ 20.

3. Antonio Machado (1875-1939), nhà thơ Tây Ban Nha và là tác giả của bài thơ nổi tiếng “Cô đơn”, 1902 và bài “Những cánh đồng Castile”, 1912; ông qua đời khi đang sống lưu vong ở Collioure, Pháp vào cuối thời gian cuộc nội chiến Tây Ban Nha.

Miguel Hernandez (1910-1942), nhà thơ và nhà soạn kịch ngưòi Tây Ban Nha, tác giả của các tác phẩm “Ánh sáng không ngừng”, 1936 và “Làn gió của nhân dân”, 1937. ông đấu tranh chống lại Franco và bị bắt khi đang chạy trốn sang Bồ Đào Nha. Ông qua đời trong tù vì bệnh lao.

4. Armando Valladares (sinh năm 1937), từng là sĩ quan cảnh sát dưới thời chế độ độc tài Batista, ông ta bị bắt năm 1960, bị két án 30 năm tù vì tội “hành động khủng bố” và thực hiện án trong 22 năm. Một chiến dịch vận động quốc tế đã coi ông ta là nhà thơ “nạn nhân của chế độ nhà tù Cuba” và sự hà khác “phi nhân tính” của nó đã làm ông ta bại liệt nửa người dưới. Được thả tự do năm 1982, và ông ta được chính quyền của Tổng thống Ronald Reagan bổ nhiệm lầm đại sứ của Mỹ tại Uỷ ban nhân quyền Liên Hợp Quốc (Cuốn hồi ký của ông ta, Chống lại niềm hy vọng, được xuất bản tại San Francisco năm 2001, được dịch sang tiếng Tây Ban Nha và xuất bản tại Tây Ban Nha năm 1985).

5.  Ngày 26 tháng 6 năm 2007, CIA công bố khoảng 700 trang tài liệu dưới mật danh “Tài sản gia đình” dịch bất hợp pháp và bán bất hợp pháp của CIA trong suốt những năm 1970 và 1980. Các trang từ 12 - 19 của tài liệu này nói về một kế hoạch của chính phủ-Mafia ám sát Fidel Castro.


Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 10 Tháng Chín, 2013, 10:59:31 am
Ông cho cả Valladares xem?

Đúng vậy. Trước khi đưa ra câu trả lời, chúng tôi gọi Valladares vào, cho cậu ta xem cuốn phim quay cảnh cậu ta tập thể dục - cậu ta có thể viết ra những bài tập thể dục để giữ cho cơ thể cường tráng trong khi giả vờ bị bại liệt - và phản ứng của cậu ta khi chứng kiến cảnh đó là gì? Valladares đứng bật dậy như mũi tên.

Sau đó chúng tôi cho Regis Debray xem rồi nói với Valladares, “Cậu sẽ được thả tự do”; - cậu ta đã thực hiện được phần lớn thời gian án phạt và là tác nhân gây ra chiến dịch vận động rầm rộ - “và chúng tôi chỉ có một điều kiện: cậu phải dùng đôi chân của mình khi đi lên máy bay và khi xuống máy bay cậu cũng phải đi trên đôi chân của mình”. Debray thừa biết điều kiện chúng tôi đặt ra với Valladares là để cậu ta tự làm lòi cái đuôi nói dối bại liệt của mình ra. Tôi không chỉ trích cậu ta bởi vì tù nhân có quyền nghĩ ra mọi cách để được thả tự do.

Cậu ta có quyền làm như vậy.

Tôi đồng ý; đồng ý là cậu ta có quyền nghĩ ra mọi thứ nhưng chúng tôi bắt được quả tang. Cậu ta rất thông minh - cậu ta lừa được rất nhiều bác sỹ. Điều này thật khó tin. Chúng tôi đã cho một bác sỹ xuất chúng kiểm tra và cậu ta nói, “Không có vấn đề gì xảy ra với Valladares cả”.

Cá nhân ông cũng từng nghĩ rằng cậu ta bị bại liệt thực sự...?

Tôi nghĩ có chuyện gì đó không ổn với cậu ta, và tôi muốn biết chắc chắn đó là vấn đề gì, lý do tại sao, liệu có thể chữa trị bằng y học được hay không.

Chúng tôi không bao giờ chịu đầu hàng trước áp lực. Đó là nguyên tắc bất di bất dịch như việc tôn trọng một con người như những nguyên tắc định hướng cho cuộc Cách mạng này. Một trong những nguyên tắc đó là: Bằng bạo lực, người ta sẽ không thể làm gì được đất nước này; bằng những biện pháp khác, người ta sẽ được rất nhiều thứ.

Quay trở lại với Raul Rivero, nguời bị bắt giữ tháng 11 năm 2004 - cậu ta không hề sử dụng bạo lực, không hề đánh bom, trong khi đó cậu ta lại là một trong những người rất biết tôn thờ các nguyên tắc của Nicola Guillen, còn ông thì lại coi Guillen là một nhà thơ vĩ đại.

Bias Roca cũng là người rất tôn thờ và ngưỡng mộ Vladimiro Roca, trong khi đó Bias cũng là người lãnh đạo một đảng cộng sản trong thời gian rất dài.

Nhưng Vladimiro Roca không bị bắt, Osvaldo Payá hay Elizardo Sanchez cũng vậy. Tại sao lại có sự khác biệt giữa những người tham gia hoạt động này hay người tham gia các hoạt động khác?

Thực sự không có sự khác biệt nào cả.

Nhưng những người này (những người tôi vừa kể tên) không bị bắt.

Có một sự khác biệt nhỏ trong cách đối xử. Những người ông kể tên đã vi phạm pháp luật trong một thời gian, và chúng tôi có rất nhiều hồ sơ về họ. Nhưng ở đây, chúng tôi chỉ chủ yếu tập trung cho những sự kiện mới diễn ra và quyết định ai sẽ là người phải chịu trách nhiệm. Một số trong những người mà ông vừa kể tên đã gây ra những rắc rối này nọ.

Có hai sự kiện có thể trả lời câu hỏi đầu tiên mà ông vừa đặt ra về việc chúng tôi áp dụng biện pháp quá hà khắc, và tôi phải khẳng định với ông rằng những biện pháp mà chúng tôi áp dụng không hề quá khắt khe với họ khi Quốc hội quyết định đưa ra bản án với tội phản bội tổ quốc của họ, theo bộ luật hình sự của chúng tôi thì tội đó đáng bị kết án tử hình, chung thân, ba mươi năm, tối thiểu là 5 năm còn tuỳ thuộc vào tính chất nghiêm trọng của vụ việc. Mức án áp dụng của chúng tôi trong phạm vi từ 5 năm đến 28 năm.

Có những người cũng vi phạm những tội nghiêm trọng, ngoài trường hợp những người mà ông vừa kể tên, nhưng chúng tôi cũng không đưa ra kết án mặc dù chúng tôi hoàn toàn có thể - và tất nhiên cũng không ai có thể cho rằng họ thích làm gì thì làm còn nhà nước này thì cứ điềm nhiên ngồi xem. Nếu thấy thực sự cần thiết phải hành động chống lại những người như ông vừa kể tên và cả những người khác nữa, thì chúng tôi sẽ hành động. Chúng tôi không quá khắt khe bởi vì mức độ phạm tội của họ cũng chỉ ở mức vừa phải.    

Ông hỏi thì tôi sẽ giải thích: không ai được bảo đảm miễn tội hoàn toàn, tất cả mọi việc đều phải tuỳ thuộc vào sự diễn biến của tình hình, và khi thấy cần thiết phải hành động thì chúng tôi sẽ hành động. Khi tình huống buộc chúng tôi phải hành động thì chúng tôi sẽ hành động cho dù có chuyện gì xảy ra và chúng tôi phải trả giá đến mức độ nào.

Tôi nói với ông chuyện này bởi vì ông hỏi tôi, có thể nói ông đã buộc tôi phải trả lời vì chúng ta là bạn. Ông hỏi những câu hỏi có logic, nhưng điều tôi muốn nói đó là những gì tôi vừa nói không phải là sự đe doạ. Tôi không hề nói dối ông, tôi phải trả lời ông, và tôi đã trả lời rất thành thật, nhưng tôi muốn không ai hiểu những lời nói của tôi là sự đe doạ mà đó chỉ là sự giải thích của tôi trong những điều kiện, hoàn cảnh nhất định. Đó là quyền một người được phép làm. Chúng tôi đã nhẫn nại rất lâu, rất lâu rồi; những bộ luật đó của chúng tôi cũng đã được thông qua từ rất lâu rồi.

Nhưng cho đến bây giờ vẫn chưa được áp dụng?

Nhưng bộ luật đó chưa được áp dụng; chúng vẫn nằm đó, trên giấy tờ, mọi người đều có ý thức về nó, luật đó được Quốc hội Cuba của chúng tôi thống nhất thông qua. Nếu có ai đó cho rằng Quốc hội của chúng tôi chỉ toàn bọn ngốc, những người ủng hộ vô điều kiện các ý tưởng và sáng kiến... - thì cứ để họ nghĩ như vậy. Còn chúng tôi thì đánh giá rất cao những thành viên Quốc hội của mình, chúng tôi tôn trọng ý kiến của họ.

Ví dụ, có một nhóm các đại biểu quốc hội là người các tôn giáo phản đối án tử hình. Họ không ủng hộ những luật có quy định hình thức án phạt đó, chính vì vậy, có những luật của chúng tôi được thông qua nhưng không có sự nhất trí hoàn toàn. Vẫn có những trường hợp ngoại lệ ở đất nước này, và chúng tôi tôn trọng họ, bởi vì như thế mới chứng tỏ được ý chí của đa số các thành viên Quốc hội, và nói đúng ra vấn đề khó khăn thực sự liên quan đến án tử hình đó là công luận.

Ông nói thêm về điều đó đi...

Nếu ông cho rằng chúng ta đã nói xong chuyện này.

Đúng. Logic của vấn đề là: Ở châu Âu, không nước nào thuộc Liên minh châu Âu còn áp dụng án tử hình. Án phạt cao nhất thay thế án tử hình áp dụng cho những loại tội phạm nghiêm trọng nhất là gì? Chỉ là án chung thân. Trên thực tế, nhìn chung, múc án đó chỉ tương đuơng với khoảng 20 năm tù. Vì vậy, chắc chắn là vẫn có một bộ phận dân chúng nào đó ở châu Âu tự hỏi mình: tại sao lại phạt những người phản đối không gây bạo lực, đổ máu những mức án cao như vậy?

Tôi không biết mức án cao nhất là như thế nào.

Mức áo cao nhất có nghĩa là, ở châu Âu, không ai bị kết án quá 20 năm tù.

Bao gồm cả các bộ luật quân sự?

Trong các bộ luật quân sự ở châu Âu cũng không hề có án phạt tử hình trong thời bình.

Không có án tử hình nhưng họ áp dụng mức án phạt cao nhất là 20 năm ngay cả với loại tội phản bội tổ quốc trong bộ luật quân sự? Vậy khi có chiến tranh thì luật nào được áp dụng?



Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 10 Tháng Chín, 2013, 11:04:45 am
Tôi không biết Mức án phạt cao nhất là tù chung thân; ví dụ, một người sẽ không bị dẫn độ sang cơ quan khác xét xử nếu ở đó anh ta có nguy cơ bị kết án tử hình hay quá 20 năm tù theo quy định hạn mức phạt tù ở đất nước mình. Vì vậy, ở châu Âu có những nguời tỏ ra không đồng tình khi chứng kiến những người phản đối trong hoà bình (chống lại chính phủ Cuba) này bị kết án tới 28 năm tù...

Vậy ông giải thích thế nào về trường hợp những thành viên ETA bị giết ở Pháp - việc đó chính phủ của họ biết hay không biết?

Đó là vấn đề khác - chúng ta đã nói đến chuyện này rồi. Lần trước khi nhắc đến án phạt tử hình, ông đã bày tỏ sự phản đối có tính triết lý, và ông cho rằng Cuba sẽ tiến tới xoá bỏ án đó.

Đúng, và tôi xác nhận lại điều đó. Tôi hiểu, và tôi cảm ơn vì những thông tin ông vừa cung cấp cho tôi nói rằng châu Âu không còn án tử hình, cũng chẳng có án chung thân mà chỉ có mức phạt cao nhất là 20 năm tù.

Về nguyên tắc, mặc dù có ngoại lệ nhưng không ai bị cầm tù quá hai mươi năm 1.

Ông cần biết rằng có những lúc chúng tôi phải làm hay điều chỉnh luật bởi vì chúng tôi cũng bị chi phối chút ít bởi luật pháp quốc tế hiện hành, bởi vì chúng tôi cũng cho rằng không nước nào được phép tự cho mình quyền đi xâm lược nước khác, mặc dù vẫn có một trường hợp ngoại lệ đó là nước láng giềng ở phía bắc đã xâm lược Grenada năm 1983 bởi vì có một vài sinh viên Mỹ ở đó - và tôi phải nói rằng họ không bị nguy hiểm gì cả - và họ coi đó là hành động trả đũa vì nước Mỹ bị tấn công ở đâu đó, sau đó họ lại xâm lược Panama năm 1989... Vào thời gian đó, thế giới không phải là một cực, với một siêu cường - mà là thế giới hai cực.

Về mặt an ninh, tình hình của Cuba lúc đó tốt hơn nhiều. Về kinh tế, mặc dù bị cấm vận nhưng chúng tôi vẫn có thể chịu đựng được khi những nguồn nguyên liệu thô, nhiên liệu, và các nhu yếu phẩm khác được đảm bảo, đường của chúng tôi được bán với giá phải chăng... Nhưng tất cả bây giờ đã thay đổi.

Tôi nghĩ các đồng chí của chúng tôi đã rất khéo léo tài tình khi từ năm 1976 đã đưa ra dự thảo hiến pháp và xây dựng các luật đó 2, để án phạt tử hình vẫn còn tồn tại mà không cần phải xem xét lại, bởi vì chúng tôi đã có một lịch sử 30 năm bị gây hấn, đe doạ chiến tranh, thậm chí cả mối đe doạ hạt nhân, phong toả cấm vận, hàng nghìn người bị giết như những nạn nhân của hành động khủng bố trong rất nhiều năm nay, và mới đây vẫn còn hoạt động, và những hành động đó hoặc là công khai do chính phú Mỹ tiến hành, hoặc là do chính phủ Mỹ ngấm ngầm cho phép, tài trợ khuyến khích.

Chúng tôi xem xét nghiêm túc hơn 600 kế hoạch ám sát tôi trong đó có những kế hoạch do Mỹ trực tiếp tiến hành, có những kế hoạch thì Mỹ giật dây. Người ta cố tình giả vờ ngây ngô, đơn giản hoá mọi chuyện, nhưng bản chất đó vẫn là những hành động giết người cho dù người ta nhìn nó dưới góc độ nào, cho dù người ta tổ chức âm mưu giết người hay tạo điều kiện hoàn cảnh cho người khác giết người. Tôi đang nói đến những kế hoạch mà người ta bị thuyết phục bị tuyên truyền kích động - kích động, và kích động.

Tôi tin chắc ở châu Âu các ông không cho phép làm chuyện đó, tôi không nghĩ rằng các ông cho phép công khai tuyên truyền kích động giết người công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng. Không có chuyện công khai tuyên bố, “Giết bất kỳ kẻ nào đột nhập vào nhà cậu, giết bất kỳ kẻ nào lăng mạ trẻ em, lăng mạ phụ nữ, giết bất kỳ loại phụ nữ nào không hoàn thành nghĩa vụ hôn nhân của mình”. Các ông sẽ nói, “Chúng tôi không cho phép làm điều đó. Việc này cần bị nghiêm cấm”. Nhưng nước Mỹ, hay những người hoạch định ra chính sách của nước này trong rất nhiều năm nay đã kích động giết người. Tôi muốn làm rõ hoàn toàn bối cảnh.

Mặc dù tôi rất quan tâm đến điều đó nhưng phải khẳng định với ông rằng tôi không hề sợ hãi. Tôi có thể minh chứng điều này trong giai đoạn đầu của cách mạng khi vụ Vịnh con lợn xảy ra, khi Mỹ dùng máy bay tấn công Cuba - đó là hành động vi phạm luật pháp quốc té tồi tệ nhất.

Án tử hình không hề liên quan đến bất kỳ hoạt động kết án tội phạm hình sự nào; chúng tôi đã tạm gác thực thi án này từ lâu và tôi nghĩ đã đến lúc phải thực hiện trở lại bởi vì ngày càng có nhiều loại tội phạm kinh khủng, dã man... tình hình chính trị căng thẳng đến tột độ. Nhưng có một sự thực tôi phải khẳng định rằng việc đình chỉ áp dụng án tử hình đã được đưa ra từ thời kỳ đầu Cách mạng.

Bởi vì tôi nghĩ rằng, người châu Âu các ông không có chiến tranh, các ông không có các vụ việc như chúng tôi phải đối mặt; không ai muốn đảo lộn trật tự ở châu Âu, Chiến tranh lạnh đã qua, sự tồn vong của các ông không bị đe doạ, cái chết của hàng triệu người châu Âu...

Không ai dám nói trước 3.

Không ai dám nói trước, người ta không hề nghĩ đến điều đó. Đã có NATO, siêu NATO, cái gọi là “Chiến tranh lạnh” không còn - không ai có thể đe doạ các ông. Mặc dù vẫn còn những hành động khủng bố dã man, ở Madrid, Luân Đôn... Xin hỏi ông: Người châu Âu các ông bãi bỏ án tử hình từ khi nào?


----------------------------------------------------------
1. Tuy nhiên, có rất nhiều ngoại lệ. Ví dụ, ở Pháp, Lucien bị kết án tù chung thân năm 1966 nhưng mãi tới ngày 3 tháng 10 năm 2005 mới được tha, sau 41 năm ngồi tù. Cũng vào ngày hôm đó, hai tù nhân khác đã ngồi tù hơn 40 năm được thả.

2. Hiến pháp của nước cộng hoà Cuba - bản dự thảo được xây dựng bởi một nhóm các luật gia xuất chúng do Bias Roca đứng đầu - được đưa ra tham khảo công khai với toàn dân Cuba, nội dung được thông qua trong một cuộc trưng cầu dân ý với tỷ lệ phiếu ủng hộ là 97,7% và được công bố vào ngày 24 tháng 2 năm 1976. Kể từ thời gian đó, đã có những lần điều chỉnh nội dung cúa bản hiến pháp bởi Quốc hội quyền lực nhân dân theo quy định sửa đổi được đề cập trong hiến pháp.

3. “Cái chết... không thể dự báo trước” là lời nói ám chỉ tiêu đề của một cuốn tiểu thuyết nổi tiếng “Biên niên sử về cái chết không được báo trước” của tác giả Gabriel Garcia Marquez.



Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 11 Tháng Chín, 2013, 10:32:07 am
Ở Pháp là hơn 20 năm trước, năm 1981, dưới thời Tổng thống Francois Mitterrand. Dư luận ủng hộ việc duy trì án tử hình, nhưng Tổng thống Mitterrand cương quyết, và chúng tôi, những nhà trí thức, với tư cách là công dân đi tiên phong ủng hộ tổng thống bãi bỏ án tử hình. Án đó được bãi bỏ là bởi vì có một vụ xét xử mà hai tù nhân Buffet và Bontemps bị kết án tù từ năm 1971 đã bắt cóc một nhân viên canh gác và một y tá làm con tin sau đó cắt cổ họng họ. Cả hai tên tù nhân này sau đó đều bị kết án tử hình và bị đưa lên máy chém năm 1972. Nhưng dư luận nổi lên vấn đề tranh cãi là chỉ có một trong hai tên tù nhân cắt cổ hai con tin kia. Người ta nói, “Tại sao lại kết án tử hình khi người ta không giết người?”. Một trong hai tên là kẻ giết người, tên còn lại có thể là kẻ tòng phạm nhung hắn không giết ai cả, vì vậy hắn không thể bị kết án tử hình. Vụ đó gây ra làn sóng tranh cãi rất lớn, và còn một vài vụ khác nữa, tất cả những vụ gây tranh cãi đó dẫn đến việc bãi bỏ án tử hình. Cuối cùng, vào năm 1981, Mitterrand quyết định bãi bỏ.

Pháp là nước bãi bỏ trước tiên, còn ở những nước khác?

Các nước khác cũng bãi bỏ, tôi không nhớ thứ tự thời gian 1 nhưng Tây Ban Nha là nước bãi bỏ gần đây nhất.

Khi nào thì họ bãi bỏ?

Ở Tây Ban Nha, án tử hình được miễn áp dụng cùng với việc thông qua Hiến pháp dân chủ năm 1978. Chính thức bãi bỏ là năm 1995.

Vậy ở châu Âu hiện nay còn nước nào duy trì án tử hình không?

Không còn nước nào, nếu là thành viên đầy đủ của Liên minh châu Âu thì không còn nước nào.

Còn những nước chuẩn bị gia nhập thì sao?

Những nước chuẩn bị gia nhập, nếu còn duy trì án tử hình thì cũng phải bãi bỏ, vì Nghị định thư số 6 ngày 28 tháng 4 năm 1983 của Hiến pháp châu Âu về vấn đề nhân quyền yêu cầu các nước phải bãi bỏ án tử hình.

Nhưng họ còn duy trì không?

Tôi không nghĩ họ còn duy trì, nhưng nếu còn duy trì thì họ cũng phải bãi bỏ nếu muốn gia nhập Liên minh châu Âu.

Cộng hoà Séc còn duy trì không? Hunggary còn không? Ba Lan còn không? 2

Trên cơ sở tôn trọng nhân quyền, Hội đồng châu Âu ở Strasbourg 3 yêu cầu các nước phải bãi bỏ nó. Vì vậy, để trở thành thành viên của Liên minh châu Âu, các nước buộc phải bãi bỏ án tử hình. Đó là vấn đề mà Thổ Nhĩ Kỳ đang phải giải quyết hiện nay. Hiện nay, Thổ Nhĩ Kỳ vẫn còn duy trì án tử hình, nhưng vì họ muốn gia nhập Liên minh châu Âu nên họ phải bãi bỏ. Ví dụ - chắc ông còn nhớ chứ? - khi Abdulah Ocalan, lãnh tụ của Đảng công nhân người Cuốc, từng là người lãnh đạo tổ chức đã tiến hành rất nhiều vụ tấn công khủng bố 4, bị bắt, Liên minh châu Âu đã yêu cầu nước này không được kết án tử hình ông ta 5 .

Tôi vừa giải thích với ông việc liên quan đến án tử hình trong những khoảng thời gian đó, bởi vì nó liên quan rất chặt chẽ đến vấn đề lịch sử mà tôi vừa nói với ông.

Ở đất nước chúng tôi, án tử hình không hề liên quan đến các hoạt động chính trị, mà chủ yếu là liên quan đến các loại tội phạm thông thường, bản chất dân sự. Án tử hình không còn được áp dụng đối với các loại hoạt động liên quan đến phản cách mạng.

Khoảng thời gian miễn áp dụng đó đã kéo dài 10 năm, hơn 10 năm - thậm chí có thể là 20, hay 25 năm nay rồi.

Ý ông nói là trên thực tế nó không bao giờ được áp dụng?

Tôi phải kiểm tra lại chính xác mới có thể trả lời ông được... Nó được áp dụng trong một vụ mà kẻ thù của chúng tôi cố tình muốn quy kết mang bản chất chính trị nhưng thực tế thì không phải như vậy.

Vụ Ochoa phải không?

Đúng, vụ Ochoa. Tòi đã nói với ông đó là hoạt động tội phạm hình sự (có nghĩa là không mang bản chất chính trị mà là vấn đề dân sự). Chỉ có điều những hoạt động đó được tiến hành bởi những con người nắm giữ vị trí quan trọng, những người có công lao lớn, bởi vì Ochoa từng là người có cống hiến lớn lao cho Cách mạng, cho các nhiệm vụ quốc tế - vụ đó trở thành hành động phản nước, và đất nước chứng tôi bị đe doạ nghiêm trọng và đó mới là vấn đề mang bản chất chính trị, phá hoại, thậm chí ở một giới hạn nào đó còn mang bản chất quân sự. Ở đất nước chúng tôi, trong hoàn cảnh đó, với những người có trách nhiệm lớn lao mà lại gây ra những hành động như vậy thì có thể coi đó là hành động phản bội tổ quốc; nó không có ý nghĩa chính trị, nhưng đó là hành động còn tồi tệ hơn cả tội chống lại đất nước. Chính vì vậy, tôi coi đó là hành động phản bội tổ quốc.

----------------------------------------------------------
1. Trước nước Pháp, các nước châu Âu khác đã bãi bỏ án tử hình bao gồm: Ai-len năm 1928, Áo năm 1968, Phần Lan và Thuy Điển năm 1972, Bồ Đào Nha năm 1976, Luxembourg và Đan Mạch năm 1978 và Na Uy năm 1979. Tuy nhiên, những nước châu Mỹ La-tinh đầu tiên bãi bỏ án tử hình là: Venezuela năm 1863, Costa Rica năm 1877, Ecuador năm 1906, Uruguay năm 1907 và Colombia năm 1910.

2. Cộng hoà Séc bãi bỏ án tử hình năm 1990, Hungari năm 1990 và Ba Lan năm 1997.

3. Tuyên bố về nguồn gốc và mục tiêu của Hội đồng châu Âu được công khai trên trang web chính thức của cơ quan này.

4. Abdullah Ocalan (người Thổ Nhĩ Kỳ sinh năm 1948) trước kia là người ủng hộ quyền của những người Cuốc và năm 1978 là người đứng lên thành lập Đảng công nhân người Cuốc (PKK) và cho đến bây giờ ông vẫn là ngưòi lãnh đạo của đảng này. Năm 1984, PKK tiến hành một chiến dịch tấn công vũ trang chống lại chính phủ và người dân ở I-rắc, I-ran và Thổ Nhĩ Kỳ với mục tiêu thành lập một nhà nước độc lập của người Cuốc. Theo ước tính, từ năm 1984 đến năm 2003, khoảng 30.000 ngưòi bị giết bởi PKK và tổ chức này đã bị rất nhiều nước và tổ chức quốc tế coi là tổ chức khủng bố (Thổ Nhĩ Kỳ, Mỹ, EU, Si-ri, Canada, I-ran).

5. Thổ Nhĩ Kỳ bãi bỏ án tử hình năm 2002.




Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 11 Tháng Chín, 2013, 10:34:12 am
Và cũng chính vì vậy ông ấy bị tòa án quân sự kết tội?

Đúng vậy, bởi vì cậu ta và rất nhiều người khác là quan chức trong các lực lượng vũ trang và các cơ quan an ninh. Tôi nghĩ ít ai bị tổn thưong như chúng tôi khi phải kết tội Ochoa, Tony de la Guardia và hai người khác nữa. Chắc ông biết chiến dịch tuyên truyền của địch, của nước Mỹ, họ muốn coi đó là vấn đề thù địch, vấn đề đấu tranh giành quyền lực. Bất kỳ chuyện gì xảy ra ở đây đều khó tránh khỏi bị liên quan đến những lời dối trá, tham vọng, hăm dọa và thù địch. Có nghĩa là, 46 năm nay, tất cả mọi việc xảy ra ở đây, cho dù là sự việc gì đi nữa thì cũng đều bị coi là có liên quan đến chính trị.

Như vậy là người Cuba, vì lý do chính trị, không áp dụng án tử hình nữa?

Không áp dụng đối với những hành động được coi là phản cách mạng. Không biết chuyện gì sẽ xảy ra ở đây nếu chúng tôi bắt Posada Carriles hay một trong những kẻ đánh bom khác đã từng gây ra rất nhiều hành động khủng bố. Tôi muốn ông phải biết rằng chúng tôi đã đi ngược lại với mong muốn của rất nhiều người dân khi chuyện liên quan đến những hành động phản cách mạng có vũ khí, thậm chí khiến người dân của chúng tôi phải thiệt mạng nhưng chúng tôi đã quá độ lượng mà không áp dụng án tử hình.

Những hành động đó không vô cùng nghiêm trọng xét cả trên bình diện quốc tế và bản thân nó - có nghĩa là nó không chỉ là hành động vi phạm đạo đức, luân lý (mà còn mang bản chất hình sự). Tôi không nghĩ bọn họ đáng được miễn áp dụng án đó - họ đáng bị kết án tử hình theo luật pháp và mong muốn của rất nhiều người dân của chúng tôi, còn chúng tôi thì lại gặp rắc rối về mặt chính trị khi không áp dụng án tử hình với những trường hợp đáng phái áp dụng chỉ vì bản chất hành động hám lợi của bọn họ, chỉ vì bọn họ phục tùng quyền lực của chủ nghĩa đế quốc diệt chủng.

Bởi vì, thực sự, việc kết án tử hình, theo luật định, phải được Hội đồng Nhà nước thông qua với vai trò như một tòa án tối cao của đất nước. Trách nhiệm đó có thể giao cho một người, nếu ở châu Âu, một người có thể đảm đương trách nhiệm đó, nhưng ở đây, chúng tôi giao cho một tập thể - họ là 31 thành viên của Hội đồng Nhà nước. Những loại tội phạm bị kết án tử hình thực sự chỉ là những tội phạm thông thường nhưng tính chất rất dã man, gây phản cảm mạnh mẽ - như hành động chủ ý giết người, hiếp dâm trẻ em. Hành động hiếp dâm trẻ em sau đó giết cô bé vô cùng dã man khủng khiếp - nếu không áp dụng án tử hình với những vụ việc như vậy sẽ gây ra vấn đề nghiêm trọng, sẽ là vấn đề mang bản chất chính trị ở toà án công luận.

Ông biết rằng ở đây chúng tôi không hề tuyên truyền hành động bạo lực; không hề có những chuyện rêu rao các loại tội phạm, công khai những báo cáo nhạy cảm liên quan đến tội phạm... - chúng tôi không cho phép công khai những hành động bạo lực có thể khiến người khác làm theo. Trước đây chuyện đó thường xuyên diễn ra: một người nào đó bị chặt thành nhiều mảnh, một làu sóng phẫn nộ nổi lên, nhưng rồi chỉ sau đó một thời gian ngắn lại có một người khác bị chặt thành nhiều mảnh và hành động còn dã man hơn - thật điên rồ, người ta thực sự không biết nghĩ, nhưng chuyện này lại xảy ra trên thực tế, khi công khai các loại báo cáo hành động phạm tội để xúi giục, khuyến khích người khác phạm tội tương tự.

Kể từ năm 1976, khi hiến pháp của chúng tôi được thông qua, tất cả các án tử hình đều phải được Hội đồng Nhà nước thông qua. Ba mươi mốt con người phải căng óc xem xét từng vụ việc, cân nhắc từng chi tiết trước khi đưa ra quyết định - chỉ vì tinh thần trách nhiệm, và còn bởi vì, cũng như những người chỉ huy quân du kích trong chiến tranh, không ai thích án tử hình, nhưng họ vẫn phải quyết định vì tội ác nghiêm trọng vẫn diễn ra. Họ còn phải cân nhắc đến ý kiến của công chúng.

Không hề có vụ nào, ngay cả khi các chi tiết dã man của vụ án chưa được công khai, người dân lại không biết đến. Người dân - bàn luận rất nhiều; ngay cả khi không hề có việc công khai báo cáo tội phạm của cảnh sát hay những kiểu báo chí chuyên đưa tin xấu, tin tức lan đi, người ta biết hết mọi chuyện và nhìn chung là dư luận phản đối loại tội ác đó.

Rồi còn có chuyện phàn nàn. Chúng tôi luôn đau đầu với việc này - thậm chí còn phải suy nghĩ nhiều hơn gấp mấy lần: thứ nhất, sự phản cảm của loại tội phạm đó; thứ hai, đưa ra quyết định đúng nhất để đảm bảo hình phạt là công bằng, vì đó vừa là hành động để hạn chế tội phạm vừa để bảo vệ xã hội.

Nhưng Hội đồng Nhà nước có phân biệt giữa tội phạm mang bản chất chính trị và tội phạm thông thường không?

Họ có sự phân biệt giữa các loại tội phạm. Với những người phản đối án tử hình thì có sự tranh cãi, họ cho rằng việc áp dụng án tử hình không giúp ngăn chặn được loại tội phạm đó - nó không phải là biện pháp ngăn ngừa.

Xem xét tất cả các tình huống, cả quá trình và việc phân tích mất một thời gian dài, nhưng sau đó chúng tôi cũng đi đến nhận thức chung (đó là việc áp dụng trên thực tế). Xu hướng đó cũng chỉ mới bắt đầu trong những năm qua.

Xu hướng ngược lại của những người phản đối án tử hình cũng ngày càng phổ biến trên thế giới; đó là phản ứng tự nhiên, phản ứng của những người được giáo dục về lòng căm thù, tình thương, hay ý chí báo thù - nhưng với một nhà lãnh đạo chính trị thì không thể có cách biểu hiện như vậy. Bản thân tôi cũng không thể hiểu nổi tại sao người ta lại có ý chí báo thù; chúng tôi đã trải qua chiến tranh - tôi đã kể chuyện với ông về thời gian trò cướp bóc diễn ra trong Quân đội cách mạng và luật pháp của Cách mạng buộc phải được áp dụng - đã có đội xử bắn và việc thực thi án tử hình. Nhưng chí có rất ít một số vụ và chúng tôi dập tắt từ trong trứng nước. Việc đó không bao giờ xảy ra nữa.

Chuyện này không hề liên quan đến cảm giác hay cảm nghĩ của người ta vốn thường bị chi phối bởi yếu tố triết lý hay tôn giáo, và đó là cách lập luận mà theo tôi còn mạnh mẽ hơn lập luận ủng hộ áp dụng biện pháp ngăn chặn rất nhiều. Tôi nghĩ có những loại tội phạm mà án tử hình thực sự cũng không có tác dụng ngăn chặn, và tôi cũng nghĩ trong những hoàn cảnh nhất định thì biện pháp phạt nặng đó có tác dụng, thậm chí là tác dụng kéo dài mãi mãi.


Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 11 Tháng Chín, 2013, 10:46:30 am
22

VỤ CƯỚP MÁY BAY THÁNG 4 NĂM 2003


Không tặc - Hướng tới vụ bùng nổ làn sóng di cư mới?
- Vụ cướp tàu ở Regla - Các hoạt động đàm phán
- Thái độ của chính quyền Mỹ - Cách mạng, chủ nghĩa xã hội và tội phạm
- Tử hình ba tên cướp - Tuyên bố của Jose Saramago


Sau tất cả những chuyện này, tôi muốn hỏi ông về ba vụ xử tử vào tháng 4 năm 2003. Người ta rất ngạc nhiên khi thấy ba tên cướp đó bị kết án tử hình và bị hành quyết khi chúng không hề giết ai. Thực sự người ta đã rất ngạc nhiên khi thấy án tử hình được áp dụng với ba tên này 1.

Vụ cướp này chúng ta đã nói đến rồi. Thực sự nó đã tạo ra nguy cơ trỗi dậy làn sóng các vụ cướp như vậy, và là cái cớ cho hành động gây hấn, một cuộc chiến chống lại đất nước này theo cái gọi là thuyết “đánh đòn phủ đầu”.

Vụ khủng bố ngày 11 tháng 9 năm 2001 diễn ra ở New York và một học thuyết quân phiệt được đưa ra, chúng tôi gọi đó là kiểu chủ nghĩa quân phiệt phát xít. Tôi muốn nói đến vụ xảy ra vào ngày 5 tháng 8 năm 1994 - tôi còn nhớ rất rõ vụ đó bởi vì nó đã khiến chúng tôi lâm vào tình huống phải đối mặt với một làn sóng di cư, bởi vì tất cả các tàu thuyền nào ở cảng Havana, tàu du lịch hay tàu đánh cá đều có nguy cơ bị cướp.

Chúng tôi phải đối mặt với tình huống khó khăn về kinh tế; tính đến năm 1994, chúng tôi đã trải qua 3 năm khó khăn đặc biệt. Đa số người dân muốn bảo vệ sự nghiệp Cách mạng nhưng cũng có một số muốn bỏ sang Mỹ - tôi đã nói với ông rằng chúng tôi có thoả thuận về di cư nhưng họ không tôn trọng. Tôi đã nói với ông rằng, những người muốn di cư bằng phương tiện khác nhìn chung đều có thể làm được và nhìn chung những người muốn chạy sang Mỹ đều là bọn lưu manh, bọn tội phạm và những người có tiểu sử phạm tội.

Nước Mỹ muốn gây ra chuyện gì vào dịp tháng 4 năm 2003 này? Tình huống lúc đó chẳng khác gì vụ xảy ra năm 1994 khi người Mỹ, sau khi giảm số lượng Visa xuống con số dưới 10.000/năm, tuyên bố họ sẽ cử thuyền đi đón những người muốn di cư.

Tình huống giống như kiểu nồi áp suất.

Đúng. Họ dự định sẽ cấp 10.000 Visa và đến lúc đó đã cấp được 500. Trong tình hình mói, chính quyền Bush và những cố vấn quá khích của ông ta như Otto Reichs, Roger Noriegas và bọn chư hầu khác đều có ý định tạo ra một lần sóng di cư để tập hợp lực lượng gây xung đột.

Đó là những gì chúng tôi biết được mặc dù có thể còn rất nhiều tình tiết khác chúng tôi chưa nắm hết; chúng tôi khống biết rõ bọn họ sẽ tạo ra cuộc khủng hoảng này như thế nào. Nhưng chắc chắn họ có kế hoạch đó. Theo tôi, những loại tội ác mà bọn gọi là “nổi loạn” được Mỹ cấp lương kia gây ra còn nghiêm trọng hơn rất nhiều, về mặt đạo đức, so với những vụ phạm tội mà chúng tôi kết án tử hình - đây là điều mà ông muốn biết và đó cũng là lý do giải thích tại sao chúng tôi kết án tử hình bọn họ khi bọn họ không hề gây ra đổ máu, không hề giết người.

Vụ cướp máy bay vào thời điểm đó có liên quan mật thiết đến diễn biến tình hình mà tôi vừa giải thích với ông; tình hình rất nghiêm trọng, cực kỳ nghiêm trọng. Nhưng lẽ ra tình hình lúc đó đã không nghiêm trọng đến như vậy nếu trước đó không xảy ra một chuyện. Hai giờ trước khi xảy ra vụ cướp, cuộc chiến I-rắc bắt đầu, lúc 7.00 sáng, chuyện đã không xảy ra hàng chục năm, từ khi thoả thuận về di cư được ký kết, thì đúng lúc đó lại xảy ra.

Ý ông nói là vụ cướp như vậy đã không xảy ra hàng chục năm?

Trong một thời gian rất dài chúng tôi bị cướp tàu, các vụ phạm tội xảy ra, ăn cắp máy bay phục vụ mùa màng, sản xuất, tàu đánh cá. Nhưng kể từ năm 1994 chúng tối chưa hề bị cướp máy bay khi có hành khách bên trên. Và - rất lạ là - khoảng hai giờ trước, cuộc chiến I-rắc xảy ra, vào thứ tư, ngày 19 tháng 3 năm 2003, một máy bay chở khách xuất phát từ Island of Youth (Đảo Thanh niên), cách miền nam Cuba khoảng 80 đến 100 km, đó là chuyến bay cuối cùng trong ngày và điểm đến là sân bay Boyeros, gần Havana. Sáu người cầm dao xông vào cabin dí vào cổ hai phi công; họ hành động giống hệt kiểu những chiếc máy bay bị cướp đâm vào toà tháp đôi ở New York. Đó là chuyện rất lạ.

Và bọn chúng muốn chạy sang Mỹ?

Đúng vậy. Nhưng bọn chúng chỉ còn đủ nhiên liệu đến Key West thuộc Mỹ. Chiếc máy bay chỉ nạp đủ nhiên liệu cho một vòng bay đến hòn đảo đó và quay lại; đó là loại máy bay chở được khoảng 45 người. Bọn cướp đã lên kế hoạch trước đó nhiều tháng - bọn chúng đã cướp máy bay, quay lại đây quan sát tìm cách thoát khỏi giám sát, thoát khỏi các biện pháp an ninh, thậm chí chúng còn chụp ảnh. Lực lượng an ninh của chúng tôi đã mất cảnh giác, bởi vì như tôi vừa nói, đã mười năm chúng tôi chưa hề bị vụ nào tương tự như vậy.

Bọn chúng đến Mỹ, và chính quyền ở đó làm gì? Họ bắt sáu tên cầm dao, nhưng ngay lập tức lo chỗ ăn ở cho bọn tòng phạm, theo Đạo luật điều chỉnh của Cuba. Họ tiến hành điều tra, một vài thành viên của đội bay cũng bị giữ để phục vụ công tác điều tra. Họ để chiếc máy bay ở đó, và đó là cơ hội tuyệt vời cho bọn mafia khủng bố Miami đến tịch thu, và thực sự bọn chúng đã làm như vậy. Rất nhiều hành khách muốn trở về Cuba đã bị ngược đãi - họ bị đối xử thô bạo, bị dụ dỗ ở lại. Tất cả những gì có thể lạm dụng được từ chiếc máy bay thì họ đã làm.

Không hề có chiếc máy bay của Mỹ nào bị cướp kể từ khi Cuba áp dụng biện pháp từ 20 năm trước đó, và chúng tôi đã chấm dứt hoàn toàn được nạn cướp máy bay Mỹ. Máy bay Mỹ thường đến đây với 200, thậm chí là 300 người. Nếu có cướp thì chỉ có bọn người dùng chai nước đi cướp máy bay hay ném một chiếc bấc đèn vào trong máy bay và gọi đó là một ly cocktail Molotov - thường là những người mắc bệnh tâm thần, họ làm như vậy không phải vì động cơ chính trị... Bọn trốn tránh pháp luật, hay những người muốn trải nghiệm cảm giác rùng rợn, hoặc đơn giản chỉ là những người bị bệnh tâm thần. Có khi rất nhiều tuần không hề xảy ra chuyện gì, nhưng bất ngờ lại xảy ra ba đến bốn vụ trong một tuần, như kiểu lây lan chứng bệnh tâm lý trong những người muốn mạo hiểm.

Chúng tôi phải chăm sóc những chiếc máy bay bị cướp và cả hành khách. Chúng tôi cung cấp nhiên liệu nếu họ cần và ngay lập tức trả hành khách mà máy bay quay về. Có hàng chục vụ như vậy. Chính họ (không biết ở đây ám chỉ Mỹ hay bọn mafia khủng bố ở Miami) mới là những người có hành động thù địch với Cuba trong những năm đầu của Cách mạng: Họ nuôi dưỡng bọn cướp máy bay sau đó biến chúng thành những kẻ yêu nước, sử dụng truyền thông loan tin tuyên truyền để người khác làm theo. Đó chính là khởi nguồn của các vụ cướp máy bay Cuba.

Cuba đã giải quyết tất cả các trường hợp đó cho họ. Nhưng đổi lại, họ không hề trừng phạt cho dù là một người trong số những tên cướp tàu thuyền, máy bay của chúng tôi. Hoàn toàn trái ngược - họ miễn hẳn tội cho bọn chúng. Chưa từng bao giờ xảy ra chuyện như năm 2003, trong khi chúng tôi vẫn đang thực hiện thoả thuận về di cư từ năm 1994, thì một máy bay hành khách lại bị cướp ngay trước khi xảy ra chiến tranh.

Vụ cướp máy bay đó tạo ra làn sóng căm phẫn trong dân chúng Cuba, nhưng còn tồi tệ hơn là chỉ trong vòng vài ngày, một thẩm phán ở Miami đã tha bổng cho cả sáu tên. Ôi! Bởi vì họ cho rằng bọn chúng không nguy hiểm, không hề gây ra mối đe doạ nào đối với xã hội. Ngoài ra, ở Miami, người ta còn tin rằng bọn chúng là những “người nổi dậy” và động cơ hành động của bọn chúng không hề liên quan gì đến vấn đề chính trị. Bọn chúng tận dụng tình huống chính trị nhưng lại không bị coi là những tay hoạt động chính trị. Nếu phân tích kỹ động cơ hoạt động của bọn đó, ông sẽ thấy rằng trong hầu hết các vụ bọn chúng đều có tiền sử về tội phạm, có vấn đề với pháp luật, hoặc bọn chúng làm như vậy là bởi vì bọn chúng là những kẻ lười biếng, hay có ai đó đã quở trách chúng vì tội đánh nhau hay tội gì đó - không phải tất cả bọn chúng đều là loại người như vậy nhưng nhìn chung đều là những người từng bị pháp luật trừng trị. Bọn chúng là những loại người lười làm việc, chỉ biết sống nhờ những hoạt động chống lại xã hội - đó là mảnh đất màu mỡ của bọn chúng. Những con người ưa phiêu lưu mạo hiểm.

Chúng tôi vẫn đang giải quyết vấn đề này; mấy năm vừa qua, chúng tôi đã tăng cường đội ngũ làm công tác xã hội để tạo điều kiện cho những người ra tù được hoà nhập với xã hội, tìm được việc làm - chúng tôi muốn chứng kiến xã hội tạo công ăn việc làm cho họ và hiểu được tình hình thực sự về bọn họ, bởi vì có một thực tế là những người từng bị đi tù, hay có tiểu sử liên quan đến vấn đề tội phạm rất khó tìm việc làm... Nhưng trường hợp này lại rất đặc biệt khiến người ta cho rằng bọn chúng bị kẻ thù lợi dụng. Có quá nhiều sự trùng hợp và điều đặc biệt hơn cả là bọn chúng được thả tự do ngay lập tức cho dù hành động của bọn chúng là vô cùng nghiêm trọng.

-----------------------------------------------------------
1. Ngày 1 tháng 4 năm 2003, ở cảng Havana, một nhóm người cướp một chiếc tàu nhỏ có vài chục người trên boong. Vụ cướp thất bại. Bọn cướp bị bắt và bị xét xử, và 3 tên trong số đó (Lorenzo Copello, Barbaro Sevilla và Jorge Martinez) bị kết án tử hình và bị xử bắn vào ngày 11-4-2003


Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 11 Tháng Chín, 2013, 10:49:10 am
Chuyện gì đã xảy ra ở đây khi người ta nghe tin cả sáu tên cướp đều được thả tự do ở Florida?

Chúng tôi nghe tin đó vào ngày 29 tháng 3 - tức là khi cuộc chiến I-rắc đã diễn ra được 10 ngày - và rất nhanh chóng, vào ngày 31 lại một máy bay khác bị cướp với nhiều hành khách hơn trên khoang. Chiếc máy bay đó cũng đang thực hiện chuyến bay trực tiếp đến Đảo Thanh niên nhưng lần này trọng tải của nó lớn hơn - có tới 45 hành khách.

Một tên cầm lựu đạn - hắn giả vờ có lựu đạn - đe doạ sẽ cho máy bay nổ tung; lúc đó hắn đang ở phía cuối máy bay. Hắn muốn đến Miami, nhưng không có đủ nhiên liệu nên phi công hạ cánh - cậu ấy không muốn đưa máy bay sang Mỹ, cậu ấy nói sẽ chấp nhận tất cả miễn là không để mất máy bay, và cậu ấy đã hạ cánh xuống Havana - nhưng cậu phi công này lại dừng máy bay ngay giữa đường băng nên sân bay phải đóng cửa hết đêm hôm đó.

Chúng tôi phát hiện ra rằng có những người trong chính quyền Mỹ không muốn chiếc máy bay đó được đưa sang Florida. Họ bày tỏ mối quan tâm và có hành động ngay lập tức; chúng tôi thông báo với họ chuyện xảy ra và chính phủ Mỹ tuyên bố họ không muốn chiếc máy bay đó bay sang Mỹ, họ còn yêu cầu chúng tôi phải đưa tin công khai về vụ cướp máy bay - họ nói chuyện với chúng tôi.

Chiếc máy bay thứ hai này cũng bị cướp gần vào khoảng thời gian với chiếc trước, tức là nó cũng đang thực hiện chuyến bay cuối cùng đến Đảo Thanh niên. Nhưng chúng tôi đã xem xét kỹ tình huống, người ta đã thuyết phục tên cướp máy bay kia; Bộ ngoại giao Mỹ ở Washington được thông báo, người phụ trách Văn phòng lợi ích bị đánh thức. Washington phát đi thông điệp có vẻ rất tích cực; họ phản đối chiếc máy bay đó hạ cánh ở Mỹ, họ không cho phép làm chuyện đó.

Khi họ tuyên bố như vậy, chúng tôi yêu cầu họ cử người đến đàm phán với tên cướp kia. Và ngay lập tức người đứng đầu Văn phòng lợi ích Mỹ, James Cason được cử đi với những thông tin hướng dẫn cần nói với tên cướp (vị thế của nước Mỹ như thế nào), và chúng tôi vô cùng ngạc nhiên, mặc dù đã biết rất nhiều về Cason, khi chứng kiến tên cướp kia nghe lệnh của cậu ta. Cason đến sân bay và liên lạc với phi công. Cách liên lạc duy nhất là phải thông qua viên phi công; tên cướp - kẻ cầm lựu đạn - không chịu nói chuyện; hắn không tin đó là Cason, và Cason nói sẵn sàng gửi hộ chiếu cho hắn xem để xác nhận - cậu ta đã làm tất cả những gì có thể để xác nhận mình và chấm dứt vụ cướp đó.

Chúng tôi còn thương lượng với họ cho máy bay hạ cánh ở một bang khác chứ không phải Florida - họ biết vấn đề gì sẽ xảy ra nếu máy bay đáp xuống đó bởi vì bọn mafia chống Cuba kiểm soát toàn bộ hoạt động của bang này. Nhưng vấn đề là máy bay không có đủ nhiên liệu, và nếu có bổ sung nhiên liệu thì cũng không đủ cho nó bay sang bang khác. Cuộc đàm phán đó kéo dài rất lâu - hết cả đêm hôm đó.

Cá nhân ông có tham gia vào hoạt động đó không?

Tôi không có mặt gần chiếc máy bay khi Cason xuất hiện bởi vì tôi không muốn nhìn mặt con người đó cho dù là cách xa hàng dặm. Tôi đi vào khu điều khiển bay.

Nhưng các đồng chí thuộc IACC (Viện hàng không dân dụng Cuba) đã có mặt và họ làm tất cả mọi việc để giải quyết tình huống phức tạp đó. Các nhân viên ngoại giao cũng có mặt; một quan chức ngoại giao của chúng tôi được cử đi theo Cason khi Washington cử cậu ta ra sân bay - tôi nghĩ Cason quá buồn ngủ; lúc đó là khoảng một giờ hay một giờ ba mươi sáng gì đó. Cậu ta đứng ngay cạnh máy bay, từ đó có thể nói chuyện trực tiếp với tên cướp mà không cần thông qua phi công nhưng tên cướp vần từ chối nói chuyện, hắn từ chối thẳng thừng.

Rõ ràng là có hai xu hướng lúc đó (hai xu hướng đối lập của Washington trong giải quyết tình huống; sau này Castro làm rõ điều này). Khoảng hai giờ ba mươi thì người đứng đầu Văn phòng lợi ích Mỹ về nhà ngủ, còn tôi thì vẫn ở đó cố gắng thuyết phục tên cướp.

Ông có nói chuyện trực tiếp với hắn không?

Không, tên cướp chỉ cho nói chuyện với hắn thông qua phi công làm trung gian. Tôi thậm chí còn yêu cầu phi công nối máy ra loa trên máy bay để tôi nói chuyện trực tiếp với phi hành đoàn; tôi nói với họ không được hốt hoảng bởi vì lúc đó tên cướp đã đe doạ sẽ cho nổ tung máy bay, và tôi chỉ buộc tội hắn. Tôi nói, “Hắn là kẻ không hề có tinh thần trách nhiệm”. Bởi vì hắn đã làm những việc giúp chúng ta hiểu hơn con người hắn về mặt tâm lý. Tên cướp đã yêu cầu tất cả đàn ông (là hành khách) lên khoang phía trước, phụ nữ và trẻ em dồn lại phía sau, hắn ở phía sau cùng.

Hắn ở trong đó một mình hay còn ai nữa?

Hắn ở đó một mình nhưng lại có hai lựu đạn trên tay; hắn dồn họ về phía sau và đe doạ. Hắn nói, “Trong rất nhiều phút nữa, nếu các ông không tiếp nhiên liệu vào máy bay, tôi sẽ cho nó nổ tung”. Tôi hướng dẫn cho phi công: “Nói với hắn điều này, nói với hắn điều kia”. Khi hắn đe doạ, tôi nói: “Đó là hành động điên rồ”. Tất cả các câu hỏi của chúng tôi chỉ nhằm thăm dò xem tên cướp đó nguy hiểm đến mức độ nào.

Cuối cùng thì trời cũng sáng. Cason vẫn ở nhà ngủ nhưng chiếc máy bay thì phải bay sang Florida khi chúng tôi buộc phải thả cho nó đi; bởi vì nó không thể bay đến bất kỳ nơi nào khác. Và rồi cũng đến lúc cửa chiếc máy bay được mở và những hành khách là nam có thể ra được, nhưng vì bên trong vẫn còn phụ nữ và trẻ em, và đám hành khách nam là những người lịch sự nên họ không chịu rời máy bay. Chúng tôi phải nghĩ cách mang nhiên liệu vào để tiếp cho máy bay sao cho phù hợp nhất.

Cuộc đàm phán vẫn diễn ra. Chúng tôi cố tìm cách đưa hành khách ra khỏi cabin, chấp nhận cho tên cướp kia đi Florida cùng với chiếc máy bay. Nhưng phi công thì lại từ chối bay vì cậu ấy không muốn đưa máy bay của mình sang Mỹ. Và tất nhiên tôi phải nói, “Cậu phải chấp hành mệnh lệnh”.” Cậu ta không nói gì và tôi phải nhắc lại - “Cậu phải chấp hành mệnh lệnh” - bởi vì viên phi công có vẻ rất không muốn làm việc đó.

Tôi đã nghiên cứu tên cướp rất kỹ, những việc hắn làm khi buộc tất cả phụ nữ và trẻ em ra phía sau còn đàn ông ở lại khoang trên. Tôi nói với Rogelio Acevedo (Giám đốc IACC), “Cậu lên loa nói với hành khách tên cướp là một tên tội phạm”. Tôi hướng dẫn cậu ta những gì cần nói với hành khách, bảo họ phải bình tĩnh mặc dù những lời lẽ đó là nhằm tấn công tên cướp.

Acevedo nói chưa đầy một phút và khi cậu ta hoàn thành xong nhiệm vụ, tôi lên tiếng, “Cậu đã làm rất tốt. Cách cậu nói hoàn toàn coi hắn là kẻ đối nghịch với chúng ta”. Tôi quyết định phải đích thân nói chuyện với phi hành đoàn và với tất cả hành khách trên máy bay.


Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 11 Tháng Chín, 2013, 10:51:41 am
Ông nói chuyện cả với hành khách sao?

Đúng, tôi nói, “Các bạn đã biết giọng tôi rồi, đã nghe tôi nói rồi” - tôi nói rất bình tĩnh. “Tên này đang gây nguy hiểm cho tính mạng của phụ nữ và trẻ em và hắn nhất quyết làm chuyện này. Đó là mối nguy hiểm của chúng ta”. Và tôi yêu cầu họ, nếu thấy hắn chuẩn bị ném lựu đạn thì phải ngăn hắn lại, lấy quả lựu đạn, không cho hắn làm việc đó. Tôi nói chuyện với họ, yêu cầu họ (cần phải bình tĩnh), hướng dẫn cho họ - tôi nói với họ chúng tôi không hề hứa hẹn gì với tên cướp và chỉ đàm phán với hắn tìm giải pháp; tôi nói với họ người Mỹ không hề muốn chiếc máy bay đến đó; tôi còn nói với họ tên cướp từ chối nói chuyện với người đứng đầu Văn phòng lợi ích Mỹ và hắn đang khó xử. Tôi đã cứng rắn để làm mềm lòng tên cướp và nói với hành khách rằng, đến phút chót thì cho dù có nguy hiểm họ cũng phải hành động. Toàn bộ vấn đề nằm ở việc nghiên cứu tên cướp và đưa ra quyết định phù hợp.

Để thuyết phục hắn thả hành khách ra đúng không?

Đúng vậy, thả hành khách - tiếp thêm nhiên liệu và cho máy bay hạ cánh ở một noi nào đó (không phải ở Florida). Lúc đó, cho dù là ban đêm chúng tôi cũng phải gọi cho bên đồ bản tra cứu bản đồ vì bản đồ của bên hàng không không có đủ thông tin. Chúng tôi nói: “Nghiên cứu bản đồ và đo khoảng cách chính xác đến vị trí này, sân bay kia là bao xa”, chúng tôi muốn xem máy bay có thể bay bao xa. Máy bay còn đủ nhiên liệu bay ít nhất là 100 km nữa và như vậy có nghĩa là nó có thể được một sân bay nào đó giáp biên giới. Không có cách nào có thể giải quyết an toàn tuyệt đối; chúng tôi phải tính toán mọi khả năng.

Thế rồi tên cướp kia nói với Acevedo, “Bảo họ để cho máy bay đi”. Và Acevedo trả lời, “Máy bay không còn đủ nhiên liệu để đến Bahamas”. Đúng ra máy bay có thể đến được Bahamas và chúng tôi có thể gọi điện cho chính quyền ở đó. Chúng tôi không biết họ sẽ phản ứng thế nào, nhưng Bahamas rất hay bị xâm phạm và một thoả thuận về di cư trái phép sẽ rất có ý nghĩa đối với họ... Họ trả lại tất cả những người di cư trái phép nhưng lại có quá nhiều đảo và bọn buôn lậu thì chẳng biết tôn trọng lãnh thổ nước khác bao giờ.

Chúng tôi có thể gọi điện cho Bahamas - một cuộc họp các nhà lãnh đạo vùng Ca-ri-bê mới diễn ra ở đó - và việc yêu cầu họ bắt và trả lại tên cướp cho chúng tôi là không khó, nhưng tại sao đó lại không phải là ý tưởng hay? Thứ nhất, đó là chứng tôi phải biết vị thủ tướng của họ có ở đó hay không để mà thuyết phục. Thứ hai, chúng tôi làm như vậy không có ý nghĩa gì cả bởi vì điều quan trọng hơn cả là người Mỹ phải tôn trọng thoả thuận về di cư, không được tịch thu máy bay của chúng tôi và không được bắt giữ phi hành đoàn - chúng tôi không muốn máy bay của mình bị tịch thu, và chúng tôi cũng không muốn bọn đồng loã, nếu có, được ở lại đó. Tất nhiên là chính chúng tôi áp đặt các điều kiện và họ cũng không muốn chuyện tương tự sẽ tiếp tục xảy ra.

Nhưng ở Bahamas còn một vấn đề nữa - đó là khi đến đây bọn chúng có thể tiếp nhiên liệu nhưng vẫn không đến được Mỹ. Bởi vì lẽ ra chúng tôi đã có thể giải quyết được vấn đề ở Bahamas; lẽ ra chúng tôi đã có thể nói, “Cung cấp nhiên liệu cho họ để họ tiếp tục bay sang bang khác của nước Mỹ”, nhưng chúng tôi lo sợ điều gì? Chúng tôi lo ngại là vì cho dù có được tiếp thêm nhiên liệu ở Bahamas, chiếc máy bay vẫn không thể bay đến các bang khác và có thể rơi xuống đại dương. Có ai đó gọi ý nó có thể bay được đến Jamaica, cứ bắt họ phải làm như vậy bởi vì phi công thường có một lượng nhiên liệu dự trữ nhất định; máy bay thì có thể đến được Jamaica nhưng vấn đề là còn toà án Jamaica, vì vậy chúng tôi quyết định cũng không làm như vậy. Chúng tôi nói với tên cướp chỉ có thể đến Bahamas, vấn đề sẽ được giải quyết ở đó và sẽ không thể giải quyết nhanh chóng được, và họ cũng không thể đến Jamaica vì máy bay sẽ bị rơi giữa chừng.

Nhưng chúng tôi vẫn cho xe téc chở xăng cùng với một đội cứu hoả và thiết bị vào vì sợ hắn sẽ cho nổ lựu đạn.

Ông đã xác định được tên cướp chưa?

Chúng tôi cố xác định xem hắn là ai từ danh sách hành khách, bởi vì có một phụ nữ và một cháu bé gái. Nhưng thật không may lại có một lỗi nhỏ trong chữ đầu tiên của tên gọi: Đối tượng nghi ngờ là một bác sỹ đang trên đường trở về cùng với vợ và con mình, và chúng tôi nhận ra ngay đối tượng nghi ngờ lúc đầu là không đúng. Mấy giờ sau chúng tôi đặt giả thuyết đối tượng nghi ngờ là một người khác, và rồi đến khi trời sáng thì những thông tin mà chúng tôi xác định được lại cho thấy người đó không phải là tên cướp mà lại là một người khác nữa.

Chúng tôi xác định được nơi ở của hắn và chúng tôi còn phát hiện ra một vài chiếc khuôn làm lựu đạn của hắn ta, một kiểu khuôn để làm lựu đạn nhựa, nhưng đó cũng rất có thể là bước đi đầu tiên để hắn chế tạo lựu đạn kim loại, điều này thì chúng tôi chưa khẳng định chắc chắn được... Chúng tôi còn phát hiện ra một số túi xách của hắn, điều đó cho thấy rất có thể hắn làm lựu đạn thật mặc dù chúng tôi không chắc chắn hoàn toàn. Tôi thì bắt đầu cho rằng hắn không chế tạo lựu đạn thật, tôi cân nhắc kỹ lưỡng tất cả các câu trả lời, phản ứng và hoàn cảnh của hắn.

Chúng tôi phát hiện ra rằng anh trai của tên này là một người làm bên Bộ nội vụ, vì vậy chúng tôi tìm đến cậu ta ngay lập tức - ở tỉnh Matanzas - cậu này cũng đến sân bay để trợ giúp. Tôi nói, “Cứ đưa cậu ta đến xem cậu ta có thuyết phục được không”. Chúng tôi muốn đưa cậu anh trai đến xem có thể thưong lượng với hắn được không, cậu ta sẽ nói với hắn nếu hắn chịu từ bỏ ý định thì sẽ được giảm nhẹ tội vì hợp tác với chúng tôi và không làm thiệt hại mạng sống của rất nhiều người. Chúng tôi nói với cả hai anh em họ rằng, hắn sẽ bị phạt và với việc người anh trai có mặt ở sân bay, có thể chúng tôi sẽ tìm được giái pháp nào đó. Chúng tôi có gắng hết sức giải quyết vụ việc trong khi vẫn chờ câu trả lời từ phía Mỹ.

Lúc đó thì Cason đã quay lại sân bay chưa?

Ngay khi trời sáng chúng tôi đã nói với Cason rằng máy bay không đủ nhiên liệu để đến bất kỳ nơi nào khác ngoài Florida, chúng tôi yêu cầu cậu ta tìm một nơi nào đó cũng được, có thể là một căn cứ không quân để chiếc máy bay có thể đáp xuống đó và đội bay cùng với hành khách của chúng tôi có thể quay về. Họ suy nghĩ việc đó rất lâu - chắc chắn là buổi sáng hôm đó phải có một cuộc họp ở Bộ ngoại giao hoặc đâu đó.

Một mặt chúng tôi thúc ép họ, một mặt chúng tôi vẫn đàm phán với tên cưóp để hắn đầu hàng mà chui ra. Chúng tôi bắt đầu đàm phán bằng việc hứa sẽ cung cấp đủ nhiên liệu cho hắn đi, nhưng chúng tôi giải thích rất nhiều khó khăn cho hắn, cố ý kéo dài thời gian để chờ câu trả lời bên Bộ ngoại giao Mỹ, vừa kéo dài thời gian chúng tôi vừa thuyết phục hắn cho vài người xuống khỏi máy bay và chúng tôi sẽ tiếp nhiên liệu. Thời gian trôi đi, và có lẽ cũng đến lúc hắn mệt mỏi, chúng tôi thuyết phục được hắn cho gửi nước vào cho trẻ em, và hắn đồng ý cho 22 người xuống máy bay. Với 22 người đó ra khỏi máy bay, trọng lượng giảm đi thì nó có thể bay được tới Florida.

Lúc đó chúng tôi lại gọi Cason. “Có tin gì chưa?”, “Chưa”.. Chúng tôi lại gọi: “Có tin gì chưa?”, “Chưa”. Chưa hề có thông tin nào xác nhận vị trí họ sẽ cho phép chiếc máy bay hạ cánh. Chúng tôi thông báo với cậu ta rằng đã thuyết phục để 22 người được xuống khỏi máy bay và bây giờ thì nó có thể bay được đến bất kỳ bang nào.

“Cậu hỏi lại người bên cậu đi”, tôi nói với Cason, “Bây giờ máy bay có thể đến bất kỳ đâu, không còn nguy hiểm nữa”. Chúng tôi cho cậu ta một khoảng thời gian vì việc cho phép 22 người kia xuống khỏi máy bay diễn ra vào khoảng chín giờ sáng, và chúng tôi cho cậu ta thêm hai giờ, nhưng vẫn không hề có tín hiệu gì... Chúng tôi buộc phải chờ đại: “Có câu trả lời chưa?”, “Chưa”. “Có câu trả lời chưa?”, “Chưa”. Đến mười một giờ chúng tôi đã đàm phán được với tên cướp cho xe vào tiếp nhiên liệu cho máy bay - chúng tôi đã tính toán việc đó có thể kéo dài trong hai mươi phút, có thể là một giờ, thậm chí là một giờ rưỡi - tất cả đều chỉ tránh nguy cơ hắn phát nổ quả lựu đạn, chạy sang một bang khác, và chờ đợi câu trả lời từ phía chính quyền Mỹ. Tôi nghĩ đến thời điểm đó, họ vẫn có hai xu hướng.


Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 11 Tháng Chín, 2013, 10:56:03 am
Hai xu hướng đối lập nhau ở Washington?

Đúng vậy, có hai xu hướng đối lập trong thái độ của họ, chắc chắn là như vậy, và chúng tôi không biết họ sẽ quyết định như thế nào.

Trong khi đó, tên cướp yêu cầu được cất cánh lúc 11 giờ - chúng tôi phải tìm cách trì hoãn: Cậu anh trai đang trên đường đến, chúng tôi đã gọi điện, mọi việc vẫn đang diễn ra theo đúng kế hoạch... Chiếc máy bay chở cậu anh trai cất cánh ở Varadero - máy bay hay trực thăng gì đó tôi cũng không nhớ rõ - còn tôi thì liên tục nhìn đồng hồ; họ đến muộn hơn một chút nhưng cuối cùng thì họ cũng có mặt, tôi nghĩ lúc đó đã gần mười một giờ. Ừm, tên cướp đòi nước và tất cả các nhu yếu phầm cần thiết cho hắn và những người trên đó - và cả tiền, ôi chao! Hắn quả là con người giỏi tính toán! Hắn yêu cầu chúng tôi cung cấp 1.000 đô la để đưa cho vài người bên đó khi hắn xuống máy bay, còn chúng tôi thì chờ câu trả lời của phía Washington. Chuyến bay của cậu anh trai bị trì hoãn đôi chút, nhưng cuối cùng cậu ta cũng đến. Cậu ta nói chuyện với tên cướp nhưng hắn cũng không tin. Nhưng chúng tôi thì có thêm thời gian, còn người Mỹ thì đến 10:55: “Có câu trả lời nào chưa?”, “Chưa”. Họ sẽ hạ cánh xuống đâu? Chúng tôi cũng chưa biết được.

Cuba có thông báo với Cason toàn bộ quá trình, về diễn biến của tình hình không?

Tất cả mọi việc chúng tôi đều thông báo cho Cason: “Chúng tôi đã làm việc này, đã làm việc kia, chúng tôi đã nói chuyện với người này, với người kia, chúng tôi đã thuyết phục được tên cướp cho phép rất nhiều người xuống khỏi máy bay, và bây giờ thì người anh trai của tên cướp đã đến rồi...”. Tất cả các thông tin và bây giờ thì đến lúc máy bay phải cất cánh theo yêu cầu của hắn. “Chúng tôi sẽ kéo dài thêm thời gian”, chúng tôi nói với cậu ta, với người anh trai, với việc này, việc kia, cần có thời gian làm bánh sandwich, chuẩn bị tiền. Cậu phụ trách cơ quan hàng không Rogelio Acevedo có vẻ không hài lòng với diễn biến tình hình, với cách giải quyết của chúng tôi... Vì vậy, tôi hỏi cậu ta, “Cậu có tiền ở đó không?”. Hắn đã công khai tỏ thái độ nổi loạn. Không, không hoàn toàn công khai nổi loạn, nhưng thực sự hắn đang phải chịu đựng. Tôi nói với Acevedo, “Cậu có tiền ở đó không?”, “Có, thưa chủ tịch”. Và tôi nói tiếp, “Được rồi, vậy thì chúng ta sẽ đưa cho hắn 500. Chúng ta sẽ không giao cho hắn 1.000 đô la, chúng ta sẽ chỉ đưa 500”. Nhưng tên cướp lại lên tiếng, “Các ông xong chưa? Khi nào thì chúng tôi có thể đi được?”. Thái độ của hắn rất cương quyết. “Ngay bây giờ thôi”, chúng tôi nói.

Chúng tôi yêu cầu các nhân viên đi ra đường băng, “Đi đi và rất chậm rãi thôi”. Họ đi rất chậm. Chúng tôi cử hai phi công và hai người phụ bay. Họ đi vào bằng cửa phía trên đầu máy bay, phi công thường lên xuống bằng cửa này, để tên cướp kia không nhìn thấy. Hai phi công đã ở trên máy bay cả đêm và trong suốt thời gian chuyến bay từ Đảo Thanh niên. Trong khi đó, câu trả lời vẫn chưa đến. Chúng tôi buộc phải nói với các phi công, “Chuẩn bị sẵn sàng đi”, và họ khởi động động cơ đúng 11.54, chậm một giờ so với dự kiến của tên cướp và những người thuộc Văn phòng lợi ích Mỹ vẫn chưa nhận được câu trả lời nào. Vì vậy, tôi nói với các phi công, “Cứ bình tĩnh bay lên đi và chờ đợi câu trả lời”. Khi máy bay đã lên đến không trung thì Cason mới nhận được câu trả lời: Máy bay sẽ hạ cánh ở Key West - địa điểm mà chúng tôi không mong đợi nhất! Còn tồi tệ hơn cả việc hạ cánh xuống một căn cứ không quân tầm thường.

Ở Key West, họ lại ngược đãi người của chúng tôi. Họ bắt tên cướp máy bay. Ôi, và cả một phụ nữ và một đứa trẻ, nhưng không phải là con hắn mà là con của người phụ nữ, nhưng ngày hôm sau họ thả người phụ nữ và đứa bé. Cô ta không đáng được thả; cô ta không hoàn toàn trong sạch, bởi vì cô ta là tòng phạm, cô ta giúp hắn mang lựu đạn lên máy bay.

Để nhân viên an ninh không phát hiện ra?

Đúng vậy. Nhưng người Mỹ lại thả tự do cho cô ta ngay ngày hôm sau. Tên cướp máy bay vẫn ở đó. Họ điều tra, ngược đãi các hành khách, thuyết phục, gây áp lực buộc một số phải ở lại Mỹ. Phi công thì phải đợi cuộc điều tra kết thúc, họ rời khỏi máy bay và nó bị tịch thu luôn. Người Mỹ đã làm điều hoàn toàn ngược lại những gì mà họ đã hứa 1.

Ngày hôm sau, ngày 1 tháng 4 năm 2003, một chiếc tàu chở đầy hành khách trong đó có một số là khách du lịch bị cướp ở cảng Havana.

Đúng, rất kỳ lạ - ngay ngày hôm sau tôi nghe tin: Một chiếc tàu đang trên đường đi Regla bị vài tên cầm dao và súng cướp. Chúng tôi buộc phải ra lệnh: Không ai được phép ngăn chặn. Chiếc tàu ra khỏi cảng và chạy ra biển. Bọn chúng sẽ liên lạc lại với đất liền và khi đã đi được sáu hay bảy dặm gì đó, bọn chúng gọi điện lại yêu cầu được cấp một chiếc tàu khác đưa tất cả những người đó sang Florida. Bọn chúng nói, “Chúng tôi có năm mươi hành khách ở đây” - bọn chúng nói năm mươi nhưng thực sự con số không lớn như vậy - “trong đó có rất nhiều trẻ em”.

Tên cầm đầu toán cướp nói bọn chúng có trong tay rất nhiều trẻ em và khách du lịch nước ngoài. Khoảng sáu đến tám trẻ em và khoảng năm đến sáu khách du lịch nước ngoài. Bọn chúng đã hơi phóng đại: Thực sự, chỉ có một trẻ em. Chúng tôi cũng hơi ngạc nhiên vì thường trẻ em hay đi cùng nhóm với nhau.

Chiếc tàu đó chạy đi đâu?

Đó là một loại tàu cỡ trung bình chứa được khoảng 100 chỗ ngồi, trên đó toàn những người sống ở khu vực Havana cổ hoặc những khu vực đô thị lân cận, họ muốn đi sang phía bên kia vịnh.

Đến Regla phải không?

Đúng, đó là loại tàu chỉ dùng để hoạt động ở những vùng nước yên tĩnh. Đáy tàu rất rộng nhưng thân không cao nên không thể đi biển được. Bọn chúng cướp chiếc tàu đó, nói rằng có khoảng 50 người trên boong, lúc đó là vào sáng sớm. Mãi tới giữa buổi sáng, tôi mói nghe tin, khi bọn chúng đã đưa ra lời đe doạ đầu tiên. Bọn chúng đòi có tàu chạy nhanh hơn và đe doạ nếu không được cung cấp chúng sẽ ném con tin xuống biển. Đó là lời đe doạ đầu tiên, sau đó chúng nhắc lại - bọn chúng liên lạc vào bờ qua radio. Tôi hỏi bên bảo vệ bờ biển và họ cho biết lực lượng bảo vệ bờ biển của Mỹ cũng đã được thông báo.

----------------------------------------------------------
1. Vài tháng sau đó, ngày 19 tháng 9 năm 2003, lần đầu tiên trong vòng 40 năm, một toà án ở Florida kết án một tên cướp của vụ này 20 năm tù. Ngoài ra, tháng 7 năm 2003, cũng là lần đầu tiên chính quyền Mỹ trục xuất một nhóm gồm 12 người Cuba đã cướp một chiếc tàu ở Camaguey. Trong rất nhiều thập kỷ, Cuba đã kêu gọi hành động như thế này để ngăn chặn nạn cướp biển.


Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 11 Tháng Chín, 2013, 11:00:17 am
Khoảng bao lâu sau vụ cướp máy bay mà chúng ta vừa nói chuyện?

Hai mươi tư giờ.

Như vậy là ông cũng chỉ vừa mới đàm phán xong vụ đó.

Chiếc máy bay bị cướp vào ngày 30 tháng 3, ngày 31 tháng 3 thì chúng tôi đàm phán, và sáng sớm ngày 1 tháng 4 thì vụ cướp tàu này xảy ra cũng với phương pháp và thủ đoạn tương tự... Lúc đó vụ cướp máy bay đã được thông báo rộng rãi cho người dân Cuba, hình như là vào ngày 31 tháng 3. Rất có thể khi tin tên cướp máy bay đầu tiên được bảo lãnh thả ra ở Florida - bọn cướp dùng dao cướp máy bay ngày 19 tháng 3 năm 2003 - bọn này đã lên kế hoạch cướp chiếc tầu. Bởi vì buổi tối trước khi xảy ra vụ cưóp, bọn chúng có tổ chức một cuộc họp mặc dù kiểu hành động của bọn chúng có vẻ không được chuẩn bị trước. Tôi không dám khẳng định chắc chắn với ông, nhưng tôi tin rằng những tin tức về vụ cướp máy bay thứ hai đã khích lệ bọn chúng mặc dù lần này chúng chỉ cướp chiếc tàu đi Regla.

Theo tôi được biết thì bọn chúng có 9 tên.

Đó là một nhóm lớn, tất cả đều là đồng phạm. Thậm chí con số có thể là mười một, hoặc mười hai; một số là phụ nữ. Người phụ nữ đi với con trai kia cũng tham gia âm mưu vụ cướp này.

Và ông cho rằng - vụ cướp hai chiếc máy bay, sau đó là vụ cướp tàu và những vụ khác nữa - có thể sẽ gây ra làn sóng di cư mới, một cuộc khủng hoảng di cư thứ hai?

Đó là điều hiển nhiên đã được chứng minh, vì khi bọn chúng cướp chiếc tàu đi Regla thì đó là biểu hiện cho thấy bọn chúng không được phép rời đi, và chính quyền Mỹ thì lại khuyến khích bọn chúng ra đi kiểu như vậy.

Vụ cướp máy bay đầu tiên xảy ra vào ngày 19 tháng 3, người Mỹ gặp bọn cướp và làm những việc mà họ vẫn thưòng làm, nhưng rồi sau đó họ nói, “Thôi, cứ thả tự do cho họ”  . Và mặc dù chủ toạ phiên toà quyết định thả tự do cho họ thì công tố viên lại yêu cầu không được thả bọn chúng; cậu ta lên toà án Atlanta có quyền pháp lý đối với Miami, nhưng toà án Atlanta ủng hộ phán quyết của chủ toạ phiên toà thả tự do cho bọn họ. Điều đó có nghĩa là, sau vụ tấn công ngày 11 tháng 9, đã có những nỗ lực - bởi vì bọn họ nằm trong tình thế đáng hổ thẹn - ngăn chặn việc thả những tên cướp (có nghĩa là người ta áp dụng tiêu chuẩn kép đối với bọn khủng bố). Nhưng cuối cùng thì nỗ lực đó cũng không chiến thắng được (quan toà).

Ở đất nước này, 90% những người ra đi bất hợp pháp đều là những người được Florida đón nhận. Chỉ có 10% là đóng thuyền, bè hay ăn cắp tàu để ra đi. Và việc này đã khiến rất nhiều người thiệt mạng, bởi vì, như tôi đã nói, những chiếc tàu đó thường là chở quá tải - lại bị bọn di cư bất hợp pháp điều khiển... và khi họ đến Mỹ thì chính quyền Mỹ lại không hề hành động gì liên quan đến việc này. Chúng tôi phải áp dụng những biện pháp mạnh, ra những bản án rất nặng. Tất nhiên là sau đó thì chính quyền Mỹ cũng phải dần thay đổi phương pháp, đối tượng liên quan đến di cư bất hợp pháp đã được họ chấp nhận rộng rãi hơn.

Dưới thời Tổng thống Bush, vấn đề di cư có tiếp tục xấu đi không?

Họ đã làm gì? Họ tạm ngừng việc cấp Visa cũng như họ đã từng làm dưới thời Reagan, họ có cớ - họ luôn có cớ này nọ - nhưng cho dù là cớ gì đi nữa thì thực tế vẫn là việc họ tạm ngừng cấp Visa. Và không lâu sau khi James Cason đến đây và sự kiện kỳ lạ vào ngày 19 tháng 3 xảy ra - hai giờ trước khi cuộc chiến I-rắc khai hoả - thì lại một máy bay khác đầy hành khách bị cướp vào thời điểm gay cấn. Và một loạt các sự kiện tương tự diễn ra: Ngày 1 tháng 4, vào lúc sang sớm, tàu đi Regla bị cướp. Vài ngày sau một người lính bị giết vũ khí của cậu ta bị cướp đi... Âm mưu vụ cướp thứ ba bị phá, còn hơn ba mươi âm mưu khác do những người không hề liên quan gì đến động cơ chính trị vạch ra. Vụ nào cũng nghiêm trọng, rất nghiêm trọng về mặt hình sự như sự kiện xảy ra vào ngày 5 tháng 8 năm 1994 khi bọn nổi dậy đổ xô ra đường phố Havana và tình hình căng thẳng khiến chúng tôi buộc phải gọi điện thông báo với người Mỹ, “Chúng tôi sẽ không canh chừng vùng biên giới nữa”. Đó chính là thời điểm diễn ra sự kiện các balsero đổ xô bỏ đi. Lúc này, tình huống tương tự diễn ra (vụ ngày 1 tháng 4 năm 2003), cuộc chiến I-rắc bắt đầu, và người ta lợi dụng các vụ cướp để hợp pháp hoá hành động tấn công.

Vụ cướp chiếc tàu đi Regla kết thúc như thế nào?

Đến lúc nhiên liệu của chiếc tàu bị cướp cũng hết. Chúng tôi đã phản ứng như thế nào? Chúng tôi cử Bộ trưởng nội vụ Abelardo Colome Ibarra ra đó. Người phụ trách tuần tra biên giới cũng được cử tới đó. Tôi yêu cầu cậu ta, “Dùng tàu chở dầu ra đó, cử thêm một số tàu khác nữa...”. Để ngăn chặn thảm hoạ đắm tàu như vụ đã từng xảy ra vào ngày 13 tháng 7 năm 1994.

Cũng ngày hôm đó một tình huống khác xảy ra khiến chúng tôi phải cân nhắc. Lực lượng bảo vệ bờ biển ở Florida thông báo họ sẽ cử tàu đến, như thường lệ... Họ làm như vậy mỗi khi chúng tôi thông báo có một tàu bất hợp pháp rời khỏi đất nước này. Nhưng rồi bất ngờ họ lại gọi điện thông báo đã ra lệnh cho tất cả các tàu quay về, đó là quy định của luật mà tôi không nhớ rõ là năm nào - hình như là năm 1998 - luật đó quy định, trách nhiệm thuộc về nước mà tàu đó treo cờ phải đứng ra giải quyết vấn đề. Họ nói Cuba phải đứng ra giải quyết vấn đề đó.

Họ biết rằng có một tầu đã bị cướp, trên đó có con tin và bọn người nguy hiểm, lẽ ra họ nên nói, “Chúng tôi sẽ không cho họ vào; chúng tôi sẽ cử tàu ra và đưa họ quay về, chúng tôi đảm bảo sẽ đưa” tất cả bọn họ quay lại”. Họ không bao giờ giữ nghiêm thoả thuận, khi cần thiết họ sẵn sàng cho phép tới 20% những người di cư bất hợp pháp ở lại Mỹ để làm hài lòng bọn mafia ở đó vốn phản đối bất cứ hành động trả lại người nào.

Họ gửi thông báo cho chúng tôi biết họ sẽ không làm những việc như vẫn từng làm: chờ đợi, cử thuyền ra áp tải họ, và khi họ đã vào đến lãnh hải Mỹ thì ra quyết định. Lẽ ra họ phải tôn trọng thoả thuận, nhưng tất cả những gì họ làm chỉ là lời nói, “Các ông phải tự giải quyết vấn đề”. Vì vậy, chúng tôi phải tự đứng ra giải quyết mọi việc.

Thường dân của chúng tôi bị cướp; có cả trẻ em và người nước ngoài. Những lệnh đầu tiên tôi đưa ra đó là, “Cử thêm người và thiết bị”. Biển động ở cấp độ 3   và đang có chiều hướng xấu đi. Trước khi họ vượt ra khỏi phạm vi hai mươi hai dặm, tôi đã ra lệnh, “Cử vài tàu ra, một đội cứu hộ, tàu kéo và đầy đủ thiết bị”. Chúng tôi không hề có ý định tấn công con tàu đó, không bao giờ, đó là hành động ngu xuẩn; chúng tôi không được phép để nó bị đắm. Chính vì vậy chúng tôi cử Bộ trưởng nội vụ ra đó. Mệnh lệnh được đưa ra - chúng tôi có tổng số khoảng 3 tàu ngoài đó - “Tiếp cận từ bên phải, cách tàu bị cướp 100m; một tàu khác tiếp cận từ bên trái cũng cách 100 m, tàu thứ ba tiếp cận từ phía sau cách 1 km, và áp tải (tàu bị cướp) theo đội hình như vậy nếu xảy ra sự cố. Giữ nguyên đội hình như vậy áp tải con tàu cho đến khi vào đến vùng lãnh hải của Mỹ. Quan sát kỹ, không để chuyện gì xảy ra với họ”.

Thật trớ trêu, người Mỹ lại gửi thông báo chúng tôi phải tự giải quyết vấn đề này, họ sẽ chỉ tiếp quản con tàu khi nó đến đó - đó là những gì họ đáp lại sau khi đã nói với chúng tôi rằng, họ đang cử tàu ra. Khi hết nhiên liệu, con tàu bị cướp dừng lại.

Bọn cướp tàu vẫn tiếp tục đe doạ một nhóm phụ nữ bị chúng bắt làm con tin, chúng dí dao vào cổ họng họ, đám khách du lịch cũng bị đe doạ tương tự; bọn chúng biết rất rõ và ý thức được rằng chúng chỉ có thể gây tổn hại với việc đó. Và khi tàu hết nhiên liệu, bọn chúng đồng ý cho phép chúng tôi kéo tàu.

Thật kỳ diệu là con tàu đó không bị đắm - chắc ông biết điều này rồi... Đó là loại tàu đáy rộng chỉ hoạt động được trong các vùng nước lặng; người Mỹ cũng biết điều này nhưng họ vẫn từ chối giúp đỡ. Khi hết nhiên liệu, bọn cướp liên lạc với chúng tôi cho phép kéo tàu nhưng tàu kéo chỉ được quẳng dây cáp sang và dây cáp dài vài mét.

Tất nhiên là bọn chúng cũng muốn được tiếp nhiên liệu cùng như bọn cướp máy bay đã yêu cầu nhưng với thái độ đáng kinh tởm hơn nhiều.



Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 11 Tháng Chín, 2013, 03:31:48 pm
Ông có trực tiếp ra chỉ đạo vụ này không?

Tôi có trực tiếp tham gia giải quyết vụ này. Tôi sẽ giải thích với ông. Trong công việc của mình, tôi thường làm đến mười một giờ đêm, trong khi đó tất cả các lực lượng của tôi, lực lượng bảo vệ bờ biển đều đã được cử ra... Chắc ông biết ở châu Âu và những nơi khác, người ta sẽ làm gì khi có máy bay bị cướp - họ không chấp nhận bị áp đặt bất cứ hạn chế nào: thậm chí họ sẽ tấn công, bắt, giết.

Chúng tôi có lực lượng đặc biệt, lực lượng bảo vệ bờ biển ở đó nhưng chúng tôi chỉ muốn giải phóng con tàu. Điều đầu tiên tôi ra lệnh cho họ là không được manh động.

Ông tự mình đến Mariel sao?

Tôi hướng dẫn qua điện thoại, và khi làm xong mọi việc, tôi đích thân đến đó, tôi nhanh chóng đến Mariel trước khi các lực lượng an ninh nói họ sẽ hành động để giải phóng con tin. Khi tôi đến - lúc đó đã là nửa đêm - bọn họ yêu cầu tôi dừng lại; chúng tôi đến vừa đúng lúc lực lượng an ninh chuẩn bị tấn công.

Họ đã nhận lệnh của tôi - chỉ tiếp cận bên cạnh, nhưng con tàu đã vào rất gần bến. Có hy vọng là khi bọn cướp vào đến bến, chúng tôi sẽ có cơ hội giải thích với chúng. Chính vì vậy tôi đích thân đi ra - tôi rất lo lắng - tôi ra lệnh các lực lượng an ninh không được phép hành động bởi vì việc đó sẽ gây hậu quả cho hành khách, bọn cướp và tất cả mọi người.

Sau nửa đêm thì con tàu dừng hẳn. Lúc đó tôi dùng điện thoại di động để liên lạc - tôi luôn cẩn thận trong liên lạc; ngay khi tôi liên lạc, nước Mỹ sẽ biết tất cả mọi chuyện.

Họ thu và nghe tất cả.

Tôi nói, “Bảo họ không được làm bất cứ chuyện gì”. Bọn họ đã chuẩn bị tất cả, các biện pháp sẽ tiến hành, sẽ giải cứu con tin như thế nào - đó là kế hoạch - tôi đến và quan sát tình hình, và tôi khuyên họ không nên hành động ngay lúc đó. Con tàu vẫn chưa vào đến nơi - tôi nghĩ có một tàu buôn nào đó đã làm tắc nghẽn đường vào, và tôi nói với họ, “Không được làm gì”, bởi vì sẽ rất nguy hiểm... Phải tìm giải pháp không gây đổ máu, không được gây thương tích hay giết người.

Suốt đêm đó thông qua sóng radio trêr một xe tuần tra của cảnh sát, chúng tôi nghiên cứu đối tượng được coi là kẻ cầm đầu này - hắn rất nguy hiểm và hoàn toàn không giống những tên cướp khác, ngay cả tên dùng lựu đạn trên máy bay.

Lực lượng của ông đã xác định đuợc danh tính của họ?

Chúng tôi phải cử người đi điều tra. Ở hiện trường lúc đó thì ông chỉ có thể nghiên cứu về thái độ của hắn - cách hắn nói chuyện, cách hắn lập luận, hắn thông minh đến mức độ nào. Và chúng tôi biết được rằng tên này khá dã man. Cách hắn dí súng vào đầu các con tin rất nguy hiểm. Hắn chọn một phụ nữ người Pháp làm mục tiêu; lúc đó còn có hai người đến từ khu vực Scandinavia, hai người đến từ Pháp, bốn phụ nữ.

Bốn khách du lịch.

Tên cầm đầu vô cùng nguy hiểm, đó là điều chúng tôi rút ra được và đó cũng là cách chúng tôi giải quyết vấn đề. Tôi trực tiếp ở đó quan sát mọi việc, các cơ quan chức năng của chúng tôi đã rất mệt mỏi, họ đã không được ngủ từ một giờ sáng ngày hôm trước, hai mươi tư giờ đã trôi qua và chưa ai được nghỉ chút nào, cả tên cướp cũng vậy. Tôi nói, “Tất cả mọi người nên đi nghỉ một chút đi”. Chúng tôi tạm kéo dài thời gian một lát để mọi người được ngủ đôi chút. Chúng tôi gửi nước ra cho trẻ em - có khoảng “bốn hay sáu đứa trẻ gì đó”, bọn chúng nói với chúng tôi như vậy; chúng tôi gửi sữa và nước cho các con tin, và chúng tôi tìm cách đàm phán với bọn chúng để đi tới một giải pháp.

Tôi đi ngủ vài giờ. Tên cầm đầu đã đồng ý cử một người của hắn vào bến để đàm phán.

Tên được cử vào này có thái độ rất xấc xược - hắn hành động rất thô thiển và chúng tôi phải tìm mọi cách làm cho hắn mềm đi. Bọn chúng rất cứng rắn, yêu cầu, đòi hỏi và đe doạ. Bọn chúng đưa ra thời hạn cuối cùng. Trong tình huống đó, chúng tôi buộc phải thay đổi chiến thuật, không đáp ứng yêu cầu của chúng nữa và bắt đầu nghĩ cách giải quyết vấn đề bởi vì lúc này không còn cách nào có thể đàm phán với chúng. Chúng tôi phải tìm biện pháp khác, các con tin đang phải chịu đựng.

Chúng tôi chuyển sang sử dụng một loạt các chiến thuật tâm lý. Có những chiến thuật sử dụng sức mạnh nhưng chúng tôi loại bỏ một số mặc dù tên chỉ huy chính, tên nguy hiểm nhất sẽ dễ dàng bị tổn thương...

Ông đang nghĩ đến việc tấn công ngăn chặn bọn chúng?

Đúng vậy. Hắn dí súng vào đầu con tin, súng đã lên nòng, chốt an toàn đã mở. Chúng tôi biết điều đó bởi vì sau này chúng tôi tìm thấy súng của hắn dưới nước. Nó đã nổ khi thợ lặn vớt lên. Tình huống lúc đó cực kỳ nguy hiểm, tên cướp sẵn sàng sử dụng vũ khí. Nhưng vấn đề không phải ở chỗ bắt hắn phải trả giá. Đó là tình huống nguy hiểm và chúng tôi buộc phải tìm biện pháp khác.

Chúng tôi không sử dụng bạo lực mà dùng các biện pháp tâm lý để thay thế. Chúng tôi đã tạo mọi điều kiện để hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất. Lúc đó đã là buổi trưa, tức là mười hai giờ sau thời gian trì hoãn để nghi ngơi. Thực sự nó rất có tác dụng với chúng tôi. Một lượng lớn binh lính đã được triển khai mé bên cầu tàu, đối diện với con tàu để đe doạ bọn cướp và một phụ nữ người Pháp đã ra tín hiệu rất rõ ràng cho đám lính ở bên cầu tàu rất gần đó. Tên cướp vẫn dí súng vào đầu cô ấy. Tên cướp có vẻ đã rất mệt mỏi và bị kích động bởi vì chúng tôi đã cắt toàn bộ liên lạc với hắn; lần cuối cùng chúng tôi liên lạc, trả lời hắn là một giờ trước.

Và để nghiên cứu thái độ của hắn, chúng tôi lại liên lạc... Tôi nói với Bộ trưởng nội vụ, “Nói với hắn chúng ta sẽ chỉ bảo đảm cho hắn nếu hắn thả hết con tin ra”. Buổi chiều hôm đó, khi chúng tôi chuẩn bị chuyển sang các biện pháp chiến thuật khác để giải quyết tình huống và không phải sử dụng bạo lực thì người phụ nữ Pháp đó... Cô ấy ra hiệu cho một đội lực lượng đặc biệt ở gần đó, và họ tham khảo với chúng tôi, “Đúng, đó là cách khôn ngoan nhất. Bảo cô ấy nhảy xuống nước”. Và rồi hai phụ nữ người Pháp nhảy xuống nước. Một trong hai người có thái độ cương quyết hơn người kia - cô ấy là người bị nguy hiểm nhất. Còn người kia thì vô cùng sợ hãi. Nhưng cả hai người đều rất dũng cảm, rất cả gan. Tôi không biết họ lấy cớ gì nhưng một người nhảy xuống nước, sau đó người kia nhảy theo, ngay lập tức người đàn ông đang bị tên cầm đầu giữ cũng nhảy. Tên cướp quay ra chĩa súng xuống nước tìm kiếm. Một trong những con tin là nhân viên của Bộ nội vụ, cậu ta lao ra túm tên cướp, hai người vật lộn với nhau và cả hai cùng rơi xuống nước - thực ra khẩu súng rơi xuống trước - chính vì vậy sau này chúng tôi phải lặn tìm lại nó. Khoảng ba mươi giờ sau thì chúng tôi tìm lại được, khẩu súng phát nổ ngay dưới nước. Đạn đã lên nòng và tên cướp đã mở chốt an toàn. Rất nguy hiểm khi vật lộn với hắn, nhưng dù sao thì hắn cũng rơi xuống nước rồi và tất cả mọi người trên thuyền đều hành động theo - họ cũng nhảy xuống nước.


Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 11 Tháng Chín, 2013, 03:36:17 pm
Không ai bị thương phải không?

Không, không ai bị thương cả, chúng tôi sử dụng các biện pháp tâm lý. Tên cầm đầu đã bị khuất phục đôi chút khi nhìn thấy lực lượng bảo vệ bờ biển của chúng tôi đến rất gần. Nhưng hắn không có cớ gì để phàn nàn bởi vì họ chỉ ở vòng ngoài... Chúng tôi áp dụng mọi biện pháp để gây áp lực với hắn, gây tâm lý căng thẳng; hắn đã bị mệt mỏi và kiệt sức; nhưng cô gái người Pháp kia mới là người có công lớn, tất cả bọn họ nhảy xuống nước, tên cướp cũng vậy. Sau đó họ đều được vớt.

Tôi gặp lại tất cả bọn họ sau đó - tôi nói chuyện với cô gái người Pháp, tôi hỏi những câu hỏi cần thiết; tôi nói chuyện với các con tin. Tôi không nói chuyện với tên cầm đầu bọn cướp, nhưng những tên khác thì tôi có nói chuyện nhưng cũng chỉ hỏi chúng những chuyện chung chung. Trong số 40 hành khách, có một số là đồng loã với bọn chúng, khoảng 12 người, một số là phụ nữ; người đàn bà đi cùng với cậu con trai cũng là kẻ đồng loã, nhưng ít nhất còn có 28 người khác không hề liên quan gì.

Trong khi đàm phán với bọn chúng, lục lượng của ông có hứa điều gì không - tự do, Visa đi Mỹ hay bất cứ chuyện gì nếu bọn chúng thả con tin an toàn?

Bọn chúng là kẻ gây ra vụ này. Việc thuyết phục bọn chúng là rất khó khăn. Tôi không thích làm chuyện đó, và tôi nói, “Nói với họ, bọn họ sẽ bị trừng phạt trên cơ sở thái độ của mình”, nếu họ hợp tác với chúng tôi giải quyết tình huống, và chúng tôi đặt vấn đề chân thành ưu tiên giải quyết tình huống, trong khi vẫn phải tìm cách giải quyết vấn đề do sự thay đổi thái độ của người Mỹ.

Trong những tình huống như vậy, điều quan trọng là phải tìm được giải pháp, cũng như giải pháp chúng tôi đã áp dụng với bọn cướp máy bay của Mỹ khi chúng tôi trả lại cho họ tất cả những máy bay bị cướp bên đó. Hai mươi tư năm nay họ không hề bị vụ cướp nào bởi vì mọi người đều biết rằng - cho dù là bọn điên hay nửa điên - họ sẽ không đạt được mục tiêu của mình bởi vì chúng tôi sẽ trục xuất họ trở lại, nhưng đó lại là điều mà chính quyền Mỹ không hề làm với những chiếc máy bay hay tàu bị cướp của chúng tôi - nếu họ làm như chúng tôi thì vấn đề đã được giải quyết từ lâu rồi.

Sử dụng hình phạt nặng là chưa đủ; chúng tôi phải áp dụng các biện pháp đe doạ khắc, cảnh báo với bọn cướp rằng sẽ không có cho dù chỉ là một giọt nhiên liệu khi bọn chúng đến đây - không có xăng dầu, cũng không có sự hợp tác.

Và điều thứ ba đó là bất kỳ người nào gây ra những hành động như vậy đều bị áp dụng hình phạt như nhau, Hội đồng Nhà nước chúng tôi không có trường hợp ngoại lệ nào cả.

Do thái độ của chính quyền Mỹ, chúng tôi thường phải giái quyết hậu quả vấn đề con tin. Vì vậy tôi nói: Được thôi, vậy thì ai sẽ chịu trách nhiệm khi một máy bay thương mại với hàng trăm hành khách nổ tung trên không trung? Ai chịu trách nhiệm với những người thiệt mạng? Người Mỹ chả thèm để ý đến chuyện đó. Chính vì vậy, tôi thường nói với những người bạn hay chỉ trích chúng tôi rằng, họ nên tìm hiểu kỹ những hoàn cảnh mà đất nước này phải đứng ra tự bảo vệ mình.

Nhưng cho dù như vậy thì bọn cướp vẫn có thể bị áp dụng hình phạt nặng. Ở các nước khác thì bọn chúng có thể cũng bị phạt như vậy, nhung tôi muốn hỏi tại sao các ông lại áp dụng án tử hình và nhanh chóng thực thi như vậy?

Thực ra, một án phạt nặng là chưa đủ. Nhưng việc đó cũng rất khó khăn với chúng tôi, chúng tôi muốn thoả thuận với hắn, ý tôi nói là tên cầm đầu - nếu thực sự hắn là tên cầm đầu - để thoả hiệp về bản án, và chúng tôi nói với hắn, “Tất cả các cậu sẽ bị phạt, nhưng bản án sẽ còn tuỳ thuộc vào thái độ hợp tác của các cậu”. Thực lòng, chúng tôi đã rất cố gắng thuyết phục bọn họ hợp tác. Nhưng bất chấp những cố gắng của chúng tôi, cậu ta vẫn đặt chúng tôi vào tình thế khó khăn bởi vì trong khi việc xét xử đang được tiến hành thì vẫn có âm mưu ăn cắp vũ khí thực hiện một vụ cướp máy bay khác - có tới hàng chục, thậm chí hơn ba mươi kế hoạch dạng này; chúng tôi nghe rất nhiều tin về âm mưu cướp máy bay, cướp tàu, vẫn là những con người đó, rất cả gan, táo bạo, không hề biết sợ ai.

Vấn đề do người Mỹ tạo ra, và nhìn hành động của họ thì ai cũng biết vấn đề đó sẽ không thể giải quyết ngay được. Tất cả những gì họ cần làm, đó là phải trả lại tất cả những máy bay đã bị cướp cho chúng tôi. Ngay khi họ trả lại những tên cướp máy bay đầu tiên, vấn đề sẽ được giải quyết. Chúng tôi giải quyết vấn đề cho họ nhưng họ lại không và sẽ không giải quyết vấn đề cho chúng tôi. Còn Đạo luật Cuba điều chỉnh, thì sẽ còn những vụ cướp tàu, ăn trộm, cướp máy bay phục vụ mùa màng (máy bay vận tải rải hoá chất, phân bón chăm sóc cây cối), nhưng không phải là máy bay chở hành khách. Không ai nghĩ rằng chuyện đó có thể xảy ra - thực sự đó là sự ngạc nhiên lớn.

Còn điều này: Vụ cướp máy bay xảy ra ngay trước khi cuộc chiến I-rắc bắt đầu, điều đó cho thấy chúng tôi cần khẩn cấp chấm dứt hành động đó, chúng tôi không còn cách nào khác là phải chấm dứt làn sóng cướp bóc kiểu đó. Sau đó chúng tôi phải phát biểu trước nhân dân và giải thích, “Chính sách của chúng tôi đó là: không cung cấp cho dù là một giọt nhiên liệu”. Bọn họ có thể tìm cách này, cách khác hạ cách xuống đây, nhưng chúng tôi sẽ không cung cấp nhiên liệu cho họ đi tiếp cho dù bọn họ làm chuyện gì đi nữa. Và tất nhiên, chúng tôi cũng phải áp dụng các biện pháp khác nữa.

Vì vậy, nếu có khả năng bọn chúng đạt được mục tiêu cướp tàu, máy bay, bắt con tin thì đích cuối cùng của chúng cũng không thể thực hiện được, và điều đó đã rõ ràng.

Bây giờ chúng ta sẽ điểm lại các sự kiện mà tôi đã nói với ông: từ tháng 9 năm 2002, người Mỹ phá vỡ thoả thuận mà họ đã thực hiện suốt mười năm trước đó. Việc đó xảy ra không phải sau khi chúng tôi nói với họ về hoạt động giám sát, việc phá vỡ đó xảy ra sáu tháng trước khi chúng tôi áp dụng lệnh cấm đi lại, sáu tháng trước - chả ai biết lý do tại sao; họ ngừng cấp Visa và do đó tạo ra tình huống tương tự như tháng 8 năm 1994. Tình hình ở đây sẽ hỗn loạn nếu người dân đổ xô đi cướp tàu và máy bay. Đó là vấn đề quan trọng hơn bất cứ chuyện gì khác mà chúng tôi phải ưu tiên giải quyết.

Chiếc máy bay đầu tiên bị cướp một cách lạ lùng khó hiểu - cuộc chiến chống I-rắc còn chưa bắt đầu, và vụ cướp thì đã được lên kế hoạch từ trước, bởi vì bọn chúng (những tên thủ phạm) đã thực hiện rất nhiều chuyến đi. Không ai biết bọn chũng là ai mà chỉ biết rằng có những người bị kích động, xúi giục, có tên cầm đầu và tất cả đều không phải là sự tình cờ ngẫu nhiên. Người Mỹ đã có kế hoạch, trong rất nhiều tháng họ không cấp Visa - họ có kế hoạch làm chuyện đó (cướp chiếc máy bay thứ hai, tạo ra làn sóng các vụ cướp). Họ đã thực hiện được một vụ cướp và họ biết, cũng như chúng tôi biết khả năng tiềm tàng đến mức nào.

Khi Oliver Stone 1 quay lại Cuba, chúng tôi có gặp Oliver và những người đi cùng - Felipe Perez Roque cũng có mặt ở đó cùng với tám người đã tham gia vụ tấn công một người lính, cướp súng của cậu ta, sau đó cướp máy bay. Bọn cướp đó bị buộc tội, kết án cho dù vụ cướp đó thất bại. Họ đã có mặt ở sân bay, đã lên kế hoạch và đang thực hiện kế hoạch đó. Tất nhiên bọn họ không có động cơ chính trị. Họ kể toàn bộ câu chuyện của mình, động cơ khiến họ hành động. Chúng tôi ngồi nói chuyện như tôi với ông đang ngồi nói chuyện đây: “Tại sao các cậu làm như vậy? Bởi vì thế này, bởi vì thế kia”. Bọn họ chỉ học hết lớp 9, có một người học cao hơn một chút... bởi vì dân chúng của chúng tôi đều biết chữ, và bọn tội phạm ở đây chủ yếu chỉ học hết lớp 9. Họ có mặt, được quay phim trong khi nói chuyện, Oliver có đặt các câu hỏi và tôi cũng hỏi bọn họ, thậm chí còn giải thích cho bọn họ nghe: “Các cậu sẽ bị phạt, nhưng rất may là vụ cướp máy bay đó đã không thành công”.

Họ giải thích, từng người một, lý do tại sao họ cướp máy bay. Sau đó, chúng tôi còn đến thăm họ. Họ ở đây bởi vì vụ án được toà án Havana xử. Tất cả những thông tin này không được công khai, và họ nói chuyện như tôi với ông đang ngồi nói chuyện đây.

----------------------------------------------------------
1. Oliver Stone (sinh năm 1946), nhà sản xuất kiêm đạo diễn phim người Mỹ đã có khoảng 22 bộ phim như: Con ma (1986), Sinh ngày 4 tháng 7 (1989), JFK (1991), Những tên giết người bẩm sinh (1994), Nixon (1995), Ngày Chủ Nhật bất kỳ (1999) và Alexander (2004). Năm 2002, Stone làm một bộ phim tài liệu ở Cuba về Fidel Castro với tựa đề Vị tổng tư lệnh (trình chiếu năm 2003). Mặc dù kênh phim truyện HBO ủng hộ bộ phim nhưng vẫn từ chối phát vì cho rằng bộ phim không có đủ độ gay gắt đối với Castro và cách mạng Cuba. Sau vụ bắt giữ bọn nổi loạn vào tháng 3 năm 2003 và việc xử tử 3 tên cướp vào tháng 4 năm đó, Stone quay lại Havana làm bộ phim thứ hai về cuộc phỏng vấn với Fidel Castro; bộ phim này có thể coi là sự tiếp nối của bộ phim Vị tổng tư lệnh và được trình chiếu với tiêu đề Tìm kiếm Fidel vào năm 2004.


Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 11 Tháng Chín, 2013, 03:42:07 pm
Và họ có nói tại sao lại muốn ra đi không?

Họ kể lại tất cả. Nhưng vấn đề là có tới hơn 30 vụ...

Diễn ra vào thời điểm đó?

Đúng vậy, ba mươi kế hoạch cướp máy bay, nhưng đến hiện tại thì tất cả đã bị phá sản hoàn toàn.

Lúc đó ông có nghĩ rằng việc áp dụng án tử hình là có hiệu quả trong vụ này?

Tôi đã nói đến việc áp dụng biện pháp có thể dập tắt những vụ kiểu này từ trứng nước. Và sự thực là đã có khoảng thời gian 25 năm nước Mỹ có quá nhiều những tên điên khùng, bị bệnh tâm thần nhưng khõng ai cướp máy bay cả, nhưng trước đó đã có hàng chục máy bay chở đầy hành khách bị cướp cho dù người ta áp dụng hình phạt nào đi nữa. Chỉ có biện pháp trục xuất bọn họ thì mới giải quyết được vấn đề. Nếu nước Mỹ trục xuất bọn họ thì vấn đề của chúng tôi cũng đã được giải quyết từ lâu. Nếu họ bãi bỏ Luật Cuba điều chỉnh thì cũng không tồn tại những hiện tượng như thế này. Đó là toàn bộ câu chuyện, tôi đã nói hết với ông - tôi quên mất đây là một cuộc phỏng vấn.

Cảm nghĩ của ông thế nào khi chứng kiến những người phản đối việc thực thi ba án tử hình đó?

Chúng tôi hoàn toàn tôn trọng những người vì lý do tín ngưỡng, tư tưởng hay nhân đạo mà phản đối án tử hình. Chúng tôi, những người Cách mạng Cuba cũng không ưa gì việc thực thi án đó với những lý do còn sâu sắc hơn họ vì chúng tôi đã nghiên cứu rất kỹ đất nước này. Sẽ có ngày chúng tôi có thể đáp ứng nguyện vọng của những người bạn đó, trong đó có cả ông, và sẽ bãi bỏ án tử hình. Phải nói rằng chính chúng tôi cũng rất khổ tâm khi không thể đáp ứng tích cực lời đề nghị của Giáo hoàng John Paul II.

Tôi thực sự rất tôn trọng giáo hoàng. Tôi hiểu và rất ngưỡng mộ những nỗ lực của ông ấy vì hoà bình và cuộc sống. Không ai phản đối cuộc chiến I-rắc mạnh mẽ như ông ấy đã từng làm. Tôi khẳng định chắc chắn rằng ông ấy sẽ không bao giờ khuyên người dân I-rắc để chính mình bị giết mà không có hành động tự vệ, và với người Cuba cũng vậy. Ông ấy biết chắc chắn rằng đây không phải là vấn đề của riêng người Cuba; đó là vấn đề giữa người Cuba với chính phủ Mỹ. Ngay cả Chúa Giê-su, người đã từng đánh đuổi bọn cho vay nặng lãi ra khỏi nhà thờ, cũng sẽ không phản đối quyền của con người được bảo vệ chính mình.

Ông có ngạc nhiên trước tuyên bố của Jose Saramago không? 1

Tôi rất ngạc nhiên và chúng tôi cảm thấy bị tổn thương. Tôi nghĩ cậu ta đã hành động quá vội vàng mà chưa tìm hiểu kỹ tình huống, hoàn cảnh. Nhưng tôi vẫn tôn trọng lời cáo buộc của cậu ta. Rất nhiều người bạn của chúng tôi cũng không hài lòng với việc thực thi các bản án tử hình đó. Chúng tôi tôn trọng nguyên tắc của họ. Nhưng có quá nhiều các hoạt động tuyên truyền, và việc đó tạo ra rất nhiều sự hiểu lầm.


----------------------------------------------------------
1. Jose Saramago (sinh năm 1922), tiểu thuyết gia người Bồ Đào Nha giành giải Nobel thể loại tiểu thuyết viễn tưởng năm 1998. Ngày 14 tháng 4 năm 2003, vài ngày sau vụ xử tử 3 tên cướp, Saramago công bố một đoạn tài liệu với tiêu đề “Đây là nơi tôi đã đến” trên tờ báo Tây Ban Nha El Pais; trong đó, ông tuyên bố bản thân mình đang ngày càng xa cách Cuba. Tuy nhiên, ngày 12 tháng 10 năm 2003, trong một cuộc phỏng vấn của Rosa Miriam Elizalde công bố trên tờ La Jornada ở Mexico City và tờ Juventud Rebelle ở Havana, Saramago nói, “Tôi không hề xa rời Cuba. Tôi vẫn là một người bạn của Cuba”.


Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 11 Tháng Chín, 2013, 03:59:20 pm
23

CUBA VÀ TÂY BAN NHA


Felipe Gonzalez - Jose Maria Aznar
- Những người theo chủ nghĩa xã hội ở Tây Ban Nha và Cách mạng Cuba
- Phong trào cánh tả Tây Ban Nha - Sự sụp đổ của Felipe Gonzalez
- Franco và Aznar -   Vua Juan Carlos I - Hoàng tử Felipe của Tây Ban Nha - Manuel Fraga


Sau vụ bắt giữ bọn nổi loạn tháng 3 năm 2003, Felipe Gonzalez, cựu thủ tướng Tây Ban Nha 1 đã đưa ra những tuyên bô rất khắt khe với ông.

Đó là hành động ngu xuẩn, ông ta đã phát điên lên khi tôi phát biểu về việc thi hành án tử hình vượt khuôn khổ pháp lý đối với những người thuộc phong trào ETA xứ Basque ở Tây Ban Nha. Tôi đã nói, dưới sự uỷ quyền của người đứng đầu Chính phủ Tây Ban Nha, Felipe Gonzalez, hàng chục thành viên của phong trào ETA bị thi hành án tử hình vượt quá khuôn khổ pháp luật mà không hề có người nào trong số họ lên tiếng phản đối hay lập hồ sơ phản bác Uỷ ban Nhân quyền của Liên Hợp Quốc. Tôi còn nói rằng, một người đứng đầu chính phủ khác, Jose Maria Aznar, vào thời điểm cuộc chiến Kosovo đang căng thẳng, đã khuyên tổng thống Mỹ nên tăng cường việc đánh bom và tấn công các mục tiêu dân sự, đặc biệt là các đài truyền hình, hành động này đã gây ra cái chết của hàng trăm người dân vô tội và gây đau thương cho hàng triệu người. Tất cả những gì báo chí nói chỉ là, “Castro tấn công Felipe Gonzalez”. Họ không hề nhắc gì đến những lời bình luận, nhận xét của tôi.

Và tôi đã nói rất rõ ràng: Chính phủ của Felipe Gonzalez đã bị lôi kéo thực hiện những bản án tử hình đó. Và Felipe Gonzalez, với tư cách là nhà lãnh đạo, là người đứng đầu đất nước, phải biết điều đó. Điều đó không có nghĩa là cậu ta không biết gì, không ai hiểu như vậy cả - cho dù một người có hiểu biết ít nhất về hoạt động của một chính phủ cũng sẽ nhận ra hành động như vậy không thể thực hiện được nếu không có sự đồng loã của chính phủ. Những cố vấn thân cận nhất của ông ta như Bộ trưởng nội vụ, người đứng đầu lực lượng cảnh sát chỉ biết tuân thủ mệnh lệnh. Những cố vấn này thì bị buộc tội 2, nhưng Felipe thì không. Việc đầu tiên một nhà lãnh đạo phải làm đó là đứng ra nhận trách nhiệm. Nếu tôi làm như vậy thì tôi sẽ không thể nói được ai ở đất nước Cuba này.

Ông đã có quan hệ bạn bè rất lâu với Felipe Gonzalez đúng không?

Tôi biết Felipe từ những ngày đầu của phong trào dân chủ ở Tây Ban Nha, năm 1976, còn trước cả khi Đảng công nhân xã hội chủ nghĩa Tây Ban Nha (PSOE) trở thành một lực lượng ở đất nước này. Trước cả cuộc bầu cử đầu tiên năm 1977, khi ông ta được bầu vào Quốc hội Tây Ban Nha. Felipe có đi thăm Cuba vào tháng 6 năm 1976, và chúng tôi đã nói chuyện rất lâu. Sau đó, trong những lần đi thăm các nước châu Mỹ La-tinh, ông ta có ghé thăm Cuba. Felipe đến thăm Panama, có quan hệ rất tốt với Omar Torrijos; ông ta còn đi thăm nhiều nơi khác vì Felipe Gonzalez rất quan tâm đến khu vực Mỹ La-tinh. Ông ta đã đến đây - rất thích đại dương, thích câu cá, Felipe thực sự đam mê môn thể thao câu cá. Có lần chúng tôi đã dành ra hai ngày đi cùng nhau trên thuyền. Chúng tôi đã nói chuyện thân mật rất nhiều với ông ta. Garcia Marquez có đến, cùng với Guayasamin, Alfredo Bryce Echenique - nhà văn Pê-ru, và cả Javier Solana, người sau này trở thành bộ trưởng văn hoá, rồi trở thành “thống soái”, Tổng thư ký của NATO; hiện nay ông ta còn giữ chức bộ trưởng ngoại giao của Liên minh châu Âu. Chúng tôi mời đến rất nhiều người, và chúng tôi quan hệ với nhau gần gũi như trong gia đình, nói chuyện về tất cả các chủ đề - rất tích cực và xây dựng.

Sau đó, báo chí tấn công ông ta vì một người đàn ông từng là người đứng đầu một tổ chức khủng bố bị cầm tù ở đây, ông ta nguyên là người Tây Ban Nha.

Ông đang nói đến Gutierrez Menoyo phải không? 3

Đúng vậy. Đó là Gutierrez Menoyo, người đã được chúng tôi thả tự do. Cậu ta đã chấp hành gần xong án phạt. Chúng tôi không muốn việc đó gây thêm rắc rối cho Felipe, ông ta đã nói chuyện với chúng tôi rất nghiêm túc với thái độ tôn trọng về chuyện này. Chính vì vậy chúng tôi quyết định thả Gutierrez Menoyo.

Ông còn quan hệ tốt với Felipe Gonzalez khi ông ta lên nắm quyền vào tháng 10 năm 1982 với cương vị là thủ tướng không?

Chúng tôi rất hy vọng Felipe sẽ thắng, vì mặc dù ông ta có khuyết điểm nhưng vẫn là người chúng ta có thể nói chuyện, bàn bạc về các vấn đề được; ông ta biết tôn trọng khuôn phép và là con người thực thà. Nhưng khi lên làm thủ tướng thì mọi việc lại khác, chúng tôi bắt đầu bất đồng quan điểm trong cách nhìn nhận vấn đề, trong suốt cuộc Chiến tranh lạnh, vai trò của Tây Ban Nha là rất tích cực trong quan hệ với thế giới bởi vì đó là chuyện liên quan đến đặc quyền đặc lợi, đó là vấn đề thương mại và hoà bình, và chúng tôi không đồng tình với việc Tây Ban Nha gia nhập NATO; rất đơn giản vậy thôi.

Vào thời gian đó, có rất nhiều cuộc thảo luận liên quan đến chủ đề này, tôi cũng đưa ra một vài tuyên bố với Hãng thông tấn Tây Ban Nha. Cậu ta đã thắng trong bầu cử. Tôi hiểu rất rõ những vấn đề kinh tế tiềm ẩn đằng sau việc Tây Ban Nha gia nhập Liên minh châu Âu năm 1986, vì đó là lợi ích của châu Âu trước hết sau đó mới đến lợi ích của Tây Ban Nha. Nhưng việc gia nhập NATO thì tôi hoàn toàn phản đối, tôi thậm chí còn đưa ra một vài tuyên bố chống NATO, về vai trò mà tôi nhìn nhận thấy ở Tây Ban Nha trên lĩnh vực ngoại giao và vai trò của Tây Ban Nha trên thế giới mà không cần phải gia nhập NATO, trước đó Felipe Gonzalez cũng phán đối việc này, và tôi đưa ra quan điểm: ông có thể nhận thấy quan điểm của tôi trong cuộc phỏng vấn liên quan đến việc Tây Ban Nha gia nhập NATO vào tháng 5 năm 1982.

Vấn đề NATO đã làm lạnh nhạt quan hệ của ông với ông ta?

Felipe thay đổi rất nhiều. Nhưng chúng tôi vẫn ủng hộ ông ta trong cuộc bầu cử năm 1992 trước đối thủ Aznar: Tôi theo dõi các cuộc tranh luận, tôi quan sát Aznar: có thể coi cậu ta là một con robot, một cỗ máy mà trong đầu toàn những dữ kiện và số liệu. Cuộc tranh luận đầu tiên trên truyền hình, Felipe không thành công trước cậu ta. Tôi nhận ra chiến thuật của Aznar, cách áp đảo tâm lý, phương pháp tấn công, cách cậu ta cáo buộc Felipe như một cỗ máy trong khi đó Felipe lại quá tự tin, ông ta không chú ý đúng mức đến cuộc tranh luận đầu tiên này và thực sự sau đó kết quá khảo sát rất tồi tệ với Felipe. Tôi đã góp ý với Felipe, cảnh báo ông ta cần chuẩn bị nghiêm túc cẩn thận hơn cho cuộc tranh luận thứ hai. Vì Felipe được học hành, có kiến thức hơn Aznar, có kinh nghiệm và kỹ năng hơn nên trong cuộc tranh luận thứ hai phần thắng đã thuộc về ông ta. Felipe thắng áp đảo và Aznar bị lúng túng vì không có cương lĩnh và khi Felipe đưa ra được bản cương lĩnh của mình thì ông ta chiến thắng.

Nhưng ai cũng biết những vấn đề còn tồn tại trong chính phủ của Felipe Gonzalez ở Tây Ban Nha: nạn tham nhũng, nhiều người giàu lên nhanh chóng, họ làm đủ loại công việc để trở nên giàu có. Nạn tham nhũng, tư lợi làm giàu và suy đồi về đạo đức ngày càng gia tăng 4.

Tôi còn nhớ trong vài năm sau khi Felipe Gonzalez lên nắm quyền, trong một bữa ăn do sứ quán Tây Ban Nha tổ chức ở Havana, người ta đã thảo luận việc Đảng xã hội chủ nghĩa sẽ tồn tại được bao lâu ở Tây Ban Nha, và tôi nói, nó sẽ tồn tại và nắm quyền mãi mãi nếu có sự trung thực về chính trị, một sự trung thực tối thiểu về chính trị. Tôi không thể tưởng tượng ra khả năng những người theo chủ nghĩa xã hội lại bị tước quyền ở Tây Ban Nha.

Xu hướng ngả sang cánh hữu của Felipe khiến ông ta mất đi sự ủng hộ, chính trị suy thoái, tham nhũng tràn lan. Quan hệ một thời rất tốt của chúng tôi đã bắt đầu có dấu hiệu đi xuống. Cậu ta thường tham gia các cuộc hội nghị thượng đỉnh của khu vực châu Mỹ La-tinh với thái độ tôn trọng. Nhưng rồi Felipe cứ dần dần ngả theo những chính sách và nền chính trị của Mỹ và NATO. Cậu ta mất đi hoàn toàn sự ủng hộ về chính trị và đó là thời điểm Aznar thắng.

----------------------------------------------------------
1. Tên thực sự của chức vụ mà Gonzalez nắm giữ là “chủ tịch chính phủ”, nhưng trong tiếng Anh, người nắm giữ vị trí này luôn được gọi là “thủ tướng”. Cách gọi này sẽ được lựa chọn sử dụng ở đây.

2. Jose Barrionuevo, Bộ trưởng nội vụ của Chính phủ Gonzalez, và Rafael Vera, Bộ trưỏng an ninh bị kết án lần lượt là 11 năm tù và 7 năm tù.

3. Eloy Gutierrez Menoyo sinh ra ở Madrid năm 1935 trong một gia đình có bố mẹ là người theo đảng Cộng hoà di cư sang Cuba khi Gutierrez còn nhỏ. Sau đó, ông cầm súng chống lại ché độ độc tài Batista với tư cách là thành viên của Mặt trận dân tộc Escambray thứ hai (SFNE), tổ chức không liên quan đến phong trào 26/7 của Fidel Castro. Trong SFNE, Gutierrez giữ chức tư lệnh, nhưng sau chiến thắng của Cách mạng, ông ta từ chối chấp nhận những phương châm của Cách mạng và năm 1961 thì sang Mỹ. Năm 1965, ông ta bí mật trở về và tham gia cuộc chiến bấn thỉu chống Cách mạng, ông ta bị bắt và bị phạt tù 22 năm. Khi được ra tù, ông ta sang sinh sống ở Miami và thành lập một tổ chức gọi là Thay đổi Cuba chuyên vận động hành lang cho các cuộc đối thoại giữa Castro và lực lượng đối lập. Năm 1995, ông ta quay lại hòn đảo và gặp Castro. Mùa hè năm 2003, lúc này gần như đã bị mù hoàn toàn, Gutierrez đến Cuba nghỉ hè và tuyên bố sẽ ở lại Cuba để “đấu tranh cho một không gian chính trị” và một tiếng nói trong nền chính trị Cuba.

4. Đảng PSOE dưói sự lãnh đạo của Felipe Gonzalez nắm quyèn ở Tây Ban Nha trong 14 năm từ 1982 đến 1996. Trong giai đoạn này xuất hiện một loạt các bê bối liên quan đến tham nhũng và lạm dụng quyền lực, điều này khiến dư luận nhiều lần lên tiếng cảnh báo: Vụ Filesa, vụ Ibercorp, vụ nghe trộm điện thoại CESID, vụ ám sát các thành viên của GAL, vụ biển thủ công quỹ, và vụ tham nhũng của Luis Roldan và Juan Guerra... Trong thời gian này, Tây Ban Nha trải qua một giai đoạn mà các nhà báo gọi là “cultura del pelotazo” (có nghĩa là việc bất ngờ chiếm giữ rất nhiều của cải, đồng nghĩa với việc “thu vén cho gia đình”, “ghi một bàn thắng hoàn hảo”...: Dễ dàng gây ra hành động chém giết trong một thòi gian rất ngắn, nhưng không như cách nói ẩn dụ trong thể thao trên đây, mà hành động này được thực hiện bằng những thủ đoạn hết sức đáng ngờ) và như lời của Carlos Solchaga, Bộ trưởng kinh tế của Đảng Chủ nghĩa xã hội nói: “Tây Ban Nha là nơi mà người ta có thể kiếm được rất nhiều tiền trong một thời gian ngắn nhất”. Xem Mariano Sanchez Soler, Negocios privados con dinero publico: El vademecum de la corruption de los politicos espanoles Madrid: Foca, 2003.



Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 11 Tháng Chín, 2013, 04:10:22 pm
Khi Liên Xô sụp đổ, Felipe Gonzalez có đưa ra lời khuyên nào với ông về việc cải tổ để tránh điều tuơng tự xảy ra ở Cuba?

Tôi còn nhớ rất rõ khi Liên Xô sụp đổ, nhiều người cho rằng chúng tôi đang làm những việc ngớ ngẩn. Đi tham dự một hội nghị, một buổi khánh thành hay lễ tấn phong, chúng tôi lại gặp Carlos Andres Perez 1, Felipe Gonzalez và nhiều nhân vật châu Mỹ La-tinh khác, họ thường gặp và khuyên tôi nên làm gì để duy trì sự tồn tại của Cuba.

Với thái độ tôn trọng, tôi nghe họ, và nếu cảm thấy cần thiết thì tôi tranh luận với họ, nhưng tôi rất kiên định. Vì vậy, Felipe nói tôi vẫn là con người cố chấp (nguyên văn: Numantic position 2) có nghĩa là “việc này rồi cuối cùng cũng sẽ dẫn đến việc kia”, nhưng tôi thích việc này hơn.

Chúng tôi có tranh luận về chủ đề này - tôi nói với ông ta là tôi vô cùng ngưỡng mộ những người Numantian vì phẩm chất, lòng dũng cảm và thái độ của họ. Nhưng tôi nhắc lại là tôi hoàn toàn không chấp nhận đề nghị của họ, sự nhượng bộ đã khiến bọn họ phải ra đi từng người một, trước tiên là Liên Xô, sau đó là Felipe, rồi Carlos Andres.

Tôi còn nhớ một người từng là bộ trưởng kinh tế dưới thời Felipe Gonzalez, ông ta là Carlos Solchaga và người này đã từng đến Cuba đúng không?

Đúng vậy, bởi vì khi đó Felipe Gonzalez muốn giúp đỡ chúng tôi - thực sự chúng tôi rất khờ dại và không biết những gì đang diễn ra ở Tây Ban Nha. Nhưng ông ta “muốn giúp đỡ chúng tôi” đến mức đề xuất cử một cố vấn sang đây và chúng tôi buộc phải cảm ơn ông ta. Tôi nói: “Cảm ơn ông rất nhiều”; có nghĩa là chúng tôi chấp nhận đề nghị của Felipe.

Ông đã lịch sự lắng nghe họ.

Felipe không nói ông ta sẽ cử ai đến, nhưng chúng tôi biết rất rõ rằng PSOE đã từng khuyên Gorbachev. Những cố vấn đầu tiên của Gorbachev là người của Felipe Gonzalez, và có lần Gorbachev đã nói với tôi - chúng tôi nói chuyện qua điện thoại hoặc thư gì đó, tôi không nhớ rõ - và ông ấy đánh giá rất cao Felipe Gonzalez, ông ấy nói, “Felipe đúng là một con người theo chủ nghĩa xã hội thực sự”. Nhưng từ rất lâu tôi không hề nhớ rằng Felipe lại là người theo chủ nghĩa xã hội - không có gì là chủ nghĩa xã hội trong con người ông ta cả. Và Felipe đã cử người đến cố vấn cho Gorbachev.

Có lẽ phải xây tượng đài tưởng nhớ PSOE vì những đóng góp của họ cho những gì Liên Xô có được ngày nay! Tưởng nhớ vì những người bị thiệt mạng do dịch vụ y tế không còn, vì sự gia tăng tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh, vì tuổi thọ của con người suy giảm: PSOE đáng được xây tượng đài tưởng nhớ vì những việc làm khủng khiếp mà họ đã gây ra.

Có nghĩa là theo quan điểm của ông, PSOE có trách nhiệm liên quan đến việc Liên Xô sụp đổ?

Đúng vậy. PSOE phải có trách nhiệm vì đã cử cố vấn đến đó. Sau đó thì người Mỹ đến Mát-xcơ-va. Ngày càng có nhiều người Mỹ và ngày càng có nhiều sự nhượng bộ, và rất đơn giản là Liên Xô tan rã.

Những cố vấn mà Felipe Gonzalez gửi sang cho ông cũng chính là những người đã từng giúp đỡ Gorbachev?

Phải khẳng định rằng, tôi biết rất rõ họ sẽ khuyên chúng tôi những gì. Những ý tưởng của Felipe không hề giống như những gì mà chúng tôi có - tôi sẽ kể cho ông một câu chuyện: Khi hàng nghìn bác sỹ không có việc làm ở Tây Ban Nha, tôi nói với ông ta: “Sao ông không làm như những gì chúng tôi đang làm, giáo dục cho các bác sỹ, tạo ra dịch vụ bác sỹ gia đình phục vụ cộng đồng, rất nhiều dịch vụ có thể tạo ra cho các làng, xã trên toàn quốc?”. Chi phí sẽ là thế này, thế kia; tôi thậm chí còn nói cụ thể những chi phí phải bỏ ra khi tạo công ăn việc làm cho vài chục ngàn bác sỹ, nhưng những dịch vụ đó là rất cần thiết cho dân chúng.

Và câu trả lời của ông ta là gì?

Ông ta nghe và có vẻ rất quan tâm. Tháng 11 năm 1986, Felipe lại đến Cuba, chúng tôi cùng đi câu cá đại dương, chúng tôi ở cùng với nhau cả ngày trên thuyền sau đó quay về; chúng tôi cùng đến Tropicana. Raul Alfonsin, Tổng thống Ác-hen-ti-na cũng có mặt ở đó. Felipe muốn đến Tropicana nên chúng tôi tổ chức một buổi biểu diễn lớn đón chào ông ta với những cô gái đẹp, chủ yếu là người Cuba gốc Phi, những ca sĩ và nghệ sĩ khiêu vũ nổi danh.

Tôi còn nhớ tôi cùng với Felipe lên sân khấu chào mừng các nghệ sĩ biểu diễn, họ chụp ảnh và đón chào chúng tôi rất nồng nhiệt. Có một cô gái rất hấp dẫn, một ca sĩ tên là Linda Mirabal, sau này cô ấy ở lại Tây Ban Nha, bởi vì người châu Âu các ông ăn cắp chất xám...

Và cả con người nữa, nếu tôi nói đúng những gì ông đang nghĩ...

Đúng, các ông chú ý đến con người trước, nhưng tôi đang nói đến tinh thần nghệ thuật. Nó thường có ở những người có ngoại hình đẹp, tuỳ thuộc vào loại hình nghệ thuật nào.

Họ chụp ảnh Felipe đứng cùng với cô nghệ sĩ rất đẹp, rất có chất nghệ thuật, cô ấy đứng chỉ đến cổ Felipe và ông ta nhìn cô gái mulatto (da đen lai da trắng) với vẻ tôn trọng rõ rệt. Sau đó có một số tạp chí, tôi không nhớ rõ là tạp chí nào, nhưng đó là một tạp chí mà các ông đổ nhiều tiền vào đó chỉ để đăng những chuyện phiếm, chuyện phiếm của người châu Âu. Tờ tạp chí này chạy một hàng tít lớn nói, “Castro và Felipe: Bữa tiệc linh đình”, “Đêm đô thị với người độc tài Havana”. Thật nực cười bởi vì Linda chỉ mỉm cười nhìn Felipe còn ông ta thì chảy cả nước mũi nước dãi. Bức ảnh đó có ý đồ gì đó đằng sau!

Tôi nghĩ đó cũng là tạp chí đã từng viết bài về con trai của vua Juan Carlos khi cậu ta đi vòng quanh thế giới, tôi nghĩ họ đã dành ra hai trang báo viết về sự kiện này. Tạp chí đó viết về Felipe và tôi nhưng chủ yếu là Felipe, trong đó có nói “Đêm đô thị với người độc tài” bởi vì cậu ta đã đến thành phố Tropicana nổi tiếng.

Chúng tôi đang trải qua giai đoạn mà tôi đã nói với ông rồi, giai đoạn sau khi Liên Xô sụp đổ - và họ gặp tôi để khuyên chúng tôi nên làm những việc để đưa cách mạng đến đó trong vòng sáu tháng. Ý tôi muốn nói đó chỉ là trò cười...

Và người Cuba không nghe theo những lời khuyên đó cho dù các ông có tiến hành một số cải cách đúng không?

Đúng, chúng tôi phải thực hiện một số giải pháp. Chúng tôi đồng ý cho phép thành lập các cửa hàng dùng ngoại tệ để mua nhưng chúng tôi không thích làm việc đó bởi vì tôi biết nó có ý nghĩa gì: chỉ có những người nhận ngoại tệ do người thân rời khỏi Cuba hợp pháp hoặc bất hợp pháp gửi về mới có khả năng mua bán ở đó; họ sẽ có đặc quyền đặc lợi ở đó. Nhưng những hoàn cảnh đặc biệt khiến chúng tôi phải xem xét việc đó.

Chúng tôi đã có ý tưởng thực hiện liên doanh từ trước để phát triển du lịch.


----------------------------------------------------------
1. Carlos Andres Perez (sinh năm 1922), tổng thống theo trường phái dân chủ xã hội chủ nghĩa của Venezuela vào hai giai đoạn khác nhau hoàn toàn: từ 1974 đến 1979 và từ 1989 đến 1994. Perez dùng bạo lực đàn áp một số vụ nổi dậy của quần chúng vào tháng 2 năm 1989 và các cuộc nổi dậy của giới quân sự vào tháng 2 và tháng 11 năm 1992. Vào ngày 30 tháng 5 năm 1996, Perez đi vào lịch sử là tổng thống Venezuela đầu tiên biển thủ công quỹ.

2. Numantia là một thành phố thuộc khu vực Hispania giáp ranh với Đế chế La Mã, ở vị trí cách thành phố Soria hiện tại khoảng 4-6 km, trên bờ sông Duero ở phía bắc miền trung Tây Ban Nha, cách thành phố Madrid khoảng 230 km về phía đông bắc. Với vị trí nằm trên một cao nguyên biệt lập bên dưới là vùng trung du Duero, Numantia có vai trò rất quan trọng trong cuộc kháng chiến của người Celtic-Iberian chống lại La Mã, và trong rất nhiều năm, từ thời chiến dịch của Cato anh (năm 195 trước công nguyên) cho đến khi Scipio Aemilianus chiếm lĩnh thành phố năm 133 trước công nguyên, sau cuộc phong toả ác liệt kéo dài 2 năm, thành phố này vẫn cầm cự được trước quân La Mã. Khi Felipe Gonzalez ám chỉ đến “thái độ Numantic” của Castro, có nghĩa là ông ấy muốn nói Castro vô cùng ngoan cố bướng bỉnh chống lại lực lượng mạnh, và chấp nhận két cục hoặc là buộc phải đầu hàng hoặc là chết. Cervates viết về chủ nghĩa anh hùng Numantia nhưng là sự phòng vệ trong vô vọng thành phố của họ trong vở kịch La Numancia.



Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 11 Tháng Chín, 2013, 04:15:16 pm
Ông có ý tưởng phát triển du lịch từ trước thời điểm đó?

Đúng, đó là ý tưởng liên doanh, nhưng những gì chúng tôi làm chỉ là những giải pháp kinh tế ôn hoà - chúng tôi không thể đột nhiên chuyển sang hình thức kinh doanh đó được. Chúng tôi hình thành một số doanh nghiệp liên doanh sử dụng vốn nước ngoài, chúng tôi nghiên cứu rất kỹ đặc tính của nó, những gì nên làm, có ích và những gì không nên làm. Chúng tôi nghiến răng cho thành lập loại doanh nghiệp này. Chúng tôi biết những bất lợi đối với du lịch mà loại hình doanh nghiệp này có thể mang lại bởi vì một số có thể sẽ đưa thêm vào... Chúng tôi sẽ phải chống tham nhũng; ma tuý cũng có thể sẽ được đưa vào mặc dù rất may là ngành du lịch của chúng tôi còn trong lành, người Canada, người châu Âu - chúng tôi khuyến khích họ đến đây để nghỉ ngơi tĩnh dưỡng.

Hầu như tất cả các khách sạn đều do chúng tôi xây dựng - chúng tôi tự làm toàn bộ - nhưng rồi vẫn xuất hiện các tấm biển quảng cáo nói: “Hợp tác này nọ... Khách sạn này nọ ở Havana”; dường như hình thức hợp tác nước ngoài này đã đầu tư tiền vào đó xây dựng. Nhưng không phải như vậy. Chúng tôi tự xây dựng rất nhiều khách sạn nhưng vì các doanh nghiệp nước ngoài có kinh nghiệm về du lịch nên chúng tôi ký hợp đồng giao quyền quản lý cho doanh nghiệp nước ngoài. Rất ít khách sạn xây bằng tiền của nước ngoài, chỉ có một số xây dựng bằng tiền góp của chúng tôi và của họ.

Khi xây dựng các khách sạn đó, chúng tôi sử dụng rất nhiều các vật liệu sản xuất ở đây, vì vậy chúng tôi không phải bỏ ngoại tệ ra trả cho nước ngoài. Và rồi số lượng các khách sạn tăng dần, chất lượng cũng tăng dần, vì vậy chúng tôi cũng phải nhập khẩu nhiều hơn các sản phẩm từ nước ngoài. Nhưng ít nhất 80% các khách sạn do Cuba xây bằng nguồn lực của chính chúng tôi.

Cũng có những trường hợp các công ty nước ngqài hết tiền và chúng tôi phải tự hoàn thành nốt việc xây dựng các khách sạn. Bây giờ thì chúng tôi đã có những hợp đồng cho thuê nhưng 80% vẫn hoàn toàn là của người Cuba. Đất nước này về cơ bản vẫn giữ được những gì thuộc về mình mặc dù chúng tôi có thực hiện một số hợp đồng rất tích cực với các công ty làm ăn chân chính - ý tôi nói đó là những công ty thực sự, làm ăn nghiêm túc. Tất nhiên, chúng tôi phải thoả thuận, cần phải biết mình cần gì, nếu không họ sẽ mua cả nước cộng hoà này chỉ với một đô la.

Chúng tôi biết rất rõ cần phải duy trì quyền kiểm soát hoàn toàn, và chúng tôi chỉ thực hiện các hợp đồng hợp tác về điện, xăng dầu, tất cả mọi thứ nhưng chúng tôi không tư nhân hoá bất kỳ bệnh viện, trường học nào, hay các ngành kinh tế, dịch vụ xã hội cơ bản cũng vậy.

Quan hệ tốt đẹp của ông với Felipe Gonzalez diễn biến thế nào? Tại sao bây giờ ông ấy lại có thái độ gay gắt với Cuba như vậy?

Mọi thứ diễn ra rất tốt đẹp khi còn thành trì Liên Xô và lúc đó Cuba cũng không trong tình trạng căng thẳng. Vào thời gian đó có thể coi quan hệ của chúng tôi là quan hệ bạn bè. Sau đó Liên Xô sụp đổ và Felipe cùng với bạn bè của ông ta muốn “cứu” chúng tôi bằng những lời khuyên sẽ dìm chết bất kỳ ai theo nó - những lòi khuyên đại loại như đi theo toàn cầu hoá tự do mới. Bất kỳ ai làm theo lời khuyên đó đều bị diệt vong. Tất cả những lời khuyên về kinh tế, chính trị đều đưa các nước đến bên bờ vực thẳm. Chúng tôi có quan điểm rất vững vàng kiên định, chúng tôi có ý tưởng, có mục tiêu riêng, và chúng tôi chỉ nhượng bộ khi có thể và chúng tôi ngày càng có nhiều kinh nghiệm.

Ví dụ với kiểu liên doanh mà tôi với ông đang nói đến, có khi mua một loại máy móc phải tiêu tốn tới một triệu hoặc triệu rưỡi đô la, và một năm hoặc một năm rưỡi sau thì mới trả hết. Ông không nên thực hiện liên doanh khi người ta mang đến máy móc còn ông thì góp thứ khác, để rồi một năm hoặc một năm rưỡi sau đó những gì còn lại chỉ là dòng tiền đổ ra nước ngoài kéo dài đến hai mươi năm.

Hiện nay, nếu phải khoan dầu ở ngoài khơi thì ông phải tiến hành nghiên cứu - đó là mảnh đất màu mỡ cho chủ nghĩa độc quyền, giá thị trường cao hơn rất nhiều so với chi phí thực - ông sẽ phải ký các họp đồng mạo hiểm nếu không có đủ công nghệ và vốn. Ông cần nắm rõ các quy định và luật lệ quốc tế liên quan đến các hợp đồng đó, đàm phán kỹ lưỡng từng chi tiết, ở đây, tất cả các doanh nghiệp đều phải được chính phủ đồng ý thông qua; làm như thế rất khôn ngoan và có lợi. Chúng tôi đã có những doanh nghiệp liên doanh làm ăn rất thành công nhưng cũng có một số doanh nghiệp làm ăn tạm bợ (nguyên văn: timbiriches) không hiệu quả.

Ý ông muốn nói timbiriches là gì? 1   

Tôi đã kể với ông chuyện hai người Tây Ban Nha đến đầu tư khoảng một trăm ngàn đô la gì đó thành lập một doanh nghiệp buôn lậu ma tuý. Họ mua nguyên liệu thô từ Colombia và thị trường tiêu thụ của họ là Tây Ban Nha. Họ tỏ ra là những nhà quản trị doanh nghiệp rất hiệu quả; khi container chở hàng đến, họ ra tận cầu tàu đón hàng và đưa về nhà máy; khi xuất khẩu hàng sang Tây Ban Nha bằng những container đó họ lại áp tải hàng ra tận cầu tàu. Và như tôi đã nói với ông, sau đó chúng tôi phát hiện ra những container đó làm vỏ giả... họ nhét ma tuý vào trong. Họ sản xuất những bức tượng nhỏ gì đó và chỉ thuê khoảng mười ba nhân công. Họ tỏ ra rất thân thiện với mọi người - sau này chúng tôi mói phát hiện ra - và những container kia sẽ đi sang Tây Ban Nha với cái cớ là chứa những bức tượng, ma tuý sẽ được tiêu thụ ở châu Âu hoặc đưa sang Mỹ.

Sau đó kế hoạch này bị khám phá ở Colombia, và chuyện xảy ra là có ai đó ở Colombia đã cảnh báo họ nên bọn họ ở lại Tây Ban Nha luôn. Họ bị buộc tội ở đó, nhưng họ cho rằng (tất cả đều không đúng sự thực) đó là chuyện xảy ra ở Cuba, vì Cuba muốn “tịch thu nhà máy, dây chuyền sản xuất của họ” và họ là những nhà đầu tư vô tội. Và tất nhiên, bọn họ được thả tự do mặc dù ở Cuba và Colombia ai cũng biết rằng, đó là đường dây buôn lậu ma tuý quy mô lớn. Chúng tôi cảm thấy bị xỉ nhục vì những tên đó vẫn nhởn nhơ đi lại ở Tây Ban Nha mà không phải chịu hậu quả gì cả - ai cũng biết điều này.

Trên truyền hình 2, tôi thấy ông tỏ ra rất giận dữ với Aznar. Tôi có cảm giác ông rất không ưa nhân vật là cựu thủ tướng Tây Ban Nha này.

Rất may là như vậy. Nhưng thực sự tôi không nghĩ tôi tỏ ra giận dữ như vậy bởi vì tôi rất bình tĩnh - có thể tôi tỏ ra tức giận khi chứng kiến những tuyên bố không phù hợp của người châu Âu khi người ta chứng kiến I-rắc bị đánh bom, khi bom rơi, họ biết rằng hàng triệu người sẽ bị thương tật. Thường thì người ta hay ghen tị với những người đã chết hơn là những người còn sống nhất là khi họ bị nhiều thương tật trên mình. Khi nói đến thương tật thì phải nghĩ cả đến những tổn thương về tinh thần: những người bị tổn thương về tinh thần, bị tàn tật suốt đời, đó là những đứa trẻ mới năm hay sáu tuổi, người ba mươi, sáu mươi, tám mươi tuổi, nếu họ có thể sống đến chín mươi, hàng triệu người bị tổn thương về tinh thần bởi những quả bom đó - không có phương pháp nào có thể thống kê hết các nạn nhân bởi vì có quá nhiều người bị thương, quá nhiều người bị giết. Tổn thương về tinh thần khi chứng kiến cảnh tàn phá - tài sản, văn hoá, các nhà bảo tàng.

Người ta chứng kiến tất cả và chính vì vậy mà có tới 92% người Tây Ban Nha phản đối cuộc chiến I-rắc, người Pháp, tất cả mọi noi trên thế giới phản đối cuộc chiến này. Đất nước chúng tôi cũng chứng kiến cảnh đó và chúng tôi cũng bị đe doạ điều tương tự sẽ xảy ra với mình. Và đúng vào thời điểm đó thì xuất hiện tuyên bố của Liên minh châu Âu 3 gây thêm tranh cãi bằng việc ủng hộ Mỹ áp đặt với thế giới và đàn áp đất nước chúng tôi; và nước Mỹ bị xỉ nhục, bị tổn thương niềm kiêu hãnh khi chúng tôi kiên quyết kháng cự, không tuân thủ mệnh lệnh của họ - thái độ căm phẫn, kinh tởm với họ là không thể tránh khỏi.

Sau đó tôi có xem lại buổi phát hình mà chúng ta đang nhắc tới. Đúng là tôi có thể hiện sự căm phẫn nhưng tôi không hề mất kiềm chế, quá nóng giận.

----------------------------------------------------------
1. Timbiriches là một kiểu chủ nghĩa Cuba; Ramonet hình như chưa bao giờ nói đến từ này trước đó nên có vẻ lúng túng trước những gì mà Castro muốn nói.

2. Trong chương trình Mesa Redonda (Bàn Tròn), ngày 11 tháng 6 năm 2003.

3. Vào ngày 5 tháng 6 năm 2003, Liên minh châu Âu áp đặt lệnh cấm vận ngoại giao với Cuba, bao gồm việc giới hạn quan hệ của các quan chức với Chính phủ Cuba và thắt chặt hơn quan hệ với lực lượng đối lập. Vào ngày 30 tháng 4 trước ngày đó, Uỷ ban châu Âu, cơ quan hành pháp của Liên minh, quyết định bàn bạc đề nghị của Cuba được gia nhập Hiệp ước Cotonou ủng hộ quan hệ thương mại giữa Liên minh châu Âu với các nước đang phát triển. Sau đó, Cuba rút lại đề nghị này. Ngày 3 tháng 1 năm 2005, Havana bình thường hoá quan hệ với các nước thuộc Liên minh châu Âu sau khi EU thay đổi lập trường.



Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 11 Tháng Chín, 2013, 04:33:34 pm
Tôi thấy ông khá cứng rắn và lạnh lùng.

Tôi có lạnh lùng, sự thể hiện của tôi có thể khiến mọi người nghĩ là tôi lạnh lùng, nhưng tôi cũng dùng rất nhièu lời hài hước châm biếm. Tôi thích dùng lời lẽ hài hước châm biếm hơn là phồng má trợn mắt. Trong buổi truyền hình đó thực sự tôi không hề tức giận. Ít nhất thì tôi cũng không nghĩ vậy. Ông có ấn tượng như vậy; nhưng những người khác (ý tôi nói là những cố vấn của tôi) - có lẽ vì họ giận dữ và căm phẫn hơn tôi - nên họ không cảm thấy thế. Tôi luôn hỏi họ và họ nói với tôi; và tôi biết giữ thái độ bình tĩnh sẽ tốt hơn nhiều.

Cũng có những lúc tôi phải nói điều này điều kia với những cảm xúc nhất định. Tôi nghĩ là tôi có nói với những cường độ cảm xúc nhất định nhưng đó là cảm xúc mãnh liệt chứ không hoàn toàn là sự giận dữ. Nhưng phản ứng của cả đất nước này - ngày hôm sau người ta mới thấy 1 - thì bùng phát bởi tuyên bố đó, về sự nguy hiểm mà tuyên bố đó có thể gây ra - tuyên bố mà có lẽ không nước châu Âu nào có thể biện minh.

Chúng tôi có một đảng, chúng tôi cũng có bọn nổi dậy, cũng có tù nhân - chúng tôi không phải là nước duy nhất trên thế giới... Chúng tôi có được phép có một đảng không? Chúng tôi có bắt buộc phải có bọn nổi loạn không? Chúng tôi không được phép áp dụng luật pháp sao?... Có những câu hỏi mà không chính phủ châu Âu nào có thể trả lời được nếu không vận dụng tiêu chuẩn kép, không nhắc đến sự phân biệt đối xử với một nước nhỏ.

Trong chuơng trình đó, ông gọi Aznar là “kẻ lãnh đạo độc tài” (nguyên văn: little Fuhrer) và ông còn gọi ông ta là thẳng hèn. Ông có nghĩ rằng chính vì thái độ của Aznar mà khiến Liên minh châu Âu chống lại Cuba?

Hắn là kẻ đầu sỏ. Aznar là bạn với bọn mafia khủng bố người Mỹ gốc Cuba ở Miami; bọn chúng cấp tiền cho hắn vận động tranh cử, hắn đi lại bằng máy bay của bọn chúng.

Đồng đảng của Jorge Mas Canosa 2 và Tổ chức quốc gia Mỹ-Cuba phải không?

Đúng vậy. Mặc dù Felipe Gonzalez nhượng bộ về kinh tế nhưng vẫn phải khẳng định rằng Aznar là bạn thân với đám người đó, chính Aznar đã đi lại khắp miền trung nước Mỹ bằng máy bay riêng của Mas Canosa; bọn chúng còn ủng hộ Aznar trong cuộc bầu cử năm 2000 chính vì vậy mà Aznar thắng Felipe.

Aznar bắt đầu nắm quyền từ năm 1996 - với thái độ định kiến rõ ràng, thái độ căm ghét rất phản động vì bản chất hắn là con người phản động. Aznar là con người bảo thủ, phản động.

Còn một yếu tố khác cũng góp phần giúp sức cho hắn ta đó là vụ ám sát vào tháng 4 năm 1995, ngay trước khi diễn ra bầu cử 3, việc này thực sự đã giúp hắn giành chiến thắng. Hắn đã hành động rất tốt, tỏ ra - theo những gì mà tôi được biết - rất dũng cảm. Aznar ngay lập tức đi thăm tất cả những người bị thương và người dân thì thường đánh giá cao điều này. Hắn tỏ ra độ lượng - có nghĩa là đã khai thác hết những giá trị mà vụ ám sát mang lại nếu ông coi đó là sai lầm, mâu thuẫn, hành động không phù hợp của phe cánh tả...

Chính vì vậy tôi cho rằng hắn nghĩ hắn có thể tiếp tục khai thác được vụ khủng bố kinh hoàng đẫm máu xảy ra ở Madrid vào 11 tháng 3 năm 2004 tại ga tầu Atocha. Nhưng ý tưởng đó phản lại hắn và đảng của hắn thất bại trong bầu cử. Jose Luis Rodriguez Zapatero giành chiến thắng và rút toàn bộ quân lính Tây Ban Nha ra khỏi I-rắc - chúng tôi rất hoan nghênh hành động đó.

Theo quan điểm của ông có phải phong trào cánh tả ở Tây Ban Nha bị chia rẽ?

Tôi phải tỏ ra thành thật - tôi không hề là người biện hộ cho những người cánh tả Tây Ban Nha; chúng tôi có quan hệ với Izquierda Unida (cánh tả thống nhất), nhưng họ bị chia rẽ. Tôi không đổ lỗi cho Izquierda Unida vì sự chia rẽ này bởi vì PSOE chính là đảng phản đối mạnh mẽ không khoan nhượng bất kỳ hình thức liên minh nào với những người cánh tả còn lại.

Aznar và đảng của hắn nghĩ gì mọi người đều biết. Và tất nhiên chúng tôi không hề thông cảm với hắn, cũng không hề muốn hắn giành chiến thắng trong bầu cử, bởi vì chúng tôi biết hậu quả sẽ đi đến đâu với cách hắn nghĩ và quan hệ của hắn với bọn mafia Miami - hắn là người của mafia; ý tôi muốn nói hắn nhận được rất nhiều sự hỗ trợ từ bọn chúng, và bọn người đó đặt hy vọng lớn lao vào những chính sách của Aznar.

Rất nhanh sau khi lên nắm quyền năm 1996, Aznar đã bắt đầu phê bình Cuba có hệ thống.

Xuất hiện tranh cãi gay gắt trong quốc hội của Madrid về chính sách của Aznar với Cuba bởi vì hắn bổ nhiệm đại sứ Jose Maria Aznar Coderich - thường thì phải sau khi chúng tôi đồng ý - và viên đại sứ này bắt đầu tuyên bố những gì sẽ làm và những gì dự định sẽ không làm ở Cuba, và chúng tôi rút lại chấp thuận nhận viên đại sứ đó. Chúng tôi nói, “Chúng tôi không chấp nhận viên đại sứ này - tìm người khác đi”. Việc này đã gây ra tranh cãi gay gắt trong quốc hội Tây Ban Nha ở Madrid.

Trong chương trình truyền hình mà tôi với ông đang nhắc đến, khi ông chỉ trích Aznar, tôi nghĩ - tôi nhớ như vậy - ông có nói điều gì đó đại loại như “đến Franco cũng còn tỏ thái độ tôn trọng hơn với Cuba”.

Ít nhất thì cũng là con người có phẩm giá hơn.

Phẩm giá hơn theo nghĩa nào?

Về mặt tư tưởng học thuyết, thì sau khi Cách mạng của chúng tôi giành chiến thắng, chúng tôi là những người chống lại Franco mạnh mẽ nhất. Sau đó, người Mỹ tìm mọi cách chống lại chúng tôi, người châu Âu cũng vậy. Cách mạng này không cần đến châu Âu, và chúng tôi đã chứng tỏ được rằng chúng tôi có thể làm rất tốt mà không cần đến châu Âu - bởi vì từ năm 1960, không lâu sau chiến tranh đã có NATO, Chiến tranh lạnh, người Mỹ phong toả chúng tôi - người Mỹ áp đặt lệnh cấm vận với Cuba và hầu hết các nước Mỹ La-tinh và yêu cầu châu Âu cũng phải làm theo họ. Chúng tôi phê bình và chống lại Franco nhưng phải nói thật rằng ông ấy là người duy nhất không tuân lệnh của Washington. Lúc đó chúng tôi hoàn toàn đi theo chủ nghĩa của mình và chống lại Franco trên tất cả các mặt.

Có lần - tôi nghĩ đó là vào tháng 1 năm 1960 - một đại sứ của Tây Ban Nha, Juan Pablo de Lojendio - cậu ta đúng là một marques (trông cậu ta rất vạm vỡ, tính nóng nảy, có thể nói như vậy...). Hồi đó chúng tôi chưa có nhiều biện pháp với các tổ chức, và các biện pháp bảo vệ an ninh của chúng tôi cũng chưa mạnh mẽ lắm. Lúc đó đã là mười hai giờ đêm ở toà nhà Telemundo nơi tôi đang có bài phát biểu trên truyền hình với toàn quốc phê bình Franco thì con người lớn như con bò mộng vừa từ một trận thi đấu trở về này lao vào phòng thu như một chiếc xe tăng - bởi vì như ông biết đấy, cậu ta rất cao lớn vạm vỡ - và văng những lời thô tục bậy bạ... Tôi không biết đã nói gì với cậu ta, bởi vì tôi chỉ nghĩ mình phải ngăn chặn hành động đó, nếu không sẽ tạo ra làn sóng bạo lực, cuối cùng tôi nói, “Đưa thằng... này ra khỏi đây ngay!”. Việc đó không hề dễ dàng. Cậu ta rất dũng cảm, tôi phải nói lời này thay cậu ta. Và thực sự tôi không hề thấy bị xúc phạm như người ta nghĩ, sau đó tôi mím cười. Nhưng chúng tôi buộc phải trục xuất cậu ta, chúng tôi không còn sự lựa chọn nào khác.

----------------------------------------------------------
1. Ngày 12 tháng 6 năm 2003, trong hành động phản đối lệnh cấm vận của EU, khoảng 1 triệu người đã tuần hành trước cửa sứ quán Tây Ban Nha và Ý ở Havana. Castro đích thân đi đầu đoàn tuần hành trước cửa sứ quán Tây Ban Nha.

2. Jorge Mas Canosa là triệu phú người Cuba lưu vong, người đã thành lập Quỹ quốc gia Mỹ-Cuba ở Miami; ông ta được coi là kẻ diều hâu cực tả nhất phản đối chính phủ của Castro, và là tổ chức đã có những hành động khủng bố và âm mưu ám sát Castro, ông ta qua đời vào tháng 11 năm 1997.

3. Aznar là mục tiêu tấn công bằng đánh bom xe hơi của nhóm khủng bố ly khai xứ Basque; vụ tấn công xảy ra vào ngày 19 tháng 4 năm 1995, trước cuộc tổng tuyển cử được tổ chức vào tháng 3 năm 1996. Sự nổi tiếng của Aznar tăng lên rất nhiều sau vụ đánh bom, và Đảng đại chúng bảo thủ đã giành chiến tháng trước đối thủ Felipe Gonzalez của Đảng công nhân Xã hội chủ nghĩa.



Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 11 Tháng Chín, 2013, 04:42:02 pm
Nhưng quan hệ thì không bị cắt đứt đúng không?

Không, quan hệ của Cuba với Franco thì không ai có thể bắt chúng tôi phải từ bỏ cả. Thuốc lá của Cuba - ai mua? Tây Ban Nha. Đường của Cuba - Tây Ban Nha. Rượu rum của Cuba - cũng Tây Ban Nha mua. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn chống lại ông ấy, vẫn phê bình Franco liên tục. Hơn nữa, chúng tôi còn công khai có quan hệ với những người xã hội chủ nghĩa Tây Ban Nha - Santiago Carrillo, La Pasionaria 1, tất cả mọi người.

Một số họ từng tham gia cuộc nội chiến ở Tây Ban Nha sau đó sang Liên Xô và trở thành quân nhân như tướng Enrique Lister, trong khi những người có phẩm cấp thấp hơn thì sang Cuba giúp chúng tôi xây dựng lực lượng du kích. Nhưng Franco vẫn không cắt đứt quan hệ.

Đó là thái độ đáng khen ngợi và đúng ra chúng tôi phải tôn trọng, và thậm chí là biết ơn. Ông ấy không khuất phục áp lực của Mỹ. Franco hành động đúng với tính bướng bỉnh đặc trưng của người Galician, ông ấy không hề cắt đứt quan hệ với Cuba. Và thái độ đó rất cương quyết.

Ông giải thích điều đó thế nào?

Có rất nhiều cách giải thích. Franco xuất thân từ El Ferrol; đội quân của Cervera cũng toàn những người xuất thân từ đó, từ El Ferrol.

Đô đốc Cervera, vị tổng tư lệnh trong chiến dịch Santiago de Cuba năm 1989.

Trận đánh đó là một sai lầm lớn, sự hy sinh vô ích. Lẽ ra Cervera nên bỏ những con thuyền đó và cử thuỷ thủ lên bờ đấu như những bộ binh. Sử dụng pháo và bộ binh để bảo vệ thành phố. Cậu ta nghe theo mệnh lệnh ngớ ngẩn - mệnh lệnh của bọn làm chính trị không biết gì về chiến tranh đưa ra, như những gì đang diễn ra ở I-rắc ngày nay, bởi vì Aznar không hề biết gì về chiến tranh, Bush cũng vậy.

Ở Madrid, bọn làm chính trị ra lệnh cho đội quân đó đi thuyền ra khỏi bến cảng ở Santiago, và từng thuyền một bị bắn hạ. Đó là hành động điên khùng nhất... ông cũng bị tổn thương, nhưng tinh thần của những thuỷ thủ Tây Ban Nha đó thì rất đáng trân trọng. Đó là tinh thần dũng cảm và chủ nghĩa anh hũng cao cả của những người lính Tây Ban Nha. Chúng tôi ngưỡng mộ và tôn kính họ. Vì vậy, người ta nói rằng Franco đến từ đó, từ El Ferrol, quê hương của những con người trong đội quân kia và rằng sự thất bại của họ là nỗi đau khủng khiếp với ông ấy - những gì xảy ra ở Cuba cũng là nỗi đau ghê gớm với toàn bộ lực lượng quân đội Tây Ban Nha.

Trong bối cảnh đó, Mỹ phát động cuộc chiến cơ hội, bất công chống lại Tây Ban Nha, và gây ra sự xỉ nhục lớn nhất trong lịch sử nước này. Họ tiêu diệt toàn bộ lực lượng hải quân trong một cuộc chiến dễ dàng. Đó là đòn đánh khủng khiếp vào niềm tự hào của quân đội và cả đất nước Tây Ban Nha. Sự kiện đó xảy ra khi Franco vẫn còn là một cậu bé ở El Ferrol. Chắc chắn là khi lớn lên Franco có đọc và nghe kể về sự thật cay đắng đó với ý chí nung nấu và niềm khao khát trả thù. Có thể ông ấy còn chứng kiến những tàn tích của đội quân chiến bại đó quay về, các chiến sĩ, sĩ quan đã bị xỉ nhục, bị đánh bại. Chắc chắn điều đó đã để lại ấn tưọmg sâu đậm trong con người ông ấy.

Và những gì cách mạng Cuba đã làm, bắt đầu từ năm 1959 - chống lại nước Mỹ, không khuất phục trước cường quyền, đánh bại họ trong vụ Vịnh con lợn - đã được Franco coi những hành động trả thù. Chúng tôi, những người Cuba dám đứng lên chống lại nước Mỹ, chống lại hành động xâm lược của bọn họ, chắc chắn đã khôi phục lại niềm kiêu hãnh và tinh thần yêu nước trong mỗi người dân Tây Ban Nha. Sự kiện lịch sử, đúng ra là mang ý nghĩa cảm xúc nhiều hơn, đó đã có ảnh hưởng lớn đến thái độ của Franco. Tôi không nghĩ thái độ đó của ông ấy là vì yếu tố kinh tế, hay bất kỳ yếu tố nào khác.

Sau đó, vào những năm 1920, Franco tham gia cuộc chiến xâm lược thuộc địa ở Ma-rốc và đội quân của ông ấy bị tổn thất nặng nề. Trong trận chiến ở Annual 2, Tây Ban Nha thiệt hại 3.000 binh lính. Tôi đã đọc toàn bộ lịch sử cuộc chiến đó. Franco là người cầm quân. Ông ấy được coi là con người dũng cảm, và rất có uy tín trong hàng ngũ quân đội. Ở Asturias năm 1934, ông ấy được cử đi ngăn chặn các cuộc tấn công của đội quân đánh thuỷ lôi và bắt đẩu nổi lên là một trong những nhân vật phản động. Franco tỏ ra là con người rất khôn ngoan, lanh lợi - tôi không biết có phải vì ông ấy xuất thân là người Galician hay không; người Galician thường được coi là những người lanh lợi - chắc chuyện này thì mọi người đều biết cả rồi, tôi không muốn nhắc lại: Vai trò của Mussolini và Hitler trong cuộc nội chiến Tây Ban Nha, Guernica 3, trận chiến Guadalajara 4, nơi người Ý bị đánh bại nặng nề. Mọi người đều biết chuyện xảy ra ở đó như thế nào. Franco đã rất khôn ngoan, ởi vì sau đó ông ấy bị dụ dỗ tham gia chiến tranh thế giới.

Mussolini tham gia cuộc chiến sau khi người Đức đánh bại người Pháp; sau khi họ đã xâm lược thành công nước Pháp và đánh đuổi quân Anh, Mussolini tuyên bố chiến tranh, nhưng Mussolini cho rằng ông ta có thể dựa vào đội quân lê dương Roman của mình, ông ta quên rằng đội quân lê dương Roman chỉ toàn là bọn mọi rợ, đội quân Roman của thời xưa, thời Julius Caesar không còn nữa rồi. Người Ý là những người yêu hoà bình với cách nghĩ và nền văn hoá hoàn toàn khác; họ không còn tiếp nói truyền thống chiến binh mà người Roman vốn có - trong khi đó người Đức thì vẫn còn tinh thần đó, - vì vậy người Ý tham gia cuộc chiến, và hậu quả như thế nào thì ông biết rồi: thất bại tiếp nối thất bại. Ở Ethiopia họ bị tàn sát, ở Libya họ bị tàn sát, ở El-Alamein họ cũng bị tàn sát - người Ý trở thành vật cản trở đối với người Đức trong cuộc chiến đó, và họ buộc phải cử Rommel sang Bắc Phi. Rommel trở thành người nổi tiếng, ông ta không bị coi là con người tàn sát mà là vị tướng ôn hoà.

Nhưng còn vấn đề khác là Hitler đang trên đỉnh cao quyền lực và vào tháng 10 năm 1940, ông ta gặp Franco ở Hendaya nhưng cũng không thể thuyết phục Franco tham gia cuộc chiến. Franco là con người khôn ngoan.

----------------------------------------------------------
1. Santiago Carrillo (sinh năm 1915) gia nhập Đảng Xã hội chủ nghĩa khi mới ở tuổi vị thành niên và khi 19 tuổi thì được chuyển sang Liên minh những người Xã hội chủ nghĩa và Cộng sản chủ nghĩa trẻ tuổi thuộc Liên minh thanh niên Xã hội chủ nghĩa, ông gia nhập Đảng Xã hội chủ nghĩa Tây Ban Nha năm 1936 và đã giữ rất nhiều chức vụ trong đảng. Trong cuộc nội chiến Tây Ban Nha, ông bị buộc tội đã ra lệnh hoặc tán đồng việc thanh trừng hàng loạt nhưng không bị xét xử; thay vào đó, ông đi sống lưu vong. Khi Đảng Xã hội chủ nghĩa được Chính phủ Tây Ban Nha công nhận năm 1977, Carrillo được bầu vào hạ viện của quốc hội Tây Ban Nha. Gần đây, ông đâ chuyển sang phe cánh hữu, dân chủ xã hội và đã từng nói rằng Chủ nghĩa Cộng sản đã hết vòng đời ở Tây Ban Nha.
Dolores Ibárruri Gomez, thường được gọi là La Pasionaria (9-12-1895 -12-11-1989), là nhân vật chính trị xã hội chủ nghĩa có tiếng ở Tây Ban Nha. Bà là Tổng bí thư Đảng cộng sản Tây Ban Nha từ 1960 đến 1989 và là uỷ viên quốc hội Tây Ban Nha hai lần: năm 1936 và từ năm 1977 đến 1979. Bà qua đời vì bệnh ung thư phổi tại Madrid ở tuổi 93.

2. Ngày 21 tháng 7 năm 1921, người Berber dưới sự lãnh đạơ của Abd el-Krim (1881-1963), lãnh đạo cuộc kháng chiến của ngưòi Rif Berber chống lại chế độ thuộc địa Tây Ban Nha và Pháp.

3. Guernica, một thành phố ở phía đông bắc xứ Basque từ lâu đã là trung tâm của phong trào độc lập cho xứ Basque, và vì nó có vị trí quan trọng nên Franco và những người theo chủ nghĩa dân tộc buộc phải chiếm nó. Hitler với mong muốn thử những biện pháp chiến tranh mới đã đánh bom nặng nề thành phố này vào năm 1937. Bức hoạ nổi tiếng Guernica Picasso đã tưởng nhớ lại việc phá huỷ thành phố và là hình tượng chống chủ nghĩa phát xít.

4. Tháng 3 năm 1937; trận chiến Guadalajara diễn ra ở phía đông Madrid, và trận chiến này là một phần của “cuộc chiến vì Madrid”.



Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 12 Tháng Chín, 2013, 08:52:47 am
Cẩn thận thì đúng hơn - ông ta không muốn dính líu đến cuộc chiến đó.

Ông ấy có hứa sẽ cử đi một sư đoàn - Sư đoàn Xanh - nhưng Franco không tham gia cuộc chiến, và như tôi nói, ông ấy kiên định lập trường cho đến phút cuối. Sau đó, người Mỹ, với truyền thống “chắc ăn” đã quyết định tham gia cuộc chiến, trở thành đồng minh với Franco, vì từ năm 1953 trở đi, Tây Ban Nha được Mỹ bảo vệ.

Nếu ông phân tích cuộc đời của Franco, ý tôi nói là những người mà ông ấy đã giết, sự đàn áp mà ông ấy đã gây ra với Tây Ban Nha, thì có thể nói tên tuổi ông ấy gắn liền với những giai đoạn thảm kịch trong lịch sử Tây Ban Nha. Franco mang về từ Ma-rốc đội quân được gọi là những người Moors (như cách gọi của họ), những người mà ông ấy đã từng đánh lại; ông ấy đưa họ về, họ là những người đầu tiên đến Tây Ban Nha và được Franco sử dụng làm lực lượng bảo vệ cho mình suốt đời.

Tôi nghĩ, Aznar, nếu ở vị trí như Franco thì cũng không kém phần nhẫn tâm tàn ác, thậm chí hắn còn tham gia thế chiến thứ hai như Mussolini đã làm. Không bắt buộc nhưng Aznar vẫn quỳ gối trước người Mỹ và trở thành kẻ tôi tớ của họ.

Ông cho rằng nhãn quan chính trị của ông ta không bằng Franco?

Hắn kém xa Franco cả về nhân cách và năng lực. Xét về khả năng chính trị, Aznar chỉ đến đầu gối Franco. Franco thể hiện rõ con người mình còn Aznar cứng nhắc và hung ác bởi vì bản thân hắn đã là con người của lòng căm thù và những rắc rối.

Franco là con người với những ý tưởng phản động... ông ấy để lại dấu mốc trong cuộc đời, còn Aznar chỉ là kẻ bám theo Franco bởi vì Đảng đại chúng của hắn xuất thân từ những ý tưởng đó chứ không phải là những ý tưởng của đảng theo chủ nghĩa xã hội. Aznar không theo ý tưởng của những người theo chủ nghĩa Mác, tư tưởng của hắn là tư tưởng của những người Franco.

Cho đến bây giờ tôi chưa hề nghe ai nói Franco thu vén nhiều tiền như những người khác. Những người giàu có ủng hộ ông ấy nhưng rõ ràng chính quyền của ông ấy không phải là chính quyền tham nhũng. Nếu phải tìm mẫu người tương tự để so sánh thì phải đưa Franco vào một bên còn con người “nhã nhặn” kia là bên đối xứng...

Franco được báo chí nhắc đến, Aznar cũng được nhắc đến nhưng vì bỏ tiền ra mua họ. Ở Tây Ban Nha, các kênh truyền hình quốc gia đều do người của Aznar kiểm soát. Vậy sự khác nhau nằm ở đâu?

Một mặt tôi không nghĩ Franco - mặc dù ngoại hình ông ấy không được cao lắm - là con người rắc rối. Ngược lại, Aznar là con người thiếu hụt về phẩm chất đạo đức và chính trị. Lần đầu tiên gặp con người này ở Santiago de Chile tôi đã nhận ra thái độ khác lạ - con người thiếu sự tự tin, lúng túng - luôn luôn chỉnh cà vạt, chỉnh mọi thứ trên người nhìn rất nực cười.

Thời kỳ đầu quan hệ của Cuba với chính phủ của Aznar rất xấu, nhất là khi xảy ra những tranh cãi ở Cortes 1. Nhưng rồi họ cũng đi đến thoả thuận và sắp đặt với Bộ trưởng ngoại giao của Cuba: Aznar gửi thông điệp cho biết sẽ gọi điện cho tôi. Tôi mất cả một giờ trong buổi sáng chờ đợi và cuối cùng thì Aznar cũng gọi; giọng nói của hắn khá thân thiện - lúc đó quan hệ hai bên vẫn trong tình thế khủng hoảng vì tôi chưa chấp nhận việc bổ nhiệm đại sứ, việc tranh cãi vẫn diễn ra - và bắt đầu nói chuyện: (Tây Ban Nha) muốn cải thiện quan hệ song phương, hắn nói, Tây Ban Nha sắp cử đại sứ mói, nội dung chính của cuộc đàm thoại đó là nhằm bình thường hoá quan hệ hai nước. Tôi nghĩ, “Có thể con người này đã thay đổi ý nghĩ; có thể hắn đã nhận ra là không thể áp đặt điều kiện với Cuba”. Sau đó, chúng tôi trao đổi nhiều hơn, bên tôi tiếp nhận đại sứ, Eduardo Junco Bonet. Aznar cử sang bên tôi một người theo chủ nghĩa Franco, hắn không thể cử ai khác được, một người với cách nghĩ đặc trưng của Franco, và viên đại sứ này tới.

Trong thời gian này, cả trước đó nữa, đại sứ Tây Ban Nha thường đóng vai trò là điệp viên hai mang, là công cụ thực hiện âm mưu của Văn phòng lợi ích Mỹ. Tôi không khẳng định chắc chắn điều này có xảy ra dưới thời Felipe Gonzalez hay không, nhưng bản thân Felipe ở mức độ nhất định, khi những ý tưởng, quan điểm của ông ta bắt đầu xấu đi thì họ cũng hợp tác với người Mỹ.

Toà đại sứ Tây Ban Nha hợp tác với người Mỹ; họ thực hiện âm mưu cùng với James Cason và bọn thường được gọi là “nổi loạn”... Các tòa đại sứ của châu Âu cũng vậy. Ý tôi không ám chí toà đại sứ của Séc, vì tôi không coi họ là nước châu Âu, hay đại sứ Ba Lan củng vậy. Người Scandinavia, những người thường được coi là thuộc phe cánh tả, Đảng Xã hội Dân chủ, không phải là người thuộc đảng của Olaf Palme - ông ấy là con người xuất chúng, một người bạn tốt, thực sự quan tâm đến những vấn đề của Thế giới thứ ba, nhưng ngày nay thì không phải như vậy mà khác hoàn toàn. Họ đã dần chuyển sang phe cánh hữu, cũng như Thủ tướng Blair, con người gắn liền với “hướng đi mới”, nhà lãnh đạo của Công đảng trong kỷ nguyên hậu Thatcher, thời kỳ vốn được coi là kỷ nguyên tự do hoá nền kinh tế, còn bây giờ thì Blair đã trở thành con người của chủ nghĩa quân phiệt thét ra lửa.

Ông đã bao giờ gặp Tony Blair chưa?

Tôi gặp Blair một lần ở Geneva, tại một hội nghị của WHO. Tôi quan sát cậu ta: Blair tỏ ra vênh váo, kiêu ngạo coi thường mọi người. Chúng tôi có nói chuyện vài câu, rất ngắn nhưng cụ thể. Thực sự, tôi cảm thấy rất ghê tởm trước sự “hiểu biết” quá mức của Blair về nước Mỹ, và điều đó xuất hiện từ khi những người châu Âu này đạt được thoả thuận hèn hạ, theo đó người Mỹ sẽ không áp dụng những phần nhất định của Đạo luật Helms-Burton với nước Anh, và người Mỹ cũng cho phép Anh đầu tư vào lĩnh vực dầu khí ở Libya, hay ở một vài nơi nào đó ở Trung Đông, hoặc cũng có thể là I-ran. Họ thoả hiệp với nhau, hành động hoàn toàn vô đạo đức.

Ý ông nói nguời Anh và người Mỹ?

Tất cả bọn họ - cả người châu Âu - nhưng một đại sứ của Mỹ đã thảo luận tất cả những việc này với Blair. Khi gặp cậu ta ở đó (hội nghị của WHO), thực sự tôi cảm thấy không hài lòng lắm. Tôi phản đối tất cả những gì họ đã làm, tôi coi đó là hành động phản bội tổ quốc, một thoả thuận bất lương, vô nguyên tắc.

Cậu ta nhắc đến chuyện lao động trẻ em và tôi nói luôn, “Cậu đang nhắc đến chuyện lao động trẻ em trên toàn thế giới, nhưng tôi biết rằng ở nước Anh hiện nay vẫn có 2 triệu trẻ em đang phải lao động”. Tôi nói rất bình tĩnh. Tôi cho rằng cậu ta nghĩ đó là một kiểu châm biếm, xấc xược xuất phát từ quan điểm của một nước thế giới thứ ba, nhưng tôi đang nói ra sự thực 2.

Blair là người đầu tiên đến (cuộc họp), rất nhiều người khác đến rồi lại đi, tất cả đều cư xử rất bình thường. Clinton đã rời khỏi toà nhà, nhưng nếu là ông ta thì ông ta cũng sẽ không cư xử như Blair. Thái độ của Blair rất cao ngạo, trâng tráo, nhưng đối với tôi chả có ý nghĩa gì cả. Cậu ta cũng là một con người, mặc dù vậy tôi vẫn không thích cậu ta - điều đó chả liên quan. Vì điều tôi quan tâm là những gì người ta nghĩ trong đầu, những gì người ta làm.

Tôi đã đọc cuốn sách của Anthony Giddens trong đó có đề cập đến thuyết gọi là “Third Way” 3 (Giải pháp thứ ba). Không có giải pháp thứ ba nào cả - đó chỉ là “giải pháp” của bọn phản bội trên thế giới này. Nhưng tôi lại thấy nó tập trung chống lại thành tựu an ninh xã hội mà người châu Âu đã đạt được: ít đầu tư hơn cho người về hưu, ít trợ cấp hơn cho người thất nghiệp, bởi vì (trợ cấp) biến những người thất nghiệp thành những kẻ lười biếng - theo thuyết này - không muốn làm việc, cần phải ép buộc họ bằng cách này hay cách khác. Tôi thừa nhận rằng, chúng ta phải giáo dục con người, nhưng không thể dùng biện pháp kinh tế ép buộc họ được - tôi còn nhận thấy rằng cậu ta thuộc trường phái quan niệm này.

Blair gặp Clinton với tư cách là một người bạn thân. Tất nhiên, Clinton là người có học, một con người thông minh, biết suy trước tính sau. Nếu nói cậu ta tôn thờ Clinton thì tôi còn có thể chấp nhận được, nhưng tôi không thể nào tưởng tượng nổi Blair lại có thể coi Bush cũng là một người bạn thân. Và điều này thì Blair đã làm trên thực tế.

Tôi vốn là con người cẩn thận - tôi không thích chống lại người khác một cách vô ích, nhưng nói đến những chuyện này tôi lại nhớ ra.

Nhưng dù sao Blair cũng còn là con người cởi mở, thẳng thắn hơn là Aznar, kẻ kế nhiệm Franco. Hơn nữa, nước Anh cũng không hề có những con người như Franco. Họ cũng có những sai lầm trong lịch sử, có sự lạm dụng, tất cả mọi thứ nhưng tôi vẫn thấy sự khác biệt giữa Blair và Aznar. Tôi thấy Aznar và Silvio Berluscoli là hai kẻ chư hầu “vĩ đại”, hai kẻ thừa kế “vĩ đại” của chủ nghĩa phát xít, bởi vì thực tế bọn họ là những con người như vậy.

Berlusconi cũng là ông chủ của rất nhiều hãng truyền thông, và ông ta lợi dụng họ, chính vì vậy ông ta mói lên nắm quyền được. Rõ ràng là những người sở hữu các hãng truyền thông có thể tạo dư luận, áp đặt dư luận - phương tiện thông tin đại chúng có sức mạnh ghê gớm. Berlusconi sở hữu tất cả các loại phương tiện thông tin đại chúng ở đó, và nhờ thông tin mà ông ta đã đến được nơi mình cần đến; trở thành người chủ, người đứng trên đầu kẻ khác, ông ta có thể tạo ra con người và có thể giết chết họ.

----------------------------------------------------------
1. “Cortes” là tên chính thức của quốc hội lưỡng viện Tây Ban Nha.

2. Theo UNICEF và Hiệp hội những người được trả lương thấp, ở Vương quốc Anh có khoảng 2 triệu trẻ em làm việc, chủ yếu là trẻ em của những gia đình di cư và hầu hết là làm việc bất hợp pháp.

3. Anthony Giddens, Lần sóng thứ ba: Sự tái sinh phong trào dân chủ xã hội, Cambridge, Anh: Polity Press, 1998.


Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 12 Tháng Chín, 2013, 09:00:42 am
Tiếp tục với Tây Ban Nha và nền chính trị Tây Ban Nha: ông đã rất khen ngợi nhà vua Tây Ban Nha. Theo quan điểm của ông, có phải ông ấy đã chọn đúng vị trí của mình, nói chung là như vậy, trong quan hệ với Cuba?

Thực sự như vậy. Tôi nghĩ ông ấy đúng trong mọi thứ. Thứ nhất, tôi thích vua Juan Carlos bởi vì ông ấy được giáo dục dưới thời của Franco. Nhà vua có được những phẩm chất như vậy khi lớn lên chính là nhờ Franco; hoặc ít nhất thì Franco cũng chính là người tạo ra nền giáo dục mà nhà vua được thừa hưởng. Juan Carlos được giáo dục trong quân đội, trong lực lượng hải quân. Franco đã tìm được biện pháp giáo dục, đào tạo rất hiệu quả một vị vua ở Tây Ban Nha, và vị vua rõ ràng là một con người lịch thiệp.

Trong quan hệ với cá nhân ông?

Ông ấy là con người lịch thiệp, không chỉ với riêng tôi - bởi vì, không ai là người đặc biệt hâm mộ ông ấy cả, chả có lý do gì để người ta phải làm như vậy. Ông ấy được đưa vào vị trí nhà vua và ai cũng biết lý do vì sao, nhưng ông ấy đã có công lao lớn đáp lại cho Tây Ban Nha khi cuộc đảo chính xảy ra ở đó.

Cuộc đảo chính vào ngày 23 tháng 2 năm 1981.

Và âm mưu lật đổ. Nhà vua cùng với một vài nhà lãnh đạo quân sự tài ba - tôi không muốn kể tên họ ra đây - đã tìm cách lập lại trật tự và dập tắt vụ đảo chính có thể gây ra những hậu quả đẫm máu. Và ông ấy làm như vậy sau Hy Lạp, bởi vì trước đó đã có một cuộc đảo chính ở Hy Lạp vào năm 1967, do các tướng lĩnh tiến hành - đó là một thảm hoạ thực sự. Và người ta không thể dập tắt được nó.

Cái giá phải trả là người anh vợ của ông ấy, vua Constantine của Hy Lạp mất ngôi.

Ai?

Vị vua Hy Lạp, người hậu thuẫn vụ đảo chính ở Athens -Constantine, ông ấy là anh trai của Hoàng hậu Sofia, là anh vợ của vua Tây Ban Nha. Sau đó Constantine lật đổ Hội đồng tư vấn quân sự nhưng không thành, và ông ấy mất ngôi, năm 1973, những nhà lãnh đạo quân sự kia tuyên bố một nước cộng hoà. Rõ ràng là nhờ sự kiện đó mà vua Juan Carlos biết không nên làm gì trong những hoàn cảnh như vậy - không nên hậu thuẫn cho phe quân sự trong một cuộc đảo chính.

Tôi đang tham dự một cuộc họp, tôi nghĩ là ở nhà quốc hội ở Mát-xcơ-va - chính ở đó tôi biết về cuộc đảo chính của Tejero 1 ở Madrid. Sau đó, tôi có đọc một chút về cuộc đảo chính đó, về vai trò của những người tham gia, và tôi phải nói rằng nhà vua đã thể hiện được con người và sức thuyết phục của mình; ông ấy đã chứng tỏ đuợc khả năng và quyền lực. Ông ấy đã có cống hiến lớn lao cho đất nước Tây Ban Nha, bởi vì không ai có thể hiểu hết ông ấy làm thế nào để cứu đất nước. Chúng ta không thể không đánh giá cao ông ấy, nhưng từ thời điểm đó, người ta bắt đầu tôn trọng và ngưỡng mộ nhà vua, bắt đầu yêu quý ông ấy.

Đến ngày đó thì Juan Carlos trở thành vua thực sự của Tây Ban Nha; trước đó thì người ta đưa ông ấy lên làm vua, nhưng đến lúc này thì ông ấy trở thành vị vua đúng với những gì mình có, và ông ấy luôn là con người lịch sự, nhã nhặn, biết tôn trọng người khác - tôi chưa từng bao giờ thấy ông ấy đi quá giới hạn mặc dù ông ấy có quyền rất lớn. ông ấy rất tôn trọng luật pháp, hiến pháp... Ông ấy là người rất thực thà, tốt bụng. Nhưng tôi vẫn phải nói rằng có những lúc người ta tìm cách hăm dọa ông ấy.

Hăm dọa ông ấy sao?

Tôi không muốn nhắc đến điều này, nhưng đúng là có những người muốn gây áp lực với ông ấy, hạn chế quyền hành và uy tín của ông ấy. Họ không muốn có một ông vua với rất nhiều quyền hành và uy tín nhưng lại là con người rất lịch sự.

Khi được hỏi, “Khi nào thì quốc vương đến Cuba?”, - ông ấy nói, “Tôi rất muốn quay lại đó”, nhưng ông ấy không quay lại Cuba vì...

Aznar không cho ông ấy làm điều đó.

Đúng vậy. Đó là luật lệ, và Aznar không muốn ông ấy làm việc này, câu trả lời của hắn là, “ông ấy sẽ đi khi đến lượt và khi có thời gian”. Đó là cách trả lời rất đáng kinh tởm.

Tôi đã gặp quốc vương từ khi đó - chúng tôi đã nói chuyện rất nhiều lần. Ông ấy là người dễ gần - ông ấy kể những câu chuyện và là người có sức cuốn hút rất lớn. Juan Carlos biết giáo dục con cái mình. Hoàng gia ở Vương quốc Anh bị chí trích vì không biết giáo dục hoàng tử của mình; nhưng với nhà vua Tây Ban Nha thì người ta không thể nói điều đó được, bởi vì ít nhất thì ông ấy cũng đã giáo dục được hoàng tử Felipe. Vị hoàng tử này đi học, hiểu biết về quân đội, về hải quân - cậu ấy là người lịch sự và được nuôi dưỡng rất tử tế. Tôi gặp cậu ấy rất nhiều lần trong các cuộc họp, các hội nghị thượng đỉnh, lễ khánh thành mà tôi có dịp tham dự. Và tôi phải khẳng định rằng, vua Juan Carlos có cả phẩm chất này - ông ấy biết cách dạy con mình; ông ấy cử con trai đại diện cho mình đi tham dự rất nhiều các hoạt động quốc tế. Đó cũng là một trong những lý do tôi đánh giá rất cao vị vua Tây Ban Nha này.

Chứng kiến những người lính Tây Ban Nha chết trong thảm họa tai nạn máy bay hồi tháng 5 năm 2003 ở Thổ Nhĩ Kỳ 2, tôi thấy chả có lý do gì mà Tây Ban Nha phải tham gia cuộc chiến đó nếu không phải vì Aznar là kẻ tôi tớ của Mỹ và muốn tỏ ra mình có vai trò quan trọng trên diễn đàn quốc tế.

Cũng giống như Tổng thống Ác-hen-ti-na Menem cử một tàu chiến đến tham gia cuộc chiến vùng Vịnh năm 1991 chỉ để được xem cuộc chiến I-rắc trên truyền hình. Aznar cử lính của mình đến Afghanistan để chết thay cho quân xâm lược của Bush.

Chắc ông biết chuyện đó diễn ra như thế nào rồi: Người Mỹ muốn tất cả các nước dính líu đến những công việc bẩn thỉu mà họ làm - có lính đến từ Honduras, Nicaragua, El Salvador, Cộng hòa Dominica, dưói sự chỉ huy của các sỹ quan người Tây Ban Nha, đóng vai trò là các cảnh sát, hay những người đi dọn mìn, hay vô số các loại công việc khác ở I-rắc mà không ai biết hết được. Thật không thế tin được! Chuyện đó chỉ có thể xảy ra ở thế kỷ 17.

Người Tây Ban Nha chỉ huy những người lính Mỹ La-tinh - có gì đó giống như những câu chuyện trong Nghìn lẻ một đêm đúng không? - làm công việc của những cảnh sát ở I-rắc và chỉ đến chứng kiến xem có bao nhiêu ngưồi Tây Ban Nha và người châu Mỹ La-tinh bị giết ở đất nước đó. Thứ nhất, những người lính đó chả có lý do gì mà phải mang thân mình sang I-rắc. Thứ hai, chính quyền Tây Ban Nha cho họ đi máy bay của những công ty chỉ nghĩ đến tiền chứ không hề quan tâm đến mạng sống của con người, và tôi nghĩ Tây Ban Nha hoàn toàn có đủ nguồn lực, máy bay...

Aznar phải chịu phần lớn trách nhiệm cho những mất mát về sinh mạng đó. Tai nạn có thể vẫn xảy ra dù người ta có đề phòng, nhưng rõ ràng là trong suốt 15 năm chúng tôi chớ hàng trăm nghìn binh sĩ bằng đường không sang châu Phi nhưng không hề có một tai nạn nào. Và lý do chính là vì chúng tôi đã tiến hành các biện pháp đảm bảo an toàn cho các chuyến bay.

Thuê máy bay của những công ty già cỗi... những loại công ty mà ai cũng biết chúng hoạt động như thế nào, ai cũng biết họ chỉ muốn tiết kiệm tiền - tiết kiệm được phần nào họ tranh thủ phần đó, bởi vì bọn họ đang vô cùng cần tiền. Người Tây Ban Nha thuê họ và cho lính của mình đi trên những chiếc máy bay đó... Vì vậy, họ phải chịu trách nhiệm, đó là điều tôi cho là hiển nhiên.

-----------------------------------------------------------
1. Ngày 23 tháng 2 năm 1981, Trung tá Antonio Tejero (sinh năm 1932) lãnh đạo một nhóm khoảng 200 lính tự vệ xông vào toà nhà quốc hội Tây Ban Nha trong quá trình bỏ phiếu bầu thủ tướng mới và uy hiếp các thành viên quốc hội trong khi xe tăng của quân đội chiếm các đường phố xung quanh toà nhà. Mặc dù nguyên do của cuộc đảo chính là khá phức tạp nhưng có thể nói ngắn gọn, chắc chắn rằng, cuộc đảo chính diễn ra là để chống lại việc chuyển hoá dân chủ của nước cộng hoà còn non trẻ này. Vua Juan Carlos lên truyền hình kêu gọi bình tĩnh và tôn trọng tiến trình dân chủ, trong vòng khoảng 18 giờ vụ đảo chính thất bại.

2. Ngày 26 tháng 5 năm 2003, chiếc máy bay Yakovlev-42 thuộc Hãng hàng không Địa Trung Hải của Ukraina do Bộ quốc phòng Tây Ban Nha thuê bị tai nạn gần Trabzon, ở Thổ Nhĩ Kỳ với 62 lính Tây Ban Nha trên khoang; họ đang trở về sau khi thực hiện nhiệm vụ ở Kabul, Afghanistan.



Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 12 Tháng Chín, 2013, 09:06:44 am
Ông có gửi một bức điện chia buồn với nhà vua Tây Ban Nha, nhưng không gửi cho Aznar.

Đúng vậy, bởi vì tôi coi những sĩ quan và binh sĩ kia là những nạn nhân. Họ đến đó bởi vì họ bị ra lệnh phải đi; họ không hề đề nghị được đi. Tất cả những người của chúng tôi đi thực hiện nghĩa vụ quốc tế đều là những người tình nguyện. Những người lính Tây Ban Nha thì phải làm theo mệnh lệnh... Và họ đã phải làm gì ở I-rắc? I-rắc đã làm gì cho Tây Ban Nha?

Không, những người lính trong vụ tai nạn máy bay đó mới chỉ ở Afghanistan thôi.

Xin lỗi, ý tôi muốn nói là Afghanistan. Có thể họ sẽ phải đi xa hơn nữa. Có những người trong số họ thậm chí còn chưa biết Afghanistan ở đâu nữa, bởi vì khi những thanh niên Mỹ được hỏi Afghanistan ở đâu, tôi nghĩ chỉ khoảng 12% là biết - có nghĩa là những thanh niên người Mỹ bị cử đi đánh nhau ở những nước mà họ còn chưa biét nó nằm ở đâu, thậm chí họ còn chưa nghe nói đến nước đó bao giờ.

Chính vì vậy tôi nghĩ mình nên gửi điện chia buồn. Tôi không thể gửi điện cho tên Aznar lừa gạt đã gây ra cái chết của những người lính kia, vì vậy tôi gửi cho nhà vua. Cũng may là họ còn có nhà vua nếu không thì tôi sẽ không biết gửi cho ai nữa.

Ở Tây Ban Nha, ông còn có quan hệ tốt với Manuel Fraga, trị vì khu tự trị Xunta Galacia.

Đúng, ông ấy là người Galacia thông minh, lanh lợi. Nhưng tôi không nghĩ là chúng tôi có quan hệ tốt với nhau chỉ vì trong tôi có một nửa dòng máu Galacia - hoàn toàn không, Fraga thực sự quan tâm đến những người bạn của ông ấy, ông ấy quan tâm tới tất cả những người Galacia. Fraga đã thay đổi, ông ấy từng làm việc cho Tây Ban Nha, từng là một bộ trưởng tốt. Tôi còn gia đình ở Galacia và tôi thường xuyên nói chuyện với họ.

Nhưng ông ấy cũng không hoàn toàn là con người khéo léo bởi vì vẫn có những lúc ông ấy tỏ ra thân thiện nhưng rồi lại làm những việc không đúng.

Theo nghĩa nào?

Fraga là một trong số những người cùng với Felipe Gonzalez và những người khác - tôi không muốn kể tên tất cả bọn họ - đã rất nóng lòng muốn khuyên tôi về vấn đề kinh tế khi Liên Xô sụp đổ. Có lần ông ấy đã đưa tôi đến một nhà hàng rất sang trọng - đó là vào năm 1992, trong dịp Olympics Barcelone - và ông ấy cũng nói với tôi những mô hình, ông có biết ông ấy gợi ý với tôi điều gì không? - Tôi hy vọng Manuel Fraga sẽ tha thứ cho tôi - ông có biết ông ấy định nghĩa mô hình mà Cuba cần làm theo như thế nào không? “Mô hình đối với Cuba là mô hình ở Nicaragua”, ông ấy nói như vậy - đúng nguyên văn, mặc dù tôi vốn rất quý và tôn trọng ông ấy.

Câu nói đó có ý nghĩa gì?

Có nghĩa là tất cả những gì họ đã làm ở Nicaragua cùng với những người Sandinista (Mặt trận giải phóng dân tộc Sandinista - theo tư tưởng chủ nghĩa xã hội) cần phải được làm lại ở Cuba... Tất cả những việc đã khiến Nicaragua trượt dài trên con đường tham nhũng, trộm cắp, bừa bãi... thật khủng khiếp! Đó chính là mô hình 1... Ông thử tưởng tượng xem đó là loại mô hình gì - họ muốn tôi đi theo mô hình của người Nga, kiểu mô hình mà Felipe Gonzalez cùng với những cố vấn cấp cao của ông ấy đã khuyên Gorbachev đi theo, và có những người vẫn đang cố muốn khuyên những người khác đi theo mặc dù chả còn gì để mà đi theo cả. Những con người có tư tưởng đi theo chủ nghĩa tự do kiểu mới đó - tư nhân hóa, tuân thủ nghiêm ngặt các luật lệ của IMF -đã đưa rất nhiều nước và người dân của họ xuống vực.

Ông dự định khi nào thì sẽ đi thăm Tây Ban Nha?

Khi gã Aznar kia còn cầm quyền thì không thể, nhưng bây giờ thì có thể rồi.

Lần đầu tiên tôi ghé qua Tây Ban Nha là vào tháng 2 năm 1984 khi đang trên đường từ Mát-xcơ-va trở về cùng với Daniel Ortega sau khi tham dự đám tang Yuri Andropov 2. Lúc đó Felipe Gonzalez là thủ tướng. Chúng tôi hạ cánh ở Madrid khi trời đầy sương mù. Mặc dù vậy nhưng chúng tôi vẫn đi trực thăng tới Moncloa 3. Tôi nói chuyện với vua Juan Carlos qua điện thoại. Chúng tôi gặp Felipe và vì ông ấy mới từ Seville trở về nên chúng tôi được mời những đặc sản của miền Nam như rượu Sherry (rượu vàng hoặc nâu có nguồn gốc từ nam Tây Ban Nha), bánh hamburger Jabugo, pho mát manchego 4... Sau đó chúng tôi đi ra khu nghỉ cũng gần đó, rượu Sherry làm tôi cảm thấy đói... Tôi còn nhớ họ phục vụ bữa trưa với một chút rau, món thịt chim cút mà tôi cho rằng đó là món khai vị, và rồi đến món tráng miệng luôn! Rất buồn cười. Đó là kỷ niệm lần đầu tiên tôi đến Tây Ban Nha. Hầu như tôi chưa được thăm thú gì ở Madrid; Chúng tôi chỉ ở đó có vài giờ. Sau này tôi có quay lại và ở đó lâu hơn, và lần đó thì tôi đi thăm Galicia.


----------------------------------------------------------
1. Trong một cuộc điện thoại với Ramonet vào ngày 12 tháng 6 năm 2006 Manuel Fraga phủ nhận việc mình bảo vệ quan điểm đó. Theo Fraga, ông ta đã gợi ý với Castro cách duy nhất mà ông ta có thể nghĩ đến: cách mà quá trình diễn biến đất nước Tây Ban Nha đã trải qua 1975-1978. Fraga nói thêm: “Cuộc nói chuyện kéo dài vài giờ này diễn ra tại một bữa ăn trong phòng ăn riêng ở một nhà hàng ở Santiago de Compostela. Có ba chúng tôi tại bàn ăn: Fidel Castro, Mario Vazquez Rana, một triệu phú người Mêhicô - ông trùm về truyền thông ở Mêhicô - và tôi. Vazquez Rana ghi âm cuộc nói chuyện bằng một thiết bị nhỏ xíu giấu trong chiếc đồng hồ đeo tay của ông ta. Tôi buộc ông ta phải hứa sẽ không được công khai cuộc nói chuyện này cho đến khi tôi qua đời, nhưng vì Castro trích dẫn nội dung trong đó, cho dù là trích sai, tôi có thể gác lại lời hứa của ông ấy (Vazquez Rana). Do vậy, tôi có thể chứng minh điều này”.

Mặc dù nghe những lời nói này của Manuel Fraga, Fidel Castro vẫn khẳng định lại rằng vị cựu tổng thống của nước Galacia Xunta kia đã đề nghị ông, Castro, làm đúng như những gì đã diễn ra ở Nicaragua sau thất bại trong bầu cử của phong trào Sandinista năm 1989.

2. Yuri Andropov (1914-1984), nhà lãnh đạo người Liên Xô đã từng là người đứng đầu của cơ quan an ninh quốc gia rất quyền lực KGB và là Ủỷ viên Bộ chính trị Đảng Cộng sản Liên Xô. Tháng 11 năm 1982, sau cái chết của Leonid Brezhnev, Andropov được bầu làm Tổng bí thư Đảng Cộng sản và Tổng thống Liên Xô, vị trí mà ông đã nắm giữ cho đến khi qua đời chưa đây hai năm sau đó.

3. Nơi ở của thủ tướng; giống như “Nhà Trắng”, ở đây chỉ vị trí làm việc của chính phủ.

4. Rượu Sherry trong tiếng Tây Ban Nha là jerez và được đặt tên theo tên thành phố Jerez de la Frontera, nơi sản xuất thứ rượu sherry ngon nhất Tây Ban Nha; món hamburger rất ngon jabugo cũng được đặt tên theo tên của thành phố đã sản xuất ra loại bánh này đó là thành phố Jabugo; và món pho mát manchego có xuất xứ từ khu vực La Mancha. Ngoại trừ khu vực La Mancha, một phần trong khu vực tự trị thường được gọi là Castilla-La Mancha (ở miền trung Tây Ban Nha), các loại thức ăn khác đều có xuất xứ từ Andalusian (miền nam Tây Ban Nha). Seville là thủ đô của tỉnh Andalusian.


Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 12 Tháng Chín, 2013, 09:50:42 am
24

FIDEL VÀ NƯỚC PHÁP


Một nền giáo dục Pháp - Cách mạng Pháp - Victor Hugo và Những người khốn khổ
- Balzac và Tấn trò đời - Jean-Paul Sartre - Tướng Charles de Gaulle
- Regis Debray - Francois và Danielle Mitterrand - George Marchais - Gerald Depardieu


Ông có nói rằng khi còn là đứa trẻ, ông sống ở nhà một cô giáo Eufrasia Feliu ở Santiago, và ông được hưởng một “nền giáo dục Pháp”. Ông có cho rằng thời kỳ đó đã để lại dấu ấn mãi mãi trong cách ứng xử của ông?

Tất nhiên, chắc chắn là có rồi. Như tôi đã nói với ông, Eufrasia Feliu và gia đình cô ấy xuất thân từ Haiti; bố cô ấy đã có thời gian rất dài sống ở Haiti, hòn đảo láng giềng của chúng tôi và từng là thuộc địa của Pháp, vì vậy, trước cuộc khỏi nghĩa nô lệ năm 1791, đã xuất hiện một tầng lớp tư sản dòng dõi Pháp, và tầng lớp quý tộc nhỏ lớn lên ở đó, không hề pha trộn chút dòng máu Pháp nào. Tôi còn nhớ Josephine Beauharnais cũng là một nhà tư sản, nhưng bà ấy không phải xuất thân từ Haiti - bà ấy xuất thân từ Martinique - và bà ấy đã không cưỡng nổi mong muốn của Napoleon muốn biến bà ấy thành nữ hoàng. Napoleon trở thành hoàng đế đến khi ông ấy trượt xa - ngày càng xa khỏi những tư tưởng của cuộc cách mạng Pháp năm 1789 mặc dù trong con mắt của tầng lớp quý tộc mới nổi của châu Âu ông ấy chỉ là kẻ mạo danh.

Cả cô giáo và hai người em gái của cô ấy, một người là giáo viên dạy nhạc còn một người là bác sỹ, đều đã từng đến Pháp học, hoặc đến Haiti gì đó, họ tiếp thu được nền giáo dục rất nghiêm khắc của Pháp. Họ tôn trọng những nghi lễ và quy định của nền giáo dục đó và tuân thủ rất nghiêm ngặt. Tất cả đều nói chuyện tiếng Pháp với nhau. Và một phần của thứ ngôn ngữ đó đã ngấm vào tôi, bởi vì ở độ tuổi đó, trẻ con học ngoại ngữ rất nhanh. Cho đến bây giờ tôi vẫn còn nhớ một số từ học được từ thời đó - có lẽ tôi sẽ không bao giờ quên được: bonjour, bonsoir, fourchette, merci beaucoup... (xin chào, chúc ngủ ngon, cái dĩa, xin cảm ơn). Sau này khi đi học, tôi lại học tiếng Pháp, và tôi rất ngưỡng mộ cuộc cách mạng Pháp, vì vậy tôi đã học những khẩu hiệu chính trị mà những người cách mạng của năm 1789 đã nói với thế giới: Liberté, egalité, fraternité (Tự do, bình đẳng, bác ái). Lần đầu tiên trong lịch sử, cuộc đấu tranh giai cấp được các nhà triết lý, các nhà trí thức tiên đoán và khái quát hóa, và đó cũng là lần đầu tiên người ta nhắc đến ba khái niệm rất hoa mỹ và cách mạng đó. Người ta coi ba từ đó là lý tưởng mà loài người khao khát vươn tới. Không ai dám tranh cãi gì về chuyện này. Tuy nhiên, các nhà lý luận thì lại không nhận ra rằng, sự phát triển khách quan của xã hội mói sẽ không cho phép áp dụng ba nguyên lý đó.

Ngoài mấy từ đó, ông có cho rằng “nền giáo dục Pháp” có ảnh hưởng đến thái độ và thói quen của ông?

Cô giáo dạy nhạc của tôi, cô Pelen đã dạy chúng tôi cách cư xử. Cô ấy dạy chúng tôi cả trong bữa ăn - mặc dù chúng tôi ăn rất ít ở ngôi nhà đó! - chúng tôi cư xử rất đúng mực khi ngồi ở bàn ăn. Chúng tôi được dạy cư xử như vậy, theo cách cư xử của giai cấp tư sản. Chúng tôi học cách ăn với nhiều loại dao, dĩa và thìa, không nói chuyện khi miệng đầy thức ăn, không nhai khi miệng há, không được phát ra tiếng khi húp súp, không đặt tay lên bàn khi ăn, không nói chuyện khi ăn - những cách cư xử cơ bản dường như không hề tồn tại ở Biran.

Ở đất nước này, như tôi đã nói với ông, tôi sống gần như hoàn toàn tự do không hề có luật lệ cũng như những điều cấm kỵ gì cả - tôi suốt ngày ở ngoài trời, chơi bời, chạy nhảy, phá phách. Bố mẹ tôi hầu như bận cả ngày với công việc đồng áng, buôn bán không hề để ý gì đến chúng tôi, dạy chúng tôi cách cư xử, cách nghĩ, hầu như chúng tôi không bị cấm việc gì cả. Chính vì vậy, những quy định và hạn chế ở nhà người giáo viên đó dường như quá khắt khe với chúng tôi, như sự tra tấn đối với tôi.

Ở đây, tất cả mọi thứ đều như trái ngược hoàn toàn. Tôi vốn là người xuất thân từ nông thôn nhưng lại không ăn rau thường xuyên lắm. Sau này trong cuộc sống tôi mới nhận ra những giá trị to lớn của rau quả đối với cuộc sống và sức khoẻ của chúng ta.

Càng trưởng thành tôi càng nhận thấy “nền giáo dục lịch thiệp của Pháp” rất có ích với chúng tôi. Ngay cả khi ở Sierra mặc dù đời sống rất khó khăn do chiến tranh, chúng tôi vẫn cố giữ thái độ tốt, cư xử lịch thiệp, tôn trọng chính mình và tôn trọng người khác. Chúng tôi phải sống rất khó khăn trong các khu miền núi, nhưng không bao giờ hành động như những con người hoang dã.

Trong sự phát triển tri thức và trong việc hình thành các ý tưởng chính trị của ông, nền văn hoá Pháp có ảnh hưởng gì không?

Ồ, chắc chắn là có ảnh hưởng rất lớn rồi. Tôi đã kể với ông, trường tiểu học đầu tiên mà tôi theo học do hai anh người Pháp theo đạo Cơ đốc quản lý theo nguyên tắc La Salle 1. Mặc dù tôi hầu như chỉ theo học các trường của đạo Cơ đốc và hầu hết các giáo viên đều là người Tây Ban Nha rất có tinh thần dân tộc, thứ văn học mà họ dạy tôi cũng chủ yếu là văn học Tây Ban Nha - rất ít thứ liên quan đến Cuba. Nhưng với cá nhân tôi, ngay từ khi còn rất trẻ tôi đã đọc rất nhiều tác giả người Pháp và sau này có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển tri thức cũng như hiểu biết của tôi về thế giới, con người. Tác giả có ảnh hưởng đáng kể đối với tôi là Victor Hugo - cây đại thụ trong làng văn học, triết lý và chính trị. Ông ấy ủng hộ cuộc nổi dậy Công xã Paris, yêu cầu họ được ân xá. Ông ấy ủng hộ quyền bầu cử của phụ nữ.

Tôi đọc cuốn Những người khốn khổ của ông ấy từ khi còn là thanh niên, và nó đã có tác động rất lớn đối với tôi không phải chỉ bởi những lời lẽ hùng hồn mà còn bởi vì nó chứa đựng rất nhiều nội dung về chính trị, xã hội. Cuốn tiểu thuyết đó đã tác động gián tiếp đến cách nhìn nhận thế giới của tôi với những bất công của nó và việc cần thiết phải đấu tranh để xoá bỏ những bất công đó. Tôi nói “gián tiếp” là bởi vì tác giả của những tác phẩm chính trị như Mác có tác động trực tiếp, rất trực tiếp, trong khi đó văn học thì lại có tác động theo cách hoàn toàn khác. Cuốn Những người khốn khổ, và cuốn Đông-ki-xốt của Cervantes có thể coi là hai cuốn tiểu thuyết cố tác động lớn nhất đối với tôi. Tôi đặc biệt ấn tượng với những miêu tả chi tiết trong đó về trận đánh Waterloo.

Cách đây không lâu, Tổng thống Venezuela, Chavez cũng đã đọc hoặc cũng có thể là đọc lại cuốn Những người khốn khổ và trong các bài diễn văn trước công chúng, ông ấy trích dẫn rất nhiều đoạn của cuốn tiểu thuyết này. Chúng tôi đã nói chuyện rất nhiều về cuốn tiếu thuyết vĩ đại này, nó vẫn rất gần gũi với ngày nay, vì rất nhiều sự kiện chính trị xã hội ở châu Mỹ La-tinh đang diễn ra giống như nó đã từng diễn ra ở Pháp hồi đầu kỷ nguyên cách mạng công nghiệp giữa thế kỷ 19.

Ông đã đọc Honoré de Balzac, một tác giả vĩ đại khác của Pháp cũng vào giai đoạn đó chưa?

Rất nhiều, nhất là giai đoạn tôi bị cầm tù (1953-1955). Cho đến bây giờ tôi vẫn rất nhớ giai đoạn đó, bởi vì đó là khoảng thời gian tôi có nhiều thì giờ để đọc nhất. Tôi đọc liên tục mỗi ngày 15 giờ. Tôi đọc các bài viết về chính trị, sách lịch sử, tôi đọc các tác phẩm của Marti và rất nhiều các loại sách văn học và tiểu thuyết khác. Đó mới là trường đại học thực sự của tôi. Đó là “nhà tù sinh sôi” như lời một nhà văn đã nói 2.

Tôi còn nhớ đã đọc những tác phẩm của Balzac như Cha Goriot, Eugenie Grandet Đại tá Chabert, và bộ tiểu thuyết vô cùng nổi tiếng của ông ấy Tấn trò đời. Trước đó tôi đã đọc cuốn Miếng da lừa, câu chuyện rất thú vị về người đàn ông có thú vui quái dị với một miếng da động vật lạ đã cho anh ta ba điều ước nhưng rồi lại biến mất ngay 3.

Theo một số học giả, Các Mác thích phong cách hiện thực của Balzac, ông ấy rất ngưỡng mộ Balzac và đồng thời cũng rất ngưỡng mộ Cervantes với tác phẩm Đông-ki-xốt. Mác dự định sẽ viết một bài nghiên cứu phê bình tác phẩm Tấn trò đời của Balzac khi hoàn thành những nghiên cứu về kinh tế và chính trị. Trong tác phẩm Tuyên ngôn của Đảng cộng sản, người ta có thể thấy sự ảnh hưởng phong cách của Balzac - lời văn trong sáng, cách diễn đạt đơn giản nhưng rất thanh thoát và hiệu quả. Balzac viết các cuốn tiểu thuyết của mình bằng các bài báo gửi cho các báo có đông người đọc; ông ấy biết cách viết cho công chúng, cho số đông người đọc. Nếu không có sự ảnh hưởng của phong cách Balzac thì bản Tuyên ngôn kia của Mác đã không thành công với số lượng người đọc lớn như vậy. Một sự ngược đời đúng không? Bởi vì Balzac không phải là người theo chủ nghĩa Mác, và mặc dù ông ấy là một trong những tiểu thuyết gia đầu tiên phê bình giai cấp tư sản đang ngày càng lớn mạnh trong xã hội, nhưng ông ấy vốn là người theo chủ nghĩa quân chủ. Mong muốn lớn nhất của ông ấy là được nổi tiếng, được đứng vào hàng quý tộc - mặc dù nếu sống nhờ vào số tiền nhuận bút được trả thì có lẽ ông ấy sẽ chết đói. Đó là ước mơ lớn trong cuộc đời của Balzac và nó không liên quan gì đến những giá trị văn học cả, bởi vì rõ ràng Balzac - cùng với Dostoyevsky, Tolstoy, Galdos 4, và Victor Hugo - là một trong những tiểu thuyết gia châu Âu thế kỷ thứ 19 mà tôi ngưỡng mộ nhất.


----------------------------------------------------------
1. Tên viết tắt của Thánh John de la Salle, người Pháp có công sáng lập ra Hội những người anh em trường dòng Thiên Chúa cách đây hơn 300 năm - một kiểu mô hình trường học miễn phí dành cho con em lao động và những người nghèo đến học. Trẻ em đến đây học sẽ được dạy đọc, viết và được truyền thụ những giá trị của Thiên Chúa giáo để trở thành những người theo đạo Thiên Chúa tốt đẹp sau này. Hiện nay, mô hình trường này vẫn hoạt động tại Pháp.

2. Mario Mencia, La prision fecunda, Havana: Editora Politica, 1980.

3. Trích dẫn này không hoàn toàn chính xác. Người chủ của con lừa hoang được quyền ước bất cứ điều gì, và mỗi lần ước thì miếng da lại nhỏ đi, và đến khi miếng da không còn nữa thì ngưòi chủ cũng phải chết. Lúc đầu, người chủ ước hết điều này đến điều khác mà không để ý đến việc miếng da đang ngày càng nhỏ đi, nhưng miếng da càng nhỏ đi thì người chủ càng sống trong tình trạng khổ hạnh, có gắng không ước điều gì nữa bởi vì miếng da biến mất thì anh ta sẽ phải chết.

4. Benito Perez Galdo (1843-1920), tiểu thuyết gia người Tây Ban Nha, tác giả của cuốn Fortunata and Jacinta và nhiều cuốn tiểu thuyết khác; ở Tây Ban Nha, cuốn tiểu thuyết được biết đến nhiều nhất của ông là cuốn thiên trường tiểu thuyết về lịch sử Episodios Nacionales (Đoạn hồi dân tộc) với 46 tập. (Rất ít các tác phẩm của ông được dịch sang tiếng Anh mặc dù ông được coi là một trong những nhà tiểu thuyết vĩ đại nhất của Tây Ban Nha).



Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 12 Tháng Chín, 2013, 10:14:42 am
Ông còn ngưỡng mộ một tiểu thuyết gia người Pháp khác là Romain Rolland 1  đúng không?

Một tác giả tuyệt vời. Romain Rolland là người theo chủ nghĩa nhân văn, yêu chuộng hoà bình cao cả, và giọng văn của ông ấy không thể lẫn vào đâu được, ông ấy gặp Gandhi và trở thành người lãnh đạo phong trào chống bạo lực; ông ấy phản đối cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất, ông ấy bảo vệ nhà nước Liên Xô mói nổi lên. Romain Rolland rất yêu âm nhạc. Tôi đã đọc trọn bộ mười tập cuốn Jean Christophe của ông ấy. Đúng là một kiệt tác. Câu chuyện là sự minh chứng về loài người, bài học về tính nhân văn. Thật đáng xấu hổ là bây giờ không còn nhiều người nhớ đến ông ấy. Ngay cả ở Pháp người ta cũng không mấy quan tâm đến tác phẩm của ông ấy nữa.

Không, ngày nay người ta không còn đọc nhiều các tác phẩm của ông ấy. Vì ông rất quan tâm đến các sách viết về lịch sử, tôi muốn hỏi ông có biết nhiều về các nhà lịch sử Pháp thời cách mạng Pháp không?

Tôi có đọc cuốn Lịch sử chủ nghĩa xã hội của Cách mạng Pháp của tác giả Jean Jaures, lãnh tụ vĩ đại của phong trào cánh tả Pháp bị giết ngay trước thềm cuộc chiến thế giới thứ nhất 2. Còn một cuốn khác viết về lịch sử cuộc Cách mạng Pháp. Tôi còn nhớ tôi đã đọc cuốn đó trong thời gian chuẩn bị ôn thi tốt nghiệp đại học. Đó là tác phẩm Thiers, cũng mười tập nhưng không dày bằng cuốn của Jean Jaures 3. Sau này tôi mới nhận ra, Thiers không công nhận những người nổi dậy của Công xã Paris có sự ủng hộ của quân đội Đức trước đó đã chiếm thành phố Paris. Tôi còn đọc tác phẩm của Lamartine, tác giả thuộc phái bảo thủ với tác phẩm Lịch sử của những người Girondist, những người thuộc cánh hữu của cuộc Cách mạng 4.

Tôi quan tâm đến tất cả những gì liên quan đến vụ chấn động lớn trong hệ thống chính trị năm 1789, chiến thắng đầu tiên của phong trào nổi dậy của nhân dân trong lịch sử hiện đại. Trong rất nhiều thập kỷ, Pháp là nước cộng hoà duy nhất trong lịch sử thế kỷ thứ 19 của một châu Âu quân chủ, cả một châu lục thụt lùi. Nhưng chính sự khác biệt duy nhất về chính trị đó khiến nước Pháp bị tấn công và bao vây liên tục. Các nước còn lại muốn bóp chết quốc gia nổi dậy đó. Do nước Pháp đã làm cách mạng và đứng lên như một biểu tượng của tinh thần tự do, nên trong rất nhiều năm họ bị cô lập, bị các nước láng giềng theo chế độ quân chủ căm ghét.

Sau đó thì, người ta phải ghi nhớ rất rõ điều này trong đầu, cuộc cách mạng, như quỷ sa-tăng, đã xé xác cả con mình.

Nước Pháp còn cống hiến cho thế giới bài “La Marseillaise”, một trong những bài quốc ca hay nhất. Tôi không nhớ tên tác giả của bài hát đó là ai.

Rouget de Lisle 5.

Đúng rồi. Và chúng ta cũng không được phép quên rằng bài “Quốc tế”, một bài hát cổ vũ, vận động cách mạng - di sản của những người vô sản và những người cách mạng trên thế giới - cũng là tác phẩm của nước Pháp 6.

Ông có biết nhiều về các sử gia Pháp thời nay - chẳng hạn như những người theo trường phái Annales, chú trọng hơn tính trường kỳ và những sự kiện cũng như tình huống trong cuộc sống hàng ngày của người dân chứ không phải những việc làm lớn lao của một vài anh hùng trong huyền thoại?

Tôi luôn thích lịch sử, nhất là lịch sử về chiến tranh và các vấn đề quân sự. Hầu như tôi đọc tất cả những gì viết về Chiến tranh thế giới thứ hai. Nhưng tôi hoàn toàn không phải là chuyên gia về lịch sử địa lý, và tôi cũng không thể biết hết được các trường phái khác nhau. Tôi đã đọc rất nhiều các tác phẩm của các sử gia Liên Xô tiếp cận lịch sử theo phương pháp đó, thông qua cuộc sống hàng ngày rất cụ thể của người dân, và sự phát triển chậm chạp các phong tục.

Có một tác phẩm rất hay mà tôi mới đọc cách đây vài năm có thể thuộc trường phái mà ông vừa đề cập - đó là cuốn sách của sử gia Pháp hiện đại tên là Georges Duby, cuốn Lịch sử đời sống riêng tư gồm vài tập 7 được dịch sang tiếng Tây Ban Nha - cuốn sách vô cùng phong phú, kể lại từ thời Hy Lạp, La Mã chuyện quan hệ trong gia đình phát triển như thế nào, quyền của trẻ em, vai trò của bố mẹ, vị trí của người phụ nữ, các luật lệ và quy định vẻ hôn nhân, ly dị, vấn đề trong gia đình, chuyện tử vong và thừa kế... Đó là tác phẩm chung của nhiều nhà lịch sử trong đó, theo tôi được biết, chủ yếu là người Pháp.


----------------------------------------------------------
1. Romain Rolland (1866-1944), đoạt giải Nobel văn học năm 1915.

2. Jean Jaures (1859-1914) được bầu vào Hạ viện Pháp năm 1885, nhưng trong cuộc bầu cử sau đó thì thất bại. Sau thất bại này, ông quay lại làm công việc giảng dạy ở Trường Đại học Toulouse, nơi ông bắt đầu đọc về chủ nghĩa Mác và bắt đầu giác ngộ. Năm 1893, ông được bầu lại vào Hạ viện và lại bị thất bại trong cuộc bầu cử sau đó, có lẽ vì ông ủng hộ Dreyfus. Năm 1900, ông là nhà lãnh đạo của Đảng xã hội Pháp, lúc đó đã bắt đầu tham gia chính trường Pháp. Khi không còn nắm quyền, Jaures bắt đầu viết tác phẩm đồ sộ “Lịch sử xã hội chủ nghĩa của cuộc Cách mạng Pháp”. Trước Đại chiến thế giới thứ nhất, Jaure là người ủng hộ công khai một giải pháp ngoại giao cho mối hiểm hoạ của người Đức. Ông bị ám sát vào ngày 31 tháng 7 năm 1914 bởi một nhóm theo chủ nghĩa dân tộc.

3. Adolphe Thiers (1797-1877) là chính khách, nhà báo và nhà ngoại giao Pháp; ông là người sáng lập và là tổng thống đầu tiên của nền Đệ tam cộng hoà (1871-1873). Tác phẩm 10 tập mà Castro ám chỉ là tác phẩm Lịch sử cuộc cách mạng Pháp (Histoire de la Revolution Fiancaise).

4. Alphonse de Lamartine (1790-1869), nhà văn, nhà thơ chính khách người Pháp, được coi là nhà thơ lãng mạn Pháp đầu tiên; ông có ảnh hưởng lớn đến Verlaine và những người theo chủ nghĩa tượng trưng.

5. Claude-Joseph Rouget de Lisle (1760-1836), là một quan chức trong Đoàn kỹ sư Pháp. Khi còn nắm giữ chức vụ ở thành phố Strasbourg năm 1792 ông sáng tác tác phẩm “Khúc thánh ca chiến trận dành cho Quân đội Rhine” bài này đã được quân đội Marseilles hát trên đường tiến về Paris vào cùng năm đó. Do vậy, bài hát được gọi là “La Marseilles”, và năm 1879 trở thành quốc ca chính thức của nước Pháp.

6. Bài thơ trữ tình là của nhà thơ người Pháp Eugene Pottier (bài thơ được viết năm 1871 sau vụ đàn áp Công xã Paris) và phần nhạc được sáng tác bởi Peirre Degeyter, một nhạc sĩ ngưòi Bỉ, năm 1888.

7. Lịch sử đời sống cá nhân (Histoire de la vie Privee), những người biên tập xuyên suốt Philippe Aries và George Duby, dịch sang tiếng Anh bởi Arthur Goldhammer với tiêu đề Lịch sử đời sống cá nhân (History of private life) Cambridge, Mass: Belknap Press của Nhà xuất bản Đại học Harvard, 1987-1991. 5 tập lần lượt là: Tập 1, “Từ Pagan Rome đến Byzantium”, Paul Veyne biên tập; Tập 2, “Sự hé mở của thế giới trung cổ”, George Duby biên tập; Tập 3, “Cảm hứng của thời đại phục sinh”, Roger Chartier biên tập; Tập 4, “Từ lửa khói của cách mạng tới cuộc chiến vĩ đại”, Michelle Perrot biên tập; Tập 5, “Những điều bí ẩn trong nhận dạng thế giới hiện đại”, Antoine Prost và Gerard Vincent biên tập.



Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 12 Tháng Chín, 2013, 10:21:09 am
Ông có kỷ niệm nào đáng nhớ về triết gia người Pháp Jean-Paul Sartre không?

Tôi gặp Sartre năm 1960 khi ông ấy sang đây. Sartre đi cùng với Simone de Beauvoir. Tôi gặp họ rất ít; và chúng tôi có nói chuyện, giá mà tôi có nhiều thời gian nói chuyện với họ hơn. Ông ấy viết một cuốn sách rất thân thiện về đề tài Cuba có tên Huracán sobre el azúcar 1 gửi cho một tờ báo hàng ngày của Paris vào những năm đầu của Cách mạng.

Một trong những người đặt dấu ấn quan trọng trong lịch sử nước Pháp thế kỷ 20 là tướng Charles de Gaulle. Khi Cách mạng Cuba giành chiến thắng vào tháng 1 năm 1959, de Gaulle mới chỉ lên nắm quyền được vài tháng và ông ấy đang chuẩn bị thành lập Đệ ngũ cộng hoà. Có thể nói rằng, Cách mạng Cuba và nền Đệ ngũ cộng hoà của Pháp là những sự kiện đương thời - hai bên cùng chuẩn bị kỷ niệm lần thứ năm mươi 2. Ý kiến của ông về de Gaulle thế nào?

Mặc dù quan hệ của chúng tôi không được tốt do cuộc chiến Algeria, chúng tôi là những người ủng hộ người Algeria, nhưng tôi vẫn phải thừa nhận de Gaulle là con người vĩ đại. Nhưng cho dù ông ấy rất vĩ đại, có rất nhiều quyền lực nhưng rất khó để có thể tìm được một giải pháp cho vấn đề Algeria bởi vì ở đó có quá nhiều người đô hộ Pháp.

Tôi còn nhớ một trong những phẩm chất của de Gaulle với tư cách là một quân nhân: ông ấy hiểu thấu ý tưởng kết hợp tất cả các loại xe tăng và thành lập sư đoàn xe bọc thép, ông ấy biết trước được rằng người Pháp sẽ bị người Đức đánh bại vì mặc dù người Pháp có nhiều xe tăng hơn, nhưng người Đức lại thành lập các sư đoàn xe bọc thép.

Thứ hai, tôi ngưỡng mộ sự ngoan cường và thách thức của ông ấy với nước Mỹ, những người nói tiếng Anh và cả thế giới này. Ông ấy đưa nước Pháp tránh khỏi cuộc chiến khủng khiếp mà lẽ ra người Pháp bị tổn thất ít hơn người Đức và người Ý. Ông ấy đã gìn giữ được truyền thống, niềm tự hào dân tộc, và ý chí ngoan cường của người Pháp. Thế rồi, vào năm 1958 xuất hiện nguy cơ một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng do cuộc chiến Algeria mang lại, nguy cơ một vụ đảo chính lật đổ, nguy cơ đedoạ..., và người Algeria đã kêu gọi de Gaulle: “Xin ông hãy đến đây giúp chúng tôi thoát khỏi tình huống này”. Và ai có thể làm việc đó? Chỉ có de Gaulle bởi vì ông ấy có uy tín rất lớn.

Năm 1971, ông ấy phản đối người Mỹ khi Tổng thống Nixon quyết định ngừng việc chuyển đồng đô la sang vàng, ông ấy biết rằng việc phát hành tiền mà không có sự hỗ trợ của vàng là kiểu đặc quyền đặc lợi thái quá. De Gaulle đã làm được những việc lớn cho nước Pháp - với việc chống lại chủ nghĩa Phát xít, vào cuối cuộc chiến tranh, ông ấy đã dành cho Pháp vị trí thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc cùng với bốn thành viên khác. Với uy tín lớn mà nước Pháp giành được trong chiến tranh, phần lớn đó là do công của de Gaulle mang lại, người Pháp đã rất nỗ lực và sản xuất được bom nguyên tử. Không ai có thể cấm được họ làm việc đó vào thời điểm đó, việc làm mà ngày nay các nước còn lại đều bị cấm. Tất nhiên là Israel, đồng minh thân cận của Mỹ và là kẻ thù của các nước A-rập thì được hỗ trợ trở thành một cường quốc hạt nhân.

De Gaulle là một thiên tài, và vị trí của ông ấy không bao giờ thay đổi. Đó là những gì tôi có thể nói về de Gaulle, một nhân vật lịch sử xuất chúng, ông có thể đồng tình với ông ấy hoặc không, nhưng ông ấy vẫn có vai trò to lớn mang tầm vóc lịch sử với nước Pháp. Nhưng ai đã từng đọc lịch sử nước Pháp - và chúng tôi cũng đã đọc rất nhiều lịch sử của họ vì lý do này hoặc lý do khác, vì vai trò mà họ đảm đương trong rất nhiều thế kỷ - và bây giờ họ vẫn đảm đương - vai trò cực kỳ quan trọng... - sẽ nhận ra một de Gaulle của cuộc nổi dậy, một de Gaulle đã thành lập nền Đệ ngũ cộng hoà Pháp, một de Gaulle đã cứu nước Pháp một lần nữa... mặc dù tôi cũng không rõ ông ấy đã làm những gì để cứu nước Pháp, ông ấy đã cứu nó khỏi cái gì, bởi vì người Pháp các ông luôn có rất nhiều các cuộc khủng hoảng chính trị, và có thời gian cứ 6 tháng các ông lại có một chính phủ mới.

Đó là thời gian của nền Đệ tứ cộng hoà, từ 1944 - 1958.

Đã có những sai lầm trong thời Hitler và chủ nghĩa Phát xít khi đi xâm lược Ruhr và vô số các nơi khác, việc thôn tính Áo khi Hitler không có đủ sức mạnh và Hội đồng tướng lĩnh thì phản đối quyết định đó, việc thôn tính Sudetenland sau hiệp ước thất bại ở Munich năm 1938. Tất cả những việc làm đó lẽ ra Hitler đã có thể tránh. Và rồi Hitler tấn công nước Pháp bằng đội quân xe tăng, đúng như những gì mà de Gaulle lo sợ.

De Gaulle có nhắc đến điều này trong một cuốn sách 3.

Cuốn đó viết về các sư đoàn xe bọc thép. Người Pháp có xe tăng và sử dụng nó hỗ trợ cho bộ binh; người Đức thì không làm như vậy, không còn gì khủng khiếp hơn khi người ta để cho xe tăng đi đằng sau bộ binh! Người Nga hiện nay cũng đã có các sư đoàn xe bọc thép, nhưng xét khía cạnh quân sự, thì sai lầm của họ nằm ở chỗ khác.

Nhưng de Gaulle vẫn có khả năng chỉ huy đội quân chiến tranh của mình từ nước Anh mà không cần đến những người liên minh đến từ nước Mỹ vì ông ấy không chịu khuất phục trước họ. Nhờ de Gaulle mà nước Pháp có được vai trò là một cường quốc, và de Gaulle không phải là người cánh tả, ông ấy không phải là người theo chủ nghĩa xà hội, de Gaulle chỉ là một người Pháp yêu nước, một người lính với những ý tưởng chiến lược.

Nhưng chuyện gì đã xảy ra năm 1968 khi xuất hiện nguy cơ bất ổn? De Gaulle sang Đức, nơi có quân Pháp đóng quân để đảm bảo sự ủng hộ của họ nhằm dập tắt bất kỳ âm mưu nổi dậy nào. Đó là cách nhìn nhận của tôi, và tôi không đồng tình với cách làm đó.


-----------------------------------------------------------
1. Xã luận Prometeo, bằng tiếng Pháp, Ouragan sur le surce; bằng tiếng Anh Sartre or Cuba, Westport, Conn: Nhà xuất bản Greenwood, 1974, tái bản ở New York: Ballantien, 1961 bản dịch nguyên gốc tiếng Anh (không có tên dịch giả nào được cung cấp). Theo nhà viết tiểu sử kiêm nhà phê bình Andrew Leak (Luân Đôn: Reaktion Books, 2006, trang 113-114), một loạt 16 bài báo được viết bởi Sartre trong khi ông và de Beauvoir ở Cuba vào tháng 2 - tháng 3 năm 1960; những bài báo này được “gọt giũa” và được trích dẫn từ bản gốc 1.100 trang bởi nhà báo của hãng France-Dimanche (Nước Pháp Chủ nhật) Claude Lanzmann và xuất hiện trên France-Soir (Đêm nước Pháp) tháng 6 và tháng 7 năm 1960; sau đó các bài báo này được xuất bản thành sách năm 1961.

2. Ngày 8 tháng 1 năm 1959, cùng ngày Fidel Castro tiến vào Havana trong chiến thắng của Cách mạng, de Gaulle nhậm chức tổng thống đầu tiên của nền Đệ ngũ cộng hoà.

3. Trong bản gốc của cuốn sách này bằng tiếng Tây Ban Nha, tác giả trích lời Charles de Gaulle, Vers V'armee de metier, Paris: Berger-Levrault, 1934; bản tiếng Anh Quân đội của tương lai, Luân Đôn/Melbourne: Hutchison, 1940/ New York: Lippincott, 1940. Trong lần tái bản thứ ba mà Ramonet hoạc Castro trích dẫn, Le Fil de V'epee (Paris, Berger-Levrault, 1932), được dịch sang tiếng Anh The Edge of the Sword (Lưỡi gươm) bởi Frank L. Dash (London, New York: Hutchinson & Co., 1945). Dịch giả cho rằng, lần trích dẫn thứ hai nay là sai, bởi vì chú thích của cuốn đầu là nghiên cứu trong “quân đội hiện đại” và các chiến lược, công nghệ mới, các sư đoàn xe bọc thép của nó... trong khi cuốn thứ hai không có nội dung ăn khớp ở đây.



Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 12 Tháng Chín, 2013, 10:35:55 am
Người Pháp mà ông biết rõ nhất có lẽ là Regis Debray đúng không?

Tôi biết rất nhiều người Pháp, những người có phẩm chất vĩ đại như nhà nông học Andres Voisin, chuyên gia về cây cỏ mà tôi đã nói đến rồi. Ở Cuba, chúng tôi rất ngưỡng mộ ông ấy. Ông ấy đã qua đời ở đây trong một chuyến thăm. Đối với chúng tôi, ông ấy là người thầy tuyệt vời; tôi đọc tất cả các sách của ông ấy viết về việc trồng cỏ, nuôi gia súc và phân bón. Những cuốn sách của học giả người Pháp mà chúng tôi hiểu rất rõ này được xuất bản ở đây - hàng chục nghìn bản sao đã được bán ra. Đất nước chúng tôi nợ ông ấy rất nhiều.

Một nhân cách Pháp khác mà tôi cũng biết rất rõ, đó là thuyền trưởng Jacques-Yves Cousteau, nhà hải dương học vĩ đại. Ông ấy đến đây rất nhiều lần, khám phá bờ biển của chúng tôi trên con tàu nổi tiếng mang tên Calypso, ông ấy rất thích Cuba và luôn có thái độ thân tình với chúng tôi; ông ấy thể hiện sự chung thuỷ lớn lao với chúng tôi. Tôi đã có nhiều dịp nói chuyện với ông ấy. Tôi được ưu tiên đặc biệt chia sẻ những mối quan ngại của ông ấy về những nguy cơ đối với môi trường. Chúng tôi đã học được ở ông ấy rất nhiều. Cousteau đã quay vài cuốn phim tài liệu nổi tiếng của ông ấy ở Cuba, ông ấy là người bảo vệ nhiệt thành di sản thiên nhiên của nhân loại. Một nhà sinh thái vĩ đại. Cái chết của ông ấy năm 1997 là sự mất mất lớn lao đối với hành tinh của chúng ta.

Trước đó, một nhà nông học cũng rất nổi tiếng của Pháp là René Dumont cũng có đến đây, nhung ông ấy lại viết những bải phê bình rất gay gắt việc cải cách ruộng đất ở Cuba.

Dumont phê bình tất cả mọi người, đặc biệt là những nước thuộc Thế giới thứ ba. Ông ấy cho rằng cải cách ruộng đất ở mọi nơi đều thất bại. Ông ấy có sang đây vào thời gian đầu của cuộc Cách mạng, tôi có nói chuyện với ông ấy vì vào thời điểm đó tôi rất quan tâm đến vấn đề nông nghiệp, ông ấy là con người rất tự tin nhưng không có khiếu hài hước mặc dù có những phát hiện của ồng ấy mà ngày nay chúng ta gọi là sinh thái - vào thời điểm đó thì những phát hiện của ông ấy là khá xuất sắc. Nhưng ông ấy không phải là con người có tính xây dựng. Thực ra, những tiên đoán, vốn rất tiêu cực của ông ấy, không hề phù hợp với chúng tôi.

Trở lại với Regis Debray. Ông gặp ông ấy thế nào?

Ông ấy đến đây trong chiến dịch xoá mù chữ hồi đầu những năm 1960. Debray tình nguyện tham gia chiến dịch đó và ông ấy đi khắp nước. Sau đó ông ấy quay lại Pháp, và tôi nghĩ ở đó ông ấy đã trở thành giáo sư triết học. Ông ấy viết những tài liệu phân tích quá trình cách mạng diễn ra ở Cuba khiến rất nhiều các đồng chí của chúng tôi quan tâm  . Các tài liệu của ông ấy được dịch và phát hành rộng rãi ở Cuba. Tôi đọc những bài viết đó với sự quan tâm lớn. Sau này, ông ấy có quay lại và chúng tôi lại nói chuyện, ông ấy ở lại đây giúp đỡ chúng tôi.

Ông ấy được huấn luyện quân sự ở đây phải không?

Việc đó được làm tình nguyện với những đồng chí của chúng tôi muốn được huấn luyện chút ít về kiến thức quân sự. Nhưng ông ấy là một trí thức, một nhà trí thức đặc trưng của Pháp, ông ấy rất ôn hoà - Debray sẽ không tham gia chiến đấu. Tôi nói chuyện với ông ấy rất nhiều. Ông ấy là người có giáo dục và rất có văn hoá. Ông ấy muốn giúp đỡ chúng tôi. Như tôi đã nói, chúng tôi cử ông ấy sang Bolivia để chuẩn bị cho Che đặt chân tới đó, thu thập thông tin, bản đồ về khu vực mà các tổng sở chỉ huy của chúng tôi sẽ được đặt. Và rồi, ai cũng biết, ông ấy bị bắt làm tù binh. Chúng tôi đã huy động, vận động bạn bè của chúng tôi trên toàn thế giới để ông ấy được thả tự do. Và ông ấy đã được thả.

Sau này, ông ấy còn sang Chile tham gia cuộc cách mạng của phong trào Unidad Popular. Và rồi - lúc đó với tư cách là cố vấn cho Tổng thống Mitterrand - tôi đã nói với ông rằng, ông ấy đến đây yêu cầu chúng tôi thả tay thi sĩ giả tạo, tên giả vờ bị bại liệt Armando Vallandares.

Ông có gặp Tổng thống Mitterrand không?

Lần đầu tiên tôi nói chuyện với ông ấy là ở Chile vào tháng 11 năm 1971 cùng với Salvador Allende. Hai người họ đã biết nhau từ thời Quốc tế cộng sản.

Mấy tháng trước đó, Mitterrand đã được bầu làm Tổng thư ký Đảng xã hội Pháp, và ông ấy bắt đầu có quan hệ gần gũi hơn với Đảng cộng sản Pháp lúc đó đang rất mạnh, và ông ấy vận động những người cộng sản tham gia chiến dịch quốc tế phản đối chiến tranh Việt Nam. Ông ấy đã thể hiện tinh thần đoàn kết của mình với nhân dân Cuba.

Ấn tượng của ông với ông ấy là gì?

Ông ấy là con người có nhân cách lớn, rất có văn hoá và thông minh. Mitterrand là nhà lãnh đạo với rất nhiều kinh nghiệm chính trị và sự khôn ngoan sắc sảo. Vào thời điểm đó, ông ấy đã bắt đầu thực hiện chiến dịch vận động trường kỳ và mười năm sau thì ông ấy trờ thành tổng thống. Chúng tôi đã xây dựng được quan hệ rất tốt với nhau.

Ông có gặp ông ấy lần nào khác nữa không?

Chúng tôi mời ông ấy sang Cuba và Mitterrand đến cùng với Danielle, vợ mình vào năm 1974. Họ đi thăm đất nước, chứng kiến những gì chúng tôi đang làm ở đây: các chương trình giáo dục, y tế, các sáng kiến xã hội. Chúng tôi nói chuyện hàng chục giờ. Một năm trước đó thì thảm hoạ ở Chile xảy ra cùng với cuộc cách mạng Hoa cẩm chướng ở Bồ Đào Nha. Ông ấy đã tiến hành một chiến dịch tranh cử xuất sắc và thắng áp đảo đối thủ Valery Giscard d’Estaiing của phe cánh hữu tới 49%. Tôi nghĩ vào thời điểm đó ông ấy đã bắt đầu nghĩ đến ý tưởng tạo sân chơi cho tất cả các phe nhóm và đảng phái cánh tả.

Ông ấy đã làm chuyện đó và thắng cử năm 1981. Sau đó, ông có gặp lại ông ấy trên cuơng vị là tổng thống không?

Ông ấy được bầu làm tổng thống và quan hệ hai nước trở nên gần gũi hơn. Đó là bước đi tích cực. Minh chứng cho tình hữu nghị đó là ông ấy đã gửi con gái mình, Mazarine, đứa con gái của một tình hữu nghị khác sang đây. Cô bé đến Cuba vào năm 1991, tôi có gặp và nói chuyện với Mazarine tại nơi ở của đại sứ Pháp Jean-Raphael Dufour một nhà ngoại giao dũng cảm đã có công cứu sống Tổng thống Haiti Aristide trong vụ đảo chính ở Haiti vào tháng 9 năm 1991.

Tôi gặp lại Mitterrand trong chuyến thăm đến Pháp vào tháng 3 năm 1995. Lúc đó tôi đang trên đường trở về từ Hội nghị thượng đỉnh thế giới về phát triển xã hội tổ chức ở Copenhagen, và UNESCO, trụ sở ở Pháp, đã mời tôi tham dự. Mặc dù vậy, Mitterrand, bất chấp sự phản đối của phe cánh hữu - lúc đó là thời gian của sự “chung quyền”, có nghĩa là thủ tướng của ông ấy (Edouard Baladur) là người của phe cánh hữu đối lập - vẫn tiếp đón tôi với tư cách là vị khách của Nhà nước cộng hoà.



Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 12 Tháng Chín, 2013, 10:45:05 am
Chưa đầy một năm sau thì ông ấy qua đời. Ông cảm thấy con người ông ấy thế nào?

Lúc đó tôi nhận thấy ông ấy rất bệnh và mệt mỏi. Nhưng thực sự ông ấy là con người vô cùng chính trực và có nhân cách. Bất chấp những lời chỉ trích từ giới báo chí, ông ấy vẫn nồng nhiệt chào đón tôi và tổ chức một bữa tiệc chiêu đãi tôi ở Điện Élysee; bữa tiệc đó rất vui vẻ và thân tình. Lúc đó Mitterrand đã có kìm nén nỗi đau do bệnh tật.

Cuối bữa tiệc, khi chúng tôi đang nói lời chia tay ở chân cầu thang Điện Elysee thì Danielle bất chấp nghi lễ ngoại giao quay sang ôm và hôn cả hai gò má tôi. Trời đất, và cô ấy bị chỉ trích vì cử chỉ thân thiện đó! Báo chí thật ác độc.

Danielle cũng rất thân tình khi đón tôi tại nơi ở riêng của Mitterrand ở đường Bievre trong khu La-tinh, và từ đó chúng tôi đi dạo trên các đường phố nhỏ ra sông Seine, đi quanh nhà thờ Đức bà Paris đến khu văn phòng France-Libertés 1 gần đó.

Và đó là lần đầu tiên ông đến Paris?

Đố là lần đầu tiên và tôi muốn thăm tất cả mọi thứ - Ngục Bastille, Tuileries, quảng trường Concorde - bởi vì tôi nhớ rất rõ các sự kiện liên quan đến Cách mạng Pháp... Và tất nhiên là tôi thăm cả các công trình vĩ đại ở Paris: Tháp Eiffel, Nhà thờ Đức bà, Khải hoàn môn, Đại lộ Champs Élysee. Tôi được bộ trưởng văn hoá của Mitterrand đưa đi thăm bảo tàng Louvre.

Người đó là Jack Lang.

Đúng vậy, ông ấy cũng là một người bạn của Garcia Marquez. Tôi còn được đưa đi thăm Chủ tịch Quốc hội Pháp lúc đó là Philippe Seguin. Ngoài ra, tôi còn có một cuộc họp với các doanh nhân ờ tòa nhà l”Amerique Latine và gặp gỡ với rất nhiều người bạn Cuba ở Pháp.

Francois qua đời mười tháng sau chuyến thăm của ông, vào ngày 8 tháng 1 năm 1996. Ông có sang dự đám tang ông ấy không?

Tôi được mời tham dự và tôi có sang. Tôi còn có cơ hội được gửi lời chia buồn cá nhân tới Danielle mặc dù lúc đó cô ấy như người mất trí. Tôi tham dự các nghi lễ tôn giáo ở Notre-Dame Chathedral (Nhà thờ Đức bà). Rất ấn tượng. Có tới hàng chục các nhà lãnh đạo của nhà nước và chính phủ tới tham dự. Có cả vị Tổng thống mới của nước Pháp, Jacques Chirac, Boris Yeltsin, vua Juan Carlos, Hoàng thân Norodom Sihanouk của Cam-pu-chia, và Phó Tổng thống Mỹ Al Gore, người đã bị Bush cướp mất chiến thắng trong các cuộc bầu cử năm 2000.

Theo nghi thức ngoại giao, tôi được xếp ngồi hàng ghế đầu cách Thủ tướng Đức Helmut Kohl không xa, ông ấy khóc sướt mướt trong suốt buổi lễ. Mặc dù ông ấy là người của phe cánh hữu, một người Dân chủ-Thiên Chúa, nhưng ông ấy vẫn có quan hệ rất gần gũi với Mitterrand, hai người đã mang lại quan hệ thân cận giữa Paris và Berlin - họ đã bỏ lại đằng sau rất nhiều những nỗi căm hờn chiến tranh trong quá khứ giữa hai nước.

Như vậy là ông biết Danielle Mitterrand khá rõ đúng không?

Cô ấy là con người tuyệt vời. Một người nhiệt tình, độ lượng và đấu tranh không mệt mỏi cho công bằng trên toàn thế giới. Tôi ngưỡng mộ và tôn trọng cô ấy rất nhiều vì tất cả những gì cô ấy đã làm và đang làm. Danielle đến Cuba rất nhiều lần. Cô ấy hiểu rất rõ cuộc Cách mạng của chúng tôi và phong trào cách mạng của rất nhiều nước châu Mỹ La-tinh khác. Cô ấy rất quan tâm đến những gì diễn ra ở Venezuela, Brazil, Bolivia. Và cũng như ông, cô ấy đã từng đến Chiapas; cô ấy rất muốn đến đó chứng kiến những gì mà người bản địa ở đó đang làm, và Danielle đã nói chuyện với Phó Tổng tư lệnh Marcos.

Cô ấy có bao giờ để nghị ông xem xét vụ việc người nào đó bị cầm tù ở đây không?

Có. Chúng tôi thành lập một phái đoàn bao gồm đại diện của các hội đoàn quốc tế do cô ấy dẫn đầu xem xét bất kỳ vụ việc nào - có tới mấy chục vụ - mà họ quan tâm, họ hoàn toàn tự do và có thế đến thăm bất cứ nơi nào họ muốn. Chúng tối không hề gây khó khăn cho họ bởi vì tôi biết họ hành động hoàn toàn công tâm vì lòng vị tha.

Có những trường hợp chúng tôi có thể đáp ứng được yêu cầu của họ. Ông sẽ phải hỏi người khác nếu muốn có danh sách những người được hưởng lợi từ kết quả chuyến thăm đó. Sau này, họ có công bố một báo cáo rất khách quan, công bằng hoàn toàn trái ngược với những lời buộc tội, tấn công chúng tôi liên quan đến vấn đề đó.

Danielle luôn luôn ủng hộ Cuba - cô ấy đã thể hiện tinh thần đoàn kết lớn lao với nguời Cuba.

Tổ chức mà cô ấy sáng lập (Tổ chức France-Libertés) đã có rất nhiều hành động thể hiện tinh thần đoàn kết với chúng tôi. Chúng tôi đã nói chuyện với cô ấy rất nhiều. Và tôi có thể khẳng định với ông rằng cô ấy có nhân cách rất lớn. Chắc ông cũng biết về con người cô ấy rồi - cô ấy luôn nói những gì mình nghĩ, không hề vòng vo. Có những khi cô ấy thẳng thắn thể hiện quan điểm khác biệt với chúng tôi. Cô ấy nói ra những điều mình không đồng tình rất thẳng thắn. Danielle luôn lắng nghe người khác với thái độ tôn trọng bói vì cô ấy là con người thật thà và chân thành.

Ông cũng biết Georges Marchais, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Pháp phải không?

Đúng, Georges Marchais đến Cuba khá thường xuyên. Hầu như năm nào ông ấy cũng đến đây nghỉ hè cùng với vợ, Liliane, và bọn trẻ nhà ông ấy. Hồi đó tôi còn thích đi săn, và tôi đã mời ông ấy đi săn cùng tôi ở khu vực bờ biển phía Nam, không xa thành phố Trinidad lắm. Chúng tôi có cơ hội nói rất nhièu chuyện. Lần nào đến ông ấy cũng mang quà cho tôi bằng những chai rượu Pháp rất ngon, cả pho mát và đôi khi là cả nước hoa foie gras. Rượu, pho mát và nước hoa Pháp là những thứ nổi tiếng thế giới. Rất ngon! Rất đa dạng! Và mùi rất tuyệt vời!

Có lần tôi hỏi ông ấy, “Các ông dự định sẽ làm gì khi lên nắm quyền?”. Và ông ấy nói, “Chúng tôi sẽ quốc hữu hoá một số ngân hàng và một số tập đoàn lớn”. Tôi nói với ông ấy là đừng nghĩ đến chuyện quốc hữu hoá ngành nông nghiệp. Cứ để cho các nhà sản xuất nhỏ tự do làm ăn, đừng động đến họ. Nếu không, ông sẽ phải nói lời tạm biệt với rượu ngon, pho mát ngon và nước hoa foie gras thơm.

-----------------------------------------------------------
1. Năm 1986, Danielle Mitterrand (sinh năm 1924) thành lập tổ chức Nước Pháp-Tự do, một tổ chức ủng hộ nhân quyền. Tổ chức này ủng hộ các sáng kiến phát huy quyền công bằng, giáo dục, chăm sóc sức khoẻ, hỗ trợ các chiến dịch cứu trợ nhân đạo, hành động chống lại tất cả các hình thức tra tấn, đấu tranh chống nghèo đói và áp bức xã hội. Tổ chức này được thành lập trên cơ sở hợp nhất của 3 tổ chức nhân quyền trước đó. Trụ sở của tổ chức đặt tại số 22 đường Milan, Paris.


Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 12 Tháng Chín, 2013, 10:48:36 am
Còn một người khác cũng thích rượu ngon đó là người bạn của ông, diễn viên Gerard Depardieu đúng không?

Depardieu thích tất cả những gì vui vẻ trong cuộc sống. Cậu ấy là người nhiệt tình. Tôi chưa thấy ai nhận ra rượu ngon nhanh như cậu ta. Cậu ta có cái lưỡi và cái mũi thật tuyệt vời. Depardieu cũng là một nhà sản xuất rượu; cậu ta sở hữu một xưởng sản xuất rượu ở miền Nam nước Pháp và loại rượu cậu ta sản xuất ra có tên là “President”, tôi nhớ không nhầm là như vậy. Rượu cậu ta sản xuất cũng rất ngon mặc dù tôi thích loại vang đỏ hơn.

Từ năm 1992, Depardieu đến đây khá thường xuyên cùng với người bạn (Gerald) Bourgoin, là một doanh nhân rất thích và am hiểu các loại máy bay và các trận đua Paris-Dakkar. Cậu bạn này đã sống sót một cách diệu kỳ sau rất nhiều vụ tai nạn. Chúng tôi khuyến khích cậu ta, cùng với Depardieu đầu tư vào ngành dầu khí ở đây. Đó là vào thời kỳ khó khăn đặc biệt. Mặc dù chúng tôi cũng như hai người bọn họ không có nhiều kiến thức về lĩnh vực này nhưng chúng tôi đã học hỏi và gặt hái được một số thành công. Hiện tại chúng tôi vẫn duy trì liên doanh đó.

Khi ở Pháp năm 1995, ông có đi thăm Bourgogne cùng với Gerald Bourgoin đúng không?

Đúng vậy, chúng tôi đi cùng cậu ta đến thăm một thị trấn nhỏ tên là Chailley, gần Auxerre. Chúng tôi đến thăm cơ sở sản xuất của cậu ta và toàn bộ khu vực Burgundy rất tuyệt vời. Sau đó chúng tôi đi thăm khu vực Chabris, nơi sản xuất ra loại rượu vang trắng ngon nhất thế giới, chúng tôi nói chuyện với nông dân ở đó. Đó là chuyến thăm ngắn nhưng rất vui vẻ, ấm áp.

Để chấm dứt những ký ức hồi tưởng về nước Pháp và người Pháp, tôi muốn ông nói chuyện về Jean-Edern Hallier, một nhà văn hiện đại đã qua đời, người sinh thời đã rất thông cảm với ông và đã từng viết một cuốn sách rất hay về ông và Cuba 1. Ông còn nhớ ông ấy không?

Tất nhiên là tôi nhớ! Tôi nhớ ông ta rất rõ - Jean-Edern Hallier đến đây năm 1990. Trước đó ông ta đã viết một cuốn sách mà tôi rất thích, đó là cuốn The Madman’s Gospel (Chân lý của kẻ điên)  . Ông ta là cây bút luận chiến rất tài tình, tác giả của những cuốn sách nhỏ có sức chiến đấu rất lớn. Con người có trí tưởng tượng vô cùng phong phú, có khả năng khích động quần chúng thực sự. Chúng tôi đều là những người mang trong mình dòng máu Celtic - cha tôi là người sinh ra ở Galicia, ông ta rất tự hào vẻ nguồn gốc của mình, một tay nổi loạn không hề khoan nhượng với bất kỳ ai. Tôi rất ấn tượng với nhân cách của ông ta. Chúng tôi đã nói chuyện rất nhiều giờ, có một đêm chúng tôi đã thức trắng để nói chuyện. Jean-Edern Hallier rất thân thiện và thể hiện tinh thần đoàn kết lớn lao với chúng tôi. Khi nghe tin ông ta bị mù, chúng tôi rất buồn. Và rồi năm 1997, ông ta qua đời. Thật đáng tiếc - ông ta còn trẻ và rất tài năng.


----------------------------------------------------------
1. Jean-Edern Hallier (1936-1997) Fidel Castro: Conversation au clair de lune, Paris: Mesidor, 1990.


Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 12 Tháng Chín, 2013, 01:55:37 pm
25

CUBA VÀ CHÂU MỸ LA-TINH


Phó Tổng tư lệnh Marcos - Những cuộc nổi dậy của người dân bản xứ
- Evo Morales - Hugo Chavez và Venezuela - Vụ đảo chính chống Chavez
- Những nhà lãnh đạo quân sự tiến bộ - Kirchner và biểu tượng của Ác-hen-ti-na - Lula và Brazil


Thưa Tổng Tư lệnh, tôi muốn hỏi ông vài câu hỏi về Phó Tổng tư lệnh Marcos. Tháng 1 năm 2004 kỷ niệm mười năm vụ nổi dậy Zapatista ở Chiapas nhân dịp thực thi Hiệp định thuơng mại tự do giữa Mêhicô, Mỹ và Canada (NAFTA). Tôi muốn biết ý kiến của ông về con người lập dị đã từng rất nổi tiếng trong phong trào chống toàn cầu hoá 1. Ông có biết ông ta và đã từng đọc các bài viết của ông ấy chưa?

Tôi không thể đánh giá ông ấy nhưng tôi đã đọc vài tài liệu viết về Marcos 2, và những gì ông vừa nói về Marcos rất thú vị; nó giúp tôi hiểu về nhân cách con người ông ấy và lý do vì sao ông ấy tự trao cho mình danh hiệu phó tổng tư lệnh... Trước đó, tất cả những ai phát động một cuộc chiến hoặc một chiến dịch ở châu Mỹ La-tinh đều được coi là một vị tướng. Kể từ khi Cách mạng Cuba thành công, chúng tôi vẫn có lệ coi các nhà lãnh đạo là các “tư lệnh”. Đó là cấp hàm mà tôi đã từng có khi chúng tôi trở về Granma. Vì tôi là người đứng đầu của một đội quân nổi dậy quy mô nhỏ - chúng tôi không thể dùng từ “tổng chỉ huy các lực lượng du kích” - tôi bắt đầu được gọi là tổng tư lệnh (Nguyên văn tiếng Tây Ban Nha: comandante en jefe). Tư lệnh là cấp hàm khiêm tốn hơn trong quân đội truyền thống, và nó có một lợi thế là - người ta có thể thêm vào đó từ jefe (trong tiếng Anh là in chief - tổng), và chúng tôi đã làm như vậy.

Kể từ thời gian đó không còn phong trào cách mạng nào sử dụng cấp hàm tướng. Tuy nhiên, Marcos tự coi mình là “phó tư lệnh”. Tôi không hiểu rõ ý nghĩa đó lắm, tôi nghĩ đó cũng là cách thể hiện sự khiêm tốn.

Đúng, ông ấy có nói, “Tư lệnh là của nhân dân; tôi là phó tư lệnh, bởi vì tôi làm theo mệnh lệnh của nhân dân”.

Cần phải được giải thích: ông ấy là phó tư lệnh của tư lệnh nhân dân... Đúng vậy. Trong cuốn sách viết về cuộc đối thoại của ông với ông ấy, tôi đã biết được rất nhiều chi tiết, những ý tưởng, khái niệm của ông ấy... cuộc nổi dậy của ông ấy vì người dân bản xứ; tôi rất vui khi nghe được thông tin như vậy nói về ông ấy trong bối cảnh tình hình ở Chiapas.

Chắc chắn là ông ấy đã rất mạo hiểm khi thực hiện chuyến đi đó. Đã có tranh cãi về việc làm như vậy có đúng hay không, nhưng dù sao tôi cũng rất quan tâm đến việc làm đó...

Ý ông đang nói đến “chuyến đi vì hoà bình” mà Marcos đã thực hiện vào tháng 4 năm 2001 3.

Đúng vậy. Tôi đã theo dõi toàn bộ sự việc đã ở Marcos, tôi nhận thấy một nhân cách chính trực; ông ấy là con người chính trực, rất sáng tạo và tài năng. Marcos là một nhà trí thức từ khi người ta còn biết rất ít về ông ấy. Tôi cũng không được biết nhiều, nhưng điều đó không quan trọng; quan trọng là những ý tưởng của một con người, tính kiên trì của ông ấy, những kiến thức mà một chiến sĩ cách mạng cần phải có.

Tôi hiểu làm thế nào mà một Marcos - hay hai, thậm chí là một trăm - có thể xuất hiện được, bởi vì tôi biết và tôi hiểu rất rõ hoàn cảnh mà những người dân bản xứ đã sống trong rất nhiều thế kỷ; tôi biết hoàn cảnh của họ ở Bolivia, Ecuador, Peru, và những nơi khác, tôi sẽ nói với ông sự thực, tôi rất tôn trọng và cảm thông với tinh thần cách mạng, tính nhân văn và ý thức chính trị của những dân tộc người bản xứ sống trên nửa bán cầu của chúng ta.

Ông có theo dõi cuộc chiến đấu của những nguời bản xứ ở châu Mỹ La-tinh không?

Tôi rất quan tâm. Như ông biết đấy, tôi là bạn thân của hoạ sĩ Guayasamín. Tôi rất ngưỡng mộ ông ấy; tôi nói chuyện rất nhiều với ông ấy và Guayasamín kể cho tôi nghe những vấn đề và những thảm kịch của người Anh-điêng. Ngoài ra, theo như sử sách, thì ở đây đã trải qua rất nhiều thế kỷ của nạn diệt chủng, mặc dù bây giờ người dân đã bắt đầu ý thức và đấu tranh nhiều hơn. Và cuộc chiến mà Marcos phát động và người bản xứ Mêhicô là minh chứng cho tinh thần đấu tranh đó.

Đó là những gì tôi có thể nói về Marcos. Chúng tôi theo dõi với thái độ tôn trọng con đường mà ông ấy theo đuổi, cũng như việc chúng tôi tôn trọng đường hướng của bất kỳ tổ chức, đảng phái tiến bộ, dân chủ nào. Tôi chưa có cơ hội, và có lẽ sẽ không còn cơ hội để được nói chuyện riêng với Marcos - về mặt cá nhân thì tôi không biết ông ấy, tôi chỉ biết ông ấy qua những tin tức, báo cáo và những sách tham khảo viết về ông ấy mà tôi được đọc, tôi cũng biết có rất nhiều người, trong đó có cả các nhà trí thức rất ngưỡng mộ Marcos.

Ở Ecuador cũng có một phong trào rất mạnh của người bản xứ đúng không?

Tôi ngưỡng mộ - đúng, đó là tổ chức của những người Anh-điêng ở Ecuador - Liên đoàn của những người bản xứ và mảnh đất của chúng ta (CONAI) - tôi ngưỡng mộ cả tổ chức xã hội, tổ chức chính trị của họ, các nhà lãnh đạo, cả nam lẫn nữ. Tôi có biết những nhà lãnh đạo rất dũng cảm ở Bolivia, nơi có tinh thần đấu tranh rất lớn, và tôi còn biết nhà lãnh đạo chính người Bolivia đó là Evo Morales một con người vô cùng xuất chúng.

----------------------------------------------------------
1. Phong trào lựa chọn toàn cầu hoá xuát hiện sau sự sụp đổ của Chủ nghĩa xã hội, là phong trào chống chủ nghĩa tư bản. “(Có) phong trào lựa chọn toàn cầu hoá và chống toàn cầu hoá... Chống toàn cầu hoá thì hoặc là chúng ta sẽ sống trong một thế giới được cơ cấu theo những nguyên tắc đặc trưng và những nguyên tắc đa phương tôn trọng chủ quyền nhà nước, hoặc trong một thế giới của những nguyên tắc đang bị tấn công bởi kiểu “chủ nghĩa đại chúng giả mạo” của toàn cầu hoá mà kết quả của nó sẽ chỉ dẫn đến sự chuyên quyền của một số nhà nước làm phương hại đến chủ nghĩa đa phương quốc tế. Ngược lại, phong trào lựa chọn toàn cầu hoá có thể coi là chấp nhận những nguyên tắc cơ bản của toàn cầu hoá và việc lặp lại mục tiêu hội nhập quốc tế “lớn hơn bao giờ hết”, “sâu rộng hơn bao giờ hết” nhưng lại chưa xác định rõ được các thể thức của tiến trình toàn cầu hoá hiện tại. Đặc biệt, phong trào lựa chọn toàn cầu hoá phản đối việc đánh đồng giữa toàn cầu hoá với việc đại chúng hoá các học thuyết kinh tế tự do mới và việc phát triển không ngừng chủ nghĩa tư bản toàn cầu. Phong trào chống toàn cầu hoá phản đối toàn cầu hoá như vậy, trong khi phong trào lựa chọn toàn cầu hoá chấp nhận việc thiết lập trật tự toàn cầu nhưng lại phản đối gay gắt kiểu trật tự hiện tại”. (S. Prozorov, Đại học Petrozavodsk, Petrozavodsk, Nga, “Phương pháp nghiên cứu toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế”, ở địa chỉ http://cua.karelia.ru, tháng 1 năm 2007). Trong khi phong trào này, hoặc ít nhất là sự thể hiện về mặt lý thuyết của nó, bắt đầu ở Nga, thì hiện tại tinh thần của nó đã lan rộng ra “toàn cầu” và sự hiện than của nó có thể thấy trong tác phẩm phê bình chủ nghĩa tư bản được rất nhiều người đọc do hãng Naomi Klein Book giới thiệu, đặc biệt là tác phẩm Không có logo biểu tượng: Không có không gian, sự lụa chọn, cũng không có nghề nghiệp (New York: Picador, 2002, xuất bản lần đầu tiên ở Anh bởi hãng Flamingo 2000).

2. Ignacio Ramonet, Marcos, la dignidad rebelde. Conversaciones con el subconmandante Marcos, Valencia, Tây Ban Nha: Cibermonde 2001

3. Vào ngày 1 tháng 1 năm 2006, Phó Tổng tư lệnh Marcos bắt đầu một chuyến đi xuyên Mêhicô kéo dài sáu tháng, lần này ông đi bằng xe môtô (gợi nhớ đến chuyến đi nổi tiếng của Che Guevara qua Nam Phi cùng với người bạn Alberto Granado của ông năm 1951); mục đích của chuyến đi này là nhằm tham quan đất nước có 32 bang này trước khi diễn ra cuộc bầu cử tổng thổng vào ngày 2 tháng 7 năm 2006, và tạo ra một “mặt trận chính trị quốc gia thứ hai” đối đầu với các đảng truyền thống. Tháng 6 năm 2006, Quân đội giải phóng quốc gia Zapatista (EZLN) tuyên bố “chiến dịch phản công quân sự”.
Trong chuyến đi này, Marcos tự coi mình là “Đại biểu số Không” và ông nói, ông phản đối tất cả các đảng phái ờ Mêhicô, kể cả Đảng cách mạng dân chủ (PRD) mà ứng cử viên Andres Manuel Lopez của đảng này, theo khảo sát thì lúc đó đang giành ưu thế.




Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 12 Tháng Chín, 2013, 02:01:26 pm
Tôi thấy ông đã rất vui khi chứng kiến chiến thắng của Evo Morales trong cuộc bầu cử tổng thống ở Bolivia vào ngày 18 tháng 12 năm 2005.

Đúng, tôi rất vui. Việc bầu chọn Evo Morales - chiến thắng áp đảo, không có gì phải bàn cãi của ông ấy - đã làm xúc động cả thế giới này bởi vì lần đầu tiên một người bản xứ được bầu làm tổng thống Bolivia, đó là sự kiện đặc biệt. Evo Morales có đủ những phẩm chất cần thiết để lãnh đạo đất nước và người dân của ông ấy trong thời đại khó khăn này, những khó khăn không hề giống bất cứ một nơi nào khác.

Nằm giữa châu Mỹ, Bolivia lấy tên đất nước mình theo tên một giải phóng quân, Semón Bolivar. Nhà lãnh đạo đầu tiên của nước này là Grand Marshal Antonio Jose Maria Aznar de Gaulle Sucre. Bolivia là đất nước giàu có với tài sản là người dân của mình và khoáng sản của mình, nhưng ngày nay lại là một trong những nước nghèo nhất châu lục với dân số khoảng 9 triệu người sống trên các vùng lãnh thổ miền núi của đất nước rộng hơn 1 triệu km2 này.

Đó là bối cảnh chung, và trong bối cảnh chung đó, Evo Morales hướng tới tương lai, ông ấy đại diện cho niềm hy vọng của đại bộ phận dân chúng, ông ấy là hiện thân cho mong muốn xoá bỏ nền chính trị rệu rã đã áp dụng cho cả châu lục này từ lâu, và quyết tâm của người dân giành được độc lập thực sự. Chiến thắng của ông ấy là biểu hiện cho thấy bản đồ chính trị ở châu Mỹ La-tinh đang thay đổi. Những làn gió mới đang bắt đầu thổi vào châu lục này.

Lúc đầu người ta không chắc chắn Evo Morales sẽ giành chiến thắng trong cuộc bầu cử ngày 18 tháng 12, và đã xuất hiện những lo lắng bởi vì có thể sẽ có hành động lôi kéo trong quốc hội. Nhưng khi ông ấy giành được tới 54% số phiếu bầu ngay trong vòng bỏ phiếu đầu tiên thì tất cả những mối lo ngại đó đều tan biến.

Đó là cuộc bầu cử có thể coi là kỳ diệu làm chấn động cả thế giới, cả nước đế quốc kia và trật tự bất ổn mà Mỹ đã áp đặt lên châu lục này. Nó chứng tỏ rằng, Washington không còn áp đặt được chế độ độc tài như họ đã từng làm trong quá khứ - chủ nghĩa đế quốc không còn là công cụ mà nước Mỹ có thể sử dụng được nữa.

Cuba là nước đầu tiên mà Evo Morales đến thăm; đó là vào ngày 30 tháng 12 năm 2005, ngay sau cuộc bầu cử tổng thống, thậm chí còn trước cả khi ông ấy nhậm chức vào ngày 22 tháng 1 nám 2006. Ông có nghĩ rằng chuyến thăm đó đã gây rắc rối cho ông ấy với Washington không?

Chuyến thăm thể hiện tình hữu nghị của chúng tôi với Evo Morales, vị tổng thống được bầu chọn của Bolivia diễn ra trong bối cảnh mối quan hệ sâu sắc và lâu đời, tình anh em đoàn kết giữa nhân dân Cuba và nhân dân Bolivia. Không ai có thể phản đối được chuyện đó cũng không ai có thể phản đối những hiệp định mà chúng tôi ký kết 1. Đó là những hiệp định vì cuộc sống của con người, vì tính nhân văn chứ không phải là tội ác. Chúng tôi không nghĩ rằng những hiệp định đó lại có thể là hành động phạm tội ngay cả trên quan điểm của người Mỹ. Làm sao chúng tôi có thể làm phật lòng chính phủ Mỹ được khi chúng tôi giúp tăng tuổi thọ của những đứa trẻ Bolivia mới sinh ra? Liệu người ta có cảm thấy xúc phạm khi chứng kiến việc giảm tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh, hay việc xoá bỏ nạn mù chữ được không?

Ông có cho rằng các nước châu Mỹ La-tinh khác đang phải giải quyết những vấn đề bản xứ của mình không?

Tình hình xã hội khá căng thẳng ở ba nước có sức mạnh của người bản xứ rất lớn nhưng cũng có vấn đề lớn thuộc về người bản xứ: Đó là Peru, Ecuador, và cả Bolivia. Vấn đề ở Guatemala cũng lớn, nhưng hơi khác so với các nước khác. Liên quan đến vấn đề người bản xứ, người bản xứ Mêhicô cũng còn nhiều vấn đề. Tôi chỉ có thể nói rằng, người ta có thể rất dễ dàng hiểu ra tại sao Marcos lại đấu tranh cho quyền của người dân bản xứ ở đây - cho dù có tới 10 hay 100 Marcos thì vấn đề cũng chỉ là một. Tôi đặc biệt ấn tượng với tính nghiêm túc của các nhà lãnh đạo người bản xứ ở đây mà tôi biết. Tôi đã nói chuyện rất nhiều với người dân Ecuador. Họ nói chuyện rất nghiêm túc. Họ rất tin tưởng và tôn trọng người khác; họ rất chính trực. Và ở Ecuador, ở Peru cũng như ở các nước khác, họ cần phải lược quan tâm.

Ông có nói rằng ông cũng là người rất hâm mộ Hugo Chavez, Tổng thống Venezuela.

Đúng, lại một người Anh-điêng nữa, Hugo Chavez, một mẫu người Anh-điêng kiểu mới, mà theo lời ông ấy nói thì đó là sự pha trộn giữa gốc “Anh-điêng và mestizo” (Từ để chỉ những người có dòng dõi pha tạp giữa châu Âu (Tây Ban Nha) và người châu Mỹ gốc Anh-điêng cổ); Hugo Chavez còn nói ông ấy vừa là người da màu, da trắng vừa là người Anh-điêng. Nhưng nhìn Hugo Chavez người ta có thể nhận ra ngay một người con bản địa của Venezuela, người con thực sự của Venezuela với sự pha trộn về nòi giống, những tính cách cao quý và tài năng xuất chúng. Tôi thường nghe các bài phát biểu của ông ấy rất tự hào về nguồn gốc và sự pha trộn về dòng tộc của mình, mỗi thứ ông ấy có một chút, nhưng chủ yếu là nguồn gốc Anh-điêng bản địa và nguồn gốc từ những người nô lệ đến từ châu Phi. Có thể ông ấy có mang chút gien di truyền của người da trắng - nhưng điều đó cũng không có gì là xấu xa cả; sự pha trộn các dòng giống là rất tốt, vì đó là sự thể hiện đa dạng các chủng tộc của loài người.

Ông có theo dõi sát sao diễn biến tình hình ở Venezuela, đặc biệt là những âm mưu lật đổ Tổng thống Hugo Chavez không?

Tất nhiên là có rồi, chúng tôi theo dõi những sự kiện đó với mối quan tâm lớn lao. Chavez đến thăm chúng tôi năm 1994, chín tháng sau khi ông ấy được ra tù và bốn năm trước khi lần đầu tiên được bầu cử làm tổng thống. Đó là hành động vô cùng dũng cảm, bởi vì ông ấy luôn bị chỉ trích mạnh mẽ khi đến Cuba, ông ấy đến đây và chúng tôi nói chuyện. Chúng tôi phát hiện ra ông ấy là con người có học thức, rất thông minh và tiến bộ, một người Bolivia đích thực với sự ủng hộ mạnh mẽ của người dân. Các đối thủ của Hugo Chavez dùng cả bạo lực và biện pháp kinh tế hòng xoá bỏ ông ấy, nhưng Hugo Chavez đã chống lại tất cả các hành động tấn công của bọn đầu sỏ, chủ nghĩa đế quốc đó chống lại tiến trình cách mạng Bolivia.

Ở Venezuela, trong bốn mươi năm của nền dân chủ nổi tiếng trước Chavez, theo những tính toán mà chúng tôi có được với sự hỗ trợ của các nhân viên ngân hàng giàu kinh nghiệm, khoảng 300 tỷ USD đã bị rút ra khỏi đất nước này. Venezuela lẽ ra đã trở thành nước công nghiệp hơn cả Thụy Sỹ, có nền giáo dục như của Thụy Sỹ nếu họ có nền dân chủ đặc trưng thực sự, nếu những cơ chế đó thực sự hoạt động, nếu có sự thực và sự tin tưởng trong các chính sách mị dân và hoạt động rêu rao nó quá mức kia.

Ở Venezuela, từ khi Hugo Chavez lên nắm quyền cho đến khi tỷ giá tiền tệ được kiểm soát vào tháng 1 năm 2003, chúng tôi tính toán và thấy rằng khoảng 30 tỷ USD đã bị tuồn ra khỏi đất nước này, sự mất mát quá lớn về vốn. Như chúng tôi đã nói rất nhiều lần, tất cả những hiện tượng đó khiến trật tự thống trị hiện tại trên châu lục của chúng tôi trở nên bất ổn.

--------------------------------------------------------
1. Ngày 31 tháng 12 năm 2005, Fidel Castro và Evo Morales (lúc đó đang là tổng thống được bầu cử của Bolivia) ký một hiệp định theo đó Cuba hứa sẽ hỗ trợ rất nhiều về y tế và giáo dục cho Bolivia. Văn kiện gồm 11 điểm này có hiệu lực sau khi Evo Morales nhậm chức vào ngày 22 tháng 1 năm 2006. Hai nước đồng ý sẽ thành lập một cơ quan phi lợi nhuận giữa hai nước để phẫu thuật mắt cho những người Bolivia có khó khăn về tài chính; để thực hiện chiến dịch này, Cuba sẽ cung cấp thiết bị và chuyên gia (tất nhiên là cả việc trả lương cho họ), còn chính phủ mới thành lập ở La Paz sẽ cung cấp những trang thiết bị phục vụ cho cá nhân. Hai nước cũng đồng ý rằng, Viện mắt quốc gia ở La Paz, mới được Cuba trang bị thiết bị mới, sẽ mở thêm hai trung tâm mới, một ở Cochabamba và một ở Santa Cruz. Đồng thời, hai cơ sở này sẽ có năng lực thực hiện 50.000 ca phẫu thuật một năm. “Năng lực này sẽ được tăng cường nếu phía Bolivia cung cấp dịch vụ về mắt cho những người nghèo ở các nước lân cận, gần các bệnh viện của Bolivia”, hiệp định khẳng định như vậy.


Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 12 Tháng Chín, 2013, 02:53:23 pm
Vào ngày 11 tháng 4 năm 2002 xảy ra một cuộc đảo chính ở Caracas chống lại Chavez, ông có theo dõi sự kiện đó không?

Vào trưa ngày 11 tháng 4, khi thấy hoạt động biểu tình của phe đối lập đã trở thành một cuộc tuần hành tiến tới Miraflores 1, tôi nhận ra ngay rằng những sự việc nghiêm trọng sắp diễn ra. Chúng tôi theo dõi sự kiện đó qua kênh truyền hình cáp Venezolana de Television, kênh này ngày nay vẫn còn hoạt động. Hành động gây hấn, bắn giết, và nạn nhân cứ từng người một ra đi. Vài phút sau, tín hiệu truyền hình phát đi từ kênh Venezolana de Television bị cắt. Tin tức bắt đầu bị chắp vá; được truyền đi từ rất nhiều nơi. Chúng tôi nhận ra rằng, một số quan chức cao cấp đang phát biểu chống lại tổng thống. Có tin cho biết lực lượng bảo vệ Tổng thống đã rút lui và quân đội chuẩn bị tấn công Miraflores. Một số người Venezuela đã gọi điện cho bạn bè mình ở Cuba nói lời tạm biệt, bởi vì họ sẵn sàng chống lại và hy sinh; họ đặc biệt nhấn mạnh việc sẽ hy sinh thân mình để bảo vệ đất nước.

Lúc đó tôi đang tham dự một cuộc họp với ủy ban điều hành Hội đồng bộ trưởng ở Cung điện Cách mạng. Từ buổi trưa, tôi đã tiếp một đoàn quan chức đến từ xứ Basque do Lehendakari 2 dẫn đầu - trước đó chúng tôi đã mời họ cùng ăn trưa mà không ai biết rằng những thảm kịch sắp xảy ra vào ngày hôm đó. Họ chứng kiến những sự việc đã xảy ra trong khoảng thời gian từ 1 giờ đến 5 giờ chiều ngày 11 tháng 4 hôm đó.

Ngay từ đầu giờ chiều tôi đã liên lạc qua điện thoại với Tổng thống Venezuela nhưng không được! Sau nửa đêm, vào lúc 12:38 sáng ngày 12 tháng 4, tôi nhận được tin Chavez gọi điện sang.

Tôi đã hỏi ông ấy diễn biến tình hình và Chavez trả lời: “Chúng tôi đang bị mắc kẹt ngay trong Miraflores này. Vấn đề quyết định là chúng tôi đã mất lực lượng bảo vệ. Họ cắt cả tín hiệu truyền hình. Tôi không còn lực lượng nào để huy động, nhưng tôi vẫn đang phân tích tình hình”. Tôi ngay lập tức hỏi ông ấy: “Hiện giờ ông còn bao nhiêu lực lượng bên mình?”.

“Chỉ còn khoảng 200 - 300 người đã hoàn toàn kiệt sức”.

“Còn xe tăng nào không?”.

“Không, lúc trước thì có vài xe tăng nhưng bây giờ họ rút hết về căn cứ rồi”.

Tôi lại hỏi, “Ông còn nắm lực lượng nào không?”.

Và Chavez trả lời, “Còn một vài lực lượng ở xa, nhưng tôi không có cách nào liên lạc được với họ”, ông ấy muốn nói đến Tướng Raul Isaias Baduel và đội lính dù, sư đoàn xe bọc thép và một vài lực lượng khác, nhưng ông ấy đã mất hoàn toàn liên lạc với lực lượng trung thành.

Tôi cố tỏ ra bình tĩnh hết mức khi hỏi ông ấy, “Tôi có thể nói với ông ý kiến của tôi không?”, ông ấy nói là có thể, và tôi trình bày bằng tất cả khả năng thuyết phục có thể:

“Cố gắng đàm phán các điều kiện để thực hiện một thoả hiệp và giữ mạng sống của những người mà ông đang có, họ là những người trung thành nhất với ông. Đừng hy sinh mạng sống của họ và cũng đừng hy sinh mạng sống của ông”.

Ông ấy xúc động trả lời: “Tất cả mọi người đều sẵn sàng chết ở đây”.

Tôi ngay lập tức nói với ông ấy, “Tôi biết, và tôi nghĩ rằng trong tình huống này thì tôi có thể bình tĩnh hơn ông. Đừng từ chức, cố gắng đàm phán các điều kiện có thể để đầu hàng, miễn là ông không trở thành nạn nhân của bọn chúng, bởi vì tôi nghĩ ông không đáng phải chịu như vậy. Hơn nữa, ông còn có trách nhiệm với những người trung thành với mình. Đừng tự hy sinh bản thân mình!”.

Tôi biết rất rõ sự khác nhau giữa tình huống của Allende vào ngày 11 tháng 9 năm 1973 với tình huống của Chavez vào ngày 12 tháng 4 năm 2002. Allende không hề có người lính nào trung thành bảo vệ mình. Chavez thì có rất nhiều binh lính và sĩ quan trong quân đội phía sau mình, đặc biệt là những người trẻ tuổi.

“Đừng từ chức! Đừng từ chức!”. Tôi nói như van nài ông ấy.

Chúng tôi còn nói về rất nhiều chuyện khác: Cách ông ấy tạm thời rút lui khỏi đất nước, liên lạc với một số sỹ quan có chức quyền trong hàng ngũ của bọn đảo chính, nói với họ rằng ông ấy sẵn sàng rời khỏi đất nước nhưng không từ chức. Từ Cuba, tôi nói với ông ấy, chúng tôi sẽ cố huy động mặt trận ngoại giao ở nước tôi và ở Venezuela; chúng tôi sẽ cử sang hai máy bay cũng với bộ trưởng và các quan chức ngoại giao để đưa ông ấy đi. Ông ấy suy nghĩ trong giây lát rồi cuối cùng cũng đồng ý, vấn đề bây giờ chỉ còn phụ thuộc vào tên cầm đầu lực lượng quân sự của kẻ thù.

Trong một cuộc phỏng vấn với Jose Maria Aznar Vicente Rangel, lúc đó là Bộ trưởng Quốc phòng, còn bây giờ là Phó Tổng thống Venezuela, người đã ở bên Chavez vào thời điểm đó, các tác giả của cuốn sách Chavez của chúng ta đã ghi lại những lời này: “Cuộc gọi của Fidel có vai trò quyết định ngăn cản việc tự sát tập thể. Đó là yếu tố quyết định. Lời khuyên của ông ấy giúp chúng tôi nhìn rõ hơn bối cảnh hỗn loạn. Thực sự nó đã giúp chúng tôi rất nhiều”.

---------------------------------------------------------
1. Palacio de Miraflores ở Caracas là nơi ở và làm việc chính thức của tổng thống nước này.

2. “Lehendakari” là từ mà người xứ Basque dùng để chỉ tổng thống của khu vực mình. Đó là kiểu từ mới nghĩ ra cũng như những từ như “tổng thống” hay “chủ tịch” vốn đang tồn tại, nhưng chỉ được dùng để chỉ người đứng đầu của các nước hay các tổ chức khác; từ này được dùng để chỉ người đứng đầu quốc gia xứ Basque. Trước khi thành lập khu vực xứ Basque những năm 1970, từ này được đánh vần là “lendakari”, chính Ramonet cũng đánh vần từ này như vậy trang bản tiếng Tây Ban Nha.


Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 12 Tháng Chín, 2013, 03:12:06 pm
Ông đã khuyến khích ông ấy chiến đấu với vũ khí trong tay?

Không, hoàn toàn ngược lại. Đó là những gì Allande đã làm - cũng rất đúng trong hoàn cảnh mà ông ta phải đối mặt - và ông ta đã anh dũng hy sinh mạng sống của mình, như lời ông ta đã hứa.

Chavez có 3 lối thoát: Tử thủ ở Miraflores và chiến đấu đến chết; rời khỏi cung điện và tìm cách gặp người dân để khơi dậy sự phản kháng trên cả nước, việc làm coi là bất khả thi trong hoàn cảnh đó; hoặc rời khỏi đất nước mà không từ chức để có cơ hội quay lại chiến đấu vào thời điểm khác, việc này có cơ hội thành công nhanh chóng. Chúng tôi đã khuyên ông ấy lựa chọn giải pháp thứ ba.

Những lời cuối cùng tôi nói với ông ấy là, “Hãy giữ mạng sống của những người đang ở bên ông tham gia cuộc chiến không cần thiết đó”. Ý tưởng của tôi xuất phát từ nhận định cho rằng, một nhà lãnh đạo nổi tiếng, có sức hút với quần chúng như Chavez bị lật đổ bằng thủ đoạn đó, trong hoàn cảnh đó mà không bị giết, thì nhân dân - trong trường hợp này có sự hỗ trợ của những lực lượng trung thành nhất trong quân đội - sẽ yêu cầu ông ấy trở về, và việc trở về là không tránh khói. Chính vì vậy, tôi đưa ra đề xuất đó.

Vào thời điểm đó, hoàn toàn có khả năng của chuyến trở về rất nhanh chóng, và chẳng có lý do gì mà phải chiến đấu để hy sinh mạng sống như Salvador Allande đã từng làm. Và chuyến trở về trong chiến thắng đó thực sự đã diễn ra, thậm chí còn nhanh chóng đến mức ngoài sức tưởng tượng của tôi.

Vào thời điểm đó người Cuba có tìm cách giúp Chavez bằng cách này hay cách khác không?

Lúc đó thì chúng tôi chỉ có thể hành động trên mặt trận ngoại giao. Giữa đêm, chúng tôi triệu tập tất cả các đại sứ ở Havana và đề nghị họ tháp tùng Felipe (Perez Roque), Bộ trưởng Ngoại giao của chúng tôi đến Caracas cứu Chavez, vị tổng thống hợp pháp của Venezuela,và đưa ông ấy an toàn ra khỏi đất nước đó.

Tôi hoàn toàn tin tưởng rằng, chỉ trong thời gian rất ngắn Chavez sẽ quay trở lại và lần này thì sẽ được binh sĩ và người dân của ông ấy mang trên vai. Bấy giờ thì tất cả những gì tôi phải làm là cứu sống ông ấy.

Chúng tôi đề nghị đưa hai máy bay đến đón ông ấy, nếu phe đảo chính đồng ý cho ông ấy rời khỏi đất nước. Nhưng bọn cầm đầu phe đảo chính từ chối đề nghị này; hắn còn nói Chavez phải bị chặt đầu tại toà án. Chavez chỉ mặc mỗi bộ quân phục lính dù của ông ấy và ra đi cùng với một người trung thành duy nhất là Jesus Suarez Chourio đến Fort Tiuna - trụ sở và trung tâm chỉ huy của phe đảo chính.

Khi tôi gọi lại cho ông ấy hai giờ sau như đã thoả thuận thì Chavez đã bị bắt làm tù binh bởi bọn đảo chính và liên lạc với ông ấy bị cắt đứt. Truyền hình đưa tin liên tục về việc ông ấy “từ chức” nhằm làm mất tinh thần những người ủng hộ còn lại của ông ấy trong cả nước.

Rất nhiều giờ sau đó - lúc này đã là khoảng trưa ngày 12 tháng 4 - theo thoả thuận ông ấy được gọi một cuộc điện thoại, và Chavez gọi cho con gái của mình là Maria Gabriela. Ông ấy nói với con gái của mình là ông ấy không hề từ chức, rằng ông ấy đang là “tù nhân -tổng thống” (tổng thống bị cầm tù). Chavez bảo cô bé liên lạc với tôi để tôi có thể nói với cả thế giới về tin này.

Cô con gái gọi cho tôi ngay lập tức vào ngày hôm đó, 12 tháng 4, đúng 10:02 sáng và nhắc lại lời của cha mình với tôi. Tôi ngay lập tức hỏi cô bé: “Cháu có sẵn sàng nói lại toàn bộ những lời này với thế giới bằng chính giọng nói của cháu không?”. “Cháu sẵn sàng làm tất cả mọi việc vì bố cháu”, cô con gái nói với tôi.

Không để phí một giây, tôi gọi ngay cho Randy Alonso, chủ nhiệm chương trình truyền hình Bàn tròn. Trên điện thoại, với máy ghi âm sẵn trong tay, Randy Alonso gọi cho María Gabriela theo số điện thoại mà cô bé vừa cho tôi. Lúc đó đã gần mười một giờ. Những lời nói rõ ràng, đầy cảm xúc và sức thuyết phục của cô con gái Chavez được ghi âm và phát đi trên kênh truyền hình quốc gia của chúng tôi vào đúng 12:40 chiều ngày hôm đó bằng chính giọng nói của Maria Gabriela. Bản sao cuốn băng cũng được gửi tới tất cả các hãng thông tấn quốc tế đang hoạt động ở Cuba. Kênh truyền hình CNN bằng tiếng Tây Ban Nha ở Venezuela rất vui mừng phát đi những tin tức mà bọn đảo chính cung cấp cho họ; tuy nhiên, ở Havana, phóng viên CNN ngay buổi trưa hôm đó cũng nhanh chóng đưa tin về lời nói của Maria Gabriela.

Và kết quả sau đó là gì?

Nó được đưa đến tai của hàng triệu người dân Venezuela, hầu hết là những người phản đối bọn đảo chính, và những người lính trung thành với Chavez, những người đang bị lừa dối khủng khiếp bởi lời cáo buộc từ chức để khiến họ bối rối mất phương hướng.

Đêm hôm đó, khoảng 11:55, Maria Gabriela lại gọi. Giọng cô bé có vẻ vô cùng hốt hoảng. Tôi không để cô bé nói hết lời, mà xen ngang hỏi luôn, “Có chuyện gì xảy ra?”.

“Đêm nay họ đã đưa bố cháu đi trên một chiếc trực thăng rồi”, cô bé nói, “Không ai biết họ đưa bố cháu đi đâu”.

“Nhanh lên”, tôi nói ngay, “Cháu phải tự mình thông báo tin này ngay lập tức”.

Lúc đó Randy đang ngồi với tôi - chúng tôi đang có cuộc họp với những người phụ trách thanh niên và một số tổ chức khác thực hiện chương trình Cuộc chiến giữa các ý tưởng. Cậu ta có máy ghi âm bên mình và việc làm tương tự như lúc trưa lại diễn ra. Như vậy, người dân Venezuela và cả thế giới lại được thông tin về cuộc di chuyển kỳ lạ diễn ra lúc nửa đêm đưa Chavez đến những nơi mà không ai biết. Tất cả những việc này đều xảy ra vào ngày 12 và sáng sớm ngày 13.

Thứ bảy ngày 13, từ rất sớm, một diễn đàn đã được tổ chức ở Guira de Gaulle Melena, một thành phố nhỏ thuộc tỉnh Havana. Khi tôi đang trên đường quay về văn phòng, lúc đó chưa đến mười giờ, thì Maria Gabriela lại gọi. “Ông bà cháu không ổn”, cô bé nói - họ muốn nói chuyện với tôi, họ muốn đưa ra tuyên bố của riêng mình. Họ đang ở bang Barinas.

Tôi nói với cô bé, một hãng thông tấn quốc tế đã đưa tin Chavez bị chuyển đến Turiamo, một căn cứ hải quân ở tỉnh Aragua ở bờ biển phía Bắc của Venezuela. Tôi nói với cô bé, từ những thông tin và chi tiết mà hãng thông tấn này đưa ra, tôi cho rằng đó là sự thực. Tôi khuyên cô bé nên tìm hiểu càng được nhiều thông tin về việc này càng tốt. Maria Gabriela nói với tôi rằng, tướng Lucas Rirtcón, tổng thanh tra các lực lượng vũ trang cũng muốn nói chuyện với tôi, và ông ấy cũng muốn ra tuyên bố công khai của riêng mình.

Bố mẹ của Chavez nói với tôi: Tất cả mọi chuyện đều bình thường ở Barinas. Mẹ của Chavez nói với tôi, người chỉ huy trưởng lực lượng quân đội ở đó vừa nói chuyện với bố Chavez, ông Hugo de los Reyes Chavez, thống đốc bang Barinas. Tôi cố tỏ ra bình tĩnh và lạc quan hết mức.


Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 12 Tháng Chín, 2013, 03:18:32 pm
Thị trưởng thành phố Sabanetas cũng gọi điện cho tôi; đây là thành phố thuộc bang Barinas, nơi Chavez được sinh ra. Cậu ấy cũng muốn đưa ra tuyên bố của mình. Viên thị trưởng này nói với tôi tất cả lực lượng quân đội ở đó đều trung thành với Chavez. Cậu ta tỏ ra rất lạc quan.

Sau đó, tôi nói chuyện với Lucas Rincón. Cậu ta thông báo, sư đoàn lính dù, sư đoàn xe bọc thép và căn cứ F-16 đều chống lại bọn đảo chính và sẵn sàng hành động. Tôi gợi ý cậu ta nên làm tất cả những gì có thể để tránh thảm cảnh những người lính tàn sát lẫn nhau. Rõ ràng là vụ đảo chính đã qua. Không có thêm tuyên bố nào từ viên tướng tổng thanh tra vì cuộc gọi đã bị cắt và chúng tôi cũng không thể liên lạc trở lại được với cậu ta.

Vài phút sau, Maria Gabriela lại gọi; cô bé thông báo, Tướng Baduel, Tư lệnh sư đoàn dù muốn nói chuyện với tôi, và rằng các lực lượng trung thành ở Maracay cũng muốn ra tuyên bố với người dân Venezuela và thế giới.

Quá nóng lòng muốn biết tin tức khiến tôi hỏi Baduel ba, bốn câu hỏi về diễn biến tình hình trước khi chúng tôi bắt đầu cuộc nói chuyện. Cậu ta trả lời câu hỏi với những lời lẽ làm tôi hài lòng nhất; giọng Baduel đầy tính chiến đấu. Và tôi nói ngay với cậu ta: “Tất cả mọi thứ đã sẵn sàng, chỉ chờ tuyên bố của cậu”.

“Chờ chút”, cậu ta vội vàng nói với tôi, “Tôi sẽ đưa điện thoại cho thiếu tướng Julio Garcia Montoya, thư ký thường trực của Hội đồng quốc gia về an ninh, quốc phòng. Cậu ấy cũng đang ở đây ủng hộ hành động của chúng tôi”. Viên sĩ quan này cao cấp hơn những sĩ quan trẻ ở Maracay rất nhiều nhưng hiện tại thì lại không chỉ huy lực lượng nào, trong khi đó, Baduel với lực lượng lính dù - sức mạnh chính của lực lượng xe tăng - lực lượng bọc thép, và lực lượng ném bom chiến lược đóng ở Maracay, bang Aragua thì lại có phẩm cấp rất cao, vì vậy cậu ta đưa máy cho viên thiếu tướng kia. Lời lẽ của Garcia Montoya rất thông minh, có sức thuyết phục và rất phù hợp với tình hình lúc đó. Thực ra cậu ta chỉ nói, các lực lượng vũ trang Venezuela rất trung thành với hiến pháp. Và điều đó nói lên tất cả.

Sử dụng máy điện thoại di động và máy ghi âm của Randy khiến tôi bất đắc dĩ trở thành phóng viên đưa tin, nhận, và phát các tin tức cũng như tuyên bố trước công chúng. Tôi chứng kiến toàn bộ sức mạnh chống bọn đảo chính ghê gớm của nhân dân và lực lượng vũ trang Venezuela.

Tình huống lúc đó trở nên vô cùng thuận lợi cho chúng tôi. Vụ đảo chính mới bắt đầu hôm 11 tháng 4 bây giờ hầu như không còn cơ hội thành công nào. Nhưng thanh gươm vẫn treo lơ lửng trên đầu đất nước. Mạng sống của Chavez vẫn đang bị đe doạ nghiêm trọng. Bị bọn cầm đầu phe đảo chính bắt cóc, Chavez bây giờ là chỗ vịn duy nhất của bọn đế quốc đầu sỏ trong cuộc mạo hiểm kiểu phát xít của bọn chúng. Bọn chúng sẽ làm gì ông ấy? Bọn chúng có ám sát ông ấy không? Liệu bọn chúng có thoả mãn lòng căm thù, cơn khát máu trả thù chống lại con người dũng cảm dám đứng dậy, người bạn của dân nghèo, người bảo vệ nhiệt thành phẩm giá và toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ của Venezuela? Chuyện gì sẽ xảy ra nếu như ở Bogota sau cái chết của Gaitán, người dân nghe tin Chavez bị sát hại? Tôi không thể tưởng tượng nổi thảm kịch đó cũng như những hậu quả đẫm máu mà nó mang lại.

Sau những cuộc điện thoại đó, buổi trưa trôi qua, và tin tức từ mọi nơi bắt đầu đưa về sự căm phẫn của người dân trước những gì đang xảy ra. Ở Caracas, trung tâm xảy ra các sự kiện, biển người bắt đầu tuần hành trên các đường phố, đại lộ hướng về Miraflores và trụ sở của bọn lãnh đạo phe đảo chính. Trong cơn tuyệt vọng, tôi cảm thấy mình như một người bạn, người anh trai của vị tổng thống bị cầm tù, hàng nghìn ý nghĩ trôi qua đầu tôi. Tôi có thể làm gì với chiếc điện thoại di động bé nhỏ? Tôi dự định sẽ gọi điện cho tướng Vazquez Velasco 1. Tôi chưa bao giờ nói chuyện với cậu ta và tôi cũng không biết cậu ta là con người như thế nào. Tôi không biết cậu ta có trả lời hay không, mà nếu trả lời thì cậu ta sẽ làm gì. Tôi cũng không thể trông mong gì hơn ở sự giúp đỡ hơn nữa của Maria Gabriela. Tôi lưỡng lự. Lúc 4:15 chiều hôm đó, tôi gọi điện cho đại sứ của chúng tôi ở Venezuela, German Sanchez. Tôi hỏi cậu ta liệu Vazquez Velasco có nói chuyện với tôi hay không, cậu ta nói là có thể.

“Gọi cho cậu ta đi”, tôi ra lệnh, “Gọi cho cậu ta và nói cậu đại diện cho tôi gọi đến, gọi theo lệnh của tôi. Nói với cậu ta tôi e rằng biển máu sẽ đổ xuống đất nước Venezuela nếu tình hình này cứ tiếp diễn. Nói với cậu ta chỉ có một người duy nhất có thể cứu vãn được tình hình này đó là Hugo Chavez. Yêu cầu cậu ta thả ông ấy ngay lập tức, ngăn chặn trước việc xảy ra những thảm kịch đó”.

Tướng Vazquez Velasco nghe điện thoại của viên đại sứ. Ông ta nói đang nắm giữ Chavez trong tay và sẽ đảm bảo mạng sống của ông ấy, nhưng ông ta không thể đáp ứng yêu cầu của chúng tôi. Viên đại sứ của chúng tôi nài nỉ - cậu ta tranh luận và cố gắng thuyết phục Velasco nhưng viên tướng này nổi giận và gác máy.

Tôi ngay lập tức gọi cho Maria Gabriela nói với cô bé rằng Vazquez Velasco hứa sẽ bảo toàn mạng sống của Chavez. Tôi yêu cầu cô bé cho tôi nói chuyện với Baduel. Lúc 4:49 chiều hôm đó thì cuộc gọi được nối thông. Tôi nói với cậu ta chi tiết cuộc đàm thoại của đại sứ của chúng tôi với Vazquez Velasco, và tôi nói với cậu ta tầm quan trọng của việc phải làm cho Vazquez Velasco nhận thức được tính nghiêm trọng của việc nắm giữ Chavez. Với sự thực đó thì có thể gây áp lực đối với cậu ta.

Ở Cuba lúc đó, chúng tôi không biết chắc chắn có phải Chavez đã bị chuyển đi hay không, và nếu đúng như vậy thì bị chuyển đi đâu. Mấy giờ trước đó có tin ông ấy bị chuyển ra đảo Orchila. Khi tôi nói chuyện với Baduel vào khoảng 5:00 chiều hôm đó, cậu ta thông báo đã chọn 3 người và cử trực thăng chuẩn bị đi giải cứu. Tôi thấu hiểu nhiệm vụ sẽ khó khăn như thế nào với Baduel và những người lính dù của cậu ta nếu muốn hành động chính xác khi thực hiện sứ mệnh này.

Cho đến hết ngày hôm đó, đến tận nửa đêm ngày 13 tháng 4, tôi gọi điện nói chuyện với bất kỳ ai có thể về chủ đề mạng sống của Chavez. Tôi nói chuyện với rất nhiều người, bởi vì cho đến buổi tới ngày hôm đó, người dân với sự ủng hộ của sỹ quan và binh lính trong quân đội đã hoàn toàn kiểm soát được tình hình. Tôi vẫn không biết làm thế nào và lúc nào thì “Carmona the Brief” 2 rời khỏi Miraflores. Tôi biết rằng lực lượng hộ tống dưới sự chỉ huy của Chourio và các thành viên của đội bảo vệ tổng thống đã chiếm lại được các vị trí quan trọng trong toà nhà, và Rangel, người vẫn bình chân như vại trong suốt thời gian xảy ra cuộc khủng hoảng đã quay lại Bộ quốc phòng.

Thậm chí tôi còn gọi cho cả Diosdado Cabello 3 ngay khi ông ta tự thừa nhận là tổng thống. Khi cuộc nói chuyện điện thoại của chúng tôi bị ngắt quãng vì lý do kỹ thuật, tôi gửi cho ông ta một thông điệp thông qua Hector Navarro, Bộ trưởng Bộ đại học, gợi ý rằng với cương vị là tổng thống ông ta nên ra lệnh cho Vazquez Velasco thả Chavez ngay, cảnh báo Vazquez Velasco về những hậu quả nghiêm trọng sẽ xảy ra nếu từ chối việc đó.

Với tất cả những người mà tôi đã nói chuyện, tôi nhận thấy như mình đã là một phần của thảm kịch bắt đầu từ cuộc điện thoại mà Maria Gabriela gọi cho tôi buổi sáng ngày 12 hôm đó. Chỉ đến khi những tin tức về tình hình của Hugo Chavez kể từ khi ông ấy bị chuyển đi đêm hôm 12 được tiết lộ chúng tôi mới nhận thấy ông ấy đã trải qua tình huống nguy hiểm khó tin đến thế nào - mối nguy hiểm mà chỉ có sự lanh lợi, bình tĩnh đến lạnh lùng và những bản năng của một nhà cách mạng mới giúp ông ấy vượt qua được. Còn khó tin hơn khi bọn đảo chính hoàn toàn cô lập, cho đến phút cuối cùng, không cho ông ấy biết chút tin tức gì về chuyện đang xảy ra trên đất nước, và cho đến giờ phút cuối cùng bọn chúng vẫn bắt ép ông ấy ký vào bản tuyên bố từ chức - việc làm mà ông ấy nhất định từ chối.

Một chiếc máy bay tư nhân nghe nói là thuộc sở hữu của một tên đầu sỏ nào đó - tôi không muốn nêu tên vì tôi không chắc điều đó có đúng hay không - đang chờ sẵn để chuyển ông ấy đến một nơi nào đó, chuyển vào tay ai đó - chúng tôi chưa phát hiện ra nơi đó là đâu, và người kia là ai.

Đó là tất cả những gì tôi biết; rồi một ngày nào đó sẽ có người viết lại chi tiết toàn bộ câu chuyện này.

----------------------------------------------------------
1. Tướng Efrain Vazquez Velasco, “tổng tư lệnh” tự phong của lực lượng vũ trang Venezuela, phục vụ tạm thời với tư cách là người lãnh đạo kiêm phát ngôn viên của các sĩ quan liên quan đến vụ đảo chính.

2. Pedro Carmona, Chủ tịch tập đoàn Fedecamaras, được bổ nhiệm làm “tổng thống lâm thời” của Venezuela bởi nhóm lãnh đạo của bọn đảo chính, ông ta chỉ đảm đương chức này trong vòng chưa đầy 48 giờ.

3. Diosdado Cabello, phó tổng thống hợp hiến, sau đó là tổng thống của Venezuela trong thời gian gián đoạn giữa vụ đảo chính và sự trở về trong chiến thắng của Hugo Chavez.



Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 13 Tháng Chín, 2013, 08:38:23 am
Chavez là ví dụ tiêu biểu của một nhà lãnh đạo quán sự tiến bộ, nhưng ở châu Âu và ngay cả ở châu Mỹ La-tinh, rất nhiều người có tư tưởng tiến bộ phê bình ông ấy chỉ vì có liên quan đến nguồn gốc quân sự. Ý kiến của ông về sự khác biệt rõ ràng giữa khía cạnh quân sự và tiến bộ trong con người ông ấy như thế nào?

Omar Torrijos ở Panama cũng là một quân nhân có ý thức sâu sắc về công bằng xã hội và chủ nghĩa yêu nước. Juan Velasco Alvarado 1 ở Peru cũng là người từng khởi xướng rất nhiều giải pháp quan trọng vì sự tiến bộ. Chúng ta cũng không nên quên rằng, trong số rất nhiều người Brazil, Luiz Carlos Prestes cũng là một sĩ quan cách mạng đã lãnh đạo cuộc hành quân anh hùng trong năm 1924 - 1926 có thể ví như cuộc Trường chinh của Mao Trạch Đông năm 1934 - 1935.

Trong số rất nhiều các tác phẩm văn học xuất chúng của mình, Jorge Amado 2 có viết một câu chuyện cảm động về cuộc hành quân của Luiz Carlos Prestes - Hiệp sĩ của niềm hy vọng. Đó thực sự là câu chuyện cảm động; cuộc hành quân kéo dài gần hai năm rưỡi, ông ấy đã hành quân trên khắp đất nước rộng lớn của mình mà không hề chịu một thất bại nhỏ nào.

Còn rất nhiều các câu chuyện về chủ nghĩa anh hùng cách mạng liên quan đến những quân nhân trong thế kỷ 20. Một trong những nhà lãnh đạo đó là Lazaro Cardenas, một vị tướng trong cuộc cách mạng Mêhicô, người đã quốc hữu hoá ngành dầu khí, tiến hành cải cách nông nghiệp và được sự ủng hộ tuyệt đối của nhân dân - tên tuổi ông ấy vẫn còn sống đến ngày nay.

Những người đầu tiên đứng dậy ở Trung Mỹ thế kỷ 20 là một nhóm các sĩ quan trẻ người Guatemala cùng với Jacobo Arbenz trong những năm 1950. Arbenz là một sĩ quan cao cấp trong quân đội Guatemala, và nhóm của ông ấy đã tham gia vào các hoạt động cách mạng mang tính lịch sử trong đó có việc cải cách ngành nông nghiệp rất dũng cảm đã dẫn đến hành động xâm lược độc ác - cũng như vụ xâm lược Vịnh con lợn - và cũng vì lý do tưong tự - chủ nghĩa đế quốc đã tiến hành chống lại chính phủ đáng được coi là “tiến bộ” của ông ấy.

Có rất nhiều trường hợp các nhà lãnh đạo quân sự tiến bộ. Juan Domingo Peron ở Ác-hen-ti-na cũng là một nhà lãnh đạo xuất thân từ quân đội. Ông phải xem xét thời điểm mà ông ấy xuất hiện: năm 1943 ông ấy được bổ nhiệm làm bộ trưởng lao động và đã xây dựng những bộ luật bảo vệ công nhân, vì vậy, đến khi ông ấy bị cầm tù thì chính người dân đã cứu ông ấy.

Peron đã mắc một số sai lầm: ông ấy đã xúc phạm, lăng mạ nền chính trị đầu sỏ Ác-hen-ti-na - ông ấy đã quốc hữu hoá các nhà hát và biểu tượng của tầng lớp giàu có - nhưng quyền lực kinh tế và chính trị của bọn đầu sỏ thì vẫn còn nguyên vẹn, và đúng thời điểm đó, ông ấy bị hạ bệ với sự dính líu ủng hộ của người Mỹ. Sự vĩ đại của Peron là ở chỗ ông ấy đã dám động đến những trữ lượng và nguồn tài nguyên của đất nước giàu có đó và làm tất cả những gì có thể để cải thiện điều kiện sống của công nhân. Tầng lớp xã hội đó luôn biết ơn và trung thành với ông ấy, coi Peron là thần tượng đến suốt đời.

Tướng Liber Seregni, người cho đến vài năm trước vẫn cầm trịch phong trào Mặt trận rộng lớn ở Uruguay là một trong hai nhà lãnh đạo tiến bộ được tôn trọng nhất trong lịch sử châu Mỹ La-tinh. Phẩm chất liêm khiết, lịch sự đã giúp làm nên chiến thắng lịch sử của người dân Uruguay khi bầu Tabare Vazquez, người kế nhiệm của Seregni làm tổng thống nước cộng hoà Uruguay và đưa phong trào cánh tả lên nắm quyền ở đất nước vào thời điểm đang trên bờ vực thẳm. Cuba phải cảm ơn Liber Seregni vì những cơ sở vững chắc mà ông ấy cùng với những người Uruguay xuất chúng khác đã xây dựng lên cho mối quan hệ hữu nghị đoàn kết còn tồn tại đến ngày nay giữa hai nước chúng tôi.

Chúng tôi cũng không được phép quên Francisco Caamano, sĩ quan quân đội trẻ người Dominica trong rất nhiều tháng đã chiến đấu anh dũng chống lại 40.000 lính Mỹ mà Tổng thống Johson cử đến nước cộng hoà Dominica năm 1965 để cản trở việc quay về của vị tổng thống hợp hiến Juan Bosch. Cuộc chiến ngoan cường của cậu ấy chống lại quân xâm lược khi trong tay chỉ có một nhóm nhỏ các binh sĩ và dân thường đã kéo dài trong rất nhiều tháng được coi là một trong những giai đoạn cách mạng oai hùng nhất được viết nên trong lịch sử của nửa bán cầu này. Sau hiệp định ngừng bắn với nước đế quốc kia, Caamano trở về đất nước và dành trọn cuộc đời chiến đấu giải phóng cho nhân dân mình.

Không có Hugo Chavez, con người được sinh ra trong hoàn cảnh khó khăn, được giáo dục những kỷ luật nghiêm khắc dưới mái trường các học viện quân sự ở Venezuela, nơi rất nhiều những ý tưởng tự do, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của châu Mỹ La-tinh được dạy dỗ, thì đã không bao giờ xuất hiện vào thời điểm quyết định đó ở nửa bán cầu của chúng tôi một tiến trình lịch sử tầm vóc quốc tế như tiến trình cách mạng ở đất nước đó. Tôi không hề thấy có sự trái ngược mâu thuẫn nào cả.

Cũng có trường hợp một người thuộc bên dân sự có ảnh hưởng rất lớn tới bên quân đội - ông ấy từng học ở Ý, nơi Peron cũng đã từng theo học; đó là Jorge Eliecer Gaitán, và họ đều là những nhà lãnh đạo nổi tiếng. Peron là một tuỳ viên sứ quán, từng ở Rome vào những năm 1930, trong thời gian Mussolini cầm quyền, và một vài hình thức và phương pháp vận động quần chúng mà ông ấy chứng kiến ở đó đã có tác động lớn đến Gaitán, sự ảnh hưởng ở đó thậm chí còn được thể hiện trong các hoạt động chính trị, nhưng trong những trường hợp này, như tôi đã nói, Gaitán và Peron sử dụng tích cực ảnh hưởng của mình, bởi vì ông phải thừa nhận rằng Peron đã tiến hành cải cách xã hội.

Ở Ác-hen-ti-na, Peron và chủ nghĩa Peron vẫn có ảnh huởng rất lớn về mặt chính trị - và cũng chính ở Ác-hen-ti-na, trong một chừng mực nào đó, mô hình tự do hoá kiểu mới đã bị thất bại sau vụ tháng 12 năm 2001. Ý kiến của ông về những sự kiện diễn ra gần đây ở Ác-hen-ti-na như thế nào?

Tháng 5 năm 2003, khi tin tức loan đi về kết quả cuộc bầu cử ở Ác-hen-ti-na với chiến thắng của Nestor Kirchner trước đối thủ Carlos Menem, tôi đã rất vui. Tại sao? Có một lý do quan trọng: Mô hình chủ nghĩa tư bản dã man nhất, như Chavez nói, giai đoạn tồi tệ nhất của toàn cầu hoá tự do mói đã bị đánh bại ở đất nước châu Mỹ La-tinh đã từng một thời được coi là biểu tượng của chủ nghĩa tự do mới.

Người Ác-hen-ti-na chưa đạt được những mục tiêu mà họ mong muốn và họ cũng không hề biết ý nghĩa lớn lao mà việc làm của họ đã mang lại cho châu Mỹ La-tinh và cả thế giới khi nhấn chìm biểu tượng quan trọng của toàn cầu hoá tự do mới xuống biển. Thái Bình Dương sâu tới hơn 9.000m. Họ đã gây niềm cảm hứng vô cùng lớn cho những người đang ngày càng ý thức rõ hơn về thảm hoạ khủng khiếp, chết chóc mà toàn cầu hoá tự do mới mang lại.

Nếu muốn, ông có thể nhớ lại lời của Giáo hoàng John Paul II, con người được cả thế giới tôn trọng, đã nói về “toàn cầu hoá tình đoàn kết” khi ông ấy đến Cuba vào năm 1998. Khó ai có thể chống lại khái niệm toàn cầu hoá tình đoàn kết theo nghĩa đầy đủ nhất của nó - có nghĩa là bao gồm không chỉ quan hệ giữa nam giới và nữ giới trong một nước, mà đó là quan hệ trên cả hành tinh, và tình đoàn kết đó nên được thực hiện ngay ngày mai trong một thế giới tự do, công lý và công bằng thực sự bởi những người mà ngày hôm nay đang tiêu xài phung phí những khoản tiền khổng lồ, phá hoại và lãng phí tài nguyên thiên nhiên, gieo chết chóc cho người dân toàn thế giới.

Ông sẽ không thể lên thiên đàng được, nhưng hãy tin tôi đi, người Ác-hen-ti-na đã dội một cú đấm mạnh vào biểu tượng đó, và việc làm của họ có giá trị vô cùng lớn lao.

----------------------------------------------------------
1. Juan Velasco Alvarado (1910-1977) là vị tướng lãnh đạo một nhóm quân sự nắm quyền ở Peru sau đó lên làm tổng thống từ năm 1968 - 1975; ông đã quốc hữu hoá các ngân hàng và các ngành công nghiệp chiến lược (dầu lửa, đánh cá, đồng) và tiến hành cải cách sâu rộng ngành nông nghiệp.

2. Jorge Amado (1912-2001), tiểu thuyết gia người Brazil và là tác giả cuốn tiểu sử của Luiz Carlos Futuro có tên trong tiếng Tây Ban Nha là Prestes, el cabellero de la esperanza (Buenos Aires: Editorial Futuro, 1958; bằng tiếng Bồ Đào Nha, Vida de Luiz Carlos Prestes, o cavaleiro da esperanca (1942)). (Theo như chúng tôi được biết thì cuốn sách này chưa được dịch sang tiếng Anh).




Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 13 Tháng Chín, 2013, 08:46:28 am
Châu Mỹ La-tinh vẫn phải đối mặt với vấn đề nợ nước ngoài.

Trên toàn thế giới, kiểu nợ đó tăng cùng với tỷ lệ dân số. Hiện tại, tổng nợ nước ngoài đã lên đến con số 2,5 - 2,6 nghìn tỷ USD! Năm nay, các nước phát triển cam kết viện trợ phát triển chính thức cho các nước thế giới thứ ba với tổng số 35 tỷ USD. Nhưng đổi lại, họ sẽ thu từ lãi suất vay nợ nước ngoài của các nước này con số 350 tỷ USD! Có nghĩa là đến cuối năm nay, con số nợ nước ngoài sẽ tiếp tục cao hơn...

Ở châu Mỹ La-tinh, khoản nợ đó đang gia tăng rất mạnh và đã đạt tổng số khoảng 800 tỷ USD. Không ai có thể trả được khoản nợ đó và nó cũng làm cho các chính sách phát triển khó có thể thực hiện được. Đói nghèo sẽ không thể được giải quyết khi hàng năm các nước châu Mỹ La-tinh vẫn phải bỏ ra tới 1/4 tổng doanh thu từ xuất khẩu của mình trả cho khoản nợ mà họ đã trả gấp hai lần rồi, và hiện tại thì khoản nợ đó đã tăng gấp đôi so với mười năm trước...

Hiện tại, nước Mỹ đang đề xuất giải pháp FTAA - Khu vực thuơng mại tự do châu Mỹ. Ông nghĩ gì về FTAA?

Đó là một thảm hoạ, và thảm hoạ hoàn toàn có thể tránh được bởi vì chúng ta đã chứng kiến trận chiến diễn ra ở Mar del Plata vào ngày 4 và ngày 5 tháng 11 năm 2005, tại “Hội nghị thượng đỉnh các nước châu Mỹ”. Đó là cuộc chiến lớn chống lại FTAA - thực ra chỉ có hai lực lượng, một ở trên các đường phố và các sân vận động, một ở bên trong hội nghị nơi những người đứng đầu các nhà nước đang hội họp. (Một lực lượng lớn những người cách mạng Cuba tham gia cuộc tuần hành gọi là Crème de la crème do Abel (Prieto, Bộ trưởng Văn hoá Cuba) dẫn đầu, cùng với Diego Maradona, Adolfo Perez Esquivel, người đoạt giải Nobel hoà bình 1, và rất nhiều các nhà trí thức danh tiếng, tất cả đều tham gia cuộc tuần hành cùng với hàng chục nghìn người trên khắp thế giới, chủ yếu là người Ác-hen-ti-na, và đã bị hoàng đế (George W. Bush) chống lại - bằng việc sử dụng lực lượng quân đội và hàng nghìn vệ sĩ áp tải.

Không ai có ý định chống lại ông ta bằng hành động chân tay. Nhưng đó mới là những gì ông ta đáng được hưởng - có người nào đó ném quả trứng thối vào người ông ta. Không, Bush không hề xứng đáng được “trọng vọng” như vậy... Đó là một cuộc biểu tình hoà bình -   không có bất kỳ ai ném cho dù là một quả cà chua, thậm chí là cái vỏ quả cà chua vào người ông ta, khi rất nhiều người bắt đầu tuần hành dưới cơn mưa mù lạnh giá, họ đi hàng giờ tới các sân vận động và các sân vận động chật kín người, họ đã dạy cho đế quốc Mỹ bài học nhớ đời, bởi vì họ đã thể hiện rằng họ là những quốc gia biết mình đang làm gì và biết mình đang tiến đến một chiến thắng vĩ đại - họ rất chắc chắn về điều đó. Không mấy ai là không biết những gì người khác đang làm).

Ở Mar del Plata, đề xuất vô cùng nguy hiểm FTAA đó bị thất bại hoàn toàn và vĩnh viễn. FTAA nhằm mở cửa biên giới của tất cá các nước có trình độ phát triển công nghệ còn rất thấp cho hàng hoá của những nước có trình độ phát triển công nghệ cao nhất hiện nay, những nước sản xuất các loại máy bay hiện đại nhất, khống chế các kênh liên lạc toàn cầu, những nước muốn bóc lột của chúng ta ba thứ: Nguyên liệu thô, lao động rẻ, khách hàng và thị trường - một kiểu chủ nghĩa thực dân mới vô cùng dã man và nhẫn tâm.

Ông có cho rằng việc đó sẽ làm gia tăng sự phụ thuộc của châu Mỹ La-tinh vào nước Mỹ không?

Nếu châu Mỹ La-tinh bị kẻ tham lam kia ăn ngấu nghiến, nếu chúng tôi bị bọn chúng nuốt chửng, thì cũng giống như con cá voi đã nuốt chửng nhà tiên tri Jonah nhưng không tiêu hoá được ông ấy, sẽ có ngày bọn chúng phải nhả chúng tôi ra; chúng tôi lại hồi sinh trên nửa bán cầu của chúng tôi. Nhưng tôi không nghĩ chúng tôi lại có thể bị dễ dàng nuốt chửng đến như vậy, và tôi thực sự hy vọng nước đế quốc kia sẽ không thể ăn tươi nuốt sống chúng tôi. Những sự kiện trong mấy năm vừa qua đã chứng minh: thế giới với sáu tỷ bốn trăm triệu người này sẽ không chịu khuất phục một tên lính cầm lưỡi lê cho dù họ ở nhà, ở trường, hay ở công viên vui chơi.

Tôi luôn nói rằng, chúng tôi phải dựa vào người Bắc Mỹ - những nhà trí thức và những người Mỹ thực sự. Người Mỹ có thể bị lừa gạt, dối trá, gian lận, nhưng khi họ nhận ra sự thực..ẽ như trường hợp cậu bé Elian2: Hơn 80% người Mỹ cho rằng, cậu bé nên được trở vẻ với cha mình.

Người Mỹ hiện nay phản đối lệnh cấm vận áp đặt với Cuba. Ngày càng có nhiều người phản đối học thuyết chiến tranh ngăn chặn, bất ngờ mặc dù họ đã phải gánh chịu hậu quả của vụ tấn công khủng khiếp xảo trá vào thành phố New York ngày 11 tháng 9 năm 2001. Chúng tôi phải dựa vào họ.

Chúng tôi cũng phải dựa vào những nhà trí thức châu Âu, bởi vì những người như ông đã nỗ lực hết mình để xây dựng ý thức, và đã có những đóng góp lớn lao cho việc xây dựng ý thức cần thiết đó.

Hiện tại một số chính phủ - ở Venezuela; ở Brazil, ở Ác-hen-ti-na, ở Uruguay và các nước khác - đang áp dụng các biện pháp tiến bộ. Ví dụ như ở Brazil, quan điểm của ông về những gì mà Lula đang làm như thế nào?

Theo tôi, những cải cách mà Lula đang tiến hành là rất tích cực. Ông ấy không có được đa số cần thiết thành viên quốc hội ủng hộ; Lula phải tìm sự ủng hộ cho mình từ những nơi khác, thậm chí cả những nhân vật bảo thủ để thực hiện những cải cách nhất định. Truyền thông đã đưa tin rất nhiều về vụ tham nhũng rắc rối ở quốc hội. Nhưng họ vẫn không đủ khả năng ngăn cản ông ấy. Lula là nhà lãnh đạo nổi tiếng (nhà lãnh đạo của nhân dân, của đa số người dân).

Tôi đã biết ông ấy rất nhiều năm nay rồi; chúng tôi theo sát những việc ông ấy làm, chúng tôi đã nói chuyện với ông ấy rất nhiều lần rồi - đó là con người có niềm tin, rất thông minh, có tinh thần yêu nước và tiến bộ, một con người xuất thân từ tầm thường nhưng không bao giờ quên nguồn gốc xuất thân của mình, một con người của nhân dân - những người luôn ủng hộ ông ấy. Tôi nghĩ ai cũng nhìn nhận về ông ấy như vậy. Bởi vì không đơn thuần là ông ấy đang làm một cuộc cách mạng - ông ấy đang phải đối mặt với khó khăn thử thách: Đó là việc xoá bỏ nghèo đói. Lula có thể làm được việc này. Ông ấy còn đang nỗ lực xoá bỏ cả nạn mù chữ, cấp đất cho những người không có đất và Lula cũng có thể làm được việc này. Và tôi nghĩ tất cả chúng ta nên ủng hộ ông ấy 3.

Thưa tổng tư lệnh, ông có nghĩ rằng thời kỳ của những cuộc cách mạng và những cuộc nổi dậy vũ trang ở châu Mỹ La-tinh đã qua?

Không ai có thể đảm bảo chắc chắn rằng, những thay đổi mang tính cách mạng sắp diễn ra ở châu Mỹ La-tinh này. Nhưng cũng không ai dám khẳng định những thay đổi đó sẽ không diễn ra, vào thời điểm nào đó, ở một hoặc một vài nước châu Mỹ La-tinh. Nếu phân tích khách quan tình hình kinh tế, xã hội ở một vài nước thì không ai có thể cho rằng đó không phải là sự bùng nổ thực sự. Tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh ở một số nước là 65/1.000 trẻ, ở đất nước chúng tôi tỷ lệ đó thấp hon con số 6,5. Có nghĩa là tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh của chúng tôi thấp hơn các nước châu Mỹ La-tinh khác tới 10 lần. Tỷ lệ suy dinh dưỡng cũng ở mức cao, trên 40 % ở châu Mỹ La-tinh, nạn mù chữ và nửa mù chữ cũng cao, nạn thất nghiệp tác động đến hàng chục triệu người trên nửa bán cầu này, ngoài ra còn có hàng triệu trẻ em bị bỏ rơi. Chủ tịch UNICEF có nói với tôi rằng, nếu châu Mỹ La-tinh có được dịch vụ y tế và chăm sóc sức khỏe như Cuba thì 700.000 trẻ em sẽ được cứu sống mỗi năm.

Nếu không tìm được giải pháp cho những vấn đề này - và FTAA không phải là giải pháp, toàn cầu hoá tự do mới cũng không phải là giải pháp - thì sẽ cần không chỉ là một cuộc cách mạng diễn ra ở châu Mỹ La-tinh này và nước Mỹ thì không mấy mong muốn điều đó. Và sẽ không ai có thể đổ lỗi (Fidel Castro) vì đã khuyến khích cuộc cách mạng đó.

---------------------------------------------------------
1. Adolfo Perez Esquivel sinh ra ở Buenos Aires, Ác-hen-ti-na năm 1931 và đã từng học kĩ sư. Năm 1974, ông trở thành một nhà hoạt động không bạo lực chống lại việc lạm dụng nhân quyèn. Ông thành lập tổ chức Hoà bình và Công lý, là tổ chức bình phong cho các nhóm tôn giáo và dân sự chống lại việc lạm dụng của chính phủ. Mặc dù là nhà hoạt động gắn liền với Nhà thờ Thiên Chúa giáo ở châu Mỹ La-tinh, nhưng ông lại được biết đến với tư cách là người bảo vệ nhiệt thành chống lại cuộc chiến bẩn thỉu ở Ác-hen-ti-na trong những năm 1970. Ông được trao giải Nobel hoà bình vào năm 1980.

2. Tháng 11 năm 1999, Elian Gonzalez (sinh năm 1993) được mẹ đưa khỏi Cuba bất hợp pháp. Con thuyền mà họ dùng để vượt biển bị đắm và người mẹ bị chết đuối. Elian được các ngư dân cứu sống và đưa sang Mỹ, em được một người bác ở Miami bảo hộ, Elian trở thành tâm điểm của cuộc đấu tranh gay gắt đòi quyền bảo trợ. Mặc dù gặp phải sự phản đối kịch liệt của những người Cuba ở Mỹ - Cộng đồng người Mỹ, các quan chức thực thi luật pháp liên bang theo lệnh Tổng chưởng lý Mỹ Janet Reno cuối cùng đã đến tận nhà người bác, thực hiện quyền bảo trợ với đứa trẻ và sau khi có lệnh của Toà án tối cao Mỹ, đưa em về Cuba với người bố của em.

3.Trong chuyến thăm cấp nhà nuớc của Lula tới Havana vào tháng 9 năm 2003, Brazil và Cuba đã ký 12 hiệp định hợp tác trên các lĩnh vực sau: năng lượng, đánh bắt cá, du lịch, y tế, công nghiệp, sức khoẻ, giáo dục và thể thao.



Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 13 Tháng Chín, 2013, 08:54:51 am
26

CUBA NGÀY NAY


Nhân quyền - Cấm vận kinh tế - Báo chí và thông tin
- Vụ tấn công khủng bố ngày 11 tháng 9 năm 2001
- Thái độ hiếu chiến của Tổng thống Bush - Cuộc chiến I-rắc
- “Một cuộc chiến ngăn chặn” chống lại Cuba? - Về chủ nghĩa khủng bố


Với tư cách là người đứng đầu nhà nước, ông lo ngại chuyện gì ở thời điểm hiện tại?

Ngày nay, chúng tôi tập trung chú ý vào cuộc chiến chống khủng bố, cuộc chiến chống bọn gián điệp. Đất nước chúng tôi đang tập trung đấu tranh để giải phóng năm người anh hùng của chúng tôi đang bị cầm tù bên Mỹ. Trong nước, chúng tôi đang tiến hành cuộc chiến chống tham nhũng và đang tiến hành một chiến dịch mạnh mẽ khuyến khích tiết kiệm năng lượng và thay đổi toàn bộ hệ thống sản xuất năng lượng trên đất nước chúng tôi - chúng tôi coi đây là giải pháp thực sự cho vấn đề năng lượng - nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng và hiệu quả hệ thống giáo dục và y tế của chúng tôi. Chúng tôi đã nỗ lực rất nhiều để phát triển các chương trình hợp tác quốc tế mới, như chương trình cử hàng nghìn bác sỹ Cuba đến các noi trên thế giới. Chẳng hạn như ở Pakistan, chúng tôi đã cử các bác sỹ đến trợ giúp sau thảm hoạ động đất gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản. Hay chương trình Operation Miracle (Phép màu phẫu thuật) của chúng tôi đã thu được những kết quả đáng kể 1.

Đất nước chúng tôi đang lo ngại cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, vấn đề dầu mỏ, lo ngại người ta đưa ra các biện pháp chống lại trong cuộc chiến kinh tế và chính trị; Đát nước này cũng đang tập trung vào cuộc chiến ở Geneva với Ủy ban nhân quyền Liên Hợp Quốc, nơi mà trong rất nhiều năm nay người ta chỉ nghe những lời nói dối, vu khống chống lại chúng tôi. Thế giới không hề biết rằng, 80% các biện pháp bảo vệ nhân quyền được Uỷ ban này thông qua là do Cuba đề xuất.

Ủy ban nhân quyền của Liên Hợp Quốc ở Geneva thông qua?

Đúng vậy. Nhưng đề nghị đó do Cuba đề xuất, và có khi được tất cả các nước ủng hộ ngoại trừ Mỹ, luôn có tới ba mươi, ba mươi lăm, thậm chí là bốn mươi lá phiếu bầu ủng hộ thông qua. Đó cũng là vấn đề mà nước Mỹ luôn luôn kiếm cớ, gây áp lực, và đe doạ.

Chống lại Cuba.

Đúng vậy, Cuba. Họ luôn chỉ trích Cuba “vi phạm nhân quyền”. Và năm nào cũng diễn ra trận chiến ngoại giao quyết liệt liên quan đến vấn đề này.

Một cuộc chiến khác cũng đang diễn ra tại Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc, nơi mà Cuba đang ngày càng nhận được nhiều lá phiếu ủng hộ bãi bỏ lệnh cấm vận; Năm nay (2005) có hơn 180 nước ủng hộ. Chỉ có 4 nước bỏ phiếu chống lại nghị quyết bãi bỏ lệnh cấm vận: Trong đó tất nhiên là có Mỹ; Israel, đồng minh vô điều kiện của họ; và hai nước nhỏ bé trên Thái Bình Dương lệ thuộc hoàn toàn vào nước Mỹ. Có nghĩa là hơn 90% thành viên của Liên Hợp Quốc lên án lệnh cấm vận 2.

90% các nước trong Liên Hợp Quốc ủng hộ cáo buộc của Cuba chống lại lệnh cấm vận kinh tế?

Đúng vậy. Chỉ có vài nước muốn duy trì lệnh đó, nhưng như tôi đã nói, đó chỉ là ba nước ủng hộ nước Mỹ; quần đảo Marshall 3, bao gồm một vài đảo nhỏ - tôi hoàn toàn tôn trọng kích thước của một đất nước, nhưng đây là những nước rất nhỏ bé nằm dưới sự bảo hộ của người Mỹ - Palau, một hòn đảo nhỏ khác ở Thái Bình Dương, và Israel, những nước đóng vai trò là đối tác không hề xứng tầm với nước Mỹ ủng hộ lệnh cấm vận chống lại Cuba, chống lại ý kiến của đại đa số các thành viên Liên Hợp Quốc. Họ làm như vậy, nhưng không phải vì họ ủng hộ lệnh cấm vận mà bởi vì nếu phản đối nó, họ sẽ gặp rắc rối với nước Mỹ.

Người ta phải ngưỡng mộ rất nhiều nước còn nợ Ngân hàng thế giới, Quỹ tiền tệ quốc tế, hay đang cần sự hỗ trợ về tài chính của nước Mỹ, nhưng vẫn biểu quyết chống lại lệnh cấm vận. Đó không phải là lá phiếu bí mật; mà việc bỏ phiếu diễn ra công khai - nếu việc bỏ phiếu diễn ra bí mật ở Geneva thì chắc chắn nước Mỹ không bao giờ nhận được sự ủng hộ nào về vấn đề này.

Tất nhiên người ta cũng phải nói lời “tôn trọng thực sự với châu Âu” vì châu Âu đã bỏ phiếu cùng với nước Mỹ ở Geneva như một tổ chức mafia. Tôi buộc phải nói rằng đó không phải là trách nhiệm của tôi. Nhưng tôi cũng không bao giờ đặt câu hỏi về việc đó. Tất cả các nước NATO đều bỏ phiếu, và các nước không phải thành viên NATO cũng có quyền bỏ phiếu. Khi khối xã hội chủ nghĩa còn tồn tại, những thủ đoạn đó không bao giờ được thông qua ở Geneva, nhưng người ta đã thay áo, đổi bạn, họ chuyển sang bên đối diện, nhưng cho dù như vậy thì từ 5 năm trước họ cũng chẳng được đa số quan tâm và trở thành phe thiểu số.

Những gì đang xảy ra với nước Mỹ chưa từng xảy ra bao giờ: Những nước được bầu làm thành viên ủy ban nhân quyền đã không bỏ phiếu bầu cho nước Mỹ. Nước Mỹ đã phải mất rất nhiều tháng tìm hiểu xem nước nào trên thế giới này dám cả gan làm điều đó, trong cuộc bỏ phiếu kín, dám bỏ phiếu chống lại nước Mỹ, nhưng nước Mỹ bây giờ đang rơi vào phe thiểu số, và họ không dám thực hiện một cuộc bỏ phiếu kín, họ phải tìm một ứng cử viên xin rút lui để ứng cứ viên mà họ lựa chọn có thể chiến thắng. Có nghĩa là họ phải yêu cầu một trong những ứng cử viên rút lui.

Đó là những gì đang diễn ra ở đó, và tất cả những chiến dịch kiểu đó đang diễn ra, rất nhiều - bốn mươi sáu năm nay, hết chién dịch này đến chiến dịch khác, chiến dịch nọ gối chiến dịch kia.

----------------------------------------------------------
1. Operation Miracle (Phép màu phẫu thuật) được thành lập năm 2004 nhằm điều trị mắt cho những người Venezuela để phẫu thuật đặc biệt là nhưng người bị đục thủy tinh thể; sau đó chương trình này mở rộng ra điều trị cho hơn 20 quốc gia, do vậy, tính đến năm 2005, đã có khoảng 175.000 người được phục hồi ánh sáng. Đến năm 2006, Operation Miracle có các trung tâm phẫu thuật mắt do các bác sĩ người Cuba điều hành ở một vài nước châu Mỹ La-tinh

2. Tháng 11 năm 2006, lần thứ 15 liên tiếp, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc lên án lệnh cấm vận của Mỹ chống Cuba; tỷ lệ phiếu bầu là 184 phiếu ủng hộ việc lên án này, và 4 nước còn lại (Mỹ, Israel, Quần đảo Marshall và Palau) bỏ phiếu chống lại như năm trước; một nước (Micronesia) bỏ phiếu trắng và 3 nước không tham gia bỏ phiếu.

3. Quần đảo Marshall - 60.000 cư dân với diện tích khoảng 180 km2 - được phát hiện năm 1592 bởi các thuỷ thủ Tây Ban Nha. Từng nằm dưới sự bảo hộ của Đức từ 1886 đến 1914, sau đó quần đảo này bị Nhật chiếm. Năm 1945, vùng đất này được giao cho Mỹ quản lý dưới sự uỷ quyền của Liên Hợp Quốc. Từ 1946 đến 1958, 67 quả bom nguyên tử đã được thử ở đảo san hô Binini va Eniwetok. Quần đảo này độc lập năm 1979 nhưng còn liên hệ với Mỹ thông qua Hiệp định Liên minh tự do; quốc gia này là thành viên của Liên Hợp Quốc từ năm 1990.


Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 13 Tháng Chín, 2013, 09:02:29 am
Việc chỉ trích thường thấy nhất chống lại Cuba đó là nước này cầm tù các nhân vật đối lập về chính trị.

Nước đã thả tự do cho hàng nghìn, hàng nghìn các đối tượng phản cách mạng, trước cả khi họ mãn hạn tù phải không? Đây là Chính phủ Cuba chứ không phải là Chính phủ Mỹ. Nước Mỹ lợi dụng tất cả các vụ bắt giữ ở đây, hành động thực thi pháp luật của chúng tôi, để thực hiện các chiến dịch tuyên truyền chống Cuba.

Người châu Âu các ông còn có những luật hà khắc hơn chúng tôi rất nhiều chống bọn tội phạm chính trị. Ở Anh, các nhà tù đầy những tù nhân người Ai-len bị cầm tù vì có động cơ chính trị, yêu nước. Tôi còn nhớ có lần đã xảy ra cuộc biểu tình tuyệt thực và người Anh đã để cho một số tù nhân Ai-len chết vì đói. Người Tây Ban Nha cũng áp dụng luật pháp rất hà khắc chống lại các tù nhân xứ Basque, những người chiến đấu vì quyền lợi chính trị của họ ở đó. Chính phủ Ý vẫn cầm tù những người thuộc Sư đoàn đỏ từ mấy chục năm nay. Chúng tôi còn biết người Đức đã đối xử khắt khe đến thế nào với những thành viên của nhóm Baader-Meinhof 1 - hầu như toàn bộ số tù nhân này chết trong tù. Ở Pháp, có bao nhiêu tù nhân người Corsica bị cầm tù vì đấu tranh với mục đích chính trị?

Ở Mỹ, tại sao người ta không thả tự do cho những người Puerto Rico, những người đấu tranh cho nền độc lập của nước Puerto Rico? Tại sao họ không thả tự do cho nhà báo Mumia Abu-Jamal, người đã bị cầm tù hơn 20 năm nay? Tại sao người ta không thả tự do cho nhà lãnh đạo người Mỹ gốc Indian Leonard Peltier, người đã bị cầm tù hơn 25 năm nay? 2

Tôi đã kể với ông, trong vụ Vịnh con lợn chúng tôi bắt 1.200 tù nhân, nhưng sau đó đã thả tự do tất cả. Vào thời điểm đó, trong những năm đầu của cuộc cách mạng, có khoáng 300 tổ chức phản cách mạng, và đó là thời gian chủ nghĩa khủng bố và hành động phá hoại diễn ra ầm rộ nhất, có lúc chúng tôi bắt giữ tới 15.000 tù nhân ở đây.

Mười lăm ngàn tù nhân chính trị, ngay sau cuộc Cách mạng?

Ông có thể gọi họ là tù nhân chính trị nếu ông muốn. Đúng vậy, tôi đang nói với ông về những năm tháng đó - về vụ Vịnh con lợn. Có đến hàng mấy chục kế hoạch chống lại chúng tôi bằng hành động phá hoại và khủng bố - đó là những nhóm có vũ trang, một cuộc chiến bẩn thỉu đã khiến chúng tôi thiệt hại nhiều hơn cá một cuộc chiến thực sự.

Năm 1976 cũng có hành động khủng bố tương tự - một máy bay dân sự của Cuba bị nổ tung trên không trung.

Và tất cả những người có mặt trên đó đều thiệt mạng. Các bức ảnh chụp lưu lại cho thấy, có hàng triệu người đã phản đối hành động đó. Và con người phạm tội ác đó, một tên khủng bố quốc tế đã thú nhận hành động và bị buộc tội tại toà án, Luis Posada Carriles (xem chương 11) đã được Mỹ đưa đi vào tháng 3 năm 2005. Trong bối cảnh cái gọi là “cuộc chiến chống khủng bố quốc tế”, họ đã cho tị nạn một tên khủng bố quốc tế khét tiếng nhất! Liệu có tồn tại hai chủ nghĩa khủng bố? Một loại tốt và một loại xấu? Rất nhiều lần chúng tôi đã hỏi Tổng thống Bush, Bush con, một câu hỏi rất đơn giản, thẳng thắn: Posada Carriles đã vào nước Mỹ ở đâu? Trên con tàu nào? Tại bến cảng nào? Người kế vị ngai vàng nào cho phép làm việc đó? Liệu đó có phải là tay anh chị má phình ở Floria (thống đốc Jeb Bush) không? Tôi xin lỗi vì đã gọi cậu ta là kẻ má phình - mà đó chỉ là lời phê bình, nhắc nhở cậu ta nên chú ý hơn đến việc tập thể dục, và những gì mình đang ăn; Tôi nói điều này vì nó có lợi cho chính cậu ta. Ai đã gặp Posada Carriles khi hắn đến nước Mỹ? Ai cho phép hẳn vào đất nước đó? Tại sao con người đã muối mặt mà đưa hắn vào nước Mỹ thì ngày nay lại vẫn nhởn nhơ đi lại trên đường phố Florida và Miami? Và kẻ muối mặt kia thì vẫn chưa hề trả lời câu hỏi của chúng tôi - cậu ta vẫn ngậm miệng. Chính quyền nước láng giềng Mêhicô cũng không có thời gian - rõ ràng là họ cũng quá bận rộn mà không thể trả lời câu hỏi của chúng tôi 3.

Bọn họ là những kẻ vô liêm sỉ - họ dối trá với cả thế giới, và khi có ai đó hỏi họ một câu hỏi rất trong sáng, đơn giản thì hàng tháng trôi qua người ta không hề thấy câu trả lời từ phía họ. Ở Cuba này khi phải đói mặt với những hành động gây hấn kiểu đó, với những âm mưu đó, trong rất nhiều năm, chúng tôi có thể làm gì? Ở Cuba này cũng có luật pháp; luật pháp rất nghiêm khắc. Nhưng điều mà chưa bao giờ xảy ra ở đây đó là chưa hề có tù nhân nào bị chết, và cũng chưa hề có hoạt động xét xử nào diễn ra vượt trên cả luật pháp.

Nhưng chúng tôi phải bảo vệ chính mình. Tôi không nghĩ đó là hành động phạm tội khi người ta bảo vệ chính mình, không hề có giai đoạn lịch sử nào mà lại không phải bảo vệ chính nó bằng cách này hay cách khác. Đó là việc làm chính đáng nhất mà người ta có thể làm, bởi vì nếu không thì tốt nhất là nên từ chức và ở ẩn - đến một nơi nào đó mà trở thành một người giảng đạo, một mục sư, đi giảng đạo ở các nhà thờ, tôi không chống lại việc làm đó, bởi vì trong đó có nhiều yếu tố tích cực, nhưng chúng tôi không chọn nghề nghiệp của một người giảng đạo hay một mục sư, chúng tôi chọn là người làm cách mạng, chúng tôi hành động mạnh mẽ nhiệt thành.

Tổng thống Hugo Chavez của Venezuela cũng bị tấn công.

Ông biết, và thế giới cũng biết rằng, một nhà nước mà không biết bảo vệ chính mình thì sẽ bị xé ra từng mảnh. Hãy xem những gì đang diễn ra ở Venezuela - chúng ta nói chuyện về điều này. Không ó ai tôn trọng nhân quyền và dân chủ bằng Chavez. Bọn chúng thực hiện âm mưu đảo chính, bắt cóc tổng thống, cuộc sống của ông ấy bị đe doạ nghiêm trọng. Bọn đảo chính dựng lên một con người mà chỉ trong vài giờ đã chà đạp tất cả các quyền chính trị, nhân quyền, tự do hắn đã giải tán quốc hội, xoá bỏ quyền lập pháp, đóng cửa tất cả các đài phát thanh, bắt những người yêu nước. Một tên phát xít, Carmona, kẻ đã từng cầm đầu Fedecamaras, liên đoàn các phòng thương mại của bọn đầu sỏ... Sau đó bọn chúng tấn công vào các nhà máy lọc dầu. Nhưng vẫn không hề có bất kỳ tên tù nhân chính trị nào đất nước đó cả.

Ông có đặc biệt bức xúc trước những cáo buộc vi phạm nhân quyền thường xuyên được đưa ra chống lại Cuba?

Tôi nghĩ hiếm có nước nào có lịch sử tôn trọng nhân quyền như đất nước Cuba này. Những gì mà Cách mạng đã làm cho người dân ở đây có thể được cụ thể hoá bằng những con số mà không nước nào có thể phản bác được. Bốn mươi sáu năm kể từ khi Cách mạng giành chiến thắng, ít nhất 450.000 trẻ em đã được cứu sống - những đứa trẻ ra lẽ đã bị chết nếu không có những tiến bộ mà Cách mạng đạt được, tuổi thọ của người dân Cuba hiện nay cũng cao hơn năm 1959, khi cách mạng vừa giành thắng lợi, tới 18 lần.

Chúng tôi đã phổ cập giáo dục, đã tạo cơ hội cho trẻ em được đến trường, tạo cơ hội cho tất cả người dân đều được đi học. Trong lĩnh vực giáo dục và y tế, không có nước nào thuộc Thế giới thứ ba, thậm chí là cả những nước tư bản chủ nghĩa phát triển làm được những gì như chúng tôi đã làm vì lợi ích của người dân. Nạn ăn xin và thất nghiệp cũng đã bị loại bỏ. Ma tuý và cờ bạc cũng không còn. Ông sẽ không thấy bất kỳ đứa trẻ ăn xin nào trên đường phố; chúng tôi không hề có những người ăn mày vô gia cư ở đất nước này, hay những đứa trẻ ngủ trên đường phố, đi chân đất, bị suy dinh dưỡng, và không được đi học.

Tôi không muốn nói thêm về những hoạt động trợ giúp mà chúng tôi đã làm cho các nước thuộc Thế giới thứ ba. Các bác sỹ Cuba có mặt ở hơn 40 nước trên thế giới và họ đã cứu mạng sống của hàng nghìn người. Chúng tôi đã chữa trị cho hàng nghìn trẻ em ở Chernobyl trong khi đó không hề có nước nào tham gia hoạt động này. Tôi không nghĩ có bất kỳ nơi nào khác trên thế giới mà sự quan tâm chăm sóc cho con người lại được tiến hành công bằng như ở Cuba. Và ông có cho rằng đất nước này lại có thể là mục tiêu bị chỉ trích vi phạm nhân quyền không? Chỉ có những lời nói dối, vu khống thiếu trung thực chống lại nước này mà thôi.

-----------------------------------------------------------
1. Rote Armee Fraktion (Nhóm vũ trang đỏ) thường được gọi là Nhóm Baader-Meinhof, tự coi mình là những người Cộng sản “du kích thành thị”. Nhóm này đã tiến hành những hành động mà hầu hết mọi ngưòi đều coi là hành động khủng bố ở Đức từ năm 1968 đến 1972. 5 thành viên chủ chốt của nhóm này (cùng với 13 người khác) bị bắt vào tháng 6 năm 1972 và được chuyển đến nhà tù được bảo vệ an ninh nghiêm ngặt Stammhein ở Stuttgart. Tháng 11 năm 1974, Holger Meins qua đời sau vài tuần biểu tình tuyệt thực. Tháng 5 năm 1976, chính quyền thông báo cái chết của Ulrike Meinhof do tự tử trong nhà lao, và ngày 18 tháng 10 năm 1977 Andreas Baader, Gudrun Enslin và jan-Carl Raspe cũng bị chết trong những hoàn cảnh khó hiểu: Baader bị một vết thương do súng bắn vào gáy; Enslin treo cổ trong nhà lao; còn Raspe qua đời vào ngày hôm sau do một vết bắn vào đầu. (Chính quyền tuyên bố đây là một vụ tự sát tập thể, nhưng có rất nhiều giả thuyết được đặt ra về âm mưu của họ, hầu hết buộc tội chính quyền đã giết chết họ).

2. Ở Mỹ, 15 người Puerto Rico - 5 phụ nữ và 10 nam giới - bị kết án tương đương với tù chung thân vì tội đấu tranh cho nền độc lập của Puerto Rico; hầu hết trong số nàỵ đã bị cầm tù hơn 16 năm.

Mumia Abu-Jamal (sinh ở Wesley Cook ngày 24 tháng 4 năm 1954) là nhà báo kiêm nhà hoạt động chính trị đến từ bang Philadelphia từng bị kết án tử hình vì bị buộc tội giết sĩ quan cảnh sát Philadelphia Daniel Faulkner, nhưng hiện tại đang thực hiện án tù chung thân tại một nhà tù của bang Pennsylvania sau khi án tử hình được toà phúc thẩm xem xét lại. Rất nhiều ngưòi ủng hộ ông cho rằng, ông vô tội, cho rằng việc bắt và buộc tội ông là vì động cơ chính trị và rằng ông đáng được coi là tù nhân chính trị.

Leonard Peltier (sinh ngày 12 tháng 9 năm 1944) là nhà hoạt động người Mỹ bản xứ và là thành viên của phong trào người Mỹ Anh-điêng. Năm 1977 bị buộc tội và bị kết án hai lần tù vì giết các đặc vụ FBI trong một trận đấu súng ở khu bảo tồn Pine Ridge. Đã có rất nhiều tranh cãi xung quanh lời buộc tội Peltier và tính công bằng trong việc xét xử ông. Một số ngưòi và tổ chức ủng hộ ông, trong đó có cả Tổ chức Ân xá quốc tế cho rằng ông nên được coi là tù nhân chính trị. Ông bị cầm tù từ năm 1976.

3. Trước sự cáo buộc liên tục của phía Cuba về sự hiện diện của Luis Posada Carrlles ở Mỹ và yêu cầu giải thích việc làm thế nào Posada Carriles vào được nước Mỹ và ai cho phép hắn vào, sau khi tảng lờ yêu cầu này trong nhiều tuần, cuối cùng Chính phủ Mỹ không còn sự lựa chọn nào khác là phải bắt giữ Posada Carriles ờ Miami và buộc tội hắn “xâm nhập bất hợp pháp vào Mỹ”. Tháng 11 năm 2005, kẻ đồng loã với Posada Carriles, Santiago Alvarez cũng bị bắt. Alvarez là chủ sở hữu và là ngưòi đã cầm lái con tàu mà Posada dùng để đi đển Mỹ; hắn ta bị buộc tội sở hữu bất hợp pháp vũ khí. Vào thời gian chú thích này đang được chuẩn bị (bằng tiếng Tây Ban Nha), nhóm tư vấn pháp lý của Posada đang vận động để những cáo buộc đối với Posada được bãi bỏ.



Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 13 Tháng Chín, 2013, 09:11:00 am
Tôi không nghĩ Cuba bị chỉ trích vì chính sách y tế; mà ngược lại, chích sách đó, nhìn chung là rất được hoan nghênh. Tôi thực sự cho rằng người ta không biết những con số, những gì ông vừa đề cập, và hoạt động giúp đỡ của ông với các nước thuộc Thế giới thứ ba. Ông có thể nói thêm về điều đó không?

Liên quan đến chính sách y tế, tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh ở Cuba hiện đang ở mức dưới 6 trường hợp/1.000, chỉ thấp hơn Canada chút ít - chúng tôi sẽ đạt được mục tiêu dưới 5, thậm chí là dưới 4 trong tương lai gần và trở thành nước dẫn đầu ở châu lục này. Chúng tôi chỉ mất một nửa thời gian so với khoảng thời gian mà Thụy Sĩ và Nhật Bản đã phải trải qua khi nâng mức tuổi thọ trung bình người dân là từ 70 lên 80 tuổi - hiện nay chúng tôi đang đạt mức 77,5. Dịch vụ y tế của chúng tôi đã giúp nâng mức tuổi thọ trung bình lên con số hiện tại chỉ trong chưa đầy 18 năm kể từ khi Cách mạng giành chiến thắng, nhưng để đạt được mức như hồi tháng 1 năm 1959, khi Cách mạng thành công, Cuba đã mất 60 năm.

Ngày nay, người dân có thể yêu cầu tới 15 bác sỹ phục vụ, so với số lượng các bác sỹ còn lại ở Cuba này vào năm 1959, và họ cũng được phân bổ rộng khắp hơn. Chúng tôi còn có hàng nghìn các bác sỹ khác ở nước ngoài đang trao đổi chuyên môn trên tinh thần đoàn kết với những người mà họ giúp đỡ. Hiện nay, Cuba có hơn 70.000 bác sỹ. Vào thời điểm này - tôi có thể cung cấp con số chính xác cho ông - chúng tôi có 25.000 sinh viên theo học ngành y khoa. Đó là chưa kể con số những người theo học ở các ngành khác có liên quan đến khoa học y tế. Nếu cộng tất cả những người đang theo học chuyên ngành liên quan đến y khoa thì con số có thể sẽ lên tới 90.000 sinh viên.

Sẽ có rất nhiều trường y được thành lập ở những thành phố khác của Cuba với khoảng 400 đến 450 sinh viên, chúng tôi đã kiểm tra hồ sơ y tế, hồ sơ sinh viên và lai lịch gia đình họ - đó là kinh nghiệm mới rất đặc biệt của chúng tôi. Các trường đều có những trang thiết bị rất tiên tiến phục vụ việc giảng dạy, các thiết bị nghe nhìn và các chương trình giao lưu. Có nghĩa là trong sáu năm học một bác sỹ sẽ có kinh nghiệm mà phải mất 20 năm theo phương pháp truyền thống mới có được.

Chúng tôi đang cố gắng hết mức để có được nguồn lực y tế 1 tốt nhất trên thế giới. Và việc lầm đó không chỉ phục vụ chúng tôi mà còn phục vụ các nước châu Mỹ La-tinh và các nước khác trên thế giới. Hiện tại đã có hon 10.000 sinh viên đăng ký theo học ELAM (Trường y châu Mỹ La-tinh), trong số đó có 2.000 sinh viên Bolivia đã tốt nghiệp đại học. Rất nhiều nước đang đề nghị chúng tôi đào tạo cho các bác sỹ của họ; chúng tôi có tiềm lực để làm việc đó và không nước nào khác có thể làm tốt hơn chúng tôi. Chúng tôi đã phát triển được các phương pháp sư phạm mà trước đây chưa bao giờ có. Chẳng bao lâu nữa ông sẽ thấy kết quả. Hiện nay, chúng tôi còn hàng chục ngàn các sinh viên châu Mỹ La-tinh đang theo học ở các trường y. Trong mười năm tới, đất nước chúng tôi sẽ đào tạo khoảng 100.000 bác sỹ cho châu Mỹ La-tinh và vùng Ca-ri-bê theo chương trình Sự lựa chọn Bolivia cho châu Mỹ được ký kết giữa Cuba và Venezuela, mỗi bên sẽ cung cấp một số lượng bác sỹ tương đương nhau, điều đó thể hiện quyết tâm hội nhập giữa các quốc gia chúng tôi.

Với Tổng thống Hugo Chavez đại diện cho cả hai nước chúng tôi, chúng tôi đã cùng cam kết thực hiện các chương trình kinh tế, xã hội quan trọng có tác động lớn đến đời sống của nhân dân và sẽ đưa quan hệ giữa hai nước đến gần nhau hơn - đặc biệt trong các lĩnh vực như xoá mù chữ, giáo dục, cuộc chiến chống HIV/AIDS và y tế chăm sóc sức khoẻ.

Ông cũng đã quyết định tiến hành Operation Miracle.

Đúng vậy. Chúng tôi tiến hành chương trình Operation Miracle với nhiệm vụ lớn lao là phải khôi phục ánh sáng cho hơn 6 triệu người châu Mỹ La-tinh và Ca-ri-bê, giáo dục và đào tạo cho 200.000 chuyên gia y tế trong vòng 10 năm - (một thành quả) chưa từng có trên thế giới. Chúng tôi bắt đầu ở Venezuela và sau đó sẽ mở rộng sang các nước Ca-ri-bê khác. Tính đến tháng 9 năm 2005, đã có tổng số 4.212 người dân vùng Ca-ri-bê được phẫu thuật mắt ở Cuba, đó là chưa kể con sổ 79.450 người Venezuela - con số này vẫn tiếp tục gia tăng 2.

Và Cuba cũng cử các đoàn bác sỹ đến những nơi vừa xảy ra thảm hoạ?

Đúng vậy. Chúng tôi đã thành lập một đội - Đội bác sỹ quốc tế cứu trợ thảm hoạ và bệnh dịch nguy hiểm gọi là Đội Henry Reeve (xem chương 15). Không nước nào có thể cử đến hàng nghìn bác sỹ sang nước láng giềng Trung Mỹ vừa bị bão tàn phá nặng nề như chúng tôi đã từng làm với Guatemala vào mùa thu năm 2005. Hay như hiện tại (cuối năm 2005) ở nửa bên kia thế giới, cách Havana đến mười tám giờ bay, đó là vùng Kashmir, Pakistan, trong đau thương chết chóc, chúng tôi cũng cử một đội bác sỹ đến giúp đỡ thoát khỏi thảm hoạ thiên nhiên tồi tệ nhất đã và đang xảy ra trên thế giới chúng ta trong nhiều năm nay. Tôi không muốn nhớ lại một thảm hoạ thiên nhiên tồi tệ mà chỉ biết rằng nó đã xảy ra ở nơi đó, đã tác động đến cộng đồng người nghèo khổ đó, những người chăn cừu sống trên vùng núi cao, với cái lạnh khủng khiếp trong khi người dân thì lại sống trong nghèo đói.

Tôi gặp gỡ từng đội bác sỹ một, chia tay họ. Chúng tôi biết rằng những người đồng chí đó sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ ở bất kỳ nơi đâu trên thế giới; chúng tôi thường xuyên liên lạc với họ, những nam nữ bác sỹ của Đội Henry Reeve và những đội khác. Ngay ở thời điểm này đã có những câu chuyện tuyệt vời có thể viết lên, không hề giống với những gì đã xảy ra đối với Cách mạng chúng tôi.

Ông đã cho tôi xem một chồng tài liệu khá ấn tượng mà ông đọc và tham khảo mỗi buổi sáng để nắm được tình hình thế giới - hàng chục các bài báo điện tử và báo viết được dịch ra từ các báo trên thế giới. Và liên quan đến vấn đề này, tôi muốn chúng ta nói chuyện về thông tin ở Cuba. Người ta thường có ấn tượng cho rằng, mặc dù có những nhà báo rất giỏi nhưng lại có rất ít những thông tin phản ánh tình hình đang diễn ra ở Cuba, ông nghĩ về điều đó như thế nào?

Nói một cách chân thành, các cơ quan báo chí của chúng tôi không hề nằm trong tay của đám kẻ thù với Cách mạng, hay trong tay bọn gián điệp Mỹ. Họ nằm trong tay của những con người cách mạng. Báo chí của chúng tôi là báo chí cách mạng; các nhà báo của chúng tôi - thuộc cả các đài phát thanh và các đài truyền hình - đều là các chiến sĩ cách mạng. Chúng tôi có rất nhiều tờ báo; mỗi tổ chức đều có cơ quan báo chí của riêng mình: Công nhân, thanh niên, Đảng, nông dân (Nguyên văn tiếng Tây Ban Nha: campesino), các lực lượng vũ trang. Có tới hàng mấy chục tờ báo và tất cả đều là báo chí cách mạng.

Ấn tượng mà người ta thường thấy khi đọc một tờ báo nào đó, hay nghe đài, xem truyền hình, đó là mọi thứ đều diễn ra rất suôn sẻ, có nghĩa là chỉ toàn những câu chuyện thành công, chiến thắng mà không hề có những vấn đề rắc rối, không hề có ai tỏ ý kiến phản đối. Tôi thấy điều đó hơi lạ, bởi vì trong Đảng, trong các hội nghị của Đảng chắc chắn phải có tranh luận, có ý kiến phản đối, thậm chí là phản đối gay gắt.

Tôi sẽ giải thích, trong một thời gian khá dài, chúng tôi có xu hướng không muốn những lời chỉ trích, phê bình những việc làm không đúng đó bị rơi vào tay kẻ thù, giúp đỡ cho kẻ thù, tiếp sức cho bọn phản cách mạng. Đôi khi người ta lo sợ khi đưa tin về vấn đề gì đó bởi vì nó có thể sẽ giúp ích cho kẻ thù. Và rồi chúng tôi cũng nhận xa rằng, trong cuộc chiến chống tiêu cực, vai trò của báo chí là vô cùng quan trọng. Và chúng tôi đã khuyến khích tinh thần phê bình. Tôi đã khuyến khích hết mức tinh thần phê bình đó bởi vì tôi cho rằng nó là yếu tố cơ bản giúp chúng tôi hoàn thiện hệ thống chính quyền của mình.

Tất nhiên chúng tôi biết có những khiếm khuyết, nhưng chúng tôi có những lời phê bình có trách nhiệm. Và mặc dù có thể gây ra hậu quả, nhưng dù sao có phê bình vẫn hơn là không.

Tất nhiên, mỗi người phải phát huy hết mức tinh thần trách nhiệm khi giải quyết vấn đề gì đó, không nên cung cấp những thông tin nhạy cảm mà kẻ thù có thể lợi dụng để lập kế hoạch phá hoại Cách mạng. Đó còn là một công việc khó khăn với Cách mạng.

----------------------------------------------------------
1. Không phải trung tâm y tế, và không phải Havana, mà ở đây theo nghĩa nguồn lực con người, nguồn vốn con người.

2. Tính đến giữa tháng 11 năm 2006, tổng số 485.476 bệnh nhân từ 28 nước, trong số đó, 290.000 là người Venezuela đã được điều trị tại các trung tâm Operation Miracle.



Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 13 Tháng Chín, 2013, 09:15:20 am
Tinh thần cầu thị những lời phê bình có trách nhiệm đó có thể được coi là tự do báo chí mà nhiều người đang kêu gọi không?

Nếu cái mà ông coi là tự do báo chí là quyền được hành động chống lại Cách mạng, cho phép kẻ thù của Cuba nói và viết tự do chống lại Chủ nghĩa xã hội, chống lại Cách mạng, nói và viết những lời vu khống, dối trá, gây ra những tác động tiêu cực thì tôi sẽ phải nói rằng chúng tôi không ủng hộ kiểu “tự do” đó. Vì Cuba vẫn còn là nước bị chủ nghĩa đế quốc phong toả, vẫn là nạn nhân của những loại luật lệ trái với đạo lý như Helms-Burton, và Đạo luật điều chỉnh Cuba, đất nước này vẫn bị tổng thống Mỹ đe doạ, thì chúng tôi không cho phép ké thù của mình kiểu “tự do” đó vì mục tiêu của họ không có gì khác ngoài việc chống lại sự tồn vong của Chủ nghĩa xã hội.

Như vậy là tự do báo chí có thể coi là không phù hợp với Cách mạng?

Trong cái gọi là “tự do” báo chí đó, ai là người lên tiếng? Họ nói về cái gì? Ai viết? Những gì được viết và nói chỉ là những nội dung mà người sở hữu các tờ báo và các đài truyền hình kia muốn. Và những người viết cũng là những người được họ lựa chọn, ông cũng biết điều đó. Người ta nhắc đến “tự do bày tỏ ý kiến” nhưng thực ra những gì được họ bảo vệ chỉ là quyền sở hữu tài sản tư nhân thuộc về các hãng thông tấn. Ở Cuba này, tôi có thể khẳng định với ông không hề có kiểu sở hữu tư nhân như vậy thuộc về các hãng truyền thông. Nhưng các tổ chức của chúng tôi vẫn có cơ quan ngôn luận của riêng họ - sinh viên có, công nhân có, các tổ chức liên minh có, nông dân có thậm chí cả quân đội cũng có. Tất cả đều có cơ quan thông tin của riêng mình, và ông có thể tin tôi, họ được tự do xuất bản những gì họ thấy là cần thiết.

Thay vì hỏi cách chúng tôi giải quyết hậu quả của hơn 40 năm chống lại nước láng giềng hùng mạnh này, thì người ta nên hỏi chính người dân của chúng tôi rằng họ có cảm thấy tự do hay không.

Có những tờ báo nước ngoài bị kiểm duyệt và không được phát hành ở Cuba.

Có rất nhiều báo chí nước ngoài được phát hành ở đây, cả báo Mỹ và báo châu Âu. Điều quan trọng đó phải là những tờ báo nghiêm túc. Nếu đúng như vậy thì chúng tôi còn thoải mái hơn người ta tưởng. Người ta có thể thấy những báo này ở bất kỳ điểm bán báo nào, và có thể dùng ngoại tệ để mua. Khách du lịch có thể mua, và kể cả người Cuba có ngoại tệ cũng có thể mua và truyền tay nhau. Đó không phải là hành động phạm tội. Ở đây không ai sợ những gì mà các tờ báo đó nói chống lại Cách mạng - những báo đó, hay các kênh truyền hình như CNN người dân ở đây được tự do thoải mái xem và nghe.

Nhưng chúng tôi không thể đổ nguồn lực - bởi vì chúng tôi còn những ưu tiên lớn hơn cần làm chẳng hạn như tiết kiệm năng lượng, dinh dưỡng, sức khoẻ - vào việc nhập khẩu các ấn phẩm nước ngoài. Kiểu nhập khẩu đó thực sự không phải là một ưu tiên của chúng tôi.

Và cũng có thể việc lưu hành loại ấn phẩm này hay ấn phẩm kia bị cấm bởi vì họ tiến hành có hệ thống các chiến dịch chống lại chúng tôi, chiến dịch phản cách mạng; họ đưa ra những lời nói dối, phỉ báng, sai trái, họ muốn chia rẽ chúng tôi, gây xung đột. Điều đó thì chúng tôi không cho phép. Tại sao chúng tôi phải cho phép các ấn phẩm phản cách mạng được lưu hành ở đây?

Các hãng thông tấn đó luôn nói về tự do báo chí, khi họ không muốn nói những việc mà Cuba công khai phản đối - và nội dung phát hành thì hoàn toàn do người chủ sở hữu của họ quyết định - thì họ sẽ không xuất bản. Ông phải biết rằng mỗi cơ quan báo chí đều tuân thủ phục tùng những mệnh lệnh nhất định, và nội dung thì được người chủ sở hữu quyết định, có thể ở mức độ này hay mức độ khác mặc dù vẫn có rất nhiều các báo độc lập, tôi không phủ nhận điều này.

Ông có hài lòng với múc độ phê bình thông qua các thông tin được phát hành ở đây không?

Tôi không biết ông có theo dõi cụ thể các cơ quan thông tin của chúng tôi hay không, nhưng tôi có thể nói với ông rằng, nguồn thông tin quan trọng nhất của tôi về những gì đang xảy ra trên đất nước này - còn tốt hơn cả những báo cáo gửi lên tôi từ các cơ quan Đảng và nhà nước - nguồn thông tin mà tôi đánh giá rất cao, đó là báo chí. Báo chí giúp tôi cập nhật những gì đang diễn ra trên đất nước này. Và ngày nào tôi cũng đọc báo vào cuối ngày làm việc.

Ông nhắc đến tinh thần phê bình, nhưng tôi đang phân vân: Tinh thần phê bình nằm ở đâu trong báo chí của rất nhiều nước vẫn tự coi mình là dân chủ hơn chúng tôi? Tinh thần phê bình nằm ở đâu trong các nhà báo và các kênh truyền hình ở Mỹ ủng hộ - như những phát ngôn viên tuyên truyền trung thành nhất - cuộc chiến của Tổng thống Bush chống lại I-rắc?

Sự thực, đạo lý là những thứ đầu tiên mà những con người như họ phải có nhưng nó lại ngày càng bị thu hẹp đi trong các hãng thông tấn đó. Các dịch vụ Internet, radio, truyền hình, điện thoại di động ngày nào cũng đưa ra cả núi thông tin từ khắp nơi trên thế giới. Việc theo dõi được tất cả các sự kiện đó không phải là dễ dàng với người dân. Trí óc của con người khó có thể chịu đựng nổi trong cơn bão thông tin đó.

Tôi nói với các cơ quan thông tin tự coi mình là tự do và có tinh thần phê bình nhưng lại phụ thuộc vào quảng cáo và không bao giờ phê bình những nhà quảng cáo: tại sao hệ thống chính trị và xã hội mà các anh đang bảo vệ lại bỏ ra rất nhiều tỷ đô la chi cho quảng cáo? Rất nhiều việc có thể được làm với số tiền một tỷ đô la lãng phí cho quảng cáo! Ở đây chúng tôi có một đất nước mà GDP của nó không hề có một xu chi cho quảng cáo - trên các báo, truyền hình, radio cũng vậy - Cuba không chi một xu vào hoạt động quảng cáo thương mại.

Nhưng, vai trò của thông tin đại chúng ở Mỹ và rất nhiều nơi khác trên thế giới là như thế nào? Tôi không có ý chống lại họ. Những người hiểu được tác động của các hãng thông tấn đó đến đầu óc con người thì sẽ hiểu được rằng, ở Cuba này, phương tiện thông tin đại chúng được dùng để giáo dục, dạy dỗ và tạo ra các giá trị. Từ kinh nghiệm của mình, tôi hoàn toàn tin tưởng rằng, các giá trị có thế được nảy mầm trong tâm hồn, trí tuệ, và trái tim con người.

Chúng tôi không hề hành động kiểu đạo đức giả khi người ta nói đến “tự do báo chí” kiểu châu Âu. Ước mơ của chúng tôi là một kiếu tự do khác, ước mơ về một đất nước được giáo dục và được thông tin đầy đủ, đất nước có nền văn hoá chính thể đại chúng và có thể giao hoà với cả thế giới. Bởi vì những người sợ tư tưởng tự do thì sẽ không giáo dục được người dân của mình, không mang lại được gì cho họ không khuyến khích họ vươn tới những đỉnh cao trí tuệ, tích lũy cho mình những kiến thức rộng nhất, sâu nhất có thể về lịch sử, chính trị, và đánh giá mọi việc để rút ra chân giá trị cho chính mình, và khuyến khích họ sử dụng chính cái đầu của mình để rút ra những kết luận của riêng mình.

Khi các phương tiện thông tin đại chúng lần đầu tiên xuất hiện, chúng thống trị đầu óc của con người không chỉ bởi những lời nói dối mà cả những phản xạ có điều kiện. Lòi nói dối hoàn toàn không giống với phản xạ có điều kiện. Lời nói dối có tác động tiêu cực đến kiến thức của con người, phản xạ có điều kiện tác động tiêu cực đến cách nghĩ. Việc thông tin không đầy đủ và thông tin sai lệch không hề giống nhau, người ta mất khả năng suy nghĩ vì đầu óc bị nhồi nhét đầy các phản xạ: “Điều này là xấu, điều này là tội ác; Chủ nghĩa xã hội là xấu, Chủ nghĩa xã hội là tội ác, nó sẽ cướp đi sự bảo vệ con bạn, nó sẽ cướp đi ngôi nhà của bạn, nó sẽ cướp đi vợ bạn”. Và tất cả những người bị bỏ rơi trên thế giới, những người mù chữ, tất cả những người nghèo, người bị bóc lột đồng thanh lặp đi lặp lại, “Chủ nghĩa xã hội là xấu xa; Chủ nghĩa xã hội là tội ác”. Đó là cách người ta dạy vẹt nói, dạy gấu khiêu vũ, dạy sư tử biết quỳ gối tỏ ý kính trọng.

Nhân dân được dạy cách đọc, cách viết, trong khi đó hàng tỷ đô la mỗi năm vẫn được chi ra để che mắt dân chúng, biến con người thành những kẻ không còn khả năng suy nghĩ bởi vì họ bị cuốn hút vào một sản phẩm duy nhất nhưng lại núp bóng dưới hàng chục những cái tên khác nhau, và họ bị lừa dối bởi vì hàng tỷ đô la đó không phải do các tập đoàn bỏ ra mà chính là những người đi mua sản phẩm vì lý do quảng cáo mà thực ra đó chỉ là hành động tẩy não. Người này mua sản phẩm Palmolive, người kia mua sản phẩm Colgate, nhưng thực ra cũng chỉ là một cái tên khác mà thôi, bởi vì họ nói quá nhiều và gắn với mỗi nhãn hiệu một hình ảnh khá đẹp và hình ảnh đó ăn sâu vào não người dân. Những người nói nhiều nhất về hành động tẩy não thực ra lại chính là những người gieo rắc những hình ảnh đó vào óc người dân, tẩy não họ cho đến khi họ mất hẳn khả năng suy nghĩ.

Liệu người ta còn có thể nói đến “tự do bày tỏ ý kiến” khi mà ở rất nhiều nước, 20%, 30% người dân hoàn toàn mù chữ, và 50% người dân mù chữ một phần? Họ đưa ra ý kiến dựa trên cơ sở nào, xuất phát từ nền tảng kiến thức nào, và họ ý kiến được ờ đâu? Tại sao rất nhiều người được học hành, có trí tuệ muốn xuất bản một bài báo mà lại không biết xuất bản ở đâu, hoặc thậm chí có xuất bản được thì cũng bị lãng quên, bị bóp méo khiến người ta không tin? Phương tiện thông tin đại chúng đã bị biến thành công cụ cho người ta thao túng.

Chúng tôi cũng có phương tiện thông tin đại chúng, nhưng chúng tôi sử dụng chúng để giáo dục, phát triển, nâng cao kiến thức cho người dân. Những công cụ đó có vai trò rất quan trọng đối với Cách mạng; chúng tạo ra ý thức, những khái niệm, giá trị, và chúng tôi vẫn chưa tranh thủ hết được những lọi ích mà nó mang lại. Nhưng chúng tôi biết những gì phương tiện thông tin đại chúng có thể làm, chúng tôi biết xã hội sẽ có kiến thức, văn hoá, chất lượng cuộc sống vầ hoà bình khi sử dụng những loại phương tiện thông tin đại chúng đó với mục đích xã hội tích cực.

Chúng tôi không tin rằng ở những xã hội phương Tây kia, phương tiện thông tin đại chúng được sử dụng vào việc tạo ra các giá trị như tình đoàn kết, bác ái, và công bằng. Họ chỉ đề cao các giá trị của một hệ thống mà bản chất của nó là ích kỷ, tư lợi, cá nhân. Càng có học thì người ta càng nhận rõ rằng, những vấn đề ngày càng phức tạp của thế giới này không thể được giải quyết thông qua những loại phương tiện dùng để cướp đi khả năng suy nghĩ, phán xét của người dân.


Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 13 Tháng Chín, 2013, 09:18:22 am
Ông phản đối việc tôn thờ chủ nghĩa cá nhân, và bác bỏ nó nhưng các phương tiện thông tin đại chúng ở Cuba lại thường nói về ông, đưa lên hình ảnh của ông - ông chiếm một vị trí quan trọng trong nội dung đưa tin của các phương tiện thông tin đại chúng. Việc đó có làm ông phật lòng không?

Thực ra tôi không hề xuất hiện nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng như người ta nghĩ. Tôi không có thói quen xuất hiện thường xuyên trên các chương trình thời sự trên truyền hình hàng ngày, có khi đến hai tuần tôi không hề xuất hiện trên bất kỳ mẩu tin nào của các báo. Tôi xuất hiện khi có hoạt động kỷ niệm nào đó mà tôi tham gia, hoặc khi có khách, có người đứng đầu nhà nước nào đó thăm Cuba, hoặc khi có sự kiện bất thường xảy ra, chẳng hạn như cơn bão tàn phá.

Tôi có thể khẳng định với ông là tôi không hề xuất hiện nhiều trên các báo, truyền hình và radio, ở đây không hề có chuyện quá coi trọng những tin tức về hoạt động của người đứng đầu nhà nước. Các bài viết nhìn chung rất tự nhiên. Phương tiện thông tin đại chúng nói đến tôi với thái độ tôn trọng, nhưng rất gần gũi. Không ai coi tôi như một nhân vật đứng trên đỉnh Olympus. Rất nhiều người coi tôi như người hàng xóm, họ thường xuyên nói chuyện với tôi.

Tôi hoàn toàn phản đối những gì liên quan đến việc tôn thờ chủ nghĩa cá nhân, bản thân ông cũng có thể thấy rằng, ở Cuba này, không hề có bất kỳ trường học, bệnh viện, hay nhà máy nào được đặt tên theo tên của tôi. Cũng không hề có tượng đài hay chân dung của tôi ở đâu. Ở đây, chúng tôi không cho phép treo chân dung một cách chính thức. Có thể ở đâu đó trong các văn phòng người ta treo ảnh tôi nhưng đó chỉ là việc làm của cá nhân họ, không hề có quy định chính thức cho việc treo chân dung, ở Cuba này, không hề có cơ quan nhà nước nào lãng phí thời gian, tiền bạc vào việc tôn thờ hình ảnh của tôi. Việc đó không hề tồn tại trên đất nước này.

Ai cũng biết rằng tôi cố gắng hết mức để tránh phải xuất hiện trên các báo hay các chương trình thời sự ban đêm. Tôi chỉ chấp nhận xuất hiện khi thấy thực sự cần thiết, ông sẽ thấy rằng tôi là một trong những nhà lãnh đạo ít xuất hiện nhất trên các phương tiện thông tin đại chúng của nước này. Tôi cũng không thích người ta gắn chức vụ, vị trí vào tên của tôi. Rất may là người dân ở đây chỉ gọi tôi là Fidel.

Những người biết tôi và thường nghe những bài phát biểu của tôi biết rằng tôi rất kỵ với việc đó, và tôi đã đấu tranh không khoan nhượng với bất kỳ biểu hiện nào của việc tôn thờ chủ nghĩa cá nhân hay thần tượng.

Các phương tiện thông tin đại chúng của nhà nước thường được sử dụng vào các hoạt động tuyên truyền.

Ngoài việc thông tin về những gì đang xảy ra trên đất nước này và trên thế giới, chúng tôi còn sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng vào việc nâng cao kiến thức chung, đấu tranh chống lại sự dối trá, tôn trọng sự thực. Để làm việc đó, chúng tôi đã thành lập các kênh mới về giáo dục. Thông qua các kênh này, chương trình “Đại học của mọi người” đang cung cấp rất nhiều khoá học ngôn ngữ cũng như các khoá học khác ngoài các khoá học phổ thông. Năm 2003, chúng tôi khánh thành kênh truyền hình thứ ba chuyên về giáo dục, và năm 2004, chúng tôi đã thành lập kênh truyền hình thứ tư. Truyền hình là loại phương tiện tuyệt vời, mặc dù chúng tôi chưa khai thác hết hiệu quả của nó, để mang kiến thức đến với người dân.

Sử dụng tối đa các phương tiện nghe nhìn, chúng tôi đã bước vào giai đoạn giáo dục đại chúng, thông tin đại chúng chứ không phải việc sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng để gieo rắc nọc độc hay phát các chương trình tuyên truyền để người khác nghĩ hộ mình; bởi vì nếu phương tiện thông tin đại chúng được sử dụng vào mục đích sai trái như vẫn thường diễn ra ở các xã hội tư bản, nó sẽ cướp đi khả năng suy nghĩ của người dân, bởi vì có người khác nói hộ họ nên mặc bộ quần áo màu gì, nên mặc váy ngắn hay váy dài, loại vải này là vải “nội” hay vải “ngoại”, nên sử dụng loại kem đánh răng gì - thuốc ngủ gì để ngủ ngon, toàn là những thứ người ta phải làm từ khi thức giấc cho đến khi đi ngủ. Quáng cáo là một kiểu tuyên truyền, nó là hoạt động phi nhân tính và có hại. Không ai muốn con cái họ giải trí bằng cách học uống rượu hay ăn thức ăn ôi thiu, xem những cảnh bạo lực ngu xuẩn gieo rắc nọc độc vào đầu trẻ em.

Vậy thì ông có nghĩ rằng trong thế giới của công nghệ hiện đại này, các nhà nước vẫn có thể kiểm soát được thông tin?

Ngày càng ít. Ngày nay có rất nhiều cách phổ biến thông tin. Có vệ tinh có thể trực tiếp truyền tín hiệu xuống; có Internet để người ta có thể gửi tin nhắn đến bất kỳ nơi nào trên thế giới, bởi vì, nói chung, những người có Internet thì thường có điện, điện thoại và có khả năng thông tin.

Chúng ta không nên đánh giá thấp bộ phận những người trí thức đó trong xã hội chúng ta - có hàng triệu, hàng triệu những người trí thức trên thế giới - và như vậy không có nghĩa là họ thuộc tầng lớp giàu có, đi bóc lột. Chắc ông còn nhớ ở Seatle, ở Quebec, ở Geneva, Florence, Porto Alegre... chắc ông còn nhớ các cuộc biểu tình, các cuộc vận động chóng toàn cầu hoá tự do mới diễn ra trên khắp thế giới; những cuộc biểu tình đó được tổ chức qua mạng Internet bởi những nhà trí thức, những con người có học. Ngoài chiến tranh còn có rất nhiều hiện tượng đe doạ hành tinh chúng ta: thay đổi khí hậu, phá huỷ tầng ôzôn, trái đất nóng lên, ô nhiễm không khí, ô nhiễm các con sông, các đại dương - tất cả đều đe doạ cuộc sống của chúng ta. Các dân tộc trên thế giới đều phản đối những hiện tượng đó, họ tìm thấy điểm chung với người châu Mỹ La-tinh, người Bắc Mỹ và người châu Âu.

Ngày nay có nhiều cách liên lạc với thế giới khiến chúng ta ít bị biến thành nạn nhân, ít phụ thuộc vào các hãng truyền thông lớn cho dù nó thuộc sở hữu nhà nước hay sở hữu tư nhân - bởi vì ngày nay, với Internet trên thế giới, mỗi người có ước mơ, hoài bão, có sự nghiệp chính nghĩa cho dù họ sống ở các nước kém phát triển hay các nước giàu đều có thể chia sẻ với người khác. Internet cũng có thể bị sử dụng vào các mục đích tiêu cực như CIA và Lầu Năm góc Mỹ đã sử dụng, hay bọn khủng bố ngày 11 tháng 9 cũng vậy.

Người Cuba có lên án những hành động tấn công đó không?

Chúng tôi phản đối hành động tội ác diễn ra vào ngày 11 tháng 9. Và chúng tôi khẳng định lại sự phản đối của chúng tôi chống lại hành động khủng bố dưới bất kỳ hình thái nào. Nước Mỹ đã đưa Cuba vào đanh sách các nước “tài trợ cho khủng bố”, nhưng Cuba thì lại không bao giờ cho phép bọn khủng bố sử dụng lãnh thổ của mình chống lại nước Mỹ hay bất kỳ nước nào khác trên thế giới. Chúng tôi cũng lên án các nhà nước khủng bố. Chúng tôi đã đề xuất người Mỹ thực hiện một chương trình chống khủng bố ở khu vực này, nhưng họ từ chối đề nghị của chúng tôi.


Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 13 Tháng Chín, 2013, 09:28:48 am
Ông có cho rằng chủ nghĩa khủng bố là mối đe doạ lớn nhất với thế giới ngày nay?

Tôi đồng ý cho rằng, chủ nghĩa khủng bố là mối đe doạ nghiêm trọng thế giới ngày nay, nhưng tôi cũng cho rằng nhân loại cũng đang phải đối mặt với những mối đe doạ ngang tầm như vậy, hoặc thậm chí là nghiêm trọng hơn: việc tiếp tục phá huỷ môi trường và điều kiện sống của các loài; nghèo đói ngày càng gia tăng; thiếu quan tâm đến sức khoẻ con người... Rất nhiều mối đe doạ nghiêm trọng mà thế giới này đang phải đối mặt ngoài nạn khủng bố. Tất cả đều có liên quan đến các kế hoạch mưu đồ bá chủ của siêu cường duy nhất muốn trở thành kẻ lãnh đạo thế giới với những chính sách thống trị hung bạo.

Nước Mỹ luôn mồm nhắc đến “cuộc chiến chống khủng bố toàn cầu”, nhưng tôi thì lại thấy cần phải thận trọng với khái niệm chủ nghĩa khủng bố. Bởi vì những vụ tấn công khủng bố ngày 11 tháng 9 chỉ là một mặt - hay vụ tấn công khủng bố ở Luân Đôn, Madrid... và sự cần thiết phải chiến đấu chống lại những vụ tấn công ghê tởm đó - đó chỉ là một mặt, còn việc lợi dụng nó thì lại là mặt khác.

Kể từ vụ khủng bố ngày 11 tháng 9 năm 2001, chúng ta thấy rằng rất nhiều hoạt động của các nước - chẳng hạn như I-rắc, hay I-ran sử dụng năng lượng hạt nhân vì mục đích hoà bình - bị liệt vào loại các nước có hoạt động “khủng bố”. Quay lại thời gian những năm 1980, dưới thời Tổng thống Reagan, họ đã dùng từ “chủ nghĩa khủng bố” một cách bừa bãi. Họ coi những chiến sĩ như Nelson Mandela chiến đấu chống lại chế độ a-pa-thai ở Nam Phi là “kẻ khủng bố”. Hay những người chiến đấu vì nền độc lập của Namibia; hay người Palestin chiến đấu vì nhà nước độc lập của họ, các chiến sĩ yêu nước Salvador cũng đều bị coi là khủng bố. Reagan so sánh bọn phản cách mạng ở Nicaragua với những người có công sáng lập nước Mỹ, với những chiến sĩ tình nguyện thuộc phong trào Lafayette, hay với Maquis của nước Pháp, người chiến đấu chống lại bọn xâm lược Đức quốc xã trên đất nước họ.

Nhưng khi lực lượng vũ trang Israel đánh bom các mục tiêu dân sự ở Gaza, gây chết chóc cho những người dân vô tội thì họ lại không coi đó là hành động khủng bố; hay khi chính quân đội Mỹ nhả tên lửa bừa bãi giết chết phụ nữ và trẻ em thì họ cũng không coi đó là hành động khủng bố.

Trong cuộc chiến của chúng tôi chống lại Batista - ông cũng biết điều đó rồi, chúng ta đã nói chuyện - chúng tôi luôn cố gắng đến mức cao nhất để tránh những tai nạn, giết chết người dân vô tội. Chúng tôi có sử dụng bạo lực, nhưng tôi phải khẳng định rằng, bạo lực cách mạng của chúng tôi không bao giờ sử dụng những thủ đoạn như họ dùng (Những hành động vừa nhắc đến ở trên như đánh bom giết người dân vô tội, bắt cóc và chặt đầu những người không tham gia chiến đấu, đánh bom các trường học).

Tôi cũng muốn nói thêm rằng, mặc dù chính quyền hợp hiến bên đó sử dụng bạo lực, các biện pháp đàn áp khá thường xuyên ở rất nhiều nơi, khiến rất nhiều người phải đổ máu, nhưng lại không ai gọi họ là bọn khủng bố.

Thái độ của Tổng thống Bush có làm ông lo lắng không?

Phải nói là chúng tôi đang sống trong giai đoạn khó khăn... Cách đây không lâu, chúng tôi có nghe những lòi lẽ và những ý tưởng đe doạ. Trong một bài diễn văn ở West Point tháng 6 năm 2002, tổng thống của nước Mỹ có nói những lời sau với các học viên quân sự tốt nghiệp, tôi xin trích lời ông ta: “An ninh của chúng ta yêu cầu cần phải chuyển đổi lực lượng quân sự mà các cậu sẽ là người lãnh đạo - một đội quân phải luôn sẵn sàng phản ứng ngay khi được nghe tin ở bất kỳ ngõ tối nào trên thế giới”. Cũng trong ngày hôm đó, Bush tuyên bố học thuyết “ngăn chặn, bất ngờ”, điều mà trong lịch sử chính trị thế giới chưa có ai làm bao giờ. Mấy tháng sau đó, khi nhắc đến hành động quân sự chống lại I-rắc, ông ta lại nói, “Nếu chúng ta buộc phải tiến hành chiến tranh, chúng ta sẽ chiến đấu với toàn bộ lực lượng và sức mạnh của lực lượng vũ trang của chúng ta”.

Con người đưa ra những tuyên bố đó không phải người đứng đầu của một nhà nước nhỏ, ông ta là người lãnh đạo đất nước có sức mạnh quân sự lớn chưa từng thấy trên thế giới, người chủ sở hữu của hàng nghìn đơn vị vũ khí hạt nhân, đủ để tiêu diệt số lượng người lớn gấp mấy lần dân số toàn cầu hiện nay, chủ sở hữu của các hệ thống vũ khí quân sự đáng sợ trong đó bao gồm cả vũ khí thông thường và vũ khí giết người hàng loạt.

Theo Bush, thì mục tiêu đó chính là chúng tôi: “một góc tối của thế giới”. Đó cũng là cách người ta nhìn nhận và nói về các nước thuộc Thế giới thứ ba. Chưa từng có ai coi chúng tôi như vậy; với thái độ khinh thường như vậy. Từng là thuộc địa của các cường quốc đã đứng ra phân chia thế giới với nhau và cướp bóc chúng tôi hàng thập kỷ, bây giờ chúng tôi lại bị coi là, “những nước kém phát triến của thế giới”. Không có nước nào trong số chúng tôi được độc lập hoàn toàn, được đối xử công bằng và cũng không nước nào có an ninh quốc gia cho dù là dưới hình thức nào; chúng tôi không phải là thành viên thường trực của Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc, không có quyền phủ quyết, không có quyền quyết định bất cứ vấn đề gì trong các cơ quan tài chính quốc tế; không nước nào trong số chúng tôi có thể giữ lại những người tài giỏi nhất cho đất nước mình, có thể báo vệ chính mình khỏi dòng vốn đang bị chảy đi, ngăn chặn việc tàn phá môi trường thiên nhiên gây ra bởi thứ chủ nghĩa tiêu dùng hoang đãng, ích kỷ, tham lam vô độ của các nước phát triển.

Trong Hội đồng bảo an, Mỹ lại tuyên bố họ vẫn có quyền tự quyết định có tấn công nước khác hay không. Và mặc vi phạm hiến chương Liên Hợp Quốc, họ vẫn nhắc đến “cuộc chiến ngăn chặn”.

Liên Hợp Quốc không thể ngăn chặn được cuộc chiến I-Iắc, ông có nghĩ rằng Liên Hợp Quốc cần phải được cải tổ?

Đúng vậy, cần phải cải tổ khẩn cấp. Cần tiến hành cải tổ thực sự và không thể trì hoãn hơn được nữa, đặc biệt cần dân chủ hoá sâu sắc cơ quan Liên Hợp Quốc. Tình hình hiện nay là không thể chấp nhận được, và minh chứng cho điều đó là sự bất lực của Liên Hợp Quốc trong việc ngăn chặn cuộc chiến I-rắc.

Tôi cho rằng cuộc khủng hoảng quốc tế do cuộc chiến I-rắc mang lại là yếu tố quyết định tương lai của Liên Hợp Quốc. Mối nguy hại lớn nhất đối với chúng ta ngày nay đó là chúng ta đang sống trong một thế giới mà luật rừng chiếm ưu thế, một thế giới mà kẻ mạnh nhất mới là kẻ thống trị, và thế giới mà đại bộ phận người dân liên tục có nguy cơ bị xâm lược, trong khi họ phải sống trong tình trạng kém phát triển và tuyệt vọng. Vấn đề chúng ta sẽ chứng kiến một thế giới độc tài áp đặt lên các dân tộc, hay Liên Hợp Quốc và chủ nghĩa đa phương sẽ được thiết lập lại vẫn còn là câu hỏi bỏ ngỏ.

Tôi nghĩ, sau 50 năm kể từ khi được thành lập 1, vai trò của Liên Hợp Quốc trong năm 2005 là không tương xứng, hoặc ít nhất thì cơ quan này cũng đang có xu hướng thể hiện như vậy. Nhưng vẫn có những người trong số chúng ta thực sự quan tâm đến điều đó và muốn củng cố quyền lực cho cơ quan này trong khi vẫn có những người thoả mãn và hy vọng sẽ áp đặt được mô hình của chính họ với thế giới. Tôi hỏi rất chân tình - Hiện nay, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc có vai trò gì? Hầu như không - và đó là sự thực. Đó chỉ là một diễn đàn để người ta tranh cãi mà không thể có ảnh hưởng hay vai trò thực tế gì.

Tôi lại hỏi: Quan hệ quốc tế có thực sự tuân thủ các mục tiêu và quy định đặt ra trong hiến chương Liên Hợp Quốc? Hoàn toàn không. Tại sao hiện nay, khi triết lý, khoa học và nghệ thuật đạt những đỉnh cao nhất trong lịch sử mà chúng ta vẫn nghe nói đến việc nước này tuyên bố thống trị nước khác, tại sao chúng ta vẫn nghe nói một số nước, lẽ ra nên được đối xử như những người bạn, thì lại bị coi là “góc tối của thế giới” hay “vành đai Euro-Atlantic của NATO?”.

Tại sao vẫn có những nước cho rằng họ có quyền tiến hành chiến tranh đơn phương trong khi hiến chương Liên Hợp Quốc nói rằng lực lượng vũ trang sẽ không được sử dụng trừ trường hợp “phục vụ lợi ích chung” và rằng để gìn giữ hoà bình thì phải sử dụng “các biện pháp có tính tập thể”? Tại sao chúng ta không nghe nói đến việc sử dụng các biện pháp hoà bình để giải quyết tranh cãi?

Khi hiến chương được thông qua tại Hội nghị San Francisco năm 1945, nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia được thiết lập. Có thực sự là các nước thành viên được bình đẳng và chúng ta thực sự được chia sẻ quyền lợi đó? Hiến chương nói rằng chúng ta có, và có thể có quyền đó. Nhưng sự thực thô bạo lại nói rằng chúng ta không thể, và không hề có. Tôn trọng nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia, điều mà nên được coi là nền tảng trong quan hệ quốc tế hiện nay, chỉ có thể có được khi các cường quốc hàng đầu trên thế giới này đồng ý tôn trọng quyền của các nước khác, trong khi đó, các nước nhỏ hơn thì lại không có đủ sức mạnh vè kinh tế và quân sự để bảo vệ quyền đó. Các nước hùng mạnh nhất thế giới có thực sự đã sẵn sàng tôn trọng quyền của các nước khác cho dù việc đó có thể xâm phạm đến quyền lại của họ? Tôi e rằng là không.

----------------------------------------------------------
1. Liên Hợp Quốc được chính thức thành lập ngày 26 tháng 6 năm 1945, với việc ký thông qua hiến chương của 51 nước thành viên.


Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 13 Tháng Chín, 2013, 09:40:43 am
Ông có coi cuộc chiến I-rắc là không thể tránh khỏi?

Tháng 2 năm 2003, vài tuần trước cuộc chiến, tôi ở Malaysia tham dự Hội nghị thượng đỉnh phong trào không liên kết, và ở Kuala Lumpur, tôi đã nói chuyện rất lâu với các thành viên trong đoàn I-rắc và sau đó tôi nói chuyện cả với Phó Tổng thống I-rắc Taha Yassin Ramadan. Tôi nói với họ, “Nếu các ông thực sự có vũ khí hoá học thì nên phá huỷ tất cả đi để thúc đẩy công việc của các thanh sát viên”. Đó là cơ hội duy nhất của họ để tránh tai hoạ bị tấn công. Và tôi nghĩ rằng họ thực sự đã làm như vậy, nếu có vũ khí. Nhưng quyết định tấn công đã được đưa ra, cho dù I-rắc không hề sở hữu loại vũ khí đó.

Ý kiến của ông về Saddam Hussein thế nào?

(Tôi sẽ phải nói thế nào đây - một thảm hoạ. Một nhà chiến lược cẩu thả. Tàn nhẫn với cả người dân của mình). Năm 1991 khi xâm lược Cô-oét, Saddam Hussein đã tự đặt mình vào tình thế dẫn đến khủng hoảng. Chúng tôi biểu quyết nhất trí nghị quyết của Liên Hợp Quốc lên án hành động xâm lược đó. Tôi gửi cho ông ấy hai thư riêng qua phái viên   khuyên Saddam Hussein đàm phán và rút quân khỏi Cô-oét kịp thời.

Trong lá thư đầu tiên ngày 2 tháng 8 năm 1990, tôi viết như sau: Tôi viết những lời này trong tâm trạng rất buồn khi nghe tin quân đội của ông tiến vào lãnh thổ Cô-oét.

Cho dù động cơ nào dẫn đến quyết định tai hại này đi nữa thì tôi thấy mình vẫn phải bày tỏ mối lo ngại về những hậu quả nghiêm trọng mà nó có thể mang lại với I-rắc và Cô-oét trước hết, và kế đến là những hậu quả đối với các nước thuộc Thế giới thứ ba. Cuba, mặc dù có quan hệ thân thiện với I-rắc, vẫn phản đối giải pháp quân sự đối với cuộc khủng hoảng giữa hai nước I-rắc và Cô-oét.

Phản ứng tức thời của quốc tế được các hãng truyền thông xuyên quốc gia đưa tin đã tạo ra tình huống vô cùng nguy hiểm với I-rắc.

Tôi cho rằng, lợi dụng cơ hội này Mỹ và các đồng minh sẽ can thiệp bằng quân sự vào cuộc khủng hoảng và sẽ giáng một đòn rất mạnh chống lại I-rắc. Ngoài ra, Washington cũng sẽ tìm cách thông qua hành động này củng cố vai trò tự tuyên bố là cảnh sát quốc tế - trong đó tất nhiên là phải bao gồm cả khu vực vùng Vịnh.

Trong tình hình này, thời gian và vấn đề vô cùng quan trọng, và tôi kêu gọi ông, thông qua văn phòng tại Liên đoàn Ả-rập hoặc Phong trào không liên kết, chúng tôi cũng đã viết thư gửi cho họ với mục đích này, bày tỏ việc ông sẵn sàng rút quân đội ra khỏi Cô-oét và tìm kiếm một giái pháp chính trị thông qua đàm phán để giải quyết tranh cãi. Những việc làm này sẽ giúp củng cố vị trí quốc tế của các nước thuộc Thế giới thứ ba đối trọng với vai trò cảnh sát quốc tế của nước Mỹ, và đồng thời cũng sẽ giúp củng cố vị trí của I-rắc trong con mắt cộng đồng quốc tế.

Vấn đề quan trọng nhất vào thời điểm này là phải tránh can thiệp của chủ nghĩa đế quốc lợi dụng cớ bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của một nước nhỏ trong khu vực.

Và điều đó sẽ rất đáng tiếc cho cả I-rắc và phần còn lại của Thế giới thứ ba.

Quan điểm rõ ràng của I-rắc và những bước đi kiên quyết, ngay lập tức của đất nước ông hướng tới một giải pháp chính trị sẽ giúp chúng tôi ngăn chặn trước và làm thất bại những kế hoạch can thiệp hiếu chiến của nước Mỹ.

Cuba sẵn sáng hợp tác với bất kỳ bên nào có liên quan nhằm tìm kiếm giải pháp này.

Tôi có thể khẳng định chắc chắn rằng, quan điểm này vào thời điểm hiện tại được sự đồng tình của rất nhiều nước trên thế giới từ trước đến nay vẫn tôn trọng và ngưỡng mộ đất nước ông.


Và lời hô hào vận động của chúng tôi cho một giải pháp hợp lý và công bằng chỉ làm được đến thế.

Không lâu sau đó, vào ngày 4 tháng 9 năm 1990, để đáp lại lá thư mà chúng tôi nhận được từ I-rắc, tôi nhấn mạnh lại những lời mà tôi đã nói trong thư trước và kêu gọi một giải pháp chính trị vào giai đoạn phức tạp này, và nó có thể sẽ trở nên phức tạp, kinh khủng hơn, thậm chí để lại những hậu quả khôn lường cho thế giới.

Vì vậy, chúng tôi nhắc lại lời kêu gọi. Trong lá thư thứ hai có đoạn tôi viết:

Tôi quyết định gửi cho ông lá thư này và tôi kêu gọi ông nên đọc và xem xét. Mặc dù tôi cảm thấy mình phải có trách nhiệm chia sẻ ý kiến của tôi với ông trong bối cảnh tình hình đang căng thẳng hơn, tôi thực sự vẫn hy vọng rằng những ý kiến của tôi vẫn có ích vào thời điểm này khi ông đưa ra những quyết định quan trọng.

Trong thư tôi tiếp tục nói:

Theo ý kiến của tôi, chiến tranh là sẽ không thể tránh khỏi nếu I-rắc không chấp nhận giải pháp chính trị trẽn cơ sở việc rút quân khỏi Cô-oét. Cuộc chiến này sẽ để lại những thảm hoạ khốc liệt cho khu vực, nhất là I-rắc cho dù nhân dãn I-rắc có dũng cảm sẵn sàng chiến đấu đến mức nào.

Mỹ đã huy động một liên minh quân sự lớn bao gồm không chỉ NATO mà cả lực lượng A-rập và Hồi giáo, và trên phương diện chính trị, nó sẽ tạo ra hình ảnh vô cùng xấu về I-rắc trong dư luận thế giới vì chuỗi các sự kiện vừa qua đã gây ra phản ứng gay gắt, thậm chí là thái độ thù địch trong Liên Hợp Quốc và hầu hết các nước trên thế giới. Có nghĩa là những điều kiện lý tưởng đã được tạo ra cho nước Mỹ tiến hành các kế hoạch xâm lược bá chủ. I-rắc không thể chiến thắng trong cuộc chiến này khi chính trị và quân sự đang bất lợi cho mình. Trong bối cảnh này, một cuộc chiến sẽ chia cắt thế giới A-rập trong rất nhiều năm; Mỹ và phương Tây sẽ hiện diện về quân sự vĩnh viễn trong khu vực và hậu quả sẽ là vô cùng thảm khốc không chỉ cho các nước A-rập mà cho cả Thế giới thứ ba.

I-rắc đang tự đặt mình vào cuộc chiến không cân sức, không có cơ sở chính trị vững chắc và cũng không có sự ủng hộ của dư luận quốc tế, tất nhiên là ngoại trừ thái độ thông cảm của các nưóc A-rập.


Đó là nhận định của chúng tôi về vấn đề đó, và chúng tôi tiếp tục kêu gọi Saddam Hussein thay đổi quan điểm của mình:

Không nên để những gì mà nhân dân I-rắc đã xây dựng được trong rất nhiều năm qua, trong đó có cả những triển vọng lớn lao trong tương lai, bị phá huỷ bởi các loại vũ khí tinh vi của chủ nghĩa đế quốc. Nếu có lý do công bằng và không thể từ chối được khi chấp nhận cuộc chiến đó thì tôi sẽ là người cuối cùng kêu gọi ông né tránh việc hy sinh.

Nghe theo lời kêu gọi của đại đa số các thành viên của Liên Hợp Quốc kêu gọi rút quân khỏi Cô-oét không bao giờ là việc làm đáng tiếc là sự xỉ nhục đối với I-rắc.

Cho dù lý do lịch sử là như thế nào đi nữa khiến I-rắc phái đối đầu với Cô-oét thì vụ việc này cũng đã bị cộng đồng quốc tế đồng nhất phản đối mạnh mẽ. Và cũng chính vì có sự đồng thuận rộng lớn của quốc tế mà lực lượng của chủ nghĩa đế quốc đang được kêu gọi thực hiện kế hoạch phá huỷ I-rắc, chiếm toàn bộ nguồn năng lượng của khu vực.


Nhưng không có lời kêu gọi nào đạt được kết quả cả.


Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 13 Tháng Chín, 2013, 09:55:46 am
Về phương diện cá nhân, ông có biết Saddam Hussein không?

Có, tôi gặp ông ấy vào tháng 9 năm 1973. Lúc đó tôi đã đến An-giê (thủ đô của Algeria) tham dự Hội nghị thượng đỉnh của Phong trào không liên kết và chuẩn bị lên đường đến Hà Nội theo lời mời của Chính phủ Việt Nam. Việt Nam vẫn chưa hoàn toàn được giải phóng. Saddam Hussein ra tận sân bay Bát-đa đón tôi. Lúc đó ông ấy mới chỉ là phó tổng thống; chưa phải là tổng thống I-rắc; ông ấy là người đứng đầu đảng Bát. Ông ấy là người rất đúng mực và thái độ tỏ ra thân thiện; chúng tôi đi thăm thành phố, đó là thành phố rất đẹp với những đại lộ lớn và những cây cầu bắc qua hai con sông là Tigris và Euphrates. Tôi chỉ ở đó có một ngày. Chính ở I-rắc mà tối biết về vụ đảo chính quân sự ở Chile chống lại Allende...

Trên quan điểm quân sự, ông đánh giả về hệ thống phòng vệ mà lực lượng của I-rắc sử dụng trong cuộc chiến đó như thế nào?

Chúng tôi rất chú ý theo dõi cuộc chiến đó, từ tháng 3 đến tháng 5 năm 2003. Tại sao I-rắc không kháng cự? Đó là một bí ẩn. Tại sao họ không đánh sập các cây cầu để cản bước tiến quân của quân Mỹ? Tại sao họ không cho nổ các kho đạn, sân bay trước khi nó rơi vào tay kẻ xâm lược? Đó là điều bí ẩn lón lao. Rõ ràng là đã có những nhà lãnh đạo phản bội Saddam Hussein.

Tất cả các nước ngoại trừ Cuba đều rút hết các phái đoàn của mình khỏi I-rắc trước khi cuộc chiến diễn ra - phái đoàn Cuba đã ở I-rắc bao lâu?

Toà đại sứ của chúng tôi là cơ quan ngoại giao cuối cùng còn lại ở Bát-đa. Ý tôi nói là cùng với phái đoàn của Va-ti-căng. Ngay cả người Nga cũng rời đi. Chỉ đến khi quân Mỹ vào tới Bát-đa chúng tôi mới ra lệnh cho người của mình rời đi. Chúng tôi không thể yêu cầu năm nhân viên đại sứ của chúng tôi đứng ra bảo vệ toà đại sứ trước hai kẻ thù... Họ rất sẵn sàng nhưng chúng tôi yêu cầu họ phải sơ tán. Chúng tôi phải ngăn chặn khả năng toà đại sứ của chúng tôi trở thành nơi chạy tị nạn cuối cũng cho các quan chức của chế độ Saddam Hussein. Và người Mỹ sẽ lợi dụng cớ này để gây áp lực với chúng tôi. Như vậy chúng tôi sẽ bị đặt vào tình huống nhạy cảm. Các nhân viên ngoại giao của chúng tôi có lối thoát an toàn và có thể rời khỏi Bát-đa mà không gặp rắc rối gì. Các tài liệu được chuyển đi bởi một tổ chức quốc tế chứ không phải là người Mỹ.

Ông thấy tình hình ở I-rắc diễn biến như thế nào?

Theo tôi, tinh thần phản kháng sẽ tiếp tục mạnh lên nếu việc chiếm đóng I-rắc vẫn tiếp tục. Và nó sẽ bùng cháy, điều đó là không thể tránh khỏi được. Chính vì vậy, mục tiêu đầu tiên đó là phải ngay lập tức giao quyền kiểm soát thực sự đất nước đó cho Liên Hợp Quốc, và bắt đầu quá trình khôi phục lại chủ quyền cho I-rấc, cũng như thành lập một chính phủ hợp pháp theo ý chí và nguyện vọng của người dân I-rắc - nhưng phải là ý chí và mong muốn được thể hiện thông qua các quyết định hợp pháp chứ không phải là các cuộc bầu cử được tổ chức trong khi việc chiếm đóng quân sự theo kiểu thuộc địa mói vẫn đang diễn ra. Và việc chia chác thô bạo nguồn tài nguyên giàu có của I-rắc cũng phải chấm dứt ngay lập tức.

Trong “cuộc chiến toàn cầu chống khủng bố”, chính quyền của Tổng thống Bush sử dụng căn cứ Guantanamo ở Cuba làm nhà tù được bảo vệ nghiêm ngặt để giam giữ các “tù nhân chiến tranh”, ông phản ánh việc đó như thế nào?

Hàng thế kỷ nay Mỹ vẫn dùng bạo lực chiếm đóng phần đất đó của Cuba - và nó đã khiến cả thế giới phải kinh ngạc, xấu hô khi nghe tin tháng 1 năm 2002 (Guantanamo) bị biến thành phòng tra tấn, nơi hàng trăm người bị bắt từ khắp nơi trên thế giới được đưa về đó giam giữ. Họ không dám đưa số tù nhân đó về lãnh thổ nước Mỹ vì trên đất Mỹ có luật lệ gây khó khăn cho việc giam giữ những người đó một cách bất hợp pháp - những người bị bắt cóc và giam giữ hàng năm trời mà không hề có lời buộc tội nào, không có tin tức về họ cũng không có luật lệ nào liên quan đến cuộc đời của họ, những tù nhân đó bị tra tấn tàn bạo, dã man.

Thế giới biết đến điều này khi tin tức tiết lộ rằng, ở một nhà tù ở I-rắc, nhà tù Abu Ghraib, người ta đang tra tấn hàng trăm tù nhân của đất nước bị xâm lược đó với tất cả sức mạnh của một nước đế quốc khổng lồ đó, khi mà hàng trăm nghìn người dân I-rắc đã bị cướp đi mạng sống, ở Guantanamo, khoảng 500 người từ thanh niên đến người già đang bị giam giữ và bị đối xử miệt thị ngoài sức chịu đựng. Họ bị tước hết quyền được bảo vệ bởi luật pháp quốc tế và bị giam cầm trong điều kiện vô cùng độc ác, phi nhân tính.

Cứ mỗi ngày lại có những tin tức bị phát hiện. Mới đây, tin tức lại cho biết, nước Mỹ có những nhà tù bí mật ở các nước vệ tinh thuộc khu vực Đông Âu - đó là những nước bỏ phiếu chống lại Cuba ở Geneva và buộc tội chúng tôi vi phạm nhân quyền. Họ đưa những người bị bắt cóc đến các nhà tù bí mật đó với cái cớ là cuộc chiến chống khủng bố. Bây giờ thì không chỉ có Abu Ghraib, không chỉ có Guantanamo, mà ở khắp nơi trên thế giới người ta đều thấy những nhà tù bí mật như vậy, nơi những người “bảo vệ nhân quyền” đang bị tra tấn.

Nhưng đó chưa phải là tất cả. Còn có tin về việc sử dụng phốt pho trắng ở nhà tù Fallujah khi nước đế quốc kia nhận thấy rằng, họ không thể chiến thắng hoàn toàn được một đất nước mà lực lượng vũ trang đã bị tước bỏ hoàn toàn. Bọn xâm lược thấy mình nằm trong tình thế đi củng dở, ở thì không xong - nếu bọn chúng rời đi, các chiến binh sẽ quay lại; nếu bọn chúng ở lại, thì chúng phải cần đến lực lượng kia. Phốt pho trắng ở Fallujah! Khi tội ác đó bị phơi bày, chính phủ Mỹ nói rằng phốt pho trắng chỉ là loại “vũ khí thông thường”. Nếu nó thông thường đến như vậy thì tại sao họ không công khai mình đang sử dụng nó? Tại sao không ai biết họ đang sử dụng loại vũ khí bị các công ước quốc tế cấm? Nếu bom napalm bị cấm thì phốt pho trắng còn đáng cấm hơn gấp nhiều lần.

Hơn 2.000 lính Mỹ đã thiệt mạng 1, và nhiều người đang tự hỏi họ sẽ tiếp tục phải hy sinh bao lâu cho cuộc bất công - nhưng lại bị làm cho ra vẻ công bằng bởi những lời nói dối?

Ngay cả các quan chức cấp cao của chính quyền Mỹ cũng đã nhận ra rằng, cuộc chiến đó đã thất bại và Mỹ phải rút quân. Đó là lựa chọn tốt nhất cho nước Mỹ khi mà những người dân trẻ tuổi của họ đang phải tham gia cuộc chiến không công bằng, nhục nhã với những hành động phi đạo đức đáng xấu hổ như tra tấn; nó cũng sẽ là lựa chọn tốt nhất cho I-rắc vì họ sẽ có cơ hội bắt đầu một giai đoạn lịch sử mới; sự lựa chọn tốt nhất cho Liên Hợp Quốc bởi vì họ cũng là nạn nhân của cuộc chiến; và đó cũng là lựa chọn tốt nhất cho tất cả các nước đang phải đối mặt với tình trạng suy thoái kinh tế thế giới và sự bất ổn ngày càng gia tăng đang đe doạ chúng ta.

----------------------------------------------------------
1. Tính đến cuối tháng 7 năm 2007, đã có hơn 3.600 lính Mỹ bị chết và khoảng 27.000 lính bị thương nặng.


Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 13 Tháng Chín, 2013, 10:00:12 am
Ông có lo sợ sẽ có thể xảy ra hành động xâm lược, hay “cuộc chiến ngăn chặn” chống lại Cuba không?

Nếu Tổng thống Bush quyết định xâm lược Cuba thì đó sẽ là một cuộc chiến vô cùng khủng khiếp. Họ sẽ phải đối mặt với toàn dân chúng tôi, những người được tổ chức và vũ trang cẩn thận, một sự phản kháng không khoan nhượng. Cuộc chiến xâm lược đó sẽ gây thiệt hại rất nhiều cho Cuba, nhưng để xâm lược và duy trì được sự thống trị trên đất nước này thì sẽ cần tới hàng triệu binh lính. Ở I-rắc, họ chỉ có khoảng- 150.000, và ông có thể thấy họ kiểm soát được rất ít. Nếu ông phân tích tỷ lệ lực lượng khi chúng tôi chiến đấu chống lại chế độ Batista - 80.000 người chiến đấu chống lại 3.000 người - ông sẽ thấy rằng số quân của họ nhiều hơn chúng tồi gấp 25 lần. Vì vậy tôi mới nói rằng để xâm lược và chiếm được hòn đảo này họ phải cần đến 1 triệu lính, và số lượng đó thì họ không có được.

Chúng tôi có cách làm cho cuộc sống của bọn xâm lược trở nên vô cùng khó khăn. Ngoài lực lượng quân đội thường trực và dự bị thông thường, chúng tôi còn có du kích ở các địa phương - hàng triệu người, cả nam lẫn nữ, tất cả đều sẵn sàng chiến đấu hết mình để bảo vệ đất nước. Cứ thử làm phép tính cho rằng quân đội Mỹ, để chiếm đóng đất nước này, sẽ phải triển khai hai người lính chống lại một chiến sĩ của chúng tôi, họ sẽ cần một lực lượng không ít hơn 5 triệu quân. Và tôi có thể khẳng định với ông rằng họ sẽ bị tổn thương nặng nề. Chúng tôi dám khẳng định rằng, tất cả mọi thứ ở đây đều đã sẵn sàng biến Cuba thành địa ngục đối với họ, một cái bẫy sát thương khổng lồ.

Họ biết điều đó, bởi vì họ phải tham gia cuộc chiến tay đôi, giáp lá cà - không hề có các sư đoàn cơ giới đánh nhau với các sư đoàn cơ giới, không quân chống lại không quân, hay hạm đội chống lại hạm đội. Trong cuộc chiến tranh truyền thống, họ sẽ có rất nhiều thuận lợi. Nhưng trong cuộc chiến có sự kháng cự của toàn dân được tổ chức trên cả nước, không hề có tiền tuyến hay hậu phương thì tất cả các loại công nghệ của họ sẽ chả là gì cả. Cứ xem những gì đang diễn ra ở I-rắc. Sự vượt trội về các loại vũ khí tinh vi hạng nặng của Mỹ mang lại điều gì? Người dân Cuba thà chết chứ không chịu sống dưới gót giày của quân Mỹ.

Ông có coi chính sách đối ngoại của chính quyền Bush là hiếu chiến, nguy hiểm với thế giới và Cuba không?

Như tôi đã nói với ông, Cuba là nước đầu tiên bày tỏ thông cảm với người dân nước Mỹ sau vụ 11 tháng 9 năm 2001, và cũng là nước đầu tiên lên tiếng cảnh báo rằng chính sách của phe cực hữu trong chính quyền Bush - lên nắm quyền thông qua gian lận vào năm 2001 - là mối đe doạ với thế giới. Chính sách này đã xuất hiện từ trước khi xảy ra vụ tấn công khủng bố người dân nước Mỹ và được đưa ra bới những thành viên của một tổ chức tài chính đã từng hoạt động dưới thời các chính quyền Mỹ trước đó. Tôi cho rằng, đó là chính sách được hoạch định trước nhằm phát triển các loại vũ khí hiện đại giết người khi không còn Chiến tranh lạnh và vụ tấn công khủng bố ngày 11 tháng 9 thì còn lâu mới xảy ra. Và những sự kiện xảy ra vào ngày 11 tháng 9 đó là cái cớ lý tưởng cho việc đưa chính sách đó vào thực thi.

Vào ngày 20 tháng 9 cùng năm đó, tức là chỉ sau vụ khủng bố 9 ngày, Tổng thống Bush đã công khai nói ra điều này trước Quốc hội khi họ đang bị một cú sốc mạnh mẽ sau thảm kịch kia. Sử dụng những lời lẽ lạ kỳ, Bush nhắc đến cái gọi là “công lý không đối xứng; coi là mục tiêu của cuộc chiến tranh không xác định: “Nước Mỹ không nên cụ thể hoá một cuộc chiến cụ thể mà nên thực hiện một chiến dịch lâu dài không giống như bất kỳ chiến dịch nào khấc mà chúng ta đã từng thực hiện trước đây”; “Chúng ta sẽ sử dụng tất cá các loại vũ khí cần thiết trong chiến tranh”; “Tất cả các quốc gia, các khu vực đều phải quyết định: hoặc là đồng minh của chúng ta hoặc nếu không tất cả sẽ là bọn khủng bố”; “Tôi đã yêu cầu lực lượng vũ trang sẵn sàng, và thời điểm hành động của chúng ta đã đến”; “Đây là cuộc chiến của nền văn minh”; “Thành công của thời đại chúng ta và niềm hy vọng cho những thòi đại sau tất cả tuỳ thuộc vào chúng ta”; “Chúng ta không biết cuộc xung đột này sẽ đi đến đâu, nhưng chúng ta biết rõ những kết quả mà nó mang lại...(,) và chúng ta biết rằng thượng đế không hề trung lập”.

Đây là lời nói của một chính khách hay lời nói của một kẻ cuồng tín không thể kiềm chế nổi bản thân mình? Hai ngày sau, ngày 22 tháng 9, Cuba tuyên bố bác bỏ bài phát biểu của Bush vì đó là sự thể hiện âm mưu của chế độ độc tài quân sự toàn cầu dưới sự che chở của một lực lượng hùng mạnh mà không hề tuân thủ bất kỳ loại luật pháp cũng như thể chế quốc tế nào.

Nhiều tháng sau đó, nhân dịp kỷ niệm lần thứ 200 ngày thành lập Học viện quân sự West Point, trong buổi lễ tốt nghiệp của 958 học viên vào ngày 1 tháng 6 năm 2002, Tổng thống Bush, như tôi đã nói, nói ra những suy nghĩ trong bài diễn thuyết hiếu chiến với những sĩ quan trẻ tốt nghiệp ngày hôm đó: “An ninh của nước Mỹ yêu cầu chúng ta... phải sẵn sàng cho một hành động ngăn chặn khi thấy cần thiết phải bảo vệ tự do và bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta”; “Chúng ta phải lật tung nơi trú ngụ của bọn khủng bố ở hơn 60 nước”; “Chúng tôi sẽ cử các bạn, những người lính của chúng ta, đến bất kỳ nơi nào cần thiết”; “Chúng ta sẽ không để an ninh của nước Mỹ và hoà bình trên hành tinh này bị đe doạ bởi một vài tên khủng bố và độc tài điên cuồng. Chúng ta sẽ xoá bỏ mối đe doạ đen tối này khỏi đất nước chúng ta và thế giới này”; “Có người cho rằng chúng ta không lịch sự, không có tính ngoại giao khi đặt ra vấn đề lựa chọn có hay không. Tôi không đồng ý với ý kiến đó... Chúng ta đang trong cuộc chiến giữa cái tốt và hành động tội ác, và nước Mỹ sê vạch mặt chỉ tên bọn tội ác đó. Chiến đấu chống lại bọn ác độc và những chế độ không có pháp luật kia, chúng ta sẽ không gây ra vấn đề rắc rối mà chúng ta chỉ vạch ra những vấn đề mà thế giới đang phải đối mặt. Và chúng ta sẽ khiến cả thế giới phải phản đối nó”.

Nhưng mục tiêu của những tuyên bố này, duới cái cớ là cuộc chiến chống khủng bố, là để chuẩn bị cho hành động can thiệp bằng quân sự chống lại Afghanistan và I-rắc. Tại sao ông lại nghĩ rằng Cuba bị đe doạ?

Chính sách của Chính phủ Mỹ hiếu chiến đến mức, vào ngày 25 tháng 4 năm 2003 - sau rất nhiều vụ cướp, vụ cướp tàu Regla, và vụ bắt giữ bọn “nổi loạn” mà chúng ta vừa nói tới - Kevin Whitaker, Chủ tịch ủy ban Cuba của Bộ Ngoại giao 1, nói với người đứng đầu Văn phòng lợi ích của chúng tôi ở Washington rằng, Văn phòng an ninh nội địa 2 thuộc Hội đồng an ninh quốc gia coi “những vụ cướp liên tục xảy ra ở Cuba là mối đe doạ nghiêm trọng tới an ninh của nước Mỹ”, và yêu cầu Chính phủ Cuba phải có hành động cần thiết để ngăn chặn những hành động đó.

Họ nói cứ như không phải nước Mỹ là kẻ gây ra, khuyến khích cho những hành động kiểu đó! Cứ như chúng tôi - để bảo vệ cuộc sống và an toàn cho những hành khách và đã biết rất rõ trong nhiều năm nay các kế hoạch của phe cánh hữu chống lại Cuba - không có hành động quyết liệt chống lại bọn cướp. Tin này được người Mỹ tiết lộ ra vào ngày 25 tháng 4 và nó đã làm cho bọn khủng bố mafia ở Miami vô cùng phấn khích, ở Miami và Washington ngày nay, người ta vẫn đang bàn luận về khi nào và làm thế nào thì Cuba bị tấn công, vấn đề cuộc Cách mạng này sẽ phải giải quyết như thế nào.

Trong thời gian ngắn, họ đã thực hiện những biện pháp kinh tế để tăng cường mạnh mẽ hơn lệnh cấm vận ác độc 3. Nếu kịch bản tấn công Cuba giống như I-rắc, thì thực sự tôi thấy rất hối tiếc cho những thiệt hại về mạng sống của người dân Cuba, nhưng đó cũng sẽ là cuộc tấn công cuối cùng của quân Mỹ, bởi vì nó sẽ kéo dài rất lâu, và bọn chúng sẽ phải đối mặt với không phải là một quân đội mà là hang nghìn quân đội khiến kẻ thù của chúng tôi phải trả cái giá rất cao, và việc cướp đi mạng sống của con cái họ sẽ khiến người Mỹ không nghe theo ý tưởng và cuộc phiêu lưu mạo hiểm của Tổng thống Bush.

--------------------------------------------------------
1. Chính thức là Văn phòng các vấn đề Cuba.

2. Văn phòng an ninh nội địa (OHS) được thành lập theo sác lệnh hành chính vào ngày 8 tháng 10 năm 2001; sau sự đồng thuận của quốc hội về một dự luật thành lập một bộ mới về an ninh nội địa. Văn phòng an ninh nội địa trước kia trở thành một cơ quan trực thuộc nội các. Vào ngày 25 tháng 11 năm 2002,   tổng thống ký ban hành dự luật thành luật và bắt đầu có hiệu lưc vào ngày 1 tháng 3 năm 2003. Do vậy, hoặc là Whitaker thông báo với Castro về ý kiến của Bộ an ninh nội địa trước cuối tháng 11 năm 2002, chứ không phải tháng 4 năm 2003, hoặc là Castxo sai trong cách gọi.

 3.Ngày 10 tháng 10 năm 2003, kỷ niệm lần thứ 135 bắt đầu cuộc chiến giành độc lập chống lại Cuba, trong một cuộc họp báo tại Nhà Trắng Tống thống Mỹ George W. Bush tuyên bố thông qua một loạt các biện pháp chống lại Cuba: giới hạn việc đi lại tới Cuba; tăng viện trợ cho các tổ chức phán cách mạng ở Florida; và thành lập một uỷ ban trực thuộc phủ tổng thống - đồng chú tịch bởi ngoại trướng vào thời gian đó là Colin Powel - nhằm thúc đẩy “giải phóng” Cuba.



Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 13 Tháng Chín, 2013, 10:06:19 am
Chính quyền Mỹ cáo buộc Cuba chuẩn bị sản xuất vũ khí sinh học. Ông đáp lại điều đó như thế nào?

Những lời cáo buộc đó còn trớ trêu và đáng kinh tởm hơn khi ông nhận ra rằng chúng tôi đã phát hiện ra các loại vi-rút và vi khuẩn được sử dụng để phá hoại mùa màng và thậm chí là cả quần chúng nhân dân chúng tôi. Tôi dám khẳng định với ông, và tôi không hề phóng đại chút nào, rằng tôi không hề mảy may cảm thấy xấu hổ cho dù tôi có nói dối ông. Chúng tôi đã biết và chúng tôi có chứng cớ đầy đủ khi nhắc đến những vấn đề này.

Đất nước chúng tôi không hề có vũ khí nguyên tử, hoá học hay vũ khí sinh học. Hàng chục nghìn bác sỹ của đất nước chúng tôi đều được giáo dục kỹ lưỡng vẻ lý tưởng cứu người. Hoàn toàn không hề có chuyện chúng tôi sử dụng các nhà khoa học, các bác sỹ kia để sản xuất ra các chất, các loại vi khuẩn hay vi-rút giết chết nhân loại.

Thực sự là đã có tin đồn Cuba sản xuất vũ khí sinh học. Chúng tôi nghiên cứu để điều trị những căn bệnh khủng khiếp như viêm khuẩn cầu màng não, viêm gan, với các loại vắc-xin được điều chế thông qua quá trình biến đổi gien, và điều quan trọng hơn cả là chúng tôi nghiên cứu các loại vắc-xin hay phương pháp điều trị thông qua quá trình miễn dịch tế bào - tôi xin lỗi vì đã sử dụng những từ kỹ thuật để nói chuyện với ông; có nghĩa là thông qua các phương pháp tấn công trực tiếp các tế bào ác tính - một số thì có thể ngăn chặn, một số thì có thể điều trị được, và chúng tôi vẫn đang đạt được những tiến bộ theo hướng đó. Đó là niềm tự hào của các bác sỹ và các trung tâm nghiên cứu của chúng tôi.

Hàng chục nghìn bác sỹ Cuba đang đi làm tình nguyện viên quốc tế giúp đỡ những nơi xa xôi nhất, hẻo lánh nhất trên thế giới. Chúng tôi không thể và sẽ không bao giờ phát động các cuộc tấn cồng bất ngờ, ngăn chặn chống lại bất kỳ “ngõ tối nào của thế giới”, mà ngược lại đất nước chúng tôi sẵn sàng cứ bác sỹ tới những “ngõ tối” đó khi họ cần. Bác sỹ chứ không phải bom; bác sỹ chứ không phải các loại vũ khí thông minh, hoặc ít nhất thì đó cũng là các loại vũ khí luôn đánh trúng mục tiêu, bởi vì dù sao đi nữa, loại vũ khí nguy hiểm giết người không thể coi là “thông minh” được.

Ông có cho rằng nước Mỹ, dưới thời của Tổng thông Bush, sẽ trở thành chế độ độc tài?

Sáu mươi năm trước, nhân loại đã phải trải qua thảm hoạ kinh hoàng của chủ nghĩa phát xít. Hitler có một đồng minh không thể chia tách được - ông đã biết điều này - và ông ta có thể gieo rắc nỗi sợ hãi cho kẻ thù của mình. Khi đã có trong tay đội quân có thể khiến đối thủ phải khiếp sợ thì một cuộc chiến gây tai họa lớn cho thế giới đã nổ ra. Sự thiển cận, hành động hèn nhát của một số nhà lãnh đạo các cường quốc mạnh nhất châu Âu vào thời điểm đó đã gây ra thảm hoạ kinh hoàng cho thế giới.

Tồi không cho rằng chế độ kiểu phát xít sẽ xuất hiện ở nước Mỹ. Bắt chắp hệ thống chính trị, những sai lầm và hành động bất công mà họ gây ra - và rất nhiều trong số những người đó còn sống sót -nhưng người Mỹ vẫn có những thể chế, truyền thống, những giá trị chính trị, văn hoá, giáo dục khiến đất nước này không thể trở thành đất nước theo kiểu chủ nghĩa phát xít. Nguy cơ nằm ở phương diện quốc tế. Quyền lực và đặc quyền đặc lợi của một vị tổng thống Mỹ rất lớn, và sức mạnh quân sự, kinh tế, quân sự của nước này cũng không ai sánh bằng, và trong những hoàn cảnh không hề liên quan đến ý chí, nguyện vọng của người dân Mỹ thì thế giới vẫn bị đe doạ.

Ông có sợ chính mình bị tấn công không?
Năm 2003, một gã có tên họ là Lincoln còn tên thật là Diaz-Balart, một tay bạn thân của Tổng thống Bush, phát biểu trên một kênh truyền hình ở Miami ám chỉ đến tôi những lời sau: “Tôi không thể đi vào chi tiết, nhưng chúng tôi đang cố gắng xoá bỏ cái vòng luẩn quẩn đó”.

Họ đang ám chỉ biện pháp nào để phá vỡ “cái vòng luẩn quẩn” đó? Rõ ràng là để loại bỏ tôi như lời mà Bush đã hứa ớ Miami trước cuộc bầu cử 1? Nếu đúng là như vậy thì tôi không hề sợ hãi mặc dù tôi vẫn nghĩ rằng bọn họ sẽ tiếp tục thực hiện các vụ tấn công. Tất cả mọi người đều biết họ muốn ám sát Chavez. Và họ nghĩ rằng ám sát tôi thì sẽ giải quyết được vấn đề. Nhưng những lý tưởng mà tôi xây dựng cả đời thì không thể chết đi được, chúng sẽ sống mãi. Các biện pháp phòng ngừa đã được tăng cường. Tôi đang ở đây nói chuyện với ông... chúng tôi đã có biện pháp nhưng tôi vẫn hoà đồng với tất cả mọi người ở mọi nơi.

Ngày nay, để xâm lược đất nước này, người ta không thể tiến hành chiến tranh như đã từng làm năm 1959, 1961 hay như trong vụ khủng hoảng tháng 10 và cả thời gian sau đó khi cuộc chiến diễn ra giữa các sư đoàn với nhau. Chúng tôi đã thảo luận về việc đó, và đã đi đến thống nhất tiến hành “cuộc chiến trên toàn quốc”, bởi vì nếu với khái niệm chiến tranh truyền thống, chúng tôi chỉ có sáu sư đoàn trong khi người Mỹ có tới 100 sư đoàn. Và với kiểu xung đột truyền thống đó, người dân đứng ngoài xem chiến tranh như cách người ta xem kênh truyền hình CNN mà không hề tham gia chiến tranh. Người Mỹ có nhiều sư đoàn hơn, và họ sẽ tiêu diệt chúng tôi; họ có nhiêu công nghệ hơn, chiếm ưu thế về không quân... vì vậy, nếu áp dụng chiến thuật truyền thống để bảo vệ đất nước thì chúng tôi sẽ thất bại.

Đó là điều mà chúng tôi ý thức rõ nhất, và tôi đã nói với ồng điều này rồi: Chúng tôi nghĩ đến điều này rất nhiều, và chúng tôi đã biết từ lâu, từ trước vụ khủng hoảng tháng 10, rằng trước hành động xâm lược Cuba, chúng tôi sẽ phải chiến đấu một mình, và không viên đạn của nước nào khác có thể đưa đến đây. Đỏ là sự thực, và chúng tôi đã ý thức được điều này từ lâu, và đó cũng chính là lý do khiến chúng tôi tiến hành “cuộc chiến toàn quốc”, huy động cả đất nước, bởi vì thực tế đã chứng minh, khi người dân tham gia chiến đấu thì không kẻ thù nào có thể đánh bại họ...

Có phải ông đang muốn nói đến Việt Nam?

Có rất nhiều ví dụ tiêu biểu, chẳng hạn như ở phía Tây Sahara, người Sahara sống giữa sa mạc, không hề có cây, không hề có rừng nhưng không ai có thể đánh bại họ.

Và ông cũng có thể thấy điều đó ở Chechnya hiện nay.

Đúng vậy, người Chechnya cũng là một ví dụ. Có thể ông không đồng tình với cách họ làm, bởi vì họ tỏ ra không thương xót với người Nga, nhnưg một quân đội hùng mạnh, có nhiều kinh nghiệm chiến đấu như quân đội Nga cũng không thể đánh bại được lực lượng quá khích Chechnya.

Hay ở Kosovo: (Đối mặt với Milosevic - một kiểu lãnh đạo độc tài; quá đề cao tinh thần dân tộc, phân biệt chủng tộc, tham nhũng không hề tin vào bất cứ thứ gì ngoài sức mạnh - ) người Séc-bia thật đáng hoan nghênh vì tinh thần phản kháng, và lực lượng của họ hầu như không bị tổn thất gì khi cuộc chiến kết thúc.

----------------------------------------------------------
1. Diễn văn tại Trường Đại học quốc tế Florida, Miami, 25 tháng 8 năm 2000.


Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 13 Tháng Chín, 2013, 10:12:37 am
Cuba có phân tích những cuộc chiến gần đây không?

Chúng tôi phân tích tất cả, và phân tích rất kỹ. Từ cuộc chiến Việt Nam, đến cuộc chiến gần đây nhất là cuộc chiến I-rắc, từ cuộc chiến vùng Vịnh đến cuộc xung đột của người Bosnia ở Kosovo...

Trong những cuộc xung đột gần đây, những dân tộc chống lại hành động xâm lược - ở Palestin, ở Chechnya, ở Afghanistan, và I-rắc - thường bị coi là tiến hành hành động khủng bố. Liệu Cuba có sử dụng biện pháp hành động đó không?

Không. Như tôi đã nói với ông, và tôi xin nhắc lại, chúng tôi sẽ không bao giờ từ bỏ lý tưởng của mình, và chúng tôi cũng sẽ không bao giờ áp dụng biện pháp hy sinh người dân vô tội. Trong cuộc chiến chống lại kẻ thù, chống lại quân lính, chống lại máy bay chiến đấu, chúng tôi sẽ thực hiện chính sách mà chúng tôi đã theo đuổi từ lâu, nhưng không hề chống lại người dân thường nào của đất nước đi xâm lược. Chúng tôi chỉ chiến đấu chống lại bọn đi xâm lược.

Có một loại vũ khí mà chúng tôi không bao giờ từ bỏ, thứ vũ khí duy nhất của chúng tôi đó là người dân. Chúng tôi sẽ không từ bỏ “cuộc chiến toàn quốc”, như tôi đã nói.

Mặt khác, tôi xin nhắc lại, chúng tôi cũng sẽ không chạy theo hành động ngu xuẩn, điên rồ mà sản xuất vũ khí sinh học. Những gì chúng tôi dạy người dân của mình là sản xuất vắc-xin chống lại ốm yếu, bệnh tật, chết chóc. Chúng tôi đã giáo dục đạo đức cho các nhà khoa học; chúng tôi sẽ không nói với họ, “Bắt đầu sản xuất vi khuẩn gây bệnh đậu mùa” hay bất cứ lời lẽ nào tương tự như vậy. Hơn nữa, chúng tôi làm như thế để làm gì? Để chống lại kẻ thù còn có số lượng vũ khí tương tự lớn hơn chúng tôi gấp hàng trăm lần?

Chúng tôi cũng sẽ không sản xuất vũ khí hoá học. Ông sẽ vận chuyển chúng thế nào? Sẽ sử dụng loại vũ khí đó để chống lại ai? Chống lại người Mỹ sao? Không! Đó là hành động kỳ quái, không công bằng! Hay sản xuất vũ khí nguyên tử? Chúng tôi sẽ tự giết chết chính mình - vũ khí nguyên tử là cách tự tử tốt nhất, đúng là như vậy: “Thưa các bạn, thời cơ đã đến, chúng tôi sẽ hy sinh chính mình, và quả bom nguyên tử này chính là thứ chúng tôi sử dụng đến”. Chúng tôi sản xuất bom nguyên tử để phá huỷ đất nước kia? Để chống lại đất nước có tới 30.000 đầu đạn hạt nhân? Đó là tôi chưa nói tới các loại vũ khí chiến lược - tôi chỉ nói đến những loại vũ khí chiến thuật, vũ khí nguyên tử. Nước Mỹ chắc chắn có loại vũ khí chiến thuật này trong va-li, bởi vì trong Chiến tranh lạnh, cả Mỹ và Liên Xô đều sản xuất các loại va-li chứa bom nguyên tử bên trong để phá hoại... Chả có mối kinh hoàng nào mà họ không nghĩ ra.

Các loại bom nguyên tử xách tay?

Đúng vậy. Ông sản xuất ba quả bom này có nghĩa là ông sẽ tiêu diệt chính mình - ông sẽ làm điều đi ngược lại với dư luận quốc tế. (Đã từ rất lâu) chúng tôi đã không ký...

Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân.

Nhưng chúng tôi không hề nghĩ là mình đã bỏ qua một quyền - chúng tôi không bao giờ, không bao giờ sản xuất vũ khí hạt nhân, nhưng chúng tôi thực sự có nói, “Tại sao lại có sự bất công như vậy? Tại sao lại có những người có quyền sở hữu loại vũ khí đó?”. Và bây giờ thì chúng tôi quên điều đó rồi.

Nhưng bây giờ thì các ông đã ký.

Đúng, chúng tôi đã ký. Và coi đó là một biểu hiện của cam kết với tiến trình giải giáp vũ khí toàn cầu nhằm duy trì hoà bình, và chúng tôi cũng hy vọng sẽ có ngày nào đó tất cả các loại vũ khí hạt nhân được phá huỷ - dưới sự giám sát quốc tế chặt chẽ. Chúng tôi cũng đã ký và thông qua hàng chục hiệp định liên quan đến cuộc chiến chống khủng bố của Liên Hợp Quốc. Và chúng tồi cũng đã quyết định thông qua Hiệp ước cấm phổ biến vũ khí hạt nhân tại châu Mỹ La-tinh và Ca-ri-bê - Hiệp ước Tlatelolco - từ năm 1995...

Nhưng các ông chưa ký hiệp định cấm sử dụng mìn sát thương.

Chưa, hiệp định về mìn thì chúng tôi chưa ký. Chúng tôi tiến hành chiến tranh và phải sử dụng đến mìn và súng trường; họ có máy bay, pháo, xe tăng, và tất cả mọi thứ... Nhưng chúng tôi thì có mìn chống tăng, hay mìn ngăn cản bước tiến của quân đội kích nổ bằng điện; đó không phải là các loại mìn nổ tự động.

Nhưng mìn thì có thể giết chết con nguời...

Tôi không nhớ bất kỳ trường hợp nào người ta bị mìn của chúng tới giết chết - chúng tôi sử dụng mìn chống lại quân đội đang di chuyển.

Cứ hy vọng là ông sẽ không bao giờ phải sử dụng chúng nữa. Và ở một mức độ nào đó, khi Cuba bị xâm lược, tôi nghĩ rằng, Cuba sẽ được sự ủng hộ của hàng nghìn người trên khắp thế giới.

Cách mạng Cuba có rất nhiều bạn ở nhiều nước; rất nhiều người ủng hộ chúng tôi và họ đã thể hiện tình đoàn kết với chúng tôi sau khi Tổng thống Bush đưa ra lời đe doạ. Mặt khác, chúng tôi cũng muốn biết có bao nhiêu người tự coi mình là những người cánh tả, nhưng lại tấn công chống lại chúng tôi trong thời gian vừa qua chỉ vì các biện pháp về luật pháp mà chúng tôi buộc phải thông qua - một hành động tự vệ chính đáng - và chúng tôi cũng muốn biết có bao nhiêu người đã từng đọc những lời đe doạ chống lại chúng tôi, thức tỉnh, bác bỏ và lên án chính sách chống Cuba được tuyên bố trong những bài diễn văn của Tổng thống Bush...

Nhưng không có ai chiến đấu cho chúng tôi cả. Nhưng chỉ có chúng tôi với chúng tôi, với sự ủng hộ của những nước thuộc Thế giới thứ ba và hàng triệu người lao động chân tay cũng như trí óc ở các nước phát triển - những người cũng đang chứng kiến sự khốc liệt của toàn cầu hoá tự do mới đang bao trùm lên đất nước họ - gieo rắc ý tưởng, xây dựng ý thức, huy động dư luận quốc tế trên toàn thế giới và trong cả người dân Mỹ, chỉ có làm như vậy, chúng tôi mói có thể chống lại được cuộc chiến xâm lược.



Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 13 Tháng Chín, 2013, 01:39:43 pm
27

TỔNG KẾT VỀ MỘT CUỘC ĐỜI VÀ MỘT CUỘC CÁCH MẠNG


Tài hùng biện và những bài diễn văn - Tình yêu và lòng căm thù
- Tội phản bội tổ quốc - Một người độc tài? - Gắn bó với bộ quân phục
- Những điều hối tiếc - Kết thúc việc độc canh mía đường
- Những thành công của Cách mạng - Sự phán quyết của lịch sử - Những con người đáng nhớ


Ông nổi tiếng là một phát ngôn viên chính trị sắc bén, nhưng tôi thì lại nhận thấy sự khác biệt nào đó trong các bài diễn văn rất biến hoá của ông, tài hùng biện của ông vô cùng ấn tượng nhưng các bài diễn văn ông đọc thì có thể nói là không được toả sáng lắm. Ông chuẩn bị các bài phát biểu của mình như thế nào?

Đôi khi tôi không có đủ thời gian để xem lại các bài diễn văn của mình, và ngôn ngữ nói không hoàn toàn giống như ngôn ngữ viết - còn có giọng điệu trong khi người ta nói. Khi người ta viết ra, một từ nào đó lặp lại trong một đoạn nghe có vẻ không cần thiết. Nhưng khi nói thì chấp nhận được - đó là cách nhấn mạnh. Trong văn viết, lặp lại từ khiến người ta cảm thấy không thoải mái; và người đọc không thích như thế. Đôi khi tôi cũng xem lại các bài diễn văn của mình và nhận thấy nếu bỏ đi một cụm từ nào đó thì sẽ tốt hơn.

Nhưng ông tự viết các bài diễn văn của mình hay có người chuẩn bị cho ông?

Mỗi lần tôi nhờ người khác viết một bài diễn văn cho tôi, hay ít nhất cũng là bản thảo thì nó luôn mang lại thảm hoạ cho tôi - bài diễn văn trống rỗng, không có tính hùng biện. Tôi phải viết lại toàn bộ. Tôi đã nói chuyện với các cố vấn của tổng thống Mỹ, những người đã từng viết hàng trăm bài diễn văn. Nhưng đó vẫn là một bí ẩn với tôi. Tôi không thể phát biểu mà không tự mình chuẩn bị, tự mình viết. Tổng thống Pháp thì làm thế nào?

Còn tuỳ thuộc - nhưng nhìn chung họ có một đội cố vấn chuyên viết các bài phát biểu cho họ. Có người phụ trách nội dung, có người phụ trách hình thức, những người khác thì trau chuốt, hoàn thiện. Sau đó tổng thống xem lại và bổ sung ý kiến cá nhân của mình - một cụm hoặc một từ nào đó... Đó là cách mà hầu hết mọi người làm.


Có phải Regis Dubray viết các bài diễn văn của Mitterrand không?

Đúng. Cậu ấy viết bài diễn văn nổi tiếng đọc ở Cancun năm 1981, bài kêu gọi ủng hộ các nước Thế giới thứ ba.

Nhưng những ý tưởng - đó là của Mitterrand hay Regis?

Tôi nghĩ đó là ý tuởng của Regis.

A!

Tiếp tục với một chủ đề khác, ông là người được ngưỡng mộ và yêu quý không chỉ ở Cuba mà còn ở cả các nước khác - chúng tôi nhận ra điều đó vào cuối tháng 5 năm 2003 khi ông đến thăm Ác-hen-ti-na.

Tôi thì cho rằng tôi chỉ có được ưu đãi đó ở Cuba.

Đó là ở Ac-hen-ti-na, và tôi chứng kiến tận mắt việc đó khi tôi ở Ecuador vào tháng 1 năm 2003, người ta đã diễu hành thể hiện sự ngưỡng mộ đối với ông. Nhưng đồng thời ông cũng là người bị rất nhiều đối thủ và kẻ địch căm ghét, buộc tội ông là “kẻ độc tài gian ác”. Tại sao lại có sự song hành như vậy - tình yêu và sự căm thù?

Tôi luôn suy nghĩ đến điều này. Tôi sống một cuộc đời hoàn toàn bình thản, lặng lẽ. Tôi thực sự không hiểu tại sao người ta lại căm ghét tôi. Tôi có thể hiểu được sự căm ghét người nào đó vì lý do tư tưởng, vì bị thất bại khi tấn công người đó, hay thất vọng vì mình chỉ là nước nhỏ mà phải kháng cự lại những lực lượng hùng mạnh như lực lượng đang cố tình muốn tiêu diệt chúng tôi. Nhưng người Nhật Bản chẳng hạn thì chả có lý do gì mà căm ghét tôi cả. Tôi không thả bom xuống Hiroshima hay Hagasaki, tôi cũng không giết chết người Nhật nào trên thế giới này, và thực sự thì người Nhặt không hề căm ghét tôi - họ khá thờ ơ, lãnh đạm, tôi có thể nói như vậy.

Sự căm thù với Cách mạng Cuba có thể thấy ở khu vực châu Mỹ La-tinh, hay nước Mỹ - và điều này thì có thể hiểu được vì sự thất bại trong các chiến dịch tuyên truyền. Tôi đã nói với ông vẻ một vài trường hợp. Thậm chí gần đây còn có sự quy tội với những lời lẽ trơ tráo đến mức khó tin, coi Cuba là nước có liên quan đến nạn buôn người, bởi vì họ buộc tội Cuba lạm dụng tình dục trẻ em để kiếm lợi. Còn gì ghê tởm, đáng ghét hơn không?

Tôi cũng hiểu vì sao người ta gọi tôi là “độc tài”. Độc tài là gì? Đó là người đưa ra những quyết định độc đoán, đơn phương, hành động bất chấp các thể chế, luật pháp miễn là đạt được mong muốn và ý thích của mình. Trong trường hợp đó thì Giáo hoàng John Paul II, người luôn phản đối chiến tranh phải bị coi là “tên độc tài” còn Tổng thống Bush thì phải được coi là người bảo vệ hoà bình, người bạn của dân nghèo và nhà lãnh đạo dân chủ nhất. Dó là cách mà các nước công nghiệp hoá ở châu Âu đối xử với ông ta mà không hề nhận thấy rằng Bush có thể đưa ra những quyết định khủng khiếp mà không hề tham khảo ý kiến của Thượng viện, Hạ viện, hay thậm chí là cả nội các của ông ta. Ngay cả các hoàng đế La Mã cũng không có quyền hành lớn như tổng thống Mỹ hiện nay! Bất kỳ tổng thống Mỹ nào cũng có thể đưa ra những mệnh lệnh cương quyết và thảm khốc hơn tôi.

Ông cứ xem thì biết, tôi không hề đưa ra quyết định đơn phương. Đây không phải là chính phủ của một tổng thống. Chúng tôi có Hội đồng nhà nước. Chức năng là một nhà lãnh đạo của tôi tồn tại trong tập thể. Ở đất nước chúng tôi, những quyết định quan trọng luôn được nghiên cứu, bàn bạc và được tập thể đưa ra. Tôi không được bổ nhiệm bộ trưởng hay đại sứ. Tôi không được bổ nhiệm cho dù là quan chức nhỏ nhất ở đất nước này. Tất nhiên là tôi có quyền 1, có sự ảnh hưởng vì lý do lịch sử, nhưng tôi không đưa ra mệnh lệnh hay lãnh đạo bằng các sắc lệnh.

Độc ác ư? - Tôi thực sự cho rằng, một người đã cống hiến cả đời chiến đấu chống lại bất công, áp bức, phục vụ người khác, chiến đấu vì người khác, luôn ủng hộ tình đoàn kết và đoàn kết với người khác, tôi nghĩ những việc làm đó không bao giờ có thể song hành với sự độc ác.

-----------------------------------------------------------
1. Từ “chính quyền” ở đây và trong suốt cuốn sách, Castro không ám chỉ quyền ra lệnh, hay trách nhiệm gắn liền với quyền lãnh đạo mà là quyền lực do niềm tin mang lại - sự ảnh hưởng đối với dân chúng và được họ tôn trọng.


Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 13 Tháng Chín, 2013, 01:42:55 pm
Cũng có rất nhiều người yêu mến và bảo vệ Cuba.

Đúng vậy, rất nhiều người, đặc biệt là ở châu Phi và châu Mỹ La-tinh - rất nhiều người yêu mến đất nước chúng tôi bởi vì có ai thể hiện nhiều hơn tinh thần đoàn kết với châu Phi hơn Cuba? Đất nước nào là đất nước duy nhất đã đổ máu chống lại chủ nghĩa phát xít, chế độ phân biệt chủng tộc A-pa-thai, giúp diệt trừ chế độ đáng ghét đó? Chúng tôi đã tạo ra nền văn hoá của chủ nghĩa quốc tế mặc dù đã có chủ nghĩa Sô-vanh, và Cuba là đất nước có nền văn hoá của chủ nghĩa quốc tế. Hơn nửa triệu người Cuba đã đi thực hiện các nghĩa vụ quốc tế với tư cách là các kỹ thuật viên, các chiến sĩ.

Nước nào có thể cử đi nhiều bác sỹ hơn, nhiều giáo viên hon, giúp đỡ nhiều hơn khi còn là một nước nghèo như chúng tôi? Có đất nước nhỏ nào - và chúng tôi làm điều này không phải để lấy danh tiếng mà vì tình cảm - mà lại có tới 10.000 thanh niên châu Mỹ La-tinh đến theo học ngành y, và con số ngày càng đông hơn như chúng tôi không?

Như vậy có thể thấy sự căm thù đó hoàn toàn xuất phát từ lý do tư tưởng, một kiểu chất độc cứ ngày càng lan rộng. Nếu có ai đó nói với ông về một người còn xấu hơn cả quỷ Sa-tăng, thì ông sẽ có có xu hướng ghét bỏ người đó. Tòa án của chúng tôi kết án tù trên cơ sở luật pháp và họ kết án những hành động phản cách mạng. Quay lại lịch sử, ở thời đại nào thì hành động của những người tự bán mình đi phục vụ cho cường quốc nước ngoài đều bị coi là tội phạm cực kỳ nghiêm trọng.

Ý kiến cho rằng ở Cuba nguời dân bị kết án tù vì lý do tín ngưỡng của họ khác với Cách mạng thật nực cười. Ở đây, chúng tôi phạt hành động chứ không phạt ý nghĩ. Có tới hàng chục nghìn người có ý nghĩ và tín ngưỡng khác với Cách mạng nhưng vẫn được chúng tôi bảo vệ toàn diện.

Hơn nữa, tôi đã nói với ông, chúng tôi hoàn toàn tôn trọng sự toàn diện về thể chất của mỗi người dân. Cho dù kẻ thù nói dối, bôi xấu chúng tôi, nhưng không hề có bất kỳ người nào bị ngược đãi về thân thể hay bị tra tấn trong suốt lịch sử của đất nước này. Không ai có thể nêu ra cho dù chỉ là một vụ tra tấn, một người bị ám sát, mất tích ở đất nước này, mặc dù ở châu Mỹ La-tinh điều đó rất phổ biến.

Hoặc là, cũng chưa bao giờ có tình trạng khẩn cấp, hay tình trạng bao vây ở đất nước này. Chưa bao giờ có cuộc biểu tình nào bị lực lượng thực thi pháp luật giải tán. Bốn mươi sáu năm nay, chưa hề có sĩ quan cảnh sát nào đánh đập cho dù là một người dân trong các vụ biểu tình, hay bắn khí gas, thả chó cắn lại người dân của chúng tôi - những việc làm này xảy ra hàng ngày ở rất nhiều nơi thuộc châu Mỹ La-tinh này và thậm chí cả ở nước Mỹ.

Tại sao như vậy? Bởi vì cuộc cách mạng này có sự ủng hộ của người dân; nó được nhân dân bảo vệ, vì cả đất nước này phụ thuộc vào Cách mạng.

Mặc dù vậy, những người chỉ trích Cách mạng thì vẫn đổ lỗi hoàn toàn cho ông - họ nhắc đến chuyện “Cuba của Castro”.

Những người đó có xu hướng cá nhân hóa, biến tôi thành người đại diện như thể người dân không tồn tại vậy. Tất cả những gì tồn tại trên đất nước này chỉ là người lãnh đạo. Còn hàng triệu người đã chiến đấu, đã bảo vệ Cách mạng; hàng trăm nghìn bác sỹ, các chuyên gia; những người làm ruộng, sản xuất, nghiên cứu - những người như thế thì không tồn tại. Đối với họ, tất cả những gì tồn tại chỉ là một tay Castro ác độc, người luôn trăn trở tìm cách mạng văn hóa đến cho người dân.

Ở đây, người dân càng được học hành nhiều thì tinh thần cách mạng càng cao, và càng ngưỡng mộ cuộc Cách mạng này, bởi vì trong những năm qua, chúng tôi liên tục gặt hái được những thành quả - thấy có sự tiếp nối liên tục, họ trân trọng những chân giá trị và hòa bình mà cách mạng mang lại. Chúng tôi đã trải qua những giai đoạn vô cùng khó khăn nhưng không hề mắc sai lầm ngớ ngẩn nào.

Nếu có ngày nào đó mà xảy ra một cuộc chiến tranh ở đây thì đó cũng chỉ bởi chúng tôi bắt buộc phải làm như vậy. Nếu chúng tôi phải lựa chọn hoặc là đầu hàng hoặc là chiến tranh thì chắc chắn là sẽ có chiến tranh, bởi vì chúng tôi không nghĩ mình lại có thể lựa chọn cách khác.

Nhưng, tôi phải nhắc lại với ông, có rất nhiều lời cáo buộc chúng tôi, đủ các loại. Bây giờ thì bọn chúng nói, “Castro lạm dụng trẻ em”, nhưng bọn chúng lại không nói chúng tôi giáo dục cả giáo viên, chúng tôi đang tạo ra những điều kiện cần thiết để giới hạn quy mô lớp học chỉ có 25 học sinh trong một lớp ở bậc tiểu học, mười lăm học sinh một lớp ở bậc trung học, đó là chưa kể vô vàn những công việc mà chúng tôi đã làm được trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe. Tất cả những công việc đó là vì người dân, bởi vì những gì chúng tôi làm là sự thể hiện một phần bản chất trong mỗi con người cách mạng chúng tôi. Mặt khác, bọn chúng còn muốn coi chúng tôi là “bọn buôn người” hay “lợi dụng tình dục vì mục đích thương mại để kiếm tiền cho nhà nước”... Nếu ông nói với ai đó điều này, họ nghe rất nhiều lần thành quen và họ sẽ tin. Cuối cùng thì họ sẽ nghĩ: “Trời đất, đúng là con quái vật! Con người này mới ác độc làm sao!”. Bọn chúng nói rất nhiều những điều kinh khủng, nguy hiểm, đúng là như vậy, nhưng thực tế thì đã chứng minh bác bỏ lần lượt từng lời một.

Tôi biết hành động đó rất có hại. Nhưng chúng tôi đã trải qua những giai đoạn cực kỳ khó khăn và chúng tôi đã bình phục được. Chúng tôi đã tiến lên rồi lại bị thụt lùi, chỉ có điều là chúng tôi tiến hai nhưng lùi thì chỉ có một - sự tiến bộ về thái độ tôn trọng của dư luận quốc tế với chúng tôi.

Ông không thể tưởng tượng nổi những lần tôi phải ký chữ ký đề tặng. Khi tôi gặp những người Mỹ sang đây thăm, chúng tôi đã nói chuyện rất nghiêm túc về tất cả các chủ đề, tất cả mọi thứ, và hầu như là tôi không thể nói được. Đôi khi có 50 người tham gia một cuộc gặp gỡ, họ đưa tôi một bó hoa, hay một thứ gì đó, chẳng hạn như cuốn sách hay tấm bưu thiếp và tôi phải ký vào đó, thế rồi họ chụp ảnh đèn flash lóe lên liên tục khiến tôi không còn nhìn thấy gì nữa, thật khó có thể tin được điều đó. Vì vậy, tôi nghĩ có thể tôi là con người kỳ lạ, một nhân vật siêu thực.

Một ngôi sao...

Đúng, đó là người mà người ta phải tranh thủ gặp gỡ thật nhanh - người ta sẽ về nói với gia đình mình - “Xem này, tôi có một bức ảnh chụp với người này, người kia...”.

Có những người không tin chúng tôi. Chỉ có chúng tôi là biết được mình là con người như thế nào - chúng tôi là những người duy nhất có thể tự đánh giá được mình và ông có thể tin tôi khi tôi nói rằng, tôi là con người rất nghiêm khắc với chính bản thân mình. Khi tôi nói quá nhiều hay nói ra điều gì đó nghe có vẻ hão huyền, thì tôi sẽ tự kiểm điểm với mình rất nghiêm túc, thực sự nghiêm túc. Con người ta phải biết cảnh giác với chính mình. Tôi thích hành động; tôi không hề chú trọng đến vinh quang, chiến thắng.

Tôi cũng nhận thấy rằng, trong những năm qua, sự ảnh hưởng và quyền lực không hề làm cho tôi trở thành con người kiêu ngạo, sáo rỗng, mà trái lại, tôi nghĩ mình càng ngày càng khiêm tốn hơn, ít tự thỏa mãn với chính mình hơn. Đó là cuộc đấu tranh chống lại bản năng của chính mình. Tôi nghĩ, chính giáo dục, hay sự tự giáo dục kiên trì, bền bỉ có thể biến một con vật thành con người.

Có một điều mà tôi chứng kiến khá thường xuyên: khi con người ta có quyền lực thì người ta thường vênh váo và muốn sử dụng nó; như một loại chất gây nghiện vậy. Người ta chứng kiến tất cả những sự việc đó và cuộc đấu tranh cũng diễn ra không ngừng. Và tôi cũng biết rằng, làm như vậy, trải qua năm tháng, người ta sẽ trở nên nhiệt tình hơn, nhiệt huyết hơn.

Nhưng trở lại với câu hỏi của ông, nó có tác động gì đến tôi? Tôi xin thề với ông là tôi không hề nghĩ đến điều đó, tôi không hề mất tinh thần, tôi tin vào người dân, tôi chưa bao giờ có thái độ vô ơn. Và con người thì thường không muốn thừa nhận những gì mà họ phải nhờ người khác mói có được - đó là quy luật tự nhiên.


Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 13 Tháng Chín, 2013, 01:47:06 pm
Tôi muốn hỏi ông một câu hỏi khác cũng liên quan đến chủ đề này. Ông có những người bạn, những người bạn rất thân, rất đoàn kết, nhưng ông cũng bị một vài đồng chí phản bội. Ông có cảm nghĩ như thế nào về hành động phản bội kia?

Trước hết, phải nói là tôi chỉ rất ít, rất ít các trường hợp phản bội tôi. Có lần, chúng tôi đã bị một cậu thám báo phản bội 1. Cậu ta bị quân đội Batista bắt và nằm trong tay họ, cậu ta chứng kiến sự khác biệt, cậu ta thấy đội quân của chúng tôi nhỏ lẻ như thế nào, còn đội quân của họ thì hùng mạnh đến thế nào với những loại vũ khí hiện đại, và hơn nữa, bọn chúng còn dụ dỗ và cho tiền cậu ta. Đó là vụ phản bội rất nghiêm trọng và không phải là vụ duy nhất trong lịch sử cách mạng của chúng tôi.

Có vụ phản bội nào về chính trị không nhỉ? Có, ví dụ như, tõi đang cố nhớ lại những vụ lớn tiếng...

Ví dụ như vụ Carlos Franqui 2, Huber Matos , Manuel Urrutia...

Carlos Franqui không phải là bạn tôi. Tôi có gặp Carlos Franqui ở Sierra Maestra. Sau vụ tấn công không thành vào tháng 4 năm 1958, hệ quả của một sai lầm về chiến thuật của Phong trào 26/7 mà chúng ta đã nhắc đến, Carlos Franqui được cử đến chỗ chúng tôi. Sau thất bại nặng nề đó, người ta cử Franqui đến cho chúng tôi. Franqui đã xuất bản một tờ báo nhỏ do tổ chức này thành lập; cậu ta từng là người Cộng sản; những người lãnh đạo thuộc phong trào của chúng tôi đôi khi chiêu mộ cả những người từng đi theo Chủ nghĩa cộng sản, và thực sự không còn gì tồi tệ hơn là một kẻ phản bội, đó là điều tôi có thể khẳng định chắc chắn.

Như vậy, vào thời điểm đó, những người từng là cựu chiến sĩ Cộng sản lại trở nên ghét bỏ những người Cộng sản hơn ai hết - cho dù những người Cộng sản không hoàn hảo; họ đã mắc rất nhiều sai lầm, nhưng dù sao họ cũng đã chiến đấu cho công nhân. Cuộc chiến của họ cũng bị chi phối bởi lý do kinh tế; ông không thể yêu cầu nhiều hơn ở họ bởi vì đó là thời Chiến tranh lạnh và chủ nghĩa McCarthy. Người Cộng sản bị ghét bỏ, tuy nhiên, ở Cuba, vẫn có hơn 100.000 người Cộng sản được biết đến, được tôn trọng. Những khó khăn mà họ gặp phải thuộc khía cạnh khác - chủ nghĩa bè phái, chủ nghĩa cơ hội - xuất phát từ chủ nghĩa bè phái. Quan điểm mà một số người Cộng sản đưa ra lúc đó là: cứ để cho tầng lớp tư sản nhỏ nhoi trong phong trào 26/7 kia đánh nhau; sau cuộc chiến đó, chúng ta sẽ có cơ hội điều hành đất nước.

Thời kỳ đầu của Cách mạng, phương pháp được sử dụng để chống lại tư tưởng chống Chủ nghĩa cộng sản điên cuồng bám rễ trong một số người là gì? Tư tưởng chống Cộng sản khiến một số người rời bỏ hàng ngũ chúng tôi và đó cũng là cái cớ được vin vào bởi những người có tư tưởng tiểu tư sản, những người bị đầu độc, bởi vì nếu không có sự ý thức của đại đa số quần chúng nhân dân thì cũng không có nền văn hóa xã hội chủ nghĩa ở đất nước này. Luật pháp, các bài phát biểu và các ví dụ được đưa ra đã tạo nên ý thức đó. 90% những người đồng hành cùng với chúng tôi trong cuộc chiến này không phải người Cộng sản, họ không thuộc một Đảng cộng sản nào cả; không có nhiều các chiến sĩ, hay các nhà lãnh đạo xuất thân từ Đảng, không phải người ta cử những chiến sĩ, những nhà lãnh đạo này đến cho chúng tôi, những con người mà chúng tôi có được như Che, hay tôi là những người Cộng sản do chúng tôi tự xây dựng nên, mặc dù tôi phải thừa nhận là có những người Đảng cộng sản cử đến cho chúng tôi rất tài giỏi, rất ngoan cường. Phong trào 26/7 có tới 90% những người lãnh đạo (có nghĩa là 90% những người cầm đầu phong trào đó), và hầu như không có người nào phản bội sự nghiệp cách mạng của chúng tôi. 90% ở lại với Cách mạng và hy sinh vì Cách mạng.

Vì vậy, về mặt cá nhân thì tôi có thể nói rằng tôi biết rất ít các vụ phản bội. Huber Matos là người tham gia giữa chừng khi cuộc chiến tranh đang giành thắng lợi. Tôi không hề ngạc nhiên khi biết cậu ta phản bội. Tôi có biết Matos, tôi đã từng gặp cậu ta, nếu là ông, ông cũng có thể nhận ra ngay dấu hiệu ủng hộ chủ nghĩa tư bản của cậu ta, một con người vô cùng kiêu ngạo. Vấn đề là chúng tôi thiệt hại rất nhiều binh sĩ vào cuối cuộc chiến, trong trận chiến đấu cuối cùng, và Huber đến tham gia với chúng tôi, chúng tôi chấp nhận là bởi vì Huber cũng là con người có học và lúc đó chúng tôi cũng đang cần củng cố lực lượng. Cuối cùng, chúng tôi phải giao cho cậu ta một nhóm gồm vài chục chiến sĩ được trang bị đầy đủ, nhưng chúng tôi cũng nhận ra ngay rằng cậu ta là con người kiêu ngạo, tham vọng... Hoàn toàn không cần thiết nhưng tôi vẫn giao lực lượng cho cậu ta vào thời gian đầu của cuộc chiến. Ý tôi muốn nói là, cậu ta không tham gia chiến đấu cùng với chúng tôi trong vụ tấn công vào trại lính Moncada, hay vụ Vịnh con lợn. Tất cả những người từng tham gia vụ Moncada hay vụ Vịnh con lợn đều là những người rất đoàn kết với chúng tôi, chẳng hạn như Che, Camilo, Raul, Almeida và rất nhiều người khác. Nhưng Huber Matos không phải là một trong những người thuộc đội quân khai quốc đó.

Manuel Urrutia cũng vậy. Urrutia là một chánh án rất giỏi và trong khi đang nóng lòng muốn thể hiện rằng cuộc chiến của chúng tôi không phải để tranh giành chức tước, hay để thực hiện một tham vọng nào đó, chúng tôi đã giao cho cậu ta chức chủ tịch; đó cũng chính là thời điểm mà Phong trào 26/7 chuẩn bị ký một thỏa hiệp cẩu thả với chính phủ cũ. Cậu ta không phải là người yêu nước, mà là một tên cơ hội, một người có tâm địa xấu xa - xấu xa hơn bất kỳ ai.

----------------------------------------------------------
1. Sự việc xảy ra vào tháng 1-2 năm 1957 ở Sierra Maestra, kéo dài trong vài tuần trong thời gian bắt đầu của cuộc chiến ở vùng núi; ngưòi đứng đầu được đặt tên là Eutimio Guerra. Vụ phản bội được phát hiện và tên phản bội thú nhận, bị buộc tội và bị xử bắn. Xem thêm chương 10.

2. Carlos Franqui (sinh năm 1921), nhà văn, nhà báo và là người thành lập tờ báo hàng ngày Revolution năm 1956 trong khi đang hoạt động bí mật, và năm 1958 gia nhập đội quân nổi dậy ở Sierra Maestra, và điều hành một đài phát thanh nổi loạn ở đây. Năm 1968, ông ta đi sống lưu vong ở Ý. Ông là tác giả của một số cuốn sách, trong đó có Nhật ký Cách mạng Cuba, Bức chân dung gia đình với Fidel và Camilo Cienfuegos.



Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 13 Tháng Chín, 2013, 01:51:31 pm
Tướng del Pino phải không? 1

Đúng, đó cũng có thể coi là một kiểu phản bội, vì cậu ta đã từng rất nổi tiếng trong vụ Vịnh con lợn, một chiến binh xuất sắc, và chúng tôi không hề nghĩ cậu ta lại... Nhưng đó không phải là vụ phản bội nghiêm trọng duy nhất mà tôi chứng kiến của một chiến sĩ, người phải chịu trách nhiệm về cái chết của đồng chí mình trong vụ Vịnh con lợn. Tôi biết cậu ta, cũng như tôi biết tất cả các trường hợp phản bội giống như cậu ta. Tôi ngưỡng mộ con người ta bởi những phẩm chất anh hùng khi nó còn trong con người họ. Tôi đã giải thích với ông vụ Ochoa khi viên sĩ quan này bắt đầu sa đọa vào tham nhũng.

Vì vậy, tôi mới nói là, tôi không nhớ bất kỳ người nào thực sự có phẩm chất cách mạng mà lại quay sang phản bội. Nếu ông nói: Che phản bội thì quả thật điều đó là vô cùng khủng khiếp; Raul phản bội, Juan Almeida phản bội, Ramiro Valdes phản bội, Guillermo Garcia phản bội... Tất cả những chiến sĩ cách mạng đó, những con người xuất chúng, những người đã từng sóng sót, đã từng tham gia vụ tấn công trại lính Moncada, vụ Vịnh con lợn, từng có mặt ở Sierra, và họ đã trải qua những giai đoạn quyết định mà không ai có bất kỳ biểu hiện nào của sự yếu đuối, do dự, phân vân.

Có rất nhiều các giá trị mới. Ví dụ như trường hợp Felipe Perez Roque. Felipe cũng như rất nhiều người khác, không phải là những người sinh ra khi Cách mạng đã giành chiến thắng. Rất nhiều người được sinh ra khi dòng máu của những người anh hùng đổ xuống.    Rất nhiều nhà lãnh đạo quân sự đã từng xông pha trong chiến tranh, nổi tiếng với  những hành động quân sự và chúng tôi không hề thấy ai trong số họ phản bội cả. Vụ Ochoa thực sự đáng xấu hổ, một con người suy đồi, tham nhũng, cậu ta không phải mẫu người được học hành cẩn thận, không phải người được giáo dục đến nơi đến chốn; cậu ta dũng cảm và có phẩm chất của một chiến sĩ. Tôi không phủ nhận những phẩm chất đó trong con người cậu ta; chúng tôi bị tổn thương do những thiệt hại mà cậu ta gây ra. Từ trước đến nay, kẻ thù của chúng tôi luôn tìm mọi cách khai thác chống lại chúng tôi cho dù là sự kiện nhỏ nhất.

Chắc ông còn nhớ những người đang bị cầm tù ở Mỹ, năm người anh hùng của chúng tôi - quả là những con người liêm chính!

Đã có vài lần người Cuba phạt những nhà lãnh đạo có vị trí rất cao. Gần đây thì có vụ Carlos Aldana, Roberto Robaina... 2

Họ không bị buộc tội. Họ vi phạm nghiêm trọng, nhưng họ không bị buộc tội, và không bị bỏ tù; chỉ có điều là kẻ thù thì lại rêu rao rất nhiều về các vụ đó, thậm chí hệ thống chính trị của chúng tôi còn bị chao đảo vì vấn đề đó. Tôi chỉ thấy hối tiếc vì họ đã hành động như vậy. Họ gây ra hậu quả cho chính mình.

Họ chỉ bị cách chức thôi sao?

Chúng ta cứ cho rằng họ không hề bội tín, không hề phản bội tổ quốc. Chỉ có những sai lầm, sai lầm nghiêm trọng.

Về hành vi, về đạo đức phải không?

Đó là tham vọng, tạo tiền đề để tìm kiếm quyền lực, những toan tính nhỏ nhoi xuất hiện trong đầu họ.

Trong những năm gần đây, đặc biệt trong những lần ông xuất hiện trong các sự kiện quốc tế, ông thường mặc thường phục và thắt cà vạt, nhưng ở Cuba thì có thể nói ông luôn luôn mặc quân phục. Tại sao ông lại gắn bó với bộ quân phục màu xanh ôliu như vậy?

Điều quan trọng nhất là vì lý do hiệu quả, mặc quân phục thì tôi không phải thắt cà vạt hàng ngày... Tôi sẽ không phải mất thời gian lựa chọn bộ comple nào, áo sơ mi nào, tất nào để tất cả ăn khớp với nhau. Tôi chỉ mặc comple trong những dịp rất đặc biệt, khi tham dự các cuộc hội thảo quốc tế, khi Giáo hoàng đến, hay khi tôi tiếp người đứng đầu nhà nước nào đó, mặc dù nghi thức ngoại giao này đã được đơn giản hoá rất nhiều ở Cuba.

Nếu tôi nhớ không nhầm thì lần đầu tiên tôi mặc thường phục đó là dịp tôi tham dự Hội nghị thượng đỉnh Ibero-Americans ở Cartagena de las Indias năm 1994, bởi vì nước chủ nhà Colombia yêu cầu tất cả những người đứng đầu nhà nước và chính phủ tham dự phải mặc thường phục. Kể từ đó, như ông nói, tôi mặc thường phục thường xuyên hơn khi tham gia các hội nghị quốc tế, nhưng vào những dịp đặc biệt ở Cuba, tôi cũng bắt đầu mặc thường phục.

Nhưng bộ quân phục này thì tôi vẫn thường mặc, kể từ vụ Sierra tôi thường mặc bộ này; tôi đã quen với bộ quân phục này và tôi cảm thấy hoàn toàn thoải mái khi mặc nó. Đây không phải là bộ đồ quá cầu kỳ. Nó rất đơn giản, gần giống như bộ quân phục tôi mặc từ thời chiến tranh. Chúng tôi chỉ điều chỉnh chút ít, vậy thôi. Tôi còn có một bộ quân phục dùng cho các dịp tiếp đón có cà vạt, áo sơ mi và thỉnh thoảng tôi cũng có mặc. Bộ này nhìn trang trọng hơn một chút. Nhưng bộ tôi cảm thấy thoải mái nhất là bộ tôi đang mặc đây (Bộ Fidel mặc trong khi phỏng vấn).

Ông cũng đã từng là người nghiện thuốc rất nặng, và một thời gian dài trong những năm đầu cách mạng, ông luôn xuất hiện rất ấn tượng với điếu puro habano. Ông có cảm thấy hối tiếc vì đã hút thuốc quá nhiều?

Bố tôi là người đầu tiên đưa cho tôi một điếu xì gà, đó là thời gian tôi còn ở Biran. Lúc đó tôi chỉ khoảng mười bốn hoặc mười lăm tuổi gì đó. Tôi còn nhớ lần đầu tiên hút thuốc là tôi hút điếu puro đó, tôi không biết nó được làm như thế nào. Rất may là tôi không hít khói vào. Mặc dù không hít vào, nhưng ông vẫn có thế hấp thụ một chút nicotin nào đó.

Đúng, ông nói đúng. Tôi đã hút thuốc quá nhiều. Cho đến một ngày, khoảng hai mươi năm trước, tôi quyết định bỏ thuốc. Không ai bắt ép tôi cả, chỉ đơn giản là tôi tự bắt mình phải bỏ thuốc. Tôi cho rằng, từ bỏ thói quen đó là việc làm tốt cho sức khoẻ của đất nước và con người Cuba. Nghe người dân nói quá nhiều về sự cần thiết phải có một chiến dịch tập thể chống lại chứng béo phì, ngồi nhiều, và nghiện thuốc lá, tôi bắt đầu nhận thấy rằng, sự hy sinh cuối cùng mà tôi nên đóng góp vì sức khoẻ cộng đồng ở Cuba đó là bỏ thuốc. Tôi được nghe rất nhiều bài học. Và tôi không bao giờ hối tiếc vì đã bỏ thuốc.


---------------------------------------------------------
1. Rafael del Pino (sinh năm 1938), thiếu tướng và là phi công trong lực lượng không quân Cuba. Tháng 4 năm 1961, trong cuộc chiến Vịnh con lợn, ông lái chiếc T-35 bắn rơi hai chiếc B-26 của quân xâm lược. Tháng 5 năm 1987, ông đảo ngũ và chạy sang Mỹ. Ông đã cho xuất bản một vài cuốn tự truyện của mình, trong đó có Bắn hạ ở Vịnh con lợn, 1982 và Sự nghiệp tự do, 1990.

2. Carlos Aldana (sinh năm 1945), nguyên là người đứng đầu Bộ định hướng Cách mạng thuộc Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản, trong những năm 1980 được coi là con người “quyền lực thứ ba” ở Cuba. Bị trừng phạt năm 1992 và bị cách chức sau vụ bê bối liên quan đến việc chiếm đoạt bất hợp pháp công quỹ. Ông cũng bị buộc tội muốn trở thành “Gorbachev của Cuba”. Trong 6 năm, ông chỉ đạo một kế hoạch trong ngành nông nghiệp ở khu vực Escambray. Ông xuất hiện trở lại trước công chúng năm 2001 với tư cách là người điều hành của Cimex, một tập đoàn liên quan đến doanh nghiệp nước ngoài.

Roberto Robaina (sinh năm 1956), nguyên là lãnh đạo Đoàn thanh niên Cộng sản và cựu bộ trưởng ngoại giao; ông bị cách chức bộ trưởng năm 1999. Bị khai trừ khỏi Đảng cộng sản vào tháng 5 năm 2003 vì tội không trung thành, tham nhũng và tự coi mình là ứng cử viên thay thế Castro, hiện tại ông đang làm việc trong một dự án môi trường đô thị ở Havana.



Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 13 Tháng Chín, 2013, 02:11:20 pm
Ở tuổi bảy mươi chín, nhìn lại cuộc đời mình, ông có cảm thấy hối tiếc vì đã không làm điều gì không?

Tôi cảm thấy hối tiếc vì đã không phát hiện ra sớm hơn tất cả những gì tôi đã làm mà chúng ta đều biết ngày nay - những việc mà chúng tôi đã làm trong 60 năm nay lẽ ra đã có thể làm xong trong khoảng một nửa thời gian đó.

Có điều gì ông cảm thấy hối tiếc vì mình đã trót làm không?

Để tôi nghĩ xem... tôi cảm thấy hối tiếc điều gì đây?

Tôi đã mắc những sai lầm, nhưng không phải sai lầm chiến lược mà là những sai lầm chiến thuật. Một con người thì có thể hối tiếc rất nhiều điều, đôi khi là những lời lẽ trong một bài phát biểu... Nhưng tôi không hề mảy may hối tiếc vì những gì chúng tôi đã làm ở đất nước chúng tôi, về cách mà chúng tôi tổ chức xã hội này.

Ông có cảm thấy hối tiếc vì đã đồng ý để cho xe tăng theo Hiệp ước Warsaw vào Prague tháng 8 năm 1968, sự đồng tình đã khiến rất nhiều người ngưỡng mộ Cách mạng Cuba cảm thấy ngạc nhiên?

Chúng tôi cho rằng - và lịch sử đã chứng minh là chúng tôi đúng - Tiệp Khắc có xu hướng đi ngược lại với phong trào cách mạng, xu hướng đi theo chủ nghĩa tư bản dưới sự bảo hộ của chủ nghĩa đế quốc. Chúng tôi phản đối tất cả các biện pháp cải cách kinh tế tự do diễn ra ở bất kỳ nơi nào thuộc hệ thống chủ nghĩa xã hội các biện pháp quá chú trọng đến quan hệ mậu dịch trong lòng xã hội chủ nghĩa: lợi nhuận, tiền bạc, làm giàu, động cơ vật chất, tất cả những yếu tố của chủ nghĩa cá nhân ích kỷ. Đó là lý do tại sao chúng tôi cắn răng chấp nhận đồng ý với việc cử lực lượng vào Tiệp Khắc và chúng tôi không hề lên án những nước xã hội chủ nghĩa thực hiện hành động này.

Chúng tôi cho rằng các nước Xã hội chủ nghĩa phải cương quyết, họ buộc phải có thái độ nhất quán trước những mối đe doạ chống lại chế độ Chủ nghĩa xã hội ở một nơi nào đó trên thế giới. Hon nữa, chúng tôi từng nói, chúng tôi cho rằng những vấn đề đặt ra ban đầu ở Tiệp Khắc là không thể tránh khỏi vì nó có xu hướng củng cố thêm cho Chủ nghĩa xã hội. Việc lên án phương pháp lãnh đạo, chính sách tham ô, xa rời quần chúng, tất cả những cáo buộc đó là hoàn toàn đúng. Nhưng đằng sau những khẩu hiệu đó đã xuất hiện xu hướng của một chính sách phản cách mạng công khai. Và chúng tôi - mặc dù rất cay đắng, rất buồn - buộc phải đồng ý với hành động can thiệp quân sự đó. Việc duy trì sự đoàn kết và sức mạnh của Chủ nghĩa xã hội trước chủ nghĩa đế quốc đối với chúng tôi là vấn đề sống còn, là ưu tiên hàng đầu.

Một ví dụ khác, đó là “cuộc chiến mười triệu” 1, ông có cho rằng đó là cuộc chiến kinh tế quan trọng, hay ông cảm thấy hối tiếc vì đã yêu cầu quá cao với đất nước trong năm 1970 đó?

Cuộc chiến đó là một kỳ công vĩ đại. Có những ngành chúng tôi đã đạt được những thành tích mà có nằm mơ cũng không thấy, có những lĩnh vực chúng tôi đã đạt được tiến bộ hai phần ba, ba phần tư, hay một nửa. Nhưng tất cả các việc chúng tôi làm hoàn toàn xuất phát từ mong muốn phát triển nền kinh tế, muốn mang lại lợi ích cho người dân. Có thể đã có sai lầm, tôi không phủ nhận điều đó, nhưng đó hoàn toàn không phải là những sai lầm về nguyên lý.

Gần đây, Cuba đã quyết định hạn chế diện tích đất đai dùng cho trồng mía và còn đóng cửa một số nhà máy. Việc làm đó khiến hàng nghìn người bị thất nghiệp... Đó có phải là hành động đi từ thái cực này sang thái cực khác không?

Ngành mía đường của chúng tôi đã đạt được mức sản xuất ổn định 8 triệu tấn/năm, trong khi đó hiện nay, sản lượng chúng tôi chỉ giới hạn còn một nửa. Chúng tôi phải cắt giảm mạnh hoạt động canh tác này vì giá dầu hiện nay đã lên đến 40 đô la một thùng, và điều này có thể khiến ngành công nghiệp mía đường của chúng tôi phá sản. Đặc biệt khi ông bổ sung các yếu tố, chẳng hạn như bão lốc thường xuyên xảy ra hơn, hạn hán kéo dài hơn, và các diện tích đất canh tác mía đường hiện nay chỉ còn duy trì được độ màu mỡ trong khoảng 4-5 năm - trước kia khoảng thời gian này có thể là 15 năm, hoặc thậm chí lâu hơn nữa, khi người dân dùng tay chặt mía và không có những loại máy móc hạng nặng như hiện nay - và giá đường trên thế giới hiện nay đã giảm xuống đến mức 7 xen một pound (0,454 kg). Hôm nay thì tôi phải đặt câu hỏi về vấn đề giá đường, ngày mai thì tôi lại phải thắc mắc về chi phí sản xuất của các nhà sản xuất đường vì mục đích thương mại. Và họ thậm chí cũng không biết rõ tổng sản lượng của ngành sản xuất mía đường của chúng tôi là bao nhiêu! Khi tôi hỏi giá tính theo ngoại tệ của một tấn đường là bao nhiêu thì không ai trả lời được. Chỉ khoảng một tháng hoặc một tháng rưỡi sau đó thì họ có được câu trả lời. Vì vậy, tôi nghĩ...

Đúng vậy, rất đơn giản, chúng tôi phải đóng cửa các nhà máy sản xuất đường của nhà nước, nếu không chúng tôi sẽ lâm vào tình trạng Barlett Deep (Cayman Trench) 2. Đất nước này có rất nhiều các nhà kinh tế, rất nhiều, và tôi không có ý chỉ trích họ, nhưng vì chúng ta đang nói chuyện rất chân thành về những sai lầm mà Cách mạng mắc phải, nên tôi muốn hỏi: tại sao chúng tôi không phát hiện ra rằng nếu cứ giữ mức sản xuất như vậy, chúng tôi sẽ lâm vào tình trạng phá sản - không lâu sau khi Liên Xô sụp đổ, khi dầu lửa đang ở mức 40 đô la một thùng và giá đường thì hầu như đã xuống đến mức sàn? Tại sao chúng tôi không “hợp lý hoá” ngành sản xuất đó? Tại sao chúng tôi vẫn trồng tới 270 nghìn héc ta mía? Để làm được điều đó chúng tôi phải sứ dụng máy cày, máy kéo, trồng những loại mía phải được thu hoạch bằng máy, sử dụng phân bón và những loại thuốc trừ cỏ đắt tiền...

Rõ ràng là không nhà kinh tế nào nhận ra điều này. Và đơn giản là chúng tôi phải đưa ra hướng dẫn, mà thực ra là mệnh lệnh, yêu cầu ngừng việc canh tác loại cây trồng đó. Đó là việc làm khẩn cấp như khi đất nước bị xâm lăng - người ta không thể nói rằng, “Chờ tôi một chút, tôi cần phải tổ chức 30 cuộc họp với hàng trăm người để có thể quyết định nên làm gì”. Hay như khi vụ Vịnh con lợn xảy ra, đế quốc Mỹ đang đánh bom các căn cứ không quân còn bọn lính đánh thuê của chúng thì tấn công chúng tôi, thay vì hành động ngay tức khắc thì chúng tôi lại nói rằng, “Hãy tổ chức một cuộc họp kéo dài ba ngày để bàn bạc xem chúng ta sẽ lựa chọn giải pháp nào chống lại bọn xâm lược”. Tôi có thể khẳng định với ông rằng, trong suốt tiến trình lịch sử của nó, cuộc Cách mạng này thực sự đã và đang trong tình trạng chiến tranh, kẻ thù luôn lẩn khuất, luôn sẵn sàng tấn công, và tấn công bất cứ khi nào chúng tôi để hở cơ hội cho bọn chúng.

Tôi đã triệu tập viên bộ trưởng và nói, “Chúng ta còn canh tác bao nhiêu héc ta?”, Câu trả lời: “Tám mươi ngàn”. Vì vậy tôi nói với cậu ta, “Không mở rộng thêm cho dù chỉ là một héc ta”. Đó không phải là công việc thường xuyên mà tôi phải làm, nhưng tôi không còn sự lựa chọn nào - không thể để đất nước trong tình trạng như vậy.

-----------------------------------------------------------
1. Năm 1970, Cuba đặt ra mục tiêu thu hoạch 10 triệu tấn đường; mục tiêu này không đạt được.

2. Một tàu ngầm bị đắm dưới đáy biển Ca-ri-bê giữa Jamaica và quần đảo Cayman. Con tầu này đang trên đường từ eo biển Windward phía nam Cuba đến Guatemal. Tuyến đường biển khá hẹp này chạy theo chiều đông-bắc-đông sang tây-nam-tây và có độ sâu tối đa là 7.686 m, là điểm sâu nhất của biển Ca-ri-bê.



Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 13 Tháng Chín, 2013, 02:13:38 pm
Cuba có bao nhiêu nhà máy sản xuất mía đường?

Chúng tôi đã đóng cửa ít nhất là 70 cơ sở sản xuất mía đường đang làm ăn kém hiệu quả với chi phí sản xuất tính ra ngoại tệ cao hơn khá nhiều so với mức doanh thu từ bán đường. Và với việc đóng cửa các nhà máy tiêu tốn nhiều ngoại tệ cho sản xuất hơn là mang về, chúng tôi đã có khả năng chi trả cho công nhân làm việc trong ngành đó mức lương mà họ vẫn được nhận cho đến thời điểm đó. Đó là vấn đề tồn tại trong xã hội này. Nhưng quyết định có thể nói là dũng cảm nhất mà chúng tôi đưa ra gần đây, đó là cho rất nhiều người tùng làm việc trong các nhà máy đó đi làm, coi đó là công việc của họ, vì lợi ích của họ. Khi chúng tôi giảm số lượng nhân sự, chúng tôi đã đưa được khoảng 40.000 công nhân thuộc diện này đi học.

Hơn 100.000 người từ độ tuổi mười bảy đến ba mươi, những người trước đây không đi học, cũng không có việc làm thì hiện nay đang rất nhiệt tình theo học các trường để nâng cao kiến thức và họ được trả lương cho việc đi học. Đất nước bị cấm vận này đang phấn đấu để tất cả người dân đều có việc làm, hiện nay tỷ lệ thất nghiệp của chúng tôi đang ở dưới mức 2%. Chúng tôi sẽ sớm đạt được mục tiêu toàn dân có việc làm.

Ngoài ra, khoảng 70.000 công nhân thuộc ngành mía đường không bị ảnh hưởng bởi việc sắp xếp lại cũng được tạo điều kiện tham gia các lớp học ngoài giờ. Đó là việc làm khác thường, thực sự như vậy - một số lượng lớn công nhân mía đường tham gia các lớp học, và đó lại không phải là công việc thường xuyên của họ; họ chỉ là những công nhân sản xuất, làm việc trong ngành mía đường, trong nông nghiệp.

Ông đang hỏi tôi có điều gì cảm thấy hối tiếc hay không. Tôi cảm thấy tiếc vì đã không đi học cao hơn. Khi tôi đi học luật, học khoa học xã hội và luật ngoại giao - ba ngành không hề liên quan gì đến nhau - tôi dự định sẽ tiếp tục theo học các ngành khác, đặc biệt là kinh tế. Có nghĩa là tôi cảm thấy hối tiếc vì đã không đi học cao hơn. Nhưng nếu đi học thì tôi đã đánh mất cơ hội mà mình có được - đó là cơ hội làm cách mạng - cơ hội gần gũi hơn tôi tưởng rất nhiều.

Tôi cảm thấy hối tiếc vì đã không được sống trong một thời đại có nền giáo dục tốt hơn, không có thầy giáo dạy riêng, không được tự mình đưa ra quyết định từ những năm tháng đầu đời. Gia đình tôi sống ngoài nước, điều này thì ông biết rồi; tôi đi học trường nội trú - đó là những sự thực khiến người ta cảm thấy đau đớn, nhưng người ta không ai có thể đổ lỗi cho họ. Nhưng tôi không hề cảm thấy hối tiếc điều gì cả.

Quay lại thời gian cách đây nửa thế kỷ, lúc đó ông có nghĩ rằng mọi việc lại khó khăn đến thế, có nghĩ rằng ông sẽ phải đối mặt với quá nhiều khó khăn cản trở đến như vậy?

Tất nhiên là tôi biết mọi việc sẽ rất khó khăn. Tôi biết những khó khăn lớn nhất sẽ là việc phải giành được quyền lãnh đạo Cách mạng. Trước tiên chúng tôi phải lật đổ chế độ Batista, nhưng không phải lật đổ Batista để giữ nguyên mọi thứ - không phải như vậy mà để thay đổi mọi thứ. Bởi vì khi tiến vào Moncada, những ý tưởng cơ bản của tôi đã được hình thành, tất cả các ý tưởng, vấn đẻ chỉ còn là việc nghĩ ra chiến thuật và chiến lược để thực hiện những ý tưởng đó.

Nếu chiến thắng vào ngày 26 tháng 7 năm 1953 đó thì bây giờ chúng tôi đã không có mặt ở đây. Chúng tôi không thể chèo lái được với việc cơ cấu lại lực lượng trên toàn thế giới năm 1953. Stalin vừa qua đời - ông ấy chết vào tháng 3 năm 1953 1 - và bộ ba những người chiến thắng ông ấy sẽ không dành cho Cuba sự giúp đỡ như Khrushchev đã làm bảy năm sau đó, khi Liên Xô không, có thể như vậy, ngang bằng về sức mạnh với Mỹ nhưng ít nhất cũng đã trở thành một cường quốc về kinh tế và quân sự.

Ông có thấy những ước mơ mà ông từng có khi tấn công trại lính Moncada bây giờ đã biến thành hiện thực?

Đó là những gì mà tôi định nói, bởi vì ông vừa đề cập một số vấn đề. Tôi phải giải quyết một số vấn đề nhất định; lãnh đạo là công việc khó khăn hơn nhiều, và tôi ý thức rất rõ điều đó bởi vì đó cũng chính là những gì tôi đã từng nói vào ngày 8 tháng 1 khi tiến vào Havana ngày chúng tôi được chim bồ câu chào đón 2. Tôi cảm thấy luyến tiếc, ngay cả khi Cách mạng đã giành chiến thắng, khi đã đánh bại kẻ thù lớn vào năm 1958, khi cuộc chiến của chúng tôi hầu như đã giành chiến thắng hoàn toàn, tôi vẫn cảm thấy luyến tiếc. Tôi nghĩ rằng chúng tôi đã rút ra được điều gì đó, nhưng mọi thứ lại khác hoàn toàn.

Vào ngày 1 tháng 1 năm 1959, tôi đã cảm thấy như vậy. Tôi nói, “Chúng ta đã làm như thế này, và bây giờ công việc của chúng ta sẽ còn khó khăn hơn rất nhiều”, và khi vào đến Havana tôi nhận ra ngay, công việc chúng tôi phải làm sau khi giành chiến thắng còn khó khăn hơn rất nhiều.

Chúng tôi cảm thấy như những tên ngốc; chúng tôi có rất nhiều ý tưởng nhưng lại có quá ít kinh nghiệm. Chúng tôi có kinh nghiệm sử dụng con người, có những ý tưởng mà nhờ đó chúng tôi có thể hoạch định ra chiến lược giành chiến thắng... Ý tôi nói là những ý tưởng giúp chúng tôi sống sót. Sống sót là một đặc ân và người ta không thể coi nó là của riêng mình được, bởi vì người ta không thể phớt lờ với kinh nghiệm, sức nặng của việc tích luỹ kinh nghiệm.

Và bây giờ thì tôi có thể nói, sau 46 năm Cách mạng giành chiến thắng, hon 50 năm kể từ vụ Moncada, rằng những gì chúng tôi đạt được lớn hơn rất nhiều những gì chúng tôi đã mơ ước vào thời gian đó, có thể nói chúng tôi đã là những con người có đầu óc mơ tưởng khá tốt!

---------------------------------------------------------
1. Stalin qua đòi vào ngày 5 tháng 3 năm 1953, và trong mấy tháng sau được kế nhiệm bởi một ban lãnh đạo gồm 3 ngưòi Nikolai Bulganin, Nikita Khrushchev và Gyorgy Malenkov. Nikita Khrushchev, Bí thư thứ nhất trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô lên nắm quyền vào năm 1956 và năm 1958 đã củng cố được vị trí lãnh đạo của mình trong chính quyền Liên Xô. Năm 1964, ông ta bị thay thế bởi Leonid Brezhnev.

2. Ngày 8 tháng 1 năm 1959, Fidel Castro có bài phát biểu trước công chúng lần đầu tiên ở Havana sau chiến thắng của Cách mạng; ông đứng phát biểu trên một bục nhỏ được dựng lên trên sân diễu hành của một căn cứ quân sự. Giữa bài phát biểu, có vài con bồ câu trắng bay đến lượn trên đầu ông. Một con sà xuống đậu trên vai ông mấy phút, sự kiện làm những người đang đứng nghe và hàng trăm nghìn người theo dõi trên truyền hình bị mê hoặc.



Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 13 Tháng Chín, 2013, 02:22:17 pm
Có những uỷ viên công tố vẫn tiếp tục kết tội Cách mạng Cuba, họ buộc tội Cuba trên rất nhiều lĩnh vực. Với tư cách lã một luật sư, ông đưa ra lập luận gì để bảo vệ Cách mạng Cuba?

Cần phải có thời gian. Tôi đang chuẩn bị một số lập luận sẽ đưa ra trong bài phát biểu nhân dịp kỷ niệm lần thứ 50 ngày xảy ra vụ Moncada 1. Bởi vì, để tôi xem xem, Cuba bị buộc tội về vấn đề gì? Một con người thực thà thì sẽ viện lý do gì để tấn công chúng tôi?

Với máu và vũ khí lấy được từ kẻ thù, chỉ với 80.000 binh lính được trang bị nghèo nàn, người dân Cuba đã lật đổ chế độ độc tài Batista do Mỹ hậu thuẫn. Đó là công cuộc giải phóng đất nước đầu tiên chống lại sự thống trị của chủ nghĩa đế quốc ở khu vực châu Mỹ La-tinh và Ca-ri-bê này, và là đất nước đầu tiên trên nửa bán cầu này trong suốt thời kỳ thuộc địa trước kia bị tra tấn, giết chóc, bị vi phạm tội ác chiến tranh đã cướp đi mạng sống của hàng chục nghìn người thì nay lại bị buộc tội và bị trừng phạt để cảnh cáo.

Cách mạng đã trả lại toàn bộ đất đai cho nông dân và những công nhân làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp. Tài nguyên thiên nhiên và những ngành công nghiệp, dịch vụ cơ bản được giao cho chủ nhân thực sự của nó: Đó là đất nước Cuba này. Trong vòng chưa đầy bảy mươi hai giờ chiến đấu không mệt mỏi cả ngày lẫn đêm, Cuba đã đánh bại vụ xâm lược tham vọng ở Vịnh con lợn do Chính phủ Mỹ tiến hành, từ đó ngăn chặn hành động can thiệp quân sự trực tiếp của đất nước này, tránh được cuộc chiến mà những hậu quả là không thể lường hết được. Lúc đó, Cách mạng chỉ có trong tay đội quân nổi dậy gồm hơn 400.000 tay súng và hàng trăm nghìn dân quân du kích. Với niềm tự hào, và kiên quyết không nhượng bộ, đất nước này đã đối mặt với nguy cơ tấn công hạt nhân năm 1962, đã đánh bại cuộc chiến bẩn thỉu trên cả nước và đã gây cho kẻ thù thiệt hại về mạng sống nhiều hơn cả cuộc chiến giải phóng diễn ra trước đó. Đất nước này đã đứng vững trước hàng nghìn hành động bôi xấu, tấn công khủng bố do Chính phủ Mỹ tiến hành, đã làm thất bại hàng trăm kế hoạch ám sát nhằm vào các nhà lãnh đạo của Cách mạng.

Trong bối cảnh bị cấm vận nghiêm ngặt và cuộc chiến kinh tế đã kéo dài gần một thế kỷ, Cuba đã xoá bỏ được nạn mù chữ chỉ trong vòng một năm, thành quả mà các nước châu Mỹ La-tinh còn lại, tất nhiên là ngoại trừ Venezuela vì có cuộc cách mạng của người Bolivia ở đó, và thậm chí cả nước Mỹ vẫn chưa làm được trong hơn bốn thập kỷ nay. Cuba đã thực hiện giáo dục miễn phí cho 100% trẻ em. Đất nước này có tỷ lệ học sinh trong dân chúng đi học cao nhất - hơn 99 % từ bậc học mầm non đến lớp 9 - trong số những nước còn lại ở bán cầu này. Học sinh tiểu học của đất nước này có chất lượng cao nhất trên thế giới xét về mức độ kiến thức về ngôn ngữ và toán học. Chúng tôi cũng là nước đạt tỷ lệ giáo viên so với người dân cao nhất và tỷ lệ học sinh trong lớp học thấp nhất. Tất cả các trẻ em bị khiếm khuyết về thể chất và tinh thần đều được theo học các trường đặc biệt. Máy tính và công nghệ thông tin được dạy cho tất cả trẻ em, vị thành niên, và thanh niên ở cả nông thôn và thành thị; các phương pháp giảng dạy nghe nhìn tích cực được áp dụng ở tất cả các trường học.

Tất cả thanh niên từ độ tuổi mười bảy đến ba mươi không đi học và chưa có việc làm đều đã đăng ký theo học các trường được nhà nước hỗ trợ về tài chính - lần đầu tiên có một đất nước trên thế giới này tạo cơ hội cho người dân như vậy. Bất kỳ người dân nào đều có cơ hội được theo học từ bậc mầm non đến tiến sĩ khoa học mà không phải trả một xu. Ngày nay, đất nước này có số lượng sinh viên tốt nghiệp đại học, trí thức, và các nghệ sĩ chuyên nghiệp cao hơn gấp 30 lần so với thời kỳ trước Cách mạng. Trình độ học vấn trung bình của người dân Cuba hiện nay đạt ít nhất là lớp 9. Thậm chí không có cả hiện tượng mù chữ chức năng ở đất nước này.

Các trường giáo dục và đào tạo nghệ sĩ được mở rộng ra tất cá các tỉnh trong cả nước, nhờ đó mà hơn 22.000 thanh niên có điều kiện theo học để phát triển tài năng và nghề nghiệp. Hàng chục nghìn thanh niên khác đang theo học ở các trung tâm đào tạo việc làm, sau đó sẽ tiếp tục theo học ở các trường chuyên nghiệp. Khuôn viên trường đại học được mở rộng ra tất cả các đô thị trong cả nước. Không có đất nước nào trên thế giới này mà cuộc cách mạng giáo dục và văn hóa lại diễn ra mạnh mẽ hơn ở đây, và điều đó đã đưa Cuba bỏ xa các nước, trở thành nước đạt trình độ văn hoá và giáo dục cao nhất thế giới - một sự thể hiện niềm tin sâu sắc của Marti rằng “không có văn hoá thì không thể có tự do”.

Tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh của chúng tôi đã giảm từ mức 60 em/1.000 dân xuống mức từ 6 - 6,5/1.000 dân - mức thấp nhất ở bán cầu này, ngoại trừ Canada 2. Tuổi thọ trung bình của người dân cũng tăng thêm hơn 50 năm. Các bệnh dịch truyền nhiễm, có khả năng lây lan như bại liệt, sốt rét, uốn ván, bạch hầu, sỏi, thuỷ đậu, quai bị, ho gà và sốt xuất huyết đều đã bị loại trừ; các loại bệnh dịch khác như viêm khuẩn cầu màng não, viêm gan B, bệnh phong, viêm não không đông máu, bệnh lao đều đã được kiểm soát hoàn toàn. Ngày nay, tỷ lệ người tử vong ở đất nước chúng tôi so với các nước phát triển nhất vì căn bệnh tương tự là ngang nhau: bệnh tim mạch, ung thư, tai nạn...

Chúng tôi đang tiến hành cuộc cách mạng sâu rộng để mang dịch vụ y tế đến với người dân, tạo điều kiện thuận lợi cho họ tiếp cận các bệnh xá, duy trì mạng sống và giảm nỗi đau cho họ. Những nghiên cứu chuyên sâu cũng đang được tiến hành để giảm bớt những vấn đề về gien di truyền trước và sau khi sinh nở, trong đó có những vấn đề gắn liền với việc sinh đẻ. Ngày nay, Cuba có tỷ lệ bác sỹ cao nhất thế giới, và tỷ lệ này gần gấp đôi nước đứng thứ hai.

Các trung tâm nghiên cứu khoa học đang làm việc không mệt mỏi tìm biện pháp ngăn ngừa và điều trị những căn bệnh nghiêm trọng nhất. Người Cuba sẽ có hệ thống y tế tốt nhất trên thế giới và sẽ tiếp tục được cung cấp hoàn toàn miễn phí. Dịch vụ an sinh xã hội được đảm bảo cho 100% người dân.

85% người dân có nhà được miễn đóng thuế. Số 15% còn lại chỉ đóng mức thuế nhà tượng trưng - 10% so với mức lương của họ.

Một lượng không đáng kể người dân còn sử dụng ma tuý và chúng tôi vẫn đang tiếp tục đấu tranh với hiện tượng này. Xổ số và các hình thức cờ bạc khác bị cấm ngay từ những ngày đầu Cách mạng để không ai có cơ hội đánh cược những hy vọng và sự tiến bộ cá nhân của mình.

Truyền hình, radio, và báo chí của chúng tôi không hề có quảng cáo thương mại. Tất cả các hoạt động xúc tiến thương mại đều tập trung vào các lĩnh vực liên quan đến sức khoẻ, giáo dục, văn hoá, giáo dục thể chất, thể thao, giải trí, bảo vệ môi trường, chống ma tuý, tai nạn và các vấn đề xã hội khác. Các phương tiện thông tin đại chúng của chúng tôi giáo dục chứ không hề đầu độc hay xa lạ với người dân. Không ai tôn thờ hay đề cao các giá trị của xã hội tiêu dùng độc hại.

Không hề có chuyện tôn thờ chủ nghĩa cá nhân có liên quan đến các nhân vật của Cách mạng còn sống - không hề có tượng đài, chân dung chính thức, tên đường hay tên các công trình được đặt tên theo tên các nhân vật Cách mạng còn sống. Những người lãnh đạo đất nước chỉ là những người dân chứ không phải là thượng đế.

----------------------------------------------------------
1. Mặc dù câu trả lời sau đó có vẻ đỡ “suồng sã” hơn rất nhiều câu trả lời khác của Castro, bài diễn văn mà Castro đọc nhân dịp kỷ niệm lần thứ 50 ngày tấn công vào trại lính Moncada có nhiều số liệu và dữ kiện cụ thể hơn câu trả lời của ông, và nó thiên về thái độ chống người Mỹ hơn là sự ủng hộ đối với Cuba.

2. Năm 2005, tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh của Cuba giảm xuống mức dưới 6 trẻ/1.000 trường hợp sinh ra còn sống, và không có sự khác biệt lớn giữa các vùng.




Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 13 Tháng Chín, 2013, 02:26:59 pm
Ở đất nước chúng tối không hề có lực lượng bán quân sự hay các đội cảm tử, cũng không hề có hiện tượng sử dụng bạo lực chống lại người dân; không hề có chuyện tra tấn, hay xét xử vượt khuôn khổ luật pháp. Chúng tôi giáo dục tình đoàn kết, bác ái giữa con người với các dân tộc cả trong và ngoài nước.

Thế hệ mới và cả đất nước này đều được giáo dục ý thức bảo vệ môi trường. Phương tiện thông tin đại chúng được dùng để xây dựng ý thức bảo vệ môi trường cho người dân. Đất nước chúng tôi kiên quyết bảo vệ bản sắc văn hoá của mình, tiếp thu những giá trị văn hoá tốt đẹp nhất, đấu tranh không mệt mỏi chống lại hành động xuyên tạc, gây chia rẽ và thói sùng bái vật chất tầm thường. Việc phát triển hoạt động thể thao lành mạnh không chuyên đã đưa tỷ lệ đạt các danh hiệu và huy chương tầm cỡ thế giới của người dân chúng tôi lên mức cao nhất thế giới.

Các nghiên cứu khoa học phục vụ người dân và nhân loại nói chung đã tăng gấp hàng trăm lần. Một trong những thành quả đó là chúng tôi đã nghiên cứu ra các loại vắc xin cho người dân Cuba và người dân nhiều nước trên thế giới. Chúng tôi không hề tiến hành bất kỳ hoạt động nghiên cứu nào để sản xuất vũ khí sinh học, cũng không hề tiến hành sản xuất - việc này hoàn toàn trái ngược với tinh thần giáo dục, đào tạo, ý thức mà đội ngũ các nhà khoa học của chúng tôi được trang bị.

Không ở đất nước nào mà tinh thần đoàn kết quốc tế trong người dân lại ăn sâu đến vậy. Đất nước chúng tôi đã giúp đỡ các chiến sĩ yêu nước An-giê-ri chống lại chủ nghĩa thực dân Pháp cho dù việc làm đó đã gây phương hại đến quan hệ kinh tế, chính trị của chúng tôi với một nước châu Âu quan trọng như nước Pháp. Chúng tôi đã cử người và vũ khí đến bảo vệ An-giê-ri chống lại sự bành trướng của người Ma-rốc khi vua Hassan II của Ma-rốc muốn chiếm mỏ sắt Gara Djebilet gần thành phố Tinduf ở phía tây nam An-giê-ri.

Theo đề nghị của đất nước Si-ri thuộc khối A-rập, chúng tôi đã cử đi một trung đoàn xe tăng đầy đủ đến bảo vệ cao nguyên Golan từ năm 1973 đến năm 1975 khi phần lãnh thổ này của Si-ri bị chiếm đóng bất công.

Nhà lãnh đạo của nước Cộng hoà Công-gô mới độc lập gần đây, Patrice Lumumba, khi bị các cường quốc nước ngoài bao vây cũng được chúng tôi trợ giúp về chính trị. Khi ông ấy bị bọn cường quốc thuộc địa ám sát năm 1961, chúng tôi đã giúp đỡ những người kế nhiệm tiếp tục sự nghiệp. Bốn năm sau, năm 1965, máu của người Cuba đã đổ ờ khu vực phía tây hồ Tanganyika, nơi Che cùng với hơn 100 cố vấn Cuba, chiến đấu ủng hộ phe nổi dậy người Công-gô trong cuộc chiến chống lại bọn bù nhìn da trắng do Mobutu cầm đầu, kẻ sở hữu 40 tỷ đô la ăn cắp tại các ngân hàng châu Âu.

Máu của các cố vấn Cuba cũng đã đổ khi huấn luyện và giúp đỡ cho các chiến binh thuộc Đảng của người châu Phi đấu tranh vì độc lập cho Guine và Cape Verde (PAIGC), dưói sự lãnh đạo của Amilcar Cabral, đang đấu tranh cho nền độc lập của hai nước là cựu thuộc địa của Bồ Đào Nha đó.

Hàng chục năm, người Cuba cũng đã đứng ra giúp đỡ phong trào MPLA của Agostinho Neto - Phong trào giải phóng Angola. Khi đã giành được độc lập, 15 năm sau đó, hàng trăm nghìn tình nguyện viên Cuba đã tham gia giúp bảo vệ Angola chống lại các vụ tấn công của đội quân phát xít Nam Phi với sự hỗ trợ của Mỹ sử dụng chiến thuật chiến tranh bẩn thỉu, đặt hàng triệu quả mìn, phá sạch rất nhiều ngôi làng, giết chết hơn nửa triệu người Angola, trong đó cỏ cả phụ nữ và trẻ em. Ở Cuito Cuanavale và trên khu vực biên giới với Namibia, phía tây nam Angola, lực lượng vũ trang Angola và Namibia cùng với 40.000 lính Cuba đã giáng một đòn chí mạng chống lại quân đội Nam Phi vào thời điểm đó đang sở hữu cả bom nguyên tử do Israel cung cấp hoặc giúp đỡ chế tạo với sự thông đồng của Mỹ. Trận chiến này có ý nghĩa quyết định đến việc giải phóng Namibia ngay sau đó, và nó đã nhanh chóng chấm dứt ché độ A-pa-thai chỉ trong vòng 20 đến 25 năm..

Gần 15 năm, Cuba vinh dự được đoàn kết với người dân Việt Nam anh hùng trong cuộc chiến dã man khốc liệt do người Mỹ tiến hành đã giết chết 2 triệu người Việt Nam, đó là chưa kể những người bị thương và tàn tật và những loại hoá chất mà họ đổ xuống đã gây ra những thiệt hại kéo dài không thể tính toán hết được.

Máu của người Cuba đã đổ cùng với máu của người dân các nước châu Mỹ La-tinh, và dòng máu của người Cuba - châu Mỹ La-tinh, Che, người đã bị giết vì bọn gián điệp Mỹ ở Bolivia chỉ điểm khi cậu ấy đang bị thương và vũ khí thì bị bắn hỏng trong khi chiến đấu.

Máu của những công nhân xây dựng Cuba đang giúp hoàn thiện sân bay quốc tế có vị trí quan trọng sống còn với nền kinh tế của hòn đảo nhỏ bé, phụ thuộc vào du lịch - nước Grenada - cũng đã đổ xuống khi họ đấu tranh bảo vệ đất nước này trước sự xâm lược của Mỹ dưới những cái cớ phi đạo lý.

Máu của người Cuba cũng đã đổ khi các cố vấn thuộc lực lượng vũ trang Cuba đang giúp huấn luyện những người lính dũng cảm Nicaragua chống lại cuộc chiến bẩn thỉu do Mỹ tiến hành chống lại cuộc cách mạng Sandinista.

Tôi không muốn dẫn ra tất cả các ví dụ. Hơn 2.000 chiến sĩ quốc tế anh hùng người Cuba đã hy sinh mạng sống khi thực hiện sứ mệnh thiêng liêng ủng hộ cuộc chiến giành độc lập của các nước láng giềng với Cuba. Không có đất nước nào trong thời đại ngày nay có thể viết nên những trang viết sáng chói về tình đoàn kết chân thành, vô tư như chúng tôi.

Người Cuba luôn thuyết giáo bằng các ví dụ cụ thể. Chúng tôi chưa bao giờ từ bỏ, chưa bao giờ chịu rút lui, chưa bao giờ bán rẻ sự nghiệp của nước khác, chưa bao giờ nhượng bộ, cũng chưa bao giờ từ bỏ những nguyên tắc của mình. Không phải vô cớ mà vào tháng 7 năm 2003, đất nước này được bầu lại vào Hội đồng kinh tế, xã hội của Liên Hợp Quốc, được bầu thêm nhiệm kỳ 3 năm tại Uỷ ban nhân quyền, chức vụ thành viên mà chúng tôi đã liên tục nắm giữ suốt 15 năm nay.

Hơn nửa triệu người Cuba đã tham gia thực hiện các nhiệm vụ quốc tế với vai trò là các chiến sĩ, giáo viên, kỹ thuật viên, hay các bác sĩ và nhân viên y tế. Hơn 50 năm, hàng chục nghìn nhân viên y tế này đã giúp đỡ và cứu sống hàng triệu người. Hiện nay, hon 3.000 chuyên viên thuộc lĩnh vực y tế cộng đồng, và các nhân viên y tế khác đang đến những nơi xa xôi nhất thuộc Thế giới thứ ba, sử dụng các biện pháp phòng ngừa và điều trị cứu mạng sống của hàng chục nghìn người hàng năm, bảo vệ và phục hồi sức khoẻ cho hàng triệu người mà không hề đòi hỏi bất kỳ thứ chi phí nào.

Không có các bác sĩ Cuba cung cấp cho Liên Hợp Quốc thì tổ chức này sẽ không có được nguồn vốn cần thiết để hoạt động - và như vậy, các quốc gia, thậm chí cả khu vực hạ Sahara châu Phi sẽ có nguy cơ bị tàn lụi - các chương trình khẩn cấp ngăn ngừa và điều trị căn bệnh AIDS sẽ không thể thực hiện được.

Cuba đã phát triển được kỹ thuật thông qua radio dạy người dân cách đọc và viết, các giáo trình hiện nay đã được viết bằng năm thứ tiếng khác nhau: Creole, Bồ Đào Nha, Pháp, Anh, Tây Ban Nha. Và các chương trình này cũng đã được các nước đưa vào thực hiện. Đó là các chương trình được xây dựng và thiết kế bởi người Cuba, sản phẩm thực sự của Cuba. Tuy nhiên, chúng tôi không hề có ý định đăng ký bản quyền, hay bán thương hiệu các chương trình này. Chúng tôi sẫn sàng cung cấp miễn phí hoàn toàn cho các nước thuộc Thế giới thứ ba, nơi tỷ lệ người mù chữ còn cao. Trong vòng 5 năm, số lượng 800 triệu người mù chữ hiện nay sẽ được giảm ít nhất là 80%.

Tôi muốn dừng lại ở đây, vì không muốn lạm dụng lòng kiên nhẫn của ông, nhưng nếu thích tôi vẫn có thể nói thêm nữa...



Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 13 Tháng Chín, 2013, 02:31:12 pm
Đó quả là kỷ lục ấn tượng - ông nghĩ lịch sử sẽ phán quyết ông như thế nào?

Chuyện đó tôi không quan tâm mà cũng không hề lo lắng, ông có biết lý do tại sao không? Bởi vì nhân loại đã mắc rất nhiều sai lầm, đã có quá nhiều các hành động xuẩn ngốc, và nếu tồn tại được - chúng ta phải chờ xem - nếu tồn tại được 100 năm nữa, thì có thể nhân loại sẽ chỉ coi chúng tôi là những bộ lạc mọi rợ, thiếu văn minh và không đáng nhớ.

Có thể họ sẽ chỉ nhớ một giai đoạn lịch sử mà nhân loại hầu như biến mất, khi những điều khủng khiếp nhất xảy ra, khi chúng tôi vẫn là bọn người mọi rợ, chưa được văn minh khai sáng. Đó là ý tưởng mà có thể thế hệ loài người trong năm 2100 sẽ nghĩ về chúng tôi. Họ sẽ nhìn lại chúng tôi như cách họ đã nhìn người tiền sử một thời gian rất ngắn trước đây - tôi nghĩ là như vậy. Mỗi thập kỷ đầu của thế kỷ 21 này trôi qua sẽ tương đương với khoảng thời gian 1.000 năm.

Vì vậy, sẽ không có ý nghĩa gì khi nhắc đến sự phán quyết của lịch sử. Đó là cách nghĩ của tôi, rất chân thực; tôi nghĩ là như vậy. Tôi quan tâm đến uy tín mà một đất nước có được từ cuộc chiến đấu của mình, từ những cuộc chiến mà họ tham gia chứ không phải những gì liên quan đến bản thân mình.

Tôi đã đọc rất nhiều về những nhân vật xuất chúng, những người nổi bật nói về vinh quang... Napoleon từng nói về niềm vinh quang, ông ấy rất quan tâm đến vinh quang. Nhưng ở rất nhiều nước hiện nay, Napoleon nổi tiếng vì nhãn hiệu rượu Cognac có mang tên ống ấy chứ không phải vì những gì mà vị tướng, vị hoàng đế này đã làm. Tôi có thể khẳng định chắc chắn nếu hỏi thanh niên ở rất nhiều nước hiện nay Napoleon là ai, họ sẽ nói họ biết Napoleon vì tên của ông ấy xuất hiện trên nhãn hiệu rượu Cognac chứ không phải những gì ông ấy đã làm trong các cuộc chiến. Vì vậy, tại sao phải lo lắng?

Những người như Bolivar cũng nhắc rất nhiều đến vinh quang. Tôi là người rất ngưỡng mộ Bolivar, và có lần, trong bài phát biểu ở Trường Đại học quốc gia Venezuela tôi có nói, “Bolivar nhắc đến vinh quang, nhưng ông ấy không phải là người đi chinh phục các nước mà là người đi giải phóng các nước”. Alexander là người đi chinh phục các nước, và là người lập ra đế chế. Có rất nhiều con người vĩ đại mà thế giới đã ngưỡng mộ trong nhiều thế kỷ qua: Hannibal, Julius Caesar - tất cả đều là những người đi chinh phục, họ là những chiến binh.

Nếu ông nghĩ lại thì chỉ mới gần đây lớp trẻ được dạy rằng, Shakespear là tác giả vĩ đại, con người có giá trị lớn lao, rằng có những người đã sáng tác ra những tác phẩm hội hoạ vĩ đại, rằng có những người là những triết gia vĩ đại, người khác lại là những nhà thơ lớn mà ngày nay vẫn chưa ai vượt qua được họ. Có nghĩa là, những con người có phẩm chất trí tuệ vĩ đại đó, những nhà sáng tạo âm nhạc, hội hoạ, kịch, văn học vĩ đại đó, họ được biết đến rất ít, và lịch sử mà chúng ta được dạy cũng nói rất ít về họ; tất cả những gì mà lịch sử nhắc đến chỉ là Christopher Colombus; Hernan Cortes; Pizarro; Magellan, người đã đi vòng quanh thế giới; Napoleon; cướp biển Drake; Xerxes, đế chế người Persian chiến đấu chống lại người Leonidas ở Thermopylae; Julius Caesar; Hannibal - tất cả những chiến binh, những người phưong Tây, còn những chiến binh người phương Đông thì hầu như không ai biết đến họ.

Ngoại trừ “những con người xấu xa” - như Attila chẳng hạn.

Nhưng rồi ông ấy cũng sang phưong Tây. Nếu Christopher Colombus đúng và không có một châu lục xuất hiện trên đường đi thì ông ấy đã đến Trung Quốc, và rồi, nếu muốn thì ông ấy có thể cố gắng mà chinh phục chỉ với mười hai con ngựa và vài khẩu súng hoả mai như họ đã từng làm ở Cuba. Nhưng nếu gặp phải quân đội Mông Cổ với hàng trăm nghìn binh lính trên lưng ngựa - thì Colombus sẽ không còn bao giờ được nhắc đến là một người đã không may mắn mà gặp phải đất nước Trung Quốc - ông ấy sẽ biến mất chỉ trong vòng 15 phút sau khi đến đất nước đó nếu có ý định chiếm hữu tài sản. Nếu ông ấy đi như Marco Polo thì sẽ được hoan nghênh; nhưng nếu đi chiếm hữu dưới cái tên của vua Tây Ban Nha với cây thánh giá và thanh gươm trên tay thì ông ấy sẽ chỉ tồn tại được 15 phút kể từ khi đến, và Cortes cũng như những người khác cũng vậy.

Nhưng có những nhân vật thì lịch sử lại thường không nhắc đến. Những nhà khoa học vĩ đại, những nhà sáng tạo vĩ đại, những nhà nghiên cứu đã có đóng góp quan trọng cho nhân loại... Lịch sử, như ông nói, không hề nhắc đến họ; có thể có những người nhớ đến họ... nhưng theo tôi thì đóng góp của các nhà lãnh đạo chính trị thì không đáng được nhớ như vậy.

Nhà lãnh đạo chính trị nào mà ông nhớ nhất - trong số những nguời mà ông biết - ai là người khiến ông ấn tượng nhất?

Để tôi nghĩ xem. Đó là Che - tôi luôn nhớ đến ông ấy với tư cách là một trong những con người xuất chúng nhất mà tôi biết. Một trong những con người xuất sắc nhất, cao quý nhất và vô tư nhất mà tôi biết. Nelson Mandela cũng là một trong những người mà tôi ngưỡng mộ nhất vì giá trị của ông ấy, lịch sử của ông ấy và cuộc chiến của ông ấy. Các nhà lãnh đạo nước ngoài hiện nay... một trong những người mà tôi đánh giá cao nhất là Giang Trạch Dân 1. Bởi vì tôi đã biết ông ấy trong rất nhiều năm nay; không phải là ngày một, ngày hai mà là rất nhiều năm, tôi đã có thời gian biết đến và có quan hệ với ông ấy - Giang là con người rất có năng lực.

Ở phương Tây hiện đại thì có thể nói rằng, một trong những chính khách có năng lực nhất đó là Thủ tướng Đức Willy Brandt. Tôi đã gặp ông ấy, đã nói chuyện với ông ấy. Ông ấy là người có tầm nhìn, có những ý nghĩ cao cả, con người thực sự quan tâm đến những vấn đề của Thế giới thứ ba.

Cũng thuộc về phương Tây, một nhà lãnh đạo khác mà tôi cũng biết và coi là con người có tài năng, trách nhiệm, và trung thực, đó là Thủ tướng Thụy Điển Olof Palme. Tôi rất ngưỡng mộ và tôn trọng ông ấy, và cái chết của ông ấy, vụ ám sát kỳ lạ ông ấy là sự mất mát khủng khiếp.

Về mặt cá nhân ông không hề biết Tổng thống Kennedy.

Không. Tôi nghĩ Kennedy là con người nhiệt tình, rất thông minh, có uy tín cá nhân, người đã cố gắng làm những công việc tích cực. Sau Franklin Rooservelt, có thể coi ông ấy là một trong những nhân vật xuất sắc nhất của nước Mỹ. Ông ấy đã mắc những sai lầm: Đã bật đèn xanh cho vụ xâm lược Vịnh con lợn năm 1961, nhưng chiến dịch đó không phải do ông ấy chuẩn bị mà nó đã được chuấn bị từ trước dưới thời chính quyền Eisenhower - Nixon, ông ấy không thể ngăn chặn kịp thời vụ đó. Kennedy còn dung túng cho một số hoạt động của CIA; trong nhiệm kỳ tổng thống của ông ấy, những kế hoạch đầu tiên nhằm ám sát tôi và các nhà lãnh đạo quốc tế khác được hoạch định. Không có chứng cớ nào rõ ràng chứng minh sự thông đồng của ông ấy, nhưng khó có ai đó làm việc trong CIA mà lại có thể tự mình quyết định và tiến hành những hành động như vậy nếu không có sự đồng tình, ít nhất là sự đồng tình về mặt chiến thuật của tổng thống. Có thể ông ấy dung thứ cho hành động đó, hoặc để cho những lời nói mập mờ của mình được CIA muốn hiểu thế nào thì hiểu.

Nhưng mặc dù vậy, tôi vẫn nhận thấy - bởi vì tôi nhận ra rất rõ rằng dù mắc những sai lầm, có những sai lầm thuộc về đạo lý - nhưng Kennedy vẫn là con người biết tự sửa chữa, một con người dũng cảm dám đưa ra những thay đổi trong chính sách của nước Mỹ. Một trong số những sai lầm của ông ấy đó là cuộc chiến tranh Việt Nam. Với sự hăng hái, quá tin tưởng vào đội quân mũ nồi xanh (lực lượng gìn giữ hoà bình của Liên Hợp Quốc) và việc đánh giá quá cao sức mạnh của Mỹ, ông ấy đã đưa đất nước mình tham gia vào cuộc chiến tranh Việt Nam.

Ông ấy mắc sai lầm, tôi xin nhắc lại như vậy, nhưng Kennedy là người thông minh, đôi khi là rất lanh lợi và dũng cảm, và tôi cũng cho rằng - tôi đã nói điều này rồi - nếu Kennedy còn sống thì quan hệ giữa Mỹ và Cuba đã cải thiện rất nhiều rồi 2. Bởi vì sau vụ Vịnh con lợn và vụ khủng hoảng tháng Mười, ông ấy tỏ ra rất ấn tượng. Tôi không cho rằng ông ấy đánh giá thấp người dân Cuba; thậm chí có thể ông ấy còn ngưỡng mộ tinh thần dũng cảm và tính cách mạnh mẽ của người dân chúng tôi.

Vào ngày ông ấy bị giết thì tôi đang nói chuyện với một nhà báo người Pháp, Jean Daniel 3, người được Kennedy cử sang đây với một thông điệp duy nhất đó là, nói chuyện với tôi. Có nghĩa là kênh liên lạc đã được thiết lập, và điều đó có thể sẽ giúp củng cố quan hệ của chúng tôi.

Cái chết của ông ấy làm tôi xúc động và cảm thấy buồn. Tất nhiên, ông ấy là người thuộc về phía đối lập với chúng tôi, nhưng tôi vẫn cảm thấy buồn khi nghe tin ông ấy qua đời. Có cảm giác như tôi đã mất đi một con người rất có năng lực, một đối thủ xứng tầm. Tôi còn cảm thấy buồn vì cách ông ấy bị giết - một vụ ám sát hèn hạ, một tội ác chính trị. Tôi có cảm giác căm phẫn, và buồn, và tôi nghĩ ông ấy không đáng phải chịu một kết cục như vậy.

Vụ ám sát ông ấy cũng làm tôi lo lắng, bởi vì khi được đưa rời khỏi sân khấu, ông ấy vẫn có đủ quyền lực trong tay để buộc thực hiện việc cải thiện quan hệ với Cuba. Điều đó được thể hiện trong cuộc đối thoại của tôi với nhà báo ngưòỉ Pháp, Jean Daniel, người đến nói chuyện với tôi, mang đến cho tôi những lời nói quan trọng của Kennedy, do những ngày khủng khiếp mà ông ấy đã trải qua trong vụ khủng hoảng tháng Mười, như chính ông ấy nói - với tôi thì đó chính là thời điểm tôi nghe tin về cái chết của Kennedy. “Nói chuyện với Castro đi”, ông ấy nói như vậy, “sau đó quay về đây và nói lại với tôi những gì ông ấy nghĩ”. Đó chính là những gì mà Daniel vừa nói với tôi vào thời điểm đó.

----------------------------------------------------------
1. Nhà lãnh đạo Trung Quốc Giang Trạch Dân (sinh năm 1926) từng học ngành cơ khí công nghiệp (điện máy); ông vào Đảng Cộng sản năm 1946. Năm 1978, ông được Đặng Tiểu Bĩnh, nhà lãnh đạo mới sau thời Mao Trạch Đông, cất nhắc. Trong lần bổ nhiệm này, ông còn được sự ủng hộ của Hoa Quốc Phong, Chủ tịch Đảng Cộng sản Trung Quốc kiêm thủ tướng chính phủ. Với cương vị là Bí thư thành uỷ Thượng Hải, năm 1985, Giang đẩy mạnh cải cách kinh tế thành phố này. Năm 1989, sau vụ Thiên An Môn, ông được đưa lên làm Tống bí thư Đảng, vầ được bầu làm Chủ tịch nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa vào tháng 3 năm 1993, và đã sáng lập ra còng thức “nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa”. Tháng 3 năm 2003, ông nghỉ hưu và Hồ Cẩm Đào lên thay, nhưng vẫn giữ chức vụ đầy quyền lực là Chủ tịch Quân uỷ trung ương. Tháng 9 năm 2004, Giang nghỉ chức này và Hồ Cẩm Đào lên thay.

2. Năm 2003, một cuộc nói chuyện giữa Tổng thống Kennedy và cố vấn an ninh quốc gia của ông, McGeorge, được công khai; cuộc nói chuyện này cho thấy tổng thống muốn thăm dò biện pháp tiếp xúc với Cuba và đã đồng ý với khả năng gặp bí mật đại sứ của Havana theo lời đề nghị của Fidel Castro.

3. Tổng biên tập của tờ Le Nouvel Observateur, một tờ báo quan trọng của Pháp vào thời gian đó.


Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 13 Tháng Chín, 2013, 02:37:05 pm
Ông có biết Ernest Hemingway không?

Giá mà tôi có điều kiện để tìm hiểu về Ernest Hemingway rõ hơn. Ông ấy rất thích Cuba, rất thích hòn đảo này. Ernest Hemingway từng sống ở đây và để lại rất nhiều thứ - thư viện, nhà cửa của ông ấy và bây giờ nó đã trở thành một bảo tàng. Trong thời gian những năm đầu Cách mạng, tôi có điều kiện được nói chuyện với ông ấy hai lần rất ngắn gọn thôi. Nếu Ernest Hemingway sống thêm vài năm nữa thì có lẽ tôi sẽ đề nghị được nói chuyện với ông ấy rất nhiều để chúng tôi trở thành những người bạn thân.

Có những cuốn tiểu thuyết của ông ấy tôi đọc đến vài lần. Và trong rất nhiều tác phẩm của ông ấy - Chuông nguyện hồn ai, Giã từ vũ khí - ông ấy luôn để cho nhân vật chính nói chuyện về chính mình. Đó chính là điểm tôi thích nhất ở Ernest Hemingway - những lời độc thoại khi các nhân vật nói chuyện về chính mình. Trong cuốn Ông già và biển cả cũng vậy, với cuốn này ông ấy được trao giải Nobel 1.

Tôi chỉ biết chút ít về ông ấy, nhưng từ những gì mà tôi thấy được thông qua thói quen, hoạt động, đồ vật của ông ấy, tôi thấy rằng Ernest Hemingway là con người rất có tinh thần nhân đạo. Tôi rất thích các tiểu thuyết của ông ấy. Những cuốn sách lột tả con người ông ấy, bản thân ông ấy, những cuộc phiêu lưu mà ông ấy đã thực hiện trong suốt cuộc đời mình, cả những cuộc phiêu lưu mà ông ấy muốn thực hiện nhưng không thể và không thực hiện được. Tôi thực sự rất ngưỡng mộ niềm đam mê phiêu lưu của ông ấy.

Ông có biết Mao Trạch Đông không?

Không, tôi không biết Mao Trạch Đông và tôi không có may mắn được gặp Hồ Chí Minh, nhà lãnh đạo mà tôi cho rằng có triết lý trong sáng, rõ ràng nhất.

Mao Trạch Đông có công lao vĩ đại trong lịch sử. Ông ấy chính là người tổ chức và kêu gọi cho cuộc cách mạng Trung Quốc, một trong những cuộc cách mạng lớn nhất trong thế kỷ 20. Một con người thực sự có tài năng về chính trị và quân sự, người biết tạo ra, thúc đẩy, và giành được những chiến thắng quan trọng trong cuộc chiến chống lại phát xít Nhật, chống lại chính phủ của Tưởng Giới Thạch, và ông ấy cũng là người đã viết những trang chói lọi trong lịch sử Trung Quốc.

Nhưng tôi cũng cho rằng, trong những giai đoạn cuối cuộc đời mình, ông ấy đã mắc những sai lầm khủng khiếp về chính trị. Đó không phải là sai lầm của những người thuộc phe Cánh hữu mà đó là sai lầm của những người Cánh tả, những người Cực tả. Cách thức thực hiện những ý tưởng đó quá khắt khe, thiếu công bằng trong giai đoạn vẫn thường được gọi là “Cách mạng văn hoá” đó, và tôi cho rằng hậu quả của chính sách cực tả đó đã dẫn đến việc quay sang Cánh hữu trong chính tiến trình cách mạng của Trung Quốc, bởi vì những sai lầm lớn lao đó đã gây ra phản ứng: những sai lầm của phe Cực tả đôi khi có xu hướng thiên về cánh hữu và những chính sách của cánh hữu.

Ý tôi không nói là cuộc cách mạng bị thất bại ở Trung Quốc. Đất nước đó đang tìm cho mình một con đường đi đúng đắn. Mao Trạch Đông là nhà cách mạng vĩ đại với những công lao vĩ đại trong lịch sử, con người của những tài năng vĩ đại, nhưng cuối đời vẫn mắc những sai lầm nghiêm trọng. Tôi thực sự choáng váng khi thấy mức độ sùng bái chủ nghĩa cá nhân ở đó.

Ông có biết những nhà lãnh đạo theo tư tưởng Mác-xít mà khi còn nắm quyền đã hành động một cách đáng ghê tởm. Tôi đang nghĩ đến Hafizullah Amin của Afghanistan, hay Ieng Sary của Campuchia 2, một trong hai nhân vật phải chịu trách nhiệm cho nạn diệt chủng ở Campuchia năm 1975. Ông còn nhớ gì về họ không?

Ở Afghanistan, năm 1979, Amin còn là thủ tướng và đã tổ chức một nhóm thực hiện âm mưu chống lại Tổng thống Muhammad Taraki trong thời gian Taraki ở Havana, và trong vòng chỉ có vài ngày, vào tháng 7 năm đó, một cuộc đảo chính nổ ra tại cung điện và kết cục là Taraki bị giết - ông ấy bị ám sát bí mật (cái chết sau này bị quy cho những nguyên do không rõ ràng) và Amin trở thành tổng thống. Vụ ám sát đó khiến Brezhnev không hài lòng, và đó cũng chính là lý do khiến Liên Xô can thiệp vào nước này vào tháng 12 năm 1979.

Amin là kiểu người rất giống Pol Pot. Chúng tôi có cơ hội được gặp nhau vào tháng 4 năm 1978, sau chiến thắng của cách mạng Afghanistan, ông không thể tưởng tượng được ông ta tỏ ra thân thiện, vui vẻ đến thế nào! Rất giống với Ieng Sary, người đã sang thăm chúng tôi sau chiến thắng của cách mạng Campuchia.

Thực sự là tôi đã có đặc ân được biết một số nhân vật tỏ ra hoàn toàn bình thường, hoàn toàn đúng mực, được thụ hưởng nền giáo dục phương Tây, đã từng theo học ở châu Âu, Mỹ nhưng sau đó lại gây ra những hành động ghê tởm, khủng khiếp. Đó là hành động của những kẻ điên rồ. Rõ ràng là có những người mà thần kinh não của họ không hề thích ứng được với những vấn đề phức tạp phát sinh trong tiến trình của một cuộc cách mạng. Và họ đã gây ra những hành động điên khùng đê tiện mà tôi thấy vô cùng kinh ngạc.

Ông có biết Đặng Tiểu Bình không?

Không, nhưng tôi mong muốn được biết ông ấy.

Lúc đầu cuộc phỏng vấn này ông có hỏi tôi nhà lãnh đạo nào đã gây ấn tượng mạnh mẽ nhất đối với tôi, tôi đã nói là Che, một nhà lãnh đạo châu Mỹ La-tinh, nhưng tôi quên không đề cập một nhân vật khác cũng của châu Mỹ La-tinh, người đã gây những ấn tượng rất mạnh mẽ trong tôi ngay từ những buổi đầu: Đó là Hugo Chavez.

Có nhà lãnh đạo nào thuộc nửa cuối thế kỷ 20 mà ông cảm thấy hối tiếc vì không được gặp?

Tôi đã nói đến một người đó là Hồ Chí Minh, và tôi cũng muốn được gặp cả Mao Trạch Đông. Nhưng tôi không thể thực hiện được mong muốn đó vì những vấn đề, và những mâu thuẫn nảy sinh trong quan hệ Trung Quốc - Liên Xô. Tôi coi Mao Trạch Đông là một trong những nhà chiến lược chính trị, nhà lãnh đạo quân sự vĩ đại nhất của mọi thời đại. Tôi không thể quên được lá thư mà Mao Trạch Đông để lại sau khi chết kêu gọi Trung Quốc và Liên Xô gác lại đối đầu và cùng nhau hợp tác.

-----------------------------------------------------------
1. Một tác giả được trao giải Nobel cho tác phẩm cả đời, chứ không phải một tác phẩm cụ thể.

2. Hafizullah Amin (1929-1979) là tổng thống thứ hai của Afghanistan trong giai đoạn nước Cộng hoà dân chủ theo chủ nghĩa Cộng sản Afghanistan. Nhiệm kỳ làm việc của ông ta khét tiéng vì tàn bạo. Sau khi giết chết người tiền nhiệm Taraki tại văn phòng, Amin bắt đầu một cuộc thanh trùng mà theo con số của chính ông ta thì khoảng 18.000 người chống đối đã bị giết; con số chính thức của Afghanistan là 45.000 người. Cuối cùng, Liên Xô buộc phải can thiệp và những “cố vấn” trước kia cùng với quân đội ở Afghanistan lật đổ chế độ Amin và giết chết ông ta.

Ieng Sary (sinh ? 1922-1925, nơi ở hiện tại không rõ, có thể là đã chết) sinh ra ở Việt Nam, nhưng đã đổi tên khi sang Cam-pu-chia từ thời còn trẻ. Một nhân vật cao cấp trong chính quyền Khme Đỏ, Sary là nhân vật chỉ huy thứ hai của Pol Pot trong cuộc diệt chủng ở Cam-pu-chia. Ông ta được chính thức ân xá bởi quốc vương Cam-pu-chia; lúc đó ông ta đang sống lưu vong trong tình trạng sức khoẻ kém.



Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 16 Tháng Chín, 2013, 04:05:55 pm
28

SAU FIDEL SẼ LÀ GÌ ?


“Nhà phê bình số một” - Tham nhũng - Một đảng duy nhất
- Lương của Fidel -Chủ nghĩa xã hội: Không thể khác được?
- Sự kế nhiệm - Raul Castro - Cách mạng có thể bị hạ bệ? - Tương lai của Cách mạng


Bây giờ, nếu có thể, thì tôi muốn đuợc nói chuyện về tình hình nội bộ của Cuba. Ở nước nào cũng vậy, có những người cảm thấy không hài lòng, Cuba không phải là trường hợp ngoại lệ, và rõ ràng là ông có thói quen thường xuyên cảm nhận những rắc rối trong cuộc sống thường ngày của người dân và sẽ là người đầu tiên nói ra những điều đó trong các bài phát biểu của mình - việc này, việc kia không được, vấn đề này cần tiếp tục thực hiện - và người dân cảm nhận thấy trong bài phát biểu của ông những gì mà họ đang nghĩ. Nhưng thời gian vừa qua, ông lại không để cập những gì đang diễn ra trong xã hội Cuba, và rất nhiều người thấy nhớ vai trò của ông trong đất nước này với t­ cách là “Nhà phê bình số một”.

Đúng vậy, tôi là nhà phê bình số một, nhưng không phải tôi phê bình đất nước này mà tôi phê bình những sai sót, những việc làm không đúng. Nhưng bây giờ chúng tôi đã có phương pháp giúp chúng tôi có thể biết - có thể ví như với chiếc kính hiển vi - tình hình dư luận của công chúng. Chắc ông cũng nhận ra rằng ở đất nước chúng tôi, người dân bày tỏ ý kiến khá tự do - nét đặc trưng đó là một phần trong truyền thống của chúng tôi, đó là việc bày tỏ quan điểm.

Vài năm nay chúng tôi đã tiến hành lấy ý kiến ngẫu nhiên của người dân sau mỗi sự kiện, và trong số những ý kiến đó, có ý kiến ngược chiều. Như tôi đã nói, chúng tôi có quy định, tất cả các ý kiến trái chiều phải được công khai. Tôi chưa bao giờ thấy có ý kiến gì liên quan đến bản thân tôi, đó toàn là những lòi khen, tôi cảm thấy không vui, nhạt nhẽo khi đọc những ý kiến đó. Tôi cũng cảm thấy lo lắng bởi vì chỉ có vài nghìn người cảm thấy không hài lòng trong khi có tới hàng triệu người dân yêu nước của chúng tôí. Ví dụ, có 16.000 người thấy không hài lòng, con số đó không phải là vấn đề khiến người ta phải lo lắng, mà điều thực sự đáng lo là có thể những ý kiến ngược chiều đó lại đúng, lại là những ý kiến xác đáng, hoặc đó cũng có thể là ý kiến của những người công khai tỏ thái độ thù địch, những người không đồng tinh với cuộc Cách mạng này.

Chúng tôi sẽ biết đâu là sự thực khi người ta nói, “Cái này chắc phải đắt lắm”, hay “Chương trình truyền hình này, kia lê ra nên làm theo cách này, cách kia”, đó không phải là những ý kiến của kẻ thù. Mặc dù kẻ thù của chúng tôi cũng lên tiếng, “Nhưng họ nói về vô số vấn đề này mà lại không nói về thức ăn”, “Họ nói đủ thứ vấn đề rắc rối, nhưng có những vấn đề họ lại không nói”. Có nghĩa là thông tin của chúng tôi về công luận là hoàn chỉnh, bao quát; nó phản ánh đúng những ý kiến của người dân. Tất cả những chuyện tiêu cực đều được đề cập. Chúng tôi phải lo lắng, phải quan tâm, và thường thì những ý kiến trái ngược đó có ích đói với chúng tôi; đó là những ý kiến ngẫu nhiên.

Bây giờ thì tôi thấy mình là nhà phê bình gay gắt nhất, cương quyết nhất, ông nên nghe những gì tôi nói. Và tôi nói rất công khai.

Nhân nói đến chuyện đó, tôi còn nhớ trong một bài diễn văn ngày 17 tháng 11 năm 2005, ông có tuyên bố một “cuộc chiến toàn lực” chống lại một số vấn đề mà đất nước đang phải đối mặt - nạn tham nhũng, ăn cắp tài sản nhà n­ớc, làm giàu bất chính -nhưng cho đến bây giờ thì việc đó vẫn chưa được công khai thẳng thắn nhiều lắm trong dư luận.

Đúng vậy. Chúng tôi đã mời tất cả mọi người, cả đất nước này cùng tham gia cuộc chiến, một cuộc chiến chống lại tất cả các hành động xấu xa, cho dù là ăn cắp vặt hay ăn cắp lớn, tất cả các dạng biểu hiện của hành động đó, ở bất kỳ đâu bởi vì chúng tôi đã thiếu sót trong việc giáo dục, tạo ý thức sâu sắc về vấn đề kinh tế trong người dân.

Chúng tôi nghĩ về điều đó nhiều hơn bất kỳ vấn đề gì khác: những thất bại, sai lầm của chúng tôi, những việc làm không công bằng. Chúng tôi đang tiến hành cuộc chiến chống lại tất cả các tệ nạn 1, chống lại việc lãng phí nguồn lực, những thói quen xấu đang lan tràn. Đúng, chúng tôi đang tiến hành một cuộc chiến lớn và nó mới chỉ bất đầu, nhưng chúng tôi có nhiều sức mạnh và nhiều kinh nghiệm hơn trước đây - và chúng tôi sẽ giành chiến thắng.

Bởi vì ở đây - tôi phải nói điều này - chúng tôi có đến hàng chục nghìn kẻ ăn bám, những người không hề sản xuất bất cứ thứ gì nhưng lại đang giàu lên nhanh chóng. Ví dụ như việc mua và ăn cắp nhiên liệu. Rất nhiều người đi rong, mang trên mình vòi bơm, bình và đổ xăng vào những chiếc xe do Mỹ sản xuất từ những năm 1920 - 1950 để kiếm lời từ những tàng lớp giàu có mới nổi, những người không phải trả một xu cho lượng xăng dầu mà họ sử dụng. Vấn nạn đó đang lan tràn, và cũng với những tệ nạn khác, gây lãng phí hàng triệu đô la...

Ông giải thích thế nào về việc ông phải can thiệp cá nhân vào vấn đề đó? Tại sao việc trông cậy vào tinh thần phê bình tập thể và tự phê bình lại không có tác dụng?

Chúng tôi tin tưởng vào tinh thần phê bình và tự phê bình. Nhưng cách làm đó đã không còn hiệu quả nữa rồi bởi vì những lời phê bình thường chỉ diễn ra trong những nhóm nhỏ mà không được đưa ra những diễn đàn lớn với hàng trăm nghìn người tham gia. Đơn cử một trường hợp như một quan chức ngành y tế cung cấp thông tin sai lệch về sự tồn tại của loài muỗi Aedes aegypti, cậu ta sẽ bị khiển trách, sẽ bị phê bình. Đó là việc làm tốt. Nhưng tôi biết cũng có những người sẵn sàng nói rằng, “Có, tôi phê bình chính mình. Tôi tự phê bình”, và thế là chấm hết - họ điềm nhiên như chả có gì xảy ra với lời nói đó cả. Họ sướng rơn. Nhưng những tác hại mà họ gây ra là gì? Sẽ phải tính thế nào với hàng triệu đô la bị lãng phí bởi thái độ tắc trách, bởi cách hành động đó của họ?

Phải tự phê bình trong lớp học, nơi làm việc, hay trong cuộc họp và cả trong thành phố, thị trấn, và trên cả nước. Chúng tôi buộc phải sử dụng sự xấu hổ mà chắc chắn là ai cũng có bởi vì tôi biết có rất nhiều người có thể xếp vào hạng “không biết xấu hổ”  , nhưng khi một tờ báo địa phương đăng bài về những việc họ đã làm thì họ buộc phải cảm thấy xấu hổ. Trong cuộc chiến chống tệ nạn này, sẽ không hề có giới hạn với bất kỳ ai, chúng tôi sẽ nói thẳng thừng, sẽ kêu gọi và khơi dậy danh dự và lòng tự trọng trong mỗi người. Và kết quả là ngay cả những người cố tình không muốn hiểu rồi cũng sẽ phải tự điều chỉnh mình, nhưng là việc điều chỉnh theo một cách khác; đúng, họ sẽ bị bôi xấu bằng chính những hành động xấu xa của họ. Có một điều mà chúng tôi nhận ra: Đó là, con người nào cũng có tính liêm sỉ rất cao. Và nhiệm vụ trước hết của một người cách mạng đó là phải hết sức nghiêm khắc với chính mình.

Chúng tôi sẽ phát động cuộc chiến này và sẽ sử dụng tất cả các loại vũ khí cỡ lớn mà chúng tôi có. Cách mạng cần phải sử dụng các loại vũ khí đó, và chúng tôi sẽ sử dụng nếu thấy cần thiết. Cách mạng sẽ phải thiết lập lại tất cá quyền kiểm soát cần thiết. Chúng tôi không phái là đất nước tư bản, nên không thể phó mặc mọi thứ cho vận mệnh.

----------------------------------------------------------
1. Castro muốn nói hút thuốc, lạm dụng rượu, ma tuý, trong đó có cả những loại “ma tuý mềm” như cần sa, cũng như các loại “tội phạm” theo hoàn cảnh như ăn cắp, rút ruột của nhà nước...; từ cùng nguồn gốc trong tiếng Tây Ban Nha không mạnh bằng trong tiếng Anh, nhưng không có cách dễ dàng, ngắn gọn nào có thể chuyển được nghĩa chính xác.


Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 16 Tháng Chín, 2013, 04:10:35 pm
Ông có cho rằng những khó khăn và thiếu thốn trong những giai đoạn đặc biệt, ở một chừng mực nào đó, đã tạo ra những thói quen tham nhũng, trộm cắp.

Tôi nghĩ là như vậy, mặc dù thói trộm cắp vật chất và nguồn lực không phải là mới; không phải trong thời kỳ khó khăn đặc biệt đó nó mới nảy sinh. Nhưng giai đoạn đặc biệt đó làm nó tồi tệ hơn bởi vì nó đã tạo ra những bất công, đã tạo cơ hội cho một số người kiếm được rất nhiều tiền. Đó không phải là tật xấu mói mẻ gì cả. Tôi còn nhớ từ năm 1990 - khi đó Liên Xô chưa sụp đổ - chúng tôi đang xây dựng một trung tâm công nghệ sinh học rất quan trọng ở Bejucal (ngoại ô Havana). Và gần đó có một nghĩa trang nhỏ. Một hôm tôi đi xe ra đó, và tôi phát hiện thấy có một khu chợ được họp giấu giếm và toàn bộ những nhân viên xây dựng, cả công nhân, cả thợ xây dựng bán tất cả mọi thứ: xi măng, sắt thép dùng để đổ bê tông, gỗ, sơn, tất cả mọi thứ dùng cho việc xây dựng...

Bao nhiêu thứ đã bị đánh cắp ở đây, thậm chí ở cả các nhà máy sản xuất để đáp ứng nhu cầu lớn đến như vậy? Chẳng hạn như các nhà máy sản xuất dược phẩm? Tôi biết trường hợp một nhà máy ở La Lisa (lân cận với Havana) người ta đã phải thay cả giám đốc và rất nhiều công nhân, hàng chục người... Ban quản lý và rất nhiều người có liên quan. Hàng chục người phải được thay thế. Chúng tôi phải tìm người thay thế họ. Bắn họ cũng không giải quyết được vấn đề, và đó cũng không phải là giải pháp duy nhất. Phải xem xem những tệ nạn đó đã bám sâu vào đầu óc con người ta đến mức độ nào, bao nhiêu thứ đang bị nạn ăn cắp lấy đi, người ta dùng những biện pháp gì để ăn cắp.

Ông giải thích tất cả những hiện tượng đó như thế nào?

Ở đây, giai đoạn khó khăn đó đã tạo ra những bất công sâu sắc. Tôi rất hối tiếc vì đã cho thành lập các cửa hàng mua sắm dùng ngoại tệ, chỉ để thu hút lượng tiền nhỏ mà một số người nhận được từ nước ngoài gửi về và tiêu xài vào những thứ hàng hoá đắt tiền trong khi tình trạng khó khăn, khan hiếm thì đang lan tràn trên hòn đảo này - có nghĩa là giá cả các loại hàng hoá đó đã, và chắc chắn sẽ rất cao - chúng tôi dự định sẽ dùng số tiền đó đầu tư vào các loại nhu yếu phẩm cho những người không nhận được bất cứ thứ gì từ nước ngoài.

Hơn nữa, có những người tự đội mức giá bán lên quá cao để kiếm lời nhiều hơn gấp mấy lần mức lương tháng của những bác sĩ đang phải đi làm việc ở miền núi cao của Guatemala hay những nơi xa xôi ở châu Phi, Kashimir, hay ở những vùng cao đến hàng nghìn mét trên dãy Himalayas để cứu người. Những bác sĩ đó chỉ có mức thu nhập bằng 5 - 10% mức thu nhập của bọn lừa đảo đi bán xăng cho tầng lớp giàu có mới nổi, bọn ăn cắp hàng hoá trong thùng xe tải, bọn ăn cắp đồ trong các cửa hàng dùng ngoại tệ, đám nhân viên làm việc ở các khách sạn 5 sao, những người kiếm tới 1 đô la cho mỗi chai rượu rum họ mang vào, và bỏ túi toàn bộ số tiền kiếm được từ việc pha rượu bán cho khách. Có bao nhiêu cách ăn cắp tiền ở đất nước này?

Rõ ràng là việc ăn cắp diễn ra phổ biến nhất ở những cây xăng.

Tôi sẽ kể cho ông nghe, chúng tôi kiểm tra ở tỉnh Pinar del Rio xem điều gì đang xảy ra ở những cây xăng dùng ngoại tệ để mua. Và chúng tôi phát hiện ra rằng lượng ăn cắp cũng bằng với lượng tiền mà họ thu được! Gần một nửa số tiền bị ăn cắp! Thậm chí có những chỗ số tiền bị đánh cắp còn quá nửa!

Ở Havana, rất nhiều người học cách ăn cắp của những kẻ điên khùng. Nếu tôi liệt kê cho ông tất cả các điểm bán xăng ở thủ đô này thì chắc ông sẽ bị sốc; lượng cây xăng nhiều gấp đôi mức cần thiết, một sự lộn xộn thực sự. Tất cả các bộ ngành đều có cây xăng riêng của mình và họ phân phối xăng dầu bừa bãi. Ở các địa phương, tình trạng lộn xộn này còn thậm tệ hơn. Trong khi đó, các loại xe tải cổ lỗ nhất, tiêu thụ nhiều xăng nhất thì lại được giao cho các địa phương. Nhìn bề ngoài thì hoạt động của các loại xe tải này có vẻ rất hợp lý, nhưng thực ra nó đang phá hoại tương lai của cả đất nước này. Bởi vì có một điều mà chúng tôi biết rõ đó là các xe tải thuộc sở hữu nhà nước đi lại, làm những việc không hề liên quan đến công việc thường xuyên của họ - người ta lái xe đi thăm họ hàng, bạn bè, bạn gái.

Chẳng bao lâu nữa, với công nghệ, chúng tôi sẽ biết những chiếc xe tải đó đang đi đâu  , như các nước phát triển đang làm - con phố chính xác, địa điểm chính xác mà nó đến. Không ai có thể lợi dụng những chiếc xe đó để đi thăm bà dì, một vài người bạn nào đó hay bạn gái của mình. Việc đi thăm người họ hàng, bạn bè, hay bạn gái không phải là việc làm xấu nhưng không thể dùng xe phục vụ công việc để đi thăm.

Tôi còn nhớ một lần, khoảng vài năm trước, tôi có thấy một chiếc Volvo mới trị giá khoảng 50.000 hay 60.000 đô la với mức giá vào thời điểm đó đang đi rất nhanh trên đường Quinta Avenida ở Havana. Tôi thắc mắc không biết chiếc xe đó đang đi đâu, vì vậy tôi bảo đội bảo vệ của tôi dừng chiếc xe lại và hỏi: “Dừng chiếc xe kia lại, hỏi xem cậu ta đang đi đâu - tôi muốn có câu trả lời trung thực”. Và viên tài xế thú nhận rằng cậu ta đang vội đi thăm bạn gái mình... việc làm hiển nhiên như tôi đang ngồi với ông ở đây.

Những việc như thế diễn ra thường xuyên. Chúng tôi biết điều đó mặc dù rất nhiều người nghĩ rằng, “cuộc Cách mạng này sẽ không thể khắc phục việc đó; không, chả có cách gì có thể khắc phục được cả. Sẽ không có biện pháp khắc phục nào”. Họ đã sai - chính người dân chúng tôi đang khắc phục tệ nạn đó, chính Cách mạng đang khắc phục nó.

Khắc phục thế nào?

Trước hết, đó là vấn đề đạo đức. Tôi đã suy nghĩ rất nhiẻu về vấn đề này. Đạo đức cách mạng là gì? Tất cả các tư tưởng cách mạng đều có nguồn gốc đạo đức của nó. Nhưng đó cũng là vấn đề kinh tế sống còn của cuộc Cách mạng này. Đất nước này từng là một trong những nước lãng phí nhất trên thế giới trong sử dụng xăng dầu. Ở đây, hầu như không ai biết chi phí xăng dầu là bao nhiêu, không ai biết giá điện là bao nhiêu, không ai biết giá thị trường của các mặt hàng đó. Tại sao vậy, ngay cả vấn đề nhà ở chúng tôi cũng từng cung cấp miễn phí cho người dân. Liệu Cuba có thể giái quyết được vấn đề nhà ở khi từ bỏ những ngôi nhà đó? Có một số người từng đứng ra mua những ngôi nhà đó. Hợ là chủ nhân, họ bỏ ra 50 peso một tháng, cao nhất là 80 peso - nếu gửi sang Miami thì chỉ tương đương với khoảng 3 đô la! Sau rất nhiều năm, họ sẽ chỉ trả tổng số khoảng 500 đô la, nhưng họ lại bán những ngôi nhà đó với giá 15.000 đô la, 20.000 đô la... Và ai là người đứng ra mua những ngôi nhà đó? Có phải là giai cấp vô sản không? Có phải người nghèo không? Rất nhiều người nghèo được cấp nhà miễn phí, sau đó họ bán lại cho những người giàu mới nổi. Đó có phải là chủ nghĩa xã hội không?


Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 16 Tháng Chín, 2013, 04:14:09 pm
Quả là một nghịch lý, mặc dù về mặt luật pháp thì nhũng người Cuba nhận được đô la hay các ngoại tệ khác gửi từ bên ngoài vào có nhiều thuận lợi hơn những người không hề nhận được gì. Và điều đó đã gây ra sự phẫn nộ.

Đúng, nhưng hãy nhìn sự mâu thuẫn đó: người ta có nhiều thuận lợi hơn người khác là bởi vì có sự trợ giá của nhà nước. Ví dụ, những người sống ở ngoài đó (ngoài lãnh thổ Cuba) làm gì với 1 đôla? Họ gửi về đây... Tôi cũng có một người họ hàng gửi tiền cho. Tôi không có gì để làm với những đồng đô la đó. Chúng tôi đã khảo sát và phát hiện ra có những địa phương có tới 30 đến 40% người dân nhận tiền từ nước ngoài cho dù có những người chỉ nhận được chút ít. Nhưng cho dù là lđô la gửi về cũng rất có tác dụng! Chúng tôi sẽ bị giết chết nếu tất cả mọi người đều gửi đô la vào trong nước. Bởi vì những đồng đô la đó sẽ có sức mua vô cùng lớn ở một đất nước bị cấm vận mà hầu như tất cả các sản phẩm đều được trợ giá, thậm chí là trợ giá rất mạnh, hầu hết các dịch vụ đều miễn phí hoặc rẻ đến mức khó tin.

Những người Cuba nhận được số tiền gửi về đó sẽ tiêu bao nhiêu? Đó không phải là đồng đô la mà họ kiếm được từ mồ hôi nước mắt. Họ được gửi cho - những người rời khỏi đất nước này khoẻ mạnh, được thụ hưởng nền giáo dục do nhà nước trả tiền từ khi họ sinh ra, họ không hề bị bệnh tật; họ là những con người mạnh khoẻ hơn khi đến Mỹ. Vì vậy, để trợ giá cho 1 đô la mà người ta gửi vào đây từ nước Mỹ, đổi lại, Cuba phải bỏ ra trung bình 44 đô la. Chúng tôi đã nghiên cứu và thống kê được con số đó.

Đất nước này là đất nước cao thượng - chúng tôi trợ giá cho cả những đồng đô la mà người dân ở đây sở hữu, những người sẽ nói với ông rằng, “Tôi sẽ gửi cho ông đô la để ông mua điện được trợ giá. Tôi sẽ gửi cho ông tủ lạnh hoặc sẽ gửi tiền để ông mua tủ lạnh ở khu mua sắm” 1. Những nhà cung cấp đô la hào phóng đó sẽ tiếp tục: “Đừng lo, tôi sẽ gửi cho ông tất cả những gì ông cần; tôi sẽ đảm bảo cho ông 300 kilowatt điện trợ giá của nhà nước ngớ ngẩn đó mà ông đang sử dụng”. Chúng tôi đối xử tốt với họ, nhưng sẽ có người này hoặc người kia nghĩ rằng, chúng tôi là bọn ngốc. Có thể là họ đúng một nửa!

Tôi còn nhớ khi chúng tôi phân tích vấn đề sử dụng điện, chúng tôi đã phát hiện ra một paladar 2 sử dụng tới 11.000 kilowatt một tháng, khi đó nhà nước ngớ ngẩn này lại đi trợ giá cho vị chủ nhân thì lại được tầng lớp tư sản rất yêu quý vì bọn họ thường xuyên mời khách khứa đến thưởng thức các món tôm, một kiểu doanh nghiệp tư nhân kỳ lạ. Tất cả số hải sản đó đều bị đánh cắp từ nhà máy Batabano (thị trấn nằm trên bờ biển Ca-ri-bê ở phía nam Havana), ngoài ra bọn chúng còn đánh cắp bốn, năm chiếc ghế nhựa nhỏ nữa. Không thể như thế được! Tình trạng lạm dụng quá mức này là kẻ thù của sự phát triển bởi vì đó là một kiểu ăn cướp.

Như vậy là nhà nước này trợ giá cho paladar đó với số tiền là 1.000    đôla mỗi tháng. Tôi phát hiện ra điều này là bởi vì tôi hỏi những gì cậu ta phải bỏ tiền ra trả với mức chi phí thực tế, và cậu ta trả tiền điện ở mức giá được hỗ trợ - 11.000 kilowatt! Tôi nghĩ sau 300 kilowatt đầu, cậu ta chỉ phải trả thêm 30 xen cho một kilowatt. Có nghĩa là cậu ta phải trả tổng số là 120 đô la, tương đương với 3.000 peso cho 11.000 kilowatt điện. Nhưng chi phí để sản xuất ra được 11.000 kilowatt điện đó - với mức giá vào thời điểm đó là 10 xen, tính theo đô la Mỹ 1 kilowatt - là 1.250 đô la. Đó là kiểu bán hàng miễn phí, đó là tiến bộ, là phát triển, và nó vẫn đang được đẩy mạnh...

Vậy thì ông sẽ làm gì? Ông sẽ xoá bỏ trợ cấp?

Không, nhưng chúng tôi tăng giá điện đối với những người sử dụng nhiều nhất để hạn chế tình trạng lạm dụng và lãng phí của người sử dụng cho dù tình hình kinh tế của họ có thế nào đi chăng nữa. Và dần dần chúng tôi sẽ tiến tới xoá bỏ kiểu trợ cấp này vì thực ra nó chỉ cản trở nền kinh tế hiện nay.

Đó là lý do tại sao hiện nay chỉ có những mặt hàng thiết yếu, quan trọng sống còn chúng tôi mới trợ giá hoặc cung cấp miễn phí. Chúng tôi không thu phí các dịch vụ liên quan đến y tế hay giáo dục. Có trợ giá chút ít, nhưng mức tiền nhà mà người dân phải đóng trong một khoảng thời gian nhất định hiện nay cũng gần tương đương với giá trị của ngôi nhà. Tất cả mọi việc đều nằm trong tầm tay của chúng tôi và đều thuộc về nhân dân; chỉ có điều chúng tôi không cho phép để xảy ra tình trạng lãng phí nguồn lực một cách vô trách nhiệm. Không thể như thế được.

Chúng tôi cũng đang tạo ra những điều kiện cần thiết để xoá bỏ tình trạng tem phiếu. Sẽ tìm biện pháp thay thế các loại tem phiếu đó, tất nhiên là trong những thời điểm nhất định thì nó phù hợp nhưng hiện nay thì không còn phù hợp nữa rồi và chúng tôi buộc phải thay đổi mà không hề lạm dụng việc gì, cũng không hề để ai phải chết đói; chúng tôi chỉ thực hiện trên những nguyên tắc đơn giản nhất: chế độ tem phiếu phải được bãi bỏ. Mặt khác, mức lương và lương hưu, hiện đang rất thấp, cũng đã được tăng. Những người trực tiếp sản xuất sẽ được trả lương cao hơn, họ sẽ có điều kiện mua nhiều hàng hoá và dịch vụ hơn; những người đã từng làm việc trong nhiều thập kỷ (người về hưu) cũng sẽ được trả lương cao hơn. Rất nhiều kiểu lạm dụng sẽ được bãi bỏ. Dần dần, cách nghĩ trung dung sẽ được loại bỏ rất nhiều hình thức bất công trong quá khứ sẽ không còn nữa. Một khi không còn ai cần phải được trợ giá nữa, chúng tôi sẽ đạt được những tiến bộ đáng kể trên con đường hướng tới công bằng, tốt đẹp.

Ông đã nhận ra những sai sót nhất định của Cách mạng. Có những người sống ngoài lãnh thố Cuba thì thấy vui, nhưng cũng có những người sống ở ngay đây thì lại thấy những lời phê bình của ông quá gay gắt.

Gay gắt nhưng tôi vẫn làm. Tôi sẽ nhắc lại rất thường xuyên. Tôi không hề sợ hãi khi phải chịu trách nhiệm về những gì mà mình đáng phải chịu. Chúng tôi sẽ không đạt được kết quả gì nếu vẫn tiếp tục nuông chiều thái quá tật xấu đó hay thượng cẳng chân, hạ cẳng tay với nó. Cứ để cho người ta tấn công tôi, cứ để cho họ phê bình chỉ trích tôi. Đúng, rất nhiều người có thể sẽ bị tổn thương... Chúng tôi phải dám chịu đựng, phải dũng cảm nói ra sự thực. Cho dù bọn kẻ cướp đang sống nhởn nhơ bên ngoài lãnh thổ Cuba kia có nói gì đi nữa thì ngày mai hay ngày kia sẽ có những bản tin, những thông báo phê bình được phát đi. Cười người hôm trước thì hôm sau người cười thôi.

Và như vậy không có nghĩa là kể lể những chuyện xấu xa về cách mạng mà trái lại đó là những việc làm rất tốt của cách mạng bởi vì chúng tôi đang cho mọi người thấy rằng, cuộc Cách mạng này dám đương đầu với cái xấu, dám túm sừng con bò tót và thậm chí còn túm giỏi hon cả võ sĩ đấu bò ở Madrid. Chúng tôi phải có đủ lòng dũng cảm để sửa chữa những sai lầm vì lý do đó, bởi vì đó là cách duy nhất mà chúng tôi có thể đạt được những mục tiêu đặt ra.

----------------------------------------------------------
1. Từ tiếng Anh được dùng để chỉ các cửa hàng dùng đồng đô la bán các loại hàng hoá không có ở các cửa hàng khác để thu tiền bằng đồng đô la chứ không phải đồng peso.

2. Từ này có nghĩa là “hàm ếch” hiện tại được dùng ở Cuba để chỉ các “nhà hàng thuộc sở hữu tư nhân” một sự đổi mới ở Cuba thời hậu Cách mạng.


Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 16 Tháng Chín, 2013, 04:16:50 pm
Để đối phó với trò trộm cắp nhất là ở các điểm bán xăng dầu, ông phải dùng đến những “nguời làm công tác xã hội” trẻ tuổi đúng không?

Đúng vậy. Chúng tôi phải giải quyết những vấn đề này bằng biện pháp rất cương quyết - ông không thể tưởng tượng được là họ nhiệt tình đến thế nào - do những người làm công tác xã hội trẻ tuổi tiến hành. Thực ra, họ đã và đang đảm đương rất nhiều trọng trách. Tôi chưa bao giờ thấy lòng nhiệt tình, nghiêm túc, trách nhiệm, ý thức tự hào trong công việc mà họ làm cho đất nước này lớn đến như vậy. Ngày nay, những người làm công tác xã hội có mặt ớ các nhà máy lọc dầu - họ kiểm tra những xe bồn 20.000 đến 30.000 lít xem chúng chạy đi đâu, những xe nào rẽ ngang, rẽ dọc... Và đó là cách chúng tôi phát hiện ra các điểm bán xăng dầu tư nhân - do các tài xế xe bồn kia cung cấp!

Chúng tôi sẽ huy động toàn bộ 28.000 người làm công tác xã hội trên toàn quốc nếu cần thiết. Một số nỗ lực chuẩn bị để thành lập các điểm kiểm tra chống tham nhũng, mỗi điểm quan sát đều là điểm kiểm tra chống tham nhũng. Có cả các thành viên của Đoàn thanh niên, các tổ chức quần chúng, các chiến sĩ cách mạng... và những người ăn cắp xăng dầu sẽ bị phát giác ngay, vì vậy chúng tôi sẽ không phải mất công đi tìm hiểu xem bọn họ là ai và mỗi người trong số họ ăn cắp bao nhiêu xăng dầu.

Đôi khi, đội quân của những người làm công tác xã hội đó phải hành động bất ngờ, nhanh chóng nhưng vẫn phải đảm bảo tính kỷ luật và hiệu quả cao. Đó là kiểu hành động bất chợt. Riêng ở Havana, chúng tôi đang có tới vài ngàn người làm công tác xã hội kiểu này, và chúng tôi đã huy động được vài ngàn người khác làm lực lượng dự bị. Họ đi vào hoạt động, và ngay lập tức các điểm bán xăng dầu ở Havana báo cáo doanh thu của họ tăng gấp đôi. Tại sao cũng với những công nhân đó, vẫn ở điểm bán hàng đó mà trước đây lại không báo cáo được doanh thu cao hơn? Những người làm công tác xã hội phải vào cuộc. Tôi nói, “Liệu có thể rút ra các bài học ở đây không? Liệu họ có sửa chữa sai lầm của mình không?”.

Havana đã trở thành trường học nổi tiếng, nơi người ta đang dần nhận ra những gì cần phải làm, và những người làm công tác xã hội ngày càng được biết đến nhiều hơn. Chúng tôi sẵn sàng huy động toàn bộ số 28.000 trên cả nước và số 7.000 đang theo học ở các trường. Nếu số lượng đó vẫn chưa đủ thì tôi có thể khẳng định với ông rằng, chúng tôi sẵn sàng đến gặp các sinh viên thuộc Hội sinh viên và chúng tôi sẽ thêm ngay 28.000 người nữa, chúng tôi sẽ cho họ đi theo cặp với những người làm công tác xã hội - họ đang tích lũy được ngày càng nhiều kinh nghiệm - và nếu 56.000 vẫn chưa đủ thì chúng tôi sẽ huy động thêm 56.000 người nữa.

Chúng tôi sẽ cho bọn người xấu xa kia thấy những tiến bộ chúng tôi đạt được là như thế nào, sự phát triển, công bằng, và việc chấm dứt nạn trộm cắp là như thế nào với sự ủng hộ và giúp đỡ nhiệt thành của người dân. Xã hội chúng tôi sẽ thực sự trở thành một xã hội mới hoàn toàn. Sẽ không còn những người nói rằng, “Không thể khắc phục được, tình trạng này sẽ kéo dài vĩnh viễn”. Với sự phối hợp của người dân, chúng tôi sẽ chứng tỏ cho bọn họ thấy là chúng tôi có thể khắc phục được. Chúng tôi phải cương quyết: hoặc là chúng tôi sẽ đánh bại hoàn toàn hiện tượng xấu xa này hoặc là chúng tôi phải chết.

Nhắc đến tổ chức chính trị ở Cuba, tôi muốn hỏi ông rằng, ông có cho rằng mô hình một đảng được áp dụng phù hợp với một xã hội đang ngày càng trở nên phức tạp như xã hội Cuba ngày nay?

Ông đang hổi về mô hình một đảng duy nhất đúng không? Càng tích lũy được nhiều kiến thức thì người dân của chúng tôi càng hiểu nhiều hơn về thế giới, và họ càng hài lòng và quý trọng hơn tinh thần đoàn kết mà chúng tôi đang có. Thực sự, tôi thấy rất ngoạn mục trước những gì xảy ra ở những nước có tới 100 hay 120 đảng... tôi không nghĩ rằng ông có thể lý tưởng hóa mà coi đó là mô hình của một chính phủ hay mô hình dân chủ. Thật điên rồ, biểu hiện của sự điên rồ. Một đất nước thuộc Thế giới thứ ba sẽ tự tổ chức xã hội mình như thế nào để phát triển với 100 đảng? Chắc chắn sẽ không thể có được một mô hình chính phủ có sức mạnh.

Ở rất nhiều nước, hệ thống bầu cử truyền thống cổ điển với nhiều đảng thường trở thành một cuộc tranh đua giành giật sự ủng hộ của người dân chứ không phải cuộc tranh đua thể hiện tài năng của người ứng cử - kiểu cạnh tranh thể hiện tài năng, đức độ (những yếu tố cần thiết trong khả năng lãnh đạo của mỗi người). Trong những cuộc tranh đua kiểu đó, người dân thường có xu hướng bầu cho những người mà mình yêu thích, người thường xuyên có hoạt động liên hệ với dân chúng, thậm chí cả những người có ngoại hình ưa nhìn, người được quảng bá tốt nhất trên truyền hình, radio, báo chí. Hoặc cũng có thể nói rằng, và thực tế đây là một quy luật, người có nhiều tiền nhất đổ vào hoạt động quảng cáo.

Và, chắc ông cũng biết điều này rồi, bời vì ông đã đề cập đến nó trong một vài cuốn sách của ông, ở một số nước trên bán cầu này, tôi không muốn đề cập tên cụ thể, các chiến dịch vận động tranh cứ tiêu tốn đến hàng chục, thậm chí hàng trăm triệu đô la theo kiểu của người Mỹ, và những có vấn về hình ảnh dạy ứng cử viên của mình cả cách chải tóc, cách ăn mặc, cách nói chuyện với cử tri, những gì họ nên và không nên nói. Đó thực sự là một ngày hội, một trò khôi hài - hoàn toàn là trò dàn dựng...

Đôi khi những người tham gia tranh cử chỉ đơn thuần là những kẻ lắm tiền đổ vào quảng cáo cho hình ảnh của mình. Những người có liên hệ mật thiết với các phương tiện thông tin đại chúng sẽ là người giành chiến thắng cuối cùng. Nếu đối thủ không gom được đủ tiền để tiến hành các chiến dịch vận động - các nhà quảng cáo Mỹ gọi đây là “chiến dịch quảng cáo khoa học” - thì rất có thể anh ta sẽ thất bại. Đó là thực tế. Kết quả của kiểu bầu cử đó rất lạ, phụ thuộc vào những yếu tố hầu như không hề liên quan gì đến khả năng lãnh đạo của một ứng cử viên.

Ở Cuba, đảng không tồn tại chỉ để bổ nhiệm các ứng cử viên và bầu (đại biểu quốc hội) như ở hầu hết các nước khác... Ví dụ, ở Tây Ban Nha, trong PSOE, Tổng thống Felipe Gonzalez quyết định ai sẽ là người được chọn vào quốc hội dưới ngọn cờ của PSOE. Cách làm rất đơn giản như một cuộc khảo sát tính toán đơn thuần - ứng cử viên có bao nhiêu tiền, hoạt động quảng cáo mà anh ta có khả năng chi trả... nếu tính toán cho thấy anh ta có được 15 hoặc 20% người ủng hộ trong một tỉnh, một bộ ngành hay một khu vực, anh ta sẽ biết chính xác bao nhiêu đại diện trong quốc hội mà mình sẽ có, anh ta bổ nhiệm các ứng cử viên sau đó người dân bầu cho một đảng. Đảng là một tổ chức trừu tượng và người dân bầu cho tổ chức trừu tượng đó; sau đó đảng này sẽ đứng ra bầu hay chọn các đại biểu quốc hội.

Các nước khác như Anh hay Jamaica thì có các khu vực bầu cử; phương pháp bầu theo khu vực bầu cử tốt hơn đôi chút bởi vì chì có một ứng cử viên cho một đảng, và thường thì chỉ có hai đảng, thời gian qua cho thấy, người đứng ra đại diện cho đảng mình thường có rất nhiều kinh nghiệm hoạt động trong quốc hội. Và như một quy luật chung, các ứng cử viên thuộc đảng phái chính trị và các quan chức được bầu ở các nước vùng Ca-ri-bê thường được giáo dục và chuẩn bị tốt hơn, kỹ lưỡng hơn các ứng cử viên tham gia ứng cử trong hệ thống bầu cử tổng thống.

Với chúng tôi ở Cuba này, một trong những nguyên tắc hàng đầu đó là Đảng không được phép bổ nhiệm ứng cử viên - các ứng cứ viên do nhân dân bầu chọn ra; người dân sống ở các khu vực bầu cứ họp lại với nhau sau đó chọn ra ứng cử viên - có nghĩa là họ bổ nhiệm, họ chọn những người đại diện cho mình trong quốc hội; Đảng không hề có tiếng nói nào trong đó. Việc đó bị cấm nghiêm ngặt.


Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 16 Tháng Chín, 2013, 04:20:21 pm
Hơi khó tin là Đảng lại không hề có tiếng nói gì trong việc đó.

Đảng của chúng tôi không bổ nhiệm cũng không bầu. Các đại biểu ở mỗi khu vực bầu cử - cơ sở nền tảng trong hệ thống bầu cử của chúng tôi - được nhân dân đề nghị, như tôi nói, thông qua hiệp thương với nhau ở mỗi khu vực. Phải có ít nhất là hai và nhiều nhất cũng không quá tám ứng cử viên trong mỗi khu vực bầu cử, và những đại biểu của các khu vực đó - những người được bầu vào hội đồng các thành phố trong cả nước - được nhân dân đề cử và bầu chọn trong cuộc bầu cử chính thức và mỗi ứng cử viên phải nhận được trên 50% số phiếu ủng hộ. Quốc hội Cuba với hơn 600 đại biểu, trong đó ít nhất 50% là đại biểu của các khu vực bầu cử đó và họ có vai trò vừa phục vụ trong hội đồng của thành phố đó vừa phải bổ nhiệm các ứng cử viên vào hội đồng các tỉnh và Quốc hội.

Tôi không muốn giải thích thêm, nhưng thực sự tôi muốn sau này ông tìm hiểu sâu hơn về hệ thống bầu cử của Cuba, bởi vì thật đáng kinh ngạc là nước láng giềng ở phía bắc chúng tôi kia đôi khi vẫn hỏi chúng tôi, “Khi nào thì có bầu cử ở Cuba?”. Nếu người Cuba được hỏi lại câu hỏi liên quan đến bầu cử thì đó sẽ là, “Các ông có bao nhiêu siêu triệu phú để bầu làm tổng thống?”; hay, ứng cử viên đó cũng không nhất thiết phải là siêu triệu phú, mà chúng tôi sẽ hỏi, “Một ứng cử viên cần bao nhiêu tỷ đô la để được bầu làm tổng thống?” và “Mỗi vị trí được bầu ra phải chi phí mất bao nhiêu tiền - thậm chí là chức ủy viên hội đồng thành phố khiêm tốn nhất?”.

Ở đất nước chúng tôi, chuyện đó không bao giờ diễn ra và cũng không thể diễn ra. Chúng tôi không treo lên tường những áp phích hay thông cáo viết tay, chúng tôi không sử dụng truyền hình để phát đi những thông điệp tác động vào tiềm thức người dân như vậy, tôi nghĩ phải gọi như thế mới đúng.

Có thể có hai, ba, thậm chí là tám ứng cử viên - thường thì có từ hai đến ba; đôi khi rất khó lựa chọn trong số họ bới vì điều quan trọng trong tiêu chí lựa chọn của chúng tôi đó là tiểu sử, quá khứ của họ, và thường thì hai ứng cử viên cạnh tranh với nhau và họ đều là những ứng cử viên rất xuất sắc. Và hơn một nửa các thành viên Quốc hội Cuba được chọn từ những người đã vượt qua các cuộc bầu cử phổ thông đó.

Và những người đó không phải là đảng viên?

Không nhất thiết. Nhưng thường thì đa số họ là đảng viên. Và việc đó nói lên điều gì? Đơn giản là những người ưu tú nhất thường là đảng viên. Và Đảng có thể có người theo Thiên Chúa giáo, Tin lành - tín ngưỡng tôn giáo của một người không phải là yếu tố gây khó khăn. Trước đây thì có việc đó, và tôi đã nói với ông. Nhưng hiện nay, Đảng đã rộng mở cho cả những người có tín ngưỡng tôn giáo tham gia.

Và thực tế là những người được dân chúng tin cử và bầu ra, khoảng 13.000 đến 14.000, trong các cuộc bầu cử mà mỗi ứng cứ viên phải nhận được ít nhất 50% số phiếu ủng hộ mới được bầu chọn, và phần lớn trong số họ đều là những người tốt, những người trung thực, trong đó rất nhiều người có trình độ đại học. Tôi có thể khẳng định với ông rằng, mỗi ngày trôi qua trong lịch sử của đất nước này, trong những cuộc chiến, cuộc đối đầu, đất nước này lại có thêm những con người có trình độ cao hơn, chúng tôi tôn trọng và đánh giá cao tinh thần đoàn kết, coi đó là thứ cần thiết không thể thiếu.

Ở rất nhiều nước thuộc khối Liên Xô xã hội trước đây, việc trở thành đảng viên gắn liền với đặc quyền đặc lợi. Người ta coi đó (việc trở thành đảng viên Đảng cộng sản) là vì lợi ích của chính mình chú không phải vì tinh thần hy sinh cống hiến cho đất nước. Điều tương tự có xảy ra ở Cuba không?

Đảng này không phải tồn tại để mang lại đặc quyền đặc lợi cho mình. Mà đó là trách nhiệm và nghĩa vụ mà một đảng viên phải làm Và Đảng của chúng tôi cũng không bổ nhiệm, hay bầu cử; người dân của chúng tôi mói là những người đứng ra làm việc đó thông qua hơn 10.000   khu vực bầu cử. Đảng lãnh đạo bằng hệ tư tưởng; Đảng hoạch định chiến lược nhưng có chia sé trách nhiệm với Quốc hội, với các tổ chức quần chúng và người dân. Đó là sự khác biệt của chúng tôi với các nước xã hội chủ nghĩa khác khi việc vào Đảng ở đó được coi là để hưởng đặc lợi, có cơ hội tham nhũng, lạm dụng quyền lực.

Nhưng chúng tôi cũng thấy rằng ở đây có tham nhũng, ông có cho rằng hàng ngũ lãnh đạo không hề tham nhũng?

Chuyện đó thường xảy ra với những quan chức được giao đàm phán với các doanh nghiệp nước ngoài giàu có, đôi khi họ được mời đi ăn nhà hàng, hoặc thậm chí họ được mời sang châu Âu, mời về nhà riêng các chủ doanh nghiệp kia hoặc được mời vào một khách sạn nào đó rất sang trọng... Vấn đề mấu chốt đó là, có những quan chức của chúng tôi phụ trách công việc mà hàng triệu đô la phải qua tay họ, và nghệ thuật tham nhũng của họ cũng chẳng kém gì các nhà tư bản - còn tinh vi khéo léo hơn cả loài rắn, và gây hại nhiều hơn cả loài chuột. Loài chuột gây tê con mồi bằng cách cắn vào chúng và chúng có thể lôi đi cả tảng thịt người vào lúc nửa đêm. Đó là cách các quan chức tham nhũng của chúng tôi gây tê cho cuộc Cách mạng này và gặm nhấm từng tảng thịt của nó.

Không phải chỉ cỏ một số là có biểu hiện tham nhũng, rất nhiều người biết điều này, hoặc ít nhất họ cũng nghi ngờ bởi vì họ có thể nhìn vào lối sống của bọn người tham nhũng kia, đôi khi chúng còn thể hiện bằng những hàng động ngu xuẩn như mua xe mới, sơn lại, lắp thêm thiết bị, hay sơn vệt lên vỏ xe bởi vì bọn chúng rất kiêu ngạo. Chúng tôi nghe nói rất nhiều đến những hiện tượng này rồi, và chúng tôi buộc phải có giải pháp. Nhưng quả thực để giải quyết được vấn đề này không phải là dễ.

Chúng tôi đã nỗ lực rất nhiều và chúng tôi cũng còn đủ may mắn để tránh hầu như hoàn toàn - tôi không còn nghe nói thấy trường hợp nào nữa - nạn tham nhũng và lạm dụng quyền lực đó. Cách nghĩ đó không còn xuất hiện trong đầu người dân ở đây. Có thể vẫn còn tham nhũng, chúng ta đã nói đến điều này; đã từng có rất nhiều người ở đất nước này từng dính líu đến tệ nạn đó, nhưng chắc chắn là điều đó không xảy ra trong hàng ngũ lãnh đạo đảng, hay lãnh đạo cơ quan chính quyền Nhà nước - chúng tôi không cho phép để xảy ra hiện tượng này trong các cơ quan đó...

Mặc dù tôi đã từng được liệt vào danh sách những người giàu nhất trên thế giới, có nghĩa là người ta cho rằng tôi cũng tham gia chia phần chiếc bánh ngon kia. Nhưng tôi không thèm khiếu nại bọn họ, mà thực sự tôi không hề sở hữu chút gì của riêng mình. Tôi còn một vài đồng peso, bởi vì sau khi đã trả các khoản tiền phải chi cho các công việc trong giai đoạn đầu của Cách mạng với mức giá khá phải chăng, thì chúng tôi có thể cũng còn thừa lại một chút. Tôi vẫn được trả mức lương như trước kia, trong đó tôi phải dùng để đóng Đảng phí, trả tiền nhà, tất cả những thứ đó tôi đều phải chi trả hàng tháng... Và cũng chỉ mấy năm nay tôi mới có được một kỳ nghỉ hàng năm, đã rất nhiều năm tôi không hề có kỳ nghỉ, thậm chí cả thứ bảy và chủ nhật. Nhưng về mặt vật chất thì tôi chẳng cảm thấy thiếu thốn gì cả. Tôi có những gì tôi cần và tôi cũng không cần nhiều...

Tôi sẽ giải thích với ông vấn đề cơ bản, cốt lõi nhất về tư cách đạo đức. Cứ để cho người dân phát hiện xem có nhà lãnh đạo nào của Cách mạng có tài khoản ở ngân hàng nước ngoài; chúng tôi sẽ thưởng cho người phát hiện ra điều đó tất cả những gì họ cần. Những nhà lãnh đạo Cách mạng chúng tôi không hề có tới khoản tiền trăm - ý tôi nói là có thể chúng tôi còn vài đồng peso, có chút tiền thừa, bởi vì hầu như tất cả các nhu cầu của chúng tôi đều được chi trả rồi...


Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 16 Tháng Chín, 2013, 04:22:18 pm
Ông có thể cho tôi biết lương của ông là bao nhiêu không?

Lương của tôi, nếu tính theo mức tỷ giá là 25 peso một đô la, là 30 đô la một tháng. Nhưng tôi sẽ không thể chết đói được. Tôi đóng Đảng phí, nộp khoản nọ khoản kia và cả tiền nhà mất tổng số khoảng 10%.

Ông nên hiểu rằng, một con người bị tấn công, bị truy đuổi từ mọi phía thì sẽ không thể ngày nào cũng ngủ ở một chỗ. Ý tôi muốn nói là các điều kiện đã thay đổi và chúng tôi đang tích lũy được ngày càng nhiều kinh nghiệm hơn..

Tôi có giúp một người dì thay mẹ tôi, một người con trai của dì ấy đã hy sinh trong chiến tranh, trước cả thời gian được nhận lương bởi vì Quân đội cách mạng của chúng tôi không trả lương cho những người chưa phục vụ đủ sáu tháng.

Nhân tiện chúng ta đang nói đến chuyện này, tôi muốn nói với ông rằng, có rất nhiều các món quà mà người dân gửi biếu cho tôi được đóng gói lại. Tôi không biết những món quà đó trị giá đến bao nhiêu triệu đô la, bởi vì người ta thường không thích mua những món đồ mà người khác đã hoặc đang dùng... Có lần tôi đã giao toàn bộ số 17.000   món quà đó cho Eusebio Leal, sử gia của thành phố. Tôi không nói điều này với bất kỳ ai trước đây vì tôi không muốn những người mua quà tặng tôi biết rằng tôi không tôn trọng những món quà đó. Mà hoàn toàn ngược lại: Chính vì rất tôn trọng những món quà đó mà tôi giao cho một sử gia của thành phố với một điều kiện duy nhất: “Giao lại cho tôi những con số thống kê; khi tôi chết, các món quà đó sẽ thuộc về công chúng” (có nghĩa là sẽ thuộc sở hữu của nhà nước). Còn những món quà khác thì tôi cho. Có rất nhiều các câu chuyện liên quan, có lẽ ông sẽ phải cười rất nhiều bởi vì tôi cho cả quần ngủ, cả những chiếc đồng hồ trị giá tới 6.000 hay 7.000 đô la, các tác phẩm nghệ thuật, tất cả mọi thứ - những bức tranh rất đẹp, đồ vật có giá trị, đồ cổ.

Tôi không hề có ý tự khen mình, tôi chỉ kể ra những câu chuyện mà có thể là ông thấy buồn cười. Nhưng đã hai lần tôi được liệt vào danh sách những người giàu nhất thế giới - tôi không biết vì sao người ta lại làm như vậy, và làm như vậy nhằm mục đích gì; thật nực cười; tôi không hề có lấy một xu của riêng mình; tôi không hề quản lý một xu. Ý tôi nói là, Văn phòng hành chính Nhà nước quản lý toàn bộ các chi phí liên quan đến chủ tịch, cũng như ở các nước khác. Khi tôi đi lại, tôi phải ở khách sạn, tôi phải ăn những thứ này thứ kia, nhưng tôi không hề được mang theo một xu.

Có thể nói rằng, chúng tôi đã tìm ra một công thức áp dụng: Tùy thuộc vào khả năng của từng người mà đáp ứng nhu cầu. Và như vậy, nhu cầu cá nhân của tôi rất ít, tôi cũng chưa bao giờ được tăng lương cả. Tôi sẽ có được niềm vinh quang khi chết đó là tôi không hề chuyển đổi một xu sang ngoại tệ. Người ta từng đề nghị trả cho tôi hàng triệu đô la để tôi viết hồi ký và sách, nhưng tôi chưa bao giờ làm điều đó. Tôi luôn nói, “Nếu tôi làm thì tôi cũng chỉ viết cho các trường học”. Và tôi nghĩ một con người sẽ thực sự được sống thanh thản, nhẹ nhàng, vui vẻ và khỏe mạnh với nguyên tắc sống đó. Không thể có hiện tượng bất công trong bất kỳ cuộc cách mạng nào - không có bất kỳ hiện tượng nào.

Trái tim người cách mạng không hề có chỗ cho những ý nghĩ báo thù. Chúng tôi chiến đấu bằng tất cả ý chí và sức mạnh trên thế giới này, nhưng không hề có chút lòng căm thù nào xen lẫn trong đó. Có lần, khi còn ở Sierra Maestra, tôi có nói điều gì đó. Lúc ấy tôi đang xem một vụ oanh tạc bởi các loại tên lửa mà người Mỹ trang bị cho các máy bay ném bom Batista, và tôi có viết một bức thư gửi cho Celia 1 : “Khi nhìn thấy những quả rocket bắn vào nhà Mario tôi đã thề rằng người Mỹ sẽ phải trả giá cho những gì họ đang gây ra, và sẽ phải trả giá rất đắt. Khi cuộc chiến này kết thúc thì đối với tôi đó cũng là sự bắt đầu của một cuộc chiến khác còn rộng lớn hơn: Cuộc chiến mà tôi sẽ phát động chống lại người Mỹ. Tôi nhận ra rằng đó sẽ là định mệnh của tôi”.

Đó là linh cảm khi tôi chứng kiến những quả tên lửa đó tấn công.

Nhưng cũng từ đó tôi chứng kiến rất nhiều chuyện... Tôi chứng kiến 2 triệu người Việt Nam thiệt mạng, tôi chứng kiến hàng triệu thương binh, tôi chứng kiến khu rừng rậm của những con người lịch sự, nhã nhặn với hàng nghìn năm truyền thống văn hóa đó bị rải bom napan - các vụ đánh bom đó thực hiện ở đất nước cách nước Mỹ tới 20.000 km. Tôi chứng kiến những việc mà người Mỹ làm, hành động tra tấn ở nhà tù Abu Ghraib, việc sử dụng phốt pho trắng ở Jallujah... Cứ nhìn những chế độ độc tài mà họ dựng lên, những kẻ tra tấn được họ đào tạo ở các tổ chức được dựng lên chỉ để phục vụ mục đích duy nhất đó ở nước Mỹ, những kẻ “làm biến mất” hàng chục nghìn, hai mươi nghìn, thậm chí là ba mươi nghìn người Ác-hen-ti-na; tôi đã chứng kiến bọn người đó “làm biến mất” hơn 100.000 người Guatemala - tất cả đều bị “làm biến mất”! Đó là chưa kể hành động áp bức ở Chile, hay những chuyện khủng khiếp xảy ra ở nước Cộng hòa Dominica - đất nước bị xâm lược đến mấy lần - hoặc là hành động của chế độ Trujillo do Mỹ hậu thuẫn, dựng lên, cũng như chế độ Somoza ở Nicaragua...

Tôi đã chứng kiến không biết bao nhiêu chuyện khủng khiếp từ khi gửi bức thư đó cho Celia và những việc đó chứng minh rằng lời nói của tôi là đúng. Và tôi không hề chống lại người Mỹ với tư cách là một dân tộc; trái lại, người dân Mỹ sẽ được đón chào ở Cuba này nồng nhiệt hơn ở bất kỳ nước nào khác. Không hề có sự phân biệt hay thái độ gây phức tạp, rắc rối nào ở đây; gây phức tạp rắc rối sẽ tạo thái độ thù hằn, khinh rẻ. Ở đây, chúng tôi không hề coi khinh người Mỹ. Người Cuba được giáo dục không phải để trở thành những người theo chủ nghĩa Sô-vanh, những kẻ cuồng tín mà họ được giáo dục những ý tưởng, những cách nghĩ công bằng, hợp lý; chúng tôi sẽ không bao giờ tồn tại được nếu điều đó không phải là sự thực. Một cuộc cách mạng chỉ có thể tồn tại được trên cơ sở những ý tưởng tốt đẹp đó.

---------------------------------------------------------
1. Celia Sanchez (1920-1980), anh hùng Cuba, nữ du kích đầu tiên chiến đấu ở Sierra Maestra, và từ khi Cách mạng giành chiến thắng cho đến khi bà qua đời, là một trong những ngưòi bạn thân nhất của Castro. (Xem Pedro Alvarez Tabio, Celia, ensayo para una biografia. Havana: Oficina de Publicationes del Consejo de Estado, 2003). Xem cả chương 8.


Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 16 Tháng Chín, 2013, 04:26:09 pm
Ông sẽ nói gì với những người từng là bạn của Cuba, nhưng rồi sau đó vì có quá nhiều lời phê bình cuộc Cách mạng này mà tỏ ra nghi ngờ (người Cuba), hoặc thậm chí lên án Cuba?

Tôi sẽ nói với những người nghi ngờ, thậm chí kết án chúng tôi vì họ có cách nghĩ khác, rằng họ nên suy nghĩ kỹ đến khả năng của một hòn đảo nhỏ này, trong gần nửa thế kỷ qua đã phải kháng cự lại những cuộc tấn công liên tục của một nước đế quốc hùng mạnh nhất thế giới. Chúng tôi không thể làm được điều đó nếu không dựa trên cơ sở những nguyên tắc, những ý tưởng tốt đẹp và trên cơ sớ đạo đức. Đó là cách duy nhất.

Chúng tôi tin tưởng vào con người, vào khả năng tiếp thu những nguyên tắc đạo đức, lương tâm và khả năng người đó sẵn sàng hy sinh.. (Hy sinh) ngay cả khi sự hy sinh của họ là để cống hiến cho một sự nghiệp xấu xa, bởi vì trong thế chiến thứ nhất, người ta chứng kiến những trận đánh như Marne, Verdun, có sự tham gia của cả những người lao động bởi vì họ nghe theo lời quốc ca quá đẹp đẽ của nước Pháp, nghe theo biểu tượng trên lá quốc kỳ của nước Pháp... Người ta ra trận và chết hàng loạt vì những biểu tượng đó, họ cho rằng đó là những thứ mà họ đáng bỏ mạng sống của mình ra hy sinh, trong khi thực ra họ đang hy sinh mạng sống của mình để bảo vệ quyền lợi của nước đế quốc, bọn tư bản kếch sù, những cường quốc đi xâm chiếm thuộc địa ở châu Phi, châu Á và rất nhiều nơi trên thế giới.

Trong lịch sử đã có rất nhiều người chết vì những giá trị, niềm vinh quang mà họ tôn thờ. Có ai đó đã gieo những ý tưởng đó vào đầu họ. Ý tôi muốn nói rằng đó là việc truyền bá những giá trị tốt nhất trên tinh thần nhân đạo, công bằng, bác ái.

Như tôi đã nói, tôi rất thích những khẩu hiệu trong cuộc Cách mạng Pháp đó: “Tự do, bình đẳng, bác ái”. Đó có thể coi là sự tiên đoán những điều sẽ xảy ra trong tương lai. Ngày nay, trên thế giới này, người ta không hề có cơ hội được đề cập đến cho dù chỉ là một trong ba khẩu hiệu đó - thậm chí không hề có tự do nếu nhìn những gì đang xảy ra trên thế giới, ở Liên Hợp Quốc, Hội đồng Bảo an, nếu nhìn cách nước Mỹ thống trị tất cả. Cũng không hề có bình đẳng giữa con người với nhau, giữa các quốc gia với nhau. Bác ái thì càng khó đề cập hơn - rất khó có thể tưởng tượng được rằng tình bác ái lại có thể vượt lên được những thứ khác trên thế giới này. Nhưng tự do, bình đẳng, bác ái sẽ chiến thắng, bởi vì đó là nguồn cảm hứng đang trỗi dậy rất mạnh mẽ ở tất cả mọi nơi.

Và đó cũng chính là lý do tại sao tôi nói rằng vai trò của các nhà trí thức là vô cùng quan trọng, bởi vì chỉ có những người có trình độ tri thức nhất định, những người mà chúng ta gọi là người lao động trí óc, các giáo sư, những người sẽ tổ chức ra được các phong trào lớn mạnh trên mạng Internet, chẳng hạn như trước khi xảy ra cuộc chiến I-rắc, hay những phong trào xuất hiện trước Diễn đàn xã hội thế giới ở Porto Alegre, hay hoạt động biểu tình phản đối diễn ra ở Seatle 1 và rất nhiều nơi khác trên thế giới. Những hoạt động như vậy đã bắt đầu làm khiếp sợ các ông chủ của thế giới.

Tôi tin chắc rằng, sẽ không ai có thể dựng lên được một chế độ theo kiểu phát xít ở nước Mỹ bởi vì còn có truyền thống, còn có các giá trị đạo đức, các định chế... Nói chung, khi làm bất cứ việc gì người Mỹ đều cho rằng họ đang đúng; chính vì vậy việc đầu tiên mà bọn cầm đầu làm đó là lừa dối họ. Nhưng như Lincoln đã nói, người ta có thể lừa dối mãi mãi một nhóm người, hoặc lừa dối tất cả mọi người trong một khoảng thời gian nào đó, nhưng người ta không thể lừa dối mãi mãi tất cả mọi người.

Chúng tôi coi mình là những con người may mắn vì còn nhận ra rằng thái độ thù hằn và bất công không phải là những loại vũ khí chính trị. Có các loại vũ khí chính trị, và chúng tôi đã nhận ra rằng thứ vũ khí chính trị lợi hại nhất chính là các nguyên tắc.

Cuba gần đây đã bổ sung hiến pháp quy định Chủ nghĩa xã hội là lựa chọn...

Lựa chọn tất yếu.

Ông có cho rằng việc ghi điều đó vào hiến pháp là đủ để bảo đảm cho sự tồn tại vĩnh viễn của Chủ nghĩa xã hội ở Cuba?

Không. Nhưng chúng tôi có lý do để làm như vậy. Đó là vì vào ngày 20 tháng 5 năm 2002, Bush yêu cầu Cuba thay đổi hệ thống chính trị và xã hội của mình, yêu cầu chúng tôi chuyển sang chế độ tư bản chủ nghĩa, theo mô hình dân chủ giống như ở Nicaragua, hay một vài nước khác, tôi không muốn kể tên cụ thể. Và ngay lập tức đất nước này đã có câu trả lời. Một phong trào rộng khắp của nhân dân đã kéo dài hai tháng. Các cuộc tuần hành lớn được tổ chức và người dân đưa ra yêu cầu với Quốc hội, điều này tôi đã nói với ông rồi, 8 triệu người ký tên, đó là những chữ ký thật, ngoại trừ những người có vấn đề về mắt hoặc tai, tất cả những ai muốn ký thì đều đã ký vào bản đề nghị đó. 8 triệu chữ ký! Ngoài ra còn có rất nhiều người khác đứng lên phản đối, bởi vì, nếu một người không thuộc khu vực bầu cử của mình thì họ sẽ không được ký vào bản đề nghị của khu vực. Ví dụ, những người Santiago sống ở tỉnh khác sẽ không được ký vào bản đề nghị ở nơi mà họ sinh sống, vì vậy đã xảy ra những cuộc tranh cãi lớn, rất nhiều người nói, “Tôi muốn được ký!”. Bởi vì, nếu bầu cử đại biểu quốc hội thì người ta có thể bầu ở những nơi mình không đăng ký hộ khẩu, nhưng lần này thì chúng tôi quyết định là họ không được ký ở nơi đó.

Những người muốn được ký đã tranh cãi rất nhiều - cuộc tranh cãi kéo dài 4 ngày liền - vì họ không hiểu tại sao mình lại không được ký. Trong số đó có cả những đại sứ đang công tác ở nước ngoài, người đang đi làm việc, người đang đi du lịch - chúng tôi không thể thống kê được là có bao nhiêu nghìn người không được ký vì họ không ở nơi mình đăng ký cư trú.

Như vậy đấy, tôi sẽ giải thích với ông. Vì người ta yêu cầu thiết lập chế độ tư bản chủ nghĩa ở hòn đảo này, nên chúng tôi đã tổ chức đánh một cuộc chiến lớn với tư cách là những người đại diện của hệ thống Chủ nghĩa xã hội. Lần đầu tiên chúng tôi cử ra đại diện của tất cả các tổ chức quần chúng, họ bàn bạc rất kỹ từng câu trả lời một, và hàng triệu con người kia đều thống nhất ủng hộ cách làm này.

Sẽ có người phân vân thắc mắc không hiểu vì sao bản chất Chủ nghĩa xã hội của cuộc Cách mạng này lại không thể khác được. Tất cả mọi thứ đều có thể thay đổi được. Hiến pháp chúng tôi quy định cách thức Quốc hội điều chỉnh nội dung hiến pháp; với quyền lực hiến pháp của mình, Quốc hội có thể thông qua một nội dung điều chỉnh mà không bị giới hạn đó là sự điều chỉnh gì - tất nhiên là phải tuân thủ các thủ tục nhất định. Và chúng tôi quyết định tuyên bố bản chất Xã hội chủ nghĩa của cuộc Cách mạng này là không thể khác được. Điều đó có ý nghĩa gì? Có nghĩa là để thay đổi bản chất Xã hội chủ nghĩa đó cần phải có một nghị quyết - hoặc thậm chí là một phản nghị quyết. Phải có một nghị quyết, và để có được nghị quyết đó không phải là việc làm dễ dàng khi nhân dân của đất nước này rất đoàn kết và đều là những con người có học. Đó cũng là lời đáp trả đích đáng cho yêu cầu của Bush ở nước Mỹ bên kia. Sự thực hiện tại là như vậy.

Và điều đó cũng có nghĩa là kẻ thù của Cách mạng hoàn toàn có thể chiếm lĩnh chính phủ này một cách hợp pháp - về lý thuyết, vẫn có khả năng họ vào được Quốc hội và chiếm đa số, nếu người dân bầu cử cho họ và... Ý tôi là, thông qua bầu cử, họ có khả năng chiếm được quyền. Như vậy, mặc dù có quy định “không thể khác được” kia, họ vẫn có thể chiếm được quyền lực, và khi đã nắm quyền lực trong tay, họ có thể vận động để thông qua một bản phản nghị quyết bằng các công cụ pháp lý. Sau khi làm được như vậy, bọn họ sẽ làm điều tương tự như chúng tôi, thu thập hàng triệu chữ ký - việc mà bọn họ sẽ không bao giờ làm được - và tuyên bố bằng nghị quyết, thay đổi bản chất Chủ nghĩa xã hội ở hòn đảo này bằng một nghị quyết.

Tôi nói “phản nghị quyết” là bởi vì họ sẽ phải có quyền lực mới đưa ra được nghị quyết, và quyền lực đó không phải dùng sức mạnh để chiếm lĩnh; theo quy định của hệ thống bầu cử của chúng tôi thì họ hoàn toàn có thể chiếm quyền lực cùng với những cơ chế pháp lý đang tồn tại hiện hành, trong đó có cơ chế quy định thủ tục bầu cử. Khi chúng tôi viết - không thể khác được - thì điều đó có nghĩa là không thể khác được. Và nó cũng có nghĩa rằng ngay cả Hội đồng lập hiến cũng không thể thay đổi được. Đó là sự thay đổi hiến pháp.

Vậy đó, họ (đối thủ hay kẻ thù) có thể sửa đổi điều đó thông qua bầu cử. Họ có thể chiếm được quyền lực - việc đó còn là chặng đường rất dài phía trước - nhưng cả hai việc này đều không hề dễ dàng.

----------------------------------------------------------
1. Chống Tổ chức thương mại thế giới, năm 1999.


Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 16 Tháng Chín, 2013, 04:46:50 pm
Ông có lạc quan về tương lai của Cuba không?

Tôi có thể nói với ông một điều: Đó là chúng tôi rất lạc quan; chúng tôi biết số phận của mình như thế nào: rất khó khăn, nhưng cũng rất anh dũng và vinh quang. Đất nước này sẽ không bao giờ bị đánh bại, đó là điều tôi muốn nói. Đất nước này sẽ đạt những tầm cao tri thức, văn hoá, nếu ông coi đó như một cuộc chạy đua marathon, dẫn trước rất nhiều nước khác trên thế giới nhiều vòng chạy, và tôi nói điều này không hề trên quan điểm của chủ nghĩa Sô-vanh. Tôi phản đối chủ nghĩa Sô-vanh - tôi thích phê bình, liên tục phê bình. Mỗi khi nhắc đến những gì chúng tôi đã làm được, tôi lại cảm thấy bối rối, xấu hổ vì chúng tôi đã không làm được nhiều hơn; mỗi khi chúng tôi phát hiện ra điều gì đó, tôi lại thấy bối rối và xấu hổ vì chung tôi đã không phát hiện ra sớm hơn; mỗi khi tranh thủ được lợi thế mà những khả năng mói mang lại, tôi lại thấy buồn vì đã không biết cách tranh thủ lợi thế đó sớm hơn. Nhưng dù sao bây giờ thì chúng tôi cũng đã tích luỹ được những kinh nghiệm cho riêng mình.

Tôi có thể khẳng định với ông rằng, xã hội này đang ngày càng có văn hoá hơn, trình độ tri thức ngày càng cao hơn, đang tiến lên phía trước với tốc độ cao hơn, cao hơn bao giờ hết, và cái đích tiến tới sẽ là việc nhân rộng tri thức trên tất cả các lĩnh vực: triết lý, chính trị, lịch sử, khoa học, nghệ thuật... Tất cả mọi thứ đang tiến lên phía trước bởi vì trong những năm gần đây, chúng tôi đã ý thức được những tiềm năng mà khoa học công nghệ hiện đại có thể mang lại trong việc nhân rộng khả năng tri thức.    

Ví dụ như việc sử dụng radio, các chương trình phát trên truyền hình dạy người dân cách đọc, cách viết, hay những tấm pin mặt trời để cung cấp điện liên tục cho tất cả các vùng xa xôi ở nông thôn, để mỗi đồng xu chúng tôi bỏ ra đều có thể mang kiến thức, văn hoá, việc dạy học thông qua truyền hình đến với mọi miền.

Thờ ơ là căn nguyên của rất nhiều những yếu kém. Tri thức sẽ là bạn đồng hành của mọi quốc gia khao khát, bất chấp những thảm hoạ và những khó khăn mà họ phải đối mặt, muốn được giải phóng, muốn xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn cho chính mình. Tôi trích dẫn những ví dụ này, nhưng thực tế những tiềm năng mà chúng tôi phát hiện ra còn đi xa hơn sức tưởng tượng của người ta rất nhiều; và điều đó hoàn toàn nằm trong tầm tay của chúng tôi, trong tầm tay của một dân tộc đoàn kết, một đất nước đoàn kết.

Ông đang có một số hoạt động vào thời gian này. Lần trước cuộc nói chuyện của chúng ta diễn ra rất muộn, qua cả nửa đêm mặc dù việc đó có thể đã làm ông rất mệt mỏi...

Ngoài những công việc thường lệ, cuối ngày tôi còn có hai nhiệm vụ quan trọng đó là: phát biểu trên truyền hình và gặp gỡ các đồng chí chuẩn bị đi thực hiện các nhiệm vụ quốc tế quan trọng. Hai công việc quan trọng. Chính vì vậy tôi bắt đầu cuộc nói chuyện hơi muộn, nhưng rất vui.

Ông vẫn tiếp tục làm việc những ngày dài căng thẳng, và ngày 13 tháng 8 năm 2005 đã là sinh nhật lần thứ 79 của ông. Tôi muốn hỏi - tình hình sức khoẻ của ông thế nào?

Tôi vẫn khoẻ, nói chung là tôi vẫn khoẻ; điều quan trọng hơn cả là tôi vẫn cảm thấy tràn đầy nhiệt huyết, tôi vẫn rất nhiệt tình với tất cả mọi việc. Tôi cảm thấy hoàn toàn khoẻ mạnh cả về thể chất và tinh thần. Thói quen luyện tập đã giúp tôi có được thành quả này; theo tôi, luyện tập thân thể không chỉ tốt cho cơ bắp mà còn tốt cho cả tinh thần, vì luyện tập sẽ làm máu lưu thông nhiều hơn, cung cấp ô xy tới tất cả các tế bào, cả tế bào não.

Ngày 23 tháng 6 năm 2001, ông đã bị ngất trong khi đang diễn thuyết trước công chúng, và ngày 20 tháng 10 năm 2004, ông cũng bị đột quy trước mắt công chúng và bị gãy xương đầu gối. Ông bình phục như thế nào trước những tai nạn như vậy?

Phải nói là, cũng như mọi khi, có rất nhiều lời đồn đại liên quan đến chuyện đó. Đúng là ngày 23 tháng 6 năm 2001, ở El Cotorro, tỉnh lân cận với Havana, hôm đó trời rất nóng, trong khi đang đọc bài diễn văn kéo dài tới hon 3 giờ đồng hồ được phát trực tiếp trên truyền hình, tôi có bị ngất nhẹ. Chuyện đó hoàn toàn có thể bỏ qua được. Đó chỉ là lần tôi bị ngất nhẹ và thời gian kéo dài cũng không quá vài phút - chỉ vì trời quá nóng và nắng gay gắt. Chỉ vài giờ sau đó, bọn người ở Miami đã tổ chức ăn mừng - và thật ngạc nhiên khi bọn họ lại nhìn thấy tôi xuất hiện trên truyền hình trực tiếp giải thích với người dân thực sự chuyện gì đã xảy ra. Chuyện đó không có gì là lớn cả. Nó có thể xảy ra với bất kỳ ai phải đứng lâu như vậy dưới trời nắng nóng.

Thế còn lần ông bị ngất ở Santa Clara?

Chuyện xảy ra ngày 20 tháng 10 năm 2004, ngay ngày hôm sau tôi đã viết một bức thư gửi cho người dân Cuba. Cuối bài phát biểu ở Santa Clara hôm đó, tôi bị trượt chân và ngã. Một vài hãng thông tấn và các phưong tiện thông tin đại chúng khác đã đưa ra những lời giải thích khác nhau về nguyên nhân vụ tai nạn đó. Với tư cách là người trực tiếp có liên quan, tôi sẽ giải thích chính xác những gì xảy ra hôm đó 1.

Tôi đã hoàn thành xong bài diễn văn - lúc đó khoảng mười giờ đêm. Có vài đồng chí đến bên bục bắt tay tôi. Chúng tôi đứng đó vài phút sau đó cùng bước xuống những bậc thang gỗ được dựng lên để bước lên sân khấu. Tôi đi quay trở lại chỗ ngồi mà người ta phân công cho tôi trước khi lên phát biểu, và tôi đang đi dọc theo một gờ hè làm bằng đá granite ngước nhìn lên và chào những người đã mời tôi đến tham dự.

Khi bước đến khu vực trải bê tông, cách hàng ghế đầu khoảng 15 đến 20 yard (13 - 18m), tôi không nhận ra là có gờ hè làm bằng đá granite đó. Khi bước chân trái ra, chỗ đó không còn gờ hè nữa, và chân tôi mất điểm tựa, quy luật sức hút mà Newton phát hiện ra từ rất lâu rồi, kết hợp với hướng đi khiến người tôi lao về phía trước và ngã xuống vỉa hè, chỉ trong một tích tắc. Theo bản năng tôi giơ tay ra chống, nếu không mặt và đầu tôi đã đập xuống vỉa hè.

Đó là lỗi của tôi. Cảm xúc kết hợp với hứng sáng tạo và chủ nghĩa tượng trưng 2 khiến tôi sơ xuất. Khoảng 11 giờ đêm hôm đó người ta đưa tôi trở lại Havana trên xe cứu thương và cáng. Thuốc giảm đau khiến cơn đau của tôi dịu bớt hơn.

Tôi còn nhớ Tổng thống Hugo Chavez gọi điện ngay khi nghe tin về sự kiện đó. Ông ấy yêu cầu được nói chuyện với tôi, và chúng tôi đã nói chuyện với nhau qua điện thoại di động.

Chúng tôi quay về Cung điện Cách mạng (ở Havana) và người ta cấp cứu cho tôi ngay ở đó. Các bác sĩ khẳng định, đầu gối trái và phần trên cánh tay phải của tôi có vấn đề vì có một vết rạn nhỏ ở xương cánh tay. Xương đầu gối của tôi bị vỡ thành tám mảnh. Các chuyên gia và tôi đồng ý phẫu thuật đầu gối trái và cố định cánh tay phải bằng băng đeo.

Cuộc phẫu thuật của tôi kéo dài 3 giờ 15 phút. Các bác sĩ phẫu thuật đặt các mảnh vỡ vào đúng vị trí, sau đó dùng một sợi thép không gỉ ghép lại với nhau. Họ làm việc như những người thợ kim hoàn và thợ đồng hồ.

Tôi yêu cầu các bác sĩ không được cho tôi dùng thuốc an thần, và họ dùng biện pháp gây tê dọc theo cột sống để bộ phận cơ thể bên dưới của tôi mất cảm giác nhưng các bộ phận khác thì không bị ảnh hưởng. Trong hoàn cảnh đó, tôi cần phải tránh gây tê toàn thân để còn giải quyết những vấn đề quan trọng phát sinh. Vì vậy, trong suốt thời gian điều trị, tôi vẫn tiếp nhận thông tin và ra chỉ thị giải quyết những vấn đề phát sinh do tai nạn không mong muốn đó mang lại.

Khi việc phẫu thuật đã xong, các bác sĩ cố định chân trái tôi bằng khuôn đúc, cánh tay phải của tôi cũng được điều trị theo phương pháp như vậy.

Quá trình hồi phục khá nhanh; từ đó đến nay tôi đã đi bơi và vận động rất nhiều để khôi phục hoạt động bình thường của chân và tay. Tôi không hề cách ly các vấn đề của đất nước cho dù là một giây. Và đây, ông thấy đấy - tôi vẫn đang đi lại, tôi vẫn sống một cuộc sống bình thường mà không hề gặp rắc rối gì cả 3.

---------------------------------------------------------
1. Lời giải thích sau đó của Castro bằng tiếng Tây Ban Nha được đưa nguyên văn trên tờ Granma số 22 tháng 10 năm 2004 với tiêu đề “Lá thư cửa đồng chí Castro gửi đồng bào cả nước”.

2. Lần đột quỵ này xảy ra trong buổi lễ tốt nghiệp ra trường của tất cả các giáo viên dạy nghệ thuật mà Fidel Castro rất tự hào. Buổi lễ có sự tham dự của khoảng 30.000 người ở Plaza Ernesto Che Guevara ở Santa Clara. Sự kiện này giải thích những câu từ khác lạ mà Fidel Castro sử dụng ở đây.

3. Cuối tháng 7 năm 2006, Fidel Castro buộc phải tiến hành phẫu thuật vì chảy máu ruột. Vì vậy, ngày 31 tháng 7, ông phải tuyên bố do cần phải kéo dài giai đoạn phục hồi sau phẫu thuật nên ông tạm thời chuyển giao trách nhiệm là ngưòi đứng đầu nhà nước cho người thay thế hợp hiến: Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng nhà nước Raul Castro Ruz. Vào thời điểm chú thích này được viết, đầu tháng 11 năm 2006, để bổ sung vào lần tái bản thứ ba của cuốn sách, Fidel Castro đang phục hồi sức khoẻ rất tốt, và thực ra đã làm việc với cường độ vừa phải để xem lại các tư liệu cho lần tái bản thứ hai, và lần tái bán thứ ba này của cuốn sách. (Chú thích của biên tập viên người Cuba).



Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 16 Tháng Chín, 2013, 04:49:52 pm
Tiếp tục chủ đề này, tôi muốn hỏi ông một câu hỏi liên quan đến tương lai. Ông đã bao giờ nghĩ đến chuyện nghỉ hưu chưa?

Thời gian trôi và sức lực của con người rồi cũng phải cạn kiệt. Nhưng tôi sẽ nói với ông những gì mà tôi đã nói với các đông chí của tôi ở Quốc hội ngày 6 tháng 3 năm 2003 khi họ bầu tôi làm Chủ tịch Hội đồng nhà nước. Tôi nói với họ: “Bây giờ thì tôi thấy rằng số mệnh của tôi không phải là để xuất hiện trên thế giới này rồi nghỉ ngơi vào cuối đời”. Và tôi hứa sẽ đồng hành cùng với họ, nếu họ muốn như vậy, nếu cần thiết - miễn là tôi còn cảm thấy mình có ích. Không hơn một phút cũng không kém một giây.

Mỗi năm tôi lại cống hiến nhiều thời gian hon cho Cách mạng tôi nghĩ như vậy; tôi quan tâm đến Cách mạng nhiều hơn vì người có càng nhiều kinh nghiệm thì càng suy nghĩ nhiều hơn, sâu sắc hơn. Plato nói trong cuốn The Republic (Nền Cộng hoà) rằng độ tuổi lý tưởng để nắm giữ các vị trí lãnh đạo là sau 55. Theo cách hiểu của tôi thì ông ấy nói như vậy có nghĩa là độ tuổi lý tưởng đó phải là 60. Và tôi nghĩ 60 tuổi ở thời đại của Plato phải tương đương với 80 tuổi ngày nay...

Ông hỏi tôi sẽ tiếp tục làm việc đến bao giờ. Tôi sẽ nói với ông sự thực - Quốc hội phải đại diện cho cả nước quyết định điều đó; nhân dân Cuba mới là người quyết định.

Tháng 11 năm 2005, CIA tuyên bô ông bị bệnh Parkinson. Ông có bình luận gì về thông tin đó?

Họ đang mong muốn một sự kiện hoàn toàn tự nhiên, hợp logic, đó là cái chết của mỗi người. Trong trường hợp này, họ đã dành cho tôi một vinh dự đó là được tự nghĩ về mình. Đó chắc chắn phải là lời thú nhận những gì mà họ đã không làm được trong rất nhiều năm nay: Đó là ám sát tôi. Nếu là con người tự đắc thì hẳn là tôi sẽ rất tự hào nghe tin bọn con nít đó nói bọn chúng phải chờ cho đến khi tôi chết. Mỗi ngày bọn chúng lại nghĩ ra một chuyện - Castro mắc bệnh này, Castro mắc bệnh kia. Và lần gần đây nhất họ nói rằng tôi bị bệnh Parkinson. CIA nói họ phát hiện ra tôi bị bệnh Parkinson. Cho dù tôi có bị Parkinson thật thì điều đó cũng không quan trọng. Giáo hoàng John Paul II cũng bị Parkinson nhưng ông ấy vẫn đi khắp nơi trên thế giới trong rất nhiều năm - ông ấy có sức mạnh ý chí rất lớn.

Như tôi đã nói, tôi bị ngã rất nặng, và bây giờ cánh tay tôi đang hồi phục, sức khoẻ của tôi cũng đang hồi phục. Kết quả chụp X quang cho thấy trong phần xương vai và phần xương cánh tay trên của tôi có hai vết máu. Tôi không bị đập đầu xuống - nếu bị đập đầu thì có lẽ tôi sẽ không ở đây ngày hôm nay. Bọn người “đã giết” tôi trong rất nhiều năm nay có lẽ đã rất vui mừng, nhưng thực tế thì bọn chúng lại gặp hết nỗi thất vọng này đến thất vọng khác.

Tôi phải cảm ơn hoàn cảnh đã khiến tôi bị gãy tay vì chính điều đó đã khiến tôi phải nghiêm khắc hơn với chính mình. Tôi cảm thấy khoẻ hơn bao giờ hết; tôi nghiêm khắc hơn với mình và tôi tập thể dục nhiều hơn. Tôi cũng phải cố gắng để đầu gối phục hồi, để phần xương đầu gối của tôi hoạt động bình thường. Tôi đã nỗ lực rất nhiều và bây giờ tôi vẫn đang cố gắng. Tôi nhận ra rằng, tôi phải tập thế dục cho đến hơi thở cuối cùng. Tôi không hề chủ quan với bất kỳ việc gì, tôi cương quyết hơn bao giờ hết trong vấn đề ăn uống, tôi ăn những gì nên ăn và không ăn cho dù là một miếng những gì tôi không nên ăn.

Khi tập thể dục, tôi phải vận động cơ cánh tay ngày càng mạnh hơn. Có bao nhiêu người tôi đã từng bắt tay rồi? Hàng nghìn người! Có những người như muốn kéo rời cả cánh tay của tôi ra. Tôi không thể mạnh tay bằng họ.. Nhưng vẫn phải làm như người ta làm - khi bắt tay người ta xiết chặt để người kia thấy rằng họ rất khoẻ về cơ bắp, cơ bắp của họ rắn như thép. Mỗi lần bắt tay ai đó, tôi cũng làm như vậy.

Ông luôn mang theo súng bên người, nhưng vì hậu quả của vụ ngã đó, tôi nghĩ ông không còn sử dụng được cánh tay phải nữa và cũng sẽ không sử dụng được súng nữa. Việc đó có lầm ông lo lắng không?

Vì CIA luôn tìm cách ám sát tôi cho nên trong mọi hoàn cảnh tôi đều phải mang theo súng bên người và sẵn sàng sử dụng. Tôi đã thực hiện nguyên tắc đó từ rất lâu. Tôi có khẩu Browning 15 và đã sử dụng rất nhiều. Tôi bắn rất tốt, và thật may là tôi còn sống đến ngày nay. Tôi không hề sợ kẻ thù bất luận là trong trường hợp nào. Điều đầu tiên tôi muốn biết là liệu cánh tay phải của tôi có phục hồi đủ sức mạnh để cầm khẩu súng mà tôi luôn mang theo mình hay không. Tôi cầm băng đạn lên, tra vào ổ súng, khoá chốt an toàn, sau đó lại mở chốt an toàn, tháo băng đạn ra, lấy đạn ra khỏi băng và nói với chính mình, “Được, tôi vẫn sử dụng được”. Đó là những gì tôi đã làm ngay ngày hôm sau vụ tai nạn. Tôi cảm thấy mình vẫn còn đủ sức mạnh để bắn.

Ngay hôm sau vụ tai nạn, người ta đưa tôi đến bệnh viện, họ đưa tôi đi, tôi không phản đối nhưng tôi biết tất cả mọi việc họ đang làm, họ phải bàn bạc việc phẫu thuật với tôi. Bởi vì nếu tôi cảm thấy tôi không đáp ứng đủ điều kiện để làm việc gì đó, tôi sẽ gọi cho Đảng và nói, “Tôi cảm thấy mình không đủ điều kiện”. Chính vì vậy, tôi đã phê bình một số bác sĩ vì họ đã quá nghiêm trọng hoá một số vấn đề. Với cánh tay của tôi thì tôi muốn nó tự hồi phục. Còn nguy hiểm hơn nếu phải phẫu thuật. Với một người 20 hay 25 tuổi thì họ có thể làm như vậy. Nhưng với tôi thì tôi nhất định nói, “Bằng tất cả lời nói và hành động, tôi sẽ không tham gia vị trí phát bóng trong giải vô địch bóng chày sắp tới, hay tôi cũng không tham gia các môn thi Olympic”. Ý tôi muốn nói là tôi phải làm những việc mà tôi cho là đúng đắn.

Nếu tôi cảm thấy mình không còn đủ điều kiện để đảm đương trách nhiệm, tôi sẽ nói, “Vì tất cả những gì đã xảy ra với tôi - xin hãy cho người khác tiếp quản, nắm giữ vai trò lãnh đạo, tôi không thể đảm đương đuợc trong hoàn cảnh này”. Nếu tôi phải chết, tôi sẽ chết. Nếu tôi không chết, tôi sẽ phục hồi khả năng thân thể của mình và rồi tôi sẽ lại đảm đương vị trí lãnh đạo. Tôi sẽ tránh sang bên nếu các đồng chí của tôi nói rằng đó là điều tốt nhất, hữu hiệu nhất cần phải làm, hay tôi đang gây hại cho đất nước. Dù sao, một người có kinh nghiệm...

Tôi đã phải lo lắng rất nhiều chuyện vào thời điểm đó. Tôi sẽ không nói cụ thể chúng tôi đã áp dụng những biện pháp gì. Chúng tôi đã áp dụng các biện pháp, đã chuẩn bị các phương án để không bị bất ngờ, và đất nước chúng tôi phải biết chính xác sẽ làm gì trong mọi hoàn cảnh. Bọn kẻ thù của chúng tôi không nên lừa dối chính mình; ngày mai tôi chết, nhưng ảnh hưởng của tõi thì có thể còn mạnh mẽ hơn lúc tôi còn sống. Có lần tôi đã nói, khi tôi thực sự qua đời, sẽ không ai tin đó là sự thực. Có thể tôi sẽ được đưa đi như El Cid - sau khi ông ấy chết, cấp dưới của ông ấy vẫn đưa ông ấy lên ngựa chở đi như khi còn sống và họ đã giành chiến thắng.

Trong một sô bài phát biểu và phỏng vấn, chính ông đã nhắc đến vấn đề kế nhiệm - điều gì sẽ xảy ra ở Cuba khi ông không còn lãnh đạo đất nước, ông thấy tuơng lai của Cuba sẽ như thế nào nếu không có Fidel Castro?

Tôi sẽ cố gắng nói ngắn gọn về việc này. Tôi đã nói với ông về những kế hoạch của tôi khi tình hình sức khoẻ ngày càng suy giảm. Trước đây, vai trò của tôi có ý nghĩa quyết định hơn rất nhiều bởi vì chúng tôi phải trải qua cuộc chiến của các ý tưởng, chúng tôi phải thuyết phục rất nhiều người. Có cả tình trạng thành kiến về chủng tộc, thành kiến chống lại xã hội, tất cả các hiện tượng xấu đó tồn tại trong một thời gian dài.


Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 16 Tháng Chín, 2013, 04:52:24 pm
Ý ông nói là trong một thời gian dài ông đã nghĩ đến kết cục là ông sẽ bị ám sát, và ông phải nghĩ đến những gì có thể xảy ra... ?

Bây giờ thì ông đã hỏi tôi về chuyện người kế nhiệm rồi còn gì.

Đúng, đó chính là điều tôi đang muốn hỏi - chuyện người kế nhiệm.

Ngày trước, với những kế hoạch ám sát lúc nào cũng rình rập bên tôi, tôi đã có vai trò quyết định mà ngày nay tôi không có được. Nhưng bây giờ thì có thể tôi được nhân dân tin tưởng hơn bao giờ hết.

Như tôi đã nói, chúng tôi nghiên cứu tất cả xu hướng công luận. Có thể ví như chúng tôi dùng kính hiển vi để quan sát tình hình dư luận. Tôi có thể nói với ông tình hình dư luận ở Havana, hay ở các nơi khác trên đất nước này, tôi có thể nói với ông tất cả các luồng dư luận, thậm chí cả những ý kiến trái ngược. Đại đa số các luồng dư luận đều tích cực.

Mức độ uy tín của chúng tôi, sau 46 năm liên tục chiến đấu và gặt hái kinh nghiệm, cao hơn trước rất nhiều. Đó là uy tín của những người đã tham gia chiến đấu, đã lật đổ chế độ độc tài mang lại nền độc lập cho đất nước này.

Một đặc quyền khác: Đó là tuổi tác. Cũng có thể có rủi ro bởi vì một người được sinh ra, bị kết án tử hình khi còn trẻ, hay qua đời vì những nguyên nhân tự nhiên, hoặc bị ám sát. Nhưng ở đây thì cả hai trường hợp đó đều không xảy ra.

Việc chúng tôi tích lũy được kinh nghiệm không phải là phẩm chất gì lớn lao cả. Nếu có phẩm chất gì thì đó là vì chúng tôi luôn trung thành với những tư tưởng và nguyên tắc, không cho phép mình tự mãn với quyền lực, không lạm dụng quyền lực - việc rất thường xuyên xảy ra ở con người.

Tất nhiên là tôi ý thức được âm mưu ám sát mình, vì vậy tôi đã nghĩ đến người thay thế tôi, và rất tự nhiên.. Raul được coi là người quyết liệt hơn tôi. Ý tôi muốn nói là, tôi không cho rằng cậu ta quyết liệt hơn tôi, mặc dù tôi công nhận là cậu ta quyết liệt ngang với tôi. Nhưng vì cậu ta đã từng tham gia Hội những người cộng sản trẻ nên người ta coi Raul lầ người quyết liệt hơn tôi. Tôi biết là người dân lo ngại. Đó cũng là lẽ tự nhiên.

Hơn nữa, tôi nghĩ người có quyền lực nhất, có kinh nghiệm nhất và có khả năng nhất trong việc thay thế tôi gánh vác trọng trách lãnh đạo đất nước chính là Raul. Tôi đã kể với ông chuyện cậu ấy bị cầm tù ở Moncada và cậu ấy đã làm thay đổi tình hình thế nào, đã tổ chức lại đội quân chia tách ra Mặt trận thứ hai đó như thế nào và đã hoàn thành rất tốt vai trò là người chỉ huy quân sự và một chính khách như thế nào. Sau này, khi đảm đương nhiệm vụ trong lực lượng vũ trang... cậu ta đã trở thành người giáo dục, huấn luyện cấp dưới rất nghiêm túc và bình thản. Bây giờ thì cậu ta đã trở thành người có uy tín nhất, và nhân dân cũng rất tin tưởng cậu ấy.

Ngay từ những ngày đầu Cách mạng, chúng tôi đã nghĩ đến việc ngưòi nọ thay thế người kia. Khi Cách mạng giành chiến thắng, tôi 32 tuổi; ngày 1 tháng 1 năm 1959, ngày được chọn là ngày chiến thắng của Cách mạng - sinh nhật Raul vào tháng 6, lúc đó cậu ấy 28 tuổi - chúng tôi còn quãng đời rất dài ở phía trước.

Có cả các kế hoạch ám sát nhằm vào Raul, nhưng tôi là mục tiêu được nhằm vào nhiều hơn vì trách nhiệm và vị trí lãnh đạo của tôi. Cậu ấy là Bí thư thứ hai của Đảng và là Phó chủ tịch thứ nhất Hội đồng nhà nước - chính vì vậy cậu ấy rất có uy tín về chính trị và đạo đức.

Nếu vì lý do nào đó mà ông qua đời thì Raul sẽ là người kế nhiệm tất yếu?

Nếu có chuyện gì xảy ra với tôi ngày mai thì tôi có thể khẳng định chắc chắn với ông rằng, Quốc hội sẽ họp và bầu cậu ấy - không hề có sự nghi ngờ nào cho dù là nhỏ nhất. Bộ Chính trị cũng sẽ họp và bầu cậu ấy.

Nhưng cậu ấy kém tôi không đáng bao nhiêu tuổi, cho nên có thể nói việc cậu ấy được bầu cũng một phần là vì chúng tôi cùng thế hệ. Rất may là chúng tôi, những người làm nên cuộc Cách mạng này đã nuôi dưỡng được ba thế hệ. Chúng tôi không quên những người đã đi trước, những du kích quân và các nhà lãnh đạo thuộc Đảng xã hội đại chúng - một đảng theo chủ nghĩa Mác - Lê-nin - đã đồng hành cùng chúng tôi, và ông cũng thấy đấy, một thế hệ mới đã xuất hiện. Tiếp theo sẽ là thế hệ sau chúng tôi, những người đã tham gia vào chiến dịch chống mù chữ, cuộc chiến chống phong tỏa cấm vận, chống khủng bố, cuộc chiến Vịnh con lợn, những người đã trải qua vụ khủng hoảng tháng Mười, những người đi thực hiện nghĩa vụ quốc tế... rất nhiều người có phẩm chất vĩ đại. Còn rất nhiều người khác trong lĩnh vực khoa học, công nghệ, những anh hùng lao động, các nhà trí thức, giáo viên... Đó là một thế hệ mới. Ngoài ra còn có các thanh niên tham gia Đoàn thanh niên, các sinh viên trường đại học, những người làm công tác xã hội mà chúng tôi có quan hệ rất gần gũi. Chúng tỏi luôn có quan hệ gần gũi với giới trẻ và sinh viên.

Có nghĩa là ông cho rằng, sự thay thế thực sự của ông không phải là một con người cụ thể, không chỉ lả Raul mà là cả một thế hệ, thế hệ hiện tại...

Đúng vậy - thực ra đã có sự thay thế giữa các thế hệ với nhau. Tôi rất tự tin, và tôi luôn nói điều này, nhưng chúng tôi cũng ý thức rất rõ rằng có rất nhiều mối nguy hiểm có thể đe dọa tiến trình cách mạng. Có những sai lầm thuộc về chủ quan... Có những sai lầm, và chúng tôi phải chịu trách nhiệm vì đã không phát hiện ra những sai lầm và những xu hướng lệch lạc nhất định. Bây giờ thì chúng tôi đã vượt qua.

Tôi đã nói với ông những gì sẽ xảy ra ngày mai, nhưng hiện tại thì chúng tôi đã có thế hệ mới, bởi vì thế hệ chúng tôi đã qua rồi. Hiện tại người trẻ nhất thuộc thế hệ chúng tôi - tôi đã đề cập trường hợp Raul - cũng chỉ trẻ hơn tôi khoảng 4 tuổi.

Thế hệ đầu tiên này vẫn còn có thể hợp tác được với những thế hệ trẻ tiếp sau khi họ còn nhận thấy vai trò của một vài người trong số chúng tôi... Sau chúng tôi đã có thế hệ thứ hai, và bây giờ còn có cả thế hệ thứ ba, thứ tư... Tôi biết rất rõ thế hệ thứ tư trên đất nước của chúng tôi sẽ như thế nào, bởi vì tôi đã chứng kiến những đứa trẻ mới 6 tuổi đọc bài phát biểu của chúng. Đúng là những tài năng của đất nước!

Chúng tôi đã phát hiện ra hàng nghìn nhân tài - những đứa trẻ đó thực sự đã gây ấn tượng rất mạnh với chúng tôi. Không ai biết hết được những thiên tài, những người có biệt tài trong nhân dân. Tôi cho rằng, nhân tài có ở khắp noi, không thuộc lĩnh vực này thì thuộc lĩnh vực khác - vi tính có, âm nhạc có, cơ khí có. Tài năng của con người rất phổ biến, có người giỏi về lĩnh vực này, có người giỏi về lĩnh vực khác. Bây giờ thì chúng tôi đang giáo dục và phát triển một xã hội phức tạp - đó là những gì chúng tôi đang làm - và chẳng bao lâu nữa sẽ có kết quả. Tám triệu người dân của chúng tôi sau rất nhiều năm của giai đoạn khó khăn đặc biệt vẫn khẳng khái tuyên bố, “Tôi là người Chủ nghĩa xã hội”.

Tôi hy vọng rất nhièu, bởi vì tôi thấy rất rõ rằng, những người mà tôi gọi là thế hệ thứ tư này chắc chắn sẽ có lượng kiến thức gấp ba đến bốn lần lượng kiến thức mà những người thuộc thế hệ thứ nhất như chúng tôi có được, và thậm chí gấp ba lần lượng kiến thức của thế hệ thứ hai. Và thế hệ thứ tư này cũng nên biết rằng, với tất cả những gì đang có ngày nay, thì ít nhất 2/3 công lao thuộc vẻ thế hệ thứ ba.

Tôi muốn nói với ông điều này: sẽ ngày càng có nhiều người muốn đến đây để chứng kiến sự phát triển xã hội diễn ra trên đất nước này, những thành tựu xã hội mà đất nước này đạt được chứ không chỉ đến đây để thăm thú những bãi biển đẹp của Cuba. Đất nước chúng tôi đang đạt được những thành tựu quan trọng. Một đất nước nhỏ bé như Cuba mà vẫn có thể cử người đi thực hiện chiến dịch do Tổng thư ký Liên Hợp Quốc đề xuất đó là loại bỏ AIDS ở châu Phi. Cho đến bây giờ thì có thể khẳng định, chương trình đó sẽ không thực hiện được nếu không có sự tham gia của các bác sĩ Cuba. Cả Mỹ cũng như châu Âu đều không thể đưa nổi 1.000 bác sĩ đến những nơi mà Cuba đã làm được. Tôi nói 1.000 là bởi vì tôi muốn phóng đại đôi chút; thực ra không ai biết chính xác con số là bao nhiêu. Sau Hội nghị thượng đỉnh lần thứ sáu của Phong trào không liên kết, chúng tôi đề xuất sẽ cung cấp cho Liên Họp Quốc vài nghìn bác sĩ giúp hỗ trợ phát triển xã hội ở các nước nghèo nhất. Hiện tại, chỉ tính riêng ở châu Phi đã có hơn 3.000 bác sĩ Cuba. Và điều đó đủ làm chúng tôi, một đất nước đang bị cấm vận hài lòng, một đất nước đã trải qua 46 năm phong tỏa cấm vận và 10 năm giai đoạn khó khăn đặc biệt. Đất nước này đã tạo ra nguồn lực con người, mà nguồn lực con người thì không thể được tạo ra bởi chủ nghĩa vị kỷ, hay việc khuyến khích phát triển chủ nghĩa tư nhân trong xã hội.


Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 16 Tháng Chín, 2013, 04:54:15 pm
Có phải ý ông muốn nói rằng Cách mạng không hề bị kiệt quệ?

Đúng, chính xác là như vậy, tôi sẵn sàng thừa nhận rằng, chúng tôi có mắc những sai lầm do quá lý tưởng, có thể chúng tôi đã muốn đi quá xa, quá nhanh, có thể chúng tôi chưa đánh giá hết sức mạnh và sức nặng của những thói quen cũng như một số yếu tố khác. Nhưng không có nước nào phải đối mặt với một kẻ thù hùng mạnh, giàu có như chúng tôi phải đối mặt với những cơ chế, lệnh cấm vận công khai và hành động can thiệp bất ngờ - kể từ khi Liên Xô sụp đố, chỉ còn lại chúng tôi, và chúng tôi chưa bao giờ nao núng. Đúng, chúng tôi có sự ủng hộ của hầu hết người dân - tôi không nói là tất cả bởi vì vẫn có những người không đồng tình với chúng tôi - nhưng chúng tôi đã chứng kiến những việc, mà đất nước này đã làm được, chứng kiến đất nước này kháng cự, tiến lên, đã chứng kiến tý lệ thất nghiệp giảm xuống và ý thức của người dân ngày càng cao.

Tôi không đánh giá các cuộc bầu cử của chúng tôi theo sổ lượng phiếu bầu mà tôi đánh giá họ thông qua những tình cảm và thái độ nhiệt tình mà tồi đã chứng kiến trong rất nhiều năm nay. Tôi chưa bao giờ chứng kiến những gương mặt người dân tràn ngập hy vọng và tự hào như lúc này. Tất cả các cảm xúc đó đều xuất hiện cùng một lúc.

Như vậy là ông cho rằng chiếc gậy quyền lực có thể được chuyển giao mà không có vấn đề gì?

Ngay lúc này không có vấn đề gì và sau này cũng sẽ không có vấn đề gì cả. Bởi vì cuộc Cách mạng này không dựa trên những ý tưởng, hay sự tôn thờ chủ nghĩa cá nhân. Trong xã hội Xã hội chủ nghĩa, không hề có ý tưởng tôn thờ các nhà lãnh đạo chính trị quân sự, và nó cũng không tồn tại trong xã hội hiện đại - người dãn làm những việc chỉ bởi họ tin tưởng mù quáng vào nhà lãnh đạo hoặc nhà lãnh đạo yêu cầu họ phải làm như vậy. Cách mạng dựa trên những nguyên tắc của nó. Và những ý tưởng mà chúng tôi bảo vệ bấy lâu nay là những ý tưởng của cả đất nước này.

Tôi thấy ông không hề lo lắng về tương lai của Cách mạng Cuba, tuy nhiên, trong những năm gần đây, chúng ta đã chứng kiến Liên Xô sụp đổ, Nam Tư sụp đổ, cách mạng Albani thất bại, Bắc Triều Tiên trong tình trạng tồi tệ, Campuchia quấn vào vòng khiếp sợ, thậm chí cả ở Trung Quốc, cách mạng cũng đi theo hướng khác. Tất cả những diễn biến đó không làm ông phân vân sao?

Tôi nghĩ kinh nghiệm của nhà nước Xã hội chủ nghĩa đầu tiên, nhà nước Liên Xô - lẽ ra họ đã có thể điều chỉnh và không đến nỗi phải giết chết chính mình - là sự thật vô cùng cay đắng. Không thể nói là chúng tôi không suy nghĩ nhiều về hiện tượng khó tin đó, một đất nước vào loại hùng mạnh nhất trên thế giới, đã dùng sức mạnh của chính mình đối đầu với một siêu cường khác, đã đập tan chủ nghĩa phát xít mà lại có thể sụp đổ.

Có những người cho rằng, họ có thể xây dựng Chủ nghĩa xã hội trên cơ sở cách làm của chủ nghĩa tư bản. Đó là một trong những sai lầm lớn nhất trong lịch sử. Tôi không muốn nhắc đến điều đó, tôi không muốn lý luận nhưng tôi có thể đưa ra vô số các ví dụ về những người được coi là nhà lý luận nhưng lại không thể thực hiện được những nguyên lý của Mác, Ăng-ghen, Lênin và đã mắc những sai lầm nghiêm trọng.

Có lần tôi đã nói, một trong những sai lầm lớn nhất của chúng tôi từ ngày đầu và rất nhiều năm sau của Cách mạng, đó là chúng tôi tin rằng có người biết Chủ nghĩa xã hội sẽ được xây dựng như thế nào. Ngày nay thì chúng tôi đã có ý tưởng mà theo tôi là rất rõ ràng rằng, Chủ nghĩa xã hội nên được xây dựng như thế nào, nhưng chúng tôi cần có những ý tướng rất rõ ràng, và rất nhiều câu hỏi về tương lai của Chủ nghĩa xã hội và việc làm thế nào đế duy trì được nó.

Trường hợp của Trung Quốc là một trường hợp khác, một cường quốc đã nổi lên, một cường quốc đã không phá hoại chính lịch sử của mình, kiên trì với những nguyên tắc nền tảng của mình nhằm duy trì sự thống nhất và không cho phép chia tách.

Có lẽ tôi không nên đánh giá việc làm của họ, nhưng tôi phái nói rằng Trung Quốc là cường quốc về kinh tế và chính trị, và cho dù ở thời điểm nào đi nữa thì các quốc gia cũng cần phải luôn sẵn sàng và cần phải chuẩn bị cho mình những nhà lãnh đạo có năng lực. Một thế giới mới đang trỗi dậy. Chúng tôi đã thích nghi với thế giới này và chúng tôi sẽ tiếp tục thích nghi, chúng tôi đang tìm hiểu những gì mình cần làm. Chúng tôi đã tạo dựng được sự gắn kết, ý thức cách mạng và những giá trị có sức mạnh lớn lao.

Vì vậy, sẽ vẫn còn là điều khiến người ta tò mò khi những cường quốc như Liên Xô sụp đổ, rất nhiều chế độ khác bị tiêu tan, nhưng đất nước bị cấm vận, chưa hoàn toàn hồi phục từ giai đoạn khó khăn đặc biệt này vẫn có thể chia sẻ những gì mình có, vẫn giúp đỡ, đào tạo cho hàng nghìn, hàng nghìn các sinh viên thuộc Thế giới thứ ba - mà không hề thu bất cứ khoản học phí nào - và vẫn đang tiến lên trên mọi mặt trận, mọi lĩnh vực.

Chúng tôi sẽ tồn tại nhờ vào nguồn lực con người của chúng tôi. Với nguồn lực này, chúng tôi có thể giúp đỡ rất nhiều người, với kinh nghiệm của mình chúng tôi có thể làm được việc đó, có thể tự lo cho mình.

Tôi không hề lo lắng bởi vì tất cả những gì chúng tôi làm đều rất thận trọng. Tôi đã nói với ông rằng vẫn còn những hiểm nguy - cẩn thận - chính bản thân tôi đôi khi cũng phát hiện ra những sai lầm. Nếu những sai lầm đó không được sửa chữa kịp thời... Phải luôn biết tự bảo vệ chính mình khỏi những mối hiểm nguy. Cần phải luôn sáng suốt, suy nghĩ, suy nghĩ, và suy nghĩ, nhưng phải nghĩ tới những giải pháp khác. Thói quen tìm kiếm những giái pháp và lựa chọn trong số đó những giải pháp tốt nhất là thói quen tốt.


Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 16 Tháng Chín, 2013, 04:56:19 pm
Nhưng vấn đề mà khá nhiều người tự hỏi chính mình là liệu tiến trình cách mạng Xã hội chủ nghĩa ở Cuba có duy trì được không?

Các cuộc cách mạng tự nó sụp đổ hay con người làm cho nó bị sụp đổ? Con người có thể hay không thể ngăn chặn các cuộc cách mạng sụp đổ? Xã hội có thể ngăn chặn các cuộc cách mạng sụp đổ được hay không? Tôi luôn tự đặt ra những câu hỏi đó cho chính mình. Và đây là câu trả lời của tôi: Người Mỹ sẽ không thể phá huỷ được cuộc Cách mạng này bởi vì chúng tôi có cả đất nước đã học cách sử dụng các loại vũ khí, cả đất nước này, mặc dù chúng tôi có sai lầm nhất định, cả đất nước này có trình độ giáo dục, kiến thức cao và ý thức rất rõ rằng, họ sẽ không bao giờ cho phép đất nước này trở thành thuộc địa của bất cứ nước nào.

Nhưng đất nước này có thể vẫn tự làm hại, tự phá hủy chính mình. Cuộc Cách mạng này có thể vẫn tự giết chết chính nó. Chúng tôi có thể sẽ làm cho cuộc Cách mạng này bị thất bại, và chúng tôi phải tự nhận sai lầm về phía mình nếu chúng tôi không sửa chữa được những sai lầm của mình. Nếu chúng tôi không chấm dứt được rất nhiều tệ nạn - trộm cắp, biển thủ công quỹ, vật chất, rất nhiều người giàu lên nhanh chóng trong giai đoạn khó khăn đặc biệt - và không bao giờ tái phạm.

Chính vì vậy chúng tôi đang hành động, chúng tôi đang hướng tới sự thay đổi hoàn toàn trong xã hội này. Chúng tôi buộc phải thay đổi vì chúng tôi đã trải qua rất nhiều giai đoạn khó khăn - thiên vị, bất công xảy ra. Và chúng tôi sẽ thay đổi thực tế đó mà không để xảy ra sự lạm dụng cho dù là ở mức độ nhỏ nhất. Tôi có thể khẳng định với ông rằng, chúng tôi hoàn toàn có thể khắc phục được những yếu kém đó.

Ngày càng có sự tham gia rộng rãi hơn của nhân dân, và chúng tôi sẽ trở thành quốc gia có nền giáo dục đại chúng thống nhất và chính thống. Marti đã từng nói, “Được học tập là cách tốt nhất để được tự do”. Không được học tập thì sẽ không có tự do.

Chính vì vậy tôi phản đổi mạnh mẽ và chỉ trích gay gắt toàn cầu hoá tự do mới vì nó khiến người dân lâm vào tình trạng nghèo đói.

Sống trong ảo tưởng, lừa dối, nuôi dưỡng tính ích kỷ, tạo ra cái gọi là chủ nghĩa tiêu dùng - để làm gì? Để người ta phải bằng mọi cách đạt được một trong những thứ mà họ mong muốn trong khi cuộc sống của chính mình thì không thể đảm bảo được hay sao?

Chúng tôi không dám ca ngợi sùng bái khả năng chính trị của mình - thế giới này vẫn tiềm ẩn muôn vàn mối hiểm hoạ. Chúng tôi vẫn phải chứng tỏ liệu mình có khả năng tồn tại được hay không. Tôi là người lạc quan nên tôi thực sự hy vọng là thế giới này sẽ tồn tại vì tôi đã chứng kiến nó phản kháng, tôi đã thấy nhân loại, mặc dù đã trải qua những sai lầm và hàng nghìn năm lịch sử, có thể là ba hay bốn nghìn, nhưng chỉ trong một thế kỷ đã có thể nhân rộng rất nhiều lần những kiến thức mà họ có được từ trước đó. Nhưng bên cạnh đó cũng còn rất nhiều người muốn gieo rắc nọc độc, truyền bá những ý tưởng sai trái, thông tin giả dối, sai lầm.

Tôi muốn phân tích cụ thể, chúng ta đã đạt được những tiến bộ gì, đã thụt lùi trên lĩnh vực nào, đã rơi vào tình trạng lặp lại, thói quen sao chép ra sao. Có những phẩm chất tốt như thói quen không đi sao chép của người khác, tin tưởng vào chính đất nước mình, chống lại chủ nghĩa Sô-vanh... Không có đất nước nào tốt đẹp hơn đất nước nào, dân tộc nào tốt đẹp hơn dân tộc nào - tất cả đều có những đặc trưng văn hoá, dân tộc riêng của mình, ông có thế thấy rằng ở châu Mỹ La-tinh - hầu hết chúng tôi nói chung một ngôn ngữ; nền văn hoá của chúng tôi hầu như tương đồng, chúng tôi có chung tôn giáo, có chung đặc tính của con người - chúng tôi hoà đồng như một.

Chúng ta cũng thấy rằng, ở châu Âu, người Phần Lan, người Hunggary - những người nói những thứ tiếng rất khó học - cũng đã đến với nhau; người Đức, người Ý và phần còn lại cũng vậy mặc dù châu lục này đã lâm vào tình trạng nội chiến 500 năm... Họ đáng được ca ngợi mặc dù đôi khi tôi hơi quá gay gắt về mức độ đoàn kết gắn bó mà họ đạt được. Và tôi phải nói rằng đó sẽ là lợi ích của cả thế giới này nếu họ đoàn kết được với nhau. Bây giờ thì chúng ta vẫn phải xem mọi việc sẽ diễn ra như thế nào bởi vì trong giai đoạn toàn cầu hóa tự do mới này, mọi việc đều rất phức tạp, chắc ông biết điều này rồi.

Cảm ơn ông đã quan tâm. Tôi rất vui vì được ông quan tâm vì tôi đã đọc rất nhiều các bài báo của ông, các cuốn sách của ông cũng rất hữu ích với chúng tôi, và điều chúng tôi mong muốn là ông sẽ tiếp tục viết những cuốn sách khác - chúng sẽ giúp ích cho chúng tôi. Chúng tôi còn rất nhiều điều phải học hỏi. Ông đã giúp chúng tôi xây dựng một nền giáo dục đại chúng chính thống bởi vì một người làm sao có thể tồn tại được trên thế giới này nếu không có nền giáo dục đại chúng chính thống đó? Thế giới này cũng sẽ không tồn tại được.

Tôi cũng hy vọng rằng, tất cả những chương trình mà chúng tôi thực hiện đều là những kinh nghiệm mà người khác có thể học hỏi được. Chúng tôi không mong muốn phải được chứng minh, chúng tôi không cần bằng công nhận sáng chế; ngược lại, chúng tôi cảm thấy tự hào khi thấy người ta làm những việc có ích xuất phát từ những việc mà chúng tôi đã làm ở đây.

Chúng ta đã nói chuyện rất nhiều giờ rồi và tôi rất thích điều đó - tôi rất vui khi được nói chuyện với ông, và vài phút nữa chúng ta sẽ phải chia tay.

Tôi nghĩ tôi đã chiếm mất quá nhiều thời gian của ông.

Không, chúng ta mới làm việc có 17 hay 18 giờ một ngày thôi, và chúng ta đều khoẻ cả. Nhìn ông còn tươi tỉnh hơn tôi mặc dù ông đã phải vất vả hơn tôi.

Tôi rất vui vì được ngồi nghe ông kể chuyện.

Tôi cũng rất vui trước những câu hỏi của ông. Tôi cũng rất quan tâm đến những chủ đề mà ông quan tâm, và đất nước chúng tôi luôn rộng mở trước bất kỳ mối quan tâm hay câu hỏi nào. Chúng tôi sẽ không bao giờ nói dối bất kỳ ai.

Cảm ơn ông, thưa tổng tư lệnh.



Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 17 Tháng Chín, 2013, 10:14:42 am
NHỮNG MỐC THỜI GIAN CHÍNH TRONG CUỘC ĐỜI CỦA FIDEL CASTRO VÀ CÁCH MẠNG CUBA (1926 - 2007)


13 tháng 8 năm 1926: Fidel Alejandro Castro Ruz sinh ra ở Biran, Mayari, tỉnh Oriente (nay là tỉnh Holguin), tại trang trại Manacas của bố ông.

Ngày 25 tháng 3 năm 1911, bố của Fidel, ông Angel Castro Argiz (sinh ngày 5 tháng 12 năm 1875) cưới Maria Argota Reyes, một phụ nữ Cuba người Bannes thuộc tỉnh Oriente, và hai người có hai con: Pedro Castro Argota (sinh năm 1914) và Antonia Castro Argota (sinh năm 1915). Sau khi ly dị Maria, Angel có quan hệ với Lina Ruz Gonzalez (sinh ngày 23 tháng 9 năm 1903), kém ông 28 tuổi. Họ cưới nhau vào ngày 26 tháng 4 năm 1943 sau khi đã sinh 7 người con: Angela (1923), Ramon (1924), Fidel, Raul (1931), Juana (1933), Emma (1935), và Agustina (1938).

14 tháng 6 năm 1928: Ernesto Guevara de la Serna được sinh ra ở Rosario de Santa Fe, Ác-hen-ti-na; sau này ông được cả thế giới biết đến với cái tên “Che”.

24 tháng 10 năm 1929: “Ngày Thứ Ba đen tối”: Thị trường chứng khoán New York sụp đổ, thị trường tài chính Mỹ suy thoái nặng nề có tác động lớn đến Cuba; hàng chục nghìn công nhân Cuba không có việc làm.

Tháng 9 năm 1930: Fidel vào học lớp một tại một ngôi trường nhỏ ở Biran.

14 tháng 4 năm 1931: Nền cộng hoà được tuyên bố ở Tây Ban Nha, vua Alfonso bị đi đày.

3 tháng 6 năm 1931: Raul Castro được sinh ra ở Biran.

23 tháng 1 năm 1932: Chính phủ Tây Ban Nha giải tán Dòng tu Chúa cứu thế. Những người theo dòng tu này bị trục xuất và một số chạy sang Cuba cư trú.

8 tháng 11 năm 1932: Fidel Castro được bố mẹ gửi đến Santiago de Cuba và sống tại nhà của thầy dạy Eufrasia Feliu; điều kiện tài chính eo hẹp.

30 tháng 1 năm 1933: Adolf Hitler lên nắm quyền ở Đức.

12 tháng 8 năm 1933: Tên độc tài Cuba Gerardo Machado bị lật đổ trong một cuộc tổng đình công, một chính phủ lâm thời lên nắm quyền.

4 tháng 9 năm 1933: Chính phủ lâm thời ở Cuba bị “Cuộc binh biến của các hạ sĩ quan” lật đổ, một trong những người lãnh đạo của phong trào này là Batista. Ramon Grau San Martin giữ chức chủ tịch.

14 tháng 1 năm 1934: Fulgencio Batista, người đứng đầu quân đội lật đổ Chủ tịch Grau San Martin. Mười năm sau đó, với sự hậu thuẫn của Mỹ, Batista bằng cách này hay cách khác đã thống trị đời sống chính trị ở Cuba, trước tiên là việc bổ nhiệm các chủ tịch bù nhìn - Carlos Mendieta (1934-1935), Jose Maria Aznar A. Barnet (1935-1936), Miguel Mariano Gomez (1936), Federico Laredo Bru (1936-1940) - và sau đó đích thân ông ta lên nắm chức chủ tịch (1940-1944).

21 tháng 2 năm 1934: ở Nicaragua, Augusto Cesar Sandino, “vị tướng của phong trào tự do” đã từng chiến đấu chống lại ách đô hộ của người Mỹ, bị ám sát bởi những người ủng hộ Somoza.

29 tháng 5 năm 1934: Với chính sách “Láng giềng tốt”, chính phủ của tổng thống Rooservelt bãi bỏ Luật điều chỉnh Platt được áp đặt với nước Cộng hoà Cuba mói thành lập và cho phép Mỹ được can thiệp vào Cuba bất cứ lúc nào.

5-19 tháng 10 năm 1934: ở Tây Ban Nha, “cuộc cách mạng Asturias” nổ ra, một cuộc nổi dậy đẫm máu của công nhân sau đó bị dập tắt bởi lực lượng quân đội thực dân do tướng Franco cử đến.

18 tháng 10 năm 1934: Cuộc “Trường Chinh” bắt đầu ở Trung Quốc. Mao Trạch Đông dẫn khoảng 86.000 người Cộng sản đến Diên An trên một đoạn đường mà theo ước tính kéo dài khoảng 10.000 - 13.000   km; chỉ có khoảng 3.000 người tham gia từ đầu cuộc hành quân đó là còn sống sót.

Tháng 1 năm 1935: Fidel Castro được rửa tội ở Santiago de Cuba, sau đó vào học trường dòng Thiên Chúa Colegio theo mô hình de La Salle cũng tại thành phố này, Fidel Castro theo học học kỳ 2 năm lớp 1 tại trường này.

Tháng 3 năm 1935: Một cuộc tổng đình công được kêu gọi nhằm chống lại các chính sách của Batista; cuộc đình công này bị dập tắt bằng bạo lực.

3 tháng 10 năm 1935: Quân đội phát xít Ý của Benito Mussolini xâm lược Abyssinia, ngày nay là Ê-ti-ô-pia.

18 tháng 7 năm 1936: Cuộc nội chiến Tây Ban Nha bắt đầu. Nền cộng hoà bị bao bây và sau đó bị đánh bại (xem phần dưới, ngày 1 tháng 4 năm 1939) bởi lực lượng những người theo chủ nghĩa dân tộc do phát xít Ý và Đức quốc xã hậu thuẫn.

19-24 tháng 8 năm 1936: ở Liên Xô, chính quyền Mát-xcơ-va tiến hành xét lại và các vụ thanh trừng của Stalin bắt đầu. Grigori Zinoview, cùng với rất nhiều người khác, bị kết án tử hình và bị xử tử. Mục tiêu của Stalin là nhằm “thanh lọc” Đảng Cộng sản thông qua việc loại bỏ những người Bôn-xê-vích đầu tiên vốn đang rất nổi tiếng; ông ta sử dụng chiêu bài xét lại để làm mất uy tín những người Bôn-xê-vích trong con mắt dân chúng trước khi đưa họ vào nhà tù Gulag hoặc xử tử họ.

17-23 tháng 1 năm 1937: ở Liên Xô, đợt xét lại thứ hai diễn ra ở Mát-xcơ-va. Georgy (Yuri) Piatakov, cùng với nhiều người khác bị kết án tử hình và bị xử tử. Karl Radek bị kết án 10 năm tù và bị giam ớ nhà tù Gulag.

Tháng 6 năm 1937: ở Liên Xô, đợt xét lại thứ ba diễn ra - lần này các toà án quân sự được dựng lên để xét xử các tướng lĩnh thuộc Hồng quân. Đô đốc Mikhail Tukhachevsky cùng với nhiều người khác bị kết án tử hình; ông ấy bị xử tử ngày 11 tháng 6. Trong giai đoạn này, 60% các đô đốc và 1/3 các sĩ quan cấp thấp hơn của Hồng quân bị bắt và xử bắn.


Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 17 Tháng Chín, 2013, 10:18:41 am
2-13 tháng 3 năm 1938: ở Liên Xô, đợt xét lại thứ tư và cũng là đợt xét lại cuối cùng diễn ra. Alexei Rykov, Nikolai Bukharin và Genrikh Iagoda cùng với nhiều người khác bị kết án tử hình và bị xử tử.

23 tháng 9 năm 1938: ở Tây Ban Nha, các lữ đoàn quốc tế, gồm các tình nguyện viên của 44 nước trên thế giới đăng ký tham gia báo vệ nền dân chủ chống chủ nghĩa phát xít, rút lui.

1 tháng 4 năm 1939: Kết thúc nội chiến Tây Ban Nha. Chế độ cộng hoà bị đánh bại bởi lực lượng những người theo chủ nghĩa dân tộc; chế độ độc tài của tướng phát xít Franco bắt đầu.

27 tháng 5 năm 1939: Tàu SS St Louis đến Havana từ Hamburg mang theo 1.000 người Do Thái Đức chạy trốn sự đàn áp của Hitler. Những người tị nạn này được Lãnh sự quán Cuba ở Berlin cấp Visa, nhưng Batista và Chủ tịch Cuba Laredo Bru tổ chức các cuộc biểu tình phản đối người Xê-mít (Semitic) không cho những người chạy tị nạn vào bờ. Con tàu lại buộc phải ra đi với toàn bộ hành khách, nhưng cả Mỹ và Canada cũng không chấp nhận cho họ tị nạn; cuối cùng nó đành phải quay về nước Đức quốc xã và hầu hết những người tị nạn đó đều bị đưa đến trại tập trung diệt trừ.

23 tháng 8 năm 1939: ở Mát-xcơ-va, Đức và Liên Xô ký Hiệp định không xâm lược, sau này được gọi là Hiệp ước Molotov-Ribbentrop.
Tháng 9 năm 1939: Fidel Castro vào học trường Colegio de Dolores, hoạt động theo những nghi lễ của Thiên Chúa giáo, dưới sự điều hành của người theo đạo Thiên Chúa ở Santiago de Cuba.

1 tháng 9 năm 1939: Quân đội Đế chế Đức thứ ba (Đức quốc xã) xâm lược Ba Lan. Chiến tranh thế giới thứ hai bắt đầu. Liên Xô và Đức cùng chiếm đóng Ba Lan.

22 tháng 6 năm 1941: Đức đánh chiếm Liên Xô. Bắt đầu chiến dịch Barbarossa.

1 tháng 7 năm 1941: ở Mỹ, truyền hình thương mại ra đời. Hai kênh CBS và NBC phát trực tiếp 15 giờ mỗi tuần.

Tháng 9 năm 1942: Fidel Castro vào học ngôi trường trung học nổi tiếng Colegio de Belen, một kiểu trường dòng Thiên Chúa ở Havana.

4 tháng 6 năm 1943: ở Ác-hen-ti-na, một cuộc đảo chính được tiến hành bởi Phong trào đoàn kết các sĩ quan, một trong những thành viên là đại tá Juan Peron, người vào tháng 11 năm đó trở thành bộ trưởng lao động và an sinh xã hội và rất nổi tiếng với các công nhân của đất nước này.

10 tháng 10 năm 1944: Ramon Grau San Martin, ứng cứ viên “đích thực” cho chức chú tịch của Đảng Cách mạng Cuba trong cuộc bầu cử tự do lần đầu tiên của hòn đảo này, lại một lần nữa trở thành chủ tịch của nước Cộng hoà. Người ta đã rất kỳ vọng vào vị chủ tịch này nhưng chẳng bao lâu sau chính quyền của ông ta lâm vào tình trạng tham nhũng thậm tệ.

4-11 tháng 2 năm 1945: ở Crimea, Hội nghị Yelta diễn ra với sự tham dự của Stalin (Liên Xô), Churchill (Vương quốc Anh), và Rooservelt (Mỹ). Ba “ông lớn” phân chia thế giới theo các khu vực ảnh hưởng của mình.

8 tháng 5 năm 1945: Kết thúc Thế chiến thứ hai ở châu Âu với việc Đức quốc xã bị đánh bại.

Tháng 6 năm 1945: Fidel Castro tốt nghiệp trường trung học Colegio de Belen.

26 tháng 6 năm 1945: Một Hội nghị được tổ chức ở San Francisco có sự tham gia của đại diện 50 nước, trong đó có Cuba ký vào bản hiến chương thành lập Liên Hợp Quốc (UN).

6 tháng 8 năm 1945: Mỹ thả quả bom nguyên tử đầu tiên xuống thành phố Hiroshima của Nhật; 100.000 người bị thiệt mạng. Vài ngày sau, một quả bom nguyên tử khác được thả xuống thành phố Nagasaki. Thời đại vũ khí hạt nhân bắt đầu.

2 tháng 9 năm 1945: Nhật Bản đầu hàng, Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc ở cháu Á và khu vực Thái Bình Dương.

4 tháng 9 năm 1945: Fidel Castro vào học Trường Đại học Havana, đăng ký theo học các khoa luật và khoa học xã hội.

24 tháng 2 năm 1946: ở Ác-hen-ti-na, Juan Peron được bầu làm Tổng thống.

5 tháng 3 năm 1946: Cựu Thủ tướng Anh Winston Churchill (thất bại trong lần tái cử) có bài phát biểu chống Liên Xô tại Trường Đại học Westminster ở Fulton, Missouri, nơi ông này đã từng nhận bằng danh dự. Trong bài phát biểu này, Churchill đã đề cập đến cụm từ “Bức màn thép” đối với những phần Lãnh thổ của châu Âu do Liên Xô chiếm đóng; rất nhiều người coi đây là sự khởi đầu của cuộc Chiến tranh lạnh.

3 tháng 7 năm 1946: Philippines, được Tây Ban Nha nhượng lại cho Mỹ cùng với Cuba và Puerto Rico năm 1898 sau khi kết thúc chiến tranh Tây Ban Nha - Mỹ, trở thành quốc gia độc lập.

12 tháng 3 năm 1947: Tổng thống Mỹ Harry Truman tuyên bố học thuyết “phong toả” Cộng sản của mình; sau này được gọi là Học thuyết Truman.

26 tháng 7 năm 1947: Tại Washington DC, Tổng thống Harry Truman ký Đạo luật an ninh quốc gia, thành lập Cục tình báo trung ương (CIA).

Từ tháng 7 - tháng 9 năm 1947: Fidel Castro tham gia chuẩn bị cho cuộc thám hiểm Cayo Confites nhằm lật đổ chế độ độc tài Rafael Trujillo ở Cộng hoà Dominica.

25 tháng 2 năm 1948: ở Tiệp Khắc, vụ “Đảo chính Prague” diễn ra; những người Cộng sản với Klement Gottwald là người lãnh đạo, lên nắm quyền.

17 tháng 3 năm 1948: ở châu Âu, Hiệp ước Brussels được ký kết chuẩn bị cho việc ra đời Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), một liên minh chính trị-quân sự do Mỹ đứng đầu được tạo ra để chống lại “hiểm hoạ Cộng sản”.


Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 17 Tháng Chín, 2013, 10:22:20 am
24 tháng 3 năm 1948: Dưới sự bảo trợ của UNESCO, Hiến chương Havana được thông qua kêu gọi thành lập Tổ chức Thương mại quốc tế. Do bị Mỹ phản đối nên Hiến chương Havana không bao giờ được thực thi.

31 tháng 3 năm 1948: Fidel Castro đến Bogota, thủ đô của Colombia, trong chuyến đi đến một loạt các nước châu Mỹ La-tinh nhằm thành lập một liên đoàn sinh viên rộng lớn.

9 tháng 4 năm 1948: Nhà lãnh đạo nhân dân người Colombia Jorge Eliecer Gaitan bị ám sát ở Bogota, gây ra vụ nổi dậy của nhân dân được gọi là phong trào “Bogotazo”. Fidel Castro có tham gia vào các cuộc biểu tình và nổi dậy này.

30 tháng 4 năm 1948: Tại Bogota, Hội nghị Liên Mỹ lần thứ 9 được tổ chức có sự tham dự của Cuba đã thông qua hiến chương thành lập Tổ chức các nước châu Mỹ.

10 tháng 10 năm 1948: Carlos Prio Socarras của Đảng cách mạng Cuba trở thành chủ tịch của nước Cộng hoà và lầm chia rẽ sâu sắc thêm quan hệ với Ramon Grau San Martin.

12 tháng 10 năm 1948: Fidel Castro cưới Mirtha Diaz-Balart, con gái một gia đình giàu có và có ảnh hưởng lớn về chính trị ở Cuba (họ ly dị năm 1955). Hai người đi nghỉ tuần trăng mật ở thành phố New York.

4 tháng 4 năm 1949: ở Washington, DC, Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương được ký, NATO ra đời.

1 tháng 9 năm 1949: Đứa con trai đầu tiên của Fidel Castro ra đời, Fidel Felix Castro Diaz-Balart, “Fidelito”.

1 tháng 10 năm 1949: Mao Trạch Đông, người đã đưa lực lượng vào chiếm đóng Bắc Kinh từ ngày 1 tháng 1, tuyên bố thành lập nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa.

14 tháng 2 năm 1950: ở Mát-xcơ-va, Mao Trạch Đông và Stalin ký Hiệp ước Trung-Xô về quan hệ hữu nghị và liên minh.

Tháng 6 năm 1950: Fidel Castro tốt nghiệp trường luật, nhận bằng và làm nghề luật sư.

15 tháng 6 năm 1950: ở Tây Berlin, Michael Josselson, đặc vụ CIA, cho thành lập Hội tự do văn hoá - trong gần 30 năm Hội này có sự tham gia của rất nhiều nghệ sĩ và các nhà trí thức danh tiếng, tổ chức các hoạt động văn hoá “tố cáo sự đàn áp văn hoá của Cộng sản và phản đối tất cả các hình thái lãnh đạo độc tài”, - coi đây là bản tóm tắt về tiểu sử của ỏng ta cho các bài phát biểu tại Trung tâm Harry Ransom tại Trường Đại học Texas.

25 tháng 6 năm 1950: Chiến tranh Triều Tiên bắt đầu.

Tháng 4 năm 1951: ở Tê-hê-ran, Thủ tướng I-ran Mohammed Mossadegh quốc hữu hoá nguồn tài nguyên dầu mỏ.

Tháng 6 năm 1951: ở Bolivia, trong cuộc bầu cử tổng thống ứng cử viên Victor Paz Estenssoro của Phong trào cách mạng dân tộc (MNR) giành chiến thắng và được phe quân sự đón chào. Các thành viên của MNR sử dụng lực lượng vũ trang bảo vệ kết quả bầu cử.

16 tháng 8 năm 1951: Nhiều ngày sau khi tự bắn vào bụng mình khi kết thúc một chương trình phát thành trên radio, thượng nghị sĩ Cuba Eduador Chibas qua đời. Năm 1947, Chibas đã thành lập Đảng nhân dân Cuba “chính thống”, Fidel Castro có quan hệ về chính trị với đảng này.

10 tháng 3 năm 1952: Vụ đảo chính thứ hai của Tướng Fulgencio Batista xảy ra, ba tháng trước tổng tuyển cử mà ứng cử viên của Đảng Chính thống được dự đoán là sẽ giành chiến thắng. Tổng thống Carlos Prio Socarras bị lật đổ và Batista thiết lập chế độ độc tài cực tả đàn áp và thân Mỹ.

9 tháng 4 năm 1952: Sau ba ngày chiến đấu ở La Paz, Bolivia, bị thiệt hại vài trăm người, các du kích quân MNR và các công nhân mỏ của đất nước này chiếm được quyền. Chế độ phổ thông đầu phiếu được thành lập. Các mỏ thiếc của nước này được quốc hữu hoá vào tháng 10, và đến tháng 8 năm 1953 thì tiến hành cải cách nông nghiệp, cải cách hệ thống giáo dục, thực hiện miễn phí và bắt buộc ở bậc giáo dục tiểu học.

20 tháng 1 năm 1953: ở Washington, DC, cựu tướng lĩnh Dwight D. Eisenhower nhậm chức tổng thống Mỹ.

5 tháng 3 năm 1953: Joseph Stalin qua đời ở Mát-xcơ-va.

17 tháng 6 năm 1953: ở Đông Đức, công nhân biểu tình chống chế độ Cộng sản ở Đông Đức.

26 tháng 7 năm 1953: Fidel Castro lãnh đạo một nhóm gồm 165 thanh niên tấn công trại lính Moncada ở Santiago de Cuba. Với hành động này, Castro hy vọng có thể sẽ khơi dậy được làn sóng nổi dậy chống lại chế độ độc tài, nhưng do nhiều sự kiện ngẫu nhiên, vụ tấn công bị thất bại.

27 tháng 7 năm 1953: Kết thúc chiến tranh Triều Tiên; bán đảo Triều Tiên bị chia tách giữa phe Cộng sản ở phía Bắc liên minh với Liên Xô và Trung Quốc, và phía Nam dưới sự ảnh hưởng của Mỹ.

1 tháng 8 năm 1953: Fidel Castro, sau khi rút lui vào vùng núi vì thất bại trong vụ tấn công trại lính Moncada, bị một nhóm tuần tra quân sự phát hiện và bị bắt làm tù binh.

3 tháng 9 năm 1953: ở Mát-xcơ-va, Nikita Khruschev được Bầu làm Bí thư thứ nhất Đảng cộng sản Liên Xô.



Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 17 Tháng Chín, 2013, 10:26:06 am
16 tháng 10 năm 1953: Xét xử Fidel Castro, người đã tự bảo vệ cho mình bằng bài diễn văn nổi tiếng “Lịch sử sẽ bào chữa cho tôi” tố cáo tội ác chống lại những người đã tấn công trại lính Moncada, tuyên bố tính phi pháp của chế độ Batista, ủng hộ những hành động bạo lực nhằm lật đổ chế độ này, và đưa ra chương trình hành động chính trị và cách mạng của mìnhế Fidel bị kết án 15 năm tù.

4 tháng 5 năm 1954: ở Paraguay, một cuộc đảo chính nổ ra chống lại chính phủ. Tướng Alfredo Stroessner, người lên chiếm quyền vào ngày 8 tháng 7, sẽ lên lãnh đạo đất nước bằng bàn tay sắt trong suốt 35 năm. Ông ta được sự ủng hộ của Mỹ.

7 tháng 5 năm 1954: ở Điện Biên Phủ, Việt Nam, đội quân thuộc địa của Pháp bị liên tiếp các thất bại nặng nề trước quân kháng chiến của Việt Nam dưói sự lãnh đạo của tướng Võ Nguyên Giáp; sự kiện lịch sử này đã làm thức tỉnh các dân tộc thuộc địa trên toàn thế giới.

17 tháng 6 năm 1954: ở Guatemala, một nhóm bọn lính đánh thuê do CIA tổ chức và trang bị đã lật đổ chính phủ hợp hiến của Tổng thống Jacobo Arbenz, người đã tuyên bố tiến hành cải cách sâu rộng ngành nông nghiệp. Ernesto “Che” Guevara là người chứng kiến sự kiện này. Colonal Carlos Castillo Armas, một sĩ quan lục quân thân Mỹ đã dựng lên chế độ độc tài quân sự vào ngày 15 tháng 8. Che Guevara chạy tị nạn sang Mêhicô.

28 tháng 7 năm 1954: ở Venezuela, Hugo Chavez được sinh ra ở thành phó Sabanetas.

24 tháng 8 năm 1954: ở Brazil, Tổng thống Getulio Vargas, người đã quốc hữu hoá tài nguyên dầu mỏ và tiến hành cải cách xã hội sâu rộng, bị phe đảo chính quân sự lật đổ; ông ta tự sát tại phủ tổng thống.

1 tháng 11 năm 1954: Cuộc chiến tranh giành độc lập của Algeria bắt đầu.

27 tháng 11 năm 1954: Lực lượng từ Nicaragua vượt qua biên giới vào xâm lược Costa Rica. Một nhóm sinh viên Cuba dưói sự lãnh đạo của Jose Antonio Echeverria, Chủ tịch Liên đoàn sinh viên các trường đại học (FEU), đã tham gia bảo vệ chính phủ của Tổng thống Jose Figueres.

18-24 tháng 4 năm 1955: Diễn đàn Á-Phi ở Bandung, Indonesia có sự tham dự của Nehru của Ấn Độ, Chu Ân Lai của Trung Quốc, Nasser của Ai Cập, và Sukarno của Indonesia. “Thế giới thứ ba” ra đời.

14 tháng 5 năm 1955: Hiệp ước Vác-xa-va được ký kết, thành lập liên minh quân sự do Liên Xô cầm đầu làm đối trọng với NATO.

15 tháng 5 năm 1955: Cùng với người em trai Raul và những người tham gia vụ tấn công trại lính Moncada, Fidel Castro được thả khỏi nhà tù trên hòn đảo Isle of Pine (ngày nay là đảo Thanh Niên), được chế độ Batista ân xá do sức ép quá lớn từ dân chúng.

12 tháng 6 năm 1955: Chính thức thành lập Phong trào 26/7, cho đến bây giờ vẫn là một tổ chức ngầm, với ban giám đốc quốc gia đầu tiên do Fidel Castro dẫn đầu.

7 tháng 7 năm 1955: Do không thể tiếp tục đấu tranh chống lại chế độ Batista bằng các công cụ hợp pháp, Fidel Castro đi lưu vong sang Mêhicô và dự định sẽ tổ chức lực lượng vũ trang kháng chiến ở đây.

Tháng 7 năm 1955: ở Mêhicô, Fidel Castro và Ernesto “Che” Guevara lần đầu tiên gặp nhau.

16 tháng 9 năm 1955: ở Ác-hen-ti-na, lực lượng quân sự nổi dậy lật đổ Tổng thống Juan Peron.

Tháng 11 năm 1955: Fidel Castro và Juan Manuel Marquez tổ chức một loạt các sự kiện gây quỹ ở Mỹ. Ở New York, họ gặp gỡ những người di cư Cuba ở Palm Garden trên góc đường số  8 và đường số 52. Khi rời cuộc họp, Castro bị lực lượng cảnh sát New York xét hỏi. Castro và Marquez còn đến thăm Tampa, Key West và Miami ở Florida.

14 tháng 2 năm 1956: ở Mát-xcơ-va, tại Đại hội lần thứ 20 Đảng Cộng sản Liên Xô, Nikita Khrushchev, Bí thư thứ nhất của Đảng trình bày bản báo cáo tiết lộ những hành động thanh trừng do Stalin ra lệnh vầ tố cáo chính sách đàn áp của Stalin. Trung Quốc không đồng tình với sự tố cáo này.

19 tháng 9 năm 1956: ở châu Phi, Amilcar Cabral thành lập Đảng châu Phi vì nền độc lập cho Guinea và Cape Verde (PAIGC).

21 tháng 10 năm 1956: Bố của Fidel Castro, ông Angel Castro Argiz, qua đời ở Biran.

23 tháng 10 - 13 tháng 11 năm 1956: Nổi dậy ở Budapest, Hunggary chống lại chế độ Cộng sản khiến Liên Xô phải can thiệp bằng lực lượng quân đội.

25 tháng 11 năm 1956: Fidel Castro cùng với em trai Raul, Che Guevara và 79 người khác đi thuyền rời cảng Tuxpan của Mêhicô về Vịnh con lợn của Cuba. Dự định của họ là sẽ tiến hành đấu tranh vũ trang ở vùng núi Sierra Maestra.

30 tháng 11 năm 1956: ở Santiago de Cuba, Frank Pais lãnh đạo Phong trào du kích 26/7 thực hiện một cuộc nổi dậy chống lại chế độ Batista. Hành động này thất bại, nhưng nó đã đánh dấu sự ra đời của phong trào kháng chiến vũ trang chống lại chế độ diệt chủng Batista.

2 tháng 12 năm 1956: Fidel Castro cùng với 81 người khác của đội quân thám hiểm Vịnh con lọn đến bờ biển phía Đông Cuba, khu vực Los Cayuelos, gần thành phố Manzanillo, thuộc tỉnh Oriente. Cuộc cách mạng bắt đầu.

5 tháng 12 năm 1956: ở Algeria de Pio, đội quân viễn chinh đến từ Vịnh con lợn bị lực lượng của chế độ Batista phát hiện và bị phân tán hoàn toàn.

18 tháng 12 năm 1956: Fidel Castro, Raul Castro và sáu người sống sót khác gặp nhau ở Cinco Palmas. Hai ngày sau, Juan Almeida, Che Guevara, Ramiro Valdes và bốn người khác cũng tìm thấy họ.


Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 17 Tháng Chín, 2013, 10:29:19 am
17 tháng 1 năm 1957: Lực lượng cách mạng đã hội đủ những người thuộc lực lượng viễn chinh Vịnh con lợn sống sót cùng với một số người khác giành chiến thắng đàu tiên bằng việc bắt sống trại lính ở La Plata Abajo. 5 ngầy sau, ở Los Llanos del Infierno, lực lượng cách mạng còn nhỏ bé lại giành chiến thắng chống lại đội quân tinh nhuệ của chế độ Batista dưới sự chỉ huy của Angel Sanchez Mosquera, lúc đó mới là thượng uý.

17 tháng 2 năm 1957: Herbert Mathews, phóng viên tờ Thời báo New York đến Sierra Maestra phỏng vấn Fidel Castro. Cũng ngày hôm đó, cuộc họp đầu tiên của Ban lãnh đạo quốc gia của Phong trào 26/7 kể từ khi chiến tranh bắt đầu diễn ra và kẻ phản bội Eutimio Guerra bị bắt sống và bị hành quyết.

13 tháng 3 năm 1957: Một đội biệt kích thuộc Ban lãnh đạo cách mạng, hội sinh viên vũ trang các trườrvg đại học tấn cõng phủ chủ tịch định giết chết Batista. Cũng nằm trong loạt hành động này, một nhóm biệt kích khác dưới sự lãnh đạo của Jose Antonio Echeveria, Chủ tịch Liên đoàn sinh viên các trường đại học (FEU) tấn công Radio Reloj, nhưng tất cả những người tham gia tấn công đều bị giết.

28 tháng 5 năm 1957: Quân nổi dậy tấn công và bắt sống trại lính của đối phương ở El Uvero, trận chiến được Che Guevara coi là “Sự khởi đầu một thời đại của quân đội nổi dậy”. Vài ngày sau, Castro cử Che làm tư lệnh và Che giữ chức chỉ huy đội quân du kích của mình, đội du kích đầu tiên được hình thành thuộc lực lượng quân đội nổi dậy.

20 tháng 8 năm 1957: Chiến đấu diễn ra ở Palma Mocha và thị trấn này được giải phóng bởi lực lượng thuộc đội quân “Jose Marti” (Đội quân số 1) dưói sự lãnh đạo của Fidel Castro.

17 tháng 9 năm 1957: Trận chiến đầu tiên diễn ra ở Pino del Agua.

Tháng 10 năm 1957: Quân đội nổi dậy đấu tranh và dẹp tan những hành động cướp bóc đã bắt đầu xuất hiện ở khu vực Caracas ở Sierra Maestra.

4 tháng 10 năm 1957: Liên Xô phóng vệ tinh Sputnik, vệ tinh nhân tạo đầu tiên trên thế giới, và dẫn đầu trong “cuộc chạy đua vũ trụ”.

Tháng 11 - tháng 12 năm 1957: Đội quân số 1 và số 4 của quân đội nổi dậy dưới sự thay nhau chỉ huy của Fidel Castro và Che Guevara đã đẩy lùi cuộc “phản công mùa đông” của quân đội Batista. Chiến sự diễn ra ác liệt ở Mota, Gabiro, El Salto, Mar Verde, và những nơi khác ở Sierra.

23 tháng 1 năm 1958: Tay đua vô địch thế giới công thức I, Juan Manuel Fangio người Ác-hen-ti-na, bị bắt cóc ở Havana bởi thành viên của Phong trào 26/7. 28 giờ sau, anh ta được thả tự do mà không hề bị xâm hại gì. Tin tức được lan truyền đi; mục tiêu là nhằm thu hút sự chú ý của thế giới vào tình hình đang diễn ra ở Cuba. Đây là vụ bắt cóc chính trị đầu tiên vì mục đích thu hút sự chú ý của giới truyền thông trong lịch sử.

16-17 tháng 2 năm 1958: Quân đội nổi dậy giành chiến thắng quan trọng trong trận chiến lần thứ hai diễn ra ở Pino del Agua.
1 tháng 3 năm 1958: 9 đội quân của lực lượng du kích dưới sự chỉ huy của Raul Castro và Juan Almeida ròi khỏi Sierra Maestra. Hành động này đã tạo ra mặt trận thứ hai và thứ ba ở các khu vực miền núi thuộc tỉnh Oriente.

9 tháng 4 năm 1958: Thất bại của Phong trào 26/7 trong việc tổ chức một cuộc tổng tấn công trên toàn hòn đảo.

25 tháng 5 năm 1958: Quân đội Batista tổ chức phản công mạnh mẽ chống lại quân đội nổi dậy nhưng bị thất bại sau 72 ngày chiến đấu căng thẳng. Trong chiến dịch phản công này, những trận chiến quan trọng nhất diễn ra ở Sierra Maestra, trong đó có trận Jigue, Santo Domingo và Las Mercedes, tất cả đều do Fidel Castro chỉ huy. Thất bại của lực lượng Batista trong chiến dịch phản công này là dấu hiệu cho thấy một sự thay đổi về cục diện chiến lược thực sự của cuộc chiến.

Cuối tháng 8 năm 1958: Các đội quân du kích dưới sự chỉ huy của Che Guevara và Camilo Cienfuegos chuẩn bị đánh chiếm các tỉnh miền trung Cuba. Vào tháng 10, hai đội quân sẽ mở một mặt trận mới ở tỉnh miền trung Las Villas của Cuba.

15 tháng 11 năm 1958: Fidel Castro rời khỏi Sierra Maestra lên đường đến Santiago de Cuba, từ đó ông lãnh đạo quân đội nổi dậy tiến hành những trận chiến cuối cùng.

30 tháng 11 năm 1958: Trận Guisa kết thúc với thắng lợi thuộc về quân đội nổi dậy, mở đường tiến về Santiago de Cuba.

1 tháng 1 năm 1959: Trước nguy cơ thất bại về quân sự, tên độc tài Futgencio Batista chạy khỏi Cuba và quân nổi dậy chiếm quyền.

8 tháng 1 năm 1959: Fidel Castro tiến vào Cuba trong chiến thắng. Chính phủ cách mạng được chính thức thành lập; Chủ tịch là quan toà Manuel Urrutia và Thủ tướng là luật sư Jose Miro Cardona. Fidel Castro trở thành Tổng tư lệnh lực lượng vũ trang Cách mạng.

8 tháng 1 năm 1959: ở Paris, tướng Charles de Gaulle nhận chức Tổng thống đầu tiên của nền Đệ ngũ cộng hoà.

23-27 tháng 1 năm 1959: Fidel Castro thăm Venezuela. Hơn 300.000 người tập trung ở Cung điện Plaza del Silencio ở Caracas đón chào và nghe bài diễn văn của ông.

16 tháng 2 năm 1959: Fidel Castro trở thành Thủ tướng của Chính phủ Cách mạng.



Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 17 Tháng Chín, 2013, 10:32:42 am
15-27 tháng 4 năm 1959: Fidel Castro đi thăm Mỹ dưới sự bảo trợ của Hiệp hội các nhà biên tập báo Mỹ. ở New York, 35.000 người tập trung ở công viên trung tâm nghe ông phát biểu. Ngày 19 tháng 4, Castro gặp Phó Tổng thống Mỹ Richard M. Nixon.

17 tháng 5 năm 1959: Nhằm thực hiện chương trình Moncada, Đạo luật cải cách nông nghiệp có hiệu lực ở Cuba.

21 tháng 10 năm 1959: Hai trực thăng Mỹ hạ cánh xuống đường phố ở Havana xả súng máy giết chết hai người và làm bị thương 50 người.

28 tháng 10 năm 1959: Một máy bay nhỏ chở Camilo Cienfuegos đang trên đường về Havana thì lao xuống đại dương. Cienfuegos trở về sau khi đi phá một âm mưu chống lại cách mạng ở Camaguey do Huber Matos tổ chức.

Cuối tháng 10 năm 1959: Tổng thống Mỹ Dwight D. Eisenhower thông qua một chương trình do Bộ ngoại giao và CIA đề xuất tiến hành các hoạt động bí mật chống lại Cuba, trong đó có các hành động tấn công tàu, máy bay và nuôi dưỡng các tổ chức phản cách mạng trong nội địa Cuba.

26 tháng 11 năm 1959: Che Guevara được bổ nhiệm giữ chức chủ tịch Ngân hàng trung ương Cuba.

11 tháng 11 năm 1959: Tổng thống Eisenhower thông qua kế hoạch do CIA đề xuất với mục tiêu “trong vòng một năm lật đổ Fidel và thay ông bằng phe thân với Mỹ”. Kế hoạch này bao gồm cả hành động “tấn công bằng các đài radio bí mật”, can thiệp từ bên trong vào các đài phát thanh và truyền hình của Cuba, ủng hộ các “nhóm đối lập thân Mỹ” để họ có thể “bằng sức mạnh đứng lên thành lập một khu vực kiểm soát trong nội địa Cuba”, và việc trừ khử Fidel Castro.

Tháng 2 năm 1960: Phó thủ tướng thứ nhất Liên Xô Anastas Mikoyan thăm Cuba, đại diện cho Liên Xô cung cấp khoản tín dụng thương mại trị giá 100 triệu USD và ký hiệp định mua đường đổi lấy dầu.

Tháng 2 - tháng 3 năm 1960: Hai triết gia người Pháp Jean-Paul Sartre và Simone de Beauvoir thăm Cuba và gặp Fidel Castro. Họ ở khách sạn nổi tiếng Nacional ở Havana và gặp cả Che Guevara.

Tháng 3 năm 1960: Tổng thống Eisenhower và ngoại trưởng John Foster Dulles đưa ra kế hoạch thứ ba chống Cuba có tên “Điệp vụ Diêm vương”. Dự định của kế hoạch này là tạo ra một lực lưọng bán quân sự bao gồm những người Cuba lưu vong và cử quay lại Cuba lật đổ Fidel và thay thế ông bằng nhà lãnh đạo “ôn hoà”.

4 tháng 4 năm 1960: Tàu Pháp mang tên La Coubre chở trang thiết bị quân sự nổ tung ở cảng Havana do một âm mưu phá hoại (Cuba tuyên bố điều này nhưng không có chứng cớ nào được đưa ra), giết chết 101 người (trong đó có 6 thuỷ thủ người Pháp) và làm bị thương hơn 200 người.

5 tháng 3 năm 1960: Trong mộc cuộc biểu tình lớn ở Havana phản đối âm mưu tấn công thất bại ngày hôm trước, nhiếp ảnh gia người Cuba Alberto Korda chụp được bức ảnh hình tượng Che Guevara và bất tử hoá ông thành “du kích quân anh hùng”. Cho đến 16 tháng 4   năm 1961 bức ảnh mới được công bố trên tờ báo Cách mạng nhân dịp kỷ niệm vụ tấn công Vịnh con lợn.

8 tháng 5 năm 1960: Cuba quốc hữu hóa các nhà máy lọc dầu của Texaco, Shell và Esso khi giám đốc điều hành của các công ty này từ chối chế biến dầu của Liên Xô.

Tháng 7 năm 1960: Liên Xô rút chuyên gia cố vấn khỏi Trung Quốc và ngừng viện trợ cho Bắc Kinh. Đây là sự khởi đầu của cuộc xung đột Xô-Trung.

6 tháng 7 năm 1960: Tổng thống Dwight d. Eisenhower ký ban hành luật từ một dự thảo luật ngừng việc mua đường từ Cuba. Đây là động thái quan trọng đầu tiên trong cuộc chiến kinh tế của Mỹ chống lại Cuba.

6 tháng 8 năm 1960: Fidel Castro tuyên bố quốc hữu hoá các nhà máy lọc dầu của Mỹ, các nhà máy sản xuất đường, các công ty điện và điện thoại.

2 tháng 9 năm 1960: Tuyên bố Havana đầu tiên được đưa ra trong một cuộc họp toàn thể diễn ra tại Cung điện Cách mạng ở thủ đô Havana: “Quốc hội của nhân dân Cuba lên án cả tình trạng lạm dụng con người và lạm dụng các nước kém phát triển của các thể chế tài chính tiền tệ Đế quốc”.

9 tháng 9 năm 1960: ít nhất 8 âm mưu ám sát Fidel tại khách sạn Teresa bị phát hiện.

26 tháng 9 năm 1960: Phát biểu của Fidel Castro tại Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc ở thành phố New York: “Bãi bỏ triết lý ăn cướp thì chúng ta sẽ bãi bỏ mãi mãi được triết lý chiến tranh!”. Theo sách Guinness về các kỷ lục thế giới thì đây là bài diễn văn dài nhất do người đứng đầu nhà nước phát biểu tại Liên Hợp Quốc: 4 giờ 29 phút. Trong thời gian ở thành phố New York, Fidel Castro ở khách sạn Harlem, noi ông có các cuộc gặp gỡ với Tổng thống Ai Cập Gamal Abdel Nasser, Thủ tướng Ấn Độ Jawaharlal Nehru, nhà lãnh đạo da màu Malcolm X và Thủ tướng Liên Xô Nikita Khrushchev - đây là lần đầu tiên hai người gặp nhau.

28 tháng 9 năm 1960: Thành lập các Uỷ ban Bảo vệ Cách mạng (CDR).

13 tháng 10 năm 1960: Các ngân hàng chính của Cuba và khoảng 150 công ty đường được quốc hữu hoá.

14 tháng 10 năm 1960: Chính phủ Cách mạng Cuba thông qua Đạo luật cải cách khu vực thành thị.

30 tháng 10 năm 1960: Washington cấm tất cả các mặt hàng xuất khẩu sang Cuba trừ lương thực và thuốc chữa bệnh.



Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 17 Tháng Chín, 2013, 10:38:27 am
Tháng 11 năm 1960: Chiến dịch Peter Pan bắt đầu. Lực lượng phản cách mạng bí mật đưa 14.000 trẻ em Cuba sang Mỹ. Trước chiến dịch này đã có một chiến dịch tuyên truyền rầm rộ cho rằng chính phủ của Fidel Castro có dự định chia tách bố mẹ bảo trợ khỏi bọn trẻ, và sau đó sẽ đưa bọn trẻ sang Liên Xô.

16 tháng 12 năm 1960: Tổng thống Eisenhower cắt giảm nhập khẩu đường từ Cuba xuống con số 0.

3 tháng 1 năm 1961: Mỹ chấm dứt quan hệ ngoại giao với Cuba và đóng cửa đại sứ tại Havana.

11 tháng 1 năm 1961: Chiến dịch quốc gia chống mù chữ bắt đầu ở Cuba.

20 tháng 1 năm 1961: ở Washington, DC, Tống thống John F. Kennedy nhận chức.

21 tháng 2 năm 1961: Che Guevara được bổ nhiệm là người đứng đầu Vụ công nghiệp thuộc Viện quốc gia về cải cách nông nghiệp (INRA), sau đó cơ quan này trở thành Bộ Công nghiệp.

13 tháng 3 năm 1961: Trong một chương trình nhằm thực hiện các hành động phá hoại và khủng bố chống Cuba, nhà máy lọc dầu Hermanos Diaz ở Santiago de Cuba bị một con tàu đã bị cướp tấn công làm 1 người chết và vài người bị thương.

13 tháng 3 năm 1961: ở Washington, DC, Tổng thống John F. Kennedy đề xuất chương trình “Liên minh vì sự tiến bộ” để thay thế cho sự ảnh hưởng của Cách mạng Cuba ở khu vực châu Mỹ La-tinh.

12 tháng 4 năm 1961: Trong con tàu vũ trụ Vostok-I do kỹ sư Sergei Koriolov thiết kế, nhà du hành vũ trụ Liên Xô Yuri Gagarin lần đầu tiên trong lịch sử bay quanh quỹ đạo trái đất.

13 tháng 4 năm 1961: Một vụ hoả hoạn do mật thám CIA gây ra ở cửa hàng bách hoá El Encanto ở Havana khiến 1 người chết, rất nhiều người bị thương và cửa hàng bị phá huỷ hoàn toàn.

15 tháng 4 năm 1961: ở Cuba, các sân bay quân sự ở San Antonio de los Banos, Columbia, và Santiago de Cuba bị đánh bom bởi các máy bay mang biển hiệu giả của Cuba bay từ các trại tập trung của CIA ở miền Trung nước Mỹ do các phi công đánh thuê người Mỹ và người Cuba lái; 8 người bị thiệt mạng.

16 tháng 4 năm 1961: Trong đám tang tưởng niệm các nạn nhân xấu số của ngày hôm trước, Fidel Castro khẳng định đây là sự khỏi đâu cho hành động xâm lược toàn diện và tuyên bố cuộc Cách mạng Cuba là cách mạng Xã hội chủ nghĩa: “Đây là cuộc Cách mạng Dân chủ Xã hội Chủ nghĩa của người dân, do người dân, và vì người dân”.

17 tháng 4 năm 1961: Khoảng 1.500 tên phản cách mạng Cuba được CIA tổ chức, huấn luyện và trang bị đổ bộ vào Vịnh con lợn. Bọn chúng bị đánh bại trong vòng chưa đầy 72 giờ, và hơn 1.200 tên bị bắt làm tù binh; sau đó bọn này được trao đổi lấy khoản lương thực và thuốc chữa bệnh trị giá 53 triệu USD. Các tàu của Mỹ chở đầy lính vẫn hoạt động trong các vùng nước gần Vịnh con lợn trong 3 ngày sản sàng can thiệp.

28 tháng 5 năm 1961: Một vụ đánh bom khủng bố diễn ra ở nhà hát và chiếu bóng Riego ở Pinar del Rio trong một buổi dạ hội của trẻ em làm hàng chục em bị thương.

30 tháng 6 năm 1961: Fidel Castro phát biểu “một vài lời với các nhân sĩ trí thức” nhằm khẳng định chính sách của chính phủ với các vấn đề văn hoá “Tham gia cách mạng sẽ có tất cả; chống lại cách mạng sẽ mất tất cả”.

Tháng 7 năm 1961: Các tổ chức Cách mạng hợp nhất (ORI) được thành lập. Các tổ chức này sáp nhập Phong trào 26/7, Đảng Xã hội chủ nghĩa đại chúng Bias Roca (Cộng sản) và Ban lãnh đạo Sinh viên Cách mạng Fauré Chomon “13/3”. Anibal Escalante, cựu Chủ tịch Đảng Xã hội chủ nghĩa đại chúng được bầu làm Tổng thư ký.

17 tháng 7 năm 1961: Xảy ra vụ ám sát Patrice Lumumba ở Conggo.

12 tháng 8-20 tháng 11 năm 1961: Chính quyền Đông Đức cho xây dựng Bức tường Berlin.

22 tháng 12 năm 1961: Đỉnh cao của chiến dịch chống mù chữ quốc gia, Cuba tuyên bố “hoàn toàn xoá bỏ nạn mù chữ”.

22 tháng 1 năm 1961: Dưới sự khăng khăng ép buộc của Mỹ, Cuba bị loại bỏ khỏi Tổ chức các quốc gia châu Mỹ (OAS).

3 tháng 2 năm 1962: Tổng thống Kennedy ra lệnh cấm vận hoàn toàn về kinh tế và thương mại đối với Cuba. Lệnh cấm vận này vẫn còn hiệu lực đến ngày nay, 2007, nhằm bóp nghẹt Cuba vẻ kinh tế khiến dân chúng đứng lên phản đối.

4 tháng 2 năm 1962: Tuyên bố Havana lần thứ hai, với sự ủng hộ của hơn 1 triệu người tại Cung điện Cách mạng: “Trách nhiệm của mỗi người cách mạng là phải làm cách mạng”.

7 tháng 2 năm 1962: Washington cấm tất cả các hàng hoá nhập khẩu từ Cuba.

12 tháng 3 năm 1962: Fidel Castro công khai phản đối kiểu “chủ nghĩa bí thư” trong nội bộ ORI. Anibal Escalante bị cách chức.


Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 17 Tháng Chín, 2013, 10:42:55 am
14 tháng 3 năm 1962: Sau thất bại vụ tấn công Vịnh con lợn, chính quyền của Tổng thống Kennedy thông qua một kế hoạch bí mật tổng thể tiến hành các chiến dịch nhằm “giúp Cuba hạ bệ chế độ Cộng sản”. Kế hoạch với những hành động bẩn thỉu này được gọi là “Chiến dịch Mongoose”, cũng được gọi là “Dự án Cuba”. Kế hoạch này do Tướng Edward Landsdale, một chuyên gia chống nổi dậy trực tiếp đièu hành trong đó bao gồm hon 30 kế hoạch, một số đã được tiến hành: tuyên truyền, tấn công chống lại Chính phủ Cuba và nền kinh tế Cuba, việc sứ dụng các đội biệt kích Mũ nồi xanh của Mỹ trong lãnh thố Cuba, phá hoại các nhà máy đường, các còng xướng, đánh bom các bến cảng, ám sát các nhà lãnh đạo chính trị hàng đầu của đất nước này, vũ trang cho các nhóm đối lập, xây dựng các căn cứ du kích tlên toàn lãnh thổ Cuba, các hành động chuẩn bị cho việc xâm lược đất nước này vào tháng 10.

26 tháng 3 năm 1962: ORI được đổi tên thành Đảng thống nhất Cách mạng Xã hội Chủ nghĩa Cuba (PURSC).

5 tháng 7 năm 1962: Kết thúc chiến tranh Algeria; Algeria tuyên bố độc lập.

22 tháng 10 năm 1962: Bắt đầu cuộc Khủng hoảng tháng Mười (“Cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba”). Tổng thống Kennedy ra lệnh dùng hải quân phong toả Cuba nhằm buộc Liên Xô phải tháo dỡ các đầu đạn hạt nhân đã lắp đặt bí mật theo đề nghị của Liên Xô và được sự đồng ý của Chính phủ Cuba, các tên lửa này được lắp đặt nhằm chống lại các kế hoạch mới của Mỹ tấn công trục tiếp hòn đảo này. Sau vài ngày, và không hề tham vấn chính quyền Cuba - Chính phủ Cuba cũng không đồng ý với việc đàm phán bí mật - Mát-xcơ-va đồng ý rút hết các tên lửa và Kennedy lấy danh nghĩa cá nhân hứa sẽ không xâm lược Cuba.

23 tháng 12 năm 1962: Tàu buôn Mỹ African Pilot cập cảng Havana mang hàng hoá do Cuba yêu cầu nhằm bồi thường cho những thiệt hại về vật chất và con người mà vụ tấn công Vịnh con lợn gây ra. Bọn xâm lược bị Cuba bắt và buộc tội đều được trả về Mỹ.
27 tháng 4-3 tháng 6 năm 1963: Fidel Castro thăm Liên Xô.

6 tháng 8 năm 1963: Mẹ của Fidel Castro, bà Lina Ruz Gonzalez qua đời.

28 tháng 8 năm 1963: ở Washington, DC, sau một cuộc tuần hành chống phân biệt chủng tộc, và trước đám đông 250.000 ngưoi Reverend Luther King có bài diễn văn nổi tiếng “Tôi có một ước mơ”.

Tháng 10 năm 1963: Theo đề nghị của Tổng thống Algeria Ben Bella, Fidel Castro cử một trung đoàn gồm 22 xe tăng và vài trăm lính dưới sự chỉ huy của Eflgennio Ameijeiras tới Algeria giúp lực lượng vũ trang Algeria chống lại cuộc tấn công của Ma-rốc ở khu vực Tinduf. Đây là chiến dịch quốc tế đầu tiên của Cuba ở châu Phi.

4 tháng 10 năm 1963: Cơn bão Flora tàn phá khu vực miền Đông Cuba. Fidel Castro tuyên bố “một cuộc cách mạng có sức mạnh lớn hơn cả thiên nhiên”.

22 tháng 11 năm 1963: Ám sát Tổng thống John F. Kennedy ở Dallas. Trước đó Kennedy đã tính tới khả năng hàn gắn lại quan hệ với Cuba.

1 tháng 4 năm 1964: Đảo chính quân sự lật đổ Tổng thống có tư tưởng cải cách của Brazil Joao Goulart, người vừa tuyên bố tiến hành cải cách nông nghiệp, kiểm soát tỷ giá hối đoái tiền tệ và các biện pháp khác nhằm củng cố chủ quyền quốc gia.

3 tháng 4 năm 1964: Cuba rút lui khỏi Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF).

14 tháng 10 năm 1964: ở Mát-xcơ-va, Nikita Khrushchev bị hạ bệ. Leonid Brezhnev được bầu làm Bí thư thứ nhất Đảng Cộng sản Liên Xô.

3 tháng 11 năm 1964: ở Bolivia, một cuộc đảo chính được tiến hành bởi các Tướng Barrientos và Ovando. Bolivia rơi vào giai đoạn độc tài quân sự kéo dài 18 năm.

21 tháng 2 năm 1965: ở Harlem, thành phố New York, nhà lãnh đạo thân Mỹ Malcolm X, người đã từng gặp Fidel Castro vào ngày 9 tháng 9 năm 1960, bị ám sát.

22-27 tháng 2 năm 1965: Hội nghị Á-Phi tổ chức ở Algeria; Che Guevara có bài phát biểu.

Tháng 4 năm 1965: Trong một lá thư gửi Fidel Castro được công khai vào tháng 10 sau đó, Che chính thức rời khỏi Cuba và bí mật sang châu Phi ủng hộ lực lượng du kích ở Conggo. “Còn những vùng đất khác... cần đến chút sức lực khiêm tốn của tôi”.

28 tháng 4 năm 1965: Hải quân Mỹ đổ vào nước Cộng hoà Dominica chiến đấu chống lại lực lượng hợp hiến dưới sự lãnh đạo của Đại tá Francisco Caamano trung thành với Tổng thống Juan Bosch, người đã cho phép hợp pháp hoá Đảng cộng sản ở nước này. “Chúng tôi sẽ không cho phép có một Cuba thứ hai ở cùng Ca-ri-bê”, Tống thống Lyndon B. Johnson tuyên bố.

11 tháng 8 năm 1965: ở khu nhà ổ chuột của người da đen trong thành phố Los Angeles, một vụ nổi dậy bạo lực của người dân diễn ra chống phân biệt chủng tộc, tình trạng cảnh sát ngăn cấm đi lại và tình trạng điều kiện sống tồi tàn ở khu nhà ổ chuột. 34 người bị chết và 800 người bị thương; toàn bộ khu vực bị đốt cháy, phá huỷ hoàn toàn.

Tháng 10 năm 1965: “Cuộc khủng hoảng di cư lần đầu tiên”: cảng Camarioca sẵn sàng tiếp nhận và đưa sang Mỹ những cõng dân Cuba muốn rời đi.

3 tháng 10 năm 1965: Đảng Cộng sản Cuba (PCC) được thành lập. Fidel Castro được bầu làm Bí thư thứ nhất của Ban chấp hành trung ương. Tại buổi lễ mừng sự ra đời của Đảng, Fidel Castro giái thích lý do Che Guevara vắng mặt và đọc lá thư chia tay của ông. Fidel Castro cũng tuyên bố hai tờ báo Revolution của Phong trào 26/7 và Hoy của PSP sẽ không được tiếp tục xuất bản nữa; thay vào đó, một tờ báo mói, tờ Granma, sẽ là cơ quan ngôn luận chính thức của PCC.


Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 17 Tháng Chín, 2013, 03:40:56 pm
29 tháng 10 năm 1965: ở Paris, người Ma-rốc theo tư tưởng Xã hội Chủ nghĩa Mehdi Ben Barka, đối thủ của chính phủ của vua Hassan II và là một trong những người sáng lập ra Liên đoàn Ba châu lục đầu tiên ở Havana, bị bắt cóc và sát hại.

Tháng 1 năm 1966: Hội nghị Liên đoàn Ba châu lục ở Havana với sự tham dự của các phong trào giải phóng đến từ khoảng 70 nước châu Á, châu Phi và các nước châu Mỹ La-tinh.

15 tháng 2 năm 1966: ở Colombia, cha xứ và đồng thời cũng là chiến sĩ du kích Camilo Torres bị giết bỏi quân đội ở San Vicente.

16 tháng 5 năm 1966: Quốc hội Mỹ thông qua Đạo luật Cuba điều chỉnh, vẫn có hiệu lực đến năm 2007. Đạo luật này, với việc giao đặc quyền đặc lợi cho những người Cuba đến Mỹ bằng những con đường bất hợp pháp, đã khiến nạn di cư bất hợp pháp bùng nổ và dẫn đến rất nhiều người bị thiệt mạng trên biển.

25 tháng 4 năm 1967: ở Bolivia, Regis Debray bị quân đội bắt.

9 tháng 10 năm 1967: Che Guevara bị giết sau khi bị bắt sống khi đang chiến đấu chống lại quân đội Bolivia, vì ông đang lãnh đạo phong trào du kích ở đây.

18 tháng 10 năm 1967: Fidel Castro thông báo về cái chết của Che Guevara với nhân dân Cuba.

17 tháng 11 năm 1967: ở Camiri, Bolivia, Regis Debray bị kết án 30 năm tù.

9 tháng 12 năm 1967: ở Romani, Nicolae Ceausescu được bầu làm Chủ tịch Hội đồng nhà nước.

Tháng 1 năm 1968: Chính phủ Cuba sung công toàn bộ các doanh nghiệp tư nhân trên hòn đảo, ngoại trừ một số doanh nghiệp nhỏ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp.

4 tháng 4 năm 1968: ở Memphis, Tennessee, một tên phân biệt chủng tộc ám sát Reverend Luther King trên ban công của khách sạn Lorraine khi Reverend King đang chuẩn bị dẫn đầu một cuộc tuân hành ủng hộ liên minh những người Mỹ gốc Phi ở địa phương.

20 tháng 4 năm 1968: ở Canada, Pierre Trudeau trở thành thủ tướng. Nhà lãnh đạo mới này ủng hộ cải thiện quan hệ với Fidel Castro.
Tháng 5 năm 1968: Sinh viên trên toàn thế giới phản đối chế độ tư bản chủ nghĩa ở Tây Đức. Ở California, Đức, Pháp, Ý, hàng chục nghìn thanh niên mang khẩu hiệu có hình ảnh Che Guevara yêu cầu đòi thay đổi hệ thống chính trị và thay đổi cuộc sống.

5 tháng 6 năm 1968: ở Los Angeles, trong gian bếp của khách sạn Ambassador, thượng nghị sĩ Robert Kennedy bị ám sát.

21 tháng 8 năm 1968: Lực lượng theo Hiệp ước Vác-xa-va can thiệp vào Tiệp Khắc theo lời kêu gọi của Liên Xô nhằm dập tắt vụ nổi dậy “Prague”. Trung Quốc phản đối hành động xâm lược này. Trong bài phát biểu ngày 23 tháng 8, Fidel Castro dè dặt ủng hộ hành động can thiệp này.

19 tháng 1 năm 1969: ở Prague, sinh viên Jan Palach tự hi sinh thân mình để phản đối hành động xâm lược vào Tiệp Khắc.

20 tháng 1 năm 1969: ở Washington, DC, Tổng thống Richard Nixon nhậm chức.

1 tháng 2 năm 1969: ở Cận Đông, Yasser Arafat được bầu làm Chủ tịch Tổ chức giải phóng Palestin (PLO),

20 tháng 7 năm 1969: Hai phi hành gia Neil Armstrong và Buzz Aldrin đáp xuống mặt trăng; Armstrong đi “một bước nhỏ của một con người, nhưng là bước tiến vĩ đại của nhân loại”.

1 tháng 9 năm 1969: ở Libya, đại tá Muammar al-Gaddafi lật đổ vua Idriss và chiếm quyền.

14 tháng 10 năm 1969: ở Thuy Điển, nhà dân chú Xã hội Chu nghĩa Olof Palme được bầu làm Thủ tướng. Nhà lãnh đạo mới này mớ rộng quan hệ với Cuba và Fidel Castro.

21 tháng 10 năm 1969: ở Tây Đức, nhà dân chủ Xã hội Chủ nghĩa, Willy Brandt được bầu làm Thủ tướng, ông này cũng mở rộng quan hệ với Cuba và Fidel Castro.

17 tháng 4 năm 1970: Một nhóm người Cuba lưu vong, được Mỹ trang bị và hỗ trợ tài chính, đột nhập vào Baiacoa giết 4 thành viên phong trào du kích và làm bị thương nặng hai người khác.

18 tháng 5 năm 1970: Thông báo chính thức mục tiêu thu hoạch 10 triệu tấn đường của năm không đạt được.

26 tháng 7 năm 1970: Trong một bài diễn văn, Fidel Castro nhận trách nhiệm trong việc không đạt được mục tiêu thu hoạch 10 triệu tấn đường.

4 tháng 9 năm 1970: ở Chile, Salvador Allende được bầu làm Tổng thống.

8 tháng 10 năm 1970: Alexander Solzhenitsyn, người bất đồng chính kiến người Liên Xô và là tác giả của các cuốn sách Một ngày trong cuộc đời của Denisovich Ivan (Tạm dịch - 1962), Căn phòng của những bệnh nhăn ung thư (Tạm dịch - 1968) và một số tác phẩm khác được trao giải Nobel văn học.

23 tháng 12 năm 1970: ở Bolivia, sau 3 năm bị cầm tù, Regis Debray được thả.

20 tháng 3 năm 1971: Nhà thơ Heberto Padilla, tác giả của tập thơ gây tranh cãi “Không phải trò đùa” (Tạm dịch - 1967), bị bắt và bị buộc tội “hành động chống lại an ninh của nhà nước”. Vụ bắt giữ này đã gây ra làn sóng quốc tế phản đối mạnh mẽ, và hàng chục nhà trí thức lên tiếng đòi thả ông ta. Tác giả này sau đó được thả nhưng phải công khai đọc một bài tự phê bình trước công chúng ở Havana. (Tình tiết này được gọi là “Vấn đề Padilla”, và không hề mang lại kết quả gì: Padilla bị khinh bỉ vì đã “xin lỗi” chính những vần thơ của mình trong khi chế độ Fidel Castro và Cuba bị chỉ trích mạnh mẽ, bị cấm tự do ngôn luận của các nghệ sĩ và nhà thơ. Năm 1980, sống lưu vong ở Mỹ, và có thời gian dạy học ở Trường Đại học Princeton và trường Auburn; ông qua đời ở Alabama năm 2000).


Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 17 Tháng Chín, 2013, 03:44:20 pm
10 tháng 5 năm 1971: Một nhóm người Cuba lưu vong tấn công hai tàu thuộc Hợp tác xã ngư nghiệp Caibaren, bắt 11 thuyền viên và bỏ mặc họ trên một hòn đảo nhỏ ở Bahamas.

12 tháng 7 năm 1971: ở Miami, một nhóm người Cuba lưu vong nhận trách nhiệm cho hành động khủng bố ở Guantanamo: gây ra vụ tai nạn tàu hoả khiến 4 người chết và 17 người bị thương.

19 tháng 7 năm 1971: ở Sudan, một cuộc đảo chính của phe Cộng sản thất bại. 14 nhà lãnh đạo Cộng sản bị treo cổ công khai ở Khartoum.

12 tháng 10 năm 1971: Một tàu chiến xuất phát từ Miami tấn công khu dân cư Boca de Sama (ở Banes, tỉnh Oriente), giết 2 người (Lidio Rivaflecha và Ramon Siam Portelles), và làm bị thương 4 người, trong đó có 2 trẻ em.

25 tháng 10 năm 1971: Sau chuyến thăm của Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger tới Bắc Kinh, Đài Loan bị trục xuất khỏi Liên Hợp Quốc và Trung Quốc, chiếm vị trí là một trong năm nước thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an.

10 tháng 11-4 tháng 12 năm 1971: Fidel Castro thăm Chile, khi đó đang dưới quyền lãnh đạo của Salvador Allende thuộc phe Thống nhất đại chúng.

15 tháng 2 năm 1972: Cuba thông qua Công ước quốc tế xoá bỏ phân biệt chủng tộc.

21 tháng 2 năm 1972: Tổng thống Richard Nixon đến Bắc Kinh và có cuộc gặp với Mao Trạch Đông.

4 tháng 4 năm 1972: ở Montreal, một quả bom phát nổ phá huỷ hoàn toàn Văn phòng đại diện thương mại Cuba, giết chết nhân viên đại diện Sergio Perez del Castillo. Ở Miami, một tổ chức có tên Nhóm thanh niên Cuba tuyên bố nhận trách nhiệm.

22 tháng 5 năm 1972: Tổng thống Nixon thăm Mát-xcơ-va và có cuộc gặp với Leonid Brezhnev. Hai nhà lãnh đạo ký một hiệp định song phương cắt giảm kho đầu đạn hạt nhân.

Tháng 7 năm 1972: Cuba gia nhập Hội đồng tương trợ kinh tế chung (ở Cuba gọi là COMECON; ở các nước nói tiếng Anh gọi là CMEA), được coi là “thị trường chung” của các nước Xã hội chú nghĩa.

Tháng 1 năm 1973: Ký kết Hiệp định Paris giữa Bắc và Nam Việt Nam; nước Mỹ, từ năm 1969 đã dần rút lực lượng khỏi Nam Việt Nam, cam kết sẽ không can thiệp về quân sự.

20 tháng 6 năm 1973: Juan Peron trở về Ác-hen-ti-na trong chiến thắng: 23 tháng 9 được bầu làm Tổng thống lần thứ ba.

3 tháng 8 năm 1973: ở Abrainville, ngoại ô phía Tây Paris, một thành viên của Tổ chức Hành động Cuba (chống Fidel Castro) bị giết khi quả bom hắn định ném vào toà đại sứ Cuba phát nổ.

6 tháng 8 năm 1973: Cựu độc tài Cuba Fulgencio Batista chết ở Tây Ban Nha.

5-10 tháng 9 năm 1973: Fidel Castro tham dự Hội nghị thượng đinh lần thứ tư các nước không liên kết ở Algier (thủ đô Algeria).

11 tháng 9 năm 1973: Đảo chính quân sự ở Chile, Salvador Allende bị giết. Tướng Augusto Pinochet lên nắm quyền và thiết lập chế độ độc tài dã man được Mỹ hậu thuẫn.

Tháng 12 năm 1973: Nhà văn Liên Xô Alexander Solzhenitsyn xuất bản cuốn sách Quần đảo Gulag miêu tả hệ thống các trại tập trung của Liên Xô. Cuốn sách được xuất bản bằng tiếng Nga bởi Nhà xuất bản YMCA ở Paris được thành lập năm 1921 bởi những người Nga di cư.
Tháng 2 năm 1974: ở Mát-xcơ-va, Solzhenitsyn bị bắt và bị trục xuất khỏi Liên Xô.

13 tháng 2 năm 1974: Tại Madrid, một gói bưu phẩm gửi qua đường bưu điện tới đại sứ Cuba ở Tây Ban Nha phát nổ tại bưu điện trung tâm ở Cibeles và làm bị thương một nhân viên bưu điện.

25 tháng 4 năm 1974: “Cách mạng Carnation” (Cách mạng hoa cẩm chướng) diễn ra ở Bồ Đào Nha; chế độ độc tài sụp đổ.

1 tháng 7 năm 1974: Juan Peron qua đời tại Buenos Aires.

8 tháng 8 năm 1974: Tại Washington, DC, Tổng thống Richard Nixon từ chức vì vụ scandal Watergate và bị thay thế bởi Tổng thống Gerald Ford.

12 tháng 9 năm 1974: ở Ethiopia, đảo chính diễn ra ở Addis Ababa: Một nhóm các sĩ quan quân đội Mác-xít, trong đố có Haile Mariam phế truất và giết hại vua Haile Selassie.

Tháng 11 năm 1974: Các quan chức Mỹ và Cuba bắt đầu đàm phán nhằm tìm giải pháp giải quyết cuộc khủng hoảng di cư.

Tháng 4 năm 1975: Mỹ rút quân khỏi vụ bê bối ở Sài Gòn. Chiến tranh Việt Nam kết thúc với chiến thắng thuộc về phía Việt Nam.



Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 17 Tháng Chín, 2013, 03:48:03 pm
17 tháng 4 năm 1975: Tại Campuchia, Khme Đỏ chiếm Phnom Penh và nạn diệt chủng chống lại người thành thị và người dân tộc thiểu số bắt đầu.

30 tháng 4 năm 1975: Tại Việt Nam, lực lượng quân đội của Bắc Việt Nam tiến vào Sài Gòn - sau này đổi tên là thành phố Hồ Chí Minh.

25 tháng 6 năm 1975: Chính phủ mới của Bồ Đào Nha được hình thành sau cuộc “Cách mạng Carnation” tuyên bố độc lập cho Angola.

29 tháng 6 năm 1975: Thủ tướng Thụy Điển Olof Palme thăm Cuba.

11 tháng 11 năm 1975: Chiến dịch Carlota bắt đầu: Cuba thiết lập các kênh vận tải đường không và đưa hàng nghìn lính tình nguyện đến Angola. Lực lượng tình nguyện này đã ngăn cản quân đội Nam Phi và Zaira tiến vào Luanda nhằm bảo vệ nền độc lập cho Angola.

20 tháng 11 năm 1975: Tại Tây Ban Nha, tướng phát xít Franco chết; vua Juan Carlos I trở lại ngai vàng.

15 tháng 2 năm 1976: Hiến pháp Xã hội Chủ nghĩa đầu tiên của Cuba được thống qua bằng hình thức trưng cầu dân ý; phiếu thuận chiếm đa số áp đảo.

22 tháng 4 năm 1976: Tại Lisbon, một quả bom phát nổ tại sứ quán Cuba và giết chết hai quan chức đại sứ: Efren Monteagudo và Adriana Corcho.

9 tháng 7 năm 1976: Tại sân bay ở Kingston, Jamaica, một quả bom đặt trong vali phát nổ khi chuẩn bị được đưa lên chiếc máy bay của Hãng hàng không Cuba.

9 tháng 8 năm 1976: Nhà văn Cuba nổi tiếng Jose Lezama Lima qua đời tại Havana.

9 tháng 9 năm 1976: Mao Trạch Đông qua đời tại Bắc Kinh.

6 tháng 10 năm 1976: Một máy bay dân sự của Cuba phát nổ trên không trung ngoài khơi bờ biển Barbados; 73 hành khách thiệt mạng. Chính quyền Venezuela và Barbados cho rằng, bọn khủng bố người Cuba lưu vong Luis Posada Carriles và Orlando Bosch phải chịu trách nhiệm, cả hai tên đều bị bắt.

20 tháng 1 năm 1977: ở Washington, DC, Tổng thống Jimmy Carter nhậm chức.

11 tháng 2 năm 1977: ở Ethiopia, đại tá Mengistu Haile Miriam lên nắm quyền.

1 tháng 9 năm 1977: Mỹ, dưới thời Tổng thống Jimmy Carter, và Cuba mở văn phòng đại diện ngoại giao (Văn phòng lợi ích) ớ thủ đô mỗi bên.

Tháng 3 năm 1978: Với sự giúp đỡ của quân đội Cuba, Ethiopia tuyên bố chiến thắng trước lực lượng xâm lược Somali trong chiến dịch Ogaden.

28 tháng 7 năm 1978: Liên hoan thanh niên, sinh viên thế giới lần thứ 11 được tổ chức tại Havana.

9 tháng 9 năm 1978: Thủ tướng Tây Ban Nha Adolf Suarez đến Havana, trở thành người đứng đầu nhà nước Tây Ban Nha đầu tiên thăm chính thức Cuba kể từ năm 1959.

16 tháng 10 năm 1978: ở Va-ti-căng, hồng y người Ba Lan Karol Wojtyla được bầu làm giáo hoàng và lấy tên là John Paul II.

Tháng 11 năm 1978: ở Cuba, thiết lập những liên hệ đầu tiên với các nhà lãnh đạo lưu vong ôn hoà; hơn 3.000 tù nhân chính trị được thả.

24 tháng 12 năm 1978: Quân đội Việt Nam tiến vào Campuchia, do Khme Đỏ lãnh đạo. Quân Việt Nam chiếm Phnom Penh vào ngày 7 tháng 1 năm 1979.

16 tháng 1 năm 1979: Cách mạng Hồi giáo ở I-ran. Shah Reza Pahlevi bị lật đổ và nhà lãnh đạo tinh thần người I-ran Ayatollah Khomeini quay lại Tehran vào ngày 1 tháng 2.

19 tháng 7 năm 1979: Chiến thắng của cách mạng Sandinista ở Nicaragua.

3-9 tháng 9 năm 1979: Hội nghị thượng đỉnh Phong trào không liên kết diễn ra ở Havana. Fidel Castro trở thành chủ tịch của Phong trào.

27 tháng 12 năm 1979: Quân đội Liên Xô tiến vào Afghanistan.

11 tháng 1 năm 1980: Celia Sanchez, một trong những thành viên đầu tiên của nhóm du kích của Fidel Castro chống Batista và là một trong những người bạn thân nhất của Castro qua đời ở Havana.


Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 17 Tháng Chín, 2013, 03:51:40 pm
Tháng 2 năm 1980: Fidel Castro cưới Dalia Soto del Valle, một giáo viên quê ở thành phố Trinidad, người đã có quan hệ với Fidel Castro từ năm 1961 và hai người có với nhau 5 người con: Alexis (1963), Alex (1965), Alejandro (1967), Antonio (1968) và Angel (1974). Cuộc hôn nhân không được công bố công khai.

16 tháng 3 năm 1980: Nhà thơ Heberto Padilla đi sống lưu vong.

Tháng 4 năm 1980: Cuộc “khủng hoảng di cư” lần thứ hai diễn ra. Cuộc di cư Mariel bắt đầu với tuyên bố của Chính phủ Cuba cho phép bất kỳ ai muốn rời khỏi hòn đảo này được ra đi. Khoáng 125.000 người Cuba ra đi trong khoảng thời gian từ tháng 4 đến cuối tháng 9.

4 tháng 5 năm 1980: Đô đốc Tito qua đời ở Begrade.

17 tháng 5 năm 1980: Tại Peru, cuộc “chiến tranh nhân dân” do tổ chức Maoist Sendero Luminoso bắt đầu tiến hành; cuộc chiến này khiến hàng nghìn người bị thương.

18 tháng 7 năm 1980: Tại Managua, Nicaragua, Fidel Castro tham dự các hoạt động kỷ niệm chiến thắng Sandinista đầu tiên. Ông tuyên bố sẽ giúp đỡ Chính phủ Sandinista trong cuộc chiến chống lại bọn “đối lập” và những người Mỹ ủng hộ.

14 tháng 8 năm 1980: Tại Ba Lan, cuộc đình công do những công nhân đóng tàu ở Gdansk tiến hành và nhanh chóng lan ra cả nước. Những người đình công giành được chiến thắng lớn khi các hiệp định được ký kết giữa Chính phủ Ba Lan ở Vác-xa-va với Cõng đoàn Đoàn kết do Lech Walesa cầm đầu.

11 tháng 9 năm 1980: Nhà ngoại giao Cuba Felix Garcia bị ám sát ở New York bới các thành viên của Tổ chức khủng bố chống Castro Omega 7.

20 tháng 1 năm 1981: ở Washington, DC, Tổng thống Ronald Reagan nhậm chức.

Tháng 6 năm 1981: ở Trung Quốc, người kế nhiệm Mao Trạch Đông, Hoa Quốc Phong, bị cách chức chủ tịch Đảng Cộng sản và nhà cải cách Đặng Tiểu Bình lên nắm quyền.

18 tháng 10 năm 1981: Tướng Wojciech Jaruzelski được bầu làm Bí thư thứ nhất của Đảng cổng nhân hợp nhất Ba Lan (Đảng Cộng sản của đất nước này).

22 tháng 10 năm 1981: Hội nghị thượng định Bắc-Nam diẻn ra ở Cancún, Mêhicô. 22 người đứng đầu nhà nước cam kết sẽ tiến hành đàm phán toàn cầu giữa các nước giàu và các nước nghèo. Washington gây sức ép đòi loại bỏ Cuba mặc dù Cuba đang giữ chức Chủ tịch Nhóm 77.

22-23 tháng 10 năm 1981: Tại Cancún, Mêhicô, một hội thảo quốc tế về trật tự kinh tế thế giới mới được tố chức; Tổng thống Pháp Francois Mitterrand kêu gọi tổ chức hội nghị.

2 tháng 4-13 tháng 6 năm 1982: Chiến tranh giữa Anh và Ác-hen-ti-na liên quan đến quần đảo Falkland. Người Anh chiếm lại quần đảo do Ác-hen-ti-na tuyên bố chủ quyền.

21 tháng 8 năm 1982: Khủng hoảng nợ nước ngoài diễn ra. Đất nước này tuyên bố đình hoãn trả nợ; cuộc khủng hoảng tài chính này lan ra các nước thuộc châu Mỹ La-tinh và vùng Ca-ri-bê.

18 tháng 10 năm 1982: Theo đề nghị của Tổng thống Francois Mitterrand, nhà thơ bị buộc tội Armando Vallandares, người giả vờ bị bại liệt, được thả khỏi nhà tù ở Havana sau khi đã thực hiện bản án 22 năm tù vì tội khủng bố.

10 tháng 11 năm 1982: ở Mát-xcơ-va, Leonid Brezhnev qua đời; Yuri Andropov thay thế ông ta làm người đứng đầu nhà nước Liên Xô.

25 tháng 10 năm 1983: Quân đội Mỹ can thiệp vào Grenada sau vụ ám sát Thủ tướng Maurice Bishop. Người dân Cuba làm việc ở Grenada kiên quyết đứng lên chống lại hành động xâm lược, và một số bị chết trong khi chiến đấu hoặc bị giết. Khoảng 600 người Cuba bị bắt làm tù nhân và bị trục xuất về Cuba.

11 tháng 2 năm 1984: ở Mát-xcơ-va, Yuri Andropov qua đời; Konstantin Chernenko thay thế ông ta làm người đứng đầu nhà nước Liên Xô.

16 tháng 2 năm 1984: Fidel Castro dừng chân ngắn ở Tây Ban Nha trên đường trở về từ Mát-xcơ-va; đây là chuyến thăm đầu tiên của Fidel Castro đến Tây Ban Nha. Fidel Castro có cuộc gặp với Thủ tướng Tây Ban Nha Felipe Gonzalez.

Tháng 12 năm 1984: Hiệp định đầu tiên về vấn đề di cư được ký giữa Cuba và Mỹ.

10 tháng 3 năm 1985: ở Mát-xcơ-va, Konstantin Chernenko qua đời.

11 tháng 3 năm 1985: Mikhail Gorbachev lên nắm quyền ở Liên Xô và bắt đầu xem lại cơ cấu kinh tế, chính trị của đất nước này. Ông ta công bố những chính sách mới về minh bạch hoá và tái cơ cấu.

11 tháng 4 năm 1985: ở Tirana, Albania, nhà lãnh đạo Cộng sản Enver Hodja, người đứng đầu nhà nước từ năm 1985 qua đời.

Tháng 8 năm 1985: Tạp chí Mỹ Playboy xuất bản cuộc phỏng vấn với Fidel Castro về “Reagan và cuộc Cách mạng".



Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 17 Tháng Chín, 2013, 03:55:47 pm
3 tháng 8 năm 1985: Fidel Castro tham gia cuộc hội thảo quốc tế tổ chức tại Havana về nợ nước ngoài của châu Mỹ La-tinh, một phần tham luận của Cuba phản đối việc trả nợ của các nước nghèo: “Những người bị áp bức có nhất định phải trả nợ cho những kẻ đi áp bức không?”.

Tháng 2 năm 1986: Fidel Castro thăm Mát-xcơ-va và có cuộc gặp thân mật với Mikhail Gorbachev.

19 tháng 4 năm 1986: ở Cuba, “Chiến dịch chỉnh đốn bắt đầu”: Fidel Castro bác bỏ những sai lầm trong hoạt động lãnh đạo của Đảng, điều hành nền kinh tế, tham ô, vị kỷ, tham nhũng trong chính phủ. (Về cơ bản, việc này đánh dấu chấm hết với các doanh nghiệp tư nhân, thị trường “nông dân tự do” và những sáng kiến thực dụng liên quan đến lao động, và việc bắt đầu các nhóm “tình nguyện” theo các “sáng kiến tinh thản” làm việc hai ca nhưng không hề được tăng lương).

25 tháng 4 năm 1986: Vụ nổ nhà máy điện nguyên tứ Chernobyl ở Ukraine. Cuba giúp đỡ và phục hồi cho hàng nghìn trẻ em bị ảnh hưởng bởi vụ tai nạn.

Tháng 11 năm 1986: Thủ tướng Tây Ban Nha, Felipe Gonzalez có chuyến thăm cấp nhà nước tới Cuba.

Tháng 6 năm 1987: Luis Orlando “Landy” Dominguez, cựu Chủ tịch Đoàn thanh niên Cộng sản, thành viên trong Ban trợ lý cho Fidel Castro và là Chủ tịch của Viện hàng không dân dụng bị bắt khi ông này đang tìm cách rời khỏi Cuba cùng với gia đình, ông ta bị kết an 20 năm tù vì tội tham ô.

19 tháng 10 năm 1987: ở New York, thị trường Phố Wall sụp đổ. Chỉ số Dow Jones giảm 22% chỉ trong một ngày. Cuộc khủng hoảng tài chính lan sang các thị trường Hồng Công, Luân Đôn, Brúc-xen, và Paris.

16 tháng 7 năm 1987: Fidel Castro từ chối đề nghị tái cơ cấu của Gorbachev và coi đó là việc làm “nguy hiểm” và “đi ngược lại với các nguyên lý của Chủ nghĩa xã hội”.

20 tháng 1 năm 1989: Tại Washington, DC, Tổng thống George H.W. Bush nhậm chức.

27 tháng 2 năm 1989: Tại Venezuela, “liệu pháp sốc” tự do mới do Tống thống Carlos Andres Perez gây ra làn sóng phản đối và là vụ bê bối lớn nhất trong lịch sử nước này. Khoảng 300 đến 3.000 người bị thiệt mạng trong vụ đàn áp đẫm máu sau đó. Hugo Chavez, quan chức trong đội bảo vệ Tổng thống đã tạo được những dấu ấn sâu sắc trong những sự kiện này.

3 tháng 4 năm 1989: Mikhail Gorbachev thăm Cuba.

Tháng 6 năm 1989: Diocles Torralba, Bộ trưởng giao thông và là Phó Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng bị cách chức. Ngày 24 tháng 7, ông này bị kết án 20 năm tù vì tội lạm dụng quyền lực, tham ô và cố tình làm sai lệch các tài liệu công.

Tháng 6 năm 1989: Mikhail Gorbachev thăm Bắc Kinh va gặp gỡ Đặng Tiểu Bình. Kết thúc giai đoạn chia rẽ Trung-Xô. Vụ “Mùa xuân Bắc Kinh” bắt đầu dẫn đến vụ đàn áp đẫm máu ở Quảng trường Thiên An Môn.

14 tháng 6 năm 1989: Xét xử tướng Arnaldo Ochoa, Đại tá Antonio de la Guardia, và các quan chức cao cấp khác trong lực lượng vũ trang và lực lượng an ninh Cuba có liên quan đến buôn lậu ma tuý. Ochoa, de la Guardia và hai sỹ quan khác bị kết án tử hình và bị xư bắn vào ngày 13 tháng 7.

26 tháng 7 năm 1989: Trong một bài diễn văn, Fidel Castro tuyên bố cho dù có ngày Liên Xô không còn nhưng cách mạng Cuba thì vẫn tồn tại.

5 tháng 10 năm 1989: Tổng thống người Chile Augusto Pinochet thất bại trong cuộc trưng cầu dân ý nhằm kéo dài thời hạn nắm quyền của ông ta.

9 tháng 11 năm 1989: Bức tường Berlin sụp đổ. Các nước trong hệ thống Xã hội chủ nghĩa trên toàn khu vực Đông Âu lần lượt sụp đổ.

20 tháng 12 năm 1989: Vụ nổi dậy đẫm máu diễn ra ở Ru-ma-ni; chế độ Cộng sản sụp đổ. Tổng thống Nicolas Ceausescu bị xử bắn vài ngày sau.

26 tháng 12 năm 1989: Vụ can thiệp đẫm máu của Mỹ vào Panama. Tổng thống Panama, tướng Manuel Noriega bị quân đội Mỹ bắt làm tù nhân.

Tháng 4 năm 1990: Sandinista thất bại trong bầu cử ở Nicaragua. Kết thúc cuộc cách mạng Sandinista.

29 tháng 8 năm 1990: Chính quyền Cuba tuyên bố “giai đoạn đặc biệt trong thời bình” và công bố 14 giải pháp nhằm hạn chế việc tiêu thụ xăng dầu và điện.

21 tháng 5 năm 1991: ở Ethiopia, Đại tá Mengistu Haile Mariam bị lật đổ và chạy khỏi đất nước.

25 tháng 5 năm 1991: Những người lính Cuba cuối cùng rút khỏi Angola sau hiệp định hoà bình đạt được với Cuba. Cuộc chiến ở Angola khiến 2.000 người Cuba thiệt mạng và khoảng 10.000 người bị thưong. Không có sự can thiệp về quân sự của Cuba, chế độ Luanda rơi vào tay binh lính Nam Phi. Sự thất bại của Nam Phi cho phép Namibia hoàn toàn độc lập và báo hiệu sự sụp đổ của chế độ phân biệt chủng tộc Apacthai ở Nam Phi.

11 tháng 9 năm 1991: Mikhail Gorbachev tuyên bố rút 7.000 binh lính, cố vấn, các nhân viên kỹ thuật khỏi Cuba.

Tháng 12 năm 1991: Sự sụp đổ của Liên Xồ đã kết thúc các quan hệ kinh tế và thương mại của nước này với Havana. Nền kinh tế Cuba sụt giảm 35% trong vòng 3 năm sau đó.



Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 17 Tháng Chín, 2013, 03:59:04 pm
1 tháng 1 năm 1992: Năm đầu tiên của “giai đoạn đặc biệt”. Rất nhiều nước trên thế giới cho rằng Cách mạng Cuba sẽ sụp đổ.

14 tháng 1 năm 1992: ở Mêhicô, Chính phủ Salvador và Mặt trận giải phóng dân tộc Farabundo Marti ký bản hiệp định hoà bình gọi là Hiệp định Chapultepec chấm dứt 12 năm nội chiến ở El Salvador.

20 tháng 1 năm 1992: ở Washington, DC, Tổng thống Bill Clinton nhậm chức.

4 tháng 2 năm 1992: ở Venezuela, Hugo Chavez dẫn đầu một nhóm các sĩ quan quân sự đảo chính chống lại Tổng thống Carlos Andres Perez. Vụ đảo chính bất thành và Chavez bị tù hai năm.

5 tháng 4 năm 1992: ở Peru, Tổng thống Alberto Fujimori, người trung thành với chính sách kinh tế liệu pháp sốc tự do mới đình chỉ hoạt động của chính phủ, giải tán quốc hội và tự ban cho mình quyền lãnh đạo thông qua các sắc lệnh.

Tháng 6 năm 1992: Fidel Castro tham gia Hội nghị thượng đỉnh trái đất ở Rio de Janeiro.

Tháng 7 năm 1992: Fidel Castro tham gia Hội nghị thượng đỉnh Ibero-Mỹ lần thứ hai ở Madrid. Castro chấp nhận lời mời của Tổng thống Galacia Manuel Fraga đến thăm Galacia, đặc biệt là ngôi làng Lancara, thuộc tỉnh Lugo nơi bố của Castro sinh ra và hiện ông cũng còn nhiều người họ hàng sống ở đó.

12 tháng 9 năm 1992: ở Peru, Sendero Luminoso bị giải tán khi người đứng đầu Abimael Guzman bị đi tù; một năm sau ông này bị kết án tù chung thân.

Tháng 10 năm 1992: Carlos Aldana, uỷ viên Bộ chính trị (Cơ quan có nhiệm vụ định ra các phương hướng tư tưởng của Đảng) và là người được coi là quan chức cao cấp thứ ba trong chính phú Cuba, bị cách chức do “những yếu kém trong công việc và những sai lầm nghiêm trọng về phẩm chất cá nhân”.

Tháng 10 năm 1992: Quốc hội Mỹ thông qua Đạo luật Dân chủ Cuba, còn được gọi là Đạo luật Torricelli, tăng cường lệnh cấm vận về kinh tế và thương mại chống Cuba.

24 tháng 2 năm 1993: Diễn ra các cuộc bầu cử lập pháp trực tiếp bầu 601 đại biểu Quốc hội Cuba. Đảng Cộng sản không đề cử các đại biểu. Fidel Castro chiến thắng với tư cách là đại biểu của Santiago de Cuba và được Quốc hội phê chuẩn thông qua chức vụ Chủ tịch Hội đồng Nhà nước và Hội đồng bộ trưởng.

27 tháng 7 năm 1993: Thị trường quy mô nhỏ của nông dãn và ngư dân được cho phép hoạt động; lệnh cấm cũng được bãi bỏ đối với hoạt động làm ăn cá nhân, đối với nông dân và những công nhân làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, giữ lại một phần sản lượng và bán ra thị trường. Lệnh cấm sử dụng đô la cũng được bãi bỏ và công dân được phép nhận tiền từ nước ngoài. Du lịch được khuyến khích và kể từ tháng 9, doanh nghiệp tư nhân quy mô nhỏ được phép hoạt động.

22 tháng 11 năm 1993: Chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân thăm Cuba.

Tháng 12 năm 1993: Alina Fernandez, cô “con gái nổi loạn” của Fidel Castro, người được sinh ra vào ngày 3 tháng 3 năm 1956 do kết quả của mối quan hệ với Naty Revuelta, bí mật rời khỏi Cuba và sang Tây Ban Nha, sau đó sang Miami gia nhập hàng ngũ những người phản đối Cách mạng Cuba.

15 tháng 4 năm 1994: ở Marrakesh, Ma-rốc, một hiệp định được ký tạo ra một trong những công cụ chính cho quá trình toàn cầu hoá tự do mới đó là Tổ chức thương mại thế giới (WTO). WTO thay thế hiệp định GATT (Hiệp định chung về thuế quan và thương mại) và có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 1995.

Tháng 5 năm 1994: Fidel Castro tham dự lễ nhậm chức của Tổng thống Nelson Mandela ở Pretoria, Nam Phi.

13 tháng 7 năm 1994: Vụ tai nạn đắm tàu bị những người di cư bất hợp pháp cướp, giết chết khoảng 30 người ngoài khơi Havana.
5 tháng 8 năm 1994: Lần sóng phẫn nộ nổi dậy do bị xuyên tạc thông tin từ các đài phát thanh chống Cuba ở Miami diễn ra ở Havana. Fidel Castro phải đích thân đi trấn an cơn phẫn nộ của dân chúng.

11 tháng 8 năm 1994: Trước việc Mỹ không thực hiện nghiêm Hiệp định về di cư đã ký với Cuba, Fidel Castro tuyên bố sẽ không ngăn cấm người Cuba rời khỏi hòn đảo. Hàng nghìn người đã xuống các thuyền nhỏ rời khỏi Cuba để đến Mỹ.

9 tháng 9 năm 1994: Một hiệp định mới về di cư được ký kết giữa Mỹ và Cuba ở thành phố New York. Mỹ đồng ý mỗi năm sẽ cấp 20.000 Visa nhưng vẫn khăng khăng đòi trả lại toàn bộ những thuyền nhân di cư bị chặn lại trên biển, những người này có thể nộp đơn xin Visa tại Cuba và chờ đến lượt mình di cư.

14 tháng 12 năm 1994: ở sân bay Havana, Fidel Castro chào đón sĩ quan dù người Venezuela, trung tá Hugo Chavez với những nghi thức quân sự đặc biệt. Chavez được ra tù 8 tháng trước đó vi tham gia vào vụ đảo chính năm 1992 chống lại chính phủ của Carlos Andres Perez.

24 tháng 2 năm 1996: Máy bay quân sự của Cuba bắn rơi hai máy bay nhỏ do lực lượng của nhóm lưu vong phản cách mạng Những người anh em đi cứu trợ điều khiển vì liên tục vi phạm không phận Cuba.

5 tháng 3 năm 1996: Quốc hội Mỹ thông qua Đạo luật Helms-Burton, được ký ban hành luật bởi Tổng thống Bill Clinton ngày 12 tháng 3. Luật này thắt chặt hơn nữa lệnh cấm vận về kinh tế với Cuba và đe doạ sẽ trả đũa chống lại tất cả các hoạt động đầu tư nước ngoài vào hòn đảo này và sẽ cấm vận các công ty nước ngoài nếu sử dụng tài sản đã bị quốc hữu hoá ớ Cuba mà trước kia là tài sản của công dân Mỹ.

1 tháng 5 năm 1996: Chính quyền Cuba chính thức cảnh báo Chính phủ Mỹ rằng, tất cả các máy bay xâm phạm không phận Cuba và tiến tới Havana trong buổi lễ kỷ niệm ngày Quốc tế lao động 1-5 sẽ bị bắn hạ.


Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 17 Tháng Chín, 2013, 04:02:11 pm
15 tháng 6 năm 1996: Fidel Castro tham gia hội nghị của Liên Hợp Quốc về hòa giải giữa con người được tổ chức ở Istanbul. Trong chuyến bay trở vẻ, ông có dừng lại ở đảo Canary và thăm Tenerife.

27 tháng 6 năm 1996: Tổ chức hàng không dán dụng quốc tế (ICAO), một cơ quan của Liên Hợp Quốc công bố một báo cáo khẳng định hai máy bay Cassena-337 của nhóm Những người anh em đi cứu trợ bị bắn rơi trên vùng lãnh hải quốc tế. Havana khẳng định những máy bay đó bị bắn rơi trong phạm vi 20 dặm lãnh thổ của Cuba.

Tháng 4 - tháng 9 năm 1997: Một loạt các vụ đánh bom và các hành động khác nhằm vào các khách sạn ở Havana và Varadero được các nhóm khủng bố Miami tiến hành. Các khách sạn bị ảnh hưởng là Melia Cohiba, Capri, Nacional, Sol, Palmeras, Triton, Chateau-Miramar và Copacabana. Ở khách sạn Copacabana, Fabio di Celmo, một khách du lịch trẻ người Italia bị thiệt mạng.

10 tháng 9 năm 1997: Bắt Salvadoran Raul Cruz Leon ở Havana. Cruz Leon thú nhận đã tiến hành sáu vụ đánh bom và khai rằng những người lưu vong ở Miami trả cho hắn 4.500 USD cho mỗi vụ đánh bom. Tên khủng bố sinh ra ở Cuba, Luis Posada Carriles bị buộc tội có liên quan đến việc tổ chức các vụ đánh bom này.

Tháng 10 năm 1997: Đảng Cộng sản Cuba tổ chức Đại hội Đảng lần thứ 5, tại đại hội này, Fidel Castro được bầu làm Bí thư thứ nhất và Raul được bầu làm Bí thư thứ hai.

17 tháng 10 năm 1997: Thi thể của Ernesto “Che” Guevara đựợc tìm thấy ở Bolivia sau một thời gian dài tìm kiếm được đưa vào lăng tưởng niệm ông ở Santa Clara. Trong bài điếu văn của mình, Fidel Castro nói, “Anh ở bắt kỳ nơi đâu có sự nghiệp công bằng cần được bảo vệ, anh là nhà tiên tri của tất cả những người nghèo trên thế giới”.

21-25 tháng 1 năm 1998: Giáo hoàng John Paul II thăm Cuba.

6 tháng 5 năm 1998: Nhà văn Gabriel Garcia Marquez chuyển thông điệp từ Fidel Castro tới Tổng thống Bill Clinton ở Nhà Trắng. Trong lá thư, Fidel Castro cảnh báo Clinton về những hành động khủng bố nhằm vào các máy bay và điểm du lịch của Cuba do bọn chống cách mạng Cuba ở Mỹ tiến hành.

16-17 tháng 6 năm 1998: Do nỗ lực của Garcia Marquez, chính quyền Cuba mời hai quan chức cao cấp của FBI tới Havana và cung cấp cho họ rất nhiều file dữ liệu về hoạt động khủng bố một số tên khủng bố sống ở Florida.

12 tháng 7 năm 1998: Trong một cuộc phỏng vấn với tờ Thời báo New York, tên khủng bố sinh ra ở Cuba Luis Posada Carriles thừa nhận đã tổ chức chiến dịch khủng bó nhằm vào các điểm du lịch ở Cuba năm 1997 và khẳng định rằng, chiến dịch này được sự hỗ trợ vè tài chính của Jorge Mas Canosa và Tổ chức quốc gia Mỹ-Cuba. Posada Carriles thừa nhận đã trả tiền cho Cruz Leon đánh bom khách sạn.

Tháng 8 năm 1998: FBI vô tình làm thất bại một âm mưu của lực lượng Cuba lưu vong nhằm ám sát Fidel Castro khi ông tham dự Hội nghị thượng đỉnh Ibero-Mỹ lần thứ 8.

12 tháng 9 năm 1998: 5 người Cuba thâm nhập vào các tổ chức của bọn khủng bố người Cuba lưu vong để ngăn chặn hành động thủng bố chống Cuba, bị bắt ở Miami.

16 tháng 10 năm 1998: ở Tây Ban Nha, thẩm phán Baltasar ký lệnh bắt quốc tế đối với Augusto Pinochet. Cựu độc tài người Chile bị bắt 8 giờ sau đó tại Luân Đôn.

20 tháng 10 năm 1998: Fidel Castro tham dự Hội nghị thượng đinh Ibero-Mỹ lần thứ 8 tại Oporto, Bồ Đào Nha; trong thời gian ở châu Âu, ông đến thăm tỉnh Extremadura và thành phố Merida của Tây Ban Nha.

30 tháng 10 năm 1998: Manuel Fraga, Tổng thống của người Xuntan ở Galicia đến Cuba thăm chính thức và có cuộc gặp với Fidel Castro.

6 tháng 12 năm 1998: ở Venezuela, Hugo Chavez được bầu làm Tổng thống của đất nước với 56,5% số phiếu ủng hộ.

17 tháng 1 năm 1999: Hugo Chavez có chuyến thăm đầu tiên trên cương vị là người đứng đầu nhà nước tới Cuba.

27 tháng 2 năm 1999: ở New York, Uỷ ban của Guatemala về các vấn đề Lịch sử (CEH) do Liên Hợp Quốc tài trợ công bố một bản báo cáo có tiêu đề “Guatemala: Ký ức im lặng”, buộc tội Mỹ đã có vai trò quan trọng trong việc ủng hộ diệt chủng và khủng bố nhà nước ở Guatemala. CEH thống kê hệ thống các vụ tra tấn và giết 200.000 người, chủ yếu là người Maya trong suốt giai đoạn đàn áp kéo dài từ 1978 đến 1983.

28 tháng 5 năm 1999: Roberto Robaina, Bộ trưởng Ngoại giao Cuba bị cách chức.

14-16 tháng 11 năm 1999: Để chuẩn bị cho Hội nghị thượng đỉnh Ibero-Mỹ lần thứ 9, vua Juan Carlos I của Tây Ban Nha đến thăm Cuba.

25 tháng 11 năm 1999: Em bé 6 tuổi Elian Gonzalez được cứu ở ngoài khơi bờ biển Florida sau khi mẹ và 10 người Cuba khác cố chạy sang Mỹ bị chết. Chính quyền Mỹ nghe theo áp lực của cộng đồng người Cuba phản cách mạng ở Miami và để cho đứa bé bị giữ lại Miami, bất chấp yêu càu của bố cháu đòi trả cậu bé về Cuba, ở Cuba, cuộc chiến đòi đưa cậu bé về nhà bát đầu.

30 tháng 11-3 tháng 12 năm 1999: Cuộc họp của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) tổ chức ở Seatle, Washington gây ra các vụ biểu tình rộng lớn. Phong trào phản đối quốc tế chống toàn cầu hoá tự do mới ra đời.



Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 17 Tháng Chín, 2013, 04:05:43 pm
21 tháng 1 năm 2000: ở Ecuador, Tổng thống Jamil Mahuad bị ám sát bởi phong trào nổi dậy của những dân tộc bản xứ có sự ủng hộ của một số sĩ quan quân đội, trong đó có đại tá Lucio Gutierrez.

28 tháng 6 năm 2000: Elian Gonzalez trở về Cuba sau thất bại của những người Cuba lưu vong trong việc giữ em bé lại Mỹ. 1 triệu người trong đó có Fidel Castro đi đầu tuần hành dọc theo đại lộ Malecon ở Havana để đón chào cậu bé trở về.

Tháng 9 năm 2000: Fidel Castro tham dự Hội nghị thượng đỉnh Thiên niên kỷ của Liên Hợp Quốc và có tham gia vào một sự kiện chưa từng có, đó là cuộc gặp ngắn với Tổng thống Bill Clinton. Fidel Castro và Bill Clinton bắt tay và tỏ thái độ vui mừng - đó là lần đầu tiên trong vòng 40 năm một vị tổng thống Mỹ nói chuyện trực tiếp với Fidel Castro.

26-30 tháng 10 năm 2000: Chuyến thăm cấp nhà nước đầu tiên tới Venezuela của Fidel Castro kể từ năm 1959 (ngoại trừ chuyến thăm ngắn năm 1989 khi Carlos Andres Perez nhậm chức); Castro được chào đón như một người anh hùng.

29 tháng 10 năm 2000: ở Peru, Tổng thống Alberto Fujimori bị bê bối lớn liên quan đến tham nhũng và lạm dụng quyền lực, rời khỏi đất nước này đi sống tị nạn ở Nhật Bản. Ngày 21 tháng 11, ông ta bị tước quyền.

30 tháng 10 năm 2000: Ký hiệp định giữa Cuba và Venezuela, theo đó Venezuela sẽ cung cấp cho Cuba 53.000 thùng dầu thô mỗi ngày với giá ưu đãi và trả tiền theo kế hoạch. (Vào thời điểm này, Cuba tiêu thụ 150.000 thùng một ngày trong đó nước này chỉ sản xuất được 75.000 thùng). Đổi lại, Cuba sẽ cung cấp cho Venezuela các loại thuốc chữa bệnh liên quan đến gien và các thiết bị y tế, sẽ xây dựng một trung tâm sản xuất vắc-xin ở nước này. Ngày nay, khoáng 15.000 bác sĩ, nha sĩ, bác sĩ nhãn khoa, các chuyên gia về sức khoẻ của Cuba đang thực hiện một nhiệm vụ tham vọng có tên “Trong lòng Barrio” nhằm chăm sóc sức khoẻ cho 17 đến 25 triệu người Venezuela còn thiếu điều kiện. Ngoài ra còn có hàng nghìn các giáo viên, giáo sư đại học đang tham gia giúp thực hiện các chương trình xoá mù chữ, cùng với hàng nghìn các huấn luyện viên thể thao ở Venezuela.

Tháng 11 năm 2000: Cơ quan tình báo Cuba phát hiện ra âm mưu của tên khủng bố Luis Posada Carriles nhằm ám sát Fidel Castro ở Panama khi ông tham dự Hội nghị thượng đỉnh Ibero-Mỹ lần thứ 10. Posada Carriles và 3 tên khủng bố khác bị chính quyền Panama bắt giữ.

13-17 tháng 12 năm 2000: Tổng thống Nga Vladimir Putin thăm Cuba.

25-30 tháng 1 năm 2001: ở Porto Alegre, Brazil, Diễn đàn Xã hội thế giới đầu tiên diễn ra; khẩu hiệu của Diễn đàn là “Một thế giới khác là điều có thể”. Hơn 30.000 thanh niên từ khắp nơi trên thế giới tập trung đề nghị tìm giải pháp thay thế cho toàn cầu hoá tự do mới.

23 tháng 6 năm 2001: Fidel Castro bị ngất nhẹ trước công chúng ở tỉnh lân cận với Havana là Cotorro trong một bài phát biếu kéo dài 3 giờ được truyền hình trực tiếp, ông chỉ bị ngất trong vài phút và lý do được cho là do nắng to và nhiệt độ cao. 8 giờ sau đó Fidel Castro xuất hiện trên truyền hình giải thích những gì đã xảy ra.

11-13 tháng 8 năm 2001: Nhân dịp sinh nhật lần thứ 75, Fidel Castro tổ chức kỷ niệm cùng với Tống thống Hugo Chavez ở Ciudad Bolivar, Venezuela.

11 tháng 9 năm 2001: Vụ tấn công khủng bố vào toà tháp đôi Trung tâm Thương mại thế giới và thành phố New York và Lầu Năm góc ớ Washington khiến gần 3.000 người chết. Fidel Castro lên án hành động này bằng những lời lẽ gay gắt nhất, chia sẻ nỗi buồn với các nạn nhân và gia đình họ, đề nghị trợ giúp chính quyền Mỹ về hậu cần (tại các sân bay của Cuba), ông cũng khẳng định chiến tranh sẽ không chấm dứt được chủ nghĩa khủng bố trên thế giới.

19-21 tháng 12 năm 2001: ở Ác-hen-ti-na, hàng trăm nghìn người xuống đường biểu tình phản đối chính sách kinh tế tự do mới. Chính phủ tuyên bố tình trạng bao vây và ra lệnh cho phép nổ súng vào những người biểu tình. Kết quả là hàng chục người bị chết và cơn phẫn nộ của những người biểu tình càng mạnh mẽ hơn. Tổng thống Fernando de la Rua bị lật đổ vào ngày 21.

7 tháng 1 năm 2002: Washington thông báo với Cuba về dự định thành lập một nhà tù ở căn cứ hải quân Guantanamo (bị Mỹ chiếm mặc dù Cuba liên tục phản đối) để tiếp nhận tù nhân từ Afghanistan vì nước này bị nghi ngờ đã thực hiện các hành động tấn công khủng bố quốc tế. Những điều kiện mà tù nhân ở đây phải chịu đựng sau này đã gây ra vụ bê bối quốc tế rất lớn.

11 tháng 1 năm 2002: ở trại Delta thuộc căn cứ hải quân Guantanamo, 20 tù nhân đầu tiên bị buộc tội khúng bố và có liên quan đến mạng lưới khủng bố Al-Qaeda được đưa đến.

11 tháng 4 năm 2002: ở Caracas, một cuộc đảo chính nổ ra chống lại Tổng thống Hugo Chavez. Fidel Castro theo sát những sự kiện này. Vụ đảo chính không thành và Hugo Chavez trở lại nắm quyền vào sáng sớm ngày 14 tháng 4.

6 tháng 5 năm 2002: Tổng thống Mỹ George W. Bush đưa ra lời buộc tội vô căn cứ rằng Cuba tiến hành nghiên cứu vũ khí sinh học.

12-17 tháng 5 năm 2002: Cựu Tổng thống Mỹ Jimmy Carter thăm Cuba và có bài phát biểu tại Trường Đại học Havana được truyền hình trực tiếp.

21 tháng 5 năm 2002: Tổng thống Mỹ George W. Bush liệt Cuba vào danh sách các nước “tài trợ khủng bố”.

27 tháng 10 năm 2002: ở Brazil, Luiz Inacio “Lula” da Silva, nhà lãnh đạo công đoàn và là nhà sáng lập Đảng công nhân, đồng thời là bạn của Fidel Castro được bầu làm Tổng thống.

11 tháng 11 năm 2002: James Cason, giám đốc mới của Văn phòng Lợi ích Mỹ đến Havana. Cason ngay lập tức bắt đầu những hành động quyết liệt nhằm làm suy yếu Chính phủ Cuba.

25 tháng 11 năm 2002: ở Ecuador, Đại tá Lucio Gutierrez, với sự ủng hộ của các tổ chức nhân dân và lực lượng quần chúng được bầu làm Tổng thống.



Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 17 Tháng Chín, 2013, 04:09:04 pm
Tháng 3 năm 2003: ở Cuba, hơn 70 tên nổi loạn bị bắt, bị buộc tội và kết án tù (trong số đó có nhà thơ Raul Rivero). Chính phủ Cuba đưa ra chứng cớ về sự liên quan tài chính và chính trị của họ với Chính phủ Mỹ thông qua Văn phòng Lợi ích Mỹ ở Havana.

20 tháng 3 năm 2003: Máy bay Mỹ đánh bom Bát-đa và cuộc chiến I-rắc bắt đầu.

Tháng 4 năm 2003: Một nhóm cướp tàu và âm mưu đưa bất hợp pháp sang Mỹ bị bắt, buộc tội và kết án. Ba tên bị kết án tử hình va bị xử tử.

27 tháng 4 năm 2003: ở Ác-hen-ti-na, với cương lĩnh phản đối triệt để chủ nghĩa tự do, Nestor Kirchner được bầu làm Tổng thống.

13 tháng 5 năm 2003: Washington trục xuất 14 nhà ngoại giao Cuba.

26 tháng 5 năm 2003: ở Buenos Aires, Fidel Castro tham dự lễ nhậm chức của Tổng thống Nestor Kirchner. Tại Trường Đại học Buenos Aires, Castro có bài phát biểu trước đám đông hàng chục nghìn người.

Tháng 6 năm 2003: Trả đũa việc cầm tù 75 tên được coi là “nổi loạn” và việc xử tử 3 thanh niên ở Cuba, các nước thuộc Liên minh châu Âu quyết định mời bọn nổi loạn và gia đình chúng tới toà đại sứ nhân dịp kỷ niệm ngày quốc khánh của họ. Chính phủ Cuba phản đối bằng cách cô lập các toà đại sứ của châu Âu thực hiện kế hoạch này khiến các nhà ngoại giao châu Âu hoàn toàn mất liên lạc.

14 tháng 6 năm 2003: Chính quyền Cuba đóng cửa Trung tâm văn hoá Tây Ban Nha ở Havana do hành động “xúi bẩy lệnh trừng phạt được Liên minh châu Âu thông qua chống lại Cuba”.

18 tháng 6 năm 2003: Hơn 1 triệu người Cuba ký vào bản kiến nghị điều chỉnh hiến pháp theo đó Chủ nghĩa xã hội ở Cuba là “không thể thay đổi”.

26 tháng 6 năm 2003: Quốc hội Cuba bỏ phiếu bầu thông qua việc điều chỉnh hiến pháp và tuyên bố Chủ nghĩa xã hội là không thể thay đổi.

13 tháng 7 năm 2003: ở độ tuổi 75, Maximo Francisco Repadilo Munoz thường được biết đến với cái tên Compay Segundo, ca sĩ kiêm nhạc sĩ nổi tiếng qua đời ở Havana, ông sinh ra ở Siboney vào ngày 18 tháng 11 năm 1907. Bộ phim của Wim Wenders và Ry Cooder có tên Buena Vista Social Club (1977) đã đưa Compay Segundo và các nhạc sĩ khác thuộc nhóm của ông thành những nhạc sĩ nổi tiếng nhất của Cuba trên thế giới.

16 tháng 9 năm 2003: Felipe Perez Roque, Bộ trưởng Ngoại giao Cuba tuyên bố lệnh cấm vận kinh tế do Mỹ áp đặt hơn 4 thập kỷ qua đã gây thiệt hại về tài chính cho hòn đảo này 72 tỷ USD.

19 tháng 9 năm 2003: Trong hành động buộc tội đầu tiên sau 40 năm, người Cuba đã cướp máy bay và bay sang Miami vào tháng 4 năm 2003 bị toà án Florida kết án 20 năm tù.

24-27 tháng 9 năm 2003: Tổng thống Brazil Lula da Silva thăm Cuba và ký 12 hiệp định hợp tác.

Tháng 10 năm 2003: Do hậu quả của cơn bão Michell tàn phá nặng nề Cuba, chính quyền Mỹ quyết định bán lương thực và các sản phẩm nông nghiệp cho Cuba mặc dù còn rất hạn chế. Với hành động này, nước Mỹ, mặc dù vẫn duy trì lệnh cấm vận kinh tế từ năm 1962, trở thành nhà cung cấp lương thực và các sản phẩm nông nghiệp lớn nhất cho hòn đảo này.

10 tháng 10 năm 2003: Phát biểu tại Florida, Tổng thống George W. Bush hứa sẽ gia tăng áp lực với Cuba và thông báo sẽ thành lập Hội đồng tương trợ vì một nước Cuba tự do do Ngoại trưởng Colin Powell làm chủ tịch có nhiệm vụ “chuẩn bị cho sự thay đối dân chủ” diễn ra trên đất nước này. Năm 2002, khoảng 230.000 người Mỹ đã đến thăm hòn đảo này, trong đó có hơn 40.000 người là đến bất hợp pháp (có nghĩa là không được sự cho phép của chính quyền Mỹ) và bị phạt 250.000 USD.

17 tháng 10 năm 2003: ở Bolivia, biểu tình rộng khắp đòi quốc hữu hoá các công ty dầu lửa. Cảnh sát và lực lượng chức năng bắn vào đám đông và giết chết rất nhiều người biểu tình. Tổng thống Gonzalo Sanchez de Losada bị lật đổ.

29 tháng 10 năm 2003: Quốc tế Cộng sản tổ chức cuộc họp ở Sao Paolo phản đối lệnh cấm vận thương mại của Mỹ chống Cuba. Hội nghị này cũng yêu cầu Havana phải thả “các tù nhân chính trị” và tiến hành “cải cách dân chủ”.

31 tháng 10 năm 2003: ở Uruguay, Tabare Vazquez, lãnh đạo của Frente Amplio (Mặt trận rộng khắp, một liên minh của các đáng phái cánh tả), được bầu làm Tổng thống.

1 tháng 11 năm 2003: ở Bogota, ca sĩ-nhạc sĩ Pablo Milanes nói, “ở Cuba, có những sai lầm mà chúng ta có quyền phê bình”.

Tháng 12 năm 2003: Tất cả các quan chức cao cấp của Cơ quan du lịch Cubanacan thuộc Chính phủ Cuba bị cách chức vì những “sai lầm nghiêm trọng” và thiếu tính nghiêm túc và kiềm chế.

5 tháng 12 năm 2003: Diễn ra cuộc họp đầu tiên của Hội đồng tương trợ vì một nước Cuba tự do do Ngoại trưởng Colin Powell và Bộ trưởng nhà đất và phát triển đô thị, Mel Martinez, một người gốc Cuba đồng chủ trì.

14 tháng 12 năm 2003: ở Havana, nhân vật đối lập người Cuba, Oswaldo Paya tuyên bố bản “cương lĩnh thay đổi chính trị” đối với Cuba.

1 tháng 1 năm 2004: Nhân dịp kỷ niệm lần thứ 45 chiến thắng của Cách mạng, Cuba tự đưa mình vào “cuộc chiến của các ý tưởng” nhằm nâng trình độ học vấn chung của người dân Cuba, tiếp tục đấu tranh nhằm xoá bỏ lệnh cấm vận kinh tế và thay đổi luật di cư chống Cuba ở Mỹ, và thực hiện chiến dịch vận động đòi thả tự do cho 5 đặc vụ Cuba, “những người anh hùng của nước Cộng hoà Cuba”, bị kết án tù vô thời hạn ở Mỹ.


Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 17 Tháng Chín, 2013, 04:13:20 pm
3 tháng 1 năm 2004: Bài diễn vãn của Fidel Castro tại nhà hát Các Mác ở Havana nhân dịp kỷ niệm lần thứ 45 ngày Cách mạng giành chiến thắng. Castro phản đối dự án FTAA, một dự án do Washington bảo vệ và coi đó là “vụ tấn công cuối cùng vào nền độc lập của châu Mỹ La-tinh”.

15 tháng 1 năm 2004: “Vì lý do hạ tầng cơ sở”, Chính phủ Cuba chấp nhận cho phép truy cập Internet một cách hạn chế. Ở Cuba, có khoảng 270.000 máy tính, 65 % trong số đó kết nối với Internet.

21 tháng 1 năm 2004: Nhà yêu nước Cơ đốc giáo Bartholomew I,   lãnh đạo tinh thần của hơn 250 triệu người Cơ đốc giáo chính thống đến thăm Cuba.

22 tháng 1 năm 2004: Fidel Castro gặp Robert Redford, người đến trình bày bộ phim về Che Guevara, The Motocycle Diaries (Nhật ký trên xe môtô), do ông sản xuất. Cuộc gặp diễn ra ở Havana tại khách sạn Hotel Nacional.

29 tháng 1 năm 2004: Fidel Castro buộc tội Tổng thống Mỹ George W. Bush lên kế hoạch ám sát ông.

5 tháng 2 năm 2004: Hội chợ sách Havana diễn ra. Phản đối việc buộc tội và cầm tù 75 tên nổi dậy, Đức, đất nước được vinh danh tại hội chợ lần này quyết định không tham gia chính thức.

11 tháng 2 năm 2004: UNESCO trao giải báo chí tự do thế giới cho Raul Rivero, nhà báo Cuba bị kết án 20 năm tù vào tháng 4 năm 2003.

Tháng 4 năm 2004: Khủng hoảng ngoại giao giữa Cuba và Mêhicô: sau khi Mêhicô biểu quyết tại Uỷ ban Nhân quyền Liên Hợp Quốc buộc tội Cuba, Fidel Castro nói rằng chính quyền của Tổng thống Vicente Fox đã “đốt thành tro bụi” chính sách ngoại giao của nước này bằng việc phục tùng lợi ích của Mỹ. (Đại sứ Cuba ở Mêhicô, Jorge Bolanos bị trục xuất và đại sứ của Mêhicô tại Havana cũng được gọi về nước).

14 tháng 4 năm 2004: Tại Mỹ, kênh truyền hình HBO phát bộ phim tài liệu của Oliver Stone, Tìm kiếm Fidel, phiên bản thứ hai của bộ phim tài liệu Vị tổng tư lệnh mà ông xây dựng vào tháng 2 năm 2002 nhưng bị HBO từ chối phát sóng vì cho rằng nó ủng hộ Cuba.

24 tháng 4 năm 2004: Thẩm phán James L. King của Florida kết án 6 người Cuba hơn 20 năm tù vì tội cướp chiếc máy bay hành khách của Cuba Aerotaxi DC-3 sau khi nó cất cánh từ Đảo Thanh niên vào ngày 19 tháng 3 năm 2003.

29 tháng 4 năm 2004: Trong một bản báo cáo của Bộ Ngoại giao, Washington buộc tội Cuba “vẫn có liên hệ với chủ nghĩa khủng bố quốc tế”.

8 tháng 5 năm 2004: Chính phủ Mỹ công khai kế hoạch “đẩy mạnh việc chuyển đổi dân chủ hoá ở Cuba”; kế hoạch này hạn chế đi lại sang hòn đảo này của công dân Cuba ở Mỹ, tăng cường cấm vận thương mại và hứa sẽ cung cấp 36 triệu USD cho các nhóm đối lập trong nội địa Cuba.

10 tháng 5 năm 2004: Nhóm nổi loạn người Cuba, Eloy Gutierrez Menoyo, Oswaldo Paya và Elizardo Sanchez chỉ trích những biện pháp mới mà chính phủ Mỹ tiến hành chống lại Cuba và từ chối kế hoạch “đẩy mạnh chuyển hoá”.

14 tháng 5 năm 2004: ở Havana, trước hàng trăm nghìn người biểu tình chống thái độ của Washington, Fidel Castro đọc “lá thư đầu tiên gửi George Bush”.

18 tháng 5 năm 2004: Cuba tài trợ tổ chức cuộc họp ở Havana với các nhà lãnh đạo lưu vong có thái độ ôn hoà (và mời cựu tù nhân chính trị và là lãnh đạo của nhóm đối lập Cambio Cubano, Eloy Gutierrez, tham gia).

10 tháng 6 năm 2004: Chính quyền Cuba thả 5 tên nổi loạn, trong đó có Miguel Valdes, một trong 75 tên nổi loạn từng bị buộc tội vào tháng 4 năm 2003.

21 tháng 6 năm 2004: Trong một bài diễn văn trước hon 1 triệu người, Fidel Castro đọc “lá thư thứ hai gửi George Bush” và nói rằng, những biện pháp trừng phạt mới của Mỹ có thể sẽ gây ra một cuộc khủng hoảng di cư nghiêm trọng khác hoặc thậm chí là một cuộc chiến.

23 tháng 6 năm 2004: Chính phủ Cuba thả thêm 2 tên nổi loạn. Manuel Vasquez Portal và Roberto de Miranda, hai tên thuộc nhóm nổi loạn 75 tên bị buộc tội tháng 4 năm 2003.

Tháng 7 năm 2004: Những biện pháp mà chính phủ Mỹ thông qua vào tháng 2 nhằm “rút tấm thảm ra khỏi chân người Cuba” có hiệu lực: các chuyến thăm đến hòn đảo này của những người Cuba lưu vong giới hạn còn 14 ngày trong vòng 3 năm và chỉ được về thăm những người trong gia đình; khoản tiền 3.000 USD mà mỗi người được mang theo mình giảm xuống còn 300; chi phí hàng ngày giảm từ 164 USD xuống còn 50 USD; hành lý, trước kia không hạn chế trọng lượng thì nay giới hạn còn 27 kg; tiền gửi về nước giới hạn xuống còn 1.200 USD và chỉ được gửi về cho các thành viên trong gia đình. Ước tính cho thấy USD chảy từ Mỹ vào Cuba do giúp đỡ và hoạt động đi lại của khoảng 1,3 triệu người Cuba sống ở Mỹ hoặc công dân Mỹ, là 1,2 tỷ USD mỗi năm.

17 tháng 7 năm 2004: Tổng thống Bush, trong một bài phát biểu thách thức ở Florida, buộc tội Fidel Castro đã biến Cuba thành “ổ chứa lớn về du lịch tình dục”.



Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 17 Tháng Chín, 2013, 04:16:10 pm
22 tháng 7 năm 2004: Chính quyền Cuba thả kẻ nổi loạn Martha Beatriz Roque, người phụ nữ duy nhất, trong nhóm 75 người hoạt động bị cầm tù vào tháng 4 năm 2003.

26 tháng 7 năm 2004: ở Santa Clara, Cuba, trong buổi lễ kỷ niệm lần thứ 51 vụ tấn công trại lính Moncada, để đáp lại lời buộc tội của Tổng thống Bush cho rằng Cuba khuyến khích du lịch tình dục, Fidel Castro cho rằng kiểu tôn giáo chính thống mà Bush đi theo chẳng qua chỉ là một kiểu nghiện rượu.

15 tháng 8 năm 2004: ở Venezuela, Tổng thống Hugo Chavez chiến thắng trong cuộc bầu cử lần hai với 58,25 % số phiếu ủng hộ, củng cố vững chắc thêm quyền lực của mình. Trước đó, hơn 10.000 thanh niên Venezuela đã đến Cuba trong một phần của “Chiến dịch Hy vọng” nhằm tham gia vào các khoá học kéo dài 45 ngày để trở thành “những người đấu tranh xã hội”, một kiểu “công nhân xã hội” như thường được gọi ở Cuba. Khi trở về, những thanh niên này sẽ tham gia Mặt trận Francisco de Miranda và đã có vai trò vô cùng quan trọng trong việc đăng ký chuẩn bị cho cuộc bầu cử lần hai.

19 tháng 8 năm 2004: Trong một cuộc họp tổ chức ở Rio de Janeiro, Mêhicô, Uruguay, El Salvador, Nicaragua và Costa Rica phản đối đề nghị của Brazil cho phép Cuba tham gia nhóm Rio gồm 19 nước châu Mỹ La-tinh.

26 tháng 8 năm 2004: Cuba cắt đứt quan hệ ngoại giao với Panama vì Tổng thống Mireya Moscoso của nước này vẫn tiếp tục báo trự cho Luis Posada Carrlles và ba tên tòng phạm với hắn, tất cả bọn này đều bị buộc tội khủng bố và tội lên kế hoạch ám sát Fidel Castro.

10-13 tháng 9 năm 2004: Hàng trăm nghìn người được đưa đi sơ tán vì mối đe doạ của cơn bão Ivan, cơn bão nhiệt đới lớn nhất trong vòng 50 năm. Trên truyền hình, Fidel Castro tham gia vào việc tổ chức ứng phó phòng vệ dân sự. Cơn bão Ivan đổi hướng vào phút chót và không đi qua hòn đảo này. Không có thương vong nào được thông báo.

30 tháng 9 năm 2004: Chính phủ Cuba thông qua các biện pháp nghiêm ngặt nhằm tiết kiệm điện sau khi xảy ra sự cố ở rứỉà máy nhiệt điện chính của nước này. 118 doanh nghiệp phải ngừng hoạt động, 40 khách sạn ở Havana và Varadero cũng phải ngừng hoạt động. (Mất điện kéo dài 6 giờ một ngày và 4 lần một tuần gây ra thái độ phản ứng trong dân chúng nhưng tình trạng này vẫn kéo dài tới tận tháng 2 năm 2005).

6 tháng 10 năm 2004: ở Miami, Andres Nazario sargen, một trong những tên lãnh đạo chống Castro chủ chốt ở Florida, kẻ sáng lập nhóm Alpha 66, và bị buộc tội đã tiến hành rất nhiều hoạt động khủng bố ở Cuba, qua đòi.

14 tháng 10 năm 2004: Cuba cách chức Bộ trưởng Công nghiệp cơ bản, Marcos Portal vì để xảy ra sự cố trong sản xuất điện. Portal là Ủy viên Bộ chính trị Đảng Cộng sản Cuba và đã cưới một trong những cô cháu gái của Fidel Castro.

20 tháng 10 năm 2004: Fidel Castro bị vỡ xương đầu gối trái và gãy xương cánh tay phải vì bị trượt chân ngã sau khi kết thúc bài diễn văn ở mộ của Che Guevara ở Santa Clara. Vài giờ sau, Fidel Castro lại xuất hiện trên truyền hình ngồi trên ghế; ông thông báo, để loại bỏ những nghi ngờ suy đoán, rằng ông bị vỡ xương đầu gối và bị đau tay phải.

26 tháng 10 năm 2004: Fidel Castro lại xuất hiện trên truyền hình; ông đang ngồi xuống và cánh tay phải đeo băng, ông thông báo chấm dứt cái gọi là “đồng đô la hoá” nền kinh tế Cuba. Bắt đầu từ ngày 8 tháng 11, đồng đô la sẽ không còn được lưu hành ở bất kỳ doanh nghiệp, khách sạn, hay cửa hàng nào trên hòn đảo, và sẽ được thay thế bằng đồng peso, đồng tiền có giá trị ở Cuba.

16 tháng 11 năm 2004: Liên minh châu Âu công nhận việc cắt đứt đối thoại với Cuba “là không tích cực”.

17 tháng 11 năm 2004: Quốc hội châu Âu, trong một cuộc bỏ phiếu với 281/376 phiếu thuận đã yêu cầu Cuba thả các tù nhân chính trị và coi đây là điều kiện tiên quyết để nối lại đối thoại. Nghị sĩ châu Âu thuộc phe Xã hội chủ nghĩa Miguel Angel Martinez không đồng ý: Có 50 quốc gia trên thế giới, từ Trung Quốc đến Sudan, Lybia mà tình trạng nhân quyền còn tồi tệ hơn ở Cuba, trong khi đó Liên minh châu Âu vẫn duy trì quan hệ bình thường với họ. Tại sao lại có thái độ phân biệt đó với Cuba?

18 tháng 11 năm 2004: Thủ tướng Tây Ban Nha Luis Rodriguez Zapatero trong một cuộc phỏng vấn với Hãng thông tấn EFE trước khi đến Costa Rica tham dự Hội nghị thưcmg đỉnh Ibero-Mỹ lần thứ 14 (Fidel Castro không tham dự hội nghị này) đã kêu gọi “cần có những bước đi nhanh chóng hướng tới việc dân chủ hoá” Cuba.

23 tháng 11 năm 2004: Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào thăm Cuba. Các thỏa thuận được ký kết trị giá hơn 500 triệu USD, theo đó Trung Quốc sẽ đầu tư vào ngành công nghiệp nikel, tín dụng cho giáo dục, y tế và việc mua 1 triệu chiếc tivi do Trung Quốc sản xuất.

25 tháng 11 năm 2004: Sau hơn 1 năm không liên lạc chính thức, Cuba bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Tây Ban Nha.

30 tháng 11 năm 2004: Chính quyền Cuba thả tự do cho nhà thơ nổi loạn Raul Rivero và bốn tên nổi loạn khác: Osar Espinosa, Margarito Broche, Marcelo Lopez và Osvaldo Alfonso Valdes.

6 tháng 12 năm 2004: Chính phủ Cuba thả tự do cho nhà báo Jorge Olivera, người đã đứng ra thành lập hãng thông tấn đối lập Habana Press và đã từng bị kết án 18 năm tù trong đợt xét xử vào tháng 4 năm 2003.

13 tháng 12 năm 2004: Cả hòn đảo chuẩn bị sẵn sàng cho cuộc diễn tập khổng lồ mang tên “Thành trì 2004”, trong đó 100.000 binh lính và hàng trăm xe tăng sẽ tham gia. Cuộc diễn tập này được tổ chức nhằm đáp lại hành động “đe dọa và gây hấn thường xuyên của Mỹ”.

14 tháng 12 năm 2004: ở Havana, Fidel Castro và Hugo Chavez ký một hiệp định mở rộng hợp tác trong các hiệp định đã được ký kết giữa hai nước. Hiệp định này xóa bỏ hàng rào thuế quan đối với hàng hóa nhập khẩu của hai nước, mở rộng khuyến khích đầu tư, đưa ra “mức giá thấp nhất 27 USD/thùng” dầu, và việc Venezuela cam kết hỗ trợ về tài chính cho các dự án thuộc lĩnh vực năng lượng và công nghiệp điện ở Cuba. Hiệp định này được ký kết trên tinh thần của hiệp định bổ sung Bolivarian đói với các nước châu Mỹ (ALBA-Hiệp định do Venezuela đẻ xuất nhằm tăng cưởng hợp tác về kinh tế, chính trị, xã hội giữa các nước thuộc khu vực châu Mỹ La-tinh và cùng Ca-ri-bê; hiện nay đã có Cuba, Venezuela, Nicaragua, Bolivia và Dominica tham gia), một tổ chức đối trọng với Hiệp định FTAA do Mỹ hậu thuẫn.


Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 17 Tháng Chín, 2013, 04:19:50 pm
14 tháng 12 năm 2004: Nhóm công tác của Liên minh châu Âu vẻ khu vực châu Mỹ La-tinh đề xuất các nước Liên minh châu Âu ngừng việc chấp nhận cho bọn nổi loạn người Cuba vào tòa đại sứ của họ ở Havana.

16 tháng 12 năm 2004: Fidel Castro tiếp đón 300 doanh nhân người Mỹ ở Havana, chủ yếu là nông nhân và chủ trang trại.

17 tháng 12 năm 2004: Một cuộc khủng hoảng ngoại giao nhỏ xảy ra giữa Cuba và Ác-hen-ti-na khi chính quyền Cuba, bất chấp việc Tổng thống Ác-hen-ti-na Nestor Kirchner đã gửi thư cho Fidel Castro, từ chối Visa của nhà vật lý người gốc Cuba Hilda Molina Morejon, 61 tuổi, người bị chính phủ Cuba coi là kẻ nổi loạn.

22 tháng 12 năm 2004: Một số tổ chức nổi loạn ôn hòa người Cuba thành lập từ báo điện tử consenso (consenso.org), và với sự đồng ý của chính quyền, đã trưng biển thông báo của họ trước cửa một doanh nghiệp của nhà nước.

23 tháng 12 năm 2004: Hai tháng sau khi bị vỡ xương đầu gối, Fidel Castro đi bộ lần đầu tiên trước công chúng.

26 tháng 12 năm 2004: Fidel Castro thông báo Cõng ty Sherritt-Peberco của Canada phát hiện ra một giếng dầu mới ngoài khơi bờ biển phía Bắc, gần Havana. Dự đoán trữ lượng của giếng dầu này có thể đạt 100 triệu thùng dầu thô.

3 tháng 1 năm 2005: Cuba tái thiết lập quan hệ với 8 nước thuộc Liên minh châu Âu: Đức, Áo, Pháp, Hy Lạp, Ý, Bồ Đào Nha, Anh, và Thụy Điển, vài ngày sau thì bình thường hóa quan hệ với tất cả các nước thuộc Liên minh châu Âu.

10 tháng 1 năm 2005: Ủy ban Nhân quyền và Hòa giái dân tộc Cuba (không đữợc công nhận bởi Chính quyền Cuba) công bố danh sách 294 “tù nhân chính trị” bị giam giữ trên hòn đảo. ủy ban này tố cáo Chính phủ Cuba từ chối hợp tác với Hội chữ thập đỏ quốc tế và Ủy ban của Liên Hợp Quốc về nhân quyền.

13 tháng 1 năm 2005: Trong một bài báo đăng trên tờ Thời báo New York, Tổng biên tập Nicholas D. Kristof nói rằng, “Nếu nước Mỹ đạt được tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh như Cuba thì mỗi năm nước này sẽ cứu được mạng sống của hơn 2.212 trẻ em”.

15 tháng 1 năm 2005: Toầ án tối cao Mỹ tuyên bố việc tiếp tục giam giữ tại các nhà tù của Mỹ hơn 700 người Cuba, mặc dù đã hết hạn tù nhưng theo luật pháp vẫn có thể bị giam giữ vô thời hạn vì phía Cuba từ chối việc trục xuất họ quay về hòn đảo, là hoàn toàn hợp pháp. Hầu hết những người Cuba này đến bờ biển thuộc bang Florida của Mỹ năm 1980 trong trào lưu thuyền nhân Mariel.

8 tháng 3 năm 2005: Trong một bài diễn văn nhân ngày Phụ nữ Quốc tế, Fidel Castro tuyên bố Cuba sắp đạt được mục tiêu “phi bất ổn hoá nền kinh tế”, ông khẳng định, năm 2006 vấn đề thiếu hụt năng lượng sẽ được giải quyết, diện tích nhà ở sẽ tăng gấp đôi, dự án khôi phục tuyến đường sắt quốc gia sẽ được thực hiện, và vận tải liên tỉnh bằng các tuyến xe buýt sẽ được cải thiện, ông cũng tuyên bố, trong một thời gian ngắn 5 triệu nồi áp suất và nồi cơm điện của Trung Quốc sẽ được phân phát cho dân chúng.

17 tháng 3 năm 2005: Fidel Castro tuyên bố định giá lại 7% giá trị đồng peso do nền kinh tế Cuba “đang ở giai đoạn cực thịnh”.

18 tháng 3 năm 2005: Tổ chức Ân xá Quốc tế yêu cầu Cuba thả tự do cho 71 “tù nhân lương tâm”.

2 tháng 4 năm 2005: ở thành phố Vatican, Giáo hoàng John Paul II qua đời.

13 tháng 4 năm 2005: Fidel Castro buộc tội Mỹ cho Luis Posada Carriles tị nạn, tên khủng bố người Cuba này bị buộc đã làm nổ tung một máy bay của Hãng Hàng không Cuba năm 1976 giết chết 73 người.

14 tháng 4 năm 2005: ở Geneva, trước áp lực mạnh mẽ từ phía Mỹ, Uỷ ban Nhân quyền của Liên Hợp Quốc đã biểu quyết thông qua với tỷ lệ sát sao lên án vấn đề nhân quyền của Cuba.

19 tháng 4 năm 2005: ở Vatican, Hồng y Joseph Ratzinger, thái thú giáo đoàn La Mã ủng hộ thuyết niềm tin và là hiệu trưởng Trường cao đẳng Hồng y, được bầu làm giáo hoàng và lấy tên là Benedict XVI.

21 tháng 4 năm 2005: Trong một lần xuất hiện trên truyền hình, Fidel Castro tuyên bố, để tiết kiệm năng lượng, các loại bóng đèn chiếu sáng nóng truyền thống sẽ không còn được bán ở Cuba. Ông yêu cầu người dân cần “có chút kiên nhẫn” và khẳng định giai đoạn thiếu điện sẽ chấm dứt vào giữa năm 2006.

28 tháng 4 năm 2005: Hugo Chavez và Fidel Castro cùng tham dự Hội nghị lần thứ tư các nước châu Mỹ La-tinh gồm những nước phản đối Khu vực thương mại tự do châu Mỹ La-tinh (FTAA).

2 tháng 5 năm 2005: Người theo Chủ nghĩa xã hội người Chile Jose Miguel Insulza được bầu làm Tổng thư ký tổ chức các nước chãu Mỹ mặc dù Washington phản đối việc ông ứng cử cho chức vụ này. Đây là lần đầu tiên Mỹ không thể áp đặt được ứng cử viên của mình cho vị trí chiến lược này.

17 tháng 5 năm 2005: Hơn 1 triệu người Cuba với Fidel Castro đi đầu tuần hành trẽn đường phố ở Havana phản đối tiêu chuẩn kép của Tổng thống Mỹ George W. Bush đối với Chủ nghĩa khủng bố bảo vệ Luis Posada Carriles - kẻ đã bị buộc tội tấn công khủng bố vào dân thường - trong khi đó lại phản đối các nước khác dung túng cho bọn khủng bố. Cũng vào ngày hôm đó, Posada bị bắt vì vi phạm Luật di cư.



Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 17 Tháng Chín, 2013, 04:22:37 pm
20 tháng 5 năm 2005: ở tỉnh Rio Verde lân cận với Havana, diễn ra cuộc họp lớn nhất của những kẻ nổi loạn ở Cuba từ trước đến nay: Khoảng 150 đại diện của các tổ chức đối lập tụ họp thảo luận vấn đề dân chủ và đưa ra gọi ý hành động nhằm chuyển đổi về chính trị trên hòn đảo. Chính phủ không ngăn cản cuộc họp này, và nó được đánh dấu với khẩu hiệu “Hạ bệ Fidel!”.

27 tháng 5 năm 2005: Lực lượng công tác của Liên Hợp Quốc về việc giam giữ vô cớ phản đói cái mà họ gọi là “việc giam giữ vô cớ” 5 người Cuba ở Mỹ và khẳng định việc giam giữ này là vi phạm luật pháp quốc tế.

6 tháng 6 năm 2005: ở Bolivia, biểu tình của dân chúng với sự ủng hộ của các tổ chức người bản địa và các tổ chức này lại được sự ủng hộ của Evo Morales yêu cầu nguồn tài nguyên dầu mỏ và khí đốt phải được quốc hữu hoá. Tổng thống Carlos Mesa bị lật đổ.

29 tháng 6 năm 2005: ở Puerto la Cruz, Venezuela, Fidel Castro tham dự cuộc họp đầu tiên của những người đứng đầu nhà nước và bộ trưởng năng lượng vùng Ca-ri-bê do Tổng thống Hugo Chavez triệu tập. Tại hội nghị này, các quan chức thuộc các quốc gia CARICOM (Cộng đồng các nước vùng Ca-ri-bê) tham gia liên minh dầu mỏ khu vực được gọi là Petrocaribe với mục tiêu duy trì mức giá rẻ hơn và phân phối dầu mỏ hiệu quả hơn trong khu vực.

13 tháng 7 năm 2005: Một nhóm đối lập biểu tình trên đường phố Malecon ở Havana tưởng nhớ vụ đắm con tàu 13 de Marzo làm 41 người đang trốn khỏi Cuba bị chết đuối vào ngày 13 tháng 7 năm 1994. Những người biểu tình này bị lực lượng phản ứng nhanh giải tán.

22 tháng 7 năm 2005: 33 người bị bắt khi muốn tổ chức biểu tình trước cửa sứ quán Pháp ở Havana yêu cầu thả các tù nhân chính trị. Hầu hết những người biểu tình này được thả vài giờ sau đó.

24 tháng 7 năm 2005: ở Caracas, kênh truyền hình châu Mỹ La-tinh Telesur ra đòi. Dự án này xuất phát từ một liên minh 5 bên giữa Venezuela, Cuba, Ác-hen-ti-na, Uruguay và Brazil.

26 tháng 7 năm 2005: Trong các hoạt động kỷ niệm lần thứ 52 ngày tấn công vào trại lính Moncada, Fidel Castro gọi những người nổi dậy và chống đối chế độ là bọn “phản bội và hám lợi”, và tuyên bố Văn phòng lợi ích Mỹ ở Havana là kẻ xúi giục chính các nhóm đối lập và rằng hoạt động của Văn phòng này là rất “khiêu khích”.

28 tháng 7 năm 2005: Để tiết kiệm năng lượng trên hòn đảo, Cuba áp dụng lệnh cấm nhập khẩu các loại bóng đèn điện truyền thống.

28 tháng 7 năm 2005: Ngoại trưởng Mỹ Condoleezza Rice bổ nhiệm Caleb Mccarry làm Điều phối viên diễn biến thứ nhất với nhiệm vụ là “đẩy nhanh việc chấm dứt chế độ độc tài” trên hòn đảo.

6 tháng 8 năm 2005: Ibrahim Ferrer, ca sĩ được cho là nổi tiếng bởi Câu lạc bộ xã hội Buena Vista sau rất nhiều thập kỷ không có tiếng tăm gì, qua đời ở Havana.

9 tháng 8 năm 2005: Toà án Liên bang địa phương của Mỹ ở Atlanta ra lệnh buộc tội mới đối với 5 tù nhân người Cuba: Gerardo Hernandez, Fernando Gonzalez, Ramon Labanino, Rene Gonzalez và Antonio Geurrero) từng bị kết tội gián điệp năm 2001 với mức án giam giữ kéo dài. Fidel Castro gọi quyết định này là “chiến thắng về mặt pháp lý” trong cuộc chiến nhằm giải thoát cho 5 “người anh hùng của Cách mạng”.

13 tháng 8 năm 2005: Fidel Castro kỷ niệm sinh nhật lần thứ 79. Tờ báo Granma, trong một lá thư ngỏ in trên trang đầu nói rằng lễ kỷ niệm được tiến hành “với tình yêu và sự ngưỡng mộ lớn lao như tình cảm của những đứa trẻ thơ ngây dành cho những người bố cao quý, khôn khéo và dũng cảm nhất của mình”; lá thư được ký tên “Nhân dân của Người”.

20 tháng 8 năm 2005: Tại nhà hát Các Mác ở Havana, Fidel Castro, Hugo Chavez và những người đứng đầu nhà nước khác thuộc khu vực châu Mỹ La-tinh và vùng Ca-ri-bê tham dự lễ tốt nghiệp của 1.610 bác sĩ Trường Đại học Y Mỹ La-tinh thành lập năm 1988 và đã có hơn 10.000 thanh niên đến từ 28 nước châu Mỹ La-tinh và cùng Ca-ri-bê theo học miễn phí.

20 tháng 8 năm 2005: Trong một chuyến thăm tới Cuba của Tổng thống Martin Torrijos, Cuba và Panama tái thiết lập quan hệ ngoại giao.

3 tháng 9 năm 2005: Sau vụ thiên tai xảy ra ở New Orleans gây ra bởi cơn bão Katrina, Fidel Castro đề nghị cử 1.100 bác sĩ đến cứu trợ khẩn cấp về y tế ở Louisiana. Chính phủ Mỹ không đáp lại lời đề nghị này.

8 tháng 9 năm 2005: Đúng vào thời gian của lễ kỷ niệm tướng nhớ thánh Virgen de la Caridad del Cobre, vị thánh bảo trợ của Cuba, chính quyền ra lệnh cấm 12 cơ sở hoạt động của Thiên Chúa giáo. Đây là lần đầu tiên lệnh cấm như vậy được đưa ra kể từ chuyến thăm Cuba của Giáo hoàng John Paul II năm 1998.

15 tháng 9 năm 2005: James Cason từ chức Trưởng đại diện Văn phòng lợi ích Mỹ ở Havana và được thay thế bởi Michael Parmly.

28 tháng 9 năm 2005: Chính phủ Mỹ quyết định, cựu điệp viên CIA 77 tuổi Posada Carriles, kẻ đã trốn khỏi nhà tù của Venezuela năm 1985 trong khi xét xử hắn tội đã làm nổ tung chiếc máy bay có chở 76 người năm 1976 và là kẻ đã vào Mỹ trái phép, sẽ không bị dẫn độ về Venezuela hay Cuba. Lập luận của Chính phủ Mỹ là “họ có thể sẽ bị tra tấn ở các nước đó”.

Tháng 10 năm 2005: Thượng viện Mỹ thông qua việc bổ nhiệm Thomas Shannon vào vị trí trợ lý Ngoại trưởng phụ trách tây bán cầu. Shannon, người kế nhiệm Otto Reich và Roger Noriega trước đây là cố vấn chính trị trong toà đại sứ Mỹ ở Caracas, và vào tháng 4 năm 2002 đã từng bày tỏ sự hài lòng trước “chiến thắng” nhanh chóng của vụ đảo chính chống lại Tổng thống Hugo Chavez.

2 tháng 10 năm 2005: Liên minh châu Âu đề nghị Cuba cải thiện điều kiện giam giữ các “tù nhân chính trị”, đặc biệt là 3 tù nhân đã biểu tình bằng cách tuyệt thực - Victor Rolando Arroyo, Filex Navarro và Jose Daniel Ferrer - đã bị giam giữ từ năm 2003. Trong số 75 tên bị kết án vào thời gian đó, 14 tên đã được thả tự do vì lý do sức khoẻ.

3 tháng 10 năm 2005: Nhân dịp kỷ niệm ngày nước Dức thống nhất, đại sứ Đức ở Havana mời mấy tên chống đối - Martha Beatriz Roque, Vladimiro Roca, Elizardo Sanchez - tới dự “đêm dạ hội Đức”. Bộ Ngoại giao Cuba phản đối, và quan hệ giữa Liên minh châu Âu ở Brussels và Havana lại rơi vào tình trạng căng thẳng.


Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 18 Tháng Chín, 2013, 08:16:09 am
14-15 tháng 10 năm 2005: Diễn ra Hội nghị thượng đỉnh Ibero-Mỹ ở Salamacan, Tây Ban Nha. Fidel Castro không tham dự. Những người đứng đầu nhà nước thuộc Ibero-Mỹ lên án “lệnh phong toả cấm vận” Cuba và yêu cầu chính quyền Mỹ đưa ra xét xử tên khủng bố Luis Posada Carriles.

15 tháng 10 năm 2005: ở Havana, những “công nhân xã hội” trẻ tuổi có mặt ở các trạm bán xăng tham gia chiến dịch chống tham nhũng. (Chính phủ phát hiện ra rằng hơn một nửa doanh thu của các trạm bán xăng dầu bị thất thoát do cơ chế quản lý cũ).

22 tháng 10 năm 2005: Trước mối đe doạ của cơn bão Wilma, hơn nửa triệu người dân Cuba phải đi sơ tán. Tổ chức khí tượng thế giới (WM0) thừa nhận tính hiệu quả của hệ thống cảnh báo sớm thiên tai của Cuba và khen ngợi hành động “hiệu quả cao” của hòn đảo này trong việc giảm thiểu những thiệt hại về kinh tế và con người do thiên tai gây ra.

24 tháng 10 năm 2005: Cơn bão Wilma gây ra lụt lội nghiêm trọng ở Havana.

28 tháng 10 năm 2005: Fidel Castro phê bình những người “giàu có mói nổi” và phát động chiến dịch chống hành động giàu có bất chính, “thói xa hoa” của một số lãnh đạo, nạn tham nhũng và trộm cắp.

28 tháng 10 năm 2005: Quốc hội châu Âu ở Strasbourg trao giải thưởng nhân quyền Shakharov cho Las Damas de Blanco, tổ chức bao gồm vợ của những tên nổi loạn bị bắt giữ vào tháng 3 năm 2003.

29 tháng 10 năm 2005: Tờ tuần san Veja của Brazil khẳng định Cuba đã giúp hoạch định chiến dịch tranh cử cho Tống thống Lula vào năm 2002. Havana phủ nhận thẳng thừng chuyện này.

30 tháng 10 nặm 2005: 6 trong số 10 thuyền nhân Cuba bị lực lượng bảo vệ bờ biển Mỹ bắt một tuần trước ở ngoài khơi bờ biến Haulover của bang Florida được trả vẻ hòn đảo trong khi 4 người còn lại xin tị nạn chính trị thì được đưa đến nhà tù Guantanamo chờ xem xét lời đề nghị.

4-5 tháng 11 năm 2005: Hội nghị thượng đỉnh các nước châu Mỹ tổ chức tại Mar del Plata, Ác-hen-ti-na, từ chối thông qua đề nghị về Khu vực thương mại tự do châu Mỹ (FTAA). FTAA được Tổng thống Mỹ George W. Bush đề xuất coi đó là cách để Mỹ củng cố quyền bá chủ về kinh tế của mình ở khu vực tây bán cầu này.

7 tháng 11 năm 2005: Theo só liệu điều tra năm 2002 được công bố, dân số Cuba đạt 11.177.743 người.

8 tháng 11 năm 2005: Năm thứ mười bốn liên tiếp, Liên Hợp Quốc phản đối lệnh cấm vận về thương mại của Mỹ chống Cuba; 182 nước biểu quyết chống lại lệnh cấm vận, trong khi chỉ có 4 nước bỏ phiếu ủng hộ, đó là: Mỹ, Israel, Quần đảo Marshall và Palau.

17 tháng 11 năm 2005: Trong một bài diễn văn quan trọng kéo dài 5 giờ, Fidel Castro tuyên bố, nạn tham nhũng và trộm cắp lan tràn chóng lại nhà nước là nguy cơ đối với Cách mạng và thông báo sẽ phát động một chiến dịch phản công mới chống tham nhũng.

23 tháng 11 năm 2005: Đến thời điểm này, Cuba đã đón 2 triệu lượt khách du lịch, gần đạt mục tiêu là đón 2,3 triệu khách trong năm 2005, mức cao nhất trong lịch sử.

7 tháng 12 năm 2005: Nhóm cứu trợ khẩn cấp vẻ y tế Henry Reeve - sau khi đã đến giúp đỡ cộng đồng những người bị cô lập trên vùng cao nguyên của Guatemala khi nước này bị tác động bỏl cơn bão Stan vào tháng 10 - trở về Cuba.

8 tháng 12 năm 2005: Fidel Castro tham dự Hội nghị thượng đỉnh Cuba-CARICOM lần thứ hai được tổ chức tại Bridgetown, Barbados.

8 tháng 12 năm 2005: Người đứng đầu mới của Văn phòng lợi ích Mỹ ở Havana, Michael Parmly, nói: “Tôi không biết khi nào thì có sự thay đổi, tôi chỉ biết rằng có một sự thay đổi đang diễn ra”, và ông ta bày tỏ tin tưởng chính người dân Cuba sẽ là những người đi đầu trong việc thay đổi này.

12 tháng 12 năm 2005: Cuba và bang Virginia của Mỹ ký một thoả thuận bán các sản phẩm nông nghiệp sang Cuba trị giá 30 triệu đô la trong vòng 18 tháng sau đó.

14 tháng 12 năm 2005: Văn phòng quản lý tài sản nước ngoài thuộc Bộ tài chính Mỹ thông báo họ sẽ không cho phép đội bóng chày của Cuba vào nước Mỹ thi đấu giải bóng chày vô địch thế giới. Quyết định này được rút lại sau khi có sự phản đối mạnh mẽ từ cộng đồng quốc tế.

16 tháng 12 năm 2005: “Đối thoại hoà bình” giữa Quân đội giải phóng quốc gia Colombia với đại diện của chính phủ Alvaro Uribe diễn ra ở Havana, với sự hiện diện của nhà văn Gabriel Garcia Marquez.

18 tháng 12 năm 2005: Evo Morales, lãnh đạo của Phong trào hướng tới Chủ nghĩa xã hội (MAS) được bầu làm Tổng thống Bolivia.

20 tháng 12 năm 2005: ở Havana, trong chương trình Bàn tròn thường lệ được phát trên truyền hình và đài phát thanh, những hành động của bọn được gọi là “nổi loạn” và những tuyên bố gần đây của Michael Parmly, người đứng đầu Văn phòng lợi ích Mỹ ở Havana, được gọi là hành động “khiêu khích và nhạo báng”.

23 tháng 12 năm 2005: Tại Quốc hội Cuba, Bộ trưởng Ngoại giao Felipe Perez Roque ám chỉ giai đoạn “sau Fidel Castro” và nói, “khoảng trống” đó chỉ có thể được lấp đầy với ba điều kiện: “các nhà lãnh đạo hành động chân phương và không hề có biểu hiện lạm dụng đặc quyền đặc lợi để nêu tấm gương (cho người dân)”; họ có được sự ủng hộ của nhân dân; và phải ngăn chặn được việc phân hoá giai cấp về sở hữu tài sản, vì theo ý kiến của ông ta, việc đó sẽ chỉ dẫn đến thái độ “thân Mỹ”.



Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 18 Tháng Chín, 2013, 08:19:11 am
30 tháng 12 năm 2005: ở Havana, Fidel Castro đón Evo Morales, Tổng thống được bầu cử của Bolivia với nghi thức nhà nước đầy đủ. Hai nhà lãnh đạo đã ký một hiệp định hợp tác quan trọng.

31 tháng 12 năm 2005: Chính phủ Cuba công bố, theo tính toán của chính phủ trong đó bao gồm cả giá trị dịch vụ xã hội, kết thúc năm 2005, hòn đảo này đạt mức tăng trưởng kinh tế là 11,8%. Đây là mức tăng trưởng cao nhất đạt được ở nước này trong 46 năm đi theo Chủ nghĩa xã hội.

Tháng 1 năm 2006: Trong khuôn khổ cuộc chiến chống tham nhũng, các quan chức của Đảng kiểm soát hàng trăm trung tâm sản xuất. Dự kiến sẽ có hàng chục người bị sa thải.

6 tháng 1 năm 2006: ở Havana, Fidel Castro khánh thành “khu rừng của những lá cờ màu đen” biểu tượng cho 3.478 nghìn nạn nhân người Cuba của “chủ nghĩa khủng bố do Mỹ hậu thuẫn”. “Khu rừng” được trồng trước cửa toà nhà Văn phòng lợi ích Mỹ và để đáp lại quyết định của Michael Parmly sử dụng mặt tiền của toà nhà này để trưng bầy các thông tin thù địch với chính quyền Cuba - nhằm che kín mặt tiền của toà nhà này.

15 tháng 1 năm 2006: ở Chile, ứng cử viên theo đường lối Xã hội chú nghĩa được bầu làm tổng thống.

20 tháng 1 năm 2006: ở Brazil, Tổng thống Lula, Chavez va Kirchner đồng ý xây dựng đường ống dẫn dầu dài 10.000 km nối giữa Venezuela với Ác-hen-ti-na.

22 tháng 1 năm 2006: ở Bolivia, Evo Morales nhậm chức tổng thống.

3 tháng 2 năm 2006: ở Mêhicô, khách sạn Sheraton Maria Isabel trục xuất một đoàn gồm 16 thành viên người Cuba đang ở trong quá trình đàm phán với phái đoàn các doanh nhân người Mỹ. Hành động trục xuất này chịu áp lực từ phía Bộ Tài chính Mỹ trong việc thực thi Đạo luật Helms-Burton năm 1996, theo đó cấm các doanh nghiệp nước ngoài có quan hệ làm ăn kinh tế với các doanh nghiệp và cá nhân người Cuba; đạo luật này rõ ràng vi phạm luật pháp quốc tế.

5 tháng 4 năm 2006: Trong một chiến dịch nhằm ngăn chặn nạn buôn người bất hợp pháp tập trung ở khu vực tỉnh miền Nam Pinar del Rio, lực lượng bảo vệ biên giói Cuba đã nổ súng vào một tàu cao tốc đến từ Miami để đón một nhóm người. Một tên buôn lậu bị giết và hai tên bị bắt.

28 tháng 4 năm 2006: Bộ chính trị của Đảng Cộng sản khai trừ một ủy viên, Juan Carlos Robinson vì tội “lạm dụng quyền lực và gây ảnh hưởng”. Ngày 21 tháng 6 ông này bị kết án 12 năm tù. Chưa từng có thành viên nào của Bộ chính trị bị buộc tội và kết án như vậy.

1 tháng 5 năm 2006: ở Bolivia, Evo Morales ký một nghị định quốc hữu hoá ngành dầu mỏ của nước này.

24 tháng 5 năm 2006: Lina Pedraza, Bộ trưởng phụ trách văn phòng kế toán trung ương của chính phủ bị cách chức.

3 tháng 6 năm 2006: Nhân dịp kỷ niệm sinh nhật lần thứ 75 của Raul Castro, báo Granma đăng một chuyên mục dài 8 trang về con người ông.

11 tháng 6 năm 2006: Chính phủ Cuba khẳng định, trong tương lai Cuba sẽ không chấp nhận bất kỳ khoản viện trợ nước ngoài nào nếu nước tài trợ áp đặt điều kiện cho việc tài trợ đó.

12 tháng 6 năm 2006: Văn phòng lợi ích Mỹ ở Havana thông báo chính quyền Cuba cắt điện của họ.

14 tháng 6 năm 2006: Trong một bài diễn văn, Raul Castro nói rằng Đảng Cộng sản là người duy nhất có thể đảm bảo được sự toàn vẹn thống nhất của Cuba và rằng, sau Fidel Castro, Đảng Cộng sản sẽ tiếp tục nắm quyền lãnh đạo đất nước.

4 tháng 7 năm 2006: Đảng Cộng sản tái thiết lập Ban bí thư của Trung ương Đảng bị tạm ngừng từ những năm 1990 và bổ nhiệm 3 thành viên nữ làm việc trong Ban gồm 12 thành viên.

10 tháng 7 năm 2006: ở Washington, DC, Tổng thống George W. Bush công bố một báo cáo của Uỷ ban trợ giúp vì một nước Cuba tự do và nói rằng, nước Mỹ đang nỗ lực làm việc để khuyến khích một sự thay đổi ở Cuba và sẽ không thể chờ đợi thêm. 80 triệu đô la sẽ được gửi đi để “ủng hộ những người Cuba muốn có sự thay đổi”.

26 tháng 7 năm 2006: Cuối buổi lễ kỷ niệm ngày tấn công vào trại lính Moncada ở Santiago và trại lính Cespedes ở Bayamo, Fidel Castro bị rối loạn đường ruột và xuất huyết nghiêm trọng, ông phải đi phẫu thuật cấp cứu vào ngày 27 tháng 7.

31 tháng 7 năm 2006: Thư ký riêng của Fidel Castro lên truyền hình đọc bản “tuyên bố của vị tổng tư lệnh gửi người dân”. Castro chuyển giao trách nhiệm, “trên cơ sở lâm thời”, cho một nhóm lãnh đạo gồm 7 người do Raul Castro đứng đầu; sáu thành viên khác bao gồm Jose Ramon Balaguer, Jose Ramon Machado Ventura, Esteban Lazo, Carlos Lage, Francisco Soberon và Felipe Perez Roque.

1 tháng 8 năm 2006: Fidel Castro nói rằng, vì Cuba đang bị Mỹ bao vây và đe doạ nên tình trạng sức khoẻ của ông được coi là “bí mật nhà nước”.

3 tháng 8 năm 2006: ở Washington, DC, Tổng thống Bush hô hào cổ vũ người Cuba “nỗ lực hướng tới một sự thay đổi”.

9 tháng 8 năm 2006: Một toà phúc thẩm ở Atlanta rút lại quyết định do chính mình đưa ra một năm trước về bán án đối với 5 người Cuba bị kết tội gián điệp bởi một toà án ở Miami vào ngày 2 tháng 4 năm 2003.

13 tháng 8 năm 2006: Sinh nhật của Fidel Castro. Báo chí đăng những nội dung đầu tiên vẻ tiểu sử của Castro trong thời gian ông dưỡng bệnh. Lễ kỷ niệm sinh nhật được hoãn đến ngày 2 tháng 12.

14 tháng 8 năm 2006: Loạt bài về tiểu sử được xuất bản và một cuốn băng video được phát trên truyền hình trong đó Fidel Castro đi cùng với Raul và Hugo Chavez.


Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 18 Tháng Chín, 2013, 08:21:59 am
16 tháng 8 năm 2006: ở Brazil, cựu độc tài người Paraguay Alfredo Stroessner qua đời.

23 tháng 8 năm 2006: Washington đề nghị sẽ rút lại lệnh cấm vận nếu Cuba tiến hành thay đổi dân chủ và “Castro không nắm giữ trọng trách về chính trị”.

31 tháng 8 năm 2006: Ramiro Valdes, tư lệnh lực lượng vũ trang cách mạng đã nghỉ hưu được bổ nhiệm Bộ trưởng Bộ công nghệ thông tin và truyền thông.

1 tháng 9 năm 2006: Truyền hình Cuba phát cuốn băng video về cuộc gặp giữa Fidel Castro Hugo Chavez. Chavez nói, “Đây là lần đến thăm thứ ba của tôi và bệnh nhân đã hồi phục rất nhiều”.

5 tháng 9 năm 2006: Trong một thông điệp bằng văn bản, Fidel Castro nói “thời kỳ khó khăn nhất đã qua” và rằng “ông đang hồi phục rất tốt”, ông tiết lộ đã bị sút 18,5 kg và nói rằng ông không hề vội vã gì trong việc quay lại nắm quyền bởi vì chính phủ “đang được điều hành rất tốt”.

11-16 tháng 9 năm 2006: Hội nghị thượng đỉnh phong trào không liên kết diễn ra ở Havana. Fidel Castro mặc dù đang dưỡng bệnh và không tham dự hội nghị nhưng vẫn được bầu làm Chủ tịch Phong trào. Castro có một cuộc họp kín với Kofi Annan, Evo Morales, Hugo Chavez, và (Tổng thống Algeria) Abdelaziz Bouteflika.

9 tháng 10 năm 2006: Raul Castro phủ nhận Fidel Castro bị “ung thư giai đoạn cuối”.

17 tháng 10 năm 2006: ở Washington, Tổng thống Bush ký ban hành luật cho phép tra vấn bất kỳ người nào “gây ra hiểm hoạ đối với quốc gia”.

25 tháng 10 năm 2006: Quỹ động vật hoang dã thế giới (WWF) khẳng định trong một bản báo cáo công bố ở Bắc Kinh rằng “Cuba là nước duy nhất đáp ứng các điều kiện về phát triển bền vững”.

28 tháng 10 năm 2006: Sau 40 ngày không có tin tức hoặc hình ảnh nào về ông, Fidel Castro lại xuất hiện trên truyền hình trong một đoạn băng kéo dài 6 phút và nói, “Ngay từ đầu tôi đã nói rất nhiều lần rằng quá trình hồi phục của tôi sẽ kéo dài và không tránh khỏi những rủi ro”. Ông cũng khẳng định, “Tôi vẫn tham gia vào các quyết định quan trọng của chính phủ”. Đây là lần xuất hiện trước công chúng cuối cùng của ông trong năm 2006.

29 tháng 10 năm 2006: ở Brazil, Lula được bầu làm Tổng thống.

5 tháng 11 năm 2006: ở Nicaragua, nhà lãnh đạo Sandinista Daniel Ortega giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống; ông dành tặng chiến thắng này cho Fidel Castro.

7 tháng 11 năm 2006: ở Mỹ, Đảng Cộng hoà thất bại trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ và do vậy mất quyền kiểm soát Thượng viện.

8 tháng 11 năm 2006: Lần thứ 15 liên tiếp, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc lên án lệnh cấm vận đơn phương của Mỹ chống Cuba; tỷ lệ phiếu thuận là 183/4.

14 tháng 11 năm 2006: ở Cuba, 3 nhân vật chống đối chính phủ được thả tự do.

16 tháng 11 năm 2006: Tại San Francisco, California, nhà kinh tế Milton Friedman qua đời ở tuổi 96. Friedman là nhà lý luận chính của chủ nghĩa tự do mới đã được đưa sang Chile vào những năm 1970 và là nguồn gốc xuất phát của các chính sách tự do cực đoan dưới thời tướng Pinochet.

26 tháng 11 năm 2006: ở Ecuador, ứng cử viên cánh tả Rafael Correa được bầu làm Tổng thống.

28 tháng 11 năm 2006: Lễ kỷ niệm sinh nhật lần thứ 80 của Fidel Castro bắt đầu. Castro gửi một thông điệp bằng văn bản tới người dân nói, “Theo các bác sĩ, tôi vẫn chưa thể sẵn sàng cho sự kiện lớn như vậy”.

28 tháng 11 năm 2006: ở Luân Đôn, kênh truyền hình Channel Four phát bộ phim tài liệu của đạo diễn Dollan Cannell có tựa đề 638 cách giết Castro, công bố chi tiết các âm mưu ám sát Castro do CIA hậu thuẫn.

2 tháng 12 năm 2006: Fidel Castro không tham dự được buổi lễ diễu binh tổ chức ở Havana nhân dịp kỷ niệm lần thứ 50 ngày đổ bộ vào Granma. Trong bài diễn văn của mình, Raul nói, “Tôi coi đây là cơ hội để khẳng định lại thiện chí của chúng tôi trong việc khỏi động lại đàm phán những bất đồng giữa Mỹ và Cuba”.

3 tháng 12 năm 2006: ở Venezuela, Hugo Chavez tái đắc cử Tổng thống.

7 tháng 12 năm 2006: Một thành viên của nhóm 75 người bị bắt vào tháng 3 năm 2003, Hector Palacios, được thả tự do. Hắn là thành viên thứ sáu của nhóm đối lập này được thả tự do.


Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 18 Tháng Chín, 2013, 08:26:01 am
10 tháng 12 năm 2006: ở Santiago de Chile, cựu độc tài Augusto Pinochet qua đời.

12 tháng 12 năm 2006: ở Washington, DC, Văn phòng quản lý tài sản nước ngoài phạt đạo diễn phim Oliver Stone vì tội sang Cuba vào năm 2002 và 2003 làm 2 bộ phim tài liệu về Fidel Castro.

12 tháng 12 năm 2006: ở Addis Ababa, Ethiopia, Toà án tối cao tuyên bố cựu Tổng thống Mengistu Haile Mariam, người đang sống lưu vong ở Zimbabuwe, tội diệt chủng và kết án tù chung thân.

13 tháng 12 năm 2006: Kiến trúc sư nổi tiếng người Brazil Oscar Neimeyer đề nghị được xây dựng một bức tượng Fidel Castro nặng 9,5 tấn đặt tại Trường Đại học Khoa học thông tin ở Havana.

15 tháng 12 năm 2006: Ở Bưu điện Washington đăng tuyên bố của John Negroponte, giám đốc cơ quan tình báo quốc gia, dự đoán về cái chết đang đến gần của Fidel Castro.

15 tháng 12 năm 2006: Phái đoàn gồm 10 người của Quốc hội Mỹ ủng hộ bãi bỏ lệnh cấm vận đến Havana trong chuyến thăm kéo dài 3 ngày. Phái đoàn được Raul đón tiếp vào ngày 17 tháng 12.

20 tháng 12 năm 2006: Raul Castro lần nữa khẳng định, người thay thế duy nhất Fidel Castro là Đảng Cộng sản, và các thế hệ trẻ cần phải được khuyến khích.

21 tháng 12 năm 2006: Cuba đề nghị được sự giúp đỡ của bác sĩ phẫu thuật người Tây Ban Nha Jose Luis Garcia Sabrido cho đội chăm sóc y tế riêng của Fidel Castro. Quay lại Madrid vào ngày 26 tháng 12, bác sĩ Gareva khẳng định Chủ tịch Cuba bị một “khối u lành”; có nghĩa là không phải ung thư như một số quan chức Mỹ tuyên bố.

22 tháng 12 năm 2006: Quốc hội Cuba họp; Fidel Castro không tham dự cũng không gửi thông điệp bằng văn bản.

23 tháng 12 năm 2006: ở Paris, tờ Le Monde công bố kết quả một cuộc khảo sát quốc tế cho thấy Fidel Castro nổi tiếng hơn cả Tổng thống Mỹ George W. Bush ở các nước Pháp, Đức, Vương quốc Anh, Italia và Tây Ban Nha.

28 tháng 12 năm 2006: ở Caracas, Tổng thống Hugo Chavez tuyên bố chính phủ sẽ không cấp lại giấy phép cho kênh truyền hình tư nhân Radio Caracas Television (RCT). Tổng thống Chavez khẳng định, “Không có bất cứ phương tiện truyền thông nào nhằm mục đích gây bất ổn được phép hoạt động”.

30 tháng 12 năm 2006: ở Bát-đa, cựu độc tài Saddam Hussein bị treo cổ.

31 tháng 12 năm 2006: Bộ trưởng Kinh tế Cuba, Jose Luis Rodringuez tuyên bố tổng sản phẩm quốc dân của Cuba tăng 12,5% năm ngoái, “mức tăng cao nhất trong tất cả các nước châu Mỹ La-tinh”. Ủy ban kinh tế của Liên Hợp Quốc phụ trách khu vực châu Mỹ La-tinh và vùng Ca-ri-bê (ECLAC) công nhận con số này.

3 tháng 1 năm 2007: ở Oslo, Nauy, phái đoàn gồm 14 người Cuba bị từ chối không được ở khách sạn Scandic Edderkoppen (nằm trong hệ thống khách sạn Hilton) vì cùng lý do mà người ta đã đưa ra vào ngày 3 tháng 2 năm 2006 ở Mêhicô.

5 tháng 1 năm 2007: Trong một chương trình ngắn, kênh truyền hình Cuba Cubavision tỏ lòng kính trọng đối với Luis Pavon Tamayo, cựu Chủ tịch Hội đồng quốc gia về văn hoá, người được coi là người phụ trách chính sách văn hoá giáo điều áp đặt và kêu gọi chống lại rất nhiều nhà trí thức (trong đó có Jose Lezama Lima, Virgilio Pineira, Anton Arrufat, Pablo Armando Fernandez và Cesar Lopez) trong giai đoạn được gọi là “những năm tháng mầu xám” từ 1971-1976. Hàng chục các nhân vật, cả ở Cuba và ở nước ngoài, được kêu gọi lên tiếng phản đối. Ngày 17 tháng 1, Liên minh các nhà văn và nghệ sĩ (UNEAC) công bố một văn bản nhằm làm dịu bót tình hình căng thẳng, nhưng làn sóng phản đối và bất đồng vẫn tiếp diễn.

8 tháng 1 năm 2007: ở Caracas, Tổng thống Hugo Chavez tuyên bố tái quốc hữu hoá một số tập đoàn đã bị tư nhân hoá trước khi ông lên nắm quyền vào tháng 12 năm 1998. Chavez đề cập đến Tập đoàn viễn thông CANTV bị tư nhân hóa năm 1991 và một công ty điện, ông cũng tuyên bố sẽ bãi bỏ quyền tự quyết của ngân hàng trung ương.

10 tháng 1 năm 2007: Một báo cáo của Bộ trưởng Ngoại giao Cuba cho biết, vào ngày 27 tháng 11 năm 2006, lần thứ tư xảy ra hiện tượng “ăn cắp tiền trong tài khoản của Cuba bị phong toả bất hợp pháp” ở các ngân hàng Mỹ sau chiến thắng của Cách mạng. Theo bộ trưởng, các tài khoản thuộc về Ngân hàng trung ương Cuba và Công ty truyền thông Cuba Empresa với tổng trị giá lên tới 170,2 triệu USD đã bị phong toả và hiện tại, một phần của số tiền đó, 92 triệu USD đã được giao cho các công dân Mỹ Janet Ray Weininger và Dorothy Anderson McCarthy, những người đã từng đứng ra kiện Cuba ở các toà án của nước Mỹ.

16 tháng 1 năm 2007: ở Mỹ, Luis Posada Carriles, kẻ bị buộc tội tổ chức vụ đánh bom một chiếc máy bay của Hãng hàng không Cuba làm 73 người chết năm 1976, được chuyển đến một nhà tù ở bang New Mexico sau khi bị giam giữ hơn nửa năm tại El Paso, bang Texas vì tội vi phạm luật di cư.

17 tháng 1 năm 2007: ở Madrid, tờ báo El Pais khẳng định “Fidel Castro chọn giải pháp tiến hành phẫu thuật khiến bệnh tình phức tạp thêm và phải tiến hành thêm hai phẫu thuật khác nữa”.

17 tháng 1 năm 2007: ở Washington, DC, Tổng Chưởng lý Mỹ Alberto Gonzalez tuyên bố ông sẽ chấm dứt một “chương trình giám sát khủng bố” theo đó từ năm 2001 đã cho phép Cơ quan an ninh quốc gia chặn nghe các cuộc điện thoại và thư điện tử gửi ra nước ngoài mà không phải thông báo cho một toầ án đặc biệt được thành lập năm 1978, Toà hành động giám sát tình báo nước ngoài (FISA). Ngoài ra, báo chí còn cho biết từ tháng 12 năm 2006, Tổng thống George W. Bush đã cho phép các quan chức tự ý mở thư mà không cần xin lệnh của toà và Lầu Năm góc cũng như CIA có thể lấy thông tin chi tiết về tài khoản ngân hàng của người dân dưới danh nghĩa bảo vệ an ninh quốc gia.

18 tháng 1 năm 2007: ở Mát-xcơ-va, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Nga, Sergel Kisliak, khẳng định việc tạm ngừng quan hệ ngoại giao giữa nước ông với Cuba bây giờ đã là chuyện trong quá khứ. Havana “đã và sẽ tiếp tục” là đối tác quan trọng nhất của Nga ở châu Mỹ La-tinh.

24 tháng 1 năm 2007: ở Miami, Howard Hunt, đặc vụ CIA nổi tiếng đã từng tham gia lật đổ Tổng thống Guatemala, Jacobo Arbenz (1954) và tổ chức vụ tấn công vào Vịnh con lợn của Cuba (1961), qua đời.

29 tháng 1 năm 2007: Bộ trưởng hợp tác kinh tế và đầu tư nước ngoài của Cuba, Marta Lomas, tiết lộ Cuba có 236 công ty liên doanh. Năm 2005, có 258 công ty thuộc loại hình này và năm 2004 con số là 313 chủ yếu hoạt động trong các lĩnh vực du lịch, công nghiệp mạ kền và công nghiệp nhẹ. Trong số các đối tác với các doanh nghiệp của Cuba có các công ty lớn tầm cỡ quốc tế như Sherritt International (Canada), Altadis and Sol Malia (Tây Ban Nha) và Pernod Ricard (Pháp).

30 tháng 1 năm 2007: Lần đầu tiên kể từ ngày 28 tháng 10 năm 2006, Fidel Castro xuất hiện trên truyền hình với nét mặt nhìn đã khoẻ hơn. Đi cùng với ông là Tổng thống Venezuela Hugo Chavez, “Chúng ta vẫn có Fidel Castro đi bằng đôi chân của chính mình, cũng như chúng ta có mưa vậy!”.

31 tháng 1 năm 2007: Hai thành viên Quốc hội Mỹ giới thiệu một dự thảo luật cho phép việc áp dụng lệnh cấm vận với Cuba linh hoạt hơn và bãi bỏ việc cấm người dân Mỹ sang Cuba cũng như những cư dân người gốc Cuba cư trú hợp pháp ở Mỹ.

31 tháng 1 năm 2007: ở Caracas, Quốc hội Venezuela, trong một cuộc họp bất thường ở toà nhà Quốc hội Plaza Simon Bolivar trong khu trung tâm lịch sử của thành phố, đã thống nhất thông qua luật “giao quyền” trao toàn quyền cho Tổng thống Hugo Chavez được lãnh đạo đất nước thông qua các sắc lệnh trong 18 tháng.

18 tháng 6 năm 2007: Vilma Espin (sinh ngày 7 tháng 4 năm 1930), vợ của Raul Castro và đã từ lâu là “đệ nhất phu nhân”' không chính thức của Cuba, qua đời ở Havana. Hơn 40 năm, Espin giữ chức Chủ tịch Hội liên hiệp phụ nữ Cuba; trước đó, bà đã phản đối và đấu tranh chống lại chế độ độc tài Batista và từng là một trong những nhà lãnh đạo của phong trào cách mạng ở miền Đông Cuba.

26 tháng 6 năm 2007: CIA công bố khoảng 700 trang tài liệu với biệt danh “Tài sản gia đình”, miêu tả chi tiết các chiến dịch bất hợp pháp và bán bất hợp pháp của CIA trong những năm 1970 và 1980. Các trang từ 12 đến 19 của tài liệu này nói về một kế hoạch của chính phủ - Mafia nhằm ám sát Fidel Castro.

7 tháng 7 năm 2007: Cựu tướng lĩnh của Cuba Fabian Escalante tiết lộ rằng, CIA đã ám sát hụt sát nút Fidel Castro bằng việc đầu độc thức ăn ở một khách sạn ở Havana những năm 1960, chất độc dự định được cho vào một loại đồ uống bằng sữa bởi Juan Orta, một quan chức người Cuba đã nhận tiền của bọn Mafia. Nhưng đến phút chót, Orta không dám thực hiện. CIA cũng thừa nhận kế hoạch ám sát này do Giám đốc CIA Allen Dulles dưới thời Tổng thống John F. Kennedy thông qua.



Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 18 Tháng Chín, 2013, 08:30:09 am
(http://imageshack.us/a/img844/6222/9r5d.jpg)


(http://imageshack.us/a/img708/8826/u8k6.jpg)


(http://imageshack.us/a/img19/4494/jhpf.jpg)


Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 18 Tháng Chín, 2013, 08:33:04 am
(http://imageshack.us/a/img571/329/1gcq.jpg)


(http://imageshack.us/a/img819/4743/gea2.jpg)


(http://imageshack.us/a/img541/2130/jxuu.jpg)


Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 18 Tháng Chín, 2013, 08:35:25 am
(http://imageshack.us/a/img10/8374/d3f9.jpg)


(http://imageshack.us/a/img843/3972/xl4z.jpg)


(http://imageshack.us/a/img600/4721/7ioj.jpg)


Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 18 Tháng Chín, 2013, 08:37:00 am
(http://imageshack.us/a/img29/945/yrxb.jpg)


(http://imageshack.us/a/img855/5086/ptnn.jpg)


(http://imageshack.us/a/img21/2862/scgm.jpg)


Tiêu đề: Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro
Gửi bởi: hoi_ls trong 18 Tháng Chín, 2013, 08:58:28 am
(http://imageshack.us/a/img31/8062/lzo4.jpg)


(http://imageshack.us/a/img94/2953/hy36.jpg)


(http://imageshack.us/a/img843/4721/ldo9.jpg)


(http://imageshack.us/a/img585/7500/xw8j.jpg)


(http://imageshack.us/a/img46/797/norp.jpg)



Hết