Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 14 Tháng Năm, 2024, 02:32:05 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Một thoáng trên biên giới Tây Nam  (Đọc 206685 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
liua
Thành viên
*
Bài viết: 93


« Trả lời #150 vào lúc: 17 Tháng Bảy, 2008, 11:14:14 pm »

Anh Lê ơi,bị thương chỗ nào cũng đau đớn.Nhưng có lẽ bị đau và buồn chán nhất có lẽ là những anh bị mất một phần của thân thể.
 Chắc thể nào cũng có lúc trầm cảm.
Khổ hơn nữa là các anh bị vào đầu,bị rối loạn thần kinh,lúc tỉnh lúc lên cơn bệnh.Có gia đình tử tế,xã hội xung quanh đối sử nhân hòa thì còn được,còn không thì..khổ lắm.
 Lúc bé,em đi học cấp 1(73-75),ở ngã tư Hàm long,Ngô Quyền,Ngô thì Nhậm thì phải(em không nhớ chắc chắn lắm,vì xa Hn đã lâu rồi)có một cái nhà góc phố trong toàn thương binh.Những  lúc hè về,trưa nóng là có chú TB bị phát bệnh,lên cơn hò hét làm cho mấy chú khác cũng bị theo.Các chú ấy chạy ra phố,nấp mép cống,xung phong và tấn công ầm ầm.Trẻ con đi học hiếu kỳ đứng xem mà không có đứa nào bị sao.Có lẽ  tâm ức của các chú ấy vẫn chưa mất hoàn toàn.Chỉ 10-15 min là các chú lả đi,mấy nhân viên y tế dìu về,lau chùi rồi đặt lên giường,ngủ thiêm thiếp.
 Thật là khổ cho phận con người.Lắm lúc em không đạt được một điều gì như mong muốn,buồn chán.Nhưng nghĩ lại,bao nhiêu người mất mát kiệt cùng,đãi ngộ của xã hội chẳng được bao nhiêu.Đến bây giờ cuộc sống vẫn còn vất vả mà vẫn phải vượt qua.Thật khâm phục.Và thấy mình quá may mắn.
 Mong anh nhiều sức khỏe.
Logged
nvanlebinh
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 258



« Trả lời #151 vào lúc: 05 Tháng Tám, 2008, 12:51:15 am »

Anh Lê ơi,bị thương chỗ nào cũng đau đớn.Nhưng có lẽ bị đau và buồn chán nhất có lẽ là những anh bị mất một phần của thân thể.
 Chắc thể nào cũng có lúc trầm cảm.
Khổ hơn nữa là các anh bị vào đầu,bị rối loạn thần kinh,lúc tỉnh lúc lên cơn bệnh.Có gia đình tử tế,xã hội xung quanh đối sử nhân hòa thì còn được,còn không thì..khổ lắm.
 Lúc bé,em đi học cấp 1(73-75),ở ngã tư Hàm long,Ngô Quyền,Ngô thì Nhậm thì phải(em không nhớ chắc chắn lắm,vì xa Hn đã lâu rồi)có một cái nhà góc phố trong toàn thương binh.Những  lúc hè về,trưa nóng là có chú TB bị phát bệnh,lên cơn hò hét làm cho mấy chú khác cũng bị theo.Các chú ấy chạy ra phố,nấp mép cống,xung phong và tấn công ầm ầm.Trẻ con đi học hiếu kỳ đứng xem mà không có đứa nào bị sao.Có lẽ  tâm ức của các chú ấy vẫn chưa mất hoàn toàn.Chỉ 10-15 min là các chú lả đi,mấy nhân viên y tế dìu về,lau chùi rồi đặt lên giường,ngủ thiêm thiếp.
 Thật là khổ cho phận con người.Lắm lúc em không đạt được một điều gì như mong muốn,buồn chán.Nhưng nghĩ lại,bao nhiêu người mất mát kiệt cùng,đãi ngộ của xã hội chẳng được bao nhiêu.Đến bây giờ cuộc sống vẫn còn vất vả mà vẫn phải vượt qua.Thật khâm phục.Và thấy mình quá may mắn.
 Mong anh nhiều sức khỏe.
Vâng: bây giờ ta gọi đó là hội chứng chiến tranh. Nếu những ai đã ra mặt trận, phaỉ chịu đưng những ngày tháng bên chiến trường thì mới hiểu hội chứng chiến tranh. Thời gian đầu khi mới trở về cuộc sống bình yên, thấy cái gì trước mặt tôi cũng coi là mục tiêu để ngắm. để bóp cò. Có nhiều lúc buột ra vài câu trên mồm. Giật mình nhìn xem có ai quanh mình để ý không. Sợ họ coi mình là tâm thần, mà có khi tâm thần thật. Có ai khi say mà biết mình say đâu.
Đã có chuyện thế này, Khi đóng quân ở Hải phòng, lúc này là năm 1979. Ở đơn vì có vài khẩu súng để gác đêm. Mỗi khẩu súng khi gác đêm đều được trang bị thêm 10 viên đạn. Một tối khi bước ra bờ ao để đi đái. Thấy có tiếng nói nhỏ và có tiến xột xoạt bên cạnh. Chẳng nói chẳng rằng, tôi quanh vào nhà trực ban vồ lấy khẩu súng lao ra. Tay cứ theo phản xạ mở khoá an toàn, lên đạn, đưa tay vào vòng cò, chĩa súng ra. Cậu bảo vệ cuống quýt đuổi theo, giằng khẩu súng. miệng kêu: “có đạn đấy, có đạn đấy anh ạ” Lúc đó tôi hoàn toàn theo phản xạ thôi. Các thao tác cứ tự động, nếu không giằng kịp súng có thể tôi bóp cò. Lúc đó cậu liên lạc mới hiện ra phía trước kêu: “em, em đây”.  Mấy người trong các buồng khác cũng chạy ra xem cái gì ồn ào. Thì ra cậu liên lạc và cô cấp dưỡng.
Nếu bình thường gặp người trong bóng tối tôi chỉ hô: "ai" rồi thôi.
Mà nếu biết súng không có đạn, thì chắc tôi cũng không lấy súng.
Logged

" Chẳng những thái ấp của ta không còn mà bổng lộc các ngươi cũng thuộc về tay kẻ khác;
Chẳng những gia quyến của ta bị đuổi mà vợ con các ngươi cũng bị kẻ khác bắt đi."
Hich Tướng Sỹ.
songvedem
Thành viên
*
Bài viết: 129



« Trả lời #152 vào lúc: 05 Tháng Tám, 2008, 09:51:16 am »


Khổ hơn nữa là các anh bị vào đầu,bị rối loạn thần kinh,lúc tỉnh lúc lên cơn bệnh.Có gia đình tử tế,xã hội xung quanh đối sử nhân hòa thì còn được,còn không thì..khổ lắm.
 Lúc bé,em đi học cấp 1(73-75),ở ngã tư Hàm long,Ngô Quyền,Ngô thì Nhậm thì phải(em không nhớ chắc chắn lắm,vì xa Hn đã lâu rồi)có một cái nhà góc phố trong toàn thương binh.Những  lúc hè về,trưa nóng là có chú TB bị phát bệnh,lên cơn hò hét làm cho mấy chú khác cũng bị theo.Các chú ấy chạy ra phố,nấp mép cống,xung phong và tấn công ầm ầm.Trẻ con đi học hiếu kỳ đứng xem mà không có đứa nào bị sao.Có lẽ  tâm ức của các chú ấy vẫn chưa mất hoàn toàn.Chỉ 10-15 min là các chú lả đi,mấy nhân viên y tế dìu về,lau chùi rồi đặt lên giường,ngủ thiêm thiếp.
--------------------
Bác nói em mới nhớ, những năm 8x đời đầu, em học ở trường Tây Sơn gần công viên. 1 thời gian có 1 anh, mọi người đồn là bộ đội đặc công, vì leo trèo cây rất giỏi, người thuôn lẳn, da nâu khá là to con thời đó. Không quậy phá gì nhưng lại hay chặt cây bán củi. Có lần em chứng kiến anh ấy vào 1 hàng ăn tự "mượn" con dao to ra chặt cây trên phố Mai Hắc Đế. Chặt xong thì công an cũng ra:
 - Sao anh lại chặt cây giữa đường thế?
 - Em thấy cái cây này nó khô nên  chặt
 - Khô đâu mà khô, cành lá còn tươi nguyên đây này
 - Bên trên nó khô, em trèo lên thấy khô rồi
...........
...........

Trẻ con đứng xung quoanh còn anh kia cứ vừa nói chuyện với công an vừa cầm con dao sáng loáng. Kết quả là:
 - Thôi, lần sau anh đừng chặt nữa nhé, cây còn xanh đấy.
Và tất cả ra về còn anh kia lại xử lý nốt đống củi. Nghe đồn là anh này hàng ngày trèo tít lên cây đa nhà bò để ngủ. 1 thời gian sau không thấy nữa.

Khoảng năm 80 ~ 81 thì lại có 1 vụ khác kinh hơn, (ở khu vực chợ Hôm, Trần Xuân Soạn, phố Huế) có mấy anh bộ đội cũng bị vào dây thần kinh ( nghe nói lại là bộ đội 79 đánh tầu) ra chợ lấy dao pha thịt chém lung tung. Nghe nói lại là có bà già nào đó bị rất nặng. Còn em chứng kiện tận mắt 1 anh ở quê ra bị chém 1 phát rất to và sâu vào má, tay ấp nắm bông to đùng mà máu vẫn bị nhỏ giọt, tay kia vẫn dắt cái phượng hoàng mầu đen. Mà nghe là còn chơi cả vào đồn công an, oánh nhau ầm ĩ vì nhà thằng bạn ở ngay đối diện đồn. Đợt đấy cả phố vắng tanh vì mọi người trốn hết. Mấy anh đó chạy giữa, công an và dân chạy trước và sau, lâu lâu lại quay đầu lại đổi tiền quân làm hậu quân chạy ngược lại. Vụ này cũng ầm ĩ lên 1 thời. Không hiểu có bác nào còn nhớ không nhỉ. Đài báo hiếm và không nói nên chỉ có dân quoanh đấy biết thôi
Logged

Bỏ lại sau lưng nước mắt nhạt nhòa dĩ vãng
Bỏ lại sau lưng nỗi đau làm tim ta tan nát
liua
Thành viên
*
Bài viết: 93


« Trả lời #153 vào lúc: 06 Tháng Tám, 2008, 02:01:21 am »

@Songvedem:Ờ,chợ Hôm,Đức viên ấy mình cũng nhiều kỷ niệm thời nhỏ lắm.Nhà ở gần rạp tháng 8 mà,boong tầu điện một phát là xuống đó mua cá trọi.
 Có một cái kỷ niệm bây giờ vẫn nhớ.Có một cậu bé bong thế nào bị tàu điện chẹt chết,dân tình hiếu kỳ xúm vào xem.Thằng CA xua không được,nó cầm cái gậy nhúng vào máu rồi bôi lên mọi người,mình cũng bị dính.Bạn hiểu là đối với thằng trẻ con như mình,9-1O tuổi cảm giác ấy kinh khủng như thế nào không?Xin lỗi các bác CA khác nhé,nhưng thằng cha đó phải gọi là thằng.
 Chính vì thế mà lúc chuẩn bị thi tốt nghiệp cấp 3,CA vào trường gọi một số thằng học sinh đã được chọn lọc vào phòng hiệu trưởng để kêu gọi thi vào các trường của CA,mình chối ngay.
Logged
haanh
Thượng tá
*
Bài viết: 5795


HOT nhất forum


« Trả lời #154 vào lúc: 07 Tháng Tám, 2008, 05:22:54 pm »

Híc , bạn em khi trúng mìn có thằng khóc lóc kêu la thảm thiết xin anh em 1 viên AK vào đầu , thằng thì nhìn bàn chân cụt tắc lưỡi lắc đầu rồi nằm im thiêm thiếp đến nỗi cáng 1 đoạn lại phải tát 1 cái vì sợ nó ngủ là đi luôn . Nhờ bác Văn Lê mà em biết nỗi đau của tụi nó ở tuyến sau rồi còn những khó khăn khi phải hộp nhập với cuộc sống . Nhưng đa số chúng nó khoảng 1 năm sau viết thư qua đều lạc quan yêu đời có thằng còn khoe cưới vợ . Mong rằng đó là những lời nói thật của chúng nó .
Logged

NAM QUỐC SƠN HÀ NAM ĐẾ CƯ .
TQNam
Thành viên
*
Bài viết: 1267


« Trả lời #155 vào lúc: 07 Tháng Tám, 2008, 09:13:12 pm »

Tôi chẳng bao giờ mặc quần jeans với áo pull.
Kỳ đó nhân về công tác tại TP nên được ghé nhà chơi. Nghe bà chị kể rằng thời trang đang là jeans Levis với áo thun cá sấu TL, từ người lớn tới con nít. Người ta canh nhau từng cái áo, chiếc quần. Có câu vè "Ai xịn bằng ta - quần jeans, áo pull!" Tôi vốn ghét cái gì là thời thượng. Vậy là ghét 2 thứ đó. Nhất là nghe xong câu vè nầy tự nhiên tôi xót xa, uất nghẹn. Có một cái gì đó phẫn nộ vì câu nầy không chỉ nói lên một sự tầm thường, nhỏ nhen mà hơn thế nó như một sự vong ân. Nghe câu nầy tôi chợt nhớ tới những "thân tàn ma dại" trên BV 7D ở KPCham, nhớ những chuyến xe chở xác, nhớ những nghĩa trang ở dọc từ Tây Ninh về đến thành phố.
Logged
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #156 vào lúc: 08 Tháng Tám, 2008, 12:53:44 am »

Vừa rồi chạy xe ngang qua Trại Bí, suýt nữa thì nhận không ra!
Mẹ khỉ, chả bù cho mấy cái di tích TW Cục. Cái nào cái đấy to vật vã, nhà bia hoành tráng, sơn phết lòe loẹt.
Nghĩa trang LS nghĩa vụ quốc tế trông bên ngoài nhếch nhác, hoang tàn ...
Logged
anhkhoi
Thành viên
*
Bài viết: 311


« Trả lời #157 vào lúc: 08 Tháng Tám, 2008, 08:32:59 am »

Vừa rồi chạy xe ngang qua Trại Bí, suýt nữa thì nhận không ra!
Mẹ khỉ, chả bù cho mấy cái di tích TW Cục. Cái nào cái đấy to vật vã, nhà bia hoành tráng, sơn phết lòe loẹt.
Nghĩa trang LS nghĩa vụ quốc tế trông bên ngoài nhếch nhác, hoang tàn ...

Bác quên câu "đừơng sữa từ trên phát xuống, cuốc xẻng từ dưới phát lên" rồi à?
Logged
nvanlebinh
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 258



« Trả lời #158 vào lúc: 13 Tháng Tám, 2008, 11:58:53 pm »

Vừa rồi chạy xe ngang qua Trại Bí, suýt nữa thì nhận không ra!
Mẹ khỉ, chả bù cho mấy cái di tích TW Cục. Cái nào cái đấy to vật vã, nhà bia hoành tráng, sơn phết lòe loẹt.
Nghĩa trang LS nghĩa vụ quốc tế trông bên ngoài nhếch nhác, hoang tàn ...
Oh, nói đến nghĩa trang. Tôi được biết F9 có một nghĩa trang trên sân vận động (năm 1978). Mấy ông bị thương khi về thu dung F9 phải đi đào nghĩa trang. Mỗi khi đào đến đâu các ông dó lại đặt một chức danh cho những người ở lại: Cho thằng này được làm thủ môn. Còn mấy thằng này  ở lại đây làm hậu vệ nhé.
Bây giờ không biết nghĩa trang đó còn không.
Logged

" Chẳng những thái ấp của ta không còn mà bổng lộc các ngươi cũng thuộc về tay kẻ khác;
Chẳng những gia quyến của ta bị đuổi mà vợ con các ngươi cũng bị kẻ khác bắt đi."
Hich Tướng Sỹ.
motthoang_hn02
Thành viên
*
Bài viết: 230



« Trả lời #159 vào lúc: 29 Tháng Tám, 2008, 10:00:46 am »

Ơ nhà cháu có đi biên giới phía Tây Nam bao giờ đâu nhở? Grin

Cơ mà nghiêm túc mà nói, câu chuyện của các bác - các chú rất hay, cháu đọc mà cứ như là mãi mãi tuổi 20  Grin
Logged

Ngang tàng & bướng bỉnh trước những vấp ngã của cuộc đời, vẫn chưa hết những đam mê nông nổi !
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM