Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 14 Tháng Năm, 2024, 12:35:44 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.  (Đọc 809149 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #410 vào lúc: 01 Tháng Bảy, 2011, 09:13:16 pm »

 Grin Grin Grin Grin Grin Grin Grin Grin

Nghe như wiki

Tiếng nổ vượt âm xảy ra khi vật tăng tốc vượt âm thanh ngoài không khí, trong đoạn đường có tốc độ xấp xỉ âm thanh, thì sóng âm đồng hành với vật, luôn được bổ sung năng lượng, như là cộng hưởng liên tục, tích lũy năng lượng tạo ra một bước sóng mạnh, chính là tiếng nổ. Như thế, nếu như đạn vượt âm trong nòng thì lấy đâu ra tiếng nổ đó.

Sự thật về cái đó thế này. Nếu như vận tốc đầu đạn tối đa dưới âm, thì âm thanh vượt trước đầu đạn trong toàn bộ nòng, thoát được năng lượng ra ngoài . Còn nếu vận tốc đầu đạn trong nòng vượt âm, thì âm thanh không mang được năng lượng đi, không khí ở phần nòng phía trước đầu đạn bị nén lại, tích lũy và tạo thành tiếng nổ giả, chứ không phải tiếng nổ vượt âm của máy bay. Tiếng nổ giả này cũng được ống giảm thanh hấp thụ vì nó bé hơn nhiều tiếng nổ chính là khí thuốc đằng sau đạn, không có chuyện làm đạn dưới âm để tránh tiếng này.

Súng giảm thanh có nhiều loại, có loại chỉ hơi bớt âm thanh đi, có loại cần giảm triệt để như là súng ám sát, chống khủng bố, đặc công... Loại giảm âm mạnh dùng đạn dưới âm, đầu đạn nặng, để giảm tiếng rít do đầu đạn xé gió, khi đó tiếng rít này to hơn tiếng nổ đã giảm âm.

Ngoài súng giảm thanh chuyên dụng trên, có hai phương pháp giảm thanh cho súng thường, là dùng đạn giảm thanh và ống giảm thanh. Đạn giảm thanh là đạn có hai phần đầu, một liều phụ đi cùng đầu đạn phát nổ ở gần đầu nòng đẩy khí thuốc chính tụt vào và xì ra từ từ, giảm âm.

Ống giảm âm có hình như dưới đây của bạn, thực chất, các bịt đầu nòng đều có chức năng giảm âm nhưng không nhiều, cái ống giảm thanh có thể gọi là "bịt đầu nòng to".

Cũng không có chuyện súng liên thanh không dùng được giảm âm. Súng bắn tỉa, súng ngắn có nhiều giảm thanh vì các nhiệm vụ ám sát, đặc công... còn súng trường đơn giản là hô xung phong càng to càng tốt, nên ít thấy giảm âm, nhưng không phải là không dùng được giảm thanh âm. AK có nhiều phiên bản ống giảm thanh, trong Hà Giang, Tầu dùng nhiều lần AK lắp ống giảm thanh (silencer).

Các phiên bản ống giảm thanh AK cũng không hề làm yếu đầu đạn, mà trong thực tế, đầu đạn mạnh hơn một chút do chức năng kéo dài nòng, nhưng chênh lệch không đáng kể.

Về nguyên tắc thì cái ống giảm thanh không khác gì cái ống bô xe máy cả, có điều để nhỏ gọn hiệu quả, nó có nhiều tầng phễu. Có nhiều hệ thống kiêm chức năng giảm thanh, như bang system (trích khí Đức) có cái piston ở ống giảm thanh kéo máy súng chạy, chức năng chính là piston, nhưng giảm thanh giảm chớp rất hiệu quả.

Cũng vậy, so với các PBS đầu, về sau ống giảm thanh AK PBS có thêm bù nẩy như bịt đầu nòng thường.


Còn tại sao AK không dùng đại trà ống giảm thanh thì có lẽ không cần mất nhiều công suy nghĩ. Ống giảm thanh làm súng cồng kềnh, bỏ lê, trong khi bộ đội thét xung phong thì tiếng nổ càng to càng sướng.


Kalashnikov AK rifle with PBS silencer, as used by Soviet Spetsnaz
http://world.guns.ru/assault/rus/ak-akm-e.html


PBS-1


PBS-4 (AK 5,45 mm)\


you tube PBS-1
<a href="http://www.youtube.com/watch?v=g17zensAK8A" target="_blank">http://www.youtube.com/watch?v=g17zensAK8A</a>

PBS-4
<a href="http://www.youtube.com/watch?v=rwPJGAOB0Is" target="_blank">http://www.youtube.com/watch?v=rwPJGAOB0Is</a>

Liên thanh
<a href="http://www.youtube.com/watch?v=9JJgaew3at0" target="_blank">http://www.youtube.com/watch?v=9JJgaew3at0</a>
Bên trong PBS-1 ( AK 7,62mm)
http://tantal.kalashnikov.guns.ru/parts5.html






CHAMBERLAIN'S RARE PARTS SHOWCASE #1
Technical Page 5:
In Detail: Soviet PBS-1 AKM Silent Fire Device
This page is made possible by the kind assistance of Chamberlain, who is well known in the field as a serious collector, excellent photographer, and above all, a heck of a nice guy. His knowledge and efforts to further the hobby are well established, and we are very happy and fortunate he has offered to contribute his time to both this web site and our continuing research projects.


This is an extremely rare Russian-manufactured PBS "Silent Fire Device." It is a conventional design silencer made for the 7,62x39mm Kalashnikov rifle, used in most cases by specialized troops and commando units, or SPETsNAZ. These devices are rare to be seen, even in the hands of Russian forces, so you can imagine how rare they are outside the military establishment.

This example is actually a demilled item, having been disabled and demilitarized according to US laws. In this image, you can see the baffle system and internal rod arrangement which actually forces the sound waves and side pressures away from the bullet, lowering the actual noise which exits the firearm/silencer.

Mounted to a late model AKM rifle, the silent fire device adds both length and weight to the rifle. In the field, these were widely used on the AKMS which would greatly reduce overall length and help made the weapon package more manageable. The rifle was normally also fitted with the PBS-calibrated rear leaf sight assembly, which was designed to be used with special 7,62x39mm subsonic ammunition. In combination with this ammunition, the noise reducing ability of the silent fire device was greatly enhanced.

This close-up view of the PBS-1 on the late style AKM rifle shows the slot cut into the silencer as part of the demilling process. It also shows great detail in the late features common to post-1972 AKM rifles, such as the "transitional" angular design gas block.

The PBS-1 field stripped to reveal the primary plugs and bullet wide cannister, dated 1983.

Reverse side of fittings, and the unused, mint condition bullet wipe. New bullet wipes are solid (without a central exit hole). The first round fired through the wipe will make the hole in the rubber material, therefore sealing is optimized. Once the hole becomes too large due to continual heat and wear, it has to be replaced in order to maintain an effective dampening of the noise levels. Note the Russian proof marks, "83" date coded bullet wipe, "OTK" inspector's markings, and six digit serial number of the rear section of the primary silencer tube.

This image displays the PBS-1 and it's accompanying original Soviet-published manual. Note the manual front cover mentions the calibre application of the PBS-1 (7,62x39mm), along with the model designations AKM and AKMS.

Later versions of the silencer, denoted as -2 and -3, were developed for calibre 5,45mm rifl

MP5, tất nhiên MP5 không phải là súng chỉ bắn phát một



Vậy là súng ít khói nổ nhỏ là ngon Grin , ủa mà sao hồi đó ít trang bị giảm thanh cho ak, tới nay cũng vậy. ak nổ lớn quá bắn nhiều ù tai tức ngực chứ có ích gì




ỐNG GIẢM THANH-LỊCH SỬ RA ĐỜI CÙNG CÁC ƯU NHƯỢC ĐIỂM.


Lỗ lực làm giảm tiếng ồn của viên đạn khi ra khỏi nòng súng được rất nhiều nhà phát minh trên thế giới bỏ không ít thời gian , công sức tìm tòi nghiêm cứu. Đến cuối thế kỷ 19, tức là năm 1898 nhà phát minh người Pháp có tên là Humbert đã chế tạo ra 1 thiết bị cơ học có tác dụng cắt dòng khí thuốc súng đi sau viên đạn khi ra khỏi nòng súng . Thiết bị có tên Ống giảm thanh, được nhà thiết kế vũ khí H.Maxim đưa vào áp dụng năm 1909. Về nguyên tắc ống giảm thanh ngày nay không khác mấy  so với những ống giảm thanh ban đầu. Thực ra các loại ống giảm thanh được sử dụng rộng rãi ngày nay được phát triển trên nguyên mẫu được phát triển đầu tiên tại Bỉ năm 1918.

Các ống giảm thanh hiện đại ngày nay thường được lắp vào đầu nòng súng bởi ren tiện. Ống giảm thanh làm nhiệm vụ cắt dòng khí thuốc súng đi sau viên đạn và làm giảm áp lực đầu nòng súng. Năng lượng giao động của âm thanh được chuyển thành nhiệt làm xuất hiện giao thoa. Sóng âm thanh và nhiệt được tạo ra làm suy yếu nhau về cường độ.

Nhược điểm của ống giảm thanh đó là giới hạn sơ tốc viên đạn, có nghĩa là khi vũ khí được trang bị giảm thanh thì đạn sử dụng đòi hỏi phải là đạn có tốc độ cận âm hoặc bằng tốc độ âm thanh ( 330-340 m/s). Tại sao khi lắp giảm thanh lại giới hạn sơ tốc viên đan? Vì khi viên đạn có tốc độ siêu thanh(>340m/s) thì bức tường âm thanh sẽ bị phá vỡ, đầu đạn sẽ tạo ra sóng xung kích. Viên đạn khi ra khỏi ống giảm thanh sẽ kèm theo âm thanh "giả" và như vậy phủ nhận vai trò của ống giảm thanh.

Các loại súng ngắn, súng máy, tiểu liên hiện đại trên thế giới thường sử dụng đạn có sơ tốc siêu âm do vậy khi lắp ống giảm thanh nhất thiết phải sử dụng đạn có liều lượng thuốc súng giảm. Trong 1 số trường hợp nhất định để làm giảm sơ tốc viên đạn , người ta làm giảm chiều dài nòng súng so với chuẩn. Tuy nhiên giải pháp này không thể thực hiện được ở 1 số khẩu súng ngắn tự động do chiều dài tối thiểu để nén lò xo của quy lát.

Tốc độ của viên đạn khi đi qua ống giảm thanh cũng bị giảm đáng kể do ma sát, cho nên vũ khí lắp giảm thanh đòi hỏi phải có độ dài nòng ở 1 chuẩn mực cho phép. Súng lắp giảm thanh thường sử dụng đạn có kích cỡ thông dụng(thông thường đạn 5,6mm). Trong 1 số trường hợp đặc biệt để bù đắp sơ tốc viên đạn đảm bảo tính hiệu quả, cỡ nòng được nâng lên đến 9mm. Ví dụ khẩu súng trường bắn tỉa cỡ nòng lớn VSSK"Xả" thường sử dụng đạn có tốc độ cận âm (290-295m/s).Các tút ở các loại đạn đặc biệt cho súng bắn tỉa VSSK"Xả" thường ngắn hơn với chuẩn thông thường của Nga. Đạn SSH-130 có kích cỡ 12,7 x 97mm (Kích cỡ thông thường 12,7 x 145mm , hoặc kích cỡ chuẩn 12,7 x 108mm).

Năng lượng viên đạn được bắn ra khỏi nòng súng VSSK"Xả" cũng thấp chỉ 2500J, chỉ tương đương với năng lượng của 1 viên đạn 7,62mm(AK) .



súng bắn tỉa cỡ nòng lớn VSSK.


Ống giảm thanh thường không thể lắp cho súng máy bởi ống giảm thanh sẽ nhanh chóng bị đốt nóng bởi khí thuốc súng theo cấp sỗ nhân, cơ cấu ngắt dòng khí thuốc súng trong ống giảm thanh nhanh chóng bị phá vỡ, dẫn tới mất tác dụng giảm thanh.

Thực tế súng lắp giảm thanh chỉ được trang bị cho các đơn vị làm nhiệm vụ đặc biệt, không trang bị rộng rãi trên chiến trường.









Thay cho lời kết:

Có 1 câu nói rất hay của người Phần lan trong cuộc chiến tranh Liên Xô-Phần lan (1939-1940) như sau : " Ống giảm thanh không phải làm cho người lính không nghe thấy, mà làm cho vũ khí trở lên vô hình".



« Sửa lần cuối: 03 Tháng Bảy, 2011, 10:55:19 am gửi bởi huyphuc1981_nb » Logged

Ờ, ừ, thì ký.
tung677
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 608



« Trả lời #411 vào lúc: 01 Tháng Bảy, 2011, 09:22:53 pm »

hehe bác lethao này giỏi quá tháo được cả đạn B41 , em chỉ dám tháo đạn B40 để lấy hột nổ chơi thôi .
Bọn mình, còn tháo cả mìn ĐH-10,lấy thuốc đánh cá là chuyện thường...còn bọn Thinhe677f346 vào bãi mìn tháo kíp là chuyện thường tình...minh dám nói lính ta chết mìn ta nhiều hơn mọi thứ khác( đấy là khu vực đơn vị chúng tôi phòng ngự)...bọn nó vào ra kể vanh vách nào là..POMZ-2,nào là..K-58,...K-69...Thịnh nó cũng phải cõng..nhiều thằng ra khỏi bãi mìn...

Ngoài đánh cá, nấu nước, thì thuốc mìn nhâm nhi cũng đường được.  Grin
Thuốc mìn thì nhâm nhi được...găm găm ngọt có vị đắng...mấy tay cũ bảo mình ...mày ăn nhiều thì say đấy ? không biết có đúng không?còn chữa ghẻ bôi vào vài ngày là thâm đen lại...chỉ đợi bong vẩy là khỏi...? he he... Grin lính mình cái gì cũng có thể cho vào mồm được...trừ lá ngón Tongue
Logged
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #412 vào lúc: 01 Tháng Bảy, 2011, 09:23:44 pm »

Đó là VZ 58, không có ở chiến trường. Súng chỉ được nhập về một ít để bộ đội dùng thử, mục tiêu là xem xét kế hoạch sản xuất khi chọn lựa mẫu súng sản xuất đại trà. Súng cũng không hề có trong huấn luyện và số người biết súng về Việt Nam rất ít.

Trong thập niên 196x, thì AK được chọn để sản xuất đại trà, nhưng không phải TUL (tự lực), mặc dù súng vẫn tên là TUL, nhưng đây là phiên bản AK Tầu do bạn viện trợ cả nhà máy, nặng, cổ, vỏ máy cắt gọt. Sau này cuối tk20 mới chuyển sang AKM với dây chuyền do ta tự bố trí, tự mua máy. Về nguyên tắc thì VZ 58 dễ dàng bị loại bỏ vì súng khó làm. VZ có duy nhất một vai trò là giữ niềm tự hào súng Áo-Hung = cái nôi súng đạn châu Âu và Thế Giới, bề thực chất, nó tồi hơn AK cả về tính năng đường đạn, khả năng sản xuất, độ tin cậy...

Búa thẳng.
Firing Pin Striker:


_Tôi không nhớ kĩ !nhưng hồi huấn luyện tôi được giữ khẩu AK Tiệp loại súng này nhẹ hơn AK của Nga và Trung Quốc. Tôi chỉ nhớ nó là búa đập thẳng, tốc độ bắn nhanh hơn các loại AK mà búa đập dạng cò mổ, hộp tiếp đạn cũng 30 viên. Khi tháo ra nau súng song tôi đố mọi người lắp vào nhưng ai cũng chịu, kể cả A Trưởng. Grin
Logged

Ờ, ừ, thì ký.
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #413 vào lúc: 01 Tháng Bảy, 2011, 09:36:13 pm »

Bác Phúc, trong ảnh này em thấy có 2 khẩu Vz này:

Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #414 vào lúc: 01 Tháng Bảy, 2011, 10:24:34 pm »

Bác Phúc, trong ảnh này em thấy có 2 khẩu Vz này:



Ý chiangshan  nói cái khẩu ở trên cùng chĩa lên giời ? hay cái khẩu tận cùng bên phải phía dưới? trông xa không nhận ra loại súng gì, cũng có thể là VZ 58. Nhưng theo mình, việc sử dụng một loại súng lạ rất bất tiên với quân khí các loại, trong thập niên 196x thì súng đạn không hiếm ở các lực lượng chủ lực. Trong ảnh, theo màu cờ thì là chủ lực miền, bộ đội miền Bắc có VZ đã khó, quân miền Nam càng khó hơn.

Phần nhiều khả năng, tất nhiên đây là ý kiến riêng của mình, đây là một seri AK Tiệp dùng chung part với VZ cho tiện sản xuất, cũng như huấn luyện các động các cơ bản. Hoặc có thể đơn giản là một loại cạc bin báng gập nào đó cho xe tăng. VZ 58 cũng có phiên bản phát một gọi là SA VZ 58, nhưng đây là súng đồ chơi, không phải đồ chiến, không làm liên thanh cho dễ bãn ở một số thị trường có luật cấm, kích cỡ như liên thanh mà bị cấm bắn liên thanh.

Tất nhiên, tuy không nhận ra súng gì nhưng rõ ràng là chúng có tay kéo khóa nòng bên phải.


Ý kiến của bò cũ sai, điều này cũng lặp lại ở một số trang

Tôi thì lại cho rằng chỉ có 3 chủng AK:

Khẩu trên cùng là Vz-58P, khẩu bên phải là Vz-58V đều của Tiệp (Ak Tiệp). Khẩu bên trái là AMD-65 của Hung (Ak Hung). Khẩu giữa là K-56 của TQ (Ak Tàu).



http://world.guns.ru/assault/chex/sa-vz5-e.html

Có thể thấy, 2 khẩu dưới rõ ràng là 2 loại AK. Điểm khác nhau dễ nhận của AK và VZ 58 là đoạn ống trích trước ốp lót của AK dài, cũng như thông nòng. Không rõ súng nước nào, nhưng cả hai đều là AK nguyên thuỷ, vỏ máy súng (receiver) cắt gọt, nặng 4,2kg, vào thời điểm 196x, 197x thì chỉ còn Trung Quốc sản xuất (ngũ lục thức).

Khẩu trên cùng chưa rõ, nhưng VZ 58 P có trích khí trông ngoài rất giống AK


VZ 58 V cũng là trích khí AK nhưng có hình dáng lai lai FN FAL, cả hai loại đều dùng cần đẩy như FN FAL


Tuy khẩu trên không rõ là súng gì, nhưng không phải VZ 58 vì không có 2 ốp lót rời với khe ngăn cách khá rộng. Điều đó cũng được áp dụng với khẩu tận cùng bên phải phía dưới. Hình nhỏ của VZ, rất dễ thấy khe ngăn cách giữa hai ốp lót nằm gần như chính giữa ốp.



Cấu tạo hơi khác nhau, nhưng ốp lót trên của VZ 58 giống AK, trên là VZ, dưới là AK








Điều này được copy ở nhiều nơi, trong ảnh là AKM không rõ nước nào sản xuất. Ký hiệu bằng tiếng Slave nên có thể đoán là Hung, Ba Lan, Nam Tư. Trong chuỗi sản xuất AK, thì các vùng thuộc Áo-Hung cũ tham gia sản xuất, thiết kế, cải tiến rất tích cực. Kiểu báng này có thiết kế xuất phát từ Đông Đức, được sản xuất ở Đức (cả phiên bản bắn đạn NATO sau 1990), Ba Lan, Rumania, Hungaria... và một số nước khác.
http://vn.360plus.yahoo.com/loveyou_and_lovemy_1972/article?mid=187&fid=-1
VZ-58V Tiệp báng gập
« Sửa lần cuối: 02 Tháng Bảy, 2011, 01:39:04 am gửi bởi huyphuc1981_nb » Logged

Ờ, ừ, thì ký.
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #415 vào lúc: 01 Tháng Bảy, 2011, 11:49:49 pm »

Bác longtrec cho em hỏi D-44 và D-48 khác nhau như thế nào ạ?

Có 2 cách để phân biệt giữa D-44 và D-48:

Cách thứ 1, quan sát bằng mắt thường ta nhận thấy:


- Nòng súng của D-44 ngắn hơn(thực tế ngắn hơn gần 1m).
-Đầu nòng súng, ở loa triệt tiêu hỏa khí khác nhau, ở D-48 loa triệt tiêu hỏa khí được cải tiến khi tác chiến đêm lửa đầu nòng ít hơn.



Pháo 85mm (D-44).




Pháo 85mm (D-48).

Cách thứ 2, so sánh thông số kỹ thuật của chúng:


D-44 :                                                               D-48
-Trọng lượng : 1,725t.                                    -Trọng lượng : 2,35t.
-Chiều dài nòng : 4675mm/55,1kalp                 -Chiều dài nòng : 74Kalp.
-Chiều dài súng : 8340mm                              -Chiều dài súng : 9195mm
-Chiều rộng : 1680mm                                    -Chiều rộng :
-Tốc độ bắn : 20-25v/phút                              -Tốc độ bắn : 15v/phút.
-Sơ tốc nòng: 793m/s.                                    -Sơ tốc nòng :925-1040m/s.
-Cự li : 15820m                                              -Cự li : 18970m


Lính nhà ta quen gọi pháo 85mm nòng dài , tức là nói về pháo 85mmD-48.
Tiện đây gửi các bác Cựu cùng các bạn tấm ảnh các loại đạn pháo 85mm.



Thứ tự từ trái qua phải, 1-2-3 là đạn chống tăng, quả đạn thứ tư thuộc chủng nổ phân mảnh với ngòi nổ dùng sát thương BB.




http://za-cccp.narod.ru/cccp/v/a/p_85_d-48.html
Đ-48 (ПТП Д-48) là phiên bản cải tiến nòng dài của Đ-44. Hai pháo na ná như nhau trừ cái nòng dài. Cái chụp đầu nòng thì Liên Xô vẫn dùng xen kẽ cả hai loại, kiểu mang cá có thời gian được gọi là "kiểu Đức" do học từ địch trong chiến tranh để thay thế kiểu chữ T, kiểu chữ T súy giết một bác cũng to to nên lĩnh án tử hình. Kiểu mang cá bền chắc đơn giản, giảm âm tốt với xạ thủ, nhưng giảm chớp yếu hơn, các loại pháo mạnh thường chuyển sang lỗ tổ ong (pepper-pot, rây tiêu). Xuyên thép cán tiêu chuẩn đứng 190mm ở 1000 mét, đủ sức diệt sạch tăng hồi đó có mặt trên thế giới từ tất cả các hướng đánh.

Cả hai pháo đều dùng khóa nòng then đứng bán tự động (semi-automatic vertical sliding), súng nhẹ 2,3 tấn nhưng tốc độ bắn lên đến 15 phát / phút. Thực chất, tốc độ bắn của loại khóa nòng này được đẩy lên cao nữa đến 20 phát / phút với việc tăng cường biên chế các bác cửu. Súng nhẹ và rẻ hơn nhiều các phiên bản bắn nhanh tự động, nên dễ dàng có lực lượng đông áp đảo. Nguyên lý của loại máy này là súng dùng lùi để mở khóa nòng rồi dừng ở vị trí lùi, xạ thủ nạp đạn xong thì đẩy về trợ lực xạ thủ đóng khóa nòng.

Bộ đẩy về-lùi của Đ-44/ Đ-48 lừng danh đặc sắc, trong khi các máy tương tự của phương Tây còn dùng piston trôi đến ngày hôm nay.  Bộ máy này dùng hai ống , tách biệt các chức năng lùi và đẩy về. Hệ lùi dùng cần điều chỉnh tiết diện tiết lưu, đảm bảo lực hãm lùi đồng đều, khi vận tốc lùi còn cao, thì tiết lưu rộng, giảm tỷ lệ số đo lực hãm/ vận tốc, khi vận tốc nhỏ thì lỗ tiết lưu cũng nhỏ theo, điều này làm đường lùi ngắn mà lực lùi nhỏ, không làm di chuyển giá pháp quá nhiều trong khi cả khẩu súng vẫn gọn nhẹ. Máy lùi có chức năng hãm đẩy về, kihi đẩy về gần đến đích thì vận tốc đẩy về được hãm lại bằng máy lùi, chứ không lao kịch dẫn đến xê dịch giá pháo.

Chức năng đặc sắc thứ 3 của máy lùi này là không hãm khi đạn còn trong nòng, và đặc sắc hơn cả là điều này thực hiện đơn giản đến hài hước, cũng như các mặt tốt của AK như cái lõm đuôi đầu đạn, điều đến nay vẫn không công bố, và cũng như Berdan, một thế kỷ rưỡi nay Mỹ không thể hiểu tại sao súng Nga bền đến thế, vì cái lõm đuôi đầu đạn. Chức năng không hãm khi đạn còn trong nòng cho phép nòng lùi tự do lúc đó, không tác động lực lên giá pháo, không làm giá pháo xê dịch, thực hiện đúng đường ngắm, bắn chính xác là yêu cầu cao bậc nhất của súng chống tăng, cần bắn chính xác vào những chỗ hiểm. Rất đơn giản, dầu trong máy lùi sau khi lắp xong được máy hút chân không rút đi một chút, khoang trống được điền đầy hơi nước-rượu (gọi là dầu nhưng thực ra là một thứ rượu), nhờ khoang trống này mà nòng không được hãm lùi ở một đoạn nhỏ, sau đó áp lực biến khoang này thành nước, dầu điền đầy cylinder máy hãm, bắt đầu hãm.

Với cái máy lùi-đẩy về có các chức năng trên và kiêm luôn chức năng động cơ của máy bán tự động, súng chống tăng này vượt qua mọi loại súng chống tăng khác . Súng nhỏ, nhẹ, bắn rất nhanh, chính xác, tốc độ triển khai nhanh chỉ 2 phút. Với khối lượng 2,35 tấn, súng rất rẻ so với các tăng pháo tự hành, tạo hoả lực vượt trội hàng chục lần trong các trận co cẳng chạy như 1941.

Kiểu khóa nòng này có từ lâu, như  Bofors 37 mm nhà thuỵ ĐIển cũng đầu 193x, 37mm SA.L Puteaux nhà Phú Lãng Sa 1937, Flak Đức và bản copy 88mm kiểu 99 Nhật, 47mm chống tăng Nhật 1941. Pz. Jäg. I für 4.7 cm Pak (t) Tiệp Khắc, đều có chức năng chống tăng. Nhưng không súng nào kết hợp được máy lùi-đẩy về phức tạp để pháo kéo có độ chính xác cao đương đầu với pháo cơ giới.





Về đạn, danh sách đạn trên thiếu APFS-DS.

số 1 là APCR, Armour Piercing Composite Rigid , còn gọi là HVAP (High Velocity AP) và APHC (AP hard core). Đầu đạn nhẹ, vỏ mềm nhẹ, lõi cứng, nhưng vỏ đầu đạn không tự văng đi như APDS-FS, mà đến khi chạm mục tiêu thì lõi mới trút vỏ. Đạn không mang theo thuốc phá mà chỉ có một ít thuốc vạch đường.
vết APCR WW2



Số 3 là AP thường (AP, Armour Piercing). Đạn có một cái đầu bằng thép và một chút thuốc, diệt công sự rất tiện vì đạn chui vào trong công sự mới nổ, ngòi chậm.


Số 2 cũng là AP, nhưng đây là đạn có đường đạn tốt, đạn phức tạp. Phần sau là một viên AP thường, có thêm cái đệm mềm để bám mặt nghiên và mũi chóp chứa khoang rỗng phục vụ đường đạn. Đạn bắn chính xác hơn và suyên nhỉnh hơn AP đơn giản.

Số 4 là đạn trái phá sát thương có thể lắp ngòi tức thì hay ngòi chậm, chống bộ binh và công sự.

Đ-44 và Đ-48 có đạn APDSFS, đạn có guốc giảm cỡ ổn định cánh đuôi, để bắn trong nòng xoắn thì lõi KE và cánh đuối đặt trong một cái cối quay, cối quay theo xoắn còn lõi không quay. Súng dùng chung đạn với Đ-5 của T-34.


Tiền thân của các bác này là bác 1939 85-мм зенитная пушка обр. 1939 г. Sơ tốc đạt 800-880 m/s, CAL 52 (tỷ số chiều dài nòng). Dễ thấy, pháo vẫn dùng máy lùi-đẩy về piston trôi của lựu pháo, bên dưới là máng pháo y như 152mm M1910. Máy lùi-đẩy về piston trôi dùng một ống duy nhất cho cả hai chức năng lùi-đẩy về, cấu tạo đơn giản, độ tin cậy tăng lên khi lắp 2 ống, một số pháo như Longtom (Mỹ copy Pháp) dùng ống đặt xiên để làm đều lực hãm, nhưng khẩu này thì không. Cấu tạp là khoang dầu hãm lùi ngắn cách với khoang khí nén của đẩy về bằng một piston trôi.
http://www.kursk1943.mil.ru/kursk/tw/art/s_85-1939.html







Dễ dàng kiểm tra lại lần nữa rằng, Đ-44 là khẩu súng đầu tiên của Liên Xô dùng cấu hình máy lùi-đẩy về tinh vi trên, cho đến nay thì cấu hình đó vẫn là tinh vi nhất thế giới pháo kéo bắn thủ công.
http://www.istorya.ru/book/ww2/319.php
152mm hình như là model 1930 (гаубица =lựu pháo)


57mm nòng dài, nó có chức năng phòng không-săn tăng và cũng có phiên bản lắp trên xe tăng T-34



105-мм гаубица 18Л/28 (Германия). Kiểu lùi-đẩy về lựu pháo Nga này do Đức mang đến qua các model thuê Đức làm 152mm M1909-M1910.
http://www.istorya.ru/book/ww2/img/tmp389B-171.jpg

88-мм зенитная пушка ФЛАК-41 Германия. Đây là súng nòng dài phòng không-săn tăng và cũng có phiên bản trên xe tăng Tiger Đức, dễ thấy, đến năm 1941 bác Đức vẫn dùng kiểu lùi cổ này



Lùi-đẩy về piston trôi cũng dần áp dụng các kỹ thuật ổn định lực hãm. Cần điều chỉnh tiết lưu của Đ-44 cũng đã được dùng trước dó với việc tách ống lùi khỏi ống đẩy về, nhưng chưa từng có súng nào đủ các chức năng hãm đẩy về rồi không hãm khi bắn. Để điều chỉnh lực hãm, Longtom theo thiết kế Pháp dùng ống hãm xiên, khi mới lùi, ống hãm chuyển động chậm, lực hãm nhỏ.

Bố trí xiên này có thể thấy trên Long Tom và vuúa chiến trường, nói là ống hãm của GDF nhà Phú Lãng Sa WW1.


Pháo lựu M-101/M-102 105mm của Mĩ, được VN dùng rộng rãi từ thời chống Mĩ đến chiến tranh biên giới, thường trang bị cho trung đoàn pháo binh của sư đoàn bộ binh.
http://ttvnol.com/gdqp/476742/page-64




Đây là Đ-20 152mm, hậu duệ của ML-20, hay còn gọi là MK-20 model 1955.



« Sửa lần cuối: 02 Tháng Bảy, 2011, 01:15:23 am gửi bởi huyphuc1981_nb » Logged

Ờ, ừ, thì ký.
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #416 vào lúc: 02 Tháng Bảy, 2011, 02:00:53 am »

Gớm, nhiều sáng kiến quá, có cả trích khí phản lực  Grin Grin Grin Grin

RPD đơn giản là phiên bản cải tiến từ  DP, thật ra, DP cải tiến thành RP-46, RPD là RP-46 thu nhỏ và bỏ chức năng bắn băng hộp lò xo. DP chỉ bắn băng hộp lò xo. DP xuát phát từ một thiết kế như là bản sơ cua của Fedorov trình lên hội đồng 1917, sau khi xây dựng nhà máy, hai thầy trò nhà này đã quyết định chọn thiết kế này.

Trích khí của DP là trích khí tiết lưu hành trình đẩy dài điển hình, phiên bản gần giống cùng thời là FM MLE 1924 Phú Lãng Sa. CHắc chắn không phải do nhà Phú thiết kế, vì các phiên bản của họ rất lởm, mà đây là phát triển ở nhiều súng chủ yếu là Áo-Hung. Trích khí kiểu này có khoang dự trữ khí để kéo dài hành trình đẩy máy của khí thuốc. Riêng ở DP, người ta thiết kế cái cylinder di chuyển rời khỏi piston cố định, nhờ đó khí thuốc vận tốc lớn thổi bẩn ra khỏi cylinder. Cái này mà làm cần đẩy rời là ra SVT và ngày nay là LWRC nhà Mèo. Cái hay là áp lực khí ở DP được biến thành vận tốc khí động, nên ngay cả khi cylinder rời khỏi piston, thì lực đẩy khí động vẫn duy trì. Nhà Phú không có chức năng này.


RPD giống hệt như RP-46, toàn bộ cái trích khí này không thay đổi gì từ 192x. DP là phiên bản trích khí thành công nhất của kiểu này và chỉ cần thay thế trước trích khi xiên ngược lừng lấy nhà AK.

Máy DP là máy cân, trong khi toàn bộ dòng trung liên phương tây lúc đó đều xuất phát từ chương trình ZB nhà Áo-Hung, chèn nghiêng rất rung. MLE 1924 và BAR giống nhau có bản lề gập. Còn Bren mua license ZB. Nga và Đức từ các phiên bản ra vội AS-44, MP-44 thì không bao giờ chấp nhận chèn nghiêng trong liên thanh.

Khóa nòng DP, RP, RPD là cải tiến từ ý tưởng do nhà khoa học Thụy ĐIển Rudolf Henrik Kjellman vẽ năm 1907. G43 Đức dùng y nguyên kiểu khóa nòng này, còn DP thay bằng ngạnh chống


Có thể quan sát sự hoàn thiện của trích khi DP ở hình

DP. Trích khí có hành trình đẩy dài điển hình. Để kéo dài hành trình đẩy mà tiết kiệm khí, người ta làm lỗ trích khí nhỏ, khí trích chứa trong một khoang đệm cho phép duy trì lực đẩy máy súng chạy khi đạn đã ra, áp trong nòng đã hạ. Từ khoang này, khí dược tăng tốc qua một lỗ như là tuye nằm giữa piston, phụt vào đầu cylinder, điều này duy trì lực đẩy khi cylinder đã ra khỏi piston, mà thổi bay bẩn tắc ra ngoài.


FM MLE 1924 Pháp
Trích khí này đã có khoang chứa, nhưng vẫn dùng toàn bộ là áp lực khí tĩnh chứ không phải vận tốc khí động, không có chức năng xả bẩn
http://armesfrancaises.free.fr/FM%20Mle%2024-29.html



hốc kít chưa thèm chế ra khoang chứa, điều này làm máy súng cần tăng tốc trước khi mất áp lực trong nòng, lực đẩy máy súng rất mạnh, to, nặng và tốn khí





Về phía Đức, họ loay hoay không tìm ra được trích khí tin cậy, SK39 dùng bang, tức piston ở đầu nòng tiến về trước, cần truyền động dài. G43 dùng nguyên si trích khí SVT,. Trích khí SVT là phiên bản cải tiến từ DP dùng cần đẩy lùi rời, kém xả bẩn hơn rồi được FN FAL cải lần nữa thành hoàn thiện đến nay. LWRC Mỹ hôm nay thì đơn giản là giống hệt SVT.

Máy súng Đức dùng lùi, có chức năng súng trường bắn từ khóa nòng đóng, về tổng thể nhỉnh hơn DP. DP cũng chỉ thiếu chức năng súng trường đó, về liên thanh, súng chạy cân, tin cậy. DP có nhược điểm băng đĩa do đạn gờ móc Mosin, còn súng máy Đức bắn đạn không gờ Mauser thuận tiện. Về sản xuất thì DP vượt trội, do các máy lùi ngắn đều khó thực hiện hơn trích khí DP nhiều, DP không cần hợp kim gì đặc biệt ở máy súng, các chi tiết máy thô to và số mặt gia công ít, đạt được nhờ có trích khi ưu việt, hoạt động tốt mà lại tránh né được máy lùi.

Máy DP





RPD được chấm nhận trong biên chế cùng với SKS. Thực chất, đến năm 1959-1960 thì bộ AK, RPK và PK mới được chấp nhận chính thức cùng B41. RPK có nhiều tai tiếng, nó hoàn thiện rất chậm, chậm hơn cả PK. Nguyên nhân là RPK không đủ chức năng của một trung liên, nó quá nhẹ, nỏng nhẹ, nhanh nóng.  RPK là 3 trong 1, súng có các chức năng súng trường xung phong, súng trường nòng dài và trung liên. Để xung phong thì súng hơi nặng (5kg), nhưng không hiếm người dùng được chức năng đó và mỗi tiểu đội 1 súng, 3 súng đều dễ kiếm người như thế.

Nhưng cỡ 7kg như RPD thì lại nặng ngang PK mà chức năng PK mạnh mẽ hơn nhiều. Như thế, thời của RPD đã điểm. PK là súng máy đa năng, khi dùng 1 người nó là trung liên nặng bằng RPD, khi dùng nhiều người thì có các chức năng cao xạ, đại liên. Như thế, 1 hoặc 3 khẩu RPK bắn băng to (băng trống), tuy làm trung liên yếu hơn, nhưng về tổng thể hỏa lực của cả đội hình thì mạnh hơn.

Trong biên chế mới, tiểu đội bộ binh đi bộ có 1 RPK, 1 B41, 7 AK. Bỏ súng máy cấp trung đội, đại đội có 2-3 PK cùng cối 60. Tiểu đội bộ binh cơ giời đi BMP thì biết rồi, B41 dùng thỏa thích, 1 PK, 1-3 RPK và 7 AK, thêm một pháo liên thanh 30mm hoặc pháo bắn nhanh 73mm, thêm 4 đạn ATGM. Thế là đời RPD chỉ có chục năm thập niên 195x.


Khi RPD ở Liên Xô được thay thế với tuổi phục vụ chính thức chỉ có cỡ 10 năm, thì RPD được sản xuất nhiều ở tầu do họ cắt khỏi dây Liên Xô trong cách mạng văn hóa, không có khả năng sản xuất RPK và PK. Vì vậy, RPD ở ta hầy hết là hàng tầu, ngũ lục thức cơ thương.


====================
Trích khí Đức dùng đến SK-39, còn gọi là kiểu Bang. Đầu nòng có cái piston tiến về trước đẩy máy súng về sau qua đòn bẩy. Do không hoàn thiện trích khí, G43 nhái y nguyên trích khi SVT, tức bản cải tiến cần rời của DP. Phiên bản MP44 dùng trích khí ZP Tiệp Khắc kiểu ZB-30, (Bren).



Một ý tưởng nữa của Đức cũng không thực hiện nổi, kết hợp lùi và trích khí. Khi áp lực khí giảm thì chốt được khóa nòng đẩy tiến về trước, mở khóa nòng.



các máy lùi Đức dùng trên MG42 và MP45, cần con lăn bằng vạt liệu tốt, khó kiếm. Những ví dụ này bên Đức cho thấy tầm quan trọng của trích khí DP.





Đứng trên góc nhìn khác, chúng ta xem trích khí ZB-26. Chương trình súng máy khóa nòng chèn nghiêng phát triển ở Áo-Hung và tiếp tục ở Pháp Anh Mỹ. Nga và Đức không thể chấp nhận khóa chèn nghiêng.  Vicker nhái lại kiểu này rồi không thành côngm, sau này thì chờ ZB hoàn thiện, Anh mua license ZB-30 thành Bren. Trích khí ZB-30, Bren đại thể giống DP. Giữa chừng Pháp Mỹ cho ra BAR và FM MLE 1924, như trên.

Trích khí ZB-26 là xien ngược như AK, nhưng khi đổi đạn thì rất khó do thiếu bài toán. Chính vì thế M39 Thụy ĐIển mới có trích khí rất củ chuối và Bren chuyển thành trích khí tiết lưu.

Như thế, DP là trích khí tốt nhất ngày đó và vẫn là mẫu mực hôm nay. Tất nhiên nó chẳng phản lực chút nào su ạ.



Kính các đồng chí các bác CCB và các bạn, em xin tiếp tục trình bầy những nét chính về súng trung liên RPD. Thưa các đồng chí và các bạn khẩu trung liên RPD là khẩu súng rất quen thuộc với chúng ta, tên RPD là tên phiên âm tiêng Nga của khẩu "Ручной пулемет Дегтярева", được nhóm thiết kế do kỹ sư:Vasily Degtyarev đứng đầu phát triển vào năm 1944, đây là 1 trong những khẩu súng đầu tiên của Liên Xô dùng đạn kiểu mới cùng với súng CKC; AK và RPK dùng chung cỡ đạn 7,62 X 39. Súng được thiết kể để làm hỏa lực mạnh cho tiểu đội bộ binh và do 1 chiến sỹ sử dụng.
 Về cấu tạo của súng trung liên RPD như sau: Súng gồm các bộ phận, đầu ruồi; nòng súng; thước ngắm; ốp lót tay trên và dưới; máy súng; hộp tiếp đạn hình tròn; cò súng; khóa an toàn; tay cầm; báng súng và 1 bộ phận rất quan trọng của súng là giá súng. Giá súng có đặc điểm là có thể gập vào khi xung phong và mở ra khi dùng súng để phòng ngự. Đặc điểm của máy súng trung liên RPD là: Súng sử dụng nguyên tắc trích khí phản lực, với bít tông có hành trình dài đi qua lỗ điều tiết khí nằm dưới nòng súng. Khóa nòng của súng trung liên RPD có dạng ngạnh xòe sang 2 bên chống vào 2 bên thành của máy súng để khóa nòng súng. Băng đạn của súng trung liên RPD có dạng hình tròn với 100 viên đạn, 100 viên đạn năm trong băng được nối với nhau bởi 4 dây đạn mỗi dây 25 viên vì vậy trong quá trình bắn súng người chiến sỹ còn phải chú ý thú lại dây tiếp đạn và đây là nhược điểm của khẩu trung liên này. Một đặc điểm nữa của trung liên RPD đó là nòng của súng có thể thay được ngay ngoài chiến trường.
 Các thông số kỹ thuật chính của súng trung liên RPD như sau:
 1) Trọng lượng rỗng của súng là:7,4kg
 2) Chiều dài của súng là 1037mm, trong đó chiều dài nòng súng là 520mm
 3) Tầm bắn ghi trên thước ngắm của súng là từ 100 - 1000m
 4) Tầm bắn hiệu quả của súng là 500m với mục tiêu co cụm trong công sự, với mục tiêu ngoài công sự là 800m
 5) Súng sử dụng hộp tiếp đạn hình tròn, với số lượng đạn là 100 viên, loại đạn 7,62 X 39
 6) Tốc độ bắn của súng là 650 phát/phút với sơ tốc đầu đạn là 735m/s
 Thưa các đồng chí các bác CCB và các bạn, tới đây em đã trình bầy xong các đặc điểm cơ bản của sung trung liên RPD. Trong bài viết của em có điều gì sai sót em rất mong được các đồng chí các bác CCB và các bạn bổ xung cho ạ                

to dưới, nhầm
« Sửa lần cuối: 02 Tháng Bảy, 2011, 03:06:59 am gửi bởi huyphuc1981_nb » Logged

Ờ, ừ, thì ký.
su22 m4
Thành viên
*
Bài viết: 850



« Trả lời #417 vào lúc: 02 Tháng Bảy, 2011, 02:17:46 am »

Gớm, nhiều sáng kiến quá, có cả trích khí phản lực  Grin Grin Grin Grin
Thưa các đồng chí các bác CCB và các bạn! Trong số chúng ta những người đã kinh qua trận mạc, hoặc các bạn trẻ chỉ biết đến chiến tranh qua sách vở, tiếp xúc với vũ khi trong các khóa giáo dục quốc phòng thì chắc không còn ai không biết và chưa từng tiếp xúc với một loại vũ khí cá nhân đựoc trang bị tới từng người lính đó chính là Lựu Đạn. Trong bài viết này, em xin được phép sơ lược qua vài nét về Lựu Đạn.
 Như chúng ta đều đã biết Lựu Đạn trên thế giới có nhiều hình dáng khác nhau, nhưng dù ở hình dàng nào thì về mặt phân loại Lựu Đạn được phân thành 2 loại trính là: Loại Lựu đạn ném hay có cái tên quen thuộc là Lựu Đạn Mỏ Vịt, và Lựu Đạn gài có cấu tạo để khi người và vật đi trạm phải dây gài sẽ làm bật chốt an toàn và Lựu Đạn nổ tức thì. Loại Lựu Đạn gài này có dây cháy trậm rất ngắn thời gian điểm hỏa chỉ 1 vài % giây đến 1 giây.
 Về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của Lựu Đạn như sau: Lựu Đạn gồm các bộ phận sau:
1) Vỏ Lựu Đạn: Vỏ Lựu Đạn được đúc bằng gang có khía thành những mảnh nhỏ, hoặc các viên bi đúc lẫn vào vỏ. Ngoài ra vỏ Lựu Đạn còn là bộ phận chứa thuốc nổ TNT và đây là bộ phận sát thương trính của Lựu Đạn.
2) Chốt an toàn, chốt an toàn có tác dụng giư mỏ vịt của Lựu Đạn
3) Mỏ vịt, mỏ vịt có nhiệm vũ giữ kim hỏa của Lựu Đạn
4) Kim hỏa và lò so kim hỏa, nhiệm vụ của 2 bộ phận này là gây cháy cho hạt lửa của Lựu Đạn.
5) Hạt lửa, hạt lửa có nhiệm vụ mồi lửa cho dây cháy trậm
6) Dây cháy trậm, dây cháy trậm có nhiệm vũ truyền lửa từ hạt lửa và kích nổ khối thuốc nổ TNT chưa trong vỏ Lựu Đạn
7) Khối thuốc nổ TNT, khối thuốc này có nhiệm vụ phát nổ tạo mảnh văng gây sát thương cho bộ binh đối phương.
 Nguyên lý hoạt động của Lựu Đạn như sau: Khi ta rút chốt an toàn khỏi mỏ vịt, mỏ vịt sẽ bất ra ngoài tiếp đế lò so kim hỏa sẽ đẩy kim hỏa đập vào hạt lửa, hạt lửa đánh lửa gây cháy dây cháy trậm. Tới nhiệm vụ của dây cháy trậm kích nổ khối thuốc nổ TNT và tạo mảnh văng gây sát thương. Xin các bác và các bạn chú ý cho nếu ta đã rút chốt an toàn của Lựu Đạn mà chưa ném đi thì phải dùng ngón tay ấn mỏ vịt xuống dưới thì Lựu Đạn sẽ không bao giời nổ trên tay và nếu không muốn sử dụng nữa ta gài lại chốt an toàn vào mỏ vịt qua lỗ xuyên qua trên mỏ vịt và bẻ quặt chốt an toàn xuống.
 Thông số kỹ thuật của Lựu Đạn Mỏ Vịt như sau:
1) Khối lượng toàn bộ của quả Lựu Đạn là: 450g
2) Khối lượng thuốc nổ là 45g loại thuốc nổ TNT
3) Thời gian nổ của Lựu Đạn là từ 4,5 - 7s tuy Lựu Đạn do nước nào sản xuất
4) Bán kính sát thương của Lựu Đạn là 5m
 Thưa các đồng chí các bác CCB và các bạn tới đây em đã trình bầy xong các thông tin sơ lược về Lựu Đạn em rất mong được các đồng chí và các bạn bổ xung thêm cho bài viết của em ạ      
    

Bác huyphuc! Cho nhà em hỏi lựu đạn gài và lựu đạn mỏ vịt cũng có trích khí hay sao vậy?
« Sửa lần cuối: 02 Tháng Bảy, 2011, 02:32:08 am gửi bởi su22 m4 » Logged

MRK
haanh
Thượng tá
*
Bài viết: 5795


HOT nhất forum


« Trả lời #418 vào lúc: 02 Tháng Bảy, 2011, 02:29:30 am »

hehe bác huyphuc tái xuất giang hồ bắn liên thanh ghê quá  Grin em đọc hoa cả mắt không biết bác muốn tranh luận với ai về cái gì  Grin
Logged

NAM QUỐC SƠN HÀ NAM ĐẾ CƯ .
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #419 vào lúc: 02 Tháng Bảy, 2011, 03:25:52 am »

hehe bác huyphuc tái xuất giang hồ bắn liên thanh ghê quá  Grin em đọc hoa cả mắt không biết bác muốn tranh luận với ai về cái gì  Grin


Đọc đến cái D-44 là mình phát khùng. Trong HVKT tồn tại một cuốn giáo khoa kinh điển truyền đời dịch từ tiếng Tầu. Mình mới đọc đã thấy công thức tính máy lùi sai, ấy vậy mà mấy chục năm các giáo viên truyền đời vẫn nhồi sọ sinh viên, tức là chưa thằng nào thực hiện bài tính công thức ấy, mặc dù có hàng rừng luận văn từ tiến sỹ đến kỹ sư, giáo sư đến học viên, mà thằng nào cũng tính ra kết quả.... xịn.

Ngày nay thì mô phỏng trên máy có gì khó đâu, ấy vậy mà nó vẫn tồn tại.

Giá pháo và máy lùi-đẩy về của Đ-44, Đ-48 là tinh vi nhất trong toàn bộ các máy tương tự trên đời. Về sau này M-46 có cải tiến phức tạp hơn để tự thay đổi quãng đường lùi khi bắn góc cao và góc thấp, nhưng không đảm bảo độ chính xác khi xạ kích nhanh, tức đá đấu sống còn như Đ-44/48.  Cái kiểu ngâm kíu cạo giấy, hàng giả ấy gây ra những tai vạ lây trực tiếp từ Tầu. Ví dụ, khoang trống của Đ-44/48 phải được hút chân không để điền đầy hơi nước, hơi nước này đông lại thành nước khi nén, nên không hề tạo lực hãm đáng kể khi còn khoang trống và tăng vọt lực hãm lên khi khoang trống hết. Không hiểu được điều đó, kỹ thuật sửa pháo nhập khẩu từ tầu là đổ vơi thay cho hút chân không, khoang trống điền đầy không khí, nén lại thành khối đàn hồi, khi bắn gây rung giá pháo. Giá pháo rung ở cả hai trường hợp, khi bắt đầu lùi lực hãm tăng quá nhanh làm lệch giá pháo ngay khi đạn còn trong nòng. Khi kết thúc đẩy về, khí đàn hồi ngăn cản động tác hãm đẩy về, nòng nặng lao kịch giá pháo gây rung lệch.

Kiểu lùi không hãm khi đạn còn chưa ra khỏi nòng ngày nay cũng dùng nhiều trên súng bắn tỉa. Thế nhưng, chưa nước nào thiết kế được giá pháo-đẩy về-lùi sánh được với Đ-44/48. CÒn hệ Mèo thì đến nay vẫn dùng máy lùi-đẩy về như M1909/M1910 Đức gia công cho Nga từ kiếp nảo kiếp nào.
Logged

Ờ, ừ, thì ký.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM