Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 13 Tháng Năm, 2024, 12:07:02 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.  (Đọc 809110 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #470 vào lúc: 08 Tháng Bảy, 2011, 11:22:21 am »

M4: vẫn đã yếu lại cắt nòng. M16A1 dùng đạn NATO đạt được tầm bắn hiệu quả của súng trường, 250 mét. Với điều kiện là kín gió và nòng mới. AK thì không cần kín gió, thợ sửa thấy ở mức đó là thay nòng. Nhưng dẫu sao thì như thế cũng là súng trường, cẩn thận thì thêm "súng trường kín gió" cũng được. Bây giờ, cắt nòng đi ? mà làm M4A1.


Thế đạn M16A2 là gì, tức NATO 5,56x45 SS109.

Bây giờ xem đạn M16A1, 0.222 Remington, 5gram, 850 m/s, đầu đạn dưới 4 gram.
Nếu như so với đường đạn NATO 7,62x51 nặng 9,6 gram, ta giữ nguyên chiều dài đầu đạn, thì sẽ có thể tích  và khối lượng giảm theo bình phương đướng kính, là đi 5,1 gram. CHưa nói đến xoáy, thi gia tốc giảm theo tỷ lệ khối lượng. Loại đầu 5,1 gram của NATO nếu có sẽ giảm tầm bắn chính xác đi so với Mosin tỷ lệ khối lượng, là 9,6/5,1 lần. Như vậy, nếu xoáy đảm bảo, thì phần đường đạn chính xác đạn nằm trong buồng chân không giảm đi so với Mosin gần 2 lần. Dùng đầu 4 gram giảm đi 2,4 lần, đây là nói cùng loại đầu đạn đơn giản, lõi thép vỏ đồng, không có buồng rỗng đầu như NATO vẫn dùng. Thực tế là nòng M16A1 ngắn họn Mosin nhiều nên họ lại dùng đầu dưới 4gram.

Bên Mỹ, phổ biến những "tầm bắn hiệu quả của M16 là 400km", như thế, Mosin phải bắn trúng mục tiêu thân người ở 1000 mét với tỷ lệ ít nhất 3/4 và số đạn trúng phải chụm ở ngực bia.  Grin Grin Grin Mosin không bao giờ khoe mẽ đến thế, mà nó cười cả thế giới nói tiếng ANh không thằng nào biết tầm bắn hiệu quả là cái gì cả. Một cái ngu xuẩn nữa ít gặp hơn của dân nói tiếng ANh là đầu đạn dài nhỏ thì lực cản ít, như mũi tên !!!. Quá đơn giản dễ hiểu, mà đơn giản dễ hiểu là những thức ăn mà các liệt não tranh nhau hốc. Đã biết rằng, thuật chống trên mũi nhọn ngược với thuật mũi tên, khi hình dáng đạn không quá củ chuối về tỷ lệ cao rộng, thì lực cản được tính bằng chiều dài chứ không phải chiều ngang buồng áp thấp. Như vậy, đầu đạn càng nhỏ dài càng thò ra bị cản, đầu đạn ngắn to-nhưng không đến nỗi hình đĩa-thì sẽ có lực cản ít, vận tốc thấp hơn vẫn "chống trên mũi nhọn", kéo dài tầm bắn hiệu quả.

Đơn giản nhất cho phép tính, Mosin được copy đường đạn ngoài thành NATO 7,62x51. Remington M16A1 đơn giản là thu nhỏ đường kính của đầu đạn này, dùng chung thuốc và chiều dài nòng, nhưng hơi thu ngắn chiều dài nòng vì không ai để tỷ số chiều dài tệ hại như thế, cùng loại đầu đạn đơn giản, nên tầm bắn hiệu quả giảm đi hơn 2,4 lần so với Mosin M1908. Mosin được thiết kế đểcos tầm bắn hiệu quả 600 mét, đủ cho xạ thủ bắn tỉa thể hiện tài năng, trong khi AK lúc đó phải dùng loạt dài của trung liên, đấy là cách so tiêu chuẩn tầm bắn hiệu quả Nga với súng Mỹ, được ngay con số cực đa của M16A1 là 250 mét nếu nòng dài bằng Mosin 730mm.


Qua xem xét đầu M16A1, có thể thấy, châu Âu không thể chấp nhận cái nòng 5,45mm nhưng dài 730mm. Châu Âu cũng không thể chấp nhận cái đạn nhục nhã đó của M16A1. Họ ưu hóa một chút chiều dài đầu đạn trong trường hợp đầu đạn đơn giản, tỷ khối đầu đạn đồng đều, không khoang rỗng đầu, không đổ chì đuôi để chuyển khối tâm về sau, nhồi quá áp, tất nhiên là dùng thuốc viên nhỏ dẹt hơn cháy nhanh hơn, chứ không lấy súng nhỏ dùng thuốc súng to như kẻ dốt nát ngu xuẩn. Đầu NATO nặng 4 gram, nòng ngắn đi chút so với Mosin 730mm, sơ tốc nhỉnh hơn chút (Mosin 730mm sơ tốc 860, SVT 840)
Таблица 38. Данные винтовочных патронов калибра 7,62 мм, производившихся в СССР в разное время
http://arch07.narod.ru/potapov/part8.html


Bây giờ đến đoạn ưu hóa đường đạn, thuốc thì thời vật liệu mới không khó rồi, dễ dàng tìm ra phụ gia để có thuốc đạn tốt, viên nhỏ dẹt mà ít vỡ khi bắn. Châu Âu cũng biết điều khiển tốc độ cháy bằng thuốc viên rắn, chứ không ngu xuẩn dùng thuốc nổ dẻo cháy từ trong viên ra như Mỹ. Châu Âu ở đây là có Bỉ, có Thụy Sỹ, có Đức, chứ không phải châu Âu Anh Pháp. Tức châu Âu dùng AK và SVT, chứ không phải châu Âu có MAS-49 phát một cùng năm với AK 1949.

Khi có thuốc mới, sơ tốc mạnh, khi có đạn lõi thép vỏ đồng không vỡ khi nhồi mạnh gia tốc lớn, thì sơ tốc súng trường hiện đại chuyển từ thời Berdan IG71 400m/s lên 800m/s thời 190x, người ta mới có buồng áp thấp đủ lớn trong tầm bắn cần thiết, để đạn thu gọn bên trong buồng đó, và chống trên mũi nhọn, vận tốc quay vừa phải, dùng con quay chổng ngược tu lên đúng đỉnh đinh, chứ không dùng con quay hồi chuyển cố định trục.

Bây giờ, đầu đạn quá nhẹ, lại dài gần như cũ, vận tốc suy giảm nhanh, trước 250 mét đã mất chống trên mũi nhọn ?  Đạn NATO bằng 1/2 khối lượng đạn AK, bằng 1/2,4 đạn Monsin-NATO 7,62mm, 4gram, vẫn là đầu đạn đơn giản. Khi đã mất chống trên mũi nhọn mà dùng thuật chống trên mũi nhọn thì chúng ta đã biết, thuật cánh đuôi xuất hiện khi đuôi đạn thò ra khỏi buồng áp thấp, thuật này ngược với chống trên mũi nhọn,làm đuôi lộn lên đầu, đuôi đầu tranh nhau đi trước, đạn lộn tùng phèo như M16A1 bắn đạn NATO 5,56x45, phần lớn các viên đã lộn trước 90 mét (như bạn cho con quay tít lên cái đĩa trũng rồi thổi vào tu nó, thấy ngay chuyện tranh nhau cái gì đi trước). Để không lộn, thì M16A1 phải dùng đạn ngắn hơn dưới 4 gram, không lộn ở 90 mét thì lộn ở 250 mét. NATO không muốn lộn nên xoáy thật mạnh về cố định trục như tk19, cũng vì một nguyên nhân, là đầu đạn quá dài so với đường kính và sơ tốc, nòng thuốc lại không đủ vận tốc cho dài như thế. Bắn nòng NATO bằng đạn M16A1 thì đạn lột vỏ trong nòng.

Với tất cả những cải tiến đó, NATO 5,56x45 chấp nhận đạn cả vỏ nặng hơn AK nhỏ 5,45x39 một chút. Đạn nặng vì 2 lý do, một là nó to, quá đơn giản, và hai là nó vẫn chưa có kỹ thuật làm vỏ đạn thép, thép rắn chắc và bền hơn đồng, nhẹ hơn đồng, đồ đồng được thay bằng đồ sắt. Dưng cơ mừ đồ đồng được thay bằng đồ sắt vì sắt khó gia công hơn đồng, Anh Quốc khi làm Sten nhái MP28/II Đức nắm 1923 đã phải đúc đồng thay cổ súng Đức. Thực chất, AK nguyên thủy đã có vỏ thép, đạn cả vỏ 16 gram. NATO 5.56x45 là 12-13 gram, AK nhỏ 11-12 gram. Đạn Mosin cải tiến 22 gram, NATO 7,62 25 gram (vẫn đồng, sau nhẹ hơn chút vì có bản thép mạ đồng). Như vậy, xin lỗi đi, AK 7,62mm không nặng hơn la to bao nhiêu, và chúng ta không có máy làm đạn AK 74, không có nhiều BMP trợ chiến, cứ trâu bò xài AK 7,62mm không sao. Thật ra, cái chỗ M16 to nặng hơn AK chút đổi lấy mang thêm đạn AK 7,62mm là vẫn hòa, tính ra là mấy trăm viên đạn chênh 3 gram, lãi to đấy, nói hòa là khiêm tốn.


Như thế, sao không làm đạn to ra chút, ngắn đi chút, co gọn hơn trong buồng áp thấp chút ? cùng khối lượng nên tốc độ giảm tốc độ (nói đùa từ gia tốc) ngoài không khí như nhau, nòng ngắn hơn do đầu ngắn hơn, mà thời gian sống trong buồng áp thấp chống trên mũi nhọn dài hơn ? không có Mỹ ngu xuẩn thì đâu có thế. AK 5,45 dùng đầu nhẹ đường kính bé vì nó có đầu đạn phức tạp, đổ chì đuôi để rỗng đầu, dồn khối tâm ra sau, kéo dài thời gian sống trên "chống trên mũi nhọn". NATO không có cái máy làm ra đạn ấy vì châu ÂU theo truyền thống muốn dựa lưng vào Mỹ khi đánh nhau với Liên Xô, mà kỹ thuật làm đạn của Mỹ thì cao minh lắm lắm.

Ấy là, chúng ta cứ tưởng tượng đạn nhỏ là văn phòng, đạn to là đồng ruộng, anh nông dân phải học kỹ thuật cao mới bỏ đồng ruộng vào văn phòng. Mỹ thì đem luôn cái con trâu đầu đạn đơn giản vào văn phòng kéo cày. Ngược đời như vậy, sỹ hão như thế.




Đạn mới bắn đạn cũ lột vỏ, vậy đạn lột của nòng bao nhiêu mỗi lần bắn ? Có ngay, G36 nòng thay nhanh, dùng một lần  Grin Grin Grin Grin Grin Grin Châu Âu rất hiểu biết về súng đạn và cũng rất hiểu biết sự ngu xuẩn của bạn Mỹ xứ Mèo Hoang. M16A2 thì không như G36, khổ cái thân đời, theo tiêu chuẩn AK thì khó biết là bao nhiêu, nhưng những đanh giá "lạc quan nhất" là được 2 ngàn viên. Thôi thì, không dùng nòng 1 lần, ta dùng súng 1 lần.


Không nói cái máy súng M1A1 vẫn là M16. Trời đất, bên Mỹ súng chiến không tốt bằng súng chơi. Dân Mỹ mua dòng M4, M16 về chơi, thì các hãng bán kèm bộ kít, chỉ cần ê tô là lắp trích khí có cần đẩy được vào bộ đó.  Grin Grin Grin Grin















M4A1 tích hợp đủ các lẩm cẩm ngu xuẩn. Máy M16 / AR-15 đạn đã yếu lại cắt ngắn nòng. Cả nước Mỹ chửi bới rinh tỏi. Đã thế, Afghan Iraq lại bại trận, Còn gì mà đỡ. Lần chửi cuối cùng là nỗ lực đổ chì bắt chước AK, đổ thế nào đạn không những không trúng hơn, mà lại trượt nhiều hơn. Ôi trời ôi, hóa ra là đạn nhồi quá áp, khí thuốc nóng, chì nó chảy trong nòng.

Xuẩn như thế sao lại cắt ngắn nòng ? M16 đã dài, la to lại bắt cầm nòng dài hơn, mà M16 mình đã kể rồi, M4A1 cũng thế, chúng là "bullpup siêu dài". Người ta làm bullpup để súng trường ngắn hơn,cho máy vào báng. Nhưng M16 cho máy vào báng để súng dài hơn, dài nhất thế giới. Các bạn cứ dựng Colt lên mà đố: tao đố mày gập báng, thiên hạ ai cũng gập báng, mày cố gập báng đi cho bằng người.

Vì dài như thế nên ở Iraq cận chiến trong nhà mới phải dùng PPSh. PPSh nó cáu nó chửi: ông mày 70 thu rồi, mà còn bắt ông mày ra trận. Thế thì có ngay PPSh hiện đại, PPSh cổ lỗ đạn yếu bắn gần, thì ta cưa nòng M16 đi là được .....PPSh. Grin Grin Grin Grin

Nhưng mà PPSh dù có cổ vẫn có băng 70 viên để bắn loạt 900. M4A1 cải tiến cố thì từ 20 viên lên được 30 viên, vẫn bé hơn băng thẳng của PPSh. Tóm lại là, Mỹ nên noi gương Pháp ANh, thiết kế súng làm cái gì, cứ bê súng Đông Âu mà chiến. Bê súng Nga nhục quá thì bê súng Thụy Sỹ, Áo, Bỉ, Đức.... Đấy, gương tày liếp là Pháp đấy, MAS-49 phát một cùng năm với AK đấy. Bây giờ cứ cố thiết kế, lại ra cái anh yếu hơn ông già 70 tuổi, chỉ tổ Hitler nó ở dưới địa ngục nó cười khành khạch.

Thật ra thì M4A1 2,5kg rỗng, nhẹ hơn PPSh chút. Hay là thế này đi, hậu duệ của PP-Sh là PP-2000 nặng 1,45 kg, lại bắn đạn tiêu chuẩn Tây để xuất khẩu 9x19 Para. Siêu rẻ.  Grin Grin Grin Grin Grin Ít nhất là PP-2000 xếp được báng.

Thế nhưng mà PP là súng ngắn, là pistole, M1 có tầm ngắn dài đâu không biết, nhưng tên chính thức là cạc bin, cạc bin là súng vừa, tuy tũn hơn súng dài một ti nhưng, về tên, thì là oách hơn pistol.

Đau đầu quá nhể, hay là ta dùng AK, ngắn này, xếp báng này, nhẹ này, băng trống cận chiến này.... Thì sự thật là như thế. Lột hết AK đông âu, b41 đông âu. Bây giờ , từ 2009, bác Mèo sang Izhmash mua AK chính hiệu  Grin Grin Grin Grin
Logged

Ờ, ừ, thì ký.
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #471 vào lúc: 08 Tháng Bảy, 2011, 11:46:08 am »

Chưa đến cấp sư, nhưng cấp trung thì quân ra đã dùng M16, dùng luôn trong chiến tranh, mua của bạn Vịt Hòa , không kể số lẻ nhặt được thì lần đó ta mua trọn một trung đoàn trang bị cả xe cộ. Nên nói chuyện M16 ở đây cũng được. M16 cũng như xe tăng bị đạn 25mm bắn thủng, chỉ có khách hàng duy nhất là mafia buôn lậu vũ khí. M16 / AR-15 một đời làm vua đẻ non, ngồi trên ngai cao, nhưng lu mờ trước AR-18. Cũng chỉ ở Mỹ mới có chuyện buôn vua súng trường, có chuyện sỉ nhục nước Mỹ như thế. Các bạn xem, cả thế giới Tây sỷ nhục Mỹ mọi noi mọi lúc. Họ nhái AK dùng trong la to, nhái đến y sì hệt trừ trích khí quá khó đổi đạn như SIG thụy sỹ và AR Ý, súng nhiều nhất ở la to là FAL nhái SVT. Đến nước dùng đạn to rồi cắt ngắn nòng đi để sỷ nhục M16. Hết chuyện ấy, Mỹ đã dùng đạn Âu, thì lại càng sỉ nhục, châu Âu Nhật Bản, đến cả thằng ranh con hàn xẻng nó cũng sỉ nhục AR-15, sỉ nhục đại ca Mỹ, bằng cách rao bán vào Mỹ các cải tiến của AR-18.

Ấy nhưng, một phiên bản M16, mà là phiên bản tù binh, được đi duyệt binh vinh quang ở thành Hà Lội.

Có lẽ, không khó để hiểu sự quằn quại đau đớn của liệt não Mỹ khi thử nghiệm G36 thay thế M16, với mã Mỹ XM8. G36 là bản hoàn thiện nhất của dòng AR-18, nhưng chắc chắn khó mà qua thử nghiệm, vì sự quằn quại này còn kéo dài.

====================




Bây giờ chúng ta xem một vũ khí chủ lực của sư đoàn bộ binh Vịt Cạc



BMP-1 có nghĩa là= xe chiến đấu bộ binh. Nếu đứng về phía người Mèo Hoang, thì BMP-1 đi vào biên chế đầu thập niên 196x, ngang thời gian M113. Nhưng M113 là APC, còn BMP là IFV, APC là xe tải bọc giáp, còn BMP là xe chiến. APC tiếng Nga là BTR. Cùng ra đời với BMP-1 là BTR-60, BTR nhẹ hơn, giáp mỏng, nhưng nhảy tũm xuống nước không cần dốc bến và bơi qua sông, trên đường bộ BTR phi nhanh như mọi ô tô chạy bánh cao su khác. BTR từ khi có BMP chỉ thực hiện những nhiệm vụ di chuyển nhanh, đột kích thọc sâu móc lốp, làm kỳ binh, còn BMP là chính binh.

M113 cũng mắc bệnh M16, là bệnh nhôm, căn bệnh ung thư nước Mỹ do các hãng vũ khí WW2 gây ra. Làm bằng nhôm, nhưng M113 đi đường bộ chậm như xe tăng, đi qua sông không phải M113 hoàn toàn không đi được, nhưng trừ lúc biểu diễn không ai dám đi, nó cần một cái bến hoàn hảo và sóng nhẹ cái là ngủm. Nghe nhôm không bơi giỏi bằng sắt là vô lý, nhưng bên Mèo Hoang đầy chặt những vô lý, ví như làm bullpup cho súng trường dài thật là dài.

Nhưng quan trọng hơn, thì BMP là một thế hệ xe khác APC, BMP là xe tiểu đội, dã chiến, có giáp chống đạn bộ binh, đủ hỏa lực trợ chiến. Trước đời này, quân ta dùng BTR-152, tức là xe zin ba cầu bọc giáp, xe không mang vũ khí, nếu có thì trí PK và RPD, RPK lên thành xe ở các giá súng làm sẵn (PKS). Điều này là vô lý, nếu tiểu đội đã có xe, thì sao không chở thêm độ 1 tấn vũ khí, mà vẫn trang bị như thời đi bộ. Nghe có vẻ đơn giản nhể, cái khó là thiết kế được 1 tấn vũ khí đó. BTR-152 tất nhiên không thể đặt tháp pháo 75mm loại săn tăng như WW2.

Vào 196x thì vũ khí đã đủ, BMP-1 mang khẩu 73mm bắn chung đạn với SPG-9, nhưng không phải là súng không giật, mà là một pháo nòng trơn bắn đạn có trợ lực tên lửa (2A28 Grom). Xe mang theo 4 đạn tự hành chống tăng ma lức ka (bé con) 9M14 Malyutka , mã Tây AT-3. súng không giật 73mm dùng trong cấp tiểu đoàn và trung đoàn bộ binh đi bộ, còn đây là tiểu đội, giúp tiểu đội tấn công các công sự kiên cố, dạng như bốt hà đông của Phú Lãng Sa thì chỉ cần 1 BMP đi càn. Khi gặp lô cốt to cao hơn, xe tăng.... thì đã có AT-3, BMP có giáp mỏng, nhưng AT-3 bắn rất xa và nếu phục kích thì thịt tăng hạng nặng như thường.

Khẩu 73mm nòng trơn thiết kế trên một tháp pháo quay như xe tăng, băng nạp đạn tự động (bắn phát một), 40 đạn. Ngoài ra, xe còn thêm 1 PK bố trí đồng trục như xe tăng, để Grom đỡ tốn đạn khi thịt những mục tiêu lìu tìu như lính nhảy ra từ một cái xe đã bị Grom bắn hỏng. Chung đạn với SPG-9, khẩu này có sức xuyên rất tốt, xiên được giáp mọi loại xe tăng lúc đó, nhưng tầm bắn hiệu quả mục tiêu là xe tăng thấp chỉ vài trăm mét. Pháo này không có ổn định.

Biên chế xe 11 người. Bao gồm 8 bộ binh "nhân viên tiểu đội" cũ, A trưởng, thêm lái xe và pháo thủ. 8 "cửu vạn" bé nhất cầm AK, mỗi người có một công sự mở nắp trên nóc xe. Xe có thiết kế 3 phòng: hóa sinh xạ (bảo vệ người trong xe khỏi hóa học, sinh học và hạt nhân, tiếng Anh NBC).

Tất nhiên, đã là xe thì tiểu đội không chỉ có pháo, mà có cả điện đài như đại đội.

Một điểm khác bộ binh đi bộ là các vũ khí không chính thức biên chế rất nhiều, ví như chuyện mỗi lính 2 súng là chuyện thường, 1AK và 1 B41, hay mỗi tổ 1 PK 3 AK, hay mỗi người thêm một bắn tỉa SVD, hay mang theo GP... vì đi xe mang vác khá thoải mái, khi cần, 1 hay 1 tổ được bố trí rời xe đến chốt giữ những vị trí quan trọng như nóc nhà cao tầng, điểm cao nhỏ, dùng vũ khí mang theo đó. Trong số 8 nhân viên của BMP, thì trang bị bắt buộc là AK hoặc RPK, còn tất cả mọi súng đều có thể mang thêm, thông dụng nhất ngày nay là RPG và PK (2-3 khẩu PK, PK hạ xuống tổ) .



Có lẽ, không cần tưởng tượng ra quân địch gặp sức mạnh thế nào với một trận chiến của BMP, giờ đây, mỗi tiểu đội có sức tấn công của một xe tăng, cứ tưởng tượng ra 5 triệu Hồng Quân WW2 có 500 ngàn xe tăng, gấp 10 lần tổng số T-34. Sức mạnh phỏng thủ và tấn công toàn diện của BMP-1 kém xa tăng chủ lực, nhưng bù laị là sức tấn công tính về khả năng xuyên giáp, sát thương và tốc độ hành tiến thì khủng khiếp, AT-3 có tầm bắn hiệu quả cao ngang và hơn xe tăng trong nhiệm vụ diệt tăng, sức xuyên cao hơn trong hầu hết các tình huống. Ừ thì BMP vỏ mỏng, nhưng liệu theo tỷ lệ tối thiểu thì 1 tăng liệu đấu được với 10 BMP không, chắc chắn là không.

Một trung đoàn BMP-1 thêm 1 đại đội 10 xe tăng hạng trung thông dụng ngày đó (T-54, T-62). Tỷ lệ xe tăng tính riêng chỗ này đã cao hơn cũ. Số xe tăng này để thực hiện đối đầu với những mục tiêu mạnh nhất của địch như đấu tăng, khắc phục giáp mỏng của BMP khựng lại khi địch đem nhiều xe tăng ra chặn. Một quân đoàn BMP nếu giầu thì có cả một sư tăng mạnh, bình thường là một lữ đoàn tăng hỗn hợp.

Một sư đoàn bộ binh cũng được trang bị lại, với pháo, cối, đối không, hầu cần kỹ thuật... tất cả đều cơ giới hóa để theo kịp BMP. Mỗi sư đoàn bộ binh cơ giới có 3 trung đoàn BMP, mỗi trung đoàn có 9 đại đội, mỗi đại đội có 9+1 xe (1 command).

Chiến thuật
BMP trang bị đầy đủ các phương tiện mà bộ binh hằng mơ ước
chiến hào công sự, nay chúng có động cơ tự chạy theo quân ta đang xung phong.
súng máy trợ chiến
pháo chống lô cốt
đạn chống tăng, riêng cái này có tầm bắn lại còn xa hơn xe tăng
BMP không đỡ được đạn yếu nhất của xe tăng, nhưng lính bộ binh vẫn thế, có thêm cái giáp 30mm là oai hơn mũ sắt 1mm rồi.

BMP đảm bảo giáp chống các loại vũ khí sát thương, hành tiến bình thường khi pháo bắn diện tích , rất khó bắn trúng xe, chỉ văng mảnh, cũng như đảm bảo an toàn cho bộ binh đến tuyến xuất phát xung phong. Các công sự, xe tăng ... địch trước đây bộ binh vẫn phải chống, nhưng yuế và chậm, nay nhanh chớp nhoáng.

Như vậy, về bản chất, BMP không thay đổi tính chất của bộ binh, chỉ là phương tiện thuận tiện. BTR chỉ có tác dụng hành quân, đổ quân xuống vị trí xuất phát xung phong và đợi, còn BMP đi theo tuyến xung phong, bắn trợ chiến theo yêu cầu. Các mục tiêu công sự, lô cốt cũ đều hết thời, chiến tranh lại một lần nữa tung ra dã chiến.

BMP có sức công thành uy lực, tốc độ di chuyển rnhanh vọt, tạo thành các cuộc chiến thọc sâu, chớp nhoáng chưa từng có.

BMP thả quân xuống để tấn công các mục tiêu cụ thể cuối cùng, cũng như đảm bảo mọi yêu cầu của bộ binh cũ như hộ vệ tăng pháo.




Phát triển
Gần như là đầu thập niên 197x Liên Xô đã trang bị đủ BMP. Một tỷ lệ thích hợp BTR được duy trì cho đến nay, bởi BTR có mặt nổi trội là vượt vật cản dễ dàng, đảm bảo đi mọi địa hình, trong khi BMP đi mọi địa hình nhưng trừ... đường nhựa thời bình. Thật ra, không riêng các bến sông, BTR có khả năng cơ động cao hơn BMP, nó đi trên đường bộ nhanh và xa, ít phải chăm...Tùy học thuyết quân sự, sau này BTR Nga tăng lên chút, do chiến tranh kiểu bắt nạt trẻ con lại thấy nhiều lên.

Nước Mỹ đến giữa thập niên vẫn chưa thay đầy đủ M113 bằng M3. Trong khi đó, M3 là IFV (BMP tiếng Nga), nhưng cũng không hay ho gì hơn APC (BTR tiếng Nga). Thay cho pháo và ATGM săn tăng, M3 mang súng máy 20mm, tuy có mạnh nhưng vẫn là trọng liên, chỉ là súng máy. Khi tăng địch xông ra, BMP không thể tiến được, nhưng có thể né nấp, chú tăng nào tiến nhanh là bị thịt luôn, cầm chừng đợi tăng ta ra xử. Còn M3 thì đắp chiếu , co cẳng chạy cũng không nhanh hơn tăng địch, không có phương tiện nào gãi được ghẻ tăng địch. Gặp các công sự như bốt Hà Đông thì M3 lại ngồi gọi pháo tự hành ra cứu. Như thế, M3 thực chất là APC chứ không phải IFV.

Chúng ta đã có bộ đội xung kích hồi kháng Pháp, đã biết rằng, bộ binh không đánh nhau ngang ngửa được với xe tăng, nhưng Bazooka, B40, B41 cũng bắn được xe tăng. Súng trường bộ binh không bắn thủng lô cốt, thì bộ binh đặt bộc phá đánh sập lô cốt. Ở Điện Biên Phủ, bộ binh không có giáp phải đợi mấy tháng đào hào, nay thì chiến hào lắp động cơ chạy đến quân địch.  Các tính chát cố hữu của bộ binh vẫn vậy, chỉ hiện đại hóa.

Từ BMP-1 đi lên, cái vô lý xuất hiện ở khẩu DKZ có giật 73mm.
Số là, chẳng mấy khi thấy địch làm 40 cái lô cốt như bốt Hà Đông để tiếp một tiểu đội. Như vậy, cơ số đạn săn tăng 73mm này là thừa. Điều này cũng như bộ binh đi bộ kiểu Liên Xô, mỗi tiểu đội có 1 B41, diệt được xe tăng, nhưng số đạn ít hơn nhiều nếu thay bằng M79 40mm chỉ biết sát thương. Không mấy khi 1 tiểu đội địch có 1 xe tăng, nên B41 không thể thiếu, nhưng thiếu M79. Liên Xô sau chiến tranh Việt Nam đã làm GP-25, không bỏ B41 mà thêm M79.

BMP thì đã có sẵn AT. Vậy nên, khẩu 73mm là đạn to quá mà số đạn ít quá.

Sau này, BMP thay bằng pháo bắn nhanh 30mm 2A42, sơ tốc 1100m/s, cỡ như  M113/ M3 thì BMP quạt liên thanh thủng lỗ chỗ ở xa cả ngàn mét, đấy là nói tiết kiệm đạn AT. Điểm hơn của 30mm liên thanh là, nó xử lý bộ binh biển người hiệu quả hơn nhiều chú 73mm chỉ giỏi bắn công sự với tăng cổ cỡ T-54/T-62. Pháo bắn nhanh 30mm cũng tạo điều kiện phòng không tốt hơn nhiều. ATGM cũng thay bằng các AT khác hiện đại hơn.

BMP-2 vẫn cấu hình 4 ATGM và pháo 30mm một nòng có ổn định. Chúng ta có thể hiểu, xe tăng đấu tăng, kẻ nào thắng trì trị BMP. BMP thì trị ô tô, với chức năng đó, thì 30mm liên thanh là thằng trị ô tô xe máy cực tốt. Cỡ súng 30mm này bắn các xe bọc thép nhẹ khác, kể cả các điểm mỏng BMP ở gần đều tốt, đúng quan điểm .... đấu BMP. Khả năng sát thương thì không phải bàn, dĩ nhiên, đạn có ngòi tự hủy chứ không phải để lại một đống tội ác chống lại loài người như các đạn 40mm gốc Mỹ. Khẩu pháo này có tính năng đặc biệt phục vụ việc thay loại đạn nhanh, đang bắn đạn xuyên chuyển sang đạn sát thương nhanh bằng 2 băng, đây cũng là một ước mơ của FCS, chương trình ăn cắp tiền không bao giờ là hiện thực của triều Bush.



BMP-3 nặng rỗng 18,7 tấn. So với 13 và 14,5 tấn BMP-1 và BMP-2, BMP-3 có động cơ và giáp tốt hơn, quãng đường 600km, đi lầy 52km/h, đường tốt 70 km/h. số nhân viên còn 7 người, thêm 2 vị trí dự phòng, vẫn thêm 3: trưởng xe pháo thủ lái xe.

Giáp BMP-3 thay đổi nhiều so với 2 đời trước, xe có nhiều phần làm bằng nhôm xếp thep thiết kế giáp rỗng, phần lớn giáp chống được đạn 30mm của chính BMP-3. Các phiên bản sau này bổ sung ERA.

Bộ bánh xích BMP-3 na ná như 2 đời trước, dùng kiểu bánh T-34 có nhún và truyền động trong thân xe, bánh bọc cao su lăn trên xích mắt ngắn-loại xích thường dùng cho xe nhẹ tốc độ cao, có độ tin cậy cao hơn.


BMP-3 thay ATGM bắn ray bằng pháo nòng xoắn 100mm 2A70 có ổn định bán tự động, pháo này kiêm chức năng bệ phóng ATGM phiên bản bắn từ nòng pháo 100mm 9M117 , đưa lên 8 đạn ATGM, do đạn bắn từ nòng gọn hơn. Pháo này cũng di kèm 40 viên xuyên phá chống công sự bán kiên cố cho... rẻ. K

hẩu 30mm vẫn còn nhưng đồng trục với 100mm, 3-6 trăm phát / phút. Số PK tăng lên 3 trong các công sự trên xe và đồng trục. Như thế, không tính PK, thì BMP-3 có pháo lớn của BMP-1 và nhiều ATGM gấp đôi BMP-1, BMP-2, bên cạnh đó vẫn có 30mm của BMP-2 với 500 đạn.

2A70 là một khẩu pháo nòng mỏng có tính năng khá đặc trưng thiết kế riêng cho BMP-3, nó bắn được đạn trái phá (HE) và đạn tự hành diệt tăng mã Tây AT-10, 100mm, chung với T-54 chẳng hạn (  Grin). Trái phá 3OF32 nặng 15,6kg,  là đầu đạn của  đạn có vỏ 3UOF17 m, đạn cả vỏ 18,2kg, đầu đạn chứa 1,7kg HE, tầm 4000 mét, sơ tốc 250 m/s. Kiểu pháo-đạn này có tỷ lệ đường kính và tầm như là môt sơn pháo thời cổ, nhưng dùng vật liệu mới cho nhẹ. Có thể coi là lựu pháo nòng ngắn, khi đặt trên xe dã chiến có giáp là một pháo tấn công tiền duyên , tức các pháo bắn thẳng, bắn mục tiêu nhìn thấy, đi theo đội hình bộ binh để chống công sự. Khẩu pháo này đã quyết định việc BMP-3 có cả tính năng hỏa lực của BMP-1 và BMP-2. 3UOF19 có đầu đạn nhẹ hơn một chút, sơ tốc 355m/s đầu nặng 13,41kg tầm 7000m, E-3UOF19 390 m/s đầu nặng 12,47kg tâm 8700 m. Chức năng sát thương của các đạn mới 3UOF19 cao hơn, 390 m2, đạn cũ 3UOF17 là 160, đây là tiến bộ chung của cối pháo gần đây do kỹ thuật vật liệu, biến khẩu pháo này thành một lưu pháo tiền duyên đầy đủ chức năng, chưa nói bắn diện tích gián tiếp cũng... tạm.

Pháo 2A70 là bán tự động như những Đ-44, Đ-48, M46... tốc độ bắn 10.

Khi bắn ATGM, đạn 100mm đặt trong cối guốc để bắn từ nòng xoắn, đạn quay với cối guốc nên không quay trong nòng xoắn.

Thật ra, BMP-3 không hoàn toàn là cộng hỏa lực của BMP-1/2. Đạn của 2A70 không phải là đạn xuyên, nó là đạn lựu, trái phá sát thương và kiêm chức chống công sự, nhưng chống lô cốt kiên cố và xe tăng kém. Pháo có tính năng nổ trên không, đo xa laze,

http://www.be-and-co.com/oaf_pdf/oaf020732.pdf







Sau đó, BMPT biên chế trợ chiến cho BMP-3, xe này có giáp T-72, mang pháo 30mm nhiều nòng, tăng khả năng phòng không bằng cả pháo liên thanh và SAM nhỏ. Pháo 30mm của BMPT là súng rời chứ không 1 súng chung nòng như Gatling để không chết cả lượt, thêm khả năng chọn đạn nhanh bằng nhiều băng, chuyển loại mục tiêu nhanh. BMPT có tính năng như hỏa lực đại đội bộ binh đi bộ.


BMP-3K là xe chỉ huy commander, xe có hai hệ thốing điện đài lên trên xuông dưới, không khác biệt nhiều. Đại đội trở lên có 1 xe. Xe có hệ thống intercom (mạng điện đài nội bộ), mã tự sinh, dẫn đường, và máy trả lời radar (xưng là quân ta khi radar soi). Còn lại như thường

BMP-3F là xe hải quân, có bơm nước để bơi lâu và các phương tiện thích hợp với tầu đổ bộ tấn công, còn lại như thường.

BMP-3 ICV là xe BMP đa năng được thiết kế để chứa đạn tự hành, pháo cối, có sẵn các thiết bị thông tin, điện tử, hệ thống vận chuyển đạn dược, nhưng bỏ tháp phao BMP. Ví dụ ứng dụng như Krizantema, xe bắn đạn chống tăng mã Tây AT-15 dùng laser và băng sóng radar mm.

Mô hình, nó mô tả giáp hộp của BMP-3 trên tháp pháo, xe có giáp hộp gần như toàn bộ.
http://static.hlj.com/images/vym/vymvbs0155.jpg

Thật, khó nhìn hơn cái giáp hộp đó
http://www.army-technology.com/projects/bmp-3/images/bmp-3_61.jpg

« Sửa lần cuối: 08 Tháng Bảy, 2011, 07:15:23 pm gửi bởi huyphuc1981_nb » Logged

Ờ, ừ, thì ký.
tân binh95
Thành viên
*
Bài viết: 70


« Trả lời #472 vào lúc: 08 Tháng Bảy, 2011, 03:17:10 pm »

À bác huyphuc cho em thông số về số lượng xe thiết giáp được biên chế trong các tiểu đội, trung đội, đại đội, tiểu đoàn, trung đoàn, lữ đoàn và sư đoàn thiết giáp.
Logged
su22 m4
Thành viên
*
Bài viết: 850



« Trả lời #473 vào lúc: 08 Tháng Bảy, 2011, 03:47:55 pm »

À bác huyphuc cho em thông số về số lượng xe thiết giáp được biên chế trong các tiểu đội, trung đội, đại đội, tiểu đoàn, trung đoàn, lữ đoàn và sư đoàn thiết giáp.

Trong biên chế lữ đoàn tăng thiết giáp của Việt Nam không có cấp tiểu đội và trung đội xe, cấp đơn vị nhỏ nhất là đại đội xe tăng thiếp giáp, bạn vào đây xem chi tiết về các loại thiết giáp có trong trang bị của nhà ta nhé:http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,12347.msg267476.html#msg267476
Logged

MRK
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #474 vào lúc: 08 Tháng Bảy, 2011, 04:42:45 pm »

Chiến tranh chớp nhoáng của BMP
Hì, 1 ngày lấy Afghan.

Trận chiến này làm bác Mèo điên tiết lắm. Toàn bộ học thuyết quân sự của bác đổ sập, bác có phấn đấu cả trăm năm nữa cũng không bằng BMP. Lấy đâu ra, đến 199x bác mới có ATGM bắn qua nòng, có thằng lính nào đi M3 nhà bác thò đầu ra khỏi giáp bắn ATGM với cối trong mưa pháo. Mà cái 199x bắn qua nòng ấy từ đó đến nay vẫn chả mấy khi được M1A2 dùng, và M3 thì không thể lấy đâu ra súng bắn thứ đạn đó, vì nếu lắp súng đó, bắn một cái là M3 chổng vó lên giật đùng đùng.

Bác Mèo liên kết với tầu Khựa lập ra mặt trận Mujahitdin. Số là, lãnh thổ Afganistan có một cái vùng nằm bên trong Pakistan, cái vùng đó được thiết kế để làm một cái bẫy quân Nga. Từ đây, Mujahitdin phát triển gây rối trong Afghan, mà Liên Xô không bay qua Pak đánh phá được quy mô lớn. Pak bị Ấn Độ đì, Nga Âu đều ghét không bán đạn dược vũ khí, chỉ có bám lấy Tầu-Mỹ, chơi lun. Hậu quả vụ này thì các bạn biết rồi, Mèo đang bàn thua trận lần nữa, thuốc phiện lan tràn, Mỹ đânh thường dân, bắn đám cưới Pak tơi bời, Bin Đen sống ngay trong bẹn Pak trêu Mèo... đủ cả.

Thật ra, Nga vẫn khống chế được quân Mujahitdin trong cái áp xe nhà Pak ấy. Thuốc phiện được dập, nên ngày nay Mỹ mới mua Mi về đánh thuốc phiện  Grin.  Năm 1990, quân Nga rút về chuẩn bị 1991, Mèo cùng đồng đội nhảy mua tưng bừng đấm ngực thùm thụp, nên mới có ngày nay.


BMP bại trận
đấy là năm 1994. Nước Nga suy đồi, đang ở đỉnh cao của suy đồi.
Chiến thuật quân Nga chọn là "không cần xuống xe", tức lính ngồi trên BMP chiến đấu trong hành tiến. BMP xọc lun vào thủ đô Chechnya.  Nhưng chính điểm này làm quân Nga sa lầy. Chiến tranh đường phố, địch xuất hiện mọi nơi, BMP không hộ vệ được cho xe tăng. Địch tập trung những "trung đội săn tăng" đến 30 người, bắn đồng loạt từ nhiều hướng, từ trên cao vào một xe, bắn đến rã ERA, trong khi đó đa số xe tăng tham chiến không có tiền mua áo ERA, địch sử dụng rộng rãi loại đạn chống tăng dùng 1 lần RPG-18, nên tầm tuy gần nhưng số lượng và tốc độ bắn tăng kinh người. Hơn 60 xe tăng mất, trong đó có 1 T-80 bị bắn đến rã ERA rồi hỏng.

Quân Nga rút lui, công nhận TT Chechnya.


BMP lại đánh
Putin thần chết cáu tiết, lão tạm dừng việc cắn nhau với các nhà tài phiệt lúc đó đã làm loạn chính trị, chi tiền mua chó sủa sống vang trời. Lão tập hợp một đám tướng soái để đánh kiểu Nga, tức là đánh trong thư viện, đánh nghiên cứu cái đã, thực hành sau.
BMP thì lần này ra quân với vẻ cẩn thận của một thằng bại trận, không ngông nghênh ngồi trên xe bắn trong hành tiến.

Một mặt, quân Chechen lộ mặt đủ loại ô hợp, thằng nào cũng ra oai, lại khủng bố gây hấn. Một mặt, quân Nga vẫn còn nghèo.

Quân Nga tăng cường pháo bắn thẳng, huy động hết cả các bác 152m tự hành có giáp cổ lỗ, khoác cho bộ binh cả gánh vũ khí, chuyện mỗi người hai súng là bình thường. UAV bay liên miêm chụp ảnh chi tiết mặt trận, Su-25 đánh trúng từng mét đất, quân Nga tiến đến đâu cắm chốt đến đất, đặt bắn tỉa, GP, PK trên các nóc nhà, chặn không cho con chuột nào có thể móc lốp đội hình.

BMP hộ tống tăng pháo tiến thận trọng, đi đến đâu bắn sập sạch đến đó, trong khi đó bất cứ cựa quậy nào của địch đều bị Su-25 tẩn tới.

Còn lại một dúm phiến loạn chạy vào núi trong mưa đạn pháo.








À bác huyphuc cho em thông số về số lượng xe thiết giáp được biên chế trong các tiểu đội, trung đội, đại đội, tiểu đoàn, trung đoàn, lữ đoàn và sư đoàn thiết giáp.

Trong biên chế lữ đoàn tăng thiết giáp của Việt Nam không có cấp tiểu đội và trung đội xe, cấp đơn vị nhỏ nhất là đại đội xe tăng thiếp giáp, bạn vào đây xem chi tiết về các loại thiết giáp có trong trang bị của nhà ta nhé:http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,12347.msg267476.html#msg267476


Tiếng Việt có nhiều cái sai truyền thống, nên bạn hỏi thế là vô nghĩa. Cái lủng củng ngu xuẩn đến hài hước  của tiếng việc có đoạn này, binh chủng thiết giáp không phụ trách xe thiết giáp, mà phụ trách xe tăng. Còn nếu như gọi BMP là xe thiết giáp, thì xe đó là của bộ binh. Thật ra, BMP, BTR là xe chiến đấu của bộ binh, xe chở bộ binh... Từ xe thiết giáp dùng quen theo người anh em Vịt Hòa (nay chuyển ra sa mạc ở) trên báo chí lủng củng, dùng trong chuyên ngành cần thận trọng.

Trước BMP, BTR đã tham gia chiếm Ph-nông-pênh 7-1-1979, cũng một cuộc chiến chớp nhoáng. Ngay sau đóm quân đoàn II bỏ vũ khí nặng, đi máy bay ra bắc trang bị lại bằng dự trữ chiến lược, toàn AKM, B41, PKM, vứt sạch B40 với M79 cho chị em dân quân.

Bạn su22 nói đúng. Trong biên chế bộ binh cơ giới, B trung đội chỉ có nhiệm vụ tổ chức đời sống, bộ chỉ huy trung đội có mỗi trung trưởng là một A trưởng trong 3 A. D tiểu đoàn cũng mang nặng tính tổ chức đời sống, mặc dù có xe riêng cho bộ chỉ huy tiểu đoàn đi kèm mấy cái xe nấu cơm. Tóm lại, bộ binh cơ giới chỉ quan trọng các cấp A tiểu đội, C đại đội và E trung đoàn. Biên chế bộ binh chủ lực là 9x9=81 xe cho một E, mỗi xe 1 A. Mỗi E thêm 10 con T-54 và các xe lặt vặt khác như cơm canh y tế... và chỉ huy, liên lạc.



Các sư đoàn bộ binh cơ giới hồi dự trữ đánh khựa có 3 trung đoàn bộ binh, 1 BMP và 2 BTR. BTR tiếng Nga ngang APC=xe bọc giáp chở bộ binh. BTR được đóng trên các xe zin ba cầu ( ZiS 152/157). Xe bọc thép, không nóc, có giá đặt PKS hướng về trước và 2 bên, điện đài. Xe mở cửa đằng sau, có bài bắn khoai lòi kèn là cầm AK đứng bắn trên sàn xe đang chạy. Bân Liên Xô, BTR 152 mang trọng liên 14,3mm , nhưng bên ta là PK. Giáp mỏng tang, trước 15mm, sau 9mm, 12,7mm và 14,3mm đặt gần sát bắn có thể xuyên, nhưng ở xa thì chịu được. Thật ra, về ta thì có biên chế tiểu đội + 2 (1 lái xe một trưởng xe kiêm "pháo thủ" PK), còn ban đầu bên Liên Xô là xe chở quân, chở được bao nhiêu thì chở, ănh nào mua vé rẻ thì chật !!!, thông trường 2 xe chở một B trung đội.

Ban đầu BTR-151 không có nóc, sau mới có nóc thép lật lên đánh nhau như BMP. Khi không nóc thì xe có bộ bạt trú nắng mưa. Xe không có chỗ để... nồi, nên thằng nào thằng nấy đen nhẻm vì nồi lăn lóc.

Sau BTR-152, thì BTR-60 là xe phụ cho BMP, đảm bảo chức năng hành quân nhanh, mọi địa hình. BMP cũng bơi khoẻ, nhưng vẫn đề là nó bánh xích, gặp các cản trở như xe bánh xích khác, khi đi xa đến 1000km thì tỉ lệ hỏng của bánh xích bắt đầu tăng khó chấp nhận được,đồng thời, các kiểu chiến tranh bắt nạt trẻ con sẽ có cảnh sát giao thông tuýt còi xe bánh xích chạy trên đường quốc lộ.




BTR-60. BTR nhẹ, giáp mỏng, ít vũ khí (mỗi khẩu đại liên). Nhưng nó có cái hay là đi đường bộ như ô tô và bơi trên sông như thuyền, xe đi lầy như bánh xích vì cấu hình 8 bánh hơi. Nó đi đường bộ liền tù tì 500km và nếu đổ xăng thì đi vô từ hàng ngàn km vì chạy bánh hơi, 2 động cơ. Khi xuống nước, xe không cần bến bãi phức tạp, ngần như nhảy tũm xuống nước là bơi, luồn sâu đánh xa rất tiện. Sau này, Liên Xô và Nga duy trì một tỷ lệ BTR cho mục tiêu này.


xem mô hình bao giờ cũng rõ hơn vì người làm đã cố tình chụp như thế. Trong hình cái đèn hồng ngoại không đúng lắm
http://mpdiecast.net/models/military.html


http://mohinhvn.org/forum/showthread.php?t=8477




Giáp che kính đang được lật lên, giữa giáp che kính có kính hồng ngoại đời huỳnh quang, xe muốn dùng hồng ngoại phải bật đèn chiếu là 2 đèn pha trong (xe này đã tháo). Két nước được che bằng cửa xếp, vào trận thì đóng xuống. Dưới két nước là tời cứu lầy. Xe này cũng đã tháo các giá lắp PK (4 giá).



Ở góc độ khác, 2 giá lắp PK trái-sau thò đầu lên và riềm xích



Bộ đèn, đèn trong là đèn hồng ngoại chủ động. Việc dùng hồng ngoại chủ động chỉ đối phó được với bọn không có hồng ngoại, vì nếu nó có hồng ngoại thì pha nhà ta vẫn sáng choang. Lợi điểm của hồng ngoại kiểu này là dùng kính huỳnh quang, kính này không cần camera hồng ngoại đắt đỏ lúc đó. Cái huỳnh quang của BTR vui cực, bạn nhìn đốm lửa điếu thuốc to bằng đầu người. Bạn cũng có thể đoán ra cái giá PK, mình bao nhiêu lần cộc đầu vào đó, đứng dậy nó chọc vào lưng. May mà chưa cưỡi xe này đi đánh thật như các cụ, cộc đầu cộc lưng ngất ra đấy bị bắt làm tù binh  Grin Grin Grin.
Kính hồng ngoại (ở giữa tấm che người lái) được bọc bằng kính rất dầy và có khoảng trống giữa và các lớp rời nhau như tác dụng của giáp hộp, chống đạn viên cũng được.


Đóng giáp két nước, lúc này quạt gió chỉ còn lấy khí ở các khe nách và gầm. Hình như là khẩu 14,3mm



Bạt
http://strangernn.livejournal.com/49234.html



Mô hình phiên bản sau này có nóc thép



Khả năng dã chiến của  zin ba cầu là hàng đầu về loài ô tô. BTR-152 là xe ô tô bọc thép đóng trên thân zin ba cầu các loại ZIS-151 hoặc ZIS-157. Xe dừng sản xuất đầu 196x và rút khỏi biên chế Nga 1990. BTR-152 nặng 9,9 tấn, bọc giáp 9-15mm, không trang bị vũ khí, có kính hồng ngoại chủ động. Tính vận động của xe như một ô tô zin ba cầu thông dụng, có thể đi trên đường xấu nhưng không đi ruộng lội nước.




Phả hệ các xe bọc giáp bánh hơi thời Liên Xô
http://lib.rus.ec/b/234282/read

БТР- 152К, xe chỉ huy


Trước thời Liên Xô, thời Nga Hoàng, Nga cũng có một số xe bọc giáp bánh hơi. Ở Nga, địa hình rộng, kỵ binh chiến ưu thế, các xe bánh xích hồi đó chậm như rùa bò, phương Tây viện trợ cho bạch vệ mất sạch. Ở Nga, rùa bò không có cơ hội chiến đấu với kỵ binh, một số xe bị bắt sống, còn lại chủ yếu là chết đâu đó vì sa lầy, hỏng.... Vì thế nên khi xe bánh xích chưa nhanh thì quân Nga chỉ có tầu hỏa với ô tô bọc giáp. Bây giờ, chúng ta xem lại BMP ra đời ở đâu.
« Sửa lần cuối: 09 Tháng Bảy, 2011, 01:04:01 am gửi bởi huyphuc1981_nb » Logged

Ờ, ừ, thì ký.
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #475 vào lúc: 08 Tháng Bảy, 2011, 10:00:20 pm »

Kết luận về giá trị BMP.

Hai cuộc chiến Chechnya cho thấy, bất cứ thời đại nào và nước nào cũng có những sai lầm chiến lược, ở đây mình nói là chiến lược chọn chiến thuật, chiến lược sử dụng vũ khí.  BMP tuy mạnh, nhưng những tình huống săn tăng điển hình nắm 1994 là, một trung đội săn tăng địch khoảng 30 người với 5-15 RPG-18 và B41, bắn từ nhiều hướng, từ trên cao, đồng loạt, BMP mạnh đến giời cũng không có 30 khẩu 30mm để cùng một lúc trị 30 mục tiêu, phát hiện 30 mực tiêu.

Cái sai lầm ở đây là, người ta đã coi BMP đầy đủ chức năng cho bộ binh, BMP có công sự, nó là một cái công sự di động, như vậy, bộ binh không cần xuống xe, cứ ngồi trong công sự chạy đến quân địch.

Sai lầm là, người ta đánh giá thấp những tiêu chuẩn giá trị về địa hình địa vật truyền thống. BMP trèo lên đỉnh đồi là có ngay một cái công sự đỉnh đồi, nhưng thực tế lại không chỉ như thế. BMP dù có mạnh bằng giời cũng không phải công sự, không phải lợi điểm, điểm quan sát, điểm bắn... thực tế theo địa hình địa vật.

Chechnya là chiến tranh của bộ binh, xe tăng và pháo tự hành là sức mạnh chính, nhưng vấn dề then chốt là bảo vệ được xe tăng. BMP năm 1994 đã không hoàn thành nhiệm vụ bộ binh, không bảo vệ được xe tăng, trong khi đó, tỷ lệ pháo tự hành quá thấp, quân Chechnya không có xe tăng để đấu tăng, và cái cần nhiều là pháo tấn công, tức lựu pháo nòng ngắn 152mm tiền duyên, loại bắn thằng mục tiêu nhìn thấy, diệt công sự, và có giáp tự hành là tốt nhất, như bác già SU-152 mm hồi T-34. Nga không thiếu cái đó, nhưng lại dùng xe tăng ở đây.



Và dĩ nhiên, sai lầm này xuất phát trử tính chất trẻ con ra trận, những kẻ giun sán giòi bọ chỉ biết chiến trận trên games, trong tưởng tượng, nói phét một tấc đến giời, tưởng tượng ra chiến sự như vậy.

Đến chiến tranh lần 2 1999. Chúng ta có thể quan sát dễ dàng tính "phi tiêu chuẩn" của quân Nga dưới bàn tay sắt của Putin thần chết, cuộc chiến này là quyết định sinh mạng chính trị của ông, nếu thắng, ông đã nắm được quân đội, phần quân đội đánh được trong toàn bộ quân đội Nga đang náo loạn, trong nước Nga loạn xì ngầu. Từ phần còn có tổ chức duy nhất này, ông sẽ giành được nước Nga và tổ chức lại nước Nga. Việc đánh Chechnya trở nên cấp bách, tất nhiên nguyên nhân còn bí ẩn, ngoài chuyện danh dự, thì phiến quân bắt đầu những chuyện khủng bố, buôn lậu, ma túy... đến mức việc đánh được ủng hộ nhiệt tình. Đây là cơ hội vàng.

Quân Nga huy động tất tần tật các pháo tự hành tấn công 152mm còn chạy được, từ loại nhẹ đổ bộ đến loại nặng dã chiến lục quân thông thường. Vẫn thiếu, quân Nga đặt các 23mm-37mm cổ hơn các loại cổ lên xe tải không bọc giáp, tức xe tải thông thường. Chẳng có cái tiêu chuẩn gì trông hài hước thế này.



Điều quan trọng nhất là tính phi tiêu chuẩn trong trang bị bộ binh cơ giới. Các xe mang theo đủ loại lẩm cẩm: PK thêm, súng bắn tỉa SVD, GP liên thanh, RPG-18 và các RPG có tầm xa hơn, điện đài. Hình ảnh các chú linh đeo 1 B41 hay 1 RPG sau lưng, vác AK (không phải hành quân mà là đánh nhau) là chuyện không hiếm.

Nhờ điều này, lính BMP không ở trên xe, mà chiếm những lơi điểm, những điểm quan sát, những chốt giao thông truyền thống. Ở đây, họ đặt các hỏa điểm mà điển hình là GP và PK, thằng nào lấp ló thì B41. Nếu quân địch nống qua, thì các chốt này chặn địch và báo động, địch rất khó tìm được đường móc lốp, tập hợp quanh xe tăng ta, rồi đồng loạt xuất hiện nã đạn từ nhiều hướng như trước. Nhiều khi đơn sơ, chốt chỉ là một vị trí bắn tỉa bất ngờ, các chuột lò dò tìm cống không biết có kẻ đang ngắm bắn họ. Cũng là đánh chắc, tiến chắc, giữ chắc, giữ kín, như ở địa hình xen kẽ núi cao phố rộng này có nhiều bất ngờ.

Thêm nữa, xe tăng dù nghèo hơn 199x cũng lo đủ quần áo, thực hiện nhiệm vụ cái đinh của lực lượng. Các pháo tự hành bắn thẳng bắn nát vụn các mục tiêu xuất hiện (Groznưi nát như cám). Máy bay và UAV làm việc xuất sắc. Phiến quân quen mui như trước cố thủ trong thành phố đợi quân Nga xọc vào, nhưng quân Nga vây chặt tiến chắc. Không còn cách nào khác, phiến quân tìm được một đường hẻm vừa đánh vừa chạy vào núi trong mưa bom pháo, chỉ còn một số rất ít thoát được và sau đó tan rã.


Điều đó minh chứng rằng: BMP tuy mạnh, nhưng chưa thể thay thế những giá trị truyền thống. Mặt khác, Nga cũng củng cố BMP với BMPT giáp như tăng T-72.




Có thể quan sát một vài hình
(anh này hình như tử sĩ) . Thay cho "không xuống xe" BMP, lần này quân Nga mang theo vũ khí cắn trộm là bắn tỉa. Vũ khí này rất hợp ở những chốt bất ngờ, chuột tìm cống mà không biết có người ngắm chuột. Thêm một RPG-18.



GP, cối lựu liên thanh này dùng để chốt chặn điểm quan trọng, một tổ 2-3 người chốt trên các nóc nhà trong thành phố cùng điện đài, vừa đánh chặn vừa gọi cứu hộ nếu địch nống qua


Xe tăng của nhà nghèo


























So sánh BMP.
Thì M113 và M2  Grin Grin Grin Grin






http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,12347.300.html



BMP-1






M113 lội nước không biết bơi


BMP 1/2 cũng không chống được đạn B40, nhưng không thê thảm thế này. tên kia, hình lỗ nhỏ bên dười có bông hoa là đạn DKZ-57mm, loại đạn không giật nhỏ nhất. Còn B40 thổi mặt trước M113 thê thảm thế nào thì cứ nhìn

Phiên bản giáp yếu nhất của BMP là BMP-1 có giáp trước 33mm thép cán (chứ không phải đúc), nhưng cực kỳ nghiêng, bố trí vị trí dễ trúng đạn bên trên nghiêng nhiều, bên dưới nghiêng ít. Cấu hình này đã từng được M72 bắn trúng và văng ra khỏi PT-76.

Trên hình, các bạn cũng thấy, dốc thành (dốc trên trước thân xe) của BMP tuy mỏng hơn nhiều xe tăng, nhưng cũng không dại gì không bố trí giáp phức hợp với khoang rỗng.

http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,12347.280.html Bạn này nói M113 hơn giáp BMP, đây là mình so BMP-1. Nhôm dày 33mm lại đứng bền hơn thép cán cũng 33mm  Grin Grin Grin Grin Grin Grin

"Trong khi đó, các loại APC khác của Liên Xô như BTR-60/70.. giáp chỉ dày 7-10mm thép." Như mình đã nói, vào thời điểm BMP-1, thì Mỹ không có IFV và như thế phải so M113 với BMP-1. BTR (APC) chỉ là phụ việc, đánh xa luồn sâu, đánh thời bình... như đã nói trên. Vả lại, M113 cũng không so được giáp với bọn ấy vì cái công thức đổi 3 nhôm lấy 2 thép không biết lấy đâu ra, và mình không hiểu, góc 45 độ trước thì ăn thua với ai.


M113 không phải hoàn toàn không biết lội nước, nhưng xe lội nước là LVPT
http://www.eleven-bravo.co.uk/wargaming/crossfire/images/lvtp5/LVTH6.jpg

M113 không thể bơi. Nó được thiết kế để lội nước có đáy, điều này thì tất tần tật các xe tăng đều làm nược tốt hơn nhiều, M113 không thể chìm hoàn toàn với ống thở snorke dài 4 mét. Thực tế, một chiếc M113 có thể nổi lềnh bềnh lên mặt nước, nhưng nó rất dễ chìm chỉ với sóng nhẹ hay người nhún nhảy vì không được thiết kế như thế. Có nhiều phiên bản M113 và M3 biết bơi, nhưng đó là những phiên bản ít sản xuất vì chẳng hay ho gì. Nói M113 biết bơi là hết sức tầm bậy.





Như thế, BMP-1 có giáp trước 33mm thép nghiêng 30 độ (với mặt phẳng ngang, 60 với đứng). M113 33mm nhôm nghiêng 45 độ, nếu tính theo quy đổi kiểu bạn gì gì ấy (tớ không thích mặc cả), thì là BMP có giáp trước dầy gấp 2-3 lần 22mm thép cán tiêu chuẩn 45 độ. Có điều là, BMP 33 mm này là thép công cụ cán nóng-thép làm giáp thực tế, còn M113 đổi 2/3 ra 22mm là thép cán tiêu chuẩn, tức là thép xây dựng CT3, không loại giáp nào như nó vì không ai dùng nó làm giáp.

Cái chính là, không phải là so để làm gì, BMP có độ dày trước đủ để đối phó với các đạn viên như 23mm liên thanh, chẳng nhẽ, công sự lại bị súng máy của địch quạt, chẳng lẽ, mặc biniki cũng là công sự, vâỵ thế nào là công sự. Tất nhiên, công sự là thứ AK bắn không vào nhưng pháo bắn tan. Thế nào là AK, ở đây đang nói đến các súng máy bộ binh, và như thế to nhất là 23mm. Trong chiến tranh, việc M113 bị súng máy quạt hiếm, vì M113 nhìn thấy súng máy to thì nó gặp xe tăng, hơi sức đâu mà đức lại so. Nhưng rất nhiều điểm yếu của M113 bị đạn 12,7mm bắn gần quạt. Nếu như quân ta không chuyên căn trộm mà đanh đàng hoàng ngày đó, chủ động vũ khí, thì cứ sản xuất 23mm về quạt M113 liên thanh từ xa hàng km, tất nhiên đang nói trường hợp không đủ tiền mua BMP.

Tại sao M113 lại giáp yếu ? một là nó làm bằng nhôm, nếu xe tăng Mỹ mà làm bằng nhôm thì M113 cũng khơ khớ, thực tế, giáp nhôm yếu hơn nhiều vì nó nhẹ và dễ nóng chảy , năng lượng để khoan giáp là năng lượng làm chảy thổi bay khối lượng cái lỗ khoan, tỷ khối nhẹ, dễ chảy thì năng lượng cần ít. Giáp nhôm cứng nhẹ là khi chống bạn đấm vào nó, chứ không phải chống đạn xuyên tăng, vì năng lượng đấm của bạn không dùng để nung chảy thổi bay cái lỗ có khối lượng bao nhiêu thể tích bao nhiêu. BMP-3 có các tấm ngoài làm băng nhôm vì đó là giáp hộp, mục đích của BMP-3 chỉ là kích nổ B40, B41... trước giáp chính, còn Leopard phải làm bằng thép vì lại năng nượng thổi bay nung chảy khi Leopard chống đạn pháo. Với tỷ khối bằng nửa thép, cái năng lượng cần thổi bay nghiền vụn nấu chảy nhôm đó tối đa bằng nửa thép, 33mm quy ra may là 17mm.

Thứ 2 là căn bệnh truyền thống. Nặng gần như nhau, BMP-1 nặng 13,2 tấn, M113 nặng 12,3 tấn. BMP-1 dài rộng cao 6735-2940-2068 mm. M113 4863-2686-2500. BMP-1 trừ đi chiều dài 1 mét rưỡi vì mũi nó quá nghiêng, quy đổi ra hình hộp 5,2 mét, như thế, tỷ số diện tích mặt ngoài / khối lượng của BMP hơn nên nó dầy. Hơn ở đây là do M113 mắc căn bệnh cao truyền thống của xe Mỹ.


Chúng ta dến thấy, cái thông minh và cái liệt não. Xem trước xe. Phía trên dễ trúng đạn hơn thì BMP và PT76 dất dốc, dầy, xe tăng cũng vậy. Phía dưới ít trúng và có trúng thì đạn cũng yếu vì va đập, hoặc che đất. M113 làm thẳng tuột trên dưới như nhau: ôi liệt não.





Súng pháo thì không chấp, pháo BMP-1 chung đạn với SPG-9, "pháo" của M113 là 12,7mm. Tất nhiên là so bì cận chiến ngẫu nhiên, còn tay bo, thì BMP-1 đứng xa 1,5 km bắn ATGM, cả bố M113 là xe tăng bay tháp pháo. M113 có co căng chạy cũng chạy vào mắt.


Ở đây, dễ thấy các liệt não thủ thuật một truyền thống để so sánh, Là M113 giáp dầy súng to hơn BTR, vì M113 cũng là APC. THực chất không phải như vậy, thời BMP-1 thì Mỹ không có xe chở quân nào ngon hơn M113, và như thế là BMP-1 không nên so với M113, vì như thế là so hạng voi với hạng ruồi. Thục chất, M113 đã phục vụ như IFV. Còn BTR là xe làm những nhiệm vụ riêng, không đến tiền duyên như chúng ta đã thấy, chúng có chức năng của xe tải đúng nghiã.

So BMP-3 với M2 cũng vậy, so làm gì lựu pháo 100mm với súng máy 20mm, M2 cũng khôngt thể so với BMP-1.

Thật ra cũng chẳng cần so nhiều, vì một số đệ ruột của Mỹ đã mua BMP, như sơ út và cô oét
« Sửa lần cuối: 08 Tháng Bảy, 2011, 10:42:40 pm gửi bởi huyphuc1981_nb » Logged

Ờ, ừ, thì ký.
tân binh95
Thành viên
*
Bài viết: 70


« Trả lời #476 vào lúc: 08 Tháng Bảy, 2011, 11:12:32 pm »

Bác nói đúng đấy, M113 đúng là 1 đống sắt vụn khi chọi với các loại súng chống tăng phổ biến như B40-41, DKZ,... ngay cả theo như bác nói là thiết kế giáp của nó thẳng tuốt tuồn tuột thì đến 12,8 mm cũng lọt.Thế mà chú Sam cùng đồng bọn hiện nay cũng vẫn còn trang bị M113 và đang thay dần bằng mẫu mới là M-2 Bradley. Mà sao nhà ta vãn giữ nó trong biên chế thiết giáp thế rồi mang qua K làm bia cho B của nó thiệt hại bao nhiêu rồi đến giờ mình còn giữ. Em thấy M-113 chỉ nên được cải tiến thành xe bắn đạn cối


vì sẽ tiết kiệm sức và bảo vệ cho tổ cối khi xung phong.
Vả lại chú Sam và đồng bọn phương Tây chê xe tăng-thiết giáp Nga là chật hẹp thiếu tiện nghi liệu có phải là 1 biện pháp tự sướng của các chú ấy không ?
Logged
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #477 vào lúc: 08 Tháng Bảy, 2011, 11:14:46 pm »

Tùy nó thôi, đệ nó là Nam Hàn suýt mua BMP-3, nam hàn ko mua thì cô oét sơ út mua. Thật ra, BMP-IFV không làm ra để đấu nhau, vì chúng có đại ca nhà chúng là xe tăng, nhưng nếu đấu thì BMP-3 bắn hạ cả đại ca nhà M2 ở ngoài tầm mà M2 có thể gãi ghẻ. Đạn 20mm so thế nào với pháo 100mm. Đến khẩu "súng đồng trục" của pháo này cũng là 30mm x 1100 m/s, oách hơn cả súng chính dòng M2.


Thông tin tiếng Nga về BMP
http://bmp-info.ru/opisanie-konstruktsii-bmp-1/chertezhi-bmp-1-prodolniy-razrez.php
http://bmp-info.ru/opisanie-konstruktsii-bmp-1/poperechniy-razrez-bmp-1-vid-szadi.php
http://bmp-info.ru/opisanie-konstruktsii-bmp-1/zaschischennost-bmp.php


BMP-1PG (БМП-1 ПГ) là phiên bản cải tiến của BMP-1, có hai cái đáng chú ý, là ống óng AT-4 thay cho ray phóng AT-3, và một khẩu PG liên thanh đặt ở sau, trái, nóc tháp pháo. Như trên, chúng ta dùng mô hình dễ quan sát hơn



Khẩu 2A8 73mm 2А28 "ГРОМ" là khẩu pháo nòng trơn thiết kế riêng cho BMP-1, bắn tự động, 40 đạn trong băng cối, chúng đạn với SPG-9. Điểm khác là liều phóng, liều phản lực SPG-9 thay bằng liều có vỏ của súng có giật.  Grin Đạn có tên lửa tăng tốc như SPG-9, tính năng đường đạn như SPG-9. SÚng trên xe BMP-1 có chỉnh tầm hướng bằng máy nhưng khônhg có tự ổn định súng khi xe chạy.





« Sửa lần cuối: 08 Tháng Bảy, 2011, 11:41:15 pm gửi bởi huyphuc1981_nb » Logged

Ờ, ừ, thì ký.
tân binh95
Thành viên
*
Bài viết: 70


« Trả lời #478 vào lúc: 08 Tháng Bảy, 2011, 11:18:33 pm »

À các bác ơi còn nũa này
M113 gắn pháo AT 76mm

Nhìn như vậy nó giống M2 Bradley
Và của các bạn Tàu quởn
này thì thêm pháo của tăng gì không rõ lắm mà chắc là của phương Tây
Logged
tân binh95
Thành viên
*
Bài viết: 70


« Trả lời #479 vào lúc: 08 Tháng Bảy, 2011, 11:26:04 pm »

Nhà mình đã có cái at-4 spigot gắn trên BMP-1 đó chưa ?
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM