Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 13 Tháng Năm, 2024, 08:22:21 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Ký ức một thời  (Đọc 355726 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Tomqb3
Thành viên
*
Bài viết: 302


« Trả lời #590 vào lúc: 28 Tháng Mười, 2011, 05:40:04 am »

    Bác Bob ơi ! hôm nay tôi kẻ bác nghe truyện cá say ở TN :
ở chiến trường TN ,cái đói ở TN nó dai dẳng ,giằn vặt người lính suốt cả ngày , đi ngủ cũng chỉ mơ thấy được bữa cơm no ! ở TN ngoài do địa hình xa sôi cách trở ,việc cung cấp lương thực thực phảm khó khăn ,còn một nhẽ các cụ chỉ huy ở tn chỉ xin hậu phương tiếp tế súng đạn thôi còn lương thực ,thực phẩm thì xin tự túc .Rừng Tn nhiều thú , đất TN màu mỡ ,nhưng không phải lúc cần là có nên cái đói cứ quấn lấy người lính TN .Nhưng cũng chính vì thế mà các anh lính TN có rất nhiều tài :săn bắn giỏi ,phát nương làm rẫy giỏi , đánh cá giỏi,ca cóng giỏi và đánh nhau cũng rất giỏi !
Bác Bob ca cóng nhiều đã bao giờ ăn phải cá say chưa ?còn nhớ cái say như thế nào không ?
  Cũng vào tầm mùa này ,cuối mùa mưa , đầu mùa khô ,khi những con suối đã hiền hòa dần ,là lúc có điều kiện bắt cá dễ nhất .Bắt cá có thể đánh lưới ,có thể bắn , đâm ,mìn ,nhưng muốn bắt được nhiều và dài ngày thì phải làm sa cá .việc làm sa phải chọn được vị trí thích hợp ,thời điểm thích hợp .vị trí làm sa phải chọn chỗ suối bắt đầu thu hẹp ,sâu chừng một mét nước ,trước đó phải có một vụng sâu ,có khả năng cá về đấy tạm trú nhiều …và kết hợp con mắt phán đoán  tinh tường của người đi săn có thể vận dụng mà chọn vị trí cho tốt nhất !
 Việc làm sa trước tiên là đắp đập dâng nước lên cao chừng một mét , để chừa một khoảng chừng 2,5 đến 3m , đập đắp thấp hơn cho nước tràn qua chừng 10 đến 15 cm nước ,dưới hạ lưu dùng tre cỡ gần bằng cổ tay ken sát nhau thành một cái sàn ,vững chắc ,người có thể đứng lên trên mà bắt cá được ,sàn hình phễu , đầu to ôm lấy phần thác nước đã chừa ra cho nước chẩy vào ,phần dưới nhỏ hơn chừng 1m ,xung quang sàn được vây thành cao chừng 70cm cho cá không quăng qua được ,trên phía thượng lưu dùng tre nhỏ hay cót ghép nghiêng thoải cho cá dễ vượt lên chỗ nước chẩy ,thế là được một cái sa cá .
Khi sa bắt đầu tháo nước ,cá nhỏ có thể qua ngay ,nhưng cá to phải chờ lúc yên tĩnh ,nhất là về đêm .Ngồi chờ cá lên sa rất là hồi hộp !cá nhỏ thì chỉ việc nhặt trên sàn là được ,nhưng khi vớ cá to 2,3 cân là cũng trật vật lắm ,vồ một cái chưa chắc được ngay ,cá trơn ,sàn trơn cứ như đánh vật ,còn khi cá say lên sa thì đúng là vật thật ,cá say lên là lên đàn 5,6 con ,cá say rất khỏe không thể dùng tay không mà bắt được ,lúc đó phải có 2 người trên sàn ,mỗi người cầm một đoạn tre bằng cổ tay làm gậy đập ,mỗi con phải đập 2,3 cái mới lằm yên cho mình bắt .Cá say trông giống con cá trắm đen ,thường cỡ 4,5 kg ,thịt rất thơm và ngon ,ngậy ,nếu con nào có trứng thì hai buồng trứng dài chừng 20cm như trứng cá thủ, khi đã kho lên thì mùi thơm quyến rũ của nó đánh đổ tất tật cánh lính đang đói khát ,thiếu chất ở TN ,mặc dù có nghe tiếng đồn là ăn vào sẽ say nhưng không thằng lào là tránh được ,có thằng phản ứng nhanh mới ăn 2,3 miếng là cổ đã thấy lờm lợm ,bụng nhâm nhẩm ,chút sau là  lôn thốc lôn tháo ,song rồi vẫn thấy vô lý ,nó sống được sao mình không ? thế là lại tìm cách chế biến ,nghe nói cho thêm vào mấy ngọn lá săng lẻ ,hay cho cái đinh vào lấu với cá sẽ khử được chất say !nhưng rồi những cải tiến đó chỉ kéo dài thời gian trước khi bị say thôi !cuối cùng vẫn bị nó vật . không biết tên cá say có từ bao giờ ?chắc là chỉ do cánh lính TN đặt cho thôi ,nghe đâu chúng ăn nhiều quả Mã tiền trên thượng nguồn lên chúng mới có chất say vậy !cuối cùng tiếc quá thì cho vào máy cái hũ làm mắm chôn xuống  đất,không biết sau này có ai biết mà đào lên ăn không ?mấy hôm nữa đi TN lại tìm được mấy hũ ấy thì tuyệt nhỉ !
Không biết ngoài TN ra còn ở đâu có loại cá say ấy nữa không ?và chắc bây giờ ,rừng bị phá nhiều ,suối làm thủy điện nhiều sẽ không còn giống cá ấy nữa ?kể bác nghe như là một kỷ niệm về núi rừng TN

---------------------
Topic đã đủ 60 trang, mời các bác sang phần 2 để hồi tưởng tiếp.
Mõ kính cáo
« Sửa lần cuối: 31 Tháng Mười, 2011, 07:44:36 am gửi bởi baoleo » Logged
Trinhsat
Thành viên
*
Bài viết: 397


« Trả lời #591 vào lúc: 12 Tháng Mười Một, 2011, 03:06:06 pm »

Sao phần 2 đã đi kha khá rồi mà phần này BQT, Min, Mod vẫn chưa đóng lại nhỉ?
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM