Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 13 Tháng Năm, 2024, 09:18:59 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.  (Đọc 809124 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #450 vào lúc: 03 Tháng Bảy, 2011, 09:09:02 pm »

Cho cháu hỏi các bác 1 tí trong phiên chế của quân đội nược ta thì trinh sát bắn tỉa được phiên chế ở cấp nào và số lượng bao nhiêu thành viên. ở Nga-Sô bắn tỉa dùng Dragunov đã được phiên chế ở cấp tiểu đội.


À, ở Vịt chưa có trinh sát bắn tỉa nên khó trả lời.
Súng bắn tỉa và người sử dụng súng không có biên chế chính thức. Không có binh chủng bắn tỉa. Đây là biên chế cơ động, tùy lúc mà phân bổ.
Logged

Ờ, ừ, thì ký.
tân binh95
Thành viên
*
Bài viết: 70


« Trả lời #451 vào lúc: 03 Tháng Bảy, 2011, 10:20:52 pm »

Ồ đúng là nước ta cần phải đào tạo 1 lực lượng lính bắn tỉa thường trực chứ không thể để có nhiệm vụ mới được điều động. Như ở Nga-Sô trong WW2 họ đã thành lập hẳn 1 lực lượng bắn tỉa quân số lên đến cả sư đoàn nên ở Stalingrad họ đã làm nên điều kì diệu. Cũng như trong thành phố những vùng rừng núi ở Cao- Bắc -Lạng cũng hiểm trở và nhiều khe nhỏ là điều kiện tốt để bắn tỉa. Về vũ khí ta có thể sử dụng SKS với ống quang học như Mĩ dùng M14 EBR hay Dragunov hay những khẩu như SV-98 của Nga còn không thì ta cũng có thể sử dụng lại hay tân trang khẩu K44- Mosin Nagant như sau :
http://www.youtube.com/watch?v=tttveTbF9NQ&feature=related
Logged
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #452 vào lúc: 03 Tháng Bảy, 2011, 10:37:00 pm »

Ồ đúng là nước ta cần phải đào tạo 1 lực lượng lính bắn tỉa thường trực chứ không thể để có nhiệm vụ mới được điều động. Như ở Nga-Sô trong WW2 họ đã thành lập hẳn 1 lực lượng bắn tỉa quân số lên đến cả sư đoàn nên ở Stalingrad họ đã làm nên điều kì diệu. Cũng như trong thành phố những vùng rừng núi ở Cao- Bắc -Lạng cũng hiểm trở và nhiều khe nhỏ là điều kiện tốt để bắn tỉa. Về vũ khí ta có thể sử dụng SKS với ống quang học như Mĩ dùng M14 EBR hay Dragunov hay những khẩu như SV-98 của Nga còn không thì ta cũng có thể sử dụng lại hay tân trang khẩu K44- Mosin Nagant như sau :
http://www.youtube.com/watch?v=tttveTbF9NQ&feature=related


Không có nước nào làm như bạn nói cả, không có sư đoàn nào bắn tỉa ở Nga Sô Trung Cộng cả, bạn lại bới rác đâu ra thông tin này rồi. Lính bắn tỉa được tuyển chọn và huấn luyện đặc biệt, nhưng được bố trí xen kẽ giữa các lực lượng khác tùy theo nhiệm vụ. Người ta có thể thành lập một "ban bắn tỉa" trên quân đoàn chuyên tổ chức huấn luyện trang bị lính bắn tỉa, nhưng cụ thể vẫn phải chia về các đơn vị nhỏ và theo lệnh chỉ huy đơn vị đó. Căn bệnh hoan tưởng về lực lượng bắn tỉa là căn bệnh phổ biến, mọi con bệnh đều tưởng mình bắn giỏi đến 100km, nạn nhân của nạn nhồi sọ bán súng lởm giá cao.

Ta cũng không cần tân trang K44 vì súng đó bắn tỉa không tốt lúc còn mới, mà nay đã cũ rồi. Nếu hết SVD thì ta tự sản xuất SVD, cần thì ta tự sản xuất Mosin nòng dài như súng trường Hungari M-52, đường đạn Mosin quá thừa với 99,9999% dân chúng nên không cần yêu cầu cao hơn.

Cái cách mà người ta sửa lại Mosin trong đó cũng là cái cách bệnh hoạn nhồi sọ hoang tưởng. Mosin đã được thiết kế tốt nhất với chế độ bắn và nhiệm vụ của nó, vài điểm lặt vặt thì còn có thể bàn, nhưng dáng súng cực chuẩn. Ở đây, bạn cần để ý đến hai khái niệm quan trọng với dáng súng phát một lên cò tay
--tỳ vai chặt
--đường ngắm cao trên điểm tỳ vai

Đường ngắm cao là đường nối thước ngắm đầu ruồi phải cao hơn đuôi báng, để có chỗ ngheọ cổ nheo mắt, nếu không , cổ rất bí làm xạ thủ bắn trượt
Tỳ vai chặt là khi chuẩn bị nổ, đã có đường ngắm cơ bản, người ta ấn chặt súng vào vai, nin thở, lấy đường ngắm chính xác và nổ.

Những động tác này để không rung và cái rung lớn nhất là do cò súng, búa súng. Với súng phát một thì việc súng rung do phản lực của đạn thường đến sau phát bắn, không hề ảnh hưởng như súng liên thanh, nên bạn cho cái báng thằng vào đó là vô ích. Cũng như vậy, cho ốp lót của súng liên thanh vào đó là ngỡ ngẩn, ít nhất nó ngăn cản khả năng dùng lê, lúc đó súng chỉ là cây giáo và cần cầm  toàn bộ chiều dài nòng đấu công phu thiếu lâm, đặc trưng của ốp dài trên súng phát một lên cò tay.

Mosin gập báng xuống để nâng cao đường ngắm và giữ chặt thân súng, sao bạn không về tk19 bảo thủy tổ súng Mỹ súng Pháp đẽo cái báng thẳng đi, cắt bớt ốp lót đi.

Cũng vậy, khi phát đạn giật, nó làm biến dạng giá kính ngắm khá mạnh, nên kinh ngắm Mosin bắt ốc giá to khỏe và nặng cả súng đến 5-6kg, chứ không mỏng mảnh như hạng súng chơi bời săn thỏ, chán rồi bỏ.


================

PP-2000
<a href="http://www.youtube.com/watch?v=vONB36TBir4" target="_blank">http://www.youtube.com/watch?v=vONB36TBir4</a>

<a href="http://www.youtube.com/watch?v=8aStKTA6mj8" target="_blank">http://www.youtube.com/watch?v=8aStKTA6mj8</a>

<a href="http://www.youtube.com/watch?v=zXmKJchZnd4" target="_blank">http://www.youtube.com/watch?v=zXmKJchZnd4</a>

<a href="http://www.youtube.com/watch?v=-wEKm5jFppo" target="_blank">http://www.youtube.com/watch?v=-wEKm5jFppo</a>

« Sửa lần cuối: 03 Tháng Bảy, 2011, 11:05:20 pm gửi bởi huyphuc1981_nb » Logged

Ờ, ừ, thì ký.
tân binh95
Thành viên
*
Bài viết: 70


« Trả lời #453 vào lúc: 03 Tháng Bảy, 2011, 11:03:20 pm »

Ôi bác ơi sao lại mắng em là bới rác, ông Vasily Grigoryevich Zaytsev từng phục vụ trong trung đoàn tay súng bắn tỉa 1047, sư đoàn lính bắn tỉa 284 mà tức là ở Liên Xô người ta đào tạo rất nhiều lính bắn tỉa như trong Stalingrad lính Đức không dám ngóc đầu khỏi chiến hào. Đây là nguồn về ông Vasily Grigoryevich Zaytsev.
http://vi.wikipedia.org/wiki/Vasily_Grigoryevich_Zaytsev
Logged
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #454 vào lúc: 03 Tháng Bảy, 2011, 11:06:12 pm »

Ôi bác ơi sao lại mắng em là bới rác, ông Vasily Grigoryevich Zaytsev từng phục vụ trong trung đoàn tay súng bắn tỉa 1047, sư đoàn lính bắn tỉa 284 mà tức là ở Liên Xô người ta đào tạo rất nhiều lính bắn tỉa như trong Stalingrad lính Đức không dám ngóc đầu khỏi chiến hào. Đây là nguồn về ông Vasily Grigoryevich Zaytsev.
http://vi.wikipedia.org/wiki/Vasily_Grigoryevich_Zaytsev

Lại wiiki
thế sư đoàn lính bắn tỉa ấy đánh nhau với xe tăng Đức thế nào hả bạn.


Các đơn vị bắn tỉa được thành lập để tổ chức, tuyển chọn , huấn luyện và biên chế lính bắn tỉa, nhưng khi thực hiện nhiệm vụ họ lại chia nhỏ ra, điều này cũng như những chuyên ngành như thông tin, pháo, tăng vậy. Đặc biệt là không thể thành lập binh chủng bắn tỉa như những ngành khác.

Lính bắn tỉa thường được bố trí hoạt động khi quân ta dừng, phòng ngự hay chờ đợi. Họ hoạt động xen kẽ với các đơn vị khác vì lý do đơn giản nhất là họ không tự vệ được, bị đanh đuổi tức khắc nếu không có các bộ đội khác. Lính bắn tỉa thường được bố trí ở các chốt giao thông, có địa hình thuận lợi như rừng cây hay đường phố. Ví dụ nổi bật về bắn tỉa là bao vây Cồn Tiên, quân ta bố trí lính bắn tỉa xen kẽ trong bộ binh, tiêu hao sinh lực, ngăn cản hoạt động, làm quân địch hoang mang.

Số người có năng khiếu bắn tỉa rất ít, lại phải được huấn luyện chu đáo, từ tuyển chọn, huấn luyện đến hoạt động cần rất chuyên nghiệp, nên thành lập các đơn vì bắn tỉa cho mục đích đó, chứ không phải các đơn vị bắn tỉa đứng ra chống lại cuộc tấn công của địch.

Bên thế giới nói tiếng Ann thường nhồi sọ về khả năng của bắn tỉa, đây là một phần của thế giới súng ống tiếng Anh hết sức ngu xuẩn, một phần của văn hóa nhồi sọ bán súng lởm giá cao. Họ làm ra những khẩu súng bán rất đắt cả dân sự và quân sự. Nhưng thực tế, một khẩu súng trường đối kháng thường như Mauser, Mosin đã quá đủ về đường đạn với những xạ thủ giỏi nhất. Ví dụ, ở tầm 600 mét, để đạt độ chính xác 10cm người ta cần chỉnh súng với độ phân giải 0,1mm, là điều không thể với toàn bộ con ngườil trừ phi bắn bằng máy (để thử đường đạn chẳng hạn). Như vậy, các súng làm bằng vàng để có độ chính xác cao là hoàn toàn vô ích. Đạn Mosin có đường đạn của đạn thông dụng 9,6 gram tốt nhất trong số các đạn thông dụng, Mauser có sơ tốc thấp hơn chút, ".30-06" Mỹ có sơ tốc sánh được với Mosin (bằng cách làm vỏ đạn to khủng bố, nhồi quá áp và hy sinh tuổi thọ nòng), nhưng lại tản mát vì kỹ thuật thiết kế đầu đạn quá sơ khai. Thêm nữa, trong thập niên 193x, Tokarev đã hoàn thiện tiêu chuẩn đạn 1908, ngời các kiểu đạn thông dụng 1930, 1942, 1945.... thì các kiểu đạn đó đều có phiên bản bắn tỉa, phiên bản này có thêm các tính năng dồn trọng tâm về sau, xòe váy, nở thân... tốt hơn, ăn nòng khít hơn, kín khí hơn và ít tản mát hơn trong không khí, hiện vẫn dùng trong thể thao.
"nghệ thuật bắn tỉa" http://arch07.narod.ru/potapov/part8.html

Người ta chỉ có thể chính súng với độ phân giải 10cm ở 600 mét bằng giá hai chân cách mắt 1,2 mét với siêu cao thủ, 2 mét với người thường, đây là điều không thể thực hiện được vì súng cồng kềnh, xạ thủ chạy không kịp bị súng máy địch bắn hạ. Súng bắn tỉa chỉ có thể nhỉng hơn súng trường đối kháng một chút về kích thước cân nặng. Ngay cả khi có độ phân giải đó ở cả người và súng, thì các điều kiện nhiệt độ-gió, ước lượng di động.... cũng không cho phép bắn trúng với tỷ lệ đáng kể. Khi bắn tỉa đúng nghĩa, hầu hết các tình huống là hạ địch ngay trong phát đầu, đơn giản là địch lủi mất, nên không có thời gian sửa sai và cũng vì thế người ta hay dùng súng bắn tỉa lên cò tay.  Cũng vì thế, các xạ thủ bắn tỉa giầu kinh nghiệm chỉ chọn những mục tiêu dưới 300 mét, nếu là di động thì chỉ 100-200 mét, nếu như bắt trượt, thì họ lộ vị trí, ít là mất cơ hội, nhiều là mất mạng.

Các súng bắn tỉa lên đạn tự động có đường đạn yếu hơn một chút, nhưng lại thuận tiện khi lích bắn tỉa tham gia trận đanh bình thường cùng đồng đội, nên súng bắn tỉa bây giờ đa phần chuyển sang tự động.





Hiệu quả cao trong bắn tỉa đạt được do trình độ xạ thủ, quan trọng nhất là trọn vị trí địch không tránh được, rồi đến ngụy trang giấu mình và giỏi phát hiện địch, chọn cơ hội nổ súng chắc ăn. Cuối cùng mới là những kỹ thuật bắn đón đầu mục tiêu di động, hiệu chỉnh nhiệt độ-gió... hay đơn giản hơn là ước lượng tầm.
http://arch07.narod.ru/potapov/part7.html
http://arch07.narod.ru/potapov/part6.html


Kính ngắm 3,5 (PU) của Mosin M1891-30 PU có bản cải tiến mà về sau bảng tầm của nó được sao sang B41. Súng có thước ước lượng tầm dựa vào chiều cao điển hình của người, vạch chia để ước lượng bù gió, nhiệt, vận tốc mục tiêu....
http://arch07.narod.ru/potapov/part4.html#4-7




Izhevsk


« Sửa lần cuối: 04 Tháng Bảy, 2011, 12:16:58 am gửi bởi huyphuc1981_nb » Logged

Ờ, ừ, thì ký.
tân binh95
Thành viên
*
Bài viết: 70


« Trả lời #455 vào lúc: 03 Tháng Bảy, 2011, 11:09:01 pm »

Mà em cũng phải công nhận cây Moín Nagant gắn rail, ống quang học mới, sơn đen, thêm dipod nhìn ngầu không kém súng hiện đại nào quả là đồ Nga "sống mãi với thời gian".
Logged
selene0802
Moderator
*
Bài viết: 2783


...áo xanh, nón tai bèo, mưa đầu mùa...


« Trả lời #456 vào lúc: 03 Tháng Bảy, 2011, 11:15:56 pm »

Ôi bác ơi sao lại mắng em là bới rác, ông Vasily Grigoryevich Zaytsev từng phục vụ trong trung đoàn tay súng bắn tỉa 1047, sư đoàn lính bắn tỉa 284 mà tức là ở Liên Xô người ta đào tạo rất nhiều lính bắn tỉa như trong Stalingrad lính Đức không dám ngóc đầu khỏi chiến hào. Đây là nguồn về ông Vasily Grigoryevich Zaytsev.
http://vi.wikipedia.org/wiki/Vasily_Grigoryevich_Zaytsev

Lại wiiki

thế sư đoàn lính bắn tỉa ấy đánh nhau với xe tăng Đức thế nào hả bạn.
Chắc các em í dịch từ "rilfe division" thành sư đoàn lính bắn tỉa bác ạ  Grin Grin
Logged

...thành phố đang nhớ nhung một dáng hình ai...
tân binh95
Thành viên
*
Bài viết: 70


« Trả lời #457 vào lúc: 03 Tháng Bảy, 2011, 11:38:16 pm »

Theo các trong 2 mẫu SKS có ống ngắm này thì mẫu nào hiệu quả hơn cho xạ thủ khi tác chiến:


Và các bác xem bọn Tàu nó làm gì với khẩu SKS nè:


Logged
tân binh95
Thành viên
*
Bài viết: 70


« Trả lời #458 vào lúc: 03 Tháng Bảy, 2011, 11:41:49 pm »

Trích dẫn
Chắc các em í dịch từ "rilfe division" thành sư đoàn lính bắn tỉa bác ạ   
Ặc em xin lỗi các bác, em quên không đọc bản tiếng Anh  Grin. Xin lỗi vì đã post bậy bạ.
Logged
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #459 vào lúc: 04 Tháng Bảy, 2011, 12:15:19 am »

SKS không phải là súng bắn tỉa tốt bạn ạ. Mặt tốt duy nhất của nó là ở đâu cũng kiếm được đạn. SKS được trang bị như là một súng thế hệ mới khi AK đã được chấp nhận sử dụng nhưng chưa được công nhận vai trò vua súng trường 195x. CHỉ đến khi có đủ các bộ B41, PK, RPK 1961 thì AK mới thật sự lên ngôi. SKS có tầm xa hơn AK, trong khi giai đoạn đầu AK chưa được PK và RPK đỡ cho cái này.

SKS cũng không thể là súng trường tấn công tốt, khóa của nó chèn ngiêng, gây rung đứng, trừ hai phiên bản ra vội MP44 và AS-44 thì không khi nào Nga và Đức chấp nhận súng máy dùng khoá đó. Riêng tầu cải SKS thành K63 xung phong. CŨng như thế, chính vì không đánh giá kỹ các hành động khi xung phong mà SKS xung phong nhà Tầu mới dài. K-63 được chấp nhận trong cách mạng văn hoá, hay phải biết.

SKS là súng phát một lên đạn tự động bắn đạn AK tốt, thế thôi. Đạn AK thì kém hơn đạn Mosin trong bắn tỉa, nên SKS bắn tỉa kém, có cải đến 10 đời SKS thì vẫn là như thế.

Theo các trong 2 mẫu SKS có ống ngắm này thì mẫu nào hiệu quả hơn cho xạ thủ khi tác chiến:


Và các bác xem bọn Tàu nó làm gì với khẩu SKS nè:


Logged

Ờ, ừ, thì ký.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM