Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 13 Tháng Năm, 2024, 01:45:59 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.  (Đọc 809114 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
tân binh95
Thành viên
*
Bài viết: 70


« Trả lời #460 vào lúc: 04 Tháng Bảy, 2011, 08:40:06 am »

Đúng là bọn Tàu nó chế súng mà nó không nghĩ ra cái gì khác toàn đi copy và cải tạo lại nhũng cây súng cũ thành những cây súng không đúng chức năng của nó. Còn bọn Mĩ thì thôi rồi hàng của Norinco mà còn ôm về cho dân dụng. Mà cho chá hỏi ngoài lề 1 tí Mĩ và H&K của Đức có hợp tác làm dự án khẩu XM8 và những biến thể để thay thế M4. Khẩu XM8 có thể là 1 mẫu súng trường tốt khi bắn trong điều kiện sa mạc thì tổng cộng 60,000 viên đạn thì chỉ bị kẹt 127 lần trong khi M4 kẹt 882 lần và vỏ của khẩu XM8 làm bằng composite nên dễ bảo dưỡng. Mà không hiểu sao Mĩ nó cứ ôm khư khư cây M4.

Logged
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #461 vào lúc: 04 Tháng Bảy, 2011, 09:32:03 am »

Không phải là tầu nó không nghĩ ra, mà cái kiểu tầu trăm hoa đua nở, không ai bảo được ai, chính quyền là mâm xôi để các cụ ra đình đánh chén, nên giang thanh cũng nghĩ ra, mao cũng nghĩ ra, thượng hải có lò cao, thì công xã đại trại có toàn dân làm gang thép. Vinashin phá sản cũng vì thế.

XM8 có bề ngoài đơn giản là đặc trưng cho thời mô phỏng trực quan trên máy tính và gia công đồ nhựa, người ta có thể cân nhắc thoải mái cấu tạo vỏ, rồi máy tự động làm cái khuôn đúc nhựa không cần tuân theo các nguyên tắc biến dạng kim loại nào, còn các nguyên tắc biến dạng kim loại như thế nào thì bạn chịu khó học hành rồi sẽ biết, nó có hàng rừng luật lá. Mình chỉ ví dụ, khi dập thì các thành đứng không thể cao quá , nếu không kim loại dãn đứt, nên làm vỏ đạn thép của AK mới khó thế, ai cũng biết là vỏ thép nhẹ hơn vỏ đồng, nhưng đến cuối tk20 mới làm được, hay đúc không mỏng quá được, nên vỏ súng thép phải gọn nhỏ cho nhẹ, không phổng phao rắc rối như XM8. Bên Nga đặc trưng cho thời đồ nhựa là PP-2000, súng nhỏ nhẹ trông như đồ chơi.




Bỏ đi cái bề ngoài CAD của 200x, thì bên trong XM8 là G36. G36 là phiên bản cải tiến từ AR-18, các nước phương Tây sau khi ép Mỹ dùng nòng đạn phương Tây đã cải tiến các phiên bản khóa nòng quay nhiều tai vì nhiều lý do, mà quan trọng nhất là chung điều kiện sản xuất trong NATO, bán được license cho Mỹ bị nhồi sọ khóa nòng quay nhiều tai. Mỹ đã mua license nôi béo châu Âu trong hầu hết các thứ đồ bộ binh, chỉ còn M16, mà M16 cũng đã nòng đạn châu Âu, chỉ còn máy súng.

Có hai mặt

Một mặt là khắc phục những nhược điểm quá dốt nát về cơ học của M16, đó là bệ khóa nòng tròn quay được thay bằng bệ khối hộp, trích khí trực tiếp được thay bằng gián tiếp kiểu SVT, có các đoạn lấy đà của bệ khóa nòng khi bắt đầu lùi và thời gian đợi đạn chuyển lên khi lùi về sau băng... Những đoạn này không thành vấn đề trong khâu quảng cáo vì toàn bộ dân súng ống Mèo Hoang ngu xuẩn đến nay chưa thèm biết đến.

Hai là chấp nhận những giới hạn không thể vượt qua vì trình chung của NATO kém và khóa nòng nhiều tai, đã được nhồi chặt sọ dân Mèo Hoang là tốt hơn khoá nòng 2 tai AK. Đó là, không thể làm khe chạy mấu hất vỏ cố định trên khóa nòng nhiều tai, thì làm cần đẩy về rời để dễ tháo vỏ đạn lảo đảo say rượu và văng yếu (chốt đẩy lò xo), cần đẩy rời không ảnh hưởng đến đường văng vỏ, được SVD và SVT dùng cho đạn Mosin có gờ móc, cũng như khoá chèn nghiêng làm đạn rung lắc (mặc dù những rung lắc này diễn ra lúc chưa giật vỏ khỏi nòng, nhưng từ móc, đến kích thước khoang bịt đáy nòng và bệ đều không thể chính xác). Khóa nòng nhiều tai không bền, nòng quá áp không bền, thì XM8 và G36 là súng modul thay nhanh, coi như các đồ nhanh hỏng có thể chuyển sang dùng một lần, đánh một trận là bỏ.

Nhưng tất cả các phương án của Áo, Đức đều chưa được thông qua ở Mỹ do các thế lực của Colt, đặc trưng cho hàng lởm bán giá cao, chế tạo thật nhiều liệt não sủa văng mạng, nhồi sọ dư luận, đút lót quan chức... Cái văn minh cặn bã này bị đào thải ở châu Âu sang Mỹ, mà khóa nòng nhiều tai và bệ tròn cho khóa quay là trực tiếp từ FSA MLE 1918 Pháp. Cái ngu xuẩn cao bậc nhất là không cần cho bệ khoá nòng lấy đà, với khe quay không có đoạn mồi thẳng trục nòng, cũng là FSA MLE 1918. Cái ngu xuẩn to hoành tráng là trích khí trực tiếp cũng từ một loại súng trong chương trình anh em với FSA MLE 1918. Khổ thân, chương trình súng tự động Pháp từ 1901 đã hoàn toàn thất bại với ba mẫu chỉ dùng vội trong chiến tranh, mà trước đó đã đắp chiếu, là: Chauchat, FSA MLE 1917/18, ấy thế nhưng Mèo Hoang vẫn ôm vội , thông qua việc ngộ độc những nghị luận của bọn bồi lưỡi bồi mõm hủ nho tranh đấu trên sách báo Pháp ngày đó, đám cám hoành tránh nhất quả đất này là sản phẩm lớn nhất của chương trình khổng lồ mà không cho ra khẩu súng nào. Trích khí trực tiếp cũng vậy, Thuỵ Điển cũng ra vội trong chiến tranh Ag m/42, toàn bộ copy SVT trừ trích khí, rồi họ đưa ra những kinh nghiệm thực tiễn, đổi sang FN FAL chỉ khác Ag m/42 cái trích khí, cũng lại cần đẩy rời và cải chút từ SVT (tăng khả năng thoát bẩn mà SVT được coi là kém trong chiến tranh, thật ra, SVT mang tiếng một phần oan, một phần nguyên nhân vì lúc đó là lần đầu tiên Hồng Quân dùng đại trà súng trích khí, lười lau).




M16 đã yếu, nhưng quá cồng kềnh, dẫn đến ở Iraq lính Mỹ lấy PPSh đã 60 tuổi dùng cận chiến, nên mới sinh ra cạc bin M4, đã yếu lại còn cắt nòng. Nhưng dù có cải đến giời thì vẫn là dòng M16.

Kỹ thuật bắn loạt cực nhanh là do Tokarev phát triển trong phiên bản súng ngắn liên thanh 1927, đây là một phiên bản tạm thời để thử nghiệm kỹ năng chiến đấu, vì chưa có đạn, nên dùng đạn có gờ móc Nagant lúc đó đang dùng cho revolver Nga, súng Tokarev có tốc độ bắn siêu cao 1100, dập loạt dài 6-9 viên trùm lên diện tích xung quanh mục tiêu, chủ yếu là tăng được tầm bắn hiệu quả mỗi loạt cho đạn súng ngắn quá yếu, trong khi súng trường chưa bắn được liên thanh trên tay và liên thanh cần cho cận chiến. Sau đó, Tokarev làm đạn TT-33 với đường đẩy dài, áp lực thấp, thời gian cháy lâu, thích hợp với các cỡ nòng dài ngắn khác nhau, nòng ngắn đạn yếu thì thuốc văng ra ngoài không gây quá áp, nòng dài thì tận dụng hết thuốc, đạn này dùng cho PPSh. Sau này, Suomi, PPSh đều không đạt được tốc độ của Tokarev vì các khó khăn kỹ thuật, mà quan trọng nhất là không thể làm đạn cả vỏ nhẹ đi đủ để hao nhiều do bắn nhanh.

Suomi và PPSh đều dùng một loại bằng trống do Suomi phát triển, băng này 71 viên, tin cậy không tắc, có cái cổ gài thay nhanh (cổ băng hai hàng chứ không như MP Đức là cổ băng cắm 1 hàng, nhưng Suomi tuy dùng đạn vỏ ngắn, cũng đã phát triển đoạn đạn ngóc đầu trèo qua cổ như M1 Garand -> AK, Đức vẫn đẩy đạn trượt dọc khi nạp vào nòng  ). Băng trống này mang nhiều đạn và không đập cả hàng đạn dài theo một hướng gây rung súng, và phải là cổ băng gài như AK mới dùng được. Mỹ cũng có băng trống cho Thompson SMG, nhưng không có cổ này nên không thể đủ tin cậy, chuyển sang băng thẳng.

Băng nhiều đạn và không rung là điều kiện tạo nên sức mạnh cận chiến của PPSh, loạt cực nhanh 900, bắn loạt 4-6 viên thay cho 2-3 viên AK, trùm lên mục tiêu, thích hợp với cận chiến, các mục tiêu xuất hiện đột ngột ở tầm cực gần, bắn ứng dụng trên tay không ngắm, chỉnh mũi súng bằng nhìn vết đạn, súng ngắn gọn trong nhà trong hầm. Chính vì thế, PPSh đã hơn 60 tuổi mà Mỹ vẫn xài ở Iraq.

Cả dòng M16 dù có cải đến giời thì vẫn là M16, cổ băng cắm không thể dùng băng trống như trên, cũng như Thompson SMG, MP18/I có băng trống rồi các đời sau cũng bỏ đi. Volmer có thiết kế kiểu băng thẳng mềm tránh rung mà vẫn cổ cắm, nhưng bất tiện nên chỉ thử nghiệm. Băng cắm vừa làm súng rung khi lắp băng thẳng nhiều đạn, vừa làm băng trống cồng kềnh, chính Đức là người dùng băng trống kép hai cối, băng trống đã ít rung nhưng bằng trống kép hai cối bù rung cho nhau càng ít rung. Cũng vì thế mà AK và Suomi đều có băng thẳng 4 hàng, AK 60 viên, nhưng không dùng (Sumoni có dùng cho phiên bản cạc bin tăng pháo gọn).

Cái ngu xuẩn của M16 là, MP Đức dùng cổ cắm vì là súng ngắn không ốp lót, tay cầm trước cầm vào cổ băng, tạo thuận tiện làm mát nòng mà lúc đó nòng chưa được tốt lắm cho liên thanh cầm tay, kiểu này không đảm bảo chính xác tầm xa nhưng đây là súng ngắn. M16 là súng trường, có ốp lót, nhưng lại dùng cổ cắm. Cái băng 20 viên bắn được 3 loạt 6 viên. G36 cũng vậy, vì là modul thay nhanh, nên khi bán cho liệt não thì nó băng cắm chẳng sao, khi bán cho người khôn thì băng gài cũng có, Norinco cũng nhái lại cái ý tưởng này, cho ra súng có cả cắm và gài.

Cạc bin ngắn gọn có hai nhiệm vụ chính, là cận chiến và làm cạc bin gọn của tăng pháo công binh. Ngày nay thì việc cận chiến AK báng xếp đã đủ, khi cận chiến, bắn ứng dụng trên tay không ngắm thì không cần báng, AK bắn chậm, nhưng tầm bắn lại xa, tốn đạn thì đã có băng trống... M16 đã dài, lại không thể có báng gấp đầy đủ, cố lắm thì gập hay thụt được một phần báng, vì trong báng là ổ chứa máy đẩy về, nếu cải cả máy này thì lại dẫn đến những rắc rối khác không chấp nhận được. Lùi máy vào trong báng cho súng ngắn gọn là bullpup , còn M16 là "bullpup siêu dài", hết sức ngu xuẩn, bất cứ điểm nào của M16 cũng ngu xuẩn như vậy. Như thế, AKU chỉ còn cần cho tăng pháo công binh, cận chiến kiểu quân đội thì AK thường đã đủ, nó có kích thước như PPSh và nhẹ hơn, trong khi PPSh đã lừng danh cận chiến. Cận chiến kiểu cảnh sát, đặc công mật tập.... thì mới cần đến các PP, Mỹ đánh Iraq lấy PPSh dùng đã là ngớ ngẩn, hỏi Nga lúc đó thì nó tiếc gì không bán PP-2000, tính năng gần ngang nhau, PP-2000 có 1,5kg, PPSh trên 4kg.

Lại bớt xén. M16 đã yếu, lại cưa nòng đi thành M4. Grin Grin Grin Được cái kết luận là Mỹ đến tận Izmash mua AK sau khi vét sạch Đông Âu. Hợp đồng đầu tiên 70 ngàn khẩu 2009, nay thì Mỹ là khách sộp của Izmash .

Máy đẩy về thụt trong báng, chỗ nào của M16 cũng ngu xuẩn như thế.






Đúng là bọn Tàu nó chế súng mà nó không nghĩ ra cái gì khác toàn đi copy và cải tạo lại nhũng cây súng cũ thành những cây súng không đúng chức năng của nó. Còn bọn Mĩ thì thôi rồi hàng của Norinco mà còn ôm về cho dân dụng. Mà cho chá hỏi ngoài lề 1 tí Mĩ và H&K của Đức có hợp tác làm dự án khẩu XM8 và những biến thể để thay thế M4. Khẩu XM8 có thể là 1 mẫu súng trường tốt khi bắn trong điều kiện sa mạc thì tổng cộng 60,000 viên đạn thì chỉ bị kẹt 127 lần trong khi M4 kẹt 882 lần và vỏ của khẩu XM8 làm bằng composite nên dễ bảo dưỡng. Mà không hiểu sao Mĩ nó cứ ôm khư khư cây M4.


« Sửa lần cuối: 04 Tháng Bảy, 2011, 01:51:36 pm gửi bởi huyphuc1981_nb » Logged

Ờ, ừ, thì ký.
tân binh95
Thành viên
*
Bài viết: 70


« Trả lời #462 vào lúc: 04 Tháng Bảy, 2011, 11:04:09 am »

Ôi chắc bác phải chỉ cho em những điểm khác nhau trong cách vận hành của AK-xx và M-xx rồi:
Đây là AK
<a href="http://www.youtube.com/watch?v=q7d8wvEKoy0" target="_blank">http://www.youtube.com/watch?v=q7d8wvEKoy0</a>
M16:
<a href="http://www.youtube.com/watch?v=cpkbORiOXbo" target="_blank">http://www.youtube.com/watch?v=cpkbORiOXbo</a>
AR-15:
<a href="http://www.youtube.com/watch?v=WSqYvWib1og" target="_blank">http://www.youtube.com/watch?v=WSqYvWib1og</a>
Logged
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #463 vào lúc: 04 Tháng Bảy, 2011, 02:19:30 pm »

Ôi chắc bác phải chỉ cho em những điểm khác nhau trong cách vận hành của AK-xx và M-xx rồi:


a ma tơ nhảm nhí, son phấn bôi lên bù nhìn rơm.
À, Toàn bộ M16, từ nguyên lý chiến đấu cho đến cấu tạo, nguyên lý cơ học.... đều là một đống tạp nham, Armalite là hãng làm máy bay, nên khẩu súng có đặc trưng đầu tiên là súng cho máy bay, làm bằng nhôm, mỗi người bắn cần 10 người chăm.  Grin

Thiết kế bởi một đám a ma tơ và chiều theo những sách vở lảm nhảm tràn ngập châu Âu, mà nhiều nhất là xuất xứ từ chương trình thất bại chế súng cá nhân tự động của Phú Lãng Sa từ 1901 đến WW1, chương trình không hề đưa ra một sản phẩm nào đúng nghĩa, giá trị để lại lớn nhất của nó là đám cám cặn bã làm ngộ độc M16 hơn một thế kỷ. Thật ra, chương trình này có 3 sản phẩm được dùng, là Chauchat, FSA MLE 1916, RSC FSA MLE 1917, cả ba sản phẩm đều là những thiết kế đắp chiếu rồi dùng vội trong chiến tranh. Nói thẳng ra rằng, người Pháp không hiểu gì về súng ống, có thể soi 3 trích khí cùng loại: hốc kít, FM MLE 1924 và DP, là đủ thấy, người Pháp học lai căng Đông Âu, mà chủ yếu là Áo-Hung, nhưng không hề hiểu đến những chi tiết trong đó, FM MLE 1924/29 cùng thời với DP, chỉ cần thêm một vài cái lỗ là có khả năng thoát bẩn như DP, thiếu mấy cái lỗ đó chỉ có thể giải thích là copy như con vẹt mà chẳng biết gì, có cần nói thêm, nguyên lý toàn diện của DP sau là FN FAL và G36 vẫn dùng đến nay, cũng như cả rừng súng ống khác.



Trích khí
Trích khí AK là trích khí xiên ngược, loại trích khí khỏe mạnh nhất và khó làm nhất. Trích khí cần trích một phần năng lượng khí thuốc đẩy máy súng chạy, nó cần tiết kiệm khí trích không nhiều quá hao sức đạn, không ít quá máy chạy yếu, để làm điều đó, có hai cách là xiên ngược khí động ngoặt và tiêt lưu. Tiết lưu thì dễ hiểu, làm cái lỗ bé để khí phì ra ít thôi, vừa phải để máy chạy, nhưng cái lỗ đó xỏ kim không lọt hay bẩn hay tắc. Xiên ngược là dùng một ống ngược lại với chiều đạn và khí bay trong nòng, dòng khí không thể dừng lại rồi ngược lại ngay lập tức, nên quán tính của dòng khí làm khí ít hao, nhờ thế cái ống trích to tướng, thẳng tưng, nhưng rất khó thiết kế cho mỗi kiểu nòng-đạn.


Trích khí có lịch sử ngắn gọn, cuối tk19 Áo Hung đề xuất trích khí. Thập niên 192x ở đất cũ Áo-Hung đã có 2 loại trích khí là khí động ngoặt kiểu AK và tiết lưu, tạm gọi là kiểu DP vì nó mang đủ tính chất nhất. Nhưng từ 1901 bên Pháp có chương trình FSA tuyệt chủng như trên, chương trình này có trích khí trực tiếp. Các phiên bản Hốc kít của Pháp là tiết lưu, nhưng hoàn toàn sơ khai, chưa có khoang tích khí, hoàn thiện nhất của Pháp là FM MLE 1924/29, ngang thời gian DP, lại thiếu cửa xả bẩn, và vì thế thiếu hiệu ứng tuye, các bộ phận của hốc kít, FM MLE 1924, DP và M16 gần như nhau, dùng tiết lưu, cylinder đặt trên cần đẩy về, piston cố định gắn vào nòng có tuye bên trong thổi vào mặt cylinder.
Ấy nhưng, trích khí trực tiếp bỏ cần đẩy về, mà rất thông minh, dùng một cái ống dẫn khí từ lỗ trích vào cylinder-piston đặt ngay trên bệ khóa nòng, bớt được hẳn cái cần đẩy về nha, thông minh quá, người Pháp nổi tiếng thông minh.


Cái trích khi niên đại 1901 lừng danh này có thể thấy ở đoạn người Thuỵ Điển báo cáo về độ lởm của nó. Ngay khi M16 chưa ra đời, Thuỵ Điển đã mua license FN FAL. FN FAL và Ag m/42 không hề khác nhau đáng kể, kể cả hình dáng vỏ cũng giống, ngoài cái khác nhau đáng kể nhất là trích khí. Trích khí Ag m/42 giống hệt M16. Trong khi đó, cũng là trích khí trực tiếp, thì MAS-49 đích thị quê hương trích khí trực tiếp, lại có Cylinder nằm chìm trong bệ khóa nòng, chỉ là cái lỗ, không thò ra làm key. Ag m/42 có cái Cylinder đặt trên phần chạy cắm vào Piston đứng yên, giữa Piston đứng yên có cái lỗ phun khí nên còn gọi là gas tube, cylinder của M16 gọi là bolt carrier key, tắt là carrier key, nghĩa là cái chim của bệ khóa nòng. Các nhược điểm lớn nhất của nó là làm cong nòng, chảy ống trích (do ống nhỏ mà dẫn khí hàng ngàn độ, nếu làm ống to thì thà làm cần đẩy về cho lành), và thổi bẩn vào máy, đấy là, bọn Ag m/42 là hạng phát một, còn M16 có tiếng là cực nhanh.
http://www.gotavapen.se/gota/artiklar/ag42/ag42eng.htm

Ag m/42 đổi sang G3 (Ak 4) và FN FAL (Ak 5)
http://www.gotavapen.se/gota/ak/ak4_5/ak5_history.htm


Automatgevär modell/42 , Ag m/42=súng trường tự động kiểu 1942 Thụy Điển, cái ống dẫn khí kiêm chức năng piston, có tuye bên trong, và sơ đồ




Le fusil semi-automatique de 7,5 mm, MAS modèle 1949-56. FSA = fusil semi-automatique . MAS = Manufacture d'armes de Saint-Étienne   = quân xưởng xanh ê chiên . MLE = modèle.
http://www.sturmgewehr.com/bhinton/MAS49_Manual1950/MAS_49Diagram1950Large.jpg
http://armesfrancaises.free.fr/FSA%2049.html

ảnh to MAS-49 ( ảnh MAS-49/56 )
http://50ae.net/collection/mas4956/
Chụp ngoài ống trích khí MAS-49
http://50ae.net/collection/mas4956/mas4956-41-cs.jpg to http://50ae.net/collection/mas4956/mas4956-41-c.jpg


Sau khi đắp chiếu kém 2 năm đầy nửa thế kỷ, từ 1901 đến 1949, lần đầu tiên ở Pháp người ta chấp nhận trích khi trực tiếp, cũng là phát một, cùng năm với AK  Grin. MAS-49 cũng đậm chất son phấn trát bù nhìn , đậm chất Pháp và chất Mỹ nhập khẩu từ Pháp. Nó là một đống nhảm nhí mà các liệt não cãi nhau trên các 4r, tán tụng nhau, bôi son bôi gio cho nhau, mà bên trong rỗng tuếch không kiến thức. Khoá nòng của MAS-49 có đủ những tính năng ưu việt của 2 loại ngạnh chịu lực Nga, là SVT và PTRS-SKS, đuôi có 2 tai 2 bên như SVT và bẹt dẹt ra như SKS. Có cả hai cái ưu việt nhưng đổi lại không thể thiết kế được khe cho mấu hất vỏ đạn, đành phải làm chọc, M16 cũng chọc, nhưng MAS còn chọc vào thành vỏ máy nên chọc cũng mạnh, M16 thì dí dúi bằng lò xo.
 Grin Grin Grin Grin Grin

M16 rất giỏi tham gia các 4r, đến nay vẫn vậy, nhưng có vẻ đất bên Mỹ hẹp không có bãi thử, thợ Mỹ tệ không chế được nhiều mẫu thử để đánh giá, khi chưa đi vào sản xuất hàng loạt. Nhưng Mỹ rất nhiều liệt não chăm nhai các 4r dài dằng dặc 60 năm nhà Pháp và liệt não cho đến nay. Ôi trời, chỉ vài năm là Thuỵ Điển nó đổi sang FN FAL, Ag m/42 chấp nhận làm chuột bạch, nhưng dẫu sao, có là chuột bạch cũng phải bốc phét, đặc biệt là trong chiến tranh dữ dội, việc nhiễm chất độc bốc phét thì Mèo Hoang nhập khẩu từ Pháp đến nay đã hơn một thế kỷ  rưỡi.

Cái mà Ag m/42 làm vài năm thì AR-15 cũng làm có vài năm, nhưng M16 thì lại làm nửa thế kỷ nay không xong. Sau khi Colt mua AR-15 về làm M16, thì Armalite cho ra AR-18, nó chuyển sang bệ khóa nòng hình khối và đương nhiên là trích khí kiểu SVT, SVT là cần đẩy lùi rời của DP. Colt được Armalite khuyến mại theo AR-15 ông Stoner, mà Colt dán nhãn hiệu vào là nhà thiết kế M16, cho hợp lý, ấy nhưng Stoner lại không ở được với Colt, sang Cadillac Gage chế Stoner 63 cũng có trích khí gián tiếp. Ngoài các súng kể trên, tức có 3 súng trường tất cả thảy trong hơn 1 thế kỷ, không hề có trực tiếp nào nữa.
===========



Băng M16: có cả cái hay của Nga và Đức.
FSA MLE 49 , MAS-49 có cả cái hay của SVT và SKS, hay đến mức không làm nổi cái khe cho mấu hất vỏ chạy, thì cổ băng M16 còn hay hơn nữa, không phải là cái hay của 1 nước, mà là tổng hay quốc tế, hai siêu cường súng ống đứng đầu thế giới là Nga và Đức bị tích hợp vào cổ băng M16, cho ra một cái gọi là "hay phải biết".

Ngoài  những nguyên lý lầm cẩm của chương trình chết đậm tính văn hoá Pháp ấy, thì thêm một vài sách vở hiện đại thời đó, cũng lang bạt kỳ hồ đâu đó sang Tây Âu rồi đến Mỹ, một chút chất hay Nga, một chút chất hay Đức, nhưng lại ra con lai quáy thai dị hình không Nga chẳng Đức, đặc trưng là cổ băng. Cổ băng là một ví dụ ngu xuẩn đến hài hước của M16. MP Đức là súng ngắn, cầm cổ băng, nên làm cổ băng cắm hình ống đút băng vào trong, đến PP-2000 mới của Nga vẫn thế, thằng nào cầm vào cổ băng cũng thế. Có thằng không cầm cổ băng nhưng băng chung với thằng cầm cổ băng, thì cũng nên làm thế. Có bọn La To vì chung băng với M16, nên cũng hô băng cắm vạn tuế, mặc dù không cầm cổ băng, nhưng vừa hô vừa cười Mèo ngu, ông An Đéc Xen, tất nhiên không phải người Mèo, vẫn kể câu chuyện ông vua cởi truồng. Băng cắm tăng tỷ lệ hỏng vì cổ băng rất mỏng so với vỏ máy súng, méo cái là chết súng (à, không chết, vẫn chạy được bằng cách lắp từng viên vào nòng  Grin). Nhưng cái cổ băng cắm ấy dùng nguyên lý Đức thì lúc nó chưa méo vẫn chưa sao, ấy nhưng M16 lại chiến đấu theo nguyên lý Nga lừng danh thiên địa của PPSh. Quên, chiện này kể pót trên rùi, PPSh có loạt cực nhanh 900 phát / phút, Đức 600, PPSh có băng trống 70 viên nên Đức sợ Đức thua, PPSh vì thế lừng danh, Mỹ theo bằng M16 cũng 900, nhưng lại băng cắm Đức dùng cho súng 600, không lắp được trống, ấy mới là con lai quái thai dị hình Nga-Đức có tên "băng kiểu M16". (thật ra, cả M16 và PPSh đều có tốc độ bắn phụ thuộc vào lò xo đẩy về, cũng như PK, không có bộ điều tốc bằng búa như AK, nên tốc độ bắn giảm theo tuổi thọ lò xo, tốc độ trên là mới, PK có bộ chỉnh trích khí, nhưng toàn chỉnh thượng lên tối đa vì lính thích thế, PKM đạt 1200 lúc mới, sau còn có 700)




Những ngu xuẩn đến mức, những điểm đơn sơ nhất của cơ học bị vi phạm, văn minh liệt não trát son nhập khẩu từ Pháp.
Chương trình súng trường tự động bên Pháp từ 1901 đã không cho ra cái gì đúng nghĩa, vào chiến tranh, chỉ có 3 loại súng được dùng vội vàng, sau chiến tranh chết liền, bản cuối cùng là RSC FSA MLE 1917
http://armesfrancaises.free.fr/FSA%201917.html

Phải nói rằng, đây là súng trường tự động vinh quang nhất quả đất, nó ra đời sau Mondragon được dùng ở Đông Âu và Mexico, sau Madsen Đan Mạch, ngang Fedorov Avtomat Nga... về thời gian nó không sớm sủa gì, về tuổi thọ nó sống đúng có 1 năm  Grin, à quên năm rưỡi, à quên là phải gần 2 năm.... đến hết chiến tranh. Cùng ra một lúc, nó không phát triển mạnh mẽ như MP Ý-Đức... Nhưng RSC FSA MLE 1917 có khóa quay 2 hàng tai trước, nhờ đó khóa quay không đóng kín trong khoang tối bưng như Mauser, Mosin và M16, mà có cả một nửa thoáng để bảo dưỡng thoát bẩn như AK. AK cũng 2 hàng tai trước  Grin, chỉ khác là mỗi hàng của AK có đúng ... 1 tai, cộng là hai tai như Mauser, Mosin. AK là súng liên thanh, hạt thuốc nhiều, nên cũng như RSC FSA MLE 1917, AK lột một nửa khoang khóa ra để bảo dưỡng, phần ngạnh chịu lực ở cổ súng và khoang khóa lộ thiên.

Cũng nói thêm rằng, cái ruột để ngoài da, tức cần đẩy lùi bên sườn súng kiểu Mondragon này truyền cho M1 Garand, nhờ nó  Grin mà M1 đẩy được cái khóa nòng 2 tai trước, để có vốn truyền cho AK, về khóa nòng, thì ngoài cái ruột để ngoài da, M1 đã khá giống AK, trừ mỗi việc thiếu.... bệ khóa nòng (kiểu động cơ không bánh đà).



http://50ae.net/VZ-vs-AK/ak-6-c.jpg


M16 với khóa nòng nhiều tai có cái khoang khóa kín mít, đọng bẩn, khó lau, mà lại là loại máy cần chính xác. Khoang ấy bị chắn bởi các tai chịu lực khóa trên cổ súng (guide)


 

 Grin Grin
Có mấy điểm độc đáo mà RSC FSA MLE 1917 không truyền cho AK, mà ưu tiên Mèo Hoang để lại cả. Đây là những điểm cơ sở nhất của cơ học, thế nhưng chả lẽ cả nước Pháp và nước Mỹ không ai biết đến những điểm cơ sở nhất.
--Dùng búa để ấn chứ không để đập
--bệ khóa nòng tròn quay cho giảm ma sát... quay.
--AK có kiềng 3 chân, RSC FSA MLE 1917 6 chân, M16 7 chân.



« Sửa lần cuối: 05 Tháng Bảy, 2011, 12:46:21 am gửi bởi huyphuc1981_nb » Logged

Ờ, ừ, thì ký.
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #464 vào lúc: 04 Tháng Bảy, 2011, 06:20:19 pm »

Nguyên tắc kiềng ba chân.
Khóa nòng ren cắt ban đầu được áp dụng ở pháo, súng tự động có các MG Đức thời đầu, và FSA 1916 1917 Pháp, trước có Mondragon không ren cắt nhưng cũng nhiều tai, M16 cũng nhiều tai nhưng không ren cắt... Đặc trưng của ren cắt là nhiều tai xếp hàng 1 tăng lực khóa.

Trước các súng này, thì Mauser, Mosin đã dùng tai trước, chỉ 2 tai mà thôi, thật ra, có thể hiểu, máy AK là Mauser, Mosin lắp bệ để chạy tự động, bệ có đường ren để khóa quay thay cho tay người vặn khóa thủ công, nhưng tính toán lại các tỷ lệ hình học theo các nguyên lý cơ học. Khẩu FG42 (Đức) / M60 (Mỹ nhái), chính là khóa nòng Mauser, Mosin tự động hóa kiểu đơn sơ, nó biến chuyển sơ khai, không tính toán các nguyên lý mới, rập khuôn từ thủ công sang tự động đúng bằng cách đó, tức làm làm bệ và ren quay, giữ nguyên đại thể các tỷ lệ hình học.
http://www.pooshka.com/a.php?aid=11250
http://www.pooshka.com/media/guns-for-sale/media001/0000011250/lg0000011250_A_1295513602.jpg
http://www.pooshka.com/media/guns-for-sale/media001/0000011250/lg0000011250_A_1295513603.jpg

Các MG Đức đời đầu (MG13, MG34)  bí quá cũng nhiều tai. Thật ra, MG là súng máy, nóng, lại là lùi nòng nên bố trí khá khó, nòng không thể gắn liền với thân súng như AK, mà ngoài nòng còn có khớp và chặn của chuyển động lùi dọc, không có nhiều không gian bố trí. Nhưng MG 13 MG34 cũng chỉ có mỗi hàng khiêm tốn 2 tai: http://www.gunpics.net/german/mg34/mg34dis.html.  


Chúng ta đã nói đến nguyên tắc kiềng ba chân, hai vật cứng tuyệt đối chỉ có thể tiếp xúc với nhau, tải lực cho nhau ở 3 điểm, Mauser, Mosin và AK là 2 tai và một chuôi. Nếu có nhiều điểm, thì phải đàn hồi. Pháo to thì nó đàn hồi được, còn súng trường khóa nòng bé tí, răng bé tí, lại cắt răng ra thì nó sẽ không đều, dẫn đến tình huống độc đáo ở M16 là sau khi mòn, thì khóa và cổ súng không thể lắp lẫn, phải bỏ cả. Đó là thế này, nếu có một tai khóa hay tai cổ súng có trồi lên chút, nó sẽ mòn nhiều hơn trong khi các bác khác nghỉ khỏe không mòn, rồi đến khi không có điều gì bất thường thì các tai mòn đồng đều trong điều kiện lý tưởng,  dẫn đến việc sau một thời gian mòn ngẫu nhiên vì các  méo mó dị tật không đoán trước, thì không tai nào mòn giống tai nào, tai nào cũng mòn khớp với tai khóa trên cổ súng ứng với nó. Cái khóa nòng nhiều tai đã cần rất chính xác, mòn chút là bỏ, nay các thêm cái cổ súng, tức là với điều kiện quân khí trung đoàn thì ném cả súng đi cho nhanh.

Thật ra, làm 2 tai xếp hàng một và một tai dài theo hàng một gấp ba mỗi tai kia, là nguyên tắc của chính cái bác FG42, nối tiếp dòng MG13/34, FG42 được Mỹ nhai lại làm đại liên chủ lực M60, trong khi vai trò của FG là súng trung liên nhẹ-súng trường của nhảy dù, dòng súng "Mauser tự động hóa" này được sớm thay bởi các MG 26 (t) = tên Đức của ZB 26 Tiệp Khắc, HK MG 34 là bản Thụy Điển cải tiến súng này, dùng tạm trước khi chấp nhận MG42 lừng danh. Rõ ràng là, một tai dài gấp 3 và 2 tai xếp hàng một không cần phải so, chuyện xếp hàng một là một sai lầm của các nhà thiết kế ngày đó mà thôi, họ chọn vật liệu không đúng, thép ròn, nên cái anh dài gấp 3 ấy dễ mẻ hơn 2 anh ngắn. Sau MG 13, Đức bị cấm làm súng máy nên MG42 mới ra chậm như vậy, thông cảm.

Ta đang nói đến M16. Mondragon không xếp hàng một, cũng nhiều tai xếp hàng ngang như M16, có cần nhắc lại, Mondragon là súng trường tự động đầu tiên hoàn thành, được thiết kế từ 189x, 190x nó sang châu Âu tìm chỗ sản xuất cho nước Mexico nghèo đói. Đức cũng làm riêng mấy bản để dùng, trong đó có bản cạc bin máy bay (hình như có liên thanh), và đã viết đầy đủ về sự tệ hại của máy đó trong hướng dẫn sử dụng. Vậy nên, ai chê Mondragon thì nó cười: ông thế đấy các cháu ạ, thời ông nó dốt nát  Grin, cái thằng M16 kia ơn đảng ơn chính phủ được ăn học mà vẫn dốt nát như... ông  Grin.

Ta cũng đang nói đến sự biến đổi từ khóa nòng quay en nờ tai trước Mauser, Mosin sang tai trước AK. Cũng đang nói đến việc các bác MG13, MG34, FG42, M60 là dòng "Mauser tự động hóa", tức làm cái khóa nòng y hệt như Mauser, tỷ lệ kích thước tai và chuôi như cũ, thêm vào đó cái ren quay, rồi đẩy bằng động cơ lùi hay trích khí gì đó tùy dị bản. Khuyến mại thêm chút nha, FG42 là súng nhỏ của nhảy dù, miễn là bắn được, chứ mỗi cái vé máy bay chắc gần bằng khẩu súng, nhất là chuyến bay vượt tuyến móc lốp. FG42 cũng không có bệ khóa nòng dự trữ năng lượng, cái ren quay kia chạy luôn trên đinh từ vỏ máy súng , y như kết cấu M1 Garand, Mauser, Mosin  Grin Grin Grin, M60 thì rõ ràng không ai cãi được là súng... hiện đại, trong đánh Mỹ mà, thời AK mà. Súng hiện đại không có bệ khóa nòng nên cái vỏ đạn của nó văng thì các bác cựu binh chắc chứng kiến rồi, các bác là thợ bắn, không phải thợ vẽ, nên các bác chắc chưa nghĩ đến trích khí hùng mạnh như thế sẽ làm nòng nóng, đạn yếu.... và đủ các thứ như Hốc kít 190x. FG là dao găm, MG là dáo dài, Mỹ lấy dao găm cũ của Đức làm dáo dài hiện đại nên mới thế.  Grin Grin Grin FG có cần đẩy về nặng cũng có tích năng, nhưng chưa tính đúng những gì biến chuyển từ cò tay sang tự động nên rập khuôn chuôi Mauser, đến khi Mỹ lấy làm M60=súng mấy đa năng trung-đại liên, thì vấn đề năng lượng trội lên.
http://www.inetres.com/gp/military/infantry/mg/M60.html




Khi chuyển từ lên cò thủ công sang tự động, thì vấn đề là đường đẩy lùi dài làm súng nặng, cồng kềnh. Để giảm đường đẩy lùi ở giai đoạn làm quay khóa, M16 thấy rằng cần giảm góc quay, có hai cách là băm ra thành nhiều tai như M16 và làm tai khóa có đường kính lớn như AK, đặt tai lên đầu to.

AK đặt luôn tai quay (tai tương tác với ren của bệ) trên cái đầu to ấy, nên tai khóa có đường kính lớn, lực cản lớn, thì tai quay cũng đường kính còn lớn hơn, cái này hơn FN FNC (bản nhái AK của FN Bỉ được nhiều nước dùng). Khi có bệ đàng hoàng thì không cần chuôi khóa quá to, vì chuôi khóa không chịu lực, nên khóa nòng AK mới có đầu to đuôi nhỏ, càng  liên to như PK càng đầu voi đuôi chuột. Vì đường kính của tai quay AK to, nên đường đi của nó dài và đường chạy của bệ lại.... dài  Grin. AK làm đầu to, kích thước theo góc của tai chịu lực nhỏ (vì đường kĩnh to), để làm việc khác, là có nhiều kích thước (tính theo góc) để đặt các thiết bị khác: nhà lầu xe hơi hoành tráng cho móc vỏ đạn (extractor)=vị trí to lớn cả chiều bán kính và chiều góc cho hang đặt móc vỏ đạn= vỏ đạn móc rất chặt-chặt hơn cả Mauser lừng danh-vỏ đạn văng rất chuẩn xác, khe cho mấu hất vỏ chạy, thêm cái chưa từng có là móc riêng lấy đạn trong băng=nhờ đó đạn trong băng cúi lên ngỏng xuống rất điệu, và tất nhiên là có đủ hai tai chịu lực với một tai quay.

Như thế, cùng là làm giảm góc quay, nhưng M16 và AK khác nhau. M16 giảm góc quay để làm ngắn đường chuyển động của bệ khóa nòng, bằng cách băm nhỏ ra nhiều tai. AK giảm góc quay để có nhiều kích thước tính theo góc ở bịt đáy nòng, đắp lên đó một rừng chức năng ưu hóa.

Kết quả của hai phương pháp làm giảm góc quay được trình bầy dưới đây, bịt đáy nòng của M16 rỗng tuếch không có chút gì, toàn tạm bợ giật gấu vá vai, và điều này là không thể khắc phục được, kể cả thông minh như Đức với G36.

Thế cái ưu điểm của M16 là làm giảm chiều dài chạy của bệ, phần làm quay khóa cũng tiết kiệm được vài ly, chẳng hơn AK à ?  Grin. Ôi trời, có lẽ các bạn đã biết rồi, ưu thế của khóa nòng quay tai trước là nó truyền lực ngay về cổ súng, toàn bộ thân máy không chịu lực bắn, từ AKM trở đi làm bằng thép cán nóng rất mỏng và ... rẻ. Thân máy (receiver) là ray cho bệ chạy, nó mỏng nhẹ, thì cứ dài cho ... sướng, và AK tận dụng hết độ sướng để làm đủ thứ. Còn M16, cũng quay tai trước, những cũng như các FSA MLE 1916/1917, vẫn vỏ máy thép cắt gọt dầy cộp, vì còn nhiều cái ngu xuẩn khác mà quan trọng là bệ khóa nòng tròn quay.  



Bây giờ, với cái khóa nòng quay tai trước thì cái đuôi khóa khác gì,  khi chuyển từ lên cò tay đến liên thanh, từ Mosin đến AK ? À, với độ dơ nhất định, thì lực chỉ mằm trên tai, không động đến đuôi. Đuôi chỉ là cái trục quay. Mauser Mosin không có bệ, khóa nòng chạy dọc đoạn đường dài, nên làm trước sau như một trong ống quay, ống quay khoan trong vỏ máy súng, chứ chẳng lẽ làm cái chuôi khóa nòng bé hơn đầu rồi tọng vào ống riêng  Grin. Bây giờ, khóa nòng chỉ chuyển động dọc một chút so với bệ, còn bệ chạy dọc, thì cần gì đuôi to nữa.

Như thế, MG13/34 và FG42, M60.... chỉ chuyển từ Mauser lên liên thanh rất dung dị mà không nghĩ ngợi gì. MG13 là phiên bản đầu, sau đó Đức bị cấm súng máy nên làm lại thành MG34, FG42 cũng là súng ngắn gọn cho nhảy dù và quá bé so với đạn Mauser (liên thanh loại đạn này chí ít phải 7,5kg như PK). Đức có lý do để bào chữa, còn M60 thì không có lý do gì để không lĩnh án ngu xuẩn. Chắc các bạn chẳng lạ, làm nhiều tai cho M60, tức bản nhái FG42, là ra khóa nòng M16, theo cách miêu tả chị em là sau trước như nhau, thẳng đuỗn, còn AK thì quá xí, đầu to, đuôi tóp, càng to liên càng đầu to đuôi tóp, đầu trung liên RPK to hơn AK, PK to hơn RPK.





Cái cách của AK cho phép không gian rộng rãi làm đủ việc. AK tự chế luôn cái móc đạn trong băng trên tai riêng, làm đạn trong băng chuyển động cúi lên ngỏng xuống rất điệu , tránh rung loạt liên thanh. Thế là 4 tai: hai tai khóa, một móc đạn, một tai quay. Vẫn thừa chỗ, nên AK chỉ dùng 1 nửa khoang khóa, nửa còn lại cắt ra lộ thiên thoát bẩn bảo dưỡng, Mauser Mosin là súng phát một, mấy súng phát một lên cò tay sống được đến lúc bắn 2 ngàn đạn, còn AK bắn 2 ngàn đạn vẫn chưa phải mở nắp hộp máy ra lau. Tất nhiên, ngoài bốn bác ấy còn có cái khe cho mấu hất vỏ chạy rất chi to rộng.

http://www.ak-47.net/ak-47/comp/bolt.php

1 - Recess for case bottom
2 - Extractor slot
3 - Guide lug
4 - Hole for extractor pin
5 - Locking lug
6 - Longitudinal slot for ejector lug
7 - Extractor spring
8 - Extractor pin
9 - Firing pin retaining pin

Đang nói đến M16 và AK, sao lại chỉ nói AK, ấy dà, nói ra ngượng chít lin.
M16 không có mấu móc đạn trong băng, vì thế này, nếu như không xếp hàng một, không 2 tai như Mauser Mosin AK, mà dùng nhiều tai quả khế, thì lấu đâu ra chỗ làm mấu. Nếu không có mấu móc đạn trong băng riêng, thì về nguyên tắc, đằng sau tai chịu lực phải đứng, đằng sau tai móc đạn trong băng phải dốc mềm. Có cách, M16 chỉ ăn 1 phần viên đạn để gờ đứng đằng sau tai chịu lực đi trên mũi nhọn của viên đạn trong băng khi lùi về  Grin Grin Grin Tất nhiên nếu viên đạn lúc đo đang nhún nhảy vì cái gì đó, thì viên đạn rất có thể được nạp vào... búa đằng sau. Cái này thì các súng dùng khóa nòng kiểu này đều chào thua, kể cả G36.

Đến khi khóa lùi về sau băng, thì vì khóa chỉ mớm chút vào băng, nên rất dễ khóa tiến lên mà đạn... ở lại (động tác móc đạn trong băng). Cái này thì G36 giật gấu vá vai khắc phục được ít chút. M16 ngu xuẩn lại tiết kiệm chiều dài máy súng chỗ này, đường chuyển động của khóa sau băng rất ngắn. Có gì, lò xo băng mạnh lên, ấn 2 hàng đạn phình ra  Grin, kẹt băng là đức tính truyền thống rất lừng lẫy, một trong những cái lừng lẫy điển hình miêu tả sự ngu xuẩn. Nó mang đến nhiều tai ách, như là lò xo băng mạnh làm súng rung do hàng đạn đập đứng mạnh.
(có cái huyền thoại M16 ít rung loạt liên thanh, do ban đầu M16 kém toàn diện, AK dùng đạn to hơn  Grin. Hồi AK chưa M ở Miền Nam chưa có bịt đầu nòng bù rung).

AK cười M16: ơ, ông không nhớ ông là hàng truyền lực ngắn à, cần gì bớt xén ray bệ, tôi cho bệ của tôi đi suốt, trước sau băng đều dài. Ray của tôi làm bằng tôn, dài thỏa thích.


Chưa hết, G36 còn đầu hàng chỗ nữa, làm sao có thể dùng mấu hất vỏ trên cái khóa nòng toàn tai là tai, không còn chỗ đặt bất cứ cái gì, không có chỗ đặt mấu hất vỏ. À, kinh nghiệm chung sống với ngu dốt thì Mỹ lại học Pháp: chọc vỏ. Thậm chí, Pháp còn dùng vỏ máy chọc vỏ ra, mạnh cũng như mấu cố định, chỉ rắc rối dễ hỏng thêm chút, chỉ thêm cái chỗ cho bẩn chui. Còn M16 và G36 thì... lò xo dí dúi vỏ ra. Grin Trích khí trực tiếp và cần đẩy rời cũng là vì cái vỏ chạy bằng dây cót trong một động cơ chạy bằng thuốc súng, cần đẩy liền nó vướng đường cái vỏ dặt dẹo chạy bằng dây cót.

Cái kiềng ba chân được mô tả như vậy.
========


Có lẽ, để đánh giá đúng về việc phát triển vũ khí, cần nhìn ví dụ SVT và Ag m/42. Hai súng trông bề ngoài rất khác nhau, trừ cái trích khí nói trên và một điểm lẻ là khóa an toàn+chốt mở sau vỏ máy súng, thì thật ra, chúng hoàn toàn giống nhau, mà quan trọng nhất là:
Kết cấu chung của súng và khung vỏ (receiver)
hình dáng bên trong bệ khóa nòng
khóa nòng
cò-búa

Nên nhìn qua bên ngoài, thì khó đanh giá đúng, cái bệnh Mỹ Pháp là như vậy, liệt não trát son, chỉ à uôm bên ngoài. Sự khác biệt về hình dáng ngoài của Ag m/42 với SVT phần nhiều là văn hóa trang trí, một phần là cách giá công, dễ thấy cái bệ của SVT phần ngoài làm bằng rèn , Ag thay băng mặt phẳng nên có thể làm từ phôi to pha ra cắt gọt dễ hơn, trong khi vẫn rèn được, ví dụ như thế, phần nhiều là do cách gia công.
Ảnh SVT  http://50ae.net/collection/svt40/
Ag m/42  http://www.gotavapen.se/gota/artiklar/ag42/ag42eng.htm


Mặt khác, đến FN FAL. Dễ thấy cái bệ và khóa y đúc SVT.

Cò chỉ hơi khác, đại thể giống SVT hơn Ag m/42, hình dáng ngoài của nắp vỏ và bệ cũng vậy.

Trích khí thì khác nhiều hơn, mặc dù cũng cần đẩy rời, nhưng bộ piston-cylinder khác, nhiều bộ phận hơn. SVT dùng cylinder gắn trên cần đẩy (Mỹ nay gọi là cup piston=pít tông hình cốc), như DP, nhưng SVT khác DP là không có ống dẫn cái cylinder gắn trên cần đẩy (Mỹ nay gọi là cup piston=pít tông hình cốc), piston của SVT không rời hẳn khỏi cylinder thoát bẩn như DP, giảm chắc năng xả bẩn. FAL vẫn giữ cái piston cái khoan lỗ tuye bên trong (Mỹ gọi là nozzle cylinder, xi lanh hình mũi) nắm trên cổng trích khí gas port, nhưng bên phần cần đẩy cũng là piston dạng như AK, nối hai phần bằng ống cylinder khoan lỗ xả bẩn.

Cái khác nhiều nhất của FN FAL và SVT là cấu trúc khung vỏ tháo lắp truyền thống hay thấy ở súng máy cũ như PPSh, DP, MP44... là bản lề gập. Cho đến nay hệ này cũng vậy, sau các bại trận, cấu trúc truyền thống này giữ lại để các nhà máy cũ dễ share mối làm ăn gia công ở hoàn cảnh khó khăn, mật ít ruồi nhiều, cụ thể hơn là nhiều nơi làm quen, hãng bán súng dễ đặt hàng gia công  Grin

ảnh FN FAL, ảnh to các bộ phận
http://50ae.net/collection/stg58/



Ở châu ÂU, thì các hãng bán súng thì nhiều, nhưng thường là họ bán license,  những nhà cung cấp này bán lại các đơn đặt hàng gia công cho một thị trường các nhà máy cơ khí quen làm súng, các nhà máy quen này nhóm thành từng nhóm xung quanh các trung tâm Pháp, Đức và Áo-Hung cũ, sau WW2 thì Áo-Hung về Đông Âu gần sạch, nên dễ thấy chỉ còn vài nhà máy chơi thân từ nhiều thế kỷ ở Nam Đức, Áo, Bỉ, Thụy Sỹ, Thụy Điển... sau này có thêm vài nhà máy như ở Tây Ban Nha đã nhập súng Đức... là chung một thị phần súng kiểu Đức. Đặc điểm dễ nhận là họ sửa lại thiết kế theo yêu cầu của nhà máy được đặt hàng gia công, sao cho quen nhất, rẻ nhất... , nhiều khi lầm cẩm... nhất, điều này giải thích cái cấu tạo bản lề gập FN FAL và FN FNC, và cũng chứng minh bác Tầu ngu xuẩn thế nào khi học kiểu khung máy đó, có từ DP, PPSh....

Ví dụ đây, không phải cái bản lề đó, mà các bạn chú ý CETME, nó không có trích khí, thế mà trông ra có cái ống chứa piston như FN  Grin, chỉ để chứa cần.... lên đạn  Grin
http://50ae.net/collection/cetme/
« Sửa lần cuối: 05 Tháng Bảy, 2011, 06:05:28 am gửi bởi huyphuc1981_nb » Logged

Ờ, ừ, thì ký.
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #465 vào lúc: 04 Tháng Bảy, 2011, 07:28:29 pm »

bệ khóa nòng tròn quay cho giảm ma sát... quay.


Cũng cái Le fusil (semi-)automatique de 8 mm RSC modèle 1917
http://armesfrancaises.free.fr/FSA%201917.html

Nó có bệ khóa nòng tròn quay





 Grin Grin Grin Grin Grin
Cho đến tận bây giờ, vẫn thường xuyên xuất bản thường niên cả đống "sách" vuốt ve sự ưu việt của bệ khóa nòng tròn, đặc biệt là cho khóa nòng quay. Cái ưu việt này có tên là "bệ khóa nòng kiểu Pháp". Cái chương trình súng tự động Pháp không cho ra một sản phẩm gì đúng nghĩa, nhưng để lại uy tín lẫy lừng bên Mỹ, cái gì kiểu Pháp cũng thông minh ưu việt hết, có gì đâu, những người cắm đầu nghiền ngẫm thử nghiệm súng bên Pháp có thời gian đâu mà đi tranh.... vốn đầu tư. Mà vốn đầu tư phần nhiều ở cái mục tiêu ba phân trên người các quý bà quý cô thần giữ của, được hàng rừng các chàng giỏi bắn súng miệng tán dóc mới ra thế, cụ thể hơn là cái văn hóa bán súng lởm giá cao lấy tiền nhồi sọ đút lót. Súng chưa ra thì chưa quảng cáo súng, nhưng quảng cáo bán hàng rừng sách dạy súng, gần 20 năm, 1 thế chiến, người ta chờ đợi xem ai là kẻ thắng trong cuộc đua vĩ đại  Grin Grin Grin Grin Grin. Có lẽ số sách mà các đại lý cám Pháp bán và được dịch đủ để mua toàn bộ MAS-49, nó ra đời sau khi phần lớn những kẻ chế tạo, buôn bán và ăn cám đó đã mục xương.




Chương trình chế súng vĩ đại nhất trong lịch sử loài người, 50 năm sau cho ra sản phẩm,  Grin đúng cùng năm với AK. Ôi cheo, bệ khóa nòng "kiểu Pháp" tròn quay. Người ta lý sự rằng, hình tròn này ít chu vi nhất, suy ra ít diện tích mặt ngoài, suy ra trơn chu. Cả một thế kỷ cái "kiểu Pháp" này quên mất, khóa nòng quay ít ra cần chống lại bệ khóa nòng quay theo khóa, mà khi kẹt thì lực này không nhỏ, bệ nó chuyển động thẳng chứ tròn bao giờ, mà có bao giờ diện tích mặt ngoài nhỏ thì trơn đâu, ít ra, người ta không trượt trên đường, mà còn có cái chân để không mài toàn bộ da xuống đất, nên lực cản của cái chân không lệ thuộc vào diện tích da của cái cơ quan nào đó.

Hay là các quý bà Pháp tưởng bệ khóa nòng nên phỏng sinh học theo cơ quan nào đó chạy tới lui trong ống, có tính chất là mới nghe đến đã sướng cỡn, súng chứ có phải con chó đâu mà khóa như chó.

Có rất nhiều khóa, lùi, bệ... tròn. MP Đức tròn vì cái động tác khóa an toàn siêu đơn giản và cái ống vỏ siêu rẻ. Suomi ống vỏ đắt nhưng là xi lanh nén khí đệm nên cũng tròn. PPSh không đệm khí, không ống rẻ, thì méo. G36 và AR-18 đều ôm bụng cười bò  "kiểu Pháp" để làm hình hộp. Thật đơn giản, hình hộp dễ dàng chống lại phản lực quay của khóa nòng quay, còn Kiểu Pháp của FSA 1917 và M16 chỉ còn mỗi cái cần lên đạn để chống xu hướng quay của cái bệ khóa nòng tròn quay có cái khóa nòng quay hay sao. À không, cái tròn quay ấy lại có ray, hết chỗ nói, thế ai cấm nó méo nhể, ai cấm nó vuông nhể.

 Grin Grin Grin Grin Hèn nào, 50 năm mới cho ra con FSA 1949 mang tên xanh ê chiên MAS-49, nhà ta cũng khối, tên nhà ta là "mát tự động" hay "mát bán tự động". Mà không hiểu sao, mát bán tự động MAS-49 lại bệ khóa nòng hình hộp, kể cả là khóa của nó không quay  Grin. Ấy mà cái trích khí 50 năm tuổi ấy, vẫn có thằng dại Pháp bê về M16. Người ta dại gái, dại giai, đây có cả một Mèo dại...Pháp. Không hiểu sao mà cái ngu xuẩn này có thể tồn tại 110 năm, hết chỗ nói.




M16 dùng búa để ấn chứ không để đập

Cái này đã nói ở trang 43, bạn hỏi thì mình trình bầy rõ thêm bằng ảnh. Nó là một trong những ví dụ, mà, khi mô tả rõ, thì người ta thấy M16 nó ngu xuẩn thế nào, một thứ văn minh đặc Pháp, liệt não trát son, ngộ động những tán dóc nhảm nhí đầy các 4r, trong khi bên trong rỗng tuếc, đến những cái đơn sơ nhất cũng không hiểu, và đương nhiên những cái đơn sơ ấy là những cái quan trọng nhất. Súng nào cũng có có đoạn lấy đà cho bệ khóa nòng, nó như một kinh điển đơn sơ nhất ai cũng hiểu, ấy không, gần đây M16 mới bắt đầu có , nguồn gốc du nhập từ dân... a ma tơ.
http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,18965.420.html

Video AK, bên dưới lần lượt là các khóa-bệ AK, G36 và M16 tròn quay. Đây là bản chậm, bên dưới là bản nhanh, thời gian ở dưới mình nói là bản chậm này
<a href="http://www.youtube.com/watch?v=STM0MKHkGmg" target="_blank">http://www.youtube.com/watch?v=STM0MKHkGmg</a>

khóa-bệ AK


G36. Thấy rõ mục đích của người thiết kế. Xem gờ phía trên của khe quay này, ứng với gờ phía trước của hình "Bên kia, nhìn cho rõ" dưới đây, đều là gờ đẩy tai quay khi bệ khóa nòng lùi, thấy gờ phía sau G36 này giống gờ trước của "Bên kia, nhìn cho rõ", chứ cái gờ trước của "Bên kia, nhìn cho rõ" không thèm giống gờ trên của G36.
Gờ đẩy tai quay trên-trước của G36 có đoạn thẳng rồi đột ngột chuyển sang chéo, đoạn thẳng để bệ lùi mà khóa không quay, bệ lấy đà rồi đột ngột đập khóa quay.
không kể cái bệ to, thì trái qua phải là: khóa nòng, tai quay (xỏ vào khe quay), chốt kim hỏa và kim hỏa.


M16 tròn quay


Bên kia, nhìn cho rõ, M16 chính thức, nó thiết kế cái chữ S này để tăng tốc từ từ cho khóa nòng bằng đoạn khe quay cong, tăng tốc ngay khi bệ bắt đầu lùi như video mô tả, sau đó hãm tốc độ khóa nòng quay lại cũng từ từ, giả sử như bệ đang chuyển động đều. Lý sự của nó là để máy súng chuyển động êm, chứ không đột ngột dùng búa đập bệ quay như G36 và AK, sau đoạn đường thẳng thì G36 và AK đột ngột chuyển khe quay sang đoạn chéo thẳng, đoạn chéo giữ chữ S này của M16...uốn.


ARES GSR bolt carrier. Đồ chơi, hãng bán súng này bán bộ kít để dân a ma tơ thay trích khí trực tiếp bằng cần đẩy và thay bệ khóa nòng
http://www.ar15.com/forums/topic.html?b=3&f=124&t=310274
Chỉ cần nhìn cái bệ khóa nòng ở đây



Daniel Defense . Một hãng nhỏ mới thành lập, Mèo có hàng rừng các công ty lê dương nên thị trường súng quân sự cũng mới phát vì Iraq Afghan. Có thể thấy, đoạn đường lấy đà của bệ đã rất rõ.



Video mô phỏng AR-15, M16 cũ, bệ gắn với cái màu hồng phía trên lưng khóa, đó là cái carrier key, piston của trích khí trực tiếp. Khóa quay lập tức khi bệ lùi. Không phải người ta làm ẩu, thậm chí cẩn thật cho thêm đoạn tay kéo rung rung. Cái dưới là một phần của cái trên
<a href="http://www.youtube.com/watch?v=RKGlthExwRQ" target="_blank">http://www.youtube.com/watch?v=RKGlthExwRQ</a>
<a href="http://www.youtube.com/watch?v=FZipq6D6D9k" target="_blank">http://www.youtube.com/watch?v=FZipq6D6D9k</a>


Video mô phỏng hiện đại của M16, khác hoàn toàn với video trên, ở giây thứ 40, người ta nhấn mạnh rằng M16 có đoạn lấy đà cho bệ khóa nòng. Không khó nhận ra đây là đồ lởm. Như các hình dưới đây, dân M16 a ma tơ từ lâu đã chửi cái này và mua đồ lẻ về khắc phục, và video này chắc là có mục tiêu trùm chăn tự sướng. Đoạn lấy đà của M16 ở đây vừa đúng bằng đoạn đầu đạn thò ra khỏi vỏ, đương nhiêu dài hơn chiều dài tính theo trục súng của khe quay M16, làm mình cũng bị lừa.
<a href="http://www.youtube.com/watch?v=eemyE2JQ5W4" target="_blank">http://www.youtube.com/watch?v=eemyE2JQ5W4</a>


<a href="http://www.youtube.com/watch?v=9xVlX2HNT54" target="_blank">http://www.youtube.com/watch?v=9xVlX2HNT54</a>
<a href="http://www.youtube.com/watch?v=LvVWddUnYHw" target="_blank">http://www.youtube.com/watch?v=LvVWddUnYHw</a>
<a href="http://www.youtube.com/watch?v=zxd7JmFEj-U" target="_blank">http://www.youtube.com/watch?v=zxd7JmFEj-U</a>
<a href="http://www.youtube.com/watch?v=65TyTZlpPlk" target="_blank">http://www.youtube.com/watch?v=65TyTZlpPlk</a>
<a href="http://www.youtube.com/watch?v=xRgtm9j0G_c" target="_blank">http://www.youtube.com/watch?v=xRgtm9j0G_c</a>

M16.... hiện đại
<a href="http://www.youtube.com/watch?v=FZipq6D6D9k" target="_blank">http://www.youtube.com/watch?v=FZipq6D6D9k</a>
<a href="http://www.youtube.com/watch?v=WSqYvWib1og" target="_blank">http://www.youtube.com/watch?v=WSqYvWib1og</a>



 Grin Grin Grin Grin Grin Grin

Trên kia cho ta các đoạn đường mà M16 tự chứng to nó ngu xuẩn đến mức những điều đơn sơ nhất của cơ học cũng không biết, dập khuôn theo văn hóa bốc phét cực kỳ ngu xuẩn kiểu Pháp. Ở mục này, mình nói đến đoạn đường chuyển động lùi của bệ khóa nòng trước khi nó đẩy khóa nòng quay, thực hiện mở khóa.


Ở bản chậm trên của video AK, từ giây 55 đến 59, các bạn sẽ thấy bệ khóa nòng AK lùi mà khóa không quay. Điều này thực hiện bằng đoạn đường mà khe quay (trên bệ khóa nòng) nó thẳng với trục nòng súng chứ không chéo, tai quay (trên khóa) chạy dọc bệ chứ không bị đẩy sang ngang làm khóa quay. Ở G36, các bạn cũng thấy trên bệ của nó, khe quay hình chữ S, cái phần chữ S ứng với đoạn này là trên sau, cũng thẳng với trục nòng và không đẩy khóa quay.

Điều này không thấy trên cái bệ khóa nòng của Le fusil (semi-)automatique de 8 mm RSC modèle 1917 (hình trên đầu post này). Khe quay của nó chéo thẳng, bệ bắt đầu dịch chuyển là khá quay liền.

Sự khác biệt ở đây quá dễ hiểu. Đoạn này là AK và G36 lấy đà cho bệ, khi bệ đã có tốc độ khá thì nó mới đập khóa nòng di chuyển, ở AK là khi hết phần đẩy của piston, vận tốc của bệ khóa nòng cao nhất. Đương nhiên, bẩn kẹt lớn nhất xảy ra ở quá trình tháo vỏ, mà với khóa quay là bắt đầu mở khóa, với các khóa khác như chèn nghiêng thì mở khóa chưa làm vỏ đạn bắn rồi chuyển động hay miết chặt bịt đáy nòng-móc kéo vỏ (extractor), nhưng các súng cũng làm đoạn đường này để tăng tốc bệ.


Bây giờ ta xem đến hình bệ khóa nòng của M16, a, hình như nó cũng hơi chữ S. Đúng là như thế, nó chữ S, nhưng cái đoạn chữ S ấy ở hình "Bên kia, nhìn cho rõ" minh chứng rằng, nó làm khóa quay ngay lập tức, như Video mô tả. Còn cái hình "Daniel Defense" lại cho thấy đoạn khóa không quay khá dài, độ đi ngang của tai quay bị mất ở đoạn đó dồn vào đoạn giữa thân chữ S. Daniel Defense là công ty thành lập năm 2000, tham gia sản xuất part cho súng bán... lẻ, cung cấp khá nhiều đồ cho các công ty lê dương. "ARES GSR bolt carrier" cũng là hãng bán lẻ như vậy. Một cái kết luận rõ ràng:
M16 chính thức được thiết kế không có đoạn đường lấy đà của bệ khóa nòng, điều ngu xuẩn đến mức dân M16 a ma tơ cũng chửi, chửi cùng với khoang khóa kín và trích khí trực tiếp Nói cẩn thận như thế không các liệt não giương ảnh a ma tơ lên cãi.


Thế cái chữ S của m16 ban đầu dùng làm gì  Grin, nó lý luận ngược với người ta lý luận, nó bảo là tăng tốc từ từ cho bệ quay ngay từ lúc bệ bắt đầu chuyển động, để máy súng... êm. Bệ là cái gì nhở, là cái cục nặng trữ năng lượng khí thuốc đẩy máy súng chạy bằng quán tính, như cái búa.
Đó là: dùng búa để ấn chứ không để đập. Grin Grin Grin Grin Grin
Sau khi đạn nổ, vỏ bị nén mạnh, nở mạnh, gây bẩn kẹt lớn nhất. Giả sử như có dị tật dị vật trong ổ đạn, thì vỏ kẹt rất chặt, người ta cần dùng búa để khởi động chuyển động của vỏ, muốn như thế , bệ cần tăng tốc bằng khe thẳng trục nòng của tai quay, trước khi đập đột ngột tung bẩn tắc, bắt đầu là việc vỏ đạn dính chặt vào móc vỏ-bịt đáy nòng-quay theo khóa, sau đó là giật vỏ khỏi ổ đạn. M16 dek cần, nhưng lại có lập luận rất hiện đại là cái gì cũng .... từ từ cho khoai nhừ.
« Sửa lần cuối: 05 Tháng Bảy, 2011, 05:59:33 am gửi bởi huyphuc1981_nb » Logged

Ờ, ừ, thì ký.
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #466 vào lúc: 05 Tháng Bảy, 2011, 01:45:53 am »

Khắc phục AR-15 M16

Chuyện M16 lai căng thế nào thì thiên hạ đã nói nhiều.
http://world.guns.ru/assault/usa/m16-m16a1-m16a2-m16a3-e.html

Ở đây mình không muốn nói đến việc khắc phục M16 như thế nào, vì G36 đã chào thua những tật chuối nhất của M16 rồi. Vấn đề là, nhiều bạn nghe M16 kém không tin, vậy thì để dân Mỹ nói, những cách khắc phục M16 này coi như là dẫn chứng.

Như các bạn thấy, cấu tạo bệ và khóa của G36 không khác gì M16, G36 cũng tháo chốt hãm kim hỏa, nhờ đó kéo kim hỏa được về sau, kéo được kim hỏa ra thì lấy được tai quay ra, lấy được tai quay ra thì lấy được khóa nòng ra...M16 cũng thế, ví dụ nư cái hình này, Ở hàng dưới, từ trái qua phải, là kim hỏa, bệ khóa nòng và khóa nòng, hàng trên cũng trái sang phải là chốt kim hỏa và tai quay



G36 không thêm thắt gì vào nguyên lý đó, chỉ thay đổi vài cái lặt vặt. Cái lặt vặt với dân biết chữ, vì ai cũng biết búa dùng để đập chẳng hạn, chứ không phải để ấn, ấy mà M16 không có. Cũng như thế, cái chốt kim hỏa của G36 đúng là đồ dùng cho quân sự, không phải cái đinh ghim của dân bàn giấy. Đương nhiên là G36 có bệ khóa nòng... không tròn.  Grin Grin Grin G36 có thể coi là cách khắc phục hoàn hảo M16, trong khi vẫn giữ nguyên các đặc tính đã chót nhồi chặt sọ các liệt não. M16 mọi thứ đều không bền, thì G36 mọi thứ đều thay nhanh.  Grin Grin Grin Grin Grin Xong, nước Đức không bao giờ dại dột đại chiến, nên không cần súng bền, nước Đức nay bán súng, thì súng càng không bền càng bán ... tít. Ôi cheo, chân lý M16.

Hình trên G36, có video post trước, không kể cái bệ to, thì trái qua phải là: khóa nòng, tai quay (xỏ vào khe quay), chốt kim hỏa và kim hỏa.



Ở đây, các bạn có thể thấy người ta bán bộ đồ trọn gói để mông má một con M16... gin, ở Mỹ nó thế, súng home make tốt hơn súng... chiến. Toàn chiện hài.
http://www.ar15.com/forums/topic.html?b=3&f=124&t=310274
này nhé

thay trích khí trực tiếp bằng cần đẩy rời
làm thêm chổi đặc biệt để lau, M16 có cái khoang khóa kín mít của khóa nòng nhiều tai
cố làm một đoạn đường lấy đà ngắn của bệ bằng cách gia công lại khe quay

=============


 Grin Grin Grin Grin Grin Grin Grin Grin Grin Grin Grin Grin Grin

Ở Mỹ, có lẽ chỉ có ở Mỹ mới có chuyện toàn bộ dân dùng súng đứng lên chửi vua súng, thế ai chi tiền mua súng vua cho họ đấy , cái chính trị buôn vua bên Mỹ nó thế.



Chúng ta đã biết chuyện rồi, Armalite làm ra AR-15, nhắc lại là ở đây không nói đến những vấn đề quan trọng nhất là đường đạn, tốc độ bắn, số đạn trong băng, độ rung súng..... nhàm quá, vì ở đây không phải là lỗi của AR-15, nó là bản sao AR-10 dùng đạn không phải do Armalite format.

Sau khi Armalite chế ra AR-15, Colt vua buôn vua mua súng về, kèm theo một người mà Colt dám mác là tác giả của AR-15, đó là Stoner. Ai lại mua thiết kế súng mà không mua người thiết kế súng chứ. Thật ra, Armalite là một chi nhánh của Fairchild Aircraft and Engine Corp, hãng mẹ này bán AR-15 với toàn bộ license, bao gồm cả rừng máy móc và phương phát công nghệ, cả chuyên gia, mẫu thử và các hợp đồng gia công còn tồn, cũng như toàn bộ tài liệu thử nghiệm-thiết kế. Cũng vì "Aircraft and Engine", mà M16 có dáng dấp đồ dành cho máy bay, làm bằng nhôm và cứ 1 người bắn thì 10 người chăm.

Liền sau đó thì cả Armalite và Stoner đều tát Colt mỗi bên môt cái. Cả hai đều làm ra mỗi bên một bản khắc phục những cái dở hơi nhất của AR-15, lúc đó đã và sắp là M16, từ 1959-1967.


AR-18, George Sullivan, Arthur Miller, Charles Dorchester

Những người ở lại Armalite chứng minh rằng Stoner chả là cái đinh gì trong chương trình chế súng, hay nói cách khác, Armalite bảo Stoner chỉ là vật cản của họ, tống khứ cho rảnh. AR-18 là phiên bản có bệ không tròn, có trích khí dùng cần đẩy rời, có đoạn lấy đà cho bệ khóa nòng... G36 và các súng Áo, Anh, Nhật về sau đại thể là bản cải tiến của AR-18. LWRC  Mỹ hiện đại cũng vậy. Đứng về mặt này, AR-18 vinh quang hơn nhiều M16 , M16 quá nhục nhã trên thị trường thế giới, khi hầu hết thế giới phương Tây, cả những đồng minh thân cận nhất của Mỹ, đều nhái SVT và AK dùng, số ít còn lại dùng súng Đức. Riêng khóa nòng nhiều tai thì cả thế giới Tây gần đây vẫn dùng, bất chấp những cản trở lớn không thể vượt qua của nó, đó là việc share mối làm ăn quen như mô tả trên về SVT, Ag m/42 và FN FAL http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,18965.msg317541.html#msg317541, điều này đảm bảo nguồn cung chung cho la to, tất nhiên là Đức có phương án riêng dự phòng G11.
http://world.guns.ru/assault/usa/armalite-ar-1-e.html
Việc các nước Tây dùng các bản cải tiến AR-18 bắt đầu sau khi NATO ép được Mỹ dùng đạn FN SS109 (M16A2 đầu 198x), đạn này cũng là một sự nhường nhau trong NATO để đảm bảo nguồn cung chung, chứ không hề hay ho gì.

Trong các việc khắc phục các tính xấu đến mức quá trẻ con mẫu giáo làm cơ học trên của M16, phần trích khí AR-18 bê nguyên xi SVT, cái này mang tiếng khó thoát bẩn đã nói rồi, LWRC y đúc, trong khi các súng Âu dùng kiểu FN FAL cải tiến nhiều lần, ví như G36 rất chau chuốt.

AR-18 cũng ném bố cái quai xách đẩy đường ngắm lên cao của AR-15/M16, trở về dáng súng trường...thường, như các súng trường...khác.  Grin

Vài chuyện lặt vặt, ví như bỏ cái máy đẩy về trong báng của "bullpup siêu dài", dùng cần đẩy về trong hộp máy  như các súng trường... thường.

Sau này, AR-18 cũng như AKM, tận hưởng khoái trá của tai quay trước, thân súng không chiu lực, làm bằng thép cán nóng mỏng stamped steel . Và cũng khá rẻ.

Ở Mỹ thì AR-18 rất lép vế vì ông anh đẻ non AR-15 đã lên ngôi vua. Nhưng trong số các súng dùng đạn M16, thì chỉ AR-18 của Mỹ được Anh và Nhật mua, ban đầu về làm cạc bin cho tăng pháo quân cảnh (súng chủ lực của họ đang dùng NATO 7,62x51 như các nước khác để ... chổng XYZ vào Mỹ). Sau khi có đạn NATO 5,56x45 (FN SS109), thì các súng này cũng như G36 lần lượt được dùng ở vai trò chủ lực. Đặc nhiệm Mỹ dùng cái này, chiến tranh VN cũng có.





Stoner 63
Số phận lận đận 12 bến nước của Eugene Stone đến liền sau khi các ông chủ của Armalite bán ông ta như một món đi kèm AR-15 năm 1959. AR-15 lên ngôi vua súng trường Mỹ M16 năm 1967, Eugene Stone thì... 12 bến nước, chẳng bến nào trong. Cái tội này cũng hay gặp, các nhân vật George Sullivan, Arthur Miller, Charles Dorcheste trong khoảng sau 1959 đã làm AR-18, dần được cả trời Tây công nhận, đã chứng minh rằng Eugene Stone thiếu trình độ làm súng. Cụ thể hơn, Eugene Stone là kẻ khoác lác rằng chính ông ta là nhân vật quan trọng nhất về mặt phát triển súng của Armalite, thế là ông ta có giá nhất, bán liền.  Grin Grin Bye bye.  Grin

Cũng có thể là Eugene Stone có tiếng nói quan trọng trong nội bộ Armalite, OK, vậy ông ta càng nên đi, bộ George Sullivan, Arthur Miller và Charles Dorcheste thở phào cho ra ngay AR-18.  Grin

Ở Colt, Eugene Stone dại mồm tuyên liền là AR-15 đẻ non, vua mà lại đẻ non, thái tử mà lại đẻ non, thế là Eugene Stone lại... đi.

Eugene Stone đến Cadillac Gate, Colt cũng thấy bất tiện, ai lại cha đẻ của thái tử bỏ con thì còn ra gì, quảng cáo bao nhiêu tiền thành khoác lác cả, thế là có ngay một... giải pháp. Eugene Stone vẫn làm ở Cadillac Gate nhưng có một chân part time ở Colt, con ông lên vua mà, thiếu gì tiền, bố nuôi mà lại tiếc bố đẻ vài ngàn lương.

Stone 63 ra đời ở Cadillac Gate năm 1963, sau bản Stone 62. Các khắc phục của Stoner chứng minh ông ta không hiểu nhiều về súng đạn, về cơ khí. Các vấn đề kinh điển nhất không được giải quyết triệt để. Về cơ bản, Eugene Stone cũng như H & K sau này, chơi trò súng modul. Cùng một thân súng nhưng thay nhanh tất cả các khôi: nòng, báng, cò... thành các kiểu súng trường phát một nòng dài, xung phong, trung liên... bán cả bộ luôn.

Súng cũng có cần đẩy lùi, bỏ trực tiếp, chuyển đẩy về ra khỏi báng, vỏ máy mỏng.... nghe cũng được. Nhưng có hai vấn đề chứng minh ông ta...lởm như so hốc kít với DP. Một là ông ta lại mắc bệnh đồng bóng, ừ thì thân súng không chịu lực bắn, mỏng nhẹ cũng được, nhưng ông ta liều lĩnh bỏ gần hết phần bệ khóa nòng trên thân, làm như đại liên PK, mà chúng ta biết, PK 7,5 kg nên cái bệ của nó trông bé nhỏ so với những cái khác, chứ đo thước thì thật ra bệ PK to hơn AK. Hết tròn thái quá lại đến méo thái quá, bệ của Stoner 63 dẹt mỏng dính  Grin.

Cái quan trọng nhất làm Stone 63 không khá được là trích khí sơ sài như hốc kít. Trích khí tiết lưu có piston chạy nhưng không có khoang chứa khí để kéo dài lực đẩy. À có, ông này dùng cái đầu piston không đi hết cylinder làm khoang trữ, thông minh ghê, nhưng đây là giải pháp các súng dùng cần đẩy rời, piston có hành trình chạy ngắn, rất bền, kín khít cũng được. Còn cần đẩy liền piston chạy dài như DP cần đặt khoang chứa giữa 2 tiết lưu, cái tiết lưu từ khoang chứa ra cylinder, DP khoét lỗ trong lòng piston đặt cố định, được khét thành tuye hoặc bản thân nó có tính tuye, biến áp lực thanh vận tốc để khắc phục piston-cylinder của hành trình cần đẩy dài làm mòn, hở cylinder. Cái này có lẽ Stoner 63 kém hốc kín WW1 một chút, chút đó là "pít tông hình cốc", tức cái cylinder gắn vào đầu cần đẩy lùi (operating rod), di động theo cần đẩy lùi, nó hứng vận tốc luồng phụt, tránh hở cylinder-piston.

Chiến tranh Việt Nam cũng có Stone 63.




Kết luận
M16 là ông vua đẻ non. Đấy là mơi xét vài điểm nho nhỏ. Ông này được thiết kế bởi các chuyên gia a ma tơ về súng ống, thua cả dân home make.
Ở Mỹ cứ ai biết về súng ống là chửi vua súng trường M16. Thế tại sao AR-18 không lên thay AR-15, à, chính trị ở Mỹ nó thế, rất "kiểu Pháp". Ờ, chương trình súng trường tự động Pháp 50 năm mới sinh con, đẻ được ra con là nhờ Đức nó.... làm nhục, nhục quá nên ra MAS-49. Mỹ kiểu Pháp bại trận Iraq Afghan chắc cũng nhớ đến AR-18 và các bản cải tiến như G36, LWRC... Bại trận ở VN bỏ được đạn M16A1 đó thôi.

Ôi trời, 50 năm, Pháp chỉ bị làm nhục có một cái là đẻ đươc con liền. Mèo rắn hơn, bại trận một lần mới có mỗi nòng đạn, bại trận lần 2 may ra có máy súng... chắc phải bại trận đến lần mấy mới có lê, báng.... đến lúc đó tất cả đã lạc hậu thì lại chờ...bại trận.
« Sửa lần cuối: 05 Tháng Bảy, 2011, 02:33:03 am gửi bởi huyphuc1981_nb » Logged

Ờ, ừ, thì ký.
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #467 vào lúc: 07 Tháng Bảy, 2011, 09:12:27 pm »

M16 / AR-15 thì có nhiều đặc tính ngu xuẩn, nhưng trên là những ngu xuẩn ngây ngô nhất, ít người nói đến điều đó vì hiểu được phân tích chúng cần chuyên gia một chút. Cái dễ hiểu nhất ở súng này là, nó là khẩu súng trường nhục nhã nhất trong số các súng trường được sản xuất đến con số trăm ngàn khẩu. Suốt thế kỷ 20, Nga-Đức đánh nhau, Đông ÂU bị tàn phá nặng nề. Từ 600 năm qua, khoa học luôn chảy từ Đông sang Tây ÂU, Tây Âu lấy khoa học đó đi buôn hải ngoại, buôn thành cướp và ra các thuộc địa, một thời tối tăm bậc nhất của lịch sử loài người. Chế độ thuộc địa ngăn cản khoa học chảy từ Đông Âu, thay cho buôn bán thúc đẩy dòng chảy đó, Tây Âu đã ngăn cản.

Dĩ nhiên, các thuộc địa khi tiếp xúc với Đông Âu đều dễ dàng biết thế nào là văn minh, từ thời Lập Quốc, trung hoa dân quốc đã xác định vũ khí của họ là hệ Đức, chuyển sang Mỹ bắt đầu bại luôn (Trung Quốc cũng là nơi ghi dấu khẩu súng đầu tiên của Vollmer được phục vụ, thập lục  thức công an cục thượng hải, làm tại thanh đảo, trước MP38 11 năm, 1911+16=1927 cộng hoà quốc thập lục niên tuế), đây chính là tiền thân đầu tiên của dòng MP38/40/41, MP chủ lực lừng lẫy của Đức.

Ấn Độ cũng vậy, Anh phải tự trả độc lập cho Ấn vì Ấn đã biết làm súng giúp anh, cũng như đã biết đánh nhau phò trợ anh chống Đức, không trả nó độc lập thì nó sang Luân Đôn nó phò trợ luôn.

Có hai dòng kỹ thuật chảy ngược khi đông âu bị tàn phá, chảy từ miền dã man là Mỹ về, đó là súng trường và hạt nhân. Nhưng rồi, mọi thứ phải quay lại. Hạt nhân thì nay mới quay, còn súng trường thì các bạn thấy, từ 195x, khi mới có AK, người ta đã rụch rịch nhái AK.

Thế M16 được những nước nào dùng ? Mỹ, tất nhiên rồi, Nam Hàn, Nam Vịt, Đài Loan không có cách nào khác, Thái Lan Philipine cũng vậy. Có lẽ là hết rồi đấy. NHững đồng minh thân cận nhất của Mỹ là Canada, Úc, Anh, Nhật, thì ?

Ca úc anh là những nước dùng súng trường chủ lực FN FAL. FAL là một bản sao "quốc tế hoá" của SVT. Khung vỏ SVT là khung vỏ hiện đại như AK, mở nắp hộp khoá nòng, còn FAL là khung vỏ gập bản lề như DP, PPSh, MP44.... để thuận tiện sản xuất "quốc tế". Ảnh to FN FAL http://50ae.net/collection/stg58/. Một cải tiến nhỏ của FAL về sau được dùng cho FNC cùng hãng (FNC là AK của FN) và nhiều loại súng, tách cái cylinder ra khỏi vị trí gắn liền với đầu cần đẩy về, dễ dàng lau tẩy hơn bằng tháo phía trước trích khí. Canada chấp nhận 1855, Bỉ chủ nhà 1956, Anh Áo 1957 1958, sau đó các kiểu Úc, Brasil, Thổ Nhĩ Kỳ, Israel (sau chuyển sang AK Galil), Nam Phi (sau cũng chuyển sang AK Vektor), Thụy Điển (Ak4 và Ak5 là FAL và FNC)  . Kể cả các nhược tiểu thì khoảng 70 nước.

Nhật dùng M14 (M1 Grand liên thanh hóa)





Còn các nước khác không bàn. Như vậy, sự nhục nhã của M16 như thế. Mặc dù dựa vào Mỹ là hậu phương lớn, nhưng toàn bộ tiền duyên NATO cùng nhau la to nhái AK và SVT về dùng. Không phải châu Âu la to, Nhật Bản bị đô hộ dùng súng Mỹ cho phải phép cũng dek dám dùng M16 AR-15.

Ngoài chuyện máy móc ngu xuẩn như trên, thì đường đạn của M16 kinh khiếp. Những thùng rác quốc tế nư WIKi thường mô tả tầm bắn hiệu quả của M16 đến 400km, thật ra, cả dân nói tiếng Anh đều không hiểu tầm bắn hiệu quả là cái gì. M16A1 chưa xứng đáng là súng trường, vì tầm bắn hiệu quả dưới 250 mét.

Các bạn có thể thấy đỉnh điểm của sự nhục nhã này của đạn M16A1. Không một nước nào , toàn bộ châu Âu và NHật Ca Úc.... vân vân, tất nhiên trừ Nam Hàn Vịt Thái Phi Đài, không một nước nào dùng đạn M16A1 làm đạn súng trường. Anh Nhật có mua, nhưng đó là đạn cho cạc bin quân cảnh và cũng không phải súng AR-15/M16.

Thế châu Âu dùng đạn gì trong thời AK 7,62mm. Đến nhục, họ dùng đạn to NATO 7,62x51 (cỡ Mauser Mosin), rồi cắt nòng đi đến 3xx để đỡ giật mà xung phong. Dùng đạn to mà cắt nòng đi cho súng yếu đỡ giật có phải vô lý lắm sao. Không vô lý, vì Mỹ ngu quá là ngu, ngu đến không ai có thể ngửi được.



Sau này, khi châu Âu bắt Mỹ dùng FN SS109 làm NATO 5,56x45, thì gánh nặng mới nhẹ đi một chút. Lúc này, các nước mới hè nhau dùng khóa nòng và đạn kiểu này để chung nhau lưng sản xuất. Nhưng phiên bản họ dùng không phải AR-15 và M16, mà là AR-18.


Sau khi Stoner ra đi, thì những người ở lại Armalite đã cải lại AR-15 , họ không thể cải nhiều, như cái khóa nòng không thể đặt thiết bị gì lên vì quá chật chẳng hạn, đành chịu chết, cũng như cái quan trọng nhất của súng là đường đạn. Nhưng những đặc điểm ngu xuẩn nhất của M16 bên trên được khắc phục
----trích khí có cần đẩy, bỏ trích khí trực tiếp. Trích khí AR-18 giống hệt SVT, có cái cylinder đặt trên cần đẩy, tuye từ piston phụt vào đó, lấy từ DP. AR-18 và LWRC gần đây dùng trích khi y nguyên SVT, còn G36 thì cải chút từ FN.
----bệ khóa nòng có đoạn lấy đà với khe quay chữ S có đoạn thẳng trục rõ ràng.
----bệ khóa nòng hình hộp. Mà không hiểu ngu xuẩn đến mức nào mà người ta tán tụng bệ khóa nòng tròn xoay kiểu Pháp.
---- bỏ cái "bullpup siêu dài", tức cho máy vào trong bang nhưng không phải để súng ngắn gọn, mà để súng dài ra. AR-15 cho đẩy về vào báng và cho đến nay, đã cồng kềnh nhưng không thể gập báng. AR-18 đặt đẩy về lên lưng bệ khóa nòng như là bình thường, nên mua báng gập cũng bình thường.
----AR-18 không quên bỏ cái quai xách, vốn để nhấc cao thước ngắm, làm cao đường ngắm để có thể tỳ vai vào đuôi báng đúng ở trục nòng súng với hy vọng ít nẩy loạt. Dến thấy, đuôi báng AR-18 thấp hơn trục nòng như AK, một chút nẩy được bù bằng đầu nòng (Flash Hider) bù nẩy, dìm mũi súng xuống, tuy răng đường nẩy ghóc nẩy của bịt đầu nòng chưa tính đúng như AKM và sau đó rất chính xác bằng phiên bản tuye khoan ngang của bịt đầu nòng. Với AR-18, bù nảy là cần thiết vì đường đạn yếu cần loạt liên thanh cho tầm xa 250 mét đổi lên, trong khi AK chỉ lo cho viên thứ nhất, ngang với phát một ở tầm này cũng được, vì đạn của súng AK chính xác.


Sau này, AR-18 phát triển thành AR-180, một số nước cải tiến với trích khí giống như FN, thêm cái ống rời làm cylinder nối giữa hai piston là cần đẩy và mũi phun khí trích, ống pun trong mũi này đường nhiên có dạng tuye để biến áp suất thành vận tốc dòng khí, khí tĩnh thành khí động. Nhưng hình dưới đây là AR-180 với trích khí SVT

AR180 được chọn làm thế hệ súng chủ lực mới của nhiều nước, trước tiên là Anh và Nnật. Trước khi có đạn NATO 5,56x45 (FN SS109), thì 2 nước này mua AR18 về bắn đạn M16, để dùng làm cạc bin quân cảnh, trong khi đó súng trường chủ lực Anh là FN FAL , NHật là M14 bắn đạn NATO 7,62x51.




==============
Các súng G36 cũng là bản cải tiến ưu hóa từ AR-18. Ngoài một vài cải tiến lặt vặt, thì G36 Đức đã cho phương án hoàn thiện khắc phục các nhược điểm bất khả kháng khi dùng bộ khóa nòng M16. Đó là, súng rất không bền. Giải quuyết điều đó ? G36 là súng modul thay nhanh, cái nào tuổi thọ kém thì chuyển sang dùng .... 1 lần. Tất nhiên, quân Vịt không thể xài kiểu đó, nhưng quân Mỹ thì vô tư, cứ chịu khó làm giầu cho H&K là được. Cái chính là, H&K có bản dành riêng cho Đức, nếu như Mỹ-Đức không xô bát xô mâm, đó là con G11 có đường đạn hiệu quả như NATO nhưng đạn 4xx mm, bằng 150-200 viên. Cai modul này rất hay, đứa nào thích ăn cám thì dùng cổ băng và băng kiểu M16, còn đứa nào chê cám thì mua cái cổ băng và băng kiểu AK, tức băng gài, lắp được trống, lại còn có cả trống cắm cổ băng cắm, còn băng gài kiểu AK thì dĩ nhiên là có trống từ 193x. Vì lắm bản lề tháo lắp nên súng nặng chút, nhưng không sao, AK đời đầu nặng hơn.

TRích khí G36 cải lại từ FN, nhưng xả khí về đằng trước và điều hòa lực đẩy rất điệu

tháo lắp nhanh, G36 toàn modul
http://www.youtube.com/watch?v=65TyTZlpPlk
http://www.youtube.com/watch?v=zxd7JmFEj-U&feature=related

Cái băng G36 là băng SIG550, SIG này là AK Thụy Sỹ bán cho nhiều nước chúng ta biết rồi, các bản Thụy Sỹ, Ý, Ấn Độ là những bản AK có khóa nòng giống AK nhà ta nhất, gần như y nguyên. Tất nhiên đã là AK giông nhà ta thì SIG 540, 550 đều là băng cài
http://commons.wikimedia.org/wiki/File:Caroline-pontet-p1000527.jpg

Cổ băng của G36 là một modul, bác nào thích cắm mua cổ cắm, thích cài mua cổ cài
http://en.wikipedia.org/wiki/File:GewehrAG36.jpg





Ảnh to AR180, bản hiện đại hóa của AR-18
http://50ae.net/collection/ar180/

AR-18, So với AR-15 / M16 Ném quai xách đi, hạn đường ngắm thấp xuống, điểm tỳ sao báng thấp hơn trục nòng


bù nẩy bằng bịt đầu nòng, bịt này dìm nòng xuống, bù nẩy



AR-18 bỏ trích khí trực tiếp lừng danh thiên địa kiểu Pháp. AR-18 có trích khí bê nguyên xi SVT. Có cái gì mà nhục nhã về điều đó nhể, Đức giỏi chế súng hơn Mỹ nhiều, đanh đanh nhau to với SVT cũng bê nguyên xi trích khí SVT, trở thành chìa khóa để G43 vượt qua thử nghiệm quốc gia, làm mất mặt Hitler.

Trông xa thì vẫn giống SVT







trông gần thì đích thị SVT




Ôi, bệ khóa nòng tròn quay kiểu Pháp và không cần lấy đà cho bệ cũng kiểu Pháp của AR-15. AR-18 làm bệ khóa nòng hình khối một cách bình thường, không thích thông minh như người Pháp, và doạn thẳng phía sau khe quay cho phép bệ lùi lấy đà trước khi đập khóa nòng quay, như G36.



từ bỏ Bullpup siêu dài. AR-18 dùng đẩy về khoang hộp máy như các súng trường bình thường



và thế là báng AR-18 cũng gập như thường. Ôi trời ơi, M16 oai hùng ơi, một đời không gập nổi báng.
http://50ae.net/photos/1024/ar-180-1-full.jpg




Nếu các bạn xem kỹ link đó, thì thấy, AR-18 vẫn dùng kiểu máy gập bản lề, nhưng đã tận dụng ưu thế khóa nòng quay tai trước, làm bằng thép cán dập nóng (rèn). LWRC giống hệt AR-18.

Phải nói rằng, AR-18 là một khẩu súng cực kỳ thành công so với các súng Mỹ khác, với rất nhiều nước làm theo, mặc dầu châu Âu làm theo là để dòm ngó thị trường Mỹ, mà bộ binh Mỹ chỉ còn có nửa cái súng trường M16 là chưa mua Âu. Nòng đạn đã mua Âu, còn mối cái máy súng bullpup siêu dài thì giữ làm gì. Và vì thế, AR-18 là một khẳng định những ngu xuẩn hết sức ngô nghê của M16.



Ấy thế mà ở Nam Cụt, có một trận duyệt binh, trong đó MP5 đều bước với Micro UZI, kiểu như RR dạo bước bên xe đạp. Cùng đi với hai thằng đó là một bác M16 nguyên thủy, cạc bin M16 mà chính Colt làm ra nó cũng ném xó 50 năm nay. M16 đã bẩn thỉu, lại còn cắt ngắn nòng làm cạc bin, thế nhưng có loài Nam Cụt đem ra duyệt binh.

Có lẽ, duy nhất trần đời có một nước đem súng tù binh ra duyệt binh, không phải chúc đầu ném vào đống như làm nhục Đức năm 1945, mà là tiêu binh bồng súng tù binh đi đều  Grin Grin Grin Grin. CŨng có duy nhất trần đời một khẩu súng không bán được cho ai đi duyệt binh, mà nó chết đã 50 năm rồi cơ ạ.

Người ta dùng đạn 9x19 Luger Para ra tiền duyên để không cần khóa nòng mà làm lùi thẳng blow back siêu đơn giản. Rồi khi bỏ đạn đó sang 7,92x33 , người ta phải làm khóa nòng cho MP44, MP45. Đến khi quay lại đạn 9x19, thì MP5 lại có khóa nòng của MP45, MP 5 bản thân nó đã là sự vô lý.

Khi đó, MP5 lại đi duyệt binh cùng chú blow back mạt hạng rẻ tiền nhất Micro UZI, thì thằng nào đang vẽ tranh đả kích thằng nào đây ? MP5 bảo Micro UZI là mạt hạng rẻ tiền rác rưởi, hay Micro UZI bảo MP5 là lởm đời ? Grin Grin Grin Grin

Rồi cái thây ma mà chính cha sinh mẹ đẻ ném đi 50 năm là M18 đứng giữa hai thằng

ôi trời ơi, trò cười của 1000 năm thành Hà Lội. Nào, mai chũng ta ra phố tập mơi nha, hôm nay jul 7 2011.
« Sửa lần cuối: 07 Tháng Bảy, 2011, 11:50:28 pm gửi bởi huyphuc1981_nb » Logged

Ờ, ừ, thì ký.
nguyendat2008
Thành viên
*
Bài viết: 47


WWW
« Trả lời #468 vào lúc: 07 Tháng Bảy, 2011, 10:44:37 pm »

Ôi trời ơi, cái ông Huyphuc này cực kỳ giỏi !

Trình của ông này phải cỡ thiếu tá quân khí trở lên, còn công tác ở đâu thì chịu!

Bài viết rất công phu và cực kỳ chi tiết, xin cảm ơn nhé bác Huyphuc !

Thêm bài nữa đi, bác huyphuc!

Nếu được thì xin bác Huyphuc viết bài về  khẩu M4 A1!
Logged

Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng - Gian khổ để dành phần ai Huh
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #469 vào lúc: 08 Tháng Bảy, 2011, 09:32:37 am »

Cái cuộc duyệt binh 1000 năm thành hà lội diễn ra trong bối cảnh kinh tế của nước Nam Cụt khủng hoảng toàn diện, tâm lý nhồi sọ toàn diện. Trong bối cảnh lạm phát, giá các loại tiền trên thế giới đều giảm, chỉ số phát triển phải trừ đi ít nhất 7-8% do thống kê lạm vào... lạm phát, thì nước Vịt phát triển chậm hơn Ấn, Tầu, Indonexia, tức là đang đi lùi, và ai cũng thấy là đang lùi, thế nhưng người ta tổ chức cuộc duyệt binh tốn năm ngàn tỷ (theo công bố, theo ước đoán lớn gấp 4 lần như thế vì những phí phạm được tính vào xây dựng cơ bản), số tiền này đủ để di dân cái khu phố cổ hà lội khai mù, và sẽ không phải là tội ác nếu như duyệt binh lúc chúng ta không đang lao nhanh đến đáy cùng nghèo đói, tràn ngập nợ công, giá cả chợ búa mức sống biến đổi như lũ. https://sites.google.com/site/ttvnolrecyclebin/home/vu-no-hat-nhan-fukushima-i/luu/thoi-cua-giun-san-va-cho-lon Mình nhớ, trong bối cảnh chúng ta đi sau khối "châu Á trừng Nhật Bản", đi sau Tầu Ấn Indonexia, tức đang lao nhanh đến đáy cùng nghèo đói, trên TV vẫn ra rả một chương trình "nhân tài", một lão già râu tóc bạc phơ lảm nhảm "chúng ta đang phát triển nhanh, nhanh hơn xung quanh"... để dậy dỗ các tài nhân trẻ.

Một cuộc duyệt binh trong bối cảnh đó có khẩu cạc bin của M16, được gọi là M18, khẩu súng mà chính cha mẹ nó là Colt đã ném đi 50 năm. Và, cái tên M18 cũng không biết từ đâu mà ra, hay lại là tên lũ lợn .... phát minh. Cạc bin của các dòng M16A1 thường được Colt gọi là CAR-15=colt automattic rifle kiểu AR-15, do cách hiểu méo mõ bên Mỹ. Colt Commando và XM177 là những bản cạc bin được thử nghiệm ở Việt Nam. Tuy vậy, ở Việt Nam, lính đặc nhiệm Mỹ phải chọn AR-18 vì những lý do trên.

Đạn M16A1 nhục nhã như trên chúng ta đã biết. Cả châu ÂU, Nhật Bản,Canada Úc Thổ Brasil Nam Phi Israel Ấn Độ ....... là cả thế giới không có quyền dùng AK 7,62mm, đã dùng đạn to NATO 7,62x51mm rồi cắt nòng đi để xung phong. Làm đạn to, rồi làm nòng ngắn để đạn yếu đi cho súng đỡ giật, để bắn liên thanh được trên tay, để xung phong bắt chước AK... là một sự ... cực kỳ vô lý, và cái vô lý ấy là nỗi sỉ nhục cho ngành quân khí Mỹ, họ thà làm như thế còn hơn là sử dụng đạn Mỹ=hậu phương lớn trong cuộc chiến dự kiến với Liên Xô ở châu Âu. Mỹ có quyền làm đạn NATO 7,62x51, ừ thì dựa vào đó, Mỹ chào hàng đạn Remington .223 của M16A1 ? Thôi, chúng tôi xin em chã. Khốn khổ, đạn NATO M16A1 bắn trên các súng thường và cắt nòng ấy lại là đạn .... Mosin . Nó có cái đầu Mosin M1908 9,6 gram, có thuốc Mosin K44 nòng dài 500-600mm (các đạn M1942/44/45 Mosin), và dĩ nhiên không mang cái vỏ Mosin năm 1891 hy sinh toàn diện cho Tula, mà Tula vẫn chết đói, báo hại PK 110 năm sau. Đạn M16A1 thậm chí là không thể hoàn thiện được, năm 1967 quyết định dùng thuốc NATO 7,62x51 như là chìa khóa để được chấp nhận với tên phục vụ M16 năm đó, khổ quá, kiến ăn thức ăn của voi nên bệnh hoạn như vậy.

Đấy là đường đạn, còn máy súng thì trên. Gần Mỹ nhất là Nhật Bản bị Mỹ đóng quân, dùng toàn súng Mỹ, cũng không dám dùng máy M16 bao giờ cả. Còn lại, cả thế giới nhái súng Liên Xô, những nước cao nhất nhái AK, còn lại nhái SVT. Đến tận ANh Úc Ca cũng dùng máy SVT, cao minh như Thụy Sỹ mà lại dùng bản AK giống AK thật nhất...

M16A1 đã thế, lại còn cắt ngắn nòng đi .... tất cả các phiên bản cạc bin của M16A1 trong 50 năm qua không thể bán nổi một khẩu như thế. Ấy nhưng, có lũ lại bồng khẩu súng 50 năm tuổi ế ấy ra duyệt binh, mà lại là súng tù binh... khẩu súng cắt ngắn của đẻ non, bị chính hãng ném đi 50 năm qua vì không bán được khẩu nào, ế chỏng trong kho, bị bắt làm tù binh vì bố mẹ chả buồn mang về cho tốn tiền tầu xe.... duy nhất có xứ Nam Cụt duyệt binh nhục nhã đến như vậy.





Một đời mình, AR-18 bị đì đến mức kinh tởm bên Mỹ, người đì nó chẳng phải ai xa lạ, là ông anh đẻ non AR-15 / M16. Ông anh lừng lẫy với trích khí trực tiếp, bệ khóa nòng tròn, búa ấn mà không đập. Rõ ràng là, AR-18 ngày nay được nhiều nước dùng trừ Mỹ, những nước dùng các bản cải tiến từ AR-18 có các nước mà Mỹ mua license, kính trọng về vũ khí, như Anh Nhật Áo Đức (G36 Đức)... thì AR-15 không có phương thức nào sống dặt dẹo đẻ non, ngoài một cách duy nhất, đó là, hết sức đê tiện đìg đến chết ông em khỏe mạnh, hoành trang, và bình thường, AR-18 bình thường chứ không phi thường như M16, phi thường ở đây là bất bình thường thiểu năng đẻ non, đậm chất Tổng Thống Bush Con.

Sau khi Liên Xô chuyển sang đạn AK-74 5,45x39, thì châu Âu không thể tiếp tục bài ca sỉ nhục Mỹ như thế mãi được, súng nặng đạn nặng quá đáng, đạn AK-74 11-12 gram nhẹ dưới một nửa đạn 7,62x51. Và chắc chắn là, NATO sẽ chia đôi, Mỹ về bên Mỹ mà ở, nếu Mỹ không theo châu Âu, đạn FN SS109 được chấp nhận làm NATO 5,45x56, nặng hơn AK 74 chút, nhưng đầu đạn đơn giản dễ làm.

Đến đây, người Mỹ làm một việc lại chứng minh lần nữa sự ngu xuẩn thậm tệ của họ.  Mỹ bắt tiêu chuẩn đạn mới phải đúng cơ M16 để súng mới bắn được đạn cũ, súng cũ bắn được đạn mới. Theo cách nghĩ đơn giản liệt não bên Mỹ, thì cùng cỡ đường kính và vỏ, thì châu Âu không cải tiến cải lùi gì nhiều, và Mỹ có cả một kho súng ế đạn ế, tha hồ mà giầu. NHưng khốn khổ, FN buộc phải quay về đường đạn của thế kỷ 19 để giữ sức đạn. Đạn mới có nhồi quá áp, giảm tuổi thọ nòng , súng cũ bắn đạn mới thì không đủ xoáy, súng mới bắn đạn cũ thì đầu đạn bị lột vỏ trong nòng vì xoáy mạnh, tầm bắn hiệu quả cả hai trường hợp dưới 70 mét. Đến 90 mét, phần lớn đạn mới bắn trên súng cũ đã lộn ít nhất nửa vòng, không phải xoáy, mà lộn đầu ra đuôi, đập lưng và đuôi vào bia. Tất nhiên, đạn cũ đổ đi, súng Mỹ Mỹ dùng.

Đường đạn nòng xoắn hiện nay là đường đạn chống trên mũi nhọn, tốc độ xoáy và trọng tâm đạn tương tác với nhau vừa đủ để đạn thành con quay trong buồng áp thấp, tâm lực cản dồn vào đầu đinh, tu quay luôn tự tìm về hướng chổng ngược trên đinh như con quay trên bàn, trục đạn uốn dẻo theo đường đạn. Đường đạn này được áp dụng 190x. Trước đó, súng nòng xoắn bắn đầu đạn cố định trục như đĩa bay, vận tốc thấp, buồng áp thấp không đủ bao đầu đạn, lực cản khi đạn nghjieeng có cả ơqr đầu và đuôi, tâm khí động (tâm giá đỡ) gần với khối tâm, đạn như con quay hồi chuyển, bảo vệ trục đạn cố định, bắn lên cao thì hạ đuôi xuống.

Theo cỡ Mỹ thì đầu đạn kém chính xác do khối tâm gần tâm lực cản khi đạn nghiêng, AK-74 có kỹ thuật làm đầu đạn phức tạp như đạn pháo mà vẫn rẻ, nên dùng "đạn p[háo cho súng trường", có rỗng đầu, có đổ chì đuôi, dồn khối tâm về sau. FN soi NATO không thể làm đạn như thế giá rẻ, mà cỡ đạn Mỹ thì đuôi chóng thò ra như đạn tk 19, nên FN làm luôn đường đạn tk 19, đạn xoáy mạnh để hiệu ứng con quay hồi chuyển cố định trục thật mạnh. Thế là khá rồi, đạn đã dài, yếu, lại dùng chống trên mũi nhọn thì thành cái cục đá lộn đầu. CHúng ta biết rằng, thuật cánh đuôi và thuật chống trên mũi nhọn ngược nhau, cánh đuôi thì khối tâm đi trước, mũi nhọn thì khối tâm đi sau, nếu như lưỡng hai tính chất, thì ........ tâm đạn đi trước  Grin Grin cả đầu lẫn đuôi đi... sau  Grin Nòng đạn mới phải dài ra chút để tăng sơ tốc, để to buồng áp thấp.

« Sửa lần cuối: 08 Tháng Bảy, 2011, 11:22:28 am gửi bởi huyphuc1981_nb » Logged

Ờ, ừ, thì ký.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM