Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 13 Tháng Năm, 2024, 09:01:17 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.  (Đọc 809145 lần)
0 Thành viên và 4 Khách đang xem chủ đề.
longtrec
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #60 vào lúc: 16 Tháng Mười, 2010, 03:29:41 pm »

Bác ongbom_f2 ơi! Đàn em của bác BY vào đây rồi, nhưng chữ bé quá không dịch được. chỉ có mỗi chữ to trên cùng thì là : Súng máy sách tay Degtyarev, Việt nam ta gọi là trung liên RPD là lấy 3 chữ cái đầu ghép lại thôi.
 Cho em hỏi chuyện thâm cung bí sử bác 1 chút, Hì Hì  Grin  hôm qua được Gấu đấm nưng hay bác phục vụ Gấu? Tay viết bác hôm nay dẻo lắm chắc hôm qua bị đấm rồi Grin

Mà em hỏi các bác CCB này, sao xạ thủ RPD cứ phải để ý dây đạn khi bắn nhỉ? Bắn hết ắt biết chứ sao phải để ý? Em không hiểu mong các bá chỉ giáo!
« Sửa lần cuối: 16 Tháng Mười, 2010, 05:11:07 pm gửi bởi longtrec » Logged
dksaigon
Thành viên
*
Bài viết: 1027


« Trả lời #61 vào lúc: 16 Tháng Mười, 2010, 04:17:41 pm »

RPD có cơ chế điểm hỏa như các loại đại liên là khi khóa nòng đẩy viên đạn ập vào nòng thì đồng thời búa đập kim hỏa lao theo, nên không bắn tắc cú được như AK, RPK. Gọi nó là trung liên ( theo cách gọi của VN ) là đúng vì nó không là tiểu liên nhưng cũng chưa phải là đại liên vì xài chung đạn với tiểu liên ( AK ) và tầm bắn, tốc độ bắn...không bằng đại liên.
Nhưng với RPK thực chất là khẩu tiểu liên AK nòng dài thì gọi là trung liên thì hơi khiên cưỡng! Đến thời chiến tranh tây nam, ở đơn vị tôi không có trang bị RPK nữa, chỉ sử dụng RPD cấp trung đội và đại liên K67 ở cấp đại đội! Roll Eyes
Logged
su22 m4
Thành viên
*
Bài viết: 850



« Trả lời #62 vào lúc: 16 Tháng Mười, 2010, 06:13:58 pm »

 Thưa các đồng chí các bác CCB và các bạn! Trong số chúng ta những người đã kinh qua trận mạc, hoặc các bạn trẻ chỉ biết đến chiến tranh qua sách vở, tiếp xúc với vũ khi trong các khóa giáo dục quốc phòng thì chắc không còn ai không biết và chưa từng tiếp xúc với một loại vũ khí cá nhân đựoc trang bị tới từng người lính đó chính là Lựu Đạn. Trong bài viết này, em xin được phép sơ lược qua vài nét về Lựu Đạn.
 Như chúng ta đều đã biết Lựu Đạn trên thế giới có nhiều hình dáng khác nhau, nhưng dù ở hình dàng nào thì về mặt phân loại Lựu Đạn được phân thành 2 loại trính là: Loại Lựu đạn ném hay có cái tên quen thuộc là Lựu Đạn Mỏ Vịt, và Lựu Đạn gài có cấu tạo để khi người và vật đi trạm phải dây gài sẽ làm bật chốt an toàn và Lựu Đạn nổ tức thì. Loại Lựu Đạn gài này có dây cháy trậm rất ngắn thời gian điểm hỏa chỉ 1 vài % giây đến 1 giây.
 Về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của Lựu Đạn như sau: Lựu Đạn gồm các bộ phận sau:
1) Vỏ Lựu Đạn: Vỏ Lựu Đạn được đúc bằng gang có khía thành những mảnh nhỏ, hoặc các viên bi đúc lẫn vào vỏ. Ngoài ra vỏ Lựu Đạn còn là bộ phận chứa thuốc nổ TNT và đây là bộ phận sát thương trính của Lựu Đạn.
2) Chốt an toàn, chốt an toàn có tác dụng giư mỏ vịt của Lựu Đạn
3) Mỏ vịt, mỏ vịt có nhiệm vũ giữ kim hỏa của Lựu Đạn
4) Kim hỏa và lò so kim hỏa, nhiệm vụ của 2 bộ phận này là gây cháy cho hạt lửa của Lựu Đạn.
5) Hạt lửa, hạt lửa có nhiệm vụ mồi lửa cho dây cháy trậm
6) Dây cháy trậm, dây cháy trậm có nhiệm vũ truyền lửa từ hạt lửa và kích nổ khối thuốc nổ TNT chưa trong vỏ Lựu Đạn
7) Khối thuốc nổ TNT, khối thuốc này có nhiệm vụ phát nổ tạo mảnh văng gây sát thương cho bộ binh đối phương.
 Nguyên lý hoạt động của Lựu Đạn như sau: Khi ta rút chốt an toàn khỏi mỏ vịt, mỏ vịt sẽ bất ra ngoài tiếp đế lò so kim hỏa sẽ đẩy kim hỏa đập vào hạt lửa, hạt lửa đánh lửa gây cháy dây cháy trậm. Tới nhiệm vụ của dây cháy trậm kích nổ khối thuốc nổ TNT và tạo mảnh văng gây sát thương. Xin các bác và các bạn chú ý cho nếu ta đã rút chốt an toàn của Lựu Đạn mà chưa ném đi thì phải dùng ngón tay ấn mỏ vịt xuống dưới thì Lựu Đạn sẽ không bao giời nổ trên tay và nếu không muốn sử dụng nữa ta gài lại chốt an toàn vào mỏ vịt qua lỗ xuyên qua trên mỏ vịt và bẻ quặt chốt an toàn xuống.
 Thông số kỹ thuật của Lựu Đạn Mỏ Vịt như sau:
1) Khối lượng toàn bộ của quả Lựu Đạn là: 450g
2) Khối lượng thuốc nổ là 45g loại thuốc nổ TNT
3) Thời gian nổ của Lựu Đạn là từ 4,5 - 7s tuy Lựu Đạn do nước nào sản xuất
4) Bán kính sát thương của Lựu Đạn là 5m
 Thưa các đồng chí các bác CCB và các bạn tới đây em đã trình bầy xong các thông tin sơ lược về Lựu Đạn em rất mong được các đồng chí và các bạn bổ xung thêm cho bài viết của em ạ     
   
Logged

MRK
longtrec
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #63 vào lúc: 16 Tháng Mười, 2010, 06:41:41 pm »

Em gửi mấy cái hình lựu đạn, các bác CCB cho ý kiến, em dốt môn này. Mà có bác nào có cái hình lựu đạn chày TQ thì post cho anh em thưởng lãm , chẳng là em mới dùng nó 2 lần và chỉ biết mỗi nó thôi.





Một kiểu gài lựu đạn mất dạy.





Lựu đạn PKG-3.
Logged
ongbom_f2
Thành viên
*
Bài viết: 912


« Trả lời #64 vào lúc: 16 Tháng Mười, 2010, 07:45:47 pm »

Em gửi mấy cái hình lựu đạn, các bác CCB cho ý kiến, em dốt môn này. Mà có bác nào có cái hình lựu đạn chày TQ thì post cho anh em thưởng lãm , chẳng là em mới dùng nó 2 lần và chỉ biết mỗi nó thôi.


Ơ kìa bác longtrec, chưa hết AK mà đã mò qua lựu đạn rồi. Tiếp tục AK đi chứ  Grin
Logged
longtrec
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #65 vào lúc: 16 Tháng Mười, 2010, 07:47:46 pm »

Lựu đạn ngày nay được sử dụng rộng rãi trong hầu hết Quân đội các nước nhất là trong các đơn vị BB. Chẳng có 1 người lính bộ binh nào mà không từng được sử dụng lựu đạn chí ít là 1 lần. Nhưng không mấy người lính chúng ta biết rằng quả lựu đạn mà chúng ta từng sử dụng đã được khai sinh ra cách đây 605 năm.

Cha đẻ của lựu đạn là : Konrad von Ayhshtadta Kaiser, vào năm 1405 ông đề xuất 1 sáng kiến nhồi thuốc súng vào vỏ gang đúc sẵn để gia tăng sức công phá, tạo thành nhiều mảnh nhỏ gây sát thương diện rộng. Trong thời gian này lựu đạn do Konrad von Ayhshtadta Kaiser phát minh chủ yếu sử dụng để công phá hoặc bảo vệ  pháo đài. Thời gian sau đó lựu đạn được sử dụng trong các cuộc thập tự chinh , đỉnh điểm sử dụng lựu đạn trong giai đoạn này là (1511-1514). Tuy nhiên thiết kế lựu đạn trong giai đoạn này với rất nhiều hạn chế. Quả lựu đạn đã được cải tiến trong cuộc nội chiến Anh (1642-1652). Ngòi nổ được để trong quả lựu đạn, khi tiếp đất  lựu đạn lăn theo quán tính và ngòi nổ bị hút vào bên trong quả đạn kích nổ lựu đạn.
 Lựu đạn được tích cực sử dụng vào 1667( thế kỷ 17) trong quân đội Anh. Trong các trung đoàn cận vệ cứ mỗi đại đội có 1 phân đội 4 người gọi là : " Phân đội đột kích lựu đạn". Họ là những người lính ưu tú được đào tạo đặc biệt. Thật vậy khả nang ném lựu đạn xa, ném lựu đạn trúng đích không 1 người lính nào bằng họ.......

Vậy lựu đạn được du nhập lần đầu tiên vào nước ta vào năm nào?

Theo nhận định của các học giả Quân sự Phương Tây, lựu đạn theo chân Quân đội Viễn chinh Pháp đã vào nước ta Ngày 1-9-1858. Đây là ngày Pháp nổ tiếng súng đầu tiên tấn công vào cửa sông Hàn - vịnh Đà Nẵng, mở đầu cuộc xâm lược VN.

Trong kháng chiến Chống Pháp quân khí Việt nam tận dụng các quả đạn do Công binh tháo ngòi để lấy thuốc súng nhồi vào các vỏ gang tự tạo chế ra lựu đạn cung cấp cho QD non trẻ của ta đánh Pháp.

Ngày nay các Z xxx của ta đã tự trồng được các loại lựu đạn, các CCB BGTN và BGPB đều dùng qua đồ nhà .


P/m Ongbom-F2! Bác chưa trả lời em câu hỏi bên trên đâu nhé, AK vẫn tiếp chứ nhưng pháo tép AK phải kèm tí pháo đùng nghe nó mới tết.
« Sửa lần cuối: 16 Tháng Mười, 2010, 09:22:03 pm gửi bởi longtrec » Logged
Hungnt_E1F2
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1072


« Trả lời #66 vào lúc: 16 Tháng Mười, 2010, 09:29:14 pm »

Kính các đồng chí các bác CCB và các bạn, em xin tiếp tục trình bầy những nét chính về súng trung liên RPD. Thưa các đồng chí và các bạn khẩu trung liên RPD là khẩu súng rất quen thuộc với chúng ta, tên RPD là tên phiên âm tiêng Nga của khẩu "Ручной пулемет Дегтярева", được nhóm thiết kế do kỹ sư:Vasily Degtyarev đứng đầu phát triển vào năm 1944, đây là 1 trong những khẩu súng đầu tiên của Liên Xô dùng đạn kiểu mới cùng với súng CKC; AK và RPK dùng chung cỡ đạn 7,62 X 39. Súng được thiết kể để làm hỏa lực mạnh cho tiểu đội bộ binh và do 1 chiến sỹ sử dụng.
 Về cấu tạo của súng trung liên RPD như sau: Súng gồm các bộ phận, đầu ruồi; nòng súng; thước ngắm; ốp lót tay trên và dưới; máy súng; hộp tiếp đạn hình tròn; cò súng; khóa an toàn; tay cầm; báng súng và 1 bộ phận rất quan trọng của súng là giá súng. Giá súng có đặc điểm là có thể gập vào khi xung phong và mở ra khi dùng súng để phòng ngự. Đặc điểm của máy súng trung liên RPD là: Súng sử dụng nguyên tắc trích khí phản lực, với bít tông có hành trình dài đi qua lỗ điều tiết khí nằm dưới nòng súng. Khóa nòng của súng trung liên RPD có dạng ngạnh xòe sang 2 bên chống vào 2 bên thành của máy súng để khóa nòng súng. Băng đạn của súng trung liên RPD có dạng hình tròn với 100 viên đạn, 100 viên đạn năm trong băng được nối với nhau bởi 4 dây đạn mỗi dây 25 viên vì vậy trong quá trình bắn súng người chiến sỹ còn phải chú ý thú lại dây tiếp đạn và đây là nhược điểm của khẩu trung liên này. Một đặc điểm nữa của trung liên RPD đó là nòng của súng có thể thay được ngay ngoài chiến trường.
 Các thông số kỹ thuật chính của súng trung liên RPD như sau:
 1) Trọng lượng rỗng của súng là:7,4kg
 2) Chiều dài của súng là 1037mm, trong đó chiều dài nòng súng là 520mm
 3) Tầm bắn ghi trên thước ngắm của súng là từ 100 - 1000m
 4) Tầm bắn hiệu quả của súng là 500m với mục tiêu co cụm trong công sự, với mục tiêu ngoài công sự là 800m
 5) Súng sử dụng hộp tiếp đạn hình tròn, với số lượng đạn là 100 viên, loại đạn 7,62 X 39
 6) Tốc độ bắn của súng là 650 phát/phút với sơ tốc đầu đạn là 735m/s
 Thưa các đồng chí các bác CCB và các bạn, tới đây em đã trình bầy xong các đặc điểm cơ bản của sung trung liên RPD. Trong bài viết của em có điều gì sai sót em rất mong được các đồng chí các bác CCB và các bạn bổ xung cho ạ                

Cách hiểu theo tài liệu của QLVNCH, năm 1964, thì RPD và RPK đây (trích từ nguồn tài liệu của Chiangshan cung cấp)

« Sửa lần cuối: 16 Tháng Mười, 2010, 11:53:35 pm gửi bởi Hungnt_E1F2 » Logged
Hungnt_E1F2
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1072


« Trả lời #67 vào lúc: 16 Tháng Mười, 2010, 10:00:07 pm »

Ối Giời ơi ông lính Hà Giang ơi !
 Khẩu đại liên Mác xim của Liên xô sản xuất , loại đại liên có bánh xe kéo đầu đạn cũng cỡ 7,62 như AK nhưng cát tút đạn to hơn , súng bắn tỉa Dragunov cũng bắn chung loại đạn này .
 Thắng còng mà chê loại đại liên này thì lính ở K của F7 phải dùng loại đại liên gì đây ? Toàn loại này hết nhưng sau đó được thay bằng súng mới của TQ sản xuất nên không có bánh xe mà là cái chân súng còn cái tầm của nó khoảng 18kg mỗi khi bắn phải giá súng lên mới bắn được , đơn vị BY có thằng Khoa to con lực lưỡng một lần thằng Sao vác chân súng không thể vận động lên được để có đủ bộ phận lắp vào đại liên , thằng Khoa sốt ruột quá ôm cái tầm súng cho thằng Ấn đẩy cò đại liên bắn chi viện cho lính C2 đang rúc đầu sau ụ mối , vậy mà nó giữ không nổi đành quăng tầm súng ra  Grin
Tham khảo sách "chiến cụ" của QLVNCH viết từ 1964 (trích từ nguồn tài liệu của Chiangshan cung cấp). Nếu tên đúng là Maxim, thì nó dưới đây, nhưng là ý của BY gọi thôi? có đúng không hay khẩu đại liên nào khác?
« Sửa lần cuối: 16 Tháng Mười, 2010, 11:53:48 pm gửi bởi Hungnt_E1F2 » Logged
Hungnt_E1F2
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1072


« Trả lời #68 vào lúc: 16 Tháng Mười, 2010, 10:18:58 pm »

Báo cáo đồng chí Longtrec tôi trung sỹ y tá đơn vị có mặt điểm danh:
 Báo cáo em là y tá và vốn dĩ chủ yếu ở C24 bệnh xá E nên em cũng không thạo lắm về vũ khí trang bị cho C bb. Em chỉ nhớ hồi đi phối thuộc thì bọn em phải mang theo 1 cơ số đạn AK là 300 viên, hỏa lực thì ngoài B40 VÀ B41 ra thì có 2 khẩu cối 60 và 2 khẩu đại liên mà em cũng chẳng biết tên. Em thấy nó rắc rối chứ không gọn nhẹ như sau này C được trang bị M60 đại liên đuôi cá của Mỹ, khẩu đại liên cũ của C em có bánh xe và lá chắn bắn đạn chung với K44. Loại này khi đánh rừng núi vô cùng bất tiện vì phải ráp vào rồi mới bắn được và không cơ động như M60. Nói chung về vũ khí thì em không rành nhưng về y tá C hay trạm phẫu có những thứ gì để đảm bảo chiến đấu thì em lại nắm vững. Đợi lúc nào bác Long ra lệnh em sẽ nói về nhiệm vụ của y tá C hay y tá trạm phẫu tiền phương.
...Vẫn sách "chiến cụ", năm 1964, thì đại liên của bác Thắng còng thấy đây (nhớ gọi nó là K53 có bánh xe và K57 có 3 chân)
« Sửa lần cuối: 16 Tháng Mười, 2010, 11:54:16 pm gửi bởi Hungnt_E1F2 » Logged
Ngocvancu
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 580



« Trả lời #69 vào lúc: 16 Tháng Mười, 2010, 10:27:29 pm »

Mấy khẩu trên đều thiếu tấm lá chắn,Mắc-xim tiếp đạn từ bên phải qua y như K53 và K57.Khẩu Vicker,và Browning cũng có kiểu tương tự như Mắc-xim chỉ khác cỡ đạn,tiếp đản từ bên trái sang,khác tay cằm bắn,nhìn phớt qua dễ nhầm.không hiểu sao các loaị súng của Nga thường hay tiếp đạn từ bên phải sang,cũng như MP38/40 có tay kéo khoá nòng nằm về phía bên trái.Ai biết xin chỉ giáo hộ với. Cheesy
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM