Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 13 Tháng Năm, 2024, 11:36:09 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Hỏi nhỏ, đáp khẽ về các vấn đề quân sự - Phần 3  (Đọc 320471 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
fddinh
Thành viên
*
Bài viết: 324


Mít sờ tơ Khù văn Khoằm


WWW
« Trả lời #370 vào lúc: 25 Tháng Mười Một, 2009, 12:22:08 pm »

Các bác cựu chiến binh cho cháu hỏi thông tin và hình ảnh về quân Fulro,cháu nghe kể lại là quân Fulro từng làm loạn ở Tây Nguyên thời gian trước năm 1975,thông tin này có chính xác không các bác?

Fulro (lúc đầu là “Front Unifié de Lutte de la Race Opprimée”: Mặt Trận Thống Nhất Chiến Đấu của Sắc Dân Bị Áp Bức) là một tổ chức chính trị, quân sự của một số người người dân tộc thiểu số gốc Édé tức Rhadé ở tỉnh Darlac, do Y Bham cầm đầu, nhằm chống lại người Kinh (họ muốn Cao Nguyên là của người Thượng, không cho người Kinh lên đây lập nghiệp). Về sau, một số người người dân tộc thiểu số gốc khác ở các tỉnh khác cũng hưởng ứng theo, nên họ sửa câu tiếng Pháp ghi trên thành “Front Unifié de Lutte des Races Opprimées” (Mặt Trận Hợp Nhất Chiến Đấu của Các Sắc Dân Bị Áp Bức).

Ngày 1 tháng 5 năm 1958, một số trí thức người  dân tộc thiểu số, đứng đầu là ông Y Bham Ênuôl người Ê Đê, thành lập BAJARAKA. Tổ chức này chủ trương đấu tranh bất bạo động yêu cầu chấm dứt mọi chính sách phân biệt đối xử đối với các sắc tộc thiểu số. BAJARAKA là chữ viết tắt tên bốn dân tộc chủ yếu tại Tây Nguyên: Bahnar (người Ba Na), Djarai (người Gia Rai), Rhadé (người Ê Đê) và Kaho (người Cờ Ho).

Ngày 25 tháng 7 năm 1958, BAJARAKA gởi thư đến tòa đại sứ Pháp, tòa đại sứ Hoa Kỳ và Liên Hiệp Quốc tố cáo những hành vi phân biệt sắc tộc của chính quyền và yêu cầu các cường quốc can thiệp để người dân tộc thiểu số được độc lập trong khối Liên hiệp Pháp hoặc độc lập dưới sự lãnh đạo của Hoa Kỳ.

Trong tháng 8 và 9 năm 1958, BAJARAKA tổ chức nhiều cuộc biểu tình tại Kon Tum, Pleiku, Buôn Ma Thuột nhưng đều bị trấn áp, tất cả những lãnh tụ của phong trào bị bắt.

Từ năm 1956, trong chiến lược chống cộng của Hoa Kỳ, song song với Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa,các cố vấn quân sự Mỹ vào tận các buôn làng trang bị vũ khí cho thanh niên dân tộc thiểu số thành lập các toán CIDG (Civilian Irregular Defense Group: Toán Dân Sự Phòng Vệ Không Chính Quy, được gọi là Dân Sự Chiến Đấu), lập trại, dựng chốt, dọc theo biên giới Việt Lào Miên, cố vấn, tiếp vận, và yểm trợ cho họ thám sát và hành quân chống sự xâm nhập và hoạt động của Việt Cộng tại vùng rừng núi các tỉnh Tây nguyên. Toán viên là người dân tộc thiểu số, nhưng chỉ huy là sĩ quan người Kinh, bên cạnh có cố vấn người Mỹ thuộc Lực Lượng Đặc Biệt Hoa Kỳ (do đó, trại viên Dân Sự Chiến Đấu cũng được gọi là Lực Lượng Đặc Biệt).

Năm 1963, sau cuộc đảo chính lật đổ Ngô Đình Diệm tất cả những lãnh tụ phong trào BAJARAKA đều được thả. Paul Nưr, phó chủ tịch phong trào BaJaRaKa được bổ nhiệm vào chức vụ phó tỉnh trưởng tỉnh Kon Tum, ông Y Bhăm Ênuôl, chủ tịch phong trào BaJaRaKa được bổ nhiệm vào chức vụ phó tỉnh trưởng tỉnh Đắc Lắc.

Tháng 3 năm 1964, được sự ủng hộ của Mỹ, những người lãnh đạo phong trào BAJARAKA kết hợp với các dân tộc thiểu số khác và người Chăm tại miền Trung thành lập Mặt trận Giải phóng Cao Nguyên (tiếng Pháp: Front de Libération des Hauts Plateaux, FLHP).

Mặt trận chia làm hai phe:

    * Phe chủ trương ôn hòa, do Y Bham Ênuôl đại diện.
    * Phe chủ trương bạo động, do Y Dhơn Adrong cầm đầu.

Từ tháng 3 đến tháng 5 năm 1964, phe bạo động bị truy quét gắt gao phải chạy qua Campuchia lập căn cứ tại trại Rolland (Camp Le Rolland), tỉnh Mondolkiri cách biên giới Việt Nam khoảng 15 km, tiếp tục tuyển mộ thanh niên dân tộc thiểu số tham gia FLHP chống chính quyền Việt Nam Cộng hòa.

Trong đêm ngày 19 rạng ngày 20-9 năm 1964, Fulro đã khích động các toán biệt kích thuộc Lực lượng Đặc biệt và các đội Dân sự Chiến đấu dân tộc thiểu số trong trại Sarpa ở Quận Đức Lập, Tỉnh Quảng Đức, bất thần nổi dậy giết hết các sĩ quan chỉ huy người Kinh. Cùng lúc, việc ấy cũng xảy ra tại các trại Bu Prang và B. Miga thuộc Tỉnh Quảng Đức, và trại B. Briêng thuộc Tỉnh Darlac, bắt sống quận trưởng quận Đức Lập; chiếm đài phát thanh Buôn Ma Thuột kêu gọi thành lập một quốc gia độc lập.

Ngày 20 tháng 9 năm 1964, chính quyền VNCH can thiệp,Chuẩn tướng Vĩnh Lộc, Tư lệnh Vùng II Chiến thuật phản ứng mãnh liệt. Ông cho Sư đoàn 23 Bộ binh cùng một số tiểu đoàn Biệt Động Quân và thiết giáp vây quanh đài phát thanh, và những đồn bị chiếm đóng. Khi phiến quân sắp bị tiêu diệt thì đột nhiên chuẩn tướng Vĩnh Lộc nhận được khuyến cáo của Beachner, tham tán thứ ba tòa đại sứ Mỹ trên Tây Nguyên là nên thương thuyết.

Cuộc thương lượng giữa phiến quân và Tư lệnh Vùng II Chiến thuật, qua trung gian là đại diện tòa đại sứ Mỹ, đi đến những thỏa thuận sau:

    * Y Bham Ênuôl được cử làm chủ tịch chính thức phong trào FLHP (tuy nhiên ngay chiều 20 tháng 9 năm 1964 Y Bham Ênuôl đào thoát sang Campuchia)
    * Những chỉ huy phiến quân không bị truy tố và không bị truy đuổi khi rút quân qua Campuchia.

Cũng ngày 20 tháng 9 năm 1964, tại Campuchia dưới sự chủ tọa của quốc vương Sihanouk, Mặt trận Thống nhất Đấu tranh của các Sắc tộc bị Áp bức được thành lập (tiếng Pháp: Front Uni de Lutte des Races Opprimées, FULRO). Mặt trận gồm:

   1. Mặt trận Giải phóng Champa (Front de Libération du Champa, FLC) tức FULRO Chăm, do Les Kosem (một tướng nhảy dù người Khmer gốc Chăm) lãnh đạo.
   2. Mặt trận Giải phóng xứ Campuchia Krom miền Tây Nam Việt Nam (Front de Libération du Kampuchea Krom, FLKK) tức FULRO Khmer, do Chau Dera làm đại diện.
   3. Mặt trận Giải phóng Cao Nguyên (Front de Libération des Hauts Plateaux, FLHP) tức FULRO Thượng, do Y Bham Ênuôl chỉ huy.

Cờ FULRO hình chữ nhật gồm ba sọc màu xanh biển (tượng trưng cho biển cả), màu đỏ (biểu tượng của đấu tranh) và màu xanh lá cây (màu của rừng núi). Trên sọc màu đỏ có ba ngôi sao màu trắng tượng trưng cho ba mặt trận của Fulro: Champa, Thượng và Campuchia Krom.

FULRO có ba cơ quan lãnh đạo:

    * Hội đồng Tối cao do Chau Dera làm chủ tịch,
    * Hội đồng Bảo trợ do Les Kossem làm chủ tịch, và
    * Ủy ban Chấp hành Trung ương do Y Bham làm chủ tịch.

Trong thực tế, Y Bham Ênuôl là "kẻ ăn nhờ ở đậu" nên không có thực quyền nào ngoài uy tín cá nhân. Người nắm hết mọi quyền hành chính là Les Kosem.

FULRO Thượng do Y Bham Ênuôl làm chủ tịch vẫn bị phân hóa thành 2 nhóm:

    * Nhóm dân sự ôn hòa do Y Bham Ênuôl lãnh đạo chủ trương vận động Hoa Kỳ làm áp lực với chính phủ Việt Nam Cộng hòa để FULRO Thượng được về Việt Nam hoạt động một cách chính thức.
    * Nhóm quân sự quá khích do Y Dhơn Adrong lãnh đạo chủ trương dùng bạo lực để thành lập quốc gia độc lập.

Ngày 15 tháng 10 năm 1964 một đại hội các sắc tộc Thượng được triệu tập tại Pleiku để chuẩn bị cho một chính sách đối với người Thượng tốt hơn.

Ngày 2 tháng 8 năm 1965, một tuyên cáo chung về hợp tác Kinh-Thượng trong nỗ lực tìm kiếm một giải pháp hòa bình và chống cộng được ký kết.

Ngày 15 tháng 9 năm 1965 buổi lễ nạp vũ khí của 500 FULRO Thượng được tổ chức tại Buôn Buor.

Việc thương lượng hòa giải giữa chính quyền và phe FULRO đang diễn ra suôn sẻ thì từ ngày 12 tháng 12 đến ngày 18 tháng 12 năm 1965, nhóm FULRO quá khích tấn công đồn Phú Thiện sát hại 32 người và làm bị thương 26 người; chiếm đồn Krong Pách, giết hết binh sĩ người Kinh; đột nhập tòa hành chánh và tiểu khu Quảng Đức, giết hết người Kinh, treo cờ FULRO. Trong khi Chuẩn tướng Vĩnh Lộc, Tư lệnh Vùng II Chiến thuật, đang chỉ huy quân đội tấn công vào những nơi bị chiếm, bắt tù binh, truy đuổi tàn quân FULRO thì đột nhiên nhận được khuyến cáo của tòa đại sứ Hoa Kỳ yêu cầu nương tay và để những nhân vật cầm đầu chạy sang Campuchia.

Nhận được tin nổi loạn tại Việt Nam Y Bham Ênuôl cho chận bắt những phần tử quá khích tại biên giới đem về Camp le Rolland xử tử. Khi sự việc xảy ra Les Kossem không dám chống lại quyền lãnh đạo FULRO Thượng của Y Bham Ênuôl nhưng lại cho cài những người Chăm thân tín vào những chức vụ cao cấp bên cạnh Y Bham Ênuôl để kiềm chế những quyết định thân thiện Việt Nam của ông. Sau những sự việc này Y Bham Ênuôl tiếp tục thương thuyết với chính quyền miền Nam Việt Nam.

Theo thuật lại của một số nhân vật trong chính quyền VNCH, một buổi lễ hòa giải có Nguyễn Khánh (nửa Quốc Trưởng, nửa Thủ Tướng) từ Sài Gòn ra chủ tọa, Tòa Án Quân Sự, nhóm ngay ở Ban Mê Thuột, do đại tá Nguyễn Văn Mạnh (về sau là trung-tướng Tham Mưu Trưởng Liên Quân) làm chánh thẩm, xét xử những kẻ chủ mưu.

Ngày 20 tháng 9 năm 1966 Les Kosem đem quân bao vây Camp Le Rolland ép Y Bham Ênuôl nhường lãnh thổ của Mặt trận Giải phóng Cao Nguyên cho Mặt trận Giải phóng Champa (FLC). Nhưng âm mưu này bất thành vì Trung tá Y Em mang quân đến giải vây Camp Le Rolland. Ngày 12 tháng 2 năm 1966, Tòa án Quân sự Vùng II Chiến thuật xử những quân nhân Thượng phản loạn thấp (4 án tử hình, 1 chung thân, nhiều án khổ sai).

Ngày 2 tháng 6 năm 1967, Y Bham Ênuôl dẫn đầu một phái đoàn đến Buôn Ma Thuột thương nghị và yêu cầu chính quyền miền Nam nhanh chóng ban hành qui chế riêng cho người Thượng. Ngày 25 và 26 tháng 6 năm 1967 một đại hội các sắc tộc thiểu số trên toàn miền Nam Việt Nam được triệu tập để đúc kết các thỉnh nguyện chung của người thiểu số.

Ngày 29 tháng 8 năm 1967 tại Buôn Ma Thuột đại hội các sắc tộc được tổ chức dưới sự chủ tọa của Nguyễn Văn Thiệu, Chủ tịch Ủy ban Lãnh đạo Quốc gia (tương đương Tổng thống), và Thiếu tướng Nguyễn Cao Kỳ, Chủ tịch Ủy ban Hành pháp Trung ương (tương đương Thủ tướng). Ngày 11 tháng 12 năm 1968, cuộc thương lượng thượng đỉnh giữa FULRO và chính quyền đi đến các thỏa thuận:

    * Phong trào FULRO được quyền có một hiệu kỳ (không phải quốc kỳ),
    * Bộ Sắc tộc được thành lập ngay do một người Thượng lãnh đạo,
    * Một tỉnh trưởng hay phó tỉnh trưởng người Thượng sẽ được đề cử tại những tỉnh có đông người Thượng ở,
    * Những lực lượng địa phương quân Thượng phải đặt dưới quyền chỉ huy của những sĩ quan Thượng,
    * Lễ ký kết sẽ được cử hành tại Buôn Ma Thuột đầu năm 1969,
    * Phái đoàn Y Bham Ênuôl sẽ quay về Việt Nam luôn.

Ngày 30 tháng 12 năm 1968 trước khi Quân lực Việt Nam Cộng hòa đem trực thăng sang Camp Le Rolland đón Y Bham Ênuôl và lực lượng FULRO Thượng về Buôn Ma Thuột thì Les Kosem đã đem Quân đội Hoàng gia Campuchia bao vây Camp le Rolland bắt Y Bham Ênuôl đưa về Phnom Penh giam lỏng cho đến khi ông bị Khmer Đỏ hành quyết vào tháng 4 năm 1975.

Ngày 1 tháng 2 năm 1969 hiệp ước cuối cùng được ký kết giữa ông Paul Nưr, đại diện Việt Nam Cộng hòa, và Y Dhê Adrong (thay vì Y Bham Ênuôl), đại diện FULRO dưới sự chủ tọa của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu. VNCH ban hành chính sách ưu đãi đồng bào Thượng (giảm bớt điều kiện để học ra làm Phó Tỉnh Trưởng, Phó Quận Trưởng, Trưởng Ty Thượng Vụ, Chánh Án Tòa Án Sắc Tộc, sĩ quan cấp úy, cấp tá, trên có Bộ Trưởng Phát Triển Sắc Tộc, dưới có các cơ sở quần chúng, v.v...) đã giúp thỏa mãn đa số nguyện vọng của đồng bào Thượng, sau vụ đó Fulro xem như tạm yên. Tuy nhiên một số người trong các sắc tộc Thượng và Chăm vẫn chưa hài lòng, phong trào FULRO tiếp tục đấu tranh trong bóng tối.

Sau năm 1975 khi chính quyền Việt Nam Cộng hòa sụp đổ, FULRO (lúc này có cả Dân Sự Chiến Đấu và Lực Lượng Đặc Biệtngười Kinh tham-gia) được sự hứa hẹn của Hoa Kỳ (nhưng không thực hiện) đã tiếp tục tổ chức quấy phá chống lại chính quyền Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

Không nhận được viện trợ từ Hoa Kỳ như đã hứa, không đủ sức chống lại một quân đội mạnh hơn gấp nhiều lần, tuy không ít lần gây khó dễ cho các lực lượng tiễu phỉ cũng như các cơ quan hành chính của Nhà nước CHXHCNVN trên Tây Nguyên, bị cô lập cả trong và ngoài nước, năm 1992, 407 binh sĩ FULRO cuối cùng ra giao nộp vũ khí cho Quân đội Gìn giữ Hòa bình Liên Hiệp Quốc tại Campuchia. Hoạt động của FULRO xem như chấm dứt.

Sang đến những năm cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI, một số người cũ của FULRO, cộng với lực lượng truyền đạo Tin Lành từ Mỹ lẻn về kích động người dân tộc thiểu số Tây Nguyên vượt biên sang Campuchia, hi vọng được đón đi Mỹ, chúng kêu gọi thành lập nhà nước Tin Lành Đề Ga tại Tây Nguyên của những dân tộc thiểu số tại đây. Sự vụ này đến nay đã tạm lắng yên, nhưng mầm họa vẫn còn âm ỉ khi mà Tin Lành Đề Ga vẫn còn nuôi mộng phát triển.
Logged

Mít sờ tơ Khù văn Khoằm
menthuong
Thành viên
*
Bài viết: 411


Nhất tướng công thành vạn cốt khô


« Trả lời #371 vào lúc: 25 Tháng Mười Một, 2009, 12:57:54 pm »


Không nhận được viện trợ từ Hoa Kỳ như đã hứa, không đủ sức chống lại một quân đội mạnh hơn gấp nhiều lần, tuy không ít lần gây khó dễ cho các lực lượng tiễu phỉ cũng như các cơ quan hành chính của Nhà nước CHXHCNVN trên Tây Nguyên, bị cô lập cả trong và ngoài nước, năm 1992, 407 binh sĩ FULRO cuối cùng ra giao nộp vũ khí cho Quân đội Gìn giữ Hòa bình Liên Hiệp Quốc tại Campuchia. Hoạt động của FULRO xem như chấm dứt.

Sang đến những năm cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI, một số người cũ của FULRO, cộng với lực lượng truyền đạo Tin Lành từ Mỹ lẻn về kích động người dân tộc thiểu số Tây Nguyên vượt biên sang Campuchia, hi vọng được đón đi Mỹ, chúng kêu gọi thành lập nhà nước Tin Lành Đề Ga tại Tây Nguyên của những dân tộc thiểu số tại đây. Sự vụ này đến nay đã tạm lắng yên, nhưng mầm họa vẫn còn âm ỉ khi mà Tin Lành Đề Ga vẫn còn nuôi mộng phát triển.

Năm 1992, 407 binh sĩ FULRO cuối cùng ra giao nộp vũ khí cho Quân đội Gìn giữ Hòa bình Liên Hiệp Quốc tại Campuchia. Hoạt động của FULRO xem như chấm dứt và người sống sót duy nhất trong ban lãnh đạo FULRO là Ksor không trở về VN mà tiếp tục “đấu tranh” từ… Mỹ! Chính Ksor là người lập ra cái gọi là Nhà nước Đề Ga. Do đó đã gây ra những cuộc biểu tình, bạo loạn đòi tự do tôn giáo và trả lại đất đai vào đầu năm 2001, 4/2004. Nhưng tình hình đã dần trở lại ổn định từ 2007.
Logged

trucngon
Thành viên
*
Bài viết: 1776



« Trả lời #372 vào lúc: 26 Tháng Mười Một, 2009, 07:34:33 am »


Một vài hình ảnh của em nó!

[/quote]

Cái này là đạn hay bomb hay hỏa tiễn vậy, nhìn lạ quá, có bác nào biết không?  Huh
Tên lửa phòng không Simbad trong ổ đạn.
Logged
nhunguyen_108
Thành viên

Bài viết: 2


« Trả lời #373 vào lúc: 29 Tháng Mười Một, 2009, 03:44:42 pm »


đây là radar gì thế các bác?
Logged
kingkong_VC
Thành viên
*
Bài viết: 134


☭★ Ngọn lửa lý tưởng luôn bùng cháy ☭★


« Trả lời #374 vào lúc: 01 Tháng Mười Hai, 2009, 07:19:49 pm »


đây là radar gì thế các bác?
Bạn đố hay là hỏi anh em thế.
Đây là radar của hệ thống tên lửa đất đối hải Shaddock SSC-1a hay SS-N-3 SEPAL, "quả đấm thép" của Đoàn S79 (Quân chủng Hải Quân).

Logged

Vừng đông đã hừng sáng, núi non xanh ngàn trùng xa,...
tankt90s
Thành viên
*
Bài viết: 106



« Trả lời #375 vào lúc: 01 Tháng Mười Hai, 2009, 08:52:19 pm »

Cho em hỏi nguyên lý hoạt động của đại bác không giật,càng chi tiết càng tốt.Cái này có bác nào viết rồi nhưng đọc riết không hiểu, vả lại không có hình khó hình dung quá.cám ơn nhiều
Logged
mr.soilder
Thành viên
*
Bài viết: 52


« Trả lời #376 vào lúc: 04 Tháng Mười Hai, 2009, 09:21:23 pm »

Các bác cho cháu hỏi về chiến đấu cơ Su-30MK2 Flanker-C,loại này có gì khác so với các máy bay Su-30MK2 Việt Nam đang trang bị?
Logged
t2ncdn
Thành viên
*
Bài viết: 153



« Trả lời #377 vào lúc: 04 Tháng Mười Hai, 2009, 10:40:12 pm »

Trường Lục quân 2 cũng giống như trường LQ 1 là nơi đào tạo sĩ quan bộ binh cấp phân đội nhỏ và làm nhiệm vụ huấn luyện chiến thật bộ binh cho học viên các trường sĩ quan khác trước khi về trường học chuyên ngành. Trường SQ Lục Quân II nằm ở Đồng Nai nên phần lớn học viên là con e các tỉnh phía Nam (nhưng cũng không nhất thiết). Trong trường có các khoa: chỉ huy bộ binh, bộ binh cơ giới, hỏa khí đi cùng, trinh sát .... Đối với học viên đào tạo thời gian là 4 năm đối với quân nhân, 5 năm đối với học sinh phổ thông (+ 1 năm rèn luyện như chiến sĩ). Sau khi tốt nghiệp sẽ được phong quân hàm trung úy hoặc thiếu úy tùy theo kết quả học tập va thường là Đảng viên. Ra trường được biên chế về các quân khu, quân đoàn, một số, ít biên chế về cơ quan Bộ, quân, binh chủng khác. Chức vụ ban đầu là trung đội trưởng sau này phát triển lên cấp trung đoàn phải học thêm vòng 2 tại Học viện Lục quân. Trên đây là vài nét sơ lược về trường LQ 2 theo trí nhớ, cụ thể hơn phải có tài liệu. Hy vọng có thể đáp ứng phần nào yêu cầu thông tin của bạn.
Logged

Đời lính năm hào, không có em nào thương
luc quan 2
Thành viên
*
Bài viết: 17


« Trả lời #378 vào lúc: 05 Tháng Mười Hai, 2009, 07:06:33 am »

Trường Lục quân 2 cũng giống như trường LQ 1 là nơi đào tạo sĩ quan bộ binh cấp phân đội nhỏ và làm nhiệm vụ huấn luyện chiến thật bộ binh cho học viên các trường sĩ quan khác trước khi về trường học chuyên ngành. Trường SQ Lục Quân II nằm ở Đồng Nai nên phần lớn học viên là con e các tỉnh phía Nam (nhưng cũng không nhất thiết). Trong trường có các khoa: chỉ huy bộ binh, bộ binh cơ giới, hỏa khí đi cùng, trinh sát .... Đối với học viên đào tạo thời gian là 4 năm đối với quân nhân, 5 năm đối với học sinh phổ thông (+ 1 năm rèn luyện như chiến sĩ). Sau khi tốt nghiệp sẽ được phong quân hàm trung úy hoặc thiếu úy tùy theo kết quả học tập va thường là Đảng viên. Ra trường được biên chế về các quân khu, quân đoàn, một số, ít biên chế về cơ quan Bộ, quân, binh chủng khác. Chức vụ ban đầu là trung đội trưởng sau này phát triển lên cấp trung đoàn phải học thêm vòng 2 tại Học viện Lục quân. Trên đây là vài nét sơ lược về trường LQ 2 theo trí nhớ, cụ thể hơn phải có tài liệu. Hy vọng có thể đáp ứng phần nào yêu cầu thông tin của bạn.


Những thông tin của anh ở trên là vô cùng quý báu!em rất cảm ơn anh nhiều!e xin hỏi thêm là:trong các nghành học,thì nghành nào hấp dẫn nhất ạ?năm mấy thì mình đc phân nghành và dựa vào kết que học tập để phân nghành phải ko ạ?
Mong mọi người ai còn chút thông tin nào gởi lên cho e với ạ!
Em xin cảm ơn tất cả!
E hiểu biết như thế này,nếu có gì sai sót các bác sửa giúp lại e với nhé:
Bộ binh là những người lính chiến đấu chủ yếu ở trên bộ với các vũ khí bộ binh loại nhỏ trong các đơn vị của quân đội mặc dù họ có thể được đưa đến chiến trường bằng ngựa, tàu thuyền, xe ô tô, máy bay hay các phương tiện khác. Vũ khí của họ là các loại vũ khí nhỏ như súng trường, súng lục, lựu đạn.

Lục quân là một quân chủng trong quân đội hoạt động chủ yếu trên mặt đất, thường có số quân đông nhất, có trang bị và phương thức tác chiến đa dạng, phong phú.

Các binh chủng trực thuộc quân chủng Lục quân

1- Bộ binh: binh chủng chủ yếu của lục quân, được trang bị nhẹ để tác chiến trên bộ; đảm nhiệm chức năng chủ yếu là tiêu diệt đối phương, đánh chiếm trận địa của chúng và giữ vững trận địa của mình. Là binh chủng cổ nhất trong lịch sử và thường là binh chủng đầu tiên được xây dựng trong các quân đội. Từ giữa thế kỉ 20, phần lớn các nước công nghiệp có xu hướng phát triển BB thành BB cơ giới

2- Bộ binh cơ giới: bộ binh được trang bị xe chiến đấu bọc thép để cơ động và chiến đấu, có thể thực hành chiến đấu ngay trên xe hoặc với đội hình đi bộ. So với bộ binh, BBCG được trang bị hoả lực mạnh hơn và có sức cơ động cao hơn.

3- Pháo binh là lực lượng hỏa lực chủ yếu của lục quân, thường được trang bị các loại pháo, tên lửa và súng cối, dùng để sát thương, tiêu diệt các mục tiêu và trực tiếp chi viện hỏa lực cho các lực lượng tác chiến trên mặt đất, mặt nước, có thể chiến đấu hiệp đồng hoặc độc lập.

4- Tăng- thiết giáp.

5- Đặc công là một lực lượng đặc biệt tinh nhuệ được tổ chức, trang bị và huấn luyện đặc biệt, có phương pháp tác chiến linh hoạt, táo bạo, bất ngờ, thường dùng để đánh các mục tiêu hiểm yếu nằm sâu trong đội hình chiến đấu, bố trí chiến dịch và hậu phương của địch

6- Công binh

7- Thông tin liên lạc

8- Hóa học
=>Lục quân bao gồm cả bộ binh
« Sửa lần cuối: 05 Tháng Mười Hai, 2009, 07:12:27 am gửi bởi luc quan 2 » Logged
pallmall
Thành viên
*
Bài viết: 19


« Trả lời #379 vào lúc: 05 Tháng Mười Hai, 2009, 07:43:56 pm »

Cuộc diễn tập khu vực phòng thủ năm 2009 tại Vinh Phúc, được Trung ương và Bộ Quốc phòng chọn làm diễn tập điểm của toàn quốc, đã khai mạc ngày 2/12.

Đây là cuộc diễn tập khu vực phòng thủ 1 bên, 2 cấp gồm tỉnh Vĩnh Phúc và thành phố Vĩnh Yên, diễn ra trong thời gian 2 ngày rưỡi, gồm 3 giai đoạn: chuyển lực lượng vũ trang vào trạng thái sẵn sàng chiến đấu; chuyển địa phương vào tình trạng khẩn cấp về quốc phòng và thời bình sang thời chiến; tổ chức chuẩn bị tác chiến phòng thủ và thực hành tác chiến phòng thủ.


Có bác nào có hình ảnh nào của cuộc diễn tập này không ạ? Cho e hỏi phòng thủ 1 bên 2 cấp là như thế nào?
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM