Lịch sử Quân sự Việt Nam

Thảo luận Lịch sử bảo vệ Tổ quốc => Từ cây giáo đến khẩu súng... => Tác giả chủ đề:: longtrec trong 11 Tháng Mười, 2010, 01:45:06 am



Tiêu đề: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 11 Tháng Mười, 2010, 01:45:06 am
Đã từ lâu tôi muốn lập 1 Topic mà ở đó thống kê đầy đủ nhất các vũ khí khí tài được trang bị trong 1 sư đoàn bộ binh. Trong QSVN nơi quy tụ của rất nhiều các thế hệ CCB, cựu quân nhân. Họ đã từng trải qua các cuộc chiến tranh thần thánh của dân tộc giải phóng và bảo vệ Tổ quốc. Họ những người lính Vn đã từng trải qua hàng trăm trận đánh lớn nhỏ, nhưng chủ yếu chỉ được học bắn bài 1. Cá biệt có nhiều CCB chưa từng qua huấn luyện bài bản. Khẩu súng gắn bó với họ bao nhiêu năm, qua bao trận đánh, qua bao chiến trường đã trở thành phần không thể thiếu, mãi không bao giờ phai mờ trong kí ức của họ.

Những học sinh, sinh viên họ được học ngoại khóa Quân sự, được sờ mó hay hơn thế có thể được thực hành sử dụng 1 số vũ khí bộ binh, nhưng để hiểu tường tận về các loại vũ khí bộ binh thì cần bổ túc thêm.

Những bạn trẻ được sinh ra trong điều kiện đất nước hòa bình, không phải cầm súng đứng lên bảo vệ Tổ quốc. Nhưng là con em 1 dân tộc anh hùng họ rất muốn biết ông cha họ chiến đấu giải phóng và bảo vệ tổ quốc thế nào? Ông cha họ có vũ khí gì và sử dụng ra sao?!!!

Topic sẽ  cung cấp mọi thông tin chính xác nhất các thông số kỹ thuật các vũ khí khí tài. Các trải nghiệm của các CCB khi sử dụng các loại vũ khí, kể cả không thuộc bài bản huấn luyện.
Chúng ta cùng nhau đi vào thảo luận những vấn đề cụ thể sau:

Phần I: Vũ khí- khí tài trang bị cho Bộ binh

1-Vũ khí-khí tài trang bị cho cấp tiểu đội Bộ binh (A).
2-Vũ khí-khí tài trang bị cho cấp trung đội Bộ binh (B).
3-Vũ khí-khí tài trang bị cho cấp Tiểu đoàn Bộ binh (D).
 a/Các vũ- khí khí tài trang bị cho các A trong tiểu đoàn bộ.
4-Vũ khí khí tài trang bị cho Trung đoàn bộ (E bộ).
b/ Vũ khí-khí tài trang bị cho đại đội thông tin trực thuộc E (C trực thuộc).
c/ Vũ khí-khí tài trang bị cho đại đội vận tải trực thuộc E (C trực thuộc).
d/ Vũ khí-khí tài trang bị cho các phòng ban trực thuộc E (phòng ban trực thuộc E).


Phần II:Vũ khí- khí tài trang bị cho Pháo binh

1-Vũ khí-khí tài trang bị cho Khẩu đội Pháo binh (A-PB).
2-Vũ khí-khí tài trang bị cho Tiểu đoàn Pháo binh (D-PB)
a/ Vũ khí-khí tài trang bị cho Tiểu đoàn bộ Pháo binh (D bộ -PB).
3-Vũ khí-khí tài trang bị cho Trung đoàn bộ Pháo binh (E bộ -PB).
b/ Vũ khí-khí tài trang bị cho các Đại đội trực thuộc Trung đoàn Pháo binh (C trt E).

Phần III:

1-Vũ khí khí tài trang bị cho các C trực thuộc Sư đoàn ( C trt F).
a/ Vũ khí-khí tài trang bị cho Đại đội trinh sát trực thuộc Sư đoàn ( C-TS- F).
b/ Vũ khí-khí tài trang bị cho Đại đội Hóa học trực thuộc Sư đoàn (C-HH- F)
c/Vũ khí-khí tài trang bị cho các phòng ban Sư đoàn bộ (PB-F).
d/Vũ khí-khí tài trang bị cho Trung đội Vệ binh Sư đoàn (VB-F).
2-Vũ khí-khí tài trang bị cho các D vận tải Sư đoàn (D-VT-F).
3-Vũ khí khí tài trang bị cho D thông tin trực thuộc Sư đoàn (D-TT-F).
4-Vũ khí khí tài trang bị cho D Quân y trực thuộc Sư đoàn. (D-QY-F).
5-Vũ khí-khí tài trang bị cho D Công binh trực thuộc Sư đoàn (CB-TT-F).


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 11 Tháng Mười, 2010, 03:22:13 pm

Phần I: Vũ khí- khí tài trang bị cho Bộ binh


1-Vũ khí-khí tài trang bị cho cấp tiểu đội Bộ binh (A).

Nói đến vũ khí trang bị cho cấp tiểu đội(A) hẳn là ai trong chúng ta cũng sẽ nghĩ ngay tới AK.

AK là chữ cái đầu trong tổ hợp từ  Автоматический Kалашников có nghĩa là khẩu súng máy mang tên "Kalashnikov" nhằm ghi nhớ công lao ra người khai sinh ra nó. Tôi mang họ Nguyễn và các đồng chí mang họ gì? Họ Trần chẳng hạn. Tai sao chúng ta mang họ Nguyễn hay họ Trần vì đơn giản người sinh ra chúng ta mang họ đó.

Tôi sẽ đưa thông tin chi tiết Lịch sử ra đời của khẩu AK và các thông số kỹ thuật của nó. Mời các đồng chí, các bạn viết về trải nghiệm hoặc những kỷ niệm về khẩu AK.

Đây là 1 clip dạy bắn AK , mời các đồng chí và các bạn xem!

http://www.youtube.com/watch?v=uFqkZXk86P8&feature=related


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 11 Tháng Mười, 2010, 09:19:02 pm
Để tỏ lòng tôn trọng các CCB tham gia Topic, họ đều ít nhất trên dưới 50 tuổi, có 1 số CCB chống Mỹ họ đã trên dưới 60 và có 1 số CCB đã trên 60 hoặc hơn thế. Trước khi thảo luận, cũng như vào đầu 1 khóa học chúng ta nhắc nhau nhớ câu: "Tiên học lễ, hậu học văn". Tôi đề nghị cách xưng hô trong Topic như sau:
a/ Đồng chí.
b/ Gọi bác xưng em.

Tôi còn nhớ khi tại ngũ, chiến sỹ trong đại đội xưng hô với cán bộ Đại đội( cán bộ C) như sau:
-Gọi Ctr hay Cph, Chính trị viên xưng em.
Chiến sỹ trong Tiểu đoàn xưng hô với cán bộ D như sau :
-Gọi Dtr hay Dph xưng em, đối với cán bộ Chính trị cũng gọi Chính trị viên xưng em.
Chiến sỹ trong Trung đoàn xưng hô với cán bộ E như sau :
-Gọi là thủ trưởng xưng em với cấp Etr hay Eph, tham mưu trưởng, đối với CB Chính trị E gọi là Chính ủy xưng em.
Chiến sỹ trong Sư đoàn xưng hô với cán bộ F như sau :
Tất cả đều gọi là thủ trưởng, riêng CB Chính trị vẫn gọi là Chính ủy xưng em.

Xưng hô trong QD nếu đúng tác phong thì dù là anh binh nhì với Sư đoàn trưởng cũng sẽ là: Báo cáo đồng chí xxx tôi binh nhì xxxx.


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: tientt82 trong 11 Tháng Mười, 2010, 09:39:08 pm
Trước khi anh Long viết bài ; mọi người có thể tham khảo qua các chủ đề sau :

Súng tiểu liên AK (http://www.quansuvn.net/index.php/topic,654.0.html)

Ak và M-16 (http://www.quansuvn.net/index.php?topic=1539.0)


1 vài tổng hợp qua của em :

Các loại đạn của súng AK (http://www.quansuvn.net/index.php/topic,654.msg12404.html#msg12404)
AK tàu : type 56 ( 56 thức xung phong bộ thương ) và type 81 (  81 thức đột kích bộ thương ) (http://www.quansuvn.net/index.php/topic,654.msg12406.html#msg12406)
Lê của súng AK (http://www.quansuvn.net/index.php/topic,654.msg12823.html#msg12823)
AKM so với AK-47 (bài 1)  (http://www.quansuvn.net/index.php/topic,654.msg12409.html#msg12409)
AKM so với AK-47 (bài 2) (http://www.quansuvn.net/index.php/topic,654.msg12424.html#msg12424)
AK-47 và AKS ( kiểu 1959 ) (http://www.quansuvn.net/index.php/topic,654.msg12452.html#msg12452)
Đôi điều về súng ngắn bắn nhanh (http://www.quansuvn.net/index.php/topic,654.msg12453.html#msg12453)
Trung liên RPK ( bài 1 ) (http://www.quansuvn.net/index.php/topic,654.msg12454.html#msg12454)
Trung liên RPK ( bài 2 ) (http://www.quansuvn.net/index.php/topic,654.msg12821.html#msg12821)


Loạt bài trong sách giáo dục quốc phòng ; do các thành viên vndefence.info số hóa

Trung liên RPD (http://vndefence.info/modules.php?name=Forums&file=viewtopic&p=17727#17727)
Súng chống tăng cá nhân B-40 (http://vndefence.info/modules.php?name=Forums&file=viewtopic&p=17775#17775)
Súng chống tăng cá nhân B-41 (http://vndefence.info/modules.php?name=Forums&file=viewtopic&p=17841#17841)
Súng AK-47 (http://vndefence.info/modules.php?name=Forums&file=viewtopic&p=17995#17995)


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: haanh trong 11 Tháng Mười, 2010, 09:42:38 pm
hehe báo cáo đồng chí longtrec , tôi! thượng sỹ - Bp có mặt . ;D
hehe vũ khí trang bị cấp A của đơn vị bọn em gồm AK, RPD , B40 riêng B41  thì cực chẳng đã mới phải vác vì thằng này nặng ,vướn víu , đạn hiếm và ít phát huy tác dụng khi đánh rừng . Biên chế cứ 2 ak kèm 1 hỏa lực ( RPD , B40 ) , đây chỉ là biên chế cơ bản thôi còn tùy vào từng nhiệm vụ chiến đấu cụ thể mà cán bộ C , B sẽ điều hỏa lực cho phù hợp với từng trận đánh .


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: nguyen dinh thang trong 11 Tháng Mười, 2010, 09:58:20 pm
 Báo cáo đồng chí Longtrec tôi trung sỹ y tá đơn vị có mặt điểm danh:
 Báo cáo em là y tá và vốn dĩ chủ yếu ở C24 bệnh xá E nên em cũng không thạo lắm về vũ khí trang bị cho C bb. Em chỉ nhớ hồi đi phối thuộc thì bọn em phải mang theo 1 cơ số đạn AK là 300 viên, hỏa lực thì ngoài B40 VÀ B41 ra thì có 2 khẩu cối 60 và 2 khẩu đại liên mà em cũng chẳng biết tên. Em thấy nó rắc rối chứ không gọn nhẹ như sau này C được trang bị M60 đại liên đuôi cá của Mỹ, khẩu đại liên cũ của C em có bánh xe và lá chắn bắn đạn chung với K44. Loại này khi đánh rừng núi vô cùng bất tiện vì phải ráp vào rồi mới bắn được và không cơ động như M60. Nói chung về vũ khí thì em không rành nhưng về y tá C hay trạm phẫu có những thứ gì để đảm bảo chiến đấu thì em lại nắm vững. Đợi lúc nào bác Long ra lệnh em sẽ nói về nhiệm vụ của y tá C hay y tá trạm phẫu tiền phương.


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 11 Tháng Mười, 2010, 10:15:04 pm
Quí hóa quá 2 bác Cựu đây rồi!
 Thượng sỹ Haanh mà vào thì phải túm lại bắt kể chuyện vụ lấy B41 đập đầu lính Pốt.
Bác Thắng là của hiếm lắm đấy , bác vào kể cho anh em về C phẫu đóng tại hang Làng lò Hà giang thì còn gì bằng.


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: thinhe677f346 trong 11 Tháng Mười, 2010, 10:28:49 pm
_Chào các Đồng Chí CCB già cùng các bạn dạo này tôi bận quá không viết bài được vì vừa đi tham gia làm bộ fhim Truyền hình < Phia cuối câu vồng > song đang lên sóng ở VTV 3 rồi , lại vào tiếp phim <Hoa phượng trắng> ngay lên rất bận. Giờ mới về đến nhà vào QS ngay thấy tin Long Trec mở topic mới nói về trang bị vũ khí của trang bị bộ binh. Tôi liền phản hồi ngay khi topic này hay đấy, vì qua từng thời kì, thời điểm các đơn vị bộ binh đóng quân ở các tuyến khác nhau ( tuyến 1, tuyến 2 ...v...v ) riêng thời kì chiến tranh BGBP tôi đã từng tham gia 1981 - 1985. A Bộ Binh của chúng tôi nằm trong đội hình E Bộ Binh ở tuyến 1 được trang bị một súng bắn tỉa. B41. trung niên .M79 .và còn lại súng AK 47 bao gồm của cả Trung Quốc và Nga. ( Bun ). Mà thường thường A Bộ Binh chúng tôi biên chế đủ từ 8 tới 9 người. Giờ đã muộn rồi, hẹn các bác bài sau tôi viết tiếp nhé !


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: su22 m4 trong 11 Tháng Mười, 2010, 10:37:42 pm
Báo cáo đồng chi Long! Em 1 trong những thành viên 8X và 9X của diễn đàn xin được điểm danh ạ, khẩu AK - 47 này em có một kỉ niệm nhớ đời đó là khi tham gia kháo giáo dục quốc phòng tại TTGDQP Hà Nội 1 thời còn là sinh viên , trong bài kiểm tra lí thuyết về yếu lĩnh bắn AK bài 1 do không thuộc bài nên em đã bị các thầy phạt học thuộc yếu lĩnh trong suốt 1 buổi sáng. Về hỏa lực của A bộ binh theo như lí thuyết bọn em được học thì bào gồm: 8 súng AK; 1 B- 40 và 1 B -41, cùng 1 trung liên RPK. Tất cả những gì em được học đều chỉ là lí thuyết rất mong được các đông chí Cưu chiến binh chỉ giáo thêm cho ạ!    


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: binhyen1960 trong 11 Tháng Mười, 2010, 10:52:09 pm
 Ối Giời ơi ông lính Hà Giang ơi !
 Khẩu đại liên Mác xim của Liên xô sản xuất , loại đại liên có bánh xe kéo đầu đạn cũng cỡ 7,62 như AK nhưng cát tút đạn to hơn , súng bắn tỉa Dragunov cũng bắn chung loại đạn này .
 Thắng còng mà chê loại đại liên này thì lính ở K của F7 phải dùng loại đại liên gì đây ? Toàn loại này hết nhưng sau đó được thay bằng súng mới của TQ sản xuất nên không có bánh xe mà là cái chân súng còn cái tầm của nó khoảng 18kg mỗi khi bắn phải giá súng lên mới bắn được , đơn vị BY có thằng Khoa to con lực lưỡng một lần thằng Sao vác chân súng không thể vận động lên được để có đủ bộ phận lắp vào đại liên , thằng Khoa sốt ruột quá ôm cái tầm súng cho thằng Ấn đẩy cò đại liên bắn chi viện cho lính C2 đang rúc đầu sau ụ mối , vậy mà nó giữ không nổi đành quăng tầm súng ra  ;D


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: nguyen dinh thang trong 11 Tháng Mười, 2010, 11:20:54 pm
 Dạ em chỉ nêu ý kiến là khi đánh vùng rừng núi như bọn em thôi. Như đơn vị em hồi đó em đâu có thấy khẩu đại liên đó khai hỏa đâu, khi vận động lên không biết do đêm tối trời mưa nên các bố ấy lạc nhau súng một đằng chân một nẻo nên coi như cục sắt. Với lại loại đó không cơ động nhanh trên đồi núi nên em nghĩ cũng dễ bị ăn đòn hơn. Rút kinh nghiệm nên hồi tháng 10 năm 84 Cbb toàn thấy trang bị M60 với dây đạn vàng chóe vắt ở vai tay xách súng đi trông như Rambo.

 Y tá bọn em nếu chuẩn bị chiến dịch là đầu tiên phải tiêm phòng SAT chống uốn ván, cứ 2 thằng một ống. Nắm chắc quân số đi để lên D lĩnh băng cá nhân mỗi thằng 2 cuộn. Riêng y tá thì ngoài súng AK và đạn như anh em còn có một túi thuốc đầy đủ bông băng, thuốc trợ tim và B1, B12. Em còn phải mang bộ nẹp bằng tre từ loại nhỏ nhất nẹp cẳng tay cho đến loại dài gần bằng đòn gánh để nẹp xương đùi. Khi em vác bộ nẹp đấy lên trên cửa mở anh em cứ tưởng mình được trang bị vũ khí gì lạ hoắc vì em lấy băng quấn kín lại. Loại này em chẳng sử dụng mà vứt ngay tại giao thông hào, à mà trong túi thuốc của em còn có cả mấy sợi dây chun dùng để ga ro loại dây chun cắt từ săm xe đạp thì phải. Loại này em có sử dụng một sợi dùng để ga ro cánh tay cho một cậu lính người Yên bái. Còn xylanh tiêm thì ngày đó không có loại tiêm một lần rồi vứt mà chỉ có xylanh 5cc của TQ, với y tá bọn em thì mất xylanh hay bị vỡ thì rất sợ vì thủ tục xin rất khó. Bản thân em hồi ở C24 cả C cũng chỉ có một cái xylanh 20cc mà khi em làm vỡ phải nhờ một chị ở Ngọc Đường làm y sỹ bệnh viện huyện mua hộ với giá cắt cổ luôn.


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: binhyen1960 trong 11 Tháng Mười, 2010, 11:51:15 pm
 Trong chiến đấu nhất là những đơn vị ở chiến trường K thì có lẽ khái niệm tiểu đội hay trang bị vũ khí cho cấp A gần như không có . Bởi vì làm gì có người có lính đâu mà A trưởng A phó , mỗi B bộ binh thường chỉ 5 6 người nhiều là 7 8 người đã thấy đông anh em rồi đấy , thấy lưng mình nó cũng đã ấm lắm rồi đấy . Cá biệt có những đại đội sau trận đánh hay chiến dịch nào đó chỉ còn có 3 người , như C3 của D7 E209 chỉ còn 4 người thế mà vẫn phải đánh vận động theo đội hình D7 và vẫn đầy đủ các B bộ binh và mỗi B là 1 thằng B trưởng và chính nó cũng là thằng lính luôn , hoặc C2 chỉ còn 6 người sau trận đánh 12.12.1978 , vì vậy cái khái niệm cấp A gần như không có .
 Thời còn nằm ở BGTN đơn vị của BY cũng khá mạnh vào thời điểm tháng 10.1978 lúc đó trang bị vũ khí cho các B hay của C2 D7 thì BY thấy thế này :
- Đại liên Macxim loại có bánh xe kéo của Liên xô sản xuất 01 khẩu .
- Cối 60ly của Mỹ 01 khẩu ( loại này dài hơn súng cối của khối XHCN sản xuất )
- M79 cả C2 có 01 khẩu
- RPD trung liên loại đã cũ lắm rồi cả C có 2 khẩu .
- RPK trung liên loại cũng cũ còn hơn nữa 01 khẩu .
- B41 cả C2 có 2 khẩu .
- B40 cả C2 có 2 khẩu .
- Còn lại toàn AK hết , số lính cũ vẫn dùng súng cũ , riêng lính mới loại tân binh như BY lúc đó thì ưu tiên phát súng mới nguyên còn trong bao nylon đầy mỡ bên trong .
- M72 phát thoải mái lúc nằm chốt và vào chiến dịch GP Phnom Penh thì mỗi người mang AK vác thêm 2 quả .
- Súng K54 của cán bộ C 2 khẩu .
 Số lượng vũ khí của C bộ binh hoàn toàn phụ thuộc vào quân số hiện chiến đấu ở đơn vị , nếu có ai đó bị thương hay hy sinh thì số vũ khí thừa đó mang trả về D .

 Sau ngày GP Campuchia đơn vị BY được trang bị lại hoàn toàn 100% vũ khí mới tinh nguyên đai nguyên kiện không thiếu bất kể một cái gì từ những thứ nhỏ nhất , 100% súng do TQ sản xuất chỉ có duy nhất khẩu AKM của BY là không đổi , khi đó đơn vi khá đông bởi được bổ sung quân cho chiến dịch GP và cả sau ngày GP , quân số C2 lúc đó khoảng 65 người .
- Đại liên loại 3 chân tầm súng tháo rời 2 khẩu đủ từ tấm đệm chống nóng vác vai khi bắn xong ôm tầm súng .
- Cối 60ly 2 khẩu có bộ kính ngắm quang học đủ cả tấm yếm quàng vào cổ người vác tầm cối .
 Mỗi B trang bị đủ số lượng :
- Trung liên RPD 2 khẩu .
- B41 loại có kính ngắm quang học ( hình như lính ta gọi là B69 thì phải ) 2 khẩu
- B40 2 khẩu
- Còn lại trong B là AK của TQ .
 Lúc đó mỗi B khoảng chục người vì vậy nhìn đội hình lính C2 khi đó thì hỏa lực nhiều hơn lính giữ súng xung lực .
 Những đơn vị khác như thế nào thì BY không biết nhưng trong E209 thì đơn vị nào cũng được trang bị súng mới 100% và số lượng cũng như vậy chỉ có sau này anh em bị thương hy sinh thì mang trả dần súng về E , ngay các C trực thuộc như 12.8ly hay DKZ75ly cho đến cối 120ly cũng được trang bị mới hết .

 C5 hỏa lực của D7 lúc đó cũng được trang bị như vậy .
- Cối 82ly 2 khẩu .
- 12.8ly 2 khẩu .
- DKZ75ly 2 khẩu .
- Sau này thêm 2 khẩu DKZ82ly nữa .
 Cũng sau ngày GP Phnom Penh tất cả vũ khí của Mỹ sản xuất không dùng nữa thu lại bằng hết từ mìn Claymo đến M72 M79 chỉ có đạn cối 60 82 của Mỹ dùng thêm một thời gian sau đó cũng không thấy phát nữa , ngay lựu đạn cũng bỏ dần .
 Về trang bị vũ khí cho 1C hay D bộ binh như vậy là quá mạnh lúc bấy giờ .


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: haanh trong 12 Tháng Mười, 2010, 12:57:55 am
Báo cáo đồng chi Long! Em 1 trong những thành viên 8X và 9X của diễn đàn xin được điểm danh ạ, khẩu AK - 47 này em có một kỉ niệm nhớ đời đó là khi tham gia kháo giáo dục quốc phòng tại TTGDQP Hà Nội 1 thời còn là sinh viên , trong bài kiểm tra lí thuyết về yếu lĩnh bắn AK bài 1 do không thuộc bài nên em đã bị các thầy phạt học thuộc yếu lĩnh trong suốt 1 buổi sáng. Về hỏa lực của A bộ binh theo như lí thuyết bọn em được học thì bào gồm: 8 súng AK; 1 B- 40 và 1 B -41, cùng 1 trung liên RPK. Tất cả những gì em được học đều chỉ là lí thuyết rất mong được các đông chí Cưu chiến binh chỉ giáo thêm cho ạ!    
hehe cho hỏi thăm chút xíu nghe , sau này còn vụ ngắm chúm ngắm chụm không . Hồi ờ quân trường mình giỏi cái vụ này nên được phân công nằm kế bên người ngắm để chỉnh đường ngắm qua cái lăng kính . Lúc đầu cũng hãnh diện lắm nhưng sau vài lần thì hối không kịp vì mấy chú ngắm không đạt bị phạt 12 h trưa ra sân tập ngắm mình phải ra theo để chỉnh đường ngắm  ;D


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: GiangNH trong 12 Tháng Mười, 2010, 07:03:29 am
 Sau 7/1/1979 bác BY vẫn dùng súng TQ rất nhiều. Tận 1984 bác Thắng vẫn dùng dụng cụ y tế của TQ? Các bác cho em hỏi TQ họ cắt nguồn cung cấp vũ khí cho ta từ năm nào nhỉ?

 Chỉ mỗi bác longchec là dùng đạn "Tây" xịn?


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: tai_lienson trong 12 Tháng Mười, 2010, 08:43:33 am
Sau 7/1/1979 bác BY vẫn dùng súng TQ rất nhiều. Tận 1984 bác Thắng vẫn dùng dụng cụ y tế của TQ? Các bác cho em hỏi TQ họ cắt nguồn cung cấp vũ khí cho ta từ năm nào nhỉ?

 Chỉ mỗi bác longchec là dùng đạn "Tây" xịn?

Đương nhiên sau 30/4/75 thì T không viện trợ vũ khí cho chúng ta nữa , nhưng từ năm 1972  T đã bắt đầu chơi xấu bằng cách viện trợ các loại đạn cối nổ tức thì gây cho quân ta một số thương vong .Vụ này chúng tôi  khi bắt đầu vào chiến đấu được phổ biến nên quân khí E đi nhận đạn phải xem xét  lô liều kỹ lưỡng .Khoảng giữa năm 78 thầy Tàu chuyền kinh nghiệm cho đàn em , khi bị tấn công bọn lính Pốt nếu phải bỏ chạy sẽ để lại một số đạn cối ,đạn B 40, B41. Đừng tưởng bở đó là chiến lợi phẩm mà sử dụng ,nó sẽ nổ tức thì phá tan khẩu súng và người bắn nhẹ thì bị thương nặng thì hy sinh


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: thoEVN trong 12 Tháng Mười, 2010, 08:55:55 am
Nhà không có máy nên gặp đâu chơi đó. Hôm nay thấy bác Longtrec mở topic này hay quá, thế hệ bọn chúng em được khai sáng thêm nhiều điều. Nếu mà có thêm các hình ảnh minh họa nữa thì quá tuyệt, chứ không chúng em lại mang râu ông nọ gắn cằm bà kia thì gay. Xin cảm ơn các bác :D


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: ducthao trong 12 Tháng Mười, 2010, 10:02:37 am
Chào đ/c Long trec và các ae.
Nhân có to pic nầy duc thao cũng xin vào góp bài cùng các ae cho to pic thêm phong phú.
Do đ/v gốc đầu tiên của duc thao là lực lượng Công an vủ trang nên thời kỳ đầu có lẻ hơi khác các đ/v quốc phòng(ae hay gọi các đ/v thuộc Quân đoàn như vậy).Về sau nầy khi chuyển sang bộ đội biên phòng thì trang bị cũng giống các đ/v khác mà thôi.
Khi còn là CAVT,cấp E,D của duc thao được sự chỉ huy trực tiếp từ BTL ở bên nước,qua máy 15 wat,mặc dù có khi đang phối thuộc với 1 F.Do là đ/v lẻ,lại được ưu tiên,nên có tất cả gần như các loại súng bộ binh của cả 2 khối.AK,RPD, RPK,AR 15,CKC,K63,các loại đại liên,M72,M18,ca bin....đặc biệt là rất nhiều M79,lựu đạn mi ni,M67,..và cả máy bộ đàm nửa(sau nầy do không có pin nên phải trả về trên).
Về hỏa lực cấp D ,vì là đ/v chuyên về phòng ngự nên có 2 cối 82(bắn rất nhiều loại đạn của nhiều nước bằng các loại bảng bắn khác nhau),2 DKZ 82(đến 1982 còn 1 khẩu cải tiến bắn đạn bơ 10 của liên xô),2 12 ly7.Ngoài ra c hỏa lực cũng được trang bị như các c bb trong đội hình phòng ngự.
Nhưng ngoài các loại trang bị như thông thường,các loại súng khác chỉ có các cán bộ b,c mới được tự do sử dụng.
Ngoài ra tùy lúc ,đ/v còn được tăng cường hỏa lực E,F như DKZ75,cối 120,h12,và cả pháo 105 nửa.
Thời kỳ mạnh nhất có lẻ là khi về đảm nhiệm cửa khẩu Poi Pet(cuối 1984 đầu 1985),D được trang bị 2DKZ82(bắn cả 2 loại đạn Liên xô và Trung quốc),3 cối 82,4 12ly7,1 cối 120,1 rôc ket 3 nòng,các c 3 đại liên,3 cối 60,mổi b 3 RBD,3B40,3 B41,và M79. 


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: Hai Ruộng trong 12 Tháng Mười, 2010, 11:31:58 am
 Mình xin phép với các bạn có ý kiến về hay loại vũ khí hỏa lực  BB là đại liên M60 và trung liên RPD .
 Mỗi loại súng đều có ưu và khuyết điểm của nó :
 Cã hai loại súng đều sử dụng cở đầu đạn 7,62 ly ( kích cở đầu đạn đã được chọn lọc qua nhiều cuộc chiến tranh , trọng lượng của đầu đạn có tính tối ưu về xuyên sâu và tầm xa khi ra khỏi nòng ).
 Về thuốc đạn thì M60 mang lượng thuốc đạn nhiều hơn , nên bắn đường đạn căng và xa hơn RPD .
 Tốc độ bắn M60 nhanh hơn RPD , kết hợp với súng M6O nặng hơn RPD nên đạn gom hơn ( với sức ghì súng trung bình mình đã bắn thử một loạt M60 ở cự ly 100 mét thì dấu viên đạn nầy chỉ cách viên đạn kia khoảng 100mm ( một tấc) .
  Có loa chia lửa nên lửa khè ra khi bắn ít hơn RPD .
 Còn yếu điểm của m60 thì cũng nhiều lắm so với RPD :
  Kết cấu bóc vỏ đạn ra khỏi buồn đạn của M60 thiếu khoa học hơn RPD nên hay bị hóc do kẹt vỏ đạn lại trong buồn đạn , cái hóc nầy khó chiệu nhất , ban đêm cứ tưởng là hóc ở nòng thay nòng khác vẫn bị hóc có khi còn bị hóc nặng hơn do buồn đạn bị nhồi thêm một viên đạn mới nữa gặp hóc nầy chỉ có nước vứt súng mà cầm AK chiến đấu thôi ( chính mình đã bị rồi ) . Một số anh em cứ thấy hình ảnh của thằng Ramboo lấy dây đạn M60 quấn quanh mình thấy oai lắm , nhưng chỉ cần đi mưa vài ba đám , cái dây đạn bị rỉ sét bám vào vỏ đạn làm vỏ đạn có kích thước lớn hơn bình thường do lớp rỉ sét , hoặc là vỏ đạn dính đất hoặc cát , đến khi viên đạn vào buồn đạn , khi nổ thuốc đạn làm vỏ đạn phồng ra thêm chút nữa , thế là vỏ đạn , bị dính luôn vào nòng móc không ra , mà trường hợp nầy còn đơn giản vì vỏ đạn dính vào nòng súng , chỉ cần gạt cái khóa nơi thân súng là có thể trúc cái nòng đang kẹt vỏ đạn ra để thay vào cái nòng dự trử là xong . Còn nếu vỏ đạn kẹt nhưng còn rút ra khỏi nòng được nhưng do súng bị phơi mưa làm rỉ sét lò xo đẩy đít đạn làm cho vỏ đạn không bay ra khỏi cửa thoát đạn , mà lại nhồi vào buồn đạn tiếp , thế là kẹt luôn .
  Còn RPD thì vô tư vì đạn đã nằm trong nồi gắn luôn vào súng , kết hợp với kết cấu bóc vỏ đạn khoa học hơn nên dù có phơi mưa hay nằm trên đống cát bắn vẫn ngọt xớt .
  RPD nhẹ hơn M60 nên phù hợp với bộ đội ta nhỏ con hơn , tuy giữ M60 không oách bằng M60 nhưng ta cần gì cái oách đó .
 Nếu đánh nhau trong thành phố sạch sẽ đạn phải được lấy từ trong thùng ra , khi bắn có người phụ dùng tay nâng dây đạn lên đở cho nó chạy vào súng thì M60 bắn nhanh hơn , dòn hơn , nhưng chỉ cần một người một súng mà mang dây đạn dài lòng thòng như Ramboo , cứ thử đi rồi biết , dây đạn chỉ cần vướn nhẹ một tý là đứt dây đạn hoặc là hóc ngay do súng không đủ sức kéo dây đạn vào , nhất là khẩu súng hơi củ lò so đẩy đạn bị yếu . Còn RPD thì chỉ cần một người có thể chiến đấu ở mọi tư thế , nằm phục bắn cũng gọn , cố thủ trong công sự bắn cũng gọn , vỉ chỉ cần một người nên xoay qua xoay lại không vướn ai , khi xung phong cũng chỉ cần một người ôm súng vừa bắn vừa vận động , chính vì thế mà đến năm 1980 , đơn vị mình trả sạch M6O về cho quân Khí , giữ RPD tiện hơn nhiều .
 


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: su22 m4 trong 12 Tháng Mười, 2010, 11:51:25 am
Báo cáo đồng chi Long! Em 1 trong những thành viên 8X và 9X của diễn đàn xin được điểm danh ạ, khẩu AK - 47 này em có một kỉ niệm nhớ đời đó là khi tham gia kháo giáo dục quốc phòng tại TTGDQP Hà Nội 1 thời còn là sinh viên , trong bài kiểm tra lí thuyết về yếu lĩnh bắn AK bài 1 do không thuộc bài nên em đã bị các thầy phạt học thuộc yếu lĩnh trong suốt 1 buổi sáng. Về hỏa lực của A bộ binh theo như lí thuyết bọn em được học thì bào gồm: 8 súng AK; 1 B- 40 và 1 B -41, cùng 1 trung liên RPK. Tất cả những gì em được học đều chỉ là lí thuyết rất mong được các đông chí Cưu chiến binh chỉ giáo thêm cho ạ!    
hehe cho hỏi thăm chút xíu nghe , sau này còn vụ ngắm chúm ngắm chụm không . Hồi ờ quân trường mình giỏi cái vụ này nên được phân công nằm kế bên người ngắm để chỉnh đường ngắm qua cái lăng kính . Lúc đầu cũng hãnh diện lắm nhưng sau vài lần thì hối không kịp vì mấy chú ngắm không đạt bị phạt 12 h trưa ra sân tập ngắm mình phải ra theo để chỉnh đường ngắm  ;D
Dạ báo cáo bác haanh! La bọn em đi học vẫn còn ngắm chúm ngắm chụm ạ, bọn em thì không bị phạt vào 12h trưa mà toàn bị phạt vào 0h vì tội mất trật tự không chịu đi ngủ, và hình phạt là cơ động vài vòng trên sân vận động ạ 


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: binhyen1960 trong 12 Tháng Mười, 2010, 11:53:55 am
Thời kỳ mạnh nhất có lẻ là khi về đảm nhiệm cửa khẩu Poi Pet(cuối 1984 đầu 1985),D được trang bị 2DKZ82(bắn cả 2 loại đạn Liên xô và Trung quốc),3 cối 82,4 12ly7,1 cối 120,1 rôc ket 3 nòng,các c 3 đại liên,3 cối 60,mổi b 3 RBD,3B40,3 B41,và M79. 
Theo BY nghĩ thì một đơn vị làm nhiệm vụ chốt chặn phòng ngự như D của ducthao như vậy là quá mạnh từ vũ khí hỏa lực và đương nhiên là nó tương ứng với cả quân số của đơn vị .
 Cứ theo số lượng vũ khí của cấp B để tính thì ít nhất mỗi B cũng xấp xỉ 20 người và cấp C cũng phải cả 100 người trở lên .
 Ở những đơn vị phòng ngự thì có nhiều hỏa lực mạnh thì quá yên tâm rồi chứ ở đơn vị thường xuyên đánh vận động như đơn vị của BY thì nhiều hỏa lực mạnh sẽ kèm theo cực kỳ vất vả trong hành quân tác chiến , đến mức không có đủ người để mang vác vũ khí đạn dược nên sau này trả về E dần hết chỉ giữ lại mỗi C 1 đại liên 1 cối 60ly , mỗi B 1 B41 1 B40 1 RPD còn lại là AK .
 Trong đội hình D thì sau này C5 cũng trả dần bớt vũ khí , 12.8ly cối 82ly DKZ75ly DKZ82ly chỉ giữ lại 1 khẩu , những trận càn quét sau này lính C5 cũng bỏ lại cứ súng hỏa lực mạnh mà mang vác vũ khí như lính bộ binh . Khi đó cả D7 cũng chỉ còn trên 150 người là cùng .
 Cuối năm 1978 trước chiến dịch đơn vị của BY bổ sung quân cấp tập chỉ trong mấy ngày từ một đơn vị chỉ còn vài người sau trận đánh ở BGTN lên hơn 50 người và đoàn lính cuối cùng về đơn vị sau ngày 7.1 ít ngày , mỗi trận đánh sau ngày GP cứ mất dần quân số và không có thêm quân bổ sung nên lực lượng mất dần , anh em đi học hay chuyển công tác khác do sự điều động của đơn vị hoặc ốm đau cũng gây cho sự thiếu hụt quân số chiến đấu nhiều , cho mãi đến giữa năm 1980 mới có đoàn tân binh lính quận 1 3 TP HCM bổ sung về đơn vị , nhưng số này cũng không có bao nhiêu khoảng trên 20 người nên chỉ về các C trực thuộc trong E là hết không ai về những D bộ binh cả , sang năm 1981 mới có lính tân binh xuống các D . Như vậy là trên 2 năm đơn vị của BY phải chiến đấu với quân số bòn mót của đơn vị không hề có thêm quân số mới nên càng ngày càng thiếu hụt , mỗi lần nhận nhiệm vụ đi tác chiến phải bòn nhặt từng thằng lính cấp trên thì cứ nhìn quân số hiện tại của đơn vị mà khoán quân số đi chiến đấu đôi khi rất khổ , gặp người ốm đau hay mấy ông thương binh chờ khám lại thương tật xếp loại bầy hầy không chịu đi thì cán bộ không biết nói thế nào , động viên họ là đương nhiên rồi nhưng động viên bằng miệng thì họ không nghe rồi , cả tỷ lý do hơn nữa sức khỏe của họ như vậy thì động viên cũng chỉ là chuyện thừa , dùng mệnh lệnh thì họ cũng chẳng ngán để trả lời thẳng cho cái mệnh lệnh chiến đấu đấy rằng : Tôi chống lệnh hành quân tác chiến đấy làm gì tôi ? Mà ngày đó thương binh không còn khả năng chiến đấu thì cho họ về đi đằng này khi khám loại cứ dìm họ về loại thương tật dưới 31% để bắt họ quay lại chiến trường thêm 1 thời gian nữa , chính họ không giúp gì nhiều cho đơn vị thậm chí còn là gánh nặng cho số anh em khác .
 Sang đầu 1981 trên cho thương binh khám loại lại thì lúc đó mới lòi ra có người từ 25% thương tật lên đến trên 40% thương tật dư điều kiện để ra quân lúc đó , vậy thì trên 1 năm họ về công tác ở đơn vị vừa khổ họ vừa khổ anh em khác phải gánh vác cả nhiệm vụ của họ .

 Hoan hô bác Hai Ruộng cũng tham gia chiến dịch này . ;D
 Súng trung liên RPD có một điểm bất tiện đó là khi bắn súng phải lo thu lại dây tiếp đạn , nếu để mất thì coi như súng cũng chỉ còn là thanh sắt . ;D
 Lắp đạn cũng khá bất tiện vì kẹp của dây băng đạn khá cứng nên lắp rất mỏi tay , chỉ tiếc rằng khi trang bị súng nhà sản xuất không cung cấp nhiều dây tiếp đạn cho súng để trước lúc đi tác chiến chúng ta lắp sẵn hết đạn vào dây lúc chiến đấu chỉ việc thay băng đạn không phải lắp đạn rời nữa .


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: ducthao trong 12 Tháng Mười, 2010, 12:14:25 pm
Đúng rồi anh Bình Yên,khi về Poi Pet,cả 1 khu vực ngả 3 con voi chỉ còn lại có mình D2 BP của duc thao,dồn lại quân số của cả E 2,vì E bộ và các ae nhập ngủ từ 81 về trước theo đợt rút quân,còn nn 82 về sau thì ở lại.Lúc nầy quân số cả D đến 500 quân,riêng C 5 ở Poi Pet có 4 b và cộng phối thuộc đến hơn 180 đ/c.
Các đ/v phòng ngự thì dây phụ RBD rất nhiều,nhưng trong chiến đấu ta cứ từ từ bắn và canh lấy dây trở lại vì còn các loại súng khác của ae ở xung quanh.Nhưng đúng là trong các hình thức tác chiến,theo duc thao AK và RBD tỏ ra có tính ưu việt hơn,vì dể sử dụng,ít hỏng hóc mà lại bền bỉ .Quan trọng nhất của RPD là phải có cây thông nòng,để khi kẹt tút đút vào nòng mà gỏ ra,ngoài ra để tránh bị kẹt loạt đầu ta chỉ kéo từ 3 đến 4 viên cho thông các bộ phận,sau đó thì bắn thoải máy.


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: binhyen1960 trong 12 Tháng Mười, 2010, 01:50:38 pm
 Với súng trung liên RPD khi bắn trong thế vân động thì đằm và êm tay , tiếng nổ ròn tốc độ bắn khá nhanh và khi bắn quét dìm đầu đối phương chi viện cho đồng đội vận động thì kẻ nào đối đầu với xạ thủ trung liên chỉ có nước rúc đầu vào ụ mối mà nằm im . ;D
 Mỗi khẩu RPD chỉ có 2 băng tiếp đạn , mỗi băng đạn tròn như cái nồi con chỉ đựng được 100 viên đạn quấn tròn bên trong , 100 viên đạn được kết nối bằng 4 dây lại với nhau mỗi dây lắp được 25 viên đạn và mỗi băng có sợi dây đầu tiên có thanh sắt kẹp ngay đầu dây đạn dùng để luồn qua thân súng đưa đạn vào buồng nòng .
 Nếu tác chiến nằm chốt giữ thì vô tư nhưng nếu đánh vận động thì chuyện thu dây tiếp đạn của súng RPD khá rách việc , đôi khi gặp địch mạnh quá chúng chống cự quyết liệt bắn như mưa khiến lính bộ binh nằm bẹp lại cả không ngóc nổi đầu lên thì lúc đó xạ thủ trung liên sẽ phải giải quyết giúp để anh em khác vận động lên hạ mục tiêu , lúc đó xạ thủ RPD phải bắn dữ dội , trong lúc bắn mà mắt vẫn phải quan sát tìm vị trí có lợi để khi dứt loạt đạn là di chuyển ngay về vị trí đó tránh bị địch tập trung hỏa lực hạ xạ thủ RPD , những lúc đó thì thường xạ thủ RPD không có thời gian thu lại dây băng tiếp đạn và hay để bị mất trong hoàn cảnh đó .
 Anh em tác chiến với nhau nhiều trận nó cũng hiểu ý nhau nói như kiểu hợp gu nhau vậy , chỉ cần thoáng thấy hành động của xạ thủ hỏa lực là thằng bạn đã biết nó sắp làm gì và mình cần làm gì lúc đó để xạ thủ có thêm thời gian di chuyển hay thu lại dây băng tiếp đạn , nhiều thằng còn có những hợp đồng riêng với nhau bằng những ám hiệu khi nổ súng để biết được xạ thủ trung liên sắp dừng bắn để vận động lên vị trí khác bằng liên tiếp 2 3 loạt đạn ngắn để anh em B41 B40 hay AK biết mà bắn chi viện khi nó vận động .
 Trong đội hình chiến đấu cấp B xạ thủ trung liên như người ca sỹ chính , B41 như tiếng đệm của nhạc cụ trống , B40 như tiếng saxofon và AK như tiếng đệm của đàn ghita vậy . Nó hoà cùng âm hưởng của cả một dàn nhạc lớn với những nghệ sỹ quá nhuần nhiễn ăn ý nhau tạo lên một bản trường ca bất khuất .
 B bộ binh nào mà có những người lính chiến đấu hợp hiểu ý nhau thì đó là B bộ binh mạnh cho dù quân số có ít ỏi .

 D của ducthao như thế là cực kỳ mạnh đấy , phải gọi là D quân số đủ bằng nửa E của BY vào những năm 1980 , riêng C5 quân số đã bằng cả D7 của BY rồi .


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 12 Tháng Mười, 2010, 03:55:47 pm
Thưa các bác CCB và các bạn! Em đưa lên đây ảnh của các loại AK để ta tiện theo dõi.


(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/AK46.jpg)

AK-46 (mẫu năm 1946-Hình do bác ongbon_f2 cung cấp) .

(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/AK47-01.jpg)

AK47-01 (Hình do bác ongbon_f2 cung cấp).

(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/ak47.jpg)

AK-47(Mẫu năm 1947).

(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/akm_parts.jpg)

AKM-Mẫu được chấp nhận trang bị 1959. ( Xin các Bác và các bạn lưu ý vũ khí Nga nếu đằng sau có chữ M thì vũ khí đó không phải nguyên bản mà đã được nâng cấp. Chữ M là chữ đầu Модернизированный: Nâng cấp, hiện đại)

(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/45e05172.jpg)

АКМS là phiên bản cải tiến của AKM có báng gấp, mở rất gọn.

(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/776be3d5.gif)

AKMSU cũng là 1 phiên bản cải tiến của AKM nhưng nòng ngắn hơn, đầu nòng loe. AKMSU thường dùng trang bị cho lực lượng lính dù Nga.
 Ngoài ra còn có AKMN dùng để bắn đêm và AKMSN là phiên bản cải tiến của AKMN nhưng có báng thép . Tất cả các dòng AK-47, AKM, AKMS, AKMSU và AKMSN đều dùng cỡ đạn 7,62mm.


(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/aks74-4.jpg)

AK-74 (Mẫu cải tiến từ AK-47, năm 1974 được chấp nhận trang bị).

(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/AK-74M-5.jpg)

AK-74M ( Mẫu được cải tiến từ AK-74).

(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/aks74-4-1.jpg)

AK74-4 sản xuất sau này.

(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/Aks74u.jpg)

AK74U.

Trong dòng AK74 còn có các Model sau :
- АКС74 — Mẫu này có báng sắt gấp trang bị cho lực lượng lính dù.
-АК74N và АКS74N —  2 Mẫu này gắn kính hồng ngoại để bắn đêm.
-АКS74U — Mẫu thu gọn như AK74U.

Tất cả các mẫu AK74 cùng các biến thể của nó sử dụng đạn 5,45mm đối lại với Phương Tây sử dụng cỡ đạn 5,56mm.

Còn tiếp:


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: filtreker trong 12 Tháng Mười, 2010, 04:08:57 pm
Thưa các Bác, các chú, các anh cho cháu góp 1 chương trì tháo lắp AK47. Các bác , các chú CCB cháu xin không cần tháo lắp súng! Còn các anh hãy thử dùng con chuột của mình để tháo lắp xem! Chúc các anh thành cônng.


Tháo lắp AK47 (http://www.beeset.ru/?m1=30&m2=90&id=1279)


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: baokhanhnbk trong 12 Tháng Mười, 2010, 04:14:31 pm
Trong đội hình chiến đấu cấp B xạ thủ trung liên như người ca sỹ chính , B41 như tiếng đệm của nhạc cụ trống , B40 như tiếng saxofon và AK như tiếng đệm của đàn ghita vậy . Nó hoà cùng âm hưởng của cả một dàn nhạc lớn với những nghệ sỹ quá nhuần nhiễn ăn ý nhau tạo lên một bản trường ca bất khuất .
Bác Binhyen1960 ví von hay thật,như thế này ai mà dám bảo các cựu chiến binh không có tâm hồn nghệ sỹ,âm thanh của súng đạn mà qua lời bác cũng hay như âm thanh của dàn nhạc nhạc vậy,chịu bác luôn.


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: haanh trong 12 Tháng Mười, 2010, 04:52:59 pm
Trong đội hình chiến đấu cấp B xạ thủ trung liên như người ca sỹ chính , B41 như tiếng đệm của nhạc cụ trống , B40 như tiếng saxofon và AK như tiếng đệm của đàn ghita vậy . Nó hoà cùng âm hưởng của cả một dàn nhạc lớn với những nghệ sỹ quá nhuần nhiễn ăn ý nhau tạo lên một bản trường ca bất khuất .
Bác Binhyen1960 ví von hay thật,như thế này ai mà dám bảo các cựu chiến binh không có tâm hồn nghệ sỹ,âm thanh của súng đạn mà qua lời bác cũng hay như âm thanh của dàn nhạc nhạc vậy,chịu bác luôn.
hehe nếu ví von như thế thì đơn vị em chúng nó toàn chơi nhạc rock hay hip hop gì đó  ;D Và các nghệ sĩ sau mỗi lần trình diễn về toàn góp ý với nhau để nâng cao tay nghề toàn bằng tiếng đan mạch nghe vui lắm  ;D


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: haanh trong 12 Tháng Mười, 2010, 09:56:40 pm
hehe thấy cây lê ak bác longtrec post thèm quá , đấy là ước mơ của lính bọn em hồi đó , thằng nào cũng muốn tậu 1 cây về nhà làm kỷ niệm nhưng rất hiếm chỉ thấy bọn bộ đội K có mà cũng chỉ vài cây năn nỉ gạ gẫm đổi tùm lum thứ mà chúng không chịu đổi  ;D


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 14 Tháng Mười, 2010, 12:33:29 am
Tiếp theo:

Cuối thập niên 70 , Liên Xô tiếp tục cải tiến 1 mẫu AK mới đó là AEK-971,mẫu cải tiến được tiếp nhận trang bị 1980. AEK-971 có tốc độ bắn rất cao, cự li hiệu quả xa, nếu qua kính ngắm là 1000m, sơ tốc nòng tới 900m/s.

(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/971.jpg)

AEK-971.


Tiếp sau đó  vào đầu thập kỷ 90 Nga tiếp tục cải tiến và cho ra đời 1 mẫu AK mới kết hợp với súng phóng lựu gọi là AN-94. Mẫu AN-94 có tốc độ bắn không 1Model nào của AK có thể bằng 1800v/phút, sơ tốc nòng 900m/s. Mẫu AN-94 được tiếp nhận trang bị năm 1997.

(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/an-94.jpg)

AN-94 .

Giữa năm 1990 xuất hiện Sery AK mới được gọi là "Sery 100". Sery mới này dùng trang bị cho Bộ Nội Vụ Nga(МВД) và dùng để xuất khẩu.
 "Sery 100" được phát triển trên cơ sở AK-74M, nhưng các Model AK trong "Sery 100" sử dụng các loại đạn khác nhau:
- AK-105, AK-107 sử dụng đạn 5,45mmx39mm.
- AK-101, Ak-102, AK-108 sử dụng đạn 5,56mmx45mm(cùng cỡ đạn NATO).
- AK-103 và AK-104 sử dụng đạn 7,62mmx39mm.
Trong đó AK-102/104/105 có nòng ngắn.
Đặc điểm của AK "Sery 100" là báng súng và các tấm ốp bằng nhựa đặc biệt mầu đen, có khả năng chịu nhiệt và va đập lớn.

(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/800px-AK-105_Avtomat_Kalashnikova.jpg)

AK-105 cũng giống các loại AK trong "sery 100" có tấm ốp và báng nhựa đen.


 Năm 2009 tổng giám đốc «Рособоронэкспорт» Anatoli Isakin/Анатолий Исайкин thông báo phát triển Sery AK mới để thay thế "Sery 100". Theo lời ông Anatoli Isakin Sery AK mới sẽ ưu việt hơn AK "Sery 100" đến 40-50%. Băng tiếp đạn trong Sery AK mới không phải là 30v mà có thể là 50 hoặc 60v. Nòng súng trong AK trong Sery mới sẽ là một bước cách mạng. Ak trong sery mới có trọng lượng 3,8kg.
 
Ngày 25/5/2010 trên bãi thử Гродецкий đã tiến hành chương trình thử nghiệm Quốc gia với Sery AK mới. Được biết chương trình thử nghiệm sẽ kéo dài tới 2011.
 
Sery AK mới có tên : " SERY-200"

Ngòại các mẫu AK như tôi đã nói ở trên, AK còn có sery súng săn tôi sẽ không nói ở đây. AK có 1 model đặc biệt trang bị cho đặc nhiệm Nga (Vympel và Alfa) gọi là AK-9 sử dụng đạn 9mmx39 có giảm thanh. Thước ngắm có thể là cơ khí hoặc kính ngắm. Dãnh lắp kính ngắm có khả năng điều chỉnh để lắp các loại kính ngắm hồng ngoại.
 Sở dĩ mẫu này được gọi là AK-9 vì năm 2009 nó được tiếp nhận và trang bị.

(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/AK-9.jpg)

AK-9.




Bài sau sẽ là thông số kỹ thuật của từng dòng AK , đặc biệt bài sau tôi sẽ nói về tiểu sử của người khai sinh ra khẩu AK. Các đồn đoán trên thế giới về khẩu AK huyền thoại có khả năng sao chép copy v.v...



Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: su22 m4 trong 14 Tháng Mười, 2010, 01:56:23 pm
Chấp hành mệnh lệnh của đồng chí Long, em đưa lên đây một số hình ảnh và bài viết có liên quan đến chủ đề này các hình ảnh và bài viết này được coppy lại từ các chủ đề cũ của diễn đàn


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: su22 m4 trong 14 Tháng Mười, 2010, 02:10:19 pm
Đây là link: http://www.quansuvn.net/index.php/topic,1047.0.html  các bài viết và hình ảnh về súng chống tăng RPG - 2, tên Việt Nam là B - 40. Còn đây là link: http://www.quansuvn.net/index.php/topic,1136.0.html  các hình ảnh và bài viết về súng chống tăng RPG - 7, tên Việt Nam là B - 41 


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 14 Tháng Mười, 2010, 06:49:25 pm
Cha đẻ của khẩu tiểu liên huyền thoại có tên đầu đủ là : Михаил Тимофеевич Калашников.


(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/Kalashnikov_M_T.jpg)


M.T Kalashnikov ngày nay là trung tướng, anh hùng LX cha đẻ khẩu AK huyền thoại



M.T Kalashnikov sinh ngày 10/11/1919 tại làng Kuria vùng Altai/Курья Алтайского края.Ông tốt nghiệp trường dạy lái xe tăng, khoa : Cơ khí-lái xe thuộc quân khu Kiev. Khi tốt nghiệp ông được phong trung sỹ. Ngày đầu của cuộc chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại ông là trưởng xe tăng thuộc sư đoàn tăng 108. Tháng 9/1941 trong 1 trận đánh tại Bryansk( Ngày nay là 1 tỉnh thuộc Nga, giáp Ukraina cách Moscow 320km theo hướng tây), ông bị thương nặng.

Nằm trên giường bệnh tại Quân y viện ông luôn chăn chở làm thế nào để có những khẩu tiểu liên tự động thật tốt và tiện lợi trang bị cho người lính bộ binh trên chiến trường?!!! Và cũng chính tại Quân y viên nơi ông dưỡng thương, khẩu tiểu liên "Ak" đã được thai nghén.

Mẫu đầu tiên của khẩu AK được tạo ra năm 1942 dùng cỡ đạn 7,62mm, rất tiếc mẫu AK đầu tiên này đến nay không còn. Mẫu thứ 2, M.T Kalashnikov làm  ngay sau đó lại không được tiếp nhận. Nhưng tài năng của M.T Kalashnikov đã đến tai của thiếu tướng, tư lệnh pháo binh А. А. Blagonravov/Благонравова. Ông là 1 nhà khoa học nổi tiếng của LX trong lĩnh vực đạn đạo và vũ khí hạng nhẹ. Nhờ có Blagonravov mà  M.T Kalashnikov được cử tới Trung tâm nghiêm cứu, thử nghiệm thuộc BTL pháo binh. Kể từ đó hoạt động sáng tạo và nghiêm cứu đã là cái nghiệp theo suốt đời M.T Kalashnikov.

Trong năm 1944, mẫu tiểu liên tự động do M.T Kalashnikov thiết kế đã vượt qua toàn bộ các mẫu thiết kế khác trong 1 cuộc thi đầy cạnh tranh của kẻ 9 lạng , người 1kg. Năm 1947 mẫu thiết kế khẩu tiểu liên tự động của M.T Kalashnikov sử dụng cỡ đạn 7,62mm được tiếp nhận trang bị. Năm 1949 khẩu tiểu liên của M.T Kalashnikov đã được trang bị rộng rãi trong quân đội Xô Viết. M.T Kalashnikov sau đó được nhận giả thưởng "Lenin". Để ghi nhớ công lao của người đã sáng tạo ra khẩu tiểu liên tấn công có 1 không 2 này, người ta lấy chữ cái đầu tên ông để đặt cho khẩu súng là : AK(Автоматический Калашников).

Ngày nay có trên 60 sử dụng AK , tài liệu kỹ thuật về khẩu AK đã được liệt vào tài liệu bí mật gần 50 năm.

Quân đội NDVN trong KCCM,BGTN và BGPB sử dụng rộng rãi AK, chính khẩu AK và người lính "chân đồng vai sắt" đã làm nên 1 trận đại thắng mùa xuân, lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu! Khẩu AK lại theo chân người lính ngăn bước chân thù sâm phạm bờ cõi Tây nam tổ quốc. Khẩu AK cùng với người lính VN đã chặn đứng, không để những cuộc thảm sát của bè lũ Pôl pốt vào đồng bào ta  như ở Ba chúc. Với nghĩa vụ Quốc tế cao cả người lính TN-VN lại lên đường giải phóng dân tộc Khơ me khỏi họa diệt chủng. Khẩu Ak lại là người "bạn", người "vợ" của các chiến sỹ TN-VN trên mọi gian nan, hiểm nguy của đất nước Campuchia....
 Biên giới phía bắc kẻ thù sân lấn , khẩu AK lại cùng người chiến sỹ VN chặn đứng bước xâm lăng của quân Bành chướng....

Với sự thành công vang rội của khẩu AK, thực tế kiểm nghiệm trong các cuộc xung đột trên thế giới cho thấy khẩu AK là 1 khẩu tiểu liên tấn công tốt nhất trên thế giới. Ở VN qua mấy cuộc KCCM, CTBGTN và CTBGPB cũng đã chứng minh điều đó.
 Gần đây trên thế giới có giả thiết, lập luận rằng AK-47 là mẫu sao chép từ khẩu STG-44 - «Sturmgewehr 44" do Hugo Schmeisser (1884-1953) sáng chế.


(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/hugo.jpg)

Hugo Schmeisser (1884-1953)


 Xin được nói qua về Hugo Schmeisser ông sinh năm 1884 tại Đức. Trước chiến tranh thế giới lần 1, cha ông là 1 nhà thiết kế vũ khí nổi tiếng thế giới (Louis Schmeisser (1848-1917)).
 Chiến tranh thế giới lần 1, Hugo Schmeisser làm việc cho Cty " Bergman" nổi tiếng với việc sản xuất mẫu khẩu súng MP-18.
 Sau chiến trang thế giới lần 1, ông chuyển sang làm cho Cty "Haenel" do Cty cũ suy thoái. Tại Cty mới ông tham gia thiết kế các mẫu MP-36/38/40, nhưng nổi tiếng trong thế giới lần thứ 2 , là 2 mẫu MP-38 và MP-40 đã sản xuất 1,2 triệu khẩu. Năm 1938 Hugo Schmeisser cùng nhóm nghiêm cứu Cty "Haenel" nghiêm cứu cải tiến mẫu súng trường tự động Carbine ( Các bin) cỡ đạn 7,92mm gọi là MKB 42 sau này được đặt tên là MP43. Giêng trong năm 1943 đã sản xuất 10.000 khẩu MP43, nhưng mẫu này về sau chính Hitler đã ra lệnh cấm sx .
 Năm 1944 mẫu thiết kế STG-44 của Hugo Schmeisser được chấp nhận sx hàng loạt do có phản hồi tích cực từ mặt trận.
 Ngày 3/4/1945 thàng phố sx vũ khí Đức "Suhl" nơi Cty "Haenel" tọa lạc bị quân đồng minh chiếm(Mỹ).
 Cơ sở đề đồn đoán rằng khẩu AK-47 được sao chép từ STG-44(MP-44) là sự kiện tháng 8/1945 Cty "Haenel" đã chuyển giao cho LX 50 khẩu STG-44 và 11.000 trang tài liệu kỹ thuật liên quan.
 Nhưng có 1 sự kiện mà giới học thuật thế giới đều biết nhưng cố tình quên là : Mẫu thiết kế AK của M.T Kalashnikov được thông qua 15/7/1943 cuộc họp Hội đồng kỹ thuật thuộc UB phòng thủ LX.
 Bản vẽ kỹ thuật băng đạn và viên đạn AK được thông qua 11/1943. Theo thiết kế ban đầu đạn AK có kích cỡ 7,62mmx41mm, sau này mới đổi lại là 7,62mmx39mm.

24/10/1946 các chuyên gia của thành phố sx vũ khí Đức trước đây "Suhl" cùng vợ con và gia đình trên 1 chuyến tầu đặc biệt đã tới vùng Ural của LX để làm việc trong nhà máy «Ижмаш». Hugo Schmeisser cũng có mặt trong đoàn chuyên gia vũ khí này sang Ural làm việc. Ông sinh sống tại địa chỉ : Nhà 133, phố Đỏ, tp Izhevsk( Ижевск в д. 133 на ул. Красной).
Năm 1949 M.T Kalashnikov có 1 lần duy nhất tham quan tại nhà máy «Ижмаш» và gặp Hugo Schmeisser . Lúc này AK-47 đã được sản xuất hàng loạt và trang bị cho toàn quân rồi.

Như vậy làm sao AK-47 lại có thể copy khẩu STG-44(MP-44)? Có chăng là ngoại hình chúng ngẫu nhiên giống nhau.


(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/AK-47-type-II-Part-DM-ST-89-01131-5440.jpg)

AK-47

(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/800px-Sturmgewehr_44.jpg)

STG-44(MP-44).




Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: filtreker trong 14 Tháng Mười, 2010, 08:41:15 pm
Cháu chào các bác các chú CCB!

Cháu xem các Video về cuộc chiến 5 ngày (24/8/2004) giữa Nga và Gruzia thấy binh sỹ Nga dùng AK-74, AN-94 chứ tuyệt nhiên không thấy AK-47. Theo cháu Nga đã bỏ AK-47, theo các bác, các chú QD ta đã bỏ AK-47 chưa?


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: binhyen1960 trong 14 Tháng Mười, 2010, 09:32:11 pm
 Như chúng ta đã biết trong QD chúng ta thì đơn vị nào binh chủng nào cũng đều có trang bị khẩu súng AK hết (BY chưa thấy lính phi công VN đeo AK thôi ) .
 Để loại dần những khẩu súng cá nhân thuộc loại cổ lỗ sĩ cho những cuộc chiến tranh hiện đại hơn như CKC hay K44 thì chúng ta cũng mất một thời gian khá dài mới thấy loại vũ khí đó không thấy xuất hiện nữa .
 Khẩu AK-47 là loại súng trong chiến đấu khá tin cậy của người lính nhất là người lính VN chiến đấu trên vùng đông nam Á .
 Vì vậy theo BY thì ít nhất vài chục năm nữa chúng ta chưa thể thay thế loại vũ khí khác trang bị cho binh sỹ trên toàn quân . Có thể hiện đang có loại vũ khí khác tốt hơn , chiến đấu hiệu quả hơn mà đã trang bị cho một số đơn vị đặc biệt nhưng để thay thế loại bỏ khẩu AK-47 thì cũng cần thêm thời gian dài nữa .


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: bouzou trong 14 Tháng Mười, 2010, 09:41:36 pm

 Như chúng ta đã biết trong QD chúng ta thì đơn vị nào binh chủng nào cũng đều có trang bị khẩu súng AK hết (BY chưa thấy lính phi công VN đeo AK thôi ) .


Khổ lắm ! Có biết gì đâu ?

Này nhé ! Mình bây giờ có những đơn vị chỉ....chỉ....chỉ ....ấn nút thôi !

Thích không ?  ;)


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 14 Tháng Mười, 2010, 10:11:37 pm
Khổ lắm ! Có biết gì đâu ?

Này nhé ! Mình bây giờ có những đơn vị chỉ....chỉ....chỉ ....ấn nút thôi !

Thích không ?  Wink

---------------------------------------------------------------------------------------------------------

Bác Bouzou khéo đùa rồi , binh chủng ngồi ấn nút không thuộc biên chế sư đoàn BB.


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: hellboy139 trong 14 Tháng Mười, 2010, 10:15:04 pm
  Vì vậy theo BY thì ít nhất vài chục năm nữa chúng ta chưa thể thay thế loại vũ khí khác trang bị cho binh sỹ trên toàn quân . Có thể hiện đang có loại vũ khí khác tốt hơn , chiến đấu hiệu quả hơn mà đã trang bị cho một số đơn vị đặc biệt nhưng để thay thế loại bỏ khẩu AK-47 thì cũng cần thêm thời gian dài nữa .
Cháu nghĩ không mất đến mấy chục năm để thay súng đâu bác BY ạ, đang hiện đại hóa quân đội nên khoảng thời gian đó sẽ rút lại, hi vọng là gần thôi ạ ;D, thay vì AK 47 ta nên mua, hay mua bản quyền sản xuất súng AK 1xx, như 103 chẳng hạn. Với vật liệu tốt hơn, trọng lượng nhẹ hơn và độ chính xác cao hơn AK 47


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: huyphongssi trong 14 Tháng Mười, 2010, 10:33:38 pm
Ở đơn vị cao xạ của huyphong trước đây chưa bao giờ thấy cảnh lính trong khẩu đội vừa đeo AK vừa triển khai khí tài như hình chụp diễn tập tiêu độc phòng hóa cho pháo 57 gần đây. Súng gác là loại CKC bị tháo kim hoả, súng huấn luyện điều lệnh gồm cả CKC và AK của TQ.

Bên anh Long là lính cối đi theo bộ binh thì khi ở tuyến có được phát kèm súng hay không, loại súng gì và có phải đeo súng khi rót cối không ạ?


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 14 Tháng Mười, 2010, 11:43:41 pm
Ở đơn vị cao xạ của huyphong trước đây chưa bao giờ thấy cảnh lính trong khẩu đội vừa đeo AK vừa triển khai khí tài như hình chụp diễn tập tiêu độc phòng hóa cho pháo 57 gần đây. Súng gác là loại CKC bị tháo kim hoả, súng huấn luyện điều lệnh gồm cả CKC và AK của TQ.

Bên anh Long là lính cối đi theo bộ binh thì khi ở tuyến có được phát kèm súng hay không, loại súng gì và có phải đeo súng khi rót cối không ạ?

Đv anh là pháo binh cấp F thường đi phối thuộc với các D,E trong sư đoàn. E 108 của anh có 3D thì D10 pháo 105mm đóng cố định tại Đồng Đăng chi viện cho D1E4F337 BB. D11 là cối 160mm chi viện cho E92 tại Cao Lộc ( E92 thay E52 đánh bình độ 400 năm 81 bị thiệt hại nặng phải rút ra bổ sung quân số và huấn luyện). D12 của anh làm nhiệm vụ cơ động trong địa bàn F phụ trách. Năm 84 lên đánh cao điểm 583 và Căn cứ radar của TQ . 2D pháo đi phối thuộc cho D1 BB. Mạnh như vậy các bác CCB K chỉ phát thèm ;D. Bọn anh lính pháo lên cơ số đạn chỉ có 90v. AK được phát chủ yếu là AK báng gấp hoặc AKM nòng vát, tuy nhiên cũng có AK TQ nhưng ít và mấy thằng LL, hậu cần thủ kho hay bị dúi loại này. Mà bọn nó tháo hết lê 3 cạnh vô tác dụng. Đánh nhau với TQ mà đợi nó đến để giáp lá cà thì nó giẫm cho bẹp à, ;D

Huyphongssi! Nguyên tắc phải đeo súng khi chiến đấu nhưng do bắn nhiều đạn, đạn rất nặng bọn anh chỉ có cái quần đùi trên người súng thì giá tại khẩu đội. Tuy nhiên 1985 lấy cớ diễn tập bọn anh tương vào bình độ 400 không biết bao nhiêu đạn và lúc đó phải mặc quần áo quàng AK.


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: binhnhi2009 trong 14 Tháng Mười, 2010, 11:49:29 pm
...nhưng từ năm 1972  T đã bắt đầu chơi xấu bằng cách viện trợ các loại đạn cối nổ tức thì gây cho quân ta một số thương vong .Vụ này chúng tôi  khi bắt đầu vào chiến đấu được phổ biến nên quân khí E đi nhận đạn phải xem xét  lô liều kỹ lưỡng .Khoảng giữa năm 78 thầy Tàu chuyền kinh nghiệm cho đàn em , khi bị tấn công bọn lính Pốt nếu phải bỏ chạy sẽ để lại một số đạn cối ,đạn B 40, B41. Đừng tưởng bở đó là chiến lợi phẩm mà sử dụng ,nó sẽ nổ tức thì phá tan khẩu súng và người bắn nhẹ thì bị thương nặng thì hy sinh

Vụ này mới nge bác nói mới biết. Đúng là hậu duệ Tào Tháo, Khổng Minh cao thâm quá  :(


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: selene0802 trong 15 Tháng Mười, 2010, 12:05:01 am
Cháu chào các bác các chú CCB!

Cháu xem các Video về cuộc chiến 5 ngày (24/8/2004) giữa Nga và Gruzia thấy binh sỹ Nga dùng AK-74, AN-94 chứ tuyệt nhiên không thấy AK-47. Theo cháu Nga đã bỏ AK-47, theo các bác, các chú QD ta đã bỏ AK-47 chưa?


Nga loại AK-47 nhưng vẫn trang bị AKM cho các lực lượng đặc biệt. Còn chuyện quân đội ta không dùng AK-47 nữa thì chắc sẽ là tương lai khá xa


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 15 Tháng Mười, 2010, 03:29:01 am
THÔNG SỐ KỸ THUẬT CÁC MODEL TRONG DÒNG HỌ AK.

Tên gọi: AK47
Nước sx : Liên Xô
Kích cỡ đạn: 7,62mm x 39.   
Chiều dài có báng/không báng : 870mm.
Chiều dài nòng : 415mm.
Trọng lượng không hộp đạn: 4,3kg.
Tốc độ bắn : 600v/ phút.
Tầm bắn hiệu quả qua kính ngắm: 800m.
Sơ tốc nòng: 710m/s.

Tên gọi: AKM
Nước sx : Liên Xô
Kích cỡ đạn: 7,62mm x 39.   
Chiều dài có báng/không báng : 880mm.
Chiều dài nòng : 415mm.
Trọng lượng không hộp đạn: 3,14kg.
Tốc độ bắn : 600v/ phút.
Tầm bắn hiệu quả qua kính ngắm: 1000m.
Sơ tốc nòng: 715m/s.

Tên gọi: AK74
Nước sx : Liên Xô-Nga
Kích cỡ đạn: 5,45mm x 39.   
Chiều dài có báng/không báng : 940mm.
Chiều dài nòng : 415mm.
Trọng lượng không hộp đạn: 3,3kg.
Tốc độ bắn : 600v-650v/ phút.
Tầm bắn hiệu quả qua kính ngắm: 1000m.
Sơ tốc nòng: 900m/s.

Tên gọi: AK74M
Nước sx : Liên Xô-Nga
Kích cỡ đạn: 5,45mm x 39.   
Chiều dài có báng/không báng : 934/705mm.
Chiều dài nòng : 415mm.
Trọng lượng không hộp đạn: 3,63kg.
Tốc độ bắn : 650v/ phút.
Tầm bắn hiệu quả qua kính ngắm: 1000m.
Sơ tốc nòng: 900m/s.

Tên gọi: AKS74U
Nước sx : Liên Xô.
Kích cỡ đạn: 5,45mm x 39.   
Chiều dài có báng/không báng : 730/490mm.
Chiều dài nòng : 206,5mm.
Trọng lượng không hộp đạn: 2,7kg.
Tốc độ bắn : 700v/ phút.
Tầm bắn hiệu quả qua kính ngắm: 500m.
Sơ tốc nòng: 735m/s.

Tên gọi: AK101
Nước sx : Nga
Kích cỡ đạn: 5,56mm x 45.   
Chiều dài có báng/không báng : 943/700mm.
Chiều dài nòng : 415mm.
Trọng lượng không hộp đạn: 3,63kg.
Tốc độ bắn : 600v/ phút.
Tầm bắn hiệu quả qua kính ngắm: 1000m.
Sơ tốc nòng: 910m/s.

Tên gọi: AK102
Nước sx : Nga
Kích cỡ đạn: 5,56mm x 45.   
Chiều dài có báng/không báng : 824/586mm.
Chiều dài nòng : 314mm.
Trọng lượng không hộp đạn: 3,23kg.
Tốc độ bắn : 600v/ phút.
Tầm bắn hiệu quả qua kính ngắm: 500m.
Sơ tốc nòng: 850m/s.

Tên gọi: AK103
Nước sx : Nga
Kích cỡ đạn: 7,62mm x 39.   
Chiều dài có báng/không báng : 934/705mm.
Chiều dài nòng : 415mm.
Trọng lượng không hộp đạn: 3,55kg.
Tốc độ bắn : 600v/ phút.
Tầm bắn hiệu quả qua kính ngắm: 1000m.
Sơ tốc nòng: 715m/s.

Tên gọi: AK104
Nước sx : Nga
Kích cỡ đạn: 7,62mm x 39.   
Chiều dài có báng/không báng : 824/586mm.
Chiều dài nòng : 314mm.
Trọng lượng không hộp đạn: 3,15kg.
Tốc độ bắn : 600v/ phút.
Tầm bắn hiệu quả qua kính ngắm: 500m.
Sơ tốc nòng: 670m/s.

Tên gọi: AK105
Nước sx : Nga
Kích cỡ đạn: 5,45mm x 39.   
Chiều dài có báng/không báng : 824/586mm.
Chiều dài nòng : 314mm.
Trọng lượng không hộp đạn: 3,23kg.
Tốc độ bắn : 600v/ phút.
Tầm bắn hiệu quả qua kính ngắm: 500m.
Sơ tốc nòng: 840m/s.

Tên gọi: AK107
Nước sx : Nga
Kích cỡ đạn: 5,45mm x 39.   
Chiều dài có báng/không báng : 943/700mm.
Chiều dài nòng : 415mm.
Trọng lượng không hộp đạn: 3,8kg.
Tốc độ bắn : 850v/ phút.
Tầm bắn hiệu quả qua kính ngắm: 1000m.
Sơ tốc nòng: 900m/s.

Tên gọi: AK108
Nước sx : Nga
Kích cỡ đạn: 5,56mm x 45.   
Chiều dài có báng/không báng : 943/700mm.
Chiều dài nòng : 415mm.
Trọng lượng không hộp đạn: 3,8kg.
Tốc độ bắn : 900v/ phút.
Tầm bắn hiệu quả qua kính ngắm: 1000m.
Sơ tốc nòng: 910m/s.

Tên gọi: AEK-971
Nước sx : Nga
Kích cỡ đạn: 5,45mm x 39.   
Chiều dài có báng/không báng : 956/720mm.
Chiều dài nòng : 420mm.
Trọng lượng không hộp đạn: 3,53kg.
Tốc độ bắn : 800v-900v/ phút.
Tầm bắn hiệu quả qua kính ngắm: 1000m.
Sơ tốc nòng: 900m/s.

Tên gọi: AN-94
Nước sx : Nga
Kích cỡ đạn: 5,45mm x 39.   
Chiều dài có báng/không báng : 943/728mm.
Chiều dài nòng : 405mm.
Trọng lượng không hộp đạn: 4,08kg.
Tốc độ bắn : 1800v/600/ phút.
Tầm bắn hiệu quả qua kính ngắm: 1000m.
Sơ tốc nòng: 900m/s.

Tên gọi: AK-9
Nước sx : Nga
Kích cỡ đạn: 9mm x 39.   
Chiều dài có báng/không báng : 705/465mm.
Chiều dài nòng : 200mm.
Trọng lượng không hộp đạn: 3,1kg.
Tốc độ bắn : 600v/ phút.
Tầm bắn hiệu quả qua kính ngắm: 400m.
Sơ tốc nòng: (SP-5)305(SP-6).


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: su22 m4 trong 15 Tháng Mười, 2010, 06:44:33 pm
 Chào các đồng chí và các bạn! Trong bài viết này em xin trình bầy một số nét cơ bản về súng trung liên RPK. Thưa các bác và các bạn, trong số trung ta những thành viên của diễn đàn thì ít nhiều cũng đã quen thuộc với cái tên RPK, RPK là tên phiên âm tiếng Nga của khẩu súng trung liên trang bị cho tiểu đội bộ binh có tên tiếng Nga là "ручной пулемёт Калашникова". Khẩu súng này là anh em với khẩu AK huyền thoại do kỹ sư Kalashnikov thiết kế, và cũng như người anh của mình RPK cũng trở thành khẩu súng huyền thoại. Cũng xin thưa cùng các bác, phần lớn súng RPK hiện được trang bị cho bộ bình NC ngày nay là bản coppy có giấy phép do nhà ta tự trồng được với tên gọi TUL-1.
 Về cấu tạo và tính năng của súng như sau :Súng RPK được thiết kế cho một người lính sử dụng, súng sử dụng nguyên tắc trích khí phản lực và có cấu tạo máy súng tương tự như máy súng của súng AK, mời các bác vào đây để tham khảo thêm về máy súng: http://www.quansuvn.net/index.php/topic,1539.0.html . Cúng do máy súng của RPK và AK tương tự nhau nên em xin phép không viết lại nữa. Cũng do 2 khẩu súng có cấu tạo giống nhau nên súng RPK sử dụng trung cỡ đạn với súng AK là cỡ đạn 7,62X 39, và đây cũng là cỡ nòng của súng RPK.
 Các thông số cơ bản của súng RPK như sau:
 1) Trọng lượng súng không có đạn là: 4,8kg
 2) Chiều dài toàn bộ của súng là: 1060mm trong đó chiều dài nòng súng là :590mm, nòng súng có 4 rãnh khước tuyến chiều xoáy từ trái sang phải.
 3) Súng sử dụng 3 loại hộp tiếu đạn: Hộp tiếp đạn 30 viên dùng chung với súng AK; hộp tiếp đạn 40 viên và hộp tiếp đạn 75 viên      
 4) Tố độ bắn của súng là 600 viên/phút. với sơ tốc đầu đạn là: 745m/s
 5) Tầm bắn ghi trên thước ngắm của súng là từ 100 - 1000m, tầm bắn hiệu quả của súng là 500m.
 Súng trung liên RPK là hỏa lực được trang bị trong tiểu đội bộ binh, súng có ưu điểm là nhẹ phù hợp với thể trạng của người Việt Nam, đặc biệt trong cấu tạo của súng có chân súng vì vậy súng rất phù hợp với các trường họp phòng thủ trên chốt, và súng có tác dụng tốt trong hỗi trợ hỏa lực cho bộ binh xung phong chiếm lĩnh trận địa. Thưa các đồng chí và các bạn, tới đây em đã trình bầy xong một số nét cơ bản về súng trung liên RPK, trong bài viết của em còn nhiều sai sót mong các đồng chí, các bác Cựu Chiến Binh và các bạn chỉ giáo thêm cho em ạ            
  


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: Negi trong 15 Tháng Mười, 2010, 07:50:20 pm
Kính chào các bác CCB, em tuy cũng đi lính nhưng là đi lính ở nước bạn vì một vài lý do khách quan. Nhà em thì cũng toàn người tham gia kháng chiến, ông chống Pháp, chống Mỹ, bố em thì ở biên giới phía Bắc, bác em thì kháng chiến chống Mỹ và Campuchia. Chuyện kể em cũng được nghe nhiều nhưng không được chi tiết như các bác nói.

Em giờ hiểu hơn câu nói của bác Doan: "Tất cả trên vai người lính". Và em nghĩ chắc quân đội khắp năm châu cũng không có lực lượng  bộ binh nào được như của ta. Tiện đây em muốn hỏi về cảm giác và kinh nghiệm chiến đấu của các bác. Ý em là khi các bác tác chiến các bác có cảm thấy sợ không? ( xin lỗi mod nếu câu hỏi này sai đề). Vì cái quân đội em đi rất ít tập trận thực tiễn, nên em không hiểu rõ lắm cảm giác của các bác. Phatoon ( xin lỗi lần nữa em không biết dịch sao) của em thì đặc biệt hơn một chút nên được đánh trận giả ( với đạn sơn-giả). Cái cảm giác của em khi đánh trận thì rất sợ( tuy chỉ đánh giả, biết không chết), bên trên nghe súng nổ, làn đạn sượt trên đầu, em nghĩ lại thì không hiểu lúc đánh nhau thật làm sao các bác dám ngước lên ngắm bắn. Bọn em toàn được dạy bắn ít nhưng chính xác, nhưng đợt tập ấy thì em chẳng hiểu làm sao bắn ít được???

Quy lại em muốn hỏi các bác cảm giác khi các bác xung trận, và kinh nghiệm của các bác khi tác chiến.


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 15 Tháng Mười, 2010, 08:03:33 pm
Xin chia lửa với bạn Su22m4!


Như bạn Su2m4@ đã nói RPK được biết đến là khẩu trung liên tấn công mà không một người lính bộ binh nào không biết. RPK là hỏa lực trang bị cho tiểu đội BB thích hợp với phòng thủ, tấn công với mọi địa hình tác chiến nhờ gọn nhẹ, sử dụng 2 loại đạn là 5,45mmx39(RPK-74) và đạn 7,62mmx39. Cả hai lọai đạn này tương ứng sử dụng với AK-74 và AK 47. Tuy nhiên sau này Nga phát triển, cải tiến RPK dùng để xuất khẩu thì thêm 1 loại mới là RPK 101 dùng cỡ đạn NATO 5,56mm.



Năm 1961, Kalashinikov cùng nhóm thiết kế của mình phát triển trung liên RPK từ AK-47 dùng cỡ đạn 7,62mmx39.

(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/8381.jpg)

RPK sử dụng 2 loại hộp tiếp đạn:
-Loại hộp tiếp đạn như AK nhưng dài hơn( 40v).
-Loại hộp tiếp đạn hình trống ( 75v).





(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/511_01.jpg)

RPK-74N.


Năm 1976 Kalashnikkov cùng nhóm thiết kế phát triển 1 loại trung liên là RPK-74 được phát triển trên cơ sở AK-74, sử dụng cùng cỡ đạn như AK-74. Nếu súng RPK-74 có kính ngắm thì gọi là RPK-74N (Như hình trên)

Thông số kỹ thuật RPK-74:

-Cỡ đạn : 5,45mmx39.
-Chiều dài nòng: 590mm.
-Chiều dài của súng: 1060mm.
-Băng đạn : 45 viên.
-Tầm bắn hiệu quả qua kính ngắm : 1000m.
-chiều dài kính ngắm : 600mm.
-Sơ tốc nòng : 960m/s.
-Trọng lượng súng : 5,46kg

Các biến thể cải tiến của RPK-74 là:


-RPK-74 (Mã hiệu GRAU — 6P18) — Cỡ đạn:  5,45×39 мм.

-RPK-74N (Mã hiệu GRAU— 6P18N1) — Sử dụng kính ngắm quang học nhìn đêm (1PN34);
-RPK-74N2 (Mã hiệu GRAU— 6P18N2) —Sử dụng kính ngắm quang học nhìn đêm (1PN58);

-RPKS-74 ( Mã hiệu GRAU— 6P19) — Báng gấp ,đạn 5,45×39 мм;

-RPKC-74N (Mã hiệu GRAU — 6P19N1) — Sử dụng kính ngắm quang học nhìn đêm.
-RPKS-74N2 (Mã hiệu GRAU — 6P19N2) —  Sử dụng kính ngắm quang học nhìn đêm.
-RPKS-74N3 (Mã hiệu GRAU— 6P19N3) — Không có đèn dọi(1PN51);

-RPK-74М (RPKК-102,Mã hiệu GRAU  — 6P39) — Phiên bản nâng cấp, báng và tấm ốp nhựa

(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/rpk74m_2.jpg)


-RPK-101 (RPK-201, Mã hiệu GRAU — 6P55) — Phiên bản dành cho xuất khẩu, dùng đạn 5,56×45 мм НАТО;
-RPK-103 (Mã hiệu GRAU — 6P55)- Phiên bản dành cho xuất khẩu, dùng đạn 7,62x39.



Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: filtreker trong 15 Tháng Mười, 2010, 08:40:23 pm
 Các bác CCB  cho cháu hỏi thế RPD có phải của Kalasnikov phát triển không và nó khác với RPK thế nào? Sử dụng RPD hoặc RPK thì cần mấy người ? tiêu trí để được phát loại súng này ạ.

P/m Anh Su2m4 cho em hỏi RPK nòng có 4 dãnh khương tuyến, vậy AK có mấy dãnh sao chúng bắn được đạn giống nhau?  Số lượng dãnh khương tuyến không ảnh hưởng chứ? Chắc quan trọng là cỡ đạn thôi phải không ạ?


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: hellboy139 trong 15 Tháng Mười, 2010, 09:00:32 pm
RPD không phải do Kalasnikov chế tạo đâu ạ, mà là Vasily Degtyarev. RPD là viết tắt của Ручной Пулемет Дегтярева (Ruchnoy Pulemyot Degtyareva) (súng máy loại nhẹ Degtyarev). Cả RPD và RPK đều chỉ cần 1 người bắn. Súng RPD khác với RPK là chỉ có thể bắn liên thanh chứ không có chế độ bắn điểm xạ như RPK vì về cơ bản RPK là AK kéo dài nòng  ;D


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: su22 m4 trong 15 Tháng Mười, 2010, 09:08:23 pm
Các bác CCB và cho cháu hỏi thế RPD có phải của Kalasnikov phát triển không và nó khác với RPK thế nào? Sử dụng RPD hoặc RPK thì cần mấy người ? tiêu trí để được phát loại súng này ạ.

P/m Anh Su2m4 cho em hỏi RPK nòng có 4 dãnh khương tuyến, vậy AK có mấy dãnh sao chúng bắn được đạn giống nhau?  Số lượng dãnh khương tuyến không ảnh hưởng chứ? Chắc quan trọng là cỡ đạn thôi phải không ạ?
Chào bạn! Về câu hỏi của bạn mình xin được trả lời như sau: Súng trung liên RPD và RPK là do 2 nhóm kỹ sư khác nhau phát triển khẩu RPD do nhóm của kỹ sư Vasily Degtyarev còn RPK do nhóm của kỹ sư Kalanikov phát triển, tuy nhiên 2 khẩu súng này khác nhau ở 2 điểm đó là 1 khẩu là hỏa lực của tiểu đội bộ bịnh đó là RPK còn khẩu còn lại là hỏa lực của trung đội bộ bình kỉ hiểu của quân đội NC là A và B, điểm khác biệt còn lại giữa 2 khẩu súng này là ở băng đạn như trên mình đã nói RPK có 3 loại băng đạn và số lượng lớn nhất là 75 viên băng đạn tròn, còn súng RPD chỉ có 1 loại băng tiếp đạn tròn 100 viên. Và điểm khác biệt lớn nhất giữa 2 khẩu súng này là ở tầm bắn hiệu quả, 1 vấn đề nữa 2 khẩu trung liên RPD và RPK đều được thiết kế cho một người sử dụng, chúng bắn chung 1 cỡ đạn là 7,62X 39 tuy nhiên đến đời RPK - 74 thì 2 khẩu này không còn bắn chung 1 cỡ đạn nữa . Cụ thể như thế nào thì xin mời bạn xèm bài sau của mình sẽ viết về súng RPD.
 Bạn ạ! Súng AK cũng gồm 4 rãnh khương tuyến như súng RPK, về cấu tạo máy súng và nòng súng của 2 khẩu súng AK và RPK này không có gì khác biệt, chỉ có một điều là nòng súng RPK dài hơn nòng súng AK mà thôi, cúng chính vì cấu tạo của máy súng và nòng súng giống nhau nên cả 2 khẩu mới bắn chung một loại đại tuy vào đời súng mà sử dụng đạn 7,62 X 39 trên AK - 47; AK - 47S ; AK - 47M và AK - 47MS, tương tự như vậy với RPK và RPKs. Phiên bản RPKs có báng gập, và đạn 5,45 X 39 trên đời AK 74 tất cả các phiên bản và tương tự với RPK - 74 tất cả các phiên bản.    


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: hellboy139 trong 15 Tháng Mười, 2010, 09:42:42 pm
Các bác, các anh cho em thắc mắc tí, hồi đi học giáo dục quốc phòng ở trường đại học em được dạy là RPD là trung liên dùng cho cấp tiểu đội chứ không phải là trung đội. Ngay cả trong quân đội em vẫn thấy RPD được sử dụng nhiều hơn RPK ạ


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: su22 m4 trong 15 Tháng Mười, 2010, 09:51:03 pm
Các bác, các anh cho em thắc mắc tí, hồi đi học giáo dục quốc phòng ở trường đại học em được dạy là RPD là trung liên dùng cho cấp tiểu đội chứ không phải là trung đội. Ngay cả trong quân đội em vẫn thấy RPD được sử dụng nhiều hơn RPK ạ
RPD chính sác là trung liên được trang bị cho cấp B, nhưng trong điều kiện chiến đấu, như các bác Cựu Chiến Binh bên K thì do thiếu quân nên cấp A gần như không tồn tại. Mà hơn nữa RPD nhiều đạn hơn nên các cụ mới trả RPK cho cấp trên để dùng RPD vì nó tiện hơn, có vậy thôi bạn ạ.


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: hellboy139 trong 15 Tháng Mười, 2010, 10:19:24 pm
Ngày xưa chiến đấu thiếu quân thì đúng rồi, nhưng hiện tại biên chế đầy đủ thì RPD vẫn là hỏa lực cấp tiểu đội mà bác, mà vì chỉ được học vũ khí trang bị cho tiểu đội bộ binh nên vũ khí của tiểu đội em được dạy gồm có CKC(không dùng trong quân nữa),AK, RPD, RPK, B40 và B41


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 15 Tháng Mười, 2010, 10:46:29 pm
Ngày xưa chiến đấu thiếu quân thì đúng rồi, nhưng hiện tại biên chế đầy đủ thì RPD vẫn là hỏa lực cấp tiểu đội mà bác, mà vì chỉ được học vũ khí trang bị cho tiểu đội bộ binh nên vũ khí của tiểu đội em được dạy gồm có CKC(không dùng trong quân nữa),AK, RPD, RPK, B40 và B41

Như vậy là trong A của BB bao gồm AK, RPD, RPK, B40 và B41.

Về vũ khí trang bị cho cấp A còn thiếu RPD hy vọng sớm được đọc bài của các CCB và của bạn Su22m4. Nhưng theo tôi nhớ trang bị cho cấp A còn có lựu đạn sao không thấy bác nào nhắc nhỉ.
 Trong suốt cuộc đời quân ngũ của mình tôi mới ném lựu đạn 2 lần. Lần thứ nhất là ném lựu đạn chày TQ vào cuối khóa huấn luyện khi kiểm tra bắn đạn thật. Tôi cứ lo nó nổ trên tay nào ngờ ném đi nằm xuống mãi không nổ tính ngóc cổ dậy thế là bị Atr huấn luyện quát nằm in, lúc ấy nó mới nổ 7s thì phải.Hì ;D ném lựu đạn chày mà như tôi thì chỉ ăn chính quả lựu đạn mình ném đi thôi.
 Lần thứ 2 là tôi xin được, cũng là 1 quả lựu đạn chày TQ, khốn khổ cho tôi sao suốt "Chày-cối" thế? Lần ném lựu đạn thứ 2 tôi dùng vào mục đích ném cá để an ủi cái dạ dày. Rút kinh nghiệm lần trước, tôi nín thở đếm 1...2....3 rồi mới ném mà  khốn khổ thật  Hu! Hu cá nó rủ nhau chạy hết trước khi lựu đạn nổ. Mà vụ ném cá ấy bao nhiêu người đặt hi vọng vào quả lựu đạn- giúp chúng tôi có chất tươi, cuối cùng chỉ là tăm cá. Cay cú chúng tôi tính vác quả cối 160mm đặt ở đáy suối, ốp thỏi T4 vào với cái kíp điện . Chúng tôi tính vậy thôi nhưng cũng may mải đánh nhau nên quên  thực hiện cái kế hoặch điên rồ đó. Hì ;D


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: nguyen dinh thang trong 15 Tháng Mười, 2010, 11:04:24 pm
 Ngày xưa khi đi đánh trận lần đầu em cũng sách vở ra phết. Đạn thì mang rõ nhiều vì sợ hết đạn bị TQ bắt sống vì ngày nhỏ em đọc truyện thấy các anh bị giặc bắt toàn do hết đạn. Khi đi thì em không dám nằm gần thằng mang RPD vì nhìn kiểu lắp đạn của khẩu đó khó hơn RPK, vậy là em nằm gần thằng mang RPK vì sợ đồng đội hy sinh và mình bị chỉ huy bắt sử dụng khẩu súng đó để duy trì hỏa lực cho A.

 Hồi đó em còn thấy có cả AT không biết bác Long có xếp nó vào hỏa lực của A bb không. Về ném lựu đạn thì em cũng như bác Long nhưng khác là em không phải dùng lựu đạn chầy mà toàn dùng lựu đạn cầu.


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: su22 m4 trong 16 Tháng Mười, 2010, 12:12:32 am
 Kính các đồng chí các bác CCB và các bạn, em xin tiếp tục trình bầy những nét chính về súng trung liên RPD. Thưa các đồng chí và các bạn khẩu trung liên RPD là khẩu súng rất quen thuộc với chúng ta, tên RPD là tên phiên âm tiêng Nga của khẩu "Ручной пулемет Дегтярева", được nhóm thiết kế do kỹ sư:Vasily Degtyarev đứng đầu phát triển vào năm 1944, đây là 1 trong những khẩu súng đầu tiên của Liên Xô dùng đạn kiểu mới cùng với súng CKC; AK và RPK dùng chung cỡ đạn 7,62 X 39. Súng được thiết kể để làm hỏa lực mạnh cho tiểu đội bộ binh và do 1 chiến sỹ sử dụng.
 Về cấu tạo của súng trung liên RPD như sau: Súng gồm các bộ phận, đầu ruồi; nòng súng; thước ngắm; ốp lót tay trên và dưới; máy súng; hộp tiếp đạn hình tròn; cò súng; khóa an toàn; tay cầm; báng súng và 1 bộ phận rất quan trọng của súng là giá súng. Giá súng có đặc điểm là có thể gập vào khi xung phong và mở ra khi dùng súng để phòng ngự. Đặc điểm của máy súng trung liên RPD là: Súng sử dụng nguyên tắc trích khí phản lực, với bít tông có hành trình dài đi qua lỗ điều tiết khí nằm dưới nòng súng. Khóa nòng của súng trung liên RPD có dạng ngạnh xòe sang 2 bên chống vào 2 bên thành của máy súng để khóa nòng súng. Băng đạn của súng trung liên RPD có dạng hình tròn với 100 viên đạn, 100 viên đạn năm trong băng được nối với nhau bởi 4 dây đạn mỗi dây 25 viên vì vậy trong quá trình bắn súng người chiến sỹ còn phải chú ý thú lại dây tiếp đạn và đây là nhược điểm của khẩu trung liên này. Một đặc điểm nữa của trung liên RPD đó là nòng của súng có thể thay được ngay ngoài chiến trường.
 Các thông số kỹ thuật chính của súng trung liên RPD như sau:
 1) Trọng lượng rỗng của súng là:7,4kg
 2) Chiều dài của súng là 1037mm, trong đó chiều dài nòng súng là 520mm
 3) Tầm bắn ghi trên thước ngắm của súng là từ 100 - 1000m
 4) Tầm bắn hiệu quả của súng là 500m với mục tiêu co cụm trong công sự, với mục tiêu ngoài công sự là 800m
 5) Súng sử dụng hộp tiếp đạn hình tròn, với số lượng đạn là 100 viên, loại đạn 7,62 X 39
 6) Tốc độ bắn của súng là 650 phát/phút với sơ tốc đầu đạn là 735m/s
 Thưa các đồng chí các bác CCB và các bạn, tới đây em đã trình bầy xong các đặc điểm cơ bản của sung trung liên RPD. Trong bài viết của em có điều gì sai sót em rất mong được các đồng chí các bác CCB và các bạn bổ xung cho ạ                


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: binhyen1960 trong 16 Tháng Mười, 2010, 12:28:52 am
 Phân tích của bạn về khẩu trung liên RPD BY không có ý kiến gì , cái thực tế sử dụng súng RPD trên chiến trường cũng chỉ biết được đến thế là cùng . Cũng lâu ngày rồi không tiếp xúc với loại súng này nên cũng quên nhiều về chi tiết , BY chỉ nhớ mang máng khẩu RPD bắn theo nguyên lý có dãnh trượt , 2 bên thành súng có 2 lá thép còn về từng chi tiết cụ thể thì không còn nhớ nữa . ( nguyên lý của RPD khác hẳn với AK )
 Bạn nào có ảnh hay hình vẽ chi tiết về khẩu trung liên RPD thì đưa lên cho anh em cùng ôn lại .  ;D


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: ongbom_f2 trong 16 Tháng Mười, 2010, 01:54:05 am
Phân tích của bạn về khẩu trung liên RPD BY không có ý kiến gì , cái thực tế sử dụng súng RPD trên chiến trường cũng chỉ biết được đến thế là cùng . Cũng lâu ngày rồi không tiếp xúc với loại súng này nên cũng quên nhiều về chi tiết , BY chỉ nhớ mang máng khẩu RPD bắn theo nguyên lý có dãnh trượt , 2 bên thành súng có 2 lá thép còn về từng chi tiết cụ thể thì không còn nhớ nữa . ( nguyên lý của RPD khác hẳn với AK )
 Bạn nào có ảnh hay hình vẽ chi tiết về khẩu trung liên RPD thì đưa lên cho anh em cùng ôn lại .  ;D

Lão BY không có ý kiến, nhưng em thì chưa  ;D
Giờ mời lão ôn qua xem có nhớ không nhá

1- Đúng là nó rồi phải không lão BY
(http://i1178.photobucket.com/albums/x366/VUKHITAI/RPD1.jpg)

2-Hai bên phải -trái của nó bác nhẩy
(http://i1178.photobucket.com/albums/x366/VUKHITAI/RPD5.jpg)

3- Đã khi nào bác bắn ở tư thế này chưa ? lo mà thu lại dây tiếp đạn đi nhé  :D
(http://i1178.photobucket.com/albums/x366/VUKHITAI/RPD.jpg)

4- Giờ thì ...gấu gọi vô đấm lưng, mai tiếp nhá  ;D ;D ;D


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: hellboy139 trong 16 Tháng Mười, 2010, 09:12:48 am
Xin phép các bác, các anh, em mạn phép đưa thêm vài hình ảnh của RPD ạ
(http://i1182.photobucket.com/albums/x458/congagia456/RPD-3.jpg)
(http://i1182.photobucket.com/albums/x458/congagia456/Vector_RPD_6.jpg)
(http://i1182.photobucket.com/albums/x458/congagia456/Vector_RPD_5.jpg)
(http://i1182.photobucket.com/albums/x458/congagia456/rpdhf1.jpg)


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: ongbom_f2 trong 16 Tháng Mười, 2010, 09:49:29 am
BY ơi, Tiếp nhá
4- Cái bảng này là của Nga-Xô, em mù tịt không dịch được, bác nói đàn em của bác dịch xem sao
(http://i1178.photobucket.com/albums/x366/VUKHITAI/RPD4.jpg)

(http://i1178.photobucket.com/albums/x366/VUKHITAI/RPD3.jpg)

____________

5- ốp lót tay

(http://i1178.photobucket.com/albums/x366/VUKHITAI/RPDop.jpg)
_____________

6- sữ dụng rồi thì phải biết nó là gì  phải không  :D
(http://i1178.photobucket.com/albums/x366/VUKHITAI/RPDkhoa.jpg)




Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: ongbom_f2 trong 16 Tháng Mười, 2010, 09:54:59 am
Làm vài phàt nữa cho BY hết théec méec nhé  ;D

7-Hai tư thế của "nó" đấy
(http://i1178.photobucket.com/albums/x366/VUKHITAI/RPD06.jpg)
(http://i1178.photobucket.com/albums/x366/VUKHITAI/RPD07.jpg)

____________

8 - Không có nó thì chỉ có lên đạn bằng tay
(http://i1178.photobucket.com/albums/x366/VUKHITAI/RPDtrich.jpg)

____________

9- Cũng chỉ có tầm thế này thôi đúng không BY
(http://i1178.photobucket.com/albums/x366/VUKHITAI/RPDthuoc.jpg)


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: ongbom_f2 trong 16 Tháng Mười, 2010, 10:01:55 am
Ai chê nó chứ em thì không chê, ai ăn trôm đạn là biết ngay
10- hộp tiếp đạn và dây để lắp đạn loại 100v/4
(http://i1178.photobucket.com/albums/x366/VUKHITAI/RPD-100V-1.jpg)
(http://i1178.photobucket.com/albums/x366/VUKHITAI/RPDHopDay.jpg)
 _____________________

11- lắp đạn vào dây
(http://i1178.photobucket.com/albums/x366/VUKHITAI/RPD762-39.jpg)

_______________________

12- Xong rồi nhé, đậy nắp lại và lắp vô súng mà quét vào ...f9 ;D ;D ;D
(http://i1178.photobucket.com/albums/x366/VUKHITAI/RPD-100V.jpg)


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: binhyen1960 trong 16 Tháng Mười, 2010, 03:01:03 pm
 Cám ơn các bác , BY bắt đầu nhớ ra dần về khẩu RPD rồi đấy . ;D
 Thực ra thì ngày đó BY không để ý lắm về nguyên lý của RPD ( mình không giữ loại súng này ) lúc tác chiến có khi bắn ké bằng súng RPD của anh em vài lần , những lúc lau chùi bảo dưỡng súng thì lại càng ít để ý nên không nhớ lắm .
 Bác ongbom_f2 ! Ngày đó phệt bằng AK đã ... đứt rồi bác còn bảo vác RPD ra quét ... thì có mà đi bằng hết à ?


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 16 Tháng Mười, 2010, 03:29:41 pm
Bác ongbom_f2 ơi! Đàn em của bác BY vào đây rồi, nhưng chữ bé quá không dịch được. chỉ có mỗi chữ to trên cùng thì là : Súng máy sách tay Degtyarev, Việt nam ta gọi là trung liên RPD là lấy 3 chữ cái đầu ghép lại thôi.
 Cho em hỏi chuyện thâm cung bí sử bác 1 chút, Hì Hì  ;D  hôm qua được Gấu đấm nưng hay bác phục vụ Gấu? Tay viết bác hôm nay dẻo lắm chắc hôm qua bị đấm rồi ;D

Mà em hỏi các bác CCB này, sao xạ thủ RPD cứ phải để ý dây đạn khi bắn nhỉ? Bắn hết ắt biết chứ sao phải để ý? Em không hiểu mong các bá chỉ giáo!


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: dksaigon trong 16 Tháng Mười, 2010, 04:17:41 pm
RPD có cơ chế điểm hỏa như các loại đại liên là khi khóa nòng đẩy viên đạn ập vào nòng thì đồng thời búa đập kim hỏa lao theo, nên không bắn tắc cú được như AK, RPK. Gọi nó là trung liên ( theo cách gọi của VN ) là đúng vì nó không là tiểu liên nhưng cũng chưa phải là đại liên vì xài chung đạn với tiểu liên ( AK ) và tầm bắn, tốc độ bắn...không bằng đại liên.
Nhưng với RPK thực chất là khẩu tiểu liên AK nòng dài thì gọi là trung liên thì hơi khiên cưỡng! Đến thời chiến tranh tây nam, ở đơn vị tôi không có trang bị RPK nữa, chỉ sử dụng RPD cấp trung đội và đại liên K67 ở cấp đại đội! ::)


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: su22 m4 trong 16 Tháng Mười, 2010, 06:13:58 pm
 Thưa các đồng chí các bác CCB và các bạn! Trong số chúng ta những người đã kinh qua trận mạc, hoặc các bạn trẻ chỉ biết đến chiến tranh qua sách vở, tiếp xúc với vũ khi trong các khóa giáo dục quốc phòng thì chắc không còn ai không biết và chưa từng tiếp xúc với một loại vũ khí cá nhân đựoc trang bị tới từng người lính đó chính là Lựu Đạn. Trong bài viết này, em xin được phép sơ lược qua vài nét về Lựu Đạn.
 Như chúng ta đều đã biết Lựu Đạn trên thế giới có nhiều hình dáng khác nhau, nhưng dù ở hình dàng nào thì về mặt phân loại Lựu Đạn được phân thành 2 loại trính là: Loại Lựu đạn ném hay có cái tên quen thuộc là Lựu Đạn Mỏ Vịt, và Lựu Đạn gài có cấu tạo để khi người và vật đi trạm phải dây gài sẽ làm bật chốt an toàn và Lựu Đạn nổ tức thì. Loại Lựu Đạn gài này có dây cháy trậm rất ngắn thời gian điểm hỏa chỉ 1 vài % giây đến 1 giây.
 Về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của Lựu Đạn như sau: Lựu Đạn gồm các bộ phận sau:
1) Vỏ Lựu Đạn: Vỏ Lựu Đạn được đúc bằng gang có khía thành những mảnh nhỏ, hoặc các viên bi đúc lẫn vào vỏ. Ngoài ra vỏ Lựu Đạn còn là bộ phận chứa thuốc nổ TNT và đây là bộ phận sát thương trính của Lựu Đạn.
2) Chốt an toàn, chốt an toàn có tác dụng giư mỏ vịt của Lựu Đạn
3) Mỏ vịt, mỏ vịt có nhiệm vũ giữ kim hỏa của Lựu Đạn
4) Kim hỏa và lò so kim hỏa, nhiệm vụ của 2 bộ phận này là gây cháy cho hạt lửa của Lựu Đạn.
5) Hạt lửa, hạt lửa có nhiệm vụ mồi lửa cho dây cháy trậm
6) Dây cháy trậm, dây cháy trậm có nhiệm vũ truyền lửa từ hạt lửa và kích nổ khối thuốc nổ TNT chưa trong vỏ Lựu Đạn
7) Khối thuốc nổ TNT, khối thuốc này có nhiệm vụ phát nổ tạo mảnh văng gây sát thương cho bộ binh đối phương.
 Nguyên lý hoạt động của Lựu Đạn như sau: Khi ta rút chốt an toàn khỏi mỏ vịt, mỏ vịt sẽ bất ra ngoài tiếp đế lò so kim hỏa sẽ đẩy kim hỏa đập vào hạt lửa, hạt lửa đánh lửa gây cháy dây cháy trậm. Tới nhiệm vụ của dây cháy trậm kích nổ khối thuốc nổ TNT và tạo mảnh văng gây sát thương. Xin các bác và các bạn chú ý cho nếu ta đã rút chốt an toàn của Lựu Đạn mà chưa ném đi thì phải dùng ngón tay ấn mỏ vịt xuống dưới thì Lựu Đạn sẽ không bao giời nổ trên tay và nếu không muốn sử dụng nữa ta gài lại chốt an toàn vào mỏ vịt qua lỗ xuyên qua trên mỏ vịt và bẻ quặt chốt an toàn xuống.
 Thông số kỹ thuật của Lựu Đạn Mỏ Vịt như sau:
1) Khối lượng toàn bộ của quả Lựu Đạn là: 450g
2) Khối lượng thuốc nổ là 45g loại thuốc nổ TNT
3) Thời gian nổ của Lựu Đạn là từ 4,5 - 7s tuy Lựu Đạn do nước nào sản xuất
4) Bán kính sát thương của Lựu Đạn là 5m
 Thưa các đồng chí các bác CCB và các bạn tới đây em đã trình bầy xong các thông tin sơ lược về Lựu Đạn em rất mong được các đồng chí và các bạn bổ xung thêm cho bài viết của em ạ     
   


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 16 Tháng Mười, 2010, 06:41:41 pm
Em gửi mấy cái hình lựu đạn, các bác CCB cho ý kiến, em dốt môn này. Mà có bác nào có cái hình lựu đạn chày TQ thì post cho anh em thưởng lãm , chẳng là em mới dùng nó 2 lần và chỉ biết mỗi nó thôi.

(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/151347.jpg)

(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/1199948812-CSiQdD07us.jpg)

Một kiểu gài lựu đạn mất dạy.

(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/grenade-9.jpg)

(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/KG-3-1.jpg)

Lựu đạn PKG-3.


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: ongbom_f2 trong 16 Tháng Mười, 2010, 07:45:47 pm
Em gửi mấy cái hình lựu đạn, các bác CCB cho ý kiến, em dốt môn này. Mà có bác nào có cái hình lựu đạn chày TQ thì post cho anh em thưởng lãm , chẳng là em mới dùng nó 2 lần và chỉ biết mỗi nó thôi.


Ơ kìa bác longtrec, chưa hết AK mà đã mò qua lựu đạn rồi. Tiếp tục AK đi chứ  ;D


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 16 Tháng Mười, 2010, 07:47:46 pm
Lựu đạn ngày nay được sử dụng rộng rãi trong hầu hết Quân đội các nước nhất là trong các đơn vị BB. Chẳng có 1 người lính bộ binh nào mà không từng được sử dụng lựu đạn chí ít là 1 lần. Nhưng không mấy người lính chúng ta biết rằng quả lựu đạn mà chúng ta từng sử dụng đã được khai sinh ra cách đây 605 năm.

Cha đẻ của lựu đạn là : Konrad von Ayhshtadta Kaiser, vào năm 1405 ông đề xuất 1 sáng kiến nhồi thuốc súng vào vỏ gang đúc sẵn để gia tăng sức công phá, tạo thành nhiều mảnh nhỏ gây sát thương diện rộng. Trong thời gian này lựu đạn do Konrad von Ayhshtadta Kaiser phát minh chủ yếu sử dụng để công phá hoặc bảo vệ  pháo đài. Thời gian sau đó lựu đạn được sử dụng trong các cuộc thập tự chinh , đỉnh điểm sử dụng lựu đạn trong giai đoạn này là (1511-1514). Tuy nhiên thiết kế lựu đạn trong giai đoạn này với rất nhiều hạn chế. Quả lựu đạn đã được cải tiến trong cuộc nội chiến Anh (1642-1652). Ngòi nổ được để trong quả lựu đạn, khi tiếp đất  lựu đạn lăn theo quán tính và ngòi nổ bị hút vào bên trong quả đạn kích nổ lựu đạn.
 Lựu đạn được tích cực sử dụng vào 1667( thế kỷ 17) trong quân đội Anh. Trong các trung đoàn cận vệ cứ mỗi đại đội có 1 phân đội 4 người gọi là : " Phân đội đột kích lựu đạn". Họ là những người lính ưu tú được đào tạo đặc biệt. Thật vậy khả nang ném lựu đạn xa, ném lựu đạn trúng đích không 1 người lính nào bằng họ.......

Vậy lựu đạn được du nhập lần đầu tiên vào nước ta vào năm nào?

Theo nhận định của các học giả Quân sự Phương Tây, lựu đạn theo chân Quân đội Viễn chinh Pháp đã vào nước ta Ngày 1-9-1858. Đây là ngày Pháp nổ tiếng súng đầu tiên tấn công vào cửa sông Hàn - vịnh Đà Nẵng, mở đầu cuộc xâm lược VN.

Trong kháng chiến Chống Pháp quân khí Việt nam tận dụng các quả đạn do Công binh tháo ngòi để lấy thuốc súng nhồi vào các vỏ gang tự tạo chế ra lựu đạn cung cấp cho QD non trẻ của ta đánh Pháp.

Ngày nay các Z xxx của ta đã tự trồng được các loại lựu đạn, các CCB BGTN và BGPB đều dùng qua đồ nhà .


P/m Ongbom-F2! Bác chưa trả lời em câu hỏi bên trên đâu nhé, AK vẫn tiếp chứ nhưng pháo tép AK phải kèm tí pháo đùng nghe nó mới tết.


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: Hungnt_E1F2 trong 16 Tháng Mười, 2010, 09:29:14 pm
Kính các đồng chí các bác CCB và các bạn, em xin tiếp tục trình bầy những nét chính về súng trung liên RPD. Thưa các đồng chí và các bạn khẩu trung liên RPD là khẩu súng rất quen thuộc với chúng ta, tên RPD là tên phiên âm tiêng Nga của khẩu "Ручной пулемет Дегтярева", được nhóm thiết kế do kỹ sư:Vasily Degtyarev đứng đầu phát triển vào năm 1944, đây là 1 trong những khẩu súng đầu tiên của Liên Xô dùng đạn kiểu mới cùng với súng CKC; AK và RPK dùng chung cỡ đạn 7,62 X 39. Súng được thiết kể để làm hỏa lực mạnh cho tiểu đội bộ binh và do 1 chiến sỹ sử dụng.
 Về cấu tạo của súng trung liên RPD như sau: Súng gồm các bộ phận, đầu ruồi; nòng súng; thước ngắm; ốp lót tay trên và dưới; máy súng; hộp tiếp đạn hình tròn; cò súng; khóa an toàn; tay cầm; báng súng và 1 bộ phận rất quan trọng của súng là giá súng. Giá súng có đặc điểm là có thể gập vào khi xung phong và mở ra khi dùng súng để phòng ngự. Đặc điểm của máy súng trung liên RPD là: Súng sử dụng nguyên tắc trích khí phản lực, với bít tông có hành trình dài đi qua lỗ điều tiết khí nằm dưới nòng súng. Khóa nòng của súng trung liên RPD có dạng ngạnh xòe sang 2 bên chống vào 2 bên thành của máy súng để khóa nòng súng. Băng đạn của súng trung liên RPD có dạng hình tròn với 100 viên đạn, 100 viên đạn năm trong băng được nối với nhau bởi 4 dây đạn mỗi dây 25 viên vì vậy trong quá trình bắn súng người chiến sỹ còn phải chú ý thú lại dây tiếp đạn và đây là nhược điểm của khẩu trung liên này. Một đặc điểm nữa của trung liên RPD đó là nòng của súng có thể thay được ngay ngoài chiến trường.
 Các thông số kỹ thuật chính của súng trung liên RPD như sau:
 1) Trọng lượng rỗng của súng là:7,4kg
 2) Chiều dài của súng là 1037mm, trong đó chiều dài nòng súng là 520mm
 3) Tầm bắn ghi trên thước ngắm của súng là từ 100 - 1000m
 4) Tầm bắn hiệu quả của súng là 500m với mục tiêu co cụm trong công sự, với mục tiêu ngoài công sự là 800m
 5) Súng sử dụng hộp tiếp đạn hình tròn, với số lượng đạn là 100 viên, loại đạn 7,62 X 39
 6) Tốc độ bắn của súng là 650 phát/phút với sơ tốc đầu đạn là 735m/s
 Thưa các đồng chí các bác CCB và các bạn, tới đây em đã trình bầy xong các đặc điểm cơ bản của sung trung liên RPD. Trong bài viết của em có điều gì sai sót em rất mong được các đồng chí các bác CCB và các bạn bổ xung cho ạ                

Cách hiểu theo tài liệu của QLVNCH, năm 1964, thì RPD và RPK đây (trích từ nguồn tài liệu của Chiangshan cung cấp)



Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: Hungnt_E1F2 trong 16 Tháng Mười, 2010, 10:00:07 pm
Ối Giời ơi ông lính Hà Giang ơi !
 Khẩu đại liên Mác xim của Liên xô sản xuất , loại đại liên có bánh xe kéo đầu đạn cũng cỡ 7,62 như AK nhưng cát tút đạn to hơn , súng bắn tỉa Dragunov cũng bắn chung loại đạn này .
 Thắng còng mà chê loại đại liên này thì lính ở K của F7 phải dùng loại đại liên gì đây ? Toàn loại này hết nhưng sau đó được thay bằng súng mới của TQ sản xuất nên không có bánh xe mà là cái chân súng còn cái tầm của nó khoảng 18kg mỗi khi bắn phải giá súng lên mới bắn được , đơn vị BY có thằng Khoa to con lực lưỡng một lần thằng Sao vác chân súng không thể vận động lên được để có đủ bộ phận lắp vào đại liên , thằng Khoa sốt ruột quá ôm cái tầm súng cho thằng Ấn đẩy cò đại liên bắn chi viện cho lính C2 đang rúc đầu sau ụ mối , vậy mà nó giữ không nổi đành quăng tầm súng ra  ;D
Tham khảo sách "chiến cụ" của QLVNCH viết từ 1964 (trích từ nguồn tài liệu của Chiangshan cung cấp). Nếu tên đúng là Maxim, thì nó dưới đây, nhưng là ý của BY gọi thôi? có đúng không hay khẩu đại liên nào khác?


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: Hungnt_E1F2 trong 16 Tháng Mười, 2010, 10:18:58 pm
Báo cáo đồng chí Longtrec tôi trung sỹ y tá đơn vị có mặt điểm danh:
 Báo cáo em là y tá và vốn dĩ chủ yếu ở C24 bệnh xá E nên em cũng không thạo lắm về vũ khí trang bị cho C bb. Em chỉ nhớ hồi đi phối thuộc thì bọn em phải mang theo 1 cơ số đạn AK là 300 viên, hỏa lực thì ngoài B40 VÀ B41 ra thì có 2 khẩu cối 60 và 2 khẩu đại liên mà em cũng chẳng biết tên. Em thấy nó rắc rối chứ không gọn nhẹ như sau này C được trang bị M60 đại liên đuôi cá của Mỹ, khẩu đại liên cũ của C em có bánh xe và lá chắn bắn đạn chung với K44. Loại này khi đánh rừng núi vô cùng bất tiện vì phải ráp vào rồi mới bắn được và không cơ động như M60. Nói chung về vũ khí thì em không rành nhưng về y tá C hay trạm phẫu có những thứ gì để đảm bảo chiến đấu thì em lại nắm vững. Đợi lúc nào bác Long ra lệnh em sẽ nói về nhiệm vụ của y tá C hay y tá trạm phẫu tiền phương.
...Vẫn sách "chiến cụ", năm 1964, thì đại liên của bác Thắng còng thấy đây (nhớ gọi nó là K53 có bánh xe và K57 có 3 chân)


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: Ngocvancu trong 16 Tháng Mười, 2010, 10:27:29 pm
Mấy khẩu trên đều thiếu tấm lá chắn,Mắc-xim tiếp đạn từ bên phải qua y như K53 và K57.Khẩu Vicker,và Browning cũng có kiểu tương tự như Mắc-xim chỉ khác cỡ đạn,tiếp đản từ bên trái sang,khác tay cằm bắn,nhìn phớt qua dễ nhầm.không hiểu sao các loaị súng của Nga thường hay tiếp đạn từ bên phải sang,cũng như MP38/40 có tay kéo khoá nòng nằm về phía bên trái.Ai biết xin chỉ giáo hộ với. :D


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: Hungnt_E1F2 trong 16 Tháng Mười, 2010, 10:55:33 pm
Mấy khẩu trên đều thiếu tấm lá chắn,Mắc-xim tiếp đạn từ bên phải qua y như K53 và K57.Khẩu Vicker,và Browning cũng có kiểu tương tự như Mắc-xim chỉ khác cỡ đạn,tiếp đản từ bên trái sang,khác tay cằm bắn,nhìn phớt qua dễ nhầm.không hiểu sao các loaị súng của Nga thường hay tiếp đạn từ bên phải sang,cũng như MP38/40 có tay kéo khoá nòng nằm về phía bên trái.Ai biết xin chỉ giáo hộ với. :D
Với khẩu Maxim có lẽ loại bỏ khỏi biên chế trang bị của QĐ từ thời đầu KCCM bác ạ.
Với K53: Trong chiến đấu, lính hỏa lực vất bớt tấm chắn bằng thép đi cho nó nhẹ! Với K57 thì bỏ hẳn, không có tấm chắn nữa.


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: ongbom_f2 trong 17 Tháng Mười, 2010, 12:36:25 am
Ối Giời ơi ông lính Hà Giang ơi !
 Khẩu đại liên Mác xim của Liên xô sản xuất , loại đại liên có bánh xe kéo đầu đạn cũng cỡ 7,62 như AK nhưng cát tút đạn to hơn , súng bắn tỉa Dragunov cũng bắn chung loại đạn này .
 Thắng còng mà chê loại đại liên này thì lính ở K của F7 phải dùng loại đại liên gì đây ? Toàn loại này hết nhưng sau đó được thay bằng súng mới của TQ sản xuất nên không có bánh xe mà là cái chân súng còn cái tầm của nó khoảng 18kg mỗi khi bắn phải giá súng lên mới bắn được , đơn vị BY có thằng Khoa to con lực lưỡng một lần thằng Sao vác chân súng không thể vận động lên được để có đủ bộ phận lắp vào đại liên , thằng Khoa sốt ruột quá ôm cái tầm súng cho thằng Ấn đẩy cò đại liên bắn chi viện cho lính C2 đang rúc đầu sau ụ mối , vậy mà nó giữ không nổi đành quăng tầm súng ra  ;D
Tham khảo sách "chiến cụ" của QLVNCH viết từ 1964 (trích từ nguồn tài liệu của Chiangshan cung cấp). Nếu tên đúng là Maxim, thì nó dưới đây, nhưng là ý của BY gọi thôi? có đúng không hay khẩu đại liên nào khác?


Cái thằng Maxim mà BY cần nó đây này. Lão BY này giờ giở chứng đi buôn súng phải không, lãi thì chia cho tớ nhé, còn vào tù thì cấm khai ra đám f2 nghe chưa f7   ;D

(http://i1178.photobucket.com/albums/x366/VUKHITAI/Maxim1910.jpg)

(http://i1178.photobucket.com/albums/x366/VUKHITAI/S_maxim.jpg)

(http://i1178.photobucket.com/albums/x366/VUKHITAI/1910-30.jpg)


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 17 Tháng Mười, 2010, 12:53:27 am
Các bác CCB của em ơi! Các bác già rồi mà sao đi nhanh thế ;D Ta đang ở phần vũ khí trang bị cho A thôi, còn phần khí tài trang bị cho A còn chưa nói mà. Các cụ chỉ thích súng to súng lớn thôi, ;D phanh giúp em ta quay lại nói hết vũ khí khí tài của A đi đã.


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: ongbom_f2 trong 17 Tháng Mười, 2010, 01:19:02 am
Các bác CCB của em ơi! Các bác già rồi mà sao đi nhanh thế ;D Ta đang ở phần vũ khí trang bị cho A thôi, còn phần khí tài trang bị cho A còn chưa nói mà. Các cụ chỉ thích súng to súng lớn thôi, ;D phanh giúp em ta quay lại nói hết vũ khí khí tài của A đi đã.

Này thì vũ khí của a. Lão lái súng BY chọn đê  kẻo hết , toàn là AKMS cả đới ;D
(http://i1178.photobucket.com/albums/x366/VUKHITAI/AKMS-01.jpg)

(http://i1178.photobucket.com/albums/x366/VUKHITAI/AKMS-02.jpg)

(http://i1178.photobucket.com/albums/x366/VUKHITAI/AKMS-04.jpg)

(http://i1178.photobucket.com/albums/x366/VUKHITAI/AKMS-03.jpg)


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: hellboy139 trong 17 Tháng Mười, 2010, 09:42:51 am
Các bác cho em hỏi, cùng là AKM nhưng có loại nòng vát và loại nòng không vát như AKM của ta sản xuất, vậy thì AKM của Việt Nam có giảm giật được như AKM nòng vát của Nga không ạ?
(http://i1182.photobucket.com/albums/x458/congagia456/4a27c6ce_3682da54_akm.jpg)
Hình của bác Đoàn đã post, em xin mượn tạm qua bên này
(http://i1182.photobucket.com/albums/x458/congagia456/sungak.jpg)
(http://i1182.photobucket.com/albums/x458/congagia456/AKMVN.jpg)


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: binhyen1960 trong 17 Tháng Mười, 2010, 10:12:43 am
...Vẫn sách "chiến cụ", năm 1964, thì đại liên của bác Thắng còng thấy đây (nhớ gọi nó là K53 có bánh xe và K57 có 3 chân)
Vâng ! Đúng nó rồi đây . Cả 2 khẩu đại liên loại này từng đã trang bị cho C2 chúng tôi .
 Ngày đó khẩu đại liên có bánh xe được lính C2 chúng tôi gọi là đại liên Maxim ( chắc bởi nó có bánh xe và giống như khẩu Maxim của Nga thời chiến tranh thứ giới ) . Nghe nói lại khẩu súng này C2 có từ thời KCCM và cũng chính khẩu súng này trong trận 12.12.1978 chúng tôi mới nổ súng được khoảng 5 phút đã tịt vì bị gẫy kim hỏa . ( nhiều lần hỏng và cũng sửa nhiều lần rồi )
 Còn khẩu đại liên có 3 chân thì sau ngày GP C2 được trang bị 2 khẩu liền một lúc và mới cứng , sau này hết người mang vác thì trả về E bớt 1 khẩu , súng mới chưa từng hỏng hóc bao giờ ( bắn ít vì lúc đó cũng đã yên ổn dần rồi )


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: duongthanhvan trong 17 Tháng Mười, 2010, 01:14:05 pm
Vài tấm hình RPD của em ạ:


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: duongthanhvan trong 17 Tháng Mười, 2010, 01:21:52 pm
Và thêm cái nữa ạ:


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 17 Tháng Mười, 2010, 02:39:21 pm
Các bác cho em hỏi, cùng là AKM nhưng có loại nòng vát và loại nòng không vát như AKM của ta sản xuất, vậy thì AKM của Việt Nam có giảm giật được như AKM nòng vát của Nga không ạ?
----------------------------------------------------------------------------------------------

AKM có nghĩa là AK-47 cải tiến, mẫu AKM được LX chấp nhận trang bị 1959. AKM ngay cả LX cũng sản xuất nòng vát và không vát. Mục đích của việc sx AK nòng vát là giảm giật mà bạn!

Người lính BB Việt Nam trên chiến trường họ không có điều kiện kén súng đâu, chỉ cần khẩu AK47 vào tay họ thôi cũng tuyệt lắm rồi. Mà chỉ có lính mới vào trận mới có kiểu kéo cả tràng lên trời để đạn đuổi chim thôi . Còn người lính qua 1 ,2 trận mà còn sống thì xem cách bắn là biết, bắn nhấm nhẳng 2 phát 1 thì có giảm giật hay không cũng thế, mà nghe bắn nhấm nhẳng kiểu này chắc địch nó ghét lắm. ;D


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: haanh trong 17 Tháng Mười, 2010, 03:11:02 pm
hehe , khiếp các lão hành quân nhanh quá em theo không kịp  ;D Sáng nay nghe bác Thắng còng nhắc quả lựu đạn vỏ nhựa thấy cả bi sắt bên trong là của Nga thế mà hồi đó em tưởng của VN , bác nào có ảnh cho em xin , quả lự đạn này trông dễ thương lắm  ;D


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: nguyen dinh thang trong 17 Tháng Mười, 2010, 03:24:44 pm
 Quả lựu đạn đó có ưu điểm là vặn rời mỏ vịt ra và tháo bỏ kíp nổ xong lại lắp mỏ vịt vào nên bọn em rất khoái, còn loại lựu đạn cầu mầu xanh do Việt nam sản xuất thì không tháo được mỏ vịt ra nên bọn em không khoái lắm. Với lại loại này nặng hơn quả cầu bi nên đút túi áo ngực nó cứ trễ xuống khiến cho tác phong không nghiêm chỉnh. Loại cầu bi này do bọn em là lính quân y nên chỉ thấy có tác dụng là tháo kíp ra và đút túi khi cần lắm thì lôi ra ném bừa rồi bỏ chạy, đảm bảo là mình chạy thoát còn lựu đạn không nổ và không gây hậu quả nghiêm trong. Tác dụng nữa là tháo lấy cả kíp và mỏ vịt đem tra vào thỏi TNT vác ra sông Lô ném cá an toàn hơn dùng dây cháy chậm vì bọn em là lính thành phố nên không quen sử dụng kíp có dây cháy chậm.


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 17 Tháng Mười, 2010, 03:31:51 pm
Nó đây đúng không các bác?

Nếu phân loại đúng ra thì 2 quả dưới đây đều thuộc nhóm chiến đấu, nhưng 1 quả dùng để phòng thủ (có bi) còn quả kia (vỏ xanh) dùng để tấn công, lựu đạn tấn công có vỏ mỏng, tầm mảnh văng không xa nhưng ưu điểm nhẹ nên ném xa.


(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/800px-IDET2007-grenades-cutaway-detail.jpg)


Tặng haanh quả "Lê" nó ra đời trong thế chiến 1 đấy


(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/642px-Scoop_grenade_WWI.jpg)


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: nguyen dinh thang trong 17 Tháng Mười, 2010, 05:52:39 pm
 Loại bác Long đưa lên không phải là loại bọn em vẫn hay dùng. Quả cầu bi ngày ấy màu trắng trong nhìn rõ cả bi sắt bên trong , mỏ vịt như ngón tay thòi lên và có ren bên trong để vặn ra.


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: GiangNH trong 17 Tháng Mười, 2010, 06:53:00 pm
Loại bác Long đưa lên không phải là loại bọn em vẫn hay dùng. Quả cầu bi ngày ấy màu trắng trong nhìn rõ cả bi sắt bên trong , mỏ vịt như ngón tay thòi lên và có ren bên trong để vặn ra.

Em nghe mấy bác cựu bộ binh Hà tuyên 1985 nói thì quả cầu bi nhìn "đáng yêu" lắm cơ, chứ không "xấu xí" như ảnh bác Long đưa lên đâu? Vỏ bằng nhựa có thể nhìn thấy bên trong là những mảnh gang+bi. Lính tấn công chỉ khoái dùng thủ pháo ném xuống hầm ngầm, lính phòng ngự thì chỉ thích mỏ vịt. Nhưng không có pháo và cối hỗ trợ thì mỏ vịt và cầu bi cũng không tác dụng gì?


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 17 Tháng Mười, 2010, 08:33:15 pm
Bác Thắng và Giang vào xem có phải mấy em này không?



(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/images-4.jpg)


(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/1-59.jpg)


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: hellboy139 trong 17 Tháng Mười, 2010, 09:01:06 pm
Loại bác Long đưa lên không phải là loại bọn em vẫn hay dùng. Quả cầu bi ngày ấy màu trắng trong nhìn rõ cả bi sắt bên trong , mỏ vịt như ngón tay thòi lên và có ren bên trong để vặn ra.
Kính các bác, mò mẫm trên mạng em tìm thấy cái này, không biết có đúng thứ các bác đang tìm không ạ?
(http://i1182.photobucket.com/albums/x458/congagia456/orig.jpg)


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: nguyen dinh thang trong 17 Tháng Mười, 2010, 10:23:48 pm
 Mỏ vịt thì như quả dưới bác Long đưa lên còn thân nó thì như cái ảnh của hellboy139 nhưng bi của nó to hơn và xếp xít vào nhau có hàng lối chứ không lộn xộn chỗ có chỗ không.


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 18 Tháng Mười, 2010, 08:01:30 pm
Khí tài trang bị cho cấp A tôi không rõ các bác BB thế nào, bọn tôi là đơn vị pháo binh trong F BB nên " tiêu chuẩn" tôi nghĩ chắc  cũng như nhau, lính trong 1F BB mà.

Lính pháo bọn tôi mỗi khẩu đội (A) nếu biên chế đủ phải có 7 thằng. nhưng thực tế thường chỉ 5 thằng thôi, mà như vậy chiến cũng thỏa mái lắm rồi. Trong 1 khẩu đội của tôi việc đánh đấm, biên chế thực tế  thế nào để kể sau, tôi đang muốn nói về khí tài.

Mũ sắt , bao xe, mặt lạ phòng độc chúng tôi được cấp phát 100%.
 
Do điều kiện tác chiến tại Lạng sơn, nhưng lý  do chính là tính chủ quan của lính mà những khí tài này thường bị vứt xó....
 Năm 1984 đơn vị tôi đi phối thuộc với D1E4 BB tại Đồng đăng. Thời gian này do chế độ cấp phát hậu cần của các cấp trong F không hợp lý. 2C BB đóng ở bên trái và bên phải của C tôi họ hưởng chế độ chiến đấu , có nghĩa là ăn cơn trắng, thịt hộp... Còn C tôi tiêu chuẩn hàng "B" thuộc tuyến 1 (Căn cứ vào vị trí đóng quân D bộ). Thế là BB chỉ mới ra giao thông hào nằm, họ được mở kho dự chữ chiến đấu. Họ ăn thịt hộp, vỏ vứt xuống đầu pháo binh, là đơn vị  ngày nào cũng chiến thực sự.
 Đói thì đầu gối phải bò, may mà C tôi đóng gần 1 con suối, thời kỳ này dân chạy hết vì pháo TQ bắn bậy thường xuyên vào bản. Chúng tôi bắt cua không bị cạnh tranh do lính BB bị cấm trại, còn dân thì sơ tán hết còn đâu. Cũng may Trời thương! Giai đoạn này khúc suối  gần đ/v đóng quân,  cua, cá lớn nhanh như ăn thuốc tăng trọng. Chỉ cần mỗi B cử ra 2 thằng đi độ 1h là buổi tối có canh cua đặc "cắm tăm" rồi. Có nhiều cua thì phải có cối và thế là những chiếc mũ sắt miễn cưỡng thành những chiếc cối. À mà quên không nhắc, khí tài lính pháo còn cả những chiếc thông nòng. Thông nòng pháo nó như những chiếc chày trên "sóc Bom bo". Thông nòng cối 160mm nó to như cổ tay, bằng gỗ thông Nga làm chày giã cua trong mũ sắt, ôi tuyệt!
 Cái mũ sắt là khí tài trang bị cho người lính chụp vào đầu khi chiến đấu. Trong hồi ký của Bác BY và một số CCB K có nói : "Có chiếc mũ sắt đội vào cũng thấy ấm đầu". Vậy mà lính C tôi đã nghĩ thêm 1 công dụng nữa cho chiếc mũ sắt đó là dùng nấu nước tắm ghẻ. Là lính có mấy thằng không bị ghẻ? không ghẻ không cấp thẻ Quân nhân kia mà.


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 19 Tháng Mười, 2010, 03:44:43 am
Tiếp theo về khí tài:


Mặt lạ phòng độc chúng tôi được cấp phát 100%, ơn Chúa! Chúng tôi không phải sử dụng vì TQ không bắn đạn khói, đạn hóa học sang đất ta ở khu vực F tôi phụ trách.
 Nhưng chúng tôi lại sử dụng mặt lạ phòng độc rất nhiều lần sau này để " Phòng bụi", phòng "Khí độc" .

Chẳng là năm 1986, biên giới hướng Lạng sơn đã yên tiếng súng, đ/v tôi rút xuống hậu cứ tại Tam lung. Lúc này C9 của tôi được chia 1 miếng đất sát D bộ, miếng đất xưa là ruộng được chính quyền địa phương nhường lại. Mồ mả của dân còn 5-7 chiếc chưa di dời, thôi kệ để đó cũng chẳng ảnh hưởng gì đến mấy thằng lính tụi tôi. Đơn vị tôi bước vào giai đoạn củng cố và xây dựng đ/v, tăng gia sản xuất tự túc rau xanh và 1 phần lương thực. Giai đoạn này là lúc Đất nước khó khăn nhất, lạm phát mấy chục %, đang bù giá vào lương mà lính tráng chúng tôi cứ đùa là : "Bù đá vào lưng".

C của tôi được phân nhỏ ra thành từng tổ sản xuất , tổ mượn đất của dân cấy lúa, tổ đóng gạch lung vôi xd đơn vị...Tất cả các A đều có nhiệm vụ tăng gia, chồng rau tự cải thiện.
 C của tôi có 3 lính HN thì lúc này tôi "Chậm tiến" nhất mới là Atr còn 2 thằng đồng hương của tôi đều là Btr kiêm chức rồi. Chẳng là giai đoạn này đ/v tôi động viên lính tráng đi học sỹ quan, ai trình độ 10/10 thì đi học Lục quân hoặc sỹ quan pháo binh Sơn Tây, ai trình độ kém hơn có thể đi học trường sỹ quan Pháo binh do quân khu I mở tại Bắc Thái. Ba thằng lính HN chúng tôi chỉ muốn về với mẹ nên  nói tới đi học sỹ quan như đỉa phải vôi.

Nói tới khí tài là cái mặt lạ phòng độc, nó giúp chúng tôi rất nhiều để "chống bụi" ra lò gạch cùng vôi. Một tháng đôi 3 lần hết ra lò vôi rồi ra lò gạch chúng tôi cứ như đang diễn tập chống đạn hóa học ấy. Mà lúc đeo mặt lạ phòng độc vào chẳng nhận ra thằng Tèo thằng Tẹo nào nữa.

3 thằng lính HN lúc này đang "Mắc màn chờ ra quân" nên ngại việc lắm, mà đúng là chúng tôi cũng chẳng phải làm gì. 2 thằng kia Btr thì miễn làm rồi, còn tôi trên danh nghĩa là quân số lao động nhưng có ai kiểm tra tôi đâu. Trồng lúa, đóng gạch, lung vôi tôi đâu có biết, giao cho tôi lung vôi để thành đá à?
 Nhưng nhiều khi anh em trong B đi làm về vất vả lại lao vào tăng gia, mình chơi mãi thấy cũng chướng thế là tôi làm. Mà tôi cũng thích chồng chọt lắm, nhìn ruộng rau sau B tôi cứ xanh mơn mởn sáng nào tôi cũng ra ngắm thích thú. Tôi thích nhất là đo ngọn bầu trước cửa B, nó lớn đo được từng giờ.
 Việc trồng rau gồm ghánh nước từ xuối lên tưới cho rau, hoặc lấy phân, nhổ cỏ. Cỏ chỉ nhổ khi rau còn thấp chứ rau tốt um thế kia làm gì có cỏ mà nhổ. Gánh nước đau vai lắm, thế là hết đường chọn thôi tôi vào bản xin phân. Mà vào bản thì hay lắm, tháng 9 tháng 10 hồng chín cây cứ như cà chua ai treo lên đó, ăn thì ngọt tới từng cơ quan đoàn thể trong bụng.
 Tôi đi lấy phân không quên mang mặt lạ phòng độc, vì khi lấy phân khí "độc thật". Nhưng nếu có mặt lạ phòng độc tôi súc phân cứ như súc bùn non vậy. Lúc tôi cùng 1 lính trong A gánh phân về đ/v ( cậu lính kia gánh) tôi hoặc đi thật xa hoặc nếu đi gần vẫn đeo mặt lạ phòng độc khiến dân bản và nhất là mấy Noọng được phen bình phẩm.


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: vebinh55xx trong 19 Tháng Mười, 2010, 09:56:45 am
Các bác CCB của em ơi! Các bác già rồi mà sao đi nhanh thế ;D Ta đang ở phần vũ khí trang bị cho A thôi, còn phần khí tài trang bị cho A còn chưa nói mà. Các cụ chỉ thích súng to súng lớn thôi, ;D phanh giúp em ta quay lại nói hết vũ khí khí tài của A đi đã.

Em thấy cả bác chủ topic cũng đi nhanh quá mà, phần vũ khí bộ binh chưa hết mà đã chuyển qua xài khí tài rồi. Em đang mong gặp lại cây AK của Bungaria ngày xưa , giờ cũng chưa thấy nó đâu ;D


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: nguyen dinh thang trong 19 Tháng Mười, 2010, 11:34:15 am
 Nói về súng AK hồi trước em được đơn vị phân cho khẩu AK TQ cầm nặng trịch. Cũng vì hồi đó em nghĩ đơn giản súng nào mà chẳng được miễn nó nhẹ, thế là nói với thằng quân khí đổi cho khẩu AK Tiệp báng nhựa gọn nhẹ hơn. Em không thạo về súng ống lắm nên không biết nó thuộc dòng AK nào. Em chỉ nhớ số súng 4 số cuối là 6989 nhưng khi đăng ký với quân khí thì nó chỉ đề là 989. Em hỏi thì nó bảo súng AK đầu 6 là của sư đoàn mình nên chỉ cần đăng ký 3 số cuối thôi. Khẩu AK đó đi theo em có gần một tháng rồi nó rời xa em nằm lại trên 772 hôm 12-7-1984.


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: dongadoan trong 19 Tháng Mười, 2010, 12:00:57 pm
Các bác cựu nhìn đây xem mình đã từng dùng loại AK nào nhé! ;D

Dưới đây là các loại súng của những quốc gia đã từng sản xuất AK theo bản quyền, copy,... Các loại súng này được gọi chung là họ súng AK:

(http://i614.photobucket.com/albums/tt226/trandoan/komplet1.jpg)


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: dongadoan trong 19 Tháng Mười, 2010, 12:01:32 pm
(http://i614.photobucket.com/albums/tt226/trandoan/komplet2.jpg)

(http://i614.photobucket.com/albums/tt226/trandoan/komplet3.jpg)


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: dongadoan trong 19 Tháng Mười, 2010, 12:02:43 pm
(http://i614.photobucket.com/albums/tt226/trandoan/komplet4.jpg)

(http://i614.photobucket.com/albums/tt226/trandoan/komplet5.jpg)

(http://i614.photobucket.com/albums/tt226/trandoan/komplet6.jpg)


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: dongadoan trong 19 Tháng Mười, 2010, 12:03:32 pm
(http://i614.photobucket.com/albums/tt226/trandoan/komplet7.jpg)

(http://i614.photobucket.com/albums/tt226/trandoan/komplet8.jpg)

(http://i614.photobucket.com/albums/tt226/trandoan/komplet9.jpg)


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: trucngon trong 19 Tháng Mười, 2010, 02:03:54 pm
Bác Đoàn đưa cả tình hình sử dụng AK của các quốc gia trên thế giới vào đây. Các bác cựu binh nhập nhèm nhìn thêm hoa mắt thôi! :D


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: mig21-58 trong 19 Tháng Mười, 2010, 04:02:25 pm
cũng không đến nỗi hoa mắt đâu  ;D
-CCCP :ba khẩu đầu trên ,và cái khẩu rpk
-chi na :hai khẩu đầu tiên
-romani :một khẩu đầu tiên
còn khẩu của tiệp khắc thì chắc không gọi tên như vậy ,hat sao mà sao không có nó nhỉ ?


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: binhyen1960 trong 19 Tháng Mười, 2010, 05:44:28 pm
Bác Đoàn đưa cả tình hình sử dụng AK của các quốc gia trên thế giới vào đây. Các bác cựu binh nhập nhèm nhìn thêm hoa mắt thôi! :D
Nhập nhèm là nhập nhèm thế nào ? ;D
 Loại súng của anh " Cơm Canh Cháo Phở " sản xuất , khẩu thứ 3 từ trên xuống là súng của tôi ngày trước từng dùng đấy . ;D
 Chỉ có điều súng xưa báng phụ bằng nhựa nâu , báng chính và ốp che tay bằng gỗ nổi vân đẹp lắm không phải màu véc ny vàng hư vậy .
 Tự hào rằng mình từng sở hữu khẩu AKM một thời gian dài , nhẹ khi hành quân , ít phải lau chùi súng và chiến lại ngon lành là hàng độc hơn súng anh TQ và VN sản xuất nên khối thằng thèm nhỏ dãi nó mà không được . ;D


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: ongbom_f2 trong 19 Tháng Mười, 2010, 08:57:54 pm
Nhập nhèm là nhập nhèm thế nào ? ;D
 Loại súng của anh " Cơm Canh Cháo Phở " sản xuất , khẩu thứ 3 từ trên xuống là súng của tôi ngày trước từng dùng đấy . ;D
 Chỉ có điều súng xưa báng phụ bằng nhựa nâu  , báng chính và ốp che tay bằng gỗ nổi vân đẹp lắm không phải màu véc ny vàng hư vậy .
 Tự hào rằng mình từng sở hữu khẩu AKM một thời gian dài , nhẹ khi hành quân , ít phải lau chùi súng và chiến lại ngon lành là hàng độc hơn súng anh TQ và VN sản xuất nên khối thằng thèm nhỏ dãi nó mà không được . ;D

Em chỉ có  loại tay cầm bằng nhựa nâu thôi. Chứ báng phụ thì không có bác sư bể ợ. Xem thử có phải của bác không nhé . Chỉ cần đổi cho em 1 ổ ông bò vẽ thôi. ;D
(http://i1178.photobucket.com/albums/x366/VUKHITAI/AKM.jpg)


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: fanlong74 trong 19 Tháng Mười, 2010, 10:26:47 pm
Em thấy cả bác chủ topic cũng đi nhanh quá mà, phần vũ khí bộ binh chưa hết mà đã chuyển qua xài khí tài rồi. Em đang mong gặp lại cây AK của Bungaria ngày xưa , giờ cũng chưa thấy nó đâu ;D
Nếu là súng Bulgary thì không khác súng LX mấy. Khẩu súng của bác liệu có phải khẩu mà bác Đoàn post còn thiếu, AMD-65 của Hungary (khẩu này đối với em là của hiếm, em chỉ thấy 1 khẩu thật ở bảo tàng trong Thành cổ Quảng Trị):
(http://mywebpages.comcast.net/jddaniels3/amd65.jpg)


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: chiangshan trong 19 Tháng Mười, 2010, 10:35:44 pm
Em thấy có cái ảnh này, không biết đây là AK của nước nào:

(http://i84.photobucket.com/albums/k29/chiangshan3012/vc1160tc2.jpg)


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: binhyen1960 trong 19 Tháng Mười, 2010, 10:40:45 pm
 Chính nó rồi đấy lão ongbom_f2 chủ hãng sản xuất vũ khí  ;D
 Chỉ có điều cái ốp che tay nửa trên hình như là đồ " lai căng " chứ không phải hàng zin  ;D
 Theo như BY nhớ , ngày đó lính C2 của BY thu được nhiều súng của địch , thấy đồ của nó mới nguyên nên cũng có ý định đổi một vài phụ kiện tân trang cho khẩu súng của mình khá hơn , bệ khóa nòng và lò so là không thay được rồi vì AKM dài hơn tý chút của TQ lắp vào không vừa , các bộ phận khác cũng vậy nhỏ hơn tý chút hoặc dài hơn một chút , ốp che tay thì không vừa nẫy khóa . Loay hoay một lúc đành trở về của khẩu súng nào lắp trở lại vào khẩu súng đó . ;D


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: huyphongssi trong 19 Tháng Mười, 2010, 11:18:51 pm
Đơn vị em khi tập điều lệnh dùng toàn súng AK Tàu. Em là khẩu đội trưởng nên được "ưu tiên" 1 khẩu có tay nắm trước phía dưới ốp lót tay dưới. Giờ nhìn hình của thủ trưởng dongadoan mới biết khẩu đó (AIM) là của Rumani.


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: Ngocvancu trong 19 Tháng Mười, 2010, 11:25:37 pm
Em thấy có cái ảnh này, không biết đây là AK của nước nào:

(http://i84.photobucket.com/albums/k29/chiangshan3012/vc1160tc2.jpg)
AMD 65 của Hung-Ga-Ry,Có phiên bản bá xếp dàng riêng cho lính dù nưã.Hiện nay xem tin thế giới thấy loại này cảnh sát A-Phú-Hãn được trang bị nhiều. :D


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: chiangshan trong 19 Tháng Mười, 2010, 11:32:30 pm
AMD-65 là khẩu báng gập mà bác fanlong74 đã post bác ạ. Bản AK thường do Hung sản xuất là AKM-63, không giống khẩu trong ảnh.

(http://forum.valka.cz/attachments/4461/AKM63.jpg)


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: vebinh55xx trong 20 Tháng Mười, 2010, 09:52:18 am

Nếu là súng Bulgary thì không khác súng LX mấy. Khẩu súng của bác liệu có phải khẩu mà bác Đoàn post còn thiếu, AMD-65 của Hungary (khẩu này đối với em là của hiếm, em chỉ thấy 1 khẩu thật ở bảo tàng trong Thành cổ Quảng Trị):
(http://mywebpages.comcast.net/jddaniels3/amd65.jpg)

AK cùa Bun đúng là không khác của LX là mấy , nó màu đen bác ơi, tụi em được cấp bao xe ngoài loại 30 viên , còn có ngăn đựng hộp tiếp đạn loại 20 viên nữa . Thằng bạn em nó giữ cây AK bá xếp có tay cầm dưới ốp nhưng hơi cụp về phía sau 1 chút, em cũng không biết loại chi, hai thằng cứ thấy cây nào còn nhiều đạn là mang đi tuần tra KS.


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: mrquang trong 20 Tháng Mười, 2010, 10:03:56 am
Em thấy có cái ảnh này, không biết đây là AK của nước nào:

(http://i84.photobucket.com/albums/k29/chiangshan3012/vc1160tc2.jpg)

AK Nam Tư cũ, có đầu nóng phóng lựu ?


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: hellboy139 trong 20 Tháng Mười, 2010, 10:16:46 am
Chỉ là cái loa che lửa đầu nòng thôi bác, không phải phóng lựu


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: Ngocvancu trong 20 Tháng Mười, 2010, 10:25:27 pm
Đúng rồi AMD đều có tay cầm ở dưới ốp tay,Thanks Chiangshan! ;)


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: duongthanhvan trong 20 Tháng Mười, 2010, 11:59:12 pm
Các bác đã từng sử dụng loại AK của Nam Tư cũ có đầu nòng phóng lựu nói kĩ thêm chút về nó đi (đặc điểm súng,loại đạn phóng lựu và ưu nhược điểm của nó). Bác nào kèm theo hình ảnh thì tốt quá.


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: OldBuff trong 21 Tháng Mười, 2010, 09:28:50 am
Em thấy có cái ảnh này, không biết đây là AK của nước nào:

(http://i84.photobucket.com/albums/k29/chiangshan3012/vc1160tc2.jpg)

Chú Chiangshan xem khẩu này có giống không?

(http://kalashnikov.guns.ru/images/238.jpg)
Zastava M70


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: Hungnt_E1F2 trong 21 Tháng Mười, 2010, 11:08:38 am

(http://kalashnikov.guns.ru/images/238.jpg)
Zastava M70
AK bắn đạn AT phải có cái chốt xoay ở đầu ống trích khí, xoay ngang chốt đó có tác dụng chặn trích khí lại khi bắn đạn AT, phía trên chốt này có miếng thép xoay dựng lên làm thước ngắm bắn đạn AT. Hình khẩu M70 này nhìn nhỏ quá nên không thấy rõ cả chốt và thươc ngắm (đang ở vị trí gập sát vào phần ống dẫn pit tông/thoi đẩy về và ốp lót tay trên).

Tôi đã thấy 1 khẩu AK của CHDC Đức như thế, Bác Bom có hình nào không? lục tung thư viện súng, đưa lên đê.


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: OldBuff trong 21 Tháng Mười, 2010, 12:23:07 pm

(http://kalashnikov.guns.ru/images/238.jpg)
Zastava M70
AK bắn đạn AT phải có cái chốt xoay ở đầu ống trích khí, xoay ngang chốt đó có tác dụng chặn trích khí lại khi bắn đạn AT, phía trên chốt này có miếng thép xoay dựng lên làm thước ngắm bắn đạn AT. Hình khẩu M70 này nhìn nhỏ quá nên không thấy rõ cả chốt và thươc ngắm (đang ở vị trí gập sát vào phần ống dẫn pit tông/thoi đẩy về và ốp lót tay trên).

Bác Hungnt_E1F2: Miếng thép đó khi giương lên vừa là thước ngắm phóng lựu vừa là chốt chẹn trích khí.

(http://home.roadrunner.com/~m70AK3/B1rocks.jpg)
M70B1
(http://home.roadrunner.com/~m70AK3/RG3M70.jpg)
M70AB2


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: taepodong trong 21 Tháng Mười, 2010, 04:44:37 pm
cho em hỏi lạc đề 1 chút . Bác nào từng bắn Makarov (k59) rồi thì Makarov thuộc loại súng ngắn Single action hay Double action vậy? Uh em đọc trên Wiki nên mới dùng tiếng anh cho nó đúng nguyên bản(còn ở VN thì dùng thuật ngữ gì thì em ko biết ;D).Single action nghĩa là (theo em hiểu thôi) khi búa súng đã hạ (ở vị trí an toàn , búa đã ở gần kim hỏa )thì cò súng sẽ cứng ngất không thể bắn dược ,chỉ khi nào đầu búa được kéo xuống (ở xa kim hỏa ) thì lúc này bóp cò mới được(búa đập vào kim hỏa).Còn Double action là nếu đầu búa đã được kéo xuống thì bắn được , bóp nhẹ cò thì súng cũng nhả đạn, nhưng kể cả búa đã hạ cò sùng cũng không cứng ngất mà vẫn có thể bóp cò được , tuy vậy khi  bóp cò súng thì không được nhẹ nhàng .Cách bóp có lúc đó sẽ như bắn súng rulo ( súng lục ổ quay ) vậy.
 ờ dài dòng quá nhỉ , cám ơn các bác đã chịu khó đọc tới đây.


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: chiangshan trong 21 Tháng Mười, 2010, 10:46:59 pm
Chú Chiangshan xem khẩu này có giống không?

(http://kalashnikov.guns.ru/images/238.jpg)
Zastava M70

Với đường lối chính trị của Nam Tư lúc đó em nghĩ khó có khả năng họ cung cấp vũ khí cho ta.


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: huyphongssi trong 21 Tháng Mười, 2010, 10:54:33 pm
cho em hỏi lạc đề 1 chút . Bác nào từng bắn Makarov (k59) rồi thì Makarov thuộc loại súng ngắn Single action hay Double action vậy? Uh em đọc trên Wiki nên mới dùng tiếng anh cho nó đúng nguyên bản(còn ở VN thì dùng thuật ngữ gì thì em ko biết ;D).Single action nghĩa là (theo em hiểu thôi) khi búa súng đã hạ (ở vị trí an toàn , búa đã ở gần kim hỏa )thì cò súng sẽ cứng ngất không thể bắn dược ,chỉ khi nào đầu búa được kéo xuống (ở xa kim hỏa ) thì lúc này bóp cò mới được(búa đập vào kim hỏa).Còn Double action là nếu đầu búa đã được kéo xuống thì bắn được , bóp nhẹ cò thì súng cũng nhả đạn, nhưng kể cả búa đã hạ cò sùng cũng không cứng ngất mà vẫn có thể bóp cò được , tuy vậy khi  bóp cò súng thì không được nhẹ nhàng .Cách bóp có lúc đó sẽ như bắn súng rulo ( súng lục ổ quay ) vậy.
 ờ dài dòng quá nhỉ , cám ơn các bác đã chịu khó đọc tới đây.

Sai rồi! K59 bắn phát đầu là nhấn cò 2 thao tác (double action), các phát sau là nhấn cò một thao tác (single action). Nhấn cò 2 thao tác là một lần siết cò vừa thực hiện giương búa vừa thực hiện nhả búa. Nhấn cò 1 thao tác là một lần siết cò để nhả búa đã được giương tự động khi bắn viên trước đó.


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: thanh_a15 trong 22 Tháng Mười, 2010, 10:50:01 am
Em thấy có cái ảnh này, không biết đây là AK của nước nào:

(http://i84.photobucket.com/albums/k29/chiangshan3012/vc1160tc2.jpg)
Khẩu này nhìn xa thì gần giống khẩu M64 của Nam tư nhưng vẫn có nét khác ở đầu nòng để bắn đạn AT.Các loại súng Ak của đông âu có thể bắn AT đều có thiết kế giống cái đầu nòng khẩu M64 của Nam tư,chứ không "nhẵn thín" như cái trong ảnh của bác chiangsan.Riêng Liên xô không sử dụng.
Theo em khẩu ak trên được cải tiến ở chính Việt Nam trong giai đoạn những năm 65-69 tại các công binh xưởng phía nam.Vì trong giai đoạn này các súng phóng lựu của ta không nhiều,trong khi đó thì lượng đạn AT được viện trợ nhiều nên ta hướng vào cải tiến súng ak để có thể bắn được đạn AT.Tài liệu về quân giới giai đoạn này chắc phải nói tới,bác nào có thì xem thử về vấn đề này.
Ảnh của khẩu m64
(http://i578.photobucket.com/albums/ss221/eighty-one/M64AB.jpg)


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: ongbom_f2 trong 22 Tháng Mười, 2010, 11:36:09 am

Sai rồi! K59 bắn phát đầu là nhấn cò 2 thao tác (double action), các phát sau là nhấn cò một thao tác (single action). Nhấn cò 2 thao tác là một lần siết cò vừa thực hiện giương búa vừa thực hiện nhả búa. Nhấn cò 1 thao tác là một lần siết cò để nhả búa đã được giương tự động khi bắn viên trước đó.
Khi đã mở khóa an toàn, cảm thấy cần phải sử dụng súng thì cứ kéo búa ra phía sau cho chủ động và kéo cò cho nhẹ. có tồn tại hay không cũng phải phụ thuộc vào từng giây , của động tác bắn.


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: svailo trong 22 Tháng Mười, 2010, 07:29:54 pm
[quote author=huyphongssi

  ... K59 bắn phát đầu là nhấn cò 2 thao tác (double action), các phát sau là nhấn cò một thao tác (single action). Nhấn cò 2 thao tác là một lần siết cò vừa thực hiện giương búa vừa thực hiện nhả búa. Nhấn cò 1 thao tác là một lần siết cò để nhả búa đã được giương tự động khi bắn viên trước đó.
[/quote]
********************************88
    Vâng ! Đúng là như vậy !
 K59 sau khi lên đạn , hạ búa , đóng chốt an toàn , đút súng vào bao . Khi cần bắn , rút súng ra , mở khóa an toàn và bóp cò , búa đập sẽ tự giương lên tới hết tầm thì nhả búa ( double action  là như vậy ) đập vào kim hỏa - phát hỏa . Bóp cò kiểu này cũng chỉ hơi nặng tay hơn single action ( thao tác đơn )1 chút thôi !
  Cơ chế thao tác kép " 2 trong 1 " này  cực kỳ tiện lợi  cho những khi cần phản ứng cực nhanh , bí mât bất ngờ không gây ra tiếng động của va chạm kim khí , gây chú ý cảnh giác cho đối phuơng .  K54 : muốn bắn , bắt buộc phải giương búa (sẽ phát ra tiếng kêu : Cạch ) mới bóp cò bắn được . K54 không có khóa an toàn .
  Từ viên thứ 2 trở đi thì đơn giản nhẹ nhàng rồi , chỉ có single action mà thôi
  Nhưng K59 có 1 cái dở  : Nếu bắn liên tiếp khoảng 3 băng là đã bị phù nòng . Không nồi đồng cối đá như K54 . Tuy gọn nhẹ , đẹp mã , hiện đại hơn K54
 


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: Ural 375D trong 22 Tháng Mười, 2010, 08:51:31 pm
Giai đoạn này em thấy CA họ dùng CZ83 của Tiệp - súng giống hệt K59 , nhưng có nhiều cải tiến nhẹ hơn . Hộp tiếp đạn 12V, đầu ruồi và thước ngắm gắn cản quang ngắm ban đên rất tốt. Hành trình cò dài, nhẹ hơn. Trên thùng súng vẫn ghi là Makarop, vẫn dùng đạn K59.
Bắn thử thấy đạn rất chụm, điểm cao hơn hẳn K59, K54

(http://www.caravanviet.com/forum/imagehosting/3904cc19706ca75c.jpg)


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 22 Tháng Mười, 2010, 10:41:09 pm
Các bác CCB từng bắn AT cho em hỏi uy lực nó thế nào có bằng B-40/41 không? Nguồn cung cấp cho ta chủ yếu là nước nào?


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: haanh trong 22 Tháng Mười, 2010, 11:06:44 pm
Các bác CCB từng bắn AT cho em hỏi uy lực nó thế nào có bằng B-40/41 không? Nguồn cung cấp cho ta chủ yếu là nước nào?
hehe mấy loại đạn AT khác thì em không biết chứ loại AT to bằng quả B41 sau đuôi có 1 vòng tròn giống như đuôi của thủy lôi uy lực của nó hơn hẳn B40 . Ngày xưa bọn em hãi thằng này lắm .


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: duongthanhvan trong 23 Tháng Mười, 2010, 12:10:29 am
Các bác CCB từng bắn AT cho em hỏi uy lực nó thế nào có bằng B-40/41 không? Nguồn cung cấp cho ta chủ yếu là nước nào?
hehe mấy loại đạn AT khác thì em không biết chứ loại AT to bằng quả B41 sau đuôi có 1 vòng tròn giống như đuôi của thủy lôi uy lực của nó hơn hẳn B40 . Ngày xưa bọn em hãi thằng này lắm .
Nếu vậy loại này hơn hẳn M79 phải không bác. Không biết bây giờ lính mình còn được trang bị loại đạn AT này không các bác nhỉ?


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: haanh trong 23 Tháng Mười, 2010, 12:38:12 am
hehe AT chỉ thấy bọn du kích K và địch sử dụng thôi chứ lính mình không có loại này , M79 hơn AT chổ nó nổ bất ngờ ( đang nổ súng thì không cách gì nghe được tiếng tóc đầu nòng của nó ) nhưng sức công phá không bằng AT .


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: duongthanhvan trong 23 Tháng Mười, 2010, 09:22:08 am
hehe AT chỉ thấy bọn du kích K và địch sử dụng thôi chứ lính mình không có loại này , M79 hơn AT chổ nó nổ bất ngờ ( đang nổ súng thì không cách gì nghe được tiếng tóc đầu nòng của nó ) nhưng sức công phá không bằng AT .
Ơ,là thế hệ đi sau nên em không rõ nên mới hỏi các bác. Nhưng em thấy trong kháng chiến chống Mĩ (xem mấy phim tư liệu) vẫn thấy có sử dụng loại đạn phóng lựu gắn ở đầu nòng AK mà bác ???


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: chiangshan trong 23 Tháng Mười, 2010, 10:24:19 am
Khẩu này nhìn xa thì gần giống khẩu M64 của Nam tư nhưng vẫn có nét khác ở đầu nòng để bắn đạn AT.Các loại súng Ak của đông âu có thể bắn AT đều có thiết kế giống cái đầu nòng khẩu M64 của Nam tư,chứ không "nhẵn thín" như cái trong ảnh của bác chiangsan.Riêng Liên xô không sử dụng.
Theo em khẩu ak trên được cải tiến ở chính Việt Nam trong giai đoạn những năm 65-69 tại các công binh xưởng phía nam.Vì trong giai đoạn này các súng phóng lựu của ta không nhiều,trong khi đó thì lượng đạn AT được viện trợ nhiều nên ta hướng vào cải tiến súng ak để có thể bắn được đạn AT.Tài liệu về quân giới giai đoạn này chắc phải nói tới,bác nào có thì xem thử về vấn đề này.

Theo như em đọc thì ống phóng và đạn AT của ta chế tạo hồi KCCM để bắn bằng súng trường K44 và CKC. AK thì không rõ lắm, hình như bác Thắng có dùng rồi thì phải.

K44 gắn AT:

(http://i84.photobucket.com/albums/k29/chiangshan3012/k44_AT.jpg)


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: trucngon trong 23 Tháng Mười, 2010, 11:08:05 am
Giai đoạn này em thấy CA họ dùng CZ83 của Tiệp - súng giống hệt K59 , nhưng có nhiều cải tiến nhẹ hơn . Hộp tiếp đạn 12V, đầu ruồi và thước ngắm gắn cản quang ngắm ban đên rất tốt. Hành trình cò dài, nhẹ hơn. Trên thùng súng vẫn ghi là Makarop, vẫn dùng đạn K59.
Bắn thử thấy đạn rất chụm, điểm cao hơn hẳn K59, K54

(http://www.caravanviet.com/forum/imagehosting/3904cc19706ca75c.jpg)

CZ-83 hình như mới trang bị chứ ngoài em các bác đa phần xài CZ-82 thôi! :D


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 23 Tháng Mười, 2010, 03:37:46 pm
Tôi không được bắn AT bao giờ nhưng nhìn thấy thì nhiều, lính tỉnh đội (Địa phương ) trang bị rất nhiều, chẳng hiểu nguồn nào ra? AT đúng là lắp bắn từ AK và CKC thật. Các đơn vị chủ lực hướng Lạng sơn tôi cũng không thấy. Trước tôi có 1 anh bạn nhà ở động Tam thanh, cậu này là lính vệ binh E bị đầy xuống đ/v chiến đấu. Do đóng quân gần nhà nên cậu này hay được đơn vị nhắm mắt cho cậu ta té về, để lúc cậu ta quay lại đv còn có lít rượu, bò lạc cùng mấy bó thuốc. Tôi có 1 vài lần cùng cậu này về nhà. Gần nhà cậu ta là kho vũ khí F trong động Tam thanh, thôi thì cơ man vũ khí từ AK,RPD hoặc B40/41 nhiều vô kể. Tôi còn nhớ cái đống đạn AT này nằm trong thùng gỗ bập lắp. Lính BB của F thì lại không thấy trang bị, hay nó cổ quá rồi nhỉ? Nguồn của nó do LX hay TQ viện chợ cho ta trước đây các bác nhỉ?


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: ongbom_f2 trong 23 Tháng Mười, 2010, 04:29:33 pm
[quote author=huyphongssi

  ... K59 bắn phát đầu là nhấn cò 2 thao tác (double action), các phát sau là nhấn cò một thao tác (single action). Nhấn cò 2 thao tác là một lần siết cò vừa thực hiện giương búa vừa thực hiện nhả búa. Nhấn cò 1 thao tác là một lần siết cò để nhả búa đã được giương tự động khi bắn viên trước đó.
********************************88
    Vâng ! Đúng là như vậy !
 K59 sau khi lên đạn , hạ búa , đóng chốt an toàn , đút súng vào bao . Khi cần bắn , rút súng ra , mở khóa an toàn và bóp cò , búa đập sẽ tự giương lên tới hết tầm thì nhả búa ( double action  là như vậy ) đập vào kim hỏa - phát hỏa . Bóp cò kiểu này cũng chỉ hơi nặng tay hơn single action ( thao tác đơn )1 chút thôi !
  Cơ chế thao tác kép " 2 trong 1 " này  cực kỳ tiện lợi  cho những khi cần phản ứng cực nhanh , bí mât bất ngờ không gây ra tiếng động của va chạm kim khí , gây chú ý cảnh giác cho đối phuơng .  K54 : muốn bắn , bắt buộc phải giương búa (sẽ phát ra tiếng kêu : Cạch ) mới bóp cò bắn được . K54 không có khóa an toàn .
  Từ viên thứ 2 trở đi thì đơn giản nhẹ nhàng rồi , chỉ có single action mà thôi
  Nhưng K59 có 1 cái dở  : Nếu bắn liên tiếp khoảng 3 băng là đã bị phù nòng . Không nồi đồng cối đá như K54 . Tuy gọn nhẹ , đẹp mã , hiện đại hơn K54
 
[/quote]

K59 sau khi lên đạn. xoay nấc khóa về vị trí an toàn thì búa cũng dập vào, không còn ở tư thế dương búa như AK


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: ongbom_f2 trong 23 Tháng Mười, 2010, 04:34:24 pm
Giai đoạn này em thấy CA họ dùng CZ83 của Tiệp - súng giống hệt K59 , nhưng có nhiều cải tiến nhẹ hơn . Hộp tiếp đạn 12V, đầu ruồi và thước ngắm gắn cản quang ngắm ban đên rất tốt. Hành trình cò dài, nhẹ hơn. Trên thùng súng vẫn ghi là Makarop, vẫn dùng đạn K59.
Bắn thử thấy đạn rất chụm, điểm cao hơn hẳn K59, K54

(http://www.caravanviet.com/forum/imagehosting/3904cc19706ca75c.jpg)

Loại này xài đạn 7,65 x 17
(http://i1178.photobucket.com/albums/x366/VUKHITAI/an.jpg)


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: ongbom_f2 trong 23 Tháng Mười, 2010, 04:44:39 pm
Giai đoạn này em thấy CA họ dùng CZ83 của Tiệp - súng giống hệt K59 , nhưng có nhiều cải tiến nhẹ hơn . Hộp tiếp đạn 12V, đầu ruồi và thước ngắm gắn cản quang ngắm ban đên rất tốt. Hành trình cò dài, nhẹ hơn. Trên thùng súng vẫn ghi là Makarop, vẫn dùng đạn K59.
Bắn thử thấy đạn rất chụm, điểm cao hơn hẳn K59, K54

CZ-83 hình như mới trang bị chứ ngoài em các bác đa phần xài CZ-82 thôi! :D

dùng loại đạn 9 ly x 18 kiểu Makarov , em thấy đã có trang bị 3 loại
P.64 của Ba lan
(http://i1178.photobucket.com/albums/x366/VUKHITAI/P64_9x18.jpg)
_____________
còn của Cộng hòa CZECH thì có CZ 82,83  cũng Xài loại 9 ly x 18 kiểu Makarov
(http://i1178.photobucket.com/albums/x366/VUKHITAI/CZ82_9x18.jpg)
(http://i1178.photobucket.com/albums/x366/VUKHITAI/CZ83_9x18.jpg)


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: duongthanhvan trong 25 Tháng Mười, 2010, 06:46:46 pm
Có bác nào biết về các loại tiểu liên có đầu giảm thanh được trang bị cho trinh sát không.Em đã được cầm thử 1 khẩu như vậy, hình như tên là K-64 thì phải,em nhớ không chính xác. Bác nào biết về loại này post bài cho em được mở mang tầm mắt với.


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: chiangshan trong 25 Tháng Mười, 2010, 06:57:06 pm
Bác thấy nó giống khẩu này:

(http://i84.photobucket.com/albums/k29/chiangshan3012/m3giamthanh.jpg)

hay khẩu này:

(http://i84.photobucket.com/albums/k29/chiangshan3012/type64smg1.jpg)



Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: ongbom_f2 trong 25 Tháng Mười, 2010, 07:15:18 pm
Có bác nào biết về các loại tiểu liên có đầu giảm thanh được trang bị cho trinh sát không.Em đã được cầm thử 1 khẩu như vậy, hình như tên là K-64 thì phải,em nhớ không chính xác. Bác nào biết về loại này post bài cho em được mở mang tầm mắt với.

Bác đã cầm  nó rồi thì thử tả lại cho em xem nó ra sao ? nó tựa laọi nào, dùng đạn loại gì ?


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: duongthanhvan trong 25 Tháng Mười, 2010, 08:12:28 pm
Rồi chính xác là cây thứ 2 đó bác chiangsan. Em mới chỉ được cầm nghịch nó chút xúi thôi,chứ chưa kịp hỏi về loại đạn cũng như đạc điểm cụ thể của nó bác ongbom_f2 ạ. Hôm đó thấy mấy anh trinh sát có cây súng lạ nên em le ve ra xem thôi chứ em chỉ được vần vò cây AK tàu thôi ạ.  ;D .Hình như em nhớ không lầm thì tầm bắn hiệu của của cây súng giảm thanh kia chỉ là 100m thì phải.

Bác chiangsan biết về khẩu này chỉ giáo chút đi.


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: chiangshan trong 25 Tháng Mười, 2010, 08:20:19 pm
Đây là khẩu Type-64 (http://world.guns.ru/smg/smg71-e.htm) của TQ, dùng đạn 7,62x25mm của K50, băng đạn 30 viên, 2 chế độ bắn (phát 1 và liên thanh).

Hm, không rõ đây là viện trợ của TQ cho ta trong KCCM hay là chiến lợi phẩm ở biên giới phía Bắc được sử dụng lại. Mạn phép xin hỏi bác ở đơn vị nào thế ạ?


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: duongthanhvan trong 25 Tháng Mười, 2010, 08:32:18 pm
Dạ không dám ạ. Em là thế hệ đi sau, đã được cầm khẩu súng nhưng chưa từng biết đến sự khốc liệt của chiến tranh ạ. Nếu tính ra tuổi thì đánh nhẽ ra phải xưng cháu-bác nó mới đúng,nhưng xin mạn phép được xưng hô em-bác với các bác a. Mà khẩu type-64 kia viện trợ hay thu được của giặc thì em không rõ,nhưng em dám chác là bây giờ học viên trinh sát đặc nhiệm vẫn được biên chế để học tập ạ. Lần đó em hỏi thì được biết tên nó là K-64.

Bác nào đã từng sử dụng loại súng này nói rõ hơn về ưu,nhược điểm của nó đi.


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: thanh_a15 trong 29 Tháng Mười, 2010, 11:36:41 am
Tôi không được bắn AT bao giờ nhưng nhìn thấy thì nhiều, lính tỉnh đội (Địa phương ) trang bị rất nhiều, chẳng hiểu nguồn nào ra? AT đúng là lắp bắn từ AK và CKC thật. Các đơn vị chủ lực hướng Lạng sơn tôi cũng không thấy. Trước tôi có 1 anh bạn nhà ở động Tam thanh, cậu này là lính vệ binh E bị đầy xuống đ/v chiến đấu. Do đóng quân gần nhà nên cậu này hay được đơn vị nhắm mắt cho cậu ta té về, để lúc cậu ta quay lại đv còn có lít rượu, bò lạc cùng mấy bó thuốc. Tôi có 1 vài lần cùng cậu này về nhà. Gần nhà cậu ta là kho vũ khí F trong động Tam thanh, thôi thì cơ man vũ khí từ AK,RPD hoặc B40/41 nhiều vô kể. Tôi còn nhớ cái đống đạn AT này nằm trong thùng gỗ bập lắp. Lính BB của F thì lại không thấy trang bị, hay nó cổ quá rồi nhỉ? Nguồn của nó do LX hay TQ viện chợ cho ta trước đây các bác nhỉ?
Về nguồn đạn AT lấy từ nguồn nào thì chắc phải có tài liệu thống kê chi tiết viện trợ thì mới nói đến.Quả đạn AT sở dĩ không dùng nữa vì nó là vũ khí của thời kì thế chiến trang bị cho tiểu đội làm hỏa lực đánh tăng và công sự thường,trong kháng chiến chống Mĩ thì B-40,B-41 xuất hiện và dần được phổ biến rộng xuống cấp tiểu đội cho toàn quân nên AT không còn được dùng nữa.Đạn AT không bắn được xa và cùng một kích cỡ quả đạn thì sức mạnh không bằng được B-40.
Liên Xô sau thế chiến chế tạo thành công B-40và trang bị lại cho toàn quân từ năm 1950 nên họ bỏ AT do đó chắc không còn đạn mà viện trợ cho ta tới giữa những năm 60 được
Các nước Đông Âu khác thì quá trình này diễn ra chậm hơn ở Liên Xô nên vẫn còn sử dụng AT một thời gian sau nữa nên có thể nguồn đạn AT mà ta có được chủ yếu là ở những nước này.
Nhưng trong chiến tranh TT 1950-1953 thì AT vẫn còn được sử dụng nhiều ở cả 2 bên Mĩ và Tàu,mà  Trung Quốc chỉ bắt đầu làm được B-40 từ năm 1957 nên trước đó vẫn dựa chủ yếu vào AT do đó cũng có khả năng cung cấp lớn AT cho ta


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 29 Tháng Mười, 2010, 01:39:58 pm
Thưa các đàn anh CCB cùng các bạn ! Ta đã bàn xong vũ khí khí tài trang bị cho cấp A chưa để em còn tổng kết ,và mời các bác cùng các bạn chuyển sang vũ khí khí tài trang bị cho cấp B, C cho rôm rả vì chúng sẽ là đủ các kích cỡ to nhỏ. Các đàn anh của tôi như bác BY thì đang mong tới Maxim, còn bác Ongbom_f2 còn cả kho ảnh về những khẩu súng này đang chờ giờ G để nổ súng.


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: hellboy139 trong 29 Tháng Mười, 2010, 05:27:05 pm
Bác Longtrec ơi, những vũ khí cấp A như B40, B41, M79 trong box đã có rồi, vậy có cần đưa lại không ạ?


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: duongthanhvan trong 29 Tháng Mười, 2010, 06:32:14 pm
Đại loại cấp tiểu đội như vậy là đã đủ rồi đấy bác longtrec, bác nổ phát súng mở đầu cho cấp B,C đi nhỉ  :D :D :D


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 29 Tháng Mười, 2010, 10:33:17 pm
Bác Longtrec ơi, những vũ khí cấp A như B40, B41, M79 trong box đã có rồi, vậy có cần đưa lại không ạ?

Bạn có thể đưa thêm hoặc copy về ,nhất là M79, anh bạn này tuy uy lực không lớn nhưng khi vào trận chẳng biết đằng nào mà lần vì nó bất thần từ trên trời dơi xuống đầu. Lính đánh vận động như bác BY và Haanh , Hairuong chắc không ít lần nếm thử anh bạn này.


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: binhyen1960 trong 29 Tháng Mười, 2010, 11:11:09 pm
 BY từng bị mảnh đạn M79 đầy mặt và ở vai phải , hiện giờ vẫn còn sẹo còn mảnh thì lấy ra từ lâu rồi . ;D
 2 anh em nhà BY bị chung 1 quả đạn nổ cách 1,5m , anh bị vào mặt mảnh to choáng và lúc sau thì xỉu luôn , còn thằng em thì sau đó nhìn mọi thứ sang màu đỏ vì máu lúc đó tràn xuống mắt . ;D
 M79 không đáng ngại lắm chỉ sợ nó trúng người thôi vì loại này có thể bắn trực diện , hôm đó nếu không phải là M79 mà là quả đạn cối 60 thôi thì cả 2 anh em nhà BY giờ này đã là " Sếp kỳ cựu " nằm ở nghĩa trang Tây ninh rồi  ;D
 Không những BY khoái nói đến đại liên Maxim mà còn thích nói đến cả cối 60ly nữa , lính C2 có anh Phúc Lỳ bắn cối 60 ứng dụng rất tuyệt , kính ngắm quang học với bảng bắn cối vứt đi đâu hết , hoàn toàn dùng cơ tay quay khi gặp địch thao tác rất nhanh chỉ một loáng là bắn ngay được rồi , sau phát nổ đầu tiên chỉnh cối là phát thứ 2 trở đi khá chính xác . BY có được anh Phúc Lỳ chỉ bảo cho cách bắn cối ứng dụng 1 2 lần .


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: hellboy139 trong 30 Tháng Mười, 2010, 12:41:05 pm
  Thưa các bác, các anh, sau đây em xin mạn phép đưa một số thông tin về súng chống tăng B40. Trong box đã có bài rất chi tiết về súng của bác huyphuc nên em chỉ xin đưa một số nét chính thôi ạ. Bác nào muốn tìm hiểu sâu hơn có thể tham khảo ở đây : http://www.quansuvn.net/index.php/topic,1047.0.html
  Súng chống tăng cầm tay cỡ 40mm do Liên Xô sản xuất có tên gọi là RPG-2, Việt Nam ta gọi là súng B40, là loại vũ khí có uy lực mạnh của tiểu đội bộ binh dùng để tiêu diệt xe tăng, xe bọc thép và sinh lực địch ẩn nấp trong công sự hoặc các vật kiến trúc không kiên cố
  Súng có tầm bắn trên thước ngắm là 150m, tốc độ bắn chiến đấu từ 4-6 phát/phút. Đạn cỡ 80mm cấu tạo theo nguyên lí nổ lõm, ngòi chạm nổ. Sức xuyên của đạn không phụ thuộc vào cự ly bắn và tốc độ bay của đạn. Với góc chạm 90o xuyên thép dầy 200mm, xuyên bê tông là 600mm
  Thông số:
Cỡ nòng: 40 mm
Loại nòng: trơn mỏng
Cỡ đầu đạn: 80 mm
Chiều dài súng: 850 mm
Chiều dài đạn chưa lắp liều phóng: 500 mm
Chiều dài đạn đã lắp liều phóng: 670 mm
Chiều dài súng đã lắp đạn: 120 mm
Khối lượng đạn có liều phóng: 2,86 kg
Khối lượng đạn không liều phóng: 1,84 kg
Khối lượng súng đã lắp đạn: 4,67 kg
Tốc độ cao nhất: 84 m/s
Tầm bắn: 150 m
(http://i1182.photobucket.com/albums/x458/congagia456/rpg2.jpg)
(http://i1182.photobucket.com/albums/x458/congagia456/rpg2-2.jpg)


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: haanh trong 30 Tháng Mười, 2010, 01:37:37 pm
hehe AK thì không có gì để nói riêng B40 xin mời các bác CCB trình bày kinh nghiệm bắn của mình đi xem có bao nhiêu tư thế bắn ( hehe lúc trước em nói kiểu bắn B40 chổ em có bác chắc chuyên đánh giặc mồm nói em bốc phét  ;D )


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: su22 m4 trong 30 Tháng Mười, 2010, 01:54:42 pm
hehe AK thì không có gì để nói riêng B40 xin mời các bác CCB trình bày kinh nghiệm bắn của mình đi xem có bao nhiêu tư thế bắn ( hehe lúc trước em nói kiểu bắn B40 chổ em có bác chắc chuyên đánh giặc mồm nói em bốc phét  ;D )
Em xin nổ phát B - 40 đâu tiên tiêu diệt ổ 12l7 của địch ạ! Súng  chống tăng B- 40 do 1 tổ 2 người xử dụng và thay nhau bắn. Theo như yếu lĩnh thì có 3 tư thế bắn là đứng bắn; quỳ bắn; và nằm bắn ạ. 


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: hellboy139 trong 30 Tháng Mười, 2010, 03:51:06 pm
Các tư thế bắn B40, hình của bác huyphuc ạ  ;D
(http://i1182.photobucket.com/albums/x458/congagia456/800px-RPG_2_TBiU_37_1.jpg)
(http://i1182.photobucket.com/albums/x458/congagia456/RPG_2_TBiU_37_2.jpg)
(http://i1182.photobucket.com/albums/x458/congagia456/RPG_2_TBiU_37_3.jpg)


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: hellboy139 trong 30 Tháng Mười, 2010, 04:23:37 pm
 Xin phép các bác, các anh, em xin đưa qua một số thông tin, thông số súng B41 cho kịp tiến độ ạ. Súng cũng đã có bài viết rất chi tiết, các bác muốn tìm hiểu sâu hơn thì tham khảo ở đây ạ: http://www.quansuvn.net/index.php/topic,1136.0.html
  Súng chống tăng RPG-7 do Liên Xô sản xuất, ở Việt Nam dùng với tên gọi B41 là loại vũ khí có uy lực mạnh của tiểu đội bộ binh do 1 người hoặc 1 tổ sử dụng để diệt xe tăng, xe bọc thép, lô cốt và sinh lực địch ẩn nấp trong công sự hoặc các vật kiến trúc không kiên cố.
  Tầm bắn ghi trên thước ngắm và kính quang học từ 200 đến 500m. Tầm bắn thẳng trong vòng 330m, tốc độ bắn từ 4-6 phát/phút. Tốc độ đầu của đạn 126m/s. Tốc độ lớn nhất của đạn là 300m/s. Đạn có nhiều loại khác nhau, ở Việt Nam dùng chủ yếu loại đạn PG-7V cỡ 85mm. Đạn cấu tạo theo nguyên lý nổ lõm, chạm nổ, đạn có thể tự hủy bằng ngòi cháy chậm. Sức xuyên của đạn không phụ thuộc vào cự ly bắn và tốc độ bay. Góc cham 90o xuyên được thép dày 280mm, bê tông 900mm, xuyên cắt 800mm. B41 dài 953 mm khi không đạn và 1,340 mét với đạn RPG-7. Súng ban đầu nặng 7,9kg, đạn PG-7 nặng 2,25kg
(http://i1182.photobucket.com/albums/x458/congagia456/rpg7v.jpg)
(http://i1182.photobucket.com/albums/x458/congagia456/20090123105125Rpg-7.jpg)
(http://i1182.photobucket.com/albums/x458/congagia456/rpg7a6dm.jpg)


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: hellboy139 trong 30 Tháng Mười, 2010, 06:49:24 pm
Tiếp theo sẽ là M79. Loại súng này các bác cựu chẳng xa lạ gì và cũng đã bàn đến nhiều, bác nào còn quan tâm xin xem thêm ở đây ạ: http://www.quansuvn.net/index.php/topic,16395.0.html
Súng phóng lựu M79 được sử dụng trong chiến tranh Việt Nam, được trang bị cho lính Mĩ và QLVNCH, ta thu được nhiều và tái trang bị lại đến cấp tiểu đội bộ binh
Nó có các nhiệm vụ chính sau đây:(nguồn ttvnol)
1. Áp chế hoả lực địch: người dùng M-79 bắn áp chế để ngăn ngừa quân địch nhìn thấy, bắn, hoặc theo dõi mục tiêu. Bắn áp chế có thể bắn thẳng hoặc bắn cầu vồng vào vị trí mà từ đó quân địch có thể bắn chính xác vào đồng đội của ta.
2. Che phủ : người dùng M-79 có nhiệm vụ bắn che phủ cho đồng đội di chuyển, tiến công. Khi bắn che phủ, xạ thủ phải thực hiện những thao tác sau:
- Hỗ trợ tiểu đội hoặc trung đội ở những cửa tử.
- Biết rõ đường đi của tiểu đội hoặc trung đội và kế hoạch di chuyển của họ
- Lựa chọn vị trí của quân địch và liên tục theo dõi chúng.
- Xách định vị trí tốt nhất để bắn
3. Tiêu diệt mục tiêu: xạ thủ M-79 cần bắn thẳng hoặc bắn cầu vồng vào mục tiêu để tiêu diệt trực tiếp sinh lực địch.

Thông số kỹ thuật:
Chiều dài từ mặt cắt ngang phía trước của nòng súng đến mặt cắt ngang phía sau của báng súng là 74 cm.
Khối lượng thô 2.72 kg
Khối lượng súng đã nạp đạn : 2.95 kg.
Khối lượng viên đạn : 227 gram
Cỡ nòng : 40mm
Áp suất thuốc phóng cháy: 17685 kPa
vận tốc đầu nòng của viên đạn : 76m / s
tầm xa tối đa : 400m
tầm bắn hiệu quả tối đa : 350 m
tầm bắn thẳng : 150 m
khoảng cách an toàn: 31 m
khoảng cách sát thương : 5 m.
(http://i1182.photobucket.com/albums/x458/congagia456/m79-3.jpg)
(http://i1182.photobucket.com/albums/x458/congagia456/m79-2-798424.jpg)
(http://i1182.photobucket.com/albums/x458/congagia456/m79-4.jpg)
Đến đây có lẽ đã xong vũ khí của cấp A rồi đó ạ, còn có điều gì sai sót mong các bác cho ý kiến ạ. Mời các bác, các anh tiếp tục thảo luận tiếp ạ


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: su22 m4 trong 30 Tháng Mười, 2010, 09:24:25 pm
 Thưa các đồng chí, các bác CCB và các bạn. Trong bài này em xin được sơ lược đội nét về súng đại liên Maxim khẩu súng đã gắn bó với những năm tháng ở chiến trường K của bác binhyen 1960 và một số không nhỏ các bác CCB của diễn đàn ta. Và đây cũng là bài mở đầu cho loạt bài về vũ khí trang bị của cấp B vá C, các thông tin mà em viết ra ở đây là thông tin em tìm được và tổng hợp tư nhiều nguồn trên Internet, nên có thể có sai sót em rất mong được các bác và các bạn bổ xung thêm cho ạ.
 Khẩu đại liên Maxim có lẽ vào Việt Nam ta qua nguồn viện trợ của Trung Quốc cho quân đội ta trong quá trình chuẩn bị cho chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ. Và khi vào NC nó được trang bị cho các tổ hỏa lực phối thuộc cho các B hoặc C chứ không phải thành phần hỏa lực cố định của cấp B và C. Về lịch sư ra đời của đại liên Maxim, khẩu súng này khai sinh tại Nga và là thiết kế của kỹ sư Sokolov vào khoảng năm 1910 và mẩu đầu tiên được mang tên Maxim 1910. Và được trang bị làm hỏa lực cấp đại đội của bộ binh Nga và Liên Xô, và ngay từ khi ra đơi khẩu súng đã chứng minh được hiệu quả tác chiến của nó nên đến năm 1939 nó tiếp tục được kỹ sư Vladimirov cải tiến và phiên bản cải tiến được mang tên Maxim - 30. Sau đó súng còn được kỹ sư Tokarev cải tiến và phiên bản này mang tên Maxim - MT, chữ M là kĩ tự đầu của từ cải tiến trong tiếng Nga và chữ T là kí tự đầu của tên người cải tiến súng, đó là kỹ sư Tokarev. Em không rõ phiên bản được trang bị cho lục quân NC là phiên bản Maxim nào, nhưng có lẽ là phiên bản Maxim - 30 và Maxim - MT.
 Về cấu tạo súng đại liên Maxim dùng nguyên tắc trích khí phản lực, bắn đạn cỡ 7,62 X 54R và gồm các bộ phận như sau: Nòng súng súng dùng cỡ nòng 7,62mm, bộ phận tản nhiệt của súng. Ban đầu bộ phận tản nhiệt sủa súng được làm bằng đồng và được đánh bóng, nhưng các phiên bản về sau bộ phận tản nhiệt của súng đại liên Maxim được làm bằng sắt và một điểm khác biệt nữa của đại liên Maxim là bộ phận tản nhiệt của súng là nơi chứa nước làm mát. Súng đại liên Maxim cũng được trang bị giá súng có thể gập lên khi hành quân và mở ra khi tác chiến, ngoài ra súng còn có các bộ phận khác như: Khiên chắn đạn cho xạ thủ, một cặp bánh xe giúp súng có thể di chuyển dễ dàng trên mọi loại địa hình. Về máy súng bao gồm các bộ phận: Kim hỏa và lo so kim hỏa, khóa nòng khóa nòng của súng có dạng hình chữ T và được liên kết bằng bản lề lên thành máy súng , cò súng cùng với khóa an toàn. Đại liên Maxim được trang bị một hộp tiếp đạn hình vuông với số lượng 250 viên đạn, tầm bắn hiệu quả của súng là 500m đối với mục tiêu trong công sự và 800m đối với mục tiêu ngoài công sự.
 Thông số kỹ thuật của súng như sau:
 Chiều dài của súng là: 1070mm, trong đó chiều dài nòng súng là: 720mm
 Trọng lượng của súng là 20kg chưa bao gồm banh xe và khiên chắn đạn; tổng trọng lượng của súng đã bao gồm cả bánh xe và khiên chắn đạn là: 32,9kg
 Tầm bắn hiệu quả của súng từ 500 - 800m
  Hộp tiếp đạn: 250 viên
 Tốc bắn 600 viên/phút    
 Thưa các đồng chí, các bác CCB và các bạn. Tới đây em đã trình bầy xong một số nét cơ bản về súng đại liên Maxim, trong bài viết của em còn những điểm sai sót em rất mong được các bác bổ xung thêm cho ạ. Nguồn tham khảo trong bài viết: www.world.guns.ru              


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: chiangshan trong 30 Tháng Mười, 2010, 10:40:52 pm
Đã có bác nào tận mắt nhìn thấy khẩu Maxim 1910 ở VN chưa ạ?

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/1/1b/Maxim_Maschinengewehr_1910.jpg)


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: binhyen1960 trong 31 Tháng Mười, 2010, 12:06:28 am
hehe AK thì không có gì để nói riêng B40 xin mời các bác CCB trình bày kinh nghiệm bắn của mình đi xem có bao nhiêu tư thế bắn ( hehe lúc trước em nói kiểu bắn B40 chổ em có bác chắc chuyên đánh giặc mồm nói em bốc phét  ;D )
Trước đây BY không rõ haanh đã nói gì về kinh nghiệm bắn B40 để rồi có bác CCB nào đó đã nói haanh bốc phét . ;D
 Nhưng theo kinh nghiệm của BY thì B40 có thể bắn ở mọi tư thế chỉ riêng ai đó ngắm bắn bằng mắt trái thì cần chú ý tư thế bắn sao cho lỗ trích khí ngang súng không trích khí vào gần mắt phải của mình và cách xa vật cản phía sau lưng tránh lửa phụt ra sau đuôi súng hun nhiệt vào lưng mình , thế thôi .
 Khi bắn súng B40 có thể bắn bằng những tư thế sau :
- Nằm bắn B40 : Nằm chéo sao cho nhiệt sau khi bắn đừng phụt vào chân mình , ngoài ra thêm nằm nghiêng bên nào cũng được và kể cả nằm ngửa để bắn cũng xong , điều quan trọng là viên đạn B40 đó sẽ đi đến đâu chứ còn chỉ để bắn không thôi thì nằm ở tư thế nào cũng bắn vô tư . ;D
- Quỳ bắn B40 : Tư thế quỳ đầu gối chạm đất hay không chạm đất đều không ảnh hưởng tới tư thế quỳ bắn , ngay cả quỳ bắn mà súng B40 kẹp nách bắn cũng chẳng ảnh hưởng gì . ;D
- Đứng bắn B40 : Tư thế đứng súng vác vai hay kẹp nách bắn súng đều như nhau , đứng bằng 1 chân , chân co chân duỗi bắn súng cũng chẳng sao và tư thế này thao tác bắn súng tiện nhất . ;D
- Ngồi bắn B40 : Ngồi cũng bắn B40 được , ngồi xổm ngồi chồm hổm hay ngồi bệt xuống đất hoặc ngồi trên ghế mà bắn cũng chẳng ảnh hưởng gì đến tư thế bắn súng . ;D
 B40 bắn được nhiều tư thế bởi nguyên lý của loại súng này là không giật , độ giật bằng 0 bởi nó chỉ dùng 50% liều phóng đẩy viên đạn bay về phía trước và 50% phụt lại phía sau nên ngoài tiếng nổ đầu nòng nó không gây ảnh hưởng gì khác cho người bắn B40 .
 Khi còn nhỏ BY đọc truyện chiến đấu lúc đó , không nhớ nhà văn nào và cũng không rõ họ đã từng trải nghiệm chiến trường chưa nhưng trên mẩu chuyện có kể lại 1 anh bộ đội bắn súng B40 tiêu diệt xe tăng địch , bắn đến phát thứ 5 thì máu tai chảy ra .
 Đọc xong BY sợ hết hồn , tai mà chảy máu thì cực kỳ nguy hiểm bởi nó liên quan tới não , mẩu chuyện đó như nỗi ám ảnh BY thời niên thiếu , ghê thật , sợ thật vì độ nguy hiểm của nó với người bắn súng , chẳng biết nhà văn đó nói vậy nhằm mục đích gì hay chỉ là trò dọa ma những người không biết .
 Sau này vào chiến trường mới té ngửa ra rằng cái ông nào đó từng nói vậy chỉ là trò bịp bợm trẻ con , nói mà không biết được rằng hậu quả của nó ảnh hưởng đến cái đầu óc ngây thơ của trẻ nhỏ đến mức nào .
 Lính chúng tôi sau này nằm chốt sáng ra bắn xúc miệng liên tiếp 15 quả B40 rồi mới đi ăn cơm sáng mà mặt vẫn tỉnh bơ , tiếng nổ của B40 chỉ bằng tiếng nổ của quả pháo đùng chẳng nhằm nhò gì cả có gì ghê ghớm lắm đâu , mới bắn lần đầu tai nó o o mất 1 ngày sang hôm sau thì hết và từ đó bắn B40 thoải mái không còn cảm giác đó nữa .Tiếng nổ của cối 60 hay DKZ75ly còn to hơn nhiều .
 Khi mới học lý thuyết về tính năng tác dụng của B40 thì đúng như những bài hellboy139 đã đưa ở trên , nhưng cái thật về sức công phá của đạn B40 thì không được như lý thuyết . Về sức xiên thép dày 20cm thì BY chưa biết vì chưa thấy đạn B40 bắn vào xe tăng ở phần dày nhất 25cm nhưng đã thấy vết đạn B40 bắn phía sau của xe tăng , đạn nổ trích nhiệt gần 2000 độ vào 1 điểm nhỏ và gây cháy xe thì đã thấy nhiều rồi . Nhưng riêng bắn vật cứng như bê tông thì sức công phá của đạn B40 không thể công phá nổi 60cm độ dày , nhiệt trích vào khối bê tông đó coi như vô tác dụng còn với khối thuốc nổ TNT khoảng 1kg đó chưa đủ sức công phá đến như vậy .
 


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 31 Tháng Mười, 2010, 12:36:19 am
Anh BY ơi! bạn hellboy139  chỉ trình bày lý thuyết thôi ,chứ thực tế và lý thuyết thì khác nhiều lắm. Ai đã từng đi xe ô tô thì biết, đồng hồ đo tốc độ đuội như con Lada  số 6 của Nga mà đề tốc độ tối đa 180km/h. Thực tế thì chỉ cần chạy 140km/h là tay lái rung bần bật và có sự cố gì thì lái xe đi buôn hoa quả tức khắc.

Hồi nhỏ em cũng bị ảnh hưởng của ông nhà văn nào đó nói xạ thủ B-40, B-41 chỉ cần bắn 5-6 quả là chảy máu tai, vớ vẩn hết sức.

B40 hay B41 thì tiếng nổ đầu nòng thua xa cối 160mm vậy mà bọn em giã nhau với TQ từ sáng tới tối có thằng nào chảy máu tai đâu. ! Bắn cấp tập có thể thằng cầm dây cò cách pháo 2-3m chứ pháo thủ số 1 em từng đảm nhiệm mấy chục trận thì ở sát pháo luôn vì bắn xong lại lao vào lấy phần tử, em có sao đâu. À mà có , vì bây giờ tai không thính lắm nhưng Hi hì! Anh em mình có tuổi rồi phải không các đàn anh ?

Mà em không thấy đàn anh nào nói về mấy cách bắn ứng dụng B-40, B-41 nhỉ ?

Đề nghị đ/c Haanh kể chuyện đóng giả Pốt , đầu quấn khăn cà ma vác B-41 chạy nom khom tạo điều kiện cho đồng đội xin thuốc lá của mấy anh "giặc lái".



Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: haanh trong 31 Tháng Mười, 2010, 01:15:22 am
hehe bọn em sở trường là đánh vận động nên thường vác vai bắn nhưng không bao giờ đúng thao tác như lý thuyết . Súng vác vai nòng hơi chếch lên để bắn cầu vồng . Khi phát hiện địch tay phải giương búa tán luôn vì tay trái phải cầm 1 trái . Mấy thằng bắn thâm niên thì 2 tay giơ súng qua khỏi đầu tay trái lái súng qua trái phải lên xuống . Cách bắn này rất lợi hại vì nó có thể bắn cầu vòng , bắn trực xạ 1 cách chính xác nhưng không khéo nó găm trước mặt thì bỏ bu  ;D nhưng bù lại không ù tai cứ bắn đến khi nào hết đạn thì thôi .
Em cũng đọc truyện bắn quá 6 trái sẽ bị chảy máu lỗ tai nên lần đầu tiên  bắn em sợ phải nghiên đầu càng xa càng tốt và kết quả tai cũng bị o o như bác BY nói  ;D Đang vác có trái đạn bắn xong bị hẫn cái vì bị mất cân đối do trái đạn đã bay đi  ;D
Lính thì nói bắn nhiều B sẽ bị giảm trí nhớ không biết cánh pháo 160mm của bác Long trec có bị không ?
Về lý thuyết thấy B40 xuyên qua cả bê tông dầy nhưng thực tế B40 chỉ gải ngứa mấy cái ụ mối bên K vì vậy lính mình bắn cầu vồng là chủ yếu .


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 31 Tháng Mười, 2010, 02:06:21 am
Hì Hì! Anh chi viện cho Su22m4 chút, có thể vì lý do nào đó mà em không đưa hình khẩu Maxim lên được làm anh em như chọn vợ không được xem hàng vậy (xem mặt).


(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/maxim1910.jpg)

Mẫu  1905.

Thông số kỹ thuật cơ bản:

-Cỡ nòng, мм  :  7,62
-Dài, мм    11111  
-Trọng lượng, кg    28,2    
-Số lượng đạn trong dây đạn :  100 (200, 250)  
-Làm mát bằng nước.
-Tầm bắn hiệu quả qua thước ngắm, м    2700  
-Sơ tốc nòng, м/s :    800  .
-Tầm bắn, м    5000.

(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/maxim1910-1.jpg)

Mẫu 1910.

Thông số kỹ thuật cơ bản:

-Cỡ nòng, мм    7,62 .  
-Số lượng đạn trong dây đạn  250v.  
-Làm mát bằng nước.
-Tốc độ bắn : viên/phút:    500–600.  
-Sơ tốc nòng  м/с   : 800.  
-Tầm bắn, м    2700.

(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/m191030-1.jpg)

Mẫu 1910/30

Thông số kỹ thuật cơ bản:

-Cỡ nòng мм :   7,62х54R.  
-Chiều dài súng, мм    1150.  
-Chiều dài nòng, мм    720 .  
-Trọng lượng , кg    13,8 .  
-Trọng lượng súng có tấm khiêng (Không có dây đạn), кg    40,4.  
-Tốc độ bắn viên/phút  :    600.  
-Sơ tốc nòng м/s   : 800 .  
 Tầm bắn , м  :  3900.  
-Tốc độ bắn chiến đấu ,viên/phút :   250–300v.



(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/maxim_tokarev.jpg)

Mẫu Maxim-MT (Максим-Токарев).

Thông số kỹ thuật cơ bản:

-Cỡ nòng, мм    7.62x54R .
-Dài , мм    1330 .  
-Chiều dài nòng, мм    655.  
-Trọng lượng , кg    12.9 кg.  
-Số lượng đạn trong dây đạn : 100v hoặc 250v.  
-Làm mát bằng không khí.  
-Tốc độ bắn Viên/phút   600.


(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/maksim41.jpg)


(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/sxema_maxim.gif)

(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/lenta.jpg)


Mẫu 1941.

Thông số kỹ thuật cơ bản:

-Cỡ đạn, мм    7,62х54R .  
-Chiều dài súng, мм    1150.  
-Chiều dài nòng, мм    720.  
-Trọng lượng súng, кg    13,8  .
-Trọng lượng súng với khiêng chắn(Không có dây đạn), кg :    40,4 .  
-Số lượng đạn trong dây đạn : 250v .
-Làm mát bằng nước.  
-Tốc độ bắn, viên/phút :   600.  
-Sơ tốc nòng với đạn nhẹ, м/s    865.  
-Sơ tốc nòng với đạn nặng, м/s    800 .  
-Tầm bắn hiệu quả qua thước ngắm (đạn nhẹ), м   : 2000.  
-Tầm bắn hiệu quả qua thước ngắm (đạn nặng), м   : 2300 .  
-Tầm bắn , м  :  3900 .  
-Tốc độ bắn chiến đấu, viên/phút :   250–300.


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: binhyen1960 trong 31 Tháng Mười, 2010, 02:32:26 pm
 Trên nguyên lý B40 B41 là vũ khí dùng để tiêu diệt phá hủy xe tăng và các phương tiện cơ giới của địch vì vậy khi sử dụng hạ những mục tiêu khác thì hiệu quả thường không cao , đúng như haanh nói đạn B40 chỉ đủ để gãi ngứa cho ụ mối ở K .
 Điều mà lính ở K thường thấy đó là lính nhà ta hay vác B40 B41 ra hạ mục tiêu bộ binh , nhiều khi có mỗi 1 thằng lính Pốt chạy lông nhông trong rừng thì cũng làm cho phát đạn B không thương tiếc , nếu bắn đạn B vào bộ binh nếu trúng người nó thì không nói làm gì rồi nhưng trượt qua bên cạnh nó mới nổ thì độ sát thương không cao . BY có dẫn chứng của chuyện này :
- Sau ngày GP Phnom Penh 1,5 tháng , ngày đó hướng cánh trái núi Novea cả D7 của BY bị địch đeo bám đánh suốt ngày đêm , cả D7 phải co cụm lại bên hồ nước nhỏ để chống đỡ và bảo vệ đường 51 thông suốt từ QL4 về Udong , địch ở đây khá mạnh với quân số áp đảo các D bộ binh trong E209 lúc đó , trong lúc lùi về co cụm các C bộ binh giữ chân cho nhau rút cuốn chiếu lại phía sau , chỉ trong 1 ngày mà C2 của BY chạy vòng 3 lần giải vây cho các đơn vị trong đang bị địch xúm vào chặn đánh .
 Chiều hôm đó khoảng 4h thì C1 D7 có 1 B  bị địch vây không thoát ra được nằm kẹt lại công sự chiến đấu của D bộ cũ dựa vào đó mà chống trả , một đoạn giao thông hào mà ta giữ một đầu địch chiếm một đầu , dưới gốc xoài to là hố chiến đấu cá nhân của ta mà địch vào cách khoảng 30m rồi từ đó dùng hỏa lực mạnh bắn khống chế lính ta không ngóc đầu lên được khỏi công sự mà bắn chống trả . Lúc đó 1 lính C1 chúi đầu xuống công sự tránh đạn thì bị 1 thằng lính Pốt dưới công sự đoạn bên kia bắn một quả đạn B40 về hướng nó , theo nó tả lại quả đạn nổ cách nó 1m trúng thành công sự , toàn bộ mặt nó vế bên phải dính mảnh đạn B40 dày như kê nhỏ như hạt cám khắp mặt , nó thấy dát khắp người vế đó vì dính mảnh . Sau này cả cái mặt nó vế phải là một màu xanh như vỏ đạn B40 và mỗi khi buồn buồn nó dùng tay cấu ra chút da mặt và ở đó có tý mảnh kim loại , thì ra mảnh nằm trong da thịt nó sau một thời gian nó sẽ đùn đẩy ra ngoài giống như ta bị trứng cá trên mặt vậy .
 Có thể thằng lính C1 hôm đó gặp may vì không dính mảnh B40 to những thoát chết hy hữu trong chiến đấu cũng là chuyện bình thường , nhưng qua câu chuyện trên thì chúng ta có thể hiểu rằng đạn B40 dùng bắn bộ binh thì hiệu quả không cao . Vì vậy nếu ai nói 1 phát đạn B40 mà hạ 5 7 thằng địch thì đó là chuyện khó tin .

 Thêm chuyện nữa về đạn B41 .
 Khoảng 10h sáng ngày 3.1.1979 khi đó C2 D7 chúng tôi mới vượt qua phòng tuyến cửa mở và đang trên đường hành tiến trên đường 10 về hướng cầu Donxo , khi vào cách cầu khoảng 300m lúc đó tôi đi bên trái đường nhưng không đi trên mặt đường mà ở dưới vệ đường , đoạn này khá rộng và 4 thằng chúng tôi đi 4 góc vuông mỗi cạnh khoảng 8 10m , tôi đi sau phía bên phải thì nghe tiếng đề ba đầu nòng phía trước rồi lính mình phía trên nổ súng ròn rã , lính nhanh chóng vận động xung phong ào ạt tiến gần về hướng chân cầu , lúc đó thì lộn sộn lắm lính nhiều đơn vị quan quân lung tung xòe cả chẳng biết đâu mà lần , dù là liên quân lộn sộn nhưng lại chung một hướng tấn công nên lính ta đánh máu lắm buộc lính Pốt phải rút về bên kia đầu cầu rồi thiết lập 2 họng 12.8ly và đại liên bắn quét lên mặt cầu . Trước lúc rút sang bên kia cầu chúng bắn những loạt hỏa lực đạn B41 B40 cầu vồng về phía lính F7 , một quả đạn B41 bắn cầu vồng về hướng BY từ xa nhìn rõ quả đạn lao tới , nó rơi chính giữa 4 thằng trong nhóm của BY đang đi song thật may nó không cắm thẳng đầu nổ xuống đất mà đập thân quả đạn xuống rồi văng lên ngay trước mắt BY , nhìn thấy rõ từ khi quả đạn rơi xuống tư thế ra sao cho đến khi nó quay ngang quả đạn văng văng về phía sau . Không nổ cho đến khi nó rơi xuống và nằm im dưới ruộng .
 BY đã gặp may , nếu lúc đó quả đạn B41 này nổ thì toàn bộ mảnh đạn sẽ văng về phía trước và BY sẽ là người lĩnh đủ vì điểm nổ và BY cách nhau không quá 5m mà mình lại ở hướng mảnh đạn văng tới .
 Có lẽ đó cũng là một trong số những trường hợp hy hữu của chiến trường , mình chưa tới " Số " thì chưa thể " Toi " được . ;D
 


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: su22 m4 trong 31 Tháng Mười, 2010, 09:37:45 pm
 Thưa các đông chí, các bác CCB và các bạn! Trong bài này em xin được sơ lược đôi nét về khẩu súng ngắn Tokarev vốn được biết đến ở Việt Nam ta dưới tên gọi súng K - 54, chữ K ở đây được hiểu là kiểu 54 chứ không phải là tên Trung Quốc trong tiếng Nga. Về lịch sử ra đời của khẩu súng này như sau: Vào những năm cuối của thập kỉ 20 thế kỉ 20 Hồng Quân Liên Xô thấy cần phải trang bị một khẩu súng ngắn mới thay cho khẩu Nagant M1895, trải qua nhiều cuộc thử nghiệm các mẫu súng khác nhau. Đến năm 1930 nhà thiết kế súng Tokarev đã đưa ra mẫu thiết kế súng của mình và đến năm 1933 mẫu thiết kế của Tokarev đã được chấp nhận và trở thanh mẫu súng ngắn mới của Hồng Quân với tên gọi là TT-33, khẩu TT-33 này đã phục vụ trong Hồng Quân và lực lượng Công An Liên Xô cho tới những năm 70 của thế kỉ 20 và được Liên Xô xuất khẩu cũng như cấp giấy phép sản xuất cho các quốc gia thuộc khối hiệp ước Vacsava và tất nhiên là cả Trung Quốc nữa. Và trong qua trình chính quy và hiện đại hóa Quân đội ta sau chiến thắng Điện Biên Phủ khẩu súng này nằm trong số các vũ khí khí tài được TQ viện trợ cho quân đội ta, va khi vào Việt Nam khẩu súng này được biết đến với tên gọi là K - 54.
 Thưa các đồng chí, các bác CCB và các bạn! Về cấu tạo của súng K-54 như sau: Súng bào gồm nòng súng với cỡ nòng 7,62mm, khóa an toàn, lò so kim hỏa và kim hỏa, búa đập, cò súng và băng đạn 8 viên cỡ 7,62 X 25mm. Nguyên tắc hoạt động của súng như sau: Khi viên đạn được lên nòng đã nằm trong ổ đạn, và xạ thủ bóp cò- búa sẽ đập vào kim hỏa - kim hỏa chuyển động tới đập vào viên đạn- đồng thời nén lò so kim hỏa- sau khi viên đạn ra khỏi nòng sung- lò so kim hỏa sẽ bật trơ ra đẩy kim hỏa về vị trí sẵn sang đồng thời vấu hất vỏ đạn sẽ hất vỏ đạn ra ngoài qua lỗ thoát đồng thơi đưa viên đạn khác từ hộp tiếp đạn lên nòng súng.
 Thông số kỹ thuật của súng K - 54 như sau:
 Trọng lượng của súng là: 910g
 Chiều dài của súng là    : 116mm
 Hộp tiếp đạn               : 8 viên cỡ 7,62 X 25mm
 Tầm bắn hiệu quả của súng là: 150m
 Thưa các đồng chí, các bác CCB và các bạn! Tới đây em đã trình bầy xong một số nét cơ bản về khẩu súng K -54, trong bài viết của em còn có sai sót em rất mong được các đồng chí và các bạn bổ xung thêm cho em. Nguồn tham khảo trong bài viết: http://www.world.guns.ru   
   


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 01 Tháng Mười Một, 2010, 12:26:51 am
Dưới đây là hình ảnh khẩu K-54, vũ khí trang bị cho cán bộ C.




(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/tt33-l.jpg)

(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/tt33-r.jpg)

(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/tt33-cut.jpg)


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: ongbom_f2 trong 01 Tháng Mười Một, 2010, 09:24:45 am

 Thưa các đồng chí, các bác CCB và các bạn! Về cấu tạo của súng K-54 như sau: Súng bào gồm nòng súng với cỡ nòng 7,62mm, khóa an toàn, lò so kim hỏa và kim hỏa, búa đập, cò súng và băng đạn 8 viên cỡ 7,62 X 25mm.
 Nguồn tham khảo trong bài viết: http://www.world.guns.ru   

Dưới đây là hình ảnh khẩu K-54, vũ khí trang bị cho cán bộ C.

(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/tt33-l.jpg)

(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/tt33-r.jpg)


Bác su22 m4 chỉ giúp em xem cái khóa an toàn của k.54 nó nằm ngõ mô mà em tìm mãi chưa ra. Xin cảm ơn bác


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: su22 m4 trong 01 Tháng Mười Một, 2010, 10:40:41 am



Dưới đây là hình ảnh khẩu K-54, vũ khí trang bị cho cán bộ C.

(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/tt33-l.jpg)

(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/tt33-r.jpg)


Bác su22 m4 chỉ giúp em xem cái khóa an toàn của k.54 nó nằm ngõ mô mà em tìm mãi chưa ra. Xin cảm ơn bác

Bác ongbom_f2! Em nghĩ khóa an toàn của súng K-54 là bộ phận số 33 trong hình sơ đồ cấu tạo mà anh Long đưa lên đấy ạ.
PM Thưa các bác CCB nói chung và bác ongbom_f2 nói riêng. Em còn trẻ người non dạ, tuổi đời chỉ đáng tuổi con cháu các bác nên trong bài viết có gì sai sót mong các bác chỉ giáo thêm cho ạ, chứ các bác cư gọi bác xưng em với em làm em tổn thọ mất ạ. 


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: duongthanhvan trong 01 Tháng Mười Một, 2010, 10:48:52 am

 Thưa các đồng chí, các bác CCB và các bạn! Về cấu tạo của súng K-54 như sau: Súng bào gồm nòng súng với cỡ nòng 7,62mm, khóa an toàn, lò so kim hỏa và kim hỏa, búa đập, cò súng và băng đạn 8 viên cỡ 7,62 X 25mm.
 Nguồn tham khảo trong bài viết: http://www.world.guns.ru    

Dưới đây là hình ảnh khẩu K-54, vũ khí trang bị cho cán bộ C.

(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/tt33-l.jpg)

(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/tt33-r.jpg)


Bác su22 m4 chỉ giúp em xem cái khóa an toàn của k.54 nó nằm ngõ mô mà em tìm mãi chưa ra. Xin cảm ơn bác

Hình như K-54 không có khóa an toàn. Khi về chế độ an toàn chỉ có cách bóp cò súng,giữ búa, nhẹ nhàng đưa búa về trạng thái nghỉ. Bác su2 m4 xem lại cái .


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: binhyen1960 trong 01 Tháng Mười Một, 2010, 04:10:09 pm
 Súng quân dụng nào chẳng có khóa an toàn , không có để nó cướp cò súng thì bỏ .... đời à ?


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: nguyen dinh thang trong 01 Tháng Mười Một, 2010, 04:45:10 pm
 Về K54 thì năm 86 em đi công tác cùng Đại trưởng nên có được mang ké khẩu K54. Đúng là em không thấy có khóa an toàn mà chỉ giữ búa đập hạ xuống từ từ là cò súng cứng ngắc không bóp được. Lúc nào muốn bắn thì chỉ việc kéo búa đập lên và pằng...pằng.


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: thinhe677f346 trong 01 Tháng Mười Một, 2010, 05:42:16 pm

 Thưa các đồng chí, các bác CCB và các bạn! Về cấu tạo của súng K-54 như sau: Súng bào gồm nòng súng với cỡ nòng 7,62mm, khóa an toàn, lò so kim hỏa và kim hỏa, búa đập, cò súng và băng đạn 8 viên cỡ 7,62 X 25mm.
 Nguồn tham khảo trong bài viết: http://www.world.guns.ru   

Dưới đây là hình ảnh khẩu K-54, vũ khí trang bị cho cán bộ C.

(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/tt33-l.jpg)

(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/tt33-r.jpg)


Bác su22 m4 chỉ giúp em xem cái khóa an toàn của k.54 nó nằm ngõ mô mà em tìm mãi chưa ra. Xin cảm ơn bác

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
(http://i158.photobucket.com/albums/t110/dan_vip_pr0/keO%2011o2/untitled.jpg)
Khi xoay ngược đầu nhỏ về hướng đầu lòng súng thì cò đã bị khóa chết ( Gọi là khóa an toàn của súng K 54 )


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: ongbom_f2 trong 01 Tháng Mười Một, 2010, 06:39:08 pm
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
(http://i158.photobucket.com/albums/t110/dan_vip_pr0/keO%2011o2/untitled.jpg)
Khi xoay ngược đầu nhỏ về hướng đầu lòng súng thì cò đã bị khóa chết ( Gọi là khóa an toàn của súng K 54 )

Em đã dùng loại Tokarev này, còn biến thể của nó ra sao thì em chưa biết
Có lẽ bác thinhe677f346 nhầm cái trong vòng màu đỏ  ;D

Em trình bày như thế này, mong các bác góp ý nhá :
* Búa dương ở tư thế chuẩn bị bắn
(http://i742.photobucket.com/albums/xx61/ongbom_f2/tokarev.jpg)

* và khi hết đạn thì mấu B được lò xo hộp tiếp đạn đẩy lên chặn bệ khóa nòng tại vị trí A. Bấm vào lẫy giữ hộp tiếp đạn lắp hộp tiếp đạn vào và gạt mấu B xuống. Bệ khóa nòng lao về phía trước đồng thời đẩy đạn vào buồng đạn. Bóp cò  ;D
(http://i742.photobucket.com/albums/xx61/ongbom_f2/Tokarev.jpg)

* Khi không bắn thì giữ búa bóp cò và hạ búa xuống.
Cũng nghe nói sau này có biến thể của Tokarov theo kiểu khóa an toàn như Makarov (k59), nhưng em chưa thấy
Các bác xem cái này cho vui
http://www.fromplay.com/video/a6ROimklFS0/rozborka-TT-33.html
( chú ý thời điểm thao tác vào giây thứ 10 )


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: duongthanhvan trong 01 Tháng Mười Một, 2010, 07:48:45 pm
Vâng,em xin nhất trí với bác ongbom_f2. Khi đã hạ búa xuống rồi thì cò súng coi như chết,có bóp đến cỡ nào thì nõ vẫn cứ trơ mặt ra  ;D .Khi nào ta đưa búa về vị trí giương búa thì lúc đó súng mới ở trạng thái sẵn sàng cho phát bắn. Vì thế nên rất an toàn.
Còn cái khoanh tròn màu đỏ mà bác thinhe677f346 nói tới thì em cũng cùng ý kiến với bác ongbom_f2 luôn. Đó không phải là khóa an toàn gì cả,mà thực chất đó chính là chốt giữ khóa nòng. Khi tháo cái chốt đó ra ta mới có thể tháo rời khóa nòng và bệ khóa nòng.
 


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: dongadoan trong 01 Tháng Mười Một, 2010, 08:10:21 pm
Súng K54 khóa an toàn bằng cách chẹn búa, các cụ ạ! ;D

Muốn khoá an toàn: dùng ngón cái tay trái tỳ vào chỗ khía nhám ở đầu búa đẩy búa ngả ra một tí, tay phải bóp cò sau đó thả cho búa quay lên từ từ một khoảng (25 - 300) buông tay cò ra lúc này đầu lẫy búa lọt vào khấc an toàn của búa. Khi muốn bắn chỉ cần đẩy búa ngả về sau để đầu lẫy búa mắc vào khấc giương búa --> bóp cò, đạn nổ. ;D

Cái lẫy bên cạnh trái thân súng là lẫy báo hết đạn, khi bắn đến viên đạn cuối cùng, bàn đẩy đạn trong hộp tiếp đạn sẽ đẩy lẫy quay chẹn vào khóa nòng ở vị trí về sau.


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: svailo trong 01 Tháng Mười Một, 2010, 08:43:38 pm
  K54 không có khóa an toàn !
 Nó khóa bằng cách chặn búa đập : Ngón tay cái giữ búa , ngón trỏ bóp cò , ngón cái từ từ hạ búa về tư thế nghỉ . Cò bị khóa cứng ngắc .
 Khi bắn , ngón cái kéo búa xuóng , nghe " tách " 1 cái là đã sẵn sàng . Bóp cò là : Đoàng !
  Cái lẫy bạn Thinhe677 đánh dấu vòng tròn đỏ . chính là chốt giữ bệ khóa nòng , kiêm lẫy báo hết đạn . như các bác khác đã nói !
 Nhưng mà K54 khóa kiểu này cũng không thực sự an toàn : Nếu súng đã cũ , bị " giơ " , mà lỡ tay hay vô tình đánh rơi , dộng đúng búa đập xuống nền cứng ( đá , bêton ... ) thì vẫn : Đoàng !  Và rồi , không biết viên đạn ấy sẽ bay vào đâu .


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 02 Tháng Mười Một, 2010, 01:23:52 am
Bác Donggadoan và bác Svailo là sĩ quan nên với K-54 không gì xa lạ, bây giờ mới lộ ra bác ongbom_F2 cũng thông tỏ K-54 quá, bác khai thật đi, bác bơm tầu hỏa sao biết dùng k-54? Không nhẽ bác bên cục 2? ;D


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: duongthanhvan trong 02 Tháng Mười Một, 2010, 06:38:22 am
Góp với các bác cấu tạo chi tiết của K-54


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: ongbom_f2 trong 02 Tháng Mười Một, 2010, 02:03:48 pm
... bây giờ mới lộ ra bác ongbom_F2 cũng thông tỏ K-54 quá, bác khai thật đi, bác bơm tầu hỏa sao biết dùng k-54? Không nhẽ bác bên cục 2? ;D

Ấy chết, bác gán cho em cái tội cục 2 ( TC2 chứ) thế này thì em bị ném đá vỡ đầu, cái thân lừa ưa nặng như em có mà "2 hờ" chứ làm sao dám mon men đến cạnh các bác cục. Chẳng qua hồi ấy  làm cái chân loong toong, xếp giao gì thì giữa xài luôn ý mà, sau này còn thêm cái tai họa Makarov và tởn tới giờ. ;D


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: hellboy139 trong 02 Tháng Mười Một, 2010, 04:45:14 pm
Các bác CCB nói nhiều đến khẩu maxim mà không thấy nhắc đến khẩu này ạ, đại liên SG-43/SGM (K 53/K 57)  ;D
(http://i1182.photobucket.com/albums/x458/congagia456/sg43-1.jpg)
Súng được phát triển bởi Goryunov vào năm 1942 nhằm tay thế cho khẩu Maxim 1910. Năm 1943 được đưa vào sử dụng trong quân đội Liên Xô cho đến giữa thập niên 60. Súng còn được sản xuất tại Trung Quốc và viện trợ cho Việt Nam trong KCCM với tên gọi K53/K 57
Cỡ đạn: 7,62x54mm
Trọng lượng: 13,8 kg (súng), 41 kg khi đặt trên bánh xe
Chiều dài: 1150mm
Chiều dài nòng: 720mm
Dây tiếp đạn từ 200 đến 250 viên
Tốc độ bắn: 500-700 phát/phút
(http://i1182.photobucket.com/albums/x458/congagia456/SG43First.jpg)
K 57 với giá 3 chân ( hình của bác Đoàn)
(http://i1182.photobucket.com/albums/x458/congagia456/K-57-1.jpg)
Khác biệt giữa K 53 và K 57 là K 57 có khe tản nhiệt dọc thân súng
K 57
(http://i1182.photobucket.com/albums/x458/congagia456/sgm_2.jpg)


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: chiangshan trong 02 Tháng Mười Một, 2010, 05:12:46 pm
Trước khi sang các loại khác, em vẫn nhờ bác nào đã từng tận mắt nhìn thấy khẩu này ở VN xác nhận giúp ạ:

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/1/1b/Maxim_Maschinengewehr_1910.jpg)


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: huyphongssi trong 02 Tháng Mười Một, 2010, 05:29:28 pm
Trước khi sang các loại khác, em vẫn nhờ bác nào đã từng tận mắt nhìn thấy khẩu này ở VN xác nhận giúp ạ:

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/1/1b/Maxim_Maschinengewehr_1910.jpg)

Loại này huyphong nhớ đã xem trên đoạn phim tư liệu về chiến dịch Điện Biên Phủ hoặc diễn tập thực binh giai đoạn sau 1955 gì đó.


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: chiangshan trong 02 Tháng Mười Một, 2010, 06:16:37 pm
Huyphong chắc chắn là M1910 chứ không phải 1 trong những khẩu này chứ?

Browing M1917A1

(http://i378.photobucket.com/albums/oo229/chiangshan1/m1917a1_2.jpg)

Vickers Mk1

(http://i378.photobucket.com/albums/oo229/chiangshan1/vickers_mk1-3.jpg)

Type-24

(http://i378.photobucket.com/albums/oo229/chiangshan1/k24.jpg)


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: su22 m4 trong 02 Tháng Mười Một, 2010, 06:22:24 pm
 Đoạn clip mà bác huyphongssi nói đên đây http://www.youtube.com/watch?v=CjoLXG0Njyo , mời bác Sơn thưởng lãm và tự kiểm chứng xem có phải là súng đại liên Maxim 1910 không. Kính bác


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: chiangshan trong 02 Tháng Mười Một, 2010, 07:32:37 pm
Khẩu trong đoạn clip trên từng được mổ xẻ và kết luận là Type-24.

(http://i378.photobucket.com/albums/oo229/chiangshan1/hmg1.jpg)

(http://i378.photobucket.com/albums/oo229/chiangshan1/hmg2.jpg)

- Bầu đựng nước trơn, không có rãnh khía.
- Đặt trên giá 3 chân (Giá súng kiểu Solokov cho M1910 có 4 chân).
- Không có bánh xe.
- Đầu nòng có đĩa chắn ánh sáng (M1910 không có).

Quan trọng nhất, Type-24 dùng chung đạn 7,92x57mm với súng trường Mauser và trung liên ZB-26.


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: binhyen1960 trong 02 Tháng Mười Một, 2010, 08:40:26 pm
 Thì ra trước đây đơn vị tôi có khẩu đại liên có bánh xe là khẩu SGM K53 chứ không phải là đại liên Maxim , ngày đó mới về đơn vị thấy khẩu súng có bánh xe kéo thì hỏi được các đàn anh phân tích : Cứ khẩu đại liên nào mà có bánh xe kéo đều gọi là đại liên Maxim hết . ;D
 Khẩu đó chắc cũng đã cũ lắm rồi nên khi vào cuộc chiến lúc cần nó nhất thì lại là lúc nó gãy kim hỏa .
 Sau này GP Phnom Penh xong chúng tôi được trang bị mỗi C bộ binh 2 khẩu đại liên SGM K57 với đầy đủ phụ kiện từ tấm đệm vác vai chống nóng trở đi , toàn súng TQ mới tinh .
 Theo tôi nhớ cái tầm đại liên là 18kg chứ không phải 13,8kg , cái chân súng nhẹ hơn tầm súng đại liên nên tổng số không thể bằng 41kg được .


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: hellboy139 trong 02 Tháng Mười Một, 2010, 08:50:23 pm
Dạ, thông số này cháu lấy từ trang worldguns.ru nên cũng không biết chính xác có đúng hay không ạ


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: huyphongssi trong 02 Tháng Mười Một, 2010, 09:04:25 pm
Huyphong chắc chắn là M1910 chứ không phải 1 trong những khẩu này chứ?

Browing M1917A1
Vickers Mk1
Type-24

Không phải mấy loại trên đâu anh chiangshan. Trong đoạn tư liệu đó khi chiến sĩ ta xung phong có kéo theo 1 khẩu Maxim có bánh xe và gắn tấm chắn đạn chứ không phải loại giá 3 chân phòng không.


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: chiangshan trong 02 Tháng Mười Một, 2010, 09:16:39 pm
Cám ơn huyphong, vậy thì không còn phải nghi ngờ gì nữa.


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: Ngocvancu trong 02 Tháng Mười Một, 2010, 09:59:32 pm
Các bác CCB nói nhiều đến khẩu maxim mà không thấy nhắc đến khẩu này ạ, đại liên SG-43/SGM (K 53/K 57)  ;D
(http://i1182.photobucket.com/albums/x458/congagia456/sg43-1.jpg)
Súng được phát triển bởi Goryunov vào năm 1942 nhằm tay thế cho khẩu Maxim 1910. Năm 1943 được đưa vào sử dụng trong quân đội Liên Xô cho đến giữa thập niên 60. Súng còn được sản xuất tại Trung Quốc và viện trợ cho Việt Nam trong KCCM với tên gọi K53/K 57
Cỡ đạn: 7,62x54mm
Trọng lượng: 13,8 kg (súng), 41 kg khi đặt trên bánh xe
Chiều dài: 1150mm
Chiều dài nòng: 720mm
Dây tiếp đạn từ 200 đến 250 viên
Tốc độ bắn: 500-700 phát/phút
Khẩu này còn có tư thế bắn máy bay khi chuyển từ càng có bánh xe ở tư thế bắn mặt đất,sang bắn maý bay.Ảnh thì nhờ dongadoan trích hộ trong cuốn Sử dụng vũ khí bộ binh,tập 1 cuả Lương Bắc và Thu Mai,nhà xuất bản Quân đội 1979,cám ơn dongadoan nhiều.
(http://i1182.photobucket.com/albums/x458/congagia456/sgm_2.jpg)
(http://i1182.photobucket.com/albums/x458/congagia456/SG43First.jpg)
K 57 với giá 3 chân ( hình của bác Đoàn)
(http://i1182.photobucket.com/albums/x458/congagia456/K-57-1.jpg)



Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 02 Tháng Mười Một, 2010, 11:55:24 pm
Các bác Cựu ơi! Các bác ở các đ/v lăn, lê, bò, toài xác nhận hộ em những khẩu đại liên dưới đây các bác đã thấy nó chưa nhé.

(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/pk_pn.jpg)

Đại liên Nikitin PN/PKS( ПН-пулемет Никитина).

(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/pkm_1.jpg)

Đại liên Kalashnikov cải tiến PKM(пулемёт Калашникова модернизированный ).

(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/pkms_1.jpg)

Đại liên Kalashnikov cải tiến có giá đỡ PKMS(пулемёт Калашникова модернизированный станковый).

(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/pkmt_1.jpg)]


Đại liên Kalashnikov cải tiến trang bị trên xe tăng PKMT(пулемёт Калашникова модернизированный танковый).


Thông số cơ bản :


                     
-Cỡ nòng :    7,62x54R              -------
-Trọng lượng(PК / PКS   ) : 9 кg (trọng lượng súng) + 7,7 кg (giá đỡ)   
-Trọng lượng(PКМ / PКМS) 7,5 кg (trọng lượng súng) + 4,5 кg (giá đỡ))   
-Trọng lượng(PKMT) :10,5 кg
-Dài   (PК / PКS   ) :1173 мм   , (PКМ / PКМS) :1160 мм , (PKMT) :1098 мм
-Chiều dài nòng (PК / PКS   ) :658 мм   , (PКМ / PКМS): 645 мм   ,(PKMT):722 мм.
-Số lượng đạn trong dây :100v, 200v hoặc 250v .
-Tốc độ bắn:(PК / PКS   ): 650v/phút, (PКМ / PКМS): 650v/phút, (PKMT) :   800v/phút.


Trên cơ sở kinh nhiệm đúc kết trong chiến tranh thế giới lần 2 và tổng kết các kỹ năng chế tạo súng máy của Đức, các chuyên gia vũ khí LX có nhiệm vụ phát triển 1 mẫu đại liên hiện đại để trang bị hỏa lực cho cấp C trong quân đội Xô Viết.
 Các mẫu thử nghiệm được tiến hành từ những năm 1940 nhưng không thành công. Mãi tới 1957 mới có thiết kế cơ bản cho mẫu đại liên mới đó là mẫu đại liên Nikitin. Đây là mẫu đại liên sử dụng chích khí tự động, dây đạn đươc để trong thùng đạn gắn sát buồng đạn của súng.  Năm 1958 Liên Xô cho tiến hành sản xuất hàng loạt mẫu đại liên Nikitin,  nhưng ngay từ ban đầu LX đã nhận thấy khẩu đại liên Nikitin bộc lộ 1 số nhược điểm.

Cần nhớ rằng trong thời gian này nhóm thiết kế của klashnikov đang bận nâng cấp khẩu AK 47 thành AKM và khẩu trung liên RPK thành RPKM(M là chữ cái đầu của модернизированный : Nâng cấp , hiện đại).
 Nhóm thiết kế của kalashnikov mặc dù công việc bề bộn nhưng vẫn tiếp tục nhận thêm nhiệm vụ phát triển mẫu đại liên mới. Mẫu đại liên do nhóm thiết kế của Kalashnikov thiết kế được chấp nhận trang bị cho quân đội Xô Viết năm 1961 có tính năng kỹ chiến thuật hơn hẳn mẫu đại liên Nikitin trước đó.

Các mẫu đại liên Kalashnikov được sử dụng rộng rãi trong khối Varsava, TQ, Iran, Irac được LX cấp phép sản xuất các phiên bản mẫu đại liên này.


Đại liên Kalashnikov gồm các phiên bản sau:


-Đại liên Kalashnikov PKS (пулемёт Калашникова станковый)          
-Đại liên Kalashnikov trang bị trên xe tăng PKT(пулемёт Калашникова танковый )          
-Đại liên Kalashnikov trang bị trên thiết giáp xa PKBT(пулемёт Калашникова бронетранспортёрный )                  
-Đại liên Kalashnikov nâng cấp PKM (пулемёт Калашникова модернизированный)
-Đại liên Kalashnikov nâng cấp có giá đỡ PKMS (пулемёт Калашникова модернизированный станковый)
-Đại liên Kalashnikov nâng cấp trang bị trên xe tăng PKMT (пулемёт Калашникова модернизированный танковый).


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: tung677 trong 03 Tháng Mười Một, 2010, 09:32:48 pm
Năm 1981, tôi lên Cao Bằng, thì đơn vị tôi đã thấy có 2 khẩu K-53 và 1 khẩu K-57( riêng khẩu này có 3 chân trống)...mỗi tiểu đội có 1 súng bắn tỉa Hung,+ 1 RPD + 1 B-41...còn lại là AK....mỗi 1 B có thêm 1 khẩu M-79....nhưng khẩu này đạn hiếm lắm...?hôm tôi sang Lạng Sơn chơi thấy anh em bên đó được trang bị PKM thấy mà thèm...?


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: hellboy139 trong 03 Tháng Mười Một, 2010, 09:36:42 pm
Ngoài đại liên PK, vũ khí cấp C còn được trang bị khẩu K67 của Trung Quốc làm nhái kiểu dáng của đại liên PK nữa ạ ;D
Nguồn : http://www.quansuvn.net/index.php?topic=4243.310 và worldguns.ru
(http://i1182.photobucket.com/albums/x458/congagia456/images.jpg)
K67 là khẩu súng máy đầu tiên Trung Quốc tự sản xuất nhằm thay thế cho loại đại liên SG-43/SGM (K53/K57) sản xuất theo giấy phép của Liên Xô. Khẩu súng này kết hợp các tính năng vay mượn từ các khẩu súng khác, đã có nhiều biến thể và hiện vẫn còn phục vụ trong lực lượng PLA. Súng được phát triển vào năm 1959, với nguyên mẫu đầu tiên được thử nghiệm năm 1963. Được thông qua vào năm 67 và được cải tiến thành kiểu 67-1 năm 78 và kiểu 67-2 năm 82 có trọng lượng nhẹ hơn. Súng được viện trợ cho Việt Nam trong KCCM
Cỡ đạn: 7.62x54mmR
Trọng lượng: 11kg (súng)+13kg (giá 3 chân) hoặc giá 3 chân 5 kg loại K67-2
Chiều dài: 1345mm
Dài nòng: 605mm
Dây tiếp đạn 100-250 viên đạn
Tốc độ bắn 650-700 phát/phút
K67-1
(http://i1182.photobucket.com/albums/x458/congagia456/type67-0.jpg)
K67-2
(http://i1182.photobucket.com/albums/x458/congagia456/type67-1.jpg)



Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: huyphongssi trong 03 Tháng Mười Một, 2010, 09:48:49 pm
Năm 1981, tôi lên Cao Bằng, thì đơn vị tôi đã thấy có 2 khẩu K-53 và 1 khẩu K-57( riêng khẩu này có 3 chân trống)...mỗi tiểu đội có 1 súng bắn tỉa Hung,+ 1 RPD + 1 B-41...còn lại là AK....mỗi 1 B có thêm 1 khẩu M-79....nhưng khẩu này đạn hiếm lắm...?hôm tôi sang Lạng Sơn chơi thấy anh em bên đó được trang bị PKM thấy mà thèm...?

Loại súng bắn tỉa Hung anh đã thấy có phải loại M44 Mosin Nagant này không ạ:
(http://7.62x54r.net/MosinID/0046_small.jpg)
(http://7.62x54r.net/MosinID/0047_small.jpg)

(http://neuruppin.webstolica.ru/_mod_files/ce_images/1467222.jpg)


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: tung677 trong 03 Tháng Mười Một, 2010, 10:33:03 pm
Năm 1981, tôi lên Cao Bằng, thì đơn vị tôi đã thấy có 2 khẩu K-53 và 1 khẩu K-57( riêng khẩu này có 3 chân trống)...mỗi tiểu đội có 1 súng bắn tỉa Hung,+ 1 RPD + 1 B-41...còn lại là AK....mỗi 1 B có thêm 1 khẩu M-79....nhưng khẩu này đạn hiếm lắm...?hôm tôi sang Lạng Sơn chơi thấy anh em bên đó được trang bị PKM thấy mà thèm...?

Loại súng bắn tỉa Hung anh đã thấy có phải loại M44 Mosin Nagant này không ạ:
(http://7.62x54r.net/MosinID/0046_small.jpg)
(http://7.62x54r.net/MosinID/0047_small.jpg)

(http://neuruppin.webstolica.ru/_mod_files/ce_images/1467222.jpg)
Đúng nó rồi bạn ạ....anh em cứ gọi là tỉa Hung....tại sao vậy...? bạn nào biết chỉ giùm....xin cảm ơn trước....


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 04 Tháng Mười Một, 2010, 12:23:52 am
Mosin Nagant  sao lại gọi là súng trường bắn tỉa Hung ?
Các bài viết về súng bắn tỉa nói chung và súng Mosin Nagant nói giêng tôi viết Ở ĐÂY (http://www.quansuvn.net/index.php/topic,19031.10.html)!


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: huyphongssi trong 04 Tháng Mười Một, 2010, 08:32:25 am
Mosin Nagant  sao lại gọi là súng trường bắn tỉa Hung ?
Các bài viết về súng bắn tỉa nói chung và súng Mosin Nagant nói giêng tôi viết Ở ĐÂY (http://www.quansuvn.net/index.php/topic,19031.10.html)!

Em cho rằng Hung được chuyển giao mẫu chế tạo loại súng này và có viện trợ cho một số đơn vị bắn tỉa của ta, nên mọi người gọi là súng bắn tỉa Hung.


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 06 Tháng Mười Một, 2010, 03:20:49 am
Ngoài Trung liên RPD , RPK và đại liên các loại trang bị hỏa lực cho cấp C. Theo biên chế  chuẩn của LX là 2 khẩu cối 60mm/C (VN ta cũng áp dụng chuẩn này).

Súng cối 60mm và lịch sử ra đời:


Súng cối có lẽ là loại súng bắn đạn trái phá đầu tiên mà người ta dùng, do dễ làm, giá thành hạ. Súng cối đến thế kỷ 18 đã bắn được đạn 60kg đi xa 4km( Louisbourg năm 1758), nười pháp đã dùng súng cối cỡ nòng 325mm nhưng hiệu quả kém vì sức nổ yếu, không chính xác.

Tuy nhiên, cho đến thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 công nghệ luyện kim chưa đáp ứng được để sx súng cối đạt chuẩn. Đồng thời, các phương pháp đo đạc cũng chưa cho phép chỉ huy pháo binh bắn gián tiếp nhanh và chính xác. Lúc đó, các cỡ pháo mặt đất có nhiều ưu điểm hơn súng cối do bắn thẳng dễ trúng. Pháo mặt đất lúc đó chiều dài nòng của nhiều loại pháo rất ngắn, thậm chí ngắn hơn cối bây giờ, nên khó phân biệt pháo mặt đất  và súng cối.

Trong suốt thế kỷ 19, thiết kế súng cối gần như không có thay đổi. Henri-Joseph Paixhans là người đã nỗ lực sử dụng đạn trái phá và tăng tầm súng lớn cho pháo bờ biển. Ông cũng chế khẩu cối "Monster" bắn trái phá 500kg dùng ở "Antwerp" năm 1832 (nay thuộc Bỉ).



Đến dầu thế kỷ 20, khi người Đức chế tạo được súng lớn, nòng dài và đạn xuyên phá, thì sự khác biệt về pháo và cối được đặt ra. Sau trận chiến 1907 Port Arthur (Cảng Đại Liên ), người ta nhận thấy ngoài đại bác nòng dài bắn đạn xuyên phá  tầm xa còn cần đến súng bắn trái phá nhanh mạnh có thể tác chiến ở khu vực có vật cản.
 
 Ban đầu, người ta làm khẩu cối cỡ nòng 250mm, bắn đạn nặng 95kg chứa 50 kg thuốc nổ, (năm 1910). Tiếp theo, các cỡ nòng khác xuất hiện, như khẩu 305mm đạn nặng 955kg (đầu chiến tranh thế giới lần 1 có 44 khẩu 280mm và 305mm, 116 khẩu 170mm). Những khẩu này tuy chưa có giá cối như ngày nay, nhưng cơ chế hoạt động khá giống với khẩu cối ngày nay.


Đặc điểm của súng cối 60mm:

-Súng có nòng ngắn, nòng trơn, súng có 2 chân giá đỡ, và bàn đế ở cuối nòng súng.

Quả đạn với cấu tạo :  

-Thuốc nổ được nén trong vỏ quả đạn, thuốc nổ được kích nổ bởi ngòi nổ được gắn ở đầu quả đạn.

-Có ống cánh  đuôi bên trong chứa liều phóng.

-Ngòi nổ gắn ở đầu quả đạn với ốp bảo hiểm, có thể tháo dời .


(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/181551.jpg)


Cối 60mm mẫu " Mle1937" (của Mỹ) nhưng được sx năm 1939. Sau này mẫu " Mle1937" được cung cấp cho quân đội Đức, dưới tên  : "Gr.W.203 ,5 cm " - 5cm Granatenwerfer 203  .


Pháp là nước có công lớn khi hoàn thiện các loại súng cối.

Mẫu "Mle1935" là một trong rất nhiều mẫu Edgar Brandt được trang bị cho quân đội Pháp. Mẫu "Mle1935" được Pháp mua lại giấy phép sx của Mỹ gọi là cối 60mm M1(Sau này có phiên bản M2 và M19).

Thiết kế cối 60mm "Mle1935" rất đơn giản gồm 1 ống nòng chơn, với 2 chân có tay quay nâng giá đỡ. Thanh  ngang giúp di chuyển hướng bắn của súng (phạm vi hẹp), Dưới ống nòng là bộ phận bàn đế.

TQ sao chép mẫu súng cối 60mm "Mle1935" gọi là "Type 31", mẫu súng cối "Mle1935" được sử dụng trong quân đội Đức, gọi là : Gr.W.225 cm 6  (Granatenwerfer 225 ).

Mẫu "Mle1935"  khi được Pháp sx đã nâng tầm bắn lên 1000m, với sơ tốc nòng 158m/s , tầm bắn tối thiểu 100m.


Khẩu súng cối có ưu điểm là đến và tác chiến ở những khu vực mà pháo không thể đến như các cao điểm hoặc tác chiến ở những khu vực có vật cản như núi rừng, hoặc tác chiến trên đường phố. Ai cũng có thể nhận thấy khả năng cơ động và tác chiến của súng cối ở những khu vực có địa thế phức tạp.
Trong 2 cuộc chiến trang thế giới và các cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc của các nước thuộc địa sâu này , cối 60mm  theo chân người lính BB cơ động khắp các chiến trường, có mặt ở mọi điểm cao, ở mọi địa hình, là hỏa lực hữu dụng cho người lính BB.


Súng cối 60 có 2 cách bắn : Bắn qua kính ngắm quang học (Đòi hỏi phải dựng cọc chuẩn) và bắn ứng dụng. Người lính BB Việt Nam rất giỏi bắn cối 60 ứng dụng(Không qua kính ngắm, không cần cọc chuẩn, không cần bàn đế) nhưng rất hiệu quả, rất nhanh. Những pháo thủ cối 60mm có kinh nghiệm chỉ cần 1-2 quả đạn bắn chỉnh là có thể rót chính xác vào mục tiêu.



Thông số kỹ thuật mẫu " Mle1937" :

Cỡ nòng : 50 mm
Chiều dài nòng : 415 mm .
Trọng lượng ở vị trí bắn : 3,65 kg.
Góc tầm : 45o(Cố định)
Góc hướng : 8o
Tốc độ bắn 20-25 quả đạn/phút.
Chủng nổ : Phân mảnh.

Trọng lượng vật liệu nổ: 0,435 kg .
Tầm bắn : 695m.
Sơ tốc nòng :70 m / giây.





(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/Soldier_firing_M224_60mm_mortar.jpg)

Ảnh chỉ có tính chất minh họa có bác nào có ảnh cối 60mm xin đưa lên.




Còn tiếp.





Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: huyphongssi trong 06 Tháng Mười Một, 2010, 08:15:51 am
Gửi tặng anh longtrec bức ảnh khẩu đội cối 6 tại e174 f316 (www.qdnd.vn)
(http://www.qdnd.vn/Upload//thuha/2010/6/25/250610ha1.jpg)

Cối 6 được lính dù Pháp sử dụng trong chiến dịch Con Nhạn đổ quân lập cứ ở ĐBP (T.tr OldBuff www.ecpad.fr)
(http://www.quansuvn.net/index.php?action=dlattach;topic=3981.0;attach=1699;image)


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 06 Tháng Mười Một, 2010, 11:14:43 am
Gửi tặng anh longtrec bức ảnh khẩu đội cối 6 tại e174 f316 (www.qdnd.vn)
(http://www.qdnd.vn/Upload//thuha/2010/6/25/250610ha1.jpg)



Thực tế chiến đấu, 1 khẩu cối 60mm chỉ cần 2 người, một người làm nhiệm vụ cảnh giới và 1 người thao tác bắn. Cách bắn ứng dụng căn chỉnh bằng mắt thường là cách bắn ưa sử dụng của lính A hỏa lực BB. Trong trận Khánh khê cuối tháng 2/1979, E52F337  lên giải vây cho E2 sư Sao Vàng đang bị 2 sư đoàn TQ vây chặt. Rất nhiều khẩu cối 60mm lính ta chỉ thao tác bắn có 1 người.


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: su22 m4 trong 06 Tháng Mười Một, 2010, 03:24:00 pm
 Anh Long và các bác CCB đi nhanh quá làm em theo không kịp ạ! Trong bài này em xin phép được trình bầy các thông tin sơ lược về lịch sử ra đời cũng như cấu tạo của khẩu súng ngắn Makarov, mà Việt Nam ta quen gọi là súng K - 59.
 Sau chiến tranh thế giới lần thứ 2, Hồng quân Liên Xô yêu cầu phải có một khẩu súng ngắn mới gọn nhẹ hơn đang tin cậy hơn, dễ xử dụng và uy lực mạnh hơn súng ngắn K-54 để trang bị cho các sĩ quan Hồng quân và Công An. Trải qua nhiều cuộc thử nghiệm với nhiều mẫu thử nghiệm khác nhau, cuối cùng mẫu súng ngắn mới của kỹ sư Makarov được Hông quân chấp nhận trang bị vào năm 1951 dưới tên gọi đầy đủ là súng ngắn bán tự động Makarov PM. Sau 40 năm được trang bị, tới năm 1990 khẩu Makarov được hiện đại hóa và vẫn là khẩu súng ngắn tiêu chuẩn trang bị cho quân đội và cảnh sát liên bang Nga và phiên bản hiện đại hóa của súng Makarov được biết đến với tên gọi là Makarov PMM. Hiện nay súng vẫn còn được sản xuất và trang bị cho quân đội và cảnh sát tại Nga, các nước SNG, các nước Đông Âu Trung Quốc và cả ở Việt Nam ta nữa.
 Cấu tạo của súng K-59 như sau: Súng gồm các bộ phận vỏ súng được làm bằng thép dập với phiên bản PM và hợp kim nhôm vơi phiên bản PMM. Nòng súng trong nòng súng có rãnh khương tuyến, đầu ruồi, khóa nòng và bệ khóa nòng, kim hỏa và lò so kim hỏa, búa đập, thanh chuyền nối với cò súng, lò so cò súng, khóa an toàn, cơ cấu lên đạn. Súng được trang bị hộp tiếp đạn 8 viên với bản Makarov PM và 12 viên với bản Makarov PMM. Cấu tạo của phiên bản PMM không khác biệt nhiều so với phiên bản PM của súng K- 59, 2 phiên bản này chỉ khác nhau ở trọng lượng của súng, chiều dài nòng súng và chiều dài hộp tiếp đạn mà thôi, súng K - 59 xử dụng nguyên tắc trích khí phản lực.
 Thông số kỹ thuật của súng như sau:
 Năm sản xuất: 1951
 Năm ra nhập quân đội: 1951
 Nguyên tắc trích khí phản lực
 Chiều dài của súng là: 161mm với bản Makarov PM và 165mm với bản Makarov PMM, trong đó chiều dài nòng súng là 94mm với cả 2 phiên bản   
 Trọng lượng của súng là: 730g với bản Makarov PM và 760g với bản Makarov PMM
 Hộp tiếp đạn 8 viên với bản Makarov PM và 12 viên với bản Makarov PMM, sũng xử dụng cỡ đạn 9 X 18mm
 Sơ tốc đầu đạn là 315m/s với bản Makarov PM và 430m/s với bản Makarov PMM
 Tầm bắn hiệu quả của súng là 100m.
 Thưa các bác! trên đây em đã trình bầy xong các thông tin sơ lược về lịch sư ra đời và cấu tạo của súng ngắn K - 59, trong bài viết của em có gì sai sót mong được các bác bổ xung cho ạ.   


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: duongthanhvan trong 06 Tháng Mười Một, 2010, 04:20:06 pm
Anh Long và các bác CCB đi nhanh quá làm em theo không kịp ạ! Trong bài này em xin phép được trình bầy các thông tin sơ lược về lịch sử ra đời cũng như cấu tạo của khẩu súng ngắn Makarov, mà Việt Nam ta quen gọi là súng K - 59.
 Sau chiến tranh thế giới lần thứ 2, Hồng quân Liên Xô yêu cầu phải có một khẩu súng ngắn mới gọn nhẹ hơn đang tin cậy hơn, dễ xử dụng và uy lực mạnh hơn súng ngắn K-54 để trang bị cho các sĩ quan Hồng quân và Công An. Trải qua nhiều cuộc thử nghiệm với nhiều mẫu thử nghiệm khác nhau, cuối cùng mẫu súng ngắn mới của kỹ sư Makarov được Hông quân chấp nhận trang bị vào năm 1951 dưới tên gọi đầy đủ là súng ngắn bán tự động Makarov PM. Sau 40 năm được trang bị, tới năm 1990 khẩu Makarov được hiện đại hóa và vẫn là khẩu súng ngắn tiêu chuẩn trang bị cho quân đội và cảnh sát liên bang Nga và phiên bản hiện đại hóa của súng Makarov được biết đến với tên gọi là Makarov PMM. Hiện nay súng vẫn còn được sản xuất và trang bị cho quân đội và cảnh sát tại Nga, các nước SNG, các nước Đông Âu Trung Quốc và cả ở Việt Nam ta nữa.
 Cấu tạo của súng K-59 như sau: Súng gồm các bộ phận vỏ súng được làm bằng thép dập với phiên bản PM và hợp kim nhôm vơi phiên bản PMM. Nòng súng trong nòng súng có rãnh khương tuyến, đầu ruồi, khóa nòng và bệ khóa nòng, kim hỏa và lò so kim hỏa, búa đập, thanh chuyền nối với cò súng, lò so cò súng, khóa an toàn, cơ cấu lên đạn. Súng được trang bị hộp tiếp đạn 8 viên với bản Makarov PM và 12 viên với bản Makarov PMM. Cấu tạo của phiên bản PMM không khác biệt nhiều so với phiên bản PM của súng K- 59, 2 phiên bản này chỉ khác nhau ở trọng lượng của súng, chiều dài nòng súng và chiều dài hộp tiếp đạn mà thôi, súng K - 59 xử dụng nguyên tắc trích khí phản lực.
 Thông số kỹ thuật của súng như sau:
 Năm sản xuất: 1951
 Năm ra nhập quân đội: 1951
 Nguyên tắc trích khí phản lực
 Chiều dài của súng là: 161mm với bản Makarov PM và 165mm với bản Makarov PMM, trong đó chiều dài nòng súng là 94mm với cả 2 phiên bản   
 Trọng lượng của súng là: 730g với bản Makarov PM và 760g với bản Makarov PMM
 Hộp tiếp đạn 8 viên với bản Makarov PM và 12 viên với bản Makarov PMM, sũng xử dụng cỡ đạn 9 X 18mm
 Sơ tốc đầu đạn là 315m/s với bản Makarov PM và 430m/s với bản Makarov PMM
 Tầm bắn hiệu quả của súng là 100m.
 Thưa các bác! trên đây em đã trình bầy xong các thông tin sơ lược về lịch sư ra ts của K-59đời và cấu tạo của súng ngắn K - 59, trong bài viết của em có gì sai sót mong được các bác bổ xung cho ạ.   
Em xin phép được góp cấu tạo chi tiết của K-59:


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: haanh trong 06 Tháng Mười Một, 2010, 06:58:44 pm
hehe cối 6 chổ em biên chế 2 người , 1 gánh đạn 12 trái và 1 xạ thủ . Cây cối chỉ có nòng thường được buộc khăn cà ma đeo dưới nách , đế là chiếc dép râu . Nếu bắn không liều thì cặp nách bắn luôn còn lắp liều thì để xuống đất bắn . Bắn liều 3 thì sau khi đạn bay ra xạ thủ bỏ tay ra cho cây cối văng về phía sau ( nếu anh nào to con khỏe thì mới kềm nổi ) rồi chạy lại dựng lên bắn tiếp .


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: huyphongssi trong 06 Tháng Mười Một, 2010, 08:16:05 pm
hehe cối 6 chổ em biên chế 2 người , 1 gánh đạn 12 trái và 1 xạ thủ . Cây cối chỉ có nòng thường được buộc khăn cà ma đeo dưới nách , đế là chiếc dép râu . Nếu bắn không liều thì cặp nách bắn luôn còn lắp liều thì để xuống đất bắn . Bắn liều 3 thì sau khi đạn bay ra xạ thủ bỏ tay ra cho cây cối văng về phía sau ( nếu anh nào to con khỏe thì mới kềm nổi ) rồi chạy lại dựng lên bắn tiếp .

Chính quy thì vẫn phải thêm một anh phất cờ nữa ;D
(http://www.baotuyenquang.com.vn/images_upload/small_49651.jpg)

Anh haanh đã bao giờ thấy quân Kh'me đỏ dùng cối 6 như cảnh quân Lol Nol được huấn luyện phía dưới chưa ạ?
(http://i893.photobucket.com/albums/ac138/anhsuutam/vnw66/vnw66_janmarch/vnw66march30.jpg)


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: PM/F5 trong 06 Tháng Mười Một, 2010, 08:51:44 pm
... Nếu bắn không liều thì cặp nách bắn luôn còn lắp liều thì để xuống đất bắn . Bắn liều 3 thì sau khi đạn bay ra xạ thủ bỏ tay ra cho cây cối văng về phía sau ( nếu anh nào to con khỏe thì mới kềm nổi ) rồi chạy lại dựng lên bắn tiếp .
Anh haanh đã bao giờ thấy quân Kh'me đỏ dùng cối 6 như cảnh quân Lol Nol được huấn luyện phía dưới chưa ạ?
(http://i893.photobucket.com/albums/ac138/anhsuutam/vnw66/vnw66_janmarch/vnw66march30.jpg)

 Bác nói thế nào ấy chứ, em chuyên cối tép, mỗi...5 năm. Làm gì có bắn kẹp nách, nếu là cối 6 mà bắn kẹp nách thì bác...đi buôn chuối xanh rồi! Bác nói kẹp nách thì phải dùng mỏ lết ngoại cỡ thì mới kẹp được.

 Mấy thằng Lon non kia, đang bắn ứng dụng cối 6 không chân, không đế, chân thay tay, đế thay dép thì đúng rồi. Lính ta cũng hay chơi bài không đế cho gọn nhẹ.






Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 06 Tháng Mười Một, 2010, 09:34:12 pm
Trận Khánh khê 2/1979 các đàn anh của tôi tại E52F337 thuật lại, khi đánh giải vây cho E197(Bộ đội địa phương) và E2F3 đang bị 2 sư đoàn TQ vây chặt tại ngầm Khánh khê. Khi bị đánh bật khỏi cao điểm 500, TQ mở nhiều đợt tấn công nhằm chiếm lại cao điểm này. Chốt tại cao  điểm 500 là C8E52 với quân số hao hụt do những trận đánh không cân sức trước đó. TQ huy động tấn công lên 500 gồm 1E BB, với pháo binh yểm chợ, chiến dịch biển người được TQ vận dụng tối đa. Lúc này cao điểm 500 chỉ còn hơn 50 tay súng, mỗi chiến sỹ phải sử dụng nhiều loại vũ khí để đánh bật quân TQ xuống chân cao điểm. Lính C8E52 lúc đó bắn cối 60mm với áo chấn thủ bọc nòng, ống pháo kê lên tấm gỗ thông của hòm đạn. Khi E108 của tôi cơ động nên thì khí thế quân ta tại ngầm Khánh khê ngút ngàn vì pháo cối mẹ đã nên(cối 160mm).  E108 cối 160mm của tôi cơ động nên đánh đúng 10 ngày thì có lệnh ngừng bắn để quân TQ rút, và cơ hội để E108 nổ súng lại phải chờ tận 2 năm sau đó (1981). Đến phần vũ khí trang bị cho cấp F tôi xin kể kỹ về các loại pháo cấp F.

Nếu có tay cầm như khẩu cối 60mm này thì lính ta 1 người sẽ chơi rất tốt với "Biển người".

(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/all_161.jpg)

(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/all_162.jpg)


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: PM/F5 trong 06 Tháng Mười Một, 2010, 09:43:12 pm
 Bài cối 60 và 82, các bác biết không? Đạn Mẽo ta xài được, đạn ta nó bó tay?

Em đố bác Long tại sao?

Thân mến, ngủ đã.


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 06 Tháng Mười Một, 2010, 09:59:47 pm
Bài cối 60 và 82, các bác biết không? Đạn Mẽo ta xài được, đạn ta nó bó tay?

Em đố bác Long tại sao?

Thân mến, ngủ đã.

Khoan hãy ngủ bác! đạn Mỹ bé hơn đạn TQ , hoặc Nga 1mm, nhưng chỉ áp dụng với cối 60mm và 82mm , nhưng kém chính xác đạn hay hụt tầm. Từ đạn cối 120mm(cấp E) và cối 160mm(cấp F) thì phải dùng đúng đạn. Giêng Tq có cối 100mm.


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: ngoduythiet trong 06 Tháng Mười Một, 2010, 10:10:13 pm
Bài cối 60 và 82, các bác biết không? Đạn Mỹ ta xài được, đạn ta nó bó tay?

Em đố bác Long tại sao?

Thân mến, ngủ đã.
Câu này thì em biết. Súng của mỹ là cối 81 nhưng của ta dùng khi đó do tàu và LX sản xuất là cối 82.Khẩu cối 82 và quả đạn 82 chỉ hơn cối và đạn của mỹ có 1mm. Cối 82 của ta có thể bắn đạn 81 của mỹ nhưng cối 81 của mỹ thì chịu chảy nước mắt không nhét được quả đạn 82 của ta vào nòng mà bắn nên nó ko sai được chứ sao.Cái này em được ông thầy giáo nói cho biết hồi học quốc phòng(ông ấy vốn là bộ đội nam tiến năm xưa)
Cối 81 của mỹ (http://huynhphuclinh.files.wordpress.com/2008/12/m1-81.jpg?w=467&h=241)


Cối 82 của ta (http://i246.photobucket.com/albums/gg94/vndefence/Phaobinhvn/PM1937-82.jpg)
---------------------


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 06 Tháng Mười Một, 2010, 10:35:07 pm
 
Đố các bác cối 60mm TQ viện trợ cho ta có tên là gì? Nếu bác nào mà còn biết thông số kỹ thuật của nó nữa thì longtrec xin gọi là sư tổ cối 6 ;D ;D ;D
   



Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: huyphongssi trong 06 Tháng Mười Một, 2010, 11:40:30 pm

Đố các bác cối 60mm TQ viện chợ cho ta có tên là gì? Nếu bác nào mà còn biết thông số kỹ thuật của nó nữa thì longtrec xin gọi là sư tổ cối 6 ;D ;D ;D

Súng cối người TQ gọi như quân SG là Bách kích pháo. Cối 6 trong giai đoạn viện trợ cho ta có thể thuộc 2 loại là Thức 31 và Thức 63 anh Long ạ.

Thông số kĩ thuât Thức 31/63:
- Khối lượng tổng thể (kg): -/12,39
- Chiều dài nòng (mm): 675/610
- Tầm bắn (m): 1530/1530
- Tốc độ bắn (phát/phút): 30/20
- Sơ tốc đạn (m/giây): 158


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 07 Tháng Mười Một, 2010, 12:27:00 am
Tiếp theo cối 60mm.


Năm 1963 TQ tiếp nhận trang bị mẫu súng cối 60mm mới là Type 63, đây là mẫu súng cối cải tiến sâu rộng từ mẫu Type 31. Nhưng mãi tới năm 1964 TQ mới đưa vào sản xuất hàng loại mẫu súng cối Type 63. Theo tài liệu mà tôi thu thập được thì trong trận Điện Biên Phủ, Quân đội ta sử dụng súng cối 60mm gồm các mẫu :


-Mẫu M1 của Pháp mà ta thu được.
-Mẫu type 31 của TQ.
-Mẫu súng cối 60mm do quân khí của ta tự sản xuất.

Type 63 giống như Type 31 gồm bàn đế, giá đỡ, nòng trơn nhưng đã rút ngắn nòng còn 550mm. Trọng lượng tổng thể của type 63 là 12,3kg khi hành quân có thể tháo dời. Tầm bắn tối đa của Type 63 là : 1429m, trọng lượng  :1,33kg. Tốc độ bắn của Type 63 là : 15-20 quả/phút.

Trung Quốc viện chợ cối 60mm Type 63 cho Việt Nam và Bắc Triều tiên bắt đầu từ năm 1967.


Như vậy nguồn của tôi và huyphongsy không khớp về thông số kỹ thuật cối 60mm Type 63 của TQ. Chưa công nhận sư tổ cối 60mm ;D


Nguồn :
http://kvadar2010.narod2.ru/amerikanskie_60-mm_minometi/
 


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: haanh trong 07 Tháng Mười Một, 2010, 12:49:42 am
@PM/F5 : hehe bác nói đúng , em dùng từ không chính xác  ;D Nói chính xác là đeo cây cối tòn ten dưới nách bắn và bác lưu ý dùm em là bắn không liều nhé  ;D
Mấy chú lính LonNon này chắc bắn ở tư thế không liều chứ có liều thế nào cũng bị phang tiêu bộ chỉ huy  ;D
Tư thế bắn đúng là như hình bác Longtrec pót , xạ thủ đứng né 1 bên , 1 tay nắm quai cối vừa chỉnh tầm vừa ép sát cây cối vào ống chân , ai khỏe thì giữ cây cối , yếu thì buôn tay cho nó văng ra sau . Lính ở chổ em chuyên bắn như vậy chứ không phải thỉnh thoảng vì các cây cối hoàn toàn không có chân , đế , kính ngắm  ;D
Bắn bằng đế dép râu có cái bất tiện nếu gặp chổ đất mềm xạ thủ không để ý nó sẽ lún xuống và đuôi đạn sẽ cắt đứt bàn tay vuốt nòng .
hehe chuyện cối 81 của Mỹ bắn bằng nòng cối 82 thì ai cũng biết nhưng có 1 điều cần lưu ý khi bắn các bác biết là gì không ? ;D


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: binhyen1960 trong 07 Tháng Mười Một, 2010, 01:23:14 pm
  ;D Chuyện bắn cối 82 trong D7 chúng tôi ngày còn nằm ở BGTN , lúc đó tôi chưa về đơn vị chỉ là chuyện được nghe kể lại từ anh Ngát C trưởng C5 hỏa lực và chuyển xảy ra khoảng tháng 7 8.1978 .
  C5 D7 ngày đó mới nhận một đoàn tân binh mới bổ sung , vì là đơn vị hỏa lực mạnh trong D nên lính phải được huấn luyện sử dụng vũ khí trước khi đưa vào tham chiến , những khóa huấn luyện cấp tốc gồm 12.8ly , cối 82ly và DKZ75ly , DKZ57ly .
 Khẩu đội cối 82ly của C5 thì là đơn vị nằm phía sau trợ chiến cách xa trận địa chốt cả km nên hầm hố cối đào đắp khá to rộng bài bản cùng đi lại thoải mái không phải lom khom còng lưng như tôm mà chạy như trên chốt .
 Hôm đó sau khi kết thúc những bài giảng lý thuyết về giới thiệu nguyên lý tính năng tác dụng và cách bắn cối 82ly , sang phần thực tế thì ra thẳng trận địa súng cối 82 giảng giải trực tiếp , sau màn này thì chuyển qua bắn trực tiếp chi viện vu vơ cho 2 C của D7 đang chốt giữ ở phía trước , ngày đó đạn cối 82ly ở C5 khá nhiều nên lính bắn đạn thật thoải mái không ai ngăn cản . Anh em tập trung quanh trận địa cối 82ly cũng xếp hàng nghiêm nghỉ đàng hàng cũng giảng giải hạ khoa mục tử tế , lính lần lượt vào bắn dưới sự giám sát kiểm tra của C trưởng Ngát lúc đó , lính mới thay nhau vào vị trí bắn cối mỗi người bắn đâu 5 3 quả mang tính cọ sát thực tế .
 Đang bắn cối được vài lượt người thì thằng liên lạc C5 từ trong lán chạy ra gọi anh Ngát về C bộ nghe điện thoại của D gọi , chắc trên D nghe tiếng cối bắn từ C5 nên gọi điện xuống hỏi làm anh Ngát đang chỉ huy bắn đạn thật phải giao lại cho B trưởng B cối chỉ huy chạy về nghe điện thoại , khoảng 2 3 phút sau anh Ngát chưa kịp nói hết cuộc điện thoại với D thì ngay trận địa cối có một tiếng nổ của đạn cối 82ly rất to , khói bụi bốc lên nghi ngút , tiếng theo đó là những tiếng gọi thất thanh khiến anh em anh nuôi C2 C3 ở gần đó vứt hết công việc đang làm mà chạy qua trợ giúp , khi sang đến trận địa cối 82ly của C5 thì thôi rồi , cứ phải gọi là bung bét . Người hy sinh ngay tại chỗ người bị thương lung tung cả , tất cả mọi người ở đó không ai thoát , B trưởng cối 82ly hy sinh .
 Sau này tìm hiểu ra nguyên nhân của sự việc ;
 Một thằng tân binh vào bắn cối 82ly , lúc thả cối xong nó thò mặt vào đầu nòng cối xem quả đạn đã đi đến đâu rồi , anh B trưởng không kịp phản ứng trước cái hành động ngớ ngẩn của nó , chắc thằng này tò mò với tiếng o o từ trong nòng cối phát ra khi nó thả đạn vào . Quả đạn cối bay lên nổ bay mất cái đầu của nó và hạ luôn anh B trưởng cối 82 của C5 đứng gần bên , anh em tân binh chưa tham chiến giờ nào đoàn đó ở bộ phận cối 82 của C5 quay luôn về phẩu E F .
 Những hành động ngớ ngẩn của những thằng lính ngớ ngẩn trong chiến đấu đôi khi gây lên những thiệt hại vô cùng to lớn .
 Đó là câu nói của anh Ngát C trưởng C5 D7 sau vụ việc này và có lẽ anh ấy là người thoát chết nhờ cú điện thoại rất ngẫu nhiên của D bộ gọi xuống .


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: ongbom_f2 trong 07 Tháng Mười Một, 2010, 06:01:24 pm
... Súng được trang bị hộp tiếp đạn 8 viên với bản Makarov PM và 12 viên với bản Makarov PMM. Cấu tạo của phiên bản PMM không khác biệt nhiều so với phiên bản PM của súng K- 59, 2 phiên bản này chỉ khác nhau ở trọng lượng của súng, chiều dài nòng súng và chiều dài hộp tiếp đạn mà thôi, súng K - 59 xử dụng nguyên tắc trích khí phản lực.
 Thông số kỹ thuật của súng như sau:
 Năm sản xuất: 1951
 Năm ra nhập quân đội: 1951
 Nguyên tắc trích khí phản lực
 Chiều dài của súng là: 161mm với bản Makarov PM và 165mm với bản Makarov PMM, trong đó chiều dài nòng súng là 94mm với cả 2 phiên bản   
 Trọng lượng của súng là: 730g với bản Makarov PM và 760g với bản Makarov PMM
 Hộp tiếp đạn 8 viên với bản Makarov PM và 12 viên với bản Makarov PMM, sũng xử dụng cỡ đạn 9 X 18mm
 ...

Thêm mấy hình ảnh bổ sung về Makarov PM và PMM
(http://i742.photobucket.com/albums/xx61/ongbom_f2/MakarovPM.jpg)
Loại Makarov PM ( hộp tiếp đạn 8 v ) này thì có khóa an toàn, khi tháo bệ khóa nòng thì xoay qua nấc an toàn là tháo được khóa ( cũng như PMM )
Cách tháo ráp đơn giản cũng như của PMM, đều phải kéo vòng bảo vệ cò súng xuống mới kéo bệ khóa nòng về hết phía sau và nhấc  đuôi lên.
_______________
Còn đây là Makarov PMM với hộp tiếp đạn 12 viên
(http://i742.photobucket.com/albums/xx61/ongbom_f2/Makarov-PMM.jpg)

_______________
 Cách tháo ráp đơn giản cũng như của Makarov  PM
(http://i742.photobucket.com/albums/xx61/ongbom_f2/MakarovPM_strip.jpg)


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: duongthanhvan trong 07 Tháng Mười Một, 2010, 06:20:34 pm
  ;D Chuyện bắn cối 82 trong D7 chúng tôi ngày còn nằm ở BGTN , lúc đó tôi chưa về đơn vị chỉ là chuyện được nghe kể lại từ anh Ngát C trưởng C5 hỏa lực và chuyển xảy ra khoảng tháng 7 8.1978 .
  C5 D7 ngày đó mới nhận một đoàn tân binh mới bổ sung , vì là đơn vị hỏa lực mạnh trong D nên lính phải được huấn luyện sử dụng vũ khí trước khi đưa vào tham chiến , những khóa huấn luyện cấp tốc gồm 12.8ly , cối 82ly và DKZ75ly , DKZ57ly .
 Khẩu đội cối 82ly của C5 thì là đơn vị nằm phía sau trợ chiến cách xa trận địa chốt cả km nên hầm hố cối đào đắp khá to rộng bài bản cùng đi lại thoải mái không phải lom khom còng lưng như tôm mà chạy như trên chốt .
 Hôm đó sau khi kết thúc những bài giảng lý thuyết về giới thiệu nguyên lý tính năng tác dụng và cách bắn cối 82ly , sang phần thực tế thì ra thẳng trận địa súng cối 82 giảng giải trực tiếp , sau màn này thì chuyển qua bắn trực tiếp chi viện vu vơ cho 2 C của D7 đang chốt giữ ở phía trước , ngày đó đạn cối 82ly ở C5 khá nhiều nên lính bắn đạn thật thoải mái không ai ngăn cản . Anh em tập trung quanh trận địa cối 82ly cũng xếp hàng nghiêm nghỉ đàng hàng cũng giảng giải hạ khoa mục tử tế , lính lần lượt vào bắn dưới sự giám sát kiểm tra của C trưởng Ngát lúc đó , lính mới thay nhau vào vị trí bắn cối mỗi người bắn đâu 5 3 quả mang tính cọ sát thực tế .
 Đang bắn cối được vài lượt người thì thằng liên lạc C5 từ trong lán chạy ra gọi anh Ngát về C bộ nghe điện thoại của D gọi , chắc trên D nghe tiếng cối bắn từ C5 nên gọi điện xuống hỏi làm anh Ngát đang chỉ huy bắn đạn thật phải giao lại cho B trưởng B cối chỉ huy chạy về nghe điện thoại , khoảng 2 3 phút sau anh Ngát chưa kịp nói hết cuộc điện thoại với D thì ngay trận địa cối có một tiếng nổ của đạn cối 82ly rất to , khói bụi bốc lên nghi ngút , tiếng theo đó là những tiếng gọi thất thanh khiến anh em anh nuôi C2 C3 ở gần đó vứt hết công việc đang làm mà chạy qua trợ giúp , khi sang đến trận địa cối 82ly của C5 thì thôi rồi , cứ phải gọi là bung bét . Người hy sinh ngay tại chỗ người bị thương lung tung cả , tất cả mọi người ở đó không ai thoát , B trưởng cối 82ly hy sinh .
 Sau này tìm hiểu ra nguyên nhân của sự việc ;
 Một thằng tân binh vào bắn cối 82ly , lúc thả cối xong nó thò mặt vào đầu nòng cối xem quả đạn đã đi đến đâu rồi , anh B trưởng không kịp phản ứng trước cái hành động ngớ ngẩn của nó , chắc thằng này tò mò với tiếng o o từ trong nòng cối phát ra khi nó thả đạn vào . Quả đạn cối bay lên nổ bay mất cái đầu của nó và hạ luôn anh B trưởng cối 82 của C5 đứng gần bên , anh em tân binh chưa tham chiến giờ nào đoàn đó ở bộ phận cối 82 của C5 quay luôn về phẩu E F .
 Những hành động ngớ ngẩn của những thằng lính ngớ ngẩn trong chiến đấu đôi khi gây lên những thiệt hại vô cùng to lớn .
 Đó là câu nói của anh Ngát C trưởng C5 D7 sau vụ việc này và có lẽ anh ấy là người thoát chết nhờ cú điện thoại rất ngẫu nhiên của D bộ gọi xuống .
Ngu ngơ đến mức không thể hiểu nổi. Thủ trưởng cho em (xin phép bác được xưng hô như vậy vì có thể nếu tính về tuổi tác bác hơn cháu có lẽ đến 2 giáp  ;D,mà cũng đã từng ở trong quân ngũ xưng hô vậy cho nó có thứ bậc  ;D) hỏi vài câu nho nhỏ. Thủ trưởng đã gặp những trường hợp tai nạn do cối nổ khi thả quả đạn vào ống phóng chưa ạ. Theo em được biết thì tại quân khu thủ đô khoảng đầu những năm 2000,trong 1 đợt huấn luyện bắn cối 60 đã xảy ra tai nạn. Quả đạn nổ ngay khi vừa thả vào ống phóng. À nhân tiện các thủ trưởng chiến đấu tại BGTN có biết ai tên Nguyễn Thành Chiêu quê Thái Bình,lính QĐ4 không ạ. Báo cáo đây là ông bác ruột của em ;D


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 07 Tháng Mười Một, 2010, 08:57:17 pm
Thủ trưởng đã gặp những trường hợp tai nạn do cối nổ khi thả quả đạn vào ống phóng chưa ạ. Theo em được biết thì tại quân khu thủ đô khoảng đầu những năm 2000,trong 1 đợt huấn luyện bắn cối 60 đã xảy ra tai nạn. Quả đạn nổ ngay khi vừa thả vào ống phóng. À nhân tiện các thủ trưởng chiến đấu tại BGTN có biết ai tên Nguyễn Thành Chiêu quê Thái Bình,lính QĐ4 không ạ. Báo cáo đây là ông bác ruột của em
-----------------------------------------------------------------------------------------------------

Quả đạn cối nổ ngay trong nòng có mấy trường hợp cụ thể dưới đây có khả năng sảy ra. Tại đơn vị tôi  ngày 1/5/năm 1984 khi đánh cứ điểm radar của TQ tại Đồng đăng , 1 quả đạn nổ ngay trong nòng hy sinh 1 thiếu úy Btr , 1 khẩu đội trưởng và và 5 pháo thủ.

1/ Đạn tự hủy.
2/ Đạn bị nứt dạn do quá trình vận chuyển bảo quản không đúng qui cách.
3/ Thả 2 quả đạn liền nhau.


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: su22 m4 trong 07 Tháng Mười Một, 2010, 09:24:33 pm
Thủ trưởng đã gặp những trường hợp tai nạn do cối nổ khi thả quả đạn vào ống phóng chưa ạ. Theo em được biết thì tại quân khu thủ đô khoảng đầu những năm 2000,trong 1 đợt huấn luyện bắn cối 60 đã xảy ra tai nạn. Quả đạn nổ ngay khi vừa thả vào ống phóng. À nhân tiện các thủ trưởng chiến đấu tại BGTN có biết ai tên Nguyễn Thành Chiêu quê Thái Bình,lính QĐ4 không ạ. Báo cáo đây là ông bác ruột của em
-----------------------------------------------------------------------------------------------------

Quả đạn cối nổ ngay trong nòng có mấy trường hợp cụ thể dưới đây có khả năng sảy ra. Tại đơn vị tôi  ngày 1/5/năm 1984 khi đánh cứ điểm radar của TQ tại Đồng đăng , 1 quả đạn nổ ngay trong nòng hy sinh 1 thiếu úy Btr , 1 khẩu đội trưởng và và 5 pháo thủ.

1/ Đạn tự hủy.
2/ Đạn bị nứt dạn do quá trình vận chuyển bảo quản không đúng qui cách.
3/ Thả 2 quả đạn liền nhau.
Anh Long ơi! Còn 1 trường hợp đạn cối nổ trong lòng nữa là do đút ngược đầu quả đạn, mà trường hợp tai nạn sẩy ra ở QKTD là do nguyên nhân này anh ạ


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 07 Tháng Mười Một, 2010, 09:50:45 pm
Trường hợp tai nạn sảy ra tại đ/v tôi đối với những người lính như tôi còn là ẩn số sau 26 năm. chúng tôi là D pháo binh cối 160mm(cấp F) mọi chuyện kể bây giờ hơi sớm ( đến phần vũ khí trang bị cho cấp F tôi xin kể tường tận), tôi chỉ muốn nói chính đv tôi đã từng có tai nạn đạn nổ trong nòng súng thôi.


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: hellboy139 trong 07 Tháng Mười Một, 2010, 09:52:10 pm
Bác longtrec giới thiệu phần khí tài cấp C đi bác  ;D


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: duongthanhvan trong 07 Tháng Mười Một, 2010, 09:57:45 pm
Thủ trưởng đã gặp những trường hợp tai nạn do cối nổ khi thả quả đạn vào ống phóng chưa ạ. Theo em được biết thì tại quân khu thủ đô khoảng đầu những năm 2000,trong 1 đợt huấn luyện bắn cối 60 đã xảy ra tai nạn. Quả đạn nổ ngay khi vừa thả vào ống phóng. À nhân tiện các thủ trưởng chiến đấu tại BGTN có biết ai tên Nguyễn Thành Chiêu quê Thái Bình,lính QĐ4 không ạ. Báo cáo đây là ông bác ruột của em
-----------------------------------------------------------------------------------------------------

Quả đạn cối nổ ngay trong nòng có mấy trường hợp cụ thể dưới đây có khả năng sảy ra. Tại đơn vị tôi  ngày 1/5/năm 1984 khi đánh cứ điểm radar của TQ tại Đồng đăng , 1 quả đạn nổ ngay trong nòng hy sinh 1 thiếu úy Btr , 1 khẩu đội trưởng và và 5 pháo thủ.

1/ Đạn tự hủy.
2/ Đạn bị nứt dạn do quá trình vận chuyển bảo quản không đúng qui cách.
3/ Thả 2 quả đạn liền nhau.
Anh Long ơi! Còn 1 trường hợp đạn cối nổ trong lòng nữa là do đút ngược đầu quả đạn, mà trường hợp tai nạn sẩy ra ở QKTD là do nguyên nhân này anh ạ
Hồi đó em chỉ nghe thông tin là có tai nạn nổ đạn cối chứ không rõ nguyên nhân cụ thể là gì. Các xếp bên kĩ thuật của f301 hồi đó cũng đưa ra đủ các lí do như bác longtrec .Nhưng kể ra cái lí do thả ngược đầu đạn vào ống phóng thì cũng ngô nghê không kém gì chuyện của thủ trưởng binhyen1960. Quả đạn cối 60 nó có phải là hai đầu như nhau đâu mà lại thả ngược quả đạn được.  Không hiểu đồng chí trắc thủ đang nghĩ cái gì không biết??? ??? ??


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: tung677 trong 07 Tháng Mười Một, 2010, 10:10:45 pm
Năm 1983,tôi đi lấy gạo có rẽ vào kho đạn của E,xin nước uống thấy trong kho rất nhiều đạn cối 81 mm của Mỹ,Cậu quân khí bảo là đạn chiến lợi phẩm chuyển ra Cao bằng từ năm 1981,mà tôi hiểu tang bị của quân ta là cối 82 mm,cậu ta bảo nếu bắn vào súng ta, phải bù trừ ly giác.....?tôi nghe ù cả tai...nói thật nhé gần 5 năm lính mà mình chả bao giờ được trang bị mũ sắt và mặt nạ phòng độc cả....mặc dù ở chốt suốt....


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 07 Tháng Mười Một, 2010, 10:28:25 pm
Năm 1983,tôi đi lấy gạo có rẽ vào kho đạn của E,xin nước uống thấy trong kho rất nhiều đạn cối 81 mm của Mỹ,Cậu quân khí bảo là đạn chiến lợi phẩm chuyển ra Cao bằng từ năm 1981,mà tôi hiểu tang bị của quân ta là cối 82 mm,cậu ta bảo nếu bắn vào súng ta, phải bù trừ ly giác.....?tôi nghe ù cả tai...nói thật nhé gần 5 năm lính mà mình chả bao giờ được trang bị mũ sắt và mặt nạ phòng độc cả....mặc dù ở chốt suốt....

Ai bảo tại cậu ở Cao bằng, chứ cậu ở Lạng sơn như tôi thì bắt buộc nhận mũ sắt và mặt nạ phòng độc. Cũng may là mặt nạ phòng độc không phải dùng đấy, nếu không lính ta đi buôn hoa quả hết vì mặt nạ phòng độc được phát là em nó vào góc nhà nằm. Mấy lính đv tôi còn dùng mặt nạ phòng độc đi " Trấn " thuốc lá, chuyện kể sau nhé.


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: haanh trong 07 Tháng Mười Một, 2010, 10:42:42 pm
hehe lính ở quân trường có được học bắn cối bao giờ đâu mà bảo không lớ ngớ  ;D Mà cái thằng cối này bộ binh thằng nào cũng thích được thả vài trái mới lạ  ;D Chuyện bác BY kể chính là điều cần lưu ý khi bắn đạn cối 81 Mỹ , nó tuột xuống đáy cối nhanh hơn đạn cối 82 , lần đầu bắn đến bọn xạ thủ còn hết cả hồn , không cẩn thận nó phang cho đứt bàn tay là nhẹ .


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: babyphu trong 08 Tháng Mười Một, 2010, 12:24:36 am
Cho em góp vui với, khoảng năm 1997 ở trường bắn Tân Hiệp , Tiền Giang, nhà em tập bắn đạn thật cối 60 (Chuẩn bị dự thi cấp quân khu tại trường bắn ở ấp Nhà Mát, Bạc Liêu), hic... trước đó lên kho A ở Cai Lậy nhận vũ khí về, ông 1// Trí kêu lau vũ khí, 3 thằng trong khẩu đội lau nhắm mắt nhắm mũi, lau sạch sẽ bên ngoài, còn bên trong nòng thì...(Súng trong kho A nhận về phủ 1 lớp mỡ bò, bên trong nòng cũng vậy).
Đến lúc bắn, thả đạn vào.... nó rớt  trước mặt khoảng 15m, cũng may cối đặt trên bờ ruộng, đạn rớt xuống ruộng, còn có bờ ruộng cản lại một số mảnh, không thôi bây giờ nhà em được gọi là gì cũng không biết nữa.


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: thinhe677f346 trong 08 Tháng Mười Một, 2010, 07:30:46 am
Năm 1983,tôi đi lấy gạo có rẽ vào kho đạn của E,xin nước uống thấy trong kho rất nhiều đạn cối 81 mm của Mỹ,Cậu quân khí bảo là đạn chiến lợi phẩm chuyển ra Cao bằng từ năm 1981,mà tôi hiểu tang bị của quân ta là cối 82 mm,cậu ta bảo nếu bắn vào súng ta, phải bù trừ ly giác.....?tôi nghe ù cả tai...nói thật nhé gần 5 năm lính mà mình chả bao giờ được trang bị mũ sắt và mặt nạ phòng độc cả....mặc dù ở chốt suốt....
_______________________________________________________________________________________________________________________________
_Mặt nạ phòng hóa thì vứt đầy ở trên giá ba lô của A cối C1. Còn mũ sắt thì làm cối, làm gáo múc nước, làm nồi đun lá cơi tắm ghẻ không nhớ à ! ::) ::) ::)
Còn nhớ anh Lam quoắt người Thanh Hóa có một mũ sắt đun lá cơi lên mà tắm song người không, ở Lũng Ngẳm ý !


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: ngoduythiet trong 08 Tháng Mười Một, 2010, 07:19:39 pm
Thủ trưởng đã gặp những trường hợp tai nạn do cối nổ khi thả quả đạn vào ống phóng chưa ạ. Theo em được biết thì tại quân khu thủ đô khoảng đầu những năm 2000,trong 1 đợt huấn luyện bắn cối 60 đã xảy ra tai nạn. Quả đạn nổ ngay khi vừa thả vào ống phóng. À nhân tiện các thủ trưởng chiến đấu tại BGTN có biết ai tên Nguyễn Thành Chiêu quê Thái Bình,lính QĐ4 không ạ. Báo cáo đây là ông bác ruột của em
-----------------------------------------------------------------------------------------------------

Quả đạn cối nổ ngay trong nòng có mấy trường hợp cụ thể dưới đây có khả năng sảy ra. Tại đơn vị tôi  ngày 1/5/năm 1984 khi đánh cứ điểm radar của TQ tại Đồng đăng , 1 quả đạn nổ ngay trong nòng hy sinh 1 thiếu úy Btr , 1 khẩu đội trưởng và và 5 pháo thủ.

1/ Đạn tự hủy.
2/ Đạn bị nứt dạn do quá trình vận chuyển bảo quản không đúng qui cách.
3/ Thả 2 quả đạn liền nhau.
  Cái này em biết.Có 1 lần bố em kể rằng hồi đánh KPC ta thu được đạn cối của ponpot về bắn thì cứ 100 quả có 1 quả nổ ngay trong ống phóng.Bố em bảo đơn vị bố em cung từng gặp trường hợp này 1 lần quả đạn ngay khi thả vào ống là nổ luôn làm chết khẩu đội 5 người.Về sau chỉ nhận định là cối của ponpot do TQ viện trợ mình lại từng nhận viện trợ cối của nó nên nó biêt mình thu được đạn cối của ponpot về thể nào cũng dùng nên nó làm thế để gây thương vong cho quan ta.Từ đó về sau bố em bảo đơn vị đi chiên dịch thu được đạn cối không giám sài nữa mà mang về cho bộ phận hậu cần giải quyết.


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 08 Tháng Mười Một, 2010, 10:22:20 pm
Hỏa lực trang bị cho cấp C BB ngoài RPD,RPK, đại liên các loại (Đại liên Maxim, đại liên Kalashnikov, đại liên Mỹ v.v...) còn có DKZ 75mm. Thời gian gần đây hỏa lực trang bị cho cấp C BB có thể được tăng cường AGS-17/АГС-17( Súng phóng lựu cỡ đạn 30mm).

(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/222-2.jpg)


DKZ mà chúng ta quen gọi có tên tiếng Nga đầy đủ là : Súng phóng lựu chống tăng SPG-9 (Станковый противотанковый гранатомет СПГ-9).

SPG-9 được xí nghiệp khoa học -sản xuất Quốc gia mang tên " Balzal"(ГНПП "Базальт" ) phát triển , sau đó chuyển giao cho GKSB-47 hoàn thiện.
 Năm 1962 sau hàng loạt các bài kiểm tra thử nghiệm thành công,  năm 1963 DKZ(SPG-9) được tiếp nhận trang bị.

Sự xuất hiện của DKZ(SPG-9) làm tăng hiệu quả chống tăng cho các đơn vị BB.

DKZ(SPG-9)  là súng phóng lựu nòng trơn, khi bắn khí thuốc súng được đốt cháy đẩy quả đạn về phía trước, một phần khí thuốc súng phụt lại phía sau. Đây chính là hành trình phản lực làm cân bằng lực giật súng , dẫn tới khi bắn DKZ(SPG-9)  hoàn toàn không giật.

DKZ(SPG-9)  gồm nòng súng trơn có khóa nòng, phía sau nòng có loa phụt lửa , giá đỡ 3 chân có thể tháo dời khi hành quân (bản nâng cấp của SPG-9 là SPG-9D có 2 bánh xe trang bị cho lính dù). DKZ(SPG-9) có cơ chế bắn, kính ngắm bằng điện. DKZ(SPG-9) có tay cầm, bệ thước ngắm, bộ phận bảo vệ pháo thủ khỏi bỏng ( Khí thuốc súng phụt lại phía sau nòng khi bắn).
 Chân giá đỡ của DKZ(SPG-9) có thể điều chỉnh cao thấp từ 390mm-700mm.

DKZ(SPG-9) có 1 số loại đạn chính sau:

- Đạn PG-7V sau này vào đầu năm 1970 được nâng cấp thành PG-7VS có khả năng xuyên giáp 400mm.
-Đạn PG-9V là đạn xuyên lõm.
-Đạn PG-9 đầu đạn được gắn kíp nổ điện, động cơ phản lực với 6 cánh có tác dụng cân bằng đường đạn và 2 bộ vạch đường.

Biên chế cho 1 khẩu đội DKZ(SPG-9){Theo chuẩn LX} là 4 người gồm : Khẩu đội trưởng, pháo thủ số 1 (lấy thước ngắm) pháo thủ số 2, pháo thủ số 3 (Chuyển và tiếp đạn).

Các biến thể của DKZ(SPG-9):

-SPG-9N có kính ngắm đêm PGN-9.
-SPG-9D có hai bánh xe trang bị cho lính dù.
-SPG-9DN được nâng cấp từ phiên bản SPG-9D có kính ngắm PGN-9.
-SPG-9M trang bị kính ngắm quang học PGOK-9.

(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/spg-9.jpg)

DKZ(SPG-9).

(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/spg-9d-1.jpg)

SPG-9D.

(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/spg-9m.jpg)

SPG-9M.


(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/PG-15vs.jpg)

Quả đạn PG-15VS.

(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/OG-15bm1.jpg)

Quả đạn OG-15BM1.


(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/kinhngamDKZpgn-9.jpg)

Kính ngắm PGN-9.



Thông số kỹ thuật:



-Cỡ nòng: 73мм
-Trọng lượng không kính ngắm : SPG-9— 60кg(có giá đỡ 3 chân), SPG-9D( có 2 bánh) — 62кg.
-Trọng lượng kính ngắm ngày : PGО-9 — 1,5кg, PGОК-9 — 2,5кg.
-Trọng lượng kính ngắm đêm : PGN-9 — 8,6кg.
-Chiều dài nòng súng : 2110мм
-Thời giản chuyển trạng thái chiến đấu : 35s
-Tốc độ bắn thực tế : 5-6 quả đạn/phút.
-Một nòng súng có thể bắn được 500 quả đạn

Thông số kỹ thuật quả đạn:


-Cỡ đạn : 73мм.
-Khả năng xuyên giáp : Đạn PG-9V— 300 мм, PG-9VS — 400 мм.
-Trọng lượng : PG-9V toàn bộ quả đạn — 4,4кg, trái lựu— 1,3кg.
-Sơ tốc nòng  : PG-9V, PG-9VS — 435м/S, ОG-9V — 316м/s.
-Tốc độ tối đa — 700м/s.
-Tầm bắn : PG-9V, PG-9VS — 800м, ОG-9V — 910м.
-Tầm bắn hiệu quả qua kính ngắn với tất cả các loại đạn : 1300м.
-Tầm bắn tối đa cho các loại đạn :4500м.


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: dongadoan trong 08 Tháng Mười Một, 2010, 10:26:12 pm
Bác longtrec xem lại chút đi, cấp cBB làm gì có DKZ? ;D


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 08 Tháng Mười Một, 2010, 10:33:46 pm
Bác longtrec xem lại chút đi, cấp cBB làm gì có DKZ? ;D

TL ơi từ năm 1981, E 52 F337 của tôi khi đánh bình độ 400 đã được trang bị DKZ 75 và sau này vẫn giữ nguyên.


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: dongadoan trong 08 Tháng Mười Một, 2010, 10:38:25 pm
Tăng cường thì có thể nếu cBB làm nhiệm vụ ở mũi tiến công chủ yếu hoặc phòng ngự ở chốt quyết định. Nhưng biên chế tiêu chuẩn thì không có đâu bác ạ! ;D

Lại cả AGS-17 nữa thì hơi xa xỉ quá, cBB của ta còn lâu mới bằng cBB của Nga! ;D



Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 08 Tháng Mười Một, 2010, 10:42:44 pm
Hôm trước tôi xem 1 Clip của VN khi diễn tập đánh cửa mở có trang bị AGS-17. Còn nếu là C BB của Nga hiên nay hỏa lực còn được trang bị AGS-30.


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: dongadoan trong 08 Tháng Mười Một, 2010, 10:49:44 pm
Hì, đúng rồi! Video clip đó là bài tập tổng hợp cuối khóa của học viên trường SQLQ 1, giả định là trung đoàn BB được tăng cường binh khí kỹ thuật tiến công địch phòng ngự trong công sự vững chắc, cái video clip đó được quay để phục vụ huấn luyện. Ở giả định này việc có AGS-17 là bình thường, bởi nó là của cấp trên trung đoàn tăng cường cho!

Chỉ nhìn vào đấy mà kết luận cBB được trang bị DKZ và AGS-17 thì hơi cảm tính một chút! ;D


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: thinhe677f346 trong 09 Tháng Mười Một, 2010, 07:45:37 am
Bác longtrec xem lại chút đi, cấp cBB làm gì có DKZ? ;D
__________________________________________________________________________________________________________________
_Đúng tôi cũng nhất chí với ý kiến của bác dongadoan là cấp cbb không có biên chế DKZ, mà hỏa lực mạnh nhất biên chế cho cbb chỉ có B40 hoặc B41 và cối 60 cộng thêm đại liên. Còn cấp Dbb mới được biên chế 1B DKZ 82 và 1B 12 ly7 cộng thêm 1C cối 82 .
_Nhưng khi vào trận đánh của cbb thì cấp D có thể tăng cường DKZ và 12ly7 cho cbb ( để đáng phối thuộc ).


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: thinhe677f346 trong 09 Tháng Mười Một, 2010, 08:09:25 am

Thực tế chiến đấu, 1 khẩu cối 60mm chỉ cần 2 người, một người làm nhiệm vụ cảnh giới và 1 người thao tác bắn. Cách bắn ứng dụng căn chỉnh bằng mắt thường là cách bắn ưa sử dụng của lính A hỏa lực BB. Trong trận Khánh khê cuối tháng 2/1979, E52F337  lên giải vây cho E2 sư Sao Vàng đang bị 2 sư đoàn TQ vây chặt. Rất nhiều khẩu cối 60mm lính ta chỉ thao tác bắn có 1 người.
[/quote]_______________________________________________________________________________________________________________________________
_Đúng khẩu cối 60 một người cũng sử dụng được nhưng có hiệu quả không ? mà còn tùy thuộc vào tính chất của trận đánh và địa hình nữa,mục tiêu ra sao thì mới bàn đến được. Tôi là lính cối 60 lên còn được lính cũ hướng dẫn sử dụng đạn cối 60 thay lựu đạn khi cần thiết ( khi địch đến quá gần và đông ) ::)


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: linh moi trong 09 Tháng Mười Một, 2010, 08:16:38 am
Bác longtrec xem lại chút đi, cấp cBB làm gì có DKZ? ;D

TL ơi từ năm 1981, E 52 F337 của tôi khi đánh bình độ 400 đã được trang bị DKZ 75 và sau này vẫn giữ nguyên.
Cái này thì có lẽ Long nhầm rồi ! DKZ chỉ nằm ở cấp D (D bb thường có 1B DK) Còn trong chiến đấu thì các B hỏa lực của D bộ thường xuống các C nằm , nhưng không có nghĩa là các Cbb được trang bị DK hoặc 12,7mm .


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: thinhe677f346 trong 09 Tháng Mười Một, 2010, 08:17:43 am
hehe cối 6 chổ em biên chế 2 người , 1 gánh đạn 12 trái và 1 xạ thủ . Cây cối chỉ có nòng thường được buộc khăn cà ma đeo dưới nách , đế là chiếc dép râu . Nếu bắn không liều thì cặp nách bắn luôn còn lắp liều thì để xuống đất bắn . Bắn liều 3 thì sau khi đạn bay ra xạ thủ bỏ tay ra cho cây cối văng về phía sau ( nếu anh nào to con khỏe thì mới kềm nổi ) rồi chạy lại dựng lên bắn tiếp .

Chính quy thì vẫn phải thêm một anh phất cờ nữa ;D
(http://www.baotuyenquang.com.vn/images_upload/small_49651.jpg)
______________________________________________________________________________________________________________________________________
_Đấy là bài kiểm tra bắn đạn thật hoặc diễn tập cấp cbb của lính cối 60 theo đúng bài bản ::) ::) ::)


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: ongbom_f2 trong 09 Tháng Mười Một, 2010, 08:24:58 am

_Đúng khẩu cối 60 một người cũng sử dụng được nhưng có hiệu quả không ? mà còn tùy thuộc vào tính chất của trận đánh và địa hình nữa,mục tiêu ra sao thì mới bàn đến được. Tôi là lính cối 60 lên còn được lính cũ hướng dẫn sử dụng đạn cối 60 thay lựu đạn khi cần thiết ( khi địch đến quá gần và đông ) ::)

Bác thinhe677f346 kể chuyện " lựu đạn cối " đê . Em cũng được các đàn anh hướng dẫn cho cách sử dụng ( hình như là không có trong giáo trình ) nhưng vốn tính sợ chết, em chả dám . Xem ww2 thấy cũng có cảnh lính Mỹ dộng cái đầu cối xuống đất rồi quăng tụi lính Đức, nổ đùng đoàng ghê lắm. Nhưng đấy là phim.


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: thinhe677f346 trong 09 Tháng Mười Một, 2010, 09:18:07 am

_Đúng khẩu cối 60 một người cũng sử dụng được nhưng có hiệu quả không ? mà còn tùy thuộc vào tính chất của trận đánh và địa hình nữa,mục tiêu ra sao thì mới bàn đến được. Tôi là lính cối 60 lên còn được lính cũ hướng dẫn sử dụng đạn cối 60 thay lựu đạn khi cần thiết ( khi địch đến quá gần và đông ) ::)

Bác thinhe677f346 kể chuyện " lựu đạn cối " đê . Em cũng được các đàn anh hướng dẫn cho cách sử dụng ( hình như là không có trong giáo trình ) nhưng vốn tính sợ chết, em chả dám . Xem ww2 thấy cũng có cảnh lính Mỹ dộng cái đầu cối xuống đất rồi quăng tụi lính Đức, nổ đùng đoàng ghê lắm. Nhưng đấy là phim.
______________________________________________________________________________________________________________________________-
_Côi 60 khi bắn có 1 liều phóng chính và 3 liều phóng phụ. Nếu bắn ở liều 0 ( không có liều phóng phụ ) thước tầm (không nhớ nữa ) nhưng lòng cối chếch ở khoảng hơn 80 độ cự ly gần nhất là 77m. Mà bắn ở liều 3. lòng cối chếch 45 độ cự ly xa nhất là hơn 1400m. nhưng khi địch vào quá gần thì đạn cối 60 ta không cần lắp liều phóng mà chỉ cần lắp ngòi nổ (nhưng phải ngòi tức thì đã tháo lắp bảo hiểm an toàn) tay cầm vào thân quả đạn ngòi nổ hướng lên trên giọng mạnh phần đuôi quả đạn xuống đất một cái (để ngòi nổ mở an toàn) rồi lém theo hướng mình đã định là đạn cối nổ như lựu đạn đường kính sát thương cũng 15m .
_Lưu Ý : nếu ta không giọng mạnh phần cánh đuôi quả đạn cối 60 xuống đất một cái trước khi lém, mà cứ thế lém luôn thì đạn sẽ không nổ. ::)  ::)  ::)


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: ngoduythiet trong 09 Tháng Mười Một, 2010, 09:18:28 am

Bác thinhe677f346 kể chuyện " lựu đạn cối " đê . Em cũng được các đàn anh hướng dẫn cho cách sử dụng ( hình như là không có trong giáo trình ) nhưng vốn tính sợ chết, em chả dám . Xem ww2 thấy cũng có cảnh lính Mỹ dộng cái đầu cối xuống đất rồi quăng tụi lính Đức, nổ đùng đoàng ghê lắm. Nhưng đấy là phim.

Vụ dộng cái đầu cối xuống đất rồi quăng thì em biết cách.Đầu tiên phải giật cái hạt nổ ở đuôi quả cối ra rồi đập mạnh suống đât.Sau đó ném đi quả cối khi chạm vào vật cứng sẽ nổ tan tành như trai lựu đạn.Bác yên tâm quả cối không nổ trên tay bác đây mà sợ. :D :D ;D ;D


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: hellboy139 trong 09 Tháng Mười Một, 2010, 09:54:08 am
  Phần vũ khí cấp C đã đủ rồi ạ, em xin giúp bác Longtrec đưa thông tin về khí tài cấp C, đài vô tuyến điện loại 2W
  Thông tin về các loại vô tuyến điện em lấy ở đây ạ http://www.quansuvn.net/index.php?topic=8388.40 , mọi thông tin cần thiết đều có trên trang quân sử vậy nên em chỉ xin copy về thôi ạ. Về các loại vô tuyến điện có loại R-105/108/109, PRC-25 và P-158
    R-105M/108M/109M sóng cực ngắn / công suất nhỏ (Điện đài 2W) của Liên-xô, tầm liên lạc ~6-8km điều kiện địa hình thời tiết không dã chiến với antena 1.5m.
  Thành phần điện đài cơ bản bao gồm 1 máy thu phát, 1 antena Kulikoff 1.5m (An ten cáp), 2 ác-quy sút hoặc khô (VN sản xuất), 1 liên tổ hợp thoại (Hoặc báo tùy đơn vị), 1 giá đeo chuyên dụng có túi phụ tùng, toàn bộ nặng 16kg. Thành phần phụ tùng thay thế, dự trù công tác gồm: 1 antena Kulikoff (An ten cáp), 1 bộ đốt antena phụ, 1 anten cáp định hướng 40m, 2 ác-quy sút hoặc khô, 1 liên tổ hợp thoại (Hoặc báo tùy đơn vị). Hơn 400 đến 290 đường sóng công tác (R-105M đến R-109M).
(http://i1182.photobucket.com/albums/x458/congagia456/rtx-R105M.jpg)
Hình của bác Oldbuff:
(http://i1182.photobucket.com/albums/x458/congagia456/R-105.jpg)
(http://i1182.photobucket.com/albums/x458/congagia456/R109.jpg)
   AN/PRC-25A SCN/CXN của Mỹ thời KCCM, tầm liên lạc ~6-8km điều kiện địa hình thời tiết phải thật tiêu chuẩn với antena 0.9m.
  Thành phần điện đài cơ bản bao gồm 1 máy thu phát, 1 anten lá lúa 0.7m+đốt gốc, 1 ác quy khô hoặc hộp pin R-20, 1 tổ hợp thoại, 1 giá đeo chuyên dụng và túi phụ tùng. Thành phần phụ tùng thay thế, dự trù công tác gồm: 1 bộ anten lá lúa, 1 bộ đốt antena phụ, nguồn dự trữ, 1 tổ hợp thoại. Ngoài ra khác với loại R-10XM 5 in 1, nếu muốn liên lạc điều khiển xa qua máy điện thoại dã chiến thì phải có bộ ĐKX chuyên dụng.
  Nặng 12 kg riêng máy có nguồn, anten, tổ hợp.
(http://i1182.photobucket.com/albums/x458/congagia456/an_prc1.gif)
  R-158(P-158) SCN/CXN. Nhỏ, gọn, nhẹ, toàn bộ trong một chiếc ba lô, 1999 đường sóng công tác. Tầm liên lạc ~6-8km đứng yên, ~2-3km khi đặt trên xe đang chạy nhanh. Chỉ liên lạc hướng/mạng.
(http://i1182.photobucket.com/albums/x458/congagia456/r158-1.jpg)
(http://i1182.photobucket.com/albums/x458/congagia456/r158-2.jpg)

  


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: ngoduythiet trong 09 Tháng Mười Một, 2010, 10:02:41 am
    Về việc vô tuyến điện đài các bác cho em hỏi thông số kỹ thuật của cái điện đài mà có cái máy phát điện tay quay là bao nhiêu.Trước em còn ở thẳng bạn em nó có nhặt được 1 cái của đơn vị khác bỏ quên trong rừng.Nó có mang về cho hai anh em nghich.Em chỉnh tần số làm sao mà gọi lên tận tổng đài phát thanh của tỉnh.
     ??? ???Em không hiểu cái đó tầm phát xa bao nhiêu quay tần số thế nào(vì lúc đó thấy cái nút quay em đoán là nút chỉnh tần phát nên cứ quay đại )vì không phải lính thông tin.Các bác giải thích hộ em để phòng trường hợp sau này thằng lính thông tin nó có chót dại mà chết thì em còn biết các mà bảo ae soay sở. :D :D


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: haanh trong 09 Tháng Mười Một, 2010, 11:43:08 pm
   Về việc vô tuyến điện đài các bác cho em hỏi thông số kỹ thuật của cái điện đài mà có cái máy phát điện tay quay là bao nhiêu.Trước em còn ở thẳng bạn em nó có nhặt được 1 cái của đơn vị khác bỏ quên trong rừng.Nó có mang về cho hai anh em nghich.Em chỉnh tần số làm sao mà gọi lên tận tổng đài phát thanh của tỉnh.
     ??? ???Em không hiểu cái đó tầm phát xa bao nhiêu quay tần số thế nào(vì lúc đó thấy cái nút quay em đoán là nút chỉnh tần phát nên cứ quay đại )vì không phải lính thông tin.Các bác giải thích hộ em để phòng trường hợp sau này thằng lính thông tin nó có chót dại mà chết thì em còn biết các mà bảo ae soay sở. :D :D
hehe máy vô tuyến mà có máy phát điện chắc là máy 15 W của báo vụ rồi . Máy này ở cấp E mới có và đi sát với bộ phận cơ yếu sao mà bỏ quên trong rừng được ?
hehe còn cái vụ quăng cối 6 như lựu đạn thì em cũng có nghe nói nhưng chưa thấy bao giờ , chắc để sử dụng trong trường hợp mất nòng cối thôi chứ địch gần cứ dựng nòng gần đứng bắn không liều thì nó rơi ngay trước mặt thôi  ;D Cối 6 có cái hay hơn B là nó rơi từ trên trời xuống nên đừng hòng núp ụ mối được , nghe tiếng rít gió thì chỉ nhắm mắt chờ trời kêu ai nấy dạ thôi  ;D Đánh trảng mà bắn cối 6 nhìn sướng lắm , địch đang chạy đều nằm rạp xuống hết chờ cối nổ xong mới chạy tiếp  ;D


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: su22 m4 trong 09 Tháng Mười Một, 2010, 11:51:51 pm
    Về việc vô tuyến điện đài các bác cho em hỏi thông số kỹ thuật của cái điện đài mà có cái máy phát điện tay quay là bao nhiêu.Trước em còn ở thẳng bạn em nó có nhặt được 1 cái của đơn vị khác bỏ quên trong rừng.Nó có mang về cho hai anh em nghich.Em chỉnh tần số làm sao mà gọi lên tận tổng đài phát thanh của tỉnh.
     ??? ???Em không hiểu cái đó tầm phát xa bao nhiêu quay tần số thế nào(vì lúc đó thấy cái nút quay em đoán là nút chỉnh tần phát nên cứ quay đại )vì không phải lính thông tin.Các bác giải thích hộ em để phòng trường hợp sau này thằng lính thông tin nó có chót dại mà chết thì em còn biết các mà bảo ae soay sở. :D :D
hehe máy vô tuyến mà có máy phát điện chắc là máy 15 W của báo vụ rồi . Máy này ở cấp E mới có và đi sát với bộ phận cơ yếu sao mà bỏ quên trong rừng được ?
Cũng có thể cả bộ phận thông tin báo vụ và cơ yếu của E đó hi sinh cả thì sao ạ? Theo bác haanh có thể có trường hợp đó sẩy ra không ạ?


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: haanh trong 10 Tháng Mười Một, 2010, 12:01:48 am
hehe 2 bộ phận này nằm ở giữa E bộ được bảo vệ của các C TS , Hỏa lực , thông tin , vận tải ....nên làm gì có khả năng hy sinh trừ khi trúng ..bom  ;D Khu vực đặt máy 15 W và nhà cơ yếu hạn chế người ra vào , tui có lần suýt bị thằng cơ yếu bắn chết khi vén tấm bạt chổ thằng cơ yếu đang ngồi dịch điện . Cũng may là nó đi tiền phương ở nhờ nhà đơn vị mình nên biết mình vô tình chứ không cố ý .


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: ngoduythiet trong 10 Tháng Mười Một, 2010, 12:19:22 am
  Cái đó em và thằng bạn nhặt được hồi còn ở ngũ.Khi đó đơn vị em cấp C đi hành quân.Em với nó được điều đi trinh sát nhặt được.Cái máy đó cũ lắm,hai thằng tưởng không sài được định ném đi nhưng nghĩ sao lại nhét vào balo đem về nghịch.Được 1 đêm thì bố chỉ huy bố ấy nhìn thấy la ầm ỹ hỏi 2 thằng an trộm ở đâu.Nếu không khai bố cho vào nhà K.Hai thằng sợ vãi đái khai khẩn cấp là nhặt được khi đi trinh sát(em còn nhớ là phải viết cả bản tưởng trình).Bố chỉ huy thấy nó cũ kỹ không phải cái trong đơn vị nên nó mới tha cho 2 anh em.Rồi nó sách lên chỗ mấy thằng thông tin của E để kiểm tra.Sau đó ra sao em cũng không rõ.Bây giờ nghe bác bác nói đến máy điện đàm vô tuyến em mới nhớ ra nên hỏi.


Đây là cái chợ đấy à? Cảnh cáo lần thứ nhất.


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: haanh trong 10 Tháng Mười Một, 2010, 12:32:02 am
hehe nếu vậy chắc cái máy này của mấy bác thời chống Mỹ bỏ quên rồi  ;D Mình cũng không nhớ rỏ và không rành tính năng của nó nhưng nhớ nó có 2 bộ phận : một là máy phát thu tín hiệu nghe nói cự ly rất xa , có thể dò tần số để nghe đài được nhưng không nói chuyện trực tiếp được như máy 2w mà chỉ phát tính hiệu moc xơ . Bộ phận thứ 2 là máy phát điện thường gọi là đầu bò . Khi báo vụ phát thì có 1 người quay đầu bò . Cái đầu bò này quay nặng lắm nhất là khi đang phát điện ( thu điện thì quay nhẹ hơn ) . Thằng vác đầu bò mà không biết điều với thằng báo vụ thì sau khi nó phát thu điện xong cứ tích te tích te bà tám với đài bên kia thì quay đến ói cơm luôn  ;D


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: svailo trong 12 Tháng Mười Một, 2010, 08:20:43 pm
... Cái đầu bò này quay nặng lắm nhất là khi đang phát điện ( thu điện thì quay nhẹ hơn ) . Thằng vác đầu bò mà không biết điều với thằng báo vụ thì sau khi nó phát thu điện xong cứ tích te tích te bà tám với đài bên kia thì quay đến ói cơm luôn .
  **********************88
 Bọn mình còn lấy cái đầu bò này ( chiến lợi phẩm ) quay tay để nghe ... catset  Chế Linh , Thanh Tuyền ... ngon ra phết - nếu quay đều tay .  Nó phát điện 12v - 1 chiều mà .
  Sau ra SeamReap mua 1 bình Acqui 12v Honda Thái xịn . Dùng đầu bò , quay tay để ... nạp Acqui , chơi ngon ... !


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 14 Tháng Mười Một, 2010, 12:51:14 am
Xin các bác xem vũ khí , khí tài cấp C còn gì không để em xin chuyển sang vũ khí , khí tài cấp D. Topic vũ khí khí tài của F BB lúc nào cũng phải hừng hực chất lính các bác ạ.


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: kakashivn87 trong 14 Tháng Mười Một, 2010, 04:26:48 am
Bác Long cho cháu hỏi là mấy món như bông băng, nồi niêu thực phẩm thì có tình vào "khí tài " hay vào quân nhu ạ?


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 14 Tháng Mười Một, 2010, 10:49:40 am
Bác Long cho cháu hỏi là mấy món như bông băng, nồi niêu thực phẩm thì có tình vào "khí tài " hay vào quân nhu ạ?

Cả hai thứ trên không thuộc khí tài bạn ạ! Bông băng, thuốc men thuộc Quân y, còn nồi niêu, thực phẩm thuộc quân nhu.


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: hellboy139 trong 14 Tháng Mười Một, 2010, 11:27:01 am
Cấp C có lẽ đủ rồi bác longtrec ạ, bác giới thiệu vũ khí cấp D đi bác  ;D


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 14 Tháng Mười Một, 2010, 11:45:14 am
PHẦN 2: VŨ KHÍ-KHÍ TÀI TRANG BỊ CHO TIỂU ĐOÀN(D) BB.




1/Hỏa lực trang bị cho B hỏa lực, trực thuộc D.


SÚNG PHÓNG LỰU CHỐNG TĂNG SPG-82/SG-82 VÀ PHIÊN BẢN NÂNG CẤP B-10, B-11.


Vào năm 1942 phòng thiết kế chuyên trách số 36 Narkomat dưới sự lãnh đạo của А.П. Островский và giám đốc thiết kế Н.Г. Григорян bắt đầu nghiêm cứu để tạo ra 1 khẩu súng phóng lựu chống tăng có cỡ nòng 82mm với hệ thống phản lực. Công việc nghiêm cứu sau đó có sự tham dự của П.П. Шумилов.



Ban đầu Viện nghiêm cứu số 6 phát triển quả đạn lựu , động cơ turbo phản lực xoay. Tuy nhiên mẫu thiết kế quả đạn ban đầu  không đạt yêu cầu, nó không đủ sức xuyên giáp do xoay ở tốc độ cao. Kết quả là quả đạn bị biến dạng và phân tán luồng xuyên lõm.


(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/SPG-82.jpg)

 Súng phóng lựu chống tăng SPG-82.


Năm 1944 công việc phát triển SPG-82 chuyển hướng nghiêm cứu nhằm tạo ra 1 quả đạn lựu có cánh đuôi không xoay với động cơ phản lực chủng mới. Động cơ mới làm việc thời gian ngắn, liều thuốc súng được đốt trong ống phóng tương ứng áp xuất vận hành trong buồng đốt đòi hỏi thân ống phóng phải thật vững chắc.

Đến cuối chiến tranh thế giới lần 2, mẫu mới của súng phóng lựu 82mm được tiến hành thử nghiệm và tiếp tục sàng lọc các ưu nhược điểm.

Vào năm 1950 súng phóng lựu chống tăng SPG-82 và súng phóng lựu phản lực xuyên lõm SG-82 được tiếp nhận và trang bị cho các đơn vị BB trong quân đội Xô Viết.

Súng phóng lựu chống tăng SPG-82 có thành ống phóng mỏng, chơn không rãnh xoắn gồm 2 phần :Miệng súng và khóa qui lát liên kết với nhau bằng khớp nối.

Nòng súng được gắn với cơ chế điểm hỏa và dụng cụ đo xa được gắn trên vai súng.

(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/taynam.jpg)

Tay nắm với cơ chế điểm hỏa.

Nòng súng được đặt trên 2 bánh xe cho phép cơ động súng trên chiến trường, nòng súng có loa súng (loa góp khí). SPG-82/SG-82 có tấm chắn bảo vệ trên có gắn cửa sổ bằng kính để quan sát, cửa sổ  sẽ tự động đóng  lại khi bắn bằng 1 tấm thép.

Theo biên chế 1 khẩu đội PSG-82/SG-82 có 3 người.

(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/daufruoi.jpg)

Đầu ruồi.

(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/SG-82.jpg)

(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/SG82-1.jpg)


Thông số kỹ thuật :


Đạn dược :
-Đạn PG-82 sử dụng cho súng SPG-82.
-Đạn PG-82 và OG-82 sử dụng cho súng SG-82.
-Cỡ nòng SPG-82/SG-82 : 82mm.
-Trọng lượng SPG-82/SG-82 : 38kg.
-Trọng lượng đạn : PG-82 là 4,54kg và OG-82 là 4,95kg.
-Tầm bắn hiệu quả qua kính ngắm : Đạn PG-82 là 300m, đạn OG-82 là 700m.
-Tầm bắn ứng dụng : 200m
-Sức xuyên giáp : đạn PG-82 là 175mm.
-Tốc độ bắn : 6v/phút.




Bài sau : Súng phóng lựu chống tăng B-10 và B11( VN quen gọi là DKZ-82 và DKZ-100), đây là phiên bản nâng cấp từ SPG-82 có cỡ nòng 82mm, 107mm.



Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: hanoixx1 trong 15 Tháng Mười Một, 2010, 01:51:05 pm
Giai đoạn này em thấy CA họ dùng CZ83 của Tiệp - súng giống hệt K59 , nhưng có nhiều cải tiến nhẹ hơn . Hộp tiếp đạn 12V, đầu ruồi và thước ngắm gắn cản quang ngắm ban đên rất tốt. Hành trình cò dài, nhẹ hơn. Trên thùng súng vẫn ghi là Makarop, vẫn dùng đạn K59.
Bắn thử thấy đạn rất chụm, điểm cao hơn hẳn K59, K54

(http://www.caravanviet.com/forum/imagehosting/3904cc19706ca75c.jpg)
em thấy khẩu CZ83 có ưu điểm là gọn và dễ sử dụng! Tuy nhiên, so với K59 và K54 thì chất lượng kém hơn nhiều, bắn khoảng vài chục viên là phải lấy tua vít siết lại ốp báng. Cá nhân em thấy cùng điều kiện bắn, thành tích cũng không cao hơn K59 và K54. Có thể cảm giác bắn dễ hơn K59 và K54 là ở cự ly 25 m, điểm chạm của đạn trùng với đường ngắm đúng.


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 15 Tháng Mười Một, 2010, 05:37:12 pm
Tiếp theo:

 

SÚNG PHÓNG LỰU B-10, B-11 PHIÊN BẢN SẢN XUẤT TẠI TRUNG QUỐC LÀ TYPE-65 VÀ PHIÊN BẢN NÂNG CẤP TYPE-78.



Sau này để mở rộng phạm vi hoạt động cho súng phóng lựu SPG-82/SG-82 đã phát triển 1 loại đạn OG-82 (осколочная граната), đạn có động cơ phản lực thuộc chủng nổ phân mảnh, tầm bắn hiệu quả lên tới 700m. từ khi ra đời loại đạn OG-82 đã mở rộng khả năng cho súng phóng lựu, ngoài việc chống tăng còn có thể giải quyết các vấn đề xung kích và các ổ hỏa lực của đối phương.

Đạn PG-82 và OG-82 được thiết kế như đạn SG-82 tức là không có chữ "P/П-противотанковая- Chống tăng) có nghĩa là súng phóng lựu không còn bị bó buộc là súng chống tăng.

cùng với cỡ đạn 82mm, súng phóng lựu SPG-82/SG-82 phát triển cải tiến thành SPG-122 tức là súng phóng lựu có cỡ nòng 122mm, sau này khi hoàn thiện được đổi tên là SG-122.

SG-122 có trọng lượng 44kg, tầm bắn thẳng 200m, đạn thuộc chủng xuyên lõm, động cơ phản lực, trọng lượng đạn 6,5kg khả năng xuyên giáp tới 300mm.

Nếu đem 2 loại súng phóng lựu SG-82 và SG-122 so với các loại pháo mặt đất có cỡ nòng tương tự thì SG-82 và SG-122 nhẹ và cơ động hơn rất nhiều. Khả năng, xác xuất tiêu diệt mục tiêu của súng phóng lựu và pháo mặt đất cùng cỡ nòng là tương đương, nhưng tầm bắn xa tất nhiên pháo mặt đất sẽ hơn hẳn súng phóng lựu.

Trên thực tế SPG-122 hay SG-122 không được sản xuất, nó được xếp vào là phương án vũ khí dự chữ Quốc gia.


Sau chiến tranh thế giới lần thứ 2 kết thúc, các nước 1 thời từng là đồng minh thì nay là lưỡng cực phân tranh. Sự phát triển mau chóng của các sư đoàn cơ giới bọc thép của đối phương đòi hỏi Liên Xô phải tiếp tục phát triển các loại súng chống tăng.

Trên cơ sở súng phóng lựu SG-82 và SG-122, phòng thiết kế dưới sự lãnh đạo của Б.И. Шавырина. đã cải tiến thành súng phóng lựu chống tăng không giật. Năm 1954 súng phóng lựu chống tăng không giật được tiếp nhận trang bị và nhận mã hiệu B-10(82mm) và B-11(107mm).

B-10 có thể tác chiến trên bánh xe hoặc khi cần tăng trần bắn cho súng B-10 được gá trên giá 3 chân. Súng được lắp kính ngắm cho phép ngắm bắn trực tiếp, đạn B-10 thuộc chủng xuyên lõm và phá mảnh có trọng lượng 3,89kg.

Súng phóng lựu không giật B-11 không khác mấy về thiết kế so với B-10, nòng súng được đặt trên bánh xe và trên giá đỡ. B-11 có cơ cấu điểm hỏa khá phức tạp, khóa qui lát có 2 họng xả khí thuốc súng. B-11 sử dụng 2 loại đạn :

-Để chống các loại mục tiêu bọc thép B-11 sử dụng đạn xuyên lõm.
-Để tiêu diệt sinh lực  cũng như công sự hầm hào cùng ổ hỏa lực đối phương, B-11 sử dụng đạn nổ phân mảnh trọng lượng đạn 8,5kg tầm bắn có thể đạt cự li 6,5km.


Thông số kỹ thuật B-11:

Tên gọi (mã hiệu):   B-11/Б-11
Thuộc chủng lọai súng phóng lựu không giật.
Cỡ nòng, мм:   107
Trọng lượng ở trạng thái chiến đấu, кg:   305
Sơ tốc đầu nòng của quả đạn, м/s:   400 (đạn xuyên lõm),
375 (đạn nổ phân mảnh)
Tốc độ bắn viên/phút:   5-6
Trọng lượng quả đạn xuyên lõm, кg:   7,5
Tầm bắn tối đa, м:   6650

(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/82mm.jpg)


(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/B10.jpg)


B-10.


(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/107mm.jpg)

B-11



Súng phóng lựu chống tăng không giật B-10  được Trung quốc sản xuất mang tên Type-65.

(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/type65.jpg)

(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/2073091.jpg)

(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/DKZtaau.jpg)

Type-65.

Cuối năm 1970, Trung quốc cải tiến nâng cấp Type-65 lên thành Type-78.

(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/type78.jpg)





Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: ngoduythiet trong 15 Tháng Mười Một, 2010, 06:23:32 pm
Cái này bắn khiếp lắm ông nào mà không cẩn thận với cái tai thì bắn xong vài loạt là hết nghe đồng đội bên cạnh tán phét luôn luôn. :o


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 16 Tháng Mười Một, 2010, 03:19:52 pm
Hỏa lực cấp D ngoài DKZ các loại còn có súng cối 81mm ta thu của Mỹ sau chiến thắng 1975 và cối 82 đo Liên Xô và Trung Quốc sản xuất và viện chợ cho ta. Do súng cối đã có nhiều bài viết trươc đó và thông tin tương đối giống nhau nên tôi không dịch bài mà chỉ copy về để các đàn anh CCB cùng các bạn tham khảo.


(http://i246.photobucket.com/albums/gg94/vndefence/Phaobinhvn/M1-81.jpg)


Cối 81mm M1 là súng cối chủ lực của quân đội Mỹ trong WWII. Được chế tạo dựa trên mẫu súng cối 81mm Brandt của Pháp. Được quân đôi Mỹ trang bị đến cấp tiểu đoàn và sử dụng suốt WWII, CT Triều Tiên, CT Việt Nam.

Trong Kháng chiến chống Pháp. QDND Việt Nam thu được khá nhiều loại cối 81mm cuả Pháp và trang bị đến cấp tiểu đoàn, trung đoàn.

Trong CT Việt Nam, mặc dù đến năm 1960, quân đội ta đã thống nhất tiêu chuẩn hoá cối 82mm thay cho cối 81mm nhưng do điều kiện viện trợ khó khăn và nhu cầu hoả lực trên chiến trường ,quân GP miền Nam và đặc công vẫn sử dụng khá rộng rãi loại cối 81mm thu được cuả Mỹ và VNCH trong chiến đấu, pháo kích căn cứ địch song song với cối 82mm được viện trợ từ miền Bắc.

(http://i246.photobucket.com/albums/gg94/vndefence/Phaobinhvn/M29-81.jpg)

Cối M29 là loai cối 81mm do Hoa Kỳ sản xuất thay thế loại cối 81mm M1 cũ và được sử dụng khoảng cuối những năm 1950. Cối M29 được cải tiến tầm bắn xa hơn , bàn đế súng hình tròn (thay vì hình chữ nhật như cối M1) giúp súng có thể xoay nhiều hướng bắn dễ dàng hơn. Cối M29 được quân đội Mỹ và VNCH sử dụng phổ biến trong CT Việt Nam và quân GP miền Nam cũng sử dụng những khẩu cối chiến lợi phẩm lấy được để chiến đấu chống lại quân đội Mỹ và VNCH.

Những loại cối 81mm sau này đều được tồn kho do Quân đội ND Việt Nam tiêu chuẩn hoá cỡ nòng 82mm cuả Liên Xô.

(http://i246.photobucket.com/albums/gg94/vndefence/Phaobinhvn/PM1937-82.jpg)

Súng cối 82mm kiểu 1937 do LX sản xuất dựa trên súng cối 81mm kiểu 1935 Brandt của Pháp, trang bị cho cấp tiểu đoàn, được Hồng Quân Liên Xô sử dụng trong WWII. Súng cối M1937 cũng được trang bị cho quân đội của nhiều nước XHCN. Quân GPND Trung Hoa và quân đội Bắc Triều Tiên cũng sử dụng loại cối này trong chiến tranh Triều Tiên.

Năm 1950 QĐNDVN được TQ viện trợ cối M1937, trang bị làm súng cối tiêu chuẩn trong các đại đoàn chủ lực. Trong kháng chiến chống Mỹ, cối 82mm là cối tiêu chuẩn của QDND Việt Nam. Với tầm bắn xa gần 3100m, cối 82mm là loại vũ khí pháo kích lý tưởng của các đơn vị BB Việt Nam . Cối được cấu tạo gồm nòng súng trơn, 1 bàn đế hình tròn, giá đỡ 2 chân với hệ thống đinh vít điều chỉnh góc bắn.



Trong kháng chiến chống Mỹ và sau này là 2 cuộc chiến tranh biên giới tây nam và phía bắc , người lính BB Việt Nam đã bắn súng cối 81,82mm bằng cách bắn ứng dụng, trong các cuộc tập kích chớp nhoáng. Do bàn đế của cối 81,82mm có trọng lượng lớn, do tính chất trận đánh , mà người lính BB bắn cối 81mm, 82mm bằng cách bắn ứng dụng có nghĩa là bắn không cần bàn đế và kính ngắm quang học.


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: tankt90s trong 16 Tháng Mười Một, 2010, 07:22:53 pm
Hình hư rồi bác ơi,sửa hình rồi xóa bài em  ;D


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 16 Tháng Mười Một, 2010, 07:28:03 pm
Hình hư rồi bác ơi,sửa hình rồi xóa bài em  ;D

Tài khoản Photobucket của tôi bị quá tải, mỗi tháng họ chỉ cho sử dụng 10G(miễn phí), đến 20/11 hình sẽ tự phục hồi, tôi hôm nay phải làm cái tài khoản khác để gửi ảnh, thông cảm nhé!


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: haanh trong 16 Tháng Mười Một, 2010, 09:02:59 pm
Hình hư rồi bác ơi,sửa hình rồi xóa bài em  ;D

Tài khoản Photobucket của tôi bị quá tải, mỗi tháng họ chỉ cho sử dụng 10G(miễn phí), đến 20/11 hình sẽ tự phục hồi, tôi hôm nay phải làm cái tài khoản khác để gửi ảnh, thông cảm nhé!
hehe xóa bớt mấy cái hình mát mẽ đi  ;D bác tìm dùm em cái hình DKZ 82 nhé hình như chưa có đấy ,cả mấy quả đạn nữa .


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: ngoduythiet trong 16 Tháng Mười Một, 2010, 09:40:45 pm
DKZ 82 thì để em giúp bác nhá
(http://i71.photobucket.com/albums/i152/bodoi_bucket/DKZ82.jpg)

Còn cái này em cũng không rõ là SKZ hay DKZ nữa post lên các bác coi hộ
(http://www.baohagiang.vn/images_upload/small_9789.jpg)

Còn cái này là vỏ đạn DKZ 82
(http://i391.photobucket.com/albums/oo354/khanghua/100_1204.jpg)

Cái này là DKZ-K56 82.
(http://i924.photobucket.com/albums/ad86/6210H2/P1000372.jpg)
Lính ta nhìn cũng oách phết đấy chứ.. :D :D nhưng anh nào anh nấy nhìn hơi đen.Nói thật là đi lính ông nào không đen là có truyện đây.. ;D

Còn cái này là dàn tên lửa kachiusa cải tiến của ta em cũng xin post lên cho các bác coi.
(http://img.photo.zing.vn/file_uploads/gallery/w642h/q42008/2009/04/06/10/24331238987205.jpg)
Cái này mà bắn thì không có con kiến nào sống sót chứ đừng nói là con người.1 dàn phóng 40 nòng tha hồ bắn  :D :D.
Kachiusa khi bắn đạn phóng ra liên tục.Quả đạn khi bay rít trong không khí nghe đứng gần nghe mát tai lắm. :D



Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: selene0802 trong 16 Tháng Mười Một, 2010, 11:04:23 pm
Đây mới là Katyusha bác ơi (BM-13), cái ấy là Grad, BM-21

(http://www.militaryfactory.com/armor/imgs/bm13-katyusha_2.jpg)


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: DesantnhikVDV trong 16 Tháng Mười Một, 2010, 11:04:44 pm

Còn cái này là dàn tên lửa kachiusa cải tiến của ta em cũng xin post lên cho các bác coi.
(http://img.photo.zing.vn/file_uploads/gallery/w642h/q42008/2009/04/06/10/24331238987205.jpg)
Cái này mà bắn thì không có con kiến nào sống sót chứ đừng nói là con người.1 dàn phóng 40 nòng tha hồ bắn  :D :D.
Kachiusa khi bắn đạn phóng ra liên tục.Quả đạn khi bay rít trong không khí nghe đứng gần nghe mát tai lắm. :D
Cải tiến ở chỗ nào vậy bác ??? Thêm số nòng ??? Hay là tập trung các nòng vốn bị tháo rời, tập hợp thành một khối để tăng cường sự tập trung cũng như áp lực của hỏa lực ???


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 17 Tháng Mười Một, 2010, 12:04:28 am
BM-21 có bà cố nội là Katyusha mà, còn ở TQ nó có tên Type 90A, nhưng các bạn ơi nói đến Nàng Katyusha và cậu "chắt" bây giờ sớm quá vì ta đang bàn về vũ khí trang bị cho cấp D. ;D


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: ngoduythiet trong 17 Tháng Mười Một, 2010, 12:44:16 am
Ừ nhỉ em quên mất là đang post hỏa lực của cấp D.Do lúc đi tìm hình thấy tự nhiên có mấy anh kachiusa ở đâu chui vào thấy hứng quá nên post luôn.Mà hình như mấy anh đó cấp F mới có mà phải đánh hiệp đồng quy mô lớn.Em cũng không rõ lắm vì chưa tác chiến cấp F bao giờ.


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: filtreker trong 21 Tháng Mười Một, 2010, 06:20:28 pm
Khẩu súng phóng hỏa này các bác các chú có thấy trang bị cho QD ta không? Nó được biên chế cho D hay E  BB ạ?

(http://i1218.photobucket.com/albums/dd413/veratex/11-1.jpg)


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: binhyen1960 trong 21 Tháng Mười Một, 2010, 08:44:51 pm
Khẩu súng phóng hỏa này các bác các chú có thấy trang bị cho QD ta không? Nó được biên chế cho D hay E  BB ạ?

(http://i1218.photobucket.com/albums/dd413/veratex/11-1.jpg)

  Xưa kia ở đơn vị tớ cấp D E chửa thấy loại này bao giờ , nếu có loại này thì trận ngã tư đường tàu lính C2 bọn tớ không cần phải dùng B41 B40 bắn trùm lên bụi tre gai cho nó bốc cháy . ;D
 Loại này thấy trong phim lính Mỹ xịt vào lô cốt của quân Nhật khiến thằng nào ở trong chạy ra cũng giống như anh Lê Văn Tám . ;D


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 21 Tháng Mười Một, 2010, 11:01:51 pm
Em còn nhớ chuyện của bác BY kể về trận đánh lấy tử sĩ C21 ,  bác kể phải dùng B-40 và B-41 bắn vào bụi gai cho bắt lửa để thui Pốt, thịt cầy không thui không thơm ;D

Hồi ở Lạng sơn em thấy khẩu súng phóng hỏa của lính BB giống như khẩu trung liên RPD nhưng có mấy bình gì đó như mấy bình dưỡng khí ngày nay. Có bác nào biết lọai súng phóng hỏa đó không? Có bác nào có ảnh của nó không?


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: binhyen1960 trong 22 Tháng Mười Một, 2010, 11:46:32 am
 Cũng nhờ cái trò ma trâu ma bùn đấy của lúc bí thế và sáng ý bật ra thì mới giải quyết xong vụ đó . ;D
 Địa thế quá bất lợi cho lính đánh vận động , rừng tre gai và táo dại mi mít trước mặt , công sự chiến đấu của địch cứ bám bờ ruộng bụi cây mà cố thủ chờ ta vào gần mới nổ súng , lính ta thì chả nhìn thấy gì với 2 ngày đánh vất vả 3 trận xung phong liên tiếp với 1 D tăng cường thêm 1 C bộ binh thuộc D8 cùng pháo binh F và cối 120ly E với nhiều tổn thất cùng mất mát vũ khí hỏa lực lúc tháo chạy lui .
 Cuối cùng mới phát hiện ra là : Điều ông hỏa đi trước còn lính ta thì lả lướt xung phong . Mùa khô cây lá héo cả gặp ông hỏa là ngùn ngụt bốc cao từng bụi tre gai to nổ lép bép , lính Pốt chịu không nổi nhiệt của ông hỏa mà tháo chạy dần .
 Hỏa công cũng nằm trong sách Tôn Tử Binh Pháp đấy . ;D


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: taupaypay trong 23 Tháng Mười Một, 2010, 03:11:49 am
Em còn nhớ chuyện của bác BY kể về trận đánh lấy tử sĩ C21 ,  bác kể phải dùng B-40 và B-41 bắn vào bụi gai cho bắt lửa để thui Pốt, thịt cầy không thui không thơm ;D

Hồi ở Lạng sơn em thấy khẩu súng phóng hỏa của lính BB giống như khẩu trung liên RPD nhưng có mấy bình gì đó như mấy bình dưỡng khí ngày nay. Có bác nào biết lọai súng phóng hỏa đó không? Có bác nào có ảnh của nó không?
cây này phải không bác longtrec ???
(http://i799.photobucket.com/albums/yy276/taupaypay/weapon/ROKS2.jpg)
(http://i799.photobucket.com/albums/yy276/taupaypay/weapon/3942738609_0c79e31e73.jpg)


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: chiangshan trong 23 Tháng Mười Một, 2010, 12:36:20 pm
Súng phun lửa ta dùng là khẩu LPO-50 của bộ đội hóa học.

(http://i30.photobucket.com/albums/c330/dongadoan/30-2-1.jpg)


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: ongbom_f2 trong 23 Tháng Mười Một, 2010, 02:36:44 pm
Em còn nhớ chuyện của bác BY kể về trận đánh lấy tử sĩ C21 ,  bác kể phải dùng B-40 và B-41 bắn vào bụi gai cho bắt lửa để thui Pốt, thịt cầy không thui không thơm ;D

Hồi ở Lạng sơn em thấy khẩu súng phóng hỏa của lính BB giống như khẩu trung liên RPD nhưng có mấy bình gì đó như mấy bình dưỡng khí ngày nay. Có bác nào biết lọai súng phóng hỏa đó không? Có bác nào có ảnh của nó không?

Có phải hắn đây không hả bác cối 160 ?
http://www.baodatviet.vn/Home/congdongviet/Khau-sung-phun-lua/20108/108895.datviet


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: binhyen1960 trong 23 Tháng Mười Một, 2010, 04:00:44 pm

Có phải hắn đây không hả bác cối 160 ?


 Khẩu súng phun lửa này nhìn chẳng " chuyên nghiệp " gì cả , cứ như đồ được sản xuất từ xưởng chế tạo của nhà riêng của bác ongbom_f2 . ;D
 Càng ngắm càng thấy giống đồ nghề của cái ông chân đi dép tổ ong ngồi trên vỉa ba toa tay vê điếu thuốc lào bỏ vào ống điếu và khẩu súng phun lửa thì dựng dưới lòng đường .
 Đã vậy lại còn ví von so sánh : Bên này sông bao nhiêu % bên kia sông mấy chục % khu vực sau khi đã nhả khói mơ màng . ;D ;D ;D
 Bác cất hết đi đâu cả rồi ? Mang ra cho anh em so sánh xem có giống không nào ?


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: ongbom_f2 trong 23 Tháng Mười Một, 2010, 04:47:34 pm
Bác cất hết đi đâu cả rồi ? Mang ra cho anh em so sánh xem có giống không nào ?

Cái số tôi là số con ruồi !.
Cứ tưởng hắn nhận được mấy đồng đền bù (do pháo ta bắn nhầm) ôm một hơi về quê để sửa nhà, nên mới mon men với bác cối 160 một tý , vậy mà hắn cũng cho vào ống ngắm rồi đòm  ::)
Tức cái ông nào rút hắn lên làm cầu thủ của sư đoàn, loại "bóng" nào hắn cũng chơi giỏi, cả 2 ông  Rô-nan-đô cũng học từ hắn.
Hắn bị vợ cho uống rượu bổ...củi phải đi bằng 5 chân vào ôm bàn phím , liếc ngang liếc dọc rồi hắn thọc khe. Chết nỗi là tôi lại vừa mò vào cái khe ấy :o
Vũ khí của hắn lợi hại thật !
Lão binhyen1960 tìm giúp em cái thằng cha ấy với, em và bác tẩn cho hắn một trận nhá  ;D :D ;)


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 23 Tháng Mười Một, 2010, 05:37:21 pm
Cán bộ cấp cao cục lưu chữ Ongbom ơi, không biết khẩu của bác có cùng loại với khẩu của Chiangshan đưa không ,  hình  của Chiangshang đưa là chính xác với khẩu em đã thấy!Cảm ơn bác nhé!

Chiangshan! PLO-50 ảnh bạn đưa đúng với khẩu súng phun lửa mà tôi thấy năm 83 ở tại động Tam Thanh, nhưng cứ nghĩ nó được biên chế cho BB.

Cảm ơn taupaypay !


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: dongadoan trong 23 Tháng Mười Một, 2010, 09:35:16 pm
Súng phun lửa nhà ta dùng trong KCCM và cả sau này (thời biên giới phía Bắc) có hai loại: loại nhẹ và loại nặng. Các khẩu đội súng phun lửa thuộc biên chế của b hoặc cHH trực thuộc f, qd.

Dưới đây là loại súng phun lửa được dùng trong KCCM:

(http://i614.photobucket.com/albums/tt226/trandoan/sungphunlua.jpg)


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 25 Tháng Mười Một, 2010, 08:51:38 pm
Có còn cụ nào đưa bài về vũ khí, khí tài trang bị cho cấp D BB không để em chuyển qua cấp E với nhiều súng lớn, nào là 12 ly 8, nào là cối 120mm v.v...


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: hellboy139 trong 25 Tháng Mười Một, 2010, 08:58:27 pm
Có còn cụ nào đưa bài về vũ khí, khí tài trang bị cho cấp D BB không để em chuyển qua cấp E với nhiều súng lớn, nào là 12 ly 8, nào là cối 120mm v.v...
Bác Longtrec ơi, cấp D còn 12 ly 7 nữa ạ  ;D


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: binhyen1960 trong 25 Tháng Mười Một, 2010, 11:29:08 pm
Có còn cụ nào đưa bài về vũ khí, khí tài trang bị cho cấp D BB không để em chuyển qua cấp E với nhiều súng lớn, nào là 12 ly 8, nào là cối 120mm v.v...
Bác Longtrec ơi, cấp D còn 12 ly 7 nữa ạ  ;D
Chính xác , trong cấp D có 1 C hỏa lực và D của tôi ngày đó có 2 khẩu 12.8ly .
 Loại này mà giá ngang quất bộ binh thì kinh khủng khiếp , vô phúc cho ai đó trúng đạn 12.8ly , trúng đâu mất đó trúng tay mất tay , trúng chân có lẽ sẽ được cấp cái chân bằng gỗ . Tiếng nổ đầu nòng thì cùng ...cùng chậm dãi , đầu đạn xé gió lướt đi gây tiếng nổ như pháo đùng đốt bên tai , nhớ đời luôn .


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: nguyen dinh thang trong 25 Tháng Mười Một, 2010, 11:43:27 pm
Các bác cho em hỏi, MK19 là hỏa lực cấp nào. Nếu em nhớ không nhầm thì ở cấp D nhưng hồi đầu không thấy có. Sau này có thì em không rõ là hỏa lực phối thuộc hay trang bị thêm cho D bộ binh.


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 26 Tháng Mười Một, 2010, 12:26:58 am

(http://i1218.photobucket.com/albums/dd413/veratex/mk19.jpg)


(http://i1218.photobucket.com/albums/dd413/veratex/m2.jpg)


MK19 là súng phóng lựu tự động của Mỹ có cỡ nòng 40mm, có thể do lúc bác còn tại ngũ hướng Hà Giang được ưu tiên nên trang bị bổ sung MK19, còn thì loại đó không có trong trang bị của F BB mình đâu bác Thắng. Loại súng MK19 được bổ sung trang bị cho đơn vị bác Thắng để chống chiến thuật biển người đấy.


 MK19 tương đương với loại AGS30 của Nga(Tất nhiên của Mỹ to hơn).



(http://i1218.photobucket.com/albums/dd413/veratex/AGS30.jpg)



Nhưng MK19 không bằng súng phóng lựu tự động :Balkan" (Mã hiệu GRAU 6G27) này, đây là súng phóng lựu tự động của Nga chuẩn bị trang bị cho BB Nga , đạn 40mm không các tút.



(http://i1218.photobucket.com/albums/dd413/veratex/balkan-1-1.jpg)



Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: binhnhi2009 trong 26 Tháng Mười Một, 2010, 12:56:24 am
Đạn không các tút thì bay theo nguyên lý phản lực như đạn cối phải không bác?


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 26 Tháng Mười Một, 2010, 01:19:00 pm
Đạn không các tút thì bay theo nguyên lý phản lực như đạn cối phải không bác?



Bạn  VÀO ĐÂY (http://www.quansuvn.net/index.php/topic,19031.30.html) xem chi tiết nhé!


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: hellboy139 trong 26 Tháng Mười Một, 2010, 02:13:02 pm
  Thưa các bác, ngoài các vũ khí đã kể trên, cấp D bb còn sử dụng đại liên DShk/DShKm 12.7mm nữa ạ
  Vào năm 1925 Hồng Quân Liên Xô đã yêu cầu phát triển loại súng máy cỡ nòng lớn với mục đích dùng để chống máy bay và thiết giáp nhẹ. Súng máy cỡ nòng 12.7mm được nhanh chóng phát triển. Năm 1930 súng đã được phát triển bởi Degtyarov với tên gọi DK. Súng được đưa vào sử dụng năm 1933 và được sử dụng trên một số xe bọc thép, xe tăng hạng nhẹ, và tàu hải quân loại nhỏ. Năm 1938 súng được Shpagin phát triển thêm và súng được đổi tên thành DShk-38(Degtyarov - Shpagin Krupnokalibernyj)
  Tuy nhiên, khẩu súng có trọng lượng khá nặng, mặc dù dùng khung có bánh xe kéo nó vẫn không thể cung cấp sự ổn định cần thiết và độ rung làm giảm sự chính xác khi bắn loạt đạn dài. Sau đó phiên bản DShKM được phát triển và phục vụ lâu dài. Súng còn được sản xuất ở nhiều nước với nhiều biến thể, súng sản xuất ở Việt Nam là mẫu súng sản xuất theo mẫu type 54 của Trung Quốc
  Cỡ đạn: 12,7 x109 mm
  Trọng lượng: 34 kg(súng), 157 kg trên khung có bánh xe và lá chắn
  Chiều dài: 1625 mm
  Dài nòng: 1070 mm
  Hộp đạn 50 viên
  Tốc độ bắn 600 viên/phút

Đại liên DK 1930
(http://i1182.photobucket.com/albums/x458/congagia456/dshk_000.jpg)
Đại liên DShK
(http://i1182.photobucket.com/albums/x458/congagia456/dshkm_001.jpg)
(http://i1182.photobucket.com/albums/x458/congagia456/dshk_002.jpg)
(http://i1182.photobucket.com/albums/x458/congagia456/dshk_001.jpg)

Các bác cựu có nhắc đến 12 ly 8, khẩu đó có phải loại Browning M2HB 0.50 cal này không ạ ?
(http://i1182.photobucket.com/albums/x458/congagia456/browning_m2hb-2.jpg)
(http://i1182.photobucket.com/albums/x458/congagia456/browning_m2hb-1.jpg)


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 28 Tháng Mười Một, 2010, 02:41:21 pm
Xin phép các bác Cựu và các bạn cho tôi được chuyển sang phần nói về vũ khí, khí tài trang bị cho cấp E BB.


SÚNG CỐI 120MM.




(http://i1218.photobucket.com/albums/dd413/veratex/11-7.jpg)





Cối 120mm M1938 là loại cối 120mm do Liên Xô sản xuất dựa trên mẫu súng cối 120mm Brandt Modèle 1935 cuả Pháp, được biên chế cấp trung đoàn. Hồng quân Liên Xô sử dụng loại cối có nòng lớn như 1 đơn vị pháo binh nhằm tăng thêm hoả lực chống lại quân đội Đức trong WWII. Quân Đức rất ấn tượng với loại vũ khí này và họ cũng sử dụng lại những khẩu cối chiếm được cuả Hồng Quân, sau này họ nâng cấp nó lên thành 1 mẫu cải tiến. Loại cối 120mm M1938 được sử dụng rất lâu sau WWII và được bán cho các nước đồng minh của Liên Xô. Trong kháng chiến chống Pháp, QĐNDVN được TQ viện trợ một số súng cối M1938, trang bị cho các đại đội cối thuộc trung đoàn pháo binh 675, đại đoàn công pháo 351.cối 120mm. M1938 được các đơn vị pháo binh chủ lực quân đội nhân dân Việt Nam sử dụng trong các chiến dịch lớn như trận Điện biên Phủ, góp phần hỗ trợ hỏa lực song song với pháo 105mm.
Trong Kháng chiến chống Mỹ, cối 120mm vẫn tiếp tục được QđND Việt Nam sử dụng trong các đơn vị chủ lực. Cối 120mm được ưa chuộng do khung kéo pháo được thiết kế rất cơ động, dễ dàng di chuyển trong lúc hành quân chiến đấu. Nó là thứ vũ khí hạng nặng duy nhất bộ binh có thể tự dịch chuyển mà ko cần xe kéo. Cối 120mm là thứ vũ khí điển hình được triển khai cho các đơn vị yểm trợ hoả lực cho bộ binh.

 


NGUỒN:
http://huynhphuclinh.wordpress.com/2008/12/16/sung-c%E1%BB%91i/


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 28 Tháng Mười Một, 2010, 08:30:55 pm
Thưa các bác cựu và các bạn!

Em chẳng mấy khi copy bài của ai về trang mình, hôm nay lười quá lại thấy có nhiều bài viết về cối 120mm rồi nên em làm ẩu.
 Từng là 1 khẩu đội trưởng cối 160mm mà không viết được 1 bài về súng cối cho ra hồn , hơn nữa thấy bài copy về sơ sài em áy láy quá. Thôi thì muộn còn hơn không, em phải chuộc cái lỗi này mới được.

Súng cối 120mm do Liên Xô sản xuất theo mẫu 1938 của Pháp. Trong thế chiến thứ 2 Hồng quân Liên Xô biên chế cối 120mm  là hỏa lực trung đoàn, hiện nay trong các đơn vị BB vẫn sử dụng cối 120 nhưng là hỏa lực tiểu đoàn và sử dụng cối 120mm cải tiến 2B11. Ở Việt Nam, súng cối 120mm cũng được biên chế cho các trung đoàn , là hỏa lực chi viện cho BB. Việt Nam được cả Liên Xô và Trung Quốc viện chợ cối 120mm, cối 120mm của Trung Quốc có tên Type 55(Copy mẫu cối 120mm M-43 của Liên Xô ) .

(http://i1218.photobucket.com/albums/dd413/veratex/M1.jpg)

Phương pháp bắn cối 120mm thực hiện phương pháp 3 điểm tam giác .

Cấu tạo của cối 120mm gồm 1 nòng chơn, đáy bịt kín có kim hoả nhô lên. Nòng cối 120mm được gắn với bàn đế bằng 1 khớp nối. Bàn đế được đúc định hình lõm, ở giữa có khớp nối, xung quang có các tay vấu giúp pháo thủ di chuyển bàn đế. Đáy bàn đế được có các tấm thép hướng tâm có tác dụng cố định bàn đế với mặt đất. Cối 120mm có 2 bánh xe, được gá lắp vào súng khi cơ động và ngược lại được tháo ra khi tác chiến.

Cối 120mm có chân giá đỡ, được nối với nòng súng bằng 1 trục tiện ren vuông thẳng đứng có tác dụng điều chỉnh tầm bắn, và 1 trục cũng tiện ren vuông  nằm ngang . Trục ngang có tác dụng điều chỉnh hướng bắn (Cối 120mm có hướng bắn nhỏ +-5o).

Cối 120mm được trang bị kính ngắm quang học ,có giọt nước ngang , dọc, giúp pháo thủ số 1 lấy góc tầm hướng bằng cách đưa kính ngắm vào cọc chuẩn được dựng cách pháo trên dưới10m. Pháo thủ số 1 khi có phần tử bắn từ chỉ huy sẽ dùng tay điều chỉnh  2 núm trên , dưới(tầm ,hướng)của kính ngắm và dùng tay quay để đưa giọt nước cân bằng trên kính ngắm về (0).

(http://i1218.photobucket.com/albums/dd413/veratex/2-15.jpg)


Đạn cối 120mm có vỏ bằng gang, xung quanh quả đạn có các đai ngang bằng hợp kim đồng. Đầu quả đạn có lỗ xung quanh tiện ren để lắp ngòi nổ. Ngòi nổ quả đạn cối 120mm có lắp đậy an toàn bằng nhựa.
 Đuôi quả đạn cối 120mm là 1 ống sắt thuôn dài có khoan các lỗ chích khí , đuôi quả đạn có cánh có tác dụng bình ổn cho quả đạn.

Đạn cối 120mm có 1 liều chính và 3 liều phụ, liều chính gồm nhiều sợi  như sợi mì, mầu lâu đen được bó trong vỏ politinel. Liều phụ gồm rất nhiều hạt to như hạt gạo cũng có mầu lâu đen được bọc trong túi vải mầu trắng, khi bắn buộc ốp 3 liều phụ vào ống đạn(ống nằm giữa quả đạn và đuôi đạn với các lỗ khoan chích khí). Đuôi quả đạn được gắn liều chính bên trong, đuôi là hạt lửa , hình dạng như 1 viên thuốc cỡ lớn.

Năm 1943, Liên Xô cải tiến mẫu cối 1938 thành M-43. Từ kinh nhiệm thực tế, nhà thiết kế Kotov đã thiết kế 1 vấu an toàn thiết lập ở đầu miệng súng. Vấu an toàn này giúp loại bỏ được hiện tượng lạp đạn kép. Nhờ có vấu an toàn này mà các  pháo thủ không bị hy sinh uổng phí do lạp đạn kép dẫn tới đạn nổ trong nòng súng.


(http://i1218.photobucket.com/albums/dd413/veratex/3843.jpg)


(http://i1218.photobucket.com/albums/dd413/veratex/111-1.jpg)


Mẫu súng cối 120mm 1938/1943(M-43).


Năm 1981, một lần nữa Liên Xô lại cải tiến súng cối 120mm, súng cối 120mm cải tiến có tên gọi 2B11(2S12"Sani")

-Cối 120mm 2B11 có tầm bắn tối đa 7,1km.
-Tầm bắn tối thiểu : 0,46km.
-Tốc độ bắn : 12v/phút.
-Góc tầm : 45-80.
-Góc hướng +-5
-Trọng lượng súng : 210kg.

(http://i1218.photobucket.com/albums/dd413/veratex/1f13663c.jpg)

(http://i1218.photobucket.com/albums/dd413/veratex/567d498b.jpg)


Cối 120mm 2B11 cải tiến với hệ thống điều chỉnh tầm bắn bằng tay quay thủy lực.


Tiêu đề: Giá cối 120 ly
Gửi bởi: tientt82 trong 29 Tháng Mười Một, 2010, 03:08:12 pm
Chắc là em dịch sẽ bị ngô nghê ; nên nhờ anh Long ; bác hungntE1F2 ; các bác quân khí và mọi người giúp đỡ  ;D
Cảm ơn bác dongadoan đã hiệu đính  ;D

(http://farm6.static.flickr.com/5042/5217419246_82e0774571_z.jpg)

двунога лафет
1 - труба правой  ноги 2- зажим 3 - винт 4- механизм горизонтирования 5- конический штифт 6-винт 7- правая щека вилки 8-  цилиндрический штифт 9- подъемный механизм  10-труба левой ноги 11-тарель 12- перо сошника 13- цель 14- винт 15- проушина 16- ось
Giá 2 chân của súng cối

1 - ống chân phải (càng pháo) 2- 2- Bộ phận điều chỉnh thăng bằng nhanh. 3- ốc vít   4- Ống bao trục tầm.   5- Chốt côn 6-  ốc vít 7- má chia ba  phải  ??? 8- trụ kẹp 9- Cơ chế nâng  10 - ống chân trái  11- 11- Bàn chân.   12- Móng bám đất. 13 - Xích giữ (từ цель nhiều nghĩa quá em không rõ dịch thế naò  cho sát ) 14- ốc vít 15- tai ngoài ??? 16 - trục









Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: dongadoan trong 29 Tháng Mười Một, 2010, 10:18:24 pm
1 - ống chân phải (càng pháo) 2- cái kẹp 3- ốc vít  4- cơ chế điều chỉnh cân bằng   5- Chốt côn 6-  ốc vít 7- má chia ba  phải  8- trụ kẹp 9- Cơ chế nâng  10 - ống chân trái  11- đĩa (đệm chân)  12- ống chân trái (càng pháo) 13 - Xích giữ (từ цель nhiều nghĩa quá em không rõ dịch thế naò  cho sát ) 14- ốc vít 15- tai ngoài 16 - trục
-----------------------------
2- Bộ phận điều chỉnh thăng bằng nhanh.

4- Ống bao trục tầm.

11- Bàn chân.

12- Móng bám đất.



Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: nguyen dinh thang trong 02 Tháng Mười Hai, 2010, 03:53:09 pm
Đợi mãi không thấy bác Long giới thiệu tiếp về vũ khí cấp E. Hồi xưa E bộ binh bọn em có C14 là DKZ, C15 là cối 120, C16 là 12,7ly, C17 công binh, C18 thông tin, C20 trinh sát, C24 quân y, C25 vận tải. Vậy là đủ 8 C trực thuộc và em thấy so với vũ khí cấp D thì chỉ thêm có thằng cối 120. Theo em thì bác Long cũng nên giới thiệu thêm về các loại vũ khí phối thuộc với E bộ binh khi tác chiến cấp E.


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: thinhe677f346 trong 02 Tháng Mười Hai, 2010, 06:47:13 pm
_Còn ở E 677 Thông Nông Cao Bằng chúng tôi 12 ly7 và DKZ 82 thì ở cấp D bb. Cấp E thì có cối 120 và pháo phòng không 23ly mỗi loại 1c và còn được tăng cường 1c pháo 105 nữa của E 188 ( phối thuộc ).
_ Mỗi C có 3b bb và 2a trực thuộc cối 60 và đại liên. Mỗi D có 3c bb và 1c cối 82 và 1b 12ly7, cùng 1b DKZ 82, và 1b thông tin( bao gồm cả vô tuyến và hữu tuyến cùng chuyền đạt). Cấp E có 3Dbb và 8c trực thuộc gồm c13-23ly; c14-cối120; c16 công binh; c17 trinh sát; c18 thông tin; c19 quân y; c20 vận tải; c21 tăng gia. E 677 chúng tôi còn có 3b trực thuộc E bộ nữa là b hóa học; b xây dựng; b vệ binh.


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: binhyen1960 trong 02 Tháng Mười Hai, 2010, 08:22:20 pm
_Còn ở E 677 Thông Nông Cao Bằng chúng tôi 12 ly7 và DKZ 82 thì cấp D. Cấp E thì có cối 120 và pháo phòng không 23ly mỗi loại 1c và còn được tăng cường 1c pháo 105 nữa của E 188.
Thì lính ở K cũng trang bị hỏa lực mạnh cấp C D giống như lính BGPB mình thôi .
 12.8ly ( lính ở K vẫn gọi thế chẳng biết tại sao không gọi là 12.7ly ) và DKZ 57ly 82ly là hỏa lực cấp D quản lý , sau này GP Phnom Penh rồi thì cấp D được trang bị DKZ75ly thay thế DKZ57ly mang về vứt 1 xó  ;D
 Cấp E các C trực thuộc cũng có 12.8ly và C DKZ75ly cùng các bộ phận khác nhưng phân chia cách gọi không giống như Nguyendinhthang đã nói ( không nhớ lắm ) C16 cối 120ly , C17 DKZ75ly , C18 ? , C19 công binh , C20 ? C21 trinh sát , C23 quân y .
 Ngoài ra E có pháo 85ly cùng pháo 105ly và pháo phòng không của F đi phối thuộc cùng cánh hay bắn chi viện nhưng ở vị trí khác .


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: dongadoan trong 02 Tháng Mười Hai, 2010, 09:09:19 pm
Em có cái này tặng các bác để đối chiếu! ;D

(http://i614.photobucket.com/albums/tt226/trandoan/trangbi.jpg)


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: tientt82 trong 02 Tháng Mười Hai, 2010, 09:42:39 pm
Cảm ơn bác dongadoan ; huyphongssi đã cung cấp thông tin

cối 120mm
(http://farm6.static.flickr.com/5008/5225835817_9c07f21c0f_z.jpg)
Đế cối 120mm

(http://farm6.static.flickr.com/5202/5226419718_8a148834ac_z.jpg)

1- Bàn đế; 2- Ổ núm tỳ; 3- Móc bàn đế; 4- Quai xách; 5- Lỗ chốt (hoặc vòng kết hợp) cố định bàn đế vào chốt giữ của xe chở cối 6- Vòng (tai) móc dây cò.

Trong đó:

Ổ núm tỳ để chứa đuôi nòng. Móc bàn đế để cố định vào khung xe pháo. Vòng (tai) móc dây cò để luồn dây cò khi bắn bằng phương pháp giật cò.


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: ngoduythiet trong 03 Tháng Mười Hai, 2010, 11:48:52 am
   Tiện thể về cối 120mm các bác cho em hỏi tí: nếu ráp 2 cái vỏ đạn pháo 155mm vào với nhau có thành nòng khẩu cối 120mm "bắn được" không?Vì ngày trước em nhớ là có xem hồi ký của mấy bác CCB ta trong KCCM có nói là dùng 2 vỏ đạn pháo 155mm ráp lại thành nòng súng cối 120mm (cỡ nòng em không nhớ, nêu tạm cỡ nòng 120mm để hỏi cho tiện).Nếu ráp được các bác cho em biết ráp thế nào để em về nhà làm thử xem có bắn được ko.


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: binhyen1960 trong 03 Tháng Mười Hai, 2010, 12:37:18 pm
   Tiện thể về cối 120mm các bác cho em hỏi tí: nếu ráp 2 cái vỏ đạn pháo 155mm vào với nhau có thành nòng khẩu cối 120mm "bắn được" không?Vì ngày trước em nhớ là có xem hồi ký của mấy bác CCB ta trong KCCM có nói là dùng 2 vỏ đạn pháo 155mm ráp lại thành nòng súng cối 120mm (cỡ nòng em không nhớ, nêu tạm cỡ nòng 120mm để hỏi cho tiện).Nếu ráp được các bác cho em biết ráp thế nào để em về nhà làm thử xem có bắn được ko.
Trời ơi là Trời ! ;D
 BY thì không phải lính cối 120 ly nhưng trên đường hành quân tác chiến thì gặp nhiều rồi , lính cối 120ly khiêng vác gánh đi trên đường nhìn thấy mà phát hoảng  ;D , nặng lắm .
 Nguyên lý bắn đạn cối 120ly cụ thể thì mình không rõ nhưng dù là gì đi chăng nữa nó cũng phải dựa trên cơ sở nguyên lý cơ bản của súng cối và phải giống hoặc gần giống như nguyên lý của súng cối 82 hay 60ly . Có thể loại này nặng nên sẽ có những cải tiến hơn tý chút chứ không thể đơn giản quá như vậy được .
 Nếu bác CCB nào từ thời KCCM mà nói ráp 2 vỏ đạn pháo 155ly thành được súng cối 120ly rồi bắn ứng dụng được thì QD của chúng ta nên trao tặng danh hiêu cao quý nhất cho bác ấy , người tài ba và thông minh như vậy thì quá xứng đáng .
 Ông Longtrec và ông Nguyendinhthang cựu lính cối nòng to đâu rồi  ? ;D , các ông vào giải thích cho anh em hiểu chính xác mở rộng tầm mắt về  nguyên lý của súng cối 120ly đi . :D


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: trung-truc trong 03 Tháng Mười Hai, 2010, 02:30:31 pm
  Tiện thể về cối 120mm các bác cho em hỏi tí: nếu ráp 2 cái vỏ đạn pháo 155mm vào với nhau có thành nòng khẩu cối 120mm "bắn được" không?Vì ngày trước em nhớ là có xem hồi ký của mấy bác CCB ta trong KCCM có nói là dùng 2 vỏ đạn pháo 155mm ráp lại thành nòng súng cối 120mm (cỡ nòng em không nhớ, nêu tạm cỡ nòng 120mm để hỏi cho tiện).Nếu ráp được các bác cho em biết ráp thế nào để em về nhà làm thử xem có bắn được ko.
Pháo 155mm sử dụng tại chiến tranh VN trước 1975 và tại chiến trường K sau nầy không có vỏ đạn, liều phóng được nạp trực tiếp vào buồng đạn sau khi đã tống đầu đạn vào, hạt lửa thì lắp vào khoá nòng. Bạn có thể lên youtube tìm có mấy đoạn phim diễn tả thì sẽ rõ. Liều phóng được chứa trong ống bằng tole sắt có độ dày chừng 1,2mm thôi, ống chứa liều phóng nầy có đường kính độ 200mm. Do đó theo tui nghĩ nếu dùng để chế làm nòng bắn đạn cối 120mm hầu như không khả thi (dễ toác nòng), chưa kể phải chế thêm cái kim hoả phía dưới nữa. Ngày xưa dân trong miền Nam xin mấy cái ống chứa liều phóng của pháo 155mm về cắt ra gò chế lại làm bếp đun dầu hoả cũng khá tốt! Lúc tại chiến trường K anh em đơn vị tui dùng ống chứa liều phóng của pháo 155mm chứa nước và ngâm chua măng tre, do lớp sơn nó khá bền! ;)


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: ngoduythiet trong 03 Tháng Mười Hai, 2010, 08:22:42 pm
   Các bác này em thấy các bác post về súng cối đủ loại 60,81,82,120mm mà sao không thấy bác nào nói đến cách tính đường đạn, cách cân góc... thế.Bác nào là lính cối cho em biết cái đó được không, công thức tính đường đạn, góc bắn của cối nhé. :D :D


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: kakashivn87 trong 04 Tháng Mười Hai, 2010, 05:41:10 am
Chỉ là giới thiệu tính năng vũ khí thôi mà bác, chứ đơn giản như khẩu AK khi thay đạn thì bảng bắn đã thay đổi rồi nữa là pháo, cối.


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: thinhe677f346 trong 04 Tháng Mười Hai, 2010, 10:46:22 am
  Các bác này em thấy các bác post về súng cối đủ loại 60,81,82,120mm mà sao không thấy bác nào nói đến cách tính đường đạn, cách cân góc... thế.Bác nào là lính cối cho em biết cái đó được không, công thức tính đường đạn, góc bắn của cối nhé. :D :D
___________________________________________________________________________________________________________________________
_Bác hỏi như thế thì khó trả lời lắm ! Cối là loại bắn gần như cầu vồng, khi đạn ra khỏi lòng pháo thì đi với độ cong khi đã lên hết tầm thì lại rơi với góc thẳng đứng. Mà còn tùy thuộc vào mục tiêu mình định tiêu diệt sa hay gần, lộ hay che khuất mà lắp thêm liều phóng phụ. Còn về thước tầm và độ hướng thì tùy thuộc vào từng loại cối mỗi loại một bảng bắn giêng. Đấy là bắn thoe bài bản, tầm bắn thì cũng còn phụ thuộc vào mình bắn ở tà âm hay dương. Hướng bắn còn phụ thuộc vào chiều gió,thì mới tra bảng bắn tính phần tử được. Còn giờ bác hỏi bắn ở cự ly từng này mét thì ở thước tầm bao nhiêu và liều mấy thì tôi chịu!  ;D  ;D  ;D. Vì đã ra quân đến 25 năm rồi không thể nhớ được.


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: ngoduythiet trong 04 Tháng Mười Hai, 2010, 11:19:54 am
   Thì bác kiếm cho em cái bảng đó hay công thức tính chung cũng được để em về tự mầy mò tìm kiếm tính toán sau.Em có dùng cái công thức vật lý hồi cấp 3 để tính mà ko ra.Em tính trên giấy tờ thôi chứ thực tế không bắn cối bao giờ (không có cối mà bắn).Em đang làm 1 khẩu cối nhỏ cỡ nòng 30mm theo các nguyên lý có sẵn giờ chỉ còn chế tạo đạn và tính đường đạn nữa là xong rồi.
------------------------
 Diễn đàn không khuyến khích việc chế súng trái Pháp luật Việt Nam nên đề nghị của bạn chắc chắn sẽ không có ai đáp ứng!


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: OldBuff trong 04 Tháng Mười Hai, 2010, 11:23:25 am
Bạn ngoduythiet lưu ý: Tìm hiểu về vũ khí thì được, nhưng bàn cách chế vũ khí như bạn vừa đề cập là không phù hợp với quy định pháp luật hiện hành và nội dung chủ đề này.


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: ngoduythiet trong 04 Tháng Mười Hai, 2010, 11:41:26 am
  Cái đó em biết rồi.Em chế tạo thử nghiệm là để nghiên cứu thôi chứ đâu có chế tạo vũ khí bắn được đâu.Chắc gì khẩu cối của em đã bắn được. Mà có bắn được thật thì đâu có đạn mà bắn.Thế nên em mới chế tạo cỡ nòng 30 chứ đâu giám lên cỡ 60 đâu.
  Thôi em ko hỏi nữa không có các bác lại bảo em là làm những việc mà nhà nước cấm.Khi khác nhờ ông anh ở đơn vị cối chỉ bảo vây.
  Các bác trình bầy tiếp về biên chế hỏa lực của cấp E đi.Hình như cấp E còn có đơn vị pháo phòng không 37mm thì phải.


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: trung-truc trong 04 Tháng Mười Hai, 2010, 12:11:11 pm
  Các bác này em thấy các bác post về súng cối đủ loại 60,81,82,120mm mà sao không thấy bác nào nói đến cách tính đường đạn, cách cân góc... thế.Bác nào là lính cối cho em biết cái đó được không, công thức tính đường đạn, góc bắn của cối nhé. :D :D
Tui là trinh sát pháo được huấn luyện trực tiếp tại chiến trường K, do đó tầm hiểu biết cũng chừng mực giới hạn, hơn nữa trên 20 năm rồi trí nhớ cũng mai một. Tui có thể trình bày sơ lược về hỏa lực bắn gián tiếp (Cối, pháo) như vầy:
- Cơ bản đường đạn là bài toán Vật lý cơ học lớp 10 về vật ném xiên, trong môi trường thực tế do sức cản của không khí nên quỹ đạo đường đạn là đường parapol không cân xứng (thể hiện độ sai lệch trong bản bắn theo áp suất không khí và độ ẩm môi trường), cũng do tác động của gió ảnh hưởng quỹ đạo viên đạn (gió  được phân tích làm hai thành phần dọc và ngang trong bản bắn). Chênh lệch độ cao giữa trận địa và mục tiêu phải được tính. Nếu pháo hoạc cối nòng có rãnh xoắn (đường khương tuyến) để ổn định đường đạn thì đạn có độ dạt ngang do xoay lướt trong không khí nữa (trong bản bắn có thể hiện tùy theo liều phóng và cự ly bắn).
- Về cự ly là bài toán Hình học Giải tích của lớp 11 về hai điểm trong hệ trục tọa độ bản đồ, trong bản bắn được logarit hóa thành phép tính cộng trừ cho đơn giản cho người lính tính toán nhanh. Tọa độ trận địa pháo  và đài quan sát sửa bắn tính toán theo vật chuẩn có trước trên bản đồ như ngọn đồi, nhà cao tầng, chùa chiền miếu mạo, hay góc cua đường sông suối . . . Tọa độ mục tiêu tính toán căn cứ vào góc độ quan sát của các đài quan sát ( bài toán giao hội tam giác trong Hình học Giải tích).
- Đối với pháo hoặc tên lửa đất đối đất có tầm bắn xa: Có tính đến yếu tố độ cong của mặt đất theo vỏ địa cầu và ảnh hưởng môi trường không khí loãng khi đạn bay trên tầng bình lưu của khí quyển.
Để đưa được viên đạn tới mục tiêu là do nỗ lực của nhiều bộ phận hoạt động nhịp nhàng, chứ không thể nói là trinh sát giỏi, pháo thủ hay hoặc vũ khí tốt . . . . Do đó binh chủng Pháo binh mình có câu truyền thống "Chiến đấu hợp đồng, lập công tập thể" là vậy!
Vài dòng hầu chuyện củng các bác. Tuy nhiên các kỹ thuật triển khai trận địa pháo, cối xin nhường lời cho các bác Khẩu đội trưởng! ;D


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: thinhe677f346 trong 04 Tháng Mười Hai, 2010, 07:30:46 pm

  Thôi em ko hỏi nữa không có các bác lại bảo em là làm những việc mà nhà nước cấm.Khi khác nhờ ông anh ở đơn vị cối chỉ bảo vây.
  Các bác trình bầy tiếp về biên chế hỏa lực của cấp E đi.Hình như cấp E còn có đơn vị pháo phòng không 37mm thì phải.
___________________________________________________________________________________________________________________________
_Trong mỗi hòm đạn cối đều có một tờ bảng bắn phần tử bắn phù hợp với lô đạn đó.( vì đạn nặng,nhẹ) theo đơn vị tính (+ và--).
_Còn pháo phòng không 37mm(ly) thì Ebb không được trang bị thì phải, pháo 37mm thì cấp f mới có. Như Ebb 677 của chúng tôi ở BGPB( tuyến đầu) chi được biên chế 1C pháo phòng không 23mm thôi.


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 04 Tháng Mười Hai, 2010, 10:26:02 pm
Thưa các Cụ! Súng cối được định nghĩa như sau:

Là loại súng nòng chơn(không có rãnh khương tuyến), nguyên lý bắn sử dụng khí thuốc súng phản lực (có tên là liều chính và liều phụ).

Quả đạn cối được đúc bằng gang, xung quanh quả đạn có các vòng đai bằng hợp kim đồng hoặc kẽm. Thuốc nổ trong quả đạn là thuốc nổ TNT(mầu vàng như hạt ngô). Đầu quả đạn có rãnh tiện lắp ngòi nổ, ngòi nổ thường có 2 chế độ:  nổ tức thì và nổ chậm.
 Đuôi quả đạn cối được gắn liều chính bên trong và liều phụ được buộc xung quanh. Khi được bắn đi quả đạn tự quay tròn, cánh quả đạn cối có tác dụng cân bằng quỹ đạo đường đạn.

Hạt lửa được lắp bên ngoài liều chính ở đuôi quả đạn, hạt lửa khi bị kim hỏa tác động sẽ tạo thành tia lửa đốt liều chính, liều chính sẽ đốt liều phụ thông qua các lỗ ở đuôi quả đạn. Lúc này áp suất trong nòng súng rất lớn đẩy quả đạn vọt đi, chính vì có quá trình đánh lửa đốt liều phóng này mà nòng súng cối phải đủ dày ,chịu được áp lực.

Cối 60mm và cối 82mm có thể bắn ứng dụng và không nhất thiết đủ liều (1 chính 3 phụ) nhưng cối 120mm và cối 160mm thì nhất thiết phải bắn đủ liều và phải có phần tử bắn.
 Nói đến phần tử bắn có nghĩa phải có kính ngắm quang học, có vật chuẩn và góc tầm, góc hướng. Để tính toán phần tử bắn cho pháo, trong 1C pháo binh(cối 160mm) bao giờ cũng có 1B trinh sát+kế toán+thông tin hữu tuyến và vô tuyến. Khi tác chiến, Ctr PB sẽ nắm đài chỉ huy, có nghĩa là Ctr sẽ nắm B thông tin, trinh sát. Đài chỉ huy sẽ đo đạc tọa độ mục tiêu tính toán phần tử cho pháo và sửa bắn. Chỉ huy trận địa là Cph cùng chính trị viên, trong 1C pháo bao giờ cũng có 4 khẩu đội.
 Cối 120mm công tác trinh sát, tính toán tọa độ và sửa bắn được giao cho A trinh sát.


Trong mỗi hòm đạn cối đều có một tờ bảng bắn phần tử bắn phù hợp với lô đạn đó.( vì đạn nặng,nhẹ) theo đơn vị tính (+ và--).
--------------------------------------------------------------------------------
Cái này chỉ đúng với cối 60mm.


Hình như cấp E còn có đơn vị pháo phòng không 37mm thì phải.
------------------------------------------------------------------------------
Pháo 37mm không phải thuộc biên chế cấp E BB.




 


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: thinhe677f346 trong 05 Tháng Mười Hai, 2010, 08:30:37 am
_Bạn longtrec à! loại cối to như của Bác thì tôi không dám nói ! Chứ còn cối tép (60) thì tôi gắn bó với nó gần 5 năm cơ lên tôi hiểu rõ về nó lắm  ;D ;D ;D.(Tôi sử dụng cối 60 của Trung Quốc). Mà hình như bạn quên cối 60 ngoài đạn nổ ra chúng tôi còn được phổ biến và trang bị thêm đạn khói và đạn truyền đơn cùng đạn( hóa học sử dụng khi có lệnh).


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: binhyen1960 trong 05 Tháng Mười Hai, 2010, 05:06:04 pm
 Chuyện bắn đạn cối 120ly mà BY được nghe lính đàn anh kể lại sau này :
 Chốt của cả E khi mới nống đội hình qua đất K đầu năm 1978 , cây đài lính trinh sát pháo căn chỉnh đo đạc lên các chốt của D7 lúc đó , thế rồi gọi bắn thử vào chốt địch phía trước chốt của ta kiểm tra .
 Lính trinh sát pháo ngồi trên cây me to ngay ngã tư bờ mương lính thông tin nằm dưới hầm phía dưới gốc cây me , trên cây gọi vọng xuống , lính thông tin trong hầm gọi về chẳng biết đọc tọa độ thế nào mà 3 quả đạn cối bắn thử của quân ta chỉnh tọa độ phang thẳng vào cây me đài trinh sát làm chú lính trinh sát pháo ngồi trên cây me tụt vội xuống khỏi đài mặt xanh lét vì sợ .
 Hình như lính trinh sát pháo gọi nhầm tọa độ cần bắn với tọa độ cây đài trinh sát pháo nên gọi cối 120ly của quân ta phang thẳng lên đầu mình . ;D

 Lần nữa thì tôi chứng kiến khi nằm chốt , lúc đó lên bếp anh nuôi gần D bộ lấy cơm , địch đánh vào chốt C3 nên hữu tuyến trong D liên tục reo , CTV D7 gọi điện sang C5 hỏa lực chi viện cối 82ly cho C3 . Trong lúc cuống lên anh ấy nói trên điện hữu tuyến :
- Chỉnh 3 quả , cấp tập 1 quả .
 Tôi đứng ngoài nghe xong cười bò luôn , chỉnh thì mất những 3 quả đến khi chuẩn rồi thì bắn cấp tập có mỗi 1 quả cối 82ly thì gọi gì là cấp tập nữa . ;D
 Cối 60 82ly chỉ dùng liều phụ khi nằm chốt thôi chứ đánh vận động thì chẳng thấy phát liều phụ cho lính cối và cũng không cần thiết , ta địch cách nhau vài chục đến một trăm mét thì cần gì liều phụ nữa . ;D


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: hellboy139 trong 05 Tháng Mười Hai, 2010, 05:22:55 pm
   Các bác trình bầy tiếp về biên chế hỏa lực của cấp E đi.Hình như cấp E còn có đơn vị pháo phòng không 37mm thì phải.
Dạ, pháo 37 ly thì hình như là được tăng cường cho E có nhiệm vụ phòng thủ, ví dụ như trung đoàn 50 ở Đồ Sơn cũng có pháo 37 ly ạ


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 05 Tháng Mười Hai, 2010, 11:16:56 pm
Cái chuyện pháo của ta giã vào đầu BB ta như bác BY nói không phải ít sảy ra. với cối 120mm cái này do lỗi của mấy bố trinh sát làm ẩu. Còn đối với các loại pháo lựu hoặc pháo nòng dài thì trường hợp bắn vào đầu bb rất hiếm(chứ không phải không có sảy ra).

Bắn cối 60mm, 82mm và cối 120mm điều tối kị là để nước mưa trong nòng súng, quả đạn có thể dơi ngay trước mặt hoặc may mắn hơn nó dơi cách súng ít mét. Cối 160mm thì điều này lại không ngại vì cối 160mm có bệ khóa nòng ở sau, khi lạp đạn phải mở bệ khóa nòng, nếu có nước mưa thì mời bác cút cho bọn em nhờ. Còn thông nòng pháo cối 120mm và cối 160mm rất vất vả , phải 2 lính cầm thông nòng bằng cổ tay mà tọng vào nòng pháo, kéo ra đẩy vào rất nặng. Có 1 cách thông nòng cho cối hết bị han gỉ nhanh, mà ít tốn sức là lạp quả đạn vào bùm... sạch ngay lúc đó, nhưng bảo đảm mai sẽ gỉ.... ;D


Bác Thịnh ơi! Em không quên cối 60mm có đạn khói, đạn truyền đơn đâu  ;D


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: ongbom_f2 trong 05 Tháng Mười Hai, 2010, 11:43:28 pm
  Hình như lính trinh sát pháo gọi nhầm tọa độ cần bắn với tọa độ cây đài trinh sát pháo nên gọi cối 120ly của quân ta phang thẳng lên đầu mình . ;D

Cái bác nhớ dai này chỉ được cái nói đúng. Pốt nó luôn xăm soi để tìm cho ra đài quan sát. Trong đài có cả thông tin với cả TS bộ binh đấy, nên nó mà đánh úp thì chỉ còn nước gọi pháo giã lên đầu mình. Ở trận địa ,chỉ huy vừa khóc vừa lệnh cho các khẩu đội chỉnh lại phần tử bắn theo yêu cầu, thà vậy còn hơn lọt đài vào tay chúng nó.


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: thinhe677f346 trong 06 Tháng Mười Hai, 2010, 09:04:52 am
Trích dẫn từ: longtrec link=topic=18965.msg274509#


Bác Thịnh ơi! Em không quên cối 60mm có đạn khói, đạn truyền đơn đâu  Grin
[/quote
______________________________________________________________________________________________________________________________
_Hi Hi ;D vì tôi không thấy Bạn nhắc đến đạn khói và đạn truyền đơn của tôi mà !  ;D


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: trung-truc trong 06 Tháng Mười Hai, 2010, 10:23:02 am
  Hình như lính trinh sát pháo gọi nhầm tọa độ cần bắn với tọa độ cây đài trinh sát pháo nên gọi cối 120ly của quân ta phang thẳng lên đầu mình . ;D

Cái bác nhớ dai này chỉ được cái nói đúng. Pốt nó luôn xăm soi để tìm cho ra đài quan sát. Trong đài có cả thông tin với cả TS bộ binh đấy, nên nó mà đánh úp thì chỉ còn nước gọi pháo giã lên đầu mình. Ở trận địa ,chỉ huy vừa khóc vừa lệnh cho các khẩu đội chỉnh lại phần tử bắn theo yêu cầu, thà vậy còn hơn lọt đài vào tay chúng nó.
Bác ongbom_f2 viết làm em nhớ E487 bị mất một "đài luồn sâu" sau khi đã chiếm Phnom-Mê-lai độ 6 tháng! C21 tổ chức luồn sang Thái để tìm các cứ điểm của Pốt để báo về, nhưng cái chết người là liên lạc vô tuyến: Bọn Thái dò ra điểm phát sóng trên ngọn núi đá vôi, nên thông báo cho tụi Pốt triển khai gần 300 tay súng bao vây nhằm tiêu diệt! Kết quả tổ đài 6 người hy sinh hết 5 do địch ném lựu đạn vào hang đá, chỉ một người sống sót do bò được ra một ngách hang thông ra vách đá.
Nguyên tắc chọn điểm làm đài quan sát: Không nên chọn điểm dễ gây chú ý như cây cao độc lập, cây có màu lá hoặc hoa có màu khác thường. Vậy mà thỉnh thoảng vẫn bị "tai nạn" do bị bộ binh nhà mình bắn lầm do hiệp đồng không chặt chẽ! Lần ở gần Pua anh Thành người Quảng Trị leo lên ngọn cây, em leo lưng chừng cây đó để hỗ trợ truyền đạt bằng mồm cho người dưới mặt đất bị bộ binh nhà mình quất mấy loạt 12,7ly ở cự ly gần 1,2km may mà không trúng ai! Anh Hổ C trưởng kêu chọn cái cây khác mà leo, cái cây kế tiếp em là người leo lên ngọn nhờ lá rậm nên không bị phát hiện!


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: bodoi1993 trong 06 Tháng Mười Hai, 2010, 10:06:56 pm
_Còn ở E 677 Thông Nông Cao Bằng chúng tôi 12 ly7 và DKZ 82 thì cấp D. Cấp E thì có cối 120 và pháo phòng không 23ly mỗi loại 1c và còn được tăng cường 1c pháo 105 nữa của E 188.
Thì lính ở K cũng trang bị hỏa lực mạnh cấp C D giống như lính BGPB mình thôi .
 12.8ly ( lính ở K vẫn gọi thế chẳng biết tại sao không gọi là 12.7ly ) và DKZ 57ly 82ly là hỏa lực cấp D quản lý , sau này GP Phnom Penh rồi thì cấp D được trang bị DKZ75ly thay thế DKZ57ly mang về vứt 1 xó  ;D
 Cấp E các C trực thuộc cũng có 12.8ly và C DKZ75ly cùng các bộ phận khác nhưng phân chia cách gọi không giống như Nguyendinhthang đã nói ( không nhớ lắm ) C16 cối 120ly , C17 DKZ75ly , C18 ? , C19 công binh , C20 ? C21 trinh sát , C23 quân y .
 Ngoài ra E có pháo 85ly cùng pháo 105ly và pháo phòng không của F đi phối thuộc cùng cánh hay bắn chi viện nhưng ở vị trí khác .
--------------------ở E4 C18 là 12.8ly-C20 là thông tin C24  vận tải bác ơi


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: tung677 trong 06 Tháng Mười Hai, 2010, 10:32:07 pm
Trích dẫn từ: longtrec link=topic=18965.msg274509#


Bác Thịnh ơi! Em không quên cối 60mm có đạn khói, đạn truyền đơn đâu  Grin
[/quote
______________________________________________________________________________________________________________________________
_Hi Hi ;D vì tôi không thấy Bạn nhắc đến đạn khói và đạn truyền đơn của tôi mà !  ;D
Tôi thì nhớ,mấy thằng cối nhà ta( năm 1982...) bắn truyền đơn xang đất TQ...vào đúng hôm lạnh nhất (có lẽ là gió mùa đông bắc)thổi ngược tất cả truyền đơn của ta....vào đất ta...?cụ thể đơn vị nào bắn tôi không rõ....vụ này các bố ở trên tiểu đoàn dấu nhẹm đi....Thịnh có nhớ hồi đi qua hào chống tăng truyền đơn còn đấy không...?


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 08 Tháng Mười Hai, 2010, 07:06:52 pm
Đề nghị các bác "sỹ quan" Lục quân, các Cụ BB bổ xung cho em danh sách vũ khí khí tài cấp E để mọi người cùng thảo luận!


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: dongadoan trong 08 Tháng Mười Hai, 2010, 07:20:16 pm
Đề nghị các bác "sỹ quan" Lục quân, các Cụ BB bổ xung cho em danh sách vũ khí khí tài cấp E để mọi người cùng thảo luận!
-------------------------
 Thực tế ở topic này, khi các bác đã bàn đến cối 120mm, ĐKZ 75mm hay SPG-9,... vậy là "kịch kim" của vũ khí cấp eBB rồi đấy! ;D


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 11 Tháng Mười Hai, 2010, 01:48:20 am
Đề nghị các bác "sỹ quan" Lục quân, các Cụ BB bổ xung cho em danh sách vũ khí khí tài cấp E để mọi người cùng thảo luận!
-------------------------
 Thực tế ở topic này, khi các bác đã bàn đến cối 120mm, ĐKZ 75mm hay SPG-9,... vậy là "kịch kim" của vũ khí cấp eBB rồi đấy! ;D

Theo tôi được biết trước đây hỏa lực E BB là cối 120mm và 12,7mm nhưng nay 12,7mm đã được thay bằng 14,5 hoặc 23mm. Tôi đã dời xa Quân đội lâu, mong các đàn anh và các bạn cho ý kiến.

(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/1-63.jpg)


Thông số kỹ thuật súng máy cỡ nòng lớn 14,5mm.

-Cỡ nòng:    14,5 мм.
-Dài:    1980 мм.
-Rộng:    162 мм.
-Cao:    225 мм.
Trọng lượng:    52,2 кg.
-Tốc độ bắn lý thuyết :    550 - 600 v/phút.
-Tốc độ bắn chiến đấu:    70 - 80 v/phút.
-Cự li bắn hiệu quả qua kính ngắm (trên mặt đất):    2000 м.
-Tầm bắn tối đa:    9000 м.
-Làm mát nòng: Không khí.
-Điện năng cung cấp :    27 V.


Pháo 23mm.

(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/21.jpg)



Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: tai_lienson trong 11 Tháng Mười Hai, 2010, 08:24:25 am
Đúng là biên chế năm 85 cho đến 90 các đơn vị cấp  E ở phía bắc đều được trang bị 14,5 hoặc 23mm .Nhưng nay điều kiện khác nên biên chế quay lại như ngày xưa


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: thinhe677f346 trong 11 Tháng Mười Hai, 2010, 05:03:29 pm
_Từ đầu năm 1981 đến cuối năm 1985 ( đời lính của tôi  ;D ). Ebb 677. BGPB đã được trang bị 1c (C13 pháo phòng không) 23 ly,mỗi khẩu một xe GAT 66 kéo hẳn hoi.


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 12 Tháng Mười Hai, 2010, 07:37:21 pm
Xin phép các bác ta chuyển sang phần khí tài của C thông tin trực thuộc E.

Xin các bác Cựu thông tin và các bạn vào giúp 1 tay!


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: kakashivn87 trong 13 Tháng Mười Hai, 2010, 03:07:24 am
Các bác cho cháu hỏi về uy lực của khẩu 14.5mm được không ạ?
So với 12.7 thì thế nào ạ? Súng bắt buộc phải có cò điện hay có loại bình thường? Đạn so với 12.7 thì to hơn nên tầm và sức xuyên lớn hơn thế nào, tuổi thọ nòng súng nữa ạ.


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: thinhe677f346 trong 13 Tháng Mười Hai, 2010, 08:25:48 pm
Xin phép các bác ta chuyển sang phần khí tài của C thông tin trực thuộc E.

Xin các bác Cựu thông tin và các bạn vào giúp 1 tay!
_________________________________________________________________________________________________
_Về vũ khí của C thông tin trực thuộc Ebb thì tôi chịu! tôi chỉ thấy ở Ebb 677 của tôi có máy thông tin vô tuyến và hữu tuyến thôi cùng cái máy gì các ông ấy vẫn đánh tạch...tạch ...tè ý  :o  :o  :o. Cái này chỉ có tung677 thì biết hơn tôi về cái mảng Thông tin này?


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 18 Tháng Mười Hai, 2010, 05:47:50 pm
Thú thật cả đời tôi chỉ nghe chứ chưa bao giờ nhìn thấy máy 15W mà C thông tin trực thuộc E dùng, các bác vào xác minh hộ dưới đây có cái nào không?


(http://i1218.photobucket.com/albums/dd413/veratex/R_105.jpg)


(http://i1218.photobucket.com/albums/dd413/veratex/dd4d09db822308264c.jpg)


(http://i1218.photobucket.com/albums/dd413/veratex/3582e25d76d53b7c80.jpg)


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: ngoduythiet trong 22 Tháng Mười Hai, 2010, 06:44:47 pm
    Cái này hình như là điện đài vô tuyến thì phải.Bên này nói bên kia nghe và ngược lại (giống như điện thoại ấy).Còn cái .. tạch...tạch.... tè ... là cái khác.Em không nhớ tên lắm nhưng cái .. tạch...tạch.... tè ...  (gọi tạm như vậy nhé các bác) :D :D truyền tin theo kiểu khác nó có 1 hệ thống mã hóa khi cần gủi tin người thao sẽ ấn cái nút bên cạnh của nó để mã hóa rồi gủi đi.Khi nhận về nó chạy ra 1 cái dây chữ để xem.Dịch cái dây chữ ra là biết thông tin.


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: tung677 trong 24 Tháng Mười Hai, 2010, 10:19:20 pm
Từ đầu năm 1981 đến 1985 khi tôi ra quân E 677 F 346 ,C thông tin E vẫn dùng máy 81 do TQ sản xuất viện trợ cho ta từ KCCM....công suất máy là 15W....nói chung lúc đó ta nghèo quá có gì dùng đó....tôi là lính 2 W...mà phải học 3 loại máy 2W..đầu tiên là si lích 71 của TQ, sau đó là P-105 M....có trong trang bị của tiểu đoàn....


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: tung677 trong 25 Tháng Mười Hai, 2010, 08:34:07 am
Xin phép các bác ta chuyển sang phần khí tài của C thông tin trực thuộc E.

Xin các bác Cựu thông tin và các bạn vào giúp 1 tay!
Nếu mà nói về mảng này... không ai hơn...Mr.Ngan...vì bạn ấy là thượng úy sỹ quan thông tin chuyên nghiệp ở quân đoàn 26....được đào tạo bài bản hẳn hoi.....


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: haanh trong 25 Tháng Mười Hai, 2010, 08:53:30 pm
hehe em cũng chỉ biết máy PRC25 và 71C của TQ  ;D Biên chế Btt của D em có 4 máy PRC25 , 3 máy ở 3 đại đội và một máy ở D bộ . Máy 71C ở D bộ dùng để liên lạc với Cấp trên .


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: huyphongssi trong 25 Tháng Mười Hai, 2010, 08:54:12 pm
Thú thật cả đời tôi chỉ nghe chứ chưa bao giờ nhìn thấy máy 15W mà C thông tin trực thuộc E dùng, các bác vào xác minh hộ dưới đây có cái nào không?
(http://i1218.photobucket.com/albums/dd413/veratex/R_105.jpg)

Cái máy trên là 2W vô tuyến sóng ngắn thuộc Ctt anh Long ạ!


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: haanh trong 25 Tháng Mười Hai, 2010, 09:04:44 pm
Thú thật cả đời tôi chỉ nghe chứ chưa bao giờ nhìn thấy máy 15W mà C thông tin trực thuộc E dùng, các bác vào xác minh hộ dưới đây có cái nào không?
(http://i1218.photobucket.com/albums/dd413/veratex/R_105.jpg)

Cái máy trên là 2W vô tuyến sóng ngắn thuộc Ctt anh Long ạ!
hehe tui thấy nó giống máy 71C của TQ , nếu là loại giống 71C tQ thì cự ly liên lạc hàng trăm km và chỉ được trang bị cấp D trở lên . Hồi đó cấp C mà có máy 71C thì đở phải leo dừa móc ăng ten và không cần dùng ăng ten tre cho khổ  ;D


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: tung677 trong 25 Tháng Mười Hai, 2010, 10:41:24 pm
Thường ở biên giới phía bắc,liên lạc từ các C lên D và ngược lại thường là hữu tuyến là chính, khi có tình huống mới tăng cường máy vô tuyến 2 W đến các C bb ,thằng 2W ...71 C do TQ sản xuất trang bị cho D...sau này bị thằng Tầu gây nhiễu nặng lắm...được cái ưu điểm là nhẹ và gọn...lại sử dụng pin đại 1,5V...gồm 9 quả chia làm 3 khối  = 13,5 V,hơi yếu một chút bọn mình tháo ra chạy đèn pin...hoặc chạy đài....sau này được tăng cường thêm anh P-105 M,tuy nặng nhưng làm việc tốt.....trước đó bọn tôi có dùng PRC-25 chiến lợi phẩm sau hết nguồn đành trả lại....anh này hay cực nhưng tiếc quá vì hết nguồn....


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: haanh trong 26 Tháng Mười Hai, 2010, 12:34:01 am
Thường ở biên giới phía bắc,liên lạc từ các C lên D và ngược lại thường là hữu tuyến là chính, khi có tình huống mới tăng cường máy vô tuyến 2 W đến các C bb ,thằng 2W ...71 C do TQ sản xuất trang bị cho D...sau này bị thằng Tầu gây nhiễu nặng lắm...được cái ưu điểm là nhẹ và gọn...lại sử dụng pin đại 1,5V...gồm 9 quả chia làm 3 khối  = 13,5 V,hơi yếu một chút bọn mình tháo ra chạy đèn pin...hoặc chạy đài....sau này được tăng cường thêm anh P-105 M,tuy nặng nhưng làm việc tốt.....trước đó bọn tôi có dùng PRC-25 chiến lợi phẩm sau hết nguồn đành trả lại....anh này hay cực nhưng tiếc quá vì hết nguồn....
hehe PRC25 tụi em cũng toàn sài pin con ó như 71C , chế lại dây nguồn đấu 12 cục nhưng công suất kém lắm . Bọn em không có hữu tuyến vì không ở cố định một chổ . Hữu tuyến chỉ thấy có ở E bộ để liên lạc các phòng ban còn liên lạc với các D vẫn dùng 71C . Cấp E liên lạc với trên bằng máy 15w do báo vụ chuyễn phát những bức điện đã được cơ yếu mã hóa .
71C nhẹ gọn nhưng chỉ thích hợp ở nơi cố định còn khi hành quân thì bị mất sóng , nhiễu hơn PRC 25 .
Do không có hữu tuyến nên tất cả mệnh lệnh tác chiến đều phải thông qua 2w và để bảo mật TT phải sử dụng triệt để bảng mã 5 số và cuốn sổ ghi điện là vật bất ly thân vì nó liên quan đến trách nhiệm của nhiều người ( người ra mệnh lệnh - người thực hiện mệnh lệnh - người nhận phát và dịch mệnh lệnh ).
hehe vì vậy em đề nghị phải đưa các bảng mã và sổ ghi điện vào danh mục khí tài của F bb ;D


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 26 Tháng Mười Hai, 2010, 01:37:46 am
Do không có hữu tuyến nên tất cả mệnh lệnh tác chiến đều phải thông qua 2w và để bảo mật TT phải sử dụng triệt để bảng mã 5 số và cuốn sổ ghi điện là vật bất ly thân vì nó liên quan đến trách nhiệm của nhiều người ( người ra mệnh lệnh - người thực hiện mệnh lệnh - người nhận phát và dịch mệnh lệnh ).
hehe vì vậy em đề nghị phải đưa các bảng mã và sổ ghi điện vào danh mục khí tài của F bb Grin


------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Ý kiến của haanh rất hay đề nghị Bác Tùng và Haanh làm rõ !


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: tung677 trong 26 Tháng Mười Hai, 2010, 09:16:39 am
Máy thông tin vô tuyến 2 W ....như  PRC25....71C....P-105....liên  lạc máy tới máy....chỉ trong cự ly ..tối đal là...20 km,nếu muốn xa hơn phải qua trạm chuyển tiếp,máy 15W trang bị cho E thì khỏi nói....nó thường liên lạc từ E...tới ...F và ngược lại.thường thì bảng mã sau một thời gian người ta lại đổi....đó là chế độ bảo mật do trên qui định...anh nào mà lộ bảng mã thì toi...quân pháp sờ gáy ngay....hì...hì....


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: trung-truc trong 27 Tháng Mười Hai, 2010, 02:42:28 pm
Máy thông tin vô tuyến 2 W ....như  PRC25....71C....P-105....liên  lạc máy tới máy....chỉ trong cự ly ..tối đal là...20 km,nếu muốn xa hơn phải qua trạm chuyển tiếp,máy 15W trang bị cho E thì khỏi nói....nó thường liên lạc từ E...tới ...F và ngược lại.thường thì bảng mã sau một thời gian người ta lại đổi....đó là chế độ bảo mật do trên qui định...anh nào mà lộ bảng mã thì toi...quân pháp sờ gáy ngay....hì...hì....
Bản mã dịch mất khi người mất thì Quân pháp muốn sờ cũng đâu có mà sờ! ;D E chỗ tui bị mất một tổ đài luồn sâu: Tổ 6 người chỉ sống sót một người lại bị thương nặng, mất cả máy 2W cùng khí tài quan sát và toàn bộ vũ khí cá nhân vào tay Pốt . . . Nhưng toàn bộ Thông tin Vô tuyến E phải cấp tốc học Bản mã dịch mới thất là khốn khổ! ;) Lúc ở Chiến trường K chỗ khác thì tui không rõ, nhưng tại E tui khi đi tác chiến Thông tin dùng 2 bản mã dịch, quy luật sử dụng do Chỉ huy cấp E quyết định. Tui hết sức khâm phục có vài anh Thông tin Vô tuyến chỉ cần học non buổi đã thuộc lào bản Mã dịch, thuộc xong xé vứt luôn tờ giấy khổ A4 chữ số chi chít, vô tư vác máy đi tác chiến ;D


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: nguyen dinh thang trong 27 Tháng Mười Hai, 2010, 08:24:09 pm
 Topic này em đợi mãi không thấy nói đến vũ khí hạng nặng của F bb. Em xin kê khai vũ khí của Fbb 356 hồi những năm 84, sư đoàn em có 4 E gồm có 3 Ebb và một E pháo. E pháo của sư em có 3 tiểu đoàn gồm có một D pháo lựu 105, 1 D pháo 76,2 ly và 1 D cối 160. Các D trực thuộc sư em chỉ biết có D17 công binh, D 14 cao xạ và D 13 là D tăng thiết giáp. Ngoài ra có thêm đại đội 33 pháo giàn BM13 có 6 giàn. Sau này hồi 85 được bổ xung thêm 2 giàn BM21. Sơ qua em chỉ biết đến như vậy nếu thiếu các bác bổ xung nhé. Đề nghị bác Long bắt đầu từ cối 160.


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: daibangden trong 27 Tháng Mười Hai, 2010, 08:46:01 pm
Cối 160mm có phải loại MT-3 này không ạ?

(http://i1129.photobucket.com/albums/m509/daibangden_T80UD/s640x480.jpg)

Cỡ nòng súng: 160mm

Khối lượng trong trạng thái chiến đấu: 1086kg

Sơ tốc đầu nòng: 245m/s

Tốc độ bắn: 3 viên/phút

Tầm bắn: 5100 mét

Khối lượng đạn cối: 40 530 gam


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 28 Tháng Mười Hai, 2010, 09:24:28 pm
Nhìn lại lịch sử chống giặc ngoại sâm phương bắc, ông cha ta đều trọn những vị trí  hiểm yếu thuộc tỉnh Lạng sơn( ải Tam quan, ải chi lăng v.v...) để ngăn bước tiến quân thù. Quân đoàn 14 trong cuộc chiến tranh BGPG(1979-1989) được Tổ quốc giao trọng trách trấn giữ cửa ngõ của đất nước -Lạng sơn. Trong quân đoàn 14 có sư đoàn 337 của tôi đóng quân tại vị trí mũi nhọn . Địa bàn sư đoàn đảm nhiệm trải dài, núi non hiểm trở với những điểm cao trọng yếu như 820, 700, bình độ 400 v.v...và các quốc lộ huyết mạch của đất nước như 1A,1B,4A.

Do vị trí , điều kiện tác chiến của sư đoàn 337 mà rất có thể hỏa lực của sư đoàn được trang bị mạnh hơn các sư đoàn khác. sư đoàn 337 của tôi có 1 trung đoàn pháo binh 108 với 2 tiểu đoàn cối 160mm, 1 tiểu đoàn lựu pháo 105mm. Ngoài ra sư 337 còn có 1 tiểu đoàn BM-21"Grad" mà chúng ta quen gọi "Katyusha". Với tư cách là 1 chiến sỹ trong trung đoàn pháo binh thuộc sư đoàn 337, tôi xin hân hạnh giới thiệu cùng các đàn anh CCB và các bạn hỏa lực thứ nhất trang bị cho cấp sư đoàn, cối 160mm.



SÚNG CỐI 160MM.




Súng cối 160mm (1943) là súng cối có cỡ nòng lớn nhất của Hồng quân Liên Xô trong chiến tranh thế giới lần thứ 2.

Cối 160mm được Viện nghiêm cứu cục quân khí( НИИ Наркомата Вооружений) phát triển trên cơ sở súng cối 120mm mẫu năm 1938, do Г. Д. Ширенина đứng đầu. Năm 1943 tại Ural, cối 160mm đã tiến hành thử nghiệm thành công và sau đó nhận mã hiệu : MT-13.

Ngày 17/1/1944 cối 160mm được đích danh Stalin phê chuẩn , tiếp nhận trang bị cho các các sư đoàn BB Liên Xô.

Ngày 22/1/1944, theo sắc lệnh của cục quân khí giao cho nhà máy chế tạo máy Tula(nhà máy 535) sản xuất súng cối 160mm. Tính đến cuối năm 1944 nhà máy "535" đã sản xuất được 350 khẩu cối 160mm. Trong giai đoạn từ 1944 đến 1947 , Liên Xô sản xuất được tổng cộng 1557 khẩu cối 160mm(gồm 3 mẫu).


(http://i1218.photobucket.com/albums/dd413/veratex/450px-_160-__-43.jpg)

(http://i1218.photobucket.com/albums/dd413/veratex/s28158940.jpg)

Cối 160mm mẫu năm 1943.


Súng cối 160mm có 3 phiên bản cải tiến, trong đó có 2 phiên bản được cải tiến trong giai đoạn 1943-1945.
-Phiên bản cải tiến thứ nhất xuất hiện vào mùa hè 1945, tuy nhiên phiên bản này chỉ sản xuất vẻm vẹn 4 khẩu cối 160mm , chiều dài nòng tăng thêm 50mm , tầm bắn được nhân rộng tới 7400m, phiên bản cải tiến này được đặt tên là MT-13D. Phiên bản súng cối 160mm do nhà máy chế tao dụng cụ địa chấn cải tiến 1 số chi tiết nhưng bề ngoài không khác mấy MT-13(СКБ-21 , сейсмического приборостроения) là phiên bản có tầm bắn xa, đơn giản và rễ sử dụng hơn cả. Phiên bản súng cối 160mm được nâng cấp lần cuối là vào năm 1953 gọi là : M-160. có chiều dài nòng tới 4550mm. M-160 có tầm bắn xa tới 8040m, hệ thống điều chỉnh tầm bắn được hỗ chợ thủy lực (MT-13 bằng trục sắt tiện ren vuông).

(http://i1218.photobucket.com/albums/dd413/veratex/M160_2.jpg)


(http://i1218.photobucket.com/albums/dd413/veratex/M160_3.jpg)

(http://i1218.photobucket.com/albums/dd413/veratex/M160_4.jpg)

Cối 160mm mẫu M-160.





Còn tiếp.


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: ngoduythiet trong 29 Tháng Mười Hai, 2010, 10:23:48 am
  Bác cho cháu hỏi vài câu là tính về khả năng hỏa lực thì cối 160 có bằng pháo 155 không bác. Điều nữa là nòng cối khá dài sẽ rất khó khăn cho người lính tao tác thả quả đạn vào nòng khi bắn ở góc tương đối cao.Vậy trận địa cối có phải đào hầm, hố để giảm chiều cao của đầu nòng so với người lính không?


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: OldBuff trong 29 Tháng Mười Hai, 2010, 11:47:13 am
  Bác cho cháu hỏi vài câu là tính về khả năng hỏa lực thì cối 160 có bằng pháo 155 không bác. Điều nữa là nòng cối khá dài sẽ rất khó khăn cho người lính tao tác thả quả đạn vào nòng khi bắn ở góc tương đối cao.Vậy trận địa cối có phải đào hầm, hố để giảm chiều cao của đầu nòng so với người lính không?

Uy lực vũ khí còn tùy vào nhiệm vụ chiến đấu cụ thể mới có thể so sánh được đ/c ạ! Cối 160 là loại hỏa lực cộng đồng cấp sư dùng để bắn phòng ngự. Loại cối này nạp đạn phía bệ khóa nòng bằng cách hạ nòng ngang. Cụ thể bác Longtrec sẽ làm rõ hơn trong bài.

Hình minh họa cối 160 MT-13 (O. 1943) và cách thức chỉnh ngắm, nạp đạn ở bản cải tiến MT-13D:
(http://www.technicamolodezhi.ru/rubriki_tm/istorseries/is/1971/art9.jpg)
(http://riv.co.nz/rnza/hist/mortar/fig36b.jpg)
(http://riv.co.nz/rnza/hist/mortar/fig36a.jpg)


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 29 Tháng Mười Hai, 2010, 06:55:50 pm
Tiếp theo cối 160mm.


MIÊU TẢ CHI TIẾT VỀ ĐẠN VÀ SÚNG CỐI 160MM.


Súng cối 160mm được phát triển để phá hủy các công sự hầm hào kiên cố của đối phương, cũng có thể dùng để tập kích tiêu diệt các cứ điểm, các bãi tăng. Súng cối 160mm có thể triển khai tác chiến ở mọi địa hình như đồi núi, đô thị hay đồng bằng v.v...Như hiệu quả nhất vẫn là tác chiến tại những khu vực đồi núi, đô thị nơi mà mục tiêu bị che khuất tầm nhìn.

1/Đạn cối 160mm.

Vỏ đạn cối 160mm được đúc bằng gang, có 12 cánh nhỏ có tác dụng ổn định quỹ đạo đường đạn. Quả đạn thường được sơn mầu cỏ úa, bên ngoài vỏ đạn(nơi có đường kính lớn nhất) là các vòng đai dẫn bằng hợp kim đồng hoặc kẽm. Vòng đai dẫn có tác dụng ôm kín nòng súng tạo thành buồng áp suất kín, khi thuốc phóng của quả đạn bị đốt dưới tác động của kim hỏa vào hạt lửa. Quả đạn cối 160mm sử dụng 1 liều chính và 3 liều phụ, không như cối 60mm hoặc 82mm, cối 160mm nhất thiết phải lắp đủ liều khi bắn. Liều thuốc phóng của cối 160mm không khác mấy so với liều phóng của cối 120mm, có nghĩa là liều chính hình trụ, thon nhỏ gồm nhiều sợi như sợi mì dài độ 25cm mầu lâu sậm. Liều phụ bọc trong túi vải bố mầu trắng, 2 đầu có dây bộc ôm vào đuôi quả đạn, liều phóng phụ gồm nhiều hạt như hạt gạo cũng có mầu lâu sậm.

Đạn cối 160mm thuộc chủng nổ phân mảnh, khi nổ tạo ra khoảng bán kính sát thương rất lớn . Quả đạn cối 160mm có trọng lượng 40,865kg với 7,78kg thuốc nổ TNT. Đầu quả đạn cối 160mm có lắp ngòi nổ với 2 chế độ, nổ tức thì hoặc nổ chậm sau 6s(tính từ khi quả đạn chạm đất). Thông thường chỉ khi tác chiến ngòi nổ mới được lắp vào quả đạn. Điều chỉnh chế độ nổ là tùy thuộc yêu cầu của trận đánh, Ctr (tức đài trưởng) sẽ qui định. Khi tập kích bãi xe tăng hoặc bắn phá trận địa của đối phương thì để ngòi nổ tức thì, ngược lại khi phá hủy các công trình, địa đạo ngầm của đối phương thì để chế độ nổ chậm(quả đạn khoan sâu tới 6m đất).

Cối 160mm có thể bắn các loại đạn khác như đạn truyền đơn, đạn khói, đạn hóa học v.v...


(http://i1218.photobucket.com/albums/dd413/veratex/HuyP-MD5.jpg)

Ngòi nổ (Hình có tính chất minh họa, ảnh đưa lại từ ảnh của huyphongssy).



Còn tiếp.


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: huyphongssi trong 29 Tháng Mười Hai, 2010, 08:27:52 pm
Gửi tặng anh Long và các thủ trưởng hình ngòi nổ của đạn cối 160 li:

Ngòi nổ GVMZ-7 (hình: www.army.lv)

(http://www.army.lv/photos/31148.jpg)

Chú thích:
1- Nắp chụp (гер­ме­ти­зи­рую­щий кол­пак)
2- Đai giữ chụp bảo hiểm ngòi (че­ка)
3- Chụp bảo hiểm ngòi (пре­до­хра­ни­тель­ный кол­па­чок)
4- Băng chỉ dẫn (тесь­ма)
5- Chốt kín (гай­ка-за­дел­ка)
6- Khóa mở ngòi (ус­та­но­воч­ная втул­ка)

а- Đai chỉnh (лыс­ка для клю­ча)
б- Ren gá nắp chụp (резь­ба для на­вин­чи­ва­ния кол­па­ка)


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 30 Tháng Mười Hai, 2010, 04:09:55 pm
Tiếp theo cối 160mm.



2/Miêu tả chi tiết súng cối 160mm:

Súng cối 160mm cũng như những người anh em của nó trước đó  có nòng trơn, nòng súng cối 160mm dài tới 3030mm( cối cải tiến M-160 có nòng dài 4550mm). Đầu nòng súng có khắc rãnh để lắp gông móc vào xe kéo khi hành quân, ngoài ra khi trực chiến, gông sắt có tác dụng ngăn nước mưa vào trong nòng súng.

Cối 160mm có bàn đế với các tay sách như cối 120mm, nòng súng gắn với bàn đế bằng 1 khớp nối. Bàn đế là khối sắt đúc không bằng phẳng, phía dưới có 4 vấu chân hướng tâm mục đích để cố định súng vào đất khi bắn.

Khác với các loại cối khác, cối 160mm có bệ khóa nòng, nòng súng có thể mở ra khi nạp đạn bằng tay khóa nòng bên phải súng. Khi nạp đạn pháo thủ chỉ cần kéo tay cầm ở bệ khóa nòng, mở khóa nòng rồi nâng nòng súng lên, có 1 lấc hãm để nòng súng mở gần song song với mặt đất.

(http://i1218.photobucket.com/albums/dd413/veratex/Minomet-orugie_groznoe-7.jpg)


Trong bệ khóa nòng là kim hỏa, có thể rễ ràng tháo rời bảo quản, trong trường hợp bị tập kích bất ngờ không kịp hủy pháo thì cách tốt nhất để vô hiệu hóa tạm thời súng cối 1600mm là tháo khóa nòng.

Cối 160mm được gắn cố định lên 2 bánh xe, lên có cách gọi khác về nó là "Pháo-cối có xe kéo". Mỗi khẩu đội cối 160mm theo biên chế của Liên Xô là 7 người, với xe kéo có thể là Zil-131, Hồng hà hoặc Gaz-66, Ural-375 v.v...

Cối 160mm có thể bắn ở góc tầm lớn tới 80o, lúc này nòng súng gần như thẳng đứng, ở góc tầm này cối 160mm bắn quả đạn đi xa 630m . Còn ở góc tầm nhỏ nhất 45o súng cối MT-13(1943) có tầm bắn tối đa 5100m, còn ở cối M-160(1953) là 8040m. Điều chỉnh góc tầm , góc hướng cho súng cối 160 là tay quay cơ khí (MT-13), nối với 1 trục răng tiện vuông là tay quay điều chỉnh tầm, nó thường nằm bên dưới. Tay quay điển chỉnh hướng nằm trên tay quay tầm 1 chút, nòng cối 160mm được di chuyển trên 1 thanh ngang, được ốp chặt bằng 2 ốp bạc gắn cố định với nòng súng. Ở mẫu súng cối cải tiến M-160 điều chỉnh tầm và hướng cho súng cối 160mm đã được hỗ chợ thủy lực.

Súng cối 160mm được trang bị kính ngắm MP-41, gồm 2 núm khắc vạch chia độ tầm, hướng, bên cạnh muỗi núm chỉnh là bọt nước cân bằng. Trong kính ngắm là 1 dấu (+) lớn cùng vạch chia độ, pháo thủ số 1 cần dùng tay quay đưa vạch dấu (+) trùng vào cọc chuẩn(tức là điều chỉnh góc bắn, hướng bắn theo khẩu lệnh của chỉ huy trận địa). Pháo thủ số 2  giúp pháo thủ số 1 hiệu chỉnh, đưa 2 bọt nước(tầm, hướng) cân bằng chính giữa.

Súng cối 160mm nạp đạn theo kiểu các tút rời, tức là quả đạn khi đã buộc đủ liều(1 chính+3 phụ) sẽ được ốp các tút. Các tút cối 160mm là loại sử dụng nhiều lần , được làm bằng hợp kim đồng hoặc kẽm, đường kính 160mm, cao sấp sỉ 20cm. Đáy các tút có chân đế, ở chính giữa lắp hạt lửa to bằng đồng 5 xu có ren tiện. Các tút cối 160mm có tác dụng giữ quả đạn bằng 1 chốt hãm ở bệ khóa nòng, đồng thời là nơi nắp hạt lửa kích hoạt liều phóng của quả đạn.


(http://i1218.photobucket.com/albums/dd413/veratex/aa-3.jpg)


Thông số kỹ thuật :

-Cỡ nòng : 160mm.
-Trọng lượng chiến đấu/hành quân : 1170/1300(MT-13) và 1270/1470(M-160).
-Chiều dài hành quân : 3985mm(MT-13) và 4860mm(M-160).
-Góc bắn : 12-50o.
-Góc tầm : 45-80o.
-Sơ tốc nòng 140-245m/s.
-Chiều dài nòng : 3030mm(MT-13) và 4550mm(M-160).
-Khẩu đội biên chế chuẩn : 7 người.
-Tầm bắn : 5100m(MT-13) và 8040m.
 


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 03 Tháng Giêng, 2011, 03:49:34 pm
Xin tiếp tục giới thiệu cùng các đàn anh CCB cùng các bạn 1 loại hỏa lực thứ 2 của sư đoàn đó là pháo 85mm. Pháo 85mm được phân ra làm 2 loại , pháo phòng không đặt trên bệ 4 bánh mẫu năm 1939 hay còn gọi là 52-K (85-мм зенитная пушка образца 1939 года (52-К)). Loại thứ 2 pháo 85mm chống tăng D-48, tức là nó được chế tạo năm 1948 có 2 bánh xe(85-мм противотанковая пушка Д-48).



1/Pháo 85mm phòng không(K-52).

Pháo cao xạ 85mm được sản xuất tại tp nhỏ Kalingrag thuộc tỉnh Moscow do sáng kiến của kỹ sư G.D Dprokhin cải tiến nâng cấp pháocao xạ 76mm(mẫu 1938). Pháo cao xạ 85mm có mã hiệu GAU-52-P-365 được LX sử dụng rộng rãi trong cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại. Kết thúc chiến tranh pháo cao xạ 85mm còn phục vụ 1 thời gian dài trong quân đội Xô Viết, LX viện chợ cho 1 số nước XHCN anh em trong đó có Việt Nam.

(http://i1218.photobucket.com/albums/dd413/veratex/aaaa.jpg)

(http://i1218.photobucket.com/albums/dd413/veratex/aaa.jpg)

(http://i1218.photobucket.com/albums/dd413/veratex/aa-4.jpg)

(http://i1218.photobucket.com/albums/dd413/veratex/a2.jpg)


Thông số kỹ thuật :

Năm sản xuất : 1939-1945(Liên Xô sản xuất tổng cộng 14.422 khẩu).
-Cỡ nòng : 85mm.
-Dài nòng : 55,2kalibr.
-Trọng lượng 4500kg.
-Tầm bắn -3 đến +82o.
-Hướng bắn : 360o.
-Tốc độ bắn 20 phát/phút.


P/M :  pháo cao xạ 52-K không thuộc biên chế của sư đoàn bộ binh, tôi đưa để mọi người có thêm thông tin về pháo 85mm.


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: nguyen dinh thang trong 03 Tháng Giêng, 2011, 04:37:09 pm
 Sư đoàn em trang bị pháo 76,2 ly chứ không có pháo 85. Bác Long giới thiệu thêm về loại này nhé, bọn bạn em vẫn gọi nó là thằng khôn nhà dại chợ chỉ được cái nổ đầu nòng to. Nhớ hồi ở HG mỗi lần 76,2ly bắn là TQ phang trả bằng H12 cứ bay ù ù qua đầu bọn em kinh người.


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 03 Tháng Giêng, 2011, 04:46:23 pm
Sư đoàn em trang bị pháo 76,2 ly chứ không có pháo 85. Bác Long giới thiệu thêm về loại này nhé, bọn bạn em vẫn gọi nó là thằng khôn nhà dại chợ chỉ được cái nổ đầu nòng to. Nhớ hồi ở HG mỗi lần 76,2ly bắn là TQ phang trả bằng H12 cứ bay ù ù qua đầu bọn em kinh người.


Tôi sẽ lần lượt giới thiệu bác Thắng ạ!
Hồi 84 bọn tôi lên đánh nhau ở Đồng đăng, đóng tại cửa ngõ đường 1A vào Đồng Đăng cũng có 1C 76,2mm. Mỗi lần nó bắn vào cứ điểm rada của TQ cứ như muỗi đốt gỗ ấy, nhưng được cái các tút đồng của nó lại có giá. ;D


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: huyphongssi trong 03 Tháng Giêng, 2011, 05:27:56 pm
Em cho rằng cả 2 loại 76,2mm và 85mm đều là pháo chống tăng và trợ chiến cấp sư. Loại 76,2mm có tên gọi ZIS-3, loại 85mm có tên gọi là D44.


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 04 Tháng Giêng, 2011, 12:56:52 am
Tiếp theo:


PHÁO CHỐNG TĂNG 85MM (D-48)/85-мм противотанковая пушка Д-48



Pháo chống tăng 85mm được phòng thiết kế nhà máy số 9(Nhà máy chế tạo máy Ural) dưới sự lãnh đạo của giám đốc thiết kế F.F Petrov phát triển. Pháo chống tăng D-48 được phát triển trên nền tảng của pháo chống tăng D-44, phiên bản nâng cấp cải tiến được hoàn thiệt năm 1948.

Pháo chống tăng 85mm(D-48) được tiếp nhận trang bị năm 1953.

Trong thời gian 1955-1957 pháo chống tăng 85mm(D-48) được sản xuất tại nhà máy số 7 và nhà máy số 9( sản xuất được 819 khẩu D-48 và D-48N). Phiên bản D-48N là phiên bản nâng cấp trang bị kính ngắm đêm APN2-77 hoặc APNZ-77, mẫu này Liên Xô sản xuất 100 khẩu.

-Phiên bản SD-48 là phiên bản lắp đặt pháo trên thùng xe ô tô nhưng phiên bản này không được tiếp nhận.

Trung quốc nhái lại mẫu D-48 của Liên Xô  năm 1960 và đặt tên cho pháo 85mm do TQ sản xuấ là Type-60, phiên bản này trong kháng chiến chống Mỹ , TQ có viện chợ cho Việt Nam.

Thông số kỹ thuật :

-Nặng : 2350kg.
-Dài : 9195mm.
-Góc bắn : -6 đến +35o.
-Tốc độ bắn : 15 v/phút.
-Tầm bắn tối đa: 18970m.
Pháo sử dụng đạn:
a/ Đạn nổ phân mảnh :-Sơ tốc nòng : 1010m/s
b/Đạn xuyên lõm :-Sơ tốc nòng : 925m/s.
c/Đạn xuyên giáp :-Sơ tốc nòng : 1040m/s.

Khả năng xuyên thép ở cự li 500m là 190mm còn ở cự li 1000m là 185mm.


(http://i1218.photobucket.com/albums/dd413/veratex/42_000008_000021_45457.gif)

Pháo chống tăng 85mm(D-44).

(http://i1218.photobucket.com/albums/dd413/veratex/os040.jpg)


D-48.


(http://i1218.photobucket.com/albums/dd413/veratex/s640x480-1.jpg)


Pháo chống tăng 85mm(D-48).


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: binhyen1960 trong 04 Tháng Giêng, 2011, 09:31:05 pm


D-48.


(http://i1218.photobucket.com/albums/dd413/veratex/s640x480-1.jpg)


Pháo chống tăng 85mm(D-48).

Xưa khi còn chốt chặn BGTN đơn vị BY có trang bị khẩu 85ly loại này ( trên đầu nòng có những lỗ như khẩu này ) dùng bắn chi viện cho lính bộ binh trên chốt .
 Từ trận địa pháo 85ly lên chốt tiền tiêu đường chim bay khoảng trên 1km là cùng , trận 12.12.1978 khẩu 85ly nòng dài này giá ngang quất chi viện cho lính bộ binh C2 rất đắc lực . Lúc khoảng 10h trưa thì các chốt tiền tiêu của ta bật hết khỏi vị trí lính chạy dạt về tuyến sau tới bờ mương ngang thì nằm lại , phía sau bờ mương dọc bị địch khống chế không ra không vào chốt được nữa , hỏa lực chống tăng hết do đạn để trên hầm tiền tiêu cả trong khi đó gần chục xe vừa xe tăng vừa thiết giáp M113 cứ rìn rìn xì khói lao vào trận địa , lính bộ binh không có đạn chống TTG bắt đầu có những dấu hiệu hoảng loạn tinh thần thì thật may khẩu pháo 85ly của E bắn chi viện tối đa khiến TTG của Pốt không dám tiến lên cho đến chiều tối thì chúng rút mất lúc nào không ai biết .
 Hôm đó nếu không có khẩu 85ly loại này thì có lẽ lính Pốt chỉ cần dùng xích xe TTG nghiền lính VN cũng đủ chết hết rồi , Pốt cũng chỉ cần dũng cảm thêm một tý nữa thôi thì coi như mất chốt và lính C2 chúng tôi coi như xóa sổ . ;D


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: chiangshan trong 05 Tháng Giêng, 2011, 08:23:10 am
Bác longtrec cho em hỏi D-44 và D-48 khác nhau như thế nào ạ?


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: trung-truc trong 05 Tháng Giêng, 2011, 10:30:11 am
Trung đoàn tui cũng có 2 khẩu pháo 85mm nhưng của TQ sản xuất, không nhớ kiểu nào nhưng cụm đầu nòng có rãnh mang cá chứ không có nhiều lỗ như các kiểu bác Longtrec post lên. Khi bắn khí thuốc phóng tóe xéo ngược về phía sau, nên tiếng nổ đầu nòng "đinh tai nhức óc" chứ không "ấm" như pháo 105mm! Chủ yếu chỗ E tui lúc đó bắn đạn nổ mảnh sát thương, đạn nổ mảnh sát thương có ba liều phóng. Kiểu pháo của E tui sử dụng chỉ có tầm bắn max 16800m theo bản bắn thôi. Có lẽ bắn gián tiếp không phải là sở trường của pháo 85mm nên độ tản mát cao: ở cự ly 8600m mà đạn rơi quả nầy cách quả kia cỡ 30m không thích hợp bắn mục tiêu điểm! Bù lại được cái vỏ đạn lúc ấy toàn bằng đồng thau, mang đổi chó mỗi vỏ 3 con đắt hơn tôm tươi! ;D Khổ nỗi các đơn vị bộ binh không thích được chi viện bắn gián tiếp bằng pháo 85mm do độ tản mát cao! ;D


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: daibangden trong 05 Tháng Giêng, 2011, 03:02:04 pm
Bác longtrec cho em hỏi D-44 và D-48 khác nhau như thế nào ạ?
Em trả lời thay bác longtrec một phát:
D-44 và D-48 khác biệt ở hình dạng loa giảm giật đầu nòng pháo ;D
(http://i1129.photobucket.com/albums/m509/daibangden_T80UD/d-44.jpg)
D-44

(http://i1129.photobucket.com/albums/m509/daibangden_T80UD/d-48.jpg)
D-48

Dựa theo các thông số kỹ thuật thì về chiều dài nòng pháo của D-44 gấp cỡ nòng 55,1 lần, còn ở D-48 là 74,0. Đây là điểm bên ngoài theo em là dễ phân biệt nhất nếu để hai loại này cạnh nhau ;D. Còn các thông số kỹ thuật khác liên quan đến loại đạn, khối lượng đạn, sơ tốc đầu nòng, khối lượng trong trạng thái chiến đấu thì D-48 đều cao hơn D-44. Các thông số cụ thể, chú xem trên mạng ý ;D, nếu cần anh đưa lên cho ;D (vì những loại này, nguồn trên mạng không thiếu, việc chênh lệch nhưng không quá nhiều về cùng một loại vũ khí ở nhiều nguồn khác nhau là chuyện bình thường ;D).


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 05 Tháng Giêng, 2011, 03:36:08 pm
Bác longtrec cho em hỏi D-44 và D-48 khác nhau như thế nào ạ?

Có 2 cách để phân biệt giữa D-44 và D-48:

Cách thứ 1, quan sát bằng mắt thường ta nhận thấy:


- Nòng súng của D-44 ngắn hơn(thực tế ngắn hơn gần 1m).
-Đầu nòng súng, ở loa triệt tiêu hỏa khí khác nhau, ở D-48 loa triệt tiêu hỏa khí được cải tiến khi tác chiến đêm lửa đầu nòng ít hơn.

(http://i1218.photobucket.com/albums/dd413/veratex/33-1.jpg)

Pháo 85mm (D-44).


(http://i1218.photobucket.com/albums/dd413/veratex/2222222222222.jpg)

Pháo 85mm (D-48).

Cách thứ 2, so sánh thông số kỹ thuật của chúng:


D-44 :                                                               D-48
-Trọng lượng : 1,725t.                                    -Trọng lượng : 2,35t.
-Chiều dài nòng : 4675mm/55,1kalp                 -Chiều dài nòng : 74Kalp.
-Chiều dài súng : 8340mm                              -Chiều dài súng : 9195mm
-Chiều rộng : 1680mm                                    -Chiều rộng :
-Tốc độ bắn : 20-25v/phút                              -Tốc độ bắn : 15v/phút.
-Sơ tốc nòng: 793m/s.                                    -Sơ tốc nòng :925-1040m/s.
-Cự li : 15820m                                              -Cự li : 18970m


Lính nhà ta quen gọi pháo 85mm nòng dài , tức là nói về pháo 85mmD-48.
Tiện đây gửi các bác Cựu cùng các bạn tấm ảnh các loại đạn pháo 85mm.

(http://i1218.photobucket.com/albums/dd413/veratex/85mm_shells-1.jpg)

Thứ tự từ trái qua phải, 1-2-3 là đạn chống tăng, quả đạn thứ tư thuộc chủng nổ phân mảnh với ngòi nổ dùng sát thương BB.


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: dongadoan trong 05 Tháng Giêng, 2011, 05:18:14 pm
Lính nhà ta quen gọi pháo 85mm nòng dài , tức là nói về pháo 85mmD-48.
------------------------
 Trong biên chế của PB "nhà ta" không có D-48, bác ạ! ;D


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 05 Tháng Giêng, 2011, 05:38:43 pm
Lính nhà ta quen gọi pháo 85mm nòng dài , tức là nói về pháo 85mmD-48.
------------------------
 Trong biên chế của PB "nhà ta" không có D-48, bác ạ! ;D

Đúng là lúc còn tại ngũ tôi không biết đến cái tên D-48 chứ đừng nói cách phân biệt D-48 hay Type-60 của TQ. Trước đây năm 1983 C của tôi đóng gần 1 D pháo 85mm của F3 Sao vàng 1 thời gian ngắn, pháo 85mm mà họ được trang bị thì đúng là giống với D-48, nhưng có phải D-48 không tôi chịu.

Theo TL pháo 85 nòng dài mà lính Ta quen gọi, là loại 85mm nào vậy?


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: dongadoan trong 05 Tháng Giêng, 2011, 05:48:08 pm
 Xét về cỡ nòng thì trang bị của ta chỉ có pháo chống tăng D-44 là có cỡ nòng 85mm. Ngoài ra ta có cải tiến pháo cao xạ 85mm thành pháo mặt đất (số lượng ít), loại này cũng dùng bắn thẳng được và đầu nòng không có loa giảm giật, thẳng đuỗn luôn. ;D

 Xét về hình dáng, đặc biệt là bộ phận giảm giật đầu nòng thì ta có pháo chống tăng MT-12 cỡ nòng 100mm, khá giống D-48.

 Cách gọi "85 nòng dài" là cách gọi phổ biến từ KCCM dành cho loại "pháo sư đoàn" D-44, đây là cách gọi để phân loại pháo (pháo nòng dài - pháo lựu), không nên nhầm lẫn là sự so sánh chiều dài nòng của 2 loại pháo 85mm (như giữa D-44 và D-48). ;D


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: trung-truc trong 06 Tháng Giêng, 2011, 03:49:25 pm
Lính nhà ta quen gọi pháo 85mm nòng dài , tức là nói về pháo 85mmD-48.
------------------------
 Trong biên chế của PB "nhà ta" không có D-48, bác ạ! ;D
Có lẽ tùy theo điều kiện hay sao đó! Chứ E487 chỗ tui là E pháo có 2 D, D10 trang bị 12 khẩu 105mm, D11 trang bị 8 khẩu 155mm và 2 khẩu 85mm kiểu giống D44 nhưng của Trung Quốc sản xuất, lúc tại chiến trường K sử dụng đạn Liên Xô không thấy đạn TQ. Về sau nầy một khẩu bị gãy nòng khi bắn có lẽ do trình độ luyện kim của TQ lúc chế tạo kém!


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 08 Tháng Giêng, 2011, 07:43:47 pm
PHÁO 76,2mm.



Pháo 76,2mm do Liên Xô sản xuất có tất cả 3 mẫu, một mẫu năm 1927, mẫu thứ 2 là mẫu cải tiến từ pháo chống tăng 45mm(M-42) gọi là pháo 76,2mm nòng ngắn. Mẫu pháo 76,2mm thành công nhất đó là mẫu pháo 76,2mm(ZIC-3), nòng dài Liên Xô bắt đầu trang bị cho các sư đoàn BB năm 1941, có 103.000 khẩu pháo 76,2mm(ZIC-3) được LX sản xuất.


(http://i1218.photobucket.com/albums/dd413/veratex/800px-Regimental_gun_76mm_1927_Moscow_3.jpg)

Pháo 76,2mm mẫu 1927,nó được LX sản xuất trong thời gian 1928-1943.


Pháo 76,2mm nòng ngắn(OB-25) mẫu 1943.


Theo biên chế của Liên Xô trước đây pháo 76,2mm nòng ngắn(OB-25) mẫu 1943 được biên chế là hỏa lực trung đoàn, nó được tiếp nhận trang bị 1943 có mã hiệu : GAU-52-P-344.

Pháo 76,2mm(OB-25) có nòng đơn khối, được cải tiến từ pháo chống tăng 45mm(M-42), pháo được quân đội Xô Viết sử dụng thay thế mẫu pháo 76,2m mẫu năm 1927 và chỉ được sử dụng hết chiến tranh thế giới lần 2. Sau chiến tranh, Liên Xô nhận thấy pháo 76,2mm(OB-25) có nhiều nhược điểm, tầm bắn và sơ tốc quả đạn thấp nên đã dừng không sản xuất thêm, chỉ sản xuất 5122 khẩu.

Pháo 76,2mm(OB-25) được nhà máy chế tạo pháo Motovilka sản xuất bắt đầu từ năm 1943.

Pháo 76,2mm(OB-25) được phát triển để hỗ chợ BB và kỵ binh, ngoài ra còn được sử dụng để tiêu diệt sinh lực địch trong các chiến hào, lô côt v.v.. Ngoài ra pháo 76,2mm(OB-25) có thể được sử dụng để chống lại các phương tiện bọc thép hạng nhẹ của đối phương, sử dụng đạn xuyên lõm.


Danh mục đạn :
-Đạn tầm xa, đầu đạn lựu chủng nổ phân mảnh(1) :53-ОФ-350
-Đạn tầm xa đầu đạn thép pha gang chủng nổ phân mảnh(2) : 53-О-350А
-Đạn xuyên lõm(3): 53-БП-350М

Trọng lượng quả đan : 6,2kg.

-Sơ tốc đạn :262m/s với  đạn (1) và (2) , 311m/s với đạn(3)
-Tầm bắn : 4200m với đạn (1) và (2) , 1000m với đạn (3)
-Tầm bắn thẳng(hiệu quả) : 400m.



Thông số :

-Năm sản xuất : 1943-1945.
-Cỡ nòng 76,2mm.
-Trọng lượng chiến đấu : 600kg.
-Trọng lượng hành quân : 1300kg.
-Tầm bắn : -8 đến +25o.


(http://i1218.photobucket.com/albums/dd413/veratex/s94068908.jpg)


Pháo 76,2mm(OB-25) mẫu 1943.





Còn tiếp.


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: dangpmc trong 14 Tháng Giêng, 2011, 09:50:04 am
[Nga loại AK-47 nhưng vẫn trang bị AKM cho các lực lượng đặc biệt. Còn chuyện quân đội ta không dùng AK-47 nữa thì chắc sẽ là tương lai khá xa[/quote]
Hôm nay coi trong vnexpress thấy cái hình cảnh sát biển của ta mang súng là lạ giống như AR 15 của Mỹ hồi xưa, chợt nhơ trước đây có đọc được thắc mắc trên. Bác nào biết giải thích dùm về khẩu này cái.


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: anhlinhcuHo trong 15 Tháng Giêng, 2011, 09:12:01 pm
về cái hình có 4 viên đạn pháo, đó là đạn của pháo D44, có chữ 365 đó.
viên số 1 là đạn xuyên thân thắt, có lõi hợp kim cứng.
viên số 2 là đạn xuyên đầu tù.
viên số 3 là đạn xuyên đầu nhọn.
viên số 4 là đạn phá sát thương có ngòi K.
Các đơn vị pháo binh nhà ta chủ yếu trang bị D44, chứ D48 thì ít thấy. Có điều đặc biệt chú ý là đạn của 2 loại này cấm bắn lẫn cho nhau.


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: cựu bộ đội trẻ trong 20 Tháng Giêng, 2011, 10:40:28 am
có ai nói tới khí tài phòng hóa trang bị cho bộ binh chưa nhỉ ? Trời nắng mà phải đeo mấy cái đó thì phê thôi rồi.


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: Quân khí viên trong 20 Tháng Giêng, 2011, 07:05:20 pm
Hôm nay coi trong vnexpress thấy cái hình cảnh sát biển của ta mang súng là lạ giống như AR 15 của Mỹ hồi xưa, chợt nhơ trước đây có đọc được thắc mắc trên. Bác nào biết giải thích dùm về khẩu này cái.
[/quote]
(http://baodatviet.vn/Uploaded_CDCA/tuanlinh/20100927/khcndieubinh13.jpg)
(http://www.baodatviet.vn/Uploaded_CDCA/tuanlinh/20100930/khcndieubinh5.jpg)
 có phải nó không vậy bạn? Theo tui biết đây là khẩu M18, trước năm 1975 trang bị cho lực lượng Biệt kích dù. Nó xử dụng đạn cỡ 5,56mm , sử dụng chung loại đạn với M16, AR 15, băng đạn chứa 20 hoặc 30 viên. Ống giảm thanh chỉ gắn khi cần thiết.Súng do hãng COLT sản xuất. Ở đơn vị tui lúc đó còn loại này, do quân đội Sài gòn bỏ lại khoảng gần 200 khẩu mới cáo cạnh, còn trong hộp đàng hoàng. Lúc đó được lệnh niêm cất kỹ lắm. Nó còn tên thương mại nào khác nữa không thì tui không biết.


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: Quân khí viên trong 20 Tháng Giêng, 2011, 07:31:07 pm
Các bác cho em hỏi, có bác nào thấy đạn AK 47 do Mỹ sản xuất chưa?
Hồi đó ở kho đơn vị em còn tồn mấy chục tấn đạn AK 47 do Mỹ sản xuất. Vỏ nó bằng đồng nguyên chất, không phải là thép ghép đồng như đạn của khối XHCN. Hộp giấy 20 v bên ngoài ghi Made in Chicago, USA.
Mỹ sản xuất đạn AK chi vậy mấy bác? Em có hỏi nhưng không ai giải thích em nghe có lý. Có người nói( các anh là sĩ quan kỹ thuật vũ khí ở đơn vị) Họ sản xuất để trang bị cho lực lượng biệt kích của họ. Không có lý lắm, bởi hàng chiến lợi phẩm họ đủ dùng. Có người nói để rải trên các mật khu của ta, bộ đội mình lượn bắn sẽ vỡ nòng. Cái này cũng nghe không lọt tai bởi vì em đã chơi thử một băng 30v mà có vỡ nòng đâu?
Bác nào có câu giải đáp giúp em.
Xin cảm ơn!


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: binhyen1960 trong 22 Tháng Giêng, 2011, 05:58:23 pm
Các bác cho em hỏi, có bác nào thấy đạn AK 47 do Mỹ sản xuất chưa?
Hồi đó ở kho đơn vị em còn tồn mấy chục tấn đạn AK 47 do Mỹ sản xuất. Vỏ nó bằng đồng nguyên chất, không phải là thép ghép đồng như đạn của khối XHCN. Hộp giấy 20 v bên ngoài ghi Made in Chicago, USA.
Mỹ sản xuất đạn AK chi vậy mấy bác? Em có hỏi nhưng không ai giải thích em nghe có lý. Có người nói( các anh là sĩ quan kỹ thuật vũ khí ở đơn vị) Họ sản xuất để trang bị cho lực lượng biệt kích của họ. Không có lý lắm, bởi hàng chiến lợi phẩm họ đủ dùng. Có người nói để rải trên các mật khu của ta, bộ đội mình lượn bắn sẽ vỡ nòng. Cái này cũng nghe không lọt tai bởi vì em đã chơi thử một băng 30v mà có vỡ nòng đâu?
Bác nào có câu giải đáp giúp em.
Xin cảm ơn!
Theo tôi nghĩ Mỹ có sản xuất AK47 là vấn đề kinh tế nhiều hơn chứ không phải những lý do mà bác đưa ra hay từng được nghe giải thích . ;D
 Kinh tế thị trường và sản xuất vũ khí ở Mỹ cũng thị trường , khẩu AK47 sẽ phù hợp với điều kiện kinh tế của những nước nghèo trên thế giới hoặc điều kiện địa lý phù hợp hơn những loại vũ khí " khó tính " khác . Khẩu AK47 tuy là loại súng con nhà nghèo nhưng uy lực của nó thì đã được chứng minh trên nhiều chiến trường .
 Vì vậy Mỹ " đánh cắp hoặc mua bản quyền  " rồi sản xuất ra và mang bán cạnh tranh với hàng Orginal khác trên thi trường vũ khí của thế giới .  ;D
Và đương nhiên đã sản xuất súng mang bán thì phải sản xuất đạn bán kèm chứ không lẽ Mỹ bán mỗi súng không thì ai mua  ;D


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: Quân khí viên trong 22 Tháng Giêng, 2011, 06:50:48 pm
Theo tôi nghĩ Mỹ có sản xuất AK47 là vấn đề kinh tế nhiều hơn chứ không phải những lý do mà bác đưa ra hay từng được nghe giải thích . ;D
 Kinh tế thị trường và sản xuất vũ khí ở Mỹ cũng thị trường , khẩu AK47 sẽ phù hợp với điều kiện kinh tế của những nước nghèo trên thế giới hoặc điều kiện địa lý phù hợp hơn những loại vũ khí " khó tính " khác . Khẩu AK47 tuy là loại súng con nhà nghèo nhưng uy lực của nó thì đã được chứng minh trên nhiều chiến trường .
 Vì vậy Mỹ " đánh cắp hoặc mua bản quyền  " rồi sản xuất ra và mang bán cạnh tranh với hàng Orginal khác trên thi trường vũ khí của thế giới .  ;D
Và đương nhiên đã sản xuất súng mang bán thì phải sản xuất đạn bán kèm chứ không lẽ Mỹ bán mỗi súng không thì ai mua  ;D

[/quote]
Em chỉ hỏi chớ đâu có đưa lý do, bác! ;D Nhưng câu trả lời của bác cũng có lý!
Có bác nào có hình cây AK 47 do Mỹ sản xuất thì poss ảnh lên cho em xem với!


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: su22 m4 trong 22 Tháng Giêng, 2011, 07:47:27 pm
Theo tôi nghĩ Mỹ có sản xuất AK47 là vấn đề kinh tế nhiều hơn chứ không phải những lý do mà bác đưa ra hay từng được nghe giải thích . ;D
 Kinh tế thị trường và sản xuất vũ khí ở Mỹ cũng thị trường , khẩu AK47 sẽ phù hợp với điều kiện kinh tế của những nước nghèo trên thế giới hoặc điều kiện địa lý phù hợp hơn những loại vũ khí " khó tính " khác . Khẩu AK47 tuy là loại súng con nhà nghèo nhưng uy lực của nó thì đã được chứng minh trên nhiều chiến trường .
 Vì vậy Mỹ " đánh cắp hoặc mua bản quyền  " rồi sản xuất ra và mang bán cạnh tranh với hàng Orginal khác trên thi trường vũ khí của thế giới .  ;D
Và đương nhiên đã sản xuất súng mang bán thì phải sản xuất đạn bán kèm chứ không lẽ Mỹ bán mỗi súng không thì ai mua  ;D

Em chỉ hỏi chớ đâu có đưa lý do, bác! ;D Nhưng câu trả lời của bác cũng có lý!
Có bác nào có hình cây AK 47 do Mỹ sản xuất thì poss ảnh lên cho em xem với!
[/quote]
 Em tặng bác cái hình khẩu Ak sản xuất tại Mỹ cùng với cái link diễn đàn đăng hình em nó. http://forums.officer.com/showthread.php?107080-AK-47-74-rifles-from-around-the-world...
                                (http://666kb.com/i/bqbp7d39kouktph4q.jpg)


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: Quân khí viên trong 23 Tháng Giêng, 2011, 08:27:33 am
Thì ra Mỹ sản xuất đạn và cả súng AK 47 ra để... bán! ;D ;D ;D ;D ;D
Vậy mà nghĩ mấy chục năm không ra. Bây giờ thì em thỏa mãn rồi! :D :D :D :D
Cảm ơn Su 22 đã cho xem hình cây AK 47 do Mỹ SX và đường link của nó.
Đúng là nhà giàu ! Làm cây súng đẹp thiệt. Thứ này hồi đó mà vô tay mấy bác Binhyen, Haanh, Thienduc, Hung H3, Minhtrang91, Hai Ruộng......... thì chết cha mấy thằng Pot. ;D ;D ;D ;D


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: Omon trong 23 Tháng Giêng, 2011, 05:10:15 pm
Khẩu trên em không nhầm thì là mẫu Ak-103 bác ạ, không phải AK-47 đâu.


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: ngoduythiet trong 23 Tháng Giêng, 2011, 08:24:09 pm
Các bác cho em hỏi, có bác nào thấy đạn AK 47 do Mỹ sản xuất chưa?
Hồi đó ở kho đơn vị em còn tồn mấy chục tấn đạn AK 47 do Mỹ sản xuất. Vỏ nó bằng đồng nguyên chất, không phải là thép ghép đồng như đạn của khối XHCN. Hộp giấy 20 v bên ngoài ghi Made in Chicago, USA.
Mỹ sản xuất đạn AK chi vậy mấy bác? Em có hỏi nhưng không ai giải thích em nghe có lý. Có người nói( các anh là sĩ quan kỹ thuật vũ khí ở đơn vị) Họ sản xuất để trang bị cho lực lượng biệt kích của họ. Không có lý lắm, bởi hàng chiến lợi phẩm họ đủ dùng. Có người nói để rải trên các mật khu của ta, bộ đội mình lượn bắn sẽ vỡ nòng. Cái này cũng nghe không lọt tai bởi vì em đã chơi thử một băng 30v mà có vỡ nòng đâu?
Bác nào có câu giải đáp giúp em.
Xin cảm ơn!
Mỹ SX Ak47 để bán cho mấy nước như Irac, một số nước ở vùng Trung Đông, bao gồm cả khủng bố và 1 số quốc gia châu phi khác. Điều này không có gì là lạ cả vì Mỹ là 1 nước có nên công nghiệp quốc phòng, nói đúng hơn Mỹ là sưởng sản xuất vũ khí bán cho toàn thế giới.


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: dongadoan trong 23 Tháng Giêng, 2011, 08:32:19 pm
 Buồn cười nhất là ở chỗ Mỹ "mua bản quyền" sản xuất họ súng AK của công ty Arsenal - Czech, trong khi đó Arsenal không có quyền bán cái "bản quyền" đó! ;D

 Nhưng thôi, có vẻ chúng ta đang lạc đề rồi ấy nhỉ? ;D


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: Quân khí viên trong 25 Tháng Giêng, 2011, 12:15:38 pm
Cho em hỏi một câu lạc đề nữa thôi! ;D ;D
Hồi đó em có nghe mấy anh chỉ huy em nói:-Ta dùng đạn ĐKB gắn thêm phần phụ(ống) phía sau đầu đạn, trong đó bỏ khoảng 10 quả bom bi của Mỹ ( tháo quả bom mẹ, lấy những quả con bên trong để nhồi) sử dụng rất hiệu quả ở chiến tranh BGPB. Lúc em về đơn vị thì không còn làm thứ này nữa vì hết bom bi.
Xin hỏi các bác ai đã sử dụng loại này? hiệu quả của nó ra sao? Ở mặt trận nào xin cho em biết. Em cũng đang nghi không biết mấy ổng có ỷ lớn xạo với tụi em không? ;D
Xin cảm ơn các bác!


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: binhyen1960 trong 25 Tháng Giêng, 2011, 08:07:25 pm
Thì ra Mỹ sản xuất đạn và cả súng AK 47 ra để... bán! ;D ;D ;D ;D ;D
Vậy mà nghĩ mấy chục năm không ra. Bây giờ thì em thỏa mãn rồi! :D :D :D :D
Cảm ơn Su 22 đã cho xem hình cây AK 47 do Mỹ SX và đường link của nó.
Đúng là nhà giàu ! Làm cây súng đẹp thiệt. Thứ này hồi đó mà vô tay mấy bác Binhyen, Haanh, Thienduc, Hung H3, Minhtrang91, Hai Ruộng......... thì chết cha mấy thằng Pot. ;D ;D ;D ;D
Theo suy nghĩ của BY có thể là chủ quan thì công nghệ luyện kim luyện thép của Liên Xô cũ trước kia tốt hơn Mỹ , bằng chứng là khẩu AR15 hoặc M16 của Mỹ mỗi khi bắn liên tục từ 1 200 viên trở lên sẽ gây nóng đến đỏ nòng và đường đạn sẽ không còn căng nữa , thậm chí đạn rơi lả tả trước mũi súng vài chục mét ( nghe nói chứ BY chưa từng bắn súng này ) . Ngược lại khẩu AK47 của Liên Xô cũ thì bắn vô tư bao nhiêu cũng chưa từng thấy ai nói đầu đạn rơi gần trước mặt bao giờ , đã vậy nó trường hợp bắn đỏ nòng AK thì dìm súng xuống nước cho nó xèo xèo nguội bớt đi lại bắn tiếp mà vẫn vô tư . ;D
 Qua đó chúng ta có thể nhận biết được một điều là độ co dãn của thép từ công nghệ luyện kim của Liên Xô tốt hơn của Mỹ ở loại vũ khí cá nhân này ( Nguyên lý bất di bất dịch là nóng nở ra lạnh co lại ) . Vậy thì độ co dãn của thép súng Liên Xô cũ chắc chắn ít hơn nên đường đạn vẫn còn căng còn độ co dãn của thép súng AR15 và M16 nhiều hơn nên đầu đạn mới rơi trước mặt vài chục mét . ;D
 Vì vậy , dù vẫn là khẩu AK nhưng BY vẫn không chịu đổi khẩu AKM lấy khẩu AK-103 của Mỹ sản xuất mặc dù khẩu AKM của BY cũ trong nòng súng có vài vết dỗ nòng  ;D
 BY đang thu thập tin tức về tiểu sử của khẩu AKM của mình thì được biết khẩu súng đó từng gắn bó với BY một thời có nhiều chuyện khá thú vị , nó từng có mặt tại đơn vị của BY năm nào ? Ai là người dùng nó đầu tiên và những ai từng sử dụng nó , ai còn ai đã hy sinh ở đâu trận nào ? , nhiều chuyện được đàn anh kể lại xoay quanh khẩu AK nòng vát rất vui


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: tung677 trong 25 Tháng Giêng, 2011, 09:07:59 pm
Binhyen 1960,có sở thích giống tôi thật...? ngay từ ngày nhập ngũ mình đã gắn bó với khẩu AKM....nhưng lại sản xuất tại đông Đức...lúc được phát còn mới kính kình coong....đầu ruồi và thước ngắm đều có dạ quang ...để bắn đêm thì phải...báng súng bằng nhựa lỗ chỗ tổ ong màu nâu ốp lót tay trên bằng nhựa còn ốp tay dưới bằng gỗ nhưng hai bên hơi phồng ra...chỉ khổ thằng Thinhe677f346..được phát khẩu AK TIỆP...có từ thời đánh Mỹ...trông ghẻ ghẻ như người...đen thật...thằng nào mới đi lính chả thích được cầm súng mới...?


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: Quân khí viên trong 26 Tháng Giêng, 2011, 01:29:23 pm
 Theo suy nghĩ của BY có thể là chủ quan thì công nghệ luyện kim luyện thép của Liên Xô cũ trước kia tốt hơn Mỹ , bằng chứng là khẩu AR15 hoặc M16 của Mỹ mỗi khi bắn liên tục từ 1 200 viên trở lên sẽ gây nóng đến đỏ nòng và đường đạn sẽ không còn căng nữa , thậm chí đạn rơi lả tả trước mũi súng vài chục mét ( nghe nói chứ BY chưa từng bắn súng này ) . Ngược lại khẩu AK47 của Liên Xô cũ thì bắn vô tư bao nhiêu cũng chưa từng thấy ai nói đầu đạn rơi gần trước mặt bao giờ , đã vậy nó trường hợp bắn đỏ nòng AK thì dìm súng xuống nước cho nó xèo xèo nguội bớt đi lại bắn tiếp mà vẫn vô tư . ;D
 Qua đó chúng ta có thể nhận biết được một điều là độ co dãn của thép từ công nghệ luyện kim của Liên Xô tốt hơn của Mỹ ở loại vũ khí cá nhân này ( Nguyên lý bất di bất dịch là nóng nở ra lạnh co lại ) . Vậy thì độ co dãn của thép súng Liên Xô cũ chắc chắn ít hơn nên đường đạn vẫn còn căng còn độ co dãn của thép súng AR15 và M16 nhiều hơn nên đầu đạn mới rơi trước mặt vài chục mét . ;D
 Vì vậy , dù vẫn là khẩu AK nhưng BY vẫn không chịu đổi khẩu AKM lấy khẩu AK-103 của Mỹ sản xuất mặc dù khẩu AKM của BY cũ trong nòng súng có vài vết dỗ nòng  ;D

[/quote]
Vâng! thưa hai bác BY và Tung677, đối với nhưng chiến binh như các bác quả thật khẩu AK mà mình quen sử dụng đã trở thành một kỷ vật khó quên và không ai có thể đem đổi vì nó như là máu thịt của mình, đã cùng mình đi qua một thời máu lửa. Xin lỗi, em đùa không đúng lúc.
Tuy vậy em cũng có ý kiến như sau:Nói về kỹ nghệ luyện kim thì Mỹ cũng là một cường quốc. Họ cũng sản xuất ra nhiều dòng súng bộ binh có tên tuổi trên thị trường vũ khí thế giới. Nếu nói súng M16 hoặc AR 15 mà bắn 100-200 viên thì đạn rơi trước mặt vài chục m thì em còn hồ nghi. Em đã để cả buổi sáng nay để hỏi cả chục người là lính quân đội SG đã từng sử dụng M16 và họ khẳng định chuyện đó họ chưa hề gặp phải. Điều đó chứng tỏ cây M16 không tệ, mặc dù chế độ bảo dưỡng của nó chặc chẽ, cẩn thận hơn khẩu AK. Em có ông anh làm chung cơ quan trong KCCM ở đội vũ trang tuyên truyền huyện khẳng định ảnh thích xài M16 hơn vì nó nhẹ, dễ kiếm đạn, mặc dù lúc đó AK ở đội ảnh không thiếu. Riêng ưu điểm của AK thì em không nói nữa  vì ưu điểm của nó ai cũng thừa nhận!


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: ngoduythiet trong 26 Tháng Giêng, 2011, 07:43:46 pm
Cho em hỏi một câu lạc đề nữa thôi! ;D ;D
Hồi đó em có nghe mấy anh chỉ huy em nói:-Ta dùng đạn ĐKB gắn thêm phần phụ(ống) phía sau đầu đạn, trong đó bỏ khoảng 10 quả bom bi của Mỹ ( tháo quả bom mẹ, lấy những quả con bên trong để nhồi) sử dụng rất hiệu quả ở chiến tranh BGPB. Lúc em về đơn vị thì không còn làm thứ này nữa vì hết bom bi.
Xin hỏi các bác ai đã sử dụng loại này? hiệu quả của nó ra sao? Ở mặt trận nào xin cho em biết. Em cũng đang nghi không biết mấy ổng có ỷ lớn xạo với tụi em không? ;D
Xin cảm ơn các bác!
Cái loại vũ khí kiểu này em nghĩ chắc công dụng cũng giống như bom bi thôi. Chỉ khác là ta cho vào đạn DKB bắn thì có hướng bay xác định , lực sát thương cho DKB tăng lên (giống bom bi).


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: thinhe677f346 trong 26 Tháng Giêng, 2011, 09:25:04 pm
Binhyen 1960,có sở thích giống tôi thật...? ngay từ ngày nhập ngũ mình đã gắn bó với khẩu AKM....nhưng lại sản xuất tại đông Đức...lúc được phát còn mới kính kình coong....đầu ruồi và thước ngắm đều có dạ quang ...để bắn đêm thì phải...báng súng bằng nhựa lỗ chỗ tổ ong màu nâu ốp lót tay trên bằng nhựa còn ốp tay dưới bằng gỗ nhưng hai bên hơi phồng ra...chỉ khổ thằng Thinhe677f346..được phát khẩu AK TIỆP...có từ thời đánh Mỹ...trông ghẻ ghẻ như người...đen thật...thằng nào mới đi lính chả thích được cầm súng mới...?
_____________________________________________________________________________________
_AK Tiệp búa đập thẳng như Trung liên ( RBĐ ) tốc độ bắn nhanh hơn các loại AK khác đó.


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: kakashivn87 trong 27 Tháng Giêng, 2011, 04:47:03 am
Cháu thấy rằng M16 thiết kế nòng mỏng hơn, nên tuổi thọ cũng ngắn hơn. Việc quân Mĩ có nòng dự phòng trong balô là chứng tỏ họ phải thay nòng khá nhiều, còn AK chưa thấy ai ngoài các bác quân khí thay nòng cho nó.
Ngày nay thì nòng súng Mĩ cũng khá dầy, không thấy mang nòng dự phòng nữa .


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: binhyen1960 trong 27 Tháng Giêng, 2011, 01:56:08 pm

Vâng! thưa hai bác BY và Tung677, đối với nhưng chiến binh như các bác quả thật khẩu AK mà mình quen sử dụng đã trở thành một kỷ vật khó quên và không ai có thể đem đổi vì nó như là máu thịt của mình, đã cùng mình đi qua một thời máu lửa. Xin lỗi, em đùa không đúng lúc.
Tuy vậy em cũng có ý kiến như sau:Nói về kỹ nghệ luyện kim thì Mỹ cũng là một cường quốc. Họ cũng sản xuất ra nhiều dòng súng bộ binh có tên tuổi trên thị trường vũ khí thế giới. Nếu nói súng M16 hoặc AR 15 mà bắn 100-200 viên thì đạn rơi trước mặt vài chục m thì em còn hồ nghi. Em đã để cả buổi sáng nay để hỏi cả chục người là lính quân đội SG đã từng sử dụng M16 và họ khẳng định chuyện đó họ chưa hề gặp phải. Điều đó chứng tỏ cây M16 không tệ, mặc dù chế độ bảo dưỡng của nó chặc chẽ, cẩn thận hơn khẩu AK. Em có ông anh làm chung cơ quan trong KCCM ở đội vũ trang tuyên truyền huyện khẳng định ảnh thích xài M16 hơn vì nó nhẹ, dễ kiếm đạn, mặc dù lúc đó AK ở đội ảnh không thiếu. Riêng ưu điểm của AK thì em không nói nữa  vì ưu điểm của nó ai cũng thừa nhận!
[/quote]
 Hì ..hì ! Có gì đâu , chúng ta tranh luận cho vui và tăng thêm hiểu biết thôi mà . ;D
 Khẩu AR15 và M16 của Mỹ là khẩu tiểu liên cực nhanh , nó bắn nhanh đến mức chỉ cần kéo cò rồi thả ra ngay cũng đi 6 7 viên rồi , với cái băng tiếp đạn loại thẳng ngắn có 20 viên thì chỉ sau 3 lần nghéo cò là đi hết băng đạn , nếu là băng tiếp đạn loại dài hơn và cong như AK thì được 30 viên thì cũng chỉ nghéo cò 4 lần là hết đạn phải thay băng đạn khác . Mỗi khi thay băng đạn mới thì lại phải kéo bệ khóa nòng đưa đạn vào buồng nòng rất là lích kích trong chiến đấu , điều tiên lợi ở khẩu súng tiểu liên của Mỹ này là phần băng tiếp đạn , cái vỏ băng bắn xong là vứt luôn tống băng mới vào súng là xong không cần thiết phải lắp đạn , còn khẩu AK của chúng ta thì cứ tắc bụp 2  3 viên một với tiếng nổ chát chúa và lắp đạn rời vào băng tiếp đạn đã được sử dụng hết , tuy hơi lích kích tý chút nhưng nếu ta biết thu xếp thời gian và thao tác thuần thục thì cũng chẳng thấy lích kích bao nhiêu , người lính bộ binh chiến đấu nếu có nhiều kinh nghiệm thì không bao giờ bắn đến hết sạch đạn trong băng tiếp đạn trên súng , gần hết đạn là thay băng đạn mới rồi , lúc đó sẽ đỡ cái thao tác kéo bệ khóa nòng đẩy viên đạn mới lên buồng nòng trong tư thế sẵn sàng  ;D
 Chúng ta hãy để ý và phân tích từ những thứ nhỏ nhất của sự tiện lợi so sánh giữa 2 loại vũ khí này nhé :
 Chắc chúng ta ai cũng biết về tư thế mang vác súng của khẩu AK , tuy là chi tiết rất nhỏ nhưng nó lại là sự tiện lợi được tính toán rất kỹ trong thiết kế súng . Khẩu AK được đeo 1 bên vai phải đưa súng ra sau lưng , mũi súng chúc xuống đất và báng súng chổng lên trời , tay kéo bệ khóa nòng sẽ quay ra ngoài không cắm vào lưng người đeo súng , băng tiếp đạn sẽ ốp sát vào lưng , với tư thế này sẽ ít bị vướng mắc súng với cành cây hoặc dây leo trong rừng . Khi có chiến sự là chúng ta chỉ việc cầm ốp che tay đẩy mũi súng về phía trước là có thể chiến đấu được rồi , rất nhanh và tiện lợi dù chỉ là một phần nhỏ của tích tắc , trong chiến đấu thì hơn kém nhau cũng chỉ là cái phần nhỏ đó vậy thôi . ;D
 Còn khẩu AR15 và M16 thì BY xem phim thấy lính Mỹ hay lính VNCH đeo súng lộn mũi súng lên trời , báng súng chúc xuống đất , tuy chưa từng sử dụng loại súng này nhưng lấy từ suy luận của mang vác khẩu AK ra thì thấy khẩu AR15 và M16 chắc chắn thao tác sẽ chậm hơn khi bất ngờ gặp địch cần tác chiến gấp . ;D
 Bác nào biết về chi tiết này phân tích thêm cho anh em cùng hiểu , chỉ phân tích thôi nhé không thiên vị  ;)
 Trong họ hàng nhà BY thì quá nửa là người đi lính cho phía bên kia ( VNCH ) và tất nhiên họ cũng chỉ là lính vớ vẩn hoặc lính cậu lính ma , vài người làm khá to trong chính quyền chế độ cũ , phần non nửa còn lại thì lại theo Cách mạng là lính GPMNVN những năm trước 1975 , ngay chú ruột cũng 2 ông là lính VNCH . Đời là vậy , là người dân lúc đó phải như vậy . ;D
 Vì thế chuyện tìm hiểu về uy lực hay ưu khuyết điểm của khẩu súng tiểu liên trên chiến trường trong tay người lính của cả 2 phía BY có điều kiên tốt để tìm hiểu và so sánh . Phần lớn đều công nhận khẩu AR15 và M16 của Mỹ mắc khuyết điểm đó : Bắn nhiều đầu nòng súng nóng đỏ sẽ dẫn đến đường đạn không còn căng nữa , có người xác nhận từng bắn và thấy đầu đạn của mình rơi cách mũi súng vài chục mét .
 Mọi người đều thừa nhận rằng : Nếu 2 bên bất ngờ đụng nhau trên đường hành quân thì thường lính VC nổ súng nhanh hơn  ;D


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: Quân khí viên trong 27 Tháng Giêng, 2011, 10:52:52 pm
 Hì ..hì ! Có gì đâu , chúng ta tranh luận cho vui và tăng thêm hiểu biết thôi mà . ;D
 Khẩu AR15 và M16 của Mỹ là khẩu tiểu liên cực nhanh , nó bắn nhanh đến mức chỉ cần kéo cò rồi thả ra ngay cũng đi 6 7 viên rồi , với cái băng tiếp đạn loại thẳng ngắn có 20 viên thì chỉ sau 3 lần nghéo cò là đi hết băng đạn , nếu là băng tiếp đạn loại dài hơn và cong như AK thì được 30 viên thì cũng chỉ nghéo cò 4 lần là hết đạn phải thay băng đạn khác . Mỗi khi thay băng đạn mới thì lại phải kéo bệ khóa nòng đưa đạn vào buồng nòng rất là lích kích trong chiến đấu , điều tiên lợi ở khẩu súng tiểu liên của Mỹ này là phần băng tiếp đạn , cái vỏ băng bắn xong là vứt luôn tống băng mới vào súng là xong không cần thiết phải lắp đạn , còn khẩu AK của chúng ta thì cứ tắc bụp 2  3 viên một với tiếng nổ chát chúa và lắp đạn rời vào băng tiếp đạn đã được sử dụng hết , tuy hơi lích kích tý chút nhưng nếu ta biết thu xếp thời gian và thao tác thuần thục thì cũng chẳng thấy lích kích bao nhiêu , người lính bộ binh chiến đấu nếu có nhiều kinh nghiệm thì không bao giờ bắn đến hết sạch đạn trong băng tiếp đạn trên súng , gần hết đạn là thay băng đạn mới rồi , lúc đó sẽ đỡ cái thao tác kéo bệ khóa nòng đẩy viên đạn mới lên buồng nòng trong tư thế sẵn sàng  ;D
 Chúng ta hãy để ý và phân tích từ những thứ nhỏ nhất của sự tiện lợi so sánh giữa 2 loại vũ khí này nhé :
 Chắc chúng ta ai cũng biết về tư thế mang vác súng của khẩu AK , tuy là chi tiết rất nhỏ nhưng nó lại là sự tiện lợi được tính toán rất kỹ trong thiết kế súng . Khẩu AK được đeo 1 bên vai phải đưa súng ra sau lưng , mũi súng chúc xuống đất và báng súng chổng lên trời , tay kéo bệ khóa nòng sẽ quay ra ngoài không cắm vào lưng người đeo súng , băng tiếp đạn sẽ ốp sát vào lưng , với tư thế này sẽ ít bị vướng mắc súng với cành cây hoặc dây leo trong rừng . Khi có chiến sự là chúng ta chỉ việc cầm ốp che tay đẩy mũi súng về phía trước là có thể chiến đấu được rồi , rất nhanh và tiện lợi dù chỉ là một phần nhỏ của tích tắc , trong chiến đấu thì hơn kém nhau cũng chỉ là cái phần nhỏ đó vậy thôi . ;D
 Còn khẩu AR15 và M16 thì BY xem phim thấy lính Mỹ hay lính VNCH đeo súng lộn mũi súng lên trời , báng súng chúc xuống đất , tuy chưa từng sử dụng loại súng này nhưng lấy từ suy luận của mang vác khẩu AK ra thì thấy khẩu AR15 và M16 chắc chắn thao tác sẽ chậm hơn khi bất ngờ gặp địch cần tác chiến gấp . ;D
 Bác nào biết về chi tiết này phân tích thêm cho anh em cùng hiểu , chỉ phân tích thôi nhé không thiên vị  ;

 Vì thế chuyện tìm hiểu về uy lực hay ưu khuyết điểm của khẩu súng tiểu liên trên chiến trường trong tay người lính của cả 2 phía BY có điều kiên tốt để tìm hiểu và so sánh . Phần lớn đều công nhận khẩu AR15 và M16 của Mỹ mắc khuyết điểm đó : Bắn nhiều đầu nòng súng nóng đỏ sẽ dẫn đến đường đạn không còn căng nữa , có người xác nhận từng bắn và thấy đầu đạn của mình rơi cách mũi súng vài chục mét .
 Mọi người đều thừa nhận rằng : Nếu 2 bên bất ngờ đụng nhau trên đường hành quân thì thường lính VC nổ súng nhanh hơn  ;D
[/quote]
Em có một số điều muốn trao đổi với bác BY:
1- Bác đúng khi cho rằng M16 là tiểu liên cực nhanh( đây là cách gọi của phía Mỹ), điều này không bàn! ;D
2-Đạn M16 cũng có kẹp như AK, mỗi kẹp 10 v, đựng trong hộp giấy 20v/ hộp, không phải lúc nào cũng nạp sẳng trong băng. Người xử dụng cũng phải nạp bằng tay vào băng, không phải sang đến mức vỏ băng xài xong thì vứt đâu, mỗi người chỉ được trang bị 5 vỏ băng đạn loại 20 v.Khi cấp đạn Quân khí của họ cũng chỉ cấp đạn rời loại hộp 20 v thôi.
3-Khi bắn hết đạn, thay băng thì chỉ cần bấm vào cái lẩy cò nằm phía trái mặt súng, nơi lắp băng đạn( bác để ý hình khẩu M16 sẽ thấy)nó sẽ tự động lên đạn và bấm cò là nổ tiếp. Súng M16 có 3 nấc cò, nất thứ nhất là khóa, nấc thứ 2 là tự động, nấc thứ ba là bắn phát một.
4- Sở dĩ lính VNCH đeo súng mũi lên trời do họ rập khuôn theo điều lệnh quân đội Mỹ.  Còn việc nhanh hay chậm, em nghĩ do phản xạ nhạy bén của người lính thôi. Người có kinh nghiệm chiến đấu thì phải khác người mới vào trận.
Thưa thật với bác, đừng nói em thiếu khiêm tốn,  em đã công tác tại một kho vũ khí lớn của Quân đội ta, có nhiều loại súng đạn của ta và của địch, hàng năm tụi em cũng phải đi bắn thử nhiều loại đạn bởi vì mỗi lô hàng đều có date sử dụng cả. Băn để biết chất lượng của nó. Vô phúc cấp cho măt trận những loại quá date thì toi cả lũ.Nói thiệt M16 em bắn khá nhiều, nhưng chưa gặp trường hợp đỏ nòng đạn rớt trước mặt.


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: trung-truc trong 28 Tháng Giêng, 2011, 08:41:51 am
Trích dẫn
Em có một số điều muốn trao đổi với bác BY:
1- Bác đúng khi cho rằng M16 là tiểu liên cực nhanh( đây là cách gọi của phía Mỹ), điều này không bàn!
2-Đạn M16 cũng có kẹp như AK, mỗi kẹp 10 v, đựng trong hộp giấy 20v/ hộp, không phải lúc nào cũng nạp sẳng trong băng. Người xử dụng cũng phải nạp bằng tay vào băng, không phải sang đến mức vỏ băng xài xong thì vứt đâu, mỗi người chỉ được trang bị 5 vỏ băng đạn loại 20 v.Khi cấp đạn Quân khí của họ cũng chỉ cấp đạn rời loại hộp 20 v thôi.
3-Khi bắn hết đạn, thay băng thì chỉ cần bấm vào cái lẩy cò nằm phía trái mặt súng, nơi lắp băng đạn( bác để ý hình khẩu M16 sẽ thấy)nó sẽ tự động lên đạn và bấm cò là nổ tiếp. Súng M16 có 3 nấc cò, nất thứ nhất là khóa, nấc thứ 2 là tự động, nấc thứ ba là bắn phát một.
4- Sở dĩ lính VNCH đeo súng mũi lên trời do họ rập khuôn theo điều lệnh quân đội Mỹ.  Còn việc nhanh hay chậm, em nghĩ do phản xạ nhạy bén của người lính thôi. Người có kinh nghiệm chiến đấu thì phải khác người mới vào trận.
Thưa thật với bác, đừng nói em thiếu khiêm tốn,  em đã công tác tại một kho vũ khí lớn của Quân đội ta, có nhiều loại súng đạn của ta và của địch, hàng năm tụi em cũng phải đi bắn thử nhiều loại đạn bởi vì mỗi lô hàng đều có date sử dụng cả. Băn để biết chất lượng của nó. Vô phúc cấp cho măt trận những loại quá date thì toi cả lũ.Nói thiệt M16 em bắn khá nhiều, nhưng chưa gặp trường hợp đỏ nòng đạn rớt trước mặt.
Tui có ông chú ngày xưa đi lính TQLC của "VNCH" theo lời ông nhận xét thì nếu bắn ở chế độ "ra-phal" (tự động) thì trong cự ly 100~150m thì "độ chụm" (độ tản mát) của AR15 (hoặc M16) tốt hơn AK, nếu cơ số đạn AK là 120 viên thì người lính mang AR15 mang được 300 viên cùng khối lượng. Vì đơn vị ông có nhặt được vũ khí của đối phương mang bắn thử cho biết! Trong lúc tác chiến lúc bắn nhiều nhất cũng chưa đến độ nóng đỏ nòng súng (lính "VNCH" nổi tiếng bắn phí đạn!) chỉ nóng tới mức độ nòng súng chạm vào lá cây thấy có vết phỏng như chạm phải nước sôi thôi, theo tui đoán chừng 200 độ trở lại. Còn việc nóng nòng súng đạn rơi trước mặt thì ổng chưa gặp!
Súng AR15 nếu móc dây đeo như thiết kế của hãng khi mang một bên vai khẩu súng ngữa bụng lên trời trông rất xấu và bất tiện, nên hầu hết mấy người mang súng cột lại dây súng nơi eo báng gần tay cầm để tiện thao tác khi có tình huống khẩn cấp.
Tuy nhiên điều không thể chối cãi được là chế độ bảo dưỡng súng AR15 ngặt nghèo hơn AK và khi hành quân súng AR15 phải chú ý không nên để lọt cát vào nòng: Khi bắn dễ vỡ nòng trong khi AK có bẩn vẫn bắn tốt ầm ầm ;D
Trường hợp cận chiến tiếng nổ của AK nghe uy hiếp hơn vì tiếng nổ lớn, độ đâm xuyên của đạn AK đối với các vật che đỡ tốt hơn đạn AR15 ;)


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: haanh trong 28 Tháng Giêng, 2011, 01:33:24 pm
hehe đánh nhau hỏa lực nó nổ ầm ầm mong nghe được tiếng súng của địch để mà né  ;D cái thằng M79 cóc hướng nào không biết chỉ khi nó nháng quần lửa trước mắt mới giật mình , đạn M16 thì nó réo rắt xung quanh như vãi trấu không biết đâu mà lần , cực nhanh cũng có cái lợi hại của nó .


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: tung677 trong 28 Tháng Giêng, 2011, 08:28:09 pm
cách đây vài hôm ngồi với tay CCB năm 1979 đánh Tầu...mấy cha khoái khẩu phóng lựu M 79...?mấy cha kể khi bắn vào đám đông mấy anh TQ chỉ oành một cái là toi cả đống mà không hiểu bắn từ đâu đến...lúc đó TQ không có loại này thì phải?...chỉ tiếc là đạn này quá ít?ngay như đại đội tôi cũng chỉ có 3 khẩu,mỗi B một khẩu...còn trong kho có bao nhiêu đạn tôi không rõ...


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: tankt90s trong 28 Tháng Giêng, 2011, 09:49:33 pm
Vậy nếu thời đó gắn giảm thanh đại trà thì tốt quá phải không bác, tiếng nổ tố cáo vị trí của mình trước, sau đó là chớp lửa.Không có 2 cái này thì bộ binh ta "tàng hình"  :)


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: hoangpilot trong 28 Tháng Giêng, 2011, 10:03:11 pm
Vậy nếu thời đó gắn giảm thanh đại trà thì tốt quá phải không bác, tiếng nổ tố cáo vị trí của mình trước, sau đó là chớp lửa.Không có 2 cái này thì bộ binh ta "tàng hình"  :)

Còn vết đường đạn nữa + mùi thuốc súng nữa đâu


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: tung677 trong 28 Tháng Giêng, 2011, 11:11:16 pm
Vậy nếu thời đó gắn giảm thanh đại trà thì tốt quá phải không bác, tiếng nổ tố cáo vị trí của mình trước, sau đó là chớp lửa.Không có 2 cái này thì bộ binh ta "tàng hình"  :)

Còn vết đường đạn nữa + mùi thuốc súng nữa đâu
À,....còn anh bắn tỉa,trong cuộc chiến tranh biên giới phía bắc 1979 phát huy tác dụng áp chế hay ra phết....mấy tay chỉ huy,hoặc mấy thằng lính thổi kèn sừng dê của Tầu sợ...vãi linh hồn,vì quân ta tiễn nhiều vị TQ đi Tây Trúc ...thỉnh kinh....một đi không trở lại...sau này quân ta cứ một tiểu đội lại có thêm một súng bắn tỉa nòng dài do Hung gà ri sản xuất bắn đạn của súng trường K-44....


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: trung-truc trong 29 Tháng Giêng, 2011, 09:34:26 am
cách đây vài hôm ngồi với tay CCB năm 1979 đánh Tầu...mấy cha khoái khẩu phóng lựu M 79...?mấy cha kể khi bắn vào đám đông mấy anh TQ chỉ oành một cái là toi cả đống mà không hiểu bắn từ đâu đến...lúc đó TQ không có loại này thì phải?...chỉ tiếc là đạn này quá ít?ngay như đại đội tôi cũng chỉ có 3 khẩu,mỗi B một khẩu...còn trong kho có bao nhiêu đạn tôi không rõ...
Đạn M79 nổ tuy bán kính sát thương không mạnh bằng đạn B40 (bán kính chừng 5m thôi) nhưng được cái là người lính mang được nhiều đạn và tiếng "đề-pa" đầu nòng nhỏ (nhỏ hơn tiếng AK nhiều), ít khói nên khó phát hiện, tầm bắn theo thước ngắm 375m nên tại chiến trường K bộ đội nhà mình cũng rất chuộng. Tuy vậy về sau nầy khoảng năm 85 về sau, đạn không thấy cấp thêm nên các đơn vị bộ binh F tui phải thu hồi dần súng! Chỉ còn các đơn vị Trinh sát được bổ sung đạn và giữ súng, mấy anh bộ binh thấy B tui có những 3 khẩu đầy đạn mà thèm nhỏ rãi ;D Bởi vậy về sau nầy khi xảy ra tác chiến Pốt nghe có tiếng M79 là sớm đánh bài chuồn vì biết "đụng vào ông đặc nhiệm rồi" Nghe nói đạn M79 ưu tiên cho mặt trận biên giới phía bắc vì hữu hiệu chống "chiến thuật biển người" của quân xâm lược Trung Quốc  ;) Tui nhận thấy đạn M79 khá nhạy, khi bắn ở địa hình ngập nước thì nó chạm mặt nước là nổ "oành" ngay chứ không như đạn súng cối 60 nổ "bụp" đo đạn chìm xuống tí mới phát nổ!


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: Quân khí viên trong 29 Tháng Giêng, 2011, 11:56:13 am
Đạn M79 nổ tuy bán kính sát thương không mạnh bằng đạn B40 (bán kính chừng 5m thôi) nhưng được cái là người lính mang được nhiều đạn và tiếng "đề-pa" đầu nòng nhỏ (nhỏ hơn tiếng AK nhiều), ít khói nên khó phát hiện, tầm bắn theo thước ngắm 375m nên tại chiến trường K bộ đội nhà mình cũng rất chuộng. Tuy vậy về sau nầy khoảng năm 85 về sau, đạn không thấy cấp thêm nên các đơn vị bộ binh F tui phải thu hồi dần súng! Chỉ còn các đơn vị Trinh sát được bổ sung đạn và giữ súng, mấy anh bộ binh thấy B tui có những 3 khẩu đầy đạn mà thèm nhỏ rãi ;D Bởi vậy về sau nầy khi xảy ra tác chiến Pốt nghe có tiếng M79 là sớm đánh bài chuồn vì biết "đụng vào ông đặc nhiệm rồi" Nghe nói đạn M79 ưu tiên cho mặt trận biên giới phía bắc vì hữu hiệu chống "chiến thuật biển người" của quân xâm lược Trung Quốc  ;) Tui nhận thấy đạn M79 khá nhạy, khi bắn ở địa hình ngập nước thì nó chạm mặt nước là nổ "oành" ngay chứ không như đạn súng cối 60 nổ "bụp" đo đạn chìm xuống tí mới phát nổ!
[/quote]
Thứ này lúc đó ở kho đơn vị em còn rất nhiều. Không hiểu sao lại không cấp đủ cho các bác bên đó xài cho sướng. Theo em biết ở các kho Đà nẵng, Chu lai, Cam Ranh, Long Bình, Đồng Xoài... mỗi nơi còn tồn vài ngàn tấn! Mỗi năm kho em đều cấp cho bên K (Mặt trận 579) cả trăm tấn. Buồn cười, năm 87 mấy ổng về nhận, trong phiếu ghi mã số đạn M79 dây, chở qua bên đó mấy lão gọi điện chửi nói bên này ngu, cấp đạn M79 dây, bên đó súng đâu mà bắn? Ông Tiểu đoàn trưởng bên em chửi lại: Mấy ông ngu thì có, không rành mã sô đừng bày đặt xảnh xe. Ghi mã số đạn dây thì cấp đạn dây. Chửi cái gì. Ông d trưởng la oang oang, lính tráng nghe mấy ổng chửi lộn, được bữa cười té ngửa! ;D


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: trung-truc trong 29 Tháng Giêng, 2011, 12:59:54 pm
Trích dẫn
Thứ này lúc đó ở kho đơn vị em còn rất nhiều. Không hiểu sao lại không cấp đủ cho các bác bên đó xài cho sướng. Theo em biết ở các kho Đà nẵng, Chu lai, Cam Ranh, Long Bình, Đồng Xoài... mỗi nơi còn tồn vài ngàn tấn! Mỗi năm kho em đều cấp cho bên K (Mặt trận 579) cả trăm tấn. Buồn cười, năm 87 mấy ổng về nhận, trong phiếu ghi mã số đạn M79 dây, chở qua bên đó mấy lão gọi điện chửi nói bên này ngu, cấp đạn M79 dây, bên đó súng đâu mà bắn? Ông Tiểu đoàn trưởng bên em chửi lại: Mấy ông ngu thì có, không rành mã sô đừng bày đặt xảnh xe. Ghi mã số đạn dây thì cấp đạn dây. Chửi cái gì. Ông d trưởng la oang oang, lính tráng nghe mấy ổng chửi lộn, được bữa cười té ngửa! Grin
Việc đạn M79 còn tồn kho bên nước sao thì lúc đó lính lác đâu biết được!  :D Chỉ nghe các sếp nói là ưu tiên cho Mặt trận Biên giới phía bắc thôi! Còn loại "M79 dây" thì nó là MK19 mới đúng là "tên cúng cơm" của nó  ;D Loại MK19 nầy cỡ nòng cũng 40mm bắn được chế độ tự động và có tầm bắn xa hơn, nên kích cỡ chiều dài các-tút dài hơn: Không dùng cho M79 được, ngày xưa trước 1975 loại MK19 nầy thường được lắp trên "giang thuyền" (tàu chiến sông rạch) và một số ít lắp trên xe "thiết giáp M113". Có lẽ mấy sếp ghi "M79 dây" nghe cho sang chứ bắn gì được  ;D . . . với M79 cầm tay!


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: tankt90s trong 29 Tháng Giêng, 2011, 04:44:00 pm
Vậy là súng ít khói nổ nhỏ là ngon ;D , ủa mà sao hồi đó ít trang bị giảm thanh cho ak, tới nay cũng vậy. ak nổ lớn quá bắn nhiều ù tai tức ngực chứ có ích gì


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: Quân khí viên trong 29 Tháng Giêng, 2011, 06:09:44 pm
Bác Trungtruc nói sao em nghe thương quá!
Nhưng em nói thiệt! lúc đó không hiểu tại sao trên lại ra lệnh cho tụi em hủy!Nó có quá date, nhưng vài tháng thì nhắm nhò gì?. Cho hủy nổ cả mấy trăm tấn đạn, đủ thứ trong đó có M79, mìn claymore, toàn những thứ bây giờ em mới biết là anh em mình lúc đó rất cần. Em  lúc đó là b trưởng, cũng là lính lác thôi, có ý kiến, người ta nói:- làm lính thì phải thi hành không được ý kiến, ý cò. E tiếc đứt ruột, nhưng lịnh thì phải làm. Biết sao được bác.
 Hình như bác là dân Nha trang? Nếu vậy, bữa nào có dịp nhậu với em một bữa, được hông?


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: binhyen1960 trong 30 Tháng Giêng, 2011, 04:50:24 am
Vậy là súng ít khói nổ nhỏ là ngon ;D , ủa mà sao hồi đó ít trang bị giảm thanh cho ak, tới nay cũng vậy. ak nổ lớn quá bắn nhiều ù tai tức ngực chứ có ích gì
Vào trận rồi thì pháo các cấp , cối các cấp , DKZ , B41 B40 , 12.8ly , đại liên , trung liên cả 2 bên bắn ầm ầm , chưa kể tăng thiết giáp lúc tiến lúc lùi nó giã tự hành 100ly như thụi , mảnh đạn cùng đất đá bụi mù đến mờ mắt ù tai rồi thì tiếng súng AK nghe như tiếng đập ruồi , tạch tạch không bằng trẻ con nó đốt pháo tép ngày Tết chứ có gì ghê ghớm lắm đâu .


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 30 Tháng Giêng, 2011, 01:10:48 pm
Anh BY nói đúng, bình thường nếu chỉ có AK bắn thì đứng gần nghe đanh thép lắm nhưng khi pháo lên tiếng, các cỡ súng đồng loạt nổ thì AK chỉ là pháo tép.

Tankt90s@! Đến nổ to như cối 160 mà bắn cả ngày lính còn chẳng ù tai tức ngực nữa là AK. ;D

Ngay cả Nga cũng chỉ trang bị nòng giảm thanh cho các đv làm nhiệm vụ đặc biệt, còn lý do tại sao chắc phải viết và phân tích 1 bài mới thật sự rõ ràng. Tiền chỉ là thứ, thứ yếu thôi nhé ;D!


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: Lethao1394 trong 30 Tháng Giêng, 2011, 02:35:29 pm
Anh BY nói đúng, bình thường nếu chỉ có AK bắn thì đứng gần nghe đanh thép lắm nhưng khi pháo lên tiếng, các cỡ súng đồng loạt nổ thì AK chỉ là pháo tép.
KHI CHÚNG TÔI PHÒNG NGỰ Ở 562 THƯỜNG TẬN DỤNG THÙNG  HAY VỎ ĐẠN B41 (CÓ HÌNH CÁI KÈN HƠI) CHO NÒNG AK VÀO BẮN ĐỂ ÁP CHẾ BỌN PÓT.VÌ BÌNH THƯỜNG NGHE AK NỔ CỨ TƯỞNG BẮP RANG LẠI CỐ NHÀO VÀO ĐỂ HOOP .


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: binhyen1960 trong 31 Tháng Giêng, 2011, 12:23:58 am
Anh BY nói đúng, bình thường nếu chỉ có AK bắn thì đứng gần nghe đanh thép lắm nhưng khi pháo lên tiếng, các cỡ súng đồng loạt nổ thì AK chỉ là pháo tép.
KHI CHÚNG TÔI PHÒNG NGỰ Ở 562 THƯỜNG TẬN DỤNG THÙNG  HAY VỎ ĐẠN B41 (CÓ HÌNH CÁI KÈN HƠI) CHO NÒNG AK VÀO BẮN ĐỂ ÁP CHẾ BỌN PÓT.VÌ BÌNH THƯỜNG NGHE AK NỔ CỨ TƯỞNG BẮP RANG LẠI CỐ NHÀO VÀO ĐỂ HOOP .

Bạn nói đúng , chúng tôi thì chưa bao giờ sử dụng chiến thuật này nhưng có thằng em trên BGPB kể lại trong một trận nào đó chúng nó lấy thùng đạn hay ống gì đó của vũ khí sử dụng rồi thải vứt ra chụp lên đầu nòng khẩu AK rồi bắn trong tư thế vận động chiếm lại chốt đã bị mất . Âm thanh nghe rất lạ khiến lính TQ không biết là lính ta sử dụng vũ khí gì và tháo chạy vì sợ gặp phải vũ khí mới . ;D


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 31 Tháng Giêng, 2011, 02:37:04 am
Vậy là súng ít khói nổ nhỏ là ngon ;D , ủa mà sao hồi đó ít trang bị giảm thanh cho ak, tới nay cũng vậy. ak nổ lớn quá bắn nhiều ù tai tức ngực chứ có ích gì




ỐNG GIẢM THANH-LỊCH SỬ RA ĐỜI CÙNG CÁC ƯU NHƯỢC ĐIỂM.


Lỗ lực làm giảm tiếng ồn của viên đạn khi ra khỏi nòng súng được rất nhiều nhà phát minh trên thế giới bỏ không ít thời gian , công sức tìm tòi nghiêm cứu. Đến cuối thế kỷ 19, tức là năm 1898 nhà phát minh người Pháp có tên là Humbert đã chế tạo ra 1 thiết bị cơ học có tác dụng cắt dòng khí thuốc súng đi sau viên đạn khi ra khỏi nòng súng . Thiết bị có tên Ống giảm thanh, được nhà thiết kế vũ khí H.Maxim đưa vào áp dụng năm 1909. Về nguyên tắc ống giảm thanh ngày nay không khác mấy  so với những ống giảm thanh ban đầu. Thực ra các loại ống giảm thanh được sử dụng rộng rãi ngày nay được phát triển trên nguyên mẫu được phát triển đầu tiên tại Bỉ năm 1918.

Các ống giảm thanh hiện đại ngày nay thường được lắp vào đầu nòng súng bởi ren tiện. Ống giảm thanh làm nhiệm vụ cắt dòng khí thuốc súng đi sau viên đạn và làm giảm áp lực đầu nòng súng. Năng lượng giao động của âm thanh được chuyển thành nhiệt làm xuất hiện giao thoa. Sóng âm thanh và nhiệt được tạo ra làm suy yếu nhau về cường độ.

Nhược điểm của ống giảm thanh đó là giới hạn sơ tốc viên đạn, có nghĩa là khi vũ khí được trang bị giảm thanh thì đạn sử dụng đòi hỏi phải là đạn có tốc độ cận âm hoặc bằng tốc độ âm thanh ( 330-340 m/s). Tại sao khi lắp giảm thanh lại giới hạn sơ tốc viên đan? Vì khi viên đạn có tốc độ siêu thanh(>340m/s) thì bức tường âm thanh sẽ bị phá vỡ, đầu đạn sẽ tạo ra sóng xung kích. Viên đạn khi ra khỏi ống giảm thanh sẽ kèm theo âm thanh "giả" và như vậy phủ nhận vai trò của ống giảm thanh.

Các loại súng ngắn, súng máy, tiểu liên hiện đại trên thế giới thường sử dụng đạn có sơ tốc siêu âm do vậy khi lắp ống giảm thanh nhất thiết phải sử dụng đạn có liều lượng thuốc súng giảm. Trong 1 số trường hợp nhất định để làm giảm sơ tốc viên đạn , người ta làm giảm chiều dài nòng súng so với chuẩn. Tuy nhiên giải pháp này không thể thực hiện được ở 1 số khẩu súng ngắn tự động do chiều dài tối thiểu để nén lò xo của quy lát.

Tốc độ của viên đạn khi đi qua ống giảm thanh cũng bị giảm đáng kể do ma sát, cho nên vũ khí lắp giảm thanh đòi hỏi phải có độ dài nòng ở 1 chuẩn mực cho phép. Súng lắp giảm thanh thường sử dụng đạn có kích cỡ thông dụng(thông thường đạn 5,6mm). Trong 1 số trường hợp đặc biệt để bù đắp sơ tốc viên đạn đảm bảo tính hiệu quả, cỡ nòng được nâng lên đến 9mm. Ví dụ khẩu súng trường bắn tỉa cỡ nòng lớn VSSK"Xả" thường sử dụng đạn có tốc độ cận âm (290-295m/s).Các tút ở các loại đạn đặc biệt cho súng bắn tỉa VSSK"Xả" thường ngắn hơn với chuẩn thông thường của Nga. Đạn SSH-130 có kích cỡ 12,7 x 97mm (Kích cỡ thông thường 12,7 x 145mm , hoặc kích cỡ chuẩn 12,7 x 108mm).

Năng lượng viên đạn được bắn ra khỏi nòng súng VSSK"Xả" cũng thấp chỉ 2500J, chỉ tương đương với năng lượng của 1 viên đạn 7,62mm(AK) .

(http://i1218.photobucket.com/albums/dd413/veratex/2701918-1.jpg)

súng bắn tỉa cỡ nòng lớn VSSK.


Ống giảm thanh thường không thể lắp cho súng máy bởi ống giảm thanh sẽ nhanh chóng bị đốt nóng bởi khí thuốc súng theo cấp sỗ nhân, cơ cấu ngắt dòng khí thuốc súng trong ống giảm thanh nhanh chóng bị phá vỡ, dẫn tới mất tác dụng giảm thanh.

Thực tế súng lắp giảm thanh chỉ được trang bị cho các đơn vị làm nhiệm vụ đặc biệt, không trang bị rộng rãi trên chiến trường.

(http://i1218.photobucket.com/albums/dd413/veratex/EI_suppressor_line.jpg)

(http://i1218.photobucket.com/albums/dd413/veratex/img8647_5480.jpg)

(http://i1218.photobucket.com/albums/dd413/veratex/img8647_5485.jpg)



Thay cho lời kết:

Có 1 câu nói rất hay của người Phần lan trong cuộc chiến tranh Liên Xô-Phần lan (1939-1940) như sau : " Ống giảm thanh không phải làm cho người lính không nghe thấy, mà làm cho vũ khí trở lên vô hình".




Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: Lethao1394 trong 31 Tháng Giêng, 2011, 08:43:22 am
Vậy là súng ít khói nổ nhỏ là ngon ;D , ủa mà sao hồi đó ít trang bị giảm thanh cho ak, tới nay cũng vậy. ak nổ lớn quá bắn nhiều ù tai tức ngực chứ có ích gì




ỐNG GIẢM THANH-LỊCH SỬ RA ĐỜI CÙNG CÁC ƯU NHƯỢC ĐIỂM.


Lỗ lực làm giảm tiếng ồn của viên đạn khi ra khỏi nòng súng được rất nhiều nhà phát minh trên thế giới bỏ không ít thời gian , công sức tìm tòi nghiêm cứu. Đến cuối thế kỷ 19, tức là năm 1898 nhà phát minh người Pháp có tên là Humbert đã chế tạo ra 1 thiết bị cơ học có tác dụng cắt dòng khí thuốc súng đi sau viên đạn khi ra khỏi nòng súng . Thiết bị có tên Ống giảm thanh, được nhà thiết kế vũ khí H.Maxim đưa vào áp dụng năm 1909. Về nguyên tắc ống giảm thanh ngày nay không khác mấy  so với những ống giảm thanh ban đầu. Thực ra các loại ống giảm thanh được sử dụng rộng rãi ngày nay được phát triển trên nguyên mẫu được phát triển đầu tiên tại Bỉ năm 1918.

Các ống giảm thanh hiện đại ngày nay thường được lắp vào đầu nòng súng bởi ren tiện. Ống giảm thanh làm nhiệm vụ cắt dòng khí thuốc súng đi sau viên đạn và làm giảm áp lực đầu nòng súng. Năng lượng giao động của âm thanh được chuyển thành nhiệt làm xuất hiện giao thoa. Sóng âm thanh và nhiệt được tạo ra làm suy yếu nhau về cường độ.

Nhược điểm của ống giảm thanh đó là giới hạn sơ tốc viên đạn, có nghĩa là khi vũ khí được trang bị giảm thanh thì đạn sử dụng đòi hỏi phải là đạn có tốc độ cận âm hoặc bằng tốc độ âm thanh ( 330-340 m/s). Tại sao khi lắp giảm thanh lại giới hạn sơ tốc viên đan? Vì khi viên đạn có tốc độ siêu thanh(>340m/s) thì bức tường âm thanh sẽ bị phá vỡ, đầu đạn sẽ tạo ra sóng xung kích. Viên đạn khi ra khỏi ống giảm thanh sẽ kèm theo âm thanh "giả" và như vậy phủ nhận vai trò của ống giảm thanh.

Các loại súng ngắn, súng máy, tiểu liên hiện đại trên thế giới thường sử dụng đạn có sơ tốc siêu âm do vậy khi lắp ống giảm thanh nhất thiết phải sử dụng đạn có liều lượng thuốc súng giảm. Trong 1 số trường hợp nhất định để làm giảm sơ tốc viên đạn , người ta làm giảm chiều dài nòng súng so với chuẩn. Tuy nhiên giải pháp này không thể thực hiện được ở 1 số khẩu súng ngắn tự động do chiều dài tối thiểu để nén lò xo của quy lát.

Tốc độ của viên đạn khi đi qua ống giảm thanh cũng bị giảm đáng kể do ma sát, cho nên vũ khí lắp giảm thanh đòi hỏi phải có độ dài nòng ở 1 chuẩn mực cho phép. Súng lắp giảm thanh thường sử dụng đạn có kích cỡ thông dụng(thông thường đạn 5,6mm). Trong 1 số trường hợp đặc biệt để bù đắp sơ tốc viên đạn đảm bảo tính hiệu quả, cỡ nòng được nâng lên đến 9mm. Ví dụ khẩu súng trường bắn tỉa cỡ nòng lớn VSSK"Xả" thường sử dụng đạn có tốc độ cận âm (290-295m/s).Các tút ở các loại đạn đặc biệt cho súng bắn tỉa VSSK"Xả" thường ngắn hơn với chuẩn thông thường của Nga. Đạn SSH-130 có kích cỡ 12,7 x 97mm (Kích cỡ thông thường 12,7 x 145mm , hoặc kích cỡ chuẩn 12,7 x 108mm).

Năng lượng viên đạn được bắn ra khỏi nòng súng VSSK"Xả" cũng thấp chỉ 2500J, chỉ tương đương với năng lượng của 1 viên đạn 7,62mm(AK) .

(http://i1218.photobucket.com/albums/dd413/veratex/2701918-1.jpg)

súng bắn tỉa cỡ nòng lớn VSSK.


Ống giảm thanh thường không thể lắp cho súng máy bởi ống giảm thanh sẽ nhanh chóng bị đốt nóng bởi khí thuốc súng theo cấp sỗ nhân, cơ cấu ngắt dòng khí thuốc súng trong ống giảm thanh nhanh chóng bị phá vỡ, dẫn tới mất tác dụng giảm thanh.

Thực tế súng lắp giảm thanh chỉ được trang bị cho các đơn vị làm nhiệm vụ đặc biệt, không trang bị rộng rãi trên chiến trường.

(http://i1218.photobucket.com/albums/dd413/veratex/EI_suppressor_line.jpg)

(http://i1218.photobucket.com/albums/dd413/veratex/img8647_5480.jpg)

(http://i1218.photobucket.com/albums/dd413/veratex/img8647_5485.jpg)



Thay cho lời kết:

Có 1 câu nói rất hay của người Phần lan trong cuộc chiến tranh Liên Xô-Phần lan (1939-1940) như sau : " Ống giảm thanh không phải làm cho người lính không nghe thấy, mà làm cho vũ khí trở lên vô hình".



]tôi thì làm ngược lại anh LONGTREC ơi.Nhưng hồi đó chúng tôi ko bao giớ bắn ak đơn lẻ( có gắn tăng âm tự chế} bởi gặp mấy anh cựu nghe được tiếng đường đạn bay thì toi chắc.Tối kiến này dược phát minh sau lần nghịch tháo nguyên trái B41, thấy có cái loa kèn hơi đẹp quá ko nỡ bỏ phí.


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: haanh trong 31 Tháng Giêng, 2011, 09:32:06 am
hehe bác lethao này giỏi quá tháo được cả đạn B41 , em chỉ dám tháo đạn B40 để lấy hột nổ chơi thôi .


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: binhyen1960 trong 31 Tháng Giêng, 2011, 04:31:29 pm
hehe bác lethao này giỏi quá tháo được cả đạn B41 , em chỉ dám tháo đạn B40 để lấy hột nổ chơi thôi .

 B40 thì ai chẳng tháo được , đến thằng lính tân binh cũng tháo đạn B40 ngon ơ , có gì đâu chỉ toàn ren vặn là tuột thuộn luột ra hết rồi , tháo rời ra xong thì khối TNT trong quả đạn B40 chỉ còn là cục đất , quăng ném vứt thoải mái vì ngòi kích nổ đã giải quyết xong .
[/quote]

Có 1 câu nói rất hay của người Phần lan trong cuộc chiến tranh Liên Xô-Phần lan (1939-1940) như sau : " Ống giảm thanh không phải làm cho người lính không nghe thấy, mà làm cho vũ khí trở lên vô hình".



[/quote] Bỗng nhiên từ tận đẩu tận đâu " bọp " một phát ngay giữa trán thế là lăn quay ra đó cấm có trăn trối được câu nào thì ai chẳng thấy khiếp , trong chiến đấu ghê nhất mấy ông bắn tỉa và nhất là giảm thanh nữa thì càng khiếp khiến đối phương hoảng loạn tinh thần . ;D


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: Lethao1394 trong 31 Tháng Giêng, 2011, 05:05:46 pm
hehe bác lethao này giỏi quá tháo được cả đạn B41 , em chỉ dám tháo đạn B40 để lấy hột nổ chơi thôi .
Một chút tò mò một chút ngu ngơ thôi bác ơi. Cái thời trai trẻ ấy mà. nếu hay như bác nói thì giờ này  Mẹ giỗ em mấy mươi lần rùi.


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: haanh trong 31 Tháng Giêng, 2011, 08:26:56 pm
hehe cái thằng B40 tụi em tháo ra dùng để rà hoặc đánh cá còn thằng B41 đỏng đánh khó chịu lắm nên tụi em rất ghét không dám nhận bà con . Mỗi khi có cơ hội đổi súng là đám vác hỏa lực tranh thủ trả B41 hết .


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: tung677 trong 31 Tháng Giêng, 2011, 09:44:30 pm
hehe bác lethao này giỏi quá tháo được cả đạn B41 , em chỉ dám tháo đạn B40 để lấy hột nổ chơi thôi .
Bọn mình, còn tháo cả mìn ĐH-10,lấy thuốc đánh cá là chuyện thường...còn bọn Thinhe677f346 vào bãi mìn tháo kíp là chuyện thường tình...minh dám nói lính ta chết mìn ta nhiều hơn mọi thứ khác( đấy là khu vực đơn vị chúng tôi phòng ngự)...bọn nó vào ra kể vanh vách nào là..POMZ-2,nào là..K-58,...K-69...Thịnh nó cũng phải cõng..nhiều thằng ra khỏi bãi mìn...


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: dangpmc trong 09 Tháng Hai, 2011, 01:52:01 pm
[/quote]Bác Longtrec ơi, cấp D còn 12 ly 7 nữa ạ 
 Chính xác , trong cấp D có 1 C hỏa lực và D của tôi ngày đó có 2 khẩu 12.8ly .

Các bác chưa ai giải thích dùm là hai loại này là một hay là khác nhau. Bác Longtrec nói kỹ về nó một chút đi vì em coi trong topic trận Thượng Đức thấy nói chỉ 1 khẩu thôi cũng đè dí quân ta xuống rồi chứng tỏ nó uy lắm lắm, vậy mà các bác bỏ qua thì thiếu sót to.


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: lexuantuong1972 trong 10 Tháng Hai, 2011, 02:58:10 pm
Các bác CCB từng bắn AT cho em hỏi uy lực nó thế nào có bằng B-40/41 không? Nguồn cung cấp cho ta chủ yếu là nước nào?
hehe mấy loại đạn AT khác thì em không biết chứ loại AT to bằng quả B41 sau đuôi có 1 vòng tròn giống như đuôi của thủy lôi uy lực của nó hơn hẳn B40 . Ngày xưa bọn em hãi thằng này lắm .
Nếu vậy loại này hơn hẳn M79 phải không bác. Không biết bây giờ lính mình còn được trang bị loại đạn AT này không các bác nhỉ?
Khi tôi vượt Thạch Hãn để bổ sung cho c3/d1/e101/f325 nằm ở khu vực Chợ Sãi, Triệu Thành QT. Trong trang bị của đơn vị lúc đó có một số AK phóng lựu và AT. Nhưng thực tế hầu như không sử dụng được AT và phóng lựu vì quá phức tạp và hiệu quả không cao. AK loại này phải có tấm lót vai bằng cao su khi bắn AT, nòng phụ để bắn AT và phóng lựu, hộp tiếp đạn 10 viên lắp đạn hơi để bắn AT và phóng lựu. Chính vì phức tạp như thế, nhất là hậu cần không bổ sung đạn nhất là đạn hơi nên phải bỏ chỉ dùng đúng với chức năng bắn đạn thông thường mà thôi.  


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: hellboy139 trong 10 Tháng Hai, 2011, 03:31:00 pm
Bác Longtrec ơi, cấp D còn 12 ly 7 nữa ạ 
 Chính xác , trong cấp D có 1 C hỏa lực và D của tôi ngày đó có 2 khẩu 12.8ly .[/i]
Các bác chưa ai giải thích dùm là hai loại này là một hay là khác nhau. Bác Longtrec nói kỹ về nó một chút đi vì em coi trong topic trận Thượng Đức thấy nói chỉ 1 khẩu thôi cũng đè dí quân ta xuống rồi chứng tỏ nó uy lắm lắm, vậy mà các bác bỏ qua thì thiếu sót to.
[/quote]Đại liên của ta dùng là loại DShk 12.7 ly của Liên Xô, còn 12.8 ly là khẩu browning M2 0.50 cal thu được của Mỹ (0.50 cal =1/2 inch = 12,7mm) nhưng vỏ đạn loại này to hơn một chút so với 12.7 ly của ta nên gọi là 12.8 ly


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: su22 m4 trong 10 Tháng Hai, 2011, 03:35:07 pm
Bác Longtrec ơi, cấp D còn 12 ly 7 nữa ạ 
 Chính xác , trong cấp D có 1 C hỏa lực và D của tôi ngày đó có 2 khẩu 12.8ly .[/i]
Các bác chưa ai giải thích dùm là hai loại này là một hay là khác nhau. Bác Longtrec nói kỹ về nó một chút đi vì em coi trong topic trận Thượng Đức thấy nói chỉ 1 khẩu thôi cũng đè dí quân ta xuống rồi chứng tỏ nó uy lắm lắm, vậy mà các bác bỏ qua thì thiếu sót to.
[/quote] Bác à! 2 khẩu súng máy 12,7mm và 12,8mm giống nhau ở một điểm đó là cả 2 đều là hỏa lực cộng đồng còn khác nhau là khẩu 12,7mm là khẩu này DShK nó là sùng do Liên Xô hoặc Trung Quốc sản xuất và viện trợ cho ta. Còn khẩu 12,8mm là súng chiến lợi phẩm của Mỹ do ta thu được và tiếp tục sử dụng.


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: Ngocvancu trong 10 Tháng Hai, 2011, 08:02:01 pm
Không đúng rồi 12,8mm mới là súng do Trung Quốc sản xuất,còn của Mỹ là đại liên 50,12,7mm y như súng của Nga. ???


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: lexuantuong1972 trong 11 Tháng Hai, 2011, 02:08:47 pm
Binhyen 1960,có sở thích giống tôi thật...? ngay từ ngày nhập ngũ mình đã gắn bó với khẩu AKM....nhưng lại sản xuất tại đông Đức...lúc được phát còn mới kính kình coong....đầu ruồi và thước ngắm đều có dạ quang ...để bắn đêm thì phải...báng súng bằng nhựa lỗ chỗ tổ ong màu nâu ốp lót tay trên bằng nhựa còn ốp tay dưới bằng gỗ nhưng hai bên hơi phồng ra...chỉ khổ thằng Thinhe677f346..được phát khẩu AK TIỆP...có từ thời đánh Mỹ...trông ghẻ ghẻ như người...đen thật...thằng nào mới đi lính chả thích được cầm súng mới...?

Khẩu AK 47 đầu tiên của tôi được nhận tại Bãi Hà để hôm sau vượt Bến Hải vào Quảng Trị. Mình rất nhớ khi nhận khẩu này, nó được bó trong lớp vải bọc dầu cùng 2 khẩu nữa: 1 là của TQ với lưỡi lê 3 cạnh múi khế gập được; khẩu thứ hai là của Triều Tiên với lưỡi lê rời. Khẩu của tôi đến nay còn nhớ số súng là IAG 4243 sản xuất năm 1954. Khi bị thương tôi còn mang nó ra tới chốt của c6. Sau khi đi viện về tôi được trang bị 1 khẩu AKM bánh gỗ, nòng vát với thước ngắm 10. Với khẩu AKM độ giảm nẩy chỉ còn 23 cm trong khi loại cũ là 27 cm. các bộ phận kim loại của AKM được phủ 1 lớp sơn đen khá bền vững rất phù hợp cho những thằng lười lau súng. Lê của AKM như dao găm, lưỡi ngắn kết hợp với vỏ lê để thành kìm cắt dây thép gai rất tốt. Đúng là nếu trang bị các loại súng của bộ binh chúng ta với bộ binh ngụy ngày ấy thì  chúng ta hơn hẳn về súng bb chỉ thua chúng M79 và lựu đạn mỏ vịt M33 (quả ổi) và M26 (trứng vịt). Chúng ta hồi ấy chủ yếu là lựu đạn chày, khi ném dễ lộ vì xì khói đồng thời với địa hình cây bụi lúp xúp dễ bị văng trở lại . Lựu đạn LX loại mỏ vịt hồi đó không nhiều, nếu có thì mỏ vịt làm bằng thép mỏng không phù hợp lắm.

Vô duyên nhất là AK Tiệp, chẳng khác gì đồ chơi, chỉ được cái nhẹ chưa đến 3 kg không có đạn. Cơ cấu hoàn toàn khác với các loại AK khác. Bịt mắt mà tháo lắp loại này chỉ có bét. Cần khóa nòng bên trái, khi bắn có khi vỏ đạn văng vào mặt. Bực nhất là hộp tiếp đạn không thể dùng chung với các loại AK khác. Khi hành quân vào đến Bãi Hà, chúng tôi có 1 số AK Tiệp mang theo từ huấn luyện, nghe lời anh em lính cũ chúng tôi bỏ lại hết để lấy các loại AK khác. Về tới đơn vị thì thì AK Tiệp cũng bỏ xó giống như những phụ kiện của AK phóng lựu như hộp tiếp đạn hơi (10 viên), nòng phụ, ốp báng súng...    
 


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: anhlinhcuHo trong 16 Tháng Hai, 2011, 08:45:47 pm
Trọng liên 12ly7 là khẩu DShK 1938/46 của Liên Xô, còn gọi là K38 (thực ra là K46 mới đúng, và K38 có cơ quan tiếp đạn kiểu khác). Trung Quốc cũng sản xuất theo loại này, gọi là K54, giữa súng của Liên Xô và Trung Quốc có một số điểm khác nhau, nhưng cấu tạo cơ bản là giống nhau.
Trọng liên 12ly8 thực chất là khẩu đại liên M50 (theo cách gọi của Mĩ và Ngụy). Loại này có mặt ở VN từ thời chống Pháp, và ta thu được chiến lợi phẩm rất nhiều. Cỡ nòng của nó là 12ly7, nhưng do đạn của nó khác đạn của Liên Xô (ngắn hơn), ko bắn lẫn đạn đc nên các cụ nhà ta gọi là 12ly8 để dễ phân biệt.
Với AKM mình chỉ thấy nhuộm đen, còn sơn đen thì quả thật chưa thấy bao giờ đồng chí ơi.


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: quynhnga_92 trong 28 Tháng Hai, 2011, 10:48:39 pm
có ai nói tới khí tài phòng hóa trang bị cho bộ binh chưa nhỉ ? Trời nắng mà phải đeo mấy cái đó thì phê thôi rồi.
Các chú ấy mặc quen rồi thì không thấy sao đâu ạ.


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: tân binh95 trong 05 Tháng Ba, 2011, 11:54:14 pm
cho em hỏi việc trang bị đại trà những thiết bị như áo chống đạn, mũ sắt đã được thực hiện chưa?


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: su22 m4 trong 05 Tháng Ba, 2011, 11:59:18 pm
cho em hỏi việc trang bị đại trà những thiết bị như áo chống đạn, mũ sắt đã được thực hiện chưa?
Chưa bạn ạ và có lẽ còn lâu nữa việc này mới được thực hiện, lí do thì có rất nhiều bạn vào đây xem thêm thông tin nhé: http://www.quansuvn.net/index.php?topic=18483.320
PM: Bạn chịu khó tìm kiếm thông tin tại các Topic đã có trước khi đặt câu hỏi nhé


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: Nam004 trong 31 Tháng Năm, 2011, 05:26:47 am
Mới có các đơn vị đặc nhiệm của qdnd Việt Nam thôi. Binh nhất Nam004 báo cáo với các đồng chí


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: Nam004 trong 31 Tháng Năm, 2011, 05:32:54 am
Mới trang bị cho các đơn vị đặc nhiệm của qdnd Việt Nam thôi. Chứ chưa trang bị cho tất cả đâu. Binh nhất Nam004 báo cáo với các đồng chí


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: duongthanhvan trong 31 Tháng Năm, 2011, 07:59:25 am
có ai nói tới khí tài phòng hóa trang bị cho bộ binh chưa nhỉ ? Trời nắng mà phải đeo mấy cái đó thì phê thôi rồi.
Các chú ấy mặc quen rồi thì không thấy sao đâu ạ.
Nếu nói là quen thì chắc chỉ có lính phòng hóa mới quen được thôi. Chứ lính bộ binh nói chung thì không ưa cái mặt nạ phòng hóa tí nào cả, bí và khó chịu lắm. Với thời tiết những ngày mát giời, không nắng thì còng đỡ chứ mà gặp ngày nắng nóng thì thôi rồi. Đeo vào thì đầu tóc, mặt mày khô rom còn lúc tháo ra thì ôi thôi như vùa đi tắm,mồ hôi như suối, mặt mày đỏ lừ.  :-\


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: tân binh95 trong 01 Tháng Bảy, 2011, 01:51:32 pm
Các bác ơi cho cháu hỏi. Trong biên chế của bộ binh nước ta có súng AK-74 không. Nghe nhiều diễn đàn đều có nhắc đến nhưng không nhất quán.


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: huyphuc1981_nb trong 01 Tháng Bảy, 2011, 07:39:23 pm
Binhyen 1960,có sở thích giống tôi thật...? ngay từ ngày nhập ngũ mình đã gắn bó với khẩu AKM....nhưng lại sản xuất tại đông Đức...lúc được phát còn mới kính kình coong....đầu ruồi và thước ngắm đều có dạ quang ...để bắn đêm thì phải...báng súng bằng nhựa lỗ chỗ tổ ong màu nâu ốp lót tay trên bằng nhựa còn ốp tay dưới bằng gỗ nhưng hai bên hơi phồng ra...chỉ khổ thằng Thinhe677f346..được phát khẩu AK TIỆP...có từ thời đánh Mỹ...trông ghẻ ghẻ như người...đen thật...thằng nào mới đi lính chả thích được cầm súng mới...?

Khẩu AK 47 đầu tiên của tôi được nhận tại Bãi Hà để hôm sau vượt Bến Hải vào Quảng Trị. Mình rất nhớ khi nhận khẩu này, nó được bó trong lớp vải bọc dầu cùng 2 khẩu nữa: 1 là của TQ với lưỡi lê 3 cạnh múi khế gập được; khẩu thứ hai là của Triều Tiên với lưỡi lê rời. Khẩu của tôi đến nay còn nhớ số súng là IAG 4243 sản xuất năm 1954. Khi bị thương tôi còn mang nó ra tới chốt của c6. Sau khi đi viện về tôi được trang bị 1 khẩu AKM bánh gỗ, nòng vát với thước ngắm 10. Với khẩu AKM độ giảm nẩy chỉ còn 23 cm trong khi loại cũ là 27 cm. các bộ phận kim loại của AKM được phủ 1 lớp sơn đen khá bền vững rất phù hợp cho những thằng lười lau súng. Lê của AKM như dao găm, lưỡi ngắn kết hợp với vỏ lê để thành kìm cắt dây thép gai rất tốt. Đúng là nếu trang bị các loại súng của bộ binh chúng ta với bộ binh ngụy ngày ấy thì  chúng ta hơn hẳn về súng bb chỉ thua chúng M79 và lựu đạn mỏ vịt M33 (quả ổi) và M26 (trứng vịt). Chúng ta hồi ấy chủ yếu là lựu đạn chày, khi ném dễ lộ vì xì khói đồng thời với địa hình cây bụi lúp xúp dễ bị văng trở lại . Lựu đạn LX loại mỏ vịt hồi đó không nhiều, nếu có thì mỏ vịt làm bằng thép mỏng không phù hợp lắm.

Vô duyên nhất là AK Tiệp, chẳng khác gì đồ chơi, chỉ được cái nhẹ chưa đến 3 kg không có đạn. Cơ cấu hoàn toàn khác với các loại AK khác. Bịt mắt mà tháo lắp loại này chỉ có bét. Cần khóa nòng bên trái, khi bắn có khi vỏ đạn văng vào mặt. Bực nhất là hộp tiếp đạn không thể dùng chung với các loại AK khác. Khi hành quân vào đến Bãi Hà, chúng tôi có 1 số AK Tiệp mang theo từ huấn luyện, nghe lời anh em lính cũ chúng tôi bỏ lại hết để lấy các loại AK khác. Về tới đơn vị thì thì AK Tiệp cũng bỏ xó giống như những phụ kiện của AK phóng lựu như hộp tiếp đạn hơi (10 viên), nòng phụ, ốp báng súng...    
 





Cái này kỳ ghê, mình chưa nghe thấy bao giờ. Đến thời mình thì AK tiệp chả khác gì cả, ngoài việc có hai cấu hình điểm nắm trước là loại ốp lót như nguyên bản Nga và loại tay cầm trước. Trong các loại súng trường, chỉ có Đức là dùng khoá kéo bên trái với lý luận vẫn còn giữ cò sẵn sàng bắn khi lên đạn.

Tiệp Khắc chỉ có một loại "AK" trông ruột khác thường là VZ 58, súng này có các thành phần như AK, có 2 loại nòng đạn là đạn AK M43 và đạn xung phong Tiệp Khắc 7,62x45, sử dụng đạn Tiệp ở ta là điều vô lý.
http://world.guns.ru/assault/chex/sa-vz5-e.html (http://world.guns.ru/assault/chex/sa-vz5-e.html)

VZ 58 có khoá nòng kiểu khác, nó là biến thể cuối cùng của khó nòng chèn nghiêng , khoá chèn nghiêng là đồ Áo-Hung phát triển. Khóa nòng VZ 58 giống nguyên lý với súng ngắn P-38, Đức, nhà Walther . Nó tách khóa nòng chèn nghiêng ra thành hai phần, phần nghiêng rời với bịt đáy nòng, chèn nghiên kiểu này có cơ cấu giống như then ngang sau. Về nguyên tắc, chỉ trừ phiên bản ra vội MP44 Đức và AS-44 Nga, thì Nga Đức không bao giờ chấp nhận khóa chèn nghiêng trong liên thanh vì gây rung loạt. Tuy kiểu chèn nghiên tách then ra rời này ít rung hơn, nhưng vẫn là chèn nghiêng.
http://50ae.net/VZ-vs-AK/ (http://50ae.net/VZ-vs-AK/)

P-38, Đức, nhà Walther
http://world.guns.ru/handguns/hg/de/walther-p3--e.html (http://world.guns.ru/handguns/hg/de/walther-p3--e.html)


Về giá trị, súng VZ 58 sinh ra trong đơì AKM là thứ hàng vô dụng, nó đắt hơn, tốn máy hơn AKM. VZ 58 hơi nhẹ hơn AKM nhưng đó không phải là do thiết kế ưu việt, mà đơn giản là súng được thiết kế với yêu cầu vật liệu cao hơn (VZ 58 3,1 kg và AKM 3,14 kg). AK là loại truyền lực ngắn, lực khoá nòng truyền đến ngay sau nòng, đây là lợi thế của khoá nòng quay tai trước như Mauser, Mosin, nên thân máy súng (receiver) không chịu lực khóa nòng, rất nhẹ, thực tế AKM làm bằng thép cán mỏng, và kéo dài thỏa thích đường chuyển động của bệ khóa nỏng (bolt carrier), tạo ra các chuyển động tin cậy, mạnh mẽ mà không làm nặng súng do thân máy súng dài. VZ 58 cũng như các chèn nghiên khác, là truyền lực dài và buộc phải làm thân máy bằng thép cắt gọt, do đó, nếu yêu cầu cùng đẳng vật liệu thì VZ 58 có khối lượng ngang AK nguyên thủy, hàng 4kg. Để tránh quá nặng, VZ 58 còn gặp một lỗi như M16, là không kéo dài đường chuyển động lùi của bệ khóa nòng trước khi mở khóa nòng, đây là đường lấy đà, thường được tính bằng chiều dài đẩy của piston-cylinder, đảm bảo bệ mở khóa lúc vận tốc cao nhất vượt bẩn tắc, bẩn tắc hay gặp nhất là lúc tháo vỏ đạn, do dị vật-khuyết tật của vỏ đạn và buồng đốt. Cũng như thế, đường chuyển động của khóa nòng phía sau băng cũng được rút bớt, đây là đoạn đường chuẩn bị đẩy đạn trong băng.

Nòng cũng được rút bớt, nòng truyền thống 415mm của AK được thay bằng 390mm chênh 25mm.

Chiều dài cả súng AKM là 870mm, VZ 58 là 845mm, chênh 25mm, vừa đúng đoạn nòng bớt đi

Tốc độ bắn cao 800 phát / phút.

Trích khí của VZ 58 có các bộ phận như là FN FAL, nhưng nguyên lý vẫn là khí động xiên ngược AK. Mình không hiểu lắm việc cải sang trích khí cần đẩy rời, có thể các thử nghiệm cho thấy móc vỏ đạn của VZ không đủ tin cậy, trích khí cần đẩy rời không che đường văng của vỏ đạn, dùng cho các khóa nòng làm lắc vỏ đạn như chèn nghiêng hay SVD dùng vỏ đạn gờ móc.

Vấn đề màu đen cũng vậy, không ai sơn súng cả, AK dùng lớp áo phốt phát hóa, áo phốt phát là nhuộm kim loại để phốt phát thấm vào, tạo lớp bảo vệ, thực chất là kim loại để trần chỉ nhuộm mầu.

Hộp tiếp đạn hơi mình cũng chưa nghe thấy bao giờ. AK có 2 loại đạn hơi (blank) là liên thanh và phát một. Đạn liên thanh dài như đạn có đầu, đạn phát một chỉ là vỏ đạn nhồi bông túm đầu, đạn liên thanh dùng băng hoàn toàn bình thường, đạn phát một rất khó lên đạn.

Cũng không ai nói AK nẩy 20 27 cm cả. AK cổ điển cũng chỉ nẩy cỡ 1 cm, AK sau này có các đầu nòng bù nẩy, nẩy ít hơn.

AK phóng lựu ngày đó chỉ có một vài phiên bản Nam Tư, Trièu Tiên và Tầu, ít thấy ở Việt Nam, có thêm cái hiệu chỉnh trích khi khi chuyển sang lựu, bắn bằng đạn không đầu, kiểu phóng lựu truyền thống này có từ tk 19, lủng cà lủng củng. Gọi là nòng phụ nhưng thật ra đấy là cái nòng lựu

Túm lại, đoạn mô tả trên lầm cẩm lủng củng không thực tế, có vẻ như được viết bởi kẻ chưa từng sờ vào súng đạn mà chỉ nghe hơi nồi chõ. Theo mình hiểu, VZ 58 có về Việt Nam nhưng không ai đem vào Miền Nam, không tham chiến ở mặt trận nào, và chỉ có tác dụng duy nhất là bộ đội, kỹ sư tìm hiểu các mức độ khác nhau. CÒn AKM Tiệp sản xuất thì như AKM, không khác gì. Và chắc chắn không có súng tiệp nào dùng tay kéo khóa nòng trái như súng Đức cả.

AK tiệp (AKM kiểu tiệp)
(http://thegunner.net/khxc/media/gbu0/prodxl/ak47.jpg)

AKM Liên Xô
(http://world.guns.ru/userfiles/images/assault/as01/akm.jpg)

VZ 58
(http://50ae.net/VZ-vs-AK/init-2-cs.jpg)



Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: huyphuc1981_nb trong 01 Tháng Bảy, 2011, 08:29:48 pm
có ai nói tới khí tài phòng hóa trang bị cho bộ binh chưa nhỉ ? Trời nắng mà phải đeo mấy cái đó thì phê thôi rồi.
Các chú ấy mặc quen rồi thì không thấy sao đâu ạ.
Nếu nói là quen thì chắc chỉ có lính phòng hóa mới quen được thôi. Chứ lính bộ binh nói chung thì không ưa cái mặt nạ phòng hóa tí nào cả, bí và khó chịu lắm. Với thời tiết những ngày mát giời, không nắng thì còng đỡ chứ mà gặp ngày nắng nóng thì thôi rồi. Đeo vào thì đầu tóc, mặt mày khô rom còn lúc tháo ra thì ôi thôi như vùa đi tắm,mồ hôi như suối, mặt mày đỏ lừ.  :-\


 ;D ;D ;D ;D ;D
Cởi quần ra đổ một nửa ống chân mồ hôi nữa chứ, phát khiếp nhất là đứng bắn trên BT đang chạy với bộ đồ ma quỷ này, lúc nào cũng muốn ngã văng bừa đạn.

Mình đang làm một mục lục súng ống đạn dược, riêng về đám phòng hóa này hiện không có tài liệu, nguyên thủy của chúng chắc là WW1.


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: huyphuc1981_nb trong 01 Tháng Bảy, 2011, 08:35:06 pm
hehe bác lethao này giỏi quá tháo được cả đạn B41 , em chỉ dám tháo đạn B40 để lấy hột nổ chơi thôi .
Bọn mình, còn tháo cả mìn ĐH-10,lấy thuốc đánh cá là chuyện thường...còn bọn Thinhe677f346 vào bãi mìn tháo kíp là chuyện thường tình...minh dám nói lính ta chết mìn ta nhiều hơn mọi thứ khác( đấy là khu vực đơn vị chúng tôi phòng ngự)...bọn nó vào ra kể vanh vách nào là..POMZ-2,nào là..K-58,...K-69...Thịnh nó cũng phải cõng..nhiều thằng ra khỏi bãi mìn...

Ngoài đánh cá, nấu nước, thì thuốc mìn nhâm nhi cũng đường được.  ;D


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: thinhe677f346 trong 01 Tháng Bảy, 2011, 08:57:21 pm
_Tôi không nhớ kĩ !nhưng hồi huấn luyện tôi được giữ khẩu AK Tiệp loại súng này nhẹ hơn AK của Nga và Trung Quốc. Tôi chỉ nhớ nó là búa đập thẳng, tốc độ bắn nhanh hơn các loại AK mà búa đập dạng cò mổ, hộp tiếp đạn cũng 30 viên. Khi tháo ra nau súng song tôi đố mọi người lắp vào nhưng ai cũng chịu, kể cả A Trưởng. ;D


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: huyphuc1981_nb trong 01 Tháng Bảy, 2011, 09:13:16 pm
 ;D ;D ;D ;D ;D ;D ;D ;D

Nghe như wiki

Tiếng nổ vượt âm xảy ra khi vật tăng tốc vượt âm thanh ngoài không khí, trong đoạn đường có tốc độ xấp xỉ âm thanh, thì sóng âm đồng hành với vật, luôn được bổ sung năng lượng, như là cộng hưởng liên tục, tích lũy năng lượng tạo ra một bước sóng mạnh, chính là tiếng nổ. Như thế, nếu như đạn vượt âm trong nòng thì lấy đâu ra tiếng nổ đó.

Sự thật về cái đó thế này. Nếu như vận tốc đầu đạn tối đa dưới âm, thì âm thanh vượt trước đầu đạn trong toàn bộ nòng, thoát được năng lượng ra ngoài . Còn nếu vận tốc đầu đạn trong nòng vượt âm, thì âm thanh không mang được năng lượng đi, không khí ở phần nòng phía trước đầu đạn bị nén lại, tích lũy và tạo thành tiếng nổ giả, chứ không phải tiếng nổ vượt âm của máy bay. Tiếng nổ giả này cũng được ống giảm thanh hấp thụ vì nó bé hơn nhiều tiếng nổ chính là khí thuốc đằng sau đạn, không có chuyện làm đạn dưới âm để tránh tiếng này.

Súng giảm thanh có nhiều loại, có loại chỉ hơi bớt âm thanh đi, có loại cần giảm triệt để như là súng ám sát, chống khủng bố, đặc công... Loại giảm âm mạnh dùng đạn dưới âm, đầu đạn nặng, để giảm tiếng rít do đầu đạn xé gió, khi đó tiếng rít này to hơn tiếng nổ đã giảm âm.

Ngoài súng giảm thanh chuyên dụng trên, có hai phương pháp giảm thanh cho súng thường, là dùng đạn giảm thanh và ống giảm thanh. Đạn giảm thanh là đạn có hai phần đầu, một liều phụ đi cùng đầu đạn phát nổ ở gần đầu nòng đẩy khí thuốc chính tụt vào và xì ra từ từ, giảm âm.

Ống giảm âm có hình như dưới đây của bạn, thực chất, các bịt đầu nòng đều có chức năng giảm âm nhưng không nhiều, cái ống giảm thanh có thể gọi là "bịt đầu nòng to".

Cũng không có chuyện súng liên thanh không dùng được giảm âm. Súng bắn tỉa, súng ngắn có nhiều giảm thanh vì các nhiệm vụ ám sát, đặc công... còn súng trường đơn giản là hô xung phong càng to càng tốt, nên ít thấy giảm âm, nhưng không phải là không dùng được giảm thanh âm. AK có nhiều phiên bản ống giảm thanh, trong Hà Giang, Tầu dùng nhiều lần AK lắp ống giảm thanh (silencer).

Các phiên bản ống giảm thanh AK cũng không hề làm yếu đầu đạn, mà trong thực tế, đầu đạn mạnh hơn một chút do chức năng kéo dài nòng, nhưng chênh lệch không đáng kể.

Về nguyên tắc thì cái ống giảm thanh không khác gì cái ống bô xe máy cả, có điều để nhỏ gọn hiệu quả, nó có nhiều tầng phễu. Có nhiều hệ thống kiêm chức năng giảm thanh, như bang system (trích khí Đức) có cái piston ở ống giảm thanh kéo máy súng chạy, chức năng chính là piston, nhưng giảm thanh giảm chớp rất hiệu quả.

Cũng vậy, so với các PBS đầu, về sau ống giảm thanh AK PBS có thêm bù nẩy như bịt đầu nòng thường.


Còn tại sao AK không dùng đại trà ống giảm thanh thì có lẽ không cần mất nhiều công suy nghĩ. Ống giảm thanh làm súng cồng kềnh, bỏ lê, trong khi bộ đội thét xung phong thì tiếng nổ càng to càng sướng.


Kalashnikov AK rifle with PBS silencer, as used by Soviet Spetsnaz
http://world.guns.ru/assault/rus/ak-akm-e.html (http://world.guns.ru/assault/rus/ak-akm-e.html)
(http://world.guns.ru/userfiles/images/assault/as01/akm-slc.jpg)

PBS-1
(http://www.rusmilitary.com/images/pbs1_silencer.jpg)

PBS-4 (AK 5,45 mm)\
(http://img370.imageshack.us/img370/8650/pbs4db6.jpg)

you tube PBS-1
http://www.youtube.com/watch?v=g17zensAK8A

PBS-4
http://www.youtube.com/watch?v=rwPJGAOB0Is

Liên thanh
http://www.youtube.com/watch?v=9JJgaew3at0
Bên trong PBS-1 ( AK 7,62mm)
http://tantal.kalashnikov.guns.ru/parts5.html (http://tantal.kalashnikov.guns.ru/parts5.html)

(http://tantal.kalashnikov.guns.ru/media/pbs01.JPG)
(http://tantal.kalashnikov.guns.ru/media/pbs02.JPG)
(http://tantal.kalashnikov.guns.ru/media/pbs04.JPG)


CHAMBERLAIN'S RARE PARTS SHOWCASE #1
Technical Page 5:
In Detail: Soviet PBS-1 AKM Silent Fire Device
This page is made possible by the kind assistance of Chamberlain, who is well known in the field as a serious collector, excellent photographer, and above all, a heck of a nice guy. His knowledge and efforts to further the hobby are well established, and we are very happy and fortunate he has offered to contribute his time to both this web site and our continuing research projects.


This is an extremely rare Russian-manufactured PBS "Silent Fire Device." It is a conventional design silencer made for the 7,62x39mm Kalashnikov rifle, used in most cases by specialized troops and commando units, or SPETsNAZ. These devices are rare to be seen, even in the hands of Russian forces, so you can imagine how rare they are outside the military establishment.

This example is actually a demilled item, having been disabled and demilitarized according to US laws. In this image, you can see the baffle system and internal rod arrangement which actually forces the sound waves and side pressures away from the bullet, lowering the actual noise which exits the firearm/silencer.

Mounted to a late model AKM rifle, the silent fire device adds both length and weight to the rifle. In the field, these were widely used on the AKMS which would greatly reduce overall length and help made the weapon package more manageable. The rifle was normally also fitted with the PBS-calibrated rear leaf sight assembly, which was designed to be used with special 7,62x39mm subsonic ammunition. In combination with this ammunition, the noise reducing ability of the silent fire device was greatly enhanced.

This close-up view of the PBS-1 on the late style AKM rifle shows the slot cut into the silencer as part of the demilling process. It also shows great detail in the late features common to post-1972 AKM rifles, such as the "transitional" angular design gas block.

The PBS-1 field stripped to reveal the primary plugs and bullet wide cannister, dated 1983.

Reverse side of fittings, and the unused, mint condition bullet wipe. New bullet wipes are solid (without a central exit hole). The first round fired through the wipe will make the hole in the rubber material, therefore sealing is optimized. Once the hole becomes too large due to continual heat and wear, it has to be replaced in order to maintain an effective dampening of the noise levels. Note the Russian proof marks, "83" date coded bullet wipe, "OTK" inspector's markings, and six digit serial number of the rear section of the primary silencer tube.

This image displays the PBS-1 and it's accompanying original Soviet-published manual. Note the manual front cover mentions the calibre application of the PBS-1 (7,62x39mm), along with the model designations AKM and AKMS.

Later versions of the silencer, denoted as -2 and -3, were developed for calibre 5,45mm rifl

MP5, tất nhiên MP5 không phải là súng chỉ bắn phát một
(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/b/bd/Patent_DE1553874_07-Oct-1971_Handfeuerwaffe_mit_Schalldaempfer_Heckler_und_Koch.png)


Vậy là súng ít khói nổ nhỏ là ngon ;D , ủa mà sao hồi đó ít trang bị giảm thanh cho ak, tới nay cũng vậy. ak nổ lớn quá bắn nhiều ù tai tức ngực chứ có ích gì




ỐNG GIẢM THANH-LỊCH SỬ RA ĐỜI CÙNG CÁC ƯU NHƯỢC ĐIỂM.


Lỗ lực làm giảm tiếng ồn của viên đạn khi ra khỏi nòng súng được rất nhiều nhà phát minh trên thế giới bỏ không ít thời gian , công sức tìm tòi nghiêm cứu. Đến cuối thế kỷ 19, tức là năm 1898 nhà phát minh người Pháp có tên là Humbert đã chế tạo ra 1 thiết bị cơ học có tác dụng cắt dòng khí thuốc súng đi sau viên đạn khi ra khỏi nòng súng . Thiết bị có tên Ống giảm thanh, được nhà thiết kế vũ khí H.Maxim đưa vào áp dụng năm 1909. Về nguyên tắc ống giảm thanh ngày nay không khác mấy  so với những ống giảm thanh ban đầu. Thực ra các loại ống giảm thanh được sử dụng rộng rãi ngày nay được phát triển trên nguyên mẫu được phát triển đầu tiên tại Bỉ năm 1918.

Các ống giảm thanh hiện đại ngày nay thường được lắp vào đầu nòng súng bởi ren tiện. Ống giảm thanh làm nhiệm vụ cắt dòng khí thuốc súng đi sau viên đạn và làm giảm áp lực đầu nòng súng. Năng lượng giao động của âm thanh được chuyển thành nhiệt làm xuất hiện giao thoa. Sóng âm thanh và nhiệt được tạo ra làm suy yếu nhau về cường độ.

Nhược điểm của ống giảm thanh đó là giới hạn sơ tốc viên đạn, có nghĩa là khi vũ khí được trang bị giảm thanh thì đạn sử dụng đòi hỏi phải là đạn có tốc độ cận âm hoặc bằng tốc độ âm thanh ( 330-340 m/s). Tại sao khi lắp giảm thanh lại giới hạn sơ tốc viên đan? Vì khi viên đạn có tốc độ siêu thanh(>340m/s) thì bức tường âm thanh sẽ bị phá vỡ, đầu đạn sẽ tạo ra sóng xung kích. Viên đạn khi ra khỏi ống giảm thanh sẽ kèm theo âm thanh "giả" và như vậy phủ nhận vai trò của ống giảm thanh.

Các loại súng ngắn, súng máy, tiểu liên hiện đại trên thế giới thường sử dụng đạn có sơ tốc siêu âm do vậy khi lắp ống giảm thanh nhất thiết phải sử dụng đạn có liều lượng thuốc súng giảm. Trong 1 số trường hợp nhất định để làm giảm sơ tốc viên đạn , người ta làm giảm chiều dài nòng súng so với chuẩn. Tuy nhiên giải pháp này không thể thực hiện được ở 1 số khẩu súng ngắn tự động do chiều dài tối thiểu để nén lò xo của quy lát.

Tốc độ của viên đạn khi đi qua ống giảm thanh cũng bị giảm đáng kể do ma sát, cho nên vũ khí lắp giảm thanh đòi hỏi phải có độ dài nòng ở 1 chuẩn mực cho phép. Súng lắp giảm thanh thường sử dụng đạn có kích cỡ thông dụng(thông thường đạn 5,6mm). Trong 1 số trường hợp đặc biệt để bù đắp sơ tốc viên đạn đảm bảo tính hiệu quả, cỡ nòng được nâng lên đến 9mm. Ví dụ khẩu súng trường bắn tỉa cỡ nòng lớn VSSK"Xả" thường sử dụng đạn có tốc độ cận âm (290-295m/s).Các tút ở các loại đạn đặc biệt cho súng bắn tỉa VSSK"Xả" thường ngắn hơn với chuẩn thông thường của Nga. Đạn SSH-130 có kích cỡ 12,7 x 97mm (Kích cỡ thông thường 12,7 x 145mm , hoặc kích cỡ chuẩn 12,7 x 108mm).

Năng lượng viên đạn được bắn ra khỏi nòng súng VSSK"Xả" cũng thấp chỉ 2500J, chỉ tương đương với năng lượng của 1 viên đạn 7,62mm(AK) .

(http://i1218.photobucket.com/albums/dd413/veratex/2701918-1.jpg)

súng bắn tỉa cỡ nòng lớn VSSK.


Ống giảm thanh thường không thể lắp cho súng máy bởi ống giảm thanh sẽ nhanh chóng bị đốt nóng bởi khí thuốc súng theo cấp sỗ nhân, cơ cấu ngắt dòng khí thuốc súng trong ống giảm thanh nhanh chóng bị phá vỡ, dẫn tới mất tác dụng giảm thanh.

Thực tế súng lắp giảm thanh chỉ được trang bị cho các đơn vị làm nhiệm vụ đặc biệt, không trang bị rộng rãi trên chiến trường.

(http://i1218.photobucket.com/albums/dd413/veratex/EI_suppressor_line.jpg)

(http://i1218.photobucket.com/albums/dd413/veratex/img8647_5480.jpg)

(http://i1218.photobucket.com/albums/dd413/veratex/img8647_5485.jpg)



Thay cho lời kết:

Có 1 câu nói rất hay của người Phần lan trong cuộc chiến tranh Liên Xô-Phần lan (1939-1940) như sau : " Ống giảm thanh không phải làm cho người lính không nghe thấy, mà làm cho vũ khí trở lên vô hình".





Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: tung677 trong 01 Tháng Bảy, 2011, 09:22:53 pm
hehe bác lethao này giỏi quá tháo được cả đạn B41 , em chỉ dám tháo đạn B40 để lấy hột nổ chơi thôi .
Bọn mình, còn tháo cả mìn ĐH-10,lấy thuốc đánh cá là chuyện thường...còn bọn Thinhe677f346 vào bãi mìn tháo kíp là chuyện thường tình...minh dám nói lính ta chết mìn ta nhiều hơn mọi thứ khác( đấy là khu vực đơn vị chúng tôi phòng ngự)...bọn nó vào ra kể vanh vách nào là..POMZ-2,nào là..K-58,...K-69...Thịnh nó cũng phải cõng..nhiều thằng ra khỏi bãi mìn...

Ngoài đánh cá, nấu nước, thì thuốc mìn nhâm nhi cũng đường được.  ;D
Thuốc mìn thì nhâm nhi được...găm găm ngọt có vị đắng...mấy tay cũ bảo mình ...mày ăn nhiều thì say đấy ? không biết có đúng không?còn chữa ghẻ bôi vào vài ngày là thâm đen lại...chỉ đợi bong vẩy là khỏi...? he he... ;D lính mình cái gì cũng có thể cho vào mồm được...trừ lá ngón :P


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: huyphuc1981_nb trong 01 Tháng Bảy, 2011, 09:23:44 pm
Đó là VZ 58, không có ở chiến trường. Súng chỉ được nhập về một ít để bộ đội dùng thử, mục tiêu là xem xét kế hoạch sản xuất khi chọn lựa mẫu súng sản xuất đại trà. Súng cũng không hề có trong huấn luyện và số người biết súng về Việt Nam rất ít.

Trong thập niên 196x, thì AK được chọn để sản xuất đại trà, nhưng không phải TUL (tự lực), mặc dù súng vẫn tên là TUL, nhưng đây là phiên bản AK Tầu do bạn viện trợ cả nhà máy, nặng, cổ, vỏ máy cắt gọt. Sau này cuối tk20 mới chuyển sang AKM với dây chuyền do ta tự bố trí, tự mua máy. Về nguyên tắc thì VZ 58 dễ dàng bị loại bỏ vì súng khó làm. VZ có duy nhất một vai trò là giữ niềm tự hào súng Áo-Hung = cái nôi súng đạn châu Âu và Thế Giới, bề thực chất, nó tồi hơn AK cả về tính năng đường đạn, khả năng sản xuất, độ tin cậy...

Búa thẳng.
Firing Pin Striker:
(http://50ae.net/VZ-vs-AK/vz-11-cs.jpg)

_Tôi không nhớ kĩ !nhưng hồi huấn luyện tôi được giữ khẩu AK Tiệp loại súng này nhẹ hơn AK của Nga và Trung Quốc. Tôi chỉ nhớ nó là búa đập thẳng, tốc độ bắn nhanh hơn các loại AK mà búa đập dạng cò mổ, hộp tiếp đạn cũng 30 viên. Khi tháo ra nau súng song tôi đố mọi người lắp vào nhưng ai cũng chịu, kể cả A Trưởng. ;D


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: chiangshan trong 01 Tháng Bảy, 2011, 09:36:13 pm
Bác Phúc, trong ảnh này em thấy có 2 khẩu Vz này:

(http://i378.photobucket.com/albums/oo229/chiangshan1/ak.jpg)


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: huyphuc1981_nb trong 01 Tháng Bảy, 2011, 10:24:34 pm
Bác Phúc, trong ảnh này em thấy có 2 khẩu Vz này:

(http://i378.photobucket.com/albums/oo229/chiangshan1/ak.jpg)

Ý chiangshan  nói cái khẩu ở trên cùng chĩa lên giời ? hay cái khẩu tận cùng bên phải phía dưới? trông xa không nhận ra loại súng gì, cũng có thể là VZ 58. Nhưng theo mình, việc sử dụng một loại súng lạ rất bất tiên với quân khí các loại, trong thập niên 196x thì súng đạn không hiếm ở các lực lượng chủ lực. Trong ảnh, theo màu cờ thì là chủ lực miền, bộ đội miền Bắc có VZ đã khó, quân miền Nam càng khó hơn.

Phần nhiều khả năng, tất nhiên đây là ý kiến riêng của mình, đây là một seri AK Tiệp dùng chung part với VZ cho tiện sản xuất, cũng như huấn luyện các động các cơ bản. Hoặc có thể đơn giản là một loại cạc bin báng gập nào đó cho xe tăng. VZ 58 cũng có phiên bản phát một gọi là SA VZ 58, nhưng đây là súng đồ chơi, không phải đồ chiến, không làm liên thanh cho dễ bãn ở một số thị trường có luật cấm, kích cỡ như liên thanh mà bị cấm bắn liên thanh.

Tất nhiên, tuy không nhận ra súng gì nhưng rõ ràng là chúng có tay kéo khóa nòng bên phải.


Ý kiến của bò cũ sai, điều này cũng lặp lại ở một số trang

Tôi thì lại cho rằng chỉ có 3 chủng AK:

Khẩu trên cùng là Vz-58P, khẩu bên phải là Vz-58V đều của Tiệp (Ak Tiệp). Khẩu bên trái là AMD-65 của Hung (Ak Hung). Khẩu giữa là K-56 của TQ (Ak Tàu).



http://world.guns.ru/assault/chex/sa-vz5-e.html (http://world.guns.ru/assault/chex/sa-vz5-e.html)

Có thể thấy, 2 khẩu dưới rõ ràng là 2 loại AK. Điểm khác nhau dễ nhận của AK và VZ 58 là đoạn ống trích trước ốp lót của AK dài, cũng như thông nòng. Không rõ súng nước nào, nhưng cả hai đều là AK nguyên thuỷ, vỏ máy súng (receiver) cắt gọt, nặng 4,2kg, vào thời điểm 196x, 197x thì chỉ còn Trung Quốc sản xuất (ngũ lục thức).

Khẩu trên cùng chưa rõ, nhưng VZ 58 P có trích khí trông ngoài rất giống AK
(http://world.guns.ru/userfiles/images/assault/as33/vz58p.jpg)

VZ 58 V cũng là trích khí AK nhưng có hình dáng lai lai FN FAL, cả hai loại đều dùng cần đẩy như FN FAL
(http://world.guns.ru/userfiles/images/assault/as33/vz58v.jpg)

Tuy khẩu trên không rõ là súng gì, nhưng không phải VZ 58 vì không có 2 ốp lót rời với khe ngăn cách khá rộng. Điều đó cũng được áp dụng với khẩu tận cùng bên phải phía dưới. Hình nhỏ của VZ, rất dễ thấy khe ngăn cách giữa hai ốp lót nằm gần như chính giữa ốp.
(http://world.guns.ru/userfiles/_thumbs/Images/assault/as33/vz58p.jpg)(http://world.guns.ru/userfiles/_thumbs/Images/assault/as33/vz58v.jpg)


Cấu tạo hơi khác nhau, nhưng ốp lót trên của VZ 58 giống AK, trên là VZ, dưới là AK
(http://50ae.net/VZ-vs-AK/vz-10-cs.jpg)
(http://50ae.net/VZ-vs-AK/ak-9-cs.jpg)

(http://50ae.net/VZ-vs-AK/vz-30-cs.jpg)
(http://50ae.net/VZ-vs-AK/ak-28-cs.jpg)



Điều này được copy ở nhiều nơi, trong ảnh là AKM không rõ nước nào sản xuất. Ký hiệu bằng tiếng Slave nên có thể đoán là Hung, Ba Lan, Nam Tư. Trong chuỗi sản xuất AK, thì các vùng thuộc Áo-Hung cũ tham gia sản xuất, thiết kế, cải tiến rất tích cực. Kiểu báng này có thiết kế xuất phát từ Đông Đức, được sản xuất ở Đức (cả phiên bản bắn đạn NATO sau 1990), Ba Lan, Rumania, Hungaria... và một số nước khác.
http://vn.360plus.yahoo.com/loveyou_and_lovemy_1972/article?mid=187&fid=-1 (http://vn.360plus.yahoo.com/loveyou_and_lovemy_1972/article?mid=187&fid=-1)
VZ-58V Tiệp báng gập
(http://arniesairsoft.co.uk/news2/wp-content/uploads/2007/03/new_aims.jpg)


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: huyphuc1981_nb trong 01 Tháng Bảy, 2011, 11:49:49 pm
Bác longtrec cho em hỏi D-44 và D-48 khác nhau như thế nào ạ?

Có 2 cách để phân biệt giữa D-44 và D-48:

Cách thứ 1, quan sát bằng mắt thường ta nhận thấy:


- Nòng súng của D-44 ngắn hơn(thực tế ngắn hơn gần 1m).
-Đầu nòng súng, ở loa triệt tiêu hỏa khí khác nhau, ở D-48 loa triệt tiêu hỏa khí được cải tiến khi tác chiến đêm lửa đầu nòng ít hơn.

(http://i1218.photobucket.com/albums/dd413/veratex/33-1.jpg)

Pháo 85mm (D-44).


(http://i1218.photobucket.com/albums/dd413/veratex/2222222222222.jpg)

Pháo 85mm (D-48).

Cách thứ 2, so sánh thông số kỹ thuật của chúng:


D-44 :                                                               D-48
-Trọng lượng : 1,725t.                                    -Trọng lượng : 2,35t.
-Chiều dài nòng : 4675mm/55,1kalp                 -Chiều dài nòng : 74Kalp.
-Chiều dài súng : 8340mm                              -Chiều dài súng : 9195mm
-Chiều rộng : 1680mm                                    -Chiều rộng :
-Tốc độ bắn : 20-25v/phút                              -Tốc độ bắn : 15v/phút.
-Sơ tốc nòng: 793m/s.                                    -Sơ tốc nòng :925-1040m/s.
-Cự li : 15820m                                              -Cự li : 18970m


Lính nhà ta quen gọi pháo 85mm nòng dài , tức là nói về pháo 85mmD-48.
Tiện đây gửi các bác Cựu cùng các bạn tấm ảnh các loại đạn pháo 85mm.

(http://i1218.photobucket.com/albums/dd413/veratex/85mm_shells-1.jpg)

Thứ tự từ trái qua phải, 1-2-3 là đạn chống tăng, quả đạn thứ tư thuộc chủng nổ phân mảnh với ngòi nổ dùng sát thương BB.




http://za-cccp.narod.ru/cccp/v/a/p_85_d-48.html (http://za-cccp.narod.ru/cccp/v/a/p_85_d-48.html)
Đ-48 (ПТП Д-48) là phiên bản cải tiến nòng dài của Đ-44. Hai pháo na ná như nhau trừ cái nòng dài. Cái chụp đầu nòng thì Liên Xô vẫn dùng xen kẽ cả hai loại, kiểu mang cá có thời gian được gọi là "kiểu Đức" do học từ địch trong chiến tranh để thay thế kiểu chữ T, kiểu chữ T súy giết một bác cũng to to nên lĩnh án tử hình. Kiểu mang cá bền chắc đơn giản, giảm âm tốt với xạ thủ, nhưng giảm chớp yếu hơn, các loại pháo mạnh thường chuyển sang lỗ tổ ong (pepper-pot, rây tiêu). Xuyên thép cán tiêu chuẩn đứng 190mm ở 1000 mét, đủ sức diệt sạch tăng hồi đó có mặt trên thế giới từ tất cả các hướng đánh.

Cả hai pháo đều dùng khóa nòng then đứng bán tự động (semi-automatic vertical sliding), súng nhẹ 2,3 tấn nhưng tốc độ bắn lên đến 15 phát / phút. Thực chất, tốc độ bắn của loại khóa nòng này được đẩy lên cao nữa đến 20 phát / phút với việc tăng cường biên chế các bác cửu. Súng nhẹ và rẻ hơn nhiều các phiên bản bắn nhanh tự động, nên dễ dàng có lực lượng đông áp đảo. Nguyên lý của loại máy này là súng dùng lùi để mở khóa nòng rồi dừng ở vị trí lùi, xạ thủ nạp đạn xong thì đẩy về trợ lực xạ thủ đóng khóa nòng.

Bộ đẩy về-lùi của Đ-44/ Đ-48 lừng danh đặc sắc, trong khi các máy tương tự của phương Tây còn dùng piston trôi đến ngày hôm nay.  Bộ máy này dùng hai ống , tách biệt các chức năng lùi và đẩy về. Hệ lùi dùng cần điều chỉnh tiết diện tiết lưu, đảm bảo lực hãm lùi đồng đều, khi vận tốc lùi còn cao, thì tiết lưu rộng, giảm tỷ lệ số đo lực hãm/ vận tốc, khi vận tốc nhỏ thì lỗ tiết lưu cũng nhỏ theo, điều này làm đường lùi ngắn mà lực lùi nhỏ, không làm di chuyển giá pháp quá nhiều trong khi cả khẩu súng vẫn gọn nhẹ. Máy lùi có chức năng hãm đẩy về, kihi đẩy về gần đến đích thì vận tốc đẩy về được hãm lại bằng máy lùi, chứ không lao kịch dẫn đến xê dịch giá pháo.

Chức năng đặc sắc thứ 3 của máy lùi này là không hãm khi đạn còn trong nòng, và đặc sắc hơn cả là điều này thực hiện đơn giản đến hài hước, cũng như các mặt tốt của AK như cái lõm đuôi đầu đạn, điều đến nay vẫn không công bố, và cũng như Berdan, một thế kỷ rưỡi nay Mỹ không thể hiểu tại sao súng Nga bền đến thế, vì cái lõm đuôi đầu đạn. Chức năng không hãm khi đạn còn trong nòng cho phép nòng lùi tự do lúc đó, không tác động lực lên giá pháo, không làm giá pháo xê dịch, thực hiện đúng đường ngắm, bắn chính xác là yêu cầu cao bậc nhất của súng chống tăng, cần bắn chính xác vào những chỗ hiểm. Rất đơn giản, dầu trong máy lùi sau khi lắp xong được máy hút chân không rút đi một chút, khoang trống được điền đầy hơi nước-rượu (gọi là dầu nhưng thực ra là một thứ rượu), nhờ khoang trống này mà nòng không được hãm lùi ở một đoạn nhỏ, sau đó áp lực biến khoang này thành nước, dầu điền đầy cylinder máy hãm, bắt đầu hãm.

Với cái máy lùi-đẩy về có các chức năng trên và kiêm luôn chức năng động cơ của máy bán tự động, súng chống tăng này vượt qua mọi loại súng chống tăng khác . Súng nhỏ, nhẹ, bắn rất nhanh, chính xác, tốc độ triển khai nhanh chỉ 2 phút. Với khối lượng 2,35 tấn, súng rất rẻ so với các tăng pháo tự hành, tạo hoả lực vượt trội hàng chục lần trong các trận co cẳng chạy như 1941.

Kiểu khóa nòng này có từ lâu, như  Bofors 37 mm nhà thuỵ ĐIển cũng đầu 193x, 37mm SA.L Puteaux nhà Phú Lãng Sa 1937, Flak Đức và bản copy 88mm kiểu 99 Nhật, 47mm chống tăng Nhật 1941. Pz. Jäg. I für 4.7 cm Pak (t) Tiệp Khắc, đều có chức năng chống tăng. Nhưng không súng nào kết hợp được máy lùi-đẩy về phức tạp để pháo kéo có độ chính xác cao đương đầu với pháo cơ giới.

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/1/18/85_mm_divisional_gun_%28D-44%29_003.jpg/800px-85_mm_divisional_gun_%28D-44%29_003.jpg)
(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/b/b9/85-%D0%BC%D0%BC_%D0%BF%D1%80%D0%BE%D1%82%D0%B8%D0%B2%D0%BE%D1%82%D0%B0%D0%BD%D0%BA%D0%BE%D0%B2%D0%B0%D1%8F_%D0%BF%D1%83%D1%88%D0%BA%D0%B0_%D0%94-48_%286%29.jpg/800px-85-%D0%BC%D0%BC_%D0%BF%D1%80%D0%BE%D1%82%D0%B8%D0%B2%D0%BE%D1%82%D0%B0%D0%BD%D0%BA%D0%BE%D0%B2%D0%B0%D1%8F_%D0%BF%D1%83%D1%88%D0%BA%D0%B0_%D0%94-48_%286%29.jpg)


Về đạn, danh sách đạn trên thiếu APFS-DS.

số 1 là APCR, Armour Piercing Composite Rigid , còn gọi là HVAP (High Velocity AP) và APHC (AP hard core). Đầu đạn nhẹ, vỏ mềm nhẹ, lõi cứng, nhưng vỏ đầu đạn không tự văng đi như APDS-FS, mà đến khi chạm mục tiêu thì lõi mới trút vỏ. Đạn không mang theo thuốc phá mà chỉ có một ít thuốc vạch đường.
vết APCR WW2
(http://sus3041.web.infoseek.co.jp/contents/armor_brake/tiger01.jpg)


Số 3 là AP thường (AP, Armour Piercing). Đạn có một cái đầu bằng thép và một chút thuốc, diệt công sự rất tiện vì đạn chui vào trong công sự mới nổ, ngòi chậm.


Số 2 cũng là AP, nhưng đây là đạn có đường đạn tốt, đạn phức tạp. Phần sau là một viên AP thường, có thêm cái đệm mềm để bám mặt nghiên và mũi chóp chứa khoang rỗng phục vụ đường đạn. Đạn bắn chính xác hơn và suyên nhỉnh hơn AP đơn giản.

Số 4 là đạn trái phá sát thương có thể lắp ngòi tức thì hay ngòi chậm, chống bộ binh và công sự.

Đ-44 và Đ-48 có đạn APDSFS, đạn có guốc giảm cỡ ổn định cánh đuôi, để bắn trong nòng xoắn thì lõi KE và cánh đuối đặt trong một cái cối quay, cối quay theo xoắn còn lõi không quay. Súng dùng chung đạn với Đ-5 của T-34.


Tiền thân của các bác này là bác 1939 85-мм зенитная пушка обр. 1939 г. Sơ tốc đạt 800-880 m/s, CAL 52 (tỷ số chiều dài nòng). Dễ thấy, pháo vẫn dùng máy lùi-đẩy về piston trôi của lựu pháo, bên dưới là máng pháo y như 152mm M1910. Máy lùi-đẩy về piston trôi dùng một ống duy nhất cho cả hai chức năng lùi-đẩy về, cấu tạo đơn giản, độ tin cậy tăng lên khi lắp 2 ống, một số pháo như Longtom (Mỹ copy Pháp) dùng ống đặt xiên để làm đều lực hãm, nhưng khẩu này thì không. Cấu tạp là khoang dầu hãm lùi ngắn cách với khoang khí nén của đẩy về bằng một piston trôi.
http://www.kursk1943.mil.ru/kursk/tw/art/s_85-1939.html (http://www.kursk1943.mil.ru/kursk/tw/art/s_85-1939.html)
(http://www.thetankmaster.com/IMAGES/AFV/85mm_52K/85mm_52K_12.JPG)






Dễ dàng kiểm tra lại lần nữa rằng, Đ-44 là khẩu súng đầu tiên của Liên Xô dùng cấu hình máy lùi-đẩy về tinh vi trên, cho đến nay thì cấu hình đó vẫn là tinh vi nhất thế giới pháo kéo bắn thủ công.
http://www.istorya.ru/book/ww2/319.php (http://www.istorya.ru/book/ww2/319.php)
152mm hình như là model 1930 (гаубица =lựu pháo)
(http://www.istorya.ru/book/ww2/img/tmp389B-163.jpg)

57mm nòng dài, nó có chức năng phòng không-săn tăng và cũng có phiên bản lắp trên xe tăng T-34
(http://www.istorya.ru/book/ww2/img/tmp389B-164.jpg)


105-мм гаубица 18Л/28 (Германия). Kiểu lùi-đẩy về lựu pháo Nga này do Đức mang đến qua các model thuê Đức làm 152mm M1909-M1910.
http://www.istorya.ru/book/ww2/img/tmp389B-171.jpg (http://www.istorya.ru/book/ww2/img/tmp389B-171.jpg)

88-мм зенитная пушка ФЛАК-41 Германия. Đây là súng nòng dài phòng không-săn tăng và cũng có phiên bản trên xe tăng Tiger Đức, dễ thấy, đến năm 1941 bác Đức vẫn dùng kiểu lùi cổ này
(http://www.istorya.ru/book/ww2/img/tmp389B-176.jpg)


Lùi-đẩy về piston trôi cũng dần áp dụng các kỹ thuật ổn định lực hãm. Cần điều chỉnh tiết lưu của Đ-44 cũng đã được dùng trước dó với việc tách ống lùi khỏi ống đẩy về, nhưng chưa từng có súng nào đủ các chức năng hãm đẩy về rồi không hãm khi bắn. Để điều chỉnh lực hãm, Longtom theo thiết kế Pháp dùng ống hãm xiên, khi mới lùi, ống hãm chuyển động chậm, lực hãm nhỏ.

Bố trí xiên này có thể thấy trên Long Tom và vuúa chiến trường, nói là ống hãm của GDF nhà Phú Lãng Sa WW1.
(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/c/cc/155_mm_Long_Tom_2.jpg/800px-155_mm_Long_Tom_2.jpg)

Pháo lựu M-101/M-102 105mm của Mĩ, được VN dùng rộng rãi từ thời chống Mĩ đến chiến tranh biên giới, thường trang bị cho trung đoàn pháo binh của sư đoàn bộ binh.
http://ttvnol.com/gdqp/476742/page-64 (http://ttvnol.com/gdqp/476742/page-64)
(http://i33.photobucket.com/albums/d85/chiangshan/m101_105mm_howitzer.jpg)



Đây là Đ-20 152mm, hậu duệ của ML-20, hay còn gọi là MK-20 model 1955.
(http://i33.photobucket.com/albums/d85/chiangshan/d20_152mm_2.jpg)




Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: huyphuc1981_nb trong 02 Tháng Bảy, 2011, 02:00:53 am
Gớm, nhiều sáng kiến quá, có cả trích khí phản lực  ;D ;D ;D ;D

RPD đơn giản là phiên bản cải tiến từ  DP, thật ra, DP cải tiến thành RP-46, RPD là RP-46 thu nhỏ và bỏ chức năng bắn băng hộp lò xo. DP chỉ bắn băng hộp lò xo. DP xuát phát từ một thiết kế như là bản sơ cua của Fedorov trình lên hội đồng 1917, sau khi xây dựng nhà máy, hai thầy trò nhà này đã quyết định chọn thiết kế này.

Trích khí của DP là trích khí tiết lưu hành trình đẩy dài điển hình, phiên bản gần giống cùng thời là FM MLE 1924 Phú Lãng Sa. CHắc chắn không phải do nhà Phú thiết kế, vì các phiên bản của họ rất lởm, mà đây là phát triển ở nhiều súng chủ yếu là Áo-Hung. Trích khí kiểu này có khoang dự trữ khí để kéo dài hành trình đẩy máy của khí thuốc. Riêng ở DP, người ta thiết kế cái cylinder di chuyển rời khỏi piston cố định, nhờ đó khí thuốc vận tốc lớn thổi bẩn ra khỏi cylinder. Cái này mà làm cần đẩy rời là ra SVT và ngày nay là LWRC nhà Mèo. Cái hay là áp lực khí ở DP được biến thành vận tốc khí động, nên ngay cả khi cylinder rời khỏi piston, thì lực đẩy khí động vẫn duy trì. Nhà Phú không có chức năng này.


RPD giống hệt như RP-46, toàn bộ cái trích khí này không thay đổi gì từ 192x. DP là phiên bản trích khí thành công nhất của kiểu này và chỉ cần thay thế trước trích khi xiên ngược lừng lấy nhà AK.

Máy DP là máy cân, trong khi toàn bộ dòng trung liên phương tây lúc đó đều xuất phát từ chương trình ZB nhà Áo-Hung, chèn nghiêng rất rung. MLE 1924 và BAR giống nhau có bản lề gập. Còn Bren mua license ZB. Nga và Đức từ các phiên bản ra vội AS-44, MP-44 thì không bao giờ chấp nhận chèn nghiêng trong liên thanh.

Khóa nòng DP, RP, RPD là cải tiến từ ý tưởng do nhà khoa học Thụy ĐIển Rudolf Henrik Kjellman vẽ năm 1907. G43 Đức dùng y nguyên kiểu khóa nòng này, còn DP thay bằng ngạnh chống


Có thể quan sát sự hoàn thiện của trích khi DP ở hình

DP. Trích khí có hành trình đẩy dài điển hình. Để kéo dài hành trình đẩy mà tiết kiệm khí, người ta làm lỗ trích khí nhỏ, khí trích chứa trong một khoang đệm cho phép duy trì lực đẩy máy súng chạy khi đạn đã ra, áp trong nòng đã hạ. Từ khoang này, khí dược tăng tốc qua một lỗ như là tuye nằm giữa piston, phụt vào đầu cylinder, điều này duy trì lực đẩy khi cylinder đã ra khỏi piston, mà thổi bay bẩn tắc ra ngoài.
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung/DP/4361.jpg)

FM MLE 1924 Pháp
Trích khí này đã có khoang chứa, nhưng vẫn dùng toàn bộ là áp lực khí tĩnh chứ không phải vận tốc khí động, không có chức năng xả bẩn
http://armesfrancaises.free.fr/FM%20Mle%2024-29.html (http://armesfrancaises.free.fr/FM%20Mle%2024-29.html)
(http://armesfrancaises.free.fr/FM%2024-29-dessin%20coupe-WEB.jpg)


hốc kít chưa thèm chế ra khoang chứa, điều này làm máy súng cần tăng tốc trước khi mất áp lực trong nòng, lực đẩy máy súng rất mạnh, to, nặng và tốn khí
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung/may_sung/whippet_hotchkiss6.jpg)
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung/Hotchkiss_Portative/MG-1-121-55.jpg)



Về phía Đức, họ loay hoay không tìm ra được trích khí tin cậy, SK39 dùng bang, tức piston ở đầu nòng tiến về trước, cần truyền động dài. G43 dùng nguyên si trích khí SVT,. Trích khí SVT là phiên bản cải tiến từ DP dùng cần đẩy lùi rời, kém xả bẩn hơn rồi được FN FAL cải lần nữa thành hoàn thiện đến nay. LWRC Mỹ hôm nay thì đơn giản là giống hệt SVT.

Máy súng Đức dùng lùi, có chức năng súng trường bắn từ khóa nòng đóng, về tổng thể nhỉnh hơn DP. DP cũng chỉ thiếu chức năng súng trường đó, về liên thanh, súng chạy cân, tin cậy. DP có nhược điểm băng đĩa do đạn gờ móc Mosin, còn súng máy Đức bắn đạn không gờ Mauser thuận tiện. Về sản xuất thì DP vượt trội, do các máy lùi ngắn đều khó thực hiện hơn trích khí DP nhiều, DP không cần hợp kim gì đặc biệt ở máy súng, các chi tiết máy thô to và số mặt gia công ít, đạt được nhờ có trích khi ưu việt, hoạt động tốt mà lại tránh né được máy lùi.

Máy DP
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung/may_sung/1.gif)
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/DP/8.jpg])
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/DP/dp_bolt.jpg)


RPD được chấm nhận trong biên chế cùng với SKS. Thực chất, đến năm 1959-1960 thì bộ AK, RPK và PK mới được chấp nhận chính thức cùng B41. RPK có nhiều tai tiếng, nó hoàn thiện rất chậm, chậm hơn cả PK. Nguyên nhân là RPK không đủ chức năng của một trung liên, nó quá nhẹ, nỏng nhẹ, nhanh nóng.  RPK là 3 trong 1, súng có các chức năng súng trường xung phong, súng trường nòng dài và trung liên. Để xung phong thì súng hơi nặng (5kg), nhưng không hiếm người dùng được chức năng đó và mỗi tiểu đội 1 súng, 3 súng đều dễ kiếm người như thế.

Nhưng cỡ 7kg như RPD thì lại nặng ngang PK mà chức năng PK mạnh mẽ hơn nhiều. Như thế, thời của RPD đã điểm. PK là súng máy đa năng, khi dùng 1 người nó là trung liên nặng bằng RPD, khi dùng nhiều người thì có các chức năng cao xạ, đại liên. Như thế, 1 hoặc 3 khẩu RPK bắn băng to (băng trống), tuy làm trung liên yếu hơn, nhưng về tổng thể hỏa lực của cả đội hình thì mạnh hơn.

Trong biên chế mới, tiểu đội bộ binh đi bộ có 1 RPK, 1 B41, 7 AK. Bỏ súng máy cấp trung đội, đại đội có 2-3 PK cùng cối 60. Tiểu đội bộ binh cơ giời đi BMP thì biết rồi, B41 dùng thỏa thích, 1 PK, 1-3 RPK và 7 AK, thêm một pháo liên thanh 30mm hoặc pháo bắn nhanh 73mm, thêm 4 đạn ATGM. Thế là đời RPD chỉ có chục năm thập niên 195x.


Khi RPD ở Liên Xô được thay thế với tuổi phục vụ chính thức chỉ có cỡ 10 năm, thì RPD được sản xuất nhiều ở tầu do họ cắt khỏi dây Liên Xô trong cách mạng văn hóa, không có khả năng sản xuất RPK và PK. Vì vậy, RPD ở ta hầy hết là hàng tầu, ngũ lục thức cơ thương.


====================
Trích khí Đức dùng đến SK-39, còn gọi là kiểu Bang. Đầu nòng có cái piston tiến về trước đẩy máy súng về sau qua đòn bẩy. Do không hoàn thiện trích khí, G43 nhái y nguyên trích khi SVT, tức bản cải tiến cần rời của DP. Phiên bản MP44 dùng trích khí ZP Tiệp Khắc kiểu ZB-30, (Bren).
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung/may_sung/7a6875d2.gif)


Một ý tưởng nữa của Đức cũng không thực hiện nổi, kết hợp lùi và trích khí. Khi áp lực khí giảm thì chốt được khóa nòng đẩy tiến về trước, mở khóa nòng.
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung/may_sung/sturmgewehrzt9.jpg)


các máy lùi Đức dùng trên MG42 và MP45, cần con lăn bằng vạt liệu tốt, khó kiếm. Những ví dụ này bên Đức cho thấy tầm quan trọng của trích khí DP.
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung/may_sung/mg3boltani.gif)
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung/may_sung/roldelboltani.gif)



Đứng trên góc nhìn khác, chúng ta xem trích khí ZB-26. Chương trình súng máy khóa nòng chèn nghiêng phát triển ở Áo-Hung và tiếp tục ở Pháp Anh Mỹ. Nga và Đức không thể chấp nhận khóa chèn nghiêng.  Vicker nhái lại kiểu này rồi không thành côngm, sau này thì chờ ZB hoàn thiện, Anh mua license ZB-30 thành Bren. Trích khí ZB-30, Bren đại thể giống DP. Giữa chừng Pháp Mỹ cho ra BAR và FM MLE 1924, như trên.

Trích khí ZB-26 là xien ngược như AK, nhưng khi đổi đạn thì rất khó do thiếu bài toán. Chính vì thế M39 Thụy ĐIển mới có trích khí rất củ chuối và Bren chuyển thành trích khí tiết lưu.

Như thế, DP là trích khí tốt nhất ngày đó và vẫn là mẫu mực hôm nay. Tất nhiên nó chẳng phản lực chút nào su ạ.



Kính các đồng chí các bác CCB và các bạn, em xin tiếp tục trình bầy những nét chính về súng trung liên RPD. Thưa các đồng chí và các bạn khẩu trung liên RPD là khẩu súng rất quen thuộc với chúng ta, tên RPD là tên phiên âm tiêng Nga của khẩu "Ручной пулемет Дегтярева", được nhóm thiết kế do kỹ sư:Vasily Degtyarev đứng đầu phát triển vào năm 1944, đây là 1 trong những khẩu súng đầu tiên của Liên Xô dùng đạn kiểu mới cùng với súng CKC; AK và RPK dùng chung cỡ đạn 7,62 X 39. Súng được thiết kể để làm hỏa lực mạnh cho tiểu đội bộ binh và do 1 chiến sỹ sử dụng.
 Về cấu tạo của súng trung liên RPD như sau: Súng gồm các bộ phận, đầu ruồi; nòng súng; thước ngắm; ốp lót tay trên và dưới; máy súng; hộp tiếp đạn hình tròn; cò súng; khóa an toàn; tay cầm; báng súng và 1 bộ phận rất quan trọng của súng là giá súng. Giá súng có đặc điểm là có thể gập vào khi xung phong và mở ra khi dùng súng để phòng ngự. Đặc điểm của máy súng trung liên RPD là: Súng sử dụng nguyên tắc trích khí phản lực, với bít tông có hành trình dài đi qua lỗ điều tiết khí nằm dưới nòng súng. Khóa nòng của súng trung liên RPD có dạng ngạnh xòe sang 2 bên chống vào 2 bên thành của máy súng để khóa nòng súng. Băng đạn của súng trung liên RPD có dạng hình tròn với 100 viên đạn, 100 viên đạn năm trong băng được nối với nhau bởi 4 dây đạn mỗi dây 25 viên vì vậy trong quá trình bắn súng người chiến sỹ còn phải chú ý thú lại dây tiếp đạn và đây là nhược điểm của khẩu trung liên này. Một đặc điểm nữa của trung liên RPD đó là nòng của súng có thể thay được ngay ngoài chiến trường.
 Các thông số kỹ thuật chính của súng trung liên RPD như sau:
 1) Trọng lượng rỗng của súng là:7,4kg
 2) Chiều dài của súng là 1037mm, trong đó chiều dài nòng súng là 520mm
 3) Tầm bắn ghi trên thước ngắm của súng là từ 100 - 1000m
 4) Tầm bắn hiệu quả của súng là 500m với mục tiêu co cụm trong công sự, với mục tiêu ngoài công sự là 800m
 5) Súng sử dụng hộp tiếp đạn hình tròn, với số lượng đạn là 100 viên, loại đạn 7,62 X 39
 6) Tốc độ bắn của súng là 650 phát/phút với sơ tốc đầu đạn là 735m/s
 Thưa các đồng chí các bác CCB và các bạn, tới đây em đã trình bầy xong các đặc điểm cơ bản của sung trung liên RPD. Trong bài viết của em có điều gì sai sót em rất mong được các đồng chí các bác CCB và các bạn bổ xung cho ạ                

to dưới, nhầm


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: su22 m4 trong 02 Tháng Bảy, 2011, 02:17:46 am
Gớm, nhiều sáng kiến quá, có cả trích khí phản lực  ;D ;D ;D ;D
Thưa các đồng chí các bác CCB và các bạn! Trong số chúng ta những người đã kinh qua trận mạc, hoặc các bạn trẻ chỉ biết đến chiến tranh qua sách vở, tiếp xúc với vũ khi trong các khóa giáo dục quốc phòng thì chắc không còn ai không biết và chưa từng tiếp xúc với một loại vũ khí cá nhân đựoc trang bị tới từng người lính đó chính là Lựu Đạn. Trong bài viết này, em xin được phép sơ lược qua vài nét về Lựu Đạn.
 Như chúng ta đều đã biết Lựu Đạn trên thế giới có nhiều hình dáng khác nhau, nhưng dù ở hình dàng nào thì về mặt phân loại Lựu Đạn được phân thành 2 loại trính là: Loại Lựu đạn ném hay có cái tên quen thuộc là Lựu Đạn Mỏ Vịt, và Lựu Đạn gài có cấu tạo để khi người và vật đi trạm phải dây gài sẽ làm bật chốt an toàn và Lựu Đạn nổ tức thì. Loại Lựu Đạn gài này có dây cháy trậm rất ngắn thời gian điểm hỏa chỉ 1 vài % giây đến 1 giây.
 Về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của Lựu Đạn như sau: Lựu Đạn gồm các bộ phận sau:
1) Vỏ Lựu Đạn: Vỏ Lựu Đạn được đúc bằng gang có khía thành những mảnh nhỏ, hoặc các viên bi đúc lẫn vào vỏ. Ngoài ra vỏ Lựu Đạn còn là bộ phận chứa thuốc nổ TNT và đây là bộ phận sát thương trính của Lựu Đạn.
2) Chốt an toàn, chốt an toàn có tác dụng giư mỏ vịt của Lựu Đạn
3) Mỏ vịt, mỏ vịt có nhiệm vũ giữ kim hỏa của Lựu Đạn
4) Kim hỏa và lò so kim hỏa, nhiệm vụ của 2 bộ phận này là gây cháy cho hạt lửa của Lựu Đạn.
5) Hạt lửa, hạt lửa có nhiệm vụ mồi lửa cho dây cháy trậm
6) Dây cháy trậm, dây cháy trậm có nhiệm vũ truyền lửa từ hạt lửa và kích nổ khối thuốc nổ TNT chưa trong vỏ Lựu Đạn
7) Khối thuốc nổ TNT, khối thuốc này có nhiệm vụ phát nổ tạo mảnh văng gây sát thương cho bộ binh đối phương.
 Nguyên lý hoạt động của Lựu Đạn như sau: Khi ta rút chốt an toàn khỏi mỏ vịt, mỏ vịt sẽ bất ra ngoài tiếp đế lò so kim hỏa sẽ đẩy kim hỏa đập vào hạt lửa, hạt lửa đánh lửa gây cháy dây cháy trậm. Tới nhiệm vụ của dây cháy trậm kích nổ khối thuốc nổ TNT và tạo mảnh văng gây sát thương. Xin các bác và các bạn chú ý cho nếu ta đã rút chốt an toàn của Lựu Đạn mà chưa ném đi thì phải dùng ngón tay ấn mỏ vịt xuống dưới thì Lựu Đạn sẽ không bao giời nổ trên tay và nếu không muốn sử dụng nữa ta gài lại chốt an toàn vào mỏ vịt qua lỗ xuyên qua trên mỏ vịt và bẻ quặt chốt an toàn xuống.
 Thông số kỹ thuật của Lựu Đạn Mỏ Vịt như sau:
1) Khối lượng toàn bộ của quả Lựu Đạn là: 450g
2) Khối lượng thuốc nổ là 45g loại thuốc nổ TNT
3) Thời gian nổ của Lựu Đạn là từ 4,5 - 7s tuy Lựu Đạn do nước nào sản xuất
4) Bán kính sát thương của Lựu Đạn là 5m
 Thưa các đồng chí các bác CCB và các bạn tới đây em đã trình bầy xong các thông tin sơ lược về Lựu Đạn em rất mong được các đồng chí và các bạn bổ xung thêm cho bài viết của em ạ      
    

Bác huyphuc! Cho nhà em hỏi lựu đạn gài và lựu đạn mỏ vịt cũng có trích khí hay sao vậy?


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: haanh trong 02 Tháng Bảy, 2011, 02:29:30 am
hehe bác huyphuc tái xuất giang hồ bắn liên thanh ghê quá  ;D em đọc hoa cả mắt không biết bác muốn tranh luận với ai về cái gì  ;D


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: huyphuc1981_nb trong 02 Tháng Bảy, 2011, 03:25:52 am
hehe bác huyphuc tái xuất giang hồ bắn liên thanh ghê quá  ;D em đọc hoa cả mắt không biết bác muốn tranh luận với ai về cái gì  ;D


Đọc đến cái D-44 là mình phát khùng. Trong HVKT tồn tại một cuốn giáo khoa kinh điển truyền đời dịch từ tiếng Tầu. Mình mới đọc đã thấy công thức tính máy lùi sai, ấy vậy mà mấy chục năm các giáo viên truyền đời vẫn nhồi sọ sinh viên, tức là chưa thằng nào thực hiện bài tính công thức ấy, mặc dù có hàng rừng luận văn từ tiến sỹ đến kỹ sư, giáo sư đến học viên, mà thằng nào cũng tính ra kết quả.... xịn.

Ngày nay thì mô phỏng trên máy có gì khó đâu, ấy vậy mà nó vẫn tồn tại.

Giá pháo và máy lùi-đẩy về của Đ-44, Đ-48 là tinh vi nhất trong toàn bộ các máy tương tự trên đời. Về sau này M-46 có cải tiến phức tạp hơn để tự thay đổi quãng đường lùi khi bắn góc cao và góc thấp, nhưng không đảm bảo độ chính xác khi xạ kích nhanh, tức đá đấu sống còn như Đ-44/48.  Cái kiểu ngâm kíu cạo giấy, hàng giả ấy gây ra những tai vạ lây trực tiếp từ Tầu. Ví dụ, khoang trống của Đ-44/48 phải được hút chân không để điền đầy hơi nước, hơi nước này đông lại thành nước khi nén, nên không hề tạo lực hãm đáng kể khi còn khoang trống và tăng vọt lực hãm lên khi khoang trống hết. Không hiểu được điều đó, kỹ thuật sửa pháo nhập khẩu từ tầu là đổ vơi thay cho hút chân không, khoang trống điền đầy không khí, nén lại thành khối đàn hồi, khi bắn gây rung giá pháo. Giá pháo rung ở cả hai trường hợp, khi bắt đầu lùi lực hãm tăng quá nhanh làm lệch giá pháo ngay khi đạn còn trong nòng. Khi kết thúc đẩy về, khí đàn hồi ngăn cản động tác hãm đẩy về, nòng nặng lao kịch giá pháo gây rung lệch.

Kiểu lùi không hãm khi đạn còn chưa ra khỏi nòng ngày nay cũng dùng nhiều trên súng bắn tỉa. Thế nhưng, chưa nước nào thiết kế được giá pháo-đẩy về-lùi sánh được với Đ-44/48. CÒn hệ Mèo thì đến nay vẫn dùng máy lùi-đẩy về như M1909/M1910 Đức gia công cho Nga từ kiếp nảo kiếp nào.


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: huyphuc1981_nb trong 02 Tháng Bảy, 2011, 08:34:12 am
 ;D ;D ;D ;D
TUL-1 thật không bao gờ được sản xuất và cũng không phải là hàng license. Chương trình TUL trong thập niên 196x, là nỗ lực của quân giới tự sản xuất, đến 1969 thì hoàn chỉnh kỹ thuật sản xuất các loại AK và RPK. Những khẩu có hiệu TUL-1 sau đó là khẩu AK kiểu Tầu, gần giống AK nguyên thủy. Và phần lớn RPK sau này cũng là RPKM model 1973.

Việc nhái AK không license là việc rất phổ biến trên thế giới do súng dễ làm, Bỉ có FN FNC,Indonexia có Pindad, Ấn Độ có INSAS, Pakistan, Iran, Iraq, Banglades.... kéo AK thành một dãy nhái. Nhiều nước như Ai Cập, Iraq phát triển bản nhái từ bản copy có license ban đầu. Nhiều nước nhái của nhái ví như QBZ 95 Trung Quốc nhái thân súng FN rất ngu xuẩn. Cũng như thế, nhái của nhái có Lybia nhái AKM nhà Đại Cồ Ngan, đây là một ví dụ khá hài hước, AKM nhà Đại Cồ Ngan không hoàn toàn là AKM chính hãng, mà đã là một bản nhái để thích hợp với điều kiện sản xuất thời hiện đại, đem sang Lybia theo phương thức chuyển giao cả dây chuyền.

Hầu hết các bản nhái khi đổi đạn đều không thực hiện được trích khí xiên ngược. Ngay cả chính hãng cũng rất mất thời gian khi đổi đạn, vì vậy có hiện tượng là các mẫu trang bị thật đầu tiên của AK 5,45x39 và NATO 5,56x45 đều bỏ trích khí xiên ngược, một thời gian sau mới quay lại. Điều này cũng như thủy tổ xiên ngược là ZB 26 Tiệp Khắc phải bỏ xiên ngược khi đổi đạn thành Kg m39 Thụy Điển và Bren Anh.


Cũng như mục RPD trên, không có trích khí nào là trích khí phản lực. Cả RPD (DP) và AK (RPK, PK) đều có sự biến đổi áp lực tĩnh thành vận tốc động, nhưng ở DP thì lực đẩy chủ yếu vẫn là áp lực tĩnh, còn ở dòng AK thì thay hoàn toàn tiết lưu bằng khí quặt, và cả hai đều không có chút phản lực nào hết. ZB 26 có xiên ngược trích khí từ cái hình khuyên rộng trong nòng, AK không có điều đó. Về nguyên tắc, xiên ngược dùng để làm chậm việc dòng khí tác động vào lỗ trích, do dòng khí không thể ngoặt ngay lập tức ở ngã ba nách áo. Điều này cho phéo lỗ trích to, ống trích thẳng... rất thoáng mà không hề tốn khí, do đạn ra khỏi nòng dòng khí 600 m/s mới kịp đổi chiều. Nhưng điều này ngăn cản việc dùng phóng lựu kiểu đầu nòng và rất khó thiết kế

Kg m/39 Thụy Điển hay là phiên bản ZB 26 Tiệp Khắc nguyên thủy
http://www.gotavapen.se/gota/artiklar/kg/swedish_kg3.htm (http://www.gotavapen.se/gota/artiklar/kg/swedish_kg3.htm)
(http://world.guns.ru/userfiles/images/machine/mg52/zb30.jpg)
(http://www.gotavapen.se/gota/artiklar/kg/kg_bilder/kg_m39rtn.jpg)

Sau khi đổi đạn, Kg m40 đảo từ xiên ngược sang xiên xuôi rất kỳ cục
http://www.gotavapen.se/gota/artiklar/kg/swedish_kg4.htm (http://www.gotavapen.se/gota/artiklar/kg/swedish_kg4.htm)
(http://www.gotavapen.se/gota/artiklar/kg/kg_bilder/kg_m40_2.jpg)
http://www.gotavapen.se/gota/artiklar/kg/kg_bilder/kg40mynning602.jpg (http://www.gotavapen.se/gota/artiklar/kg/kg_bilder/kg40mynning602.jpg)

Bren là Anh mua license ZB 33, hết xiên mà chuyển sang trích khí điển hình kiểu DP
(http://world.guns.ru/userfiles/images/machine/mg10/bren_mk3.jpg)

ZB 30
(http://world.guns.ru/userfiles/images/machine/mg52/zb30.jpg)

FN FNC. Súng chuyển tai quay từ đầu khóa nòng về chuôi, điều này làm thuận tiện hơn việc gia công bằng máy CNC đa năng, trong khi AL gia công bệ khóa, phần rãnh quay bằng máy chuyên dụng. Bỉ nhận được đơn hàng nhiều loại súng khác nhau chứ không chuyên làm AK. Cũng như vậy, cấu trúc khóa nòng AK cho phép thân súng rất nhẹ vì không chịu lực khóa nòng, sau phiên bản nguyên thủy chưa quyết dùng thép cán nóng mỏng (quá lạ), SKM trở đi có vỏ máy thép cán nóng rất nhẹ, trong khi thoải mái kéo dài đường chạy của bệ khóa nòng để ưu hóa chuyển động của súng, như đoạn phía sau bằng và đoạn phía trước khi đẩy khóa nòng để bệ lấy đà vượt bẩn tắc. FN FNC dùng thân súng gập điển hình kiểu như PPSh hay StG44, thân máy làm bằng kim loại cắt gọt, cũng như thế, được làm bằng máy đa năng.
(http://world.guns.ru/userfiles/images/assault/as24/fn_fnc2.jpg)

Riêng về trích khí, FN FAL và FN FNC đều cải tiến từ SVT. Từ DP sang SVT, khả năng xả bẩn kém đi vì DP không có ống ray cho cylinder chạy rời khỏi piston. Fn FAL và FN FNC chọc lỗ trên cylinder thực hiện điều này, các cải tiến cho trích khí này còn diễn tiến đến G36 Đức ngày nay. Bên trong, Fn FAL và FN FNC không có cylinder di chuyển, mà dùng piston di chuyển.

Ak5, FN FNC Thụy Điển
(http://world.guns.ru/userfiles/images/assault/as35/ak5b.jpg)

đây là kiểu tai quay của FN FNC
(http://t3.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcTE_zAu339N7PrJ-L1gUVYqmku-qVk3BJPQiV_9CS9f20GbJthH&t=1)
(http://www.sturmgewehr.com/bhinton/FNC/FNC_Bolt.jpg)

mô hình, tai quay AK ở đầu khóa nòng
(http://i280.photobucket.com/albums/kk170/fredieusa/Second/AK/Virgin%20Stamped%20Yugo%20M70AB2/Bolt%20and%20Barrel/100_0944.jpg)



Một trong những bản nhái lừng danh thiên địa của AKM là SIG 55x/54x. CŨng như các súng nhái khác, khi đổi đạn thì dùng trích khí FN và làm cần đẩy rời để dễ đổi sang các loại đạn lẩm cà lẩm cẩm. Cần nhắc lại sự vinh quang của SIG, đây là nơi thực hiện khẩu súng trường hiện đại đầu tiên có băng, model 1869.
http://www.biggerhammer.net/sigamt/550/2sp/ (http://www.biggerhammer.net/sigamt/550/2sp/)
(http://www.biggerhammer.net/sigamt/550/2sp/550_bolt_and_carrier.jpg)

trích khí
(http://www.biggerhammer.net/sigamt/550/2sp/muzzle_gasystem.jpg)

khóa nòng SIG
(http://www.biggerhammer.net/sigamt/550/2sp/550_bolt_and_carrier.jpg)

Vỏ tuy khác nhưng rõ ràng, súng nhái thành công hoàn toàn AKM
(http://www.biggerhammer.net/sigamt/550/2sp/550_lower.jpg)

SiG có nhiều biến thể. Kiểu thân máy gập nhưng có cần đẩy liền lắp lỏng như AK.
(http://www.sig-550.com/images/552/552parts.JPG)

SVD
(http://i163.photobucket.com/albums/t311/hilljacknm/DSC03213.jpg)

PPSh
(http://www.gunpics.net/russian/ppsh41/ppsh4110.JPG)

FN FNC
(http://ww2.gun-world.net/fn/fnc/fnc-de1.jpg)

qbu 88 nhà anh Béo
(http://world.guns.ru/userfiles/images/sniper/sn68/qbu-88-2.jpg)

Tai quay AK và rãnh quay trên bệ khóa nòng. Rãnh quay này được làm bằng máy chuyên dụng, đây là máy phay chuyên dụng cơ lưỡi như lưỡi kheót của máy khoan, tức một dạng lưỡi phay quay hay lắp vào đầu mũi khoa. Phôi bệ khóa nòng lắp trên giá có các chuyển động quay quanh trục (trục khoa nòng sau này) và tiến lùi theo trục. Với các hãng có các đợt sản xuất không đều như FN thì việc thửa máy chuyên dụng là điều không nên, vì phần lớn thời gian máy đắp chiếu, trong khi các máy đa năng điều khiển số CNC tuy mua đắt hơn, làm chậm hơn máy chuyên dụng, nhưng cái gì cũng làm được.
(http://www.kaneohegs.com/images/ak_abuse_report_part4_4a.jpg)

hộp vỏ máy AKM. Vỏ máy không cần chịu lực được làm từ rèn-cán, rất nhẹ và cực rẻ. Thậm chí AKM không cần ren vặn nòng truyền thống mà chốt chèn nòng vào cổ súng. Vỏ máy và cổ súng đều làm bằng thép công cụ, gia công áp lực nóng thành phôi. Thực chất, việc cán nóng và dập nóng đều là rèn nhưng hay gọi sai là cán-dập, cán-dập chỉ dùng cho thép xây dựng mềm, là gia công nguội, ngược với rèn là phôi phải nóng đỏ.
(http://www.kaneohegs.com/images/ak_abuse_report_part4_9.jpg)

vỏ AKM nhái của Mỹ, nó mô tả súng AK dễ làm và rẻ thế nào. Mỹ đăng ký toàn bộ các phát minh của AK  ;D đóng góp vào kho patent lớn nhất thế giới của họ
(http://picturearchive.auctionarms.com/924112146/7219785/e7cb69d455143477bcf0c560a71c11bc.jpg)

AK nguyên thủy dùng vỏ cắt gọt
(http://img121.imageshack.us/img121/741/1960polishmilledak47s01.jpg)

Indonexia chấp nhạn Pindad SS1 là súng tiêu chuẩn, tức là FN FNC
Và SS2 là bản nhái có trích khí xiên ngược lấy từ AK 101/2/3
(http://world.guns.ru/userfiles/images/assault/as99/pindad_ss2-v1.jpg)

INSAS Ấn Độ toàn thể như AK, nhưng do đổi sang đạn la to nên không thử nghiệm thành công trích khí xiên ngược, dùng toàn bộ trích khí của FN FAL. Sau này Ấn Độ mua license AK-101. Thiếu mỗi nước là Mỹ copy AK đi cho lành, không dám dầy mẹt copy, thì từ 3 năm nay Mỹ cũng nuôi béo Izmash khối ra vì nhập AK.
(http://world.guns.ru/userfiles/images/assault/as67/insas.jpg)

QBZ Tầu tự chế ra đạn cũng đành chia tay xiên ngược, vì Gấu chưa từng thử nghiệm súng dùng đạn 5,8mm Tầu nên tầu đành tự trồng bằng trích khí FN FAL theo gương Ấn. Thân súng Tầu cũng lại FN FNC, rất hâm vì chính Tầu là nước làm AK bằng máy chuyên dụng.
81 thức đã gần hết xiên
(http://world.guns.ru/userfiles/images/assault/as71/type81-c.jpg)

QBZ 95 hoàn toàn đổi trích khi sang kiểu FN
(http://world.guns.ru/userfiles/images/1289219014.jpg)

QBZ 03, cả thân súng, trích khí đều đã 100% FN. Cười bò ra cái bác tầu lẩm cẩm. Bác còn cách nào đâu
(http://world.guns.ru/userfiles/images/assault/as80/qbz-03-dis.jpg)
(http://cdn5.thefirearmsblog.com/blog/wp-content/uploads/2008/12/picture-15-14.png)
(http://photo.ytbbs.com/attachments/day_090620/0906201514152c052429adcf19.jpg)

81 thức, các bệ về sau bên tâu giuống thế này, rất giống SVD
(http://photo.ytbbs.com/attachments/day_090620/0906201514152c052429adcf19.jpg)



Về cơ bản, QBZ 95/97/03 vẫn là khóa nòng quay 2 tai trước đầu to, tai quay trước của AK. Duy chỉ khác có cấu trúc thân máy và trích khí chuyển sang FN. CHúng ta biết khóa nòng quay tai trước là khóa truyền lực ngắn, không cần vỏ thân máy dầy khỏe, nên AK làm bằng thép cán nóng mỏng, rất nhẹ. Phiên bản nguyên thủy của AK không thực hiện thép cán mà dùng cắt gọt đơn giản là vì điều đó mới quá, người ta không thể tin tưởng một loại súng trường chủ lực mà có thân máy lởm lởm thép dập như là MP Đức, MP Đức bên Liên Xô bị khinh rẻ vô cùng do kém PPSh. Việc bỏ cắt gọt trong thân máy dẫn đến hàng lô những thuận lợi về khối lượng, giá thành.

Cũng như thế, trích khí tiết lưu chỉ thực hiện khi không dùng nổi xiên ngược. Mà trích khí xi8een ngược lại khó đổi đạn. FN có các nấc hiệu chỉnh lỗ trích để thay đổi tốc độ bắn khi lỗ trích hư hỏng cũ mới, cái này DP cũng có.

Vậy, QBZ đổi sang thiết kế kiểu FN nhưng giữ lại tai quay trên đầu khóa nòng để làm gì ? Chả để làm gì cả, vì họ sướng lên dùng đạn tốt hơn cả đại bá nga sô, hổ giấy Mỹ, thì họ tự gánh lấy việc thiết kế trích khí. Thế dùng kiểu thân vỏ máy gập cổ điển để làm gì ? ôi dào, đã copy thì copy cả, chứ không biết lắp cái cần đẩy lùi rời thế nào. Thế sao lại cần đẩy lùi rời. À, cái này để SVD có ý kiến, cần đầy lùi rời dành riêng cho nhưng vỏ đạn không được giữ chắc như FN FAL dùng chèn nghiêng lắc máy, SVD dùng đạn Mosin có gờ móc cổ lỗ. Như vậy là kết luận to tướng: người Tâu không điều khiển được vỏ đạn do họ phát minh ra.  ;D Tỷ lệ kẹt vỏ cao dẫn đến bác dùng cần đẩy lùi rời như SVT và SVD, điều này giúp vỏ đạn lảo đảo sau rượu dễ dàng lộn ra mà không vướng víu.


Đứng trên quan điểm cho đến nay Mỹ Tầu vẫn kính bái những SIG, FN.... thì họ nhè ra không copy AK như cũ thì chỉ có .... thiệt thân, vừa dùng súng lởm, vừa đắt, lại chẳng ai bảo là khôn.

Chào các đồng chí và các bạn! Trong bài viết này em xin trình bầy một số nét cơ bản về súng trung liên RPK. Thưa các bác và các bạn, trong số trung ta những thành viên của diễn đàn thì ít nhiều cũng đã quen thuộc với cái tên RPK, RPK là tên phiên âm tiếng Nga của khẩu súng trung liên trang bị cho tiểu đội bộ binh có tên tiếng Nga là "ручной пулемёт Калашникова". Khẩu súng này là anh em với khẩu AK huyền thoại do kỹ sư Kalashnikov thiết kế, và cũng như người anh của mình RPK cũng trở thành khẩu súng huyền thoại. Cũng xin thưa cùng các bác, phần lớn súng RPK hiện được trang bị cho bộ bình NC ngày nay là bản coppy có giấy phép do nhà ta tự trồng được với tên gọi TUL-1.
 Về cấu tạo và tính năng của súng như sau :Súng RPK được thiết kế cho một người lính sử dụng, súng sử dụng nguyên tắc trích khí phản lực và có cấu tạo máy súng tương tự như máy súng của súng AK, mời các bác vào đây để tham khảo thêm về máy súng: http://www.quansuvn.net/index.php/topic,1539.0.html . Cúng do máy súng của RPK và AK tương tự nhau nên em xin phép không viết lại nữa. Cũng do 2 khẩu súng có cấu tạo giống nhau nên súng RPK sử dụng trung cỡ đạn với súng AK là cỡ đạn 7,62X 39, và đây cũng là cỡ nòng của súng RPK.
 Các thông số cơ bản của súng RPK như sau:
 1) Trọng lượng súng không có đạn là: 4,8kg
 2) Chiều dài toàn bộ của súng là: 1060mm trong đó chiều dài nòng súng là :590mm, nòng súng có 4 rãnh khước tuyến chiều xoáy từ trái sang phải.
 3) Súng sử dụng 3 loại hộp tiếu đạn: Hộp tiếp đạn 30 viên dùng chung với súng AK; hộp tiếp đạn 40 viên và hộp tiếp đạn 75 viên      
 4) Tố độ bắn của súng là 600 viên/phút. với sơ tốc đầu đạn là: 745m/s
 5) Tầm bắn ghi trên thước ngắm của súng là từ 100 - 1000m, tầm bắn hiệu quả của súng là 500m.
 Súng trung liên RPK là hỏa lực được trang bị trong tiểu đội bộ binh, súng có ưu điểm là nhẹ phù hợp với thể trạng của người Việt Nam, đặc biệt trong cấu tạo của súng có chân súng vì vậy súng rất phù hợp với các trường họp phòng thủ trên chốt, và súng có tác dụng tốt trong hỗi trợ hỏa lực cho bộ binh xung phong chiếm lĩnh trận địa. Thưa các đồng chí và các bạn, tới đây em đã trình bầy xong một số nét cơ bản về súng trung liên RPK, trong bài viết của em còn nhiều sai sót mong các đồng chí, các bác Cựu Chiến Binh và các bạn chỉ giáo thêm cho em ạ            
  


Cha đẻ của khẩu tiểu liên huyền thoại có tên đầu đủ là : Михаил Тимофеевич Калашников.






Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: huyphuc1981_nb trong 02 Tháng Bảy, 2011, 09:02:25 am
Trong số hàng copy AK thì không có trở ngại gì khi Đan Mạch làm trích khí xiên ngược. Thạt ra, điều này thuận lợi vì phiên bản đầu tiên của AK Đan Mạch là gia công cho Phần Lan, trong đó Phần Lan nhái cả tiêu chuẩn đạn M43 7,62x39, nên cứ việc copy trích khí AKM là xong. Sau này bán được súng có tiền rùi thì thiếu gì gold chi ra thử nghiệm. Chiến lược thử nghiệm bao giờ cũng là bước đi xuất sắc trong thời chưa có simulator, mà hài nhất là FA, Fedorrov Avtomat, ông này lách luật bằng cải tiến quá áp, vớ luôn hợp đồng thử nghiệm 150 súng, lúc đó ai có thời gian đâu bắn phát một để xem quá áp này làm hại nòng thế nào. Ông lanh lợi này định từ hợp đồng thử nghiệm đó cho ra súng, rồi mới có tiền ưu hóa đạn, nhưng đùng một cái Nga Hoàng bắt dùng đạn Anh, thế là tịt, 30 năm trời súng không hoàn thành.

Madsen LAR M/62 ra cùng thời với bản nhái DP cũng dùng trong quân Đan Mạch. Phiên bản LAR M/62 Đan Mạch dùng bắn đạn to NATYO 7,62x51.
(http://world.guns.ru/userfiles/images/assault/as101/madsen_lar_3.jpg)
(http://world.guns.ru/userfiles/images/assault/as101/madsen_lar_1.jpg)


Phiên bản bắn đạn M43 Phần Lan
(http://world.guns.ru/userfiles/images/assault/as101/madsen_lar_4.jpg)

==========================



Có lẽ, cần tham khảo thêm một bản nhái AK nữa để hiẻu thêm về TUL, tại sao việc TUL bị thay thế bởi AK tầu là một mất mát lớn cho nganh quân khí nhà ta.

Phiên bản Ý Baretta AR 70, AR 90 bắn đạn NATO có thiết kế giống như SIG 540. TRích khí như FN và khóa nòng thế này
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung/khoavabe.jpg)

(http://world.guns.ru/userfiles/images/assault/as11/beretta_scs70cut.jpg)

==============
Nào thì do thái Galil ACE
http://world.guns.ru/assault/isr/galil-ace-e.html (http://world.guns.ru/assault/isr/galil-ace-e.html)
(http://world.guns.ru/userfiles/images/assault/as111/galil_ace_762x39.jpg)

================
AK không liên quan gì đến MP44. Về ước lượng cỡ đạn, thì AK gần giống như chương trình súng trường xung phong MKb35 ( maschinen karabiner 1935), đời cuối của súng này là SK39 dùng đạn GECO 7,92x40mm. Việc thử nghiệm đạn M43 của AK dẫn đến việc đổi tiêu chuẫn đạn này từ dài vỏ 41 mm xuống 39 mm năm 1948 cho nhẹ đi chút. SK39 chết nghéo vì tất cả các cầm đầu về công nghiệp chiến tranh NAZI đều lần lượt là dân MP. Việc lấy súng ngắn thay súng trường là một sai lầm chết người thể hiện sự điên rồ ngu tối của phái Hitler. Chế súng trường xung phong không phải đơn giản và Liên Xô cũng phải bán lúa non với súng ngắn PPSh, chạy đua vũ trang.

MP44 thực chất là ZB 33 thu nhỏ có cải tiến một chút. Về khóa nòng, đây là khóa nòng chèn nghiêng sơ khai, móc đeo trên lưng, làm thân súng cao. Lúc đó đã có các cải tiến của PTRS và sau đó là SKS. đuôi khóa bẹt ra để tránh chuyển động cao, cũng như móc làm chìm vào khóa. Sau đó là cải tiến SVT cơ 2 tai móc 2 sườn cũng để làm thấp khóa và bệ. Năm 1949, MAS-49 Xanh ê chiên mẹ ta kết hợp cả hai cái hay ho SKS và SVT, thành một cái khóa không có chỗ cho mấu hất vỏ đạn chạy, thay bằng chọc.

Cần nhắc là, MP44 và phiên bản chạy đua AS-44 đều là mai mẫu súng liên thanh cá nhân duy nhất của Nga-Đức dùng chèn nghiêng, chúng ra vội vàng và hai nước không bao giờ chấp nhận chèn nghiêng trong liên thanh cá nhân vì gây rung.

Về bản chất, MP44 là súng ngắn, không có ốp lót tay trước để kéo dài bán kính tay cầm trước, nên không thể đảm bảo tấm bắn 250 mét. Về đạn, đây là đạn súng ngắn quá áp, giết chết súng trường rồi nén súng ngắn là điều hết sức ngu xuẩn luẩn quẩn. Súng có liều và đầu gần như AK, nhưng khoang vỏ bé, gây quá áp, và nặng như trung liên RPK trong khi vẫn chỉ là súng ngắn.

Cấu trúc súng MP44 là loại gập như các FN FNC, FN FAL trên, cái giống duy nhất là tay cầm băng cong thì lúc đó súng nào cũng vậy.

Như thế, về cấu tạo, MP44 chẳng có cái gì giống AK cả, về nguyên lý chiến đấu thì tổng công trình sư thật sự của AK là Fedorov đã làm FA từ 30 năm trước.

Một điều ngu xuẩn nhất với người Mỹ là họ dầy mẹt phong MP44 là súng trường, trong khi vỏ nó dập chữ MP chỉ súng ngắn, và thật ra, cái vinh dự là mẫu xuất phát của AK lại là khẩu súng đặc Mỹ M1 Garand.  ;D ;D Thạt đúng là không có cái ngu nào giống cái ngu nào.






=================
Đoạn dưới này lại sai rồi. Phiên bản năm 1942 là súng ngắn liên thanh bắn đạn Tokarrev 7,62x25 cùng PPSh, súng có máy lùi có hãm bằng xoắn như OVP Ý WW1. Phiên bản đàu tiên có máy kiểu AK là cạc bin phát một có trích khí nằm dưới năm 1944.

Mẫu đầu tiên của khẩu AK được tạo ra năm 1942 dùng cỡ đạn 7,62mm, rất tiếc mẫu AK đầu tiên này đến nay không còn. Mẫu thứ 2, M.T Kalashnikov làm  ngay sau đó lại không được tiếp nhận. Nhưng tài năng của M.T Kalashnikov đã đến tai của thiếu tướng, tư lệnh pháo binh А. А. Blagonravov/Благонравова. Ông là 1 nhà khoa học nổi tiếng của LX trong lĩnh vực đạn đạo và vũ khí hạng nhẹ. Nhờ có Blagonravov mà  M.T Kalashnikov được cử tới Trung tâm nghiêm cứu, thử nghiệm thuộc BTL pháo binh. Kể từ đó hoạt động sáng tạo và nghiêm cứu đã là cái nghiệp theo suốt đời M.T Kalashnikov.


[/quote]
Cha đẻ của khẩu tiểu liên huyền thoại có tên đầu đủ là : Михаил Тимофеевич Калашников.





M.T Kalashnikov ngày nay là trung tướng, anh hùng LX cha đẻ khẩu AK huyền thoại



M.T Kalashnikov sinh ngày 10/11/1919 tại làng Kuria vùng Altai/Курья Алтайского края.Ông tốt nghiệp trường dạy lái xe tăng, khoa : Cơ khí-lái xe thuộc quân khu Kiev. Khi tốt nghiệp ông được phong trung sỹ. Ngày đầu của cuộc chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại ông là trưởng xe tăng thuộc sư đoàn tăng 108. Tháng 9/1941 trong 1 trận đánh tại Bryansk( Ngày nay là 1 tỉnh thuộc Nga, giáp Ukraina cách Moscow 320km theo hướng tây), ông bị thương nặng.

Nằm trên giường bệnh tại Quân y viện ông luôn chăn chở làm thế nào để có những khẩu tiểu liên tự động thật tốt và tiện lợi trang bị cho người lính bộ binh trên chiến trường?!!! Và cũng chính tại Quân y viên nơi ông dưỡng thương, khẩu tiểu liên "Ak" đã được thai nghén.

Mẫu đầu tiên của khẩu AK được tạo ra năm 1942 dùng cỡ đạn 7,62mm, rất tiếc mẫu AK đầu tiên này đến nay không còn. Mẫu thứ 2, M.T Kalashnikov làm  ngay sau đó lại không được tiếp nhận. Nhưng tài năng của M.T Kalashnikov đã đến tai của thiếu tướng, tư lệnh pháo binh А. А. Blagonravov/Благонравова. Ông là 1 nhà khoa học nổi tiếng của LX trong lĩnh vực đạn đạo và vũ khí hạng nhẹ. Nhờ có Blagonravov mà  M.T Kalashnikov được cử tới Trung tâm nghiêm cứu, thử nghiệm thuộc BTL pháo binh. Kể từ đó hoạt động sáng tạo và nghiêm cứu đã là cái nghiệp theo suốt đời M.T Kalashnikov.

Trong năm 1944, mẫu tiểu liên tự động do M.T Kalashnikov thiết kế đã vượt qua toàn bộ các mẫu thiết kế khác trong 1 cuộc thi đầy cạnh tranh của kẻ 9 lạng , người 1kg. Năm 1947 mẫu thiết kế khẩu tiểu liên tự động của M.T Kalashnikov sử dụng cỡ đạn 7,62mm được tiếp nhận trang bị. Năm 1949 khẩu tiểu liên của M.T Kalashnikov đã được trang bị rộng rãi trong quân đội Xô Viết. M.T Kalashnikov sau đó được nhận giả thưởng "Lenin". Để ghi nhớ công lao của người đã sáng tạo ra khẩu tiểu liên tấn công có 1 không 2 này, người ta lấy chữ cái đầu tên ông để đặt cho khẩu súng là : AK(Автоматический Калашников).

Ngày nay có trên 60 sử dụng AK , tài liệu kỹ thuật về khẩu AK đã được liệt vào tài liệu bí mật gần 50 năm.

Quân đội NDVN trong KCCM,BGTN và BGPB sử dụng rộng rãi AK, chính khẩu AK và người lính "chân đồng vai sắt" đã làm nên 1 trận đại thắng mùa xuân, lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu! Khẩu AK lại theo chân người lính ngăn bước chân thù sâm phạm bờ cõi Tây nam tổ quốc. Khẩu AK cùng với người lính VN đã chặn đứng, không để những cuộc thảm sát của bè lũ Pôl pốt vào đồng bào ta  như ở Ba chúc. Với nghĩa vụ Quốc tế cao cả người lính TN-VN lại lên đường giải phóng dân tộc Khơ me khỏi họa diệt chủng. Khẩu Ak lại là người "bạn", người "vợ" của các chiến sỹ TN-VN trên mọi gian nan, hiểm nguy của đất nước Campuchia....
 Biên giới phía bắc kẻ thù sân lấn , khẩu AK lại cùng người chiến sỹ VN chặn đứng bước xâm lăng của quân Bành chướng....

Với sự thành công vang rội của khẩu AK, thực tế kiểm nghiệm trong các cuộc xung đột trên thế giới cho thấy khẩu AK là 1 khẩu tiểu liên tấn công tốt nhất trên thế giới. Ở VN qua mấy cuộc KCCM, CTBGTN và CTBGPB cũng đã chứng minh điều đó.
 Gần đây trên thế giới có giả thiết, lập luận rằng AK-47 là mẫu sao chép từ khẩu STG-44 - «Sturmgewehr 44" do Hugo Schmeisser (1884-1953) sáng chế.




Hugo Schmeisser (1884-1953)


 Xin được nói qua về Hugo Schmeisser ông sinh năm 1884 tại Đức. Trước chiến tranh thế giới lần 1, cha ông là 1 nhà thiết kế vũ khí nổi tiếng thế giới (Louis Schmeisser (1848-1917)).
 Chiến tranh thế giới lần 1, Hugo Schmeisser làm việc cho Cty " Bergman" nổi tiếng với việc sản xuất mẫu khẩu súng MP-18.
 Sau chiến trang thế giới lần 1, ông chuyển sang làm cho Cty "Haenel" do Cty cũ suy thoái. Tại Cty mới ông tham gia thiết kế các mẫu MP-36/38/40, nhưng nổi tiếng trong thế giới lần thứ 2 , là 2 mẫu MP-38 và MP-40 đã sản xuất 1,2 triệu khẩu. Năm 1938 Hugo Schmeisser cùng nhóm nghiêm cứu Cty "Haenel" nghiêm cứu cải tiến mẫu súng trường tự động Carbine ( Các bin) cỡ đạn 7,92mm gọi là MKB 42 sau này được đặt tên là MP43. Giêng trong năm 1943 đã sản xuất 10.000 khẩu MP43, nhưng mẫu này về sau chính Hitler đã ra lệnh cấm sx .
 Năm 1944 mẫu thiết kế STG-44 của Hugo Schmeisser được chấp nhận sx hàng loạt do có phản hồi tích cực từ mặt trận.
 Ngày 3/4/1945 thàng phố sx vũ khí Đức "Suhl" nơi Cty "Haenel" tọa lạc bị quân đồng minh chiếm(Mỹ).
 Cơ sở đề đồn đoán rằng khẩu AK-47 được sao chép từ STG-44(MP-44) là sự kiện tháng 8/1945 Cty "Haenel" đã chuyển giao cho LX 50 khẩu STG-44 và 11.000 trang tài liệu kỹ thuật liên quan.
 Nhưng có 1 sự kiện mà giới học thuật thế giới đều biết nhưng cố tình quên là : Mẫu thiết kế AK của M.T Kalashnikov được thông qua 15/7/1943 cuộc họp Hội đồng kỹ thuật thuộc UB phòng thủ LX.
 Bản vẽ kỹ thuật băng đạn và viên đạn AK được thông qua 11/1943. Theo thiết kế ban đầu đạn AK có kích cỡ 7,62mmx41mm, sau này mới đổi lại là 7,62mmx39mm.

24/10/1946 các chuyên gia của thành phố sx vũ khí Đức trước đây "Suhl" cùng vợ con và gia đình trên 1 chuyến tầu đặc biệt đã tới vùng Ural của LX để làm việc trong nhà máy «Ижмаш». Hugo Schmeisser cũng có mặt trong đoàn chuyên gia vũ khí này sang Ural làm việc. Ông sinh sống tại địa chỉ : Nhà 133, phố Đỏ, tp Izhevsk( Ижевск в д. 133 на ул. Красной).
Năm 1949 M.T Kalashnikov có 1 lần duy nhất tham quan tại nhà máy «Ижмаш» và gặp Hugo Schmeisser . Lúc này AK-47 đã được sản xuất hàng loạt và trang bị cho toàn quân rồi.

Như vậy làm sao AK-47 lại có thể copy khẩu STG-44(MP-44)? Có chăng là ngoại hình chúng ngẫu nhiên giống nhau.




AK-47



STG-44(MP-44).








Như vậy, bất chấp nhà Mèo và nhà Tầu có cá thối nhồi sọ, thì súng trường của họ vẫn bị khinh rẻ như rác. Các thiên đỉnh súng ống thế giới trừ mỗi Đức là không dùng AK ( nhưng lại làm bán tưng bừng). Phần còn lại của thế giới thì dùng AK nhái hoặc FN FAL. FN FAL là phiên bản SVT liên thanh hóa có cải chút trích khí như các hình trên, khắc phục khả năng khó thoát bẩn của SVT.

Xoay đi xoay lại thì đến 2/3 châu ÂU dùng AK, số còn lại có mỗi Đức còn đâu cũng lại FN FAL, hầu hết châu Á dùng AK, dù có bề ngoài quai xách như M16 thì máy vẫn AK. Thật ra, châu Âu tính những nước không dùng AK chỉ có Đức Anh Pháp Tây Bồ với vài nước lặt vặt kiểu Áo, Na Uy... Đức thì bán cho Tây Bồ súng G3 của họ. Anh Pháp lại FN và bản nhái FN, thế là hết, châu Âu có mỗi Nga và Đức  ;D.

Châu Á thì có mấy bác theo Mỹ lọt thỏm giữa rừng AK, từ Bắc Triều Tiên, sang Tầu, đến Vịt, sang Indonexia, sang Banglades, sang Ấn Độ, kẻ thù của Ấn Độ là Pakistan, Iran dùng súng Đức không dùng AK, thì có ngay Iraq Syria... rồi Do Thái, Ai Cập, Lybia...... thôi, lại sang Ý, Nam Tư, Thụy Sỹ, Đan Mạch, Thụy ĐIển, Phần Lan, về Izmash, tròn một vòng kín AK không hề lẻ chút nào  ;D Ấy là chưa tính khuyến mại AK tòng quân ở Phi và La Tinh.


Chính vì AK mà nước Mỹ cá thối tự làm thối cá luôn chính họ. M16 còn có gì để tồn tại ngoài nhồi sọ, ngoài tự sướng, sao Mỹ không sản xuất AK cho quân Mỹ đi luôn thể. Ngành quân giới Mỹ buộc phải mafia hóa như thế. Kết cục, Bush đanh Iraq cướp dầu để tâng giá dầu giết chết kinh tế Mỹ. AK oách như vậy.


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: huyphuc1981_nb trong 02 Tháng Bảy, 2011, 11:48:53 am
Sau 7/1/1979 bác BY vẫn dùng súng TQ rất nhiều. Tận 1984 bác Thắng vẫn dùng dụng cụ y tế của TQ? Các bác cho em hỏi TQ họ cắt nguồn cung cấp vũ khí cho ta từ năm nào nhỉ?

 Chỉ mỗi bác longchec là dùng đạn "Tây" xịn?



Sau ngoại giao bóng bàn 1972, Tầu bán đứng ta. Mỹ điều đình với tầu đừng viện trợ lớn cho ta để chia cắt nước ta lâu dài y như nam bắc triều tiên, đổi lại, Tầu chiếm Hoàng Trường Mỹ làm ngơ. Mỹ nhầm ở chỗ, Mỹ tưởng ta là nô lệ của Tầu. Còn tầu nhầm ở chỗ, tầu tưởng là ta đanh Mỹ cũng sợ Mỹ như tầu chạy về giới tuyến Triều Tiên. Các lập luận ngu xuẩn, ắn cắp chính trị sẽ tự tìm đến nhau như vậy.  Cuối năm 1972 ta ăn chưởng lớn đầu tiên, SAM-3 không thể bốc hàng lên bờ được và không kịp tham chiến, Tầu tìm cách không cho bốc bên đất nó.

Súng tầu thì dùng đến 199x còn nhiều.
==============



Quay lại vấn đề AK. Trên kia đã xem quy mô sử dụng của AK, nhiều bạn không khỏi giật mình, cứ tưởng AK là súng của thằng nghèo, thằng lạc hậu, ai ngờ những thằng anh hùng một thời, rất sành súng ống, tiền nhiều như nước, lại lăn lộn nửa thế kỷ nhái AK mà dùng, mà bán.

Những thằng như Tầu thì sau mâu thuẫn bĩu môi chê súng Đại Bá Nga Sô, nhưng hóa ra vòng vo tam quốc lại ra nhái của nhái, thà nhái một lần, đây động mỗi dẩu mỏ là thành nhái của con nhái rất ngu xuẩn. Có gì, chúng ta thấy 2 vẫn đề chính mà hệ FN khác hệ gốc, đó là vỏ khung máy (receiver) kiểu bản lề và trích khí. Vỏ khung máy kiểu bảnh lề là để chung với toàn bộ các hệ súng khác họ đang sản xuất, đổi lại là không tận dụng được khóa nòng tai trước làm vỏ máy thép cán nhẹ hều. Trích khi thì khốn khổ, một là họ không thử nghiệm được xiên ngược nên dùng tiết lưu, hai là họ chuẩn bị bán cho nhiều nước nên làm cần đẩy rời để dễ đổi vỏ đạn, dù vỏ có lắc lư như Mosin gờ móc thì bất quá cũng chỉ như SVD. Cả hai cải tiến lớn bên hệ FN đều chỉ phục vụ sản xuất a ma tơ như vậy, với dây chuyền chuyên nghiệp của Norinco, thì Tầu nhái của nhái những điểm đó thật ngu xuẩn đến hài hước: vỏ súng bằng thép cắt gọt nặng đắt hơn tôn cán, trích khí rời nhiều bộ phận dễ trục trặc, và đương nhiên xiên ngược lỗ to rộng rãi không như tiết lưu xỏ kim không lọt.

Tất nhiên, FN buộc phải dùng hàng nhái còn Tầu không ai cấm họ dùng hàng xịn, mới là điểm hài hước nhất. Cứ như Ấn Độ, không tự thử nghiệm trích khi xiên ngược cho đạn la to thì tự làm lấy bằng cách sao y AK chỉ trừ mỗi trích khí lai từ FN, chẳng phát minh ngif ráo cho mệt xác. Điều này rất giống Anh Quốc, copy súng Đông ÂU thì copy luôn Mannlicher, Bren, đừng có cải tiến cải lùi như Pháp lai các đặc tính tốt của SKS và SVT, thành cái khóa nòng quá tốt đến mức không có đường cho mấu hất vỏ nó chạy. Đến khi Ấn Độ mua license AK-101 thì thiếu gì trích khi xiên cho đạn la to nữa.


Trông đi rồi lại trông lại, nói qua  về cái văn hóa quảng cáo nhồi sọ nó làm cảm động súng Pháp súng Mỹ, lây bệnh son phấn đồng bóng thế nào. Ruột thì thối hoắc ngu xuẩn, nhưng vỏ thì được hàng đàn bão chí thối hoắc câ tụng, mà tuyệt đại bộ phận "chuyên gia súng ống" là những kẻ chuyên đi săn các quý bà thần giữ của trên các phòng khách, nói phét cho sướng, biết gì về súng đạn. Có thể lấy ví dụ BAR, nó không phải là máy tốt vì chèn nghiêng lại có bản lề như FM MLE 1924, nhưng chi nhiều tiền nên chạy cũng được, có cái nguyên lý chiến đấu rất lẩm cẩm, làm súng trường thì bắn từ khóa nòng mở, còn làm trung liên thì có mỗi 20 đạn. Chắc nhiều bạn biết chuyện này, Chauchat bí quá phải ra trận sau 6 năm đắp chiếu, nó chỉ có 20 đạn vì cái băng cong kịch, nó bắn từ khóa nòng mở vì nó tệ, nhưng quảng cáo át đi, mà chú SAM mới cảm quảng cáo làm sao, chú mê tít chân lý khóa nòng mở với băng 20 viên, chệch chút chân lý ấy là phản khoa học, là ma quỷ. Dòng trung liên chỉ có 2 đại diện này là dòng độc đáo nhất trên đời, tên cũng cơm của chúng không phải là trung liên, mà là "súng trường xung phong nặng 10 kg".  ;D




Chúng ta sẽ xem lại từng đoạn chuyển động của AK. Cái trước tiên mình nói là cái xiên ngược. Trích khí này to bằng 2/3 cái nòng M16 nên chẳng có khi nào nó tắc cả. To như thế lại không tốn khí, ấy là vì dòng khí 600m/s không thể phanh gấp lộn đầu chui vào trích, quá trình làm chậm này ngăn cản việc tổn thất khí vào cái lỗ trích to thẳng ở mức khủng bố so với loài tiết lưu.

http://www.youtube.com/watch?v=STM0MKHkGmg

So sánh cái lỗ to bằng 2/3 cái nòng M16 đó và cái lỗ xỏ kim không lọt của M16
(http://www.adcofirearms.com/detailpics/report.jpg)




Thật ra, M16 có rất nhiều lỗi thuộc về loại kinh điển. Nguyên mấu để phát triển nó ? chỉ là sự đồng bóng mà đại diện là FSA MLE 1918 Pháp, khẩu súng nổi danh tồi tệ chết yểu. M16 đã bắt đầu thiết kế bởi sự ngu xuẩn thậm tệ này, ngu đến mức người ta rước những câu chuyện tán dóc vào phòng thí nghiệm với nhưng truyền thuyết có một không hai. Bên cạnh việc sử dụng những lý thuyết tán dóc đó, thì M16 lại thiếu nhưng điều căn cốt nhất trong việc thiết kế một máy cơ học, đừng nói là một khẩu súng đá đấu lấy mạng người.


Bệ khóa nòng tròn xoay.
Đến chết cười. Dư luận Pháp tán tụng là, bệ khóa nòng tròn quay sẽ cho lực ma sát ít nhất vì diện tích tiếp xúc nhỏ nhất. Thế nhưng, làm thế nào ngăn cản chuyển động quay của bệ khóa nòng đây, khi mà khóa nòng quay nhiều khi bị phản lực quay rất mạnh.  ;D

Khóa nòng quay nhiều tai.
Có một nguyên tắc 3 điểm, là 2 vật cứng tuyệt đối chỉ chạm nhau ở 3 điểm chịu lực, ở AK có 2 điểm chính là tai khóa ở đầu, điểm thứ 3 phụ là cái chuôi. Khóa nhiều tai quá 3 điểm phải đàn hồi, và có tai chịu rất nhiều lực, tai lại chưa với đến. Pháo ren cắt nhiều tai vì tai nó to, nòng nó cỡ tấc, đàn hồi độ 0,5mm là được, chứ tai súng trường có 5mm mà đàn hồi đến 0,5 mm thì nó tan như cám. Có cách khác là gia công khóa nòng chính xác đến 1/10mm, à, lại gặp vấn đề kín khít.

Sau này, M16 chứng kiến những hài hước về kỹ thuật qua bộ tai này. Sau một thời gian, ôi thôi, khóa nòng nào đi cùng với cổ súng đó, thay là thay cả bộ, lắp lẫn đi đời xạ thủ liền (mà thay cổ súng thì thôi, ném cả súng đi cho nhanh). Chắc các bạn dễ dàng giải thích, nếu có tai nào ít chịu lực hơn, nó ít mòn, tai nào chịu lực nhiều mòn nhiều, cho đến khi các tai đều chịu lực cân bằng, với độ chính xác dưới 1/10mm. Các tai mòn thế nào hoàn toàn ngẫu nhiên không ai giống ai theo đúng cổ súng, và lắp lẫn là lại kiềng cập kênh, tai nào xinh đẹp chân dài là gánh cả, gẫy, tai nạn. Đây là một phát minh có lẽ đáng nhớ bậc nhất trong lịch sử súng ống.

To vít đóng của AK.
Quan sát video trên các bạn sẽ thấy một điểm, khóa nòng AK không quay ngay khi bệ bắt đầu lùi. Ầy dà, động tác nhổ vỏ ra khỏi ổ đạn là động tác dễ bẩn tắc kẹt nhất, ví dụ, ổ có khuyết tật hay dị vậy, thì áp lực cao sẽ "in" cái vỏ đạn vào đó, tạo thành then chốt nêm chặt vỏ trong ổ. Vậy cái bệ AK cần lấy đà đến khi piston hết đẩy, vận tốc cao nhất, nó mới đóng cái vỏ đạn ra khỏi nòng.

M16 thì quay luôn khóa nòng, cái này ngu xuẩn y hệt FSA MLE 1918, đặc trưng bởi khe quay thẳng chéo. CÒn khe quay của G36 và các súng khắc phục M16 có khe quay chữ S, đoạn đầu chữ S thẳng với trục khóa, cũng không làm khóa quay.

Nói thì dài, ngắn thế này. Khỉ, không ai dùng búa để ấn, mà búa cần lấy đà để nện.

1918
(http://ttvnol.vcmedia.vn/images/56597/4_1308571187.jpg)
(http://ttvnol.vcmedia.vn/images/56597/1_1308571180.jpg)

M16
(http://www.sarcoinc.com/images/ar069.jpg)


đoạn đường khóa nòng chuyển động sau băng.
Trong video trên, khóa nòng AK lùi đến 6 phân, dài hơn chiều dài cả viên đạn , về phía sau băng. M16 cho thế là kém lắm  ;D.

Quan sát lại, chúng ta thấy rất ít súng làm được mấu móc đạn trong băng như AK, mấu này làm đạn trong băng cúi lên ngỏng xuống điệu nghệ, trong khi chính cái mấu này móc đến nửa phân vào đuôi viên đạn trên cùng, tin cậy hơn toàn bộ kiểu khóa nòng M16 chỉ ăn mớm 2mm.

Vấn đề là, M16 cũng có thể thiết kế được mấu móc, G36 cũng vậy, nhưng điều này làm đạn phải chuyển động đứng bên trong băng nhiều hơn, với đoạn đường khóa nòng sau băng ngắn tí, thì điều này đồng ngjiax với lòi xo mạnh. Kẹt băng do lò xo quá mạnh là một trong nhưng bệnh kinh điển của M16.

Chũng ta đã biết lợi thế của khóa nòng tai trước, nó không truyền lực đi xa, nên vỏ máy AK tôn cán rất nhẹ, máy dài ra vô tư.

Cái này còn ảnh hưởng nhiều đến quy tắc điều chỉnh tốc độ bắn, AK chỉnh bằng búa, M16 bằng lò xo đẩy về-trích khí, cái này làm bế tắc, lò xo mạnh thì bắn nhanh quá, yếu thì không đẩy về, nên M16 có một cái phát minh độc nhất vô nhị không súng nào có, là nts trợ lực đẩy về.

có thể thấy cả hai đoạn đường đó ở M16
http://www.youtube.com/watch?v=FZipq6D6D9k
http://www.youtube.com/watch?v=WSqYvWib1og



Nói ra thì không tin, có thể thấy G36 bỏ bệ khóa nòng tròn quay, rãnh quay G36 hình chữ S. Đó là nhưng chuyển động kinh điển mà khi thiết kế M16 người ta.... quên. Trong khi quên những chuyển động kinh điển thì M16 ôm một đống son phấn tạp nhâm mà các sỹ quan nhát chết bỏ mặt trận đem tán dóc ở các phòng khách Paris, đương nhiên có mỗi mục tiêu là tấn công cái ruộng ba phân dát vàng của các quý bà quý cô thần giữ của.

Bệ G36
(http://www.itwirx.com/other/tutorials/sl8_bcg/sl8_bcg_05.jpg)

Súng G36 chạy
http://www.youtube.com/watch?v=65TyTZlpPlk


Bệ khóa nòng dùng để làm gì.
AK phát triển từ M1 Garand Mỹ, và điểm khác nhau đang kể nhất chỉ là cái bệ khóa nòng.  ;D

M1 Garand không có bệ khóa nòng. Láo nào, thế bệ khóa nòng là cái gì, có phải cái làm cho khóa quay không, có phải cái đẩy khóa tiến lùi không, đấy, M1 Garand có cái ấy, ai dám bảo không có bệ khóa nòng.  ;D ;D Ừ, con đường làm cho cái xe nó chạy, nhưng làm sao mà con đường lại là bệ cho cái xe.

Bệ khóa nòng là nơi trữ năng lượng của động cơ (lùi hoặc trích khí), lấy năng lượng đó đẩy máy chạy. Vậy thì bệ phải to nặng, mới vượt bẩn tắc, điều hòa vận tốc bắn, đập gõ tháo kẹt... M1 Garand có cái để làm khóa nòng quay và tiến lùi, nhưng không có cái cục nặng ấy , nên nó chỉ có nẫy gẩy khóa nòng, hoặc là dây kéo khóa nòng, chứ không có bệ khóa nòng.

M16 thấy thiên hạ làm bệ cũng làm bệ, a, có bệ, có bolt carrier tròn quay.  ;D Nhưng mà ai cắt rốn cho bệ này mà nó nhẹ thế. Đã thế, cò búa lại quên chức năng điều khiển tốc độ bắn. ở AK, bệ chạy thỏa thích, càng nhanh cách tít, nhưng tốc độ bắn vẫn điều hòa bằng cò búa. AKM thêm một vật nặng hãm búa để hoàn thiện chức năng này. M16 dek cần, mới phát minh ra cái nút trợ lực đẩy về trứ danh.
http://www.youtube.com/watch?v=gKhpy7NNQgc




G36 đầu hàng
Các súng Áo và Đức dùng khóa nòng nhiều tai này để tìm cách lấn sân thị trường Mỹ vốn đã bị nhồi sọ M16. Vì thế, có một số điểm mà tài hoa như người Đức cũng bó tay chấm chuối. Ngoài cái việc không thể thiết kế được móc đạn trong băng thì còn gì nữa đây ? à, còn cái mấu hất vỏ đạn.

Đến thiên chúa sống lại cũng không thiết kế  khe cho mấu hất vỏ đạn chạy trên khóa nòng nhiều tai kiểu M16, nên H&K cũng theo thiên chúa, chào thua.

Ấy nhưng Phú Lãng Sa đã có nhiều kinh nghiệm đối phó với vấn đề này. Chúng ta đã nói trên, FSA MAS-49 có các tính năng ưu việt tốt đẹp của cả hai loại SKS và SVT. SKS thì đuôi bẹt dẹt. SVT thì tai sườn thấp. Cả hai đều thấp và cộng hai cái thấp lại là rất thấp. Máy cao là nhược điểm tênh hênh của khóa chèn nghiêng. FSA MAS-49 đuôi bẹt như SKS và có tai sườn như SVT. Về mặt nào đó thì đúng là tốt bằng tổng cộng cả nước Liên Xô, dưng cơ mừ không có khe cho mấu hất vỏ chạy.

Chèn nghiêng nguyên thủy của ZB 26 Tiệp Khắc, Bren Anh Quốc và MP44 Đức
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung/may_sung/tiltblockani.gif)


dù là nguyên thủy cũng đã thấy đường lấy đà của bệ khóa nòng trước khi mở khóa nhổ vỏ, MP44
(http://www.gunpics.net/german/mp44/essay/mp4431.JPG)



PTRS và SKS xê ca xê. Để làm thấp máy chèn nghiên, SKS làm đuôi khóa nòng bẹt ra, rộng và thấp, tai móc chìm sâu trong thân khóa. Đằng sau đường cho mấu hất vỏ chạy là đoạn đứng để mấu hất vỏ chuyển động đứng, khi cái đuôi khóa nòng chuyển động đứng.
(http://www.sarcoinc.com/images/sks011.jpg)

khe của mấu hất vỏ
(http://www.pyramydair.com/blog/images/12-05-08-bolt.jpg)

bệ
(http://militarygunsupply.com/images/sksboltcarrier.jpg)



FN FAL. SVT, Ag 42 Thụy ĐIển và FN FAL làm thấp chuyển động đứng bằng cách làm bệ ôm xung quanh khóa, chuyển 1 tai xách lưng thành 2 tai khiêng 2 bên
(http://www.gotavapen.se/gota/ak/akfn/akfn_bolt600w.jpg)


ngạc nhiên chưa, FSA MAS-49. Nó có đuôi bẹt của SKS và 2 tai của SVT, tốt bằng tất cả bọn Liên Xô cộng lại.
(http://50ae.net/collection/mas4956/mas4956-26-cs.jpg)


Mặt đuôi thì tốt, còn mặt đầu thì không có khe cho mấu hất vỏ đạn chạy
(http://armesfrancaises.free.fr/FSA%2049-56-%E9jecteur%20GP4-WEB.JPG)

và chọc vỏ ra thế này
(http://armesfrancaises.free.fr/FSA%2049-coupe%20culasse-g%E9n%E91952.jpg)





Điều trên thừa kế ngay từ FM MLE 1924, trung liên giống như BAR.
Thậm chí M16 còn không thực hiện nổi cái mấu chọc, mà dùng lò xo căng, không bao giờ đạn giữ được trên bịt đáy nòng, lò xo luôn đẩy nó căng và đến cửa thì nhảy ra ngoài.


Đấy là một trong những nguyên nhân làm AK bành trướng khiếp vía khắp tòan cầu, AK chẳng bao giờ quảng cáo, M16 đứng lên diễn thuyết nhồi sọ thì AK ngủ, hay là trung tiện tiểu đại gì đó... Thậm chí AK, G36 còn tung hô M16 vạn tuế, nhất là cái khóa nòng nhiều tai  ;D ;D ;D Còn gì nữa, nó bắn khụy nước Mỹ năm 2008, nó bắn đạn vi trùng, vi trùng.... Rabies  ;D

M16 chính xác là đã chứng minh cả Mỹ lẫn Pháp đều không hiểu những chi tiết nhỏ nhất của khẩu súng, nhưng lại chết lụt trong hàng núi những nhảm nhí mà bọn tán dóc quăng đầy các "sách", "báo", chính là chất độc do virus Rabies  sinh ra. Đến cái động cơ cũng còn có đường lấy đà trước khi đóng van khí, nhưng M16 dek cần.

G36 Đức và Steyr Áo có cố gắng thì cũng không thể khắc phục một vài nhược điểm kinh điển của M16. Các nước này đều không thiếu súng tốt và họ dùng cái khóa nòng nhiều tai ấy chỉ để chào hàng cho Mỹ thôi.







À, quên, trên có nói Iran dùng G3 Đức, nhưng nay nó cũng chuyển sang AK rồi, thế là toàn bộ một vòng AK kín. AK Iran là bản họ tự cải tiến từ 56 thức nhà tầu, KL 7,62mm, khối lượng 3,5kg.
(http://72.233.92.162/attachment.php?attachmentid=3581&stc=1&d=1166459065)


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: huyphuc1981_nb trong 02 Tháng Bảy, 2011, 01:46:19 pm
Chắc các bạn sẽ có người hỏi. AK oách thế, sao không cười hô hố lên cho sướng. M16 có muốn oách như thế, gào lên đòi oách thế, điên lên đòi oách thế, năn nỉ xin xỏ người ta cái oách như AK, mà có được đâu.

Khốn khổ cái thân tôi. Lịch sử súng ống có nhiều chi tiết vụn vặt một cách rất lịch sử. Ví dụ ư.

Chắc các bạn ở đây đã biết đến đạn Miniê, Pháp, 1859, lừng danh thiên địa. Một số tài liệu nói là, súng này bắn trúng thân người ở 1300 yards, cứ cho là 500 mét, M16 ngày nay gọi bằng... cụ.  ;D. Trừ đi ba cái đoạn lính tán dóc, thì chắc cũng được 250 mét của tầm bắn súng trường  ;D.

Thế đạn Miniê là cái gì ?
(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/a/a0/Minie_ball_design_harpers_ferry_burton.jpg)

Thế ai phát minh ra đạn Miniê ? phá ra cười, cũng ở viên đạn 1857 này, có cả cái mà người Mĩ tự hào là Berdan Type (đe hạt nổ) và đầu đạn Miniê.
http://www.militaryrifles.com/russia/krnka.htm (http://www.militaryrifles.com/russia/krnka.htm)
(http://www.militaryrifles.com/russia/krnkaS02.jpg)
(http://www.militaryrifles.com/russia/krnkaS07.jpg)

Trên là khẩu súng Krnka, loại súng này là súng nạp miệng Nga model 1857 được hoán cải ở hãng Krnka Áo-Hung thành vỏ đồng nạp sau khai hậu có tên model 1867. Nó vẫn giữ cái đầu đạn của súng nạp miệng, tức loại đầu đạn Pháp Mỹ gọi là Miniê, vì không ai đi thử nghiệm nòng đạn mới cho hoán cải khai hậu này. Cái cần chú ý ở đây là, người Pháp Mỹ có cái bệnh xưng phát minh mặc dù người ta đã dùng đầu lõm Minie và lỗ lửa Berdan Type của họ từ tám mươi kiếp, cũng như hôm nay Mỹ đăng ký phát minh toàn bộ cấu tạo khẩu.... AK. ;D



Chúng ta đang nói về cái lõm đuôi Minie. Ông sỹ quan Pháp này hình như sang Mỹ kiếm ăn, trong nội chiến Mỹ tung ra đạn này năm 1859. Sau này trông thấy Krnka, ông ta thối quá mới xưnmg là thiết kế nó từ 1848, đến lúc đó mới xài. ;D Sự việc sau đây minh chưng rằng những biện minh của ông ta là.... thừa.

Cái lõm kia dành cho đạn nạp miệng nòng xoắn, nhờ thân đạn rỗng, nên đạn nở ra ăn khít xoắn, trong khi lúc nạp đầu đạn nhỏ dễ nạp. Khi hoàn cải sang vỏ đồng khai hậu nạp sau, Krnka không mất thời giờ đổi lại đầu đạn làm cái gì. Krnka có đường kính nòng 15,2mm (6 line, 0,6 ", theo truyền thống, súng đạn châu ÂU tính bằng đơn vị đốt từ thời cổ).

Sau đó thì đến thời nạp sau Berdan II 1870, Mauser IG71 1871. Các súng này mới không phải là súng hoán cải và thiết kế lại đường kính nòng nhỏ, đầu đặc. Những hoán cải như Krnka 1867 chỉ là tận dụng. Berdan II 10,66 mm.

Pháp cũng hoán cải Chassepot MLE 1866 vỏ giấy thành Gras MLE 1866/74 vỏ đồng. Có cái điều là, Berdan, Mauser, AK sau này đều còn cái lõm đuôi, nhưng Mỹ Pháp thì vứt luôn cái trứ danh Miniê.

Đạn thế kỷ 20 của MLE 1892 Pháp,  Mauser Đức và Mosin Nga, Nga Đức lõm đuôi còn Pháp không
(http://i972.photobucket.com/albums/ae209/huyphuc1981_nb_1/bai_sung/41t9s57094xahjb65ca_tn_800x600.jpg)
(http://i972.photobucket.com/albums/ae209/huyphuc1981_nb_1/bai_sung/41t9s57094xahjb65ca_tn_800x600.jpg)



Hài hước như thế, Pháp Mỹ thường xuyên vơ vét dăm ba cái danh hão mà lại đồng bóng quên sạch trong chốc lát. Suốt một thế kỷ rưỡi nay Mèo vẫn đau đầu không hiểu sao súng Nga bền thế. Có gì đâu, cái lõm đuôi ấy như xúc tác để làm thân đầu đạn nở ra ăn khít nòng mòn. Các bạn đã biết AK, viên đạn chưa bắn thả trôi tuột trong nòng, còn bắt rồi thì nó chật. G88 cũng vậy, nhà Mauser dỗi không tham gia dự án này, báo hại viên đạn súng này lại bỏ đuôi mõm dùng đai như ảnh đạn Pháp kia, sống được 10 năm và thế bởi G98. Bây giờ, có ai bảo cái lõm đuôi đầu đạn Berdan, IG71, Mosin, Mauser, AK 7,62 và AK 5,45 là Miniê phát minh không ? ;D Cái lõm đuôi ấy nói dek cần.

Người Mỹ phục nhất Berdan là khẩu súng cũ gỉ ngoen gỉ ngoét, nhưng chỉnh thước là bắn đâu trúng đấy. Súng không băng mà bắn độ vài ngàn đạn thì chắc ít gặp, cái lõm đuôi nở đầu đạn cho phép nòng thay đổi đường kính đến cả mm vẫn kín, đủ bắn cả vạn đạn.


AK cũng vậy, khẩu súng trường tốt bên Đông ÂU đầu tiên phải là khẩu súng dễ làm. Thế nên cả thế giới nhái AK, AK chẳng có cách gì bảo vệ được license cả. Tất nhiên những nước dùng súng nhái AK là bậc thầy súng ống của Mỹ, là FN, là SIG, là Bofors mà nay Mỹ vẫn mua license súng ống của họ.

Vậ nên khác xa M16, AK chẳng bao giờ dại đột đi dạy khôn địch rằng: AK tốt ở chỗ này này này.  ;D ;D ;D ;D ;D ;D Còn M16 bảo khóa nòng nhiều tai là tốt, thì AK và G36 đồng thanh : "M16 vạn tuế".




Vẫn đề xoáy đạn, kín nòng đã có từ lâu. Côi Nga trước lây có cái buồng đốt rất đặc biệt. Đến cách mạng Pháp, nhiều người Pháp thông minh mới dùng đến buồng đốt hình nón, còn loại lệc thì họ nhăn trán đến giờ vãn chưa hiểu.

Ban đầu, kiểu cổ lọc thắt miệng cổ nhất thay bởi buồng đốt phễu. Kiểu buồng đốt thắt cổ lọ dùng để giữ áp, đảm bảo áp cao thuốc cháy ổn định trong thời đạn còn vớ vẩn méo mó, kiểu này tất nhiên không thể nhồi nhiều vì bay mất cổ lọ. Sau đó, khi đạn đã chính xác, chống được phát nổ, thì có kiểu phễu nhồi được nhiều, người ta chống phát nổ bằng độn các bi đá, vách gỗ trong trái phá, giáo chúng không nén mạnh khi gia tốc lớn.


(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/0/0f/French_mortar_diagram_18th_century.jpg/220px-French_mortar_diagram_18th_century.jpg)
(http://i972.photobucket.com/albums/ae209/huyphuc1981_nb_1/bai_sung/coi_co/13721.gif)

Rồi một thứ buồng đốt lệch rất kỳ lạ mà dân tây bảo Nga ngố
(http://i972.photobucket.com/albums/ae209/huyphuc1981_nb_1/bai_sung/coi_co/16261.gif)


a, nó cho hiệu quả chống nảy thế  này, đã sẽ lăn đi có tác dụng như đạn xoáy hiện nay
(http://i972.photobucket.com/albums/ae209/huyphuc1981_nb_1/bai_sung/coi_co/16260.gif)

Đạn hiện đại lại luồn cái lõi vào thân chì để dễ nở
(http://www.deutsche-kriegsmarine.de/Bilder/Gewehre/Gewehrmunition-2.jpg)

Mosin và cái lõm tam giác của nó
(http://arch07.narod.ru/potapov/img/sh107.gif)

Đấy, cũng như cái lõm đuôi của đầu đạn Berdan II năm 1870, những "bí mật quân sự" kiểu AK không có cách gì bảo vệ được ngoài cách lợi dụng tính.... điên của quân địch.  ;D

AK có gì đặc biệt đâu, Khóa nòng quay tai trước là của Mauser, Mosin truyền thống. Khóa ấy cải từ tai sau Berdan cổ điển, đều là khóa quay. Đến thời tự động thì thêm cái bệ khóa nòng. AK có mấu hất vỏ (ejector), AK có móc vỏ (extractor), thì Mauser Mosin cũng có những thứ đó. AK chẳng có gì đặc biệt ngoài làm ra được những thứ đó như Mauser, Mosin. AK có lõm đuôi, thì cái đó có từ Berdan. AK có đe hạt nổ kiểu Berdan, thì  trước Berdan Krnka cũng đã xài đồ đó.

Có lẽ cái duy nhất làm AK nổi tiếng, bành trướng.... giầu nghèo sang hèn đều giơ AK....ấy là vì có bác M16 không làm được những thứ tưởng như đơn giản đến như cái mấu hất vỏ đạn.  ;D

Ấy nhưng các bác không làm nổi cái ejector ấy lại xưng phát minh ra lõm đuôi đầu đạn Miniê, đe hạt nổ có ống lửa không nằm trên tâm Berdan Type...




A, Berdan Type.
Điều khác biệt lớn nhất của AK và M16 cõ lẽ là vậy. AK được các quý tộc sang nhất, giầu nhất, mạnh nhất, khôn nhất, và khuyến mại thêm là đông nhất... trên đời này sản xuất, cải tiến và dùng. M16 toàn mạt hạng dùng, hình như cứ quân đội nào dùng M16 là đánh đâu chạy đấy, đánh đâu thua đấy. Thế nhưng AK sợ người ta biết nó tốt ở điểm nào, vì điểm tốt nhất của nó mà nó tốt như nhưng lại dễ làm. M16 thì gào thét lên bảo chính nó tốt lắm, vì điểm dở nhất của nó là nó tệ thế nhưng lại rất khó làm, rất đắt tiền.

Đến chính nước Mỹ ghét cay ghét đắng AK cũng sản xuất quảng cáo AK.... ầm ầm, bán chạy như tôm tươi.
Trong khi khẩu súng làm lính Mỹ chết nhiều nhất lại là.... M16.  ;D

Khổ cái thân G36, tranh thủ quảng cáo thét gào về khóa nòng nhiều tai, G36 ra đời như một lời chửi rủa cái khóa nòng nhiều tai ây: nhìn đây này, có cái mấu hất vỏ cũng không đặt nổi.  ;D Ấy, tất nhiên G36 đã phải lau đi những ngu xuẩn nhất, nó có bệ khóa nòng hình khối thay cho tròn xoay kiểu Pháp, G36 cũng có đường để bệ lấy đà trước khi quay khóa, và cũng cố kiết kéo dài đường chuyển động phía sau băng để đạn thu xếp tiến lên, cũng có khe quay hình chữ S chứ không chéo thẳng như FSA MLE 1918.

  ;D ;D ;D ;D

Format thiết kế ban đầu sai rồi nhồi sọ, đến nước Đức thiết kế súng giỏi nhất phương Tây cũng phải giơ thay xin hàng. M16A1 không ai chịu dùng, La To nhất định lấy đạn to 7,62x51 cưa nòng đi mà xung phong còn hơn mua đạn kiểu Mỹ. Sau khi Liên Xô dùng AK 5,45 thì la to chán quá, mới ép Mỹ dùng nòng đạn FN SS109. Vì mặc cả lằng nhành này nên các súng ấy to nặng cồng kềnh. Nòng rất chóng hỏng, thế là G36 có ngay giải pháp, đó là súng thay nhanh, nòng dùng 1 trận ném đi cũng dễ. Đến mức ấy rồi nhưng cơ mừ cũng khôg thể có cái bịt đáy nòng được trang bị cái khe cho mấu hất vỏ đạn chạy.

Ở đây, chũng ta lại quay lại Berdan. Berdan II năm 1870 là kiểu súng trường tiêu chuẩn Nga ho Hiram Berdan (September 6, 1824 – March 31, 1893) thiết kế, không phải Mèo Hoang nhồi sọ, mà người Nga bảo thế. Có điều, chúng ta thấy trên, súng trường Berdan M1870 có nhiều cái hay như đầu đạn lõm đuôi, vỏ đạn có đe lồi, và những cái đó đã được Nga và Đông Âu dùng hơn chục năm trước Berdan 1870, đến nay không hề thấy bên Mèo Hoang  ;D ;D Cái bệnh hoạn của quý tộc Nga thời suy đồi như vậy, các tướng Nga đã chữa căn bệnh sính ngoại này bằng cách mượn một ông Hiram Berdan người Mỹ nói đó là súng Mỹ, mặc dù 140 năm sau Mỹ bới mãi không ra một điểm của súng di cư đến Mỹ, đừng nói sinh ra ở Mỹ. CŨng như các loại liệt não khác, quý tộc bệnh hoạn Nga tin sái cổ rằng, bên Mỹ súng nòng trơn có thể xạ kích hàng trăm km và trong mắt các bà béo Nga thì cao bồi ai ai cũng đẹp trai khỏe mạnh, khốn khổ, các bà đó lại cầm ngân quỹ quốc khố, đây, Hiram Berdan có vẻ bề ngoài trông rất bác học dễ thương.

Khuyến mại thêm là, Hiram Berdan mang về Mỹ phương pháp khyoan nòng cổ truyền cải tiến, đây là phương p[háp ổn định lực đè mũi khoan bằng trọng vật người Mèo ta vẫn dùng, được các kỹ sư Nga hiện đại hóa thời máy móc. Tuy vậy, bên Mỹ đây chỉ là một vài ý tưởng thú vị, vì Springfield đang quảng cáo máy khoan ngang mới tậu bên Trung Âu chở sang.

(http://www.arlingtoncemetery.net/hiram-berdan-usa-loc-photo-01.jpg)
(http://www.arlingtoncemetery.net/hberdan-nara-01.jpg)

Berdan Primer là cái gì mà kinh thế. Đấy, là cái trạm truyền nổ của vỏ đạn Krnka trên. Berdan Primer là loại đe hạt nổ có điểm lồi như cái kim hỏa dùng một lần, lỗ dẫn hỏa lệch tâm. Nó khác đe thường có lỗ dân hỏa ở tâm đáy vỏ đạn, lõm chỗ đặt hạt nổ. Quá dễ để thấy Berdan Primer có độ nhậy cao thế nào, kể cả kim hỏa của súng cụt đầu mà vẫn đập, thì vỏ đạn đã có sẵn cái kim hỏa đối ứng.

Kiểu thường
(http://www.hallowellco.com/primer---boxer.jpg)

Và Berdan
(http://www.hallowellco.com/primer---berdan.jpg)

Kim hỏa dùng một lần cực kỳ nhậy
(http://img.photobucket.com/albums/1003/dutchmosin/Ammo/SDC11334.jpg)



Khẩu Berdan II 1870 là một trong những ví dụ điển hình về tính tốt của AK. Súng hiện đại hơn súng Mỹ nhiều vì Mỹ cho đến 1890 vẫn là súng khai hậu máy lật như Krnka. Quan trọng hơn là súng thiết kế có đủ những bộ phận và giải pháp, ngoài móc vỏ, hất vỏ, Berdan cũng có lõm đuôi, có trạm truyền nổ được đặt tên rất kêu là Berdan Type. ;D

Người Mỹ bảo là họ phát minh ra khẩu Berdan cho người Nga dùng, nhưng cho đến nay, sau 140 năm, họ vẫn không hiểu cáid lõm đuôi của đầu đạn Berdan

Trích cuốn sách lịch sử súng trường của Fedorov, đạn Berdan nhờ cái lõm đuôi làm xúc tác mà nở ra kín nòng cũ. Thật ra, có hai động tác nở, là xòe váy ra và phình thân đạn, ở đây chỉ vẽ 1. Ngày nay đạn AK có cấu tạo phức tạp thế nào thì nói nhiều rồi.
(http://i972.photobucket.com/albums/ae209/huyphuc1981_nb_1/bai_sung/dan/Fedorv_lsst/nberdan.jpg)


Cùng thời, MLE 1866 và 1874 bỏ cái lõm đuôi mà họ nhận vơ là Miniê đi . Thay cho việc dùng đạn phồng, họ cỗ gắn làm đạn tóp, làm đai. G88 cũng vì đổi kỹ thuật sang đai nên Mauser không tham gia và sống được 10 năm đến G98.
http://t3.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcTrHWnl2hUjXCWW2sXVcTsp8bCzg9cbNPm9uBdhPA3d9i9YuOtzLA&t=1 (http://t3.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcTrHWnl2hUjXCWW2sXVcTsp8bCzg9cbNPm9uBdhPA3d9i9YuOtzLA&t=1)
http://jp.sedent.free.fr/FUSIL%20D%27INFANTERIE%20CHASSEPOT%20Mle%201866.htm (http://jp.sedent.free.fr/FUSIL%20D%27INFANTERIE%20CHASSEPOT%20Mle%201866.htm)
(http://jp.sedent.free.fr/FUSIL%20D%27INFANTERIE%20CHASSEPOT%20Mle%201866_fichiers/image022.jpg)
(http://jp.sedent.free.fr/UNE%20CARTOUCHE%20MODERNE%20POUR%20LE%20FUSIL%20GRAS_fichiers/image007.jpg)


Về sau này, hầu như súng Nga nào cũng dùng hạt nổ Berdan. Đức thì đặt yêu cầu kim hỏa cao hơn với cấu trúc tinh vi kiểu Mauser nên dùng kiểu thường, vỏ đạn rẻ hơn. Đương nhiên cả hai loại đạn AK đều là Berdan.
(http://img165.imageshack.us/img165/3095/mg8840600x406yv1.jpg)



===============
Cháu chào các bác các chú CCB!

Cháu xem các Video về cuộc chiến 5 ngày (24/8/2004) giữa Nga và Gruzia thấy binh sỹ Nga dùng AK-74, AN-94 chứ tuyệt nhiên không thấy AK-47. Theo cháu Nga đã bỏ AK-47, theo các bác, các chú QD ta đã bỏ AK-47 chưa?


AK 7,62mm chỉ còn dùng cho một số lực lượng không chủ lực, như biên phòng dùng nhiều. Đơn giản nhất là súng có tầm bắn xa hơn, không nặng hơn AK 5,45x39 bao nhiêu, bắn áp chế xuyên rừng xuyên cây thấp tốt hơn. Nhược điểm duy nhất của AK 7,62 so với AK 5,45 là mang được ít đạn (mỗi viên 16 gram), AK 5,45 mang được nhiều (mỗi viên 11-12,5 gram), thì bắt thuốc phiện không quan trọng.

Sau 2008, khủng hoảng kinh tế, bên Nga cãi cọ chí tử. Một phái bảo thôi không làm nữa, đi mua cho chóng. Một phái bảo cứ làm, dùng 1 bán 2 không thiệt. Phái nữa bảo dùng làm gì cái súng AK 7,62mm ấy.... đạih khái thế.

Quân ta chắc còn một thế kỷ nữa bỏ AK 7,62mm. Chủ yếu quân ta vẫn là đi bộ, hỏa lực chi viện ít, cần khẩu súng tầm xa. Lính Nga tuyền đi BMP, mỗi tiểu đội có pháo 73mm 30mm, có đại liên PK, gặp xe tăng lô cốt thì có ATGM. Lính ta thì dùng viên đạn tầm xa cho lành, bắn cầm chừng đợi đến cứu.

Việc chuyển sang AK 5,45 dẫn đến RPK suýt bị loại ngũ, đạn này ở tầm xa yếu hơn không đanh quen, nên thay bằng "đại liên cá nhân", là loại PK có tự làm mát. Vì thế, chúng ta mà có thay còn cân nhắc chán.




====================
Bác thấy nó giống khẩu này:

(http://i84.photobucket.com/albums/k29/chiangshan3012/m3giamthanh.jpg)

hay khẩu này:

(http://i84.photobucket.com/albums/k29/chiangshan3012/type64smg1.jpg)


M3 thường bắn 0.45ACP (11,43x23mm). nhưng trong hình là 9x19mm Luger/Para in M3A1. ở đạn 11,43x23mm, tầm bắn hiệu quả chỉ 50 mét, nhưng dùng đạn quá áp Đức 9x19mm Luger/Para  lên được 100 mét.
http://world.guns.ru/smg/usa/m3-m3a1-e.html (http://world.guns.ru/smg/usa/m3-m3a1-e.html)

Khẩu bên dưới là mẫu súng dưới âm K-64. Nhưng khẩu bên trên khá đặc biệt. Đâu là tam thất thức (type 37) M3 Grease. Nó làm mình đau đầu lộn tiết suốt 3-4 ngày. Hóa ra, tam thất ở đây là năm thứ 37 rân cuốc, năm 1948, cái "đông bắc xưởng" nay là Norinco ở Thẩm Dương thất thủ liền sau đó, phần lớn vẫn là bán thành phẩm. Súng được sản xuất lắp ráp cho xong bán thành phẩm rồi viện trợ hết sạch cho bạn Vịt, để tránh tiếng dùng súng Nga Sô Trung Cộng. Súng có tầm bắn hiệu quả rất kém, cỡ 50 mét, đúng là đặc trưng cho súng Mỹ.

Vào đầu WW1, AO bán $400 một con Thompson SMG, trong khi con Sten Anh Quốc giá $20 rồi hạ xuống $5. Sau này AO hạ giá xuống bằng cách biết rồi, là ném bố cái khóa nòng ma sát Blish đi, hạ mãi cũng còn vài chục quan Mỹ. Cái M3 Grease này ra đời với tư cách đó, súng siêu rẻ và siêu lởm.

Có vài ngàn bộ bán thành phẩm ở Đông Bắc Xưởng nhưng không hiểu lắp được bao nhiêu thành phẩm. Liền sau đó Tầu chấp nhận K-50 tức là PPSh.
(http://www.gunpartscorp.com/images/schematics/USMilitary_M3GreaseGun_schem.jpg)


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: huyphuc1981_nb trong 02 Tháng Bảy, 2011, 04:56:47 pm
===============

Trời đất ơi. Ông ơi, ông dịch là "trích khí hoặc lùi" cho bà con nhờ. Súng có hai nguồn động lực đẩy máy chạy thường dùng là lùi (phản lực) và trích khí, nhưng không mấy súng vừa lùi vừa trích. Nôm na là súng dùng năng lượng phát bắn.
Makarov cũng như phần lớn các pistol khác là lùi dài.

Anh Long và các bác CCB đi nhanh quá làm em theo không kịp ạ! Trong bài này em xin phép được trình bầy các thông tin sơ lược về lịch sử ra đời cũng như cấu tạo của khẩu súng ngắn Makarov, mà Việt Nam ta quen gọi là súng K - 59.
 Sau chiến tranh thế giới lần thứ 2, Hồng quân Liên Xô yêu cầu phải có một khẩu súng ngắn mới gọn nhẹ hơn đang tin cậy hơn, dễ xử dụng và uy lực mạnh hơn súng ngắn K-54 để trang bị cho các sĩ quan Hồng quân và Công An. Trải qua nhiều cuộc thử nghiệm với nhiều mẫu thử nghiệm khác nhau, cuối cùng mẫu súng ngắn mới của kỹ sư Makarov được Hông quân chấp nhận trang bị vào năm 1951 dưới tên gọi đầy đủ là súng ngắn bán tự động Makarov PM. Sau 40 năm được trang bị, tới năm 1990 khẩu Makarov được hiện đại hóa và vẫn là khẩu súng ngắn tiêu chuẩn trang bị cho quân đội và cảnh sát liên bang Nga và phiên bản hiện đại hóa của súng Makarov được biết đến với tên gọi là Makarov PMM. Hiện nay súng vẫn còn được sản xuất và trang bị cho quân đội và cảnh sát tại Nga, các nước SNG, các nước Đông Âu Trung Quốc và cả ở Việt Nam ta nữa.
 Cấu tạo của súng K-59 như sau: Súng gồm các bộ phận vỏ súng được làm bằng thép dập với phiên bản PM và hợp kim nhôm vơi phiên bản PMM. Nòng súng trong nòng súng có rãnh khương tuyến, đầu ruồi, khóa nòng và bệ khóa nòng, kim hỏa và lò so kim hỏa, búa đập, thanh chuyền nối với cò súng, lò so cò súng, khóa an toàn, cơ cấu lên đạn. Súng được trang bị hộp tiếp đạn 8 viên với bản Makarov PM và 12 viên với bản Makarov PMM. Cấu tạo của phiên bản PMM không khác biệt nhiều so với phiên bản PM của súng K- 59, 2 phiên bản này chỉ khác nhau ở trọng lượng của súng, chiều dài nòng súng và chiều dài hộp tiếp đạn mà thôi, súng K - 59 xử dụng nguyên tắc trích khí phản lực.
 Thông số kỹ thuật của súng như sau:
 Năm sản xuất: 1951
 Năm ra nhập quân đội: 1951
Nguyên tắc trích khí phản lực
 Chiều dài của súng là: 161mm với bản Makarov PM và 165mm với bản Makarov PMM, trong đó chiều dài nòng súng là 94mm với cả 2 phiên bản    
 Trọng lượng của súng là: 730g với bản Makarov PM và 760g với bản Makarov PMM
 Hộp tiếp đạn 8 viên với bản Makarov PM và 12 viên với bản Makarov PMM, sũng xử dụng cỡ đạn 9 X 18mm
 Sơ tốc đầu đạn là 315m/s với bản Makarov PM và 430m/s với bản Makarov PMM
 Tầm bắn hiệu quả của súng là 100m.
 Thưa các bác! trên đây em đã trình bầy xong các thông tin sơ lược về lịch sư ra đời và cấu tạo của súng ngắn K - 59, trong bài viết của em có gì sai sót mong được các bác bổ xung cho ạ.  

===========




Ngoài đại liên PK, vũ khí cấp C còn được trang bị khẩu K67 của Trung Quốc làm nhái kiểu dáng của đại liên PK nữa ạ ;D
Nguồn : http://www.quansuvn.net/index.php?topic=4243.310 và worldguns.ru
(http://i1182.photobucket.com/albums/x458/congagia456/images.jpg)
K67 là khẩu súng máy đầu tiên Trung Quốc tự sản xuất nhằm thay thế cho loại đại liên SG-43/SGM (K53/K57) sản xuất theo giấy phép của Liên Xô. Khẩu súng này kết hợp các tính năng vay mượn từ các khẩu súng khác, đã có nhiều biến thể và hiện vẫn còn phục vụ trong lực lượng PLA. Súng được phát triển vào năm 1959, với nguyên mẫu đầu tiên được thử nghiệm năm 1963. Được thông qua vào năm 67 và được cải tiến thành kiểu 67-1 năm 78 và kiểu 67-2 năm 82 có trọng lượng nhẹ hơn. Súng được viện trợ cho Việt Nam trong KCCM
Cỡ đạn: 7.62x54mmR
Trọng lượng: 11kg (súng)+13kg (giá 3 chân) hoặc giá 3 chân 5 kg loại K67-2
Chiều dài: 1345mm
Dài nòng: 605mm
Dây tiếp đạn 100-250 viên đạn
Tốc độ bắn 650-700 phát/phút
K67-1
(http://i1182.photobucket.com/albums/x458/congagia456/type67-0.jpg)
K67-2
(http://i1182.photobucket.com/albums/x458/congagia456/type67-1.jpg)



Đây là khẩu Bren (ZB 33) cải tiến. Các cải tiến đáng kể nhất là nòng thay nhanh và bộ giá như PK. Súng có khóa chèn nghiêng chuyển động đứng như ZB 26, nhưng cũng như Bren, không thực hiện được trích khí xiên ngược kiểu AK và ZB khi đổi đạn, quay về dùng trích khí tiết lưu kiểu DP. Trích khí của lúc thất thức giống hệt DP, tiến bộ vượt bậc so với Bren và kết hợp khả năng thay nhanh nòng.

Sánh nó với PK thì lẩm cẩm quá. Nga và Đức không bao giờ chấp nhận chèn nghiêng gây rung trong súng máy, trừ 2 phiên bản ra vội MP44 và AS-44. So sánh với DP-46 thì tuy DP lạc hậu hơn, nhưng là súng của người lớn, còn hạng chèn nghiêng thì đi về trời tây. So với PK thì cả độ hiện đại, yêu cầu thiết kế.... đều tụt quá xa. Vào thời điểm này mà tầu còn lồ ZB ra nhái thì cổ lỗ quá, chỉ có thể giải thích là họ tổ chức nghiên cứu quá tệ, làm một mẫu cổ cho chắc ăn.

Phiên bản đầu tiên Tầu muốn làm đến khóa AK phải đợi đến kiểu 88, nhưng lại là một phiên bản thất bại vì đường đạn 5,8x42 format sai, súng quá yếu với vai trò súng máy đa năng, lúc là trung liên, lúc là đại liên. Như thế, xem ra Tầu chưa đủ trình làm một đại liên hoàn chỉnh.



====================


Các bác già mải nhậu quên một khẩu, trước là hỏa lực mạnh bố trí ở E bộ binh, sau các E cơ giới hóa đổi lấy SPG-9, nhưng các E cuốc bộ vẫn dùng trong 199x. Quên mất, C16 12,7 này, 25 vận tải này, .... đại khái quên mất C mấy vác con này rồi
Đọc đến đoạn các bác tám về con SPG-9 73mm mới nhớ ra con này, đây là DKZ-75, đại pháo không giật 75mm. Nói cho ngắn là bản tầu nhái M20 không giật  Mỹ.

Súng khá cổ so với B-10 hay SPG-9, súng nặng, tiếng đanh, sức xuyên kém hơn DKZ 73mm, nhưng đường đạn căng. Súng được Trung Quốc nhái lại Mỹ, tăng độ căng đường đạn sau chiến tranh Triều Tiên. Súng tầu nặng hơn súng Mỹ (gấp đôi)


(http://i208.photobucket.com/albums/bb112/brucelee311/normal_Loading_M20_Recoilless.jpg)

Vỏ đạn rất dễ nhận
(http://www.rt66.com/~korteng/SmallArms/images/75M20.jpg)




Hỏa lực trang bị cho cấp C BB ngoài RPD,RPK, đại liên các loại (Đại liên Maxim, đại liên Kalashnikov, đại liên Mỹ v.v...) còn có DKZ 75mm. Thời gian gần đây hỏa lực trang bị cho cấp C BB có thể được tăng cường AGS-17/АГС-17( Súng phóng lựu cỡ đạn 30mm).

Quả thật là mình chưa được hành quân vác DKZ 73mm bao giờ, 82 và 75 thì nhiều. Theo mình nghĩ thì 73mm nhẹ hơn nhiều bác hàng tầu 75mm. DKZ 73mm có một anh em là pháo bắn nhanh hay còn gọi là cối bắn nhanh trên BMP-1, nó không hoàn toàn không giật mà là giật nhẹ, bán tự động, 40 đạn.
http://kbptula.ru/eng/str/cannons/2a28.htm (http://kbptula.ru/eng/str/cannons/2a28.htm)
(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/7/73/BMP1_Training_Turret_Parola_2.jpg/300px-BMP1_Training_Turret_Parola_2.jpg)

Về lý thuyết, thì khẩu 2A28 Grom này sau đó được thay bởi khẩu liên thanh 2A42 30mm trên BMP-II. 2A28 Grom có sức xuyên mạnh, chống được xe tăng, diệt công sự... nhưng đó không phải là nghiệm vụ của BMP. Phiên bản BMP-II dùng 2A42 30mm bắn liên thanh, 2 tốc độ 200 và 500 phát phút, sơ tốc 1000 m/s, tiêu diệt rất dễ dàng xe cộc địch đến cỡ giáp như M113 ở 1500 mét, đúng nhiệm vụ của BMP. Thỉnh thoảng cần đánh vượt cấp thì BMP-II có 4 bác ATGM.

Trang bị của A bộ binh cơ giới nước ngoài thì đúng là mơ rồi.



======================
 ;D ;D ;D ;D ;D ;D ;D

Xin hồn
Lịch sử súng cối thì dài, cối xuất hiện từ giữ thế kỷ 13 ở đầu triều Minh, thời Minh Chu Nguyên CHương (Hồng Vũ), với tê oản khẩu pháo (pháo miệng rộng). Loại cối này là cối đế (tiếng Nga là cối khiên), không ngõng ngáng, nòng đúc liền với đế, chỉnh tầm hướng bằng bàn gỗ hay đắp đất.

Súng cối được nhắc đến trong các chiến thuật của Coehorn Hà lan và Vauban Pháp, đây là loại cối có ngáng chỉnh tầm, tầm bắn rất gần, dùng cho đời cuối của thành quách, mà lúc bấy giờ thành quách ởt Đông Âu đã lạc hậu, ví dụ, pháo đài Azop Nga lúc đó đã là công sự dã chiến (những năm cuối cùng tk17 và chiến tranh Piotr Đại Đế).

Cối cổ là thứ vũ khí có tính năng hoàn toàn ngược với cối hiện đại, cái ông Pháp kia không phát minh ra cối cổ, cũng chả phát minh ra cối hiện đại  ;D ;D, lại kiểu Minie hay Berdan. Thực chất thì cối hiện đại được người Nga đề xuất nguyên lý và ứng dụng hiệu quả trong chiến tranh Nga Nhật. Sau WW1 các nước sướng quá đồng loạt noi theo. Giữ hai thế chiến, khoangtr 192x-193x, thì Đức hoàn thiện cối bộ binh, lúc đó chưa có cơ giới, cối bộ binh có vai trò to lớn hơn bây giờ nhiều. Khẩu tiêu biểu là 120 và 81mm năm 1934 Đức, phát triển từ các cối cùng cỡ Áo-Hung trong WW1, lắp thêm các tầm hướng. Anh Pháp nhái theo như ML3 Anh.

Bác kể chuyện một hồi ra Pháp phát minh ra cối hiện đại và Nga học theo  ;D ;D ;D




Vừa rồi xem tv, cái lão làm ra cái huế mini sa sả giảng đạo, là Vauban là kiểu kiến trúc hiện đại nhất thế giới trong tk19.  ;D ;D Được thằng MC bóng bàn, láo bảo, lão nặn tượng bằng bột đá, thằng MC bảo, ôi trời ôi, công phu thế. Lũ thộn, không ngờ làm nghề MC có thằng ngu thế, ra hàng bán xi măng mua chưa đến 1 ngàn 1 kg bột đá, người ta vẫn trộn màu đổ keo.

Cối cổ hoàn toàn khác cối hiện đại, cối hiện đại là pháo cơ động nhất trong số các súng pháo cùng cỡ, còn cối cổ là thứ pháo cực kỳ nặng nề, chỉ dùng cố định, thường bắn rất gần để hộ thành.

Cối hiện đại xuất hiện trong chiến tranh Nga Nhật, thể hiện đầy đủ các chức năng bắn góc cao, chuyển vận bằng khuân bác gọn nhẹ, Leonid Gobyato và General Roman Kondratenko đã chế ra thứ pháo nhẹ này, dồn lực giật xuống đất, tạo hiệu quả vượt trội.

Sau đó, Đức và Áo Hung còn tiền hơn Nga phát triển các tính năng khác nhau tạo thành loại cối, nhưng ban đầu, chỉ là các cối lớn có bánh xe như súng rải mìn Đức.

Giữa hai thế chiến, các nước đã phát triển các cối cụ thể ngày nay như các cỡ 57mm, 60mm, 81mm, 120mm... Đây là các cối dành riêng cho trung đoàn bộ binh, toàn bộ mang vác bộ, so với các súng cùng cỡ cùng tầm thì cối rất nhẹ vì giá pháo đơn giản đập xuống đất tiêu lực giật.

Cối được hiểu là loại súng có nòng rất ngắn, tỷ lệ CaL 10 trở xuống. Các cối 60mm, 81mm, 120mm đơn giản đến thế nào thì toàn lính, miễn phải bàn. Cùng tầm cùng cỡ, cối 60 một người vác vai so với khẩu pháo 60 phải nặng nửa tấn, cối 81 cũng dễ so với pháo Đ-44 2 tấn.

 Henri-Joseph Paixhans  không có công lao đáng kể với pháo hiện đại. Cái công của ông này hệt như Minie, là đem kỹ thuật chống trái phá phát nổ sớm của Đông Âu khoe mẽ khắp Tây Âu. Cũng như Berdan, Nga là nước thổi đít ông này mạnh nhất để mua loạt hải pháo đầu tiên.

Cối cổ, điểm ngược với hiện đại , cối cổ là thứ pháo nặng nề nhất, cối hiện đại là pháo gọn gàng cơ động nhất (nội chiến Mỹ)
(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/3/33/Virginia-mortar.gif)

Súng và đạn chiến tranh Nga Nhật, cối hiện đại đầu tiên
(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/9/91/Gobyato_mortar.jpg)
(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/3/38/Gobyato_shell.jpg/267px-Gobyato_shell.jpg)

90mm Nga WW1 (1915)
(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/6/6f/WWlrussiantrenchmortars.jpg)
(http://s51.radikal.ru/i131/0810/3d/84794d10a32c.jpg)

Mọt chê 58mm Pháp WW1
(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/0/06/Musee-de-lArmee-IMG_0992.jpg/800px-Musee-de-lArmee-IMG_0992.jpg)

Cối rải mìn Đức WW1
(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/8/83/25cmMinenwerferCrewLoading.jpg)


Ngoài Trung liên RPD , RPK và đại liên các loại trang bị hỏa lực cho cấp C. Theo biên chế  chuẩn của LX là 2 khẩu cối 60mm/C (VN ta cũng áp dụng chuẩn này).

Súng cối 60mm và lịch sử ra đời:


Súng cối có lẽ là loại súng bắn đạn trái phá đầu tiên mà người ta dùng, do dễ làm, giá thành hạ. Súng cối đến thế kỷ 18 đã bắn được đạn 60kg đi xa 4km( Louisbourg năm 1758), nười pháp đã dùng súng cối cỡ nòng 325mm nhưng hiệu quả kém vì sức nổ yếu, không chính xác.

Tuy nhiên, cho đến thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 công nghệ luyện kim chưa đáp ứng được để sx súng cối đạt chuẩn. Đồng thời, các phương pháp đo đạc cũng chưa cho phép chỉ huy pháo binh bắn gián tiếp nhanh và chính xác. Lúc đó, các cỡ pháo mặt đất có nhiều ưu điểm hơn súng cối do bắn thẳng dễ trúng. Pháo mặt đất lúc đó chiều dài nòng của nhiều loại pháo rất ngắn, thậm chí ngắn hơn cối bây giờ, nên khó phân biệt pháo mặt đất  và súng cối.

Trong suốt thế kỷ 19, thiết kế súng cối gần như không có thay đổi. Henri-Joseph Paixhans là người đã nỗ lực sử dụng đạn trái phá và tăng tầm súng lớn cho pháo bờ biển. Ông cũng chế khẩu cối "Monster" bắn trái phá 500kg dùng ở "Antwerp" năm 1832 (nay thuộc Bỉ).



Đến dầu thế kỷ 20, khi người Đức chế tạo được súng lớn, nòng dài và đạn xuyên phá, thì sự khác biệt về pháo và cối được đặt ra. Sau trận chiến 1907 Port Arthur (Cảng Đại Liên ), người ta nhận thấy ngoài đại bác nòng dài bắn đạn xuyên phá  tầm xa còn cần đến súng bắn trái phá nhanh mạnh có thể tác chiến ở khu vực có vật cản.
 
 Ban đầu, người ta làm khẩu cối cỡ nòng 250mm, bắn đạn nặng 95kg chứa 50 kg thuốc nổ, (năm 1910). Tiếp theo, các cỡ nòng khác xuất hiện, như khẩu 305mm đạn nặng 955kg (đầu chiến tranh thế giới lần 1 có 44 khẩu 280mm và 305mm, 116 khẩu 170mm). Những khẩu này tuy chưa có giá cối như ngày nay, nhưng cơ chế hoạt động khá giống với khẩu cối ngày nay.


Đặc điểm của súng cối 60mm:

-Súng có nòng ngắn, nòng trơn, súng có 2 chân giá đỡ, và bàn đế ở cuối nòng súng.

Quả đạn với cấu tạo :  

-Thuốc nổ được nén trong vỏ quả đạn, thuốc nổ được kích nổ bởi ngòi nổ được gắn ở đầu quả đạn.

-Có ống cánh  đuôi bên trong chứa liều phóng.

-Ngòi nổ gắn ở đầu quả đạn với ốp bảo hiểm, có thể tháo dời .


(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/181551.jpg)


Cối 60mm mẫu " Mle1937" (của Mỹ) nhưng được sx năm 1939. Sau này mẫu " Mle1937" được cung cấp cho quân đội Đức, dưới tên  : "Gr.W.203 ,5 cm " - 5cm Granatenwerfer 203  .


Pháp là nước có công lớn khi hoàn thiện các loại súng cối.

Mẫu "Mle1935" là một trong rất nhiều mẫu Edgar Brandt được trang bị cho quân đội Pháp. Mẫu "Mle1935" được Pháp mua lại giấy phép sx của Mỹ gọi là cối 60mm M1(Sau này có phiên bản M2 và M19).

Thiết kế cối 60mm "Mle1935" rất đơn giản gồm 1 ống nòng chơn, với 2 chân có tay quay nâng giá đỡ. Thanh  ngang giúp di chuyển hướng bắn của súng (phạm vi hẹp), Dưới ống nòng là bộ phận bàn đế.

TQ sao chép mẫu súng cối 60mm "Mle1935" gọi là "Type 31", mẫu súng cối "Mle1935" được sử dụng trong quân đội Đức, gọi là : Gr.W.225 cm 6  (Granatenwerfer 225 ).

Mẫu "Mle1935"  khi được Pháp sx đã nâng tầm bắn lên 1000m, với sơ tốc nòng 158m/s , tầm bắn tối thiểu 100m.


Thông số kỹ thuật mẫu " Mle1937" :

Cỡ nòng : 50 mm
Chiều dài nòng : 415 mm .
Trọng lượng ở vị trí bắn : 3,65 kg.
Góc tầm : 45o(Cố định)
Góc hướng : 8o
Tốc độ bắn 20-25 quả đạn/phút.
Chủng nổ : Phân mảnh.

Trọng lượng vật liệu nổ: 0,435 kg .
Tầm bắn : 695m.
Sơ tốc nòng :70 m / giây.





(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/Soldier_firing_M224_60mm_mortar.jpg)

Ảnh chỉ có tính chất minh họa có bác nào có ảnh cối 60mm xin đưa lên.




Còn tiếp.



Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: huyphuc1981_nb trong 02 Tháng Bảy, 2011, 07:26:41 pm
Trên kia là đến đoạn các nước học theo cối Nga, còn đây là hình thành giá tầm hướng hiện đại, bạn có thể so sánh ai là phát minh ra cối. Thực chất, cvacs phiên bản cối khác nhau xuất hiện ngay trong WW1, trong khi năm 1915 chúng chưa khác cối Nga-Nhật bao nhiêu


Đây là thời điểm cối hiện đại đã xuất hiện đầy đủ
Khẩu 80mm năm 1934 Đức, thiết kế từ 1922, duyệt 1933. Súng còn có tên là phóng lựu, rải mìn (Granatwerfer 34 or 8-cm sGrW 34 (heavy grenade-launcher model 1934) )
http://www.efour4ever.com/mortars_german.htm (http://www.efour4ever.com/mortars_german.htm)
(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/0/01/1655_-_Salzburg_-_Festung_Hohensalzburg_-_Schwerer_Granatwerfer_34.JPG/450px-1655_-_Salzburg_-_Festung_Hohensalzburg_-_Schwerer_Granatwerfer_34.JPG)

minenwerfer 7,58mm Đức WW1
http://www.landships.freeservers.com/7.85cm_leichtes_minenwerfer.htm (http://www.landships.freeservers.com/7.85cm_leichtes_minenwerfer.htm)
(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/6/60/German_7.58_cm_minenwerfer.jpg/759px-German_7.58_cm_minenwerfer.jpg)

khoảng 1917-1918: cvoois anh có ngòi lại không có cánh đuôi
(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/e/ed/3inchStokesHERound.JPG/800px-3inchStokesHERound.JPG)
(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/5/5c/PortugueseLoadingStokesMortarWesternFront.jpg)
(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/9/91/WilfredStokeswithMortar.jpg)


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: huyphuc1981_nb trong 02 Tháng Bảy, 2011, 07:40:43 pm
====================

Không hoàn toàn như thế đâu bác Bình Yến ạ. Đúng là kỹ thuật luyện nãu tốt sẽ cho ra thép rẻ tốt, nhưng ở đây còn nhiều chuyện khác.

AK được thiết kế đường đạn chu đáo trong một thời gian dài. Trong nòng , áp lực tối đa của tiêu chuẩn đạn là trên 3000kg / cm2, nhưng thực tế chỉ 2800. Trong khi đó thực tế của M16 là 3500-4200. M16 ngay từ đầu đã ước lượng cỡ đạn sai và bảo thủ cái sai đó, nên liên tục phải tăng quá áp. Chuyện tăng quá áp trong chạy đua vũ trang thì hài hước có MP Đức, ban đầu giữ nguyên tiêu chuẩn đạn súng ngắn 9x19, nhưng tăng quá áp mãi đến mức phải ghi trên hộp đạn: chỉe đung trên MP, tức đạn tiêu chuẩn Luger không bắn trên súng đó được nữa. Cái cuộc chạy đua hài hước ấy là để giãy chết với bóng ma Tokarev TT-33, đạn này thiết kế đúng nên luôn vượt trội, PPSH đơn giản mà luôn mạnh mẽ.

AR-15 không thể thực hiện được chính thuốc đạn của mình, sau đó dùng thuốc NATO 7,62x51 của châu Âu, súng nhỏ dùng thuốc súng to là không thể hoàn hảo, việc này định hình năm 1967, cho ra M16A1.

Đến 197x thì súng này chết yểu, thay bằng FN SS109. Cái các bác gặp là M16A1 dùng nhờ thuốc, đốt quá áp. Kiểu này luôn gây ra nhiệt độ cao, áp lực lớn, nòng nhanh hỏng. Đã thế cấu tạo đạn lại đơn giản, sơ khai, thiếu các lõi nêm, váy chì, mũi mềm.... của đầu đạn để thúch đẩy đạn nở kín nòng bù hỏng.

Cái  M16A1  là khẩu súng trường chủ lực nhục nhất mà người ta nghĩ ra được. Châu Âu thà nhái toàn bộ AK với SVT, dùng đạn to NATO 7,62x51 rồi cưa ngắn nòng đi xung phong, chứ nhất định không chịu dùng đạn Mỹ. Sau khi Liên Xô đổi sang đạn 5,45 thì NATO tụt quá, mới ép Mỹ dùng đạn FN SS109 như trên. Bác xem danh mục sư sơ của AK nhái trên, đủ cả nam phụ lão ấu, toàn những nước lừng danh súng ống.


Thì ra Mỹ sản xuất đạn và cả súng AK 47 ra để... bán! ;D ;D ;D ;D ;D
Vậy mà nghĩ mấy chục năm không ra. Bây giờ thì em thỏa mãn rồi! :D :D :D :D
Cảm ơn Su 22 đã cho xem hình cây AK 47 do Mỹ SX và đường link của nó.
Đúng là nhà giàu ! Làm cây súng đẹp thiệt. Thứ này hồi đó mà vô tay mấy bác Binhyen, Haanh, Thienduc, Hung H3, Minhtrang91, Hai Ruộng......... thì chết cha mấy thằng Pot. ;D ;D ;D ;D
Theo suy nghĩ của BY có thể là chủ quan thì công nghệ luyện kim luyện thép của Liên Xô cũ trước kia tốt hơn Mỹ , bằng chứng là khẩu AR15 hoặc M16 của Mỹ mỗi khi bắn liên tục từ 1 200 viên trở lên sẽ gây nóng đến đỏ nòng và đường đạn sẽ không còn căng nữa , thậm chí đạn rơi lả tả trước mũi súng vài chục mét ( nghe nói chứ BY chưa từng bắn súng này ) . Ngược lại khẩu AK47 của Liên Xô cũ thì bắn vô tư bao nhiêu cũng chưa từng thấy ai nói đầu đạn rơi gần trước mặt bao giờ , đã vậy nó trường hợp bắn đỏ nòng AK thì dìm súng xuống nước cho nó xèo xèo nguội bớt đi lại bắn tiếp mà vẫn vô tư . ;D
 Qua đó chúng ta có thể nhận biết được một điều là độ co dãn của thép từ công nghệ luyện kim của Liên Xô tốt hơn của Mỹ ở loại vũ khí cá nhân này ( Nguyên lý bất di bất dịch là nóng nở ra lạnh co lại ) . Vậy thì độ co dãn của thép súng Liên Xô cũ chắc chắn ít hơn nên đường đạn vẫn còn căng còn độ co dãn của thép súng AR15 và M16 nhiều hơn nên đầu đạn mới rơi trước mặt vài chục mét . ;D
 Vì vậy , dù vẫn là khẩu AK nhưng BY vẫn không chịu đổi khẩu AKM lấy khẩu AK-103 của Mỹ sản xuất mặc dù khẩu AKM của BY cũ trong nòng súng có vài vết dỗ nòng  ;D
 BY đang thu thập tin tức về tiểu sử của khẩu AKM của mình thì được biết khẩu súng đó từng gắn bó với BY một thời có nhiều chuyện khá thú vị , nó từng có mặt tại đơn vị của BY năm nào ? Ai là người dùng nó đầu tiên và những ai từng sử dụng nó , ai còn ai đã hy sinh ở đâu trận nào ? , nhiều chuyện được đàn anh kể lại xoay quanh khẩu AK nòng vát rất vui


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: huyphuc1981_nb trong 02 Tháng Bảy, 2011, 08:37:29 pm
Về súng trường hung. Đó là loại súng bắn tỉa Mosin  model 1891/1930 chuyên dùng bắn tỉa, thường được gọi là PU M1891/30. Súng được Hung sản xuất trong khoảng 4 năm 1952-1956 cùng với cạc bin K44, thường gọi là M/52. Kính ngắm 3,5. Hiẹn nay hàng từ ctvn mang về ÂU Mỹ bán đắt như vàng.

Phần cơ bản của súng là Mosin M1891/30, tức phiên bản kỵ binh long binh cũ lấy lên làm nòng dài, nòng dài 730mm. Cả kính nặng hơn 5kg. Kẹp 5 viên.
http://world.guns.ru/rifle/repeating-rifle/rus/mosin-e.html (http://world.guns.ru/rifle/repeating-rifle/rus/mosin-e.html)

ảnh to
http://russian-mosin-nagant.com/forumarc/index.php?topic=7219.0 (http://russian-mosin-nagant.com/forumarc/index.php?topic=7219.0)
http://www.outlawperformance.com/images/gunstuff/Hungarian_M52/100_1832_large.JPG (http://www.outlawperformance.com/images/gunstuff/Hungarian_M52/100_1832_large.JPG)
(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/9/99/Mosin_pu_hungarian_M52.jpg)

Phân biệt các bộ phận súng do Hung làm bằng ký số 02, 02 là mã quốc gia khối đông âu chỉ Hung
(http://www.outlawperformance.com/images/gunstuff/Hungarian_M52/100_1844.JPG)
(http://www.outlawperformance.com/images/gunstuff/Hungarian_M52/100_1837.JPG)
(http://www.outlawperformance.com/images/gunstuff/Hungarian_M52/100_1822.JPG)
(http://www.outlawperformance.com/images/gunstuff/Hungarian_M52/100_1827.JPG)

http://mosinnagant.net/sniper%20section/sniperphotos19.asp (http://mosinnagant.net/sniper%20section/sniperphotos19.asp)
(http://mosinnagant.net/images/2._02_PU_mounted_sideview.JPG)

(http://mosinnagant.net/sniper%20section/images/10.JPG)
(http://mosinnagant.net/sniper%20section/images/14.JPG)


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: haanh trong 02 Tháng Bảy, 2011, 08:41:28 pm
hehe bác huyphuc trả lời luôn câu đố này đi  ;D
Em đố các bác là tại sao cái báng của khẩu M-79 trông lại là lạ như thế đấy? Có vẻ như nó khác với các khẩu súng khác thì phải? Grin


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: huyphuc1981_nb trong 02 Tháng Bảy, 2011, 08:52:11 pm
hehe bác huyphuc trả lời luôn câu đố này đi  ;D
Em đố các bác là tại sao cái báng của khẩu M-79 trông lại là lạ như thế đấy? Có vẻ như nó khác với các khẩu súng khác thì phải? Grin

Ý bác bác bảo cái bác nó gập khúc chứ gì, nó là cối cá nhân, dùng làm đế cối, phải thẳng với nòng, nhưng lại giữ lại tay cầm cổ báng theo truyền hống Mỹ, nên có báng như rắn.

(http://www.fyjs.cn/bbs/attachments/Mon_0611/26_34446_943e7bb6813e1a8.jpg)
(http://world.guns.ru/userfiles/images/grenade/gl06/m79-2.jpg)
(http://world.guns.ru/userfiles/images/grenade/gl06/m79-3.jpg)

Rõ hơn có thể nhìn hình tư thế bắn
(http://antithaksin.files.wordpress.com/2008/12/m79_positions2.jpg)
(http://seablogs.zenfs.com/u/mVvNM7ifHxnwt94x0TRKG.uLteOt/photo/ap_20100804014122107.jpg)

Chiến tranh Việt Nam dạy cho Liên Xô một bài học là thiếu.... cối cá nhân. AK đã rất kém phóng lựu vì cái trích khí xiên ngược lừng danh thiên địa, lại chưa có GP. Sau đó Liên Xô chế vội ra GP. Cối cá nhan luôn gây ra những bất ngờ, đến tầu cũng thích quá chế vội sau 1979.


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: haanh trong 02 Tháng Bảy, 2011, 08:59:11 pm
hehe câu đố này không phải của em  ;D Nhưng mà em nghĩ cái báng súng nó hơi kỳ là để triệt tiêu sức giật và như vậy phải có tính toán của người thiết kế chứ không chỉ là làm theo kiểu truyền thống , bác ngâm cứu lại thử xem  ;D


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: huyphuc1981_nb trong 02 Tháng Bảy, 2011, 09:39:03 pm
hehe câu đố này không phải của em  ;D Nhưng mà em nghĩ cái báng súng nó hơi kỳ là để triệt tiêu sức giật và như vậy phải có tính toán của người thiết kế chứ không chỉ là làm theo kiểu truyền thống , bác ngâm cứu lại thử xem  ;D

Cái em nói truyền thống ở đây là tay cầm cổ báng, tức đoạn báng sát máy súng, trước đây người ta không làm tay cầm rời ra như AK, MP Đức bắt đầu có tay cầm rời từ VMP 36. Theo thuyền thống từ thời báng cắm gậy, súng trường thằng một lèo để làm cán lê, đến khi bắn liên thanh được trên tay (xung phong), thì cán lê xem ra không cò  quan trọng bằng tay cầm thuận tiện để tiêu diệt mục tiêu xuất hiện đột ngột.


Cái không truyền thống là vào thời gian này người ta đang cố tìm cách đặt điểm tỳ vai thằng với nòng, cái quai xách của AR-15, M16 là thế, nó đặt cao đường ngắm lên để dồn điểm tỳ vai thằng với nòng, theo Stg.57 SIG. M79 có lực giật mạnh nên đặt điểm tì vai thẳng với nòng là hợp lý. SIG Stg.57 là phiên bản dùng máy con lăn lùi MP45, trước khi SIG chuyển sang máy AK các đời SIG 54x

(http://world.guns.ru/userfiles/images/assault/as45/sig_sg510-3.jpg)

Bon M16 Mỹ luôn theo thời trang, nó dùng cái quai xách súng nâng cao đường ngắm lên (thiết kế EM-2 Anh Quốc), nhờ vậy điểm tì vai thằng với nòng, đây là thời trang lúc đó
(http://world.guns.ru/userfiles/images/1289112470.jpg)

Cổ báng truyền thống Mỹ vốn dĩ đã hơi gù gù. Bây giờ, bác giữ nguyên đoạn cổ báng rồi uốn đoạn đuôi báng để điểm tì vai thẳng với nòng, bác sẽ ra cái báng ngược của M79.
(http://world.guns.ru/userfiles/images/rifle/4/1288253884.jpg)
(http://world.guns.ru/userfiles/images/grenade/gl06/m79-2.jpg)

Thụy Điển, trung liên giật cũng mạnh
http://www.gotavapen.se/gota/artiklar/kg/swedish_kg1.htm (http://www.gotavapen.se/gota/artiklar/kg/swedish_kg1.htm)
(http://www.gotavapen.se/gota/artiklar/kg/kg_bilder/kg_kjellman01.jpg)


Rõ ràng ở đây, nếu bỏ cái cổ báng=tay cầm truyền thống, mà dùng tay cầm tân thời, khẩu súng sẽ nhiều bộ phận hơn, đắt hơn, nhưng thuận tiện hơn. Đây chính là việc AK và M16 lắp phóng lựu xuống dưới. Nó vẫn đảm bảo điểm tì vai thẳng với nòng lựu, vẫn có đường nắm đủ, nhưng báng súng không quái dị lắm. Điều này với M79 có thể là vô ích vì M79 không cần điểm xạ quá khắt khe như súng trường. Tay cầm hiện đại dưới báng trước đây gọi là "tay cầm súng ngắn", pistol grip, được áp dụng trên súng cầm 2 tay vào khoảng các MP như VMP 1936.


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: tân binh95 trong 02 Tháng Bảy, 2011, 10:18:31 pm
Hihi sao trong mục này không thấy ai nhắc đến những trang bị khác của người lính như
Quân phục thì cháu cũng thắc mắc về trang phục dã ngoại của quân ta:
Lúc thì màu xanh lá cây:
(http://202.151.160.172/ImageHandler/Upload//thuha/2010/12/21/211210ha24201124150.jpg)
Và có khi rằn ri:
(http://a9.vietbao.vn/images/vn902/chinh-tri/20885598_images1898713_11.jpg)
(http://www.hanoimoi.com.vn/Uploads/image/Chienvn/Tongduyet/bobinh_1.jpg)
Còn về bảo vệ thân thể, có vẻ việc sản xuất áo chống đạn đại trà chưa hoàn thiện nên các chiến sĩ chỉ được phát túi đựng đạn như những hình ở trên và đã có những kiểu mới như:
(http://i1220.photobucket.com/albums/dd460/tybeo-soviet/5307088452_87ce90cd17_o.jpg)
và giày quân đội cũng 2 loại giày:
Giày da:
(http://i181.photobucket.com/albums/x218/chipvista/Product/IMG_0307.jpg)
Giày vải
(http://i725.photobucket.com/albums/ww259/rumgiumdum/IMG_2046.jpg)
Mũ bảo vệ đầu gồm:
Mũ cối:
(http://www.phomuaban.vn/userimg_bd/10/11/01/gal_4ccec78266ff4.jpg)
Mũ M40-60
(http://warrelics.eu/forum/military_photos/headgear-steel-helmets-rkka-red-army-soviet-army/68122d1260041063-russian-m40-60-helmet-m68-bgmpp1qwkkgrhqyokiqerzjbft-zblesfiv.jpg)
Và mới nhất là mũ A2 như hôm diễu binh 1000 năm Thăng Long.
Và còn nhiều trang thiết bị khác như xẻng quân dụng có thể có cả đèn pin và dao găm.
Nếu có gì thiếu hoặc sai bác bác các chú chỉ bảo.


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: huyphuc1981_nb trong 02 Tháng Bảy, 2011, 10:54:31 pm
SVD
http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php?action=post;quote=168452;topic=41.380;num_replies=468;sesc=6ce6e7951f74b7f5f62bbdbc8e7a3745 (http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php?action=post;quote=168452;topic=41.380;num_replies=468;sesc=6ce6e7951f74b7f5f62bbdbc8e7a3745)

Phiên bản Hungari với kính x4
http://www.hungariae.com/SVD.htm (http://www.hungariae.com/SVD.htm)

Người ta hay ngộ nhận về súng bắn tỉa. mà đương nhiên, kiểu văn hóa súng ống nhồi sọ Mỹ Pháp thì ngập ngụa, sự ngộ nhận này kết hợp cả chút tự sướng, mơ hoang, để AQ sống qua ngày, cũng pha tỷ lệ đậm đặc nhồi sọ của các hãng bán súng lởm, lại còn bán giá cao.

Điều ngộ nhận thông thường nhất là súng bắn tỉa bắn được xa hàng km và người ta không bắn được như thế chỉ vì người ta không đủ trình. Kỳ thật, bán kính tay cầm trước của súng chỉ 60cm, ở xa 300 mét nếu muôn có "độ phân giải" 10cm, thì tay cần chỉnh 10cm / 500 = 0,2mm, không tay người nào chính xác được như thế. Và vì thế, người ta đã xác định tầm bắn hiệu quả tối đa lên làm cho súng trường là 600 mét, một số ít con người có thể bắn được ở tầm đó. Tất nhiên, có nhiều thủ thuật để tăng bán kính tay cầm trước, như giá 2 chân, 3 chân, báng dài, nhưng đều rất công kềnh và tốt nhất lên ghép chức năng đó với một mẫu súng thể thao chẳng hạn, nếu như nó cồng kềnh hơn trung liên.

Thực chất với đại đa số người thường thì ngắm bắn 300 mét đã là khó, súng trường thông dụng lấy tầm bắn hiệu quả 250 mét. Mỹ Pháp hay ngộ nhận vì họ được nhồi sọ M16 có tầm bắn hiệu quả đến 100km. Khái niệm tầm bắn hiệu quả ở các nước dó hầu hết dân chúng đều tịt ngóp.

Thực chất, ở các nước như ta, Đức, đều có chính sách "ngụ nông ư binh", ai cũng phải luyện quân sự, nên thiên hạ còn ít bị nhồi sọ, còn Pháp Mỹ là cái loại đánh đâu chạy tụt dép đấy vì sọ bị lèn chặt những cái nhảm nhí. Hài hước nhất là các bạn sẽ rất hay gặp bác Mỹ Pháp nào đó ngơ ngác "ơ, sao trận nào chúng  ta cũng thắng to, mà chúng ta lại thua cả cuộc chiến tranh"





Như thế, nếu gạt bỏ đi các cái ngộ nhận, thì súng bắn tỉa là loại súng đảm bảo đường đạn đến 600 mét, phát một, để những xạ thủ hiếm có thể vận dụng khả năng riêng, tăng tầm hỏa lực của tiểu đội bộ binh. Chức năng này cùng với trung liên RPK, RPD, và súng trường phát một không thể hơn trung liên, nên các súng bắn tỉa được coi là vũ khí phụ.

Nếu nhận định đúng như thế, thì các khẩu Mosin, SVD, SVT, AVS... đều là súng bắn tỉa tốt. Thật ra, từ 1908 thì đường đạn Mosin đã lừng danh là đường đạn súng trường thông dụng tốt nhất thế giới, đến 193x Tokarev làm đạn chuyên bắn tỉa cho cạc bin (nòng 5xxmm), thì nó vượt xa cái chức vô địch nó vốn có. Đạn thường của Mosin đã chụm 12cm ở 300 mét, nếu như xạ thủ máy chẳng hạn, như giá bắn chuyên dụng chẳng hạn, đã đủ nhắm vào lá phổi trái hay phải của mục tiêu, thừa đủ cho tầm 600 mét. Cũng là đạn cấu tạo phức tạp, AK-74 bắn 3 viên chụm lố 18mm ngoài trời 250 mét, loại đầu bắn tỉa của Mosin  cũng nằm trong khoảng đó, nhưng đường đạn tất nhiên là bền hơn ở tầm xa.


Đầu bắn tỉa của Mosin là loại đầu có khoang rỗng khí động ở mũi, phía trước là thép, phía sau đổ chì, bọc đồng thau, đạn nở rất mạnh để điền kín nòng mòn và trọng tâm lùi về sau, kéo dài đoạn đường chống trên mũi nhọn.

Đây là các thủ thuật khác nhau, đổ chì, tạo váy, làm lõi, làm đầu.... để đạn nở thân điền nòng mòn ăn rãnh xoắn, nơở ãy sau đạn bịt kín khí, dồn trọng tâm về sau... để tăng độ chính xác kể cả khi nòng mòm của đạn có cấu tạo phức tạp, đạn thể thao, đạn bắn tỉa Mosin
(http://i972.photobucket.com/albums/ae209/huyphuc1981_nb_1/bai_sung/dan/ngnngoi.jpg)


Đạn AK 5,45 không vì bắn tỉa nhưng cần làm tôtý đường đạn cũng dùng các thủ thuật đó, có điều ,ngày nay máy tự động làm rẻ.
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/AK/74/dan/AK-747N5.jpg)





 ;D ;D ;D ;D ;D Như vậy, súng không phải là mấu chốt của trận bắn tỉa. Thật ra, rất ít người sử dụng hết chức năng của mộtk hẩu súng tầm thường và không có ai tận dụng hết sức mạnh của một khẩu súng Mosin dùng đạn bắn tỉa. Thế trận bắn tỉa giành thắng ở đâu, đương nhiên là ở dế, tổ chức cả A lấy thịt đè người chẳng hạn. Cụ thể hơn, là bằng mưu meọ tổ chức trận đánh, nguỵ trang, dò xét.... Và như thế, yêu cầu của một khẩu súng khồng phải là quá chính xác đến mức bỏ cả máy móc, mà đó là:

đạt tầm bắn hệu quả của súng, tức bắn thử bằng máy ngoài trời, đến 600 mét
bắn nhanh
giấu mình kỹ, có tiếng nổ nhỏ và ít chớp đầu nòng càng tốt.
gọn gàng ở mức sủng tường thường.


Chúng ta đã biết PU M1891/30 rồi, nó nằm trong nhóm phiên bản súng trường tiêu chuẩn đầu tiên mà Hồng Quân tự định tiêu chuẩn, là kiểu Mosin có cỡ nòng kỵ binh 730mm chuyên dùng bắn tỉa, lắp ống kinh 3,5. Phiên bản được Hung sản xuất từ 1952 còn có tên là "súng trường hung", chuyên dùng bắn tỉa ở Cồn Tiên.

Về nguyên tắc, thì Mosin không có máy tự động sẽ có độ chính xác cao nhất, nòng nóng đồng đều, ít tật, khí không hao... Nhưng tốc độ bắn thấp, khi đã phát hiện ra nhau, nếu phát đầu trượt, hoặc ta bị chiếu tướng ,thì tốc độ bắn là sống còn. Thậtr a, trong nghệ thuật bắn tỉa, hầu hết các tình huống là đanh du kích, địch bị tỉa mà không phát hiện ra ta, nên mỗi tên chỉ có thể bắn một phát, trượt là chúng chuồn, vậy nên các tình huống đó SVT bắn nhanh nhưng giá trị không hơn Mossin. Như vậy, giới hạn của tự động cũng tuỳ tình huống, nhưng có vẫn hơn.

Một số súng bắn tỉa cầu kỳ đến mức như pháo Đ-44, không hãm mà để nòng lùi tự do khi đạn chưa ra khỏi nòng, người Đức rất ưa bàn đến chuện rung đường đạn. SVD thì không, nó thiết kế cái báng bù rung, trên báng có trọng vật để sao cho nòng ít đổi hướng nhất khi bắn.

SVD có máy AK nhưng trích khí rời. Trích khí cũng xiên ngựoc như AK, cần đẩy lùi rời có lò xo riêng, gần giống như SIG nhưng SIG có thêm cái lỗ cắm cần đẩy lùi

SVD có càng trước, giá 2 chân này để kéo dài "bán kính tay cầm trước", khi dùng giá 2 chân, thì điểm tì trước là giá mà tay người không cần đủ dài với đến đó.

Bằng những thủ thuật đó, SVD giữ nguyên máy móc AK để triển khai thành một súng bắn tỉa rất chính xác, đơn giản, gọn gàng và tin cậy. Súng nặng 4,3kg. Trang bị kính ngắm có thước đo xa 960 gram, các bài huấn luyện để diệt mục tiêu cố định, ẩn nấp, di động.... ngay trong phát đạn đầu tên.

Súng dùng đạn Mosin chuyên dùng cho bắt tỉa và thể thao, một biến thể của đạn model 1908 có đầu 9,6 gram, sơ tốc 830 m/s. Băng 10 viên. Đạn cả vỏ khoàng 20 gram / viên.
http://kalashnikov.guns.ru/manual/english/svd/1.html (http://kalashnikov.guns.ru/manual/english/svd/1.html)

SVD với hệ thống trọng vật bù rung và kính ngắm
(http://world.guns.ru/userfiles/images/sniper/sn18/svd_1.jpg)


SVD
(http://i163.photobucket.com/albums/t311/hilljacknm/DSC03213.jpg)
(http://i163.photobucket.com/albums/t311/hilljacknm/DSC03214.jpg)

SIG 550
(http://www.biggerhammer.net/sigamt/550/2sp/550_bolt_and_carrier.jpg)

SVD
(http://world.guns.ru/userfiles/images/sniper/sn18/svd_clones.jpg)
(http://world.guns.ru/userfiles/images/sniper/sn18/svd_3.jpg)


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: huyphuc1981_nb trong 03 Tháng Bảy, 2011, 01:19:02 am
Mình cũng không quan tâm lắm đến những thứ báo như đất việt viết về súng ống, lại có bạn hỏi
http://baodatviet.vn/Home/QPCN/kythuatquansu/Chum-anh-ve-sung-M18/201010/114653.datviet (http://baodatviet.vn/Home/QPCN/kythuatquansu/Chum-anh-ve-sung-M18/201010/114653.datviet)
http://baodatviet.vn/Home/thegioiso1/cnqp/Chum-anh-ve-sung-M18/201010/114653.datviet (http://baodatviet.vn/Home/thegioiso1/cnqp/Chum-anh-ve-sung-M18/201010/114653.datviet)
(http://baodatviet.vn/Home/thegioiso1/Tieu-lien-MP5--niem-tu-hao-cua-nguoi-Duc/20109/110741.datviet)

Trời đấy, cái CAR-15 (Colt Automatic Rifle), XM177 và khẩu súng cổ lỗ ngày nay có kẻ đem diễu võ giương oai rồi tán tụng.

Chuyện này nói ra dài một thế kỷ rưỡi.

Từ hồi nội chiến Mỹ, Colt đã mạnh mẽ dũng cảm buôn một thứ hàng chưa từng có, đó là dư luận liệt não bên xứ sở Mèo Hoang. Ở bên đó, ngày nay vẫn còn đầy sách vở chê bai M1841 Phổ là yếu, yếu do hở. Rằng là súng của Colt bắn được đến 300 mét, nhưng M1841 chỉ bắn được ngần này mét... Khổ quá, M1841 đâu có cần bắn xa, súng nòng trơn bắn 50 mét không trúng thân người thì cần gì bắn xa. M1841 là súng nạp sau, đạn có vỏ, nên dùng được nòng xoắn, bắn 100 mét tin ngay người, cần gì bắn xa 300 mét đi tìm chim.

Thế nhưng khổ, ở cái xứ Mèo Hoang ấy người ta không biết lập luận về súng, đến tận thế kỷ 20 họ còn nỗ lực cải tiến súng máy để bắn súng máy cầu vồng, làm mưa đạn, mỗi km2 đảm bảo 1 triệu đạn thì cỡ 1/4 địch chết, riêng ở Mỹ người ta làm súng bắn không cần chính xác. Tất nhiên là Colt bán được súng Colt, Phổ không bán được súng Phổ, nhưng ai mà dám dùng revolver của Colt, hết đạn lại kỳ cạch nạp. Cuối cùng đến 1890, thì Mỹ vẫn dùng khai hậu với cái búa "điểu đầu" 200 năm tuổi, 1860 Mỹ vẫn làmg xiếc dùng đạn Miniê nạp miệng nòng xoắn đã nói trên.

Rồi Colt thế chế tạo trung liên BAR theo y hệt concept Chauchat như thế nào cũng trên. Súng trường bắn từ khoá nòng mở và súng máy 20 đạn, không thật giống những cái dở người của Chauchat thì BAR không làm vua súng trung liên Mỹ được. Tất nhiên, BAR cũng theo Chauchat, không xưng danh trung liên, mà là "súng trường xung phong nặng 10kg", thứ này lúc đó là chưa từng có và mãi mãi trần đời cũng chỉ từng có 2 súng đó.

Chưa hết, đến sau WW2, Colt lại đi buôn vua, lần này là súng bán chạy nhất Mỹ, vua súng trường Mỹ. Armalite chẳng thiểu sao đột nhiên mê mẩn súng ống, giở báo ra đọc, thấy cái gì trên báo Pháp hay là đập vào một thứ dị hình có tên AR-15. Colt lập tức mua quả dị hình ấy về phong làm thái tử, lên ngôi năm 1967 thành M16A1 ai ai cũng biết rồi. AR-15 gioóng hệt thứ văn hóa mà dân súng ống nhà ta hay gọi là phim răm bô, một chàng người rừng có thể cầm cây Vulcan bắn liên hồi kỳ trận không hết đạn, thậm chí không cần kéo theo máy phát điện nuôi súng chạy điện  ;D, đắp mọi loại son phấn thể hiện oai hùng nhất thế giới, nhưng trong son phấn đó ngu xuẩn đến mức những lý luận cơ bản nhát của cơ học cũng không có, đừng nói là yêu cầu cao cho một súng chủ lực chuyên đá đấu lấy mạng người.



M16 có quả bệ khóa nòng tròn quay chúng ta biết rồi, người ta lý sự rằng bệ khóa nòng tròn quay trơn, mà quên rằng nó cần méo để chống lại lực khóa nòng quay, hay là người ta thích bệ khóa nòng quay thay khóa nòng. Tất cả mớ này đầy là những rác rưởi tràn ngập thành Paris trong phong trào thiết kế súng tự động, 1900 cho đến hết WW1, mà không ra một khẩu súng tự động nào đúng nghĩa.

nó lại dùng búa để ấn chứ không để đập chúng ta cũng biết, tức là nó học y hệt khẩu súng chết yểu FSA MLE 1918 nhà Pháp, khe quay không hề có đoạn đợi bệ khóa nòng tăng tốc, bắt khóa nòng nhổ luôn vỏ đạn khi trích khí mới làm việc. Đây là một ví dụ thể hiện sự ngu thậm xuẩn tệ của văn hóa súng ống phòng khách Paris. Người ta tán dóc với các quý bà quý cô thần giữ của những nhảm nhí ngu xuẩn để dùng thứ súng nào đó đánh chiếm mục tiêu đâu đó, chứ không phải súng trường.

Cũng y như FSA MLE 1918, M16 cũng có nhiều điểm chịu lực phản lại nguyên tắc kiềng ba chân. Điều này làm các nhà bác học Mỹ phát hiện ra một nguyên tắc chưa từng có, khóa nòng và ổ khóa sau khi mòn không thể lắp lẫn.
 ;D ;D ;D ;D ;D

Những cái chuyện tán dóc đắp đầy vào M16, chưa kể những trích khí, đường đạn lẩm cẩm, những nhà thiết kế súng rất cảm những quảng cáo tán dóc, trong khi những nguyên tắc cơ bản của cơ học không thèm biết. Bao nhiêu năm qua, AR-18, G36 đã cười vào mũi những cái đó, giật gấu vá vai khắc phục một phần những điểm lẩm cẩm để bán vào Mỹ. Cũng bao nhiêu năm qua Colt buôn vua ra sức nhồi sọ. Nay thì Đắc Công Vịt đem khóa nòng tròn xoay ấy khoe toáng.  ;D ;D ;D ;D




Thật ra, sau khi Colt mua AR-15, thì cả những người còn lại ở Armalite và người đi theo M16 là Stoner đều đã biết những cái ngu xuẩn trên, Eugene Stoner chế ra khẩu Eugene Stoner 63, còn Armalite làm AR-18, đều bỏ bệ tròn, bỏ trích khí.... Ấy vậy mà sau đó nửa thế kỷ, ở một xứ không hoang dã lắm, súng cổ lỗ lại đi diễu binh.  ;D ;D ;D ;D Mà vừa cổ lại vừa ngu xuẩn.  ;D


Bệ khóa nòng tròn đặc trưng cho sự ngu xuẩn từ FSA MLE 1918 Pháp, sự ngu xuẩn 90 năm tuổi
"Sự xuất hiện của M-18 đánh dấu sự đổi mới trong tư duy trang bị vũ khí, hiện đại hóa quân đội." Đổi mới tư duy tìm về phiên bản bị chính bọn đẻ ra nó thải loại từ nửa thế kỷ trước .  ;D ;D ;D ;D
http://baodatviet.vn/Home/thegioiso1/Ve-loai-sung-la-xuat-hien-trong-le-dieu-binh-1010/201010/114654.datviet (http://baodatviet.vn/Home/thegioiso1/Ve-loai-sung-la-xuat-hien-trong-le-dieu-binh-1010/201010/114654.datviet)
(http://media.baodatviet.vn/Uploaded_CDCA/tuanlinh/khcnxm177e23.jpg)


Mặc dù có AR-18 chữa lại những ngu xuẩn kinh điển trên bằng trích khí kiểu SVT và bệ khóa nòng hình khối, nhưng toàn bộ dòng súng này vẫn có lịch sử sử dụng nhục nhã nhất mà một súng trường chủ lực phải chịu. Thế kỷ 20 đánh dấu những súng được sản xuất ứng dụng quy mô toàn cầu. Súng trường phát một có 2 thiết kế Mauser và Mosin mà chính ".30-06" Mỹ cũng chỉ là một phiên bản Mauser. Rồi đến súng trường liên thanh, khốn khổ, AR-15 không ai dùng ngoài Mỹ và những nhân vật cao sang giầu có như Nam Hàn, Nam Vịt. Thậm chí đến cả những đồng minh thân cận nhất của Mỹ cũng không, như Canada, Úc, Nhật, Anh. Những nước đánh giá súng tiên tiến nhất Âu là Bỉ, Thụy Sỹ, Phần Lan, Thụy Điển, Đan Mạch, Ý... suốt mấy thế kỷ đứng đầu châu Âu về súng bộ binh, thì nhái AK để dùng như trên. Còn lại là FN FAL tức bản nhái SVT. Tất nhiên đó là ngoài thế giới AK xịn. Ngoài châu Âu thì Ấn Độ, Indonexia, Banglades...  và gần toàn bộ châu Á trừ những nước có AK xịn , đều đi nhái AK.

Có lẽ, ở châu Á, trừ những nước "đáng kể" là Nam Hàn, nam Vịt, Philipine, Thái Lan, Saudi.... thì chỉ còn Nhật Bản là gần Colt nhất, với Type 89 nhái AR-18 của Armalite ( ;D). Iran dùng G3 Đức rồi chuyển dần sang AK. Ít ra thì AR-18 cũng có trích khí gián tiếp SVT và bệ khóa nòng hình khối.

Gớm chửa, khác hàng của AR-15, M16.... oách quá.


M16 đã ôi thiu, cái bản cạc bin của nó mới vinh quang làm sao chứ. Đến chính Colt cũng phải phát chán không dám sờ đến đã nửa thế kỷ nay rồi, thế mà có bọn đem ra diễu binh.  ;D


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: tân binh95 trong 03 Tháng Bảy, 2011, 08:01:58 am
Đúng thế đó bác, sao nhà ta hôm diễu binh lại không mang mấy cây AK-74 sơn màu đen ra nhìn cho nó đẹp lại đi đem mấy cay AR-15(M-18) cũ rích đi đánh bóng ra diễu rồi để thiên hạ tán dóc.


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: huyphuc1981_nb trong 03 Tháng Bảy, 2011, 10:29:32 am
Có vẻ như rất nhiều đứa thích làm người đốt đền. Một phiên bản XM777 bị chính những kẻ thử nghiệm nó vứt đi nửa thế kỷ, nay đem ra diễu binh.

Rồi diễu binh MP, mình cũng không rõ thứ dưới này là gì, các MP na ná nhau, cái này thì giống cả UZI và PP, báng thì UZI mà thước ngắm thì PP, nói chính xác là Micro UZI lắp thước ngắm PP-2000  ;D
http://world.guns.ru/smg/rus/pp-2000-e.html (http://world.guns.ru/smg/rus/pp-2000-e.html)
(http://i1220.photobucket.com/albums/dd460/tybeo-soviet/5307088452_87ce90cd17_o.jpg)


Và đi kèm là MP5
http://baodatviet.vn/Home/thegioiso1/cnqp/Mot-so-vu-khi-dep-xuat-hien-trong-hop-luyen-dieu-binh/201010/114652.datviet (http://baodatviet.vn/Home/thegioiso1/cnqp/Mot-so-vu-khi-dep-xuat-hien-trong-hop-luyen-dieu-binh/201010/114652.datviet)
(http://media.baodatviet.vn/Uploaded_CDCA/thachanh/khcndieubinh26.jpg)






Ở đây có hai vấn đề.
Một là, khi diễu binh, người ta phải sử dụng những vũ khí đã làm chính người ta huy hoàng. Các nước đều dùng trang phục của những thời oách nhất của họ. Nước Anh dùng trang phục tướng duyệt binh là hải quân thời đế quốc, các nước đều cho quân mặc quần áo thời đại chiến, hay đeo Mauser, Mosin lê tuốt trần, mà phải bản lê cổ dài ngoẵng lắp trên súng cổ nòng 800mm, hay khẩu "điểu đầu" đúng model đã đánh thắng Nã Phá Luân... Hay dùng kiếm lệnh kiểu Khutuzov...

Vậy, M18 và MP5, UZI đã thắng trận nào oai hùng ? đã ở đâu làm vinh quang tổ tiên những người diếu binh ? Tổ tiên ta có dùng kiếm lệnh đâu, hay ta dùng áo vải cờ đào duyệt binh.


Hai là, khi diễu binh, người ta đem những vũ khí tối tân, hay nhất, thay cho việc dùng những súng đã đanh thắng ĐBP. Thế M18, UZI và MP5 có gì tối tân, có gì hay nhất ?  ;D Hay cái tối tân, cái hay nhất của chúng là tinh thần đốt đền , khí phách đốt đền dâng sùng sục.

MP, PP, súng ngắn liên thanh đâu có phải là cái gì đó hay ho. Những phiên bản đầu tiên như MP18/I (1918), MP28/II (1923), của cường quốc kỹ thuật quân sự Đức hẳn hoi, được du kích Tallinn Estonia và du kích Tây Ban Nha nhái trong những điều kiện không gì còn tệ hơn. Phiên bản thật sự đầu tiên OVP Ý lại chỉ được tìm ra một cách tình cờ  ;D.  Nước Anh không nhái được MP28/II trong WW2 đâu phải họ không nhái được, mà không thể làm thật rẻ, thật nhanh để có hàng triệu khẩu súng thật lởm đem ra đánh nhau.

UZI lừng lẫy ở phương Tây vì nó là bản nhái của khẩu súng Tiệp Khắc SA 23 cuối 194x. Kiểu súng này gọi là "súng ngắn bullpup", bullpup  thường dùng cho súng trường chỉ kiểu máy làm thụt vào báng cho súng ngắn lại, như FAMAS hay QBZ95, dòng M16 thì vốn báng đã thụt phần đẩy về trong báng nên bản thân dòng M16 là "bullpup siêu dài" ;D. Súng đã ngắn, lại còn bullpup , nên kiểu máy SA 23 rất ngắn gọn, mà trước đây súng ngắn liên thanh dùng trên tiền duyên đấu chủ lực thì không cần ngắn gọn lắm. Thế thôi, còn miền Đông Âu Nga Đức HUng Tiệp.... có hàng tỷ những súng không khoe khoang lẫy lừng, nhưng chau chuốt từ đường đạn đến cấu tạo. Micro UZI là phiên bản phát triển UZI mới nhất như trên.

MP5 cũng là súng Đức, nhưng từ thập niên 197x. UZI cũng như các súng Tây sống bằng nhồi sọ khác, không hề có thử nghiệm đánh giá đúng đắn, thấy trên phim có gì hay là theo, nên quá ngắn gọn, đến mức MP5 lại quay về kiểu máy cũ để có tay cầm trước dài, nắm súng vững, đơn giản thế thôi.

Chia nhau thị trường, cùng đạn, Đức làm nòng dài, Đức cầm hai tay, thì Áo làm nòng ngắn cầm một tay Steyr TMP (dài 30 phân nặng 1,3kg)), Steyr MPi 69 và MPi 81, cũng chả có chỗ cho loại hàng hạ đẳng UZI lấn sân quê tổ súng ống Đông Âu và các chi nhánh khôn ngoan chuyên mua hàng của họ.

Nga thì vốn nhiều súng, với loại súng nỗ lực liên thanh 1 tay như Micro UZI, thì họ có AEK-919K "Kashtan", cũng chả đâu xa, lại học từ Áo Steyr MPi 69 và MPi 81. Nhưng vốn bác học, thì nòng ngắn phải có đạn khác nòng dài, Nga cải đạn cho các súng xung đẩy ngắn này , 9x18mm Makarov, đạt tầm bắn hiệu quả 100 mét, thế là gấp đôi Thompson SMG rồi. Súng có 1,65 kg thì tầm bắn 100 mét đã quá là xịn.
http://world.guns.ru/smg/rus/aek-919k-kashtan-e.html (http://world.guns.ru/smg/rus/aek-919k-kashtan-e.html)

Loại cần kéo dài ốp lót trước cầm hai tay cho chắc thì vẫn được dùng chữ PP, tức súng ngắn liên thanh tiêu chuẩn của Nga, hay không phải tiêu chuẩn cũng vào hàng có tiếng tăm, như PP-2000 nặng 1,4kg
http://world.guns.ru/smg/rus/pp-2000-e.html (http://world.guns.ru/smg/rus/pp-2000-e.html)

Concept như MP5 Đức có OTs-02 Kiparis 197x, 1,6kg, bắn loạt cực nhanh. Cũng thiết kế 197x.
http://world.guns.ru/smg/rus/oc-02-cypress-e.html (http://world.guns.ru/smg/rus/oc-02-cypress-e.html)



Thời hiện đại, thì hạng MP5 cũng quá cổ, nặng 2,5kg, thì dùng AKU cho chóng. Từ cuối 198x thì cỡ súng MP/PP đã khoảng 1,5kg. MP5 làn chết cả đống nạn nhân trong trận khủng bố Mumbai chưa đi xa. Có thể dễ nhận thấy, người Nga dùng nòng ngắn gọn 120mm trên đạn riêng 9x18mm PM (PM=đạn súng ngắn), trong khi đó, MP2000 dùng cỡ nòng dài 180mm, còn UZI dùng đạn chung 9x19 para nhưng nòng ngắn gọn 120mm, đủ để thấy những cái mệt mỏi phở lởm của loài nhái, loài ăn theo.

Đến cả phiên bản UZI Pro, pờ rồ như vậy nhưng dùng nòng dài 190mm thì súng nặng 2,7kg. Nòng 450mm nặng 3,7kg (đều súng rỗng), thì thôi dùng AK đi cho nhanh, đạn AK không nặng hơn đạn 9x19, sức mạnh vượt trội, súng dài 490 (U báng gập), súng AK nặng  2,7kg. UZI ngớ ngẩn như vậy, súng ngắn lại cồng kềnh nặng nề hơn súng trường, đường đạn ăn theo nên không thể nào theo kịp... tát nhiên, ngớ ngẩn đây là ngỡ ngẩn với vùng Đông Âu, chứ không phải thế giới răm bô bắn không bao giờ hết đạn, bắn súng điện không cần cắm điện.



Đức thấy loạt cực nhanh tốn đạn mới làm đạn nhỏ cho ra MP7. Nga chưa kịp làm đạn nhỏ thì rút bớt tốc độ bắn, bằng cách cho thêm chức năng hiệu chỉnh tốc độ bắn từng trận, khả năng điểm xạ phát một từ khóa nòng đóng, ngắm điện tử... Những cái đó dĩ nhiên phương Tây lại ngồi hút thuốc lào đợi Đông Âu cho ra là hớp vội về nhái, như hàng trăm năm nay.




Khẩu súng ngắn liên thanh là loại súng dễ làm nhất trong các loại súng, dễ làm hơn súng phát một. Có khoe, thì sao không khoe súng ta tự nhái, rất nhiều nước nhái súng ngắn liên thanh, hay là du kích Talinn có nhiều máy móc kỹ sư hơn chúng ta ?. Còn khoe súng mua, thì sao không khoe cái hàng trên trung bình một chút. Chúng ta may mắn gần Đông Âu, thường cười khẩy bọn khoe văn hóa Vulcan răm bô bắn không bao giờ hết đạn, thì khoe UZI cho ai ? Hay lại ngồi tự sướng với nhau để đến những trận như khủng bố Mumbai thì trắng mắt ra. UZI hay MP5 đều là những súng cổ lỗ từ 197x, trong đó súng ngắn liên thanh là loại hết sức ăn thời trang, theo những biến chuyển chiến thuật, mà chiến thuật cảnh sát tiến triển theo sự tiến bộ chóng vọt của ao lô, computer. Ngày nay có cảnh sát hay đặc công nào đi đánh khủng bố còn dùng cái alo của 197x nữa.

Súng không ra súng lại Thompson SMG, cải đi cải lại còn cái tầm bắn hiệu quả 50 mét, thì sao mà khủng bố không giết cả đống nạn nhân. Dù không chạy đua khối lượng giá thành, thì cái kiểu đánh giá súng như đồ chơi, mua về để đốt đền... chính là cái kiểu cảnh sát Mumbai giương súng MP5 quá đầu người bắn khủng bố, còn chưa mổ xác nạn nhân xem là trúng đạn của ai.

http://www.nytimes.com/slideshow/2008/11/28/world/asia/20081128MUMBAI_4.html (http://www.nytimes.com/slideshow/2008/11/28/world/asia/20081128MUMBAI_4.html)
(http://graphics8.nytimes.com/images/2008/11/28/world/28mumbai_slide20.jpg)






Có thể điểm vài súng ngắn liên thanh hiện đại đáng kể nhất ngày nay
MP5 và UZI thuộc loại súng cũ, đơn giản, nhưng đi theo hai thái cực ngược nhau.

UZI là loại súng đơn giản rẻ tiền nhất trong các loại súng, lùi thằng blowback và bắn từ khóa nòng mở, loại này không thật sự có khóa nòng, nhưng quen gọi như vậy, nó như là PPSh và đơn giản hơn MP Đức một chút về cơ cấu máy móc, thậm chí kim hỏa nên làm liền luôn với bịt đáy nòng là tốt nhất. Cò chỉ là bộ phận hãm khối lùi-bịt đáy nòng không cho lao lên, bóp cò bắn thì khối lùi từ sau lao lên bằng lò xo đẩy về, móc đạn trong băng, nạp đạn, điểm hỏa rồi lùi về bằng phản lực đẩy lùi vỏ đạn, vì khối lùi-bịt đáy nòng không quay không nghiêng gì nên thoải mái bố trí khe cho mấu hất vỏ (ejector) chạy và móc đạn trong băng-cũng như móc vỏ đạn từ nòng (extractor), đơn giản vậy thôi. Để thu nhỏ nhẹ súng kiểu này, thì cần bớt khối lượng lùi và để làm như thế, lại bớt động lượng đầu, cắt ngắn nòng đi còn bằng súng ngắn phát một cầm một tay, Micro UZI bắn đạn 9x19 Para nòng 117mm. Giá trị của UZI là như thế, nó được quảng cáo rầm rĩ, nhưng thật ra là thứ hàng rẻ tiền.

Động tác chiến đấu điển hình của UZI rất hài hước, tốc độ bắn 1200, súng không có khái niệm tuổi thọ nòng, cả băng chỉ bắn được 2 loạt  ;D, Động tác chiến đấu điển hình của nó là kết thúc địch trong loạt đầu tiên, nhưng với điều kiện là tầm rất gần, và nếu địch không chết thì phần lớn khả năng là ta thương vong vì đang thay băng. Cũng rất khó để UZI dùng băng trống, vì nó dùng kiểu cổ băng cắm MP Đức, dùng luôn cổ băng làm tay cầm, MP18 cũng dùng băng trống nhưng làm thế để có kết luận chính xác là dùng băng thẳng tốt hơn. Khuyến mại thêm là, một trong những cái ngu xuẩn nhất của M16 là như thế, nó không dùng cổ băng làm tay cầm, nhưng lại dùng cổ băng MP, với ly do đơn giản dễ hiểu nhất, mà các liệt não đều thông tỏ, là AK không ưu việt chỗ nào cả, kể cả cổ băng.

Đơn giản hơn một chút so với MP Đức là vì MP chọn phương án kim hỏa sai, nó dùng búa rời, kim hỏa rời với khóa nóng-bịt đáy nòng, thật ra kim hỏa liền búa thả tự do trong khoang bịt đáy nòng, khi bịt đáy nòng nạp đạn xong, va phải nòng, dừng lại, thì búa lao lên điểm hỏa, điều này làm súng rung trước khi điểm hỏa, Suomi và PPSh bỏ đi thì càng quá đơn giản, mà lại tốt hơn (điểm hỏa trong chuyến bay, firing on the fly).

Để bắn từ khóa nòng đóng thì không làm búa đơn giản như MP Đức nữa, phải có cò búa đàng hoàng, lúc đó bịt đáy nòng đóng rồi nhưng súng chưa nổ, phải đợi búa được cò nhả.

Đến đây cũng chỉ bắn được liên thanh, muốn bắn phát một lại phải có cò hai chiều, khi bóp cò là nhả một chiều búa, nhưng đồng thời khóa chiều thứ hai, ngăn búa mổ phát thứ 2 thành liên thanh. Rồi từ đó mới có chọn chế độ bắn, đếm loạt....

Tất nhiên đó là các bộ phận thông thường nhất của súng mà hàng như UZI dek cần. PPSh cũng dek cần những thứ rườm rà đó, nhưng nó có ốp cách nhiệt, có báng vững chắc đặt đúng tư thế bắn, khóa nòng to khỏe tin cậy bền chắc, băng trống, cả lê.... xứng đang là súng trên tiền duyên. Tất nhiên lại đem so với bọn có khóa nòng thật sự chứa không phải là cái bịt đáy nòng lùi tự do, thì càng biết UZI nó đơn giản rẻ mạt đến thế nào, làm súng ấy ra lãi đến thế nào.



MP5 thuộc hàng phức tạp đắt tiền nhất của MP, nó là hậu duệ của MP45 và là bản thu nhỏ của G3, dùng máy lùi có con lăn hãm, khá đắt do vật liệu rắn chắc khó gia công, nhưng cấu tạo hình học máy đơn giản, ổn định, tin cậy, đây là loại máy giá trị nhất dành cho hệ súng ngắn liên thanh. Cũng có các bộ cò như G3 và bắn từ khóa nòng đóng, chọn chế độ bắn. Tính chất ngược hoàn toàn với UZI. Về kích thước, máy kiểu này và máy lùi tự do UZI không khác gì nhau, MP5 gọn hàng nhẹ nhàng hơn một chút, về độ phức tạp thì UZI thuộc hàng rẻ tiền không chấp. MP5 nòng dài 225mm, nặng 2,54-2,9kg. UZI có các phiên bản như trên, mini UZI nòng dài 197mm nặng 2,7kg.

So như trên để thấy đăng cấp 2 súng cùng thời. Thật ra, UZI sau thời gian bành trướng ngắn ở trời tây, mà chủ yếu là theo truyền thống, nhồi sọ dân Mỹ, thì ngày nay nhạt nhòa, không cần mất nhiều thời gian để các liệt não thối não nhất hiểu ra nó là hàng rẻ tiền, maý đơn giản, rất chóng hỏng, bắn gần... và đủ các thứ tệ khác, kèm thêm cái tệ kinh điển của súng lởm là bán giá cao lấy tiền nhồi sọ đút lót.

Đó là hai súng gần hiện đại



Với cấu tạo có khóa nòng, thì MP5 thoải mái thay đổi đạn mà không thay đổi nhiều khối lượng súng. Đạn 9x19 Para dù đã cải nhiều thì vẫn chỉ giới hạn tầm bắn hiệu quả dưới 150 mét. Ngay giữa hai thế chiến, đạn 9x19 Para đã "biến thái quá giới hạn", tức đã biến thành quái thai dị hình bất hợp lý. Giữ nguyên tiêu chuẩn hình học nhưng chạy đua với đạn TT-33, 9x19 Para buộc phải cải tiến quá áp liên miên đến độ phải ghi "chỉ dùng cho MP", tức súng nguyên thủy của đạn đó là Luger bắn đạn đó là tai nạn  ;D. Đây là ví dụ về tích lũy các bất hợp lý theo thời gian đến độ trẻ con cũng phải bò ra cười.

Sau đó, súng ngắn liên thanh vẫn phấn đấu theo hai hướng càng ngày càng xa nhau.

Một là giữ tầm bắn hiệu quả như PPSh. Điều này làm súng có tác dụng như cạc bin, thực chất là mạnh mẽ như M16A1 Mỹ, nhưng nói ra lại bảo nói nhiều. Tầm bắn hiệu quả phải đạt 200 mét (súng trường như AK 250 mét), tất nhiên không gọn nhẹ lắm.
Hai là gọn nhẹ, cầm 1 tay cũng được nhưng nên cầm 2 tay, để cận chiến như mật tập của đặc công hay chống khủng bố. Tất nhiên đạn không mạnh lắm.

Hướng một thì điển hình là FN P90. Súng đưa ra đạn 5,7x28. Nhờ vậy, vẫn dùng máy lùi thẳng đơn giản nhưng tầm bắn lên 200 mét, làm thêm cò thay nhanh (cho các trận đánh cần các chế độ bắn khác nhau) và bắn từ khóa nòng đóng, chọn chế độ bắn, dĩ nhiên trong này toàn dân súng ông nên không cần nhắc thêm là điều này yêu cầu cái búa cò và kim hỏa rời, chứ không đơn sơ như PPSh và UZI. Súng có băng dọc mang tính cách mạng, mà không quá cách toàn bộ mạng đi như G11.



Hướng hai có MP7. Nó là bản thu nhỏ của G36 bắn đạn mới 4,6x30mm.  Nhờ đnaj đường kính nhỏ mà dễ mang nhiều đạn và tăng tốc độ bắn lên 900. MP5 và MP7 thật ra không đơn giản, mà với Đức thì chúng đơn giản vì chỉ là bản thu nhỏ các súng trường họ đang sản xuất, còn với nước khác thì không.

Kiểu súng ngắn gọn, đơn giản, nhưng ưu hóa là PP Nga mà điển hình là PP-2000. Chức năng cạc bin Nga đã đầy toét AKU rồi. PP-2000 có thiết kế ngoài mang dáng hiện đại của thời mô phỏng trực quan trên máy tính, thuận tiện cầm cả hai tư thế 1 và 2 tay, bắn đạn thông dụng 9x19 Para dễ xuất khẩu. Nga cũng giữ tiêu chuẩn hình học và áp lực đạn này, nhưng cải thuốc và đầu để dễ kéo dài nòng và tăng sức phá, với yêu cầu ưu tiên là chống áo giáp, tất nhiên tiêu chuẩn là chung, nhưng hiệu đạn là của riêng Nga, nên mua súng về bắn đạn thường thì kém đi chút. Do đạn này vẫn như cũ , đường kinh lớn, nhanh hết, nên Nga giới hạn tốc độ bắn 600 phát/phút . Cũng bắn từ khóa nòng đóng trong khi vẫn giữ máy lùi thằng đơn giản.

PP-2000 có nòng 180mm, dễ dàng đổi sang các loại nòng dùng đạn khác.

Cả MP7 và PP-2000 đều ở mức 1,5 kg rỗng.

Cải hai đại gia về súng ống trên đều bán rất rẻ MP/PP. Vì định nghĩa của họ súng tốt là súng dễ làm và MP/PP là súng rẻ. Hầu hết các MP/PP hiện đại đều chỉnh sẵn và đóng gói trong hộp rất sẵn sàng, mở hộp, dùng 1 trận vứt đi cũng không phải quá phí phạm. Nhái MP7, MP5 thì khó, nhưng nhái bác PP-2000 không khóa nòng thì không khó. Không có đạn xuyên giáp của bác ấy, thì khủng bố Vịt cũng chưa có áo giáp.

Giả sử như MP5 hay UZI đã phất cờ ở Sài Gòn, Điện Biên, Ph-nông-pênh hay Lạng Sơn còn đi duyệt binh được. Gớm, đem quả M18 mà chính thằng chế ra nó đã vứt xó nửa thế kỷ, thì duyệt binh quá đã.

Trong chiến tranh, đặc nhiệm Mỹ còn có cả núi AR-18, ăn đút lót của Colt hay sao mà không đem ra duyệt binh. Gì chứ, Colt là thằng căm thù đến xương tủy AR-18, vì chính những người đã làm ra AR-15/M16 đã chế AR-18 để hạ nhục Lã Bất Vi là Colt. M16 thì điểm nào cũng ngu xuẩn, có những điểm ngu xuẩn đem lại tai hại to hơn như đường đạn và trích khí, nhưng riêng AR-18, LWRC, G36... thì chỉ nhằm vào những chỗ ngu xuẩn nhất, những hiểu biết cơ học đơn sơ nhất mà M16 phạm phải.


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: tân binh95 trong 03 Tháng Bảy, 2011, 11:33:05 am
Bác nói cũng rất phải. diễu binh phải dùng những cái tốt nhất hoặc ít ra cũng là những khẩu súng làm quân ta nổi tiếng như AK. SKS, RPD, RPK hay RPG-2-7. Vả lại cây MP-5 bác nói hình như không phải của H&K mà là 1 phiên bản của Pakistan. Mà em thấy trang bị cho cảnh sát cơ động hoặc đặc công trinh sát tốt nhất có thể là AKS-74U vì đạn của nó tích hợp với AK-74 nên khi ta hiện đại hóa quân đội nên sản xuất thêm loại đạn 5,45x39. Đồng thời ta cũng có thể mua thêm PP-19 vì khẩu này cũng dùng đạn Makarov 9x18. Mà nhà ta đã trồng được đạn cho súng K-59.


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: huyphuc1981_nb trong 03 Tháng Bảy, 2011, 12:30:45 pm
Bác nói cũng rất phải. diễu binh phải dùng những cái tốt nhất hoặc ít ra cũng là những khẩu súng làm quân ta nổi tiếng như AK. SKS, RPD, RPK hay RPG-2-7. Vả lại cây MP-5 bác nói hình như không phải của H&K mà là 1 phiên bản của Pakistan. Mà em thấy trang bị cho cảnh sát cơ động hoặc đặc công trinh sát tốt nhất có thể là AKS-74U vì đạn của nó tích hợp với AK-74 nên khi ta hiện đại hóa quân đội nên sản xuất thêm loại đạn 5,45x39. Đồng thời ta cũng có thể mua thêm PP-19 vì khẩu này cũng dùng đạn Makarov 9x18. Mà nhà ta đã trồng được đạn cho súng K-59.


MP5 Pak sản xuất theo License ở nhà máy P.O.F. = Pakistan Ordnance Factory, sở hữu nhà nước. Việc Vịt mua cái súng này dẫn đến nhiều tai tiếng, mà tai tiếng lớn nhất đương nhiên là chuyện đốt đền thì chính trị thế giới quen rồi, đâu đâu chằng có "đối lập" và "tiểu nhân đắc chí". Ấn Độ tỏ thái độ kinh bỉ.

MP5 là bản sao giống hệt và thu nhỏ của G3, súng có máy lùi con lăn hãm. Súng đầu tiên dùng là súng MP45 bắn đạn 7,92x33 chung với đạn MP44. Thoi chèn đẩy con lăn chèn, khi bịt đáy lòng lùi, truyền động của mặt trượt làm khối lùi có nêm chèn lùi với tốc độ cao hơn tốc độ lùi của bịt đáy nòng, mang đủ động lượng đạn mà vẫn nhẹ. Khi phát triển đạn súng ngắn mạnh lên, kiểu lùi tự do blowback (như MP38/40/41...) khi dùng đạn to cần khối lùi nặng, Đức không dùng phương án khối lùi tự do blowback cho MP44 và MP45 nữa, mà chuyển sang khóa nòng chèn nghiêng MP44 và tiếp theo là lùi có hãm MP45. G3 bắn đạn NATO 7,62x51. Như vậy, nếu như không có vai trò là một phụ phẩm của G3, thì quay lại đạn 9x19 Para như MP38/40/41, mà dùng máy dành cho đạn M43 7,92x33, thì rất phi lý.

Nhờ bố trí con lăn mà súng chuyển động lúc áp lực cap được bền, áp dụng cho máy lùi có hãm, còn lực bắn mạnh đã chuyển động trượt. MP5 là bản sao thu nhỏ của G3 có bộ cò thay nhanh, các bộ cò này có các chức năng phát một, liên thanh, loạt 3...MP5 bắn từ khóa nòng đóng. Sau chiến tranh, MP45 phát triển thành CETME, G3.

(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung/may_sung/roldelboltani.gif)

dễ dàng truy cả họ kiểu máy này,

Bản vẽ ý tưởng Thụy Điển 1907, được làm giống nhất là G43 Đức. G34 cũng trích khí, bắn từ khóa nòng đóng, phát 1.
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung/may_sung/HenrikKjellman-1.gif)

DP, máy súng trích khí, cũng dùng kim hỏa đẩy chèn, nhưng chỉ liên thanh và bắn từ khóa nòng mở, không cần bộ cò múa phức tạp, súng dùng ngay kim hỏa làm nên chèn.
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung/may_sung/1.gif)

MG42 Đức, không chỉ lùi có bịt đáy nòng, mà lùi cả nòng.
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung/may_sung/mg3boltani.gif)


Nhìn vào sơ đồ máy, thấy ngay vài đặc điểm:
máy có kích thước ngang lùi thẳng, thân máy thậm chí còn giảm đi với đạn to vì lùi thẳng cần đoạn đường hãm động lượng quá lớn.
Con lăn là thứ trước đây khó gia công, nhưng ngày nay cái lò điện nhỏ và dao carbide không phải đồ hiếm.
Các bộ phận của máy về hình học thì phức tạp hơn lùi thẳng, nhưng đơn giản hơn các khóa nòng khác
phần còn lại: cò, búa, kim hỏa.... phức tạp và phức tạp hơn nhiều loại siêu đơn giản lùi thằng như UZI.

Và rút ra kết luận, nếu một nước đang sản xuất G3 như Đức thì làm MP5 rẻ, dễ. Còn lại thì tốt nhất là nên tránh xa. Nếu như một phiên bản trung gian nào đó, ví dụ bắn từ khóa nòng mở, thì còn dễ nghe. Súng phức tạp hơn súng có khóa nòng thông dụng, đắt, mà chung quy vẫn chỉ là bắn đạn 9x19 Para. Với kinh phí đó ở nước như ta thì làm luôn G3 bắn tỉa và khuyế mại mỗi G3 dăm ba con UZI siêu rẻ.



MP7, bản sao thu nhỏ của G36, 1,5kg, bắn đạn 4,6x30mm HK, đầu 1,6 gram, sơ tốc 725
(http://world.guns.ru/userfiles/images/smg/smg49/hk_mp7_b.jpg)

PP-2000, 1,4kg. Súng không dùng tiêu chuẩn đạn mới nhưng cải đầu đạn cũ để tăng khả năng xuyên theo các kỹ thuật đầu đạn AK 5,45. Cái khẩu Micro UZI trên làm sao lại có thước ngắm như PP-2000 này.
(http://world.guns.ru/userfiles/_thumbs/Images/smg/smg61/pp2000-2.jpg)
(http://world.guns.ru/userfiles/_thumbs/Images/smg/smg61/pp2000_03.jpg)
(http://world.guns.ru/userfiles/_thumbs/Images/smg/smg61/pp2000_02.jpg)

FN P90, nặng 2,54kg dài 500mm. Bắn đạn 5,7x28mm FN SS190
(http://world.guns.ru/userfiles/images/smg/belgium/1287829331.jpg)
(http://world.guns.ru/userfiles/images/smg/belgium/1287829341.jpg)
(http://world.guns.ru/userfiles/images/smg/belgium/1287829369.jpg)




Các nước Ý, Thụy Sỹ, Bỉ, Đan Mạch, Phần Lan, Thụy Điển.... là những nước châu Âu, ta không văn minh và giầu có hơn họ, họ dùng AK được thì ta dùng AK được. Theo mình, cảnh sát chống khủng bố thì mua MP7 hay PP-2000 là đúng , nhưng chỉ dùng trong từng nhiệm vụ cụ thể chứ không phải trang bị thường xuyên, tăng pháo dùng cạc bin AKU và đương nhiên đặc công cảnh sát cũng thành thạo súng này. Nếu có tối tăm ngu dốt quá thì cũng biết nhái UZI, cái cỡ ấy du kích làm cũng được, còn nếu có mua hàng thải cũng tìm chỗ nào có MP5 chính hiệu mà mua, mua hàng nhái làm gì, và thật ra là không nên mua.

Ở trên mình đã trình bầy rằng bản thân MP5 là phi lý nếu như nó không phải là phụ phẩm của G3. MP có nhiều cái phi lý đến hài hước, Thompson SMG có cái khóa nòng ma sát Blish đấy, cách ứng dụng tốt nhất là ném đi, khóa nòng ấy hoạt động không ổn định, làm súng nặng ục, và lấy khối lượng ấy làm lùi tự do blowback quá... thừa, và thế là bỏ thôi, đây là quyết định quan trọng nhất để súng bán đại trà, mà bỏ khóa nòng ấy rất dễ, thậm chí chỉ cần tháo khóa nòng ra thôi là súng đã hoạt động được rồi.  MP5 cũng thế, MP45 dùng máy MP5 vì MP45 bỏ đạn 9x19 Para dùng đạn to hơn, thế mà MP5 quay về 9x19 Para lại không quay lại blowback lùi tự do cho ... không đáng cười. Thật ra thì có hãm, khối lượng cũng bớt đi chút, nhưng MP5 không nhẹ so với hiện đại: 2,54kg, chỉ nhẹ hơn MP44 và MP45 ngày xưa ấy, tất nhiên là MP5 nhẹ hơn  UZI siêu rẻ có nòng ngắn hơn, vì không ai chấp UZI. Nhưng chỉ vì một mẩu khối lượng tiết kiệm được ấy mà đổi lấy lăn lộn lùi tiến kia, thì có lẽ cắt bớt mấy cái khuy quần của lính là tiện hơn, thao tác nhanh hơn trong nhiều trường hợp, tất nhiên là, khi là phụ phẩm của G3, thì dăm cái khuy quần đó của MP5 giá gần bằng không, nên đổi lấy 1 gram cũng lãi, nhưng đó là trường hợp đó.

Và như thế, Pak mua máy làm MP5 đã là phi lý  ;D. Nó bán không rẻ nhưng rồi cũng phải bán tháo, vì chính nó đang đổi sang AK. Trước đây, trong khôi Hồi, thì có Iran và Pak dùng G3 Đức và đi kèm luôn phụ phẩm MP5. Các chi tiết quan trọng của 2 súng này, như cái mang trượt (cổ súng), con lăn, bịt đáy nòng và nêm dùng vật liệt rắn chắc, bộ cò phức tạp.... thì chuyển giao dần từ mức mua trắng. Điều này suôn sẻ vì Đức cũng bỏ dần G3, Đức và Áo dùng khóa nòng kiểu Mỹ nhưng thiết kế lại AR18 (như G36) , để rình mò thị trường Mỹ béo nhất quả đất. Mỹ đã dùng hầu hết license súng bộ binh bên Âu rồi, còn có mỗi cái khóa nòng và bệ nữa thôi.
http://www.pof.gov.pk/IW_autorifles.aspx (http://www.pof.gov.pk/IW_autorifles.aspx)


MP5 nếu không kèm G3 thì phi lý, nên đơn giản nhất khi dùng đạn 9x19, 9x18... là làm chức năng bắn từ khóa nòng đóng cho lùi thằng blowback, không cần nghĩ nhiều.



Như vậy, khóa nòng MP5 bản thân nó đã là sự phi lý. MP5 lại duyệt binh cạnh UZI là đại diện cho một sự đơn giản rẻ tiền ở một thái cực khác. Rồi chúng kèm một chú mà đến chính những thằng đẻ ra nó cũng bỏ nửa thế kỷ nay.
 ;D ;D ;D ;D ;D ;D ;D ;D
Có lẽ, để nín cười trước sự hài hước này, thì cứ khoác PPSh và MP38 đi cho hoành tráng, tiến bộ phát triển mà làm cái gì.


 ;D ;D ;D ;D ;D
Mình đang viết cả cái post dài mang tên là súng. Trong đó, hay trong cả những tác giả lớn mà mình đã đọc, hay những tác giả không lớn những rất cao như Fedorov, đều có thể chỉ đề cập, mà không ai mô tả hết sự nghiệp hàng trăm năm của các bậc thầy buôn vua như Colt. Gần đây, hàng đoàn các bác ông nào cũng trông như giáo sư, thi nhau đến Vịt và một vài điểm khác, cái nguyên lý súng lởm bán giá cao lấy tiền đút lót và nhồi sọ thì không khó hiểu, nhưng những lúc nhúc ngọ ngậy của chúng thì hết sức lằng nhằng.


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: tân binh95 trong 03 Tháng Bảy, 2011, 12:39:10 pm
Hiện nay thì trong quân đội thì lực lượng trinh sát sư đoàn đang sử dụng loại tiểu liên nào nhỉ.


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: huyphuc1981_nb trong 03 Tháng Bảy, 2011, 01:40:00 pm
Hiện nay thì trong quân đội thì lực lượng trinh sát sư đoàn đang sử dụng loại tiểu liên nào nhỉ.

À, AK nòng dài 410mm, mỗi tiểu đội có thêm RPK và B41, đại đội có PK. ;D ;D ;D ;D
Trinh sát sư đoàn thì khác gì lính thường.


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: tân binh95 trong 03 Tháng Bảy, 2011, 02:03:43 pm
Wow nhà ta trồng được PKM rồi à,và em nghĩ trinh sát phải được trang bị súng nhỏ hơn 1 chút như AKS-47U hay AKS-74u hay bự hơn như các trinh sát bắn tỉa là SKS có nhắm quang học hay dragunov.


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: huyphuc1981_nb trong 03 Tháng Bảy, 2011, 04:03:30 pm
Wow nhà ta trồng được PKM rồi à,và em nghĩ trinh sát phải được trang bị súng nhỏ hơn 1 chút như AKS-47U hay AKS-74u hay bự hơn như các trinh sát bắn tỉa là SKS có nhắm quang học hay dragunov.


Dạ chửa.
Nga nó chuyển giao toàn bộ vật liệu chế thử theo yêu cầu của các đồng chí, nhưng làm không nổi. Từ đi học đã bớt xén bằng cấp, đi làm chỉ nhậu, máy móc bớt mỗi thứ vài rem, thì có làm ra PK móm. PK là hàng chính xác cao, lắm nòng vào không cần chỉnh, có phải đồ để các ống ấy tán dóc đâu.


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: VMH trong 03 Tháng Bảy, 2011, 04:14:41 pm
VN "trồng" được PKMS lâu rồi! ;D


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: tân binh95 trong 03 Tháng Bảy, 2011, 04:36:31 pm
Hihi ;D vậy là sau bao năm lầm lũi vác DShk, DS-39 và SG-43 mỗi cây tầm 14,3 đến 34 kg để bắn yểm trợ bây giờ người lính có thể sử dúng liệu pháp tốt hơn và hiệu quả hơn là súng máy PK chỉ với 9 kg cũng đủ ghìm đầu đối phương.


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: huyphuc1981_nb trong 03 Tháng Bảy, 2011, 06:02:09 pm
VN "trồng" được PKMS lâu rồi! ;D

PKMS nào chứ không phải súng máy đa năng kiểu ka la s nhi cô v hiện đại hoá. Tất cả các thử nghiệm gần đây đều có vấn đề, chương trình vẫn tiến hành. Phía bạn cung cấp đầy đủ thông tin thiết kế hình học, vật liệu và thiết kế gia công. Quân ta không làm được PK thì vẫn xài PK 40 năm nay, không thiếu.

Thật ra, nói ta không làm được PK cũng không hoàn toàn đúng, ở bảo tàng ta có viết mỗi chữ lên súng Thomson SMP là súng đó thành "Stel do Việt Nam sản xuất". Cũng như AK, PK là một súng tốt đúng nghĩa, và súng tốt đúng nghĩa bao gồm chức năng dễ làm, làm dễ mà tin cậy. Nhưng vấn đề là súng máy có chế độ làm việc khắc nghiệt, cần tuân thủ những quy trình nghiêm ngặt, mà từ trình độ công nhân cho đến máy móc, kỹ sư, kinh phí, nhà ta chỗ nào cũng bớt đi một chút, thậm chí là bớt đi phần lớn để lại súng chỉ còn một chút. Hầu hết các rắc rối đến từ việc gia công bớt xén, không đủ độ bóng, có khuyết tật, không đủ bền dai (chóng bở), và không đủ độ chính xác gia công cắt gọt.

Nhà ta thì có ngành quân khí đặc tầu khựa, với dầy đặc các kỹ sư thuần chủng kiểu trí thức "đại cách mạng văn hoá vô sản", kiểu những tiến sỹ viết ra cả núi luận văn chứng minh mỗi nhà dân một cái lò nấu gang thép sẽ tốt hơn là làm lò cao.



Bản thân PK cũng không phải triển thuận lợi ở nhiều nơi. Tầu đã được chuyển giao một phần, nhưng 196x đại cách mạng ăn hoá vô sản nổ ra, tầu không làm nổi rồi chuyển sang nhái Bren. Cùng dòng ZB, ZB 26 trước đó đã được tầu tưởng lên chương trình nhái.

Ở chính quốc, PK cũng chỉ thắng thầu cái quyền sản xuất vào năm 1961, đối đầu cuối cùng là súng máy đa năng của Nikitin. Nhưng sau đó PK được chuyển giao cho nhiều nước Đông Âu.

Chương trình súng máy đa năng bắt đầu ngay trong WW2, đại diện đầu tiên sau WW2 là DP-46, nhưng chưa thật sự thoả mãn tính "đa năng" . Súng máy đa năng học theo concept của súng Đức mà đại diện cuối là MG42. SÚng Đức có khả năng thay nòng nhanh, có giá 2 chân liền súng, lắp được trên giá 3 chân và giá cao xạ , nên lúc dùng 1 nòng là trung liên, cón hiều người hầu mang nòng phụ đổi liên tục là đại liên, cao xạ. Tầm bao quát của súng máy đa năng phải gang mức đại liên, cao xạ, là tầm chiến đấu của đại đội, trong khi đó đạn M43 chỉ đạt tầm bắn trung liên 600 mét. Vậy nên, từ đầu 195x, thì chương trình súng máy đa năng dùng đạn Mosin phát triển, yêu cầu cấp bách là thay thế các đại liên như Maxim (DS-39, SG-43) và DP để kéo dài tầm với của đại đội toàn đạn M43, DP không đủ chức năng đại liên trong khi đại liên quá to không hợp với đại đội.

Súng PN của Nikitin đã đến đoạn thử nghiệm lớn trong quân đội, nhưng liền đó Kalashnicov tiến một lèo AKM song song với RPK . RPK được chấp nhận cùng năm 1961 với PK và gần như cả bộ AKM, PK, B41, RPK được chấp nhận liền nhau 1959-1961. Trong đó, RPK khó bảo vệ nhất ví nó bớt đi tính trung liên điển hình để đổi lấy tỷ lệ lớn hơn tính súng trường xung phong, điều khá lạ lẫm lúc đó, rồi được bù bằng PK. RPK quá nhẹ, không đủ trữ nhiệt, nhanh nóng nòng, gần súng trường xung phong hơn là trung liên, thì tính trung liên tầm xa của PK cõng.

PK, PKS, PKT được chấp nhận trang bị 1961, PKM năm 1969. PK có khóa nòng kiểu AK, trích khí và kép băng như DP 46 hay RPD nhưng chỉ dùng băng dây, đơn giản vậy thôi. PK không có đệm kéo băng, tức càng đệm đàn hồi chống việc giật mạnh băng làm rung súng, cũng không cần người ngồi cạnh cầm băng mồi làm đệm, mà đơn giản là PK có cái hộp đựng băng treo ngay bên dưới, đoạn băng thả tự do ngắn, nhẹ, ít quán tính, không làm giật súng, khá thông minh (PN của Nikitin chưa có điểm này, trước đó nhiềuu úng máy đã có hộp đựng băng, nhưng chưa súng nào tính đúng chuyện dùng hộp đựng băng giảm giật bằng cách xếp băng, ví dụ RPD cuốn băng tròn trong trống).

Giá 3 chân là giá thay thế xe kéo của đại liên trước đây, súng nhẹ hơn thì không cần xe. Súng nhẹ hơn bằng nhiều cách, làm nòng thay nhanh không cần chỉnh (đã chỉnh sẵn đầu ruồi trên nòng và lắp nòng rất chính xác), nòng thay nhanh chia người ra mang và bớt khối lượng của các cánh làm nguội, bầu nước..., giảm tốc độ bắn còn 650 phát phút cũng làm nòng nhẹ đi. Thực tế thì PK bắn nhanh hơn nhiều con số danh định này do các hiệu chỉnh ở trích khí và cò. Vấn đề tốic độ bắn của PK cũng gây nhiều tranh cãi, DS-39 đạt 1200 phát/phút với hai nấc chỉnh 600 và 1200, nhưng sau đó Gorjunov SG-43 thay thế với tốc độ quay về 650, tốc độ này hợp lý với việc đem đại liên từ tiểu đoàn xuống đại đội, từ xe ngựa lên lưng lính.

PK bắn từ khóa nòng mở, nó mở thế nào thì nói sau.

Cả bộ vũ khí AKM, RPK, PK   mới chính thức bắt đầu thời đại AK (cùng luôn B41). Trước đó, thì biên chế Liên Xô vẫn thiên về bộ SKS, RPD và các đại liên khác, mặc dù AK được chấp nhận năm 1949, nhưng vẫn như WW2, AK chỉ được dùng trong các đơn vị súng máy, tức tương tự như Sturm Troop Đức=bộ đội xung kích, bộ binh mạnh, như vị trí PPSh. Trơng thời gian đó, AK vẫn nằm trong nhóm súng tự động cá nhân Avtomat bao gồm cả PPSh, chứ Avtomat chưa dùng như nghĩa súng trường xung phong ngày nay, AK vẫn có tên là cạc bin liên thanh như MKb Đức, theo lý luận từ Stalingrad thì toàn PPSh hay MP Đức sẽ không hoàn chỉnh vì bị Mosin hạ từ xa, trong khi các MP/PP tầm ngắn. Khi B41 đủ tầm súng bộ binh thay cho B40 chỉ cắn trộm 150 mét, cũng như RPK có chức năng súng trường nòng dài như SKS, thêm quả PK viện trợ... thì AK mới chắc chân.

Dễ dàng kiểm chứng điều trên bằng cách đặt góc nhìn vào tâm lý bộ đội lúc đó, SKS nòng dài đúng là súng trường, còn AK bớt nòng, bớt tầm đi, mặc dù chả hao bao nhiêu sơ tốc đầu đạn, nhưng vẫn không gây thiện cảm. RPD bắn lâu nóng đúng là trung liên, chứ không như RPK như là tiểu liên. Ở Staslingrad trong chiến tranh đường phố, xung kích Đức bộc lộ từ xa, bị các DP và Mosin lạc hậu hơn chơi từ xa mà MP bó tay, DP có hiệu quả cao và Mosin đã có hiệu quả khá từ 600 mét, MP tối đa được 200 mét, MP Đức lúc đó chỉ 150 mét.

Vì vậy, PK yêu cầu kỹ thuật cao, khó làm, nhưng chính RPK mới là anh bảo vệ khó khăn nhất, cuối cùng thì PK qua năm 1961 cõng luôn RPK. Ban đầu, những lý luận quân sự này chưa là thành phần của học thuyết quân sự, mà chỉ giới hạn bằng cách gọi khiêm tốn "góc nhìn". Theo quan điểm mới, người ta hoàn toàn giải tán "hoả lực cấp trung đội", trung đội trưởng từ đây hầu như không còn quyền hành trong tác chiến, mà chỉ còn quyền "hành chính", và là một ông sỹ quan tập sự. Theo quan điểm mới này, hoả lực tập trung ở hai cấp đại đội và tiểu đội.
--Đại đội có 2-3 khẩu đội PK , 2-3 cối 60
--Mỗi tiểu đội có 1 RPK và 1 B41

Như vậy, hình thành một tổ hoả lực ở mỗi tiểu đội, bao gồm tiểu đội trưởng và B41, RPK. Toàn bộ hoả lực mạnh của đại đội và các hậu cần, kỹ thuật.... dồn lên đại đội. Trừ trực thuộc đại đội thì các trung đội dùng chung đạn. PK biên chế ở cấp đại đội, đủ nhân viên và đồ đạc để làm đại liên, cao xạ, nhưng khi được biên chế về các mũi nhọn vẫn làm được trung liên. Trong suốt kháng chiến chống Mỹ, pốt, tầu quân ta không thực hiện được biên chế này vì thiếu gold.

Có thể tóm tắt thay đổi như sau:
--các cá nhân từ súng phát một lên liên thanh, toàn quân dùng súng máy.
--trung liên từ trung đội xuống tiểu đội.
--tiểu đội thêm B41, B40 trước do chưa đủ yêu cầu súng bộ binh, chỉ để đánh trộm như một vũ khí phụ (về sau RPG-18 thay thế B40), vì tầm chỉ 150 mét.
--hoả lực trung đội bỏ, "bộ tư lệnh trung đội" chỉ còn 1 sỹ quan, thực chất là tập sự và cần vụ không chính thức.
--Đại liên từ tiểu đoàn xuống đại đội
PK nặng 9kg với giá 2 chân, PKM nặng 7,5. Khối lượng này suytrs bằng RPD và nhẹ hơn khối trung liên khác, nên PK là trung liên mạnh. Giá ba chân đời đầu 7,7 sau 4,5. Cả giá 3 chsaan PKM vẫn 12kg, nhẹ như trung liên phổ biến khác.


Tóm tắt biên chế đại đội bộ binh đi bộ:

Cấp đại đội gồm:
1 tiểu đội PK 2 khẩu
1 tiểu đội cối 60 2 khẩu
1 tiểu đội hậu cần kỹ thuật
1 đại trưởng, 2 phó, + cần vụ không chính thức

3 trung đội bộ binh, mỗi trung đội gồm 3 tiểu đội, một trung đội trưởng và cần vụ không chính thức

Mỗi tiểu đội bộ binh đi bộ gồm 9 người.
1 B41
1 RPK
7 AK

Cộng lại, không kể dao rìu kim chỉ, bật lửa đèn pin, cũng không kể bật lửa to như K59, đại đội bộ binh có:
90-100 AK và AKU
9 B41
9 RPK
2 PK
2 cối 60

http://world.guns.ru/machine/rus/kalashnikov-pk-pkm-e.html (http://world.guns.ru/machine/rus/kalashnikov-pk-pkm-e.html)
(http://world.guns.ru/userfiles/images/machine/mg07/pkm_1.jpg)
(http://world.guns.ru/userfiles/images/machine/mg07/pkms_1.jpg)
(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/c/c8/Machine_Gun_PKMS.jpg)
(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/d/da/070501-F-8078V-198.JPG/800px-070501-F-8078V-198.JPG)

Ảnh PN của Nikitin
(http://world.guns.ru/userfiles/images/machine/mg07/pk_pn.jpg)





Thực hiện một súng PK không khó, nhất là bạn rất nhiệt tình chuyển giao cho ta. Nhưng bên Tầu khựa cũng vậy, Tầu đã được chuyển giao một phần nhưng sau CMVH là chịu chết. Có gì đâu, toàn những lỗi lặt vặt của việc trên bảo dưới không nghe, trăm hoa đua nở, tuồng tầu.... của xã hội "cách mạng vô sản". Đơn giản nhất là không đủ nhiệt lúc rèn, phôi nguội rồi mà gia công áp lực, tạo ứng lực nứt mỏi, không thể đáp ứng va đập của loại súng máy mạnh. Có cái thằng kỹ sư nào kiểm tra nhiệt độ của từng phôi rèn của từng thợ, hậu quả của việc ăn cắp từ cái bằng bậc thợ, chỗ làm việc, cho chí các vị trí tiến sỹ, công trình sư, thằng thợ tuy bé nhưng là dây ông A, kỹ sư dây ông B.... là căn bệnh đặc chất tầu mà người Nga gọi là "kiểu tầu", "tuồng tầu", không ai bảo được ai vì từng tế bào nhỏ nhất của xã hội là các tổ thợ đều đã hỏng.

Đơn giản hơn mình có thể ví dụ, Suomi là súng máy tốt , nghèo hèn đến như Phần Lan cũng làm được, thế mà đến khi các nước khác nhái thì gặp đủ tật chủ yếu, trên bịt đáy nòng và ống vỏ máy, mà lý do đơn giản nhất là phôi kim loại đúc được dội nước vào để làm nguội nhanh, gây tôi ròn hỏng súng.








 ;D ;D ;D ;D ;D ;D ;D ;D ;D ;D ;D
PK thay thế RPK

Hồi Chechen, quân Nga phát hiện ra đạn SAK 5,45 không đủ đáp ứng cho vai trò của RPK. Ở Afghan ít rừng, còn ở Chéc thì bắn xuyên rừng xuyên tường nhiều. Cũng may là lúc này quân Nga hầu như 100% bộ binh cơ giới, có anh không xe thì chỉ vì anh ấy được xe bỏ lại cảnh giới ở vị trí nào đấy. Bộ binh cơ giới thì khả thoải mái mang đồ đạc, nên PK mang theo nhiều. Nhưng vẫn đề là bác học lại đau đầu.

Người ta thiết kế lại PK sao cho nó thuận tiện hơn khi dùng 1 người, dùng cho đặc nhiệm, bắn như đại liên nhưng lại không phải thay nòng. Nòng được bọc một cái ao, bơm khí trong đó làm mát, thành PKP Pecheneg.



Môt số bộ phận của PK
Bệ khóa nòng và cần piston. Đây là đặt ngược để dễ xem, phía dưới là cái rút đạn ra khỏi băng khi lắm ở bên trên .
(http://www.robertrtg.com/images/pkmboltcarrier4.jpg)

Thêm vài ảnh
(http://pics.gunbroker.com/GB/236077000/236077154/pix581672018.jpg)
(http://pics.gunbroker.com/GB/236077000/236077154/pix908470621.jpg)
(http://pics.gunbroker.com/GB/236077000/236077154/pix631426359.jpg)
(http://pics.gunbroker.com/GB/236077000/236077154/pix067786397.jpg)


Móc rút đạn từ băng và khe quay của khóa nòng, lỗ đút chuôi khóa nòng
(http://www.robertrtg.com/images/pkmboltcarrier1.jpg)

điểm lắp piston
(http://www.robertrtg.com/images/pkmboltcarrier3.jpg)

Đẩy về
(http://auction-e.com/image/19/897/0180.jpg)

Khóa nòng
(https://www.apexgunparts.com/images/MachineGun/PK%20Bolt%20Complete.jpg)

(http://picturearchive.auctionarms.com/9132213253/7825199/d5cad7762c68105d6451145efa0d25ea.jpg)

(http://www.weaponeer.net/forum/uploads/jestism/images/2007-12-04_085009_pkm-post.JPG)

(http://pics.gunbroker.com/GB/223177000/223177394/pix987976165.jpg)


Thay nòng và tháo khoá nòng
http://www.youtube.com/watch?v=_0RmJx2HCkg

http://www.youtube.com/watch?v=VisfG9pold0


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: VMH trong 03 Tháng Bảy, 2011, 06:16:03 pm
Chú huyphuc cứ luyên thuyên, chú vào TH xem anh em ở Z-1xx họ sản xuất cả PKMS và NSVT, pháo 23mm,... kia kìa! ;D


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: huyphuc1981_nb trong 03 Tháng Bảy, 2011, 06:40:20 pm
Chú huyphuc cứ luyên thuyên, chú vào TH xem anh em ở Z-1xx họ sản xuất cả PKMS và NSVT, pháo 23mm,... kia kìa! ;D

Ở nhà em em home make computer suốt.  ;D ;D ;D ;D Cần gì Nhật Bản đâu.

Tìm mãi không thấy cái bộ cò của PK, nó khác với loại bắn từ khóa nòng đóng, còn RPK không khác gì AK. Lúc khác vậy. Đằng sau bệ khóa nòng là một tấm phíp đệm giảm chấn, giải pháp này có vẻ quá đơn sơ.
http://izhevsk.club.guns.ru/eng/pkm.html (http://izhevsk.club.guns.ru/eng/pkm.html)


Trong dòng máy AK thì PK khác xa hoàn toàn AK và  RPK.  Có hai điểm khác chính là cơ cấu băng dây và bắn từ khoá nòng mở. Ngoài ra, các khác biệt lặt vặt các bạn xem trên. Ví dụ, cán piston và bệ khoá nòng có bản lề gập, để gập bệ khoá nòng kéo cán piston lên lúc tháo.

Cơ cấu băng dây kéo ngang do bệ khoa snongf gạt cần trên nắp hộp vỏ máy. Khi bệ lùi, viên đạn được rút ra khỏi băng bằng cái kẹp móc trên bệ khóa nòng (hình trên), được nắp hộp đẩy xuống dưới, khi bệ tiến thì khóa nòng đẩy đạn chưa bắn vào ổ. Cửa thoát vỏ có nắp đóng mở.


Kim hỏa tạm thời khóa vào bệ. Khi khóa nòng mở, kim hỏa rời khỏi bệ khóa nòng. Khi khuá nòng quay chuẩn bị đóng, kim hỏa được khóa vào bệ khóa nòng. Bệ chuyển động đẩy kim hỏa tiến về trước trong hành trình đẩy về, giai đoạn khóa nòng đóng, điểm hỏa. Chu trình này nghe qua các bác đã biết là lấy từ DP về nguyên lý cơ học, (hai loại khóa nòng này hoàn toàn khác nhau). nó đảm bảo ba chức năng
-- chỉ bắn khi khóa nòng đã đóng đủ mức.
-- bắn trên đường đi, tránh chuyển động rung súng khi bệ khóa nòng nặng đập kịch trên. Đây là sai lầm của MP Đức mà các nước khác làm MP theo Đức WW2 đều khắc phục. Đức dùng búa liền kim hỏa và bộ này rời với khóa nong-bệ, để phải đập kịch mới điểm hỏa, làm súng rung.
-- kim hỏa về cơ bản vẫn nằm trong bộ khóa nòng, sau khi tách khỏi bệ thì kim hỏa rời khỏi bệ khi khóa nòng mở.

DP dùng ngay kim hỏa làm nêm đóng khóa nòng, nên cũng đủ các chức năng như trên, và chính vì sự ưu việt này mà PK nhai lại toàn bộ các nguyên lý cơ học đó và triển khai trên hệ khóa nòng hoàn toàn khác. Điều này dẫn đến việc, dù bắn từ khóa nòng mở, thì DP và PK vẫn điểm hỏa trước chuyển động rung lớn nhất là bệ khóa nòng đập kịch trên, điểm hỏa phát một chính xác, và PK làm súng trường bắn tỉa với ống ngắm như hình trên, tuy là không phải loại bắn tỉa quá đỉnh, nhưng nó nhiều đạn nên lấy số lượng bù.

Trước khi đạn nổ, giá súng DP và PK chuyển động do bệ được đẩy về, bệ khá nặng gây phản lực đẩy giá súng đi lùi, nhưng chuyển động này chỉ dọc súng, điểm tỳ vai ở báng thẳng, tì chặt vai cho hết đàn hồi là giá súng hầu như không chuyển động.

Vì thế, cả DP và PK chỉ có bộ cò hết sức đơn giản, không búa, chức năng búa đã có bệ khóa nòng thực hiện. Số lượng các chi tiết nhỏ trong súng chủ yếu là ở đây, là nguyên nhân gây bẩn tắc, han gỉ. PK cũng có thể làm bộ búa rời để thêm cái bắn từ khóa nòng đóng, bắn phát một, chọn chế độ bắn, đếm loạt... nhưng có lẽ điều này là vô ích với nòng thay nhanh, đầu ruồi không thật chính xác như nòng cố định. Tất nhiên không ai cấm thực hiện chức năng đếm loạt, phát một.... bằng cách tháo một viên trong băng ra cho súng dừng, rồi lên cò tay, nhưng điều này là vô ích.


Trừ nòng, khóa nòng, kim hỏa và vài bộ phận lẻ, thì PK không dùng hợp kim đắt tiền, thép chủ yếu làm thân súng là thép công cụ có mangan cao cho dai. Tầu và Vịt dễ dàng làm được một PK bằng các phương tiện làm AK, nhưng thử nghiệm nghiêm chỉnh không qua chính vì lượng carbon cao, cần tuân thủ nghiêm ngặt các quá trình nhiệt. Phôi muốn nhanh đổ nước vào cũng hỏng, mà cái hỏng này không thể phân tích hóa học mà ra được, thép vẫn có thành phần như thế nhưng rất chóng hỏng. Phôi rèn dập không nung đủ nhiệt cũng như thế. Mà cái bọn phát triển nó chỉ hơn bọn mới lớn cũng chỉ thế, nó có môi trường công nghiệp trên bảo dưới nghe.






Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: tân binh95 trong 03 Tháng Bảy, 2011, 08:32:18 pm
Cho cháu hỏi các bác 1 tí trong phiên chế của quân đội nược ta thì trinh sát bắn tỉa được phiên chế ở cấp nào và số lượng bao nhiêu thành viên. ở Nga-Sô bắn tỉa dùng Dragunov đã được phiên chế ở cấp tiểu đội.


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: tung677 trong 03 Tháng Bảy, 2011, 09:01:41 pm
Cho cháu hỏi các bác 1 tí trong phiên chế của quân đội nược ta thì trinh sát bắn tỉa được phiên chế ở cấp nào và số lượng bao nhiêu thành viên. ở Nga-Sô bắn tỉa dùng Dragunov đã được phiên chế ở cấp tiểu đội.
....Chú chưa thấy biên chế nào ...có trinh sát bắn tỉa...? hồi Chú ở biên giới phía bắc cách đây 30 năm...ở mỗi tiểu đội bộ binh được biên chế 1 súng trường bắn tỉa Hung (giống khẩu súng trường K-44...nhưng dài hơn ,không có lê )....có thời gian trung đoàn cho trang bị    thử ...mỗi tiểu đoàn 2 tỉa Dragunop..sau thu lại không dùng nữa...


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: huyphuc1981_nb trong 03 Tháng Bảy, 2011, 09:09:02 pm
Cho cháu hỏi các bác 1 tí trong phiên chế của quân đội nược ta thì trinh sát bắn tỉa được phiên chế ở cấp nào và số lượng bao nhiêu thành viên. ở Nga-Sô bắn tỉa dùng Dragunov đã được phiên chế ở cấp tiểu đội.


À, ở Vịt chưa có trinh sát bắn tỉa nên khó trả lời.
Súng bắn tỉa và người sử dụng súng không có biên chế chính thức. Không có binh chủng bắn tỉa. Đây là biên chế cơ động, tùy lúc mà phân bổ.


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: tân binh95 trong 03 Tháng Bảy, 2011, 10:20:52 pm
Ồ đúng là nước ta cần phải đào tạo 1 lực lượng lính bắn tỉa thường trực chứ không thể để có nhiệm vụ mới được điều động. Như ở Nga-Sô trong WW2 họ đã thành lập hẳn 1 lực lượng bắn tỉa quân số lên đến cả sư đoàn nên ở Stalingrad họ đã làm nên điều kì diệu. Cũng như trong thành phố những vùng rừng núi ở Cao- Bắc -Lạng cũng hiểm trở và nhiều khe nhỏ là điều kiện tốt để bắn tỉa. Về vũ khí ta có thể sử dụng SKS với ống quang học như Mĩ dùng M14 EBR hay Dragunov hay những khẩu như SV-98 của Nga còn không thì ta cũng có thể sử dụng lại hay tân trang khẩu K44- Mosin Nagant như sau :
http://www.youtube.com/watch?v=tttveTbF9NQ&feature=related (http://www.youtube.com/watch?v=tttveTbF9NQ&feature=related)


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: huyphuc1981_nb trong 03 Tháng Bảy, 2011, 10:37:00 pm
Ồ đúng là nước ta cần phải đào tạo 1 lực lượng lính bắn tỉa thường trực chứ không thể để có nhiệm vụ mới được điều động. Như ở Nga-Sô trong WW2 họ đã thành lập hẳn 1 lực lượng bắn tỉa quân số lên đến cả sư đoàn nên ở Stalingrad họ đã làm nên điều kì diệu. Cũng như trong thành phố những vùng rừng núi ở Cao- Bắc -Lạng cũng hiểm trở và nhiều khe nhỏ là điều kiện tốt để bắn tỉa. Về vũ khí ta có thể sử dụng SKS với ống quang học như Mĩ dùng M14 EBR hay Dragunov hay những khẩu như SV-98 của Nga còn không thì ta cũng có thể sử dụng lại hay tân trang khẩu K44- Mosin Nagant như sau :
http://www.youtube.com/watch?v=tttveTbF9NQ&feature=related (http://www.youtube.com/watch?v=tttveTbF9NQ&feature=related)


Không có nước nào làm như bạn nói cả, không có sư đoàn nào bắn tỉa ở Nga Sô Trung Cộng cả, bạn lại bới rác đâu ra thông tin này rồi. Lính bắn tỉa được tuyển chọn và huấn luyện đặc biệt, nhưng được bố trí xen kẽ giữa các lực lượng khác tùy theo nhiệm vụ. Người ta có thể thành lập một "ban bắn tỉa" trên quân đoàn chuyên tổ chức huấn luyện trang bị lính bắn tỉa, nhưng cụ thể vẫn phải chia về các đơn vị nhỏ và theo lệnh chỉ huy đơn vị đó. Căn bệnh hoan tưởng về lực lượng bắn tỉa là căn bệnh phổ biến, mọi con bệnh đều tưởng mình bắn giỏi đến 100km, nạn nhân của nạn nhồi sọ bán súng lởm giá cao.

Ta cũng không cần tân trang K44 vì súng đó bắn tỉa không tốt lúc còn mới, mà nay đã cũ rồi. Nếu hết SVD thì ta tự sản xuất SVD, cần thì ta tự sản xuất Mosin nòng dài như súng trường Hungari M-52, đường đạn Mosin quá thừa với 99,9999% dân chúng nên không cần yêu cầu cao hơn.

Cái cách mà người ta sửa lại Mosin trong đó cũng là cái cách bệnh hoạn nhồi sọ hoang tưởng. Mosin đã được thiết kế tốt nhất với chế độ bắn và nhiệm vụ của nó, vài điểm lặt vặt thì còn có thể bàn, nhưng dáng súng cực chuẩn. Ở đây, bạn cần để ý đến hai khái niệm quan trọng với dáng súng phát một lên cò tay
--tỳ vai chặt
--đường ngắm cao trên điểm tỳ vai

Đường ngắm cao là đường nối thước ngắm đầu ruồi phải cao hơn đuôi báng, để có chỗ ngheọ cổ nheo mắt, nếu không , cổ rất bí làm xạ thủ bắn trượt
Tỳ vai chặt là khi chuẩn bị nổ, đã có đường ngắm cơ bản, người ta ấn chặt súng vào vai, nin thở, lấy đường ngắm chính xác và nổ.

Những động tác này để không rung và cái rung lớn nhất là do cò súng, búa súng. Với súng phát một thì việc súng rung do phản lực của đạn thường đến sau phát bắn, không hề ảnh hưởng như súng liên thanh, nên bạn cho cái báng thằng vào đó là vô ích. Cũng như vậy, cho ốp lót của súng liên thanh vào đó là ngỡ ngẩn, ít nhất nó ngăn cản khả năng dùng lê, lúc đó súng chỉ là cây giáo và cần cầm  toàn bộ chiều dài nòng đấu công phu thiếu lâm, đặc trưng của ốp dài trên súng phát một lên cò tay.

Mosin gập báng xuống để nâng cao đường ngắm và giữ chặt thân súng, sao bạn không về tk19 bảo thủy tổ súng Mỹ súng Pháp đẽo cái báng thẳng đi, cắt bớt ốp lót đi.

Cũng vậy, khi phát đạn giật, nó làm biến dạng giá kính ngắm khá mạnh, nên kinh ngắm Mosin bắt ốc giá to khỏe và nặng cả súng đến 5-6kg, chứ không mỏng mảnh như hạng súng chơi bời săn thỏ, chán rồi bỏ.


================

PP-2000
http://www.youtube.com/watch?v=vONB36TBir4

http://www.youtube.com/watch?v=8aStKTA6mj8

http://www.youtube.com/watch?v=zXmKJchZnd4

http://www.youtube.com/watch?v=-wEKm5jFppo



Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: tân binh95 trong 03 Tháng Bảy, 2011, 11:03:20 pm
Ôi bác ơi sao lại mắng em là bới rác, ông Vasily Grigoryevich Zaytsev từng phục vụ trong trung đoàn tay súng bắn tỉa 1047, sư đoàn lính bắn tỉa 284 mà tức là ở Liên Xô người ta đào tạo rất nhiều lính bắn tỉa như trong Stalingrad lính Đức không dám ngóc đầu khỏi chiến hào. Đây là nguồn về ông Vasily Grigoryevich Zaytsev.
http://vi.wikipedia.org/wiki/Vasily_Grigoryevich_Zaytsev (http://vi.wikipedia.org/wiki/Vasily_Grigoryevich_Zaytsev)


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: huyphuc1981_nb trong 03 Tháng Bảy, 2011, 11:06:12 pm
Ôi bác ơi sao lại mắng em là bới rác, ông Vasily Grigoryevich Zaytsev từng phục vụ trong trung đoàn tay súng bắn tỉa 1047, sư đoàn lính bắn tỉa 284 mà tức là ở Liên Xô người ta đào tạo rất nhiều lính bắn tỉa như trong Stalingrad lính Đức không dám ngóc đầu khỏi chiến hào. Đây là nguồn về ông Vasily Grigoryevich Zaytsev.
http://vi.wikipedia.org/wiki/Vasily_Grigoryevich_Zaytsev (http://vi.wikipedia.org/wiki/Vasily_Grigoryevich_Zaytsev)

Lại wiiki
thế sư đoàn lính bắn tỉa ấy đánh nhau với xe tăng Đức thế nào hả bạn.


Các đơn vị bắn tỉa được thành lập để tổ chức, tuyển chọn , huấn luyện và biên chế lính bắn tỉa, nhưng khi thực hiện nhiệm vụ họ lại chia nhỏ ra, điều này cũng như những chuyên ngành như thông tin, pháo, tăng vậy. Đặc biệt là không thể thành lập binh chủng bắn tỉa như những ngành khác.

Lính bắn tỉa thường được bố trí hoạt động khi quân ta dừng, phòng ngự hay chờ đợi. Họ hoạt động xen kẽ với các đơn vị khác vì lý do đơn giản nhất là họ không tự vệ được, bị đanh đuổi tức khắc nếu không có các bộ đội khác. Lính bắn tỉa thường được bố trí ở các chốt giao thông, có địa hình thuận lợi như rừng cây hay đường phố. Ví dụ nổi bật về bắn tỉa là bao vây Cồn Tiên, quân ta bố trí lính bắn tỉa xen kẽ trong bộ binh, tiêu hao sinh lực, ngăn cản hoạt động, làm quân địch hoang mang.

Số người có năng khiếu bắn tỉa rất ít, lại phải được huấn luyện chu đáo, từ tuyển chọn, huấn luyện đến hoạt động cần rất chuyên nghiệp, nên thành lập các đơn vì bắn tỉa cho mục đích đó, chứ không phải các đơn vị bắn tỉa đứng ra chống lại cuộc tấn công của địch.

Bên thế giới nói tiếng Ann thường nhồi sọ về khả năng của bắn tỉa, đây là một phần của thế giới súng ống tiếng Anh hết sức ngu xuẩn, một phần của văn hóa nhồi sọ bán súng lởm giá cao. Họ làm ra những khẩu súng bán rất đắt cả dân sự và quân sự. Nhưng thực tế, một khẩu súng trường đối kháng thường như Mauser, Mosin đã quá đủ về đường đạn với những xạ thủ giỏi nhất. Ví dụ, ở tầm 600 mét, để đạt độ chính xác 10cm người ta cần chỉnh súng với độ phân giải 0,1mm, là điều không thể với toàn bộ con ngườil trừ phi bắn bằng máy (để thử đường đạn chẳng hạn). Như vậy, các súng làm bằng vàng để có độ chính xác cao là hoàn toàn vô ích. Đạn Mosin có đường đạn của đạn thông dụng 9,6 gram tốt nhất trong số các đạn thông dụng, Mauser có sơ tốc thấp hơn chút, ".30-06" Mỹ có sơ tốc sánh được với Mosin (bằng cách làm vỏ đạn to khủng bố, nhồi quá áp và hy sinh tuổi thọ nòng), nhưng lại tản mát vì kỹ thuật thiết kế đầu đạn quá sơ khai. Thêm nữa, trong thập niên 193x, Tokarev đã hoàn thiện tiêu chuẩn đạn 1908, ngời các kiểu đạn thông dụng 1930, 1942, 1945.... thì các kiểu đạn đó đều có phiên bản bắn tỉa, phiên bản này có thêm các tính năng dồn trọng tâm về sau, xòe váy, nở thân... tốt hơn, ăn nòng khít hơn, kín khí hơn và ít tản mát hơn trong không khí, hiện vẫn dùng trong thể thao.
"nghệ thuật bắn tỉa" http://arch07.narod.ru/potapov/part8.html (http://arch07.narod.ru/potapov/part8.html)

Người ta chỉ có thể chính súng với độ phân giải 10cm ở 600 mét bằng giá hai chân cách mắt 1,2 mét với siêu cao thủ, 2 mét với người thường, đây là điều không thể thực hiện được vì súng cồng kềnh, xạ thủ chạy không kịp bị súng máy địch bắn hạ. Súng bắn tỉa chỉ có thể nhỉng hơn súng trường đối kháng một chút về kích thước cân nặng. Ngay cả khi có độ phân giải đó ở cả người và súng, thì các điều kiện nhiệt độ-gió, ước lượng di động.... cũng không cho phép bắn trúng với tỷ lệ đáng kể. Khi bắn tỉa đúng nghĩa, hầu hết các tình huống là hạ địch ngay trong phát đầu, đơn giản là địch lủi mất, nên không có thời gian sửa sai và cũng vì thế người ta hay dùng súng bắn tỉa lên cò tay.  Cũng vì thế, các xạ thủ bắn tỉa giầu kinh nghiệm chỉ chọn những mục tiêu dưới 300 mét, nếu là di động thì chỉ 100-200 mét, nếu như bắt trượt, thì họ lộ vị trí, ít là mất cơ hội, nhiều là mất mạng.

Các súng bắn tỉa lên đạn tự động có đường đạn yếu hơn một chút, nhưng lại thuận tiện khi lích bắn tỉa tham gia trận đanh bình thường cùng đồng đội, nên súng bắn tỉa bây giờ đa phần chuyển sang tự động.





Hiệu quả cao trong bắn tỉa đạt được do trình độ xạ thủ, quan trọng nhất là trọn vị trí địch không tránh được, rồi đến ngụy trang giấu mình và giỏi phát hiện địch, chọn cơ hội nổ súng chắc ăn. Cuối cùng mới là những kỹ thuật bắn đón đầu mục tiêu di động, hiệu chỉnh nhiệt độ-gió... hay đơn giản hơn là ước lượng tầm.
http://arch07.narod.ru/potapov/part7.html (http://arch07.narod.ru/potapov/part7.html)
http://arch07.narod.ru/potapov/part6.html (http://arch07.narod.ru/potapov/part6.html)


Kính ngắm 3,5 (PU) của Mosin M1891-30 PU có bản cải tiến mà về sau bảng tầm của nó được sao sang B41. Súng có thước ước lượng tầm dựa vào chiều cao điển hình của người, vạch chia để ước lượng bù gió, nhiệt, vận tốc mục tiêu....
http://arch07.narod.ru/potapov/part4.html#4-7 (http://arch07.narod.ru/potapov/part4.html#4-7)




Izhevsk
(http://psmilitaria.50megs.com/images/ps1597.jpg)
(http://psmilitaria.50megs.com/images/ps1597b.jpg)
(http://psmilitaria.50megs.com/images/ps1597c.jpg)


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: tân binh95 trong 03 Tháng Bảy, 2011, 11:09:01 pm
Mà em cũng phải công nhận cây Moín Nagant gắn rail, ống quang học mới, sơn đen, thêm dipod nhìn ngầu không kém súng hiện đại nào quả là đồ Nga "sống mãi với thời gian".


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: selene0802 trong 03 Tháng Bảy, 2011, 11:15:56 pm
Ôi bác ơi sao lại mắng em là bới rác, ông Vasily Grigoryevich Zaytsev từng phục vụ trong trung đoàn tay súng bắn tỉa 1047, sư đoàn lính bắn tỉa 284 mà tức là ở Liên Xô người ta đào tạo rất nhiều lính bắn tỉa như trong Stalingrad lính Đức không dám ngóc đầu khỏi chiến hào. Đây là nguồn về ông Vasily Grigoryevich Zaytsev.
http://vi.wikipedia.org/wiki/Vasily_Grigoryevich_Zaytsev (http://vi.wikipedia.org/wiki/Vasily_Grigoryevich_Zaytsev)

Lại wiiki

thế sư đoàn lính bắn tỉa ấy đánh nhau với xe tăng Đức thế nào hả bạn.
Chắc các em í dịch từ "rilfe division" thành sư đoàn lính bắn tỉa bác ạ  ;D ;D


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: tân binh95 trong 03 Tháng Bảy, 2011, 11:38:16 pm
Theo các trong 2 mẫu SKS có ống ngắm này thì mẫu nào hiệu quả hơn cho xạ thủ khi tác chiến:
(http://img.photobucket.com/albums/v245/skinnygun/SKS001.jpg)
(http://img.over-blog.com/300x117/3/49/57/14/Armes/SKS-Olive-Retractable-Stock.jpg)
Và các bác xem bọn Tàu nó làm gì với khẩu SKS nè:
(http://c3.ac-images.myspacecdn.com/images02/24/l_1cd5bb4b91664d86a72d324f6f8c892a.jpg)
(http://www.mouseguns.com/skscarbi/nor1d.jpg)


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: tân binh95 trong 03 Tháng Bảy, 2011, 11:41:49 pm
Trích dẫn
Chắc các em í dịch từ "rilfe division" thành sư đoàn lính bắn tỉa bác ạ   
Ặc em xin lỗi các bác, em quên không đọc bản tiếng Anh  ;D. Xin lỗi vì đã post bậy bạ.


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: huyphuc1981_nb trong 04 Tháng Bảy, 2011, 12:15:19 am
SKS không phải là súng bắn tỉa tốt bạn ạ. Mặt tốt duy nhất của nó là ở đâu cũng kiếm được đạn. SKS được trang bị như là một súng thế hệ mới khi AK đã được chấp nhận sử dụng nhưng chưa được công nhận vai trò vua súng trường 195x. CHỉ đến khi có đủ các bộ B41, PK, RPK 1961 thì AK mới thật sự lên ngôi. SKS có tầm xa hơn AK, trong khi giai đoạn đầu AK chưa được PK và RPK đỡ cho cái này.

SKS cũng không thể là súng trường tấn công tốt, khóa của nó chèn ngiêng, gây rung đứng, trừ hai phiên bản ra vội MP44 và AS-44 thì không khi nào Nga và Đức chấp nhận súng máy dùng khoá đó. Riêng tầu cải SKS thành K63 xung phong. CŨng như thế, chính vì không đánh giá kỹ các hành động khi xung phong mà SKS xung phong nhà Tầu mới dài. K-63 được chấp nhận trong cách mạng văn hoá, hay phải biết.

SKS là súng phát một lên đạn tự động bắn đạn AK tốt, thế thôi. Đạn AK thì kém hơn đạn Mosin trong bắn tỉa, nên SKS bắn tỉa kém, có cải đến 10 đời SKS thì vẫn là như thế.

Theo các trong 2 mẫu SKS có ống ngắm này thì mẫu nào hiệu quả hơn cho xạ thủ khi tác chiến:


Và các bác xem bọn Tàu nó làm gì với khẩu SKS nè:




Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: tân binh95 trong 04 Tháng Bảy, 2011, 08:40:06 am
Đúng là bọn Tàu nó chế súng mà nó không nghĩ ra cái gì khác toàn đi copy và cải tạo lại nhũng cây súng cũ thành những cây súng không đúng chức năng của nó. Còn bọn Mĩ thì thôi rồi hàng của Norinco mà còn ôm về cho dân dụng. Mà cho chá hỏi ngoài lề 1 tí Mĩ và H&K của Đức có hợp tác làm dự án khẩu XM8 và những biến thể để thay thế M4. Khẩu XM8 có thể là 1 mẫu súng trường tốt khi bắn trong điều kiện sa mạc thì tổng cộng 60,000 viên đạn thì chỉ bị kẹt 127 lần trong khi M4 kẹt 882 lần và vỏ của khẩu XM8 làm bằng composite nên dễ bảo dưỡng. Mà không hiểu sao Mĩ nó cứ ôm khư khư cây M4.
(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/d/d1/Xm8_sideview.jpg)


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: huyphuc1981_nb trong 04 Tháng Bảy, 2011, 09:32:03 am
Không phải là tầu nó không nghĩ ra, mà cái kiểu tầu trăm hoa đua nở, không ai bảo được ai, chính quyền là mâm xôi để các cụ ra đình đánh chén, nên giang thanh cũng nghĩ ra, mao cũng nghĩ ra, thượng hải có lò cao, thì công xã đại trại có toàn dân làm gang thép. Vinashin phá sản cũng vì thế.

XM8 có bề ngoài đơn giản là đặc trưng cho thời mô phỏng trực quan trên máy tính và gia công đồ nhựa, người ta có thể cân nhắc thoải mái cấu tạo vỏ, rồi máy tự động làm cái khuôn đúc nhựa không cần tuân theo các nguyên tắc biến dạng kim loại nào, còn các nguyên tắc biến dạng kim loại như thế nào thì bạn chịu khó học hành rồi sẽ biết, nó có hàng rừng luật lá. Mình chỉ ví dụ, khi dập thì các thành đứng không thể cao quá , nếu không kim loại dãn đứt, nên làm vỏ đạn thép của AK mới khó thế, ai cũng biết là vỏ thép nhẹ hơn vỏ đồng, nhưng đến cuối tk20 mới làm được, hay đúc không mỏng quá được, nên vỏ súng thép phải gọn nhỏ cho nhẹ, không phổng phao rắc rối như XM8. Bên Nga đặc trưng cho thời đồ nhựa là PP-2000, súng nhỏ nhẹ trông như đồ chơi.
(http://world.guns.ru/userfiles/_thumbs/Images/smg/smg61/pp2000_02.jpg)



Bỏ đi cái bề ngoài CAD của 200x, thì bên trong XM8 là G36. G36 là phiên bản cải tiến từ AR-18, các nước phương Tây sau khi ép Mỹ dùng nòng đạn phương Tây đã cải tiến các phiên bản khóa nòng quay nhiều tai vì nhiều lý do, mà quan trọng nhất là chung điều kiện sản xuất trong NATO, bán được license cho Mỹ bị nhồi sọ khóa nòng quay nhiều tai. Mỹ đã mua license nôi béo châu Âu trong hầu hết các thứ đồ bộ binh, chỉ còn M16, mà M16 cũng đã nòng đạn châu Âu, chỉ còn máy súng.

Có hai mặt

Một mặt là khắc phục những nhược điểm quá dốt nát về cơ học của M16, đó là bệ khóa nòng tròn quay được thay bằng bệ khối hộp, trích khí trực tiếp được thay bằng gián tiếp kiểu SVT, có các đoạn lấy đà của bệ khóa nòng khi bắt đầu lùi và thời gian đợi đạn chuyển lên khi lùi về sau băng... Những đoạn này không thành vấn đề trong khâu quảng cáo vì toàn bộ dân súng ống Mèo Hoang ngu xuẩn đến nay chưa thèm biết đến.

Hai là chấp nhận những giới hạn không thể vượt qua vì trình chung của NATO kém và khóa nòng nhiều tai, đã được nhồi chặt sọ dân Mèo Hoang là tốt hơn khoá nòng 2 tai AK. Đó là, không thể làm khe chạy mấu hất vỏ cố định trên khóa nòng nhiều tai, thì làm cần đẩy về rời để dễ tháo vỏ đạn lảo đảo say rượu và văng yếu (chốt đẩy lò xo), cần đẩy rời không ảnh hưởng đến đường văng vỏ, được SVD và SVT dùng cho đạn Mosin có gờ móc, cũng như khoá chèn nghiêng làm đạn rung lắc (mặc dù những rung lắc này diễn ra lúc chưa giật vỏ khỏi nòng, nhưng từ móc, đến kích thước khoang bịt đáy nòng và bệ đều không thể chính xác). Khóa nòng nhiều tai không bền, nòng quá áp không bền, thì XM8 và G36 là súng modul thay nhanh, coi như các đồ nhanh hỏng có thể chuyển sang dùng một lần, đánh một trận là bỏ.

Nhưng tất cả các phương án của Áo, Đức đều chưa được thông qua ở Mỹ do các thế lực của Colt, đặc trưng cho hàng lởm bán giá cao, chế tạo thật nhiều liệt não sủa văng mạng, nhồi sọ dư luận, đút lót quan chức... Cái văn minh cặn bã này bị đào thải ở châu Âu sang Mỹ, mà khóa nòng nhiều tai và bệ tròn cho khóa quay là trực tiếp từ FSA MLE 1918 Pháp. Cái ngu xuẩn cao bậc nhất là không cần cho bệ khoá nòng lấy đà, với khe quay không có đoạn mồi thẳng trục nòng, cũng là FSA MLE 1918. Cái ngu xuẩn to hoành tráng là trích khí trực tiếp cũng từ một loại súng trong chương trình anh em với FSA MLE 1918. Khổ thân, chương trình súng tự động Pháp từ 1901 đã hoàn toàn thất bại với ba mẫu chỉ dùng vội trong chiến tranh, mà trước đó đã đắp chiếu, là: Chauchat, FSA MLE 1917/18, ấy thế nhưng Mèo Hoang vẫn ôm vội , thông qua việc ngộ độc những nghị luận của bọn bồi lưỡi bồi mõm hủ nho tranh đấu trên sách báo Pháp ngày đó, đám cám hoành tránh nhất quả đất này là sản phẩm lớn nhất của chương trình khổng lồ mà không cho ra khẩu súng nào. Trích khí trực tiếp cũng vậy, Thuỵ Điển cũng ra vội trong chiến tranh Ag m/42, toàn bộ copy SVT trừ trích khí, rồi họ đưa ra những kinh nghiệm thực tiễn, đổi sang FN FAL chỉ khác Ag m/42 cái trích khí, cũng lại cần đẩy rời và cải chút từ SVT (tăng khả năng thoát bẩn mà SVT được coi là kém trong chiến tranh, thật ra, SVT mang tiếng một phần oan, một phần nguyên nhân vì lúc đó là lần đầu tiên Hồng Quân dùng đại trà súng trích khí, lười lau).




M16 đã yếu, nhưng quá cồng kềnh, dẫn đến ở Iraq lính Mỹ lấy PPSh đã 60 tuổi dùng cận chiến, nên mới sinh ra cạc bin M4, đã yếu lại còn cắt nòng. Nhưng dù có cải đến giời thì vẫn là dòng M16.

Kỹ thuật bắn loạt cực nhanh là do Tokarev phát triển trong phiên bản súng ngắn liên thanh 1927, đây là một phiên bản tạm thời để thử nghiệm kỹ năng chiến đấu, vì chưa có đạn, nên dùng đạn có gờ móc Nagant lúc đó đang dùng cho revolver Nga, súng Tokarev có tốc độ bắn siêu cao 1100, dập loạt dài 6-9 viên trùm lên diện tích xung quanh mục tiêu, chủ yếu là tăng được tầm bắn hiệu quả mỗi loạt cho đạn súng ngắn quá yếu, trong khi súng trường chưa bắn được liên thanh trên tay và liên thanh cần cho cận chiến. Sau đó, Tokarev làm đạn TT-33 với đường đẩy dài, áp lực thấp, thời gian cháy lâu, thích hợp với các cỡ nòng dài ngắn khác nhau, nòng ngắn đạn yếu thì thuốc văng ra ngoài không gây quá áp, nòng dài thì tận dụng hết thuốc, đạn này dùng cho PPSh. Sau này, Suomi, PPSh đều không đạt được tốc độ của Tokarev vì các khó khăn kỹ thuật, mà quan trọng nhất là không thể làm đạn cả vỏ nhẹ đi đủ để hao nhiều do bắn nhanh.

Suomi và PPSh đều dùng một loại bằng trống do Suomi phát triển, băng này 71 viên, tin cậy không tắc, có cái cổ gài thay nhanh (cổ băng hai hàng chứ không như MP Đức là cổ băng cắm 1 hàng, nhưng Suomi tuy dùng đạn vỏ ngắn, cũng đã phát triển đoạn đạn ngóc đầu trèo qua cổ như M1 Garand -> AK, Đức vẫn đẩy đạn trượt dọc khi nạp vào nòng  ). Băng trống này mang nhiều đạn và không đập cả hàng đạn dài theo một hướng gây rung súng, và phải là cổ băng gài như AK mới dùng được. Mỹ cũng có băng trống cho Thompson SMG, nhưng không có cổ này nên không thể đủ tin cậy, chuyển sang băng thẳng.

Băng nhiều đạn và không rung là điều kiện tạo nên sức mạnh cận chiến của PPSh, loạt cực nhanh 900, bắn loạt 4-6 viên thay cho 2-3 viên AK, trùm lên mục tiêu, thích hợp với cận chiến, các mục tiêu xuất hiện đột ngột ở tầm cực gần, bắn ứng dụng trên tay không ngắm, chỉnh mũi súng bằng nhìn vết đạn, súng ngắn gọn trong nhà trong hầm. Chính vì thế, PPSh đã hơn 60 tuổi mà Mỹ vẫn xài ở Iraq.

Cả dòng M16 dù có cải đến giời thì vẫn là M16, cổ băng cắm không thể dùng băng trống như trên, cũng như Thompson SMG, MP18/I có băng trống rồi các đời sau cũng bỏ đi. Volmer có thiết kế kiểu băng thẳng mềm tránh rung mà vẫn cổ cắm, nhưng bất tiện nên chỉ thử nghiệm. Băng cắm vừa làm súng rung khi lắp băng thẳng nhiều đạn, vừa làm băng trống cồng kềnh, chính Đức là người dùng băng trống kép hai cối, băng trống đã ít rung nhưng bằng trống kép hai cối bù rung cho nhau càng ít rung. Cũng vì thế mà AK và Suomi đều có băng thẳng 4 hàng, AK 60 viên, nhưng không dùng (Sumoni có dùng cho phiên bản cạc bin tăng pháo gọn).

Cái ngu xuẩn của M16 là, MP Đức dùng cổ cắm vì là súng ngắn không ốp lót, tay cầm trước cầm vào cổ băng, tạo thuận tiện làm mát nòng mà lúc đó nòng chưa được tốt lắm cho liên thanh cầm tay, kiểu này không đảm bảo chính xác tầm xa nhưng đây là súng ngắn. M16 là súng trường, có ốp lót, nhưng lại dùng cổ cắm. Cái băng 20 viên bắn được 3 loạt 6 viên. G36 cũng vậy, vì là modul thay nhanh, nên khi bán cho liệt não thì nó băng cắm chẳng sao, khi bán cho người khôn thì băng gài cũng có, Norinco cũng nhái lại cái ý tưởng này, cho ra súng có cả cắm và gài.

Cạc bin ngắn gọn có hai nhiệm vụ chính, là cận chiến và làm cạc bin gọn của tăng pháo công binh. Ngày nay thì việc cận chiến AK báng xếp đã đủ, khi cận chiến, bắn ứng dụng trên tay không ngắm thì không cần báng, AK bắn chậm, nhưng tầm bắn lại xa, tốn đạn thì đã có băng trống... M16 đã dài, lại không thể có báng gấp đầy đủ, cố lắm thì gập hay thụt được một phần báng, vì trong báng là ổ chứa máy đẩy về, nếu cải cả máy này thì lại dẫn đến những rắc rối khác không chấp nhận được. Lùi máy vào trong báng cho súng ngắn gọn là bullpup , còn M16 là "bullpup siêu dài", hết sức ngu xuẩn, bất cứ điểm nào của M16 cũng ngu xuẩn như vậy. Như thế, AKU chỉ còn cần cho tăng pháo công binh, cận chiến kiểu quân đội thì AK thường đã đủ, nó có kích thước như PPSh và nhẹ hơn, trong khi PPSh đã lừng danh cận chiến. Cận chiến kiểu cảnh sát, đặc công mật tập.... thì mới cần đến các PP, Mỹ đánh Iraq lấy PPSh dùng đã là ngớ ngẩn, hỏi Nga lúc đó thì nó tiếc gì không bán PP-2000, tính năng gần ngang nhau, PP-2000 có 1,5kg, PPSh trên 4kg.

Lại bớt xén. M16 đã yếu, lại cưa nòng đi thành M4. ;D ;D ;D Được cái kết luận là Mỹ đến tận Izmash mua AK sau khi vét sạch Đông Âu. Hợp đồng đầu tiên 70 ngàn khẩu 2009, nay thì Mỹ là khách sộp của Izmash .

Máy đẩy về thụt trong báng, chỗ nào của M16 cũng ngu xuẩn như thế.
(http://world.guns.ru/userfiles/images/1289112550.jpg)





Đúng là bọn Tàu nó chế súng mà nó không nghĩ ra cái gì khác toàn đi copy và cải tạo lại nhũng cây súng cũ thành những cây súng không đúng chức năng của nó. Còn bọn Mĩ thì thôi rồi hàng của Norinco mà còn ôm về cho dân dụng. Mà cho chá hỏi ngoài lề 1 tí Mĩ và H&K của Đức có hợp tác làm dự án khẩu XM8 và những biến thể để thay thế M4. Khẩu XM8 có thể là 1 mẫu súng trường tốt khi bắn trong điều kiện sa mạc thì tổng cộng 60,000 viên đạn thì chỉ bị kẹt 127 lần trong khi M4 kẹt 882 lần và vỏ của khẩu XM8 làm bằng composite nên dễ bảo dưỡng. Mà không hiểu sao Mĩ nó cứ ôm khư khư cây M4.
(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/d/d1/Xm8_sideview.jpg)



Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: tân binh95 trong 04 Tháng Bảy, 2011, 11:04:09 am
Ôi chắc bác phải chỉ cho em những điểm khác nhau trong cách vận hành của AK-xx và M-xx rồi:
Đây là AK
http://www.youtube.com/watch?v=q7d8wvEKoy0
M16:
http://www.youtube.com/watch?v=cpkbORiOXbo
AR-15:
http://www.youtube.com/watch?v=WSqYvWib1og


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: huyphuc1981_nb trong 04 Tháng Bảy, 2011, 02:19:30 pm
Ôi chắc bác phải chỉ cho em những điểm khác nhau trong cách vận hành của AK-xx và M-xx rồi:


a ma tơ nhảm nhí, son phấn bôi lên bù nhìn rơm.
À, Toàn bộ M16, từ nguyên lý chiến đấu cho đến cấu tạo, nguyên lý cơ học.... đều là một đống tạp nham, Armalite là hãng làm máy bay, nên khẩu súng có đặc trưng đầu tiên là súng cho máy bay, làm bằng nhôm, mỗi người bắn cần 10 người chăm.  ;D

Thiết kế bởi một đám a ma tơ và chiều theo những sách vở lảm nhảm tràn ngập châu Âu, mà nhiều nhất là xuất xứ từ chương trình thất bại chế súng cá nhân tự động của Phú Lãng Sa từ 1901 đến WW1, chương trình không hề đưa ra một sản phẩm nào đúng nghĩa, giá trị để lại lớn nhất của nó là đám cám cặn bã làm ngộ độc M16 hơn một thế kỷ. Thật ra, chương trình này có 3 sản phẩm được dùng, là Chauchat, FSA MLE 1916, RSC FSA MLE 1917, cả ba sản phẩm đều là những thiết kế đắp chiếu rồi dùng vội trong chiến tranh. Nói thẳng ra rằng, người Pháp không hiểu gì về súng ống, có thể soi 3 trích khí cùng loại: hốc kít, FM MLE 1924 và DP, là đủ thấy, người Pháp học lai căng Đông Âu, mà chủ yếu là Áo-Hung, nhưng không hề hiểu đến những chi tiết trong đó, FM MLE 1924/29 cùng thời với DP, chỉ cần thêm một vài cái lỗ là có khả năng thoát bẩn như DP, thiếu mấy cái lỗ đó chỉ có thể giải thích là copy như con vẹt mà chẳng biết gì, có cần nói thêm, nguyên lý toàn diện của DP sau là FN FAL và G36 vẫn dùng đến nay, cũng như cả rừng súng ống khác.



Trích khí
Trích khí AK là trích khí xiên ngược, loại trích khí khỏe mạnh nhất và khó làm nhất. Trích khí cần trích một phần năng lượng khí thuốc đẩy máy súng chạy, nó cần tiết kiệm khí trích không nhiều quá hao sức đạn, không ít quá máy chạy yếu, để làm điều đó, có hai cách là xiên ngược khí động ngoặt và tiêt lưu. Tiết lưu thì dễ hiểu, làm cái lỗ bé để khí phì ra ít thôi, vừa phải để máy chạy, nhưng cái lỗ đó xỏ kim không lọt hay bẩn hay tắc. Xiên ngược là dùng một ống ngược lại với chiều đạn và khí bay trong nòng, dòng khí không thể dừng lại rồi ngược lại ngay lập tức, nên quán tính của dòng khí làm khí ít hao, nhờ thế cái ống trích to tướng, thẳng tưng, nhưng rất khó thiết kế cho mỗi kiểu nòng-đạn.


Trích khí có lịch sử ngắn gọn, cuối tk19 Áo Hung đề xuất trích khí. Thập niên 192x ở đất cũ Áo-Hung đã có 2 loại trích khí là khí động ngoặt kiểu AK và tiết lưu, tạm gọi là kiểu DP vì nó mang đủ tính chất nhất. Nhưng từ 1901 bên Pháp có chương trình FSA tuyệt chủng như trên, chương trình này có trích khí trực tiếp. Các phiên bản Hốc kít của Pháp là tiết lưu, nhưng hoàn toàn sơ khai, chưa có khoang tích khí, hoàn thiện nhất của Pháp là FM MLE 1924/29, ngang thời gian DP, lại thiếu cửa xả bẩn, và vì thế thiếu hiệu ứng tuye, các bộ phận của hốc kít, FM MLE 1924, DP và M16 gần như nhau, dùng tiết lưu, cylinder đặt trên cần đẩy về, piston cố định gắn vào nòng có tuye bên trong thổi vào mặt cylinder.
Ấy nhưng, trích khí trực tiếp bỏ cần đẩy về, mà rất thông minh, dùng một cái ống dẫn khí từ lỗ trích vào cylinder-piston đặt ngay trên bệ khóa nòng, bớt được hẳn cái cần đẩy về nha, thông minh quá, người Pháp nổi tiếng thông minh.


Cái trích khi niên đại 1901 lừng danh này có thể thấy ở đoạn người Thuỵ Điển báo cáo về độ lởm của nó. Ngay khi M16 chưa ra đời, Thuỵ Điển đã mua license FN FAL. FN FAL và Ag m/42 không hề khác nhau đáng kể, kể cả hình dáng vỏ cũng giống, ngoài cái khác nhau đáng kể nhất là trích khí. Trích khí Ag m/42 giống hệt M16. Trong khi đó, cũng là trích khí trực tiếp, thì MAS-49 đích thị quê hương trích khí trực tiếp, lại có Cylinder nằm chìm trong bệ khóa nòng, chỉ là cái lỗ, không thò ra làm key. Ag m/42 có cái Cylinder đặt trên phần chạy cắm vào Piston đứng yên, giữa Piston đứng yên có cái lỗ phun khí nên còn gọi là gas tube, cylinder của M16 gọi là bolt carrier key, tắt là carrier key, nghĩa là cái chim của bệ khóa nòng. Các nhược điểm lớn nhất của nó là làm cong nòng, chảy ống trích (do ống nhỏ mà dẫn khí hàng ngàn độ, nếu làm ống to thì thà làm cần đẩy về cho lành), và thổi bẩn vào máy, đấy là, bọn Ag m/42 là hạng phát một, còn M16 có tiếng là cực nhanh.
http://www.gotavapen.se/gota/artiklar/ag42/ag42eng.htm (http://www.gotavapen.se/gota/artiklar/ag42/ag42eng.htm)

Ag m/42 đổi sang G3 (Ak 4) và FN FAL (Ak 5)
http://www.gotavapen.se/gota/ak/ak4_5/ak5_history.htm (http://www.gotavapen.se/gota/ak/ak4_5/ak5_history.htm)


Automatgevär modell/42 , Ag m/42=súng trường tự động kiểu 1942 Thụy Điển, cái ống dẫn khí kiêm chức năng piston, có tuye bên trong, và sơ đồ
(http://www.gotavapen.se/gota/artiklar/ag42/gastube600w.jpg)
(http://www.gotavapen.se/gota/artiklar/ag42/gaskanal_rtn900w.jpg)


Le fusil semi-automatique de 7,5 mm, MAS modèle 1949-56. FSA = fusil semi-automatique . MAS = Manufacture d'armes de Saint-Étienne   = quân xưởng xanh ê chiên . MLE = modèle.
http://www.sturmgewehr.com/bhinton/MAS49_Manual1950/MAS_49Diagram1950Large.jpg (http://www.sturmgewehr.com/bhinton/MAS49_Manual1950/MAS_49Diagram1950Large.jpg)
http://armesfrancaises.free.fr/FSA%2049.html (http://armesfrancaises.free.fr/FSA%2049.html)

ảnh to MAS-49 ( ảnh MAS-49/56 )
http://50ae.net/collection/mas4956/ (http://50ae.net/collection/mas4956/)
Chụp ngoài ống trích khí MAS-49
http://50ae.net/collection/mas4956/mas4956-41-cs.jpg (http://50ae.net/collection/mas4956/mas4956-41-cs.jpg) to http://50ae.net/collection/mas4956/mas4956-41-c.jpg (http://50ae.net/collection/mas4956/mas4956-41-c.jpg)


Sau khi đắp chiếu kém 2 năm đầy nửa thế kỷ, từ 1901 đến 1949, lần đầu tiên ở Pháp người ta chấp nhận trích khi trực tiếp, cũng là phát một, cùng năm với AK  ;D. MAS-49 cũng đậm chất son phấn trát bù nhìn , đậm chất Pháp và chất Mỹ nhập khẩu từ Pháp. Nó là một đống nhảm nhí mà các liệt não cãi nhau trên các 4r, tán tụng nhau, bôi son bôi gio cho nhau, mà bên trong rỗng tuếch không kiến thức. Khoá nòng của MAS-49 có đủ những tính năng ưu việt của 2 loại ngạnh chịu lực Nga, là SVT và PTRS-SKS, đuôi có 2 tai 2 bên như SVT và bẹt dẹt ra như SKS. Có cả hai cái ưu việt nhưng đổi lại không thể thiết kế được khe cho mấu hất vỏ đạn, đành phải làm chọc, M16 cũng chọc, nhưng MAS còn chọc vào thành vỏ máy nên chọc cũng mạnh, M16 thì dí dúi bằng lò xo.
 ;D ;D ;D ;D ;D

M16 rất giỏi tham gia các 4r, đến nay vẫn vậy, nhưng có vẻ đất bên Mỹ hẹp không có bãi thử, thợ Mỹ tệ không chế được nhiều mẫu thử để đánh giá, khi chưa đi vào sản xuất hàng loạt. Nhưng Mỹ rất nhiều liệt não chăm nhai các 4r dài dằng dặc 60 năm nhà Pháp và liệt não cho đến nay. Ôi trời, chỉ vài năm là Thuỵ Điển nó đổi sang FN FAL, Ag m/42 chấp nhận làm chuột bạch, nhưng dẫu sao, có là chuột bạch cũng phải bốc phét, đặc biệt là trong chiến tranh dữ dội, việc nhiễm chất độc bốc phét thì Mèo Hoang nhập khẩu từ Pháp đến nay đã hơn một thế kỷ  rưỡi.

Cái mà Ag m/42 làm vài năm thì AR-15 cũng làm có vài năm, nhưng M16 thì lại làm nửa thế kỷ nay không xong. Sau khi Colt mua AR-15 về làm M16, thì Armalite cho ra AR-18, nó chuyển sang bệ khóa nòng hình khối và đương nhiên là trích khí kiểu SVT, SVT là cần đẩy lùi rời của DP. Colt được Armalite khuyến mại theo AR-15 ông Stoner, mà Colt dán nhãn hiệu vào là nhà thiết kế M16, cho hợp lý, ấy nhưng Stoner lại không ở được với Colt, sang Cadillac Gage chế Stoner 63 cũng có trích khí gián tiếp. Ngoài các súng kể trên, tức có 3 súng trường tất cả thảy trong hơn 1 thế kỷ, không hề có trực tiếp nào nữa.
===========



Băng M16: có cả cái hay của Nga và Đức.
FSA MLE 49 , MAS-49 có cả cái hay của SVT và SKS, hay đến mức không làm nổi cái khe cho mấu hất vỏ chạy, thì cổ băng M16 còn hay hơn nữa, không phải là cái hay của 1 nước, mà là tổng hay quốc tế, hai siêu cường súng ống đứng đầu thế giới là Nga và Đức bị tích hợp vào cổ băng M16, cho ra một cái gọi là "hay phải biết".

Ngoài  những nguyên lý lầm cẩm của chương trình chết đậm tính văn hoá Pháp ấy, thì thêm một vài sách vở hiện đại thời đó, cũng lang bạt kỳ hồ đâu đó sang Tây Âu rồi đến Mỹ, một chút chất hay Nga, một chút chất hay Đức, nhưng lại ra con lai quáy thai dị hình không Nga chẳng Đức, đặc trưng là cổ băng. Cổ băng là một ví dụ ngu xuẩn đến hài hước của M16. MP Đức là súng ngắn, cầm cổ băng, nên làm cổ băng cắm hình ống đút băng vào trong, đến PP-2000 mới của Nga vẫn thế, thằng nào cầm vào cổ băng cũng thế. Có thằng không cầm cổ băng nhưng băng chung với thằng cầm cổ băng, thì cũng nên làm thế. Có bọn La To vì chung băng với M16, nên cũng hô băng cắm vạn tuế, mặc dù không cầm cổ băng, nhưng vừa hô vừa cười Mèo ngu, ông An Đéc Xen, tất nhiên không phải người Mèo, vẫn kể câu chuyện ông vua cởi truồng. Băng cắm tăng tỷ lệ hỏng vì cổ băng rất mỏng so với vỏ máy súng, méo cái là chết súng (à, không chết, vẫn chạy được bằng cách lắp từng viên vào nòng  ;D). Nhưng cái cổ băng cắm ấy dùng nguyên lý Đức thì lúc nó chưa méo vẫn chưa sao, ấy nhưng M16 lại chiến đấu theo nguyên lý Nga lừng danh thiên địa của PPSh. Quên, chiện này kể pót trên rùi, PPSh có loạt cực nhanh 900 phát / phút, Đức 600, PPSh có băng trống 70 viên nên Đức sợ Đức thua, PPSh vì thế lừng danh, Mỹ theo bằng M16 cũng 900, nhưng lại băng cắm Đức dùng cho súng 600, không lắp được trống, ấy mới là con lai quái thai dị hình Nga-Đức có tên "băng kiểu M16". (thật ra, cả M16 và PPSh đều có tốc độ bắn phụ thuộc vào lò xo đẩy về, cũng như PK, không có bộ điều tốc bằng búa như AK, nên tốc độ bắn giảm theo tuổi thọ lò xo, tốc độ trên là mới, PK có bộ chỉnh trích khí, nhưng toàn chỉnh thượng lên tối đa vì lính thích thế, PKM đạt 1200 lúc mới, sau còn có 700)




Những ngu xuẩn đến mức, những điểm đơn sơ nhất của cơ học bị vi phạm, văn minh liệt não trát son nhập khẩu từ Pháp.
Chương trình súng trường tự động bên Pháp từ 1901 đã không cho ra cái gì đúng nghĩa, vào chiến tranh, chỉ có 3 loại súng được dùng vội vàng, sau chiến tranh chết liền, bản cuối cùng là RSC FSA MLE 1917
http://armesfrancaises.free.fr/FSA%201917.html (http://armesfrancaises.free.fr/FSA%201917.html)

Phải nói rằng, đây là súng trường tự động vinh quang nhất quả đất, nó ra đời sau Mondragon được dùng ở Đông Âu và Mexico, sau Madsen Đan Mạch, ngang Fedorov Avtomat Nga... về thời gian nó không sớm sủa gì, về tuổi thọ nó sống đúng có 1 năm  ;D, à quên năm rưỡi, à quên là phải gần 2 năm.... đến hết chiến tranh. Cùng ra một lúc, nó không phát triển mạnh mẽ như MP Ý-Đức... Nhưng RSC FSA MLE 1917 có khóa quay 2 hàng tai trước, nhờ đó khóa quay không đóng kín trong khoang tối bưng như Mauser, Mosin và M16, mà có cả một nửa thoáng để bảo dưỡng thoát bẩn như AK. AK cũng 2 hàng tai trước  ;D, chỉ khác là mỗi hàng của AK có đúng ... 1 tai, cộng là hai tai như Mauser, Mosin. AK là súng liên thanh, hạt thuốc nhiều, nên cũng như RSC FSA MLE 1917, AK lột một nửa khoang khóa ra để bảo dưỡng, phần ngạnh chịu lực ở cổ súng và khoang khóa lộ thiên.

Cũng nói thêm rằng, cái ruột để ngoài da, tức cần đẩy lùi bên sườn súng kiểu Mondragon này truyền cho M1 Garand, nhờ nó  ;D mà M1 đẩy được cái khóa nòng 2 tai trước, để có vốn truyền cho AK, về khóa nòng, thì ngoài cái ruột để ngoài da, M1 đã khá giống AK, trừ mỗi việc thiếu.... bệ khóa nòng (kiểu động cơ không bánh đà).

(http://armesfrancaises.free.fr/FSA%201917-tenons%20BDC-WEB.JPG)

http://50ae.net/VZ-vs-AK/ak-6-c.jpg (http://50ae.net/VZ-vs-AK/ak-6-c.jpg)
(http://50ae.net/VZ-vs-AK/ak-6-cs.jpg)

M16 với khóa nòng nhiều tai có cái khoang khóa kín mít, đọng bẩn, khó lau, mà lại là loại máy cần chính xác. Khoang ấy bị chắn bởi các tai chịu lực khóa trên cổ súng (guide)
(http://globaltactical.com/_img.upload/upload/ARES%20GS%20BUSHING%20INSTALLED.jpg)

 

 ;D ;D
Có mấy điểm độc đáo mà RSC FSA MLE 1917 không truyền cho AK, mà ưu tiên Mèo Hoang để lại cả. Đây là những điểm cơ sở nhất của cơ học, thế nhưng chả lẽ cả nước Pháp và nước Mỹ không ai biết đến những điểm cơ sở nhất.
--Dùng búa để ấn chứ không để đập
--bệ khóa nòng tròn quay cho giảm ma sát... quay.
--AK có kiềng 3 chân, RSC FSA MLE 1917 6 chân, M16 7 chân.





Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: huyphuc1981_nb trong 04 Tháng Bảy, 2011, 06:20:19 pm
Nguyên tắc kiềng ba chân.
Khóa nòng ren cắt ban đầu được áp dụng ở pháo, súng tự động có các MG Đức thời đầu, và FSA 1916 1917 Pháp, trước có Mondragon không ren cắt nhưng cũng nhiều tai, M16 cũng nhiều tai nhưng không ren cắt... Đặc trưng của ren cắt là nhiều tai xếp hàng 1 tăng lực khóa.

Trước các súng này, thì Mauser, Mosin đã dùng tai trước, chỉ 2 tai mà thôi, thật ra, có thể hiểu, máy AK là Mauser, Mosin lắp bệ để chạy tự động, bệ có đường ren để khóa quay thay cho tay người vặn khóa thủ công, nhưng tính toán lại các tỷ lệ hình học theo các nguyên lý cơ học. Khẩu FG42 (Đức) / M60 (Mỹ nhái), chính là khóa nòng Mauser, Mosin tự động hóa kiểu đơn sơ, nó biến chuyển sơ khai, không tính toán các nguyên lý mới, rập khuôn từ thủ công sang tự động đúng bằng cách đó, tức làm làm bệ và ren quay, giữ nguyên đại thể các tỷ lệ hình học.
http://www.pooshka.com/a.php?aid=11250 (http://www.pooshka.com/a.php?aid=11250)
http://www.pooshka.com/media/guns-for-sale/media001/0000011250/lg0000011250_A_1295513602.jpg (http://www.pooshka.com/media/guns-for-sale/media001/0000011250/lg0000011250_A_1295513602.jpg)
http://www.pooshka.com/media/guns-for-sale/media001/0000011250/lg0000011250_A_1295513603.jpg (http://www.pooshka.com/media/guns-for-sale/media001/0000011250/lg0000011250_A_1295513603.jpg)

Các MG Đức đời đầu (MG13, MG34)  bí quá cũng nhiều tai. Thật ra, MG là súng máy, nóng, lại là lùi nòng nên bố trí khá khó, nòng không thể gắn liền với thân súng như AK, mà ngoài nòng còn có khớp và chặn của chuyển động lùi dọc, không có nhiều không gian bố trí. Nhưng MG 13 MG34 cũng chỉ có mỗi hàng khiêm tốn 2 tai: http://www.gunpics.net/german/mg34/mg34dis.html (http://www.gunpics.net/german/mg34/mg34dis.html).  


Chúng ta đã nói đến nguyên tắc kiềng ba chân, hai vật cứng tuyệt đối chỉ có thể tiếp xúc với nhau, tải lực cho nhau ở 3 điểm, Mauser, Mosin và AK là 2 tai và một chuôi. Nếu có nhiều điểm, thì phải đàn hồi. Pháo to thì nó đàn hồi được, còn súng trường khóa nòng bé tí, răng bé tí, lại cắt răng ra thì nó sẽ không đều, dẫn đến tình huống độc đáo ở M16 là sau khi mòn, thì khóa và cổ súng không thể lắp lẫn, phải bỏ cả. Đó là thế này, nếu có một tai khóa hay tai cổ súng có trồi lên chút, nó sẽ mòn nhiều hơn trong khi các bác khác nghỉ khỏe không mòn, rồi đến khi không có điều gì bất thường thì các tai mòn đồng đều trong điều kiện lý tưởng,  dẫn đến việc sau một thời gian mòn ngẫu nhiên vì các  méo mó dị tật không đoán trước, thì không tai nào mòn giống tai nào, tai nào cũng mòn khớp với tai khóa trên cổ súng ứng với nó. Cái khóa nòng nhiều tai đã cần rất chính xác, mòn chút là bỏ, nay các thêm cái cổ súng, tức là với điều kiện quân khí trung đoàn thì ném cả súng đi cho nhanh.

Thật ra, làm 2 tai xếp hàng một và một tai dài theo hàng một gấp ba mỗi tai kia, là nguyên tắc của chính cái bác FG42, nối tiếp dòng MG13/34, FG42 được Mỹ nhai lại làm đại liên chủ lực M60, trong khi vai trò của FG là súng trung liên nhẹ-súng trường của nhảy dù, dòng súng "Mauser tự động hóa" này được sớm thay bởi các MG 26 (t) = tên Đức của ZB 26 Tiệp Khắc, HK MG 34 là bản Thụy Điển cải tiến súng này, dùng tạm trước khi chấp nhận MG42 lừng danh. Rõ ràng là, một tai dài gấp 3 và 2 tai xếp hàng một không cần phải so, chuyện xếp hàng một là một sai lầm của các nhà thiết kế ngày đó mà thôi, họ chọn vật liệu không đúng, thép ròn, nên cái anh dài gấp 3 ấy dễ mẻ hơn 2 anh ngắn. Sau MG 13, Đức bị cấm làm súng máy nên MG42 mới ra chậm như vậy, thông cảm.

Ta đang nói đến M16. Mondragon không xếp hàng một, cũng nhiều tai xếp hàng ngang như M16, có cần nhắc lại, Mondragon là súng trường tự động đầu tiên hoàn thành, được thiết kế từ 189x, 190x nó sang châu Âu tìm chỗ sản xuất cho nước Mexico nghèo đói. Đức cũng làm riêng mấy bản để dùng, trong đó có bản cạc bin máy bay (hình như có liên thanh), và đã viết đầy đủ về sự tệ hại của máy đó trong hướng dẫn sử dụng. Vậy nên, ai chê Mondragon thì nó cười: ông thế đấy các cháu ạ, thời ông nó dốt nát  ;D, cái thằng M16 kia ơn đảng ơn chính phủ được ăn học mà vẫn dốt nát như... ông  ;D.

Ta cũng đang nói đến sự biến đổi từ khóa nòng quay en nờ tai trước Mauser, Mosin sang tai trước AK. Cũng đang nói đến việc các bác MG13, MG34, FG42, M60 là dòng "Mauser tự động hóa", tức làm cái khóa nòng y hệt như Mauser, tỷ lệ kích thước tai và chuôi như cũ, thêm vào đó cái ren quay, rồi đẩy bằng động cơ lùi hay trích khí gì đó tùy dị bản. Khuyến mại thêm chút nha, FG42 là súng nhỏ của nhảy dù, miễn là bắn được, chứ mỗi cái vé máy bay chắc gần bằng khẩu súng, nhất là chuyến bay vượt tuyến móc lốp. FG42 cũng không có bệ khóa nòng dự trữ năng lượng, cái ren quay kia chạy luôn trên đinh từ vỏ máy súng , y như kết cấu M1 Garand, Mauser, Mosin  ;D ;D ;D, M60 thì rõ ràng không ai cãi được là súng... hiện đại, trong đánh Mỹ mà, thời AK mà. Súng hiện đại không có bệ khóa nòng nên cái vỏ đạn của nó văng thì các bác cựu binh chắc chứng kiến rồi, các bác là thợ bắn, không phải thợ vẽ, nên các bác chắc chưa nghĩ đến trích khí hùng mạnh như thế sẽ làm nòng nóng, đạn yếu.... và đủ các thứ như Hốc kít 190x. FG là dao găm, MG là dáo dài, Mỹ lấy dao găm cũ của Đức làm dáo dài hiện đại nên mới thế.  ;D ;D ;D FG có cần đẩy về nặng cũng có tích năng, nhưng chưa tính đúng những gì biến chuyển từ cò tay sang tự động nên rập khuôn chuôi Mauser, đến khi Mỹ lấy làm M60=súng mấy đa năng trung-đại liên, thì vấn đề năng lượng trội lên.
http://www.inetres.com/gp/military/infantry/mg/M60.html (http://www.inetres.com/gp/military/infantry/mg/M60.html)




Khi chuyển từ lên cò thủ công sang tự động, thì vấn đề là đường đẩy lùi dài làm súng nặng, cồng kềnh. Để giảm đường đẩy lùi ở giai đoạn làm quay khóa, M16 thấy rằng cần giảm góc quay, có hai cách là băm ra thành nhiều tai như M16 và làm tai khóa có đường kính lớn như AK, đặt tai lên đầu to.

AK đặt luôn tai quay (tai tương tác với ren của bệ) trên cái đầu to ấy, nên tai khóa có đường kính lớn, lực cản lớn, thì tai quay cũng đường kính còn lớn hơn, cái này hơn FN FNC (bản nhái AK của FN Bỉ được nhiều nước dùng). Khi có bệ đàng hoàng thì không cần chuôi khóa quá to, vì chuôi khóa không chịu lực, nên khóa nòng AK mới có đầu to đuôi nhỏ, càng  liên to như PK càng đầu voi đuôi chuột. Vì đường kính của tai quay AK to, nên đường đi của nó dài và đường chạy của bệ lại.... dài  ;D. AK làm đầu to, kích thước theo góc của tai chịu lực nhỏ (vì đường kĩnh to), để làm việc khác, là có nhiều kích thước (tính theo góc) để đặt các thiết bị khác: nhà lầu xe hơi hoành tráng cho móc vỏ đạn (extractor)=vị trí to lớn cả chiều bán kính và chiều góc cho hang đặt móc vỏ đạn= vỏ đạn móc rất chặt-chặt hơn cả Mauser lừng danh-vỏ đạn văng rất chuẩn xác, khe cho mấu hất vỏ chạy, thêm cái chưa từng có là móc riêng lấy đạn trong băng=nhờ đó đạn trong băng cúi lên ngỏng xuống rất điệu, và tất nhiên là có đủ hai tai chịu lực với một tai quay.

Như thế, cùng là làm giảm góc quay, nhưng M16 và AK khác nhau. M16 giảm góc quay để làm ngắn đường chuyển động của bệ khóa nòng, bằng cách băm nhỏ ra nhiều tai. AK giảm góc quay để có nhiều kích thước tính theo góc ở bịt đáy nòng, đắp lên đó một rừng chức năng ưu hóa.

Kết quả của hai phương pháp làm giảm góc quay được trình bầy dưới đây, bịt đáy nòng của M16 rỗng tuếch không có chút gì, toàn tạm bợ giật gấu vá vai, và điều này là không thể khắc phục được, kể cả thông minh như Đức với G36.

Thế cái ưu điểm của M16 là làm giảm chiều dài chạy của bệ, phần làm quay khóa cũng tiết kiệm được vài ly, chẳng hơn AK à ?  ;D. Ôi trời, có lẽ các bạn đã biết rồi, ưu thế của khóa nòng quay tai trước là nó truyền lực ngay về cổ súng, toàn bộ thân máy không chịu lực bắn, từ AKM trở đi làm bằng thép cán nóng rất mỏng và ... rẻ. Thân máy (receiver) là ray cho bệ chạy, nó mỏng nhẹ, thì cứ dài cho ... sướng, và AK tận dụng hết độ sướng để làm đủ thứ. Còn M16, cũng quay tai trước, những cũng như các FSA MLE 1916/1917, vẫn vỏ máy thép cắt gọt dầy cộp, vì còn nhiều cái ngu xuẩn khác mà quan trọng là bệ khóa nòng tròn quay.  



Bây giờ, với cái khóa nòng quay tai trước thì cái đuôi khóa khác gì,  khi chuyển từ lên cò tay đến liên thanh, từ Mosin đến AK ? À, với độ dơ nhất định, thì lực chỉ mằm trên tai, không động đến đuôi. Đuôi chỉ là cái trục quay. Mauser Mosin không có bệ, khóa nòng chạy dọc đoạn đường dài, nên làm trước sau như một trong ống quay, ống quay khoan trong vỏ máy súng, chứ chẳng lẽ làm cái chuôi khóa nòng bé hơn đầu rồi tọng vào ống riêng  ;D. Bây giờ, khóa nòng chỉ chuyển động dọc một chút so với bệ, còn bệ chạy dọc, thì cần gì đuôi to nữa.

Như thế, MG13/34 và FG42, M60.... chỉ chuyển từ Mauser lên liên thanh rất dung dị mà không nghĩ ngợi gì. MG13 là phiên bản đầu, sau đó Đức bị cấm súng máy nên làm lại thành MG34, FG42 cũng là súng ngắn gọn cho nhảy dù và quá bé so với đạn Mauser (liên thanh loại đạn này chí ít phải 7,5kg như PK). Đức có lý do để bào chữa, còn M60 thì không có lý do gì để không lĩnh án ngu xuẩn. Chắc các bạn chẳng lạ, làm nhiều tai cho M60, tức bản nhái FG42, là ra khóa nòng M16, theo cách miêu tả chị em là sau trước như nhau, thẳng đuỗn, còn AK thì quá xí, đầu to, đuôi tóp, càng to liên càng đầu to đuôi tóp, đầu trung liên RPK to hơn AK, PK to hơn RPK.





Cái cách của AK cho phép không gian rộng rãi làm đủ việc. AK tự chế luôn cái móc đạn trong băng trên tai riêng, làm đạn trong băng chuyển động cúi lên ngỏng xuống rất điệu , tránh rung loạt liên thanh. Thế là 4 tai: hai tai khóa, một móc đạn, một tai quay. Vẫn thừa chỗ, nên AK chỉ dùng 1 nửa khoang khóa, nửa còn lại cắt ra lộ thiên thoát bẩn bảo dưỡng, Mauser Mosin là súng phát một, mấy súng phát một lên cò tay sống được đến lúc bắn 2 ngàn đạn, còn AK bắn 2 ngàn đạn vẫn chưa phải mở nắp hộp máy ra lau. Tất nhiên, ngoài bốn bác ấy còn có cái khe cho mấu hất vỏ chạy rất chi to rộng.

http://www.ak-47.net/ak-47/comp/bolt.php (http://www.ak-47.net/ak-47/comp/bolt.php)
(http://www.ak-47.net/images/bolt.gif)
1 - Recess for case bottom
2 - Extractor slot
3 - Guide lug
4 - Hole for extractor pin
5 - Locking lug
6 - Longitudinal slot for ejector lug
7 - Extractor spring
8 - Extractor pin
9 - Firing pin retaining pin

Đang nói đến M16 và AK, sao lại chỉ nói AK, ấy dà, nói ra ngượng chít lin.
M16 không có mấu móc đạn trong băng, vì thế này, nếu như không xếp hàng một, không 2 tai như Mauser Mosin AK, mà dùng nhiều tai quả khế, thì lấu đâu ra chỗ làm mấu. Nếu không có mấu móc đạn trong băng riêng, thì về nguyên tắc, đằng sau tai chịu lực phải đứng, đằng sau tai móc đạn trong băng phải dốc mềm. Có cách, M16 chỉ ăn 1 phần viên đạn để gờ đứng đằng sau tai chịu lực đi trên mũi nhọn của viên đạn trong băng khi lùi về  ;D ;D ;D Tất nhiên nếu viên đạn lúc đo đang nhún nhảy vì cái gì đó, thì viên đạn rất có thể được nạp vào... búa đằng sau. Cái này thì các súng dùng khóa nòng kiểu này đều chào thua, kể cả G36.

Đến khi khóa lùi về sau băng, thì vì khóa chỉ mớm chút vào băng, nên rất dễ khóa tiến lên mà đạn... ở lại (động tác móc đạn trong băng). Cái này thì G36 giật gấu vá vai khắc phục được ít chút. M16 ngu xuẩn lại tiết kiệm chiều dài máy súng chỗ này, đường chuyển động của khóa sau băng rất ngắn. Có gì, lò xo băng mạnh lên, ấn 2 hàng đạn phình ra  ;D, kẹt băng là đức tính truyền thống rất lừng lẫy, một trong những cái lừng lẫy điển hình miêu tả sự ngu xuẩn. Nó mang đến nhiều tai ách, như là lò xo băng mạnh làm súng rung do hàng đạn đập đứng mạnh.
(có cái huyền thoại M16 ít rung loạt liên thanh, do ban đầu M16 kém toàn diện, AK dùng đạn to hơn  ;D. Hồi AK chưa M ở Miền Nam chưa có bịt đầu nòng bù rung).

AK cười M16: ơ, ông không nhớ ông là hàng truyền lực ngắn à, cần gì bớt xén ray bệ, tôi cho bệ của tôi đi suốt, trước sau băng đều dài. Ray của tôi làm bằng tôn, dài thỏa thích.


Chưa hết, G36 còn đầu hàng chỗ nữa, làm sao có thể dùng mấu hất vỏ trên cái khóa nòng toàn tai là tai, không còn chỗ đặt bất cứ cái gì, không có chỗ đặt mấu hất vỏ. À, kinh nghiệm chung sống với ngu dốt thì Mỹ lại học Pháp: chọc vỏ. Thậm chí, Pháp còn dùng vỏ máy chọc vỏ ra, mạnh cũng như mấu cố định, chỉ rắc rối dễ hỏng thêm chút, chỉ thêm cái chỗ cho bẩn chui. Còn M16 và G36 thì... lò xo dí dúi vỏ ra. ;D Trích khí trực tiếp và cần đẩy rời cũng là vì cái vỏ chạy bằng dây cót trong một động cơ chạy bằng thuốc súng, cần đẩy liền nó vướng đường cái vỏ dặt dẹo chạy bằng dây cót.

Cái kiềng ba chân được mô tả như vậy.
========


Có lẽ, để đánh giá đúng về việc phát triển vũ khí, cần nhìn ví dụ SVT và Ag m/42. Hai súng trông bề ngoài rất khác nhau, trừ cái trích khí nói trên và một điểm lẻ là khóa an toàn+chốt mở sau vỏ máy súng, thì thật ra, chúng hoàn toàn giống nhau, mà quan trọng nhất là:
Kết cấu chung của súng và khung vỏ (receiver)
hình dáng bên trong bệ khóa nòng
khóa nòng
cò-búa

Nên nhìn qua bên ngoài, thì khó đanh giá đúng, cái bệnh Mỹ Pháp là như vậy, liệt não trát son, chỉ à uôm bên ngoài. Sự khác biệt về hình dáng ngoài của Ag m/42 với SVT phần nhiều là văn hóa trang trí, một phần là cách giá công, dễ thấy cái bệ của SVT phần ngoài làm bằng rèn , Ag thay băng mặt phẳng nên có thể làm từ phôi to pha ra cắt gọt dễ hơn, trong khi vẫn rèn được, ví dụ như thế, phần nhiều là do cách gia công.
Ảnh SVT  http://50ae.net/collection/svt40/ (http://50ae.net/collection/svt40/)
Ag m/42  http://www.gotavapen.se/gota/artiklar/ag42/ag42eng.htm (http://www.gotavapen.se/gota/artiklar/ag42/ag42eng.htm)


Mặt khác, đến FN FAL. Dễ thấy cái bệ và khóa y đúc SVT.

Cò chỉ hơi khác, đại thể giống SVT hơn Ag m/42, hình dáng ngoài của nắp vỏ và bệ cũng vậy.

Trích khí thì khác nhiều hơn, mặc dù cũng cần đẩy rời, nhưng bộ piston-cylinder khác, nhiều bộ phận hơn. SVT dùng cylinder gắn trên cần đẩy (Mỹ nay gọi là cup piston=pít tông hình cốc), như DP, nhưng SVT khác DP là không có ống dẫn cái cylinder gắn trên cần đẩy (Mỹ nay gọi là cup piston=pít tông hình cốc), piston của SVT không rời hẳn khỏi cylinder thoát bẩn như DP, giảm chắc năng xả bẩn. FAL vẫn giữ cái piston cái khoan lỗ tuye bên trong (Mỹ gọi là nozzle cylinder, xi lanh hình mũi) nắm trên cổng trích khí gas port, nhưng bên phần cần đẩy cũng là piston dạng như AK, nối hai phần bằng ống cylinder khoan lỗ xả bẩn.

Cái khác nhiều nhất của FN FAL và SVT là cấu trúc khung vỏ tháo lắp truyền thống hay thấy ở súng máy cũ như PPSh, DP, MP44... là bản lề gập. Cho đến nay hệ này cũng vậy, sau các bại trận, cấu trúc truyền thống này giữ lại để các nhà máy cũ dễ share mối làm ăn gia công ở hoàn cảnh khó khăn, mật ít ruồi nhiều, cụ thể hơn là nhiều nơi làm quen, hãng bán súng dễ đặt hàng gia công  ;D

ảnh FN FAL, ảnh to các bộ phận
http://50ae.net/collection/stg58/ (http://50ae.net/collection/stg58/)



Ở châu ÂU, thì các hãng bán súng thì nhiều, nhưng thường là họ bán license,  những nhà cung cấp này bán lại các đơn đặt hàng gia công cho một thị trường các nhà máy cơ khí quen làm súng, các nhà máy quen này nhóm thành từng nhóm xung quanh các trung tâm Pháp, Đức và Áo-Hung cũ, sau WW2 thì Áo-Hung về Đông Âu gần sạch, nên dễ thấy chỉ còn vài nhà máy chơi thân từ nhiều thế kỷ ở Nam Đức, Áo, Bỉ, Thụy Sỹ, Thụy Điển... sau này có thêm vài nhà máy như ở Tây Ban Nha đã nhập súng Đức... là chung một thị phần súng kiểu Đức. Đặc điểm dễ nhận là họ sửa lại thiết kế theo yêu cầu của nhà máy được đặt hàng gia công, sao cho quen nhất, rẻ nhất... , nhiều khi lầm cẩm... nhất, điều này giải thích cái cấu tạo bản lề gập FN FAL và FN FNC, và cũng chứng minh bác Tầu ngu xuẩn thế nào khi học kiểu khung máy đó, có từ DP, PPSh....

Ví dụ đây, không phải cái bản lề đó, mà các bạn chú ý CETME, nó không có trích khí, thế mà trông ra có cái ống chứa piston như FN  ;D, chỉ để chứa cần.... lên đạn  ;D
http://50ae.net/collection/cetme/ (http://50ae.net/collection/cetme/)


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: huyphuc1981_nb trong 04 Tháng Bảy, 2011, 07:28:29 pm
bệ khóa nòng tròn quay cho giảm ma sát... quay.


Cũng cái Le fusil (semi-)automatique de 8 mm RSC modèle 1917
http://armesfrancaises.free.fr/FSA%201917.html (http://armesfrancaises.free.fr/FSA%201917.html)

Nó có bệ khóa nòng tròn quay
(http://armesfrancaises.free.fr/FSA%201917%20du%201%B0%20type-ensemble%20mobile-GD.JPG)




 ;D ;D ;D ;D ;D
Cho đến tận bây giờ, vẫn thường xuyên xuất bản thường niên cả đống "sách" vuốt ve sự ưu việt của bệ khóa nòng tròn, đặc biệt là cho khóa nòng quay. Cái ưu việt này có tên là "bệ khóa nòng kiểu Pháp". Cái chương trình súng tự động Pháp không cho ra một sản phẩm gì đúng nghĩa, nhưng để lại uy tín lẫy lừng bên Mỹ, cái gì kiểu Pháp cũng thông minh ưu việt hết, có gì đâu, những người cắm đầu nghiền ngẫm thử nghiệm súng bên Pháp có thời gian đâu mà đi tranh.... vốn đầu tư. Mà vốn đầu tư phần nhiều ở cái mục tiêu ba phân trên người các quý bà quý cô thần giữ của, được hàng rừng các chàng giỏi bắn súng miệng tán dóc mới ra thế, cụ thể hơn là cái văn hóa bán súng lởm giá cao lấy tiền nhồi sọ đút lót. Súng chưa ra thì chưa quảng cáo súng, nhưng quảng cáo bán hàng rừng sách dạy súng, gần 20 năm, 1 thế chiến, người ta chờ đợi xem ai là kẻ thắng trong cuộc đua vĩ đại  ;D ;D ;D ;D ;D. Có lẽ số sách mà các đại lý cám Pháp bán và được dịch đủ để mua toàn bộ MAS-49, nó ra đời sau khi phần lớn những kẻ chế tạo, buôn bán và ăn cám đó đã mục xương.




Chương trình chế súng vĩ đại nhất trong lịch sử loài người, 50 năm sau cho ra sản phẩm,  ;D đúng cùng năm với AK. Ôi cheo, bệ khóa nòng "kiểu Pháp" tròn quay. Người ta lý sự rằng, hình tròn này ít chu vi nhất, suy ra ít diện tích mặt ngoài, suy ra trơn chu. Cả một thế kỷ cái "kiểu Pháp" này quên mất, khóa nòng quay ít ra cần chống lại bệ khóa nòng quay theo khóa, mà khi kẹt thì lực này không nhỏ, bệ nó chuyển động thẳng chứ tròn bao giờ, mà có bao giờ diện tích mặt ngoài nhỏ thì trơn đâu, ít ra, người ta không trượt trên đường, mà còn có cái chân để không mài toàn bộ da xuống đất, nên lực cản của cái chân không lệ thuộc vào diện tích da của cái cơ quan nào đó.

Hay là các quý bà Pháp tưởng bệ khóa nòng nên phỏng sinh học theo cơ quan nào đó chạy tới lui trong ống, có tính chất là mới nghe đến đã sướng cỡn, súng chứ có phải con chó đâu mà khóa như chó.

Có rất nhiều khóa, lùi, bệ... tròn. MP Đức tròn vì cái động tác khóa an toàn siêu đơn giản và cái ống vỏ siêu rẻ. Suomi ống vỏ đắt nhưng là xi lanh nén khí đệm nên cũng tròn. PPSh không đệm khí, không ống rẻ, thì méo. G36 và AR-18 đều ôm bụng cười bò  "kiểu Pháp" để làm hình hộp. Thật đơn giản, hình hộp dễ dàng chống lại phản lực quay của khóa nòng quay, còn Kiểu Pháp của FSA 1917 và M16 chỉ còn mỗi cái cần lên đạn để chống xu hướng quay của cái bệ khóa nòng tròn quay có cái khóa nòng quay hay sao. À không, cái tròn quay ấy lại có ray, hết chỗ nói, thế ai cấm nó méo nhể, ai cấm nó vuông nhể.

 ;D ;D ;D ;D Hèn nào, 50 năm mới cho ra con FSA 1949 mang tên xanh ê chiên MAS-49, nhà ta cũng khối, tên nhà ta là "mát tự động" hay "mát bán tự động". Mà không hiểu sao, mát bán tự động MAS-49 lại bệ khóa nòng hình hộp, kể cả là khóa của nó không quay  ;D. Ấy mà cái trích khí 50 năm tuổi ấy, vẫn có thằng dại Pháp bê về M16. Người ta dại gái, dại giai, đây có cả một Mèo dại...Pháp. Không hiểu sao mà cái ngu xuẩn này có thể tồn tại 110 năm, hết chỗ nói.




M16 dùng búa để ấn chứ không để đập

Cái này đã nói ở trang 43, bạn hỏi thì mình trình bầy rõ thêm bằng ảnh. Nó là một trong những ví dụ, mà, khi mô tả rõ, thì người ta thấy M16 nó ngu xuẩn thế nào, một thứ văn minh đặc Pháp, liệt não trát son, ngộ động những tán dóc nhảm nhí đầy các 4r, trong khi bên trong rỗng tuếc, đến những cái đơn sơ nhất cũng không hiểu, và đương nhiên những cái đơn sơ ấy là những cái quan trọng nhất. Súng nào cũng có có đoạn lấy đà cho bệ khóa nòng, nó như một kinh điển đơn sơ nhất ai cũng hiểu, ấy không, gần đây M16 mới bắt đầu có , nguồn gốc du nhập từ dân... a ma tơ.
http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,18965.420.html (http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,18965.420.html)

Video AK, bên dưới lần lượt là các khóa-bệ AK, G36 và M16 tròn quay. Đây là bản chậm, bên dưới là bản nhanh, thời gian ở dưới mình nói là bản chậm này
http://www.youtube.com/watch?v=STM0MKHkGmg

khóa-bệ AK
(http://www.kaneohegs.com/images/ak_abuse_report_part4_4a.jpg)

G36. Thấy rõ mục đích của người thiết kế. Xem gờ phía trên của khe quay này, ứng với gờ phía trước của hình "Bên kia, nhìn cho rõ" dưới đây, đều là gờ đẩy tai quay khi bệ khóa nòng lùi, thấy gờ phía sau G36 này giống gờ trước của "Bên kia, nhìn cho rõ", chứ cái gờ trước của "Bên kia, nhìn cho rõ" không thèm giống gờ trên của G36.
Gờ đẩy tai quay trên-trước của G36 có đoạn thẳng rồi đột ngột chuyển sang chéo, đoạn thẳng để bệ lùi mà khóa không quay, bệ lấy đà rồi đột ngột đập khóa quay.
không kể cái bệ to, thì trái qua phải là: khóa nòng, tai quay (xỏ vào khe quay), chốt kim hỏa và kim hỏa.
(http://www.itwirx.com/other/tutorials/sl8_bcg/sl8_bcg_05.jpg)

M16 tròn quay
(http://www.sarcoinc.com/images/ar069.jpg)

Bên kia, nhìn cho rõ, M16 chính thức, nó thiết kế cái chữ S này để tăng tốc từ từ cho khóa nòng bằng đoạn khe quay cong, tăng tốc ngay khi bệ bắt đầu lùi như video mô tả, sau đó hãm tốc độ khóa nòng quay lại cũng từ từ, giả sử như bệ đang chuyển động đều. Lý sự của nó là để máy súng chuyển động êm, chứ không đột ngột dùng búa đập bệ quay như G36 và AK, sau đoạn đường thẳng thì G36 và AK đột ngột chuyển khe quay sang đoạn chéo thẳng, đoạn chéo giữ chữ S này của M16...uốn.
(http://globaltactical.com/_img.upload/upload/BCM%20ION%20BOND%20BCG%20APART.jpg)

ARES GSR bolt carrier. Đồ chơi, hãng bán súng này bán bộ kít để dân a ma tơ thay trích khí trực tiếp bằng cần đẩy và thay bệ khóa nòng
http://www.ar15.com/forums/topic.html?b=3&f=124&t=310274 (http://www.ar15.com/forums/topic.html?b=3&f=124&t=310274)
Chỉ cần nhìn cái bệ khóa nòng ở đây
(http://globaltactical.com/_img.upload/upload/GSR-35%20Carriers001.jpg)


Daniel Defense . Một hãng nhỏ mới thành lập, Mèo có hàng rừng các công ty lê dương nên thị trường súng quân sự cũng mới phát vì Iraq Afghan. Có thể thấy, đoạn đường lấy đà của bệ đã rất rõ.
(http://www.gandrtactical.com/PDGImages/M16_BCG.jpg)


Video mô phỏng AR-15, M16 cũ, bệ gắn với cái màu hồng phía trên lưng khóa, đó là cái carrier key, piston của trích khí trực tiếp. Khóa quay lập tức khi bệ lùi. Không phải người ta làm ẩu, thậm chí cẩn thật cho thêm đoạn tay kéo rung rung. Cái dưới là một phần của cái trên
http://www.youtube.com/watch?v=RKGlthExwRQ
http://www.youtube.com/watch?v=FZipq6D6D9k


Video mô phỏng hiện đại của M16, khác hoàn toàn với video trên, ở giây thứ 40, người ta nhấn mạnh rằng M16 có đoạn lấy đà cho bệ khóa nòng. Không khó nhận ra đây là đồ lởm. Như các hình dưới đây, dân M16 a ma tơ từ lâu đã chửi cái này và mua đồ lẻ về khắc phục, và video này chắc là có mục tiêu trùm chăn tự sướng. Đoạn lấy đà của M16 ở đây vừa đúng bằng đoạn đầu đạn thò ra khỏi vỏ, đương nhiêu dài hơn chiều dài tính theo trục súng của khe quay M16, làm mình cũng bị lừa.
http://www.youtube.com/watch?v=eemyE2JQ5W4


http://www.youtube.com/watch?v=9xVlX2HNT54
http://www.youtube.com/watch?v=LvVWddUnYHw
http://www.youtube.com/watch?v=zxd7JmFEj-U
http://www.youtube.com/watch?v=65TyTZlpPlk
http://www.youtube.com/watch?v=xRgtm9j0G_c

M16.... hiện đại
http://www.youtube.com/watch?v=FZipq6D6D9k
http://www.youtube.com/watch?v=WSqYvWib1og



 ;D ;D ;D ;D ;D ;D

Trên kia cho ta các đoạn đường mà M16 tự chứng to nó ngu xuẩn đến mức những điều đơn sơ nhất của cơ học cũng không biết, dập khuôn theo văn hóa bốc phét cực kỳ ngu xuẩn kiểu Pháp. Ở mục này, mình nói đến đoạn đường chuyển động lùi của bệ khóa nòng trước khi nó đẩy khóa nòng quay, thực hiện mở khóa.


Ở bản chậm trên của video AK, từ giây 55 đến 59, các bạn sẽ thấy bệ khóa nòng AK lùi mà khóa không quay. Điều này thực hiện bằng đoạn đường mà khe quay (trên bệ khóa nòng) nó thẳng với trục nòng súng chứ không chéo, tai quay (trên khóa) chạy dọc bệ chứ không bị đẩy sang ngang làm khóa quay. Ở G36, các bạn cũng thấy trên bệ của nó, khe quay hình chữ S, cái phần chữ S ứng với đoạn này là trên sau, cũng thẳng với trục nòng và không đẩy khóa quay.

Điều này không thấy trên cái bệ khóa nòng của Le fusil (semi-)automatique de 8 mm RSC modèle 1917 (hình trên đầu post này). Khe quay của nó chéo thẳng, bệ bắt đầu dịch chuyển là khá quay liền.

Sự khác biệt ở đây quá dễ hiểu. Đoạn này là AK và G36 lấy đà cho bệ, khi bệ đã có tốc độ khá thì nó mới đập khóa nòng di chuyển, ở AK là khi hết phần đẩy của piston, vận tốc của bệ khóa nòng cao nhất. Đương nhiên, bẩn kẹt lớn nhất xảy ra ở quá trình tháo vỏ, mà với khóa quay là bắt đầu mở khóa, với các khóa khác như chèn nghiêng thì mở khóa chưa làm vỏ đạn bắn rồi chuyển động hay miết chặt bịt đáy nòng-móc kéo vỏ (extractor), nhưng các súng cũng làm đoạn đường này để tăng tốc bệ.


Bây giờ ta xem đến hình bệ khóa nòng của M16, a, hình như nó cũng hơi chữ S. Đúng là như thế, nó chữ S, nhưng cái đoạn chữ S ấy ở hình "Bên kia, nhìn cho rõ" minh chứng rằng, nó làm khóa quay ngay lập tức, như Video mô tả. Còn cái hình "Daniel Defense" lại cho thấy đoạn khóa không quay khá dài, độ đi ngang của tai quay bị mất ở đoạn đó dồn vào đoạn giữa thân chữ S. Daniel Defense là công ty thành lập năm 2000, tham gia sản xuất part cho súng bán... lẻ, cung cấp khá nhiều đồ cho các công ty lê dương. "ARES GSR bolt carrier" cũng là hãng bán lẻ như vậy. Một cái kết luận rõ ràng:
M16 chính thức được thiết kế không có đoạn đường lấy đà của bệ khóa nòng, điều ngu xuẩn đến mức dân M16 a ma tơ cũng chửi, chửi cùng với khoang khóa kín và trích khí trực tiếp Nói cẩn thận như thế không các liệt não giương ảnh a ma tơ lên cãi.


Thế cái chữ S của m16 ban đầu dùng làm gì  ;D, nó lý luận ngược với người ta lý luận, nó bảo là tăng tốc từ từ cho bệ quay ngay từ lúc bệ bắt đầu chuyển động, để máy súng... êm. Bệ là cái gì nhở, là cái cục nặng trữ năng lượng khí thuốc đẩy máy súng chạy bằng quán tính, như cái búa.
Đó là: dùng búa để ấn chứ không để đập. ;D ;D ;D ;D ;D
Sau khi đạn nổ, vỏ bị nén mạnh, nở mạnh, gây bẩn kẹt lớn nhất. Giả sử như có dị tật dị vật trong ổ đạn, thì vỏ kẹt rất chặt, người ta cần dùng búa để khởi động chuyển động của vỏ, muốn như thế , bệ cần tăng tốc bằng khe thẳng trục nòng của tai quay, trước khi đập đột ngột tung bẩn tắc, bắt đầu là việc vỏ đạn dính chặt vào móc vỏ-bịt đáy nòng-quay theo khóa, sau đó là giật vỏ khỏi ổ đạn. M16 dek cần, nhưng lại có lập luận rất hiện đại là cái gì cũng .... từ từ cho khoai nhừ.


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: huyphuc1981_nb trong 05 Tháng Bảy, 2011, 01:45:53 am
Khắc phục AR-15 M16

Chuyện M16 lai căng thế nào thì thiên hạ đã nói nhiều.
http://world.guns.ru/assault/usa/m16-m16a1-m16a2-m16a3-e.html (http://world.guns.ru/assault/usa/m16-m16a1-m16a2-m16a3-e.html)

Ở đây mình không muốn nói đến việc khắc phục M16 như thế nào, vì G36 đã chào thua những tật chuối nhất của M16 rồi. Vấn đề là, nhiều bạn nghe M16 kém không tin, vậy thì để dân Mỹ nói, những cách khắc phục M16 này coi như là dẫn chứng.

Như các bạn thấy, cấu tạo bệ và khóa của G36 không khác gì M16, G36 cũng tháo chốt hãm kim hỏa, nhờ đó kéo kim hỏa được về sau, kéo được kim hỏa ra thì lấy được tai quay ra, lấy được tai quay ra thì lấy được khóa nòng ra...M16 cũng thế, ví dụ nư cái hình này, Ở hàng dưới, từ trái qua phải, là kim hỏa, bệ khóa nòng và khóa nòng, hàng trên cũng trái sang phải là chốt kim hỏa và tai quay
(https://danieldefense.com/media/catalog/product/cache/1/image/9df78eab33525d08d6e5fb8d27136e95/4/8/48_-_04-013-09300_-_complete_bolt_carrier_group_assembly_545x409_.jpg)


G36 không thêm thắt gì vào nguyên lý đó, chỉ thay đổi vài cái lặt vặt. Cái lặt vặt với dân biết chữ, vì ai cũng biết búa dùng để đập chẳng hạn, chứ không phải để ấn, ấy mà M16 không có. Cũng như thế, cái chốt kim hỏa của G36 đúng là đồ dùng cho quân sự, không phải cái đinh ghim của dân bàn giấy. Đương nhiên là G36 có bệ khóa nòng... không tròn.  ;D ;D ;D G36 có thể coi là cách khắc phục hoàn hảo M16, trong khi vẫn giữ nguyên các đặc tính đã chót nhồi chặt sọ các liệt não. M16 mọi thứ đều không bền, thì G36 mọi thứ đều thay nhanh.  ;D ;D ;D ;D ;D Xong, nước Đức không bao giờ dại dột đại chiến, nên không cần súng bền, nước Đức nay bán súng, thì súng càng không bền càng bán ... tít. Ôi cheo, chân lý M16.

Hình trên G36, có video post trước, không kể cái bệ to, thì trái qua phải là: khóa nòng, tai quay (xỏ vào khe quay), chốt kim hỏa và kim hỏa.
(http://www.itwirx.com/other/tutorials/sl8_bcg/sl8_bcg_05.jpg)


Ở đây, các bạn có thể thấy người ta bán bộ đồ trọn gói để mông má một con M16... gin, ở Mỹ nó thế, súng home make tốt hơn súng... chiến. Toàn chiện hài.
http://www.ar15.com/forums/topic.html?b=3&f=124&t=310274 (http://www.ar15.com/forums/topic.html?b=3&f=124&t=310274)
này nhé

thay trích khí trực tiếp bằng cần đẩy rời
làm thêm chổi đặc biệt để lau, M16 có cái khoang khóa kín mít của khóa nòng nhiều tai
cố làm một đoạn đường lấy đà ngắn của bệ bằng cách gia công lại khe quay

=============


 ;D ;D ;D ;D ;D ;D ;D ;D ;D ;D ;D ;D ;D

Ở Mỹ, có lẽ chỉ có ở Mỹ mới có chuyện toàn bộ dân dùng súng đứng lên chửi vua súng, thế ai chi tiền mua súng vua cho họ đấy , cái chính trị buôn vua bên Mỹ nó thế.



Chúng ta đã biết chuyện rồi, Armalite làm ra AR-15, nhắc lại là ở đây không nói đến những vấn đề quan trọng nhất là đường đạn, tốc độ bắn, số đạn trong băng, độ rung súng..... nhàm quá, vì ở đây không phải là lỗi của AR-15, nó là bản sao AR-10 dùng đạn không phải do Armalite format.

Sau khi Armalite chế ra AR-15, Colt vua buôn vua mua súng về, kèm theo một người mà Colt dám mác là tác giả của AR-15, đó là Stoner. Ai lại mua thiết kế súng mà không mua người thiết kế súng chứ. Thật ra, Armalite là một chi nhánh của Fairchild Aircraft and Engine Corp, hãng mẹ này bán AR-15 với toàn bộ license, bao gồm cả rừng máy móc và phương phát công nghệ, cả chuyên gia, mẫu thử và các hợp đồng gia công còn tồn, cũng như toàn bộ tài liệu thử nghiệm-thiết kế. Cũng vì "Aircraft and Engine", mà M16 có dáng dấp đồ dành cho máy bay, làm bằng nhôm và cứ 1 người bắn thì 10 người chăm.

Liền sau đó thì cả Armalite và Stoner đều tát Colt mỗi bên môt cái. Cả hai đều làm ra mỗi bên một bản khắc phục những cái dở hơi nhất của AR-15, lúc đó đã và sắp là M16, từ 1959-1967.


AR-18, George Sullivan, Arthur Miller, Charles Dorchester
(http://world.guns.ru/userfiles/images/assault/as36/ar18dr.jpg)
Những người ở lại Armalite chứng minh rằng Stoner chả là cái đinh gì trong chương trình chế súng, hay nói cách khác, Armalite bảo Stoner chỉ là vật cản của họ, tống khứ cho rảnh. AR-18 là phiên bản có bệ không tròn, có trích khí dùng cần đẩy rời, có đoạn lấy đà cho bệ khóa nòng... G36 và các súng Áo, Anh, Nhật về sau đại thể là bản cải tiến của AR-18. LWRC  Mỹ hiện đại cũng vậy. Đứng về mặt này, AR-18 vinh quang hơn nhiều M16 , M16 quá nhục nhã trên thị trường thế giới, khi hầu hết thế giới phương Tây, cả những đồng minh thân cận nhất của Mỹ, đều nhái SVT và AK dùng, số ít còn lại dùng súng Đức. Riêng khóa nòng nhiều tai thì cả thế giới Tây gần đây vẫn dùng, bất chấp những cản trở lớn không thể vượt qua của nó, đó là việc share mối làm ăn quen như mô tả trên về SVT, Ag m/42 và FN FAL http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,18965.msg317541.html#msg317541 (http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,18965.msg317541.html#msg317541), điều này đảm bảo nguồn cung chung cho la to, tất nhiên là Đức có phương án riêng dự phòng G11.
http://world.guns.ru/assault/usa/armalite-ar-1-e.html (http://world.guns.ru/assault/usa/armalite-ar-1-e.html)
Việc các nước Tây dùng các bản cải tiến AR-18 bắt đầu sau khi NATO ép được Mỹ dùng đạn FN SS109 (M16A2 đầu 198x), đạn này cũng là một sự nhường nhau trong NATO để đảm bảo nguồn cung chung, chứ không hề hay ho gì.

Trong các việc khắc phục các tính xấu đến mức quá trẻ con mẫu giáo làm cơ học trên của M16, phần trích khí AR-18 bê nguyên xi SVT, cái này mang tiếng khó thoát bẩn đã nói rồi, LWRC y đúc, trong khi các súng Âu dùng kiểu FN FAL cải tiến nhiều lần, ví như G36 rất chau chuốt.

AR-18 cũng ném bố cái quai xách đẩy đường ngắm lên cao của AR-15/M16, trở về dáng súng trường...thường, như các súng trường...khác.  ;D

Vài chuyện lặt vặt, ví như bỏ cái máy đẩy về trong báng của "bullpup siêu dài", dùng cần đẩy về trong hộp máy  như các súng trường... thường.

Sau này, AR-18 cũng như AKM, tận hưởng khoái trá của tai quay trước, thân súng không chiu lực, làm bằng thép cán nóng mỏng stamped steel . Và cũng khá rẻ.

Ở Mỹ thì AR-18 rất lép vế vì ông anh đẻ non AR-15 đã lên ngôi vua. Nhưng trong số các súng dùng đạn M16, thì chỉ AR-18 của Mỹ được Anh và Nhật mua, ban đầu về làm cạc bin cho tăng pháo quân cảnh (súng chủ lực của họ đang dùng NATO 7,62x51 như các nước khác để ... chổng XYZ vào Mỹ). Sau khi có đạn NATO 5,56x45 (FN SS109), thì các súng này cũng như G36 lần lượt được dùng ở vai trò chủ lực. Đặc nhiệm Mỹ dùng cái này, chiến tranh VN cũng có.





Stoner 63
Số phận lận đận 12 bến nước của Eugene Stone đến liền sau khi các ông chủ của Armalite bán ông ta như một món đi kèm AR-15 năm 1959. AR-15 lên ngôi vua súng trường Mỹ M16 năm 1967, Eugene Stone thì... 12 bến nước, chẳng bến nào trong. Cái tội này cũng hay gặp, các nhân vật George Sullivan, Arthur Miller, Charles Dorcheste trong khoảng sau 1959 đã làm AR-18, dần được cả trời Tây công nhận, đã chứng minh rằng Eugene Stone thiếu trình độ làm súng. Cụ thể hơn, Eugene Stone là kẻ khoác lác rằng chính ông ta là nhân vật quan trọng nhất về mặt phát triển súng của Armalite, thế là ông ta có giá nhất, bán liền.  ;D ;D Bye bye.  ;D

Cũng có thể là Eugene Stone có tiếng nói quan trọng trong nội bộ Armalite, OK, vậy ông ta càng nên đi, bộ George Sullivan, Arthur Miller và Charles Dorcheste thở phào cho ra ngay AR-18.  ;D

Ở Colt, Eugene Stone dại mồm tuyên liền là AR-15 đẻ non, vua mà lại đẻ non, thái tử mà lại đẻ non, thế là Eugene Stone lại... đi.

Eugene Stone đến Cadillac Gate, Colt cũng thấy bất tiện, ai lại cha đẻ của thái tử bỏ con thì còn ra gì, quảng cáo bao nhiêu tiền thành khoác lác cả, thế là có ngay một... giải pháp. Eugene Stone vẫn làm ở Cadillac Gate nhưng có một chân part time ở Colt, con ông lên vua mà, thiếu gì tiền, bố nuôi mà lại tiếc bố đẻ vài ngàn lương.

Stone 63 ra đời ở Cadillac Gate năm 1963, sau bản Stone 62. Các khắc phục của Stoner chứng minh ông ta không hiểu nhiều về súng đạn, về cơ khí. Các vấn đề kinh điển nhất không được giải quyết triệt để. Về cơ bản, Eugene Stone cũng như H & K sau này, chơi trò súng modul. Cùng một thân súng nhưng thay nhanh tất cả các khôi: nòng, báng, cò... thành các kiểu súng trường phát một nòng dài, xung phong, trung liên... bán cả bộ luôn.

Súng cũng có cần đẩy lùi, bỏ trực tiếp, chuyển đẩy về ra khỏi báng, vỏ máy mỏng.... nghe cũng được. Nhưng có hai vấn đề chứng minh ông ta...lởm như so hốc kít với DP. Một là ông ta lại mắc bệnh đồng bóng, ừ thì thân súng không chịu lực bắn, mỏng nhẹ cũng được, nhưng ông ta liều lĩnh bỏ gần hết phần bệ khóa nòng trên thân, làm như đại liên PK, mà chúng ta biết, PK 7,5 kg nên cái bệ của nó trông bé nhỏ so với những cái khác, chứ đo thước thì thật ra bệ PK to hơn AK. Hết tròn thái quá lại đến méo thái quá, bệ của Stoner 63 dẹt mỏng dính  ;D.

Cái quan trọng nhất làm Stone 63 không khá được là trích khí sơ sài như hốc kít. Trích khí tiết lưu có piston chạy nhưng không có khoang chứa khí để kéo dài lực đẩy. À có, ông này dùng cái đầu piston không đi hết cylinder làm khoang trữ, thông minh ghê, nhưng đây là giải pháp các súng dùng cần đẩy rời, piston có hành trình chạy ngắn, rất bền, kín khít cũng được. Còn cần đẩy liền piston chạy dài như DP cần đặt khoang chứa giữa 2 tiết lưu, cái tiết lưu từ khoang chứa ra cylinder, DP khoét lỗ trong lòng piston đặt cố định, được khét thành tuye hoặc bản thân nó có tính tuye, biến áp lực thanh vận tốc để khắc phục piston-cylinder của hành trình cần đẩy dài làm mòn, hở cylinder. Cái này có lẽ Stoner 63 kém hốc kín WW1 một chút, chút đó là "pít tông hình cốc", tức cái cylinder gắn vào đầu cần đẩy lùi (operating rod), di động theo cần đẩy lùi, nó hứng vận tốc luồng phụt, tránh hở cylinder-piston.

Chiến tranh Việt Nam cũng có Stone 63.
(http://world.guns.ru/userfiles/images/assault/as76/Stoner63-p1.jpg)



Kết luận
M16 là ông vua đẻ non. Đấy là mơi xét vài điểm nho nhỏ. Ông này được thiết kế bởi các chuyên gia a ma tơ về súng ống, thua cả dân home make.
Ở Mỹ cứ ai biết về súng ống là chửi vua súng trường M16. Thế tại sao AR-18 không lên thay AR-15, à, chính trị ở Mỹ nó thế, rất "kiểu Pháp". Ờ, chương trình súng trường tự động Pháp 50 năm mới sinh con, đẻ được ra con là nhờ Đức nó.... làm nhục, nhục quá nên ra MAS-49. Mỹ kiểu Pháp bại trận Iraq Afghan chắc cũng nhớ đến AR-18 và các bản cải tiến như G36, LWRC... Bại trận ở VN bỏ được đạn M16A1 đó thôi.

Ôi trời, 50 năm, Pháp chỉ bị làm nhục có một cái là đẻ đươc con liền. Mèo rắn hơn, bại trận một lần mới có mỗi nòng đạn, bại trận lần 2 may ra có máy súng... chắc phải bại trận đến lần mấy mới có lê, báng.... đến lúc đó tất cả đã lạc hậu thì lại chờ...bại trận.


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: huyphuc1981_nb trong 07 Tháng Bảy, 2011, 09:12:27 pm
M16 / AR-15 thì có nhiều đặc tính ngu xuẩn, nhưng trên là những ngu xuẩn ngây ngô nhất, ít người nói đến điều đó vì hiểu được phân tích chúng cần chuyên gia một chút. Cái dễ hiểu nhất ở súng này là, nó là khẩu súng trường nhục nhã nhất trong số các súng trường được sản xuất đến con số trăm ngàn khẩu. Suốt thế kỷ 20, Nga-Đức đánh nhau, Đông ÂU bị tàn phá nặng nề. Từ 600 năm qua, khoa học luôn chảy từ Đông sang Tây ÂU, Tây Âu lấy khoa học đó đi buôn hải ngoại, buôn thành cướp và ra các thuộc địa, một thời tối tăm bậc nhất của lịch sử loài người. Chế độ thuộc địa ngăn cản khoa học chảy từ Đông Âu, thay cho buôn bán thúc đẩy dòng chảy đó, Tây Âu đã ngăn cản.

Dĩ nhiên, các thuộc địa khi tiếp xúc với Đông Âu đều dễ dàng biết thế nào là văn minh, từ thời Lập Quốc, trung hoa dân quốc đã xác định vũ khí của họ là hệ Đức, chuyển sang Mỹ bắt đầu bại luôn (Trung Quốc cũng là nơi ghi dấu khẩu súng đầu tiên của Vollmer được phục vụ, thập lục  thức công an cục thượng hải, làm tại thanh đảo, trước MP38 11 năm, 1911+16=1927 cộng hoà quốc thập lục niên tuế), đây chính là tiền thân đầu tiên của dòng MP38/40/41, MP chủ lực lừng lẫy của Đức.

Ấn Độ cũng vậy, Anh phải tự trả độc lập cho Ấn vì Ấn đã biết làm súng giúp anh, cũng như đã biết đánh nhau phò trợ anh chống Đức, không trả nó độc lập thì nó sang Luân Đôn nó phò trợ luôn.

Có hai dòng kỹ thuật chảy ngược khi đông âu bị tàn phá, chảy từ miền dã man là Mỹ về, đó là súng trường và hạt nhân. Nhưng rồi, mọi thứ phải quay lại. Hạt nhân thì nay mới quay, còn súng trường thì các bạn thấy, từ 195x, khi mới có AK, người ta đã rụch rịch nhái AK.

Thế M16 được những nước nào dùng ? Mỹ, tất nhiên rồi, Nam Hàn, Nam Vịt, Đài Loan không có cách nào khác, Thái Lan Philipine cũng vậy. Có lẽ là hết rồi đấy. NHững đồng minh thân cận nhất của Mỹ là Canada, Úc, Anh, Nhật, thì ?

Ca úc anh là những nước dùng súng trường chủ lực FN FAL. FAL là một bản sao "quốc tế hoá" của SVT. Khung vỏ SVT là khung vỏ hiện đại như AK, mở nắp hộp khoá nòng, còn FAL là khung vỏ gập bản lề như DP, PPSh, MP44.... để thuận tiện sản xuất "quốc tế". Ảnh to FN FAL http://50ae.net/collection/stg58/ (http://50ae.net/collection/stg58/). Một cải tiến nhỏ của FAL về sau được dùng cho FNC cùng hãng (FNC là AK của FN) và nhiều loại súng, tách cái cylinder ra khỏi vị trí gắn liền với đầu cần đẩy về, dễ dàng lau tẩy hơn bằng tháo phía trước trích khí. Canada chấp nhận 1855, Bỉ chủ nhà 1956, Anh Áo 1957 1958, sau đó các kiểu Úc, Brasil, Thổ Nhĩ Kỳ, Israel (sau chuyển sang AK Galil), Nam Phi (sau cũng chuyển sang AK Vektor), Thụy Điển (Ak4 và Ak5 là FAL và FNC)  . Kể cả các nhược tiểu thì khoảng 70 nước.

Nhật dùng M14 (M1 Grand liên thanh hóa)





Còn các nước khác không bàn. Như vậy, sự nhục nhã của M16 như thế. Mặc dù dựa vào Mỹ là hậu phương lớn, nhưng toàn bộ tiền duyên NATO cùng nhau la to nhái AK và SVT về dùng. Không phải châu Âu la to, Nhật Bản bị đô hộ dùng súng Mỹ cho phải phép cũng dek dám dùng M16 AR-15.

Ngoài chuyện máy móc ngu xuẩn như trên, thì đường đạn của M16 kinh khiếp. Những thùng rác quốc tế nư WIKi thường mô tả tầm bắn hiệu quả của M16 đến 400km, thật ra, cả dân nói tiếng Anh đều không hiểu tầm bắn hiệu quả là cái gì. M16A1 chưa xứng đáng là súng trường, vì tầm bắn hiệu quả dưới 250 mét.

Các bạn có thể thấy đỉnh điểm của sự nhục nhã này của đạn M16A1. Không một nước nào , toàn bộ châu Âu và NHật Ca Úc.... vân vân, tất nhiên trừ Nam Hàn Vịt Thái Phi Đài, không một nước nào dùng đạn M16A1 làm đạn súng trường. Anh Nhật có mua, nhưng đó là đạn cho cạc bin quân cảnh và cũng không phải súng AR-15/M16.

Thế châu Âu dùng đạn gì trong thời AK 7,62mm. Đến nhục, họ dùng đạn to NATO 7,62x51 (cỡ Mauser Mosin), rồi cắt nòng đi đến 3xx để đỡ giật mà xung phong. Dùng đạn to mà cắt nòng đi cho súng yếu đỡ giật có phải vô lý lắm sao. Không vô lý, vì Mỹ ngu quá là ngu, ngu đến không ai có thể ngửi được.



Sau này, khi châu Âu bắt Mỹ dùng FN SS109 làm NATO 5,56x45, thì gánh nặng mới nhẹ đi một chút. Lúc này, các nước mới hè nhau dùng khóa nòng và đạn kiểu này để chung nhau lưng sản xuất. Nhưng phiên bản họ dùng không phải AR-15 và M16, mà là AR-18.


Sau khi Stoner ra đi, thì những người ở lại Armalite đã cải lại AR-15 , họ không thể cải nhiều, như cái khóa nòng không thể đặt thiết bị gì lên vì quá chật chẳng hạn, đành chịu chết, cũng như cái quan trọng nhất của súng là đường đạn. Nhưng những đặc điểm ngu xuẩn nhất của M16 bên trên được khắc phục
----trích khí có cần đẩy, bỏ trích khí trực tiếp. Trích khí AR-18 giống hệt SVT, có cái cylinder đặt trên cần đẩy, tuye từ piston phụt vào đó, lấy từ DP. AR-18 và LWRC gần đây dùng trích khi y nguyên SVT, còn G36 thì cải chút từ FN.
----bệ khóa nòng có đoạn lấy đà với khe quay chữ S có đoạn thẳng trục rõ ràng.
----bệ khóa nòng hình hộp. Mà không hiểu ngu xuẩn đến mức nào mà người ta tán tụng bệ khóa nòng tròn xoay kiểu Pháp.
---- bỏ cái "bullpup siêu dài", tức cho máy vào trong bang nhưng không phải để súng ngắn gọn, mà để súng dài ra. AR-15 cho đẩy về vào báng và cho đến nay, đã cồng kềnh nhưng không thể gập báng. AR-18 đặt đẩy về lên lưng bệ khóa nòng như là bình thường, nên mua báng gập cũng bình thường.
----AR-18 không quên bỏ cái quai xách, vốn để nhấc cao thước ngắm, làm cao đường ngắm để có thể tỳ vai vào đuôi báng đúng ở trục nòng súng với hy vọng ít nẩy loạt. Dến thấy, đuôi báng AR-18 thấp hơn trục nòng như AK, một chút nẩy được bù bằng đầu nòng (Flash Hider) bù nẩy, dìm mũi súng xuống, tuy răng đường nẩy ghóc nẩy của bịt đầu nòng chưa tính đúng như AKM và sau đó rất chính xác bằng phiên bản tuye khoan ngang của bịt đầu nòng. Với AR-18, bù nảy là cần thiết vì đường đạn yếu cần loạt liên thanh cho tầm xa 250 mét đổi lên, trong khi AK chỉ lo cho viên thứ nhất, ngang với phát một ở tầm này cũng được, vì đạn của súng AK chính xác.


Sau này, AR-18 phát triển thành AR-180, một số nước cải tiến với trích khí giống như FN, thêm cái ống rời làm cylinder nối giữa hai piston là cần đẩy và mũi phun khí trích, ống pun trong mũi này đường nhiên có dạng tuye để biến áp suất thành vận tốc dòng khí, khí tĩnh thành khí động. Nhưng hình dưới đây là AR-180 với trích khí SVT

AR180 được chọn làm thế hệ súng chủ lực mới của nhiều nước, trước tiên là Anh và Nnật. Trước khi có đạn NATO 5,56x45 (FN SS109), thì 2 nước này mua AR18 về bắn đạn M16, để dùng làm cạc bin quân cảnh, trong khi đó súng trường chủ lực Anh là FN FAL , NHật là M14 bắn đạn NATO 7,62x51.




==============
Các súng G36 cũng là bản cải tiến ưu hóa từ AR-18. Ngoài một vài cải tiến lặt vặt, thì G36 Đức đã cho phương án hoàn thiện khắc phục các nhược điểm bất khả kháng khi dùng bộ khóa nòng M16. Đó là, súng rất không bền. Giải quuyết điều đó ? G36 là súng modul thay nhanh, cái nào tuổi thọ kém thì chuyển sang dùng .... 1 lần. Tất nhiên, quân Vịt không thể xài kiểu đó, nhưng quân Mỹ thì vô tư, cứ chịu khó làm giầu cho H&K là được. Cái chính là, H&K có bản dành riêng cho Đức, nếu như Mỹ-Đức không xô bát xô mâm, đó là con G11 có đường đạn hiệu quả như NATO nhưng đạn 4xx mm, bằng 150-200 viên. Cai modul này rất hay, đứa nào thích ăn cám thì dùng cổ băng và băng kiểu M16, còn đứa nào chê cám thì mua cái cổ băng và băng kiểu AK, tức băng gài, lắp được trống, lại còn có cả trống cắm cổ băng cắm, còn băng gài kiểu AK thì dĩ nhiên là có trống từ 193x. Vì lắm bản lề tháo lắp nên súng nặng chút, nhưng không sao, AK đời đầu nặng hơn.

TRích khí G36 cải lại từ FN, nhưng xả khí về đằng trước và điều hòa lực đẩy rất điệu

tháo lắp nhanh, G36 toàn modul
http://www.youtube.com/watch?v=65TyTZlpPlk (http://www.youtube.com/watch?v=65TyTZlpPlk)
http://www.youtube.com/watch?v=zxd7JmFEj-U&feature=related (http://www.youtube.com/watch?v=zxd7JmFEj-U&feature=related)

Cái băng G36 là băng SIG550, SIG này là AK Thụy Sỹ bán cho nhiều nước chúng ta biết rồi, các bản Thụy Sỹ, Ý, Ấn Độ là những bản AK có khóa nòng giống AK nhà ta nhất, gần như y nguyên. Tất nhiên đã là AK giông nhà ta thì SIG 540, 550 đều là băng cài
http://commons.wikimedia.org/wiki/File:Caroline-pontet-p1000527.jpg (http://commons.wikimedia.org/wiki/File:Caroline-pontet-p1000527.jpg)

Cổ băng của G36 là một modul, bác nào thích cắm mua cổ cắm, thích cài mua cổ cài
http://en.wikipedia.org/wiki/File:GewehrAG36.jpg (http://en.wikipedia.org/wiki/File:GewehrAG36.jpg)





Ảnh to AR180, bản hiện đại hóa của AR-18
http://50ae.net/collection/ar180/ (http://50ae.net/collection/ar180/)

AR-18, So với AR-15 / M16 Ném quai xách đi, hạn đường ngắm thấp xuống, điểm tỳ sao báng thấp hơn trục nòng
(http://50ae.net/collection/ar180/ar180-2-cs.jpg)

bù nẩy bằng bịt đầu nòng, bịt này dìm nòng xuống, bù nẩy
(http://50ae.net/collection/ar180/ar180-10-cs.jpg)


AR-18 bỏ trích khí trực tiếp lừng danh thiên địa kiểu Pháp. AR-18 có trích khí bê nguyên xi SVT. Có cái gì mà nhục nhã về điều đó nhể, Đức giỏi chế súng hơn Mỹ nhiều, đanh đanh nhau to với SVT cũng bê nguyên xi trích khí SVT, trở thành chìa khóa để G43 vượt qua thử nghiệm quốc gia, làm mất mặt Hitler.

Trông xa thì vẫn giống SVT
(http://50ae.net/collection/ar180/ar180-28-cs.jpg)

(http://50ae.net/collection/ar180/ar180-29-cs.jpg)
(http://50ae.net/collection/ar180/ar180-30-cs.jpg)

(http://50ae.net/collection/ar180/ar180-32-cs.jpg)

trông gần thì đích thị SVT
(http://50ae.net/collection/ar180/ar180-33-cs.jpg)



Ôi, bệ khóa nòng tròn quay kiểu Pháp và không cần lấy đà cho bệ cũng kiểu Pháp của AR-15. AR-18 làm bệ khóa nòng hình khối một cách bình thường, không thích thông minh như người Pháp, và doạn thẳng phía sau khe quay cho phép bệ lùi lấy đà trước khi đập khóa nòng quay, như G36.
(http://50ae.net/collection/ar180/ar180-20-cs.jpg)


từ bỏ Bullpup siêu dài. AR-18 dùng đẩy về khoang hộp máy như các súng trường bình thường
(http://50ae.net/collection/ar180/ar180-12-cs.jpg)


và thế là báng AR-18 cũng gập như thường. Ôi trời ơi, M16 oai hùng ơi, một đời không gập nổi báng.
http://50ae.net/photos/1024/ar-180-1-full.jpg (http://50ae.net/photos/1024/ar-180-1-full.jpg)




Nếu các bạn xem kỹ link đó, thì thấy, AR-18 vẫn dùng kiểu máy gập bản lề, nhưng đã tận dụng ưu thế khóa nòng quay tai trước, làm bằng thép cán dập nóng (rèn). LWRC giống hệt AR-18.

Phải nói rằng, AR-18 là một khẩu súng cực kỳ thành công so với các súng Mỹ khác, với rất nhiều nước làm theo, mặc dầu châu Âu làm theo là để dòm ngó thị trường Mỹ, mà bộ binh Mỹ chỉ còn có nửa cái súng trường M16 là chưa mua Âu. Nòng đạn đã mua Âu, còn mối cái máy súng bullpup siêu dài thì giữ làm gì. Và vì thế, AR-18 là một khẳng định những ngu xuẩn hết sức ngô nghê của M16.



Ấy thế mà ở Nam Cụt, có một trận duyệt binh, trong đó MP5 đều bước với Micro UZI, kiểu như RR dạo bước bên xe đạp. Cùng đi với hai thằng đó là một bác M16 nguyên thủy, cạc bin M16 mà chính Colt làm ra nó cũng ném xó 50 năm nay. M16 đã bẩn thỉu, lại còn cắt ngắn nòng làm cạc bin, thế nhưng có loài Nam Cụt đem ra duyệt binh.

Có lẽ, duy nhất trần đời có một nước đem súng tù binh ra duyệt binh, không phải chúc đầu ném vào đống như làm nhục Đức năm 1945, mà là tiêu binh bồng súng tù binh đi đều  ;D ;D ;D ;D. CŨng có duy nhất trần đời một khẩu súng không bán được cho ai đi duyệt binh, mà nó chết đã 50 năm rồi cơ ạ.

Người ta dùng đạn 9x19 Luger Para ra tiền duyên để không cần khóa nòng mà làm lùi thẳng blow back siêu đơn giản. Rồi khi bỏ đạn đó sang 7,92x33 , người ta phải làm khóa nòng cho MP44, MP45. Đến khi quay lại đạn 9x19, thì MP5 lại có khóa nòng của MP45, MP 5 bản thân nó đã là sự vô lý.

Khi đó, MP5 lại đi duyệt binh cùng chú blow back mạt hạng rẻ tiền nhất Micro UZI, thì thằng nào đang vẽ tranh đả kích thằng nào đây ? MP5 bảo Micro UZI là mạt hạng rẻ tiền rác rưởi, hay Micro UZI bảo MP5 là lởm đời ? ;D ;D ;D ;D

Rồi cái thây ma mà chính cha sinh mẹ đẻ ném đi 50 năm là M18 đứng giữa hai thằng

ôi trời ơi, trò cười của 1000 năm thành Hà Lội. Nào, mai chũng ta ra phố tập mơi nha, hôm nay jul 7 2011.


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: nguyendat2008 trong 07 Tháng Bảy, 2011, 10:44:37 pm
Ôi trời ơi, cái ông Huyphuc này cực kỳ giỏi !

Trình của ông này phải cỡ thiếu tá quân khí trở lên, còn công tác ở đâu thì chịu!

Bài viết rất công phu và cực kỳ chi tiết, xin cảm ơn nhé bác Huyphuc !

Thêm bài nữa đi, bác huyphuc!

Nếu được thì xin bác Huyphuc viết bài về  khẩu M4 A1!


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: huyphuc1981_nb trong 08 Tháng Bảy, 2011, 09:32:37 am
Cái cuộc duyệt binh 1000 năm thành hà lội diễn ra trong bối cảnh kinh tế của nước Nam Cụt khủng hoảng toàn diện, tâm lý nhồi sọ toàn diện. Trong bối cảnh lạm phát, giá các loại tiền trên thế giới đều giảm, chỉ số phát triển phải trừ đi ít nhất 7-8% do thống kê lạm vào... lạm phát, thì nước Vịt phát triển chậm hơn Ấn, Tầu, Indonexia, tức là đang đi lùi, và ai cũng thấy là đang lùi, thế nhưng người ta tổ chức cuộc duyệt binh tốn năm ngàn tỷ (theo công bố, theo ước đoán lớn gấp 4 lần như thế vì những phí phạm được tính vào xây dựng cơ bản), số tiền này đủ để di dân cái khu phố cổ hà lội khai mù, và sẽ không phải là tội ác nếu như duyệt binh lúc chúng ta không đang lao nhanh đến đáy cùng nghèo đói, tràn ngập nợ công, giá cả chợ búa mức sống biến đổi như lũ. https://sites.google.com/site/ttvnolrecyclebin/home/vu-no-hat-nhan-fukushima-i/luu/thoi-cua-giun-san-va-cho-lon (https://sites.google.com/site/ttvnolrecyclebin/home/vu-no-hat-nhan-fukushima-i/luu/thoi-cua-giun-san-va-cho-lon) Mình nhớ, trong bối cảnh chúng ta đi sau khối "châu Á trừng Nhật Bản", đi sau Tầu Ấn Indonexia, tức đang lao nhanh đến đáy cùng nghèo đói, trên TV vẫn ra rả một chương trình "nhân tài", một lão già râu tóc bạc phơ lảm nhảm "chúng ta đang phát triển nhanh, nhanh hơn xung quanh"... để dậy dỗ các tài nhân trẻ.

Một cuộc duyệt binh trong bối cảnh đó có khẩu cạc bin của M16, được gọi là M18, khẩu súng mà chính cha mẹ nó là Colt đã ném đi 50 năm. Và, cái tên M18 cũng không biết từ đâu mà ra, hay lại là tên lũ lợn .... phát minh. Cạc bin của các dòng M16A1 thường được Colt gọi là CAR-15=colt automattic rifle kiểu AR-15, do cách hiểu méo mõ bên Mỹ. Colt Commando và XM177 là những bản cạc bin được thử nghiệm ở Việt Nam. Tuy vậy, ở Việt Nam, lính đặc nhiệm Mỹ phải chọn AR-18 vì những lý do trên.

Đạn M16A1 nhục nhã như trên chúng ta đã biết. Cả châu ÂU, Nhật Bản,Canada Úc Thổ Brasil Nam Phi Israel Ấn Độ ....... là cả thế giới không có quyền dùng AK 7,62mm, đã dùng đạn to NATO 7,62x51mm rồi cắt nòng đi để xung phong. Làm đạn to, rồi làm nòng ngắn để đạn yếu đi cho súng đỡ giật, để bắn liên thanh được trên tay, để xung phong bắt chước AK... là một sự ... cực kỳ vô lý, và cái vô lý ấy là nỗi sỉ nhục cho ngành quân khí Mỹ, họ thà làm như thế còn hơn là sử dụng đạn Mỹ=hậu phương lớn trong cuộc chiến dự kiến với Liên Xô ở châu Âu. Mỹ có quyền làm đạn NATO 7,62x51, ừ thì dựa vào đó, Mỹ chào hàng đạn Remington .223 của M16A1 ? Thôi, chúng tôi xin em chã. Khốn khổ, đạn NATO M16A1 bắn trên các súng thường và cắt nòng ấy lại là đạn .... Mosin . Nó có cái đầu Mosin M1908 9,6 gram, có thuốc Mosin K44 nòng dài 500-600mm (các đạn M1942/44/45 Mosin), và dĩ nhiên không mang cái vỏ Mosin năm 1891 hy sinh toàn diện cho Tula, mà Tula vẫn chết đói, báo hại PK 110 năm sau. Đạn M16A1 thậm chí là không thể hoàn thiện được, năm 1967 quyết định dùng thuốc NATO 7,62x51 như là chìa khóa để được chấp nhận với tên phục vụ M16 năm đó, khổ quá, kiến ăn thức ăn của voi nên bệnh hoạn như vậy.

Đấy là đường đạn, còn máy súng thì trên. Gần Mỹ nhất là Nhật Bản bị Mỹ đóng quân, dùng toàn súng Mỹ, cũng không dám dùng máy M16 bao giờ cả. Còn lại, cả thế giới nhái súng Liên Xô, những nước cao nhất nhái AK, còn lại nhái SVT. Đến tận ANh Úc Ca cũng dùng máy SVT, cao minh như Thụy Sỹ mà lại dùng bản AK giống AK thật nhất...

M16A1 đã thế, lại còn cắt ngắn nòng đi .... tất cả các phiên bản cạc bin của M16A1 trong 50 năm qua không thể bán nổi một khẩu như thế. Ấy nhưng, có lũ lại bồng khẩu súng 50 năm tuổi ế ấy ra duyệt binh, mà lại là súng tù binh... khẩu súng cắt ngắn của đẻ non, bị chính hãng ném đi 50 năm qua vì không bán được khẩu nào, ế chỏng trong kho, bị bắt làm tù binh vì bố mẹ chả buồn mang về cho tốn tiền tầu xe.... duy nhất có xứ Nam Cụt duyệt binh nhục nhã đến như vậy.





Một đời mình, AR-18 bị đì đến mức kinh tởm bên Mỹ, người đì nó chẳng phải ai xa lạ, là ông anh đẻ non AR-15 / M16. Ông anh lừng lẫy với trích khí trực tiếp, bệ khóa nòng tròn, búa ấn mà không đập. Rõ ràng là, AR-18 ngày nay được nhiều nước dùng trừ Mỹ, những nước dùng các bản cải tiến từ AR-18 có các nước mà Mỹ mua license, kính trọng về vũ khí, như Anh Nhật Áo Đức (G36 Đức)... thì AR-15 không có phương thức nào sống dặt dẹo đẻ non, ngoài một cách duy nhất, đó là, hết sức đê tiện đìg đến chết ông em khỏe mạnh, hoành trang, và bình thường, AR-18 bình thường chứ không phi thường như M16, phi thường ở đây là bất bình thường thiểu năng đẻ non, đậm chất Tổng Thống Bush Con.

Sau khi Liên Xô chuyển sang đạn AK-74 5,45x39, thì châu Âu không thể tiếp tục bài ca sỉ nhục Mỹ như thế mãi được, súng nặng đạn nặng quá đáng, đạn AK-74 11-12 gram nhẹ dưới một nửa đạn 7,62x51. Và chắc chắn là, NATO sẽ chia đôi, Mỹ về bên Mỹ mà ở, nếu Mỹ không theo châu Âu, đạn FN SS109 được chấp nhận làm NATO 5,45x56, nặng hơn AK 74 chút, nhưng đầu đạn đơn giản dễ làm.

Đến đây, người Mỹ làm một việc lại chứng minh lần nữa sự ngu xuẩn thậm tệ của họ.  Mỹ bắt tiêu chuẩn đạn mới phải đúng cơ M16 để súng mới bắn được đạn cũ, súng cũ bắn được đạn mới. Theo cách nghĩ đơn giản liệt não bên Mỹ, thì cùng cỡ đường kính và vỏ, thì châu Âu không cải tiến cải lùi gì nhiều, và Mỹ có cả một kho súng ế đạn ế, tha hồ mà giầu. NHưng khốn khổ, FN buộc phải quay về đường đạn của thế kỷ 19 để giữ sức đạn. Đạn mới có nhồi quá áp, giảm tuổi thọ nòng , súng cũ bắn đạn mới thì không đủ xoáy, súng mới bắn đạn cũ thì đầu đạn bị lột vỏ trong nòng vì xoáy mạnh, tầm bắn hiệu quả cả hai trường hợp dưới 70 mét. Đến 90 mét, phần lớn đạn mới bắn trên súng cũ đã lộn ít nhất nửa vòng, không phải xoáy, mà lộn đầu ra đuôi, đập lưng và đuôi vào bia. Tất nhiên, đạn cũ đổ đi, súng Mỹ Mỹ dùng.

Đường đạn nòng xoắn hiện nay là đường đạn chống trên mũi nhọn, tốc độ xoáy và trọng tâm đạn tương tác với nhau vừa đủ để đạn thành con quay trong buồng áp thấp, tâm lực cản dồn vào đầu đinh, tu quay luôn tự tìm về hướng chổng ngược trên đinh như con quay trên bàn, trục đạn uốn dẻo theo đường đạn. Đường đạn này được áp dụng 190x. Trước đó, súng nòng xoắn bắn đầu đạn cố định trục như đĩa bay, vận tốc thấp, buồng áp thấp không đủ bao đầu đạn, lực cản khi đạn nghjieeng có cả ơqr đầu và đuôi, tâm khí động (tâm giá đỡ) gần với khối tâm, đạn như con quay hồi chuyển, bảo vệ trục đạn cố định, bắn lên cao thì hạ đuôi xuống.

Theo cỡ Mỹ thì đầu đạn kém chính xác do khối tâm gần tâm lực cản khi đạn nghiêng, AK-74 có kỹ thuật làm đầu đạn phức tạp như đạn pháo mà vẫn rẻ, nên dùng "đạn p[háo cho súng trường", có rỗng đầu, có đổ chì đuôi, dồn khối tâm về sau. FN soi NATO không thể làm đạn như thế giá rẻ, mà cỡ đạn Mỹ thì đuôi chóng thò ra như đạn tk 19, nên FN làm luôn đường đạn tk 19, đạn xoáy mạnh để hiệu ứng con quay hồi chuyển cố định trục thật mạnh. Thế là khá rồi, đạn đã dài, yếu, lại dùng chống trên mũi nhọn thì thành cái cục đá lộn đầu. CHúng ta biết rằng, thuật cánh đuôi và thuật chống trên mũi nhọn ngược nhau, cánh đuôi thì khối tâm đi trước, mũi nhọn thì khối tâm đi sau, nếu như lưỡng hai tính chất, thì ........ tâm đạn đi trước  ;D ;D cả đầu lẫn đuôi đi... sau  ;D Nòng đạn mới phải dài ra chút để tăng sơ tốc, để to buồng áp thấp.



Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: huyphuc1981_nb trong 08 Tháng Bảy, 2011, 11:22:21 am
M4: vẫn đã yếu lại cắt nòng. M16A1 dùng đạn NATO đạt được tầm bắn hiệu quả của súng trường, 250 mét. Với điều kiện là kín gió và nòng mới. AK thì không cần kín gió, thợ sửa thấy ở mức đó là thay nòng. Nhưng dẫu sao thì như thế cũng là súng trường, cẩn thận thì thêm "súng trường kín gió" cũng được. Bây giờ, cắt nòng đi ? mà làm M4A1.


Thế đạn M16A2 là gì, tức NATO 5,56x45 SS109.

Bây giờ xem đạn M16A1, 0.222 Remington, 5gram, 850 m/s, đầu đạn dưới 4 gram.
Nếu như so với đường đạn NATO 7,62x51 nặng 9,6 gram, ta giữ nguyên chiều dài đầu đạn, thì sẽ có thể tích  và khối lượng giảm theo bình phương đướng kính, là đi 5,1 gram. CHưa nói đến xoáy, thi gia tốc giảm theo tỷ lệ khối lượng. Loại đầu 5,1 gram của NATO nếu có sẽ giảm tầm bắn chính xác đi so với Mosin tỷ lệ khối lượng, là 9,6/5,1 lần. Như vậy, nếu xoáy đảm bảo, thì phần đường đạn chính xác đạn nằm trong buồng chân không giảm đi so với Mosin gần 2 lần. Dùng đầu 4 gram giảm đi 2,4 lần, đây là nói cùng loại đầu đạn đơn giản, lõi thép vỏ đồng, không có buồng rỗng đầu như NATO vẫn dùng. Thực tế là nòng M16A1 ngắn họn Mosin nhiều nên họ lại dùng đầu dưới 4gram.

Bên Mỹ, phổ biến những "tầm bắn hiệu quả của M16 là 400km", như thế, Mosin phải bắn trúng mục tiêu thân người ở 1000 mét với tỷ lệ ít nhất 3/4 và số đạn trúng phải chụm ở ngực bia.  ;D ;D ;D Mosin không bao giờ khoe mẽ đến thế, mà nó cười cả thế giới nói tiếng ANh không thằng nào biết tầm bắn hiệu quả là cái gì cả. Một cái ngu xuẩn nữa ít gặp hơn của dân nói tiếng ANh là đầu đạn dài nhỏ thì lực cản ít, như mũi tên !!!. Quá đơn giản dễ hiểu, mà đơn giản dễ hiểu là những thức ăn mà các liệt não tranh nhau hốc. Đã biết rằng, thuật chống trên mũi nhọn ngược với thuật mũi tên, khi hình dáng đạn không quá củ chuối về tỷ lệ cao rộng, thì lực cản được tính bằng chiều dài chứ không phải chiều ngang buồng áp thấp. Như vậy, đầu đạn càng nhỏ dài càng thò ra bị cản, đầu đạn ngắn to-nhưng không đến nỗi hình đĩa-thì sẽ có lực cản ít, vận tốc thấp hơn vẫn "chống trên mũi nhọn", kéo dài tầm bắn hiệu quả.

Đơn giản nhất cho phép tính, Mosin được copy đường đạn ngoài thành NATO 7,62x51. Remington M16A1 đơn giản là thu nhỏ đường kính của đầu đạn này, dùng chung thuốc và chiều dài nòng, nhưng hơi thu ngắn chiều dài nòng vì không ai để tỷ số chiều dài tệ hại như thế, cùng loại đầu đạn đơn giản, nên tầm bắn hiệu quả giảm đi hơn 2,4 lần so với Mosin M1908. Mosin được thiết kế đểcos tầm bắn hiệu quả 600 mét, đủ cho xạ thủ bắn tỉa thể hiện tài năng, trong khi AK lúc đó phải dùng loạt dài của trung liên, đấy là cách so tiêu chuẩn tầm bắn hiệu quả Nga với súng Mỹ, được ngay con số cực đa của M16A1 là 250 mét nếu nòng dài bằng Mosin 730mm.


Qua xem xét đầu M16A1, có thể thấy, châu Âu không thể chấp nhận cái nòng 5,45mm nhưng dài 730mm. Châu Âu cũng không thể chấp nhận cái đạn nhục nhã đó của M16A1. Họ ưu hóa một chút chiều dài đầu đạn trong trường hợp đầu đạn đơn giản, tỷ khối đầu đạn đồng đều, không khoang rỗng đầu, không đổ chì đuôi để chuyển khối tâm về sau, nhồi quá áp, tất nhiên là dùng thuốc viên nhỏ dẹt hơn cháy nhanh hơn, chứ không lấy súng nhỏ dùng thuốc súng to như kẻ dốt nát ngu xuẩn. Đầu NATO nặng 4 gram, nòng ngắn đi chút so với Mosin 730mm, sơ tốc nhỉnh hơn chút (Mosin 730mm sơ tốc 860, SVT 840)
Таблица 38. Данные винтовочных патронов калибра 7,62 мм, производившихся в СССР в разное время
http://arch07.narod.ru/potapov/part8.html (http://arch07.narod.ru/potapov/part8.html)


Bây giờ đến đoạn ưu hóa đường đạn, thuốc thì thời vật liệu mới không khó rồi, dễ dàng tìm ra phụ gia để có thuốc đạn tốt, viên nhỏ dẹt mà ít vỡ khi bắn. Châu Âu cũng biết điều khiển tốc độ cháy bằng thuốc viên rắn, chứ không ngu xuẩn dùng thuốc nổ dẻo cháy từ trong viên ra như Mỹ. Châu Âu ở đây là có Bỉ, có Thụy Sỹ, có Đức, chứ không phải châu Âu Anh Pháp. Tức châu Âu dùng AK và SVT, chứ không phải châu Âu có MAS-49 phát một cùng năm với AK 1949.

Khi có thuốc mới, sơ tốc mạnh, khi có đạn lõi thép vỏ đồng không vỡ khi nhồi mạnh gia tốc lớn, thì sơ tốc súng trường hiện đại chuyển từ thời Berdan IG71 400m/s lên 800m/s thời 190x, người ta mới có buồng áp thấp đủ lớn trong tầm bắn cần thiết, để đạn thu gọn bên trong buồng đó, và chống trên mũi nhọn, vận tốc quay vừa phải, dùng con quay chổng ngược tu lên đúng đỉnh đinh, chứ không dùng con quay hồi chuyển cố định trục.

Bây giờ, đầu đạn quá nhẹ, lại dài gần như cũ, vận tốc suy giảm nhanh, trước 250 mét đã mất chống trên mũi nhọn ?  Đạn NATO bằng 1/2 khối lượng đạn AK, bằng 1/2,4 đạn Monsin-NATO 7,62mm, 4gram, vẫn là đầu đạn đơn giản. Khi đã mất chống trên mũi nhọn mà dùng thuật chống trên mũi nhọn thì chúng ta đã biết, thuật cánh đuôi xuất hiện khi đuôi đạn thò ra khỏi buồng áp thấp, thuật này ngược với chống trên mũi nhọn,làm đuôi lộn lên đầu, đuôi đầu tranh nhau đi trước, đạn lộn tùng phèo như M16A1 bắn đạn NATO 5,56x45, phần lớn các viên đã lộn trước 90 mét (như bạn cho con quay tít lên cái đĩa trũng rồi thổi vào tu nó, thấy ngay chuyện tranh nhau cái gì đi trước). Để không lộn, thì M16A1 phải dùng đạn ngắn hơn dưới 4 gram, không lộn ở 90 mét thì lộn ở 250 mét. NATO không muốn lộn nên xoáy thật mạnh về cố định trục như tk19, cũng vì một nguyên nhân, là đầu đạn quá dài so với đường kính và sơ tốc, nòng thuốc lại không đủ vận tốc cho dài như thế. Bắn nòng NATO bằng đạn M16A1 thì đạn lột vỏ trong nòng.

Với tất cả những cải tiến đó, NATO 5,56x45 chấp nhận đạn cả vỏ nặng hơn AK nhỏ 5,45x39 một chút. Đạn nặng vì 2 lý do, một là nó to, quá đơn giản, và hai là nó vẫn chưa có kỹ thuật làm vỏ đạn thép, thép rắn chắc và bền hơn đồng, nhẹ hơn đồng, đồ đồng được thay bằng đồ sắt. Dưng cơ mừ đồ đồng được thay bằng đồ sắt vì sắt khó gia công hơn đồng, Anh Quốc khi làm Sten nhái MP28/II Đức nắm 1923 đã phải đúc đồng thay cổ súng Đức. Thực chất, AK nguyên thủy đã có vỏ thép, đạn cả vỏ 16 gram. NATO 5.56x45 là 12-13 gram, AK nhỏ 11-12 gram. Đạn Mosin cải tiến 22 gram, NATO 7,62 25 gram (vẫn đồng, sau nhẹ hơn chút vì có bản thép mạ đồng). Như vậy, xin lỗi đi, AK 7,62mm không nặng hơn la to bao nhiêu, và chúng ta không có máy làm đạn AK 74, không có nhiều BMP trợ chiến, cứ trâu bò xài AK 7,62mm không sao. Thật ra, cái chỗ M16 to nặng hơn AK chút đổi lấy mang thêm đạn AK 7,62mm là vẫn hòa, tính ra là mấy trăm viên đạn chênh 3 gram, lãi to đấy, nói hòa là khiêm tốn.


Như thế, sao không làm đạn to ra chút, ngắn đi chút, co gọn hơn trong buồng áp thấp chút ? cùng khối lượng nên tốc độ giảm tốc độ (nói đùa từ gia tốc) ngoài không khí như nhau, nòng ngắn hơn do đầu ngắn hơn, mà thời gian sống trong buồng áp thấp chống trên mũi nhọn dài hơn ? không có Mỹ ngu xuẩn thì đâu có thế. AK 5,45 dùng đầu nhẹ đường kính bé vì nó có đầu đạn phức tạp, đổ chì đuôi để rỗng đầu, dồn khối tâm ra sau, kéo dài thời gian sống trên "chống trên mũi nhọn". NATO không có cái máy làm ra đạn ấy vì châu ÂU theo truyền thống muốn dựa lưng vào Mỹ khi đánh nhau với Liên Xô, mà kỹ thuật làm đạn của Mỹ thì cao minh lắm lắm.

Ấy là, chúng ta cứ tưởng tượng đạn nhỏ là văn phòng, đạn to là đồng ruộng, anh nông dân phải học kỹ thuật cao mới bỏ đồng ruộng vào văn phòng. Mỹ thì đem luôn cái con trâu đầu đạn đơn giản vào văn phòng kéo cày. Ngược đời như vậy, sỹ hão như thế.




Đạn mới bắn đạn cũ lột vỏ, vậy đạn lột của nòng bao nhiêu mỗi lần bắn ? Có ngay, G36 nòng thay nhanh, dùng một lần  ;D ;D ;D ;D ;D ;D Châu Âu rất hiểu biết về súng đạn và cũng rất hiểu biết sự ngu xuẩn của bạn Mỹ xứ Mèo Hoang. M16A2 thì không như G36, khổ cái thân đời, theo tiêu chuẩn AK thì khó biết là bao nhiêu, nhưng những đanh giá "lạc quan nhất" là được 2 ngàn viên. Thôi thì, không dùng nòng 1 lần, ta dùng súng 1 lần.


Không nói cái máy súng M1A1 vẫn là M16. Trời đất, bên Mỹ súng chiến không tốt bằng súng chơi. Dân Mỹ mua dòng M4, M16 về chơi, thì các hãng bán kèm bộ kít, chỉ cần ê tô là lắp trích khí có cần đẩy được vào bộ đó.  ;D ;D ;D ;D















M4A1 tích hợp đủ các lẩm cẩm ngu xuẩn. Máy M16 / AR-15 đạn đã yếu lại cắt ngắn nòng. Cả nước Mỹ chửi bới rinh tỏi. Đã thế, Afghan Iraq lại bại trận, Còn gì mà đỡ. Lần chửi cuối cùng là nỗ lực đổ chì bắt chước AK, đổ thế nào đạn không những không trúng hơn, mà lại trượt nhiều hơn. Ôi trời ôi, hóa ra là đạn nhồi quá áp, khí thuốc nóng, chì nó chảy trong nòng.

Xuẩn như thế sao lại cắt ngắn nòng ? M16 đã dài, la to lại bắt cầm nòng dài hơn, mà M16 mình đã kể rồi, M4A1 cũng thế, chúng là "bullpup siêu dài". Người ta làm bullpup để súng trường ngắn hơn,cho máy vào báng. Nhưng M16 cho máy vào báng để súng dài hơn, dài nhất thế giới. Các bạn cứ dựng Colt lên mà đố: tao đố mày gập báng, thiên hạ ai cũng gập báng, mày cố gập báng đi cho bằng người.

Vì dài như thế nên ở Iraq cận chiến trong nhà mới phải dùng PPSh. PPSh nó cáu nó chửi: ông mày 70 thu rồi, mà còn bắt ông mày ra trận. Thế thì có ngay PPSh hiện đại, PPSh cổ lỗ đạn yếu bắn gần, thì ta cưa nòng M16 đi là được .....PPSh. ;D ;D ;D ;D

Nhưng mà PPSh dù có cổ vẫn có băng 70 viên để bắn loạt 900. M4A1 cải tiến cố thì từ 20 viên lên được 30 viên, vẫn bé hơn băng thẳng của PPSh. Tóm lại là, Mỹ nên noi gương Pháp ANh, thiết kế súng làm cái gì, cứ bê súng Đông Âu mà chiến. Bê súng Nga nhục quá thì bê súng Thụy Sỹ, Áo, Bỉ, Đức.... Đấy, gương tày liếp là Pháp đấy, MAS-49 phát một cùng năm với AK đấy. Bây giờ cứ cố thiết kế, lại ra cái anh yếu hơn ông già 70 tuổi, chỉ tổ Hitler nó ở dưới địa ngục nó cười khành khạch.

Thật ra thì M4A1 2,5kg rỗng, nhẹ hơn PPSh chút. Hay là thế này đi, hậu duệ của PP-Sh là PP-2000 nặng 1,45 kg, lại bắn đạn tiêu chuẩn Tây để xuất khẩu 9x19 Para. Siêu rẻ.  ;D ;D ;D ;D ;D Ít nhất là PP-2000 xếp được báng.

Thế nhưng mà PP là súng ngắn, là pistole, M1 có tầm ngắn dài đâu không biết, nhưng tên chính thức là cạc bin, cạc bin là súng vừa, tuy tũn hơn súng dài một ti nhưng, về tên, thì là oách hơn pistol.

Đau đầu quá nhể, hay là ta dùng AK, ngắn này, xếp báng này, nhẹ này, băng trống cận chiến này.... Thì sự thật là như thế. Lột hết AK đông âu, b41 đông âu. Bây giờ , từ 2009, bác Mèo sang Izhmash mua AK chính hiệu  ;D ;D ;D ;D


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: huyphuc1981_nb trong 08 Tháng Bảy, 2011, 11:46:08 am
Chưa đến cấp sư, nhưng cấp trung thì quân ra đã dùng M16, dùng luôn trong chiến tranh, mua của bạn Vịt Hòa , không kể số lẻ nhặt được thì lần đó ta mua trọn một trung đoàn trang bị cả xe cộ. Nên nói chuyện M16 ở đây cũng được. M16 cũng như xe tăng bị đạn 25mm bắn thủng, chỉ có khách hàng duy nhất là mafia buôn lậu vũ khí. M16 / AR-15 một đời làm vua đẻ non, ngồi trên ngai cao, nhưng lu mờ trước AR-18. Cũng chỉ ở Mỹ mới có chuyện buôn vua súng trường, có chuyện sỉ nhục nước Mỹ như thế. Các bạn xem, cả thế giới Tây sỷ nhục Mỹ mọi noi mọi lúc. Họ nhái AK dùng trong la to, nhái đến y sì hệt trừ trích khí quá khó đổi đạn như SIG thụy sỹ và AR Ý, súng nhiều nhất ở la to là FAL nhái SVT. Đến nước dùng đạn to rồi cắt ngắn nòng đi để sỷ nhục M16. Hết chuyện ấy, Mỹ đã dùng đạn Âu, thì lại càng sỉ nhục, châu Âu Nhật Bản, đến cả thằng ranh con hàn xẻng nó cũng sỉ nhục AR-15, sỉ nhục đại ca Mỹ, bằng cách rao bán vào Mỹ các cải tiến của AR-18.

Ấy nhưng, một phiên bản M16, mà là phiên bản tù binh, được đi duyệt binh vinh quang ở thành Hà Lội.

Có lẽ, không khó để hiểu sự quằn quại đau đớn của liệt não Mỹ khi thử nghiệm G36 thay thế M16, với mã Mỹ XM8. G36 là bản hoàn thiện nhất của dòng AR-18, nhưng chắc chắn khó mà qua thử nghiệm, vì sự quằn quại này còn kéo dài.

====================




Bây giờ chúng ta xem một vũ khí chủ lực của sư đoàn bộ binh Vịt Cạc
(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/b/bb/Bundesarchiv_Bild_183-1988-1007-009%2C_Berlin%2C_39._Jahrestag_DDR-Gr%C3%BCndung%2C_Parade_crop.jpg)


BMP-1 có nghĩa là= xe chiến đấu bộ binh. Nếu đứng về phía người Mèo Hoang, thì BMP-1 đi vào biên chế đầu thập niên 196x, ngang thời gian M113. Nhưng M113 là APC, còn BMP là IFV, APC là xe tải bọc giáp, còn BMP là xe chiến. APC tiếng Nga là BTR. Cùng ra đời với BMP-1 là BTR-60, BTR nhẹ hơn, giáp mỏng, nhưng nhảy tũm xuống nước không cần dốc bến và bơi qua sông, trên đường bộ BTR phi nhanh như mọi ô tô chạy bánh cao su khác. BTR từ khi có BMP chỉ thực hiện những nhiệm vụ di chuyển nhanh, đột kích thọc sâu móc lốp, làm kỳ binh, còn BMP là chính binh.

M113 cũng mắc bệnh M16, là bệnh nhôm, căn bệnh ung thư nước Mỹ do các hãng vũ khí WW2 gây ra. Làm bằng nhôm, nhưng M113 đi đường bộ chậm như xe tăng, đi qua sông không phải M113 hoàn toàn không đi được, nhưng trừ lúc biểu diễn không ai dám đi, nó cần một cái bến hoàn hảo và sóng nhẹ cái là ngủm. Nghe nhôm không bơi giỏi bằng sắt là vô lý, nhưng bên Mèo Hoang đầy chặt những vô lý, ví như làm bullpup cho súng trường dài thật là dài.

Nhưng quan trọng hơn, thì BMP là một thế hệ xe khác APC, BMP là xe tiểu đội, dã chiến, có giáp chống đạn bộ binh, đủ hỏa lực trợ chiến. Trước đời này, quân ta dùng BTR-152, tức là xe zin ba cầu bọc giáp, xe không mang vũ khí, nếu có thì trí PK và RPD, RPK lên thành xe ở các giá súng làm sẵn (PKS). Điều này là vô lý, nếu tiểu đội đã có xe, thì sao không chở thêm độ 1 tấn vũ khí, mà vẫn trang bị như thời đi bộ. Nghe có vẻ đơn giản nhể, cái khó là thiết kế được 1 tấn vũ khí đó. BTR-152 tất nhiên không thể đặt tháp pháo 75mm loại săn tăng như WW2.

Vào 196x thì vũ khí đã đủ, BMP-1 mang khẩu 73mm bắn chung đạn với SPG-9, nhưng không phải là súng không giật, mà là một pháo nòng trơn bắn đạn có trợ lực tên lửa (2A28 Grom). Xe mang theo 4 đạn tự hành chống tăng ma lức ka (bé con) 9M14 Malyutka , mã Tây AT-3. súng không giật 73mm dùng trong cấp tiểu đoàn và trung đoàn bộ binh đi bộ, còn đây là tiểu đội, giúp tiểu đội tấn công các công sự kiên cố, dạng như bốt hà đông của Phú Lãng Sa thì chỉ cần 1 BMP đi càn. Khi gặp lô cốt to cao hơn, xe tăng.... thì đã có AT-3, BMP có giáp mỏng, nhưng AT-3 bắn rất xa và nếu phục kích thì thịt tăng hạng nặng như thường.

Khẩu 73mm nòng trơn thiết kế trên một tháp pháo quay như xe tăng, băng nạp đạn tự động (bắn phát một), 40 đạn. Ngoài ra, xe còn thêm 1 PK bố trí đồng trục như xe tăng, để Grom đỡ tốn đạn khi thịt những mục tiêu lìu tìu như lính nhảy ra từ một cái xe đã bị Grom bắn hỏng. Chung đạn với SPG-9, khẩu này có sức xuyên rất tốt, xiên được giáp mọi loại xe tăng lúc đó, nhưng tầm bắn hiệu quả mục tiêu là xe tăng thấp chỉ vài trăm mét. Pháo này không có ổn định.

Biên chế xe 11 người. Bao gồm 8 bộ binh "nhân viên tiểu đội" cũ, A trưởng, thêm lái xe và pháo thủ. 8 "cửu vạn" bé nhất cầm AK, mỗi người có một công sự mở nắp trên nóc xe. Xe có thiết kế 3 phòng: hóa sinh xạ (bảo vệ người trong xe khỏi hóa học, sinh học và hạt nhân, tiếng Anh NBC).

Tất nhiên, đã là xe thì tiểu đội không chỉ có pháo, mà có cả điện đài như đại đội.

Một điểm khác bộ binh đi bộ là các vũ khí không chính thức biên chế rất nhiều, ví như chuyện mỗi lính 2 súng là chuyện thường, 1AK và 1 B41, hay mỗi tổ 1 PK 3 AK, hay mỗi người thêm một bắn tỉa SVD, hay mang theo GP... vì đi xe mang vác khá thoải mái, khi cần, 1 hay 1 tổ được bố trí rời xe đến chốt giữ những vị trí quan trọng như nóc nhà cao tầng, điểm cao nhỏ, dùng vũ khí mang theo đó. Trong số 8 nhân viên của BMP, thì trang bị bắt buộc là AK hoặc RPK, còn tất cả mọi súng đều có thể mang thêm, thông dụng nhất ngày nay là RPG và PK (2-3 khẩu PK, PK hạ xuống tổ) .



Có lẽ, không cần tưởng tượng ra quân địch gặp sức mạnh thế nào với một trận chiến của BMP, giờ đây, mỗi tiểu đội có sức tấn công của một xe tăng, cứ tưởng tượng ra 5 triệu Hồng Quân WW2 có 500 ngàn xe tăng, gấp 10 lần tổng số T-34. Sức mạnh phỏng thủ và tấn công toàn diện của BMP-1 kém xa tăng chủ lực, nhưng bù laị là sức tấn công tính về khả năng xuyên giáp, sát thương và tốc độ hành tiến thì khủng khiếp, AT-3 có tầm bắn hiệu quả cao ngang và hơn xe tăng trong nhiệm vụ diệt tăng, sức xuyên cao hơn trong hầu hết các tình huống. Ừ thì BMP vỏ mỏng, nhưng liệu theo tỷ lệ tối thiểu thì 1 tăng liệu đấu được với 10 BMP không, chắc chắn là không.

Một trung đoàn BMP-1 thêm 1 đại đội 10 xe tăng hạng trung thông dụng ngày đó (T-54, T-62). Tỷ lệ xe tăng tính riêng chỗ này đã cao hơn cũ. Số xe tăng này để thực hiện đối đầu với những mục tiêu mạnh nhất của địch như đấu tăng, khắc phục giáp mỏng của BMP khựng lại khi địch đem nhiều xe tăng ra chặn. Một quân đoàn BMP nếu giầu thì có cả một sư tăng mạnh, bình thường là một lữ đoàn tăng hỗn hợp.

Một sư đoàn bộ binh cũng được trang bị lại, với pháo, cối, đối không, hầu cần kỹ thuật... tất cả đều cơ giới hóa để theo kịp BMP. Mỗi sư đoàn bộ binh cơ giới có 3 trung đoàn BMP, mỗi trung đoàn có 9 đại đội, mỗi đại đội có 9+1 xe (1 command).

Chiến thuật
BMP trang bị đầy đủ các phương tiện mà bộ binh hằng mơ ước
chiến hào công sự, nay chúng có động cơ tự chạy theo quân ta đang xung phong.
súng máy trợ chiến
pháo chống lô cốt
đạn chống tăng, riêng cái này có tầm bắn lại còn xa hơn xe tăng
BMP không đỡ được đạn yếu nhất của xe tăng, nhưng lính bộ binh vẫn thế, có thêm cái giáp 30mm là oai hơn mũ sắt 1mm rồi.

BMP đảm bảo giáp chống các loại vũ khí sát thương, hành tiến bình thường khi pháo bắn diện tích , rất khó bắn trúng xe, chỉ văng mảnh, cũng như đảm bảo an toàn cho bộ binh đến tuyến xuất phát xung phong. Các công sự, xe tăng ... địch trước đây bộ binh vẫn phải chống, nhưng yuế và chậm, nay nhanh chớp nhoáng.

Như vậy, về bản chất, BMP không thay đổi tính chất của bộ binh, chỉ là phương tiện thuận tiện. BTR chỉ có tác dụng hành quân, đổ quân xuống vị trí xuất phát xung phong và đợi, còn BMP đi theo tuyến xung phong, bắn trợ chiến theo yêu cầu. Các mục tiêu công sự, lô cốt cũ đều hết thời, chiến tranh lại một lần nữa tung ra dã chiến.

BMP có sức công thành uy lực, tốc độ di chuyển rnhanh vọt, tạo thành các cuộc chiến thọc sâu, chớp nhoáng chưa từng có.

BMP thả quân xuống để tấn công các mục tiêu cụ thể cuối cùng, cũng như đảm bảo mọi yêu cầu của bộ binh cũ như hộ vệ tăng pháo.




Phát triển
Gần như là đầu thập niên 197x Liên Xô đã trang bị đủ BMP. Một tỷ lệ thích hợp BTR được duy trì cho đến nay, bởi BTR có mặt nổi trội là vượt vật cản dễ dàng, đảm bảo đi mọi địa hình, trong khi BMP đi mọi địa hình nhưng trừ... đường nhựa thời bình. Thật ra, không riêng các bến sông, BTR có khả năng cơ động cao hơn BMP, nó đi trên đường bộ nhanh và xa, ít phải chăm...Tùy học thuyết quân sự, sau này BTR Nga tăng lên chút, do chiến tranh kiểu bắt nạt trẻ con lại thấy nhiều lên.

Nước Mỹ đến giữa thập niên vẫn chưa thay đầy đủ M113 bằng M3. Trong khi đó, M3 là IFV (BMP tiếng Nga), nhưng cũng không hay ho gì hơn APC (BTR tiếng Nga). Thay cho pháo và ATGM săn tăng, M3 mang súng máy 20mm, tuy có mạnh nhưng vẫn là trọng liên, chỉ là súng máy. Khi tăng địch xông ra, BMP không thể tiến được, nhưng có thể né nấp, chú tăng nào tiến nhanh là bị thịt luôn, cầm chừng đợi tăng ta ra xử. Còn M3 thì đắp chiếu , co cẳng chạy cũng không nhanh hơn tăng địch, không có phương tiện nào gãi được ghẻ tăng địch. Gặp các công sự như bốt Hà Đông thì M3 lại ngồi gọi pháo tự hành ra cứu. Như thế, M3 thực chất là APC chứ không phải IFV.

Chúng ta đã có bộ đội xung kích hồi kháng Pháp, đã biết rằng, bộ binh không đánh nhau ngang ngửa được với xe tăng, nhưng Bazooka, B40, B41 cũng bắn được xe tăng. Súng trường bộ binh không bắn thủng lô cốt, thì bộ binh đặt bộc phá đánh sập lô cốt. Ở Điện Biên Phủ, bộ binh không có giáp phải đợi mấy tháng đào hào, nay thì chiến hào lắp động cơ chạy đến quân địch.  Các tính chát cố hữu của bộ binh vẫn vậy, chỉ hiện đại hóa.

Từ BMP-1 đi lên, cái vô lý xuất hiện ở khẩu DKZ có giật 73mm.
Số là, chẳng mấy khi thấy địch làm 40 cái lô cốt như bốt Hà Đông để tiếp một tiểu đội. Như vậy, cơ số đạn săn tăng 73mm này là thừa. Điều này cũng như bộ binh đi bộ kiểu Liên Xô, mỗi tiểu đội có 1 B41, diệt được xe tăng, nhưng số đạn ít hơn nhiều nếu thay bằng M79 40mm chỉ biết sát thương. Không mấy khi 1 tiểu đội địch có 1 xe tăng, nên B41 không thể thiếu, nhưng thiếu M79. Liên Xô sau chiến tranh Việt Nam đã làm GP-25, không bỏ B41 mà thêm M79.

BMP thì đã có sẵn AT. Vậy nên, khẩu 73mm là đạn to quá mà số đạn ít quá.

Sau này, BMP thay bằng pháo bắn nhanh 30mm 2A42, sơ tốc 1100m/s, cỡ như  M113/ M3 thì BMP quạt liên thanh thủng lỗ chỗ ở xa cả ngàn mét, đấy là nói tiết kiệm đạn AT. Điểm hơn của 30mm liên thanh là, nó xử lý bộ binh biển người hiệu quả hơn nhiều chú 73mm chỉ giỏi bắn công sự với tăng cổ cỡ T-54/T-62. Pháo bắn nhanh 30mm cũng tạo điều kiện phòng không tốt hơn nhiều. ATGM cũng thay bằng các AT khác hiện đại hơn.

BMP-2 vẫn cấu hình 4 ATGM và pháo 30mm một nòng có ổn định. Chúng ta có thể hiểu, xe tăng đấu tăng, kẻ nào thắng trì trị BMP. BMP thì trị ô tô, với chức năng đó, thì 30mm liên thanh là thằng trị ô tô xe máy cực tốt. Cỡ súng 30mm này bắn các xe bọc thép nhẹ khác, kể cả các điểm mỏng BMP ở gần đều tốt, đúng quan điểm .... đấu BMP. Khả năng sát thương thì không phải bàn, dĩ nhiên, đạn có ngòi tự hủy chứ không phải để lại một đống tội ác chống lại loài người như các đạn 40mm gốc Mỹ. Khẩu pháo này có tính năng đặc biệt phục vụ việc thay loại đạn nhanh, đang bắn đạn xuyên chuyển sang đạn sát thương nhanh bằng 2 băng, đây cũng là một ước mơ của FCS, chương trình ăn cắp tiền không bao giờ là hiện thực của triều Bush.



BMP-3 nặng rỗng 18,7 tấn. So với 13 và 14,5 tấn BMP-1 và BMP-2, BMP-3 có động cơ và giáp tốt hơn, quãng đường 600km, đi lầy 52km/h, đường tốt 70 km/h. số nhân viên còn 7 người, thêm 2 vị trí dự phòng, vẫn thêm 3: trưởng xe pháo thủ lái xe.

Giáp BMP-3 thay đổi nhiều so với 2 đời trước, xe có nhiều phần làm bằng nhôm xếp thep thiết kế giáp rỗng, phần lớn giáp chống được đạn 30mm của chính BMP-3. Các phiên bản sau này bổ sung ERA.

Bộ bánh xích BMP-3 na ná như 2 đời trước, dùng kiểu bánh T-34 có nhún và truyền động trong thân xe, bánh bọc cao su lăn trên xích mắt ngắn-loại xích thường dùng cho xe nhẹ tốc độ cao, có độ tin cậy cao hơn.


BMP-3 thay ATGM bắn ray bằng pháo nòng xoắn 100mm 2A70 có ổn định bán tự động, pháo này kiêm chức năng bệ phóng ATGM phiên bản bắn từ nòng pháo 100mm 9M117 , đưa lên 8 đạn ATGM, do đạn bắn từ nòng gọn hơn. Pháo này cũng di kèm 40 viên xuyên phá chống công sự bán kiên cố cho... rẻ. K

hẩu 30mm vẫn còn nhưng đồng trục với 100mm, 3-6 trăm phát / phút. Số PK tăng lên 3 trong các công sự trên xe và đồng trục. Như thế, không tính PK, thì BMP-3 có pháo lớn của BMP-1 và nhiều ATGM gấp đôi BMP-1, BMP-2, bên cạnh đó vẫn có 30mm của BMP-2 với 500 đạn.

2A70 là một khẩu pháo nòng mỏng có tính năng khá đặc trưng thiết kế riêng cho BMP-3, nó bắn được đạn trái phá (HE) và đạn tự hành diệt tăng mã Tây AT-10, 100mm, chung với T-54 chẳng hạn (  ;D). Trái phá 3OF32 nặng 15,6kg,  là đầu đạn của  đạn có vỏ 3UOF17 m, đạn cả vỏ 18,2kg, đầu đạn chứa 1,7kg HE, tầm 4000 mét, sơ tốc 250 m/s. Kiểu pháo-đạn này có tỷ lệ đường kính và tầm như là môt sơn pháo thời cổ, nhưng dùng vật liệu mới cho nhẹ. Có thể coi là lựu pháo nòng ngắn, khi đặt trên xe dã chiến có giáp là một pháo tấn công tiền duyên , tức các pháo bắn thẳng, bắn mục tiêu nhìn thấy, đi theo đội hình bộ binh để chống công sự. Khẩu pháo này đã quyết định việc BMP-3 có cả tính năng hỏa lực của BMP-1 và BMP-2. 3UOF19 có đầu đạn nhẹ hơn một chút, sơ tốc 355m/s đầu nặng 13,41kg tầm 7000m, E-3UOF19 390 m/s đầu nặng 12,47kg tâm 8700 m. Chức năng sát thương của các đạn mới 3UOF19 cao hơn, 390 m2, đạn cũ 3UOF17 là 160, đây là tiến bộ chung của cối pháo gần đây do kỹ thuật vật liệu, biến khẩu pháo này thành một lưu pháo tiền duyên đầy đủ chức năng, chưa nói bắn diện tích gián tiếp cũng... tạm.

Pháo 2A70 là bán tự động như những Đ-44, Đ-48, M46... tốc độ bắn 10.

Khi bắn ATGM, đạn 100mm đặt trong cối guốc để bắn từ nòng xoắn, đạn quay với cối guốc nên không quay trong nòng xoắn.

Thật ra, BMP-3 không hoàn toàn là cộng hỏa lực của BMP-1/2. Đạn của 2A70 không phải là đạn xuyên, nó là đạn lựu, trái phá sát thương và kiêm chức chống công sự, nhưng chống lô cốt kiên cố và xe tăng kém. Pháo có tính năng nổ trên không, đo xa laze,

http://www.be-and-co.com/oaf_pdf/oaf020732.pdf (http://www.be-and-co.com/oaf_pdf/oaf020732.pdf)
(http://www.army-technology.com/projects/bmp-3/images/bmp-3_1.jpg)
(http://www.army-technology.com/projects/bmp-3/images/bmp-3_61.jpg)





Sau đó, BMPT biên chế trợ chiến cho BMP-3, xe này có giáp T-72, mang pháo 30mm nhiều nòng, tăng khả năng phòng không bằng cả pháo liên thanh và SAM nhỏ. Pháo 30mm của BMPT là súng rời chứ không 1 súng chung nòng như Gatling để không chết cả lượt, thêm khả năng chọn đạn nhanh bằng nhiều băng, chuyển loại mục tiêu nhanh. BMPT có tính năng như hỏa lực đại đội bộ binh đi bộ.


BMP-3K là xe chỉ huy commander, xe có hai hệ thốing điện đài lên trên xuông dưới, không khác biệt nhiều. Đại đội trở lên có 1 xe. Xe có hệ thống intercom (mạng điện đài nội bộ), mã tự sinh, dẫn đường, và máy trả lời radar (xưng là quân ta khi radar soi). Còn lại như thường

BMP-3F là xe hải quân, có bơm nước để bơi lâu và các phương tiện thích hợp với tầu đổ bộ tấn công, còn lại như thường.

BMP-3 ICV là xe BMP đa năng được thiết kế để chứa đạn tự hành, pháo cối, có sẵn các thiết bị thông tin, điện tử, hệ thống vận chuyển đạn dược, nhưng bỏ tháp phao BMP. Ví dụ ứng dụng như Krizantema, xe bắn đạn chống tăng mã Tây AT-15 dùng laser và băng sóng radar mm.

Mô hình, nó mô tả giáp hộp của BMP-3 trên tháp pháo, xe có giáp hộp gần như toàn bộ.
http://static.hlj.com/images/vym/vymvbs0155.jpg (http://static.hlj.com/images/vym/vymvbs0155.jpg)

Thật, khó nhìn hơn cái giáp hộp đó
http://www.army-technology.com/projects/bmp-3/images/bmp-3_61.jpg (http://www.army-technology.com/projects/bmp-3/images/bmp-3_61.jpg)



Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: tân binh95 trong 08 Tháng Bảy, 2011, 03:17:10 pm
À bác huyphuc cho em thông số về số lượng xe thiết giáp được biên chế trong các tiểu đội, trung đội, đại đội, tiểu đoàn, trung đoàn, lữ đoàn và sư đoàn thiết giáp.


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: su22 m4 trong 08 Tháng Bảy, 2011, 03:47:55 pm
À bác huyphuc cho em thông số về số lượng xe thiết giáp được biên chế trong các tiểu đội, trung đội, đại đội, tiểu đoàn, trung đoàn, lữ đoàn và sư đoàn thiết giáp.

Trong biên chế lữ đoàn tăng thiết giáp của Việt Nam không có cấp tiểu đội và trung đội xe, cấp đơn vị nhỏ nhất là đại đội xe tăng thiếp giáp, bạn vào đây xem chi tiết về các loại thiết giáp có trong trang bị của nhà ta nhé:http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,12347.msg267476.html#msg267476 (http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,12347.msg267476.html#msg267476)


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: huyphuc1981_nb trong 08 Tháng Bảy, 2011, 04:42:45 pm
Chiến tranh chớp nhoáng của BMP
Hì, 1 ngày lấy Afghan.

Trận chiến này làm bác Mèo điên tiết lắm. Toàn bộ học thuyết quân sự của bác đổ sập, bác có phấn đấu cả trăm năm nữa cũng không bằng BMP. Lấy đâu ra, đến 199x bác mới có ATGM bắn qua nòng, có thằng lính nào đi M3 nhà bác thò đầu ra khỏi giáp bắn ATGM với cối trong mưa pháo. Mà cái 199x bắn qua nòng ấy từ đó đến nay vẫn chả mấy khi được M1A2 dùng, và M3 thì không thể lấy đâu ra súng bắn thứ đạn đó, vì nếu lắp súng đó, bắn một cái là M3 chổng vó lên giật đùng đùng.

Bác Mèo liên kết với tầu Khựa lập ra mặt trận Mujahitdin. Số là, lãnh thổ Afganistan có một cái vùng nằm bên trong Pakistan, cái vùng đó được thiết kế để làm một cái bẫy quân Nga. Từ đây, Mujahitdin phát triển gây rối trong Afghan, mà Liên Xô không bay qua Pak đánh phá được quy mô lớn. Pak bị Ấn Độ đì, Nga Âu đều ghét không bán đạn dược vũ khí, chỉ có bám lấy Tầu-Mỹ, chơi lun. Hậu quả vụ này thì các bạn biết rồi, Mèo đang bàn thua trận lần nữa, thuốc phiện lan tràn, Mỹ đânh thường dân, bắn đám cưới Pak tơi bời, Bin Đen sống ngay trong bẹn Pak trêu Mèo... đủ cả.

Thật ra, Nga vẫn khống chế được quân Mujahitdin trong cái áp xe nhà Pak ấy. Thuốc phiện được dập, nên ngày nay Mỹ mới mua Mi về đánh thuốc phiện  ;D.  Năm 1990, quân Nga rút về chuẩn bị 1991, Mèo cùng đồng đội nhảy mua tưng bừng đấm ngực thùm thụp, nên mới có ngày nay.


BMP bại trận
đấy là năm 1994. Nước Nga suy đồi, đang ở đỉnh cao của suy đồi.
Chiến thuật quân Nga chọn là "không cần xuống xe", tức lính ngồi trên BMP chiến đấu trong hành tiến. BMP xọc lun vào thủ đô Chechnya.  Nhưng chính điểm này làm quân Nga sa lầy. Chiến tranh đường phố, địch xuất hiện mọi nơi, BMP không hộ vệ được cho xe tăng. Địch tập trung những "trung đội săn tăng" đến 30 người, bắn đồng loạt từ nhiều hướng, từ trên cao vào một xe, bắn đến rã ERA, trong khi đó đa số xe tăng tham chiến không có tiền mua áo ERA, địch sử dụng rộng rãi loại đạn chống tăng dùng 1 lần RPG-18, nên tầm tuy gần nhưng số lượng và tốc độ bắn tăng kinh người. Hơn 60 xe tăng mất, trong đó có 1 T-80 bị bắn đến rã ERA rồi hỏng.

Quân Nga rút lui, công nhận TT Chechnya.


BMP lại đánh
Putin thần chết cáu tiết, lão tạm dừng việc cắn nhau với các nhà tài phiệt lúc đó đã làm loạn chính trị, chi tiền mua chó sủa sống vang trời. Lão tập hợp một đám tướng soái để đánh kiểu Nga, tức là đánh trong thư viện, đánh nghiên cứu cái đã, thực hành sau.
BMP thì lần này ra quân với vẻ cẩn thận của một thằng bại trận, không ngông nghênh ngồi trên xe bắn trong hành tiến.

Một mặt, quân Chechen lộ mặt đủ loại ô hợp, thằng nào cũng ra oai, lại khủng bố gây hấn. Một mặt, quân Nga vẫn còn nghèo.

Quân Nga tăng cường pháo bắn thẳng, huy động hết cả các bác 152m tự hành có giáp cổ lỗ, khoác cho bộ binh cả gánh vũ khí, chuyện mỗi người hai súng là bình thường. UAV bay liên miêm chụp ảnh chi tiết mặt trận, Su-25 đánh trúng từng mét đất, quân Nga tiến đến đâu cắm chốt đến đất, đặt bắn tỉa, GP, PK trên các nóc nhà, chặn không cho con chuột nào có thể móc lốp đội hình.

BMP hộ tống tăng pháo tiến thận trọng, đi đến đâu bắn sập sạch đến đó, trong khi đó bất cứ cựa quậy nào của địch đều bị Su-25 tẩn tới.

Còn lại một dúm phiến loạn chạy vào núi trong mưa đạn pháo.








À bác huyphuc cho em thông số về số lượng xe thiết giáp được biên chế trong các tiểu đội, trung đội, đại đội, tiểu đoàn, trung đoàn, lữ đoàn và sư đoàn thiết giáp.

Trong biên chế lữ đoàn tăng thiết giáp của Việt Nam không có cấp tiểu đội và trung đội xe, cấp đơn vị nhỏ nhất là đại đội xe tăng thiếp giáp, bạn vào đây xem chi tiết về các loại thiết giáp có trong trang bị của nhà ta nhé:http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,12347.msg267476.html#msg267476 (http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,12347.msg267476.html#msg267476)


Tiếng Việt có nhiều cái sai truyền thống, nên bạn hỏi thế là vô nghĩa. Cái lủng củng ngu xuẩn đến hài hước  của tiếng việc có đoạn này, binh chủng thiết giáp không phụ trách xe thiết giáp, mà phụ trách xe tăng. Còn nếu như gọi BMP là xe thiết giáp, thì xe đó là của bộ binh. Thật ra, BMP, BTR là xe chiến đấu của bộ binh, xe chở bộ binh... Từ xe thiết giáp dùng quen theo người anh em Vịt Hòa (nay chuyển ra sa mạc ở) trên báo chí lủng củng, dùng trong chuyên ngành cần thận trọng.

Trước BMP, BTR đã tham gia chiếm Ph-nông-pênh 7-1-1979, cũng một cuộc chiến chớp nhoáng. Ngay sau đóm quân đoàn II bỏ vũ khí nặng, đi máy bay ra bắc trang bị lại bằng dự trữ chiến lược, toàn AKM, B41, PKM, vứt sạch B40 với M79 cho chị em dân quân.

Bạn su22 nói đúng. Trong biên chế bộ binh cơ giới, B trung đội chỉ có nhiệm vụ tổ chức đời sống, bộ chỉ huy trung đội có mỗi trung trưởng là một A trưởng trong 3 A. D tiểu đoàn cũng mang nặng tính tổ chức đời sống, mặc dù có xe riêng cho bộ chỉ huy tiểu đoàn đi kèm mấy cái xe nấu cơm. Tóm lại, bộ binh cơ giới chỉ quan trọng các cấp A tiểu đội, C đại đội và E trung đoàn. Biên chế bộ binh chủ lực là 9x9=81 xe cho một E, mỗi xe 1 A. Mỗi E thêm 10 con T-54 và các xe lặt vặt khác như cơm canh y tế... và chỉ huy, liên lạc.



Các sư đoàn bộ binh cơ giới hồi dự trữ đánh khựa có 3 trung đoàn bộ binh, 1 BMP và 2 BTR. BTR tiếng Nga ngang APC=xe bọc giáp chở bộ binh. BTR được đóng trên các xe zin ba cầu ( ZiS 152/157). Xe bọc thép, không nóc, có giá đặt PKS hướng về trước và 2 bên, điện đài. Xe mở cửa đằng sau, có bài bắn khoai lòi kèn là cầm AK đứng bắn trên sàn xe đang chạy. Bân Liên Xô, BTR 152 mang trọng liên 14,3mm , nhưng bên ta là PK. Giáp mỏng tang, trước 15mm, sau 9mm, 12,7mm và 14,3mm đặt gần sát bắn có thể xuyên, nhưng ở xa thì chịu được. Thật ra, về ta thì có biên chế tiểu đội + 2 (1 lái xe một trưởng xe kiêm "pháo thủ" PK), còn ban đầu bên Liên Xô là xe chở quân, chở được bao nhiêu thì chở, ănh nào mua vé rẻ thì chật !!!, thông trường 2 xe chở một B trung đội.

Ban đầu BTR-151 không có nóc, sau mới có nóc thép lật lên đánh nhau như BMP. Khi không nóc thì xe có bộ bạt trú nắng mưa. Xe không có chỗ để... nồi, nên thằng nào thằng nấy đen nhẻm vì nồi lăn lóc.

Sau BTR-152, thì BTR-60 là xe phụ cho BMP, đảm bảo chức năng hành quân nhanh, mọi địa hình. BMP cũng bơi khoẻ, nhưng vẫn đề là nó bánh xích, gặp các cản trở như xe bánh xích khác, khi đi xa đến 1000km thì tỉ lệ hỏng của bánh xích bắt đầu tăng khó chấp nhận được,đồng thời, các kiểu chiến tranh bắt nạt trẻ con sẽ có cảnh sát giao thông tuýt còi xe bánh xích chạy trên đường quốc lộ.

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/en/c/c5/BTR_152_Yerevan.JPG)


BTR-60. BTR nhẹ, giáp mỏng, ít vũ khí (mỗi khẩu đại liên). Nhưng nó có cái hay là đi đường bộ như ô tô và bơi trên sông như thuyền, xe đi lầy như bánh xích vì cấu hình 8 bánh hơi. Nó đi đường bộ liền tù tì 500km và nếu đổ xăng thì đi vô từ hàng ngàn km vì chạy bánh hơi, 2 động cơ. Khi xuống nước, xe không cần bến bãi phức tạp, ngần như nhảy tũm xuống nước là bơi, luồn sâu đánh xa rất tiện. Sau này, Liên Xô và Nga duy trì một tỷ lệ BTR cho mục tiêu này.
(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/b/bc/BTR-60PB_DA-ST-89-06597.jpg/800px-BTR-60PB_DA-ST-89-06597.jpg)

xem mô hình bao giờ cũng rõ hơn vì người làm đã cố tình chụp như thế. Trong hình cái đèn hồng ngoại không đúng lắm
http://mpdiecast.net/models/military.html (http://mpdiecast.net/models/military.html)
(http://mpdiecast.net/models/btr152.jpg)

http://mohinhvn.org/forum/showthread.php?t=8477 (http://mohinhvn.org/forum/showthread.php?t=8477)
(http://i326.photobucket.com/albums/k433/ngthi96/BTR-152/BTR-152_0005.jpg)



Giáp che kính đang được lật lên, giữa giáp che kính có kính hồng ngoại đời huỳnh quang, xe muốn dùng hồng ngoại phải bật đèn chiếu là 2 đèn pha trong (xe này đã tháo). Két nước được che bằng cửa xếp, vào trận thì đóng xuống. Dưới két nước là tời cứu lầy. Xe này cũng đã tháo các giá lắp PK (4 giá).
(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/6/62/BTR-152_APC_at_the_Mi%C4%99dzyrzecz_Fortification_Region.jpg/800px-BTR-152_APC_at_the_Mi%C4%99dzyrzecz_Fortification_Region.jpg)


Ở góc độ khác, 2 giá lắp PK trái-sau thò đầu lên và riềm xích
(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/d/db/Panzermuseum_Munster_2010_0530.JPG/800px-Panzermuseum_Munster_2010_0530.JPG)


Bộ đèn, đèn trong là đèn hồng ngoại chủ động. Việc dùng hồng ngoại chủ động chỉ đối phó được với bọn không có hồng ngoại, vì nếu nó có hồng ngoại thì pha nhà ta vẫn sáng choang. Lợi điểm của hồng ngoại kiểu này là dùng kính huỳnh quang, kính này không cần camera hồng ngoại đắt đỏ lúc đó. Cái huỳnh quang của BTR vui cực, bạn nhìn đốm lửa điếu thuốc to bằng đầu người. Bạn cũng có thể đoán ra cái giá PK, mình bao nhiêu lần cộc đầu vào đó, đứng dậy nó chọc vào lưng. May mà chưa cưỡi xe này đi đánh thật như các cụ, cộc đầu cộc lưng ngất ra đấy bị bắt làm tù binh  ;D ;D ;D.
Kính hồng ngoại (ở giữa tấm che người lái) được bọc bằng kính rất dầy và có khoảng trống giữa và các lớp rời nhau như tác dụng của giáp hộp, chống đạn viên cũng được.
(http://serkoff.narod.ru/btr-152-405-002.jpg)

Đóng giáp két nước, lúc này quạt gió chỉ còn lấy khí ở các khe nách và gầm. Hình như là khẩu 14,3mm
(http://serkoff.narod.ru/btr-152-405-001.jpg)
(http://serkoff.narod.ru/btr-152-401-001.jpg)

Bạt
http://strangernn.livejournal.com/49234.html (http://strangernn.livejournal.com/49234.html)
(http://i075.radikal.ru/0907/35/9a701c92f7cat.jpg)
(http://i052.radikal.ru/0907/ca/b8ea2e48388d.jpg)

Mô hình phiên bản sau này có nóc thép
(http://t2.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcRdVcXOmTMNIyyhABwA1a0ZrbybKj-jAJsYF2st8QuTBYCQp5dkbQ&t=1)


Khả năng dã chiến của  zin ba cầu là hàng đầu về loài ô tô. BTR-152 là xe ô tô bọc thép đóng trên thân zin ba cầu các loại ZIS-151 hoặc ZIS-157. Xe dừng sản xuất đầu 196x và rút khỏi biên chế Nga 1990. BTR-152 nặng 9,9 tấn, bọc giáp 9-15mm, không trang bị vũ khí, có kính hồng ngoại chủ động. Tính vận động của xe như một ô tô zin ba cầu thông dụng, có thể đi trên đường xấu nhưng không đi ruộng lội nước.
(http://s04.radikal.ru/i177/0907/83/59ede3679440.jpg)



Phả hệ các xe bọc giáp bánh hơi thời Liên Xô
http://lib.rus.ec/b/234282/read (http://lib.rus.ec/b/234282/read)

БТР- 152К, xe chỉ huy
(http://lib.rus.ec/i/82/234282/pic_63.jpg)

Trước thời Liên Xô, thời Nga Hoàng, Nga cũng có một số xe bọc giáp bánh hơi. Ở Nga, địa hình rộng, kỵ binh chiến ưu thế, các xe bánh xích hồi đó chậm như rùa bò, phương Tây viện trợ cho bạch vệ mất sạch. Ở Nga, rùa bò không có cơ hội chiến đấu với kỵ binh, một số xe bị bắt sống, còn lại chủ yếu là chết đâu đó vì sa lầy, hỏng.... Vì thế nên khi xe bánh xích chưa nhanh thì quân Nga chỉ có tầu hỏa với ô tô bọc giáp. Bây giờ, chúng ta xem lại BMP ra đời ở đâu.


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: huyphuc1981_nb trong 08 Tháng Bảy, 2011, 10:00:20 pm
Kết luận về giá trị BMP.

Hai cuộc chiến Chechnya cho thấy, bất cứ thời đại nào và nước nào cũng có những sai lầm chiến lược, ở đây mình nói là chiến lược chọn chiến thuật, chiến lược sử dụng vũ khí.  BMP tuy mạnh, nhưng những tình huống săn tăng điển hình nắm 1994 là, một trung đội săn tăng địch khoảng 30 người với 5-15 RPG-18 và B41, bắn từ nhiều hướng, từ trên cao, đồng loạt, BMP mạnh đến giời cũng không có 30 khẩu 30mm để cùng một lúc trị 30 mục tiêu, phát hiện 30 mực tiêu.

Cái sai lầm ở đây là, người ta đã coi BMP đầy đủ chức năng cho bộ binh, BMP có công sự, nó là một cái công sự di động, như vậy, bộ binh không cần xuống xe, cứ ngồi trong công sự chạy đến quân địch.

Sai lầm là, người ta đánh giá thấp những tiêu chuẩn giá trị về địa hình địa vật truyền thống. BMP trèo lên đỉnh đồi là có ngay một cái công sự đỉnh đồi, nhưng thực tế lại không chỉ như thế. BMP dù có mạnh bằng giời cũng không phải công sự, không phải lợi điểm, điểm quan sát, điểm bắn... thực tế theo địa hình địa vật.

Chechnya là chiến tranh của bộ binh, xe tăng và pháo tự hành là sức mạnh chính, nhưng vấn dề then chốt là bảo vệ được xe tăng. BMP năm 1994 đã không hoàn thành nhiệm vụ bộ binh, không bảo vệ được xe tăng, trong khi đó, tỷ lệ pháo tự hành quá thấp, quân Chechnya không có xe tăng để đấu tăng, và cái cần nhiều là pháo tấn công, tức lựu pháo nòng ngắn 152mm tiền duyên, loại bắn thằng mục tiêu nhìn thấy, diệt công sự, và có giáp tự hành là tốt nhất, như bác già SU-152 mm hồi T-34. Nga không thiếu cái đó, nhưng lại dùng xe tăng ở đây.



Và dĩ nhiên, sai lầm này xuất phát trử tính chất trẻ con ra trận, những kẻ giun sán giòi bọ chỉ biết chiến trận trên games, trong tưởng tượng, nói phét một tấc đến giời, tưởng tượng ra chiến sự như vậy.

Đến chiến tranh lần 2 1999. Chúng ta có thể quan sát dễ dàng tính "phi tiêu chuẩn" của quân Nga dưới bàn tay sắt của Putin thần chết, cuộc chiến này là quyết định sinh mạng chính trị của ông, nếu thắng, ông đã nắm được quân đội, phần quân đội đánh được trong toàn bộ quân đội Nga đang náo loạn, trong nước Nga loạn xì ngầu. Từ phần còn có tổ chức duy nhất này, ông sẽ giành được nước Nga và tổ chức lại nước Nga. Việc đánh Chechnya trở nên cấp bách, tất nhiên nguyên nhân còn bí ẩn, ngoài chuyện danh dự, thì phiến quân bắt đầu những chuyện khủng bố, buôn lậu, ma túy... đến mức việc đánh được ủng hộ nhiệt tình. Đây là cơ hội vàng.

Quân Nga huy động tất tần tật các pháo tự hành tấn công 152mm còn chạy được, từ loại nhẹ đổ bộ đến loại nặng dã chiến lục quân thông thường. Vẫn thiếu, quân Nga đặt các 23mm-37mm cổ hơn các loại cổ lên xe tải không bọc giáp, tức xe tải thông thường. Chẳng có cái tiêu chuẩn gì trông hài hước thế này.



Điều quan trọng nhất là tính phi tiêu chuẩn trong trang bị bộ binh cơ giới. Các xe mang theo đủ loại lẩm cẩm: PK thêm, súng bắn tỉa SVD, GP liên thanh, RPG-18 và các RPG có tầm xa hơn, điện đài. Hình ảnh các chú linh đeo 1 B41 hay 1 RPG sau lưng, vác AK (không phải hành quân mà là đánh nhau) là chuyện không hiếm.

Nhờ điều này, lính BMP không ở trên xe, mà chiếm những lơi điểm, những điểm quan sát, những chốt giao thông truyền thống. Ở đây, họ đặt các hỏa điểm mà điển hình là GP và PK, thằng nào lấp ló thì B41. Nếu quân địch nống qua, thì các chốt này chặn địch và báo động, địch rất khó tìm được đường móc lốp, tập hợp quanh xe tăng ta, rồi đồng loạt xuất hiện nã đạn từ nhiều hướng như trước. Nhiều khi đơn sơ, chốt chỉ là một vị trí bắn tỉa bất ngờ, các chuột lò dò tìm cống không biết có kẻ đang ngắm bắn họ. Cũng là đánh chắc, tiến chắc, giữ chắc, giữ kín, như ở địa hình xen kẽ núi cao phố rộng này có nhiều bất ngờ.

Thêm nữa, xe tăng dù nghèo hơn 199x cũng lo đủ quần áo, thực hiện nhiệm vụ cái đinh của lực lượng. Các pháo tự hành bắn thẳng bắn nát vụn các mục tiêu xuất hiện (Groznưi nát như cám). Máy bay và UAV làm việc xuất sắc. Phiến quân quen mui như trước cố thủ trong thành phố đợi quân Nga xọc vào, nhưng quân Nga vây chặt tiến chắc. Không còn cách nào khác, phiến quân tìm được một đường hẻm vừa đánh vừa chạy vào núi trong mưa bom pháo, chỉ còn một số rất ít thoát được và sau đó tan rã.


Điều đó minh chứng rằng: BMP tuy mạnh, nhưng chưa thể thay thế những giá trị truyền thống. Mặt khác, Nga cũng củng cố BMP với BMPT giáp như tăng T-72.




Có thể quan sát một vài hình
(anh này hình như tử sĩ) . Thay cho "không xuống xe" BMP, lần này quân Nga mang theo vũ khí cắn trộm là bắn tỉa. Vũ khí này rất hợp ở những chốt bất ngờ, chuột tìm cống mà không biết có người ngắm chuột. Thêm một RPG-18.
(http://img504.imageshack.us/img504/3221/c31lr.jpg)


GP, cối lựu liên thanh này dùng để chốt chặn điểm quan trọng, một tổ 2-3 người chốt trên các nóc nhà trong thành phố cùng điện đài, vừa đánh chặn vừa gọi cứu hộ nếu địch nống qua
(http://img208.imageshack.us/img208/3295/c193dc.jpg)

Xe tăng của nhà nghèo
(http://shilka.narod.ru/zu_23/13.jpg)

























So sánh BMP.
Thì M113 và M2  ;D ;D ;D ;D


(http://i246.photobucket.com/albums/gg94/vndefence/M113/M113-05.jpg)
(http://3.bp.blogspot.com/_AzwTXEtfAjQ/TBU9jRZiG1I/AAAAAAAAAGc/xF6ikMkl_XE/s1600/M113_vietnam1.jpg)
(http://www.vvaa.org.au/images/m113-wrk.gif)

http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,12347.300.html (http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,12347.300.html)
(http://lh3.ggpht.com/_tQpyfNiBh1s/TRHR9DX9QTI/AAAAAAAAAMQ/SyieTa43Dw8/Fullscreen%20capture%2022.12.2010%2052123%20PM.jpg)
(http://www.inetres.com/gp/military/cv/inf/M113/M113.gif)

BMP-1
(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/9/96/BMP-1_03.jpg/800px-BMP-1_03.jpg)





M113 lội nước không biết bơi
(http://i301.photobucket.com/albums/nn65/tranminhkhochuoi/M113-04.jpg)

BMP 1/2 cũng không chống được đạn B40, nhưng không thê thảm thế này. tên kia, hình lỗ nhỏ bên dười có bông hoa là đạn DKZ-57mm, loại đạn không giật nhỏ nhất. Còn B40 thổi mặt trước M113 thê thảm thế nào thì cứ nhìn

Phiên bản giáp yếu nhất của BMP là BMP-1 có giáp trước 33mm thép cán (chứ không phải đúc), nhưng cực kỳ nghiêng, bố trí vị trí dễ trúng đạn bên trên nghiêng nhiều, bên dưới nghiêng ít. Cấu hình này đã từng được M72 bắn trúng và văng ra khỏi PT-76.

Trên hình, các bạn cũng thấy, dốc thành (dốc trên trước thân xe) của BMP tuy mỏng hơn nhiều xe tăng, nhưng cũng không dại gì không bố trí giáp phức hợp với khoang rỗng.

http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,12347.280.html (http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,12347.280.html) Bạn này nói M113 hơn giáp BMP, đây là mình so BMP-1. Nhôm dày 33mm lại đứng bền hơn thép cán cũng 33mm  ;D ;D ;D ;D ;D ;D

"Trong khi đó, các loại APC khác của Liên Xô như BTR-60/70.. giáp chỉ dày 7-10mm thép." Như mình đã nói, vào thời điểm BMP-1, thì Mỹ không có IFV và như thế phải so M113 với BMP-1. BTR (APC) chỉ là phụ việc, đánh xa luồn sâu, đánh thời bình... như đã nói trên. Vả lại, M113 cũng không so được giáp với bọn ấy vì cái công thức đổi 3 nhôm lấy 2 thép không biết lấy đâu ra, và mình không hiểu, góc 45 độ trước thì ăn thua với ai.


M113 không phải hoàn toàn không biết lội nước, nhưng xe lội nước là LVPT
http://www.eleven-bravo.co.uk/wargaming/crossfire/images/lvtp5/LVTH6.jpg (http://www.eleven-bravo.co.uk/wargaming/crossfire/images/lvtp5/LVTH6.jpg)

M113 không thể bơi. Nó được thiết kế để lội nước có đáy, điều này thì tất tần tật các xe tăng đều làm nược tốt hơn nhiều, M113 không thể chìm hoàn toàn với ống thở snorke dài 4 mét. Thực tế, một chiếc M113 có thể nổi lềnh bềnh lên mặt nước, nhưng nó rất dễ chìm chỉ với sóng nhẹ hay người nhún nhảy vì không được thiết kế như thế. Có nhiều phiên bản M113 và M3 biết bơi, nhưng đó là những phiên bản ít sản xuất vì chẳng hay ho gì. Nói M113 biết bơi là hết sức tầm bậy.





Như thế, BMP-1 có giáp trước 33mm thép nghiêng 30 độ (với mặt phẳng ngang, 60 với đứng). M113 33mm nhôm nghiêng 45 độ, nếu tính theo quy đổi kiểu bạn gì gì ấy (tớ không thích mặc cả), thì là BMP có giáp trước dầy gấp 2-3 lần 22mm thép cán tiêu chuẩn 45 độ. Có điều là, BMP 33 mm này là thép công cụ cán nóng-thép làm giáp thực tế, còn M113 đổi 2/3 ra 22mm là thép cán tiêu chuẩn, tức là thép xây dựng CT3, không loại giáp nào như nó vì không ai dùng nó làm giáp.

Cái chính là, không phải là so để làm gì, BMP có độ dày trước đủ để đối phó với các đạn viên như 23mm liên thanh, chẳng nhẽ, công sự lại bị súng máy của địch quạt, chẳng lẽ, mặc biniki cũng là công sự, vâỵ thế nào là công sự. Tất nhiên, công sự là thứ AK bắn không vào nhưng pháo bắn tan. Thế nào là AK, ở đây đang nói đến các súng máy bộ binh, và như thế to nhất là 23mm. Trong chiến tranh, việc M113 bị súng máy quạt hiếm, vì M113 nhìn thấy súng máy to thì nó gặp xe tăng, hơi sức đâu mà đức lại so. Nhưng rất nhiều điểm yếu của M113 bị đạn 12,7mm bắn gần quạt. Nếu như quân ta không chuyên căn trộm mà đanh đàng hoàng ngày đó, chủ động vũ khí, thì cứ sản xuất 23mm về quạt M113 liên thanh từ xa hàng km, tất nhiên đang nói trường hợp không đủ tiền mua BMP.

Tại sao M113 lại giáp yếu ? một là nó làm bằng nhôm, nếu xe tăng Mỹ mà làm bằng nhôm thì M113 cũng khơ khớ, thực tế, giáp nhôm yếu hơn nhiều vì nó nhẹ và dễ nóng chảy , năng lượng để khoan giáp là năng lượng làm chảy thổi bay khối lượng cái lỗ khoan, tỷ khối nhẹ, dễ chảy thì năng lượng cần ít. Giáp nhôm cứng nhẹ là khi chống bạn đấm vào nó, chứ không phải chống đạn xuyên tăng, vì năng lượng đấm của bạn không dùng để nung chảy thổi bay cái lỗ có khối lượng bao nhiêu thể tích bao nhiêu. BMP-3 có các tấm ngoài làm băng nhôm vì đó là giáp hộp, mục đích của BMP-3 chỉ là kích nổ B40, B41... trước giáp chính, còn Leopard phải làm bằng thép vì lại năng nượng thổi bay nung chảy khi Leopard chống đạn pháo. Với tỷ khối bằng nửa thép, cái năng lượng cần thổi bay nghiền vụn nấu chảy nhôm đó tối đa bằng nửa thép, 33mm quy ra may là 17mm.

Thứ 2 là căn bệnh truyền thống. Nặng gần như nhau, BMP-1 nặng 13,2 tấn, M113 nặng 12,3 tấn. BMP-1 dài rộng cao 6735-2940-2068 mm. M113 4863-2686-2500. BMP-1 trừ đi chiều dài 1 mét rưỡi vì mũi nó quá nghiêng, quy đổi ra hình hộp 5,2 mét, như thế, tỷ số diện tích mặt ngoài / khối lượng của BMP hơn nên nó dầy. Hơn ở đây là do M113 mắc căn bệnh cao truyền thống của xe Mỹ.


Chúng ta dến thấy, cái thông minh và cái liệt não. Xem trước xe. Phía trên dễ trúng đạn hơn thì BMP và PT76 dất dốc, dầy, xe tăng cũng vậy. Phía dưới ít trúng và có trúng thì đạn cũng yếu vì va đập, hoặc che đất. M113 làm thẳng tuột trên dưới như nhau: ôi liệt não.





Súng pháo thì không chấp, pháo BMP-1 chung đạn với SPG-9, "pháo" của M113 là 12,7mm. Tất nhiên là so bì cận chiến ngẫu nhiên, còn tay bo, thì BMP-1 đứng xa 1,5 km bắn ATGM, cả bố M113 là xe tăng bay tháp pháo. M113 có co căng chạy cũng chạy vào mắt.


Ở đây, dễ thấy các liệt não thủ thuật một truyền thống để so sánh, Là M113 giáp dầy súng to hơn BTR, vì M113 cũng là APC. THực chất không phải như vậy, thời BMP-1 thì Mỹ không có xe chở quân nào ngon hơn M113, và như thế là BMP-1 không nên so với M113, vì như thế là so hạng voi với hạng ruồi. Thục chất, M113 đã phục vụ như IFV. Còn BTR là xe làm những nhiệm vụ riêng, không đến tiền duyên như chúng ta đã thấy, chúng có chức năng của xe tải đúng nghiã.

So BMP-3 với M2 cũng vậy, so làm gì lựu pháo 100mm với súng máy 20mm, M2 cũng khôngt thể so với BMP-1.

Thật ra cũng chẳng cần so nhiều, vì một số đệ ruột của Mỹ đã mua BMP, như sơ út và cô oét


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: tân binh95 trong 08 Tháng Bảy, 2011, 11:12:32 pm
Bác nói đúng đấy, M113 đúng là 1 đống sắt vụn khi chọi với các loại súng chống tăng phổ biến như B40-41, DKZ,... ngay cả theo như bác nói là thiết kế giáp của nó thẳng tuốt tuồn tuột thì đến 12,8 mm cũng lọt.Thế mà chú Sam cùng đồng bọn hiện nay cũng vẫn còn trang bị M113 và đang thay dần bằng mẫu mới là M-2 Bradley. Mà sao nhà ta vãn giữ nó trong biên chế thiết giáp thế rồi mang qua K làm bia cho B của nó thiệt hại bao nhiêu rồi đến giờ mình còn giữ. Em thấy M-113 chỉ nên được cải tiến thành xe bắn đạn cối
(http://www.globalsecurity.org/military/systems/ground/images/m1064-mortar2.jpg)
(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/b/be/M113-mortar-carrier-id2008-5.jpg)
vì sẽ tiết kiệm sức và bảo vệ cho tổ cối khi xung phong.
Vả lại chú Sam và đồng bọn phương Tây chê xe tăng-thiết giáp Nga là chật hẹp thiếu tiện nghi liệu có phải là 1 biện pháp tự sướng của các chú ấy không ?


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: huyphuc1981_nb trong 08 Tháng Bảy, 2011, 11:14:46 pm
Tùy nó thôi, đệ nó là Nam Hàn suýt mua BMP-3, nam hàn ko mua thì cô oét sơ út mua. Thật ra, BMP-IFV không làm ra để đấu nhau, vì chúng có đại ca nhà chúng là xe tăng, nhưng nếu đấu thì BMP-3 bắn hạ cả đại ca nhà M2 ở ngoài tầm mà M2 có thể gãi ghẻ. Đạn 20mm so thế nào với pháo 100mm. Đến khẩu "súng đồng trục" của pháo này cũng là 30mm x 1100 m/s, oách hơn cả súng chính dòng M2.


Thông tin tiếng Nga về BMP
http://bmp-info.ru/opisanie-konstruktsii-bmp-1/chertezhi-bmp-1-prodolniy-razrez.php (http://bmp-info.ru/opisanie-konstruktsii-bmp-1/chertezhi-bmp-1-prodolniy-razrez.php)
http://bmp-info.ru/opisanie-konstruktsii-bmp-1/poperechniy-razrez-bmp-1-vid-szadi.php (http://bmp-info.ru/opisanie-konstruktsii-bmp-1/poperechniy-razrez-bmp-1-vid-szadi.php)
http://bmp-info.ru/opisanie-konstruktsii-bmp-1/zaschischennost-bmp.php (http://bmp-info.ru/opisanie-konstruktsii-bmp-1/zaschischennost-bmp.php)
(http://bmp-info.ru/images/img15.png)

BMP-1PG (БМП-1 ПГ) là phiên bản cải tiến của BMP-1, có hai cái đáng chú ý, là ống óng AT-4 thay cho ray phóng AT-3, và một khẩu PG liên thanh đặt ở sau, trái, nóc tháp pháo. Như trên, chúng ta dùng mô hình dễ quan sát hơn
(http://gallery.kitmaker.net/data/19049/PB010047-01.jpg)


Khẩu 2A8 73mm 2А28 "ГРОМ" là khẩu pháo nòng trơn thiết kế riêng cho BMP-1, bắn tự động, 40 đạn trong băng cối, chúng đạn với SPG-9. Điểm khác là liều phóng, liều phản lực SPG-9 thay bằng liều có vỏ của súng có giật.  ;D Đạn có tên lửa tăng tốc như SPG-9, tính năng đường đạn như SPG-9. SÚng trên xe BMP-1 có chỉnh tầm hướng bằng máy nhưng khônhg có tự ổn định súng khi xe chạy.
(http://talks.guns.ru/forums/icons/forum_pictures/000992/992930.jpg)
(http://groll.ru/wehr/bild/munition-2a28-03.jpg)



(http://www.kbptula.ru/rus/str/cannons/images/2a28.jpg)


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: tân binh95 trong 08 Tháng Bảy, 2011, 11:18:33 pm
À các bác ơi còn nũa này
M113 gắn pháo AT 76mm
(http://t2.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcTPQuKkQowKbTupjMaBIDdZVGC5tF8jA4bnWdyZRNYClrq2-icyNg&t=1)
Nhìn như vậy nó giống M2 Bradley
Và của các bạn Tàu quởn
này thì thêm pháo của tăng gì không rõ lắm mà chắc là của phương Tây
(http://i1010.photobucket.com/albums/af229/max03max/a2ry4.jpg)


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: tân binh95 trong 08 Tháng Bảy, 2011, 11:26:04 pm
Nhà mình đã có cái at-4 spigot gắn trên BMP-1 đó chưa ?


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: huyphuc1981_nb trong 08 Tháng Bảy, 2011, 11:52:42 pm
Khổ thân, con này gắn pháo to bằng BMP-1 thì còn chỗ ngồi nữa không cậu, hay là 2 con M113, một con chở quân, một con chở pháo, đi đọ với 1 con BMP-1 ? mà kể cả như thế, thì pháo 76mm ấy có bắn được xe tăng không ? hay là về ngày xưa đấu T-34. Trung Quốc nó đóng M113 thì chắc là để giễu Mèo Hoang thôi, nó thiếu gì xe.

Còn về đạn, thì Vịt Cạc làm được rồi, ý cậu bảo là phải mua đạn là xấu hơn không bắn được thứ đạn nào để mua, xe tăng địch đến thì lôi 12,7mm ra đánh ? Hay lấy khẩu cối của cậu bắn xe tăng địch.  

Xe tăng người ta làm nhỏ tròn để giảm diện tích mặt ngoài, có thằng nào giỏi võ mà chân tay lều nghều đâu, giảm diện tích mặt ngoài thì giảm diện tích giáp, cùng khối lượng nhưng tăng độ dầy, xe tăng chứ có phải bong bóng đâu mà phồng lên. Xe chật thì T-34 huấn luyện lính nghiêm, trong xe tăng chứ có phải đi tắm biển đâu mà cần rộng hả cậu, tốc độ bắn T-34 có giảm chút nào đâu ? thế rộng nó lợi cái gì hả cậu ?.

Đến các T sau thì người ta làm ra súng tự động nhỏ, thay cho 2 nhân viên chiếm khoang mấy mét khối. Làm ra xe tăng là để giáp dầy súng to, hay làm ra xe tăng để có bồn tắm trong ấy, để 20mm bắn nổ động cơ ? Những thể loại cám ấy, các liệt não phun ra hàng ngày, cũng chỉ liệt não đến như thế nào mới ăn được cám ngu xuẩn ấy thôi.




Những hình M113 phá trên, nó mô tả xe bị trúng những đạn nhỏ. Đabnj B40, B41 xuyên giáp bằng cách hội tụ năng lượng theo cả chiều đường kính và chiều dọc, cho ra một lỗ khoan rất bé so với được kính đạn, tạo sức xuyên, lỗ này chỉ vài cm. Đây là xe bị phá toác, tức là cần gì lõm, khoan, xuyên, mà ở đây B40 và DK 57mm nổ phá banh vỏ xe mỏng tang ra, bạn đã hiểu chưa. BTR trúng B41 vào sườn cũng thế, nhưng nó là xe vỏ mỏng.

Cái nghệ thuật của các liệt não là, gọi M113 là APC để so nó với các BTR 152/60/70/80... BTR có bánh xích đâu, BTR bánh hơi để chạy trên đường quốc lộ đấy chứ, sao không để cảnh sát giao thông so BTR và M113, hay là M113 phải làm hành khách trên xe tải, cơ động vận động ở đâu ? Hay là đi đánh khủng bố, đi xẹp loạn, lấy M113 bánh xích ra ? Cũng là xe bộ binh chủ lực, thì phải so M113 với BMP chứ, đâu có vì cái tên để trùm chăn tự sướng. Không đi chống biểu tình, thì M113 làm cái gì ngoài mặt trận với khẩu "đại pháo" 12,7mm, mà sao nó chở được nhiều đạn, súng to, có động cơ chạy thủy lực, mà không tương con phóng lựu liên thanh 40mm lên ?? vì ngu chứ sao, chẳng có cái gì thanh minh cho sự ngu cả. Nước Mỹ biết mẹ gì ngoài ăn tục nói phét, 12,7mm hiệu quả với bộ binh đi bộ vì đấy là súng to nhất mà họ mang được, nay lên xe cũng ngộ độc thần tượng 12,7mm, ngu xuẩn cũng như hồi cao bồi viễn tây vậy

Cái haif vãi là so M2 với BMP-3, có cần so pháo 100mm với "đại pháo" 20mm không ? Đến khẩu kẹp nòng đồng trục cũng 30mm x 1100m/s, mạnh gấp rưỡi "đại pháo chủ lực", main gun 20mm. 2A8 bắn ATGM xiên mặt trước xe tăng từ 4km, có, 20mm của M2 có thành tích cao hơn, là bắn nổ động cơ M1A1, mà M1A1 là xe tăng chủ lực cơ. Nhưng xin lỗi, BMP-3 không cần lôi súng chính 100mm, nó chỉ bắn kẹp nòng đồng trục thôi 30mm đã quạt M3, M113 thủng lỗ chỗ bằng loạt liên thanh xa 1000 mét. Còn BMP 1/2/3 lôi ATGM ra, thì M113 và M3 còn tan tành gấp đôi các ảnh trên, khung gầm phơi ra hết.



BMP-1 cũng thế, thân xe  chỉ cao ngần này, tính từ đáy thùng xe lên nó là thế này nên giáp nó mới dầy
(http://www.armyrecognition.com/Russe/vehicules_legers/BMP_1/BMP-1_Russe_01.jpg)

-----------------------

BMP là sự kết hợp của 2 thứ, là xe chở bộ binh và xe trợ chiến bộ binh.


Ảnh các xe bọc thép Nga và Liên Xô trước WW2
http://militera.lib.ru/tw/kolomiets_mv/ill.html (http://militera.lib.ru/tw/kolomiets_mv/ill.html)


Xe chở quân .Năm 1946 có BA-64, sau đó là BTR-40, BTR-50 lội nước.  Trước BTR-152, thì BA-22 là phiên bản 1938, đóng trên thân xe ГАЗ-АА, không kịp làm ngoài mẫu thử xe y tế.
(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/3/39/BA-22_APC_3-4.jpg)

BA-27 là các xe bọc thép bánh lốp 192x, đóng trên thân xe tải đầu tiên của Liên Xô, xe АМО-Ф-15 (nhái lại Fiat 15 Ý), pháo nòng ngắn 37xx hốc kít Hotchkiss
(http://militera.lib.ru/tw/kolomiets_mv/001.jpg)




Như trên, bên Nga không thể chấp nhận những giải pháp dung dị. Các xe mà phương Tây gọi là xe tăng viện trợ cho Ba Lan và Bạch Vệ không có cơ hội tiếp chiến với kỵ binh, với cái thể loại thời xe chạy xích dưới 10km/h, thì chúng cứ việc chết đói trên thảo nguyên. Cái khó của Nga là, trong khi Tây thỏi mái dùng xe xích cái thời xích như rùa bò, thì quân Nga chỉ có những ô tô yếu, bọc vài cái giáp gỗ. Một chiếc như thế đã tham gia đanh chiếm Cung Điện Mùa Đông. Chỉ những ô tô như thế mới may ra thi đua với ngựa, không biết thắng thua thế nào, nhưng chí ít có cơ hội tiếp chiến.

Xe trợ chiến bộ binh sau này sẽ lai ghép vào BMP chính là BT, xe này lại là xe Mỹ. Đấy cũng là một trong những cái ngu xuẩn nhất của xứ sở Mèo Hoang ngu xuẩn. Các liệt não thì thường bĩu môi chế AK chỉ là bản copy MP44 Đức mà thôi, trong khi AK là bản phát triển từ M1 Garand của chính Mỹ và MP44 chả liên quan gì dến AK, bệnh hoạn ngu xuẩn đến như vậy.


John Walter Christie (1865-1944) đã vẽ ra xe này, nhưng ông già này hẩm hiu, đem một xe thiên tài ra bán cho lợn, xe được dùng rất ít ỏi ở Anh-Mỹ. Ngay lập tức, Liên Xô phát hiện ra những ưu việt của thiết kế này và đặt hàng,
Christie Tank in the USSR http://www.battlefield.ru/index.php?option=com_content&task=view&id=19&Itemid=50&lang=en (http://www.battlefield.ru/index.php?option=com_content&task=view&id=19&Itemid=50&lang=en)

Đến đây thì các liệt não lại tuyên John Walter Christie chế ra xe BT, may cho chúng là ông mất rồi, không thì ông dậy cho chúng vào toa lét mà... uống nước. John Walter Christie chỉ cung cấp cho Liên Xô phần thân xe và Liên Xô chỉ quan tâm đến hệ bánh xích. Xe của John Walter Christie không có tháp pháo, không có nguyên tắc chiến đấu và ông không có nhà quân sự nào để ý, cộng tác. Gọi xe của John Walter Christie là cái xe tăng thì khá hài hước. Christie thiết kế xe bọc thép dã chiến chạy xích từ 1819, nhưng xe ấy vẫn là hệ xích cũ và Liên Xô có cả rừng xe xích, không cần thứ đó. Cái mà Liên Xô cần là phiên bản xích đầu 193x của Christie . Đúng hơn là "Christie suspension", bộn nhún Christie. Sau này, cả Nga và Đức đều phát triển bộ nhún này theo ý mình, nhưng từ T-34 thì không ai lại được với Liên Xô.

Bộ nhún này có sáng kiến là đưa lò xo với giảm chấn vào trong thân xe bằng đòn bẩy, nhờ đó, lò xo-giảm chấn là những thiết bị yếu sẽ được bảo vệ trong giáp, thỏa thích thiết kế chúng để tăng khả năng vận động của xe như ô tô. Bên ngoài chỉ là những bánh to chạy trên xích, không lo trúng đạn hỏng hóc. Nhờ đòn bẩy, người ta dễ  dàng biến đổi chuyển động của bánh với các tỷ số tay đòn khác nhau, thuận lợi ứng dụng lò xo và giảm chấn
(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/a/ab/Suspension_Christie_char_GFDL.png)

1931
(http://www.battlefield.ru/images/phocagallery/tanks/christie/thumbs/phoca_thumb_l_christie_model1931_2.jpg)


Theo phương pháp của chúng ta là thế này, không phải cái gì cũng hay, mà là, hay như thế nào. Chúng ta so với các xe tăng khác. Thật ra, bên Mỹ kiểu nhún này không được áp dụng trước khi WW2 kết thúc, mà sau đó họ mới học theo.... Liên Xô. Bên ANh áp dụng cho một số loại xe số lượng ít, nhẹ : Covenanter và Crusader , một kiểu tăng hạng trung Comet 1944 33 tấn cũng không được sản xuất nhiều, xe phục vụ từ tháng 12-1944, như một phiên bản ra vội.

M3 Mỹ. Bộ nhún nằm ngoài, giáp mỏng, dễ hỏng và chiều dài hành trình nhún không đáng bao nhiêu. Hành trình nhún ít gây ra lực cản lớn khi gặp vật cản, bánh không nhấc cao tránh vật cản dễ dàng, không cho phép xe đi nhanh.
(http://www.wwiivehicles.com/forces-of-valor/united-states/m3-medium/tanks/95211-m3-lee-01.jpg)
(http://www.wwiivehicles.com/usa/tanks-medium/m3-medium-tank/m3-medium-tank-02.png)

một kiểu xe khác
(http://www.wwiivehicles.com/usa/tanks-light/m3-light-tank/m3-light-tank-stuart-7-sided-turret-01.png)

So với Crusader . Rõ ràng là, bộ nhún mới cho phép thoải mái thiết kế cả hình dang bánh và hành trình nhún, bánh to vượt vật cản dễ dàng, chiều dài tay đòn đòn bẩy nhún cũng thoải mái thiết kế, với tỷ số chiều dài lớn, lực ép lên lò xo và thụt giảm chấn cũng vừa phải, dễ thiết kế như ô tô.
(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/b/b2/IWM-KID-358-Cruiser-MkIII.jpg/150px-IWM-KID-358-Cruiser-MkIII.jpg)

======
Từ đây, xe xích đã chạy nhanh như ngựa. BT ban đầu là xe trợ chiến bộ binh, nó lai với xe chở quân sẽ tanh BMP. BT cũng chở quân, nhưng chở bên ngoài. Trong thời đại xe cộ còn đắt, BT ném quân ra ngoài để tăng pháo, rồi thành T-34 sau chiến tranh tây Ban Nha.

Cái ngu xuẩn ở Mỹ là, cho đến sau WW1, Anh Mỹ vẫn dùng bộ bánh xích cổ lỗ, thậm chí là bánh đôi. Khốn khổ. Thật ra, không chỉ bộ nhún làm xe chạy nhanh, mà nó chỉ là một phần nhỏ trong những tiến bộ về động cơ, vật liệu...


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: huyphuc1981_nb trong 09 Tháng Bảy, 2011, 10:18:38 am
Bên Nga không có xe chở quân. Nhưng bên Đức thì phát triển, cả xe chở quân BTR/APC và tính năng từ xe trợ chiến bộ binh BT sẽ kết hợp thành BMP, xe chiến đấu bộ binh.

Nhưng BT không tiến theo hướng đó, xe gây ấn tượng mạnh trong chiến tranh Tây Ban Nha và phát triển thành xe tăng hạng trung T-34 lừng danh thiên địa. Về T-34, chúng ta biết thế giới hiện đại có một thằng chó điên chỉ sống bằng duy nhất là cám lợn, đấy là con M1Ax bị đạn 20mm của M2 bắn xiên động cơ, nó chi xiền cho Discovery làm cám, xưng số 1 hoàn cầu  ;D ;D ;D ;D Thế nhưng chỉ dám xưng số 1 hiện tại, còn "số một mọi thời đại" thì cám lợn nhường cho T-34, cúi đầu trước 1 người để hơn muôn người là thủ thuật ... lợn chúa  ;D T-34 và Panzer IV là hai xe tăng đúng nghĩa đầu tiên của thế giới. Dân nói tiếng ANh khoe các xe xích của họ WW1 là xe tăng  ;D ;D ấy là vì lợn các loại không biết xe tăng là gì, BMP có pháo to tháp quay, Msta và PzH2000 cũng thế, nhưng không phải là xe tăng.

Xe chở quân nổi tiếng của Đức Schützenpanzerwagen 251 là điển hình cho BMP, Schützenpanzerwagen = xe vận tải bọc thép. Xe có nhiều bản phát triển theu những yêu cầu khác nhau, và có thể coi là BMP đầu tiên trên thế giới, được trang bị cho những quân đoàn bọc thép, trong những quân đoàn này có những đơn vị bộ binh "quân tiên phong" và "quân xung kích" dùng xe này, bên cạnh đó là bộ binh đi xe tải thường và các sư đoàn xe tăng .

Tuy vậy, tính năng trợ chiến của xe còn yếu, thật ra là nếu chở quân thì không có chỗ đặt súng, nếu chở súng thì không có chỗ quân ngồi, như M113. Chính xác ra thì trừ bộ xích, các xe này na ná như BTR-152. Như thế, ở điều kiện thảo nguyên Nga thì BTR-152 đi tốt hơn, nhanh hơn, ít phải thay xích hơn, ở điều kiện ruộng Vịt thì Half Track có thể hơn tính dã chiến. Nhưng thực tế, các Half Track cụ thể này khi lội ruộng rất khó lái, bệnh truyền kỳ thừ hồi mới đẻ WW1, đơn giản là bánh hơi dùng để lái lại chỉ bám đường ô tô, không bám bùn như xích.

Xe có cấu hình half track, xe nửa xích, xích để chở nặng đi lầu như BMP và xe tăng, còn bánh trước để lái một cách rẻ tiền hơn là xe tăng, dùng bánh hơi. Cấu hình bố trí xe như vậy rất giống ô tô và thực chất là cái ô tô thay bánh sau bằng xích.

Giáo dầy 8mm thường, 12-14mm trước. Xe cũng có giá súng máy MG42. Vào hồi WW2, thì có thể súng máy MG42 oai như 30mm liên thanh, nếu như thế thì đây là BMP. Nhưng nói đúng ra, thì đây là BTR có tính dã chiến cao.

Xe nặng khoảng 7-8 tấn, tùy cấu hình mà trọng tải khác nhau, đến tấn rưỡi.
http://www.wwiivehicles.com/germany/half-tracks/sdKfz-251.asp (http://www.wwiivehicles.com/germany/half-tracks/sdKfz-251.asp)

(http://www.rowanpix.com/reenactments/images/wGerHalftrack.jpg)





Cũng như BTR-152/M113, Schützenpanzerwagen 251 khi mang súng thì xe hết chỗ quân ngồi. Vậy nên, hóa ra vào thời BMP-1, thì Mèo Hoang không có BMP, mang BTR đi đánh nhau với BMP, rồi la làng "nó lấy thịt đẻ người em, em là hạng BTR"  ;D ;D ;D Lý luận chung của các liệt não.  ;D

Kể ra người Nga thiết kế xe cũng tài, chỉ nặng hơn M113 có 1 tấn, mà có cả chỗ quân ngồi, có cả chỗ đặt pháo, lại giáp tốt gấp 3. Các bạn không cần nghĩ nhiều cũng thấy, bệnh cao là bệnh truyền thống của xe Mỹ, BMP được tuyên cao đến 2,1 mét, nhưng đó là cái tháp pháo nó bé tí. Tính từ gầm đến nóc thân xe cao có 1,5 mét, thân xe bé, diện tích nhỏ, nên giáp dầy, và thiết kế mũi đặc trưng cho xe giáp nhẹ, với dốc thành nằm ngang hơn là phần dưới của nó.

Xe M113 và M2 cao đến 2,2 mét và hơn nữa phần này, vỏ rộng như thế, không dàn mỏng giáp ra thì thành tầu hỏa chỉ đi được trên ray. Đã mỏng, lại làm giáp ngu, độc dốc trên mũi dưới mũi bằng nhau chằn chặn. Đã thế lại làm giáp nhôm, đúng nguyên tắc chỉ đỡ đá rơi cây đổ, chứ không đỡ đạn xuyên, mà sao ở Mỹ thông thái đến thế không có ai bảo siêu tăng M1A1, M1A2 làm giáp nhôm đi chơ tiên tiến siêu quần toàn diện.

Ấy nhưng lấy tham số ở đâu ra để phân biệt chỗ nào là dốc trên mũi, chỗ nào là dốc dưới mũi  ;D ;D ;D ;D Tất nhiên, chúng ta biết đó là kết quả nghiên cứu công phu, dựa trên các báo cáo mặt trận chính xác, đưa ra được tỷ lệ các vết trúng đạn chính xác. Ở thế giới chó điên, toàn chó sủa lợn kêu, đấm ngực thùm thụp, nói phét một tấc đến giời, báo cáo không có, mà toàn văn la liếm của bồi lưỡi bồi mõm, thì lấy đâu ra thống kê đó để phân biệt định nghĩa đâu là "dốc thành", tức dốc trước trên thân xe.

Chỉ cần so sánh rộng ra là biết được những tính chất của các xe hiện đại.

(http://www.wwiivehicles.com/germany/half-tracks/sdkfz-251-half-track/sdkfz-251-1-02.png)
(http://www.wwiivehicles.com/germany/half-tracks/sdkfz-251-half-track/sdkfz-251-9-02.png)
(http://www.wwiivehicles.com/germany/half-tracks/sdkfz-251-half-track/sdkfz-251-9-01.png)












Chúng ta đã thấy, một điều khó khăn với các nhà thiết kế xe tăng là phân biệt đâu là phần trên mũi, đâu là phần dưới mũi, để bố trí giáp khác nhau. Nghiên cứu này chỉ thực hiện được vì trong WW2 Nga và Đức có những báo cáo chi tiết theo điều lệnh về các vết đạn, có cả ảnh đi kèm, từ đó đưa ra xác suất trúng đạn vào các vị trí và hướng đạn rơi vào đó, điều này cũng được nghiên cứu công phu từ địa hình, địa vật tự nhiên và các kết quả bắn tập thời bình. Điều này không thể có ở các xứ chó điên lợn thối, mà chung quy cũng chỉ là dối trá lừa mị.

Có nhiều cách bố trí giáp, BMP chọn cấu hình giáp nhẹ. Phần dưới mũi khi đã phân biệt được thì nó rất ít trúng đạn mạnh, vì quân địch bị che đất, thường chỉ dùng như một mặt trượt vượt dốc. Phần trên mũi gọi là dốc thành, là phần chiu đựng lớn nhất của BMP, trong khi ở MBT phần cần chịu nhất là trán tháp pháo. BMP cũng gặp đạn xiên mạnh vào trán, nhưng trán nó nhỏ, diện tích ít, dễ làm dầy.

Dốc thành của BMP-1 bố trí để có hiệu quả của giáp phức hợp mà lại đơn giản, nó có một cái tấm chắn sóng dùng trong bơi vượt sông, tấm này có tác dụng phân tán năng lượng xuyên trước giáp chính như là giáp phức hợp. Giáp chính dầy 33mm, nghiêng 30 độ, độ dầy tương đương gấp đôi là 66mm. Giáp nghiêng còn làm năng lực xuyên phân tán, nên độ dầy tương đương không phải là gấp đôi.

Giáp BMP làm bằng thép cán (không phải đúc) và không phải thép cán tiêu chuẩn RHA, thép cán tiêu chuẩn là CT3, loại thép mềm nhất mà người ta dùng, nó mềm để dễn uốn, cắt, đập.... ngoài hiện trường và trên giàn dáo, gọi là "thép xây dựng". Còn thép làm giáp là thép mangan-carbon cao, nó rất cứng, dai, nó có độ cứng của thép công cụ và độ dai cao hơn thép làm búa. Tháp carbon mangan không quá đắt, có thể có nhiều xe, ví dụ về nó là cái choòng Tầu hay Phú Lãng Sa hay có ở các mỏ than nhà ta. Ví dụ nữa về thép mangan carbon cao là ray tầu hỏa, nó cứng như thế nào thì cứ thử xem, nhưng cái đó carbon nhiều hơn chút và gọi là gang cầu, khá ròn so với thép cán nóng.



đã là hơn 66mm rồi, lại nhân tỷ số thép cán tiêu chuẩn, so với cái con số xông xênh bán rẻ của M113 là 22mm x 1,4=30mm (1,4 là tỷ số góc 45 độ), ra tỷ số là bao nhiêu đây ? Đấy là chưa nói, nếu M113 thuyết phục được M1A1, M1A2 dùng nhôm làm giáp, thì mới đổi 33mm nhôm ra 22mm thép cán tiêu chuẩn RHA, còn nếu không thì khó tin lém.

Gáp T-34 cũng loại thép này, dầy hơn BMP ở mặt trước, nhưng những mặt khác của T-34 không dầy bằng điểm này của BMP-1.


Cái chính nữa lại định nghĩa thế nào là giáp BMP, mỏng bằng cái mũ sắt cũng là giáp, xe tăng MBT cũng là giáp, thế thì thế nào là BMP ?  ;D ;D ;D Kiểu như các liệt não nói tiếng Anh "nghiên cứu" vũ khí, đạn PPSh là ngắn, đạn Mosin là dài, đạn AK là vừa, thế là ra súng trường xung phong  ;D ;D ai cũng tài giỏi cả, súng trường xung phong quá dễ hiểu, dễ làm  ;D. Ấy nhưng, thế nào là vừa  ;D ;D Cũng là ngắn hơn PPSh và dài hơn Mosin (  ;D), nhưng 7,92x33 của MP44 không "vừa", nên súng thì to như trung liên còn đường đạn thì yếu như súng ngắn.  ;D ;D ;D Và dẫn đến cái hài hước truyền kỳ, các liệt não gào thét lên đổ tội co MP44 là súng trường, trong khi tên nó là MP và tên ấy dập trên... vỏ súng, MP có nghĩa là súng ngắn.  ;D
còn nhớ, các lợn copy những bài viết của HP đem chế biến rồi bán, chế thế nào ra luôn cám, ký hiệu MP chứng minh StG44 là súng ngắn, cám lợn thành ký hiệu StG chứng minh MP là súng ngắn, P trong MP là súng ngắn=pistole. Cái mớ làm nhảm này từ đầu dến cuối toàn đồ ăn cho lợn, ngu xuẩn và bịa đặt trắng trợn.
http://quocphong.baodatviet.vn/Home/QPCN/AK47-phep-mau-cua-chang-David-ky-1/20098/129952.datviet (http://quocphong.baodatviet.vn/Home/QPCN/AK47-phep-mau-cua-chang-David-ky-1/20098/129952.datviet)
http://quocphong.baodatviet.vn/Home/QPCN/AK47-phep-mau-cua-chang-David-ky-2/20098/129951.datviet (http://quocphong.baodatviet.vn/Home/QPCN/AK47-phep-mau-cua-chang-David-ky-2/20098/129951.datviet)


Ví dụ như thế, để thấy nghiên cứu nghiêm túc và chó sủa lợn kêu, bồi lưỡi bồi mõm, phục vụ bọn buôn lậu vũ khí nó khác nhau như thế nào. BMP là xe tiền duyên và không tham vọng đánh nhau với tăng, nó cần chống lại các súng to nhất của bộ binh trừ súng săn tăng, tức là các súng máy lớn, lớn nhất có 12,7mm 14,3mm 20mm 23mm.... Thế thôi. Kỹ thuật phát triển thì BMP-3 cần chống lại được đạn pháo 30mm x 1100 m/s của chính nó ở những khoảng cách nhất định (ngoài 200 mét của tầm bộ binh đi bộ). Thế nhưng, làm được bộ giáp của BMP-1, BMP-2 trên giới hạn khối lượng gần như M113 là điều không dễ.

Kết quả của sự nghiên cứu này: cùng đẳng, cùng thời, mà M113 bị BMP dùng súng máy liên thanh quạt từ xa thủng lỗ chỗ như quạt bùn, nếu như chơi chấp không dùng pháo 73mm , 100mm và ATGM. Tất nhiên là chơi đến ATGM thì M113 bay cả xe, còn lại đống xương khung gầm cháy đen thui, từ 4000 mét.


Không, nó lấy thịt đè người cưỡng bức em chơi, em là APC tức BTR, em không phải BMP tức IFV  ;D ;D ;D ;D ;D.
M113 cả đời có mỗi câu ấy đem gào. Chẳng con liệt não nào hỏi, thế IFV cùng thời với M113 là con nào đem đọ với BMP-1. ;D


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: tân binh95 trong 09 Tháng Bảy, 2011, 10:56:40 am
Các bác cho em hỏi 1 tí hiện nay quân đội và CSCĐ nhà ta đã được trang bị 1 loại xe thiết giáp chở quân mới là Ram-2000
(http://stcvietnam.com/images/stories/ram1.jpg)
Thông số
Trọng lượng: 6600kg
Tốc độ tối đa:100 km/h
Cự ly hoạt động: khoảng 700 km
Bán kinh quay đầu: 7.5 m
Động cơ:Diesel 6 xylanh
Dung tích:6,472 l
Công suất: 189 Hp tại 2500 vòng/phút
Dung tích bình nhiên liệu: 160 l
Truyền động:4 số tự động
Tay lái:Trợ lực
Phanh: Hỗ trợ thủy lực
Hệ thống điện:24V/55A
Và xe này được sản xuất ở Israel được nhà ta nhập về và cũng có vài nguồn tin rằng ta đã làm chủ công nghệ sản xuất. Hiện nay ta đang sở hữu 200 xe.


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: huyphuc1981_nb trong 09 Tháng Bảy, 2011, 11:28:58 am
À, chắc là nhập về cùng con UZI hồng ngoại, đem duyệt binh cùng con cạc bin CAR-15 bị bố mẹ bỏ nửa thế kỷ.
XE CHIẾN ĐẤU BỌC THÉP RAM 2000.

Các liệt não tung hô như thế.  ;D ;D ;D ;D
Nhưng loại xe này vừa bị người biểu tình dánh chiếm ở Ai Cập. Các kiểu xe này đang là thời trang chống biểu tình trong thời đại biểu tình liên miên. Đánh nhau chiến đấu gì cái xe 6 tấn, giá vũ khí lên người ta thù cho. Đến cái cấu hình bánh cũng là loại rẻ tiền nhât, cấu hình bánh này thì vượt chướng ngại vật loại gì ? Cũng như UZI, thứ rẻ tiền mạt hạng nhất trong các thứ rẻ tiền mạt hạng.

Nó là cái chăn trùm để thẩm du tự sướng của những lực lượng bị thịt, đem về khoa mẽ, tưởng thiên hạ sợ lắm lắm, nhìn gương Ai Cập,tunisia (tuy ni di bây giờ nó viết là tuy ni sia  ;D) đấy.

Cái xe 6 tấn thì đánh ai, đã không đánh thì trương súng máy lên làm gì, để đi bắn biểu tình á, bắn súng máy vào biểu tình thì xem gương ai cập ấy. Hay là phải để đến lúc người ta dạy cho rằng, cái xe mẽ ấy bắn súng trường to cũng thủng. Cái bệnh tự sướng ấy nó khác gì M113, so với BMP thì không chịu. Cái xe này gắn súng máy lên để đánh thật, đánh thật thì nó so với xe gì ?Hay lại như M113, không, không, không, em chỉ bắn thật bọn biểu tình không súng thôi, em có dám bắn các anh BTR BMP đâu.

Cái xứ mạt hạng đến bọc thép nhẹ cho một cái ô tô con cũng không làm nổi, nhục nhã khoe mẽ. Mà khoe mẽ cái gì ở đây, các nước mua xe này về để đi "gìn giữ hòa bình", tức là ra oai với mọi, ở đây ra oai với ai, gìn giữ cái gì ? Mà nếu muôn có, thì BTR đầy ra đấy, ai chi tiền ho mà mua, chê nó chạy xăng thì cẩu máy khác lên mà lắp vào. Hay là xe 2 cầu 4 bánh vượt chướng ngại vật tốt ?

Các bác cho em hỏi 1 tí hiện nay quân đội và CSCĐ nhà ta đã được trang bị 1 loại xe thiết giáp chở quân mới là Ram-2000
(http://stcvietnam.com/images/stories/ram1.jpg)
Thông số
Trọng lượng: 6600kg
Tốc độ tối đa:100 km/h
Cự ly hoạt động: khoảng 700 km
Bán kinh quay đầu: 7.5 m
Động cơ:Diesel 6 xylanh
Dung tích:6,472 l
Công suất: 189 Hp tại 2500 vòng/phút
Dung tích bình nhiên liệu: 160 l
Truyền động:4 số tự động
Tay lái:Trợ lực
Phanh: Hỗ trợ thủy lực
Hệ thống điện:24V/55A
Và xe này được sản xuất ở Israel được nhà ta nhập về và cũng có vài nguồn tin rằng ta đã làm chủ công nghệ sản xuất. Hiện nay ta đang sở hữu 200 xe.



Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: VMH trong 09 Tháng Bảy, 2011, 11:36:10 am
Chú huyphuc được vài bài tử tế lại bắt đầu văng nọ, văng kia rồi đấy nhé. Nhắc chú lần thứ nhất!


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: huyphuc1981_nb trong 09 Tháng Bảy, 2011, 11:40:09 am
Chú huyphuc được vài bài tử tế lại bắt đầu văng nọ, văng kia rồi đấy nhé. Nhắc chú lần thứ nhất!

 ;D ;D ;D ai nhầm thế nào ấy chứ, HP có tử tế bao giờ đâu.


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: meo-u trong 09 Tháng Bảy, 2011, 12:06:00 pm

Bộ nhún này có sáng kiến là đưa lò xo với giảm chấn vào trong thân xe bằng đòn bẩy, nhờ đó, lò xo-giảm chấn là những thiết bị yếu sẽ được bảo vệ trong giáp, thỏa thích thiết kế chúng để tăng khả năng vận động của xe như ô tô. Bên ngoài chỉ là những bánh to chạy trên xích, không lo trúng đạn hỏng hóc. Nhờ đòn bẩy, người ta dễ  dàng biến đổi chuyển động của bánh với các tỷ số tay đòn khác nhau, thuận lợi ứng dụng lò xo và giảm chấn


Bác HP à. Bây giờ trên xe tăng người ta dùng hệ thống giảm chấn dạng thanh xoắn. Nghĩa là nó có cánh tay đòn như cái hình của bác. Nhưng sau đó nó chỉ có một thanh thép gắn vào đó thôi. Cánh tay đòn tạo thành mômen xoắn lên trục thép. Kiểu giảm chấn này gọn nhẹ mà chịu lực rất cao.
Bác xem lại tài liệu xem. Hình như con xe tăng của ông người Mĩ ấy cũng sử dụng phát minh này mà


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: huyphuc1981_nb trong 09 Tháng Bảy, 2011, 12:15:17 pm

......
Bác HP à. Bây giờ trên xe tăng người ta dùng hệ thống giảm chấn dạng thanh xoắn. Nghĩa là nó có cánh tay đòn như cái hình của bác. Nhưng sau đó nó chỉ có một thanh thép gắn vào đó thôi. Cánh tay đòn tạo thành mômen xoắn lên trục thép. Kiểu giảm chấn này gọn nhẹ mà chịu lực rất cao.
Bác xem lại tài liệu xem. Hình như con xe tăng của ông người Mĩ ấy cũng sử dụng phát minh này mà

Ông này có một số mẫu thử từ 1929-1931, chúng hơi khác nhau một chút. Nhưng về nguyên tắc thì bộ nhún nào cũng có hai chức năng, một là "lò xo", để đẩy bánh trở về sau khi nẩy lên, hai là bộ giảm chấn hấp thụ năng lượng, thông thường nhất là dùng thụt thủy lực, vận tốc co lên của bánh đẩy dầu/rượu phi qua lỗ tiêt lưu, tăng tốc cho dầu/rượu, tiêu hao năng lượng đẩy bánh xe vào nhiệt độ dầu được làm mát bằng không khí, xe máy đơn giản thì dùng dầu, xe to mạnh thì dùng nước pha với các rượu chống gỉ để nhiệt dung cao lên, lâu nóng.

Thường là giảm chấn thủy lực có van một chiều. Khi bánh co hơn thì van mở tiết lưu bé, hấp thụ mạnh. Khi bánh được lò xo đẩy xuống thì van mở tiết lưu to, lò xo thuận tiện đảy bánh xuống bám xích bám đường.

Các xe ngày nay thì lò-xo nhún đa dạng. Bóng cầu thủy lực dùng cao su để nhún. Còn nhiều xe to thì dùng lò xo khí nén. Điều quan trọng của cái tay đòn là nó thay đổi tỷ số quãng đường-lực, do đó dễ dàng thiết kế được nhún như ý, ví dụ thông dụng là các lò xo ngày đó yếu, thì kéo dài đòn bẩy và đường nhún ra, để dùng lò xo to có đường đàn hồi dài.

Mình cũng để cảnh xích xe tăng đời cũ trên post ấy cho dễ so sánh. Kiểu nhún bánh đôi cũ vẫn phải bảo vệ các thiết bị trước đạn dược, nên quãng đường nhún rất ngắn, người ta kẹp bánh đôi để xe vượt qua các hòn đá bé dễ hơn một chút (nếu như nhấc từng bánh thì nhún chỉ cần đi một nửa quãng đường), nhưng đá to dốc to nằm cả đôi bánh lên thì không có tác dụng đó, vì nhún ngắn, bánh nhỏ, nên xe có lực cản lớn khi vượt hòn đá, hao sức và đi chậm.

Ở xe hiện đại, cũng có 2 chức năng đó. Nhưng với những xe nhiều bánh như BTR-60/70/80, xe tăng chạy xích... thì chức năng hấp thụ năng lượng của thủy lực cần ít hơn, thực chất là khi thả bánh xuống, lò xo đập bánh truyền năng lượng cho mặt đường, điều này gây rung cho các xe 4 bánh 2 cầu, nhưng xe nhiều bánh thì bám đường hơn. Việc gây rung cho các xe 4 cần thì bạn tưởng tượng như treo trên giàn lò xo, xe sau khi nẩy dao động như con lắc, với xe nhiều cầu thì như có nhiều con lắc đánh nhau, phần dư ra sau khi chúng đanh nhau mới được hấp thụ bằng giảm chấn yếu hơn, điều này giữ năng lượng khio xe đến bên kia dốc, lò xo đẩy ra lại tham gia đẩy xe chạy, ít hao sức hơn. Vì thế, việc tính toán tiết lưu thủy lực và lò xo khá khoai. Lò xo khí nén thì tốt hơn, bền hơn, nhưng cồng kềnh, hiện làm trên xe nhỏ.

Cái ý tưởng về kết cấu nhún này cũng là là một phần của sức chuyển động T-34 mà thôi, về động cơ, xe dùng động cơ V cải tiến từ mấu động cơ Đức bạn ạ. Cái vấn để với kiểu nhún này là, ở Anh nó phát triển lìu tìu, ở Mỹ nó không được ai để ý. Nếu như Anh Mỹ cũng giỏi kỹ thuật, cũng biết tư duy, thì T-34 đâu có của Liên Xô. Chẳng có cái gì minh chứng rõ ràng hơn về trình độ xe tăng qua ví dụ này.



Nhún của BT và T-34 giống như hình mố tả post trên, không khác gì về nguyên lý
BT-2
http://www.militaryphotos.net/forums/showthread.php?135850-Was-it-the-right-decision-of-Germany-in-WW2-to-build-high-quality-tanks/page8 (http://www.militaryphotos.net/forums/showthread.php?135850-Was-it-the-right-decision-of-Germany-in-WW2-to-build-high-quality-tanks/page8)
(http://img248.imageshack.us/img248/8010/t34vsbt2if7.jpg)

T-34
http://www.allworldwars.com/T-34%20Tank%20Service%20Manual.html (http://www.allworldwars.com/T-34%20Tank%20Service%20Manual.html)
http://armor.kiev.ua/Tanks/WWII/T34_85/t34_85_2.php (http://armor.kiev.ua/Tanks/WWII/T34_85/t34_85_2.php)
(http://armor.kiev.ua/Tanks/WWII/T34_85/suspension.gif)
(http://www.allworldwars.com/image/017/T34-042.jpg)


Bạn có thể quan sát bộ nhún của BTR thế này. Xe không dùng bộ nhún như T-34 vì nó 4 cầu, mà nó dùng bộ nhún ô tô bình thường, chỉ khác là không dùng lò xo nhíp.
bộ nhún BTR-80
http://www.hfmodeling.com/modules.php?op=modload&name=SquawkBox&file=index&req=viewtopic&topic_id=176537&page=1 (http://www.hfmodeling.com/modules.php?op=modload&name=SquawkBox&file=index&req=viewtopic&topic_id=176537&page=1)
(http://armor.kiev.ua/Tanks/Modern/btr80/btr80_4.gif)
(http://trucks.autoreview.ru/archive/2009/04/btr/pix/IMG_0645_750.jpg)




===========================
RAM-2000 và Micro UZI là những vũ khí mạt hạng nhất quả đất. Điều này cũng như UAV, cùng là máy bay, kích thước gần như nhau, máy bay rẻ của người ta cũng 3-5 chục, cái Heron giá đúng có 5 triệu USD mà mua part đã mất vài m, bò ra mà làm. Dân Do Thái vong quốc ngàn năm vì những trò lừa đảo hàng lởm còn chưa chừa.

Cũng như thế, UZI là súng blow back, nhưng là thiết kế cầm một tay chứ không cần ốp báng như PPSh hay MP38, nó rẻ và đơn giản kinh khủng, có cả một trò cười Sputter Gun bò lăn thiên địa còn kia. Súng gì mà không búa, không khóa nòng, thậm chí kim hỏa cũng dek cần, người ta home made hàng rổ, thế mà có bọn khoe tối tân đặc sắc. Tối tân gì, mua cái màn hình hồng ngoại để buôn lậu khẩu súng lởm.


RAM 2000 cũng thế, thiếu gì xe 2 cầu suốt ngày chạy ở Vĩnh Yên. RAM 2000 là xe hai cầu, đương nhiên không phải là xe dã chiến. zin ba cầu nó dã chiến vì nó 6 bánh 3 cầu, chỉ cần 4 bánh chạm đất nên nó vượt vật cản, 2 cầu thì sa lầy một bánh đi vào đâu ngoài đường rải nhựa đẹp.

Xe 4,6 tấn, chở được 1,2 tấn. Người ta thiết kế để đi qua mìn ven đường. Mang súng lên là lừa đảo, khi đã mang súng thì nó đánh ai ? vỏ chịu được súng trường 7,62mm, mình ven đường làm tốt nó cũng xiên giáp thủng lỗ chỗ. Đặt súng lên làm gì, thằng Do Thái nó đã quảng cáo hàng lởm, đến thàng lừa đảo đàn em thằng Do Thái lại khếch đại hàng lởm, định sơn màu xe chiến, chế tạo "xe chiến đấu RAM 2000" ngang hàng IFV-BMP chắc !!! M113 chỉ dám xưng vận tải APC-BTR mà thôi các lừa đảo ạ.


http://defense-update.com/products/r/ram2000.htm (http://defense-update.com/products/r/ram2000.htm)
(http://i976.photobucket.com/albums/ae241/hsq97vn/RAM-2000.jpg)

Có má rượu thịt sủa đổng chọc để là bài truyền thống của các cụ cố họ triệu
(http://i113.photobucket.com/albums/n228/binhbl/ram2000_03.jpg)


Phiên bản 3 cầu nó vượt cản thế này, đây là BTR-E152, xe thử nghiệm, kéo dài khoảng cách hai bánh sau lên chút. BTR-152 thường không được như thế này nhưng nguyên tắc tương tự, khi 1 hàng bánh sa lầy thì lực dồn lên 2 hàng kia, giúo xe vượt cản, còn RAM 2 cầu thì lấy đâu ra đỡ !!!
(http://s04.radikal.ru/i177/0907/83/59ede3679440.jpg)


Về bảo Đức nó dựng dồ cổ lên, chuyển xích lại thành bánh lốp, 1 tấn, Sd.Kfz. 250
(http://www.lonesentry.com/articles/ttt/pics/sdkfz_250_german_halftrack_sdkfz250.jpg)



Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: meo-u trong 09 Tháng Bảy, 2011, 12:59:06 pm
Bác HP giải thích lại đúng rồi đó. Nhưng bác lấy cái hình đó hơi khó nhìn, lấy cái hình khác rõ hơn.
Nói chung là người ta phát minh ra hệ thống "lò xo" dạng thanh xoắn có khả năng chịu lực cao mà gọn nhẹ. Do đó xe tăng thiết giáp mới chạy nhanh được.
Bác HP làm bài về hệ thống treo kèm giảm chấn dạng đệm khí như thằng tăng Hàn xẻng đi. Em thấy bảo nó biết quỳ bắn mà chẳng hiểu mô tê gì cả


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: huyphuc1981_nb trong 09 Tháng Bảy, 2011, 01:32:04 pm
Bác HP giải thích lại đúng rồi đó. Nhưng bác lấy cái hình đó hơi khó nhìn, lấy cái hình khác rõ hơn.
Nói chung là người ta phát minh ra hệ thống "lò xo" dạng thanh xoắn có khả năng chịu lực cao mà gọn nhẹ. Do đó xe tăng thiết giáp mới chạy nhanh được.
Bác HP làm bài về hệ thống treo kèm giảm chấn dạng đệm khí như thằng tăng Hàn xẻng đi. Em thấy bảo nó biết quỳ bắn mà chẳng hiểu mô tê gì cả


Bạn tập nhìn bản vẽ đi, nó mới cần tư duy và chính xác, còn nhìn các mô phỏng visual thì liệt dần khả năng tưởng tượng đi

bánh
(http://www.allworldwars.com/image/017/T34-042.jpg)

nhún đầu cuốn gồm một giảm chấn thủy lực và 2 lò xo
(http://www.allworldwars.com/image/017/T34-047.jpg)

các nhún 2-3-4-5
(http://www.allworldwars.com/image/017/T34-048.jpg)

=============

xe hàn

Chẳng có gì đâu, cũng là một dạng ngộ độc cám lợn ấy mà. Xuất phát điểm của trò này là xe tăng Mỹ cũng như súng Mỹ, nhục quá hóa rồ, chế cám nhồi sọ liệt não, nhồi lâu ngày thành bệnh hoạn. Xe tăng Mỹ thì khỏi bàn, sau chiến tranh Việt Nam thì Mỹ hầu như ném hết hệ vũ khí của họ đo, xe tăng máy bay súng trường chống tăng.... mà nhập khẩu license hay là nhái không license. Máy bay copy MiG-25, súng trường mua FN SS109, M72 năm đi thay bằng Mininam m/86 Thụy Điển....

Xe tăng Mỹ chung tiền với Leopard chế ra con MBT-70, nhưng Đức lấy chát quá, Mỹ mới cắt đầu cắt đuôi cho rẻ thành M1A1 M1A2. Cái biến đổi lớn từ MBT-70 thành M1Ax là thay giáp đúc bằng giáp hàn, hồi đấy chưa có liên hợp cần hàn nhiều lớp thì đúc đảm bảo đồng đều bền chắc, những đắt. M1 bỏ đi hết các thiếu bị có chức năng như giáp hộp, giáp phụ, phân tán năng nước xuyên trước khi vào giáp chính, nên M1 mới bị cháy từng bừng trước B41 và cả đạn 20mm của M2.

Tăng lởm như thế, nên truyền thống là bới móc Liên Xô. Kiểu như ăn mày ở bãi rác nhìn lên nhà lầu chê điều hòa ngạt thở lắm, giò nhiều hàn the ung thư lắm, cứ bới rác ngủ trời, ăn mày là khỏe. Ví như Liên Xô làm tăng tròn gọn để giảm diện tích mặt ngoài, giáp dầy mà nhẹ, thì chê tăng Liên Xô chật. Hay đặc sắc nhất là có bác cửu an nạp đạn thủ công, thì chê Liên Xô thiếu hẳn bác ấy, nên kém hẳn một cái súng nóc.

T Nga đúng là có góc hạ thấp nòng kém hơn xe Mỹ, vì T Nga thấp, cổ thấp thì cúi đầu nhiều thế nào được, người ta làm xe lùn thấp nhỏ tròn đều, nhẹ hơn mà giáp dầy hơn súng to hơn, chứ ai kê kích xe lên cho cao. Điều đó là thừa, không ai bắn cúi đầu trong hành tiến đấu tăng, còn nấp ở đỉnh đồi chiến hào cúi đầu bắn thì dễ, xe tăng bánh xích 1000 HP chứ có phải tiểu thư đâu, nó di nó cày 2 phát thì ra cái dốc cúi. Còn đắp chiến lũy đấu nhau thì chẳng lẽ thằng lùn cần cái chiến lũy thấp, ít đất, lại kém cái thằng cao lồng ngồng thò đầu ra khỏi hầm hào, cái đoạn lũy cao hơn nủa mét ấy sao không đắp vào đuôi con T để nó cúi gấp 3 lần M. Cái vấn đề này hết sức vớ vẩn.

Ấy nhưng ngộ độc khối kiểu hạ đẳng, càng hạ đẳng ăn mày càng ngộ độc những cái cám lợn lẩm cẩm ấy. Càng hạ đẳng, càng ngu xuẩn, càng nhiễm tính chó, tính lợn. Nếu không chó không lợn thế thì đi mua tăng Đức, tăng Nga về dùng, chứ làm tăng làm gì, để mà đánh đâu chạy tụt dép đấy. Mà cũng phải có chó, có lợn, thì mới có thể xưng bá hoàn cầu trong khi đánh đâu chạy tụt dép đấy. Vì thế cái xe tăng bị đạn 20mm bắn nổ động cơ mới số một thế giới.

Bộ nhún hiện đại nhiều xe nói chung, không riêng gì xe tăng, chuyển sang làm lò xo khí nén như pháo. Lò xo khí nén không lo mỏi, nó gồm một piston trôi được dầu đẩy nén khí nén lại khi thụt, rẻ hơn nhiều lò xo thép. Nhược điểm của nó thì có rất nhiều, là tuổi thọ không bằng lò xo thép do piston mòn (pháo chỉ bắn cả đời vài ngàn phát, bằng xe tăng chạy vài km nếu đặt nhún), và đặc biệt là ấm lạnh khác nhau thì lò xo khí nén khác nhau. Một nhược điểm nữa là máy rất cồng kềnh.

Ô tô nhỏ thường thích quả khí nén bóng, đè lên cầu khí nén như quả bóng, do xuất hiện vật liệu mới làm vỏ bóng.

Với xe tăng, để cúi xuống như mô tả trên, người ta có thể thay đổi áp lực lò xo khí nén. Và nó cũng lẩm cẩm vô ích như trên.






Về tổng thể, tăng hàn quốc là phiên bản copy Leopard và lại như xe tăng kiểu chó kiểu lợn, thi nhau ăn cắp bớt xén. Xe thu nhỏ các tấm giáp hộp trước sau đặc trưng của Leopard. Cái nguy hiểm nhắt của xe này là nó ăn cắp cái tính năng khó nhận ra, rất giống xe Mỹ và Israel. Đó là, khả năng ổn định tháp pháo rất tồi, chỉ thật sự bắn được với vận tốc 20km/h, điều này làm xe hết sức yếu đuối trong đánh nhau thật.


Đồ lởm của xẻng thì nhiều. Bắc Triều nó nã cho mấy trăm phát đạn, về tự sướng với nhau có dám làm gì đâu. Cuối cùng thì quay pháo về hướng nam bắn tự sướng (bắn về nhà), cả thế giới liệt não cỡn lên sướng quả bắn về nhà. Ngu xuẩn bệnh hoạn nó thế, nó là một đại dịch do triều Bush gây ra, trẻ con ưa bạo lực, liệt não từ bé, ngu xuẩn, điên rồ tràn ngập khắp thế giới, đánh đâu chạy đấy vẫn đấm ngực thùm thụp xưng số một hoàn cầu, vẫn đi đánh tiếp.

Bắc Triều nó không lởm như thế, nó nghèo (nhưng không nghèo đến mức đói khổ tự sướng như Vit), nhưng nó bắn pháo tin ngay cửa hầm, nó lấy đạn khói nó bắn để cảnh cáo, chứ đạn phá thì cả hòn đảo ra cám. Anh chi mấy chục năm hàng ngàn tỷ mua xe tăng máy bay, bắn xa cửa hầm nhà nó đến 300 mét, làm cả thế giới ôm bụng ra cười, thì không trùm chăn tự sướng còn cách nào nữa. Cả thế giới nó giễu nó cười, thì các anh lại chi tiền mua chó sủa sập trời để bán súng lởmg giá cao, sủa để át người ta cười, chứ có sao.



Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: tân binh95 trong 09 Tháng Bảy, 2011, 01:56:39 pm
Theo ý của các bác thì trong 2 con này con nào phù hợp với địa hình của nước ta hơn
xe Gaz- 3937 Vodnik
(http://defense-update.com/images/gaz39371.jpg)
(http://www.amphibiousvehicle.net/amphi/G/gazspecial/gaz-3937-3.jpeg)
Là 1 phiên bản cải tiến của mãu xe hơi dân dụng Gaz-2330 được thiết kế để trở thành 1 mẫu xe quân dụng cơ động cao và đa chức năng. Thân xe được hàn kín để chống thấm nược nên tăng khả năng lội nước của xe nhưng nên phân biệt giữa khả năng lội và bơi vì Vodnik không được thiết kế và không mang bất cứ trang thiết bị gì để bơi. Gầm xe được thiết kế có hệ thống treo độc lập và 1 hệ thống điều chỉnh áp lực lốp xe và khoảng cách từ mặt đất đến gầm là 475mm. Đồng thời xe có thể chứa đến 10 chỗ ngồi. Đông cơ sử dụng là động cơ diesel 175 hp (130 kW) mang đến tốc độ  112 km/h trên đường nhựa và 4-5 km/h khi lội nước.
Trọng lượng 6,500 kg
Chiều dài 4.5 m
Chiều rộng 2.8 
Chiều cao 1.9 m
Tầm hoạt động 800km
Tốc độ tối đa 120 km/h
Hệ thống treo dạng thanh xoắn.
Xe Gaz- 2975 tiger
(http://www2.vietbao.vn/images/oto/the_gioi_oto/61000829_GAZ_2975_Tiger_2.jpg)
(http://www2.vietbao.vn/images/oto/the_gioi_oto/61000829_GAZ_2975_Tiger_3.jpg)
(http://images.loqu.com/contents/255/398/image/0814/GAZ%202975%20Tiger%202.jpg)
Thiết kế to lớn, động cơ mạnh mẽ cùng khả năng cơ động cao, thân xe bọc thép là yếu tố giúp Tiger có sức tồn tại cao khi tham chiến.Chiếc GAZ-2975 quân đội này có kích thước: dài x rộng x cao: 4610 x 2.200 x 2.000 mm, khoảng cách giữa hai trục bánh xe là 3.000mm. Trọng lượng của xe từ 5.000- 5.500 kg khi được bọc thép. Tải trọng lớn nhất của Tiger là 1.500 kg.Tiger đã được GAZ phát triển từ khá lâu và hiện nay hãng đưa ra hai phiên bản cho model quân sự đó là Pickup và Wagon.Chiếc Tiger Wagon thích hợp cho xe chỉ huy chiến trường, thông tin vô tuyến hay chở quân bởi vì thân của nó được bọc thép toàn bộ. Chỉ có hai cửa chính mở ra ở hai bên và một cửa phía sau, các cửa sổ nhỏ trổ ra ở hai bên thành xe tạo cho nó vẻ chắc chắn như một lô cốt. Phiên bản Pickup lại phù hợp với một chiếc xe vận tải quân sự loại nhỏ có tính cơ động cao. Thiết kế của phiên bản pickup này gần chiếc giống với một chiếc xe dân sự và khá đẹp cũng như cân đối. Bốn cửa chính ở hai bên và phía sau phủ bạt.Chiếc Tiger sử dụng riêng trong quân đội đó là động cơ Turbocharger 6 xilanh, dung tích 3.200cc. Động cơ của Nga này được phát triển để tạo ra công suất 197 mã lực ở tốc độ vòng quay 3.800 vòng/phút và mô-men xoắn cực đại 450 Nm ở 2.000 vòng/phút. Một loại hộp số mới 5 tốc độ liên kết với động cơ giúp truyền tải công suất đến cả bốn bánh xe thông qua hệ thống dẫn động 4x4. Những bộ lốp lớn dành cho các hoạt động quân sự kích thước 20 inch cùng với hệ thống điều khiển áp suất lốp xe và gầm cao 400 mm là cần thiết mỗi khi Tiger hoạt động trên các loại địa hình khác nhau.
Và theo như nhiều nhận xét thì 2 mẫu xe này đều ngang bằng hay dư sức đối với cả mẫu xe hmmvv.


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: huyphuc1981_nb trong 09 Tháng Bảy, 2011, 02:09:25 pm
Đây là các xe nhẹ, kém dã chiến, nó không quan trọng với sư đoàn bộ binh bạn ạ


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: tân binh95 trong 09 Tháng Bảy, 2011, 02:24:21 pm
Thì đây là những chiếc xe vận tải bộ binh hay hàng hóa loại nhẹ cơ động cao dễ hoạt động ở địa hình hiểm trở, gắn thêm PKT 7,62 mm cũng không làm nó trở thành xe thiết giáp chở quân khi xung phong như BMP-X. Nhưng những chiếc xe như thế này ví dụ như Vodnik có thể dùng làm xe thông tin vì kích thước rộng rãi hay xe cứu thương cho quân đội còn tiger có thể dùng làm xe chở sĩ quan, chỉ huy vì thân xe kín bọc thép tốt và cửa ra ngoài 2 bên còn có thêm ở đằng sau xe nên thoát hiểm dễ dàng hơn xe UAZ-469 như hiện nay.


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: nguyen dinh thang trong 09 Tháng Bảy, 2011, 03:20:32 pm
Năm 1986 khi trung đoàn tôi rút về cầu Ngần có một lần sư trưởng 356 hồi đó là đại tá Nguyễn Văn Được xuống thăm trung đoàn có đi xe bọc thép xuống. Hồi đó lính chúng tôi chẳng biết là xe gì chắc lính trên F bộ nhìn thấy nhiều chứ bọn tôi là lính dưới E nên chỉ nhìn thấy có lần đấy thôi. Nó cũng là xe bánh hơi mõm nhọn như xe tăng nhưng trên xe chẳng thấy có pháo hay súng gì cả mà tôi chỉ nhớ nó kín mít.


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: tân binh95 trong 09 Tháng Bảy, 2011, 03:26:04 pm
Chắc xe ấy là BTR-60 hay 70 gì đó bác nhỉ ?


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: tân binh95 trong 09 Tháng Bảy, 2011, 03:30:00 pm
Cho em hỏi 1 tí hiện nay HQĐB nhà mình còn dùng cái xe đổ bộ BTR-50 không nhỉ
(http://www.inetres.com/gp/military/cv/inf/BTR-50/BTR-50PU_00.jpg)


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: VMH trong 09 Tháng Bảy, 2011, 04:00:48 pm
Thành viên tân binh95 lưu ý: Việc hỏi đáp liên miên, hết vấn đề này đến vấn đề khác của bạn hiện đang làm loãng topic này. Nhưng câu hỏi của bạn có thể đưa xuống box KTQP, vào topic "Hỏi nhỏ, đáp khẽ...".



Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: huyphuc1981_nb trong 09 Tháng Bảy, 2011, 04:02:11 pm
Tiếng Việt đọc tên xe này là u oát, đây là loại xe zeep, tức xe không bọc giáp, như car cá nhân của lính. Các xe này như humvees Mỹ được quảng cáo giáp trụ đầy mình là cực kỳ tầm bậy, điều này đã giết rất nhiều lính Mỹ vì mìn ven đường ở Iraq. Xe này không đủ khỏe để mang giáp, người ta bọc cho chúng một chút giáp có tác dụng che đỡ cây đổ đá rơi, chứ không phải đạn xuyên. Điều ngu xuẩn nữa bên Mỹ cực kỳ ngu xuẩn là, giáp đỡ đã rơi cây đổ lộn xe này làm bằng nhôm nhựa là tốt, thì humvees làm bằng thép. Giáp chống đạn xuyên phải làm băng vật liệu tỷ khối lớn, thì M113 làm bằng nhôm. Mỹ ra rả nhồi sọ các liệt não là bịt trán M1A2 bằng DU cho tỷ khối lớn đến 19, thế mà không Fan nào của M113 đi khuyên M1A2 bỏ thép đi làm nhôm cho xịn.

Chúng ta là lính thì biết chuyện này ? mà làm seo lính Mỹ không biết ? Bọn họ bị nhồi chặt sọ từi sơ sinh, lớn thành zoombie, thì làm seo mà tẩy não được. Nếu đấm vào cái giáp nhôm, thì độ bền độ chắc của cái giáp nhôm ấy nó đỡ đòn. Còn nếu bắn đạn xuyên, thì phần lớn năng lượng xuyên coi giáp như bùn, chỉ bị cản lại bởi khối lượng nhôm trong lỗ thủng bị thổi đi, khối lượng đó lớn nhỏ nặng nhẹ quyết định bằng tỷ khối. Dĩ nhiên là đạn xuyên cũng phải đấm, cũng phải phá độ bền chắc của giáp, nhưng tỷ lệ năng lượng làm điều đó thấp. Cũng như thế, khi ta đấm giáp nhôm, nắm tay ta không ít thì nhiều cũng có xuyên, nhưng xuyên nhiều phải biết. Khi bán DU, thứ phế phẩm đầy ứ sa mạc, thì người Mỹ nhồi sọ tỷ khối. Còn khi bán M113 thập niên 196x các công ty máy bay WW2 đang ế hàng, thì họ nhồi sọ giáp nhôm. Họ nhồi gì thì cũng béo lĩnh Mỹ cả, làm lính của một đội quân đánh đâu chạy đấy thật là bác học, tỷ khối cũng hay mà nhôm cũng biết, miễn là từ Afghan Iraq mang được mõm về, thì sủa cái gì cũng thạo.


Từ việc tuyên truyền giết người đó, lĩnh Mỹ "an tâm" với humvees và đi chơi xả láng, chỉ đến khi ngồi trên thiên đường, họ với quan sát humvees bị các mảnh mìn ven đường "tổ ong hóa", mà mảnh mìn ven đường là cái gì, là đất đá mảnh sát thương chứ đâu có phải đạn săn tăng. Chó má hơn, điều này lại tạo một cơ hội tiếp thị bán hàng tưng bừng, dán cao đắp gạc cho humvees, mà mục tiêu duy nhất ngoài lửa đảo là để lính Mỹ tiếp tục tự cực khoái với humvees, mà an tâm đi công tác với mìn ven đường.

Một mặt nữa, lĩnh Mỹ được nhồi sọ là, mìn ven đường của Iraq làm thủ công là siêu mìn, siêu tăng còn thủng, humvees giáp như siêu tăng nên cũng thủng giống thế. Thế sao mìn tự tạo Iraq siêu thế ? à, nó có siêu nguyên lý, mà chả thằng liệt não nào nói, Iraq chỉ bắt chước mìn Claymore Mỹ có từ tám kiếp.
http://xbradtc.wordpress.com/2008/07/02/whats-an-efp/ (http://xbradtc.wordpress.com/2008/07/02/whats-an-efp/)

(http://www.elec-intro.com/EX/05-13-11/12-12-Humvee-Armor-B-small.jpg)

EFP IEDs are very good against armor. Here's what it can do to an up-armored Humvee.
(http://2.bp.blogspot.com/_4aNto1NiGcY/Rj4_YWs4OkI/AAAAAAAAGQc/H82G4Y9pdF8/s400/humvee+efp1.jpg)










Các nước đều có loại xe này, nó đơn giản là car cá nhân của lính, và đơn giản là không ai nhồi sọ liệt não để bán Jeep và humvees trừ Mỹ. Các xe này rẻ, khả năng việt dã cao hơn ô tô thường và thấp hơn xe chiến. Các xe này cũng như car thường là nhỏ nhẹ. Khác car thường, các xe này rất bất tiện về mặt sang trọng, "lính mà em", nhưng bình xăng to khủng bố.

gần đây, người Nga đang có ý định nhập khẩu xe kiểu này theo hàng loạt các mặc cả về quỹ công giữa các nước 3-2010. Nga đang dự định nhập khoảng 1000 chiếc Ý. Fiat và Nga có truyền thống quan hệ lâu đời, chiếc xe tải đầu tiên của Liên Xô 1,5 tấn là nối tiếp chiếc F30 Fiat đang sản xuất ở Maxcơva trước 1917, từ cái đó, Liên Xô cũng bọc giáp thành xe trợ chiến bộ binh đầu tiên đã dẫn các post trước. Con U oát GAZ-469 (com măng ca, commander car,) cũng đã là con xe Ý nhập về cho vị trí tương tự, Ý cũng là nước sử dụng bản AK nhái AR 70/90 . Com măng ca Ý nhập về lắp động cơ Ý, có các phiên bản turbo diesel và động cơ khác. GAZ-469 là phiên bản nâng cấp của GAZ-69.

Ở ta có 2 u oát, bản tầu và bản Nga, U oát Nga trông đẹp hơn. Của tầu thì quá đơn giản, tên: Bắc Kinh 212, gọi tắt là Bắc Kinh. Cả hai đều chạy xăng không kinh tế lắm, xe rất nhẹ, dã chiến, không hề có giáp, mui bằng bạt.


UAZ U oát là tên nhà máy, nhà máy ô tô Ulianovsk = Ульяновский Автомобильный Завод = u li a nov s ky- a v tô mô byl nưi - za vốt = nhà máy xe tự đi (ô tô) ở u lia nov , có các hiệu ZiS (zin ba cầu) và GAZ ta hay thấy.
http://www.uaz.ru/eng/ (http://www.uaz.ru/eng/)

GAZ-69 sản xuất từ 1953, thay thế GAZ 67 từ 1942, thay thế GAZ 64 từ.... không biết. GAZ là một thương hiệu của nhà máy ZIL (xe pháo ZiS, trong đó có cả pháo tăng T-34), nhà máy Ulianov thuộc chương trình phát triển sâu trong hậu phương Ural, co cẳng chạy chiến tranh.

Một thời, nhà nào có xe này đến chơi là cả làng kính phục, u oát gát sáu chín, động cơ xăng 55 ngựa, 2,112 lít. 3 số tiến, 2175kg
Length: 3850mm, width: 1850mm (69A - 1750mm), height: 2030mm (69A - 1920mm)
Wheelbase: 2300mm, clearance: 210mm (both axles)
GAZ-69AGearbox: 3+rear speeds x 2 axles
Weight (completely loaded): 2175 kg (69A - 1960 kg)
Maximal speed: 90 km/h
http://www.autogallery.org.ru/gaz69.htm (http://www.autogallery.org.ru/gaz69.htm)
(http://www.autogallery.org.ru/k/g/65gaz69m.jpg)


UAZ GAZ-469 là bản phát triển 1972, 4 số tiến, ảnh chiếc đầu tiên được đặt kỷ niệm ở nhà máy. Ở ta loại này hồi chiến tranh ít nhập.
http://www.motorsaigon.com/forum/showthread.php?1637-Cho-nh%E1%BB%AFng-ai-%C4%91am-m%C3%AA-xe-chi%E1%BA%BFn-binh-UAZ-%28U-O%C3%A1t%29 (http://www.motorsaigon.com/forum/showthread.php?1637-Cho-nh%E1%BB%AFng-ai-%C4%91am-m%C3%AA-xe-chi%E1%BA%BFn-binh-UAZ-%28U-O%C3%A1t%29)
(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/8/8b/UAZ-469_stella_at_UAZ_plant_in_Ulyanovsk.jpg/800px-UAZ-469_stella_at_UAZ_plant_in_Ulyanovsk.jpg)


nhà máy có một vài cái khác UAZ-452 mini bus
(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/a/a1/UAZ-Bus.jpg/800px-UAZ-Bus.jpg)

北京212, Bắc Kinh 212. Xe 3 số tiến, lai giữa 69 và 649. Ở ta phổ biến là Bắc Kinhh và GAZ-69 (gát sáu chín), gát sáu chín do cả Liên Xô Trung Quốc sản xuất.
(http://www.jjjclub.com.cn/uploads/allimg/090616/11234714.jpg)
(http://www.qiutian.org/qteasyfiles/image/Article/2008/06/03/805808311.jpg)




1989, chào bạn tôi về. Trận khải hoàn làm Tầu Mỹ ngả mũ chào, hai thằng khổng lồ bịt đầu bịt đuôi đánh Vịt, ai ngờ bị Vịt chổng phao câu vào dạy cho thế nào là người quân tử. Từ đây Mỹ chạy đua làm thân  với Vịt, còn Tầu thì hóa điên, kết thúc trò hề của hai thằng tự sướng trong "ngoại giao bóng bàn 1972". xếp bé đi xe nhái, xếp to đi xe xịn
http://i4vn.com/forum/kham-pha/123360-hinh-anh-quan-tinh-nguyen-viet-nam-giup-nuoc-ban-campuchia.html (http://i4vn.com/forum/kham-pha/123360-hinh-anh-quan-tinh-nguyen-viet-nam-giup-nuoc-ban-campuchia.html)
(http://i242.photobucket.com/albums/ff106/tafucu/VN%20in%20Kam/k19893.jpg)

jip
(http://i242.photobucket.com/albums/ff106/tafucu/VN%20in%20Kam/Cambodia.jpg)


U oát, Bắc Kinh là những xe có trong mọi đơn vị chính quy, trước đây bắt đầu từ cấp sư, chủ yếu là xe con của các thủ trưởng. Ban bệ thì xe chung, ai có nhiệm vụ thì cầm lệnh xuống ban xe mà cưỡi. Xe có cửa sau lật xuống treo bằng xích, nên khi chật quá thì cơi nới ra như thế, công an hồi đó không phạt. Đi công tác xa thì tốt nhất là mang theo can phuy xăng tùy cung đường.

Ngày nay các u oát đời mới thỉnh thoảng vẫn thấy. Tất nhiên là các xe land cruise dân sự không thể sánh với u oát về tính dã chiến, nhưng u oát có nhiều tật, riêng về cái vấn đề điều hòa đã rất chi là khó chịu, vì là lính thật sự ai lại ngồi điều hòa  ;D. Người Nga rất lắng nghe ý kiến từ phía Việt nam, nhất là từ Viện Nhiệt Đới. Gần đây, xe bộc lộ cái tật là khó nổ máy, do bộ sấy nhiên liệu dùng cho vùng lạnh, về ta nhiên liệu nóng quá.




So sánh GAZ-69 với Jeep, M151 của ctvn nặng bằng 1 nửa GAZ, 1 tấn, trong khi động cơ jip 70 hp-GAZ 50, nên gia tốc và vận tốc tối đa của zeep cao hơn, leo dốc nhanh hơn 2 lần. Tuy vậy, U oát gầm cao, thoáng, số má hợp lý, nên khả năng dã chiến tốt hơn. Cả hai đều mui bạt, Jip thường chơi ngầu ném bạt đi. U oát thì có thêm cửa xe. Thật ra thì đó là công suất tối đa của động cơ jip, tốc độ vòng quay lớn không chịu được lâu, và chỉ có động cơ mới cứng mới lên được, công suất thường chỉ 45% số đó.

GAZ-469 nặng 1,65 tấn, Jeep M151 1,07 tấn. GAZ 469 75 HP (ngang jip). Số má gầm GAZ vẫn hơn, GAZ tải 1 tấn (tối đa cả xe 2,5 tấn), jip nửa tấn. Gầm GAZ tính kiểu Mỹ là 220mm, nhưng thực thế những điểm thấp nhất trong gầm ít, vì vậy, khi lầy thì nó cày trong bùn thoải mái, trong khi đó thì các bộ phận khác mà quan trọng nhất là chiểu cao khung rất thoáng, quyết định việc nó dã chiến tốt.

Nam triều có một vài loại jip, cái chúng ta hay gặp là "jip va li", nam triều thì lắm xiền rùi, nên cấp úy đã có jip, còn biến chế jip thế nào thì chiu.


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: huyphuc1981_nb trong 09 Tháng Bảy, 2011, 07:06:23 pm
BTR-50 vẫn còn nhưng đang thay bác ợ. Một trong số 200 con RAM 2000 nhập về phục vụ a pếc. Trong khi kính tế đang tụt lùi không phanh thì người ta đang nhgồi sọ loà kinh tế phát triển nhanh chưa từng thấy, nhanh nhất xung quanh, các triệu chứng phá sản càng đến gần thì càng nhồi sọ. RAM-2000 và Micro UZI là những gì đặc trưng cho rẻ tiền mạt hạng nhất quả đất, hèn nèo cái dân Do Thái vong quốc mấy ngàn năm, thế mà còn chưa chừa.
(http://image.tin247.com/vietnamnet/101110214156-773-352.jpg)




Cái trận tập trận này cũng hay. Bất cứ thằng nào đã ngu mà lại tỏ ra quân khu đều hay ho như thế. 2 thằng đặc biệt tinh nhuệ đổ từ máy bay, thằng trước rơi uỵch cái hình như què, thắng sau sợ quá phanh gấp lộn một vòng trên dây, chắc đi cái cột sống. Bọn này nó làm trò cười cho khủng bố xem, hay là làm bọn nào tự sướng. Có mỗi chú ngắm SVD được đóng phim lên VT thì nhắm cái mắt ngắm mở cái mắt ngoài .
http://www.youtube.com/watch?v=ejz_HIwq0WQ (http://www.youtube.com/watch?v=ejz_HIwq0WQ)

Hướng thứ nhất do lực lượng đặc nhiệm thuộc Bộ Tư lệnh CSCĐ triển khai chia thành 2 mũi. Một mũi lặn bí mật chia làm 2 tổ lặn tiếp cận đầu mạn tàu; mũi thứ hai sử dụng ống thở bơi bí mật, lợi dụng các vật trôi nổi ngụy trang để tiếp cận phần đuôi và mạn tàu.
Hướng thứ hai gồm 2 tổ cảnh sát đặc nhiệm đột nhập nóc boong tàu từ máy bay trực thăng để tiếp cận mục tiêu.
Hướng thứ bà là lực lượng nghi binh gồm ca nô, xe lội nước, lực lượng bao vây thu hút sự chú ý của các đối tượng, dùng các biện pháp thương thuyết, tác động tâm lý nhóm khủng bố để kéo dài thời gian
.
---------------------------
 Tái phạm là treo nick lần nữa đấy, mở miệng là nói như lên đồng vậy à?


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: huyphuc1981_nb trong 09 Tháng Bảy, 2011, 11:40:26 pm
À, bác cứ chuyển "thằng" thành "con" cũng được, mà cái cũng chẳng có sao.
====================


Đến BTR, cũng GAZ. Như các bạn đã thấy, quân ta đã trang bị rộng các BTR-50 và BTR-152, cả hai xe này đều đã tham chiến quy mô lớn, thành công trong những chiến dịch thần tốc. BTR-152 đơn vị mình còn đầy vết đạn bên Cam, toàn bộ cuộc hành quân chỉ có 7 ngày bắc dù chiến tranh kéo dài vài năm. tham gia tiến chiếm Ph-nông-pênh 7-1-1979. Các BTR-152 tham chiến bên Cam là điều khó hiểu, mình không chắp nối được các thông tin này, BTR chỉ ở đó một thời gian ngắn rồi ra bắc khẩn cấp đối phó với 2-1979. Sau này bên Cam toàn M113, PT-76...
BTR là tiếng Nga của APC, xe chở quân có giáp. armoured personnel carrier = APC . Бронетранспортёр = BTR.

Như thường lệ, có đoạn giễu dân liệt não nói tiếng Anh.  ;D. Anh Pháp Mỹ thường tự hào họ làm ra xe tăng trong WW1, xe tăng đầu tiên của thế giới. Ấy là họ không biết Hàn Tín đã dùng xe tăng ở trận Bành Thành 2100 năm trước đó !!! Họ cũng ngu xuẩn không phân biệt nổi PzH-2000 không phải xe tăng, BMP-/1/2/3 cũng không phải xe tăng, BTR-6/7/80 cũng không phải xe tăng. Những xe tăng đầu tiên của thế giới là Panzer IV và T-34. CÒn các xe WW1 thì chỉ có chú A7 của Đức có thể coi là tăng, mặc dù không giống lắm. Còn các xe khác thì muôn hình vạn trạng, cái thì là máy ủi, cái là APC, cái là pháo tự hành... không cái nào là xe tăng. Ví dụ Mark IX là APC
http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/e/e1/British_Mark_IX_Armoured_Personnel_Carrier.jpg (http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/e/e1/British_Mark_IX_Armoured_Personnel_Carrier.jpg)

Vời thời điểm đó, Nga và Hồng Quân không dùng đám lẩm cẩm đó, kể cả là sau đó, các xe của Ba Lan và Bạch Vệ đều chết, phần lớn vì những bệnh như đói, lầy, bị bắt sống về làm... xiếc. Xe đi chậm hơn rùa, 10km/h và thấp hơn, thì kỵ binh Hồng Quân trên thảo nguyên cứ chạy vòng quanh đến khi chúng chết đói. Hồi đó, các APC lừng danh của Hồng Quân là các xe ngựa thồ kiểu Nga, nằm trên đó cũng tránh đựoc đạn súng trường, và là giải pháp tiết kiệm thay cho Paven lắm xiền mỗi người một ngựa. Còn BT là xe ngựa ấy nhưng đặt Maxim. Với kỵ binh thì Maxim 7,62mm oách bằng vạn súng phóng lựu phát một 30mm. Kỵ binh cũng là APC, BMP, IFV, BTR... ngàn năm tuổit và  có quy luật của muôn đời: những chỗ nào kém p-hát triển thì cách mạng kỹ thuật quân sự nhanh, vì thành trì khoa học to9anf đồ lởm, ho là bay. Kỵ binh cổ ở nước thiện chiến thì phải đợi kỵ binh hiện đại hoàn thiện hơn một chút mới thay được, ở nước son phấn nhảm nhí thì khác.




Chúng ta đã biết câu chuyện hài về M113 oách hơn nhiều các BTR rồi, đó là sự thật, sự thật 100%. Nhưng đó là cám thối.  ;D ;D ;D Thật ra, không thể có gì phân biệt rõ ràng giữ BTR và BMP, PAC và IFV. M113 là xe bộ binh duy nhất của Mỹ lúc đó, vị trí phục vụ của nó như BMP-1, thì phải so với BMP-1. Còn BTR-60  có lẽ là so với Jip  ;D ;D ;D. Thật ra, Mỹ không có vị trí như BTR-6/7/80. Dưới đây là ví dụ BTR-80.





Hệ thống bánh, cầu, nhún... đã có ở post trước.

BTR-6/7/80 là gì, đơn giản là loại BMP nhanh, phụ việc của BMP. So với BMP, xe BTR-6/7/80 giáp mỏng tang, súng chỉ 14,5mm. Điểm khác biệt của BTR là khả năng cơ động, được tạo bởi bộ bánh hơi, trong khi BMP là xích. Bánh hơi không cho phép xe vượt lầy vượt dốc bằng BMP khi công thành, nhưng đi đường nhựa tốc độ cao. Bánh hơi ô tô đi đường nhựa nhưng lại không thể đi ruộng chút nào, còn BTR kết hợp tất cả các chức năng di chuyển

xe dùng hệ mỗi bên 4 bánh nên diện tích đế lớn, lội ruộng gần như xích, bớt khối lượng đi là lội ruộng như BMP-1/2 và hoưn BMP-3. Cũng như thế, khả năng vượt hào của xe kiểu này không khác gì xe xích. 2x2=4 bánh trước lái. Leo dốc vượt tường kém hơn BMP chút nhưng các ô tô thường ngưỡng mộ BTR như hệ xe xích.

Đi trên đường nhựa như một ô tô thường với vận tốc tối đa 90km/h, đây là điểm lợi của hệ bánh hơi. Điều này cho phép tiến rất nhanh và thích hợp với chiến tranh bắt nạt trẻ con, xe dễ dàng hành quân hàng ngàn km / ngày mà không tăng khả năng trục trặc như bánh xích, cũng như vào thời bình không lo công an phạt phải dùng xe tải chở xe BMP và MBT.

Bánh hơi có nhược điểm là hay xịt, xe dùng lốp không săm tanh chéo (ngày nay đã phổ biến cho dân sự ), tanh chéo là tanh thép bọc kín lốp bền chắc hơn. Xe tự bơm điều áp tất cả các bánh, nên đinh gai là muỗi. Thêm nữa, xe cũng có phiên bản lốp kháng đạn (như lốp pháo, nó có cao su xốp bên trong rò hơn rất chậm), trúng đạn vẫn đi hàng trăm km. Lốp xe sử dụng áp lực thấp, khi thủng rò hơi chậm.


Bơi 10km/h, điều đặc sắc là xe có các chức năng bơi an toàn, như nén khi áp cao chống rò và nhảy tũm. Việc chống rò giúp xe di chuyển lâu trong nước như một cái thuyền, tốc độ 10km / h tuy thấp hơn xuồng cao tốc nhưng cũng như xe đạp trên bộ, bắt xe bơi ra đảo Cồn Cỏ Bạch Long lúc biển tĩnh cũng được, còn tung hoành trong vịnh Hạ Long thì thỏa thích.

Nhảy tũm là việc xe  tự bịt kín, nó không cần bến tốt, khi không có bến thì nó nín thở nhảy tũm xuống nước, đợi nổi lên rồi bơi, điều mà BMP và MBT không thể làm được. Xe có ống thông hơi cao lên  và một tấm chắn sóng như BMP để chịu sóng cao hơn chút.


Như thế, bộ đẩy của xe đảm bảo đi đường nhựa như ôt ô, bơi như thuyền, lội ruộng như xe xích, đó là lợi điểm của xe, cao tốc trong mọi tình huống, điều này các BMP và BMD không thể đạt được, nên BTR thường được dùng để chuyển quân nhanh, hoặc thọc sâu kỳ binh. Khi chiếm Afghan, sau khi nhảy dù chiếm thủ đô, các BTR đã hành quân nhanh bằng đường bộ đến tiếp ứng, trước khi các BMP và MBT chủ công đến.


Xe có hệ thống cứu hỏa tự động.

3 chống NBC: hóa xạ sinh, cũng như các lỗ châu mai khớp cầu, áp trong xe cao chống rò khí độc và nước qua lỗ rò, lỗ châu mai.

Phương tiện thông tin như các xe chở quân khác, BTR-80 có máy thoại intercom với đại đội trưởng đi xe chỉ huy làm tổng đài, mã tự sinh bảo mật. Các phương tiện quan sát định vị điện tử.

Xe chở theo tiểu đội tiêu chuẩn 8 bác, A trưởng kiêm chức trưởng xe, ngoài ra có lái xe và pháo thủ.

"pháo" là khẩu KPVT  14,3mm có PK 7,62mm kẹp nòng đồng trục, thiết kế này cho phép chống bộ binh ở các mức tầm khác nhau. Khẩu KPVT  14,3mmm bắn xuyên thép cán tiêu chuẩn 100 mét là 20mm, ở 500 mét là 30mm. Tức là, nó quạt M113 ở mặt trước thủng lỗ chỗ bằng loạt liên thanh từ 1000 mét.

Cửa mở bên thành giữa bánh 2-3, cửa mở bằng 2 tấm, tấm dưới như cầu thang.

Xr có các lỗ châu mai cá nhân lắp khớp ổ súng kiểu cầu, có 2 khớp lắp được PK (số các lỗ châu mai này và loại khớp của nó là option, khác nhau ở nhiều đời xe). Các lỗ này thiết kế NBC, trong xe khí được lọc có áp cao chống rò khí độc từ ngoài vào, cũng như bắn khi đang bơi. Xe BTR-80 nguyên thủy có 7 lỗ, 1PK và 6 AK/RPK

Có hệ thống phóng lựu đạn khói và phun khói

khối lượng chiến đấu 13,6 tấn

Động cơ nguyên thủy  diesel 260 HP

Giáp chống đạn 12,7mm bắn gần

http://scalemodels.ru/modules/photo/viewcat_cid_143.html (http://scalemodels.ru/modules/photo/viewcat_cid_143.html)
http://www.fas.org/man/dod-101/sys/land/row/btr-80.htm (http://www.fas.org/man/dod-101/sys/land/row/btr-80.htm)
http://armor.kiev.ua/Tanks/Modern/btr80/?img=btr80_9.jpg.html (http://armor.kiev.ua/Tanks/Modern/btr80/?img=btr80_9.jpg.html)
http://armor.kiev.ua/Tanks/Modern/btr80/ (http://armor.kiev.ua/Tanks/Modern/btr80/)
http://www.vietnamcar.com/?news/detail/36/3715/xe-boac-theap-btr80-cuaa-quan-doi-nga.html (http://www.vietnamcar.com/?news/detail/36/3715/xe-boac-theap-btr80-cuaa-quan-doi-nga.html)


ống thở snorke và tấm chắn sóng
(http://www.fas.org/man/dod-101/sys/land/row/btr-70-DNST9800552_JPG.jpg)


cửa xe BTR-80
(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/e/e5/Russian_Army_Bosnia.jpg/800px-Russian_Army_Bosnia.jpg)

Lỗ châu mai đóng, phiên bản Rumani
(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/2/25/Romanian_APC_TAB_8x8_-_01.jpg/800px-Romanian_APC_TAB_8x8_-_01.jpg)

3 băng 2 bên, 14,3 và 7,62
(http://bee.net.vn/dataimages/201005/original/images382679_19.jpg)

PK trước và các lỗ châu mai-khớp cầu 3 chiều NBC của AK/RPK hai bên
http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/0/02/Btr-80_in_Serbia.jpg (http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/0/02/Btr-80_in_Serbia.jpg)
(http://armor.kiev.ua/Tanks/Modern/btr80/btr80_10.jpg)


Cận cảnh khớp cầu 3 chiều NBC của PK trước, 2 khớp này 2 bên. NBC là 3 chống: sinh học hóa học hạt nhân.
http://scalemodels.ru/modules/photo/viewcat.php?id=3298&cid=143&min=0&orderby=dateA&show=12 (http://scalemodels.ru/modules/photo/viewcat.php?id=3298&cid=143&min=0&orderby=dateA&show=12)
(http://scalemodels.ru/modules/photo/galerie/w_btr80_11.jpg)

Cận cảnh khớp cầu 3 chiều NBC của AK/RPK
http://scalemodels.ru/modules/photo/viewcat.php?id=3298&cid=143&min=0&orderby=dateA&show=12 (http://scalemodels.ru/modules/photo/viewcat.php?id=3298&cid=143&min=0&orderby=dateA&show=12)
(http://scalemodels.ru/modules/photo/galerie/w_btr80_12.jpg)


Afghan
(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/e/e0/Evstafiev-afghan-apc-passes-russian.jpg)




BTR làm gì ? các bạn thấy cảnh hài hước trên, một con hàng lởm RAM 2000 đứng cạnh một con BTR, cũng như Micro UZI duyệt binh cùng MP5, và khung cảnh đấy có quả đinh cạc bin CAR-15 M18 bị bố mẹ đẻ bỏ đã nửa thế kỷ. BTR trong thời bình làm nhiệm vụ mà RAM 2000 làm giả, ví như trên, thằng khủng bố nào sổng thì BTR cứ thế mà lên rừng xuống ruộng lội sông đuổi theo, RAM thì đứng trên đường quốc lộ chửi góp. Thởi chiến thì Sài Gòn động binh, Hà Nội tiếp ứng tắp lự trước khi BMP và MBT chủ công báp động kịp. BTR đi hàng ngàn km đường nhựa đường rừng đường lầy như nhau.

Người ta thắc mắc, UZI đứng cạnh MP5 có phải là để chửi cả lò MP5 không: mày làm khóa nòng làm j`, tổ sư mày dùng đạn 9x19 không khóa nòng, chuyển lên đạn 7,92x33 mới cần đến khóa nòng cả lò nhà mày là MP45, sao bây giờ mày chuyển về 9x19 lại không bỏ khóa nòng đi.

MP5 lại chửi cả lò UZI: mày là cái đồ mạt hạng rẻ tiền hàng nhái, báng ốp không cần, khóa nòng không cần, kim hỏa cũng dek cần, thậm chí nếu muốn thì cò cũng dek cần nốt. Cả lò nhà mày sinh ra chỉ để rửa tiền đút lót, ngoài ra có mục đích j` đâu. Người ta nếu muốn loại như mày, sai quân làm rốn chưa đến trăm đô một khẩu.

Bức tranh 2 súng: cùng một chức năng, cùng một loại đạn, đều là MP, đều là súng ngắn liên thanh, đều bắn đạn 9x19 Luger, đều đều bước duyệt binh ở thành Hà Lội... nó là tranh đả kích như thế, một thằng lởm đến vô lý và một thằng cấu tạo đầy đủ đến vô lý, cái có lý duy nhất là sự ngu xuẩn điên rồ. BTR đứng cạnh RAM cũng thế.

Mà 2 "cái" "đổ bộ đường không", một "cái" rơi nhanh què chân, một "cái" hãm phanh gẫy sống, làm trò cười cho khủng bố, nó cũng hài vãi kinh hồn như thế.





============

BTR bên Nga dùng cho quân tiên phong. Trước đây, Đức chia ra các đơn vị quân tiên phong và quân xung kích riêng, bố trí trong các đơn vị bộ binh. Chỉ riêng 2 đơn vị bộ binh này trong quân đoàn là bộ binh cơ giới có giáp, còn các bộ binh cơ giới khác đi xe tải thùng gỗ mui bạt thông thường. Đến thời Hitler, sự ngu xuẩn của phái này trong quân sự được khếch đại bởi chiến thắng dễ dàng trước các nươc châu Âu nhố nhăng. 2 đơn vị này sát nhập thành lữ đoàn quân tiên phong-xung kích , Hitler không thể phân biệt nổi BTR và BMP.

Trận đánh chiếm thần tốc Afghan là điển hình cho ưu thế của BTR trước BMP. Sau khi đổ bộ đường không, BTR có tốc độ hành quân cao, không cần chuẩn bị hành quân... được máy bay trợ chiến xông thẳng vào Kabul tiếp ứng đổ bộ đường không. Sau đó thì binh chủng hợp thành với BMP và tăng pháo mới lục tục kéo đến. Đay là điển hình cho ưu thế của kiểu quân tiên phong.

Chechnya 1999 là điển hình cho ưu thế của BMP trước BTR. Chiến thuật là đánh chắc, giữ chắc, vây kín, BMP có hỏa lực mạnh ưu thế mà không cần tốc chiến phi nhanh. Đây là điển hình cho chiến thuật công kiên-điển hình của BMP, mà quân Đức gọi là quân xung kích SturmTrup.

Quân tiên phong, quân xung kích khá khó phân biệt và là hai loại bộ binh xen kẽ nhau. Mục tiêu của chúng ngược nhau, một thằng đánh mạnh và chậm, một thằng đánh nhanh mà nhẹ, BTR có tính chất như kỵ binh thời cổ, từ Thành Cát Tư Hãn đến Hồng Quân hồi nội chiến. Cái chuyện khó phân biệt do các liệt não so với bộ binh đi xe thùng gỗ, thấy cả hai thằng tiên phong và xung kích, thằng nào cũng nặng thằng nào cũng nhanh, thế là liệt não loạn luôn óc.

Bên ta, do nghèo, nên BMP và BTR bố trí thành những trung đoàn riêng trong cùng một sư đoàn. Xe cũng được chọn làm xe của các lữ đoàn trinh sát, đặc công... độc lập.





Mỹ thì không xứng đáng làm con cháu cỡ Hitler, thì phân biệt thế nào BTR với BMP. Dĩ nhiên Mỹ cũng không ngu xuẩn điên rồ nhất, vì Mỹ giầu. Mỹ đanh đâu chạy đấy nhưng xưng làm siêu cường số một thế giới, thì bất quá cũng chỉ là bi hài kịch bên ngoài nước Mỹ, xe Mỹ lởm thì chỉ đến mức viễn chinh không thành công mà thôi, Mỹ vẫn có tiền mua xe lởm. Ở một xứ khác, đang phát triển chậm nhất châu Á, tức lao nhanh xuống đáy cùng nghèo đói, lạm phát triền miên, nhưng cũng tự sướng như Mỹ, dậy con cái là đang phát triển nhanh nhất vũ trụ, nhanh hơn xung quanh... và tiêu xài xả láng, đã có máy in tiền, lạm phát vô tư, như thế là ngu bằng 10 thằng Mỹ Mèo Hoang, ngu đến mức thách đố toàn xã hội.

M113 xưng là APC nhưng không thể tốc chiến như BTR vì là bánh xích, vì không biết bơi.

Tốc chiến nhưng BTR có súng quạt M113 thủng lỗ chỗ trong loạt liên thanh từ 1000 mét.

Mà BTR chỉ là phụ việc cho BMP, chủ yếu là vận tải, nên nó bánh hơi. Có thằng xưng vận tải nhưng chạy xích kìa ...  ;D ê ê ê. Chúng ta đã biết, Mỹ không có BTR đúng nghĩa mà M113 của họ chính là đảm đướng chức năng BMP, nhưng quá yếu, mới nói chệch ra là APC để so với BTR. Thế nhưng so đi so lại vẫn bị BTR bắn thủng lỗ chỗ.


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: tung677 trong 10 Tháng Bảy, 2011, 02:10:29 am
Ôi trời ơi, cái ông Huyphuc này cực kỳ giỏi !

Trình của ông này phải cỡ thiếu tá quân khí trở lên, còn công tác ở đâu thì chịu!

Bài viết rất công phu và cực kỳ chi tiết, xin cảm ơn nhé bác Huyphuc !

Thêm bài nữa đi, bác huyphuc!

Nếu được thì xin bác Huyphuc viết bài về  khẩu M4 A1!

Tôi là người thích kiểu viết của Huyphuc....ông này viết công phu,chi tiết...thì đương nhiên rồi! viết rất cá tính,và bảo vệ quan điểm của mình đến cùng! ...chỉ ghét cha này đã lặn là lặn một mạch...không sủi tăm, nhưng mà khi trở lại ...thì viết cực nhiều ;D làm cho tôi mãn nhãn...và bội thực về bài viết của ông ấy...mặc dù no nhưng vẫn muốn xem...tiếp tục nhé.....


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: tung677 trong 10 Tháng Bảy, 2011, 02:43:28 am
À các bác ơi còn nũa này
M113 gắn pháo AT 76mm
(http://t2.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcTPQuKkQowKbTupjMaBIDdZVGC5tF8jA4bnWdyZRNYClrq2-icyNg&t=1)
Nhìn như vậy nó giống M2 Bradley
Và của các bạn Tàu quởn
này thì thêm pháo của tăng gì không rõ lắm mà chắc là của phương Tây
(http://i1010.photobucket.com/albums/af229/max03max/a2ry4.jpg)
Các bác cho hỏi cái hình thứ 2....thân xe là M-113...lại gắn tháp pháo của Tăng M-24....nó là loại nào? của Ai ? hình như nó được cải tiến thì phải ?


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: huyphuc1981_nb trong 10 Tháng Bảy, 2011, 08:08:01 am
Người ta làm APC-BTR để đi cho nhanh, thì anh M113 chạy xích. Người Mỹ luôn ngớ ngẩn ngược đời như vậy.  Anh khoe giáp M113 của anh có độ dầy tính theo ly gấp 3 lần BTR  ;D, ừa thì cứ cho là anh nói đúng, dưng cơ mừ BTR giáp mỏng vì nó cậy anh nó là BTR, thế M113 có cái thằng anh nào làm giáp ?  ;D Thật ra, các bạn đã biết, M113 tuy xưng là APC, nhưng là để các liệt não tự sướng khi so với BTR như BTR-152, còn vị trí phục vụ của M113 chính xác là BMP.

Thế ai đúng ? à, đương nhiên là xe APC châu Âu trông rất giống BTR  ;D ;D ;D ;D Chứ không giống M113. Họ cũng bánh hơi, giáp nghiêng, và đương nhiên là giáp làm bằng thép. Kể ra người Mèo Hoang cũng đoàn kết thật, M1A2 quảng cáo rầm rĩ là che trán bằng DU, M113 khoe khoeng giáp nhôm, nhưng ai nấy mặc ai, không xô xát gì. Lính Mỹ thì đương nhiên tâm thần phân liệt rùi, đi với bụt mặc áo DU, đi với ma cũng biết khoác áo nhôm.

Các APC/BTR thường đi kèm hệ 4 bánh 2 cầu, nhưng chúng không đến nối ăn cắp thậm tệ như RAM 2000: đặt thùng xe BTR-151 cổ lỗ, giáp mỏng không chống nổi đạn Mosin. Hình dưới đây cho thấy năm 1975 quân ta dùng hệ 4 bánh 2 cầu này để trinh sát cho xe tăng và xe ô tô thùng gỗ. Hệ hai cầu BTR-152 hiện nay cũng hết sức đắc dụng với tính năng rẻ tiền, học từ chiến tranh Chechnya lần 2 1999. Đaqwtj pháo nên xe cổ những có giáp đương nhiên là ngon hơn thùng gỗ.

Cũng có một hiện tượng là các nước nhỏ rất thích tự độ APC. Điều này không khó, bản chất của một APC đơn giản không tháp pháo không NBC thì chỉ là hàn thùng sắt lên con xe bán tải độ 10k $.

Rồi, mình cam đoan bác Mèo bác ấy ném M113 đi đóng bánh hơi, cứ tạm gọi bánh hơi là "APC kiểu Nga"  ;D ;D ;D ;D Thật ra, cũng như Mosin, AK, khẩu súng tốt phải là khẩu không khó làm, BTR cũng vậy, các bạn xem bên dưới. rất nhiều nước nhỏ đóng BTR, chẳng lẽ Mỹ lại không đóng ?  ;D ;D ;D Xem ra, bao giờ M113 thuyết phục được M1A2 bỏ thép làm nhôm, hay M1A2 thuyết phục được M113 dùng DU siêu nặng, thì bên Mỹ sẽ biết thế nào là PAC.


Xe châu Âu
http://artec-boxer.com/ (http://artec-boxer.com/)
(http://www.artec-boxer.com/fileadmin/images/layout/random/boxer08.jpg)



Bravia Chaimite V-200 APC , Bồ Đào Nhà. Xe có 10 chỗ ngồi và 1 lái, vũ khí sơ sài, cấu hình só sài 4 bánh, giới hạn nhiệm vụ là chuyển quân qua bom pháo
http://www.military-today.com/apc/chaimite_v200.htm (http://www.military-today.com/apc/chaimite_v200.htm)
(http://www.military-today.com/apc/chaimite_v200.jpg)

Nhựt Bổn Kiểu 96
(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/a/a7/JGSDF_APC_Type_96_at_JGSDF_Camp_Shimoshizu_02.jpg/800px-JGSDF_APC_Type_96_at_JGSDF_Camp_Shimoshizu_02.jpg)


Phú VAB và VBCI
(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/1/19/VAB_armoured_personnel_carrier_DSC00846.jpg/800px-VAB_armoured_personnel_carrier_DSC00846.jpg)

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/0/09/VBCI_%28V%C3%A9hicule_blind%C3%A9_de_combat_d%27infanterie%29_%281%29.JPG/800px-VBCI_%28V%C3%A9hicule_blind%C3%A9_de_combat_d%27infanterie%29_%281%29.JPG)

Áo-Bồ-Czech chạy Pandu
(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/0/06/Pandur_II_%282%29.jpg/379px-Pandur_II_%282%29.jpg)


Indonexia Pindad
(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/e/ee/Panser_side_left.JPG/800px-Panser_side_left.JPG)


Iveco SuperAV, ý
(http://www.military-today.com/apc/iveco_superav_l0.jpg)

Phần Lan http://www.military-today.com/apc/patria_amv.htm (http://www.military-today.com/apc/patria_amv.htm)
(http://www.military-today.com/apc/patria_amv.jpg)

Canada LAW III
(http://www.military-today.com/apc/kodiak.jpg)

Stryker Mỹ, ôi ôi ôi xem này xẹm giống BTR nhà nèo
http://www.military-today.com/apc/stryker.htm (http://www.military-today.com/apc/stryker.htm)
http://www.military-today.com/apc/stryker.jpg (http://www.military-today.com/apc/stryker.jpg)
(http://www.military-today.com/apc/stryker.jpg)

Nga, BPM-97
(http://www.military-today.com/apc/bpm_97.jpg)


http://www.military-today.com/apc.htm (http://www.military-today.com/apc.htm)




Cái máy ăn cắp não trẻ con, ăn cắp mọi nơi mọi chỗ thì chê BT7: "Some forces practised dangerous tank desant tactics before the widespread adoption of APCs."  ;D ;D ;D Dạ thưa, hồi đó Mèo Hoang không có xe ngồi ngoài mà đi, hồi đó xe ngồi ngoài là sang rồi. ;D ;D ;D Cũng có cần nhắc lại, xe BT-7 là xe đi hệ bánh xích mà Mèo Hoang tự chứng tỏ là ngu xuẩn thậm tệ, cơm không ăn, đi ăn c... Cái bánh xích "tăng bay" ấy là Mèo vứt đi, Gấu nhặt về làm ra cái mà Mèo tôn xưng "số một mọi nơi mọi lúc", là con T-34  ;D ;D ;D
(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/5/5f/Bt7_6.jpg)

1975, BTR trinh sát 2x2=4 bánh 2 cầu (hình như là chiến lợi phẩm Cadillac Gage Commando  ;D). Xe nhẹ này thời chiến chỉ đắc dụng trinh sát đường đi cho xe tăng MBT và xe cơ giới thùng gỗ. Trong bài báo nhà báo ghi đây là xe tăng, nhà báo Vịt ta càng ngày càng lợn, cái trường nghĩa đô nó là trường dào tạo các cánbộ chuyên  ngành ngu dân
http://tapchikiemsat.org.vn/viewtopic/tintuc-70/gap-nguoi-cam-co-30-4-1975-318.html (http://tapchikiemsat.org.vn/viewtopic/tintuc-70/gap-nguoi-cam-co-30-4-1975-318.html)
(http://tapchikiemsat.org.vn/Uploads/Xe_tang_tien_vao_dinh_Doc_Lap.jpg)

T-54 quân ta cũng coi là BT-7. Năm 1975 cứ tưởng năm 1935. Không seo, lúc này M113 sợ mất mật rùi bên BT đánh thoả thích. Các bác 40 năm qua ngồi cuốc rận bĩu môi chê bai chiến thuật BT-7  ;D ;D ;D
(http://widget.slide.com/rdr/1/1/3/W/3000000009a068df/1/85/jKLnc0va0D_0KuymEiChi4SDaoFxnyZi.jpg)

Honda 67 làm  BT có seo đâu. Phóng viên VNTTX Trần Mai Hạnh (người đeo kính) và Phóng viên TXGP tại cửa ngõ Sài Gòn sáng 30-4-1975
http://www.bentreca.vn/news/topic/689/ve-mot-thoi-khac-huy-hoang-tran-mai-hanh-.html (http://www.bentreca.vn/news/topic/689/ve-mot-thoi-khac-huy-hoang-tran-mai-hanh-.html)
(http://www.toquoc.gov.vn/Portals/16/Attachments/20944___news__03.jpg)


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: congbinh1 trong 10 Tháng Bảy, 2011, 09:46:26 am
Bác Huyphuc cho em hỏi về khả năng lội nước của BMP bánh xích với? Công binh bọn em hồi 8x mang GSP ra bơi biển bị chìm, đợt rồi Hội thao mấy ông QK4 cũng cho chìm mất 2 xe. Em hỏi có gì chưa đúng thì bác bỏ quá nhớ! ;D


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: huyphuc1981_nb trong 10 Tháng Bảy, 2011, 10:03:58 am
Bác Huyphuc cho em hỏi về khả năng lội nước của BMP bánh xích với? Công binh bọn em hồi 8x mang GSP ra bơi biển bị chìm, đợt rồi Hội thao mấy ông QK4 cũng cho chìm mất 2 xe. Em hỏi có gì chưa đúng thì bác bỏ quá nhớ! ;D

Ai bắt đi biển.  ;D ;D ;D ;D Nó chỉ dùng vượt sông thôi. Lúc nào biển sóng lặng như sông đi cũng được. QK4 thì có biên chế BMP đâu, lấy lính vớ vẩn không huấn luyện ra, kể cả kẹt cửa cũng chìm được mà. Chuyện bơi lội không đùa được, bạn xem, cái thuyền là công cụ đâu cũng thấy, ai cũng biết dùng, thế mà chỉ chạy sông hồ cũng lật chìm chết suốt quanh năm.

================


2 bánh 2 cầu, BTR con.

Chúng ta đã xem con RAM 2000. Đấy là con hàng lởm đặc trưng y như Micro UZI.

Micro UZI có cần không , loại súng như thế này đương nhiên là cần, thiên hạ cứ nước nào biết làm súng là có một đống, vì sai vợ con làm rốn cũng được cả rổ, dân chơi home made đầy hàng núi, chẳng cần đến chợ trời, ra đê la thành một lúc là mua đủ đồ về home meda ra một con UZI, nó đơn giản hơn cả súng hỏa mai, súng kíp... vì không có búa. Những đặc trưng của nó là rẻ, dễ làm, và vì thế nó được quảng cáo rầm rĩ để trở thành một công cụ rửa tiền, súng siêu rẻ siêu lởm bán giá siêu cao, giun sán giòi bọ mọi nơi nhìn thấy UZI là thèm nhỏ dãi, là chó điên quyết tử chiến đấu bảo vệ UZI. Tất nhiên, chó điên cũng chỉ sủa được ở những xứ đại cách mạng văn hóa vô sản liên miên, cải cách giáo dục liên miên, đẻ ra một lớp hồng vệ binh liệt não truyền đời thâm căn cố đế. Bọn chó điên lợn thối ấy thì biết ốp báng khóa nòng kim hỏa với búa nó như thế nào, để mà biết UZI không có những cái đó.

RAM 2000 cũng thế, các liệt não nhảy cỡn lên xe chiến đấu bộ binh RAM 2000, BMP, IFV đây. Nó làm cái thùng trông y như BTR-152, nhưng không chống được đạn Mosin bắn gần  ;D ;D Dân Do Thái vì cái tội lừa đảo mà vong quốc làm nô tì mấy ngàn năm, đến nay vẫn chưa chừa. Hay là lâu lâu không thấy cái lò thiêu nào, dân Do Thái lại phỡn lên.

Chúng ta đang lao nhanh xuống đáy cùng nghèo đói, phát triển chậm nhất châu Á (từ Phát Triển là mỹ từ dễ kiếm trong thời tiền phá giá), mặc, lần đầu tiên có nhiều nguyên thủ thế đến chơi nhà, mua luôn 200 RAM 2000. Có gì đâu, tiểu nhân đắc chí được mua RAM, nó chọn cái gì nó ăn béo nhất, trả giá cao nhất cho hàng lởm nhất, rẻ nhất thế giới, rửa riền giỏi nhất thế giới, và đặc trưng tiếng tăm thương hiệu trên thế giới là như thế, là công cụ chuyên nghiệp để làm thế.

UZI có gì oách hơn MP5 mặc dù MP5 là súng có máy cò và khóa nòng thuộc hàng phức tạp khó làm nhất quả đất ? CÒn UZI là MP chỉ liên thanh đơn giản nhất quả đất. À, Micro UZI bắn nhanh gấp đôi, 1200, thế sao các súng phải hãm tốc độ bắn lại đỡ tốn đạn, làm ra máy cò chỉ có mục đích đó, mà riêng UZI bắn thả phanh ? À, nó cũng có mặt hữu dụng, là súng dùng cho đâm thuê chém mướn, nó cần đối kháng đâu, chỉ cần đúng một loạt rồi chạy, loạt ấy càng nhanh càng tốt, thế là tính súng máy của UZI nguyên chất và nhanh hơn MP5 rùi nha, nguyên chất vì UZI có biết bắn phát một đâu. Những công cụ có tính chất làm người mẫu cho chó điên lợn thối nó đều na ná như thế, RAM-2000 thì khác gì BTR-152, hình dáng giống hệt, có đứa mẹ nèo biết đạn Mosin là cái gì mà dám bảo đạn Mosin xuyên qua hàng lởm.


Ngày xưa các liệt sỹ trên nóc tủ cao giành giật từng khẩu súng với giặc mà đánh giặc, mới cho tiểu nhân cơ hội mua RAM. Có ai nghĩ đếm xem, giun sán giòi bọk nó ăn hết bao nhiêu súng trường của các liệt sỹ trong 200 con RAM ấy.
===========








Phiên bản hai cầu bốn bánh là hạng BTR-APC nhẹ dùng cho trinh sát. Xe không đủ chỗ cho cả tiểu đội, nhưng nhỏ nhẹ nhanh. BRDM 1/2 nặng cỡ hơn 5 tấn và hơn 7 tấn, giáp như BTR cùng đời. Xe có cấu hình hệ thống đẩy và khối lượng y như một cái ô tô thường. Xe có 2 đôi bánh bụng co lên lúc đi thường và hạ xuống khi vượt hào, lúc đó nó gần như xe xích ngắn.

Tất nhiên, giá cũng ứng dụng các kỹ thuật giáp nghiêng, giáp hộp... như xe chiến, có tháp pháo, súng kẹp nòng đồng trục 14,3mm-7,62mm và các lỗ châu mái có khớp  NBC. Xe đương nhiên thừa kế các tính năng của BTR cùng thời, nhảy tũm, bơi lâu, tự bơm, NBC, tháp pháo, kính quan sát, định vị liên lạc...

Biên chế 4: trưởng xe, lái phụ chính và pháo thủ. Trưởng xe có hệ thống quan sát tốt với 6 kính tiềm vọng và nhìn đêm điện tử, lái xe 4 kính tiềm vọng-nhìn đêm điện tử.

Xe rất thuận tiện để mang các ATGM và SAM dùng cá nhân, nhờ thế tuy rất rẻ nhưng có tính năng như pháo tự hành săn tăng tank destroyer.

BRMD-2 nặng 7,7 tấn động cơ 140 ngựa, tháp pháo BTR-60 cùng thời. Giáp chống được 12,7mm bắn gần ở mặt trước, các mặt khác chống được tất cả các đạn bộ binh khác và mảnh pháo hạng nặng. Phía trước, dốc trên làm độ dốc lớn, bên dưới có tấm chắn phân tán năng lượng xuyên trước khi đạn vào giáp chính, khoảng cách rỗng của giáp hộp này được tính toán dành cho đạn 12,7mm. Giáp 14mm.

Боевая Разведывательная Дозорная Машина = BRDM có các nghĩa lần lượt là "chiến đấu, trinh sát, tuần tra, thiết bị"= thiết bị chiến đấu-trinh sát-tuần tra. Đương nhiên bản thân nó có các chức năng chống biểu tình, khủng bố...  Xe mang các đặc tính tiện dụng của xe 2 cầu bốn bánh, đi được trên tất cả các loại tầu đường cầu phà dành cho ô tô, cầu phà không chịu chở thì dĩ nhiên nó nhảy tũm xuống sông đỡ mất vé.

BRMD-2 được sử dụng không rộng rãi như các BTR, đơn giản dễ hiểu là bản thân các BTR cũng đã rẻ, và xe kiểu BRDM này cũng dễ làm, thông thường nhất là cắt bớt các chức năng NBC hoặc hợp tác, hoặc là lấy luôn BTR cho mục tiêu này, tránh xuất hiện một lượng nhỏ xe BRDM không thống nhất với đội hình lớn BTR. Có một số nước dùng, đáng chú ý là Israel. Mỹ có nhưng dùng làm mục tiêu tập trận.

Vì xe rất rẻ và nhỏ gọn, cơ động... nên nó hay được lắp ATGM và SAM nhỏ vác vai. Ban đầu ở Nga lắp Mauyka (AT-4), sau đó đổi sang bản AT-4. Các xe tank destroyer này có khả năng bắn thủng mọi loại xe tăng đương thời ATGM đó, từ hàng km, và rất rẻ, cơ động. Phiên bản bắn đạn Maluyka AT-3 mang 14 đạn. Về sau các đạn đổi lên Maluyka cải tiến dẫn đường bán tự động đạt 18 đạn. Các AT-4/5 mang được khoảng 10-14 đạn.



http://www.militaryphotos.net/forums/showthread.php?130855-The-Algerian-Army (http://www.militaryphotos.net/forums/showthread.php?130855-The-Algerian-Army)
http://www.armscontrol.ru/atmtc/arms_systems/land/armored_combat_vehicles/armor_combat_vehicles.htm#BRDM (http://www.armscontrol.ru/atmtc/arms_systems/land/armored_combat_vehicles/armor_combat_vehicles.htm#BRDM)
http://www.tienphong.vn/Thoi-Su/529557/Luc-luong-dac-biet-thuoc-Bo-Quoc-phong-ra-quan-huan-luyen.html (http://www.tienphong.vn/Thoi-Su/529557/Luc-luong-dac-biet-thuoc-Bo-Quoc-phong-ra-quan-huan-luyen.html)
(http://www.tienphong.vn/ImageHandler.ashx?ThumbnailID=63663&Width=650)

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/0/04/BRDM_2_TBiU_24.jpg/800px-BRDM_2_TBiU_24.jpg)

tấm chắn bổ sung chức năng giáp, xe chống được đạn 12,7mm bắn gần, tấm chắn này có tác dụng như giáp hộp, phân tán năng lượng xuyên trước khi vào giáp chính.
(http://eng.btvt.com.ua/images/index42_clip_image002.jpg)

(http://pics.livejournal.com/aeromamont/pic/000f0dry/s640x480)


Thành Hà Lội. Các bạn có tin không, giun sán giòi bọ đã đục chết cái thành này. Một lần, ông em mình phở lên hỏi: thế mai sau mỗi nhà một tô tô thì seo, mình bảo: chỗ đỗ không đủ thì lấy đâu chỗ đi. Thế nó hỏi: chẳng lé đi xe máy mãi. Mình mới bảo rằng: thì người ta phải bỏ cái thành hà lội này ra chỗ khác mà mua ô tô chứ seo.
(http://images.auto.channelvn.net/Images/Uploaded/Share/2008/11/200811211517648/BRDM-3.jpg)


Cadillac Gate Commando, CTVN, cũng có tính năng bơi
(http://4.bp.blogspot.com/-NxkhbMHO5EI/TbLCcSbhGdI/AAAAAAAACUE/kPgwlJ1b4-4/s1600/apcSaigon430.jpg)
(http://www.amphibiousvehicle.net/amphi/C/commando.jpeg)


(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/d/d0/RMP_V150_Commando.jpg)







Nhìn cái xe trinh sát bác Thượng sỹ Nguyễn Duy Đông, sinh năm 1952, tại vùng quê xã Thụy Văn, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình cưỡi trên, có thể là Cadillac Gate Commando, chúng ta nhớ lại hãng này chút.
http://tapchikiemsat.org.vn/viewtopic/tintuc-70/gap-nguoi-cam-co-30-4-1975-318.html (http://tapchikiemsat.org.vn/viewtopic/tintuc-70/gap-nguoi-cam-co-30-4-1975-318.html)

Cadillac Gate đóng một vai trong chuyện Lã Bất Vi thời hiện đại buôn vua súng trường. Armalite bị công ty mẹ bán AR-15 cho Colt. Ở trên, chúng ta đã thấy ngành rửa tiền nó là một chuyên ngành riêng, có anh Do Thái ngàn năm nghiên cứu. Colt không được đến ngàn năm, nhưng chuyện revolver tốt hơn súng trường có khóa nòng thì cũng được 150 năm rồi. SpringField thắng quả làm xiếc nạp miệng miniê, nhưng Colt lật cờ với BAR lừng danh mang concept Chauchat, súng trường xung phong nặng 10 kg. Colt mua AR-15 về năm 1959 để nhào nặn thành thái tử, đắp vào đó kỹ thuật nhồi sọ lâu đời, năm 1967 lên ngôi vua súng trường Mỹ M16.

Vấn đề là, Colt mua kèm một ông tên là Stoner, đồng thời với việc sơn AR-15 bằng kỹ nghệ nhồi sọ, Colt cũng sơn luôn Stoner thành "nhà thiết kế AR-15", cũng có lẽ Stoner ảnh hưởng khá mạnh đến thiết kế súng, nên Stoner vừa đi khỏi là Armalite cho ngay ra con AR-18. Ngày nay thì các bản cải tiến AR-18 được cả trời Tây công nhận: G36 Đức, LWRC Mỹ, AR180 Anh-Nhật... đến đệ tử Caqo Ly cũng chả nể ông chủ, M16 một đời M16 là ông vua đẻ non, một đời gen tức thằng em đủ tháng, một đời đê tiện đì AR-18 và một đời M16 nhục nhã nhất trong các súng trường nhục nhã: chẳng ma nèo dùng.

Stoner cũng nhanh chóng cảm nhận được các nhược điểm cố hữu của AR-15, trong đó có những điểm ngu xuẩn nhất là bệ khóa nòng tròn quay và trích khí trực tiếp, còn khóa nòng nhiều tai thì chịu . Nhưng cơ mà, Colt đâu có cần một súng trường tốt, để nguyên đấy.

Stoner 63 ra đời ở Cadillac Gate năm 1963. Để hợp lý hóa chuyện "người thiết kế M16" bỏ đi, Colt trích hàng tháng một số tiền trả cho một vị trí "part time" của Stoner. CŨng như AR-18, Cadllac Gate Stoner 63 tuy không cải tiến dứt khoát như AR-18, nhưng cũng cả đời bị M16 đì chết dấp, tội duy nhất của nó là tốt hơn M16, thế thôi. AR-18 và Stoner 63 thì dù Colt có che đậy kiểu gì, cũng là tấm gương tày liếp soi M16, M16 có cái gì ngu xuẩn nhất ? cứ giở AR-18 ra, so xem AR-15 và AR-18 khác nhau cái gì, là thấy gần hết, Stoner cũng thấy gần hết như thế.



Cái nguyên nhân mà Mỹ có vua súng trường đẻ non như vậy. CHính vì thế, các bạn thấy, người ta nỗ lực tự đóng xe lấy, để tránh xa những kẻ như Do Thái hay Colt. Scout Car là tên hay dùng trong tiếng Anh hệ trinh sát 2 cầu như BRMD, nếu chỉ cần hình dáng thì chúng rất rẻ, dễ làm giả, cũng như loại súng ngắn chỉ bắn liên thanh, nhóm hàng này dễ dàng được chế biến để trở thành công cụ rửa tiền cho giun sán gòi bọ, nên người ta tránh thật xa. Nhà nào cũng như nhà nào, trong bụng lúc nào chẳng có trứng giun trứng sán, cho nó ăn nó lớn nó đẻ thì tàn đời.

RAM 2000 và BRDM có khác gì nhau đâu nào ? BRDM súng to giáp dầy đi nhanh, lại biết bơi, lại có nén khi bơi lâu, thủng lốp tự bơm, định vị bản đồ, mã hóa intercom lập mạng đế chế  .... cái đấy ko cần nhá. Cũng như UZI duyệt binh với MP5, BTR không đứng cạnh BRDM, mà đứng cạnh RAM 2000 mới là tranh đặc sắc.


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: congbinh1 trong 10 Tháng Bảy, 2011, 10:50:53 am
Bác Huyphuc cho em hỏi về khả năng lội nước của BMP bánh xích với? Công binh bọn em hồi 8x mang GSP ra bơi biển bị chìm, đợt rồi Hội thao mấy ông QK4 cũng cho chìm mất 2 xe. Em hỏi có gì chưa đúng thì bác bỏ quá nhớ! ;D

Ai bắt đi biển.  ;D ;D ;D ;D Nó chỉ dùng vượt sông thôi. Lúc nào biển sóng lặng như sông đi cũng được. QK4 thì có biên chế BMP đâu, lấy lính vớ vẩn không huấn luyện ra, kể cả kẹt cửa cũng chìm được mà. Chuyện bơi lội không đùa được, bạn xem, cái thuyền là công cụ đâu cũng thấy, ai cũng biết dùng, thế mà chỉ chạy sông hồ cũng lật chìm chết suốt quanh năm.
Em nhớ trò đi biển là các bố nghĩ ra bảo cho nó nhanh hơn đường bộ. Vụ chìm GSP thì tại các ông 414 hăng tập, xe nó chưa chạm mép đất đã hô mở khoang thuyền nên nó lật ạ


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: binhyen1960 trong 10 Tháng Bảy, 2011, 11:23:28 am



(http://pics.livejournal.com/aeromamont/pic/000f0dry/s640x480)


Thành ]Hà Lội. Các bạn có tin không, giun sán giòi bọ đã đục chết cái thành này. Một lần, ông em mình phở lên hỏi: thế mai sau mỗi nhà một tô tô thì seo, mình bảo: chỗ đỗ không đủ thì lấy đâu chỗ đi. Thế nó hỏi: chẳng lé đi xe máy mãi. Mình mới bảo rằng: thì người ta phải bỏ cái thành hà lội này ra chỗ khác mà mua ô tô chứ seo.
(http://images.auto.channelvn.net/Images/Uploaded/Share/2008/11/200811211517648/BRDM-3.jpg)
Thật sự là không hiểu thành viên huyphuc1981 muốn nói lên điều gì hoặc chửi bới ai ở đây nữa không biết ?
 Nếu muốn cùng chia sẻ với mọi người hiểu biết của mình thì nên bớt giọng chửi bới đi và viết cho đúng chính tả , nhất là đừng "chẹo" giọng khó nghe lắm .
 Dù sao cũng cám ơn bạn về những hình ảnh và kiến thức quân sự .
 Góp ý trân thành , thẳng thắn và cũng rất trân trọng .


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: huyphuc1981_nb trong 11 Tháng Bảy, 2011, 11:40:52 am
Cái đoạn bánh eo của BRDM-2 mất rùi à. Tóm tắt thế này. BRDM có mỗi bên 2 bánh eo co lên được. Khi vượt hào đi lầy, nó hạ hai bánh đó xuống, thành hệ mỗi bên 4 bánh.
Còn bác by ạ, tùy bác, bác để ô tô nhà bác trên ba vì và sống ở hoàn kiếm không ai cấm.


----------------------


Trong hệ thống xe cộ của sư đoàn bộ binh thì ngoài các xe xơ giới chở bộ binh, cấp trung đoàn bộ binh cơ giới đã có xe tăng riêng. Ở sư đoàn bộ binh đi bộ thì cấp sư chưa có xe tăng riêng. Việc biên chế xe cộ của bộ binh cơ giới về nền tảng vẫn tuân theo tổ chức hỏa lực khoa học quân sự định hình từ đầu tk20. Trong WW2, Đức thật ra chỉ có một quân đoàn bộ binh cơ giới có giáp, còn đâu là các đơn vị bộ binh thường, số lượng quân trong bộ binh cơ giới có giáp chỉ chiếm vài phần trăm tổng số quân khổng lồ thời đó lên đến 5 triệu người. Các loại xe có giáp khác xe bộ binh như tăng pháo có tỷ lệ rất lớn và biên chế rộng khắp cho các đơn vị đi bộ, vì vậy, xe bộ binh có giáp chiếm tỷ lệ ít so với tăng pháo cơ giới, phải nói là rất ít cỡ vài phần trăm yêu cầu. Do năng lực công nghiệp của WW2 còn thấp, nên người ta dồn vào tăng, pháp cơ giới, và chúng vẫn chiếm tỷ lệ ít so với pháo kéo dành cho bộ binh đi bộ.

Người ta thường khâm phục quân đội Đức trong khoảng 80 năm, từ lúc đanh bại Pháp 1870 đến 1945, nhưng thật ra, rõ ràng là họ toàn bại là chính. Về nguyên nhân chính trị thì nhiều, mà chủ yếu do sự phản bội của chính quyền Nga Hoàng 1914, tấn công vào Đông Phổ, sào huyệt chính trị Đức dựa lưng vào Nga 200 năm, được Piotr Đại Đến tách khỏi Ba Lan trong Đại Chiến Bắc Âu, sau Poltava. Nhưng về quân sự, thời kỳ này nước Đức đang thử nghiệm thống nhất bằng chính trị, "dân chủ" có cái lởm của nó, những miền đất một lòng quỳ gối theo Tây như Baravia lại đông phiếu bầu thep tỷ lệ dân. Miền sản xuất vũ khí lớn là miền Nam Đức, nhưng không như Phổ làm súng chính quy, mà miền này làm súng bán, cũng lừa đảo nhồi sọ như Pháp Mỹ, mặc dù chất lượng súng của họ thì miễn chê, nhưng không ai cấm họ ốp concept lởm vào sắt thép tốt, như BAR của Mỹ sau này.

Riêng về súng trường, Phổ đã không chuyển vỏ đồng cho Dreyse M1841, súng này được Phổ dùng 1841 sau đó là các lãnh thổ Đức khác trừ Baravia 1848. Baravia là nước giầu của Liên Bang Đức, nhưng chính trị rất lộn xộn giun sán theo Tây, súng của họ lúc này là Dreyse cải vỏ đồng chơi trội, nhưng tuổi thọ của đợt cải này quá ngắn vì IG71 sau đó. Đây là quyết định khôn ngoan của Phổ, ngay sau chiến thắng, họ áp dụng IG71 Mauser với hàng loạt các cải cách mà quan trọng nhất là đầu đạn đường kính nhỏ, chứ không chỉ vỏ đồng, đương nhiên là các súng của Baravia chỉ thọ được có vài năm, vỏ đồng nhưng vẫn đường kính lớn như các hoàn cải khai hậu khác. Đối lập với quyết định khôn ngoan ấy là G88, súng hội đồng đầu tiên của Đức, tức súng trường tiêu chuẩn của Đế Quốc Phổ=Liên Bang Đức thống nhất. Mauser bán súng cho nhiều nước, thời điểm đó là thởi điểm xuất hiện kỹ nghệ gia công tấm mỏng, cho phép băng ngang thay đạn nhanh thế chỗ băng dọc ống gỗ, Hội Đồng được thành lập để quyết định tiêu chuẩn súng trường Đức mới, Mauser dỗi không tham gia, nhưng G88 lại cóp nhặt những đặc tính trên những súng Mauser khác đang bán. G88 mang những đặc tính "dân chủ", tức những cái lạc hậu cả thiên hạ đã công nhận thì đúng, những cái đang bàn cãi thì ngộ độc quảng cáo, những cái tiên tiến nhất thì ngu xuẩn dốt đặc, ví dụ, nó quay từ lõm đuôi sang đai đúc như Pháp Mỹ Anh, dễ làm đầu đạn và nòng rất chóng hỏng, vì lõm đuôi là thứ để đạn nở ăn nòng mòn, đặc trưng của đầu đạn Đông Âu, Tây Âu nhận vơ một phiên bản Miniê đã xuất hiện ít nhất trên M1857 Nga, việc nhận vơ này là để làm xiếc nạp miệng nòng xoắn, sau đó thì bỏ. G88 có khóa nòng truyền thống M1841 Dreyse mà Mosin về sau vẫn giữ cho dễ làm. G88 sống được tròn 10 năm đến G98 của nhà Mauser với kiểu khóa an toàn-kim hỏa lừng danh và thời đại chống trên mũi nhọn.


Như thế, khoa học lởm của Baravia cũng  thôn tính thống nhất Đức chứ không chỉ khoa học xịn của Phổ, dĩ nhiên là bọn bình vôi Nam Đức đứng giữa hai nhà mâu thuẫn nhau nhất này sẽ làm cái việc có lợi cho nó nhất, là ủng hộ Baravia, khách dùng súng lởm truyền thống. Về cấu tạo, Mosin không khác gì nhiều G88, đều là kiểu khóa nòng cổ, búa cổ, chốt an toàn cổ... Nhưng G88 chấp nhận phương án dễ tưởng tượng thiết kế mà bên tây đến M16 vẫn thích, đó là chọc vỏ chứ không thiết kế được khe cho mấu hất vỏ chạy. Mỗi chút kém như thế ở các bộ phận góp lại thành một khẩu súng chết sớm, trong khi Mosin bắt đầu thời chống trên mũi nhọn rất vinh quang, nó sở hữu đường đạn súng trường tốt nhất thế giới đến nay. Thật ra, nòng M1910 dùng đạn chống trên mũi nhọn M1908 khác so với nòng dùng đạn chì đúc ban đầu, nhựng bắn được lẫn đạn và không hề phải thay cả súng như G88/G98.




Đó là ví dụ về chuyện lòng vòng bên Đức. Về tổ chức quân sự, điểm quan trọng nhất là Đức giải tán Grenadier, Grenadier không phải "lính ném lựu đạn", hồi đó lựu đạn không phải là không có, nhưng rất ít, mà Grenadier là các đơn vị bộ binh mạnh "bộ đội công kiên", tên Grenadie là trái phá, hàm nghĩa thứ quân này như quả trái phá. Grenadier của Phổ là binh chủng lừng danh châu Âu, việc giản tán binh chủng này dẫn đến việc quân Đức lòng vòng cải tiến cải lùi tổ chức bộ binh, rồi các sai lầm được phát triển bao trùm khi phái Hitler dốt nát về quân sự, tập hợp những kẻ thất bại điên rồ tổ chức chiến tranh. Tất cả các sai lầm đều xoay xở quanh lý luận quan trọng nhất, chủ quan con quân Đức không có đối thủ, không cần thứ quân tốn kém như Grenadier.

Khó khăn đầu tiên khi giải tán Grenadier là quân Đức sa lầy bên Pháp WW1. Nước Pháp là nước cần những thất bại quân sự, mỗi khi họ chiến thắng, thì giun sán giòi bọ trong người họ có thức ăn, lại nở rộ đầu độc chính trị Pháp. WW1 nước Pháp thắng trận vì Nga cứu, Nga phản bội 200 năm đồng minh Đông Âu, tấn công Đông Phổ năm 1914, cứu Pháp. Khi bị sa lầy, quân Đức tổ chức Stoßtrupp , viết tiếng Đức mới là Sturm Trupp= bộ đội bão, tức bộ đội xung kích. Các đơn vị này được trang bị mạnh coi như thay thế Grenadier. Bộ đội xung kích của Đức trong WW1 được biên chế thành các tiểu đoàn xung kích Sturm-bataillon từ năm 1915. Thường được biên chế trược tiếp dưới các bộ chỉ huy sư đoàn, chứ không lệ thuộc các trung-lữ đoàn.



Đức bắt đầu thành lập các sư đoàn thiết giáp khoảng 1935, các sư đoàn này có cơ cấu như một quân đoàn Hợp Thành , tức quân đoàn bộ binh cơ động nhà Vịt ngày nay. Chúng bao gồm các đơn vị bộ binh cơ giới đi xe thùng gỗ (motorisierten infanterie ), đi xe thiết giáp và xe tăng, pháo binh. Các đơn vị Stoßtrupp  được thành lập như là thành phần của các binh đoàn này. Tuy vậy, sự ngu xuẩn của phái Hitler dẫn đến việc họ không phân biệt nổi quân tiên phong (Pionier) và quân xung kích Stoßtrupp. Quân tiên phong là quân trang bị nhẹ đi nhanh đánh thử dò đường, quân xung kích là trang bị nặng chủ công đánh mạnh, đã có phân biệt từ thời cổ, tức là BTR và BMP. Đức sát nhập các tiểu đoàn tiên phong và xung kích trong quân đoàn vào làm một lữ đoàn xung kích-tiên phong Sturmpionier-Brigade , trong lữ đoàn này vẫn có một tiểu đoàn tiên phong và một tiểu đoàn xung kích, điều này làm xung kích nặng níu chân tiên phong nhanh, mà tiên phong nhẹ khó giúp xung kích mạnh trong công kiên.

Đến giữ WW2, năm 1943, trước sức chưa từng thấy của Liên Xô, đức thành lập lại Grenadier. Trong các quân đoàn này, lữ đoàn xung kích-tiên phong Sturmpionier-Brigade lại tháo rời ra, nhưng không tái lập các tiểu đoàn xung kích Stoßtrupp.
Tuy Đức không tái lập các Tiểu đoàn xung kích, nhưng lại thành lập các "nhóm tác chiến" Abteilung chuyên ngành đảm nhiệm các chức năng xung kích, nhưng theo nhiều chuyên môn mới xuất hiện, như mỗi sư đoàn có một "Nhóm chống tăng" Panzerabwehr-Abteilung được thành lập từ đại đội chống tăng của tiểu đoàn xung kích. Hay có cấp biên chế mức tiểu đoàn như tiểu đoàn xung kích cũ, ví dụ Feldersatz-Bataillon = Tiểu đoàn công kiên. Panzerjäger-Abteilung là "nhóm săn tăng", ban đầu dự định tấn công xe tăng nhưng về sau sát nhập vào Panzerabwehr-Abteilung. Storm-Panzer , pháo tự hành bọc thép công kiên, là loại lựu phòng nòng to ngắn được biên chế thành Abteilung có kích cỡ các tiểu đoàn trong các sư đoàn thiết giáp, ví dụ, Panzer-Abteilung 216 có 4 đại đội, loại pháo nòng ngắn tự hành bọc giáp 150mm còn gọi là Sturmpanzer I Bison hay 15-cm-Haubitze. Sau này còn loại to nữa ngắn nữa Sturmtiger Sturmpanzer VI. Abteilung chuyên dùng StuG mới là lực lượng hỏa lực xung kích thực tế của Đức, đến cuối chiến tranh tăng vọt số lượng.





Như thế, Đức loay hoay không thể format được bộ binh cơ giới, nước Đức lúc đó như một đốn bùng nhùng, có những loại vũ khí rất đúng đắn cho bộ binh cơ giới như StuG và Sd.Kfz. 251, nhưng chóp bu thì quá thối nát. CHũng ta dễ hiểu căn bệnh liệt não nó làn tràn rầm rộ theo mọi ngả. Lúc đó, Anh Pháp đanh thăng WW1 gào thét to mồm lắm, họ quên đi cả một lịch sử dài đằng đẵng bị đông âu tẩn tới số về quân sự, họ quên rằng họ chỉ là vùng ngoài, vùng hạ lưu của văn minh châu Âu. Càng gào, thì họ càng thể hiện những cái ngu xuẩn mà các liệt não không tin nổi, nhưng là sự thật. Ví dụ, Anh nhái lại MP28/II năm 1923 của Đức, mà không thể làm nổi, ban đầu phải đúc đồng vì không tạo hình được cổ súng, sau này cho ra một đống Sten siêu lởm. Pháp và đệ tử Ba Lan đỡ đòn Đức bằng xe tăng bắn pháo nòng ngắn 30mm.

Thế nhưng, đánh được bọn hạ lưu ấy bằng khoa học quân sự lởm, vú khí lởm, tổ chức lởm, Hitler lại có sức nhồi sọ liệt não Đức mua súng lởm, đem súng ngắn đi đánh súng trường, lồng lộn xoay xở không thiết kế được bộ binh cơ giới. Vi khuẩn giun sán giòi bọ điên rồ ngu xuẩn nó lây từ xác chết sang như vậy. Hitler bấu vào các phái như MP, làm thứ súng lởm nhất quả đất, hay là những loại xe rẻ tiền trong lục quân, việc đưa các vũ khí đó thay thế các vũ khí đúng đắn đã làm quân Đức không thể mạnh mẽ được, nhưng lại vênh vang khi bóp cổ được chết thằng liệt não đã thối hoắc trong ruột là Pháp.




Chúng ta đã biết nhiều về cuộc chiến súng ngắn xung phong và súng trường xung phong. Phái bác học già Mauser đề nghị súng trường xung phong sau WW1, nhưng nước Đức bị cấm làm súng máy to trong hơn 10 năm. Súng ngắn liên thanh-súng ngắn xung phong được ứng dụng tình cờ trong WW1 sau khi phát hiện khả năng của khẩu súng Ý VOP, nhưng nó là súng ngắn, ai cũng làm được và yếu, không đảm bảo tầm bộ binh. Phái mới nổi, thiệt hại nặng sau WW1 được Hitler tập hợp giành chính quyền, với các kỹ thuật nòng cốt đặc trưng cho MP38/40/41, dựa phần lớn trên ưu thế của gia công tấm mỏng, mà nòng cốt là Vollmer. Vollmer long đong đại diện cho nước Đức lận đận, trước 1914 ông mới 2x tuổi đã giầu ự lên vì bán license máy cưa, sau 1945, công ty lại quay về máy cưa, công ty ERMA giải tán sau 200x, không mấy ai nhớ đến MP lừng danh làm thế giới chao đảo của nó. Đối lại, Liên Xô cũng phải bán lúa non với PPSh, bán trắng lúa non để còn sống mà làm súng trường AK, và dù có là lúa non, thì PPSh vẫn hơn toàn diện so với MP.

Trong khi khẩu súng quá đơn giản là súng ngắn liên thanh lùi thẳng blow back được sản xuất ồ ạt, thì các ông chủ của nó cậy quyền thế bóp chết chương trình súng trường xung phong. Cho đến giữa chiến tranh, người Đức vẫn không thể có trích khí hoàn chỉnh. Một mặt, người Đức thay thế bằng loại máy lùi MG42, MP45, G3, MP5... nhưng chúng có con lăn khá khó chế tạo. G43 thì đơn giản là, vả mặt Hitler vì không còn cách nào khác, sao y trích khí SVT ngay lúc đang đánh nhau to.


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: huyphuc1981_nb trong 11 Tháng Bảy, 2011, 03:52:50 pm
Bộ binh cơ giới là gì ?

Bộ binh cơ giới Liên Xô thành lập cùng với BMP-1 và BTR-60, thật ra không hoàn toàn là bộ binh cơ giới, trước đó có hai khái niệm là bộ binh đi ô tô có động cơ  (motorized Infantry) và bộ binh dùng máy (mechanized Infantry). Đi ô tô như đi xe thùng gỗ, còn dùng máy mới thật là BMP, BTR.  Sự ngu xuẩn đầu lợn  trong tiếng Việt có rất nhiều, máy là cơ, đi xe là cơ giới, thế thì motorized và mechanized  đều là cơ giới. Thật ra, đi ô tô cũng là đi bằng máy, nhưng đánh bằng máy khác đi bằng máy. Có cả máy đánh và máy đi là BMP. Chỉ có máy đi không có máy đánh, tức motorized Infantry=motorisierten infanterie, là xe zin ba cầu ZIL-157 (Giải Phóng), nâng cấp lên có giáp là BTR-152. Như thế, sau khi hiện đại hoá thập niên 198x, Đại Đoàn Đồng Bằng chẳng hạn, sư 330 có 2 trung đoàn motorized  và 1 trung đoàn mechanized.

Do khả năng mang nặng, nên các đơn vị đi bằng máy được trang bị mạnh. Các đơn vị săn tăng như post trên về Đức cuối WW2 lúc sắp chết như thế. Nhưng đánh bằng máy thì khác, đo là binh chủng hợp thành với thành phần nòng cốt là bộ binh đi-đánh bằng máy. 3 loại xe chủ yếu của binh chủng hợp thành là xe tăng, pháo tự hành có giáp (pháo tấn công) và BMP=xe chiến đấu bộ binh. BMP mang những vũ khi như ATGM, lựu pháo , phòng không ... là những thứ bộ binh đi bộ mang được rất yếu.

Cần chú ý là, cả 3 loại xe này đều có xích, có tháp pháo quay và co pháo lớn, có giáp, nhưng chỉ xe tăng mới là xe tăng. Những kênh nhồi sọ như mắy ăn cắp vặt quy mô lớn wiki định nghĩa nhảm nhí nhồi sọ để khoe khoang Anh Pháp Mỹ chế ra xe tăng trong WW1, thực chất, 2 xe tăng đầu tiên là Panzer IV và T-34. Không thể gọi BMP và Msta là xe tăng. BMP là xe chủ lực của bộ binh, pháo tự hành trợ chiến bắn sập công sự cố định, xe tăng ra đánh BMP và pháo tự hành, thì tăng ta ra đấu.

Như thế, nòng cốt của bộ binh đánh bằng máy, binh chugr hợp thành, có 3 loại xe:
---xe tăng được thiết kế để diệt xe cơ giới và đỉnh cao của nhiệm vụ này là đấu tăng.
---pháo tấn công tự hành có giáp như SU-152 dùng để bắn công sự, nối tiếp các công thành pháo thời cổ.
---BMP đa dụng, chủ yếu là chống người, nhưng cũng như bộ binh đi bộ có 12,7mm-cối-B41, BMP cũng đánh được xe tăng máy bay công sự, nhưng chỉ cắn trộm được xe tăng.

Trong biên chế cấp E trung đoàn, quân Vịt nghèo nên chỉ có tăng và BMP, tăng và BMP làm nhiệm vụ luôn của pháo tự hành cho rẻ.






Tính cơ giới không phải hiện đại mới có, có nhiều nước không thể phân biệt được Lân Binh (Long Binh, Dragoon) và Kỵ Binh. Dragoon đúng nghĩa là thứ lính khi đi thì dùng ngựa nhưng đánh lại đi bộ, chúng trang bị nặng nên đi ngựa, xuống đi bộ vì chúng công thành công kiên, đúng chất của BMP. Mỹ cũng như Pháp, Washington cũng không thể phân biệt nổi Long Binh và Kỵ Binh, chán quá sát nhập làm một. Có cái điều này chính vì dân Do Thái, làm nhiều thế lực chính trị châu Âu thời cổ rất ghét dân Do Thái, họ đi đến đâu là đút lót, nhồi sọ, truyền bá vi trùng liệt não. Nguyên nhân là trang bị cho Long Binh là những món thầu lớn, họ cứ đắp hàng đống lên người Long Binh, đến mức anh ta không thể xuống ngựa được nữa, cầm thường dài làm thứ được gọi là "Kỵ Binh Nặng", hết sức tốn kém và vô dụng thời cổ. ĐIều này cũng như M2 và M113 ngày nay.

Kỵ Binh Nặng luôn gây ra những đổ vỡ lớn trong chính trị châu Âu thì thua trận, vì kỵ binh xịn chẳng cần tí giáp nào nhưng phi nhanh, tưới mưa tên lửa vào đám kỳ đà ù lỳ. Cũng như thế, bộ binh nhẹ làm rối loạn đội hình lồng cồng toàn thương dài cũng bằng tên lửa. Chó má nhất là sau những ngày đầu WW1 dùng đại pháo súng máy, thì Pháp mới giải tán Giáp Kỵ.


Như thế, từ thượng cổ, con ngựa hay cái xe hiện đại đều đã bị đầu độc nhồi sọ do các lái súng bùng phát các đại dịch liệt não. Mà vẫn đề quan trọng nhất vẫn tồn từ cổ đến nay, ấy là bộ binh long binh đánh chác thế nào. Xe và ngựa của bộ binh cơ giới tuy không đắt bằng xe tăng, nhưng số lượng gấp 10 lần, là những khoản thầu khổng lồ lớn bậc nhất của lục quân.

Bồi lưỡi bồi mõm thì có dạng này, đại đoàn công pháo 320 (Đồng Bằng) năm 1951 là.... bộ binh cơ giới  ;D ;D ;D
http://duyhongpham.blogtiengviet.net/2011/04/05/phait_huy_truyar_n_thar_ng_anh_hasng_ar_ (http://duyhongpham.blogtiengviet.net/2011/04/05/phait_huy_truyar_n_thar_ng_anh_hasng_ar_)





BMP-3 là gì ?
Có thể phân biệt xe tăng qua các Tiger I và II (Panzer V và VI), và các StuG. Cũng như thế, có thể so sánh T-34 và SU-152 trên cùng thân xe. Cũng một thân xe, nhưng T-34 là pháo nòng dài bắn đạn xuyên giáp 57/75/85mm. Còn SU-152mm là pháo nòng ngắn, bắn trái phá lớn (lựu pháo), xuyên vào công sự mềm hơn giáp thép, nổ bên trong phá công sự. Pháo trên SU-152 chung nòng với khẩu ML-20 152mm CaL 28. Khẩu này là hậu duệ của công thành pháo M1910 (nòng giống hệt). CHúng lại là hậu duệ của công thành pháo lục quân (осадный  единорог) 192mm model 1838 (đúc đồng nòng trơn bắn đạn cầu).
http://commons.wikimedia.org/wiki/File:1-%D0%BF%D1%83%D0%B4%D0%BE%D0%B2%D1%8B%D0%B9_%D0%BE%D1%81%D0%B0%D0%B4%D0%BD%D1%8B%D0%B9_%D0%B5%D0%B4%D0%B8%D0%BD%D0%BE%D1%80%D0%BE%D0%B3_%D0%BE%D0%B1%D1%80%D0%B0%D0%B7%D1%86%D0%B0_1838_%D0%B3%D0%BE%D0%B4%D0%B0.jpg (http://commons.wikimedia.org/wiki/File:1-%D0%BF%D1%83%D0%B4%D0%BE%D0%B2%D1%8B%D0%B9_%D0%BE%D1%81%D0%B0%D0%B4%D0%BD%D1%8B%D0%B9_%D0%B5%D0%B4%D0%B8%D0%BD%D0%BE%D1%80%D0%BE%D0%B3_%D0%BE%D0%B1%D1%80%D0%B0%D0%B7%D1%86%D0%B0_1838_%D0%B3%D0%BE%D0%B4%D0%B0.jpg)

Như thế, SU-152mm là hậu duệ của các công thành pháo cơ động thời cổ. Sau này máy bay và đạn tự hành nhiều, loại pháo này ít đi, đạn tự hành có thể bắn từ xe bộ binh, mặt đất hay máy bay.... chống công sự tốt. BMP-3 kiêm luôn chức pháo công thành này với khẩu 100mm.  Hiện nay loại pháo tự hành được sản xuất nhiều là Msta và PzH-2000, nó có nòng dài chứ không ngắn, bắn trái phá văng mảnh sát thương theo chương trình máy tính.  SO-154mm giống với SU-152mm, nhưng bớt giáp đi đổi lấy tháp pháo quay, vì loại xe này chỉ cần chống mạnh đạn sát thương. Chính vì điều này mà các StuG thích hợp hơn SU-152mm, SU dùng giáp của T-34 là xe tăng, quá thừa, trong khi đó chỉ cần giáp chống đạn viên và mảnh pháo sát thương, vì các StuG và SU-152 không thể đấu ngang với xe tăng, lúc bấy giờ, do quá cần kíp không thể tổ chức dây chuyền sản xuất khác quá nhiều, nên mới dùng phương pháp này. Cũng ở Chechnya 1999, người ta đã thấy quá thiếu những loại như StuG và SU-152mm. StuG=Sturmgeschütz =pháo tấn công. Ngoài việc huy động hết các loại 122 và 152 tương tự, Nga cũng đặt cả pháo kéo nhỏ lên xe thùng gỗ tham chiến, điều này cho thấy dựa vào đạn tự hành quá nhiều là tạo lỗ hổng lực lượng. Điều này cũng cho thấy, các nhà khoa học tính toán bố trí lại hỏa lực của BMP-3 là đúng,  trong khi cũng chứng minh là Nga không kịp thay thế BMP-3 cho các loại BMP-1/2.

Bên cạnh SU-152, Liên Xô và Đức còn có loại SU khác, đó là các SU-85 và SU-100. Các SU-85 và SU-100 cũng đóng trên thân xe T-34, nhưng bỏ chức năng tháp pháo quay, mà làm giá pháo có góc quay ngang nhỏ như pháo kéo, nhờ đó, tăng được cỡ pháo từ 75mm lên 85mm và từ 85mm lên 100mm, đồng thời giảm đi rất nhiều giá thành xe so với các T-34 tương ứng. Điểu này tăng khả năng bắn xuyên giáp xe tăng, nhưng chỉ thích hợp với phục kích, phòng ngự, chứ không thể đấu ngang hàng với tăng có tháp pháo quay. Loại xe này gọi là tank destoyer, xe săn tăng.

Như thế, BMP-3 có giáp chống được các đạn viên và mảnh sát thương, súng bộ binh loại mạnh nhất , có lựu pháo tấn công 100mm, có tính năng săn tăng của ATGM, có chức năng phòng không..., nó chỉ thiếu tính nănhg xe tăng và đã đủ các tính năng trên tiền duyên. BMP-3 vừa có các chức năng của SU-152mm nòng ngắn, vừa có chức năng của SU-100 nòng dài, vừa có chức năng của xe chở quân, và thêm các chức năng khác. Đầy đủ các chức năng đánh bằng máy và đi bằng máy.







Đức chế ra bộ binh cơ giới hiện đại ?
Thật ra, cái mà nước Phổ định làm là đúng, thống nhất các lãnh thổ Đức, thống nhất châu Âu, rồi tiến lện thống nhất thế giới, đem chính trị Đức phổ biến trong một thế giới như Liên Bang Đức ngày nay, các địa phương có quyền riêng ở mức nhất định, để thiết kế và thử nghiệm các chi tiết của loại máy móc phức tạp nhất con người cần làm, là pháp luật, cho ra tiến bộ, nhưng thống nhất thị trường kinh doanh để lọc sạch độc quyền, và nay, sau 300 năm, Phổ đã thành công. Nhưng sự nghiệp đó bị Hitler lợi dụng những chó điên muốn ăn ngay bằng bạo lực. Cũng như thế, sau thắng Pháp 1870, nước Đức thống nhất bằng chính trị hòa bình, một cuộc cách mạng đúng chuẩn, làm cho đám chó điên thất nghiệp, và phát động chiến tranh để tồn tại, thực hiện một cuộc cách mạng giả. Làm chó dại thanh niên để làm các cuộc cách mạng giả là căn bệnh truyền thống của cách mạng thế giới từ 600 năm qua. Cách mạng là xu hướng không tránh được, được loài người tiến hành 600 năm qua, nhưng những cuộc cách mạng giả, mà thực chất là các phong trào chó dại, đã tàn phá thê thảm nhiều nước: napoleon, trung quốc, campuchia... còn đấy.

WW1 bắt đầu đúng vào lúc nước Nga ở đỉnh cao nhất của nhịp sóng giun sán giòi bọ. Quân Nga tấn công sau lưng Phổ cứu Pháp, ba đế quốc Đông Âu bị tàn phá nặng nề và tan vỡ sau 200 năm đồng minh kiên cường đánh lùi phương Tây. Xương sống của tính điên rồ Hitler là báo thù Nga, bất chấp người Nga đã lật đổ chính quyên thối nát đó, bắn chết hoàng gia mà không cần xét xử.



Chúng ta đã biết, người Đức giải tán Grenadier, WW1 lập ra Sturmtrupp thay thế, rồi Hitler đánh đâu thắng đấy, cho rằng bộ binh mạnh là không cần, sát nhập Sturm vào Pionier và thu nhỏ số lượng. Lúc này, một binh đoàn thiết giáp Đức thường có một đơn vị xe tăng-pháo tấn công tương đương sư đoàn, 1 lữ đoàn thường phình to ngang sư bộ binh cơ giới có giáp, còn lại là các sư đoàn bộ binh cơ giới mặt đi mà không cơ giới mặt đánh. Đến cuối chiến tranh, quân Đức loay hoay, một mặt bịa ra một rừng các loại binh chủng mới, mỗi binh chủng có một tí teo (1 đại đội hay tiểu đoàn trong quân đoàn), và lập lại Grenadier.
http://www.lexikon-der-wehrmacht.de/Gliederungen/Grenadierdivisionen/Gliederung.htm (http://www.lexikon-der-wehrmacht.de/Gliederungen/Grenadierdivisionen/Gliederung.htm)

Quân Đức không định nghĩa được bộ binh cơ giới, nên họ đã cơ cấu xe sai. Đáng ra, họ dễ dàng có được 50 ngàn xe half track Sd.Kfz. 251 và sản xuất một loại cối nhỏ, súng máy riêng cho nó, như các súng 12,7mm, 14,3mm, cối liên thanh 30mm, 40mm...., để không đến nỗi chở pháo thì phải bỏ người... nếu như thế thì Sd.Kfz. 251 chở được 500 ngàn quân, cỡ độ 1-2 tập đoàn quân bộ binh cơ giới đúng nghĩa. Nguyên nhân thi chúng ta biết rồi, sự bệnh hoạn của Hitler đem súng lởm bóp cổ được liệt não Pháp, về nhồi sọ súng lởm là siêu việt, súng ngắn bắn được súng trường, đi đánh Liên Xô liền. Điều này làm Liên Xô cũng phải bán lúa non trên các mặt kỹ thuật quân sự, có bán lúa non mới còn sống mà trồng lúa già. Súng ngắn liên thanh Liên Xô PPD và PPSh chỉ được bắt đầu được sản xuất ồ ạt năm 1941, có cái là lúa non liên xô ngon hơn lúa non đức một chút  ;D.

Điều ngạc nhiên là, quân Đức bệnh hoạn với chiến thuật bộ binh cơ giới, xoay sở với cái quái thai đẻ non mà họ đã chót nhồi sọ là đúng. Xem toàn cục Chiến Tranh Vệ Quốc Vĩ Đại có thể thấy, quân Đức nỗ lực thể hiện di chuyển nhanh, nhưng lại trượt ngang thành quách chiến tuyến, chứ không xông vào hạ thành xuyên tuyến được. Đầu chiến tranh quân Đức tiến mạnh sang Đông, chững lại ở Maxcơva, sau đó đi ngang lên mặt bắc Leningrad, rồi vòng xuống nam Capcaz, lại vòng lên bắc Stalingrad, rồi lên bắc Kursk , rồi chạy tuột một mạch về Tây. Như vậy, quân Đức lên bắc xuống nam rất nhanh bằng cơ giới, nhưng lại là cơ giới yếu, không đánh xuyên được phòng tuyến Liên Xô, mà chạy ngang mặt... diễn tuồng cho Hồng Quân chiêm ngưỡng. Tất nhiên là quân Đức đâu có muốn thế, chỉ là không thực hiện được ý muốn mà thôi.

Bây giờ, phân tích lại chiến tranh, chúng ta đã thấy rõ. Điển hình nhất là Stalingrad. Quân Đức dùng MP, không có thiết giáp đủ mạnh để vượt qua thành phố, không thể lội sông móc lốp vu hồi. Trong đống đổ nát của thành phố, MP tầm ngắn hơn súng trường, thế mạnh của MP là được Sd.Kfz. 251 chở vào sát địch rồi xuống dùng MP, nhưng trong chiến tranh đường phố đổ nát không làm thế được, cách sông không làm thế được. Các đơn vị đổ bộ cần mạnh nhất của Liên Xô lại khôg dùng PPSh như xung kích trong thành phố, mà dùng toàn Mosin và SVT, tầm xa bãi đổ bộ rộng và trống trải.

Leningrad cũng như Stalingrad, các MP bất lực nhìn Mosin cổ lỗ, tiến đã không tiến được, không áp sát vào dùng thế mạnh MP được, đứng xa bị Mosin bắn tỉa mấy năm trời, đến mức quân Đức nghe nói đến thành Leningrad là rụng rời. Quân Đức làm pháo Dora 800mm đến đây lấy lại tinh thần, nhưng vội kéo đi để tránh Dora bị... làm nhục, hỏng mất chức năng duy nhất của Dora là ...tự sướng. Ở Stalingrad cũng vậy, khi MP bị bao vây, nống ra không được, thì Mosin lùi ra xa xa... lại bắn tỉa, MP đã bị vây rồi mà vẫn... bất lực.

MP được thiết kế để đi với Kfz. 251. MP là súng ngắn, tầm gần (MP38 /40/41 tầm bắn hiệu quả 100 mét), nhưng uy lực ở tầm gần rất mạnh vì liên thanh bắn đạn nhẹ, mang được nhiều đạn. Nếu Kfz. 251 không chở được MP vào gần, thì Mosin cứ từ xa mà ốt. Nếu muôn Kfz. 251 chở được MP vào gần, thì nó phải biết bơi, có pháo nhỏ vượt qua các đống đổ nát, nã vào cửa sổ Mosin vừa thụt vào... Mặt khác, Kfz. 251 không thể vào quá gần trong đa số trường hợp, thì MP phải có tầm bắn hiệu quả như Mosin, nhưng phải đợi AK mới làm được điều đó.

Ở Berlin, MP cũng định làm như Stalingrad, nhưng lúc đó chưa có BMP bắn pháo 30mm, thì Liên Xô giầu rồi, làm thật nhiều ML-20 152mm, thay cho 30mm chẳng sao, lúc này không ai chê Liên Xô không quân tử, lấy thép đè người.



Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: huyphuc1981_nb trong 12 Tháng Bảy, 2011, 01:49:28 am
Phân biệt ba bác xe nòng cốt của binh chủng hợp thành. Ba bác này đều có cấu tạo giống như nhau: bọc giáp, chạy xích, có tháp pháo quay, có pháo lớn, và theo những định nghĩa của loài lợn thì chũng là xe tăng. Nhưng thực tế, đây là các xe tăng, pháo tự hành tấn công , xe chiến đấu bộ binh. Sư đoàn 320 Đồng Bằng chẳng hạn, do nghèo nên bớt cái pháo tấn công, BMP-1 bắn khẩu DKZ 73 mm có giật thay chức năng này, chỉ còn 10 con T-54 và độ 90 con BMP-1 trong một trung đoàn  "mechanized Infantry" .

Các xe này không có gì mới.
BMP cổ đại có nhắc đến trong trận Bành Thành, Phá Sở Nguyên Soái Hàn Tín dùng xe trâu, trên có cung thủ, bọc giáp, diệt bộ binh địch. Voi nhà ta thì khỏi nói, bành voi là giáp tốt, trên có đủ cung, pháo nhỏ và súng trường, lao, và thương cán dài để cận chiến. BMP/IFV nhà ta thắng oanh liệt BTR/APC nhà tầu ở "xứ Đầm Mực", nên trò tam cúc xếp mã quân dưới tượng quân một bậc.

Pháo tự hành tấn công thì như các model công thành pháo thời cổ, ngựa kéo, không vừa đi vừa đánh được, nhưng SU-152 cũng không vừa đi vừa đánh được. Các công thành pháo cũng là lựu pháo, nhưng nòng dài hơn các lựu pháo nòng ngắn, ví dụ như M1909 152mm Nga là lựu pháo nòng ngắn CaL 14 http://www.jaegerplatoon.net/ARTILLERY6.htm#152H0930 (http://www.jaegerplatoon.net/ARTILLERY6.htm#152H0930), còn M1910 152mm là công thành pháo CaL 28. Pháo tự hành tấn công như NL-20, M1910, M1838 192mm... là những pháo kéo đến tiền duyên, bắn chính xác mục tiêu nhìn thấy, để chống công sự cản bước bộ binh. Lựu pháo bắn gián tiếp thì khác, vì bắn gián tiếp không trúng mức nóc công sự được, chỉ văng mảnh sát thương. Vì tiền duyên, nên StuG mới có giáp chống mảnh pháo và súng trường, động cơ để bò.... Thời cổ pháo công thành là máy bắn đá, mức độ cơ động trên loại không thể tháo ra mang đi được, để cố định hộ thành.

Cần chú ý là, howizer=lựu pháo xuất phát từ tiếng Hungari cổ có nghĩa là máy bắn đá công thành, nhưng dần nó trở thành từ chỉ loại pháo đường kính lớn, khác với gun nòng dài hơn, Howizer bắn trái phá. Về sau, ngoài công thành, trái phá grenadie còn dùng để diệt bộ binh, nên có 2 loại Howizer và có loại Howizer không công thành. Mặt khác, thời cổ, khi công thành, howizer có thể không bắn trái phá, mà bắn đạn cầu đập thành vỡ, đạn đúc bằng gang , nếu thắng thì nhặt về dùng lại (nếu thua thì pháo chả còn, lo gì đạn   ;D). Gun xuyên tốt hơn nhưng xiên vào thành, thuyền... mà không đập vỡ lỗ to, gun thường dùng hộ thành để bắn Howizer vì gun bắn tin hơn.

Xe tăng thì thời cổ khó kiếm vì lúc đo chưa có pháo to. Lúc đó thì các Genadier đành cảm tử ôm bom ba càng đánh voi thôi. Cũng may là BMP voi sợ lửa, nên không cần ông Trần Đại Nghĩa chế Bazooka.

Vì xe tăng của Mỹ cực kỳ kém, đạn 25mm băn nổ động cơ, nên nhồi sọ về tăng trong tiếng Anh rất nhiều, trưng ra đây cho dễ phân biệt.


xe tăng, nhiệm vụ là diệt xe cơ giới, đỉnh cao của nhiệm vụ này là đấu tăng. Xe cơ động, súng bắn đạn xuyên rất mạnh, giáp dầy nhất trong các loại xe, đồ ngắm bắn cực xịn. Da đã dầy, xe tăng Nga còn khoác thêm đủ thứ từ trong ra ngoài để đỡ đòn địch. T-90, 47 tấn.
(http://www.strangemilitary.com/images/content/5528.jpg)


pháo tấn công, nhiệm vụ là di chuyển trên tiền duyên theo bộ binh, bắn những mục tiêu cố định nhìn thấy, diệt công sự cản bước bộ binh .SO-152mm , 27,5 tấn, giáp chống được các súng đạn viên mạnh nhất như 23mm, nhưng mỏng hơn xe tăng. Xe này dùng pháo có nòng như ML-20, M1910... N
http://zw-observer.narod.ru/books/artillery/152-mm_s-p_howitzer-gun_CO-152.html (http://zw-observer.narod.ru/books/artillery/152-mm_s-p_howitzer-gun_CO-152.html)
(http://zw-observer.narod.ru/books/artillery/074.JPG)


BMP, xe chiến đấu bộ binh. CHức năng gồm các chức năng của cối 60-80-120, B41, DKZ, 12,7mm... và thêm chức năng xe tải có giáp biết bơi biết lội, tức là tất cả các chức năng của bộ binh trừ một vài thứ như leo cây . BMP-3 có lựu pháo 100mm, công thành cũng được mà văng mảnh cũng được. thêm ATGM để làm tank destroyer. Kẹp nòng đồng trục 30mm vừa phòng không vừa diệt xe cơ giới nhẹ vừa sát thương.
(http://quocphonganninh.edu.vn/Pictures/Gallery/Quansunuocngoai/Nga/BMP-3cut.JPG)

(http://quocphonganninh.edu.vn/Pictures/Gallery/Quansunuocngoai/Nga/929067076_TN9Uz-500x333.jpg)

mô hình
(http://hsfeatures.com/features04/images/bmp3aj_12.jpg)




Mô hình bao giờ cũng rõ ràng hơn
thêm ảnh BMP-3 mô tả cái giáp hộp bằng nhôm của nó, đỡ được chính đạn xuyên 30mmx1100m/s của chính nó ở mặt trước. Giáp hộp hay còn gọi là giáp rỗng spaced armour được các xe tăng tiên tiến của Nga và Đức dùng. Lớp giáp ngoài cách lớp giáp chính khá xa, làm phân tán luồng xuyên, kích nổ sớm đạn phá... luồng xuyên bị phân tán phải phá một diện tích giáp chính lớn mới xuyên được, nên sức xuyên sâu yếu đi.
(http://hsfeatures.com/features04/images/bmp3aj_2.jpg)


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: huyphuc1981_nb trong 12 Tháng Bảy, 2011, 04:16:03 am
BTR/BMP của quân ta. Có lẽ nên dừng ở đây. Mình không tiện nhắc chi tiết các xe pháo của một sư đoàn như 320/325, cũng như các hoạt động chuyển quân của nó ra sao. Đây là một vài tin báo chí.

amphibious vehicle rất hay được các liệt não dịch là "xe lưỡng cư", tức xe thuộc lớp ếch nhái  ;D  amphibious combat vessel có cái tên lừng danh thiên địa là "chậu chiến lưỡng cư". Lại có thứ khủng bố hồi giáo amphibious warfare vessel=tàu chiến lưỡng thê  ;D ;D ;D

Cái VTC-2 có một seri la liếm, kiểu như tầu ngầm mạnh nhất thế giới Vir có hẳn 12 giếng phóng và 20 hải lý / h. Cũng như thế, thiên hạ có khá nhiều người không biết những cái máy xúc lớn nhất thế giới là của Đức làm cho Úc , ví dụ http://amazingpicturesoftheworlds.blogspot.com/2010/11/worlds-biggest-excavator.html (http://amazingpicturesoftheworlds.blogspot.com/2010/11/worlds-biggest-excavator.html). Cái VTC2 này làm 2 tập phim la liếm một cái máy xúc Mỹ, mà là gầu lật chứ không phải gầu quay  ;D ;D, đến đoạn thợ hàn phải đeo kính vì người ta chiếu tia cực tím vào vật liệu để... hàn thì nhất quả đất. Thậm chí, đứa nèo dịch còn dịch wbw từ excavator là "máy đào đất"  ;D, khổ thân, tiếng Việt Nam là máy xúc, một số tiếng địa phương là máy múc, máy đào, chả ở đâu gọi cái excavator là máy đào đất, và trong phim là đào quặng sắt. Tiếng Việt còn không biết, nhưng rất thích nghiên cứu khoa học, là căn bệnh tự kỷ, tự sướng đặc trưng của liệt não.

Cũng cái kênh này có chương trình "bạn có thể", với 4 "khoa học gia" đeo râu nổ mìn thử xem có đẹp không, một thứ công cụ của bọn ngu dân làm liệt não đồng loạt trẻ em, không chỉ trẻ em, mà cả bố mẹ trả em cũng ghê tởm khoa học khi xem cái chương trình ấy. Từ những thứ đó mà lợn liệt não chó điên tràn ngập xã hội.





BTR-152 được nâng cấp, sơn màu rằn ri xanh lá cây-cam, thay động cơ diesel, đặt súng phòng không 23mm và các cải tiến khác cùng BTR-60PB, BRĐM-2.
http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-vn/75/43/4/37/37/143192/Default.aspx (http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-vn/75/43/4/37/37/143192/Default.aspx)

ở đây đầy đủ hơn http://vndefence.info/modules.php?name=News&op=viewst&sid=1076 (http://vndefence.info/modules.php?name=News&op=viewst&sid=1076)


BTR-60PB. BTR-60PB có một số các cải tiến như của BTR-70, như hệ thống 3 chống NBC (sinh hoá xạ), trổ các lỗ quan sát và lỗ châu mai, tháp pháo khác BTR-60 nguyên thuỷ vốn dùng súng cởi truồng.
(http://a3.sphotos.ak.fbcdn.net/hphotos-ak-snc4/75369_172790759414432_159818470711661_527787_4119721_n.jpg)

So sánh http://www.inetres.com/gp/military/cv/inf/BTR-60.html (http://www.inetres.com/gp/military/cv/inf/BTR-60.html). BTR-60PB cũng có một số đời lẻ.
(http://www.inetres.com/gp/military/cv/inf/BTR-60/BTR-60PB_02.jpg)
(http://www.inetres.com/gp/military/cv/inf/BTR-60/BTR-60PB_03.jpg)

video
http://www.youtube.com/watch?v=m2chYi2joRc


E102/F308, BMP-1
http://vndefence.info/modules.php?name=News&op=viewst&sid=1116 (http://vndefence.info/modules.php?name=News&op=viewst&sid=1116)
(http://quocphong.baodatviet.vn/Uploaded_CDCA/tuanlinh/20110421/qp-bobinhcogioi1.jpg)

Học sinh Trường THPT Phương Nam (Hà Nội) trong quá trình huấn luyện tại đơn vị M02, Đoàn B08 (Binh đoàn Quyết Thắng).  ;D ;D ;D, các pé về kể là Trung Đoàn 102 (Trung đoàn Thủ Đô) đóng ở Xuân Mai-Quốc Oai , có nhiều xe BMP-1 biết lội nước.
(http://hanoimoi.com.vn/Uploads/moitrgrenluyen.jpg)

(http://i1209.photobucket.com/albums/cc398/trucngon_05/BMP-1.jpg)


E102, 1954
(http://www.quandoan1.org.vn/Uploads/tulieuanh/u87/image/Cuoc%20thi%20Chien%20thang%20Dien%20Bien/29.jpg)


BTR-152
(http://image.qdnd.vn/Upload//phucthang/2009/10/1/011009Thang02.jpg)


(http://i1209.photobucket.com/albums/cc398/trucngon_05/bmp1vbmp2.gif)

BMP-1 khi sử dụng các lỗ châu mai có khớp cầu NBC
(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/c/cc/BMP-1_firing_arcs.png/800px-BMP-1_firing_arcs.png)

Duyệt binh BMP-1, lĩnh đứng nghiêm trong lỗ công sự cá nhân
(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/b/bb/Bundesarchiv_Bild_183-1988-1007-009%2C_Berlin%2C_39._Jahrestag_DDR-Gr%C3%BCndung%2C_Parade_crop.jpg)



BMP-1
(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/6/65/BMP-1%2C_troop_compartment.jpg/800px-BMP-1%2C_troop_compartment.jpg)


(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/9/9f/MSPO2004_PICT0103_BWP1_RCWS30.JPG/800px-MSPO2004_PICT0103_BWP1_RCWS30.JPG)



BMP-3.
(http://quocphonganninh.edu.vn/Pictures/Gallery/Quansunuocngoai/Nga/seat-3.GIF)



Bạn nghiahoa nuocnga.net http://diendan.nuocnga.net/showthread.php?t=326&page=7 (http://diendan.nuocnga.net/showthread.php?t=326&page=7) (from trucngon)
Gruzia 2008, dễ nhận ra BMP-2 với khẩu pháo 30mm
(http://i1209.photobucket.com/albums/cc398/trucngon_05/georgia1.jpg)

Vịt chả kém, thật ra, BMP-2 ở Vịt nhiều hơn BMP-1, nhưng sử dụng toàn BMP-1 cho đỡ xót. Trong hình là AT-4.
(http://i1209.photobucket.com/albums/cc398/trucngon_05/bmp2.jpg)
(http://t2.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcSO3AavH05kXAgkykLopBoSqkWI_UCelEczCJ_rh9YY1iDx8z6w)

Lại lợn, xe tăng BMP  ;D
http://www.hvktqs.com/forum/printthread.php?tid=1351 (http://www.hvktqs.com/forum/printthread.php?tid=1351)
(http://i203.photobucket.com/albums/aa274/hoatran1/quan%20doi/BMP1.jpg)



Nhân đây xem qua về motorized , motorisiert nhà Vịt, đó là GAZ-66, tải 2 tấn 2 cầu 4 bánh, cũng có bơm
Mô hình cho dễ
(http://www.missing-lynx.com/gallery/modern/images/gaz66gs_5.jpg)
(http://www.hot.ee/inc11/pildid/gaz66.jpg)

xe khí tài
(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/3/3c/GAZ_66.jpg/250px-GAZ_66.jpg)


Hiện tại của GAZ-66 là BPM-97
(http://i1209.photobucket.com/albums/cc398/trucngon_05/bpm_97.jpg)
(http://i1209.photobucket.com/albums/cc398/trucngon_05/bpm_97_l6.jpg)
(http://i1209.photobucket.com/albums/cc398/trucngon_05/bpm_97_l3.jpg)








CHỉ đến BMP-3 mới có bắn ATGM ( ПТУР ) qua nòng, đưa lên khả năng nạp đạn tự động trên đường đi, bắn trên đường đi và bắn trong điều kiện 3 phòng NBC. Cỡ nòng 100mm khá cổ với xe tăng (T-54/55) , Nga đã thiết kế lại một loại đạn riêng cho cỡ nòng này để bắn xe tăng hiện đại, 3500 mét với hệ thống dẫn đường thường và hơn nữa đến 6000 mét nếu dùng thêm hệ thống dẫn. Đạn ATGM bắn trong nòng xoắn nhờ cối quay. Bố trí súng bắn đạn viên của BMP-3 cũng hoàn thiện hơn, tăng khả năng sống sót khi địch chơi bài cảm tử phục kính rừng rậm, đường phố, bổ sung thêm lỗ châu mai có khớp cầu và bố trí lại các lỗ châu mai có khớp cầu AK/RPK, bổ sung 2 lỗ châu mai có khớp cầu phía trước lắp PK.

Súng 100mm nòng xoắn bắn trái phá chính xác và hiệu quả, liều phá của các cối nòng trơn thường là bé hơn nhiều nòng xoắn cùng cỡ, cũng như kém chính xác hơn. Đạn ATGM bắn từ nòng có tầm rất cao so với ATGM dùng động cơ tên lửa cho toàn bộ nhu cầu đẩy, đạn nhỏ gọn mang được nhiều . Các đạn ATGM 100mm có sẵn trên các T-54/55 và T-62 cũ, cải tiến lại cối quay cho hợp nòng mới là được. Đạn ATGM của BMP-3 là bám chùm laser bán tự động.

Đạn bám chùm là laser quét quanh đạn và mục tiêu, người lái phải chỉ thị mục tiêu cho máy, máy dẫn truyền tín hiệu qua tia và đạn dựa vào tín hiệu đó tự biết mình đang ở vị trí nào trong chùm, tự chỉnh đường đi. Thêm nữa là máy dẫn có hệ thống tự ổn định hướng riêng, ổn định hơn nhiều tháp pháo và súng, cũng như có các hệ thống quan sát điện tử, giúp người lái chỉ thị mục tiêu thuận tiện. Nhờ đạn lái tự động nên đạn có tốc độ cao vượt các vật cản như lưới chắn, độ chính xác cao.

Các loại pháo 100mm khác nhau dùng các loại đạn và cối quay khác nhau. BMP-3 / БМП-3 có pháo 2A70, bắn đạn 3UBK10-3 / 3УБК10-3, 22kg,  4000 mét (9М117), và 5500 mét (9М117M) xuyên được mọi loại tăng hiện đại từ mọi hướng với tỷ lệ cao, 9М117М1 cải tiến hiện đại hóa tiếp theo. 22 viên đạn trái phá trong băng và 8 ATGM, dưới ghế xếp được 12 đạn trái phá 100mm hoặc 250 đạn 30mm.

Cũng như các BMP trước, bộ binh đi trên xe có hỏa lực mạnh gồm B41 và các đời sau, RPG-18 và các đời sau (tầm tương đương B40 dùng 1 lần), SAM vác vai....

Khẩu 30mm có chức năng chuyển loại đạn nhanh, bắn hai loại đạn sát thương và xuyên, khả năng xuyên cao nhờ đạn dưỡi cỡ và đạn lõm, 500 viên đã nạp cộng thêm 250 viên dưới ghế. Sơ tốc đạn phá của súng này là hơn 1100 m/s, cho phép nó quạt liên thanh xiên tất cả các loại xe cộ đến cỡ như M2 và M113 thì 1000 mét (tiết kiệm ATGM  ;D).

2 khẩu PK 2 ngàn đạn.

Các cải tiến sau cho thêm một bác cối liên thanh 40mm phía sáu bên trái tháp pháo, bác này bắn cầu vồng "quá sơn đả chưởng", để hỏa lực "kín miếng", đầy đủ chức năng. Cải tiến này giông như cải tiến BMP-1 và là option không thông minh lắm, chiều ý khách hàng đãc quen với chiến thuật (nhiều hơn là danh tiếng) của phóng lựu liên thanh.

Các cải tiến mới so với BMP-3 nguyên thủy về điện tử, dẫn đường, nhìn đên, đo xa.... được áp dụng cùng với các xe tăng khác, cũng như hệ thống bảo vệ tíc cực APS Shtora của T-80.

So với BMP-1/2, BMP-3 di chuyển bằng chân vịt kín (bơm nước), chứ không dùng guồng xích, giống như BRDM-2, tốc độ bới vẫn thế nhưng nguyên lý này hứa hẹn đẩy tốc độ bơi lên cao như các xuồng máy khác.

So với BMP-1/2, BMP-3 có giáp hộp tọa thành bằng tấm hợp kim nhôm đặt trước giáp chính, cách một khoảng trông, để phân tán luồng xuyên và kích nổ sớm đạn phá. Khối lượng từ 13-14 tấn lên 18,7 tấn.

Cải tiến hiện đại hóa cũng bỏ tấm ben trước kiêm chức năng giáp hộp cho trước thân, có ở các xe BTR BRDM và BMP, thay vào đó là làm giáp hộp như tháp pháo.

http://www.arms-expo.ru/049049052056124049050056048.html (http://www.arms-expo.ru/049049052056124049050056048.html)
2 hình dưới (http://military.tomsk.ru/blog/topic-174.html)
Đạn tự hành 9М117, đạn cả vỏ có cối quay 3UBK10-3 3УБК10-3  lắp đầu 9М117
(http://militaryrussia.ru/i/284/174/kuy8Iqv5En.jpg)

9М117М Arkan Аркан", 3UBK10-3 lắp đầu 9М117М "Аркан".
(http://militaryrussia.ru/i/284/174/bYkkG.jpg)


máy quan sát điện tử của xe tăng bên trái tháp pháo, trên nòng là máy dẫn bắn có ổn định riêng
(http://i1209.photobucket.com/albums/cc398/trucngon_05/bmp3.jpg)
(http://i1209.photobucket.com/albums/cc398/trucngon_05/bmp-3_61.jpg)

chiến hào trên nóc xe thay cho lỗ cá nhân
(http://i1209.photobucket.com/albums/cc398/trucngon_05/BMP-3_2_.jpg)

Thử nghiệm. Arena của xe tăng, hệ thống bảo vệ tích cực (APS) Arena đanh chặn đạn chống tăng bắn vào xe.
(http://quocphonganninh.edu.vn/Pictures/Gallery/Quansunuocngoai/Nga/bmp3-a.jpg)


Giáp hộp
(http://quocphonganninh.edu.vn/Pictures/Gallery/Quansunuocngoai/Nga/70eb74951710.jpg)

BMP-3M1, không còn chỗ cho tấm ben ủi truyền thống
(http://i1209.photobucket.com/albums/cc398/trucngon_05/bmp-3m_armoured_infantry_fighting_combat_vehicle_Russian_Army_Russia_001.jpg)


Gần như AK, BMP các loại luôn lội nhầm vào thị trường phuơng Tây. Ấn Độ nhái toàn bộ AK lúc chưa có license, trừ mỗi trích khí không thể làm được thì dùng trích khí FN bắn đạn NATO, cũng ngay từ đầu dùng BMP/BTR. Phần Lan nhái cả súng và tiêu chuẩn đạn AK thì cũng đi BMP. BMP-3 thắng thầu luôn thị trường thừa tiền và là đệ ruột Mỹ, là UAE, Saudi , và cả cái thằng Nam Cao Ly cực kỳ bố láo nhồi sọ tấm bậy cũng chổng xyz vào M2 mà mua BMP-3. BMP-3 bán khí đắt, vì chính Nga cũng còn ít, và đạn dược của nó cũng không dễ kiếm, nên đệ nhà Mỹ chỉ những thằng giầu nhất mới sắm.

BMP-1 không có ổn định tháp pháo, xe phải dừng lại để bắn khẩu "DKZ có giật 73mm" và nạp đạn cho ATGM đặt ngoài. Việc dừng xe lại để bắn cũng như các SU hồi WW2, để đánh công sự và giới hạn cắn trộm xe tăng là được, nhưng không lắp được ATGM ngoài khi đóng kín bảo vệ NBC.  BMP-2 giới hạn ở pháo 30mm nhẹ,  BMP-2 cũng đã bắn được khi đang chạy, các phiên bản BMP-2 cải tiến lắp sẵn các ống ATGM bên ngoài xe như máy bay nhưng dễ bị tổn tương.

BMP-3 là chú BMP đầu tiên lắp được lực pháo lớn có ổn định nòng khi chạy, bắn ATGM qua nòng, việc này làm ATGM gọn nhẹ mang được nhiều, và bắn được khi đang chạy, khi đóng kín NBC, bảo vệ đạn ATGM vốn dễ cháy trong giáp. Việc cải tiến ATGM lên 5500 mét và xiên các xe tăng hiện đại 750mm cho phép nó là tank destroyer hoàn chỉnh chỉ kém xe tăng đương thời cái giáp.

-------------

bộ vũ khí AK, RPK, PK, B41, DKZ-73 (SPG-9) hoặc DKZ-75(M20), cối 60-82-120, trọng liên 12,7; và phiên bản tiên phong-xung kích của chúng nó có BMP/BTR, khá khó trình bầy nhưng là một thành phần quan trọng của súng, tức là các hệ thống chiến đấu dùng súng. Tính năng của chúng không chỉ là một mặt nhỉ nào đó, mà là cả một hệ thống tưỡng hỗ cho nhau. Các bản nháp này mình làm đi làm lại, riêng bản nháp ở đây thì cất ở chỗ này
https://sites.google.com/site/sungvadhan/home/zzzzzzzzzzzzzzz-nhap/to-chuc-luc-quan/vu-khi-bo-binh/luu-vnmilitaryhistory/52 (https://sites.google.com/site/sungvadhan/home/zzzzzzzzzzzzzzz-nhap/to-chuc-luc-quan/vu-khi-bo-binh/luu-vnmilitaryhistory/52)
https://sites.google.com/site/sungvadhan/home/zzzzzzzzzzzzzzz-nhap/to-chuc-luc-quan/vu-khi-bo-binh/luu-vnmilitaryhistory/51 (https://sites.google.com/site/sungvadhan/home/zzzzzzzzzzzzzzz-nhap/to-chuc-luc-quan/vu-khi-bo-binh/luu-vnmilitaryhistory/51)


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: meo-u trong 12 Tháng Bảy, 2011, 12:39:57 pm
Bác HP à. Bác bảo xe tăng có nhiệm vụ quan trọng nhất của nó là đấu tăng. Bác làm bài phân tích về xe tăng nhà Vịt đi. Mấy cái cải tiến nâng cấp nhà mình đang quảng cáo ấy.
Theo em Vịt nhà mình đang cải tiến cho xe T54, T55 làm nhiệm vụ của BMP3 là đánh bộ binh. Trong đó có vài điểm em chưa thông.
Một là thay pháo 100mm thành 105mm. Theo bác quả pháo 105mm nó có gì hay ho hơn pháo 100 cũ không.
Hai là lắp cả giáp hộp (tháp pháo) và giáp phản ứng nổ (thành xe) chỉ đỡ được đạn lõm, trên tivi quảng cáo đỡ được đạn AT3 cũ. Bác cho ý kiến là nên lắp giáp hộp cả như con BMP3M1 cho rẻ hay lắp giáp phản ứng nổ đời đầu. Đỡ được cái gì thì đỡ, có còn hơn không.
Tiện thể bác chỉ bảo cho luôn mặc cái váy giáp phản ứng nổ đó có tồn nhiều $ không nhỉ.



Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: tamking trong 12 Tháng Bảy, 2011, 01:09:33 pm
Bác Phúc có nhiều thông tin hay ( và lạ ) - chỗ này là thật sự không biết chứ không xoắn mong bác cho chen ngang bài nài và giái thích hộ 2 điều sau :

1. Vịt chả kém, thật ra, BMP-2 ở Vịt nhiều hơn BMP-1, nhưng sử dụng toàn BMP-1 cho đỡ xót. Trong hình là AT-4.

2. Sư đoàn 320 Đồng Bằng chẳng hạn, do nghèo nên bớt cái pháo tấn công, BMP-1 bắn khẩu DKZ 73 mm có giật thay chức năng này, chỉ còn 10 con T-54 và độ 90 con BMP-1 trong một trung đoàn  "mechanized Infantry" .

1. BMP-2 nhiều hơn là do ý đồ mua sắm ( Hay ý đồ viện trợ từ thời 8x ) dể xây dựng lực lượng BBCG của nhà ta ( ta xem BMP-2 thích hợp hơn ) hay chỉ đơn giản là do ngẫu nhiên trong các gói viện trợ của Liên Xô nó như thế - mình được biết BMP vào Vịt từ thời 8x chứ sau này ta không có mua thêm BMP

mà còn giấu kĩ tới nỗi trên báo chí hay mạng có gần như 1 tấm hình duy nhất BMP-2 như hình của bác đưa

2. Mình cố hiểu ý bạn nói nghĩa là mỗi sư đoàn BBCG của nhà ta có 10 T-54  :-\ - quá ít - cái ít đó là do chiến thuật hay nhà ta muốn niêm cất phần lớn T  ??? ???, theo mình, số T nhà mình nói nhiều không nhiều nhưng nói ít không ít, sau các gói viện trợ thời chiến tranh lạnh sau này mình còn mua thêm second hand của Phần Lan

10 T-54 / 90 BMp tỉ lệ : 1/9 - tỉ lệ phối hợp MBT và BMP quá chênh lệch, BBCG tác chiến binh chủng hợp thành là sự kết hợp hỏa lực + điều phối một cách hợp lí, có khi cần nhiều tăng , có khi cần nhiều BMP - nhưng mà 1/9 thật sự không hợp lí

thời 8x thì có lúc mỗi sư đoàn bộ binh có một D Tăng - Thiết Giáp, 1 D đó có 1 C Tăng ( khoảng 10 chiếc ), 2 C "Thiết giáp" ( nói chung ), có thể ở ngoài thì thiết giáp đó là BMP - nhưng miền trong thì là M-113  ::)

lúc đó như thế, sau này bỏ cái cách biên chế đó , quy hết về cho bộ tư lệnh Tăng - Thiết giáp - khi nào đánh hãy phối thuộc  ::) - nhưng đến nay mối F BBCG chỉ có 10 T-54 thật sự không hợp lí vì BBCG có tăng -  thiết giáp trong đội hình cơ hữu - không phải phối thuộc

Ngoài ra cái chức năng pháo tấn công mà nhà ta không có ( hay quá ít - Vẫn có 2S3 mà ) nên dùng BMP và MBT thay thế - mình nghĩ thay thế chức năng cua pháo tấn công đó chuyển hẳn lên xe tăng, chứ để BMP đảm nhiệm không hợp lí ( k nói BMP-3 vì nhà ta chỉ có BMP -1/2 ) vì pháo nòng trơn 73mm hay 30mm đều không đủ uy lực để phá công sự kiên cố và chế áp mạnh như pháo tự hành được  ( nói nôm na, pháo 100 ly đảm nhiệm thay thế miễn cưỡng pháo 152mm có lý hơn là pháo 73 hay 30 ly ) mà xài ATGM phá lô cốt thì sang lắm  ;D , ATGM dùng cắn trộm MBT đối phương như bác nói thôi




Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: huyphuc1981_nb trong 12 Tháng Bảy, 2011, 02:17:25 pm
Bác HP à. Bác bảo xe tăng có nhiệm vụ quan trọng nhất của nó là đấu tăng. Bác làm bài phân tích về xe tăng nhà Vịt đi. Mấy cái cải tiến nâng cấp nhà mình đang quảng cáo ấy.
Theo em Vịt nhà mình đang cải tiến cho xe T54, T55 làm nhiệm vụ của BMP3 là đánh bộ binh. Trong đó có vài điểm em chưa thông.
Một là thay pháo 100mm thành 105mm. Theo bác quả pháo 105mm nó có gì hay ho hơn pháo 100 cũ không.
Hai là lắp cả giáp hộp (tháp pháo) và giáp phản ứng nổ (thành xe) chỉ đỡ được đạn lõm, trên tivi quảng cáo đỡ được đạn AT3 cũ. Bác cho ý kiến là nên lắp giáp hộp cả như con BMP3M1 cho rẻ hay lắp giáp phản ứng nổ đời đầu. Đỡ được cái gì thì đỡ, có còn hơn không.
Tiện thể bác chỉ bảo cho luôn mặc cái váy giáp phản ứng nổ đó có tồn nhiều $ không nhỉ.

 ;D ;D ;D ;D T-55 để đấu T-54. T-54 để đấu T-34... Cải tiến cải lùi giật gấu vá vai thì động cơ nó cũng chỉ có thế, mang nhiều thế nào. Nga tận dụng T-72 thải làm BMPT. Mình thiếu tiền thì chịu, cứ nghèo đói thì nhà chẳng lo nổi, lo gì nước non, giải tán cho chóng  ;D ;D ;D

===========

"nói nghĩa là mỗi sư đoàn BBCG của nhà ta có 10 T-54" Bạn hiểu nhầm ý mình rồi. Mỗi trung đoàn BMP của cái loại sư đoàn ấy nó có tỷ lệ đó.

có khi cần nhiều tăng , có khi cần nhiều BMP - nhưng mà 1/9 thật sự không hợp lí. đúng thế, mỗi trận mỗi khác, quân đoàn có một lữ tăng để điều vào mũi nhọn.

thời 8x thì có lúc mỗi sư đoàn bộ binh có một D Tăng - Thiết Giáp, 1 D đó có 1 C Tăng ( khoảng 10 chiếc ), 2 C "Thiết giáp" ( nói chung ), có thể ở ngoài thì thiết giáp đó là BMP - nhưng miền trong thì là M-113 đó là sư địa phương, sư dân quân j` đó chớ bác. Hoặc đó là biên chế tăng của 479 đánh ở tiền duyên, biên chế tăng cho các sư đi bộ, ô tô thùng gỗ... 3 quân đoàn cơ động lúc đó mỗi quân đoàn có 1 lữ tăng, 1 sư cơ giới có giáp mechanized . Sư mechanized mày có 1 trung đoàn mechanized  và 2 trung đoàn motorized , mỗi trung đoàn có 90 xe bóc thép và 10 xe tăng, các trung đoàn đó là

Đoàn 304 Vinh Quang
Trung Đoàn mechanized 24 , BMP-1
Trung Đoàn motorized 66 , BTR-152
Trung Đoàn motorized 9 , BTR-152

Đoàn 308 Tiên Phong
Trung Đoàn mechanized 102 , BMP-1 (Trung Đoàn Thủ Đô)
Trung Đoàn motorized 36,88 BTR-152


à, mà 320 nó như thế nào lại để đâu mất rồi, mình bận lúc, chào các bạn nha, chỗ này dừng ở đây thôi, những vấn đề này lúc nào mình update vào đây
https://sites.google.com/site/sungvadhan/home/zzzzzzzzzzzzzzz-nhap/to-chuc-luc-quan/vu-khi-bo-binh/luu-vnmilitaryhistory/52 (https://sites.google.com/site/sungvadhan/home/zzzzzzzzzzzzzzz-nhap/to-chuc-luc-quan/vu-khi-bo-binh/luu-vnmilitaryhistory/52)
https://sites.google.com/site/sungvadhan/home/zzzzzzzzzzzzzzz-nhap/to-chuc-luc-quan/vu-khi-bo-binh/luu-vnmilitaryhistory/51 (https://sites.google.com/site/sungvadhan/home/zzzzzzzzzzzzzzz-nhap/to-chuc-luc-quan/vu-khi-bo-binh/luu-vnmilitaryhistory/51)


Trên kia có 2 cảnh BMP-2, cái này là BMP-2 này.
(http://t2.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcSO3AavH05kXAgkykLopBoSqkWI_UCelEczCJ_rh9YY1iDx8z6w)


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: Thai Yen Binh trong 28 Tháng Hai, 2012, 05:33:07 pm
Chào bác HP, em cũng là người thích tìm hiểu về vũ khí của Việt Nam. Nhưng em thấy, hiện nay các sư đoàn bộ binh không có lực lượng tăng thiết giáp mà chỉ có ở cấp quân đoàn thôi. Mỗi quân đoàn thường có một trung đoàn tăng thiết giáp, còn như bác nói sư 308 có trung đoàn tăng thiết giáp là đúng không nhỉ. Cái này em thấy quân đoàn em thôi, còn sư đoàn khác thì em không rõ. Mong bác trích dẫn nguồn hay hình ảnh cho tăng thêm độ tin cậy và thuyết phục bác nhé. Thân chào bác


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: Lý_Lọc_Lừa trong 28 Tháng Hai, 2012, 05:59:52 pm
Chào bác HP, em cũng là người thích tìm hiểu về vũ khí của Việt Nam. Nhưng em thấy, hiện nay các sư đoàn bộ binh không có lực lượng tăng thiết giáp mà chỉ có ở cấp quân đoàn thôi. Mỗi quân đoàn thường có một trung đoàn tăng thiết giáp, còn như bác nói sư 308 có trung đoàn tăng thiết giáp là đúng không nhỉ. Cái này em thấy quân đoàn em thôi, còn sư đoàn khác thì em không rõ. Mong bác trích dẫn nguồn hay hình ảnh cho tăng thêm độ tin cậy và thuyết phục bác nhé. Thân chào bác
Nguồn đâu? Thế 202, 203 là trung đoàn hả?
Anh giai này hồi trước bị diệt 1 loạt bài vì tội hỏi nhảm, giờ lại tiếp tục hỏi nhảm nữa.


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: hellboy139 trong 29 Tháng Hai, 2012, 05:03:11 pm
Chào bác HP, em cũng là người thích tìm hiểu về vũ khí của Việt Nam. Nhưng em thấy, hiện nay các sư đoàn bộ binh không có lực lượng tăng thiết giáp mà chỉ có ở cấp quân đoàn thôi. Mỗi quân đoàn thường có một trung đoàn tăng thiết giáp, còn như bác nói sư 308 có trung đoàn tăng thiết giáp là đúng không nhỉ. Cái này em thấy quân đoàn em thôi, còn sư đoàn khác thì em không rõ. Mong bác trích dẫn nguồn hay hình ảnh cho tăng thêm độ tin cậy và thuyết phục bác nhé. Thân chào bác
Nguồn đâu? Thế 202, 203 là trung đoàn hả?
Anh giai này hồi trước bị diệt 1 loạt bài vì tội hỏi nhảm, giờ lại tiếp tục hỏi nhảm nữa.
Trước có đọc bài của bác Triumf nói là lữ 202, 203 đã giảm xuống cấp trung đoàn  ;D


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: tung677 trong 01 Tháng Ba, 2012, 07:18:28 pm
     Các bác bình luận hay quá, sư đoàn 346 chúng tôi sau năm 1979...phòng ngự ở BGPB, có biên chế 1 tiểu đoàn Tăng, gồm 10 chiếc T-54 và T-59...và 2 xe BMDM -2....và 1 xe chỉ huy không rõ chủng loại....ở cấp F trực chiến thường được biên chế 1 D tăng ,thiết giáp...


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: Thai Yen Binh trong 07 Tháng Ba, 2012, 04:51:33 pm

[/quote]Trước có đọc bài của bác Triumf nói là lữ 202, 203 đã giảm xuống cấp trung đoàn  ;D
[/quote]
Bác này hiểu ý em. Em ở quân đoàn 4, hơn nữa em chỉ muốn trích thêm hình ảnh để tăng thêm độ thuyết phục thôi chứ không có ý vặn các bác đâu. Đừng trách oan cho em nhé.


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: jasmine2011 trong 09 Tháng Ba, 2012, 01:38:08 pm
Em nghĩ là BMP-1 bây giờ nên đem dẹp bớt cho nhẹ biên chế. BMP-2 tập trung nâng cấp mạnh, phối hợp nhập thêm BMP-3 về làm nòng cốt.
Công nhận bác huyphuc học cao hiểu rộng, lâu nay nhìn RAM-2000 cứ tưởng hổ báo lắm. Mà tại sao mua toàn thứ vơ vẩn vậy trời?
 


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: trần_bình trong 17 Tháng Năm, 2012, 08:16:53 pm
Em nghĩ là BMP-1 bây giờ nên đem dẹp bớt cho nhẹ biên chế. BMP-2 tập trung nâng cấp mạnh, phối hợp nhập thêm BMP-3 về làm nòng cốt.
Công nhận bác huyphuc học cao hiểu rộng, lâu nay nhìn RAM-2000 cứ tưởng hổ báo lắm. Mà tại sao mua toàn thứ vơ vẩn vậy trời?
 
Công nhận bạn này "vui tính' thật, vũ khí mà cứ làm như đống rác mà muốn vứt là vứt.Bạn nhà giàu thì bỏ tiền ra mà mua vũ khí nào mà theo bạn là "ngon" cho tổ quốc đi >:( >:( >:( >:( >:( >:( >:( >:( >:( >:( >:( >:( >:( >:(


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 22 Tháng Năm, 2012, 10:23:44 pm
Đã lâu quá tôi ít có thời gian quay lại hoàn thành topic, thật xin lỗi các đàn anh CCB, các bạn đồng niên cùng các bạn trẻ yêu thích KTQP.

Hôm trước tôi và Mod Binhyen1960@ được diện kiến bác tranphu@, trong câu chuyện của bác TP có kể về 1 trận đánh của đv bác tham gia tại chiến trường K. Tình huống sảy ra khi giữa đội hình tác chiến của đv bác ấy bị Pốt "tương pháo" rất chuẩn, toàn dơi giữa đội hình. Định thần lại bác TP thấy sau những tiếng nổ là những đám khói đen bốc lên.Không phải rồi, khói từ đạn cối phải có màu trắng, đây là khói mìn, mìn rồi ,bác TP sực tỉnh.


Đây là 1 kinh nhiệm chiến trường của bác TP, vậy tôi đố các bạn tại sao đều là khói được hình thành sau vụ nổ mà khói đạn cối có mầu trắng, còn khói mìn, thuốc nổ có màu đen???


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: G.K_Zhukov trong 29 Tháng Năm, 2012, 05:55:41 am
Tuy cháu không chuyên ngành quân khí nhưng làm kiểm tra lại + nâng cao. Khói mìn, thuốc nổ có màu đen do cấu tạo hóa học thuốc nổ TNT hoặc C4 khi nổ - cháy sẽ có khói đen. Khói đạn cối, pháo có màu trắng do cthh ngòi nổ, thuốc phóng có hóa chất KNO3 phát sinh khói trắng, ( hoặc viên đạn lướt trên không tạo đường khói trắng từ hơi nước ).
Đúng là biết là như thế nhưng để lý giải, trình bày chính xác bằng khoa học thật khó  ;D


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: longtt88 trong 31 Tháng Năm, 2012, 01:44:31 pm
LỮ ĐOÀN 572 - 40 NĂM DẤU CHÂN NGƯỜI LÍNH PHÁO

http://www.youtube.com/watch?v=6FJu8cg8QB8


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 02 Tháng Sáu, 2012, 04:04:25 pm
Tuy cháu không chuyên ngành quân khí nhưng làm kiểm tra lại + nâng cao. Khói mìn, thuốc nổ có màu đen do cấu tạo hóa học thuốc nổ TNT hoặc C4 khi nổ - cháy sẽ có khói đen. Khói đạn cối, pháo có màu trắng do cthh ngòi nổ, thuốc phóng có hóa chất KNO3 phát sinh khói trắng, ( hoặc viên đạn lướt trên không tạo đường khói trắng từ hơi nước ).
Đúng là biết là như thế nhưng để lý giải, trình bày chính xác bằng khoa học thật khó  ;D

Như chúng ta đã biết các loại đạn pháo, các loại mìn gồm có 3 phần chính: Hỗn hợp nổ, vỏ , ngòi nổ, ở đây tôi chỉ nói về hỗn hợp nổ và vỏ.Mục đích của đạn pháo, đạn cối hay các chủng mìn là dùng để phá hủy, chế áp các mục tiêu quân sự hay sát thương sinh lực đối phương. v.v. Thông thường vỏ đạn pháo được đúc bằng hợp kim gang, vỏ mìn trước đây thường được làm bằng thép. Do vỏ thép rễ bị các thiết bị dò kim loại phát hiện nên gần đây vỏ mìn có xu hướng được làm bằng nhựa với mục đích làm mất sức chiến đấu của đối phương .Khi dính mìn đối phương chỉ bị thương tật, không tử vong do đó để lại di chứng , hậu quả lâu dài cho người lính, GD cùng xã hội.

Có nhiều loại hỗn hợp nổ nhưng sử dụng chủ yếu cho đạn pháo, đạn cối, mìn thì thường thấy :Thuốc nổ phá TNT, thuốc nổ mạnh C4, thuốc nổ yếu hay còn gọi thuốc nổ đen(thuốc nổ đen trước đầy làm pháo tết hoặc dùng cho các loại mìn  )và thuốc nổ Fuminat thủy ngân Hg(ONC)2 .

Hỗn hợp TNT đóng vai trò chủ yếu trong hỗn hợp nổ trong đạn pháo,đạn cối, mìn.

Thuốc nổ mạnh C4 ở dạng rẻo, thường được sử dụng cho các mục đích công phá các điểm,các mục tiêu kiên cố chứ không được nhồi vào đạn pháo.Tuy nhiên ở mìn định hướng như M18A1 Claymore của Mỹ thì chất nổ mạnh C4 lại được sử dụng.

Các thuốc nổ hay sử dụng trong mìn chống BB thường là chất nổ TNT hay Tetryl, thuốc nổ Fuminat thủy ngân .

Thuốc nổ TNT có công thức hóa học :CH3C6H2(NO2)3.

Thuốc nổ TNT có màu vàng nhạt được nén thành bánh hoặc để dời, khi tiếp xúc với ánh sáng ngả màu nâu sẫm.TNT có vị đắng(tôi đã nếm thử, không ngon như thuốc nổ C4).Ưu điểm của thuốc nổ TNT không bị kích nổ do ma sát, không ngấm nước nên thích hợp với mọi địa hình, mọi miền khí hậu khi tác chiến. Minh chứng cho điều này là hàng năm nước ta vẫn có số lượng người bị chết, bị thương do bom mìn còn sót lại từ 2 cuộc kháng chiến trước đây.

Cũng như thuốc nổ TNT, Tetryl có màu vàng nhạt ,là một loại chất nổ nhạy nổ, nó có công thức hóa học là: C7H5N5O8. Khác với TNT, Tetryl nhạy nổ với ma sát và nhiệt độ. Ngày nay người ta đã ít dùng Tetryl trong mìn hay đạn pháo( trước đây sử dụng trong 1 số đạn pháo phòng không 20mm,23mm,30mm) .Ngày này Tetryl thường bắt gặp trong các kíp mìn như kíp 6mm, kíp 8mm...

Như vậy đã rõ, hỗn hợp nổ trong mìn hay trong quả đạn pháo, đạn cối đều có thể là TNT, vậy nguyên nhân nào khiến cho chúng có khói mầu trắng ở đạn pháo hoặc đạn cối và có mầu đen ở các loại mìn thông thường? (ngoại trừ mìn định hướng như :MON-50 của Nga hay M18A1 Claymore của Mỹ thì khi nổ có khói trắng).

Đó chính là sự khác nhau ở áp suất nổ và tốc độ nổ.




Còn tiếp nhé.


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: tung677 trong 03 Tháng Sáu, 2012, 10:44:46 pm
Cảm ơn Long vì những bài viết bổ ích...tiếp tục đi Bạn...thân ái .


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 04 Tháng Sáu, 2012, 09:28:26 pm
Cảm ơn Long vì những bài viết bổ ích...tiếp tục đi Bạn...thân ái .

Сảm ơn bạn Tùng đã động viên, tôi xin được tiếp tục bài viết.


Do cơ cấu kích nổ khác nhau giữa đạn pháo, đạn súng cối và các chủng mìn nên tốc độ truyền nổ chênh lệch nhau đáng kể, thông thường tốc độ truyền nổ dao động từ 2000-8000m/s. Do đâu mà hỗn hợp nổ lại có sự khác nhau lớn về tốc độ truyền nổ như vậy? Yếu tố ảnh hưởng chính ở đây là thành phần hóa học trong hỗn hợp nổ và năng lượng mồi nổ.

Ở đạn pháo, đạn súng cối hỗn hợp nổ TNT được kích nổ bằng ngòi nổ(có 1 số chủng ngòi nổ như nổ tức thì, nổ chậm, ngòi TV, ngòi quán tính.....). Ở các chủng mìn cơ cấu kích nổ bằng kíp thường hoặc kíp điện. Vật liệu làm kíp nổ có thể là đồng, nhôm, giấy. Nếu không phải ngòi TV hay kíp điện thì việc kích nổ đều cần ngoại lực(chạm nổ ở đạn pháo, đạn cối và đè nổ vướng nổ ở mìn).

Khi khối thuốc nổ bị kích họat tạo ra vụ nổ. Vụ nổ là là một quá trình phản ứng hóa học, biến đổi làm tăng lên đột ngột của một loạt hợp chất (thành phần trong chất nổ), tạo thành thể tích lớn hơn rất nhiều lần thể tích ban đầu (tới hơn 15.000 lần).Hiện tượng này diễn ra trong nano giây dẫn đến sự vượt áp phá vỏ thép bọc ngoài, đồng thời giải phóng ra năng lượng cực lớn và nhiệt độ rất cao.

Vận tốc nổ là sóng chấn động truyền xuyên qua khối thuốc nổ gọi tắt là sóng nổ. Đơn vị để tính tốc độ sóng nổ là m/s.

Chúng ta nhận thấy một điều rõ ràng là ở quả đạn pháo, đạn súng cối có tốc độ truyền nổ nhanh hơn rất nhiều với các loại mìn do lượng thuốc nổ trong ngòi nổ thường lớn hơn trong kíp nổ. Thông thường để kích nổ khối thuốc nổ TNT thì phải cần kíp 6 trở lên(kích cỡ kíp nổ có từ 1-10 nhưng kíp thông dụng là 6,8,10).

Nếu như trong quả đạn pháo, đạn súng cối và các loại mìn có cùng hỗn hợp nổ TNT nhưng do được kích nổ khác nhau nên sóng nổ khác nhau, chúng có tốc độ dao động từ  4700-7000m/s.



Còn tiếp.


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 10 Tháng Sáu, 2012, 11:44:38 pm
Áp suất nổ là đại lượng vật lý thể hiện cường độ, thành phần lực tác động vuông góc lên bề mặt một đơn vị diện tích hỗn hợp nổ ví dụ TNT. Thông thường hỗn hợp nổ TNT được nén lại để nhồi trong đạn pháo, đạn súng cối, mìm có trọng lượng 75g-200g và 400g. Áp suất nói chung và áp suất nổ nói giêng được thể hiện dưới công thức :

 P=F/S

- P : Áp suất,
-S: Diện tích bề mặt
-F: Áp lực.

Để tăng áp suất vụ nổ nhất thiết phải tăng áp lực(F) tác dụng lên bề mặt hỗn hợp nổ và giảm diện tích bề mặt(S).Diện tích bề mặt hỗn hợp bị tác động càng nhỏ thì áp suất nổ càng lớn điều này lý giải tại sao trong quả đạn pháo hay đạn cối thuốc nổ thường được nén thành bánh.

Để phá vỡ vỏ thép, vỏ hợp kim gang ở đạn pháo, đạn cối từ đó tạo ra hành nghìn mảnh nhỏ nhất thiết phải cần 1 áp suất nổ đủ lớn, tất nhiên là lớn hơn rất nhiều với các loại mìn.


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: G.K_Zhukov trong 13 Tháng Sáu, 2012, 03:14:17 am
Trước tiên phải viết rõ là cháu rất cảm ơn chú rất nhiều về sự khai trí những kiến thức quân sự  :)
Đặt câu đố của chú làm chủ đề, cháu nghĩ có 3 phương pháp : Quan sát viên, Kinh nghiệm thực tiễn, Khoa học ( Vật lý hạt nhân ).
_ Quan sát viên : gồm bên BC TT, phóng viên QĐ có điều kiện thuận lợi để tiếp cận các thử nghiệm, diễn tập, tài liệu tt.
_ Kinh nghiệm thực tiễn : số lượng đông nhất với mọi tầng lớp từ thường dân đến ng lính, trãi nghiệm trực tiếp từ nghe tiếng đạn pháo, tên lửa rít gió lao đến sau đó nghe - thấy - cảm nhận tất cả. Phương pháp thụ động này ít tốn kém, không kén chọn người và hiệu quả nhất nhưng cần rất nhiều sự may mắn để ... thưởng thức  8). Cháu nghĩ chú TrầnPhu341 sau 2 giây chấn tĩnh từ pp này để xác định hỏa lực nổ từ đạn pháo.
_ Khoa học : đi bằng con đường này gian lao nhất, rất kén người và nếu tiếp tục đi sẽ trở thành nhà Vật lý hạt nhân.

Trong 1 chuyến công tác, tại 1 điểm dừng chân toàn đội triển khai bố trí nghỉ ngơi. Cháu được may mắn mắc võng kế đội trưởng, thấy Đt mắc võng rất khác cánh lính mới nên hỏi tại sao chú lại mắc như thế, chú trả lời đấy là kiểu mắc để khi bị tấn công ( nghe tiến đạn đến ) chỉ cần kéo nhẹ là có thể thu võng lao xuông hố cá nhân. Đọc các kn từ các bác ccb cũng thấy các bác đúc kết kn nghe nhận biết đạn pháo từ âm thanh trừ M79 nổ rồi mới biết.

Nói thật với chú, đối với cánh ngoại đạo với quân khí như chúng cháu, nếu kêu dùng Đó chính là sự khác nhau ở áp suất nổ và tốc độ nổ để xác định mìn pháo thì .... po tay toàn tập rùi  ;D. Đọc loạt bài của chú lại muốn nghiên cứu thêm về trận đánh khách sạn caravelle của biệt động thành mới chết chứ  :D

Chào sức khỏe và chiến thắng !


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 13 Tháng Sáu, 2012, 03:07:00 pm
Trích dẫn
Nói thật với chú, đối với cánh ngoại đạo với quân khí như chúng cháu, nếu kêu dùng Đó chính là sự khác nhau ở áp suất nổ và tốc độ nổ để xác định mìn pháo thì .... po tay toàn tập rùi  . Đọc loạt bài của chú lại muốn nghiên cứu thêm về trận đánh khách sạn caravelle của biệt động thành mới chết chứ 


Thực tế trên chiến trường người lính thường dựa vào kinh nhiệm của bản thân, của các lớp lính đàn anh truyền lại mà phân biệt đâu là mìn nổ, đâu là tiếng pháo bắn.Bản năng sinh tồn giúp người lính mới chỉ sau 1 vài trận đã trở thành chiến binh dày dạn.

Trận đầu tiên của tôi khi ngồi hầm cóc dưới làn đạn 130mm khủng khiếp thế nào, nghe đạn rít mà sợ hãi làm sao nhưng chỉ sau vài trận đã biết đạn nó đang nhằm mình hay nó tránh mình ;D

Năm 1984 có một đoàn xe chở lính mới tăng cường cho sư 347 chạy qua khu vực đv tôi đóng quân(đường 4B Đồng đăng -Thất khê) thì bị TQ dùng cối 82mm,100mm bắn. Hơn 10 người lính trẻ hy sinh tại chỗ. Chính mắt tôi nhìn thấy 1 người lính mới dùng tay bới đất giữa 2 khe đá để chui vào tránh đạn. Khi hết trận pháo, gọi thế nào chú lính kia cũng không chui ra, chỉ đến khi người sỹ quan chỉ huy phải rút súng bắn thị uy thì người lính mới chấp hành . Bản năng sinh tồn của con người giúp người ta làm những việc phi thường mà trong điều kiện bình thường họ không thể thực hiện được, chuyện phân biệt tiếng mìn, tiếng pháo cũng như đoán định được đạn pháo xa gần nằm trong phần bản năng sinh tồn của người lính.


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: linh_8_78_88_68 trong 14 Tháng Sáu, 2012, 06:13:16 am

Bên chiến trường K. tụi Pốt có nhiều M79 lắm, trong những tháng đầu năm 1979 thì phía bộ đội ta không đươc phát đạn nữa mà tập trung chuyển lên phía Bằc. Súng thì không cần thu vì không có đạn, mấy ông B trưởng cũng tự động đem nộp trả.

- Tiếng nổ đầu nòng của M79: toóc.......và bạn căng người ra chờ....thần chết gọi!
- AT: Pép (rất nhỏ), hãy tung chạy chổ khác ngay!
- Cối: Toong....Hè...Hè,...Khỏi chạy đâu hết, khi nghe tiếng....xoẹt...là món quà cho riêng bạn!
- B40: Bùng.....và...Bình! Kiểm lại thân thể xem....Hì...Hì...
- Nếu trong trận đánh mà địch có DK, tốt hơn đừng nấp vào ụ mối lớn, hay lùm cây to,.... vì đó là mục tiêu của loại hỏa lực này! Nó không phí 1 quả để diệt đơn lẻ.....


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: tranphu341 trong 14 Tháng Sáu, 2012, 02:41:04 pm
          Chào longtrec! Chào các bác! Đúng là tranphu341 không cố điều kiện đi "lang thang" nhiều lên bây giờ mới biết ngôi nhà khoa học vũ khí của chủ nhân longtrec.

          Bạn linh-8-78-88-68 nói rất đúng về tiếng nổ đầu nòng cùng tiếng nổ của đạn, thời gian dạn bay trong không trung từ khi nghe nổ đầu nòng đến nơi chạm nổ vv....Đều rất đúng. Đúng là các bạn đã có rất nhiều kinh nghiệm trận mạc mới rút ra được những kinh nghiệm xương máu đó.

          Tháng 3/75 khi trung đoàn mình tiến công tiêu diệt căn cứ Chơn Thành, Tỉnh Bình Long. Ở đây chúng có khoảng 20 lớp hàng rào các loại. Khi tiền nhập thì đương nhiên ai cũng chọn vật che đỡ hoặc che khuất để tránh đạn. Ở miền Đông thì những ụ mối rất nhiều. Đúng là đạn thẳng của các loại súng bb bắn vào đó thì chỉ là "gãi ghẻ". Trận chiến gặp khó khăn vì lực lượng của quân VNCH quá đông. Chúng chôn cả xe tăng xuống đất, thò mỗi nòng pháo ra thôi. Mìn định hướng chỉ phá được khoảng 18 lớp rào. Mấy lớp hàng rào còn lại anh em phải bò lên dùng bộc phá ống đánh nên hy sinh rất nhiều. Bọn trong cứ điểm đổ các loại đạn ra như mưa. Anh em tận dụng các ụ mối làm vật che đỡ.

          Nhưng trận chiến không thắng lợi và sau mỗi ụ mối to đó, là khoảng 5 đến 10 anh em mình bị thương hoặc hy sinh, vì đạn M79 của chúng. Loại súng này thật lợi hại, chúng có thể chỉnh bắn chính xác đạn rơi nổ ngay sau ụ mối.

                                 CHÚC BẠN CHỦ CÙNG CÁC BẠN TIẾP TỤC VỚI CHỦ ĐỀ RẤT HAY, RẤT HẤP DẪN NÀY!


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: linh_8_78_88_68 trong 14 Tháng Sáu, 2012, 04:43:02 pm

Tuoc_b41 xin chào chủ thớt Longtrec và tất cả quý vị, nếu thấy những điều tớ nêu ra là vô dụng thì xin nói thẳng, tớ ngưng ngay (vì sợ bị ném đá chạy không kịp, nguy hiểm hơn cả....M79!). Tuoc_b41 cũng sẽ có vài đề nghị cho Quân đội ta nói chung:

- Ai đã từng úp mặt trước cây M 60 của Mỹ mới biết được hết sức mạnh hỏa lực của nó.
- M 79: đó là do yêu cầu của lính Mỹ (GI) muốn có 1 loại hỏa lực kết hợp giữa cối (điểm yếu: tầm xa, không chính xác) và lựu đạn (tầm gần...).

Ai đã từng bị địch "chơi" loại này mới hiểu hết cái giá trị của nó, có thể vì thế mà biên chế của bộ đội ta là: B trưởng là người giữ M79?

Riêng cá nhân tuoc_b41 xin đề nghị: nếu người Mỹ bỏ chuyện bán vũ khí Sát thương cho VN, nhưng ít nhất chúng ta rất cần những trao đổi công nghệ để tự sản xuất súng và đạn M79, M60.....


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: OldBuff trong 14 Tháng Sáu, 2012, 05:09:54 pm
Chào mừng bác Tuoc_b41 quay trở lại sinh hoạt với anh em Diễn đàn!


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: VMH trong 14 Tháng Sáu, 2012, 05:26:58 pm
Súng và đạn M79 ta làm được từ cách đây gần 20 năm rồi, bác ạ! ;D


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: tvm303 trong 14 Tháng Sáu, 2012, 11:09:13 pm
Bây giờ thì nhà ta bắt tay vào làm cháu của M79 là mấy khẩu phóng lựu bán tự động ổ ru lô rồi chú ạ. Còn M79, thì cháu không rõ lắm.


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 15 Tháng Sáu, 2012, 01:37:01 am
Chào mừng bác Tuoc_b41 ghé thăm nhà em và cũng mừng vì bác đã "quay lại đơn vị"! Thật thú vị ngày đầu "quay lại đv" bác Tuoc lại ghe trước vào "A của em làm bát nước hạt thủ ô, bắn điếu thuốc lào". ;D

Chào mừng đàn anh Trần Phú ! Em thật có diễm phúc khi được quen biết bác, chỉ cần 1 hồi tưởng nhỏ của bác em cũng viết được mấy bài ;D, nếu bác thường xuyên ghé thăm và kể chuyện chiến đấu thì Box này sẽ nóng lắm. ;D

Nhân các bác nói về M79 ta nói kỹ về nó đi, thứ vũ khí này tuy có mặt trên chiến trường VN rất lâu nhưng trong hồi ức của nhiều CCB vẫn ngán ngẩm nó chỉ đứng sau mìn KP-2. Sau khi nói xong M-79 em sẽ hầu chuyện các bác về con cháu của nó mà nghe đồn VN ta đang sx. ;D


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: linh_8_78_88_68 trong 15 Tháng Sáu, 2012, 04:44:30 am

Tuoc_b41 xin chào Bác chủ nhà, Ông Tư lệnh đã rút thẻ đỏ, cựu binh tranphu341, bác OldBuff và tất cả anh em,

Sở dĩ tuoc_b41 hào hứng vào ngay trang này vì bản thân nó thích ba cái thứ chết người này từ ngày mới 10 tuổi......Chiến tranh diễn ra hầu như hàng ngày, hàng tuần tại vùng quê nên tuoc_b41 không lạ gì mấy cái âm thanh chết tiệt đó, rất may vẫn còn sống và giự lấy những kinh nghiệm đó......để sau này đi bộ đội!

Như bác tư lệnh cho biết Súng và đạn M79 ta làm được từ cách đây gần 20 năm rồi thì đó là một điều đáng mừng cho quân đội ta. Bởi trong chiến thuật biển người, ta cần đại liên M60 để ghìm đầu địch, dùng M79 đánh điểm(hỏa lực địch,...) tầm 100 đến 250 hay 300 mét thì hiệu quả vô cùng, tầm xa hơn mới dùng cối 60 hoặc 82mm....

Tuoc_b41 chỉ có chút ít kinh nghiệm về phân loại và sử dụng mà thôi, còn để phân tích sâu hơn thì chào thua, phải mời chuyên gia Longtrec lên sân khấu!


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: linh_8_78_88_68 trong 15 Tháng Sáu, 2012, 11:08:48 am

Xin chào Quý vị,

Tuoc_b41 có lang thang trên trang VMH và thấy mấy ông cựu binh bên K cũng rất hứng thú về chủ đề này (M79):

http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,16395.0.html

Bên í có "chuyên gia huyphuc1981_nb" và họ cũng cung cấp rất nhiều hình ảnh, tư liệu hữu ích.....

Đọc sơ vài bài, tuoc_b41 nhớ là vài anh cho biết: đạn của ta sản xuất khi đem ra bắn thì cứ 10 quả bị xịt 5 quả.......Có thể chúng ta sẽ liên hệ mấy bạn bên í để tra đổi????


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: tranphu341 trong 15 Tháng Sáu, 2012, 11:19:35 am
          Chào bác chủ longtrec cùng anh em! Tranphu341 thấy bác chủ quá lời. Đúng là TP cũng đã được tham gia qua 2 cuộc kháng chiến. Cũng đã xử dụng qua nhiều loại súng. Song ak và cối 60 là xử dụng nhiều nhất. Nhưng hiểu về tính năng, tác dụng, cấu tạo của súng, của đạn, của mìn thì có lẽ longtrecs là " VUA"

          Về súng M79 của Mỹ thì thực sự là hiểm, trông nó rất rễ thương, đẹp, hiền "như quả đạn M79". Đã có người nói, ví như vậy. Xử dụng rất dễ. Chỉ hướng dẫn qua là lính có thể bắn hiệu quả được ngay.

          Tháng 4/78 khi Sư đoàn 341 dời Tây Ninh, Tách QĐ 4 Đi tăng cường cho QK9. Tại thị xã Hà Tiên Tỉnh Kiên Giang. Tranphu đã dẫn anh em Hải Quân. Lực lượng lính thủy đánh bộ, ra bãi biển Mũi Nai để bắn thử súng M79 bắn liên thanh. Súng này gắn trên xe bọc thép M113 của Mỹ.

          Nhìn đạn bay, vì đạn M79 bay chậm nhìn rõ từ khi ra khỏi nòng bay đến điểm rơi nổ. Thật là sợ. Vì nó dải đều. Nếu đội hình đại đội, tiểu đoàn bb đang triển khai trên mặt đất mà gặp một khẩu này cản đường thì thật là tai hại. Nhưng hình như loại súng M79 bắn liên thanh này không có nhiều.

          Tranphu chúc longtrec cùng các bạn luôn vui khỏe, tiếp tục chủ đề.


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: tvm303 trong 15 Tháng Sáu, 2012, 09:55:00 pm
         Chào bác chủ longtrec cùng anh em! Tranphu341 thấy bác chủ quá lời. Đúng là TP cũng đã được tham gia qua 2 cuộc kháng chiến. Cũng đã xử dụng qua nhiều loại súng. Song ak và cối 60 là xử dụng nhiều nhất. Nhưng hiểu về tính năng, tác dụng, cấu tạo của súng, của đạn, của mìn thì có lẽ longtrecs là " VUA"

          Về súng M79 của Mỹ thì thực sự là hiểm, trông nó rất rễ thương, đẹp, hiền "như quả đạn M79". Đã có người nói, ví như vậy. Xử dụng rất dễ. Chỉ hướng dẫn qua là lính có thể bắn hiệu quả được ngay.

          Tháng 4/78 khi Sư đoàn 341 dời Tây Ninh, Tách QĐ 4 Đi tăng cường cho QK9. Tại thị xã Hà Tiên Tỉnh Kiên Giang. Tranphu đã dẫn anh em Hải Quân. Lực lượng lính thủy đánh bộ, ra bãi biển Mũi Nai để bắn thử súng M79 bắn liên thanh. Súng này gắn trên xe bọc thép M113 của Mỹ.

          Nhìn đạn bay, vì đạn M79 bay chậm nhìn rõ từ khi ra khỏi nòng bay đến điểm rơi nổ. Thật là sợ. Vì nó dải đều. Nếu đội hình đại đội, tiểu đoàn bb đang triển khai trên mặt đất mà gặp một khẩu này cản đường thì thật là tai hại. Nhưng hình như loại súng M79 bắn liên thanh này không có nhiều.

          Tranphu chúc longtrec cùng các bạn luôn vui khỏe, tiếp tục chủ đề.

Nếu cháu đoán không lầm thì đây chính xác phải gọi là súng phóng lựu liên thanh Mk19. Súng này bắn đạn khác, cùng là 40mm nhưng dài hơn đạn M79 cầm tay. Thời xưa thì Mỹ vác con này sang cũng không nhiều, nó bắn đạn từ dây, được xếp trong thùng đạn bên cạnh súng, nòng súng không dài có đúng không ạ?


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: tung677 trong 15 Tháng Sáu, 2012, 10:58:18 pm
....Thật là tai hại , thật là trẻ con...mình trong một chuyến đi lấy gạo ở tiểu đoàn bộ thời điểm tháng 7 năm 1984...vào kho gạo ở bản Cải ,xã Cần Yên ,huyện Thông Nông,tỉnh Cao Bằng ,lúc này đóng dã ngoại ở sát nhà dân..trong lúc cân gạo xong trở về chốt , đi ra đến cửa thấy mấy thùng đạn M-79 thấy đèm đẹp tiện tay quơ luôn một dây bằng bạt đựng còn 6 quả màu xanh vàng...tống luôn vào ba lô...vì biết thằng bạn thân tên là Ngọc ( tự Cóng ) nhà ở phố Trần hưng Đạo - Hà Nội là xạ thủ M-79...thực tế ông tướng này cũng được huấn luyện , nhưng có được bắn phát quái nào đâu ?lúc nào nó cũng ao ước được bắn đạn thật ....thế là tôi nhắn nó xuống lấy quà...nó đi bộ hơn chục cây số...được quà nó mừng húm...sau này mới biết nó còn đi vào xâu xát biên với TQ ,...nó lấy ra cùng với mấy thằng bắn Chơi...sang bên kia rồi té chạy...mà tôi thì biết rõ trông kho tiểu đoàn dự trữ loại đạn này ...còn rất rất ít...mấy anh lính cũ nói năm 1979....ta sử dụng loại súng này hiệu quả vô cùng....tầm xa nhất của loại súng này có ghi trên thước ngắm là 375 m..


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 19 Tháng Sáu, 2012, 02:06:31 am
CÁC DÒNG SÚNG PHÓNG LỰU CỦA MỸ-NGA .




Cuộc chiến tranh nam bắc Triều Tiên sảy ra trong giai đoạn 1950-1953, trong cuộc chiến này Trung Quốc lần đầu tiên can dự vào cuộc chiến tranh bên ngoài quốc gia tính từ khi tuyên bố độc lập(1-10-1949).Cuộc chiến tranh Nam Bắc Triều được mở đầu bằng cuộc tấn công của bắc Triều tiên ngày 25/6/1950.Cuộc chiến mở rộng cả về quy mô và độ khốc liệt khi có sự tham gia của Mỹ và TQ.

Ngày 25/10/1950 "Chí nguyện quân"(trong đó có khoảng 80% là Bát lộ quân) do Bành Đức Hoài chỉ huy trực tiếp đối đầu với quân Mỹ.Do chênh lệch về trang bị vũ khí,khí tài nên TQ và bắc Triều Tiên đã yêu cầu LX chi viện bằng Không Quân, cử chuyên gia quân sự sang giúp.Để lấp khoảng cách về trang bị vũ khí, mà lại có ưu thế về quân số,TQ đã áp dụng chiến thuật "Biển người". Chiến thuật này vừa gây uy hiếp tinh thần cho quân Mỹ-Nam Hàn vừa không cần trang bị đủ vũ khí. Cứ lớp này cầm súng xông lên, ngã xuống lớp sau lại xông lên.

Trước chiến thuật biển người của Trung Quốc đòi hỏi nước Mỹ mà cụ thể là Quân đội Mỹ cần phát triển vũ khí chống biển người. Đạn đinh M546 APERS-T 105-mm là một ví dụ điển hình cho vũ khí đạn dược chống biển người. Đạn M546 được Mỹ đưa vào miền nam VN từ tháng 11 năm 1966 , đạn còn có tên khác là "tổ ong" vì bên trong chứa tới 8008 cây đinh kết lại với nhau bằng dây lynon cuộn tròn trong quả đạn. Sau giải phóng miền nam, ta thu được nhiều loại đạn này và được sử dụng tại BGTN, đưa lên trực chiến tại BGPB.

(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/m546_2_105mm_usafas-1.jpg)

(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/BAM-050-1.jpg)

Súng phóng lựu cá nhân được bắt tay vào nghiêm cứu từ năm 1951 tức là sau trận đụng độ với quân Trung Quốc tại Triều Tiên năm 1950 do tập đoàn Springfield Amory(Mỹ) thực hiện. Ban đầu M79 chưa thực sự là vũ khí cá nhân chống biển người nhưng hậu duệ của nó sau này như MM-1(súng phóng lựu liên thanh cầm tay 12v) hay Mk19 gắn trên các xe chiến đấu thì thực sự là vũ khí chống biển người.

Để cho ra đời khẩu M79 Springfield Amory đã phải bỏ ra 9 năm nghiêm cứu phát triển và nó chỉ được sản xuất đến năm 1970 tổng cộng khoảng 350.000 khẩu(có nguồn khác nói 300.000 khẩu), chính VN là chiến trường mà Mỹ thử nhiệm và sử dụng M79 nhiều nhất.

Bên cạnh những tính năng ưu điểm như gọn nhẹ, dễ sử dụng, có độ chính xác cao v.v..Ngay từ ban đầu người Mỹ đã nhận thấy M79 có không ít nhược điểm.




Em xin tạm dừng, xin hầu chuyện các bác ở bài sau nhé!


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: binhyen1960 trong 19 Tháng Sáu, 2012, 04:06:05 pm
Chào mừng đàn anh Trần Phú ! Em thật có diễm phúc khi được quen biết bác, chỉ cần 1 hồi tưởng nhỏ của bác em cũng viết được mấy bài ;D, nếu bác thường xuyên ghé thăm và kể chuyện chiến đấu thì Box này sẽ nóng lắm. ;D

 Các bác có vẻ "ngán ngẩm" thằng cu M79 nhỉ? ;D Hay do BY đổ máu vì nó chưa đủ độ "khiếp" nên chủ quan coi thường chăng? ;D

 Đúng là M79 thuộc loại vũ khí khá lợi hại, có thể bắn hiệu quả ở địa hình mà đạn nhọn phải xin thua, tầm sát thương không lớn nhưng mỗi lần nghe tiếng cóc của nó thì bất kể anh lính cựu nào, càng già giơ bao nhiêu càng rúc đầu thật nhanh vào địa hình có lợi nhất mà tránh vì không rõ nó sẽ rơi nổ ở điểm nào. ;D

 Điều đáng sợ nhất ở M79 là nó bắn trúng người mình, bắn trúng người thì chỉ có Trời đỡ, khi tác chiến chỉ nghe một tiếng c..o..c khô khốc giữa rền vang tiếng súng của cả 2 bên thì thường lính già mới "lọc" ra được âm thanh đầu nòng ấy, còn loại lính trẻ ít kinh nghiệm chiến đấu thì vẫn "nhơn nhơn" cái mặt ra đó, khi đạn lao đến mục tiêu thì nó gần như không có âm thanh báo trước, đường đạn M79 bắn cầu vồng nhưng cũng có khi địch cầm ngang bắn thẳng ở cự ly gần và chưa kịp nghe cóc nó oành rồi. Vì vậy đôi khi lính trẻ lại hay "chê" lính già nhát khi đạn M79 không nổ về hướng mình, nó tự mãn cho rằng nó còn đứng trơ trơ đó vậy mà đàn anh đánh nhiều trận rồi mà mới nghe cóc một phát đã vội cắm đầu vào ụ mối gốc cây, chỉ đến khi nó chính thức dính mảnh M79 thì nó mới hiểu ra là ồ à hóa ra vậy. ;D

 Trong một trận đánh ở Ngã 6 Udong khi đơn vị BY chủ động đánh quét địch ở những râu tôm bám trận địa chốt giữ, một trảng rộng cỡ 200m mà đơn vị phải vận động quét ngang thì sườn trái đội hình địch dùng hỏa lực đại liên và RPD bắn quét dữ dội, ý của BY lúc đó muốn quân ta dùng hỏa lực dập sang bên kia trảng phá chốt đeo bám rồi rút nhưng C trưởng thì lùa lính vận động qua đánh đến chạm đường sắt mới quay lại. Vậy là hỏa lực giá súng bên này trảng chuẩn bị cho BB từng trung đội vận động sang bên kia trảng, B thứ nhất ra đến giữa trảng thì bên sườn trái địch bắt đầu nổ súng, tiếp B thứ hai ra đến giữa trảng thì địch bắn khủng khiếp hơn, đạn cày dưới đất réo bên tai chan chát, BY vận động theo nhóm thứ 2 chịu không nổi khi ra giữa trảng phải lăn tránh đạn chứ không thì "tiêu" mất, bên này trảng hỏa lực của ta quay súng về cánh trái đội hình bắn phản công gỡ bí cho nhóm còn nằm giữa trảng và BY cùng C trưởng tranh thủ vượt lên sang bên bờ bên kia trảng, lúc này B đầu tiên đã bám được bờ tre gai cách BY khoảng 50m bám theo bờ tre gai nhưng họ vẫn chưa vào sâu bên trong, BY và C trưởng lách qua bụi tre gai nhảy vào trước, thì ra chỗ C trưởng và BY nhảy vào sâu khoảng hơn chục mét là cái ao tròn bờ tre gai chung quanh và ở giữa lưa thưa ít sen trắng nước thì cạn gần hết chỉ còn bùn, vừa hay bên B thứ nhất nổ súng ầm ầm, vài bóng áo đen chạy thấp thoáng sau lũy tre gai, 1 thằng Pốt chạy ven ao sen vế bên kia nó thoáng thấy bóng BY và C trưởng bên này ao khi mới nhảy vào đến nơi, nó quay súng M79 phang thẳng vào 2 anh em, lúc đó C trưởng thoáng thấy bóng nó lia súng về hướng mình thì nhao ngược trở lại còn BY thì chân trụ chưa vững, 1 tiếng nổ bên sườn phải lùi về phía sau của BY cách khoảng 1,5 đến 2m là cùng, sau tiếng nổ BY kịp nhận ra thằng Pốt chưa kịp lắp đạn vào súng của nó nên nhao theo và bắn về hướng nó chạy, chỉ một loáng nó chạy mất hút khỏi tầm mắt. Quay lại chỗ cũ thấy C trưởng bị một mảnh M79 dài cỡ 3cm mỏng như hạt hồng xiêm cắm vào gò má trái, còn BY thì thấy mặt và vai phải mình dát, một lúc thì thấy mắt nhìn cái gì cũng màu đỏ cả. C trưởng rút mảnh M79 ở gò má ra thì máu chảy, BY mảnh lăm dăm đầy mặt và 2 mảnh nhỏ ở vai phải. Giao lại đơn vị cho B trưởng Lâm chỉ huy, anh em BY cõng nhau chạy về, đơn vị còn vận động lên đúng với kế hoạch, vài lần thấy nổ súng dữ dội bên trên và khoảng nửa giờ sau thì đơn vị rút về chốt an toàn. 2 3 ngày sau C3 bên phải đội hình C2 vận động quét lên phát hiện ra thằng Pốt chết gục bên bờ tre gai tay còn ôm chặt khẩu M79 với hơn 20 viên đạn, anh em C2 bắn nó bị thương hôm trước mà không phát hiện ra để thu chiến lợi phẩm, riêng BY thấy hả lòng hả dạ chuyện này vì anh em đơn vị đã phục thù cho mình hôm đó. Cả 2 anh em đều không đi viện ở lại đơn vị cho y tá chăm sóc vết thương lấy mảnh ra, vài hôm da thịt lành lại và sẹo cũng mờ dần, riêng C trưởng vết sẹo to hơn như nhát dao chém trên gò má nên càng ngày nhìn càng "ngầu" y như dân xã hội đen vậy. ;D

 Từ đó và cả đến bây giờ BY có vẻ không ngán đạn M79, đạn M79 sát thương nhiều nhưng thường là bị thương nhẹ, ít thấy ai hy sinh vì đạn M79, nếu hôm đó mà là đạn cối 60 82ly thì cả 2 anh em "tiêu" rồi là cái chắc. ;D


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: tvm303 trong 19 Tháng Sáu, 2012, 09:21:37 pm
Các anh các chú tham chiến bên K rồi thì thời ký đó, nhà mình có sử dụng nhiều súng Mk19 (phóng lựu liên thanh) của Mỹ để lại không ạ. Về khẩu phóng lựu liên thanh Nga (AGS-17) thì chắc sau này mới có. Cháu muốn hỏi thêm về thực tế sử dụng của con Mk-19 này trong tay bộ đội ta thế nào?


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 20 Tháng Sáu, 2012, 02:05:45 am
Tiếp theo



Súng phóng lựu cầm tay M79 với những tính năng ưu việt như gọn nhẹ chỉ nặng 2,7kg và dài 731mm thích hợp cho các trận cận chiến .Do có tính năng bắn cầu vồng như súng cối nên M79 còn được coi như súng cối cá nhân. Tuy không có uy lực bằng cối 60 và tốc độ bắn cũng thấp hơn nhiều. Nếu như ở cối 60mm tốc độ bắn chiến đấu vào khoảng 20-30 quả/phút thì ở M79 chỉ có 6 phát/phút. Cơ cấu nạp đạn của M79 ảnh hưởng rất nhiều đến tốc độ bắn.

(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/M79_40mm_Grenade_Launcher_O.jpg)


Người ta thống kê tầm ném lựu đạn xa nhất của người lính vào khoảng 50m, nếu là khoảng cách lớn hơn lựu đạn không với tới. Ở súng cối cá nhân 60mm Mỹ có M1,M2 M19 , M224 v.v.., TQ có Type 31 và Type 63 có tầm bắn tối đa dao động từ 1500m(Type 63) và 1790m(M19). Ở tầm bắn tối thiểu ngoài cối 60mm M224 của Mỹ có tầm bắn 45-375m không có loại cối 60mm kể trên có tầm bắn thấp như vậy. việc ra đời M79 để bổ xung cho khoảng chống hỏa lực mà lựu đạn và cối cá nhân không thể đảm nhiệm. M79 có tầm bắn hiệu quả qua kính ngắm là 350m và tối đa 400m, M79 có thể bắn qua kính ngắm hoặc bắn ứng dụng. Thục tế trên chiến trường người lính thường bắn ứng dụng .

Ngoài cơ chế bắn cầu vồng, M79 có thể bắn thẳng nhưng phải có khoảng cách cự li tối thiểu thì quả đạn M79 mới có thể được kích nổ.Cơ cấu điểm hỏa trong đạn M79 là cơ cấu điểm hỏa quán tính. Quả đạn M79 nằm trong buồng đạn khi được bắn đi, đầu đạn chạy qua khương tuyến xoắn trong nòng súng, khi ra khỏi nòng quả đạn sẽ xoay tròn theo trục đường đạn của nó. Sơ tốc của quả đạn M79 không lớn vào khoảng76m/s, xoay theo trục đạn tạo ra lực li tâm ép lên lò xo mở chốt hãm tì lên bánh răng mặt nguyệt của quả đạn. Bánh răng mặt nguyệt sẽ quay với tốc độ ổn định nhờ cơ cấu bánh răng phụ và dây cót hãm, khi quay hết bánh răng lúc này kim hỏa mới tiến lên tì vào hạt lửa. Khi bị rằn lại đột ngột, quán tính sẽ khiến kim hỏa đập vào hạt lửa-quả đạn sẽ nổ. Điều này lý giải cho việc đạn M79 khi bắn gần không nổ.

(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/M550_fuze_00.jpg)





Hì thôi cứ từ từ từng tí một không có các đàn anh của em có tí tuổi rồi mệt! ;D


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: binhyen1960 trong 21 Tháng Sáu, 2012, 08:17:17 pm
Các anh các chú tham chiến bên K rồi thì thời kỳ đó, nhà mình có sử dụng nhiều súng Mk19 (phóng lựu liên thanh) của Mỹ để lại không ạ. Về khẩu phóng lựu liên thanh Nga (AGS-17) thì chắc sau này mới có. Cháu muốn hỏi thêm về thực tế sử dụng của con Mk-19 này trong tay bộ đội ta thế nào?

 Theo như một số bài viết của CCB đánh Pốt bên K những năm đầu mới GP thì có thấy nói binh chủng Hải Quân VN có sử dụng loại súng M79 dây (bắn liên thanh) ở chiến trường K, còn ở những đơn vị bộ binh thì không thấy sử dụng loại vũ khí này.

 Trong các đơn vị bộ binh những năm 1977 đến 1978 mỗi đại đội được trang bị từ 1 đến 2 khẩu M79, nhưng sau GP Phnom Penh thì toàn bộ súng đạn M79 được thu về nộp lên cấp trên, lý do và chuyển đi đâu thì không rõ. Song các đơn vị trực thuộc Quân Khu vẫn thấy anh em nói có sử dụng loại súng M79 đến mãi về sau này. ;D

 Longtrec! ;D

 Ngày đó lính tân binh mới vào chiến trường K được dạy trong lớp đào tạo ngắn hạn về tính năng tác dụng của vũ khí hỏa lực, trong đó có M79. Có đoạn giảng dạy đại khái nhớ như sau: Đạn M79 sau khi bay ra khỏi đầu nòng thì từ 10m trở lại viên đạn chưa mất an toàn, bên trong quả đạn sẽ quay đủ 25 vòng thì nó mới mất an toàn và khi đó chạm đâu sẽ nổ đấy, chỉ cần lực va chạm nhẹ lên đầu đạn đủ 0,3kg là viên đạn sẽ nổ.

 Ngoài bài giảng về tính năng tác dụng có dẫn chứng thêm: Lính VNCH khi bị tấn công cận chiến thì M79 không có tác dụng nhiều nên đã bắn M79 vào bao cát ngay dưới chân rồi nhặt đầu đạn ném như vẫn dùng lựu đạn. Ngoài ra thêm chi tiết: Nghiêm cấm tự ý tháo lắp đạn M79, bắn xịt không nổ thì chớ có động vào hay nghịch ngợm, nếu vi phạm có chết sẽ không được công nhận là Liệt sỹ. ;D


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 21 Tháng Sáu, 2012, 11:26:03 pm
Trích dẫn
Ngày đó lính tân binh mới vào chiến trường K được dạy trong lớp đào tạo ngắn hạn về tính năng tác dụng của vũ khí hỏa lực, trong đó có M79. Có đoạn giảng dạy đại khái nhớ như sau: Đạn M79 sau khi bay ra khỏi đầu nòng thì từ 10m trở lại viên đạn chưa mất an toàn, bên trong quả đạn sẽ quay đủ 25 vòng thì nó mới mất an toàn và khi đó chạm đâu sẽ nổ đấy, chỉ cần lực va chạm nhẹ lên đầu đạn đủ 0,3kg là viên đạn sẽ nổ


Quả đạn M79 chưa bay ra khỏi nòng thì chưa có gia tốc anh BY ạ, mà nếu chưa có gia tốc thì chưa sinh ra lực li tâm để mở chốt hãm(chốt an toàn). Thậm chí khi quả đạn mở chốt hãm rồi nếu chưa quay hết bánh răng cũng chưa nổ.


Trích dẫn
Ngoài bài giảng về tính năng tác dụng có dẫn chứng thêm: Lính VNCH khi bị tấn công cận chiến thì M79 không có tác dụng nhiều nên đã bắn M79 vào bao cát ngay dưới chân rồi nhặt đầu đạn ném như vẫn dùng lựu đạn
.


Động tác này thực chất là mở chốt an toàn quả đạn ;D.


Trích dẫn
Đạn M79 sau khi bay ra khỏi đầu nòng thì từ 10m trở lại viên đạn chưa mất an toàn, bên trong quả đạn sẽ quay đủ 25 vòng thì nó mới mất an toàn và khi đó chạm đâu sẽ nổ đấy, chỉ cần lực va chạm nhẹ lên đầu đạn đủ 0,3kg là viên đạn sẽ nổ.



Vâng anh BY! Điều kiện tiên quyết để đạn M79 phát nổ là bánh răng hình bán nguyệt phải quay hết vòng, điều này lý giải các trường hợp đạn M79"xịt" nằm 1 chỗ nhưng nhặt lên ném thì lại "Bùm" ;D.

Trên chiến trường đã có 1 số trường hợp lính cối 60mm bị tiến công áp sát , ở cự li dưới 400m cối 60mm không còn tác dụng. Trong trường hợp này nắp ngòi nổ vào, giậm mạnh đuôi đạn xuống đất, cầm lên quăng thì quả đạn cối 60mm lúc này sẽ là bố của lựu đạn. Lý giải cho điều này là cơ cấu ngòi nổ ở đầu quả đạn...



Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: tung677 trong 22 Tháng Sáu, 2012, 05:03:04 am
 ....ở BGPB khi đánh TQ ...các đơn vị đã được trang bị súng phóng lựu rồi loại M-79...khi tôi lên Cao Bằng năm 1981...thì tôi có chuyển nhiều đơn vị,ở đại đội nào tôi chuyển đến mỗi trung đội đều được trang bị 1 khẩu ,mỗi đại đội là 3 khẩu...tất cả các loại súng khác đều trang bị đạn để sẵn sàng chiến đấu,nhưng riêng đạn M-79 chỉ khi nào chuyển cấp sẵn sàng chiến đấu ...thì quân khí mới phát đạn, nếu hạ cấp báo động thì mang lên trả, cũng có lẽ loại đạn này hiếm quá nên phải quản lý chặt...ngay các Bác CCB ..chiến trường K ...cũng nói là hiếm đạn.


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: citylongan trong 22 Tháng Sáu, 2012, 08:32:21 am
năm 85 đơn vị của city đảm nhiệm chân núi hồng cũng được biên chế 1 khẩu m79 cơ số đạn nổ chỉ có 4 viên còn lại là đạn bi muốn bao nhiêu có bấy nhiêu ngoài trừ đạn nổ,cuối cùng đơn vị đổi lại khẩu cối 60 hiệu quả hơn vì đạn thoải mái ;D


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: binhyen1960 trong 23 Tháng Sáu, 2012, 12:26:47 am
năm 85 đơn vị của city đảm nhiệm chân núi hồng cũng được biên chế 1 khẩu m79 cơ số đạn nổ chỉ có 4 viên còn lại là đạn bi muốn bao nhiêu có bấy nhiêu ngoài trừ đạn nổ,cuối cùng đơn vị đổi lại khẩu cối 60 hiệu quả hơn vì đạn thoải mái ;D

 Theo tôi nhớ thì đạn M79 có khoảng 7 loại thì phải, nhưng riêng loại đạn M79 bi thì hình dáng cũng như tính năng tác dụng khác hẳn so với loại đạn kia. Đạn M79 bi vẫn kích thước cát tút và cách thao tác lắp vào súng như bình thường, đạn có vòng nhựa đen bên trên với 8 hay 10 lỗ khía lộ rõ ra ngoài đầu viên đạn, cậy lớp nhựa đen nút trên đầu viên đạn ra bên trong có 20 viên bi sắt, cầm viên đạn lắc nghe bi sắt kêu lóc cóc bên trong. Khi bắn M79 bi ngoài tiếng cóc đầu nòng như bắn đạn thường thì nghe một tiếng xòa từ đầu nòng. Loại đạn M79 bi dùng khi cận chiến trong đêm tối rất hiệu quả, có thể dùng để kiểm tra địa hình nghi ngờ có địch phía trước mà không sợ gây lộ vị trí.

 Bắn M79 hết sức chú ý khi lắp đạn, không cẩn thận cái lẫy gạt ngang mở ổ lắp đạn nó đập cho gãy ngón tay cái, khi bắn xong dùng tay trái rút cát tút ra mùi rất hôi ám vào tay rửa xà phòng cũng không sạch mùi, mùi rất đặc biệt không giống loại mùi nào cả. ;D


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: Linh Quany trong 23 Tháng Sáu, 2012, 08:44:57 am
    Ngày trước bon em huấn luyện tân binh thấy mỗi đại đội cũng có khoảng vài khẩu M79. Phát theo biên chế nhưng không thấy huấn luyện cách sử dụng, chỉ biết nạp đạn từa tựa súng hơi, đâm ra...thừa. Đựơc cái đồng chí nào ôm khẩu này thì đỡ vất hơn AK.
   Em hỏi các bác vào đây không biết có lạc đề không. Em thấy đa số các loại vũ khí, khí tài của Mỹ hay có ký hiệu M đằng trước như các loại súng M1, M16, M30, M60, M72, M79, MK19.. đến thăng thiết giáp như M 113, M41, M48, M1A1...thậm chí có lần em đọc tài liệu nào đó giới thiệu tàu ngầm nguyên tử mới cũng hình như là MX1.. Không biết đây là ký hiệu bắt buộc hay do hãng sản xuất họ mang tên vậy ạ ?


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: citylongan trong 23 Tháng Sáu, 2012, 08:56:37 am
M 79 mẩu mới tác chiến gọn nhẹ
(http://nn7.upanh.com/b4.s27.d2/011377d9e037cfc64d1644da34f45c8d_46471357.04.jpg)
(http://nn7.upanh.com/b5.s26.d1/c6f00df1d83e9f02ac3b39f4d31899e0_46471557.17.jpg)


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: VMH trong 23 Tháng Sáu, 2012, 09:45:42 am
Em hỏi các bác vào đây không biết có lạc đề không. Em thấy đa số các loại vũ khí, khí tài của Mỹ hay có ký hiệu M đằng trước như các loại súng M1, M16, M30, M60, M72, M79, MK19.. đến thăng thiết giáp như M 113, M41, M48, M1A1...thậm chí có lần em đọc tài liệu nào đó giới thiệu tàu ngầm nguyên tử mới cũng hình như là MX1.. Không biết đây là ký hiệu bắt buộc hay do hãng sản xuất họ mang tên vậy ạ ?
------------------------------
M đơn gian là viết tắt của Mod = Kiểu, thế thôi! ;D

P/s: Bác citylongan cẩn thận không nhầm với đố airsoft đấy nhé!


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: citylongan trong 23 Tháng Sáu, 2012, 10:23:41 am
Em hỏi các bác vào đây không biết có lạc đề không. Em thấy đa số các loại vũ khí, khí tài của Mỹ hay có ký hiệu M đằng trước như các loại súng M1, M16, M30, M60, M72, M79, MK19.. đến thăng thiết giáp như M 113, M41, M48, M1A1...thậm chí có lần em đọc tài liệu nào đó giới thiệu tàu ngầm nguyên tử mới cũng hình như là MX1.. Không biết đây là ký hiệu bắt buộc hay do hãng sản xuất họ mang tên vậy ạ ?
------------------------------
M đơn gian là viết tắt của Mod = Kiểu, thế thôi! ;D

P/s: Bác citylongan cẩn thận không nhầm với đố airsoft đấy nhé!
Mong VMH nói rỏ hơn(không nhầm với đố airsoft đấy nhé!)city vì không hiểu ,sau cùng là city sẻ rút kinh nghiệm,cảm ơn VMH


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: VMH trong 23 Tháng Sáu, 2012, 10:52:42 am
Vì cái "M 79 mẩu mới tác chiến gọn nhẹ" mà bác post ở trên là đồ airsoft tức thứ đồ chơi bắn đạn nhựa, bác ạ! ;D

Bác có thể sử dụng công cụ tìm kiếm Google với từ khóa "M79 airsoft" sẽ thấy cái khẩu mà bác post lên thực chất nó là gì!


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: tvm303 trong 23 Tháng Sáu, 2012, 10:54:06 am
Đồ Airsoft, hay còn gọi súng hơi đồ chơi là thứ dùng để chơi trận giả. Nó mô phỏng rất nhiều các loại súng khác nhau trên thế giới và trong đó có các loại súng phóng lựu và thậm chí cả cối (cái này em thấy mới). Nên có thể anh trên là đồ airsoft chứ không phải là súng được chế tạo sản xuất thật.


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: Linh Quany trong 23 Tháng Sáu, 2012, 11:22:03 am
M 79 mẩu mới tác chiến gọn nhẹ
(http://nn7.upanh.com/b4.s27.d2/011377d9e037cfc64d1644da34f45c8d_46471357.04.jpg)
  Thế mà em nhìn như thật vậy. Viên đạn họ còn in rõ dưới đít hình như cả tên nhà sản xuất, lô, năm, xưởng...đúng theo quy định của ngành quân khí phải không các bác. Làm cho trẻ con chơi kiểu này thì ác thật .


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: tvm303 trong 23 Tháng Sáu, 2012, 05:37:50 pm
Thực ra quả đạn có cái vòi nhận gas ở dưới là nhận ra được ngay đây là đạn bắn gas. Môn airsoft này đúng "quy định-của bộ môn" thì đều là trên 18 tuổi mới được tham gia.


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 24 Tháng Sáu, 2012, 02:14:45 pm
Tiếp theo.



Không ai có thể phủ nhận những ưu điểm nổi trội của M79 trong các trận cận chiến, các trận đánh trên đường phố hay các trận đánh mà đối phương chiếm ưu thế về địa hình, địa vật. M79 không đòi hỏi xạ thủ phải được đào tạo bài bản, dày dặn kinh nhiệm chỉ cần chỉ dẫn cơ bản là người lính có thể sử dụng được.

Bên cạnh vô số các ưu điểm, M79 ngay từ khi ra đời đã bộc lộ nhiều nhược điểm. M79 chỉ là vũ khí cá nhân, không được coi là hỏa lực. M79 gọn nhẹ dễ mang vác nhưng do cơ chế nạp đạn và chỉ bắn được từng phát một nên người lính BB khi tác chiến lại cần thêm 1 vũ khí khác như AK.....

Để khắc phục nhược điểm, tăng tính hiệu quả tác chiến cho người lính trên chiến trường, năm 1967-1968 Tập đoàn AAI nghiêm cứu phát triển 1 loại súng phóng lựu nắp dưới nòng súng tiểu liên vd như gắn cùng với khẩu M16A1 ảnh dưới.

(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/Loading_M203.jpg)


Năm 1970 mẫu thử nghiệm "AAIX M203" được gửi đến chiến trường miền nam VN , sau khi được Cty "Colt" đưa vào sản xuất hàng loạt thì loại bỏ bớt chuẩn "AAI".

Súng phóng lựu M203 ngoài mẫu chuẩn như M203 với đường kính 305mm, dài 12 inch ngày nay đã qua một số lần cải tiến nâng cấp như :

M203A1 - được nắp kèm với tiểu liên M4 và M4A1, đã rút ngắn xuống còn 9 inch.

M203PI -Được cải tiến , gia cố để có thể nắp với : IMI Tavor TAR21, H & K MP5.

M203 STAND ALONE - Đây là mẫu được dùng giêng biệt như M79.


Xin lỗi các bác em có tý việc cần làm ngay, tối về em hầu chuyện tiếp với các bác về cuộc chiến ganh đua giữa Nga-Mỹ về súng phóng lựu. ;D


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 24 Tháng Sáu, 2012, 09:51:28 pm
Xin được tiếp tục.

Cũng như đạn M79 đạn M203 có nhiều chủng khác nhau như:


1/M381, M386, M406 - là chủng đạn nổ mạnh phá mảnh được thiết kế để tiêu diệt sinh lực đối phương với bán kính sát thương :4,5m.

2/M433 Đây là đạn có chủng xuyên lõm-phá mảnh với khả năng xuyên thép tới : 5 cm.

3/M397, M397A1  Đây là đạn "nhảy" sau khi được bắn ra dơi xuống đất đạn nảy lên 1,5m mới phát nổ.

4/M651 - Đạn hơi cay CS .

5/M585, M661, M662 - Đạn tín hiệu, có màu sắc khác nhau  (trắng, xanh lá cây, màu đỏ).

6/M583A1 - Đạn chiếu sáng, cháy đến 40s.
7/M676, M680, M682 - Đạn khói tạo ra màu sắc khác nhau của khói(xanh đỏ, trắng....).

Một số thông số kỹ thuật cơ bản :

Cỡ đạn - 40
Chiều dài súng - 394mm
Chiều dài nòng - 305mm
Trọng lượng  :
không đạn 1,36, có đạn 1,63.

Trọng lượng đạn :0,277 kg
Sơ tốc : 71m/s.
Tầm bắn tối đa :- 400m
Phạm vi hiệu quả :
-bắn diện : 350m.
-bắn điểm : 150m
Khoảng cách an toàn tối thiểu - 31 m
Tốc độ bắn : - 4-6v/phút.


(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/image018.jpg)

(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/image028.jpg)


Sau khi Mỹ đưa  súng phóng lựu M79 và đặc biệt là mẫu thử nhiện AAIX M203 vào chiến trường nam Việt Nam. Vào đầu những năm 1970, các nhà lãnh đạo của lực lượng vũ trang Liên Xô quyết định phát triển 1 loại súng phóng lựu gắn dưới súng tiểu liên trước khi  súng phóng lựu M203 của Mỹ được sản xuất hàng loạt . Trước giai đoạn này, tại Liên Xô đã phát triển 1 loại súng phóng lựu gắn dưới nòng súng BB tấn công theo đề tài "iskra", nhưng hiệu quả của loại vũ khí này được đánh giá thấp, do đó M203 đã ra đời trước súng phóng lựu gắn dưới nòng súng của LX.

Giữa thập niên 70 Trung tâm thiết kế súng đi săn và súng thể thao tp Tula kết hợp với Xí nghiệp nghiêm cứu-sản xuất "Khí cụ" tp Moscow phát triển thành công 1 loại súng phóng lựu lắp dưới súng Bb. Năm 1978 ,súng phóng lựu lắp dưới súng BB mang tên GP-25 "Koster" được tiếp nhận trang bị với mã hiệu (GRAU 6G15). GP-25 được thiết kế để cài đặt trên súng AKM, AKMS, AK-74 AK-74S v.v..

Cũng như M203 súng phóng lựu gắn dưới nòng tiểu liên của LX có nhiều chủng đạn:


Súng phóng lựu PG-25 được thiết kế để tiêu diệt sinh lực đối phương ẩn lấp trong các giao thông hào, các công sự trên các điểm cao hoặc ẩn lấp sau các bức tường, các tòa nhà bị che khuất.

Các lọai đạn PG-25 sử dụng:

VOG-25/BОГ-25 : Đây là loại đạn thuộc chủng nổ phân mảnh, khi bắn chụp(rót dầu) mảnh nổ dày đặc pham vi mặt cắt từ tâm nổ từ 10m-40m.



Thông số kỹ thuật quả đạn VOG-25:

-Trọng lượng : 0,250kg.
-chiều dài : 103mm.
-Sơ tốc : 76m/s.
-Trọng lượng vật liệu nổ : 0,048kg.
-Thời gian tự hủy: Không quá 14s.

(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/747865.jpg)


VOG-25P/BOГ-25П: Đây là chủng nổ phân mảnh nhưng "nảy", khi quả đạn được bắn đi dơi xuống đất sẽ "nảy" lên cao thường là 70cm cách mặt đất(nền đất cứng) mới phát nổ.




Thông số kỹ thuật quả đạn VOG-25P:

-Trọng lượng : 0,275kg.
-chiều dài : 125mm.
-Sơ tốc : 74m/s.
-Trọng lượng vật liệu nổ : 0,042kg.
-Thời gian tự hủy: Không quá 14s.

(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/6g30_granata.jpg)

Từ trái sang phải : VOG-25, VOG 25P, VOG "Гвоздь" và VOG GDM.


Ngoài ra súng phóng lựu PG-25 còn có các loại đạn như:

-VOG-25M phiên bản nâng cấp của đạn VOG-25.
-VOG-25MP phiên bản nâng cấp của đạn VOG-25P.
-Đạn ASZH-40/АСЗ-40" Svirel" đạn gây chấn thương màng nhĩ dưới tác động của âm thanh.
-Đạn "Gvozhd"/"Гвоздь", khi nổ tạo ra đám mây bụi với hỗn hợp hóa chất gây ngạt.
-Đạn khói GDM-40/ГДМ-40 hoặc BDG-40/ВДГ-40 «Нагар» , khi đạn nổ tạo màn khói tức thì, lập tức tác động đến tầm quan sát của đối phương.


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: linh_8_78_88_68 trong 25 Tháng Sáu, 2012, 11:35:10 am

Bác longtrec cho "théc méc" một tí: Với M 203, họ nạp đạn từ phía trong nòng, trong khi phía Liên Xô thì nạp từ ngoài vào thì độ chính xác sẽ như thế nào?

Cũng hệt như khi so sánh khẩu M72 và B 40, hay B41 vậy? Ý là khi nạp từ sau nòng, có đường khương tuyến như M79 phải chính xác hơn, phải không bác?


Xin cảm ơn!


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: selene0802 trong 25 Tháng Sáu, 2012, 06:48:59 pm

Bác longtrec cho "théc méc" một tí: Với M 203, họ nạp đạn từ phía trong nòng, trong khi phía Liên Xô thì nạp từ ngoài vào thì độ chính xác sẽ như thế nào?

Cũng hệt như khi so sánh khẩu M72 và B 40, hay B41 vậy? Ý là khi nạp từ sau nòng, có đường khương tuyến như M79 phải chính xác hơn, phải không bác?


Xin cảm ơn!
GP25/30 của LIên Xô cũng có khương tuyến bác ạ

(http://www.atf.gov/press/releases/2004/graphics/101504-openletter-tech-improperly-destroyed-gp-30-1.jpg)

Nòng

(http://www.atf.gov/press/releases/2004/graphics/101504-openletter-tech-improperly-destroyed-gp-30-2.jpg)

Khóa nòng

Mặt trước

(http://www.atf.gov/press/releases/2004/graphics/101504-openletter-tech-improperly-destroyed-gp-30-4.jpg)

Mặt sau

(http://www.atf.gov/press/releases/2004/graphics/101504-openletter-tech-improperly-destroyed-gp-30-5.jpg)


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 25 Tháng Sáu, 2012, 11:33:53 pm

Bác longtrec cho "théc méc" một tí: Với M 203, họ nạp đạn từ phía trong nòng, trong khi phía Liên Xô thì nạp từ ngoài vào thì độ chính xác sẽ như thế nào?

Cũng hệt như khi so sánh khẩu M72 và B 40, hay B41 vậy? Ý là khi nạp từ sau nòng, có đường khương tuyến như M79 phải chính xác hơn, phải không bác?


Xin cảm ơn!


Chào bác Tuoc_b41!

Vấn đề bác hỏi em đang định so sánh chỉ ra những ưu, nhược điểm của M203 nhưng vừa đi làm về mệt quá, khất bác mai em viết nhé.


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: meo-u trong 26 Tháng Sáu, 2012, 03:16:32 am
Các bác cho em hỏi ngu tí nha:
Đạn của súng phóng lựu gắn kèm AK, M16 như M203, GP25/30 có đường kính cỡ đạn bao nhiêu ạ. 30mm hay 40mm
Và loại bắn liên thanh của Nga cỡ nòng 30mm hay 40mm ạ.
Em đang mù tịt vấn đề này. Có người bảo hàng Nga cỡ 30mm. Như thế thì sức sát thương thua hàng Mĩ 40mm rồi.


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: tvm303 trong 26 Tháng Sáu, 2012, 09:18:46 am
Đạn của Mỹ thì với các loại cầm tay như M79, M203 là 40x46mm. Với các loại liên thanh như Mk19 là 40x53mm. Các loại đạn VOG của Nga cũng có đường kính 40mm nhưng mà ko trao đổi được với đạn Mỹ và là đạn không có tút. Còn đạn phóng lựu liên thanh của Nga như AGS-17, AGS-30 bắn đạn 30x29mm. Đạn mạnh hay yếu còn phụ thuộc vào thuốc nữa, chứ không hẳn chỉ là to và bé đâu.


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 28 Tháng Sáu, 2012, 08:18:08 pm
Tiếp theo:





Xét về thông số kỹ chiến thuật nói chung thì M203 và và VOG-25 là không có nhiều cách biệt. Tuy nhiên cấu tạo của 2 loại đạn này lại khác nhau. M203 có các tút còn VOG-25 thì không có.

(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/2966348.jpg)


về cấu tạo đạn M203 gồm 2 phần chính là : Các tút và đầu đạn còn VOG-25 có 3 phần :

1-Ngòi nổ , 2-phần chiến đấu(phân mảnh khi nổ hoặc xuyên lõm hoặc ....Tùy chủng đạn), 3-Phần đế đạn(phần có hạt lửa và thuốc phóng).

Tất nhiên đạn M203 cũng có đầy đủ 3 phần như ở đạn VOG-25 chỉ có điều nó có bố cục khác thôi, có nghĩa là nó được bố trí ở 2 phần chính quả đạn là các tút(phần chứa thuốc phóng và hạt lửa) và phần đầu đạn(phần chiến đấu tùy từng chủng đạn).

Cơ cấu nạp đạn của 2 loại đạn trên cũng khác nhau, đạn M 203 được nạp từ phía sau buồng đạn tức là khi nạp đạn xạ thủ phải nắm vào ốp nòng súng đẩy về phía trước. Buồng đạn được mở ra xạ thủ chỉ việc ấn viên đạn vào buồng đạn. Khi cần nạp viên đạn tiếp theo thì làm như qui trình lúc ban đầu , tuy nhiên lúc này móc đạn sẽ móc các tút ra khỏi buồng đạn khi nòng súng được đẩy về phía trước.


(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/d0038-1.gif)


Trên thực tế cơ cấu nạp đạn ở M 203 đã gây ra 2 số rắc rối nhỏ như móc đạn trong quá trình sử dụng bị mòn, cong vênh không móc được các tút ra. Cách lấy các tút ra khỏi buồn đạn lúc này nhanh nhất là dùng thông nòng súng tọng từ trên xuống. Còn ở VOG-25 thì do cơ cấu nạp đạn từ trên xuống nên không có hiện tượng trên. Lúc này sẽ có câu hỏi đặt ra là nếu đạn VOG-25 vì 1 lý do nào đó xịt thì sao? Xin thưa đạn VOG-25 xịt thì dốc nòng súng xuống để cho quả đạn dơi ra vì đạn VOG-25 khi bắn đi cách 31m mới mất an toàn và sau 14s sẽ tự hủy(ở đạn nổ mạnh phá mảnh VOG-25P).

Đạn M 203 có ưu thế là có thể tấn công mục tiêu chỉ cần cách từ 5m trở lên còn đạn VOG thì không thể. Cả 2 loại đều có góc bắn lớn như ở súng cối là 80o/



Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: tranphu341 trong 18 Tháng Bảy, 2012, 04:29:04 pm
         Chào bạn longtrec! Cũng bận quá nên đã lâu mới lại được ghé thăm" nhà nghị cứ vũ khí".

         Thật là tuyệt vời với những hiểu biết về vũ khí, về các loại vũ khí của bác chủ. Có điều là Tranphu không hiểu là về vũ khí súng đạn thì người ta có xử dụng, có luật bản quyền hay không? Mà tại sao USA và các nước trong khối Nato đều cho là súng b40-b41 rất lợi hại mà họ lại không sản xuất. Hay là họ thấy và đã sản xuất ra đạn liền súng bắn 1 lần rồi vất bỏ như M72 rồi. Nên họ không sản xuất B40-B41 nữa?

                 CHÚC BÁC CHỦ CÙNG GIA ĐÌNH CÓ NHIỀU SỨC KHỎE CÙNG NIỀM VUI CUỘC SỐNG!


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 21 Tháng Bảy, 2012, 01:25:00 pm
Tiếp:


Tập đoàn Amory(Mỹ) phải bỏ 9 năm 1951-1970 để nghiêm cứu phát triển M79 và đầu thập niên 70 thì cải tiến ra M203 gắn dưới nòng súng M16A1. Cũng vào đầu thập niên 70 , Liên Xô lúc đó đã tiến 1 bước dài trong việc cải tiến, phát triển dòng súng phóng lựu gắn dưới súng tiểu liên tấn công AK mà cụ thể là :

1-Phức hợp súng phóng lựu giảm thanh sử dụng kết hợp với AKM và AKMS là GSN-19 "Tushina/Im lặng"

GSN-19 được tiếp nhận trang bị đầu thập niên 70.

2-Phức hợp súng phóng lựu giảm thanh sử dụng kết hợp với AK74 là : 6С1 «Chim gõ kiến/Канарейка» . Đây chính là mẫu cải tiến hoàn thiện từ nguyên mẫu GSN-19.

6С1 «Chim gõ kiến/Канарейка» được tiếp nhận trang bị đầu thập niên 80.

Cả 2 mẫu súng được Trung tâm nghiêm cứu chế tạo máy chính xác tại thành phố Klimovsk (Ngoại ô Moscow) nghiêm cứu chế tạo (Центральный научно-исследовательский институт точного машиностроения). Giám đốc thiết kế Георгий Павлович Петропавлов.


1-Phức hợp súng phóng lựu giảm thanh GSN-19 "Tushina/Im lặng":

Trong phức hợp GSN-19 có súng phóng lựu BS-1(RGA-86)/БС-1 (РГА-86) sử dụng đạn 30mm, súng được gắn dưới nòng súng AKM hoặc AKMS với các vấu móc. Súng phóng lựu BS-1(RGA-86) khác với những khẩu súng phóng lựu dưới nòng súng  khác ở qui trình phóng quả đạn lựu. Để phóng quả đạn lựu kích cỡ 30mm đi xa cự li vài trăm M, súng  phóng lựu  BS-1(RGA-86) sử dụng năng lượng khí thuốc súng nén("метательный") từ viên đạn 5,45mm(đạn giả/холостой патрон).

(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/1-67.jpg)



Qui trình phóng quả đạn của súng phóng lựu giảm thanh BS-1(RGA-86) như sau:

Khi viên đạn 5,45mm được kích hoạt tạo ra 1 năng lượng ép lên mặt Pistong gắn với lò xo đặc biệt trong ống giảm thanh. Năng lượng khí thuốc súng được giải phóng từ viên đạn hay nói cách khác là luồng khí đi sau viên đạn bị các vách ngăn trong ống giảm thanh chặn lại và triệt tiêu. Do tác động bởi năng lượng từ viên đạn Pistong bị đẩy tiến về phía trước tạo ra áp xuất khí nén đẩy viên đạn phóng về phía trước. Khi viên đạn thoát ra khỏi ống phóng(nòng súng) phát ra tiếng "Pực" không lớn. Sơ tốc viên đạn là 100m/s với độ chụm lớn, đường đạn được ổn định nhờ nó tự xoay(hồi chuyển) trên trục dọc của viên đạn trong suốt quỹ đạo đường đạn.


(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/2-72.jpg)


Qui trình nạp quả đạn lựu 30mm vào ống phóng cũng giống như ở các súng phóng lựu bố trí dưới nòng súng khác, có nghĩa là nạp đạn từ đầu miệng súng. Quả đạn được cố định trong ống phóng bằng 2 lò xo và chốt hãm.

Đạn sử dụng cho BS-1(RGA-86) có 2 chủng : Nổ phân mảnh và xuyên lõm.

Đạn sử dụng cho BS-1(RGA-86) thuộc chủng xuyên lõm có khả năng xuyên thủng tấm thép dày 10mm. Trong khẩu BS-1(RGA-86) có 1 lẫy an toàn dạng đòn bảy, cho phép chuyển sang trạng thái chiến đấu trong tíc tắc. Đây là 1 điều kiện tiên quyết khi phức hợp GSN-19  được trang bị cho các đv hoạt động trong các khu vực kiểm soát của đối phương.

Cự li bắn qua thước ngắm của BS-1(RGA-86) là 300m, thước ngắm là 1 lá thép có thể gấp mở bên trên có các lỗ khúc xạ tương ứng với các cự li 100m, 150m, 200m,250m và 300m . Khi nhắm bắn qua thước ngắm, xạ thủ chỉ cần đưa đầu ruồi vào giữa lỗ khúc xạ và gióng đầu ruồi, mục tiêu với lỗ khúc xạ sao cho 3 điểm nằm trên 1 đường thẳng là BÓP CÒ. Xạ thủ có thể điều chỉnh dễ dàng cự li trên thước ngắm, chỉ cần bóp nhẹ vào 2 nút nhỏ ở đầu thanh trượt ngang trên thước ngắm .


Để lên đạn mồi 5,45mm cho khẩu BS-1(RGA-86) chỉ cần kéo chốt qui lát về phía sau.


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 22 Tháng Bảy, 2012, 12:53:03 pm
Tiếp




Sau khi tiếp nhận trang bị phức hợp súng phóng lựu giảm thanh GSN-19 "IM LẶNG", ở Liên Xô lúc đó  có cuộc cải tiến khẩu tiểu liên AKM thành AK-74.



Tiếp tục công tác nghiêm cứu, cải tiến và hoàn thiện phức hợp súng phóng lựu mới kết hợp với AK-74. Phức hợp cải tiến mới bước đầu làm tăng cự li bắn, sơ tốc viên đạn và tăng tầm bắn hiệu quả với chủng đạn mới xuyên lõm-gây cháy. Quả đạn mới đã tăng khả năng xuyên giáp từ 10mm lên 15mm. Nhìn bề ngoài súng phóng lựu giảm thanh mới không khác mấy với BS-1(RGA-86). Phức hợp mới có mã hiệu : 6S1 "Chim hoàng yến" /6С1 «Канарейка» .

Phức hợp mới  6S1 "Chim hoàng yến" bao gồm :

-AK-74.
-Bộ phận giảm thanh cải tiến PBS-4 ( Đây là dụng cụ giảm thanh, loại bỏ chớp lửa đầu nòng khi bắn /ПБС-1 -прибор для бесшумной и беспламенной стрельбы).
-Súng phóng lựu BS-1M.

Tuy nhiên phức hợp mới kết hợp với AK-74 không thành công, mẫu mới có độ giật khá lớn khi bắn , khẩu súng phóng lựu PBS-4  làm biến dạng nòng súng AK. Ngoại trừ đạn 7,1ly(5,45mm x 39) với sơ tốc đạn cận âm, các loại đạn khác có sơ tốc không ổn định (tùy thuộc vào độ hao mòn nòng súng), đây là những khó khăn mà nhóm thiết kế do Георгий Павлович Петропавлов đứng đầu cần giải quyết .

Cuối cùng phương án là bỏ kết hợp với AK-74 mà kết hợp súng phóng lựu BS-1M với AK nòng ngắn là AKS-74U.

(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/3-72.jpg)

Phức hợp 6S1 "Chim hoàng yến" /6С1 «Канарейка» gắn với AK 74U .



Phức hợp súng phóng lựu giảm thanh 6S1"Chim hoàng yến" có kích cỡ gọn nhẹ hơn so với phức hợp GSN-19 "IM LẶNG". Súng phóng lựu BS-1M sử dụng hộp tiếp đạn 20v, phức hợp được trang bị thước ngắm mới. Để giảm giật gáy báng súng được lắp thêm ốp cao su.

Đầu thập niên 80 phức hợp súng phóng lựu giảm thanh 6S1"Chim hoàng yến" được tiếp nhận trang bị cho các phân đội đặc biệt của quân đội Xô Viết.

Sở dĩ cả 2 mẫu súng phóng lựu gắn dưới nòng súng AK(AKM, AKMS và AK 74U) không được trang bị đại trà vì sự phức tạp của vũ khí. Nhiệm vụ của các đv BB không đòi hỏi phải "giết người trong im lặng". Hơn nữa nếu trang bị GSN-19 hay 6S1 đại trà thì trong trang bị của người lính sẽ thêm 1 số cơ chế "đạn mồi" ngoài cơ số đạn lựu và đạn AK mang theo.


Đặc tính kỹ thuật phức hợp GSN-19 "IM LẶNG":

-Tầm bắn hiệu quả qua thước ngắm: AKMS là 400m(đạn US) , súng phóng lựu BS-1 là : 300m.
-Sơ tốc đạn lựu : 100m/s.
-Khả năng xuyên giáp : 10mm.
-Trọng lượng phức hợp (không có hộp tiếp đạn và đạn lựu) : 6kg.
-Trọng lượng súng phóng lựu BS-1 : 2kg.


Đặc tính kỹ thuật phức hợp 6S1" Chim hoàng yến":


-Tầm bắn hiệu quả qua thước ngắm: AKSB-74U là 400m(đạn US) , súng phóng lựu BS-1M là : 400m.
-Sơ tốc đạn lựu : hơn 100m/s.
-Khả năng xuyên giáp : 15mm.

-Trọng lượng phức hợp (không có hộp tiếp đạn và đạn lựu) : 5,5kg.
-Trọng lượng súng phóng lựu BS-1 : 2kg.



Cũng trong thập niên 70 cuộc ganh đua nghiêm cứu phát triển súng phóng lựu trang bị cho BB giữa LX và Mỹ đến hồi cao trào. Trong năm 1971 Liên Xô đưa vào trang bị AGS-17 nhưng lúc đó gắn trên trục thăng chiến đấu mà chưa biên chế thành hỏa lực cấp C.Trong cuộc chiến tranh Afganistan mà Liên Xô can thiệp trực tiếp bằng quân sự, AGS-17 "Plamya" thường được gắn trên bọc thép BTR hoặc thiết giáp hộ vệ tăng BMP.

 
 Tuy nhiên trước đó vào cuối thập niên 60 cụ thể là năm 1967 phòng thí nghiệm vũ khí của Hải quân Mỹ (US Naval Ordnance Station Louisville) đã tạo ra một mẫu súng phóng lựu tự động  40 × 53 mm là MK19. Trong mùa hè năm 1968 sery MK19 đầu tiên được Sx và đưa vào trang bị cho quân đội Mỹ.

Từ 1981-2000, Mỹ đã sản xuất hơn 25.000 MK 19 .




Ở bài sau tôi sẽ đề cập phân tích kỹ 2 dòng súng phóng lựu liên thanh AGS-17 "Plamya"(LX) và MK19(Mỹ) để thấy ưu nhược điểm từng loại.


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 26 Tháng Bảy, 2012, 01:46:20 pm
SÚNG PHÓNG LỰU LIÊN THANH MK-19(MỸ).





Phòng thiết kế chế tạo vũ khí thuộc Hải Quân Mỹ  (US Naval Ordnance Station Louisville) nghiêm cứu phát triển khẩu súng phóng lựu liên thanh MK-19 trên nền tảng của khẩu súng phóng lựu  MARK-18 do Cty HUGHESH phát triển 1962. MARK-18 là khẩu súng phóng lựu  không mấy thành công do phạm phải 1 số nhược điểm như tầm bắn thấp, sơ tốc viên đạn cũng thấp(sử dụng trung với đạn M79), lên đạn bằng tay quay.

(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/Mk18_s.jpg)

(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/Mk18_2.jpg)

MARK-18.




Trong vòng 7 tháng, phòng thiết kế chế tạo vũ khí thuộc Hải Quân Mỹ đã tạo ra 1 phiên bản súng phóng lựu tự động hoàn toàn mới với kích cỡ đạn : 40 x 53mm.

Phiên bản đầu tiên là "MK-19 mod-0".

(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/mk19mod0.jpg)


Phiên bản trang bị trên trục thăng là : M 75.

Mùa hè năm 1967, 3 mẫu thử nhiệm đầu tiên được sản xuất. Năm 1968 serey súng phóng lựu tự động MK-19 được trang bị trên các tàu chạy trên sông thuộc Hải Quân Mỹ. Năm 1971 xuất hiện mẫu MK-19 Mod-1, đây chính là phiên bản được Mỹ đưa vào chiến trường miền nam Việt Nam hơn 1000 khẩu, ban đầu chủ yếu trang bị trên các Giang thuyền chạy trên sông thuộc Hải Quân VNCH.

(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/mk19mod1.jpg)

Mẫu MK-19 Mod-1 được VNCH sử dụng rộng dãi gắn trên Giang thuyền, ca nô chạy sông, trên trực thăng, trên M113 và cho BB v.v....Nếu gắn trên tàu, ca nô, M 113 thì MK19 được thiết lập trên 1 trục giá đỡ, còn trang bị cho BB thì có giá đỡ với 3 chân có vấu nhọn cố định găn vào đất.

Sau chiến thắng lịch sử mùa xuân 1975, ta thu được một lượng lớn vũ khí, khí tài của Mỹ và VNCH trong đó có MK-19 mod 1 sau đó ta tái trang bị cho QDNDVN sử dụng trong chiến tranh BGTN và trên chiến trường CPC.

Năm 1974 phòng thiết kế chế tạo vũ khí thuộc Hải Quân Mỹ tiếp thục cải tiến phiên bản MK-19 mod 1 thành MK-19 Mod 2 (hạng nhẹ) nhưng mẫu này không mấy thành công.

(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/mk19mod2.jpg)


Tiếp tục bước phát triển, năm 1976 phiên bản MK-19 Mod 3 ra đời, đây chính là phiên bản chính thức được trang bị cho quân đội Mỹ năm 1981. Hợp đồng sản xuất MK-19 được giao cho tập đoàn Saco Defence (Hiện nay đổi thành General Dynamics Armament and Technical Products - GDATP).Như vậy mẫu MK-19 Mod 1 trang bị cho VNCH thực chất chỉ là phiên bản thử nhiệm, Mỹ đã thành công khi sử dụng con người VN, xương máu của người VN và chính chiến trường VN để thử nhiệm nhiều loại vũ khí của mình.

(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/mk19.gif)



MK-19  được thiết kế là khẩu súng phóng lựu liên thanh, trích khí phản lực, làm mát bằng không khí, cửa buồng đạn mở khi bắn để cho dây đạn chạy qua từ trái sang phải. Dây đạn của MK-19  có 2 loại 32v và 48v, dây đạn 32v có trọng lượng 19kg. Cả 2 loại dây đạn này được chứa trong thùng đạn kim loại. Thùng đạn được tháo, nắp bên trái súng, sau nòng súng. Loại đạn tiểu chuẩn của súng máy MK19 có mã hiệu là B542. Đầu đạn của của đạn MK19 có sơn màu vàng đồng,  màu xanh ô liu và mã số màu vàng. Trong thùng M548 có chứa 48 viên đạn, PA120 có chứa 32 viên. Đạn HEDP M430 là đạn nổ mảnh-xuyên thép, có khả năng xuyên thép đến 50mm với góc xiên chéo bằng 0 và có khả năng sát thương bộ binh trong bán kích 15m. Đạn MK-19 là đạn quán tính ,khi viên đạn ra khỏi nòng súng 18 -30 m đạn không còn an toàn , tức là chốt an toàn đã được dỡ bỏ, kim hỏa lúc này đã tì sát hạt lửa.



Còn tiếp.


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 27 Tháng Bảy, 2012, 02:08:42 pm
Tiếp


Thực tế MK 19 sử dụng rất nhiều loại đạn, ngoài các mẫu đạn liệt kê ở trên còn có các chủng đạn nổ mạnh -phá mảnh như: М383,  М384, hoặc М385 hay М385Е4 .

Do Mk-19 có cơ cấu nạp đạn bằng chích khí phản lực tự động,  nên khi viên đạn được điểm hỏa phần lớn năng lượng sinh ra để tống viên đạn ra khỏi nòng súng đi xa tới 2200m, thì 1 phần nhất định ép lên mặt pistong-qui lát(bịt kín buồng đạn như pistong), đẩy qui lát lùi lại phía sau. Qui lát lúc này bị đẩy lại nén lò xo , lò xo bị nén hết cỡ sẽ đẩy ngược lại trả qui lát về vị trí ban đầu. Ở khẩu súng phóng lựu liên thanh MK-19 có 2 lò xo qui lát, nối với  Pistong-qui lát. Pistong -qui lát là 1 khối hợp kim ở giữa có kim hỏa.

(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/mk19_granatas2.jpg)

MK-19 có 2 tay nắm giúp xạ thủ rê súng đến hướng cần bắn, MK-19 không có cò súng mà là lẫy bấm, khi bắn xạ thủ nắm chắc tay súng đưa ngón cái tới ấn vào lẫy ở giữa 2 cò súng- bắn.

MK-19 về nguyên tắc là bắn liên thanh, nhưng những xạ thủ dày dặn kinh nhiệm vẫn có thể bắn điểm xạ 2 viên/lần.

MK-19 có thể nắp kính ngắm cơ khí hoặc quang học, ở thước ngắm cơ khí có các thang ngang khắc 100-1500 tương ứng với cự li 100m-1500m.

Mk 19 có thể khóa tầm , hướng để bắn ở tọa độ nhất định nào đó, tính năng này giống như ở khẩu 12,8mm .





Còn tiếp.


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 10 Tháng Giêng, 2013, 06:01:21 pm
Chào các bạn, để phần tiếp theo của súng phóng lựu Nga-Mỹ liền mạch, xin các bạn theo dõi tiếp tại đây:


http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php?topic=19031.100


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 12 Tháng Giêng, 2013, 09:46:30 pm
Thưa các bạn, topic "Vũ khí , khí tài trang bị cho sư đoàn BB VN" chỉ còn 2 trang nữa là kết thúc. Do giới hạn của topic tôi không thể viết những vũ khí tương lai hoặc những vũ khí mới đang thử nghiệm. Tôi định dành 2 trang cuối viết về kỹ thuật pháo binh hoặc giới thiệu các chủng mìn(Chống tăng, chống BB, chống trục thăng). Nhưng hôm nay tôi quyết định thế này, mong BQT và các bạn ủng hộ! Tôi sẽ dành 2 trang cuối để viết theo yêu cầu của các bạn, miễn yêu cầu nằm trong khuôn khổ topic.


Mong nhận được yêu cầu của các bạn!


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 27 Tháng Năm, 2013, 01:10:45 am
Chào tất cả các đàn anh, các bạn CCB cùng toàn thể các bạn!


Vừa qua Viện Vũ khí (Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng) đã chế tạo và thử nghiệm thành công ngòi hẹn giờ điện tử cho đạn cối cát-xét 100 mm.


Sau khi hoàn thành, chế thử, Viện Vũ khí đã tiến hành bắn thử thành công đạn cối 100mm cát-xét dùng ngòi hẹn giờ điện tử, đạn nổ đúng như thời gian cài đặt ban đầu.

Theo Đại tá An Văn Thắng (Viện trưởng Viện Vũ khí), đề tài nghiên cứu ngòi hẹn giờ điện tử đạn cối 100mm cát-xét là đề tài định hướng đón bắt cho những dự án chế ngòi nổ hẹn giờ của tổng cục sẽ triển khai trong vài năm tới như thiết kế ngòi hẹn giờ điện tử lắp cho đạn pháo phản lực và các loại đạn pháo khác.

Vâng, xin chúc mừng Viện vũ khí bước đầu đã thành công khi chế tạo ngòi hẹn giờ cho đạn cối 100mm!

Thưa các bạn, 2 trang còn lại của Topic tôi xin cùng các bạn ta cùng mạn đàm về một số thành tựu mà Viện vũ khí-Bộ Quốc phòng đạt được trong thời gian qua. Trong bài viết này tôi muốn cùng các bạn nói về ngòi nổ "hẹn giờ" mà thực chất nó là ngòi điện tử.

Như chúng ta biết đạn pháo binh, tên lửa truyền thống được trang bị 1 trong 4 chủng ngòi nổ:

-Nổ tức thì(ударный взрыватель), có nghĩa là khi tác động một lực nhỏ lên ngòi nổ thì ngòi nổ liền bị kích hoạt. Loại ngòi nổ này người ta gọi là ngòi nổ tức thì hay chạm nổ.

-Ngòi nổ giữ chậm(ударный взрыватель с замедлением), loại ngòi nổ này có đặc tính chịu được va đập lớn, giữ chậm nổ sau 3-6s để lợi dụng quán tính quả đạn giữ cho đạn chui sâu vào mục tiêu mới phát nổ. Hai chủng ngòi nổ này thường được tích hợp với nhau mục đích là để mở rộng các chủng mục tiêu.

-Ngòi nổ cự li (дистанционны взрыватель), trước khi ra đời ngòi điện tử ngòi nổ cự li được định tầm nổ bằng bộ đếm cơ khí với cơ cấu bánh răng mặt nguyệt lệch.

-Ngòi nổ không tiếp xúc (неконтактный взрыватель), là loại ngòi nổ thường được sử dụng trong đạn tên lửa phòng không, được kích hoạt bởi xung động âm thanh.


Các mẫu thiết kế ngòi nổ từ xa (ДВ) sử dụng đồng hồ đếm thời gian cơ khí đã nhường chỗ cho ngồi nổ định thời gian nổ điện tử. Mẫu ngòi nổ điện tử đầu tiên được biết tới là : IR M762, phát triển vào cuối những năm 1980 cho quân đội Mỹ ở trung tâm R & D ARDEC, cho phép  thiết lập thời gian phản ứng trong phạm vi 0,5:199,9s, bước nhảy 0,1s.


(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/otvaga2004_vim_030_zpscf579510.jpg) (http://s573.photobucket.com/user/longtrec/media/otvaga2004_vim_030_zpscf579510.jpg.html)

Ảnh minh họa ngòi nổ điện tử.



Còn tiếp.


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 29 Tháng Năm, 2013, 03:37:10 am
Tiếp theo;


Một trong những nhan đề phát sinh từ việc thay thế hệ thống đếm cơ khí sang bộ đếm điện tử là cần thiết phải có  nguồn cung cấp điện . Nguồn này phải có tuổi thọ lưu trữ trong vòng mười năm trở lên.

Một giải pháp cho vấn đề này là sử dụng pin với nguồn năng lượng hóa học  lưu trữ lâu dài. Với mục đích này, pin lithium phù hợp có thời hạn sử dụng lâu dài và mật độ năng lượng cao . Một phương pháp khác được sử dụng trong một số ngòi nổ, là  sử dụng "pin dự phòng,  chứa chất điện phân lỏng, hoặc thể rắn tan chảy. Một số ngòi nổ được bố trí một máy phát điện nhỏ, thường được bố trí đầu  ngòi nổ.

Ngòi nổ do Viện Vũ khí (Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng)chế tạo sử dụng pin li-ti CR2

Pin CR2 là loại pin gốc lithium  hiện nay được sử dụng trong nhiều trong các thiết bị cao cấp như điện thoại di động, PDA, máy ảnh đắt tiền và máy tính xách tay...nó có thể lưu trữ nhiều năng lượng hơn pin Ni-Cd và Ni-MH trên cùng một dung tích, nhưng cũng đắt hơn nhiều do công nghệ chế tạo và chất liệu được sử dụng. Trong mỗi viên pin  lithium thường có mạch điều khiển quá trình sạc và bảo vệ pin.

Pin lithium suy giảm chất lượng theo thời gian bất kể  dùng hay không dùng nó.


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 02 Tháng Sáu, 2013, 10:20:34 pm
Tiếp theo


Ngòi nổ trang bị cho pháo binh hiện đại được phát triển theo 3 hướng:

-Ngòi vô tuyến, người ta nạp các dữ liệu ,hình ảnh mục tiêu trước khi bắn.

-Ngòi nổ định cự li hẹn giờ điện tử (электронный дистанционный взрыватель gọi tắt là ngòi EDV) .

- Ngòi laser.

Gần đây các chuyên viên "Viện khoa học-ứng nghiệm thiết bị điện tử" Nga đã nhận bằng phát minh với công trình ngòi nổ laser mới cho tên lửa và đạn pháo.

Ngòi nổ không tiếp xúc laser thực ra từ lâu được lắp trên nhiều tên lửa “không đối không”. Vấn đề cơ bản để lắp cho đạn pháo và hoàn thiện chủng ngòi nổ này. Việc cải tiến  khi sử dụng là đảm bảo độ bền chống nhiễu, kể cả tác động của ánh sáng gay gắt từ mặt trời với khả năng tác chiến trong mọi điều kiện thời tiết.

Để định cư li cho ngòi nổ hẹn giờ điện tử người ta sử dụng bộ cài ngòi điện tử cầm tay, hoặc bộ định tầm nổ gắn ở miệng nòng pháo như pháo Oerlikon-35mm của Thụy Sỹ

(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/00000_zpsf113324c.jpg) (http://s573.photobucket.com/user/longtrec/media/00000_zpsf113324c.jpg.html)

Pháo phòng không Oerlikon-35mm của Thụy Sỹ với bộ cài ngòi cảm ứng điện từ trường ở miệng nòng pháo bằng sóng vô tuyến.


Mời các bạn xem Clip này để hiểu thêm về việc định tầm nổ cho đạn pháo bằng thiết bị cài đặt điện tử cầm tay( trong Clip là pháo nòng chơn 155mm М777 của quân đội Mỹ tham chiến tại Afganistan ).

http://www.youtube.com/watch?v=ox_PO0kMqQk



Quay về với ngòi nổ  hẹn giờ điện tử cho đạn cối cát-xét 100 mm mà Viện Vũ khí (Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng) đã chế tạo và thử nghiệm vừa qua. Phải thừa nhận đây là 1 kết quả đánh khích lệ, nó mở ra rất nhiều hướng phát triển cho ngành chế tạo đạn dược.

Ngòi hẹn giờ điện tử cho đạn cối cát sét bước đầu chỉ nên coi là loại đạn truyền đơn, không phải là đạn sát thương. Để muốn tạo ra 1 loại đạn cối nổ trên đầu quân thù thì Viện vũ khí cần làm thêm nhiều bước. Một trong những bước đi đó là kết hợp 2 chủng ngòi nổ hẹn giờ điện tử kết hợp với ngòi nổ đáy.


Phần tiếp sau  tôi xin trình bày kỹ vấn đề này.


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 16 Tháng Sáu, 2013, 12:36:06 pm
Trước tiên vào vấn đề chính, chúng ta cần xác định ngòi nổ hẹn giờ mà Viện Vũ khí (Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng) đã chế tạo và thử nghiệm vừa qua thuộc ngòi nổ đa chế độ hay đơn thuần chỉ là ngòi nổ điện tử?

Su hướng phát triển ngòi nổ cho đạn pháo mà các cường quốc quân sự phát triển và đưa vào ứng dụng hiện nay là ngòi nổ điện tử đa chế độ. Ví dụ Mỹ sử dụng rộng rãi ngòi M773(phiên bản mới nhất M782), Nga có hệ thống ngòi Antey. Ngòi nổ đa chế độ thường có 4 chế độ :Không tiếp xúc, cự li, giữ chậm nổ và nổ tức thì(неконтактный, дистанционный, ударный с замедлением и ударный мгновенного действия). Chế độ không tiếp xúc và cự li thường dùng để chống BB, trực thăng của đối phương như kích nổ đạn trên đầu BB ,hoặc kích nổ đạn trước mục tiêu từ 20-50m(kể cả BB hoặc trực thăng). Chế độ giữ chậm nổ thường được sử dụng để công phá các mục tiêu kiên cố như hầm hào công sự bê tông. Chế độ nổ tức thì thường sử dụng để chống BB, tăng thiết giáp....

Việc ứng dụng ngòi nổ điện tử đa chế độ giúp cho các đơn vị Pháo binh, tăng thiết giáp v.v.. không phải mang theo cùng lúc nhiều chủng đạn. Trang bị đạn dược sẽ gọn nhẹ hơn, chuyên nghiệp hơn không lo thừa chủng đạn này nhưng thiếu chủng đạn khác....

Quay lại với câu hỏi, khi nào ngành chế tạo đạn dược Vn chế tạo ra được ngòi nổ điện tử đa chế độ? Khi nào chúng ta tự sản xuất được đạn đa năng "Mede in VN" ?

Phát triển và sản xuất hàng loạt ngòi nổ điện tử đa chế độ là một việc làm không hề rễ ràng, hàng loạt vấn đề phải giải quyết như đo cự li xạ kích, định tầm nổ chính xác cho đạn, thiết lập chế độ cho ngòi nổ . Tất cả các vấn đề trên chúng nằm gọn trong bo mạch điện tử , cả bo mạch và bin nguồn, chúng phải gọn nhẹ và chịu được áp suất khi bắn ở liều cao(đối với đạn cối) v.v và v.v.....Nhưng đây cũng chỉ là một phần công việc, việc chế tạo đạn đa năng còn phức tạp hơn nhiều.

(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/14466_zpse524e8b1.jpg) (http://s573.photobucket.com/user/longtrec/media/14466_zpse524e8b1.jpg.html)

Ngòi nổ đa chế độ.

(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/3-71-1_zpsb94210fd.jpg) (http://s573.photobucket.com/user/longtrec/media/3-71-1_zpsb94210fd.jpg.html)

Ngòi đáy .



Do là chủ đề khô cứng(đạn dược) nên tôi  viết không dài cho đỡ ngán, mong các bạn thông cảm!


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 16 Tháng Sáu, 2013, 02:22:33 pm
Theo báo QDND http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-VN/61/43/4/38/38/240490/Default.aspx

Ngòi nổ điện tử do Viện Vũ khí phát triển thuộc chủng ngòi nổ đa chế độ, 2 chế độ rễ nhận biết nhất đó là : cự li và không tiếp xúc, còn lại 2 chế độ như chạm nổ và giữ chậm không thấy nhắc đến. Cũng theo báo QDND hiện nay mới là giai đoạn thử nhiệm lắp cho đạn cối, bước tiếp theo là cho đạn pháo phản lực và các loại đạn pháo khác. Ở loạt bài sau tôi sẽ phân tích và đưa ra những khó khăn và ưu điểm nếu lắp ngòi nổ điện tử cho đạn pháo phản lực.


Đạn cối cát sét do Viện Vũ khí phát triển thực chất là đạn mẹ con, không rõ Viện vũ khí định hướng nổ cho đạn bằng ngòi đáy hay định hướng nổ bằng thuốc nổ.

Ngòi đáy thường có 2 chủng, quán tính cơ khí và quán tính điện tử. Để cho rễ hiểu tôi xin nhắc lại 1 ví dụ sau về ngòi đáy.


Ngòi nổ  quán tính cơ khí được biết đến như ở đạn chống tăng RPG-2(B40) hoặc ở đạn M-79(Mỹ).

Trong ngòi nổ đầu đạn B40 có thanh kim loại hình trụ (có thể hiểu nó là kim hỏa), bình thường khóa ở vị trí an toàn. Khi bắn, gia tốc lớn tiến về trước của đầu đạn làm thanh kim loại hình trụ phá khóa an toàn lùi về sau, chuyển sang chế độ sẵn sàng. Khi đạn chạm vào mục tiêu và bị chặn lại đột ngột, thanh kim loại hình trụ lao về trước (quán tính) đập vào nổ hạt nổ-quả đạn bị kích hoạt. Điều này lý giải cho việc người ta dùng lưới B40 để giăng khắc chế loại đạn này. Trên chiến trường ,thực tế có 1 số đạn B40 bắn chật mục tiêu cắm xuống bùn nước không nổ, những người không biết về ngòi nổ quán tính của đạn B40 cho rằng đạn xịt. Nhưng không phải, M không đủ cứng để chặn đạn đột ngột và kim hỏa của đạn không đủ độ rằn để lao về phía trước đập vào hạt lửa. Hoặc đạn bắn ở cự li quá gần, đầu đạn không đủ gia tốc để mở khóa an toàn cũng dẫn tới đạn xịt.


Ngòi quán tính điện tử(thực chất kết hợp giữa cơ khí và điện tử): Bên trong ngòi có 1 lò xo gắn với chốt hãm, chốt hãm này tì lên bánh xe mặt nguyệt. Thường thì trong ngòi quán tính còn có bộ bánh răng phụ, mục đích để hãm chậm.

Khi quả đạn có gia tốc, tức là từ thời điểm được bắn đi đạn có quán tính tịnh tiến theo chiều tăng dần, đầu đạn sẽ xoay tròn theo trục đạn tạo ra lực li tâm. Lực li tâm đi ra từ tâm đạn ép lò xo mở chốt hãm bánh răng đây chính là cơ chế mở bảo hiểm .

Nhờ có cơ chế bánh răng phụ nên bánh răng bán nguyệt quay chậm đều(chứ không quay nhanh như mặt nguyệt trong đồng hồ tự động khi ta lắc mạnh). Cơ cấu quay bánh răng bán nguyệt không đồng trục này được nối với bộ đếm điện tử.



Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: tranphu341 trong 18 Tháng Sáu, 2013, 11:04:09 am
SÚNG PHÓNG LỰU LIÊN THANH MK-19(MỸ).





rang bị trên trục thăng là : M 75.

Mùa hè năm 1967, 3 mẫu thử nhiệm đầu tiên được sản xuất. Năm 1968 serey súng phóng lựu tự động MK-19 được trang bị trên các tàu chạy trên sông thuộc Hải Quân Mỹ. Năm 1971 xuất hiện mẫu MK-19 Mod-1, đây chính là phiên bản được Mỹ đưa vào chiến trường miền nam Việt Nam hơn 1000 khẩu, ban đầu chủ yếu trang bị trên các Giang thuyền chạy trên sông thuộc Hải Quân VNCH.

(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/mk19mod1.jpg)

Mẫu MK-19 Mod-1 được VNCH sử dụng rộng dãi gắn trên Giang thuyền, ca nô chạy sông, trên trực thăng, trên M113 và cho BB v.v....Nếu gắn trên tàu, ca nô, M 113 thì MK19 được thiết lập trên 1 trục giá đỡ, còn trang bị cho BB thì có giá đỡ với 3 chân có vấu nhọn cố định găn vào đất.

Sau chiến thắng lịch sử mùa xuân 1975, ta thu được một lượng lớn vũ khí, khí tài của Mỹ và VNCH trong đó có MK-19 mod 1 sau đó ta tái trang bị cho QDNDVN sử dụng trong chiến tranh BGTN và trên chiến trường CPC.

Năm 1974 phòng thiết kế chế tạo vũ khí thuộc Hải Quân Mỹ tiếp thục cải tiến phiên bản MK-19 mod 1 thành MK-19 Mod 2 (hạng nhẹ) nhưng mẫu này không mấy thành công.

(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/mk19mod2.jpg)


Còn tiếp.

              Chào bạn Longtrec! Tranphu341 thật vô cùng trân trọng và khâm phục bạn vẫn miệt mài tìm hiểu và cho anh em VMH HIỂU VỀ CÁC LOẠI VŨ KHÍ KHÍ TÀI.

               Năm 78 Tranphu341 đã được cùng với bộ đội Hải Quân ra bãi biển Mũi Nai Hà Tiên Kiên Giang Bắn thử lại M79 liên thanh lắp trên xe M113 của USA. Xem nó dải đạn thật đều trên mặt nước mà thấy '' Lạnh người". Đúng là các loại vũ khí của Mỹ nếu phát huy được thì quả là lợi hại cho đối phương.

                 Cũng đã lâu Tranphu341 không ghé thăm ngôi nhà này. Thật có lỗi. Hôm nay xin được chúc bạn cùng gia đình luôn có nhiều sức khỏe cùng nhiều niềm vui nơi xứ Tuyết trắng.  ;D ;D ;D


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: nquan78 trong 20 Tháng Sáu, 2013, 03:20:29 pm
chào bác,mình ko rành về quân sự.Mình muốn hỏi thế này:mình hay xem phim tài liệu thấy quân đội VN  thường mặc áo vải khi diễn tập,vậy thực tế trang bi áo chống đạn có được phân phối đến từng chiến sĩ ko,lính nghĩa vụ có được trang bị ko.
thank


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: Quocngoaicu trong 20 Tháng Sáu, 2013, 03:23:58 pm
chào bác,mình ko rành về quân sự.Mình muốn hỏi thế này:mình hay xem phim tài liệu thấy quân đội VN  thường mặc áo vải khi diễn tập,vậy thực tế trang bi áo chống đạn có được phân phối đến từng chiến sĩ ko,lính nghĩa vụ có được trang bị ko.
thank
Các MOD, các MIN trả lời giúp cho bạn này với. Mấy CCB ra quân lâu rồi cũng không nhớ là có được trang bị, và bây giờ thì không rõ thế nào!  ;D


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: nquan78 trong 27 Tháng Sáu, 2013, 09:32:59 pm
chào bác,mình ko rành về quân sự.Mình muốn hỏi thế này:mình hay xem phim tài liệu thấy quân đội VN  thường mặc áo vải khi diễn tập,vậy thực tế trang bi áo chống đạn có được phân phối đến từng chiến sĩ ko,lính nghĩa vụ có được trang bị ko.
thank
Các MOD, các MIN trả lời giúp cho bạn này với. Mấy CCB ra quân lâu rồi cũng không nhớ là có được trang bị, và bây giờ thì không rõ thế nào!  ;D
hic, chờ lâu quá


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: su22 m4 trong 02 Tháng Bảy, 2013, 07:56:49 am
chào bác,mình ko rành về quân sự.Mình muốn hỏi thế này:mình hay xem phim tài liệu thấy quân đội VN  thường mặc áo vải khi diễn tập,vậy thực tế trang bi áo chống đạn có được phân phối đến từng chiến sĩ ko,lính nghĩa vụ có được trang bị ko.
thank
Các MOD, các MIN trả lời giúp cho bạn này với. Mấy CCB ra quân lâu rồi cũng không nhớ là có được trang bị, và bây giờ thì không rõ thế nào!  ;D
hic, chờ lâu quá

Thì bạn thấy rồi đấy hiện áo giáp chống đạn vẫn mới chỉ được trang bị cho các lực lượng đặc biệt của QĐ ta, chứ toàn quân thì chưa bạn ạ.


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: trucngon trong 02 Tháng Bảy, 2013, 08:42:41 am
Các MOD, các MIN trả lời giúp cho bạn này với. Mấy CCB ra quân lâu rồi cũng không nhớ là có được trang bị, và bây giờ thì không rõ thế nào!  ;D
[/quote]
hic, chờ lâu quá
[/quote]

Tuỳ theo tình hình thôi! Luyện tập thì đeo làm chi cho ..nóng! ;D


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: nquan78 trong 02 Tháng Bảy, 2013, 02:41:20 pm
Thì bạn thấy rồi đấy hiện áo giáp chống đạn vẫn mới chỉ được trang bị cho các lực lượng đặc biệt của QĐ ta, chứ toàn quân thì chưa bạn ạ.
Tuỳ theo tình hình thôi! Luyện tập thì đeo làm chi cho ..nóng!

thank,nhưng nghe cũng buồn thật


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: minhhang trong 10 Tháng Tám, 2013, 08:44:05 am
    Mỹ dùng rất nhiều đạn pháo 155 nổ trên không, loại này sát thương quân ta rất lớn trong cuộc kháng chiến. Viện Vũ Khí làm loại ngòi này, để trang bị cho cối 100mm tai từng sư đoàn thì quá tuyệt vời khi đánh địch đang lộ ngoài công sự hoặc đang đổ bộ đường không, đường biển.
    Mà có lẽ phải ưu tiên hàng đầu cho bộ đội Trường Sa dùng trước, loại này phòng thủ chống bộ binh đối phương chiếm đảo là rất thích hợp. Các nhà khoa học của Viện Vũ Khí thật là tài giỏi.



Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: trung-truc trong 27 Tháng Tám, 2013, 09:31:54 pm
....ở BGPB khi đánh TQ ...các đơn vị đã được trang bị súng phóng lựu rồi loại M-79...khi tôi lên Cao Bằng năm 1981...thì tôi có chuyển nhiều đơn vị,ở đại đội nào tôi chuyển đến mỗi trung đội đều được trang bị 1 khẩu ,mỗi đại đội là 3 khẩu...tất cả các loại súng khác đều trang bị đạn để sẵn sàng chiến đấu,nhưng riêng đạn M-79 chỉ khi nào chuyển cấp sẵn sàng chiến đấu ...thì quân khí mới phát đạn, nếu hạ cấp báo động thì mang lên trả, cũng có lẽ loại đạn này hiếm quá nên phải quản lý chặt...ngay các Bác CCB ..chiến trường K ...cũng nói là hiếm đạn.
Vậy là "Quân khí" cũng ở sát bên chứ không ở quá xa như chỗ tụi tui! Nếu cơ số đạn Ak là 120 viên cho mỗi khẩu, thì M79 chỗ tui là 24 viên (khi truy quét tầm ngắn hoặc lùng sục bảo vệ địa bàn). Ở C tui được dự trữ M79 là 3 cơ số, hai cơ số ở hầm C bộ giữ. Khác với các loại đạn khác, như đại liên M30 cal, B41 . . . cơ số dự trữ nằm tại các A. Nói chung là thời tui M79 dùng dè sẻn . . . nhưng không "quá bèo"!!! Tui còn có cơ hội dùng M79 bắn cò nữa là . . .


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: bluegear trong 08 Tháng Mười, 2013, 07:36:48 am
Các bác cho em hỏi súng này là súng gì vậy ạ?. Trông nó hao hao mp5 nhưng có mấy cái khác khác  ??? ???
(http://i648.photobucket.com/albums/uu208/bluegear/1377111_521312951293204_960825335_n_zps2c6b830a.jpg)


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: Ngocvancu trong 08 Tháng Mười, 2013, 02:38:41 pm
Đồ chơi của trẻ em,bằng nhựa và là Made in China ???


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: china trong 08 Tháng Mười, 2013, 03:15:53 pm
Đồ chơi của trẻ em,bằng nhựa và là Made in China ???
Đồ chơi con em xịn hơn thế.
Ai đi ngang UBND TPHCM thấy mấy chú cảnh vệ đứng gác dùng súng nhỏ xíu như đồ chơi trẻ em, bề ngang băng đạn nhỏ cỡ 2 đốt tay, đồ rằng là UZI, Bác nào biết xin thọ giáo ;D


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: kc135 trong 28 Tháng Mười, 2013, 04:29:37 pm
Nó là Mp 5 đó bạn, mấy anh cs gác cổng kho bạc nhà nước cũng dùng MP 5 nửa, tui thấy viên đạn nó rồi, nhỏ hơn Ak


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: Ngocvancu trong 28 Tháng Mười, 2013, 04:54:20 pm
Đồ chơi của trẻ em,bằng nhựa và là Made in China ???
Đồ chơi con em xịn hơn thế.
Ai đi ngang UBND TPHCM thấy mấy chú cảnh vệ đứng gác dùng súng nhỏ xíu như đồ chơi trẻ em, bề ngang băng đạn nhỏ cỡ 2 đốt tay, đồ rằng là UZI, Bác nào biết xin thọ giáo ;D
Bạn nhìn kỹ lại sẽ thấy ống ngắm gắn ngược và chưa đẩy vào hết,và tiểu liên MP không có gắn lưỡi lê.Nó là đồ chơi bằng nhựa của con nít 100%
MP 5 của Cảnh sát bảo vệ và hỗ trợ tư pháp dùng loại đạn 9 x 19 Parapenlum tiêu chuẩn của khối Nato bạn ạ.


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 04 Tháng Mười Một, 2013, 03:58:41 pm
Chào tất cả các đàn anh CCB cùng tất cả các bạn!

Hôm nay nhân ngày lễ Độc lập của Nga, longtrec có cơ hội được được ôm máy tính tiếp tục mạn đàm với các đàn anh cùng các bạn yêu vũ khí đạn dược.

Theo hướng cải tiến ngòi nổ nhằm phát huy tối đa uy lực của pháo phản lực phóng loạt BM21 có trong biên chế QDNDVN là nhiệm vụ, trách nhiệm và vinh dự của Viện vũ khí-BQP.

Pháo phản lực phóng loạt BM21"Grag" là hệ thống pháo phóng loạt phổ biến rộng rãi nhất trên thế giới đã có trên 50 quân đội các nước sử dụng với hơn 2000 xe chiến đấu.Pháo phản lực phóng loạt BM21"Grag" là là vũ khí cấp chiến thuật, sử dụng hệ thống đạn rất đa dạng với nhiều nhiệm vụ khác nhau như áp chế sinh lực đối phương, phá hủy các công trì kỹ thuật, sân bay, hậu cần, phá hủy các phương tiện bọc thép hạng nhẹ và dọn bãi mìn v.v...

(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/441043D04300440044F0434044B0-431043C0-21_zps261a17ae.jpg) (http://s573.photobucket.com/user/longtrec/media/441043D04300440044F0434044B0-431043C0-21_zps261a17ae.jpg.html)


Không ai giám phủ nhận uy lực của pháo phản lực phóng loạt BM21"Grag", nhưng việc tìm cách khắc phục nhược điểm tản mát của đạn là việc cần và rất nên làm.

VD : Đạn MS-21M sử dụng cho hệ thống pháo phản lực phóng loạt BM-21"Grad" có độ lệch tối đa trên trục tọa độ mục tiêu :  1/130 và 1/200( Hụt tầm-vượt tầm/sang 2 bên là : 130m/200m).


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 05 Tháng Mười Một, 2013, 01:42:33 am
Tiếp.

Đạn sử dụng trong pháo phản lực phóng loạt BM21"Grag" được định danh là đạn không điều khiển(Đạn ngu). Đạn sử dụng  các ngòi nổ  МРВ-У  và  МРВ. Ngòi nổ МРВ-У sẽ phá niêm cất(đạn không còn an toàn) từ cự li 150-450mm cách vị trí bắn, còn ngòi nổ MPB thì có các chủng nổ sau:

- Nổ tức thì—ký hiệu :«О» (Mặc định từ nhà máy);
-Nổ mạnh giữ chậm vừa ký hiệu:«М»;
-Nổ mạnh giữ chậm lâu ký hiệu : «Б».
 

Các chủng đạn sử dụng cho pháo phản lực phóng loạt sử dụng nhiều loại đạn với nhiều kích thước, số lượng mảnh nổ, trọng lượng đầu đạn tác chiến để thích hợp với từng nhiệm vụ.

1/ Đạn nổ mạnh 9M28F.

Được thiết kế để phá hủy các mục tiêu là sinh lực đối phương, các công trình trên mặt đất....
Trọng lượng - 56,5 kg, khối lượng phần tác chiến - 21 kg. Chiều dài đạn - 2.270 mm. Khoảng 1000 mảnh lớn (nặng 5,5 g) và khoảng 2440 mảnh nhỏ(trọng lượng 3,0 g) . Tầm bắn - lên đến 15 km.

2/ Đạn nổ mạnh phá mảnh 29M521 gia tăng công suất nổ.

Được thiết kế để tiêu diệt các mục tiêu là xe bọc thép, pháo binh hay sinh lực đối phương tập chung....

Trọng lượng - 66 kg, khối lượng tác chiến- 21 kg. Chiều dài - 2840 mm. Tầm bắn - lên đến 40 km. Số mảnh lớn khoảng 1000 mảnh (nặng 5,5 g) -số mảnh nhỏ khoảng 2440( trọng lượng 3,0 g) .

3/ Đạn mẹ con 9M522 .

Được thiết kế để phá hủy các mục tiêu chủ yếu là sinh lực đối phương tập trung, xe bọc thép, trận địa pháo binh....

Trọng lượng - 70 kg Đầu đạn - 25 kg. - Chiều dài 3037 mm. Tầm bắn lên đến 37,5 km. Số mảnh lớn khoảng 1800 mảnh( trọng lượng 0,78 g ), số mảnh nhỏ khoảng 690( trọng lượng 5,5 g ),trọng lượng trung bình khoảng 1210 ( 7,5 g).

4/Đạn tự nhắm mục tiêu 9M217 .

Được thiết kế để tiêu diệt xe bọc thép (xe tăng, xe chiến đấu bộ binh, xe bọc thép, pháo tự hành).
Trọng lượng - 70 kg,trọng lượng đầu đạn - 25kg. - Chiều dài 3037 mm. Tầm bắn - lên đến 30 km. Ở cự li 100m, góc 30o đạn có khả năng xuyên thủng vỏ giáp 60-70mm.

5/Đạn xuyên lõm 9M218.
 
Được thiết kế để tiêu diệt các phương tiện bọc thép nhẹ ( xe bọc thép, pháo tự hành),  máy bay và máy bay trực thăng đậu .
Trọng lượng - 70 kg, trọng lượng đầu đạn - 25 kg. Chiều dài đạn 3037 mm. Tầm bắn - lên đến 30 km. Khả năng xuyên giáp đồng nhất 100-120 mm.

6/ Đạn rọn bãi mìn chống tăng 9M28K .

Được thiết kế để dọn dẹp bãi mì chống tăng trước các phòng tuyến.

Trọng lượng - 57,7 kg, trọng lượng đầu đạn - 22,8 kg. - Chiều dài 3019 mm. Số lượng mìn dùng kích nổ- 3, trọng lượng 5 kg, thuốc nổ 1,85 kg. Thời gian của sự tự hủy từ 16 .. 24 giờ. Tầm bắn lên đến 13,4 km.

7/Đạn phá hủy bãi mìn chống BB, 9M16 .

Được thiết kế để rọn dẹp bãi mìn chống BB trước các khu vực phòng thủ của đối phương. Trong phần tác chiến chứa mìn phá hủy, mìn chống BB POM-2.
Trọng lượng đạn - 56,4 kg, khối lượng của phần tác chiến - 21,6 kg.  Chiều dài 3019 mm. Tầm bắn - 13,4 km. Số lượng mìn trong quả đạn- 5. Một loạt bắn phân bổ mìn POM-2 trên diện tích 250 mét vuông.


8/Đạn tạo màn khói 9M43 .

Được thiết kế để ngụy trang, che dấu thực lực quân sự trước quân đội của đối phương .
Trọng lượng - 66 kg, khối lượng phần tác chiến - 20,2 kg. Độ dài đạn - 2950 mm. Tầm bắn lên đến 20,2 km. Số lượng đạn khói-5. Trọng lượng thuốc tạo khói trong mỗi đạn 0,8 kg.

9/Đạn chống xung động sóng radio HF và VHF 9M519.
 
Được thiết kế để chế áp các đàn chỉ huy,đài thông tin, đài phát thanh của đối phương với sóng ngắn( HF) và sóng cực ngắn(VHF) . Đạn
9M519  gồm 8 đạn nhỏ cùng một kích thước và trọng lượng với đặc tính chế áp phương tiện phát ra sóng radio hoạt động trong dải tần số 1,5-120 MHz .
Trọng lượng - 66 kg , khối lượng của phần đầu đạn - 18,4 kg . - Chiều dài 3025 mm . Tầm bắn lên đến 18,5 km . thời gian hoạt động liên tục - 60 phút , phạm vi - 700 m.

10/Đạn hóa học nổ phân mảnh 9M23.

Đạn được nạp 3,11kg hóa chất P 35(1,8kg) hoặc P 33(1,39kg).

Đạn được trang bị ngòi nổ cơ khí 9M23 MRI ( 9E210 ) hoặc ngòi định tầm nổ từ xa  9E310 , được kích hoạt ở độ cao định trước từ bề mặt ( 1,6-30 m ) . Vụ nổ trên đầu mục tiêu làm khuyếch tán rộng phạm vi ảnh hưởng. Đạn 9M23 khi nổ tạo ra 760 mảnh với trọng lượng trung bình là 14,7 g, tầm bắn với một ngòi nổ radar - lên đến 18,8 km .


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 15 Tháng Mười Một, 2013, 11:51:21 pm
Tiếp.

 Nhìn vào bảng phân loại các chủng đạn của  pháo phản lực phóng loạt BM21"Grag" ta thấy đáng chú ý nhất là đạn hóa học nổ phân mảnh 9M23 với ngòi định tầm nổ từ xa  9E310 , được kích hoạt ở độ cao định trước từ bề mặt từ 1,6-30 m .

 Hướng phát triển và Viện vũ khí BQP cần đạt tới là làm sao cải tiến được số đạn BM 21 có trong biên chế phù hợp với trình độ,  năng lực thực hiện và hiệu quả kinh tế mà của mình!

Đối với đạn hóa học, đạn truyền đơn việc kích nổ trên không sẽ nhân rộng cự li khuyếch tán, nhưng đối với đạn nổ mạnh- phân mảnh thì vấn đề không chỉ đơn giản là kích nổ quả đạn trên không mà làm sao phải chụp được mảnh nổ sát thương xuống đầu kẻ thù.

Một nguyên tắc bất di bất dịch của chủng ngòi nổ kích nổ trước mục tiêu, nổ trên đầu mục tiêu là : Ngòi trên đầu quả đạn với nhiệm vụ định tầm ,kích hoạt ngòi đáy nổ hất toàn  bộ mảnh nổ về hướng mục tiêu( truyền nổ thông qua ống dẫn nổ).

Nếu cải tiến đạn BM 21 theo hướng này xem ra không mấy khả thi vì phải can thiệp hầu như toàn bộ đến cấu chúc đạn. Vậy hướng khả thi là gì?


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 17 Tháng Mười Một, 2013, 11:44:08 pm
Pháo phản lực phóng loạt BM 21 là pháo bắn diện, không phảo loại pháo bắn điểm sử dụng đạn dài như tên lửa nhưng không có cánh lái như tên lửa, lại không được điều khiển dẫn đường nên nó mới mang tiếng là 'đạn ngu". Quân đội Nga hiện được biên chế tổng cộng 4000 hệ thống pháo phản lực phóng loạt gồm : 3000 hệ thống pháo phản lực BM-21"Grad", 800 BM-27 "Uragan" và 200 BM-30 "Smerch". Việc nâng cấp đạn để tái sử dụng đáp ứng nhiệm vụ trong thời Kỹ thuật số này là việc không thể không làm. BM-21 có mặt trong biên chế của nhiều nước, nếu nâng cấp số đạn "ngu" thành "khôn" mở ra 1 nguồn lợi không hề nhỏ cho ngành Công nghiệp Quốc phòng Nga.

Gần đây người Nga đã cải tiến toàn diện hệ thống pháo phản lực phóng loạt của mình. Mẫu pháo phản lực phóng loạt  cải tiến là "Tornado" sử dụng đạn được dẫn đường bằng vệ tinh, với tầm bắn xa hơn và đầu đạn mạnh mẽ hơn.

Nếu như Mỹ có hệ thống dẫn đường GPS thì Nga có  GLONASS( có 22 vệ tinh) và Trung quốc cũng có hệ thống định vị vệ tinh BEIDOU có tính năng tương tự GPS và GLONASS( có 10 vệ tinh trên quĩ đạo, dự kiến phóng đầy đủ 35 vệ tinh) .

Nếu cải tiến đạn BM 21 theo hướng như Nga đã làm với pháo phóng loạt "Tornado" là quá sức với VN ta hiện nay.

Hướng tiếp theo mà Nga đang quan tâm là mua hệ thống định vị và chỉ dẫn pháo binh Sigma 30 nhằm hiện đại hoá hệ thống pháo phóng loạt BM21"Grad" và BM-300 " Smerch" .

Thiết bị kiểm soát hỏa lực Sigma-30( đv phát triển"Sagem"  Pháp) là thiết bị tự định vị cho phép xác định chính xác toạ độ, vận tốc tại mọi thời điểm . Sigma 30 bao gồm hệ thống con quay hoạt động độc lập (dựa trên định luật bảo toàn moment động lực) kết hợp với công nghệ vi mạch và đồng hồ thạch anh để thực hiện các tính toán cho phép vi chỉnh hệ thống dẫn bắn.


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 19 Tháng Giêng, 2014, 01:55:58 am
Đã có trên 20 quốc gia trên thế giới sử dụng hệ thống Sigma-30 trong việc dẫn đường,định vị, chỉ thị mục tiêu cho pháo binh, pháo phản lực phóng loạt, súng cối.

Trước thực tế đạn pháo ,đạn  pháo phản lực, đạn cối ngày càng được tăng tầm do được cải tiến thuốc phóng, đòi hỏi phải có hệ thống dẫn bắn để đưa quả đạn đến mục tiêu chính xác.

"Sagem" là tên thương mại của công ty "Sagem Sécurité Défense" . Là Cty số 1 ở châu Âu và số 3 trên toàn thế giới phát triển hệ thống dẫn đường quán tính ( INS ) được sử dụng trong các ứng dụng hàng Không, Pháo binh và Hải quân. Đây cũng Cty hàng đầu  thế giới trong điều khiển máy bay trực thăng và  UAV chiến thuật. Sagem hoạt động trên toàn cầu thông qua các nhóm Safran , Sagem ở châu Âu , Đông Nam Á và Bắc Mỹ.

Hệ thống điều khiển hỏa lực Sigma-30  được phát triển vào năm 1995 với  công nghệ con quay hồi chuyển laser ( chụp ảnh chính xác chu vi quang 32cm). Sigma-30 có trọng lượng 20 kg (phiên bản cũ 50kg), thời gian dẫn đường 5 phút (phiên bản cũ là 15 phút),độ chính xác với hệ số 0,9(so với hệ số 2 trong phiên bản cũ), thời gian hoạt động 20.000h (so với phiên bản cũ là 5000h).

 Sigma 30 có thể hoạt động độc lập nhưng cũng có thể chứa một máy thu GPS( tùy lựa chọn) .
Sigma 30 INS thích hợp để lâng cấp các loại pháo nòng chơn như 105mm, 122mm cũng như các loại đạn súng cối, đạn phản lực phóng loạt các kích cỡ.

Sigma 30 cũng thường được sử dụng để hiện đại hóa các hệ thống pháo mặt đất với trương trình " chìa khóa trao tay " ( hệ thống Phoenix ) .


(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/sigma10-336d51_zps5631a608.png) (http://s573.photobucket.com/user/longtrec/media/sigma10-336d51_zps5631a608.png.html)

Sigma-10

(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/SIGMA-30-2-bdb6a_zpsbcb2cfa3.png) (http://s573.photobucket.com/user/longtrec/media/SIGMA-30-2-bdb6a_zpsbcb2cfa3.png.html)


Sigma-30



Còn 2 bài nữa là kết thúc, sau 2 bài nữa nhờ các Mod đóng giúp Tpoic này lại!


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: OldBuff trong 19 Tháng Giêng, 2014, 08:48:30 am
Cố lên bác Longtrec! Đón chào năm mới bằng phần 2 nhé bác ;)


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 19 Tháng Giêng, 2014, 10:17:54 am
Ôi lâu quá không gặp Mod! Tôi cũng muốn viết nhiều về các loại vũ khí, khí tài mà hướng Quân đội cần cải tiến, nâng cấp hoặc tập chung nghiên cứu chế tạo ( theo ngu ý của tôi thôi), nhưng cv chi phối quá, tôi sẽ cố gắng trong khả năng có thể.


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 19 Tháng Giêng, 2014, 03:58:41 pm
 Trong triển lãm " Kỹ thuật công nghệ 2010" tại Moscow Nga đã thỏa thuận mua hệ thống điều khiển hỏa lực mua  SIGMA 30 để hiện đại hóa pháo binh và hệ thống pháo phản lực phóng loạt cho mình.


Hệ thống pháo phóng loạt của Nga như " Smerch " và " Grad " hiện nay đang từng bước được nâng cấp trang bị hệ thống định vị, chỉ dẫn và chiếu xạ mục tiêu SIGMA 30. Trước đó Ấn Độ đã nâng cấp hệ thống pháo phóng loạt của mình nhập từ Nga trước đây bằng việc trang bị SIGMA 30.
Ngoài ra,  Đức và Ý cũng trang bị hệ thống điều khiển hỏa lực SIGMA 30 cho hệ thống pháo phóng loạt .  Na Uy và Thụy Điển cũng đang nâng cấp trang bị hệ thống điều khiển hỏa lực SIGMA 30 cho pháo binh, không quân .

Gói nâng cấp có tên "ULISS 30 XP"

ULISS 30 XP - hệ thống định vị và xác định góc phương vị  mục tiêu pháo binh, dựa trên hệ thống định vị quán tính SIGMA 30. Bao gồm một màn hình cảm ứng với các thẻ kỹ thuật số.

Ngoài ra, cần phải có bộ dẫn đường quán tính thụ động tích hợp với hệ thống điều khiển SIGMA 30.


(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/uliss30-b89e3_zps6dcf4ed7.png) (http://s573.photobucket.com/user/longtrec/media/uliss30-b89e3_zps6dcf4ed7.png.html)


Với quan điểm không ngừng học hỏi, tìm tòi và phát triển bằng khả năng hiện tại của mình, Viện vũ khí chắc chắn sẽ không chọn : " gói chìa khóa trao tay ". Vậy sẽ phải nhập khẩu chọn lọc, có nghĩa nhập cái gì trong nước chưa thể làm, còn sẽ làm những thứ có thể.



Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 06 Tháng Hai, 2014, 04:35:04 pm
Để làm sáng tỏ đến gói nâng cấp Pháo binh nói chung và pháo phóng loạt nói giêng, tôi xin được cùng các bạn nói về phương pháp dẫn đường quán tính. Bài viết tương đối dài, để tránh gây mệt cho các bạn đầu năm, xin phép các bạn cùng BQT cho kéo dài thêm 1 bài nữa.

Nhân dịp đầu năm mới, cho phép tôi có lời chúc sức khỏe tới BQT, Mod khu vực cùng tất cả các bạn những người yêu KTQS!

DẪN ĐƯỜNG QUÁN TÍNH



Phương pháp dẫn đường quán tính là xác định vị trí, tọa độ với các tham số của các vật thể bay khác nhau (như máy bay, tên lửa, thiết bị bay không người lái v.v...) và điều khiển chuyển động của chúng trên cơ sở quán tính tự thân. Phương pháp này không đòi hỏi các điểm mốc hay tín hiệu từ môi trường bên ngoài( ngôi sao, ngọn Hải đăng, tín hiệu radio ....). Phương pháp dẫn đường quán tính khá đơn giản, và không bị phụ thuộc vào một một số trường hợp như không có khả năng quan sát hoặc có sự nhiễu động sóng radio.

Nguyên tắc hoạt động:


Nguyên tắc dẫn đường quán tính bao gồm xác định gia tốc, vị trí tọa độ của vật thể bay. Cự li vật thể đã bay qua cũng như xác định thông số cần thiết để ổn định và tự động điều chỉnh. Điều này được thực hiện nhờ cảm biến gia tốc tuyến tính. Con quay hồi chuyển xác định góc quay, độ nghiêng của vật thể để tự cân bằng lại trong quỹ đạo bay.

Ưu điểm của phương pháp dẫn đường quán tính là không phụ thuộc vào sóng GPS hơn nữa sóng  GPS tỏ ra kém hiệu quả ở vùng rừng núi. Dẫn đường quán tính càng tỏ dõ ưu điểm nếu không may chiến tranh sảy ra thì Nga,Mỹ và TQ đều có tên lửa diệt vệ tinh. Một số tên lửa thế hệ mới đã tích hợp phương pháp dẫn đường quán tính với sóng SPS. Phương pháp dẫn đường quán tính được biết đến là : Tuyến tính và phi tuyến tính. Phương pháp dẫn đường quán tính dựa trên định luật cơ học của Newton (Các định luật của Newton về chuyển động gọi tắt là các định luật Newton, bao gồm tập hợp ba định luật cơ học).

Nền tảng lý thuyết cho hệ thống dẫn đường quán tính được phát triển ở Mỹ đầu thập niên 30 của thế kỷ 20. Đóng góp to lớn cho nền tảng phương pháp dẫn đường quán tính phải kể đến công của các nhà bác học như: BV Bulgakov, A. Ishlinskii, EB Leventhal, G. O. Friedlander( Liên Xô)-   M. Schuler(Đức ) và  Charles  Draper(Mỹ)  . Vai trò lý thuyết trên cơ sở ổn định dẫn đường quán tính cơ học được 2 nhà toán học Nga là  Lyapunov và Mikhailov chứng minh và hoàn thiện .

Phiên bản hệ thống dẫn đường quán tính đầu tiên được làm tại Mỹ năm 1960, ban đầu nó có kích thước rất lớn chiếm gần hết khoang máy bay trong chuyến bay thử nhiệm đi Los Angeles.



Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: OldBuff trong 24 Tháng Hai, 2014, 01:59:54 pm
Bác Longtrec mở tiếp phần 2 của chủ đề này nhé! Cảm ơn bác!


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 24 Tháng Hai, 2014, 04:14:22 pm
Sếp Oldbuff ơi! Phần 2 tôi muốn viết về các gói nâng cấp cho vũ khí BB, tăng thiết giáp và Hải quân không biết để Box này có tiện không, vì có nhiều gói trên thế giới ( Isrel, Nga, Ấn ) làm rồi, VN không biết có làm không nữa. Phần 1 còn 1 bài hơi dài nữa mới hết, tôi bận quá, hết tháng 2 mỗi tuần có gắng viết 1 hoặc 2 bài mới được.


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 26 Tháng Hai, 2014, 02:30:11 pm
Tiếp theo và hết.



Tiếp theo và hết.


Hệ thống dẫn đường quán tính bao gồm bộ cảm biến gia tốc tuyến tính và bộ cảm biến góc( có thể là con quay hồi chuyển hoặc cặp gia tốc kế để đo gia tốc li tâm). Với các thiết bị này có thể xác định được độ lệch tọa độ, độ nghiêng qua đó xác định góc bẻ lái, lấy lại hướng chuẩn cho vật thể bay. Độ lệch góc tọa độ như : vĩ độ, kinh độ và cao được xác định bởi các phép tích phân của gia tốc kế. Thuật toán của hệ thống dẫn đường quán tính bao gồm nhóm tham chiếu và hệ thống xác định tọa độ. Nhóm tham chiếu cung cấp khả năng xác định vị trí tọa độ, địa lý cũng như vị trí tọa độ thực tại của vật thể bay. Trong trường hợp này , hệ thống dẫn đường quán tính đòi hỏi phải luôn nhận được dữ liệu về tình trạng của vật thể bay.

Hệ thống dẫn đường quán tính được chia làm 2 chủng loại: Dẫn đường  với con quay nền tảng ổn định và hệ thống dẫn đường phi nền tảng.

Trong hệ thống dẫn đường quán tính nền tảng con quay hồi chuyển kết hợp tương hỗ với khối đo gia tốc cung cấp định hướng gia tốc trong không gian.

Xác định chủng loại hệ thống quán tính: gồm 3 chủng loại nền tảng hệ thống và phi nền tảng hệ thống quán tính chính.

-Chủng nền tảng quán tính hình học, gồm 2 nền tảng với con quay hồi chuyển xác định hướng cho vật thể và tự cân bằng trong quỹ đạo bay. Nền tảng thứ hai là gia tốc kế với mặt phẳng là đường chân trời, tọa độ được xác định bởi hệ thống máy tính, sử dụng dữ liệu nền tảng các vị trí tương hỗ với nhau.Hệ thống quán tính phân tích và gia tốc kế kết hợp với con quay hồi chuyển trong quán tính không gian. Tọa độ vật thể thu được từ vị trí thực được sử lý, thiết bị gia tốc kế chụp ảnh, xác định góc quay của vật thể đối với con quay và gia tốc kế. Hệ thống quán tính phân tích không ngừng cân bằng bởi đường chân trời ở mọi điểm tọa độ trong quỹ đạo bay của vật thể.

-Trong hệ thống quán tính phi nền tảng, gia tốc kế và con quay hồi chuyển được gắn chặt với thiết bị bay. Công nghệ tiên phong trong việc sx hệ thống phi nền tảng thực hiện bởi công nghệ số. Sợi quang học của con quay hồi chuyển hoạt động dựa trên nguyên tắc hiệu ứng  SAGNAC. Hệ thống quán tính phi nền tảng có thời gian sử dụng rất lâu ( trên 8000h với 1 số Model), sử dụng năng lượng ít( 10W).

Công nhệ sợi quang học thay thế con quay laser thường đòi hỏi bảo dưỡng định kỳ mà lại có thời gian sử dụng không lâu.

Để bù đắp sai số cho góc hướng và tọa độ hệ thống dẫn đường quán tính sử dụng dữ liệu hệ thống dẫn đường khác như hệ thống dẫn đường vệ tinh, dẫn đường radio, từ kế, tích hợp đẫn đường từ hệ thống định vị thường được thực hiện bởi các thuật toán và Fil lọc KALMAN.

Hiệu ứng SAGNAC :
sự xuất hiện pha di chuyển hồi lại của sóng  điện từ trong 1 vòng xoay giao thoa. (Hiệu ứng xuất hiện trong vòng tròn nan tỏa sóng không điện từ được SAGNAC phát hiện năm 1913).
Tầm quan trọng của hiệu ứng mà SAGNAC phát hiện là tỉ lệ thuận tốc độ góc quay trong giao thoa. Tần số bức xạ và khu vực được bao bởi đường sóng ánh sáng nan truyền trong giao thoa.




(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/220px-Sagnac_shiftsvg_zpsb077c726.png) (http://s573.photobucket.com/user/longtrec/media/220px-Sagnac_shiftsvg_zpsb077c726.png.html)


Vòng tròn hiệu ứng SAGNAC.


Tiêu đề: Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Gửi bởi: OldBuff trong 13 Tháng Ba, 2014, 10:45:45 am
Khóa chủ đề do đủ 60 trang theo quy định và bác Longtrec đã mở phần 2 (http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,28408.0.html)!