Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 15 Tháng Năm, 2024, 04:09:11 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Kỷ niệm chiến trường KRALANH-Đoàn 476, Qk7 - Nguyễn Đại Trí  (Đọc 207958 lần)
0 Thành viên và 3 Khách đang xem chủ đề.
hoangson1960
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 476


« Trả lời #120 vào lúc: 24 Tháng Năm, 2012, 05:16:01 am »

[quote ]

        Hiện tại bây giờ số ae bảo vệ ngày lễ ra mắt tại Tây NInh vẩn thường xuyên uống cà phê sáng với TRí ,đúng ra Ô 10 Xu đứng ra thành lập MTDTGP CPC chứ không phải Ô H Xom Rin ,do Ô 10 Xu bị lọt vào ổ phục kích của Pôn Pốt rồi tự sát và tại sân banh nầy làm lễ xuất quân,còn nơi làm lễ xuất quân ở Đồng Nai thì tổ chức cho lễ ở Snoul hoành tráng hơn.
[/quote]
Thành lập chính quyền chứ không phải làm lễ xuất quân.!
Cuối 11/78 khi đáng lên trên Salong dọc lộ 7 máy bay A37 của mình có lên ném bom trước dọc lộ .Khi tụi tôi đánh lên thì thấy xe bò trúng bom ngổn ngang ,có cả một số xác chết do trúng bom,cả nam,nữ.Ngay hôm đó tụi tôi được lệnh đi chôn ngay số xác này vì ngày hôm sau sẽ có phóng viên chiến trường theo lên,trong đó nghe nói có cả phóng viên Nhật.Việc thành lập chính quyền là trọng đại không lẽ làm dấm dúi ...không phóng viên,báo đài.Bác BY 1960 đã phân tích rồi . Huh
Logged
vanthang341ht
Thành viên
*
Bài viết: 1065

Nhât ky vanthang 341ht


« Trả lời #121 vào lúc: 24 Tháng Năm, 2012, 08:19:22 pm »

         
       Tôi nhớ lại ngày 10/01/1979 lúc đó khoãng chừng 13g tôi đã có mặt tại bến phà Kong pong cham , có nghĩa là sau 3 ngày giải phóng CPC,cảnh tượng nơi đây thật là khủng khiếp,sau cuộc chiến rất nhiều thứ phải phục hồi tôi ấn tương nhất là kho lúa tại bờ sông Mê Kong vẩn còn cháy âm ỉ,mái tol cong veo,tường thì nứt tôi đứng khá xa nhưng hơi nóng vẩn táp vào người nghe nóng cả mặt, thỉnh thoảng lại cháy lên lửa ngọn, khói nghi ngút bao trùm cả một khu vực rộng lớn,mặc dù nơi đây có gió sông thổi liên tục. Chúng t6i qua phà để vào TP. Kong pong cham nơi đây mọi thứ ngổn ngang,mùi máu tanh tanh,mùi hôi của người chết tôi có cảm giác mình đang đứng ở giữa một thành phố với đầy xác chết. Chúng tôi đươc MT479 phân cho 1 ngôi nhà để làm bộ chỉ huy tiền phương ngó mặt ra sông khá lí tưởng nhưng không thể nào chịu nổi ,ăn chung với ruồi ,ngủ chung với ruồi .anh nào ngủ võng có màng  mà ló tay ra  trong vòng 5 phút sẽ trở thành một cái tổ ong , còn ló mặt thì khủng khiếp hơn nhiều ruồi bu con chạy qua con chạy lại tôi hình dung nó đang khoét mắt bạn tôi .Một cảnh tượng thật rùng rợn là xác trôi trên sông  không tưởng tượng nổi nhiều đến nổi đếm riết mõi niệng , có lúc 3-4 thằng bị cột chung sợi dây xìn lên óc nóc ,đen thui tấp vào bờ trong rất ghê sợ,  thêm một cái khó là nước,không xài nước sông thì lấy đâu ra nước để xài , mỗi lần đi lấy nước để nấu cơm phải nhìn thật xa coi có anh chõng nào không ,nhưng cái gì củng quen ,lúc đầu còn nấu nước để đánh răng,  được vài hôm đâu lại vào đấy. Ở được một tuân lễ chúng tôi chuyển nhà lên ở cạnh nhà với chú 5 Ngà cách trung tâm thành phố chừng 1km ở nhà sàn gổ, yên tịnh thoáng mát giống như nghĩ dưỡng sức , thời điểm nầy ăn uống rất đầy đủ đổi 1kg muối= 1kg gà ,1kg bò , 1kg cá tùy theo ý thích nhưng thiếu rau, hàng lagim là phải chờ chi viện từ VN ,  thèm nhất là nước đá cứ canh có xe ở F bộ lên là điện về mang nước đá lên cho tiền phương , nếu mua ở Tây Ninh thì còn tam tạm, nếu mua ở Sài Gòn 1/2 cây chỉ còn đủ 2 người uống   (còn tiếp)



    Tôi nhất trí với bạn là thời kỳ này tại KPC hầu như đâu đâu cũng cỏ ruồi. Ruồi ăn xác ngơời chết ,ruồi cũng sinh ra từ xác người chết. Mở miệng nói ruồi cũng bay nhào vô có khi cả năm, bảy con cùng lúc.
    Nhưng bạn ơi, bạn có nhớ nhầm không đấy, dòng chử tô đỏ trên đây, lúc đó đâu đã có MT479?
Logged

Các vua Hùng  đã có công dựng nước
Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước
                         Hồ Chí Minh
kings
Thành viên
*
Bài viết: 204


Đoàn CB476


« Trả lời #122 vào lúc: 25 Tháng Năm, 2012, 12:41:01 am »

         
       Tôi nhớ lại ngày 10/01/1979 lúc đó khoãng chừng 13g tôi đã có mặt tại bến phà Kong pong cham , có nghĩa là sau 3 ngày giải phóng CPC,cảnh tượng nơi đây thật là khủng khiếp,sau cuộc chiến rất nhiều thứ phải phục hồi tôi ấn tương nhất là kho lúa tại bờ sông Mê Kong vẩn còn cháy âm ỉ,mái tol cong veo,tường thì nứt tôi đứng khá xa nhưng hơi nóng vẩn táp vào người nghe nóng cả mặt, thỉnh thoảng lại cháy lên lửa ngọn, khói nghi ngút bao trùm cả một khu vực rộng lớn,mặc dù nơi đây có gió sông thổi liên tục. Chúng t6i qua phà để vào TP. Kong pong cham nơi đây mọi thứ ngổn ngang,mùi máu tanh tanh,mùi hôi của người chết tôi có cảm giác mình đang đứng ở giữa một thành phố với đầy xác chết. Chúng tôi đươc MT479 phân cho 1 ngôi nhà để làm bộ chỉ huy tiền phương ngó mặt ra sông khá lí tưởng nhưng không thể nào chịu nổi ,ăn chung với ruồi ,ngủ chung với ruồi .anh nào ngủ võng có màng  mà ló tay ra  trong vòng 5 phút sẽ trở thành một cái tổ ong , còn ló mặt thì khủng khiếp hơn nhiều ruồi bu con chạy qua con chạy lại tôi hình dung nó đang khoét mắt bạn tôi .Một cảnh tượng thật rùng rợn là xác trôi trên sông  không tưởng tượng nổi nhiều đến nổi đếm riết mõi niệng , có lúc 3-4 thằng bị cột chung sợi dây xìn lên óc nóc ,đen thui tấp vào bờ trong rất ghê sợ,  thêm một cái khó là nước,không xài nước sông thì lấy đâu ra nước để xài , mỗi lần đi lấy nước để nấu cơm phải nhìn thật xa coi có anh chõng nào không ,nhưng cái gì củng quen ,lúc đầu còn nấu nước để đánh răng,  được vài hôm đâu lại vào đấy. Ở được một tuân lễ chúng tôi chuyển nhà lên ở cạnh nhà với chú 5 Ngà cách trung tâm thành phố chừng 1km ở nhà sàn gổ, yên tịnh thoáng mát giống như nghĩ dưỡng sức , thời điểm nầy ăn uống rất đầy đủ đổi 1kg muối= 1kg gà ,1kg bò , 1kg cá tùy theo ý thích nhưng thiếu rau, hàng lagim là phải chờ chi viện từ VN ,  thèm nhất là nước đá cứ canh có xe ở F bộ lên là điện về mang nước đá lên cho tiền phương , nếu mua ở Tây Ninh thì còn tam tạm, nếu mua ở Sài Gòn 1/2 cây chỉ còn đủ 2 người uống .



    Tôi nhất trí với bạn là thời kỳ này tại KPC hầu như đâu đâu cũng cỏ ruồi. Ruồi ăn xác ngơời chết ,ruồi cũng sinh ra từ xác người chết. Mở miệng nói ruồi cũng bay nhào vô có khi cả năm, bảy con cùng lúc.
    Nhưng bạn ơi, bạn có nhớ nhầm không đấy, dòng chử tô đỏ trên đây, lúc đó đâu đã có MT479?

     Chào bạn vanthang341ht.
    Cám ơn bạn,đúng rồi tôi và các anh em phải di chuyển lên Kong pong cham ở do cơ sở vật chất ở Chup chưa làm xong ,phòng Doanh Trại QK 7 đang thi công khu làm việc của Quân khu tiền phương, sau khi làm xong khu làm việc ở Chup mới thành lập MT 479 và chúng tôi về Chup công tác .
Logged
Zin Ba Cầu
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1001



« Trả lời #123 vào lúc: 25 Tháng Năm, 2012, 11:36:16 am »



  Cuốn sách này tôi đc các anh ban liên lac CCB F302 SGon gửi cho. Họ đã là cán bộ chỉ huy từ thời: Giải phóng SG, thành lập F302, chuyển lên MT479 và về QK7. Nay nghỉ hưu ở đường Cộng hòa, khu Hoàng hoa Thám...
Trang 10 của cuốn sách có đoạn viết: " ngày 14/04/1979 Mặt trận 479 đc thành lập có nhiệm vụ đánh địch và giúp bạn ở 2 tỉnh Xiêm Riêp và Băt Đom Bong.... Giai đoạn đầu MT479 trực thuộc bộ quốc phòng, nhưng sau đó Bộ giao cho QK7 chỉ huy và bảo đảm."
Logged
kings
Thành viên
*
Bài viết: 204


Đoàn CB476


« Trả lời #124 vào lúc: 26 Tháng Năm, 2012, 02:00:07 am »



  Cuốn sách này tôi đc các anh ban liên lac CCB F302 SGon gửi cho. Họ đã là cán bộ chỉ huy từ thời: Giải phóng SG, thành lập F302, chuyển lên MT479 và về QK7. Nay nghỉ hưu ở đường Cộng hòa, khu Hoàng hoa Thám...
Trang 10 của cuốn sách có đoạn viết: " ngày 14/04/1979 Mặt trận 479 đc thành lập có nhiệm vụ đánh địch và giúp bạn ở 2 tỉnh Xiêm Riêp và Băt Đom Bong.... Giai đoạn đầu MT479 trực thuộc bộ quốc phòng, nhưng sau đó Bộ giao cho QK7 chỉ huy và bảo đảm."

     Anh Zinbacau ơi ! Như vậy là anh đã có một kho tư liệu rồi đấy,khi đến Kongpongcham tôi chỉ nghe nói là Quân khu tiền phương , sau nầy về công tác ở Chup mới có tên gọi là MT479  anh nói rất chính xác ,còn 476 gọi là 476 tiền phương số còn lại ở TP HCM gọi là hậu cứ đảm nhận công việc ở khu vực miền đông nhưng vẩn cùng chung đơn vị . Trong bài viết vừa rồi tôi có nhằm để là  MT 479 ,tôi sẽ tìm mua quyển sách đó để tham khảo . Chào anh    
« Sửa lần cuối: 26 Tháng Năm, 2012, 02:07:44 am gửi bởi kings » Logged
kings
Thành viên
*
Bài viết: 204


Đoàn CB476


« Trả lời #125 vào lúc: 26 Tháng Năm, 2012, 02:32:09 am »

 
     Trang kỷ niệm chiến trường Kralanh đã được tròn 1 tháng tuổi, chỉ duy nhất có một người ở đoàn 476 ghé thăm nhưng lại là thế hệ sau, không biết số ae bây giờ phiêu bạt nơi nao? Tôi còn biết rất nhiều ae đang công tác ở TP HCM do điều kiện công tác của mổi người và lĩnh vực công tác nên ít tham gia. Từ khi mở trang Trí làm quen được nhiều bạn mới cùng tham gia ở chiến trường hiểu biết thêm nhiều điều mới lạ. Rất mong có nhiều chiến hửu tham gia ,các chiến hửu thuộc F 476 thâm nhập để giao lưu cùng bạn bè trên mọi miền đất nước. Hiện nay theo tôi biết; cô Thủy,cô TRinh,cô Nguyên,cô Nga, Nga văn thư ở P.Chính trị , anh Hai,anh Minh,anh Luân,anh Xích,anh Nguyên,anh Trường, anh Nhượng, điểm sơ qua đã có 1 tiểu đội rồi. Chào các bạn nhé!
Logged
Zin Ba Cầu
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1001



« Trả lời #126 vào lúc: 26 Tháng Năm, 2012, 11:32:48 am »

                                 Chào bác Kings.
 Nhìn quân dung trên Avata của bác. Đúng là bác thì giờ chắc tuổi cũng trên dưới 60, nhưng cái nhớ của bác về 1 thời cách đây 35 năm của chiến trận rất mạch lạc có hệ thống là rất hiếm đấy vì lúc đó chúng ta chỉ là những người lính. Bây giờ ta đã là CCB già nên cái chuyện quên và nhầm 1 tý là chuyện thường tình bác ạ.
 Cái quan trọng là sự nhìn nhận và sử lí thông tin ra sao mới là đáng quý, đáng nể trong mỗi chúng ta. Chắc điều này bác hiểu với sự suy nghĩ và quan điểm của tôi.
Rất vui đc nghe tiếp chuyện của lính 476 các bác. Thời kỳ đầu của biên giới VN-CPC.
Logged
kings
Thành viên
*
Bài viết: 204


Đoàn CB476


« Trả lời #127 vào lúc: 26 Tháng Năm, 2012, 03:53:23 pm »

                                Chào bác Kings.
 Nhìn quân dung trên Avata của bác. Đúng là bác thì giờ chắc tuổi cũng trên dưới 60, nhưng cái nhớ của bác về 1 thời cách đây 35 năm của chiến trận rất mạch lạc có hệ thống là rất hiếm đấy vì lúc đó chúng ta chỉ là những người lính. Bây giờ ta đã là CCB già nên cái chuyện quên và nhầm 1 tý là chuyện thường tình bác ạ.
 Cái quan trọng là sự nhìn nhận và sử lí thông tin ra sao mới là đáng quý, đáng nể trong mỗi chúng ta. Chắc điều này bác hiểu với sự suy nghĩ và quan điểm của tôi.
Rất vui đc nghe tiếp chuyện của lính 476 các bác. Thời kỳ đầu của biên giới VN-CPC.
Anh Zinbacau thân mến !
Rất cảm ơn anh đã có những nhận xét tốt về tôi , trong mổi người chúng ta ai củng có cá tính riêng biệt , lời nói không mất tiền mua ,lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau . Chúng ta gặp nhau đây không phải để hơn thua ,( tôi mới là người chịu hy sinh gian khổ ,tôi là người thông thạo chiến trường hay nói cách khác là . . . . .) bốn phương trời mình găp nhau đây để bày tỏa những kỉ niệm vui buồn trong cuộc đời người lính , chỉ có những người lính chung ta mới thấy được và thông cảm chia sẻ với nhau . Tôi thấy anh rất hợp với tôi trong cách nói chuyện , êm , dịu dàng , nhưng đầy ý nghĩa . Những chiến sỉ năm xưa giờ đây đã là những CCB già ,tôi , anh và các bạn gặp nhau đây để ôn lại những gì trong ký ức của mổi chúng ta .Mong một ngày nào đó chúng ta gặp nhau bên ly cà phê, vị có đắng nhưng đầy sự đồng cảm . Chào anh
« Sửa lần cuối: 26 Tháng Năm, 2012, 09:12:56 pm gửi bởi kings » Logged
kings
Thành viên
*
Bài viết: 204


Đoàn CB476


« Trả lời #128 vào lúc: 26 Tháng Năm, 2012, 07:00:38 pm »

                                                               MỘT CHUYẾN ĐI TIỀN TRẠM
         Vào khoảng tháng 02/1978,chuyến đi công tác tiền trạm,hành trình đi từ Chup- đến Kralanh,chúng tôi đã đi qua 1 tỉnh và 2 thành phố để đến ngã 3 Kralanh. Trên đường đi củng có nhiều cái cần phải suy nghỉ,hồi họp,băn khoăn lo sợ ,có lúc củng đối diện sinh mạng ae trong đoàn. Tôi sẽ kể lại câu chuyện đã xảy ra cách đây 34 năm về trước.
          Từ Chup đến Kongpongcham khoảng chừng 12 km nơi đây cách nay chưa đầy 2 tháng chúng tôi đã có mặt chứng kiến cảnh hoang tàn chết chóc, không có sự hồi sinh . Vậy mà nay cuộc sống nơi đây đã bắt đầu thay da đổi thịt,người dân nơi đây ăn mặc đủ loại quần áo,đủ màu sắc,khác xa so với ngày mới vừa giải phóng (lúc đó họ chỉ mặc một màu đen duy nhất). Nay có xe Hon Đa chạy,có xe ô tô,người dân đi lại có vẻ nhộn nhịp hơn trước rất nhiều,có chợ,có tiệm ăn hủ tiếu mì (do người Hoa bán),có tiệm cơm do người việt bán, nhìn chung nơi đây cuộc sống có nhiều thay đổi.Chúng tôi rời Kongpongcham theo lộ 7 đi về hướng bắc CPC ,theo lịch trìngh chiều nay chúng tôi có mặt ở Kongpongthomo thuộc tỉnh Kongpongthom,chỉ nghe nói chứ chưa hình dung được nơi mình đang đến, đường xa và lạ chúng tôi thường ngừng xe hỏi thăm tình hình chiến sự phía trước. Xe vẩn boong boong trên đường tôi liếc nhìn đồng hồ km lúc nầy xe chạy  với vận tốc 60 mile/h (1mile= 1,6km), nếu cal theo bản đồ thì từ KPCham đến KPTMo khoảng 110 km như vậy chỉ cần 2 giờ là đến nơi, đơn vị 476 tiếp quản một nhà máy cưa của Pôn pốt để lại  theo kế hoạch nhà máy nầy sẽ xẽ gỗ để phục vụ cho công trình làm cầu đường từ KRALANH đến Sam Rong và một con đường nửa để truy quét tàn quân P Pốt  giáp biên giới ngã 3 Đông Dương nơi mà con gà gáy ba nước cùng nghe. Chiếc Jeep lùn mang số F476-QK7 _438 đã đưa chúng tôi đến thị trấn KPTM nơi đơn vị đóng quân , lúc 4 giờ chiều . Đơn vị nằm gần một nhánh sông nước chảy rất êm,trong và mát , chúng tôi ngâm mình dưới dòng nước mát như xóa đi những nhọc nhằn của một ngày qua .
          Ổn định nơi nghỉ ,chúng tôi dùng cơm tại đơn vị còn có phất sa ra tít tít nửa , trời bắt đầu tối máy điện được hoạt động ,máy phát điện nầy Made in ChiNa sản xuất chạy rất êm , mổi đêm chạy  từ 18g đến 21g  chỉ hao có 4 lít dầu nhưng công suất rất lớn , đơn vị sử dụng không hết nên cho chùa và các nhà dân xài chung , ở nơi đây an ninh tốt không có tàn quân, mối quan hệ giữa đơn vị và chính quyền rất tốt,thấy chúng tôi các chú nói hôm nay Lục Thum thăm đơn vị phải không ? Tôi mở miệng trả lời ót miên tê, khơ nhum tâu lin (không dám nói đi Kralanh ) câu chuyện pha lẩn tiếng VN - CPC lẩn lộn làm không khí nơi đây thêm phần ấm áp.Các chú mời chúng tôi ngày mai , các chú sẽ đải món đặc sản mắn bò hóc ăn với bún ,uống rượu cần , của người CPC .

          Ngày thứ hai
          Một ngày đã trôi qua ,chúng tôi dậy sớm tập thể dục buổi sáng theo thói quen,không khí nơi đây trong lành ,mát mẽ thật là dễ chịu ,chúng tôi chuẩn bị các thứ để lên đường đi Siem Riep. Đúng 8g cuộc hành trình ngày thứ hai được bắt đầu, so với ngày trước hôm nay có phần vất vả hơn, đường lên Siêm Riep không được tốt hơn nửa rất nguy hiểm , nghe nói cách đây vài hôm xe của F 302 bị nổ mìn đơn vị E88 phải đến hổ trợ, E 25 xuống để đảm bảo giao thông trên tuyến.Chúng tôi đi được một đoạn gặp các đ/c ở C27 đi rà mìn mở đường ,đón xe đi nhờ và bảo,tối qua Pôn Pốt đột nhập vào phum dân làng bỏ chạy đến khi bộ đội đến mời chịu rút quân. Tôi đã hiểu ra tình hình nơi đây còn khá căng thẳng tàn quân còn sót lại sẽ chống phá chúng ta rất nguy hiểm,lúc nầy xe chạy đến một vườn xoài rất rộng ,một bên là rừng nơi đây có vẽ âm u không có một bóng người , đ/c Nguyễn Trọng Sam ra lệnh tất cả sẳn sàng chiến đấu,tôi lấy cây AK bán xếp lên đạn và khóa an toàn để cạnh bên ghế ngồi,các đ/c ở phía sau cảnh giới hai bên,đ/c Sam phía trước bên phải của xe ,tôi cho xe chạy thật nhanh bất ngờ phát ra tiếng nổ rất lớn từ phía sau làm xe  đảo về bên phía trái tôi lấy lại thăng bằng và phát hiện xe chúng ta bị nổ lớp, rất nhanh các ae xuống xe cùng tôi thay lớp,nhưng hởi ơi cái lớp dự phòng không còn một chút hơi , đ/c Sam lệnh bất cứ giá nào củng cho xe rời khỏi nơi đây càng sớm càng tốt,tôi cạy vỏ  xe ra và nhặt các thứ có thể ,cỏ,rơm,quần áo rách nhét vào và cho xe nhanh chóng rời khỏi nơi đây ,chạy đươc   chừnng 2km phai ngừng lại gì cỏ ,rơm bị nhầu nát rơi ra ngoài xe chạy như xe ngựa,không còn cách nào khác tôi tháo lớp bỏ ra ngoài cho xe chạy bằng cái mân ,xe nghiên triền một bên , chạy lon ton cứ giữa đường mà chạy cho đến khi gẵp các đ/c bộ đội tôi mới cho xe dừng lại hỏi thăm trạm sửa chữa nhưng ai củng lắc đầu,tôi chạy tiếp một đoạn nửa phát hiện trước mặt tôi có xe đang đi tới ,  mừng quá cho xe dừng và đón xe ngược chiều nhờ bơm hơi các đồng nghiệp giúp đở rất nhiệt tình và còn chỉ cách đây khoảng chừng 20 km có chiếc xe jeep bị mìn còn hai cái vỏ lên đó nhặt lấy mà chạy . Chúng tôi chia tay nhau chỉ kịp hỏi thăm đơn vị chứ chưa biết tên nhau ,anh ấy ở E 25 đóng quân trên ngã 3 Kralanh chừng 2km . (còn tiếp)                                                        
« Sửa lần cuối: 28 Tháng Năm, 2012, 04:27:40 am gửi bởi kings » Logged
kings
Thành viên
*
Bài viết: 204


Đoàn CB476


« Trả lời #129 vào lúc: 29 Tháng Năm, 2012, 01:57:26 am »

                                                              MỘT CHUYẾN ĐI TIỀN TRẠM
         Vào khoảng tháng 02/1979,chuyến đi công tác tiền trạm,hành trình đi từ Chup- đến Kralanh,chúng tôi đã đi qua 1 tỉnh và 2 thành phố để đến ngã 3 Kralanh. Trên đường đi củng có nhiều cái cần phải suy nghỉ,hồi họp,băn khoăn lo sợ ,có lúc củng đối diện sinh mạng ae trong đoàn. Tôi sẽ kể lại câu chuyện đã xảy ra cách đây 33 năm về trước.
          Từ Chup đến Kongpongcham khoảng chừng 12 km nơi đây cách nay chưa đầy 2 tháng chúng tôi đã có mặt chứng kiến cảnh hoang tàn chết chóc, không có sự hồi sinh . Vậy mà nay cuộc sống nơi đây đã bắt đầu thay da đổi thịt,người dân nơi đây ăn mặc đủ loại quần áo,đủ màu sắc,khác xa so với ngày mới vừa giải phóng (lúc đó họ chỉ mặc một màu đen duy nhất). Nay có xe Hon Đa chạy,có xe ô tô,người dân đi lại có vẻ nhộn nhịp hơn trước rất nhiều,có chợ,có tiệm ăn hủ tiếu mì (do người Hoa bán),có tiệm cơm do người việt bán, nhìn chung nơi đây cuộc sống có nhiều thay đổi.Chúng tôi rời Kongpongcham theo lộ 7 đi về hướng bắc CPC ,theo lịch trìngh chiều nay chúng tôi có mặt ở Kongpongthomo thuộc tỉnh Kongpongthom,chỉ nghe nói chứ chưa hình dung được nơi mình đang đến, đường xa và lạ chúng tôi thường ngừng xe hỏi thăm tình hình chiến sự phía trước. Xe vẩn boong boong trên đường tôi liếc nhìn đồng hồ km lúc nầy xe chạy  với vận tốc 60 mile/h (1mile= 1,6km), nếu cal theo bản đồ thì từ KPCham đến KPTMo khoảng 110 km như vậy chỉ cần 2 giờ là đến nơi, đơn vị 476 tiếp quản một nhà máy cưa của Pôn pốt để lại  theo kế hoạch nhà máy nầy sẽ xẽ gỗ để phục vụ cho công trình làm cầu đường từ KRALANH đến Sam Rong và một con đường nửa để truy quét tàn quân P Pốt  giáp biên giới ngã 3 Đông Dương nơi mà con gà gáy ba nước cùng nghe. Chiếc Jeep lùn mang số F476-QK7 _438 đã đưa chúng tôi đến thị trấn KPTM nơi đơn vị đóng quân , lúc 4 giờ chiều . Đơn vị nằm gần một nhánh sông nước chảy rất êm,trong và mát , chúng tôi ngâm mình dưới dòng nước mát như xóa đi những nhọc nhằn của một ngày qua .
          Ổn định nơi nghỉ ,chúng tôi dùng cơm tại đơn vị còn có phất sa ra tít tít nửa , trời bắt đầu tối máy điện được hoạt động ,máy phát điện nầy Made in ChiNa sản xuất chạy rất êm , mổi đêm chạy  từ 18g đến 21g  chỉ hao có 4 lít dầu nhưng công suất rất lớn , đơn vị sử dụng không hết nên cho chùa và các nhà dân xài chung , ở nơi đây an ninh tốt không có tàn quân, mối quan hệ giữa đơn vị và chính quyền rất tốt,thấy chúng tôi các chú nói hôm nay Lục Thum thăm đơn vị phải không ? Tôi mở miệng trả lời ót miên tê, khơ nhum tâu lin (không dám nói đi Kralanh ) câu chuyện pha lẩn tiếng VN - CPC lẩn lộn làm không khí nơi đây thêm phần ấm áp.Các chú mời chúng tôi ngày mai , các chú sẽ đải món đặc sản mắn bò hóc ăn với bún ,uống rượu cần , của người CPC .

           Ngày thứ hai
          Một ngày đã trôi qua ,chúng tôi dậy sớm tập thể dục buổi sáng theo thói quen,không khí nơi đây trong lành ,mát mẽ thật là dễ chịu ,chúng tôi chuẩn bị các thứ để lên đường đi Siem Riep. Đúng 8g cuộc hành trình ngày thứ hai được bắt đầu, so với ngày trước hôm nay có phần vất vả hơn, đường lên Siêm Riep không được tốt hơn nửa rất nguy hiểm , chúng tôi  dừng xe tại cây Rồng chụp vài tấm ảnh làm kỷ niệm, cây cầu nầy làm bằng đá ông rất kiên cố, hai bên lan can cầu có hai con rồng chạy dọc suốt cây cầu , nghe nói cách đây vài hôm xe của F 302 bị nổ mìn đơn vị E88 phải đến hổ trợ, E 25 xuống để đảm bảo giao thông trên tuyến.Chúng tôi đi được một đoạn gặp các đ/c ở C27 đi rà mìn mở đường ,đón xe đi nhờ và bảo,tối qua Pôn Pốt đột nhập vào phum dân làng bỏ chạy đến khi bộ đội đến mời chịu rút quân. Tôi đã hiểu ra tình hình nơi đây còn khá căng thẳng tàn quân còn sót lại sẽ chống phá chúng ta rất nguy hiểm,xe chúng tôi đến một cánh  rừng nơi đây có vẽ âm u không có một bóng người , đ/c Nguyễn Trọng Sam ra lệnh tất cả sẳn sàng chiến đấu,tôi lấy cây AK bán xếp lên đạn và khóa an toàn để cạnh bên ghế ngồi,các đ/c ở phía sau cảnh giới hai bên,đ/c Sam phía trước bên phải của xe ,tôi cho xe chạy thật nhanh bất ngờ phát ra tiếng nổ rất lớn từ phía sau làm xe  đảo về bên phía trái tôi lấy lại thăng bằng và phát hiện xe chúng ta bị nổ lớp, rất nhanh các ae xuống xe cùng tôi thay lớp,nhưng hởi ơi cái lớp dự phòng không còn một chút hơi , đ/c Sam lệnh bất cứ giá nào củng cho xe rời khỏi nơi đây càng sớm càng tốt,tôi cạy vỏ  xe ra và nhặt các thứ có thể ,cỏ,rơm,quần áo rách nhét vào và cho xe nhanh chóng rời khỏi nơi đây ,chạy đươc   chừnng 2km phai ngừng lại gì cỏ ,rơm bị nhầu nát rơi ra ngoài xe chạy như xe ngựa,không còn cách nào khác tôi tháo lớp bỏ ra ngoài cho xe chạy bằng cái mân ,xe nghiên triền một bên , chạy lon ton cứ giữa đường mà chạy cho đến khi gẵp các đ/c bộ đội tôi mới cho xe dừng lại hỏi thăm trạm sửa chữa nhưng ai củng lắc đầu,tôi chạy tiếp một đoạn nửa phát hiện trước mặt tôi có xe đang đi tới ,  mừng quá cho xe dừng và đón xe ngược chiều nhờ bơm hơi các đồng nghiệp giúp đở rất nhiệt tình và còn chỉ cách đây khoảng chừng 20 km có chiếc xe jeep bị mìn còn hai cái vỏ lên đó nhặt lấy mà chạy . Chúng tôi chia tay nhau chỉ kịp hỏi thăm đơn vị chứ chưa biết tên nhau ,anh ấy ở E 25 đóng quân trên ngã 3 Kralanh chừng 2km ,chúng tôi đi tiếp không khí trên xe lúc nầy hình như nhẹ nhàng hơn bớt căng thẳng có tiếng nói ,  tiếng cười nghe rôm rả. Chúng tôi gặp chiếc xe Jeep bị nổ mìn ,quan sát rất kỷ và vào gở lấy 1 cái vỏ gắn ở phía sau xe , như thế là ổn định rồi chỉ còn lo đoạn đường từ đây đến Sien Riep. Bây giờ trời nắng gắt có thể đã quá trưa tôi nghe cái bao tử bắt đầu réo gọi, tôi cho xe ghé vào chổ có bóng mát để dùng cơm trưa , cơm vắt ăn với thịt ba lát ,ăn vội vàng rồi tiếp tục lên đường. Khoảng một giờ sau xe chúng tôi đến một cái chợ tạm ở phía bên trái đường hỏi thăm mới biét đây là chợ Siem Riep, vậy là chúng tôi đã đến nơi, xe vừa qua cầu có một đ/c vẫy tay hỏi 476 phải không tôi gật đầu,đ/c đó bảo cho xe qua khỏi khách sạn SiHaNuos gặp cái chùa là đơn vị ở trong đó. Như thế là chúng tôi có mặt tại đơn vị phòng Hậu Cần tiền phương lúc 15g10 hết chặng đường ngày thứ hai .
         Ngày thứ ba
         Từ Siem Riep lên đến Kralanh chỉ còn có 60km đường khá tốt, nhưng có một đoạn đường rừng nguy hiểm là địa phận  nơi đây bọn khơ me còn rất nhiều và thường xuyên tổ chức phục kích các xe đi lẽ hoặc cài mìn . Đêm qua chúng tôi đã hỏi thăm rất kỹ đường đi và địa danh từng nơi , dự tính đến 10g là chúng tôi có mặt tại Kralanh như trong hợp đồng tác chiến, 9g sáng chúng tôi đã có mặt tại cầu. . . . . ? tiếp tục lên đường. Khoảng hơn nửa giờ sau chúng tôi đi tới một cái ngã 3 ,bên tay phải có một cái chợ được cất tạm ở giữa cánh đồng ruộng,dân nơi đây thưa  các hàng quán hầu hết mới vừa xây dựng còn khá hoang sơ , hỏi thăm đường mới biết nơi đây là ngả 3 Kralanh rẻ phải đi 2km là đến Núi Chùa . Đường dẩn vào Núi Chùa làm bằng đất đỏ,hai bên nhà cửa được làm bằng cây , lợp ngói theo kiểu truyền thống người CPC, nhà sàn có cầu thang ở phía trước, con đường nầy nếu chạy thẳng sẽ đến Sam Rong  giáp biên giói Thái Lan . Chúng tôi đã đến Núi Chùa các anh vào làm việc để nhận bàn giao cơ sở vật chất, còn tôi đi lòng vòng để hóng mát,cảnh tượng rùng rợn đến với tôi là một bải xương người,vô số đầu lâu,xương trắng cả một góc núi,người chết dựng đứng cột vào cây tre không có đầu, tôi hiếu kỳ ra xem và không khỏi chạnh lòng với tội ác man rợ ,tất cả các đầu lâu đều bị bể hoặc nứt ở phía sau.          
« Sửa lần cuối: 30 Tháng Năm, 2012, 03:14:11 am gửi bởi kings » Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM