Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 13 Tháng Năm, 2024, 11:28:56 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.  (Đọc 809126 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
longtrec
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #560 vào lúc: 24 Tháng Sáu, 2012, 09:51:28 pm »

Xin được tiếp tục.

Cũng như đạn M79 đạn M203 có nhiều chủng khác nhau như:


1/M381, M386, M406 - là chủng đạn nổ mạnh phá mảnh được thiết kế để tiêu diệt sinh lực đối phương với bán kính sát thương :4,5m.

2/M433 Đây là đạn có chủng xuyên lõm-phá mảnh với khả năng xuyên thép tới : 5 cm.

3/M397, M397A1  Đây là đạn "nhảy" sau khi được bắn ra dơi xuống đất đạn nảy lên 1,5m mới phát nổ.

4/M651 - Đạn hơi cay CS .

5/M585, M661, M662 - Đạn tín hiệu, có màu sắc khác nhau  (trắng, xanh lá cây, màu đỏ).

6/M583A1 - Đạn chiếu sáng, cháy đến 40s.
7/M676, M680, M682 - Đạn khói tạo ra màu sắc khác nhau của khói(xanh đỏ, trắng....).

Một số thông số kỹ thuật cơ bản :

Cỡ đạn - 40
Chiều dài súng - 394mm
Chiều dài nòng - 305mm
Trọng lượng  :
không đạn 1,36, có đạn 1,63.

Trọng lượng đạn :0,277 kg
Sơ tốc : 71m/s.
Tầm bắn tối đa :- 400m
Phạm vi hiệu quả :
-bắn diện : 350m.
-bắn điểm : 150m
Khoảng cách an toàn tối thiểu - 31 m
Tốc độ bắn : - 4-6v/phút.







Sau khi Mỹ đưa  súng phóng lựu M79 và đặc biệt là mẫu thử nhiện AAIX M203 vào chiến trường nam Việt Nam. Vào đầu những năm 1970, các nhà lãnh đạo của lực lượng vũ trang Liên Xô quyết định phát triển 1 loại súng phóng lựu gắn dưới súng tiểu liên trước khi  súng phóng lựu M203 của Mỹ được sản xuất hàng loạt . Trước giai đoạn này, tại Liên Xô đã phát triển 1 loại súng phóng lựu gắn dưới nòng súng BB tấn công theo đề tài "iskra", nhưng hiệu quả của loại vũ khí này được đánh giá thấp, do đó M203 đã ra đời trước súng phóng lựu gắn dưới nòng súng của LX.

Giữa thập niên 70 Trung tâm thiết kế súng đi săn và súng thể thao tp Tula kết hợp với Xí nghiệp nghiêm cứu-sản xuất "Khí cụ" tp Moscow phát triển thành công 1 loại súng phóng lựu lắp dưới súng Bb. Năm 1978 ,súng phóng lựu lắp dưới súng BB mang tên GP-25 "Koster" được tiếp nhận trang bị với mã hiệu (GRAU 6G15). GP-25 được thiết kế để cài đặt trên súng AKM, AKMS, AK-74 AK-74S v.v..

Cũng như M203 súng phóng lựu gắn dưới nòng tiểu liên của LX có nhiều chủng đạn:


Súng phóng lựu PG-25 được thiết kế để tiêu diệt sinh lực đối phương ẩn lấp trong các giao thông hào, các công sự trên các điểm cao hoặc ẩn lấp sau các bức tường, các tòa nhà bị che khuất.

Các lọai đạn PG-25 sử dụng:

VOG-25/BОГ-25 : Đây là loại đạn thuộc chủng nổ phân mảnh, khi bắn chụp(rót dầu) mảnh nổ dày đặc pham vi mặt cắt từ tâm nổ từ 10m-40m.



Thông số kỹ thuật quả đạn VOG-25:

-Trọng lượng : 0,250kg.
-chiều dài : 103mm.
-Sơ tốc : 76m/s.
-Trọng lượng vật liệu nổ : 0,048kg.
-Thời gian tự hủy: Không quá 14s.




VOG-25P/BOГ-25П: Đây là chủng nổ phân mảnh nhưng "nảy", khi quả đạn được bắn đi dơi xuống đất sẽ "nảy" lên cao thường là 70cm cách mặt đất(nền đất cứng) mới phát nổ.




Thông số kỹ thuật quả đạn VOG-25P:

-Trọng lượng : 0,275kg.
-chiều dài : 125mm.
-Sơ tốc : 74m/s.
-Trọng lượng vật liệu nổ : 0,042kg.
-Thời gian tự hủy: Không quá 14s.



Từ trái sang phải : VOG-25, VOG 25P, VOG "Гвоздь" và VOG GDM.


Ngoài ra súng phóng lựu PG-25 còn có các loại đạn như:

-VOG-25M phiên bản nâng cấp của đạn VOG-25.
-VOG-25MP phiên bản nâng cấp của đạn VOG-25P.
-Đạn ASZH-40/АСЗ-40" Svirel" đạn gây chấn thương màng nhĩ dưới tác động của âm thanh.
-Đạn "Gvozhd"/"Гвоздь", khi nổ tạo ra đám mây bụi với hỗn hợp hóa chất gây ngạt.
-Đạn khói GDM-40/ГДМ-40 hoặc BDG-40/ВДГ-40 «Нагар» , khi đạn nổ tạo màn khói tức thì, lập tức tác động đến tầm quan sát của đối phương.
« Sửa lần cuối: 26 Tháng Sáu, 2012, 05:18:16 pm gửi bởi longtrec » Logged
linh_8_78_88_68
Thành viên
*
Bài viết: 793

Chí làm trai dặm nghìn da ngựa....


« Trả lời #561 vào lúc: 25 Tháng Sáu, 2012, 11:35:10 am »


Bác longtrec cho "théc méc" một tí: Với M 203, họ nạp đạn từ phía trong nòng, trong khi phía Liên Xô thì nạp từ ngoài vào thì độ chính xác sẽ như thế nào?

Cũng hệt như khi so sánh khẩu M72 và B 40, hay B41 vậy? Ý là khi nạp từ sau nòng, có đường khương tuyến như M79 phải chính xác hơn, phải không bác?


Xin cảm ơn!
Logged
selene0802
Moderator
*
Bài viết: 2783


...áo xanh, nón tai bèo, mưa đầu mùa...


« Trả lời #562 vào lúc: 25 Tháng Sáu, 2012, 06:48:59 pm »


Bác longtrec cho "théc méc" một tí: Với M 203, họ nạp đạn từ phía trong nòng, trong khi phía Liên Xô thì nạp từ ngoài vào thì độ chính xác sẽ như thế nào?

Cũng hệt như khi so sánh khẩu M72 và B 40, hay B41 vậy? Ý là khi nạp từ sau nòng, có đường khương tuyến như M79 phải chính xác hơn, phải không bác?


Xin cảm ơn!
GP25/30 của LIên Xô cũng có khương tuyến bác ạ



Nòng



Khóa nòng

Mặt trước



Mặt sau

Logged

...thành phố đang nhớ nhung một dáng hình ai...
longtrec
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #563 vào lúc: 25 Tháng Sáu, 2012, 11:33:53 pm »


Bác longtrec cho "théc méc" một tí: Với M 203, họ nạp đạn từ phía trong nòng, trong khi phía Liên Xô thì nạp từ ngoài vào thì độ chính xác sẽ như thế nào?

Cũng hệt như khi so sánh khẩu M72 và B 40, hay B41 vậy? Ý là khi nạp từ sau nòng, có đường khương tuyến như M79 phải chính xác hơn, phải không bác?


Xin cảm ơn!


Chào bác Tuoc_b41!

Vấn đề bác hỏi em đang định so sánh chỉ ra những ưu, nhược điểm của M203 nhưng vừa đi làm về mệt quá, khất bác mai em viết nhé.
Logged
meo-u
Thành viên
*
Bài viết: 89


« Trả lời #564 vào lúc: 26 Tháng Sáu, 2012, 03:16:32 am »

Các bác cho em hỏi ngu tí nha:
Đạn của súng phóng lựu gắn kèm AK, M16 như M203, GP25/30 có đường kính cỡ đạn bao nhiêu ạ. 30mm hay 40mm
Và loại bắn liên thanh của Nga cỡ nòng 30mm hay 40mm ạ.
Em đang mù tịt vấn đề này. Có người bảo hàng Nga cỡ 30mm. Như thế thì sức sát thương thua hàng Mĩ 40mm rồi.
Logged
tvm303
Thành viên
*
Bài viết: 482


« Trả lời #565 vào lúc: 26 Tháng Sáu, 2012, 09:18:46 am »

Đạn của Mỹ thì với các loại cầm tay như M79, M203 là 40x46mm. Với các loại liên thanh như Mk19 là 40x53mm. Các loại đạn VOG của Nga cũng có đường kính 40mm nhưng mà ko trao đổi được với đạn Mỹ và là đạn không có tút. Còn đạn phóng lựu liên thanh của Nga như AGS-17, AGS-30 bắn đạn 30x29mm. Đạn mạnh hay yếu còn phụ thuộc vào thuốc nữa, chứ không hẳn chỉ là to và bé đâu.
Logged

"Give me liberty or give me death" - Patrick Henry
longtrec
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #566 vào lúc: 28 Tháng Sáu, 2012, 08:18:08 pm »

Tiếp theo:





Xét về thông số kỹ chiến thuật nói chung thì M203 và và VOG-25 là không có nhiều cách biệt. Tuy nhiên cấu tạo của 2 loại đạn này lại khác nhau. M203 có các tút còn VOG-25 thì không có.




về cấu tạo đạn M203 gồm 2 phần chính là : Các tút và đầu đạn còn VOG-25 có 3 phần :

1-Ngòi nổ , 2-phần chiến đấu(phân mảnh khi nổ hoặc xuyên lõm hoặc ....Tùy chủng đạn), 3-Phần đế đạn(phần có hạt lửa và thuốc phóng).

Tất nhiên đạn M203 cũng có đầy đủ 3 phần như ở đạn VOG-25 chỉ có điều nó có bố cục khác thôi, có nghĩa là nó được bố trí ở 2 phần chính quả đạn là các tút(phần chứa thuốc phóng và hạt lửa) và phần đầu đạn(phần chiến đấu tùy từng chủng đạn).

Cơ cấu nạp đạn của 2 loại đạn trên cũng khác nhau, đạn M 203 được nạp từ phía sau buồng đạn tức là khi nạp đạn xạ thủ phải nắm vào ốp nòng súng đẩy về phía trước. Buồng đạn được mở ra xạ thủ chỉ việc ấn viên đạn vào buồng đạn. Khi cần nạp viên đạn tiếp theo thì làm như qui trình lúc ban đầu , tuy nhiên lúc này móc đạn sẽ móc các tút ra khỏi buồng đạn khi nòng súng được đẩy về phía trước.





Trên thực tế cơ cấu nạp đạn ở M 203 đã gây ra 2 số rắc rối nhỏ như móc đạn trong quá trình sử dụng bị mòn, cong vênh không móc được các tút ra. Cách lấy các tút ra khỏi buồn đạn lúc này nhanh nhất là dùng thông nòng súng tọng từ trên xuống. Còn ở VOG-25 thì do cơ cấu nạp đạn từ trên xuống nên không có hiện tượng trên. Lúc này sẽ có câu hỏi đặt ra là nếu đạn VOG-25 vì 1 lý do nào đó xịt thì sao? Xin thưa đạn VOG-25 xịt thì dốc nòng súng xuống để cho quả đạn dơi ra vì đạn VOG-25 khi bắn đi cách 31m mới mất an toàn và sau 14s sẽ tự hủy(ở đạn nổ mạnh phá mảnh VOG-25P).

Đạn M 203 có ưu thế là có thể tấn công mục tiêu chỉ cần cách từ 5m trở lên còn đạn VOG thì không thể. Cả 2 loại đều có góc bắn lớn như ở súng cối là 80o/

« Sửa lần cuối: 30 Tháng Sáu, 2012, 04:29:27 pm gửi bởi longtrec » Logged
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #567 vào lúc: 18 Tháng Bảy, 2012, 04:29:04 pm »

         Chào bạn longtrec! Cũng bận quá nên đã lâu mới lại được ghé thăm" nhà nghị cứ vũ khí".

         Thật là tuyệt vời với những hiểu biết về vũ khí, về các loại vũ khí của bác chủ. Có điều là Tranphu không hiểu là về vũ khí súng đạn thì người ta có xử dụng, có luật bản quyền hay không? Mà tại sao USA và các nước trong khối Nato đều cho là súng b40-b41 rất lợi hại mà họ lại không sản xuất. Hay là họ thấy và đã sản xuất ra đạn liền súng bắn 1 lần rồi vất bỏ như M72 rồi. Nên họ không sản xuất B40-B41 nữa?

                 CHÚC BÁC CHỦ CÙNG GIA ĐÌNH CÓ NHIỀU SỨC KHỎE CÙNG NIỀM VUI CUỘC SỐNG!
Logged
longtrec
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #568 vào lúc: 21 Tháng Bảy, 2012, 01:25:00 pm »

Tiếp:


Tập đoàn Amory(Mỹ) phải bỏ 9 năm 1951-1970 để nghiêm cứu phát triển M79 và đầu thập niên 70 thì cải tiến ra M203 gắn dưới nòng súng M16A1. Cũng vào đầu thập niên 70 , Liên Xô lúc đó đã tiến 1 bước dài trong việc cải tiến, phát triển dòng súng phóng lựu gắn dưới súng tiểu liên tấn công AK mà cụ thể là :

1-Phức hợp súng phóng lựu giảm thanh sử dụng kết hợp với AKM và AKMS là GSN-19 "Tushina/Im lặng"

GSN-19 được tiếp nhận trang bị đầu thập niên 70.

2-Phức hợp súng phóng lựu giảm thanh sử dụng kết hợp với AK74 là : 6С1 «Chim gõ kiến/Канарейка» . Đây chính là mẫu cải tiến hoàn thiện từ nguyên mẫu GSN-19.

6С1 «Chim gõ kiến/Канарейка» được tiếp nhận trang bị đầu thập niên 80.

Cả 2 mẫu súng được Trung tâm nghiêm cứu chế tạo máy chính xác tại thành phố Klimovsk (Ngoại ô Moscow) nghiêm cứu chế tạo (Центральный научно-исследовательский институт точного машиностроения). Giám đốc thiết kế Георгий Павлович Петропавлов.


1-Phức hợp súng phóng lựu giảm thanh GSN-19 "Tushina/Im lặng":

Trong phức hợp GSN-19 có súng phóng lựu BS-1(RGA-86)/БС-1 (РГА-86) sử dụng đạn 30mm, súng được gắn dưới nòng súng AKM hoặc AKMS với các vấu móc. Súng phóng lựu BS-1(RGA-86) khác với những khẩu súng phóng lựu dưới nòng súng  khác ở qui trình phóng quả đạn lựu. Để phóng quả đạn lựu kích cỡ 30mm đi xa cự li vài trăm M, súng  phóng lựu  BS-1(RGA-86) sử dụng năng lượng khí thuốc súng nén("метательный") từ viên đạn 5,45mm(đạn giả/холостой патрон).





Qui trình phóng quả đạn của súng phóng lựu giảm thanh BS-1(RGA-86) như sau:

Khi viên đạn 5,45mm được kích hoạt tạo ra 1 năng lượng ép lên mặt Pistong gắn với lò xo đặc biệt trong ống giảm thanh. Năng lượng khí thuốc súng được giải phóng từ viên đạn hay nói cách khác là luồng khí đi sau viên đạn bị các vách ngăn trong ống giảm thanh chặn lại và triệt tiêu. Do tác động bởi năng lượng từ viên đạn Pistong bị đẩy tiến về phía trước tạo ra áp xuất khí nén đẩy viên đạn phóng về phía trước. Khi viên đạn thoát ra khỏi ống phóng(nòng súng) phát ra tiếng "Pực" không lớn. Sơ tốc viên đạn là 100m/s với độ chụm lớn, đường đạn được ổn định nhờ nó tự xoay(hồi chuyển) trên trục dọc của viên đạn trong suốt quỹ đạo đường đạn.





Qui trình nạp quả đạn lựu 30mm vào ống phóng cũng giống như ở các súng phóng lựu bố trí dưới nòng súng khác, có nghĩa là nạp đạn từ đầu miệng súng. Quả đạn được cố định trong ống phóng bằng 2 lò xo và chốt hãm.

Đạn sử dụng cho BS-1(RGA-86) có 2 chủng : Nổ phân mảnh và xuyên lõm.

Đạn sử dụng cho BS-1(RGA-86) thuộc chủng xuyên lõm có khả năng xuyên thủng tấm thép dày 10mm. Trong khẩu BS-1(RGA-86) có 1 lẫy an toàn dạng đòn bảy, cho phép chuyển sang trạng thái chiến đấu trong tíc tắc. Đây là 1 điều kiện tiên quyết khi phức hợp GSN-19  được trang bị cho các đv hoạt động trong các khu vực kiểm soát của đối phương.

Cự li bắn qua thước ngắm của BS-1(RGA-86) là 300m, thước ngắm là 1 lá thép có thể gấp mở bên trên có các lỗ khúc xạ tương ứng với các cự li 100m, 150m, 200m,250m và 300m . Khi nhắm bắn qua thước ngắm, xạ thủ chỉ cần đưa đầu ruồi vào giữa lỗ khúc xạ và gióng đầu ruồi, mục tiêu với lỗ khúc xạ sao cho 3 điểm nằm trên 1 đường thẳng là BÓP CÒ. Xạ thủ có thể điều chỉnh dễ dàng cự li trên thước ngắm, chỉ cần bóp nhẹ vào 2 nút nhỏ ở đầu thanh trượt ngang trên thước ngắm .


Để lên đạn mồi 5,45mm cho khẩu BS-1(RGA-86) chỉ cần kéo chốt qui lát về phía sau.
« Sửa lần cuối: 21 Tháng Bảy, 2012, 01:43:24 pm gửi bởi longtrec » Logged
longtrec
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #569 vào lúc: 22 Tháng Bảy, 2012, 12:53:03 pm »

Tiếp




Sau khi tiếp nhận trang bị phức hợp súng phóng lựu giảm thanh GSN-19 "IM LẶNG", ở Liên Xô lúc đó  có cuộc cải tiến khẩu tiểu liên AKM thành AK-74.



Tiếp tục công tác nghiêm cứu, cải tiến và hoàn thiện phức hợp súng phóng lựu mới kết hợp với AK-74. Phức hợp cải tiến mới bước đầu làm tăng cự li bắn, sơ tốc viên đạn và tăng tầm bắn hiệu quả với chủng đạn mới xuyên lõm-gây cháy. Quả đạn mới đã tăng khả năng xuyên giáp từ 10mm lên 15mm. Nhìn bề ngoài súng phóng lựu giảm thanh mới không khác mấy với BS-1(RGA-86). Phức hợp mới có mã hiệu : 6S1 "Chim hoàng yến" /6С1 «Канарейка» .

Phức hợp mới  6S1 "Chim hoàng yến" bao gồm :

-AK-74.
-Bộ phận giảm thanh cải tiến PBS-4 ( Đây là dụng cụ giảm thanh, loại bỏ chớp lửa đầu nòng khi bắn /ПБС-1 -прибор для бесшумной и беспламенной стрельбы).
-Súng phóng lựu BS-1M.

Tuy nhiên phức hợp mới kết hợp với AK-74 không thành công, mẫu mới có độ giật khá lớn khi bắn , khẩu súng phóng lựu PBS-4  làm biến dạng nòng súng AK. Ngoại trừ đạn 7,1ly(5,45mm x 39) với sơ tốc đạn cận âm, các loại đạn khác có sơ tốc không ổn định (tùy thuộc vào độ hao mòn nòng súng), đây là những khó khăn mà nhóm thiết kế do Георгий Павлович Петропавлов đứng đầu cần giải quyết .

Cuối cùng phương án là bỏ kết hợp với AK-74 mà kết hợp súng phóng lựu BS-1M với AK nòng ngắn là AKS-74U.



Phức hợp 6S1 "Chim hoàng yến" /6С1 «Канарейка» gắn với AK 74U .



Phức hợp súng phóng lựu giảm thanh 6S1"Chim hoàng yến" có kích cỡ gọn nhẹ hơn so với phức hợp GSN-19 "IM LẶNG". Súng phóng lựu BS-1M sử dụng hộp tiếp đạn 20v, phức hợp được trang bị thước ngắm mới. Để giảm giật gáy báng súng được lắp thêm ốp cao su.

Đầu thập niên 80 phức hợp súng phóng lựu giảm thanh 6S1"Chim hoàng yến" được tiếp nhận trang bị cho các phân đội đặc biệt của quân đội Xô Viết.

Sở dĩ cả 2 mẫu súng phóng lựu gắn dưới nòng súng AK(AKM, AKMS và AK 74U) không được trang bị đại trà vì sự phức tạp của vũ khí. Nhiệm vụ của các đv BB không đòi hỏi phải "giết người trong im lặng". Hơn nữa nếu trang bị GSN-19 hay 6S1 đại trà thì trong trang bị của người lính sẽ thêm 1 số cơ chế "đạn mồi" ngoài cơ số đạn lựu và đạn AK mang theo.


Đặc tính kỹ thuật phức hợp GSN-19 "IM LẶNG":

-Tầm bắn hiệu quả qua thước ngắm: AKMS là 400m(đạn US) , súng phóng lựu BS-1 là : 300m.
-Sơ tốc đạn lựu : 100m/s.
-Khả năng xuyên giáp : 10mm.
-Trọng lượng phức hợp (không có hộp tiếp đạn và đạn lựu) : 6kg.
-Trọng lượng súng phóng lựu BS-1 : 2kg.


Đặc tính kỹ thuật phức hợp 6S1" Chim hoàng yến":


-Tầm bắn hiệu quả qua thước ngắm: AKSB-74U là 400m(đạn US) , súng phóng lựu BS-1M là : 400m.
-Sơ tốc đạn lựu : hơn 100m/s.
-Khả năng xuyên giáp : 15mm.

-Trọng lượng phức hợp (không có hộp tiếp đạn và đạn lựu) : 5,5kg.
-Trọng lượng súng phóng lựu BS-1 : 2kg.



Cũng trong thập niên 70 cuộc ganh đua nghiêm cứu phát triển súng phóng lựu trang bị cho BB giữa LX và Mỹ đến hồi cao trào. Trong năm 1971 Liên Xô đưa vào trang bị AGS-17 nhưng lúc đó gắn trên trục thăng chiến đấu mà chưa biên chế thành hỏa lực cấp C.Trong cuộc chiến tranh Afganistan mà Liên Xô can thiệp trực tiếp bằng quân sự, AGS-17 "Plamya" thường được gắn trên bọc thép BTR hoặc thiết giáp hộ vệ tăng BMP.

 
 Tuy nhiên trước đó vào cuối thập niên 60 cụ thể là năm 1967 phòng thí nghiệm vũ khí của Hải quân Mỹ (US Naval Ordnance Station Louisville) đã tạo ra một mẫu súng phóng lựu tự động  40 × 53 mm là MK19. Trong mùa hè năm 1968 sery MK19 đầu tiên được Sx và đưa vào trang bị cho quân đội Mỹ.

Từ 1981-2000, Mỹ đã sản xuất hơn 25.000 MK 19 .




Ở bài sau tôi sẽ đề cập phân tích kỹ 2 dòng súng phóng lựu liên thanh AGS-17 "Plamya"(LX) và MK19(Mỹ) để thấy ưu nhược điểm từng loại.
« Sửa lần cuối: 22 Tháng Bảy, 2012, 10:11:26 pm gửi bởi longtrec » Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM