Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 17 Tháng Năm, 2024, 02:29:33 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Nhớ 12/7/1984  (Đọc 289243 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
nhai quai dep
Thành viên
*
Bài viết: 225



« Trả lời #210 vào lúc: 07 Tháng Tám, 2010, 11:31:52 am »

Em có đọc một số web của Trung Quốc bàn về chiến tranh Trung Việt mà cụ thể là cái Cao điểm 1509 ( Lão Sơn hoặc Núi Đất ) thì bên phía TQ cũng thừa nhận là rất nhiều tử sỹ cũng chẳng lấy được xác bởi vì lý do " Chiến trường quá khốc liệt " phía TQ thì họ thường Đào sâu Chôn chặt & Thủ tục xây mồ mả rất phức tạp và tốn kém bởi vì họ ưu tiên Thiêu xác nên cái chuyện Cải cát, chuyển mộ rất ít khi xẩy ra. Cho nên ở Nghĩa địa Ma li Pho rất nhiều ngôi mộ có mộ, có bia mà cũng chẳng có Xác hay Hài cốt đâu. Cái này bác Đào ( Đào Việt chứ không phải Đào tầu ) cũng nên biết đến mà bàn cho nó cụ thể.

Em cũng yêu Văn học Việt Nam lắm và em thích nhất câu này:

Mỗi phạn bất vong duy trúc bạch
Lập thân tối hạ thị văn chương ( Nguyên tác )

(Mỗi bữa những mong ghi sử sách
Lập thân hèn nhất ấy văn chương)

Tác giả tương truyền là của cụ Nguyễn Công Trứ, nhiều người rất tâm đắc hai câu thơ này. Tuy nhiên nó đi vào đời sống tinh thần Việt Nam là nhờ cụ Phan Bội Châu dẫn giải trong các trước tác của ông.
Logged

Đây Trường Sa, kia Hoàng Sa. Quần đảo tím hiên ngang thiên hùng ca ngời sáng...

( Nơi đảo xa, nhạc và lời: Thế Song)
vmt
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 959



« Trả lời #211 vào lúc: 07 Tháng Tám, 2010, 02:59:00 pm »

Em có đọc một số web của Trung Quốc bàn về chiến tranh Trung Việt mà cụ thể là cái Cao điểm 1509 ( Lão Sơn hoặc Núi Đất ) thì bên phía TQ cũng thừa nhận là rất nhiều tử sỹ cũng chẳng lấy được xác bởi vì lý do " Chiến trường quá khốc liệt " phía TQ thì họ thường Đào sâu Chôn chặt & Thủ tục xây mồ mả rất phức tạp và tốn kém bởi vì họ ưu tiên Thiêu xác nên cái chuyện Cải cát, chuyển mộ rất ít khi xẩy ra. Cho nên ở Nghĩa địa Ma li Pho rất nhiều ngôi mộ có mộ, có bia mà cũng chẳng có Xác hay Hài cốt đâu. Cái này bác Đào ( Đào Việt chứ không phải Đào tầu ) cũng nên biết đến mà bàn cho nó cụ thể.

Em cũng yêu Văn học Việt Nam lắm và em thích nhất câu này:

Mỗi phạn bất vong duy trúc bạch
Lập thân tối hạ thị văn chương ( Nguyên tác )

(Mỗi bữa những mong ghi sử sách
Lập thân hèn nhất ấy văn chương)

Tác giả tương truyền là của cụ Nguyễn Công Trứ, nhiều người rất tâm đắc hai câu thơ này. Tuy nhiên nó đi vào đời sống tinh thần Việt Nam là nhờ cụ Phan Bội Châu dẫn giải trong các trước tác của ông.

:chào bác Nhai quai dep đọc bài của bác lòng em lại trĩu nặng bởi liên tưởng đến một câu truyện xảy ra trong quá khứ ,đến hôm nay mạo muội mang ra trình bày với bác và mọi người hy vọng nhận được sự chia sẻ và các ý kiến đóng góp :
  Hồi đó khoảng năm 87-88 khi phuc viên về em có sinh hoat tại tổ thương binh liệt sỹ ở địa phương trên yên bái ,trong tổ em có hai bác đã già rồi có người con hy sinh trong chống mỹ mà hy vọng tìm thấy xác gần như không còn vì đó là đơn vị đặc công chiến đấu trong lòng địch ,đánh xong họ lập tức bị bao vây và chỉ một số ít thoát được ,cơ hội tìm thấy hài cốt liệt sỹ không mang ra được trận đó cứ khó dần theo năm tháng vì kẻ địch bị thua đau không biết chúng mang thi thể anh em mình đi đâu.Còn đôi vợ chồng già thì cứ héo dần theo năm thang với lời hứa đang cố gắng hết sức tìm kiếm của cơ quan chức năng và rồi như để vợi bớt nỗi đau họ đề nghi cơ quan chức năng xây cho con họ một ngôi mộ có tên tuổi con họ đàng hoàng trong nghĩa trang liệt sỹ vì họ muốn ngoài phần thắp hương chung ở tượng đài thì họ còn muốn có nơi bày lễ riêng cho con họ nữa .Mọi người đều thấu hiểu và tất cả đều đòng ý ,đơn được gửi đi và cơ quan chức năng trả lời là không làm được vì không có chính sách chung .Vài lần như vậy nhưng sư việc cũng không tiến triển được gì thêm... .rồi đôi vợ chồng già  cũng lần lượt ra đi mang theo tâm nguyện đó đối với con mình.
  Chúng ta là những người ít nhiều cũng trải qua thực tế chiến trường và cũng hiểu rằng có trường hợp liệt sỹ còn có cơ hội tìm thấy hài cốt nhưng cũng có trường hợp có lẽ vĩnh viễn là không ,vậy thì theo tôi những trường hợp đó vẫn phải có mộ phần của họ trong nghĩa trang liệt sỹ ở quê hương chứ cho dù phần cốt bên trong chỉ là nắm đất nơi vùng quê họ đã chiến đấu và hy sinh
  Trên đây chỉ là ý kiến của cá nhân tôi rất mong nhận được sự cảm thông và chia sẻ của các bác và mọi người. 
« Sửa lần cuối: 07 Tháng Tám, 2010, 04:58:05 pm gửi bởi vmt » Logged
Cao Sơn
Moderator
*
Bài viết: 539



« Trả lời #212 vào lúc: 07 Tháng Tám, 2010, 05:34:47 pm »

khiếp ! thấy quy mô "hoành tráng" về mặt...số lượng nhân sự của ĐH hội nhà văn Việt Nam mà choáng ! những người yêu,mà lại không hay đọc văn học Việt Nam giai đoạn gần đây,lý do thì...ai cũng biết,nhưng cũng không đến nỗi quá thờ ơ với VH nước nhà như em cũng thấy bất ngờ : Nhà Văn đâu mà nhiều thế,đông đảo thế ? đông như công nhân.Grin
  Em vẫn luôn kính trọng các nhà văn nói chung ,và cụ thể là những tên tuổi trong làng VH qua các thời kỳ,gắn với lịch sử đất nước,họ có người là chiến sỹ trên mặt trận chống ngoại sâm,hay mặt trận kinh tế,văn hóa...bằng lao động,bằng những tác phẩm của mình,mức độ ảnh hưởng,hiệu quả ,tác dụng giáo dục,giải trí,chống tiêu cực..vv..họ đã hoàn thành chức năng,nghĩa vụ của mình.Nhưng ngồi ngang hàng,bên cạnh họ là hàng hà những "nhà văn" mà đố ai biết tác phẩm của họ là gì,chẳng có mấy người biết tên (trừ những người thân,gia đình của họ,và người giới thiệu vào HNV),trong số đó có bác PVĐ "nổi  đình nổi đám" ,tốn kém tài nguyên trong trang quansuvn vừa qua không các bác ? may mà bác này không trúng cử vào ban chấp hành hội nhà văn,không biết có được đề cử hay không các bác nhỉ ! hú hồn !


Bác Đào có cái sai là sử dụng nguồn tư liệu không chính xác. Điều này cũng dễ hiểu - văn mà, cộng thêm có nỗi đau riêng nên có phần cực đoan.

Cái được của bác Đào là đang khuấy lên phong trào, mong muốn cho các nhà văn được viết về chiến tranh biên giới.

Mình là một trong những thằng cũng muốn cái đó hiện thực. Văn chương sẽ đi trước - mở đường, chế độ đãi ngộ cho những người lính bỏ lại xương máu tuổi trẻ nơi biên cương sẽ được khai thông, tạm gọi là đi sau. Không có văn chương, sẽ gần như 99% người Việt không biết tới cuộc chiến 84-89.

Cho nên các bác có chửi lão Đào, thì cũng nhẹ tay tí tí.
Logged

BỐ ĐI CHIẾN ĐẤU, CÁC CON Ở NHÀ GIÚP MẸ LƯỚT SÓNG
binhyen1960
Trung tá
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #213 vào lúc: 07 Tháng Tám, 2010, 06:10:25 pm »

 Giờ đây thì tôi đã hiểu :
 Hóa ra : Nhà văn sẽ làm lên tất cả còn những người đã từng làm lên cái gì đó thì chẳng lá cái quái gì hết .  Grin
 Dựa vào đâu để bác có được thông tin 99% dân VN không biết gì về cuộc chiến 1984-1989 . Huh
 Tôi thật không ngờ trước thông tin người dân VN quá bàng quang về cuộc chiến đó .
 Văn chương dù đúng dù sai đi trước mở đường - chế độ đãi ngộ xương máu , tuổi trẻ cống hiến đi sau .
 Hiểu rồi : Muốn được đòi tiền cống hiến đây . Chung quy loanh quanh rồi lại vòng về chuyện tiền bạc đòi hỏi cho xứng đáng với công sức đã từng cống hiến cho Tổ quốc .
 Vậy thì ngòi bút nó cong queo cũng bởi nó có mục đích liên quan đến đòi hỏi chế độ chính sách đãi ngộ và nó chính là động lực của nhà văn PVD .
 Không còn điều gì đê tiện hơn .
Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
Cao Sơn
Moderator
*
Bài viết: 539



« Trả lời #214 vào lúc: 07 Tháng Tám, 2010, 07:12:52 pm »

Bác Bình yên có vẻ hơi nóng.

Bác có thấy, những người lính trận tây nam mãi đến năm ngoái mới được nhắc đến, mở màn bằng một phim bộ tài liệu gì đó.

Những người lính biên giới phía Bắc, nếu không có cái forum này, chí ít cũng có tác dụng cho một số bạn trẻ biết là có một lớp người như thế, thì bác có thể tìm được ở đâu nữa?

Thế hệ 7x, 8x, 9x, 10x có mấy người biết được đến một cuộc chiến lặng lẽ mà gian khổ như thế.

Ngay như cùng là lính tráng nhập ngũ thời 8x với nhau, bạn em, không hề biết về chuyện này. Cách đây 3 năm trước ngồi trà dư tửu hậu với nhau còn không tin.

Anh đã bao giờ nghe thấy, đọc đâu đó thấy La Văn Cầu không? Phan Đình Giót hay Nguyễn Văn Trỗi hoặc Nguyễn Viết Xuân gì đó. Anh đọc rồi đúng không, và các nhân vật này hiện diện trong hai cuộc kháng chiến  chống Pháp và chống Mỹ.

Có ai hỏi: Biết ông Bình Yên không? Biết trung sỹ 1 không? Biết Thắng còng không? Biết Khánh Huyền không? Họ trả lời là không biết.

Tại sao hai cuộc chiến này không có bất cứ một nhân vật điển hình nào được gắn liền với cuộc chiến đó. Là vì văn chương bị cấm, bị đóng, bị không cho viết về, nhắc tới.

Nhưng cuộc chiến nào chả như cuộc chiến nào. Ông Bình yên cũng dũng cảm khác gì ông Phan Đình Giót. Ông Khánh huyền chịu đạn pháo còn cừ hơn ông Nguyễn Viết Xuân. Chết là như nhau, mạng sống bản thân đều coi như cỏ rác. Tại sao người đời lại biết đến ông này mà không biết đến ông kia. Là vì không có tác phẩm nào được viết về cuộc chiến ấy cả.

Cho nên bác hiểu cho em cái ý nghĩa của câu văn chương đi trước mở đường hộ em một chút.

« Sửa lần cuối: 07 Tháng Tám, 2010, 07:44:43 pm gửi bởi Cao Sơn » Logged

BỐ ĐI CHIẾN ĐẤU, CÁC CON Ở NHÀ GIÚP MẸ LƯỚT SÓNG
haanh
Thượng tá
*
Bài viết: 5795


HOT nhất forum


« Trả lời #215 vào lúc: 07 Tháng Tám, 2010, 07:55:52 pm »

hehe bác CS nói cũng có lý lắm , nếu cuộc chiến này được viết bởi các nhà văn thì sẽ có nhiều người biết tới vì đó là nghề của họ mà  Grin Nhưng có 1 điều em nghĩ hơi khó là liệu các nhà văn sẽ xây dựng nhân vật của mình theo mô týp nào ? chủ nghĩa anh hùng cách mạng ư ? cái này người ta đã viết nhiều trong thời kỳ đầu của chiến tranh biên giới rồi . Viết về gia đoạn cuối thì khó có thể chọn nhân vật điển hình lắm kiểu như một người nhảy xuống sông cứu người rồi lên bờ nhìn dáo dác vào đám đông đang vỗ tay tán thưởng để tìm thằng nào đạp anh ta xuống sông  Grin
Em thấy cứ kiểu hồi ức như trang nhà mà hay bác ạ  Grin Có bác nhà văn nào biên tập lại những hồi ức của anh em và xuất bản thì quá tốt  Grin
Logged

NAM QUỐC SƠN HÀ NAM ĐẾ CƯ .
Cao Sơn
Moderator
*
Bài viết: 539



« Trả lời #216 vào lúc: 07 Tháng Tám, 2010, 08:00:22 pm »

Cởi trói về đề tài này mới xuất bản được hồi kí, hồi ức của mọi người bác hà anh ạ.

Nguyễn Văn Thạc, Đặng Thùy Trâm là điển hình cho việc xây dựng hình tượng bằng hồi kí, hồi ức. Trước đây toàn hồi kí của các cụ cốp.  Grin

Logged

BỐ ĐI CHIẾN ĐẤU, CÁC CON Ở NHÀ GIÚP MẸ LƯỚT SÓNG
Đình-Hải
Thành viên
*
Bài viết: 11


« Trả lời #217 vào lúc: 07 Tháng Tám, 2010, 10:05:56 pm »

Cởi trói về đề tài này mới xuất bản được hồi kí, hồi ức của mọi người ....  Grin

Cháu mạn phép góp lời với các chú CCB rằng có thật là ở nước ta có việc "trói về đề tài này" hay không để mà phải "Cởi trói..." ?. Cụ Phạm sỹ Sáu đã xuất bản bao bài thơ về chiến trường Tây Nam đó thôi. Cháu e rằng giới văn học chuyên nghiệp nhà ta thiếu quan tâm/ hay tâm huyết/ hay thậm chí năng lực cho đề tài này. Ngày đầu tháng 8 này, Đại hội Hội nhà văn Việt Nam: nguội chuyện nghề, nóng chuyện nhân sự! . Thậm chí, ngay trong trang nhà ta thỉnh thỏang vẫn có bác CCB có chút dỗi là quay phắt đi, thôi không viết kể về hồi ức của chính thời lính của mình đấy thôi. Vậy sao trách 7x, 8x, 9x... không biết gì về Tây Nam, Phía Bắc ?
Logged
hanoixanh
Thành viên
*
Bài viết: 56


« Trả lời #218 vào lúc: 08 Tháng Tám, 2010, 07:33:28 am »

Bác Bình yên à ! 99% là nhận định của bác Cao sơn thôi (1 trong hàng chục triệu ý kiến ) mà bác ấy cũng viết văn mà .

Cuộc chiến Tây nam và vấn đề nạn kiều được phát trên truyền hình , ra rả trên đài thậm chí quay cả hình ảnh về anh Lê đình Chinh hy sinh phát đi phát lại nhiều ngày sau .( Cụ nhà em năm 1976 đi Sài gòn vác về cái tivi Sony màu nhưng NTSC nên sau này nhà ta phát màu SECAM lại sửa )

Sách báo về bọn diệt chủng Pol pot được phát hành khắp nơi cùng với bọn phản động Bắc kinh và mọi người nhắc tới thằng họ đặng chứ làm gì có ông nọ ông kia mà ngày nay sao không gọi nốt ông Pốt đi cho nó lịch sự một thể ! Những cuốn sách nhỏ như quyển lịch bỏ túi bán rong trên tàu điện giá 4 hào em cung mua mấy quyển

Lệnh tổng động viên và cuộc chiến chống bọn phản động Tq liên tục được cập nhật trên tất cả các thông tin đại chúng

Trong trường học các thầy cô giáo cũng dạy...

Đây là em nói ở Hà nội trong mắt em chứ ở  ngoại tỉnh thì có lẽ khó xem tivi hơn ...sách báo ít đến tay người dùng hơn và pin nghe đài cũng đắt .

Tin chiến sự và chửi bọn phản động Bắc kinh còn tiếp đến sau năm 90...

Sau năm 90 tình hình lại chuyển đổi và cấm dần các sách báo cũng như dọn dẹp lại các bảo tàng , Tăng cường chiếu phim Tq trên truyền hình ...đến thời gian gần đây

Sự kiện biểu tình chống Tq xâm chiếm Hoàng xa và Trường xa của Việt nam cùng với sự nới lỏng những bài báo viết về những người đánh cá bị bọn Tq giết hại và giam giữ báo hiệu một cuộc chiến thật khó tránh khỏi đang dần dần hình thành

Đấy là em nói thế chứ em không có cơ quan điều tra nào trong tay để biết rằng bao nhiêu phần trăm nghĩ thế đâu bác Bình yên
--------------------------
 Thảo luận chính trị hiện tại, xóa sau 12h và cảnh cáo thành viên hanoixanh!
« Sửa lần cuối: 08 Tháng Tám, 2010, 08:37:29 am gửi bởi dongadoan » Logged
danviet
Thành viên
*
Bài viết: 234


« Trả lời #219 vào lúc: 08 Tháng Tám, 2010, 10:01:10 am »

Theo em nghĩ thì không chỉ về văn học nói riêng, mà công tác thông tin nói chung về giai đoạn lịch sử này, dù có bị "trói" hay không, thì vẫn không tương xứng với thực tiễn. Bản thân em được nghe về cả hai cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc chống quân bành trướng, và biên giới phía Nam+chiến trường K đánh đuổi Polpot, giúp phục sinh dân tộc bạn, nhưng trong ý niệm về thời điểm thì chỉ nghĩ đến năm 1978-79. Năm 86(?), khi nghe đài báo thông tin về các đợt rút quân tình nguyện ở Campuchia, thì vẫn nghĩ rằng sau 79 Pot đã hoàn toàn bị đánh bại, Kampuchia đã thanh bình và bộ đội tình nguyện khi đó trở về sau khi giúp bạn ổn định chính quyền, phát triển kinh tế.

Em đã không biết sau 79 mặc dù ta đã kiểm soát lãnh thổ Campuchia, nhưng các cuộc chiến khốc liệt vẫn tiếp diễn, thậm chí còn căng thẳng, nguy hiểm, nhiều máu xương đổ xuống hơn; đã không biết sau 79 căng thẳng biên giới vẫn còn thường trực ở mức độ khốc liệt như thế.
Có thể vì lý do cá nhân? Vì điều kiện thông tin ở khu vực sinh sống? Nhưng theo quan sát của em về bạn bè cùng độ tuổi, thì đó là tình trạng phổ biến. Đến thời 8x,9x thì tình trạng đó có vẻ nghiêm trọng hơn. Cho nên em nghĩ công tác thông tin chưa xứng tầm lịch sử.

Tình hình báo chí vào giai đoạn đó thì em không rõ, nên không phát biểu được. Nhưng có một số điển hình dễ thấy. Chẳng hạn, việc đưa các sự kiện lịch sử đó vào chương trình giảng dạy phổ thông là hầu như chưa có (cả về văn học hay lịch sử), số lượng các tác phẩm văn học nổi bật về giai đoạn này rất hạn chế, rồi số lượng phim truyện, phim tài liệu...còn ít, các ngày kỷ niệm không nhiều và mức độ phổ biến không rộng rãi trong dân chúng.

Riêng về văn học, ngoài việc quên đi lịch sử đau thương để hướng tới tương lai tốt đẹp giữa các dân tộc  Cheesy mà em sẽ không nói ở đây, em thấy còn nhiều yếu tố khách quan khác chi phối. Thứ nhất là cái bóng của các cuộc chiến đã qua, nhất là chiến tranh chống Mỹ quá lớn, không vượt được. Đồng thời sau bấy nhiêu năm văn học chiến tranh oanh liệt, giờ hoà bình rồi, người dân muốn một không khí khác, người viết cũng muốn thoát khỏi những lối mòn.

Thứ 2 là về nhân sự, kháng chiến chống Mỹ có một lượng lớn văn nghệ sỹ kinh qua chiến trường, họ hiểu sự kiện, có kinh nghiệm chiến đấu, và quan trọng nhất: có chất lính để đưa vào trang viết. Đội ngũ nhà văn sau này thiếu điều đó.

Thứ 3 là tình hình kinh tế xã hội, những năm 80 đầu 90 kinh tế rất khó khăn, người viết không yên tâm với nghề, còn phải ôm ngang, cải thiện thêm bằng nhiều thứ khác. Giai đoạn sau nữa thì bị ảnh hưởng bởi các yếu tố thị hiếu khá nhiều. Điều đó không chỉ ảnh hưởng tới các đề tài chiến tranh, mà tới tình hình sáng tác chung của văn học nước nhà.

Em ủng hộ quan điểm của bác Cao Sơn, nếu thực chất sau đại hội này sẽ tạo được một cú hích cho đội ngũ sáng tác... được như vậy thì quá tốt. Nhưng em cũng nghiêng nhiều về ý kiến bác Bình Yên (em xin ba phải một tí  Grin) ở một số điểm.

Về chuyện nhỏ, "người khuấy động phong trào" PVD chẳng hạn. Ta cần phân biệt đó là "khuấy động", là trách nhiệm với giai đoạn lịch sử với chuyện "hiểu nhầm" do dựa vào tài liệu không chính xác, với việc kích động với một cái tâm không trong sáng.
Về chuyện lớn hơn, khó tránh khỏi những cách tiếp cận khác nhau về cuộc chiến. Có những hình ảnh được tung hô là phá cách như "Rừng cười" nhưng lại để lại những lấn cấn trong lòng nhiều người đã đi qua năm tháng. Sự tiếp cận khác nhau đó có thể hoàn toàn tự nhiên do điều kiện khác nhau của người viết, nhưng rất có thể sẽ có nhiều hướng không vô tư chút nào, hay phóng tác một cách dễ dãi, đưa lại những hiểu biết méo mó tới người đọc.

Nhưng em vẫn mong là ở bình diện chung, xu hướng viết chân chính sẽ áp đảo. Mong tiếng nói của những nhân chứng lịch sử xuất hiện nhiều hơn. Chúng ta càng thông tin rõ ràng, thì những kẻ xuyên tạc càng ít ảnh hưởng...

Em viết hơi dài, thiết nghĩ không liên quan trực tiếp tới chủ đề, nhưng cũng dính dáng đến cái mạch lịch sử.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM